Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Rốt cuộc sau nhiều đồn đoán, số phận của ‘đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an trực tiếp phụ trách Tổng cục IV (Tổng cục Tình báo)’ đã được kết quả bởi kỳ họp 28 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào những ngày cuối tháng Bảy năm 2018.

vunhom1

Thứ trưởng Bùi Văn Thành, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc tại Việt Nam Lee Jong Kook và các đại biểu tại buổi tiếp ngày 27/08/2014. Ảnh CAND

Theo đó, Tướng công an Bùi Văn Thành ‘đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Tổng cục IV. Qua kiểm tra, đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành còn vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ Công an ; ký văn bản của Bộ Công an đề xuất bán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật ; ký một số văn bản không đúng thẩm quyền được phân công phụ trách’, và ‘vi phạm của đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành là rất nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngành Công an, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật’.

Với mức độ ‘rất nghiêm trọng’, hầu như chắc chắn Bùi Văn Thành sẽ bị cách chức thứ trưởng Bộ Công an. Trường hợp này là tương đương với trường hợp của Ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng và Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn – cũng là ‘rất nghiêm trọng’.

Tuy nhiên, thân phận của Đinh La Thăng khác hẳn với Trương Minh Tuấn : trong khi Thăng bị tống vào nhà giam và phải ra tòa với mức án tổng cộng lên đến 31 năm tù giam cùng lời tán thán mang tính triết lý sâu sắc hiếm có của một quan chức cộng sản ‘Hãy đối xử với bị cáo như một con người !’, thì Tuấn mới đây lại nhận được quyết định của Bộ Chính trị điều về làm Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương như một cách ‘tránh bão’ để từ đó có thể ‘hạ cánh an toàn’.

Còn Bùi Văn Thành liệu có được như Trương Minh Tuấn ?

Có một sự khác biệt lớn giữa Trương Minh Tuấn và Bùi Văn Thành : trong khi Tuấn từ lâu được nhiều dư luận đánh giá là ‘phe ta’, tức được Tổng bí thư Trọng ưu ái và cách nào đó được xem là ‘củi nhà’, thì Thành chỉ là ‘củi rừng’ khi chưa có bất cứ mối quan hệ gần gũi cận thần nào với Nguyễn Phú Trọng. Do vậy, tương lai của Bùi Văn Thành có thể sẽ không mấy êm ái, mà sau khi bị cách chức còn có thể dẫn đến hình thức khai trừ đảng – một tiền đề mà khó có thể hiểu khác hơn là sẽ đương nhiên bị tống vào ‘lò’ và có thể sẽ bị khởi tố bắt giam bởi chính những đồng chí đồng sự của ông ta trong Bộ Công an.

Và cũng có thêm một bất lợi lớn đối với tướng Bùi Văn Thành : trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nội dung ‘Qua kiểm tra, đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành còn vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ Công an’. Phải chăng đây chính là đường dây mối nhợ liên quan đến vụ án Vũ ‘Nhôm’ bị khởi tố vì tội danh ‘làm lộ tài liệu bí mật nhà nước’ vào tháng Mười Hai năm 2017 ?

Nếu nhìn lại, có thể nhận ra là chỉ 3 tháng sau khi Vũ ‘Nhôm’ bị bắt, Tổng cục V (tình báo) Bộ Công an đã có một mùa gặt hái thắng lợi chưa từng có : một tướng tình báo cùng họ Phan với Phan Văn Anh Vũ – ông Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Bộ Công an, đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố và tống giam về hành vi ‘Cố ý làm lộ bí mật nhà nước’ vào ngày 17/4/2018.

Cùng bị bắt với tướng Tuấn trong đợt đó là Nguyễn Hữu Bách, cán bộ Bộ Công an, cũng về hành vi ‘Cố ý làm lộ bí mật nhà nước’. Phan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Bách là hai cái tên đầu tiên trong danh sách 7 người bị bắt và câu lưu của Bộ Công an.

Cho đến nay và liên quan đến tội danh “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, đã xuất hiện ít nhất một tam giác với 3 đỉnh : Phan Hữu Tuấn – Nguyễn Hữu Bách – Phan Văn Anh Vũ.

Nếu quả thực Phan Văn Anh Vũ có tài liệu bí mật và chủ ý làm lộ tài liệu bí mật ấy, tài liệu này có thể được chỉ đạo cung cấp bởi tướng Phan Hữu Tuấn, còn cán bộ Nguyễn Hữu Bách là người trực tiếp chuyển giao tài liệu.

Nhưng cái tam giác trên rất có thể chỉ là hình dung ban đầu. Dư luận cho rằng còn một cấp cao hơn tướng Phan Hữu Tuấn, có thể ở cấp thứ trưởng Bộ Công an, đã dính dáng đến việc tuồn ra và tiết lộ tài liệu bí mật nào đó của ‘ngành’.

Giờ đây, tam giác đang biến thành tứ giác, với cái đỉnh thứ tư thuộc về tướng Bùi Văn Thành.

Vậy ‘tài liệu bí mật’ nào đã bị tiết lộ ?

Vào thời gian Phan Văn Anh Vũ bị truy nã, đã xuất hiện một luồng dư luận cho rằng Vũ có trong tay danh sách màng lưới tình báo viên cùng danh sách các công ty bình phong và công ty sân sau của ngành công an đang hoạt động ở trong và ngoài nước. Nếu bản danh sách này bị lộ ra thì đó sẽ là một chấn động không chỉ đối nội mà còn đối ngoại và mang tầm cỡ quốc tế, khiến không chỉ Tổng cục Tình báo mà cả Bộ Công an cũng “đi đứt”.

Trong khi chưa biết ‘tài liệu bí mật’ bị tiết lộ là gì, một dấu hỏi khác và quan yếu không kém cũng đang phát ra : động cơ và mục đích của việc ‘làm lộ tài liệu bí mật nhà nước’ là gì ?

Chỉ thuần túy là lợi dụng tài liệu nội bộ để làm ăn theo lối mafia, hay sử dụng tài liệu này để đấu đá và triệt hạ phe phái ? Nếu rơi vào trường hợp sau, số phận của tướng công an Bùi Văn Thành hầu như chắc chắn sẽ phải ra tòa như Đinh La Thăng.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 28/07/2018

Published in Diễn đàn

Trong lúc cơ quan Thanh tra chính phủ vẫn như giấu biến bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm, vào ngày 16/7 – tức trùng với chuyến ‘công du’ Thủ Thiêm của quan chức Nguyễn Thiện Nhân, Thành ủy Thành phố Hồ hí Minh đã ra thông báo “sẽ thành lập Tổ công tác giải quyết các trường hợp kiến nghị, khiếu nại liên quan công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thực hiện quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm tổ trưởng, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phụ trách đô thị làm tổ phó…”.

xuly1

Làm sao ‘bản lĩnh Nguyễn Thiện Nhân’ (phải) dám ‘xử’ Lê Thanh Hải ? Ảnh : Báo Mới

Đã khá rõ là bản thông báo trên đang muốn thay thế cho bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm, tức ‘khúc xương’ Thủ Thiêm quá khó gặm đã được Thủ tướng Phúc thảy cho chính quyền Thành phố Hồ hí Minh, sau những dấu hiệu không kém rõ ràng về việc ông Phúc không muốn nhúng tay trực tiếp vào vụ việc này vì sợ đụng chạm quá nhiều kẻ ‘ăn đất’, bị dân chửi và dĩ nhiên sợ bị ‘mất uy tín’, và do vậy ông Phúc muốn ‘chạy làng’.

Cũng khá rõ về việc chính quyền Thành phố Hồ hí Minh xin trung ương cho ‘xử lý nội bộ’ vụ Thủ Thiêm, và cơ chế ưu ái đặc biệt này đã được trung ương thông qua.

Nhiệm vụ có vẻ như duy nhất giờ đây của Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân là ‘thăm’ dân oan Thủ Thiêm và cố gắng thyết phục những người dân này dọn vào ở trong khu tái định cư Thủ Thiêm – chính là những khu nhà heo hút được xây tạm bợ mà không có gì bảo đảm về chất lượng công trình, thậm chí từ năm 2017 đến nay đưa ra đấu giá mà chẳng có ‘ma’ nào thèm mua.

Trong khi đó, làm thế nào để chính quyền Thành phố Hồ hí Minh vừa là ‘tội phạm’ trong vụ Thủ Thiêm lại muốn xử lý những tội phạm ‘ăn đất’ của người dân ? Làm thế nào để ‘bản lĩnh Nguyễn Thiện Nhân’ dám ‘xử’ Lê Thanh Hải và những quan chức ăn tạp khác ?

Vụ giải tỏa Thủ Thiêm lại diễn ra trong suốt chiều dài thời gian mà Lê Thanh Hải đảm nhiệm chức vụ chủ tịch Thành phố Hồ hí Minh (2001-2006) và 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ hí Minh (2006-2015).

Lê Thanh Hải lại là quan chức bị dân oan Thủ Thiêm tố cáo ghê gớm nhất về ‘cướp đất vàng’ ở Thủ Thiêm. Vào thời đó, người được xem là ‘đệ tử ruột’ của ông Hải là Tất Thành Cang là bí thư quận 2 đã có nhiều biểu hiện tiếp tay rất đắc lực cho các nhóm lợi ích để cưỡng chế đẩy đuổi dân nghèo Thủ Thiêm ra khỏi mảnh đất duy nhất của họ.

xuly2

Thủ Thiêm là một khu vực được giới bất động sản Sài Gòn xem là cực kỳ đắc địa, là khu ‘đất vàng’ chỉ cách khu trung tâm Quận Nhất có ba trăm thước bề rộng mặt sông Sài Gòn. Vào thời điểm công bố đền bù lần đầu tiên cho dân, giá đền bù chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một thước vuông đất, trong khi giá thị trường khi đó đã lên đến vài ba chục triệu đồng một thước vuông. Còn hiện thời, giá thị trường năm 2018 đã vọt đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi thước vuông đất ở Thủ Thiêm. Với mức giá đó và ứng với khoảng 140 ha đất giải tỏa lố – mà hoàn toàn có thể xem là ‘giải tỏa ăn cướp’, các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị Thủ Thiêm và giới quan chức ăn theo có thể thu lời ngay cho riêng tiền chênh lệch đất ít nhất 140 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 6 tỷ USD !

Vào ngày 15 tháng Bảy năm 2018 – thời điểm được chính phủ Việt Nam hứa hẹn sẽ công bố chính thức bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm vốn đã kéo dài suốt hai chục năm trời của nước mắt, máu và cả nhiều cái chết uất nghẹn của dân oan nơi đây, không phải hệ thống báo đảng và báo nhà nước công bố bản kết luận này, mà nội dung kết luận kiểm tra khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra chính phủ dài 17 trang lại được đăng tải trên… FB Lê Nguyễn Hương Trà.

Với bản kết luận kiểm tra khu đô thị mới Thủ Thiêm được công bố trên FB Lê Nguyễn Hương Trà vào tháng Bảy năm 2018, tình hình có vẻ không bớt đen tối hơn là bao.

Kết luận trên vẫn ghi nhận ‘thành tích’ của Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ hí Minh trong việc giải tỏa 99% ‘đất sạch’, trong khi chỉ đề cập một cách hết sức sơ sài đến diện tích giải tỏa lố 160 ha theo tố cáo của người dân Thủ Thiêm. Còn phần Kiến nghị xử lý của bản kết luận này lại hoàn toàn không nêu ra, như thể cố tình tránh né, bất kỳ cái tên nào của giới quan chức ‘ăn đất’, đặc biệt là bí thư Thành phố Hồ hí Minh thời đó là Lê Thanh Hải, bí thư quận 2 thời đó là Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua – Phó chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố Hồ hí Minh thời đó…

Việt Nam đương đại và quằn quại có quá nhiều bằng chứng về ‘kẻ phạm tội đi xử lý tội phạm’, mà dẫn chứng cập nhật nhất vào nửa đầu năm 2018 là Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao của hai tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa lại bị biến thành cái ổ của ‘công an tổ chức đánh bạc và bảo kê cho đánh bạc công nghệ cao’.

