Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Quanh năm lễ hội

Việt Nam là một đất nước có nhiều lễ hội, có lẽ cũng phải thuộc vào top 10 của thế giới, với khoảng trên dưới 8.000 lễ hội hàng năm.

lehoi1

Đua ghe ngo là hoạt động không thể thiếu trong lễ hội Oóc Om Bóc truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ, thường diễn ra vào các ngày 14 - 15/10 âm lịch hàng năm

Lễ hội ở Việt Nam phong phú và đa dạng, nào lễ hội dân gian (chiếm phần lớn tổng số lượng lễ hội cả năm), lễ hội lịch sử, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài, các loại lễ hội khác… Rồi thì mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi làng, dân tộc Kinh, các dân tộc thiểu số anh em… đều có những lễ hội khác nhau. Có lễ hội cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp làng v.v…

Ngoài những lễ hội chi phối đời sống của hầu hết mọi người dân, mọi gia đình trên cả nước như Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan hay tết Trung Thu, thì có nhiều lễ hội lớn, được tổ chức quy mô, người dân ai cũng biết hoặc từng tham dự như lễ hội Đền Hùng-Phú Thọ, lễ hội Chùa Hương-Hà Nội, Lễ hội Yên Tử-Quảng Ninh, Lễ hội Đền Gióng-Sóc Sơn, Hà Nội, lễ hội Lim-Bắc Ninh, lễ hội Đền Trần-Nam Định, lễ hội Cầu Ngư-Huế, Đà Nẵng, Lễ hội Katê-Ninh Thuận, Bình Thuận, Lễ hội Bà Chúa Xứ-An Giang, lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ…

Lễ hội nhiều cũng có cái hay là phản ánh sự phong phú, giàu có của nền văn hóa nước nhà, là dịp cho người dân vui chơi, thưởng thức những trò chơi dân gian hoặc ôn lại những giai thoại, giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, cảm thấy gắn bó với cộng đồng, xóm làng…Nhưng dường như càng về sau này, lễ hội ở Việt Nam càng nhiều "biến tướng". Từ trong ý thức của người dân cho tới cách tổ chức.

Bên cạnh những lễ hội có tính chất tàn bạo, dã man, đã từng có nhiều ý kiến chỉ trích, đề nghị hủy nên bỏ như lễ hội chém lợn tại Bắc Ninh, lễ hội Cầu trâu lấy vồ đập đầu trâu đến chết tại Phú Thọ, lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên… nhiều lễ hội còn mang nặng tính chất trần tục, hoặc mê tín dị đoan. Năm nào đến mùa lễ hội, nhiều nhất là vào mùa Xuân sau Tết Nguyên đán, chúng ta cũng đọc thấy những bài báo nói về nạn chặt chém ở các lễ hội đền này chùa kia, cảnh người dân chen nhau đi lễ đông đến nghẹt thở, bên trong đền, chùa khói nhang nghi ngút còn ngay bên ngoài cổng bày bán đủ loại thịt rừng, từng con thịt còn đẫm máu tươi… ; cảnh người dân tranh nhau, xô đẩy nhau cướp lộc, cướp "ấn"…

Chỉ riêng cái trò đốt vàng mã mỗi năm hàng tỷ đồng biến thành đồ mã sau đó hóa ra tro. Hay cái trò phóng sinh, ngày càng được nâng lên tầm quy mô, có cả cấp chính quyền, lãnh đạo nhà nước tham gia. Chẳng hạn, lễ phóng sinh chim, hàng chục tờ báo chính thống đưa tin chiều 24/2, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến dâng hương khai xuân Mậu Tuất 2018 tại Điện Kính Thiên - khu di tích Hoàng thành Thăng Long, "Sau khi làm lễ dâng hương, tại thềm Rồng - Điện Kính Thiên, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thực hiện nghi lễ thả chim phóng sinh dịp đầu xuân, cầu mong quốc thái, dân an…" ("Chủ tịch nước thực hiện nghi lễ phóng sinh cầu quốc thái, dân an", VoV).

Lễ phóng sinh cá lớn nhất Hà Nội, theo báo chí, đây là năm thứ 4 được tổ chức với "10.000 người chuyền tay phóng sinh hơn 5 tấn cá ở Hà Nội" (VnExpress), có người đại diện chính quyển địa phương, có nhà sư tham gia.

Việc phóng sinh chim, cá hay loài vật, là điều hay nhưng như nhiều ý kiến xác đáng nêu ra trên mạng xã hội facebook, nếu được làm với lòng thành, tự mỗi người làm, và nếu tình cờ gặp con cá bị mắc cạn, con chim, con thú bị mắc bẫy mà chúng ta cứu và thả chúng về với nước, với bầu trời, với tự do…thì mới là việc thiện. Còn con chim đang bay, con cá đang bơi bị chúng ta bắt, bẫy về rồi lại thả ra, cứ thả xong rồi bắt, xoay vòng nhiều lần trong mùa phóng sinh, có những con bị kiệt sức mà chết, thì có còn là việc thiện, là phóng sinh hay sát sinh ? Hay việc cứu con vật không còn là mục đích chính mà cái ý muốn thực dụng nhằm tạo nghiệp thiện, tạo may mắn cho người thực hiện nghi thức phóng sinh mới là chính ?

Và tại sao phải tổ chức một cách quy mô, có cả quan chức, lãnh đạo tham dự ? Phải chăng do cái "bệnh" hình thức, khoa trương, của nhà nước này từ hồi nào tới giờ không thay đổi được ? Không chỉ phóng sinh "cầu cho quốc thái, dân an", mà còn đua nhau trồng cây nhưng không phải trồng cây con, ươm cây mới mà là bứng cây to có sẵn rồi trồng lại ! Toàn những trò phản khoa học, và phô trương như thế.

Người Việt ngày càng trở nên mê tín, dị đoan ?

Cả một xã hội mê tín dị đoan, trông chờ, hy vọng vào những sự may rủi ; đi chùa cúng Phật, nhét tiền vào tay Phật để được Phật phù hộ làm ăn phát tài, mua bay bán đắt ; đốt vàng mã cho người âm, đốt cả xe máy, biệt thự, "chân dài" để người âm hài lòng mà phù hộ cho ; tranh nhau cướp lộc, cướp "chiếu thiêng" mong sinh quý tử, tranh nhau đội mưa xếp hàng mua vàng ngày vía Thần Tài để cầu may, leo bao nhiêu bậc thang lên chùa để lấy "nước thánh"… Đua nhau lễ lạy, cúng bái đủ thứ bái vật, rồi thì chạy theo những thứ hình thức tốn kém, hoang phí, vô bổ, chẳng hạn, dân thì chi hàng triệu, hàng chục triệu đốt vàng mã, quan thì đề xuất làm bánh giầy nặng 3 tấn dâng Vua Hùng, đổ 12 tỷ nhập ngàn cây long não từ Tàu gọi là để "làm đẹp" đường phố…

Dân các nước khác nhìn vào chắc chẳng thể nào hiểu được tại sao người Việt chúng ta phải khổ nhọc thế !

Thật ra điều đó cũng không có gì khó hiểu. Khi đời sống có quá nhiều mối lo toan, bấp bênh, bất trắc, khi con người không còn có niềm tin vào chính quyền, vào luật pháp, vào giáo dục, không được che chở, bảo vệ bởi chính quyền, luật pháp, không được sống trong một quốc gia có những chính sách về an sinh xã hội để giúp đỡ khi bệnh tật, lúc tuổi già, khi tai nạn xảy ra (mà ở nước ta thì đủ thứ tai nạn trời ơi đất hỡi từ trên đầu rơi xuống mỗi ngày, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, rủi ro do thói làm ăn bất cẩn, vô lương tâm, vô trách nhiệm của người khác, chết do ung thư, bệnh tật vì môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn, nhiễm độc…) thì họ phải tìm đến thánh thần, phải cầu xin trời phật, người âm phù hộ thôi. Người nghèo đã thế mà người giàu cũng thế. 

Dân chúng mê tín, làm theo những hủ tục đã đành, quan còn mê tín gấp bội dân, càng có nhiều tiền, càng có chức tước thì càng lo sợ mất tiền, mất ghế, sợ bị các phe cánh khác hãm hại… nên càng siêng đi cúng bái, lễ lạc, giải hạn… Cũng là do cái thực tài không có, trí tuệ không có, chức tước chẳng qua là do con ông cháu cha hay bỏ tiền ra mua, nên tâm mới bất an, và mới làm những chuyện mông muội như vậy.

Còn nhà cầm quyền thì chẳng những không hạn chế, ngăn cấm những hủ tục mê tín dị đoan, những lễ hội man rợ, những trò hoang phí vô bổ mà còn duy trì, mở rộng, quảng bá quy mô hơn như chúng ta thấy.

Cái hình ảnh xã hội Việt Nam ngày hôm nay là một "thành tựu" to lớn của đảng cộng sản trong việc làm ngu dân, không chỉ bằng một nền giáo dục lạc hậu, tuyên truyền, nhồi sọ mà còn bằng việc duy trì, phục dựng các loại tín ngưỡng văn hóa dân gian, hủ tục… làm cho dân mải sa đà vào những chuyện lễ hội ăn chơi, mê tín mà quên đi bao nhiêu vấn đề của đất nước. Dân muốn tiêu tiền, phung phí, mê tín sao cũng được nhưng dân chỉ cần thức tỉnh, lên tiếng chuyện này chuyện kia là bị xách nhiễu, hành hạ, bỏ tù, kết án dài hạn ngay lập tức !

Làm cho dân ngu đi là để dễ bề cai trị, chế độ độc tài nào cũng vậy.

Song Chi

Nguồn : RFA, 27/02/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Chỉ trong vòng một tuần, trước và sau Tết Âm lịch Mậu Tuất 2018, có đến mấy sự kiện lịch sử mà qua đó, thái độ của nhà nước cộng sản Việt Nam thêm một lần nữa, đã tự bộc lộ họ là ai, những quan niệm về bạn-thù, sự đánh giá về lịch sử của họ có minh bạch, tiến bộ, thay đổi chút nào sau bao nhiêu năm và họ có lý do gì để tiếp tục lãnh đạo đất nước này, dân tộc này.

ydang1

Người dân tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt Trung ở tượng đài Lý Thái Tổ tại Hà Nội ngày 17/2/2018 -  Courtesy FB Nguyễn Thúy Hạnh

Sự kiện lịch sử thứ nhất là 50 năm biến cố Tết Mậu Thân 1968 mà nhà nước này bao lâu nay vẫn trí trá gọi tên là "Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968". Đã nửa thế kỷ trôi qua, bao nhiêu tư liệu, thông tin của thời đại internet đã chứng minh cuộc tổng tấn công đó thực sự là thành công hay thất bại về mặt quân sự, mục tiêu, cái giá phải trả trên sinh mạng con người lẫn các cơ sở vật chất là quá đắt ra sao. Nghiêm trọng hơn, biến cố Mậu Thân luôn luôn để lại một ký ức kinh hoàng của một trong những trang sử đẫm máu nhất, man rợ nhất về cuộc thảm sát hàng ngàn thường dân tại Huế của phe tấn công hay phe "nổi dậy". Cho dù nhờ những oái ăm, trớ trêu của lịch sử, mà sự thất bại nặng nề về quân sự đó cuối cùng lại biến thành sự "chiến thắng" về mặt chính trị cho Miền Bắc, dẫn đến sự chuyển hướng của cuộc chiến tranh và sự rút lui của Mỹ, bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa về sau này, nhưng rõ ràng, đó vẫn là một sự kiện đẫm máu, một sự tráo trở, lừa dối, không chính danh đứng về phía đảng cộng sản.

Lẽ ra sau 50 năm, một quãng thời gian đủ dài để nhìn nhận lại, đánh giá lại lịch sử, nếu đảng cộng sản vẫn chưa đủ dũng cảm để công khai, minh bạch những sai lầm, tội ác cùa mình và có một thái độ thành khẩn sám hối trước nhân dân, trước lịch sử thỉ cũng không nên nhắc lại nhiều biến cố này. Vinh quang gì khi người Việt giết người Việt ? Đàng này, "non sông dễ đổi, bản tính/ bản chất khó dời", đảng và nhà nước cộng sản lại ra sức tổ chức kỷ niệm sự kiện Mậu Thân một cách rình rang, lịnh cho báo chí truyền thông tiếp tục dối trá, bóp méo lịch sử, tiếp tục "tẩy não" các thế hệ trẻ như họ đã làm bao năm qua, khoét sâu thêm vết thương chưa lành của bao nạn nhân cùng gia đình họ. Hệ quả là những nhân chứng, những người có lương tri lại buộc lòng phải lên tiếng. Sự chia rẽ trong lòng dân tộc lại trỗi dậy và lời kêu gọi hòa giải hòa hợp lậu nay từ phía đảng cộng sản, thêm một lần nữa cho thấy chỉ là đầu môi chót lưỡi, không bao giờ có thể thực hiện được.

Việc ăn mừng sự kiện Mậu Thân chứng tỏ đảng cộng sản hoàn toàn không thay đổi từ nhận thức đến thái độ, hành động và hoàn toàn "thất nhân tâm" đối với đại đa số người dân Việt ở cả hai miền, trong và ngoài nước.

Sự kiện lịch sử tiếp theo là ngày 17/2, đúng mùng hai Tết, là ngày tưởng niệm 39 năm nổ ra cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung-17/2/1979-17/2/2018, tuy ngắn ngủi nhưng tàn khốc, với sự dã man từ phía binh lính Trung Quốc khi quyết chí giết hại càng nhiều càng tốt dân Việt Nam, bất kể già trẻ lớn bé, quyết chí đốt sạch, phá sạch các cơ sở vật chất, trường học, nhà máy…tại những nơi mà chúng tấn công. Cuộc chiến tranh tuy trện danh nghĩa là kết thúc sau 1 tháng khi Trung Quốc tuyên bố rút quân, nhưng trên thực tế những xung đột giữa hai bên vẫn tiếp tục kéo dài cho đến tận năm 1988.

Thế nhưng, kể từ sau khi vội vàng xin "bình thường hóa quan hệ" giữa hai nước, đảng và nhà nước cộng sản hầu như không muốn nhắc đến cuộc chiến này. Trong nhiều năm báo chí truyền thông được lịnh "câm lặng", sách giáo khoa bỏ trống những trang lịch sử bi hùng, những tấm bia, dấu tích cuộc chiến bị đục bỏ bớt chữ… Có một giai đoạn người dân chỉ cần lên tiếng "Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam" hay có những hành vi tưởng niệm cuộc chiến này và việc mất Hoàng Sa, Trường Sa là bị xách nhiễu đủ kiểu, và bị bắt vào tù. Mấy năm gần đây trước sự phẫn nộ của dư luận, báo chí đảng được phép có một số bài viết, sách giáo khoa có được chừng mươi dòng về cuộc chiến…

Nhưng nhà cầm quyền vẫn tìm mọi cách ngăn cấm sự biểu hiện lòng yêu nước của người dân. Chẳng hạn, những khu vực như phía trước tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội, nơi nhiều nhà hoạt động hay tổ chức tưởng niệm những sự kiện lịch sử này thì họ cho công nhân ra đục đá ầm ỹ hoặc cho người ra khiêu vũ để "chiếm chỗ". Năm nay cũng vậy, họ lại cho một đám người ra dìu nhau khiêu vũ giữa ban ngày ban mặt !

Tất cả chỉ nhằm một mục đích ngăn chặn, bóp nghẹt lòng yêu nước, căm thù bọn giặc phương Bắc tàn ác, dã man của người Việt, và nhằm xóa mờ những ký ức về một giai đoạn lịch sử. Thật trái ngược với sự công khai, ầm ỹ ăn mừng năm nào cũng vậy đối với những gì liên quan đến cuộc chiến tranh chống Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa. Và đó là chủ trương, chính sách xuyên suốt bao nhiêu năm nay không hề thay đổi của đảng cộng sản.

