Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine không có nghĩa là NATO gây chiến với Nga

Tương tự như trường hợp Liên Xô ở Việt Nam, cung cấp vũ khí không giống với việc tham chiến.

vukhi1

Máy bay tiêm kích MiG-29 của Slovakia sẵn sàng chuyển giao cho Ukraine

Một tỉ euro (1,1 tỉ đô la) sẽ bốc hơi nhanh chóng nếu bạn đang tham gia một cuộc chiến. Nhưng tuyên bố của Đức, vào ngày 15/4, rằng nước này sẽ cung cấp một khoản viện trợ quân sự bổ sung tương đương với số tiền trên cho Ukraine chí ít cũng có thể làm dịu những lời chỉ trích về việc nước này không gửi xe tăng. Hành động này là một phần của làn sóng cam kết cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine gần đây. Hai ngày trước đó, Mỹ hứa hẹn một khoản viện trợ mới trị giá 800 triệu đô la, bao gồm các xe bọc thép vận chuyển nhân sự và máy bay trực thăng. Anh đang gửi các xe tuần tra bọc thép và tên lửa chống hạm, trong khi Cộng hòa Séc đã chuyển giao các bệ phóng tên lửa di động và xe tăng T-72 từ kho vũ khí thời Liên Xô cũ của mình. Slovakia, quốc gia đã gửi cho Ukraine hệ thống phòng không S-300, cho biết họ cũng có thể cung cấp máy bay tiêm kích MiG-29, một mẫu máy bay của Liên Xô mà các phi công Ukraine biết sử dụng.

Đầu tháng 3, Mỹ đã từ chối một đề nghị tương tự từ Ba Lan về chuyển máy bay MiG-29 cho Ukraine, vì lo ngại điều đó sẽ dẫn đến việc Nga trả đũa, kéo NATO vào cuộc chiến. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì vẫn kiên định cho rằng việc tài trợ vũ khí hạng nặng có thể khiến Nga coi NATO là bên "đồng tham chiến", tức một bên tham gia xung đột và do đó là mục tiêu hợp pháp theo luật chiến tranh. Giờ đây, Mỹ cho biết họ không phản đối đề nghị của Slovakia. Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, các nước bạn bè của Ukraine chủ yếu chỉ cung cấp cho họ các loại vũ khí nhỏ, cùng với tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không di động. Khi rõ ràng rằng cuộc chiến sẽ còn kéo dài, nhóm này đã sẵn sàng cung cấp thêm những hệ thống phức tạp, vốn đòi hỏi nhiều tháng huấn luyện. Tội ác chiến tranh của Nga cũng giúp thuyết phục họ cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí hạng nặng cần thiết để tái chiếm lãnh thổ bị chiếm đóng, và giúp nước này chuyển từ các vũ khí cũ kĩ của Liên Xô sang các vũ khí tiêu chuẩn của NATO – vốn có thể dễ dàng bảo trì và trang bị hơn.

Tuy nhiên, việc chuyển sang sử dụng vũ khí hạng nặng đã gây ra lo lắng ở một số khu vực, đặc biệt là ở Đức, quốc gia đã đình chỉ đề nghị viện trợ xe chiến đấu bộ binh Marder, sau khi Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố họ không có đủ phương tiện đó để tài trợ cho Ukraine. Sahra Wagenknecht, một nghị sĩ của Đảng Cánh tả, nói rằng việc viện trợ xe Marder sẽ biến Đức trở thành bên tham chiến. Ngay cả Robert Habeck, Bộ trưởng Khí hậu có thiên hướng diều hâu, cũng nói rằng Đức có "trách nhiệm không tự biến mình thành mục tiêu tấn công". Những lập luận này dường như xuất phát từ nỗi sợ rằng việc cung cấp vũ khí hạng nặng sẽ làm tăng khả năng xảy ra xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO.

Nhìn từ góc độ lịch sử, những lo lắng như vậy có vẻ không đúng. Lấy ví dụ trường hợp MiG-29. Trong chiến tranh Việt Nam, hàng chục máy bay Mỹ đã bị bắn rơi bởi máy bay chiến đấu của Bắc Việt do Liên Xô trang bị. Ngoài máy bay, Bắc Việt còn nhận được rất nhiều xe tăng, tên lửa, và đạn pháo từ hai nước bảo trợ là Liên Xô và Trung Quốc, và đã sử dụng chúng để tiêu diệt hàng nghìn lính Mỹ. Cả hai bên đều lo ngại cuộc chiến ủy nhiệm này có thể leo thang thành xung đột trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân. Tuy nhiên, điều đó chưa bao giờ xảy ra.

Cuộc chiến ở Ukraine cũng cho thấy một tình huống tương tự, nhưng các vai trò đã bị đảo ngược. Lần này, Nga chiến đấu với một quốc gia nhỏ hơn, với lực lượng đang được Mỹ và các đồng minh trong NATO trang bị và huấn luyện. Nga đã cảnh báo NATO rằng họ có thể tấn công các nước cung cấp hoặc viện trợ cho lực lượng Ukraine, và thậm chí còn ám chỉ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế, các chuyên gia cho rằng, lập trường của Nga là phi lý. Theo Adil Haque, giáo sư tại Trường Luật Rutgers và là tác giả cuốn Law and Morality at War (Luật pháp và Đạo đức trong Chiến tranh), "Việc cung cấp vũ khí, kể cả vũ khí hạng nặng, sẽ không tự nó biến một quốc gia trở thành một bên của xung đột vũ trang. Điều đó đòi hỏi sự tham gia trực tiếp nhiều hơn vào các hoạt động quân sự".

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Luật pháp quốc tế, kể từ khi được phát triển ở Châu Âu vào thế kỷ 17, yêu cầu các quốc gia muốn đứng ngoài cuộc chiến của các nước khác thì phải tuân thủ tính trung lập nghiêm ngặt. Điều đó có nghĩa là họ phải đối xử bình đẳng với cả hai bên trong cuộc xung đột, như Oona Hathaway và Scott Shapiro, các giáo sư tại Trường Luật Yale, đã giải thích trong một bài báo gần đây. Chỉ cung cấp vũ khí cho một bên, hoặc chỉ trao đổi thương mại với bên đó, có thể khiến tàu thuyền của nước ủng hộ trở thành đối tượng bị bên tham chiến còn lại tấn công.

Nhưng luật trung lập này được thiết kế cho một thế giới nơi mà chiến tranh được công nhận là một công cụ ngoại giao. Điều đó đã thay đổi khi Hiệp ước Kellogg-Briand được thông qua vào năm 1928, khiến việc vô cớ tấn công một quốc gia khác là bất hợp pháp – một nguyên tắc sau này được ghi nhận trong hiến chương của Liên Hiệp Quốc. Bản hiến chương thừa nhận rằng các quốc gia có quyền tự vệ, và rằng các quốc gia khác có thể tham gia "tự vệ tập thể" nhằm giúp đỡ họ. Các quốc gia được phép hỗ trợ quân sự cho nạn nhân của hành động xâm lược, hoặc áp đặt các biện pháp trừng phạt lên kẻ xâm lược, mà không gây ảnh hưởng đến tình trạng trung lập của chính họ. Thật vậy, khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án một hành động xâm lược, nghị quyết đó có giá trị pháp lý ràng buộc đối với tất cả các quốc gia thành viên.

Trong trường hợp Ukraine, đã không có nghị quyết Hội đồng Bảo an nào như vậy được thông qua – nhưng đó là vì Nga, một thành viên thường trực, đã liên tục phủ quyết. Đại Hội đồng đã lên án kịch liệt cuộc xâm lược. Để các quốc gia trở thành bên "đồng tham chiến," tiêu chuẩn thậm chí còn cao hơn – Michael Schmitt thuộc Học viện Quân sự Mỹ tại West Point lập luận. Việc Đức cung cấp vũ khí cho Ukraine không khiến Đức trở thành một bên trong cuộc xung đột với Nga, bởi vì "không có sự thù địch nào giữa các quốc gia có liên quan," binh lính của hai bên không giết lẫn nhau.

Đối với nhiều nhà phân tích, các định nghĩa pháp lý về trung lập hoặc đồng tham chiến dường như không có liên quan. Nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định không nhắm vào các đoàn xe NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine, thì quyết định đó không phải là do sức thuyết phục của luật quốc tế. Tương tự, cũng quá ngây thơ nếu tin rằng việc chỉ cung cấp tên lửa vác vai (dù chúng vẫn có thể giết được binh lính Nga) sẽ khiến Putin phải kiềm chế. "Nếu người Nga muốn cảm thấy bị khiêu khích và tấn công bởi NATO, thì họ sẽ thấy như vậy, chứ điều đó không phụ thuộc vào việc chúng ta có chuyển giao xe tăng hay không", Claudia Major thuộc Viện Các vấn đề Quốc tế và An ninh Đức nhận xét.

Những người khác cho rằng, nếu cung cấp vũ khí hạng nặng làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột trực tiếp, thì nguyên nhân chủ yếu là do chúng tạo ra nhiều mục tiêu hấp dẫn hơn. Tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không di động có thể được cất giấu và vận chuyển trong các xe tải thương mại. Còn "để di chuyển xe tăng và pháo, bạn phải đặt chúng lên các toa xe lửa, và việc đó khiến chúng dễ trở thành mục tiêu tấn công bởi sức mạnh không quân, pháo tầm xa, hoặc tên lửa hành trình của Nga" – Dick Zandee, chuyên gia quốc phòng tại Viện Clingendael, Hà Lan cho biết. Điều đó có thể thay đổi cán cân giữa rủi ro và phần thưởng, nếu Nga tính đến các cuộc tấn công vốn có thể giết chết các nhân viên NATO, dù là ở Ukraine hay trên lãnh thổ NATO. (Trong thực tế, Nga cho thấy khả năng theo dõi và tấn công các mục tiêu đang di chuyển của họ là rất kém, ngay cả ở miền đông Ukraine.)

Tuy nhiên, sẽ sai lầm nếu loại bỏ hoàn toàn các khía cạnh pháp lý của tình trạng đồng tham chiến, bởi chúng giúp ngăn chặn xung đột leo thang thành chiến tranh hạt nhân. Khi Mỹ và các quốc gia NATO khác loại trừ việc tham chiến trực tiếp tại chiến trường Ukraine, họ nhấn mạnh rằng một động thái như vậy sẽ khiến họ trở thành các bên trong cuộc xung đột. Haque tin rằng đây là một cách hữu ích để vạch ra lằn ranh đỏ giữa các cường quốc hạt nhân. "Mỹ đang sử dụng các quy tắc của luật pháp quốc tế để ra tín hiệu với Nga, rằng chúng tôi sẽ vạch ra lằn ranh đỏ rõ ràng, nhưng không vượt qua nó. Tôi nghĩ người Nga hiểu được tín hiệu đó," ông nói. "Nhưng họ sẽ cố gắng cạnh tranh với cách giải thích của người Mỹ về những quy tắc đó, và tự tạo ra lằn ranh đỏ của riêng mình – không dựa trên luật – để phục vụ mục tiêu của họ".

Trò chơi lằn ranh đỏ này cũng từng diễn ra ở Việt Nam. So với Ukraine, quy mô cung cấp vũ khí hạng nặng của Liên Xô và Trung Quốc cho Bắc Việt là không thể tưởng tượng nổi. Sau khi Trung-Xô chia rẽ vào năm 1964, hai cường quốc cộng sản này đã cạnh tranh với nhau trong việc hỗ trợ vũ khí. Tính đến thời điểm kết thúc chiến tranh, năm 1975, họ đã trao cho Bắc Việt 500 máy bay (trong đó có 180 máy bay chiến đấu), 2.500 xe tăng, và hàng chục nghìn khẩu pháo. Các chuyên gia Liên Xô thường là người nhấn nút hệ thống tên lửa phòng không để bắn hạ máy bay chiến đấu Mỹ trên bầu trời Hà Nội. Các trang web tuyên truyền lịch sử của Nga vẫn khoe khoang về điều này, ngay cả khi Nga tuyên bố bị xúc phạm trước việc phương Tây chuyển giao vũ khí cho Ukraine.

Tuy nhiên, Mỹ chưa bao giờ cáo buộc Liên Xô hoặc Trung Quốc là đồng tham chiến, và các cường quốc hạt nhân chưa bao giờ tiến gần đến xung đột trực tiếp. Các máy bay ném bom của Mỹ đã né tránh các máy bay vận tải của Liên Xô : khi các phi công của Không Lực Mỹ vô tình bắn hạ một chiếc máy bay Liên Xô vào năm 1967, họ đã bị tòa án binh xét xử. Mỹ bị kiềm chế không phải bởi luật pháp quốc tế, mà bởi thực tế là việc kéo Liên Xô hoặc Trung Quốc vào cuộc chiến sẽ không có lợi cho họ.

Đó cũng sẽ là yếu tố quyết định đối với Nga ở Ukraine. Kalev Stoicescu thuộc Trung tâm Quốc tế về Quốc phòng và An ninh, một viện chính sách ở Tallinn, thủ đô Estonia, nói, "Nếu Nga muốn xung đột leo thang và kéo chúng ta vào cuộc, thì nước này đã làm việc đó từ lâu rồi. Họ muốn chúng ta sợ hãi nhưng sẽ không để chúng ta trực tiếp tham chiến. Họ gần như không thể xử lý nổi Ukraine, chứ đừng nói là NATO".

The Economist

Nguyên tác : "Giving Ukraine heavy weapons does not mean NATO is at war with Russia," The Economist, 17/04/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 18/04/2022

Additional Info

  • Author The Economist, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Cho đến gi vn chưa thy bt k viên tướng nào trong đi ngũ sĩ quan được phong tướng cho khi "tâm tư" nhm gi quân đi "trung vi đng" bày t s lo âu khi các cuc din tp quanh đi, qun li vn ch là xếp hàng, đi đu, sau đó ba ra chy lúp xúp trên đng trng...

quocphong2

Trung tâm Hun luyn Quc gia này ca Lc quân M có nhiu bãi tp cho các đơn v b binh, thiết giáp, pháo binh, phòng không, công binh, luyn tp hàng năm và luyn tp trước khi được gi ra chiến trường.

Các đơn v lc quân t khp nơi trên lãnh th M được gi đến Fort Irwin căn c ca lc quân M min Nam tiu bang California và là mt trong hai Trung tâm Hun luyn Quc gia ca Lc quân M (Trung tâm hun luyn Quc gia còn li là Fort Polk ta lc min Nam tiu bang Louisiana) hun luyn thường niên s phi thc hành nhng bài tp mi đ có th thích nghi, tn ti và giành chiến thng trong nhng cuc chiến có th có nhng đc tính khác hoàn toàn vi nhng cuc chiến mà h đã biết, đã tng tri qua...

***

Tun trước là khong thi gian chng d dàng chút nào đi vi Đi tá Ian Palmer, Ch huy trưởng L đoàn 2 thuc Sư đoàn 1 K binh. Đơn v vi 4.500 quân nhân này vn đn trú Fort Hood (mt căn c ti tiu bang Texas), mi được điu đng đến sa mc Mohave đ đánh chiếm "th trn Ujen" đang dưới quyn kim soát ca "quân Denovian". Phía "Denovian" ch có khong 1.350 người nhưng tham chiến vi phương thc khác xa nhng gì Đi tá Palmer và binh sĩ L đoàn 2 tng biết, tng đi din Iraq, Afghanistan...

Ngoài xe tăng, thiết giáp và nhng loi vũ khí vn chng xa l gì vi người lính trên chiến trường, phía"Denovian" còn s dng rt nhiu thiết b chiến tranh đin t và khai thác ti đa các phương tin truyn thông, tt nhiên có c các ng dng tương tác trên mng xã hi đ tuyên truyn, khích đng thường dân chng li đơn v ca Đi tá Palmer. Gió trên sa mc Mohave rt mnh, L đoàn 2 không th tiến nhanh, đã vy "quân Denovian" còn s dng rt nhiu thiết b bay không người lái (drone) đ giám sát hot đng chuyn quân ca L đoàn 2 và tn công nếu tìm ra sơ h...

Đi tá Palmer cho biết, ging như đi th, đơn v ca ông cũng s dng rt nhiu drone đ h tr tn công. Mt khác, h phi t tìm phương thc ngy trang thích hp vi đc đim đa hình vì theo Palmer :Nếu bn đ b đi phương nhìn thy, cho dù bn đang đâu bn cũng có th b bn, Palmer và l đoàn ca ông còn phi đi phó vi chiến tranh thông tin. Phía"Denovian" có rt nhiu người s dng đin thoi đ ghi hình ri sáng to nhng câu chuyn ti t nht đ tn công L đoàn 2 trên mng xã hi. L đoàn 2 va phi chiến đu đ chiếm mc tiêu, va phi chiến đu đ giành s tht !..

***

"Th trn Ujen" không hin hu trên bn đ. Đó ch là mt trong nhiu bãi tp Fort Irwin. Vi din tích là 1.000 dm vuông (khong 2.600 km2), Trung tâm Hun luyn Quc gia này ca Lc quân M có nhiu bãi tp cho các đơn v b binh, thiết giáp, pháo binh, phòng không, công binh, luyn tp hàng năm và luyn tp trước khi được gi ra chiến trường. Ngoài k năng cá nhân và chiến thut, Fort Irwin còn là nơi tng quân nhân ln các đơn v ca lc quân M luyn tp đ có th thích nghi vi đc đim thi tiết ca nhng khu vc ging như hoang mc. Fort Polk ngược li đó là nơi luyn tp đ có th thích nghi vi nhng khu vc nhiu rng, đm ly, sông h...

"Quân Denovian" cũng là lc lượng gi đnh. Tư lnh ca "quân Denovian" là Chun tướng Curt Taylor, Ch huy trưởng Fort Irwin. Ti Fort Irwin có mt đơn v là Trung đoàn 11 Thiết k (Blackhorse) chuyên sm vai ch" trong các đt luyn tp. Nhn đnh v đt luyn tp ca L đoàn 2, Tướng Taylor bo rng : Ging như mt dàn nhc, đây, mi người chơi mt loi nhc c và phi biết kết hp đ to ra s đng b. Pháo binh làm công vic ca pháo binh, không k làm công vic ca không k, các đơn v cơ đng làm công vic ca h. Cuc tn công vào "th trn Ujen" chm tr là vì hkhông th đng b hóa cácyếu t đó...

Cũng theo Tướng Taylor thì bài tp mi còn mt thách thc khác :Hãy nghĩ đến gii pháp cho c tình hung, anh có mt lot thương vong, sườn trái b đi phương chc thng, tiếp liu không đến đúng lúc, đúng nơi và không th tìm ra nhng yếu t mang tính đt phá và đi phương khai thác ti đa nhng yếu t y trên Twitter !.. Tướng Taylor k thêm : Spti, kch bn hun luyn d kiến cho nhngl đoàn kếtiếp s tp trung vào phươngthc chiến đu vi k thù sn sàng dùngha lc đ chinh phc mt thành ph và phá hy mtthành ph bng ha tin...

***

Nhng gì mà L đoàn 2 thuc Sư đoàn 1 K binh va đi din trong đt luyn tp thường niên không mi ngay vào lúc này có th xem nhng tình hung y trên TV, Internet. Chúng đang din ra Ukraine ! Bà Christine Wormuth - B trưởng Lc quân M, người va đến Fort Irwin đ quan sát đt luyn tp ca L đoàn 2 - bo vi AP :Toàn b quân đi M đangtheodõi - xem xét nhng gì đã xy ra Ukraine và c gng rút ra nhngkinh nghim, bài hcb ích bao gm các vn đ liên quan đến thiết b và hu cn ca Nga, cho đến vic thiếtlp duy trì liên lc và s dng Internet.

Theo bà Wormuth, quân đi M đã nghĩ ti và xem xét các khía cnh như vy trong năm năm va qua và xung đt Nga Ukraine tr thành ví d minh ha rt rõ ràng. Đây là mt cuc chiến trong thế gii thc có th quan sát trong thi gian thc. Nhng người như tướng Taylor và cng s được mô t là đã và đang tách "cun sách v cuc chơi ca Nga" ra tng trang đ xem xét, suy tính và bo đm rng, lc quân M s thc s sn sàng đ giành chiến thng nếu trong tương lai phi thc s đi đu vi nhng đi th như Nga và Trung Quc.