Giờ đây, mọi việc lại phải bắt đầu từ đầu theo cách chính quyền Thành phố Hồ hí Minh ‘xem xét, giải quyết các trường hợp kiến nghị, khiếu nại liên quan công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thực hiện quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm’ – như bao nhiêu lần khác trong quá khứ.

Cũng là cái thói ‘xử lý nội bộ’ và cuối cùng sẽ dẫn đến ‘đánh bùn sang ao’, khiến vụ Thủ Thiêm uất nghẹn chỉ còn cách bị nhấn chìm xuồng.

Giờ đây, hàng ngàn dân oan Thủ Thiêm không còn gì để mất lại thêm một lần nữa nhận ra rằng họ vẫn chỉ là những con tốt thí trên bàn cờ lợi ích và chính trị của các nhóm quyền lực – những kẻ coi cái chết tự treo cổ vì phẫn uất do bị cưỡng chế của dân oan chẳng đáng một bữa nhậu của chúng.

Nếu dân không phản ứng mạnh, chắc chắn sẽ chẳng có bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm nào được công bố, chưa kể việc có được công bố chăng nữa thì cũng chỉ ‘đánh bùn sang ao’ mà không xử lý bất kỳ bất công ghê gớm nào tại Thủ Thiêm.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 25/07/2018

Published in Diễn đàn

Quyết định trục xuất William Nguyễn của tòa án vào sáng ngày 20 tháng Bảy là đầy bất ngờ.

Résultat de recherche d'images pour "vụ Will Nguyễn"

Hình ảnh Will Nguyễn tại cuộc biểu tình tại Sài Gòn trước khi bị bắt. Ảnh : RFA

William Nguyễn – người thanh niên Mỹ gốc Việt đã tham dự một cách quá nhiệt tình vào cuộc biểu tình ngày 10 Tháng Sáu phản đối dự luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng tại Sài Gòn – đã bị công an bắt, và mặc dù giới Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn ra rả ‘không có việc đánh đập’, thì một video clip được loan tải rộng rãi trên mạng xã hội đã hiển thị rõ mồn một nhiều hình ảnh những kẻ mặc thường phục nhưng đậm lốt an ninh đã đánh William Nguyễn đổ máu đầu và kéo lê anh trên đường ngay trước mặt công an mặc sắc phục, trước khi tống anh vào xe bít bùng. Đoạn video này sau đó đã có mặt cả trên nhiều tờ báo lớn trên thế giới và trở thành một trong những bằng chứng sống động nhất để dư luận quốc tế hiểu lời tuyên rao ‘Việt Nam luôn bảo đảm các quyền con người’ là ngược ngạo đến thế nào.

Hy vọng tự do cho William Nguyễn thật đáng thất vọng sau chuyến công du Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mà đã không trở về Hoa Kỳ cùng với William Nguyễn, trong khi chỉ mấy tháng trước đó quan chức ngoại giao này đã có một chuyến đàm phán thành công với Bắc Triều Tiên để mang khỏi nhà tù chế độ này 3 công dân Mỹ gốc Hàn về Hoa Kỳ cùng với mình.

Sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo trở về Hoa Kỳ từ Hà Nội, người ta cũng không nghe ông hay Bộ Ngoại giao Mỹ đề cập đến triển vọng của vụ William Nguyễn. Những thông tin trong và sau chuyến đi của Mike Pompeo đều phản ánh chính phủ Mỹ dường như đã hành động một cách chậm chạp và không mấy quan tâm đến trường hợp William Nguyễn, cho dù trước đó đã được hàng chục nghị sĩ Mỹ, đặc biệt là các dân biểu liên bang Hoa Kỳ như Alan Lowenthal, Jimmy Gomez và Lou Correa yêu cầu phải can thiệp đối với William – không chỉ bảo đảm an toàn cho một công dân Mỹ mà còn thể hiển giá trị dân chủ và nhân quyền của người Mỹ từ thời George Washington. 

Xét theo lẽ trên, đã khó xảy ra một cuộc đàm phán không công bố giữa Ngoại trưởng Mike Pompeo với giới chóp bu Việt Nam về vụ William Nguyễn. Và nếu có tồn tại ý đồ lợi dụng William Nguyễn như một thứ con tin để mặc cả ‘đổi nhân quyền lấy thương mại’ mà chính thể độc đảng ở Việt Nam đã luôn luồn lách hành xử với Mỹ trong nhiều năm qua, việc Mike Pompeo trở về Mỹ mà không có William Nguyễn đã cho thấy ý đồ đó không còn giá trị trước một chính quyền Trump không thực sự chăm sóc nhân quyền nhưng cũng chẳng chịu để đối tác tương mại hay đối thủ chính trị nào qua mặt mình.

Vậy tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại đột nhiên ‘từ tâm’ và ‘mở lượng khoan hồng’ khi trục xuất William Nguyễn, dù trước đó có vẻ đã bỏ túi sẵn mức án tù ít ra vài ba năm đối với anh ?

Trong khi tác động từ Chính phủ Mỹ là quá mờ nhạt, chỉ còn một tác động quốc tế mà có thể đã gây sức ép đủ lớn đến ‘yêu cầu đối ngoại’ của chính thể Việt Nam, để thay vì chính thể này xử William Nguyễn một số năm tù thì cuối cùng đã bắt buộc phải xuống thang áp dụng hình thức trục xuất đối với anh – một chế tài hành chính chứ không phải theo luật Hình sự.

Đài VOA cho biết : “Vài giờ trước phiên tòa xét xử William Nguyễn diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh , một dân biểu liên bang Hoa Kỳ cảnh cáo rằng Việt Nam sẽ phải gánh chịu hậu quả nếu kết án tù công dân Mỹ gốc Việt này…

Từ thủ đô Washington, dân biểu Dân chủ Alan Lowenthal của tiểu bang California, lên tiếng rằng anh William ‘vô tội’ trước những cáo buộc và bày tỏ hy vọng anh Will sẽ được trả tự do trong một phiên tòa xét xử công bằng. Nghị sĩ này khuyến cáo nếu Việt Nam kết án tù anh Will Nguyễn một cách bất công thì ‘sẽ có những hậu quả nhanh chóng và dứt khoát từ Quốc hội Hoa Kỳ’…

“Quyết định đó của chính quyền Việt Nam hầu như sẽ lập tức châm ngòi cho một cuộc thảo luận nghiêm túc trong Quốc Hội Hoa Kỳ về các hậu quả tài chính, ngoại giao, và chính trị đối với Việt Nam,” Alan Lowenthal nói. “Đó sẽ là một sự tính toán sai lầm nghiêm trọng nếu chính quyền Việt Nam nghĩ rằng chúng tôi sẽ cho phép anh William sống mòn mỏi trong một nhà tù nước ngoài vì những tội danh anh chưa hề vi phạm.”…

Dân biểu Alan Lowenthal đại diện các khu vực có đông đảo cử tri gốc Việt như các thành phố Westminster, Garden Grove, Anaheim, Long Beach ở bang California. Ông Lowenthal đã lên tiếng rất nhiều về các vấn đề dân quyền của Việt Nam…”

Còn đài RFA cũng dẫn lời của Dân biểu Alan Lowenthal : “Tôi nghĩ rằng vụ việc này đã khiến Quốc hội Hoa Kỳ rất quan ngại. Tôi rất ngạc nhiên bởi vì trước đây chỉ có một nhóm nhỏ trong số chúng tôi chuyên trách về các vấn đề nhân quyền, nhưng bây giờ sau vụ bắt giữ Will cũng như nỗ lực của chúng tôi để cậu ấy được trả tự do thì một số lượng lớn thành viên trong Quốc hội đã tham gia vào vụ việc này và đã đưa sự việc lên một cấp độ khác”…

Alan Lowenthal lại chính là đồng chủ tịch của nhóm Vietnam Caucus (Nhóm làm việc về Việt Nam) trong Quốc hội Mỹ.

Một khả năng có thể đã xảy ra là chỉ đến những giờ phút cuối cùng của phiên tòa xét xử William Nguyễn, án chỉ đạo mới đột ngột thay đổi theo cách ‘trả tự do ngay tại tòa’ trước lời cảnh cáo rất cụ thể của Quốc hội Mỹ.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 20/07/2018

Published in Diễn đàn

Hoặc Bộ Công an luôn xem dư luận xã hội là ngu ngốc để muốn nói thế nào cũng được, hoặc chính bộ này thường rơi vào tâm thế ‘không nói ra thì người ta còn tưởng mình khôn…’.

thanh1

 

Trung tướng công an Bùi Văn Thành (thứ hai từ trái) được nhiều dư luận cho là sếp trực tiếp của Vũ ‘Nhôm’ (bìa phải). Ảnh : Chân trời mới Media

“Thứ trưởng Bùi Văn Thành còn rất nhiều việc khác phải làm, tham gia vào rất nhiều công việc khác của Bộ Công an. Có nhiều việc anh Thành hiện nay được giao nhưng liên quan đến bí mật Nhà nước chúng tôi không thể nói được” – Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an và được cử làm người phát ngôn của cơ quan này, trả lời báo Giao Thông, liên quan đến việc giải thích với báo chí về tại sao sao bộ này vừa phải đột ngột ‘điều chỉnh công tác của 2 thứ trưởng’ vào ngày 9/7/2018.

Trong thực tế, thật khó hình dung ‘đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành’ còn việc gì để làm sau khi toàn bộ chức trách nhiệm vụ về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ; hậu cần – kỹ thuật của viên thứ trưởng này đã được chuyển giao cho hai viên thứ trưởng khác là Thượng tướng Lê Quý Vương và Trung tướng Nguyễn Văn Sơn.

Chỉ 4 ngày sau khi ‘điều chỉnh công tác của 2 thứ trưởng’, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an đã có buổi làm việc với Tổng cục Hậu Cần – Kỹ thuật ‘về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tại phía Nam’, mà có thể hiểu là hoạt động ‘nhận bàn giao công tác’.

Thế còn “Có nhiều việc anh Thành hiện nay được giao nhưng liên quan đến bí mật Nhà nước chúng tôi không thể nói được” ?

Từ trước đến nay, Bộ Công an luôn là địa chỉ đi tiên phong trong việc sản xuất các quy định bảo mật, đồng thời luôn bảo mật cơ chế và nội dung phân công công tác trong lãnh đạo bộ này.

Gần đây, Bộ Công an càng trở nên ‘nổi tiếng’ hơn sau khi bộ này bị phát hiện đã cố tình xếp vụ ‘MobiFone mua AVG’ vào độ ‘MẬT’ mà sau đó đã bị Thanh tra chính phủ vạch trần sự sắp xếp này là vi phạm luật pháp.

Một lần nữa trong nhiều lần, người phát ngôn Bộ Công an lại khiến bộ ‘đàn áp nhân quyền’ này rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười.

