Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vào chiều 23/4/2018, trong dư luận đã lan truyền thông tin về việc Ủy ban Kiểm tra trung ương đã ‘mời làm việc’ đối với hai nhân vật là Nguyễn Bắc Son - cựu bộ trưởng Thông tin và truyền thông, và bộ trưởng Thông tin và truyền thông hiện thời là Trương Minh Tuấn về vụ ‘Mobifone mua AVG’.

tuan1

Nguyễn Bắc Son (phải) bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 - 15% trong số 7000 tỷ vụ ‘Mobifone mua AVG’. Còn Trương Minh Tuấn (trái) lại trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho Nguyễn Bắc Son. Ảnh : Zing News

Một động tác ‘trấn an tư tưởng’ để ‘các đồng chí yên tâm và tiếp tục công tác’ chăng ?

Đó là một khả năng, và khả năng này có thể phù hợp với hiện tượng gần đây ông Trương Minh Tuấn có vẻ đã ‘được cho’ xuất hiện trở lại trên cương vị Bộ trưởng Thông tin và truyền thông khi ông chủ trì cuộc họp quản lý báo chí của bộ này cùng vài cuộc họp không quan trọng khác.

Vào tháng Ba năm 2018, ngay sau khi Thanh tra chính phủ công bố kết luận thanh tra vụ ‘Mobifone mua AVG’, Bộ trưởng Thông tin Trương Minh Tuấn đã vừa viết thư phản bác Thanh tra chính phủ, vừa ‘đạo diễn’ để AVG trả lại tiền cho Mobifone như một cách ‘khắc phục hậu quả’, với đợt hoàn tiền đầu tiên là 2500 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có kịch bản hoàn trả tiền là thành công, trong lúc bản phản bác dài đến ba chục trang của Trương Minh Tuấn đã bị báo chí nhà nước gỡ khỏi trang chỉ sau vài giờ đồng hồ đăng tải. Một trong những bi kịch lớn nhất của chế độ cộng sản đã hình thành như thế : kẻ thường xuyên bịt miệng đã bị đảng bịt miệng lại.

Song vào thời gian sau đó, rất nhiều dư luận đã tỏ ra nghi ngờ rằng ông Trương Minh Tuấn đã ‘chạy án’.

Trong khi việc bàn giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ từ Thanh tra chính phủ sang bộ Công an vẫn nhùng nhằng như thể bị cố ý ‘câu giờ’, dư luận báo chí xôn xao về Trương Minh Tuấn cũng lắng dần.

Mãi đến ngày 23/4/2018, hồ sơ này mới chính thức được bàn giao cho cho C46 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm của Bộ Công an).

Vào lúc này, kịch bản cho số phận của Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn cũng có thể diễn biến xấu đi.

Bởi trùng thời điểm cuộc làm việc của Ủy ban Kiểm tra trung ương với Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, ủy ban này cũng đã làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và truyền thông. Cũng vào ngày 23/4, Bộ Công an chính thức tiếp nhận bàn giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ từ Thanh tra chính phủ.

Chuỗi động tác trên cho thấy tiến trình tố tụng hình sự vụ việc này sắp nóng trở lại.

Với rất nhiều dấu hiệu ‘cố ý làm trái’ và tham nhũng, vụ ‘Mobifone mua AVG’ rất nhiều khả năng sẽ được khởi tố kèm bắt bớ trên diện rộng.

Còn cuộc làm việc của Ủy ban Kiểm tra trung ương với Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn có thể là động tác ‘làm công tác tư tưởng’ trước khi chính thức công bố hình thức kỷ luật.

‘Mobifone mua AVG’ là một vụ kê khống giá mua lên tới gần 9000 tỷ đồng so với giá trị thực chỉ khoảng 1000 - 1500 tỷ đồng, được phối hợp ‘binh chủng hợp thành’ bởi hàng loạt quan chức của doanh nghiệp viễn thông Mobifone, AVG và các Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng chính phủ. Sau hơn một năm trời bị cố ý ‘ngâm tôm’ kết luận thanh tra, đến tháng Ba năm 2018 kết luận thanh tra vụ việc này đã được Thanh tra chính phủ công bố, sau khi đã ‘cưỡng bức’ thay ghế Tổng thanh tra chính phủ và đẩy Phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh về hưu. Kết luận thanh tra này đã được thông qua bởi Thường trực Ban bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương và Thủ tướng chính phủ và được xem là ‘chung quyết’.

Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 - 15% trong số 7000 tỷ. Còn Trương Minh Tuấn cũng được cho là không thể ‘vô tư’ khi ông này trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho Nguyễn Bắc Son.

Một dẫn chứng phát lộ gần đây nhất về ‘tỷ lệ ăn chia’ là Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Bộ Công an - Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, được chính thức công bố đã ‘ăn’ 15% trong hợp đồng chia phần lợi nhuận của đường dây đánh bạc công nghệ cao.

Trong chiến dịch được xem là ‘chống tham nhũng’ của Nguyễn Phú Trọng, vụ ‘Mobifone mua AVG’ và cá nhân Trương Minh Tuấn được dư luận đặc biệt chú tâm. Nếu ông Trọng ‘cho qua’ vụ Trương Minh Tuấn, điều được ông Trọng tuyên xưng là ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’ sẽ vô giá trị, còn tất cả những tụng danh dành cho ông Trọng như ‘Sỹ phu Bắc Hà’, ‘Minh quân’, ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ và gần đây nhất là ‘Người đốt lò vĩ đại’ sẽ chỉ còn gió thoảng mây bay.

Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Trọng chỉ mang tính công bằng để bắt đầu thuyết phục được dư luận nhân dân khi ông ta phải chấp nhận ‘diệt’ cả người của ‘phe ta’.

Cơ hội để Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn ‘hạ cánh an toàn’ là không cao, bởi gần đây Nguyễn Phú Trọng còn chỉ đạo khởi tố và tống giam cả một quan chức tình báo cao cấp là Phan Hữu Tuấn - cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Bộ Công an.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 26/04/2018

Published in Diễn đàn

Ngân sách Việt Nam-được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI-Transparency International) xếp vào nhóm cuối về mức độ minh bạch-vừa phát lộ thêm những dấu hiệu của tình trạng cạn kiệt.

cankiet1

Ảnh : Hướng Nghiệp 24

Báo Người Lao Động cho biết cán bộ, nhân viên của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đang "dài cổ" chờ lương, gần đây, cán bộ, nhân viên của ban này lãnh lương 2 tháng/lần. Đến ngày 31-3 vừa qua, họ mới nhận được lương của tháng 2 và tháng 3, còn lương tháng 4 tới nay vẫn chưa ai nhận.

Cùng với các ban chỉ đạo Tây Bắc và Tây Nguyên, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ là cơ quan phải giải thể tại hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền tổ chức vào tháng 10/2017. Ngoài lý do chính được thông báo là "tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế", còn một lý do khác đầy "tế nhị" mà không thể công bố : thông thường, việc "cải tổ" bộ máy, hoặc cho "nở thêm", hoặc cho "lõm vào" là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để làm công tác nhân sự, mà cụ thể là "thay máu cán bộ lãnh đạo".

Trong khi đó theo báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, tại xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, trưởng công an xã Thiên Lộc là ông Lê Anh Thắng đã làm đơn xin nghỉ việc để đi xuất khẩu lao động. Ông Thắng tốt nghiệp trung cấp an ninh, được bổ nhiệm trưởng công an xã vào tháng 3-2017, vào biên chế hệ số lương chưa được 3 triệu đồng/tháng. Trong đơn, ông Thắng nêu lý do vì thu nhập không đảm bảo cuộc sống gia đình cho nên xin nghỉ việc để đi làm ăn kinh tế, kiếm kế sinh nhai, đảm bảo cuộc sống.

Sẽ có nhiều công an của lực lượng "còn đảng còn mình" phải kiếm cách đi xuất khẩu lao động để "mở rộng tương lai" ?

Hai câu chuyện mang tính vi mô trên lại xảy trong bối cảnh một câu chuyện vĩ mô đang gây phản ứng dữ dội trong dư luận xã hội :

Bộ Tài chính của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng - một "đầu sai" của đảng dùng riêng cho nhiệm vụ "thu cùng diệt tận giai đoạn cuối" - đang vội vã xây dựng Luật Thuế tài sản, dự kiến đánh thuế đối với nhà, đất ở, tàu bay, du thuyền, ô tô có giá trị 1,5 tỷ đồng trở lên. Tiếp theo kế hoạch nâng thuế VAT (giá trị gia tăng) từ 10% lên 12% hiện ra vào năm 2017, âm mưu đánh thuế tài sản đã khiến lộ ra tình trạng ngân sách năm 2018 tiếp tục bội chi lớn, hụt thu đáng kể và chẳng biết tương lai đi về đâu.

Cần nhìn lại. 2017 là năm đầu tiên mà ngân sách bị hụt thu đến hơn 3% so với dự toán đầu năm, nếu không tính đến khoản "bán mình"-tức 110.000 tỷ đồng thu được từ bán vốn nhà nước tại Sabeco (Tổng công ty Rượu bia-nước giải khát).

Kết quả thu ngân sách chỉ đạt 96,8% dự toán của năm 2017 là một chỉ dấu lớn cho thấy thu ngân sách 2018 sẽ có thể còn tồi tệ hơn, nếu không tính tới phần "bán mình".

Kết quả 96,8% thu ngân sách trên không những không được xem là thành tích mà còn bị coi là một thất bại, bởi đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, thu ngân sách quốc gia không đạt so với dự toán. Cũng là năm thứ ba liên tiếp, thu ngân sách từ khối trung ương không đạt dự toán.

Hẳn đó là nguồn cơn sâu xa khiến chính thể độc đảng ở Việt Nam phải hoảng hồn trước cơn ác mộng ngân sách cho đội ngũ "còn đảng còn mình".

Trong khi đó, một cơn ác mộng khác đang xảy đến : một nguồn thu lớn của ngân sách Việt Nam là dầu khí thì lại bị "đồng chí tốt" Trung Quốc siết bức. Trong hai năm 2017 và 2018, lần lượt hai mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ và Cá Voi Xanh đã bị Bắc Kinh gây sức ép khiến Bộ Chính trị Hà Nội phải "cắm mặt" rút giàn khoan thăm dò mà không dám có phản ứng gì.

Bi kịch ngân sách đã lan tới cả lực lượng "còn đảng còn mình", hay "thanh kiếm và lá chắn" như ngành công an.

Vào năm 2017, có ít nhất 60 trường hợp công an xã, công an ấp nghỉ việc để ra ngoài làm công nhân, bảo vệ, phụ việc nhà giúp gia đình.

Tuy báo chí nhà nước ít khi đưa tin, hoặc hạn chế thông tin về sự thật chưa từng có trên, song tình trạng công an xã và trên cấp xã nghỉ việc không chỉ xảy ra ở Bà Rịa-Vũng Tàu mà còn là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều tỉnh và kể cả thành phố khác.

Một con số từ công an Bà Rịa-Vũng tàu đã chứng thực cho tình trạng khốn khó của công an xã : mức phụ cấp của giới này đã rớt xuống chỉ còn 1,6-1,7 triệu đồng/người/tháng, tức giảm đến phân nửa so với những năm trước.

Nhưng đến lúc này, thân phận "ra đường" không chỉ là công an viên cấp phường xã, mà đã lên đến cấp tướng của các tổng cục và cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an.

Đầu tháng Tư năm 2018, Đề án 106 của Đảng ủy Công an trung ương về "một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chính thức được thông qua bởi một nghị quyết của Bộ Chính trị-cơ quan tối cao của đảng cầm quyền ở Việt Nam. Theo đó, bộ máy này sẽ giảm triệt để tầng nấc trung gian trong lực lượng mà cao nhất là sẽ không còn cấp tổng cục nữa. Về bộ máy, từ 126 đơn vị cấp cục và tương đương sẽ giải thể, sáp nhập chỉ còn khoảng 60, tức giảm hơn phân nửa.

Ngay trước mắt, việc xóa bỏ các tổng cục sẽ làm mất ghế của rất nhiều tướng thuộc các cơ quan sau : Tổng cục An ninh (Tổng cục I), Tổng cục Cảnh sát (Tổng cục II), Tổng cục Chính trị (Tổng cục III), Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật (Tổng cục IV), Tổng cục Tình báo (Tổng cục V), Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII).

Hệ lụy của ngân sách tồi tệ rõ ràng đang gây tác động tiêu cực ngay với giới công chức, giới công an trị và khiến xảy ra xu hướng khó cưỡng lại là một bộ phận trong giới này phải "ra đi tìm đường cứu thân", đồng thời phác ra triển vọng không chỉ công chức, công an cấp xã, mà sắp tới còn cả công chức, công an cấp quận huyện, cấp tỉnh thành và cả cấp bộ có thể rơi vào tình trạng "bán thất nghiệp", "thu không đủ chi" và do đó có thể kéo nhau xin nghỉ việc.

Tuy nhiên, tương lai giới công an trị có thể được đi xuất khẩu lao động là khá ngặt nghèo. Trường hợp trưởng công an xã Thiên Lộc Lê Anh Thắng đi xuất khẩu lao động được cho là một may mắn hiếm có.

Bởi vào năm 2017, nhiều thị trường lao động truyền thống của Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia đã chính thức đóng cửa và trả lại lao động cho Việt Nam.

Con số lao động Việt Nam dôi dư hiện thời mà không thể xuất khẩu lao động lên đến hàng triệu người.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 24/04/2018

**************************

Tăng tuổi hưu chỉ vì sắp vỡ quỹ

Đào Tuấn, 24/04/2018

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, năm 2006 từng bị tóm sống vì quay cóp trong một kỳ thi sau đại học. Khi ấy, ông Dung đang là ủy viên trung ương Đảng, bí thư thứ nhất trung ương đoàn. Và từ đó, được gọi tắt là Dung quay.

cankiet2

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giữa "vòng vây" báo chí, truyền hình bên hành lang Quốc hội. Ảnh : internet

Sau vụ quay, bác quay về Ban Tây Bắc, quay qua trường bắn Yên Bái, và giờ làm Bộ trưởng.

Nhớ đến vụ này bởi hôm qua, bác đệ trình phương án tăng tuổi nghỉ hưu.

Nói thẳng ra nhé. Chuyện tăng này chỉ mỗi mục đích là tránh vỡ quỹ bảo hiểm xã hội mà thôi.

Năm 2004, trong một phiên điều trần, số tiền 1.052 tỉ đồng cho Công ty cho thuê tài chính 2 vay đã bị các Đại biểu quốc hội "chửi sấp mặt" vì nó "coi như là mất trắng".

Đại biểu quốc hội Nguyễn Tấn Tuân khi đó làm căng đến mức chất vấn gay gắt : "Tại sao người lao động không đóng BHXH thì đòi xử lý hình sự, trong khi chúng ta lấy tiền của họ cho vay và làm thất thoát thì lại không ai chịu trách nhiệm ?".

Đào Tuấn

Nguồn : Tiếng Dân, 24/04/2018

Published in Diễn đàn

"Kịch bản tháng Tư Đinh La Thăng" đang có dấu hiệu được lặp lại trong "Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" vào tháng Tư năm nay – liên quan vụ "bán bèo" 30 ha đất Nhà Bè.

saigon1

Nếu Tất Thành Cang bị mất chức, nguy cơ Lê Thanh Hải (trong ảnh) bị "hồi tố" về trách nhiệm điều hành và tài sản cá nhân trong thời gian tới trở nên rõ như ban ngày. Ảnh : Thanh Niên

Tròn một năm trước, cũng vào tháng Tư, Ủy viên bộ chính trị Bí thư thành ủy Đinh La Thăng đã bất ngờ "té giếng" khi phải nhận một bản kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra trung ương – về những sai phạm "rất nghiêm trọng" vào thời ông Thăng còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Cú té thất thần trên xảy ra chỉ ít lâu sau khi ông Thăng hào hùng tuyên bố "Thành phố Hồ Chí Minh phải phấn đấu đạt giải Nobel y học".

Còn vào năm nay – 2018 – cú "té giếng" sẽ ứng vào nhân vật nào ?

Không phải là cấp ủy viên bộ chính trị, mà phần đa chỉ là cấp ủy viên trung ương.

Không phải là Nguyễn Thiện Nhân mà vẫn còn bị một số dư luận cho là "tân bí thư", mà nhiều khả năng sẽ là một cấp dưới, nhưng bét nhất cũng phải là cấp thường vụ thành ủy.

Tối 20/4/2018, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu "Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy lập tức kiểm tra các dấu hiệu vi phạm pháp luật và quy định của Thành ủy về quản lý các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Thành ủy trong việc chuyển nhượng hơn 320.000 m2 ha đất tại Phước Kiển (huyện Nhà Bè)". Cơ quan này cũng được yêu cầu làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả và trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan. Kết quả phải được báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy trước ngày 8/5.

Như vậy, ông Nhân, hoặc chính xác hơn là "Ban thường vụ thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" đã phản hồi nhanh đến mức khó có tiền lệ đối với vụ vụ "bán bèo" 30 ha đất Nhà Bè.

Trước đó, chỉ một ngày sau khi Người Tiêu Dùng – tờ báo của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam – đăng bài "Ai gây thất thoát ngàn tỷ trong phi vụ bán 324.971 m2 đất công sản tại Thành phố Hồ Chí Minh ?", vào ngày 18/4/2018 giới chóp bu của Thành phố Hồ Chí Minh đã họp khẩn theo cách "Ban Thường vụ Thành ủy đã nghe lãnh đạo Văn phòng Thành ủy báo cáo về vụ việc chuyển nhượng phần đất đã nêu trên". Sau đó, Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã vội phát đi thông tin "Nhận thấy việc chuyển nhượng này vi phạm Quy chế quản lý tài sản công, Thường trực và Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận đàm phán với đối tác để hủy hợp đồng".

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận là một doanh nghiệp 100% vốn của Ban Tài chính quản trị thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (trước đây) và Văn phòng thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay) – tức thuộc dạng "doanh nghiệp đảng".

Sau thương vụ "bán bè" trên, Công ty Tân Thuận chỉ thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền hơn 419 tỷ đồng. Tức từ 2.000 đến 2.500 tỷ đồng khác đã "bốc hơi" vào túi cá nhân.

Do Công ty Tân Thuận là doanh nghiệp 100% vốn của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nên thương vụ bán 30 đất công sản trên đương nhiên phải được sự đồng ý bằng văn bản, hoặc phải lưu lại dấu vết bút phê, của một "lãnh đạo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" nào đó.

Quan chức nào ?

Một đơn tố cáo của cán bộ, nhân viên Công ty Tân Thuận cho thấy điểm bất thường nhất là việc chỉ trong vài ngày tháng 4/2017, không hiểu vì lý do gì mà lãnh đạo Công ty Tân Thuận đã vội vã xử lý các vấn đề liên quan đến việc bán khu đất trị giá hàng ngàn tỷ đồng này vào lúc thành phố chưa có Bí Thư Thành ủy mới (khi đó ông Đinh La Thăng đã bị kỷ luật bãi nhiệm, bị rơi khỏi Bộ Chính Trị, còn ông Tất Thành Cang – Ủy viên Trung ương Đảng, người đang đảm nhiệm vị trí Phó Bí thư thường trực Thành ủy – là lãnh đạo cao cấp nhất của Thành ủy vào thời điểm đó).

Tất Thành Cang lại bị một số dư luận nghi ngờ đã "nhúng chàm" và "ăn chia" trong vụ bán 30 ha đất trên.

Biểu hiện đáng chú ý là sau bài điều tra về vụ "bán bèo" 30 ha đất Nhà Bè của báo Người Tiêu Dùng, nhiều tờ báo khác của nhà nước đã đồng loạt vào cuộc. Một số tờ báo còn đặt thẳng vấn đề về "lãnh đạo nào của Thành ủy ?". Một vài tờ báo đã bắt đầu nêu tên Phó bí thư thường trực Tất Thành Cang như "người có liên quan"…

Trong khi đó, động thái đáng mổ xẻ từ chỉ đạo của Bí thư Nguyễn Thiện Nhân là vì sao ông Nhân làm theo cách thông thường trước đây, tức giao cho Ban cán sự đảng của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để chỉ đạo cho Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành thanh tra vụ "bán bèo" 30 ha đất Nhà bè, mà lại giao cho Ủy ban Kiểm tra thành ủy – cơ quan không thể có mặt bằng chuyên môn như cơ quan thanh tra trong các vấn đề kinh tế ?

Chỉ có thể cho rằng với chỉ đạo trên, Nguyễn Thiện Nhân đã nắm rõ được văn bản của "Thường trực thành ủy" với tên người ký để phê duyệt vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè, và văn bản này là một bằng chứng không thể chối cãi, sẽ khiến cho phần việc của Ủy ban Kiểm tra thành ủy trở nên nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn nhiều.

Theo logic đó, Ủy ban Kiểm tra thành ủy đang và sẽ nắm được một số hồ sơ cơ sở để xác định mức độ sai phạm của vụ mua bán trên, nhưng với mục tiêu chính là "kiểm tra tư cách đảng viên và mức độ sai phạm".

Nhưng tín hiệu quan trọng nhất trong chỉ đạo trên của Nguyễn Thiện Nhân rất có thể đã xuất phát từ một "gợi ý" hoặc chỉ đạo chính thức của Ủy ban Kiểm tra trung ương – cơ quan mà hiện nay được phụ trách bởi Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng – nhân vật được xem là có quyền lực thứ hai chỉ sau Tổng bí thư Trọng.

Mà như vậy, nhiều khả năng "kịch bản Đinh La Thăng" sẽ lặp lại. Và nếu Phó bí thư thường trực Tất Thành Cang đã ký vượt quyền và ký sai pháp luật đối với vụ "bán bèo" 30 ha đất Nhà Bè, mà khả năng này là cao, ông Cang rất có thể sẽ bị "bay chức" ngay trong tháng Năm năm 2018, sau khi Ủy ban Kiểm tra thành ủy có báo cáo cho Nguyễn Thiện Nhân và Trần Quốc Vượng.

Thậm chí trong trường hợp tồi tệ nhất đối với Tất Thành Cang, nhân vật này có thể bị khởi tố điều tra hình sự, cho dù hậu quả chưa phải là quá nghiêm trọng. Khi đó, Tất Thành Cang sẽ phải đối mặt với song sắt nhà tù như Đinh La Thăng đã từng.

Tất Thành Cang "trưởng thành" từ cán bộ đoàn ở Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh được bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thời đó là Lê Thanh Hải "đặt" vào ghế bí thư quận 2 – nơi có dự án Thủ Thiêm khổng lồ với 160 ha đất vàng, cũng là nơi đã phát sinh vô số vụ đền bù bất công, tạo chênh lệch đến vài chục lần giữa giá thị trường và giá đền bù cho người dân, cũng là nơi đã xảy ra không ít cái chết của dân oan đất đai do phẫn uất.

Rất nhiều dấu hiệu và biểu hiện cho thấy khi còn là bí thư quận 2, Tất Thành Cang đã đắc lực giúp cho "Anh Hai Nhựt" (bí danh của Lê Thanh Hải) nhằm "nuốt" đất Thủ Thiêm.

Lê Thanh Hải lại bị nhiều dư lận đồn đoán là một trong những quan chức giàu nhất Việt Nam.

Nếu Tất Thành Cang bị mất chức, Lê Thanh Hải sẽ mất đi một đàn em – con cờ chủ chốt mà ông ta đã dày công "cài cắm" trong cơ quan thường trực thành ủy, càng khiến cho nguy cơ ông Hải bị "hồi tố" về trách nhiệm điều hành và tài sản cá nhân trong thời gian tới trở nên rõ như ban ngày.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 22/04/2018

Published in Diễn đàn

Vì sao cựu chủ tịch Đà Nẵng Văn Hữu Chiến bị khởi tố nhưng được tại ngoại, còn cựu phó tổng cục trưởng tổng cục tình báo Bộ công an Phan Hữu Tuấn thì bị tống giam khẩn cấp ?

vunhom1

Có phải Phó tổng cục trưởng tổng cục tình báo Bộ công an Phan Hữu Tuấn (áo tím) đã giúp Vũ ‘Nhôm’ đào tẩu khỏi Việt Nam ? Ảnh : vn.sputniknews.com

Liệu thực chất việc ông Phan Hữu Tuấn bị bắt có phải như vài tờ báo nhà nước, như Thanh Niên và Zing.vn, là do ông Tuấn đã giúp Vũ "nhôm" mua được nhiều dự án đất và nhà công sản không qua đấu giá, tức mua với giá rất "hữu nghị" ?

Một cách nhìn nhận và đánh giá vụ việc Phan Hữu Tuấn đã được Thanh Niên Zing.vn nêu ra chỉ vài ngày sau Phan Hữu Tuấn bị bắt :

Tờ Thanh Niên đã dẫn một nguồn tin (?) cho biết "Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an xác định Phan Hữu Tuấn, Nguyễn Hữu Bách đã vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ bí mật Nhà nước, qua đó giúp sức cho Vũ "nhôm" thâu tóm nhiều dự án đất đai tại Đà Nẵng và một số địa phương khác. Thời điểm sai phạm của Vũ "nhôm" gây xôn xao dư luận, trên mạng xã hội xuất hiện một số văn bản có đóng dấu mật do ông Tuấn ký với nội dung gửi cơ quan ban ngành các địa phương tạo điều kiện giúp cho Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 - là doanh nghiệp bình phong của Tổng cục Tình báo (Bộ công an) được mua các tài sản do nhà nước quản lý với giá ưu đãi…".

Tuy nhiên, một dấu hỏi lớn phát sinh : vì sao hành vi ký văn bản hỗ trợ Vũ "nhôm" của Phan Hữu Tuấn chỉ mang tính tác động gián tiếp mà ông Tuấn lại bị bắt, trong khi vào thời Văn Hữu Chiến là chủ tịch Đà Nẵng, ông Chiến đã tác động trực tiếp đển Vũ "nhôm" mua được 5 nhà công sản, nhưng ông Chiến lại được tại ngoại ?

Cách thức thông tin về vụ việc Phan Hữu Tuấn của hai tờ Thanh Niên và Zing.vn lại hoàn toàn chưa nêu rõ được "bí mật nhà nước" mà Phan Hữu Tuấn đã làm lộ để giúp Vũ "nhôm" là gì. Cách đưa tin có vẻ mập mờ như vậy dường như đã được "định hướng" bởi cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ công an.

Vào những ngày này lại xuất hiện một số bài báo, chủ yếu trên báo Công An Nhân Dân, về "thành tích ngành tình báo Việt Nam", cho dù đây không phải là thời điểm hay thời gian kỷ niệm của tình báo Việt Nam.

Bối cảnh hiện thời lại liên quan đến nguy cơ bị "xóa sổ" của Tổng cục Tình báo Bộ công an (Tổng cục V).

Ngay cả không xảy ra vụ "Vũ "nhôm", nguy cơ phải giải thể của Tổng cục V vẫn rất lớn - từ Đề án 106 về "sắp xếp ngành công an" của Đảng ủy công an trung ương xây dựng và đã được Bộ Chính trị thông qua bằng một nghị quyết chuyên đề. Theo đó, cấp tổng cục của Bộ công an bị xem là cấp trung gian và cần phải giải tán để tinh gọn bộ máy lẫn biên chế.

Còn vụ Vũ "nhôm" giống như đổ dầu vào lửa, càng làm cho Tổng cục V trở nên "tang gia bối rối" chưa từng có.

Không chỉ cấp phó tổng cục trưởng tình báo là Phan Hữu Tuấn bị tống giam, còn có ít nhất hai thứ trưởng khác bị cho là liên đới trực tiếp đến Vũ "nhôm", bằng hành vi ký nhiều văn bản giới thiệu công ty bình phong của Vũ "nhôm" với các cơ quan ở Sài Gòn và những địa phương khác để "thực hiện nhiệm vụ được giao" : Thượng tướng, thứ trưởng đã về hưu Trần Việt Tân và Trung tướng, thứ trưởng còn đương chức Bùi Văn Thành.

Vụ Vũ "nhôm" đã trở nên khổng lồ như thế, không chỉ là một vụ án kinh tế mà còn mang tính chính trị rất chuyên sâu, hoàn toàn có thể trở thành một cơn khủng hoảng của Bộ công an.

Vì lẽ trên, việc cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Phan Hữu Tuấn bị bắt khẩn cấp, trong khi chỉ tác động gián tiếp giúp Vũ "nhôm", cho thấy nguyên do sâu xa của vụ bắt bớ không được công bố này có thể là một cái gì đó còn ghê gớm hơn cả mối liên hệ về móc ngoặc kinh tế giữa Phan Hữu Tuấn với Vũ "nhôm".

Phải chăng Phan Hữu Tuấn đã tổ chức cung cấp cho Vũ "nhôm" những tài liệu bí mật của ngành công an mà có thể gây tác hại lớn đến ngành này - điều mà nếu báo chí đăng tải công khai thì chắc chắn sẽ "làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cửa ngành công an" ?

Cũng còn một dấu hỏi rất lớn nữa mà cho đến nay chưa có bất kỳ giải thích nào của bất kỳ cơ quan nào : vì sao vào cuối tháng Mười Hai năm 2017, Vũ "nhôm" đã ung dung tẩu thoát ngay trước mũi trinh sát công an Đà Nẵng và Bộ công an ? Ai đã bắn tin cho Vũ "nhôm" về mối nguy hiểm để từ tháng Tư đến cuối năm 2017, Vũ "nhôm" đã có được một khoảng thời gian khá dài để thoái vốn trót lọt tại nhiều doanh nghiệp và ngân hàng ? Và ai đã giúp cho Vũ "nhôm" vượt thoát khỏi các cửa khẩu ở biên giới Việt Nam để "nhảy" sang Singapore ?

Bài học Dương Chí Dũng - cựu tổng giám đốc của Vinalines đang tái hiện. Vào năm 2012, Dương Chí Dũng đã được "một ông anh ở Bộ công an" báo tin để đào thoát ra nước ngoài, chỉ ít giờ trước khi công an ập đến nhà ông Dũng. Về sau này, người ta mới biết "ông anh" đó chính là Thuợng tướng Phạm Quý Ngọ - Thứ trưởng Bộ công an. Tuy nhiên vào đầu năm 2014, tướng Ngọ đã bị đột tử trong một cái chết gây nghi ngờ rất lớn về âm mưu "diệt khẩu".

Còn giờ đây, phải chăng Phan Hữu Tuấn là đầu mối tổ chức đường dây để "giải cứu" Vũ "nhôm" - một hành vi khiến ông Tuấn bị tống vào "lò" ngay lập tức chứ không thể cho tại ngoại như cựu chủ tịch Đà Nẵng Văn Hữu Chiến ? Nếu đúng thế, liệu trong đường dây của Phan Hữu Tuấn còn có vai trò của những quan chức công an nào ở cấp trung ương và địa phương ?

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 20/04/2018

Published in Diễn đàn

Đó là một câu hỏi mà có lẽ ngoài Trần Đại Quang và một ít "đồng chí" của ông, còn lại tuyệt đại đa số quan chức và người dân chẳng thể biết được.

tdq1

Trần Đại Quang ‘đi khám bệnh ở Nhật’ hay vẫn ở Việt Nam ? Ảnh : Zing News

Thời gian đã trôi qua khoảng 3 tuần lễ trong tháng Tư năm 2018 mà người ta không nhận ra hình ảnh nào của nhân vật chủ tịch nước. Khoảng thời gian "mất hình ảnh" này lại đang tiến tới gần ngang bằng với kỷ lục 1 tháng được thiết lập vào năm ngoái : Trần Đại Quang đã vắng biệt trên mặt truyền thông từ cuối tháng Bảy đến cuối tháng Tám. Lần "biến mất" vào năm 2017 của ông Quang đã khiến không chỉ dư luận trong nước xôn xao mà cả báo chí quốc tế cũng phải đặt dấu hỏi.

Còn vào lần này, thông tin vỉa hè hoặc đáng tin cậy hơn vỉa hè là Trần Đại Quang lại đi chữa bệnh ở Nhật Bản từ đầu tháng Tư năm 2018, cho dù vẫn không có thông tin chính thức nào từ hệ thống tuyên giáo đảng hay từ Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương.

Tuy thế, câu chuyện ông Quang đi Nhật chữa bệnh lại là một mối nghi ngờ rất lớn.

Trong lần "biến mất" của Trần Đại Quang vào năm 2017, Giáo sư Phạm Gia Khải - một thành viên của Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương - nói với BBC rằng Chủ tịch Trần Đại Quang đã "sang Nhật điều trị bệnh", tuy nhiên "không có thành viên nào của Ban Chăm sóc sức khỏe trung ương đi theo".

Giáo sư Khải còn mô tả trường hợp ông Trần Đại Quang đi chữa bệnh tại Nhật mà không có thành viên nào của Ban Chăm sóc sức khỏe trung ương đi theo là điều "bất thường". Thậm chí ông Khải còn tỏ ra bức bối : "Dân chúng rất muốn biết sức khỏe của lãnh đạo thế nào, nhưng ở Việt Nam thì có vẻ người ta không có chủ trương cho biết".

Nhưng trong lúc Giáo sư Phạm Gia Khải nói như vậy thì lại không có bất kỳ tin tức xác nhận nào từ các cơ quan hay báo chí Nhật Bản về "Trần Đại Quang đi chữa bệnh ở Nhật" như một luồng thông tin không chính thức từ Việt nam. Một bài báo trên tờ Nikkei đã cho biết sự thật "không có ở Nhật" ấy.

Vậy nếu không ở Nhật thì ông Trần Đại Quang đã ở đâu trong khoảng thời gian từ cuối tháng Bảy đến cuối tháng Tám năm 2017 ?

Và ở đâu trong khoảng thời gian từ đầu tháng Tư năm 2018 đến nay ?

Có vẻ như "phản ứng nhanh" trước những đồn doán của dư luận về sự "biến mất" của ông Trần Đại Quang, báo đảng Việt Nam trong những ngày qua đã đề cập đến "Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi điện mừng ngày 19/4 tới Tổng thống Nhà nước Israel nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Độc lập của Nhà nước Israel (1948 - 2018)", và "Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng ông Miguel Diaz-Canel được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba".

Nhưng lại tuyệt đối chẳng có một hình ảnh mới nhất nào, dù chỉ cho có, về "Chủ tịch nước Trần Đại Quang".

Hiện tượng "trắng hình ảnh" trên là rất tương hợp với việc báo đảng đưa tin về "Chủ tịch nước Trần Đại Quang" vào năm 2017 khi ông Quang "biến mất" nhưng cũng không có hình ảnh nào kèm theo, hoặc có ảnh thì lại là .. ảnh cũ.

Cũng vào thời gian "biến mất" của ông Quang trong năm 2017, một tờ báo đảng đã tung ra bài viết của tác giả Trần Đại Quang về "an ninh mạng" nhân ngày "truyền thống công an nhân dân 19/8", nhưng lại bị dư luận phát hiện có nội dung được sao chép gần như nguyên si từ một bài viết cũng của tác giả này từ… năm 2013.

Một hiện tượng chính trị khác cũng gây nghi ngờ không kém vào tháng Tư năm 2018 là cuộc đón tiếp Cố vấn Nhà nước, Bộ trưởng ngoại giao, Bộ trưởng Văn phòng tổng thống Myanmar Aung San Suu Kyi.

Theo đó, chỉ có 3/4 "tứ trụ" là Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Thị Kim Ngân. Trong khi đó, nhân vật phù hợp nhất về mặt nhà nước để đón Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi là Trần Đại Quang thì lại không thấy đâu.

Trong một diễn biến đáng chú ý khác, chỉ ít ngày trước khi diễn ra Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền, một ủy viên bộ chính trị là Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình đã dẫn đầu "đoàn đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc từ ngày 15 tới ngày 19/4/2018, theo lời mời của Đảng cộng sản Trung Quốc".

Đây là chuyến đi Trung Quốc đầu tiên trên cương vị "trưởng đoàn" của Nguyễn Văn Bình.

Ông Bình đã được Phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đón tiếp tại Bắc Kinh, để sau đó "đồng chí Nguyễn văn Bình khẳng định Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, và hai nước sẵn sàng củng cố và phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước theo "phương châm 16 chữ" và "tinh thần 4 tốt" - theo báo chí quốc doanh ở Việt Nam.

Không gặp bất kỳ quan chức cao cấp nào khác mà chỉ gặp Phó chủ tịch nhà nước Vương Kỳ Sơn, chuyến đi Trung Quốc của Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Văn Bình có vẻ giống như "thăm cấp nhà nước" và gợi ra một khả năng mà trước đó là rất khó tin : ông Bình có thể "sang Phủ chủ tịch" tại Hội nghị trung ương 7 - có thể diễn ra vào cuối tháng Tư hoặc tháng Năm năm 2018.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 21/04/2018

Published in Diễn đàn

Không còn nghi ngờ gì nữa, sau Đà Nẵng, "lò" của Nguyễn Phú Trọng đang lan cháy đến đất Sài Gòn.

Chỉ chưa đầy một ngày sau khi Người Tiêu Dùng - tờ báo của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - đăng bài "Ai gây thất thoát ngàn tỷ trong phi vụ bán 324.971 m2 đất công sản tại Thành phố Hồ Chí Minh ?", vào ngày 18/4/2018 giới chóp bu của Thành phố Hồ Chí Minh đã họp khẩn theo cách "Ban Thường vụ Thành ủy đã nghe lãnh đạo Văn phòng Thành ủy báo cáo về vụ việc chuyển nhượng phần đất đã nêu trên". Sau đó, Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã vội phát đi thông tin "Nhận thấy việc chuyển nhượng này vi phạm Quy chế quản lý tài sản công, Thường trực và Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (thường được viết tắt là TNHH MTV) đầu tư và xây dựng Tân Thuận đàm phán với đối tác để hủy hợp đồng".

cang0

Vào tháng Sáu năm 2017, Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang là người trực tiếp xử lý văn thư gửi đến hàng ngày. Ảnh : Vietnamnet

Đáng chú ý, Người Tiêu Dùng được xem là một tờ báo nhỏ trong hệ thống hơn 800 báo nhà nước. Vậy vì sao bài điều tra của một tờ báo nhỏ như thế lại khiến "Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" phải họp gấp và quyết định hủy hợp đồng ?

Trước hết, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận là một doanh nghiệp 100% vốn của Ban Tài chính quản trị thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (trước đây) và Văn phòng thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay) - tức thuộc dạng "doanh nghiệp đảng".

Ban Tài chính quản trị thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh hay Văn phòng thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lại là cơ quan đại diện phần vốn của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tại một số "doanh nghiệp đảng", mà bằng chứng lộ diện nhất là tỷ lệ sở hữu vốn lên đến hơn 7% và là phần sở hữu hữu vốn cao nhất tại Ngân hàng Đông Á so với các cổ đông khác.

Chỉ đến năm 2016 khi Ngân hàng Đông Á bị Ngân hàng nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, còn tổng giám đốc của ngân hàng này là Trần Phương Bình bị khởi tố và bắt giam vì tội làm thất thoát tài chính, lúc đó tỷ lệ hơn 7% "góp vốn" của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh mới được chính thức công khai cho báo chí và dư luận xã hội.

Vụ Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận đã ký chuyển nhượng phần diện tích đất đã đền bù tại Khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai hơn 30ha, với giá 1,29 triệu đồng/m2. lại khá giống với một vụ án vừa kinh tế vừa chính trị đang bùng nổ trong thương trường và chính trường Việt Nam : cả hai cựu chủ tịch Đà Nẵng là Văn Hữu Chiến và Trần Văn Minh đã ký phần lớn các quyết định bán "giá bèo" 9 dự án và 31 nhà, đất công sản của Đà Nẵng cho đại gia Vũ "nhôm" - tức Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ.

Dự án Khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích hơn 30 ha. Công ty Tân Thuận đã chuyển quyền chủ sở mảnh đất hơn 30ha này cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (do bà Nguyễn Thị Như Loan làm Tổng Giám đốc).

Điều đáng nói, phần đất công sản "siêu lớn" này có giá thị trường từ 2.400 - 3.000 tỷ đồng (giá đất tại khu vực xã Phước Kiển hiện nay dao động từ 8,5 - 11 triệu đồng/m2. ) nhưng lại được Công ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai - một công ty tư nhân theo Hợp đồng Chuyển nhượng số 203/HĐKT/2017 ký ngày 5/6/2017 với giá chỉ 1.290.000 đồng/m2.Sau thương vụ này, Công ty Tân Thuận chỉ thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền hơn 419 tỷ đồng.

Tức từ 2.000 đến 2.500 tỷ đồng khác đã "bốc hơi’.

Vào tháng 12/2017, trong một văn bản gửi Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, dù tính toán trên mức giá đất nông nghiệp thấp nhất để bồi thường cho lô đất công sản diện tích 30ha thì mức giá đất này không thể dưới mức 1.768.000 đồng/m2. Tính ở mức giá Nhà nước quy định (không phải giá thị trường) thì giá trị mỗi m2 đất tại dự án Khu Dân cư Phước Kiển phải cao hơn 478.000 đồng/mso với giá mà Công ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai trước đó.

Do Công ty Tân Thuận là doanh nghiệp 100% vốn của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nên thương vụ bán 30 đất công sản trên đương nhiên phải được sự đồng ý bằng văn bản, hoặc phải lưu lại dấu vết bút phê, của một "lãnh đạo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" nào đó.

Ai ?

Vài tờ báo nhà nước cũng đặt dấu hỏi : "Đằng sau thương vụ này, liệu có cái bắt tay của nhóm lợi ích để "ăn chia tham nhũng" số tiền lên đến vài ngàn tỷ đồng hay không ? Những lãnh đạo nào thuộc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã ngang nhiên bất chấp pháp luật, quyết định "số phận" của khối tài sản khổng lồ của Nhà nước, biến công sản thành đất tư nhân ? Có hay không sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất công sản và trách nhiệm cá nhân của các lãnh đạo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trong vụ việc siêu nghiêm trọng này ?" 

Một chi tiết cần mổ xẻ là vụ Công ty Tân Thuận bán 30 ha đất cho Quốc Cường Gia Lai theo Hợp đồng Chuyển nhượng số 203/HĐKT/2017 ký ngày 5 tháng 6 năm 2017.

Khoảng thời gian tháng Sáu năm 2017 lại là giai đoạn "chuyển giao quyền lực" giữa nhân vật vừa bị loại khỏi Bộ Chính trị là cựu bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cho bí thư mới là Nguyễn Thiện Nhân. Đây cũng có thể được xem là giai đoạn "tranh tối tranh sáng" để những âm mưu trục lợi dễ dàng được trót lọt.

Vào tháng Sáu năm 2017, Nguyễn Thiện Nhân mới chân ướt chân ráo từ Mặt trận Tổ quốc về Sài Gòn, lẽ đương nhiên đang phải "học việc".

Còn Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khi đó là Tất Thành Cang, người trực tiếp xử lý văn thư gửi đến hàng ngày.

Theo một facebooker là Nguyễn Hồng, phản ánh của cán bộ, nhân viên Công ty Tân Thuận cho thấy điểm bất thường nhất là việc chỉ trong vài ngày tháng 4/2017, không hiểu vì lý do gì mà lãnh đạo Công ty Tân Thuận đã vội vã xử lý các vấn đề liên quan đến việc bán khu đất trị giá hàng ngàn tỷ đồng này vào lúc thành phố chưa có Bí Thư Thành ủy mới (khi đó ông Đinh La Thăng đã bị kỷ luật bãi nhiệm, bị rơi khỏi Bộ Chính Trị, còn ông Tất Thành Cang - Ủy viên Trung ương Đảng, người đang đảm nhiệm vị trí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy - là lãnh đạo cao cấp nhất của Thành ủy vào thời điểm đó).

Cụ thể :

- Ngày 19/4/2017, Công ty Tân Thuận tiến hành cuộc họp của Hội đồng Xây dựng giá bất động sản kinh doanh ;

- Ngày 24/4/2017, Công ty Tân Thuận và Quốc Cường Gia Lai họp bàn phương án chuyển nhượng khu đất ;

- Ngày 25/4/2017, Tổng Giám đốc Trần Công Thiện trình tờ trình số 354/TTr-TT lên Hội đồng Thành viên Công ty Tân Thuận ;

- Ngày 26/4/2017, chính ông Trần Công Thiện thay mặt Hội đồng Thành viên tiếp tục trình lên lãnh đạo Văn phòng Thành ủy, Phòng Quản lý Đầu tư - Kinh doanh Vốn (thuộc Văn phòng Thành ủy) về phương án chuyển nhượng đất và hợp tác với Công ty Quốc Cường Gia Lai.

Như vậy, chỉ trong vòng 7 ngày, Công ty Tân Thuận đã "chạy đua nước rút" hoàn tất quy trình chuyển nhượng lô công sản "siêu lớn" này…

Từ đầu năm 2018, Tất Thành Cang lại bị một số dư luận nghi ngờ có "dính" vụ bán 30 ha đất trên.

Tất Thành Cang "trưởng thành" từ cán bộ đoàn ở Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh được bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thời đó là Lê Thanh Hải "đặt" vào ghế bí thư quận 2 - nơi có dự án Thủ Thiêm khổng lồ với 160 ha đất vàng, cũng là nơi đã phát sinh vô số vụ đền bù bất công, tạo chênh lệch đến vài chục lần giữa giá thị trường và giá đền bù cho người dân, cũng là nơi đã xảy ra không ít cái chết của dân oan đất đai do phẫn uất.

Rất nhiều dấu hiệu và biểu hiện cho thấy khi còn là bí thư quận 2, Tất Thành Cang đã đắc lực giúp cho "Anh Hai Nhựt" (bí danh của Lê Thanh Hải) nhằm ‘nuốt" đất Thủ Thiêm.

Mới đây, một facebooker là Trịnh Anh Tuấn mỉa mai : "160ha=1.600.000m2 đất Thủ Thiêm. Giá đất Thủ Thiêm giờ rẻ lắm cũng từ 30 đến 40 triệu/m2. Tính ra mất 48.000 tỷ đồng, tương đương 2,25 tỷ đô la. Lê Thanh Hải trốn đi đâu ?".

Dưới thời bí thư Đinh La Thăng, vào tháng 8 năm 2016 Tất Thành Cang - khi đó là Phó bí thư thường trực thành ủy phụ trách công tác an ninh nội chính - còn góp phần mang tính quyết định trong vụ chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh dùng đến 400 công an và dân phòng cưỡng chế các sư sãi và ủi sạch chùa Liên Trì - một cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Đến cuối năm 2016, một thiền sư đã tiên đoán về số phận của Đinh La Thăng sẽ bị quả báo tù tội sau vụ phá chùa Liên Trì. Cuối năm 2017, ông Thăng bất ngờ phải tra tay vào còng và còn phải kêu rên "hãy đối xử với bị cáo như một con người".

Còn giờ đây, có vẻ đến lượt Tất Thành Cang.

"Khúc nhạc dạo đầu" của báo chí nhà nước về hàng loạt và còn hơn thế nữa những vụ bê bối của những người trong "gia tộc Lê Thanh Hải", cùng những vụ việc có dấu hiệu "ăn đậm" của giới quan chức, đang phát ra tín hiệu nóng rẫy về chiến dịch "đốt lò" của Nguyễn Phú Trọng đang cháy lan đến đất Sài Gòn.

Chỉ từ tháng Ba năm 2018 trở lại đây, đã có hai thành viên "gia tộc Lê Thanh Hải" bị "lên thớt" : Lê Tấn Hùng, em ruột Lê Thanh Hải và từng chỉ huy Lực lượng thanh niên xung phong, và Lê Trương Hải Hiếu - con ruột Lê Thanh Hải và là Bí thư quận 12.

Cũng vào thời gian này, dư luận đang phong phanh tin về một đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm với trọng tâm là công tác đền bù giải tỏa.

Tất Thành Cang dường như đã "dự cảm" được thân phận của "dây Lê Thanh Hải". Nếu trước đây ông Cang rất thường nhắc tới "anh Hai Nhựt" trong những cuộc họp và tiếp xúc với giới quan chức, thì thời gian gần đây đã bặt hẳn danh xưng đó. Có người cho biết Tất Thành Cang còn như cố ý ít lui tới thăm viếng gia đình "anh Hai Nhựt".

Trong vài ngày qua, mạng xã hội chợt hiện lên một thông tin về "bệnh nhân Tất Thành Cang". Tin tức này cho biết ông Tất Thành Cang đã vào Bệnh viện Chợ Rẫy nằm, thậm chí còn nêu rõ cả số giường và số phòng mà ông Cang đang nằm điều trị. Cùng thời gian, chính báo Tiền Phong của nhà nước cũng xác nhận ông Tất Thành Cang phải nhập viện, nhưng không bị "đột qụy" như đồn đoán.

cang2

Tin tức cho biết ông Tất Thành Cang đã vào Bệnh viện Chợ Rẫy nằm, thậm chí còn nêu rõ cả số giường và số phòng mà ông Cang đang nằm điều trị. Photo Credit : Facebook

Một hiện tượng chính trị - xã hội đáng chú ý và lặp đi lặp lại trong thời gian gần đây là "cứ bị điều tra là vào nằm bệnh viện", ám chỉ giới quan chức "nhúng chàm".

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng ‘nằm viện trót lọt".

Vào năm 2015, Nguyễn Xuân Sơn là Tổng giám đốc Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu (GB), dù nằm viện nhưng vẫn bị cơ quan điều tra dẫn giải từ bệnh viện đến trại giam. Sau đó tại phiên tòa xử sơ thẩm, Nguyễn Xuân Sơn đã phải nhận án tử hình.

Còn với vụ "bán như cho" 30 ha đất Nhà Bè của Công ty Tân Thuận, cho dù Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu hủy hợp đồng mua bán này theo cách Bộ trưởng thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn đã "đạo diễn" cho Mobifone hủy hợp đồng mua AVG như một động tác "khắc phục hậu quả", nhưng không vì thế mà những quan chức đã ký duyệt thông qua đề xuất mua bán 30 ha đất Nhà Bè thoát tội "cố ý làm trái…".

cang3

Dưới thời bí thư Đinh La Thăng, vào tháng 8 năm 2016 Tất Thành Cang còn góp phần mang tính quyết định trong vụ dùng đến 400 công an và dân phòng cưỡng chế các sư sãi và ủi sạch chùa Liên Trì

Nếu sau "khúc nhạo dạo đầu" của báo chí nhà nước về vụ việc trên, cơ quan điều tra của Công an Thành phố Hồ Chí Minh hay Bộ Công an bắt đầu "vào làm việc" với Công ty Tân Thuận và Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, có thể cho là quy trình tố tụng hình sự dành cho những quan chức "nhúng chàm" trong Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh được khởi động.

Tròn một năm trước, cũng vào tháng Tư, Bí thư thành ủy Đinh La Thăng và là cấp trên của ông Tất Thành Cang đã bất ngờ "té giếng" khi phải nhận một bản kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra trung ương - về những sai phạm "rất nghiêm trọng" vào thời ông Thăng còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Đến đầu năm 2018, Đinh La Thăng đã phải nhận đến hai mức án sơ thẩm với tổng cộng 31 năm tù giam.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 20/04/2018

Published in Diễn đàn

Chỉ 5 ngày sau vụ ông Lê Tấn Hùng - Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) và là em ruột của cựu ủy viên bộ chính trị kiêm bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải - bị công bố "chi khống 13,3 tỉ đồng" theo kết luận thanh tra, đến lượt con trai cựu bí thư Lê Thanh Hải là ông Lê Trương Hải Hiếu - Thành ủy viên, Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12 - bị Ủy ban Kiểm tra thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh công khai thi hành kỷ luật.

le1

Lê Trương Hải Hiếu từng được liệt vào danh sách "tuổi trẻ tài cao"

Vụ công bố kỷ luật trên diễn ra tại hội nghị Thành ủy ngày 17/4/2018. Theo đó, ông Lê Trương Hải Hiếu "đã vi phạm trong việc có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức". Ban Thường vụ Quận ủy Quận 12 đã quyết định kỷ luật ông Lê Trương Hải Hiếu bằng hình thức khiển trách.

Vào thời người cha còn đương chức Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Trương Hải Hiếu đã từng được liệt vào danh sách "tuổi trẻ tài cao" theo ngôn ngữ nửa thật nửa hư của giới quan chức và báo chí, hoặc "hót hay nhảy giỏi" theo cách châm biếm của dân gian đương đại.

Thành tích tốt nhất về "nhảy giỏi" là ngay cả sau khi ông Lê Thanh Hải đã "rớt đài" tại đại hội 12 của đảng cầm quyền và phải "về vườn", vào tháng 5/2016 ông Hải vẫn tìm cách "binh" cho con trai Lê Trương Hải Hiếu có được một suất trong Ban chấp hành đảng bộ thành phố (tức thành ủy viên), bất chấp việc trước đó ông Hiếu chỉ nhận được tỷ lệ phiếu khá thấp cho cái ghế chính trị kèm lợi ích này.

le2

Người dân đã phát hiện chính Lê Trương Hải Hiếu (người trong vòng đỏ) đã cùng với công an phá đám cuộc biểu tình chống Trung Quốc của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Hai người mặc áo trắng bên phải là Tạ Phong Tần và Điếu cày Nguyễn Văn Hải. Ảnh : Dân Làm Báo

Chính người kế nhiệm Lê Thanh Hải là Đinh La Thăng đã hoàn tất câu chuyện "binh" ấy. Từ đầu năm 2016, Đinh La Thăng đã bất ngờ "nhảy" vào Bộ chính trị và được điều động về làm bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, "độ trễ" của Lê Trương Hải Hiếu so với Đinh La Thăng là đúng 1 năm, nếu tính từ thời đểm tháng 4/2017 khi ông Thăng phải nhận "án" kỷ luật ra khỏi Bộ chính trị, và là 4 tháng nếu tính từ tháng 12/2017 khi ông Thăng chính thức tra tay vào còng.

Những nước cờ tuần tự và có vẻ khá chắc chắn của Tổng bí thư Trọng đang áp sát cựu bí thư Lê Thanh Hải, tương tự những nước đi của ông Trọng đối với "gia tộc Nguyễn Tấn Dũng".

Chiến thuật trên đang khá tương hợp với đồn đoán trước tết nguyên đán 2018 về "từ sau tết đến Hội nghị trung ương 7, Lê Thanh Hải sẽ bị "đánh"".

Tính đến nay đã có 2 trong số 3 người con của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị "lên thớt" là Nguyễn Thanh Phượng và Nguyễn Thanh Nghị. Còn "thòng lọng" siết cựu bí thư Lê Thanh Hải có lẽ cũng chẳng khác mấy, ứng với hai người thân của ông Hải là Lê Trương Hải Hiếu và Lê Tấn Hùng.

Nhưng số phận của ông Lê Tấn Hùng có thể sẽ không "mềm" như Lê Trương Hải Hiếu.

Vào tháng Ba năm 2018, ông Lê Tấn Hùng chỉ bị đảng "khiển trách" - một mức độ mà có thể cho phép ông Hùng vẫn tiếp tục tại vị hoặc "hạ cánh an toàn". Song đến giữa tháng Tư năm 2018, độ rủi ro đối với người em trai của cựu bí thư Lê Thanh Hải đã tăng đột biến.

Vụ việc "Lê Tấn Hùng chi khống 13,3 tỉ đồng" đang có triển vọng sang thẳng cơ quan điều tra của Công an TPHCM. Khi đó, số phận của ông Lê Tấn Hùng có thể coi như "xong" và chỉ còn chờ ngày bị truy tố và ra tòa lãnh án.

Cần nói thêm, Lê Tấn Hùng chính là quan chức đã ra lệnh cho lực lượng áo xanh (thanh niên xung phong) thẳng tay đàn áp hàng trăm người dân biểu tình vì môi trường và phản đối thảm họa xả thải của Formosa vào tháng Năm năm 2016. Nhiều người biểu tình đã bị thanh niên xung phong và công an trá hình đánh đập đến đổ máu.

Tín hiệu sụp đổ ‘gia tộc Lê Thanh Hải’

Vào lúc này, không hiếm người hiểu là cựu bí thư Lê Thanh Hải đã chính thức bị "sờ gáy".

Ông Lê Thanh Hải từng được một số dư luận đồn đoán là "một trong những quan chức cộng sản giàu nhất Việt Nam". Đặc biệt là mối quan hệ "đặc biệt" giữa ông Hải và bà Trương Mỹ Lan của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Từ đầu tháng 8/2016 đã bắt đầu tăng cường những dấu hiệu tấn công của một bộ phận trogn giới truền thông nhà nước vào Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuộc sở hữu của gia tộc họ Trương. Một trong số những bài viết trên báo nhà nước mang tựa đề "Đại gia Trương Mỹ Lan và ‘đế chế’ Vạn Thịnh Phát đang toan tính gì ?", cho rằng "Thâu tóm hàng loạt siêu dự án rồi để "trùm mền", động cơ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trên thị trường địa ốc Thành phố Hồ Chí Minh đang là một ẩn số vô cùng bí hiểm".

Sau đó, bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội một số bài viết mang tính móc xích về mối quan hệ "đặc biệt" giữa bà Trương Mỹ Lan với ông Lê Thanh Hải - Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 trở về trước. Nhiều dư luận cho rằng nhờ có sự "bảo kê" của Bí thư Hải mà Vạn Thịnh Phát đã giành được nhiều khu đất vàng để kinh doanh bất động sản, mang lại một khoản lợi nhuận khổng lồ cho tập đoàn này…

Giờ đây, ngay cả người được xem là "đệ tử ruột" của Lê Thanh Hải là Tất Thành Cang - Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh - cũng không thể cứu được Lê Trương Hải Hiếu.

Bản thân ông Tất Thành Cang có thể còn phải đối mặt với một nguy cơ khác. Trong những ngày gần đây, nhiều dư luận cho rằng ông Cang có thể phải chịu kỷ luật bởi một số sai phạm tại khu đô thị Thủ Thiêm vào thời ông Cang còn là Bí thư quận 2.

Có lẽ "gia tộc Lê Thanh Hải" đang lộ ra những dấu hiệu đầu tiên về sự sụp đổ cho một ngày không còn xa nữa.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 17/04/2018

Published in Diễn đàn

Phải mất đến gần hai chục ngày kể từ lúc Thủ tướng Phúc kết luận về "mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất cả về phía Bắc lẫn phía Nam", đến ngày 16/4/2018 Văn phòng Chính phủ mới ban hành thông báo truyền đạt kết luận của ông Phúc về vụ việc quá bức xúc gây xáo động dư luận xã hội này.

tsn1

Tương lai không khó đoán là trong thời gian tới, trong khi sân golf Tân Sơn Nhất vẫn không chịu nhúc nhích vì đã có "bảo kê", thì Bộ Giao thông vận tải, Công ty tư vấn ADPi và các cơ quan liên quan lại… nghiên cứu, còn các tuyến đường dẫn vào phi trường Tân Sơn Nhất vẫn tiếp tục kẹt vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Ảnh : VietTimes

Một số tờ báo nhà nước và giới chuyên gia "phản biện trung thành" hoan hỉ : "Cuối cùng thì Thủ tướng cũng lắng nghe và quyết định mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất cả về phía Bắc chứ không chỉ về phía Nam".

Cần nhắc lại, trong cuộc họp chính phủ ngày 28/3/2018, Thủ tướng Phúc đã đồng ý chọn phương án của Công ty tư vấn ADPi (Pháp). Theo đó, sẽ xây dựng mới một nhà ga hành khách hiện đại, đồng bộ và đạt tiêu chuẩn quốc tế tại khu vực phía Nam để đáp ứng yêu cầu phục vụ đạt 20 triệu hành khách/năm. Đồng thời, chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà ga hàng hóa, sân đỗ tàu bay, khu bảo dưỡng phương tiện, thiết bị và các công trình phục vụ cho hoạt động hàng không tại khu vực phía Bắc phi trường Tân Sơn Nhất - nơi có vị trí sân golf hiện tại.

Nhưng kết luận là như thế, còn thực hiện thì thế nào ?

Cho dù mở rộng phi trường cả về phía Bắc, nhưng phương án của Bộ Giao thông Vận tải và Công ty tư vấn ADPi lại là cho sân golf Tân Sơn Nhất có thời gian thu xếp di dời đến… năm 2025.

Nghĩa là có đến 7 năm nữa.

7 năm chỉ có đôi chút ý nghĩa nếu phi trường Tân Sơn Nhất tự giải quyết ổn thỏa cảnh kẹt giao thông.

Nhưng cho tới giờ, chưa có bất kỳ phương án khả dĩ nào giúp phi trường dân sự này thoát khỏi thực tại khốn quẫn ấy. Trong khi sân golf Tân Sơn Nhất vẫn nằm ì ra đó sau môt chục năm trời bị nhóm lợi ích quân đội chiếm dụng đến 157 ha đất của phi trường dân sự, trong 7 năm tới đây phi trường Tân Sơn Nhất sẽ phải tiếp tục chịu cảnh nạn kẹt cả dưới đất lẫn trên trời, còn hành khách thì phải bỏ taxi, nhảy lên lề đường và kéo vali chạy bộ vào nhà ga phi trường vì không chịu nổi cảnh kẹt cứng giao thông dẫn tới trên chuyến bay. Bất cứ một Việt kiều nào về nước dịp tết cũng đều có thể chứng kiến nạn cám cảnh ấy.

Trong khi đó, kết luận vào ngày 28/3 của Thủ tướng Phúc vẫn chỉ thuần túy mang tính chủ trương, hoặc giống như nghị quyết, mà không có tính thực chứng, và quan trọng hơn cả là không đưa ra dược giải pháp cấp bách nào để loại trừ nguyên nhân gốc rễ là sân golf Tân Sơn Nhất và giảm hẳn tình trạng kẹt cứng ở phi trường dân sự Tân Sơn Nhất.

Bởi thế, nhiều người vẫn giữ nguyên mối nghi ngờ đối với quyết định "mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất cả về phía Bắc lẫn phía Nam" của Thủ tướng Phúc. Bởi với họ, điều này không có gì mới, nhất là bản thân ông Phúc đã từng tự thay đổi quyết định của mình chỉ sau ít tháng.

Vào tháng Sáu, 2017, trước cảnh nạn phi trường Tân Sơn Nhất kẹt cả dưới đất lẫn trên trời, dư luận xã hội nhốn nháo và phẫn nộ trước cảnh sân golf Tân Sơn Nhất bị Tập Đoàn Him Lam của "đại gia quân đội" Dương Công Minh chiếm dụng, Thủ tướng Phúc đã phải tổ chức họp và yêu cầu "mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về cả phía Bắc và phía Nam".

"Chỉ đạo" trên đã được nhiều tờ báo nhà nước ca ngợi là "quyết định hợp lòng dân" và giúp cho ông Phúc ghi một điểm chính trị quan trọng trên đường tiến tới vương vị tổng bí thư do với các ứng cử viên nặng ký khác.

Tuy nhiên bẵng đi một thời gian và khi dư luận phản đối sân golf Tân Sơn Nhất đã dần lắng xuống, mọi việc lại trở về như cũ theo cách "đánh bùn sang ao". Người ta không thấy một "chỉ đạo" mới nào của Thủ Ttướng Phúc về giải tỏa sân golf Tân Sơn Nhất và lấy đất của sân golf này để phục vụ cho sân bay dân sự cùng tên, trong khi khi Bộ Giao Thông Vận Tải lại thuê công ty tư vấn ADPi của Pháp, để kết quả mà công ty tư vấn này cùng Bộ Giao thông vận tải "nhất trí cao" trong đề nghị với chính phủ vào tháng Ba, 2018, là "chỉ mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam" mà không có nội dung nào về lấy lại đất sân golf cho phi trường.

Cái cách chỉ đạo vừa bất nhất vừa lộ rõ ý đồ thiên vị nhóm lợi ích như trên đã trở thành một trong những nguyên nhân chính khiến sân golf Tân Sơn Nhất vẫn ung dung ngự trị ở phía Bắc phi trường dân sự gần một năm qua, tính từ thời điểm Quốc hội họp và nhiều đại biểu đòi sân golf phải trả đất cho sân bay.

Từ sau chỉ đạo chung chung và có phần ma mị của Thủ tướng Phúc, cho tới nay Bộ Giao thông vận tải và Công ty tư vấn ADPi vẫn chưa nêu ra được phương án nếu mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam thì sẽ cần giải tỏa những khu vực nào, trong đó khu dân cư chiếm bao nhiêu diện tích và phần kinh phí bồi thường sẽ lên đến bao nhiêu.

Rất nhiều khả năng là khi mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam, chính quyền sẽ phải "đụng tường" khi đối mặt với một khu vực dân cư khổng lồ và các nhà hàng, khách sạn, chung cư cao cấp… của nhiều đại gia, trong đó không thiếu đại gia quân đội thuộc các quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình và cả công viên Gia Định - một trong hiếm hoi lá phổi xanh cuối cùng của Sài Gòn.

Vào năm 2017, một con số ước tính của giới chuyên gia cho biết nếu mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam, kinh phí giải tỏa đền bù các khu dân cư sẽ lên đến hơn 9 tỷ USD. Nhưng trong thực tế, kinh phí bồi thường có thể còn cao hơn nhiều so với con số đó. Một dấu hỏi cực lớn là trong bối cảnh cạn kiệt và hàng năm phải trả nợ nước ngoài hàng chục tỷ đô la, ngân sách sẽ tìm đâu ra số tiền đó để bồi thường ?

Tương lai không khó đoán là trong thời gian tới, trong khi sân golf Tân Sơn Nhất vẫn không chịu nhúc nhích vì đã có "bảo kê", thì Bộ Giao thông vận tải, Công ty tư vấn ADPi và các cơ quan liên quan lại… nghiên cứu, còn các tuyến đường dẫn vào phi trường Tân Sơn Nhất vẫn tiếp tục kẹt vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 18/04/2018

Published in Diễn đàn

Hiện tượng chính quyền Việt Nam cấp tập đưa ra xét xử án những nhà hoạt động nhân quyền cùng mức án nặng vào đầu năm 2018 có thể bổ sung một tín hiệu về chiến dịch "đốt lò" sắp đi vào giai đoạn nóng rẫy "bắt và xử quan chức", thay vì chỉ "bắt nhân quyền" trong năm 2017.

nhanquyen1

2018 sẽ là năm mà nội dung "bắt và xử quan chức" chiếm phần chủ yếu, thay vì chỉ "bắt nhân quyền" như năm 2017. Ảnh : Nghệ tĩnh 365

Sau tết nguyên đán 2018, hàng loạt vụ án Hội Anh Em Dân Chủ (6 người) và những vụ xử cá nhân đối với những nhà hoạt động nhân quyền như Nguyễn Viết Dũng, Nguyễn Văn Túc, Trần Thị Xuân, Vũ Văn Hùng đã diễn ra gần như đồng loạt ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, với thời gian xử án ngắn gọn, kể cả xử lén lút mà không cho luật sư bảo vệ và gia đình tham dự, với nhiều mức án rất nặng nề…, cho thấy đây là một chủ trương của đảng cầm quyền và ngành tư pháp.

Trừ trường hợp Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự của anh là cô Lê Thu Hà bị bắt vào cuối năm 2015, đa số những nhà đấu tranh nhân quyền bị đưa ra xử án trên đều bị công an bắt và tống giam trong năm 2017 - năm mà nhà cầm quyền đã bắt đến gần ba chục người bất đồng chính kiến và đạt "thành tích" cao nhất về bắt bớ người hoạt động nhân quyền trong những năm gần đây.

Cho tới nay, ngoài một vài trường hợp như nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Trung Trực ở Quảng Bình chưa đưa ra xử, hầu hết những thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ đều đã ra tòa. Chính quyền cũng coi như đã "tất toán" xong vụ án Hội Anh Em Dân Chủ.

Vậy bước tiếp theo của nhà cầm quyền sẽ là gì ? Bắt tiếp chăng ?

Tuy nhiên từ tháng Mười Một năm 2017 đến nay - tức đã qua 6 tháng, nhà cầm quyền đã chỉ bắt thêm một vụ là nhà hoạt động nhân quyền Vũ Văn Hùng - thuộc tổ chức xã hội dân sự Hội giáo chức Chu Văn An, nhưng không dám quy vào tội chính trị mà chụp cho cái mũ "cố ý gây thương tích" rồi đem ra xử án, cho dù đến giờ cả công an lẫn hội đồng xét xử vẫn không hề công bố được "nạn nhân bị gây thương tích" là ai.

Số bất đồng bị bắt chỉ một người trong 6 tháng trên là tỷ lệ thấp hẳn so với con số gần 30 người bị bắt chỉ trong 8 tháng của năm 2017 (từ tháng Ba đến tháng Mười năm 2017).

Chủ trương của đảng cầm quyền về "hạn chế bắt phản động" ngày càng lộ rõ.

Một chiến dịch "quốc tế vận" của chính thể Việt Nam đối với Châu Âu đã được tái khởi động từ tháng Mười Một năm 2017, với mục tiêu hồ sơ EVFTA được Ủy ban Châu Âu trình lên Hội đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu để chính thức được phê chuẩn trong năm 2018.

Liên quan đến hiện tượng "tất toán" xử án nhân quyền vào đầu năm 2018 : hiểu một cách đơn giản nhất, ngành tư pháp đã có thể nhận được chỉ đạo của đảng cầm quyền về việc phải kết thúc sớm các vụ xử "phản động" để còn bố trí lịch và đội ngũ nhân lực phục vụ cho quá trình "xử quan chức".

"Xử quan chức" lại là kế hoạch nổi cộm trong năm 2018 và có thể kéo sang cả năm 2019. Từ cuối năm 2017, kế hoạch xử án quan chức tham nhũng đã được lên lịch với 21 vụ đại án chỉ riêng trong năm 2018, chưa kể những vụ phát sinh.

Nếu lý do trên là có cơ sở, 2018 sẽ là năm mà nội dung "bắt và xử quan chức" chiếm phần chủ yếu, thay vì chỉ "bắt nhân quyền" như năm 2017.

Chiến dịch "chống tham nhũng" của Nguyễn Phú Trọng đang đầy hứa hẹn sôi sục và quay quắt, cùng "cái lò" của ông ta hứa hẹn tỏa ra hơi nóng khủng khiếp trong năm 2018 này.

Sau Đinh La Thăng, rất có thể sẽ là những cái tên quan trọng khác của giới quan chức - những "khúc củi" vừa khô vừa tươi - bị tống vào "lò". Bản "danh sách tử thần" của ông Trọng đang và sẽ ngày càng dài ra, bắt buộc Ủy ban Kiểm tra trung ương - cơ quan duy nhất được ông Trọng khen ngợi công khai "làm việc gì ra việc nấy" - phải hoạt động hết công suất, và Trần Quốc Vượng - dù muốn hay không - cũng phải trở thành "Vương Kỳ Sơn Việt Nam".

Trong khi Ủy ban Kiểm tra trung ương đang triển khai kế hoạch kiểm tra đến tận cấp quận huyện, thay vì chỉ là cấp tỉnh thành như trước đây, thì nhiều đơn vị của ngành tư pháp như cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án đã phải huy động cả những công chức vừa về hưu nhưng có kinh nghiệm để cộng tác trở lại nhằm phục vụ hoạt động "chống tham nhũng".

Ngoài các vụ án thuộc loại đại án và cấp quốc gia, ở nhiều địa phương cũng diễn ra ngày càng nhiều vụ kỷ luật đảng, bắt bớ và xử án nhanh chóng những quan chức tham nhũng.

Mới sau tết nguyên đán 2018, đã có vài ba công chức ngành tòa án than thở "Trên chỉ đạo xử gấp nên phải chạy bở hơi tai".

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 16/04/2018

Published in Diễn đàn

Hiện tượng chính quyền Việt Nam cấp tập đưa ra xét xử án những nhà hoạt động nhân quyền cùng mức án nặng vào đầu năm 2018 có thể bổ sung một tín hiệu về chiến dịch "đốt lò" sắp đi vào giai đoạn nóng rẫy "bắt và xử quan chức", thay vì chỉ "bắt nhân quyền" trong năm 2017.

tattoan1

2018 sẽ là năm mà nội dung "bắt và xử quan chức" chiếm phần chủ yếu, thay vì chỉ "bắt nhân quyền" như năm 2017. Ảnh : Nghệ tĩnh 365

Sau tết nguyên đán 2018, hàng loạt vụ án Hội Anh Em Dân Chủ (6 người) và những vụ xử cá nhân đối với những nhà hoạt động nhân quyền như Nguyễn Viết Dũng, Nguyễn Văn Túc, Trần Thị Xuân, Vũ Văn Hùng đã diễn ra gần như đồng loạt ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, với thời gian xử án ngắn gọn, kể cả xử lén lút mà không cho luật sư bảo vệ và gia đình tham dự, với nhiều mức án rất nặng nề…, cho thấy đây là một chủ trương của đảng cầm quyền và ngành tư pháp.

Trừ trường hợp Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự của anh là cô Lê Thu Hà bị bắt vào cuối năm 2015, đa số những nhà đấu tranh nhân quyền bị đưa ra xử án trên đều bị công an bắt và tống giam trong năm 2017 - năm mà nhà cầm quyền đã bắt đến gần ba chục người bất đồng chính kiến và đạt "thành tích" cao nhất về bắt bớ người hoạt động nhân quyền trong những năm gần đây.

Cho tới nay, ngoài một vài trường hợp như nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Trung Trực ở Quảng Bình chưa đưa ra xử, hầu hết những thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ đều đã ra tòa. Chính quyền cũng coi như đã "tất toán" xong vụ án Hội Anh Em Dân Chủ.

Vậy bước tiếp theo của nhà cầm quyền sẽ là gì ? Bắt tiếp chăng ?

Tuy nhiên từ tháng Mười Một năm 2017 đến nay - tức đã qua 6 tháng, nhà cầm quyền đã chỉ bắt thêm một vụ là nhà hoạt động nhân quyền Vũ Văn Hùng - thuộc tổ chức xã hội dân sự Hội giáo chức Chu Văn An, nhưng không dám quy vào tội chính trị mà chụp cho cái mũ "cố ý gây thương tích" rồi đem ra xử án, cho dù đến giờ cả công an lẫn hội đồng xét xử vẫn không hề công bố được "nạn nhân bị gây thương tích" là ai.

Số bất đồng bị bắt chỉ 1 người trong 6 tháng trên là tỷ lệ thấp hẳn so với con số gần 30 người bị bắt chỉ trong 8 tháng của năm 2017 (từ tháng Ba đến tháng Mười năm 2017).

Chủ trương của đảng cầm quyền về "hạn chế bắt phản động" ngày càng lộ rõ.

Một chiến dịch "quốc tế vận" của chính thể Việt Nam đối với Châu Âu đã được tái khởi động từ tháng Mười Một năm 2017, với mục tiêu hồ sơ EVFTA được Ủy ban Châu Âu trình lên Hội đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu để chính thức được phê chuẩn trong năm 2018.

Liên quan đến hiện tượng "tất toán" xử án nhân quyền vào đầu năm 2018 : hiểu một cách đơn giản nhất, ngành tư pháp đã có thể nhận được chỉ đạo của đảng cầm quyền về việc phải kết thúc sớm các vụ xử "phản động" để còn bố trí lịch và đội ngũ nhân lực phục vụ cho quá trình "xử quan chức".

"Xử quan chức" lại là kế hoạch nổi cộm trong năm 2018 và có thể kéo sang cả năm 2019. Từ cuối năm 2017, kế hoạch xử án quan chức tham nhũng đã được lên lịch với 21 vụ đại án chỉ riêng trong năm 2018, chưa kể những vụ phát sinh.

Nếu lý do trên là có cơ sở, 2018 sẽ là năm mà nội dung "bắt và xử quan chức" chiếm phần chủ yếu, thay vì chỉ "bắt nhân quyền" như năm 2017.

Chiến dịch "chống tham nhũng" của Nguyễn Phú Trọng đang đầy hứa hẹn sôi sục và quay quắt, cùng "cái lò" của ông ta hứa hẹn tỏa ra hơi nóng khủng khiếp trong năm 2018 này.

Sau Đinh La Thăng, rất có thể sẽ là những cái tên quan trọng khác của giới quan chức - những "khúc củi" vừa khô vừa tươi - bị tống vào "lò". Bản "danh sách tử thần" của ông Trọng đang và sẽ ngày càng dài ra, bắt buộc Ủy ban Kiểm tra trung ương - cơ quan duy nhất được ông Trọng khen ngợi công khai "làm việc gì ra việc nấy" - phải hoạt động hết công suất, và Trần Quốc Vượng - dù muốn hay không - cũng phải trở thành "Vương Kỳ Sơn Việt Nam".

Trong khi Ủy ban Kiểm tra trung ương đang triển khai kế hoạch kiểm tra đến tận cấp quận huyện, thay vì chỉ là cấp tỉnh thành như trước đây, thì nhiều đơn vị của ngành tư pháp như cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án đã phải huy động cả những công chức vừa về hưu nhưng có kinh nghiệm để cộng tác trở lại nhằm phục vụ hoạt động "chống tham nhũng".

Ngoài các vụ án thuộc loại đại án và cấp quốc gia, ở nhiều địa phương cũng diễn ra ngày càng nhiều vụ kỷ luật đảng, bắt bớ và xử án nhanh chóng những quan chức tham nhũng.

Mới sau tết nguyên đán 2018, đã có vài ba công chức ngành tòa án than thở "Trên chỉ đạo xử gấp nên phải chạy bở hơi tai".

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 16/04/2018

Published in Diễn đàn