Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tại sao Ukraine có thể – và nên – giải phóng bán đảo Crimea ?

chiemlai1

Lính Ukraine tại Bakhmut, tháng 12 năm 2022 - Ảnh minh họa - Clodagh Kilcoyne / Reuters

Đối với người Ukraine, 2022 là năm của cả bi kịch và thành tựu lịch sử. Vào tháng 2, Nga xâm lược Ukraine với gần 190.000 quân, gây ra sự tàn phá không kể xiết và giết chết hàng chục nghìn người. Nhưng chỉ trong vài tuần, quân đội Ukraine đã chặn được đà tấn công, rồi sau đó buộc người Nga phải lùi lại. Kể từ tháng 8, Ukraine đã giành lại hơn một nửa lãnh thổ mà Nga chiếm được, làm tiêu tan hy vọng thành công của Moscow. Nhằm cố gắng chứng minh thành tích, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sáp nhập bốn tỉnh của Ukraine – Donetsk, Kherson, Luhansk, và Zaporizhzhia – vào cuối tháng 9. Nhưng việc làm đó là vô nghĩa. Vào thời điểm Putin đưa ra tuyên bố của mình, Nga không có toàn quyền kiểm soát bất cứ tỉnh nào trong số này, và kể từ lúc đó, lực lượng của nước này thậm chí còn mất nhiều lãnh thổ hơn.

Tuy nhiên, Nga vẫn kiểm soát một tỉnh của Ukraine : Crimea. Năm 2014, Nga đã chiếm giữ bán đảo này bằng một hành động vi phạm luật pháp quốc tế nghiêm trọng. Putin tích cực khai thác quan điểm cho rằng việc Liên Xô chuyển giao Crimea cho Ukraine vào năm 1954 là một "sai lầm". Khi chiếm bán đảo này, Putin tin rằng ông vừa sửa chữa sai lầm, vừa cải thiện vị thế quốc tế của Nga, đưa đất nước trở lại vị thế cường quốc.

Nhưng những tiền đề đó đều sai. Crimea có một lịch sử phong phú và độc đáo ; vùng đất này đã không còn là một phần của Nga từ xa xưa. Nó đã trở thành một bộ phận hợp pháp của Ukraine độc lập sau cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc năm 1991, trong đó người Ukraine – bao gồm phần lớn cư dân Crimea – đã bỏ phiếu giành độc lập khỏi Liên Xô. Cũng dễ hiểu tại sao người Crimea muốn độc lập. Liên Xô là một quốc gia độc tài, trong khi Ukraine đang trên đường trở thành một nền dân chủ đa nguyên. Chế độ cai trị hiện tại của Moscow đã làm sống lại nhiều hoạt động độc tài của Liên Xô ở Crimea, bao gồm việc đàn áp các nhóm thiểu số và buộc người dân phải nghe theo truyền thông nhà nước chuyên tuyên truyền. Moscow đã biến khu vực này thành một khu vực đồn trú quân khổng lồ và nguy hiểm, mà sau đó được sử dụng để xâm lược Ukraine. Chừng nào bán đảo còn nằm trong tay Điện Kremlin, thì Ukraine – và người dân Ukraine – sẽ không thể thoát khỏi sự xâm lược của Nga.

Các quốc gia phương Tây đều tin rằng việc sáp nhập Crimea năm 2014 là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, Mỹ và các đối tác của họ đã do dự trước việc ủng hộ bất kỳ kế hoạch nào nhằm trao Crimea lại cho Ukraine. Nhiều nhà hoạch định chính sách phương Tây cho rằng Kyiv không thể thành công trong một chiến dịch quân sự nhằm giành lại tỉnh này. Ví dụ, vào tháng 11, Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho biết khả năng Ukraine đánh đuổi người Nga ra khỏi Crimea là "không cao". Các nhà phân tích khác tin rằng việc người Crimea tái hòa nhập với người Ukraine là rất khó, hoặc tin rằng một cuộc tấn công vào Crimea sẽ thúc đẩy trả đũa hạt nhân. Họ gợi ý rằng, tốt hơn hết, Ukraine không nên chiến đấu vì bán đảo. Một số thậm chí còn nói rằng Kyiv nên dùng nó để đổi lấy hòa bình.

Nỗi sợ hãi của phương Tây không hoàn toàn vô căn cứ. Nga đã sáp nhập Crimea được 8 năm và đã xây dựng sự hiện diện quân sự đáng kể ở bán đảo này. Crimea cũng có ít nhất 700.000 cư dân Nga chuyển đến sau năm 2014 (trong tổng số 2,4 triệu dân) : một thực tế sẽ làm phức tạp bất kỳ nỗ lực tái hòa nhập nào. Thế giới không bao giờ có thể loại trừ khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, đặc biệt là khi nước này được điều hành bởi Putin. Đây là tất cả những lý do chính đáng giải thích tại sao Ukraine nên cẩn trọng với việc giải phóng Crimea.

Nhưng chúng không phải là lý do để Ukraine từ bỏ bán đảo hoàn toàn. Chưa kể, có muôn vàn lý do khác khiến Crimea phải được trả lại. Chẳng hạn, chính sự hiện diện quân sự của Nga ở Crimea là một lý do để chiến đấu vì bán đảo, vì một trận chiến tại đây sẽ làm suy giảm nghiêm trọng khả năng Nga tiến hành chiến tranh và khủng bố Ukraine hoặc các quốc gia khác. Những quan ngại về khả năng Ukraine chiếm lại bán đảo và khả năng xảy ra tấn công hạt nhân đều đã bị thổi phồng. Sau nhiều tháng thành công trên chiến trường, rõ ràng là Ukraine có khả năng giải phóng Crimea. Dù một số người Crimea có thể muốn tiếp tục là một phần của Nga, nhiều người trong số họ sẽ rất vui nếu thoát khỏi sự kìm kẹp của Điện Kremlin. Và luận điệu hạt nhân của Putin có thể chỉ là dọa suông. Suy cho cùng, ông đã từng nói sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột, nhưng rồi lại rút lui. Do đó, Ukraine nên lên kế hoạch giải phóng Crimea – và phương Tây nên lên kế hoạch giúp đỡ họ.

Crimea là Ukraine

Một trong những dòng quan điểm quan trọng của Nga, đã được Moscow thúc đẩy trong nhiều thập niên và được nhiều nhà quan sát quốc tế nhắc lại, là Crimea có mối liên hệ lịch sử đặc biệt với Nga. Đúng là Sevastopol từ lâu đã là căn cứ hải quân của Nga và bờ biển phía nam của nó là nơi có nhiều cung điện của giới quý tộc Nga hồi thế kỷ 19. Hầu hết người dân trên bán đảo nói tiếng Nga. Thế nên Putin đã lập luận rằng, khi lấy lại Crimea, ông đã sửa chữa một sai lầm lịch sử.

Tuy nhiên, lịch sử Crimea phong phú và đa dạng hơn nhiều so với những gì quan điểm trên nói đến. Bán đảo chỉ trở thành một phần của Nga sau khi nước này xâm chiếm nó vào năm 1783 ; trước đó, nó đã được cai trị bởi nhiều đế chế trong suốt cả thiên niên kỷ. Crimea có hàng ngàn địa danh độc đáo không có mối liên hệ nào với Nga và là nơi sinh sống của nhiều nhóm sắc tộc. Phiên bản của người Nga về quá khứ của Crimea là một phiên bản có chủ ý, và họ biện minh cho cuộc xâm lược của mình bằng giả định lố bịch rằng sự cai trị trong quá khứ và ngôn ngữ trao cho một quốc gia quyền chiếm đất của nước láng giềng. Vương quốc Anh đã cai trị Ireland trong nhiều thế kỷ, và dưới sự cai trị của London, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên hòn đảo. Nhưng điều đó không có nghĩa là Anh có quyền chiếm giữ Ireland.

Một đánh giá trung thực về lịch sử cho thấy rõ rằng Crimea nên là một phần của Ukraine, không phải của Nga. Bán đảo được toàn thế giới – kể cả Nga, cho đến năm 2014 – công nhận về mặt pháp lý là lãnh thổ của Ukraine. Crimea đã được Kyiv điều hành trong 60 đến 70 năm qua, vì vậy, hầu hết cư dân ở đây trước tiên đều xem nó là một bán đảo của Ukraine. Trong suốt thời gian đó, khu vực này đã đi từ nền kinh tế suy thoái sang nền kinh tế trung lưu vững chắc, nhờ có nguồn cung cấp nước, năng lượng của Ukraine và – sau khi Ukraine độc lập – sự bùng nổ hoạt động du lịch. Putin có thể đúng khi cho rằng hàng triệu người Nga yêu thích vùng lãnh thổ này, nhưng hàng triệu người Ukraine cũng vậy – vì họ đã từng đến thăm hoặc sống ở đó. Phải có lý do thì đại đa số các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc mới lên án mạnh mẽ việc sáp nhập Crimea và coi tuyên bố đó là vô hiệu.

Nga sẽ không bao giờ cho phép một cuộc trưng cầu dân ý thực sự về tương lai của bán đảo, theo đó, không thể biết chính xác suy nghĩ của người dân Crimea. Một cuộc thăm dò do Trung tâm Levada thực hiện vào năm 2019 cho thấy phần lớn cư dân bán đảo muốn Crimea là một phần của Nga. Nhưng thật khó để tin vào những cuộc thăm dò được thực hiện ở một quốc gia độc tài, và Nga đã hình sự hóa hành động phản đối việc sáp nhập Crimea. Những người Crimea được thăm dò ý kiến có thể sợ phải thừa nhận rằng họ muốn là một phần của Ukraine. Ngoài ra, có nhiều lý do để cho rằng một cuộc bỏ phiếu tự do và công bằng về tình trạng của Crimea ngày nay sẽ mang lại kết quả tương tự như cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào năm 1991. Một cuộc trưng cầu dân ý như vậy, trước hết, phải bao gồm hơn 100.000 cư dân Crimea mà Nga đã đe dọa, quấy rối, và thậm chí hành hung cho đến khi họ rời bán đảo. Rất nhiều người trong số này đã chấp nhận bán lỗ nhà cửa và từ bỏ công việc kinh doanh của họ. (Hầu hết các công ty và cơ sở lớn của Ukraine trên bán đảo cũng bị mất tài sản.) Những người di cư Crimea này gần như chắc chắn sẽ chọn chính quyền Ukraine, tạo cho nhóm ủng hộ Kyiv một bước khởi đầu vững chắc. Nhiều cư dân còn đang sống trên bán đảo cũng sẽ bỏ phiếu cho Ukraine, cũng như một số người mới đến muốn sống ở một quốc gia tự do hơn. Cư dân Crimea đã từng phàn nàn về cách Nga đối xử với môi trường của bán đảo, cũng như sự gián đoạn kinh tế do lệnh trừng phạt gây ra.

Giải phóng Ukraine sẽ đặc biệt được ủng hộ bởi – và có ý nghĩa lớn với – hàng trăm nghìn người Tatar ở Crimea, một nhóm đã bị Moscow đàn áp dữ dội. Không giống như người Nga, họ đã sinh sống trên bán đảo từ đầu thời trung cổ. Trong nhiều thế kỷ, người Tatar ở Crimea thậm chí còn có nhà nước riêng của mình. Crimea là quê hương duy nhất của họ. Nhưng dưới sự cai trị của Liên Xô và Nga, họ đã bị đàn áp tàn bạo. Chẳng hạn, vào năm 1944, họ đã bị trục xuất và chỉ được phép quay trở lại vào cuối những năm 1980, khi Liên Xô sắp sụp đổ. Dưới thời Putin, họ lại bị ép rời đi một lần nữa. Những người ở lại thường xuyên bị cấm lao động, bị bắt giữ vô cớ, bị giam lỏng dù không làm gì sai. Một số thậm chí bị bắt cóc. Một số di tích văn hóa của họ hiện đang bị tháo dỡ. Họ xứng đáng được chứng kiến chế độ toàn trị của Nga chấm dứt.

Điều phải làm

Ukraine phải chiếm lại Crimea vì những lý do vượt ra ngoài công lý. Nga đã biến Crimea thành một căn cứ quân sự lớn để phát động cuộc xâm lược của mình. Nhờ bán đảo này nên người Nga đã chiến đấu thành công hơn ở miền nam Ukraine so với ở miền bắc. Nga tiếp tục sử dụng Hạm đội Biển Đen đóng tại Crimea và các căn cứ không quân trên bán đảo để tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa. Thái độ hiếu chiến này cho thấy rõ rằng Ukraine không thể an toàn hoặc xây dựng lại nền kinh tế của mình chừng nào Crimea còn ở trong tay Nga, và vì vậy Kyiv sẽ không ngừng chiến đấu cho đến khi giành lại được tỉnh này.

Việc Nga kiểm soát Crimea không chỉ là rủi ro an ninh đối với Ukraine. Việc Moscow nắm giữ bán đảo sẽ gây nguy hiểm cho toàn thế giới. Từ Crimea, sức mạnh của Nga có thể vươn khắp Châu Âu và Trung Đông, đe dọa sự an toàn của nhiều quốc gia khác. Bằng cách chiếm đóng bán đảo, Nga đã kiểm soát cả Biển Đen và Biển Azov, nơi mà quân đội Nga hiện đang bao quanh hoàn toàn. Nắm giữ hai vùng nước này đã là mục tiêu của Putin trong nhiều năm : hai vùng biển này là một tuyến đường vận chuyển khổng lồ cho đủ các loại sản phẩm trên lục địa Á-Âu. Bằng cách chiếm đóng Crimea, Nga có thể kiểm soát việc tiếp cận nhiều cảng và tuyến đường biển, mang lại cho nước này quyền kiểm soát nguồn cung của nhiều loại hàng hóa, bao gồm than đá, quặng sắt, sản phẩm công nghiệp và ngũ cốc từ Ukraine. (Các cảng Berdyansk và Mariupol của Ukraine đã mất gần như toàn bộ lưu lượng hàng hóa sau khi Nga bắt đầu hạn chế tiếp cận Biển Azov vào năm 2018.)

Để hiểu tại sao quyền lực của Nga đối với Crimea lại vô cùng nguy hiểm đối với phần còn lại của thế giới, hãy xem xét cuộc khủng hoảng an ninh lương thực hiện tại – do cuộc xâm lược của Nga gây ra. Nếu không có bán đảo, Nga sẽ không thể đe dọa vận chuyển hàng hải ở Biển Đen và Biển Azov vì phần lớn các tuyến đường biển này nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nga. Moscow chắc chắn sẽ không thể sử dụng các vùng lãnh hải và hải cảng của Ukraine để phô trương sức mạnh. Nhưng bằng cách chiếm đóng Crimea, Nga đã thống trị các vùng biển này và các cảng của chúng.

Chiếm đóng Crimea cũng giúp Nga gia tăng quyền kiểm soát với nguồn cung năng lượng của thế giới. Biển Đen là nơi có nhiều tài nguyên, bao gồm cả các mỏ khí đốt tự nhiên lớn mà Ukraine từng chuẩn bị khai thác. Trên thực tế, ngay trước khi Nga bắt đầu chiếm đóng Crimea, Exxon Mobil đã ký một biên bản ghi nhớ với Kyiv để khoan các mỏ khí đốt tự nhiên trị giá 6 tỷ đô la ở đó, và đây chỉ là một trong nhiều công ty hợp tác với Ukraine để tiếp cận tài nguyên. Nếu các dự án này được thông qua, bản đồ năng lượng Châu Âu sẽ mãi mãi thay đổi và lục địa này có thể dễ dàng thoát khỏi năng lượng của Nga. Nhưng khi Moscow đưa quân vào Crimea năm 2014, các công ty đều hủy bỏ dự án của họ. Chừng nào tỉnh này và các khu vực khác của Biển Đen vẫn nằm trong tay Nga, hoạt động kinh doanh sẽ không thể quay trở lại.

Lời nó và hành động

Vậy Ukraine sẽ giải phóng Crimea như thế nào ? Lý tưởng nhất, việc đó sẽ được thực hiện thông qua ngoại giao. Putin sẽ không bao giờ cân nhắc việc rời khỏi bán đảo trong hòa bình, nhưng nếu ông bị phế truất, những người kế nhiệm ông có thể có những tính toán khác. Họ sẽ kế thừa một quốc gia bị trừng phạt nặng nề với quân đội suy yếu nghiêm trọng. Họ vẫn phải chiến đấu với lực lượng vũ trang tài giỏi của Ukraine – và do đó sẽ nhận thêm nhiều thất bại. Cuối cùng, họ sẽ phải đối mặt với các vụ kiện quốc tế do Ukraine khởi xướng, đòi bồi thường thiệt hại hàng trăm tỷ đô la. Moscow nhiều khả năng sẽ thua trước tòa và các quốc gia phương Tây sẽ khiến chính phủ nước này phải trả giá, đơn giản bằng cách chuyển tài sản bị phong tỏa của Nga sang cho Kyiv. Khi đối mặt với một tình huống như vậy, Điện Kremlin có thể đề nghị trả lại Crimea như một phần trong thỏa thuận giúp Nga không bị phá sản, và ngăn chặn tình trạng bất ổn trong nước vốn có thể nảy sinh nếu nền kinh tế rơi vào hỗn loạn.

Nhưng Ukraine không thể chỉ trông chờ vào sự thay đổi lãnh đạo ở Nga. Họ cũng không thể dựa vào việc nhà lãnh đạo tiếp theo của Nga sẽ sẵn sàng cho hòa bình. Do đó, Kyiv cần duy trì lựa chọn quân sự và phải bắt đầu chuẩn bị để giành chiến thắng trong một cuộc chiến như vậy.

Dù việc chiếm lại Crimea sẽ không dễ dàng, nhưng Ukraine đủ khả năng làm điều đó – một thực tế mà phương Tây đang bắt đầu thừa nhận. Theo NBC News, vào tháng 12, một quan chức chính quyền Biden nói với Quốc hội rằng Kyiv sẽ có thể giải phóng bán đảo. Ben Hodges, cựu tướng chỉ huy quân đội Mỹ ở Châu Âu, nói rằng Ukraine có cơ hội giải phóng Crimea vào cuối mùa hè tới.

Có một lý do về quân sự cho những dự đoán này. Vào thời điểm các lực lượng Ukraine sẵn sàng tấn công bán đảo, hầu hết các năng lực của Nga đã bị tổn hại nghiêm trọng. Những người lính sống sót của Nga sẽ kiệt sức và kho dự trữ tên lửa chính xác của nước này sẽ cạn kiệt. Các căn cứ hải quân, không quân, và các tuyến đường tiếp tế tới Crimea sẽ bị phá hủy bởi các cuộc tấn công của Ukraine. Vì Crimea chỉ được kết nối với lục địa Á-Âu bằng một eo đất hẹp, dễ bị tổn thương và một cây cầu, nên một khi quân đội Ukraine tiến vào khu vực, lực lượng còn lại của Nga sẽ bị mắc kẹt, khiến các căn cứ quân sự của Nga càng dễ bị Ukraine tấn công hơn. Và dù có vai trò rất quan trọng, Bán đảo Crimea thực chất cũng là đất liền : một địa hình nơi quân đội Ukraine đã rất thành công trong việc giành lại.

Tất nhiên, Ukraine sẽ phải xem xét khả năng của Hạm đội Biển Đen, lực lượng giữ vai trò then chốt trong sự hiện diện quân sự của Nga ở Crimea. Đó là một lực lượng mà Ukraine không thực sự có năng lực tương đương. Nhưng dù lực lượng hải quân nhỏ của Ukraine không đủ sức chống lại Nga, Hạm đội Biển Đen không hẳn là một trở ngại lớn như người ta vẫn tưởng. Hạm đội này bao gồm khoảng 20 tàu cũ, tất cả đều rất dễ bị tấn công, nên Nga đã giấu chúng cách xa bờ biển Ukraine. Nhưng Ukraine vẫn có thể mua hoặc sản xuất đủ phương tiện không người lái và hệ thống tên lửa để tiêu diệt chúng. Chưa kể, Hạm đội Biển Đen đã nhỏ hơn so với khi bắt đầu chiến tranh do các cuộc tấn công của Ukraine. Ukraine đã thành công trong việc đánh chìm soái hạm của hạm đội. Lính Ukraine sẽ không gặp khó khăn gì trong việc đánh tiêu hao Hải quân Nga trong những tháng tới, chí ít cũng ở mức độ mà Hải quân Nga không thể chặn họ một cách hiệu quả. Xét cho cùng, Ukraine đã có thành tích tốt trong việc đối phó với Hạm đội Biển Đen. Nếu Hải quân Nga không thể bảo vệ Đảo Rắn rộng chưa đầy 0,1 dặm vuông ở Biển Đen, thật khó để tưởng tượng nước này sẽ ngăn cản Ukraine băng qua eo đất vào Crimea như thế nào.

Cuối cùng, thách thức lớn nhất của chiến dịch giành lại Crimea có lẽ không phải là đánh bại quân Nga, mà là giành được lòng tin của những người dân địa phương đang ủng hộ Moscow. Bất chấp những hành động đàn áp của Điện Kremlin, Crimea là nơi có nhiều người ủng hộ Putin hơn hẳn các vùng khác của Ukraine, đặc biệt là bởi vì cư dân bán đảo gồm một lượng lớn người Nga và họ đã trải qua nhiều năm nghe Nga tuyên truyền không ngừng nghỉ. Sẽ rất nguy hiểm nếu Kyiv cho rằng quân đội Ukraine sẽ được chào đón ở Crimea như đã từng ở Kherson. Ukraine sẽ cần nghiên cứu kỹ lưỡng những chính sách mà họ nên áp dụng, bao gồm các chính sách về tài chính, ngân hàng, và hành pháp. Họ cũng cần tìm cách bồi thường cho những người Crimea đã bị chính phủ Nga tước bỏ công việc và tài sản. Họ sẽ phải cải cách các dịch vụ công của bán đảo, đặc biệt là giáo dục, mà nhiều năm qua đã sử dụng chương trình giảng dạy dựa trên tuyên truyền của Nga. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng những cư dân ủng hộ chế độ độc tài của Nga sẽ không muốn gây bất ổn cho bán đảo, và phải đảm bảo rằng các công dân tuân thủ luật pháp có một chính phủ cân bằng, công bằng, và dân chủ.

Giữ vững lập trường

Dù phương Tây đã lên án việc Nga sáp nhập Crimea một cách nhất quán và đúng đắn, nhưng về cơ bản họ vẫn chấp nhận hành động của Moscow. Phản ứng hữu hình duy nhất mà Mỹ và Châu Âu đã đặt ra là một chế độ trừng phạt với vô số kẽ hở, cho phép nền kinh tế Nga tiếp tục phát triển. Thật vậy, ngay cả các quốc gia tham gia trừng phạt vẫn tiếp tục mở rộng quan hệ kinh doanh của họ với Moscow, bao gồm việc tăng sự phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng của Nga.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Điện Kremlin cảm thấy họ có thể xâm lược phần còn lại của Ukraine. Người Nga đang muốn chiếm đất và mở rộng phạm vi ảnh hưởng để có thể khôi phục đế chế của mình. Khi Moscow nhận thấy có sự yếu kém, họ sẽ xuất quân. Đây là lý do tại sao Kyiv không thể đổi Crimea để lấy hòa bình, như một số nhà phân tích phương Tây đã gợi ý. Điều đó sẽ chỉ tưởng thưởng và khuyến khích sự hiếu chiến của Putin. Ngoài ra, một thỏa thuận như vậy cũng không hiệu quả. Chừng nào Putin còn điều hành chính phủ Nga, Điện Kremlin sẽ không bao giờ chấp nhận một thỏa thuận hòa bình trong đó Ukraine "chỉ" từ bỏ mỗi Crimea. Họ muốn và sẽ tiếp tục chiến đấu để có được nhiều hơn nữa. Thật vậy, nếu phương Tây tỏ ra do dự trong việc ủng hộ các mục tiêu của Ukraine ở Crimea, Nga sẽ cố gắng tận dụng điều đó bằng cách chia rẽ các quốc gia ủng hộ Kyiv.

Do đó, Kyiv và các đồng minh của mình phải tiếp tục, chiến đấu cho đến khi có thể buộc Moscow bàn giao Crimea thông qua đàm phán, hoặc cho đến khi quân Ukraine đủ khả năng tách bán đảo này khỏi sự kiểm soát của Moscow. Đây là cách duy nhất có thể gây ra một thất bại đủ lớn để khiến Nga từ bỏ tham vọng đế quốc và bắt đầu tuân thủ các quy tắc và luật pháp quốc tế. Mỹ và Châu Âu nên hiểu rằng họ cũng sẽ được hưởng lợi từ chiến thắng toàn diện của Ukraine. Chiến thắng đó sẽ vĩnh viễn chấm dứt sự xâm lược của Nga, thổi luồng sinh khí mới vào trật tự thế giới tự do.

Giải phóng Crimea cũng sẽ thiết lập một tiền lệ lịch sử quan trọng cho thế giới. Nếu Ukraine không chiếm lại Crimea – nghĩa là Nga có thể sáp nhập lãnh thổ của nước khác mà không bị trừng phạt – các quốc gia khác sẽ có động cơ tiến hành chiến tranh xâm lược. Họ sẽ tìm cách chiếm lãnh thổ của nước láng giềng, tin rằng họ có thể thoát tội nhờ một kiểu chiếm đất nào đó. Vì vậy, chiến thắng ở Crimea là điều cần thiết để ngăn chặn các cuộc xung đột trong tương lai và cản trở việc quay lại với làn sóng chinh phạt.

Andriy Zagorodnyuk

Nguyên tác : "The Case for Taking Crimea", Foreign Affairs, 02/01/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 10/01/2023

Andriy Zagorodnyuk là Chủ tịch Trung tâm Chiến lược Quốc phòng. Từ năm 2019 đến 2020, ông là Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine.

Published in Diễn đàn

Chiến tranh Ukraine : Tổng thống Zelensky xác nhận giao tranh khốc liệt gần Bakhmut

Anh Vũ, RFI, 10/01/2023

Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 09/01/2023 xác nhận quân đội Ukraine đang đối mặt với "các đợt tấn công mới, dữ dội hơn" của Nga tại mặt trận Soledar, gần thành phố Bakhmut, miền đông, nơi diễn ra các giao tranh khốc liệt từ nhiều tháng nay.

miendong1

Khói do pháo kích từ thành phố Soledar, ở vùng Donetsk, Ukraine, ngày 08/01/2023. AP - Roman Chop

Trong bản tin hàng ngày phát tối qua, được AFP trích dẫn, tổng thống Zelensky nói : "Tôi cảm ơn tất cả các binh sĩ đang bảo vệ Bakhmut và những chiến binh tại Soledar đang kháng cự với những cuộc tấn công mới còn dữ dội hơn của những kẻ xâm lược".

Thành phố Soledar có khoảng 70 nghìn dân trước chiến tranh, nằm cách thành phố Bakhmut 15 km, giờ đây đang là tâm điểm của các cuộc giao tranh đẫm máu nhất. Từ tháng 05/2022, Bakhmut, thuộc vùng Donetsk, là nơi diễn ra chiến sự khốc liệt nhất giữa quân đội Ukraine và Nga. Hai bên tập trung hỏa lực mạnh để giành giật nhau từng mét đất. Những ngày qua, quân Nga bổ xung các đơn vị của nhóm Wagner và của Chechenya, mở các cuộc tấn công dữ dội tại thành phố Soledar.

Tổng thống Ukraine cho biết thêm, thành phố Soledar "hoàn toàn bị phá hủy, khắp mặt đất phủ kín xác quân xâm lược và những vết đạn pháo".

Trước đó cùng ngày, quân đội Ukraine cho biết đã đẩy lùi các đợt tấn công của quân Nga nhằm chiếm Soledar. Thứ trưởng quốc phòng Ukraine, Ganna Malyar, trên Telegram cho biết sau nhiều đợt tấn công chiếm lại Soledar không thành, quân Nga đang dồn lực lượng tập trung tấn công. Hiện tại quân Nga đã triển khai một số lượng lớn các đơn vị tấn công lấy từ những lực lượng dự bị tinh nhuệ nhất của nhóm Wagner để mở các cuộc tấn công mới.

Trong một thông cáo, lãnh đạo nhóm quân Wagner, Yevgeny Prigozhin, cũng khẳng định mặt trận Soledar do quân của ông ta hoàn toàn đảm nhiệm. Trước đó, lực lượng ly khai của vùng Donest khẳng định đã kiểm soát được một khu làng cách không xa thành phố Soledar.

Anh Vũ

*************************

Nga tăng cường tn công Bakhmut ca Ukraine

AP, VOA, 10/01/2023

Các quan chc Ukraine cho biết các lc lượng Nga đang leo thang tn công vào các v trí ca Ukraine xung quanh thành ph Bakhmut b tàn phá min đông, gây thêm nhiu chết chóc và hy hoi trong trn chiến dai dng kéo dài nhiu tháng.

miendong2

Mt khu vc Bakhmut, Ukraine, b Nga tn công vào ngày 7/1/2023.

"Mi th đã b phá hy hoàn toàn, gn như không còn s sng", Tng thng Ukraine, Volodymyr Zelenskyy cho biết vào ti th Hai 9/1 v hin trường xung quanh Bakhmut và th trn Soledar gn đó.

"Toàn b vùng đt gn Soledar ph đy xác ca nhng k chiếm đóng và nhng tàn tích t các cuc pháo kích. Trông tht khng khiếp", ông Zelenskyy nói.

Th trưởng B Quc phòng Hanna Malyar cho biết Nga đã ném "mt s lượng ln các nhóm tn công" vào trn chiến.

Bà nói : "Quân đch dm lên xác binh lính ca chính bn chúng đ tiến lên, theo đúng nghĩa đen, và chúng đang t s dng pháo binh, pháo phn lc phóng lot và súng ci, bn trúng vào chính quân ca chúng".

Quân đi Nga cùng vi các binh sĩ thuc hãng Wagner, mt nhà thu quân s tư nhân ca Nga, đã tiến vào Soledar trong nhng ngày gn đây và "có phn chc s kim soát phn ln khu dân cư này", B Quc phòng Anh viết trên Twitter hôm 9/1.

B này nói rng chiếm Soledar, cách Bakhmut 10 km v phía bc, có th là mc tiêu quân s trước mt ca Moscow và là mt phn ca chiến lược bao vây Bakhmut.

Nhưng b này nói thêm rng "Các lc lượng Ukraine duy trì các tuyến phòng th n đnh theo chiu sâu và kim soát các tuyến đường tiếp tế" trong khu vc.

Mt đim đc bit ca cuc chiến gn Bakhmut là mt s cuc giao tranh đã din ra xung quanh li vào các đường hm khai thác mui b b hoang chy dài khong 200 km bên dưới khu vc, báo cáo tình báo Anh lưu ý.

"C hai bên có th lo ngi rng (các đường hm) có th được s dng đ xâm nhp vào hu tuyến ca h", báo cáo nói.

Mt s thành ph tin tuyến các tnh Donetsk và Luhansk min đông Ukraine đã chng kiến giao tranh d di trong nhng tháng gn đây.

Các tnh trên to nên Donbas, mt khu vc công nghip rng ln giáp vi Nga mà Tng thng Nga Vladimir Putin ngay t đu đã xác đnh là trng tâm ca cuc chiến và là nơi phe ly khai do Moscow hu thun đã đánh chiếm k t năm 2014.

Cuc tn công dn dp v phía đông ca Nga đã chiếm được gn như toàn b Luhansk trong sut mùa hè. Donetsk thoát khi s phn tương t, và quân đi Nga sau đó đã đ nhân lc và tài nguyên xung quanh Bakhmut.

Sau khi các lc lượng Ukraine tái chiếm thành ph Kherson min nam vào tháng 11 năm ngoái, trn chiến xung quanh Bakhmut đã nóng lên.

Vic chiếm Bakhmut s làm gián đon các tuyến tiếp tế ca Ukraine và m ra mt con đường cho các lc lượng Nga tiến v phía Kramatorsk và Sloviansk, nhng thành trì quan trng ca Ukraine Donetsk.

Ging như Mariupol và các thành ph đang tranh chp khác, Bakhmut đã b bao vây kéo dài, tri qua nhiu tun không có nước và đin ngay c trước khi Moscow tiến hành các cuc tn công ln nhm hu dit các tin ích công cng trên khp Ukraine.

Thng đc khu vc Donetsk, Pavlo Kyrylenko, ước tính hơn hai tháng trước rng 90% dân s Bakhmut trước chiến tranh vi hơn 70.000 người đã phi b chy k t khi Moscow tp trung vào vic chiếm gi toàn b Donbas.

Theo AP

************************

Nga tăng cường tn công th trn mt trn phía đông Ukraine

Reuters, VOA, 10/01/2023

Nga tăng cường "cuc tn công mnh m" do lc lượng đánh thuê Wagner lãnh đo nhm vào Soledar min đông Ukraine, Kyiv cho biết hôm 9/1 đng thi mô t mt tình hung khó khăn đi vi các lc lượng đy lùi làn sóng tn công xung quanh th trn khai thác mui và mt trn lân cn.

UKRAINE-RUSSIA-CONFLICT

Quang cảnh hoang tàn sau trn pháo kích ca Nga ti Soledar, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 8/1/2023.

Soledar, khu vc công nghip Donbas, cách Bakhmut vài dm, nơi quân đi ca c hai bên đã chu tn tht nng n trong mt s cuc giao tranh giao thông hào khc lit nht k t khi Nga xâm lược Ukraine gn 11 tháng trước.

Các lc lượng Ukraine đã đy lùi n lc chiếm th trn trước đó nhưng mt s lượng ln các đơn v Wagner đã nhanh chóng quay tr li, trin khai các chiến thut mi và nhiu binh sĩ hơn dưới s hu thun ca pháo hng nng, Th trưởng B Quc phòng Ukraine Hanna Malyar cho biết trên Telegram.

Bà Malyar nói : "K thù thc s bước qua xác chết ca binh lính ca chúng, s dng pháo, h thng MLRS và súng ci hàng lot". Bà nói nhng k tn công được rút ra t nhng người lính tr b tt nht ca Wagner.

B Quc phòng Nga đã không đ cp đến Soledar hoc Bakhmut trong mt cuc hp báo thường k hôm 9/1, mt ngày sau khi đi mt vi nhng li ch trích vì tuyên b rõ ràng là sai v mt cuc tn công phi đn vào mt doanh tri tm thi ca Ukraine.

Wagner được thành lp bi Yevgeny Prigozhin, mt đng minh ca Tng thng Nga Vladimir Putin. Thu hút mt s tân binh t các nhà tù ca Nga và được biết đến vi bo lc không khoan nhượng, lưc lượng này tích cc trong các cuc xung đt Châu Phi và đã đóng mt vai trò ni bt trong n lc chiến tranh ca Nga Ukraine.

Prigozhin đã c gng chiếm Bakhmut và Soledar trong nhiu tháng vi cái giá là nhiu sinh mng ca c hai bên. Ông cho biết tm quan trng ca nó nm mt mng lưới các đường hm khai m dưới lòng đt :

"Nơi này không ch (có kh năng cha) mt nhóm ln người đ sâu 80-100 mét, mà xe tăng và xe chiến đu b binh cũng có th di chuyn được".

Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói trong bài phát biu qua video hàng đêm hôm 8/1 rng Bakhmut và Soledar đang đng vng bt chp s tàn phá trên din rng, nhưng Soledar "mi th rt khó khăn".

Các nhà phân tích quân s cho rng li ích quân s chiến lược đi vi Moscow khi chiếm được các th trn s b hn chế. Mt quan chc M cho biết Prigozhin đang nhm ti mui và thch cao t các m, được cho là kéo dài hơn 100 dm dưới lòng đt.

Ti mt trung tâm sơ tán Kramatorsk gn đó, bà Olha, 60 tui, cho biết bà đã trn khi Soledar sau khi chuyn t căn h này sang căn h khác vì mi căn h đu b tiêu dit trong các trn chiến xe tăng.

"C tun trước, chúng tôi không th ra ngoài. Mi người đu chy xung quanh, nhng người lính mang vũ khí t đng, la hét", bà Olha cho biết.

"Không còn mt ngôi nhà nào nguyên vn", bà nói. "Căn h b cháy, v làm đôi".

Các blogger thân Nga dn li Prigozhin nói rng các lc lượng ca ông ta đang chiến đu đ giành ly tòa nhà hành chính Soledar.

Quân đi Ukraine cho biết quân tiếp vin đã được gi đến th trn. Cnh sát Ukraine nói hai nhân viên tình nguyn người Anh mt tích gn Soledar.

Cách th trn Siversk khong 40 km v phía bc, chiến binh Ukraine Heorhil, 28 tui, cho biết mi bên đang tn công nhau bng pháo hng nng. Ông nói các lc lượng chính quy ca Nga đã thay thế các chiến binh ít được đào to bài bn hơn trong khu vc.

"Tht không may, c hai bên đu chu tn tht ln, điu đó có nghĩa là các đơn v ca chúng tôi cũng chu tn tht", ông nói khi phát biu gn nhng ngôi nhà b phá hy ph đy tuyết. "Không bao gi nên đánh giá thp k thù".

Reuters đã không th kim chng đc lp các báo cáo chiến trường.

Khi cuc chiến tiến dn đến mc mt năm, quân đi Nga chu áp lc trong nước phi mang li nhng thành công trên chiến trường. Nhng tiếng nói diu hâu đã tìm cách leo thang, sau khi mt lãnh th chiếm được và t l t thương vong cao.

Nga, ban đu vin lý do cn phi loi b Ukraine khi nhng người theo ch nghĩa dân tc, gi đây nói rng h đang chiến đu vi mi đe da t phương Tây đi vi s tn ti ca chính mình. Kyiv và các đng minh phương Tây, nhng nước đã áp đt các chế tài rng rãi đi vi Moscow và gi vũ khí cho Ukraine đ t v, nói rng cuc xâm lược hoàn toàn vô c.

Sky News dn mt ngun tin phương Tây cho biết Anh đang cân nhc vic cung cp xe tăng cho Ukraine ln đu tiên. B Quc phòng Anh chưa không tr li ngay yêu cu bình lun.

Pháp, Đc và M tun trước đu cam kết gi xe chiến đu bc thép, đáp ng yêu cu t lâu ca Ukraine.

Đin Kremlin nói các loi vũ khí mi s ào sâu thêm ni đau kh ca người dân Ukraine" nhưng không nh hưởng đến kết qu ca cuc xung đt.