Bắt đầu từ tháng Tư năm 2017, một bàn tay bí ẩn đã tung lên mạng xã hội hàng loạt văn bản đóng dấu ‘MẬT’ và kể cả ‘TUYỆT MẬT’, mang danh nghĩa Bộ Công an liên hệ với nhiều cơ quan và tổ chức, chủ yếu với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu Công ty Nova 79 của Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ ‘Nhôm’) là ‘công ty bình phong’. Dựa vào những văn bản này, Vũ ‘Nhôm’ đã tiến hành các phi vụ làm ăn mua rẻ bán đắt liên quan đến bất động sản ở Đà Nẵng, Sài Gòn và một số tỉnh thành khác. Chỉ trong một thời gian ngắn, Vũ ‘Nhôm’ đã được đồn đoán là một trong những quan chức giàu nhất Việt Nam với tài sản vừa bất động sản vừa cổ phiếu và tiền mặt có thể lên đến 50.000 tỷ đồng Việt (khoảng 2,3 tỷ USD), và đương nhiên phải chịu chung chi cho cấp trên không ít.

Theo các văn bản được công bố trên mạng xã hội, hai quan chức Bộ Công an ký tên nhiều nhất vào các văn bản của bộ này giới thiệu cho Vũ ‘Nhôm’ đi ‘quan hệ’ là Thượng tướng, thứ trưởng Trần Việt Tân và Trung tướng, thứ trưởng Bùi Văn Thành.

Cho tới nay, Bộ Công an hoàn toàn không có bất kỳ phản ứng (công khai) nào trước những văn bản được cho là của bộ này tung ra trên mạng xã hội.

Chỉ từ đầu năm 2018 đến nay, Thiếu tướng Lương Tam Quang đã bị “hố” nặng hai vụ Phan Văn Anh Vũ và Phan Văn Vĩnh.

Vào ngày 31/12/2017, mạng xã hội bất chợt dậy sóng bởi thông tin Phan Văn Anh Vũ bị cơ quan cửa khẩu Singapore tạm giữ tại cửa khẩu Singapore – Malaysia. Sau đó, báo Straits Times của Singapore cũng đăng tin một nhân vật có tên ‘Phan Van Anh Vu’ bị chặn lại tại cửa khẩu Tuas của Singapore ngày 28/12.

Đến ngày 2/1/2018, website của Cơ quan Xuất nhập cảnh Singapore (ICA) có tên miền www.ica.gov.sg đã đăng tải thông tin, Cơ quan Xuất nhập cảnh Singapore (ICA) xác nhận đã tạm giữ người có tên ‘Phan Van Anh Vu’ từ ngày 28/12 vì “vi phạm quy định Luật Xuất nhập cảnh”. Khi dó, câu chuyện về Phan Văn Anh Vũ bị bắt ở Singapore đã rất rõ.

Nhưng vào buổi sáng 3/1/2018, Thiếu tướng Lương Tam Quang – Chánh Văn phòng Bộ Công an lại cho báo chí nhà nước hay là vẫn chưa nhận được thông tin ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) đang bị tạm giữ tại Singapore.

Chỉ một ngày sau – ngày 4/1/2018, chính các nhân viên công an của Bộ Công an đã “dẫn độ” Phan Văn Anh Vũ từ Singapore về sân bay Nội Bài của Việt Nam.

Vào ngày 12/1/2018, một facebooker là Lê Nguyễn Hương Trà – được cho là khá thạo tin tức nội bộ – đã phát tin : “Gần tháng trước, trung tướng Phan Văn Vĩnh bị khám xét văn phòng, mở đầu cho nhiều lùm xùm rằng ngành công an sẽ trảm ít nhất 5 tướng của hai vụ, trong đó có Rikvip và Tip.Club”.

Nhưng cùng ngày 12/1/2018, Thiếu tướng Lương Tam Quang lại “phản ứng nhanh” khi thông tin cho báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh : “Hiện chưa có thông tin gì về việc khởi tố này. Đây là thông tin không có căn cứ, cơ sở gì”.

Sau tết nguyên đán 2018 ít ngày, cả hai viên Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa và Trung tướng Phan Văn Vĩnh đã phải tra tay vào còng.

Chưa kể một “hố” khác của Bộ Công an là vụ Trịnh Xuân Thanh : vào cuối tháng 7/2017, ít giờ đồng hồ sau khi nhà báo Huy Đức bất thần đưa tin trên facebook của ông “Trịnh Xuân Thanh về mà báo chí im ắng nhỉ !”, Bộ trưởng công an Tô Lâm lại nói như phân bua với báo chí nhà nước : “Đến giờ tôi vẫn chưa có thông tin gì” trước câu hỏi về những thông tin cho là cơ quan điều tra đã di lí Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam rồi của phóng viên Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Để chỉ một ngày sau – ngày 31 tháng Bảy năm 2017 – Trịnh Xuân Thanh dường như đã được đặc cách “đầu thú tại trực ban Bộ Công an”.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 18/07/2018

Published in Diễn đàn

Khỏi phải nói, biểu cảm cúi đầu nhận tội của Nguyễn Hải Long cũng là tâm trạng đứng tim của giới chóp bu và công an Việt Nam.

batcoc1

Nguyễn Hải Long trong phóng kính chống đạn tại Tòa án thượng thẩm Berlin. Ảnh : Tiến Bộ

Tại phiên tòa ngày 17/7/2018 của Tòa án thượng thẩm Berlin của Đức xử Nguyễn Hải Long – một nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Đức, đối diện với mức án nghiêm khắc đối với tội khai báo không trung thực và hy vọng được giảm một nửa hoặc 1/2 của mức án tù giam đến 7 năm rưỡi nếu chịu nhận tội, vào lần khai bổ sung Nguyễn Hải Long đã phải thừa nhận đã biết trước về kế hoạch bắt cóc ngay từ ngày đầu tiên được lệnh từ Đào Quốc Oai – cũng là một nghi can trong trong đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh – để tìm thuê xe.

Hãng tin BBC cho biết nội dung bản khai bổ sung viết “Việc thuê xe sang Berlin là để bắt một nhân vật rất quan trọng, nhằm đem về Việt Nam xét xử”. Nguyễn Hải Long cũng thừa nhận ông ta biết rằng người chỉ đạo chiến dịch bắt người này là tướng Đường Minh Hưng, người mà ông đã đặt phòng khách sạn hộ tại Berlin. Nguyễn Hải Long cũng khai trước tòa rằng sau khi vụ bắt người hoàn thành, ông đã tham dự một buổi tiệc “ăn mừng” ở Prague, với tướng Hưng là một trong những người có mặt và đã “uống khá say”. Phần trình bày bổ sung này của bị cáo Nguyễn Hải Long đã được bên công tố và luật sư đại diện ông Trịnh Xuân Thanh chấp nhận là “phù hợp kết quả điều tra”…

Đường Minh Hưng lại là trung tướng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh thuộc Bộ Công an Việt Nam. Vào tháng Mười Hai năm 2017, Công tố Đức đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với Đường Minh Hưng. Tin tức này đã được báo chí Đức phát đi vào giữa năm 2018, nhưng từ đó đến nay Bộ Công an và chính phủ Việt Nam vẫn hoàn toàn ‘cấm khẩu’, không có bất kỳ phản ứng nào trước động thái không khác gì ‘hạ nhục’ từ người Đức. 

Từ sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, mặc dù phía Đức đã trưng ra một số bằng chứng (nhân chứng, vật chứng) để chứng minh có sự tham gia trực tiếp của mật vụ Việt Nam vào vụ bắt cóc này, nhưng việc Nguyễn Hải Long nhận tội có thể được xem là chứng cứ sống đầu tiên của chính thủ phạm mà đã tố cáo trực tiếp về đường dây bắt cóc của Trung tướng công an Đường Minh Hưng. Trên phương diện tố tụng hình sự, chứng cứ này là đặc biệt quan trọng và có thể mở đường cho hàng loạt phanh phui tiếp theo về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trong thời gian tới. 

nhl0

Nguyễn Hải Long trong phóng kính chống đạn tại Tòa án thượng thẩm Berlin. Ảnh : Tiến Bộ

Lời thú tội của Nguyễn Hải Long tại tòa thượng thẩm Berlin vào ngày 17/7/2018 càng thúc đẩy mau hơn và mạnh hơn những quyết định tiếp tới của ngành tư pháp Đức để chế tài Việt Nam, kể cả việc phát thêm lệnh truy nã quốc tế đối với vài gương mặt quan chức cao nào đó thuộc công an Việt Nam, trong bối cảnh Hà Nội vẫn chưa có bất kỳ một động tác xin lỗi và ‘cam kết không tái phạm’ nào trước người Đức.

Vào tháng Tám năm 2017, ngay sau khi phía Đức phát hiện vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Bộ Ngoại giao Đức đã trục xuất hai quan chức ngoại giao Việt Nam trong Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, trong đó có cán bộ tình báo Nguyễn Đức Thoa – được biết như “quan chức ngoại giao” của Việt Nam tại CHLB Đức và bị nghi ngờ đã dính dáng rất sâu vào vụ bắt cóc này, đồng thời cấm Nguyễn Đức Thoa vĩnh viễn không bao giờ được trở lại Đức và có thể cả châu Âu.

Tại phiên tòa xử Nguyễn Hải Long ngày 17/7/2018, một chi tiết đáng chú ý là đại diện Đại sứ quán Việt Nam đã từ chối ra làm nhân chứng. Trước đó, Tòa Thượng thẩm Berlin đã triệu tập Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Đức là Đoàn Xuân Hưng, Tham tán Công sứ Lê Thị Thu, sĩ quan liên lạc cảnh sát Lê Thanh Hải và Bí thư Thứ nhất Lê Đức Trung – đều là những nhân vật bị nghi ngờ có dính dáng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Rất có khả năng là sau khi nhận được thông báo của Bộ Ngoại giao Đức về lệnh triệu tập của Tòa án Đức đối với 4 quan chức trên, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã vội vã ‘xin ý kiến’ Bộ Chính trị đảng nước này để vận dụng tối đa quy chế miễn trừ ngoại giao cho 4 quan chức này, tức làm sao để ‘không có nghĩa vụ phải tuân thủ trát đòi của tòa án và các cơ quan tư pháp nước sở tại, theo quy định của công pháp quốc tế’.

Thế nhưng việc 4 quan chức ngoại giao Việt Nam cố tình ‘xù’ trách nhiệm khai báo trước tòa án Đức xem ra đã khiến khối tư pháp Đức bị coi thường mà có thể sẽ phải ra những quyết định truy buộc mạnh mẽ hơn đối với Đại sứ quán Việt Nam tại quốc gia này.

Một khả năng có thể xảy ra là sau việc 4 quan chức ngoại giao Việt Nam ‘trốn’ hiện diện tại phiên tòa xử Nguyễn Hải Long, Tòa Thượng thẩm Berlin sẽ gây sức ép đủ mạnh để Bộ Ngoại giao Đức phải trục xuất Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Đoàn Xuân Hưng khỏi nước Đức, tương tự thân phận cán bộ tình báo Nguyễn Đức Thoa vào năm 2017.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 19/07/2018

Published in Diễn đàn

Trong một động thái hiếm có, vào ngày 9/7/2018 Bộ Công an đã đột ngột công khai việc ‘điều chỉnh công tác của 2 thứ trưởng’, trong đó đáng chú ý là phần việc bổ sung của 2 thứ trưởng này liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy và hậu cần kỹ thuật.

congan1

Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, đặc trách công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Theo quyết định trên, "Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, ngoài việc giúp bộ trưởng chỉ đạo công tác như hiện nay còn giúp bộ trưởng chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ; trực tiếp phụ trách Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

congan2

Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, đặc trách công tác hậu cần – kỹ thuật, công tác cơ yếu

Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, ngoài việc giúp bộ trưởng chỉ đạo công tác như hiện nay còn giúp bộ trưởng chỉ đạo công tác hậu cần – kỹ thuật, công tác cơ yếu ; trực tiếp phụ trách Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật ; Cục Cơ yếu".

