Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hôm 2/4/2022 Ukraine tuyên bố đã giải phóng hoàn toàn Kyiv. Quân đội Nga trước đó cho biết đã hoàn thành giai đoạn một của ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ và đang tập trung toàn lực đánh chiếm vùng Donbass. Nhiều dự báo cho rằng Putin đang tìm kiếm một chiến thắng cục bộ để có thể tuyên bố hoàn thành chiến dịch quân sự và rút lui trước ngày 9/5. Đây là ngày lễ lớn của Nga, kỷ niệm chiến thắng Phát xít Đức trong thế chiến Hai.

baihoc1

Quân đội Ukraine tiến vào Bucha và kinh hoàng khám phá những tội ác chiến tranh do quân đội Nga để lại khi rút lui ngày 2/4/2022

Tuy nhiên dù Putin có nói hay tuyên bố cái gì đi nữa thì cả thế giới đều biết Nga đang thất bại thảm thiết tại Ukraine. Chính quyền của Putin sẽ sớm rơi vào khủng hoảng khi sự thật bị phơi bầy trước người dân Nga. Tương lai của nước Nga vô cùng đen tối ngay cả khi không còn Putin. Các nước dân chủ đã đạt được đồng thuận quan trọng là sẽ đoạn giao với Nga. Chủ nghĩa Tân phóng khoáng và phong trào Toàn cầu hóa đã chấm dứt đúng như nhận định của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.

Một trật tự thế giới mới đã và đang hình thành trong đó các nước dân chủ sẽ chấm dứt làm ăn và giao thương với các nước độc tài như Trung Quốc và Nga.

Việt Nam là một nước cộng sản nên vẫn đứng về phía Nga và Trung Quốc. Việt Nam đã hai lần bỏ phiếu trắng từ chối lên án Nga xâm lược Ukraine tại Liên Hợp Quốc. Đây là một hành động vừa thiếu đạo đức vừa thiển cận vì đi ngược lại quyền lợi quốc gia.

Cuộc xâm lăng của Putin không đơn thuần là xung đột giữa hai quốc gia mà là một cuộc chiến ý thức hệ giữa hai phe độc tài và dân chủ. Ukraine là một nước dân chủ nên đã nhận được sự ủng hộ to lớn và vô điều kiện của tất cả các nước dân chủ trên toàn thế giới. Cuộc chiến này sẽ tiếp tục cho đến khi Nga chấp nhận thua cuộc và rút lui. Mặt khác, Putin cũng đã trèo lên lưng cọp, nếu thua thì sinh mệnh chính trị của ông ta sẽ kết thúc trong bi thảm. Cuộc chiến Putin-Ukraine vì vậy sẽ còn kéo dài thêm một thời gian nữa. Tuy nhiên quân đội Nga sẽ sớm cạn kiệt nguồn lực để tiếp tục duy trì cuộc chiến.

baihoc2

Ảnh minh họa người dân Irpin di tản khỏi thành phố

Chúng ta ha hãy cùng nhau tìm hiểu những lý do chính giúp Ukraine đứng vững và giành chiến thắng trước cường quốc quân sự thứ hai trên thế giới. Đây là những bài học cho chính chúng ta vì Việt Nam cũng giống Ukraine khi phải sống cạnh một ông hàng xóm to lớn nhưng nhiều dã tâm, lúc nào cũng muốn áp đặt và xâm chiếm lãnh thổ người hàng xóm.

Bài học đầu tiên đó là chúng ta phải luôn luôn đứng về phía lẽ phải. Cuộc xâm lược Ukraine của Putin là hoàn toàn sai trái, nó vi phạm mọi công ước quốc tế và phá vỡ trật tự thế giới. Lẽ phải luôn có sức mạnh vô địch. Đảng cộng sản Việt Nam vừa thiển cận vừa thiếu đạo đức khi đứng về phía Putin. Các ‘chiến lược gia’ của chế độ như đại tá Lê Thế Mẫu hay tướng công an Lê Văn Cương đã cho cả thế giới thấy rõ điều đó.

Bài học thứ hai mà nhiều người Việt Nam vẫn chưa biết là một nước dân chủ tồi dở và chưa hoàn thiện vẫn hơn hẳn một nước độc tài toàn trị. Ukraine, Thái Lan hay Việt Nam Cộng Hòa trước đây là những ví dụ. Tại các quốc gia này, ba yếu tố cơ bản của một nền dân chủ vẫn tồn tại đó là các : Quyền tự do ngôn luận, tư tưởng và tôn giáo ; Quyền tự do ứng cử và bầu cử ; Quyền tự do kết hợp của công dân trong đó có quyền thành lập các tổ chức xã hội dân sự và các đảng chính trị.

Người dân Ukraine không phải ai cũng hài lòng với chính quyền nhưng họ chấp nhận vì Zelensky được bầu lên một cách dân chủ, minh bạch và công khai. Họ không chấp nhận sự vu khống và áp đặt của Putin. Họ sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước và nền dân chủ chưa hoàn thiện của mình. Các nước dân chủ trên thế giới biết rõ nguyện vọng và quyết tâm dân chủ của người dân và chính quyền Ukraine nên đã làm tất cả để giúp Ukraine chống lại Putin, chống lại xâm lược.

Thử so sánh, nếu ngay bây giờ Trung Quốc tấn công Việt Nam thì có bao nhiêu quốc gia ủng hộ chúng ta ? Có bao nhiêu người Việt hải ngoại sẵn sàng quay về cầm súng chiến đấu và bảo vệ chế độ ? Nên biết đã có gần 300.000 người Ukraine đang sinh sống ở nước ngoài đã tình nguyện trở về nước chiến đấu.

Bài học thứ ba là sức mạnh của tự do ngôn luận và báo chí. Về quân sự, nước Nga mạnh gấp 10 lần Ukraine nhưng trên mặt trận truyền thông thì Nga đã thua hoàn toàn. Hệ thống internet của Ukraine vẫn hoạt bình thường, mỗi người dân Ukraine là một nhà báo tại chỗ trên chiến trường. Họ đã cung cấp đầy đủ tin tức và cập nhật tình hình chiến sự cho cả thế giới biết. Tổng thống Ukraine Zelensky cũng đã sử dụng rất hiệu quả mạng xã hội và internet để động viên người dân và kết nối với thế giới. Hình ảnh giản dị, gần gũi, quyết tâm và trách nhiệm của Zelensky đã đoàn kết được người dân Ukraine và chinh phục tình cảm của cả thế giới.

Bài học thứ tư, một đảng chính trị, dù cầm quyền hay đối lập cũng cần phải có viễn kiến (tầm nhìn). Thế giới đã thực sự thay đổi sau ngày 24/2/2022 khi quân đội Nga tràn vào lãnh thổ Ukraine và sau đó đúng một tháng, vào ngày 24/3/2022 khi diễn ra ba cuộc họp thượng đỉnh của NATO, G7 và EU. Các quốc gia dân chủ hàng đầu thế giới đã đi đến một quyết định vô cùng quan trọng, quyết định này sẽ làm thay đổi hoàn toàn trật tự thế giới đó là chấm dứt giao thương và hợp tác với Nga và các nước độc tài. Quyết định này đặt dấu chấm hết cho phong trào Toàn cầu hóa và chủ nghĩa Tân phóng khoáng, là tư duy đặt quyền lợi kinh tế lên trên các giá trị đạo đức.

baihoc3

Việt Nam phải đứng về phía ánh sáng và lẽ phải bằng cách gia nhập đại gia đình các quốc gia dân chủ.

Nước Nga của Putin sẽ sớm sụp đổ và sau đó là Trung Quốc và các nước độc tài khác. Đảng cộng sản Việt Nam có lẽ không nhận ra điều đó nên vẫn tiếp tục chọn đường lối ngoại giao đu dây. Muốn đu dây phải có hai trụ cột, nay trụ cột độc tài đã bắt đầu tiến trình sụp đổ, muốn đu dây cũng không được. Chỉ còn một cách duy nhất để tồn tại là Việt Nam phải nhanh chóng chuyển hóa về dân chủ một cách thành thật với tất cả quyết tâm. Việt Nam phải đứng về phía ánh sáng và lẽ phải bằng cách gia nhập đại gia đình các quốc gia dân chủ. Đáng buồn là Đảng cộng sản Việt Nam vừa không có ý định vừa không có khả năng lẫn quyết tâm để làm việc đó. Buổi tọa đàm về ‘Cuộc chiến Nga- Ukraine và tác động đến cục diện thế giới’ do một nhóm trí thức Việt Nam dự định tổ chức hôm 2/4/2022 tại Hà Nội đã bị chính quyền giải tán vào phút chót.

Người dân Việt Nam cần hiểu rõ thời thế và biến chuyển của thế giới để biết nên ủng hộ ai và ủng hộ cho đường lối nào. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ quyết định tương lai của dân tộc Việt Nam và cho chính mỗi người trong chúng ta.

Việt Hoàng

(04/04/2022)

Published in Quan điểm

Trước khi đoàn quân xâm lược của Vladimir Putin vượt biên giới tràn vào Ukraine, bên cạnh việc bày tỏ ngưỡng mộ Putin của Donald Trump, có không ít chính trị gia Mỹ công khai ủng hộ Putin. Tuy nhiên hiện tại gió đã đổi chiều, ngay trong nội bộ đảng Cộng hòa. Những chính khách trong đảng Cộng hòa từng nhiệt tình ủng hộ Putin bắt đầu xuống giọng, không còn hung hăng như lúc đầu.

trump1

Cựu Tổng thống Mỹ Dinald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/07/2018 tại Helsinki, Phần Lan. Ảnh minh họa

Mỹ cách Ukraine rất xa, xa hơn Thụy Sĩ nhiều lần nhưng cuộc chiến Nga-Ukraine vẫn là đề tài chính trong những bản tin hàng ngày, không những chỉ ở nhưng tờ báo, cơ sở truyền thông chính, lớn mà ngay cả ở những tờ báo nhỏ, địa phương. Những bản tin đầy đủ với những bình luận rõ ràng cho thấy sự quan tâm của cả thế giới về cuộc chiến. Sau một thời gian dài, nước Mỹ chưa bao giờ đoàn kết như hiện tại khi cuộc chiến Nga-Ukraine xẩy ra.

Những cái loa trong đảng Cộng hòa ra rả luận điệu hoan hô, ủng hộ Putin bắt đầu ít đi, nhỏ dần lại.

Đa số chính trị gia, dân chúng đứng sau Tổng thống Joe Biden. Khi cuộc chiến bắt đầu, một cuộc thăm dò cho thấy 70% dân Mỹ ủng hộ các biện pháp trừng phạt cứng rắn, ngay cả khi có thể gây ra thương vong, dù vậy sự ủng hộ này chống lại việc can thiệp trực tiếp bằng quân đội vào cuộc chiến.

Tuy nhiên, lời kêu gọi can thiệp ngày càng mạnh mẽ, rõ ràng hơn, nhất là chuyện chuyển giao vũ khí, thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine. Số phiếu thăm dò ủng hộ Tổng thống Biden khá thấp vào đầu năm nay, đã tăng lên phần nào. Mặc dù đây là chuyện thường xẩy ra khi đất nước có chiến tranh nhưng trong trường hợp này nó cho thấy một thực tế là Biden có thể kết hợp một liên minh rộng lớn chống lại Moscow trước khi cuộc chiến khởi đầu.

Nhiều đảng viên Cộng hòa tin rằng Putin sẽ không dám tấn công bất cứ nước nào trong nhiệm kỳ Trump, ngay bản thân Trump cũng thường xuyên tuyên bố điều này. Khi chiến tranh vừa nổ ra, Trump nhiệt liệt khen ngợi Putin là thiên tài, thông minh... đồng thởi chỉ trích Biden yếu kém. Trump nói Mỹ chỉ tự làm hại mình bằng các lệnh trừng phạt.

Thực tế cho thấy Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đang được cả thế giới ca ngợi như một anh hùng khiến cho hành vi tồi bại của Donald Trump vào năm 2019 - khi yêu cầu Zelenskyy (vừa đắc cử tổng thống) cung cấp tài liệu buộc tội Hunter, con trai của Biden nếu muốn được nhanh chóng cung cấp gói viện trợ quân sự 400 triệu đô la – càng rõ ràng hơn. Việc phơi bày hành vi gian lận dẫn đến cuộc luận tội Donald Trump lần đầu – dù thất bại vì được đảng Cộng hòa bảo vệ, che chở.

Hiện tại dù ít ỏi, Trump cũng có lời khen ngợi ý chí chiến đấu của người dân Ukraine nhưng hoàn toàn không hề chỉ trích, lên án Putin, dù Trump đã có những phát biểu được đánh giá là khá cứng rắn với Putin hơn là trong nhiệm kỳ của ông.

Những kẻ đần độn hữu dụng của Putin

Trump nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Tucker Carlson - một cái loa của đài Fox News - nói rẳng Ukraine không phải là một thể chế dân chủ mà chỉ là con rối của Mỹ. Cựu ngoại trưởng Mike Pompeo của nội các Trump cũng không tiếc lời bày tỏ sự ngưỡng mộ Putin, ít nhất là vào thời điểm bắt đầu chiến tranh. Pompeo nói : "Ông ấy là một chính khách tài giỏi, một điệp viên KGB lão luyện, Putin biết cách sử dụng quyền lực của mình. Chúng ta nên tôn trọng điều đó".

Madison Cawthorn, dân biểu trẻ nhất ở hạ viện, 26 tuổi, thuộc đảng Cộng hòa, bang Bắc Carolina phát tán một video vào ngày 10/03/2022, nói rằng : "Zelenskyy là một kẻ gian manh, chính phủ Ukraine cực kỳ tham nhũng, gian ác đến khó tin", video cũng đồng thời tuyên truyền những giáo điều rỗng tuếch. Những luận điệu phản quốc của Tucker Carlson, Mike Pompeo, Madison Cawthorn... này được truyền thông Nga hưởng ứng mạnh mẽ và tuyên truyền rộng rãi đến người dân Nga.

Một số khuôn mặt phản quốc khác của đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ có thể kể thêm là Matt Gaetz dân biểu Florida, Marjorie Taylor Greene dân biểu Georgia, Lauren Boebert ở Colorado.

Marjorie Greene từng ca ngợi Putin cho đến lúc gần đây đã ít nhiều thay đổi quan điểm của mình. Mặc dầu vậy, Greene chống lại bất kỳ viện trợ nào cho Ukraine, cho rằng nó chỉ kéo dài chiến tranh, gây ra thêm đau khổ. Greene cũng tin rằng độc lập của Ukraine chỉ tồn tại nhờ sự giúp đỡ của cựu Tổng thống Barack Obama. Nói một cách chính xác hơn : "Chính phủ trước đây ở Kyiv đã bị lật đổ với sự giúp đỡ của Obama, Biden chỉ nhiệt thành giúp đỡ Ukraine vì con trai ông là Hunter đang kinh doanh ở đó".

Lauren Boebert đưa ra một nhận định vừa ngớ ngẩn vừa đần độn về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Đề cập đến cuộc biểu tình của các tài xế xe vận tải phản đối các biện pháp chống đại dịch Sars-CoV2 ở Canada, Boebert nói : "Chúng tôi cũng có những người hàng xóm ở phía Bắc đang cần được trả tự do". Boebert mô tả Canada là một quốc gia đang bị đàn áp, sẽ được giải phóng khi bị chiếm đóng giống như Ukraine, đất nước mà Putin đang muốn diệt phát xít - theo lối diễn giải của ông ta.

Đảng Cộng hòa không có chỗ cho những người xin lỗi giùm Putin

Tất nhiên, những người kể trên chỉ là thiểu số ít ỏi. Trong thời điểm căng thẳng này, ở cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, mọi người đều cảm thấy nhẹ nhõm khi một sự bất cẩn có thể dẫn đến một cuộc leo thang đưa đến chiến tranh nguyên tử. Nước Mỹ rất may mắn khi người lãnh đạo hiện nay không còn là một kẻ ái kỷ, bốc đồng với những hành động, tuyên bố ngu xuẩn, những ý tưởng điên dại như dùng F-22 sơn cờ Trung Quốc, tấn công Nga mà là một tổng thống dầy dặn kinh nghiệm trong các chính sách đối ngoại, biết phải làm gì và không nên làm gì.

trump3

Nước Mỹ rất may mắn khi người lãnh đạo hiện nay không còn là một kẻ ái kỷ, bốc đồng với những hành động, tuyên bố ngu xuẩn, những ý tưởng điên dại như dùng F-22 sơn cờ Trung Quốc

Một số nhà phân tích đặt câu hỏi liệu mặt trận hiện tại chống lại Putin có thể báo trước sự chấm dứt việc ngưỡng mộ ông của những người như Trump hay không ? Thực tế cho thấy nhiều đảng viên Cộng hòa hiện đang giữ một khoảng cách với Trump, khoảng cách này rất ít liên quan đến các tiêu chuẩn đạo đức mà chỉ vì chủ nghĩa cơ hội. Một thí dụ là phát biểu của cựu Phó Tổng thống Mike Pence của Trump. Vào ngày 4 tháng 3, ông nói tại một sự kiện của Đảng Cộng hòa : "Không có chỗ cho những người xin lỗi Putin trong đảng này." Rõ ràng là điều đó ngầm nhắm vào Trump.

Tuy nhiên chỉ 4 ngày sau, trong một cuộc phỏng vấn của đài Fox News, Mike Pence lại có luận điệu khác. Pence nói rằng : "Nội các chính phủ dưới thời Trump là nội các duy nhất trong thế kỷ 21 mà Putin không tìm cách xâm chiếm đất đai, mở rộng biên giới bằng vũ lực vì ông ta nhìn thấy được sức mạnh quân sự của Mỹ. Nhóm của Pence ủng hộ tài chánh cho một phim quảng cáo đã tuyên bố tào lao là quyết định ngừng xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL của Tổng thống Biden dẫn đến việc Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào dầu, khí đốt của Nga đã bật đèn xanh cho Putin xâm lược Ukraine".

Pence có vẻ như đang muốn trở thành ứng cử viên tổng thống vào năm 2024. Để đạt được mục đích này, Pence vừa phải giữ một khoảng cách đối với Trump, vừa tránh xung đột bất lợi với Trump.

Khi tình hình thay đổi vì cuộc chiến tranh tàn ác, vô nhân của Putin, nền tảng nhân sự của đảng Cộng hòa nhận ra sự ngưỡng mộ của Donald Trump đối với một thể chế chuyên quyền, độc đoán, hầu hết các chính trị gia trong đảng sẽ nhanh chóng vứt bỏ Trump.

David Signer

Nguyên tác : "Es wird eng für die amerikanischen Putin-Sympathisanten", Neue Zürcher Zeitung, Chicago, 28/03/2022

Nguyễn Tiến Cường chuyển ngữ

(02/04/2022)

Published in Quan điểm

ASEAN vẫn bất lực trước vấn đề Myanmar

Prak Sokhonn, đặc phái viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đã có chuyến thăm tới Myanmar từ ngày 21 đến ngày 23/3 vừa qua (1). Ông ta đã tiến hành hội đàm với người đứng đầu lực lượng vũ trang Min Aung Hlaing, người đã lên nắm quyền sau cuộc đảo chính vào tháng 2/2021.

xungdot1

Cột khói bốc lên sau khi máy bay Nga oanh tạc một khu vực ở thành phố Lviv, Ukraine, hôm 26/3/2022 - Reuters

Nhóm phụ trách thông tin của chính quyền quân sự Myanmar cho biết hai bên đã thảo luận về "tình hình biểu tình và bạo lực xuất phát từ bất đồng chính trị" và hợp tác nhân đạo. Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, người Brunei, cũng có mặt tại cuộc họp cùng với Ngoại trưởng của chính quyền quân sự Myanmar Wunna Maung Lwin. Tuy nhiên, ông Sokhonn đã không gặp gỡ nhà lãnh đạo dân chủ bị lật đổ Aung San Suu Kyi.

Sokhonn đã trở thành đặc phái viên của ASEAN tại Myanmar sau khi Campuchia đảm nhận cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm nay. Việc bổ nhiệm ông diễn ra sau khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen đến thăm Myanmar để gặp người đứng đầu cuộc đảo chính vào tháng 1/2022 để làm trung gian cho các cuộc đàm phán. Chuyến công du của Prak Sokhonn đã khiến những người phản đối chính quyền quân sự Myanmar thất vọng vì chuyến công du này chủ yếu tập trung vào giới tướng lĩnh, trong khi hầu hết các cuộc gặp với những bên liên quan khác đều bị hủy bỏ. Các cuộc biểu tình nhỏ đã diễn ra ở Myanmar hôm 22/3 để phản đối chuyến công du của ông Prak Sokhonn. Các nhà hoạt động và các nhóm phản đối đã chỉ trích ông ưu ái giới tướng lĩnh cầm quyền và coi thường những người đang bị quân đội đàn áp (2). Theo Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, ông Prak Sokhonn đã cho thấy "một sự nghiêng hẳn về phía quân đội". Ông nêu rõ : "Với việc vội vã đến Myanmar để gặp các đại diện quân đội cấp cao nhất mà không có thỏa thuận rõ ràng cho việc thúc đẩy 'đồng thuận 5 điểm', hoặc thậm chí là khả năng gặp gỡ tất cả các bên liên quan Prak Sokhonn đang trao cho quân đội tính hợp pháp" (3).