Theo Reuters

Published in Quốc tế

Putin cố chịu đấm ăn xôi, phương Tây đẩy nhanh quân viện giúp Ukraine chiến thắng

Các báo Pháp ra hôm 10/01/2023 chú ý đến việc Ukraine và các đồng minh phương Tây đều mong cuộc chiến sớm chấm dứt. Đồng minh bắt đầu viện trợ những vũ khí có uy lực mạnh hơn, từ đại pháo Caesar, xe bọc thép cho đến hỏa tiễn phòng không Patriot. Chuyển biến này do Ukraine dũng cảm chiến đấu, còn Putin dù liên tiếp thua trận vẫn tiếp tục nướng quân. Sau những nỗ lực ngoại giao không thành công, giờ đây người ta đặt cược vào một chiến thắng quân sự của Ukraine.

putin1

Các binh sĩ theo sau xe bọc thép Marder trong một cuộc thao diễn do Bộ quốc phòng Đức tổ chức gần Hannover, ngày 28/09/2011. AP - Michael Sohn

Brazil : Một cuộc nổi dậy đã được báo trước

Le Monde chạy tựa "Brazil : Dân chủ rung chuyển vì cuộc tấn công vào trung tâm quyền lực", với La Croix "Brazil : Dân chủ bị đặt trước thách thức", Libération nhận xét "Brazil : Dân chủ mong manh". Le Figaro đưa tít chính "Hưu trí : Thủ tướng Borne lăng-xê, đảng LR sẵn sàng ủng hộ cải cách", "Hưu trí : Những sửa đổi cuối cùng" - tựa trang nhất của Les Echos

Le Figaro nói về "Thất bại của một cuộc nổi dậy được lập trình ở Brazil". Chính nhờ những quả lựu đạn gây điếc và hơi cay được trực thăng của quân cảnh thả xuống cùng với xe bọc thép tăng viện, mà hôm Chủ nhật chính quyền mới giành lại được Quốc hội, Tòa án Tối cao và Dinh Tổng thống, đã bị hàng ngàn ủng hộ viên của cựu tổng thống Jair Bolsonaro tràn ngập trước đó.

Người biểu tình hầu hết từ một khu trại ủng hộ Bolsonaro được dựng lên từ 30/10, ngày mà nhà lãnh đạo cực hữu thất bại trước Luiz Inacio Lula da Silva. Số khác đến sớm hơn trên vài chục xe buýt từ các bang khác, đáp lời kêu gọi biểu tình chống chính quyền mới.

Từ hơn hai tháng qua, những người có cảm tình với Bolsonaro tố cáo cuộc bầu cử mà họ cho là gian lận, phong tỏa đường sá tại nhiều bang, đốt xe... Một số tập hợp tại những trại thường là đối diện với các cơ sở quân sự, đòi hỏi quân đội can thiệp. Những cuộc tụ tập được tổ chức quy củ, với các quầy phân phát nước uống, thức ăn. Cảnh sát đã bắt giữ trên 1.200 người và tịch thu nhiều chiếc xe buýt. Có những nhà quan sát cho rằng đây là hành động có tổ chức và được tài trợ.

Quân đội không can thiệp, cảnh sát liên bang bị nghi đồng lõa

La Croix giải thích "Chuyện gì đã diễn ra hôm 08/01 ở Brasilia ?". Những sự kiện vừa qua giống như một bộ phim "remake" ca v xâm nhp đồi Capitol Washington hôm 06/01/2021, do nhng người ng h tng thng Donald Trump phn đối kết quả bầu cử. Hôm Chủ nhật, tổng thống tân cử Lula đang thăm Araraquara, một thành phố của bang Sao Paulo bị nạn lụt, ông tố cáo vụ "đảo chánh".

Giáo sư Frédéric Louault ở Bruxelles cho rằng có sự đồng lõa của cảnh sát liên bang. Họ không thể không biết về dự tính của người biểu tình vì thông tin được lan tỏa trên mạng xã hội. Còn quân đội vốn đầy quyền lực ? Tuy ông Jair Bolsonaro, bản thân là cựu lính nhảy dù, đã dành nhiều ưu ái cho giới quân nhân, nhưng hôm 08/01 quân đội không can thiệp. Còn về trách nhiệm của Jair Bolsonaro ? Cựu tổng thống đang ở Florida khi sự kiện xảy ra, ông ra đi trước khi người kế nhiệm nhậm chức, và rất cẩn trọng trong các tuyên bố công khai để tránh rủi ro.

Cũng theo ông Frédéric Louault, vụ tấn công này để lại những vết sẹo rất sâu, kết thúc thời kỳ vô ưu cho ông Lula. Ông đắc cử với tỉ lệ sát nút 51/49, phe Bolsonaro sẽ tìm ra những lý do để lại xuống đường, gây áp lực lên chính quyền. Libération cho rằng đây là cơ hội "bây giờ hoặc không bao giờ" để ông Lula làm yếu đi phe cực hữu. Le Monde tỏ ra lo ngại trước sự kiện xảy ra đúng hai năm sau vụ tấn công Capitol, về mối đe dọa đối với chế độ dân chủ non trẻ, sinh ra được 38 năm trên tàn tích của độc tài quân sự.

Chuyển giao xe tăng giúp Ukraine chuyển từ thủ sang công

Tại Châu Âu, Le Figaro phân tích "Ủng hộ Ukraine : Ba việc khẩn cấp của phương Tây". Loan báo chuyển giao xe tăng loại nhẹ của Pháp (AMX-10 RC), Mỹ (Bradley) và Đức (Marder) cho thấy đồng minh tăng tốc viện trợ quân sự cho Ukraine.

Đây cũng là bước ngoặt nhằm tạo điều kiện cho Kiev có thể tấn công vào cuối mùa đông khi mặt đất đông cứng giúp xe bọc thép di chuyển, hoặc vào đầu mùa xuân trước khi rasputitsa - bùn lầy do băng tan - lại khiến xe cộ lại phải nằm yên. Chuyển giao xe tăng, phương Tây giúp quân đội Ukraine không chỉ kháng cự quân xâm lược, mà còn có thể tấn công trở lại. Giờ đây họ trông đợi vào chiến thắng có thể đưa các chiến binh Ukraine đến tận Crimea trong những tháng tới.

Trừ Vladimir Putin muốn kéo dài chiến tranh để có thời gian củng cố lực lượng, tất cả mọi người đều có lợi nếu kết thúc sớm. Trước hết là Ukraine. Dân số Ukraine có 43 triệu so với 143 triệu dân Nga, tương quan lực lượng rõ ràng là bất lợi. Nhất là nếu như phe dân tộc chủ nghĩa Nga và tình báo Ukraine cùng loan báo, điện Kremlin muốn động viên thêm nửa triệu tân binh. Ukraine có nguy cơ gặp khó khăn trước số lượng quân địch đông đảo.

Đánh nhanh thắng nhanh có lợi cho Kiev lẫn phương Tây

Sa lầy trong cuộc chiến mà những trận giao tranh trong cái lạnh nơi chiến hào ngày càng khắc nghiệt và sẽ còn nhiều người lính ngã xuống, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, ý chí của những chiến binh Ukraine.

Các đồng minh phương Tây cũng rất mong cuộc chiến sớm chấm dứt. Giá điện tăng, lạm phát, bất ổn xã hội làm đau đầu các nhà lãnh đạo những nước lớn Châu Âu, trong khi dự trữ vũ khí không đủ đáp ứng yêu cầu của Kiev. Tại Pháp, phe "Áo Vàng" đe dọa tái xuất ; ở Ý, thủ tướng Giorgia Meloni do dự không muốn cung cấp thiết bị phòng không cho Ukraine do sự chống đối của một bộ phận trong liên minh cầm quyền. Tại Đức, chính quyền vừa viện trợ cho Ukraine vừa run.

Ở Mỹ cũng tương tự nhưng với mức độ thấp hơn. Từ mùa hè, sự ủng hộ Ukraine giảm dần trong công luận, những ý kiến phản đối tăng lên trong đảng Cộng hòa vừa giành được Hạ Viện. Còn Joe Biden hầu như bắt đầu tất cả những bài diễn văn về Ukraine bằng cách khẳng định ông sẽ không là "tổng thống kích hoạt Đệ tam Thế chiến".

Putin cố chịu đấm ăn xôi, phương Tây phải tăng tốc viện trợ vũ khí

Sự cần thiết phải hành động nhanh là lý do của những thay đổi gần đây trong quân viện. Ban đầu bị hạn chế do Putin dùng vũ khí nguyên tử để bắt bí, dần dà đồng minh bắt đầu gởi những thiết bị có uy lực mạnh hơn, từ đại pháo Caesar của Pháp cho đến hỏa tiễn phòng không Patriot của Mỹ. Chuyển biến này được tạo điều kiện thuận lợi nhờ những chiến binh Ukraine rất dũng cảm và chuyên nghiệp, biết tận dụng hoàn hảo những vũ khí được phương Tây viện trợ. Và cũng vì tổng thống Volodymyr Zelensky kiên quyết không chấp nhận đề nghị ngưng bắn và đàm phán, với nguy cơ phải nhượng bộ về Crimea.

Việc đẩy nhanh tiến độ còn là hậu quả sự ngoan cố của Putin. Những cố gắng của Châu Âu nhằm làm Vladimir Putin tỉnh táo hơn đều thất bại, đã vậy mục đích chiến tranh của Putin không thay đổi theo những thất bại trên chiến trường. Truyền hình nhà nước Nga hôm 31/12 còn ngang nhiên nói : "Dù các vị có thích hay không, nước Nga đã được mở rộng !". Moskva nay gọi cuộc xâm lăng của họ là "thánh chiến", hay cuộc chiến của NATO chống lại Nga. Còn Putin thì tuyên bố chỉ đàm phán nếu chính phủ Ukraine chấp nhận "thực tế mới về lãnh thổ".

Sau khi hy vọng hòa dịu và tìm được một giải pháp chính trị cho cuộc chiến, các nhà lãnh đạo Mỹ chừng như đã nhận ra rằng không thể có được một thỏa hiệp nào từ nước Nga của Vladimir Putin. Tại Washington, cũng như tại các nước lớn Châu Âu, giờ đây người ta đặt cược vào một chiến thắng quân sự của Ukraine.

Đôi bên đều phải bổ sung quân

Cũng về Ukraine, Le Figaro thử phác họa những vấn đề chính của cuộc chiến trong năm 2023. Tổng thống Volodymyr Zelensky trong lời chúc năm mới đã hứa hẹn 2023 sẽ là "năm chiến thắng". Tại Kremlin, Vladimir Putin bắt đầu nói về "chiến tranh", không còn là "chiến dịch quân sự đặc biệt".

Về tương quan lực lượng, quân đội Ukraine với 700.000 chiến sĩ sẽ "duy trì lợi thế về quân số", theo tướng Michel Yakovleff. Tướng Mỹ Mark Milley nói rằng Nga và Ukraine đều thiệt hại như nhau với 100.000 thương vong của mỗi bên. Nhưng theo nhiều nguồn khác thì phía Nga có đến 250.000 lính bị loại ra khỏi vòng chiến, trong đó có 80.000 tử trận.

Đô đốc Herrvé Blejean, phụ trách bộ tham mưu của Liên Hiệp Châu Âu cho rằng Kiev sẽ phải thành lập thêm ba binh chủng mới từ nay đến tháng 3/2023 với khoảng 75.000 quân nhân, đa số là bộ binh để có thể tiến hành những chiến dịch mới, tiếp theo đà thắng lợi vừa qua. Đối với Nga, dự kiến triển khai ồ ạt từ 300 đến 500.000 lính mới, chủ yếu để tăng thêm nhiều điểm bố phòng trên các vùng đất tạm chiếm.

Những mặt trận nào sẽ được mở ra ?

Quân Nga đã bị thiệt hại nặng nề về thiết bị với 70% số hỏa tiễn dành cho các mục tiêu mặt đất đã bị hủy diệt, 60% chiến xa, 20% số khẩu pháo. Ukraine mất hơn 400 xe tăng, 1.500 xe đủ loại. Dù có sẵn kho vũ khí khổng lồ do Liên Xô để lại, Nga khó thể sản xuất thêm vì bị cấm vận một số công nghệ. Tướng Yakovleff cho biết tại Bakhmut, Nga bắt đầu hạn chế số đạn bắn ra. Phía Ukraine trông cậy rất nhiều vào viện trợ của phương Tây, tuy "không có nền kỹ nghệ nào được quy hoạch để phục vụ cho trận Verdun mỗi ngày".

Sau những trận đánh lớn mùa thu rồi, tình hình chiến trường đến cuối năm gần như không thay đổi. Cả hai bên chắc chắn đều muốn làm một cú lớn càng sớm càng tốt. Tướng Yakovleff cho rằng Nga sẽ phải nhắm đến một mục tiêu mang tính biểu tượng cao, chẳng hạn bao vây Kiev như vụ vây hãm Sarajevo trước đây. Trong cuộc trả lời phỏng vấn The Economist giữa tháng 12, tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, Valeri Zaloujny cũng đã nêu ra khả năng quân Nga tấn công mạnh vào thủ đô Kiev "vào tháng Hai, tốt nhất là tháng Ba và tệ nhất ngay từ cuối tháng Giêng". Tuy nhiên Nga có thể chọn mục tiêu khiêm tốn và khả thi hơn : chiếm trọn Donbass.

Ông Yakovleff cho rằng Ukraine sẽ có lợi khi chờ đợi "con sói ra khỏi rừng", nhưng nếu quân Nga không hành động, Kiev có thể nhắm vào biển Azov, Berdiansk, và cả Mariupol – tại sao không. Còn theo Thibaut Fouillet, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS), dù sao đi nữa Ukraine cũng cần đánh qua bên kia sông Dniepr, ranh giới thiên nhiên đang cản trở họ tiến sâu vào vùng Kherson. Đồng thời khai thông được tình hình ở Bakhmut, Lyman, Severodonetsk để mở đường sang Donbass.

Khả năng đàm phán và sự tồn tại của chế độ Putin

Có thể hy vọng mở được đàm phán ? Cuối mùa thu, có những tiết lộ về thảo luận giữa chính quyền Biden và Nga, chuyến thăm Kiev của cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan, và nhiều cuộc trao đổi tù binh giữa đôi bên. Nhưng không có gì chắc chắn rằng chiến tranh sẽ kết thúc trong năm nay, bởi vì yêu sách của mỗi bên không hề tương hợp.

Putin đưa ra điều kiện tiên quyết là Ukraine phải công nhận cả bốn tỉnh đã bị ông ta "sáp nhập" dù không kiểm soát được hoàn toàn, có nghĩa là phải coi cả những khu vực chưa bị chiếm là của Nga ! Phía Ukraine đòi hỏi tái lập "toàn vẹn lãnh thổ", bồi thường thiệt hại và trừng phạt tội ác chiến tranh. Tướng François Chauvancy nhấn mạnh : "Thương lượng chỉ có thể diễn ra khi một trong hai bên tham chiến bị đánh tan tác, hay cả hai đều chấp nhận ý tưởng không ai có thể chiến thắng hoàn toàn". Ông Théron cho rằng vẫn có thể thương thảo về kỹ thuật giữa các đặc sứ hoặc bộ trưởng.

Putin và Zelensky có thể "sống sót" trong năm 2023 hay không ? Giảng viên Julien Théron của Sciences Po "không tin vào sự suy sụp tinh thần của Ukraine", đơn giản là vì nếu ngưng chiến đấu với Nga, đất nước này sẽ biến mất trên bản đồ. Với 97% dân chúng ủng hộ, tổng thống Volodymyr Zelensky có thể yên tâm về công luận.

Tại Nga, tình hình tế nhị hơn. Tuy vậy đa số các chỉ trích đến từ phía những người cho rằng Kremlin phải đi xa hơn. Theo ông Théron, những ai hy vọng Putin bị lật đổ có thể sẽ thất vọng, và dù ông chủ điện Kremlin bị mất ghế, không có gì cho thấy sau đó chiến tranh sẽ dừng lại. Ngược lại, tướng Yakovleff tin rằng "chế độ Putin sẽ sụp đổ", có thể ngay trong năm nay. "Putin đang tạo ra tất cả những điều kiện để nước Nga tan vỡ". Nhưng ông cho rằng phương Tây cần lo lắng trước khả năng này, vì hậu quả sẽ còn "trầm trọng hơn cả cuộc chiến tranh tại Ukraine".

Thụy My

Published in Quốc tế

Quân Nga oanh kích nhiều đô thị Ukraine trong thời gian "hưu chiến" của Putin

Thanh Hà, RFI, 08/01/2023

Lệnh ngừng bắn 36 giờ đồng hồ trong dịp lễ Giáng sinh tại Ukraine, do Nga đơn phương ban hành, đã kết thúc lúc 0 giờ ngày 08/01/2023. Tuy nhiên, tiếng súng chưa bao giờ im trong dịp lễ Giáng sinh của Chính Thống giáo.

uk1

Một người lính Ukraine trong một trường học bị phá hủy ở khu vực gần tiền tuyến, vùng Donetsk. Ảnh chụp ngày Giáng sinh của Chính Thống giáo, ngày 7/1/2023. Reuters - Stringer

Kiev tố cáo quân đội Nga không tuân thủ lệnh ngừng bắn do chính tổng thống Vladimir Putin ban hành. Trái lại, Moskva quy trách nhiệm cho bên Ukraine "ngăn cản thực thi lệnh ngừng bắn" khiến quân Nga phải "phản công đáp trả". Hãng thông tấn Nga TASS hôm 08/01/2023 cho biết hai nhà máy nhiệt điện trong khu vực Donetsk do quân đội Nga kiểm soát đã bị Ukraine tấn công. Ít nhất hai người bị thương. Ukraine không xác nhận tin trên.

Tối Thứ bảy 07/01/2023 tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc nói chuyện hàng ngày qua video nhận định : "cả thế giới một lần nữa đã trông thấy cấp cao nhất trong chính quyền Moskva đã lừa dối công luận". Vào lúc tổng thống Vladimir Putin đơn phương ban hành lệnh ngừng bắn từ 12 giờ trưa ngày 06/01 đến 12 giờ đêm 07/01/2023, thì đạn pháo của Nga "trút xuống thành phố Bakhmut ở miền đông và nhiều điểm khác nữa trên lãnh thổ Ukraine". Chính quyền Ukraine cho biết có ít nhất 2 người thiệt mạng và 13 người bị thượng tại Bakhmut trong thời gian Nga ban hành lệnh ngừng bắn. 

Phóng viên của hãng thông tấn Pháp AFP tại Tchassiv, cũng trong khu vực miền đông Ukraine, ghi nhận hàng loạt các đợt oanh kích ồ đạt đã diễn ra từ sáng ngày hôm qua, khi lệnh ngừng bắn vẫn còn hiệu lực.

Thông tín viên đài RFI Stéphane Siohan, từ Kiev, tổng kết tình hình trong hai ngày qua :

"Trước hết cần biết rằng phía Ukraine chưa bao giờ cam kết ngừng bắn. Ngay khi Vladimir Putin đề nghị hôm Thứ Năm vừa qua, Kiev đã coi đây là một cái bẫy, là kế hoãn binh. Do vậy Ukraine không chủ trương ngừng chiến và nhất là khi mà ngay từ trưa hôm Thứ Sáu vừa rồi, quân đội Nga đã hoàn toàn không buông súng !

Trong hai ngày Thứ sáu và Thứ bảy Nga vẫn tiếp tục oanh kích vào Kherson, Kramatorsk, Zaporijia và trong khu vực Tchernigiv. Nhưng giao tranh đã thực sự diễn ra khốc liệt từ 48 tiếng qua tại thị trấn Soledar, ngoại thành Bakhmut, vùng Donbass… Suốt trong hai ngày cuối tuần, lực lượng Nga, và nhất là các toán lính đánh thuê Wagner vào ban ngày đã cố tìm cách chiếm lại Soledar. Trong khi đó thì các nhóm đặc nhiệm và bán quân sự của Ukraine mở chiến dịch phản công và chủ yếu là hành động vào ban đêm, cũng ở những địa điểm này.