Động thái công khai trên được xem là hiếm hoi bởi từ trước đến nay, Bộ Công an luôn là địa chỉ đi tiên phong trong việc sản xuất các quy định bảo mật, đồng thời luôn bảo mật cơ chế và nội dung phân công công tác trong lãnh đạo bộ này.

Gần đây, Bộ Công an càng trở nên ‘nổi tiếng’ hơn sau khi bộ này bị phát hiện đã xếp vụ ‘MobiFone mua AVG’ vào độ ‘MẬT’ mà sau đó đã bị Thanh tra chính phủ vạch trần sự sắp xếp này là vi phạm luật pháp.

Vậy vì sao quyết định điều chỉnh nhiệm vụ của hai thứ trưởng Lê Quý Vương và Nguyễn Văn Sơn lại là ‘bất thường’ ?

Cần chú ý, trước thời điểm ngày 9/7 khi ban hành quyết định điều chỉnh trên, các lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ; hậu cần – kỹ thuật được phân công cho Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Bùi Văn Thành phụ trách.

Trung tướng Bùi Văn Thành lại là nhân vật trở nên ‘nổi tiếng’ trong thời gian gần đây do liên đới vụ… Vũ ‘Nhôm’.

au vụ Ủy ban Kiểm tra trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo kỷ luật hai tướng Phương Minh Hòa và Nguyễn Văn Thanh của quân đội vào cuối tháng Sáu năm 2018, từ đó đến nay đã xuất hiện nhiều đồn đoán rằng sẽ có một viên tướng hai sao của Bộ Công an bị cho vào "lò" vì liên đới trực tiếp trách nhiệm vụ Vũ ‘Nhôm’.

Bắt đầu từ tháng Tư năm 2017, một bàn tay bí ẩn đã tung lên mạng xã hội hàng loạt văn bản đóng dấu ‘MẬT’ và kể cả ‘TUYỆT MẬT’, mang danh nghĩa Bộ Công an liên hệ với nhiều cơ quan và tổ chức, chủ yếu với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu Công ty Nova 79 của Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ ‘Nhôm’) là ‘công ty bình phong’. Dựa vào những văn bản này, Vũ ‘Nhôm’ đã tiến hành các phi vụ làm ăn mua rẻ bán đắt liên quan đến bất động sản ở Đà Nẵng, Sài Gòn và một số tỉnh thành khác. Chỉ trong một thời gian ngắn, Vũ ‘Nhôm’ đã được đồn đoán là một trong những quan chức giàu nhất Việt Nam với tài sản vừa bất động sản vừa cổ phiếu và tiền mặt có thể lên đến 50.000 tỷ đồng Việt (khoảng 2,3 tỷ USD), và đương nhiên phải chịu chung chi cho cấp trên không ít.

Theo các văn bản được công bố trên mạng xã hội, hai quan chức Bộ Công an ký tên nhiều nhất vào các văn bản của bộ này giới thiệu cho Vũ ‘Nhôm’ đi ‘quan hệ’ là Thượng tướng, thứ trưởng Trần Việt Tân và Trung tướng, thứ trưởng Bùi Văn Thành.

congan3

Trung tướng công an Bùi Văn Thành (thứ hai từ trái) được nhiều dư luận cho là sếp trực tiếp của Vũ ‘Nhôm’ (bìa phải). Ảnh : Chân trời mới Media

Cho tới nay, Bộ Công an hoàn toàn không có bất kỳ phản ứng (công khai) nào trước những văn bản được cho là của bộ này tung ra trên mạng xã hội.

Vào cuối tuần trước, đã có tin trong dư luận cho biết ‘Bộ Chính trị sắp họp về vụ Vũ ‘Nhôm’, sẽ có ít nhất một tướng công an bị bắt’. Chưa biết tin tức ngoài lề này có cơ sở đến đâu, chỉ biết rằng khi ‘bỗng dưng’ xuất hiện quyết định điều chỉnh nhiệm vụ 2 thứ trưởng của Bộ Công an vào ngày 9/7/2018, nhiều người lập tức cho rằng đó không hoàn toàn là một quyết định ngẫu nhiên và cũng chẳng phải do thiện chí của Bộ Công an muốn ‘minh bạch hóa’, mà chẳng qua ‘gặp thời thế, thế thời phải thế’.

Cần nhắc lại, vụ kỷ luật Thượng tướng Phương Minh Hòa và Trung tướng Nguyễn Văn Thanh là sự kiện "đốt lò" thứ hai, sau vụ Út trọc, trong chiến dịch "làm sạch quân đội" của Nguyễn Phú Trọng.

Rất có thể, ý đồ và nước cờ tiếp theo của Nguyễn Phú Trọng là thi hành kỷ luật tướng quân đội để "đốt" tiếp tướng công an.

Cũng có thể, Nguyễn Phú Trọng đang muốn chứng tỏ rằng tướng quân đội mà còn bị tống vào "lò" thì các loại tướng lĩnh tham nhũng ở Bộ Công an càng chẳng có lý do gì để thoát tội.

Trong bốn tháng đầu năm 2018, đã có hai viên tướng công an bị khởi tố và tống giam là Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa – cục trưởng Cục Phòng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao của Bộ Công An, và Trung tướng Phan Văn Vĩnh – cựu tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát, từng một thời là cấp trên trực tiếp của Nguyễn Thanh Hóa. Vụ án này không những liên đới trực tiếp đến câu chuyện "công an bảo kê đường dây đánh bạc công nghệ cao," mà vào thời gian đó còn có thông tin cho biết máy chủ của đường dây này "nằm sát Bộ Công an."

Khác với Thượng tướng Trần Việt Tân đã nghỉ hưu, Trung tướng Bùi Văn Thành vẫn là quan chức còn đương chức.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 10/07/2018

Published in Diễn đàn

Phần 1

Ngày 30/6/2018, trong lúc tham dự một diễn đàn với Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Berlin ở Đức, Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức là Nguyễn Hữu Tráng đã gây bất ngờ lớn khi trả lời không quá chung chung đối với câu hỏi của phóng viên Lê Trung Khoa từ Thoibao.de – một trang tin điện tử của cộng đồng người Việt ở Cộng hòa liên bang Đức.

txt1

Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức Nguyễn Hữu Tráng (giữa) Ảnh : NguoiViet.de

Hỏi : Tôi là Trung Khoa, bên Thoibao.de, nhân dịp hôm nay có Đại sứ Nguyễn Hữu Tráng đến có một câu hỏi liên quan nhiều đến quan hệ Việt – Đức, đó là vụ án Trịnh Xuân Thanh, nơi mà hiện nay Tòa Thượng thẩm tại Berlin vẫn đang xét xử, vậy Đại sứ có thể cho biết phía Việt Nam đang có hướng nào để giải quyết vấn đề này ?

Trả lời : Cảm ơn anh Khoa, anh Khoa là người cung cấp nhiều nhất thông tin về vụ này cho cộng đồng, tôi nhiều khi phải xem chỗ anh Khoa có thông tin gì hay, chắc là thành ra anh Khoa sẽ biết nhiều hơn tôi.

Về tổng thể mà nói tôi nghĩ rằng có nhiều việc rất là đáng tiếc xẩy ra và việc đó không nằm trong chủ trương, mong muốn của các nhà nước hay của bất kỳ ai cả .

Nó xẩy ra như thế là nó xẩy ra, và bây giờ tôi có thể nói với các anh các chị là Chính phủ hai nước từ cuối năm ngoái, từ cuối tháng 12 năm ngoái (2017) đã có thỏa thuận lộ trình để xử lý vấn đề này, để đưa quan hệ hai nước trở lại bình thường.

Về cơ bản cho đến nay cả hai bên đều trao đổi rất thẳng thắn với nhau, phía Việt Nam cũng đáp ứng một số yêu cầu của Đức nêu ra, đặc biệt trong thỏa thuận tháng 12 năm ngoái (2017) với Đức đã có thỏa thuận không công khai, không nói công khai về câu chuyện này nữa.

Cho nên tôi với tư cách là người có hàm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng không thể nói công khai những gì chúng ta đã làm, phía Đức đã làm, hay là phía Đức nói gì với Việt Nam, Việt Nam nói gì với họ, cái đó đã nằm trong thỏa thuận giữa hai Bộ Trưởng ngoại giao từ tháng 12 năm ngoái (2017).

Các anh các chị có thể tin tưởng rằng câu chuyện đó cả phía Việt Nam và cả phía Đức đều nghiêm túc và cùng trao đổi với nhau một cách thẳng thắn nhất để có thể sớm kêt thúc chuyện đó" (1).

Đây là lần đầu tiên một quan chức Việt Nam đã xuất hiện trong một diễn đàn công khai để ‘giải trình’ về chuyên án gây chấn động Châu Âu này.

Không chỉ chấp nhận trả lời về vụ Trịnh Xuân Thanh, đây cũng là lần đầu tiên một quan chức bậc trung của ngành ngoại giao Việt Nam chịu trả lời phỏng vấn của Thoibao.de với thái độ rất… vui vẻ.

Thoibao.de lại là trang báo đầu tiên đưa tin về vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ xảy ra vào cuối tháng Bảy năm 2017 ngay tại Berlin, kéo theo mối quan tâm đặc biệt ngay sau đó của các cơ quan cảnh sát và cả an ninh Đức, cùng nhiều tờ báo Đức như Taz, Frankfurt… và báo chí các nước khác.

Bằng vào thành tích trên, Thoibao.de đã bị chính thể độc đảng ở Việt Nam liệt vào dạng ‘phản động’ nhất, bị giới dư luận viên của đảng và công an công kích và chửi bới thậm tệ trong vô số lần. Cho tới nay, Thoibao.de là một trong những trang báo ‘phản động’ khó truy cập nhất ở việt Nam do hàng rào bức tường lửa được công an dựng lên.

Một năm sau khi cuộc khủng hoảng Đức – Việt nổ ra từ vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, trong bối cảnh chính quyền Việt Nam bị Chính phủ Đức và sau đó là hầu hết các tờ báo quốc tế quan tâm đến vụ Trịnh Xuân Thanh cáo buộc rằng Thanh đã bị bắt cóc chứ không phải ‘tự nguyện về Việt Nam đầu thú’ mà sau đó đã phải nhận đến hai cái án chung thân, hiện tượng rất đỗi lạ lùng là cho Hà Nội lại không hề phản ứng quyết liệt theo cách ‘đập tan những luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động’, hoặc theo cái cách mà họ hay ‘nhảy dựng lên’ để phản ứng với các báo cáo của Hoa Kỳ và những tổ chức nhân quyền quốc tế về việc Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng, mà cho đến nay vẫn tuyệt đối ‘cấm khẩu’ trong tất cả các kênh ngoại giao, tuyên giáo và báo chí nhà nước.

Thông thường, hành động của một quốc gia nhằm trả đũa quốc gia khác trục xuất nhân viên ngoại giao của mình là trục xuất lại nhân viên của quốc gia đối phương. Nhưng kể từ tháng Tám năm 2017 khi Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và trục xuất ít nhất hai nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, cho tới nay phía Việt Nam vẫn chỉ một mực ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ nhưng lại chẳng dám có bất kỳ phản ứng công khai hay trục xuất trả đũa nào đối với các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.

Không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, Nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017, và một tháng sau đó đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức.

*****************

Phần 2

Vì sao Việt Nam ‘cấm khẩu’ trước Đức ?

Trong buổi họp báo thường kỳ diễn ra ở Hà Nội vào ngày 3/8/2017, một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối hành động mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuy "lấy làm tiếc", nhưng đã không có lấy một câu hay từ ngữ nào phủ nhận cáo buộc của phía Đức về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

txt2

Cho tới nay phía Việt Nam vẫn chỉ một mực ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ nhưng lại chẳng dám có bất kỳ phản ứng công khai hay trục xuất trả đũa nào đối với các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội. Ảnh : VOA

Vào tháng Năm năm 2018, trước áp lực quyết liệt của Bộ Ngoại giao Slovakia về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong’, Đại sứ Việt Nam tại Slovakia là Dương Trọng Minh, chứ không phải là Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã buộc phải lên tiếng ‘Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt ở Slovakia’, nhưng lại không hề thanh minh cho việc ‘Việt Nam không bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’.

Cần nhắc lại, trong cuộc gặp ngày 2/5/2018 giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Slovakia Pellegrini tại dinh Thủ tướng ở Berlin, ông Pellegrini đã phải đối mặt với một câu hỏi khó chịu từ phía Đức : Chính phủ Slovakia đã đóng vai trò gì trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đưa về nước hồi mùa hè năm ngoái ?

Theo truyền thông Đức, vào ngày 26/7/2017 – tức 3 ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc – Bộ trưởng Công an Việt Nam, tướng Tô Lâm đã đến thăm Slovakia và có cuộc làm việc ngắn với Bộ trưởng Nội vụ nước này. Cũng theo báo chí Đức, trong đoàn của ông Tô Lâm có những nghi phạm đã tham gia vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Sau đó phía Việt Nam đã mượn Slovakia một chiếc máy bay để di chuyển. Truyền thông Đức cho rằng rất có thể Trịnh Xuân Thanh đã ở trên chiếc máy bay đó.

Nhưng cho tới nay, vẫn tuyệt nhiên vẫn không thấy Bộ trưởng công an Tô Lâm hiện ra để ‘phản bác những luận điệu sai trái’ mới đây của phía Slovakia và Đức về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong’. Hiện tượng quá trống vắng này càng khiến dư luận quốc tế tin rằng đã có một mối liên đới nào đấy giữa tướng Tô Lâm và Trịnh Xuân Thanh trong vùng lãnh thổ Slovakia.

Thông thường, hành động của một quốc gia nhằm trả đũa quốc gia khác trục xuất nhân viên ngoại giao của mình là trục xuất lại nhân viên của quốc gia đối phương. Nhưng kể từ tháng Tám năm 2017 khi Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và trục xuất ít nhất hai nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, cho tới nay phía Việt Nam vẫn chỉ một mực ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ nhưng lại chẳng dám có bất kỳ phản ứng công khai hay trục xuất trả đũa nào đối với các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.

Không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, Nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017, và một tháng sau đó đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức.

Lần đầu tiên thừa nhận bắt cóc ?

Cách nói ‘phía Việt Nam cũng đáp ứng một số yêu cầu của Đức nêu ra’ của Tham tán công sứ Nguyễn Hữu Tráng trong nội dung trả lời với Thoibao.de đã dẫn tới một suy luận trong người nghe : nếu quả thực giới chóp bu Việt Nam không chỉ đạo mật vụ nước này thực hiện chiến dịch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, tại sao Việt Nam lại phải đáp ứng một số yêu cầu của Đức nêu ra ? Tại sao trước động thái Đức thẳng tay hạ cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam theo cái cách mà chỉ có thể hiểu rằng ‘bản lĩnh Việt Nam’ bị sỉ nhục như tát vào mặt, giới chóp bu và Bộ Ngoại giao Việt Nam lại không dám có bất kỳ phản ứng (công khai) nào ?

Khó có thể hiểu khác hơn, cách trả lời trên của Tham tán công sứ Nguyễn Hữu Tráng giống như lần đầu tiên Việt Nam gián tiếp thừa nhận vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’.

Vậy còn nội dung trả lời ‘từ cuối tháng 12 năm ngoái ( 2017) đã có thỏa thuận lộ trình để xử lý vấn đề này, để đưa quan hệ hai nước trở lại bình thường’ của ông Nguyễn Hữu Tráng cho thấy điều gì ?

Cần điểm lại dĩ vãng gần

Vào tháng Mười Một năm 2017, một nguồn tin không muốn nêu tên trong Bộ Ngoại giao Đức trả lời VOA tiếng Việt rằng chính quyền Berlin "hiện vẫn trao đổi với chính phủ Việt Nam" về vụ ông Thanh. Khi được hỏi phía Hà Nội đã hồi đáp như thế nào trước các đề nghị Berlin đưa ra hồi tháng Chín, trong đó có yêu cầu Việt Nam xin lỗi và cam kết không lặp lại việc vi phạm pháp luật của Đức, nguồn tin ngoại giao này nói : "Việt Nam biết cần phải làm gì để sửa chữa thiệt hại đã gây ra và để từng bước đưa mối bang giao song phương trở lại quan hệ đối tác chiến lược"…

Kể từ tháng Mười năm 2017 khi tạo nên cơn động đất khi đột ngột tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, đó là lần đầu tiên người Đức – dù chỉ là gián tiếp mà chưa có một thông báo chính thức nào – hé ra ý có thể phục hồi mối quan hệ này, do đó cũng mang lại một tia hy vọng cho giới chóp bu Việt Nam bị cáo buộc đã dùng lực lượng mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào cuối tháng 7/2017.

Cũng khi đó đã phát ra một tín hiệu mơ hồ về một khả năng : nhằm vớt vát thể diện trước người Đức, phục hồi quan hệ đối tác chiến lược với nước này và quan trọng không kém là nhằm vận động quốc hội ở các nước Châu Âu bỏ phiếu thông qua EVFTA, Tổng bí thư Trọng đã tìm cách "cam kết" trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức sau khi hoàn thành mục tiêu xử có án nặng đối với Thanh như một ý nghĩa ‘rửa mặt’.

Tuy nhiên, sau đó đã chẳng có thêm tín hiệu nào mới. Trong khi những cuộc đàm phán Đức – Việt vẫn giậm chân tại chỗ, Trịnh Xuân Thanh đã phải nhận hai án chung thân mà chẳng có hy vọng gì được ‘đoàn tụ với gia đình’ theo nguyện vọng của đại gia tham nhũng này.

Thậm chí vào tháng Mười Hai năm 2017, kết cục đàm phán Đức – Việt đã bế tắc đến mức cơ quan công tố Đức đã phải phát lệnh truy nã toàn Châu Âu đối với một nhân vật đặc biệt mà cơ quan cảnh sát Đức đã có cả hình ảnh chứng minh người này phụ trách chiến dịch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin : Trung tướng Đường Minh Hưng – Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh thuộc Bộ Công an Việt Nam.

**********************

Phần 3

Vì sao Trịnh Xuân Thanh vẫn… chơi golf ở Đức ?

Vào năm 2018, thách thức đối ngoại mà đảng cầm quyền của Nguyễn Phú Trọng phải đối mặt còn khó khăn hơn so với năm 2017. Nếu không chịu nhượng bộ trong việc ‘trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’, ông Trọng có thể sẽ phải nhận thêm hậu quả về một cuộc khủng hoảng ngoại giao lan rộng giữa các nước Châu Âu với Việt Nam, không những tuyệt vọng về EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt nam- EU) mà còn có thể tuyệt giao về quan hệ ngoại giao, để khi đó số phận của chính thể độc đảng ở Việt Nam sẽ biến thành… Bắc Triều Tiên.

txt3

Sau vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" đến nay, phần lớn trong số 28 nước Châu Âu đã dừng kế hoạch xem xét thông qua EVFTA. Ảnh : VOA Vietnamese

Cũng bởi thế, vào tháng Năm năm 2018 đã xuất hiện một số suy đoán cho rằng để xử lý khủng hoảng đối ngoại trên, ông Trọng đã chỉ đạo các cơ quan tư pháp ‘vận động Trịnh Xuân Thanh rút đơn kháng cáo’ ngay trước phiên xử phúc thẩm Trịnh Xuân Thanh, mà theo đó sau khi ông Thanh đã ‘yên tâm ở tù chung thân’, phía Việt Nam sẽ đàm phán với Đức để âm thầm trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức theo hình thức ‘áp dụng luật đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước’.

Luồng suy đoán trên cũng nêu ra cơ sở là với các nhà lãnh đạo Việt Nam, sau khi đã xử Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt ‘ông anh’ của Trịnh Xuân Thanh là Đinh La Thăng, đã phần nào đáp ứng nguyện vọng "trừng trị những kẻ tham nhũng" trong một bộ phận dân chúng, cũng thể hiện được uy quyền "đốt lò" của mình. Con bài Trịnh Xuân Thanh đã hết hạn sử dụng, không nên là vật cản cho quan hệ hai nước Việt – Đức, đặc biệt quan hệ Việt Nam – EU. Hiệp định thương mai tự do Việt nam – EU phải được ký kết sớm, và cần giải toả con bài Trịnh Xuân Thanh càng sớm càng tốt.

txt4

Trịnh Xuân Thanh quan chức tham nhũng nhưng được ‘ăn theo’ nhân quyền Ảnh : Youtube

Như vậy, chỉ cần Chính phủ đề nghị, với lý do cần đáp ứng yêu cầu của nước Đức để sớm ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, Chủ tịch nước sẽ ra lệnh đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với Trịnh Xuân Thanh. Bù lại, Trịnh Xuân Thanh cũng phải "xuống nước" rút kháng cáo kêu oan và chấp nhận mất một số tài sản khủng đứng tên con trai để thi hành án…

Tuy nhiên, đó chỉ là một suy đoán và mang tính giả thiết nhiều hơn. Trong thực tế, Hà Nội khá thường nuốt lời với quốc tế về vấn đề cải thiện nhân quyền, và càng chẳng có gì chắc chắn trong lời hứa của chính quyền này với đối tượng quan chức tham nhũng phải đi tù. Toàn bộ vụ Trịnh Xuân Thanh với kết quả đàm phán Đức – Việt gần như bế tắc cho tới tháng Năm năm 2018 là một minh chứng quá rõ để khiến giới chính khách Châu Âu hiểu thế nào là ‘lời hứa Việt Nam’.

Đến đầu tháng Sáu năm 2018 thì sự việc trở nên rõ hơn nhiều. Tờ Nhật báo Frankfurt Phổ thông (Frankfurter Allgemeine Zeitung – FAZ) của Đức cho biết Trịnh Xuân Thanh sẽ được trả tự do "trong thời gian tới đây". Dựa trên nhiều nguồn tin, tờ nhật báo này nói rằng chính phủ Hà Hội đã cam kết với nước Đức sẽ cho phép Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh sang nước Cộng Hòa Liên bang Đức sau khi vụ xét xử một người giúp đỡ bắt cóc ở Berlin đi đến kết thúc.

Cũng theo thông tin của nhật báo này, một phần của sự nhượng bộ từ phía Việt Nam cũng là việc trả tự do cho luật sư Nguyễn Văn Đài.

Với những vụ trả tự do như thế, Hà Nội hy vọng sẽ cải thiện được quan hệ kinh tế với nước Đức và EU, báo FAZ tường thuật. Đại diện EU cũng nói với Hà Nội rằng việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam vào đầu năm 2019 sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận của Đức trong Hội đồng Châu Âu. Thuộc vào trong số những nhượng bộ về ngoại giao của Việt Nam cũng là việc cải thiện những điều kiện giam giữ cho các tù nhân chính trị khác.

Từ giữa năm 2016, bàn cờ đối thoại và đàm phán về nhân quyền đã dần chuyển từ tay người Mỹ sang Liên minh Châu Âu. Còn sau vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, có vẻ như người Đức duy lý, rất nguyên tắc và theo phương châm cứng rắn đang cầm chịch và cầm đằng chuôi trong phần lớn hoạt động và nội dung đàm phán nhân quyền, thậm chí đàm phán chi tiết ‘một đổi một’ với giới con buôn Hà Nội.

Có thể cho rằng nếu yêu cầu kiêm điều kiện của Đức về việc phải thả Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà không được thỏa mãn, với tư cách là đầu tàu kinh tế và cũng là một trong những đầu tàu chính trị trong khối EU, Đức sẽ thẳng tay phủ quyết EVFTA và còn thể đưa vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ theo hướng quốc tế hóa và tạo ra thế triệt buộc đối với chính thể và một số quan chức cao cấp của Việt Nam.

Hai cái tên – một Trịnh Xuân Thanh quan chức tham nhũng nhưng được ‘ăn theo’ nhân quyền, và một Nguyễn Văn Đài nhà hoạt động nhân quyền – rõ ràng là những bằng chứng đầu tiên cho thấy chính thể độc trị ở Việt Nam bắt đầu phải nhượng bộ Chính phủ Đức nói riêng và EU nói chung về pháp quyền và nhân quyền.

Trước khi bị bắt cóc tại Berlin, Trịnh Xuân Thanh đã có một trải nghiệm ung dung nhàn nhã của giới thượng lưu : với một số ngoại tệ lớn đã tích góp được gửi trong ngân hàng Đức, hàng ngày ông ta rong chơi các nơi, uống bia và đánh golf cùng với vài người bạn Việt. Chỉ là nếu không dính dáng với cô bồ cũ, Thanh sẽ không tạo ra gót chân Asin khiến các mật vụ chuyên ngành bắt cóc của Việt Nam lần ra dấu vết và tóm gọn cả cặp.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 05/07/2018

(1) https://thoibao.de/vu-trinh-xuan-thanh-lan-dau-tien-phia-viet-nam-xac-nhan-da-co-thoa-thuan-tu-cuoi-thang-12-2017

Published in Diễn đàn

Phần 1

Ngày 30/6/2018, trong lúc tham dự một diễn đàn với Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Berlin ở Đức, Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức là Nguyễn Hữu Tráng đã gây bất ngờ lớn khi trả lời không quá chung chung đối với câu hỏi của phóng viên Lê Trung Khoa từ Thoibao.de – một trang tin điện tử của cộng đồng người Việt ở Cộng hòa liên bang Đức

Hỏi : Tôi là Trung Khoa, bên Thoibao.de, nhân dịp hôm nay có Đại sứ Nguyễn Hữu Tráng đến có một câu hỏi liên quan nhiều đến quan hệ Việt – Đức, đó là vụ án Trịnh Xuân Thanh, nơi mà hiện nay Tòa Thượng thẩm tại Berlin vẫn đang xét xử, vậy Đại sứ có thể cho biết phía Việt Nam đang có hướng nào để giải quyết vấn đề này ?

Trả lời : Cảm ơn anh Khoa, anh Khoa là người cung cấp nhiều nhất thông tin về vụ này cho cộng đồng, tôi nhiều khi phải xem chỗ anh Khoa có thông tin gì hay, chắc là thành ra anh Khoa sẽ biết nhiều hơn tôi.

Về tổng thể mà nói tôi nghĩ rằng có nhiều việc rất là đáng tiếc xẩy ra và việc đó không nằm trong chủ trương, mong muốn của các nhà nước hay của bất kỳ ai cả .

Nó xẩy ra như thế là nó xẩy ra, và bây giờ tôi có thể nói với các anh các chị là Chính phủ hai nước từ cuối năm ngoái, từ cuối tháng 12 năm ngoái (2017) đã có thỏa thuận lộ trình để xử lý vấn đề này, để đưa quan hệ hai nước trở lại bình thường.

Về cơ bản cho đến nay cả hai bên đều trao đổi rất thẳng thắn với nhau, phía Việt Nam cũng đáp ứng một số yêu cầu của Đức nêu ra, đặc biệt trong thỏa thuận tháng 12 năm ngoái (2017) với Đức đã có thỏa thuận không công khai, không nói công khai về câu chuyện này nữa.

Cho nên tôi với tư cách là người có hàm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng không thể nói công khai những gì chúng ta đã làm, phía Đức đã làm, hay là phía Đức nói gì với Việt Nam, Việt Nam nói gì với họ, cái đó đã nằm trong thỏa thuận giữa hai Bộ Trưởng ngoại giao từ tháng 12 năm ngoái (2017).

Các anh các chị có thể tin tưởng rằng câu chuyện đó cả phía Việt Nam và cả phía Đức đều nghiêm túc và cùng trao đổi với nhau một cách thẳng thắn nhất để có thể sớm kêt thúc chuyện đó" (1).

batcoc1

Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức Nguyễn Hữu Tráng (giữa) Ảnh : NguoiViet.de

Đây là lần đầu tiên một quan chức Việt Nam đã xuất hiện trong một diễn đàn công khai để ‘giải trình’ về chuyên án gây chấn động Châu Âu này.

Không chỉ chấp nhận trả lời về vụ Trịnh Xuân Thanh, đây cũng là lần đầu tiên một quan chức bậc trung của ngành ngoại giao Việt Nam chịu trả lời phỏng vấn của Thoibao.de với thái độ rất… vui vẻ.

Thoibao.de lại là trang báo đầu tiên đưa tin về vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ xảy ra vào cuối tháng Bảy năm 2017 ngay tại Berlin, kéo theo mối quan tâm đặc biệt ngay sau đó của các cơ quan cảnh sát và cả an ninh Đức, cùng nhiều tờ báo Đức như Taz, Frankfurt… và báo chí các nước khác.

Bằng vào thành tích trên, Thoibao.de đã bị chính thể độc đảng ở Việt Nam liệt vào dạng ‘phản động’ nhất, bị giới dư luận viên của đảng và công an công kích và chửi bới thậm tệ trong vô số lần. Cho tới nay, Thoibao.de là một trong những trang báo ‘phản động’ khó truy cập nhất ở việt Nam do hàng rào bức tường lửa được công an dựng lên.

Một năm sau khi cuộc khủng hoảng Đức – Việt nổ ra từ vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, trong bối cảnh chính quyền Việt Nam bị Chính phủ Đức và sau đó là hầu hết các tờ báo quốc tế quan tâm đến vụ Trịnh Xuân Thanh cáo buộc rằng Thanh đã bị bắt cóc chứ không phải ‘tự nguyện về Việt Nam đầu thú’ mà sau đó đã phải nhận đến hai cái án chung thân, hiện tượng rất đỗi lạ lùng là cho Hà Nội lại không hề phản ứng quyết liệt theo cách ‘đập tan những luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động’, hoặc theo cái cách mà họ hay ‘nhảy dựng lên’ để phản ứng với các báo cáo của Hoa Kỳ và những tổ chức nhân quyền quốc tế về việc Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng, mà cho đến nay vẫn tuyệt đối ‘cấm khẩu’ trong tất cả các kênh ngoại giao, tuyên giáo và báo chí nhà nước.

Thông thường, hành động của một quốc gia nhằm trả đũa quốc gia khác trục xuất nhân viên ngoại giao của mình là trục xuất lại nhân viên của quốc gia đối phương. Nhưng kể từ tháng Tám năm 2017 khi Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và trục xuất ít nhất hai nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, cho tới nay phía Việt Nam vẫn chỉ một mực ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ nhưng lại chẳng dám có bất kỳ phản ứng công khai hay trục xuất trả đũa nào đối với các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.

Không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, Nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017, và một tháng sau đó đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức.

*****************

Phần 2

Vì sao Việt Nam ‘cấm khẩu’ trước Đức ?

Trong buổi họp báo thường kỳ diễn ra ở Hà Nội vào ngày 3/8/2017, một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối hành động mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuy "lấy làm tiếc", nhưng đã không có lấy một câu hay từ ngữ nào phủ nhận cáo buộc của phía Đức về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

batcoc2

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không có lấy một câu hay từ ngữ nào phủ nhận cáo buộc của phía Đức về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Vào tháng Năm năm 2018, trước áp lực quyết liệt của Bộ Ngoại giao Slovakia về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong’, Đại sứ Việt Nam tại Slovakia là Dương Trọng Minh, chứ không phải là Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã buộc phải lên tiếng ‘Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt ở Slovakia’, nhưng lại không hề thanh minh cho việc ‘Việt Nam không bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’.

Cần nhắc lại, trong cuộc gặp ngày 2/5/2018 giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Slovakia Pellegrini tại dinh Thủ tướng ở Berlin, ông Pellegrini đã phải đối mặt với một câu hỏi khó chịu từ phía Đức : Chính phủ Slovakia đã đóng vai trò gì trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đưa về nước hồi mùa hè năm ngoái ?

Theo truyền thông Đức, vào ngày 26/7/2017 – tức 3 ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc – Bộ trưởng Công an Việt Nam, tướng Tô Lâm đã đến thăm Slovakia và có cuộc làm việc ngắn với Bộ trưởng Nội vụ nước này. Cũng theo báo chí Đức, trong đoàn của ông Tô Lâm có những nghi phạm đã tham gia vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Sau đó phía Việt Nam đã mượn Slovakia một chiếc máy bay để di chuyển. Truyền thông Đức cho rằng rất có thể Trịnh Xuân Thanh đã ở trên chiếc máy bay đó.

Cho tới nay phía Việt Nam vẫn chỉ một mực ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ nhưng lại chẳng dám có bất kỳ phản ứng công khai hay trục xuất trả đũa nào đối với các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội. Ảnh : VOA

Nhưng cho tới nay, vẫn tuyệt nhiên vẫn không thấy Bộ trưởng công an Tô Lâm hiện ra để ‘phản bác những luận điệu sai trái’ mới đây của phía Slovakia và Đức về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong’. Hiện tượng quá trống vắng này càng khiến dư luận quốc tế tin rằng đã có một mối liên đới nào đấy giữa tướng Tô Lâm và Trịnh Xuân Thanh trong vùng lãnh thổ Slovakia.

Thông thường, hành động của một quốc gia nhằm trả đũa quốc gia khác trục xuất nhân viên ngoại giao của mình là trục xuất lại nhân viên của quốc gia đối phương. Nhưng kể từ tháng Tám năm 2017 khi Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và trục xuất ít nhất hai nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, cho tới nay phía Việt Nam vẫn chỉ một mực ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ nhưng lại chẳng dám có bất kỳ phản ứng công khai hay trục xuất trả đũa nào đối với các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.

Không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, Nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017, và một tháng sau đó đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức.

Lần đầu tiên thừa nhận bắt cóc ?

Cách nói ‘phía Việt Nam cũng đáp ứng một số yêu cầu của Đức nêu ra’ của Tham tán công sứ Nguyễn Hữu Tráng trong nội dung trả lời với Thoibao.de đã dẫn tới một suy luận trong người nghe : nếu quả thực giới chóp bu Việt Nam không chỉ đạo mật vụ nước này thực hiện chiến dịch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, tại sao Việt Nam lại phải đáp ứng một số yêu cầu của Đức nêu ra ? Tại sao trước động thái Đức thẳng tay hạ cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam theo cái cách mà chỉ có thể hiểu rằng ‘bản lĩnh Việt Nam’ bị sỉ nhục như tát vào mặt, giới chóp bu và Bộ Ngoại giao Việt Nam lại không dám có bất kỳ phản ứng (công khai) nào ?

Khó có thể hiểu khác hơn, cách trả lời trên của Tham tán công sứ Nguyễn Hữu Tráng giống như lần đầu tiên Việt Nam gián tiếp thừa nhận vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’.

Vậy còn nội dung trả lời ‘từ cuối tháng 12 năm ngoái (2017) đã có thỏa thuận lộ trình để xử lý vấn đề này, để đưa quan hệ hai nước trở lại bình thường’ của ông Nguyễn Hữu Tráng cho thấy điều gì ?

Cần điểm lại dĩ vãng gần

Vào tháng Mười Một năm 2017, một nguồn tin không muốn nêu tên trong Bộ Ngoại giao Đức trả lời VOA tiếng Việt rằng chính quyền Berlin "hiện vẫn trao đổi với chính phủ Việt Nam" về vụ ông Thanh. Khi được hỏi phía Hà Nội đã hồi đáp như thế nào trước các đề nghị Berlin đưa ra hồi tháng Chín, trong đó có yêu cầu Việt Nam xin lỗi và cam kết không lặp lại việc vi phạm pháp luật của Đức, nguồn tin ngoại giao này nói : "Việt Nam biết cần phải làm gì để sửa chữa thiệt hại đã gây ra và để từng bước đưa mối bang giao song phương trở lại quan hệ đối tác chiến lược"…

Kể từ tháng Mười năm 2017 khi tạo nên cơn động đất khi đột ngột tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, đó là lần đầu tiên người Đức – dù chỉ là gián tiếp mà chưa có một thông báo chính thức nào – hé ra ý có thể phục hồi mối quan hệ này, do đó cũng mang lại một tia hy vọng cho giới chóp bu Việt Nam bị cáo buộc đã dùng lực lượng mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào cuối tháng 7/2017.

Cũng khi đó đã phát ra một tín hiệu mơ hồ về một khả năng : nhằm vớt vát thể diện trước người Đức, phục hồi quan hệ đối tác chiến lược với nước này và quan trọng không kém là nhằm vận động quốc hội ở các nước Châu Âu bỏ phiếu thông qua EVFTA, Tổng bí thư Trọng đã tìm cách "cam kết" trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức sau khi hoàn thành mục tiêu xử có án nặng đối với Thanh như một ý nghĩa ‘rửa mặt’.

Tuy nhiên, sau đó đã chẳng có thêm tín hiệu nào mới. Trong khi những cuộc đàm phán Đức – Việt vẫn giậm chân tại chỗ, Trịnh Xuân Thanh đã phải nhận hai án chung thân mà chẳng có hy vọng gì được ‘đoàn tụ với gia đình’ theo nguyện vọng của đại gia tham nhũng này.

Thậm chí vào tháng Mười Hai năm 2017, kết cục đàm phán Đức – Việt đã bế tắc đến mức cơ quan công tố Đức đã phải phát lệnh truy nã toàn Châu Âu đối với một nhân vật đặc biệt mà cơ quan cảnh sát Đức đã có cả hình ảnh chứng minh người này phụ trách chiến dịch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin : Trung tướng Đường Minh Hưng – Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh thuộc Bộ Công an Việt Nam.

**********************

Phần 3

Vì sao Trịnh Xuân Thanh vẫn… chơi golf ở Đức ?

Vào năm 2018, thách thức đối ngoại mà đảng cầm quyền của Nguyễn Phú Trọng phải đối mặt còn khó khăn hơn so với năm 2017. Nếu không chịu nhượng bộ trong việc ‘trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’, ông Trọng có thể sẽ phải nhận thêm hậu quả về một cuộc khủng hoảng ngoại giao lan rộng giữa các nước Châu Âu với Việt Nam, không những tuyệt vọng về EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt nam- EU) mà còn có thể tuyệt giao về quan hệ ngoại giao, để khi đó số phận của chính thể độc đảng ở Việt Nam sẽ biến thành… Bắc Triều Tiên.

Cũng bởi thế, vào tháng Năm năm 2018 đã xuất hiện một số suy đoán cho rằng để xử lý khủng hoảng đối ngoại trên, ông Trọng đã chỉ đạo các cơ quan tư pháp ‘vận động Trịnh Xuân Thanh rút đơn kháng cáo’ ngay trước phiên xử phúc thẩm Trịnh Xuân Thanh, mà theo đó sau khi ông Thanh đã ‘yên tâm ở tù chung thân’, phía Việt Nam sẽ đàm phán với Đức để âm thầm trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức theo hình thức ‘áp dụng luật đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước’.

batcoc3

Sau vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" đến nay, phần lớn trong số 28 nước Châu Âu đã dừng kế hoạch xem xét thông qua EVFTA. Ảnh : VOA Vietnamese

Luồng suy đoán trên cũng nêu ra cơ sở là với các nhà lãnh đạo Việt Nam, sau khi đã xử Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt ‘ông anh’ của Trịnh Xuân Thanh là Đinh La Thăng, đã phần nào đáp ứng nguyện vọng "trừng trị những kẻ tham nhũng" trong một bộ phận dân chúng, cũng thể hiện được uy quyền "đốt lò" của mình. Con bài Trịnh Xuân Thanh đã hết hạn sử dụng, không nên là vật cản cho quan hệ hai nước Việt – Đức, đặc biệt quan hệ Việt Nam – EU. Hiệp định thương mai tự do Việt nam – EU phải được ký kết sớm, và cần giải toả con bài Trịnh Xuân Thanh càng sớm càng tốt.

batcoc4

Trịnh Xuân Thanh quan chức tham nhũng nhưng được ‘ăn theo’ nhân quyền Ảnh : Youtube

Như vậy, chỉ cần Chính phủ đề nghị, với lý do cần đáp ứng yêu cầu của nước Đức để sớm ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, Chủ tịch nước sẽ ra lệnh đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với Trịnh Xuân Thanh. Bù lại, Trịnh Xuân Thanh cũng phải "xuống nước" rút kháng cáo kêu oan và chấp nhận mất một số tài sản khủng đứng tên con trai để thi hành án…

Tuy nhiên, đó chỉ là một suy đoán và mang tính giả thiết nhiều hơn. Trong thực tế, Hà Nội khá thường nuốt lời với quốc tế về vấn đề cải thiện nhân quyền, và càng chẳng có gì chắc chắn trong lời hứa của chính quyền này với đối tượng quan chức tham nhũng phải đi tù. Toàn bộ vụ Trịnh Xuân Thanh với kết quả đàm phán Đức – Việt gần như bế tắc cho tới tháng Năm năm 2018 là một minh chứng quá rõ để khiến giới chính khách Châu Âu hiểu thế nào là ‘lời hứa Việt Nam’.

Đến đầu tháng Sáu năm 2018 thì sự việc trở nên rõ hơn nhiều. Tờ Nhật báo Frankfurt Phổ thông (Frankfurter Allgemeine Zeitung – FAZ) của Đức cho biết Trịnh Xuân Thanh sẽ được trả tự do "trong thời gian tới đây". Dựa trên nhiều nguồn tin, tờ nhật báo này nói rằng chính phủ Hà Hội đã cam kết với nước Đức sẽ cho phép Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh sang nước Cộng Hòa Liên bang Đức sau khi vụ xét xử một người giúp đỡ bắt cóc ở Berlin đi đến kết thúc.

Cũng theo thông tin của nhật báo này, một phần của sự nhượng bộ từ phía Việt Nam cũng là việc trả tự do cho luật sư Nguyễn Văn Đài.

Với những vụ trả tự do như thế, Hà Nội hy vọng sẽ cải thiện được quan hệ kinh tế với nước Đức và EU, báo FAZ tường thuật. Đại diện EU cũng nói với Hà Nội rằng việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam vào đầu năm 2019 sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận của Đức trong Hội đồng Châu Âu. Thuộc vào trong số những nhượng bộ về ngoại giao của Việt Nam cũng là việc cải thiện những điều kiện giam giữ cho các tù nhân chính trị khác.

Từ giữa năm 2016, bàn cờ đối thoại và đàm phán về nhân quyền đã dần chuyển từ tay người Mỹ sang Liên minh Châu Âu. Còn sau vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, có vẻ như người Đức duy lý, rất nguyên tắc và theo phương châm cứng rắn đang cầm chịch và cầm đằng chuôi trong phần lớn hoạt động và nội dung đàm phán nhân quyền, thậm chí đàm phán chi tiết ‘một đổi một’ với giới con buôn Hà Nội.

Có thể cho rằng nếu yêu cầu kiêm điều kiện của Đức về việc phải thả Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà không được thỏa mãn, với tư cách là đầu tàu kinh tế và cũng là một trong những đầu tàu chính trị trong khối EU, Đức sẽ thẳng tay phủ quyết EVFTA và còn thể đưa vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ theo hướng quốc tế hóa và tạo ra thế triệt buộc đối với chính thể và một số quan chức cao cấp của Việt Nam.

Hai cái tên – một Trịnh Xuân Thanh quan chức tham nhũng nhưng được ‘ăn theo’ nhân quyền, và một Nguyễn Văn Đài nhà hoạt động nhân quyền – rõ ràng là những bằng chứng đầu tiên cho thấy chính thể độc trị ở Việt Nam bắt đầu phải nhượng bộ Chính phủ Đức nói riêng và EU nói chung về pháp quyền và nhân quyền.

Trước khi bị bắt cóc tại Berlin, Trịnh Xuân Thanh đã có một trải nghiệm ung dung nhàn nhã của giới thượng lưu : với một số ngoại tệ lớn đã tích góp được gửi trong ngân hàng Đức, hàng ngày ông ta rong chơi các nơi, uống bia và đánh golf cùng với vài người bạn Việt. Chỉ là nếu không dính dáng với cô bồ cũ, Thanh sẽ không tạo ra gót chân Asin khiến các mật vụ chuyên ngành bắt cóc của Việt Nam lần ra dấu vết và tóm gọn cả cặp.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 05/07/2018

(1) https://thoibao.de/vu-trinh-xuan-thanh-lan-dau-tien-phia-viet-nam-xac-nhan-da-co-thoa-thuan-tu-cuoi-thang-12-2017

Published in Diễn đàn

Vào cuối tháng Sáu năm 2018, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý, đồng thời thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu (IPA).

evfta1

Vào năm 2015, ông Malinowski là Trợ lý ngoại trưởng Mỹ về dân chủ, nhân quyền và lao động. Ảnh : BBC.com

Sau giai đoạn rà soát pháp lý, EVFTA sẽ được ký chính thức và được Ủy ban Châu Âu trình cho Nghị viện Châu Âu, nhưng phải trên cơ sở 28 quốc hội của 28 quốc gia của EU đồng thuận với hiệp định này thì Nghị viện Châu Âu mới phê chuẩn. Khả năng phê chuẩn sớm nhất là sau tháng Năm năm 2019.

Trong quy định của EVFTA, có một ràng buộc là Việt Nam phải công nhận Công đoàn độc lập.

Làm sao chế tài nếu chính thể Việt Nam không triển khai Công đoàn độc lập trong EVFTA ?

Cho dù vào đầu năm 2018, Đại sứ Việt Nam tại EU là Vương Thừa Phong đã cam kết rằng Việt Nam đang lên kế hoạch phê chuẩn để thông qua các công ước về Công đoàn độc lập vào năm 2019 và 2020, nhưng làm sao có thể tin, và trong thực tế có còn chút gì về khái niệm niềm tin, đối với lời hứa của giới quan chức Việt Nam ?

Một sự thật quá rõ ràng, rõ đến mức không thể rõ hơn, là mặc dù chính thể độc đảng ở VN đã tham gia với Tổ chức Lao động Quốc tế từ năm 1998, nhưng cho tới nay đã hai chục năm chẵn mà vẫn không chịu ban hành quy chế về công đoàn độc lập cùng một số quyền tự do biểu đạt của người lao động theo nguyên tắc của ILO.

Độ trễ quá lâu và quá áp chế chính trị trên lại rất tương đồng với việc chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng đàn áp nhân quyền và giới bất đồng chính kiến ở đất nước này, cho dù Việt nam đa tham gia vào Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị từ năm 1982.

Và cũng rất tương đồng với tình cảnh Hiến pháp Việt Nam ban hành từ năm 1992 về các quyền tự do lập hội và biểu tình của người dân, nhưng cho đến nay vẫn không có bất kỳ một văn bản cụ thể hóa cho sự hứa hẹn đầu môi chót lưỡi đó, nếu không muốn nói là chính quyền đã làm ngược lại với cam kết trong Hiến pháp.

Cũng trong rất nhiều cuộc đối thoại nhân quyền giữa cấp vụ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam với phía Mỹ và EU, nhiều cam kết "sẽ cải thiện nhân quyền" đã được đưa ra từ phía Việt Nam. Nhưng kết quả là càng cam kết và hứa hẹn, chính quyền và công an Việt Nam càng bắt thêm nhiều người hoạt động nhân quyền, người dân dám bày tỏ chính kiến và những nhà đối lập về quan điểm chính trị.

Vào năm 2017 khi chóp bu Việt Nam đang cố gắng vận động EU phê chuẩn EVFTA, Hoàng Bình – Phó chủ tịch của Phong trào Lao Động Việt, đã bị công an Nghệ An bắt giam, để vào đầu năm 2018 bị xử án nặng nề đến 14 năm tù giam.

Làm sao chế tài ?

Có một số kinh nghiệm từ người Mỹ khi đàm phán về nhân quyền và công đoàn độc lập với phía Việt Nam, lên quan đến Hiệp định TPP. 

Trong một cuộc gặp ngày 4/12/2015 với cộng đồng người Việt hải ngoại, ông Malinowski – Trợ lý ngoại trưởng Mỹ về dân chủ, nhân quyền và lao động, cũng đồng thời là trưởng đoàn đối thoại nhân quyền của Mỹ với Hà Nội, đã lần đầu tiên thông báo về việc TPP có cơ chế để ràng buộc Việt Nam trong việc thực thi các quyền của người lao động :

"Hầu hết các yêu cầu đòi hỏi Việt Nam phải sửa đổi luật pháp và quốc hội Việt Nam phải thông qua các luật đó. Họ muốn thực hiện trong bao lâu thì tùy. Nhưng một khi quốc hội Mỹ thông qua TPP, nếu điều đó xảy ra, thì lúc đó, Việt Nam cũng vẫn chưa vào được TPP. Vào thời điểm đó, Việt Nam sẽ bắt đầu thực thi các cam kết. Và chỉ khi chúng tôi chứng nhận với quốc hội Mỹ rằng họ đã thực hiện tất cả các cam kết, thì lúc đó Việt Nam mới bắt đầu được miễn thuế và hưởng các lợi ích khác của TPP.

Trong quá khứ, các hiệp ước thương mại khác không đưa các điều khoản về quyền của người lao động vào trong quy trình giải quyết khiếu nại, nhưng TPP thì có".

Malinowski cũng cho biết : TPP thiết lập một ủy ban song phương để giám sát việc thực hiện và báo cáo cho chúng tôi một khi phát hiện ra sai phạm và đề nghị biện pháp xử lý. Ủy ban đó sẽ gồm 3 thành viên độc lập với các chính phủ : một người do chính phủ Việt Nam đề cử, một do Hoa Kỳ chỉ định và một do ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế).

Hoa Kỳ sẽ định kỳ tái đánh giá quá trình thực hiện của Việt Nam. Nếu Việt Nam vẫn không để cho công đoàn độc lập được hình thành, thì những lợi ích về kinh tế tiếp theo sau thời điểm đó sẽ không được áp dụng. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho đây là yếu tố quan trọng vì các khoản miễn thuế đặc biệt quan trọng của TPP chỉ được chính thức áp dụng sau 5 năm hoặc 10 năm. Điều này cho phép Hoa Kỳ và các tổ chức xã hội, các nhà hoạt động có thời gian và công cụ để giám sát việc thực thi cam kết của Việt Nam.

Còn với EVFTA, chưa biết thái độ và hành động của Châu Âu sẽ cứng rắn đến mức nào, nhưng trước mắt vẫn là thái độ và hành vi ém nhẹm thông tin về công đoàn độc lập của nhà nước Việt Nam.

Và cho dù Việt Nam có thực hiện đúng cam kết sẽ ban hành công ước về công đoàn độc lập vào tháng 10/2020, cũng chẳng có gì chắc chắn là chế độ này sẽ triển khai công ước này trong thực tế.

Điều này phản ánh một thực tế chưa mấy thay đổi, là nếu không có thêm những áp lực mạnh mẽ từ quốc tế, còn xa nữa mới có thể chứng kiến thái độ được coi là "thành tâm" của nhà nước này đối với các quyền tự do căn bản của công dân, như quyền tự do lập hội, quyền tự do báo chí, tự do biểu tình…

Ngay vào lúc này, các quốc gia trong EU cần chuẩn bị cơ chế chế tài đối với chính quyền Việt Nam về việc thực hiện công đoàn độc lập.

Chỉ có thế mới có hy vọng sẽ bắt đầu lộ trình thực hiện công đoàn độc lập và tự do đình công cho công nhân ở Việt Nam sau khi EVFTA được EU phêchuẩn.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 04/07/2018

Published in Diễn đàn

Hiện thời, cần nhìn nhận một sự thật mà có lẽ giới tuyên giáo đảng ở Việt Nam chẳng hề muốn đả động : những chuyến công du quốc tế của giới chóp bu Việt Nam diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đã bước vào năm suy thoái kinh tế thứ 10 liên tiếp, nợ xấu ngập đầu còn nợ công phi mã đến 210% GDP, ngân sách có nguy cơ cạn kiệt, trong lúc các kênh "ngoại viện" gần như đóng lại.

doiung1

Nguyễn Phú Trọng có gỡ khỏi ‘công bằng và đối ứng’ ?

Nhiều khả năng, và trên thực tế tương quan quyền lực nội bộ đảng hiện nay thì cũng chẳng còn khả năng nào khác, chính Nguyễn Phú Trọng sẽ dẫn ‘đoàn cấp cao’ để công du Mỹ, trên cơ sở chuyến đi tiền trạm của Vương Đình Huệ vào cuối tháng Sáu năm 2018.

Nguyễn Phú Trọng sẽ làm thế nào để gỡ khó từ ràng buộc ‘công bằng và đối ứng’ của Trump ?

Trong cuộc gặp Trump – Phúc tại Mỹ vào tháng Năm năm 2017, không những không đề cập gì đến "Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ", Trump lại xoáy vào một vấn đề cực kỳ khó chịu và khó khăn đối với phía Việt Nam : trong phần phát biểu ngắn gọn tại cuộc gặp song phương tại Nhà Trắng hôm 31/5/2017, Tổng thống Hoa Kỳ đã nhấn mạnh vấn đề giao thương và thâm hụt thương mại ‘lớn’ với Việt Nam, mà ông hy vọng sẽ ‘sớm được cân bằng’. Ngay trước đó, Bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ cũng không bỏ quên vấn đề này trong cuộc gặp với Thủ tướng Phúc.

Ngay trong năm 2017 và đến đầu năm 2018 đã mở đầu bằng hàng loạt "điềm xấu" dành cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ : Bộ Thương mại Mỹ nâng tỷ lệ thuế đánh vào hai mặt hàng thép và tôm Việt Nam lần lượt là 53% và hơn 25%.

doiung2

Đúng vào ngày Lễ Tình Yêu 14 tháng Hai năm 2018, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dường như muốn bày tỏ "tình yêu" đối với chính thể độc đảng ở Việt Nam bằng cử chỉ "siết nợ". Ảnh : VTC News

Riêng tôm – mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào thị trường Mỹ – sẽ phải chịu thuế cao gấp 21 lần so với trước đây. Cộng hưởng với việc bị Liên minh Châu Âu "rút thẻ vàng" đối với hàng hải sản Việt Nam và đang lấp ló "thẻ đỏ", kim ngạch xuất khẩu của hải sản Việt Nam vào hai thị trường EU và Mỹ trong năm 2018 chắc chắn sẽ bị giảm sút phần nào, nếu không muốn nói là giảm đáng kể, so với doanh số năm 2017.

Vào năm 2017, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ đã giảm 7% còn 659 triệu USD. Nếu biện pháp đánh thuế tôm lên hơn 25% được Bộ Thương mại Mỹ kiên quyết áp dụng, chắc chắn giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Mỹ còn giảm sút thê thảm, dẫn đến khả năng giá trị xuất siêu của Việt Nam vào Mỹ trong năm 2018 bị sụt giảm so với năm 2017 đang ngày càng hiện rõ, càng khiến rệu rã chân đứng của chế độ chính trị này.

Dù trong năm 2017, hàng Việt Nam đã lập kỷ lục xuất siêu vào thị trường Mỹ lên tới khoảng 35 tỷ USD và vào thị trường Châu Âu đến khoảng 25 tỷ USD – những con số cực kỳ có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam vẫn phải nhập siêu đều đặn từ "bạn vàng" Trung Quốc gần 30 tỷ USD/năm theo đường chính ngạch, chưa kể đường tiểu ngạch khoảng 20 tỷ USD/năm. Nhưng rõ là người thay thế tổng thống cũ Obama đã không còn dành nhiều ưu ái cho Việt Nam.

Tròn một năm sau thời điểm liệt Việt Nam vào danh sách 16 quốc gia "gây hại" cho nền kinh tế Mỹ, đúng vào ngày Lễ Tình Yêu 14 tháng Hai năm 2018, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dường như muốn bày tỏ "tình yêu" đối với chính thể độc đảng ở Việt Nam bằng cử chỉ "siết nợ" thông qua nội dung "hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về các vấn đề thương mại và cam kết sẽ tăng cường, mở rộng mậu dịch song phương công bằng và đối ứng".

Nhưng vẫn chưa hết. Trump luôn là một ẩn số khó đoán định. Không hề ưu ái Việt Nam, vị tổng thống này đang trở thành trong những nhà chính trị thực dụng nhất trên thế giới.

Dấu hỏi lớn là sau "công bằng và đối ứng" về thép, nhôm và tôm, Trump sẽ còn có thêm những chế tài thương mại nào đối với Việt Nam ?

Một hệ quả rất không mong đợi đối với Việt Nam là nếu Mỹ "siết" các điều kiện thương mại như đánh thuế xuyên biên giới, dựng đứng hàng rào kiểm nghiệm chất lượng đối với hàng hóa Việt Nam mà trước đó cá basa, tôm, gạo đã trở thành "nạn nhân", đồng thời ngưng trệ vô thời hạn Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ hoặc làm cho hiệp định này trở nên khó khăn hơn nhiều so với 15 năm trước đó, giá trị xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ tụt thê thảm.

Vào năm 2015, Nguyễn Phú Trọng phải lần đầu tiên ‘xuất tướng’ sang Mỹ nhằm tìm kiếm cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam, mà kẻ hưởng lợi phía sau đương nhiên là ngân sách đảng cầm quyền của ông ta trong bối cảnh sắp hết tiền, được tham gia và Hiệp định TPP. Còn vào năm 2018 này, ngân sách nuôi đảng của Nguyễn Phú Trọng đã bộc lộ nhiều dấu hiệu cạn kiệt và có thể lao xuống vực xoáy nguy hiểm của nạn vỡ nợ. Cần phải gấp rút tìm ra lối thoát cứu đảng và cứu vãn chế độ mà hơi thở của nó có lẽ chỉ còn kéo dài từng năm này.

Liệu với gợi ý ‘sẽ cải cách’ và hứa hẹn ‘Việt Nam cải cách sẽ có lợi cho Mỹ’ mà chẳng có bất kỳ bản thuyết minh chi tiết nào kèm theo, Nguyễn Phú Trọng có dễ dẫn dụ Donald Trump mở hầu bao viện trợ và đối ứng thương mại ?

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 03/07/2018

Published in Diễn đàn