Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngay cả sự cam kết, hoặc hiểu một cách dễ dãi nhất thì chỉ là lời hứa hẹn cho qua chuyện của chính thể Việt Nam về "đến tháng 10 năm 2020 thì Công ước về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập (Công ước số 87 của ILO) sẽ được hoàn tất", cũng chẳng có cơ sở nào để được tin cậy vào độ xác tín của nó.

congdoan0

Việt Nam hứa hẹn đến tháng 10 năm 2020 thì Công ước về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập sẽ được hoàn tất

Lý do đơn giản là một lần nữa trong nhiều lần từ quá khứ Hiệp định TPP đến hiện tại đàm phán EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU), giới chóp bu Việt Nam vẫn ém nhẹm toàn bộ thông tin về những vòng đàm phán giữa chính thể này với Liên Hiệp Châu Âu (EU) về EVFTA và cam kết mới nhất về sự cần thiết phải có công đoàn độc lập do Đại sứ Vương Thừa Phong - Trưởng phái đoàn Việt Nam tại EU - đưa ra.

Những tin tức mới nhất về EVFTA và công đoàn độc lập chỉ được dẫn lại bởi người dịch kiêm nhà báo Phương Thảo ở Hà Lan (hội viên hội Nhà báo độc lập Việt Nam) từ trang Borderlex, và nhà quan sát Hiếu Bá Linh từ Đức dẫn Nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine về phiên họp điều trần xem xét tình hình tiến triển của Hiệp định EVFTA do Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện Châu Âu (INTA) tổ chức ngày 20/2/2018 tại trụ sở Nghị viện Châu Âu ở Brussels (thủ đô nước Bỉ).

Trong khi đó ở Việt Nam, hệ thống tuyên giáo đảng và báo đảng lẫn báo nhà nước chỉ tuyên truyền về triển vọng "EVFTA sắp được EU phê chuẩn và sẽ triển khai trong thời gian tới". Không hề có một câu chữ nào về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân !

Hãy nhìn lại TPP để suy ra thân phận công đoàn độc lập trong EVFTA.

Từ tháng 11/2015 khi báo chí nhà nước Việt Nam ồn ào thông tin về "Công bố toàn văn Hiệp định TPP", đến nay đã không có bất cứ thông tin nào về công đoàn độc lập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cho đến nay Bộ Công Thương vẫn như giấu biệt nội dung về định chế này.

Những tin tức về nội hàm của công đoàn độc lập như một thành phần không thể thiếu trong TPP lại vẫn chỉ được đăng tải bởi các hãng báo đài quốc tế và mạng xã hội.

Cố tình không công bố thông tin về Công đoàn độc lập không chỉ là một thủ thuật xấu chơi của giới lãnh đạo Việt Nam, mà hành vi này còn vi phạm chính cam kết về việc phải công khai toàn bộ thông tin mà đoàn đàm phán TPP của Việt Nam đã hứa hẹn và ký kết.

Cho đến khi đó, đã có thể cho rằng có vẻ Tổng Thống Obama đã bị giới chóp bu khôn lỏi của Việt Nam làm cho mắc lỡm.

Vào tháng Năm năm 2015, trong lúc Bộ ngoại giao của Việt Nam tất bật chuẩn bị cho chuyến công du Washington của Tổng bí thư Trọng với kỳ vọng ông Trọng sẽ được tổng thống Mỹ đón tiếp ngay tại Phòng Bầu Dục cùng những nghi lễ dành cho nguyên thủ quốc gia, ông Obama bất ngờ tiết lộ mang tính khẳng định trong một lần đến thăm trụ sở công ty Nike (Portland, Oregon) : "Lần đầu tiên, Việt Nam thậm chí sẽ phải phải để cho người lao động tự do thành lập công đoàn bảo vệ quyền lợi. Điều này cũng sẽ tạo ra sự thay đổi."

Nhưng một năm sau khi Obama đặt chân đến Hà Nội và thậm chí còn tặng cho Việt Nam món quà hết sức có ý nghĩa là Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đã chẳng hề có sự thay đổi nào về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân. Báo chí nhà nước Việt Nam vẫn cấm khẩu với từ "công đoàn độc lập", trong lúc có thông tin cho biết các cơ quan về lao động như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã không nhận được chỉ thị nào của Chính phủ và đảng về triển khai Công đoàn độc lập, mà chỉ có những động tác nâng cao vai trò công đoàn nhà nước" như một cách đối phó thuần túy với quốc tế.

Những bằng chứng về việc che giấu thông tin về công đoàn độc lập trong TPP cho thấy rất nhiều khả năng chính quyền Việt Nam muốn đạt được TPP trước rồi mới ngó ngàng đến cam kết của họ về triển khai công đoàn độc lập. Cam kết này được nêu ra vào năm 2015 và dự kiến đến năm 2016 thì TPP sẽ được Quốc hội Mỹ phê chuẩn và đi vào hoạt động vào năm 2017. Như vậy, "độ trễ" của việc Việt Nam "hoàn tất công ước về công đoàn độc lập" (chứ chưa triển khai) là vào khoảng năm 2017.

Còn giờ đây, có khả năng chính quyền Việt Nam đang áp dụng "bài" của TPP cho EVFTA, khi đưa ra hứa hẹn "đến tháng 10 năm 2020 thì Công ước về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập (Công ước số 87 của ILO) sẽ được hoàn tất".

Trong trường hợp Việt Nam đáp ứng EU một số đòi hỏi về cải thiện nhân quyền, EVFTA có thể được Quốc hội Châu Âu phê chuẩn vào khoảng năm 2019, chứ không phải là năm 2018 như thời điểm mà giới chóp bu Việt Nam kỳ vọng. Như vậy, chính quyền Việt Nam sẽ chỉ hoàn tất công ước về công đoàn độc lập một năm sau đó, tức vào năm 2020, với độ trễ từ lúc hứa hẹn đến lúc hoàn tất là 2 năm như "kịch bản công đoàn độc lập trong TPP".

Tuy thế và ứng với truyền thống hứa hẹn vô thiên lủng nhưng đã rất nhiều lần nuốt lời, vẫn chẳng có gì chắc chắn là chính quyền Việt Nam sẽ nghiêm túc thực hiện công ước về công đoàn độc lập sau khi chính quyền này đạt được ECFTA, nếu EU không biết cách chế tài Việt Nam một cách nghiêm ngặt.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 05/03/2018

Published in Diễn đàn

Nếu dự thảo Luật về Hội được thông qua vào lúc này nhưng giữ nguyên nội dung của thời điểm cuối năm 2016, không thể nói khác hơn là đó là "luật phản động" - như cách nói của luật sư Trần Vũ Hải.

hoi1

Một hội thảo về Luật về Hội. Liệu tới đây Ủy ban Thường vụ quốc hội có bỏ được thói quen "gật kinh niên" để đưa dự thảo Luật về Hội vào chương trình nghị sự của mình, nhưng quan trọng hơn tất thảy là loại bỏ được những nội dung trái lòng dân trong dự thảo này ? Ảnh : Baomoi.com

Tháng Hai năm 2018, một lần nữa chính quyền Việt Nam tái khởi động chuỗi "hội thảo Luật về Hội", được phát pháo bằng cuộc hội thảo "hội thảo đóng góp ý kiến cho dự án Luật Về hội" do Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ cựu đại biểu Quốc hội phối hợp với tổ chức phi chính phủ quốc tế Oxfam vào buổi sáng ngày 1/3/2018.

Trong cuộc hội thảo trên, chính một quan chức là ông Đặng Đình Luyến, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội khóa 13, cũng phải cho rằng tuy Điều 25 của Hiến pháp năm 2013 quy định : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định", nhưng dự thảo luật quy định quyền lập hội của công dân còn quá khiêm tốn. Điều 3 của dự thảo luật mới quy định chung về quyền lập hội của công dân. Nhưng tại các chương, điều sau của dự thảo thảo luật có rất ít quy định cụ thể về các quyền này. Hơn nữa, việc quy định cụ thể các quyền của công dân, như sáng lập hội, đăng ký thành lập hội, gia nhập hội, hoạt động hội, lãnh đạo, điều hành hoạt động của hội và quyền ra khỏi hội còn tản mạn ở các điều, còn rất hạn chế, chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, chưa thể hiện đúng bản chất quyền lập hội của công dân là một trong những quyền chính trị quan trọng của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013…

Vào cuối năm 2016, trong bối cảnh Luật về Hội bất ngờ bị hoãn lại và bị chỉ trích dữ dội vì chứa đựng nhiều nội dung không những không thực thi quyền dân mà còn nhằm trấn áp quyền dân, ngay trên Tạp chí Tuyên giáo (thuộc Ban Tuyên giáo trung ương) đã xuất hiện một bản tin có tựa đề "Dự thảo Luật về hội còn những điểm "sai lệch" cần tháo gỡ".

Bản tin trên có đoạn kết : "Kết luận Hội thảo, ông Thang Văn Phúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học hành chính nhất trí với các ý kiến đề xuất của các chuyên gia và khẳng định rằng, nếu Dự thảo Luật về hội lần này được Quốc hội thông qua mà không tiếp tục được chỉnh sửa, sẽ không đạt được mục tiêu thể chế hóa quyền lập hội của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Dự thảo Luật lần này chưa thể hiện đầy đủ tính pháp lý tối thượng của quyền con người, quyền công dân đã được Hiến định ; thiếu tính kế thừa của Luật gốc. E rằng, nếu được thông qua, Luật về hội sẽ gặp sự phản ứng của cộng đồng xã hội. Ban Tổ chức Hội thảo sẽ tổng hợp các ý kiến và có bản kiến nghị chung tới các cơ quan chức năng trong thời gian sớm nhất, trước khi dẫn đến việc thông qua Luật này. Trong đó, thể hiện rõ nội dung đề nghị Quốc hội cân nhắc, dành thêm thời gian để hoàn thiện Dự thảo Luật và có thể để lùi lại việc thông qua vào kỳ họp sau trong năm 2017".

Quả thực, bản dự luật về Hội được tung ra vào trung tuần tháng 10/2016 với nhiều điều khoản không chỉ quá thiên về hoạt động quản lý nhà nước, mà còn tiêu biểu quá rõ ràng cho ý đồ "siết" đối với Xã hội dân sự.

Một chi tiết gây nghi ngờ rất lớn là có khá nhiều nội dung "phong phú" đã được một bàn tay bí mật nào đó nhét vào dự thảo mới nhất, trong đó có những quy định "Không được nhận tài trợ, liên kết với tổ chức nước ngoài", "Người nước ngoài ở Việt Nam không được lập hội", "Lãnh đạo hội phải được nhà nước phê chuẩn"…

Khi đó, nỗi lo lắng của nhiều người hoạt động xã hội dân sự đã không thừa : cuối cùng thì chính quyền cũng tìm cách nhúng tay vào để ngăn cản thô bạo hoạt động tự do lập hội của công dân, cho dù tự do lập hội là một thứ quyền đã được quy định rất rõ trong hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết năm 1982. Thậm chí quy định về không cho người nước ngoài được lập hội lại khá giống với quy định tương tự ở Trung Quốc, và gần giống với nước Nga thời Putin.

Trong thời gian qua, một số nghiên cứu và phân tích từ xã hội dân sự đã cho thấy Nghị định số 45 của Chính phủ Việt Nam về quản lý hội đoàn có nhiều vết tích được cho là lấy từ nguồn gốc những văn bản pháp quy về cùng đối tượng ở Trung Quốc.

Vào cuối năm 2016, một dấu hỏi rất lớn bật ra : bàn tay bí mật nào ở Việt Nam đã cố tình sao chép các quy định của Trung Quốc vào Nghị định 45 trước đây và nhét vào dự thảo mới nhất của luật về Hội ?

Cho tới tận giờ đây, câu hỏi trên vẫn chưa được giải đáp, dù suy luận theo logic đơn giản nhất thì chính Bộ Công an - "thủ phạm" thường xuên tổ chức đàn áp biểu tình vì dân sinh của dân chúng và các cuộc tụ tập chính đáng của người dân và xã hội dân sự - hẳn phải là bàn tay bí mật đã làm Luật về Hội bị méo mó hẳn.

Liệu tới đây, Ủy ban Thường vụ quốc hội có bỏ được thói quen "gật kinh niên" để đưa dự thảo Luật về Hội vào chương trình nghị sự của mình, nhưng quan trọng hơn tất thảy là loại bỏ được những nội dung trái lòng dân trong dự thảo này ?

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 04/03/2018

Published in Diễn đàn

Nhân vật được một số văn nhân cận thần xưng tụng là "Minh quân" – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – lại vừa có thêm một "tác phẩm" mới : Quy định về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý.

kiemtra1

Hình ảnh Bộ chính trị Việt Nam khóa 12 - Ảnh : Dân Sinh

Bản quy định trên được Ban bí thư – cơ quan của "thành viên thường trực Ban bí thư" Trần Quốc Vượng – vừa ban hành vào cuối tháng Hai năm 2018.

Theo đó, các cán bộ cấp cao được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe (bao gồm các đồng chí đương chức và nguyên chức) : Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng. Các ủy viên Bộ chính trị ; Bí thư Trung ương Đảng ; Phó chủ tịch nước, Phó chủ tịch Quốc hội, Phó thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại tướng lực lượng vũ trang ; ủy viên trung ương Đảng, trưởng các ban đảng, trưởng các đoàn thể chính trị – xã hội, bộ trưởng, bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và các chức vụ tương đương ; thượng tướng lực lượng vũ trang ; phó trưởng ban đảng, đoàn thể chính trị – xã hội, thứ trưởng, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chức vụ tương đương.

Theo quy định của Ban bí thư, thời gian khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ 6 tháng/lần.

Quy định cũng nêu rõ việc thực hiện chế độ khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện và kết luận phân loại sức khỏe trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo, quản lý và giới thiệu nhân sự ứng cử vào các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý.

Có thể xem quy định trên là đảng văn cụ thể hóa Quy định số 90-QĐ/TW của Bộ chính trị về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý, ban hành vào tháng Tám năm 2017.

Cũng có thể cho rằng lần đầu tiên, nhiệm vụ "kiểm tra sức khỏe" trở nên quan yếu và "sống mái" đến thế khi đây là điều kiện bắt buộc để xét tương lai "bổ nhiệm" và "bổ nhiệm lại".

Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương – một ban đảng vốn có vai trò khá mờ nhạt, nay bất thần nổi lên vị trí cực kỳ xung yếu, thậm chí còn có vai trò "sống còn" đối với việc xem xét quan chức nào có đủ sức khỏe để tiếp tục "cống hiến cho đảng và dân tộc", còn quan chức nào không đủ sức khỏe thì sẽ bị cho về nhà làm việc khác, chẳng hạn như "người tử tế".

Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đã chớm được người ta nhớ đến sự tồn tại của cơ quan này thông qua vụ Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh vào cuối năm 2014, đầu năm 2015. Tuy nhiên sau cái chết của ông Thanh, ban này cũng im bặt phát ngôn, dù trước đó vẫn ra sức trấn an dư luận theo cách "tau khỏe mà, có chi mô".

Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương cũng có một chút tiếng tăm trong vụ "tướng chữa bệnh" Phùng Quang Thanh vào giữa năm 2015. Tuy nhiên tương tự vụ Nguyễn Bá Thanh, sau khi ông Phùng Quang Thanh đột ngột lui vào hậu trường, ban này cũng im bặt.

Trong khi đó, ông Nguyễn Phú Trọng lại nổi lên như "Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo". Sau đại hội 12 của đảng cầm quyền và từ năm 2016 đến nay, ông Trọng đã chỉ đạo ban hành khá nhiều quy định của đảng, mang tính "đặc thù" và khá nhiều trong đó gây dư luận ồn ào và trái chiều, chẳng hạn quy định "chống tự diễn biến, tự chuyển hóa", quy định về xét tuổi đảng viên", quy định tiêu chuẩn cán bộ cao cấp, quy định về đảng viên không được nói về đa nguyên hay tam quyền phân lập…

Cùng với hai chiến thuật tổ chức nhân sự đã tung ra là "nhất thể hóa" và "luân chuển cán bộ", có vẻ ông Trọng đang đặc biệt chú ý đến một ‘vũ khí" mới là "kiểm tra sức khỏe". Với mối quan tâm mới mẻ và đặc biệt này, vai trò của Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương chỉ qua một bản quy định đã có thể được nâng lên ngang tầm với những cơ quan "đinh" như Ủy ban Kiểm tra trung ương, Ban Tổ chức trung ương, Ban nội chính trung ương.

Có thể hình dung trong tương lai không xa, các ủy viên bộ chính trị, ủy viên trung ương lẫn thường vụ tỉnh/thành ủy sẽ phải nối đuôi nhau "kiểm tra sức khỏe định kỳ" hoặc đột xuất, dù họ có muốn hay là không.

Bởi chỉ cần bị ông Trọng điểm danh "đồng chí đã kiểm tra sức khỏe định kỳ chưa ?", hoặc bị Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương tham mưu cho Tổng bí thư Trọng về quan chức A, hoặc B nào đó, "không đủ sức khỏe" thì số phận chính trị của những quan chức đó coi như là "xong".

Cho tới nay, đương kim thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh vẫn chưa chịu xuất hiện trên chính trường sau một thời gian dài bị bệnh. Có lẽ ông Huynh chưa nhận được giấy chứng nhận lành bệnh của Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.

Tuy vậy, bản Quy định về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao lại có thể phát sinh một tác dụng phụ : khi chỉ đạo ban hành quy định này, Tổng bí thư Trọng đã quá tự tin, tự tin đến mức ông có thể không mấy quan tâm đến những phản ứng có thể phát sinh hoặc nổ ra trước những quy định mang dấu ấn đặc thù của ông Trọng và chỉ được làm bởi một nhóm nhỏ quan chức.

Không thể lường trước được là tác dụng phụ trên có thể diễn biến thế nào, hay mức độ nguy hiểm của nó ra sao…

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 02/03/2018

Published in Diễn đàn

Hội Cờ Đỏ – một hội đoàn "cánh tay nối dài của đảng", được các cơ quan chính quyền "bảo kê" cho ra đời vào giữa năm 2017 mà chẳng trưng ra bất kỳ một giấy phép hoạt động nào – đang phát huy tác dụng côn đồ, hồng vệ binh, khủng bố và phát xít của nó vào đầu năm 2017.

codo1

Khu vực trường Tiểu học Diễn Đoài, nơi xảy ra vụ Hội Cờ Đỏ lộng hành tấn công giáo dân và phụ huynh vào tháng Hai năm 2018. Ảnh : Thanh Niên Công Giáo

Hành động khủng bố mới nhất của Hội Cờ Đỏ xảy ra vào tháng Hai năm 2018 : nhiều thành viên của tổ chức này, không loại trừ trong đó có cả những nhân viên công an mà người dân đã phát hiện có tính bằng chứng không chỉ một lần, đã hành hung các phụ huynh khi những người này đến gặp ban giám hiệu tìm hiểu nguyên nhân vì sao con em của họ bị đuổi học. Một số phụ huynh là giáo dân Công giáo, thuộc giáo xứ Đăng Cao, ở xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã tố cáo thủ phạm huy động Hội Cờ Đỏ là chính quyền địa phương và trường Tiểu học Diễn Đoài.

Hành động khủng bố trên xảy ra chỉ ít ngày sau khi Linh mục Đặng Hữu Nam – người đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích chính quyền Việt Nam về cách giải quyết thảm họa môi trường biển do tập đoạn Formosa gây ra, buộc phải thuyên chuyển sang phụ trách giáo xứ Mỹ Khánh, xã Khánh Thành, huyện Yên thành, tỉnh Nghệ An. Việc thuyên chuyển Linh mục Nam được giới dư luận viên tuyên giáo và công an khoe khoang rằng đó là một thành tích của công tác "chống phản động".

Sau chiến dịch đàn áp phong trào phản kháng Formosa của ngư dân và giáo dân miền Trung trong hai năm 2016 và 2017, nhà cầm quyền đang có cơ hội nhân rộng thành tích của mình khi giới công giáo phản biện trong nước vừa phải đối mặt với một khó khăn mới về đối ngoại : trong danh sách 10 nước "cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo" (CPC), Bộ Ngoại giao Mỹ đã không đưa tên Việt Nam vào, bất chấp Ủy hội của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) có trụ sở tại thủ đô Washington DC đã nhiều lần yêu cầu do tình trạng đàn áp tôn giáo nặng nề và không hề được cải thiện, Mỹ cần phải đưa Việt Nam vào lại CPC.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, dân biểu Ed Royce, ra thông cáo bày tỏ bất bình vì Việt Nam một lần nữa thoát khỏi danh sách CPC : "Tự do tôn giáo là nhân quyền cơ bản, nhưng vẫn còn rất nhiều người trên khắp thế giới bị đàn áp, tù đày và giết hại chỉ vì niềm tin tín ngưỡng của mình. Là người Mỹ, nhiệm vụ của chúng ta là phải lên tiếng cho những người không có tiếng nói. Chính quyền Mỹ đã làm đúng khi đưa việc này lên làm ưu tiên. Việc tái liệt kê Burma (Myanmar) là quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo là đặc biệt thỏa đáng vì nạn thanh trừng sắc tộc của quân đội nước này đối với người Hồi giáo Rohingya. Tuy nhiên, tôi bất bình khi thấy rằng một lần nữa Việt Nam lại không bị đưa trở lại danh sách này. Người dân Việt Nam tiếp tục bị vi phạm quyền tự do tôn giáo và các nhân quyền khác. Hoa Kỳ chớ nên e dè chỉ ra các nước vi phạm như thế".

Việt Nam từng bị chính phủ Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC từ tháng 9/2004 đến tháng 11/2006. Tuy nhiên đến cuối năm 2006, Tổng thống Mỹ Gerge Bush đã quyết định gỡ tên Việt Nam khỏi Danh sách CPC, đồng thời đến năm 2017 Việt Nam còn được gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chỉ ít lâu sau khi được toại nguyện vị thế chính trị và lợi ích kinh tế, Việt Nam gia tăng đàn áp trở lại đối với các tôn giáo ly khai. Nhiều tu sĩ của Công giáo, Tin Lành, Phật giáo Thống Nhất, Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy… đã bị công an tống giam.

Hơn một năm qua, thái độ không mấy quan tâm của Tổng thống Trump đến nhân quyền nói chung và tự do tôn giáo nói riêng ở Việt Nam đã khiến nhà cầm quyền Việt Nam "như cởi tấm lòng", tiến hành một chiến dịch đàn áp dữ dội giới nhân quyền và bất đồng chính kiến từ giữa năm 2016 đến gần cuối năm 2017, bắt giam đến gần 50 người và xử tù rất nặng hơn 20 người.

Hội Cờ Đỏ cũng nhân đó mà lộng hành vô pháp, với đối tượng tấn công chính của tổ chức này là giáo dân, trước mắt là giáo dân ở một số địa phương miền Trung.

Cần nhắc lại, "Hội Cờ Đỏ" – một tập hợp của những người bị xem là "cuồng đảng", những dư luận viên quen mặt và có thể cả những người đại diện cho các hội đoàn chính trị-xã hội của chính quyền như Mặt Trận Tổ Quốc, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân, Hội Cựu Chiến Binh, cùng lòng căm thù nhắm thẳng vào giới Công Giáo với những khẩu hiệu sắt máu không thèm che đậy như "quạ đen" (chỉ các linh mục và giám mục), "diệt giặc đạo"… – đã và đang làm sống lại hình ảnh khối Hồng Vệ Binh thời cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc những năm 1960 của thế kỷ XX, hay hình ảnh Chủ Nghĩa Tân Phát Xít ra đời ở Châu Âu từ cuối thế kỷ đó và vẫn tồn tại cho tới nay.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 03/03/2018

********************

Hội Cờ Đỏ công khai tấn công phụ huynh Công giáo (RFA, 01/03/2018)

Một số phụ huynh là giáo dân Công giáo, thuộc giáo xứ Đăng Cao, ở xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An tố cáo chính quyền địa phương và trường Tiểu học Diễn Đoài huy động Hội Cờ Đỏ hành hung phụ huynh vào chiều ngày 23 tháng Hai, khi những người này đến gặp ban giám hiệu tìm hiểu nguyên nhân vì sao con em của họ bị đuổi học.

codo1

Cảnh sát cơ động vãn hồi cuộc xô xát hành hung tại cổng trường Tiểu học Diễn Đoài, ngày 23/02/18. Courtesy : Facebook Thanh Niên Công Giáo

Phụ huynh bị hành hung

Một video clip ghi lại cảnh tượng xô xát, hành hung với gậy gộc, ống tuýp sắt trước cổng trường Tiểu học Diễn Đoài, ở xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An lan truyền trên mạng xã hội vài ngày qua.

Vụ việc xảy ra được ghi nhận vào chiều ngày 23 tháng Hai. Một học sinh, ở giáo xứ Đăng Cao cho biết ngày hôm đó bản thân em bị thầy giáo hăm dọa không cho đến trường nữa và một số bạn cùng giáo xứ bị đuổi về nhà :

"Thầy nói là hôm sau ở nhà, không được đi học nữa. Thầy hỏi là ‘Có thấy xấu hổ không, đi học ké các bạn như vậy ?’ Con thì không bị đuổi về hôm đó, nhưng các bạn của con bị đuổi về. Sau đó, bố mẹ đi đến trường và bố mẹ bị đập".

Đài RFA liên lạc với một số phụ huynh là giáo dân cho biết con em của họ đến trường, nhưng bị đuổi về nhà vì không đóng 90 ngàn đồng/tháng cho lớp học thêm buổi. Một vài em lần lượt bị đuổi từ trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất, và vào ngày 23 tháng Hai thì có hơn 10 em bị cho về.

Vào chiều cùng ngày, một số phụ huynh đến trường để gặp ban giám hiệu trường Tiểu học Diễn Đoài hỏi lý do vì sao đuổi học con em của họ. Thế nhưng, vừa đến cổng trường thì loa phát thanh của xã kêu gọi Ban An ninh tự quản bảo vệ chính quyền (tức Hội Cờ Đỏ) cùng người dân đến hỗ trợ vì các phụ huynh Công giáo đến trường gây sự. Anh Chu Trọng Sơn, một phụ huynh Công giáo có mặt tại hiện trường kể lại :

"Ủy ban xã điều điều tất cả anh em trong Ban An ninh tự quản bảo vệ chính quyền trong xã với gậy gộc, mà họ đã chuẩn bị sẵn đến trước cổng trường. Tôi nói là đến trường chỉ để hỏi thăm thông tin liên quan các em bị cho nghỉ học. Thế là họ đập tới tấp. Họ đập vào đầu tôi. Đến hôm nay vẫn còn vết tích, xung quanh người vết tích đầy".

Các phụ huynh Công giáo nói với RFA rằng họ bị tấn công bằng bạo lực một cách bất ngờ, và đã gọi giáo dân đến cứu. Tình hình sau đó được vãn hồi bởi lực lượng công an và cảnh sát cơ động.

Nhà trường sai trái ?

Những phụ huynh Công giáo mà Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc còn cho biết trường Tiểu học Diễn Đoài dạy 2 buổi và buổi thứ nhì bắt học sinh đóng học phí 90 ngàn đồng/tháng. Tuy nhiên, trong năm học 2017-2018, các phụ huynh biết được nhà trường làm sai quy định của Bộ Giáo dục-Đào tạo là trường học không được dạy thêm thu tiền và trường đạt tiêu chuẩn quốc gia, có nghĩa là đủ giáo viên mà không phải thuê thêm giáo viên bên ngoài trường, nên việc lý giải phụ huynh đóng góp để thuê giáo viên dạy học của trường Tiểu học Diễn Đoài là không chấp nhận được.

Ông Trần Đình Phương nói với RFA rằng một số phụ huynh đã yêu cầu một cuộc họp với ban giám hiệu của trường Tiểu học Diễn Đoài hồi cuối năm 2017, tuy nhiên kết quả không đến đến đâu :

"Làm việc giữa hai bên, hiệu trưởng và phụ huynh. Họ nói rằng học theo quy định như thế này là đúng. Họ cương quyết cho học một ngày 2 buổi, có học thêm, do Bộ Giáo Dục cho phép như vậy. Nhưng phụ huynh không chấp nhận. Các phụ huynh nói rằng nếu trường được cho phép làm như thế thì nhà trường ký vào biên bản. Tuy nhiên, các giáo viên, hiệu trưởng và các thầy cô đại diện trong buổi họp không chịu ký".

Kể từ khi các học sinh Công giáo, thuộc giáo xứ Đăng Cao không đóng học phí 90 ngàn đồng/tháng, các em gặp phải tình trạng bị bạn bè chế giễu là đi học mà không đóng tiền, hay bị bạn đóng cửa không cho vào lớp. Các em học sinh Công giáo này trong giờ học vi tính thì bị cho ngồi tại lớp, không được đến phòng có máy vi tính để học. Và từ trước Tết Nguyên đán đến nay, các em lần lượt bị giáo viên răn đe không cho đi học và bị đuổi học, trong đó lần mới nhất có đến hơn 10 em bị cho về nhà, dẫn đến hậu quả xảy ra xô xát hành hung giữa Hội Cờ Đỏ và lương dân với giáo dân.

Trước cáo buộc của một số phụ huynh Công giáo rằng trường Tiểu học Diễn Đoài điều động Hội Cờ Đỏ hành hung họ, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin Linh mục Đinh Văn Minh, quản xứ giáo xứ Đăng Cao, chỉ đạo giáo dân tấn công trường học và lương dân.

Đài RFA, vào tối ngày 27 tháng Hai trao đổi với Linh mục Đinh Văn Minh và được ông cho biết Ủy ban xã Diễn Đoài tuyên bố thành lập các Ban An ninh tự quản bảo vệ chính quyền và chính thức ra mắt khắp 6 xóm, thuộc xã Diễn Đoài. "Ban An ninh tự quản bảo vệ chính quyền" gần đây mới xuất hiện và thường được gọi ngắn gọn là Hội Cờ Đỏ vì khi họp hay hoạt động, các thành viên mặc áo đỏ-sao vàng, hình cờ của chính phủ Hà Nội. Linh mục Đinh Văn Minh nhấn mạnh vụ việc trường Tiểu học Diễn Đoài phát loa kêu gọi Hội Cờ Đỏ hành hung phụ huynh Công giáo vào chiều ngày 23 tháng Hai là sai trật.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi liên quan cáo buộc cho rằng Linh mục quản xứ giáo xứ Đăng Cao kích động bà con giáo dân gây rối tại trường Tiểu học Diễn Đoài, Linh mục Đinh Văn Minh khẳng định đó là lời bịa đặt, vu khống. Là vị lãnh đạo tinh thần trong giáo xứ, Linh mục Đinh Văn Minh đã từng liên lạc với Chỉ tịch huyện Diễn Châu và Hiệu trưởng trường Tiểu học Diễn Đoài để đề nghị giải quyết sự không đồng thuận giữa nhà trường với các phụ huynh Công giáo, nhưng sự việc vẫn không được giải quyết.

Linh mục Đinh Văn Minh nói với RFA rằng sẽ tiếp tục liên lạc với các cấp chính quyền cấp cao hơn để yêu cầu giải quyết vụ việc này một cách tỏ tường và dứt khoát, như lời ông khẳng định "Tức nhiên cấp chính quyền địa phương là có thể họ bao che, nhưng cấp trên chắc chắn là họ sẽ không làm điều đó. Họ cũng muốn làm sao có một sự minh bạch, công bằng và rõ ràng".

Đài Á Châu Tự Do, vào sáng ngày 28 tháng Hai liên lạc với Hiệu trưởng trường Tiểu học Diễn Đoài để hỏi về vụ việc xô xát, hành hung trước cổng trường, theo như cáo buộc của các phụ huynh Công giáo. Tuy nhiên, cô Hiệu trưởng trường Tiểu học Diễn Đoài đã không bắt máy điện thoại.

Hòa Ái

Published in Diễn đàn

Tư vấn Pháp có ‘đi đêm’ với Bộ Giao thông vận tải ?

Một tổ chức tư vấn Pháp – Công ty tư vấn ADPi Engineering – được Bộ Giao thông vận tải thuê nghiên cứu việc mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất vừa công bố đánh giá "mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam" mà đang bị dư luận xã hội nghi ngờ là tổ chức này "đi đêm" với Bộ Giao thông vận tải.

tsn1

Có gì ở "phía Bắc" và "phía Nam" của sân bay Tân Sơn Nhất ?

Vào giữa năm 2017 khi diễn ra kỳ họp quốc hội và cùng lúc dư luận xã hội lẫn nhiều đại biểu quốc hội dậy sóng và phản ứng dữ dội với tình trạng phi trường Tân Sơn Nhất kẹt cả trên trời lẫn dưới đất cùng vụ Tập đoàn Him Lam chiếm dụng nhiều năm 157 ha của phi trường này để làm sân golf, Bộ Giao thông vận tải – cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý phi trường và cũng là "chủ quản" của sân golf Tân Sơn Nhất – đã buộc phải tính đến phương án nghiên cứu nhằm mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Tuy nhiên từ giữa năm 2017 đến nay, thời gian đã trôi qua đến 2/3 năm mà tình trạng sân golf Tân Sơn Nhất vẫn y nguyên, phi trường Tân Sơn Nhất vẫn tiếp tục kẹt cứng vào nhiều lúc cao điểm, còn phương án "mở rộng sân baty Tân Sơn Nhất" vẫn hầu như giẫm chân tại chỗ.

Một trong những nguồn cơn sân xa của tình trạng chậm xử lý sân golf Tân Sơn Nhất đã được chính chủ đầu tư của sân golf này tiết lộ : chủ đầu tư đã dùng đến 3.000 tỷ đồng để đầu tư sân golf, còn nếu nhà nước muốn lấy lại đất của sân golf này để phục vụ cho phi trường dân dụng thì phải trả lại chủ đầu tư con số 3.000 tỷ đồng ấy.

Hoàn toàn có thể hiểu là nhóm lợi ích sân golf Tân Sơn Nhất – được "bảo kê" bởi Bộ Giao thông vận tải và có thể cả một bộ phận lãnh đạo Bộ Quốc phòng – đã bắt phi trường Tân Sơn Nhất làm "con tin".

tsn2

Vào giữa năm 2017, trước áp lực lớn của dư luận, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã phải chỉ đạo "mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về cả phía Bắc và phía Nam".

Chỉ đạo trên cho thấy rất nhiều khả năng ông Phúc muốn "đi hàng hai", vừa không mất lòng Bộ Quốc phòng và Quân ủy trung ương mà ông Nguyễn Phú Trọng là bí thư, cũng không đụng chạm đến nhóm lợi ích giao thông, vừa được tiếng "xử lý sân golf trong sân bay".

Bản thông báo về chỉ đạo trên đã không hề đề cập đến bức xúc quá lớn của công luận về việc nhóm lợi ích quân đội đã chiếm dụng đến 157 ha của phi trường – một diện tích đủ để xây cả một phi trường nhỏ. Cũng không đề cập đến trách nhiệm của Bộ Quốc phòng và một số bộ ngành, địa phương khi duyệt thông qua quy hoạch "sân golf trong phi trường" – điều mà rất nhiều cử tri và công luận đã bức xúc kiến nghị phải làm rõ.

Chỉ vài ngày trước khi bản thông báo trên ra đời, chính một quan chức là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã cho rằng không thể giải thích theo cách của Bộ Quốc phòng.

"Vấn đề này phải quay lại quy định của Hiến pháp. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, sau giải phóng, nhà nước giao cho quân đội quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng. Việc quân đội không sử dụng hết giao cho nhà đầu tư bên ngoài khai thác làm sai mục đích sử dụng đất là Bộ Quốc phòng đã vi phạm Luật Đất đai", ông Nguyễn Đức Kiên nêu quan điểm.

Ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng xét về Luật Đất đai, các đơn vị ký hợp đồng sử dụng đất quốc phòng làm sân golf đều sai Luật. Bộ Quốc phòng đã ký kết hợp đồng xây dựng sân golf Tân Sơn Nhất sai thẩm quyền. Một hợp đồng kinh tế giữa Bộ Quốc phòng và đơn vị đầu tư ký sai thẩm quyền thì theo quy định pháp luật, hợp đồng này vô hiệu.

Do đó, biết hợp đồng được ký kết sai thẩm quyền nhưng các bên liên quan vẫn tiến hành, cả Bộ Quốc phòng và nhà đầu tư đều sai. Theo Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, ai là người kí kết hợp đồng sân golf người đó phải chịu trách nhiệm. Khi hai bên đều sai, nếu sân golf bị thu hồi, rủi ro kinh tế xảy ra cả hai bên đều phải chịu.

Mối nghi ngờ về lợi ích nhóm thuộc về Bộ Giao thông vận tải và bộ Quốc phòng ngày càng nổi cộm khi Công ty tư vấn ADPi Engineering của Pháp đưa ra đánh giá khu vực phía Bắc phi trường Tân Sơn Nhất (tức khu vực sân golf hiện nay) sử dụng cho phát triển giai đoạn sau năm 2025 với các công trình được đề xuất là nhà ga hàng hóa, dịch vụ logistics và sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, tức hiện thời chưa cần thiết phải giải tỏa ; trong khi chỉ "mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam".

Vậy "phía Nam" đó là gì ?

Đó là toàn bộ các khu dân cư của các quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình và cả Công viên Gia Định – một trong hiếm hoi lá phổ xanh cuối cùng của Sài Gòn.

Một con số ước tính của giới chuyên gia cho biết nếu mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam, kinh phí giải tỏa đền bù các khu dân cư sẽ lên đến hơn 9 tỷ USD, tương đương hơn 200 ngàn tỷ đồng. Ngân sách đang cạn kiệt sẽ tìm đâu ra con số đó ?

Rõ ràng, phương án dễ nhất là thay vì mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam, Chính phủ hoàn toàn có thể lấy lại 157 ha sân golf Tân Sơn Nhất để làm phi trường mà còn không tốn một đồng ngân sách nào.

Nhưng nếu làm theo phương án trên, ai sẽ đền bù cho nhóm lợi ích quân đội về tất cả chi phí nổi lẫn "ngầm" mà nhóm này đã bỏ ra ?

Trước phương án của ADPi đưa ra, Báo Tuổi Trẻ dẫn ý kiến của Tiến sĩ Dương Như Hùng – Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh – cho rằng kết quả báo cáo không đáng tin cậy. Bởi vì tư vấn không dự báo nhu cầu mà chỉ dự báo khả năng cung ứng của Tân Sơn Nhất ; dự báo không tham khảo các phương pháp dự báo tăng trưởng hàng không của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), nghiên cứu của Boeing.

Tiến sĩ Dương Như Hùng cũng cho rằng dự báo của ADPi thiếu cơ sở khoa học khi dự báo lưu lượng Tân Sơn Nhất tăng 44 triệu khách năm 2020 lên 51 triệu khách vào năm 2025, ứng với mức tăng trưởng 2,87% mỗi năm, sau đó tăng 1,5% mỗi năm…

Sau "nghiên cứu" của ADPi, Bộ Giao thông vận tải sẽ trình đề xuất này lên Chính phủ. Liệu Thủ ướng Phúc sẽ "nhắm mắt" chấp thuận ý đồ "chỉ mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam" hay sẽ tiếp tục "đi hàng hai" ?

Trong khi đó, phi trường Tân Sơn Nhất vẫn ngày đêm kẹt cả dưới đất lẫn trên trời…

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 01/03/2018

Published in Diễn đàn

Sau 8 năm xoay sở đàm phán mà không phải trả một cái giá đáng kể nào về "cải thiện nhân quyền", rốt cuộc giới chóp bu Việt Nam sẽ có thể tạm hài lòng với một "ghế chờ" trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – thay thế cho Hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), dự kiến sẽ được 11 nước (không có Mỹ) ký thông qua vào tháng Ba năm 2018.

cptpp1

Bộ trưởng Thương mại New Zealand, David Parker trả lời báo giới về văn bản cuối cùng của TPP 11 tại Wellington, New Zealand ngày 21/2/2018 - Ảnh : Reuters

Gọi là "ghế chờ" vì không quan hệ thương mại song phương với một quốc gia nào có thể thay thế được và làm lợi nhiều nhất cho Việt Nam bằng quan hệ song phương Việt – Mỹ.

Trong cơ cấu giá trị sản lượng của Hiệp định TPP trước đây, Mỹ chiếm đến 60% giá trị sản lượng trong 12 nước dự kiến tham gia TPP.

Riêng với Việt Nam, hai nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Obama đã tỏ ra ưu ái một cách đặc biệt khi chấp nhận giá trị xuất siêu của Việt Nam vào Mỹ trung bình từ 15 đến 30 tỷ USD/năm. Riêng 2017 là năm đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, giá trị xuất siêu của Việt Nam vào Mỹ đạt lên đến mức kỷ lục 38 tỷ USD – điều khiến cho Trump phải nổi giận và thẳng tay liệt Việt Nam vào danh sách 16 nước "gây hại" cho nền kinh tế Mỹ, đồng thời vừa đe dọa vừa đang tung ra những biện pháp chế tài thương mại đối với Việt Nam theo nguyên tắc "công bằng và đối ứng" của Trump.

Vào đầu năm 2017, cú sốc rút khỏi TPP của Trump đã khiến giới chóp bu Việt Nam choáng váng và khiến lâu đài cát "GDP Việt Nam sẽ tăng 25% khi tham gia TPP" sụp đổ. Tuy nhiên Việt Nam vẫn hy vọng vớt vát vào TPP-11 không có Mỹ nhưng vẫn còn những nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Canada, Úc.

Tuy nhiên, thực tế mà việt Nam đã trải nghiệm qua những hiệp định thương mại song phương (FTA) với một số nước lại không hề "dễ ăn".

Đến cuối năm 2016, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán 16 FTA. Trong số này, có 10 FTA đã thực thi (sáu FTA trong số này với tư cách là thành viên ASEAN, bốn FTA còn lại với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, và EEC). Hai FTA đã kết thúc đàm phán là TPP và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Bốn FTA đang đàm phán là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN – Hồng Kông, FTA với Israel và với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA).

Chỉ có hai FTA của Việt Nam với Mỹ và châu Âu là còn xuất siêu được – lần lượt là 30 – 35 tỷ USD và 25 tỷ USD mỗi năm. Còn thặng dư xuất siêu với Nhật bằng 0, trong khi ngay cả Hàn Quốc, tưởng là "dễ ăn", nhưng Việt Nam lại phải nhập siêu đến 20 tỷ USD vào năm 2016 và 25 tỷ USD vào năm 2017.

Còn với Trung Quốc thì khỏi nói : con số nhập siêu chính ngạch lên đến gần 30 tỷ USD/năm, chưa kể phần tiểu ngạch khoảng 20 tỷ USD nữa, tổng cộng đến 40 – 50 tỷ USD nhập siêu mỗi năm dành cho Việt Nam.

Trong thâm tâm, giới chóp bu Việt Nam vẫn hy vọng Tổng thống Trump sẽ "nghĩ lại" để thay đổi quyết định Mỹ rút khỏi TPP.

Mới đây, đã xuất hiện vài dấu hiệu cho thấy Trump có vẻ hơi "nghĩ lại" về TPP : trong một bài phát biểu ở Davos, Thuỵ Sĩ nhân chuyến công du 2 ngày đến quốc gia này, Tổng thống Donald Trump có nhắc đến vấn đề TPP : "Chúng tôi đã có các thỏa thuận với một số nước trong TPP. Nước Mỹ sẽ đàm phán với những quốc gia còn lại, từng nước một hoặc một nhóm nước, miễn là lợi ích chia đều cho tất cả".

Cùng lúc, 25 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã gửi thư cho Tổng thống Trump thúc giục suy nghĩ lại về TPP, kêu gọi những động thái cải cách tích cực cho phép Hoa Kỳ tham gia vào hiệp định : "Tăng cường hợp tác kinh tế với 11 quốc gia gia nhập TPP sẽ là tiềm năng cải thiện đáng kể khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ, hỗ trợ hàng triệu việc làm cho người Mỹ, tăng năng suất xuất khẩu của Mỹ, và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng".

Nếu Trump thay đổi quyết định của ông ta để nước Mỹ tiến hành đàm phán và có thể chiếm cái ghế thứ 12 trong CPTPP, đó sẽ là một tin vui khó tả dành cho giới chóp bu và nhiều doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân ở Việt Nam, đồng thời phác ra hy vọng cho nền ngân sách Việt Nam – vốn đang quặt quẹo và phải đè đầu dân thu thuế để "còn nước còn tát" từng năm một cho chế độ độc đảng – có thêm một khoản thu không quá nhỏ từ việc hưởng lợi trong quan hệ thương mại song phương với Hoa Kỳ.

Nhưng dù tương lai CPTPP có Mỹ chăng nữa, rõ là thời của Trump sẽ khó chơi hơn nhiều so với thời Việt Nam được tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007. Ngay trước mắt, Việt Nam sẽ phải chứng minh và bảo đảm được tiêu chí về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, trong bối cảnh "một bộ phận không nhỏ" của kinh tế Việt Nam là chuyên "nhái" hàng hóa của các nước khác.

Bên cạnh đó, chủ đề công đoàn độc lập và nhân quyền – tuy chỉ là những yêu cầu phụ của CPTPP – vẫn sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với chính thể Việt Nam một khi CPTPP có mặt người Mỹ.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 27/02/2018

Published in Diễn đàn
dimanche, 25 février 2018 11:34

Đinh La Thăng lâm nguy !

Đương kim ủy viên trung ương đảng Đinh La Thăng đang bị treo số phận của ông ta trên mành chỉ.

Tết nguyên đán năm 2018 vừa trôi qua, tòa án đã thông báo về việc nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Đinh La Thăng cùng các đồng phạm chuẩn bị hầu tòa trong vụ án gây thiệt hại 800 tỷ đồng, xét xử ngày 19/3/2018 và kéo dài 10 ngày. Ông Đinh La Thăng và 6 đồng phạm sẽ bị xét xử trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản".

dlt1 - Copie

Ông Đinh La Thăng bị tuyên 13 năm tù trong phiên xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại PVN và Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam đầu năm 2018. Ảnh : Dân Trí

Mối nguy hiểm chết người đang chờ Đinh La Thăng là trong phiên tòa "800 tỷ", ông Thăng bị quy thêm tội danh "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản". Còn trong phiên tòa xử vụ PVC vào tháng Giêng năm 2018, Đinh La Thăng bị quy một tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", nhưng chỉ tội danh này cũng đã khiến ông Thăng phải nhận bản án đến 13 năm tù giam.

Theo điều 280 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì tội "lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" có khung án như sau :

– Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng… thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm ;

– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm ;

– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm ;

– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Ông Đinh La Thăng có thể rơi vào cái nào trong 4 gạch đầu dòng trên ?

Một đánh giá của cơ quan kiểm sát mà rất có thể nguy hiểm với Đinh La Thăng là "Hậu quả, hành vi mà bị cáo Đinh La Thăng cùng đồng phạm thực hiện dẫn tới việc toàn bộ số tiền 800 tỷ đồng của PVN bị mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại Ngân hàng TMCP Đại Dương với giá 0 đồng".

Nếu số tiền 800 tỷ đồng không thể được chứng minh chỉ là "cố ý làm trái" mà còn bị xem là "chiếm đoạt tài sản", Đinh La Thăng chắc chắn sẽ rơi vào gạch đầu dòng cuối cùng "bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân".

Nhiều dư luận cho rằng trong vụ 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gửi vào Ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm nhưng đã hoàn toàn biến mất, Đinh La Thăng có vẻ dính dáng khá sâu khi có ít nhất vài ba lần ra văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên gửi tiền vào Ngân hàng Đại Dương, và cũng có nhiều dư luận cho rằng Thăng đã chấm mút không nhỏ đối với số tiền 800 tỷ không cánh mà bay đó.

Vụ "800 tỷ" đã không xử trước Tết nguyên đán 2018, để ngay sau đó hé lộ nguyên nhân vì sao "để sau Tết".

Vào buổi sáng ngày 7/2/2018, có một cuộc gặp mặt "chúc Tết đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ nhân dịp đón Xuân Mậu Tuất 2018 do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì". Trong cuộc gặp này, khi đề cập cuộc chiến chống tham nhũng, ông Trọng nói : "Chúng ta đã làm rất quyết liệt. Áp Tết rồi, tòa vẫn vừa tuyên thêm một án tù chung thân với Trịnh Xuân Thanh. Ở Thành phố Hồ Chí Minh thì đại án Phạm Công Danh cũng làm tiếp. Còn vụ 800 tỷ đồng tại Oceanbank thì để sau Tết, không để không khí nặng nề dịp vui Xuân. Sự nhân văn trong cuộc đấu tranh cũng là thế".

Hiểu theo khẩu ngữ chân phương của ông Trọng thì nếu xử Đinh La Thăng trước Tết sẽ khiến "không khí nặng nề", tức mức án phải nặng thì mới gọi là "nặng nề". Theo đó, nhiều khả năng Đinh La Thăng sẽ phải nhận mức án nặng tại phiên tòa xử sau Tết. Tại phiên tòa đó, nếu chứng cứ vụ "800 tỷ đồng" được cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trưng ra không yếu ớt như vụ "PVC" xử trước Tết, Đinh La Thăng sẽ phải nhận thêm tội danh danh "chiếm đoạt tài sản…" cùng mức án có thể còn nặng nề hơn mức 13 năm vừa phải nhận. Để sau vụ "800 tỷ đồng", Đinh La Thăng có thể phải nhận tổng mức án lên đến 30 năm, nếu không nói là ngang bằng với mức án hiện tại của Trịnh Xuân Thanh – chung thân.

"Đường đi" của Nguyễn Phú Trọng ngày càng rõ : ông Trọng đã dứt khoát làm theo "bài" của Tập Cận Bình, với "con hổ" đầu tiên là Đinh La Thăng.

Nếu bị án chung thân, Đinh La Thăng sẽ chính thức mang số phận "Bạc Hy Lai Việt Nam".

Bạc Hy Lai từng là ủy viên bộ chính trị, bí thư tỉnh Trùng Khánh ở Trung Quốc. Vào năm 2012, nhân vật này đã bị Tập Cận Bình "đả hổ", bị cách chức, sau đó bị khởi tố và bắt giam, cuối cùng đã phải nhận án chung thân cho tội danh tham nhũng.

Khởi nguồn từ "đả hổ" Bạc Hy Lai, Tập Cận Bình đã vươn được đến thành công lớn cùng uy quyền gần như tuyệt đối của ông ta trong chiến dịch vừa "đả hổ diệt ruồi" vừa tập quyền tối cao.

Và người ta cũng tự hỏi là nếu không có "Bạc Hy Lai Việt Nam" như Đinh La Thăng thì làm sao ông Trọng được ca ngợi như "Tập Cận Bình Việt Nam" ?

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 25/02/2018

Published in Diễn đàn

Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam – vừa được báo đảng trong nước chính thức xưng tụng thêm một biệt danh mới : "Người đốt lò vĩ đại".

dotlo1

"Người đốt lò vĩ đại" - Ảnh : Zing News

Có thể hiểu, một phong trào tôn sùng cá nhân ông Trọng cũng đã chính thức khởi động.

Ngày 19/2/2018, trong bầu không khí Tết nguyên đán và "năm mới thắng lợi mới", Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) đã đăng tải bài viết cho rằng : "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – với tư cách là người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam đã nhìn ra mối nguy cơ của đại dịch tham nhũng, bằng tất cả dũng khí và mưu lược của một kẻ sĩ Bắc Hà đã phất lên ngọn cờ tiêu diệt bằng được sự tham nhũng, sự lộng quyền", và "Ông trở thành một người đốt lò vĩ đại đã nhóm lên chiếc lò được cháy lên bằng ngọn lửa của lương tâm, và công lý để thiêu hủy bằng được cơn đại dịch tham nhũng và lạm quyền".

VOV thuộc quyền quản lý của Ban Tuyên giáo trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, đứng đầu bởi ông Nguyễn Thế Kỷ – cựu Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương và được xem là "học trò cưng" của giáo sư Nguyễn Phú Trọng về mặt ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và cường độ tuyên truyền cho công cuộc "chống tham nhũng" của ông Trọng.

Từ sau "Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy" – một phát ngôn "xuất thần" của Nguyễn Phú Trọng vào tháng Tám năm 2017 và trùng với thời điểm cuộc khủng hoảng Đức – Việt bùng nổ từ việc Nhà nước Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh nay tại Berlin vào tháng 7/2017, đến nay "Người đốt lò vĩ đại" đã trở thành danh xưng chính thức dành cho "lãnh tụ Nguyễn Phú Trọng".

Trước đó, ông Trọng đã được một số văn nhân cận thần xưng tụng thành "Sĩ phu Bắc Hà", "Minh quân". Và cả "Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo".

Trước Nguyễn Phú Trọng, chưa có một tổng bí thư nào được tụng ca ngút trời như thế.

Vào năm 1986, tổng bí thư đảng cộng sản khi đó là Nguyễn Văn Linh đã phát động chủ trương "những việc cần làm ngay" để chống tham nhũng và tệ nạn quan liêu cửa quyền hành chính trong đảng. Tuy nhiên mức độ tham nhũng vào thời gian đó chủ yếu là tham nhũng nhỏ, tham nhũng vặt, hoàn toàn chưa có những vụ "đại án tham nhũng" với quy mô lên đến hàng trăm triệu USD như hiện thời.

Ba chục năm sau thời Nguyễn Văn Linh, dường như Nguyễn Phú Trọng muốn tái hiện hình ảnh một tổng bí thư theo tinh thần "đổi mới". Tháng Sáu năm 2016, ngay sau khi tái nhiệm chức vụ tổng bí thư, ông Trọng đã phát ra chủ trương "việc cần làm ngay" và bắt đầu khởi động giai đoạn đầu tiên của chiến dịch "chống tham nhũng" của ông.

Lần đầu tiên trong lịch sử 73 năm của chế độ một đảng cộng sản ở Việt Nam, một chiến dịch được xem là "Chống tham nhũng" trên phương diện tuyên truyền, hay còn có tên là "Đốt lò" theo cách gọi dân gian, đã được nhân vật đứng đầu đảng cộng sản là Nguyễn Phú Trọng kích phát với quyết tâm và quy mô lớn chưa từng có.

Nhưng cuộc chiến "chống tham nhũng" của ông Trọng lại mới chỉ bắt đầu. Bắt đầu sau gần hai năm chấp nhiệm chức vụ tổng bí thư nhiệm kỳ 2, và gần 6 năm từ khi ông ngồi ghế này.

Trong suốt nhiệm kỳ đầu, Nguyễn Phú Trọng đã không để lại một dấu ấn nào về chống tham ô, tham nhũng. Vài ba vụ án kinh tế lớn đươc đưa ra tòa xét xử chỉ mang ấn tượng của "tập thể Bộ Chính trị". Bất chấp vài ba phát ngôn rập khuôn như "phải chống tham nhũng quyết liệt" của ông Trọng, chỉ số tham nhũng trong giới quan chức ở Việt Nam vẫn chỉ tiến chứ không giảm trên bảng xếp hạng của các tổ chức nghiên cứu quốc tế.

Khác hẳn với ba chục năm trước, chế độ chính trị ở Việt Nam bị xem là "quốc nạn" về tham nhũng. Từ hàng chục năm trước đó, đã có nhiều đồn đoán về hàng ngàn quan chức bậc trung – cao có tài sản nổi và chìm lên đến hàng trăm triệu USD mỗi người. Còn đến nay, có đến vài ba "đại gia" ở Việt Nam đã lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới, đính kèm một dòng tiền chuyển bất hợp pháp ra nước ngoài lên đến 19 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2015 – theo một tiết lộ của Hồ sơ Panama. Tính gộp cả vài chục năm trước đó, số tiền chuyển ra nước ngoài lên đến hơn 80 tỷ USD. Nhiều dư luận cho rằng trong số tiền lưu chuyển không rõ gốc gác và đầy nghi ngờ đó, tiền của giới quan chức chiếm chủ yếu. Mà tiền của quan chức lại chủ yếu, hoặc tuyệt đại đa số là tiền tích góp do tham ô tham nhũng, bị xem là "hút máu dân".

Đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về mục đích thực chất của "đốt lò" là chống tham nhũng một cách thực chất hay chỉ là một chiến dịch thanh trừng các đối thủ chính trị trong quá khứ gần và ngay trong hiện tại.

Bởi cho tới giờ này ông Trọng mới chỉ chứng tỏ được sự nghiệp của ông là "chống tham nhũng thời kỳ trước", tức "thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng", hoặc còn gọi là "chống tham nhũng một bên" chứ chưa có gì gọi là công bằng khi còn sờ sờ ra đó những Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng y tế liên đới trách nhiệm vụ nhập thuốc ung thư giả, Võ Kim Cự – cựu bí thư Hà Tĩnh liên đới trách nhiệm vụ thảm họa xả thải của Formosa, Trịnh Văn Chiến – Bí thư Thanh Hóa bị quá nhiều dư luận về tài sản, làm ăn riêng và bồ bịch…

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 21/02/2018

Published in Diễn đàn

Việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam trong thời hạn 4 tháng đối với bị can Phan Văn Anh Vũ vào ngày 7/2/2018 – ngay trước tết nguyên đán 2018 – cho thấy vụ án "Vũ "nhôm"" chính thức trở thành một chiến dịch truy lùng những quan chức và người làm nghề khác có lien quan đến Vũ "nhôm", đặc biệt là một đường dây (nếu có) đã bảo kê cho Vũ "nhôm" lặng biến khỏi Việt Nam…

anhvu1

Trong tay Vũ "nhôm" rất có thể đã nắm được những tài liệu mà khiến nhiều quan chức mất ngủ. Ảnh : Vietnamnet

Cho tới giờ, bất chấp nhiều bức bối của giới cán bộ lão thành, vẫn không có bất kỳ thông tin nào từ phía các cơ quan chức năng về ai và thế lực chính trị nào đã bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh đào thoát khỏi Việt Nam vào nửa cuối năm 2016. Chắc hẳn ông Nguyễn Phú Trọng đã ôm nỗi ấm ức khôn nguôi đó, còn Trịnh Xuân Thanh – dù đã "tự nguyện về Việt Nam đầu thú" – vẫn bị giáng cho không phải một mà đến hai án chung thân.

Động thái Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Phan Văn Anh Vũ cũng có thể phát đi thông điệp là chiến dịch "Vũ "nhôm"" không có khoảng thời gian "giải lao", mà một khi đã được "hợp thức hóa" sẽ được triển khai ngay, triển khai cấp tập ngay trước tết nguyên đán 2018.

Hai tuần trước tết nguyên đán 2018, khi trả lời phỏng vấn theo hình thức soạn sẵn với một tờ báo nhà nước, ông Nguyễn Phú Trọng còn nhắc đến cả vụ Phan Văn Anh Vũ.

Vô tình hay hữu ý, cũng mới đây đã rộ lên tin đồn về một số quan chức và nhà báo có liên quan đến Vũ "nhôm" sắp bị "nhập kho".

Rõ là "lò" của ông Trọng đã không chịu nghỉ tết.

Từ ngày 2/2/2018 đến nay, nhiều tờ báo nhà nước đồng loạt "đánh" Nguyễn Xuân Anh về vụ ông Anh nhận hai ngôi nhà của đại gia Vũ "nhôm".

Một nhân vật khác bị "tố" là ông Hồ Ánh – Phó phòng Tổng hợp Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng, thư ký của cựu Bí thư Xuân Anh – cũng sử dụng nhà của Vũ "nhôm"…

Như vậy, vụ "Vũ "nhôm"" đang được mở ra trên hai phương diện vừa hình sự vừa chính trị – từ "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước" đến "Trốn thuế" – chắc chắn có liên quan đến nhiều quan chức ở Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác, kể cả quan chức cấp trung ương.

Hơn ba chục nhà công sản được mua bán bởi Vũ "nhôm" đã đủ trở thành một vụ án kinh tế lớn : những quan chức nào đã phê duyệt cho Vũ "nhôm" mua nhà công sản ? Có liên quan thời Bí hthư thành ủy Nguyễn Bá Thanh ? Sau khi mua nhà công sản, Vũ "nhôm" đã bán một số nhà đó cho nững quan chức nào ? Một số dự án địa ốc mà Vũ "nhôm" đã dùng "công ty bình phong" của Bộ Công an để "tác chiến" ở một số địa phương, đặc biệt là Sài Gòn, có liên quan đến những quan chức nào và đặc biệt có "phần" của giới quan chức công an không ?…

"Hình sự" là vậy, còn "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật" thì sao ?

Sau hơn một tháng lấy cung Phan Văn Anh Vũ, rất có thể "chuyên án" của Bộ Chính trị đã biết rõ Phan Văn Anh Vũ đã có hay không, và nếu có thì có được những tài liệu nội bộ thuộc độ "Mật", thậm chí "Tuyệt Mật" nào về những vấn đề nghiệp vụ của ngành công an, đặc biệt là những ai "có trách nhiệm" đã cung cấp cho Vũ những tài liệu đó. Hoặc những tài liệu về mối quan hệ ngầm trong giới quan chức lãnh đạo ra sao – những bằng chứng mà có thể đủ sức "giết sống" nhiều quan chức đang tại vị…

Thực tế có thể hình dung là trong tay Vũ "nhôm" rất có thể đã nắm được những tài liệu mà khiến nhiều quan chức đang mất ngủ có thể là những tài liệu mang tính bằng chứng về mối quan hệ ngầm trong giới quan chức lãnh đạo, những phi vụ "xămxônai" (cách gọi loại vali chứa đầy đô la) mà các quan chức "lại quả" cho nhau, hoặc những hình ảnh sống động về giới quan chức đã thác loạn với gái trên giường…

Một chi tiết bên lề nhưng không thể bỏ qua là "không hiểu sao" là vào cuối tháng 12/2017, chỉ ít ngày sau khi Vũ "nhôm" bị đặt vào lệnh truy nã, trên mạng xã hội bất thần hiện ra một tài liệu mang tên "Báo cáo tin tình báo", trong đó đặc biệt đề cập về Vũ "nhôm" và "phe cánh chính trị" không chỉ ở Đà Nẵng mà còn lên đến "trung ương". Không biết tài liệu này có tính xác cứ nào, nhưng địa chỉ phát hành nó là Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo) – Bộ Quốc phòng.

Khác nhiều với phong cách "nhanh chóng đập tan các luận điệu xuyên tạc và thù địch" mà hệ thống tuyên giáo của đảng cầm quyền thường tiến hành trong thời gian gần đây đối với một số thông tin trên mạng xã hội, cũng hình như không còn tồn tại "Lực lượng 47" mà Bộ Quốc phòng mới khoe khaong thành tích, cho tới nay người ta vẫn chưa thấy Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo hay có công bố nào để phản bác "Báo cáo tin tình báo" trên.

Việt Nam những ngày cận tết nguyên đán 2018. Khoảng thời gian gần tết nguyên đán năm 2014 đang hiện hình trở lại khi nhân vật "hốt liền, bắt liền" – trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh – được chuyên cơ y tế đưa từ Hoa Kỳ về sân bay Đà Nẵng, để sau đó dù được hệ thống tuyên giáo đảng tuyên truyền "tau khỏe mà, có chi mô", ông Thanh vẫn về nơi chín suối mà chẳng thể trăng trối được điều gì.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 08/02/2018

Published in Diễn đàn

Sau khi bị xử đến 13 năm tù giam chỉ với một tội danh "cố ý làm trái…" liên quan đến Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC), người vẫn còn là ủy viên trung ương đảng Đinh La Thăng sẽ còn phải ra tòa ít nhất một lần nữa – vụ 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gửi vào Ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm nhưng đã hoàn toàn biến mất. Trong vụ này, Đinh La Thăng có vẻ dính dáng khá sâu khi có ít nhất vài ba lần ra văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên gửi tiền vào Ngân hàng Đại Dương, và cũng có nhiều dư luận cho rằng Thăng đã chấm mút không nhỏ đối với số tiền 800 tỷ không cánh mà bay đó.

xuan11

Cuộc gặp mặt "chúc tết đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ nhân dịp đón Xuân Mậu Tuất 2018 do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì" vào buổi sáng ngày 7/2/2018. Ảnh : Vietnamnet

Sau khi phiên tòa "Thăng – Thanh" kết thúc vào tháng Giêng năm 2018, đã có thông tin cho biết phiên tòa "800 tỷ" sẽ tiếp theo ngay đó. Tuy nhiên, vụ xử tiếp theo lại liên quan đến Trịnh Xuân Thanh với mức án nặng không thua gì phiên tòa trước : chung thân. Bất chấp Trịnh Xuân Thanh "xin lỗi bác tổng bí thư" và "xin bác tổng bí thư xem cháu như con cháu trong nhà".

Nhưng dù gì, Trịnh Xuân Thanh cũng không bị cơ chế "chỉ đạo án" giáng cho án tử hình – điều mà Chính phủ Đức phản đối quyết liệt trong vụ họ cáo buộc Trịnh Xuân Thanh đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ngay tại Berlin vào tháng 7/2017.

Số phận Trịnh Xuân Thanh đã được chung quyết. Và biết đâu đấy, Thanh sẽ có một cơ hội mỏng manh để thoát khỏi nhà tù Việt Nam nếu giữa Việt Nam và Đức đạt được một thỏa thuận về việc Việt Nam "giao trả" Trịnh Xuân Thanh cho Đức. Khi đó, Trịnh Xuân Thanh sẽ được Chính phủ Đức xem xét đơn tị nạn chính trị mà Thanh đã nộp trước đó, rồi có thể Đức không đồng ý với đơn tị nạn này và sẽ tiến hành thủ tục trục xuất Thanh. Khi đó, cơ hội mỏng manh khác sẽ đến nếu Thanh không bị trục xuất về Việt Nam…

Bây giờ chỉ còn lại "ông anh" của Trịnh Xuân Thanh là Đinh La Thăng. Liệu số phận của Thăng có may mắn hơn Trịnh Xuân Thanh ? Hay sẽ tồi tệ hơn ?

Việc phiên tòa xử "800 tỷ" không diễn ra trước tết nguyên đán 2018 rốt cuộc cũng lộ ra ẩn ý và còn như một thông điệp về số phận của Đinh La Thăng.

Vào buổi sáng ngày 7/2/2018, có một cuộc gặp mặt "chúc tết đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ nhân dịp đón Xuân Mậu Tuất 2018 do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì".

Trong cuộc gặp trên, khi đề cập cuộc chiến chống tham nhũng, ông Trọng nói : "Chúng ta đã làm rất quyết liệt. Áp Tết rồi, toà vẫn vừa tuyên thêm một án tù chung thân với Trịnh Xuân Thanh. Ở Thành phố Hồ Chí Minh thì đại án Phạm Công Danh cũng làm tiếp. Còn vụ 800 tỷ đồng tại Oceanbank thì để sau Tết, không để không khí nặng nề dịp vui Xuân. Sự nhân văn trong cuộc đấu tranh cũng là thế".

Khẩu khí của Nguyễn Phú Trọng vẫn biểu lộ sự tự tin và… chắc thắng. Gần tương tự với thái độ đầy tự tin của ông Trọng khi ông ta nói vui "từ bé đến giờ mới được mời dự họp chính phủ" ở cuộc họp chính phủ kéo dài hai ngày vào tháng 12/2017, trong đó ông Trọng đọc một bài diễn văn dài về chống tham nhũng và như thể còn chủ trì luôn cả cuộc họp này, cho dù đây là cuộc họp do chính phủ tổ chức và thuộc thẩm quyền điều hành của Thủ tướng Phúc.

Có ít nhất hai hàm ý có thể rút ra từ câu nói về "chống tham nhũng" của Tổng bí thư Trọng vào buổi sáng 7 tháng Hai :

– Đã có một sự "phân biệt đối xử" khá rõ giữa các vụ "ruồi" như Trịnh Xuân Thanh, Phạm Công Danh và Trầm Bê. Những "ruồi" này không cần phải tế nhị "sắp tết" mà xử luôn và xử nặng. Còn vụ "800 tỷ" liên quan đến Đinh La Thăng sẽ xử sau tết, có lẽ do ông Thăng dù gì cũng từng là ủy viên bộ chính trị nên được ông Trọng ưu ái hơn.

– Tuy vậy, không phải xử sau tết thì Đinh La Thăng sẽ được ưu ái về mức án. Hiểu theo khẩu ngữ chân phương của ông Trọng thì nếu xử Đinh La Thăng trước tết sẽ khiến "không khí nặng nề", tức mức án phải nặng thì mới gọi là "nặng nề". Theo đó, nhiều khả năng Đinh La Thăng sẽ phải nhận mức án nặng tại phiên tòa xử sau tết. Tại phiên tòa đó, nếu chứng cứ vụ "800 tỷ đồng" được cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trưng ra không yếu ớt như vụ "119 tỷ đồng" vừa xử, Đinh La Thăng sẽ phải nhận thêm tội danh danh "chiếm đoạt tài sản…" cùng mức án có thể còn nặng nề hơn mức 13 năm vừa phải nhận. Để sau vụ "800 tỷ đồng", Đinh La Thăng có thể phải nhận tổng mức án lên đến 30 năm, nếu không nói là ngang bằng với mức án hiện tại của Trịnh Xuân Thanh – chung thân.

Việc Đinh La Thăng bị xử đến 13 năm tù giam chỉ với một tội danh "cố ý làm trái…" liên quan đến Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) phát đi một thông điệp cực kỳ quan trọng trên phương diện nội bộ đảng : ông Trọng đã dứt khoát làm theo "bài" của Tập Cận Bình, với "con hổ" đầu tiên là Đinh La Thăng. Chính vì vậy mà Đinh La Thăng, không còn cách nào khác, phải chịu "hy sinh".

Thiền Lâm

Nguồn : cal, 08/02/2018

Published in Diễn đàn