Tại một số nơi khác, tình hình không tiến triển gì nhiều, chủ yếu do đây đang là dịp lễ Giáng sinh. Nhưng trên các mặt trận then chốt, chiến sự vẫn tiếp diễn. Không có chuyện các bên ngừng bắn".

Kiev cáo buộc Nga biến Ukraine thành vùng đất nhiều mìn nhất

Trả lời hãng tin Hàn Quốc hôm 07/01/2023, thủ tướng Ukraine cáo buộc Nga biến Ukraine thành vùng đất có gài nhiều mìn nhất trên thế giới.  Ước tính 250.000 cây số vuông trên đất Ukraine bị Nga gài mìn, theo thủ tướng Denis Shmyhal. Kiev đòi Nga phải trả lời trước công lý về hành vi nói trên.

Thanh Hà

**************************

Mỹ thông báo thêm khoản viện trợ lớn nhất hơn 3 tỉ đô la cho Ukraine

Thu Hằng, RFI, 07/01/2023

Ngay sau khi Pháp và Đức xác nhận chuyển xe tăng hạng nhẹ cho Kiev, ngày 06/01/2023, Hoa Kỳ cũng cho biết sẽ cung cấp 50 xe thiết giáp Bradley, cùng với nhiều loại vũ khí khác để giúp Ukraine chống xâm lược Nga. Tổng gói viện trợ lên đến hơn 3 tỉ đô la, được coi là "đợt hỗ trợ quân sự có giá trị lớn nhất mà Mỹ hứa từ trước đến nay".

uk2

Xe tăng Bradley mà Mỹ đã quyết định viện trợ cho Ukraine. © Reuters

Khoản viên trợ mới gồm 2,85 tỉ đô la vũ khí trích từ kho của quân đội Mỹ và 225 triệu đô la đặt hàng các nhà công nghiệp quốc phòng. Cụ thể, Ukraine sẽ nhận được 50 xe Bradley loại M2A2, được trang bị pháo 25 mm cùng với bệ phóng tên lửa chống tăng, chở được đội lái và thêm 6 quân nhân. Loại xe bọc thép bánh xích này cũng có thể bắn tên lửa chống tăng Javelin đã được trang bị cho quân Ukraine ngay từ đầu cuộc chiến chống Nga.

Tiếp theo còn có 100 xe bọc thép M113 vận chuyển quân, 55 xe bọc thép MRAP được thiết kế chống mìn và 18 khẩu pháo, nhiều trái phá, súng cối, tên lửa phòng không và súng ngắn.

Bà Laure Cooper, trợ lý thứ trưởng quốc phòng, phụ trách về Nga của Lầu Năm Góc, nhấn mạnh Mỹ "làm việc cần thiết để Ukraine có thể tiến thêm và chiếm lại lãnh thổ", "xe Bradley sẽ củng cố thêm năng lực của Ukraine tiến hành các cuộc thao diễn phức tạp trong gần như mọi điều kiện thời tiết và trên mọi địa hình, kể cả ở miền nam và miền đông đất nước".

Dù không gồm các loại xe tăng tấn công mà Ukraine vẫn đề nghị phương Tây cung cấp, nhưng tổng thống Volodymyr Zelensky đã không giấu vui mừng, vì "lần đầu tiên", Ukraine "nhận được xe bọc thép Bradley", những loại vũ khí mới cần thiết, "kể cả những loại có độ chính xác cao". Theo AFP, tính cả đợt viện trợ quân sự hơn 3 tỉ đô la lần này, Mỹ đã cung cấp cho chính quyền Kiev 24,2 tỉ đô la kể từ khi Nga đưa quân chiếm Ukraine ngày 24/02/2022.

Trước đó, Pháp thông báo gửi xe tăng hạng nhẹ AMX 10-RC, còn Đức gửi 40 xe bọc thép Mader cho quân đội Ukraine. Những quyết định này bị Nga lên án làm "leo thang" căng thẳng. Một nhà ngoại giao Ba Lan cho báo Wall Street Journal biết hôm 06/01 là Warszawa cũng đang nghiên cứu khả năng viện trợ cho Ukraine xe tăng chiến đấu Leopard do Đức sản xuất.

Thu Hằng

***************************

Lệnh hưu chiến của Nga chứng tỏ sự tráo trở của Putin

Thùy Dương, RFI, 07/01/2023

Hôm 07/01/2023, theo đúng lịch Chính Thống giáo, các giáo dân theo truyền thống Chính Thống giáo tại Ukraine tổ chức Giáng sinh. Mặc dù tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố hưu chiến trong hai ngày 06-07/01/2023, dịp Giáng sinh của Chính Thống giáo, nhưng ngay từ hôm qua cả Moskva và Kiev đều tố cáo lẫn nhau về những vụ oanh kích.

uk3

Giáo dân Ukraine về dự lễ Giáng sinh Chính Thống giáo tại Nhà thờ lớn Assomption ở tu viện Petchersk, gần Kiev (Ukraine), ngày 07/01/2023. AP - Efrem Lukatsky

Trên thực tế, Kiev đã tuyên bố không có ý định đình chiến bởi theo Ukraine, lệnh hưu chiến mà Putin ban bố chỉ là chiêu "hoãn binh", "câu giờ" để chấn chỉnh đội ngũ sau các thiệt hại nặng nề trong những ngày qua trên chiến trường Ukraine. Bộ quốc phòng Nga cho biết các lực lượng vũ trang Ukraine đã pháo kích vào các vùng Luhansk, Donetsk và Zaporijjia. Reuters chưa kiểm chứng được về tình hình đình chiến tại Ukraine.

Về phía Mỹ, tổng thống Biden hôm qua nhận định trước báo giới là lệnh hưu chiến cho thấy Vladimir Putin đang gặp những khó khăn nghiêm trọng và đang "tìm cách lấy lại chút oxygène". Trong khi đó, Paris đánh giá đây là "ý đồ thô thiển của Nga để che giấu trách nhiệm" và là "bằng chứng bổ sung" về thái độ tráo trở của Moskva.

Chính Thống giáo Ukraine cử hành thánh lễ Giáng sinh tại trụ sở cũ của Chính Thống giáo Nga 

Hôm 07/01/2023, vào đúng ngày lễ Giáng sinh Chính Thống giáo, lần đầu tiên người đứng đầu Giáo hội Chính Thống giáo Thống nhất của Ukraine cử hành thánh lễ tại Tu viện Laures ở Petchersk, nơi vốn dĩ là trụ sở của Tòa Thượng phụ Moskva tại Ukraine. 

Theo thông tín viên RFI Stéphane Siohan tại Kiev, sự kiện này được xem là một cuộc cách mạng và sẽ làm phật lòng giới lãnh đạo Nga : 

"Theo truyền thống, Tòa Thượng phụ Kiev, nay đã trở thành Giáo hội Ukraine Thống Nhất, tổ chức lễ Giáng sinh tại Tu viện Thánh Michel ở Kiev, trong khi Giáo hội Chính Thống có nguồn gốc từ Tòa Thượng phụ Moskva, thì làm lễ tại nhà thờ lớn nhất của tu viện Laures ở Petchersk, một công trình ngàn năm tuổi. 

Có điều là từ vài tháng nay, một cuộc đấu tranh âm thầm đã đối lập chính quyền Ukraine chống lại Tòa Thượng phụ Moskva, dù vẫn mạnh mẽ, nhưng đang trên đà suy thoái. Một số linh mục và giáo xứ bị tố cáo là những đặc vụ của Thượng phụ Nga Kirill và điện Kremlin đang tìm cách gây ảnh hưởng tại Ukraine. 

Mùa thu vừa qua, nhiều vụ khám soát đã được tiến hành tại tu viện Petchersk và đến cuối tháng 12/2022, Bộ Văn hóa Ukraine đã từ chối gia hạn hợp đồng, không cho phép Tòa Thượng phụ Moskva tiếp tục đặt trụ sở tại công trình vốn dĩ đã được UNESCO xếp hạng. 

Sáng hôm nay, thứ Bảy, lần đầu tiên Giáo hội Ukraine Thống nhất cử hành thánh lễ quan trọng bậc nhất trong Nhà thờ lớn Assomption, vốn dĩ là một pháo đài tuyên truyền cho nước Nga trong suốt 3 thập kỷ qua. 

Tại điện Kremlin, vụ việc sẽ được theo dõi rất sát sao, bởi vì một trong những lý do chính của cuộc chiến tranh lịch sử lớn này, là việc điện Kremlin muốn áp đặt quyền hành của mình tại Kiev. Nhiều người Nga cho rằng nước Nga đã ra đời từ Kiev cách nay một ngàn năm, rằng Kiev là một thành phố của Nga và các nhà thờ cổ chính là biểu tượng cho điều đó". 

Thùy Dương

************************

Tấn công Ukraine bằng drone giá rẻ : Nga muốn triệt nguồn hậu thuẫn của phương Tây ?

Minh Anh, RFI, 06/01/2023

Với các cuộc tấn công Kiev bằng drone do Iran cung cấp, Nga dường như quyết tâm làm "chảy máu" kho tên lửa phòng không của Ukraine bằng loại máy bay không người lái tự sát giá rẻ.

uk4

Một mảnh vỡ từ drone Shahed của Iran bị quân đội Ukraine bắn hạ gần Kupiansk, Ukraine. AP – Ukrainian military's Strategic Communications Directorate

Trong vài tháng qua, đã có một sự thay đổi lớn trong chiến lược của Nga tại Ukraine. Trong khi chiến sự tại tiền tuyến tương đối rơi vào bế tắc, Moskva đã chuyển trọng tâm từ oanh kích dữ dội sang chơi trò tàn bạo "đập chuột chũi", khi mở hàng loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tự sát và tên lửa hành trình vào các cơ sở hạ tầng chiến lược của Ukraine. 

Kết quả của chiến dịch này là trong những ngày lễ cuối năm, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhìn nhận "gần chín triệu người dân", tức gần 1/5 dân số trước chiến tranh, đã bị mất điện. Trang mạng Responsible Statecraft của Mỹ trích dẫn nhận định gần đây của nhà nghiên cứu Barry Posen, Viện Công Nghệ Massachusetts, lưu ý rằng một chiến thuật như thế "có thể biến mùa đông thành một cuộc chiến tàn khốc cho sự sinh tồn đối với thường dân Ukraine". 

Nhưng mục tiêu chính của chiến dịch này dường như còn đi xa hơn, tức là nhắm vào phương Tây. Theo báo Mỹ New York Times, drone tự sát do Iran sản xuất giá chỉ khoảng 20 ngàn đô la, trong khi tên lửa mà Ukraine sử dụng để bắn hạ chúng trị giá đến 140 ngàn đô la, và thường còn cao hơn thế nữa. Chẳng hạn, các loại tên lửa NASAMS do Mỹ sản xuất có giá 500 ngàn đô la và mỗi quả pháo của hệ thống phòng không Patriot có giá tới 4 triệu đô la. 

Do vậy, khi phóng đi 80 chiếc drone như đã làm trong những ngày đầu năm 2023, điện Kremlin chỉ chi ra có 1,6 triệu đô la, trong khi Kiev (và các nước tài trợ phương Tây) phải bỏ ra đến 11,2 triệu đô la.

Hiện tại, những con số này chưa làm suy suyển khoản viện trợ 61,4 tỷ đô la mà chỉ riêng Hoa Kỳ cam kết cho Ukraine. Và cũng không chắc là điện Kremlin có khả năng sản xuất hàng loạt loại drone tự sát trong suốt cả năm. 

Nhưng cuộc oanh kích bằng 80 drone vừa qua có thể là một dấu hiệu đầu tiên về một sự leo thang chiến lược đáng kể của Nga. Nếu Moskva duy trì được nhịp độ tấn công mỗi cuối tuần, các nước yểm trợ Kiev có thể phải gánh hơn một tỷ đô la mỗi năm chỉ riêng cho phòng không Ukraine. 

Liên quan đến khả năng sản xuất vũ khí của Nga, mối ngờ vực của phương Tây hiếm khi thành sự thật. Trên trang mạng Foreign Affairs, nhà nghiên cứu Barry Posen, từng viết rằng "mặc dù các quan chức Mỹ và Anh thường xuyên dự đoán là quân đội Nga sẽ cạn kiệt nguồn cung đạn dược, nhưng rõ ràng họ vẫn tìm được chúng ở đâu đó".

Cuối cùng, trang mạng Responsible Statcraft dẫn lập luận gần đây của ông Michael Carpenter, đại sứ Mỹ bên cạnh Tổ chức Hợp tác và An ninh Châu Âu, theo đó, Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều thỏa hiệp khó khăn khi hậu thuẫn Ukraine, và mức phí cao của một vài hệ thống vũ khí sẽ khiến cho việc cung cấp nhiều hệ thống khác trở nên khó khăn hơn. 

Trả lời báo Mỹ Politico, đại sứ Carpenter cảnh báo : "Quý vị phải tính đến chi phí. Kẻ thù chắc chắn cũng đang nhắm đến yếu tố chi phí".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 06/01/2023

***************************

Ukraine : Moskva ban hành lệnh ngừng bắn, Kiev và phương Tây chỉ trích Nga giả dối

Thanh Hà, RFI, 06/01/2023

Trước thềm lễ Giáng sinh của Chính Thống giáo, điện Kremlin hôm 05/01/2023 ban hành lệnh ngừng bắn trên mọi mặt trận tại Ukraine trong vòng 36 giờ. Quyết định của tổng thống Vladimir Putin có hiệu lực kể từ 12 giờ trưa ngày 06/01/2023, cho đến 12 giờ đêm 07/01/2023. Nhưng Kiev lên án Nga dùng kế hoãn binh, còn phương Tây nghi ngờ thiện chí của tổng thống Putin.

uk5

Cây thông được trang trí dịp Giáng sinh Chính Thống giáo tại thành phố Mariupol bị Nga chiếm đóng ở vùng Donetsk, Ukraine, ngày 05/01/2023. AP - Alexei Alexandrov

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại đây là lệnh ngừng bắn "có quy mô lớn nhất kể từ khi Moskva đưa quân xâm chiếm Ukraine" vào tháng 02/2022 và quyết định được đưa ra một tuần sau thất bại ê chề của quân đội Nga tại Makiivka làm 89 quân nhân Nga tử vong, theo số liệu của Bộ quốc phòng Nga.

Kiev lập tức lên án thái độ "giả dối" của Nga. Tổng thống Volodymyr Zelensky xem lệnh ngừng bắn vào dịp lễ Giáng sinh Chính Thống giáo là "cái cớ để ngăn chặn đà tiến của lực lượng Ukraine tại vùng Donbass". Theo ông, Moskva dùng kế hoãn binh để "tiếp tế trang thiết bị và đạn dược cho quân đội Nga". Vẫn tổng thống Zelensky nêu lên câu hỏi : Nga ban hành lệnh ngừng bắn rồi "sẽ dẫn tới những hậu quả nào ? Hay sau đó sẽ có thêm nhiều tang tóc ?"

Thông tín viên RFI từ thủ đô Kiev, Abla Jounaidi và Boris Vichith tường thuật :

"Về phía Ukraine, không ai xem đây là một cử chỉ tỏ thiện chí của Moskva. Cố vấn của tổng thống Zelensky, Mikhailo Polodyak bác bỏ quyết định của Nga cũng như lời kêu gọi quân Ukraine ngừng bắn vào dịp lễ Giáng sinh của người Chính Thống giáo. Trên mạng Twitter, ông viết : "Quân Nga phải rút khỏi các vùng lãnh thổ đang chiếm đóng, và chỉ một khi đó mới có thể nói tới lệnh ngừng bắn. Đừng có giả dối".

Vài giờ trước đó, cũng ông Polodyak đã coi lệnh ngừng bắn phía Nga ban hành là một cái bẫy và chỉ trích thượng phụ Chính Thống giáo Kirill tuyên truyền cho Moskva. Tổng thống Vladimir Putin cho biết ông ban hành lệnh hưu chiến là thể theo lời kêu gọi của thượng phụ Kirill.

Đối với công luận Ukraine, nhân vật này đồng lõa với Moskva trong cuộc xâm lăng Ukraine. Mọi người ở đây đang quay lưng lại với nhà lãnh đạo tôn giáo này và cũng đang xa cách với truyền thống Giáng sinh của người Chính Thống giáo, xa lánh với quan điểm của Giáo hội tại Moskva. Dân Ukraine nay có khuynh hướng tổ chức Noel vào ngày 25/12 hơn là đón mừng Giáng sinh ngày 07/01. Ukraine năm nay đã đón Giáng sinh dưới các trận mưa bom của Nga nhắm vào các khu vực thường dân sinh sống".

Phản ứng quốc tế

Không chỉ có Kiev, phương Tây cũng hoài nghi về thiện chí của Nga. Tổng thống Mỹ, Joe Biden ngay hôm 05/01/2022 tuyên bố Vladimir Putin đã "không ngần ngại oanh kính các bệnh viện, nhà trẻ và nhà thời trong những ngày Giáng sinh 25/12 và mồng Một Tết dương lịch", đây chỉ là kế hoãn binh.

Ngoại trưởng Anh James Cleverly yêu cầu phải có một lệnh hưu chiến "vĩnh viễn", bởi thông báo của Moskva hôm qua "không cho phép vãn hồi hòa bình". Berlin thì đánh giá đề xuất của điện Kremlin "không mang lại tự do, không mang lại an ninh" cho Ukraine.

Nga kêu ngưng bắn nhưng vẫn nã pháo oanh kích Ukraine

Theo AFP, bất chấp lệnh hưu chiến hôm 06/01/2023 chính thức có hiệu lực theo lệnh của tổng thống Nga Vladimir Putin, tiếng đạn pháo vẫn vang lên từ hai phía ở mặt trận Bakhmut, phía đông Ukraine. Quân đội Nga còn hai lần oanh kích vào thành phố Kramatorsk, miền đông Ukraine. Trợ lý phủ tổng thống Ukraine Kyrylo Tymochenko, trên mạng Telegram cho biết, "quân xâm lược đã hai lần nã pháo rốc-kết. Một tòa nhà dân cư đã bị trúng đạn. Theo những thông tin ban đầu, hiện chưa có nạn nhân".

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Chỉ trích ở Nga lại bùng lên sau thông báo 89 lính chết trong vụ Makiivka

Thùy Dương, RFI, 05/01/2023

Hôm 04/01/2023, nhiều chỉ trích trong công luận Nga nhắm vào bộ chỉ huy quân sự nước này lại bùng lên sau khi Moskva thông báo có đến 89 lính Nga thiệt mạng trong vụ Ukraine oanh kích vào một nơi trú đóng của quân Nga tại Makiivka, miền đông Ukraine, đêm 31/12/2022 rạng sáng 01/01/2023.

nga1

   Một lễ tưởng niệm lính Nga thiệt mạng trong cuộc tấn công của Ukraine vào một cơ sở ở Makiivka (miền đông Ukraine), tại quảng trường Glory ở Samara, Nga, ngày 03/01/2023. Reuters – Albert Dzen

Đây là thiệt hại nhân mạng cao nhất trong một cuộc oanh kích mà Moskva thừa nhận kể từ khi Putin xua quân xâm lược Ukraine tháng 2 năm ngoái. Ban đầu, hôm 02/01, Nga chỉ thừa nhận có 63 nạn nhân. Truyền thông Nga loan báo các binh sĩ thiệt mạng là quân dự bị động viên chứ không phải quân nhân chuyên nghiệp.

Đích thân bà Margarita Simonyan, tổng biên tập kênh Russia Today, vốn giữ vai trò trung tâm trong chính sách tuyên truyền của Moskva trên trường quốc tế, hôm qua, kêu gọi công bố danh tính các sĩ quan Nga có liên quan và có các biện pháp xử lý về trách nhiệm của những sĩ quan này, bởi "việc không trừng phạt sẽ dẫn đến những tội ác mới", kéo theo đó là sự phản kháng trong xã hội.

Trong khi đó, trên mạng xã hội, nhiều người Nga yêu cầu điều tra minh bạch về hoàn cảnh diễn ra vụ oanh kích tại Makiivka. Về phía chính quyền, tổng thống Nga Vladimir Putin chưa có phản ứng chính thức.

Số binh lính thiệt mạng trong vụ oanh kích ở Makiivka mà Nga thông báo đã tăng thêm gần 1/3 so với con số ban đầu, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với số liệu mà Ukraine đưa ra. Theo AFP, cơ quan truyền thông chiến lược của quân đội Ukraine tổng kết vụ oanh kích đã tiêu diệt 400 lính Nga và làm 300 lính bị thương. Những con số này hiện vẫn chưa được một nguồn tin độc lập kiểm chứng. 

Thùy Dương

**************************

Thực hư về cuộc pháo kích chết chóc của Ukraine ở Makiivka

Minh Anh, RFI, 04/01/2023

Ngày 02/01/2023, Nga thừa nhận ít nhất có 63 binh sĩ bị thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine nhắm vào Makiivka, phía đông Ukraine. Đây là lần thiệt hại quân sự nặng nề nhất của quân đội Nga chỉ trong một lần tấn công duy nhất. AFP có bài giải thích về cuộc oanh kích mà quân đội Ukraine đã lên tiếng nhận trách nhiệm.

nga2

Tòa nhà một trường dạy nghề thành đống đổ nát sau cuộc pháo kích của quân đội Ukraine tại Makiivka, phía đông vùng Donetsk, ngày 02/01/2023. © RIA Novosti / Sputnik via AP

1. Chuyện gì đã xảy ra ở Makiivka ?

Đầu giờ chiều thứ Hai, 02/01/2023, bộ Quốc Phòng Nga trong một động thái hết sức hiếm có, đã thông báo rằng 63 trong số các binh sĩ đã bị giết chết trong một cuộc pháo kích được thực hiện nhờ sự hỗ trợ từ hệ thống tên lửa Himars, một loại vũ khí do Mỹ tài trợ cho Ukraine trong cuộc chiến chống Moskva, và có thể pháo kích vào vùng lãnh thổ nằm rất sâu sau những đường chiến tuyến của kẻ thù.

Cuộc pháo kích này xẩy ra tại thành phố Makiivka, một thành phố nằm trong vùng đất bị Moskva chiếm đóng từ lâu, nằm sâu ở phía đông vùng Donetsk, một trong những cứ địa do phe ly khai thân Nga kiểm soát kể từ khi cuộc xung đột với Kiev bùng phát năm 2014.

Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Nga, Igor Konachenkov, tuy không nêu rõ ngày giờ xảy ra cuộc tấn công, nhưng cho biết là bốn tên lửa đã bắn trúng "một trung tâm triển khai tạm thời" của quân đội. Hai tên lửa rốc-kết khác đã bị bắn chặn.

Thông báo này là một ngoại lệ : Không những đây còn là thiệt hại nặng nề nhất chỉ trong một cuộc tấn công mà Nga thừa nhận kể từ khi cuộc chiến xâm lược bắt đầu vào tháng 02/2022, mà thông báo này còn là lần công bố đầu tiên về những thiệt hại quân sự kể từ tháng 9/2022, khi bộ trưởng Quốc Phòng Nga Serguei Choigu nhắc đến con số 5.937 người chết trong hàng ngũ quân đội Nga.

2. Phía Ukraine nói gì ?

Ukraine, một mặt thừa nhận đã tiến hành cuộc oanh kích này vào ngày 31/12/2022, trước thềm Năm Mới, nhưng mặt khác, lại đưa ra những thông tin trái ngược nhau về những mất mát của quân đội Nga ở Makiivka.

Cơ quan thông tin chiến lược (Departement des communications stratégiques) của quân đội Ukraine, trên mạng Telegram, với những lời lẽ phấn khích, đã nhắc đến con số 400 người chết và 300 người khác bị thương.

Bộ tổng tham mưu quân đội Ukraine, thái độ chừng mực hơn, cho biết không có thông tin chính xác về số nạn nhân Nga, nhưng lại đưa ra con số "có đến 10" phương tiện quân sự Nga "đủ loại" đã bị phá hủy trong cuộc pháo kích này. Thứ Hai, 02/01, trong một tin nhắn trên mạng xã hội Facebook, bộ tham mưu Ukraine còn nói thêm rằng "thiệt hại nhân mạng của phe chiếm đóng đang được hiện rõ".

3. Vì sao có đến ngần người chết ?

Quân đội Nga không giải thích vì sao thiệt hại đặc biệt nặng nề đến như thế. Các lực lượng Ukraine chỉ đơn giản nói đến một "khu vực tập trung" binh sĩ ở Makiivka.

Hôm Chủ nhật, 01/01, truyền thông Nga và Ukraine đã bắt đầu loan báo về cuộc tấn công này khi khẳng định rằng tòa nhà bị bắn trúng đón tiếp các tân binh Nga, tức là những binh sĩ không chuyên nghiệp.

Một nguồn tin nội bộ từ giới chức phe ly khai địa phương cho hãng thông tấn Nga TASS biết rõ là cuộc pháo kích này là có thể xảy ra do việc "một số đông tân binh mới đến đã sử dụng điện thoại di động" và điều này có thể đã cho phép quân đội Ukraine xác định được vị trí.

Theo Igor Strelkov, cựu chỉ huy phe ly khai, vốn rất am tường tình hình tại địa bàn, tòa nhà mà các tân binh Nga trú ngụ đã hoàn toàn bị cuộc pháo kích phá tan do đạn dược cũng được cất trữ ở đó. Trên mạng Telegram, người này viết : "Hầu như toàn bộ thiết bị quân sự được cất trữ xung quanh tòa nhà mà không hề có chút ngụy trang nào đã bị phá hủy". Vị cựu chỉ huy này ước tính con số nạn nhân là "nhiều trăm" người.

Còn kênh Telegram "Rybar", một trong những nguồn tin thân Nga chính về cuộc chiến Ukraine, tòa nhà này chứa đến 600 người.

4. Nga phản ứng ra sao ?

Thông báo về những mất mát này không chỉ gây ra một cú sốc mạnh ở Nga, mà còn làm dấy lên nhiều chỉ trích nhắm vào bộ chỉ huy quân sự Nga, vốn dĩ đã gặp bối rối vì một chuỗi các thất bại nhục nhã trên chiến trường Ukraine từ vài tháng gần đây.

Blogger Boris Rojine, rất gần gũi với phe ly khai thân Nga người Ukraine, ghi nhận : "Dù đã trải qua nhiều tháng chiến tranh, nhiều bài học vẫn chưa được rút ra", đồng thời chỉ trích mạnh mẽ "sự bất tài" của nhiều sĩ quan cao cấp quân đội Nga.

Về phần mình, thông tín viên chiến trường Nga Alexandre Kots tự hỏi : "Vì sao chúng ta cứ tiếp tục để tân binh trú đóng trong các khách sạn, nhà trọ và các trường chuyên nghiệp…".

Còn cựu chỉ huy phe ly khai Igor Strelkov cảnh báo rằng một cuộc tấn công chết người như thế có nguy cơ tái diễn "bất kỳ lúc nào", và lấy làm tiếc rằng các tướng lĩnh Nga "không có khả năng học hỏi về nguyên tắc".

Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ (ISW), bộ Quốc Phòng có nhiều khả năng sẽ tìm cách "quy trách nhiệm cho giới lãnh đạo phe ly khai về việc an ninh tác chiến tồi và nguồn nhân sự được huy động".

Nhiều lễ tưởng niệm đã diễn ra trong ngày thứ Ba 03/01 nhất là ở Samara và nhiều thành phố lân cận, nguyên quán của một bộ phận các nạn nhân.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Chạy đua với thời gian, Ukraine giáng những đòn nặng vào Nga

Ukraine gần đây mạnh dạn tiến hành những vụ oanh kích tầm xa gây thiệt hại nặng cho Nga. Phương Tây lo ngại những vụ oanh kích đó sẽ khiến Putin leo thang, nhưng các nhà chiến lược ở Kiev tính toán ngược lại : làm bộc lộ những yếu kém của Nga sẽ khuyến khích đồng minh chuyển giao thêm vũ khí để có thể giành chiến thắng.

uk1

Công nhân dọn dẹp đống đổ nát sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine vào Makiivka, vùng Donetsk, làm hàng trăm lính Nga thiệt mạng. Ảnh chụp ngày 03/01/2022. AP

Bắt đầu giáng những đòn mạnh vào Moskva

Le Figaro dành ba trang báo nói về "Chiến lược của Ukraine để mở rộng oanh kích sang Nga". Theo một viên chức Pháp, tổng thống Volodymyr Zelensky mỗi lần trao đổi với các đồng nhiệm phương Tây, sau khi nói về những vũ khí mà Ukraine đang cần, đều không quên đề cập đến "kế hoạch hòa bình" gồm 10 điểm của mình, và tỏ vẻ thất vọng khi không được lắng nghe. Để gây tiếng vang, quân đội Ukraine trước hết muốn chứng tỏ họ có thể khiến Nga phải chịu thiệt hại nặng nề.

Lực lượng Zelensky tấn công căn cứ không quân Engels tại Nga, nơi xuất phát những oanh tạc cơ chiến lược và mới đây đã làm hàng trăm lính Nga thiệt mạng khi bắn hỏa tiễn vào Makiivka, ngoại ô Donetsk, gây tác động lớn về tâm lý. Quân đội Ukraine đang tăng tốc để khi kết thúc đợt oanh tạc tầm xa có thể sẵn sàng giao tranh trở lại. Trong khi chờ đợi, họ tiến hành những cuộc tấn công nho nhỏ để chiếm những cao điểm, những giao lộ quan trọng để có thể triển khai quân khi thuận lợi. Tổng thống Ukraine tối thứ Ba tuyên bố : "Chúng tôi chắc chắn rằng chủ nhân điện Kremlin sẽ tung ra tất cả những gì còn lại để cố thay đổi tình thế hoặc ít nhất là làm chậm lại thất bại. Chúng ta phải ngăn cản việc này, bọn khủng bố phải thua cuộc".

Theo tướng về hưu Olivier Kempf, chuyên gia địa chính trị, thì cả Ukraine lẫn Nga đều không thể dừng lại. Tuy đều mong Kiev chiến thắng, cả Mỹ lẫn Châu Âu đều thận trọng không muốn bị cuốn vào cuộc chiến. Về hỗ trợ tài chánh, các nhà lãnh đạo đều cố gắng duy trì sự ủng hộ của công luận, và để tránh nguy cơ leo thang, họ kín đáo nêu ra vài lằn ranh đỏ cho Ukraine. Hoa Kỳ từ chối giao đạn Atacms giúp đánh vào sâu nhiều trăm cây số, và cấm tấn công mục tiêu dân sự Nga. Trên chiến trường, vẫn còn những vùng xám. Trong vụ oanh kích căn cứ Engels, Ukraine đã ý tứ không sử dụng vũ khí phương Tây, mà dùng những phiên bản drone Nga đã chỉnh sửa. Những trận giao chiến xung quanh nhà máy điện nguyên tử Zaporijia cũng gây lo ngại, và vấn đề Crimea vẫn cấm kỵ.

Kiev đã có kế hoạch tái sát nhập Crimea

Le Figaro cho biết "Kiev đã chuẩn bị việc tái sát nhập Crimea". Một tài liệu 35 trang bằng tiếng Anh đã được soạn sẵn trong khuôn khổ "Nền tảng cho Crimea", sáng kiến của tổng thống Volodymyr Zelensky từ trước chiến tranh, nhằm tập hợp các nhân tố chính trị và kinh tế về bán đảo bị Moskva chiếm đoạt từ 2014.

Một thành viên tổ chức này lưu ý : "Minsk 1, Minsk 2 và Công thức Normandie nêu ra Donetsk và Luhansk, nhưng hiếm khi nhắc đến Crimea. Sự khai sinh Nền tảng cho Crimea năm 2021 là để lấp vào khiếm khuyết này". Văn bản trên đây mô tả cách thức Nga "xâm chiếm bán đảo, thay đổi thành phần cư dân và hủy diệt bản sắc của người dân bản địa".

Từ 2014, Crimea bị biến thành "căn cứ để chuẩn bị tấn công cả nước Ukraine" và "khu vực luật rừng", cộng đồng thiểu số Tatar bị trấn áp. Kiev hy vọng mai này Crimea sẽ được hội nhập vào hệ thống xa lộ và đường sắt Châu Âu, hướng về "độc lập năng lượng nhờ công nghệ xanh". Phía sau những mục tiêu được phương Tây ủng hộ, là một ẩn số phức tạp hơn : sẽ phải làm gì với cư dân được Nga đưa vào và cơ sở hạ tầng do Nga xây dựng sau khi sáp nhập ?

Thành viên trên đây cho biết, dự kiến sau khi được giải phóng, Crimea sẽ được đặt dưới chế độ quân quản, ai đi ai ở sẽ được quyết định theo thái độ trong thời kỳ chiếm đóng, người dân bình thường có thể an tâm không bị trừng phạt. Kiev chưa hề công nhận các hộ chiếu do Nga cấp. Theo luật Ukraine, những ai đến Crimea qua cầu Kerch sau 2014 đều là cư trú bất hợp pháp.

Máy bay Nga không còn dám phiêu lưu trên không phận Ukraine

Cũng về Ukraine, Le Figaro giải thích "Làm thế nào Không quân Ukraine có thể buộc kẻ thù phải tôn trọng mình". Lực lượng Kiev yếu hơn rất nhiều, nhưng tại sao Nga chưa bao giờ làm chủ được vùng trời Ukraine ? Theo phát ngôn viên Không quân Yuriy Ignat, ngay từ ngày đầu tiên họ đã dẫn dụ phi cơ địch tới khu vực mà phòng không đang chờ sẵn, mấy chục máy bay Nga đã bị bắn hạ khiến kế hoạch chiếm phi trường, vận tải quân xuống Kiev bị phá sản.

Một phi công Ukraine cho biết trong những tuần lễ đầu phía Nga khá hung hăng, tưởng rằng sẽ dễ dàng như ở Syria. Nay phi công Nga đã hiểu và không còn dám bay sâu vào không phận Ukraine. Moskva chuyển sang dùng drone và hỏa tiễn đánh phá, Kiev dựa vào các đơn vị radar trên cả nước làm tai mắt cho Không quân, cũng như thông tin tình báo. Tỉ lệ mục tiêu địch bị phòng không Ukraine tiêu diệt lên đến 75 %.

Chạy đua với thời gian để không đánh mất ưu thế

Trong bài xã luận "Chiếc đồng hồ cát của chiến tranh", Le Figaro nhận định thời gian trước đây đứng về phía kháng chiến Ukraine, dập tắt hy vọng chiến thắng trong vài ngày của Vladimir Putin, nay có nguy cơ đang đe dọa Kiev.

Trong khi Kremlin chờ đợi đối thủ sẽ kiệt sức, bất chấp cái giá khổng lồ về nhân mạng cho quân Nga, những yếu tố làm nên thắng lợi cho Ukraine có thể đang bị hao mòn : lòng can đảm và kiên trì của một quân đội và dân số ít hơn rất nhiều, viện trợ vũ khí của phương Tây, và cả một loạt những sai lầm khó tin của quân xâm lược. Cứ ngỡ rằng những thất bại liên tiếp ở Kiev, Kharkiv và Kherson có thể khiến bộ tham mưu Nga thay đổi chiến lược. Thế nhưng, họ vẫn bất cẩn, khiến mới đây hàng trăm tân binh đã thiệt mạng tại Makiivka.

Trong khi Nga câu giờ, huy động nền kinh tế tập trung cho chiến tranh, Ukraine phải chạy đua với thời gian. Chính là để trình bày chiếc đồng hồ cát đảo ngược này mà tổng thống Zelensky đã đến Mỹ vào cuối tháng 12, và để làm đối thủ phải hoang mang, Kiev liên tục tấn công sâu vào đất Nga. Nếu phương Tây lo ngại những động thái của Ukraine sẽ khiến Putin leo thang, thì các nhà chiến lược ở Kiev tính toán ngược lại : làm bộc lộ những yếu kém của Nga sẽ khuyến khích đồng minh chuyển giao thêm vũ khí để có thể đánh thắng người khổng lồ hung hăng.

Cuộc xâm lăng Ukraine tạo cơ hội cho một số kẻ trục lợi

Bên cạnh đó, Le Monde nhận thấy "cuộc chiến Ukraine mang lại cơ hội bất ngờ cho một loạt kẻ trục lợi như Maduro, Erdogan ou bin Salman". Trong năm 2023, cuộc xâm lăng Ukraine và những hậu quả của nó vẫn sẽ bao trùm thời sự quốc tế.

Tất nhiên là vẫn không thể dự báo được mọi thứ. Cách đây 10 tháng, người ta cho rằng sự khắc nghiệt của mùa đông sẽ làm yếu đi sự ủng hộ từ Châu Âu, nhưng rốt cuộc người dân chấp nhận tiết kiệm, và thời tiết lại rất ấm áp so với thường lệ. Cuộc chiến do Vladimir Putin khởi động đã dồn ông vào chân tường. Ảnh hưởng ngày càng lớn của Nga từ khi Putin cầm quyền đã bị những thất bại quân sự làm suy sụp, ngược hẳn với phương Tây. Đoàn kết sau Ukraine, các nước dân chủ càng mạnh mẽ hơn, tuy không nắm được tất cả chìa khóa. Chiếc chìa khóa chính, chuyển từ chiến đấu sang đàm phán vào một thời điểm nào đó, vẫn nằm trong tay Kiev.

Ngoài hai bên tham chiến, cuộc chiến tranh đã giúp một số kẻ thủ lợi về chiến lược hay chính trị, mà gần đây nhất là tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro. Lâu nay gần như đã chết hẳn về chính trị vì đưa đất nước vào thảm họa, chỉ còn giao thiệp được với vài nước bị quốc tế cô lập như Iran, nay Mỹ đã cho phép tập đoàn dầu khí Chevron thương lượng với Caracas nhằm tái lập hoạt động. Lãnh đạo một cường quốc dầu lửa khác là Mohammed bin Salman "MBS" trước đây bị tẩy chay vì vụ ám sát Jamal Khashoggi, nay được săn đón.

Không nhất thiết phải có được trữ lượng dầu lửa khổng lồ để được hưởng lợi. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, kinh tế chao đảo vì lạm phát đe dọa đến việc tranh cử, nhưng chiến tranh Ukraine đã thúc đẩy Recep Tayyip Erdogan trở thành nhà trung gian hòa giải giữa Moskva và Kiev. Ở Algeria, Abdelmadjid Tebboune đứng đầu một chế độ đàn áp phong trào dân chủ Hirak, cũng được ưu ái nhờ nguồn khí đốt.