Trong khi đó, một nhóm được gọi là Cơ quan điều phối cuộc đình công chung, trong một tuyên bố đã thay mặt cho 36 nhóm xã hội dân sự phàn nàn rằng các khuyến nghị của các nước thành viên ASEAN đã bị một phái viên ủng hộ chính quyền quân sự Myanmar phớt lờ. Tuyên bố có đoạn : "Chuyến thăm Myanmar của đặc phái viên ASEAN không thể hiện sự tôn trọng tiếng nói và yêu cầu của người dân Myanmar ASEAN thật đáng xấu hổ" (4).

Thong Mengdavid, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Mekong tại Viện Tầm nhìn Châu Á, nói rằng Campuchia đang bị mắc kẹt, vì ASEAN trở thành "con tin" của cuộc khủng hoảng Myanmar. Ông nói : "Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng Myanmar là sự chiếm đoạt quyền lực bất hợp pháp của chính quyền quân sự và sự bất đồng giữa các nhóm sắc tộc" (5).

Mengdavid cho rằng Campuchia phải duy trì mô hình giải quyết xung đột từng bước để có được sự tin tưởng từ chính quyền quân sự, đồng thời tiếp tục hỗ trợ người dân Myanmar thông qua "Phương thức ASEAN" và hỗ trợ nhân đạo. Ông nói thêm : "Quá trình này sẽ cần nhiều thời gian không chỉ trong giai đoạn Campuchia làm chủ tịch, mà… sẽ trở thành vấn đề khó xử lý cho Indonesia trong năm tới".

xungdot2

Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhonn (trái) bắt tay tướng Min Aung Hlaing tại Naypyidaw, Myanmar hôm 21/3/2022. AFP

Chia rẽ trong vấn đề Biển Đông

ASEAN lần đầu tiên đối mặt với sự rạn nứt kể từ sau vụ việc vào năm 2012 khi Campuchia, với tư cách là Chủ tịch ASEAN vào thời điểm đó, không thể lãnh đạo nhóm 10 thành viên đưa ra một tuyên bố chung. Điểm gây tranh cãi chính là các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, vốn bị Philippines và Việt Nam phản đối.

Sau đó, ASEAN ngày càng trở nên phân cực do sự hung hăng của Trung Quốc ở vùng biển Đông Nam Á. Do thiếu đoàn kết, vị thế và lập trường chung của ASEAN càng bị thách thức trước các động thái của Mỹ nhằm chống lại Bắc Kinh, trước tiên là dưới thời Tổng thống Barack Obama và sau đó là Tổng thống Donald Trump. Khi căng thẳng giữa hai siêu cường gia tăng, ASEAN đã bị cả hai bên thúc ép và bị "lôi bè kết phái".

Campuchia và Lào đã trở thành đồng minh trung thành của Trung Quốc, trong khi Singapore ngày càng nghiêng về Mỹ, còn các thành viên khác ở "khoảng giữa". Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines đã ủng hộ Trung Quốc, nhưng gần đây nước này đã chuyển sang hướng khác là dựa vào hiệp ước liên minh với Washington. Do chính sách quản lý độc đoán và đàn áp chính trị của mình, Thái Lan buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ của Trung Quốc, nhưng họ vẫn tham gia với Washington như một đồng minh hiệp ước để ngăn Bắc Kinh lợi dụng Bangkok.

Đến năm 2019, ASEAN đã có thể tập hợp lại. Dưới sự chủ trì của Thái Lan, ASEAN đã đưa ra Triển vọng ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm giành lại quyền tự chủ và không gian trong tương quan với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở (FOIP) của chính quyền Trump. Trong năm 2020, dưới sự lãnh đạo của Việt Nam, ASEAN đã có thể ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Tuy nhiên, không lâu sau khi lấy lại niềm tin, ASEAN đã bị lung lay bởi cuộc đảo chính quân sự của Myanmar vào tháng 2/2021 và cuộc nội chiến sau đó.

Các chính phủ Đông Nam Á đã đưa ra phản ứng trái ngược nhau đối với chế độ độc tài quân sự của Myanmar. Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore kêu gọi quay trở lại quá trình dân chủ và các điều kiện trước cuộc đảo chính. Các nước còn lại trong ASEAN lại im lặng trước tình hình Myanmar. Gần ba tháng sau, ASEAN đã đưa ra "Đồng thuận 5 điểm" để làm trung gian và tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại giữa các bên, do một đặc phái viên của ASEAN dẫn đầu. Đề xuất này gần như chưa đạt được tiến triển nào.

Tiếp tục chia rẽ về vấn đề Ukraine

Quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin xâm lược Ukraine từ ngày 24/2 có ảnh hưởng sâu sắc đối với Đông Nam Á, cả với tư cách là một khu vực địa lý nói chung và cả với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với tư cách là một tổ chức khu vực. Mặc dù khu vực này tương đối cách xa cuộc chiến hỗn loạn của Nga ở Ukraine, nhưng ASEAN đã vấp phải những chia rẽ nội bộ mới bắt nguồn từ cuộc xung đột đang bùng phát ở Châu Âu. Kết quả là cách tiếp cận đồng thuận lâu nay của ASEAN nhiều khả năng sẽ ngày càng trở nên mơ hồ trong việc tìm kiếm các phương thức hợp tác mới và hiệu quả hơn giữa các quốc gia thành viên cùng chí hướng.

Tương tự như các rạn nứt trước đây, cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã trở thành một vết rạn khác. Phản ứng ban đầu của ASEAN trước sự xâm lược của Nga vào Ukraine mang tính chiếu lệ và thảm hại. Họ kêu gọi các biện pháp ngoại giao và giải pháp hòa bình, nhưng không lên án sự xâm lược sai trái của Nga. Lập trường của ASEAN đã làm suy yếu các nguyên tắc cốt lõi của khối là duy trì chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp.

Ngày 2/3, khi Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ Liên Hiệp Quốc) đưa ra một nghị quyết không ràng buộc để lên án Nga vì "hành động gây hấn chống lại Ukraine", Lào và Việt Nam nằm trong số 35 quốc gia bỏ phiếu trắng, trong khi 8 quốc gia thành viên ASEAN khác nằm trong số 141 quốc gia đã bỏ phiếu tán thành, trong đó có cả Campuchia. Chỉ có năm thành viên Liên Hiệp Quốc phản đối cuộc bỏ phiếu, đứng đầu là Nga. Singapore đã đi đầu ASEAN trong việc biến lá phiếu thành hành động, áp đặt các biện pháp trừng phạt hoàn toàn đối với Nga. Thái Lan đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết nhưng các văn bản của họ không lên án cụ thể Nga.

Ngày 24/3 vừa qua, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tiếp tục ra Nghị quyết kêu gọi Nga lập tức ngừng chiến ở Ukraine. Nghị quyết nhận được 140 phiếu thuận, năm phiếu chống và 38 phiếu trắng. Việt Nam và Lào là hai quốc gia tiếp tục bỏ phiếu trắng, còn các quốc gia ASEAN còn lại bỏ phiếu thuận.

Rạn nứt trong ASEAN sau cuộc chiến của Nga ở Ukraine không theo đúng các khuôn mẫu trước đó. Khi đề cập đến lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông và cuộc đảo chính của Myanmar, Campuchia ủng hộ Bắc Kinh và lực lượng quân đội Myanmar, nhưng họ lại không ủng hộ Nga. Lào dường như có lập trường ủng hộ cả ba - các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, cuộc đảo chính của Myanmar và cuộc xâm lược của Nga. Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore đều bày tỏ quan ngại về vai trò của Trung Quốc ở Biển Đông, việc quân đội Myanmar tiếp quản chính quyền và lật đổ chính phủ dân cử, cũng như cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Thái Lan tỏ ra mềm mỏng trước sự hiếu chiến ở Biển Đông của Trung Quốc và cuộc đảo chính của Myanmar, đồng thời bày tỏ lập trường phản đối một cách thận trọng chống lại cuộc xâm lược của Nga. Bản thân Myanmar là một trường hợp đặc biệt. Liên Hiệp Quốc vẫn công nhận đại sứ Myanmar thuộc chính phủ dân sự, trong khi ASEAN cho đến nay đã không cho phép chính quyền quân sự Myanmar đại diện cho đất nước này trong các cuộc họp lớn, mà thay vào đó yêu cầu một ứng cử viên "phi chính trị". Vì vậy, Myanmar đã bỏ phiếu chống lại Nga tại Liên Hiệp Quốc, trong khi quân đội Myanmar ủng hộ Điện Kremlin.

Trong bối cảnh có nhiều tranh cãi và tình hình trở nên tồi tệ hơn bởi sự thiếu thống nhất, ASEAN dưới sự chủ trì của Campuchia sẽ khó có thể tổ chức các hội nghị thượng đỉnh hàng năm với các cường quốc trong năm nay, ngay khi các hạn chế COVID-19 có thể được nới lỏng để cho phép các cuộc họp trực tiếp. Một số đối tác đối thoại quan trọng có thể tẩy chay các cuộc họp nếu những nhân vật khác chọn tham gia. Đây là thời điểm khủng hoảng đối với ASEAN, khi mà lập trường mập mờ không thể giúp họ vượt qua những xáo trộn này.

ASEAN cần phải xem xét lại "nguyên tắc đồng thuận"

Sự chia rẽ trong các quyết định tập thể của ASEAN đến từ "nguyên tắc đồng thuận" của khối này.

Đã có những ý kiến cho rằng ASEAN cần xem xét huỷ bỏ nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN, vì điều này cản trở các quyết định quan trọng của ASEAN . (6)

Hiện nay, có hai giai đoạn chính khi việc xây dựng đồng thuận trong quá trình ra quyết định của ASEAN trở nên rất khó khăn ; ở quá trình thiết lập chương trình nghị sự và quá trình sau khi ra quyết định. Quá trình xây dựng chương trình nghị sự của ASEAN bao gồm một loạt các giai đoạn trong đó các quốc gia thành viên của ASEAN đề xuất một số trường hợp cần thảo luận, tuy nhiên, Chủ tịch ASEAN sẽ xác định xem những trường hợp đó có đủ điều kiện để thảo luận trong các cuộc họp của ASEAN hay không. Do đó, cần hiểu rằng chỉ chủ tịch ASEAN của năm đó mới xác định những trường hợp hoặc vấn đề nào cần được đưa ra bàn. Tuy nhiên, chủ tịch ASEAN có xu hướng không chỉ ưu tiên các chương trình nghị sự được coi là cần thiết cho các thành viên mà còn là các trường hợp không gây ra tranh chấp hoặc quan điểm khác nhau giữa các nước thành viên hoặc quốc gia của chủ tịch. Vai trò của chủ tịch ASEAN ảnh hưởng đến việc thiết lập các chương trình nghị sự, bằng cách liên kết các vấn đề khác nhau để tạo ra một gói mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Do đó, có thể cho rằng chủ tịch ASEAN không thể đặt ra bất kỳ chương trình nghị sự nào không mang lại lợi ích cho tất cả các thành viên ASEAN, do ưu tiên đồng thuận. Có thể lấy ví dụ khi một số đề xuất về các vấn đề Biển Đông trong năm 2011 và 2012 bị Chủ tịch ASEAN từ chối vì cho rằng đề xuất của Philippines sẽ làm leo thang tranh chấp lãnh thổ và đề xuất của Philippines và Việt Nam cũng bị từ chối vì đã được chủ tọa coi là không chấp nhận yêu cầu của Philippines và Việt Nam. Đây là một vấn đề rất nan giải vì khi đó chủ tịch ASEAN hoặc chính ASEAN không thể ký kết một thỏa thuận như vậy để có một vấn đề quan trọng được thảo luận trong các cuộc họp cấp cao của ASEAN. Đây là cách truyền thống đồng thuận của ASEAN trong việc thiết lập chương trình nghị sự làm lu mờ quyết định về ưu tiên hoặc lựa chọn chương trình nghị sự.

Đối với quá trình sau khi ra quyết định, chắc chắn, chúng ta đang giả định rằng nếu trong quá trình ra quyết định, các quốc gia thành viên ASEAN không đạt được sự đồng thuận. Nếu trường hợp này xảy ra, sự đồng thuận được coi là có vấn đề về cơ bản không phải vì không có giải pháp hoặc ASEAN không thể làm gì với vụ việc, mà còn ASEAN hạn chế nằm ở chỗ nếu không thể đạt được thỏa thuận, các quốc gia thành viên ASEAN đồng ý bất đồng và theo đuổi lợi ích cá nhân của họ. Trong trường hợp này, nếu không đạt được sự đồng thuận giữa các thành viên ASEAN thì ASEAN không thể làm gì được. Điều này dẫn đến một vấn đề mà tất cả các quá trình từ thiết lập chương trình nghị sự đến quá trình ra quyết định đều trở nên vô ích.

Trần Hoàng Hải

Nguồn : RFA, 27/03/2022

Tham khảo :

1. https://www.khmertimeskh.com/501046079/prak-sokhonn-special-envoy-of-asean-chair-meets-three-key-myanmar-ministers/

2. https://www.aljazeera.com/news/2022/3/22/asean-envoy-meets-generals-in-controversial-myanmar-visit

3. https://www.reuters.com/world/asia-pacific/frustration-myanmar-over-asean-envoys-peace-mission-2022-03-22/

4. https://www.aljazeera.com/news/2022/3/22/asean-envoy-meets-generals-in-controversial-myanmar-visit

5. https://www.irrawaddy.com/news/burma/asean-envoy-sees-little-hope-of-breakthrough-in-myanmar.html

6. https://cesran.org/is-the-asean-way-the-way-to-asean-security.html

Published in Diễn đàn

Hiện tại

Sau khi biết mình đã sai lầm tai hại về cả đạo đức và quyền lợi sau khi bỏ phiếu trắng trong lần biểu quyết chống hay không chống cuộc xâm lược của Putin thì Đảng cộng sản không để cho ai đứng ra phát biểu xằng bậy về cuộc chiến này nữa, tuy nhiên vẫn để dư luận viên của mình lèo lái dư luận nhằm tao ra hình ảnh một nước Nga đáng thương bằng những lý lẽ gượng gao và yếu ớt : Mỹ và NATO cũng đi đánh nước khác được thì Nga cũng đi đánh nước khác được. Nga đánh Ukraine vì do Ukraine gần lại với Mỹ và Âu Châu thì sẽ là mối đe dọa cho Nga.

Điều này là một sự so sánh khập khiễng.

tunhan01

Nga đánh Ukraine vì do Ukraine gần lại với Mỹ và Âu Châu thì sẽ là mối đe dọa cho Nga.

Trước tới nay những chế độ bị Mỹ và Nato tấn công thường là những chế độ diệt chủng, những chế độ đã sử dụng vũ khí hóa học hoặc là đã làm sào huyệt cho những lực lượng khủng bố... nói chung đều là những chế độ hung bạo, khủng bố. Khi Mỹ và Nato tấn công một nước không bao giờ kèm theo ý định sáp nhập nước đó hay áp đặt một chính quyền tùy thuộc mình mà chỉ là những cố gắng để giúp xây dựng những chế độ dân chủ. Ukraine thì suốt dòng lịch sử luôn là nạn nhân của Nga. Ukraine không sử dụng vũ khí hóa học, Ukraine không diệt chủng, Ukraine không chứa chấp khủng bố… Nga không có một lý do nào để tấn công Ukraine cả.

Có lẽ người Việt Nam mình chưa ý thức được cuộc chiến Ukraine-Nga rất quan trọng. Cuộc chiến này làm gia tốc tiến trình dân chủ toàn cầu đàng nào cũng phải đến bởi vì con người đã thay đổi, ý thức về quyền đã tiến hóa. Con người trở thành đôi tượng để phục vụ chứ không phải là đối tượng để khai thác và bóc lột. Từ xưa tới nay không gì mạnh bằng dòng chảy thay đổi văn hóa. Nhưng tại sao người Việt tới bây giờ chưa chịu nhìn thấy hay cố gắng phản kháng ? 

Vì đâu ?

Nếu có một điều gì đó ở nước Nga và nước Việt Nam mà người Việt Nam cảm thấy gần gũi, không đơn giản chỉ vì cùng chung ý thức hệ mà là tâm lý chiến tranh. Cả hai đều là tù nhân của chiến tranh.

Lịch sử thế giới đã minh chứng : những đất nước thường xuyên chiến tranh thì đều có tâm lý sợ chiến tranh nhưng tôn thờ bạo lực. Khi đất nước chiến tranh liên miên thì sự còi cọc thể chất là thường niên và người ta không còn thời giờ để thảo luận với nhau và bị những vấn đề trước mắt tha đi. Sự nghèo khổ tuy không phải là một khuyết tật của bản ngã mà là nguyên nhân của nhiều khuyết tật ứng xử vì sự nghèo khổ khiến người ta rối loạn tâm thần và dồn hết mọi cố gắng để giải quyết nhu cầu trước mắt, do đó không thể nhìn xa.

Nhìn lại và hy vọng

Một điều thực ra không khác của Nga và Việt Nam đó là luôn tìm mọi cố gắng để chống lại văn hóa Phương Tây (đại diện lớn nhất của thời kỳ này phong trào Cần Vương) nhưng chúng ta may mắn hơn nước Nga vì chúng ta yếu nên bị thực dân Pháp túm cổ lôi vào thế giới văn minh. Suốt 80 năm Pháp thuộc chúng ta đã học hỏi được người Pháp rất nhiều : hội họa, văn học, kiến trúc… và cũng từ Pháp chúng ta hình thành được ý thức Quốc gia vì sự tủi nhục khi bị ngoại bang thống trị. Chúng ta bắt đầu ý thức được Đất nước là của chung của mọi người vào lúc khái niêm Quốc gia còn đang rất mới.

Trong khi nước Nga có sức kháng cự lớn nên chỉ đã có những chế độ bạo ngược, chỉ học được những vẻ bề ngoài của thế giới văn minh như xây cất, làm nhạc cụ, làm tranh,… chứ không tiếp thu được những giá trị khác nên không thể khai phóng đươc tinh thần, ý nghĩa của nó. Nước Nga không có được một kỹ nghệ nào đáng kể, không có sản phẩm nào đặc biệt,… ngoại trừ kỹ nghệ giết người, những công trình xây cất hào nhoáng chỉ chứng tỏ nó chỉ là một sự đồng thuận về bạo ngược và tham nhũng.

Một may mắn của nước ta, tuy không thể so sánh được với những quốc gia khác, những cũng là một may mắn rất lớn so với nước Nga, đó là : Trong suốt dòng lịch sử chúng ta chỉ có một trăm năm mươi năm yên ổn dưới thời Lý, gần một thế kỷ dưới thời Trần, tám mươi năm dưới thời Hậu Lê, xấp xỉ bảy mươi năm (1672- 1739) tại miền Bắc trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh (dưới thời các chúa Trịnh Tạc, Trịnh Cán, Trịnh Cương). Và sáu mươi năm dưới thời Pháp thuộc, nhưng lại là hòa bình trong ngoại thuộc. Xét ra, trong hai ngàn năm trăm năm lịch sử của ta, tới nay chúng ta chỉ có được khoảng hơn bốn trăm năm vừa có độc lập vừa có hòa bình tương đối nhưng chúng ta lại may mắn hơn nước Nga vì nước Nga chỉ có chiến tranh, khi hòa bình thì đi xâm lược, khi yếu thì bị xâm lấn chưa bao giờ có hòa bình.

tunhan1

Cũng từ Pháp chúng ta hình thành được ý thức Quốc gia vì sự tủi nhục khi bị ngoại bang thống trị. Chúng ta bắt đầu ý thức được Đất nước là của chung vào lúc khái niêm Quốc gia còn đang rất mới.

Mộng ước của mọi người Việt Nam hôm nay là đổi hướng đi của lịch sử và mở ra một kỷ nguyên của tiến bộ và hạnh phúc. Đó là một cuộc đổi đời rất lớn. Nhưng có cuộc đổi đời nào không đòi hỏi một thay đổi lớn về tâm lý ? Nếu biết nhỏ lệ xót thương cho số phận của đất nước, biết dứt khoát tiêu diệt cái bản năng chiến tranh trong con người của mỗi chúng ta, biết lấy đối thoại, tương kính, tương nhượng làm căn bản dựng nước mới là chúng ta đã rút được bài học lịch sử quí giá nhất và đã vượt được trở ngại kinh khủng nhất.

Chúng có quyền hy vọng và được phép hy vọng vì giờ đây một tầng lớp trí thức mới đã nhập cuộc, những con người hiểu được tất cả đều trong một số phận chung và có một bản phác thảo rõ ràng cho tương lai- một tương lai mà tất cả mọi người Việt Nam sẽ vượt qua được sự tự ti vì sự thua kém. Mỗi con người sẽ được tôn trọng hơn, được sống tiện nghi và thoải mái hơn, không bị những gánh nặng không đáng có bào mòn khả năng và ước mơ.

Trần Khánh Ân

(30/03/2022)

Published in Quan điểm

Phương Tây giúp Ukraine nhưng tránh trực tiếp đối đầu với Nga

Thanh Hà, RFI, 25/03/2022

Tăng cường khả năng phòng thủ trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, đẩy mạnh viện trợ nhân đạo và giúp Ukraine chống chỏi với Nga, nhưng khối này tránh đương đầu trực diện với Moskva. Đó là kết quả cuộc họp thượng đỉnh bất thường của NATO hôm 24/03/2022. 

nato1

Khối NATO tổ chức thượng đỉnh về chiến dịch xâm lược Ukraine của Nga tại Bruxelles (Bỉ) ngày 24/03/2022. Reuters – Henry Nicholls

Kết thúc cuộc họp tại Bruxelles, Bỉ, tổng thống Biden tuyên bố trong trường hợp Nga dùng vũ khí hóa học nhắm vào thường dân Ukraine, NATO sẽ "đáp trả". Lãnh đạo Nhà Trắng không đi sâu vào chi tiết và tránh sử dụng cụm từ "lằn ranh đỏ" như người tiền nhiệm Obama trong hồ sơ Syria hồi 2013. 

30 nhà lãnh đạo các nước thành viên NATO nhấn mạnh đến việc tăng cường khả năng phòng thủ. Trước hết là khả năng phòng thủ của Ukraine, kể cả trong việc đối phó với vũ khí hóa học và hạt nhân. Kế tới là tăng cường an ninh cho các thành viên của khối, đặc biệt là các nước Đông Âu. 

Tuy nhiên, trái với chờ đợi, ngoài Hoa Kỳ, NATO tránh ban hành thêm các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga và nhất là tránh đáp ứng tất cả mọi yêu cầu của chính quyền Kiev. Phát biểu qua cầu truyền hình trong khuôn khổ thượng đỉnh NATO hôm qua tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi phương Tây hỗ trợ quân sự cho Ukraine "về mọi mặt", trong đó bao gồm cả việc viện trợ vũ khí tấn công. 

Thông tín viên đài RFI Pierre Bénazet tổng kết thượng đỉnh NATO : 

"Liên Minh Bắc Đại Tây Dương từ chối áp đặt vùng cấm bay, từ chối đưa quân đến hiện trường hay cung cấp vũ khí tấn công. Mục tiêu nhằm tránh để bị coi là "cùng tham chiến với Ukraine" hay là một bên tham gia trong xung đột này. Ngược lại phần lớn các thành viên NATO đẩy mạnh viện trợ vũ khí phòng thủ cho Kiev. Trong đó bao gồm đạn dược, các vũ khí phòng không, thậm chí là Mỹ còn đề cập cả đến việc cấp tên lửa chống hạm cho Ukraine.

Trước những tuyên bố của Nga liên quan đến vũ khí hạt nhân và hóa học, NATO sẽ cung cấp cho Ukraine các thiết bị bảo hộ, phát hiện chất phóng xa và tẩy rửa trong trường hợp bị tấn công bằng các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học hay hóa học. NATO cũng đưa ra những biện pháp tương tự để bảo vệ binh lính của khối này. 

Ngoài ra, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đã bắt đầu lập một lực lượng phòng thủ về lâu dài, với bốn cụm chiến thuật, bốn tiểu đoàn bổ sung tại tất cả các nước thành viên chung quanh Hắc Hải và biển Baltic.

Thủ tướng Nhật Bản đã đến trụ sở NATO dự thượng đỉnh nhóm G7 được diễn ra ngay sau đó. Khối này quyết định làm tất cả để Vladimir Putin phải trả giá về những hành vi của mình. Bảy nước công nghiệp phát triển nhất thế giới cũng đồng ý phối hợp các biện pháp trừng phạt"

Giới hạn của sự đoàn kết trong NATO

Một trong những mục tiêu của thượng đỉnh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương bất thường vừa qua là phô trương đoàn kết chặt chẽ của phương Tây trên vấn đề Ukraine. Tuy nhiên theo giới quan sát, tổng thống Hoa Kỳ vẫn chưa thuyết phục được các đối tác Châu Âu ngừng nhập khẩu dầu khí của Nga.

Về phía Pháp, tổng thống Emmanuel Macron đã nhấn mạnh NATO không muốn trở thành "một bên tham chiến" trong xung đột tại Ukraine. Về vai trò của Bắc Kinh trên hồ sơ này, Paris quan niệm do là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, là một cường cuốc thế giới Trung Quốc "chỉ có thể đóng một vai trò trung gian và chừng mực" để giải quyết xung đột đang diễn ra tại Châu Âu. Tổng thống Macron cũng nói thêm ông hy vọng rằng "Trung Quốc sẽ không tham gia dưới bất kỳ hình thức nào khiến tình hình thêm căng thẳng"

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 25/03/2022

*************************

NATO họp thượng đỉnh, quyết định tăng cường khả năng phòng thủ sườn đông

Thanh Hà, RFI, 24/03/2022

Ba thượng đỉnh về cùng một đề tài là Ukraine. Ngày 24/03/2022, lãnh đạo NATO, khối G7 và Liên Hiệp Châu Âu họp tại Bruxelles nhằm gia tăng áp lực với Nga trong hồ sơ Ukraine và nhất là tăng cường khả năng phòng thủ ở sườn đông Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.

nato00

Biểu đồ những quốc gia thành viên NATO năm 1998 và năm 2022

Trước khi khai mạc thượng đỉnh NATO sáng nay, với sự tham gia trực tiếp của tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương Jens Sotltenberg nêu lên khả năng triển khai các "đơn vị chiến thuật" đến Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia nhằm trấn an các quốc gia gần sát Nga và Ukraine.

Đặc phái viên của đài RFI Juliette Gheerbrant từ Bruxelles tường thuật về chương trình nghị sự dầy đặc của các lãnh đạo phương Tây với một trong tâm duy nhất là Ukraine.

Khoảng 40 nhà lãnh đạo trên thế giới tập hợp về trụ sở NATO vào lúc 10 giờ sáng nay dưới sự canh phòng về an ninh cao độ. Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky sẽ phát biểu qua cầu truyền hình trong cuộc họp của NATO cũng như trong khuôn khổ thượng đỉnh của nhóm G7 và của Liên Hiệp Châu Âu dự trù diễn ra vào lúc 14 giờ 15 và 16 giờ 15 chiều nay. Trong ngày, nhiều cuộc họp tay đôi cũng được dự trù, chẳng hạn như tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có buổi làm việc riêng với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Tại ba cuộc họp cấp cao này giới lãnh đạo sẽ bàn về những biện pháp trừng phạt Nga và viện trợ cho Ukraine. Điểm quan trọng nhất là NATO cũng như Liên Hiệp Châu Âu chứng tỏ các thành viên đoàn kết.

NATO thông báo tăng cường viện trợ cho Ukraine đồng thời đẩy mạnh sự hiện diện quân sự tại Đông Âu. Còn đối với thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu, các bên sẽ phải thảo luận về nhiều hồ sơ lớn. Các vấn đề đó gồm chính sách trừng phạt Nga xâm chiếm Ukraine, chính sách năng lượng chung của toàn khối đối với dầu khí của Nga, 27 nước trong Liên Âu phải tìm ra một giải pháp để bảo đảm các nguồn cung ứng về năng lượng, và các biện pháp hỗ trợ người dân Ukraine, những điều kiện tiếp nhận hơn 3 triệu người tị nạn đã chạy trốn chiến tranh".

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, từ Kiev sẽ phát biểu tại ba cuộc họp quan trọng này. Tối qua, trong một đoạn video ông đã phát biểu bằng tiếng Anh, kêu gọi toàn dân trên thế giới đồng lòng với Ukraine chống chiến tranh, nhân danh "tự do" và "sự sống".

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 24/03/2022

Published in Diễn đàn

Đừng sợ ! … Putin không thể tiếp tục cầm quyền !

Joe Biden, Phạm Đình Bá, VNTB, 27/03/2022

"Đừng sợ !" (*)

Đây là lời mở đầu trong bài diễn văn công khai đầu tiên của Đức Giáo hoàng Ba Lan Gioan Phaolô John Paul II sau khi ông được phong chức vào tháng 10 năm 1978. Đức Giáo hoàng về sau nỗi tiếng từ hai chữ nầy. Những chữ có thể thay đổi thế giới.

biden1

Phát biểu của Tổng Thống Hoa Kỳ ở Warsaw, Ba Lan ngày 26/03/2022

Gioan Phaolô đã mang thông điệp "Đừng sợ" đến ở đây – Warsaw trong chuyến về nước đầu tiên trên cương vị Giáo hoàng vào tháng 6 năm 1979. Đó là thông điệp về sức mạnh, sức mạnh của niềm tin, sức mạnh của sự kiên cường, sức mạnh của con người. Trước một hệ thống chính quyền cộng sản độc tài toàn trị độc ác và tàn bạo, đó là một thông điệp giúp chấm dứt sự đàn áp của cộng sản Liên Xô tại vùng đất trung tâm ở Đông Âu cách đây 30 năm.

Đó là một thông điệp rằng chúng ta sẽ vượt qua sự tàn nhẫn và tàn khốc của cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Khi Giáo hoàng Gioan Phaolô đưa ra thông điệp đó vào năm 1979, cộng sản Liên Xô đã cai trị bằng một quả đấm sắt của độc tài toàn trị đằng sau bức màn sắt. Sau đó một năm, phong trào nghiệp đoàn Đoàn kết diễn ra ở Ba Lan.

Mặc dù tôi biết ông ấy không thể ở đây tối nay, nhưng tất cả chúng tôi ở Mỹ và trên toàn thế giới đều biết ơn nhà lãnh đạo nghiệp đoàn Đoàn kết Lech Walesa. Nó làm tôi nhớ đến câu nói của triết gia Kierkegaard, "Niềm tin nhìn rõ nhất trong bóng tối".

Mười năm sau, cộng sản Liên Xô sụp đổ và Ba Lan, Trung và Đông Âu sớm được tự do. Không có gì về cuộc chiến giành tự do đó là đơn giản hay dễ dàng. "Đừng sợ" là một khẩu hiệu dài và đau đớn. Chiến thắng không phải 1 ngày và 1 tháng mà là hàng năm và hàng thập kỷ.

Nhưng chúng ta đã đứng lên một lần nữa trong cuộc chiến lớn vì tự do. Một trận chiến giữa tự do dân chủ và độc tài toàn trị. Giữa tự do và đàn áp. Giữa một trật tự dựa trên pháp quyền và một trật tự tạo dựng bởi bạo lực. Trong trận chiến này, chúng ta cần phải sáng mắt. Trận chiến này sẽ không phân thắng bại trong 1 ngày hay 1 tháng. Chúng ta cần phải rèn luyện bản thân cho một cuộc chiến dài phía trước.

Ngài Tổng thống, Ngài Thủ tướng, Ngài Thị trưởng, các thành viên quốc hội, các vị khách quý, và người dân Ba Lan, và tôi nghi ngờ một số người dân Ukraine cũng đang ở đây. Chúng ta đang tụ họp ở đây tại lâu đài Hoàng gia ở thành phố này, nơi giữ vị trí thiêng liêng trong lịch sử không chỉ của Châu Âu mà còn là cuộc tìm kiếm tự do không ngừng nghỉ của loài người.

Trong nhiều thế hệ, Warsaw đã đứng ở nơi mà quyền tự do đã bị thách thức và rồi tự do đã chiếm ưu thế. Trên thực tế, chính tại Warsaw, khi một người tị nạn trẻ tuổi trốn khỏi quê hương của mình từ Tiệp Khắc dưới sự thống trị của cộng sản Liên Xô, đã trở lại đây để nói và đứng chung về tình đoàn kết với những người bất đồng chính kiến. Tên cô ấy là Madeleine Korbel Albright. Cô trở thành một trong những người ủng hộ nhiệt thành nhất cho nền dân chủ trên thế giới. Cô ấy là một người bạn mà tôi đã phục vụ chung. Nữ Ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ.

Cô ấy đã qua đời cách đây ba ngày. Cô ấy đã chiến đấu cả đời cho các nguyên tắc tự do dân chủ. Và bây giờ trong cuộc đấu tranh lâu dài cho dân chủ và tự do, Ukraine và người dân của họ đang ở tiền tuyến trong một cuộc chiến tranh gần đây nhất.

Chiến đấu để cứu quốc gia của họ và cuộc kháng chiến dũng cảm của họ là một phần của cuộc chiến lớn hơn cho các nguyên tắc dân chủ thiết yếu đoàn kết tất cả những người yêu chuộng tự do. Pháp quyền, bầu cử công bằng và tự do, tự do nói, tự do viết và tự do hội họp. Quyền tự do thờ phượng mà mỗi người lựa chọn. Quyền tự do báo chí. Những nguyên tắc này rất cần thiết trong một xã hội tự do.

Nhưng những quyền căn bản nầy của con người luôn luôn bị bao vây và tấn công bởi độc tài toàn trị. Những quyền nầy là nguồn gốc của nhiều xung đột. Mọi thế hệ đều phải đánh bại những kẻ thù của nền dân chủ. Đó là cách vận hành, vì thế giới là không hoàn hảo, như chúng ta biết. Nơi mà ham muốn và tham vọng của một số ít muốn độc tài toàn trị mãi mãi tìm cách thống trị cuộc sống và quyền tự do của nhiều người.

Thông điệp của tôi tới người dân Ukraine là thông điệp mà tôi gửi hôm nay tới bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng Ukraine, những người mà tôi tin rằng có mặt ở đây tối nay. Chúng tôi sát cánh cùng bạn ! Chắc !

Cuộc chiến ngày nay ở Kyiv và Melitopol và Kharkiv là trận chiến mới nhất trong một cuộc đấu tranh lâu dài. Hungary, 1956. Ba Lan, 1956, và sau đó nữa, 1981. Tiệp Khắc, 1968. Xe tăng cộng sản Liên Xô đã đè bẹp các cuộc nổi dậy dân chủ, nhưng cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục cho đến cuối cùng vào năm 1989, khi bức tường Bá Linh và tất cả các bức tường do cộng sản Liên Xô thống trị, chúng đã sụp đổ. Chúng đã ngã ! Và người dân đã thắng thế.

Nhưng cuộc chiến giành dân chủ không thể dừng, và không thể kết thúc với chiến tranh lạnh. Trong 30 năm qua, các thế lực chuyên quyền độc tài toàn trị đã hồi sinh trên toàn cầu. Dấu hiệu nhận biết của độc tài toàn trị là những biểu hiện quen thuộc – khinh thường pháp quyền, khinh thường tự do dân chủ, khinh thường chính sự thật.

Ngày nay, chế độ độc tài ở Nga đã bóp nghẹt nền dân chủ và tìm cách làm như vậy ở những nơi khác, không chỉ ở quê hương của họ. Dưới những tuyên bố sai lầm về tình đoàn kết dân tộc, có những quốc gia láng giềng bị vô hiệu hóa. Putin rất khủng bố khi hắn nói rằng hắn đang ‘hạ bệ’ Ukraine. Đó là một lời nói dối. Nó chỉ là tục tĩu, hắn biết như vậy nhưng vẫn nói láo.

Tổng thống Zelenskyy được bầu lên một cách dân chủ. Anh ấy là người Do Thái. Gia đình của cha anh đã bị chết trong công trình diệt chủng Holocaust của Đức Quốc xã. Và Putin cũng rất táo bạo, giống như tất cả những người độc tài toàn trị chuyên quyền trước hắn, để tin vì hắn nói chính quyền Ukraine là quốc xã mới thì rằng điều đó sẽ đúng. Không phải vậy !

Tại chính đất nước tôi, một cựu tổng thống tên là Abraham Lincoln đã lên tiếng bày tỏ tinh thần đối lập để cứu liên minh của chúng tôi giữa cuộc nội chiến. Ông ấy nói chúng ta hãy tin rằng sự thật tạo nên sức mạnh. Chân lý là sức mạnh. Hôm nay, chúng ta hãy tạo dựng lại niềm tin đó. Chúng ta hãy quyết tâm vận động sức mạnh của sự thật từ các nền dân chủ để ngăn chặn các âm mưu của chế độ chuyên quyền độc tài toàn trị.

Chúng ta hãy nhớ rằng bài kiểm tra của thời điểm này là bài kiểm tra của mọi thời đại. Một tên tội phạm muốn miêu tả sự mở rộng của NATO như một dự án đế quốc nhằm gây bất ổn cho Nga. Đó không phải là sự thật. NATO là một liên minh phòng thủ. Nó chưa bao giờ tìm kiếm sự sụp đổ của Nga. Trước cuộc khủng hoảng hiện tại, Hoa Kỳ và NATO đã làm việc trong nhiều tháng để thương thảo với Nga nhằm ngăn chặn chiến tranh. Tôi đã gặp trực tiếp với Putin, nói chuyện với hắn ta nhiều lần qua điện thoại.

Chúng tôi hết lần này đến lần khác đưa ra các đề xuất ngoại giao thực tế và cụ thể nhằm củng cố an ninh Châu Âu, nâng cao tính minh bạch, xây dựng lòng tin ở tất cả các bên. Nhưng Putin đã đáp ứng từng đề xuất mà không quan tâm đến bất kỳ cuộc đàm phán nào, với những lời nói dối và tối hậu thư.

Nga đã muốn dùng bạo lực ngay từ đầu. Tôi biết không phải tất cả các bạn đều tin chúng tôi khi chúng tôi liên tục nói rằng, quân Putin sẽ vượt qua biên giới, họ sẽ tấn công. Putin liên tục khẳng định rằng chúng không quan tâm đến chiến tranh, đảm bảo với chúng tôi rằng chúng sẽ không xâm lăng. Liên tục nói rằng hắn ta sẽ không xâm lược Ukraine. Liên tục nói rằng quân đội Nga dọc theo biên giới đã đến đó để huấn luyện. Tất cả 180.000 người trong số họ chỉ đến biên giới để tập trận.

Đơn giản là không có sự biện minh hay khiêu khích nào cho sự lựa chọn chiến tranh của Nga. Đó là một ví dụ, một trong những phản xạ lâu đời nhất của con người, sử dụng vũ lực và thông tin sai lệch để thỏa mãn khao khát quyền lực và sự kiểm soát tuyệt đối. Đó không gì khác hơn là một thách thức trực tiếp đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ được thiết lập kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Và nó có nguy cơ quay trở lại hàng thập kỷ trở vào thời kỳ khi chiến tranh tàn phá Châu Âu trước khi trật tự dựa trên luật lệ quốc tế được tạo dựng.

Chúng ta không thể quay lại thời đó. Chúng ta không thể. Mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa từ Putin là lý do tại sao phản ứng của phương Tây nhanh chóng và mạnh mẽ đến mức thống nhất, chưa từng có và áp đảo. Phản ứng nhanh chóng và chi phí trừng phạt là điều duy nhất khiến Nga thay đổi hướng đi của mình.

Trong vòng vài ngày sau cuộc xâm lược của Putin, phương Tây đã cùng nhau áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga. Ngân hàng Trung ương Nga hiện đã bị phong tỏa khỏi các hệ thống tài chính toàn cầu, từ chối quyền truy cập của Điện Kremlin vào quỹ chiến tranh được lưu trữ trên toàn cầu. Chúng tôi đã nhắm đến trọng tâm của nền kinh tế Nga bằng cách ngừng nhập khẩu năng lượng của Nga sang Hoa Kỳ.

Cho đến nay, Hoa Kỳ đã trừng phạt 140 nhà tài phiệt Nga và các thành viên trong gia đình họ, thu giữ những khoản lợi bất chính của họ, du thuyền, căn hộ sang trọng, biệt thự của họ. Chúng tôi đã trừng phạt hơn 400 quan chức chính phủ Nga, bao gồm cả những kiến trúc sư chủ chốt của cuộc chiến xâm lược này. Những quan chức và nhà tài phiệt này đã thu được lợi nhuận kếch xù từ vụ tham nhũng có liên quan đến Điện Kremlin. Và giờ họ phải chia sẻ nỗi đau.

Khu vực tư nhân cũng đã hành động. Hơn 400 công ty tư nhân đa quốc gia đã rút khỏi hoạt động kinh doanh ở Nga. Bỏ đi hoàn toàn từ nước Nga. Từ các công ty dầu mỏ đến McDonald’s. Kết quả của các biện pháp trừng phạt chưa từng có này, đồng rúp của Nga gần như ngay lập tức bị biến thành đồng nát. Nhân tiện, nền kinh tế Nga – đó là sự thật, cần khoảng 200 rúp mới tương đương 1 đô la.

Nền kinh tế Nga đang trên đà bị cắt giảm một nửa trong những năm tới. Nền kinh tế Nga được xếp hạng nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới trước cuộc xâm lược này. Nó thậm chí sẽ sớm không được xếp hạng trong hàng đầu 20 nước trên thế giới.

Tổng hợp các biện pháp trừng phạt kinh tế này là một sức mạnh gây ra thiệt hại tương đương với những sức mạnh quân sự. Các lệnh trừng phạt quốc tế này đang làm mất đi sức mạnh, khả năng bổ sung quân đội và khả năng phát huy sức mạnh của Nga. Và đó là Putin, chính Vladimir Putin là người đáng trách. Không ai khác !

Đồng thời, cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế này, thế giới phương Tây đã cùng nhau cung cấp cho người dân Ukraine những hỗ trợ nhân đạo, kinh tế và quân sự với mức độ đáng kinh ngạc.

Trong những năm trước khi xâm lược, chúng tôi, Mỹ, đã gửi hơn 650 triệu đô la vũ khí cho Ukraine, bao gồm cả thiết bị phòng không và chống thiết giáp. Kể từ khi Putin xâm lược, Mỹ đã đầu tư thêm 1,35 tỷ đô la cho vũ khí và đạn dược. Và nhờ lòng dũng cảm và sự quả cảm của người dân Ukraine, các thiết bị mà chúng tôi đã gửi và các đồng nghiệp của chúng tôi gửi đã được sử dụng để bảo vệ đất liền và không gian Ukraine.

Các đồng minh và đối tác của chúng tôi cũng đã tăng cường. Nhưng như tôi đã nói rõ, các lực lượng Mỹ đang ở Châu Âu – không phải ở Châu Âu để tham gia xung đột với lực lượng Nga. Lực lượng Mỹ ở đây để bảo vệ các đồng minh NATO. Hôm qua, tôi đã gặp các binh sĩ đang phục vụ cùng với các đồng minh Ba Lan của chúng tôi để tăng cường khả năng phòng thủ tuyến đầu của NATO.

Lý do chúng tôi muốn làm rõ là sự xâm lược của Putin trên Ukraine – đừng bao giờ nghĩ đến việc xâm lấn một phân của lãnh thổ NATO. Chúng ta có nghĩa vụ thiêng liêng. Chúng tôi có nghĩa vụ thiêng liêng theo NATO Điều 5 là bảo vệ từng tấc đất của lãnh thổ NATO bằng toàn bộ sức mạnh tập thể của chúng tôi.

Và sớm hôm nay, tôi đã đến thăm sân vận động quốc gia của các bạn, nơi hàng nghìn người tị nạn Ukraine hiện đang cố gắng trả lời những câu hỏi hóc búa nhất mà một con người có thể hỏi. Chúa ơi, điều gì sẽ xảy ra với tôi ? Điều gì sắp xảy ra với gia đình tôi ? Tôi thấy nhiều nước mắt của các bà mẹ khi tôi ôm họ vào lòng. Những đứa con nhỏ của họ, những đứa con thơ của họ, không biết nên cười hay nên khóc.

Một cô bé nói, thưa Tổng thống – cô bé nói được một chút tiếng Anh – anh trai tôi và bố tôi, họ sẽ an toàn chứ ? Tôi sẽ gặp lại họ chứ ? Thiếu đi chồng của họ, cha của họ. Trong nhiều trường hợp, anh chị em của họ đã ở lại chiến đấu vì tổ quốc.

Tôi không cần phải nói ngôn ngữ hay hiểu ngôn ngữ để cảm nhận được cảm xúc trong mắt họ, cách họ nắm chặt tay tôi, những đứa trẻ nhỏ bám vào chân tôi, cầu nguyện với hy vọng khôn cùng rằng tất cả chỉ là tạm thời. Sợ rằng họ có thể sẽ mãi mãi xa nhà của họ. Gần như một nỗi buồn suy nhược mà điều này lại xảy ra liên tục.

Nhưng tôi cũng bị ấn tượng bởi sự hào phóng của người dân Warsaw – đối với vấn đề đó, tất cả người dân Ba Lan – đối với sâu thẳm của lòng trắc ẩn, sự sẵn sàng vươn tới và mở rộng trái tim của họ. Tôi đang nói với Ngài Thị trưởng, các bạn đang mở rộng trái tim và ngôi nhà của các bạn chỉ đơn giản là để giúp đỡ những người tỵ nạn Ukraine.

Tôi cũng muốn cảm ơn người bạn của tôi, đầu bếp vĩ đại người Mỹ Jose Andres, và nhóm của anh ấy đã giúp nuôi sống những người tỵ nạn đang khao khát được tự do. Nhưng giúp đỡ những người tị nạn này không phải là điều mà Ba Lan hay bất kỳ quốc gia nào khác nên gánh vác một mình. Tất cả các nền dân chủ trên thế giới có trách nhiệm giúp đỡ. Tất cả mọi người. Và người dân Ukraine có thể tin tưởng vào Hoa Kỳ để đáp ứng trách nhiệm của mình.

Tôi đã thông báo hai ngày trước, chúng tôi sẽ chào đón 100.000 người tị nạn Ukraine. Chúng tôi đã có 8.000 người Ukraine mỗi tuần đến Hoa Kỳ với các quốc tịch khác. Chúng tôi sẽ cung cấp gần 300 triệu đô la hỗ trợ nhân đạo, cung cấp hàng chục nghìn tấn thực phẩm, nước uống, thuốc men và các vật tư cơ bản khác.

Tại Brussels, tôi đã thông báo Hoa Kỳ sẵn sàng cung cấp thêm hơn 1 tỷ đô la viện trợ nhân đạo. Chương trình Lương thực Thế giới nói với chúng tôi rằng bất chấp những trở ngại đáng kể, ít nhất một số cứu trợ đang đến được các thành phố lớn ở Ukraine. Nhưng không phải Mariupol vì các lực lượng Nga đang ngăn chặn hàng cứu trợ.

Nhưng chúng tôi sẽ không ngừng nỗ lực cứu trợ nhân đạo ở bất cứ nơi nào cần ở Ukraine và cho những người đã rời Ukraine. Bất chấp sự tàn bạo của Vladimir Putin, không nghi ngờ gì rằng cuộc chiến này đã là một thất bại chiến lược đối với Nga. Bản thân mất con, tôi biết đó không phải là niềm an ủi cho những người Ukraine mất gia đình. Nhưng Putin nghĩ rằng người Ukraine sẽ lăn đùng ra và không chiến đấu. Putin không phải là một học sinh hiểu nhiều về lịch sử.

Thay vào đó, các lực lượng Nga đã đối mặt với sự kháng cự dũng cảm và cứng rắn của Ukraine. Thay vì phá vỡ quyết tâm của Ukraine, các chiến thuật tàn bạo của Nga đã củng cố quyết tâm của họ. Thay vì khiến NATO tách rời, phương Tây giờ đây mạnh mẽ và đoàn kết hơn bao giờ hết.

Nga muốn NATO ít hiện diện hơn ở biên giới của mình nhưng giờ đây Putin đã đối mặt với một sự hiện diện mạnh mẽ hơn, một sự hiện diện lớn hơn với hơn 100.000 lính Mỹ ở đây cùng với tất cả các thành viên khác của NATO. Trên thực tế, Nga đã cố gắng gây ra một điều gì đó mà tôi chắc chắn rằng Putin không bao giờ có ý định. Các nền dân chủ trên thế giới được hồi sinh với mục đích và sự thống nhất được tìm thấy trong nhiều tháng mà trước đây chúng ta đã từng mất nhiều năm để hoàn thành.

Không chỉ những hành động của Nga ở Ukraine đang nhắc nhở chúng ta về sự phù hộ của nền dân chủ. Đó là đất nước của Putin, Điện Kremlin, Putin đang giam cầm những người biểu tình. Hai trăm nghìn người được cho là đã rời đi. Nước Nga đang chảy máu chất xám. Tắt tin tức độc lập. Truyền thông nhà nước đều là tuyên truyền. Kiểm duyệt và phong tỏa những hình ảnh về tấn công các mục tiêu dân sự, hố chôn tập thể, chiến thuật bao vây bỏ đói dân các thành phố của quân Nga ở Ukraine.

Có gì ngạc nhiên khi tôi đã nói rằng 200.000 người Nga đã rời khỏi đất nước của họ trong một tháng. Một sự chảy máu chất xám đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Điều đó đưa tôi đến thông điệp của tôi với người dân Nga. Tôi đã làm việc với các nhà lãnh đạo Nga trong nhiều thập kỷ. Tôi ngồi bên kia bàn đàm phán từ thời Liên Xô với Alexei Kosygin để nói chuyện về việc kiểm soát vũ khí ở đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.

Tôi đã luôn nói chuyện trực tiếp và trung thực với các bạn, những người dân Nga. Hãy để tôi nói điều này, nếu bạn có thể lắng nghe. Bạn, nhân dân Nga, không phải là kẻ thù của chúng tôi. Tôi từ chối tin rằng bạn hoan nghênh việc giết chết những đứa trẻ và ông bà vô tội, hay bạn chấp nhận bệnh viện, trường học, khu hộ sinh và vì Chúa bị vùi dập bởi tên lửa và bom của Nga. Hoặc các thành phố bị bao vây bởi quân đội Nga để dân thường không thể chạy trốn. Nguồn cung cấp bị cắt và quân Nga cố gắng để bỏ đói khiến người Ukraine phải đầu hàng.

Hàng triệu gia đình đang phải rời bỏ nhà cửa, trong đó có một nửa số trẻ em Ukraine. Đây không phải là những hành động của một quốc gia vĩ đại. Đối với tất cả mọi người, bạn, người dân Nga, cũng như tất cả những người dân trên khắp Châu Âu vẫn còn nhớ về một hoàn cảnh tương tự vào cuối những năm 30 và 40.

Tình hình Thế chiến thứ hai vẫn còn in đậm trong tâm trí của nhiều ông bà trong vùng. Dù thế hệ của bạn đã trải qua điều gì, cho dù nó đã trải qua cuộc vây hãm Leningrad hay đã nghe về điều đó từ cha mẹ và ông bà của bạn. Các ga xe lửa tràn ngập các gia đình sợ hãi chạy trốn khỏi nhà của họ. Những đêm trú ẩn trong các tầng hầm. Buổi sáng sàng lọc đống đổ nát trong nhà của bạn. Đây không phải là những ký ức của quá khứ. Không còn nữa. Bởi vì đó chính xác là những gì quân đội Nga đang làm ở Ukraine lúc này.

Ngày 26 tháng 3 năm 2022, chỉ vài ngày trước khi chúng ta 21 tuổi – bạn đã là một quốc gia của thế kỷ 21, với những hy vọng và ước mơ mà mọi người trên khắp thế giới dành cho bản thân và gia đình của họ. Giờ đây, sự hung hăng của Vladimir Putin đã khiến bạn, người dân Nga, tách khỏi phần còn lại của thế giới, và nó đang đưa nước Nga trở lại thế kỷ 19.

Đây không phải là con người của bạn. Đây không phải là tương lai bạn xứng đáng dành cho gia đình và con cái của bạn. Tôi nói thật với các bạn, cuộc chiến này không xứng đáng với các bạn, nhân dân Nga. Putin có thể và phải chấm dứt cuộc chiến này. Người dân Mỹ sẽ sát cánh cùng bạn, và những công dân dũng cảm của Ukraine, những người mong muốn hòa bình.

Thông điệp của tôi tới phần còn lại của Châu Âu, cuộc chiến giành tự do mới này đã làm rõ một vài điều. Đầu tiên, Châu Âu phải chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga. Và chúng tôi, Hoa Kỳ sẽ giúp đỡ. Đó là lý do tại sao mới hôm qua tại Brussels, tôi đã thông báo kế hoạch với chủ tịch Ủy ban Châu Âu để đưa Châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng tức thời.

Về lâu dài, vì vấn đề an ninh kinh tế, an ninh quốc gia và sự tồn tại của hành tinh, tất cả chúng ta cần phải chuyển sang năng lượng sạch, tái tạo càng nhanh càng tốt. Và chúng ta sẽ làm việc cùng nhau để giúp hoàn thành điều đó để những ngày của bất kỳ quốc gia nào phải chịu sự thay đổi bất chợt của một bạo chúa vì nhu cầu năng lượng của mình đã qua. Họ phải kết thúc. Họ phải kết thúc.

Và thứ hai, chúng ta phải chống lại nạn tham nhũng đến từ Điện Kremlin để mang lại cho người dân Nga một cơ hội công bằng. Và cuối cùng, khẩn cấp nhất, chúng ta phải duy trì sự thống nhất tuyệt đối, giữa các nền dân chủ trên thế giới. Nó không đủ để nói bằng những lời nói khoa trương về dân chủ, về tự do và giá trị. Tất cả chúng ta, kể cả ở đây ở Ba Lan, phải thực hiện công việc dân chủ chăm chỉ mỗi ngày – đất nước của tôi cũng vậy.

Đó là lý do tại sao tôi đến Châu Âu một lần nữa trong tuần này với một thông điệp rõ ràng và kiên quyết cho NATO, cho G7, cho Liên minh Châu Âu, cho tất cả các quốc gia yêu tự do – chúng ta phải cam kết tham gia cuộc chiến này lâu dài. Chúng ta phải thống nhất ngày hôm nay, ngày mai và ngày kia. Và trong nhiều năm và nhiều thập kỷ tới. Nó không có dễ dàng đâu. Sẽ có chi phí tổn thất. Nhưng đó là một cái giá mà chúng ta phải trả vì bóng tối thúc đẩy chế độ chuyên quyền độc tài toàn trị rốt cuộc không thể sánh được với ngọn lửa tự do thắp sáng tâm hồn của những người tự do ở khắp mọi nơi.

Lịch sử hết lần này đến lần khác cho thấy điều đó. Đó là từ những khoảnh khắc bóng tối mà sự tiến bộ lớn nhất được tạo thành sau đó. Và lịch sử cho thấy đây là nhiệm vụ của thời đại chúng ta, nhiệm vụ của thế hệ này. Hãy nhớ lại cú búa giáng xuống bức tường Bá Linh, sức mạnh vén bức màn sắt cộng sản không phải là lời nói của một nhà lãnh đạo duy nhất, mà chính là người dân Châu Âu, những người đã chiến đấu trong nhiều thập kỷ để giải phóng chính mình.

Sự dũng cảm tuyệt đối của họ đã mở ra biên giới giữa Áo và Hungary cho cuộc Dã ngoại Liên Âu. Họ đã chung tay vì Con đường Baltic. Họ đã ủng hộ sự đoàn kết ở đây ở Ba Lan. Và chung quy lại đó là một lực lượng không thể nhầm lẫn và không thể phủ nhận của những con người mà cộng sản Liên Xô không thể chống lại được. Và hôm nay chúng ta lại thấy điều đó một lần nữa khi những người dân Ukraine dũng cảm cho thấy rằng sức mạnh của nhiều người của họ lớn hơn ý chí của bất kỳ một nhà độc tài nào.

Vì vậy, trong giờ phút này, hãy để những lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô được cháy sáng rực rỡ như ngày hôm nay. Đừng bao giờ từ bỏ hy vọng. Không bao giờ nghi ngờ. Không bao giờ mệt mỏi. Đừng bao giờ nản chí. Đừng sợ !

Một nhà độc tài cố gắng xây dựng lại một đế chế sẽ không bao giờ đủ để xóa bỏ tình yêu tự do của người dân. Sự tàn bạo sẽ không bao giờ làm suy giảm ý chí được tự do của họ. Ukraine sẽ không bao giờ là một chiến thắng đối với Nga, vì những người tự do từ chối sống trong một thế giới vô vọng và tăm tối.

Chúng ta sẽ có một tương lai khác, một tương lai tươi sáng hơn, bắt nguồn từ nền dân chủ và nguyên tắc, hy vọng và ánh sáng. Của sự đàng hoàng và nhân phẩm và tự do và những điều có thể xảy ra và khả năng cho tương lai. Putin không thể tiếp tục cầm quyền !

Thần ban phước cho tất cả các bạn. Và cầu Chúa bảo vệ tự do của chúng tôi, và xin Chúa bảo vệ quân đội của chúng tôi. Cảm ơn sự kiên nhẫn của bạn. Cảm ơn bạn. Cảm ơn bạn.

Joe Biden

Nguyên tác : President Biden’s speech in Warsaw on Russia’s invasion of Ukraine, ABC News, 26/03/2022

Phạm Đình Bá dịch

Nguồn : VNTB, 27/03/2022

*************************

(*) Đừng sợ 

John Paul II, Trần Quốc Việt dịch, 26/3/2022

Lời giới thiệu : Ngày thứ Bảy qua, Tổng thống Mỹ đã đọc bài diễn văn trước Lâu đài Hoàng gia Warsaw, ở Ba Lan. Trong bài diễn văn ông nhắc lại lời của Giáo hoàng John Paul II : "Đừng sợ". chúng tôi chuyển đến quý độc giả bản dịch bài diễn văn nhậm chức của Giáo hoàng John Paul II với hy vọng độc giả người Việt có thể tìm thấy sự khích lệ và hy vọng như hàng triệu người Đông Âu, đặc biệt người Ba Lan, đã tìm thấy cách đây hơn 40 năm. TQV

dungso1

Tổng thống Biden bắt đầu bài phát biểu trước Lâu đài Hoàng gia Warsaw, với lời của Giáo hoàng Ba Lan John Paul II: "Đừng sợ". Omar Marques / Getty Images

Quảng trường Thánh Phêrô

Chủ nhật, 22 tháng Mười, 1978 

"Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống" (Mátthêu 16:16). Những lời này được Simon, con ông Giôna, ở thành Xêdarê Philípphê, nói ra. Vâng, ông nói ra từ chính miệng mình với niềm xác tín đã sống và trải nghiệm sâu sắc - nhưng lời ấy không khởi nguồn từ trong lòng ông, mà nguồn gốc của lời ấy là : "...vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều này, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên Trời" (Mátthêu 16:17). Những lời nói ra ấy là những lời của Đức tin. 

Những lời này đánh dấu sự khởi đầu sứ vụ của Phêrô trong lịch sử cứu chuộc, trong lịch sử của Dân Chúa. Từ thời điểm ấy, từ Tuyên xưng Đức tin ấy, lịch sử thiêng liêng của cứu chuộc và Dân Chúa chắc chắn bắt đầu mang tầm vóc mới : thể hiện mình trong tầm vóc lịch sử của Hội thánh. 

Tầm vóc Giáo hội trong lịch sử Dân Chúa có khởi nguồn, đúng hơn được sinh ra, chính từ những lời của Đức tin này, và được gắn bó với người đã thốt ra những lời ấy : "Ngươi là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy". 

Vào ngày này và tại nơi này chính những lời này cần phải được thốt ra và được lắng nghe lần nữa : "Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống".

Vâng, hỡi các anh em và các con nam nữ, khởi thủy chính là những lời này. 

Nội dung của những lời này khải thị trước mắt chúng ta sự mầu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống, sự mầu nhiệm mà Đấng Kitô, con của Thiên Chúa đã đưa chúng ta đến gần. Thật sự không có ai đã đưa Thiên Chúa hằng sống đến gần con người và khải thị Thiên Chúa như Đấng Kitô đã làm một mình. Trong tri thức của chúng ta về Thiên Chúa, trong cuộc hành trình của chúng ta hướng về Thiên Chúa, chúng ta hoàn toàn gắn bó với sức mạnh của những lời này : "Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha". Thiên Chúa là Đấng vô cùng, huyền nhiệm, khôn tả, đã đến gần với chúng ta qua Đấng Giêsu Kitô, Người con duy nhất của Thiên Chúa được sinh ra, được Đức mẹ Maria đồng trinh sinh hạ trong máng lừa Bê Lem. 

Tất cả những ai đang mưu tìm đến Thiên Chúa, tất cả những ai đã vô cùng may mắn tin Thiên Chúa, và tất cả những ai đang bị hoài nghi dày vò : ngày hôm nay tại nơi thiêng liêng này, xin các anh chị em hãy lắng nghe lần nữa những lời được Simon Phêrô nói ra. Trong những lời ấy là đức tin của Hội thánh. Trong chính những lời ấy là chân lý mới, đúng ra, là chân lý cuối cùng và cao quý nhất về con người : con Thiên Chúa hằng sống - "Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống". 

Ngày hôm nay Giám mục mới của Rôma long trọng bắt đầu Thánh chức của mình cùng sứ vụ của Phêrô. Thực ra, tại thành phố này, Phêrô đã hoàn tất và đã làm tròn sứ vụ Đức Chúa đã phó thác cho ông. Đức Chúa đã nói trực tiếp với ông những lời này : "...lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy và đi đâu tùy ý ; nhưng khi về già anh sẽ phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn" (Gioan 21:18). 

Phêrô đến Rôma ! 

Còn điều gì khác hơn nữa ngoài sự tuân theo linh ứng nhận được từ Đức Chúa đã dẫn dắt ông và đưa ông đến thành phố này, trung tâm của Đế quốc ? Có lẽ người dân chài miền Galilê ấy đã không muốn đến đây. Có lẽ ông thích ở lại nơi chốn xưa ấy, trên bờ Hồ Ghennêxarét, với thuyền và lưới của mình. Nhưng dưới sự dẫn dắt của Đức Chúa, tuân theo linh ứng của Người, ông đã đến đây ! 

Theo truyền thuyết xưa được lưu truyền (được tái hiện kỳ diệu qua văn chương trong tiểu thuyết của Henryk Sienkiewicz), Phêrô muốn rời khỏi Rôma trong thời bách hại của Nero. Nhưng Chúa đã can dự : Chúa đi gặp ông. Phêrô thưa chuyện với Đức Chúa rồi hỏi. "Quo vadis, Domine ?", nghĩa là "Lạy Chúa, Chúa đang đi đâu ?". Chúa trả lời ông tức thì : "Ngươi hãy vào thành Rôma để chịu đóng đinh trên thập giá lần nữa". Phêrô liền quay trở lại Rôma và ở lại nơi này cho đến ngày ông bị đóng đinh trên thập giá.

Vâng, hỡi các anh em và các con nam nữ, Rôma là Tòa Thánh của Phêrô. Trải qua suốt qua bao nhiêu thế kỷ những vị giám mục mới không ngừng kế tục ông tại Tòa Thánh này. Ngày hôm nay một giám mục mới đến Tòa thánh của Phêrô ở Rôma, một giám mục mới lòng đầy lo sợ, xét mình thật không xứng đáng. Ai lại không run rẩy trước ơn gọi cao cả này và trước sứ vụ phổ quát của Tòa Thánh Rôma ! 

Kế vị chức vụ giám mục của Phêrô ngày hôm nay là một giám mục không phải người Rôma. Giám mục là người con của Ba Lan. Nhưng từ giây phút này ông cũng trở thành người Rôma. Vâng - người Rôma. Ông là người Rôma cũng vì ông là con của một nước nơi lịch sử ngay từ buổi bình minh đầu tiên, nơi truyền thống ngàn năm đều in dấu mối liên hệ hằng sống, mạnh mẽ, bền vững, và được cảm nhận sâu sắc với Tòa thánh của Phêrô, một nước mãi mãi trung thành với Tòa Thánh Rôma. Huyền nhiệm thay sự an bài của Thiên Chúa quan phòng ! 

Trong những thế kỷ qua, khi các bậc giám mục kế vị Phêrô cai quản tòa thánh của ông, triregnum hay ngọc miện được đội lên đầu họ. Giáo hoàng cuối cùng được đội ngọc miện là Phaolô VI vào năm 1963, nhưng sau lễ gia miện trang nghiêm ấy ông không bao giờ dùng đến ngọc miện nữa và để cho những bậc kế vị ông tự do quyết định chuyện này. 

Giáo hoàng John-Paul I, mà ký ức về người vẫn còn sống động trong lòng chúng ta, đã không muốn dùng ngọc miện ; ngày hôm nay người kế vị ông cũng không muốn dùng đến. Đây không phải là lúc trở lại lễ và vật vốn được coi không đúng là biểu tượng của quyền lực thế tục của các Giáo hoàng. 

Thời đại của chúng ta kêu gọi chúng ta, thúc giục chúng ta, buộc chúng ta nhìn chăm chú vào Chúa và đắm mình trong suy niệm khiêm nhường và ngoan đạo về sự mầu nhiệm của quyền năng tối cao của chính Đấng Kitô. 

Người được hạ sinh từ Đức mẹ Maria đồng trinh, con của người thợ mộc (như người đời tưởng thế), con của Thiên Chúa hằng sống (được Phêrô xác tín), đã đến để làm cho tất cả chúng ta là "một vương quốc tư tế"

Cộng đồng Vatican thứ hai đã nhắc chúng ta về sự mầu nhiệm của quyền năng này và về sự thật rằng sứ vụ của Đấng Kitô với cương vị Tư tế, Ngôn sứ - Thầy dạy và Vua vẫn tiếp tục trong Hội thánh. Tất cả mọi người, toàn thể Dân Chúa, đều dự phần trong sứ vụ ba cách này. Có lẽ trong quá khứ, ngọc miện, vương miện ba tầng này, được đội lên đầu của Giáo hoàng để qua biểu tượng đó thể hiện kế hoạch của Đức Chúa cho Hội thánh của Người, cụ thể tất cả các phẩm trật của Hội thánh của Đấng Kitô, tất cả "quyền năng thiêng liêng" được thực thi trong Hội thánh, là không có gì khác hơn ngoài sự phụng sự, phụng sự với mục đích duy nhất : đảm bảo rằng toàn thể Dân chúa đều dự phần trong sứ vụ ba cách này của Đấng Kitô và luôn luôn dưới quyền năng của Đức Chúa, một quyền năng có cội nguồn không phải từ quyền lực của thế gian này mà từ sự mầu nhiệm của Thánh giá và Phục sinh. 

Quyền năng tuyệt đối nhưng êm dịu ngọt ngào của Đức Chúa đáp ứng với toàn bộ chiều sâu của con người nhân tính, với những nguyện vọng cao đẹp nhất của con người về trí tuệ, ý chí và thương yêu. Quyền năng ấy không nói bằng ngôn ngữ của vũ lực mà thể hiện mình qua bác ái và chân lý. 

Người kế vị Phêrô mới ở Tòa Thánh Rôma, ngày hôm nay xin dâng lời cầu nguyện thiết tha, khiêm nhường và tin tưởng : con cầu nguyện Đấng Kitô cho con trở thành tôi tớ và mãi mãi là tôi tớ của quyền năng độc nhất của Người, tôi tớ của quyền năng ngọt ngào của Người, tôi tớ của quyền năng không biết đến chiều tà của Người. Hãy cho con được làm tôi tớ, tôi tớ của những tôi tớ của Người. 

Hỡi các anh chị em, đừng sợ đón mừng Đấng Kitô và đón nhận quyền năng của Người. Hãy giúp Đức Giáo hoàng và tất cả những ai muốn phục vụ Đấng Kitô và qua quyền năng của Đấng Kitô phục vụ con người nhân tính và toàn thể nhân loại. Hãy đừng sợ. Hãy mở rộng cửa ra đón Đấng Kitô. Hãy mở ra trước quyền năng cứu rỗi của Người những giới tuyến của các Nhà nước, những hệ thống kinh tế và chính trị, những cánh đồng bát ngát của văn hoá, văn minh và tiến bộ. Hãy đừng sợ. Đấng Kitô biết "có gì trong lòng con người". Chỉ mình Người biết điều này. 

Đôi khi ngày nay con người không biết có gì trong lòng mình, trong sâu thẳm tâm hồn mình. Đôi khi con người không chắc chắn về ý nghĩa của cuộc đời mình trên thế gian này. Con người bị hoài nghi dày vò, rồi hoài nghi biến thành tuyệt vọng. Cho nên chúng tôi kêu gọi các anh chị em, với tất cả tin tưởng và khiêm nhường chúng tôi van xin các anh chị em, hãy để Đấng Kitô nói với con người. Chỉ mình Người có lời của sự sống, đúng, lời của sự sống đời đời. 

Chính xác vào ngày hôm nay toàn thể Hội thánh đang mừng "Ngày Sứ vụ Thế giới" ; nghĩa là, Hội thánh đang cầu nguyện, suy niệm và hành động để cho lời của sự sống của Đấng Kittô có thể đến với tất cả mọi người và được tất cả mọi người đón nhận như một thông điệp của hy vọng, cứu chuộc, và giải phóng hoàn toàn. 

John Paul II

Nguyên tác trích từ Trang nhà của Tòa Thánh Vatican 

Trần Quốc Việt dịch

Những đoạn trích dẫn in nghiêng người dịch lấy từ bản dịch Việt Ngữ của Nhóm Phiên dịch các giờ Kinh phụng vụ. 

Người dịch chân thành cảm ơn sâu sắc các dịch giả của nhóm phiên dịch.

************************

Chúng tôi sát cánh cùng các bạn

Joe Biden, Vì Công Lý, 27/03/2022

Warsaw, Ba Lan – Tổng thống Joe Biden nói về Cuộc chiến ở Ukraine  Gil chiến đấu trong cuộc đấu tranh cho dân chủ khi anh ta tìm cách tập hợp sự ủng hộ của thế giới đằng sau quốc gia bị bao vây.

"Các nền dân chủ trên thế giới đang được tiếp thêm sinh lực", Biden nói về phản ứng toàn cầu đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Phát biểu từ một lâu đài cũ ở Warsaw trước một đám đông bao gồm Người tị nạn Ukraine , ông Biden đã chỉ trích Tổng thống Nga Putin và kêu gọi người dân Nga chọn một con đường khác cho đất nước của họ. Ông cũng kêu gọi Châu Âu chấm dứt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga và đoàn kết đứng sau một chiến dịch gây áp lực lên Putin.

"Điều đó sẽ không dễ dàng, sẽ phải trả giá", tổng thống nói, khi đám đông vẫy cờ của Hoa Kỳ, Ukraine và Ba Lan. "Nhưng đó là một cái giá mà chúng ta phải trả. Bởi vì bóng tối thúc đẩy chế độ chuyên chế cuối cùng không thể sánh được với ngọn lửa tự do thắp sáng tâm hồn của những người tự do ở khắp mọi nơi".

joe1

Tổng thống Joe Biden có bài phát biểu tại Lâu đài Hoàng gia ở Warsaw, Ba Lan hôm thứ Bảy. Evan Fauci / AFP

"Chúng tôi sát cánh với các bạn", ông nói về Ukraine.

Biden đã tấn công Putin vì đã nhiều lần tuyên bố trước cuộc xâm lược rằng ông không có ý định vào Ukraine, và chỉ trích Putin vì sự tàn bạo do ông gây ra từ khi cuộc tấn công quân sự bắt đầu. Ngay trước khi Biden phát biểu, thành phố Lviv của Ukraine, nơi trú ẩn tương đối an toàn trong nước, đã bị tấn công bằng tên lửa hành trình ít nhất ba lần.

"Vì Chúa, người đàn ông này không thể tiếp tục nắm quyền", Biden nói về Putin.

Một quan chức Nhà Trắng sau đó cho biết tổng thống không kêu gọi sa thải ông Putin. "Quan điểm của tổng thống là Putin không thể áp đặt quyền lực của mình đối với các nước láng giềng hoặc khu vực", quan chức này nói. Ông không thảo luận về quyền lực của Putin ở Nga, hay sự thay đổi chế độ.

Nhưng Biden cũng vẽ ra một bức tranh đầy hy vọng – một bức tranh trong đó tự do ngự trị trên các chế độ độc tài và nơi mà sự đoàn kết giữa các đồng minh phương Tây chưa bao giờ mạnh mẽ hơn.

"Một nhà độc tài muốn xây dựng lại một đế chế sẽ không bao giờ có thể xóa bỏ tình yêu tự do của người dân. Sự tàn bạo sẽ không bao giờ loại bỏ ý chí tự do. Ukraine sẽ không bao giờ là một chiến thắng đối với Nga, bởi vì những người tự do từ chối sống trong một thế giới đầy rẫy sự lạc hậu, sự tuyệt vọng và bóng tối", Biden nói.

Biden đề cập đến nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng của Ba Lan, chẳng hạn như Giáo hoàng John Paul II và cựu tổng thống Lech Wasa, và nhắc đến những cuộc chiến mà Ba Lan đã phải đối mặt trong nhiều năm để giành tự do.

Đó là một thông điệp gửi tới người dân Ba Lan – những người đã đổ ra đường để nghe những lời của Biden – khi họ thấy mình đang ở chiến tuyến của cuộc khủng hoảng tị nạn và ngày càng lo sợ rằng họ có thể là mục tiêu tiếp theo của Nga.

"Vào giờ này, hãy để những lời của Giáo Hoàng John Paul bừng sáng như ngày hôm nay, đừng bao giờ mất hy vọng, đừng bao giờ nghi ngờ, đừng bao giờ mệt mỏi, đừng bao giờ nản chí. Đừng sợ " (*), Biden nói.

Biden cũng có một thông điệp dành cho người dân Nga, cảnh báo rằng hành động của Putin sẽ khiến ông bị cả thế giới cô lập và "đưa nước Nga trở lại thế kỷ XIX".

"Đây không phải là những gì bạn đang có, đây không phải là tương lai bạn xứng đáng dành cho gia đình và con cái của bạn", Biden nói. "Cuộc chiến này không dành cho các bạn, những người dân Nga. Putin có thể và phải chấm dứt cuộc chiến này".

Trước khi có bài phát biểu, Biden đã gặp gỡ những người tị nạn Ukraine và nhân viên cứu trợ tại một sân vận động thể thao từng tổ chức các buổi hòa nhạc rock và các trận đấu bóng đá. Nó hiện cung cấp nơi ở tạm thời cho những người tị nạn, giúp họ đăng ký đi học và đi làm.

Trong sân vận động, một nhóm phụ nữ và trẻ em Ukraine tị nạn tụ tập xung quanh Biden để kể cho ông nghe những trãi nghiệm mà họ đã chịu đựng, yêu cầu ông cầu nguyện cho những người thân phái nam của họ đang chiến đấu ở Ukraine, và cảm ơn sự hỗ trợ của ông và Hoa Kỳ. Biden ôm một người phụ nữ đang rơm rớm nước mắt và chụp ảnh chung với một bé gái mặc bộ quần áo mùa đông màu hồng. Mẹ của cô gái nói với Biden về việc con gái bà đã trú ẩn trong một tầng hầm như thế nào trước khi đến Ba Lan.

"Thành thật mà nói, tôi luôn luôn ngạc nhiên về cố gắng giữ vững niềm tin trong lòng người Ukraine trước sức mạnh của kẻ thù", Biden nói sau khi gặp những người tị nạn. "Họ là một nhóm người tuyệt vời".

Khi được một phóng viên hỏi về những báo cáo về sự thay đổi chiến lược của Nga, Biden tỏ ra hoài nghi. "Tôi không chắc về điều đó", ông nói. Hôm thứ Sáu, một tướng Nga cho biết quân đội đang rút về phía đông để tập trung "giải phóng hoàn toàn" khu vực ly khai Donbas của đất nước.

Khi được hỏi về ý kiến ​​ca ông v hành động ca Tng thng Nga Putin Ukraine, ông Biden thng thn. "Ông ta là mt người đồ tể", Biden nói.

Cuộc khủng hoảng người tị nạn hiện diện trong suốt hai ngày Biden ở Ba Lan. Khi chở Biden đến gặp tổng thống Ba Lan vào thứ Bảy, đoàn xe băng qua ga xe lửa Warsaw và gặp một dòng người tị nạn Ukraine vừa đến Ba Lan xếp hàng để mua thực phẩm và các vật dụng cơ bản như giấy vệ sinh. Tất cả yêu cầu được giúp đỡ về nhà ở và phương tiện đi lại.

Trong khi Ba Lan chào đón người tị nạn với vòng tay rộng mở và các dấu hiệu ủng hộ Ukraine đã xuất hiện bao trùm thành phố, các quan chức Ba Lan, bao gồm cả thị trưởng Warsaw, người mà Biden đã gặp hôm thứ Bảy, cho biết họ đang bị đẩy đến bờ vực trong nỗ lực cung cấp nhiều hơn sự cứu trợ. Hơn hai triệu người tị nạn tràn vào đất nước trong vài tuần.

Ông Biden nói với Tổng thống Andrzej Duda trong cuộc họp hôm thứ Bảy : "Chúng tôi nhận ra rằng Ba Lan đang gánh một trách nhiệm to lớn, và tôi không nghĩ đó là nhiệm vụ của Ba Lan. Công tác cứu trợ này phải là của toàn thế giới, là trách nhiệm của tất cả các quốc gia".

Biden cũng đưa ra những lời cam đoan nhiệt thành rằng nếu Nga tấn công Ba Lan, Hoa Kỳ sẽ tự vệ như một phần trong cam kết của mình dưới thời NATO.

Cuộc viếng thăm Châu Âu của Biden giới hạn trong ba ngày, ông đã tiến hành một số gặp gỡ với các nhà lãnh đạo thế giới, tìm cách củng cố sự đoàn kết của họ đằng sau một chiến dịch gây áp lực đang diễn ra chống lại Nga.

Nhà Trắng cho biết họ hy vọng bài phát biểu của Biden sẽ qui tụ sự đoàn kết quanh một kết hợp lớn để ủng hộ người dân và chính quyền Ukraine, quy trách nhiệm cho Nga và coi cuộc xung đột này là một cuộc chiến lớn bảo vệ dân chủ.

Hoa Kỳ đã công bố một số các biện pháp mới đối với Nga và gia tăng sự giúp đỡ cho Ukraine, đó là các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với hơn 400 thực thể của Nga và viện trợ nhân đạo 1 tỷ USD cho Ukraine, tiếp nhận 100.000 người tị nạn Ukraine, và giảm sự phụ thuộc của Châu Âu vào khí đốt tự nhiên của Nga.

Nguồn : vicongly, 27/03/2022

Published in Diễn đàn

Chiến tranh Ukraine : Phương Tây tự đặt cho mình lằn ranh đỏ

Đã qua một tháng đất nước Ukraine kháng cự với cuộc chiến tranh xâm lược mỗi ngày thêm khốc liệt của Nga. Phương Tây tiếp tục huy động tối đa những gì có thể với hy vọng gây áp lực để tổng thống Vladimir Putin dừng cuộc chiến. Những hệ lụy của trừng phạt Nga đã lan sang phía ra đòn. Đó là những chủ đề nổi bật được các báo Pháp ra hôm nay tập trung khai thác. 

ranh1

Thủy quân lục chiến Mỹ tham gia cuộc tập trận "Cold Response 2022", tập hợp 30,000 binh sĩ từ các thành viên NATO cùng với Phần Lan và Thụy Điển. Ảnh chụp gần Bjerkvik ở vùng Vòng Cung Bắc Cực (Na Uy) ngày 24/03/2022. Reuters – Bart Biesemans

Các tờ báo chính đều tập trung vào liên tiếp 2 cuộc họp thượng đỉnh bất thường của NATO và nhóm G7 diễn ra ngày hôm qua, 24/03 và nối tiếp hôm sau bằng cuộc họp Hội đồng toàn Châu Âu. Đúng một một tháng sau khi tổng thống Nga Putin tuyên bố tấn công Ukraine, lãnh đạo các nước Liên minh NATO họp phiên bất thường tại Bruxelles hôm thứ Năm (24/03), một lần nữa nhằm cố gắng tìm phương án đáp trả mối đe đe dọa sống còn ở cửa ngõ nhà mình.

Phương Tây "ngăn chặn chiến tranh bằng chuẩn bị chiến tranh" 

Sự hiện diện của tổng thống Mỹ Joe Biden được nhật báo Le Monde nhìn nhận như là một điểm nhấn của các cuộc họp ở Bruxelles ngày hôm qua. Với bài viết có tựa đề "Sự trở lại hùng hậu của Mỹ tại Châu Âu" Le Monde ghi nhận trong nhiều năm trở lại đây, Washington kín đáo rút bớt lực lượng của mình ra khỏi lục địa Châu Âu để triển khai ở khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương nhằm đối phó với sự bành trướng gia tăng về kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Nhưng trước những leo thang căng thẳng giữa Kiev và Moskva mà đỉnh điểm là cuộc xâm lược Ukraine của Nga, từ tháng Giêng đến tháng 3 năm nay, Mỹ đã điều động trở lại Châu Âu 20 nghìn quân, tức tăng 25%. Như vậy sự hiện diên quân sự của Mỹ ở Châu Âu giờ đã đạt mức cao nhất từ 15 năm qua. Số quân Mỹ đóng trên đất Châu Âu đã đạt ngưỡng biểu tượng 100 nghìn quân. 

Theo Le Monde, dù gì thì cuộc họp thượng đỉnh Liên minh Bắc Đại Tây Dương là dịp để biểu thị sự đoàn kết trong quan hệ giữa NATO và các nước Liên Âu và cũng để nhắc lại rằng một cuộc xung đột giữa NATO và Nga phải tuyệt đối tránh mặc dù mối lo ngại Nga sử dụng vũ khí hóa học hay hạt nhân đang dần hiển hiện. 

Tham chiến, lằn ranh đỏ của NATO 

Nỗ lực huy động của NATO là rất lớn nhưng trước một Vladimir Putin khó lường và sẵn sàng đi xa không giới hạn, Liên minh phương Tây lại phải tự vạch cho mình lằn ranh đỏ : Bằng mọi cách không trở thành một bên tham chiến với Nga. 

Le Figaro có bài : "Ukraine : Ngăn chặn chiến tranh mà không tham chiến, phương trình hiểm hóc của NATO". Theo bài báo, trong lúc mà Ukraine đang kháng cự với cuộc xâm lược với tất cả quyết tâm của mình, các đồng minh cố gắng tạo sự ủng hộ chính phủ của tổng thống Volodymyr Zélensky. Hỗ trợ nhưng làm sao "không để vượt qua làn ranh đỏ" là tham chiến, như tổng thống Pháp đã nhấn mạnh. Ông Emmanuel Macron giải thích trong cuộc họp báo hôm qua sau phiên họp : "NATO đã chọn ủng hộ Ukraine để chấm dứt chiến tranh mà không tham chiến". Đơn giản vì NATO muốn tránh một cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 nổ ra.

Theo Le Figaro, đến lúc này các kênh thảo luận với Nga có ít hy vọng để đạt được một giải pháp thương lượng với Ukraine. Cuộc chiến giờ dường như đang có xu hướng sa lầy và có thể kéo dài thậm chí nhiều tháng. Với NATO, các nguy cơ cũng gia tăng đó là các nước lân cận mất ổn định, bị liên lụy gián tiếp với cuộc khủng hoảng. Người ta sợ rằng vô tình các đồng minh của phương tây có những hành động sai lầm trên thực địa tạo cớ cho Nga có thể mở tấn công. Các nước đồng minh đều nhất trí tin rằng Vladimir Putin sẽ sẵn sàng đẩy cuộc chiến tranh của ông ta đi rất xa. 

Sau khi các nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ trong Liên minh đã nghiên cứu mọi khả năng lựa chọn và trước lời cầu cứu phương Tây hỗ trợ quân sự "không hạn chế" của tổng thống Zelensky, NATO cuối cùng đã đi đến kết luận là các đồng minh tiếp tục cung cấp cho Ukraine các trang thiết bị quân sự nhưng không có chiến đấu cơ hay xe tăng. Bên cạnh đó NATO cũng sẽ duy trì hỗ trợ trong các lĩnh vực như an ninh mạng, bảo vệ trước đe dọa trong trường hợp có sử dụng vũ khí hóa học, vi trùng và hạt nhân. 

Nhằm ngăn chặn Vladimir Putin leo thang, NATO tăng cường tiềm lực phòng thủ ở sườn đông của mình. Lần đầu tiên NATO triển khai một lực lượng phản ứng với 40 nghìn quân, bên cạnh số quân Mỹ đóng ở Châu Âu cũng đa lên đến 100 nghìn lính. Bốn quân đoàn chiến thuật sẽ được triển khai ở Hungary, Slovakia, Bulgaria, Romania cũng với ba nước vùng Baltic và Ba Lan. Liên minh cũng gia tăng sự hiện diện trên biển và các nhiệm vụ giám sát bầu trời. NATO cũng hứa hậu thuẫn những nước lân cận như Gruzia và Bosnia. Đó là tất cả những gì mà NATO có thể làm cho đến lúc này để đối phó với cuộc phiêu lưu của Nga ở Ukraine cũng như ở Châu Âu.

Sau một tháng từ phòng ngự Ukraine bắt đầu sang phản công 

Trở lại với thực địa chiến trường Ukraine sau một tháng kháng cự với các cuộc tấn công với cường độ ngày càng dữ dội. 

Nhật báo Libération chạy tựa chính trang nhất : "Sau một tháng chiến tranh, Ukraine phản công". Tờ báo ghi nhận "Ukraine giành lại đất". Một tháng sau khi cuộc chiến tranh khởi phát, quân đội Nga đã đánh giá thấp lực lượng của đối thủ và lòng dân Ukraine, giờ đây dường như bị chôn chân tại chỗ, chống lại cuộc phản công của quân đội Ukraine. Ở một số nơi lực lượng Ukraine thậm chí còn đẩy lùi quân Nga giành lại đất. 

Libération nhận thấy, phải hứng chịu những đau thương và sự tàn phá chưa từng thấy, quân đội và nhân dân Ukraine, cách đây vài tuần lễ vẫn bị đánh giá sẽ nhanh chóng bại trận chỉ có thể tổ chức chiến tranh du kích chống lại sự chiếm đóng của Nga. Thế nhưng người Ukraine đã kháng cự anh hùng. Một số điểm ở cửa ngõ vào thủ đô Kiev, quân Nga đã bị đẩy lui ra xa. Tại thành phố Mariupol ở phía đông nam, dù phải dùng đến các loại vũ khí hạng nặng hiện đại nhất phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng thành phố, nhưng quân Nga vẫn chưa thể kiểm soát được dù Mariupul giờ chỉ là đống tro tàn đổ nát vì bom đạn. Hay như hình ảnh chiến hạm Nga trong cảng Berdiansk do quân Nga kiểm soát, bị tên lửa Ukraine tấn công bốc cháy. "Đó là một trong vố số hình ảnh biểu tượng cho sự kháng cự của Ukraine vẫn còn và mãi mãi. Vượt quá mọi mong đợi", nhật báo Libération nhận định.

Trong một bài viết khác, Libération đề cập đến : "Tổn thất nào cho Moskva ?". Tờ báo cho biết theo nhiều nguồn tin khác nhau thì số lượng thiệt hại nhân mạng ở phía Nga khoảng từ 3000 đến 5000 nghìn quân. Một bảng tổng kết tổn thất nặng nề sẽ làm lộ rõ những điểm yếu chiến lực quân sự của Nga.

Theo Libération, sau đúng một tháng của cuộc chiến tranh Ukraine, khó có thể nắm được mức độ thiệt hại về phía quân đội Nga. Hiện mới chỉ có duy nhất con số thương vong được Kremlin chính thức công bố hôm 02/03 là 498 quân nhân thiệt mạng. Từ đó đến nay con số này chưa hề được cập nhật. Trong khi đó phía Ukraine, hôm 23/3 đưa con số 15 nghìn lính Nga tử trận. Phía Mỹ thì nói đến con số hơn 7000 quân Nga bị chết trong 3 tuần giao tranh ở Ukraine.

Về độ chính xác của các con số tổn thất nhân mạng của phía Nga, các chuyên gia quân sự được Libération trích dẫn phân tích trong bài báo đều cho rằng khó có thể thống kê chính xác lúc này nhưng rõ ràng là quân đội Nga đã tổn thất không nhỏ và đặc biệt nó cho thấy quân đội Nga được đánh giá hùng hậu thứ 2 thế giới nhưng cũng không thiếu điểm yếu, đã vấp phải những khó khăn không lường trước được trong một chiến dịch quân sự có quy mô lớn như ở Ukraine.

Libération ghi nhận : từ một cuộc xung đột "chớp nhoáng" như mong muốn của Kremlin, chiến dịch của Nga đã chuyển hướng sang "một cuộc chiến tranh có cường độ cao" đòi hỏi các bên đẩy cao tối đa sức mạnh. Theo nhà sử học Pierre Razoux, những tổn thất nhân mạng "tương đương với Ukraine" chính là hậu quả của kiểu chiến tranh như vậy. Cái giá phải trả cho bên tấn công cũng như bên phòng thủ là cực kỳ đắt. 

Trừng phạt : Các công ty phương Tây dính đòn trước 

Chuyển qua với những hệ lụy vòng ngoài cuộc chiến tranh, trên mặt trận kinh tế. Vũ khí duy nhất của phương Tây hiện giờ là trừng phạt, gây áp lực tối đa để Vladimir Putin có thể ngừng cuộc chiến. 

Hậu quả của các trừng phạt chưa thấy với Nga, nhưng với các công ty của phương Tây bắt đầu đã cảm nhận thấy, cụ thể là một số công ty Pháp đang làm ăn ở Nga.

Trang nhất của Le Figaro chạy tựa lớn : "Các công ty Pháp trong cái bẫy nước Nga", nhân sự kiện nhà sản xuất xe hơi hàng đầu của Pháp Renault và một số công ty khác của Pháp đã buộc phải ngừng hoạt động tại Nga. Tờ báo cho thấy, mặc dù chính phủ để ngỏ cho các công ty lựa chọn đi hay ở lại Nga, nhưng vì lo lắng cho uy tín của mình, ngày càng có nhiều công ty Pháp chọn đường rời khỏi Nga. Tình hình đang trở nên phức tạp cho các doanh nghiệp Pháp đã cắm chân làm ăn ổn định ở Nga. Nhiều lãnh đạo các công ty Pháp khẳng định với Le Figaro cuộc chiến tranh ở Ukraine đã làm nhiều lĩnh vực sản xuất trở nên suy yếu, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Pháp cũng bị thiệt hại lớn vì giá năng lượng, nguyên vật liệu tăng vọt. 

Với riêng hãng Renault, nhật báo kinh tế Les Echos nhận xét qua tựa trên trang bìa : "Renault : Cơn ác mộng Nga", bởi vì Nga là thị trường lớn thứ 2 chỉ sau chính quốc của hãng xe Pháp này. Trong một khía cạnh khác liên quan đến hệ quả của trừng phạt Nga, trong bài xã luận mang tiêu đề "Phạt Putin hay phạt dân Nga ?", tờ báo nhận định, "đóng cửa đột ngột các nhà máy, các cửa hàng là đẩy hàng nghìn người (Nga) vào thất nghiệp, các gia đình vào sự khốn khổ. Làm cho người dân bị mất nguồn lương thực thực phẩm sẽ tạo ra sự hỗn loạn".

Bài xã luận của Le Figaro đặt ra một loạt câu hỏi : Chúng ta đang trừng phạt Vladimir Putin hay người dân Nga ? Làm như vậy chúng ta sẽ khiến người dân Nga phẫn nộ chống lại nhà độc tài của Kremlin hay chống lại sự bất công của phương TâyCác công ty của chúng ta phải bán phần tài sản mà đã phải mất nhiều công sức tạo dựng ở Ngachẳng phải điều đó là chỉ có lợi cho những ông chủ người Nga thân cận với Putin hay sao ? Có đủ cách để gây áp lực kinh tế đối với Putin, mà vũ khí mạnh nhất cắt nguồn mua dầu khí của Nga. Nhưng quyết định này phụ thuộc vào riêng từng quốc gia mà thôi, Le Figaro kết luận. 

Anh Vũ

Published in Quốc tế
dimanche, 27 mars 2022 01:39

Ukraine sẽ đi về đâu ?

Cuộc xâm lăng của Putin vào Ukraine đã kéo dài hơn một tháng, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Putin đã hoàn toàn thất bại. Quân Nga chỉ chiếm được duy nhất một thành phố hạng trung là Kherson. Trên tất cả các mặt trận còn lại, quân Nga đang sa lầy và bị Ukraine phản công quyết liệt. Hôm 25/03/2022 Nga tuyên bố đã ‘hoàn thành giai đoạn một của chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine’ và sẽ tập trung vào việc ‘giải phóng vùng Donbass'. Điều này có nghĩa là Nga đang dọn đường dư luận để rút lui. Việc rút lui có an toàn và suôn sẻ hay không lại là một chuyện khác.

rutlui01

Trên tất cả các mặt trận, quân Nga đang sa lầy và bị Ukraine phản công quyết liệt.

Về tương quan lực lượng thì Ukraine chỉ bằng 1/10 của Nga. Nếu ‘đấu tay đôi’ thì Ukraine không thể nào thắng được Nga. Tuy nhiên Ukraine có lẽ phải và là nạn nhân của một cuộc xâm lược đến từ Putin. Ukraine chỉ tự vệ chứ không phải kẻ gây chiến. Vì thế nên Ukraine đã nhận được sự ủng hộ to lớn và toàn diện của các nước dân chủ trên khắp thế giới.

Ukraine có rất nhiều vấn đề như nạn tham nhũng của các quan chức chính quyền, lòng tin của người dân vào các chính trị gia rất thấp, cuộc sống của người dân Ukraine vẫn còn rất khó khăn. Vấn nạn lớn nhất của Ukraine là không có các nhà tư tưởng chính trị nên hậu quả là các đảng phái chính trị không hề có bất cứ một dự án chính trị nào cho đất nước. Các đảng phái của Ukraine rất chia rẽ và chỉ biết chạy theo quyền lợi của bản thân nên luôn bị các nhà tài phiệt bắt làm con tin. Người dân Ukraine rất hiền lành nhưng đã hai lần đứng lên làm cách mạng (cách mạng Cam 2004 và Maidan 2014), lật đổ chế độ tham nhũng và tay sai của Putin. Dù vậy các chính quyền được bầu lên sau đó đều thất bại trong nỗ lực chống tham nhũng và xây dựng dân chủ cho Ukraine.

Một vài ví dụ về sự thiếu vắng tư tưởng của các đảng phái chính trị ở Ukraine. Tổng thống thân phương Tây Viktor Yushenko, người được bầu lên sau cách mạng Cam, đã bổ nhiệm người đồng minh làm thủ tướng là bà Yulia Timoshenko. Tuy nhiên thay vì giúp đỡ tổng thống điều hành đất nước thì bà ta luôn tìm cách lật đổ Yushenko và cuối cùng cả hai đều thất bại trước ứng cử viên tổng thống thân Nga Viktor Yanukovich. Bản thân Yanukovich là một người bất hảo, từng hai lần vào tù vì tội trộm cắp và đánh lộn. Ông ta bị lật đổ năm 2014 vì đã đưa Ukraine quay lại quĩ đạo Nga, đi ngược lại nguyện vọng hội nhập vào EU của đa số người dân Ukraine. Ông ta bỏ trốn và sống lưu vong ở Nga từ đó cho đến nay. Poroshenko vị tổng thống đắc cử sau cuộc cách mạng Nhân phẩm (tên gọi khác của Euromaidan 2014) là một nhà tài phiệt, ông chủ của hãng bánh kẹo nổi tiếng ‘Roshen’. Dù rất thân phương Tây và muốn dân chủ hóa đất nước nhưng ông rốt cuộc cũng đã thất bại vì không chống được tham nhũng, nạn bè phái, sự chia rẽ và thao túng chính trị của các nhà tài phiệt khác.

rutlui2

Quảng trường Maidan sau những cuộc xuống đường năm 2014 - Ảnh minh họa

Tổng thống đương nhiệm Volodymyr Zelensky là một chính trị gia không có nhiều kinh nghiệm chính trị dù ông là người có học thức, hiểu biết và mong muốn thay đổi Ukraine. Sỡ dĩ ông được bầu lên với một tỉ lệ rất cao (73% số phiếu bầu năm 2019) là vì người dân Ukraine đã quá chán ngán và bất mãn với tầng lớp chính trị truyền thống như Poroshenko.

Trước cuộc xâm lăng của Putin, chỉ số tín nhiệm của người dân Ukraine dành cho Zelensky chỉ hơn 20%. Dù vậy, bằng sự dũng cảm và quyết tâm chống lại Putin mà uy tín của ông đã tăng rất cao. Ông đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước và sự kiên cường bất khuất trước đội quân xâm lược hùng hậu của Putin.

Người dân Ukraine dù không hài lòng với tiến trình cải cách chậm chạp và nửa vời của chính quyền nhưng họ cũng đã sống quen dưới một chế độ dân chủ, dù chưa hoàn thiện. Họ không thể chấp nhận cuộc xâm lăng vô lý, cực đoan, man rợ và dối trá của Putin. Tự do và dân chủ có sự quyến rũ kỳ diệu với tất cả những ai đã từng sống với nó. Sự phản kháng của người dân Hồng Kông và Đài Loan trước Bắc Kinh là ví dụ...

Người dân Ukraine đã bỏ qua mọi bất đồng để kề vai sát cánh với chính phủ và tổng thống Zelensky đứng lên chống lại cuộc xâm lược của Putin một cách anh dũng và hào hùng. Cả thế giới khâm phục tinh thần quật cường của nhân dân Ukraine. Tất cả đã ủng hộ và đứng về phía người dân Ukraine một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Sự ủng hộ to lớn và không điều kiện của các nước dân chủ đã giúp Ukraine có đủ mọi nguồn lực để chống lại đội quân hùng hậu của Putin. Nhân dân Ukraine chắc chắn sẽ chiến thắng dù cái giá phải trả là rất đắt.

Đất nước Ukraine sẽ sớm hồi sinh sau khi chiến tranh kết thúc. Mỹ và các nước dân chủ sẽ giúp đỡ Ukraine vực dậy từ đống tro tàn như đã từng làm với Đức và Nhật sau thế chiến thứ Hai. Zelensky sẽ đi vào lịch sử Ukraine như một anh hùng dân tộc. Tuy nhiên việc ông có được tiếp tục cầm quyền hay không lại là một chuyện khác. Người dân Ukraine biết phải làm gì và chọn ai làm người lãnh đạo đất nước.

Sau cuộc chiến này người dân Ukraine sẽ đòi hỏi chính quyền mới phải thật sự trong sạch và có viễn kiến để Ukraine có thể hội nhập một cách toàn diện vào đại gia đình các nước EU.

rutlui3

Sau cuộc chiến này, Mỹ và EU sẽ giúp Ukraine hồi sinh từ những hoang tàn và đổ nát để trở thành một quốc gia dân chủ thật sự

Chiến thắng Putin là chuyện khó nhưng người dân Ukraine sẽ làm được. Việc khó hơn rất nhiều là làm thế nào để Ukraine trở thành một quốc gia dân chủ thật sự. Hy vọng sau cuộc chiến này, Mỹ và EU sẽ dang tay đón nhận và giúp đỡ Ukraine với tất cả thiện chí và quyết tâm, buộc Ukraine phải chuyển đổi dứt khoát về phía dân chủ.

Cuộc xâm lăng của Putin đã làm thay đổi thế giới. Các nước dân chủ sẽ phải quay lại với các giá trị dân chủ và tự do thay vì chạy theo các quyền lợi kinh tế ngắn hạn trước mắt. Các nước độc tài sẽ bị nhận diện và cô lập hoàn toàn cho đến khi họ phải chọn, hoặc là dân chủ hóa đất nước hoặc là tan vỡ trong hỗn loạn.

Làn sóng dân chủ thứ Tư sẽ mạnh lên sau sự thất bại thảm hại của Putin. Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để dân chủ hóa đất nước và hòa nhập vào dòng chảy của thời đại. Đảng cộng sản Việt Nam sẽ sớm bị làn sóng dân chủ thứ Tư cuốn trôi. Người dân Việt Nam và các đảng viên đảng cộng sản cần hiểu rõ thời thế để nhanh chóng rời con thuyền sắp đắm. Phải chuẩn bị và ủng hộ cho một sự thay đổi bắt buộc phải đến trong một tương lai rất gần.

Việt Hoàng

(27/03/2022)

Published in Quan điểm

Cuộc chiến tranh Nga tấn công xâm lược Ukraine đã bước sang tháng thứ hai, và có khả năng sẽ còn kéo dài, trừ khi Putin như hổ dữ bị dồn đường cùng, quyết định sử dụng đến những thứ vũ khí nguy hiểm hơn như vũ khí hóa học hay thậm chí vũ khí hạt nhận !

longai1

Quân Nga dưới thời Putin không hề run tay khi bắn phá bừa bãi vào các khu vực dân sự.

Trước khi chiến tranh xảy ra, từ Putin cho tới các lãnh đạo Hoa Kỳ, Châu Âu và thế giới, có lẽ phần đông đều cho rằng Nga sẽ nhanh chóng tiến vào thủ đô Kyiv, quân đội Ukraine sẽ nhanh chóng thua cuộc, chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelensky sẽ nhanh chóng đầu hàng, còn bản thân Tổng thống Zelensky sẽ bỏ chạy ra nước ngoài lưu vong… Nhưng mọi chuyện đã diễn ra theo chiều hướng hoàn toàn ngược lại. Quân đội Nga không những không thể đánh nhanh thắng nhanh như dự kiến mà còn bị sa lầy, bị tổn thất nặng nề từ số lượng binh lính cho tới số lượng xe tăng, xe bọc thép, máy bay, trực thăng và các thiết bị quân sự khác bị phá hủy, hoặc tiêu diệt.

Trong khi đó, số binh lính, các thiết bị quân sự của Ukraine bị tổn thất có thể ít hơn hẳn nhưng số thường dân bị tử vong tăng từng ngày, các thành phố bị bắn phá nặng nề, trong đó thành phố Mariupol bị pháo kích, bom đạn bắn phá dữ dội hơn 3 tuần, đến mức gần như chẳng còn lại gì.

Bởi vì, khi không thể đánh nhanh thắng nhanh trên chiến trường, khi không thể đạt được những mục tiên ban đầu, quân đội Nga dưới lệnh của Putin đã chuyển sang dùng bom, pháo kích vào hàng loạt các bệnh viện, trường học, nhà hát, trung tâm thương mại, bắn vào dân chúng đang di tản trên "hàng lang nhân đạo", sử dụng tên lửa siêu thanh để sức tàn phá lớn hơn… với mục đích gây thiệt hại cho Ukraine càng nhiều càng tốt, và tăng tỷ lệ thường dân tử vong càng nhiều càng tốt, nhằm gây sức ép buộc Ukraine phải đầu hàng hoặc phải ký hòa ước theo những điều kiện do phía Nga đưa ra. Putin đã vi phạm tất cả các luật pháp quốc tế.

longai3

Không ảnh thành phố Mariupol sau những đợt dội bom và quân Nga trong sốt 30 ngày qua

Nhiều nhà bình luận chính trị thế giới đều lo ngại rằng trong những ngày tới, số dân thường tử vong càng tăng, các cơ sở hạ tầng của Ukraine sẽ bị phá hủy nhiều hơn, khủng hoảng nhân đạo sẽ càng nghiêm trọng hơn. Sự tàn ác, coi thường nhân mạng con người là sự khác biệt lớn nhất của một cuộc chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa, ngay cả khi đều mang quân sang nước khác vì một lý do nào đó (ví dụ như Mỹ và khối NATO đem quân vào Iraq, Afghanistan, thì cũng không bao giờ cố tình bắn vào những khu vực dân sự). Mặt khác, khi số người dân Ukraine buộc phải rời nước cũng cao hơn, sẽ gây ra sự xáo trộn lâu dài cho nền kinh tế lẫn chính trị của các nước láng giềng Châu Âu. Đó là những mục đích tàn ác, thâm độc của Putin bên cạnh mục tiêu "vô hiệu hóa" Ukraine và thay đổi chính phủ của Tổng thống Zelensky.

Trong cuộc chiến Putin gây ra tại Syria trước kia, Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn các Quốc ga ả rập ước lượng khoảng 400 ngàn dân Syria, tương đương với 2% dân số đã chết, nhiều thành phố bị phá hủy, hàng vạn vạn người tháo chạy, tạo ra một cuộc khủng hoảng di dân lớn cho các nước Châu Âu.

Từ Chechnya, Syria cho tới Ukraine, quân Nga dưới thời Putin không hề run tay khi bắn phá bừa bãi vào các khu vực dân sự. Vì vậy, gọi Putin là tội phạm chiến tranh, bạo chúa không có linh hồn… thiết nghĩ chả có gì là quá đáng.

Cuộc chiến này sẽ đi về đâu, sẽ kết thúc theo cách nào, hay sẽ mở rộng ra hơn, không ai có thể biết chắc. Nhưng dù kết cục có thế nào đi chăng nữa, người Ukraine cũng đã chiến thắng trên mặt trận thông tin, ngoại giao, cũng đã thể hiện được tính chính nghĩa, sự dũng cảm, lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu của mình. Ngược lại, dù kết cục có thế nào đi chăng nữa, hình, vị thế của nước Nga đã bị hủy hoại, nước Nga từ bây giờ trở đi sẽ suy yếu hơn, bị cô lập với thế giới và do đó sẽ bị lệ thuộc vào Trung Quốc, sự nghiệp chính trị của Putin cũng bắt đầu đi vào giai đoạn kết thúc-lâu hay mau tùy thuộc vào sự tính toán, cân nhắc của những phe nhóm muốn loại trừ Putin để cải thiện mối quan hệ với phương Tây và cứu vãn tình hình của nước Nga, chẳng hạn.

Cuộc chiến Ukraine đã khiến cho các quốc gia từ Hoa Kỳ, Châu Âu cho tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phải nhìn lại, và nhanh chóng có những sự điều chỉnh từ chính sách quốc phòng, an ninh cho tới ngoại giao của mình. Trong đó các nước nhỏ, từng trung lập như Phần Lan, Thụy Điển, Ireland cho tới các nước Đông Âu từng nằm trong khối Liên Xô cũ đều suy nghĩ về việc gia tăng ngân sách quốc phòng, gia nhập khối NATO hoặc EU, hoặc tham gia nhiều hơn vào các hoạt động phòng thủ chung của EU.

Còn Việt Nam ?

Hoàn cảnh địa-chính trị của Ukraine khi sống gần Nga và những bi kịch trong lịch sử giữa hai nước, rất giống với hoàn cảnh, lịch sử của Việt Nam khi sống cạnh Trung Quốc. Mối nguy lớn nhất đến sự an toàn lãnh thổ lãnh hải, độc lập chủ quyền của Việt Nam trong quá khứ gấn cho tới tương lai, vẫn là Trung Quốc. Tuy nhiên, có vẻ như nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tỏ ra "bình chân như vại", và tự cho là nếu cứ tiếp tục chính sách nhũn như con chi chi của mình thì chắc Trung Quốc cũng chẳng có cớ gì để mà gây chiến ? Điều đó không có gì là đảm bảo. Lịch sử đã từng chứng minh có biết bao nhiêu quốc gia nhỏ bé, không gây hấn với nước khác mà vẫn bị nước khác tấn công.

Nhìn vào sự thất bại của quân đội Nga và Putin, các nhà bình luận phân tích chính trị trên thế giới đều chỉ ra 2 nguyên nhân chính :

1. Chế độ độc tài toàn trị với quyền lực tuyệt đối đã cho phép Putin có thể làm gì thì làm, cuộc chiến này cũng vậy, chỉ là quyết định của Putin và của một nhóm rất nhỏ chung quanh ông ta. Cũng chính chế độ độc tài toàn trị với quyền lực tuyệt đối đã khiến Putin loại trử tất cả mọi nhân tài có thể nổi bật hơn ông ta, ngược lại chỉ cho phép chung quanh mình những kẻ xu nịnh, bất tài và không dám nói lến những sự thất trái ý ông ta, chính vì vậy mà Putin đã có những phán đoán, tính toán, chiến lược sai lầm trong vụ đưa quân xâm lược Ukraine.

2. Sự tham nhũng nặng nề trong xã hội Nga nói chung và trong quân đội Nga nói riêng, đã tạo ra một quân đội tuy có số lượng quân lính lẫn vũ khí "khủng" nhưng tướng tá thì không có năng lực, kỹ năng chiến đấu lẫn tinh thần của binh lính rất thấp.

Đây là bài học cho các quốc gia độc tài khác, trong đó có Việt Nam. Việt Nam có thể không có một ông vua toàn quyền như Putin hay Tập Cận Bình mà là "tứ trụ", rộng hơn nữa là toàn bộ Bộ Chính trị. Nhưng chế độ do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo cũng là một chế độ độc tài toàn trị do đó cũng xảy ra tình trạng người trung thực và có thực tài thì không được sử dụng, những kẻ leo cao nắm chức vụ này chức vụ kia lại kém tài. Và nạn tham nhũng của Việt Nam cũng rất nghiêm trọng trong mọi lĩnh vực ngành nghề, đặc biệt vài năm gần đây đã có hàng chục tướng tá trong quân đội, quốc phỏng, cảnh sát biển… bị cách chức, kỷ luât hoặc ở tù vỉ tham nhũng.

Bên cạnh đó, quan chức Việt Nam từ lâu đã chứng tỏ từ kiến thức, trình độ, tư duy, tầm nhìn đều rất kém. Qua phát biếu của một số tướng tá có học hàm, học vị ngất ngưỡng về cuộc chiến Ukraine, cho thấy sự dốt nát, thiển cận, mông muội của họ.

Người ta phải tự đặt ra câu hỏi : nếu có chiến tranh xảy ra thì những nhân vật tướng tá, quan chức như vậy tinh thần chiến đấu của họ ra sao, chiến lược, tầm nhìn của họ thế nào ?

Tóm lại, những cái tồi, dở của một chế độ độc tài toàn trị như Nga, Việt Nam đều có. Nhưng những cái mà Ukraine có thỉ Việt Nam lại không.

Những điều mà Ukraine, trong cuộc chiến "Châu chấu đá xe" với Nga, đã và đang có là gì ?

1. Một vị Tổng thống tài năng, một lãnh đạo thời chiến, người không chỉ truyền cảm hứng chiến đấu và tinh thần đoàn kết cho người dân Ukraine, mà còn tạo được sự ngưỡng mộ, quyết tâm ủng hộ cuộc chiến của người Ukraine rộng rãi trên khắp thế giới.

2. Sự dũng cảm, lòng yêu tổ quốc, quyết tâm đến cùng để bảo vệ những giá trị tự do dân chủ mà họ tin tưởng, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự do, tự quyết của dân tộc, không chấp nhận mất lãnh thổ, không chấp nhận lệ thuộc, nhân nhượng, thỏa hiệp hay đầu hàng.

3. Chính quyền Ukraine mà cụ thể là Tổng thống Zelensky đã nói rõ, sẽ công khai trưng cầu dân ý trước khi chấp nhận bất cứ thòa thuận nào với Nga, chứ không "đi đêm" với Nga.

4. Sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn từ khắp nơi trên thế giới.

Người Việt có thể cũng có lòng yêu nước, sự dũng cảm khi cần phải quyết chiến bảo vệ Tổ Quốc nhưng những điều còn lại, Việt Nam đều không có. Ai cũng thấy, thế giới ủng hộ, giúp đỡ Ukraine chiến đầu chống lại cuộc xâm lược của Putin và quân đội Nga bởi vì Ukriane là một nước dân chủ, có một chính phủ do dân bầu lên và họ đang muốn chọn con đường thoát ra khỏi sự kìm chế của Nga, đi theo mô hình dân chủ của các nước phương Tây để có thể phát triển tốt đẹp hơn, ngược lại Nga là một nước độc tài đang muốn tiêu diệt nền dân chủ của Ukraine, qua đó ngăn chặn xu hướng dân chủ lan rộng hơn ở Châu Âu và ngay chính trong lòng nước Nga.

Nếu có chiến tranh xảy ra giữa Trung Quốc và Đài Loan, chắc chắn thế giới cũng sẽ hết lòng như thế. Nhưng giả sử nếu Belarus bị Nga tấn công hay Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, thế giới cùng lắm chỉ lên tiếng chỉ trích mà thôi, chẳng ai hết lòng đi ủng hộ, viện trợ cho một chính phủ độc tài không tử tế với chính người dân của mỉnh và củng chẳng đứng về phía lẽ phải, khi cần, như Belarus hay Việt Nam. Đó là chưa kể chính phủ đó đã tự nguyện "làm chư hầu", nhịn nhục để được yên thân như Belarus đối với Nga hay Việt Nam đối với Trung Quốc.

Một điều đáng lo ngại hơn là tinh thần, khí chất, phẩm giá của một dân tộc. Nếu một dân tộc chứng tỏ họ có khí phách, có phẩm giá, sống nhân văn, dân tộc đó sẽ được thế giới có thiện cảm.

Kể từ khi cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine diễn ra, nhà cầm quyền Việt Nam thì thể hiện một thái độ làm ra vẻ trung lập nhưng thực ra là "ngoài cuộc", chỉ biết thủ lợi trước mắt là không làm mất lòng Nga nhưng lại khiến số đông thế giới thất vọng, và sẽ bất lợi sau này nếu Việt Nam bị Trung Quốc, vì lý do lý cớ gì đó, lại đem quân tấn công. Tệ hơn, bề ngoài thì làm ra vẻ trung lập nhưng lại để cho báo chí chính thống, một số ông tướng ông tá lên phát biểu những câu binh vực Nga, khinh thường Ukraine một cách hết sức thiển cận. Đến khi thấy Nga có vẻ bị sa lầy, ngay Trung Quốc cũng rơi vào thế khó ăn khó nói thì nhà cầm quyền mới cho phép báo chí được đổi giọng đưa tin hai chiểu hơn. Cái thái độ nước đôi đó cho thấy Việt Nam không có một lập trường quan điểm chính kiến rõ ràng, dứt khoát đứng về phía lẽ phải, đứng về phía quyền lợi cao nhất của đất nước là toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, an ninh, mà luôn nhùng nhằng mập mờ, luôn bị kẹt giữa quyền lợi của đất nước và quyền lợi của đảng, của chế độ. Không ai có thể tin cậy một quốc gia như vậy.

Còn người dân, có khá nhiều người Việt từ đầu cho đến bây giờ đã mạnh miệng ủng hộ Nga, tin vào những quan điểm của Putin, thậm chí ngưỡng mộ Putin. Dù với bất cứ lý do gì-gắn bó với nước Nga vì từng đi học ở Nga, hay do quen nghe tuyên truyền về tình hữu nghị Việt Nam-Liên Xô, thì điều này cũng cho thấy hai lổ hổng lớn : hoặc do thiếu thông tin, hoặc do không có một hệ thống, lập trường, thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn, khi có thể đi binh vực cho một cuộc xâm lăng trắng trợn, tàn bạo, phi nhân, hay đi ngưỡng mộ một bạo chúa độc tài tàn ác như Putin.

Một số người khác thì lại quay sang chê trách Ukraine nước nhỏ thì đừng chọn phe, nước nhỏ lại tạo cớ cho nước lớn tấn công làm gì (?!), chỉ trích Tổng thống Zelensky vì đã không chịu nhân nhượng, thỏa hiệp, đầu hàng để xảy ra chiến tranh tang thương đổ nát… Trong những lời rao giảng ấy tiềm ẩn một sự chấp nhận nhịn nhục để được yên thân.

Khi một dân tộc có nhiều người không thực sự quan tâm đến vận mệnh, tương lai đất nước (thể hiện qua sự thờ ơ với hiện trạng chính trị xã hội đất nước) cũng không coi trọng phẩm giá của dân tộc, có tinh thần chủ hòa, chủ bại, thì điều đó mới thật là đáng lo ngại nhất.

Song Chi

Nguồn : RFA, 24/03/2022 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Cuộc khủng hoảng Ukraine và sự thay đổi trật tự quốc tế

Đinh Thiên Lý, RFA, 21/03/2022

Trung Quốc và cuộc chạy đua vũ trang khu vực

Ngày 24/2, Nga bắt đầu cuộc xâm lược quy mô toàn diện đối với Ukraine.

trattu1

Hình xe bọc thép của Nga bốc cháy bên cạnh xác của những người lính trong một trận chiến với quân Ukraine ở Kharkiv hôm 27/2/2022 - AFP

Trước đó, ngày 4/2, Putin và Tập Cận Bình đã đưa ra một tuyên bố chung mô tả quan hệ hữu nghị giữa Nga và Trung Quốc là "không có giới hạn", "không có lĩnh vực hợp tác bị cấm" và "không bị tác động bởi môi trường quốc tế đang thay đổi cũng những sự thay đổi hoàn cảnh ở các nước thứ ba" (1 ). Việc Nga đã triển khai lượng lớn binh lính xung quanh Ukraine trong nhiều tháng trước đó nhưng Putin chỉ phát lệnh tấn công Ukraine sau khi Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh kết thúc cho thấy có biện pháp phối hợp nào đó giữa Bắc Kinh và Moscow.

Trước đó, ngày 19/2, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố một cách rõ ràng rằng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia cần phải được tôn trọng và bảo vệ (2 ). Ông mô tả đây là "chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế" đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc và là "lập trường nhất quán, nguyên tắc của Trung Quốc". Vương Nghị nói thêm điều đó được áp dụng công bằng với Ukraine. Ông đã bác bỏ bất kỳ nghi ngờ nào về thái độ của Trung Quốc, coi đó là "hành động giật dây và bóp méo lập trường của Trung Quốc".

Những phản ứng của Trung Quốc đối với Nga, dao động từ việc ủng hộ hiệp ước liên minh mới với Nga sang tuyên bố của Ngoại trưởng Vương Nghị rằng Trung Quốc tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia – trong đó có Ukraine, cho chúng ta thấy rằng Trung Quốc vẫn chưa nguôi với sự hình dung về vai trò của mình trong trật tự toàn cầu.

Mặc dù Trung Quốc luôn tuyên bố tuân theo năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình của mình với thế giới : tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình. Những nguyên tắc này dường như mâu thuẫn với sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga ở Ukraine.

Nếu Trung Quốc muốn đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine, thay vì sử dụng cuộc khủng hoảng này để nuôi dưỡng tâm lý dân tộc chủ nghĩa chống phương Tây, Bắc Kinh sẽ phải đưa ra một chút đảm bảo nào đó cho các nước láng giềng đang hoang mang về những tuyên bố chủ quyền và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, trước sự đe doạ từ Trung Quốc, các quốc gia ở Châu Á đã và đang chuyển sang hướng tự lực hơn trong quốc phòng và gia tăng chi tiêu cho vũ khí. Các nhân tố khác nhau đã đóng góp cho xu hướng này, trong đó có tình trạng quân sự hóa ngày càng gia tăng ở biển Đông và những căng thẳng đang diễn ra ở Eo biển Đài Loan cũng như trên Bán đảo Triều Tiên. Cuộc xâm lược Ukraine đã làm tăng thêm bầu không khí vốn đang căng thẳng trên toàn thế giới và sẽ làm gia tăng tốc độ cũng như quy mô của việc tăng cường năng lực quân sự ở khu vực Châu Á.

Ngân sách quốc phòng trị giá 54,2 tỷ USD của Ấn Độ được công bố hồi tháng 2 vừa qua hứa hẹn giảm nhập khẩu vũ khí và các nền tảng quân sự, hỗ trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng trong nước (3) . Nhật Bản đã đổ 47,2 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng của nước này trong năm nay để đuổi kịp Trung Quốc (4 ). Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc được công bố mới đây sẽ tăng 7,1%, tăng năm thứ bảy liên tiếp (5) . Đài Loan cũng có kế hoạch gia tăng sản xuất tên lửa hàng năm (6 ).

trattu2

Tổng thống Nga Putin gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 4/2/2022. AFP

Châu Á trước nỗi lo trật tự quốc tế đang dịch chuyển

Khi cuộc xung đột tại Ukraine sắp bước sang tuần thứ tư, những triển vọng về một giải pháp hòa bình ngày càng mờ nhạt. Đối với nhiều quốc gia ở Châu Á, từ lâu đã quen hưởng những lợi ích từ nền hòa bình kiểu Mỹ, cần phải nhìn nhận lại trật tự thế giới đang thay đổi. Cho dù bên nào thắng, một trạng thái cùng tồn tại không mấy dễ chịu của một nước Nga hiếu chiến được hỗ trợ bởi một nước Trung Quốc nước đôi và một Ấn Độ kín tiếng không phải là điều tốt đẹp đối với Châu Á.

Chúng ta cần lưu ý rằng Trung Quốc đã tỏ thái độ rõ ràng ủng hộ yêu cầu của Nga đối với NATO về việc chấm dứt mở rộng sang phía Đông, và đến lượt mình, Putin đã đợi cho đến khi Thế vận hội mùa Đông Olympic Bắc Kinh kết thúc mới tấn công Ukraine. Vì vậy, những gì xảy ra ở Châu Âu không phải là không ảnh hưởng gì đến Châu Á. Mà ngược lại, ngày càng có nhiều thách thức an ninh mà cả Châu Á lẫn Châu Âu đều phải đối mặt.

Cuộc xâm lược Ukraine của Putin đã mang lại cho Châu Á một số bài học kinh nghiệm quan trọng :

Thứ nhất, điều đang trở nên rõ ràng là gần như không có lựa chọn nào ngoài từng nước riêng lẻ phải có khả năng bảo vệ các lợi ích của mình. Để làm được như vậy thì phải duy trì một lực lượng vũ trang đáng tin cậy, thậm chí có thể tìm kiếm biện pháp răn đe. Việc Đức mới đây quyết định từ bỏ chính sách quân sự trước đây và tuyên bố tăng chi tiêu quốc phòng là một bài học Châu Á không thể không chú ý đến. Nó sẽ được đặc biệt chú ý ở Nhật Bản, nước thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Thứ hai, rõ ràng là ngay cả những nước có quân đội hùng hậu - như Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc - cũng sẽ không thể "đơn thương độc mã" hành động và sẽ cần các liên minh mạnh mẽ hỗ trợ họ. Cũng giống như tình huống khó khăn của Ukraine đang buộc các nước như Phần Lan và Thụy Điển phải cân nhắc tìm đến ô bảo vệ từ NATO, những nước chưa đưa ra quan điểm rõ ràng ở Châu Á giờ đây cũng sẽ buộc phải xem xét lại lập trường của họ. Quả thật, điều này đã xảy ra ở khu vực ngoại vi, việc Australia đưa ra sáng kiến kết hợp AUKUS - liên minh gồm Australia, Mỹ và Anh - lại với nhau là một ví dụ rõ ràng minh chứng cho điều đó.

Đồng thời, xu hướng của phương Tây quay trở lại Châu Âu và sự ngờ vực đối với Nga gần như chắc chắn khiến các nhà chiến lược và nhà hoạch định quân sự Châu Á, vốn dựa vào sự hậu thuẫn của phương Tây để củng cố cơ sở ủng hộ họ, phải ngập ngừng. Nhiều người Châu Âu, hoảng sợ trước những gì dường như là sự xoay trục của Mỹ sang Châu Á làm phương hại đến Châu Âu, lấy làm hài lòng khi Putin kéo Mỹ trở lại Châu Âu. Sự xao lãng khỏi Châu Âu này chỉ là tạm thời hay kéo dài sẽ sáng tỏ trong những tháng tới. Hiện tại, Washington đã cố gắng duy trì thông điệp về cam kết với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cách mời các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự hội nghị thượng đỉnh dự kiến được tổ chức tại Washington D.C.

Những tác động đối với ASEAN

Đối với sự đoàn kết được tất cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) luôn tuyên bố công khai, việc Việt Nam và Lào bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 2/3 về vấn đề Ukraine và sự công khai ủng hộ của Chính quyền quân sự Myanmar đối với hành động xâm lược của Nga đã cho thấy những "sự chia rẽ" rõ ràng trong nội bộ ASEAN và những sự chia rẽ này có nguy cơ ngày càng sâu sắc hơn.

Tuyên bố của ASEAN kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraine, tiếp tục đối thoại chính trị và thậm chí ASEAN có thể cung cấp sự hỗ trợ – những lời nói chỉ nhằm làm thỏa mãn bản thân rằng họ đang thực hiện nghĩa vụ ủy thác với tư cách là một tổ chức khu vực đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất toàn cầu trong nhiều thập kỷ.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan mà ASEAN đang gặp phải trong quan hệ với phương Tây và Trung Quốc đang trở nên khó khăn hơn dưới sức nặng của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine. Ý tưởng về một nước Trung Quốc ngày càng theo chủ nghĩa xét lại chưa bao giờ xa rời tâm trí của ASEAN. Ngày càng nhiều người ở ASEAN không chấp nhận việc tổ chức khu vực này tiếp tục duy trì lập trường không chọn bên.

ASEAN đang ở một vị thế yếu kém hơn bao giờ hết trong 55 năm qua bởi sự mất đoàn kết nội bộ đối với vấn đề Myanmar, giọng điệu của nó đối với việc duy trì tính thích đáng và vai trò trung tâm của khối vang lên sáo rỗng hơn bao giờ hết. Phản ứng của tổ chức này đối với vấn đề Ukraine vấp phải sự chỉ trích của nhiều người và những quan điểm khác nhau giữa các nước thành viên hiệp hội đối với cuộc xâm lược của Nga chỉ làm xấu thêm hình ảnh hỗn loạn của tổ chức này.

Việt Nam thì sao ?

Việt Nam những năm qua luôn nhấn mạnh những thành tựu mà quốc gia này đã đạt được : "Trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chúng ta tiếp tục phát huy các kết quả năm Chủ tịch ASEAN 2020, đóng góp tích cực vào củng cố đoàn kết, đồng thuận, vai trò trung tâm và nâng cao vị thế của ASEAN, trong đó đã thực hiện tốt vai trò cầu nối, thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và Liên hợp quốc khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN 2020 và Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (tháng 4/2021)…

Những nỗ lực và kết quả nói trên của ngoại giao Việt Nam trong năm 2021 đóng góp quan trọng vào thành tựu chung to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta sau hơn 35 năm đổi mới, như Đại hội XIII của Đảng khẳng định "đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay" (7) .

Những "lời có cánh" ấy luôn được lặp lại trong các phát biểu của các lãnh đạo như các khẩu hiệu lỗi thời mà người ta thường thấy ở Việt Nam. Trước sự suy yếu của ASEAN được thể hiện trong các vấn đề Myanmar hoặc Ukraine vừa qua, Việt Nam cũng là một trong các tác nhân khiến cho ASEAN "rã đám" như vậy.

Điều cần thiết là Việt Nam cần có một nền ngoại giao thực dụng, hiệu quả trước những sự thay đổi khốc liệt trong trật tự thế giới hiện nay. Và ở đó, các quan niệm "lỗi thời" như "tình anh em" giữa Việt Nam và các nước khác cần phải được đánh giá lại.

Học thuyết đối ngoại của Việt Nam cần phải được thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn, chứ không phải "ngồi nhà tự sướng" mãi như vậy nữa !

Đinh Thiên Lý

Nguồn : RFA, 21/03/2022

Tham khảo :

1. http://en.kremlin.ru/supplement/5770

2. http://www.chinamission.be/eng/mhs/202202/t20220220_10643724.htm

3. https://www.orfonline.org/research/bigger-not-necessarily-better/

4. https://www.bloomberg.com/news/articles/2021-12-24/japan-approves-record-defense-budget-amid-china-threats

5. https://www.globaltimes.cn/page/202203/1254011.shtml

6. https://www.cato.org/commentary/why-taiwan-only-spending-21-percent-its-gdp-its-defense

7. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/dau-an-ngoai-giao-viet-nam-nam-2021-tien-phong-chu-dong-tich-cuc-sang-tao-vi-su-nghiep-phat-trien-dat-nuoc-va-bao-ve-to-quoc

**********************

Sau Ukraine, "điểm nóng" tiếp theo sẽ ở đâu ?

Đinh Hoàng Thắng, RFA, 19/03/2022

Trước đây, có thể là một trong hai nơi : Đài Loan hoặc Việt Nam. Nhưng nay, Trung Quốc đang rút ra những sai lầm từ cuộc xâm lược Ukraine của Putin và có thể sẽ có điều chỉnh. Trước mắt, "chảo dầu" trên Biển Đông vẫn tiếp tục sôi.

trattu3

Một người lính Ukraine một nhà kho bị cháy vì pháo kích của Nga ở Kyiv hôm 17/3/2022. AFP

Từ các chiến trường Nga – Ukraine…

Theo tin từ Washington DC, Tổng thống Joe Biden sẽ nói chuyện "phải quấy" với Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc qua trực tuyến, vào ngày 18/3 này. Đây là cuộc thảo luận đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo từ tháng 11 năm ngoái đến nay. Bản tin của CNN cho hay, bà Jen Psaki, phát ngôn viên Nhà Trắng, loan báo việc này chỉ ít ngày sau khi một công điện ngoại giao Mỹ được công bố, theo đó, Trung Quốc bày tỏ sự sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ về quân sự và tài chính cho Nga trong cuộc xâm lăng vào Ukraine. Các giới chức Mỹ nói rằng, đến nay chưa rõ Trung Quốc dự trù cung cấp những gì cho Nga. Bà Psaki nói, cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập là "một phần của nỗ lực duy trì đối thoại giữa Mỹ và Trung Quốc". Bà cho biết thêm : "Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về sự cạnh tranh giữa hai quốc gia, cùng với cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraine, cũng như các vấn đề khác mà cả hai bên cùng quan tâm" (1).

Xem vậy để thấy, lò lửa Ukraine chưa tắt nhưng các cường quốc hàng đầu đang vội vã lo toan tính cho các "cuộc lấn sân nhau" trong giai đoạn "hậu Ukraine". Mâu thuẫn giữa ba đại cường Mỹ – Nga – Trung rõ ràng đang/và sẽ tiếp tục bị đẩy lên cao hơn, đối kháng. Họ tiếp tục giành giật quyết liệt các khu vực ảnh hưởng của nhau. Không phải ngẫu nhiên trước và trong cuộc chiến tranh Nga – Ukraine hiện nay, hai "ngọn núi lửa" âm ỉ khác là Đài Loan và Biển Đông lúc nào cũng chực phun trào (2). Tuy nhiên, với cuộc chiến tranh ở Ukraine, Trung Quốc, trên thực tế đã bỏ công nghiên cứu và theo dõi rất kỹ mọi diễn tiến trên chiến trường cũng như các xung lực khác đằng sau cuộc xung đột. Trong quá trình các cuộc hội đàm Mỹ – Trung diễn ra căng thẳng, giới phân tích cho rằng, rồi ra Trung Quốc sẽ buộc phải điều chỉnh mục tiêu. Trước mắt, Trung Quốc nhận thấy Đài Loan không dễ nuốt trôi. Xã hội Đài Loan, tiềm lực và năng lực của lãnh thổ này hoàn toàn khác với xã hội và quốc lực Ukraine. Đặc biệt, Mỹ vẫn nhấn mạnh về "Bộ Luật Đài Bắc" (Taipei Act) để cảnh báo Trung Quốc chớ hành động một cách bất cẩn.

Từ quan điểm được cho là khách quan nói trên, cuộc chiến của Nga ở Ukraine hẳn đang đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về tính khả thi của một cuộc xâm lược tương tự của Bắc Kinh vào Đài Loan. Phản ứng quyết liệt và dứt khoát của NATO trước sự hung hăng của Nga khiến cho bài học đầu tiên này càng có giá. Không thể tưởng tượng rằng, Bắc Kinh nhìn vào phản ứng của các chính phủ phương Tây và cả của Nhật Bản nữa, đối với cuộc xâm lược của Nga, mà không kết luận rằng, phương Tây trên thực tế có thể "bật dậy lần nữa" khi đối mặt với hàng loạt hiểm hoạ địa-chính trị mới do cuộc tấn công Đài Loan gây ra. Qua phản ứng tập thể của phương Tây và NATO, rõ ràng Châu Âu không phải là "lục địa già" đang lụi tàn trên sân khấu chính trị thế giới. Ngược lại, phương Tây và NATO vẫn luôn là một đối trọng có vai vế chủ lực, mang tính hệ quả cao, có thể tác động lên toàn cầu. Nhưng bài học thứ hai liền kề nói rằng, Châu Âu không thể đến giúp Ukraine thông qua một liên minh phòng thủ, vì Kyiv không phải là thành viên NATO.

Bài học thứ hai này dường như đi ngược lại bài học thứ nhất, tức là Hoa Kỳ và Châu Âu rõ ràng không muốn mạo hiểm chiến tranh hạt nhân đối với các mối quan hệ an ninh không tuân thủ theo hiệp ước. Washington đã tuyên bố rất rõ ràng rằng, Mỹ sẽ không dung thứ cho một cuộc tấn công nhằm vào một quốc gia thành viên NATO, rằng họ sẽ tôn trọng các cam kết Điều 5 của Hiệp ước, trong trường hợp chiến tranh bùng nổ. Kết luận rút ra là, trong trường hợp không có hiệp ước song phương (như với Nhật hoặc đa phương như hiệp ước với các thành viên NATO), Mỹ khó có thể can thiệp trực tiếp bằng quân sự để bảo vệ Đài Loan. Nếu thực tế là như vậy, Bắc Kinh có thể được khuyến khích sử dụng vũ lực quân sự trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trong tương lai liên quan đến chính quyền Đài Bắc (3). Tuy nhiên, "Taipei Act" vẫn là một "sự lập lờ về chiến lược" của Mỹ mà Trung Quốc không thể coi thường trước khi quyết định khai hỏa.

Bài học thứ ba, cuộc chiến Ukraine cho thấy, cộng đồng quốc tế có thể tự huy động để đối phó với hành động xâm lược. Từ các chính phủ đến các tổ chức quốc tế, từ các công ty tư nhân đến các hiệp hội văn hóa, thế giới đã phản ứng với hành động xâm lược của Nga một cách nhanh chóng và có tác động tức thì. Tất nhiên, khả năng khá cao là trong khi cộng đồng quốc tế sẵn sàng huy động chống lại sự xâm lược của một nước Nga đang đi xuống, thì cộng đồng này sẽ ít có xu hướng hành động quyết liệt và nhất quán như vậy, khi phải đối mặt với cuộc xâm lược được thực hiện bởi một Trung Quốc hùng mạnh hơn nhiều và có nền kinh tế sung mãn. Cộng hưởng của cả ba bài học này là Trung Quốc có thể "bỏ qua" mục tiêu Đài Loan. Điều này đặt ra vấn đề là mâu thuẫn Trung – Mỹ tới đây tới đây sẽ "được" xì tiếp ra ở đâu ?

Đến cuộc chạy đua với thời gian

Để trả lời câu hỏi nói trên, trước hết phải ghi xương khắc cốt các cuộc kháng chiến oanh liệt trước đây của dân tộc Việt Nam từ năm 1954 đến gần đây nhất là cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979 với Trung Quốc. Rõ ràng, mục tiêu hàng đầu của các cuộc kháng chiến thiêng liêng ấy chính là giành lấy các quyền dân tộc tự quyết, quyền được sống trong độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, từ một góc nhìn khác, qua các cuộc chiến khốc liệt ấy, Việt Nam cũng đã "từng là Ukraine" cho Đông Á và thế giới. Giữa những khát vọng cháy bỏng của con dân đất Việt, cho đến nay, vẫn còn đó một số mục tiêu đâu có thể coi là đã trọn vẹn. Chưa bàn tới, nếu căng thẳng hiện nay ở Biển Đông dẫn đến xung đột toàn diện, theo ý kiến các chuyên gia, dường như ngày càng có nhiều khả năng mục tiêu mà Trung Quốc tấn công đầu tiên sẽ là Việt Nam (4). Giáo sư Panos Mourdoukoutas, Trưởng khoa Kinh tế Đại học LIU Post, New York trong bài viết trên Forbes cách đây một năm cũng khẳng định, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục là mục tiêu của Trung Quốc khi Bắc Kinh thúc đẩy chương trình nghị sự trên Biển Đông (5).

Hãy mở to mắt để nhìn : Thuỵ Sỹ, Thuỵ Điển, Na Uy… lần đầu tiên trong lịch sử đã bỏ qua quy chế trung lập của mình để tham gia vào mặt trận chung của Mỹ và EU trừng phạt nước Nga. Đa số các nước ASEAN đầy lo lắng nguy cơ nước lớn dùng vũ lực ăn hiếp nước nhỏ. Tám thành viên ASEAN đã bỏ phiếu tán thành nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa này, trong đó Singapore tham gia các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga. Chỉ riêng Việt Nam và Lào bỏ phiếu trắng. Thủ tướng Úc Scott Morison ngày 06/03/2022 phải kêu lên, nước Úc chưa bao giờ bị đe doạ nguy hiểm như hôm nay kể từ sau chiến tranh thế giới hai, và đã xúc tiến các biện pháp phòng vệ. Mỗi ngày mới đến, là một ngày chiến sự khốc liệt hơn trên khắp các chiến trường Ukraine. Song thời gian đen tối nhất của cuộc chiến tranh này vẫn đang ở phía trước, với những kết cục chưa ai định trước được… Chưa ai biết trước được cuộc chiến tranh sẽ kết thúc như thế nào. Nhưng thế giới có niềm tin vững chắc : nhân dân Ukraine có thể bị đè bẹp trong một số trận đánh, nhưng chung cuộc họ sẽ đánh bại cuộc chiến tranh phi nghĩa vô cùng tàn bạo này. Bởi vì, nêu cái ác thắng, thì cả thế giới sẽ là một hỏa ngục lớn (6) !

Xem thế để khẳng định đã đến lúc Việt Nam nên nghiêm chỉnh rút tỉa những kinh nghiệm xương máu từ bài học của Ukraine. Phải chăng bài học quan trọng nhất là, Việt Nam phải trở lại, và trở thành là chính mình, đã đến lúc phải dũng cảm bỏ qua những thành kiến từ quá khứ, nhận thức rõ chính tà, phải trái, đâu là quyền lợi sát sườn hiện nay của quốc gia dân tộc. Trong tình thế quốc tế nước sôi lửa bỏng như hiện nay, giờ không phải là lúc ngồi bàn yêu ai ghét ai. Bây giờ là lúc sinh mệnh quốc gia, tương lai của dân tộc đang thực sự bị thách thức (7). Phải thấu triệt cho được mọi mưu đồ của Trung Quốc, nhất là một khi Trung Quốc đang lăm le bắt tay với Nga, trước mắt là trên chiến trường Ukraine, sau này có thể cả trên Biển Đông. Các chiến lược gia quốc tế chỉ rõ, tới đây, Trung Quốc rất có thể sẽ nắn gân Mỹ ở Biển Đông. Thậm chí, nếu Trung Quốc mở một "chiến dịch quân sự đặc biệt" đối với Việt Nam, giống như Nga mở ở Ukraine, thì sự phản đối của cộng động quốc tế đối với Bắc Kinh, đặc biệt là sự hỗ trợ to lớn và hiệu quả như Mỹ và Châu Âu hiện đang dành cho Kyiv sẽ không diễn ra như thế đối với chiến trường Biển Đông (8).

Nhìn nhận cục diện như trên không phải để bi quan, mà cũng không phải để "kê cao gối ngủ". "Đất nước chưa bao giờ có cơ đồ như hiện nay !" là nói để tuyên truyền, khác với nói để chuẩn bị chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Nhận diện tình hình khách quan là để nhấn mạnh một số nguy cơ hiện hữu trong bối cảnh chúng ta vẫn còn cơ hội để thoát hiểm (9). Chúng ta đã thành công một bước trong quá trình "quốc tế hoá" cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông, nhưng để thực sự hạ nhiệt "chảo dầu sôi" ấy, chúng ta còn rất-rất nhiều việc phải làm cả về đối nội lẫn đối ngoại. Tiếc rằng sau hơn 30 năm đổi mới, lòng người ngay trong và ngoài nước Việt Nam vẫn còn ly tán. Chúng ta chưa hiện đại hóa được cái minh triết của Hưng Đạo Vương dặn lại vua quan đời Trần : "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Đấy là chưa nói sự cố kết giữa người Việt trong và ngoài nước vẫn còn khoảng cách. Từ khoảng cách ấy, sự đoàn kết quốc tế, nếu có chiến sự ở Biển Đông, sẽ khá bấp bênh. Càng bấp bênh hơn, nếu trong cuộc chiến Nga – Ukraine, một bộ phận không nhỏ trong xã hội chưa phân biệt được Putin không phải là nước Nga, mà nước Nga lại càng không phải là Liên Xô. Luyến tiếc và hoài niệm về một tương quan "Việt – Trung – Xô" viển vông nào đó, thì thật hiểm hoạ khôn lường.

Nếu lãnh đạo xác định tới đây là thời cơ để Việt Nam thay đổi, sẽ là hồng phúc cho dân tộc. Nếu được đổi mới toàn diện, cả kinh tế lẫn chính trị, mạnh mẽ trên con đường nhà nước pháp quyền, thì chúng ta còn cơ hội. Đảng lúc bấy giờ phải là Đảng của Dân tộc, Đảng của Đất nước, Đảng của Nhân dân, chứ không phải của một nhóm người đặc quyền đặc lợi. Nói như Giáo sư Nguyễn Đình Cống khả kính, nếu cứ tăng cường độc quyền đảng trị như hiện nay thì nhiều khả năng u ám bao trùm. Đến lúc nào đó, dân tộc sẽ lâm nguy, mà Đảng cũng chẳng còn, chỉ còn lại một nhúm người tay sai cho bọn thống trị ngoại bang và một quần chúng nô lệ, bị hủy diệt dần như Tây Tạng và Tân cương hiện nay (10). Trong khi đó, nếu Việt Nam quyết tâm thay đổi, Trung Quốc cũng chẳng thể làm gì. Còn đất nước sẽ có cơ hội mở ra với thế giới văn minh mà không cần phải chọn bên. Hiện nay, Thủ tướng nói không chọn bên, chọn lẽ phải, chọn công lý, nhưng bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc ta lại chọn Nga, chọn Tàu thì thật là nói một đằng, làm một nẻo. Không những bạn bè thất vọng, thế giới ngạc nhiên, mà trong nước "quân ta" sẽ tiếp tục đánh nhau với "quân mình". Mấy ông tướng tiếp tục tụng ca "đồng chí Putin", lên án "kẻ địch" Ukraine. Thử hỏi có bi kịch nào lớn hơn đối với một dân tộc đang tứ bề thọ địch. Khi Tàu ép ta, thậm chí "nổi lửa" trên Biển Đông, lúc đó chỉ còn một mình ta với họ. Thảm hoạ thay !!!

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : RFA, 19/03/2022

Tham khảo :

1. https://www.cnn.com/2022/03/17/politics/joe-biden-xi-jinping-friday/index.html

2. https://tu-do.com/index.php/categories/tu-do/business/fbnc-vietnam/youtube-id-3npobgywh-4

3. https://thehill.com/opinion/international/597560-three-geopolitical-lessons-china-is-learning-from-russias-war-in

4. https://www.rfi.fr/vi/viet-nam/20190909-vi-sao-trung-quoc-se-chon-danh-viet-nam

5. https://vn.sputniknews.com/20190910/bien-dong-vi-sao-viet-nam-tro-thanh-muc-tieu-cua-trung-quoc-8011979.html

6. http://www.viet-studies.net/NguyenTrung/NguyenTrung_KhongXemChoiGa.html

7. https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/he-lo-them-nguyen-nhan-sau-xa-khien-trung-quoc-muon-doc-chiem-bien-dong-855981.vov

8. https://www.cnn.com/2022/03/14/politics/us-china-russia-ukraine/index.html

9. https://vpctn.gov.vn/tin-tuc-su-kien/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-chu-tri-phien-hop-thu-nhat-bcd-xay-dung-de-an-tong-ket-chien-luoc-bao-ve-to-quoc-trong-ti.html

10. https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/from-diplomatic-trick-to-real-play-02202022085525.html

Published in Diễn đàn