Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trang Việt Nam thời báo đưa lên "Danh sách 13 tướng lĩnh bị bắt, kỷ luật, kiểm điểm thời gian gần đây” trong đó có :

Trung tướng Bùi Văn Thành (Thứ trưởng Bộ Công an), Thượng tướng Trần Việt Tân (cựu Thứ trưởng Bộ Công an), Trung tướng Lê Văn Minh (Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần , Kỹ thuật (Tổng cục IV – Bộ Công an), Trung tướng Bùi Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần , Kỹ thuật – Bộ Công an), Trung tướng Ksor Nham (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật – Bộ Công an), Trung tướng Vũ Thuật (nguyên Phó Tổng cục trưởng Hậu cần, Kỹ thuật – Bộ Công an ), Trung tướng Nguyễn Văn Chuyên (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật – Bộ Công an), Trung tướng Phan Hữu Tuấn (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo – Tổng cục V – Bộ Công an), Trung tướng Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Chính trị – Hậu cần (B41), Tổng Cục tình báo, Bộ Công an (giai đoạn 2009 – 2012), Trung tướng Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng Cục trưởng Cục Cảnh sát), Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa (Cục trưởng Cục Cảnh sát Công nghệ cao – C50, Thượng tướng Phương Minh Hòa (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân – Bộ Quốc phòng), Trung tướng Nguyễn Văn Thanh (nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Quân chủng Phòng không – Không quân – Bộ Quốc phòng).

tuong1

Bộ Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật 3 tướng công an, quân đội

Bài báo còn viết rằng có thể danh sách này còn thiếu !

Báo chí chính thống những ngày gần đây cũng liên tục đưa tin : “Chưa bao giờ nhiều tướng công an bị đề nghị kỷ luật như vậy” (Dân Việt), “Đề nghị xem xét kỷ luật nhiều tướng công an, quân đội”, Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, “Kỷ luật hàng loạt tướng lĩnh cao cấp : 'Tấn công vào những nơi quen gọi 'nhạy cảm', không bao giờ chạm được', VTC News…

Chỉ trong một thời gian ngắn, 13 ông tướng công an, quân đội bị kỷ luật với những cáo buộc “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm” ; hoặc“thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, ký một số văn bản vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng". v.v…Nhưng tội danh thực sự, nói một cách ngắn gọn, là đục khoét , tham nhũng, trong đó một số là tham nhũng đất đai, đất của toàn dân nhưng nhà nước quản lý, cấp cho bộ công an, bộ quốc phòng.

Nếu thực sự làm tới, khui ra nhiều vụ án tham nhũng nữa thì con số đó có lẽ chưa dừng lại, hay như dân ta thường nói mỉa mai : “Đó chỉ là những kẻ không may bị lộ mà thôi”.

Trong một chế độ độc tài, tồn tại bằng bạo lực như Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, hai ngành công an và quân đội được ưu ái hết mức để bảo vệ chế độ. Được gọi bằng những cái tên mị dân là “quân đội nhân dân”, “công an nhân dân” ; “quân đội VN” thì là “quân đội của dân, do nhân dân và vì nhân dân”, nhưng mặt khác, lại là “công cụ tin cậy của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”. Khẩu hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là : “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội ; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". 

Còn ngành công an, thường được gọi là “thanh bảo kiếm' bảo vệ Đảng, nhân dân, chế độ”.

Định nghĩa trên Wikipedia tiếng Việt : “Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam…Công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam”… Và một trong những nguyên tắc nằm lòng của ngành công an là “còn Đảng thì còn mình”.

Xem như vậy để thấy những khẩu hiệu “của dân, do dân, vì dân” chỉ là lừa bịp, quân đội và công an dưới chế độ cộng sản chỉ phục vụ cho mục tiêu tối thượng là bảo vệ đảng cộng sản, bảo vệ chế độ. Hai ngành này được rất nhiều bổng lộc, chưa kể quân đội còn được làm kinh tế, tha hồ kiếm chác, còn công an thì khỏi nói, tha hồ hạch sách, vòi vĩnh dân đen.

Nên không có gì lạ khi hầu hết tướng tá công an, quân đội bây giờ giàu sụ, đất đai nhà cửa biệt thự rải từ Nam ra Bắc, chưa kể những bất động sản, tài khoản “bí mật” nằm ở nước ngoài, đứng tên sở hữu là người thân trong gia đình, dòng họ…Con cháu họ thì được đưa đi học ở những quốc gia tư bản có nền giáo dục ưu tú nhất như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Đức, Pháp…

Chế độ này đã cho họ tất cả nên họ ra sức bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ là điều dễ hiểu. Nhưng điều đó hoàn toàn không đi đôi với bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân !

Trước đây trong thời kỳ đánh Pháp, đánh Mỹ, người ta có thể nói những người cộng sản là mù quáng, tàn bạo, thậm chí ác như bọn khủng bố, nhưng không mấy ai, ngay cả kẻ thù của cộng sản, lại cho rằng Việt Cộng hèn. Cái tinh thần lao về phía trước bất chấp tất cả, “còn cái lai quần cũng đánh” (lời chị Út Tịch, nữ anh hùng Việt Cộng, được nhà văn Nguyễn Thi xây dựng thành nhân vật chính trong tác phẩm "Người mẹ cầm súng"), "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lấy “Độc lập” (Hồ Chí Minh)... là vì hồi đó họ còn có lý tưởng, còn tin vào cái “tương lai” do đảng cộng sản vẽ ra là “thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng đất nước giàu đẹp hơn gấp ngàn lần” ! Và quan trọng không kém, họ không có cái gì để mà mất ! Dù là tướng tá, người lính trơn ngoài chiến trường hay giới công an ở địa phương thì cũng kham khổ, đói rách như nhân dân miền Bắc xã hội chủ nghĩa hồi đó mà thôi !

Còn bây giờ, tài sản càng nhiều thì càng tham sống sợ chết, sợ mất, tinh thần chiến đấu càng thấp. Ví dụ bây giờ có chiến tranh xảy ra, Trung Quốc lại gây sự để chiếm thêm đất thêm đảo, thì chắc chỉ có những người lính trơn con em nông dân, công nhân là còn tinh thần cầm súng, còn tướng tá thì sẽ ôm tài sản mà chạy trước tiên !

Và ngay cả nếu một khi chế độ này sụp đổ, (trong lịch sử nhân loại, mọi chế độ độc tài không sớm thì muộn sẽ phải sụp đổ một khi nhân dân thức tỉnh và đứng lên giành lại quyền tự quyết vận mệnh đất nước, dân tộc), họ cũng sẽ bỏ chạy thoát thân chứ không dại gì ở lại để phải chịu mất mát tài sản, hoặc bị nhân dân lôi ra xử vì tội tham nhũng, hèn với giặc !

Cho nên nói bảo vệ đảng không đi đôi với bảo vệ Tổ quốc là vậy !

Còn giới công an vốn là cánh tay đắc lực của đảng từ việc bóp nặn người dân cho tới hành hạ, thẳng tay đàn áp mọi tiếng nói phản kháng, một lòng một dạ bảo vệ đảng mà chống lại nhân dân...nợ máu với dân chất cao như núi, do đó khi có biến họ càng phải chạy !

Đảng cộng sản suốt ngày lo sợ các “thế lực thù địch” âm mưu “diễn biến hòa bình” làm suy yếu chế độ, nhất là tìm cách “tác động” đến giới quân đội, công an, nhưng chẳng cần “thế lực thù địch” nào đánh phá, chính chế độ này đã tạo điều kiện cho giới quân đội, công an trở thành những con sâu mọt chỉ biết đục khoét, vơ vét, làm giàu ; tham nhũng đã khiến quân đội trở thành hèn yếu trong lúc tham nhũng biến công an trở thành kẻ thù của nhân dân.

Song Chi

Nguồn : RFA, 31/07/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Những ngày này, người Việt trong và ngoài nước xôn xao, lo lắng, phẫn nộ về hai dự luật dự tính đưa ra Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để biểu quyết vào ngày 12 và 15/06/2018.

cuidau1

Để giữ được chế độ, họ sẵn sàng đớn hèn trước Trung Quốc và đàn áp, bịt miệng nhân dân tối đa.

Một, dự luật thành lập Đặc khu kinh tế cho nước ngoài thuê với thời hạn 99 năm-nhưng trước làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân, Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam buộc phải đề nghị Quốc hội lùi thời gian xem xét thông qua "từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (Quốc hội khóa 14) để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện" (1).

Những ai quá hiểu bản chất của nhà cầm quyền Việt Nam thông qua những việc họ làm từ trước đến nay, đều có thể đoán được rằng, việc lùi thời gian xem xét thông qua dự thảo Luật Đặc khu chỉ là một cách hoãn binh trước sự phẫn nộ của người dân mà thôi. Với sức ép từ Trung Quốc, với tình trạng nợ nần ngập cổ do chính mô hình "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" sai trái làm cho kinh tế Việt Nam không cất cánh được, do điều hành quản lý kém cỏi, tham nhũng nặng nề dẫn đến thực tế một năm cứ làm ra mười đồng thì phải trả lãi các nước hết bảy đồng như lâu nay thì nhà cầm quyền Việt Nam cũng sẽ phải tìm cách cho thuê đất làm đặc khu, thực chất là bán nước, mà thôi.

Hai, dự luật An ninh mạng với rất nhiều điều khoản xâm phạm thô bạo đến quyền tự do ngôn luận, tự do trao đổi thông tin, vi phạm Hiến pháp, vi phạm những cam kết của Việt Nam với quốc tế (2).

Hai dự luật này thêm một lần nữa chứng tỏ :

1. Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam là một tập đoàn phản động, bán nước và là kẻ thù của mọi xu hướng tự do, dân chủ, tiến bộ, kẻ thù của nhân dân.

2. Mối quan hệ phụ thuộc quá sâu (và ngày càng nặng nề hơn) giữa đảng cộng sản Việt Nam với đảng cộng sản Trung Quốc. (Nhiều người cũng đã chỉ ra rằng dự luật An ninh mạng này Việt Nam học theo Trung Quốc, nhiều điều khoản giống y hệt). Đảng cộng sản Việt Nam sẽ không bao giờ tự mình thoát ra khỏi cái "vòng kim cô" của Trung Quốc cả.

Câu hỏi là tại sao con đường đi của đảng cộng sản Việt Nam cứ càng ngày càng thụt lùi, càng phản động, và không hề có ý muốn thay đổi như thế ?

Trên thế giới chúng ta đã nhìn thấy những ví dụ hai quốc gia cùng một dân tộc, cùng nguồn gốc tổ tiên, giống nòi cho tới văn hóa, nhưng vì chọn mô hình thể chế chính trị khác nhau nên phát triển khác xa nhau. Đó là Đông Đức-Tây Đức, Bắc Việt-Nam Việt trước đây hay Bắc Hàn-Nam Hàn bây giờ.

Một ví dụ khác : Na Uy, quốc gia mà tôi đã sống 9 năm trời và vừa tạm biệt ra đi, là một nước nhỏ, khí hậu khắc nghiệt, đất đai có thể canh tác chỉ khoảng 3% tổng diện tích, còn lại là rừng và núi đồi, đến tận nửa đầu thế kỷ XX vẫn còn là một trong những quốc gia nghèo nhất Châu Âu. Nhưng ngày nay Na Uy đã là một trong những nước được xếp hạng thịnh vượng nhất thế giới với khối lượng dự trữ vốn trên đầu người cao nhất thế giới, có thu nhập bình quân đầu người cao thứ tư trên thế giới trong danh sách của IMF và Ngân hàng Thế giới (74.065 USD/người).

Tất nhiên, Na Uy may mắn khám phá ra mỏ dầu vào những năm 60 của thế kỷ XX và từ đó đến nay, thu nhập chủ yếu dựa vào khai thác và chế biến lượng lớn dầu mỏ tại Biển Bắc và Biển Na Uy. Hiện nay Na Uy là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ bảy và công nghiệp dầu khí đóng góp khoảng một phần tư cho tổng GDP. Nhưng điều đó chỉ là một phần. Có tiền mà không biết cách giữ tiền, cách chi tiêu, đầu tư thì rồi núi cũng lở. Ví như nhà nước cộng sản Việt Nam, có giao cho họ cả núi vàng hoặc cả nước Mỹ thịnh vượng thì sau một thời gian họ cũng phá sạch !

Bên cạnh đó, Na Uy cùng với các nước Bắc Âu khác như Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, luôn luôn được xếp hạng cao về chỉ số tự do dân chủ, chỉ số về minh bạch, chỉ số về phát triển con người hay trong bảng Báo cáo Hạnh phúc thế giới (World Happiness Report) hàng năm của Liên Hiệp Quốc. Tại sao ?

Hai điều đơn giản : Na Uy đã biết lựa chọn mô hình thể chế chính trị đúng đắn cho nước họ, Na Uy cũng như các nước Bắc Âu đều theo mô hình quân chủ lập hiến (constitutional monarchy), nơi quyền lực của nhà vua chủ yếu mang tính biểu tượng còn việc điều hành đất nước là Thủ tướng và nội các. Thủ tướng được bầu lên trong một hệ thống đa đảng. Tư pháp độc lập với ngành hành pháp và cơ quan lập pháp.

Ngoài ra nhà nước Bắc Âu là nhà nước phúc lợi xã hội (welfare state) trong đó nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp, bảo vệ và thúc đẩy phúc lợi xã hội và kinh tế của công dân. Nó dựa trên các nguyên tắc bình đẳng về cơ hội, phân phối công bằng của cải, và trách nhiệm chăm lo chung cho những người không thể tận dụng những quy định tối thiểu để có một cuộc sống tốt đẹp. Trong một xã hội như vậy người dân được hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục miễn phí, các chính sách về an sinh xã hội để bảo đảm không quá lo âu, chạy vạy trong cuộc sống, xã hội bình đẳng v.v…Những điều này phần lớn chúng ta đã biết, hoặc dễ dàng tìm đọc thêm, không cần phải nói dông dài.

Thứ hai, Na Uy biết học theo những điều hay của nước khác, biết chọn bạn mà chơi. Trên thực tế họ học rất nhiều từ hai nước láng giềng đi trước là Thụy Điển và Đan Mạch.

Còn nhiều nguyên nhân nữa, nhưng ở đây chỉ nêu lên hai nguyên nhân chính.

Trở lại Việt Nam, đảng cộng sản đã chọn một lý thuyết sai lầm, một mô hình thể chế chính trị sai lầm, nhưng lại cương quyết không chịu từ bỏ. Họ cũng chọn sai đồng minh, bạn bè (trước đây là Liên Xô và Trung Quốc, bây giờ chủ yếu là Trung Quốc). Mối quan hệ bất xứng, đầy thiệt thòi, nguy hiểm với Bắc Kinh đã từng "dạy" cho Hà Nội bao nhiêu bài học vỡ mặt, Việt Nam đã mất đi một phần lãnh thổ dọc biên giới phía Bắc, quần đảo Hoàng Sa, một phần Trường Sa, lãnh hải trên Biển Đông bị thu hẹp đi đáng kể… Còn những bài học lỗ lã về kinh tế thì vô số kể ! Thế nhưng, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn không tỉnh ra, họ vẫn nhất định bám lấy Trung Quốc, quỵ lụy đớn hèn trước Trung Quốc, sẵn sàng tiếp tay Trung Quốc tàn phá đất nước mà điển hình là dự luật 3 đặc khu mà mười phần thì hết chính phần là Trung Quốc sẽ nhảy vào thuê dài hạn, như chúng ta đã thấy !

Bởi vì ưu tiên số một của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam không phải là quyền lợi của Tổ quốc, dân tộc, là sự phát triển, thịnh vượng của đất nước hay hạnh phúc của nhân dân. Ưu tiên số một của họ chỉ là làm sao giữ được chế độ, giữ độc quyền lãnh đạo càng lâu càng tốt. Để giữ được chế độ, họ sẵn sàng đớn hèn trước Trung Quốc và đàn áp, bịt miệng nhân dân tối đa. Hai dự luật này đã nói lên điều đó.

Đối với từng cá nhân lãnh đạo, quan chức Việt Nam lâu nay, họ không hề còn có lý tưởng, không tin vào con đường tiến lên "Chủ nghĩa xã hội tươi đẹp" mà đảng từng hô hào bao nhiêu năm, họ không yêu nước, không có lòng tự hào dân tộc cũng chẳng có tình yêu thương đối với đồng bào, họ chỉ biết có Tiền và Quyền lực. Vì Tiền và Quyền lực, họ sẵn sàng bán cả Tổ quốc !

Trong dự luật thành lập Đặc khu kinh tế cũng vậy, lý do từ bà Chủ tịch Quốc hội cho tới bao quan chức ra sức ủng hộ dự luật là vì họ đã nhận các khoản tiền "lót tay", "hoa hồng" không hề nhỏ từ các ông chủ Tàu, hoặc đã đổ hàng đống tiền đầu tư vào đất đai, bất động sản tại các "đặc khu tương lai". Có tiền, từ lâu họ đã chuẩn bị sẵn tương lai, cơ ngơi cho mình và con cháu ở một nước tư bản tự do phát triển nào đó và nếu có chuyện gì xảy ra là họ "biến", nện họ không cần quan tâm tới hậu quả thành công hay thất bại của các đặc khu, sau 70 năm hay 99 năm nữa ! Thế thôi.

Họ cũng không quan tâm đến an ninh toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của đất nước. Có người đã từng nhận xét đại ý đối với đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, họ không chống Mỹ cũng chẳng chống Tàu, họ chỉ chống lại nhân dân. Chống lại mọi tiếng nói phản biện đúng đắn, tâm huyết từ nhân dân.

Đó là con đường mà họ chọn đi đến cùng. Và vì vậy, không có một chút hy vọng, trông mong gì ở một đảng cầm quyền như vậy cả !

Song Chi

Nguồn : RFA, 09/06/2018 (songchi's blog)

(1) "Chính phủ đề nghị lùi thời gian thông qua Luật Đặc khu", VnExpress

(2) "Dự luật an ninh mạng : những điều đáng lưu ý", (Luật khoa tạp chí) mà chính thế giới cũng phải lên tiếng (Vietnam : Withdraw Problematic Cyber Security Law - "Việt Nam : Hãy phủ quyết bộ Luật An ninh Mạng đầy vấn đề"), Human Rights Watch

Published in Diễn đàn

Phải nói ngay rằng yếu tố Trung Quốc chính là nguyên nhân lớn nhất gây nên sự lo lắng, phản đối mạnh mẽ trong dư luận xã hội những ngày vừa qua đối với dự luật cho phép thành lập 3 đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) sắp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu quyết thông qua vào ngày 15/6 tới, mà chính ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thừa nhận "một làn sóng khủng khiếp" !

quanchuc1

Bọn quan chức Việt cố ra sức bao che yếu tố Trung Quốc đó, điển hình như ông Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Mặc dù bọn quan chức Việt cố ra sức bao che yếu tố Trung Quốc đó, điển hình như ông Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng : "Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc", bất cứ ai biết suy xét cũng có thể đoán được nếu dư luật này được thông qua, mười phần thì hết chín phần là Trung Quốc sẽ nhảy vào. Tại sao ?

So với các cường quốc khác, Trung Quốc là nước có lợi nhất từ kinh tế cho tới khía cạnh chính trị, an ninh quốc phòng, khi đầu tư vào Việt Nam.

Cái lợi về kinh tế thì đã rõ vì Trung Quốc chỉ tính đến lợi nhuận, bất chấp chất lượng sản phẩm, vấn đề bảo vệ môi trường, lương bổng, điều kiện an toàn cbo người lao động… cho tới các giá trị về dân chủ, nhân quyền, nên dễ làm việc với một quốc gia có một nền luật pháp lỏng lẻo và nạn tham nhũng nặng nề như Việt Nam, khác với các nước phương Tây.

Cái lợi về chính trị : vị trí địa chính trị của Việt Nam khiến Trung Quốc luôn luôn muốn kiểm soát, khống chế Việt Nam càng chặt, càng lâu, càng tốt. Đặc biệt đảng cộng sản Trung Quốc đứng đầu là Tập Cận Bình lâu nay đang có tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng ở Biển Đông và trên toàn thế giới, thể hiện qua chiến lược "một vành đai, một con đường" (the One Belt and One Road Initiative (OBOR). Trên facebook đã có những người phát hiện ra rằng vị trí của cả Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đều nằm lọt trong vành đai này.

Nhiều người cũng đã phát hiện, dù trong dự luật không có chữ nào nói đến Trung Quốc nhưng chỉ riêng đoạn văn sau này trong Mục 5, Điều 55, Khoản 4, Dự thảo Luật Đặc khu có nhắc đến "Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh" sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực theo bảo lãnh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam với thời han xác định…". Đó là nước nào ?

Đọc lại bài báo "Xây dựng đặc khu Vân Đồn-Khát vọng đổi mới" trên báo Quảng Ninh và thấy gì ?

"Vân Đồn được đặt trong quy hoạch phát triển liên hoàn quốc gia và kết nối với quốc tế. Đây là Khu kinh tế duy nhất nằm trong khu vực hợp tác "Hai hành lang- một vành đai" kinh tế Việt- Trung, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN - Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh". Đã rõ ràng chưa ? Muốn tìm thêm những bằng chứng về "yếu tố Trung Quốc" này không có gì khó.

Và cuối cùng, từ xưa đến nay Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ âm mưu xâm lược, thôn tính Việt Nam. Lịch sử quan hệ giữa 2 nước đã nhiều lần chứng minh điều đó. Chỉ có điều, thời đại bây giờ không một nước nào dại dột đem quân đi gây chiến tranh xâm chiếm nước khác, có những cách khác để xâm lược từ từ mà êm thắm hơn nhiều, như dùng tiền, sức mạnh mềm từ kinh tế cho tới văn hóa và những chính sách di dân khôn khéo. Đó là cách mà Bắc Kinh đã và đang thực hiện lâu nay với Việt Nam thông qua sự có mặt của các công ty, tập đoàn làm ăn của Trung Quốc suốt dọc lãnh thổ Việt Nam, sách vở, phim ảnh Trung Quốc xuất bản, phát sóng tràn lan, rồi cho mở viện Khổng tử xâm nhập về văn hóa v.v…

Bây giờ với một dự luật quá sức lỏng lẻo, quá sức ưu đãi đối với nhà đầu tư, tại 3 địa điểm cực kỳ quan trọng về an ninh quốc phòng của Việt Nam, lại với thời hạn lâu dài như vãy, hà cớ gì Trung Quốc lại không nhảy vào ?

Từ trước đến nay, rất nhiều dự án mang tiếng là đấu thầu quốc tế ở Việt Nam song cuối cùng hầu hết Trung Quốc đều trúng thầu, lý do thì ai cũng hiểu, Trung Quốc luôn luôn bỏ thầu thấp và biết chi "lại quả", "hoa hồng" đậm. Nhưng sau đó thì kết quả thế nào ? Sơ sơ vài bài báo : "Số phận các dự án có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam", Zing.vn, "Làm ăn với Trung Quốc : Những dự án 'đầu xuôi đuôi không lọt', VietnamNet, "Dự án thép 6.000 tỷ liên doanh với Trung Quốc : Thua lỗ lớn, kiểm điểm loạt cán bộ", VnEconomy… Chưa kể những dự án nổi cộm như Bauxite Tây Nguyên đang lỗ sặc gạch, Formosa gây thảm họa về môi trường cả trăm năm sau chưa hồi phục nổi…

Tóm lại, người dân Việt Nam hoàn toàn có lý do để lo ngại yếu tố Trung Quốc trong dự luật đặc khu, và lo ngại về sự thất bại của các đặc khu. Trên thế giới, đã có nhiều quốc gia thành lập các đặc khu, có quốc gia thành công, có quốc gia thất bại. Nhưng với một nhà cầm quyền yếu kém, bất tài, tham nhũng nghiêm trọng, luôn luôn đặt quyền lợi của đảng, của chế độ lên trên lợi ích của đất nước, dân tộc như nhà nước cộng sản Việt Nam, chúng ta liệu có tin rằng các dự án đặc khu sẽ thành công ?

quanchuc2

Người dân Việt Nam hoàn toàn có lý do để lo ngại yếu tố Trung Quốc trong dự luật đặc khu : tản đá Trung Quốc sẽ đè nát thân xác nhân dân Việt Nam trong ít nhất một thế kỷ - Ảnh minh họa 

Sự mất lòng tin đó càng có cơ sở khi từ trước tới giờ, những dự án, chính sách lớn nào của đảng và nhà nước cộng sản mà bị dân căn ngăn, thậm chí phản đối dữ dội, từ nhà máy lọc dầu Dung Quất cho tới Bauxite Tây Nguyên, nhà máy thép Vũng Áng-Formosa…thì thực tế đã cho thấy đảng sai hay dân sai ?

Đó là về mặt kinh tế, còn về mặt an ninh quốc phòng, cứ nhìn vào tình hình Biển Đông lâu nay, Trung Quốc tha hồ áp đặt lệnh đánh bắt cá, ra vào lãnh hải Việt Nam như chốn không người, rượt đuổi, bắn thủng tàu của ngư dân Việt, bắn cả người, hoặc bắt nộp tiền chuộc,,, ; đưa tàu chiến, súng ống tới Hoàng Sa-Trường Sa, ngang nhiên xây dựng các quần đảo chúng chiếm được của Việt Nam thành các căn cứ quân sự vững mạnh…,mà Việt Nam chỉ dám phản đối suông !

Còn trong tư duy, suy nghĩ của đám quan chức các cấp của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, không mở mồm thì thôi, cứ mở mồm là bênh Tàu ra mặt, sợ Tàu ra mặt. Từ ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho tới bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, từ ông Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh ("Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc…), ông Bộ trưởng Tài-Môi Trần Hồng Hà "Có thể yên tâm với 3 nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc" bất chấp mối nguy rò rỉ và sự cố phóng xạ treo lơ lửng trên đầu người dân do việc Trung Quốc xây nhà máy sát biên giới phía Bắc và "Chưa phát hiện người nước ngoài mua đất ở Việt Nam" dù người Trung Quốc thâu tóm đất đai từ Nam ra Bắc ai cũng thấy, ông bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng "Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc" (đã dẫn) v.v…

Với sự hèn hạ khiếp nhược của đảng cộng sản Việt Nam trước đảng cộng sản Trung Quốc như vậy, Việt Nam sẽ làm gì khi Trung Quốc, thông qua các đặc khu, lúc đó đã ngồi xổm trên đất Việt Nam với quyền thuê đất tới 99 năm ?

Dự luật thành lập 3 đặc khu một lần nữa chứng tỏ những điều mà ai cũng thấy từ lâu, sau hơn 7 thập kỷ đảng cộng sản cướp chính quyền ở miền Bắc và hơn 4 thập kỷ tiến chiếm miền Nam, độc quyền lãnh đạo trên toàn quốc :

Thứ nhất, ý đảng luôn ngược với lòng dân. Ai còn hồ nghi về điều này, cứ vào facebook đọc hoặc hãy cho trưng cầu dân ý công khai.

Thứ hai, ý kiến của nhân dân là con số không đối với nhà cầm quyền. Đảng và nhà nước cộng sản luôn luôn hành xử như thể đất nước này, giang sơn này là của riêng của họ, họ muốn phá hoại, khai thác, cầm cố, cho vay, cho thuê, đem bán trừ nợ thế nào là tùy họ.

Chuyện thành lập đặc khu kinh tế này cũng thế ! Cũng theo bài viết trên báo Quảng Ninh trên, nhà nước cộng sản Việt Nam đã tính đến chuyện cho thuê đất làm đặc khu từ năm… 1992 ! "Chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế được đưa vào Hiến pháp năm 1992, và được nhắc lại một số lần trong các văn kiện quan trọng của hệ thống chính trị" ; riêng đặc khu Vân Đồn thì "Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương xây dựng đề án thành lập đơn vị hành chính và kinh tế đặc biệt Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh tại Thông báo số 108 TB/TW ngày 01/10/2012", và Quảng Ninh đã rục rịch chuẩn bị từ cả năm nay "Quảng Ninh xây đường cao tốc, sân bay khởi động đặc khu kinh tế" (VietnamNet, 23/10/2017).

Có nghĩa là mọi việc đã được chuẩn bị từ lâu rồi, đám quan lại chỉ biết có tiền cũng đã hốt bộn từ việc đầu cơ đất đai, bất động sản ở mấy khu vực này mấy năm nay, sắp tới Quốc hội bù nhìn chỉ có việc gật đầu thông qua ! Còn 94, 95 triệu người dân Việt Nam như từ trước tới giờ vẫn thế, hoàn toàn không được cho biết gì, chỉ là "ở trọ và đóng thuế" trên chính quê hương mình mà thôi !

Thứ ba và quan trọng nhất : đảng cộng sản Việt Nam thực sự là một tập đoàn phản động, bán nước.

Không trông mong, hy vọng gì ở một cái đảng cầm quyền như vậy. Tương lai vận mệnh dân tộc bây giờ là nằm trong tay người dân Việt Nam mà thôi.

Song Chi

Nguồn : RFA, 07/06/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Mấy ngày qua từ trên báo chí chính thống cho đến trên mạng đã có quá nhiều bài viết bày tỏ sự lo ngại về dự án lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (đặc khu) cho nước ngoài (mà nhiều khả năng là Trung Quốc) thuê với thời hạn 99 năm, về những hệ lụy khôn lường của dự luật này, nhất là trong khía cạnh an ninh, quốc phòng, chủ quyền đất nước… Người viết không muốn nhắc lại những điều đó nữa. Chỉ có một câu hỏi : Chúng ta thấy gì qua việc Quốc hội của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chuẩn bị bấm nút thông qua đề xuất "lập 3 đặc khu cho thuê 99 năm" ?

dackhu1

Dân tộc Việt Nam lên án chính quyền cộng sản Việt Nam bán nước

1. Sự bất lực, bất tài, vô trách nhiệm của một đảng cầm quyền. Điều hành, lãnh đạo đất nước kiểu gì mà lâu nay bao nhiêu tài nguyên đất nước đào lên bán, bao nhiêu thuế phí các loại nhân dân è cổ ra đóng, bao nhiêu ngoại tệ mồ hôi xương máu của đồng bào ở nước ngoài và người đi lao động xuất khẩu gửi về hàng năm, cộng thêm tiền cho vay ưu đãi từ các nước trong nhiều năm qua, vậy mà cứ càng ngày càng nợ, nợ ngập mặt ; mỗi năm cứ làm ra mười đồng thì trả lãi cho các nước hết bảy đồng, đến nỗi cuối cùng phải cắt từng phần thân thể đất nước ra cho thuê dài hạn ?

2. Quốc hội chỉ là một cơ quan bù nhìn, cái gì mà Bộ Chính trị "đã kết luận rồi" là phải thông qua, thật ra từ trước tới giờ với mọi luật lệ của nhà nước này đều như thế, đều do Bộ Chính trị quyết định, qua câu nói của bà Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân : 

"Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật" 

("Phải bàn để ra được luật đặc khu", VnEconomy).

3. Lộ mặt những kẻ tham tiền, bán nước, đó là những kẻ công khai ủng hộ việc thông qua dự luật này ! Ngoài bà Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với câu nói trên đây, còn có thêm những công thần của Đảng cộng sản Việt Nam như :

Phó Chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu, với câu phát biểu :

"Làm đặc khu là theo đúng nguyên lý là "dọn chỗ" để thu hút "phượng hoàng" đến làm tổ"

("Phó Chủ tịch quốc hội : Dọn chỗ đón 'phượng hoàng' vào đặc khu", VietnamNet)

Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng : 

"Đề nghị cho phép giữ nguyên thời gian cho thuê đất 99 năm như dự thảo. Bởi đây cũng là một chính sách vượt trội của nước ta và nhiều nước đã thực hiện"

("Đặc khu : Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư đề nghị giữ nguyên thời gian cho thuê đất 99 năm", VietnamNet)

Ông Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội Việt Nam với câu nói :

"Tại sao cứ sợ ảnh hưởng của Trung Quốc tại các đặc khu. Tại sao ở Úc, Pháp, Mỹ… đều có Chinatown. Ở California mình có Little Saigon. Ở đó toàn người Việt, nói bằng tiếng Việt, thì bang California có lo ngại vấn đề an ninh quốc phòng hay không ?"

(Phỏng vấn trên Nhadautu.vn (1/5/2018)…

và những kẻ khác nữa. Lịch sử rồi sẽ ghi danh bọn tội đồ bán nước công khai này.

4. Có thể tin vào những lời cam kết, hứa hẹn của những ai đang ra sức ủng hộ dự luật hay không ? Hãy nhìn lại xem, có ai đếm được bao nhiêu lần đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam có những quyết định, những chọn lựa sai lầm trong hơn 7 thập kỷ qua ? Sai lầm từ trong lựa chọn mô hình thể chế chính trị, con đường đi cho đất nước, chọn bạn, chọn đồng minh, chọn giải pháp thống nhất bằng chiến tranh… cho đến những sai lầm về kinh tế đã đẩy Việt Nam ngày càng tụt hậu, ngập trong nợ nần và ngày càng lệ thuộc nặng nề vào Trung Cộng. Mới đây nhất trong vụ Bauxite Tây Nguyên hay Formosa, bất chấp sự ngăn cản của bao nhiêu trí thức, nhà khoa học, nhà chuyên môn và dân chúng, cái đám quyết liệt ủng hộ những dự án đó cũng nói hươu nói vượn rằng dự án sẽ lời ra sao, kinh tế Việt Nam sẽ cất cánh như thế nào… Bây giờ bauxite Tây Nguyên lỗ ngập mặt, Formosa chưa thấy lời đâu nhưng tác hại về môi trường, sức khỏe con người thì quá rõ…

Vậy mà bây giờ chúng lại quyết liệt ủng hộ việc cho Tàu thuê đất thành đặc khu trong 99 năm và vẽ ra những cái lợi trên trời. Ai tin được ? Và nếu thất bại thì 99 năm sau bọn chúng, những kẻ đề xuất hay ký quyết định thông qua việc thành lập các đặc khu ngày hôm nay có còn sống để mà chịu trách nhiệm, thậm chí cả cái đảng cộng sản cũng có còn tồn tại để mà chịu trách nhiệm ? Hay lại cũng các thế hệ con cháu người Việt trong tương lai phải hốt phân cho chúng ? (Đó là nếu như Việt Nam còn tồn tại để mà sửa chữa lại những di hại kinh hoàng do chế độ cộng sản để lại) !

5. Nhưng điều đáng buồn và đáng lo hơn nhiều là có bao nhiêu phần trăm trong số gần 100 triệu dân Việt cả trong và ngoài nước quan tâm, lo lắng đến dự luật này ?

Lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt đã từng vài lần mất nước, trong đó có 1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây. Và trong thế kỷ XX, một chế độ tự do, dân chủ hơn, nhân bản, thịnh vượng hơn là chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã bị bức tử, mất vào tay chế độ cộng sản độc tài, lạc hậu, luôn luôn đặt quyền lợi của đảng, của chế độ lên trên lợi ích của đất nước, dân tộc. Đó là những trang sử buồn, những bài học đau đớn cho cả dân tộc. Những bài học đó không lẽ vẫn chưa đủ thức tỉnh người Việt ?

Nếu lần này Việt Nam lại mất vào tay Trung Quốc thì tương lai của đất nước này, dân tộc này còn tồi tệ đến đâu ?

Song Chi

Nguồn : RFA tiếng Việt, 02/06/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Sự việc 14 du khách Trung Quốc mặc áo "đường lưỡi bò" khi nhập cảnh sân bay Cam Ranh ngày 13/5 vừa qua và cách xử lý của phía Việt Nam, một lần nữa lại cho thấy cái tâm lý bạc nhược, sợ Tàu của đa số quan chức Việt.

noU1

14 du khách Trung Quốc mặc áo "đường lưỡi bò" khi nhập cảnh sân bay Cam Ranh ngày 13/5

Về phía đám du khách, đây không phải là một sự sơ xuất gì mà là cố tình vì cả nhóm ăn mặc rõ ràng theo kiểu đồng phục. Phải coi thường nước chủ nhà lắm thì họ mới dám đi cả đám, mặc cái áo ngang nhiên thách thức chủ quyền nước chủ nhà như vậy. Vậy mà cả đám quan chức từ trên xuống dưới lúng túng không biết làm sao xử lý ! Nào cả Tổng cục Du lịch, cả Bộ Ngoại giao, Bộ Công an cùng phối hợp xử lý, "cơ quan điều tra thì làm việc với các đơn vị liên quan để làm rõ động cơ của nhóm khách này", Phó Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa thì cho rằng "Chúng tôi phải điều tra, khi đấy mới có đủ cơ sở kết luận để có hướng xử lý", ("Khánh Hòa lúng túng xử lý vụ khách Trung Quốc mặc áo 'đường lưỡi bò", VnExpress).

Thật là cẩn trọng, chu đáo !

Càng lúng túng, càng cẩn trọng thì truyền thông báo chí Trung Quốc càng cười cho vào mũi ("Tờ Hoàn Cầu : Việt Nam thiếu tự tin vụ áo lưỡi bò', BBC), ra cái điều đường chín đoạn trên Biển Đông, hay còn gọi là đường lưỡi bò, đường chữ U, là phần lãnh thổ chính danh của Tàu, chả có gì phải bàn cãi nữa, Việt Nam làm như vậy chỉ "nhằm thổi lên tâm lý bài Trung" mà thôi.

noU2

Trong khi đó người dân Việt Nam chỉ cần mặc cái áo có hình No-U ("Say No to U-Line !) hoặc giăng biểu ngữ "Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam" là bị tóm về đồn ngay lập tức, chả cần điều tra gì cả cho mất thì giờ. Và chừng vài lần như vậy là bị tống vào tù, xử qua quít rồi kết án luôn, nhẹ thì năm ba năm, nặng hơn 10, 13 năm…

Chưa hết, chủ quyền quốc gia là điều tối quan trọng, người làm quan lại càng phải ý thức rõ điều này, vậy mà ông Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn lại cho rằng : 'Không để sự cố nhỏ ảnh hưởng đại cục' ("Khách Trung Quốc mặc áo in lưỡi bò : 'Không để sự cố nhỏ ảnh hưởng đại cục', VietnamNet).

Đại cục là cái đại cục gì ? Là mối quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc ? Hóa ra cái mối quan hệ bất bình đẳng, đầy rủi ro, thiệt thòi cho phía Việt Nam từ hồi nào tời giờ đó lại phải coi trọng hơn cả chủ quyền quốc gia ? Hay đại cục là giữ cho được hòa khí với Trung Quốc để không bị Trung Quốc tấn công ? Nhưng liệu giữ hòa khí, hòa bình bằng sự hèn hạ, nhục nhã thì có giữ được lâu dài, nhất là một khi kẻ cướp ngày càng mạnh, ngày càng hung hăng, nhiều tham vọng ?

Mà đâu riêng gì một tay Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch này, cái lối suy nghĩ hèn hạ, bạc nhược, nhắm mắt làm ngơ tất cả mọi sự khiêu khích, mọi hình thức xâm lăng, xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc từ bao lâu nay, miễn sao giữ được chế độ, là cái suy nghĩ của không it lãnh đạo, quan chức cộng sản Việt Nam từ trên xuống dưới.

Bất hạnh thay cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam !

Song Chi

Nguồn : RFA, 18/05/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Từ khoảng tháng 10/2017, Hollywood và nước Mỹ rúng động bởi hàng loạt cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại ông trùm sản xuất phim cỡ bự Harvey Weinstein. Cụm từ #MeToo được nữ diễn viên Alyssa Milano phổ biến rộng rãi trên Twitter để khuyến khích phụ nữ tweet về nó và cho mọi người hiểu được độ lớn của vấn đề, đã nhận được sự hưởng ứng từ những bài viết của một số nhân vật nổi tiếng như Gwyneth Paltrow, Ashley Judd, Jennifer Lawrence, Uma Thurman…

me2

Cụm từ #MeToo được nữ diễn viên Alyssa Milano phổ biến rộng rãi trên Twitter

Tiếp theo sau ông trùm Harvey Weinstein, hàng loạt tên tuổi lớn trong giới làm phim, giới chính khách, quân đội, thể thao, y khoa, âm nhạc…bị tố cáo với những mức độ khác nhau, từ việc đã có những hành vi, lời nói không đúng đắn cho tới quấy rối, lạm dụng tình dục, thậm chí tấn công, cưỡng bức. Và rất nhiều người đã phải từ chức, hoặc "thân bại danh liệt" vì những việc làm của họ.

Trong đó có những tên tuổi lớn như diễn viên Kevin Spacey, diễn viên hài, nhà văn và nhà làm phim Louis C.K., đạo diễn và nhà sản xuất phim Brett Ratner, diễn viên James Fanco, Mark Halperin-nhà báo của nhiều cơ quan báo ch truyền thông lớn trong đó có HBO và NBC News, Charlie Rose - nhà báo và người dẫn chương trình truyền hình trên PBS và Bloomberg LP, CBS…cùng vô số tên tuổi khác không kể xiết.

Từ Mỹ, những lời cáo buộc tương tự lan rộng ra hàng chục quốc gia khác trên thế giới, và Me Too (hoặc "#MeToo") trở thành một phong trào chống quấy rối và tấn công tình dục, đặc biệt tại môi trường làm việc. Chẳng hạn, tại Hàn Quốc nhiều tên tuổi lớn trong giới chính khách, giới làm phim, ca nhạc, sân khấu…cũng bị "dính đòn", trong đó đáng chú ý có cả đạo diễn Kim Ki-duk, bị một số nữ diễn viên cáo buộc lạm dụng tình dục, kể cả hiếp dâm !

Kim Ki-duk là đạo diễn nổi tiếng, tác giả của bộ phim được biết đến rộng rãi trên thế giới "Spring, Summer, Fall, Winter... and Spring" và nhiều bộ phim khác như "Time", "Breath", "Dream", "Beautiful", "Pietà"… người từng từng nhận vô số giải thưởng tại các Liên hoan danh giá của châu Âu như liên hoan phim quốc tế Venice, liên hoan phim quốc tế Cannes, Berlin…

Nhưng ở Việt Nam thì vẫn yên ắng. Không lẽ ở Việt Nam không có những chuyện dùng sức mạnh của đồng tiền, quyền lực, địa vị…và lợi dụng thế yếu của người khác để có những hành vi như lạm dụng tình dục, thậm chí cưỡng bức ? Hoàn toàn không phải.

Nhưng vì sao phong trào #Metoo lại không lan được đến Việt Nam ? Do phần lớn người Việt Nam, nhất là phụ nữ vẫn còn ngần ngại, xấu hổ khi nói về những sự việc như vậy ? Do lo ngại xã hội chưa chắc đã đứng về phía mình, lợi đâu không thấy còn thiệt hại hơn vì tự "vạch áo cho người xem lưng" ? Do không tin tưởng rằng kẻ phạn tội sẽ bị trừng phạt vì luật pháp Việt Nam vẫn là thứ luât pháp của kẻ mạnh, của đồng tiền ?

Mới đây, khi câu chuyện về một nữ cộng tác viên của báo Tuổi Trẻ (là sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh) tố cáo bị nhà báo Anh Thoa, tên thật Đặng Anh Tuấn, nguyên trưởng phòng Truyền hình báo Tuổi Trẻ, xâm hại tình dục, chính thức được đăng tải trên nhiều tờ báo chính thống của Việt Nam và công an đã vào cuộc điều tra, một số câu chuyện tương tự được người trong cuộc hoặc người ngoài lên tiếng trên mạng xã hội và cả trên báo. Mới nhất là vụ rocker Phạm Anh Khoa bị nữ vũ công Phạm Lịch tố cáo là có những hành động và lời nói "gạ tình" trong thời gian Phạm Anh Khoa là huấn luyện viên chương trình truyền hình Trời sinh một cặp còn Phạm Lịch là thí sinh.

Trong thực tế, nạn "gạ tình", quấy rối tình dục, lạm dụng tình dục, kể cả cưỡng bức trong môi trường làm việc ở Việt Nam không hề ít hơn các quốc gia phương Tây hay Mỹ. Do những nguyên nhân, những đặc thù riêng của xã hội, văn hóa và tính cách của con người Việt Nam, vấn đề này ít được công khai nói tới nhưng vẫn tồn tại trong đời sống xã hội, như một con sóng ngầm nhưng không kém kinh khủng nếu được phơi bày.

Thậm chí, cũng lại do những đặc thù riêng đó mà vấn đề này trở nên phổ biến, chẳng khác nào nạn "phong bì" hay hối lộ tiền bạc, ở đây là hối lộ tình cảm, tình dục, hoặc ngược lại, từ phía những kẻ có chức, có quyền, có ưu thế, coi đó như một đặc ân, một cái quyền mà họ được hưởng.

Chúng ta biết, một trong những "căn bệnh" khá nặng trong xã hội Việt Nam là chạy theo thành tích, chạy theo những cái bên ngoài, ví dụ điểm số khi đi học, cái bằng, một chỗ đứng trong xã hội cho tới chạy theo danh vọng, tên tuổi… Ngay từ hồi còn đi học cấp một cho tới đại học, học sinh, sinh viên Việt Nam đã bị áp lực từ gia đình, nhà trường và xã hội vì điểm số, thứ hạng, bằng cấp… Và vì những cái đó, nhiều em đã chấp nhận "trả giá". Lâu lâu chúng ta lại đọc thấy trên báo chí những câu chuyện kiểu như "đổi tình lấy điểm" của một số nữ sinh với thầy giáo, đến khi ra trường, đi làm lại có hiện tượng "đổi tình lấy… công việc" của nhân viên với sếp, vì một chỗ làm "thơm", nhiều cô sẵn sàng chấp nhận qua đêm với sếp, không chỉ những cô còn độc thân mà ngay một số cô đã có gia đình ! Trường hợp ngược lại, khi sếp là nữ còn nhân viên là nam cũng có, nhưng có lẽ ít hơn, do văn hóa Việt Nam, phụ nữ vẫn còn cảm thấy ngượng ngùng khi phải chủ động trong những mối quan hệ chỉ thuần túy "trao đổi" kiểu như vậy.

Còn trong giới showbiz, giới văn nghệ, truyền thông ư ? Đầy. Một cô sinh viên báo chí mới vào thực tập ở một tờ báo lớn hay một cơ quan truyền hình cỡ bự, nếu muốn được nhận vào làm, hoặc đang ngồi ở một vị trí thấp muốn được cất nhắc lên vị trí khác, sẽ có ngay những kẻ gợi ý phải "biết điều". Một diễn viên chưa nổi, một giọng hát chưa thành sao, muốn đi tắt, lên nhanh, dễ thôi, hãy "biết điều". Thời còn đi làm phim ở Việt Nam, tôi biết chắc một số câu chuyện như vậy, và trong nghề còn biết tay đạo diễn nào, phó đạo diễn nào "nổi tiếng" vể khoản này nữa kia.

Xã hội Việt Nam là một xã hội chuộng bằng cấp, địa vị, và lại lắm kẻ hở về luật pháp nên bất cứ môi trường nào, ngành nghề nào cũng có những nghịch lý kiểu như người có tài thì bị chèn ép, kẻ háo danh, cơ hội, bất tài nhưng có tiền, có thế (hoặc có sắc) thì lại leo cao, leo nhanh. Và phía sau những sự thăng quan tiến chức với tốc độ phi mã, những mảnh bằng Giáo Sư, Tiến Sĩ, những danh xưng nhà thơ, nhà văn cho tới Hoa hậu, Hoa khôi, siêu mẫu… là có bao nhiêu người đi đường tắt và đánh đổi hoặc mua bằng, mua danh bằng tiền, bằng những thứ khác ? Vụ quan lộ thần tốc của người đẹp xứ Thanh Trần Vũ Quỳnh Anh với Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến chỉ là một trong vô số ví dụ, ở đây còn là quan hệ bồ nhí, chứ nhiều khi chỉ cần tình một đêm, sòng phẳng.

Cũng như vậy, showbiz Việt càng ngày càng nhiễu loạn, tài năng thực thì hiếm mà những người nổi nhanh vì chiêu trò, vì scandal thì nhiều. Nên có gì đáng ngạc nhiên nếu có những câu chuyện "gạ tình", "đổi tình" ? Thuận lòng đôi bên thỉ không ai biết, xã hội hay luật pháp cũng chẳng làm được gì trong những trường hợp như vậy, nhưng lại có những vụ lợi dụng vị thế để gạ gẫm, quấy rối, thậm chí cưỡng bức, lúc đó mới thành chuyện ! Và không chỉ phụ nữ mới bị, nam giới cũng bị, còn nhớ khi diễn viên hài Minh Béo bị bắt về tội quấy rối tình dục trẻ em ở Mỹ, một vài nam diễn viên trẻ đã lên tiếng từng bị đàn anh sàm sỡ, quấy rối ra sao !

Nhưng tại sao con số người dám dũng cảm lên tiếng vẫn là quá ít ỏi ? Câu trả lời cũng lại do đặc thù xã hội, văn hóa, tính cách con người Việt Nam.

VN không chỉ là một xã hội Á Đông, nơi mà những vụ việc như vậy vẫn còn bị coi là chuyện riêng tư, không nên phơi bày cho toàn xã hội biết, nhất là khi nạn nhân là phụ nữ, sợ lên tiếng thì gia đình, họ hàng, dư luận sẽ đánh giá "danh dự, tiết hạnh" của mình trước tiên ; và kỳ lạ là dư luận thì thường chỉ trích người con gái nặng hơn đàn ông trong những vụ việc như vậy-cứ đọc những status, comment trên mạng xã hội về vụ cô thực tập sinh báo chí tố cáo ông nguyên trưởng phòng Truyền hình báo Tuổi Trẻ kia thì thấy ! Bên cạnh những status, comment ủng hộ, bênh vực là những lời chỉ trích, mai mỉa nặng nề khó nghe, thậm chí ác độc, như con gái kiểu gì đêm khuya tới ngủ nhà đàn ông, hoặc cô này phải làm sao thì ông kia mới dám…chứ v.v…Cái kiểu quay ngược lại đổ lỗi, chỉ trích nạn nhân này không hiếm, và không chỉ ở Việt Nam mới có !

Trong một xã hội Á Đông, đàn ông vẫn tự cho mình có một số cái quyền, trong đó có quyền…tán tỉnh, gạ gẫm phụ nữ, ngay cả ở môi trường làm việc. Vấn đề là tán tỉnh đến mức độ nào thì chấp nhận được, mức độ nào thì không, thì là… phạm pháp, hình như nhiều người vẫn chưa hiểu được cái "lằn ranh mỏng manh" đó.

Nhưng Việt Nam còn là một xã hội độc tài, ở đó quyền mở miệng (dù mở miệng về bất cứ chuyện gì) và quyền con người nói chung còn xa vời. Đa số người Việt Nam nói chung và phụ nữ nói riêng vẫn chưa hiểu rằng gạ tình, quấy rối tình dục cho tới lạm dụng tình dục, cưỡng bức là những tội danh bị xử nặng ở các nước tự do, dân chủ. Có nhiều người thì lại nghĩ rằng tấn công, cưỡng bức mới là phạm tội, chứ còn những lời nói gạ gẫm, những hành vi sờ mó hay một cái hôn không được sự cho phép thì cũng… nhẹ thôi, thường thôi. Cho nên kẻ gạ gẫm thường ỷ y và nạn nhân thì thường bỏ qua những hành vi kiểu như vậy ! Cần phải biết rằng ở nhiều quốc gia chỉ cần một câu nói không đúng mực đúng chỗ hay một hành vi sờ mó thôi là đã bị kiện và bị pháp luật xử lý, bị dư luận lên án, nếu là người có tên có chức thì chắc chắn sẽ phải trả giá cho cái tên, cái vị trí của mình !

Người Việt Nam nói chung và phụ nữ nói riêng vẫn chưa quen mở miệng, nhất là những chuyện "nhạy cảm" như thế này, dư luận thì chưa chắc đã đứng về phía nạn nhân, luật pháp thì cũng chưa chắc đã xử lý những vụ gạ tình, quấy rối này, đó là lý do vì sao người viết tin rằng cũng giống như ở Trung Quốc, #MeToo khó có thể trở thành một phong trào như ở nhiều quốc gia tiên tiến khác !

Nhưng dù sao, các nạn nhân, trước hết hãy dũng cảm lên tiếng, dù dư luận có thể nói này nói kia, danh dự nạn nhân có thể bị ảnh hưởng ít nhiều, dù kẻ phạm tội có thể chả bị pháp luật xử lý, nhưng hãy cứ lên tiếng ! Sự dũng cảm của bạn sẽ được những người hiểu biết đồng cảm và ủng hộ, kẻ phạm tội phải bị vạch mặt, bị "mất mặt", bị tẩy chay, đặc biệt đối với những kẻ có tên tuổi, có chức hoặc có danh thì sự lên tiếng này vừa giúp xã hội nhìn ra cái mặt trái của y, vừa giúp những người khác không tiếp tục trở thành những nạn nhân !

Vì vậy, hãy lên tiếng ! Trước hết là để giải thoát bản thân mình khỏi nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh, những chấn thương tâm lý từ vụ việc, và để vượt lên chính mình !

Song Chi

Nguồn : RFA, 01/05/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Một trong những lý do khiến các quốc gia Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Iceland… luôn luôn nằm trong top những quốc gia hạnh phúc nhất, hay người dân cảm thấy hạnh phúc nhất, là vì đời sống tại các quốc gia này không quá căng thẳng, con người không phải chịu nhiều sức ép bất kể là từ đâu : gia đình, nhà trường, nơi làm việc hay dư luận xã hội.

concai1

Học sinh Việt Nam đi qua một bức hình trong đại sứ quán Mỹ trong một sự kiện hôm 9/11/2016.

Chẳng hạn, học sinh tại các quốc gia này không phải chịu sức ép về điểm số, kết quả học tập, học sinh đi học đến lớp 8 mới bắt đầu tính điểm nhưng điểm số cũng chỉ học sinh đó và mỗi giáo viên cho điểm biết, không công khai trước lớp hay toàn trường ! Các em có thể học giỏi hay bình thường hay kém cũng chả sao, thầy cô, nhà trường và ngay cả bố mẹ không bao giờ thúc ép hay la mắng, làm khổ con em vì những chuyện như vậy.

Lớn lên một chút, nếu muốn học tiếp lên đại học, cao học, Tiến sĩ thì học, nếu muốn đi học trường nghề hay thậm chí đi làm những nghề bình thường trong xã hội như lau chùi, phục vụ trong nhà hàng, làm việc trong siêu thị, lái xe bus… cũng chả sao. Tại các quốc gia này mọi người đều bình đẳng, con người không bị đánh giá bởi bằng cấp, địa vị, và khoảng cảch giàu nghèo cũng không quá cách biệt, thậm chí học càng nhiều, lương càng cao thì càng bị đánh thuế nặng !

Và dù làm bất cứ công việc gì thì con người ta cũng đủ sống (chưa kể những việc lao động nặng nhọc lương lại nhiều), được hưởng mọi chế độ an sinh xã hội, giáo dục y tế miễn phí, về già có tiền giả, lương hưu…nên con người cứ thế mà thanh thản sống, không quá âu lo. Giàu có, thành đạt, xinh đẹp… càng tốt mà không giàu có, không thành đạt, không xinh đẹp, thậm chí bị tàn tật, khiếm khuyết về sức khỏe… cũng vẫn sống bình thường, không có gì phải mặc cảm ! Không việc gì phải đua chen cho bằng với người khác vì như đã nói, xã hội không đánh giá con người bởi bằng cấp hay những cái bên ngoài !

Chính vì thế mà người dân tại các quốc gia này thường cảm thấy hài lòng về cuộc sống, ít căng thẳng, ít lo âu, và do đó, họ hạnh phúc !

Việt Nam, trái lại, con người có quá nhiều nỗi lo từ khi còn ở tuổi mẫu giáo cho tới khi nhắm mắt lìa đời ! Sức ép đến từ xã hội, một xã hội quá chuộng bằng cấp, chuộng địa vị, chỗ đứng, cái danh cho tới những cái bên ngoài như phải có nhà lầu xe hơi, phải ăn mặc tiêu xài chưng diện cho bằng với người ta… Con người phải lao vào học, kiếm cái bằng, cái ghế, cái danh, và trên hết là kiếm tiền, vì nhà nước chỉ biết bóc lột, tận thu đủ loại thuế từ người dân mà chả lo cho dân cái gì, nên phải kiếm tiền phòng khi đau ốm, lúc thất nghiệp, khi gặp tai nạn rủi ro, khi về già, đám ma đám cưới, kiếm tiền cho con đi du học ở nước ngoài (cũng lại cho bằng với con người ta) !

Nhưng sức ép còn đến từ trong gia đình, từ trong suy nghĩ, quan niệm sống của đa số người Việt Nam. Bài viết này chỉ tập trung một khía cạnh : tâm lý kỳ vọng vào chuyện học hành từ các bậc phụ huynh người Việt đối với con em.

Ở trong nước, trẻ em Việt Nam khổ từ khi mới vào mẫu giáo cho tới suốt những năm đi học cấp một, cấp hai, cấp ba, rồi đại học, vì sự kỳ vọng này của cha mẹ. Học phải giỏi (hơn con nhà hàng xóm), phải điểm cao, phải vô được trường chuyên lớp chuyên, phải đậu đại học, phải học những ngành được xã hội đánh giá cao, trọng vọng như bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, kinh tế… Hết học ở trường lại phải đi học thêm, hết học chữ lại học 1, 2 ngoại ngữ, học nhạc, học hát, học khiêu vũ, bơi, các loại môn thể thao v.v… quanh năm suốt tháng học, không có thời gian nghỉ, không có mùa hè, không có tuổi thơ, chỉ vì cha mẹ muốn con mình trở thành một con người hoàn hảo, cái gì cũng biết, cái gì cũng giỏi !

Đã trở thành quá bình thường hình ảnh những ông bố bà mẹ chở con từ trường qua lớp học thêm này rồi lớp học khác, đứa nhỏ ngồi sau tranh thủ ăn lấy sức hoặc gà gật ngù vì buồn ngủ quá sức ! Đã trở thành quá bình thường hình ảnh các ông bố bà mẹ đi thi cùng con, con ngồi trong thi thì bên ngoài bố mẹ vật vạ nằm ngồi chờ đợi ; vì muốn con phải vào bằng được đại học mà nhiều người sẵn sàng bán ruộng bán vườn, làm đủ thứ nghề nặng nhọc nuôi con, dù những năm sau này số lượng Cử nhân, Thạc sĩ ra trường rồi thất nghiệp đầy rẫy, nhưng cha mẹ vẫn tự an ủi con mình thất nghiệp nhưng mà có học, chứ không phải do thất học nên không kiếm được việc làm !

Cũng đã trở thành bình thường những câu chuyện bố mẹ chọn ngành học cho con, bất chấp con có thích, có phù hợp hay không. Có nhiều bậc cha mẹ thất bại trong cuộc đời, không làm được một công việc nào đó mà họ ao ước, thế là họ muốn con mình cũng theo nghề đó, nối tiếp ước mơ dang dở của họ !

Cũng đã dần dần trở thành bình thường những câu chuyện có những em học sinh bị trầm cảm vì sức ép trong học hành, thậm chí tự tử ! Mới đây nhất cái chết của một học sinh lớp 10 trường Nguyễn Khuyến (Thành phố Hồ Chí Minh) bằng việc gieo mình từ tầng cao, để lại những lá thư tuyệt mệnh nói lý do tự tử vì không học giỏi, không đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ khiến cả xã hội bàng hoàng ! Nhưng đó không phải là lần đầu tiên cũng không phải là lần cuối cùng, một câu chuyện kiểu như vậy xảy ra ! (Đọc thêm bài "Học sinh tự tử vì áp lực học : Chết trong kỳ vọng", báo Tiền Phong). 

Nhưng không phải chỉ do sống trong một môi trường xã hội như ở Việt Nam, nhiều bậc phụ huynh mới thúc ép con em học hành, mà ngay cả khi đã ra bên ngoài, sống trong một xã hội tự do, dân chủ như Mỹ, như các nước phương Tây, các bậc phụ huynh người Việt nói riêng và các nước Đông Á nói chung cũng nổi tiếng là hy sinh tất cả cho con, đặt kỳ vọng lên con, vì vậy mà học sinh các nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… thường đạt thứ hạng cao hơn học sinh nhiều quốc gia khác ở bậc trung học, và thường học lên đại học ! Nhưng mặt trái là các em phải chịu áp lực từ gia đình, cho dù đã ra sống ở nước ngoài !

Câu chuyện một sinh viên người Mỹ gốc Việt giết mẹ vì bị ép trở thành bác sĩ cách đây đã mười năm ("Thảm kịch giết mẹ trong gia đình gốc Việt vì bị ép trở thành bác sĩ", VietnamNet, "Con giết mẹ vì bị ép học làm bác sĩ ? Báo Người Việt)… đã cho thấy phần nào cái mặt trái ấy.

Là bởi vì, tuy đã ra sống ở nước ngoài, nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng thay đổi, tiến bộ về nhận thức, quan điểm cho phù hợp với một xã hội tự do, dân chủ, văn minh. Trong khi đối với phụ huynh các nước Âu Mỹ, họ đã quen với việc coi trọng con từ khi còn bé, cho con tự lập, tự quyết định hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống, cha mẹ chỉ lắng nghe, góp ý, ủng hộ hoặc khuyên nhủ thêm, thì đa số các bậc phụ huynh Việt Nam, dù còn sống trong nước hay đã ra bên ngoài, vẫn xem con cái như trẻ nhỏ, thậm chí, như "tài sản", "vật sở hữu" của mình.

Con cái là phải nghe lời, phải tuân theo ý muốn của bố mẹ, phải học ngành này, chọn lấy người kia v.v…Và đối với đa số người Việt ở trong nước hay thuộc thế hệ thứ nhất, thứ hai ở nước người, bác sĩ vẫn là một nghề được trọng vọng, ước ao. Thành đạt với đa số những người Việt này sau nhiều năm sống ở nước ngoài là có một cái nhà, cái xe và có con học bác sĩ, cùng lắm thì dược sĩ, kỹ sư, luật sư ! Còn bao nhiêu cái nghề khác trong lĩnh vực media, điện ảnh, nghệ thuật…họ không biết tới hoặc cho là…tào lao !

Đến bao giờ thì nhiều bậc cha mẹ Việt Nam hiểu được một điều đơn giản : Hãy để con cái sống cuộc đời của chúng, chứ đừng sống thay chúng hoặc bắt chúng sống thay cho những giấc mơ, những kỳ vọng của chính mình ?

Song Chi

Nguồn : RFA, 01/05/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn
lundi, 30 avril 2018 18:17

Viết cho tháng Tư

Như rất nhiều người Việt Nam nói chung và người miền Nam nói riêng, cứ vào tháng Tư tôi thường có tâm trạng khá nặng nề khi nghĩ lại biến cố lịch sử năm 1975, và vận nước kể từ đó.

336635153sai_20010626_28026.jpg

Biến cố lịch sử năm 1975 - Ảnh minh họa (Time)

Tháng Tư năm nay càng đau hơn khi nhìn thấy cái bắt tay lịch sử của hai nhân vật đứng đầu Bắc Hàn, Nam Hàn, khi thấy một chế độ độc tài phi nhân, bị cả thế giới coi là man rợ hóa ra vẫn còn hơn Đảng cộng sản Việt Nam mấy cái đầu ; đó là biết tự lực xây dựng quân đội, vũ khí hạt nhân cho mạnh để láng giềng dẫu có to xác, hung hăng hiếu chiến cũng không dám bắt nạt và không quyết thống nhất đất nước đến cùng bằng xương máu của nhân dân.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, thế giới có 3 quốc gia bị chia đôi là Đông Đức-Tây Đức, Bắc Hàn-Nam Hàn, Bắc Việt-Nam Việt, ngoài ra còn có Đài Loan cũng tự tách mình khỏi Trung Hoa đại lục để thành lập quốc gia riêng. Người Đức thông minh chọn con đường thống nhất đất nước trong hòa bình đã đành, Bắc Hàn và Nam Hàn cũng chỉ chiến tranh dữ dội trong 3 năm (1950-1953), nhờ thế mà Nam Hàn mới có thể phát triển thịnh vượng như ngày hôm nay, và ngày 27/4 vừa qua thì Chủ tịch Kim Jong-un của Bắc Hàn đã chính thức gặp gỡ Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in để đàm phán hòa bình lâu dài (tương lai của bán đảo Triều Tiên như thế nào vẫn còn là câu hỏi để ngỏ, nhưng thế giới có thể thấy rằng cả hai bên đều mong muốn giảm thiểu tối đa nguy cơ chiến tranh). Hay ngay cả Trung Quốc, xúi dân khác đánh nhau, cướp đảo cướp biển của dân khác thì được chứ cũng chưa dùng vũ lực để đánh chiếm Đài Loan vì "người Hoa không đánh người Hoa".

Chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam là nhất quyết thống nhất đất nước bằng chiến tranh, bằng máu, máu của chính người Việt Nam, quyết đánh Mỹ từ khi Mỹ chưa có mặt ở Việt Nam và đánh Mỹ khi Mỹ đã đi rồi, đánh đến cùng kể cả khi Hiệp định Hòa bình vừa được ký chưa ráo mực. Tất cả chỉ nhằm giành độc quyền lãnh đạo đất nước mà thôi.

Rốt cuộc sau 43 năm Việt Nam bây giờ như thế nào ?

Đứng về phía đảng cộng sản, họ đã thắng một cuộc chiến. Để rồi đại bại trong hòa bình.

Có người sẽ bảo sao gọi là thất bại khi mà hai mục đích tối thượng đối với đảng cộng sản họ đã làm được : giành toàn quyền lãnh đạo đất nước bằng mọi giá, và giữ được quyền lãnh đạo đó, cũng bằng mọi giá. Sau 43 năm, họ vẫn giữ được chế độ, và đất nước bây giờ là tài sản riêng của đảng, muốn sử dụng, khai thác, cầm cố, cho vay…thế nào tùy ý. Hơn 90 triệu nhân dân thì trở thành đàn cừu ngoan ngoãn, muốn bóc lột, trừng phạt thế nào cũng được.

Song, thắng một cuộc chiến để rồi đi ngược lại toàn bộ lý tưởng, lý thuyết, lý luận, mục tiêu chiến đấu ngày xưa cho tới mô hình xây dựng đất nước tương lai mà họ tự vẽ ra trước kia, là thất bại.

Thắng một cuộc chiến, thống nhất được giang sơn nhưng không thống nhất được lòng người, hay nói cách khác, không thu phục được nhân tâm đại đa số nhân dân, ngược lại, thời gian càng lùi xa thì lòng dân càng chia rẽ, oán hận, là thất bại.

Thắng một cuộc chiến nhưng không làm cho đất nước giàu mạnh, người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, thậm chí, ngay sau khi cuộc chiến vừa kết thúc chưa bao lâu, người Việt đã ồ ạt bỏ nước ra đi và suốt hơn 40 năm, dòng người ra đi chưa bao giờ dừng lại, là thất bại.

Không những thế, đảng cộng sản đã thực sự trở thành một đảng cầm quyền phản bội. Phản bội lý tưởng, phản bội nhân dân, phản bội đất nước. Làm mất thêm một phần lãnh thổ lãnh hải và để đất nước lún sâu vào vòng lệ thuộc với Trung Quốc.

Đứng về phía người dân Việt Nam, dù ở bên thắng cuộc hay bên thua cuộc, cũng đều đại bại. Nhưng sau 43 năm, chúng ta càng là một dân tộc thất bại vì vẫn để cho một đảng cầm quyền độc tài tham nhũng tiếp tục tồn tại, tàn phá đất nước.

Cái giá máu xương phải trả cho cuộc chiến 20 năm đã quá đắt. Lại càng đắt gấp bội, tính cả vốn lẫn lãi suất, sau 43 năm.

Cả một cuộc chiến tranh dài, máu người Việt từng chảy thành sông, xương phơi thành núi, đất nước tan hoang, mọi giá trị vỡ nát... Bên nào cũng thua, từ người Mỹ, người Việt cho tới đảng cộng sản. Rốt cuộc ai thắng ? Trung Quốc.

Từ chỗ không một mảnh đất cắm dùi trên Biển Đông, khởi đầu là đánh chiếm Hoàng Sa rồi một phần Trường Sa và bây giờ thì toàn bộ khu vực Biển Đông này gần như đã trở thành ao nhà của Trung Quốc, với Hoàng Sa, Trường Sa và cảc đảo nhân tạo trở thành những căn cứ quân sự, hải quân vô cùng vững chắc. Đáng nói hơn, Bắc Kinh chưa cần đánh mà từ lâu nay đã có thể khống chế Việt Nam từ ngoài khơi cho tới trên bờ, từ Nam chí Bắc cho tới toàn bộ Bộ Chính trị của Hà Nội !

Khóc lên đi, hỡi quê hương yêu dấu (*).

Song Chi

Nguồn : RFA, 30/04/2018 (songchi's blog)

---------------

(*) Tựa tiếng Việt cuốn tiểu thuyết "Cry, the Beloved Country" của nhà văn Nam Phi Alan Stewart Paton (1903 –1988)

Published in Diễn đàn

Không phải ai cũng may mắn được sinh ra, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ, bởi những bậc phụ huynh đầy tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm. Ngược lại, có những bậc làm cha làm mẹ nhưng lại thiếu tình thương, thiếu trách nhiệm, ích kỷ, hoặc thậm chí hành xử độc ác với chính giọt máu của mình.

imlang1

Một số ông bố bà mẹ bắt con đi ăn xin, bán vé số, lao động vất vả mang tiền về cho mình

Chuyện một số ông bố bà mẹ vứt bỏ con ngay từ khi mới sinh ra hoặc khi con đã ở tuổi mẫu giáo, thiếu niên ; không chăm lo cho con đầy đủ, đánh đập, bạo hành con, bắt con đi ăn xin, bán vé số, lao động vất vả mang tiền về cho mình v.v… là chuyện… không có gì mới. Bài viết này muốn đề cập đến một số câu chuyện khác.

1. Tự cho mình cái quyền tước đoạt mạng sống của con

Thỉnh thoảng chúng ta lại đọc thấy trên báo những tin tức rất đau lòng về những ông bố, bà mẹ vì giận chuyện gia đình, vì bế tắc trong cuộc sống đã tự sát, nhưng điều đáng nói hơn, họ lại giết luôn đứa con của mình. Một số ví dụ :

Phan Thiết, Bình Thuận "Nghi án mâu thuẫn gia đình, cha giết con 5 tuổi rồi treo cổ tự tử" (VietnamNet).

Pleiku, Gia Lai "Cha tưới xăng tự tử cùng con trong ôtô 4 chỗ do mâu thuẫn gia đình" (Tin tức online), cậu bé con chỉ mới 4 tuổi.

Hà Nội : "Mẹ sát hại con : Cái chết ai oán của cậu bé 11 tuổi" (VietnamNet). Chồng chết, nợ nần quẫn bách đến mất lý trí, người mẹ dự định sẽ giết con trai, sau khi lo hậu sự xong sẽ cùng con gái tự tử chết theo "để ba mẹ con được ở bên nhau", nhưng bị phát hiện và bị bắt vì tội giết con.

Nghệ An : "Đau lòng 2 người mẹ tự tử, ép các con cùng chết", trong đó một người mẹ và con trai 2 tuổi chết vì uống thuốc trừ sâu, người mẹ thứ hai đang mang bầu, ôm theo hai con nhỏ nhảy cầu tự vẫn.

Hà Giang : "Vợ chồng và con nhỏ chết trong xe Mercedes : Hé lộ cuộc điện thoại cuối cùng" (24h). Cũng lại vì mâu thuẫn, vợ chồng vừa nộp đơn ly dị, người chồng đã sử dụng bình gas mini xả ra gây ngạt cho cả 3 người trong khi cửa xe bị khóa chặt...

Những sự việc đau lòng trên hầu hết đều xuất phát từ những mâu thuẫn trong gia đình, hay bế tắc trong cuộc sống. Nhưng tại sao những ông bố bà mẹ này lại mang theo luôn những đứa con còn rất nhỏ trong chuyến đi vào cõi chết ? Có khi do những suy nghĩ dại dột kiểu như sợ mình chết đi rồi không ai lo, không ai nuôi các con, sợ con sống với bố dượng, mẹ ghẻ sẽ khổ ; có khi do muốn trừng phạt người chồng/vợ của mình, muốn cho người kia phải đau khổ, day dứt, hối hận…Nhưng dù vì lý do gì đi nữa, việc tự vẫn để lại các con bơ vơ trên đời đã là đáng trách, tự vẫn và mang theo con, tự cho mình cái quyền tước đoạt mạng sống của con càng đáng trách gấp bội.

Điều đáng ngại là ngày càng nhiều những câu chuyện tương tự. Đó là chưa kể một số ông bố bà mẹ lại cố tình giết con để trả thù người kia : Thanh Hóa : "Khởi tố bố đổ xăng đốt con trai 3 tuổi" (Việt Báo), do người vợ đòi ly hôn mà người chồng, người bố mất nhân tính này đã dùng xăng đốt con trai của mình, dù cậu bé được cứu sống nhưng cơ thể bị tàn phế, di chứng nặng nề ; Gia Lai "Cha đâm chết con trai 5 tuổi vì giành nuôi con với vợ cũ ?", VietnamNet…Hoặc giết con vì vô số những nguyên nhân, lý do khác.

2. Cha hay mẹ bạo hành, lạm dụng tình dục con nhưng người còn lại hoặc thờ ơ không biết hoặc biết mà không dám lên tiếng, thậm chí bao che.

Kiên Giang : "Sự thật vụ bé gái bị cha đẻ và mẹ kế bạo hành dã man" (Người Lao Động). Bé gái ở với cha và mẹ kế bị bạo hành dã man, nhưng ông bà ngoại và mẹ ruột lại không dám phản ứng. Mãi cho đến khi các thầy cô giáo phát hiện những vết thương trên người, trên mặt cô bé, do "cha ruột dùng thanh sắt đang nung đỏ rồi dí vào mặt, gây bỏng nặng", báo chí lên tiếng, câu chuyện mới vỡ ra, người mẹ thì vẫn "phân vân không biết phải làm sao để nhận con gái mình về nuôi". Được biết, sau khi câu chuyện đưa lên báo, chính quyền địa phương có can thiệp, nhưng bé gái vẫn bị giao lại cho cha và dì ghẻ tiếp tục nuôi !

Hà Nội : "Bé 10 tuổi sống cùng cha và mẹ kế bị bạo hành dã man" (Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh) suốt một thời gian dài (người cha và người mẹ kế tàn nhẫn này đã bị khởi tố vì tội cố ý gây thương tích, nhưng chỉ có người cha bị tạm giam, còn người mẹ kế được tại ngoại). Nhưng gia đình và nhất là mẹ ruột lại không biết, do bố cậu bé chuyển nhà và không liên lạc, không cho thăm gặp ! Nếu cậu bé không tự trốn thoát về nhà ông bà nội thì có lẽ cậu vẫn còn bị bạo hành dài dài mà không ai hay !

Đạo đức xã hội ngày càng băng hoại, không hiếm những câu chuyện cha ruột thú tính, hãm hiếp chính con gái của mình, mà người vợ, người mẹ do bận bịu làm ăn, lại không thể ngờ đến chuyện đó. Nhưng có những trường hợp người mẹ biết mà lại không dám lên tiếng tố cáo chồng.

Vĩnh Phúc : "Mẹ nhu nhược khiến 3 con gái lần lượt bị cha làm nhục" (Dân Trí). Người cha lần lượt cưỡng bức các con gái của mình suốt hơn 20 trời mà mấy mẹ con vẫn cam tâm câm lặng, về người mẹ "phần vì bản chất cam chịu nhịn nhục muốn giữ cho trong ấm ngoài êm", phần do quá sợ hãi người chồng dữ tợn.

Vĩnh Long "Bé gái 11 tuổi bị cha và ông nội xâm hại : Vì sao mẹ ruột biết nhưng im lặng ?", (Đời Sống Việt Nam). Theo bài báo cho biết, người mẹ đã im lặng vì sợ hàng xóm chê cười, cho mãi đến khi cháu bé kể cho bà ngoại nghe, bà ngoại liền đi tố cáo công an, sự việc mới được đưa ra ánh sáng.

Cha ruột còn vậy, huống gì cha dượng, mẹ kế, như người ta nói "khác máu tanh lòng".

Trà Vinh : "Bé gái bị cha dượng nhiều lần đánh đập, ép quan hệ : Mẹ biết nhưng không dám lên tiếng vì sợ bị đánh" (Phụ Nữ & Gia đình)

Bình Phước : "Bé trai 8 tuổi nghi bị người tình của mẹ đánh chết, chôn xác vội vã" (Phụ nữ&Gia đình), điều đáng nói là cậu bé đã bị người cha "hờ" này đánh đập suốt một thời gian dài, hàng xóm cũng biết, nhưng không rõ người mẹ không biết hay là biết mà không dám nói, không dám bảo vệ con.

Cả hai trường hợp, hai người mẹ đều sống với người đàn ông nhỏ hơn nhiều tuổi, phải chăng vì quá chiều lòng người đàn ông trẻ hơn mình ?

Trong những câu chuyện trên, bản thân thủ phạm-người đã bạo hành hoặc lạm dụng, cưỡng bức chính con ruột hoặc con riêng của vợ/chồng đáng lên án và phải chịu pháp luật xử lý đã đành, nhưng những người thân không dám lện tiếng tố cáo, không chỉ phải chịu sự dày vò của lương tâm, mà cũng phải gánh một phần trách nhiệm. Vì ít học, thiếu hiểu biết, vì quá nhu nhược, sợ hãi, sợ hàng xóm chê cười, sợ sự việc vở lở sau này con gái mình không ai dám lấy…họ đã im lặng, và như vậy là tiếp tay cho cái xấu, cái ác.

3. Trách nhiệm của xã hội

Ở Việt Nam không thiếu gì những tổ chức đoàn thể, Hội phụ huynh học sinh, Hội phụ nữ, tổ dân phố, chính quyền đia phương cho tới công an, nhưng có những bi kịch gia đình hay trẻ bị bạo hành suốt thời gian dài mà chẳng ai biết, nếu có biết thì hoặc không lên tiếng vì tâm lý ngại phiền hà, đụng chạm ; hoặc lên tiếng nhưng không đủ để thủ phạm chùn tay.

Đối với những bi kịch gia đình, nếu người thân hai bên, bạn bè cho tới đồng nghiêp tinh ý phát hiện thấy gia đình người khác "đang có vấn đề", hoặc người khác có những biểu hiện trầm cảm, chán đời, bế tắc và kịp thời gần gũi, động viên, khuyên nhủ thiệt hơn, thậm chí báo công an khi thấy có dấu hiệu nguy hiểm, bi kịch có khi sẽ tránh được.

Nhưng cũng có những vụ chồng bạo hành vợ hoặc người phụ nữ bị chồng cũ, người yêu cũ dọa giết suốt một thời gian, đã báo công an nhưng công an chỉ kêu người chồng lên răn đe, lập biên bản rổi cho về và cuối cùng là án mạng đã xảy ra !

Đối với những trường hợp trẻ bị người thân bạo hành hoặc lạm dụng tình dục, nếu người cha người mẹ cỏn lại không lên tiếng, thì gia đình hai bên cho tới hàng xóm phải làm thay công việc này. Như trong vụ cậu bé 8 tuổi bị cha "hờ" bạo hành đến chết ở Bình Phước, báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh có bài "Người lớn có trách nhiệm hơn, bé 8 tuổi đã không chết" : "Những người hàng xóm đã phát hiện, đã phản ứng khi biết cháu bé bị bạo hành nhưng họ phản ứng quá yếu ớt nên hậu quả thương tâm và quá đáng tiếc đã xảy ra..".

Ở các nước phát triển, thượng tôn pháp luật, cũng vẫn có những bi kịch gia đình, chồng/vợ bắn chết nhau, cha hay mẹ tự sát, trẻ bị bạo hành, lạm dụng tình dục… Nhưng nếu sự việc bị phát giác, thủ phạm thường phải nhận những bản án thích đáng, đủ sức răn đe, trpng xã hội lại có nhiều tổ chức hoạt động hiệu quả, hay bác sĩ tâm lý, tư vấn viên để giúp đỡ những ai đang gặp rắc rối, bế tắc trong cuộc sống. Ở nước ngoài đến gặp bác sĩ tâm lý là chuyện bình thường nhưng ở Việt Nam, người dân thường không có thói quen này, thậm chí cho rằng chỉ những người có vấn đề về tâm thần mới phải đi gặp bác sĩ…

Và cuối cùng ở các nước, người dân rất nhạy bén và có ý thức cảnh giác cao, bất cứ khi nào nhận thấy một dấu hiệu nhỏ cho thấy gia đình của người khác đang gặp rắc rối hoặc một phụ nữ, một đứa trẻ nào đó có vẻ không được "ổn", là họ báo cho cảnh sát hay các tổ chức xã hội có trách nhiệm và cảnh sát, hay những người thuộc những tổ chức như vậy sẽ can thiệp ngay. Nhẹ nhất thì thủ phạm cũng bị cấm tới gần người mà hắn ta dọa dẫm, bạo hành ; bị đưa đi học những khóa học về tâm lý để kiềm chế cơn nóng giận, nặng hơn thì bị bắt giam, kết án tù, còn đứa trẻ bị bạo hành sẽ lập tức được cách ly khỏi môi trường cũ và những người bạo hành v.v…

Sẽ còn lâu để xã hội Việt Nam có thể làm được như vậy, trước mắt, chỉ có báo chí, dư luận đóng vai trò lên tiếng, góp phần đưa những câu chuyện thương tâm ra ánh sáng, khiến cho những kẻ xấu, kẻ ác phải trả giá, và chỉ hy vọng người dân ngày càng nhạy bén, mạnh mẽ hơn trong việc phát hiện, tố cáo những kẻ xấu thay vì cứ mang cái tâm lý ngại can thiệp vào chuyện người khác.

Song Chi

Nguồn : RFA, 31/03/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Khi đề cập đến những môi trường được xem là "an toàn", tử tế trong một xã hội, nơi đạo đức nghề nghiệp lẫn tư cách, nhân cách ngưởi làm nghề và các mối quan hệ giữa con người với nhau phải được đặt lên hàng đầu, người ta thường nói đến hai môi trường giáo dục và y tế.

baoluc1

Bạo lực học đường (ảnh minh họa).

Nhưng ở Việt Nam bây giờ, hai môi trường này đã bị bạo lực hóa, bị tha hóa nặng nề về mặt đạo đức.

Môi trường giáo dục-từ nhà trẻ, trường mẫu giáo cho tới trung học, không còn an toàn nữa. Thứ nhất là cho trẻ em, cho học sinh. Những câu chuyện về các cô giữ trẻ tại nhà cho tới cô giáo mầm non, mẫu giáo…tại các cơ sở, trường mẫu giáo chính thức, bạo hành trẻ từ quát mắng, đút ăn, tắm rửa một cách thô bạo cho tới đánh đập, thậm chí có những trường hợp trẻ bị tử vong do bạo hành… không cỏn hiếm hoi gì nữa.

Học sinh lớn hơn, cấp một, hai, ba cũng bị thầy cô chửi mắng, làm nhục, tát tai… Có những em đã lén quay video cảnh cô giáo đứng chửi mắng học sinh bằng những lời lẽ hết sức nặng nề, có em không chịu nổi và tự vẫn (Hải Phòng : "Nghi án học sinh tự tử vì thầy giáo mắng", Đời Sống&Pháp Luật, Sóc Trăng : "Nam sinh lớp 6 tự vẫn vì bị cô giáo mắng oan ?", Dân Trí, "Nữ sinh nhảy lầu tự tử vì chuyện... chép phạt" và bị cô giáo nhục mạ, Dân Trí…).

Bên cạnh đó là những câu chuyện về những đứa trẻ thơ cho đến học sinh bị xâm hại tình dục ngay dưới mái trường, bởi những con người trong môi trường sư phạm, từ ông bảo vệ ("Phẫn nộ những vụ bảo vệ nhà trường xâm hại học sinh gây hoang mang dư luận", Gia Đình) cho tới người thầy đứng lớp. Chỉ cần search google cụm từ "thầy giáo xâm hại học sinh" sẽ có hàng loạt kết quả. Ví dụ : "An Giang : Thầy giáo thể dục xâm hại nữ sinh lớp 8 nhiều lần", Báo Mới ; Quảng Nam : "Thầy giáo bị điều tra vì xâm hại học sinh lớp 3", VietnamNet, Sa Pa : "Thêm một vụ học sinh Tiểu học ở Lào Cai tố bị thầy giáo dâm ô", VOV, Hà Nội : "Vụ thầy giáo bị tố xâm hại nữ sinh ở Ứng Hòa : Đã có quyết định kỷ luật", Việt Nam Mới v.v…

Ngay cả người đứng đầu một ngôi trường cũng không tử tế. Dư luận vẫn còn nhớ vụ án chấn động, năm 2010 ông Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Việt Lâm (Hà Giang) Sầm Đức Xương bị kết án 9 năm tù vì tội mua dâm nữ sinh, đồng thời môi giới bán dâm các em nữ sinh cho một số cán bộ, quan chức của tỉnh Hà Giang ! Lớn hơn một chút bước vào môi trường đại học thì lại là những câu chuyện "đổi tình lấy điểm" giữa các nữ sinh với các giảng viên, vì muốn được điểm cao trong các kỳ thi hay bảng điểm tốt khi tốt nghiệp !

Sống trong môi trường giáo dục đã bị xuống cấp nặng nề về mặt đạo đức như vậy đã ảnh hưởng đến nhiều em học sinh. Cũng không cỏn hiếm hoi gì những câu chuyện thầy đánh trò, trò đánh thầy, học trò đánh lẫn nhau, cả nam sinh lẫn nữ sinh ! Rất nhiều video clip quay lại cảnh các nữ sinh đánh nhau, lột quần áo nhau, mắng chửi nhau như hàng tôm hàng cá… khiến ai xem được cũng phải lằc đầu ngao ngán !

Song môi trường giáo dục không chỉ không còn an toàn đối với trẻ em, học sinh mà ngay cả với các thầy cô ! Thầy đánh trò, và trò cũng đánh thầy. Mới đây nhất là vụ một học sinh lớp 8 ở Bến Tre bóp cổ cô giáo dạy tiếng Anh ngay tại lớp học bị xử lý kỷ luật : "Đình chỉ học 1 năm nam sinh bóp cổ cô giáo", VietnamNet. Nhưng nhiều hơn là phụ huynh đánh thầy cô ! Nghệ An : "Em bị phạt, anh trai vào trường đánh thầy giáo gãy sống mũi", VietnamNet ; Đà Nẵng : "Phụ huynh tát cô giáo giữa trường vì con bị xước má", VnExpress (đáng nói hơn, bà mẹ này cũng là một giáo viên trung học mà lại hành xử như vậy) ; Hải Phòng : "Gặp cô giáo bị phụ huynh "dạy dỗ" bằng dép, mũ bảo hiểm", Gia đình&Xã hội…

Mới đây dư luận xôn xao phẫn nộ vụ một giáo viên tại Trường Tiểu học Bình Chánh, Bến Lức, Long An bị phụ huynh bắt quỳ xin lỗi 40 phút ngay tại văn phòng phó Hiệu trưởng trường, vị phụ huynh kia đã bị khai trừ đảng, bị cảnh cáo. Vụ việc chưa kịp lắng thì lại có thêm vụ khác tương tự nhưng nghiêm trọng hơn : Nghệ An "Cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ, đánh suýt sảy thai : 'Bầu thì bầu, tao đập cho chết luôn', Báo Mới ! Nhưng lần này thì dư luận lại không ầm ầm lên như trước, có lẽ vì…bắt đầu quen hơn chuyện này, như đã quen dần với vô số chuyện không thể nào chấp nhận được ở nước mình !

Những câu chuyện phụ huynh hành hung, làm nhục giáo viên này thường là do con họ bị giáo viên phạt hoặc tát tai, vụt roi… Tất nhiên, giáo viên sử dụng hình phạt dù là la mắng, bắt quỳ hay tát tai, đánh học sinh là phản sư phạm, nhưng việc phụ huynh thay vì nói chuyện trực tiếp với giáo viên, với Ban Giám hiệu nhà trường, thậm chí có thể kiện thầy cô nếu những hành động của thầy cô để lại hậu quả nặng, thì vì xót con, bênh con mà hành hung giáo viên lại càng khó chấp nhận hơn. Như vậy ai còn dám khiển trách, dạy dỗ học sinh ? Đặc biệt việc hành hung, làm nhục thầy cô ngay tại trường, trước mặt các học sinh, khiến lòng tự trọng nghề nghiệp của người thầy, cô đó bị tổn thương nặng nề, họ không còn đủ tự tin để tiếp tục đứng lớp nữa !

Môi trường y tế-không khác gì môi trường giáo dục ở Việt Nam, cũng không còn an toàn, cho bệnh nhân lẫn người thầy thuốc, các nhân viên cán sự y tế. Và y đức của nhiều người làm nghề y cũng bị xuống cấp lắm rồi.

Ở Việt Nam bây giờ ai cũng biết khi sinh đẻ, lúc ốm đau nặng, hoặc tai nạn cần phải giải phẫu, điều trị lâu dài, nếu không có tiền thì chỉ có chết ! Có tiền để có thể vào các bệnh viện lớn, phòng khám ngoài giờ, bệnh viện tư, bệnh viện quốc tế… tại các thành phố lớn, có tiền nhét vào các phong bì cho y tá, bác sĩ… để được điều trị, chăm sóc tốt hơn… Tất nhiên, không phài y bác sĩ nào cũng thế nhưng nạn "phong bì" là một thực tế, sự chênh lệch không hề nhỏ giữa điều kiện, cơ sở vật chất, điều kiện, thiết bị điều trị, chất lượng y bác sĩ giữa các bệnh viện khác nhau, giữa thành phố lớn với tỉnh lẻ, vùng quê là một thực tế.

Nhưng ngay cả khi đã có tiền, sức khỏe, sinh mạng của sản phụ, trẻ sơ sinh, bệnh nhân… cũng gặp vô số rủi ro do thái độ làm việc quan liêu, cẩu thả, tắc trách hoặc tay nghề chuyên môn yếu kém của một số y bác sĩ, nhân viên y tế. Những năm qua ngành Y ở Việt Nam đã có vô số vụ tai tiếng vể y đức lẫn nghiệp vụ chuyên môn, (đọc lại bài "Ngành Y nhà sản thời mạt" (blog RFA), "Những vụ "bê bối" ngành Y chấn động cả nước", Việt Báo, "5 sự việc gây phẫn nộ của ngành y năm 2016", Zing.vn…)

Ngược lại, chính người thầy thuốc, các nhân viên ngành Y cũng không còn được an toàn. Từ sự tức giận trước thái độ, cách hành xử quan liêu của một số y bác sĩ, nhân viên y tế, điều kiện chữa trị không tốt hoặc từ việc con, em, chồng, vợ, cha, mẹ… bị tử vong tại bệnh viện, một số người nhà bệnh nhân đã có những hành động quá khích, không thể chấp nhận như đập phá bệnh viện, hành hung y bác sĩ… Những câu chuyện như vậy cũng trở thành "chuyện thường xảy ra" giống như chuyện phụ huynh hành hung thầy cô ngay tại trường !

Thậm chí, đã có ý kiến "Bảo vệ bác sĩ bằng thẻ thông minh" (Tuổi Trẻ) và "Ý tưởng này có thể được đưa ra triển khai lần đầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và Bệnh viện ĐH Y Hà Nội". Trong đó "Theo Tiến sĩ Đinh Xuân Thành, giảng viên Viện Đào tạo răng hàm mặt, ĐH Y Hà Nội - tác giả ý tưởng, thẻ thông minh có tích hợp tên bác sĩ, có nút bấm kết nối với cổng thu phát thông tin để bác sĩ báo động ngay khi có nguy cơ xảy ra bạo hành (như các vụ tấn công bác sĩ gần đây), có báo động bằng còi và tiếng nói, đồng thời định vị vị trí có nguy cơ xảy ra bạo hành để bộ phận bảo vệ tới hỗ trợ" !

Nghe bi hài, chẳng khác gì những ý kiến nên cho giáo viên mang súng đến trường để tự bảo vệ mình và bảo vệ học sinh ở Mỹ, sau hàng loạt vụ sả súng tại các trường học mà mới đây là vụ sả súng làm chết 17 người và bị thương hơn chục người khác tại một trường trung học ở Parkland, bang Florida ; dẫn tới phong trào "March for Our Lives" rầm rộ tại 800 thành phố của Mỹ và nhiều nước khác hôm Chủ Nhật 24.3 vừa qua, do chính các học sinh đi đầu, đòi siết chặt, thay đổi luật về mua bán, sở hữu súng.

Tính ra, ở Việt Nam bây giờ, trong danh sách những nghề nghiệp, công việc nguy hiểm nhất như nhà báo độc lập, blogger, luật sư… do dám nói lên sự thật về thực trạng xã hội, về nguy cơ đánh mất độc lập chủ quyền vào tay Trung Cộng v.v… nên thường xuyên bị nhà cầm quyền để mắt đến, bị công an xách nhiễu, hành hung, bị bắt vào tù, kết án nặng nề… ; còn có thêm hai nghề nghiệp là thầy cô giáo và y bác sĩ !

Nguyên nhân tại sao ?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tha hóa về đạo đức, bạo lực hóa trong môi trường giáo dục, y tế. Thứ nhất, sự xuống cấp về mặt đạo đức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, môi trường… và ngành giáo, ngành y cũng không là ngoại lệ. Trong một xã hội mà cái đẹp, cái thiện, sự tử tế ngày một hiếm hoi còn cái xấu, cái ác, sự không tử tế ngày càng tràn lan như cỏ dại, như căn bệnh ung thư đã đến giai đoạn cuối, thì làm sao có thể hy vọng môi trường giáo dục hay y tế có thể toàn những điều tốt đẹp, nhân văn ?

Xã hội Việt Nam bây giờ là một xã hội không có một triết lý sống đẹp, ngược lại, đa số chỉ chạy theo đồng tiền, chạy theo những cái danh hão, những thứ bên ngoài, vơ vét, chụp giựt về mình những gì có thể, mặc kệ người khác, từ quan đến dân. Các thầy cô giáo, y bác sĩ cũng bị cuốn vào việc kiếm tiền, dạy thêm, khám ngoài giờ, mở phòng mạch tư…, bị cuốn vào việc phải chạy ghế, kiếm thêm bằng cấp, chức danh Giáo Sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ… Những câu chuyện kiểu như Đắk Lắk "Bắt hiệu trưởng nhận 300 triệu đồng 'chạy việc' (Tiền Phong), "Giáo viên bỏ hàng trăm triệu "chạy" việc : Giáo dục sẽ về đâu ?", Lao Động ; "Hàng loạt cử nhân bỏ 300 triệu 'chạy' suất làm ở bệnh viện", VietnamNet ; "Quá nản với bác sĩ "chạy chọt", Người Lao Động… đã trở thành "chuyện bình thường".

Chưa kể, một số vụ nghiêm trọng hơn về đạo đức như giáo viên lừa đảo "Giảng viên đại học lừa tiền hơn 100 sinh viên", Tuổi Trẻ ; giáo viên, Hiệu trưởng, cán bộ ngành y bị tố xài bằng giả, đạo văn, ngay cả ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng bị tố "tự đạo văn", trích dẫn "khống", "giả khoa học"…("Giáo sư ở Pháp : Bộ trưởng Nhạ ‘tự đạo văn, không xứng đáng với chức vụ nào’, VOA)…

Chính vì môi trường giáo dục, y tế đã trở thành "lem nhem", vấy bẩn như thế nên cái nhìn của xã hội dành cho người thầy giáo, thầy thuốc không còn sự kính trọng tuyệt đối như ngày xưa. Trước năm 1975, ở miền Nam, học trò đi học có hay bị thầy mắng, bị thầy bắt quỳ, vụt thước kẻ lên tay… không ? Có. Nhưng tại sao hồi đó học sinh không phản ứng và cha mẹ cũng không phản ứng ? Ngược lại, khi một bậc phụ huynh nào đó nghe thầy cô phàn nàn về thái độ học tập, hạnh kiểm của con em, thậm chí nghe con bị thầy phạt, thầy quất cho mấy thước kẻ, lại còn cảm ơn thầy, "trăm sự nhờ thầy dạy dỗ". Đó là vì môi trường giáo dục hồi đó thực sự đàng hoàng, người thầy hầu hết không chỉ có trình độ chuyện môn mà còn có tư cách, đạo đức cùa một người thầy, phụ huynh biết thầy cô phạt, đánh con em mình vì muốn giáo dục con trẻ nên người. Tất nhiên, thời buổi bây giờ không ai chấp nhận chuyện phạt hay đánh học sinh dù với lý do nào, chỉ là để nói tại sao hồi đó học sinh bị phạt, đánh mà bản thân và cha mẹ lại phản ứng khác.

Còn bây giờ, nhiều bảo mẫu, cô nuôi dạy trẻ, thầy cô giáo đánh phạt học sinh một cách vô lý, như trút tất cả những nỗi bức bối về cuộc sống và chuyện cá nhân lên trẻ, có những trường hợp đánh nặng tay đến mức gây tử vong như đã nói. Phụ huynh thì không còn tôn trọng thầy cô như xưa, dẫn đến chuyện lao vào hành hung, làm nhục thầy cô. Tương tự như vậy với ngành Y.

baoluc2

Không có ngành nào như ngành y : bị đánh chửi vẫn phải chữa bệnh... - Ảnh minh họa Một vụ hành hung bác sĩ.

Thêm vào đó, cả xã hội Việt Nam bây giờ là một xã hội mà con người không thực sự tôn trọng luật pháp (bởi vì chính cái nền luật pháp ấy có quá nhiều bất công, vô lý), hiện tượng người ta đua nhau "tự làm luật" diễn ra ở nhiều môi trường, lĩnh vực… Chẳng hạn, tài xế bị đám cảnh sát giao thông "làm luật" tức là bắt chi tiền, hoặc phải nộp thuế phí quá nhiều, quá vô lý cho nhiều trạm BOT nên nổi sùng, "tự làm luật" lại với công an giao thông bằng cách tông thẳng vào công an, kéo viên công an đang đu bám trên xe mà chạy một quãng dài bất chấp sự nguy hiểm cho tính mạng của viên công an này ; hoặc nghĩ ra những cách trả tiền lẻ tại trạm thu phí khiến thời gian kéo dài, gây ùn tắc, trạm thu buộc phải xả cừa cho xe chạy qua… Một số phụ huynh, người nhà bệnh nhân, do nóng nảy, thiếu hiểu biết, do có chức, có vai vế trong xã hội nên quen thói hiếp đáp người khác hoặc do thực sự bức bối trước việc thầy cô đánh con em mình, hoặc người nhà bị chết tại bệnh viên với những lý do không rõ ràng… đã cho phép mình "tự làm luật" là đến trường hành hung thầy cô, hoặc đập phá bệnh viện, hành hung y bác sĩ…

Cuối cùng, nguyên nhân quan trọng nhất, ở Việt Nam con người không thực sự được trân trọng, quyền con người cũng chưa được tôn trọng, và đa số người dân cũng không hiểu quyền con người là như thế nào. Chính vì không hiểu biết, không tôn trọng con người, quyền con người nên một số thầy cô mới xúc phạm, chửi mắng, đánh đập học sinh, phụ huynh hành hung thầy cô, y bác sĩ không tôn trọng, không hết lòng với bệnh nhân, bệnh nhân và người nhà lại bức bối hành hung y bác sĩ…

Chỉ khi nào trong một xã hội mà giá trị, phẩm chất của con người và quyền con người được tôn trọng, luật pháp được tôn trọng thì đạo đức xã hội mới không bị băng hoại. Ngược lại, trong một xã hội mà ngay cả hai ngành như ngành giáo, ngành y cũng bị bạo lực hóa, bị tha hóa về đạo đức thì nền tảng đạo đức của xã hội ấy đã thực sự lung lay đến tận gốc rễ !

Song Chi

Nguồn : RFA, 29/03/2018

Published in Diễn đàn