Đài Bắc noi gương vệ quốc của Kiev

Nhìn sang Châu Á, Les Echos tỏ ra kinh ngạc khi "Trước Trung Quốc, người Đài Loan có thái độ vô tư kỳ lạ". Chuyên gia Tống Thừa Ân (Raymond Sung) ở Đài Bắc cho rằng "Có một dạng chối từ thực tế tập thể trước mối đe dọa Trung Quốc. Nhiều người nghĩ rằng hòn đảo khó thể bị xâm lăng trong ngắn hạn hoặc trung hạn". Những vụ giương oai diễu võ của Bắc Kinh trong dịp Noel đã khiến chính phủ loan báo điều đang được chờ đợi : kéo dài thời gian đi quân dịch từ 4 tháng thành 12 tháng. Tuy nhiên, luật mới chỉ bắt đầu áp dụng từ năm 2024. Chi tiêu quân sự cũng chỉ ở mức 2% GDP, tương đương với đa số nước phương Tây.

Theo ông Lại Di Trung (I-chung Lai), chủ tịch Prospect Foundation, tư vấn cho chính phủ về quốc phòng, thì Đài Loan không thiếu tiền nhưng khó mua được vũ khí. Mỹ từ chối bán F-35, Đài Bắc chỉ mua được F-16 Viper thế hệ cũ hơn. Hy vọng chỉ mới lóe lên gần đây vào dịp Noël, Washington thông báo sẽ cung cấp 10 tỉ đô la thiết bị quân sự trong đó có hỏa tiễn chống tăng, xe tải, đạn dược. Anh Quốc là nước duy nhất chấp nhận huấn luyện cho quân nhân Đài Loan trên lãnh thổ nước mình, nhưng không có tiếp xúc chính thức nào với quân đội Anh.

Bắt chước Ukraine, Đài Loan trông cậy vào lực lượng nhân dân tự vệ và có thể thành lập một lữ đoàn phòng vệ duyên hải. Lệ thuộc rất nhiều vào hệ thống cáp ngầm dưới đáy biển dùng cho Internet, Đài Bắc vừa xin kết nối vào mạng lưới Starlink của tỉ phú Elon Musk. Đảo quốc hy vọng cũng chứng tỏ David có thể đọ sức với Goliah như Kiev, nhưng Đài Loan có đặc điểm là là chỉ được 14 nước công nhận, thậm chí không có tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc vì chiếc ghế năm 1971 đã bị lấy giao cho Bắc Kinh. Như vậy sự ủng hộ Ukraine dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc và quyền bảo vệ một Nhà nước có chủ quyền, không thể áp dụng cho Đài Loan. Phương Tây có thể cứu vớt như thế nào trong bối cảnh đó ? Nếu Mỹ đã chứng tỏ quyết tâm, về phía Châu Âu vẫn mơ hồ.

Châu Âu lo tự vệ trước Covid từ Trung Quốc

Cũng liên quan đến Trung Quốc, tất cả các báo đều đề cập đến việc Liên Hiệp Châu Âu (EU) cố gắng phối hợp để có quy định chung để đối phó với việc mở cửa biên giới của Bắc Kinh kể từ ngày 08/01. Như thường lệ, các thành viên EU có ý kiến khác nhau, và sau một tuần lễ lúng túng, chuyên gia của các nước mới ngồi lại trong cuộc họp khẩn do chủ tịch luân phiên Thụy Điển triệu tập để bàn bạc.

Rốt cuộc tối qua 04/01 EU quyết định buộc khách từ Hoa lục phải có chứng nhận âm tính với Covid ít nhất 48 giờ trước đó – như Ý, Tây Ban Nha, Pháp đã đòi hỏi ; khách đến và đi từ Trung Quốc đều phải đeo khẩu trang ; xét nghiệm ngẫu nhiên khi đến phi trường ; kiểm tra nước thải các phi cơ từ Trung Quốc… Trước đó nhiều nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Anh quốc từ tuần rồi đã nhanh chóng buộc hành khách từ Hoa lục phải có xét nghiệm âm tính. Một loạt quyết định của phương Tây khiến Bắc Kinh bực tức đe dọa trả đũa, dù vẫn đang bắt buộc khách ngoại quốc đến Hoa lục phải xét nghiệm.

Le Monde nhắc nhở, từ khi virus xuất hiện ở Vũ Hán tháng 1/2020, Bắc Kinh hoàn toàn không có thái độ minh bạch. Từ việc chậm chạp báo động, giảm nhẹ số tử vong cho đến gây khó khăn cho các nhà điều tra quốc tế. Ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng phải đòi Trung Quốc cung cấp dữ liệu "nhanh chóng, thường xuyên và khả tín hơn". Đối với EU, điều quan trọng là sớm biết được khả năng biến đổi của con virus, trong khi mỗi ngày có thêm mấy chục triệu người Trung Quốc bị lây nhiễm. Le Figaro nói thêm, Châu Âu đã đề nghị giúp chuyên gia và tặng các loại vac-xin phù hợp, nhưng chính quyền Trung Quốc thẳng thừng từ chối !

Kim Jong-un xử tử cựu ngoại trưởng từng dự hội nghị Hà Nội với Trump ?

uk2

Ông Ri Yong-ho (trái), cựu ngoại trưởng và "bốn hoặc năm" nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên khác có thể đã bị hành quyết vào nửa cuối năm 2022.

Les Echos dẫn tin của nhật báo Yomiuri Shimbun hôm thứ Tư 04/01 cho rằng Ri Yong-ho, cựu ngoại trưởng và "bốn hoặc năm" nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên khác có thể đã bị hành quyết vào nửa cuối năm 2022. Ông Ri không còn xuất hiện trên báo chí nhà nước từ cuối tháng 12/2019, bức ảnh cuối cùng được chụp vào dịp Hội nghị trung ương đảng Lao Động.

Ri Yong-ho từng đại diện Kim Jong-un vào đầu những năm 2010 trong nhiều phiên đàm phán đa phương về giải trừ nguyên tử Bắc Triều Tiên. Đặc biệt ông Ri là nhân tố quan trọng trong việc sưởi ấm quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ từ 2017 đến 2019. Ông đã tổ chức các hội nghị thượng đỉnh ở Singapore rồi Hà Nội cho Kim Jong-un và tổng thống Mỹ Donald Trump, trước khi bị thất sủng vì thất bại của chiến lược xích lại gần này. Nhà nghiên cứu Michael Madden cho rằng Ri cũng có thể bị trừng phạt vì nhiều sự cố ở Bộ ngoại giao, trong đó có vụ Jo Song-gil, đại sứ Bắc Triều Tiên tại Ý đào thoát năm 2019.

Thụy My

Published in Quốc tế

Makiivka : Thêm một bằng chứng về sự thiếu chuyên nghiệp của quân Nga

Vụ quân đội Ukraine pháo kích vào một nơi đóng quân của lính Nga tại thành phố Makiivka vùng Donetsk, miền đông Ukraine đêm giao thừa vừa qua, khiến 89 binh sĩ Nga thiệt mạng là sự kiện được toàn bộ báo chí Pháp ra ngày 04/01/2023 khai thác rộng rãi. Đáng chú ý nhất là nhật báo thiên tả Libération đã dành hồ sơ chính cho chủ đề này với nhiều phân tích về điều mà tờ báo xem là "biểu tượng của tính chất thiếu chuyên nghiệp của quân đội Nga".

Makiva1

Tòa nhà nơi các tân binh Nga đồn trú đã bị tên lửa Himars do Mỹ cấp cho Ukraine đánh sập hoàn toàn. © Reuters/Alexander Ermochenko

Ngay trên trang nhất, trên nền một bức ảnh chụp cảnh ngôi trường được Nga dùng làm nơi trú quân ở Makiivka bị phá tan hoang, Libération chạy hàng tựa lớn : "Makiivka: Putin bị trúng đạn". Tờ báo giải thích: "Vụ pháo kích gây ra tổn thất lớn trong hàng ngũ quân đội Nga, củng cố thêm các nghi vấn về năng lực của bộ tham mưu và chiến lược của điện Kremlin".

Makiivka : Bước ngoặt trong cuộc chiến Ukraine ?

Trong bài xã luận mang tựa đề: "Vụ thảm sát Makiïvka, biểu tượng cho tình trạng thiếu chuyên nghiệp của quân đội Nga", Libération cho rằng vụ pháo kích cực kỳ hiệu quả của Ukraine đã làm lộ rõ những yếu điểm của quân đội Nga. Dù vậy, điện Kremlin vẫn quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đã lỗi thời này.

Tờ báo trước hết nói về số phận không may của hàng trăm lính nghĩa vụ Nga, một số vừa mới bị động viên, tập trung tại một trường học ở Makiivka, lãnh thổ Ukraine bị Nga chiếm đóng. Nơi ở của họ trong một ngôi trường dĩ nhiên tốt hơn nhiều so với lều ngoài trời, đặc biệt là vào giữa mùa đông. Các bức tường gây ấn tượng sai lầm về tính kiên cố, số lượng lớn binh lính trong tòa nhà mang lại sự tự tin, kho đạn đầy ắp bên dưới củng cố ảo tưởng về sức mạnh.

Đó là đêm giao thừa và trong ba phút nữa mọi người có thể ăn mừng năm mới ; thế nhưng không. Vào lúc 23g57, khi tên lửa đầu tiên đánh vào tòa pháo đài với độ chính xác cực kỳ, nơi này đã trở thành mồ chôn của họ. Bốn phút sau, tất cả đều đã chết…

Nhắc đến tiểu thuyết "Chiến tranh và hòa bình" của nhà văn Tolstoi, Libération tố cáo : "Quy mô thiệt hại của Nga ở Makiivka chỉ củng cố ý tưởng rằng, đối với Vladimir Putin, những người lính này chỉ là bia đỡ đạn trong một cuộc chiến tranh lỗi thời mà ông vẫn quyết tâm tiến hành".

Moskva đã nhanh chóng công bố con số 63 binh sĩ thiệt mạng trong vụ pháo kích (sau đó được điều chỉnh thành 89 người), nhưng theo Libération, có khả năng là đã có hàng trăm trường hợp thương vong –nh v tinh cho thy toàn b tòa nhà b phá hy, nên rt ít người bên trong có th sng sót. Tuy vy, ngay c con s chính thc cũng gây sng sốt trong một cuộc chiến tranh hiện đại, khi mà các trận đánh hiếm khi gây ra nhiều chết chóc như vậy.

Cuộc tàn sát này có thể khiến điện Kremlin xem xét lại các kế hoạch của mình không ? Trước mắt có lẽ là không. Thậm chí ngược lại là khác.

Đối với Libération, chỉ huy Nga hành xử thiếu chuyên nghiệp, trang bị vũ khí yếu kém và quân lính thiếu kỷ luật đã bị phơi bày trước toàn thế giới, kể cả ở Nga. Trong cuộc chiến này, tuy đã có nhiều bài học, nhưng sẽ có hai giai đoạn trước và sau Makiïvka.

Hai nguyên nhân khiến Ukraine thành công

Do đâu mà Ukraine thành công như vậy trong vụ pháo kích vào trạm trú quân của lính Nga ở Makiivka ? Trong bài "Bộ chỉ huy quân đội Nga quá chia rẽ nên không hiệu quả", nhà nghiên cứu Yohann Michel thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS đưa ra hai lý do chính.

Thành công của Ukraine có thể được giải thích bằng tầm quan trọng của viện trợ quân sự mà phương Tây cung cấp cho Kiev, cụ thể là hệ thống pháo phản lực Himars của Mỹ được dùng trong vụ tấn công vào Makiivka. Tuy nhiên, thành công đó cũng bắt nguồn từ nhiều vấn đề cơ cấu mà quân đội Nga phải đối mặt, gần một năm sau khi bắt đầu cuộc chiến xâm lược.

Điều được nhà nghiên cứu Yohann Michel ghi nhận là thái độ quá khinh địch của giới lãnh đạo Nga, đã phạm từ sai lầm này đến sai lầm khác tại Ukraine : "Sự tích lũy các sai lầm thực sự đáng kinh ngạc. Bộ tổng tham mưu Nga dường như không tính đến các biện pháp an ninh cần phải áp dụng kể từ khi Mỹ bàn giao Himars cho Ukraine. Các kho hậu cần hoặc kho đạn được bố trí công khai cách mặt trận vài km đã từng bị tấn công nhiều lần trong quá khứ. Hệ thống phòng không của Nga đôi khi thất bại. Có khả năng cao là những lỗi lầm này có liên quan đến thái độ coi thường của Bộ tổng tham mưu Nga đối với kẻ thù của mình".

Thói kiêu ngạo của quân đội Nga bị "phá nổ"

Trong bài viết mang tựa đề "Tại Makiivka, Ukraine phá nổ thói kiêu căng của Nga", Libération nhắc lại sự kiện là thoạt đầu, điện Kremlin chỉ công nhận 63 binh sĩ Nga thiệt mạng trong vụ pháo kích. Một con số có lẽ đã bị giảm thiểu, nhưng điều đó lại là một sự thừa nhận cực kỳ hiếm hoi của Moskva về sự yếu kém của mình.

Theo thông tín viên tờ báo tại Nga, đó không chỉ là tổn thất nặng nề nhất trong một cuộc tấn công được Moskva thừa nhận kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022, mà còn là thông tin chính thức đầu tiên về số lính tử trận kể từ tháng 9/2022 đến nay. Ngay sau khi loan báo số người chết tại Makiivka, chính quyền Nga lập tức đã bị cáo buộc giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt từ phía các nhà bình luận ủng hộ chiến tranh và các phóng viên chiến trường khác, những người ngày càng có ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Giới lãnh đạo quân đội Nga cũng bị tố cáo là bất tài, kém cỏi, đặc biệt là cho đóng quân ngay sát kho đạn, với hầu như tất cả các thiết bị quân sự gần tòa nhà không được ngụy trang.

Lỗi ở các tân binh tử vong ?

Điều được Libération nêu bật là một số nhà bình luận Nga đã cho rằng guồng máy tuyên truyền của chế độ đang cố gắng đổ lỗi cho chính những tân binh đã bị thiệt mạng. Theo một nguồn tin từ chính quyền ly khai thân Nga tại vùng Donetsk, được hãng thông tấn TASS trích dẫn, "việc quân đội ở Makiivka thuộc Cộng hòa nhân dân Donetsk sử dụng rộng rãi điện thoại di động của họ là nguyên nhân dẫn đến cuộc tấn công của quân đội Ukraine". Viện Nghiên cứu Chiến tranh trụ sở tại Hoa Kỳ cho rằng Bộ Quốc phòng Nga sẽ cố "đổ lỗi về tình trạng an ninh kém cỏi của họ trên các quan chức [lực lượng ly khai] và các binh sĩ vừa được động viên".

Theo Libération, dẫu sao thì thảm kịch Makiivka có thể tác hại đến làn sóng động viên mới mà Moskva có thể khởi động ngay vào thượng tuần tháng Giêng này để bổ sung quân cho chiến trường Ukraine. Thông tin do lãnh đạo ngành Quân báo Ukraine đưa ra, Moskva không xác nhận, nhưng đồng thời tuyên bố rằng 350.000 lính nghĩa vụ sẽ sớm được gọi để tăng cường cho quân đội Nga.

Đối với Libération, lệnh "động viên từng phần" hồi tháng 9/2022 đã khiến hàng chục nghìn người đàn ông Nga trốn ra nước ngoài. Thảm kịch tân binh Nga bị chết ở Makiivka có nguy cơ thúc đẩy những người khác từ chối làm bia đỡ đạn.

Dư luận Nga rúng động

Sự kiện Makiivka dĩ nhiên cũng được khai thác trên các tờ báo khác. Tất cả đều nhấn mạnh trên cơn chấn động mà thảm kịch này gây ra trong công luận Nga

Nhật báo công giáo La Croix cũng dành tựa lớn trang nhất cho tình hình Ukraine, nhưng nói về "Kherson dưới bom đạn". Ở trang trong, tờ báo đã có bài về Makiivka mang tựa đề : "Nước Nga bàng hoàng sau vụ pháo kích chết người".

Tờ Le Figaro đã giới thiệu ngay trang nhất trong hàng tựa nhỏ : "Cuộc oanh kích tại Ukraine làm rúng động quân đội Nga", trong lúc Les Echos thì nhìn thấy : "Điện Kremlin bị chỉ trích sau cái chết của 89 binh sĩ ở Ukraine". Tờ báo kinh tế ghi nhận việc Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận tổn thất quân sự nặng nề nhất của họ trong một cuộc tấn công duy nhất nhằ vào Makiivka, ở miền đông Ukraine. Thông báo gây sốc cho người dân Nga.

Le Monde thì chạy tựa một cách khách quan : "Căn cứ Nga ở Donbass bị Ukraine tấn công".

Du khách Trung Quốc rón rén trở lại

Ngoài Ukraine, trang nhất các báo đều dành cho các chủ đề xã hội nước Pháp. Riêng Les Echos đã dành nguyên một hồ sơ cho "Sự trở lại dè dặt của du khách Trung Quốc".

Bị cấm đi du lịch từ 3 năm nay vì dịch Covid, du khách Trung Quốc đã có thể ra nước ngoài trở lại. Tượng trưng cho một thị trường to lớn, họ rất được mong đợi, bất chấp những rủi ro trước mắt về mặt y tế. Các hãng hàng không dự báo một sự hồi phục từ từ của các đường bay nối liền Trung Quốc với Phương Tây.

Khủng hoảng khí hậu biến thành cấp bách

Trang nhất Le Monde thì chú ý đến khả năng : "Khủng hoảng khí hậu biến thành vấn đề cấp thiết ngay vào năm 2023". Trong lời chúc đầu năm, Emmanuel Macron đã khiến nhiều nhà khoa học sững sờ khi nói rằng cuộc khủng hoảng khí hậu vào năm 2022 là điều "không thể dự đoán trước". Phe đối lập đã chỉ trích mạnh mẽ bài phát biểu này và cáo buộc nguyên thủ quốc gia "mất kết nối" và "bỏ bê" sinh thái và khí hậu.

Ngay cả trong phe đa số, một số ngày càng nghi ngờ về tham vọng chống biến đổi khí hậu mà bên hành pháp thể hiện. Cuộc tranh luận này diễn ra khi thời điểm năm cũ chuyển sang năm mới được đánh dấu bằng sức nóng bất thường ở khắp mọi nơi trên nước Pháp.

Bất động sản thoái trào

Tựa lớn trang nhất của Le Figaro chú ý đến một vấn đề kinh tế : "Giá bất động sản đang bắt đầu giảm".

Lãi suất tăng, khả năng tiếp cận tín dụng chặt chẽ hơn và mãi lực giảm đang đè nặng lên thị trường bất động sản, bị giảm sụt lần đầu tiên sau mười năm. Các số liệu vẫn cho thấy mức tăng trong cả năm 2022, nhưng mạng lưới mua bán nhà Century 21 đã ghi nhận sự sụt giảm kể từ tháng Bảy. Nếu không ai nghĩ rằng thị trường sẽ sụp đổ, nhưng xu hướng giảm sẽ kéo dài đến hết năm 2023.

Lãi suất tăng phần lớn giải thích cho tình trạng thị trường bớt khởi sắc : Người đi vay hiện phải trả lãi suất trung bình 2,3% trong vòng 20 năm để trở thành chủ sở hữu nhà, so với mức dưới 1% một năm trước đây. Khả năng tiếp cận tín dụng cũng bị thắt chặt, các ngân hàng ngày càng trở nên kén chọn hơn và cho vay ít hơn.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Ukraine chuẩn bị những phương án phản công để giành chiến thắng

Ukraine cũng như Nga đều đang chuẩn bị một giai đoạn mới để tránh chiếc bẫy một cuộc chiến tranh hao mòn. Có nhiều chọn lựa cho một chiến tuyến dài đến 900 kilomet. Chiến dịch sắp tới sẽ tập trung vào Bakhmut, Crimea, Mariupol, Zaporijia hay thành phố nào khác ? Kiev chỉ còn vài tuần lễ nữa, trước khi quân Nga củng cố được lực lượng.

phancong1

Các quân nhân Ukraine quan sát một drone đang nhận dữ liệu từ một trung tâm chỉ huy ở Bakhmut, vùng Donetsk, ngày 25/12/2022. AP - Libkos

Hàng trăm lính Nga thiệt mạng vì Himars : Cuộc tấn công gây rúng động

Những thách thức đối với Pháp và thế giới trong năm mới, tình hình chiến sự Ukraine và đại dịch Covid tại Trung Quốc tiếp tục là những chủ đề được báo chí Pháp khai thác. Việc Moskva hôm qua nhìn nhận có 63 lính Nga thiệt mạng trong vụ tấn công vào thành phố Makiivka ở miền đông Ukraine là sự kiện được tất cả các nhật báo lớn chú ý hôm nay.

Kiev ban đầu không lên tiếng, nhưng đến cuối ngày quân đội Ukraine xác nhận đã tiến hành vụ oanh kích, cho biết có đến 400 lính Nga tử thương. Theo nhiều nhà quan sát từ cả hai phía, được Slate dẫn ra, tòa nhà vốn là một trường dạy nghề bị quân Nga chiếm đóng đã hoàn toàn bị hỏa tiễn Himars tiêu hủy. Les Echos dẫn lời blogger quân sự Nga Rybar (1 triệu người theo dõi trên Instagram) cho biết có 600 lính Nga hiện diện vào lúc tòa nhà bị biến thành gạch vụn. Dù sao đây cũng là lần đầu tiên Moskva công nhận số lính tử thương lớn như vậy chỉ trong một vụ tấn công.

Một nguồn ẩn danh từ chính quyền ly khai Donetsk nói với hãng Tass, đó là do nhiều tân binh mới đến sử dụng điện thoại di động nên quân đội Ukraine định vị được. Chuyên gia Vincent Tourret nói với Libération, giả thiết này khả tín vì quân đội Nga luôn chậm chạp so với việc sử dụng kỹ thuật số đa dạng của lính trẻ. Nhà nghiên cứu Yohann Michel nhận xét, những người mới bị động viên đôi khi kém ý thức về những rủi ro, và ngỡ rằng ở hậu cứ là được an toàn. Ông cũng cho rằng việc Ukraine gần đây liên tục tấn công tầm xa một cách chính xác cho thấy bộ chỉ huy và cơ quan tình báo của Kiev làm việc rất tốt.

Ukraine : Nhiều kịch bản và ẩn số cho việc phản công

Le Figaro đưa ra "Các phương án phản công của Ukraine". Những vụ Nga dùng drone đánh vào mục tiêu dân sự Ukraine gieo chết chóc đau thương, nhưng không làm thay đổi chiều hướng cuộc chiến. Một đợt hỏa tiễn mới lại ồ ạt ập đến từ hôm thứ Hai 02/01, nhưng quyết tâm kháng chiến của Ukraine không suy suyển.

Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định "Nga đang thua. Drone, hỏa tiễn và tất cả những thứ khác không giúp được gì cho họ, vì chúng tôi đồng tâm hợp lực". Tuy nhiên theo Le Figaro, Ukraine cũng như Nga đều đang chuẩn bị một giai đoạn mới để tránh chiếc bẫy một cuộc chiến tranh hao mòn. Bộ trưởng Quân lực Pháp Sébastien Lecornu sau cuộc hội đàm với tổng thống Zelensky nhận xét : "Rõ ràng Ukraine đang chuẩn bị một điều gì đó". Họ chờ đợi thời tiết thuận lợi hơn, và nhịp độ giao tranh đang chậm lại giúp tái lập các kho dự trữ.

Có nhiều chọn lựa cho một chiến tuyến dài đến 900 kilomet, và những ẩn số cũng rất nhiều. Ở phía bắc, giả thiết Belarus can thiệp khiến không thể rút bớt lực lượng. Tại miền nam, quân Nga dày đặc để bảo vệ Crimea. Miền đông, các trận đánh tập trung xung quanh Avdiivka thuộc thành phố Donetsk và nhất là ở Bakhmut, nơi số lính tử trận là khủng khiếp. Chính quyền Ukraine nói với quân đội Pháp là Nga mất đến 5.000 lính một ngày, Paris thận trọng hơn trong ước tính, nhưng cái giá nhân mạng cho trận Bakhmut là khổng lồ so với lợi ích chiến lược.

Theo bộ trưởng Lecornu, vấn đề trước hết là nội bộ Nga, phía lính đánh thuê Wagner muốn chứng tỏ là có thể thắng ở nơi mà quân đội chính quy bị thua. Giành được Bakhmut, Nga có thể mở đường về miền trung, ngáng chân các cuộc phản công của Ukraine. Tái chiếm Donbass cũng quan trọng cho Kiev. Buộc quân Nga phải trả giá thật đắt, Ukraine hy vọng các gia đình Nga sẽ nhận ra sự ác liệt của cuộc chiến, hoài nghi những luận điệu của Vladimir Putin.

Chạy đua với thời gian để tránh một cuộc chiến tranh tiêu hao

Để chiến thắng, quân đội Ukraine không thể mãi ở thế thủ. Trong danh sách những mục tiêu tiềm năng, các ban tham mưu phương Tây lưu ý đến khu vực Zaporijia. Tái chiếm được nhà máy điện nguyên tử sẽ là "game changer" về địa lý và năng lượng. Nhưng làm thế nào giao tranh mà không ảnh hưởng đến nhà máy ? Từ nhiều tuần qua phương Tây đã thương lượng với Nga và Ukraine để xác định một khu vực bảo vệ, thuyết phục bên này không bố trí thiết bị quân sự trong chu vi nhà máy, và bên kia không oanh kích.

Còn Crimea ? Mariupol ? Chiếm lại thành phố tử đạo sẽ là biểu tượng cho chiến thắng, cô lập được bán đảo. Một giả thiết khác là Ukraine tìm cách tấn công sâu vào Crimea hay đất Nga, như đã từng oanh kích căn cứ Engels. Tướng Pháp Clermont nhấn mạnh : "Để chiến thắng, Ukraine phải đánh vào lãnh thổ Nga. Nhưng Kiev không làm, và như vậy không thể thắng được".

Mọi phương án đều vấp phải vấn đề vũ khí và đạn dược. Ukraine chỉ nhận được nhỏ giọt nên khó tổ chức tấn công. Phía Nga nhịp độ pháo kích cũng chậm lại. Tướng Pellistrandi, tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng cho rằng Nga muốn câu giờ nhằm sản xuất thêm vũ khí, huy động thêm tân binh để giành lại ưu thế về tương quan lực lượng. Vladimir Putin không hề từ bỏ tham vọng, kể cả việc diễu hành trên đường phố Kiev. Tất cả những kịch bản của Ukraine đều phải tính đến cuộc chạy đua với thời gian, trước khi quân Nga lại ồ ạt tiến đánh. Họ chỉ còn vài tuần lễ nữa.

Chiến sự vẫn ác liệt ở Bakhmut, bị tàn phá 80%

Trên thực địa, Les Echos mô tả "Tại Bakhmut, dấu vết những trận đánh lì lợm của Nga". Từ sáu tháng qua, quân Nga và lính đánh thuê Wagner cố chiếm thành phố nhỏ bé này bằng mọi giá. Những người dân còn ở lại sống tạm bợ qua ngày trong những đống đổ nát, 80% thành phố đã bị phá hủy.

Các chuyên gia và những người lính phải đặt dấu hỏi vì sao quân Nga lại cố sống cố chết tấn công như thế, vì thành phố không mấy quan trọng về mặt chiến lược. Leonid, người phụ trách drone của tiểu đoàn Skala kể lại : "Mỗi ngày, những nhóm 15 đến 20 lính cố gắng chiếm vị trí của chúng tôi và sau đó oanh kích". Lực lượng đôi bên gần nhau đến nỗi khó thể xác định những quả moọc-chê rơi xuống là của phía Ukraine hay Nga.

Trên những đường phố không người, chỉ có tiếng đạn pháo ầm vang từng phút một trên những tòa nhà đổ nát, những cửa hàng kiếng đã bị bể. Người dân sống trong những căn hầm, không điện nước, họ sưởi ấm và nấu ăn bằng củi. Một lính cứu hỏa cho biết mỗi ngày đều đi tuần để tránh cho thành phố không bị thiêu hủy hoàn toàn. Cả đơn vị đều là dân Bakhmut ; họ quyết định ở lại bất chấp nguy hiểm : đã có 11 lính cứu hỏa thiệt mạng tại Donetsk.

Chống dịch kiểu quân phiệt, thất bại càng cay đắng cho Bắc Kinh

Nhìn sang Châu Á, bài xã luận của La Croix nhấn mạnh đến "Thất bại của Bắc Kinh". Bệnh nhân Covid tràn ngập các bệnh viện, theo một số nguồn thì có thể lên đến hàng trăm triệu người. Có những thành phố hoàn toàn tê liệt.

Các nhà dịch tễ học lo sợ sẽ nảy sinh ra những biến thể, đến một lúc nào đó vượt ra ngoài biên giới. Chưa kể đến nguy cơ lây lan về kinh tế : hàng ngàn nhà máy sản xuất chậm lại, và sự hụt hơi của Trung Quốc đe dọa tăng trưởng của thế giới. Như vậy theo tờ báo không ai có thể vui mừng về việc Bắc Kinh lao đao trước đại dịch. Tuy nhiên cần phải rút ra bài học về giới hạn cho quyền lực tuyệt đối của ông Tập Cận Bình.

Không một chế độ nào có thể khoe rằng đã hành động một cách hoàn hảo trước đại dịch. Nhưng trong trường hợp Trung Quốc, thất bại càng thê thảm vì Bắc Kinh đã dùng đến những biện pháp hết sức cực đoan. Chiến lược zero Covid trước hết là zero tự do, trộn lẫn với đàn áp, giám sát khắt khe và bóp méo thông tin. Buộc cách ly người bị nhiễm, thậm chí nhốt kín họ trong những căn nhà bị khóa cửa hay cổng vào bị hàn kín, chỉ làm chậm lại việc lây lan của con virus. Ba năm sau khi virus xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc không làm ra được một loại vac-xin nào hiệu quả. Tất cả đi ngược lại với tuyên truyền của một chế độ xưa nay vẫn nói rằng các nước dân chủ không có khả năng đáp trả hiệu quả thách thức Covid.

Trung Quốc thúc thủ trước Omicron, kinh tế lao dốc

Về mặt kinh tế, La Croix tỏ ra lo ngại, chạy tựa trang nhất "Kinh tế Trung Quốc gặp trắc trở" và dành hai trang trong cho tình trạng Bắc Kinh "đầu hàng trước biến thể Omicron".

Vào đầu năm 2023, nền kinh tế thứ nhì thế giới có nguy cơ khựng lại. Từ khi chính quyền đột ngột từ bỏ chính sách zero Covid, dịch bệnh bùng lên nhanh chóng. Bắc Kinh là nạn nhân của chính sách tiêm chủng do chính mình đề ra : chỉ ưu tiên cho người trong độ tuổi lao động, không chịu nhập vac-xin ARN thông tin của phương Tây. Một nghiên cứu của đại học Harvard ước tính đợt dịch mới có thể làm 1,5 triệu người chết tại Hoa lục. Còn theo công ty phân tích y tế Airfinity của Anh, số tử vong thậm chí đến 2,1 triệu ; hiện nay tại Hoa lục mỗi ngày có đến 9.000 người chết vì Covid !

Nhiều công ty hoạt động rời rạc vì thiếu nhân viên, các tiệm buôn, nhà hàng vắng khách. Một chủ doanh nghiệp Pháp cho biết 12 ngày sau khi dỡ bỏ chính sách xét nghiệm mọi lúc mọi nơi, nhà máy của ông ở Hoa lục thiếu mất 20% công nhân. Tổng cục Thống kê vốn thường công bố những con số đẹp đẽ, nay nhìn nhận sản xuất và tiêu thụ đều sụt giảm do đại dịch, gây tác động khá lớn. Chắc chắn Trung Quốc không thể đạt mục tiêu tăng trưởng 5,5% cho năm 2022. Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ có thể là 2,7% trong năm 2022 và 4,3% năm 2023, "sự quay lại với quỹ đạo tăng trưởng liên tục sẽ lâu hơn dự kiến".

"Đừng nghe những gì Bắc Kinh nói…"

Về mặt chính trị, chuyên gia François Godement của Viện Montaigne nhận thấy "Nhng li hoa m bt hung hăng hơn ca Trung Quc không được phn ánh trong hành động". Trong ngắn hạn, kinh tế chậm lại không tác động đến ảnh hưởng thực sự của Trung Quốc. Tuy xuất khẩu không còn tăng, nhưng thặng dư thương mại vẫn rất lớn và luồng đầu tư nước ngoài vẫn còn quan trọng. Cùng với Nga và Saudi Arabia, Trung Quốc có cán cân thanh toán thặng dư, và trọng lượng tài chánh không giảm sút. Ngược lại, dân số giảm sẽ có tác động lâu dài lên sức mạnh kinh tế.

Trong lãnh vực đối ngoại, những năm dài hung hăng với ngoại giao "chiến lang" và tăng cường quân sự hóa đã gây ra cú sốc không chỉ ở Hoa Kỳ. Nhật Bản tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng, Đài Loan kéo dài thời gian quân dịch, kỹ nghệ vũ khí Hàn Quốc gia tăng kể cả xuất khẩu. Hoa Kỳ tạo ra tại Ấn Độ-Thái Bình Dương một liên minh quân sự với Úc và Anh. Châu Âu cứng rắn hơn về thương mại, củng cố các chính sách chống lại sự lũng đoạn của Bắc Kinh. Trước sự phản công này, Trung Quốc điều chỉnh mặt ngoài bằng cách tỏ ra bớt hiếu chiến hơn, mà việc bổ nhiệm Tần Cương (Qin Gang), cựu đại sứ ở Washington làm ngoại trưởng là một ví dụ.

Nhưng thực ra trong hành động thì không hề thay đổi. Bắc Kinh tiếp tục tăng cường vũ trang trên mọi mặt. Những tuần qua Trung Quốc đã tập trận hải quân chung với Nga trên Biển Hoa Đông, gia tăng áp lực quân sự lên Đài Loan, xâm nhập quần đảo Senkaku tranh chấp với Nhật, chưa kể xung đột trở lại với Ấn Độ ở Himalaya. Bắc Kinh tiếp tục bảo vệ lợi ích kinh tế, các yêu sách lãnh thổ và tìm cách thiết lập trật tự quốc tế có lợi cho mình. Tập Cận Bình luôn ủ mưu vượt qua mặt Hoa Kỳ. Trong khi theo như những gì Bắc Kinh vẫn nói, thì Trung Quốc không phải là một Nhà nước bá quyền như Mỹ, phương Tây !

Thụy My

Published in Quốc tế

Dư luận Nga chấn động sau vụ Ukraine phá hủy căn cứ quân sự

Trọng Nghĩa, RFI, 03/01/2023

Việc Moskva ngày 02/01/2023 công khai thừa nhận hàng chục binh sĩ Nga bị chết trong một vụ tấn công của lực lượng Ukraine quả là một sự kiện gần như chưa có tiền lệ. Tính chất bất thường này tương ứng với cú sốc mà loạt tên lửa Himars của Ukraine, phá hủy căn cứ Nga tại thành phố Makiivka vào đêm giao thừa vừa qua, gây ra trong công luận Nga.

duluan1

Một cơ sở của quân Nga tại Makiivka, trong vùng Donbass, bị Ukraine oanh kích ngày 03/12/2022. AP

Đối với giới quan sát, cuộc không kích của Ukraine chính là đòn "ăn miếng trả miếng" từ phía Kiev sau các vụ không kích liên tục của Nga vào các thành phố Ukraine.

Trả lời kênh truyền hình Ả Rập Al Jazeera, nhà phân tích Samuel Ramani, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại Học Anh Quốc Oxford, cho rằng cuộc tấn công mới nhất của Kiev nhắm vào quân đội Nga ở Makiivka là đòn trả đũa làn sóng tấn công bằng tên lửa và drone mà Moskva đã tiến hành trong thời gian gần đây, nhắm vào các thành phố và cơ sơ hạ tầng dân sự của Ukraine, đặc biệt vào dịp năm mới.

Chuyên gia Ramani nêu bật sự kiện Makiivka "là thành trì của lính quân dịch Nga". Theo giới quan sát, việc số lính này bị thương vong nặng nề sẽ có ảnh hưởng to lớn trên công luận Nga, gây khó khăn cho giới lãnh đạo tại Moskva.

Và trong thực tế, mọi việc đã diễn biến theo chiều hướng đó. Ngay sau khi những thiệt hại mà Ukraine gây ra tại căn cứ Makiivka được biết đến, chính quyền và quân đội Nga đã phải đối mặt với cả một làn sóng chỉ trích nội bộ.

Giới chỉ huy quân sự Nga là thành phần bị đả kích đầu tiên. Theo hãng tin Pháp AFP, cựu lãnh đạo phe ly khai thân Nga Igor Strelkov, rất am hiểu tình hình trên chiến trường, đã lập tức lên tiếng tố cáo giới chỉ huy Quân Đội cất giữ đạn dược ngay tại nơi có đông đảo quân lính, khiến số người chết cao như thế.

Còn theo hãng tin Anh Reuters, nhiều đoạn video chưa được xác minh nhưng đã được đăng trực tuyến cho thấy một tòa nhà khổng lồ dùng làm doanh trại chỉ còn là đống đổ nát bốc khói.

Archangel Spetznaz Z, một blogger quân sự người Nga có hơn 700.000 người theo dõi trên Telegram, viết : "Những gì đã xảy ra ở Makiivka thật kinh khủng". Nhà bình luận này tố cáo : "Ai đã nghĩ ra ý tưởng bố trí số lượng lớn binh sĩ trong một tòa nhà, nơi mà ngay cả một kẻ ngốc cũng hiểu là khi bị trúng pháo kich, sẽ có rất nhiều người chết hay bị thương ?".

Đối với blogger này, giới chỉ huy quân sự Nga "không thể coi thường" việc đạn dược được cất giữ một cách lộn xộn trên chiến trường.

Igor Girkin, cựu chỉ huy lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine, một trong những blogger quân sự theo dân tộc chủ nghĩa nổi tiếng nhất của Nga, thoạt đầu cho biết số người chết lên tới hàng trăm người, sau đó đã chỉnh sửa lại để bao gồm cả những người bị thương trong con số đó. Theo nhân vật này, đạn dược đã được cất giữ tại địa điểm này và các thiết bị quân sự của Nga ở đó không được ngụy trang.

Hãng AFP trích lời ông Andrey Medvedev, phó phát ngôn viên Nghị Viện thành phố Moskva phê phán : "Mười tháng sau khi bắt đầu chiến tranh, việc coi kẻ thù là một kẻ ngốc không nhìn thấy gì là một điều nguy hiểm và là một tội ác"

Trên mạng xã hội, một số người đã cáo buộc chính quyền cố tình hạ thấp số người chết. Trên VKontakte, mạng xã hội chính của Nga, một người Nga tên Nina Vernykh đã viết : "Chúa ơi, ai sẽ tin vào con số 63 chết ? Tòa nhà đã hoàn toàn bị phá hủy".

Vào tháng Tư năm ngoái, khi tuần dương hạm Moskva của Nga với thủy thủ đoàn hàng trăm người bị Ukraine đánh chìm, Moskva chỉ công nhận một người thiệt mạng.

Trọng Nghĩa

**************************

Tên lửa Ukraine phá tan căn cứ Nga ở vùng Donbass : ít nhất 63 lính thiệt mạng

Trọng Nghĩa, RFI, 03/01/2023

Moskva hôm 02/01/2023 loan báo có đến 63 binh sĩ Nga thiệt mạng trong một vụ pháo kích của lực lượng Ukraine vào một căn cứ Nga ở vùng Donbass. Đây là tổn thất nặng nề nhất trong một cuộc tấn công mà Moskva thừa nhận kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine vào tháng Hai năm ngoái.

ngauk4

Một chiến xa Nga bị Ukraine phá hủy tại vùng Donetsk, miền Đông Ukraine, ngày 02/01/2023. AFP – Sameer al-Doumy

Theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng Kiev đã bắn 6  tên lửa từ hệ thống Himars vào một đơn vị Nga gần thành phố Makiivka thuộc vùng Donetsk hiện do phe ly khai thân Nga kiểm soát. Đã có 4 tên lửa phát nổ, khiến cho 63 binh sĩ Nga thiệt mạng, trong lúc 2 tên lửa khác đã bị lực lượng phòng không Nga bắn chặn.

Phía Ukraine xác nhận đã tiến hành cuộc không kích vào Makiivka và khẳng định có đến gần 400 lính Nga bị chết, một số lượng cực lớn nhưng khó có thể kiểm chứng.

Từ Kiev, thông tín viên Stephane Siohan tường trình :

Vào Thứ Hai hôm qua, đã xảy ra một điều hiếm thấy : Quân đội Nga đã thừa nhận một cuộc oanh kích của Ukraine, mà theo Điện Kremlin, đã làm cho 63 binh sĩ Nga thiệt mạng, ở Makiivka, một thành phố lân cận thành phố Donetsk, ở vùng Donbass ly khai.

Dường như là vào đêm giao thừa, ngay sau nửa đêm một chút, quân đội Ukraine đã phóng tên lửa Himars cực mạnh về phía một ngôi trường mà Nga sử dụng làm một trung tâm đóng quân tạm thời, nơi có vài trăm binh sĩ đồn trú.

Cảnh tàn phá đã được nhiều blogger quân sự Nga xác nhận qua việc công bố hình ảnh của một tòa nhà bị phá nát. Các nguồn tin này nói rõ là căn cứ có hàng trăm binh sĩ đang ở đó, ngay sát một kho đạn. Chính những tin nhắn chúc mừng năm mới mà lính Nga trao đổi với nhau đã giúp tình báo Ukraine định vị chính xác sự hiện diện đông đảo lính Nga tại nơi này.

Về phần mình, phía Ukraine hoàn toàn nhận trách nhiệm về đòn giáng mạnh đó vào kẻ thù. Kiev cho biết là 400 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong cuộc tấn công, và 300 người khác bị thương, những con số gây ấn tượng mạnh, nhưng hiện chưa thể được xác minh...

Từ nhiều tháng qua, quân đội Ukraine đã tiến hành một số cuộc tập kích như vậy vào các doanh trại của Nga, nhưng lần này có lẽ là cuộc tấn công đẫm máu nhất nhắm vào quân đội Nga kể từ đầu cuộc chiến.

Trọng Nghĩa

***********************

Ukraine nói đã tiêu diệt hàng trăm lính Nga trong vụ tấn công bằng tên lửa

Elsa Maishman & Sam Hancock, BBC, 02/01/2023

Ukraine cho biết họ đã giết chết khoảng 400 binh lính Nga trong một cuộc tấn công bằng tên lửa vào khu vực Donetsk bị chiếm đóng.

ngauk1

Hình ảnh trông có vẻ như từ hiện trường vụ tấn công, do quân đội Ukraine đăng tải

Tên lửa nhắm vào một tòa nhà ở thành phố Makiivka, nơi được cho là các lực lượng Nga đang đóng quân.

Con số mà Ukraine nêu ra vẫn chưa được kiểm chứng. Giới chức thân Nga thừa nhận có thương vong, nhưng không xác nhận con số được báo cáo.

Tại Kyiv, các cuộc không kích ồn vang tối Chủ nhật, khi làn sóng tấn công mới nhất bằng máy bay không người lái và tên lửa từ ​​Nga tiếp tc din ra.

Daniil Bezsonov, một quan chức cấp cao được Nga hậu thuẫn tại các khu vực bị chiếm đóng của Donetsk, cho biết tên lửa đã tấn công Makiivka lúc 0g02 ngày đầu năm mới.

"Một cú đánh mạnh đến từ MLRS Himars của Mỹ, nhắm vào trường dạy nghề này", ông nói, đề cập đến các tên lửa do Hoa Kỳ cung cấp.

"Đã có người chết và bị thương, con số chính xác vẫn chưa được biết", Bezsonov cho biết thêm trong một bài đăng trên ứng dụng nhắn tin Telegram.

Một số nhà bình luận và blogger người Nga thừa nhận có vụ tấn công - nhưng cho rằng các con số thấp hơn so với tuyên bố của Ukraine.

Vladimir Solovyov, người dẫn chương trình người Nga, viết trên Telegram rằng "tổn thất đáng kể nhưng không hề sát" với con số 400.

Nhưng Igor Girkin, cựu quân nhân Nga nay chuyên bình luận tình hình, nói rằng hàng trăm người đã bị giết và bị thương, và bản thân tòa nhà "gần như là bị phá hủy hoàn toàn".

Ông nói rằng những người thiệt mạng đa phần là lính bị huy động gần đây chứ không phải là những người muốn đi chiến đấu.

Theo quân đội Ukraine, 300 người bị thương và khoảng 400 người thiệt mạng.

Chính quyền do Nga dựng lên cho biết ít nhất 25 quả rocket đã được bắn vào khu vực trong ngày cuối năm.

Vài giờ sau cuộc tấn công vào Makiivka, Kyiv bị khai hỏa. Thị trưởng thủ đô Ukraine Oleksiy Kuleba cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa đã nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của thủ đô.

Một người đàn ông ở Kyiv đã bị thương do mảnh vỡ từ một máy bay không người lái của Nga bị bắn hạ, ông thị trưởng cho biết thêm.

Vụ tấn công xảy ra ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mong muốn chiến thắng và "sự trở lại bình thường" cho Ukraine vào năm 2023.

Trong bài phát biểu mừng năm mới trên truyền hình Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẽ chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và độc lập của mình.

Quân đội Kyiv đã ra cảnh báo về các cuộc tấn công mới nhất ngay sau 01g00 (23g00 GMT) ngày thứ Hai.

ngauk2

Giới chức Ukraine đăng ảnh một chiecs drone Nga trên đó có viết dòng chữ tiếng Nga, "Chúc mừng năm mới"

"Cuộc tấn công trên không vào Kyiv cảnh báo trên không được kích hoạt ở thủ đô", quân đội thông báo trên Telegram.

Serhiy Popko, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự của thành phố, yêu cầu mọi người ở trong những nơi trú ẩn.

Ông Kuleba, thống đốc khu vực, cho biết vũ khí là máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất, đồng thời nói thêm rằng chúng "nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạ tầng quan trọng".

"Điều quan trọng bây giờ là giữ bình tĩnh và ở trong các nơi trú ẩn cho đến khi chuông báo động tắt", ông nói.

Nga đã nhắm đánh cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong vài tháng qua, phá hủy các nhà máy điện và khiến hàng triệu người chìm trong bóng tối trong mùa đông lạnh giá ở nước này.

Elsa Maishman & Sam Hancock

******************************

Ukraine tiếp tục bị Nga oanh kích bằng drone và tên lửa

Chi Phương, RFI, 02/01/2023

Vào rạng sáng ngày 02/01/2023, Kiev tiếp tục bị không kích.Theo AFP, trên mạng Telegram, lãnh đạo quân sự của thủ đô Kiev đã yêu cầu người dân ở nguyên tại nơi trú ẩn và khẳng định Kiev đã thành công bắn chặn 12 mục tiêu trên không.

ngauk3

Một khách sạn bị hư hại nặng nề do bị Nga oanh kích tại Kiev, Ukraine, ngày 31/12/2022. © AP - Efrem Lukatsky

Theo thị trưởng Kiev Vitali Klitschko, vụ nổ ở quận Desnyanskyi sáng nay đã khiến một người bị thương. 

Trước đó, chính quyền Ukraine cho biết Nga cũng đã tấn công thủ đô Kiev và 7 vùng khác của Ukraine ngay trong đêm giao thừa, vào lúc chuyển sang năm mới. Một tên lửa đã rơi xuống trung tâm thủ đô Kiev, phá hủy phía bên ngoài của một khách sạn. Cảnh sát Kiev đã đăng tải trên mạng xã hội hình ảnh những mảnh vỡ của một drone, còn sót lại sau vụ nổ, với dòng chữ ghi bằng tiếng Nga : "Chúc mừng năm mới !" Vụ tấn công đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 50 người bị thương. 

Theo tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, sau đó, trong ngày hôm qua, Nga đã thực hiện 35 cuộc không kích, chủ yếu sử dụng drone Shaheh-136 và tất cả đều bị bắn hạ. Nga cũng đã bắn tên lửa vào vùng Kherson, nhắm vào một bệnh viện nhi của thành phố. 

Tuy nhiên, phía Nga chỉ xác nhận đã nhắm bắn vào các cơ sở sản xuất máy bay không người lái của Ukraine. Chính quyền phe ly khai thân Nga ở miền đông thì tố cáo quân đội Ukraine cũng đã tấn công vào Donetsk trong đêm giao thừa, khiến 15 người bị thương. 

Chi Phương

Published in Diễn đàn

Năm mới 2023 : Không có hưu chiến cho Ukraine

Minh Anh, RFI, 01/01/2023

Ngày 31/12/2022, người dân Ukraine bắt đầu năm 2023 giống như cách nước này kết thúc năm 2022 : Không có hưu chiến cho Năm mới. Nhiều thành phố của Ukraine, kể cả thủ đô Kiev hôm qua đã hứng chịu một trận mưa tên lửa mới từ Nga, khi chỉ mới bước qua năm 2023. 

uk1

Lính Ukraine đón Giao Thừa tại một trạm nghỉ quân sự ở vùng Donetsk, Ukraine, ngày 01/01/2023. Reuters - – Clodagh Kilcoyne

AFP cho biết, chỉ 30 phút sau khi bước qua năm mới, Nga ồ ạt dội tên lửa nhắm vào hai khu phố ở Kiev. Hiện chưa có thương vong nào được ghi nhận theo như đô trưởng thành phố Kiev, Vitali Klitschko, trên mạng Telegram. Về phần mình, thống đốc vùng Kiev Oleskiy Kouleba tuyên bố : "Đây chính là cách Nga chúc mừng năm mới chúng ta nhưng Ukraine sẽ bền gan chiến đấu". 

Trước đó, đầu chiều hôm qua, ít nhất có 11 vụ nổ đã vang lên tại thủ đô Kiev vào lúc người dân đang chuẩn bị đón năm mới. Theo giới chức tại Kiev, những vụ oanh kích này đã làm ít nhất một người chết và 22 người khác bị thương. 

Nhiều địa phương khác của Ukraine cũng bị oanh kích trong ngày cuối năm, nhất là tại thành phố Mykolaiv ở miền nam, Khmenlnytskyi ở miền tây Ukraine. Theo bộ tham mưu Ukraine, tổng cộng có đến 20 tên lửa hành trình được Nga bắn đi từ các chiếc oanh tạc cơ chiến lược xuất phát từ vùng biển Caspi, và 12 tên lửa trong số này đã bị hệ thống phòng không bắn chặn. 

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, trong bài diễn văn đầu năm gởi đến toàn dân, tuyên bố "Ukraine sẽ không tha thứ", khi cam kết rằng "sẽ không đặc xá cho những ai ra lệnh cho những cuộc tấn công này và những ai thực hiện chúng". Cũng theo nguyên thủ Ukraine, năm 2023 sẽ là năm của "chiến thắng" trong cuộc chiến chống Nga. 

Trong bối cảnh này, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong lời chúc năm mới gởi đến toàn dân, đã cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine "cho đến khi nào giành được chiến thắng". Ông tuyên bố "chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một nền hòa bình công bằng và bền vững. Hãy tin tưởng vào nước Pháp và hãy tin cậy vào Châu Âu". 

Minh Anh

*************************

Năm mới 2023 : Tổng thống Putin tố phương Tây "sử dụng" Ukraine để "chia rẽ nước Nga"

Minh Anh, RFI, 01/01/2023

Cùng thời điểm Kiev bị oanh kích trong những thời khắc đầu tiên của năm mới 2023, đài truyền hình Nga ở vùng Viễn Đông phát sóng bài diễn văn Năm mới của tổng thống Nga Vladimir Putin. Điểm thiết yếu trong các kỳ lễ mừng của Nga, năm nay có phần đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh tại Ukraine. 

uk2

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trên truyền hình gửi thông điệp chúc mừng năm mới, sau chuyến thăm tại một căn cứ quân sự ở Nga, 31/12/2022. AP - Mikhail Klimentyev

Theo AFP, thay cho khung cảnh điện Kremlin như thông thường, năm nay, tổng thống Nga đọc lời chúc mừng năm mới trước một nhóm quân nhân tham chiến ở Ukraine. Tại tổng hành dinh của quân khu miền nam, tổng thống Nga trước hết nhắc lại rằng năm 2022 vừa qua là một "năm của những quyết định khó khăn" và những "sự kiện chết người".

Chủ nhân điện Kremlin khẳng định "sự đúng đắn về đạo đức và lịch sử" là "đứng về phía nước Nga". Do vậy, theo ông, nước Nga "sẽ chiến đấu vì một nền độc lập thật sự, bảo vệ dân tộc Nga trên chính lãnh thổ lâu đời của Nga". Đó còn là một lời kêu gọi mà tổng thống Nga muốn gửi đến những vùng của Ukraine bị Nga sáp nhập hồi tháng Chín năm 2022. Vladimir Putin còn có lời tri ân các binh sĩ Nga tử trận trong "chiến dịch quân sự đặc biệt", khi xem họ như là những "anh hùng" hoàn thành một "nghĩa vụ thiêng liêng". 

Trong lời chúc đầu năm, tổng thống Putin còn đưa ra những dự phóng cho năm 2023. Đó sẽ là một năm quyết định "số phận cho nước Nga". Ông tố cáo một "cuộc chiến trừng phạt thực sự do phương Tây tiến hành chống lại nước Nga". Tổng thống Nga khẳng định "phương Tây đã nói dối chúng ta khi nói về hòa bình nhằm chuẩn bị tấn công nước Nga". Chủ nhân điện Kremlin lên án Hoa Kỳ và Châu Âu đang "dùng Ukraine và người dân Ukraine một cách gian xảo để làm suy yếu và chia rẽ nước Nga" trước khi hứa rằng "Nga rồi sẽ chiến thắng". 

Minh Anh

***************************

Tổng thống Vladimir Putin muốn Nga - Trung củng cố hợp tác quân sự

Thùy Dương, RFI, 31/12/2022

Trong cuộc gặp trực tuyến với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 30/12/2022, tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc và ca tụng sự chống đỡ của Bắc Kinh và Matxcơva trước "các sức ép" chưa từng có và sự khiêu khích từ Phương Tây. 

uk3

Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc hội đàm video với đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 30/12/2022. AP - Mikhail Klimentyev

Tổng thống Nga Putin hôm qua hy vọng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du cấp Nhà nước sang Nga vào mùa xuân 2023, để "chứng tỏ với toàn thế giới quan hệ gắn bó chặt chẽ" giữa hai nước. Theo AFP, trong suốt gần 8 phút, ông Putin đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng ngày càng lớn của mối quan hệ Nga - Trung như một nguồn tạo sự ổn định và sự cần thiết phải củng cố quan hệ quân sự song phương.

Ông Putin lưu ý, mối hợp tác quân sự và kỹ thuật giữa hai nước góp phần bảo vệ an ninh Nga - Trung. Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh hai cường quốc từ trước đã có "ý định củng cố quan hệ hợp tác giữa các lực lượng vũ trang của Nga và Trung Quốc".

Đáp lại, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược với Nga trong bối cảnh "khó khăn" nói chung trên thế giới.

Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm qua tỏ ý lo ngại về việc Trung Quốc ngả sang Nga. Hãng tin Reuters dẫn lời một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, cho rằng "Bắc Kinh khẳng định trung dung, nhưng cách hành xử của họ rõ ràng cho thấy Bắc Kinh vẫn luôn cam kết có các quan hệ mật thiết với Nga", vì thế "Washington đang theo dõi chặt chẽ hoạt động" của Trung Quốc.

Thùy Dương

***************************

Ukraine cảnh báo : Nga chuẩn bị "một làn sóng động viên mới"

Trọng Nghĩa, RFI, 31/12/2022

Trong một đoạn video được công bố ngày 30/12/2022, bộ trưởng quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cảnh báo các công dân Nga về việc giới lãnh đạo Matxcơva đang chuẩn bị một đợt động viên rầm rộ mới và lên kế hoạch đóng cửa biên giới trong vòng một tuần để tiến hành việc này.

uk4

Ảnh minh họa : Những người lính Nga bị động viên chờ lên xe lửa ở Volgograd, ngày 29/09/2022. AP

Phát biểu bằng tiếng Nga, bộ trưởng quốc phòng Ukraine lưu ý : "Tôi biết chắc rằng các bạn chỉ còn quyền lựa chọn trong khoảng một tuần nữa mà thôi… Vào đầu tháng Giêng, chính quyền Nga sẽ đóng cửa biên giới đối với với nam giới, tuyên bố thiết quân luật và bắt đầu một làn sóng động viên mới. Biên giới của Belarus cũng sẽ bị đóng".

Theo ông Reznikov, làn sóng gọi nhập ngũ mới này "liên quan đến cư dân của các thành phố lớn của Nga". Theo báo điện tử Ukraine Kyiv Independent, trong các đợt động viên vừa qua, hai thành phố lớn như Matxcơva hay Saint- Petersburg không bị nhiều ảnh hưởng, trong lúc gánh nặng chủ yếu dồn vào các sắc dân thiểu số tại các vùng khác.

Trong cùng ngày trước đó, trả lời phỏng vấn của đài BBC, ông Kyrylo Budanov, người đứng đầu cơ quan tình báo Ukraine, cho biết là vì thiếu quân, Nga đang lên kế hoạch cho một đợt động viên mới từ ngày 05/01/2023.

Về tình hình chiến sự, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tối hôm qua cho biết là lực lượng vũ trang trong nước vẫn giữ vững các vị trí chống lại quân Nga ở vùng Donbass và đang có những bước tiến bộ nhỏ ở một số khu vực.

Sau hàng loạt những vụ không kích của Nga, tổng thống Ukraine khẳng định rằng nước ông đã tăng cường năng lực phòng không và sẽ tăng cường hơn nữa trong năm tới để bảo đảm an ninh cho chính mình và toàn bộ lục địa Châu Âu.

Cũng trong ngày hôm qua, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên Minh cung cấp thêm vũ khí và đạn dược cho Ukraine. Về phần mình, bộ trưởng quốc phòng Anh Ben Wallace đã công bố khoảng viện trợ hơn "1.000 máy dò kim loại Vallon" và "100 bộ thiết bị gỡ bom", hoặc bộ dụng cụ chống nổ, để "giúp dọn sạch các bãi mìn" và đảm bảo an ninh cho "các vùng lãnh thổ được thu hồi, nhà ở của cư dân và cơ sở hạ tầng".

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế