Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thu phí người nuôi bệnh : Vô cảm và vô lý

Diễm Thi, RFA, 16/04/2019

Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 10 tháng 4 buộc phải dừng thu khoản phí 30.000 đồng/ngày cho người nuôi bệnh chỉ sau một ngày thực hiện do phản ứng của người nhà bệnh nhân.

ngheo1

Thân nhân người bệnh tại một bệnh viện ở Hà Hội tháng 5/2017. AFP

Bệnh viện Từ Dũ cũng thu 100.000 đồng từ người nuôi bệnh thứ hai trở đi từ nhiều năm nay ở một số khu dịch vụ cao, hậu sản, hậu phẫu...

Ông Long, một giáo viên ở Thủ Đức cho RFA biết suy nghĩ của ông về việc bệnh viện thu phí người nuôi bệnh :

"Không hợp lý và vô cảm. Bệnh viện có trách nhiệm chăm sóc cho bệnh nhân. Bệnh viện không làm tròn trách nhiệm nên người nhà phải vô chăm sóc. Người nhà đâu có chuyên môn, đâu có nghiệp vụ.

Về mặt nguyên tắc thu tiền khám chữa bệnh thì phải chăm sóc cho người bệnh. Bây giờ thành cái lệ là bác sĩ, y tá chỉ khám qua rồi người nhà bệnh nhân phải lo hết, từ chạy đi mua thuốc, chăm sóc …

Bây giờ ‘đẻ’ thêm chuyện thu phí người nuôi bệnh thì phải nói là tận thu của người nghèo".

Anh Hùng, một chủ dịch vụ giúp việc chuyên cho thuê người chăm sóc người bệnh từ Bắc tới Nam thì cho biết anh có nghe thông tin này và anh nghĩ Bộ Y tế phải bỏ quy định này đi vì có thu cách gì thì cũng là tiền của dân vào túi nhà nước :

"Chủ trương bệnh viện sẽ thu tiền người nuôi bệnh tôi nghe cách đây vài ba hôm. Tôi nghĩ chủ trương này sẽ phải bỏ thôi vì chi phí nằm hết trong viện phí rồi. Với một bệnh nhân nặng thì lương người nuôi bệnh là bảy triệu một tháng, một ngày hơn hai trăm. Bây giờ đóng thêm 30.000 đồng một ngày thì thu nhập của họ lại bị giảm sút. Nếu bắt người bệnh trả thì chi phí của họ lại tăng lên. Đằng nào thì tiền của người dân cũng vô túi nhà nước hết".

Các bệnh viện muốn thu phí người nuôi bệnh và được Bộ Y tế khẳng định việc thu phí này là hợp lý trong khi người dân cho rằng như thế là vô lý, là tận thu người nghèo.

Ông Nguyễn Viết Tiến, thứ trưởng thường trực Bộ Y tế lên tiếng với báo Thanh Niên trong một video clip hôm 15/04/2019 rằng "những cái gì thu hợp pháp thì vẫn là tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích miễn là không sai luật. Ví dụ những người vào ở trong bệnh viện người ta sử dụng điện, nước, vệ sinh… ảnh hưởng đến môi trường thì phải có nhân viên của bệnh viện hoặc phải thuê người đến xử lý thì phải trả lương cho người ta. Trả lương cho người sử dụng dịch vụ thì nguyên tắc phải trả tiền. Nhưng vấn đề là bao nhiêu một ngày cho phù hợp".

Theo phản ánh của người dân trên báo chí cũng như trên mạng xã hội thì giá phòng trong bệnh viện bị coi là quá mắc so với những khách sạn quanh đó đầy đủ tiện nghi. Không thể nói giá phòng trong bệnh viện mắc vì có bác sĩ, y tá chăm sóc được, bởi tiền khám chữa bệnh tính riêng, chi phí phòng riêng. Một phòng có ba, bốn giường lên đến hơn một triệu đồng một ngày. Bây giờ tính thêm tiền chi phí điện nước cho người nuôi bệnh thì quá vô lý.

Cô Tuyết ở quận Bình Thạnh, hiện đang chăm sóc mẹ trong bệnh viện Từ Dũ thì cho rằng thu như vậy là ăn tiền của dân nghèo bởi đa số những người vô bệnh viện nuôi người nhà là người nghèo, là những người từ dưới quê lên phải sống vật vạ trong bệnh viện với đủ thứ chi phí. Cô nói :

"Chuyện thu phí này là hết sức vô lý vì người bệnh phải đóng tiền chữa bệnh, tiền viện phí, tiền phòng, mà phòng thì rất mắc, tiền điện nước cũng rất mắc. Lấy thêm tiền người nuôi bệnh thì phải nói là ăn tiền của người ta".

Theo bảng giá phòng của bệnh viện Từ Dũ thì giá một phòng điều trị dịch vụ là từ 1.200.000 đồng (1 giường) đến 3.500.000 đồng (7 giường).

Trong bài viết về thu phí dịch vụ đối với người nuôi bệnh trên facebook cá nhân của mình, tiến sĩ Chu Mộng Long cho biết ông chỉ đồng tình với điều kiện phải cổ phần hóa 100% các bệnh viện có thu viện phí người bệnh lẫn người nuôi… ; Phải đăng ký các loại dịch vụ khám chữa bệnh, trong đó có cả dịch vụ cho người nuôi bệnh đảm bảo các tiêu chuẩn và giá cả do nhà nước quản lý… ; Các bệnh viện tự chi trả tiền quản lý và tiền lương cho bác sĩ mà không phải ăn lương, phụ cấp của nhà nước.

Ông kết luận dịch vụ là kinh doanh. Kinh doanh thì phải tự bỏ vốn ra. Không bỏ vốn đồng nào hoặc lấy vốn của nhân dân để kinh doanh là ăn đến tận con giun con sán của nhân dân chứ không phải ăn lãi !

Như vậy muốn thu tiền của người nuôi bệnh thì phải tư nhân hóa bệnh viện. Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, y tế tư nhân được huy động tham gia cung cấp dịch vụ y tế do y tế nhà nước không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân về khám chữa bệnh.

Thống kê của Hiệp hội bệnh viện Hoa kỳ (American Hospital Association) thì tại Mỹ có 6,210 bệnh viện nhưng chỉ có 208 bệnh viện của nhà nước.

Còn theo số liệu thống kê của Bộ Y tế thì Việt Nam chỉ có 219 bệnh viện tư với 15.781 giường bệnh, tức chỉ chiếm 16% tổng số bệnh viện trong cả nước. Mặc dù Nhà nước đã có những chính sách để thu hút vốn tư nhân đầu tư vào y tế, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều ‘vật cản’ khiến y tế tư nhân trì trệ.

Theo Hiệp hội Bệnh viện tư nhân thì hiện vẫn còn sự bất bình đẳng giữa y tế công và tư khi cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước được đầu tư về đất đai, cơ sở vật chất, trang bị nhân lực, trả lương, cấp kinh phí nghiên cứu khoa học, máy móc, thiết bị y tế…, thì cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phải tự trang trải kinh phí cho tất cả các lĩnh vực trên. Bên cạnh đó, bệnh viện tư nhân không được thanh toán phí điều trị nội trú bảo hiểm y tế. Những điều này là lực cản kìm hãm sự phát triển của y tế tư nhân.

Một vài bệnh viện công tại Việt Nam thay đổi hình thức thu bằng cách xây những khu nhà nghỉ cho người nhà bệnh nhân rồi cho thuê.

Ví dụ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, từ đầu năm 2019, khu nhà nghỉ cho người nuôi bệnh có quy mô 5 tầng với giá giường tầng là 30.000 và 50.000 đồng, giường đơn giá từ 250.000 đồng đến 400.000 đồng.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh 2 năm qua cũng xây dựng một khu riêng cho thân nhân nuôi bệnh nhân nằm hồi sức cấp cứu với 70 giường, có nhà vệ sinh, nơi giặt phơi, wifi miễn phí. Bệnh viện thu 10.000 đồng mỗi người, tính vào giá viện phí.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 16/04/2019

********************

Chó cắn áo rách

Cánh Cò, RFA, 15/04/2019

Báo Pháp luật hôm thứ Năm ngày 11/4 có bài viết : "Bộ y tế, thu phí người nuôi bệnh là hợp lý" thật sự làm dư luận trở nên bất an. Không thể gọi là shock hay quan tâm, vì vấn đề thu tiền của dân ngày một tùy tiện, bất kể nơi đâu, lúc nào của nhà nước đã thức sự gây mối bất an trong quần chúng khi ai cũng sẽ là người nuôi bệnh trong một lúc nào đó suốt cuộc đời mình.

ngheo2

Chó cắn áo rách - Ảnh minh họa

Vấn đề không phải ở vài trăm ngàn phải trả cho bệnh viện, nó nằm ở chỗ cách thức nhà nước đối xử với người dân của mình.

Từ nhiều năm qua bệnh viện Việt Nam đã được Bộ y tế cho phép tự cân đối thu chi nên mọi quyết định về tiền nong đối với bệnh nhân điều được Ban giám đốc bệnh viện nghĩ ra và duyệt xét. Tuy nhiên sau bao năm, cách thức đầu voi đuôi chuột này tỏ ra không mấy hiệu quả, bệnh viện ngày một quá tải, bệnh nhân 4 người thậm chí có nơi 6 người một giường là hình ảnh chung rất điển hình của bệnh viện công ngày nay. Bộ Y tế gần như bất lực trước thảm trạng này và các bệnh viện tự chòi đạp trong sự thiếu thốn ngân sách để giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nhân đạo.

ngheo3

Bệnh nhân 4 người thậm chí có nơi 6 người một giường là hình ảnh chung rất điển hình của bệnh viện công ngày nay

Túng quá hóa liều, mặc dù biết rằng đưa ra quyết định thu tiền người nhà của bệnh nhân là một giải pháp thiếu nhân văn nhưng thừa phản cảm vẫn được nhiều bệnh viện bàn đến. Bài báo nêu ý kiến của Bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, theo ông thì hiện nay do giá viện phí chưa được tính đúng, tính đủ nên Bệnh viện gặp không ít khó khăn và giải pháp thu tiền người nhà bệnh nhân có thể sẽ được nghĩ tới. Còn Bác sĩ Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ Tại khu dịch vụ Bệnh viện Từ Dũ, người nuôi bệnh thứ nhất không phải đóng phí, người thứ hai phải đóng phí 100.000 đồng/ngày.

Bệnh nhân nằm tại các bệnh viện công đại đa số là người lao động nghèo tại thành phố hoặc ngoại tỉnh kéo về. Không ai trong số họ mong muốn "được" nằm lăn lóc dọc lối đi hay chen nhau chui xuống gầm giường để nghỉ mệt trong thoáng chốc. Vệ sinh cơ thể chắc chắn là thiếu thốn vì không được tắm rửa hay giặt giũ, chỉ vài lít nước phông tên giải quyết cái khát hay dùng để nấu mì gói qua ngày không thể gọi là tiện ích công cộng được.

Không chỉ các bệnh viện công có suy nghĩ thu tiền người nhà bệnh nhân mà giới chức y tế cao cấp nhất cũng đồng tình. thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng hiện nay các Bệnh viện đã thực hiện tự chủ tài chính, chủ trương của Bộ Y tế cố gắng tạo điều kiện cho các cơ sở y tế làm chủ về kinh phí để có nguồn trả lương cho nhân viên và thực hiện nhiều công tác khác. Do đó theo thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, những khoản thu hợp pháp, không sai luật thì Bệnh viện vẫn được quyền thu.

Dĩ nhiên là pháp luật không cấm những cái được gọi là "quyền" đó nhưng thử hỏi, tiền thuế mà người dân đóng cho nhà nước là gì ? Người dân có "quyền" hưởng lợi ích về an sinh xã hội trong đó có quyền được dùng những phương tiện tối thiểu tại các cơ quan nhà nước hay không ?

Nếu bệnh viện công nào cũng có chính sách thu tiền người nhà của bệnh nhân thì những nơi này có gì để cung cấp cho người dân mà đòi thu tiền như một thứ lệ phí. Nước ư ? Bao nhiêu lít nước cho mỗi người một ngày để phải đóng tới 3 trăm ngàn cho mỗi người ở lại ? Hành lang bệnh viện ư ? Bao nhiêu mét vuông cho một chỗ nằm đáng được gọi là nơi nghỉ ngơi cho một con người ? Nhà cầu, quạt trần, điện đóm nếu tính ra thì mỗi đầu người như vậy tiêu tốn hết bao nhiêu ?

Cứ tính cho chính xác và hạch toán như một công ty tư doanh làm bất cứ điều gì cũng phải có lợi rồi công khai trước dư luận xem người dân ứng phó ra sao rồi hẵng thu tiền của họ. Tuy nhiên cho dù có hợp lý thế nào trong tính toán vẫn không che được cái bất hợp lý lớn nhất trong hệ thống y tế của Việt Nam.

Đó là tính chất nhân đạo đúng nghĩa mà một bệnh viện dù tư nhân hay công lập cũng đều phải thấu hiểu.

Đã hơn 40 năm người dân Miền Nam trải qua cuộc đổi đời lớn nhất của dân tộc. Cái mà họ hy vọng nhất là cuộc sống thoải mái, xã hội bình đẳng và chính phủ biết lo lắng cho người dân. Cả ba ước ao ấy vẫn chưa bao giờ ló dạng mặc dù cây kim chỉ thời gian đã sắp chạm ngưỡng nửa thế kỷ sau ngày giải phóng.

Cuộc sống của người dân có thoải mái theo nghĩa đen lẫn bóng vẫn chưa định dạng, xã hội không hề có khái niệm bình đẳng vì các hố sâu ngăn cách giàu-nghèo, cán bộ-nhân dân vẫn hàng ngày hiển hiện khắp nơi. Chính phủ đẩy nỗi lo cho nhân dân vào cụm từ xã hội hóa nhưng thình thoảng châm vào vài ba ý tưởng nghịch lý đến khó hiều về mọi vấn đề quốc kế dân sinh.

Tất cả đang đẩy người dân vào con đường không những cùng khổ mà còn bị khinh miệt đến đau lòng.

Bệnh viện là nơi cứu người và bệnh nhân có bổn phận phải thanh toán viện phí là điều không ai chối cãi, tuy nhiên nếu vì chân lý này lại rắp tâm leo thêm một bậc nữa thì trở thành trấn lột hợp pháp không khác gì các BOT bẩn tràn ngập trên các quốc lộ hiện nay.

Ngành y từ nhiều năm qua vốn dĩ không được người dân xem trọng vì cả hai mặt : Bác sĩ, nhân viên thi nhau hành hạ bệnh nhân qua các hình thức đòi quà mới nhận được dịch vụ tốt nhất. Cạnh đó là tâm lý con nhà quan, xem bác sĩ như người phục dịch đã khiến cho quan hệ hai bên ngày một cách xa và cả hai nhìn nhau với đôi mắt ngờ vực thay vì thân thiện.

Nay, nếu thu thêm lệ phí của người nuôi bệnh thì khác nào châm thêm xăng vào nhúm lửa đang âm ỉ cháy trong các nơi được gọi là nhà thương. Hình ảnh không mấy đẹp đẽ của các bệnh viện công rồi đây sẽ tăng thêm lời nhiếc móc, sỉ vả mà giới áo trắng là người lãnh đủ hậu quả của vài đồng tiến lẻ từ người dân nghèo khó.

Chính phủ có thể chi vài ngàn tỷ cho một dự án có vấn đề nhưng lại rất "tiết kiệm" vài trăm tỷ cho sự an lòng của người cùng khổ.

Nói theo dân gian, chó chỉ thích cắn người áo rách.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 15/04/2019 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn

Notre Dame de Paris bốc cháy

Từ Thức, 17/04/2019

Hỏa hoạn thiêu rụi nóc Thánh đường Notre Dame de Paris đã bị dập tắt vào khoảng ba giờ sáng nay. Lính cứu hỏa vẫn tiếp tục làm việc để bảo đảm không còn một ngọn lửa nào có thể bùng cháy trở lại. Việc trước mắt là điều tra nguyên nhân hoả hoạn và gây quỹ tái thiết một kỳ công của nghệ thuật kiến trúc ra đời từ thế kỷ 12.

bocchay1

Thánh đường Notre Dame de Paris bốc cháy

Nóc nhà thờ hầu hết bằng gỗ chêne đã bốc cháy từ 18 giờ 50 ngày thứ Hai 15/ 04 . Mũi tên (la flèche) trên nóc nhà thờ, cao 96 mét, nhìn thấy từ xa rực lửa đã sụp đổ đầu tiên. Lính cứu hỏa đã chiến đấu tích cực, và từ 22h50 cho hay đã cứu được hai tháp (tours), mặt tiền và sườn (cơ cấu kiến trúc căn bản) nhà thờ, một yếu tố quan trọng trong công cuộc tái thiết.

Tổng thống Pháp tuyên bố "chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng lại Notre Dame", vì nhà thờ Đức Bà là bảo vật chung của nhân loại.

Một cuộc quyên góp rộng lớn sẽ được phát động trong những ngày tới, nhưng nhiều foundations đã hứa đóng góp hàng trăm triệu Euros. Chính phủ Pháp sẽ vận động những chuyên gia trên khắp thế giới để xây lại một Notre Dame như cũ, nhưng vững chắc hơn

850 năm lịch sử

Hai phần ba nóc nhà thờ, những tấm tranh lớn vô giá đã bị thiêu rụi, nhưng một phần kho tàng nghệ thuật và lịch sử trong ngôi nhà thờ xây cất tại trung tâm thành phố từ 850 năm đã được bảo toàn.

Trên 400 lính cứu hỏa với 18 giàn phun nước từ sông Seine ngay bên cạnh, đã làm việc tích cực, nhưng hầu như bất lực trước ngọn lửa vũ bão. May mà người ta đã không dùng máy bay chữa cháy, như Donald Trump khuyên từ những phút đầu, vì theo các chuyên viên, sức nước quá mạnh từ máy bay đổ xuống sẽ làm sụp luôn toàn bộ nhà thờ. Hỏa hoạn đã được báo động nhanh chóng, không một thiệt hại nhân mạng nào cho 2000 người đang có mặt trong khuôn viên nhà thờ.

Vương miện gai

Ban trị sự Notre Dame cho hay một số di sản văn hóa cuả nhà thờ đã được cứu khỏi ngọn lửa, hiện lưu trữ ở toà thị chính Paris, trong đó có vương miện gai Chúa Jésus đội đầu khi bị đóng đinh trên thánh giá.

Những bức tranh lớn, những thảm quý treo tường đã bị lửa thiêu hủy, nhưng nhiều tranh nhỏ, một số cửa kính muôn màu (vitraux) và một phần kho tàng nghệ thuật còn nguyên vẹn. Cây đàn ống (grand orgue), một tác phẩm nghệ thuật trong nhà thờ từ 6 thế kỷ bị hư hại, nhưng có thể sửa chữa.

Quan trọng nhất đối với tín đồ tôn giáo là vương miện bằng gai nhọn (couronne d’épines) mà hàng triệu người hành hương đến chiêm ngưỡng đã thoát khỏi mồi lửa. Trước khi đóng đinh, những người lính La Mã, để chế diễu Jésus, đã đội lên đầu ngài một vương miện bằng cỏ gai. Vương miện gai đã được lưu giữ, truyền tay từ vương quốc này sang vương quốc khác, trước khi được trao tặng cho vua Pháp St Louis từ năm 1239.

Tới nay, khoa học chưa xác nhận vương miện gai thực sự thuộc về Chúa, nhưng là một thánh tích cực kỳ linh thiêng đối với giáo dân trên khắp thế giới từ 16 thế kỷ. Vương miện gai, từ 1896, được đặt trong một ống tròn bằng pha lê mạ vàng.

Đứng vững ngàn năm

Thật buồn và khó tin nổi là ngôi nhà thờ khởi công xây từ thế kỷ 12, đã chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, đã đứng vững trước bão tố, chiến tranh, khủng bố đã bị thiêu rụi trong vài giờ vì tai nạn trong cuộc trùng tu.

Đầu tháng, người ta đã dùng trực thăng gỡ 16 bức tương cao trên 3 thước rưỡi trên nóc nhà thờ, để khởi đầu công cuộc trùng tu nhà thờ dự trù kéo dài 3 năm, với ngân khoản khởi đầu trên 6 triệu Euros.

Những giàn gỗ cất chung quanh nhà thờ để công nhân làm việc đã góp phần cho mồi lửa cháy nhanh hơn và mãnh liệt hơn. Cảnh sát sẽ điều tra để biết rõ nguyên nhân của hỏa hoạn.

Xây cất từ đầu thế kỷ 12, tới đầu thế kỷ 14 mới hoàn tất, Notre Dame de Paris là một trong những kiến trúc cổ kính nhất ở Âu Châu. Mỗi năm, nhà thờ đón tiếp từ 12 tới 14 triệu du khách.

Cùng với tháp Eiffel, Notre Dame de Paris tiêu biểu cho Paris, cho nước Pháp và một phần văn hóa nhân loại.

Notre Dame cháy, Paris mang một vết sẹo lớn trên mặt, nhức nhối.

Trầm cảm tập thể

Sáng nay, 16 tháng Tư, Paris thức dậy trong không khí ảm đạm của một ngày tang. Mỗi người cảm thấy mất mát, đau xót, như vừa đưa tang một người thân. Kể cả những nguời không theo Thiên Chúa giáo, kể cả những người chưa bao giờ đặt chân tới nhà thờ

Sáng sớm, xuống uống café ở một tiệm gần nhà. Quán café đông hơn thường lệ. Có những lúc người ta không muốn ngồi một mình, muốn ở giữa những người khác. Câu chuyện xoay quanh hỏa hoạn Notre Dame.

Không ai cười đùa, kể chuyện tiếu lâm như thường lệ. Quầy café là nơi người ta trao đổi những câu chuyện tếu. Có người đã thu thập những chuyện tiếu lâm, những câu nói buồn cười hay ngớ ngẩn in thành sách, gọi là " Brèves de Comptoir " (Trao đổi bên quầy café) .

Mặt người nào cũng buồn xo, như đưa đám. Y khoa nói tới hiện tượng trầm cảm tập thể. Dépression collective. Ông Tây bên cạnh, vốn ba hoa, nói : "c’est bien triste, tout ça" (đáng buồn thật) rồi ngậm tăm cả buổi, không nói gì nữa. Một bà : suốt đêm hôm qua trằn trọc, không ngủ được Nghe như tiếng thở dài. Hay tiếng khóc. Sáng nay, mỗi người thấy mất mát một cái gì đó.

Paris 16/04/2019

Từ Thức

Nguồn : tuthuc-paris-blog.com, 16/04/2019

Tham khảo :

http://www.rfi.fr/diaporama/20190416-cathedrale-notre-dame-paris-joyau-architecture-medievale-devoree-flammes

******************

Notre Dame de Paris, khi một linh hồn vĩnh viễn ra đi

Tôi viết những dòng này không bằng những giọt mực mà bằng những giọt nước mắt. Những giọt nước mắt nhỏ xuống một linh hồn của nước Pháp vừa cất cánh bay vào vĩnh cửu và sẽ không bao giờ trở lại.

dame1

Thánh đường Notre Dame Paris trước ngày 15/04/2019

Linh hồn của Thánh đường Notre Dame Paris đã ra đi. Linh hồn của chàng Quasimodo tật nguyền, song có trái tim nhân hậu, trong sáng, đã xả thân cứu cô gái di gan Esmeranda trong tiểu thuyết 'Thằng Gù nhà thờ Đức bà' không còn chốn quay về dưới mái vòm 800 năm tuổi nữa rồi.

Ngọn lửa cuồng nộ

Tám thế kỷ tồn tại, trải qua những cuộc chiến tranh tôn giáo, cuộc cách mạng Pháp 1789 cướp đi đầu của Vua Louis XVI, Hoàng hậu Marie-Antoinette d'Autriche, Công xã Paris quật mộ các vua chúa trong các thánh đường, những ngày năm 1871 quân Phổ kéo thần công và gươm giáo kỵ binh đen ngập Paris, ngày quân phát xít duyệt binh trên quảng trường Khải Hoàn Môn đau đớn, tủi nhục năm 1940 ấy… Notre-Dame vẫn tồn tại, vẫn thơ mộng như một lời an ủi bằng sự trường tồn của mình rằng bóng tối sẽ qua đi. Vậy mà sao có ngày hôm nay, tháng Tư, ngày 15 của Thế kỷ 21 ?

Buổi tối Định mệnh gọi tên linh hồn của Paris, các bạn Pháp của tôi trở nên cuồng phẫn. Họ thét gào, phẫn uất, "Thời đại này, với những công nghệ, những 4.0, với máy bay chống cháy, với trực thăng, những ông nghị, những nhà rao giảng đạo đức… chúng mày đi đâu hết rồi mà để lửa thiêu như thế ? Sao các người có đổ tại gió, tại đường xá, người đi… Ôi, những thần linh, các ngài ở đâu trong giờ phút này ? Làm gì đây với bất hạnh khủng khiếp này ?".

Chẳng còn ai bình tĩnh nổi khi nhìn ngọn lửa réo gào, hung hãn quật đổ ngọn tháp cao 96m.

Họ như cảm nhận lại cảnh tòa Tháp Đôi tại New York bị nung chảy và sụt xuống ngày 11/9 đau thương. Mà cuối tuần là Chủ nhật Lễ Phục Sinh (Pâques) rồi, Lễ trọng nhất trong cuộc sống tâm linh của người Công giáo.

dame2

Tổng thống Emmanuel Macron nói đây là một "bi kịch khủng khiếp" và cam kết sẽ phục chế lại nhà thờ

'Trái tim Paris'

Với người Pháp, Notre Dame de Paris không thuần chỉ là một công trình kiến trúc. "Đó là trái tim Paris, nơi tình thương của Chúa trên trời chia sẻ cho thành phố", Đức cha Tổng giám mục Chánh tòa Philipe de Maistre nói.

Người ta tin rằng vào thời kỳ đầu, kỷ nguyên Kitô giáo đã tồn tại trên khu vực của nhà thờ Đức Bà hiện nay, cũng là nơi phát tích của thành phố Paris. Năm 1771, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những nền móng của Thánh đường thờ thần Jupiter thời kỳ trung đại, sau đó vào Thế kỷ 4 (trước năm 452 sau CN), một ngôi nhà thờ khác thế chỗ cho phế tích này là nhà thờ St. Etienne.

Trước sự bùng nổ dân số, Paris bức thiết cần có một chốn giao lưu mới cho tín hữu. Các chuyên gia ước tính rằng dân số Paris đi qua trong một vài năm từ 25.000 cư dân vào năm 1180, bắt đầu triều đại Vua Philip II Augustus vào năm 1220, đã tăng lên thành 50.000 người, biến Paris thành thành phố Thiên Chúa giáo lớn nhất ở Châu Âu, sau Rome.

Năm 1160, những viên đá đầu tiên, trong số đó là những phiến đá của các thánh đường trước đó được gọt đẽo lại, được thu thập cho việc khởi công xây dựng Notre Dame Paris tại vị thế hiện nay, dưới sự hiện diện của Giáo hoàng Alexandre III, Vua Pháp Louis VII và Giám mục Maurice de Sully.

Tên của kiến trúc sư đầu tiên đã không được nhắc tới. Giám mục Maurice de Sully chỉ đạo công việc xây dựng cho tới năm 1196, rồi tiếp tục bởi Giám mục Eudes de Sully.

Việc thi công đầu tiên gồm bốn giai đoạn chính :

1163-1182 : Xây dựng điện và hai hành lang chính diện

1182-1190 : Xây dựng hai gian cuối, các gian bên và diễn đàn

1190-1225 : Xây dựng mặt ngoài, hai gian đầu của nhà thờ

1225-1250 : Xây dựng hành lang thượng, hai tháp cùng thay đổi, mở rộng các cửa sổ

1350 : Chính thức xây dựng xong

Các xây dựng tiếp theo từ cuối Thế kỷ 13 cho tới đầu Thế kỷ 14. Tên tuổi các kiến trúc sư được ghi lại có Jean de Chelles, Pierre de Montreuil, Pierre de Chelles, Jean Ravy và Jean le Bouteiller.

Việc xây dựng kéo dài đến 200 năm, nên kiến trúc Notre Dame de Paris mang nhiều phong cách. Song không vì thế mà vị thế của Notre Dame bị gièm pha hay ghẻ lạnh.

Gắn liền với lịch sử, tôn giáo

Hoàng đế Pháp được biết đến nhiều nhất, cũng là người viết ra bộ Dân Luật ảnh hưởng rất nhiều tới các bộ luật dân sự trên toàn thế giới là Napoleon Bonaparte đã cử hành hôn lễ ngày 2/12/1804 tại Notre Dame de Paris.

00613957

Lễ tấn phong Hoàng đế Napoleon Bonaparte được cử hành tại Thánh đường Notre Dame de Paris ngày 2/12/1804

Napoleon cũng chỉ nối bước theo vết chân của một vị vua Pháp khác cũng lẫy lừng không kém, cũng để lại thánh tích tại Notre Dame de Paris.

Đó là Vua Louis IX, được phong thánh vào ngày 11/08/1297 dưới tên Thánh Louis bởi Giáo hoàng Boniface VIII, cùng sự có mặt của Vua Philip IV.

Thánh Louis (Saint Louis) đóng vai trò vĩ đại như Sa hoàng Nga Petrer le Great (1672-1725), nhưng trước đó cả bốn thế kỷ.

Một ông vua được lưu truyền về những đạo luật ngăn cản việc tra tấn, nhục hình hay trả thù trong các phiên tòa sử tại các lãnh địa của các thân vương, hay đưa nền tảng luật 'bào chữa vô tội' đối với bị can.

Những tệ nạn xã hội như tội báng bổ, đánh bạc, cho vay lãi và mại dâm đều có khung hình trừng phạt. Dân oan có quyền kháng cáo lên tận của vua, nhờ phán xử lại.

Thậm chí việc xung đột, tranh chấp đất đai, lãnh thổ giữa các quốc gia hoặc lãnh địa của các thân vương được khuyến nghị bằng Hội đồng hòa giải với lời mời các Nhà nước quân chủ khác tại Châu Âu.

Danh tiếng của Saint Louis vượt qua biên giới Pháp. Dưới triều đại của ông, một đồng tiền tệ duy nhất lưu hành trong Vương quốc và tiền thân của Nghị viện và Tòa án được thành lập, nền tảng của Đại học Sorbonne được xây dựng.

Rất ngoan đạo, nhân ái, Vua Louis đã cho xây dựng nhiều nhà thờ, tu viện và nhà tế bần, giúp đỡ dân nghèo, xây dựng Thánh Đường Sainte Chapelle vào năm 1242.

dame4

Một buổi lễ trình diễn ánh sáng có tên 'Dame de Coeur' bên trong Notre-Dame trong dịp kỷ niệm 100 năm Đệ nhất Thế chiến, hồi 10/2018

Trong tầng hầm của Notre Dame còn gìn giữ chiếc áo choàng trắng của Thánh Louis, và được coi là bảo vật quốc gia. May mắn thay, theo thông báo mới nhất thì hỏa hoạn không đụng chạm được tới thánh tích này.

Vua Louis cũng là một trong những thủ lĩnh của Cuộc Thập tự chinh thứ bảy giải phóng đất Thánh cùng với các vương hầu Robert of Artois, Alphonse of Poitiers và Charles of Anjou.

Một trong những thánh tích được St.Louis mua về năm 1239 và cũng gìn giữ tại Notre Dame de Paris trong một vòng pha lê rút chân không là chiếc vòng gai được cho là đội trên đầu Chúa Jesus ngày chịu nạn.

Chiếc 'vương miện' bện bằng rơm và cỏ gai này do các binh lính Roma nhạo báng Chúa đặt lên đầu người khi người nói mình là 'vua xứ Nazareth'. Thông báo đầu tiên ngay sau vụ hỏa hoạn là những báu vật kể trên đã được đưa về Tòa thị Chính Paris bảo quản.

St. Louis cũng đã từng đứng đây, trước Quảng trường nhà thờ này năm 1270 đọc di chiếu của mình trước khi đáp thuyền mở đầu cuộc Thập Tự chinh thứ tám. Và vĩnh viễn ra đi.

dame5

Do đang trong giai đoạn trùng tu nên nhiều bức tượng của Nhà thờ Đức Bà Paris đã được đưa đi trước khi xảy ra vụ hỏa hoạn

Đơn cử thêm những sự kiện quan trọng khác đã diễn ra tại đây :

  • Vua Henri VI d' Angleterre lên ngôi ở năm 1431, kết thúc cuộc chiến tranh 100 năm (1337-1453).
  • Năm 1447, vua Charles VII cử lễ cầu hồn sau khi giành lại Paris.
  • Năm 1456, làm lễ phục hồi lại danh dự cho Jeane d'Arc, bị xử tử vì kết tội tà giáo, trở thành Nữ Thánh của nước Pháp sau này.

- 24/04/1558, hoàng hậu, vua xứ Scotland cử hành hôn lễ với François II.

- Napoleon III cử hành hôn lễ ngày 30/01/1853.

- Ngày 26/8/1944, bản Thánh ca Magnificat cất lên tại đây trong Ngày Giải phóng Paris khỏi tay phát xít.

- Tháng 8/2008, Giáo hoàng Benoit XVI đã làm Thánh lễ tại Notre Dame.

- 15/11/2015, lễ tưởng niệm những vong hồn vụ khủng bố Paris cũng được cử hành trọng thể tại Notre Dame

Khi mới đến Paris, Notre Dame de Paris cũng là nơi tôi đón nghe những bài học tiếng Pháp đầu tiên.

Thầy Bảo, giáo sư của trường Quốc học Huế năm đó đã 95 tuổi, sau những buổi chiều dạy tôi phát âm tại nhà thầy thường khuyên tôi nên đi ra nhà thờ nghe các thánh lễ.

Buổi đầu đến đây, tôi không để ý là đổi giờ mùa đông sang mùa hè, nên đến sớm hơn một tiếng.

Tại đây tôi cũng gặp một cô gái Ba Lan cũng ở tình trạng tương tự. Cả hai cùng cười về sự vô tâm, song cũng là cái duyên thành bạn. Cô gái chia cho tôi nửa chiếc bánh croissant, chiếc bánh mang nỗi nhớ của Hoàng hậu Antoinette từ nước Áo xa xôi tới đất này, dạy dân Pháp làm. Cũng vì nhắc tới chiếc bánh croissant mà vợ vua Louis XVI bị rơi đầu, khi bà nói 'Chúng nó không có bánh mỳ thì cho ăn bánh croissant'.