Ni dung và yêu cu ca các đt luyn tp dành cho cp l đoàn bt đu được điu chnh khi Nga tn công Ukraine và tiếp tc được điu chnh sau khi chng kiến nhng tht bi ca Nga trên lãnh th Ukraine : T chc tn công t nhiu hướng nhưng không thành công, không th h tr b binh trong vic đánh chiếm nhng thành ph quan trng như Kyiv. Cui cùng, bn phá, ném bom các cơ s dân s (bnh vin, trường hc, khu dân cư), giết thường dân. Lc quân M cn làm nhng gì và phi làm nhng gì khi trc tiếp đi din vi đi th như thế ?

Theo Tướng Taylor :Chúng ta s phi tp trung vào vic tìmgii pháp, làm thế nào đ chiến đu chng li đchth xem vic hydit hthng h tng nhưmt kiu chiến đu. Chúng ta phi chun b đ chiến đu trong đô th- nơi đith không ngn ngi bn giết ba bãi. Bà Wormuth nói thêm v vic xe tăng M rt nng và đa hình Châu Âu ly li, khác vi sa mc, thành ra phi tìm ra s cân bng, phù hp gia tính cơ đng ca xe tăng, kh năng tn công cũng như kh năng tn ti ca xe tăng. Mun xe tăng cơ đng hơn thì nó phi nh hơn nhưng kh năng tn ti li thp hơn Rõ ràng, có rt nhiu điu đ hc t cuc xung đt Nga Ukraine (1)...

***

Chc chn không ch có M theo sát các din biến trong cuc xung đt Nga Ukraine đ hc điu chnh chiến lược, chiến thut nâng cao nâng lc quc phòng. Còn Vit Nam thì sao ? Dường như B Quc phòng Vit Nam vn thế, vn "trước sau như mt" là "bình chân như vi". Hôm 10/4/2021, công chúng xôn xao trước lnh đóng ca phi trường Phù Cát Bình Đnh đ "din tp quc phòng". Theo các cơ quan truyn thông chính thc thì mt s đơn v ca quân chng Phòng không - Không quân t chc cho các loi chiến đu cơ Su-22, Su-27, trc thăng Mi-28 bn đn tht, ném bom tht, đ thc tp tn công các mc tiêu c ban ngày ln ban đêm trong 10 ngày (10/4/2022 – 21/4/2022).

quocphong1

Din tp bo v Đi hi Đng 12 ti Hà Ni vào ngày 8/1/2021. nh chp màn hình báo Người Lao Đng. Hình minh ha.

Nếu theo dõi các din biến trên chiến trường Ukraine gia quân xâm lược Nga và lc lượng v quc Ukraine trong gn hai tháng va qua, ri đi chiếu nhng din biến y vi thông tin, hình nh v đt "din tp quc phòng" va k (2), hay "din tp chiến thut" (3), "din tp khu vc phòng th" (4) trước nay vn din ra đu đn t cp xã tr lên ti Vit Nam, chc chn không có ai không cm thy lo ngi. Màu sc chiến tranh càng ngày càng đa dng, phc tp nhưng "din tp quc phòng", ri "din tp chiến thut" hay "din tp khu vc phòng th" ti Vit Nam vn ch như thế : Luôn có khán đài vi nhng viên tướng đy đ "mũ mão cân đai", chm ch sau nhng dãy bàn dài ph vi, bày hoa, bày nước ung, đ xem ri ban hun th.

Cho đến gi vn chưa thy bt k viên tướng nào trong đi ngũ sĩ quan được phong tướng cho khi "tâm tư" nhm gi quân đi "trung vi đng" bày t s lo âu khi các cuc din tp quanh đi, qun li vn ch là xếp hàng, đi đu, sau đó ba ra chy lúp xúp trên đng trng, trang b cá nhân ca quân nhân nghèo nàn đến mc ti nghip Khi thng thua trong mt cuc chiến càng lúc càng ph thuc vào k thut, công ngh nhưng đ loi "din tp" ti Vit Nam vn như phim v lch s - din tp thường niên cp l đoàn mà vn còn cnh hàng chc quân nhân xúm vào va kéo, va đy mt khu đi bác vào đúng v tr cn thiết (5) !

Chng l sĩ quan cao cp ch đ tham nhũng ri thnh thong lôi mt lot ra x lý k lut hay tng giam đ chng t đng "chng tham nhũng không có vùng cm, không có ngoi l" ? Chng l công vic ca sĩ quan cao cp ch là thúc đy đ quan đim kiu như :Tng thng Ukraine là "thng ngu" vì dám chng li cường quc khiến "quc phá, gia vong". "Khôn" là phi biết nhn nhn, bt k ngoi bang s "đè đu, cưỡi c" tr thành nhn thc ca toàn dân ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 19/04/2022

Chú thích

(1) https://www.armytimes.com/news/2022/04/16/us-army-using-lessons-from-ukraine-war-to-aid-own-training/

(2)https://www.youtube.com/watch?v=zLXWkgRZX5s&ab_channel=TV24h

(3) http://phongkhongkhongquan.vn/26288/dien-tap-chien-thuat-va-hoi-thi-ban-dan-that-luc-luong-phong-khong-luc-quan-phong-khong-kiem-nhiem-bo-doi-bien-phong-khu-vuc-phia-nam-nam-2022.html

(4) https://www.youtube.com/watch?v=UM1wlj3xPP8&ab_channel=TruynHìnhĐngTháp

(5) http://baoquankhu5.vn/quyet-tam-hoan-thanh-xuat-sac-nhiem-vu-dien-tap-nam-2021/

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Mạng điều tra Disclose : Châu Âu, đặc biệt là Pháp, đã giúp Putin hiện đại hóa quân đội Nga

Bất chấp lệnh cấm vận về vũ khí mà Liên Hiệp Châu Âu đưa ra từ năm 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraine, các nước Châu Âu vẫn xuất khẩu vũ khí sang Nga cho đến tận năm 2020. Pháp nằm trong số 10 nước có liên quan. Đây là tiết lộ ngày 14/03/2022 của Disclose, cơ quan truyền thông Pháp chuyên về điều tra, giữa cuộc chiến tranh Ukraine. 

mang1

Ảnh được chụp bằng caméra hồng ngoại Catherine XP của hãng Thales, 1 trong hai công ty chính của Pháp xuất khẩu thiết bị cho lực lượng vũ trang Nga cho đến năm 2020. © Screengrab researchgate

Lệnh cấm vận vũ khí mà Châu Âu áp đặt đối với Nga bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/08/2014. Trang mạng điều tra Disclose khẳng định chính việc chính quyền Pháp thời François Hollande và Emmanuel Macron kín đáo cung cấp trang thiết bị quân sự có công nghệ đời mới nhất cho lực lượng vũ trang Nga đã cho phép Vladimir Putin hiện đại hóa đội xe tăng, máy bay và trực thăng chiến đấu. Theo điều tra của Disclose, hơn 1.000 xe tăng của Nga được Pháp trang bị caméra cảm ứng nhiệt, còn máy bay chiến đấu và trực thăng chiến đấu thì được trang bị hệ thống dẫn đường và thiết bị dò hồng ngoại của Pháp.

Những công ty Pháp được hưởng lợi nhất từ các hợp đồng này là Thales và Safran, hai hãng mà Nhà nước Pháp là cổ đông hàng đầu. Chẳng hạn, Thales đã trang bị hệ thống dẫn đường TACAN, màn hình video SMD55S và ống ngắm HUD đời mới nhất cho 60 chiến dấu cơ SUKHOI SU-30 của Nga và Moskva đã điều những chiến đấu cơ này sang Syria và chính những chiến đấu cơ này đã cướp đi mạng sống của hàng chục ngàn thường dân Syria, và từ hồi tháng 02/2022 ngày đêm oanh kích Ukraine. Những chiến đấu cơ SU-30 của Nga cũng đã được quay khi đang bay trên bầu trời vùng Soumy miền đông bắc Ukraine, hay ở Mykolaiv và Tchernihiv ngày 03/05 vừa qua.

Disclose cho biết phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Pháp, Hervé Grandjean, thừa nhận "Pháp đã cho phép thực hiện một số hợp đồng ký từ năm 2014" nhưng ông khẳng định Pháp đã ngừng giao hàng cho Nga "kể từ đầu cuộc chiến tranh Ukraine". Kể cả như vậy thì theo mạng điều tra Disclose, với việc trang bị vũ trang cho Nga đến tận những năm 2020, Pháp đã mang lại lợi thế quân sự cho Putin, trong khi quân đội Nga vốn đã mạnh hơn về công nghệ số so với Ukraine.

Hai nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế, địa chính trị Mourad Chabbi và Laurent Griot, trường Quản lý ở Grenoble, trong bài viết "Tại sao Pháp và Châu Âu không ngừng xuất khẩu vũ khí sang Nga sau lệnh cấm vận năm 2014", đăng trên trang mạng nghiên cứu The Conversation ngày 08/04/2022, nhấn mạnh cần tập trung tìm hiểu nội dung các hợp đồng mà trang web truyền thông điều tra Disclose tiết lộ, thông qua các nguồn mở trên mạng internet, cũng như chú ý vào lượng vũ khí Pháp xuất sang Nga trong khuôn khổ các hợp đồng nói trên và làm sáng tỏ những lý do thúc đẩy Nga chuyển hướng sang mua vũ khí của Pháp.

Khoảng trống pháp lý

Một trong những nhiệm vụ của Ban Tổng Thư ký Quốc phòng và An ninh Quốc gia Pháp (SGDSN) là kiểm tra, giám sát việc xuất khẩu trang thiết bị chiến tranh. Dường như theo các tài liệu của SGDSN liệt kê trang thiết bị xuất khẩu, cơ quan này đã kiểm tra, xác minh rằng các hợp đồng Pháp thực hiện đã được ký kết trước ngày 01/08/2014, tức là trước ngày lệnh cấm vận của Châu Âu có hiệu lực.

Theo Coarm (Tiểu ban vũ khí khí tài), một nhóm công tác của Hội Đồng Châu Âu, chuyên trách về xuất khẩu các loại vũ khí thông thường, lệnh cấm vận do Liên Hiệp Châu Âu ban hành ngày 01/08/2014 không có hiệu lực đối với các cuộc đàm phán, hợp đồng và thỏa thuận ký kết trước đó, cũng như không áp dụng đối với việc cung cấp các phụ tùng thay thế và các dịch vụ cần thiết cho việc bảo trì và sự an toàn của các hệ thống này.

Như vậy là bất kỳ hợp đồng vũ khí nào ký kết sau ngày 01/08/2014 đều có thể bị lên án và bị Liên Âu trừng phạt nặng nề. Nhưng biện pháp này đến nay không liên quan đến vũ khí Pháp xuất khẩu sang Nga mà cơ quan truyền thông điều tra Disclose tiết lộ cách nay ít lâu. Điều này có nghĩa là các nước Châu Âu vẫn tiếp tục xuất khẩu vũ khí sang Nga và đã tận dụng các lỗ hổng pháp lý trong các quy định của Châu Âu để tiếp tục giao vũ khí cho Moskva.

Từ năm 2015 đến năm 2020, doanh số bán vũ khí của 10 nước Châu Âu cho Nga đạt khoảng 346 triệu euro, trong đó riêng Pháp là 152 triệu euro (44%). Với doanh số này, Pháp là nhà cung cấp thiết bị quân sự hàng đầu của Châu Âu cho Nga trong giai đoạn này.

Sự hiện diện của thiết bị quân sự Pháp tại chiến trường Ukraine

Các video mà quân đội Ukraine đã quay được cho thấy các xe tăng và xe bọc thép mà quân Nga sử dụng và bị phá hủy hoặc bị bỏ rơi được trang bị các thiết bị của Pháp. Trong số các thiết bị quân sự Pháp xuất khẩu sang Nga, có thiết bị điện tử phục vụ bộ binh và không quân. Cụ thể, Moskva đã đặt mua các caméra cảm ứng nhiệt Catherine FC và XP của nhà sản xuất Pháp Thales, nhằm trang bị cho xe tăng T-72 và T-90 của Nga. Còn đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ, tập đoàn Safran, đã xuất khẩu caméra cảm ứng nhiệt Matis STD trang bị cho các xe tăng chiến đấu T-72, T-80 BVM và T-90.

Liên quan đến thiết bị cho chiến đấu cơ và máy bay trực thăng, thông qua ngành công nghiệp quốc phòng, Pháp đã xuất khẩu màn hình video Thales SMD55S và HUD trang bị cho máy bay chiến đấu đa năng Sukhoi Su-30, các hệ thống định vị TACAN cho phi cơ Mig-29, mũ phi công có trang thiết bị nghe nhìn Thales Topowl cho phi công máy bay chiến đấu và hệ thống định vị Safran Sigma 95N. Còn công ty Sofradir xuất khẩu sang Nga máy dò hồng ngoại theo khuôn khổ một thỏa thuận ký kết hồi tháng 10/2012.

Các thỏa thuận ký kết giữa các tập đoàn Thales và Safran của Pháp với Nga không phải là mới. Vào năm 2007, các công ty này đã ký một thỏa thuận với Rosoboronexport, cơ quan chuyên trách xuất khẩu cho tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga. Những thương vụ này có từ hồi chiến tranh Syria và đã từng bị tổ chức nhân quyền Human Rights Watch tố cáo.

Công cuộc hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng của Nga

Toàn bộ trang thiết bị Pháp giao cho Nga đã giúp Moskva hiện đại hóa một phần lực lượng vũ trang. Quả thực sau khi cạn kiệt ngân sách hồi đầu những năm 1990, Nga vẫn khó bắt kịp đà tiến của Tây phương và một số nước Châu Á trong nhiều lĩnh vực, trong đó có các hệ thống và thiết bị cảm biến cho máy bay.

Theo Sipri (Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm), chi tiêu quốc phòng của Liên Xô vào năm 1988 (tính theo tỉ giá euro năm 2019) là 281 tỉ đô la. Con số này của Nga hồi năm 1993 là 41 tỉ và năm 1998 chỉ là 15 tỉ nhưng chiếm tới 2,7% GDP. Sự phục hồi chi tiêu quân sự của Nga bắt đầu vào năm 1998, và đến nay lên tới khoảng 62 tỷ đô la vào năm 2020, chiếm đến 4,3% GDP, trong khi đó tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đều chi chưa đến 2% GDP cho quốc phòng.

Tình hình ngân sách của Nga hiện giờ đã tốt hơn rất nhiều và Nga là một trong những nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu. Thế nhưng, giai đoạn yếu kém khó khăn kéo dài kể trên đã để lại dấu vết trong bộ máy công nghiệp quốc phòng Nga. Ngay sau cuộc chiến ở Gruzia hồi năm 2008, các lực lượng vũ trang Nga đã phải tiến hành một công cuộc hiện đại hóa sâu rộng.

Dưới góc nhìn về công nghiệp, tình hình năm 2011 được mô tả là cực kỳ xuống cấp : nghành nghiên cứu và phát triển của Nga già nua, năng lực sản xuất yếu kém và các chương trình kéo dài không thể hoàn thành đúng hạn, chẳng hạn dự án INS Vikramaditya. Tàu sân bay cũ của Liên Xô đi vào hoạt động từ năm 1987, ngưng hoạt động vào năm 1996, được Ấn Độ mua lại hồi năm 2004. Theo hợp đồng mua bán, ngành công nghiệp Nga phải hoàn thành công tác tái hiện đại hóa và giao tàu sân bay cho Ấn Độ vào năm 2008. Nhưng cuối cùng, phải đến năm 2013 Nga mới hoàn thành hợp đồng với chi phí tăng gấp 3 lần và sau cuộc thử nghiệm hạ thủy đầu tiên thất bại thảm hại vào năm 2012.

Thách thức cũng đặt ra với Châu Âu

Ngoài ra, còn có thể nói tới những vụ hàng Nga xuất khẩu bị các khách hàng trả lại cho nhà sản xuất, chẳng hạn như vụ những chiếc phi cơ Mig 29 được giao cho Algeria vào năm 2008 nhưng đã bị Alger trả lại vì lỗi sản xuất, không tuân thủ hợp đồng. Các máy bay đó phần nào được lắp các thiết bị đã qua sử dụng trên phi cơ của lực lượng không quân Nga.

Vào năm 2013, khi nỗ lực quốc phòng của đất nước được khởi động mạnh mẽ trở lại, tình hình của các lực lượng vũ trang Nga, đặc biệt là hải quân, vẫn khá ảm đạm, và được hạ xuống chỉ còn là "tạo ra một thứ mới với một thứ cũ", theo Philippe Migault, giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược Châu Âu.

Trên thực tế, khi các hợp đồng tàu chiến BPC Mistral do hãng Pháp Naval Group chế tạo bị hủy bỏ để đáp trả vụ Nga xâm lược bán đảo Crimea của Ukraine, các đại diện của Căn cứ Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng Nga (BITD) đã giả vờ vui mừng vì quyết định của Pháp. Họ tuyên bố rằng các nhà công nghiệp Nga hoàn toàn có khả năng chế tạo tương tự. Nhưng thực tế là hiện nay trong đội tàu tham chiến của Nga không có tàu nào đạt mức tương đương BPC Mistral của Pháp.

Hai nhà nghiên cứu Pháp kết luận tình hình hiện tại cũng cảnh báo Bruxelles về việc phải bắt đầu khôi phục năng lực của lực lượng vũ trang của Liên Âu. Sau 30 năm liên tục cắt giảm, ngân sách quốc phòng Châu Âu chắc chắn sẽ tăng trở lại, và có thể là mạnh. Nhưng, ngay cả khi ngành công nghiệp và công nghệ quốc phòng của Châu Âu (và đặc biệt là của Pháp) đã không sụp đổ theo cách giống như chuyện từng xảy ra ở Nga, sự hồi phục sẽ không thể đạt được ngay lập tức.

Thùy Dương

***********************

Chiến tranh Ukraine : Vladimir Putin tự tin sẽ đạt được mục tiêu "cao cả"

Minh Anh, RFI, 12/04/2022

Tổng thốngVladimir Putin hôm 12/04/2022 tuyên bố "chiến dịch quân sự" của Nga tại Ukraine, không chút nghi ngờ, sẽ đạt được điều mà ông gọi là "những mục tiêu cao cả". 

mang2

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu khi ông đến thăm sân bay vũ trụ Vostochny, vùng Amur, Nga, ngày 12/04/2022.  via Reuters- Sputnik

Theo truyền thông Nga được Reuters dẫn lại, tổng thống Nga trong một bài diễn văn nhân lễ trao thưởng, đã tuyên bố rằng nước Nga không còn chọn lựa nào khác khi phải mở "chiến dịch quân sự" này để phòng thủ và cuộc đối đầu với các thế lược Ukraine "chống Nga" là không thể tránh khỏi. 

Vladimir Putin nhắc lại : Mục tiêu chính của cuộc can thiệp quân sự Nga ở Ukraine là nhằm "cứu" các cư dân vùng Donbass, phía đông Ukraine, ở đó, phe ly khai thân Nga chiến đấu chống các lực lượng Ukraine từ năm 2014. 

Ông khẳng định : "Những mục tiêu (của cuộc tấn công) này là tuyệt đối rõ ràng và cao cả. Một mặt, chúng ta hỗ trợ và cứu người dân, và mặt khác, chúng ta đơn giản chỉ đưa ra những biện pháp để bảo đảm an ninh của chính nước Nga", và ông kết luận : "Đây là một quyết định đúng." 

Cũng trong ngày hôm nay, tổng thống Nga có cuộc gặp với đồng nhiệm Belarus Alexandre Loukachenko tại Vostotchny, đông nam Siberia, ở Nga, để thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt của phương Tây, nhân dịp kỷ niệm chuyến bay đầu tiên của Iouri Gagarine vào vũ trụ.

AFP nhắc lại, từ đầu cuộc chiến, quân Nga vẫn tập trung tại Belarus. Tổng thống Lukashenko, đồng minh chính của Nga, hôm thứ Năm 07/02, tuyên bố tham gia vào các cuộc đàm phán về "chiến tranh" Ukraine, một thuật ngữ bị cấm tại Nga. 

Trong phiên họp hội đồng an ninh, tổng thống Belarus nhấn mạnh : "Chúng tôi xem sự việc này như là một cuộc chiến tranh đang diễn ra ngay trước cửa nhà mình. Và cuộc chiến này có những tác động nghiêm trọng đến tình hình Belarus. Chính vì thế, không nên có một thỏa thuận ở sau lưng Belarus".

Minh Anh

Additional Info

  • Author Thùy Dương, Minh Anh
Published in Quốc tế

Thế giới vẫn chưa thoát khỏi đại dịch Covid-19 thì cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine đã ập tới như một thảm họa kép, với những hệ quả khó lường. Sau hơn một tháng chiến tranh đẫm máu, nhiều thành phố Ukraine đã bị hủy diệt, làm hàng vạn người chết và vài triệu người phải chạy ra nước ngoài tị nạn. Nhưng chính phủ Zelensky vẫn dũng cảm chiến đấu và đứng vững trước một đổi thủ mạnh hơn nhiều lần, làm thế giới phải khâm phục. Mỹ và các đồng minh NATO gắn kết hơn bao giờ hết, đang cấm vận Nga và viện trợ cho Ukraine.

war1.

Nga và Trung Quốc

Theo Richard Haass (Foreign Affairs) trên thực tế có hai cuộc chiến tranh : một cuộc chiến tranh của Nga chủ yếu nhằm hủy diệt các thành phố Ukraine, và một cuộc chiến tranh của quân đội Ukraine chống lại quân đội Nga. Nếu Nga thắng cuộc chiến thứ nhất, thì Ukraine đang thắng cuộc chiến thứ hai. Tất cả phụ thuộc vào liệu Putin có thắng được canh bạc này hay không, và liệu cái giá mà Putin phải trả có vượt quá cái mà ông thu được hay không (1).

Sau hơn một tháng, lực lượng hùng mạnh của Nga với 150 ngàn quân vẫn không chiếm được Kiev, bị tổn thất nặng nề, đang bị sa lầy, nay phải điều chỉnh chiến lược. Nga đã mất khoảng 15 ngàn quân với 6 sĩ quan cấp tướng, bộc lộ nhiều điểm yếu phải mất nhiều năm để xây dựng lại. Phương Tây cấm vận chưa từng có, đang làm cho kinh tế Nga bị kiệt quệ. Đến nay, hàng vạn người đã phải "bỏ phiếu bằng chân" rời bỏ nước Nga. Làn sóng phản chiến ngày càng lan rộng, làm cho Putin ngày càng bị cô lập về đối nội và đối ngoại.

Lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, Nga đã sử dụng vũ khí "siêu vượt âm" trên thực địa. Theo các nguồn báo chí (NHK, 20/3), Nga có ba loại tên lửa "siêu vượt âm" (hypersonic) là "Pioneer" ICBM, "Zircon" cruise missile, và "Dagger" air-to-surface missile. Ngày 20/3, Nga đã dùng tên lửa Dagger và Kalibr để phá hủy một căn cứ kiên cố của Ukraine tại Nikolaev. Trước đó, ngày 18/3, Nga đã dùng tên lửa Dagger để phá hủy một hầm ngầm kiên cố chứa thuốc nổ cho tên lửa và bom gần biên giới Ba Lan, như một hành động răn đe.

Theo Graham Allison (Harvard KSG) phát động chiến tranh dễ hơn nhiều so với kết thúc chiến tranh. Chiến tranh thường tạo ra một lớp sương mù dày đặc bởi "tuyên truyền" (propaganda) và "thông tin thất thiệt" (disinformation). Vì vậy, "sự thật là thương vong đầu tiên của chiến tranh". Một khi đã khởi động, chiến tranh có sức sống và động lực riêng của nó, và cuối cùng "chiến tranh là địa ngục" (2).

Giống những gì Winston Churchill đã làm trong những ngày đen tối nhất của Thế chiến thứ II khi nước Anh đối phó với cuộc tấn công tổng lực của Đức Quốc xã, Zelenskyy đã dũng cảm lãnh đạo nhân dân và quân đội Ukraine chống xâm lược. Ông cho thế giới thấy thế nào là lãnh đạo. Xung đột Nga-Ukraine là cuộc chiến truyền thông đầu tiên trên mạng xã hội. Allison không tán thành nhận định của giới quan sát khi kết luận là Nga "đã thua" hay "đang thua" cuộc chiến tranh, khi một phần tư dân số phải bỏ quê hương để tị nạn.

So với lúc bắt đầu cuộc chiến, Nga đã kiểm soát được nhiều hơn lãnh thổ Ukraine. Theo Allison, Nga đang củng cố (regrouping) và điều chỉnh (adjusting) chiến lược cho giai đoạn tiếp theo khi họ phải dựa nhiều hơn vào sức hủy diệt của hỏa lực pháo binh và tên lửa tại các thành phố, để tiếp tục khuất phục người Ukraine. Putin có thể bỏ khẩu hiệu "phi phát xít hóa" (de-nazification) vì biết rằng Zelenskyy là lãnh đạo duy nhất của Ukraine có đủ chính danh để thuyết phục người dân ủng hộ một giải pháp chính trị để ngăn cuộc chiến kéo dài.

Trong khi đó, Trung Quốc và Tập Cận Bình đang bị mắc kẹt vào một tình thế khó xử so với một tháng trước đây. Vì gắn bó chặt chẽ với Putin, nên Tập đã bị dư luận lên án. Đó là quyết định sai lầm (flawed judgement) làm tổn thương uy tín của Trung Quốc và làm gia tăng rủi ro vì Trung Quốc có thể bị trừng phạt tiếp theo. Việc Trung Quốc liên kết với Nga đã phản tác dụng, làm mất lòng Tây Âu, và làm cho Mỹ có chính sách cứng rắn hơn với trung Quốc. Đó là cái giá mà Trung quốc phải trả nếu có ý định tấn công chiếm Đài Loan.

Nhưng người có nhiều cơ hội và năng lực nhất để làm trung gian hòa giải chính là Tập Cận Bình. Ông là lãnh đạo duy nhất trên thế giới có thể thuyết phục được Putin. Nhưng ngoài phản hồi thuận lợi bề ngoài, đến nay Tập Cận Bình vẫn chưa chịu làm trung gian hòa giải. Theo nhiều nguồn tin, Mỹ đã cung cấp cho Tổng thống Zelenskyy và Ngoại trưởng Dymtro Kuleba điện thoại di động được kết nối an toàn với vệ tinh để đảm bảo họ có thể liên lạc với các quan chức Mỹ bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Hệ thống thông tin quân sự "3C" (command-and-control communications) của chính phủ Ukraine hoạt động hiệu quả.

Liệu Tập Cận Bình có nghĩ lại không về đối tác "không giới hạn" (no limits) với Nga như trong Tuyên bố Chung giữa Tập Cận Bình và Putin tại cuộc gặp cấp cao nhân dịp khai mạc Thế vận Hội Olympics tại Bắc Kinh. Chắc chắn Tập và các trợ lý phải suy nghĩ về năng lực yếu kém của quân đội, vũ khí và hậu cần của Nga, và phản ứng nhanh và mạnh của "phương Tây" (Global West) bao gồm Nhật và Úc, nay sẵn sàng đảo ngược mấy thập kỷ quan hệ kinh tế, tài chính, và thương mại với Trung Quốc, để trừng phạt xâm lược. Đó là khởi đầu của "sự cáo chung của Putin", đang trở thành kẻ tội đồ cô đơn (isolated pariah).

Theo Joe Nye (Harvard), sau khủng hoảng tài chính năm 2008, Bắc Kinh cho rằng Mỹ đang suy thoái, nên đã quyết định từ bỏ chính sách ngoại giao "giấu mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình. Nay Tập Cận Bình cho rằng đã đến lúc Trung Quốc phải quyết thay thế Mỹ để dẫn đầu thế giới vào năm 2049 (kỷ niệm một trăm năm lập nước). Bắc Kinh ủng hộ cuộc chiến Ukraine của Putin vì phù hợp với chủ trương "ngoại giao chiến lang" (3). 

Trung Quốkhông chỉ trích Nga xâm lược Ukraine, làm họ đứng ngoài lề và bị cô lập về ngoại giao. Chủ tịch Trung tâm Toàn cầu hóa ở Bắc Kinh Wang Huiyao đề xuất Trung Quốc làm trung gian hòa giải giúp Putin một "lối thoát". Tuy Pháp, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng hòa giải, nhưng họ không có nhiều đòn bẩy với Putin như Tập Cận Bình. Nhưng đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa chịu làm vai trò hòa giải đó. Theo Joe Nye, muốn làm trung gian hòa giải "như Roosevelt" thì lãnh đạo Trung Quốc phải linh hoạt và có "trí tưởng tượng". 

Theo Jude Blanchette (CSIS China studies), Thái độ ứng xử của Trung Quốc với Ukraine là một sai lầm ngoại giao to lớn. Cuộc chiến tranh Ukraine đã thúc đẩy Đài Loan phải tăng cường năng lực quốc phòng, và tìm ý nghĩa mới cho đối tác quốc phòng với NATO, QUAD và AUKUS. Sự đe dọa của Bắc Kinh đối với Đài Loan đã thúc đẩy Washington và Đài Bắc xích lại gần hơn, và buộc các nước khu vực như Nhật và Úc phải tuyên bố có lợi ích sát sườn với an ninh của Đài Loan (4).

Mỹ và đồng minh

Theo Tom Friedman (New York Time), cuộc xung đột Ukraine còn hơn cả Thế chiến I và Thế chiến II. Đó là một "Thế chiến Ảo" (World War Wired). Hầu như tất cả mọi người dù ở bất cứ nơi nào trên trái đất cũng đều có thể theo dõi cuộc chiến một cách cụ thể, hoặc tham gia với mức độ nào đó, hoặc bị tác động kinh tế. Những gì xảy ra trên đường phố Kiev, Mariupol và Donbas có thể tác động đến các hệ thống chính trị, vượt ra ngoài Ukraine với tương lai lâu dài (5).

Nay ai có điện thoại di động đều có thể xem những gì đang diễn ra ở Ukraine và tỏ thái độ qua truyền thông xã hội. Bất cứ ai có điện thoại thông minh và thẻ tín dụng đều có thể giúp những người xa lạ ở Ukraine qua Airbnb. Trung quốc càng theo dõi chặt chẽ vì nền kinh tế của họ cũng bị tổn thương bởi cấm vận của phương Tây. Hàng ngàn người đang rời Trung Quốc vì chính phủ không cho họ tiếp cận internet và các nguồn tin khả tín. Nhiều người tuy không thiếu năng lực, nhưng không thể chuyển thông tin chính xác cho cấp trên. 

Tỷ phú Elon Musk (tập đoàn Tesla) đã khởi động dịch vụ truyền tin băng thông rộng qua hệ thống vệ tinh SpaceX để cung cấp internet tốc độ cao cho Ukraine sau khi một quan chức Ukrainian dùng tweeter đề nghị ông trợ giúp vì Nga đã cố cắt đứt Ukraine với thế giới về thông tin. Ngoài ra, còn có một đội quân biệt động mạng (cyberwarriors) có thể tham gia chiến đấu ở bất cứ đâu. Chủ nghĩa tư bản chuyên chế biển thủ (kleptocracy) tuy bị đe dọa, nhưng chưa bị dẹp bỏ một cách dễ dàng, bất chấp những gì đang diễn ra.

Putin không bao giờ chịu để cho người Slavic ở Ukraine thiết lập thành công một nền dân chủ với thị trường tự do tại EU sát nách nước Nga biển thủ với tư duy trì trệ. Rõ ràng Putin không thực sự hiểu ông ta đang sống trong một thế giới nào, không thực sự biết những yếu kém trong hệ thống mà chính ông đã lập ra, và càng không hiểu thế giới tự do và dân chủ nay có thể hợp lực để chống lại ông như thế nào tại Ukraine, và trên hết Putin càng không hề biết có bao nhiêu người trên thế giới đang theo dõi cuộc chiến tranh Ukraine. 

Theo Trung tâm Địa Kinh tế (Atlantic Council), sáu nước đứng đầu có dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Nga ký gửi (theo tỷ lệ) : Trung Quốc 17,7% ; Pháp 15,6% ; Nhật Bản 12,8% ; Đức 12,2% ; Mỹ 8,5% ; Anh 5,8%, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) 6,4%. Tất cả các nước đó (trừ Trung Quốc) đã bị phương Tây phong tỏa (frozen), với tổng số 330 tỷ USD (tương đương một nửa dự trữ ngoại tệ của Nga). Trong khi kinh tế của Nga đang bị kiệt quệ vì chiến tranh, thì dự trữ ngoại tệ bị phong tỏa.

Bằng viện trợ vũ khí, đạn dược và thông tin tình báo cho Ukraine, Mỹ và các đồng minh NATO đang tiến hành một cuộc chiến tranh "ủy thác" (proxy war) chống lại Nga. Bài diễn văn trước Quốc hội Mỹ của Zelensky đã làm lay động tâm thức người Mỹ khi ông kêu gọi Washington phải làm "nhiều hơn nữa". Tuy Mỹ và NATO đã đẩy viện trợ cho Ukraine đến gần lằn ranh đỏ (danger zone) làm gia tăng khả năng xung đột trực tiếp, thì Zelensky có lợi ích sống còn khi thúc đẩy Mỹ và NATO can thiệp quân sự (6). 

Sức ép từ Quốc hội, từ giới truyền thông, và từ công chúng Mỹ đang tăng lên làm tan chảy quyết tâm của Chính quyền Biden không muốn bị lôi cuốn vào một cuộc xung đột trực tiếp. Nhưng bài diễn văn của Zelensky đã xô đẩy Mỹ đến gần hơn nấc thang chiến tranh (slithering into war), vì sau đó Biden đã gọi Putin là "tội phạm chiến tranh" (war criminal) với công bố một đợt viện trợ quân sự mới cho Ukraine, trị giá gần một tỷ USD, gồm các loại vũ khí tối tân như súng chống tăng, máy bay không người lái (drones) và tên lửa đất đối không S-300. Có thể nói bài diễn văn của Zelensky là một tác phẩm truyền thông đáng được giải Oscar.

Theo các nguồn tin, năm ngày trước khi Nga xâm lược Ukraine, Biden nói Putin đã ra lệnh tấn công. Nếu đúng vậy thì tại sao Washington không thương lượng với Nga về việc Ukraine gia nhập NATO, để tránh chiến tranh. Nhưng Biden và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã giữ lập trường cứng nhắc, từ chối thay đổi chính sách "mở cửa" của NATO. Các quan chức Mỹ chắc chắn phải biết nếu chiến tranh nổ ra thì Ukraine sẽ phải gánh chịu tổn thất rất lớn về người và vật chất. Càng đáng ngạc nhiên hơn khi Joe Biden, Kamala Harris và Tony Blinken gọi Tổng thống Putin là "tội phạm chiến tranh", và "kẻ độc tài giết người" (murderous dictator). Việc lên án cá nhân Putin làm cho cuộc xung đột càng khó hòa giải.

Theo báo chí (New York Times), các biện pháp trừng phạt nặng nề của phương Tây làm nổi lên câu hỏi tại Washington và thủ đô các nước Châu Âu, liệu leo thang xung đột với Nga có dẫn đến việc "thay đổi chế độ" (regime change or collapse) mà Biden và các lãnh đạo Châu Âu rất thận trọng, không muốn đề cập tới. Đây là một ván cờ thế đầy rủi ro. Vào tháng 7/1941, Mỹ cấm vận dầu khí với Nhật, làm Tokyo mất nguồn nhiên liệu sống còn, nên Nhật phải chiếm các mỏ dầu của Indonesia và tấn công Trân Châu cảng (Pearl Harbor). 

Theo tạp chí Foreign Policy, bảy học giả trên thế giới đã tham gia trao đổi về chủ đề cuộc chiến tranh Ukraine sẽ tác động thế nào đến chính sách đối ngoại của Mỹ. Nga đã xâm lược Ukraine một tháng nay, và không quá lời nếu gọi đó là một biến chuyển của thế kỷ (epochal shift). Có thể nói đó là cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện đầu tiên tại Châu Âu kể từ năm 1945. Dường như Trung Quốc đang xích lại gần Nga trong khi Mỹ và các đồng minh gắn kết hơn bao giờ hết, làm cho nước Đức thức tỉnh để tái vũ trang(7).

Theo Niall Ferguson (Stanford) có 7 kịch bản xấu :

1) Nga không thể khuất phục được Kiev và Zelenskiy trong vòng ba hay bốn tuần ; 

2) Các biện pháp trừng phạt không làm cho Nga suy sụp về kinh tế nghiêm trọng đến mức Putin phải bỏ cuộc ;

3) Biden muốn thấy khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng quân sự dẫn đến một cuộc đảo chính chống Putin ;

4) Nguy cơ sụp đổ có thể xô đẩy Putin đến chỗ tuyệt vọng làm liều ;

5) Trung Quốc khó có thể làm trung gian hòa giải ;

6) Sự thiếu tập trung dài hạn góp phần làm các vấn đề phức tạp hơn ;

7) Các hệ lụy khó lường gồm "lạm phát đình trệ" (stagflation) ngày càng nghiêm trọng (8).

Tuy nhiên, Ferguson cho rằng cuộc chiến Ukraine khó có thể kéo dài. Một là theo quy luật các cuộc chiến tranh trước đây đã được khảo sát ; Hai là Nga sắp hoàn thành việc bao vây các lực lượng Ukraine ở Donbas. Vì vậy, một lệnh ngừng bắn là khả thi trong mấy tuần tới, có thể vào tháng 5. Nhưng còn mất nhiều thời gian tìm kiếm hòa bình vì tình trạng "hòa bình mà không có hòa bình" còn kéo dài do có quá nhiều bạo lực để có thể đóng băng xung đột (frozen conflict). Theo Ferguson, Biden gọi Putin là "tội phạm chiến tranh" và muốn loại bỏ quyền lực của Putin có thể làm cho xung đột leo thang với nguy cơ khó kiểm soát.

Việt Nam và Biển Đông

Theo Derek Grossman (RAND), khả năng xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam cao hơn là giữa Trung Quốc và Đài Loan. Điều đó có nghĩa là Việt Nam chứ không phải Đài Loan có nguy cơ trở thành miếng mồi ngon cho Trung Quốc xâm chiếm trong tương lai, cũng như Ukraine là miếng mồi ngon cho Nga xâm lược. Một sự cố trên Biển Đông có thể lan tới đất liền, làm gián đoạn không khí hòa bình hiện nay trên biên giới Việt-Trung. Một kịch bản như vậy có nhiều khả năng hơn là Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan (9).

Có nhiều căn cứ thực tế ủng hộ lập luận của Grossman. Việt Nam không phải là thành viên của liên minh quân sự nào, không có hiệp ước phòng thủ chung với bất kỳ cường quốc nào. Nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam thì không có nước nào can thiệp bảo vệ Việt Nam. Tuy Việt Nam mua rất nhiều vũ khí của Nga, nhưng hai nước không có hiệp ước an ninh chung. Gần đây, tuy quan hệ Mỹ-Việt phát triển mạnh nhưng vẫn là "đối tác toàn diện", chưa phải là "đối tác chiến lược", thua xa quan hệ Việt-Nga, Việt-Trung và Việt-Ấn.

Nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông thì Việt Nam chỉ có thể tự mình đương đầu với Trung Quốc mà không thể cầu viện bất kỳ nước nào hỗ trợ. Trong khi đó, các chính phủ Mỹ từ trước đến nay, dù là Dân chủ hay Cộng hòa, đều ủng hộ Đài Loan trên cơ sở "Luật Quan hệ Đài Loan" (Taiwan Relations Act, 1/1979). Gần đây, Tổng thống Joe Biden đã hai lần khẳng định Mỹ sẵn sàng bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công quân sự. Mỹ đã cung cấp cho Đài Loan nhiều hệ thống vũ khí tối tân để răn đe và tự vệ chống lại Trung Quốc.

Theo SIPRI, hầu hết các loại vũ khí chủ yếu của Việt Nam đều mua của Nga, trong đó có 6 tàu ngầm lớp Kilo 636, 4 tàu hộ tống Gepard 3.9, 36 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2, và 2 khẩu đội tên lửa Bastion để bảo vệ bờ biển. Từ 1995 đến 2021, Việt Nam đã nhập vũ khí tổng cộng 9,07 tỷ USD, trong đó của Nga là 7,4 tỷ USD (81,6%) (10).

Việt Nam là nước nhập khẩu vũ khí của Nga đứng thứ năm trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Nay Nga bị Mỹ và phương Tây cấm vận nên các nước mua vũ khí của Nga sẽ bị ảnh hưởng, nhất là Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cấp thiết phải đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí, vì phụ thuộc vào một nguồn của Nga sẽ làm cho Việt Nam gặp nhiều rủi ro. Ví dụ, phụ tùng thay thế cho động cơ chiến hạm Gepard không còn vì nhà máy ở Ukraine đã bị phá hủy. Gần đây, khi Nga tăng cường quan hệ với Trung Quốc lại càng rủi ro. 

Để đa dạng hóa nguồn cung vũ khí không đơn giản, phải thay dần hệ thống vũ khí của Nga bằng vũ khí của các nước khác. Kế hoạch hiện đại hóa quân đội Việt Nam đã bị chững lại từ năm 2016. Ngân sách quốc phòng hạn hẹp nên việc mua vũ khí của các nước phương Tây cũng khó khăn, nếu chưa thiết lập đối tác chiến lược. Theo số liệu của SIPRI, vũ khí mua của Nga chiếm 90% giai đoạn 1995-2014, giảm còn 68,4% giai đoạn 2015-2021, trong khi của Israel là 13,7%, Belarus là 5,7%, Hàn Quốc là 3,3%, Mỹ là 3%, và Hà Lan là 2,4%.

Bài học sau Ukraine

Theo Minxin Pei (Claremont McKenna), NATO rất thận trọng khi viện trợ cho Ukraine là do sợ chiến tranh hạt nhân với Nga. Bắc Kinh có thể rút kinh nghiệm để gia tăng kho vũ khí hạt nhân và đe dọa dùng vũ khí hạt nhân để răn đe Mỹ đừng can thiệp vào Đài Loan. Về kinh tế, Trung Quốc chắc nhận thấy Nga để một nửa dự trữ ngoại tệ (300 tỷ USD) trong các ngân hàng phương Tây trước khi tấn công là một bài học mà Trung Quốc phải tránh (11).

Về quân sự, Ukraine đã sử dụng có hiệu quả các loại súng chống tăng và chống máy bay là một bài học để lãnh đạo Đài Loan rút kinh nghiệm đầu tư vào các vũ khí cơ động này nhiều hơn là vào máy bay hiện đại rất tốn kém. Nhưng Ukraine cũng dạy cho thế giới một bài học là phải tìm cách ngăn chặn chiến tranh thế nào chứ không phải tìm cách thắng chiến tranh thế nào. Theo Minxin Pei, một chiến lược toàn diện để ngăn chặn chiến tranh ở Đông Á phải dựa trên "ba trụ cột" : Một là phải răn đe quân sự có hiệu quả ; Hai là phải biết tiếp cận đối phương về ngoại giao ; ba là phải biết quản trị khủng hoảng để tránh rủi ro.

Gần đây, Elon Musk (chủ Tesla và SpaceX) đã dùng Twitter để "thách đấu tay đôi" với Tổng thống Putin. Tuy câu chuyện thách đấu có vẻ lãng mạn, nhưng kế hoạch Starlink là thật, có thể "biến điều không thể thành có thể". Elon Musk dự kiến sẽ phóng khoảng 12.000 vệ tinh lên quỹ đạo trái đất từ năm 2019 đến năm 2024, nhằm lắp đặt một mạng lưới vệ tinh khổng lồ gồm 3 lớp trên quỹ đạo tính từ mặt đất (340km, 550km, và 1.150km) để cung cấp các dịch vụ Internet vệ tinh tốc độ cao, chi phí thấp, trong mọi điều kiện thời tiết. 

Theo kế hoạch về Starlink, số vệ tinh trong tương lai sẽ tăng lên 42.000 cái để tạo thành một mạng Internet toàn cầu. Ngoài chức năng phục vụ viễn thông, các vệ tinh trên quỹ đạo thấp có giá trị quân sự cao, vì thời gian quay ngắn hơn và tổn thất truyền dẫn trong không gian nhỏ hơn, có thể đảm bảo băng thông liên lạc rộng hơn, với tốc độ truyền nhanh hơn và hiệu quả trinh sát cao hơn. Gần đây, tên lửa Falcon 9 đã đưa 60 vệ tinh vào quỹ đạo. Đây là lô vệ tinh thứ 8 mà một khi hoàn chỉnh, sẽ đem lại lợi thế quân sự rất lớn cho Mỹ.

Trong tương lai, Starlink sẽ được vận dụng để tác chiến trong không gian. Một số vệ tinh sẽ được bố trí thành hệ thống giám sát và cảnh báo sớm tên lửa của đối phương, được kết nối với hệ thống đánh chặn "THAAD", hệ thống tên lửa "Aegis", và các tàu khu trục lớp Arleigh Burke trên biển. Theo các thí nghiệm đánh chặn được mô phỏng, Mỹ có thể đánh chặn 350 tên lửa xuyên lục địa với tỷ lệ thành công rất cao. Hệ thống vệ tinh đó có thể cung cấp thông tin cho máy bay không người lái (drones) với tốc độ 610 megabit/giây. 

Không phải ngẫu nhiên mà tháng 12/2019, Mỹ đã quyết định thành lập Bộ tư lệnh Tác chiến Không gian (Space Operations Command) gồm 9 đơn vị (Deltas). Đây là lực lượng vũ trang độc lập thứ sáu bao gồm Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, Cảnh sát biển và Không quân, nhằm bước đầu thiết lập vị thế độc lập của lực lượng vũ trụ. Thông qua các cuộc diễn tập quân sự bí mật và chiến đấu thực tế, các hoạt động vũ trụ của Mỹ đã được đẩy nhanh từ cấp chiến thuật lên cấp chiến lược, để cạnh tranh với Nga và Trung Quốc.

Trật tự thế giới mới

Theo Francis Fukuyama (Stanford) cuộc chiến Ukraine sẽ định hình lại tương lai của dân chủ tự do. Ông không hình dung "sự cáo chung của lịch sử" sẽ là một thế giới "không tưởng" (utopian) hay dự báo rằng "cả thế giới sẽ trở thành dân chủ" với "một lộ trình theo một đường thẳng" (straightforward, linear movement in that direction) (12).

Lúc này thế giới cần những người sáng suốt được trang bị vốn hiểu biết về lịch sử (historical insight) và cam kết với những giá trị tự do dân chủ để giúp thế giới vượt qua những trận chiến về tư tưởng (ideological battles). Francis Fukuyama là một trong số đó. Cuốn sách mới "Chủ nghĩa Tự do và Bất đồng" (Liberalism and Its Discontents, Mcmillan, March 2022) là một ví dụ, trong đó ông lập luận để bảo vệ tự do dân chủ và đa nguyên. (13).

Fukuyama cho rằng sự suy thoái của chủ nghĩa tự do (Liberalism) bộc lộ qua sự trỗi dậy của các chế độ chuyên chế như Trung Quốc và Nga. Chủ nghĩa dân tôc đã thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa phi tự do (illiberalism). Bản chất của chủ nghĩa tự do làm cho nó dễ bị chỉ trích vì tính phổ quát (universalism) sẽ bất cập với các quốc gia (nation-states). Theo Putin, Ukraine không có bản sắc riêng để tách khỏi Nga và sẽ sụp đổ khi quân đội Nga tấn công. Nhưng Ukraine đã ngoan cường kháng cự vì người Ukraine có lý tưởng độc lập, tự do và dân chủ, không muốn sống trong một chế độ độc tài tham nhũng, bị áp đặt từ bên ngoài. 

Nga xâm lược Ukraine đã dẫn đến sự hỗn loạn và bạo lực. Lúc này có hai kịch bản khác nhau về tương lai. Nếu Putin thắng, đè bẹp được độc lập và dân chủ của Ukraine, thì thế giới sẽ quay lại thời kỳ chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến và cực đoan, giống như đầu thế kỷ 20. Mỹ cũng không phải ngoại lệ, vì những người dân túy như Donald Trump sẽ bắt chước phương pháp chuyên chế của Putin. Ngược lại, nếu Putin dẫn nước Nga đến thảm họa về quân sự và kinh tế, thì đó là cơ hội để rút ra bài học về chủ nghĩa tự do. Nếu quyền lực không bị kiểm soát bởi pháp luật, sẽ dẫn đến tại họa quốc gia và tái tạo ý tưởng về một thế giới tự do dân chủ.

Fukuyama dự báo chiến tranh Ukraine sẽ đem lại những hệ quả về về địa chính trị, trong đó Nga sẽ thua và điều này sẽ giúp phương tây thoát khỏi tình trạng suy thoái của nền dân chủ toàn cầu. Fukuyama biết rõ về Ukraine, vì đã đến thăm nhiều lần theo chương trình đào tạo phát triển lãnh đạo (Leadership Academy for Development) của Stanford. Theo Fukuyama, "ác mộng xấu nhất" là một thế giới mà Trung Quốc và Nga liên kết để Trung Quốc giúp Nga xâm chiếm Ukraine và Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan. Nếu Mỹ và phương Tây không thể ngăn chặn được điều đó, thì đây chính là sự kết thúc của "sự cáo chung của lịch sử".

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Viet-studies, 07/04/2022

(1) Richard Haass, "The early winners and losers in Putins war", ASPI, April 1, 2022

(2) Graham Allison & Amos Yadlin, "Piercing the Fog of War : What is really happening in Ukraine ?",  National Interest, March 24, 2022

(3) Joseph Nye, "Why China won't mediate an end to the Ukraine war", Project Syndicate, April 1, 2022

(4) Jude Blanchette, "Xi Jinping’s Faltering Foreign Policy : The War in Ukraine and the perils of strongman rule",  Foreign Affairs, March 16, 2022

(5) Thomas Friedman, "Ukraine is the first real World War", New York Time, April 3, 2022

(6) Christopher Layne, "Can America and NATO avoid a broader war over Ukraine ?", National Interest, March 22, 2022

(7) Anne-Marie Slaughter, Kishore Mahbubani, Stephen Walt, Toshihiro Nakayama, Shannon O’Neil, Raja Mohan, Robin Niblett, "U.S. Grand strategy after Ukraine", Foreign Policy,March 21, 2022

(8) Niall Ferguson, "Seven Worst-case scenarios from the War in Ukraine", Bloomberg, April 3, 2022

(9) Derek Grossman, "Ukraine conflict echoes loudest in Vietnam, not Taiwan", Nikkei, March 21, 2022

(10) Le Hong Hiep, "Will Vietnam be able to wean itself off Russian arms ?",  Fulcrum, April 4, 2022

(11) Minxin Pei, "A three pillar strategy to prevent war in East Asia China", Nikkei, April 4, 2022

(12) Megan Gibson, "We could be facing the end of "the end of history", New Statesman, March 30, 2022

(13) John Halpin, "Moderation in the name of liberty is no vice", Washington Monthly, April 3, 2022

Additional Info

  • Author Nguyễn Quang Dy
Published in Diễn đàn

"Đại lộ kinh hoàng" ở Bucha trở thành biểu tượng chiến tranh Ukraine

Tất cả các tuần báo đều có những bài phóng sự chân thực của đặc phái viên tại chỗ về vụ thảm sát Bucha, mà trong khuôn khổ một bài điểm báo chỉ có thể lướt qua. Le Pointchạy tựa lớn "Ukraine, chiến lược tàn sát", trên nền đen tang tóc là bức ảnh một người đi xe đạp nằm chết bên vệ đường, bên cạnh là chú chó trung thành.

   bucha1

   Người dân Praha diễn lại cảnh thảm sát Bucha trước đại sứ quán Nga ở thủ đô Cộng hòa Sec ngày 09/04/2022, để phản đối Putin xua quân xâm lăng Ukraine.  Reuters – David W Cerny

Con đường đầy xác thường dân khiến phóng viên chiến trường cũng kinh hãi

Cuộc chiến tranh ở Ukraine có một khuôn mặt đại diện, đó là tổng thống Volodymyr Zelensky, và từ vài ngày qua, có thêm hình ảnh : một con đường đầy những xác chết. Những tấm ảnh thường dân bị sát hại tại Bucha, ngoại ô Kiev đã gây xúc động mạnh. Irpin, Bucha… những cái tên cách đây vài tuần không ai biết đến, nay trở thành biểu tượng cho sự dũng cảm của người Ukraine, và những khủng khiếp của chiến tranh.

Hôm 03/04, Heidi Levine là một trong những người đầu tiên không phải là quân nhân đi vào thành phố Bucha vừa được giải phóng. Người nữ phóng viên ảnh của hãng SIPA với chiếc máy ảnh, bước qua cây cầu nối Bucha với Irpin, và bỗng rùng mình sợ hãi trước quang cảnh. Vô số xe quân sự Nga bỏ lại trên đường phố, những khẩu pháo đặt ngay trong nhà dân… Từng là phóng viên chiến trường tại Syria, Libya, Gruzia… Heidi đã thấy nhiều tử thi, nhưng lần này quả là cú sốc.

Hai xác chết trong một khu vườn của một ngôi nhà bị phá hủy, rồi trong sân nhà bên cạnh, tám xác ! Các nạn nhân mặc thường phục, một số tay bị trói sau lưng, hầu hết bị bắn vào đầu. Cô cầm máy lên chụp, và vài giờ sau đó, toàn thế giới biết về vụ thảm sát Bucha. Những thường dân này dường như định chạy trốn theo xa lộ E40, hay trên con đường Yablonska của Bucha - nay trở nên nổi tiếng một cách đáng buồn vì rải đầy xác người. Ít nhất 340 tử thi đã được tìm thấy chỉ trong vòng 48 tiếng đồng hồ và theo thị trưởng, ít nhất 410 thường dân đã bị sát hại.

"Bọn quốc xã ở đâu ?"

Trong hồ sơ "Ukraine, kinh hoàng ở Bucha", Courrier International trích dịch The Times, mô tả những nạn nhân tay bị trói bằng dây cột giày nhà binh, bằng băng dính hay dây điện, bên cạnh là những vỏ đồ hộp rỗng của lính Nga. Svetlana Klioumtchyk, một bà nội trợ 46 tuổi kể, quân Nga đến với một đoàn xe tăng, cứ như Đệ nhị Thế chiến quay trở lại. "Đó là những người lính trẻ, ban đầu họ để chúng tôi yên, rồi sau đó bắt đầu gõ cửa hỏi ‘Bọn quốc xã ở đâu ?’". 

Đợt quân đầu tiên đóng tại các tòa nhà thương mại, những ngôi nhà bỏ trống. Nhưng khi quân Ukraine phản công dữ dội, họ bắt đầu sợ hãi và tấn công thường dân vì sợ bị chỉ điểm vị trí. Volodymyr Ivanov, 40 tuổi, bán dụng cụ thể thao cho biết đã bị quân Nga bắt, thẩm vấn và tra tấn ; còn Tetyana Zabarylo, bị lính Nga đánh tơi tả bằng báng súng kalachnikov để cướp điện thoại. Các đặc phái viên của L’Obstrong bài phóng sự "Sự man rợ ngay giữa trời", nêu ra trường hợp Olha Sukhenko, nữ thị trưởng Motyzhyn cách Kiev 50 km, bị bắn chết cùng với chồng con vì từ chối hợp tác với quân chiếm đóng.

Bộ Nội vụ Ukraine đã mời một số nhà báo đến Bucha để tai nghe mắt thấy tội ác của quân xâm lược. Trên một con đường bị đạn pháo cày xới, phóng viên L’Obs trông thấy tổng thống Zelensky, vẻ mặt hằn sâu nét khắc khổ, đang an ủi một gia đình. Nhà báo lang thang qua một căn nhà bên cạnh, gặp ngay hai xác thường dân đã xám ngoét và bốc mùi. Họ chỉ cho các viên chức Ukraine, và phát hiện thêm năm xác bị trói trong một căn hầm…

Phương pháp hủy diệt của Putin, từ Chechenya đến Ukraine

Những tội ác ở Bucha và Irpin được phát hiện sau khi quân Nga rút đi, còn tại những nơi khác như Mariupol, bị vây hãm từ một tháng qua, không thể nào biết được những gì đã diễn ra. Các tuần báo đều nhắc đến vụ tàn sát ở Grozny trước đây, và truyền thống bạo lực của quân đội Nga. Le Pointnói về "Chechenya, Ukraine… phương pháp Putin".

Theo chuyên gia Pháp Michel Goya, quân đội Nga không thực sự chuyên nghiệp, không phải như những gì trông thấy trong các cuộc tập trận Zapad. Đó là một quân đội cố gắng bắt chước mô hình phương Tây nhưng không thành công. Nga không đủ quân nhân chuyên nghiệp, nên phải duy trì một số lính nghĩa vụ, và đã sai lầm khi không đào tạo hạ sĩ quan chuyên nghiệp. Quân đội Nga có rất ít hạ sĩ quan giàu kinh nghiệm, có thể tự xoay sở trong các trận đánh đô thị với những toán quân lẻ và chủ động. Thế nên họ chọn cách hủy diệt mục tiêu thành gạch vụn, như ở Grozny.

Chừng như Nga không hề cho xây dựng những thành phố mô hình để tập luyện như các quân đội tiên tiến khác. Những người lính phải nhiệt tình, biết phối hợp và có sự hỗ trợ của pháo binh hoặc không quân - trong chiến tranh đô thị, yểm trợ phải chính xác. Ukraine là một quốc gia rất đô thị hóa : cứ mỗi 20 cây số lại có một thành phố 5.000 dân trở lên, và mỗi 80 hay 100 cây số là một thành phố trên 100.000 dân.

Hàng ngàn hỏa tiễn chống tăng và phòng không được NATO cung cấp đã gây thiệt hại nặng nề cho quân Nga, nên sáu tuần sau khi khởi động cuộc chiến vẫn không khống chế được bầu trời. Nga bèn xài một lượng lớn hỏa tiễn, kể cả hỏa tiễn đạn đạo Iskander chứa hàng trăm ký thuốc nổ, hay bom bi tuy bị cấm sử dụng với thường dân. Tờ báo cho rằng quân đội Nga đã thua trong trận chiến Kiev, nhưng cũng có thể đạt được các mục tiêu sắp tới như chiếm Mariupol – hầu như đã bị biến thành tro bụi, và Donbass, với cái giá là những vụ tàn sát những người dân đã kiệt lực trong cuộc vây hãm.

Bốn sai lầm của Putin

L’Expressphân tích "Ukraine : Bốn sai lầm của Putin". Đơn độc trong cung điện, say sưa với tuyên truyền của chính mình, mù quáng vì không có phản biện, ông chủ điện Kremlin ngỡ rằng cầm chắc chiến thắng trong tay.

Sai lầm trước hết của Vladimir Putin là đã chối bỏ một Ukraine dân chủ, độc lập với Nga. Đối với ông ta, đó là một đất nước "nhân tạo". Putin không nghĩ rằng người Ukraine có thể chiến đấu một cách anh dũng, đoàn kết một lòng xung quanh tổng thống Volodymyr Zelensky. Cựu nghệ sĩ bị Moskva coi là "con nghiện", "tân quốc xã", đã trở thành biểu tượng cho khát vọng dân chủ của cả một dân tộc. Thời thế đã tạo anh hùng.

Thứ hai, là đánh giá thấp kháng chiến. Bị chống trả kịch liệt, không chiếm nổi sân bay Hostomel gần Kiev, Nga mất đi ưu thế. Một tháng sau, không vây hãm được thủ đô, đành phải tập trung cho "giải phóng Donbass".

Thứ ba, Putin cho rằng phương Tây luôn chia rẽ, Châu Âu lệ thuộc vào dầu khí Nga và bất hòa với Mỹ. Trừng phạt tưởng chừng không gây nhiều thiệt hại nhưng đã tạo được áp lực rất lớn, vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine mỗi ngày làm cuộc xâm lăng phải trả giá bằng nhiều mạng lính.

Sai lầm thứ tư : tưởng rằng phe dân chủ yếu kém. Đó là "tội tổ tông" của Putin, do ảnh hưởng tư tưởng Ivan Ilyne, triết gia bảo thủ Nga đầu thế kỷ 20, tác giả sách gối đầu giường của ông ta. Ilyne cho rằng các nền dân chủ dựa trên luật pháp không mạnh bằng "dân chủ cổ vũ" (tạm dịch "démocratie d’acclamation") – dựa trên nhiệt tình của người dân trước sức mạnh bền bỉ của một nhà lãnh đạo được liên tục bầu lại.

Cơ hội đẩy lùi quân xâm lược ở miền đông

The Economist làm lóe lên một tia hy vọng, cho rằng Ukraine có cơ hội đẩy lùi quân xâm lược, tuy nhiên cuộc chiến đấu ở miền đông không đơn giản. Một tuần sau khi hùng hổ kéo về thủ đô Ukraine hôm 28/03, phần lớn đội quân xâm lược bỗng "bốc hơi" ở hai bên bờ dòng sông Dniepr. Không có một phát súng, đại bác hay hỏa tiễn nào được nghe thấy ở Kiev kể từ 30/03. Quân Nga rút đi, nhưng dù thắng trận ở Kiev, Ukraine vẫn chưa thắng được trong cuộc chiến này. Một số người cho rằng Vladimir Putin muốn tập trung vào trận Donbass để có được chiến công nhân lễ mừng chiến thắng phát-xít Đức ngày 09/05. Trước khi tấn công Ukraine, Nga kiểm soát 1/3 Donbass, giờ đây phải nhiều hơn, kể cả một phần thành phố cảng Mariupol.

Nhưng vấn đề là Putin có đủ quân hay không. Một phần tư số quân tung ra đợt đầu đã bị thương hoặc tử trận, trong số 125 đơn vị chiến thuật cấp tiểu đoàn (BTG), có 29 BTG đã bị loại ra ngoài vòng chiến hay nhập với các đơn vị khác. Việc phối thuộc và di chuyển về miền đông mất khoảng một tháng. Nga đã huy động đển 3/4 số BTG vào chiến trường Ukraine, nên phải gom quân từ khắp nơi về, kể cả Kaliningrad và Gruzia. Ngoài ra Moskva hôm 01/04 loan báo đăng ký quân dịch thanh niên 17 đến 28 tuổi, với mục tiêu tuyển 134.500 quân. Tuy trên nguyên tắc chỉ có thể đưa lính nghĩa vụ đi chiến đấu sau bốn tháng huấn luyện, nhưng trên thực tế thì ngược lại.

Đây là lúc để Ukraine tăng cường phản công. Vũ khí phương Tây tiếp tục đưa đến, Cộng hòa Czech giao các xe tăng T-72, Úc gởi xe bọc thép, Mỹ viện trợ thêm 100 triệu đô la hỏa tiễn chống tăng. Nhưng Ukraine còn cần đạn dược thời Liên Xô cũ cho một cuộc chiến hao mòn, trước quân Nga ngày càng thô bạo hơn. Putin hy vọng sẽ làm kiệt lực quân đội Ukraine, tuy nhiên một số nhà quan sát cho rằng chính quân Nga sẽ kiệt sức trước, vì kết quả không chỉ tùy thuộc vào số lượng quân và vũ khí, mà còn vào năng lực và tinh thần chiến đấu.

Trước Putin, dân chủ phải chiến thắng

Trang bìa L’Express mang hai màu xanh vàng, màu cờ Ukraine với dòng tựa "Trước Putin, đao phủ của Ukraine : Dân chủ phải chiến thắng". Theo Freedom House, hiện nay 38% dân số thế giới sống tại những nước không có tự do. Trong báo cáo công bố ngày 24/02, đúng vào hôm Nga kéo quân xâm lược Ukraine, tổ chức phi chính phủ này cảnh báo trật tự quốc tế đang bị xô ngã, và nếu những người đấu tranh dân chủ không đoàn kết, mô hình độc tài sẽ thắng cuộc. Ngay tại cửa ngõ Châu Âu, dân chủ đang bị nhắm bắn bằng hỏa tiễn và xe tăng, và nếu Ukraine bại trận, những nước khác sẽ là nạn nhân sắp tới.

Theo nhà sử học Françoise Thom, Putin không chỉ tấn công vào hệ thống chính trị Kiev, mà chống lại tự do. Thực tế ông ta không lo lắm về an ninh quân sự hay NATO, mà đang sợ dân chủ lây lan, không thể chấp nhận Ukraine hay các nước láng giềng được tự do. Phương Tây đã rất ấn tượng trước sự kháng chiến anh dũng của người Ukraine và lòng can đảm của tổng thống Zelensky. Sự tàn bạo của Putin có là cú sốc, và trong kỳ bầu cử này, cử tri có ý thức được về cái giá phải trả cho dân chủ ?

Sự sa lầy của quân Nga tại Ukraine chứng tỏ những hạn chế của chủ nghĩa toàn trị Putin. Hiện thời Châu Âu đã chứng tỏ sự đoàn kết qua quyết định trừng phạt trong thời gian kỷ lục. Nhưng nỗi lo còn đó, thủ tướng Hungary Viktor Orban, đồng minh của Vladimir Putin vừa tái đắc cử hôm 03/03.

"Đất máu" Bucha, những bóng ma vẫn lẩn khuất

Chủ nhật 10/04/2022 người Pháp đi bầu tổng thống vòng 1, thế nhưng bài vở các tuần báo chủ yếu dành cho cuộc chiến tranh phi nghĩa đang diễn ra ở Ukraine. Tuần báo Le Point cho biết đã dành bảy kỳ báo liên tiếp cho chủ đề này, một điều chưa từng thấy trong mùa bầu cử ở Pháp từ trước đến nay. Courrier International cũng tự điểm lại, từ đầu năm đến nay chỉ có hai kỳ báo chuyên đề bầu cử tổng thống. Trong bối cảnh Ukraine đang sôi sục, tác giả Étienne Gernelle trên Le Point than thở "Làm thế nào bầu một tổng thống, khi thảm sát diễn ra ngay trước cửa nhà chúng ta".

Sau Mariupol lại đến Bucha… gợi nhớ đến "đất máu", từ ngữ của nhà sử học Timothy Snyder khi nói về nơi mà 14 triệu người đã bị chế độ quốc xã và xô viết tàn sát từ 1933 đến 1945. Vùng đất này trải rộng từ miền trung Ba Lan đến miền đông nước Nga, đi qua Ukraine, Belarus và các nước Baltic. Đa số nạn nhân là phụ nữ, trẻ em, người già, không ai có vũ khí, nhiều người bị cướp mất tài sản. Thế nhưng phương Tây chỉ quan sát từ xa, mà theo Snyder, vì "lực lượng Mỹ và Anh không đến vùng ‘đất máu’ này".

Nhìn vào bản đồ trong cuốn sách của nhà sử học, chúng ta thấy Bucha nằm ngay giữa trung tâm "đất máu". Lịch sử lặp lại chăng ? Trong cuốn sách "Tòa tháp lớn" với sự đóng góp của 27 nhà văn thuộc 27 quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU) do Olivier Guez chủ biên, ông nhận thấy bài viết của các tác giả Đông Âu in đậm dấu ấn của các bi kịch thế kỷ 20, vì "những bóng ma vẫn luôn lẩn khuất". Liệu lần này có thể dửng dưng ? Không chỉ là vấn đề tình cảm mà còn là lý trí : bảo vệ biên giới của tự do dân chủ.

Khó thể nói về thuế má, về sức mua khi bom đạn vẫn đang trùm xuống Mariupol, những xác người vô tội nằm rải rác trên đường phố Bucha… Tuy nhiên cuộc chiến này khiến người ta thấy rõ, Châu Âu cần phải bảo vệ mô hình văn minh của mình, và thế đang lên của lực lượng chống Châu Âu là đáng ngại. Chiến thắng của một ứng cử viên thuộc nhóm này như Le Pen, Mélenchon, Zemmour sẽ giúp Kremlin ca khúc khải hoàn.

Pháp : Để tránh những vụ Bucha mới : "Hãy đi bầu !"

L’Expresscũng kêu gọi "Trước những vụ hành quyết của Putin, hãy đi bầu !". Những ai cho rằng một lá phiếu bỏ vào thùng chẳng liên quan gì đến những vụ giết chóc của bọn đao phủ ở Ukraine, đã quên đi cơ hội tuyệt vời mà người dân phương Tây có được, là chọn lựa hoặc trừng phạt các nhà lãnh đạo. Những ai bất mãn, hãy thử đến Nga mà xem, và rồi sẽ thấy mình hạnh phúc. Như hầu tước De Custine đã viết trong "Những lá thư từ Nga" năm 1839 "Con người không thể hạnh phúc nếu không có tự do".

Cứ ba người Pháp sẽ có một người không đến phòng phiếu. Nhưng Volodymyr Zelensky cùng với đồng bào của ông, những người tuần này qua tuần nọ phải chống cự với những trận bom Nga, đã nói với chúng ta điều gì ? Rằng dân chủ sẽ phải chiến thắng. Rằng sự tỉnh thức kỳ diệu của phương Tây mà Vladimir Putin không hề ngờ đến, không những phải tiếp tục mà còn phải ứng cứu nhân dân Ukraine đang đấu tranh cho tự do. Như giáo sư sử học Stephen Kotkin đã nói với tuần báo Pháp : "Nhà nước pháp quyền và dân chủ là những sức mạnh mãnh liệt nhất từng được sáng tạo ra (…). Vấn đề là sự anh hùng và hy sinh của Ukraine có giúp phương Tây tái khám phá sức mạnh và tầm quan trọng của mình hay không, hay là đã phung phí mất". Để không lãng phí, hãy đi bầu ! – tờ báo cổ vũ.

Cũng trên L’Express, tác giả Charles Haquet cảnh báo, để tiếp tục biện minh cho cuộc chiến tranh của mình, Putin phải thuyết phục dân chúng về sự hiện hữu của một mối đe dọa, và có thể huy động họ vào một cuộc "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" mới. Tổng thư ký NATO từng lo ngại "Nếu Putin chinh phục được Ukraine, sẽ là khởi đầu một cuộc xung đột dài hơi tại Châu Âu". Và nếu đó là mục đích, có nguy cơ Vladimir Putin sẽ tiến hành thêm nhiều vụ Bucha khác, mà mới nhất là vụ bắn hỏa tiễn vào dòng người di tản ở Kramatorsk làm ít nhất 52 nạn nhân thiệt mạng.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 06/04/2022 đã quyết định ban hành những lệnh trừng phạt mới nhắm vào hai ngân hàng lớn của Nga và ông cũng cho biết, hai người con gái của tổng thống Vladimir Putin là Katerina Tikhonova và Maria Vorontsova cũng sẽ bị trừng phạt. Tài sản của họ ở Hoa Kỳ sẽ bị đóng băng và họ bị tước quyền truy cập vào hệ thống tài chính Hoa Kỳ cho đến khi có thông báo mới.

   my1

   Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden : ảnh chụp tại Nhà Trắng, Washington, ngày 28/03/2022. Getty Images via AFP - ANNA MONEYMAKER

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình :

Trước khi xẩy ra cuộc xâm lăng, các quan chức Hoa Kỳ đã cho biết họ sẽ áp dụng trực tiếp những biện pháp trừng phạt mạnh nhất. Nhà Trắng cũng nhấn mạnh rằng chưa có một nước nào trong lịch sử bị Hoa Kỳ trừng phạt mạnh mẽ như thế. Nhưng rõ ràng là Washington vẫn có thể mạnh tay hơn, khốc liệt hơn, thông cáo báo chí của phủ tổng thống cho biết.

Cụ thể, những tài sản liên quan đến Hoa Kỳ của tổ chức tài chính lớn nhất của Nga và của ngân hàng tư nhân lớn nhất nước sẽ bị phong tỏa hoàn toàn, điều này có nghĩa là biện pháp này chưa được áp dụng. Tất cả các khoản đầu tư mới của Mỹ vào Nga cũng bị cấm, nhằm cô lập Nga với nền kinh tế toàn cầu. Phải nói rằng hơn 600 công ty đa quốc gia đã quyết định rời khỏi Nga.

Ngoài ra còn có các biện pháp trừng phạt cá nhân. Những trừng phạt này nhắm vào thủ tướng Nga Mikhail Michoustin và cựu tổng thống Dmitry Medvedev. Vladimir Putin và ngoại trưởng trung thành của mình, ông Sergei Lavrov đã bị trừng phạt từ trước. Những trừng phạt này được mở rộng để nhắm vào cả gia đình của họ và đặc biệt là hai người con gái của chủ nhân điện Kremlin. Ở Hoa Kỳ, họ bị nghi ngờ đứng tên, thay cho cha, người mà giá trị tài sản vẫn rất khó xác định và truy tìm vết tích.

Phan Minh

Additional Info

  • Author Phan Minh
Published in Quốc tế

Thảm sát Ukraine : Truyền thông Trung Quốc "rập khuôn" theo tuyên truyền của Nga

Các vụ thảm sát thường dân Ukraine mà lính Nga bị cáo buộc là thủ phạm tiếp tục gây chấn động trong làng báo Pháp ra ngày hôm 06/04/2022, được Le Monde Libération nêu bật trong tựa lớn trang nhất. Đối với báo chí Pháp, tội ác của lính Nga tại Ukraine rất hiển nhiên, nhưng Moskva không ngần ngại tiến hành cả một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ, cả trong nước lẫn ngoài nước để phủ nhận các bằng chứng ngày càng nhiều và càng cụ thể

   tuyentruyen1

   Một hố chôn tập thể tại Bucha, ngoại ô Kiev, thủ đô Ukraine. Ảnh chụp ngày 04/04/2022.  AP - Rodrigo Abd

Cho dù đó là những lời nói dối, nhưng theo nhận định của nhật báo công giáo La Croix, tại Trung Quốc, các luận điệu tuyên truyền của Nga đã được hệ thống truyền thông trong tay Nhà nước lập lại gần như là nguyên văn.

Báo chí Trung Quốc "mù quáng" theo Nga

Trong bài phân tích : "Truyền thông Trung Quốc mù quáng đi theo tuyên truyền của Moskva", La Croix ghi nhận tình trạng là cho đến nay, các phương tiện truyền thông Trung Quốc hàng ngày đều sao chép hay cắt dán các bài tuyên truyền của Nga để phổ biến cho một dư luận hoài nghi mà trong lịch sử, chưa bao giờ có một hình ảnh tốt đẹp nào về Nga. 

Tờ báo nêu bật ví dụ gần đây nhất về vụ thảm sát tại Bucha, với việc một giáo sư kiêm nhà bình luận quân sự nổi tiếng Tống Trung Bình (Song Zhongping) đã thản nhiên giải thích trong bản tin truyền hình đài Phoenix TV ngày 04/04 rằng "Những gì được cho thấy ở Bucha là một sự dàn dựng của Ukraine". Về cảnh các thi thể được tìm thấy, nhân vật này còn khẳng định một cách nghiêm túc mà không chứng minh bất cứ điều gì, đổ lỗi cho tất cả mọi người trừ Nga : "Vả lại, khi chiếc xe đang quay phim rời đi, chúng ta có thể nhìn thấy trong gương chiếu hậu những xác chết sống lại và ngồi dậy". 

Trong các bản tin buổi tối kênh truyền hình trung ương CCTV đã phát sóng một "phóng sự" về vụ thảm sát mà theo ông David Demes, giáo sư xã hội học tại Đại học Đài Loan : "Hơn 90% chương trình này chỉ là bản cắt dán những hình thức tuyên truyền của Nga, với kết luận : Đó là một hành động khiêu khích mới của Ukraine, không có thường dân nào bị sát hại ở Bucha". Kênh CGTN bằng tiếng Anh còn đưa ra một lời giải thích khác : "Đó là những người gốc Nga đã ủng hộ binh lính Nga và vào lúc quân đội Nga rút đi, người Ukraine đã giết họ để đổ lỗi cho Nga". 

"Hơi quá mạo hiểm" theo một đồng minh đang thua trận ?

Theo La Croix, nếu các bản tin đều mở đầu bằng cuộc tổng động viên toàn quốc chống lại dịch Covid-19 ở Thượng Hải, thì tất cả các phương tiện truyền thông (như báo viết, đài phát thanh, đài truyền hình) đều đưa tin về quan điểm ngoại giao của Trung Quốc đối với Nga : Đó là từ chối lên án đồng minh, đi theo lập luận của Moskva quy trách nhiệm về cuộc xung đột là do sự can thiệp của Mỹ và sự mở rộng của NATO. Bắc Kinh bảo vệ tình hữu nghị "vững như bàn thạch" này, ngay cả khi vụ thảm sát Bucha và có thể là những bằng chứng khác về "tội ác chiến tranh" có nguy cơ khiến vị thế chính thức của Trung Quốc ngày càng trở nên mỏng manh trong mắt cộng đồng quốc tế cũng như với một bộ phận dư luận của mình. 

Đối với tờ báo công giáo Pháp, dưới mắt dư luận Trung Quốc, và bất chấp những lời tuyên truyền, ông Tập Cận Bình có nguy cơ khó bảo vệ được lập trường theo đó hậu thuẫn kiên định dành cho Nga là lựa chọn chiến lược tốt nhất cho đất nước.  

Theo La Croix, trong các cơ quan chức năng của Đảng cộng sản, một số đang bất bình, cho rằng Trung Quốc đã hơi quá mạo hiểm theo một "đồng minh" không đáng tin cậy đang thua trận trong cuộc chiến Ukraine. 

Trên mạng xã hội, những người dùng Internet Trung Quốc vốn dĩ không thích Nga, đã không ngần ngại chỉ trích Moskva. Họ chưa sẵn sàng chấp nhận bị phương Tây trừng phạt chỉ vì lợi ích của Vladimir Putin. 

"Cuộc đua nói dối" tại Nga

Trên trang nhất, dù không dành tựa lớn cho chủ đề Ukraine, nhưng nhật báo công giáo La Croix đã đăng toàn văn bài xã luận mang tựa đề "Cuộc đua nói dối", nội dung nhấn mạnh sự cần thiết của một cuộc điều tra quốc tế sau các vụ thảm sát ở vùng ngoại ô thủ đô Kiev của Ukraine. 

Theo La Croix, sau cơn chấn động, bàng hoàng, việc cấp bách là phải thu thập chứng cứ. Hiện trường của những hành động tàn bạo trong những tuần gần đây - những tội ác chiến tranh, thậm chí là tội ác chống nhân loại - không chỉ là ở thị trấn Bucha ở vùng ngoại ô Kiev.

Sẽ mất thời gian để xác lập các sự kiện và quy kết trách nhiệm. Hiện tại chưa biết được số lượng chính xác các nạn nhân dân sự, danh tính của họ, tính chất của các vụ lạm dụng. Tuy nhiên, để biết sự thật, trước hết là phải bắt đầu bằng việc điều tra. 

Một lần nữa, tuyên truyền của Nga đã cố gắng đánh lừa tất cả mọi người. Từ hôm 03/04, Moskva đã tung hỏa mù, tìm mọi cách để gây hoài nghi về các bằng chứng, từ video, hình ảnh, cho đến trình tự của vụ việc. Một phát ngôn viên của Điện Kremlin tố cáo một sự dàn dựng. Và hệ thống truyền hình công cộng cố chứng minh một "hoạt động chiến tranh tâm lý của người Ukraine". 

Theo La Croix, lập luận nói trên chủ yếu dành cho chính những người Nga, vốn không được biết sự thật kể từ khi cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2 bắt đầu. Còn tại nước ngoài, lập luận đó không lừa dối được nhiều người. Hôm thứ Ba 05/04, các hình ảnh vệ tinh đã phản bác cách giải thích của Điện Kremlin, nhưng những yếu tố này cũng phải được xử lý một cách thận trọng.  

Đối với La Croix, thái độ nghi ngờ có phương pháp và sự kiên nhẫn tìm kiếm sự thật vẫn là những gì phân biệt rõ nhất các nền dân chủ với một chế độ chìm trong hoang tưởng và chạy đua nói dối.  

Zelensky đòi Liên Hiệp Quốc trục xuất Nga ra khỏi HĐBA

Về cuộc chiến Ukraine, hầu như mọi tờ báo lớn tại Pháp đều có những phóng sự do các đặc phái viên và thông tín viên của họ từ chiến trường gởi về, mô tả thảm cảnh mà người dân Ukraine đang phải trải qua dưới bom đạn Nga, ghi nhận lời chứng của cư dân trong các vùng từng bị lọt vào tay Nga về các hành vi tàn ác của quân chiếm đóng. 

Trong toàn cảnh đó, bài phát biểu vào hôm qua của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenski trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã rất được báo giới quan tâm. Ngay trên trang nhất của mình, nhật báo thiên tả Pháp Libération đã trích nguyên văn một lời tố cáo không khoan nhượng của ông Zelensky : "Liên Hiệp Quốc đang cho phép Nga gieo rắc cái chết". 

Trong bài "Thảm sát tại Ukraine, bế tắc tại Liên Hiệp Quốc", tường trình về phiên họp hôm qua của Hội đồng Bảo an về Ukraine, nơi mà tổng thống Ukraine được phát biểu lần đầu tiên từ ngày Nga phát động cuộc chiến xâm lược hôm 24/02, Libération đã nêu bật yêu cầu khó có thể thực hiện được của ông Zelensky : Đó là Liên Hiệp Quốc phải trục xuất Nga ra khỏi Hội Đồng Bảo An. 

Theo tờ báo, trước các nhà ngoại giao tham gia cuộc họp thứ 14 của Hội đồng dành cho cuộc chiến Ukraine, thông qua cầu truyền hình, ông Zelensky đã liệt kê những tội ác của lính Nga được ghi nhận ở Bucha, một thị trấn vùng ngoại ô Kiev : Hãm hiếp, hành quyết vô tội vạ, cho xe tăng đè bẹp các chiếc ô tô bên trong có thường dân chỉ để đùa vui, cắt lưỡi và tay chân những người bị bắt… 

Đối với Libération, tổng thống Ukraine đã xuất hiện "như một tấm gương phản chiếu lương tâm đang bị cắn rứt của một Liên Hiệp Quốc bất lực, bị quyền phủ quyết của Nga làm cho tê liệt". Ông đã kêu gọi thành lập một cơ chế đại diện mới của các quốc gia, tránh được việc các quyết định bị một thiểu số có quyền lực ngăn chặn. Ông đồng thời đả kích cơ chế điều hành Liên Hiệp Quốc vì đã không có khả năng bảo vệ pháp quyền và nền hòa bình vốn là cơ sở cho việc thành lập đinh chế quốc tế này vào năm 1945.

Phải ngăn chặn những vụ thảm sát khác

Bài xã luận của Libération với tựa đề "Phản Công" đã kêu gọi thế giới mạnh dạn hơn nữa trong việc chống lại hành động hung tàn của Nga tại Ukraine, để ngăn chặn những vụ thảm sát trong tương lai. 

Tờ báo đã đối lập lời cảnh báo của tổng thống Ukraine trước Hội đồng Bảo an vào hôm qua - "Không có một tội ác nào mà quân đội Nga không dám làm" - với lập luận phản bác cố hữu của đại diện của Nga : Mọi thứ đều là dối trá, không có gì là thật, các sự kiện không hề tồn tại, hình ảnh đều giả tạo, vệ tinh cũng nhầm lẫn, thi thể lại biết cử động, và những lời phủ nhận máy móc khác.  

Theo Libération, đối mặt với trận mưa của những điều không đúng sự thật đó, và rủi thay vẫn kèm theo những trận mưa bom thực sự trút xuống miền nam và thủ đô Ukraine, phương Tây đã tăng cường phản ứng : tăng trừng phạt, phá vỡ hợp đồng. Liên Hiệp Châu Âu chưa đi xa như tổng thống Mỹ, Joe Biden, đã bác bỏ tính hợp pháp của chế độ Putin, nhưng một số thành viên Liên Âu đang tiến gần đến mức này. 

Đối với Libération, trước những phản ứng kiên quyết và nhất trí kể trên trong vụ Ukraine, mọi người có thể tiếc rằng đã không có cuộc điều tra quốc tế nào được thực hiện sau những hành động tàn bạo trước đây, chẳng hạn như những gì đã xảy ra ở Aleppo, Syria. Thế nhưng, điều chính yếu bây giờ là phải ngăn chặn cuộc xâm lược tiếp theo, và tránh những cuộc thảm sát tiếp theo.

Thêm trừng phạt Nga vì những hành vi tàn ác

Giống như các đồng nghiệp, Le Monde cũng đề cập đến các vụ thảm sát tại Ukraine, nhưng lại chú ý đến phản ứng của phương Tây. Tựa lớn trang nhất của tờ báo ghi nhận : "Các biện pháp trừng phạt mới sau những hành động tàn ác".

Tính chất tàn bạo của các vụ thảm sát đã được đặc phái viên Le Monde tại Bucha nêu bật trong phóng sự về một người Ukraine tên Sergei Matuk, nguyên là một nhân viên cấp cứu y tế, nhưng do tình thể bắt buộc, đã phải trở thành nhân viên mai táng. Theo chính quyền Ukraine, họ đã phát hiện tại Bucha hàng trăm thi thể thường dân, mà theo lời nhiều nhân chứng đã bị quân đội Nga giết hại. 

Những hành vi này đã buộc phương Tây dùng tới các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhắm vào Moskva với khả năng cấm vận than đá của Nga.

Trong bối cảnh tranh luận vẫn diễn ra về sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, Berlin đã đặt công ty con Gazprom của Đức dưới sự giám sát của Nhà nước.

Tranh cử tổng thống Pháp

Bên canh chủ đề Ukraine, cuộc vận động tranh cử tổng thống Pháp trong giai đoạn chạy nước rút tiếp tục ngự trị trên trang bìa báo Le Figaro La Croix. Riêng Les Echos tập trung chú ý đến hợp đồng thế kỷ mà tập đoàn không gian Pháp Arianespace vừa giành được. 

La Croix đã dành tựa lớn trang nhất cho cuộc bầu cử tổng thống Pháp mà vòng 1 được tổ chức ngày 10/04 tới đây, đề cập đến "Cuộc bầu phiếu đầu tiên của họ" - từ "họ" ở đây chỉ các thanh niên lần đầu tiên được tham gia cuộc bầu cử tổng thống. 

Đối với La Croix, đại dịch Covid và những vấn đề tự lập về tài chánh hay sinh thái phát sinh từ đó có thể định hướng chọn lựa cho các cử tri trẻ lần đầu tiên đi bỏ phiếu. 

Le Figaro cũng chạy hàng tựa lớn trên trang nhất : "Bầu cử tổng thống: Trận chiến của các cương lĩnh tranh cử". 

Nhận xét chung của tờ báo thiên hữu, là các ứng cử viên chủ yếu đưa ra một danh mục các đề xuất hơn là một tầm nhìn về tương lai, do đó họ đã gặp khó khăn trong việc thuyết phục cử tri. 

Amazon tặng quà cho Ariane

Riêng nhật báo kinh tế Les Echos đã dành trang nhất cho một tin vui đối với Pháp với hàng tựa lớn trang nhất : "Amazon tặng cho Ariane một hợp đồng thế kỷ".

Tờ báo cho biết là tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới của Mỹ là Amazon vừa thỏa thuận được với tập đoàn không gian Pháp Arianespace về hợp đồng phóng hàng trăm vệ tinh trong 18 chuyến bay của tên lửa Ariane 6 trong vòng 3 năm.

Ngoài giá tri kinh tế của hợp đồng – được ước tính là từ một đến hai tỷ đô la, thỏa thuận với Arianespace còn thể hiện sự tin tưởng vào công nghệ tên lửa Pháp vì loại hỏa tiễn Ariane 6 đang trong vòng thử nghiệm, và chuyến bay đầu tiên được hy vọng diễn ra vào cuối năm nay.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa
Published in Châu Á

Bước ngoặt chiến tranh : Tội ác Putin lộ rõ, Ukraine có thể "thắng gấu Nga"

Dấu vết "thảm sát" man rợ nhắm vào thường dân tại thị trấn Bucha, ngoại ô thủ đô Ukraine, sau khi quân Nga rút đi, đặt phương Tây trước áp lực trừng phạt Moskva mạnh hơn. Tranh cử Pháp : Những động thái mới của các ứng cử viên tổng thống trong giai đoạn nước rút ít ngày trước bầu cử.

toiac1

Một người dân vùng Kiev chào mừng các binh sĩ Ukraine trở lại, ngày 02/04/2022. © Vadim Ghirda/AP

Tổ chức liên chính phủ của Liên Hiệp Quốc về khí hậu (GIEC) khuyến cáo nhiều biện pháp quyết liệt hơn để giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Trên đây là một số chủ đề lớn của báo chí Pháp hôm nay, 05/04/2022.

Chủ Nhật 03/04, thế giới bàng hoàng trước những hình ảnh tàn khốc về người chết tại các thị trấn Bucha và Irpin. Đây tiếp tục là chủ đề chính của báo chí Pháp ra hôm nay 05/04. Le Figaro chạy trang nhất hàng tựa "Các tội ác chiến tranh : Putin trên ghế các bị cáo". Nhan đề trang nhất của Le Monde là "Các tội ác chiến tranh : nước Nga bị cáo buộc" trên nền hình ảnh một xác người trên đường phố, với thông báo : "thi thể nhiều thường dân Ukraine được phát hiện tại các khu vực quân Nga rút khỏi.

Trang nhất La Croix nói đến "Các tội ác chiến tranh : Đến lúc đặt câu hỏi" trên nền hình ảnh một người phụ nữ cao tuổi, quỳ trên mặt đất chắp tay khóc. Chú thích của La Croix "Ngày 04/04, một phụ nữ khóc chồng chết tại Bucha, ngoại ô Kiev".  Nhật báo kinh tế Les Échos đăng hình trang nhất một đường phố Bucha hoang tàn, cây cối cụt ngọn, xác xe quân sự rải rác, cùng hàng tựa : "Kêu gọi các trừng phạt mới". "Các vụ thảm sát tại Ukraine : Trừng phạt để đáp trả" cũng là tựa nhỏ trang nhất Libération.

Bộ mặt tội phạm của chính quyền Putin

"Một bước ngoặt trong chiến tranh" là tựa bài xã luận Le Figaro. Tại sao lại là bước ngoặt ? Le Figaro giải thích ý nghĩa nhiều mặt của bước ngoặt này. Bước ngoặt vì cuộc rút chạy của quân Nga ra khỏi vùng ngoại ô Kiev cho thấy bộ mặt tội phạm của chính quyền Putin. Đây là lúc quốc tế điều tra để thu thập đầy đủ "các bằng chứng và nhân chứng" về tội ác. Bước ngoặt cũng vì, kể từ giờ, người Ukraine có thể "tin tưởng vào khả năng chiến thắng", cho dù chiến tranh còn lâu mới kết thúc tại miền đông và miền nam.

Ukraine có thể "khuất phục gấu Nga"

Giành chiến thắng, điều vốn "tưởng như không thể, nay dường như trở thành có thể" : "quân đội của Zelensky, cùng người dân Ukraine đứng lên cầm vũ khí, có thể làm gấu Nga thất bại". "Cuộc kháng chiến của quân dân Ukraine cho thấy việc Châu Âu và Hoa Kỳ duy trì và gia tăng viện trợ quân sự cho Ukraine là điều đúng đắn".

Quân đội Nga đã không tặng cho tư lệnh tối cao của mình "một lễ duyệt binh mừng chiến thắng" tại trung tâm thủ đô Kiev. Ngược lại, sau 5 tuần lễ chiến tranh, sau khi rút chạy, quân Nga đã để lại sau lưng "đầy những tử thi", "những thị trấn bị những kẻ tội phạm bại trận phá phách". Le Figaro mỉa mai : "Cho đến nay, đó là những trái quả cụ thể đầu tiên mà Sa hoàng Nga thu hoạch được trong cuộc phiêu lưu quân sự tại Ukraine. Về mặt nguyên tắc, những điều này có thể đưa ông Putin ra trước một tòa án quốc tế, nếu như phương Tây có thể can thiệp vào pháo đài Kremlin. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần đến một cuộc cách mạng cung đình (tại Nga), mà điều này chắc chắn sẽ không xảy ra".

Bước ngoặt đòi hỏi "thận trọng"

Tuy nhiên, bước ngoặt chiến tranh này đòi hỏi "sự thận trọng". Vì sao lại cần thận trọng ? Xã luận Le Figaro cũng cảnh báo : Ukraine là quốc gia trên tuyến đầu của một "cuộc chiến tranh sinh tồn" giữa Nga và phương Tây, như "điều mà ông Putin tuyên bố". "Ám ảnh về một thất bại, vốn trước đó là điều không thể hình dung nổi với ông chủ điện Kremlin, có thể đẩy Putin đến chỗ leo thang chiến tranh, đến cái không thể lường đoán".

"Sau Bucha sẽ hoàn toàn khác" là hồ sơ chính của La Croix. Nhật báo công giáo ghi nhận : "Những cảnh tượng chết chóc rùng rợn, và những hố chôn chung được phát hiện tại Bucha và Irpin, tại vùng ngoại ô Kiev, dường như đang khiến người Ukraine hăng hái hơn, và đoàn kết hơn trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nga".

"Các công dân Nga bình thường" : Thủ phạm của những tội ác man rợ

Phóng sự của La Croix mở đầu với tang lễ tại một nhà thờ Chính Thống Giáo, của nhà nhiếp ảnh Maks Levine, dân Kiev, người đã muốn sớm đến Bucha trước khi quân đội Nga rút hẳn, để kịp thời ghi lại các tội ác man rợ của quân đội Nga, mà ông tin tưởng chắc chắn sẽ diễn ra vào thời điểm quân Nga tháo chạy. Maks Levine đã hy sinh, thi thể găm đầy đạn tại một vùng chiến sự. Vị linh mục chủ trì buổi lễ, vốn thuộc Giáo hội Chính Thống Giáo trung thành với Tòa Thượng Phụ Moskva, cho biết ông không thể tưởng tượng được con người lại có thể độc ác đến như vậy.  Ông, và những tín đồ cùng giáo xứ, đã cắt đứt quan hệ với Tòa Thượng Phụ Moskva kể từ khi Nga gây chiến.

La Croix dẫn lời nhiều nhân chứng tại Ukraine, theo đó các vụ thảm sát tại Bucha và nhiều nơi khác, khiến đông đảo người dân Ukraine quyết định rời khỏi các vùng có nguy cơ bị quân Nga chiếm đóng, bởi nhiều người giờ đây, như đạo diễn Iran Mirsh, hiểu ra rằng không thể tin tưởng ở người Nga, "chính những công dân Nga bình thường" đã phạm các tội ác man rợ, "giết trẻ em", "hãm hiếp phụ nữ", "tra tấn người", "đào hố chôn người"… Không phải Putin trực tiếp thực thi những hành động tội ác này, mà là "những công dân Nga bình thường". Giờ đây đông đảo người Ukraine, như một cư dân thị trấn Irpin, vùng ngoại ô bị thảm sát đầu tháng Ba, hiểu rằng "cần phải chiến đấu đến cùng. Đến thắng lợi. Mọi thỏa hiệp với những kẻ tội phạm chỉ làm chậm đi một vài năm các hành động tàn ác trong tương lai".

Cho đến nay, người dân Ukraine tiếp tục di tản khỏi các vùng nguy hiểm, ước tính 10 triệu người đã phải sơ tán, chiếm gần một phần tư dân số. Tuy nhiên, theo La Croix, khoảng nửa triệu người đã trở lại Ukraine kể từ đầu chiến tranh, theo Bộ Nội vụ Ukraine. Nhiều người trở về để cầm súng, để tham gia kháng chiến.

"Nụ cười" của người lính Ukraine

Le Monde dành hai trang của hồ sơ chính cho "Những cảnh bạo lực tàn khốc xung quanh Kiev". Bên cạnh những nhân chứng về tội ác của quân đội Nga trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tại khu vực này, sự bàng hoàng của những người lính Ukraine khi chứng kiến cảnh thi thể thường dân bị sát hại, nhật báo Pháp cũng ghi nhận tâm trạng "thanh thản", "những nụ cười" của binh sĩ Ukraine, được thấy rõ tại các những điểm kiểm soát, trong hai ngày trở lại đây.

Vì sao Le Monde chú ý đến "những nụ cười" của người lính Ukraine ? 40 ngày kể từ đầu cuộc chiến : cục diện giờ đây đã thay đổi. Chính quyền Putin thoạt tiên đặt mục tiêu xâm chiếm nhanh chóng Ukraine, lật đổ chính quyền Kiev, với danh nghĩa "giải giáp quân đội và phi phát xít hóa Ukraine". Theo Le Monde, cuộc rút chạy của quân Nga khỏi vùng Kiev đã cho giới quan sát cơ hội chứng kiến lực lượng xâm lăng đã phải đối mặt với "sự kháng cự quyết liệt" như thế nào.

Chính thị trấn Bucha đã chứng kiến đoàn xe Nga bị tấn công dữ dội nhất, trong những ngày đầu chiến tranh. Và trong lúc, thủ đô Kiev – "mỗi khu phố, mỗi con đường, thậm chí từng ngôi nhà" - chuẩn bị sẵn sàng cho trận giáp chiến với quân Nga, thì các đơn vị tinh nhuệ nhất được điều lên mặt trận, những thị trấn giáp thủ đô như Bucha, Irpin, trong nhiều tuần lễ đã là chiến trường đẫm máu, sự hy sinh ở đây đã cứu thủ đô Kiev khỏi cuộc tấn công của quân Nga.

Tội ác Nga : Tòa án quốc tế cần khẩn trương ra phán quyết

Le Monde dành bài xã luận cho "Bucha, bước ngoặt chiến tranh tại Ukraine". Đối với Le Monde, sau các phát hiện hàng trăm thi thể thường dân Ukraine tại các vùng ngoại ô Kiev, ưu tiên hiện nay là tòa án quốc tế cần phải nhanh chóng đưa ra các phán quyết, không để cho các thủ phạm được bình yên. Theo Le Monde, việc tuyệt đại đa số lãnh đạo các nước phương Tây – trừ thủ tướng Hungary vừa tái đắc cử - lên án hành động tàn ác của quân đội Nga là "không đủ". Điều chủ yếu giờ đây là các nước, trước hết là các nước Châu Âu "tăng cường hỗ trợ phương tiện, đặc biệt về nhân sự, cho các hoạt động điều tra và thu thập bằng chứng".

Xã luận Le Monde cũng nhắc đến "loạt trừng phạt thứ năm" Liên Âu đang chuẩn bị, đồng thời nhấn mạnh : "Liệu có cần phát hiện thêm những hố chôn người mới ở Mariupol (thành phố miền nam nơi khoảng 130 nghìn dân thường đang bị kẹt trong vòng vây của quân Nga) để (Liên Âu) quyết định không mua khí đốt của Nga ?". Vụ thảm sát ở Bucha phải là một bước ngoặt đối với Châu Âu : Châu Âu phải "từ bỏ lối phản công chống lại cuộc tấn công tàn bạo của Putin, từ từ từng nấc một đáng thương, để thay bằng một cuộc phản công thực sự, trong đoàn kết với Kiev".

Trừng phạt : Không còn là lúc cho "các biện pháp nửa vời"

Loạt trừng phạt mới đối với Nga là chủ đề chính của Les Echos. Xã luận Les Echos, với tựa đề "Ukraine : Cần hành động dũng cảm" nhấn mạnh là "giờ không còn là thời khắc cho các phản ứng nửa vời. Các vụ hãm hiếp và thảm sát thường dân được đưa tin, tại các vùng ngoại ô Kiev khiến không còn nghi ngờ gì nữa về việc Nga phạm tội ác chiến tranh". Les Echos ghi nhận một nghịch lý là : "khí đốt Châu Âu nhập từ Nga tăng lên kể từ đầu cuộc chiến". Theo nhật báo kinh tế Pháp, Châu Âu không thể tiếp tục nhập khẩu khí đốt Nga, nguồn chi phí chủ yếu cho chiến tranh.

Nhật báo kinh tế hy vọng Liên Âu đoàn kết và kiên quyết. Les Echos đặc biệt lên án thái độ thỏa hiệp đầy tội lỗi tại Châu Âu với chính quyền Putin trong nhiều năm, và kể cả bây giờ, cụ thể của ứng cử viên cực hữu tranh cử tổng thống Pháp, Marine Le Pen, sẵn sàng "tìm kiếm một liên minh với Nga, trong nhiều vấn đề căn bản như an ninh Châu Âu" (trích cương lĩnh tranh cử của bà Le Pen).

Hungary : "mâu thuẫn không tránh khỏi" giữa khát vọng Liên Âu và thái độ thù nghịch dân chủ

Chiến tranh Ukraine, bầu cử Quốc hội Hungary và tranh cử tổng thống Pháp là chủ đề xã luận La Croix, với tựa đề "Mắt xích yếu". Thủ tướng Viktor Orban – lãnh đạo Châu Âu gần gũi nhất với chính quyền Putin – đã giành thắng lợi lớn trong cuộc bỏ phiếu hôm Chủ Nhật. "Không ai tại Châu Âu có thể thờ ơ với chiến thắng của Viktor Orban".

Tổng thống Nga đã sớm chúc mừng thắng lợi của ông Orban. Ứng cử viên cực hữu Pháp Marine Le Pen cũng ngay lập tức tuyên bố hoan nghênh, và bày tỏ một lần nữa sự ngưỡng mộ với một lãnh đạo rất ít quan tâm đến các quyền tự do, và quyền của các cộng đồng thiểu số. Sau kết thúc bầu cử, thủ tướng Hungary điểm mặt các "đối thủ" đối với Hungary, mà bản thân ông Orban cho rằng đã phải tranh đấu suốt trong quá trình tranh cử, cụ thể là những người mà thủ tướng Hungary gọi là "giới quan liêu ở Bruxelles", cùng "truyền thông quốc tế và tổng thống Ukraine".

Lãnh đạo Hungary hoàn toàn không nhắc đến chính quyền Putin, không nói một lời nào về cáo buộc tội ác chiến tranh với Nga, sau khi phát hiện vụ thảm sát tại thị trấn Bucha được công bố ngay hôm trước. Theo La Croix, "chừng ấy biểu hiện đã đủ để cảnh báo các quốc gia Châu Âu khác" : Hungary là một mắt xích yếu, cản trở sự đoàn kết của Liên Âu trước các thách thức từ Nga. Ít ngày trước cuộc bỏ phiếu vòng một tổng thống Pháp, trường hợp Hungary là một minh họa rõ nhất cho thấy "các mâu thuẫn không thể tránh khỏi" đối với những ai, vừa muốn tiếp tục vẫn là thành viên của gia đình Liên Âu, cùng lúc lại bảo vệ cho quan điểm "co cụm về bản sắc quốc gia và khinh thường nền dân chủ".

Ứng cử viên cánh hữu Pháp : "tôi là người duy nhất đủ dũng cảm để cải cách"

Nhật báo thiên hữu Le Figaro dành hình ảnh trang nhất để giới thiệu về quan điểm của ứng viên tổng thống cánh hữu Valérie Pécresse (hiện đứng thứ tư, thứ năm trong số các ứng cử viên hàng đầu, theo mức độ ủng hộ của cử tri trong các thăm dò dư luận), qua bài viết "Valérie Pécresse : Tôi là người duy nhất đủ dũng cảm để cải cách". Ứng cử viên đảng LR nhấn mạnh đến hai mục tiêu căn bản : "vãn hồi trật tự và tăng sức mua". Bà Pécresse lên án tổng thống mãn nhiệm không thực hiện lời hứa, và kêu gọi cử tri đừng tin vào những lời hứa hão huyền của hai ứng cử viên cực hữu, Marine Le Pen và Eric Zemmour.

Ứng cử viên cực tả Pháp : "Nếu tôi lọt vào vòng hai…"

Nhật báo thiên tả giới thiệu tiếng nói của ứng cử viên cực tả Jean-Luc Mélenchon, với tựa đề trang nhất "Nếu tôi lọt vào vòng hai…". Libération cũng dành một cuộc phỏng vấn để ứng cử viên tổng thống Mélenchon. Theo các thăm dò dư luận, ứng viên Mélenchon đứng thứ ba trong số các ứng viên. Dù khoảng cách khá xa so với bà Marine Le Pen, người đứng thứ hai, không loại trừ khả năng ông Mélenchon lọt vào vòng hai. Theo một thăm dò mới nhất của Libération, ứng cử viên có cơ may dù là rất nhỏ, được ví như "lỗ chuột chui" để lọt vào vòng hai. Ứng cử viên cực tả được ví di chuyển với tốc độ "con rùa" có khả năng vượt qua ứng viên cực hữu, nhờ ở số phiếu của các cử tri muốn ngăn chặn bà Le Pen.

Theo Libération, vấn đề đối với ứng viên Mélenchon là khoảng 15% cử tri Pháp hiện còn lưỡng lự, muốn bầu cho "một ứng cử viên cánh tả khác", "ít gây phân hóa" trong dư luận, hơn là ông Mélenchon. 

Theo Libération, ứng cử viên đảng Nước Pháp Bất Khuất cần thuyết phục được các cử tri cánh tả, đang còn lưỡng lự, là "lập trường triệt để của ông chính là một giải pháp cho các vấn đề của đất nước", cũng như các cử tri đang chọn không bỏ phiếu hay rắp ranh bầu cho ứng viên cực hữu. Libération nhấn mạnh, để làm được việc này, thách thức với Mélenchon là cùng lúc "phải nêu bật được hiểm họa Marine Le Pen với những cử tri vắng mặt, đồng thời phải tránh đối đầu trực diện với ứng viên cực hữu Le Pen, để không gây phản cảm đối với những người ít nhiều đang ngả sang cực hữu".

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Trọng Thành
Published in Quốc tế
lundi, 04 avril 2022 23:30

Ukraine thức tỉnh thế giới

1. Khi Nga hoàng Putin lấy cớ tập trận, tập trung gần hai trăm ngàn quân với xe tăng nhiều như sỏi đá, với những dàn tên lửa trập trùng đội hình như diễu binh sát biên giới Ukraine, Tổng thống Mỹ Joseph Biden liền nhiều lần cảnh báo, chỉ rõ cả ngày N, giờ G quân Nga nổ súng xâm lược Ukraine làm cho Putin chột dạ phải nhiều lần lui lại ngày động binh.

pdt01

Cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân chủ của người dân Ukraine cũng thức tỉnh, tiếp sức sống cho xu thế dân chủ thế giới đang chìm đắm, suy yếu trong bạo lực độc tài.

Nga hoàng Putin phải nhiều lần cãi bay cãi biến rằng quân Nga dải đội hình ở Kursk, ở Belgorod, ở Rossosh, ở Shakhty chỉ tập trận thường kì. Phải liên tục lui lại giờ G, quân Nga phải kéo dài cuộc dã ngoại dầm dề cả tháng ngoài trời băng tuyết. Khi Mỹ thôi không chỉ ra ngày quân Nga nổ súng đánh Ukraine, ngày đó liền đến, 24/2/2022.

Tổng thống Mỹ chỉ ra chính xác ngày Nga động binh xâm lược Ukraine, chỉ ra bí mật quân sự từ cơ quan đầu não tối cao Nga làm cho Nga hoàng Putin phải hủy bỏ bí mật quân sự đã bị lộ để tạo ra bí mật khác. Điều đó chứng tỏ tình báo Mỹ quá giỏi, hoạt động quá hiệu quả.

Ngay khi Nga hoàng Putin vừa lệnh cho quân Nga ầm ầm phóng tên lửa hành trình và những sư đoàn xe tăng T-90 mang pháo 125 mm, tăng T-95 có pháo 152 mm, có hỏa lực mạnh nhất trong các loại tăng hiện đại nhất thế giới ào ạt tràn vào xâm lược Ukraine, Tổng thống Mỹ J. Biden vội lên tiếng sẵn sàng giúp đưa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra nước ngoài lánh nạn.

Các nước EU dù đứng về phía Ukraine, lúc đầu cũng chỉ biết lo lắng cho dân tộc có vũ khí hạt nhân trong tay đã chấp nhận từ bỏ kho đầu đạn hạt nhân để sống hòa thuận với thế giới thanh bình, giờ Nga hoàng Putin trở mặt mang sức mạnh quân sự áp đảo, áp đặt ách nô lệ Đại Nga. Dân tộc Ukraine hiền hòa thất thế làm sao đứng vững trước đội quân hạt nhân hùng mạnh hàng đầu thế giới. Các nước EU ủng hộ Ukraine cũng chỉ biết mở lòng đón bất kì người Ukraine nào, quan chức hay dân thường chạy trốn ách nô lệ Đại Nga.

Điều đó cho thấy không những Nga hoàng Putin quá tự tin vào sức mạnh vũ khí hiện đại Nga mà cả các nhà chính trị lọc lõi của các nước công nghiệp phát triển cũng quá sùng bái vũ khí, quá khiếp đảm trước vũ khí hiện đại của Nga và tin rằng quân Nga sẽ nhanh chóng làm chủ Ukraine, nhà nước dân chủ Ukraine mau lẹ sụp đổ, phải khuất phục dưới họng súng Nga.

2. Ngạo mạn tin rằng tên lửa hành trình của Nga muốn nhắm vào cửa sổ tòa nhà nào ở Kyiv thì cửa sổ đó sẽ thành tro bụi. Lại ảo tưởng nghĩ rằng trong phần lớn người dân Ukraine đều có một phần dòng máu kiêu hãnh Đại Nga. Dù sinh ra và lớn lên ở Ukraine thì trái tim họ vẫn cùng nhịp đập với trái tim Moskva.

Cùng với niềm tin vào vũ khí Nga, tin vào dòng máu Nga trong trái tim Ukraine, Nga hoàng Putin còn có niềm tin vào dầu mỏ, khí đốt Nga. Nền công nghiệp hầu hết các nước châu Âu trong khối NATO hoạt động bằng xăng dầu Nga. Mùa đông lạnh dưới không độ, cả châu Âu trong khối NATO sưởi ấm bằng khí đốt Nga. Dầu mỏ khí đốt Nga sẽ trói tay, bịt miệng các nước NATO khi hành động kẻ cướp của Nga hoàng Putin không đụng đến NATO.

Sức mạnh tuyệt đối của vũ khí hiện đại Nga đè bẹp mọi sự kháng cự của Ukraine, sức mạnh dầu mỏ Nga trói tay NATO và thành phần Nga trong máu dân cư Ukraine do lịch sử để lại tiếp sức cho quân Nga, những toan tính đó đã cho Nga hoàng Putin niềm tin vững chắc rằng quân đội Nga hùng mạnh chỉ cần vài chục giờ chứ không cần vài chục ngày sẽ dẫm nát đất nước Ukraine đơn độc, sẽ dựng lên một chính quyền tay sai ở Kyiv răm rắp thực hiện mọi ý đồ của Moskva.

Trong những niềm tin đó, niềm tin mạnh mẽ vững chắc như niềm tin tôn giáo là niềm tin vũ khí hiện đại Nga, là sự sùng bái tên lửa hành trình, xe tăng T-90, T-95, máy bay SU… Nga hoàng Putin mới hợm hĩnh phát động chiến tranh xâm lược Ukraine.

pdt02

Xác những xe tăng T-90, T-95 bị dân quân Ukraine bắn cháy

Hơn nữa, Nga hoàng Putin đang tạo ra sự ổn định cho xã hội Nga, đang thỏa mãn con người sinh vật của dân Nga bằng tiền bán dầu mỏ, khí đốt và tiền bán vũ khí. Nga hoàng Putin cũng rất cần có cuộc chiến tranh ở tầm thế giới nhưng với nước yếu hơn để Nga hoàng Putin phô diễn sức mạnh vũ khí Nga, quảng cáo và nâng giá xe tăng, tên lửa, tàu chiến, máy bay quân sự Nga.

Sùng bái vũ khí hiện đại Nga, khiếp sợ sức mạnh quân sự Nga, các chính khách thông tuệ và sừng sỏ phương Tây lúc đầu cũng phải thụ động, yếm thế và bi lụy trước đội quân xâm lược hung tàn của Nga hoàng Putin ở Ukraine.

Sùng bái vũ khí Nga, khiếp sợ sức mạnh quân sự Nga còn có đám tướng tá công cụ bạo lực nhà nước cộng sản Việt Nam. Lập thân bằng bạo lực chuyên chính vô sản. Nhờ trường quân sự Nga, nhờ khẩu súng Tàu mới có chút danh phận võ biền nên chỉ biết có bạo lực, tôn thờ bạo lực. Mù lòa, tối tăm trong tâm thế nô lệ, đám tướng tá nô lệ và võ biền Lê Văn Cương, Lê Thế Mẫu ở Hà Nội, hậu duệ rất gần của Lê Chiêu Thống mới hèn hạ xỉ vả nhân dân Ukraine cầm súng giữ nước và ngu xuẩn tán tụng Nga hoàng Putin, một Adolf Hitler thế kỉ 21, mới gọi Tổng thống được hơn bảy mươi hai phần trăm phiếu bầu của dân là thằng hề, tôn xưng tên độc tài phát xít là ông : Nó không hiểu lịch sử... Chống Nga là thất bại. Ngờ nghệch, ấu trĩ về chính trị quốc tế, một thằng hề 43 tuổi làm sao đấu với ông Putin KGB 70 tuổi được (Lời ti tiện, hèn hạ và ngu dốt của tướng công cụ bạo lực Lê Văn Cương).

pdt03

pdt04

Mù lòa, tối tăm trong tâm thế nô lệ, đám tướng tá nô lệ và võ biền Lê Văn Cương (trên), Lê Thế Mẫu (dưới) ở Hà Nội, hậu duệ rất gần của Lê Chiêu Thống mới hèn hạ xỉ vả nhân dân Ukraine cầm súng giữ nước

3. Nhưng dù tình báo Mỹ giỏi giang, đọc vanh vách được cả những bí mật quân sự tối mật ở cấp tối cao, bí mật của Tổng thống Nga, tình báo Mỹ biết chính xác con số xe tăng, tên lửa Nga, biết rõ phiên hiệu từng đơn vị quân Nga tập trung ở biên giới Ukraine nhưng lại không thấy được một hiện thực, một yếu tố quyết định của chiến tranh chẳng có gì bí mật là con người tự do, là ý chí độc lập và khát khao dân chủ, nguồn sức mạnh tinh thần vô tận, sức sống bất diệt của dân tộc Ukraine.

Khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nai nịt áo trận, đôn đáo có mặt lúc ở chiến hào cùng người lính, lúc trong lâu đài Tổng thống ở Kyiv rồi bình thản nói rằng : Tôi đang ở đây và tôi cần súng đạn chống quân Nga xâm lược chứ không cần di chuyển khỏi đất nước Ukraine. Lời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không phải chỉ trả lời Tổng thống Mỹ J. Biden về sự giúp đỡ chạy trốn lánh nạn mà còn là lời khẳng định với thế giới về tư thế hiên ngang của nhân dân Ukraine không chấp nhận mất nước, không chấp nhận nô lệ dưới họng súng phát xít Putin Nga.

pdt05

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nai nịt áo trận, đôn đáo có mặt ở chiến hào cùng người lính

"Tôi đang ở đây, trên đất nước Ukraine thân yêu của tôi" và "Thà chết để quê hương được sống còn hơn được sống mà mất quê hương". Lời Tổng thống Ukraine Zelensky vừa là lời trái tim người dân Ukraine, lời tập hợp người dân Ukraine cùng đứng ở đây bên Tổng thống Zelensky, trên chiến hào chống quân Nga xâm lược, vừa là tiếng nói của thời đại dân chủ, văn minh đã lay động trái tim hàng tỉ người dân thế giới.

Bà già Ukraine cầm súng chờ quân Nga xâm lược dẫn xác đến. Đôi trai gái Ukraine mặc áo trận làm lễ cưới, nhận phép Thánh từ Cha Tuyên úy ngay cạnh chiến hào rồi cầm súng chặn bước tiến tội ác của đội quân phát xít Nga. Hơn bốn triệu trẻ em và người già yếu Ukraine sang các nước làng giềng tránh bom đạn Nga nhưng lại có vài triệu người Ukraine đang sinh sống trên khắp thế giới trở về Ukraine cầm súng giữ nước. Vài chục giờ đã qua. Vài chục ngày cũng đã qua. Quân Nga xâm lược bị chặn đứng trên mọi hướng hành quân.

Trong khi Nga hoàng Putin ảo tưởng rằng tên lửa Nga có thể bắn trúng từng cửa sổ những tòa nhà ở Kyiv thì trên đất Ukraine, tên lửa Nga sai lệch đến thảm hại, sáu mươi phần trăm chệch khỏi mục tiêu hàng trăm mét. Trong khi Nga hoàng Putin ảo tưởng vào sức mạnh quân sự Nga thì "sức mạnh quân sự Nga" chỉ phơi bày sự tồi tệ ở Ukraine : Xe tăng Nga hút xăng như sa mạc hút nước. Không gian chiến tranh hiện đại tính bằng ngàn cây số. Không lực lượng tiếp liệu hùng hậu nào đáp ứng kịp sự ngốn xăng của xe tăng Nga. Xe tăng Nga hết xăng trở thành mục tiêu tập bắn cho những khẩu súng chống tăng Javelin trên vai những nông dân Ukraine.

Xe tăng Nga đói xăng. Lính Nga đói ăn. Lính Nga chỉ là nô lệ của Nga hoàng Putin đi vào cái chết vô nghĩa để thực hiện giấc mộng Đại đế của Nga hoàng Putin. Những tên lính nô lệ của Nga hoàng Putin, đứa bỏ xe tăng tháo chạy cái chết. Đứa xục vào làng quê Ukraine tìm cái ăn khỏi chết đói, bị dân Ukraine bắt vẫn cố xin một mẩu bánh mì.

Không phải chỉ hàng ngàn lính Nga phơi xác ở ngoại ô Kharkiv, ngoại thành Mariupol mà chỉ ba tuần đầu xâm lược Ukraine đã có sáu tướng Nga chết trận. Chẳng có đội quân xâm lược nào có thể đi đến chiến thắng khi binh lính làm chủ vũ khí hiện đại chỉ là những nô lệ đói khát tự do và đói khát cả miếng ăn và vừa vào trận đã bị tổn thất khủng khiếp như vậy. Cuộc chiến tranh tội ác của Nga hoàng Putin đã thực sự thất bại.

Tuyệt vọng cho số phận đất nước Ukraine trước sức mạnh quân sự nước Nga dưới triều Nga hoàng Putin, Tổng thống Mỹ J. Biden sốt sắng lên tiếng giúp đưa Tổng thống Ukraine Zelensky ra nước ngoài lánh nạn. Không ! Thời Ukraine là nạn nhân của nước Nga Xô Viết đã qua rồi. Con người Ukraine, dân tộc Ukraine quyết không bao giờ là nạn nhân của nước Nga nữa. Đã là người Ukraine thì phải đứng ở chiến hào chống quân Nga xâm lược.

Tiếng súng kháng chiến chống quân Nga xâm lược của người dân Ukraine đã giúp cả thế giới bùng tỉnh khỏi cơn tuyệt vọng, khiếp sợ vũ khí hủy diệt hiện đại. Tiếng súng kháng chiến của người dân Ukraine chống quân Nga xâm lược nói với thế giới rằng : Chiến tranh dù hiện đại đến đâu, chiến thắng không do vũ khí quyết định mà do con người, do những người lính làm chủ vũ khí đó. Vũ khí hiện đại đến đâu cũng vô dụng với những tên lính Nga xâm lược chỉ là những tên nô lệ của bạo chúa Putin. Thực tế vũ khí Nga lại quá kém không đáp ứng được chiến tranh hiện đại làm sao không thất bại ! Người dân Ukraine tự do làm chủ đất nước Ukraine chiến đấu giữ nước mới là người làm chủ mọi vũ khí.

pdt06

Phát xít Putin nã tên lửa hành trình vào bệnh viện phụ sản ở Mariupol, làm bị thương trẻ em 

pdt07

 

và giết hàng chục sản phụ. 

Vượt qua nỗi tuyệt vọng cho số phận người dân Ukraine trước sức mạnh vũ khí Nga, cả thế giới tự do, từ Mỹ, từ NATO tới tấp gửi vũ khí hiện đại và hiệu quả cho Ukraine chống quân Nga hoàng Putin xâm lược.

4. Thời dân túy nổi lên. Dân túy khuếch trương ý thức dân tộc cực đoan với những slogan tưởng là tốt đẹp như "Nước Mỹ trên hết". Nước nào chỉ biết nước nấy làm cho con người trở nên ích kỉ. Đã là con người phải có ý thức trách nhiệm với loài người. Ý thức trách nhiệm của con người với loài người mất đi. Dân tộc cực đoan đã làm tan rã những liên minh chiến lược hình thành nhằm ngăn chặn chiến tranh hủy diệt loài người. NATO bị chia rẽ sâu sắc. Trào lưu dân chủ đang lan rộng trên thế giới bị chặn đứng và suy yếu. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan chính là mầm mống, là chiếc nôi của chủ nghĩa phát xít.

Cuộc chiến tranh của Nga hoàng Putin xâm lược Ukraine làm loài người bừng tỉnh nhận ra họa phát xít đã lồ lộ xuất hiện ở biên giới mọi quốc gia. Năm 1939 phát xít Hitler đâu phải chỉ cần chiếm được Ba Lan là đủ. Năm 2022 phát xít Putin đâu phải chỉ chiếm được Ukraine là thỏa mãn. Nhận ra điều đó, NATO đang chia rẽ sâu sắc liền cùng hợp lực lại, phân công nhau, kêu gọi nhau dành cho Ukraine sự trợ giúp tốt nhất, cao nhất. Ukraine phải đứng vững. Không để Nga hoàng Putin thôn tính được Ukraine rồi sẽ tiếp tục thôn tính các nước khác.

Cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân chủ của người dân Ukraine cũng thức tỉnh, tiếp sức sống cho xu thế dân chủ thế giới đang chìm đắm, suy yếu trong bạo lực độc tài. Khát vọng độc lập dân chủ của người dân Ukraine chiến thắng bạo lực độc tài Putin là chiến thắng của độc lập, dân chủ trên cả thế giới. Ukraine đang chiến thắng. Lực lượng dân chủ trên thế giới đang chiến thắng.

Nga hoàng Putin ảo tưởng rằng gây chiến tranh xâm lược Ukraine cũng mở ra hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu sức mạnh vũ khí Nga với thế giới. Không ngờ lại phơi ra cái dở chí tử của nền công nghiệp vũ khí Nga. Chiến tranh xâm lược Ukraine sẽ làm vũ khí Nga mất giá và ế ẩm.

Khát vọng độc lập dân chủ cho người dân Ukraine tư thế hiên ngang và sức mạnh phi thường chiến đấu ngăn chặn họa phát xít đang đe dọa loài người đã thức tỉnh cả thế giới nhưng càng bộc lộ rõ sự u mê, lạc lõng của nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam.

Chỉ trong tháng ba, năm 2022, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hai lần bỏ phiếu ủng hộ Ukraine, đòi Nga rút ngay lập tức, không điều kiện tất cả lực lượng quân sự khỏi lãnh thổ Ukraine. Cuộc bỏ phiếu lần thứ nhất diễn ra ngày 2 tháng ba. 141 nước trên 181 nước bỏ phiếu ủng hộ Ukraine. 35 nước bỏ phiếu trắng. Cuộc bỏ phiếu lần thứ hai ngày 24 tháng ba. 140 nước trên 193 nước bỏ phiếu ủng hộ Ukraine. 38 nước bỏ phiếu trắng. Bỏ phiếu trắng là im lặng, không có chính kiến, đứng ngoài cuộc.

Lịch sử thế giới hiện đại đã lồ lộ hai bộ mặt độc tài phát xít. Vladimir Putin là Adolf Hitler ở châu Âu thì Tập Cận Bình là Adolf Hitler ở châu Á. Cả hai lần Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ra Nghị quyết ủng hộ Ukraine, lên án cuộc chiến tranh của độc tài phát xít Putin thì cả hai lần Việt Nam đều bỏ phiếu trắng theo độc tài Tập Cận Bình, im lặng đứng ngoài cuộc.

pd09

Quân Nga chỉ chiếm được mấy thị trấn nhỏ Bucha, Irpin, Hostomel ngoại thành Kyiv vài ngày,

pdt08

khi rút đi ở mỗi thị trấn quân Nga để lại hàng trăm xác dân thường rải rác trên mọi đường phố, trong những hố chôn sơ sài, chân tay dân chết còn lòi trên mặt đất.

Im lặng là đồng lõa.

Độc tài Tập Cận Bình đồng lõa với độc tài Putin là điều đương nhiên. Nhưng phát xít Putin nã tên lửa hành trình vào bệnh viện phụ sản ở Mariupol giết hàng chục sản phụ. Quân Nga chỉ chiếm được mấy thị trấn nhỏ Bucha, Irpin, Hostomel ngoại thành Kyiv vài ngày, khi rút đi ở mỗi thị trấn quân Nga để lại hàng trăm xác dân thường rải rác trên mọi đường phố, trong những hố chôn sơ sài, chân tay dân chết còn lòi trên mặt đất.

Nhà nước Việt Nam đồng lõa với độc tài phát xít Putin, đồng lõa với tội ác như vậy là sự lạc lõng của Việt Nam trong thế giới văn minh, là nỗi hổ thẹn, là sự ô danh, xúc pham danh dự người dân Việt Nam trước loài người.

Phạm Đình Trọng

(04/04/2022)

Additional Info

  • Author Phạm Đình Trọng
Published in Quan điểm

Hơn một tháng đã trôi qua một cách chậm chạp, sau khi quân Nga ngang nhiên tràn vào lãnh thổ Ukraine, một nước có chủ quyền và được cả thế giới công nhận. Ước mơ chiếm được thủ đô Kyiv trong vài ngày của Tổng thống Vladimir tan thành mây khói. Hàng ngàn binh sĩ Nga thiệt mạng, gần 20 sĩ quan cao cấp tử trận và hàng trăm xe tăng, xe bọc sắt bị tiêu hủy hoặc bị quân đội Ukraine tịch thu.

Không phải chỉ có vậy. Bài phân tách sau đây sẽ bàn về những thiệt hại kinh tế Nga đang phải lãnh đủ. Nga với 142 triệu dân (2021) và tổng sản lượng nội địa (GDP) của 2020 là 3.876 tỉ USD (theo thời giá 2017), từ một nền kinh tế chỉ huy chuyển qua kinh tế tư bản quốc doanh với một khu vực tư nhân giới hạn sau khi Liên Xô sụp đổ. Kinh tế Nga đã thực hiện được mức phát triển tốt đẹp vào những năm 1998-2008. Tiếp theo là giai đoạn kinh tế trì trệ. Cuộc xâm chiếm Crimea vào 2014 đã đẩy Nga vào cuộc suy thoái kinh tế. Cuộc xâm lăng Ukraine vào 2022 sẽ làm kinh tế lún sâu vào một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy vì những biện pháp trừng phạt kinh tế của khối các nước dân chủ.

nqk1

Những biện pháp trừng phạt kinh tế

1. Tài chánh

a. Đóng băng những tích sản của Ngân Hàng Trung Ương của Nga bao gồm 630 tỉ USD ngoại tệ dự trữ ở bên ngoài nước Nga.

b. Hoa Kỳ, Anh, và Liên Âu cấm cá nhân và các cơ sở kinh doanh giao dịch với Ngân Hàng Trung Ương Nga, Bộ Tài Chánh và những quỹ tài sản (dự trữ tiền của chính phủ).

c. Không cho phép các ngân hàng Nga sử dụng hệ thống giao dịch tài chánh quốc tế SWIFT (Society for worldwide Interbank Financial Telecommunication), khiến cho việc thanh toán tiền bạc giữa các ngân hàng và giữa các nước khó thực hiện nhanh chóng.

2. Năng lượng

a. Hoa Kỳ cấm nhập cảng dầu khí của Nga.

b. Anh Quốc sẽ dần dần chấm dứt nhập cảng dầu khí của Nga vào cuối năm 2022.

c. Liên Hiệp Âu Châu hiện nhập cảng 25% dầu và 40% khí đốt từ Nga, không hoàn toàn cấm nhập cảng, nhưng sẽ dần dần giảm bớt lệ thuộc và sẽ độc lập với Nga trước năm 2030.

d. Đức đã tạm ngưng cấp cho phép mở đường ống dẫn dầu Nord Stream II từ Nga.

3. Thương mại

Hoa Kỳ, Anh, Liên Hiệp Âu Châu và một số nước khác cấm xuất cảng qua Nga một số sản phẩm như phi cơ và thiết bị, những hàng hóa dân dụng nhưng có lợi ích quân sự như hóa chất hay laser.

33 quốc gia gồm Liên Hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ, Canada, Anh, Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và một số nước khác cấm các phi cơ Nga bay qua không phận của những nước này, ngoại trừ trường hợp ngoại giao và nhân đạo.

nqk2

4. Cá nhân

Hoa Kỳ, Anh, và Liên Hiệp Âu Châu trừng phạt một số tỉ phú Nga thân cận với Điện Kremlin bao gồm Tổng thống Vladimir Putin và Ngoại trưởng Sergei Lavrov. Du hành bị cấm và tích sản của họ bị đóng băng.

Tỉ phú Nga Mikhail Fridman, hiện đang cư ngụ tại London, Anh quốc, với một tài sản trị giá 10,4 tỉ USD, than phiền rằng, ông như bị giam lỏng tại nhà vì lệnh cấm vận. Ông không tiếp cận những trương mục ngân hang, không dùng được thẻ tín dụng và máy ATM để rút tiền. Ông đang làm đơn xin chính phủ Anh cho chi tiêu 2.500 GBP (3.275 USD) mỗi tháng.

5. Công ty tư nhân

Rất nhiều công ty Tây phương đã tự nguyện tạm ngưng một phần hay toàn phần các hoạt động tại Nga. Chính quyền Nga tìm cách ngăn chặn các công ty rời bỏ Nga nhưng không thành công.

  1. Xe hơi : Ford, General Motors, Toyota, Volkswagen, Nissan.
  2. Hàng Không : Boeing, Airbus.
  3. Kỹ nghệ cao : Airbnb, Amazon. Apple, Facebook, Hitachi, IBM, Intel, Microsoft, Netflix, Nintendo, Roku, Sony, Spotify, Twitter, YouTube.
  4. Cố vấn : Accenture, EY, Deloitte, KPMG International, PricewaterhouseCooper.
  5. Năng lượng và kim loại : BP, Equinor, Exxon, BP, Shell, Rio Tinto, TotalEnergies.
  6. Tài chánh : Norway’s, Mastercard, Visa, American Express, Moody’s, Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Western Union, Citigroup, Paypal.
  7. Thực phẩm : AB InBev, Burger King, Coca-Cola, Heineken, McDonald’s, Nestle, PepsoCo, Starbucks, Yum Brands.
  8. Khách sạn : Hyatt, Marriott, Hilton.
  9. Công nghệ : 3M, Dow, General Electric, John Deere, Caterpillar, Alstom.
  10. Truyền thông và giải trí: DirecTV, Disney, WarnerMedia.
  11. Thương mại : Crocs, Estée Lauder, H&M, Ikea, Imperial Brands, Inditex, Mothercare, Mondelez, Procter & Gamble, Unilever.
  12. Vận chuyển : UPS, Fedex, Maersk, MSC Mediterranean Shipping Company.

nqk3

Hậu quả của những trừng phạt kinh tế

1. Đồng Ruble mất giá.

Vào 23/02/2022 hối suất Ruble / US Dollar là 81.277. Khi Putin xua quân Nga vào Ukraine, Ruble tiếp tục mất giá trong trong tuần lễ đầu. Một đồng RUB (Russian Ruble) trị giá không tới 1 xu của USD. Ngân Hàng Trung Ương Nga phải can thiệp bằng cách tăng lãi suất từ 9,5% lên đến 20% vào ngày 28/02/2022 nhưng đã không thành công. Đồng RUB tiếp tục mất giá trong hai tuần kế tiếp. Một USD có thể đổi được 142,64 Rub vào ngày 7/3/2022. Chính quyền Nga đã phải thi hành một số biện pháp khác để nâng giá đồng Rub như bắt buộc những công ty xuất cảng dầu khí chỉ được giữ 20% ngoại tệ, đổi số tiền còn lại qua Rub. Dự trữ ngoại tệ thường được dùng để bảo vệ đồng bạc nội địa, nhưng dự trữ ngoại tệ tổng cộng khoảng 640 tỉ USD để ở các ngân hang ngoại quốc đã bị đóng băng. Nga có một số vàng dự trữ đáng kể. Tuy nhiên vàng không thể dùng để bảo vệ đồng Rub vì hiện nay chính quyền Nga không thể bán vàng lấy USD, Euro, hay Yen.

nqk4

2. Thị trường chứng khoán

Vào ngày 24/02/2022, khi Nga xâm lược Ukraine, chỉ số chứng khoán mất 1/3 giá trị. Khi các biện pháp trừng phạt kinh tế áp dụng, đồng Rub phá sản, thị trường chứng khoán Nga buộc phải đóng cửa. Đúng một tháng sau, vào ngày 24/3/2022, thị trường chứng khoán của Nga mở cửa lại, 4 giờ mỗi ngày, nhưng chỉ có 33 trong số vài trăm chứng khoán được phép mua bán với nhiều giới hạn. Những người đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế trên thị trường chứng khoán Nga nhưng hiện nay không được bán cổ phần của họ cũng như không được bán Rub để đổi lấy USD.

3. Kỹ nghệ hàng không

Trước đây hãng hàng không quốc doanh Aeroflot có những chuyến bay đến 146 địa điểm khác nhau. Kể từ ngày chiến tranh xâm lược xẩy ra, công ty này giảm bớt một nửa số đường bay vì hai lý do :

1) Liên Hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ, Canada, và Anh không cho máy bay Nga bay qua không phận của họ ;

2) Máy bay Nga sẽ bị tịch thâu vì cấm vận. Phi cơ Nga không những bị cấm bay đến Âu Châu và Bắc Mỹ mà còn không thể đến những địa điểm phải bay qua không phận bị cấm.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, công ty hàng không Nga bay phi cơ làm tại Nga và những công ty hàng không Tây phương dùng phi cơ sản xuất ở phương Tây. Nhưng trên 30 năm qua, kỹ nghệ hàng không thế giới hoàn toàn kết hợp. Các công ty hàng không Nga ngày nay sử dụng phần lớn phi cơ của Boeing và Airbus. Theo luật cấm vận, Boeing và Airbus không được phép cung cấp dịch vụ bảo trì và thiết bị phi cơ cho công ty hàng không Nga. Do đó, các công ty hàng không Nga sẽ phải đối phó với sự an toàn và thiếu máy bay ngay cả cho những đường bay quốc nội. Không thể mua phụ tùng mới, các công ty Nga sẽ phải hi sinh một số máy bay để lấy phụ tùng cũ ra thay thế.

Ngoài ra, các công ty hàng không Nga còn thuê của các hãng cho mướn ở Âu Châu khoảng 500 phi cơ, chiếm khoảng 80% tổng số phi cơ. Cũng theo luật cấm vận, các công ty cho mướn phi cơ đến ngày 28/3/2022 phải hủy bỏ tất cả hợp đồng cho thuê và thu hồi những phi cơ này. Cho tới này các hãng cho thuê phi cơ đã lấy lại vài chục chiếc. Số phi cơ còn lại vẫn còn nằm trên đất Nga. Chính quyền Nga xem ra không chịu trả lại những phi cơ đang thuê mướn.

Quả thật, kỹ nghệ hàng không Nga đang gặp khá nhiều khó khăn, nhưng chưa hết. Do hậu quả của cấm vận, các công ty hàng không Nga bị cắt đứt mọi tiếp cận với ngân hàng Tây phương và hệ thống mua vé. Hành khách không thể sử dụng những thẻ tín dụng như Visa, MasterCard, hay American Express để thanh toán chi phí.

4. Kỹ nghệ dầu khí

Nga là một nước sản xuất và xuất cảng dầu thô nhiều thứ ba trên thế giới sau Hoa Kỳ và Saudi Arabia theo U.S. Energy Information Administration. Nga cũng là một nước sản xuất khí đốt lớn thứ nhì sau Hoa Kỳ nhưng là một nước có số lượng dự trữ và xuất cảng khí đốt lớn nhất thế giới. Dầu và khí đốt xuất cảng là nguồn lơi tức lớn của Nga. Trong năm 2021, lợi tức dầu khí chiếm 45% ngân sách quốc gia. Ngoài ra, Nga còn là nước sản xuất lớn thứ nhì về than và nước xuất cảng nhiều than thứ ba trên thế giới.

Vào ngày 8/3/2022, chính quyền Biden đã quyết định cấm nhập cảng dầu, khí đốt và than của Nga. Năm vừa qua, Hoa Kỳ đã nhập cảng gần 700.000 thùng dầu thô và dầu tinh luyện của Nga mỗi ngày, tương đương khoảng 3% tổng số dầu Hoa Kỳ nhập cảng vào 2021. Theo Nhà Trắng, quyết định này sẽ ngưng cung ứng cho Nga hàng tỉ Mỹ kim để tài trợ chiến tranh ở Ukraine. Ngoài ra Hoa Kỳ cũng ngăn cấm công ty Hoa Kỳ đầu tư mới vào khu vực năng lượng của Nga và tài trợ những công ty ngoại quốc đầu tư để sản xuất năng lượng ở Nga.

nqk5

5. Lạm phát và suy thoái kinh tế

Theo một nghiên cứu của Goldman Sachs, một công ty đầu tư và dịch vụ tài chánh đa quốc gia, kinh tế Nga sẽ giảm 10% trong năm 2022. Đây là một suy thoái lớn nhất kể từ thời kỳ đen tối vào đầu thập niên 1990. Trước khi có chiến tranh xâm lăng, kinh tế Nga dự trù tăng 2%. Mức lạm phát ở Nga sẽ tăng lên đến 20% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, một cư dân ở Moscow cho biết giá đã tăng 20% - 30%. Xuất khẩu và nhập cảng sẽ giảm 10% và 20%.

Dầu xuất cảng, một nguồn lợi tức chính của Nga, có thể giảm xuống còn 3 triệu thùng mỗi ngày, tương đương với 38% mức xuất cảng trước chiến tranh.

Cấm vận của thế giới không những ảnh hưởng đến kinh tế của Nga mà còn gây ra những thiệt hại cho dân Nga. Alexey Skripko, một cư dân ở Moscow, đã nhanh chóng mua được một máy computer khá tốt để bàn với giá 70.000 rubles (khoảng 1.000 USD). Ngày hôm sau, giá chiếc máy này là khoảng 90.000 rubles. Bây giờ hơn 100.000. Ít lâu sau ông Skripko và gia đình đã chạy qua Armenia vì lo sợ chiến tranh do Tổng thống Putin gây ra.

Konstantin Sonin, giáo sư kinh tế gốc Nga tại University of Chicago, cho hay giá đường tăng 37% ở một vài vùng và trung bình 14% trên toàn quốc trong tuần lễ kết thúc vào 18/3/2022. Một vài nơi đã xẩy ra xô xát giữa những người tiêu thụ vì dành mua đường. Chính phủ Nga đã phải cấm xuất cảng đường.

Kết luận

Trong lịch sử thế giới, chưa bao giờ có một kế hoạch cấm vân quy mô và khốc liệt như đang áp dụng vào Nga. Giáo sư và kinh tế gia Tiệp Tomas Sedlacek nhận xét rằng "Những biện pháp trừng phạt kinh tế Nga rất thành công, rất nhanh chóng. Đáng kể hơn hết đây là một thông điệp căn bản rằng toàn thế giới, thế giới Tây phương tiến bộ sẵn sàng và đoàn kết để tấn công với võ khí kinh tế, bởi vì đây là cách những quốc gia văn minh phát động một cuộc chiến tranh - nếu cần thiết. Họ không giết nhau nhưng tiến hành một chiến tranh kinh tế và chiến tranh kinh tế này đang có lợi cho chúng ta".

Nga sẽ không thể gia nhập vào thế giới văn minh như Giáo sư Tomas Sedlacek nói để tiến bộ nếu những nhà lãnh đạo Nga không từ bỏ tư duy độc đoán hun đúc hàng thế kỷ từ thời Nga Hoàng qua Liên Xô. Hi vọng chế độ Putin sẽ sớm cáo chung và một trào lưu dân chủ thực sự sẽ ngoi lên ở Nga và sẽ mang lại hòa bình cho Âu Châu và thế giới. Vài quốc gia chư hầu trung thành mới của Putin sẽ rơi rụng tả tơi.

Nguyễn Quốc Khải

(01/04/2022)

Tham khảo :

1. Sergey Aleksashenko, "How much damage will sanctions do to Russia ?", Aljazeera, March 3, 2022.

2. "Ukraine : What sanctions are being imposed on Russia ?", BBC, March 24, 2022.

3. CIA, "Russian economy", The World Factbook, March 10, 2022.

4. CNN Business staff, "Here are the companies pulling back from Russia", CNN, March 15, 2022.

5. Bill Chappell, "Russia’s central bank doubles a key interest rate as sanctions spark economic turmoil", NPR, February 28, 2022.

6. Max Fisher, "Russia’s other contest with the West: Economic endurance", The New York Time, March 9, 2022.

7. Stephen Gadel, Jason Karaian",Who’s buying stocks ?", The New York Times, March 26, 2022.

8. Nicholas Gordon, "Russia’s flag carrier, Aeroflot, is canceling its international flights to stop foreign governments seizing its planes", Fortune, March 7, 2022.

9. Julie Johnson, Danny Lee, "Owners fear planes ‘are gone forever’ after Russia shields them from seizure", Bloomberg, March 8, 2022.

10. Jim Puzzanghera, "It’s going down the drain: Sanctions are taking toll on Russia’s economy", Boston Globe, March 26, 2022.

11. Harry Robertson, "Russia’s economy will shrink a huge 10% this year, Goldman Sachs says – Its worst construction since the dark days of the 1990s", Business Insider, March 21, 2022.

12. Greg Rosalsky, "How sanctions are pining down the Russian economy", NPR, March 8, 2022.

13. David Schaper, "Growing sanctions on Russia could cripple Russian airlines", NPR, March 11, 2022.

14. Tomas Sedlacek, "I am proud of how fast the West agreed on sanctions", Radio Prague International (english.radio.cz), March 03, 2022.

15. Alina Selyukh, "How everyday Russians are feeling the impact from sanctions", NPR, March 2, 2022.

16. Huileng Tan, "Sanctioned Russian oligarch Mikhail Fridman says he is ‘practically under house arrest’ and has to eat at home as his credit cards have been blocked", Business Insider, March 29, 2022.

17. Derek Thompson, "Russia’s looming economic collapse", The Atlantic, March 2, 2022.

18. Ben Walsh, "The unprecedented American sanctions on Russia, explained", VOX, March 9, 2022.

Additional Info

  • Author Nguyễn Quốc Khải
Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 8