Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngô Văn Khánh là cái tên chẳng còn lạ lẫm gì trong giới tư pháp.

Cách đây vài ba năm, Ngô Văn Khánh đã là cái tên nổi tiếng với gia tài đồ sộ bị báo chí lôi ra.

Chỉ mới vào tháng Ba năm 2018, Ngô Văn Khánh mới rơi bỏ cái ghế Phó tổng thanh tra chính phủ để về hưu.

Nhưng liệu có ‘hạ cánh an toàn’ ?

nvk1

Trong số những quan chức liên quan và rất có thể phải chịu trách nhiệm hình sự một khi vụ Thủ Thiêm được khởi tố điều tra, cựu phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh là một cái tên không thể bỏ qua. Ảnh : suckhoedoisong

Chỉ ít lâu sau khi Ngô Văn Khánh về hưu, đã nổ ra vụ "Mobifone mua AVG". Cũng là Thanh tra chính phủ nhưng là một người khác, đã công bố bản kết luận thanh tra mà trước đó bị giấu biến.

Trong toàn bộ cái sàn diễn tối như mực của vụ "Mobifone mua AVG", Ngô Văn Khánh bị tố cáo đã cố ý chây ì không báo cáo sự thật về con số chênh lệch khủng khiếp đến 7.000 – 8.000 tỷ đồng và cố tình chậm công bố kết luận thanh tra đến hơn một năm đối với vụ việc này.

Dấu hỏi rất lớn là vì sao Ngô Văn Khánh lại ‘thoát’ vụ việc trên, cho dù Nguyễn Bắc Son – Bộ trưởng thông tin và truyền thông vào thời đó – đã có rất nhiều dấu hiệu nhận ‘lại quả’ – có thể đến 10 – 15% của giá trị chênh lệch, tức có thể lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Vậy thì Ngô Văn Khánh có thể ‘nuốt’ bao nhiêu ?

Còn bây giờ, hai tháng sau khi Ngô Văn Khánh về hưu, là một vụ cộm cán khác – Thủ Thiêm.

Cho tới nay, vẫn chẳng ai thấy mặt mũi kết luận thanh tra mà Phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh đã thực hiện tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm vào năm 2015.

Vào thời gian đó, có những dấu hiệu khuất tất khiến nhiều người dân Thủ Thiêm nghi ngờ rằng đã có một sự móc ngoặc giữa đoàn thanh tra chính phủ của Ngô Văn Khánh với giới quan chức nhiều tiền lắm của ở Thành phố Hồ Chí Minh. Rốt cuộc, hàng núi hồ sơ khiếu kiện và tố cáo của dân oan Thủ Thiêm đã bị quẳng vào một xó xỉnh nào đó, nước mắt dân oan vẫn tiếp tục tuôn ra, máu của dân oan vẫn tiếp tục đổ, còn Ngô Văn Khánh trở về Hà nội, để từ đó báo chí càng bất ngờ khi phát hiện những tài sản ngồn ngộn mới cứng của nhân vật này.

Vào cuối tuần đầu của vụ Thủ Thiêm mà đang khiến cả Thành ủy lẫn Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh như lên cơn sốt bạc tóc, đã có những tờ báo chỉ mặt điểm tên các quan chức đứng đầu bảng về liên đới trách nhiệm phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm trong quá khứ : Nguyễn Văn Đua – Phó chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thanh Hải – Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Đua bị ‘tố’ là đã ký một quyết định về quy hoạch Thủ Thiêm mà đã vượt quyền khi phủ nhận cả quyết định trước đó của Thủ tướng chính phủ.

Nguyễn Văn Đua, mà trong giới quan chức thường gọi là ‘Anh Ba Đua’, là người ‘trưởng thành’ từ đoàn thanh niên cộng sản, từng được kỳ vọng là một chính khách trong sáng và tâm huyết. Nhưng sau khi từ Phó chủ tịch thành phố trở thành Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vào thời Lê Thanh Hải làm bí thư, ‘Anh Ba Đua’ đã nắm khối an ninh nội chính và mau chóng trở thành một ‘sát thủ’ đối với giới hoạt động dân chủ nhân quyền ở Sài Gòn.

Nhiều trận đàn áp, bắt bớ người hoạt động nhân quyền đều in đậm dấu ấn của ‘Anh Ba Đua’. Vào ngày Nhân quyền quốc tế 10/12 năm 2013, trong khi các nhà hoạt động nhân quyền đang tụ tập ở công viên Quách Thị Trang tại trung tâm quận Nhất để tổ chức kỷ niệm trong vòng vây của hàng trăm nhân viên công an, thì hàng chục bịch mắm tôm từ tứ phía ào ạt ném vào đám đông kỷ niệm. Rất nhiều người đã bị dính mắm tôm, bốc mùi kinh khủng. Ngay sau đó, một số nhà hoạt động nhân quyền nhìn thấy từ một góc công viên, Nguyễn Văn Đua hiện ra giữa một đám công an. ‘Anh Ba Đua’ hỏi gấp ‘Bọn nó đâu ?’, và đám công an chỉ thẳng vào những nhà hoạt động nhân quyền đang bị phủ từ đầu xuống chân bởi mắm tôm…

Một số tờ báo nhà nước cũng đã bắt đầu chỉ đích danh Lê Thanh Hải – vào thời còn là chủ tịch thành phố, đã ‘dọn đường’ cho việc thay đổi quy hoạch Thủ Thiêm giải tỏa lố sang 160 ha đất mà trước đó dùng làm khu vực tái định cư cho dân, đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.

Còn Tất Thành Cang – Phó bí thư thường trực Thành phố Hồ Chí Minh – sẽ chắc chắn mất chức vì chỉ đạo vụ công ty Tân Thuận của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh bán trái phép 32 ha đất Nhà Bè cho tư nhân. Khi con bài này bị ‘cháy’, Lê Thanh Hải sẽ mất đi một lá chắn mạnh nhất trong Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, và do vậy ông Hải sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn hẳn khi bị kiểm tra, thanh tra và điều tra trong thời gian tới.

Nhưng vẫn chưa thấy báo chí nhà nước đề cập đến trách nhiệm của những quan chức bộ ngành trung ương liên quan đến dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, đặc biệt liên quan trách nhiệm về sự biến mất kỳ lạ của tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm.

Trong số những quan chức liên quan và rất có thể phải chịu trách nhiệm hình sự một khi vụ Thủ Thiêm được khởi tố điều tra, cựu phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh là một cái tên không thể bỏ qua.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 11/05/2018

Published in Diễn đàn

Tròn một năm sau khi Chính phủ và Quốc hội ‘quyết tâm xử lý nợ xấu’, và gần một năm sau khi Quốc hội phải ra hẳn một bản nghị quyết về xử lý nợ xấu, một cuộc hội thảo về nợ xấu đã được các ban ngành tổ chức với thông tin hết sức đáng lạc quan : Nợ xấu đã giảm xuống dưới 2,46%.

Nhưng có thực như vậy không ?

Những gì mà chính một số tờ báo nhà nước mô tả thì thực tế lại vẫn nguyên vòng luẩn quẩn.

Theo báo Người Lao Động, từ cuối năm 2017, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank (Agribank AMC) đã 3 lần rao bán đấu giá dự án cao ốc văn phòng V-Ikon (quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) thu hồi từ Công ty TNHH Việt Thuận Thành.

Lúc đó, mức giá đầu tiên mà Agribank AMC rao bán là 373,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến cuộc bán đấu giá lần thứ 3, mức giá của dự án này đã giảm còn 299,05 tỉ đồng nhưng vẫn không có doanh nghiệp (DN) nào tham gia.

Tháng 10-2017, Ngân hàng (NH) TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã thông báo bán đấu giá khu dân cư 584 Tân Kiên (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) để xử lý khoản nợ xấu gần 1.100 tỉ đồng của Công ty cổ phần Đầu tư Y tế Việt Nam và Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Khai thác công trình giao thông 584. Giá khởi điểm được đưa ra là 810,3 tỉ đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Tuy nhiên, đến nay, việc bán đấu giá thu hồi nợ tại dự án này vẫn đi vào ngõ cụt.

Một trong những dự án đầu tiên bị "xiết nợ" sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực là tòa nhà Sài Gòn One Tower (34 Tôn Đức Thắng, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) cũng lâm vào cảnh khó khăn khi bán đấu giá. Với diện tích 6.672 m2, Sài Gòn One Tower gồm 1 tòa tháp đôi cao 41 tầng và 5 tầng hầm, trong đó 6 tầng khối đế có chức năng thương mại, 34 tầng chức năng văn phòng, còn lại là khu căn hộ cao cấp gồm 133 căn.

no1

Nợ xấu có thể bùng nổ và gây tác hại trên toàn bộ nền kinh tế và tài chính bất cứ lúc nào - Ảnh minh họa

Mới đây nhất, sau khi thẩm định giá, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) đã thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá công trình và quyền khai thác công trình thuộc dự án nói trên với mức giá khởi điểm 6.110 tỉ đồng.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định sẽ rất khó để VAMC có thể bán được dự án với mức giá nói trên do giá trị tài sản quá lớn.

Trong khi đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng đã phải qua 3 lần đấu giá mới bán thành công gần 923 ha đất tại Khu công nghiệp Đức Hòa 3 (tỉnh Long An).

Điều đáng nói, để bán được khu đất trên, Sacombank đã phải hạ giá khởi điểm từ hơn 10.000 tỉ đồng trong phiên đấu giá đầu tiên xuống còn hơn 9.000 tỉ đồng trong phiên thứ 3 thì mới có đối tác đặt mua. Điều này có nghĩa để xử lý được khoản nợ xấu này, ngân hàng đã "bốc hơi" khoảng 1.000 tỉ đồng…

Vậy Quốc hội sẽ phải làm gì nữa để "xử lý nợ xấu ?" Liệu bản nghị quyết của cơ quan này – tiếp theo căn bệnh nghị quyết khó cứu chữa của đảng – có làm biến mất khối nợ xấu khổng lồ ?

Trong thực tế, rất khó tin vào năng lực xử lý nợ xấu của Quốc hội. Bởi có một sự thật khôi hài nhưng đáng tủi hổ là ngay cả với bản nghị quyết xử lý nợ xấu, Quốc hội – cơ quan mang trên mình chức năng soạn thảo các văn bản pháp luật – còn không tự sáng tác được mà phải để các cơ quan của chính phủ dự thảo theo cách "cơm dâng tận miệng…"

Cần nhắc lại, vào cuối năm 2016, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Ngân hàng Nhà nước bắt đầu phát ra tín hiệu "tái cơ cấu hệ thống ngân hàng", với một số ngân hàng thương mại mang trên mình gánh nợ xấu khổng lồ sẽ là trọng tâm phải "xử lý" trong năm 2017.

Đến tháng Ba, 2017, Ngân hàng Nhà nước đã phải ban hành một thông tư "cấm đảo nợ" đối với các ngân hàng thương mại và con nợ của họ. Động tác này cho thấy đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước và đương nhiên cả chính phủ của thủ tướng mới là ông Nguyễn Xuân Phúc phải tìm cách thoát khỏi mớ bòng bong nợ xấu để lại từ thời thủ tướng cũ là ông Nguyễn Tấn Dũng, cùng lúc phản ánh tâm thế của Thủ tướng Phúc rất không muốn ông ta phải trở thành kẻ "đổ vỏ" cho những người "ăn ốc" trước đây.

Nhưng muốn thoát cảnh "đổ vỏ" lại không hề đơn giản. Có lẽ quá bí, Thủ tướng Phúc và Ngân hàng Nhà nước đang muốn "kéo" Quốc hội của nữ Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cùng liên đới trách nhiệm, trên danh nghĩa "cả hệ thống chính trị vào cuộc xử lý nợ xấu".

Tương lai hầu như không cần bàn cãi là nếu không sớm xử lý được khối nợ xấu ngân hàng, e rằng chẳng bao lâu nữa sẽ có một số ngân hàng loại nhỏ phải "đội nón ra đi", và không loại trừ làn sóng này sẽ gây ra hiệu ứng domino đến một số ngân hàng hạng trung và cả ngân hàng loại lớn của nhà nước.

Cái chết của nợ xấu và kéo theo một phần lớn nền kinh tế quốc dân đã lồ lộ ngay trước mắt.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 11/05/2018

Published in Diễn đàn

Chỉ sau 5 ngày từ thời điểm một phóng viên ‘vô tình’ đặt câu hỏi đối với Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tại sao không thấy tồn tại Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’ – một cơ quan được xem là đại diện cho tiếng nói của các cử tri tại thành phố này – đã hiện ra trong một cuộc tiếp xúc với dân oan Thủ Thiêm.

daibieu1

Người dân tiếp tục cung cấp bản đồ về bán nhà thuộc sở hữu nhà nước để chỉ ra phần đất bị thu hồi nằm ngoài ranh quy hoạch dự án Thủ Thiêm. Ảnh : H.T.

Điều đáng nói , đây là lần đầu tiên ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’ đến làm việc một cách chính thức với dân oan Thủ Thiêm, cho dù khoảng thời gian khiếu nại và tố cáo của người dân nơi đây đã kéo dài suốt từ mười mấy năm qua mà chẳng có cơ quan chính quyền hay ‘đoàn đại biểu quốc hội’ nào thèm đoái hoài.

Vụ việc đang được xới tung lên và trở nên ồn ào một cách đầy chủ ý. Báo chí nhà nước ồ ạt vào cuộc và tung tin bài như thể vô số bất công của vụ Thủ Thiêm mới được phát hiện lần đầu tiên.

Cũng khá nhanh chóng, đã có những tờ báo chỉ mặt điểm tên các quan chức đứng đầu bảng về liên đới trách nhiệm phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm trong quá khứ : Nguyễn Văn Đua – Phó chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thanh Hải – Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Đua bị ‘tố’ là đã ký một quyết định về quy hoạch Thủ Thiêm mà đã vượt quyền khi phủ nhận cả quyết định trước đó của Thủ tướng chính phủ.

Một số tờ báo nhà nước cũng đã bắt đầu chỉ đích danh Lê Thanh Hải – vào thời còn là chủ tịch thành phố, đã ‘dọn đường’ cho việc thay đổi quy hoạch Thủ Thiêm giải tỏa lố sang 160 ha đất mà trước đó dùng làm khu vực tái định cư cho dân, đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.

Cứ nhìn vào cái cách báo chí nhà nước ồ ạt nhảy vào xới tung vụ ‘mất bản đồ thủ Thiêm’, không chỉ những quan chức đương nhiệm và cả những cựu quan chức của Thành phố Hồ Chí Minh – từ chủ tịch thành phố đến giám đốc các Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng ủy ban nhân dân thành phố… đều có thể cảm nhận rõ vụ xới tung tấm bản đồ biến mất không thể là vô tình, và rằng rất có thể hơi nóng hầm hập của cái ‘lò’ Nguyễn Phú Trọng đang phả vào gáy những ai đó ở Sài Gòn.

Cú nước rút thần tốc của ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’ và báo chí nhà nước là hai dấu hiệu không thể hồ nghi về vụ Thủ Thiêm đang bị ‘hồi tố’ và thậm chí còn có thể trở thành một đại án quốc gia trong năm 2018.

Cái cách báo chí nhà nước đăng bài ồ ạt như trên lại khá giống với vụ ‘xe Lexus’ của Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh – cũng được báo chí làm đậm vào tháng Sáu năm 2016. Tháng Sáu ấy lại được đặc thù bởi ‘việc cần làm ngay’ của Nguyễn Phú Trọng.

Phải chăng Nguyễn Phú Trọng đang đi một nước cờ chưa từng có kể từ lúc khởi động chiến dịch ‘đốt lò" : xới tung hồ sơ một vụ việc gây ảnh hưởng diện rộng đối với dân chúng và do đó vừa diệt cả quan chức tham nhũng cấp ‘tập đoàn quân’, vừa thu hồi tài sản tham nhũng, vừa được tiếng lo cho dân ?

Khởi đi từ vụ ‘mất bản đồ Thủ Thiêm’, hiện tượng ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’ đang cho thấy có thể sẽ dẫn đến một đại án quốc gia về tham nhũng, trực chỉ ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ và phe cánh chính trị mà quan chức ‘đại gia tư bản đỏ’ này đã dày công gây dựng từ vài chục năm qua ở Sài Gòn.

Chỉ từ đầu tháng Ba đến nay, đã có 3 người thân của Lê Thanh Hải bị ‘lên thớt’ : Lê Tấn Hùng – em ruột ông Hải – với vụ chi khống 13,3 tỷ đồng, Lê Trương Hải Hiếu – con trai ông Hải – với vụ ‘có con ngoài giá thú không báo cáo với tổ chức đảng’, và gần đây nhất là Tất Thành Cang.

Tất Thành Cang – Phó bí thư thường trực Thành phố Hồ Chí Minh – sẽ chắc chắn mất chức vì chỉ đạo vụ công ty Tân Thuận của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh bán trái phép 32 ha đất Nhà Bè cho tư nhân. Khi con bài này bị ‘cháy’, Lê Thanh Hải sẽ mất đi một lá chắn mạnh nhất trong Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, và do vậy ông Hải sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn hẳn khi bị kiểm tra, thanh tra và điều tra trong thời gian tới.

Theo kế hoạch, sau khi tiếp xúc dân oan Thủ Thiêm và kiểm tra lại hồ sơ khiếu nại tố cáo, ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’ sẽ báo cáo vụ việc này cho Quốc hội – dự kiến sẽ bắt đầu kỳ họp quốc hội từ ngày 20/5 tới.

Cứ theo cách đó, vụ việc Thủ Thiêm sẽ được đẩy lên tầm mức quốc gia, nhưng không phải được khởi động ngay bằng hoạt động thanh tra, kiểm tra hay điều tra, mà bằng ‘tiếng nói dân cử’.

Một khả năng có thể là sau khi nghe báo cáo của ‘Đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh’, Quốc hội – mà cụ thể là Ủy ban Thường vụ quốc hội – sẽ đặt vấn đề cần có một văn bản hoặc quan trọng hơn hẳn là một nghị quyết để yêu cầu chính phủ phải ‘vào cuộc’ nhằm thanh tra toàn diện vụ quy hoạch và đền bù giải tỏa ở Thủ Thiêm để ‘chống tham nhũng’ và ‘lấy lại niềm tin của nhân dân’.

Và sau thanh tra, hầu như chắc chắn sẽ là điều tra, tức vụ việc Thủ Thiêm sẽ được chuyển sang chân Bộ Công an…

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 10/05/2018

Published in Diễn đàn

Có một điểm đồng dạng giữa hai Hội nghị trung ương 7, đều diễn ra vào tháng Năm, của hai năm 2013 và 2018 : bổ sung hai thành viên vào Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, sự biến dạng cơ bản được nhìn thấy rất rõ là so với Hội nghị trung ương 7 năm 2013, 5 năm sau đó Tổng bí thư Trọng đã tiến một bước dài khi dàn nhân sự dự kiến bổ sung vào Bộ Chính trị chỉ toàn ‘quân ta’.

tư1

Một khi đã lọt vào Bộ Chính trị, Trưởng ban nội chính trung ương Phan Đình Trạc sẽ thay thế vai trò của cố trưởng ban Nguyễn Bá Thanh. Ảnh : Báo Mới

Một số dự đoán trong và ngoài nước cho rằng hai thành viên mới dự kiến bổ sung trên là Phan Đình Trạc – Trưởng ban Nội chính trung ương và Nguyễn Xuân Thắng – Giám đốc Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương.

Ngoài ra còn hai người đã được bổ sung vào Ban Bí thư là Trần Cẩm Tú – Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra trung ương và Trần Thanh Mẫn – Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Phan Đình Trạc không chỉ là Trưởng ban Nội chính trung ương mà còn kiêm thêm chức Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương, với trưởng ban chính là Nguyễn Phú Trọng. Nói cách khác, Phan Đình Trạc có thể được hiểu là một trong những ngón tay chỉ đạo của ông Trọng.

Cho tới nay, ý đồ bổ sung hai nhân vật Phan Đình Trạc và Nguyễn Xuân Thắng có vẻ thuận buồm xuôi gió mà chưa gặp phải sức cản đáng kể nào.

5 năm trước, bầu không khí tháng Năm của Hội nghị trung ương 7 mang tính ganh đua và quyết liệt hơn nhiều. Khi đó, có tin Nguyễn Phú Trọng đã sắp xếp hai nhân vật là Nguyễn Bá Thanh – từ bí thư Đà Nẵng được rút ra trung ương làm trưởng ban nội chính trung ương, và Vương Đình Huệ – trưởng ban kinh tế trung ương. Tuy vậy hai nhân sự này đã gặp phải một lực cản lớn mà nhiều khả năng đến từ nhóm quyền pực đang phất lên của thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng. Rốt cuộc kế hoạch bổ sung Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ của ông Trọng phải hủy bỏ, mà thay vào đó là hai nhân sự khác mang tính ‘chiết trung’ hơn : Nguyễn Thị Kim Ngân – sau đó được ‘đặt’ và ghế chủ tịch quốc hội, và Nguyễn Thiện Nhân – sau đó được xếp vào ghế phó thủ tướng.

Đặc biệt, vụ Nguyễn Bá Thanh ‘bị loại từ vòng gửi xe’ tại Hội nghị trung ương 7 năm 2013 có lẽ vẫn là nỗi hận chưa nguôi của Tổng bí thư Trọng. Khi đó, ông Trọng đã manh nha ý đồ loại Nguyễn Tấn Dũng bằng chủ trương ‘chống tham nhũng’, với Nguyễn Bá Thanh được xem là thanh bảo kiếm xung sát. Thế nhưng ‘thần khẩu hại xác phàm’, trong khi mới chân ướt chân ráo ra đất Bắc Hà và chưa làm được gì mà đã vội xông pha nơi cửa miệng ‘hốt liền bắt liền’, chẳng bao lâu sau phát ngôn ấy Nguyễn Bá Thanh đã bị cô lập thấy rõ. Cũng mới ngồi ghế trưởng ban nội chính trung ương được khoảng nửa năm, Nguyễn Bá Thanh đã mắc phải một chứng bệnh kỳ lạ mà sau này mới biết là ung thư – có thể do bị đầu độc. Vào cuối năm 2014, Nguyễn Bá Thanh được đưa từ một bệnh viện ở Hoa Kỳ về Đà Nẵng trong tình trạng thập tử nhân sinh, bất chấp các bác sĩ vẫn truyền đạt ra ngoài lời thều thào bất hủ của ông Thanh ‘Tau khỏe mà có chi mô’. Sang đầu năm 2014, nhân sự cưng của Nguyễn Phú Trọng đã ‘đi’ hẳn.

Còn vào Hội nghị trung ương 7 năm nay, ông Trọng đã không gặp phải một cản trở nào từ Nguyễn Tấn Dũng, đơn giản vì ông Dũng đã bị chính ông Trọng loại tại Đại hội 12 vào đầu năm 2016.

Thậm chí tại Hội nghị trung ương 7 năm nay, ông Trọng cũng không gặp phải sức cản từ bất cứ lực lượng chính trị nào.

Trong thực tế, chính trường Việt Nam từ sau đại hội 12 đã tuôn theo thế một mình một ngựa của Nguyễn Phú Trọng.

Thế ‘vua’ của ông Trọng đã được khẳng định một cách nổi trội không bàn cãi kể từ tháng Mười Hai năm 2017 khi ông Trọng hạ lệnh bắt cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng – một nhân vật được cho là ‘người của anh Ba X’.

Nếu vào cuối Hội nghị trung ương 7 này, Phan Đình Trạc và Nguyễn Xuân Thắng được bổ sung vào Bộ Chính trị, tổ chức này sẽ mang dấu ấn quyền lực ‘độc tôn’ của Nguyễn Phú Trọng rõ hơn nữa, thay cho hai nhân sự bị loại ra là Đinh La Thăng phải đi tù và Đinh Thế Huynh bị bệnh mãi không được cho khỏi.

Một khi đã lọt vào Bộ Chính trị, Trưởng ban nội chính trung ương Phan Đình Trạc sẽ không chỉ là ‘ngón tay chỉ đạo’ của ông Trọng như trước đây, mà có thể sẽ ngang ngửa vai trò của một bàn tay, và cách nào đó sẽ thay thế vai trò của cố trưởng ban Nguyễn Bá Thanh.

Một khi đã nắm trong tay hai ủy viên bộ chính trị phụ trách Ủy ban Kiểm tra trung ương và khối nội chính trung ương, Nguyễn Phú Trọng sẽ không còn bị phụ thuộc quá nhiều vào Bộ Công an và cơ quan điều tra (an ninh và cảnh sát) của bộ này.

Hai cơ quan đảng Ủy ban Kiểm tra trung ương và Ban Nội chính trung ương sẽ giúp ông Trọng gom củi và thổi lửa để đốt lò trong những năm tháng tới.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 09/05/2018

Published in Diễn đàn

5 ngày sau khi Bộ ngoại giao và Bộ nội vụ Slovakia công khai nêu ra nghi vấn về ‘Tô Lâm làm bình phong’ liên quan vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, đến nay vẫn không có bất kỳ một phản ứng, dù chỉ ở mức tối thiểu, của Bộ trưởng công an Tô Lâm, Bộ ngoại giao hay của bất kỳ giới chức có trách nhiệm nào của Việt Nam.

camkhau0

Ảnh chụp bài báo TAZ ra ngày 04/05/2018 với hình lưu trử của không lưu về chuyến bay SSG004

Trả lời BBC tiếng Việt, ngay cả một chuyên gia nhà nước là Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao cũng phải cho rằng : "nếu như chính phủ tiếp tục im lặng cũng như không có truyền thông về những nội dung này thì trong thời đại Internet cũng như truyền thông quảng bá hiện nay thì người dân đều biết cả", và "theo tôi cách ứng xử có lẽ là thông thái nhất, mặc dù nó đã chậm rồi, thì chính phủ Việt Nam, và các nhà lãnh đạo Việt Nam nên có những thông tin về vụ việc tòa án ở Đức đang xử Trịnh Xuân Thanh và cũng nên có những lời giải thích thỏa đáng đối với nhân dân… Bởi vì muốn hay không muốn thì đây là trách nhiệm của chính phủ đối với nhân dân Việt Nam".

Trong khi đó, bóng dáng của cuộc khủng hoảng Slovakia – Việt Nam đang lừng lững ập đến.

Một tia lửa có thể đầy nguy biến đối với Việt Nam đã phát ra từ phiên tòa của Tòa án Đức xử Nguyễn Hải Long – nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin. Mặc dù chỉ là một nghi can và có thể không đóng vai trò chủ chốt trong vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, nhưng Nguyễn Hải Long đã khai báo một tình tiết cực kỳ quan trọng : 3 ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin, Bộ nội vụ Slovakia đã cho phái đoàn công an cao cấp Việt Nam mượn một chuyên cơ của chính phủ Slovakia để bay từ Bratislava, thủ đô nước này, tới Moscow, sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng nội vụ khi đó là Robert Kalinak và Bộ trưởng công an Việt Nam Tô Lâm.

Vào những ngày này, Bộ nội vụ Slovakia đang cấp tập làm việc với phía Đức để xác minh khả năng ông Tô Lâm, Bộ trưởng công an Việt Nam, đã sử dụng chuyến thăm của mình đến nước này hồi tháng Tám năm 2017 để làm bình phong bắt giữ Trịnh Xuân Thanh.

Ngày 3/5/2018, Bộ ngoại giao Cộng hòa Slovakia đã triệu tập Đại sứ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ông Dương Trọng Minh. Trong cuộc phỏng vấn với đại sứ, Vụ trưởng Vụ chính trị Bộ ngoại giao Slovakia, ông Marián Jakubócy, yêu cầu giải thích về những nghi ngờ nghiêm trọng trong vụ công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh bị đưa về nước (bằng chuyên cơ của Slovakia). "Nếu những cáo buộc này được xác nhận, chúng tôi sẽ xem đó là một vụ việc nghiêm trọng gây ra tác động tiêu cực đến quan hệ song phương của hai nước. Chúng tôi mạnh mẽ bác bỏ chuyện Slovakia có dính líu đến một hành vi như vậy, đó là một vi phạm Công pháp quốc tế không thể chấp nhận được", ông M. Jakubócy nói.

Theo lời ông Vụ trưởng này, "nếu chúng tôi thấy lời giải thích của Việt Nam là không thỏa đáng, thì CH Slovakia bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp tiếp theo phù hợp quy tắc ngoại giao" (thoibao.de).

Vậy Việt Nam sẽ ‘trả lời’ như thế nào ?

Cho tới nay vẫn không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Việt Nam muốn trả lời theo cách công khai, cho dù các cuộc đàm phán Việt – Đức sau vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ đã diễn ra suốt từ tháng Tám năm 2017 đến gần đây. Trong thực tế, những nội dung hiếm hoi được tiết lộ từ các cuộc đàm phán này chỉ đến từ phía Đức, trong khi có tin cho biết đảng cầm quyền ở Việt Nam đã thông báo cấm ngặt các đảng viên không bàn tán về vụ Trịnh Xuân Thanh. Báo chí nhà nước cũng bởi thế đã chẳng có bất cứ tin tức nào về câu chuyện mang tính ‘danh thể cầm quyền’ này.

Giới chức Việt Nam đã ‘cấm khẩu’ kể từ tháng Tám năm 2017 khi Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và trục xuất ít nhất hai nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức. Thế nhưng cho tới nay phía Việt Nam vẫn chỉ một mực ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ nhưng lại chẳng dám có bất kỳ phản ứng công khai hay trục xuất trả đũa nào đối với các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.

Trong khi không thấy Bộ trưởng công an Tô Lâm ‘đăng đàn’ để ‘phản bác những luận điệu sai trái’ của phía Slovakia và Đức về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong’, người ta cũng chẳng thấy phát ngôn nào của người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam hay của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh.

Có thể hy vọng gì vào Phạm Bình Minh ?

Không có gì cả, ngoài một thực tế là dường như viên bộ trưởng này đã tự cho mình tư thế ‘vô can’ trong vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’.

Nhiều dấu hiệu và biểu hiện cho thấy Bộ ngoại giao của Phạm Bình Minh đã ‘không biết gì’, hoặc chỉ biết rất ít về vụ việc chấn động trên. Nhưng đến khi vụ việc nảy nở hậu quả, chính Bộ ngoại giao lại được chỉ đạo ‘đàm phán xoa dịu’ với phía Đức.

Phạm Bình Minh có vẻ đã chẳng mấy nhiệt tình trong cái chuyện ‘đổ vỏ’ ấy. Và có lẽ chính vì thế, trong khi kết quả của các cuộc đàm phán Việt – Đức chẳng đi tới đâu, Bộ trưởng Phạm Bình Minh lại bị điều ra Hội nghị trung ương 6 vào tháng Mười năm 2017 để đọc một báo cáo chuyên đề về… dân số.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 08/05/2018

Published in Diễn đàn

Vụ Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 biến mất có thể đang hé lộ một âm mưu xảo quyệt của một tập đoàn lợi ích. Có thể lợi dụng những vấn đề ‘kỹ thuật’ của bản quy hoạch này để tự thay đổi nó sau một thời gian nhằm giải tỏa lố sang đất của dân – mà thực chất là một hình thức cướp đất, rồi sau khi thay đổi thì thông đồng với nhau để tổ chức phi tang bản quy hoạch cũ, trong khi chỉ công bố bản quy hoạch mới.

Theo tố cáo của dân oan Thủ Thiêm, trong khi bản đồ người dân trưng ra (tức bản đồ quy hoạch cũ) thực tế diện tích đất chỉ hơn 500 ha thì bản đồ 650 ha của chính quyền tính luôn diện tích nhà đất của người dân.

thuthiem1

Phải chăng Nguyễn Phú Trọng đang tung ra vụ ‘bản đồ Thủ Thiêm’ – một ‘đòn độc’ nhắm vào ‘lãnh chúa Gia Định’ Lê Thanh Hải ? Ảnh : Infonet

Có nghĩa là diện tích ‘giải tỏa thêm’ có thể đến 150 ha và do đó đã đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.

Thủ Thiêm là một khu vực được giới bất động sản Sài Gòn xem là cực kỳ đắc địa, là khu ‘đất vàng’ chỉ cách khu trung tâm Quận Nhất có ba trăm thước bề rộng mặt sông Sài Gòn. Vào thời điểm công bố đền bù lần đầu tiên cho dân, giá đền bù chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một thước vuông đất, trong khi giá thị trường khi đó đã lên đến vài ba chục triệu đồng một thước vuông. Còn hiện thời, giá thị trường năm 2018 đã vọt đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi thước vuông đất ở Thủ Thiêm. Với mức giá đó và ứng với khoảng 150 ha đất giải tỏa lố – mà hoàn toàn có thể xem là ‘giải tỏa ăn cướp’, các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị Thủ Thiêm và giới quan chức ăn theo có thể thu lời ngay cho riêng tiền chênh lệch đất ít nhất 140 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 6 tỷ USD !

Trong trường hợp Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 biến mất hay bị phi tang ở tất cả các cơ quan tại Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…, những kẻ ăn đất trong chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và có thể cả các bộ ngành trung ương sẽ có khả năng thoát tội vì cơ quan thanh tra và điều tra không có cơ sở để đối chiếu và làm rõ con số 150 -160 ha đất ‘giải tỏa thêm’ so với quy hoạch cũ.

Nhưng do Trưởng ban tiếp công dân trung ương Nguyễn Hồng Điệp đã khẳng định ‘có đâu mà tìm’, sự việc đang xoay chuyển sang khả năng đã chưa từng tồn tại Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000, cũng có nghĩa là hồ sơ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh trình lên Thủ tướng chính phủ đã không có Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 kèm theo, do vậy không có cơ sở để xây dựng quy hoạch chi tiết và quy hoạch ranh giới (những thành phần bản đồ được tiến hành sau bản đồ quy hoạch chung 1/5000), cũng chẳng có cơ sở nào để giao đất, cấp phép cho các dự án xây dựng ở Thủ Thiêm…, và do đó đây rất có thể là hồ sơ khống, dẫn đến chữ ký trong Quyết định số 367 phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm của thủ tướng khi đó ông Võ Văn Kiệt cũng… khống nốt.

Mà như vậy, trong suốt hai chục năm kể từ năm 1996 khi có Quyết định 367, toàn bộ hoạt động cưỡng chế giải tỏa dân ở 160 ha đất Thủ Thiêm là hoàn toàn sai, sai nghiêm trọng, sai đến mức những kẻ làm quy hoạch khống và đi cưỡng chế phải bị ra tòa !

Với vụ ‘bản đồ Thủ Thiêm’, phải chăng Nguyễn Phú Trọng đang đi một nước cờ chưa từng có kể từ lúc khởi động chiến dịch ‘đốt lò" : xới tung hồ sơ một vụ việc gây ảnh hưởng diện rộng đối với dân chúng và do đó vừa diệt cả quan chức tham nhũng cấp ‘tập đoàn quân’, vừa thu hồi tài sản tham nhũng, vừa được tiếng lo cho dân ?

Nếu đúng thế, vụ ‘bản đồ Thủ Thiêm’ sẽ phải dẫn đến một đại án quốc gia về tham nhũng, trực chỉ ‘gia tộc lê Thanh Hải’ và phe cánh chính trị mà quan chức ‘đại gia tư bản đỏ’ này đã dày công gây dựng từ vài chục năm qua ở Sài Gòn.

Lê Thanh Hải lại là quan chức bị dân oan Thủ Thiêm tố cáo ghê gớm nhất về ‘cướp đất vàng’ ở Thủ Thiêm.

Chiến dịch cưỡng chế giải tỏa Thủ Thiêm đã diễn ra trong suốt chiều dài thời gian mà Lê Thanh Hải đảm nhiệm chức vụ chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh (2001-2006) và 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2006-2015).

Vào thời đó, người được xem là ‘đệ tử ruột’ của ông Hải là Tất Thành Cang là bí thư quận 2 đã có nhiều biểu hiện tiếp tay rất đắc lực cho các nhóm lợi ích để cưỡng chế đẩy đuổi dân nghèo Thủ Thiêm ra khỏi mảnh đất duy nhất của họ.

Không biết vô tình hay hữu ích, trùng thời điểm đầu tháng Năm năm 2018, đã có tin về việc một đoàn thanh tra đang làm việc với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh về quá trình bồi thường giải tỏa khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, đây chỉ là tin ‘nói miệng’ – theo Trưởng ban tiếp công dân trung ương Nguyễn Hồng Điệp, mà không hiểu sao lại không được công bố chính thức trên mặt báo nhà nước.

Cần chú ý cách nói của ông Nguyễn Hồng Điệp : "Bây giờ phải tìm biện pháp xử lý cho người dân thôi. Sai đâu nhận đấy".

Cách nói mạnh miệng trên như thể đã được ‘quán triệt’ từ cấp trên. Cấp nào ? Liệu có liên quan gì đến những chỉ đạo gần đây của Nguyễn Phú Trọng về giải quyết khiếu tố đất đai ?

Ông Trọng đang đưa vụ Thủ Thiêm từ ‘tầm ngắm’ sang tư thế chuẩn bị ‘bóp cò’. Sẽ không cần ngạc nhiên nếu vào những ngày tới đây, báo chí nhà nước được bật đèn xanh để viết thả ga về vụ bản đồ Thủ Thiêm bị biến mất, và quy trách nhiệm cho từng cơ quan, thậm chí đối với từng quan chức cụ thể. Cùng lúc, một số thông tin ban đầu của đoàn thanh tra sẽ có thể được công bố – về những sai phạm trong triển khai quy hoạch Thủ Thiêm và trong công tác áp giá đền bù…

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 06/05/2018

Published in Diễn đàn

Vụ ‘Tô Lâm làm bình phong’ theo một giả thiết mang tính cáo buộc của Chính phủ Đức đang phát triển những bước tiếp theo và khá giống với cuộc khủng hoảng Đức – Việt khi bắt đầu manh nha vào đầu tháng Tám năm 2017.

slo1

Ngày 3/5/2018, Bộ ngoại giao Slovakia đã triệu Đại sứ Việt Nam tại Slovakia là Dương Trọng Minh (người mặc áo vét xám bên phải), để chất vấn về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ảnh : Bộ ngoại giao Slovakia

Ngày 3/5/2018, một thông báo đăng trên website của Bộ ngoại giao Slovakia cho biết : ‘Liên quan đến những thông tin được đăng tải về vụ bắt cóc một công dân Việt Nam từ Đức, hôm nay (ngày 3 tháng 5) Bộ ngoại giao Cộng hòa Slovakia đã triệu tập Đại sứ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ông Dương Trọng Minh. Trong cuộc phỏng vấn với đại sứ, Vụ trưởng Vụ chính trị Bộ ngoại giao Slovakia, ông Marián Jakubócy, yêu cầu giải thích về những nghi ngờ nghiêm trọng trong vụ công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh bị đưa về nước (bằng chuyên cơ của Slovakia). "Nếu những cáo buộc này được xác nhận, chúng tôi sẽ xem đó là một vụ việc nghiêm trọng gây ra tác động tiêu cực đến quan hệ song phương của hai nước. Chúng tôi mạnh mẽ bác bỏ chuyện Slovakia có dính líu đến một hành vi như vậy, đó là một vi phạm Công pháp quốc tế không thể chấp nhận được", ông M. Jakubócy nói.

Theo lời ông Vụ trưởng này, "nếu chúng tôi thấy lời giải thích của Việt Nam là không thỏa đáng, thì Cộng hòa Slovakia bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp tiếp theo phù hợp quy tắc ngoại giao" (thoibao.de).

Vào những ngày này, Bộ nội vụ Slovakia đang cấp tập làm việc với phía Đức để xác minh khả năng ông Tô Lâm, Bộ trưởng công an Việt Nam, đã sử dụng chuyến thăm của mình đến nước này hồi tháng Tám năm 2017 để làm bình phong bắt giữ Trịnh Xuân Thanh.

Tia lửa trên – có thể đầy nguy biến đối với Việt Nam – phát ra từ phiên tòa của Tòa án Đức xử Nguyễn Hải Long – nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin. Mặc dù chỉ là một nghi can và có thể không đóng vai trò chủ chốt trong vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, nhưng Nguyễn Hải Long đã khai báo một tình tiết cực kỳ quan trọng : 3 ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin, Bộ nội vụ Slovakia đã cho phái đoàn công an cao cấp Việt Nam mượn một chuyên cơ của chính phủ Slovakia để bay từ Bratislava, thủ đô nước này, tới Moscow, sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng nội vụ khi đó là Robert Kalinak và Bộ trưởng công an Việt Nam Tô Lâm.

Đến lúc này, hai cơ quan tình báo Đức và Slovakia có thêm một thuật ngữ mới trong từ điển lịch sử ngành của họ : ‘Tô Lâm làm bình phong’.

Hai vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ và ‘Tô Lâm làm bình phong’ nối tiếp xảy ra đã trở nên chấn động đến mức ‘bộ phim bắt cóc thời chiến tranh lạnh’ này từ giữa năm 2017 không còn bị giới hạn bởi biên giới nước Đức mà đã trở thành một vụ việc mang tính chất quốc tế và lôi kéo sự chú ý đặc biệt của giới truyền thông quốc tế. Còn đến lúc này, tính chất cuộc khủng hoảng ngoại giao với Việt Nam đã không chỉ bởi yếu tố Đức mà rất có thể sẽ lan đến Slovakia.

Thêm một chỉ dấu nữa : Cuộc gặp giữa Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini và Thủ tướng Đức Angela Merkenl tại Belin vào ngày 2/5/2018 đã đặc biệt nhấn mạnh về vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’.

Ngay sau đó, vào ngày 03/05/2018, Bộ ngoại giao Slovakia đã triệu Đại sứ Việt Nam tại Slovakia tới để truyền đạt sự quan ngại và chất vấn về nghi vấn Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam đưa về nước bằng chuyên cơ nói trên của Slovakia.

Ngày 3/5/2018, Bộ ngoại giao Slovakia đã triệu Đại sứ Việt Nam tại Slovakia là Dương Trọng Minh (người mặc áo vét xám bên phải), để chất vấn về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ảnh : Bộ ngoại giao Slovakia

Giờ đây, dư luận xã hội đang quan tâm và chờ đợi việc Bộ trưởng công an Tô Lâm sẽ phản ứng ra sao trước cáo buộc của cơ quan an ninh Đức về ‘Tô Lâm là bình phong cho vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’.

Liệu Tô Lâm sẽ có thể đưa ra những bằng chứng nào để chứng minh rằng trong chuyến đi Slovakia vào năm 2017, ông ta không liên quan đến những kẻ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ?

Hay Tô Lâm sẽ im lặng ?

Khả năng im lặng lại không phải quá nhỏ.

Ba ngày sau khi Bộ ngoại giao và Bộ nội vụ Slovakia ông khai nêu ra nghi vấn về ‘Tô Lâm làm bình phong’, vẫn không có bất kỳ một phản ứng, dù chỉ ở mức tối thiểu, của Bộ trưởng công an Tô Lâm hay của bất kỳ giới chức có trách nhiệm nào của Việt Nam.

Cần nhắc lại một sự thật im lặng nhưng đầy ý nghĩa : kể từ tháng Tám năm 2017 khi Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và trục xuất ít nhất hai nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, cho tới nay phía Việt Nam vẫn chỉ một mực ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ nhưng lại chẳng dám có bất kỳ phản ứng công khai hay trục xuất trả đũa nào đối với các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.

Vấn đề cốt yếu sắp tới đây là nếu các cơ quan an ninh và tình báo của Đức và Slovakia trưng ra những bằng chứng cho thấy có mối liên đới giữa ông Tô Lâm với vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, liệu Chính phủ Slovakia sẽ tiến hành ‘các biện pháp tiếp theo’ nào ?

Cần nhìn lại, chỉ ít ngày sau khi nổ ra vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, vào tháng Tám năm ngoái Bộ ngoại giao Đức đã kết thúc bản tuyên bố phản đối Việt Nam bằng câu "Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các hành động khác ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển".

Sau đó, không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, Nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017 và một tháng sau đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức.

Slovakia đang được Việt Nam xem là ‘đối tác thân thiện nhất’. Nhưng với cách ứng xử quá ‘thân thiện’ của mật vụ Việt Nam, sẽ không thể trách Slovakia buộc phải có những biện pháp đáp trả trong thời gian tới – tương tự như người Đức đã làm vào năm ngoái.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 06/05/2018

Published in Diễn đàn

Không phải tự nhiên mà vụ biến mất Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm được khơi lại và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh buộc phải thừa nhận ‘chưa tìm ra chứ không phải không tìm thấy’ trong thời gian gần đây.

mat0

Bản đồ Thủ Thiêm được vẽ từ thời Việt Nam Cộng Hòa. Ảnh: internet

Một đoàn thanh tra đang làm việc với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh về quá trình bồi thường giải tỏa khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Thời gian gần đây lại là một cơn địa chấn ngày càng rúng động đối với giới quan chức Thành phố Hồ Chí Minh. Gần một năm sau vụ Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng bị ‘úp sọt’ và bị loại khỏi Bộ Chính trị, giờ đây chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng đã cháy lan đến Sài Gòn.

‘Cá mập’ đầu tiên có thể bị ‘lên thớt’ là ‘Đại gia tư bản đỏ’ Lê Thanh Hải.

Lê Thanh Hải – chủ tịch và sau đó là bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh từ khoảng năm 2000 đến tận cuối năm 2015, là một trong những quan chức bị dân oan Thủ Thiêm tố cáo ghê gớm nhất.

Lê Thanh Hải có những biệt danh chính trị như ‘Anh Hai Sài Gòn’, ‘Lãnh chúa Gia Định’ và cả một biệt danh dân dã mà dân oan Thủ Thiêm đặt cho là ‘Hải Heo’.

Từ nhiều năm qua, Lê Thanh Hải cũng được cho là một trong những quan chức tham nhũng nhất và giàu nhất Việt Nam. Một trong những vụ tai tiếng nhất của Lê Thanh Hải là ‘cướp đất vàng’ ở Thủ Thiêm. Vào thời đó, người được xem là ‘đệ tử ruột’ của ông Hải là Tất Thành Cang là bí thư quận 2 đã có nhiều biểu hiện tiếp tay rất đắc lực cho các nhóm lợi ích để cưỡng chế đẩy đuổi dân nghèo Thủ Thiêm ra khỏi mảnh đất duy nhất của họ.

‘Đất vàng’ cùng số lợi nhuận khổng lồ trên đã biến thành nguồn cơn khiến chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và Quận 2 tiến hành chiến dịch cưỡng chế di dời đối với dân nơi đây trở nên tàn bạo và đẫm máu nhất trong các vụ cưỡng chế di dời dân ở Việt Nam.

Chiến dịch trên, kéo dài trong nhiều năm trời, đã dẫn đến nhiều cái chết của dân oan Thủ Thiêm nhưng lại tuyệt đối không được bất cứ cơ quan chức năng nào tiết lộ và cũng không được báo chí nhà nước công bố.

Một nạn nhân điển hình của nạn cưỡng chế trên là gia đình bà Nguyễn Thị The. Chồng và con trai của bà The đã treo cổ tự vẫn vì bị cưỡng chế, ruồng bố.

Trong vài trăm ‘điểm nóng khiếu kiện đất đai’ ở Việt Nam mà Thanh tra chính phủ thường thống kê, làn sóng khiếu kiện và tố cáo của dân Thủ Thiêm thuộc loại bi phẫn nhất, dày đặc nhất và kéo dài lâu nhất cho tới ngày hôm nay kể từ khi một quyết định phê duyệt quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm được Chính phủ ban hành vào năm 1996.

‘Không công bố bản đồ quy hoạch’ là một trong rất nhiều nội dung khiếu tố của nhiều hộ gia đình trong số 15.000 dân ở Thủ Thiêm. Các cấp chính quyền từ Quận 2 đến Ủy ban nhân dân thành phố đã có quá nhiều dấu hiệu giấu biệt bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm trong suốt một thời gian dài.

Chính người dân Thủ Thiêm đã phát hiện ra là chính quyền đã giải tỏa lố hàng trăm ha đất của dân.

Theo tố cáo của dân oan Thủ Thiêm, trong khi bản đồ người dân trưng ra thực tế diện tích đất chỉ hơn 500 ha thì bản đồ 650 ha của chính quyền tính luôn diện tích nhà đất của người dân.

Có nghĩa là diện tích ‘giải tỏa thêm’ có thể đến 150 ha và do đó đã đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.

Hiện thời, giá thị trường năm 2018 đã vọt đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi thước vuông đất ở Thủ Thiêm. Với mức giá đó và ứng với khoảng 150 ha đất giải tỏa lố – mà hoàn toàn có thể xem là ‘giải tỏa ăn cướp’, các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị Thủ Thiêm và giới quan chức ăn theo có thể thu lời ngay cho riêng tiền chênh lệch đất ít nhất 140 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 6 tỷ USD !

Đến thời phải trả giá ?

Đến nay, đã có ba người thân của Lê Thanh Hải bị ‘thịt’ : Lê Tấn Hùng – em ruột Lê Thanh Hải, Lê Trương Hải Hiếu – con trai Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang – ‘đệ ruột’ của Lê Thanh Hải.

Cùng lúc xuất hiện thông tin về ‘trung ương đang xem xét lại quá trình bồi thường giải tỏa khu đô thị mới Thủ Thiêm’, và có tin đã có một đoàn thanh tra vào làm việc với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề này.

Nếu không tính tới khả năng Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 không hề tồn tại và toàn bộ quá trình xây dựng quy hoạch chi tiết và quy hoạch ranh giới (những thành phần bản đồ được tiến hành sau bản đồ quy hoạch chung 1/5000), với việc bản đồ gốc này biến mất hay bị phi tang, những kẻ ăn đất trong chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có khả năng thoát tội vì cơ quan thanh tra không có cơ sở để đối chiếu và làm rõ con số 150 -160 ha đất ‘giải tỏa thêm’ so với quy hoạch cũ.

Nhưng nếu Nguyễn Phú Trọng muốn làm rõ vụ ăn đất khủng khiếp và đẫm máu trên và lấy lại một phần lòng tin của dân Sài Gòn, ông ta sẽ không thiếu gì cách để tìm ra Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm, bởi bản đồ này không chỉ được lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều bộ ngành khác như Văn phòng chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…

Còn những kẻ đã cố tình ‘quên’ hoặc cho phi tang Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm sẽ phải bị xử lý trách nhiệm hình sự như thế nào ?

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday 04/05/2018

Published in Diễn đàn

Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền ở Việt Nam có thể khai mạc vào đầu tuần sau, tức từ ngày 7 tháng Năm.

hoi1

Trần Đại Quang sẽ là nhân vật có tuổi thọ ngắn nhất trên ghế chủ tịch nước ? Ảnh : Zing.vn

Với những dấu hiệu và không khí đồn đoán về nhân sự trước Hội nghị trung ương 7, có thể so sánh mức độ gay cấn và biến động nhân sự của hội nghị này với Đại hội 12 diễn ra vào đầu năm 2016 – khi xảy ra động thái ‘Trọng loại Dũng’ và tạm kết thúc một triều đại ‘phá chưa từng có’, dù còn lâu mới kết thúc chế độ ‘ăn của dân không chừa thứ gì’.

Tiêu điểm lớn nhất thu hút dư luận tại Hội nghị trung ương 7 là Trần Đại Quang.

Mặc dù đang xuất hiện vài nhà bình luận cho rằng Trần Đại Quang sẽ từ bỏ chức vụ chủ tịch nước tại Hội nghị trung ương 7 do vấn đề sức khỏe, nhưng lịch sử của triều đại cộng sản qua các kỳ đại hội và hội nghị trung ương đã cho thấy lý do ‘yếu sức khỏe’ hầu như chỉ mang tính bề mặt, trong khi thâm sâu hơn nhiều là nguồn cơn ‘phe cánh chính trị’.

Thật ra, Trần Đại Quang đã có vấn đề sức khỏe từ tháng Bảy năm 2017. Khi đó, đã có đồn đoán là ông Quang bị ung thư máu và phải đi điều trị ở Nhật. Một tháng sau khi ‘biến mất’, Trần Đại Quang xuất hiện trở lại, và cứ nhìn vào gương mặt thiếu hẳn thần sắc của ông, người ta có thể tin là Quang bị bệnh thật.

Tuy nhiên, ngay cả lý do bị bệnh thật của Trần Đại Quang vẫn bị phủ quyết bởi chính những yếu tố chính trị liên quan đến ông : chính tờ Nikkey của Nhật đã xác nhận rằng không có bất kỳ cơ sở nào cho thấy ông Quang đi Nhật chữa bệnh. Trong khi đó, cũng chẳng có bất kỳ quan chức có trách nhiệm nào của Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương – cơ quan chuyên theo dõi tình hình sức khỏe của các ủy viên bộ chính trị và ủy viên trung ương – phát ra tin tức chính thức nào về việc cơ quan này có thể đã theo dõi sức khỏe của Trần Đại Quang.

Do tình trạng quá thiếu khả tín về ‘đi chữa bệnh’ trên, đến lần ‘đi Nhật chữa bệnh’ vào tháng Tư năm 2018 của Trần Đại Quang đã càng khiến dư luận nghi ngờ. Thậm chí một số người còn đặt dấu hỏi liệu ông Quang đã không đi đâu khỏi Việt Nam mà chỉ ‘trị bệnh’ ngay tại Hà Nội và trong một điều kiện ‘bị bó buộc về không gian’.

Từ tháng Giêng năm 2018, đã có đồn đoán về một bức thư từ nhiệm chủ tịch nước của Trần Đại Quang gửi đến Bộ Chính trị. Tuy nhiên, không ai thấy bức thư này trên mạng xã hội và cho tới nay nhiều người đã không biết mặt mũi bức thu này ra sao – khác hẳn với hình ảnh rất rõ ràng của một bức thư dài 9 trang A4 được cho là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tràn lan chóng mặt trên mạng xã hội. Đó là bức thư ông Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị để giải trình 12 điểm về cá nhân ông và gia đình ông mà Ủy ban Kiểm tra trung ương đã yêu cầu phải làm rõ.

Thời điểm tháng Giêng năm 2018 trên lại trùng với một sụ kiện chấn động chính trường Việt Nam : một quan chức bậc trung của Tổng cục tình báo thuộc Bộ Công an là Thượng tá Phan Văn Anh Vũ, tức đại gia Vũ ‘Nhôm’ bị phát lệnh truy nã quốc tế và sau đó bị dẫn độ từ Singapore về Hà Nội.

Có thông tin cho rằng Phan Văn Anh Vũ còn có tên là Trần Đại Vũ.

Sự trùng hợp về tính sự kiện trên lại có thể khiến người ta nhớ lại vụ ‘biến mất’ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào thảng Bảy năm 2017 – trùng với sự kiện ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ theo cách nói của Bộ Công an Việt Nam, cho dù Nhà nước Đức đã thẳng thừng tố cáo mật vụ Việt Nam đã bắt cóc ông Thanh ngay tại Berlin mà sau đó đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức- Việt.

Còn bây giờ, gần như chắc chắc sẽ có một cú đảo lộn vị trí chóp bu trong Bộ Chính trị tại Hội nghị trung ương 7, mà nhiều khả năng là ngay trong ‘tứ trụ’.

Nếu có sự biến động lớn về nhân sự như thế, Trần Đại Quang sẽ là nhân vật có tuổi thọ ngắn nhất trên ghế chủ tịch nước.

Trong khi đó, vài nhà bình luận quốc tế lại cho rằng ‘ông Nguyễn Phú Trọng sẽ hài lòng với kết quả nhân sự trong Hội nghị trung ương 7’.

Cho tới nay, dường như mọi chuyện đang nằm gọn trong quỹ đạo tính toán của ông Trọng.

Hội nghị trung ương 7 về thực chất có thể xem là ‘đại hội giữa nhiệm kỳ’ với một sự thay đổi lớn về nhân sự cấp cao trong Bộ Chính trị.

Ba cái ghế bị khuyết – trong đó một cái chắc chắn của Đinh La Thăng đang nằm tù và hai cái còn lại dự kiến thuộc về Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang – sẽ có thể được ông Trọng bù đắp bằng những nhân sự gần gũi với ông ta,

Kể cả một chủ tịch nước mới, và thông thường phải là người biết tiếng Anh, mà có thể là nhân vật được xem là ‘ngoan hiền dễ bảo’ – Nguyễn Thiện Nhân.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 04/05/2018

Published in Diễn đàn

Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền ở Việt Nam có thể khai mạc vào đầu tuần sau, tức từ ngày 7 tháng Năm.

hoinghi1

Trần Đại Quang sẽ là nhân vật có tuổi thọ ngắn nhất trên ghế chủ tịch nước ? Ảnh : Zing.vn

Với những dấu hiệu và không khí đồn đoán về nhân sự trước Hội nghị trung ương 7, có thể so sánh mức độ gay cấn và biến động nhân sự của hội nghị này với Đại hội 12 diễn ra vào đầu năm 2016 – khi xảy ra động thái ‘Trọng loại Dũng’ và tạm kết thúc một triều đại ‘phá chưa từng có’, dù còn lâu mới kết thúc chế độ ‘ăn của dân không chừa thứ gì’.

Tiêu điểm lớn nhất thu hút dư luận tại Hội nghị trung ương 7 là Trần Đại Quang.

Mặc dù đang xuất hiện vài nhà bình luận cho rằng Trần Đại Quang sẽ từ bỏ chức vụ chủ tịch nước tại Hội nghị trung ương 7 do vấn đề sức khỏe, nhưng lịch sử của triều đại cộng sản qua các kỳ đại hội và hội nghị trung ương đã cho thấy lý do ‘yếu sức khỏe’ hầu như chỉ mang tính bề mặt, trong khi thâm sâu hơn nhiều là nguồn cơn ‘phe cánh chính trị’.

Thật ra, Trần Đại Quang đã có vấn đề sức khỏe từ tháng Bảy năm 2017. Khi đó, đã có đồn đoán là ông Quang bị ung thư máu và phải đi điều trị ở Nhật. Một tháng sau khi ‘biến mất’, Trần Đại Quang xuất hiện trở lại, và cứ nhìn vào gương mặt thiếu hẳn thần sắc của ông, người ta có thể tin là Quang bị bệnh thật.

Tuy nhiên, ngay cả lý do bị bệnh thật của Trần Đại Quang vẫn bị phủ quyết bởi chính những yếu tố chính trị liên quan đến ông : chính tờ Nikkey của Nhật đã xác nhận rằng không có bất kỳ cơ sở nào cho thấy ông Quang đi Nhật chữa bệnh. Trong khi đó, cũng chẳng có bất kỳ quan chức có trách nhiệm nào của Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương – cơ quan chuyên theo dõi tình hình sức khỏe của các ủy viên bộ chính trị và ủy viên trung ương – phát ra tin tức chính thức nào về việc cơ quan này có thể đã theo dõi sức khỏe của Trần Đại Quang.

Do tình trạng quá thiếu khả tín về ‘đi chữa bệnh’ trên, đến lần ‘đi Nhật chữa bệnh’ vào tháng Tư năm 2018 của Trần Đại Quang đã càng khiến dư luận nghi ngờ. Thậm chí một số người còn đặt dấu hỏi liệu ông Quang đã không đi đâu khỏi Việt Nam mà chỉ ‘trị bệnh’ ngay tại Hà Nội và trong một điều kiện ‘bị bó buộc về không gian’.

Từ tháng Giêng năm 2018, đã có đồn đoán về một bức thư từ nhiệm chủ tịch nước của Trần Đại Quang gửi đến Bộ Chính trị. Tuy nhiên, không ai thấy bức thư này trên mạng xã hội và cho tới nay nhiều người đã không biết mặt mũi bức thu này ra sao – khác hẳn với hình ảnh rất rõ ràng của một bức thư dài 9 trang A4 được cho là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tràn lan chóng mặt trên mạng xã hội. Đó là bức thư ông Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị để giải trình 12 điểm về cá nhân ông và gia đình ông mà Ủy ban Kiểm tra trung ương đã yêu cầu phải làm rõ.

Thời điểm tháng Giêng năm 2018 trên lại trùng với một sụ kiện chấn động chính trường Việt Nam : một quan chức bậc trung của Tổng cục tình báo thuộc Bộ Công an là Thượng tá Phan Văn Anh Vũ, tức đại gia Vũ ‘Nhôm’ bị phát lệnh truy nã quốc tế và sau đó bị dẫn độ từ Singapore về Hà Nội.

Có thông tin cho rằng Phan Văn Anh Vũ còn có tên là Trần Đại Vũ.

Sự trùng hợp về tính sự kiện trên lại có thể khiến người ta nhớ lại vụ ‘biến mất’ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào thảng Bảy năm 2017 – trùng với sự kiện ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ theo cách nói của Bộ Công an Việt Nam, cho dù Nhà nước Đức đã thẳng thừng tố cáo mật vụ Việt Nam đã bắt cóc ông Thanh ngay tại Berlin mà sau đó đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức- Việt.

Còn bây giờ, gần như chắc chắc sẽ có một cú đảo lộn vị trí chóp bu trong Bộ Chính trị tại Hội nghị trung ương 7, mà nhiều khả năng là ngay trong ‘tứ trụ’.

Nếu có sự biến động lớn về nhân sự như thế, Trần Đại Quang sẽ là nhân vật có tuổi thọ ngắn nhất trên ghế chủ tịch nước.

Trong khi đó, vài nhà bình luận quốc tế lại cho rằng ‘ông Nguyễn Phú Trọng sẽ hài lòng với kết quả nhân sự trong Hội nghị trung ương 7’.

Cho tới nay, dường như mọi chuyện đang nằm gọn trong quỹ đạo tính toán của ông Trọng.

Hội nghị trung ương 7 về thực chất có thể xem là ‘đại hội giữa nhiệm kỳ’ với một sự thay đổi lớn về nhân sự cấp cao trong Bộ Chính trị.

Ba cái ghế bị khuyết – trong đó một cái chắc chắn của Đinh La Thăng đang nằm tù và hai cái còn lại dự kiến thuộc về Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang – sẽ có thể được ông Trọng bù đắp bằng những nhân sự gần gũi với ông ta,

Kể cả một chủ tịch nước mới, và thông thường phải là người biết tiếng Anh, mà có thể là nhân vật được xem là ‘ngoan hiền dễ bảo’ – Nguyễn Thiện Nhân.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 04/05/2018

Published in Diễn đàn