Đối với Việt Nam Cộng Hòa, cùng chung một giòng máu, chung một tổ tiên nguồn cội, chung một quê hương nhưng khác ý thức hệ, thì từ sau khi chiến thắng và cho tới tận bây giờ nhà cầm quyền vẫn luôn luôn đối xử vô cùng khắc nghiệt, nhỏ nhen. Từ cách đánh giá về chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vẫn không thay đổi, nghĩa trang Biên Hòa của bao nhiêu binh lính MN vẫn bị bỏ hoang phế, những người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa với cuộc sống khổ cực lắt lay qua ngày nhưng nếu có các tổ chức thiện nguyện nào đó muốn tập họp gửi tặng họ chút quà để an ủi thì bị chính quyền địa phương ngăn trở, cấm đoán ; bất cứ cái gì dính dáng tới chế độ Việt Nam Cộng Hòa từ một lá cờ hay bộ quân phục đều trở thành "điều cấm kỵ" mà người nào cầm, mang lá cờ ấy hay bộ quân phục ấy sẽ bị tống vào tủ như Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Viết Dũng tức "Dũng Phi Hổ" v.v…

Đối với Mỹ, mặc dù hai bên đã "bình thường hóa quan hệ" (năm 1995, mất hai mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc) nhưng mọi sự tiến triển đều rất chậm chạp, ù lì, khiến Việt Nam bỏ lỡ nhiều cơ hội trong việc thúc đẩy quan hệ giữa hai bên, vì quyền lợi của cả hai, nhất là của VN. Trong nhiều năm, đảng cộng sản tiếp tục chơi trò "đu dây" giữa Trung Quốc và Mỹ, cứ khi nào bị Bắc Kinh lấn lướt, thiệt hại quá thì Việt Nam lại quay sang ve vãn Hoa Kỳ, khi Bắc Kinh bớt hung hăng thì Việt Nam lại "nồng ấm" với họ, nhưng dù thế nào thì cũng vẫn không quên hàng năm tổ chức ăn mừng chiến thắng, lên án "giặc Mỹ".

Chính sách "đu dây", hai mặt đó của Việt Nam chỉ là trò khôn vặt, câu giờ và không có lợi gì cho dân tộc, cho đất nước, như chúng ta thấy. Không có một quốc gia nào thực sự tin tưởng vào một nhà cầm quyền không đáng tin như vậy. Và giờ đây, Việt Nam thực sự không có đồng minh trong khi Trung Quốc đã kịp trở nên hùng mạnh hơn rất nhiều về kinh tế lẫn quân sự và là mối đe dọa lớn nhất đối với chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của Việt Nam, còn thế giới, từ Hoa Kỳ cho tới châu Âu thì chẳng còn quan tâm gì đến số phận của Việt Nam nữa !

Như đã nói, so với Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, chủ trương, chính sách của đảng cộng sản Việt Nam đối với Trung Quốc hoàn toàn khác. Dù bị Trung Quốc "dạy cho một bài học" về quận sự và vô số bài học về kinh tế, đảng cộng sản vẫn nhắm mắt quỵ lụy dựa vào Bắc Kinh hòng được yên thận và kéo dài tuổi thọ của chế độ. Các đời lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam càng về sau càng trở nên hèn hạ, bạc nhược trước Bắc Kinh, và càng công khai rước voi về dày mả tổ, khi mở toang của rước giặc vào nhà trên mọi lĩnh vực, suốt từ Nam ra Bắc. Nhờ "công lao" của đảng cộng sản mà chưa bao giờ Việt Nam bị lún sâu đến thế trong mối quan hệ Việt-Trung bất xứng, đầy thiệt thòi và rủi ro này.

Sau hơn 40 năm, tin rằng đại đa số người Việt Nam không muốn khoét sâu thêm những vết thương của cuộc nội chiến, muốn lịch sử phải được viết lại một cách minh bạch, sự thật phải được trả lại để người Việt có thể học được những bài học đắt giá và tiến về phía trước. Đại đa số người dân Việt trong và ngoài nước muốn Việt Nam thay đổi theo xu hướng tự do dân chủ, bắt tay làm bạn, làm đồng minh với những cường quốc dân chủ, hùng mạnh trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Đức…và hết sức thận trọng với Trung Quốc, từng bước tìm cách thoát ra khỏi sự kìm tỏa, chi phối, can thiệp quá sâu vào nội bộ chính trị cũng như lũng đoạn về kinh tế Việt Nam của Trung Quốc v.v..

Thì đảng và nhà nước cộng sản lại hoàn toàn làm ngược lại.

Ngay từ đầu, đảng cộng sản đã luôn luôn lựa chọn sai đường, sai đồng minh, nhầm lẫn bạn-thù, luôn luôn đặt quyền lợi của đảng lên trên hết, bất chấp lợi ích của đất nước, dân tộc.

Và cho đến tận bây giờ, ý đảng vẫn luôn luôn ngược với lòng dân.

Một đảng cầm quyền như vậy có lý do gì để vẫn tiếp tục là vật cản ngăn trở mọi sự thay đổi, phát triển theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp hơn của VN?

Song Chi

Nguồn : RFA, 18/02/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

50 năm sau, biến cố Mậu Thân 1968 lại trở lại thành một chủ đề nóng, từ trên báo chí truyền thông nhà nước cho đến trên facebook, trong các cuộc tranh luận cùa người Việt.

tet1

Đại tá Nguyễn Văn Đức, Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phát biểu tại họp báo. Ảnh VoV

Điều trước tiên chúng ta phải nói rõ, đó là chính đảng và nhà nước cộng sản đã khơi dậy vụ việc khi tổ chức hàng loạt hoạt động ăn mừng rình rang, tưởng niệm 50 năm "Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1968", tiếp tục tuyên truyền dối trá, bóp méo về một sự kiện lịch sử có thật, tiếp tục "tẩy não" người Việt như họ đã làm thế suốt bao nhiêu năm qua. Không có một sự thay đổi, tiến bộ nào trong thái độ, nhận định lại lịch sử sau 50 năm. Không có một lời nào nhắc tới vụ thảm sát hàng ngàn người dân thường ở Huế chứ đừng nói đến ăn năn, sám hối. Chính vì vậy mà những người có hiểu biết, có lương tri buộc lòng phải lên tiếng và sự kiện Mậu Thân lại trở lại nhức nhối ngay giữa những ngày này.

Mọi việc càng nóng hơn khi khi có bài viết của ông Nguyễn Đắc Xuân, lá thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường-hai trong số những cái tên của những "trí thức" người Huế nằm vùng được nhắc đến nhiều nhất lâu nay xung quanh vụ Mậu Thân, và những cuộc tranh cãi giữa những người bênh ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, người phản đối.

Bài viết này chỉ đề cập đến một khía cạnh : tại sao những sự lên tiếng của ông Nguyễn Đắc Xuân hay "lời thú tội" của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn tiếp tục bị chỉ trích thay vì hãy "khoan dung, tha thứ" như một số người bênh vực ông Tường, mọi người có quá khắt khe, cực đoan hay không ?

Về lá thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường nhờ đăng trên facebook của nhà văn Nguyễn Quang Lập, ông Tường đã thú nhận mình không có mặt tại Huế nhưng đã nói dối như mình có mặt, chứng kiến mọi việc khi trả lời phỏng vấn của WGBH-TV cho bộ phim "Việt Nam thiên sử truyền hình" (Vietnam : A Television History) và thú nhận "Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn này, khi nói về thảm sát Huế tôi đã hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ tội cho Mỹ". Nhưng liền sau đó, ông lại viết "Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu Thân 1968". Vì câu nói này, ông tiếp tục bị chỉ trích bởi vì rõ ràng không thể gọi vụ thảm sát Mậu Thân là một sai lầm. Nếu so sánh với vụ Mỹ Lai, thế giới có coi đó chỉ là "một sai lầm" hay tội ác của Mỹ, bản thân những người tham gia vụ Mỹ Lai đã bị đưa ra tòa xét xử ra sao, còn vụ Mậu Thân thì số lượng người chết, mức độ man rợ còn lớn hơn nhiều, và kinh tởm hơn vì là người Việt giết người Việt.

Thứ hai, ông lại viết vụ Mậu Thân là "do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân" để chạy tội cho quân đội cộng sản Bắc Việt, trong khi ai cũng biết, vụ Mậu Thân là là do quân đội chính quy Bắc Việt tấn công vào các tỉnh thành miền Nam, kết hợp với các lực lượng vũ trang Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tức Việt Cộng và các thành phần nằm vùng tại chỗ. Không thể nào những vụ bắt bớ, xử tội, rồi giết người hàng loạt xảy ra trong suốt gần một tháng trời Huế bị phía cộng sản chiếm giữ, kiểm soát và thành lập chính quyền cách mạng mà quân chính quy cộng sản Bắc Việt vô can, không hay biết gì.

Hơn nữa, ông Hoàng Phủ Ngọc Tường cho công bố lá thư thú tội trên facebook cá nhân của một người Việt, trong khi phần trả lời phỏng vấn là cho bộ phim tài liệu nước ngoài nổi tiếng, đã được phát sóng, phát hành cho rất nhiều nước xem. Có bao nhiêu người trên thế giới này đã xem bộ phim và tin ông ta với tư cách là một nhân chứng có tên tuổi, một trí thức, một người Huế ? Nếu Hoàng Phủ Ngọc Tường thực sự thành tâm hối lỗi, ông ấy không thể chỉ nhằm thanh minh cho mình với người Việt, mà phải viết thư cho cái hãng phim đó và xin đính chính công khai trước thế giới rằng tôi đã làm chứng gian, tôi không có đủ tư cách để làm nhân chứng vì tôi không thực sự có mặt và tôi đã đổ tội hết cho Mỹ vụ Mậu Thân, góp phần vào việc tuyên truyền bóp méo lịch sử của đảng cộng sản từ bao nhiêu năm nay, cũng như xin rút lại toàn bộ phần trả lời của mình, nếu không muốn 5, 10, 50 năm nữa thế giới có ai xem bộ phim đó lại vẫn tưởng ông ấy đã nói toàn sự thật.

Là một người cầm bút, Hoàng Phủ Ngọc Tường thừa biết chữ nghĩa có thể giết người hơn cả gươm đao, súng đạn, những lời nói, bài viết của một nhân vật như ông ấy có ảnh hưởng thế nào đến người khác, đến thế giới. Còn nếu dũng cảm hơn nữa, ông ấy phải nói ra những gì ông ấy biết, ai đã chủ trương, và ai đã trực tiếp tham gia vào vụ thảm sát này. Nếu làm được một phần như thế thì ông ấy hoàn toàn thanh thản lương tâm đi về cõi Phật như ông ấy mong muốn, và cũng không ai còn có lý do gì để nói nữa.

Ông Nguyễn Đắc Xuân, người thừa nhận "đã tham gia chiến dịch Huế Xuân 68 từ đầu đến cuối" trong bài viết "Đến bao giờ mới minh oan cho những người đã chết vì sự sai lầm trong chiến tranh Mậu Thân 1968" đăng trên facebook của mình và trên trang web http://sachhiem.net cũng dùng chữ "sai lầm", đồng thời vẫn nói Mậu Thân là một "chiến thắng đỉnh cao", vẫn tự hào về chiến thắng. Và cho rằng con số người bị thảm sát không thể nhiều như vậy vì trong đó lẫn lộn địch, ta, rồi thì lẫn lộn hàng ngàn "chiến sĩ cán bộ Giải phóng chết ở Huế" không đem được xác ra…Để làm giảm nhẹ vụ thảm sát, ông Nguyễn Đắc Xuân đã nhắc đến hàng trăm hàng ngàn cái chết của "các chiến sĩ cán bộ Giải phóng", của "Việt Cộng", nhắc đến bom đạn Mỹ phá hủy đến 80% thành phố Huế v.v…Câu hỏi là vụ Mậu Thân do ai gây chủ động gây ra ?

Có thể không phải lúc nào cũng dễ để phân biệt người bên này người bên kia, để có con số cụ thể nhưng vẫn có thể phân biệt được đâu là người chết do bom đạn, đâu là người chết do bị trả thù, thảm sát với những cái chết do bị cuốc xẻng đập đầu, bị trói tay bằng dây kẽm, bị chôn sống… Chưa kể bao nhiêu câu chuyện của những nhân chứng sống kể lại cách người thân của họ bị phe "cách mạng" bắt đi mất tích hay xử tại chỗ ra sao, như bài viết của Bà Nguyễn Thị Thái Hòa, kể về vai trò của Hoàng Phủ Ngọc Phan, em trai của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường trong cái chết của ông nội bà và 3 người anh trai mà bà tận mắt chứng kiên và tuyên bố "Tôi sẵn sàng ra làm nhân chứng trước tòa án quốc tế, cũng như xuất hiện trước các phương tiện truyền thông khi cần thiết. ("Nguyễn Thị Thái Hòa, nhân chứng sống trong đợt thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế", Tiếng Dân).

Ông Nguyễn Đắc Xuân kêu gọi hãy "minh oan cho những người bị xử lý oan, cảm thông cho những người đã chết trong Tết mậu thân vì bất cứ lý do gì". Nhưng thực sự nói như nhà thơ Thận Nhiên "NHỮNG NẠN NHÂN BỊ GIẾT CÓ THẬT SỰ CẦN KẺ ĐÃ GIẾT MÌNH MINH OAN, GIẢI OAN CHO HAY KHÔNG ?" Hay điều họ cần là lịch sử phải được viết lại đúng sự thật, những kẻ có tội phải được chỉ rõ cho dù còn sống hay đã chết, và nhà nước này phải công khai thừa nhận tội ác của mình.

Kết luận, chỉ với hai ví dụ là ông Nguyễn Đắc Xuân và ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, người ta đã thấy họ vẫn chưa thành thật, trung thực, một phần do cái nhìn, quan điểm của họ về cuôc chiến VN nói chung và sự kiện Mậu Thân nói riêng vẫn không thay đổi sau 50 năm, dù họ thừa nhận có những "sai lầm", có những người bị giết oan. Đối với từng cá nhân mà còn khó thay đổi đến thế, nói gì đến đảng cộng sản.

Đảng và nhà nước cộng sản sẽ không bao giờ thừa nhận bất cứ cái sai nào hay tội ác nào cùa họ cả, chỉ có ai ngây thơ mới tin như vậy. Cho nên trước khi "mơ" đến ngày đảng cộng sản thừa nhận mọi sự dối trá, mọi sai lầm, mọi tội ác…đã gây ra cho đất nước này, dân tộc này thì từng cá nhân con người cụ thể, nhất là những người có tên tuổi, hãy dũng cảm thừa nhận cái phần trách nhiệm của mình trước, nhất là khi mình không còn sống được bao lâu nữa. Còn nếu vẫn cứ ngụy biện, cố chấp, thừa nhận nửa vời, tiếp tục sử dụng tên tuổi, sức ảnh hưởng của mình để góp phần vào việc tuyên truyền, chạy tội cho CS, bóp méo lịch sử, thì tội càng chồng tội, nghiệp càng thêm nặng.

Song Chi

Nguồn : RFA, 14/02/20148 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

1968-2018. 50 năm xảy ra sự kiện Tết Mậu Thân. Trên báo chí truyền thông những ngày này lại thấy liên tục đưa tin, bài về việc nhà cầm quyền tổ chức kỷ niệm "cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968". Ngôn từ cứ oang oang, lời lẽ sắt máu địch ta, không khác gì 50 năm trước :

"Lễ cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công xuân Mậu Thân", VietnamNet ;

"Xuân Mậu Thân 1968 : Thiên hùng ca bất diệt", báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh ;

"Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Mãi là bản anh hùng ca bất tử", Tiền Phong ;

"Tổng tiến công Xuân Mậu Thân làm nên dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ", Thanh Niên ;

"50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 : Biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước", Thanh Niên "Diễn văn kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968 - 2018)" (của ông Nguyễn Thiện Nhân), báo SGGP... 