Hôm nay quay lại chốn này, hồi tưởng lại những ngày đi học. Nhìn lại kè đa, nơi thời xa vắng mà hai đứa ngồi ngắm nhìn những chiếc du thuyền vui vẻ trôi trên dòng Seine.

Quasimodo, linh hồn chàng tạm trú ngụ trên những vòm cây quanh đây vậy nhé. Chữa xong Notre Dame thì về.

Không có Notre Dame, sông Seine côi cút làm sao.

Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo tự do sống tại Paris, Pháp.

Nguyễn Cao Phong, BBC, 16/04/2019

******************

Chỉ quân nhà nghèo mới khóc thương di sản !

Tre, RFA, 17/04/20149

Giời, đúng là quân thực dân. Cháy có mỗi tí cái nhà thờ già cỗi cũng khóc ầm lên. Tại vì ít di sản quá đấy mà, chứ giàu như Việt Nam di sản cả rổ thì buồn buồn đốt chơi vài cái cũng vô tư thôi chứ đáng gì mà khóc ?

dame6

Hình minh họa. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn với kiến trúc hao hao Notre Dame ở Paris, Pháp, bị cháy hôm 15/04/2019 - AFP

Đây ngay ở Sài Gòn có một nhà thờ đệ của Notre Dame Paris đây, cũng được gọi là Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, với kiến trúc hao hao Notre Dame. Nằm giữa trái tim Sài Gòn, trong không gian đầy lá xanh và những cánh bồ câu xây tròn bay liệng. Xây bằng những viên gạch trần đỏ ong không mọc rêu mang từ Pháp qua. Gần 150 năm, qua bao binh lửa, hai ngọn tháp mũi tên vẫn kiêu hãnh vút lên trời.

Nhà thờ Đức bà Sài Gòn đẹp như thế, nên rất nhiều người Việt Nam đến đây muốn để lại dấu ấn. Họ viết, vẽ bằng bút mực, bút xóa màu trắng lên những viên gạch, họ dùng cả vật nhọn khắc thật sâu. Những góc khuất của nhà thờ (nhìn từ trên xuống, nhà thờ mang hình chiếc thánh giá), người ta đái vào thật đẫm, đến nỗi gạch không bao giờ khô nổi, chuyển màu nâu và tróc lở, rơi rụng từng mảng. Cha xứ phải quây rào sắt và dán bảng thông báo nơi tôn nghiêm, thì người ta đái luôn vào rào sắt.

dame7

Một phần bức tường Nhà thờ Đức Bà ở Thành phố Hồ Chí Minh Photo by Tre

Đấy là nhà thờ.

Di tích quốc gia chùa Sổ (huyện Thanh Oai, Hà Nội) được mô tả "xây dựng từ thời Mạc, đến năm 1634 được tu sửa, tạc thêm 20 pho tượng và đúc chuông, lưu giữ một phong cách kiến trúc độc đáo với những viên gạch đất nung, hòm sớ thời Mạc, trang trí các hình rồng, cua, lân, hoa cúc, rắn, ngựa long mã, rùa, hổ, chim, thỏ…". Báo chí Việt Nam viết : "Năm 2014, đoàn kiểm tra của Bộ Văn hóa-Thông tin-Du lịch đến kiểm tra chỉ biết thở dài. Vì giống như ở đình Hương Canh (tỉnh Vĩnh Phúc) cũng được trùng tu trong năm ấy, những người thợ được thuê trùng tu đã dỡ ngói bằng cách dùng cuốc xẻng bổ vỡ mái ngói rồi gạt thẳng từ trên xuống".

Quang cảnh được đoàn kiểm tra nói trên tả lại là "như một đống đổ nát sau chiến tranh".

Notre Dame 855 tuổi. Chùa Sổ mới chừng… gần 2.000 tuổi thôi.

Di tích quốc gia chùa Đậu (Hà Nội), được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên Trong cuốn sách bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp đầu thế kỷ thứ III (năm 200 - 210) hiện còn cất giữ tại chùa, có ghi rõ sự tích nàng Man Nương và Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Việt Nam, là nơi lưu giữ chứng tích của sự phát triển Phật giáo ở Việt Nam. Vì vậy, chùa còn có tên gọi khác là chùa Vua, chùa Bà.

Cũng theo "Sách đồng", chùa Đậu được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, cách đây gần 2000 năm. Chùa đã được nhiều đời vua chúa sau đó sửa chữa, tôn tạo và được gọi là Đệ nhất đại danh lam.

dame8

Các bức tượng La Hán ở Chùa Đậu (Hà Nội). Photo by Tre

Nhưng theo tác giả Trinh Nguyễn (Báo Thanh Niên), lần tu tạo mới nhất, người ta đã tô môi, sơn móng tay móng chân đỏ chót và bóng loáng cho… các bức tượng La Hán trong chùa. Tác giả Trinh Nguyễn viết : "Giáo sư Trần Lâm Biền, một chuyên gia mỹ thuật cổ, đánh giá : Đấy là xu hướng đĩ thõa hóa tượng".

Di tích quốc gia đặc biệt, đền Gióng (Hà Nội) ít nhất hơn ngàn năm tuổi. Nhưng trong lần tu bổ gần nhất, những mảng gỗ chạm khắc nghệ thuật và vì kèo từ thế kỷ 17, 18 đã bị sơn một lớp sơn đỏ rực rất dày lên toàn bộ chi tiết khiến không thể phục hồi như cũ. "Chuyên gia mỹ thuật sau giám định cho biết, nếu bóc lớp sơn này đi sẽ làm hỏng mảng chạm tốt nhất, đẹp nhất ở đây"(trích báo Thanh Niên).

Hang động đá vôi Đầu Gỗ ở Hạ Long, được tạo thành từ cách đây 2 triệu năm, di sản UNESCO, được một doanh nghiệp tổ chức hòa nhạc bên trong cho 150 người dự, thắp nhiều nến và đóng cọc thẳng vào những cột đá.

Vẫn theo báo chí Việt Nam, năm 2013, suối Khe Thẻ tại di sản thế giới, thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam) gây kinh ngạc cho giới bảo tồn vì được đổ bê tông làm kè cứng. Trưởng ban quản lý khu di tích Mỹ Sơn giải thích do mùa lũ dòng suối này chảy rất dữ, gây xói lở và sắp làm nghiêng một tháp cổ nên phải làm vậy. Lịch sử bảo tồn cho thấy trước kia người Pháp đã từng làm đập để can thiệp dòng chảy của suối Khe Thẻ nhưng không thành công, do vậy những giải pháp cực đoan này không được xem là tối ưu. tha

Cùng tuổi với Notre Dame có ngọn tháp Chăm hùng vĩ mang tên Po Klong G’Rai nằm trên đồi Trầu, TP Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Đây được đánh giá là ngọn tháp đẹp nhất còn lại, là di tích đặc biệt cấp quốc gia và cho đến tận bây giờ vẫn là nơi tế lễ của cộng đồng người Chăm. Cũng như nhiều di tích khác, tháp được du khách viết, vẽ, khắc lên những viên gạch không nung hiếm có, trèo lên chụp ảnh bất chấp biển cảnh báo gây tổn thương cho tháp. 

dame9

Tháp Po Klong G’Rai, Phan Rang Photo by Tre

Trong lòng một ngọn tháp Chăm khác là tháp Po Sha Inư tại Bình Thuận, được xây dựng từ thế kỷ 15, là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, người viết bài này có lần tận mắt chứng kiến một chiếc chiếu cũ nát cuộn tròn trong lòng tháp, cùng với đầy phân dơi.

Thôi nói túm lại, hầu như bất cứ di sản chùa chiền nhà thờ đình miếu đền quán nào của Việt Nam cũng đã và đang bị xâm phạm thô bạo. Phổ biến nhất là viết vẽ khắc chạm, đóng đinh… lên chính di sản, phổ biến nhì là trùng tu theo cách phá hoại.

Tính đến năm 2014, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Trong số di tích quốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt, 8 di sản thế giới. Ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới (vịnh Hạ Long, vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và cao nguyên đá Đồng Văn), Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

Ấy thế nhưng chẳng thấy ngôi sao MC nào nửa đêm chợt bừng giấc hoang mang khóc nghẹn cho những di sản tuyệt vời ấy cả.

Giàu mà lị ! Phong cách quý s’ tộc nó phải coi khinh mọi sự như thế chứ ai như bọn nhà nghèo Pháp mất có tí cái tháp gỗ cũ mốc meo cũng khóc ầm cả lên, lêu lêu, rõ xấu !

Tre

Nguồn : RFA, 17/04/2019

Tham khảo :

https://dulich.tuoitre.vn/van-hoa/chum-anh-muon-kieu-buc-tu-thap-co-po-klong-garai-1181397.htm

https://vtv.vn/vtv8/xot-xa-di-tich-bi-viet-ve-bay-20180507094013047.htm

https://news.zing.vn/cong-trinh-xuyen-loi-di-san-trang-an-bat-dau-bi-thao-do-post830362.html

https://nhandantv.vn/di-san-lai-ton-thuong-va-nhung-van-de-dat-ra-n79852.htm

Published in Diễn đàn

Trọng bệnh : Cuộc chạy đua máu lửa tăng tốc

Thường Sơn, VNTB, 17/04/2019

Có một thực tế mà nhiều người phải thừa nhận : dù đã vào hàng U80 nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn làm nên một sự kỳ lạ khi tập trung hầu hết những quyền bính quan trọng vào tay ông ta, đồng thời trở thành trung tâm của ‘đoàn kết trong đảng’.

npt1

Ai sẽ thay thế ‘cụ’ ? Cuộc chạy đua máu lửa bắt đầu…

Khác với nhiệm kỳ khóa 11 của Đảng cộng sản Việt Nam với nhiều màn đấu đá xung đột và thể chế ‘đa trung tâm quyền lực’, trong đó chỉ riêng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thời đó đã được xem là trung tâm quyền lực lớn nhất, khóa 12 tiếp diễn với thế Trọng cao vượt hẳn so với các đồng sự khác. Thậm chí cả cựu bộ trưởng công an Trần Đại Quang cũng phải ‘xếp càng’ trước Nguyễn Phú Trọng, dù Quang khi đó đã làm đến chức chủ tịch nước.

Nhưng cú đổ bệnh đột ngột của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng ngay tại vùng ‘căn cứ địa cách mạng gia tộc Nguyễn Tấn Dũng’ vào ngày 14/04/2019 - trùng với ngày sinh nhật của Trọng - có thể được xem là một bước ngoặt lớn về thế tương quan quyền lực trong chính trường Việt Nam. Rất có thể, thế độc tôn quyền lực của Trọng sẽ dần suy giảm.

Giờ đây, ai cũng nhìn thấy ‘sinh lão bệnh tử’ sẽ chẳng chừa ai, cho dù có là ‘hoàng đế’ chăng nữa. Bất cứ một chính trị gia nào một khi bị cơn đột quỵ quật ngã thì quyền lực sẽ tự nhiên biến mất. Thay vào đó là hình ảnh quyền lực bị phân ly, hoặc tản quyền, hoặc một cái tên mỹ miều nào đó nhưng thực chất phải là chia quyền cho những kẻ khác.

Khi đó, ai sẽ thay thế ‘cụ’ ?

Cuộc chạy đua máu lửa bắt đầu, cả bề nổi lẫn bề chìm…

Không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây xuất hiện những đồn đoán về ‘Huệ sửa số liệu’ hay vụ chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh mà bị xem là có liên quan đến phạm vi hoạt động của Phạm Minh Chính và vài ủy viên bộ chính trị khác. Trong khi đó, quan chức được xem là đàn em thân tín của Nguyễn Xuân Phúc là Huỳnh Đức Thơ - chủ tịch Đà Nẵng và từng có thời được coi là bất khả xâm phạm dù bí thư Đà Nẵng khi đó là Nguyễn Xuân Anh phải rớt đài thảm thiết - cũng đang được đồn đoán là sẽ ‘vào lò’…

Nếu đến một lúc nào đó Nguyễn Phú Trọng không chỉ có ý định mà còn buộc phải tự nguyện nhường lại cái ghế tổng bí thư cho người khác, hai ứng cử viên hàng đầu đã hoặc được sắp sẵn, hoặc cố ngoi lên vị trí sắp sẵn đó : Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc.

Đây là hai tính cách khác nhau một trời một vực : trong khi Thủ tướng Phúc thậm chí còn được dân gian đặt cho biệt danh là ‘Phúc nổ’ với đủ thứ giai thoại về ‘đầu tàu kinh tế’ và ‘tăng trưởng GDP’ tại các địa phương mà ở đó ông ta lộ rõ chiến dịch vận động để vị thế của mình được ‘nâng lên một tầm cao mới’, Trần Quốc Vượng lại chỉ nói quá ít so với Phúc. Và trong khi Nguyễn Xuân Phúc được xem là ‘một thế lực đang lên’ với ‘mạnh vì gạo bạo vì tiền’, thì Trần Quốc Vượng lại ‘nghèo’ và kín đáo hơn nhiều, tuy không phải không có dư luận về ‘sân sau’ của nhân vật này.

Hoặc Vượng - một quan chức bên đảng không có nhiều điều kiện tiếp xúc và vận động ở các tỉnh thành như Phúc, đã tìm ra một chiến thuật khôn ngoan ẩn mình trong im lặng. Chính thái độ được xem là ‘khiêm tốn’ và ‘không đam mê quyền lực’ ấy của Trần Quốc Vượng có thể đã chiếm được tình cảm của Nguyễn Phú Trọng, để Vượng được chính thức vào ngôi ‘thái tử’.

Chưa kể những nhân vật khác nuôi tham vọng ngầm như Nguyễn Thị Kim Ngân - chủ tịch quốc hội, Tô Lâm - bộ trưởng công an…

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 17/04/2019

*******************

Nguyễn Phú Trọng đã tỉnh và ăn cháo

Ngô Nhân Dụng, Người Việt, 16/04/2019

Nghe tin ông Nguyễn Phú Trọng đột nhiên vào bệnh viện, các công dân mạng bàn tán xôn xao. Chắc hẳn ông bệnh nặng. Nếu chỉ cảm cúm xoàng thì ông có thể được chữa trị ngay tại Kiên Giang, đâu cần khiêng về Bệnh Viện Chợ Rẫy trên Sài Gòn ?

Hkg9064938

Hôm thứ Ba, 16 tháng Tư, thông tin mới nhất được đăng tải trên trang Thời Báo (thoibao.de) ở Đức cho biết Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được đưa về Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Hà Nội. (Hình : Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Hay là người chung quanh ông lo lắng, không tin ông có thể chữa bệnh an toàn ở một nơi coi là "đất địch ?" Những tin tức đầu tiên vụ ông nhập viện do một nguồn tin "phe địch" đưa ra chắc hẳn có "ý đồ !". Như vậy lại càng không nên để ông ở lại thêm một ngày. Không những phải lo an ninh mà còn lo bộ máy tuyên truyền của "phe địch" nhân cơ hội đục nước béo cò !

Trong thời gian ông nằm bệnh viện, các báo, đài của đảng cộng sản vẫn không dám loan tin về bệnh tình của người nắm quyền cao nhất đảng và chức vụ cao nhất nước. Dân Việt Nam vẫn tưởng ông chủ tịch nước đang ăn tôm bảy món, sau khi đi thăm nhà máy đóng gói tôm cùng ông bí thư tỉnh ủy.

Khi có tin ông Nguyễn Phú Trọng "đã tỉnh và ăn cháo" người ta lại càng hoang mang. Đã tỉnh tức là trước đó đã hôn mê ! Vì sao lại hôn mê ? Hôn mê mất bao lâu ? Nếu ông hôn mê quá 24 giờ thì trong thời gian đó ai nắm quyền quyết định thay ông, trong hai chức chủ tịch nước và tổng bí thư đảng cộng sản ? Nếu có "gian thần" âm mưu lũng đoạn guồng máy đảng và nhà nước thì có ai biết hay không ?

Những người đọc sử nước Tàu phải nhớ đến những ngày cuối cùng của Tề Hoàn Công. Ông vua nước Tề vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đã đóng vai bá chủ chư hầu 40 năm, đã được Khổng Tử khen là người có công bảo vệ văn hóa Trung Hoa qua chính sách "tôn vương nhương di", suy tôn nhà Chu và dẹp trừ các giống dân ngoài quan ải muốn xâm chiếm nước Tàu. Vậy mà khi Hoàn Công lâm bệnh thì cả dân chúng lẫn quần thần không ai biết. Hai gian thần Dịch Nha và Thụ Điêu giữ ông vua trong phòng bí mật, không cho ai ra vào. Đói cũng không có gì ăn. Khi ông chết thì năm đứa con trai đánh nhau để giành quyền. Xác để hôi thối suốt 67 ngày.

Mỗi lần một ông vua chết trong bí mật, lại diễn ra cảnh tương tự. Năm thế kỷ sau, cái chết của Tần Thủy Hoàng cũng được giữ kín. Xác ông hoàng đế được chở trong xe, chung quanh là xe cá tôm ếch nhái, để át mùi xác chết, trong lúc xe di chuyển về kinh đô Hàm Dương. Trong thời gian đó, gian thần Triệu Cao và Lý Tư đã bày mưu giết con trưởng, lập con thứ, dần dần nước Tần bị diệt.

Khi Stalin chết, bọn đàn em cũng lo giết Beria, trùm mật vụ đang ôm mộng thừa kế ngai vàng, trước khi đưa Malenkov lên kế vị. Đến lượt Hồ Chí Minh thì được đổi ngày chết, di chúc cũng bị sửa.

Chế độ độc tài mới có những cái chết bí ẩn. Vì các bạo chúa thường được một đám nịnh thần phò giá chung quanh. Bọn ăn bám này biết lợi dụng vòng đai bí mật mà bạo chúa dựng lên chung quanh mình để âm mưu thủ lợi.

Khác hẳn trong các xã hội tự do dân chủ. Các ông tổng thống hay bà thủ tướng ở những nước tự do đang khỏe mạnh hay không, ai cũng biết. Mỗi năm họ trình làng kết quả khám sức khỏe. Họ lâm bệnh hoặc nhắm mắt lìa đời, tin tức được công bố ngay. Hơn nữa, trong chế độ dân chủ, việc thừa kế quyền hành đều có tiêu chuẩn, được xác định rõ ràng. Khi Tổng Thống Reagan bị ám sát hụt nằm hôn mê trong bệnh viện, người Mỹ biết ngay ai là người đang điều khiển việc nước : Theo thứ tự, phó tổng thống, chủ tịch Hạ Viện, trưởng khối đa số Thượng Viện ; và nếu những người này đều không làm được thì sẽ tới bộ trưởng ngoại giao, vân vân.

Trong các xã hội dân chủ tự do, người lãnh đạo không phải lo lắng có bọn "nịnh thần" hay "gian thần" âm mưu tiếm quyền sau lưng mình. Không lo những chương trình, kế hoạch, khát vọng, lý tưởng của mình sẽ bị xóa bỏ hay lật ngược lại, khi mình hôn mê trong bệnh viện rồi mất khả năng làm việc.

Ông Nguyễn Phú Trọng đang làm một chiến dịch bài trừ tham nhũng. Nếu ông mệnh hệ nào thì không biết những người lên thay ông còn tiếp tục hay không ? Hay là họ vẫn tiếp tục, đánh mạnh hơn, nhưng đổi mục tiêu ! Thay vì bắt các tham quan phe nghịch, họ lại tấn công các tay chân của Nguyễn Phú Trọng ?

Người lãnh đạo làm cách nào để chính sách của mình vẫn tiếp tục như mình vạch ra dù mình chết đi hoặc nằm hàng năm trên giường bệnh ? Như chiến dịch đánh tham nhũng chẳng hạn.

Phải thiết lập thể chế dân chủ. Trước hết, việc chuyển giao quyền hành chỉ diễn ra đúng trình tự và minh bạch, công khai trong chế độ dân chủ. Quan trọng hơn nữa, chỉ trong chế độ dân chủ tự do và thượng tôn pháp luật thì mới có thể bài trừ tham nhũng. Dưới chế độ độc tài toàn trị thì diệt thằng tham nhũng này sẽ chỉ tạo cơ hội cho thằng tham nhũng khác ngoi lên.

Trên các mạng xã hội mấy bữa nay có nhiều người tỏ ý mừng khi thấy ông Trọng gần đất xa trời. Những người vui mừng đó, nếu không thuộc các phe đang muốn thay thế ông Trọng, thì hơi ngây thơ. Ngây thơ và nông nổi, bởi vì nếu chế độ độc tài toàn trị còn ngự trên đất nước ta thì không có Nguyễn Phú Trọng này sẽ có Nguyễn Phú Trọng khác ! Hoăc có thứ người tệ hơn Nguyễn Phú Trọng nữa !

Cho nên nếu có người đang cầu nguyện cho ông Nguyễn Phú Trọng phục hồi sức khỏe và sống lâu thì cũng không lạ.

Trước đây 24 thế kỷ, có bạo chúa Dionysius ở Syracuse, một thành thị Hy Lạp nổi tiếng. Nhiều người dân chỉ cầu cho ông ta chết sớm. Nhưng có một bà già mỗi ngày tới đền thờ cầu nguyện cho ông sống lâu. Ngạc nhiên, Dionysius đòi người đó vào hỏi tại sao !

Người phụ nữ kể khi còn là một thiếu nữ bà đã phải sống dưới một bạo chúa vô cùng tàn ác. Khi nghe tin hắn chết, bà hết sức mừng rỡ. Nhưng tên kế nghiệp còn tham tàn hơn người tiền nhiệm. Bà lại cầu nguyện thần linh cho hắn sớm qua đời. Lời cầu linh ứng, đến lúc bà ở tuổi trung niên thì tên bạo chúa thứ nhì cũng chết. Nhưng tên bạo chúa thứ ba còn tệ hơn hai tên trước ! Vì vậy, bây giờ đến tuổi già, bà chỉ cầu nguyện cho Dionysius mạnh khỏe và sống lâu.

Dionysius không biết xét xử bà này cách nào, cho nên tha không giết.

Trong các xã hội tự do dân chủ người dân không cần cầu nguyện như vậy. Thay vì xin thần thánh cho ông chủ tịch nước sống lâu, người ta sẽ dùng lá phiếu để thay đổi.

Ông Nguyễn Phú Trọng đã tỉnh và đã ăn cháo được. Thật đáng mừng cho gia đình ông. Nhưng nếu ông Nguyễn Phú Trọng nhân dịp này mà tỉnh ngộ thì càng tốt hơn. Tỉnh ngộ thấy rằng kế hoạch bài trừ tham nhũng của ông sẽ đổ xuống sông xuống biển hết, nếu ông qua đời. Cả cuộc đời ông, với bao nhiêu hoài bão, cũng vứt đi hết ! Muốn nước Việt Nam thực sự tiến bộ, chỉ có một cách, là xóa bỏ guồng máy độc tài toàn trị, thiết lập chế độ dân chủ tự do. 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 16/04/2019

********************

Ông Nguyễn Phú Trọng đang ở bệnh viện 108 Hà Nội ?

C.Lynh, Người Việt, 16/04/2019

Chiếc phi cơ của hãng hàng không Vietnam Airlines khởi hành từ Sài Gòn đi Hà Nội lúc 3 giờ 30 phút chiều (giờ địa phương) hôm thứ Ba, 16 tháng Tư, sẽ không có gì đặc biệt, nếu nó không được cho là chở theo ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

npt33

Đoàn xe đón ông Nguyễn Phú Trọng tại Nội Bài, Hà Nội, sau 5 giờ chiều 16 tháng Tư, 2019. (Hình : Thoibao.de)

Thông tin mới nhất này được đăng tải trên trang Thời Báo (thoibao.de) ở Đức trong bài viết : "Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được đưa về bệnh viện 108 Hà Nội".

Bài viết nêu khá chi tiết : "Tháp tùng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Hà Nội có các bác sĩ và Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.

Ngay sau khi máy bay hạ cánh tại sân bay Nội Bài, đoàn xe hộ tống cùng các xe cứu thương, bác sĩ đã đợi sẵn, đưa thẳng bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng vào nội thành Hà Nội, đi phía trước là nhiều xe cảnh sát dẹp đường, bảo vệ an ninh.

Đúng 18:15 (giờ Việt Nam) xe cứu thương đã đến Bệnh viện Trung ương quân đội 108".

npt3

Camera hành trình cho thấy khung cảnh bị phong tỏa gần sân bay Tân Sơn Nhất. (Hình : Đinh Nhật Uy)

Chi tiết hơn nữa, là theo bài báo này, một ủy viên Trung ương Đảng tiết lộ "Tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng khá căng".

Theo Thời Báo, "Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang nằm tại tầng 2, mé bên phải, Khoa A11. Cũng ở tầng này, Đại tướng Lê Đức Anh đang được điều trị tích cực ở căn phòng mé bên trái".

Hình ảnh được kèm theo bài viết cho thấy Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Hà Nội được canh phòng rất nghiêm ngặt.

Thông tin của tờ Thoibao.de trùng khớp với tin cập nhật trên Facebook Lê Nguyễn Hương Trà : "15:30 : chiều 16/4, chuyển về Hà Nội. 18:15 ngày 16/4 : Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Hà Nội".

Trước đó, cũng Facebooker này vào cuối ngày 15 tháng Tư cho hay, ông Nguyễn Phú Trọng "đã tỉnh và ăn cháo".

Nối tiếp những tin đồn lan tỏa trên mạng xã hội ba ngày qua về diễn biến sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, là những hình ảnh được chụp từ camera hành trình vào lúc 15:09:30 giờ địa phương, trên đường Hoàng Văn Thụ ngày 16 tháng Tư. Hình ảnh được đăng tải trên trang Facebook của Facebooker Đinh Nhật Uy :

"Tin nhanh lúc 15h.

Từ Bệnh viện Chợ Rẫy ra đuờng Nguyễn Chí Thanh – Lý Thuờng Kiệt , qua ngã 4 Bảy Hiền đến bùng binh Lăng Cha Cả. Ngã 3 ngã 4 nào cũng có dày đặc công an đủ sắc phục.

Đoàn xe hộ tống chở anh 2 ghế ra sân bay Tân Sơn Nhất về lại Ba Đình. Có lẽ để gặp mặt bác lần cuối".

Những hình ảnh này cho thấy toàn bộ giao thông ngay góc Lê Văn Sỹ và Hoàng Văn Thụ bị chặn lại, cảnh sát giao thông, cơ động được tập trung để xung quanh một đoàn xe cứu thương đang chạy vào hướng phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất.

Vài tiếng sau, trên Facebook cá nhân, Luật sư Trần Vũ Hải đăng tải một đoạn video cùng với nội dung : "Tôi đang trên đường từ viện 108 về gần cầu Nhật Tân, thấy nhiều tốp công an, bộ đội đứng đường. Không hiểu chuyện gì xảy ra. Lại vừa thấy xe cứu thương, đi khá từ từ, vừa cách đây 1 phút !"

Chỉ vài dòng rất ngắn ngủi nhưng được cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiều. Lượng truy cập vào video này khoảng 45.000 lượt. Qua những lượt "share" cùng với những "comment" về video này cho thấy cộng đồng mạng đều "ám chỉ" đến nhân vật quyền lực nhất của đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng.

Tiếp tục trong những ngày qua, tên của ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nằm trong "top" tìm kiếm trên Google.

Tin tức về sức khỏe của ông Trọng vẫn tiếp tục là điều được quan tâm nhiều nhất trong dư luận người Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước, trong lúc gần một ngàn cơ quan truyền thông báo chí do nhà nước kiểm soát vẫn hoàn tim im lặng. 

C.Lynh

*******************

Thực hư về tình hình sức khỏe của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

VOA tiếng Việt, 17/04/2019

Chính phủ Vit Nam vn chưa đưa ra bt c phn ng nào trước nhng thông tin cho rng Tng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng đã phi nhp vin khi đang đi công tác tnh Kiên Giang, trong khi các trang mạng mang tên hai nhà lãnh đo cao nht nước lên tiếng phn bác nhng thông tin này là "xuyên tc".

npt4

Tổng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng phát biu ti Ban Ni chính Trung ương hôm 22/1. Vit Nam chưa lên tiếng trước các tin đn v tình hình sc khe ca ông Trng.

Hôm 14/4, Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cho biết trên trang cá nhân ca cô rng ông Trng, mà cô gi là "Anh Tng Tch", nhập vin Bnh vin Đa khoa Kiên Giang vào trưa cùng ngày.

Trước đó báo đin t Đng Cng sn Vit Nam đưa tin và đăng nh v chuyến thăm và làm vic ca ông Trng ti tnh Kiên Giang trong hai ngày 13-14/4.

Trích dẫn ngun tin riêng, trang tin tc Thoibao.de có trụ s Berlin, Đc, viết : "Tng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng vn trong tình trng hôn mê sau khi b đt qu (tai biến mch máu não) Kiên Giang chiu ngày 14/4".

Thông tin cập nht vào lúc 7gi 30 gi đa phương hôm 14/4 ca t báo này tường thut rng "ông Trng đang nm khoa hi sc cp cu bnh vin Ch Ry và b lit na người bên trái". Mt ngun tin khác t trong nước nói vi Thoibao.de rng "Tng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng b xut huyết não".

Trong chuỗi thông tin cp nhật v din biến s vic, trang tin này đăng ti nhiu hình nh ca đoàn xe cu thương cùng đoàn xe h tng đưa ông Trng t bnh vin Ch Ry, Thành phố Hồ Chí Minh, ra sân bay Tân Sơn Nht đ v Hà Ni.

VOA không thể kim chng đc lp các thông tin ca Thoibao.de và trên mng xã hi.

Bộ Ngoi giao Vit Nam không ngay lp tc tr li yêu cu bình lun ca VOA v nhng thông tin v sc khe ca ông Trng.

Trước các thông tin lan truyn trên mng xã hi v việc ông Trng phi nhp vin, nhiu người bày t lo lng v tình hình sc khe ca người đng đu nhà nước.

Nhà văn Nguyễn Vin viết trên trang Facebook cá nhân rng "tôi cm thy lo hơn vui" khi cho rng "ông Trng khó có th tr li bình thường và tiếp tục làm vic", bi theo nhà văn này, "khong thng quyn lc" s đi kèm vi hai h ly gm "ni b khng hong vì tranh giành ch trng" và "kh năng can thip ca yếu t nước ngoài s khc lit hơn".

Ông Trọng là người lãnh đo chiến dch chng tham nhũng, trong đó hàng chục quan chc nhà nước và lãnh đo các ngành du khí, ngân hàng đã b đưa ra tòa và nhn các bn án nhiu năm tù.

Thông tin "xuyên tạc" ?

Cho đến hôm nay, chính ph Vit Nam chưa lên tiếng trước nhng thông tin này. Truyn thông trong nước cũng không đưa thông tin gì v vic Tổng bí thư - Chủ tịch nước Trng b nhp vin ti Kiên Giang hay Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên hai trang web lấy tên lãnh đo, nguyenphutrong.org và nguyenxuanphuc.org, trong hai ngày qua đưa ra nhng bn tin cnh báo v "thông tin xuyên tc vn đ sức khe ca Tng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng".

Bản tin ra ngày 16/4 trên trang nguyenphutrong.org nói rng "xuyên tc sc khe ca Tng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng đ câu view, làm công c đánh bóng tên tui, là điu mà đi tượng Lê Nguyễn Phương Trà thc hin trong nhng ngày qua, làm dy sóng dư lun".

Bản tin trên trang nguyenxuanphuc.org cũng ra ngày 16/4 nói rng vn đ sc khe ca các v lãnh đo Vit Nam thường xuyên là "đ tài" đ các phn t xu li dng, thêu dt nên nhng câu chuyện xuyên tc, gây hoang mang dư lun.

"Trước đây nguyên Ch tch nước Trn Đi Quang, Đi tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Ch tch Đà Nng Nguyn Bá Thanh, hay chính Tng bí thư Nguyn Phú Trng… cũng tng b lan truyn tin tc ba đt v tình trng sức khe", bn tin này nhn đnh và cho rng "mc đích chung ca nhng hành đng như thế không khác gì hướng đến vic bôi nh hình nh lãnh đo, xuyên tc v ni b Đng, Nhà nước".

Tháng 11 năm ngoái, Quốc hi Vit Nam thông qua mt b lut nhm bo v bí mật nhà nước trong đó quy đnh các thông tin, bao gm sc khe ca các lãnh đo nhà nước, phi được gi kín.

Theo nhà báo độc lp Phm Chí Dũng, các trang mng ‘đng tên lãnh đo’ "có ngun gc và s tham gia ca cơ quan an ninh Vit Nam, được tài tr bi mt nhóm li ích nào đó trong Đng".

Tiến s Nguyn Quang A nhn đnh trong mt phn đăng ti trên trang Facebook cá nhân rng nhng tin đn trên mng, v sc khe ông Nguyn Bá Thanh hay ông Trn Đi Quang cho đến rt nhiu s kin khác, sau này "t ra đúng và những li ci chính, bin bch khi đó ca báo chính thng tr thành hết sc l bch".

********************

Ông Nguyễn Phú Trọng thuộc diện được bác sĩ 'thăm khám hàng ngày'

BBC tiếng Việt, 16/04/2019

Trong lúc các tờ báo tiếng Việt ở hải ngoại và một số trang tin mạng xã hội tiếp tục nói rằng TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phải "nhập viện ở Kiên Giang, được đưa về bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM, rồi ra Hà Nội ngày 16/04", truyền thông chính thống ở Việt Nam vẫn không khẳng định hoặc bác bỏ những thông tin này.

npt5

Ông Nguyễn Phú Trọng được bác sĩ thăm khám sức khoẻ hàng ngày nhưng Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, chỉ hưởng tiêu chuẩn 'thăm khám' hàng tuần

Điều chắc chắn là dù sức khoẻ ra sao, ông Trọng đã và đang được giới y tế cao cấp nhất ở Việt Nam chăm sóc ở mức độ cao nhất.

Lý do là các chức danh cao nhất của bộ máy chính trị Việt Nam gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội được bác sĩ tiếp cận thăm khám sức khoẻ hàng ngày, theo một quy định hồi 2018 ở Việt Nam.

Đây là quy định của Ban Bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt Nam do ông Trần Quốc Vượng ký ban hành hồi tháng 3/2018, về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Theo đó, các vị đương chức và cựu Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng cũng được cho vào nhóm hàng đầu.

Nhóm thứ nhì gồm các ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng... được bác sĩ theo dõi sức khỏe thăm khám ít nhất hai lần một tuần hoặc hàng ngày, tuỳ tình trạng sức khỏe của họ.

Nhóm thứ ba, gồm chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó chủ tịch nước, Phó thủ tướng, Phó chủ tịch quốc hội, Đại tướng... được bác sĩ theo dõi sức khỏe thăm khám ít nhất một lần một tuần hoặc hàng ngày tùy theo diễn biến sức khỏe.

Dưới nữa, các cán bộ cao cấp có thể "được thăm khám ít nhất hai lần mỗi tháng".

Quy định này cũng xếp hạng sức khoẻ cán bộ từ A đến D, theo các báo Việt Nam.

"Theo quy định của Ban Bí thư, thời gian khám, kiểm tra sức khoẻ toàn diện định kỳ sáu tháng một lần. Trường hợp có bệnh lý thì thực hiện khám, kiểm tra sức khoẻ theo chỉ định của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khoẻ cán bộ".

npt6

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng (trái) đã ký ban hành một quy định nội bộ về kiểm tra sức khoẻ định kỳ của các bộ cao cấp, và kết quả sẽ tác động đến chính sách nhân sự của Đảng đối với các cá nhân

Bí mật y tế và bí mật nhà nước

Tuy nhiên, điều được dư luận bàn đến nhiều chính là phần quy định nêu rõ chế độ khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện và kết luận phân loại sức khỏe trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo, quản lý và giới thiệu nhân sự ứng cử vào các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Điều này có khả năng gắn liền cơ hội được cử ra tranh các chức vụ cao cấp với bản báo cáo y tế mà Ban Bí thư của Trung ương Đảng nhận được.

Ở nhiều nước trên thế giới, tình trạng sức khoẻ của một cá nhân là bí mật của riêng người đó và người bác sĩ.

Cùng lúc, trong dư luận Việt Nam có ý kiến cho rằng với tinh thần đề cao dân chủ, sức khoẻ của lãnh đạo - những 'người của công chúng - cần phải được công khai.

Nhưng cũng trong năm 2018, Việt Nam thông qua luật coi sức khoẻ lãnh đạo là thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước, và có vẻ như chỉ một ban bảo vệ sức khoẻ của Đảng được quyền lưu giữ.

Hồi tháng 11/2018, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước quy định rằng thông tin về bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước cũng thuộc diện mật.

Đặc biệt, thông tin về sức khoẻ lãnh đạo cao cấp tại Việt Nam không nằm trong một mục 'bí mật nhà nước' riêng, mà nằm chung với vi sinh vật và dược liệu quý hiếm trong điều 7, khoản 11 về y tế và dân số.

"11. Thông tin về y tế, dân số :

a) Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ;

b) Chủng, giống vi sinh vật mới phát hiện liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người ; mẫu vật, nguồn gen, vùng nuôi trồng dược liệu quý hiếm ;

c) Quy trình sản xuất dược liệu, thuốc sinh học quý hiếm ;

d) Thông tin, tài liệu, số liệu điều tra về dân số ;"

Tuy nhiên, Luật Bí mật nhà nước này sẽ chỉ có hiệu lực từ tháng 7/2020, còn hiện nay vấn đề này có thể vẫn được điều chỉnh bởi các quy định cũ.

Hiện theo Bộ Luật hình sự 2015, người "làm lộ bí mật nhà nước" có nguy cơ đối diện với án 15 năm tù.

Tình trạng chung của chính trị Việt Nam, dù có luật trên hay không, thường là bộ máy chỉ tiết lộ các thông tin về sức khoẻ lãnh đạo sau một thời gian.

Chẳng hạn chỉ sau khi chủ tịch nước nhiệm kỳ trước, ông Trần Đại Quang qua đời, giới chức y tế mới nói ông đã từng sang Nhật Bản điều trị.

Published in Diễn đàn

Ai reo mừng nếu ‘Tổng tịch’ bị đột quỵ ?

Thường Sơn, VNTB, 16/04/2019

Có lẽ những người vui mừng như bắt được vàng là giới quan tham và đặc biệt là các gia tộc họ Nguyễn, họ Lê mà chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng đang dần thiêu đốt.

tong01

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - Ảnh minh họa

‘Nếu ‘tổng tịch’ bị tịch, Ba X sẽ mở tiệc khao bia cả Kiên Giang’ - một cư dân mạng đã viết như thế.

Ngay trước mắt là những vụ án lớn mà Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương của ông Trọng đang nhắm tới như vụ ‘MobiFone mua AVG’ mà vừa bắt Phạm Nhật Vũ - em trai của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng, vụ Junin 2 (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có nhiều dấu hiệu hối lộ đến 584 triệu USD cho các quan chức Venezuela để nhận được quyền khai thác dầu khí tại mỏ Junin 2) - cả hai đều phảng phất bóng dáng Nguyễn Tấn Dũng.

tong2

Vụ MobiFone mua AVG liên quan đến rất nhiều người - Ảnh minh họa

Chưa kể một số vụ án khác liên quan đến khối ngân hàng, đại gia lưu manh Trần Bắc Hà - đệ tử tuột của Nguyễn Tấn Dũng, vụ Thủ Thiêm…

tong3

Trần Bắc Hà, đệ tử ruột của Ba Dũng đang bị giam và điều tra về việc gây thất thoát khi điều khiển Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV

Từ năm 2017 đến nay, ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng đã khiến nhiều quan chức bậc trung cấp hay cao cấp đau đầu, quá dễ tăng huyết áp và trụy tim mạch. 

Một cựu quan chức mô tả về tâm thế của những quan chức trên theo một cách rất tâm thần học : co rúm lại bởi những cơn ám ảnh xuất hiện ngay trong cả trong giấc ngủ.

Vụ bắt Đinh La Thăng vào cuối năm 2017 không chỉ phá vỡ tiền lệ "ủy viên bộ chính trị không thể bị tống giam" trước đây, không chỉ mở màn cho chiến dịch "chống tham nhũng giai đoạn 2" của Tổng bí thư Trọng, không chỉ khiến một số văn nghệ sĩ một lần nữa ca tụng ông Trọng ngút trời như "Sỹ phu Bắc Hà", "Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo", "Minh quân", không chỉ đánh dấu lần đầu tiên trong cuộc đời hơn 6 năm làm tổng bí thư của mình Nguyễn Phú Trọng bắt đầu "nắm" được Bộ Công An, mà dường như còn khiến lộ ra lòng ham muốn Nguyễn Phú Trọng được phóng tác như một nét gì đó của Tập Cận Bình.

Đó chính là mối nguy lớn nhất đối với vô số nhóm lợi ích ở Việt Nam. Đã từ lâu ở đất nước bị tàn phá bởi nạn tham nhũng và nguồn cơn "một đảng lãnh đạo toàn diện" này, giới quan chức tham nhũng đã thấm nhuần triết lý "cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền". Nhưng vào năm 2017, ngay cả một số cây viết thuộc phe lợi ích cũng phải công khai thừa nhận một triết lý mới toanh : "Trọng không cần tiền mà cần tiếng".

Dĩ nhiên loại quan chức nhiều tiền lắm của luôn lo sợ chiến dịch "đốt lò" của Nguyễn Phú Trọng lặp lại những gì của Tập Cận Bình mà sẽ đốt ráo trọi của thứ củi, và chẳng ưa ông Trọng đến mức có lẽ chỉ cầu mong ông này bị đột quỵ hoặc bị… ám sát.

Nhưng những quan chức nhúng chàm không muốn gột rửa lại chẳng mấy hy vọng việc Tổng bí thư Trọng bị một sát thủ vô hình bắn hạ như cảnh vẫn diễn ra trong phim Mỹ. Sau vụ "cả ba bị bắn" ở Yên Bái vào tháng Tám, 2016, nghe nói quân số bảo vệ các ủy viên bộ chính trị và đặc biệt cho tổng bí thư đã tăng gấp đôi gấp ba nên quá khó để ông Trọng bị thế này thế nọ, thậm chí cả bị đe dọa cũng chưa thấy.

Còn vào lúc này, những tin tức mới nhất về khả năng Nguyễn Phú Trọng đã thực sự gặp phải một cơn tai biến đang trở thành niềm hy vọng không dám nói ra lời cho giới quan tham và các gia tộc quan chức tham nhũng. Nếu quả thật bị đột quỵ bởi tai biến mạch máu não ở tuổi 75, ông Trọng sẽ phải cay đắng chấp nhận quy luật ‘Sinh lão bệnh tử’ mà đã khiến cái lò của ông ta bị nguội đi rất nhanh theo cách ‘trên nóng dưới lạnh’, càng chẳng làm gì nổi Nguyễn Tấn Dũng - đối thủ chính trị đã từng hạ nhục ông ta tại Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 16/04/2019

********************

Có nên câm lặng về bệnh tình của bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng ?

Nguyễn Hồng Phúc, VNTB, 16/04/2019

Từ khóa tìm kiếm "Nguyễn Phú Trọng" trên mạng xã hội đang ‘rất nóng’. Sự kiện ông Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện nhà nước Việt Nam đã xếp hàng thứ yếu. Xét theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, thì việc bí mật bệnh tình của ông Nguyễn Phú Trọng là đúng quy định của pháp luật.

tong4

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo các bộ, ngành trung ương đến thăm Công ty cổ phần Gỗ MDF VRG Kiên Giang (Tập đoàn Cao su Việt Nam), nằm trong Khu công nghiệp Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, chiều ngày 13/4 - Ảnh minh họa

Với tư cách người bệnh, ông Nguyễn Phú Trọng, theo Điều 8 "Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư", thì ông đương nhiên có quyền mặc định về giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án. Các thông tin này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh, hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.

Theo Điều 59, thì hồ sơ bệnh án của tất cả mọi bệnh nhân, bao gồm cả bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng, được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Như vậy xét về mặt quy định của pháp luật liên quan đến khám, chữa bệnh, thì việc ‘im lặng’ trước nghi vấn bệnh tình của ông Nguyễn Phú Trọng là không sai.

Tuy nhiên ở đây người bệnh là một chính khách đứng đầu đảng chính trị, thì việc có nên tiếp tục giữ im lặng hay không, và giữ đến bao giờ là điều cần thiết xem xét lại trong việc chỉnh sửa, bổ sung các điều khoản tương ứng trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Ngoài ra, "Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước" cũng được xem là "Phạm vi bí mật nhà nước", song Luật bảo vệ bí mật nhà nước phải đến ngày 1/7/2020 mới hiệu lực thi hành.

Câu hỏi đặt ra : Trong trường hợp thông tin sức khỏe của một chính khách có ảnh hưởng đến hoạt động của khu vực công, tại sao không công khai với dân chúng?. Tất nhiên việc công bố phải bảo đảm một trình tự nghiêm túc, không xâm hại đến quyền riêng tư của công dân nói chung, như chẳng hạn ở quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Điều đó phù hợp thông lệ chung với thế giới.

Đơn cử, thử nhìn sang Singapore, ngày 15 tháng 2 năm 2015, một ngày trước khi Thủ tướng Lý Hiển Long nhập viện điều trị ung thư, Văn phòng Thủ tướng đã đăng tải công khai một thông cáo chính thức trên website của họ. Ngắn gọn song đầy đủ, thông cáo này bao gồm các thông tin về (1) diễn biến bệnh tình Thủ tướng, (2) nhóm bác sĩ điều trị, (3) số liệu khoa học về khả năng thành công của việc điều trị, (4) thời gian dự kiến điều trị và (5) thông tin về người đảm nhiệm thay vai trò Thủ tướng trong thời gian ông Lý điều trị. Riêng Thủ tướng Lý thậm chí còn đăng tải trên trang Facebook cá nhân của ông những hình ảnh trước giờ tiến hành điều trị.

Cảm giác làm chủ của người dân được nâng cao khi họ biết rõ thông tin bệnh tình của những người đang được họ ủy nhiệm quyền lực, rằng người đó có đủ sức khỏe để họ tiếp tục giao phó quyền quản trị quốc gia hay không ?

Người ta muốn hỏi tin đồn về chuyện ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ có đúng hay không? Những câu hỏi, nhu cầu thông tin đó là có thật, gắn với cuộc sống của người dân. Và trên hết, một câu trả lời rõ ràng trong trường hợp này cho thấy hoàn toàn không hề vi phạm Luật Khám bệnh, chữa bệnh, vì bản thân nó không liên quan đến nội dung của hồ sơ bệnh án.

Tình hình sức khỏe lãnh đạo được dư luận quan tâm thì nên thông tin công khai cho công luận, điều này sẽ giúp xua tan những nghi ngờ, đồn đoán không cần thiết. Vả lại, chuyện sinh lão bệnh tử cũng lẽ thường tình.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã bước vào tuổi 75, dư chuẩn đến 15 năm trong việc gia nhập Hội Người cao tuổi. Mặt khác, theo quy định của Luật Người cao tuổi do chính ông Nguyễn Phú Trọng ký ban hành hồi ông làm Chủ tịch Quốc hội, thì hiện nay ông đã được quyền nghỉ ngơi và hưởng các phúc lợi an sinh mà Đảng và Nhà nước dành cho một vị 'nguyên lão' như ông.

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 16/04/2019

**********************

Ông Nguyễn Phú Trọng ‘đã tỉnh và ăn cháo’ ?

Cát Linh, Người Việt, 15/04/2019

"Sáng 15/4 : đã tỉnh và ăn cháo. Chiều 15/4 : vẫn Chợ Rẫy". – Đó là những dòng cập nhật về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, chủ tịch nước, trên trang facebook Lê Nguyễn Hương Trà vào cuối ngày 15/04/2019, theo giờ Việt Nam.

tong5

Một trong những tấm hình "mới nhất" của ông Nguyễn Phú Trọng trên báo nhà nước của Việt Nam là cảnh ông đi thăm mô hình nuôi tôm công nghiệp của Công ty cổ phần Trung Sơn vào chiều 13 tháng Tư tại Kiên Giang. (Hình : Thanh Niên)

Một ngày trước đó, hôm 14 tháng Tư, facebooker này loan tin ông Nguyễn Phú Trọng vào cấp cứu ở Khoa Nội B, bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang. Sau đó, lúc 3 giờ 35 phút chiều, đưa lên Sài Gòn bằng máy bay đến Tân Sơn Nhất rồi vào cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Tin tức này sau đó lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, trong lúc truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam hoàn toàn không lên tiếng, chỉ trừ thông tin ông Trọng đang có chuyến thăm và chỉ đạo ở tỉnh Kiên Giang trong hai ngày 13 và 14/04/2019.

Nếu như trong hai ngày qua, 14 và 15/04, truyền thông tại Việt Nam do nhà nước quản lý hoàn toàn im tiếng về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, thì mạng xã hội và truyền thông hải ngoại đang có cách đưa tin rất khác nhau.

Mạng xã hội

Lúc 7 giờ 30 phút sáng 16 tháng Tư (giờ Việt Nam), trên trang Facebook cá nhân của của ông Huỳnh Ngọc Chênh, cựu thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, viết : "1.000 cơ quan báo đài vẫn im phăng phắc về bệnh tình của ông Trọng".

Đây không phải là chuyện ngạc nhiên cũng không phải là lần đầu tiên truyền thông "lề phải" có phản ứng như thế mỗi khi có "hữu sự" về tình hình sức khỏe của các cấp lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam. Các trường hợp như ông Đinh Thế Huynh, ông Trần Đại Quang, xa hơn nữa, năm 2015, ông Nguyễn Bá Thanh là những ví dụ rất cụ thể.

Thế nhưng lần này, với chính người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam, người hay được gọi là "Thái Thượng Hoàng" của đảng, ngay cả cách đưa tin của mạng xã hội cũng có nhiều sự khác biệt.

Tin về sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng được đưa chi tiết từ Facebook của hai blogger nổi tiếng, những nội dung họ đăng tải có tầm ảnh hưởng khá lớn với dư luận, đặc biệt là với những chuyện được cho là "thâm cung bí sử", đó là Lê Nguyễn Hương Trà (Cô Gái Đồ Long) và Người Buôn Gió.

Sau đó nguồn tin được lan tỏa. Ngay cả nhà báo Lê Trung Khoa, chủ trang báo mạng Thời Báo bên Đức, trong những bảng tin đầu tiên về sức khỏe ông Trọng cũng dẫn nguồn tin từ Facebook của blogger Lê Nguyễn Hương Trà.

sk1

Khung cảnh công an đứng canh bên ngoài bệnh viện Chợ Rẫy chiều 14 tháng Tư, nơi ông Nguyễn Phú Trọng được đưa vào cấp cứu. (Hình : Facebook Huỳnh Phương)

Một điều đặc biệt, nhà báo nổi tiếng có tầm ảnh hưởng không kém khi đưa tin về chuyện "cung đình", đó là nhà báo Trương Huy San (Osin Huy Đức) thì lần này lại hoàn toàn "trắng" thông tin trên trang cá nhân.

Nhà báo Huy San là người từng đăng những dòng tin đầu tiên về sức khỏe ông Đinh Thế Huynh, ông Trần Đại Quang. Sau đó, báo chí trong nước mới đưa tin.

Truyền thông hải ngoại

Cho đến chiều tối ngày thứ Hai, 15 tháng Tư, khi những thông tin mới nhất, khá chi tiết về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng được đăng tải trên tờ Thời Báo :

"15/04/2019 : Cập nhật lúc 21:30 (giờ VN) từ bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh : Bà Ngô Thị Mận, vợ của Tổng bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương đang thảo luận phương án di chuyển ông Nguyễn Phú Trọng ra Hà Nội vào ngày mai".

Trong lúc đó, các cơ quan truyền thông như VOA, BBC, RFA chỉ dừng lại ở các bản tin khiêm tốn.

VOA chỉ đăng tải một bài duy nhất có nội dung : "Ông Nguyễn Phú Trọng trong top tìm kiếm ở Việt Nam" vào ngày Chủ Nhật 14 tháng Tư, 2019.

Trong đó có chi tiết : "Do là ngày nghỉ, VOA tiếng Việt không thể liên lạc được với phía Việt Nam để xác minh thông tin liên quan tới tình hình sức khỏe của ông Trọng".

Cũng trong ngày Chủ Nhật, 14 tháng Tư, 2019, BBC có bài viết : "Mạng xã hội ồn ào tin sức khỏe Tổng bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng". Trong đó cũng nhắc đến tên ông Nguyễn Phú Trọng có lúc đứng đầu trong danh sách tìm kiếm trên Google tại Việt Nam trong ngày 14 tháng Tư và "nguyên do là vì xuất hiện tin không chính thức nói ông Nguyễn Phú Trọng nhập viện sáng 14 tháng Tư trong lúc đang thăm tỉnh Kiên Giang".

Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho đến ngày thứ Hai, 15 tháng Tư, 2019, mới có bài tổng quát nói về "Tranh cãi tình hình sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đâu là sự thật ?".

Bài viết này cũng có nhắc đến nguồn tin từ Người Buôn Gió, Lê Nguyễn Hương Trà và những thông tin trên mạng xã hội khác.

Trong khi đó, vào cuối buổi phỏng vấn mới nhất do Người Việt thực hiện với Tiến sĩ kinh tế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, ông có đề cập chi tiết : "Bước ngoặt lớn của chính trường Việt Nam có diễn ra hay không hoặc diễn ra như thế nào thì câu trả lời sẽ ở sự xuất hiện của ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp gần nhất".

Cát Linh

Nguồn : Người Việt, 15/04/2019

Published in Diễn đàn

Nhà nước Việt Nam chọn thua !

Trân Văn, VOA, 15/04/2019

Cuối cùng, ông Trịnh Vĩnh Bình – Bình "Hà Lan" – đã đòi được công lý. Dù có muốn "làm bạn với phần còn lại của thế giới" hay không, nhà nước Việt Nam cũng vẫn phải trả đủ cho Bình "Hà Lan" 37,5 triệu Mỹ kim, kể cả số lẻ. "Phần còn lại của thế giới" dư khả năng để buộc nhà nước Việt Nam phải thực thi phán quyết mà Tòa Trọng tài Quốc tế tại Paris vừa công bố hồi tuần rồi.

tvb1

Vì không đủ thông tin nên chưa rõ 37,5 triệu Mỹ kim mà Tòa Trọng tài Quốc tế tại Paris mới buộc nhà nước Việt Nam phải bồi thường cho Bình "Hà Lan", có cấn trừ 15 triệu Mỹ kim mà nhà nước Việt Nam từng trả cho ông Bình hồi năm 2006 để ông rút lại đơn trong vụ kiện nhà nước Việt Nam cách nay 13 năm, tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Stockholm hay không (?). Nếu không thì Việt Nam đã vứt đi 15 triệu Mỹ kim ấy.

Vài người đem 15 triệu Mỹ kim mà nhà nước Việt Nam từng thanh toán cho ông Bình hồi 2006, cộng với 37,5 triệu Mỹ kim mà Tòa Trọng tài Quốc tế ở Paris mới buộc bồi thường và 7,9 triệu Mỹ kim là án phí mà nhà nước Việt Nam phải thanh toán do thua cuộc trong vụ kiện gần nhất, rồi xuýt xoa vì công khố mất 60 triệu Mỹ kim... Xuýt xoa như thế không đúng vì chưa… đủ !

Phải cộng thêm "công tác phí" mà nhà nước Việt Nam từng trả cho các viên chức được "phân công" giải quyết chuyện Bình "Hà Lan" kiện nhà nước Việt Nam suốt từ năm 2003 đến giờ, rồi phải cộng thêm chi phí mà nhà nước Việt Nam phải trả cho các hãng luật quốc tế để những hãng luật này bảo vệ nhà nước Việt Nam trong cả hai lần bị Bình "Hà Lan" kiện. Những chi phí ấy chắc chắn cũng ở mức nhiều… triệu Mỹ kim.

Tuy nhiên dựa vào đó mà bảo nhà nước Việt Nam thua Bình "Hà Lan" lại là hết sức… bậy bạ! Nhà nước Việt Nam chủ động chọn thua để một số cá nhân thắng.

***

Đọc kỹ tâm sự của Bình "Hà Lan", tâm tình của một số viên chức có liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sự nghiệp của Bình "Hà Lan" tại Việt Nam, sau đó đối chiếu với các tài liệu đã được bạch hóa và những thông tin từng được hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam loan tải, có thể thấy rất rõ…

Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thực sự lành mạnh, thực sự vận hành theo hiến pháp, pháp luật do chính họ soạn thảo, ban hành thì sẽ không phát sinh tình trạng một vài cá nhân có thể lũng đoạn toàn bộ hệ thống, dẫn dắt cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền trượt dài, tụt sâu xuống đáy của vực thẳm bất nhân, phi pháp.

Một số cá nhân vốn là lãnh đạo đảng, lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo bộ máy hành pháp (như bà Nguyễn Thị Bình, ông Võ Văn Kiệt, ông Phan Văn Khải,…) tuy biết rất rõ rằng, đối xử với Bình "Hà Lan" như đã từng xảy ra là phi luân, bại lý song họ hoàn toàn bất lực, thậm chí dù muốn hay không, họ cũng trở thành đồng phạm.

Nếu hệ thống tư pháp (công an, Viện Kiểm sát, Tòa án) hoạt động độc lập, không bị chi phối bởi "quan điểm, lập trường", Phòng An ninh Điều tra (PA 24) của Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, không thể trở thành cơ quan có thể khuynh loát toàn bộ hệ thống từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

Chỉ là Trưởng phòng PA 24 của Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng "đồng chí" Ngô Chí Đan có thể ép hết doanh nhân này đến viên chức này khác phải chung chi. Thậm chí trường hợp Bình "Hà Lan" còn được sử dụng như ví dụ minh họa cho loại quyền lực vượt lên, đứng trên cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền nhằm kiếm thêm tiền.

Năm 2003, sau khi Bình "Hà Lan" kiện nhà nước Việt Nam ở Trung tâm Trọng tài Thương mại Stockholm, mức độ hỗn loạn ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới đủ để hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam ghé mắt nhìn vào. Phạm Văn Phương – Tổng Giám đốc Liên doanh Vicarrent - anh vợ Ngô Chí Đan mới bị bắt.

Lần đầu tiên, tố cáo của một cá nhân vốn vừa là viên chức, vừa là doanh nhân (ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc Công ty Xây dựng đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về việc bị Phương (Phương "Vicarrent") cưỡng ép đưa 100.000 Mỹ kim, nếu không, công an sẽ dàn dựng hồ sơ, sắp đặt nhân chứng để tống giam như đã từng làm với Bình "Hà Lan"), mới được xem xét (1).

Sau tố cáo của ông Hoàng, thư tố cáo "đồng chí" Ngô Chí Đan giống như bươm bướm đổ về các cơ quan tư pháp: PA 24 Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từng tổ chức khám xét, bắt giam trái phép, bức cung, dàn dựng hồ sơ để tống tiến nhiều người và Phương "Vicarrent" chính là trung gian hóa giải, nhận tiền. Thậm chí Phương "Vicarent" còn là trung gian sắp đặt nhân sự lãnh đạo chính quyền, chọn thầu (2).

Cuối cùng, chỉ có Phương "Vicarrent" bị phạt 27 năm tù (3). Dù có đủ nhân chứng, tài liệu nhưng những Ngô Chí Đan, Ngô Mạnh Hợp (lãnh đạo Văn phòng Chính phủ), Phan Hữu Thắng (Vụ trưởng Vụ Quản lý dự án, Bộ kế hoạch và Đầu tư),… thoát nạn. Tòa án hai cấp (sơ thẩm và phúc thẩm) chỉ triệu tập những cá nhân này cho có, rồi cho phép vắng mặt và không làm gì thêm (4)!

Ngô Chí Đan – hung thần của doanh giới, người khởi động "vụ án" Bình "Hà Lan" bằng cách sắp đặt nhân chứng, diễn giải tài liệu để hình sự hóa một tranh chấp trong gia đình ông Bình, tống ông vào tù, tịch thu tài sản – chỉ bị sa thải khỏi ngành công an (5). Bây giờ, cựu Trưởng phòng PA 24 của Công an Bà Rịa – Vũng Tàu đang là… luật sư, thành viên Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (6).

Ở khía cạnh hình sự, vụ án Bình "Hà Lan" đã được sửa sai theo kiểu… ba rọi như thế nên thỏa thuận lần đầu giữa nhà nước Việt Nam với Bình "Hà Lan" cũng… ba rọi. Sau khi bị Bình "Hà Lan" kiện tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Stockholm, nhà nước Việt Nam đề nghị Bình "Hà Lan" rút đơn kiện, đổi lại nhà nước Việt Nam hứa bồi thường cho ông 15 triệu Mỹ kim và hoàn trả toàn bộ tài sản mà nhà nước Việt Nam từng tịch thu.

Sở dĩ Bình "Hà Lan" tiếp tục nộp đơn kiện nhà nước Việt Nam tại Tòa Trọng tài Quốc tế ở Paris vào năm 2014 vì nhà nước Việt Nam chỉ mới trả tiền. Cam kết hoàn trả tài sản không được thực thi bởi toàn bộ số tài sản của ông Bình đã đổi chủ theo đúng phương thức chuyển đổi quyền sở hữu mang đầy đủ các đặc trưng… xã hội chủ nghĩa.

Tháng 4 năm 2011, hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam loan báo, công an đã tống giam ông Trần Văn Mười (Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), ông Lê Minh Huy Hoàng (Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Vũng Tàu) và ông Hoàng Anh Linh (Chuyên viên Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu), vì cùng phạm tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" (7).

Trước đó mười năm, khi ông Mười còn là Trưởng phòng Thi hành án dân sự Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Hoàng là Phó phòng, ông Linh là Chấp hành viên, cả ba đã tự tổ chức kê biên, tự bán 12 chiếc xe hơi của Bình "Hà Lan" mà Tòa chưa bao giờ tuyên bố tịch thu sung công và tự sắp đặt để bán với giá rẻ một lô đất diện tích 2.000 mét vuông ở trung tâm thành phố Vũng Tàu của Bình "Hà Lan" cho… em ruột ông Mười (8).

Đúng ba năm sau khi bị khởi tố, tháng 4 năm 2014, ông Mười, ông Hoàng, ông Linh được Tòa án tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đem ra xử. Viện Kiểm sát tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đột nhiên rút lại cáo buộc cả ba "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" gây thiệt hại cho nhà nước, cơ quan này chỉ quy kết cả ba đã gây thiệt hại cho Bình "Hà Lan" khoảng… 260 triệu đồng Việt Nam. Nhờ vậy, cả ba chỉ bị phạt mỗi người 11 tháng 16 ngày tù – bằng thời hạn cả ba bị tạm giam cho đến khi được tại ngoại chờ ra Tòa (9).

***

Trước, không có bất kỳ ai bị truy cứu trách nhiệm về việc khởi tố - tống giam – truy tố - kết án Bình "Hà Lan", hoặc không làm tròn trách nhiệm luật định để tiến trình vô đạo, phi lý này xảy ra, khiến công khố mất 15 triệu Mỹ kim, chưa kể những chi phí liên quan khác, chắc chắn là không nhỏ chút nào. Do đó "đồng chí" Ngô Chí Đan – người khởi động tiến trình – từ thiếu tá lên trung tá, dù bị sa thải vẫn danh giá, chẳng thua ai.

Giờ, cũng sẽ không có bất kỳ ai bị truy cứu trách nhiệm do vi phạm cam kết hoàn trả tài sản, khiến công khố mất 37,5 triệu Mỹ kim nữa, chưa kể hàng loạt chi phí khác, chắc chắn ở mức nhiều triệu Mỹ kim. Cần nhớ, vì tổ chức truy tìm, thu hồi tài sản để hoàn trả cho Bình "Hà Lan" theo yêu cầu của ông, hệ thống công quyền Việt Nam mới phát giác ba viên chức Thi hành án tùy tiện kê biên, tự phát mãi tài sản của nạn nhân như đã kể.

Phải chăng 15 triệu Mỹ kim từng trả cho Bình "Hà Lan" hồi 2004 không… đáng nên mười năm sau, Viện Kiểm sát tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới thản nhiên cho rằng, chuyện ba viên chức Thi hành án của tỉnh này tùy tiện kê biên, tự phát mãi tài sản của Bình "Hà Lan" không… gây thiệt hại cho nhà nước (!), tạo tiền đề cho Tòa phạt mỗi người chưa tới một năm tù và lờ luôn, không thèm đếm xỉa đến tài sản cần thu hồi để hoàn trả?

Xét cho đến cùng, công khố có mất thêm 37,5 triệu Mỹ kim và nhiều triệu Mỹ kim nữa để trả đủ loại chi phí trong vụ Bình "Hà Lan" kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai thì nhà nước Việt Nam cũng không… thua. Đối tượng sẽ vừa bị cắt giảm đủ loại phúc lợi, vừa phải "thắt lưng, buộc bụng" đóng thêm các loại thuế, phí để nhà nước có thể thanh toán những khoản chi kiểu này là dân. Các viên chức hữu trách đâu có ai phải bỏ ra đồng nào!

Dẫu cho phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế tại Paris xác định Bình "Hà Lan" thắng thì nhà nước Việt Nam vẫn không thua. Chắc chắn ông Bình sẽ nhận được tiền bồi thường. Tuy chọn thua, nhà nước Việt Nam vẫn thế, vẫn có thể duy trì đặc quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền không cần phải bận tâm đến việc truy cứu trách nhiệm đồng chí nào cả, "đảng ta" có mất gì đâu!

Trân Văn

Nguồn : VOA, 15/04/2019

Chú thích :

(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/phap-luat/the-luc-ngam-cua-phuong-vicarrent-va-cai-bong-ngo-chi-dan-437868.html

(2) https://vnexpress.net/phap-luat/truong-pho-phong-ca-ba-ria-vung-tau-bi-to-cao-tong-tien-2022731.html

(3) https://vnexpress.net/phap-luat/nhieu-quan-chuc-xin-vang-mat-tai-phien-xu-phuong-vicarrent-1992585.html

(4) https://vnexpress.net/phap-luat/nhieu-quan-chuc-xin-vang-mat-tai-phien-xu-phuong-vicarrent-1992585.html

(5) https://vnexpress.net/phap-luat/sa-thai-truong-phong-an-ninh-ba-ria-vung-tau-1979159.html

(6) https://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su-toan-quoc/ngo-chi-dan-2302358

(7) https://tuoitre.vn/bat-giam-cuc-truong-cuc-thi-hanh-an-dan-su-tinh-ba-ria---vung-tau-432552.htm

(8) https://thanhnien.vn/thoi-su/phap-luat/hau-vu-an-trinh-vinh-binh-truy-to-cuc-truong-thi-hanh-an-va-2-dong-pham-269755.html

(9) https://tuoitre.vn/3-nguyen-can-bo-thi-hanh-an-duoc-tra-tu-do-602469.htm

*****************

Thất bại nhà nước cộng sản

Trúc Giang, VNTB, 14/04/2019

Luật gia Vũ Ngọc Bảo, người đang theo học tại Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, đặt vấn đề : Nguyên bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển mới đây trong một hội thảo đã đặt câu hỏi : "Nhà nước giám sát thất bại của thị trường, vậy ai giám sát thất bại của nhà nước ?".

thatbai1

Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp Việt Nam phát hành vào cuối giờ chiều ngày 12/4 về vụ Trịnh Vĩnh Bình

‘Thất bại nhà nước’ được nhắc đến nhiều nhất trong ngày 12/4 là vụ thua kiện của nhà nước Việt Nam trước ông Trịnh Vĩnh Bình, một Việt kiều có quốc tịch Hà Lan.

"Theo quy định của tố tụng trọng tài, các bên có trách nhiệm giữ bí mật phán quyết. Tuy nhiên, hiện nay, một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội đưa tin, phản ánh không chính xác nội dung của phán quyết cùng với những diễn giải, suy đoán chủ quan, gây hiểu nhầm trong dư luận". Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp Việt Nam phát hành vào cuối giờ chiều ngày 12/4, có đoạn viết như vậy.

Tuy nhiên theo bản tin đăng tải trên VOA, "Hôm 11/4, triệu phú Hà Lan gốc Việt đã cho VOA biết về kết luận của Tòa án Trọng tài Thường trực gửi thông báo thắng kiện cho ông, theo đó chính phủ Việt Nam buộc phải bồi thường cho ông Bình tổng cộng hơn 47,5 triệu USD thiệt hại và gần 7,9 triệu USD án phí" (1).

Tính đến cuối ngày 12/4, thông tin liên quan vụ kiện này của ông Trịnh Vĩnh Bình chưa tìm được trên bản tin của Reuters, CNN. Trên BBC tiếng Việt, thì tin tức của vụ kiện này được trích dẫn từ nguồn của VOA tiếng Việt.

Thế nhưng dù thông tin nói trên có ‘không chính xác nội dung phán quyết’ như cách nói của Bộ Tư pháp Việt Nam, thì đó vẫn là một ‘thất bại nhà nước’, bởi nó có thể đưa đến việc gây ra tổn thất về tiền bạc, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh cũng như uy tín của các cơ quan ban hành và cơ quan thực thi chính sách. Đáng ngại hơn là nó làm giảm uy tín của nhà nước, bào mòn niềm tin của người dân vào các cơ quan công quyền, cũng như uy tín của thể chế.

Luật sư Đặng Đình Mạnh (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) nói rằng qua vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, cho thấy bằng bản án của cơ quan tài phán quốc tế, thì chính phủ Việt Nam đã phải đứng ra gánh lấy trách nhiệm bồi thường, vì lẽ đã không bảo đảm quyền lợi hợp pháp của ông ấy theo hiệp ước bảo hộ thương mại giữa hai chính phủ Hà Lan – Việt Nam.

"Số tiền 45 triệu USD mà chính phủ Việt Nam phải trả không chỉ là tiền, mà còn bao gồm cả uy tín quốc gia !". Luật sư Đặng Đình Mạnh bình luận.

Đây cũng lại là một góc nhìn khác của ‘thất bại nhà nước’, khi động cơ vụ lợi hay sự thiếu hiểu biết của những người có thẩm quyền ban hành chính sách ; những quyền lực chính trị hay sự vận động hành lang của các nhóm đặc quyền đặc lợi làm thay đổi sự liêm chính của chính sách công ; năng lực kém của các cơ quan xây dựng, ban hành và thực thi chính sách ; tầm nhìn ngắn hạn của các cơ quan liên quan khi tác động, hay người tham gia xây dựng chính sách. Và kết quả của phán quyết trong vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước Việt Nam là một điển hình cho thấy ‘thất bại nhà nước’ dường như không phải chỉ có một, mà thời gian qua đã có nhiều ‘thất bại nhà nước’ xuất hiện trong việc ban hành và thực thi các quy định.

Một ‘thất bại nhà nước’ khác cũng từ vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình, đó là khi ông ‘vua chả giò’ đã chọn khởi kiện tại một nơi chỉ biết tôn trọng lẽ công bằng, và ông đã thắng trong vụ kiện đòi bồi thường với tư cách là người tự do. "Nhưng trớ trêu, tại quê hương ông, thì luật pháp vẫn xem ông là tội phạm nợ hình phạt 11 năm tù giam, mà trong đó, ông chỉ mới thụ án 18 tháng nếu như bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật vẫn chưa bị hủy". Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận xét.

Còn với công luận, vì sao món nợ được chia bình quân 11.500 đồng/ dân góp trả cho ông Trịnh Vĩnh Bình theo phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực, nhưng xem ra công chúng lại rất sẵn sàng hả hê cất lời chúc mừng cho ông ấy. Có lẽ đó cũng là một ‘thất bại nhà nước’ mà những người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam cần dũng cảm nhìn thẳng vào thực tế trần trụi đó.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 14/04/2019

(1) http://bit.ly/2VLsLlX

Published in Diễn đàn

‘Luật chung’ cho Luật Đặc khu có biến tướng từ các ‘luật riêng’ ?

Thường Sơn, VNTB, 15/04/2019

Chính phủ Việt Nam, cùng lờ mờ sau đó là các nhóm lợi ích bất động sản, đang đánh đố hơn 90 triệu người dân về khái niệm ‘luật chung’ liên quan đến việc ‘hoàn thiện Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu, hoặc ‘Luật bán nước) - một cái tên mà người dân đặt cho luật này và vẫn tồn tại cho đến giờ đây).

luat1

Cho tới nay dự thảo luật Đặc khu vẫn bị phản ứng dữ dội về nhiều điều khoản rất bất lợi

"Hoàn thiện dự án Luật Đặc khu theo hướng xây dựng một luật chung (thay vì dành cho riêng 3 đặc khu)" là thông tin "được Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo giao Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý", nêu ra tại phiên họp thường vụ quốc hội ngày 10/04/2019. 

Về thực chất, thông báo trên đã mở đường cho luật Đặc khu - bị hoãn vô thời hạn vào tháng Mười năm 2018 - nảy nòi trở lại. Ngay trước mắt, một chiến dịch ‘đánh’ giá đất đang bùng nổ ở các khu vực dự kiến ‘lên đặc khu’ là Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) và có thể cả ở Vân Phong (Khánh Hòa). Vô số đất mà giới quan chức đã ‘tậu giá rẻ’ ở những nơi này sẽ có cơ hội bằng vàng để ‘thoát hàng’ với giá trên trời.

Khái niệm ‘luật chung’ mà thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ thông báo lại khiến người ta càng nghi ngờ về việc đã từng tồn tại một thứ ‘luật riêng’ - luật Đặc khu mà nhiều nội dung của nó chứa đựng quá nhiều ưu ái cho Trung Quốc và cứ như thể đó là một hình thức trá hình mà chính thể độc đảng ở Việt Nam luồn lách nhượng địa hoặc nói trắng ra là bán đất cho kẻ ‘ngàn năm Bắc thuộc’.

Sau khi nổ ra cuộc biểu tình phản đối ‘Luật bán nước’ ở Sài Gòn với nhân số lên đến hàng trăm ngàn người và lan rộng trên 50% tỉnh thành trong cả nước vào tháng 6 năm 2018, tại kỳ họp quốc hội tháng Mười năm 2018, bản dự luật Đặc khu đã bị Ủy ban Thường vụ quốc hội ‘quyết’ không mang ra bàn mà để ‘lùi lại’ nhưng không xác định thời hạn. Nguyễn Phú Trọng - khi đó còn là tổng bí thư mà chưa ngồi hẳn vào ghế chủ tịch nước của kẻ quá cố là Trần Đại Quang - có gặp một ai đó và thốt lên ‘Nó lừa mình !’.

Nhưng sau ‘luật riêng’ của những Phạm Minh Chính và Nguyễn Thị Kim Ngân, giờ đây vai trò ‘luật chung’ của Nguyễn Xuân Phúc có thể được hiểu ra sao ? Có phải chỉ là một biến tướng từ ‘luật riêng’ mà chẳng có gì được cải thiện về nội dung ? Liệu ông Phúc có lợi ích gì trong các phi vụ đầu cơ tài chính và chính trị của ‘luật bán nước’ ?

Ngay trước mắt, một nguy cơ rất hiển hiện đối với chế độ cầm quyền là nếu các nhóm lợi ích trong nội bộ đảng - với tư chất cố đấm ăn xôi - vẫn bằng mọi cách ‘đi đêm’ để thông qua luật Đặc khu, sẽ khiến làn sóng biểu tình chống ‘luật bán nước’ này trong dân chúng tiếp tục diễn ra sôi sục hơn, có thể biến thành một phong trào rất lớn trên mạng xã hội và cả trên đường phố trong năm 2019 và cả những năm sau đó.

Cho tới nay dự thảo luật Đặc khu vẫn bị phản ứng dữ dội về nhiều điều khoản rất bất lợi - có thể vẫn chưa được chỉnh sửa một cách cầu thị thật sự, mà thậm chí chỉ được gia cố hết sức sơ sài và mang tính đối phó mà vẫn giữ nguyên quan điểm và quy định chi tiết về ‘cho thuê đất đến 99 năm’ hoặc gần như thế ; ‘kiến tạo’ những điều kiện cực kỳ dễ dãi để người Trung Quốc có thể ồ ạt di cư vào các đặc khu, đặc biệt là đặc khu kinh tế Vân Đồn ở Quảng Ninh, một khi luật Đặc khu đực chính thức thông qua ; vẫn giữ nguyên quyền tài phán nếu có tranh chấp và xử lý người di cư hoặc doanh nghiệp của Trung Quốc không thuộc về Việt Nam mà thuộc về ‘quốc tế’ ; vẫn không có những điều kiện chặt chẽ để loại trừ tương lai các đặc khu, nhất là đặc khu Vân Đồn, sẽ trở thành bãi thải công nghiệp khổng lồ của rác từ Trung Quốc đổ vào ; và vẫn không có quy định chặt chẽ để lại trừ tương lai một số doanh nghiệp cá mập Việt Nam (chẳng hạn như Tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết - nhân vật không biết là tỷ phú đô la thực hay giả) trở thành con nợ khổng lồ khi sẵn sàng đi vay của các ngân hàng Trung Quốc để đầu tư vào đặc khu nhưng lại không thể bảo đảm năng lực thanh toán, để cũng như nhiều phi vụ vay ODA nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam đẩy toàn bộ hậu quả mất khả năng thanh toán cho chính phủ…

Thủ tướng Phúc sẽ xử lý những khúc xương quá khó nuốt trên như thế nào khi tìm cách cho ‘thây ma’ hồi sinh ?

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 15/04/2019

*******************

Dự luật về Hội rục rịch quay trở lại nghị trường

Thảo Vy, VNTB, 15/04/2019

Có lẽ mọi chuyện đang chờ đợi cái gật đầu của ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Bộ Chính trị, về liệu ở kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tới đây, dự luật về hội sau thời gian dài ‘nhắc lên – đặt xuống’, sẽ được bấm nút thông qua để kịp cho việc Nghị viện châu Âu xem xét thông qua Hiệp định EVFTA ?.

luat2

Một hội thảo về dự Luật về Hội tại Hà Nội.

Dự luật về Hội sẽ ‘cứu nguy’ cho Bộ luật Lao động ?

Tại phiên họp hôm 10/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo chí mô tả về sự sốt ruột của bà chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân : "Chúng ta đã cam kết với Nghị viện châu Âu về thời hạn xem xét sửa đổi Bộ luật Lao động. Đó chính là cơ sở quan trọng để Nghị viện châu Âu xem xét thông qua Hiệp định EVFTA, vậy mà bây giờ các bước cần thiết vẫn chưa được tiến hành. Thay vì trình hồ sơ dự án thì cơ quan trình lại chỉ báo cáo, xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số vấn đề, như thế có phải là làm ngược quy trình hay không ? !" (1).

Bà chủ tịch Quốc hội đồng thời yêu cầu xem xét sửa đổi cả Luật công đoàn để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. "Tôi rất quan tâm tới luật này, việc thông qua sửa đổi, bổ sung luật ảnh hưởng đến uy tín quốc tế", bà chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và yêu cầu các cơ quan soạn thảo, thẩm tra gấp rút hoàn thiện hồ sơ dự án, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình ra Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào cuối kỳ họp tháng 5 tới đây.

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết, dự án luật về hội đã được Ban Cán sự Đảng Chính phủ báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị. Nếu được sự gật đầu của Bộ Chính trị, thì dự luật này có thể nhanh chóng trình Quốc hội phê chuẩn vào tháng 5/2019. Khi ấy với quyền tự do lập hội, hy vọng sẽ sớm hình thành những tổ chức công đoàn độc lập nằm ngoài hệ thống công đoàn nhà nước. Dĩ nhiên yêu cầu về tính thống nhất của hệ thống pháp luật trong lãnh vực này sẽ vẫn khập khiểng, song đó lại là một căn cứ khác cho việc điều chỉnh sửa đổi Luật công đoàn, cũng như với Bộ luật Lao động.

Một phần tư thế kỷ ‘nâng lên – đặt xuống’

Luật về hội là một dự luật có số phận thăng trầm. Vốn có mục đích luật hóa Sắc lệnh số 102 năm 1957, cách đây đã 60 năm của Hà Nội, dự thảo lần đầu tiên được đưa ra Quốc hội bàn năm 2006 nhưng đã phải rút về. Từ đó đến nay, phải có tới 15 đến 16 lần sửa, dự thảo luật về hội vẫn còn quá nhiều vấn đề tranh cãi, ‘nâng lên - đặt xuống’ khoảng 25 năm, đến độ có ý kiến gọi đây là một ‘cụ luật’ ; và quá trình soạn thảo là một ‘bản trường ca’, vì có quá nhiều ý kiến của các nhà khoa học, những đối tượng bị tác động, đã không được phía soạn thảo tiếp thu để chỉnh lý.

Ghi nhận của trang web Thư viện Quốc hội, nơi đăng tải để lấy ý kiến các dự án luật, cho thấy dự thảo luật về hội còn có một kỷ lục nữa trong quá trình soạn thảo, đó là mức độ quan tâm của dư luận : 10,3 triệu kết quả so với trên dưới 1 triệu kết quả của nhiều luật khác, đồng thời kiến nghị đã đến lúc làm luật không phải chỉ để có luật nữa, mà phải đổi mới tư duy : Luật vị nhân sinh và phát triển.

"Thật ra cái lấn cấn bao trùm cho tất cả những người chấp bút soạn dự luật, đó là yêu cầu mang tính nguyên tắc của Điều 4, Hiến pháp, khi Đảng muốn hiện diện vai trò xuyên suốt của mình trong tất cả các tổ chức hội đoàn dân sự. Nay thì hy vọng người đứng đầu đảng cộng sản cũng đồng thời là chủ tịch nước, ông ấy sẽ hiểu vai trò của ông trong thực thi các điều ước quốc tế ; đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP) mà chính ông đã trình Quốc hội phê chuẩn vào cuối năm ngoái !". Luật gia Cao Minh Tâm nhận xét.

Từ câu chuyện nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp

Vừa qua, sau khi phía các nhà thùng nước mắm trên cả nước lên tiếng về việc Bộ Nội vụ không đồng ý cho thành lập Hiệp hội Nước mắm Truyền thống, với lý do phía doanh nghiệp sản xuất nước mắm công nghiệp cũng đang xúc tiến thủ tục thành lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam. "Trong cùng một ngành, không thể có cùng hai tổ chức hiệp hội" là lý do Bộ Nội vụ đưa ra.

Ở dự thảo luật về hội, phía chấp bút Bộ Nội vụ cũng nói rằng "một trong những điều kiện được thành lập hội là "Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động".

Vấn đề này có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, quy định như trên của phía soạn thảo không tạo được cơ chế khuyến khích các hội nâng cao chất lượng hoạt động, và sẽ là hạn chế quyền lập hội của công dân. Loại ý kiến thứ hai cho rằng, quy định như trên là phù hợp nhằm tránh tình trạng thành lập hội tràn lan, phức tạp trong việc huy động nguồn lực xã hội, đồng thời phòng ngừa lợi dụng việc thành lập hội để hoạt động trái tôn chỉ, mục đích của hội, trái pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.

Tuy nhiên qua vụ ‘nước mắm truyền thống – nước mắm công nghiệp’ (2), thì bất ngờ vào hạ tuần tháng 3/2019, phía Bộ Nội vụ lại đưa ra ý kiến là nếu mai đây có Hiệp hội Nước mắm Truyền thống, thì nên cấp phép luôn cho tên gọi Hiệp hội Nước mắm Việt Nam. Lý do : giới chủ nhà thùng sản xuất thủ công có tổ chức đại diện, thì những doanh nghiệp sản xuất nước chấm theo quy trình công nghiệp, cũng phải có tổ chức đại diện.

Khi ấy đề xuất kể trên của Bộ Nội vụ được hoan nghênh là phù hợp với nội dung CPTPP, và tạo ra một tiền lệ khác : doanh nghiệp có thể tự mình thành lập một Hiệp hội, mà không cần qua đầy đủ các bước thủ tục hành chính rườm rà như lâu nay. Vấn đề lấn cấn ở đây là tên gọi ‘nước mắm’ đối với loại ‘nước chấm công nghiệp’ là nhập nhèm kiểu đánh lận con đen.

Liệu trong bản dự thảo luật về hội sẽ trình Quốc hội vào tháng 5-2019, Bộ Nội vụ có bỏ hẳn điều kiện "Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động" ? Nếu vẫn giữ nguyên yêu cầu đó, coi như sẽ vẫn là những hội đoàn độc quyền nhà nước. Bởi, đã có Hội Nhà báo Việt Nam rồi, thì sẽ không thể có Hội Nhà báo độc lập Việt Nam ; đã có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì sẽ không có Tổng Nghiệp đoàn Lao động Việt Nam…

Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 15/04/2019

(1) http://bit.ly/2DnEBeT

(2) http://www.vietnamthoibao.org/2019/04/vntb-ang-co-su-thay-oi-ve-quyen-tu-do.html

*******************

‘Rút 2 dự án Luật ra khỏi chương trình năm 2019’ - một thủ đoạn vừa đấm vừa xoa

Thường Sơn, VNTB, 15/04/2019

Nguồn cơn nào khiến chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ đề nghị rút ra khỏi chương trình 2 dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai vì ‘các dự án luật cần có thêm thời gian để nghiên cứu, hoàn thiện’ ?

luat3

Việt Nam - 'cường quốc dân oan'

Thông tin ‘rút ra’ đó được thông báo bởi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long tại phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 10/4/2019.

Đấm

Không thể cho rằng những quan chức của chính phủ trực tiếp liên quan đến đất đai như Nguyễn Xuân Phúc - thủ tướng, Trương Hòa Bình - phó thủ tướng thường trực… và cả giới quan chức bên đảng của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng không nằm lòng những bản báo cáo của các cơ quan Thanh tra chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường về một chủ đề cực kỳ nhạy cảm : đơn thư khiếu tố đất đai chiếm đến 85 - 90% tổng số đơn thư khiếu nại tố cáo, đưa chính thể độc đảng độc trị ở Việt Nam trở thành một trong những dẫn chứng chói lọi nhất trên bảng vàng tham nhũng đất đai và cưỡng đoạt nhân dân - theo thống kê của các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Đề nghị rút Luật Đất đai của phía chính phủ - bị nghi ngờ rất lớn về việc có bàn tay ‘thày dùi’ của một số nhóm lợi ích, tài phiệt, quan chức "vấy máu ăn phần" trong đó, xảy đến trong bối cảnh cơn ung thư cưỡng chế đất vẫn không hề thuyên giảm trên toàn cõi Việt Nam, khiến cho ngày càng nhiều người dân trắng tay ngay trên mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình. Vụ ‘cướp sạch’ 5 ha đất Vườn Rau Lộc Hưng do chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đích danh thủ phạm vào giáp tết nguyên đán 2019 là chứng cứ mới nhất, quá đủ để thiết lập một phiên tòa xử giới quan chức về tội, lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái và biến người dân thành kẻ thù bất đắc dĩ của chế độ cầm quyền cường bạo này.

Một lần nữa, đảng cầm quyền cố tình luồn lách nhằm kéo dài thời hạn trình ra Quốc hội Luật Đất đai - bộ luật mà đã trở thành một trong những tội ác lớn nhất trong lịch sử đảng cộng sản Việt Nam khi luôn mặc định ‘sở hữu đất đai toàn dân’ mà không chịu công nhận quyền sở hữu đất đai tư nhân và đã làm lợi cho vô số nhóm lợi ích - quan chức khi biến Đất thành Đô (dân gian đương đại Việt Nam thường gọi là ‘Hai Đê’), trong khi biến hàng triệu người dân Việt thành dân oan đất đai.

Xoa

Cùng với đấm là xoa.

Hãy nhìn lại lịch sử của Luật thuế Bảo vệ môi trường.

Vào năm 2017, trong lúc nền kinh tế Việt Nam lao vào năm suy thoái thứ 9 liên tiếp khiến rất nhiều gia đình phải thắt lưng buộc bụng bởi thu nhập ngày càng eo hẹp và đồng tiền ngày càng mất giá, đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường xăng lên đến 8.000 đồng/lít của ‘Bộ Thắt Cổ’ (một hỗn danh mà dân gian đương đại dành cho Bộ Tài chính) đã gặp phải phản ứng dữ dội từ dư luận xã hội.

Đến năm 2018, do chưa thể tăng ngay được thuế "bảo vệ môi trường" lên 8.000 đồng/lít xăng, mới đây Bộ Tài chính đã đề xuất tăng sắc thuế này lên 4.000 đồng/lít xăng. Cách tăng dần, tăng từng bước này đã được một đại biểu quốc hội mớm ý "tăng thuế cứ như vặt lông vịt. Phải vặt từ từ để vịt khỏi kêu toáng lên".

Việc chính phủ Việt Nam xin rút đề xuất nới khung thuế bảo vệ môi trường xăng lên tối đa 8.000 đồng/lít tại dự thảo Luật thuế bảo vệ môi trường khỏiChương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 đã khiến dậy lên một dấu hỏi lớn : chính phủ này đang ‘hồi tâm’ và ‘vì dân’, hay lại một thủ đoạn ngoắt ngoéo theo kiểu ‘vặt lông vịt’ như cách tham mưu của một quan chức chuyên nghề thày dùi tăng thuế và bóp họng dân ?

Hầu như chắc chắn, "chính phủ rút đề xuất tăng thuế xăng kịch khung 8.000 đồng/lít" chỉ là một thủ đoạn ‘lùi một bước để tiến nhiều bước’ của nhóm lợi ích xăng dầu trong mối quan hệ thông đồng với các quan chức bộ ngành và chính phủ.

Bằng chứng gần nhất là Bộ Công thương và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vừa bất ngờ phóng giá xăng dầu thêm 1.500 đồng/lít, trút lên đầu người dân gánh nặng của chế độ.

Chẳng cần hoài nghi rằng thủ đoạn trên nhằm xoa dịu phần nào phản ứng dữ dội của dư luận và cũng là một cách để ‘cân đối’ với việc rút Luật ‘Hai Đê’ khỏi chương trình pháp luật.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 14/04/2019

Published in Diễn đàn

Sau Phạm Nhật Vũ sẽ là ai ?

Diễm Thi, RFA, 15/04/2019

Ngày 12 tháng 4 năm 2019, ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG bị bắt với cáo buộc đưa hối lộ. Hai cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn cùng nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone Lê Nam Trà và cựu tổng giám đốc MobiFone Cao Duy Hải nhận quyết định bổ sung tội nhận hối lộ.

ai1

Ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG. Courtesy of ndh.vn

xCơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nhà ông Võ Văn Mạnh, giám đốc và ông Hoàng Duy Quang, nhân viên ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015, vai trò đồng phạm.

Công ty AMAX là một trong bốn công ty được chọn để tư vấn định giá trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG.

Việc bắt giữ những nhân vật liên quan đến vụ mua bán trị giá hàng ngàn tỷ đồng chỉ mới thực hiện sau khi báo cáo kết luận sai phạm về vụ mua bán này của Thanh tra chính phủ đã được công bố từ tháng 3/2018. Thanh tra Chính phủ kết luận vụ mua bán đã làm thất thoát tiền của nhà nước đến 7.000 tỷ đồng.

Vì sao đến bây giờ công an mới bắt Phạm Nhật Vũ, cựu Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang từ Hà Nội nhận định :

"Có hai khả năng : Một là cuộc đấu tranh chống tham nhũng bị nhiều sức++ ép cho nên bây giờ phải khởi tố tiếp những vấn đề trước đây chưa đụng tới. Thứ hai là khi bị tạm giam thì các bị can bị bắt trước đây khai ra là Phạm Nhật Vũ đưa hối lộ, cho nên phải khởi tố và bắt giam Phạm Nhật Vũ tội đưa hối lộ.

Khả năng nhiều là cơ quan điều tra có bằng chứng Phạm Nhật Vũ đưa hối lộ và các bị can đang bị tạm giam nhận hối lộ, nên cơ quan điều tra bổ sung quyết định khởi tố đối với hai cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn về tội nhận hối lộ".

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già thì cho rằng trong Bộ chính trị phải có sự cân não rất là lớn khi quyết định bắt Phạm Nhật Vũ, bởi Phạm Nhật Vũ là em ruột của Phạm Nhật Vượng, hai tỷ phú rất nổi tiếng ở Việt Nam.

Vụ án AVG được dư luận bắt đầu quan tâm vào đầu tháng 8 năm 2016, khi Thường trực Ban bí thư Trung ương lúc đó là ông Đinh Thế Huynh chỉ đạo thanh tra lại vụ Mobifone mua 95% cổ phần của công ty AVG.

Sự việc sau đó chìm vào im lặng, không có bất kỳ thông tin nào liên quan đến kết quả thanh tra trừ quyết định thuyên chuyển ông Lê Nam Trà, Tổng giám đốc MobiFone về công tác tại văn phòng Bộ thông tin và Truyền thông. Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng lúc bấy giờ đưa ra suy luận của mình :

"Cũng có những lời đồn đoán là trong vụ này có liên quan đến trách nhiệm của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái của ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Không biết đó có phải là lý do đặc biệt hay không mà cho đến mãi gần đây vụ này tương đối êm ả. Có những lời thanh minh cho bà Phượng là không dính dáng đến vụ MobiFone mua AVG".

ai2

Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Courtesy of soha

Bà Nguyễn Thanh Phượng là người sáng lập công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2007 với vốn điều lệ ban đầu là 360 tỷ đồng.

Tháng 2 năm 2012, bà Nguyễn Thanh Phượng chính thức giữ chức chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank). Bà cũng là thành viên sáng lập của Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Bản Việt (Viet Capital Asset Management – VCAM) và Công ty Chứng khoán Bản Việt (Viet Capital Securities – VCSC).

Tháng 09 năm 2015, Công ty đầu tư chứng khoán Bản Việt (VCSC) được chỉ định thầu thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa và IPO cho Mobifone.

Đến ngày 27 tháng 4 năm 2018, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo ‘Bổ sung vụ AVG vào diện theo dõi, chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng’ tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng do ông chủ trì.

Sau chỉ đạo trên của ông Nguyễn Phú Trọng thì một loạt quan chức bị bắt. tháng 7 cùng năm, ông Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, Cán bộ Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông, và ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp - Bộ Thông tin và Truyền thông bị khởi tố và bị bắt tạm giam về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Khoản 3 Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bốn tháng sau đến lượt ông Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc MobiFone) và bà Phạm Thị Phương Anh (Phó tổng giám đốc) bị bắt để điều tra vì liên quan đến sai phạm trong thương vụ mua 95% cổ phần AVG.

ai3

Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son (trái) và Trương Minh Tuấn Courtesy laodong.com

Tháng 2 năm 2019, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam và cho xét nhà hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", được quy định tại khoản 3 Điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015 liên quan đến thương vụ mua bán AVG.

Khi ông Phạm Nhật Vũ bị bắt hôm 12 tháng 4 vừa qua, dư luận cho rằng vụ án sắp sửa nóng lên như cái lò của ông Trọng thì ông Nguyễn Đăng Quang lại không lạc quan lắm cho bước tiếp theo :

"Tiếp theo thì sẽ có nhiều khả năng mở ra : Hoặc là mở rộng vụ án nếu cơ quan điều tra quyết tâm và có bằng chứng, hoặc tạm dừng ở đó vì theo họ thì chống tham nhũng thế là đủ rồi. Để chờ xem !"

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng vụ AVG hay những vụ chống tham nhũng khác sẽ đi vào ngõ cụt và chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Trọng sẽ thất bại bởi nó là bản sao ‘đả hổ diệt ruồi’ của Tập Cận Bình nhưng không hề tương thích. Ông dẫn chứng những yếu tố mà Việt Nam sẽ không thể thực hiện chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’ như Trung Quốc :

"Thứ nhất là về kinh tế : Nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới trong khi kinh tế Việt Nam chả là gì với thế giới.

Thứ hai là Tập Cận Bình thâu tóm được quyền lực còn Nguyễn Phú Trọng thì không mặc dù ông Trọng nắm được chức Chủ tịch nước.

Thứ ba là tầm ảnh hưởng quốc tế thì Nguyễn Phú Trọng hầu như không có so với ông Tập Cận Bình.

Thứ tư là Tập Cận Bình thu phục được nhân tâm với việc thu hồi giang sơn về một mối thông qua tranh chấp biển đảo với các nước trong khu vực. Còn ông Nguyễn Phú Trọng thì không hề có.

Thứ năm là uy tín cá nhân, Tập Cận Bình chưa hề có vết nhơ nào trong việc bao che cho cánh hẩu trong việc chống tham nhũng. Còn Nguyễn Phú Trọng thì quá nhiều ví dụ cho chúng ta thấy, ví dụ như vụ Võ Kim Cự, vụ Mường Thanh, vụ tập đoàn FLC…"

Ông Võ Kim Cự, nguyên Chủ tịch, nguyên Bí thư tỉnh Hà Tĩnh, được cho là người trực tiếp vận động đưa dự án Formosa về Hà Tĩnh, cấp phép cho thuê đất 70 năm vượt thẩm quyền nhưng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hợp thức hóa năm 2008. Sau khi rời Hà Tĩnh một cách bình an vô sự, cuối năm 2015 ông Cự đã tiếp tục đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa 14, đắc cử Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Còn vụ Mường Thanh được báo chí trong nước cho là sai phạm từ Bắc đến Nam nhưng hầu hết các sai phạm sau đó đều được hợp thức hóa. Nhiều dự án nhà cao tầng xây cao hơn mức cho phép hoặc bán hết cho người mua khi chưa hoàn tất thủ tục theo quy định.

Ngoài ra còn hàng loạt sai phạm tại các dự án nghìn tỷ của đại gia Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC như chuyển đổi đất rừng làm sân golf trái quy định tại Thanh Hóa, hay việc triển khai xây dựng các dự án bất động sản nghỉ dưỡng trải dọc theo đường bờ biển từ Bắc vào Nam gây nên những mối đe doạ về vị trí an ninh quốc phòng… nhưng bản thân ông Quyết và tập đoàn FLC vẫn bình yên vô sự.

Trong một lần trò chuyện với RFA về những đồn đoán trong dư luận về vai trò của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong vụ AVG, ông Phạm Chí Dũng nêu câu hỏi rằng "Giả thuyết đặt ra nếu bà Nguyễn Thanh Phượng dính dáng sâu đến vụ MobiFone và AVG thì thế nào ? Liệu bà có bị khởi tố, thậm chí bị bắt giam hay không ?"

Đó cũng là câu hỏi mà dư luận quan tâm khi đến hôm nay ông Phạm Nhật Vũ bị bắt, vụ án liệu sẽ được tiếp tục như thế nào ?

RFA đặt câu hỏi với nhà báo Nguyễn Ngọc Già về khả năng vụ án sẽ mở rộng đến cửa nhà bà Nguyễn Thanh Phượng hay không, ông cho rằng :

"Tôi không nghĩ rằng có thể lôi được Nguyễn Thanh Phượng vô mà thậm chí có thể buộc phải trả tự do cho Phạm Nhật Vũ bởi chính trị luôn có sự bất ngờ và nền tư pháp cũng như hệ thống pháp luật của Việt Nam không đơn thuần là pháp lý mà nó bị chính trị hóa quá nặng rồi".

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 15/04/2019

*****************

Bắt Phạm Nhật Vũ để bắt tiếp con gái cựu Thủ tướng Dũng ?

Phạm Chí Dũng, VOA, 15/04/2019

Vì sao khơi lại vụ ‘MobiFone mua AVG’ ?

Vụ ‘MobiFone mua AVG’ tưởng như đã chính thức đóng hồ sơ vào cuối năm 2018, khi Hội nghị trung ương 9 đã chỉ ‘cách hết chức vụ’ đối với cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son nhưng lại không đụng chạm gì đến người đồng chí cùng chiến hào và cùng chức vụ với Son là Trương Minh Tuấn. Thậm chí sau hội nghị này, Tuấn vẫn giữ nguyên được cái ghế Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương như một lá bùa hộ mệnh.

banco01

Phạm Nhật Vũ, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà. Nguồn : internet

Trước đó, những cái tên quan chức bị ‘đóng hòm’ chỉ là giới lãnh đạo của MobiFone như Cao Duy Hải, Lê Nam Trà, Phương Anh và quan chức quản lý Phạm Đình Trọng, nhưng không hề hiện ra cái tên Phạm Nhật Vũ - lãnh đạo Công ty AVG và là em trai của tỷ phú đô la số một Việt Nam là Phạm Nhật Vượng.

Về phần mình, Phạm Nhật Vượng có vẻ đã làm những gì có thể cho em trai mình : gần 8.000 tỷ đồng cả ‘gốc’ lẫn tiền lãi đã được nộp lại cho đảng như một cách ‘khắc phục hậu quả’. Ngân sách rốt cuộc đã thu hồi tiền và chẳng mất mát gì. Theo lẽ thường tình của bộ máy pháp đình xã hội chủ nghĩa, vụ việc hay vụ án chỉ dừng ở đó và chỉ mang tính cảnh cáo răn đe là chính, chứ không phải là một cuộc truy đuổi hình sự rốt ráo như cái cách mà Bộ Công an mới khởi tố và tống giam Phạm Nhật Vũ vào trung tuần tháng 4 năm 2019.

Trong bối cảnh ấy, tội danh ‘đưa hối lộ’ được quy về Phạm Nhật Vũ, rất đồng pha với việc hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị khởi tố thêm tội danh ‘nhận hối lộ’, là một động thái tố tụng hình sự mới tinh và khiến cho nhiều người ngạc nhiên, tuy đa số dư luận vẫn ủng hộ phương án ‘Tổng tịch’ phải xử lý nghiêm vụ ‘MobiFone mua AVG’ bằng tòa án chứ không phải các cuộc họp chi bộ chỉ để ‘kiểm điểm’.

Vì sao vụ ‘MobiFone mua AVG’ được khơi lại, mà lại khởi theo cái cách ‘dám’ bắt cả em trai của một tỷ phú đang sở hữu một tập đoàn kinh tế tư nhân không chỉ có thể khuynh đảo nền kinh tế Việt Nam mà còn được xem là chỗ dựa của nhiều quan chức cao cấp?

Phạm Nhật Vũ có phải là nhân vật cuối cùng bị bắt trong vụ ‘MobiFone mua AVG’, hay còn những nhân vật khác và ‘chúa’ hơn sẽ tiếp nối ?

Phải chăng cái đích trong vụ ‘MobiFone mua AVG’ mà Nguyễn Phú Trọng nhắm tới phải là ‘sâu chúa’, còn những Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng chỉ là loại làm thuê ?

Hãy nhìn lại một nhân vật mà từ đầu đến cuối được xem là ‘tổng đạo diễn’ vụ ‘MobiFone mua AVG’: Nguyễn Thanh Phượng.

"Công chúa" nắm vai trò gì ?

Theo một số thông tin xuất hiện rải rác trên mạng xã hội bắt đầu từ năm 2015 và đặc biệt nổi bật vào đầu năm 2018 khi Thanh tra chính phủ chính thức công bố kết luận thanh tra vụ ‘MobiFone mua AVG’, Nguyễn Thanh Phượng (nguyên chủ tịch ngân hàng Bản Việt) đã đưa Lê Nam Trà lên ghế Chủ tịch Mobifone để cùng Phạm Nhật Vũ tính kế vụ AVG, chỉ đạo bốn công ty định giá trong việc nhào nặn số liệu để đưa AVG lên mức giá cao hơn 9 lần giá trị thực. Khi bị khởi tố bắt giam, chắc chắn Phạm Nhật Vũ sẽ khai ra danh sách các quan chức nhận tiền lại quả của vụ AVG (người ít thì nhận vài chục tỷ, người nhiều thì nhận đến gần nghìn tỷ)…

Có 4 đơn vị tư vấn thẩm định giá "thương vụ mafia" AVG là Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thẩm định là 24.548 tỷ đồng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãng Kiểm toán AASC thẩm định 33.299 tỷ đồng ; Hà Nội Value thẩm định 18.519 tỷ đồng. Còn Công ty Tư vấn Đầu tư và thẩm định giá AMAX đưa ra con số thẩm định là 16.565 tỷ đồng, trong đó, giá trị tài sản hữu hình là 3.117 tỷ đồng, giá trị tài sản vô hình ngoài bảng cân đối kế toán là 13.448 tỷ đồng.

Sau đó, kết quả định giá của AMAX được Mobifone sử dụng để đàm phán mua 95% cổ phần AVG với số tiền 8.889 tỷ đồng.

Trong khi AASC và VCBS đều là những thương hiệu lớn, thì Hanoi Value và AMAX đều là công ty rất nhỏ, vốn điều lệ của Hanoi Value chỉ là 1 tỷ đồng và của AMAX chỉ là 3,8 tỷ đồng. Với khả năng tài chính như vậy, việc Hanoi Value và AMAX được tham gia tư vấn cho một dự án lớn tính bằng trăm triệu đô đến tỷ đô như vậy là kỳ quái.

Chỉ một năm sau khi thương vụ thẩm định giá trên hoàn thành, Hanoi Value đã chuyển thành công ty mỹ viện, chuyên chăm sóc sắc đẹp. Còn AMAX vẫn là một công ty nhỏ với vốn điều lệ giữ nguyên 3,8 tỷ và gần như không có gì nổi bật sau khi được nhận một thương vụ rất lớn như thế. Người đại diện pháp lý và là Tổng giám đốc là Võ Văn Mạnh, một Thạc sĩ giảng dạy tại Fulbright.

Ngay sau khi kết luận thanh tra vụ "Mobifone mua AVG" của Thanh tra Chính phủ nhận được sự chấp thuận của Chính phủ để chuyển sang cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an, một hiện tượng đáng chú ý là một số tờ báo nhà nước đã xoáy vào trách nhiệm của công ty tư vấn thẩm định giá vụ AVG, đặc biệt đặt dấu hỏi "AMAX là công ty nào ?", trong khi không quan tâm lắm đến vai trò của các công ty tư vấn lớn hơn nhiều là AASC và VCBS.

Một luồng dư luận cho rằng "Manh mối nằm ở đây. AMAX chính là công ty của Phượng, dù Phượng không hề đứng tên hay sở hữu chút cổ phẩn nào ở đó. Và 3 đơn vị kia chỉ là chân gỗ được sắp xếp vào và cố tình hét giá cao nhất để AMAX được nhận làm kết quả… Điểm cuối của những bài điều tra chắc chắn sẽ là AMAX, nói đúng hơn, là tìm đến công chúa Nguyễn Thanh Phượng".

Nguyễn Thanh Phượng lại là con gái ruột của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

‘Sâu chúa’ là những ai ?

Vào năm 2015 và ngay trước đại hội 12 của đảng cầm quyền, trên mạng xã hội xuất hiện một bản giải trình 12 điểm được cho là của ông Nguyễn Tấn Dũng - khi đó còn là thủ tướng - gửi Tổng bí thư và Bộ Chính trị, trong đó có nội dung giải trình về tài sản của "cháu Nguyễn Thanh Phượng" và việc bà Phượng lấy chồng là con trai của một quan chức thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Nhưng việc bà Nguyễn Thanh Phượng không có tên trong kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ vào tháng 3 năm 2019 cho thấy một khả năng : không chỉ bà Nguyễn Thanh Phượng có thể "thoát" vụ "Mobifone mua AVG", mà cả cha con Nguyễn Tấn Dũng vẫn tạm thời an toàn.

Từ "tạm thời" có lẽ là hợp lý nhất trong một chính trường luôn xáo trộn, nơi mà những hứa hẹn, cam kết luôn đầy sắc thái ma mị và có thể bị hủy bỏ, lộn ngược vào bất kỳ lúc nào.

Nhưng giờ đây, thời thế đang lộ ra sự lộn ngược của nó khi một lý lẽ như đinh đóng cột đang dần hiện ra: đã bắt Tuấn và Vũ, không thể không bắt Phượng.

Bởi theo logic vốn phải thế, một khi Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đã khai ra nhận hối lộ từ Phạm Nhật Vũ, sẽ đến lượt Vũ và hai nhân vật của AMAX vừa bị bắt cùng Phạm Nhật Vũ là Giám đốc AMAX Võ Văn Mạnh và nhân viên - phải khai ra ai là ‘tổng đạo diễn’ vụ ‘MobiFone mua AVG’.

Trước đó, dường như Nguyễn Phú Trọng đã không có được những lời khai đắt giá ấy từ hai phiên tòa xử Đinh La Thăng vào đầu năm 2018 và cả từ đại gia ngân hàng Trần Bắc Hà - kẻ được xem là thũ hạ tin cẩn của Nguyễn Tấn Dũng.

Cũng bởi thế, 2018 là năm mà ông Trọng loay hoay với những vụ án lớn, nhưng chỉ lớn và kéo dài đến nửa đoạn đường dẫn đến cửa nhà cựu thủ tướng Dũng. Cái còn thiếu là bằng chứng theo nguyên tắc ‘án tại hồ sơ’.

Vụ ‘MobiFone mua AVG’ là sự tiếp nối của vụ Junin 2 (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có nhiều dấu hiệu hối lộ đến 584 triệu USD cho các quan chức Venezuela để nhận được quyền khai thác dầu khí tại mỏ Junin 2) - cả hai đều phảng phất bóng dáng Nguyễn Tấn Dũng.

Dấu hỏi còn lại : Nguyễn Thanh Phượng có phải là ‘sâu chúa’ mà Trọng muốn bắt ? Hay còn ai nữa ?

Logic là thế, nhưng thực tế diễn biến ra sao lại phải chờ ‘Tổng tịch’ có qua được cơn hiểm nghèo ‘tai biến’ vừa xảy ra với ông ta tại Kiên Giang - nơi được xem là căn cứ địa cách mạng của gia độc Nguyễn Tấn’ - vào ngày 14/4/2019 hay không.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 15/04/2019

********************

Phạm Nhật Vũ bị bắt : 4 vấn đề đặt ra ?

Nguyễn Hiền, VNTB, 15/04/2019

Phạm Nhật Vũ bị bắt vì "đưa hối lộ".

Ông là em trai của Phạm Nhật Vượng, tỷ phú USD (7,6 tỷ USD) tại Việt Nam.

banco1

Nếu ví mô hình này như một bàn cờ tướng, thì Phạm Nhật Vũ chính là Xe, hạ được Xe thì tới (hai cựu Bộ trưởng), hạ được Tượng sẽ tới Sĩ (Tượng con gái ông Nguyễn Tấn Dũng), và cuối cùng là Tướng (ông Nguyễn Tấn Dũng).

AFP nhận định, động thái này diễn ra khi "nhà nước cộng sản mở rộng trấn áp tham nhũng", với người đứng đầu bảo thủ - Nguyễn Phú Trọng.

Động thái này bẻ gãy nguyên lý "cái gì không mua được bằng tiền sẽ được mua bằng rất nhiều tiền". Tuy nhiên, nó cũng cho thấy rằng, ông Nguyễn Phú Trọng đang tăng tốc dọn dẹp nhóm lợi ích mà ông cho là tồn vong đến chế độ trước khi về hưu vào năm 2021.

Một loạt người bị bỏ tù, chủ yếu là nhóm lợi ích liên quan đến nguồn tài nguyên quốc gia, trong đó nổi bật là dầu khí, và sau là viễn thông.

Có 4 nhóm vấn đề được đặt ra.

Một, tại sao bắt Phạm Nhật Vũ là nước cờ quan trọng ? Đó là vì, trước đó vào tháng 2/2019, hai vị cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông bị khởi tố về tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng. Và từ tháng Hai đến tháng Tư, là thời điểm mà chính quyền do ông Nguyễn Phú Trọng tiến hành "đối chất" quan trọng đối với ông Phạm Nhật Vượng, người hiện đang thao túng ngành bất động sản, và là biểu tượng ngành công nghiệp oto Việt Nam. Trong hai tháng đó, ông Vượng phải tiến hành các hoạt động "vận động" người em về đầu thú, bởi nếu Phạm Nhật Vũ không bị bắt, thì tội danh của 2 cựu bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông mãi chỉ là vi phạm quy định nhà nước.

Nếu ví mô hình này như một bàn cờ tướng, thì Phạm Nhật Vũ chính là Xe, hạ được Xe thì tới Tượng (hai cựu bộ trưởng), hạ được Tượng sẽ tới Sĩ (con gái ông Nguyễn Tấn Dũng), và cuối cùng là Tướng (ông Nguyễn Tấn Dũng).

Đó là lý do vì sao, Facebooker Phạm Việt Thắng – "người đưa tin" sớm các sự kiện "bắt – giữ - truy tố" các chính trị gia trung và cao cấp Việt Nam đã buông thõng một quan điểm : "Xướng tên "người tử tế". Trong chia sẻ cá nhân này, ông Thắng không ngần ngại nhắc đến người con gái của ông Dũng (Phượng Hồng), ông Nguyễn Tấn Dũng (người tử tế), và quy trình "khai báo" của nhóm quan chức bị bắt. Nhưng phải mất 2 tháng để chuyển đổi tội danh và bắt Phạm Nhật Vũ được cho là "muộn", nó phản ánh sự đấu tranh gay gắt trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện tại.

Hai là, động thái nhấn mạnh yếu tố "nhân sự" và liên tục bắt giữ các quan chức cao cấp, đến mức truy tố của ông Nguyễn Phú Trọng, mặc dù bản thân hai cựu ra sức "vận động", chứng tỏ hai quan điểm :

1/ Việc dọn dẹp nhóm lợi ích mà ông Trọng đang cho là nguy cơ chế độ đang được ông đẩy lên cao nhất, và các lần kỷ luật thậm chí nhà tù được tiến hành như một phương diện "răn đe – nêu gương" như nhiều lần ông Trọng nêu ra ;

2/ Cho thấy, ông Trọng đang dọn dẹp nhóm lợi ích trước khi hoàn toàn về hưu vào năm 2021, một tin đồn len lỏi.

Trong thực tế, trấn áp và xử lý rốt ráo các đường dây tham nhũng, làm hao tổn lợi ích ngân sách, làm sụp đổ uy tín đảng cầm quyền là minh chứng cho khả năng ông Nguyễn Phú Trọng thôi chức vụ trong kỳ đại hội sắp tới. Nhưng nếu như vậy, nó cũng đặt ra một khả năng là ai có thể thay thế ông để nối tiếp con đường "chống tham nhũng" này ? Trong khi luật pháp quốc gia vẫn chưa thực sự nghiêm trị tội tham nhũng và nguồn gốc tham nhũng (kê khai thu nhập), và bản thân "luật đảng" đến nay vẫn thuần túy "ai sai thì sửa, ai cứng đầu thì nghiêm trị" một cách mơ hồ và dễ dàng bị lách qua.

Thứ ba, việc bắt giữ Phạm Nhật Vũ và truy tố về tội "đưa hối lộ", gián tiếp truy tố Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn về tội "nhận hối lộ" đã cho thấy quyết tâm truy đến cùng những ai đã lợi dụng quyền lực để thâm thủng ngân sách nhà nước. Có lẽ, câu chuyện 30 tỷ USD di sản thời ông Phan Văn Khải để lại, cùng hàng loạt các yếu tố thiên thời địa lợi đã bị "người tử tế" phá nát trong 2 nhiệm kỳ là điều không chỉ đau với bản thân ông Nguyễn Phú Trọng, mà cả những ai thực sự khách quan nhìn nhận về "cơ hội" phát triển quốc gia bị bỏ qua. Và thực tế, nếu ông Nguyễn Phú Trọng đưa lần lượt những kẻ phá hoại ngân sách quốc gia ra ngoài ánh sáng, đưa các tội trạng phù hợp với luật định đối với những chính trị gia này, thì cần phải công nhận vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, và tái lập lại kỷ cương luật pháp ở các chính trị gia. Và có nên cho rằng không thể mải miết gắn nhãn "thanh trừng phe phái" để phủ nhận vai trò và nỗ lực của ông Trọng trong phòng chống tham nhũng ? Việc ông Trọng dọn dẹp phe nhóm lợi ích, tạo khuôn cho sự phát triển kinh tế trong 2 nhiệm kỳ sắp tới là điều không thể bỏ qua, nhưng tạo khuôn này có tính chất ngắn hạn hay dài hạn sẽ bàn ở bài viết sau.

Thứ tư, câu chuyện "nhận hối lộ" được cho là đang lan đến ông Bùi Quang Vinh, Lê Mạnh Hà,… Riêng ông Bùi Quang Vinh là người có những phát ngôn "để đời" về con đường lên chủ nghĩa xã hội và các phát biểu liên quan đến đầu tư và cải cách thể chế. Việc dính dáng đến tội "nhận hối lộ" lần này cũng làm vỡ đi "thần tượng" của không ít người, nhưng nó cũng cho thấy, trong hệ thể chế hiện nay, số người "không nhận hối lộ" là số hiếm. Chức vụ càng cao, có dính dáng đến "gia đình cách mạng" thuộc cán bộ trung và cao cấp thì khả năng ‘ăn’ còn nhiều. Chính yếu tố này đã cho thấy, việc ông Nguyễn Phú Trọng mở đường đánh tham nhũng, nhưng hiệu quả tham nhũng có kéo dài hay không cần phải được đánh giá lại. Bởi nếu không cải cách thể chế mạnh mẽ, thì các quan chức sau ông – những người mà ông "quy hoạch" và kỳ vọng, sẽ rất dễ dàng nhúng chàm. Và bản thân tội nhận "hối lộ" được phát lộ trong thời gian qua gần như là một đường dây, thay vì tính chủ thể riêng lẻ, do đó, khi chưa có một khuôn pháp lý hoàn chỉnh. Thì việc chống tham nhũng thời kỳ cuối của ông Nguyễn Phú Trọng chủ yếu dựa vào địa vị kiêm hai chức vụ và sự nguy cấp của chế độ. Nếu "sự nguy cấp chế độ" trôi qua, thì tham nhũng sẽ trỗi dậy, trong bối cảnh kỳ đại hội tiếp theo "sự kiêm nhiệm" sẽ không còn tồn tại. 

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 15/04/2019

********************

Ông Phạm Nhật Vũ hối lộ cho ai ?

Thân Hoàng, Tuổi Trẻ online, 14/04/2019

Cơ quan cảnh sát điều tra xác định ông Phạm Nhật Vũ, cựu chủ tịch Công ty nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), đã có hành vi đưa hối lộ trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG.

banco2

Ông Phạm Nhật Vũ tại một hội nghị của Truyền hình An Viên - AVG - Ảnh tư liệu

Ngày 13/4, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét với ông Phạm Nhật Vũ, cựu chủ tịch hội đồng quản trị AVG, về tội đưa hối lộ, quy định tại khoản 4, điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015.

Khởi tố 2 cựu bộ trưởng tội nhận hối lộ

Cơ quan cảnh sát điều tra cũng quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can với ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn (cùng là cựu bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông), Lê Nam Trà (cựu chủ tịch hội đồng thành viên MobiFone) và Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc MobiFone) về tội nhận hối lộ quy định tại khoản 4, điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015.

Trong cùng vụ án, Bộ Công an khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét với Võ Văn Mạnh, giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX ; Hoàng Duy Quang, nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX, về tội "vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015, vai trò đồng phạm.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, sau khi bắt 2 cựu bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông về tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng từ cuối tháng 2, cơ quan công an tập trung điều tra theo hướng có hành vi đưa và nhận hối lộ trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG.

Từ lời khai của các bị can là lãnh đạo của MobiFone đã bị bắt và các chứng cứ, tài liệu khác cơ quan cảnh sát điều tra xác định đủ căn cứ khởi tố ông Vũ tội đưa hối lộ, 2 cựu bộ trưởng tội nhận hối lộ. Cơ quan điều tra đang làm rõ ông Vũ đã hối lộ cho các cá nhân nào và mức hối lộ bao nhiêu.

banco3

Đồ họa : V.CƯỜNG

"Thổi vống" giá trị AVG

Ngày 15-10-2014, AVG khi đó do ông Phạm Nhật Vũ làm chủ tịch hội đồng quản trị đã có văn bản gửi ông Nguyễn Bắc Son, khi đó là bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, để báo cáo và đề nghị cho ý kiến chỉ đạo việc AVG chuyển nhượng cổ phần cho đối tác nước ngoài. 

Trong đó có nội dung AVG đã làm việc với đối tác nước ngoài và đi tới thống nhất đối tác nước ngoài sẽ mua cổ phần AVG để trở thành cổ đông chiến lược, giá mua cổ phần bằng 7 lần giá vốn, tức là AVG sẽ nhận khoảng 525 triệu USD khi bán 75% cổ phần.

Thương vụ mua AVG được ví như một kịch bản "thổi vống" giá trị thực của doanh nghiệp gây thiệt hại tiền nhà nước. Suốt quá trình Thanh tra Chính phủ thanh tra thương vụ mua bán ngàn tỉ này, cả AVG và Bộ Thông tin và truyền thông đều không cung cấp được tài liệu, chứng từ nào liên quan đến việc đàm phán với đối tác nước ngoài cũng như khoản đặt cọc 10 triệu USD. 

Điều này đồng nghĩa với việc thông tin chào bán cổ phần, đàm phán, giá trị AVG ở thời điểm này là không có thật.

Ngày 1/12/2014, Bộ Thông tin và truyền thông đã ban hành quyết định 1798 thành lập Tổng công ty viễn thông MobiFone, theo đó có ngành nghề kinh doanh phát thanh truyền hình. Chưa đầy hai tháng sau, ông Lê Nam Trà, khi đó đang giữ chức quyền chủ tịch hội đồng quản trị MobiFone, đã có văn bản trình lên bộ xin phê duyệt chủ trương đầu tư dịch vụ truyền hình theo phương thức mua lại một hãng truyền hình kỹ thuật số. 

Sau đó một tuần, Bộ Thông tin và truyền thông có văn bản thống nhất chủ trương theo đề xuất của MobiFone. Như vậy có thể thấy ông Nguyễn Bắc Son đã ký quyết định bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh cho MobiFone sau khi xảy ra việc AVG chào bán cổ phần.

Ông Trương Minh Tuấn khi đó đương chức thứ trưởng là người thực hiện "cú chốt của màn kịch" khi ký quyết định số 236 phê duyệt dự án đầu tư đồng ý cho MobiFone mua AVG với giá gần 8.900 tỉ đồng. Quyết định này không đảm bảo căn cứ pháp lý, vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước.

Tài liệu điều tra cũng thể hiện khi tiến hành thẩm định, lập và phê duyệt dự án, lãnh đạo Bộ Thông tin và truyền thông đã gạt bỏ ý kiến phản biện của cấp dưới, báo cáo sai sự thật với Thủ tướng về tình trạng bết bát của AVG. 

Tại thời điểm đề xuất đầu tư, AVG đang thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng, âm gần 50% vốn điều lệ, các số liệu, phương án trong kinh doanh hoàn toàn là giả định mơ hồ, thiếu thực tế, không thể đạt được trong môi trường cạnh tranh gay gắt về thị phần.

Cùng với đó, những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone gây nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại MobiFone khoảng 7.006 tỉ đồng, trong đó thiệt hại do mua nợ phải trả của AVG là 1.134 tỉ đồng.

Nhận hối lộ : cao nhất tử hình ; đưa hối lộ : cao nhất 20 năm tù giam

Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) nhận định những bị can bị khởi tố tội đưa và nhận hối là những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến nhóm tội tham nhũng, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan nhà nước, tổ chức, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Tội nhận hối lộ là hành vi của một người có chức vụ quyền hạn đã sử dụng chức vụ quyền hạn của mình để làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ vì lợi ích vật chất (tiền bạc, tài sản...).

Tội nhận hối lộ là tội có cấu thành vật chất nên phải xác định trị giá của nhận hối lộ để làm căn cứ xử lý tương ứng theo quy định tại điều 354 Bộ luật hình sự 2015. Nếu có căn xác định các bị can nhận hối lộ với trị giá từ 1 tỉ đồng trở lên sẽ phải đối mặt với hình phạt 20 năm tù, tù chung thân và cao nhất đến tử hình.

Tội đưa hối lộ được hiểu là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (trực tiếp hoặc qua trung gian) để người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình.

Đối với tội đưa hối lộ theo điều 364 Bộ luật hình sự 2015, nếu có căn cứ xác định người đưa hối lộ với trị giá từ 1 tỉ đồng trở lên sẽ phải đối mặt với hình phạt cao nhất đến 20 năm tù giam.

Thân Hoàng

Nguồn : Tuổi Trẻ online, 14/04/2019

*******************

Ơn ai nếu ‘đảng ta’ đốn đồng chí Son và đồng chí Tuấn ?

Đồng Phụng Việt, RFA, 14/04/2019

Cuối tuần vừa qua, hệ thống chính trị và hệ thống công quyền Việt Nam rúng động trước tin đồng chí Nguyễn Bắc Son và đồng chí Trương Minh Tuấn, vừa cùng là cựu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, vừa cùng là cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông, bị khởi tố thêm tội "nhận hối lộ". Xưa giờ "đảng ta" vẫn chống tham nhũng nhưng đâu có cáo buộc đồng chí nào "nhận hối lộ" !

banco4

Cựu Bộ trưởng Thông Tin và truyền thông Trương Minh Tuấn (phải) và Nguyễn Bắc Son - Courtesy of Hội Nhà Báo Việt Nam

Nhìn một cách tổng quát, sở dĩ đồng đội của hai đồng chí bàng hoàng vì từ hồi thề chỉnh đốn đến nay, "đảng ta" chỉ "chỉnh", chưa bao giờ "đốn" ai. To vật vưỡng như đồng chí Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, tuy bị xác định đã gây ra thiệt hại nhiều mặt cả về chính trị lẫn kinh tế, song đồng chí Thăng cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Cho dù nguyện vọng làm "ma tự do" của đồng chí Thăng đã bị "đảng ta" gạt phắt bằng bản án 30 năm tù, chưa kể đầu năm nay, "đảng ta" xác định đồng chí Thăng còn là bị can trọng vụ thất thoát 2.400 tỉ đồng ở Dự án Ethanol Phú Thọ nhưng án tù dẫu có dài hơn vì "vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng", đồng chí Thăng vẫn còn cơ hội… một, hai, ba, hít thở, hít thở,... cho đến khi sức tàn, lực kiệt !

Đồng chí Son và đồng chí Tuấn rất khó có cơ hội ấy. Theo Khoản 4, Điều 354 Luật Hình sự, nhận hối lộ từ một tỉ đồng trở lên hoặc nhận hối lộ và gây ra thiệt hại từ năm tỉ đồng trở lên, sẽ bị phạt tù chung thân hoặc tử hình. Chưa ai biết đồng chí Son và đồng chí Tuấn đã nhận hối lộ bao nhiêu nhưng chuyện hai đồng chí sắp đặt cho Mobifone mua 95% cổ phần của AVG đã được xác định là gây thiệt hại khoảng… 7.000 tỉ đồng !

***

Còn quá sớm để xác định đồng chí Son và đồng chí Tuấn có bị cách ly sớm và vĩnh viễn với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam hay không, song nếu điều đó xảy ra thì chúng ta nên… hàm ơn ai, khi hai đồng chí trước nay vẫn thay mặt "đảng ta", thường xuyên dạy dỗ chúng ta phải cảnh giác với nguy cơ "tự diễn biến, tự chuyển hóa", đột nhiên bị "đảng ta" lột mặt nạ, trở thành tham quan, bị "đảng ta" buộc phải đền tội ?

Thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG được sắp đặt, ký kết, phê duyệt từ năm 2015 nhưng vì cả Bộ Thông tin và truyền thông lẫn Bộ Công an nhất trí xem toàn bộ hồ sơ liên quan đến thương vụ này là "Mật", không ai dám xem, không ai dám bàn, nên mãi tới năm ngoái, chúng ta mới được "đảng ta" cho biết, một số đồng chí đã thản nhiên dùng tiền của chúng ta trả thêm cho AVG 7.000 tỉ đồng.

Không có "đảng ta", làm gì có kiểu quản trị, điều hành mà hết đồng chí này tới đồng chí khác vô tư sử dụng công quỹ cho những thương vụ, những dự án đầu tư theo kiểu mà thiên hạ ai nghe, ai biết cũng kinh hồn, táng đởm như thế ? Không có "đảng ta", công cuộc chỉnh đốn đâu có đạt đến… đỉnh cao của sự cầu kỳ, chắc chắn đã, đang và sẽ còn thuộc loại cổ lai hy trong lịch sử nhân loại...

… Nào là tước bỏ các chức vụ cả trong đảng lẫn trong chính quyền mà đồng chí Son từng mang. Rồi tạm đình chỉ chức vụ Bộ trưởng của đồng chí Tuấn, điều động về làm Phó Ban Tuyên giáo của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam,… Dù ai cũng biết vì sao hai đồng chí "giúp" AVG nhưng tháng 2 vừa qua, "đảng ta" chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự của hai đồng chí vì "vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng"…

***

Cho đến giờ có thể kết luận, công cuộc chỉnh đốn mà "đảng ta" phát động rất nhiều chương, hồi hệt như… truyện Tàu !

Dù muốn hay không, thiên hạ cũng chỉ có thể dựa vào tương quan giữa thế và lực của băng này, nhóm kia để phỏng đoán kết quả rồi tranh luận với nhau. Ơn… đảng, nếu có, không phải vì "đảng ta" nghiêm minh. Ơn… đảng, nếu có, nằm ở chỗ, công cuộc chỉnh đốn của "đảng ta", kích thích chúng ta dốc hết tâm lực, trí lực để phân tích, chứng minh xem ai thắng ai.

Ơn… đảng, xứ này đã đến thời chẳng ai cần phải bận tâm xem vận mệnh quốc gia ra sao, tương lai dân tộc thế nào !

Đồng Phụng Việt

Nguồn : RFA, 14/04/2019

********************

Ông Phạm Nhật Vũ bị bắt vì 'đưa hối lộ' trong vụ mua bán AVG

BBC tiếng Việt, 13/04/2019

Ông Phạm Nhật Vũ, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), vừa bị bắt giam.

banco5

Ông Phạm Nhật Vũ khi bị bắt tạm giam (hình : Cổng thông tin điện tử Bộ Công an)

Quyết định khởi tố bị can của cơ quan cảnh sát điều tra cáo buộc ông Vũ tội 'đưa hối lộ' trong thương vụ MobiFone mua AVG, quy định tại Khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015.

Ông Vũ là em trai ông Phạm Nhật Vượng, một trong những người được đánh giá là giàu nhất Việt Nam với khối tài sản ròng Forbes định giá là 7,6 tỷ đô la.

Cơ quan cảnh sát điều tra đã "quyết định điều tra, bắt tạm giam và lục soát nhà ông Vũ... người bị cáo buộc tội đưa hối lộ", hãng tin AFP dẫn lời Bộ Công an nói hôm thứ Bảy.

Số tiền mà ông Vũ được cho là đã đưa hối lộ không được nêu rõ.

Trong cùng thời điểm, còn có một số cựu quan chức cao cấp bị khởi tố bổ sung với tội danh 'nhận hối lộ', quy định tại Khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.

Nguyên Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son (2011-2016) và nguyên Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn (2016-2018), cùng hai cựu lãnh đạo cao cấp của MobiFone, ông Lê Nam Trà và ông Cao Duy Hải trước đó đã bị truy tố với tội danh khác.

Cả bốn người này đã đang bị bắt giam, cùng về tội 'vi phạm quy định về sử dụng vốn công, gây hậu quả nghiêm trọng', quy định tại Điều 220 Bộ luật Hình sự 2015.

banco6

Việc thanh tra toàn diện việc MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) đã bắt đầu từ tháng Chín 2016

Tội 'vi phạm quy định gây hậu quả nghiêm trọng'

Trong diễn biến mới nhất, còn có thêm hai người khác bị bắt giam.

Ông Võ Văn Mạnh là cựu lãnh đạo, và ông Hoàng Duy Quang là cựu nhân viên của AMAX, hãng tư vấn và thẩm định thương vụ mua bán AVG.

Cả hai cùng bị cáo buộc 'vi phạm quy định về sử dụng vốn công, gây hậu quả nghiêm trọng'.

Đây là tội danh đã khiến nhiều người bị khởi tố, bắt giam trong thời gian từ giữa 2018 đến đầu 2019.

Các ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị bắt hồi 2/2019. Hai ông bị cho là đã có những hành vi vi phạm nghiêm trọng khi ông Bắc Son là bộ trưởng, ông Tuấn là thứ trưởng.

Ông Cao Duy Hải, nguyên tổng giám đốc MobiFone, bị bắt hồi 11/2018. Bà Phạm Thị Phương Anh, phó tổng giám đốc MobiFone bị bắt cùng lúc với ông.

Ông Lê Nam Trà, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, bị bắt hồi 7/2018, ngay khi cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với thương vụ mua bán AVG.

Bị bắt cùng thời gian với ông Lê Nam Trà có ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ quản lý Doanh nghiệp Bộ Thông tin Truyền thông.

Việc mua AVG diễn ra sau khi Thủ tướng nhiệm kỳ trước Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận về chủ trương cho phép MobiFone tham gia đầu tư cung cấp dịch vụ truyền hình.

Tháng 1/2016, MobiFone thông báo hoàn thành việc mua 95% cổ phần của AVG với tổng giá trị chuyển nhượng gần 8.900 tỷ đồng (khoảng 400 triệu đô la Mỹ).

Tuy nhiên, từ giữa 2016, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản chỉ đạo chính phủ thanh tra toàn diện thương vụ này.

Giới chức nói vụ việc gây thiệt hại cho nhà nước 300 triệu đô la.

Các tội danh bị khởi tố trong vụ MobiFone-AVG cho đến nay

Kể từ khi khởi tố vụ án 7/2018 cho tới nay, giới chức đã khởi tố bị can nhiều người, với ba nhóm tội danh chính, quy định tại các điều 220, 354, và 364 Bộ luật Hình sự 2015.

Nội dung các điều khoản khởi tố bị can gồm :

Điều 364, khoản 4 : Tội đưa hối lộ, tội môi giới hối lộ. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.

Điều 354, khoản 4 : Tội nhận hối lộ. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình :

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên ;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

banco7

Ông Nguyễn Bắc Son (trái) và ông Trương Minh Tuấn vừa bị truy tố bổ sung tội 'nhận hối lộ', theo khoản 4, Điều 354 Bộ luật hình sự

Điều 220. Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm :

a) Vi phạm quy định về quyết định chủ trương đầu tư ;

b) Vi phạm quy định về lập, thẩm định chủ trương đầu tư ;

c) Vi phạm quy định về quyết định đầu tư chương trình, dự án ;

d) Vi phạm quy định về tư vấn, thiết kế chương trình, dự án.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm :

a) Vì vụ lợi ;

b) Có tổ chức ;

c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt ;

d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 13/04/2019

******************

Bắt nguyên chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ tội đưa hối lộ

Thân Hoàng - Giang Long - Hoàng Hiệp

Theo nguồn tin từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ông Phạm Nhật Vũ bị cơ quan điều tra xác định có dấu hiệu tội đưa hối lộ trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG.

banco8

Phạm Nhật Vũ tại cơ quan điều tra - Ảnh : Bộ Công an

Trưa 13/4, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với Phạm Nhật Vũ, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Nghe nhìn toàn cầu (AVG) về tội đưa hối lộ, quy định tại khoản 4, điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015. 

Khởi tố 4 bị can tội nhận hối lộ 

Cơ quan điều tra cũng quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn cùng là nguyên bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thôngg và Lê Nam Trà (nguyên chủ tịch hội đồng thành viên MobiFone), Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc MobiFone) về tội nhận hối lộ quy định tại khoản 4, điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015.

Bắt tạm giam giám đốc và nhân viên AMAX

Cơ quan điều tra cũng khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với Võ Văn Mạnh, giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX ; Hoàng Duy Quang, nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015, vai trò đồng phạm. 

banco9

Bị can Nguyễn Bắc Son (trái) và bị can Trương Minh Tuấn - Ảnh : Bộ Công an

Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh nêu trên. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các quyết định và lệnh nêu trên đối với các bị can đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật. 

Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm đối với các bị can và những người liên quan theo đúng quy định của pháp luật. 

Trước đó, ngày 23-2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Bắc Son - cựu bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông và ông Trương Minh Tuấn - cựu bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông vì những sai phạm liên quan đến thương vụ mua bán AVG. 

Ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn cùng bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", được quy định tại khoản 3 Điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015. Cùng ngày, cơ quan điều tra cũng đã thực hiện lệnh bắt tạm giam và khám xét nhà của 2 ông này. 

banco10

Bị can Hoàng Duy Quang (trái) và bị can Võ Văn Mạnh - Ảnh : Bộ Công an

Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, ngày 10-7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước. 

Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 26/C46-P13 về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", được quy định tại Điều 220 Bộ luật hình sự 2015, xảy ra tại Tổng công ty Viễn thông Mobifone, Bộ Thông tin và truyền thôngg và các đơn vị liên quan. 

Cùng với quyết định khởi tố vụ án, cơ quan điều tra cũng khởi tố 2 bị can Lê Nam Trà - nguyên chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông Mobifone, hiện là cán bộ văn phòng Bộ Thông tin và truyền thôngg và Phạm Đình Trọng - vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và truyền thôngg về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", được quy định tại khoản 3 Điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015. 

Theo kết luận thanh tra, Mobifone đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong việc đề xuất đầu tư, đánh giá thực trạng tài chính, kinh doanh của AVG ; lựa chọn các đơn vị tư vấn thẩm định giá ; trình Bộ Thông tin và truyền thôngg phê duyệt dự án đầu tư… 

Khi báo cáo đề xuất đầu tư chuyển nhượng cổ phần AVG và lập dự án đầu tư trình Bộ Thông tin và truyền thôngg phê duyệt, Mobifone đã báo cáo không trung thực, không đầy đủ, đánh giá không đúng thực trạng tài chính rất xấu của AVG, thậm chí còn đánh giá khả quan về tình hình tài chính, kinh doanh của AVG. 

Khi lựa chọn phương án đầu tư, Mobifone không khảo sát, không lựa chọn đơn vị chuyên kinh doanh dịch vụ truyền hình để tư vấn phương án kinh doanh, không xây dựng phương án đầu tư mới để có căn cứ so sánh. 

Mobifone đã lập và trình Bộ Thông tin và truyền thôngg phê duyệt dự án khi không loại trừ 2 khoản đầu tư ngoài ngành của AVG, thể hiện sự thiếu trách nhiệm và cố ý làm trái quy định. 

Những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của Mobifone đã gây nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn nhà nước tại Mobifone khoảng hơn 7.000 tỉ đồng, làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và các năm tiếp theo. 

Trong đó, lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2016 so với 2015 là 321,7 tỉ đồng, số lỗ lũy kế đến 2017 là hơn 1.900 tỉ đồng, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến việc cổ phần hóa Mobifone. 

Bộ Thông tin và truyền thôngg với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông đã thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định dự án, phê duyệt dự án đầu tư không đảm bảo căn cứ pháp lý, vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước. 

Quyết định số 236/2015 của Bộ Thông tin và truyền thôngg phê duyệt dự án đầu tư không đảm bảo căn cứ pháp lý, vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước, cần phải được xem xét, hủy bỏ. 

Thanh tra Chính phủ khẳng định dự án đầu tư này chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, nhưng Bộ Thông tin và truyền thôngg đã ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone là vi phạm Luật đầu tư, vi phạm quy định của Chính phủ.

Thân Hoàng - Giang Long - Hoàng Hiệp

Nguồn : Tuổi Trẻ online, 13/04/2019

Published in Diễn đàn

Sức khỏe của ông Trọng có thật sự ‘ổn’ ?

Thường Sơn, VNTB, 15/04/2019

Một cơn bạo bệnh đến với Nguyễn Phú Trọng vào lúc này sẽ khiến xáo trộn toàn bộ chính trường Việt Nam và ảnh hưởng đến cả quan điểm và quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ và cả Liên Hiệp Châu Âu.

sk1

Bệnh viện Chợ Rẫy - nơi mà ông Trọng rất có thể còn đang 'nằm'. 

Không bao lâu sau cơn chấn động ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng bị đột ngột cấp cứu hồi sức ở Bệnh viện đa khoa Kiên Giang và liền sau đó được đưa về Bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn vào ngày 14/4/2019, một số trang facebook của những người ‘lề đảng’ và giới dư luận viên đã nhiệt thành lên mạn : ‘Sức khỏe Cụ Tổng vẫn ổn’, thậm chí còn ‘Cụ Tổng đã xuất viện’.

"Sau khi kết thúc buổi làm việc trưa ngày 14/4, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã bị choáng, do thời tiết thay đổi, miền Tây Nam bộ nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng đang vào đợt nắng nóng kỷ lục… Trong đó riêng việc vừa đi thị sát ngoài trời không mũ nón dưới cái nhiệt độ 38 độ rồi lại vào thị sát trong xưởng chế biến tôm với nhiệt độ dưới 15 – 20 độ C… Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nay tuổi đã cao, việc nước gánh nặng trên vai nên chuyện bị choáng, ảnh hưởng sức khỏe là chuyện bình thường…" - những trang này viết, đồng thời lên án ‘các thế lực phản động và thù địch’ đã xuyên tạc về "Người lãnh đạo cao cấp kính yêu của Đảng và Nhà nước ta"… 

Nhưng làm sao có thể lý giải được việc nếu Nguyễn Phú Trọng chỉ bị choáng thông thường, tại sao Bệnh viện Kiên Giang lại không xử lý được mà phải chuyển về Chợ Rẫy - bệnh viện thuộc loại ‘tuyến trên’ mà chỉ đưa từ tỉnh về đây những trường hợp trầm trọng và nguy hiểm ?

Một khi đã phải chuyển Nguyễn Phú Trọng về Sài Gòn, tại sao không đưa về Bệnh viện Thống Nhất là nơi điều trị cho cán bộ trung cao cấp mà lại phải chuyển về Chợ Rẫy là bệnh viện ‘ngoài’ và thiếu an ninh hơn nhiều ?

Và tại sao không chuyển thẳng Nguyễn Phú Trọng từ Bệnh viện Kiên Giang ra Bệnh viện 108 ở Hà Nội là nơi điều trị cán bộ cao cấp mà lại để ở Chợ Rẫy ?

Cần chú ý, Chợ Rẫy là bệnh viện nổi tiếng về chuyên khoa điều trị chấn thương sọ não và thần kinh, trong khi Thống Nhất bị xem là yếu hơn nhiều, thậm chí còn xuất hiện giai thoại dân gian về ‘mổ khuyến mãi’ (phải mổ đi mổ lại) ở bệnh viện này.

Chính vì thế, việc Nguyễn Phú Trọng được chuyển thẳng từ Kiên Giang về Chợ Rẫy mà không phải Thống Nhất hay Bệnh viện 108 cho thấy bệnh tình của ông Trọng không phải là ‘choáng’, mà rất có thể ông ta đã bị đột quỵ dạng tai biến mạch máu não. Một trong những yêu cầu cao đối với loại bệnh này là cực kỳ hạn chế di chuyển bệnh nhân để tránh tổn thương và làm vỡ mạch máu não.

Kết hợp với những tin tức ngoài lề nhưng rất cụ thể và có thể mang tính tin cậy về khả năng Nguyễn Phú Trọng bị xuất huyết não và đến buổi tối 14/4 vẫn chưa tỉnh, có thể tạm kết luận rằng ông ta đã bị một cơn bạo bệnh thuộc loại nguy hiểm mà sẽ khiến Trọng ‘mất sức chiến đấu’ trong một thời gian không hề ngắn, gây đình trệ nhiều phần việc trong kế hoạch của ông ta, kể cả việc ‘đốt lò’.

Về thực chất, một cơn bạo bệnh đến với Nguyễn Phú Trọng vào lúc này sẽ khiến xáo trộn toàn bộ chính trường Việt Nam và ảnh hưởng đến cả quan điểm và quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ và cả Liên Hiệp Châu Âu.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 15/04/2019

***********************

Nguyễn Phú Trọng nằm Chợ Rẫy : ‘Sống không bằng chết’ hay ‘thù trong giặc ngoài’ ?

Trúc Giang, VNTB, 15/04/2019

Từ chiều Chủ nhật 14/4, cộng đồng mạng xã hội đã rộ lên tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải nhập viện vì xuất huyết não tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tính đến nửa đêm về sáng của ngày 15/4, theo quan sát của nhóm phóng viên trang Việt Nam Thời Báo, trước cổng số 1 và cổng cấp cứu trên đường Nguyễn Chí Thanh, Sài Gòn của bệnh viện Chợ Rẫy vẫn đông đúc các lực lượng sắc phục.

sk2

Chuyên cơ chở ông Nguyễn Phú Trọng từ Kiên Giang về Sài Gòn cấp cứu. Ảnh : Facebook

Cổng bên hông bệnh viện Chợ Rẫy, trên đường Thuận Kiều, toàn bộ cánh ‘xe ôm’ thường thấy, đã bị ‘giải tỏa’ sạch. Tất cả những hình ảnh đó cho thấy dường như bên trong bệnh viện Chợ Rẫy đang có chuyện gì đó…

Nhiều đồn đoán rằng có lẽ lần này ông Tổng bí thư chịu ‘họa sát thân’ ngáng đường cho giấc mộng công hầu, là từ ông Trần Quốc Vượng – Thường trực Ban bí thư, tác giả của Quy định 121-QĐ/TW, "về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý". Theo đó, nhân sự trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo, quản lý và giới thiệu ứng cử vào các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải thực hiện chế độ khám, kiểm tra sức khoẻ toàn diện và kết luận phân loại sức khoẻ.

Đối với cán bộ chủ chốt như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, bác sĩ tiếp cận thăm khám sức khoẻ hàng ngày.

Bình luận về Quy định 121-QĐ/TW, nhà quan sát chính trị Phạm Chí Dũng, từng cho rằng :

"Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương – một ban đảng vốn có vai trò khá mờ nhạt, nay bất thần nổi lên vị trí cực kỳ xung yếu, thậm chí còn có vai trò "sống còn" đối với việc xem xét quan chức nào có đủ sức khỏe để tiếp tục "cống hiến cho đảng và dân tộc", còn quan chức nào không đủ sức khỏe thì sẽ bị cho về nhà làm việc khác, chẳng hạn như ‘người tử tế’ (...) Bản Quy định về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao lại có thể phát sinh một tác dụng phụ : khi chỉ đạo ban hành quy định này, Tổng bí thư Trọng đã quá tự tin, tự tin đến mức ông có thể không mấy quan tâm đến những phản ứng có thể phát sinh hoặc nổ ra trước những quy định mang dấu ấn đặc thù của ông Trọng và chỉ được làm bởi một nhóm nhỏ quan chức. Không thể lường trước được là tác dụng phụ trên có thể diễn biến thế nào, hay mức độ nguy hiểm của nó ra sao…".

[Calitoday, 2/3/2018].

Từ trong nhà tù, chắc chắn ông Nguyễn Bắc Son, người bị ‘cho thôi chức" Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, lúc nhận tin Tổng bí thư phải cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy ngay trong lúc đang công cán tận Kiên Giang, ông Son sẽ nhớ lại hôm họp báo Chính phủ vào chiều ngày 31/07/2015 ông đã trả lời báo chí rằng, "uy tín, sức khỏe, hình ảnh của các vị lãnh đạo là tài sản của quốc gia nên phải cung cấp thông tin kịp thời khi cần thiết" (1).

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều hôm 31/07/2015, ông Nguyễn Bắc Son đã khẳng định rất hùng hồn : "Không có trong vùng cấm gì cả. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước là người của công chúng. Khi có sự việc gì thì nên chủ động cung cấp thông tin, không giấu mà phải cung cấp".

Vậy thì tại sao "Đảng và Nhà nước" không chủ động tin tức về sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở chuyến công cán tại tỉnh Kiên Giang ngày 13 và 14/04/2019 ?

sk3

Chiều 13/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm một số doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Liên quan câu chuyện sức khỏe, lúc phát biểu trước Quốc hội sau lễ tuyên thệ nhận chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ lo lắng sau khi lẫy hai câu Kiều :

‘Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn

Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay’.

Ông nói (trích) : "Trình độ, năng lực, sự hạn chế của tôi là rất rõ, hiểu biết là không đáp ứng được yêu cầu… Cho nên thật tình là rất lo. Trong khi đó thì tuổi tác đã lớn, như Bác Hồ đã nói là khi người ta tuổi tác càng cao thì sức khoẻ càng thấp, điều đó không có gì lạ. Tôi luôn luôn chuẩn bị sẵn tinh thần ấy" (2).

Trong trường hợp sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng không kham nổi những chức vụ của "Đảng và Nhà nước", thì quả sẽ là bi kịch ‘sống không bằng chết’, khi trên giường bệnh, ông luôn phải chất chồng lo sợ cảnh ‘thù trong giặc ngoài’ đang xâu xé đảng cộng sản mà ông cả đời tôn thờ.

Quả là người tính không bằng trời tính !

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 15/04/2019

(1) http://bit.ly/2GcDaR2

(2) http://bit.ly/2DdprZf

Published in Diễn đàn

Tạ từ Lý Tống

Nguyễn Quang Duy, 07/04/2019

Lý Tống với cuộc hành trình tìm tự do dài 31 tháng, 5 lần vượt ngục, qua 5 quốc gia, vượt 3.500 cây số đường bộ và bơi qua eo biển Johor Strait, vào thẳng Tòa Đại sứ Mỹ tại Singapore xin tỵ nạn cộng sản.

Lý Tống với 2 lần về Sài Gòn và 1 lần sang La Havana, Cuba rải truyền đơn kêu gọi dân chúng đứng lên lật đổ cộng sản.

lytong1

Tôi gặp Lý Tống, khi anh sang Úc tạ ơn đồng bào vận động tự do cho anh vào năm 1999. Với dáng người cao lớn, mái tóc dài cuộn sau gáy, đẹp trai, hiền lành, lời nói nhỏ nhẹ, thuyết phục và đầy ắp lý tưởng tự do.

Tôi thường xuyên nhận email anh gởi tới. Email cuối cùng chỉ cách đây vài tuần. Rồi tin anh hấp hối và hoàn tất phi vụ cuối cùng.

Ngày 05/04/1975, máy bay A-37 của Lý Tống bị hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 của cộng sản bắn vỡ, anh nhảy dù và bị bắt gần Thị xã Cam Ranh.

Ngày 05/04/2019, đúng 44 năm sau, Lý Tống hoàn tất phi vụ cuối cùng tại bệnh viện Sharp Memorial Hospital, San Diego.

Cả hai xảy ra trong tháng Tư Đen, tháng miền Nam tự do lọt vào tay cộng sản.

Gia đình "cách mạng chân chính"

Theo Hồi ký của Lý Tống, cha anh là Lê Văn Tấn, một đại điền chủ giàu nhất nhì quận Hương Thủy, Thừa Thiên. Trong thời kháng Pháp, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến chống Pháp, bị thực dân bắt và chặt đầu.

Anh của Lý Tống là ông Lê Văn Quỳ, khi ấy đang bị Pháp cầm tù, nghe tin Cha bị Pháp chặt đầu vượt ngục vào bưng sau tập kết ra Bắc.

Năm 1992, trước tòa án, chánh án tuyên bố Lý Tống có cha tham gia cách mạng chống Pháp hy sinh, có anh tham gia cách mạng, là cán bộ cao cấp của nhà nước nên tòa án không xử tội rải truyền đơn mà chỉ xử tội không tặc.

Lý Tống trả lời : "Gia đình tôi không phải là gia đình "cách mạng" mà là gia đình "cách mạng chân chính".

"Cha tôi chống Pháp và bị Pháp giết ; anh tôi yêu nước nhưng lầm đường nên chống Mỹ ; đại đa số gia đình tôi chống cộng và bị cộng sản đánh giá cực kỳ ngoan cố, cực kỳ phản động.

"Nếu đứng trước phiên tòa này tôi không giữ được nhân cách và danh dự của mình thì sau này con cháu tôi cũng sẽ chống lại tôi !".

Ông Lê Văn Quỳ là nhà giáo Chủ nhiệm Khoa Văn Trường Đại học Vạn Hạnh. Ông Quỳ nhiều lần vào trại cải tạo thăm Lý Tống nhưng chỉ 1 lần được gặp.

Năm 1992, khi Lý Tống về Sài Gòn thả truyền đơn lần thứ 1, ông Quỳ bị "hạ tầng công tác" và bị tước bỏ tất cả quyền lợi gắn liền 50 tuổi đảng.

Khi Lý Tống thả truyền đơn Sài Gòn lần thứ 2, ông Quỳ bị công an phường kêu lên làm việc, sau 3 giờ "thẩm vấn", vợ ông được báo lên phường "đem xác chồng về !".

Chiến đấu chống Pháp giành tự do là cuộc chiến đấu của toàn dân, đảng cộng sản cướp công, tước quyền tự do của dân tộc và từng bước đưa đất nước vào quỹ đạo cộng sản. Chiến đấu chống cộng là chiến đấu cho tự do vì thế trước tòa án Lý Tống tuyên bố thuộc gia đình "cách mạng chân chính" chống cộng.

Trước tòa án anh còn tuyên bố là công dân Việt Nam Cộng Hòa và công dân Hoa Kỳ, chưa từng xin công dân cộng sản.

Người tù chân đất

Theo Hồi ký của ông Phạm Văn Lương K20, một lần, ở Tổng trại 4, Tuy Hòa, Lý Tống chui dưới bụng chiếc xe tải vượt trại. Xe chạy ngược lên Ban Mê Thuột anh bị bắt, bị giải giao về trại. Quản chế trại bắt anh quỳ, anh không quỳ, còn banh ngực ra và nói : "các anh muốn bắn, cứ bắn, tôi không quỳ".

Khi lên Tổng trại 5 tại Sơn Hòa, Lý Tống không chịu học tập, chống đối, bị cùm và biệt giam. Một hôm, khoảng 5 giờ sáng, hai trại 5 và 4, ai cũng nghe rất rõ Lý Tống liên tục kêu cứu : "Các anh em ơi, tụi Việt cộng muốn giết tôi".

Trời còn tối, hai cảnh vệ, tới mở cùm và nói : "Anh Tống, trại tha anh rồi, ra khỏi nhà cùm theo tụi tôi về với anh em cải tạo viên".

Lý Tống biết cảnh vệ dụ anh ra khỏi nhà cùm là bắn, rồi đổ tội anh trốn trại và bắn bỏ. Lý Tống nói : "Các anh thả tôi, chờ trời sáng, trại viên ngủ dậy, mọi người đều biết, tôi sẽ theo ra, còn bây giờ, tôi không ra khỏi nhà cùm lúc này".

Nói xong, Lý Tống la lớn, bị cảnh vệ dùng báng súng đánh, anh vẫn không ra lại còn la lớn hơn.

Lý Tống nổi danh với câu nói : "Con gì nhúc nhích là ăn hết", cóc nhái, ễnh ương, rắn rít mà gặp anh, coi như xong, anh lột da cóc, giã thịt cho thật nát, cho chút muối, nướng ăn ngon lành. Nhờ thế anh sống sót, nhiều phi công to con bị thiếu ăn chết trong tù cộng sản.

Lý Tống có một đặc điểm là chỉ đi chân đất, đôi dép quàng trên cổ tòn ten. Có ai hỏi anh trả lời gọn "Da chân mòn thì còn mọc da khác, dép mòn ai phát dép mới để đi".

Theo ông Lê Văn Nhuận, anh của Lý Tống, đôi dép được một cô gái gởi tặng.

Thân phụ của cô cũng là sĩ quan bị tù tại Trại A30. Cô thăm nuôi cha, để ý thấy Lý Tống lần nào cũng đi chân đất, bèn gửi tặng anh một đôi dép cao su. Anh nhận nhưng buộc dây đeo trên vai, còn chân vẫn đi đất.

Hành trình tìm tự do…

Theo Anthony Paul, Tạp Chí Reader’s Digest 06/1984, ngày 12/07/1980, Lý Tống bắt đầu tiến hành vượt ngục.

Anh cặm cụi dùng 1 cây đinh cậy lỏng thanh sắt ở cửa sổ cầu tiêu của Trại tù A30, chui ra, bò ngang qua sân nhà tù, dùng một cái kéo cắt đứt 2 hàng rào kẽm gai, rồi đi bộ suốt đêm đến thành phố Tuy Hòa.

Anh được một người bạn cho tiền để đón xe đò đi Nha Trang. Người lơ xe, trông thấy bộ dạng của Lý Tống, hỏi :

"Anh trốn trại A30 phải không ? Rắc rối to rồi. Trạm kiểm soát ở trước mặt. Thôi đi xuống đi, lẫn vào đám đông đi bộ qua trạm gác, họ ít khi soát giấy người đi bộ. Tôi sẽ đợi anh ở phía bên kia trạm gác".

Tới Nha Trang, Lý Tống liên lạc được với một bạn gái cho quần áo, tiền, và vé xe lửa đi Sài Gòn. Người bạn gái này là người đã đã tặng anh đôi dép nói đến bên trên.

Về Sài Gòn, Lý Tống lẻn vào phi trường Tân Sơn Nhất nhưng các máy bay đều không sử dụng được, anh phải tìm cách vượt biên bằng đường bộ.

Anh sang Campuchia, 2 lần bị bắt và trốn thoát được. Anh đi đến tới tỉnh Sisophon tìm cách vượt biên sang Thái. Thời chiến tranh biên giới đầy những bãi mìn phải đi ban đêm anh chỉ biết cầu ơn trên được vượt thoát.

Anh đến Thái bị giam ở nhà tù Aranyaprathet 10 tháng, lại vượt ngục tìm cách vượt biên sang Mã Lai rồi bơi qua eo biển Johore sang Singapore đến Tòa Đại sứ Mỹ xin tị nạn.

Ngày 10/02/1983, sau 31 tháng, Lý Tống vượt qua 3.500 cây số vừa đường bộ vừa đường biển, qua 5 quốc gia và 5 lần vượt ngục đã tìm thấy tự do.

"Cuộc hành trình tìm tự do" của Lý Tống đã được viết trong Hồi Ký "Ó Đen".

Phi vụ Sài Gòn 1

Sang Mỹ, Lý Tống đi học lại, khi đang trình luận án tiến sĩ về chính trị ngành Bang giao quốc tế thì Khối Cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, anh chọn đường về nước đấu tranh.

Năm 1992, trên chuyến bay về lại Việt Nam, anh uy hiếp phi công A310 của hãng Vietnam Airlines bay trên Sài Gòn thả 50.000 truyền đơn kêu gọi đồng bào nổi dậy giành lại tự do. Anh nhảy dù khỏi phi cơ xuống một đầm lầy, bị bắt và bị kết án 20 năm tù.

Lúc này, Hà Nội còn bưng bít thông tin nhưng việc phi công Lý Tống làm đều được các hãng truyền thông như BBC, VOA… loan tải và phiên tòa xử anh được báo chí trong nước đưa tin rộng rãi.

Tháng 9/1998, nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do và trục xuất Lý Tống về lại Hoa Kỳ.

Phi vụ La Havana

Nhân Quốc Khánh thứ 41 của Cuba, ngày 1/1/2000, Lý Tống mướn một máy bay nhỏ bay từ Florida sang thủ đô La Havana, thả 50.000 tờ truyền đơn kêu gọi nhân dân Cuba nổi dậy lật đổ cộng sản.

lytong2

Lý Tống tham dự cuộc diễn hành của cộng đồng người Cuba tại Little Havana, Miami

Về lại Hoa Kỳ, anh bị Cục Di cư và Hải quan Hoa Kỳ thẩm vấn được trắng án nhưng bị Cục hàng không Liên bang rút giấy phép bay.

Anh được cộng đồng Cuba tự do coi là anh hùng chống cộng toàn cầu.

Phi vụ Sài Gòn 2

Ngày 16/11/2000, một ngày trước khi Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam, tại Thái Lan Lý Tống mướn 1 phi cơ nhỏ bay vòng vòng trên Sài Gòn thả 50.000 tờ truyền đơn rồi từ từ bay về lại Thái.

Tờ truyền đơn một mặt là lá cờ Việt Nam Cộng Hòa, mặt kia là lời kêu gọi Biểu tình đòi tự do nhân dịp Tổng thống Hoa Kỳ ghé thăm Việt Nam.

Về lại Thái Lan anh bị bắt và bị nhà cầm quyền Hà Nội đòi dẫn độ về Việt Nam.

lytong3

Lý Tống, lúc ấy 58 tuổi, được đưa từ nhà tù Thái Lan ra tòa án, tháng 9/2006

Sau hơn 6 năm bị giam cầm, ngày 03/04/2007 Tòa Chung Thẩm Thái ra phán quyết công nhận hành động của Lý Tống là một hành động chính trị và trả tự do cho anh.

Năm 2008 Lý Tống còn lên kế hoạch từ Nam Hàn bay sang Bắc Kinh, nhân dịp Thế Vận Hội 2008 rải truyền đơn nhưng không thành.

Gây tranh cãi…

Ngày 19/07/2010, Lý Tống gây tranh cãi khi mặc váy đóng giả nữ lọt vào một buổi biểu diễn ca nhạc ở Mỹ, giả vờ tặng hoa rồi liên tiếp xịt hơi cay vào mặt Đàm Vĩnh Hưng. Anh bị xử 6 tháng tù và 3 năm quản chế.

Ngày 22/1/2016, được truyền hình PhoBolsaTV phỏng vấn, Lý Tống cho biết rất "ân hận" việc này, cuộc chiến chống nghị quyết 36 khó khăn hơn, nếu làm thì phải làm có kết quả rõ ràng không thể để đồng bào hoang mang tranh cãi.

Hỗ trợ Phong trào Dân chủ Việt Nam

Hôm nay 8/4/2019, cũng là ngày kỷ niệm 13 năm thành lập Khối 8406. Tôi trước đây có trong Ban Cố Vấn Khối nên biết rất rõ Lý Tống là người tích cực ủng hộ Khối 8406 và các phong trào đấu tranh quốc nội.

Là cựu tù nhân chính trị, Lý Tống hiểu rõ tình trạng của tù nhân cộng sản nên anh luôn tìm cách giúp đỡ cả tài chánh lẫn tinh thần những người đang đấu tranh.

Tạ từ Lý Tống

30/4/1975 Việt Nam Cộng Hòa thua cuộc nhưng Lý Tống và một số chiến hữu trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không hề bỏ cuộc.

Lý Tống là phi công cuối cùng của Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa, anh dũng, kiêu hùng, bất khuất.

Anh hoàn tất phi vụ cuối cùng 5/4/2019, hoàn thành nhiệm vụ Tổ Quốc Không Gian, giữ trọn lời thề Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm.

Cuộc đời Lý Tống nói lên khát vọng tự do của người Việt Nam.

Lý Tống sẽ được đưa về an táng tại Little Saigon, Nam California vào ngày 20 và 21/04/2019 sắp tới. Được biết tỷ phú Hoàng Kiều đã ngỏ lời tặng miếng đất cho anh : "Chúng ta phải kiếm một miếng đất đẹp và rộng cho anh Tống vì anh xứng đáng được như vậy".

Tạ từ Anh.

Bên Anh luôn có tôi, có chiến hữu, có đồng bào ngày đêm chiến đấu cho Việt Nam Tự Do.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 8/4/2019

Nguyễn Quang Duy

*****************

Lý Tống : cựu phi công 'kiêu hùng' cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa (BBC, 06/04/2019)

Phụng Linh, BBC, 06/04/20149

9 giờ 16 phút tối 5/4, giờ Cali, cựu sĩ quan phi công có biệt hiệu Ó Đen của không lực Việt Nam Cộng Hòa đã chính thức ra đi.

lytong4

Tống lật xem cuốn sách nói về những cuộc đấu tranh cho tự do của ông

Tám giờ đêm 21/3 khi tôi đặt bút bắt đầu viết những giòng này thì Lý Tống đang chìm sâu vào giấc ngủ dài, vương vấn trần gian tại bệnh viện Sharp Memorial Hospital, San Diego, Nam California, Hoa Kỳ.

Kể từ cuối tháng Ba, báo chí Việt Nam ở hải ngoại cũng như các trang mạng xã hội, Facebook đã tràn ngập tin tức nói về tiểu sử, thân phận của ông.

Tuổi trẻ đào hoa và hào hùng

Lý Tống tên thật là Lê Văn Tống, sinh ngày 1/9 năm 1948 tại làng An Cựu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, gia nhập Không lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1965 khi vừa tròn 17 tuổi, và tốt nghiệp khoá 65 A. Cấp bậc cuối cùng của ông trước khi rời quân ngũ là đại uý.

Tuy thế có bức thư của người anh ruột nói ông sinh năm 1946.

Hội trưởng Hội Không quân Việt Nam Cộng Hòa tại San Diego, ông Cù Thái Hòa, cho biết Lý Tống được đưa vào bệnh viện hôm 7/3 vì thở yếu.

Bác sĩ trực bệnh viện nói Lý Tống rơi vào trạng thái hôn mê hôm thứ Ba 19/3 và đang phải thở bằng máy.

Phải đọc bài tâm sự rất dài của ông Lê Xuân Nhuận, anh trai của Lý Tống, mọi người mới có thể hiểu phần nào về tuổi trẻ của ông, một sĩ quan không quân quả cảm, hào hùng.

Khi còn trong độ tuổi thanh niên, Lý Tống đã nhận thức về nghĩa vụ của chàng trai thời chiến, chỉ muốn tung hoành ngang dọc và kiên tâm theo đuổi lý tưởng chống cộng sản, không sợ hãi, không nản lòng trước mọi hoàn cảnh.

Gác bút nghiêng khi vừa tròn 18 tuổi, ông đi một vòng từ miền Trung ra đến tận vùng cao nguyên thăm anh ruột là ông Lê Xuân Nhuận, dự một bữa tiệc tại Ty Cảnh sát Quốc gia tỉnh Quảng Đức và có dịp gặp gỡ nhiều yếu nhân tại đây để chuyện trò, trước khi vào Sài Gòn xin gia nhập binh chủng Không quân, chính thức bước vào con đường binh nghiệp.

Ông Nhuận kể, trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến 1973, Lý Tống thường ghé văn phòng Đặc Cảnh vùng II thăm người anh, mỗi lần đến là dắt theo một cô bạn gái mới.

Không chỉ nổi tiếng đào hoa, Lý Tống thường phóng xe hơi như bay, ít chịu dừng lại trạm kiểm soát quân cảnh, nên người anh của ông thường bị than phiền.

Trả lời thắc mắc của các cháu nhỏ gọi bằng chú rằng vì sao ông lái xe như bay, Lý Tống thản nhiên đáp rằng ông "đang bay".

Cũng theo lời kể của ông Lê Xuân Nhuận, Lý Tống chưa bao giờ quỳ gối khi bị bắt buộc trong thời gian bị giam cầm ở trại A-30. Trái lại, ông luôn dõng dạc thách thức "bắn đi" và không hề tỏ ra sợ hãi.

Bốn lần kết án, 32 năm tù giam

Tên tuổi của Lý Tống đi vào lịch sử của những tấm gương được người Việt hải ngoại một thời ghi nhận là một người 'chống Cộng kiêu hùng', luôn tìm cách tấn công vào hệ thống cộng sản ở bất cứ đâu, không chỉ ở Việt Nam.

lytong5

Tạp chí Reader's Digest có bài viết về cuộc vượt ngục của Lý Tống với tựa đề "Ly Tong's The long trek to freedom". New York Times có bài "An old soldier still fights Vietnam War ". Orange County Register có bài "Ly Tong is a hero, symbol, renegade ", và còn nhiều bài khác nữa.

Cũng không thiếu người cho Lý Tống là kẻ ngông cuồng, nhưng điều ai cũng đồng ý là không mấy ai quyết lòng theo đuổi lý tưởng chống cộng đến cùng như ông.

Tháng 4 năm 1975, khi bộ đội Bắc Việt tiến vào miền Nam, Lý Tống không di tản, mà lái chiếc A-37 của biên đội Ó Đen dội bom khu vực đóng quân của bộ đội Bắc Việt. Phi cơ bị bắn rơi, Lý Tống bị ngồi tù 5 năm, giai đoạn đầu tiên ông bị giam cầm.

Tại đây, Lý Tống vượt ngục sang Campuchia, đến Thái Lan, và cuối cùng xin tị nạn chính trị tại Singapore. Ông sang Hoa Kỳ định cư từ năm 1984, theo học bậc cao học tại trường đại học New Orleans, Florida.

Không yên phận của một người lính "rã hàng", Lý Tống tiếp tục lao vào cuộc chiến đấu. Hình như ở ông lúc nào sục sôi nỗi căm thù chế độ cộng sản, chỉ muốn lật đổ họ bằng mọi cách.

Ba lần 'cướp máy bay'

Năm 1992, trong một chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines, Lý Tống uy hiếp phi công lái chiếc phi cơ A 310 bay vòng vòng không phận Sài Gòn để ông thả truyền đơn kêu gọi người dân Việt Nam nổi dậy lật đổ nhà cầm quyền cộng sản. Sau đó, ông nhảy dù rơi xuống một ao rau muống. Lý Tống bị đưa ra tòa kết án 20 năm tù về tội không tặc.

Tháng 9 năm 1998, nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích và trục xuất Lý Tống trở về Hoa Kỳ nhân một đợt đặc xá tù nhân.

Vẫn không chịu ngơi nghỉ, cũng trong năm đó, Lý Tống lái phi cơ đột nhập lãnh thổ Cuba để rải truyền đơn. Chưa dừng lại ở đây, trong ngày đầu năm mới, 1 tháng Giêng năm 2000, Lý Tống lái một chiếc phi cơ loại nhỏ cất cánh từ Florida bay sang La Habana để rải truyền đơn kêu gọi nhân dân Cuba nổi dậy lật đổ chính quyền cộng sản.

Khi quay trở về, Lý Tống bị Cục Di trú và Hải quan Hoa Kỳ bắt giữ để thẩm vấn.

Ông được phóng thích nhưng bị Cục Hàng không Dân dụng liên bang Hoa Kỳ FAA thu hồi bằng lái, mặc dù được người Cuba chống cộng sản coi như là anh hùng.

Chưa chịu dừng lại, 11 tháng sau, Lý Tống sang Thái Lan đánh cướp một chiếc phi cơ loại nhỏ bay sang Sài Gòn, vòng vòng trên không phận để thả xuống hơn 50,000 tờ truyền đơn kêu gọi nhân dân Việt Nam nổi dậy lật đổ chính quyền cộng sản. Khi phi cơ hạ cánh xuống phi trường của Thái Lan, ông bị bắt đưa ra tòa kết án 7 năm tù, bản án thứ ba dành cho ông.

Lý Tống đã làm sôi động dư luận hải ngoại không ngớt tranh đấu để đưa ông ra khỏi nhà tù và tránh bị chính phủ Thái Lan dẫn độ về Việt Nam.

Cuộc tranh đấu trong đó có biện pháp tuyệt thực tại nhà tù Rayong tháng 3 năm 2006 cuối cùng đã đưa ông trở về Hoa Kỳ an toàn.

Tòa án Thái Lan từ chối yêu cầu dẫn độ Lý Tống về Việt Nam vì lý do ông không làm hại gì đến tình hình an ninh của Thái Lan.

Với tinh thần chiến đấu chống cộng sản đến cùng, ngày 24 tháng 8 năm 2008, Lý Tống lại thuê một chiếc phi cơ huấn luyện của Nam Hàn định lái đi rải truyền đơn trên không phận Bắc Hàn. Tuy nhiên, ông bị bắt tại phi trường Seoul trước khi hành động, không bị kết án vì chưa thực hiện hành vi.

Ngày 19 tháng 7 năm 2010, Lý Tống tranh đấu trực diện bằng cách tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mà ông cho là văn nô cộng sản. Lý Tống mặc váy, trét phấn thoa son giả dạng một phụ nữ tham dự chương trình trình diễn của ca sĩ họ Đàm tại San Jose.

Ông cầm bó hoa lên tặng và lợi dụng cơ hội này để xịt hơi cay vào mặt Đàm Vĩnh Hưng. Lý Tống bị bắt, ra tòa ngày 21 tháng 7 năm 2012 bị kết án 6 tháng tù và 3 năm quản thúc về tội tấn công người khác, bản án thứ tư dành cho ông.

Lý Tống đã làm quá nhiều việc khó có người bình thường nào có thể làm được. Tin tưởng vào Thiên Chúa, công lý và nhiệm vụ chống cộng của chính mình, ông là một trong số ít nhân vật kiên quyết chống chủ nghĩa đó theo cách của mình, ở khắp nơi, từ Việt Nam, Cuba, đến Bắc Hàn.

Tôi xin trân trọng kính chào vĩnh biệt ông, người với tôi là một anh hùng bất khuất của quân đội Việt Nam Cộng Hoà.

Phụng Linh

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của bà Phụng Linh tức Võ Thị Hai, hiện cư ngụ tại Nam California, Hoa Kỳ. Bà từng làm báo ở Việt Nam và tiếp tục cầm bút sau khi sang Mỹ định cư từ năm 2004.

****************

Lý Tống, ‘James Bond Việt Nam,’ qua đời ở tuổi 73

Hoài Hương, VOA, 07/04/2019

Ông Lý Tống, cu phi công quân lc Vit Nam Cng Hòa (Việt Nam Cộng Hòa) mà cuc đi đy phiêu lưu mt thi đã làm tn không ít giy mc ca gii truyn thông, va qua đi tui 73, vì chng bnh xơ phi. Trước đó ông được chn đoán là b sn mt.

lytong6

Lý Tống xut hin ti Tòa án Hình s Bangkok, Thái Lan, ngày 7 tháng 9, 2006.

Theo tin do gia đình Lý Tống và Hi Không quân Vit Nam Cng Hòa cung cp, Lý Tng đã trút hơi th cui cùng vào lúc 9 gi 16 phút ti gi California ngày 5/4. Và như vy Lý Tng, người được nhiu người Vit hi ngoi coi như mt "anh hùng chng cng", bt mng và liu lĩnh theo lối riêng ca mình, nhiu ln chết ht mà vn coi tri bng vung, cui cùng đã ra đi.

Ông Cù Thái Hòa, hội trưởng Hi Không Quân Việt Nam Cộng Hòa San Diego, là người ra vào bnh vin chăm sóc ông Tng trong nhng ngày cui cùng, cho báo Người Vit biết Lý Tng đã nhập vin t ngày 7/3, đến ngày 19/3 thì rơi vào tình trng hôn mê.

Hôm 22/3, Hội Không quân Việt Nam Cộng Hòa San Diego cho biết gia đình đã ti bnh vin Sharp Memorial, ký giy chp nhn rút ng tr sinh đ Lý Tng ra đi, nhưng còn ch gi lành.

11 giờ sáng ngày 22/3 giờ California, anh rut ca Lý Tng, ông Lê Xuân Nhun, ti gp Bác sĩ điu tr đ rút ng th, thì bng dưng Lý Tng m mt. Hi Không quân Việt Nam Cộng Hòa dn li cô Xuân Lc, cháu ca Lý Tng, nói : "chú Lý Tng bng dưng tnh li, m mt, nước mt trào ra", nên bác sĩ và gia đình đã quyết đnh tiếp tc điu tr.

Lý Tống là ai ?

Lý Tống tên tht là Lê Văn Tng, sinh năm 1946 ti Tha Thiên-Huế, ông bt đu phc v trong không lc Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1965, tng lái máy bay quan sát L-19 và oanh tc cơ A-37.

Theo tin tổng hợp, vào đu tháng Tư năm 1975, chiếc phn lc cơ A-37 thuc biên đi Ó Đen do Lý Tng điu khin b lc lượng min Bc bn rơi, và ông b tng giam vào tri ci to trong năm năm.

Sau năm 1975

Sau nhiều âm mưu bt thành, Lý Tng vượt ngc trong hoàn cnh ly kỳ, được ông thut li mt cách sng đng trong t truyn "Ó Đen", mà nhiu người t nn cng sn nước ngoài say sưa đc như đc truyn trinh thám. Sau gn mt năm rưỡi đi đường b qua nhiu nước Đông Nam Á, cui cùng ông bơi qua eo bin Johore ti Singapore, và đến Đi s quán Hoa Kỳ xin t nn.

Câu chuyện này đã gây rt nhiu chú ý trong báo gii quc tế, khiến Lý Tng tr thành người ni tiếng.

Định cư New Orleans, ông ly bng thc sĩ môn Chính tr hc, và đang bo v lun án tiến sĩ thì quyết định đơn thân đc mã dn thân vào con đường đu tranh chng cng trit đ hơn.

Năm 1992, ông cướp máy bay Thái Lan, bt bay qua Vit Nam đ ri t rơi, kêu gi nhân dân ni dy chng chính quyn cng sn. Theo báo Orange Register, sau khi ri 50.000 t rơi, Lý Tống nhy ra khi ca s bung lái, th dù xung mt đm ly. B bt, ông b tuyên án tù 20 năm, nhưng được ân xá và phóng thích vào năm 1998, sau khi Hoa Kỳ và Vit Nam bình thường hóa bang giao.

Theo báo Los Angeles Times, thành tích đó khiến ông được đt bit danh là "James Bond Vit Nam".

Lý Tống còn đi ri truyn đơn các nước cng sn khác như Cuba và Triu Tiên.

Ông Đào Hiếu Tho, tng phc v quân chng không quân Việt Nam Cộng Hòa, cu phóng viên đài Á Châu T do - là người đã tng tường thut ti ch mt phiên tòa xét xử Lý Tng ti Thái Lan sau mt ln ông thuê máy bay, bay sang Vit Nam ri truyn đơn, chia s cm nghĩ ca ông v con người Lý Tng :

"Anh Lý Tống là mt phi công anh dũng ca không lc Vit Nam Cng Hòa. Anh đã làm nhng vic mà hiếm ai có thể làm được, tn tình phc v quê hương đt nước, và đng bào rut tht ca mình. Xin được bày t lòng thán phc ngưỡng m anh, và vô cùng thương tiếc mt chiến hu va nm xung. Cu xin cho anh an ngh nơi cõi vĩnh hng".

Một hot đng chng cng khác cũng gây nhiều n ào là v Lý Tng tn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mà ông cho là mt công c tuyên truyn ca cng sn khi Đàm Vĩnh Hưng sang trình din ti Hoa Kỳ. Trong mt cuc phng vn ca Đài Bolsa, Lý Tng nói ông hi tiếc vic làm này.

Những hot đng gây nhiều tiếng vang đó đã giúp Lý Tng tr thành "chiến sĩ chng cng" tranh đu cho t do, được rt nhiu người hâm m, nhưng nhiu người khác coi ông là mt người cc đoan và đánh giá nhng hot đng ca ông là vô b, không hiu qu.

Có người ly làm tiếc rng nếu chn mt con đường khác, hoàn tt lun án Tiến sĩ Chính tr hc, thì Lý Tng có th đã đóng góp được cho quê hương đt nước theo mt cách khác.

Nhưng cái chết cui cùng cũng đã bt kp "chiến sĩ chng cng" Lý Tng, chàng phi công hào hùng đã bao lần thoát khi bàn tay t thn, và làm rung đng nhiu trái tim ph n, trong nhng giai thoi ly kỳ, xng đáng vi cái bit danh "James Bond Vit Nam".

Ông Cù Thái Hòa, hội trưởng Hi Không Quân Việt Nam Cộng Hòa San Diego, cho biết ngày an táng ca ông Lý Tng sẽ là thứ By, 20 tháng Tư, ti San Diego.

Hoài Hương

********************

‘Ó Đen’ Lý Tống ‘cất cánh phi vụ cuối cùng’ lúc 9 giờ 16 phút tối 5 tháng Tư

Đỗ Dzũng, Người Việt, 06/04/2019

Ông Lý Tống, còn có biệt hiệu là "Ó Đen", một trong những "chiến sĩ chống cộng" nổi tiếng nhất hải ngoại, đã qua đời lúc 9 giờ 16 phút tối thứ Sáu, 5 tháng Tư, 2019, hưởng thọ 73 tuổi, tại bệnh viện Sharp Memorial Hospital, San Diego, vì bị xơ phổi.

lytong7

Ông Lý Tống, cựu phi công Việt Nam Cộng Hòa, vừa qua đời ở San Diego. (Hình : YouTube)

Tối cùng ngày, trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, cựu Thiếu Tá Lê Xuân Nhuận, anh ruột ông Lý Tống (tên thật là Lê Văn Tống), nói : "Tôi là người chứng kiến phút ra đi của em tôi. Sau khi Lý Tống ra đi tôi là người vuốt mắt cho em tôi…"

Nói đến đây ông Nhuận quá cảm động và mệt mỏi nên ông không thể nói được nữa mà nhờ ông Cù Thái Hòa, hội trưởng Hội Ái Hữu Không Quân San Diego, thay mặt gia đình trả lời báo giới.

Ông Hòa cho biết : "Sáng nay tôi được bác sĩ cho biết anh Tống rất yếu, chỉ còn có vài phần trăm mà thôi. Tôi chạy vào bệnh viện liền và báo cho anh Nhuận, cùng may lúc đó anh đang ở Orange County, chuẩn bị về Bắc California, nên anh xuống ngay. Lúc 12 giờ trưa thì anh vào phòng, bác sĩ nói bao nhiêu thuốc đưa vô cơ thể anh Tống đều không nhận nữa. Có thể nói lúc đó là chúng tôi chờ đợi anh Tống có thể ra đi vào bất kỳ phút nào. Và chúng tôi đã chờ đến 9 giờ 16 phút thì anh ‘cất cánh,’ nói theo Không Quân chúng tôi, đây là anh Lý Tống cất cánh cho phi vụ cuối cùng".

"Anh em có bàn với nhau, thấy anh Lý Tống không theo đạo nào hết, không theo Phật, cũng không theo Chúa. Lúc bình sinh, anh có nói anh thoát chết nhiều lần là nhờ Thượng Đế, nhờ Ơn Trên lo cho anh", ông Hòa chia sẻ.

Ông tiếp : "Tôi mới nói : ‘Nếu Thượng Đế lo cho anh thì anh phải theo Thượng Đế.’ Anh mới nói là : ‘Chưa biết mình sẽ theo ai.’ Thế rồi, tôi bàn với anh em và anh Nhuận, là anh của anh Tống, và gia đình. Rồi gia đình cũng đồng ý là để anh theo Chúa".

"Sau đó, chúng tôi có liên lạc với cha, và cha có vào nhà thương rửa tội cho anh và xức dầu cho anh, coi như anh trở thành con chiên mới và hưởng đầy đủ các Bí Tích. Giống như bên Nhảy Dù cũng lấy quan thầy là Micae, thì tôi nghĩ anh Tống cũng là một phi công như anh em chúng tôi, nên tôi chọn tên thánh cho anh là Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, có nghĩa là thiên thần luôn luôn bay trên trời cao, cũng giống như anh Lý Tống thực hiện các phi vụ", ông kể tiếp.

Ông Hòa cho biết ngày an táng của ông Lý Tống sẽ là thứ Bảy, 20 tháng Tư, tại San Diego. Mọi chi tiết sẽ được Hội Ái Hữu Không Quân San Diego cho biết trong những ngày tới theo yêu cầu của gia đình.

Tất cả mọi đóng góp, phúng điếu, xin ghi chi phiếu "Pay for : Hội Ái Hữu Không Quân San Diego, memo : Yểm trợ Lý Tống", và gởi về Hội Ái Hữu Không Quân San Diego, 6992 Fulton St., San Diego, CA 92111.

Trước đó, ông Cù Thái Hòa, người chăm sóc ông Tống, nói với nhật báo Người Việt : "Anh Tống nhập viện từ hôm 7 tháng Ba. Bác sĩ nói anh bị xơ phổi, thở rất thoi thóp. Sau đó bác sĩ cho anh ngủ để chữa trị, nhưng không thành công".

Sau đó, bác sĩ gọi cho ông biết là ông Lý Tống bị hôn mê và gần như không thở được nữa. Bác sĩ đề nghị ông liên lạc với người nhà ông Tống để họ quyết định có rút ống hay không.

Tuy nhiên, hôm thứ Sáu, 22 tháng Ba, khi chứng kiến phản ứng của ông Lý Tống sau bài kinh Sám Hối của Ni Sư Hạnh Như, chùa Quan Âm, San Diego, gia đình muốn bác sĩ tiếp tục chữa trị cho ông sau khi thấy ông có dấu hiệu khá hơn.

"Tối hôm qua khi chúng tôi đến đây nói chuyện thì thấy Lý Tống nhóp nhép cái miệng và cái mũi nhúc nhích nữa. Chúng tôi thấy rõ Lý Tống nghe được, hiểu được. Như vậy là Lý Tống cố gắng hết sức, chứng tỏ là mình còn sống, có nghĩa là Lý Tống chưa chết", cựu Thiếu Tá Lê Xuân Nhuận nói với nhật báo Người Việt vào hôm 22 tháng Ba.

Cô Lê Thị Xuân Lộc, con gái ông Nhuận, khi đó nói thêm : "Tối hôm qua thấy chú rất mệt, nên dự định sẽ rút ống vào 11 giờ sáng hôm sau. Nhưng sáng nay gặp bác sĩ, được biết chú khá hơn, chứ hôm qua 90% là thấy không còn gì hết, nhưng hôm nay là khá hơn".

Theo Wikipedia.org, ông Lý Tống là một phi công Việt Nam Cộng Hòa, có nhiều hoạt động chính trị tại Mỹ và có tư tưởng chống Cộng khét tiếng, nhiều lần tổ chức đánh cướp máy bay tại Việt Nam, Thái Lan, Cuba và Nam Hàn, để rải truyền đơn kêu gọi người dân đứng lên lật đổ các chế độ độc tài, cũng như từng hóa trang một phụ nữ để tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bằng hơi cay.

Ông Lý Tống sinh ngày 1 tháng Chín, 1946 tại Thừa Thiên – Huế, Việt Nam, và bắt đầu phục vụ trong Không Lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1965.

Tháng Tư, 1975, chiếc A-37 thuộc Phi Đội Ó Đen do ông lái bị bắn rơi, ông bị "tù cải tạo" trong vòng 5 năm.

Thế rồi ông vượt ngục, và vượt biên bằng đường bộ đến Thái Lan, qua ngả Cambodia, rồi xin tị nạn chính trị tại Singapore.

Ông đến Hoa Kỳ năm 1984. Sau đó theo học cao học khoa học chính trị tại đại học University of New Orleans.

Năm 1992, ông uy hiếp phi công chiếc A310 của Vietnam Airlines, bay qua Sài Gòn, rồi thả truyền đơn xuống kêu gọi người dân Việt Nam nổi dậy chống lại chính quyền.

Rồi ông nhảy dù xuống một ao rau muống, bị bắt, và bị kết án 20 năm tù vì tội cướp máy bay.

Tháng Chín, 1998, ông được tha trong một đợt đặc xá, và bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Ngày 1 tháng Giêng, 2000, ông dùng một chiếc máy bay nhỏ, bay từ Florida sang Havana, Cuba, thả truyền đơn kêu gọi người dân Cuba nổi dậy.

lytong8

Ông Lý Tống đứng tại xa lộ 15, lối vào đại lộ Ej Cajon, San Diego, hôm 1 tháng Hai. (Hình : Nhân Phạm/Người Việt)

Trở về Mỹ, ông bị biên phòng bắt giữ và thẩm vấn, nhưng sau đó được tha bổng, và được người Mỹ gốc Cuba coi như là anh hùng.

Sau vụ này, ông Tống bị Cơ Quan Quản Trị Hàng Không Hoa Kỳ (FAA) rút bằng lái máy bay.

Ngày 7 tháng Mười Một, 2000, ông Tống lại cướp một chiếc máy bay nhỏ tại Thái Lan, bay sang Sài Gòn, thả hơn 50,000 tờ truyền đơn.

Lúc trở về Thái Lan, ông bị bắt giữ và bị kết án 7 năm tù.

Ngày 24 tháng Tám, 2008, ông thuê một chiếc máy bay huấn luyện của Nam Hàn, nhưng bị bắt tại sân bay Seoul khi đang định bay đi rải truyền đơn ở Bắc Hàn.

Ngày 19 tháng Bảy, 2010, ông Lý Tống hóa trang tô son mặc váy đóng giả phụ nữ, lọt vào một buổi biểu diễn ca nhạc của các ca sĩ Việt Nam tại San Jose, trong đó có ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.

Khi Đàm Vĩnh Hưng đang hát, ông Lý Tống giả vờ tặng hoa rồi sau đó liên tiếp xịt hơi cay vào mặt ca sĩ, thế là ông bị bắt.

Trong phiên tòa ngày 21 tháng Bảy, 2012, Chánh Án Andrea Y. Bryan tuyên phạt ông Lý Tống sáu tháng tù và ba năm quản chế vì tội hành hung. 

Đỗ Dzũng

********************

Đầu voi đuôi chuột

Thạch Đạt Lang, 26/05/2012

Tối thứ sáu, sau bữa ăn chiều, nhìn tôi tráng thức ăn thừa trên chén đĩa trước khi sắp xếp cho vào máy rửa chén, Liên đến bên tôi, dành lấy công việc :

- Anh cẩn thận thật, làm gì cũng từ từ, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng chậm quá. Để em làm ! Gần 7 giờ rồi, anh quên là hôm nay mình đi xem phim Inception à ? Để em làm cho.

- Anh nhớ chứ, nhưng mới 7 giờ. 8:30 tối mới bắt đầu mà. Đây chạy ra rạp có 15 phút. Coi chiếu phim chứ có xem đại nhạc hội do Đàm Vĩnh Hưng trình diễn đâu mà phải đi sớm ?

Liên huých nhẹ tôi một cái, đẩy tôi ra rồi nhanh nhẹn xả nước vào thức ăn thừa dính trên chén đĩa, hỏi tôi :

- À ! Anh nói em mới nhớ. Chuyện Lý Tống- Đàm Vĩnh Hưng đến đâu rồi anh ? Ông Lý Tống có sao không ?

Tôi lấy khăn lau tay, cười trêu nàng :

- Ủa ? Anh tưởng em rành hơn anh chứ ? Anh nhớ có lần em kể, em có chị đồng nghiệp là Fan của Lý Tống. Đúng không ?

lytong1

Ca sĩ Mỹ Tâm đã rất hoảng hốt trước sự việc Mr Đàm bị tấn công ngay trên sân khấu ngày 18/07/2010.

Liên lườm tôi :

- Anh nhớ dai thật. Chẳng những nhớ dai mà còn… để ý đến những chuyện nhỏ nhặt nữa. Hai tuần nay đi làm, em không gặp chị đồng nghiệp đó.

- Chị ấy là Fan của Lý Tống. Chắc xin nghỉ để đi biểu tình, ra tòa ủng hộ ông Tống chăng ?

Liên gật đầu :

- Có thể lắm. Có gặp lại chị, em sẽ hỏi. Nhưng giờ nói sơ qua chuyện ông Lý Tống cho em nghe được không ? Tới đâu rồi ?

Tôi suy nghĩ, sắp xếp lại sự việc trong đầu rồi mới nói :

- Cách đây hơn hai năm, có một vụ xung đột trong cộng đồng người Việt tại California. Đó là chuyện bà Hoàng Dược Thảo, chủ nhiệm báo Sàigòn Nhỏ loan tin nghi ngờ ông Nguyễn Chí Thiện không phải là tác giả của tập thơ Vô Đề, tức Tiếng Vọng Từ Đáy Vực. Chuyện gây nên tranh cãi ồn ào, họp báo… rồi hăm dọa đưa nhau ra tòa. Cuối cùng xẹp xuống, chìm đi như một viên sỏi ném ra giữa sông, chẳng để lại âm vang, dấu vết nào. Em còn nhớ không ?

Liên lắc đầu :

- Không ! Em chỉ nghe loáng thoáng, không để ý. Lúc đó em mới gặp lại anh, chưa để ý chuyện chính trị cho lắm.

- Phiên tòa xử Lý Tống vừa rồi cũng thế, trái ngược hẳn sự dự đoán, chờ đợi háo hức, nôn nóng, căng thẳng của nhiều người chống cộng. Phiên xử do chánh án Jerome Nadler chủ trì, đã không kéo dài vì ông Lý Tống hoàn toàn không nhận tội. Ông cho rằng ông chỉ hành động tự vệ, chống lại cộng sản Việt Nam xâm nhập cộng đồng người Việt hải ngoại. Vụ án do đó, sẽ được chuyển qua tòa án trung thẩm (Preliminary Examination) với một bồi thẩm đoàn (Jury).

Liên ngắt lời tôi :

- Cách đây mấy ngày, lúc lái xe đi làm, em nghe radio nói công tố viện buộc ông Tống tới 5-6 tội gì đó, trong đó có tội dùng vũ khí giết người tấn công Đàm Vĩnh Hưng ? Liệu ông Tống có bị tù không ?

- Chưa thể biết được. Chỉ biết rằng, hiện tại do bị kích động, hồ hởi quá nên nhiều người không suy nghĩ, tìm hiểu sự việc cho kỹ càng hơn, tung nhiều tin giật gân. Những nguồn tin như Đàm Vĩnh Hưng sẽ bị còng tay trước tòa vì tội trốn thuế, cũng như các bầu show Dũng Taylor, Liên Phạm… sẽ bị FBI, sở thuế vụ rờ gáy trên Take2tango hay dự đoán của nhiều người những ngày trước đó chẳng hề xẩy ra.

Liên ngạc nhiên, quay lại tròn mắt nhìn tôi :

- Thật ư ? Có chuyện đó nữa sao anh ?

Tôi gật đầu nhìn nàng :

- Báo chí đăng đầy. Tuy nhiên theo anh, bất lợi đầu tiên cho Lý Tống trong việc làm ngày 18/07/2010 là Visa qua Úc của ông bị tòa lãnh sự Úc hủy bỏ khi điền mẫu ETA (Electronic Travel Authority), dù trước đó đã được chấp thuận.Trường hợp Lý Tống hay ai đó đứng ra tố cáo Đàm Vĩnh Hưng và các bầu Show vi phạm điều luật di trú, trốn thuế, công tố viện sẽ thụ lý, Đàm Vĩnh Hưng trở thành bị cáo và sẽ bị xử trong một vụ kiện khác. Luật sư của Lý Tống không thể đem chuyện trốn thuế hay phạm luật di trú của Đàm Vĩnh Hưng hay ai khác ra để biện hộ cho thân chủ mình trong phiên tòa trên.

Điều mà luật sư của Lý Tống có thể làm là chứng minh Đàm Vĩnh Hưng là văn công Việt Cộng, tìm cách xâm nhập, phá hoại cộng đồng người Việt hải ngoại bằng nghị quyết 36. Chánh án không thể trộn lẫn các dữ kiện, sự việc trốn thuế, hay di trú của họ Đàm vào vụ án này để xử án theo sự mong muốn của một số người Việt hải ngoại.

Liên gật đầu :

- Anh nói đúng ! Em không học luật những cũng hiểu là chuyện nào ra chuyện đó.

Tôi nói tiếp :

- Đồng thời theo sự tìm hiểu riêng của anh, Đàm Vĩnh Hưng qua Mỹ với visa P3, loại visa dành cho nghệ sĩ trình diễn hay hoạt động nghệ thuật (1).

Nếu đây là sự thật thì lại thêm một bất lợi khác cho Lý Tống trong phiên tòa sắp tới vào tháng 10 năm nay. Phiên tòa này, nếu Lý Tống được xử trắng án (hơi khó, nhưng cũng có thể xẩy ra) thì quả thật là một thắng lợi lớn, một may mắn cho cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhưng nếu ngược lại, Lý Tống bị kết tội và bị phạt tù thì chuyện gì xẩy ra ?

Liên cười :

- Theo anh thì chuyện gì sẽ xẩy ra ?

Tôi ngần ngừ :

- Cộng sản Hà Nội… có thể sẽ dùng bản án để tuyên truyền, bóp méo sự thật, đồng thời gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến, những người tranh đấu bất bạo động cho dân chủ, tự do trong nước.

Liên lắc đầu nhè nhẹ, phản đối :

- Đó chỉ là suy nghĩ của anh. Chuyện đàn áp mạnh mẽ những người bất đồng chính kiến, những người tranh đấu cho dân chủ, tự do trong nước còn tùy thuộc nhiều yếu tố khác. Sự bang giao Việt –Trung, Việt-Mỹ, Vatican- Việt Nam… Chuyện Lý Tống là một yếu tố, nhưng không là tất cả.

Tôi gật đầu :

- Em nói cũng có lý. Trở lại vấn đề, tinh thần chống cộng của người Việt hải ngoại (nghe nói) dâng cao khắp nơi sau khi Lý Tống bụp Đàm Vĩnh Hưng bằng hơi cay ngày 18/07/2010. Sau đó 6 ngày, tối 24 tháng 7 họ Đàm và văn công Việt Công bị tẩy chay trong buổi trình diễn tại Anaheim Arena, Orange County với 4.000 người tham dự ? Số khán giả đi coi văn nghệ, theo những hình ảnh chụp được trong rạp, rất ít, chứng tỏ cuộc biểu tình và hành động Lý Tống đã có tác động, ảnh hưởng đến chương trình văn nghệ.

Sau đó, những cuộc biểu tình chống Đàm Vĩnh Hưng và văn công cộng sản trình diễn ở Sydney, Melbourne… khiến các buổi trình diễn bị ảnh hưởng nặng nề không kém, số người đến xem văn nghệ rất thưa thớt.

Liên tráng xong cái chén cuối cùng, nàng đóng cửa máy rửa, nhấn nút cho chạy rồi quay lại :

- Khoan ! Cho em ngắt lời anh. Có chắc gì những người muốn đi xem văn nghệ do Đàm Vĩnh Hưng và Mỹ Tâm chủ trì đã không đến nữa vì ý thức được lời kêu gọi tẩy chay Đàm Vĩnh Hưng và văn công Việt cộng hay vì lý do nào khác ? Thí dụ như em là Fan của Đàm Vĩnh Hưng, muốn đi xem anh ta trình diễn, nhưng thấy lộn xộn quá nên sợ liên lụy, không đi nữa. Ăn tìm đến, đánh tìm đi, chứ chắc gì là do ý thức ? Anh đồng ý không ? Phải bình tâm đi tìm câu trả lời cho thật đúng. Mà tại sao ông Tống chỉ tấn công Đàm Vĩnh Hưng mà không chống Mỹ Tâm, Mỹ Tâm không phải là văn công cộng sản sao ? Em còn nhớ dường như cô ta cầm đuốc thế vận hội Bắc Kinh cho Tầu cộng mà, hay tại Mỹ Tâm là đàn bà đẹp nên ông Tống... tha tào ?

Chỗ này thì tôi không thể không đồng ý với Liên. Tôi nhìn đồng hồ rồi nói tiếp :

- Chuyện Mỹ Tâm em phải hỏi trực tiếp ông Lý Tống. Song song với những cuộc biểu tình và tẩy chay văn nghệ do Đàm Vĩnh Hưng và Mỹ Tâm hướng dẫn ở Mỹ và Úc, nhiều nơi lên tiếng kêu gọi tố cáo Đàm Vĩnh Hưng, các bầu show trốn thuế, làm ăn phi pháp, vi phạm luật di trú… Mẫu đơn tố cáo được hướng dẫn rõ ràng, phổ biến trên Take2tango. Ngoài ra, một sự việc khác cũng đáng được lưu ý, theo một bài viết của tác giả Nguyễn Mỹ Linh đăng trên Take2tango kể lại, Đàm Vĩnh Hưng còn bị một chuyện nữa như sau :

"Một thanh niên trẻ nhận diện được Đàm Vĩnh Hưng trong bữa ăn tối tại một nhà hàng, anh liền dùng điện thoại liên lạc với bạn bè. Chỉ một thời gian rất ngắn sau đó, 40 thanh niên đã có mặt tại hiện trường. Họ bắt ép Đàm Vĩnh Hưng phải rời khỏi nhà hàng Nam Phương, địa chỉ 1110 Washington Ave, thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennylvania khi đang ăn tối với lời hăm dọa :- Tụi tao cho mày 5 phút để "get out" khỏi nơi đây.

Nếu tin tức do Nguyễn Mỹ Linh đăng trên Take2tango là thật, thì tình thần chống cộng của người Việt hải ngoại đã lên cao tột đỉnh từ sau vụ Trần Trường treo hình ông Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng trong cơ sở kinh doanh của mình tại Orange County cách đây hơn chục năm.

Liên bật cười thành tiếng :

- Tinh thần này, nếu được Lý Tống chỉ đạo, khí thế không chừng có thể gây thành một trận bão tràn về Việt Nam, cuốn phăng lũ khỉ Ba Đình và Đảng cộng sản Việt Nam ra biển Thái Bình Dương, phải không ? Tiếc thay, mọi chuyện rồi cũng xìu đi như một trái bong bóng xì hơi. Đúng chưa ?

Tôi cũng cười theo nàng :

- Theo em thì tại sao ?

Liên không trả lời, nàng nhìn đồng hồ, nói với tôi :

- Chờ em một chút. Để em đi thay quần áo, trang điểm, kẽo trễ. Chút nữa em tiếp.

Mười lăm phút sau, Liên trở ra, tươi mát trong chiếc robe mùa hè mầu xanh lá cây, điểm những bông cúc nhỏ, màu vàng nhạt. Nàng đưa chìa khóa chiếc Lexus cho tôi :

- Anh lái đi !

Xe chạy. Dựa người vào ghế, Liên nói :

- Theo em nghĩ, chuyện ông Lý Tống sẽ chìm đi như những chuyện trước đây. Đơn giản chỉ vì người Việt hải ngoại chống cộng theo cách phòng thủ, luôn ở thế bị động và thường chỉ chống theo cảm tính nhiều hơn bằng lý trí. Thay vì tìm cách tấn công, các tổ chức chống cộng, các hội đoàn hải ngoại… chỉ phản ứng, tự vệ khi có những hoạt động mang tính xâm nhập của chế độ cộng sản vào cộng đồng.

Nàng ngừng lại như tìm lời rồi tiếp :

- Việc biểu tình do Lý Tống dẫn đầu, phản đối cái chậu rửa chân có hình cờ vàng ba sọc đỏ do họa sĩ Trần Thủy Châu vẽ, đăng trên báo Người Việt, số Xuân năm 2008, cho thấy sự chống cộng vì cảm tính của người Việt hải ngoại, lý do : Họa sĩ Trần Thủy Châu bôi nhọ lá cờ của miền Nam Việt Nam, lá cờ mà hằng triệu thanh niên miền Nam đã hi sinh mạng sống để bảo vệ nó. Người vào làm nail, đặt chân vào bồn nước, tất nhiên phải dẫm lên lá cờ trong chậu. Một số người Việt hải ngoại cho rằng đó là sự sỉ nhục không thể chối cãi.

Tuy nhiên, giả sử cô họa sĩ trẻ không vẽ hình cờ vàng ba sọc đỏ mà vẽ cờ đỏ sao vàng, tòa soạn báo Người Việt có bị biểu tình chống đối hay không ? Em tin chắc rằng chẳng thể tránh khỏi. Lý do sự biểu tình chống đối cũng sẽ vô cùng chính đáng : Chống nghị quyết 36, chống lại sự tuyên truyền có lợi cho cộng sản.

Không tin ư ? Anh cứ thử sản xuất, bày bán vài ba cái chậu rửa chân, dăm ba cái ấm nấu nước in hình cờ vàng ba sọc đỏ hay cờ đỏ sao vàng ở các cửa tiệm trên phố Bolsa, thương xá Phước Lộc Thọ hay ở khu Paloma, Lions Plaza, San José… thử xem. Em tin rằng không ai đủ can đảm làm thử chuyện đó. Cửa hàng không tan hoang mới là chuyện lạ. In cờ bên nào cũng sẽ bị biểu tình chống đối, và tùy theo lá cờ mà nguyên nhân bị chống đối sẽ được các hội đoàn, tổ chức chống cộng hải ngoại giải thích khác nhau.

Thấy tôi gật đầu, có vẻ đồng tình, Liên hăng hái nói tiếp, giọng trở nên sôi nổi :

- Do quá nhạy cảm với những biểu tượng như quốc kỳ, quốc ca, những bản nhạc, sách, báo truyện…, nói chung là văn hoá, người Việt hải ngoại dễ bị xúc động, nên thường hành động theo cảm tính nhiều hơn lý trí.

Việc Lý Tống xịt hơi cay vào mặt Đàm Vĩnh Hưng hay chụp cái quần lót phụ nữ có miếng băng vệ sinh lên bức tượng bán thân Hồ chí Minh trong buổi triễn lãm nghệ thuật của nhóm Vaala cũng vậy, hành động chỉ do cảm tính, chỉ thỏa mãn được lòng thù hận, căm ghét chế độ của người Việt hải ngoại trong một thời gian ngắn.

Thay vào đó, nếu Lý Tống với cái quá khứ hào hùng của mình qua chuyện vượt biên xuyên 5 quốc gia, cướp phi cơ Air Việt Nam để rải truyền đơn… có thể tổ chức những buổi nói chuyện ở các trường đại học, chiếu slide, thuyết trình về những việc làm của cộng sản trong thời kỳ cải cách ruộng đất, của ông Hồ Chí Minh, phong trào Nhân Văn Giai Phẩm… vạch rõ sự dối trá, gian ác, tàn bạo của chế độ cộng sản Việt Nam và ông Hồ Chí Minh, của Đảng cộng sản Việt Nam với những hành động nhượng biển, bán đất, quỵ lụy, hèn nhát trước kẻ thù phương Bắc, im lặng hay làm ngơ cho những tên Tầu cộng đưa tầu chiến vào sâu hải phận của đất nước, cướp giật, bắt cóc, thao tùng, xách nhiễu ngư dân… để những người trẻ tuổi nhóm Vaala nói riêng và giới trẻ hải ngoại nói chung, có sự nhận định đúng đắn hơn về chế độ cộng sản Việt Nam thì theo em, việc làm sẽ có tác động và ý nghĩa nhiều hơn.

Trong những cuộc biểu tình chống Đàm Vĩnh Hưng hoặc các đoàn văn công cộng sản, Lý Tống cùng những người biểu tình cũng có thể phân phát những tài liệu tóm tắt thành truyền đơn, nói về những người tù như Nguyễn Hũu Cầu, Trương Văn Sương, Nguyễn Bắc Truyền… Tìm cách giải thích cho đồng hương đi xem văn nghệ về lý do biểu tình, kêu gọi ý thức thay vì la hét, chửi rủa, chống đối họ.

Liên ngừng lại, thở ra rồi trầm giọng :

- Nói chung, theo em có vô số những việc cần làm và có thể làm trong những lúc không có sự hiện diện của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết hay Đàm Vĩnh Hưng hoặc văn công cộng sản… Đâu cần phải có mặt cộng sản mới có thể hành động. 35 năm trôi qua, người Việt hải ngoại chỉ biết chống trả, tự vệ khi bị tấn công mà không tìm cách tấn công địch ngay trên vùng đất của mình.

Tôi yên lặng trước những nhận xét tinh tế của Liên. Chạy xe vào bãi đậu, mua vé xong, thấy còn sớm, tôi với Liên ra tiệm cà phê Starbuck trong mall, gần rạp AMC ngồi uống nước.

Nhận thức uống xong, ra ngồi trên hàng ghế đá, tôi hỏi Liên :

- Em biết chuyện người dân ở Bắc Giang biểu tình chứ ?

Liên gật đầu :

- Em có nghe radio, sau đó vào sở em có xem một clip video về chuyện đó. Lúc chuyện Lý Tống-Đàm Vĩnh Hưng đang sôi nổi ở Mỹ, tại Việt Nam tin tức công an ở Bắc Giang đánh chết anh Nguyễn Văn Khương vì vi phạm luật giao thông, không đội nón bảo hiểm làm người dân tỉnh Bắc Giang nổi giận.

Hàng ngàn người dân căm phẫn chế độ, ùn ùn kéo về trụ sở công an tỉnh biểu tình, phá sập hàng rào, đòi làm sáng tỏ sự việc và trừng phạt kẻ sát nhân. Trước đó cũng đã xẩy ra chuyện công an đánh chết ông Nguyễn Năm, một giáo dân ở Cồn Dầu, Đà Nẵng trong một cuộc xô xát giữa công an và dân chúng vì chính quyền định giải tỏa một nghĩa trang lấy đất, gây uất hận tột cùng trong dân chúng, nhất là trong giới giáo dân Thiên Chúa Giáo.

Liên ngừng lại, uống một ngụm cà phê Macchiato :

- Công an của chế độ cộng sản Việt Nam càng ngày càng trở nên tàn bạo, hung hãn vì đã được lệnh đàn áp thẳng tay tất cả những chống đối, phản kháng xuất phát từ dân chúng. Nhiều người nghĩ rằng sự giận dữ, căm hờn của người dân dưới chế độ cộng sản bị chà đạp, áp bức, hà hiếp mấy chục năm qua đã dâng cao, cộng với sự tham nhũng, hối lộ, cửa quyền hoành hành khắp nơi từ thượng đến hạ tầng cơ sở làm mục rửa chế độ sẽ tạo nên một áp lực như một thùng thuốc súng đang chờ một tia lửa, một que diêm là bùng nổ. Nhưng chuyện không xẩy ra như họ nghĩ. Anh biết tại sao không ?

Tôi cười :

- Họ lạc quan, ồn ào thổi phồng sự việc Lý Tống lên rồi liên kết với chuyện ở Bắc Giang cho rằng thời cơ đã đến, cần nhanh chóng chuyển lửa vụ Lý Tống về Việt Nam để tạo thành cơn bão quật ngả chế độ cộng sản.

Tuy nhiên, vì sự bưng bít thông tin của cộng sản Hà Nội, người dân các nơi khác không biết, hay chỉ biết mù mờ những sự việc xẩy ra. Báo chí với 700 tờ, chịu sự kiểm duyệt của chế độ, không dám hoặc chỉ loan tin theo chiều hướng có lợi cho nhà nước.

Hơn thế nữa, báo chí trong nước được sự chỉ đạo của bộ Thông tin – Văn Hóa cộng sản, cho làm lớn chuyện Lý Tống để đánh lạc hướng dư luận, quên đi chuyện Cồn Dầu, Bắc Giang… đồng thời bôi nhọ người Việt hải ngoại.

Vụ Lý Tống- Đàm Vĩnh Hưng rồi cũng như Cồn Dầu, Bắc Giang…, sẽ từ từ xẹp xuống. Người dân Việt Nam trong nước còn phải vật lộn, đối đầu với mưu sinh, lũ lụt, cầu sập, giao thông tắc nghẽn, thực phẩm, môi trường độc hại…, hầu hết chỉ nghĩ đến chuyện tồn tại từng ngày trong cái xã hội đảo điên, lấy dối trá, lừa lọc, tham lam, gian ác, tàn bạo… làm phương tiện sinh tồn, lấy giàu có, xa hoa, phung phí, ăn chơi thác loạn… làm thước đo cho sự thành công.

Một xã hội như thế, sự sụp đổ chỉ là thời gian nhanh hay chậm. Vấn đề được đặt ra là chúng ta có thể làm gì cho biến cố đó mau đến ?

Liên cười nhẹ, cầm ly Macchiato, đứng dậy :

- Khi phong trào đòi hỏi dân chủ, tự do cho đa nguyên, đa đảng trong nước còn bị hạn chế, chưa kết hợp được lại thành một lực lượng khả dĩ là một sức mạnh, có thể kích động được toàn dân làm nổ tung thùng thuốc súng bị đè nén lâu nay thì hành động của Lý Tống cần phải được đánh giá lại cho đúng.

Vụ án Lý Tống- Đàm Vĩnh Hưng chưa xong, còn chờ đến tháng 6 (2). Biến cố Cồn Dầu, Bắc Giang… nay đã dịu đi, hay chỉ còn âm ỉ trong lòng người dân ở địa phương. Mọi chuyện đâu lại vào đấy, những người tranh đấu cho dân chủ, tự do trong nước tiếp tục ở tù, dân chúng tiếp tục bị chèn ép, chà đạp, áp bức, vẫn cúi đầu cho cộng cưỡi cổ chứ chưa chịu đứng dậy cho cộng sụp đổ như lời kêu gọi của Lý Tống.

Cộng sản Việt Nam học thêm được một bài học để ứng phó với tình huống mới. Người Việt hải ngoại học được điều gì qua những chuyện này hay vẫn còn ngây ngất với mùi pepper spray trong chiến thắng nghị quyết 36, ngăn cản được văn công Việt cộng Đàm Vĩnh Hưng xâm nhập cộng đồng ?

Tôi nhìn Liên mỉm cười :

- Theo em cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ học được điều gì sau sự việc Lý Tống-Đàm Vĩnh Hưng ?

Liên nhún vai, lắc đầu, tủm tỉm cười nhìn tôi :

- Em không biết ! Em chỉ biết sắp tới giờ chiếu phim Inception. Mình vào rạp là vừa rồi, anh.

Thạch Đạt Lang

26/05/2012

(1) http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/2010/08/3BA1EDAD/

(2) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2012/06/120623_lytong_trial

******************

Một câu chuyện nhỏ - nỗi đau 35 năm (RFA, 28/07/2010)

Nhật Hiên, thông tín viên RFA, 28/07/2010

Những ngày qua báo chí trong nước, hải ngoại và một số trang blog cá nhân đã đưa tin, viết bài bình luận khá nhiều xung quanh sự kiện ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị ông Lý Tống, cựu phi công không lực Việt Nam Cộng hòa cũ, một nhân vật có tư tưởng chống cộng sản quyết liệt, xịt hơi cay vào mặt trong buổi biểu diễn tại San Jose, Mỹ, ngày 19/7 vừa qua.

lytong9

Lý Tống sau khi bị bắt và lúc anh giả đàn bà. Courtesy Vietvungvinh.org

Ngay sau đó, ông Lý Tống bị vào tù, rồi được tại ngoại sau khi đóng tiền bảo lãnh, Đàm Vĩnh Hưng tiếp tục biểu diễn và ông Lý Tống tiếp tục có mặt trong đoàn biểu tình lần kế tiếp tại Nam California v.v…
Một sự kiện nhưng có rất nhiều cái nhìn và suy nghĩ khác nhau từ những người dân Việt trong và ngoài nước. Có thể thấy rất rõ điều này qua những bài viết từ những nhà dân báo thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần, có đời sống quá khứ và hiện tại khác nhau.

Những góc nhìn khác nhau

Nhà báo Trương Duy Nhất, thuộc thế hệ lớn lên sau cuộc chiến hai miền Nam Bắc và hiện đang sống tại Việt Nam, là một trong những người có bài sớm nhất về sự kiện này, mặc dù như tác giả viết: "Chưa bao giờ cho phép những cái tên như Hoàng Thùy Linh, Đàm Vĩnh Hưng… xuất hiện trên trang blog của mình. Nhưng lần này là một ngoại lệ, buộc phải có đôi dòng". Tại sao vậy? Bởi trong cái nhìn của tác giả, đó là một hành động mà tác giả không hiểu và cũng không cảm thông được: "Chống cộng sản thì nhè mấy ông cộng sản mà chống, chứ đi chống chi mấy anh chàng tóc vàng hát nhạc sến như Đàm Vĩnh Hưng - Những cô cậu ca sĩ mà ngay cả cái chữ "cộng sản" là gì có khi còn không giải nghĩa được ?".

Nhà báo Trương Duy Nhất

Blogger Beo tức nhà báo Hồ Thu Hồng, cựu Phó Tổng biên tập báo Thể thao Văn hóa, một cây bút rất trung thành với chế độ và thường hay có những bài viết châm chích, chế diễu cộng đồng người Việt ở hải ngoại, cũng có ngay một bài với văn phong, cách viết quen thuộc :

"Bọn tớ chửa bao giờ oánh giá cao míttơ Đờm vụ hò hát, cái chuyện tấn công bằng bạo lực mấy sao thị trường cũng hổng làm chúng tớ sốc siếc hay lạ lẫm gì. Chúng tớ cũng biết thừa chính chị chính em chống cộng chỉ là cái mũ chụp lên cho xang chọng, bên dưới nó là chuyện làm ăn tranh giành nhau của mấy bầu sô đói. Phải cất công căng cờ kẻ biển biểu tình chỉ vì một ku hát ba bài tình ái vớ vỉn, thì hẳn là đói lắm rồi. Chỉ có rân trủ là thừa nên mới phí phạm thế".

Thế nhưng, chống như thế nào và vào đối tượng nào mới là đáng bàn". Về sự kiện Đàm Vĩnh Hưng-Lý Tống, theo tác giả : 

"Đàn ông, nam nhi quân tử mà phải cải trang làm đàn bà để tặng hoa rồi tấn công một tay ca sĩ sến, trói gà chưa chặt như Đàm Vĩnh Hưng, vừa kỳ cục, vừa non tay, vừa phí công và chẳng mang lại tác động chống Cộng nào thiết thực". 

Blogger Beo

Nhà báo tự do Lê Diễn Đức, người thường có những bài rất mạnh mẽ lên án thể chế chính trị và những vấn đề xã hội lâu nay ở Việt Nam, lần này cũng không tỏ ra tán thành cách hành xử của ông Lý Tống.

Trong bài "Từ chuyện Đàm Vĩnh Hưng bị tấn công : Chống ca sĩ "cộng sản" thế nào cho đúng", tác giả Lê Diễn Đức nói lên quan điểm của mình : "Tôi qua Mỹ không còn nhớ bao nhiêu lần nữa và có cơ hội trò chuyện với nhiều người chống cộng nổi tiếng, thứ thiệt ở đây, từ phó thường dân đến cựu sĩ quan cao cấp và cả những người đang nằm trong lãnh đạo cộng đồng ở một số tiểu bang.

Tôi tranh cãi với họ về phương pháp. Tôi rất ủng hộ họ (thậm chí tham gia) biểu tình phản đối các lãnh đạo cộng sản Việt Nam qua Mỹ, bởi vì các cuộc biểu tình này hợp pháp và đánh động tích cực lên sự chú ý của nhân dân Mỹ, báo chí truyền thông và chính phủ Mỹ trước những vi phạm nhân quyền và đàn áp các nhà tranh đấu dân chủ của Đảng cộng sản Việt Nam.

Tôi cũng ủng hộ cộng đồng hải ngoại tẩy chay những cuộc trình diễn văn hóa của các ca sĩ Việt Nam được tổ chức ở nước ngoài bằng ngân sách của nhà nước. Nếu cho rằng, đây là hành động nằm trong Nghị quyết 36 của Đảng cộng sản Việt Nam thì quá rõ ràng.
Chống cộng, tức là chống chủ nghĩa cộng sản và tập đoàn cộng sản Ba Đình là hoàn toàn đúng, hợp với xu thế của thời đại. Chẳng vậy mà Nghị viện Châu Âu – Châu Âu là nơi đẻ ra chủ nghĩa quái thai này – đã ra phán quyết chủ nghĩa cộng sản là tội ác của nhân loại đó sao.

Tác giả Lê Diễn Đức

Tác giả Nguyễn Ngọc Già thì nhận xét hành động của ông Lý Tống chỉ là dã tràng xe cát : 

"Hành vi xịt hơi cay của ông Tống và những ai ủng hộ hành vi của ông càng thể hiện rõ họ đang quá yếu đuối và có vẻ như họ đang cố bám víu vào một hành động gì đó để khỏa lấp nỗi niềm chơi vơi, hẫng hụt, nuối tiếc, kể cả một tâm trạng gần như là nỗi tuyệt vọng đang ngày càng chất đầy trong tâm tưởng mà họ sợ cho đến lúc

lytong10

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị tấn công tối 18/07/2010 tại sân khấu Trung tâm Hội nghị Santa Clara, California, Mỹ

nhắm mắt, những ước vọng mà họ mong muốn sẽ chẳng bao giờ có được dù chỉ là một phút nhìn thấy trước khi xuôi tay ???!!!

Khẳng định đấu tranh cho tự do dân chủ hiện nay chỉ có thể là con đường đấu tranh ôn hòa, bất bạo động, theo tác giả, những việc mà ông Lý Tống đã làm trước đây như cướp  máy bay rải truyền đơn có thể được ca ngợi vào thời điểm cách đây 20 năm, nhưng :

"Dù cho bây giờ ông vẫn chỉ có ý định cướp máy bay để chỉ rải truyền đơn mà thôi thì cũng không một ai có thể ủng hộ ông nữa vì nó đã được xem như là một hành động bạo lực và có dấu hiệu khủng bố. Nó không còn phù hợp với thời đại hiện nay, nói điều này để thấy tư duy ông Tống đã xơ cứng, suy nghĩ ông đã lạc hậu, ông đã không theo kịp tiến hóa của nhân loại". 

Tác giả kết luận : 

"Ông Tống không hề ý thức được việc làm ngày xưa của mình (dù đáng được trân trọng ở thời điểm cụ thể), nhưng nó đã thuộc về quá khứ…

Hành vi xịt hơi cay của ông Tống và những ai ủng hộ hành vi của ông càng thể hiện rõ họ đang quá yếu đuối và có vẻ như họ đang cố bám víu vào một hành động gì đó để khỏa lấp nỗi niềm chơi vơi, hẫng hụt, nuối tiếc"...

Ông Lý Tống cần nhận ra tư duy lỗi thời của mình để thay đổi phương thức đấu tranh hoặc hãy lui về an hưởng tuổi già, dù sao trên "đất khách quê người", ông cũng còn may mắn hơn những người Việt Nam hiện đang đối mặt hàng ngày với áp bức, bất công và đày đọa.

Ngày nay ông có thể nhân danh những người "trốn chạy cộng sản mà cộng sản vẫn không buông tha" để xịt hơi cay vào một Đàm Vĩnh Hưng, nhưng liệu ông có đủ thời gian và sức lực để chỉ tiếp tục làm công việc mà dường như là "dã tràng se cát" ?

Tác giả Nguyễn Ngọc Già

Sau 35 năm, hố sâu chia rẽ dân tộc vẫn còn đó

Câu chuyện Đàm Vĩnh Hưng-Lý Tống một lần nữa đã cho thấy một sự thật đáng buồn : sau 35 năm, hố sâu ngăn cách, chia rẽ giữa người Việt với người Việt vẫn còn đó. 

Blogger Trương Duy Nhất than thở : 

"35 năm đằng đẵng. Tại sao cứ đến dịp là lại đào xới thêm, sao không đóng lại để chìa bàn tay ra với nhau ? Không thiếu đất nước, dân tộc trên thế gian này cùng cảnh ngộ như ta, cũng chiến tranh, cũng cắt chia, cũng hi sinh mất mát, cũng… hận thù ! Nhưng họ bỏ qua, xóa nhòa để dang tay kéo ôm nhau được. Còn chúng ta ? Hình như đây là điểm yếu nhất của người Việt, của dân tộc Việt ?".

35 năm đằng đẵng. Tại sao cứ đến dịp là lại đào xới thêm, sao không đóng lại để chìa bàn tay ra với nhau ? Không thiếu đất nước, dân tộc trên thế gian này cùng cảnh ngộ như ta, cũng chiến tranh, cũng cắt chia, cũng hi sinh mất mát, cũng… hận thù ! Nhưng họ bỏ qua, xóa nhòa để dang tay kéo ôm nhau được". 

Blogger Trương Duy Nhất

"Suy xét về câu chuyện Lý Tống và ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng", tác giả Trần Kinh Kha viết : 

"…rất nhanh gọn chúng ta đều thấy rõ, nhận thức rõ ràng rằng : "35 năm trôi qua, vết thương trong lòng dân tộc Việt Nam đã không thể nào hàn gắn được cho đến hiện tại hôm nay và đến cả một thời gian dài, rất dài sau này…". Hành vi và tổ chức hành vi của Lý Tống đã nói lên nỗi đau của dân tộc này (tôi nhấn mạnh, là tôi nói đến nỗi đau của dân tộc này, chứ không nói đại diện đồng bào hải ngoại hay quan điểm chống cộng, hoặc không chống cộng tại hải ngoại). Vì sao nên nỗi thế này cho dân tộc Việt Nam ?"…

Tác giả tự hỏi và cũng tự trả lời : 

"Lưu vong. Đó là cội nguồn của vấn đề, là tiền đề cho một nỗi đau không bao giờ chấm dứt. Và song song với sự lưu vong ấy là một từ mà chúng ta đã nhắc rất nhiều : ý thức hệ". 

Trong cái nhìn của tác giả Trần Kinh Kha, vấn đề này sẽ không thể nào kết thúc bởi không thể sắp xếp, đảo ngược lại lịch sử, còn trong hiện tại hầu hết những người lưu vong không thể quay trở về sống cùng dưới một mái nhà Việt Nam khi một phần đời của họ đã gắn với nơi họ đang sống, khi thể chế chính trị trong nước vẫn chưa thay đổi mà sẽ rất khó bởi Đảng cộng sản Việt Nam "đã chiến thắng, thì không lý gì họ sẽ thay đổi con đường họ đã chọn và đã đổ bao nhiêu xương máu, cùng hàng trăm ngàn lý do khác…", phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ từ hải ngoại đến trong nước thì quá yếu, chẳng làm được gì. Như vậy phải chăng không còn hy vọng gì về một vận mệnh tươi sáng hơn cho dân tộc Việt ? Hay đành suy nghĩ có phần tiêu cực như tác giả : 

"Để người cộng sản tự mâu thuẫn và tự đánh người cộng sản. Họ gây nên cuộc chiến tranh Nam – Bắc vì muốn đẩy lùi chủ nghĩa tư bản, để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân khiến họ sợ hãi đến hãnh diện như một đứa trẻ dỗi hờn mà hét toáng lên để tự khẳng định mình rằng: họ là tiền đồn phương Đông cho chủ nghĩa xã hội".

Nhân – Quả là quan hệ trong tất cả các học thuyết quản trị.

"Để người cộng sản tự mâu thuẫn và tự đánh người cộng sản. Họ gây nên cuộc chiến tranh Nam – Bắc vì muốn đẩy lùi chủ nghĩa tư bản, để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân khiến họ sợ hãi đến hãnh diện như một đứa trẻ dỗi hờn mà hét toáng lên để tự khẳng định mình rằng : họ là tiền đồn phương Đông cho chủ nghĩa xã hội".

Tác giả Trần Kinh Kha

Hãy để những ánh mắt của chủ nghĩa tư bản đang sinh sôi phát triển kia nhìn vào họ. Hãy để chủ nghĩa tư bản tự làm nốt phần Quả của nó, mà nó đã từng bị khựng lại trong cuộc chiến tranh Nam – Bắc trước đây. Và sự khựng lại, không có nghĩa là dừng cho tất cả".

Nhìn chung, tâm trạng của số đông mọi người qua câu chuyện này, có lẽ như nhận xét của tác giả Nguyễn Ngọc Già : "Có người gọi đó là "chuyện nhảm, không đáng" và cũng có người coi đó là "chuyện của một người anh hùng chống cộng" v.v... Dù là tên gọi nào đi nữa, nhiều người cũng cảm thấy rất buồn, buồn cho dân tộc Việt Nam, dù là người Việt hay người Mỹ (Pháp, Úc, Âu Châu...) gốc Việt".

Nỗi đau xót đó cũng là của tác giả Hoàng Dung trong bài "Năm xúc cảm tiêu cực sẽ gây ra đau khổ cho nhân loại" đăng trên trang Bauxite Vietnam sau khi đọc hàng loạt ý kiến của bạn đọc về việc Lý Tống xịt hơi cay vào Đàm Vĩnh Hưng.

"Tôi không thể ngờ, sau 35 năm dài đằng đẵng mà trong lòng đồng bào tôi sự hận thù, sự kém hiểu biết, thói kiêu ngạo, sự đố kỵ lại nặng nề, sâu đậm và ngùn ngụt đến thế…

Họ vẫn còn xem nhau như kẻ thù.

Họ dành cho nhau những lời nặng nề tưởng không còn gì để nói nữa!

Họ sẵn sàng lăn xả vào nhau…".

Tác giả gần như kêu van những người đồng bào của mình : 

"Hỡi đồng bào yêu quí của tôi, xin hãy suy nghĩ lại !

Lịch sử đất nước đã chứng minh bao lần, hễ lúc nào nội bộ dân tộc chúng ta xâu xé lẫn nhau là ngay sau đấy chúng ta mất nước.

Kẻ thù đang dóm ngó và xâm lấn Tổ quốc thân yêu của chúng ta hàng ngày, hàng giờ cả trên đất liền lẫn ngoài biển khơi !

Sự tham lam và thói dâm ô đang thống trị và làm băng hoại hàng ngày, hàng giờ xã hội ta, khiến đất nước ngày càng tiến dần đến gần nguy cơ mất nước !

Chúng ta còn quá nhiều việc cấp bách và hữu ích phải làm!

Chúng ta quyết không để mất nước !

Hỡi đồng bào yêu quí của tôi, chúng ta phải đoàn kết lại !"

Tác giả Hoàng Dung

Có lẽ cũng là thừa để nói hơn nữa về câu chuyện này sau những tiếng kêu da diết đến thế !

Nhật Hiên, thông tín viên RFA

Published in Diễn đàn

Nước Đức và vụ trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân

Lê Mạnh Hùng, BBC, 06/2019

Bị cảnh sát Cộng hòa liên bang Đức cùng Sở Ngoại kiều vùng Nürnberg (Nuremberg) phối hợp bắt và đưa ra sân bay trục xuất thẳng về Việt Nam lúc 8 giờ sáng, ngày 26/3, vợ chồng nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam Nguyễn Quang Hồng Nhân hiện đang bặt tin ở một nơi nào đó ít người hay.

duc1

Trụ sở Cơ quan Di trú và Người tị nạn tại Nuremberg, Đức

Luật sư người Đức Manfred Hörner cho rằng sau khi về tới Việt Nam, vợ chồng ông Nhân, thân chủ của ông, đã bị an ninh Việt Nam tạm giữ và thẩm vấn hàng chục giờ đồng hồ rồi mới thả cho tự do.

Cô con gái của hai người này - nghệ sĩ dương cầm tài năng Nguyễn Quang Hồng Ân, 19 tuổi, là sinh viên âm nhạc tại Nürnberg hiện đang lo sợ bản thân cũng có thể bị trục xuất về Việt Nam bất kỳ lúc nào, đã tuyệt vọng báo động cầu cứu khắp nơi cho truyền thông và các tổ chức, hội đoàn giúp đỡ.

Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân là ai ?

Đài BR (Bayerischer Rundfunkt) của vùng Nam Đức mô tả rằng ông Nhân là một nhà bất đồng chính kiến, một cây bút phê bình chế độ nổi danh ở Việt Nam, từng bị chính quyền Việt Nam bắt giam, kết án 20 năm tù và đã thụ án chừng 17 năm trời ở Việt Nam với cáo buộc "hoạt động tuyên truyền, chống phá cách mạng", trước khi ông cùng gia đình sang Đức.

Năm 2015, tận dụng cơ hội được phép tháp tùng cô con gái Nguyễn Quang Hồng Ân (khi đó 15 tuổi) sang tham dự cuộc thi piano ở Áo và Đức, cả gia đình ông Nhân đã nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Đức.

Đơn xin tị nạn đã bị cơ quan cứu xét Liên bang có chi nhánh tại vùng Bayern (Bavaria) bác bỏ.

Gia đình ông Nhân nộp đơn lần thứ hai, đồng thời nỗ lực tiến hành thủ tục di trú sang Canada.

Trong khi chờ đợi mọi thủ tục, gia đình ông Nhân vẫn phải sống trong khu trại tị nạn của Bang Bayern - vùng nổi tiếng về sự khắt khe đối với người xin tị nạn, và cô con gái vẫn theo học nhạc tại trường nhạc Nürnberg.

duc2

Một trung tâm dành cho người đang nộp đơn xin tị nạn tại Đức - Hình minh họa

Vì sao Đức trục xuất vợ chồng ông Nguyễn Quang Hồng Nhân ?

Lý do là bởi Sở Ngoại kiều vùng Nürnberg chỉ máy móc căn cứ vào việc đơn xin tị nạn của gia đình ông Nhân đã bị bác, trong lúc luật sư của gia đình ông Nhân không cung cấp được đầy đủ những thông tin về khả năng ông Nhân sẽ gặp nguy hiểm khi bị trả về Việt Nam bởi những hoạt động chính trị nổi trội của ông, kể cả sau khi ông rời khỏi Việt Nam.

Tình trạng sức khoẻ tồi tệ của ông Nhân cũng có thể là một lý do để trì hoãn trục xuất cũng đã không được nhấn mạnh.

Tình hình Việt Nam hiện nay, theo các nhân viên Đức này là không có gì nguy hiểm đối với những người như ông Nguyễn Quang Hồng Nhân.

Họ cũng cho rằng không hay biết gì về kế hoạch đi Canada của gia đình ông Nhân.

Ở đây nổi trội khả năng đã có một sự làm việc không trôi chảy giữa gia đình ông Nhân và Luật sư Manfred Hörner.

Tiểu bang Bayern đang là nơi có chủ trương mạnh mẽ nhất ở Đức chống lại dòng người nhập cư và mong muốn trục xuất nhiều như có thể những người không được quyền lưu trú ra khỏi Đức.

Phản ứng của truyền thông đã mang lại điều gì ?

Từ một vài cuộc điện thoại cầu cứu ban đầu của cô con gái Nguyễn Quang Hồng Ân, tin tức đã lan tỏa rất nhanh chóng.

Một loạt bài tường thuật về vụ việc đã xuất hiện trên các báo Đức như TAZ, Süddeutsche Zeitung, Deutsche Welle, Đài BR.

duc3

Một bài viết về vụ trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân trên báo Deutsche Welle của Đức hôm 5/4

Một loạt các tổ chức xã hội dân sự giúp đỡ người tị nạn, tổ chức Phóng viên Không biên giới đã được báo động và tìm cách giúp đỡ.

Các chính trị gia, các đảng phái đối lập trong Nghị viện bang Bayern đã lên tiếng chỉ trích "Đây là một vụ trục xuất tàn nhẫn, vô nhân đạo", "Hoàn toàn tê liệt trong chính sách đối với người tị nạn của chính quyền bang Bayern", "Cần phải tạo cho những nạn nhân này quyền được quay trở lại Đức", "Cần phải bảo vệ cô con gái của gia đình trước đe doạ bị trục xuất".

Kết quả cho tới nay (cũng theo đài BR) Cơ quan Liên bang về Nhập cư và Tị nạn (BAMF) đã tuyên bố cứu xét lại đơn xin tị nạn của ông Nguyễn Quang Hồng Nhân.

Bộ Ngoại giao Đức cũng đã được thông tin và tuyên bố sẽ quan tâm theo dõi vụ việc này.

Người bị trục xuất oan uổng có thể được đón trở lại Đức hay không ?

Có thể !

Trong quá khứ đã có một số trường hợp nạn nhân bị trục xuất không đúng ra khỏi Đức về các nước như : Nigeria, Afghanistan, Kosovo, Marocco, Zimbabwe, Trung Quốc và Tunisia.

Một tổng kết cuối năm 2018 cho biết có bảy trường hợp trục xuất không đúng này và chính phủ Đức thấy có trách nhiệm phải tìm cách đưa họ trở lại Đức.

Điển hình như vụ trục xuất một người theo đạo Hồi tên là Sami A. khiến xôn xao dư luận Đức cách đây chưa lâu. Toà án cấp cao Bang Nordrhein-Westfallen đã ra phán quyết buộc chính quyền phải tìm cách đưa bằng được người này trở lại Đức bởi anh ta sẽ gặp nguy hiểm ở nơi bị đưa về.

Vụ trục xuất gia đình nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân từ Đức về Việt Nam sẽ là một chủ đề không nhỏ trên truyền thông và dư luận Đức những ngày tới đây.

Sự hoạt động có hiệu quả tới đâu của một nhà nước pháp quyền như Cộng hòa liên bang Đức, vai trò của truyền thông trung lập và tác động của các tổ chức xã hội dân sự như thế nào tới đời sống chính trị nơi đây... sẽ được chứng minh trong thời gian tới.

Lê Mạnh Hùng

Nguồn : BBC, 06/04/2019

Tác giả là một nhà báo tự do hiện đang sống tại Berlin, Đức.

**********************

Trung tâm Văn bút Đức phản đối vụ trục xuất Nguyễn Quang Hồng Nhân

Thanh Phương, 06/04/2019

Trung tâm Văn bút tại Đức bất bình về việc nhà hoạt động Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ của ông bất ngờ bị Đức trục xuất từ Nuremberg về Việt Nam vào ngày 26/03/2019, trong lúc họ đang chờ xét đơn xin tị nạn ở Canada, sau khi bị bác đơn xin tị nạn ở Đức.

duc4

Logo của Trung tâm Văn bút ĐứcPEN-Zentrum Deutschland

Hai vợ chồng nhà văn Nguyễn Quang Hồng Nhân đã bị cơ quan di trú của thành phố Nuremberg trục xuất về Việt Nam mặc dù ông đã từng bị xem là "kẻ thù của Nhà nước" và đã từng thọ án tù 20 năm tại Việt Nam vì tội "tuyên truyền chống Nhà nước". Hơn nữa, sau khi bị đột quỵ, nhà hoạt động này đang cần được điều trị đàng hoàng.

Trong bức thư ngỏ đề ngày 04/04/2019, gởi bộ trưởng Nội Vụ bang Bayern và giám đốc Sở Liên bang về Di cư và Tị nạn, ông Ralf Nestmeyer, phó chủ tịch Trung tâm Văn bút PEN Club ở Đức đã bày tỏ thái độ "bàng hoàng" của ông về vụ trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân về Việt Nam.

Trả lời RFI hôm qua, 05/04/2019, ông Nestmeyer tuyên bố :

"Ông ấy đã bị trục xuất về Việt Nam cách đây vài ngày. Chẳng ai quan tâm đến ông và để ý đến việc ông đã bị cầm tù suốt 20 năm ở Việt Nam. Tôi cho rằng việc trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân thật là quá đáng. Bình thường, chúng ta không thể trục xuất một người đã thọ án tù lâu như vậy về nước của người ấy. Tôi rất bàng hoàng và tôi kêu gọi cơ quan liên bang về di trú hãy xét lại quyết định của mình, để ông Nguyễn Quang Hồng Nhân được trở về Đức.

Con gái của ông ấy vẫn đang sống ở Hambourg. Chúng tôi hy vọng cô có thể sống ở đây lâu dài và nhất là được gặp lại bố mẹ. Ông là một nhà văn, còn tôi là phó chủ tịch PEN Club ở Đức. Trách nhiệm của tôi là phải nói rằng chúng ta không thể nào trục xuất một người về Việt Nam, quốc gia nổi tiếng về đàn áp và kiểm duyệt".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 06/04/2019

Published in Diễn đàn