Những hành động khủng bố lại được đưa ra ca ngợi : "Cuộc tấn công của Biệt động Sài Gòn 50 năm trước" (VnExpress), "Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh thăm gia đình biệt động Sài Gòn có hàng loạt hầm vũ khí" (VnExpress), "Mật thư viết trên cánh tay cô gái", (Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh), "Những đòn sấm sét mang tên "Biệt động Sài Gòn - Gia Định", SGGP...

Rồi nào "Nhiều hoạt động khơi dậy Ký ức Xuân Mậu Thân 68", bao nhiêu vở kịch, tọa đàm, chương trình truyền hình thực tế khác.

Thật là một cuộc "ăn mừng" rầm rộ, quy mô.

hue1

Đã nửa thế kỷ trội qua, đảng và nhà nước cộng sản vẫn tiếp tục dối trá, bóp méo sự thật. Sự thật rằng quân đội Bắc Việt và Việt Cộng đã thảm bại về mặt quân sự, chỉ trừ Huế, cuộc chiến ngay tại Sài Gòn và các tỉnh thành khác đã bị Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa đánh trả và kết thúc nhanh chóng trong vài ngày, với tỷ lệ thương vong về phía những người cộng sản cao gấp bội so với quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng Hòa (nhưng cuối cùng họ lại thắng trên mặt trận tâm lý chiến với những tác động trên chính phủ Mỹ và người dân Mỹ, điều mà chính những người cộng sản cũng không dự tính trước).

Sự thật là những người cộng sản đã tráo trở, lật lọng, vi phạm thỏa thuận ngừng bắn 36 giờ cho người dân ăn Tết để rồi tổ chức tấn công mong đánh úp đối phương nhưng lại đánh giá sai tiềm lực của đối phương, và cũng chẳng có người dân tại chỗ nào hưởng ứng, nổi dậy đi theo họ và chống lại "Mỹ ngụy" cả.

Và sự thật kinh khủng nhất là cuộc thảm sát tại Huế. Ở đó, không phải là sự đụng độ ngoài mặt trận giữa hai quân đội mà là một chiến dịch khủng bố với nạn nhân là những thường dân vô tội, với quy mô và sự man rợ chưa từng thấy. Sự kiện Mậu Thân đã bóc trần toàn bộ bản chất mông muội, cuồng tín, sắt máu, man trá của những người cộng sản, đã vẽ nên trang sử đẫm máu nhất, kinh khủng nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam, với những xác người nằm vương vãi khắp nơi, những hố chôn tập thể với hàng trăm nạn nhân tay còn bị trói, bị đập đầu bằng cuốc, xẻng… với những người mẹ, người vợ khăn tang trắng xóa vật vã khóc chồng khóc con, với những những khuôn mặt người hóa đá, hóa điên dại vì đớn đau…

hue2

Còn lại đó, những hình ảnh, những thước phim tư liệu, còn lại đó, những bài hát như những dòng nhật ký, ký sự ra đời sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 như bài "Cơn mê chiều" của nhạc sĩ Nguyễn Minh Khôi tức Vĩnh Khôi qua giọng hát Thái Thanh :

Chiều nay không có em, mưa non cao về dưới ngàn

Đàn con nay lớn khôn mang gươm đao vào xóm làng

Chiều nay không có em, xác phơi trên mái lầu

Một mình nghe buốt đau, xuôi Nam Giao tìm bóng mình

Đường nội thành đền xưa ai tàn phá  ?

Cầu Tràng Tiền bạc màu loang giòng máu

… Tôi là người khai hoang đi nhặt xác mình, xác người

Cho ruộng đồng xanh màu, cho đám mới lên cao

Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên…

Bài "Hát trên những xác người", sáng tác của Trịnh Công Sơn, một trong những nhân chứng có mặt tại Huế trong những ngày tháng kinh hoàng đó :

…Chiều đi lên đồi cao, hát trên những xác người

Tôi đã thấy, tôi đã thấy,

Bên khu vườn, một người mẹ ôm xác đứa con

Mẹ vỗ tay reo mừng xác con Mẹ vỗ tay hoan hô hòa bình

Người vỗ tay cho thêm nhịp nhàng

Người vỗ tay cho đều gian nan

Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người

Tôi đã thấy, tôi đã thấy,

Trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá…

"Bài ca dành cho những xác người", cũng của Trịnh Công Sơn, cả hai bài đều được biết đến nhiều nhất qua giọng hát của Khánh Ly :

Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng

Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.

Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa

Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu…

v.v…

Nghe lại những bài hát này, nhìn lại những hình ảnh, những thước phim Mậu Thân 1968 ai còn có lương tri mà không thấy quặn lòng, xót xa cho thân phận người Việt Nam, cho những trang sử đau thương của dân tộc ?

Chính Chế Lan Viên, một trong những nhà thơ cộng sản từng viết bao nhiêu bài thơ ca ngợi chế độ, ca ngợi cuộc chiến tranh, Hố Chí Minh và cả Stalin, khi vể già cũng có những dòng thơ đầy dằn vặt :

Mậu Thân 2.000 người (bộ đội) xuống đồng bằng

Chỉ một đêm, còn sống có 30

Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó ?

Tôi !

Tôi - người viết những câu thơ cổ võ

Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong.

(Ai ? Tôi !)

Thế nhưng thay vì ăn năn, sám hối hay chí ít lặng im trong sự tôn trọng linh hồn của những người đã chết oan khuất, thì nhà cầm quyền lại tiếp tục ăn mừng, tụng ca, tiếp tục nhai lại những từ ngữ sắt máu, những luận điệu dối trá cũ rích… như chúng ta đang thấy !

Có gì đáng hân hoan cho một sự kiện đã dẫn tới hàng trăm ngàn người chết ? Mà tất cả đều là người Việt Nam máu đỏ da vàng, cùng chung nguồn cội tổ tiên, chung tiếng nói, chung một quê hương.

Ngược lại, với kẻ thù có mối ân oán lâu dài với dân tộc, lại mới gây ra những cuộc chiến tranh trên đảo, trên đất liền, chiếm thêm đảo, lãnh hải, lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời vẫn đang tìm mọi cách để khống chế, kìm hãm, xâm lăng nước ta… thì đảng và nhà nước công sản lại rất mau quên, bắt tay làm lành, gọi nhau là "anh em", là "bạn vàng", tạo mọi điều kiện, thậm chí tiếp tay cho chúng vào làm ăn, cát cứ, vơ vét, phá hoại nền kinh tế, môi trường của Việt Nam.

Chủ nghĩa cộng sản nói chung và các đảng cộng sản nói riêng là thảm họa của lịch sử loài người, là tội đồ đối với dân tộc họ, đất nước họ. Nhưng không phải đảng cộng sản nào cũng vừa tàn ác với dân mình vừa ngu muội với kẻ thù suốt một thời gian dài như thế.

Tôi cho rằng trong sư tổ chức ăn mừng ồn ào, này thể hiện 2 điều. Một, nhằm khẳng định đảng cộng sản không bao giờ nhìn lại lịch sử, không bao giờ thừa nhận sai lầm cũng như không có cái chuyện gọi là hòa giải hòa hợp gì cả như chính họ kêu gọi bao lâu nay. Nhường ai, thua ai chứ không bao giờ thua dân, thua sự thật. Đó là nguyên tắc "sống còn" của mọi chế độ độc tài nói chung và chế độ độc tài do đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền nói riêng.

Thứ hai, nếu thực sự tin mình có chính nghĩa, quyết định tổng tấn công miền Nam là một quyết định danh chính ngôn thuận, đúng đắn, biến cố Mậu Thân đúng là một thắng lợi vè cả quân sự, chính trị, và lòng người, đảng cộng sản có lẽ sẽ không phải ra sức ăn mừng, ra sức khẳng định như vậy. Chính vì biết rằng cuộc tổng tấn công vào dịp Tết nguyên đán 1968 là một sự tráo trở, lật lọng, một cú lừa vĩ đại, một tổn thất ghê gớm về con người, và là một tội ác kinh tởm, tội diệt chủng, nên đảng cộng sản phải sức xóa nhòa lịch sử, tẩy não các thế hệ dân chúng. Đảng cộng sản hy vọng rằng theo thời gian, nhân chứng dần dần nằm xuống hết thì họ sẽ chiến thắng trong sự dối trá đó.

Nhưng tất cả những người có lương tri sẽ tiếp tục lưu giữ bằng chứng, chia sẻ thông tin và tố cáo tội ác này.

Có người bảo tại sao cứ mãi nhắc lại quá khứ, tại sao không buông bỏ, tha thứ, nếu bên này cứ mãi ngợi ca chiến thắng còn bên kia cứ mãi hận thù ngút ngàn thì bao giờ mới hòa giải hòa hợp, bao giờ vết thương mới lành ? Đừng trách các nạn nhân và gia đình của họ chưa thể quên khi chính đảng cộng sản còn đang tiếp tục khoét sâu thêm vết thương.

Hơn nữa, báo chí truyền thông, sách vở, cho đến nền giáo dục của chế độ vẫn đang tiếp tục bóp méo lịch sử, tẩy não bao nhiêu thế hệ Việt Nam, thì những người có lương tri còn phải nói lên sự thật.

Đó không chỉ là trách nhiệm. Mà bởi vì, đất nước này chỉ có thể bước sang một trang sử mới một khi người dân học được những bài học của quá khứ, biết đau xót, phẫn nộ và biết sám hối. Ngược lại, nếu cứ tiếp tục sống trong dối trá, chấp nhận cho tội ác không bị phán xử và sự độc tài tiếp tục tồn tại, thì Việt Nam mãi mãi không thoát khỏi số phận tăm tối này.

Song Chi

Nguồn  : RFA, 03/02/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn
dimanche, 28 janvier 2018 14:13

Vấn đề chống tham nhũng hiện nay

Trong thời gian gần một năm trở lại đây, vấn đề chống tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành đề tài được cả nước quan tâm. Một loạt lãnh đạo các ngân hàng bị bắt và đưa ra xét xử. Các quan chức cũng nhiều người bị bắt và bị kết án.

chong1

Chống tham nhũng ở Việt Nam đã trở thành đề tài được cả nước quan tâm

Đỉnh điểm của cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam là việc bắt giam và xét xử ông Đinh La Thăng, người từng có chức vụ cao nhất là ủy viên bộ chính trị. Điều này mới nhìn qua thì có thể nghĩ việc chống tham nhũng của đảng cộng sản Việt Nam là quyết liệt, mạnh mẽ và không có vùng cấm nào. Tất nhiên, dàn đồng ca của báo chí chính thống không bỏ lỡ cơ hội tung hô sự thành công của công cuộc chống tham nhũng, sự nghiêm minh của pháp luật và chế độ.

Đối với một luồng ý kiến khác, cuộc chiến chống tham nhũng đang diễn ra đơn thuần chỉ là sự thanh trừng phe phái của những người có quyền lực nhất trong chế độ. Trong phạm vi nào đó, luồng ý kiến này có thể hợp lý, nhưng xét bối cảnh chung, vấn đề không hoàn toàn như vậy.

I. Thực trạng và nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam

 Có thể khái quát, ở Việt Nam, tham nhũng là phương thức tự tồn tại của tất cả những người có điều kiện tham nhũng do mức lương khốn khổ cộng với tình trạng mua quan, bán tước nở rộ hiện nay. Như vậy, bất cứ ở đâu, bất cứ ngành nghề nào, cấp nào, lĩnh vực nào và hoàn cảnh nào cũng đều có tham nhũng. Khi đã nói tham nhũng là phương thức tự tồn tại có nghĩa là nếu ai ở vị trí có điều kiện mà không tham nhũng, thì người đó tự loại mình ra khỏi cuộc chơi, hay ra khỏi công việc, vị trí đang đảm nhiệm. Vấn đề này, bất cứ ai có lương tâm, và một chút hiểu biết đều phải công nhận như vậy.

 Về mức độ của tham nhũng, tức là tỷ lệ phần trăm số tiền bị tham nhũng, thất thoát trong các dự án, tùy ngành nghề và lĩnh vực, nhưng tỷ lệ thông thường là từ 70-75% giá trị dự án. Số tiền thực chi trong các dự án chỉ là 25-30%. Tính chất nghiêm trọng của tham nhũng còn thể hiện ở những lĩnh vực nhân đạo của con người, đó là ngành y, nghề thầy thuốc. Chúng ta hình dung người bệnh nhân cần đút lót cho y, bác sĩ để họ tiêm không bị đau thì không còn một từ ngữ nào để diễn tả thảm trạng tham nhũng của đất nước. Guồng quay tham nhũng diễn ra mọi nơi, mọi lúc trong toàn xã hội.

Nguyên nhân của tham nhũng ở Việt Nam. Tham nhũng ở Việt Nam hầu như ai cũng hiểu, đó chính là do cơ chế, thể chế chính trị độc tài toàn trị cộng sản gây ra, và đó chính là bản chất của chế độ. Tuy nhiên, chúng ta cần phân tích đầy đủ để hiểu được thể chế chính trị đã gây ra tình trạng tham nhũng như thế nào, từ đó mới có thể nhận định được kết quả của công cuộc chống tham nhũng hiện nay.

Động cơ tham nhũng : Khác với các quốc gia dân chủ, nơi động cơ của chủ thể tham nhũng thường là lòng tham bất chợt nổi lên,hay một tình huống đột xuất về tài chính dẫn dắt tới hành vi tham nhũng. Ở Việt Nam, động cơ tham nhũng tiềm ẩn ở tất cả các cán bộ, công nhân viên chức, quan chức trong toàn hệ thống. Có hai lý do cho việc này. Thứ nhất, mức lương, thu nhập của cán bộ, công nhân viên chức, quan chức không đủ sống theo nhu cầu bình thường của họ. Do cấu trúc của chế độ độc tài toàn trị cộng sản, có hai hệ thống đảng và nhà nước song hành cùng với các hội, đoàn nhằm kiểm soát dân chúng mà số lượng người hưởng lương, phụ cấp của ngân sách là con số khổng lồ, ít nhất 15-20 triệu người. Với số lượng lớn như vậy, lương và thu nhập của các thành viên trong hệ thống không đủ sống là điều đương nhiên. Thứ hai, việc mua suất biên chế, mua quan, bán tước là phổ biến và được coi như một khoản đầu tư. Do đó, khi có vị trí, tất cả đều phải tìm cách tham nhũng để thu hồi số tiền đã bỏ ra cho việc chạy biên chế, chạy chức, chạy quyền. Đây vừa là động cơ tham nhũng vừa là hậu quả của một loại hình tham nhũng, đó là tham nhũng quyền lực.

Như vậy, đối với tất cả các thành viên trong hệ thống của bộ máy đảng và nhà nước, động cơ tham nhũng là tiềm ẩn, sẵn sàng khi có bất cứ cơ hội nào để duy trì cuộc sống và trang trải những khoản đầu tư cho vị thế, công việc của mình cũng như có một cuộc sống sung sướng, hưởng thụ.

- Môi trường và nguồn gốc tham nhũng : Tuy có sẵn động cơ tham nhũng, nhưng trong môi trường có sự trung thực, công khai, minh bạch cùng với hệ thống tam quyền phân lập, đối trọng quyền lực và các định chế ngăn ngừa, phòng chống tham nhũng nếu có xảy ra tham nhũng thì đó cũng là những sự việc đơn lẻ, số ít. Ở Việt Nam nói riêng và các chế độ cộng sản nói chung không có được môi trường như vậy. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân về cơ chế, đó là có một tổ chức, một lực lượng và một hệ thống đứng ngoài và đứng trên pháp luật mà không phải chịu bất kỳ một sự giám sát, kiểm soát và đối trọng quyền lực nào. Tổ chức và lực lượng đó chính là đảng cộng sản. Việc đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối nhà nước và nhân dân mà không có một đối trọng quyền lực nào, không chịu sự giám sát và không phải chịu một trách nhiệm nào chính là cội nguồn của tội ác và tham nhũng. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn tới tha hóa tuyệt đối, biểu hiện của tha hóa đó chính là trục lợi từ quyền lực, chính là tham nhũng. Chúng ta hình dung, với động cơ tham nhũng tiềm ẩn trong tất cả mọi cá nhân, thành viên của hệ thống chỉ chờ cơ hội và điều kiện để tham nhũng trong một môi trường có một tổ chức chi phối, quyết định cả lập pháp, hành pháp và tư pháp thì bản chất của chế độ chính là một chế độ tham nhũng nhũng. Và đương nhiên, xuất phát điểm và bao trùm lên tất cả, đó là tham nhũng quyền lực, tức là kiếm lợi từ việc sắp xếp các vị trí và vận hành của bộ máy.

II. Chủ thể và mục tiêu của công cuộc chống tham nhũng 

 Hậu quả của hệ thống độc tài toàn trị, và hậu quả trực tiếp của quốc nạn tham nhũng là sự cạn kiệt nguồn lực và sự phá sản hoàn toàn của nền kinh tế. Với mức nợ tổng thể gấp 3 lần GDP tương đương hơn 600 tỷ đô la, sự thua lỗ của tất cả các tập đoàn kinh tế nhà nước chính là biểu hiện của sự phá sản nền kinh tế. Ở đây chúng ta cần hiểu một vấn đề quan trọng. Một thực thể là nền kinh tế của một nước, sự phá sản không chỉ là việc giải thể hoặc ngừng lại của các ngành sản xuất, mà sự phá sản còn thể hiện ở hiệu quả của nền kinh tế, với những số nợ ngày càng tăng và hoàn toàn không có khả năng trả được nợ. Mới chỉ cách đây ba năm, số nợ của nền kinh tế chỉ ước tính gấp đôi GDP, nhưng nay số nợ đã tương đương với con số nêu trên, tức là gấp ba lần GDP.

Một hậu quả nặng nề của quốc nạn tham nhũng là việc hủy diệt nền kinh tế bởi vì chi phí cho các công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh quá cao. Một trong các ví dụ là các sản phẩm nông nghiệp giá trị thấp, nhưng khi cộng giá cước vận tải, bao gồm cả thuế phí và tiền mãi lộ, đã đẩy giá lên rất cao khi đến tay người tiêu dùng. Điều này dẫn tới tình trạng giá nông phẩm tại nơi sản xuất đã bị ép xuống mức cùng cực, người nông dân hầu như không còn lãi, thậm chí công lao động cũng vô cùng rẻ mạt. Trong khi người tiêu dùng lại phải mua nông sản với giá rất cao. Như vậy, tham nhũng vừa làm cạn kiệt nguồn lực, lại vừa hủy diệt nền kinh tế.

Đứng trước quốc nạn tham nhũng, đảng cộng sản cũng đã hiểu ra vấn đề, nếu để kéo dài tình trạng tham nhũng thì chế độ sẽ sụp đổ. Bởi vì ngoài việc cạn kiệt nguồn lực và sự tan hoang của nền kinh tế thì sự bất mãn của người dân với vấn nạn tham nhũng cũng là một yếu tố cần được tính đến. Chính vì vậy, mặc dù không muốn, nhưng đảng cộng sản vẫn phải thực hiện công cuộc chống tham nhũng một cách quyết liệt (tất nhiên là theo cách nghĩ về "quyết liệt" của đảng).

Quan điểm cho rằng, công cuộc chống tham nhũng hiện nay đơn thuần chỉ là thanh trừng phe phái trong đảng không hoàn toàn đúng, mặc dù có lý. Đây là chủ trương lớn của đảng, nhận được sự đồng thuận của phần lớn đảng viên, bởi vì về khía cạnh lo-gic và hình thức, không ai không nhận ra nguy cơ của quốc nạn tham nhũng, và cũng không ai không đồng ý với chủ trương tốt đẹp như vậy của đảng. Vấn đề bên trong, theo truyền thống, khi đảng cộng sản cảm thấy bị đặt vào tình thế hiểm nghèo (ở đây là sự tồn vong của chế độ do tham nhũng) thì chính nó sẽ xử lý ngay trong nội bộ để duy trì sự tồn tại của chế độ và quyền lực tuyệt đối của mình. Điều này lý giải cho việc, ai cũng thấy rằng, chống tham nhũng là "ta đánh ta" nhưng sự việc vẫn xảy ra thực sự. Còn vấn đề thanh trừng phe phái cũng rất dễ hiểu. Mặc dù công cuộc chống tham nhũng được phát động bởi toàn đảng, nhưng người và phe nhóm có quyền lực nhất đương nhiên phải nhắm vào những đối thủ của mình. Công cuộc chống tham nhũng vì thế cũng đồng thời là việc triệt hạ đối thủ, nâng cao uy tín và vị thế của mình, và trục lợi trong chính quá trình này. Đây là lý do khiến nhiều người đánh đồng cuộc chiến chống tham nhũng với việc thanh trừng phe phái trong nội bộ đảng cộng sản.

Đảng cộng sản thực hiện công cuộc chống tham nhũng với ít nhất ba mục tiêu. Thứ nhất, ngăn chặn phần nào quốc nạn tham nhũng. Đây là mục tiêu mà đảng đặt ra, còn trong thực tế, một guồng máy hoạt động với động cơ tham nhũng sẵn có đã tồn tại và kéo dài mấy chục năm, có liên quan, liên đới tới tất cả các bộ phận trong những mục tiêu tham nhũng, vấn đề có thực hiện được và thực hiện đến đâu lại là chuyện khác. Thứ hai, thu hồi một phần tài sản của các quan chức tham nhũng, vụ án tham những để phục vụ duy trì sự tồn tại của chế độ. Thứ ba, lấy lại được phần nào niềm tin của người dân thông qua công cuộc chống tham nhũng.

III. Những kết cục được báo trước

Đối với bất kỳ một quốc gia nào, công cuộc chống tham nhũng bao giờ cũng bắt đầu từ việc tạo ra cơ chế phòng, tránh tham nhũng. Việc đầu tiên là vấn đề đối trọng quyền lực từ các đảng phái trong nền chính trị. Đối trọng quyền lực vừa là yêu cầu về đa nguyên, đa đảng cho thể chế dân chủ, vừa là vũ khí để chống tham nhũng hiệu quả. Khi đảng cầm quyền có các đảng viên tham nhũng, đảng đối lập sẽ tận tâm, tận lực để điều tra nhằm kết tội đảng cầm quyền và thông qua bầu cử để loại bỏ đảng cầm quyền, giành thắng lợi. Vấn đề tam quyền phân lập trong bộ máy nhà nước cũng là cơ chế cũng là cơ chế để ngăn chặn việc lạm quyền. Ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập và giám sát, kiềm chế lẫn nhau là cơ chế quan trọng phòng chống tham nhũng. Ngôn luận, báo chí tự do cũng là một định chế vô cùng quan trọng và hiệu quả để ngăn ngừa và phát hiện tham nhũng… tóm lại, bản thân thể chế dân chủ đã là một cơ chế tự thân để phòng và chống tham nhũng.

Khi một quốc gia chưa hội đủ các điều kiện để thể chế dân chủ vận hành thông suốt và lành mạnh, dẫn tới vấn đề tham nhũng nghiêm trọng, thì việc chống tham nhũng bao giờ cũng cần những yêu cầu quan trọng sau.

- Một cơ quan quyền lực, độc lập với tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Đây là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc đối với cơ quan chống tham nhũng. Độc lập ở đây có nghĩa là độc lập về hoạt động, không bị chi phối và ảnh hưởng của bất kỳ cơ quan nào. Quyền lực của cơ quan này cũng là tuyệt đối, có thể thâm nhập, yêu cầu cung cấp thông tin, điều tra bất kể cá nhân, cơ quan và cấp độ nào. Một sự giới hạn về quyền lực của cơ quan này cũng đều đồng nghĩa với việc chống tham nhũng nửa vời.

- Những người trong cơ quan chống tham nhũng phải là những người trong sạch, gương mẫu. Quan chức và cán bộ của cơ quan chống tham nhũng không thể là những người không trong sạch khi bản thân công việc đòi hỏi người thực thi phải có tính biểu tượng, gương mẫu. Nếu người trong cơ quan chống tham nhũng mà có tỳ vết, cũng tham nhũng thì điều đầu tiên sẽ không có uy tín để làm công việc đặc trưng đó. Sau nữa, các đối tượng tham nhũng sẽ tấn công vào các tỳ vết của người thực thi chống tham nhũng để đổi chắc,hoặc làm mất uy tín và chính nghĩa của cơ quan chống tham nhũng, dẫn tới việc vô hiệu hóa hoạt động của cơ quan này.

- Sự tham gia của người dân và việc bảo vê nguồn tin, nhân chứng. Sự tham gia của người dân có nhiều góc độ và khía cạnh. Có thể là cung cấp thông tin, có thể làm nhân chứng, hoặc hỗ trợ giúp đỡ cơ quan chống tham nhũng trong việc tiếp cận mục tiêu, đối tượng điều tra, v.v. Ngoài việc đãi ngộ, hoặc thưởng cho những những người có công, thì vấn đề bảo vệ nguồn tin, bảo vệ nhân chứng phải được đặt lên hàng đầu. Người dân chỉ có thể tham gia góp sức khi cảm thấy an toàn và được bảo vệ.

Ngoài những vấn đề nêu trên, thì vẫn còn những vấn đề nữa góp phần quyết định của công cuộc chống tham nhũng. Đó là quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự nghiêm minh của pháp luật. Nhưng đó không phải là những yếu tố có tính chất trực tiếp và cụ thể

Đối với vấn đề tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, để giải quyết được triệt để cần phải giải quyết cái gốc của vấn đề, tức là tiêu diệt động cơ và cơ chế gây ra tham nhũng. Như đã nói ở trên, động cơ của tham nhũng tiềm ẩn trong tất cả mọi cá nhân, thành viên của hệ thống do mức lương quá thấp vì số lượng người quá lớn bám vào ngân sách. Việc thu hẹp phạm vi và giảm bớt số người của hệ thống là yêu cầu tiên quyết. Điều này đồng nghĩa với việc thay đổi cấu trúc của hệ thống độc tài đảng trị hiện nay. Tương tự như vậy, cần phải xóa bỏ tình trạng một tổ chức, hệ thống, lực lượng đứng trên và đứng ngoài pháp luật nhưng chi phối toàn diện và triệt để đời sống của người dân. Cần đặt đảng cộng sản bên dưới và bên trong nhà nước. Pháp luật, hiến pháp cần được thượng tôn. Và để làm được điều này không có gì đơn giản hơn là cho các tổ chức, đảng phái chính trị xuất hiện và tồn tại làm đối trọng và đối lập với đảng cộng sản.

Nói một cách đơn giản và ngắn gọn, dân chủ hóa đất nước chính là điều kiện và yêu cầu số một trong việc giải quyết vấn nạn tham nhũng. Đó là giải pháp độc nhất vô nhị nếu thực sự mong muốn chống tham nhũng hiệu quả. Và quan trọng hơn cả, không còn một giải pháp nào có thể thay thế được giải pháp dân chủ hóa đất nước.

Về công cuộc chống tham nhũng hiện nay của đảng cộng sản. Như đã phân tích ở trên, không phải giải pháp dân chủ hóa đất nước cũng đồng nghĩa với không giải quyết được gốc rễ, cội nguồn của tham nhũng. Như vậy, tất cả các giải pháp hiện nay của đảng cộng sản thực sự chỉ là "phủi bụi" cho tham nhũng, chỉ là ví dụ để người dân thấy, đảng cộng sản có quyết tâm giải quyết vấn nạn tham nhũng mà thôi. Chính vì cảm nhận được công cuộc chống tham nhũng của đảng cộng sản không thực sự giải quyết được vấn đề nên bản thân hệ thống cũng không tham gia một cách tích cực, nhiêt tình. Mặt khác, tất cả đều tham nhũng, đều nhúng chàm thì thực hiện việc chống tham nhũng bằng cách nào ? Để diễn giải sự thiếu hiệu quả, sự bất lực của công cuộc chống tham nhũng hiện nay, chúng ta đối chiếu với yêu cầu, điều kiện thông thường của một cuộc chiến chống tham nhũng đã nêu ở phần trên.

+ Một cơ quan quyền lực, độc lập với tất cả các cơ quan khác trong hệ thống. Đây là điều không tưởng trong cơ chế độc tài toàn trị. Với cơ chế này, nếu không phải là đảng viên thì không bao giờ được giao trọng trách. Nhưng khi được giao trọng trách lại phải bảo đảm tuân thủ và chịu sự chi phối của đảng cộng sản. Ở đây chúng ta đụng ngay phải nguyên nhân cốt lõi của tham nhũng, một cơ quan có quyền lực tuyệt đối, đứng ngoài và đứng trên pháp luật. Như vậy, điều kiện đầu tiên không được bảo đảm, thất bại được báo trước.

+ Những người trong cơ quan chống tham nhũng, thực thi việc chống tham nhũng phải là những người trong sạch, gương mẫu. Có lẽ, nếu được đọc những dòng này, bản thân những người đang chống tham nhũng ở Việt Nam cũng phải phì cười. Họ cười cũng là hợp lý, bởi vì với cơ chế này, thể chế này mấy chục năm nay bất cứ ai có điều kiện và cơ hội đều tham nhũng hết, và nó đã trở thành guồng máy vận hành trơn tru mọi nơi, mọi lúc. Điều kiện thứ hai như vậy cũng là ảo tưởng, vô vọng.

+ Vấn đề huy động người dân tham gia và việc bảo vệ nguồn tin, nhân chứng. Trước hết người dân Việt Nam, những người hàng ngày, hàng giờ chịu sự cai trị của đảng cộng sản đều hiểu rõ bản chất chế độ. Cứ cho là một số chưa hiểu bản chất chế độ hiện nay muốn đươc tham gia vào công cuộc chống tham nhũng thì đó cũng là việc bất khả thi. Trong chống tham nhũng, tự do ngôn luận, tự do báo chí có tầm quan trọng rất lớn, nhưng ở Việt Nam hiện nay, đó là các quyền đang phải đấu tranh để có được. Trong thực tế, bởi vì không có cơ quan quyền lực độc lập chống tham nhũng thì không thể bảo vệ được nguồn tin và nhân chứng. Bởi vậy, những người có tâm, có nhiệt huyết đứng lên chống tham nhũng, góp phần chống tham nhũng đều chịu hậu quả khốc liệt từ đòn thù của các cơ quan, quan chức tham nhũng. Đây là hiện tượng phổ biến hiện nay, và điều này đã gần như hủy hoại hoàn toàn mong muốn người dân tham gia vào công cuộc chống tham nhũng của đảng cộng sản.

Tóm lại, công cuộc chống tham nhũng của đảng cộng sản Việt Nam không đi vào thực chất, không giải quyết gốc rễ, cội nguồn của quốc nạn tham nhũng đã được biết trước về mặt kết cục. Khi tất cả đều cảm nhận được sự bất lực trong việc chống tham nhũng thì công cuộc này cuối cùng chỉ còn lại tác dụng của việc thanh trừng phe phái trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Thanh trừng phe phái, tranh giành quyền lực, lợi ích trong giai đoạn cạn kiệt nguồn lực, dồn nén xã hội hiện nay là một trong những yếu tố đẩy nhanh quá trình tự sụp đổ của chế độ độc tài toàn trị cộng sản./.

Hà Nội, ngày 28/01/2018

Nguyễn Vũ Bình

Nguồn : RFA, 28/01/2018 (nguyenvubinh's blog)

Published in Diễn đàn

Người Việt mê bóng đá, điều đó quá rõ. Chỉ có điều bóng đá Việt Nam bao nhiêu lâu nay dưới sự điều hành, quản lý của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (viết tắt VFF từ chữ tiếng Anh Vietnam Football Federation) vẫn cứ lẹt đẹt trong vùng trũng Đông Nam Á, chưa bao giờ vô địch SEAGames (Southeast Asian Games), bất chấp kinh phí đổ vào không ít cho việc thuê thầy ngoại, bất chấp tình yêu cuồng nhiệt của các cổ động viên Việt Nam. Biết bao nhiêu lần người Việt khóc, cười, lên đồng, rồi xìu nghỉu, thất vọng… khi đội tuyển Việt Nam thắng hoặc thua trong những trận đấu ở SEAGames, đặc biệt trước đối thủ mạnh hơn và có nhiều "ân oán" là Thái Lan.

bongda1

Người dân cả nước đổ ra đường mừng chiến thắng của đội tuyển U23

Cho nên không có gì ngạc nhiên khi lần đầu tiên đội bóng U23 Việt Nam vào được bán kết giải U23 Châu Á sau khi thắng Iraq vào tối ngày 20/1 vừa qua, hàng ngàn hàng vạn thanh niên Việt Nam ở Sài Gòn, Hà Nội, và nhiều thành phố khác ùa ra đường "đi bão", và như thường lệ, cờ đỏ, tiếng hò reo tràn ngập đường phố. Có nhiều cô gái cởi trần, quấn lá cờ quanh ngực, mặc quần đùi ngắn ngủn, có cô phơi ngực trần và thậm chí...hơn nữa, ngay giữa phố !

Ừ thì vui. Ừ thì lâu lâu có một dịp được quậy, được xả stress, được la hét cuồng nhiệt giữa đường phố mà không bị ai cấm đoán. Người dân cuồng lên đã đành. Báo chí cũng cuồng. Có những bài báo giật những cái tít kiểu như "Hành trình rung chuyển Châu Á của U23 Việt Nam" (Tiền Phong) "Người hâm mộ Châu Á vỡ òa, chúc mừng U23 Việt Nam vào bán kết"(Dân Trí), rồi thì "U23 Việt Nam gây địa chấn", "U23 Việt Nam đi vào lịch sử", thậm chí "Không thể tin nổi ! U23 Việt Nam đặt cả Châu Á dưới chân bằng chiến thắng để đời", Trí thức Trẻ) ? !…Rồi những ông lãnh đạo cấp cao nhất của đảng và nhà nước Việt Nam cũng hồ hởi phấn khích quá mức.

Cái status "đặt cả Châu Á dưới chân" lập tức bị nhiều người trên facebook chỉ trích.

Nhạc sĩ, nhà văn, nhà phê bình âm nhạc Hoàng Ngọc Tuấn viết trên facebook : "...Bọn con gái thì cởi truồng ngay trên đường phố. Báo chí thì nổ rằng "Việt Nam đặt cả Châu Á dưới chân". Thủ tướng thì gáy nhảm "với tinh thần quả cảm, ý chí và bản lĩnh của con người Việt Nam... đội tuyển U23 Việt Nam lần đầu tiên vào vòng bán kết U23 Châu Á" ! -- Than ôi, nếu cho rằng bóng đá thể hiện "tinh thần quả cảm, ý chí và bản lĩnh" của một dân tộc, thì dân tộc Việt Nam hiển nhiên chưa bằng một hạt cát so với dân tộc Brazil. Phải vậy chăng ?"

Nhà báo, facebooker Mạnh Kim :

"Báo chí luôn có những cơn động kinh. Còn nhớ hồi Đinh La Thăng mới vào Sài Gòn, không biết bao nhiêu bài báo đã ca ngợi họ Đinh. Một tờ báo còn lập chuyên trang riêng về "hoạt động của bí thư thành ủy". Một tờ báo khác "nguyện làm cầu nối cho bí thư thành ủy với nhân dân thành phố". Thế rồi, sự lên đồng bị cắt cơn đột ngột. Khi một tay phó quận đi giải tỏa vỉa hè đập phá lung tung, báo chí cũng tung hô vang dội. Chẳng riêng vụ "ngài bí thư", chẳng riêng vụ đập vỉa hè, chẳng riêng gì bóng đá, báo chí đã trở thành con kênh thải những cảm xúc hỗn loạn mất kiểm soát, với mức độ quá trớn còn hơn mạng xã hội. Khi khóc (như trường hợp Võ Nguyên Giáp hoặc Fidel Castro), báo chí khóc rất vật vã. Khi sướng, báo cười sằng sặc như những đứa trẻ bị tăng động. Thời của báo chí động kinh là đây !"

Bóng đá thắng, ừ thì mừng cũng đúng thôi, nhưng có lẽ cũng nên cẩn trọng trong cách sử dụng ngôn từ, cách biểu lộ niềm vui.

Mà mới chỉ là bóng đá, chứ nếu Việt Nam mà sản xuất hay làm được cái gì đáng kể, ví dụ như sản xuất vũ khí hạt nhân hay phóng được cái tên lửa như Bắc Hàn chắc còn vênh vang, nổ banh xác gấp mười lần tay Kim Jong-un, lúc đó chắc là giật tít "Việt Nam ngồi lên đầu cả thế giới" ?

Mới chỉ là bóng đá, còn bao nhiêu lĩnh vực khác chúng ta thua xa các nước Châu Á, ngay trong khu vực Đông Nam Á về nhiều mặt chúng ta cũng thua Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan. Đó là chưa nói trên thực tế, Việt Nam vẫn đang phải đi xin đi vay Nhật Bản. Hàng ngàn thanh niên Việt Nam chạy chọt, xếp hàng mơ một xuất đi lao động xuất khẩu ở Hàn Quồc, Malaysia…Bao nhiêu cô gái Việt Nam ở những vùng quê nghèo khó, tỉnh lẻ, mong được lấy chồng Hàn chồng Đài để đổi đời (dù không biết có đổi hay lắm khi còn bất hạnh hơn). Thậm chí về một số khía cạnh Cambodia bây giờ cũng hơn Việt Nam. Thế mà chỉ thắng một trận bóng đá, chúng ta lại nghĩ có thể "đặt Châu Á dưới chân".

Nhìn hàng ngàn thanh niên Việt Nam ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Cần Thơ, Vũng Tàu… đổ ra đường hò hét cuồng nhiệt khóc cười cùng bóng đá, người viết lại nghĩ đến những cuộc biểu tỉnh chống Trung Quốc hung hăng gây hấn trên Biển Đông, biểu tình tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa, Trường Sa, phản đối vụ thảm họa môi trường Formosa…với số lượng người ít hơn gấp nhiều lần, và quanh đi quần lại cũng chỉ những khuôn mặt dũng cảm quen thuộc. Là bởi biểu tình vì những vấn đề có liên quan đến chính trị xã hội thì sẽ bị đàn áp, xách nhiễu, bị đủ thứ phiền hòa, kể cả vào tù ! Còn xuống đường ăn mừng bóng đá thì được cả nhà nước, cả báo chí ủng hộ. Nhà nước này rất cần những chiến thắng bóng đá hay một sinh viên Việt Nam đạt thành tích cao trong khi đi thi quốc tế chẳng hạn, để làm cho dân chúng quên đi bao nhiêu chuyện bức bội, bất công khác của đời sống hàng ngày !

Trong khi đó ở bên kia nửa vòng trái đất, ngày 20/01/ 2018 đã diễn ra những cuộc xuống đường biểu tình của phụ nữ, gọi là Women’s March, kỷ niệm một năm ngày Women’s March 20/01/2017, thu hút hàng trăm ngàn người tham gia, ở hàng trăm thành phố, thị trấn và ngoại ô ở Hoa Kỳ, Canada, Anh, Nhật, Ý và các nước khác. Những cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra tại New York, Washington, Los Angeles, Dallas, Philadelphia, Chicago, San Francisco và Atlanta… phản đối những chính sách của Donald Trump về vấn đề nhập cư, chăm sóc sức khoẻ, phân biệt chủng tộc và các vấn đề khác, cũng như phản đối nạn quấy rối tình dục, lạm dụng, hiếp dâm phụ nữ (sexual harassment, abuse, assault…) bắt đầu từ phong trào #MeToo vào tháng 1/2018.

Chúng ta thấy, ở các nước phát triển, những cuộc mít tinh, biểu tình không chỉ vì những vấn đề thiết thực với con người như cơm áo gạo tiền, lương bổng… nữa mà lớn hơn, đòi những quyền tự do, dân chủ của con người.

Chợt ao ước, bao giờ Việt Nam có những cuộc xuống đường không phải chỉ để mừng thắng một trận bóng đá, bao giờ thì chúng ta có được những cuộc biểu tỉnh quy mô cỡ chừng vài ngàn thôi, chứ chưa nói đến hàng trăm ngàn, bắt đầu từ những đòi hỏi thiết thực như minh bạch trong vụ đóng thuế BOT, chống tham nhũng, phản đối nạn con ông cháu cha, nạn chạy chức chạy quyền, phản đối độc quyền giá xăng dầu… cho tới những vấn đề lớn hơn như đòi hỏi những quyền tự do, dân chủ, quyền con người, quyền tự do ngôn luận, đòi những cải cách về mô hình thể chế chính trị ?

Song Chi

Nguồn : RFA, 22/01/2018 (songchi's blog)

**********************

Giá trị và sự tự hào của Việt Nam ngày nay là gì ?

Paulus Lê Sơn, VNTB, 22/01/2018

Nói đến bóng đá thì ai cũng biết, đại đa số là mê nó, không kể đàn ông hay đàn bà. Mà nói về sự khẳng định đẳng cấp của một đội bóng thì lại càng khiến cho người ta trở nên cuồng vọng hơn, nhất là khi đội bóng đó đại diện cho một Quốc gia.

Đêm 20/01/2018, người dân vỡ òa trong niềm vui và sự thỏa mãn cơn khát bóng đá nước nhà bất lâu nay. Vì thế, chúng ta không lạ gì với những màn ăn mừng và thể hiện sự tự hào về trận cầu Việt Nam thắng Iraq trong khuôn khổ U23 vòng loại Châu Á. Chúng ta cám ơn sự cống hiến của các cầu thủ trẻ U23 đã đem đến một chiến thắng đáng nhớ cho đội tuyển Việt Nam.

bongda2

Dân chúng đổ ra đường mừng chiến thắng của đội tuyển U23 - Ảnh minh họa (Lao Động)

Nhưng chúng ta ăn mừng như thế nào ? sự tự hào của người dân Việt Nam liệu đã đủ đầy hay chưa ? Giá trị đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới ở tầm thức nào ? có bao giờ chúng ta đặt ra những điều đó trong lúc chúng ta say cơn thắng chóng qua và nhất thời.

Trong bóng đá có một chân lý để đời : "Phong độ là nhất thời, nhưng đẳng cấp là mãi mãi". Giá trị một Quốc gia, sự tự hào có nên được cân đo đong đếm qua một trận bóng đá ? Giá trị và sự tự hào của một Quốc gia được người ta chấp nhận và ngưỡng vọng đó chính là giá trị phổ quát của từng cá thể người sống trong Quốc gia đó được tôn trọng và bảo đảm bởi Chính phủ của họ.

Sự tự hào Việt Nam có được ?

Tôi không muốn nói đến giá trị làm người của công dân Việt Nam được chế độ này đối xử như thế nào. Tuy nhiên, tôi phải giật mình đau xót khi nhận ra rằng giá trị là một công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong con mắt thế giới chỉ là con số không tròn trỉnh, chưa nói đến là khinh miệt, e sợ.

Sự tự hào chúng ta có được là khi bạn cầm passport đi bất cứ đất nước nào trong khu vực Đông Nam Á (có lẽ trừ Lào  chứ chưa nói đến trên toàn thế giới, bạn sẽ bị săm soi một cách kỹ càng. Khi nhập cảnh vào Sing, Indo, Mã Lai, Thái đều bị hỏi rất cặn kẽ, bạn vào đất nước họ làm gì, đi bao nhiêu lâu, đem theo bao nhiêu tiền… Trong khi các quốc gia khác thì đi vèo vèo. Thấy mình bị tụt hậu, khinh chê so với thiên hạ, vậy các bạn có tự hào chăng ?

Sự tự hào của chúng ta là hàng trăm ngàn cô gái Việt Nam phải rời quê cha đất tổ làm dâu xứ người như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… Hàng ngàn cô gái phải làm gái bán thân ở bất cứ địa điểm vui chơi nào trên thế giới. Cũng vào tối 20/1, trong khi người dân ăn mừng và tự hào vì bóng đá thì tại Mã Lai, 21 cô gái Việt Nam bị bắt giữ với cảnh xích tay, gục mặt trong 2 cơ sở giải trí tại Jalan Kedah và Jalan Burma ở Geogre Town trong cuộc tấn công truy quét mại dâm vẫn thường diễn ra tại những địa điểm ăn chơi khét tiếng ở quốc gia này.

Những hình ảnh gái mại dâm người Việt bị đưa lên truyền thông đã trở thành chuyện cơm bữa ở nhiều Quốc gia khác nhau. Cũng tháng 1/2017, 34 phụ nữ Việt Nam bị cảnh sát Malaysia bắt giữ vì làm "nhân viên quan hệ khách hàng".

Sự tự hào của chúng ta là Bộ ngoại giao liên tục bị bể phốt do dính líu đến buôn bán động vật quý hiếm như cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi có liên quan đến tin mua bán sừng tê giác. Trên Facebook Lê Nguyễn Hương Trà đưa tin, "hôm thứ năm (18/1) một tờ báo Chile vừa đăng tải những hình ảnh được chụp từ phía trên tòa nhà Đại sứ quán Việt Nam tại Chile, ở địa chỉ Avenida Eliodoro Yáñez 2897, Providencia, thành phố Santiago de Chile !

Sự việc xuất phát từ những người xung quanh cảnh báo về mùi hôi trên mái nhà cơ quan ngoại giao. Đây cũng là lần đầu tiên xảy ra tại Chile khi gần cả 100 vây cá mập của các loài trưởng thành còn tươi được phơi ngay trong thành phố. Bộ ngoại giao Chile cho biết đã tìm mọi cách liên lạc với tòa đại sứ Việt Nam nhưng không được trả lời và còn cúp ngang điện thoại !".

Sự tự hào của chúng ta là hàng năm Việt Nam đều bị các diễn đàn Quốc tế xướng tên lên án về tình trạng vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng. Hiện tình tham nhũng tại Việt Nam luôn được Tổ chức Minh bạch Quốc tế liệt vào thành phần con bệnh không thuốc chữa.

Sự tự hào của chúng ta là Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) vào cuối tháng 11/2017 loan báo Việt Nam là 1 trong những quốc gia có tình trạng ô nhiễm không khí hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội không ngừng gia tăng mức tồi tệ về ô nhiễm không khí trong những năm gần đây.

Bạn và tôi, tất cả chúng ta đang sống trong một quốc gia có "quá nhiều sự tự hào", những tự hào mà tôi chỉ thoáng qua trong bài viết ngắn này đủ để chúng ta thấy đất nước này đang ở tầm thức nào trong chuỗi giá trị của thế giới.

Bạn và tôi, tất cả chúng ta có thể biết và hiểu thực trạng đất nước ta tồi tệ đến mức chạm đáy. Nhưng tương lai nào cho Việt Nam thì chính mỗi người chúng ta phải trả lời và hành động, nếu chúng ta muốn, giá trị và sự tự hào của một đất nước Việt Nam là mãi mãi thì cần phải thay đổi.

Paulus Lê Sơn

Nguồn : VNTB, 22/01/2018

Published in Diễn đàn

Theo dõi tin tức về các phiên tòa xử các quan tham thời gian qua, đặc biệt là phiên tòa xử ông Đinh La Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm trong vụ tham ô, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), người ta nhận thấy gì.

phientoa1

Phiên tòa xử các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, ông nào cũng khóc, cũng kể lể sụt sùi, rồi nào sợ hãi phải làm "ma trong tù", khao khát được làm "ma tự do"... Ảnh TTXVN

Các quan chức Việt Nam hầu hết đều "nhũn như chi chi" trước tòa. Người thì khóc lóc, kể lề hoàn cảnh cha già vợ dại con thơ, người thì đem nhân thân gia đình có công với cách mạng, cả đời cống hiến cho cách mạng v.v… để kêu gọi lòng thương cảm của Tòa, mong Tòa xem xét. Như phiên tòa xử ông Đinh La Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh, ông nào cũng khóc, cũng kể lể sụt sùi, rồi nào sợ hãi phải làm "ma trong tù", khao khát được làm "ma tự do"...

Dư luận có những người tỏ ra thông cảm, cho rằng "hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn", có những bài báo còn nhắc đến những việc ông Thăng làm trước kia, khen ông Thăng đã nhận hết tội về mình là người đứng đầu, như thế cũng là người "tử tế", thậm chí có cả trang facebook lập nên với mục đích "Cần 10 triệu người dân xin giảm án cho ông Đinh La Thăng", kể cả trắng án ! Trang facebook này viết rất nhiều status khen ngợi, ủng hộ, bào chữa cho ông Đinh La Thăng, và hiện có hơn 107.000 người like, hơn 109, 000 người follow !

Người viết lại nhớ đến những phiên tòa xử những người yêu nước, chỉ vì nói lên sự thật về hiện tình đất nước và mong mỏi một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước, cho dân tộc mà bị khép vào tội "phản động", "tuyên truyền, chống phá nhà nước", và bị kêu án rất nặng-5, 7, 10, 12, 16 năm v.v… Trong số họ có những chàng trai cô gái còn rất trẻ vời tương lai rộng mở trước mắt, những con người đang có sự nghiệp, có chỗ đứng trong xã hội bằng chính năng lực của mình, những người phụ nữ đơn thân đang phải nuôi con nhỏ... Họ không có tài sản của chìm của nổi như các quan tham nhưng họ có có rất nhiều điều quý giá khác phải đánh đổi khi lên tiếng vì sự thật. Nhưng họ không như các quan tham khóc lóc, kể khổ... Họ ngẩng cao đầu, họ mỉm cười bình thản hoặc nói những lời đanh thép, khẳng định mình không có tội, dù một mình giữa vòng vây toàn màu áo xanh công an.

phientoa2

Phiên tòa xử những người yêu nước, họ ngẩng cao đầu, họ mỉm cười bình thản hoặc nói những lời đanh thép, khẳng định mình không có tội, dù một mình giữa vòng vây toàn màu áo xanh công an.

Những phiên tòa xử những con người yêu nước ấy mang danh nghĩa "công khai" nhưng không có mấy người thân ruột thịt của họ được phép tham dự chứ đừng nói đến bạn bè, người ủng hộ, tất cả đều bị ngăn chặn từ xa. Và báo chí, tất nhiên, hoặc lờ đi hoặc viết cùng một giọng theo đúng những gì mà "công an và nhà cầm quyền cho phép" về những con người và những bản án đó, trong khi tha hồ tường thuật tỉ mỉ, kể cả biện hộ cho các quan tham !

Có vẻ như khi phải sống quá lâu dưới một chế độ độc tài không coi luật pháp ra gì, rất nhiều người dân Việt Nam nói chung thiếu hiểu biết về luật pháp, khi bày tỏ quan điểm, thái độ trước một vụ việc gì thường chủ quan, cảm tính, đễ bị dẫn dắt bởi dư luận hoặc truyền thông. Những ai bày tỏ sự đồng cảm, thương xót đối với những quan tham như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và rất nhiều người khác, có thực sự nghĩ đến những số tiền khổng lồ mà các quan đã tham nhũng, làm thất thoát hay lãng phí ? Tiền đó không phải của đảng, của nhà nước này, cũng chẳng phải của ông Trọng hay ông Phúc mà là tiền thuế mồ hôi nước mắt của nhân dận, tiền bán tài nguyên thiên nhiên đất nước hay tiền vay nợ của nước ngoài rồi cuối cùng cũng là người dân è cổ ra gánh trả. Có thực sự nghĩ đến cái tội làm nghèo đất nước, làm cho đời sống người dân đã khốn khổ càng khốn nạn hơn vì lòng tham, vì sự bất tài, vô trách nhiệm của họ ?

So sánh với những con người yêu nước kia, họ có tội gì mà phải chịu những bản án bất công, phi lý ? Họ phá hoại gì đất nước này, họ gây hại gì cho dân tộc này ? Thương xót, đồng cảm với các quan tham hay tụng ca ông Nguyễn Phú Trọng vì "chiến dịch chống tham nhũng" (mà ai cũng biết, chỉ là những cuộc thanh trừng, tiêu diệt các phe phái chứ còn làm thế nào mà chống tham nhũng khi còn tồn tại cái mô hình thể chế đẻ ra và nuôi dưỡng nên tham nhũng này), như thế chẳng phải là quá cảm tính, thậm chí u mê hay sao ?

Người dân cảm tính, thiếu hiểu biết về luật pháp đã đành, những phát ngôn và hành xử của các quan tham chứng tỏ họ cũng chẳng hiểu biết gì về luật pháp. Ngay giữa phiên tòa mà làm như chuyện nội bộ gia đình, ông Trịnh Xuân Thanh còn xưng cháu với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và xin bác coi như con cháu trong nhà, xin bác tha thứ ! Vừa bị kết án, các ông như Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN) thì xin "được thay đổi hình thức ngăn chặn từ tạm giam sang cấm đi khỏi nơi cư trú để có cơ hội điều trị sức khỏe, có cái Tết với mẹ", ông Đinh La Thăng xin được tại ngoại, mong được ăn cái Tết cuối cùng với gia đình, ông Trịnh Xuân Thanh lại còn xin "Vợ bị cáo không biết tiếng Đức, sống bên đó nuôi 3 con rất vất vả. Bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử sau khi kết thúc vụ án cho phép bị cáo có nguyện vọng được sang Đức với gia đình để có điều kiện gần gũi, chăm sóc vợ con" v.v... ("Sáng 22/1, Hội đồng xét xử sẽ tuyên án : Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng nói lời sau cùng", Thể thao và Văn hóa).

Về nhân vật Trịnh Xuân Thanh, khi trốn sang Đức, vì muốn thoát khỏi sự truy đuổi của đảng cộng sản VN, Trịnh Xuân Thanh đã cố gắng biến vụ việc của mình thành một vụ có mang yếu tố chính trị để xin tỵ nạn chính trị tại Đức. Trịnh Xuân Thanh đã tố cáo ông Nguyễn Phú Trọng tham nhũng trong vụ Formosa, đốt thẻ đảng, liên lạc với những blogger có tiếng của phe "lề trái", tất cả nhằm xin tỵ nạn chính trị, nhưng lại bị nhà cầm quyền Việt Nam tổ chức bắt cóc giữa Berlin đem về nước. Vụ bắt cóc đã gây scandal lớn, dẫn đến sự khủng hoảng nặng nề trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Đức. Nhất là khi phía Đức đã nắm đầy đủ bằng chứng về vụ bắt cóc vi phạm pháp luật nước họ của phía VN.

Thế nhưng, thay vì sử dụng phiên tòa để lái sang tố cáo chuyện bị bắt cóc, bị ép lên truyền hình nhận tội, bị tra tấn (nếu có) thì Trịnh Xuân Thanh lại để cho phiên tòa diễn ra theo đúng "sự chỉ đạo" và mong muốn của ông Tổng bí thư và nhà cầm quyền, nghĩa là chỉ xử về tội tham nhũng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng v.v... mà bỏ qua scandal bắt cóc kia, lại còn khóc lóc, xin lỗi "bác Tổng bí thư" ! Với cái màn khóc lóc, xin lỗi như thế này thì phía Đức nếu có muốn cũng hết đường "cứu" được anh, anh Thanh ạ !

Có nhiều người tự hỏi sao các quan chức Việt hèn thế khi bị sa cơ, phải ra tòa ? Ngày xưa thời đánh Pháp đánh Mỹ, người ta có thể nói người cộng sản tàn bạo, sắt máu, cuồng tín nhưng ít ai nói họ hèn, khi lao vào chiến trường hay khi bị bắt, trước tòa và trong tù. Còn bây giờ... Hỏi tức là đã trả lời. Thời đó, ít ra những người cộng sản còn có lý tưởng, còn tin vào học thuyết Mác Lênin, chủ nghĩa xã hội, tin vảo đảng, vào tương lai của đất nước sau này khi chiến thắng v.v… Ngược lại, các quan chức, đảng viên cộng sản từ trên xuống dưới bây giờ còn mấy người thực sự có lý tưởng, thực tâm yêu nước, yêu đảng… Họ chỉ yêu tiền, yêu quyền lực, họ gắn kết với đảng, cúc cung tận tụy bảo vệ đảng, bảo vê chế độ cũng chỉ là để bảo vệ những quyền lợi, bổng lộc của họ. Người nào cũng có quá nhiều của chìm của nổi để sợ mất, có quá nhiều sai sót, sai lầm đề sợ bị khui ra, và nhất là họ quá biết các "đồng chí" của họ có thể chơi nhiều trò tàn bạo như truy tìm tận diệt cả vợ con gia đình hoặc thủ tiêu họ bằng những cái chết với lý do bệnh tật, tự sát trong thởi gian tạm giam …nên họ sợ hãi, rúm ró.

Khác xa với những người yêu nước không sợ hãi vì biết mình không có tội, không làm gì sai, vì mình ở về phe nhân dân, phe tiến bộ, thuộc về ngày mai, còn chế độ này đang ở vào những ngày hoàng hôn và chắc chắn phải bị sụp đổ như mọi chế độ độc tài khác, dù mau hay chậm.

Song Chi

Nguồn : RFA, 17/01/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Khép lại một năm 2017, cảm giác chung của đa số người dân bình thường cho tới những người có quan tâm về tình hình chính trị xã hội và thường xuyên sử dụng mạng xã hội, báo chí độc lập để chia sẻ thông tin, viết bài… về thực trạng và tương lai của Việt Nam, có lẽ vẫn là nhiều tiêu cực, bi quan hơn là tích cực, lạc quan.

dauhieu1

Giới trẻ Việt Nam thường xuyên sử dụng mạng xã hội

Đúng là nhìn chung, tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam vẫn cứ ảm đạm, không có gì sáng sủa hơn nếu không muốn nói là ngược lại. Ngoại trừ một thiểu số dư dả, đại gia, quan chức… với phần lớn người dân bình thường, đời sống ngày càng khó khăn, xăng dầu vật giá liên tục leo thang mà đồng lương, thu nhập thì không thấy tăng cho, rồi thì đủ loại thuế, phí đổ lên đầu dân, lo sống đủ qua ngày cũng đã hết hơi. Rồi thì thiên tai liên tiếp, cơn bão này vừa đi qua đã có cơn bão khác tới, rồi đất lở, mưa lũ, thủy điện xả nước khiến lũ chồng lũ… cứ mỗi đận bão lũ là vài trăm người chết, mất tích, hàng ngàn căn nhà lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, bao nhiêu hecta đất, hoa màu mất trắng, gia cầm chết sạch… Người dân đã nghèo càng thêm khó khăn chồng chất.

Giới thanh niên, dù đã tốt nghiệp đại học, thậm chí có những người có bằng Thạc sĩ… vẫn thất nghiệp đầy rẫy, phải chạy xe ôm, lái taxi, hay trở về quê cất mảnh bằng, cất luôn ước mơ đổi đời để lại cắm mặt xuống ruộng vườn phụ giúp gia đình mưu sinh.

Trong toàn xã hội thì cái xấu cái ác ngày càng gia tăng, từ trong nhà ra tới ngoài đường : trẻ em bị bạo hành, bị đánh đập bởi cha mẹ cho tới người giúp việc, có những trường hợp chỉ mới 1 tháng, 4 tháng tuổi ; trẻ bị lạm dụng tình dục, hiếp dâm bởi người thân cho tới người quen, người dưng… Những môi trường tưởng là an toàn nhất như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học, bệnh viện cho tới đồn cảnh sát… lại xảy ra đủ thứ bạo lực, ác tâm, khiến con người trở nên hung hăng, độc ác hơn : học sinh đánh nhau đổ máu, trò đánh thầy, thầy đánh trò, bác sĩ y tá xử tệ với bệnh nhân, bênh nhân hành hung lại bác sĩ, công an sử dụng bạo lực làm chết người v.v… Người ta chứng kiến một xã hội đang bị hủy hoại về mặt đạo đức và điều đó còn đáng sợ hơn những hậu quả tồi tệ khác mà một chế độ độc tài ngu dân có thể gây ra cho một quốc gia, một dân tộc.

Cuộc sống ngày càng trở nên bất an khi cái chết có thể đến từ bất từ đâu, từ bất kỳ lý do tào lao, vớ vẫn nào như tai nạn giao thông, chết do sập hố, cống, điện giựt… vào trời mưa, do tai nạn trong lao động vì sự bất cẩn, thiếu lương tâm của người khác, chết do bệnh tật, ung thư vì môi trường bị ô nhiễm, thức ăn nhiễm độc, chết do một kẻ tâm thần nhưng vẫn được phép sống bình thường giữa mọi người rồi một hôm nổi cơn điên xách dao ra chém người, chết do đang đi đường bị một nhóm giang hồ đang thanh toán nhau lỡ tay đâm trúng, do một tên cướp giựt túi, đạp ngã xe gây tai nạn, do sự vộ trách nhiệm, yếu kém về chuyên môn của một ông bác sĩ, bà y tá nào đó v.v…

Sự thiếu tinh thần trách nhiệm, thậm chí vô lương tâm, tràn lan trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề khiến sinh mạng con người trở nên mong manh hơn bao giờ hết !

Đúng là nhìn chung, bức tranh toàn cảnh của Việt Nam vẫn cứ xám xịt, những mảng xanh tích cực rất hiếm. Đó là chưa kể đến tình hình chính trị, dưới chế độ cai trị độc tài của đảng cộng sản, Việt Nam ngày càng đi ngược chiều với nhân loại tiến bộ, ngày càng thụt lùi về mặt tự do, dân chủ, văn minh. Trong năm qua hồ sơ nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam càng trở nên tệ hại khi số người bất đồng chính kiến, nhà hoạt động xã hội dân sự bị bắt nhiều hơn hẳn so với các năm trước ; những người lên tiếng tiếp tục bị nhà cầm quyền xách nhiễu, khủng bố cách này cách khác, kể cả những trò bẩn quen thuộc như đánh vào uy tín, danh dự, đánh vào con đường mưu sinh, hay sử dụng côn đồ hành hung, gây tai nạn xe cộ…

Đó là chưa kể về đối ngoại, Việt Nam ngày càng trở nên đơn độc trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi về chính trị, việc Anh rút khỏi khối EU làm khối này suy yếu hơn, Donald Trump lên làm Tổng thống Hoa Kỳ với chính sách "America first" và không hề quan tâm đến nhân quyền, kể cả bỏ lơ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho Trung Quốc ; Châu Âu rối ren với bao nhiêu chuyện và nạn khủng bố, chả ai còn quan tâm đến Việt Nam. Trong bối cảnh đó đảng cộng sản Việt Nam ngày càng bám chặt lấy Trung Quốc, hèn hạ bạc nhược hết mức trước Bắc Kinh để tồn tại khiến tương lai đất nước, dân tộc càng trở nên u ám hơn bao giờ hết.

Nhưng ngược lại, năm 2017 cũng là năm có những dấu hiệu tích cực, giống như đêm đã gần hết, chuẩn bị bình minh, hay những cơn sóng ngầm ngày càng cuồn cuộn bên dưới nay đã lộ hết lên bề mặt xã hội, chuẩn bị cho một cơn bão thay đổi phải đến.

1. Cuộc chiến "nhóm lò, đốt củi", chống tham nhũng của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày càng trở nên căng thẳng, kịch tính.

Hàng loạt quan chức, đại gia "Đỏ" phải vào tù hoặc ra trước vòng móng ngựa, hoặc đang bị "sờ gáy". Dù còn lâu mới bì được với chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" của Tập Cận Bình bên Trung Quốc do tầm vóc, uy tín và thế lực của Nguyễn Phú Trọng thua xa Tập Cận Bình, nhưng đã chạm tới hàng loạt quan chức ngân hàng, Bộ Công thương, tới cả Cựu Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam như Đinh La Thăng hay Thượng tá Công an, đại gia có máu mặt như Phan Văn Anh Vũ tức Vũ nhôm, hàng loạt thái tử đảng như Nguyễn Xuân Anh, từng là Bí thư thành ủy Đà Nẵng v.v…

Người viết bài này chưa bao giờ đặt lòng tin vào bất kỳ một cuộc chiến chống tham nhũng của bất kỳ một cá nhân nào trong bộ máy đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Bởi một điều đơn giản, không thể chống và diệt tham nhũng khi nào đảng và nhà nước cộng sản còn tồn tại, khi chính cơ chế này đã tạo điều kiện và dung dưỡng cho nạn tham nhũng, trở thành một "quốc nạn" như hiện nay. Nhưng một khi chiến dịch đánh tham nhũng (thực chất là triệt hạ các phe phái không đồng thuận để bảo vệ vị trí Tổng bí thư và phe mình của ông Nguyễn Phú Trọng) ngày càng lan rộng sẽ có nhiều kịch tính, nhiều biến cố xảt ra mà ngay chính "người đốt lò" là ông Trọng nhiều khi cũng không lường trước và kiểm sóat được.

Ở Việt Nam hay Trung Quốc cũng vậy, không một cá nhân nào có thể tham nhũng một mình mà tồn tại, ngược lại phải có phe cánh, dây mơ rễ má chẳng chịt, bắt một người sẽ lòi ra hàng chục người khác…Liệu sức của Tổng Trọng đến đâu, có đủ đi đến cùng tham vọng tiêu diệt những cựu thù như Nguyễn Tiến Dũng hay những đối thủ chính trị tương lai như Trần Đại Quang v.v.. ? Hay là những con cá to một khi biết bị sa lưới, sẽ cao chạy xa bay và ôm theo những bằng chứng có thể làm sụp đổ cả chế độ, hoặc sẽ tung đòn trả đũa khiến Tổng Trọng phải rơi đài trước khi kịp diệt cho bằng hết ?

Vì Nguyễn Phú Trọng như đã nói, không phải và không bao giờ có cái tầm, cái thế như Tập Cận Bình, nên chưa biết chiến dịch này liệu chính ông Trọng có cầm cương được đến cùng. Nhưng dù ai thắng ai thua thì nhân cuộc đấu đá này nhiều kẻ phải mất hết hay phải vào tù, và người dân Việt Nam thì cứ việc ngồi xem bọn họ diễn kịch, truy sát nhau. Có thể nói không ngoa rằng 97-99% quan chức, chính khách trong cái bộ máy đảng và nhà nước cộng sản đều là bọn ăn tàn phá hại, bọn cõng rắn cắn gà nhà, phạm đủ thứ tội với dân với nước, để bọn họ tự diệt nhau càng tốt. Mà nếu từ chiến dịch này mà nội tình đảng cộng sản nát bét dẫn đến tự sụp đổ thì càng là hồng phúc của dân tộc.

2. Những hành động phản kháng của người dân đã tiến thêm một bước.

Khép lại năm 2017, hai sự kiện làm nhà cầm quyền đau đầu nhất, lại đến từ những người dân bình thường trong xã hội : Sự kiện Đồng Tâm, khi người dân thôn Hoành (Đồng Tâm, Mỹ Đức) bắt giữ 38 cán bộ, công an, đòi đối thoại với lãnh đạo Hà Nội và chuyện thu phí BOT, trong đó nổi bật là BOT Cai Lậy, khi các tài xế phản ứng gay gắt vì cho rằng trạm thu phí đặt sai vị trí, yêu cầu di dời, dẫn đến căng thẳng, buộc trạm phải xả liên tục và cuối cùng là ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải hạ lệnh cho tạm ngưng thu phí trong hai tháng để xem xét, tính toán lại. BOT Cai Lậy chỉ là một ví dụ cho hàng loạt BOT giao thông từ Nam ra Bắc với tình trạng bóp cổ dân để thu thuế cho bằng được.

Hai sự kiện này thật sự có ý nghĩa ở chỗ đó là những hành động phản kháng ôn hòa, và bất tuân dân sự của người dân, những người thực hiện cho thấy họ biết dừng lại ở phạm vi nào để không bị khép vào tội "bạo lực, chống phá chế độ", biết sử dụng luật pháp của chính Việt Nam để chống lại nhà nước Việt Nam bằng cả lý lẽ, lập luận và hành động, họ có lẽ phải và sự ủng hộ rộng rãi của người dân cho tới báo chí "lề đảng", "lể dân". Quan trọng nhất người dân đã bước qua sự sợ hãi, dám khôn ngoan đối đầu với nhà nước. Sự tráo trở của chính quyền Hà Nội trong vụ Đồng Tâm và sắp tới, có thể của chính quyền tỉnh Bình Dương trong vụ Cai Lậy hay tại những trạm thu thuế giao thông khác, sẽ chỉ càng làm cho người dân nhận ta ai đúng ai sai mà thôi.

Kết luận, chỉ mới là những chuyện "nhỏ", nhưng nếu cứ tiếp tục xử sự theo cái kiểu không coi dân ra gì, chỉ chăm chăm đè đầu cưỡi cổ bóc lột dân, thậm chí cướp trắng đất của dân, thì rồi "tức nước vỡ bờ" thôi. Từ xưa đến nay, mọi chế độ coi dân như giẻ rách hoặc coi dân như kẻ thù, luôn tìm cách thắng dân, bao giờ cũng thảm bại.

3. "Thành tích" chà đạp nhân quyền của nhà cầm quyền trong năm 2017 cũng tăng thêm một bước.

Với con số trên dưới 30 người bị bắt và khép vào các tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự và tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 Bộ Luật hình sự. Đây là con số cao hơn hẳn so với các năm trước, và những bản án cũng nặng nề, nghiêm khắc hơn.

Chẳng hạn, bản án 7 năm tù, 3 năm quản chế, về tội "tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa" dành cho phóng viên tự do, blogger Nguyễn Văn Hóa chỉ vì dám quay phim, chụp hình và viết bài về thảm họa môi trường Formosa và lũ lụt miền Trung ; blogger Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một người mẹ đơn thân có hai con nhỏ, bị bắt từ năm 2016 nhưng năm 2017 mới đem ra xử sơ thẩm và phúc thẩm, cả hai lần đều bị kết án 10 năm tù giam với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 88 ; hay nhà hoạt động Trần Thị Nga, một người mẹ cũng có hai con nhỏ khác, cũng bị kết án 9 năm tù về tội "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Nhưng điều đáng nói là không ai sợ hãi, không ai nhận tội cả, trước tòa họ bình thản ung dung dù khi bị bắt hay đơn độc giữa phiên tòa. Người đi vào tù, trong lúc người khác hết hạn trở về, như blogger Nguyễn Ngọc Già, người khác thì lại chuẩn bị tâm thế có ngày đến lượt mình, không ai tỏ ra sợ hãi, khuất phục. Những bản án không đe dọa được họ.

4. Bộ mặt phản dân hại nước của nhà cầm quyền ngày càng lộ rõ. Và nỗi sợ hãi của nhà cầm quyền cũng ngày càng lớn.

Nếu có ai đó đặt câu hỏi với những lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam rằng điều gì làm cho họ sợ hãi nhất ? Chưa chắc họ đã dám thú nhận công khai, nhưng câu trả lời thực sự của họ sẽ là : sợ chế độ này bị sụp đổ, sợ mất chế độ. Đó là nỗi sợ lớn nhất, trải qua bao nhiêu đời lãnh đạo, quan chức Việt Nam cho tới ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và dàn lãnh đạo hiện nay.

Nguyễn Phú Trọng và dàn lãnh đạo hiện nay tối ngày nói đến nguy cơ tự "diễn biến hòa bình" trong xã hội, rồi nào "giặc nội xâm", "tham nhũng, lãng phí đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ", rồi nào "nguy cơ "khô Đoàn, nhạt Đảng, ra rời chính trị" trong thanh niên v.v…Nghĩa là chỉ chăm chăm nghĩ đến sự tồn vong của chế độ.

So sánh hai câu nói của cố tổng thống Việt NamCH Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống của một chế độ bị gọi là "tay sai bán nước" : "Đất nước còn, còn tất cả, đất nước mất, mất tất cả" và tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng "mất Đảng, mất chế độ là mất tất cả".

Đám lãnh đạo đảng cộng sản chỉ lo mất đảng, mất chế độ. Bởi vì đúng là với họ, mất đảng, mất chế độ là mất cái quyền được đè đầu cưỡi cổ nhân dân, được đứng trên cả luật pháp, muốn làm gì thì làm, mất bao nhiêu bổng lộc ăn đến đời con đời cháu không hết. Nỗi nguy mất nước, đất nước bị tụt hậu cách nước khác hàng chục, hàng trăm năm hay nỗi lo nhân dân bị đói khổ, bần cùng, chưa bao giờ là mối bận tâm của họ. Họ sẵn sàng quỵ lụy, bạc nhược trước Trung Quốc, thậm chí bây giờ nếu có phải giao cả nước này cho Tàu mà được Tàu "bảo kê" để tiếp tục tồn tại thì họ cũng làm.

Nhưng dù đã kiểm soát tư tưởng cho tới từng hành động của người dân bằng một chế độ cực kỳ hà khắc, đảng và nhà nước cộng sản vẫn không an tâm, vẫn lo sợ. Sự thật, thông tin đa chiều là nỗi ám ảnh của họ. Và internet là kẻ thù của họ.

Trong năm qua nhà nước Việt Nam đã đánh tiếng tìm cách gây khó dễ cho Google, Facebook, Youtube, Twitter, Viber… Một dự thảo về Luật An ninh mạng vô cùng phản động của Việt Nam được đưa ra vào tháng 11, mà theo dư luận là rất giống với Luật An ninh mạng của Trung Quốc, nếu được thông qua, sẽ là một bước lùi rất lớn của nhà cầm quyền về mặt nhân quyền, không chỉ tước đoạt quyền tự do ngôn luận của nhân dân, ngăn cản người Việt giao tiếp, học hỏi với thế giới, đồng thời tạo điều kiện cho các tập đoàn truyền thông của Trung Quốc như Baidu, Weido, Alibaba…nhảy vào thế chỗ, mở ra những cuộc xâm lăng mới về mặt văn hóa, truyền thông lẫn an ninh quốc gia. Đó thực sự là một sự thiệt thòi và là một nguy cơ lớn cho đất nước, dân tộc, xuất phát từ sự sợ hãi mất đảng, mất chế độ của nhà cầm quyền.

Mới đây, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 đã đưa ra thông tin "Quân đội có lực lượng 10.000 người tác chiến trên mạng" (Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh), "Hơn 10.000 người trong 'Lực lượng 47' đấu tranh trên mạng" (Tuổi Trẻ).

Việc Việt Nam bắt chước Trung Quốc, sử dụng đội ngũ Dư Luận Viên tối ngày theo dõi, ngăn chặn, đánh phá lại mọi luồng thông tin đa chiều, sự thật trên mạng là điều ai cũng biết. Nhưng con số đưa ra làm nhiều người bất ngờ !

Không ai khảo mà khai, hóa ra quân đội Việt Nam có tới 10000 người tác chiến trên mạng kia đấy. Mà tác chiến trên mạng nói cho chính xác là đánh ai, đánh lại chính những người Việt Nam đang sử dụng internet để chia sẻ thông tin đa chiều, chia sẻ những sự thật về hiện tình đất nước, góp phần khai mở dân trí cho người khác, có nghĩa là đánh lại dân. Mà tiền đâu để nuôi đội ngũ 10000 người này, thì cũng từ tiền thuế của dân chứ ở đâu ra. Lấy tiền thuế của dân để "tác chiến" chống lại dân. Còn kẻ thù thật sự đang ngày đêm ngang nhiên hoành hành trên biển Đông, rượt đuổi đánh chìm tàu ngư dân Việt Nam, đang ngày đêm ra sức xây đắp các căn cứ quân sự trên đảo, ngoài khơi để phong tỏa con đường tiến ra biển của Việt Nam, còn trên bờ thì lũng đoạn chính trị, lũng đoạn kinh tế, dủng đủ mọi âm mưu để kìm hãm, khống chế Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng phụ thuộc, lụn bại, và tiến dần đến con đường mất nước không còn xa. Với kẻ thù như vậy thì quân đội anh hùng ở đâu không hề thấy, chỉ tối ngày lo đấu với dân theo đúng chủ trương thà mất nước chứ không mất đảng, mất chế độ ?

Trích : "ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ chính trị, Thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nhận định cuộc đấu tranh trên không gian mạng là vấn đề khó khăn phức tạp không chỉ riêng ở Việt Nam.

"Người ta đặt câu hỏi là một lực lượng làm công tác tuyên giáo hùng hậu như này, chúng ta có tới 800 tờ báo cách mạng, vậy mà chúng ta lại chịu thua trên mặt trận này ? Đây thực sự là một thách thức" - ông Vượng nói".

800 tờ báo, 10000 "dư luận viên" chứ hơn nữa thì cũng thua, đơn giản ông Vượng có biết tại sao không ? Vì con đường các ông sai, mô hình thể chế chính trị của các ông sai, tính chính danh của các ông không có, lý tưởng không còn, lý luận (Mác Lê) thì đã bị bị gãy đổ từ lâu, chế độ của các ông tồn tại dựa trên sự dối trá, đàn áp và bạo lực thì làm sao mà các ông thắng nổi nhân dân và thắng nổi tương lai ?

Sự thật từ người dân bình thường cho tới các nhà hoạt động dân sự, bất đồng chính kiến ngày càng tỏ ra không sợ hãi trong lúc nhà cầm quyền có đủ mọi thứ trong tay nhưng vẫn không yên, vẫn lo sợ mất đảng, mất chế độ, là thêm một chỉ dấu tích cực cho năm 2017, trong cái nhìn của người viết bài này.

Song Chi

Nguồn : RFA, 31/12/2017 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Theo dõi những vụ bắt bớ, khởi tố các quan chức, đại gia "Đỏ" trong thời gian qua, dù vô tâm, bàng quan trước thời cuộc, trước những vấn đề nổi cộm về chính trị-xã hội của đất nước đến đâu, có lẽ đa số người dân cũng phải nhận ra những sự thật hiển nhiên và cay đắng chỉ có trong một xã hội độc tài như VN.

daigia1

Lâu đài 4 mặt tiền, 5 triệu đô trên đất thiêng của đại gia Phủ Lý

Thứ nhất, chỉ có trong một xã hội mà luật pháp không hề được tôn trọng, mà đảng đứng cao hơn luật pháp (và trên cả Hiến pháp) thì mới có chuyện các quan chức, đại gia lộng hành dễ dàng như vậy trong suốt bao nhiêu năm trước khi bị "sờ gáy". Trong khắp các lĩnh vực, ngành nghề, từ ngân hàng cho tới dầu khí, công thương, giao thông... từ trung ương tới địa phương, những tệ nạn như tham ô, hối lộ và nhận hối lộ, móc nối, lợi dụng tài sản chung để trục lợi cá nhân, những tội danh như "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" thực chất là cố tình làm sai, cố tình vi phạm pháp luật, làm thất thoát tiền bạc, tài sản của dân của nước... diễn ra đầy dẫy.

Người dân cứ đi từ cú sốc này đến cú sốc khác khi nghe đến những món quà, những khoản tiền "khủng" được các quan chức trao cho ông lớn này ông lớn kia để bôi trơn mọi việc ; những số tiền thất thoát lên tới hàng trăm triệu USD cứ như trò đùa. Mà hầu hết đều là doanh nghiệp nhà nước, là quan chức cộng sản và đại gia "đỏ", mới có cơ hội nắm những lĩnh vực, những ngành gọi là "mũi nhọn", "trọng yếu" của nền kinh tế nước nhà.

Thứ hai, cũng chỉ có quan chức cộng sản, đại gia "Đỏ" mới có cơ hội sở hữu, mua bán, kinh doanh, sang nhượng bao nhiêu lô đất vàng, đất kim cương như trong vụ án Vũ "nhôm" và các quan to quan nhỏ ở Đà Nẵng. Và thực tế là không có một tay nào có thể làm ăn hay phất lên nhanh trong một xã hội như ở Việt Nam mà không có phe cánh, hay cụm từ thường hay được sử dụng trong thời gian qua là "nhóm lợi ích".

Đại gia Vũ "nhôm" đang bị truy nã, đất đai, tài sản đang bị nhòm ngó, thanh tra. Nhưng còn bao nhiêu Đinh La Thăng, Vũ "nhôm" khác đang thao túng, phá hoại đất nước này ? Một ví dụ nhỏ, một trong những nhóm lợi ích như vậy là "nhóm Him Lam" (Him Lam Group) sở hữu rất nhiều đất đai, biệt thự, nhà hàng, khu căn hộ, khách sạn… từ Nam ra Bắc trong đó có sân golf Tân Sơn Nhứt, bảo đảm khi đụng vào cũng có khối chuyện, vì như vừa nói, ở nước này làm sao có chuyện làm ăn chân chính mà giàu nhanh và sở hữu được bao nhiêu khu đất ngon lành như vậy. Bao giờ thì Him Lam Group bị sờ gáy để trả lại sân bay Tân Sơn Nhất cho dân ? Nhưng nói thật, sân bay Tân Sơn Nhất là coi như mất luôn đất, chúng chả trả lại đâu, phải lấy cớ sân bay chật chội, quá tải để xây sân bay Long Thành, riêng chuyện đầu tư đất đai chung quanh khu sân bay mới này đã đủ để ăn thêm một mớ tiền "khủng" rồi. Tân Sơn Nhất sau này chỉ còn là sân bay nội địa, mất luôn thương hiệu một thời của một trong những sân bay hiện đại, nhộn nhịp hàng đầu khu vực và cả thế giới những năm 70…

(Báo Tuổi Trẻ từng có loạt bài kỷ niệm 100 năm sân bay Tân Sơn Nhất : Kỳ 1 : Những cánh bay đầu tiên trên bầu trời Sài Gòn, Kỳ 2 : Người phi công Việt Nam đầu tiên, Kỳ 3 : Đường băng đất đỏ, Kỳ 4 : Phi đạo 3.000m và sân bay hạng nhất, Kỳ 5 : Tân Sơn Nhất - Phi trường nhộn nhịp hàng đầu thế giới v.v…).

Cứ một đại gia, quan chức ra tòa là khai ra bao nhiêu mối quan hệ móc nối dây mơ rễ má chằng chịt, cũng chính vì vậy mà chống tham nhũng ở Việt Nam trở nên khó khăn vì bứt dây động rừng, lắm khi đụng tới cả hàng chóp bu trong Bộ Chính trị, dù đương nhiệm hay đã là "nguyên", là "cựu". Phía sau Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm, Đinh La Thăng, Vũ "nhôm", Trịnh Xuân Thanh…là những Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Bá Thanh, Hoàng Trung Hải, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng…và cả Nguyễn Phú Trọng, chẳng tay nào "sạch" trong bộ máy đảng cộng sản, trong một chế độ tạo nên và dung dưỡng cho nạn tham nhũng, phá hại này.

Từ đó thêm một sự thật đã phơi bày rõ ràng trước mắt người dân từ bao nhiêu lâu nay, chỉ có những ai cố tình mù lòa mới không thấy. Đó là không có một "cuộc cách mạng" nào mà đắt giá, vô nghĩa, làm thiệt hại cho dân cho nước nhưng lại làm lợi cho đảng và quan chức của đảng như "cuộc cách mạng" của đảng cộng sản để cướp chính quyền và kể từ đó "Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình…" Cả đất nước này, giang sơn này mà cha ông ta bao đời đổ mồi hôi, nước mắt và máu để xây dựng và bảo vệ, nay trở thành tài sản riêng của đảng cộng sản nói chung và quan chức cộng sản nói riêng. Đất đai nhà cửa, tài nguyên thiên nhiên, lãnh thổ lãnh hải cho tới 90 triệu sinh mạng dân đen, họ muốn sang nhượng, mua bán, thoái vốn, phá hại hoặc đem dâng cho giặc…thế nào là tùy ý.

Cho nên đừng hy vọng vào cuộc chiến chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng hay bất cứ cá nhân nào của đảng cộng sản. Không thể tiêu diệt được nạn tham nhũng khi nào còn chế độ độc tài độc đảng, khi quyền lực của đảng bao trùm tất cả, không bị hạn chế và kiểm soát bởi một hệ thống tam quyền phân lập cộng với sức mạnh của báo chí truyền thông độc lập và quyền tự do ngôn luận, tự do bỏ phiếu của người dân như trong một xã hội tự do, dân chủ.

Chống tham nhũng kiểu của đảng cộng sản lâu nay chỉ là phe này triệt phe kia, rồi tài sản của dân của nước đã bị thất thoát như ly nước đã đổ mười phần chỉ hốt được một, hai phần và lại chạy từ túi đám này sang túi đám khác mà thôi.

Song Chi

Nguồn : RFA, 25/12/2017 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Nhìn lại năm nay có khá nhiều người Việt thuộc "dạng đặc biệt" phải vào tù.

Thứ nhất là tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị. Thật ra chuyện bị bắt vì bất đồng chính kiến, vì dám lên tiếng trước thực trạng xã hội chính trị ở Việt Nam hay vì những hoạt động dân sự không phải là chuyện lạ gì dưới chế độ cộng sản, ngay từ những ngày đầu tiên đảng cộng sản giành được chính quyền ở miền Bắc cho tới nay. Đặc biệt là khoảng 10 năm trở lại đây, khi internet phát triển, người dân hiểu thêm được nhiều điều về lịch sử, về thực trạng đất nước và thế giới, số người lên tiếng ngày càng nhiều hơn.

tnlt1

Tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị bị bắt vì bất đồng chính kiến

Nhưng trong năm nay số người bị bắt và bị ghép vào các tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân", quy định tại điều 257, 258 của Bộ luật Hình sự ; tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88 Luật Hình sự hay tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 Bộ Luật hình sự, phải nói là nhiều hơn những năm trước.

Chỉ riêng năm nay đã có trên 25 người bị bắt, trong đó có những người thuộc thành viên của Hội anh em dân chủ, một tổ chức xã hội dân sự độc lập, như mục sư Nguyễn Trung Tôn, nhà báo tự do Trương Minh Đức, kỹ sư Phạm Văn Trội, luật sư Nguyễn Bắc Truyển, ông Nguyễn Trung Trực, bà Trần Thị Xuân…Tất cả đều bị ghép vào tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 Bộ Luật hình sự.

Trước đó, Chủ tịch hội Anh em dân chủ, luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thị Thu Hà đã bị bắt từ năm 2015 vì tội "Tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 88 Bộ Luật hình sự, cho tới nay vẫn chưa đưa ra xét xử.

Một số người bị bắt đã từng là tù nhân lương tâm như mục sư Nguyễn Trung Tôn năm 2011 từng bị kết án 2 năm tù theo điều 88 Bộ Luật hình sự Tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa ; kỹ sư Phạm Văn Trội năm 2008 từng bị bắt theo điều 88 Bộ Luật hình sự và kêu án 4 năm tù ; nhà báo tự do Trương Minh Đức từng bị bắt năm 2007 và kết án 5 năm tù giam, vì bị kết tội "Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước" theo điều 258 Bộ Luật hình sự ; luật sư Nguyễn Bắc Truyển năm 2006 từng bị bắt và kết tội "Tuyên truyền chống phá Nhà nước" với mức án 4 năm tù giam…

Các bản án trong năm nay nhìn chung khắc nghiệt hơn, như bản án 7 năm tù, 3 năm quản chế, về tội "tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa" dành cho phóng viên tự do, blogger Nguyễn Văn Hóa chỉ vì dám quay phim, chụp hình và viết bài về thảm họa môi trường Formosa và lũ lụt miền Trung ; blogger Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một người mẹ đơn thân có hai con nhỏ, bị bắt từ năm 2016 nhưng năm 2017 mới đem ra xử sơ thẩm và phúc thẩm, cả hai lần đều bị kết án 10 năm tù giam với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 88 ; hay nhà hoạt động Trần Thị Nga, một người mẹ cũng có hai con nhỏ khác, cũng bị kết án 9 năm tù về tội "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Theo nhận xét của rất nhiều người, đó là những bản án quá khắc nghiệt. Có nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ do cả tình hình trong nước lẫn bầu không khí chính trị trên thế giới đã thay đổi, bây giờ nhà cầm quyền Việt Nam biết rằng chả có nước nào, Mỹ hay phương Tây quan tâm đến hồ sơ nhân quyền của chế độ cộng sản Việt Nam nữa nên họ tha hồ đàn áp những người dám lên tiếng.

Nhưng điều đáng nói là nhà cầm quyền càng đàn áp mạnh tay thì càng ngày tinh thần cùa những người bị bắt càng vững vàng, họ đã bước qua nỗi sợ hãi, bình tĩnh trước tù đày, trước những bản án. Từ những người trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm như sinh viên Phan Kim Khánh, blogger Nguyễn Văn Hóa cho tới những người phụ nữ, người mẹ có con nhỏ như blogger Mẹ Nấm hay nhà hoạt động Trần Thị Nga. Những bức hình chụp họ trước tòa, bình thản giữa vòng vậy dày đặc công an bao quanh đã nói lên điều đó. 

Thứ hai : quan chức đua nhau vào tù. Cuộc chiến nhân danh chống tham nhũng nhưng thực chất là đấu đá, tiêu diệt các phe cánh khác, tập trung quyền lực vào tay mình của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng càng ngày càng có vẻ thuận lợi. Hàng loạt quan chức bị xộ khám, trong đó nhân vật đình đám nhất và được dư luận chú ý nhất là Đinh La Thăng, từng là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI, đại biểu Quốc hội. Đinh La Thăng là đàn em thân tín của Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước kia. Nhiều nhà bình luận chính trị cho rằng chiến dịch bắt bớ của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không dừng ở Đinh La Thăng mà mục tiêu lớn hơn, có lẽ chính là Nguyễn Tấn Dũng.

tnlt2

Hàng loạt quan chức bị xộ khám, trong đó nhân vật đình đám nhất và được dư luận chú ý nhất là Đinh La Thăng

Còn nhớ kỳ Hội nghị Trung ương 6 khóa XI năm 2012, kỷ luật không được ông Dũng, ông Trọng khi đó uất ức đến phát khóc còn ông Dũng thì cười ruồi ngạo nghễ… Thậm chí Trương Tấn Sang đường đường cũng là Chủ tịch nước mà khi nói về quyết định không kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị, chỉ dám gọi là 'đồng chí X' chứ không nêu rõ tên. Ấy vậy mà chỉ mấy năm sau, Tổng Trọng đã bứng được Ba Dũng về nhà "làm người tử tế", rồi từ từ gom quyền lực vào tay mình, từ từ triệt hạ dần dần đàn em, tay chân thân tín của Ba Dũng. Ông Trọng quyết tâm trả thù đến nỗi bất chấp hậu quả, chấp luôn cái giá phải trả là mất quan hệ với Đức và có thể cả khối EU, tổ chức bắt cóc cho bằng được Trịnh Xuân Thanh về để moi ra những tay cao hơn, đến lúc này Đinh La Thăng cũng phải xộ khám, và Ba Dũng thì đã bắt đầu thấy gió lạnh lùa sau gáy, nếu không tính được đường thì ngày gọi tên chắc cũng không còn xa…

Tất nhiên, ông Trọng chả mạnh được đến thế nếu không có sự hậu thuẫn của Bắc Kinh. Nguyễn Phú Trọng, Nông Đức Mạnh hay nhiều lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam đều là những kẻ thần phục Tàu ra mặt, chấp nhận cho Bắc Kinh điều khiển, lủng đoạn mọi chuyện từ chính trị, nội chính cho tới kinh tế, đường lối ngoại giao của Việt Nam.

Sự khác nhau của hai "dạng tù đặc biệt"

Về tội danh, quan chức dưới chế độ này thường đi tủ về tội tham nhũng, "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" còn người dân thì đi tù về tội "phản động". Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất, người cũng từng bị đi tù 2 năm, từ năm 2013-2015 vì vi phạm điều 258 Bộ Luật hình sự, từng viết : "Có loại tù làm người ta nhục nhã, nhưng có loại tù chỉ khiến họ vinh quang". Với hai loại tù trên đây, tù nào vinh, tù nào nhục, chúng ta đều rõ.

Về thái độ, quan đi tù rũ người ra như cái lá héo, chua chát, cay đắng vì ăn thì ai cũng ăn, sao chỉ có mình vào tù mà thằng A, B, C… và những tay cao hơn nữa, ăn nhiều hơn nữa X, Y… không bị. Dân đi tù thì bình tĩnh, hiên ngang.

Dân "phản động" đi tù được bao nhiêu người kính phục, chung tay hỗ trợ, giúp đỡ gia đình, người thân ở bên ngoài qua những năm tháng khó khăn. Quan chức bị tù hay bị hoạn nạn, dân chúng hầu hết hả hê, chả ai tỏ ra thương xót. Thực sự mà nói, họ có vào tù cũng không xứng với sự phá hoại mà họ đã gây ra cho đất nước này, và họ có vào tù thì số tài sản mà họ ăn cướp của dân của nước cũng khó mà lấy lại được, mười phần đã thất thoát, tẩu tán hết tám, chín phần, như bát nước đã đổ khó hốt lại. Thứ hai, đối với những ai quá hiểu nội tình của đảng cộng sản và cái cơ chế này thì đều biết rằng chuyện chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ là chuyện triệt hạ lẫn nhau giữa các phe cánh, chứ làm thế nào mà chống và diệt tham nhũng được trong một cơ chế như Việt Nam. Bắt một thì vẫn còn trăm, ngàn tay khác bên ngoài và sẽ lại có thêm nhiều tay khác nữa phất lên mà thôi, cho nên chẳng mấy ai tin hoặc hy vọng vào những chuyện đó, người ta chỉ vui vì thấy thêm một quan tham vào tù, thế thôi.

Ở một cái quốc gia mà ngày hôm qua anh có thể lên rất nhanh, vênh vang khi còn đang thuộc về phe mạnh, ngày mai anh đã có thể xộ khám, mất tất cả hay thậm chí bị đầu độc chết cách này cách khác để bịt miệng bởi chính các đồng chí của mình, hy vọng rằng các quan chức khi bị xộ khám, nằm một mình lạnh lẽo trong tù, nghĩ về những nhân tình thế thái của cuộc đời, sẽ nhận ra rõ ràng hơn bao giờ hết là khi chế độ độc tài toàn trị, đảng đứng cao hơn cả luật pháp này còn tồn tại thì đừng mong có luật pháp, có sự cộng bằng, cho dù anh là bất cứ ai. Và đến khi may mắn được ra khỏi tù, hãy đứng về phía nhân dân, góp một tay làm sụp đổ cái mô hình thể chế này.

Là một người dân thường, tôi chỉ mong sao đến một ngày đất nước thay đổi, nhân dân sẽ lôi cổ các quan chức, dù đã về hưu, đã hạ cánh an toàn ở nước ngoài, hay già lú lẫn sắp chết, vào tù vì 3 cái tội chính :

Một là, tội phản động, thực sự đúng nghĩa phản động, vì đã kéo cả đất nước, dân tộc đi vào con đường sai lầm, thụt lùi hàng chục hàng trăm năm, vì cố tình cản trở và làm lỡ bao nhiêu cơ hội của đất nước.

Hai là, tội bán nước, làm mất đất, mất đảo, biển, rước giặc vào nhà phá tan tành đất nước...

Và cuối cùng là, tội vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền, đàn áp, khủng bố nhân dân, kể cả phạm tội ác chống lại loài người suốt mấy chục năm tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam.

Đừng bảo rằng già thì tha, có những tội ác không được miễn trừ dù bất cứ lý do nào, cũng giống như với bọn phát xít hay Khơ Me Đỏ vậy.

Song Chi

Nguồn : RFA, 13/12/2017 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn