Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mới vào đầu năm 20178, một tin tức kinh tế có thể khiến giới chóp bu Việt Nam mất ngủ là hầu hết các mỏ dầu ở Việt Nam đều đã khai thác trong thời gian dài và hiện đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên. Mỏ Bạch Hổ cung cấp sản lượng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) từ xưa đến nay, đã vào giai đoạn suy kiệt.

Tin tức trên được phát ra bởi ông Từ Thành Nghĩa, Tổng giám đốc Vietsovpetro.

bachho1

Mỏ Bạch Hổ cung cấp sản lượng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) từ xưa đến nay, đã vào giai đoạn suy kiệt.

"Móng mỏ Bạch Hổ còn quanh quẩn 10 triệu tấn, tối đa chỉ khai thác được 4-5 năm nữa thôi", ông Từ Thành Nghĩa nói tại Hội nghị tổng kết năm 2017 của PVN mới đây. "Việc duy trì mỗi năm khai thác trên 4 triệu tấn là một thách thức".

Theo báo cáo của PVN, gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2017 đạt thấp hơn nhiều so với mục tiêu chiến lược đề ra. Mục tiêu đề ra trong nước là 20-30 triệu tấn/năm và ở nước ngoài là 8-12 triệu tấn/năm (tổng cộng là 28-42 triệu tấn/năm) thì năm 2016, 2017 PVN đều không hoàn thành và đạt thấp hơn nhiều (năm 2016 đạt 16,66 triệu tấn quy dầu và năm 2017 đạt 4,0 triệu tấn quy dầu). Hầu hết các mỏ đều đã khai thác trong thời gian dài và đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên hàng năm từ 15% tới trên 30%.

bachho2

Xuất khẩu dầu thô giảm mạnh. Ảnh : Zing.vn

Vào năm 2010 – 2011, PVN và chính phủ đã ước tính trữ lượng dầu của Việt Nam đủ để khai thác đến năm 2030. Vài năm sau đó khi tốc độ khai thác được đẩy mạnh gấp đôi, "deadline" cho trữ lượng dầu được gia giảm vào năm 2025.

Tuy nhiên trong hai năm trở lại đây, "deadline" mới đã được thiết lập : trữ lượng dầu chỉ còn đủ để khai thác trong 4 -5 năm.

Nhưng "deadline" trên cũng chỉ mang ý nghĩa hết sức tương đối như tình trạng tương tự của quỹ bảo hiểm xã hội.

bachho3

Nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội cũng rất cận kề

Vào năm 2011, tình trạng quỹ bảo hiểm xã hội được báo cáo là còn đủ chi dùng cho đến năm 2030, nhưng sau đó tương tự như vấn đề trữ lượng dầu, quỹ này được dự báo chỉ còn đủ chi dùng đến năm 2025. Còn vài năm gần đây, các cơ quan bộ ngành của chính quyền đã cuống cuồng vì nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội rất cận kề. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang phải tung ra nhiều lý lẽ không hề thuyết phục để thuyết phục người lao động không lãnh trợ cấp một lần khi nghỉ việc, mà theo chế độ lãnh lương hưu, đơn giản vì nếu nhiều người cùng lãnh trợ cấp một lần, quỹ bảo hiểm xã hội sẽ không thể có tiền chi trả và sẽ vỡ tung!

Như vậy, có thể hiểu "deadline" thực sự cho trữ lượng dầu khai thác ở Việt Nam chỉ được khoảng 3 năm nữa, tức đến năm 2021 – trùng với kỳ đại hội đảng lần thứ 13, nếu còn có đại hội này.

Lẽ ra, chính quyền Việt Nam có thể kéo giãn tiến độ khai thác dầu để "bảo đảm an ninh năng lượng" như những từ ngữ hoa mỹ và thời thượng hiện nay. Thế nhưng tình hình ngân sách lại không cho phép sự kéo giãn đó.

Sau tiết lộ chấn động "ngân sách trung ương chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng mà không biết chi cho cái gì" của Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh vào cuối năm 2015, tình hình ngân sách chính phủ (bao gồm cả ngân sách đảng cầm quyền) chưa bao giờ quay quắt như giờ đây. Đến đầu năm 2017, chính tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải thốt ra lời cảnh báo "sụp đổ tài khóa quốc gia". Tình trạng ngân sách cho đến lúc đó là "khó khăn gấp bội năm 2016" – như tiết lộ của vài chuyên gia tài chính của chính quyền.

Một trong những "khó khăn gấp bội" như thế có nguồn gốc từ thực trạng giảm thu trong xuất khẩu dầu thô. Từ năm 2015 đến nay, giá dầu thô quốc tế đã sụt gần một nửa và do đó đã khiến số thu từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cũng giảm khoảng 40%, tức hụt đến 50.000 – 60.000 tỷ đồng.

Tại kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2017, Chính phủ còn phải nêu ra một đề xuất đặc biệt : gia tăng sản lượng khai thác dầu thô. Tuy nhiên, phía Ủy ban kinh tế quốc hội lại "lăn tăn" trước đề xuất này. Lý do đơn giản là trữ lượng dầu thô của Việt Nam chẳng còn bao nhiêu, do đó "cứ đào lên mà ăn" như tốc độ hiện nay thì chẳng mấy lúc sẽ hết sạch.

Một trong những tiềm năng có thể cứu vãn ngân sách là mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính. Nếu Công ty Repsol của Tây Ban Nha khoan thăm dò thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.

Nhưng nguồn thu ngoại tệ từ khí đốt của ngân sách Việt Nam lại bị "đối tác chiến lược toàn diện" Trung Quốc thẳng tay bóp nghẹt.

Nhiều nguồn tin quốc tế và trong nước cho biết vào ngày 24/7/2017, chính quyền Việt Nam đã phải yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol – một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam – ngay tại Bãi Tư Chính mà vẫn được Bộ Ngoại giao chiến đấu võ miệng "thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam". Tâm thế "giương cờ trắng" quá dễ và quá nhanh vào lúc Trung Quốc mới chỉ tung một đòn phủ đầu tâm lý là một bằng chứng không thể rõ hơn: Bộ Chính trị Hà Nội đã trở nên yếu ớt đến mức bị "người đồng chí 4 tốt" o ép theo cách có muốn kiếm tiền ngay trong vùng hải phận của mình cũng không còn được.

Quả là chưa bao giờ trong lịch sử triều đại của mình, Đảng cộng sản Việt Nam lại túng quẫn lẫn khốn khó như lúc này.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 06/02/2018

Published in Diễn đàn

Nếu 2017 là năm khởi động cho sự nghiệp "bán vốn nhà nước" bằng "thắng lợi bất ngờ" bán vốn tại Sabeco (Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn) được đến 5 tỷ USD, năm 2018 sẽ mang tính "cao trào" của sự nghiệp này – như một xác nhận chính thức của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp ngày 31/1/2018 của Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và phát triển doanh nghiệp năm 2017.

caotrao1

Xã hội Việt Nam đang hiện ra ngày càng nhiều hình ảnh "Chị Dậu". Ảnh : Tinmoi.vn

Cuộc họp trên cũng đưa ra một số con số tổng kết : "Trong năm 2017, cả nước đã thoái được 8.915 tỷ đồng theo giá trị sổ sách, thu về 139.385 tỷ đồng. Tổng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn phải nộp về ngân sách Nhà nước đạt 144.577,44 tỷ đồng, gấp 2,41 lần so với chỉ tiêu Quốc hội giao".

Chi tiết đáng mổ xẻ là giá trị bán vốn nhà nước lên đến gần 145 ngàn tỷ đồng trong năm 2017 là cao hơn nhiều lần so với giá trị bán vốn nhà nước của năm 2015 và 2016.

Vì sao lại có hiện tượng bán vốn nhà nước ồ ạt vào năm 2017 ?

"Cái khó ló cái khôn" – ông bà đã dạy. Cuối 2015 là thời điểm bĩ cực của ngân sách quốc gia – một trạng huống mà bộ trưởng kế hoạch và đầu tư khi đó là Bùi Quang Vinh phải tán thán "ngân sách chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng mà không biết chi cho cái gì". Cùng lúc, hàng loạt chính quyền địa phương như Bạc Liêu, Cà Mau có nguy cơ vỡ nợ…

2015 đã mở màn cho tương lai "vỡ nợ ngân sách quốc gia".

Vào cuối năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải chỉ đạo các bộ ngành "nghiên cứu thực hiện" việc bán đường, bán cảng, bán sân bay…, nhưng cho tới nay kế hoạch này vẫn chưa đâu vào đâu, đơn giản là vì chưa có ai mua.

Tuy nhiên, vào những năm 2015 và 2016, tình hình thu ngân sách vẫn chưa thật sự rơi vào xu hướng xấu, số thu vẫn đều đặn tăng đến 8-9% so với sự toán, bất chấp báo chí nhà nước gào thét "sức dân và doanh nghiệp đã cạn".

Đến tháng 8/2016, Thủ tướng Phúc đã phải chỉ đạo tiếp tục bán vốn tại hàng loạt doanh nghiệp khủng như Tổng công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) và bán cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tại 10 doanh nghiệp như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần viễn thông FPT…

Rõ là ông Phúc "ló cái khôn" khi nhận ra rằng rút tiền từ cổ phần nhà nước trong các doanh nghiệp lớn là chóng vánh và thuận lợi nhất.

Đến năm 2017 thì tình hình khác hẳn. Thu ngân sách năm 2017 đã lần đầu tiên, sau nhiều năm, không những không tăng so với dự toán đầu năm mà còn bị sụt đến hơn 3% so với dự toán. Trong đó, không chỉ phần thu từ dân bị giảm mà thu từ khối doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước cũng giảm mạnh, cho thấy quả thực "sức dân và doanh nghiệp đã cạn".

Đến lúc này, không còn cách nào khác, phải bán, bán và bán.

Thế nhưng sau khi bán sạch những cổ phần ngon ăn và màu mỡ nhất tại các doanh nghiệp, chính quyền Việt Nam sẽ còn gì để bán ?

Nhiều chuyên gia gần gũi nhà nước cũng tình thật về tình trạng cạn kiệt nguồn lực ở Việt Nam.

Đã có một giải đáp cho ẩn số trong phương trình "chính phủ sẽ bán đến khi nào ?" : tại kỳ họp quốc hội tháng 10 -11 năm 2017, một quan chức trong Ủy ban ngân sách quốc hội đã tán thán rằng "Cứ bán như thế này thì đến nhiệm kỳ sau chẳng còn gì để bán nữa !".

"Nhiệm kỳ sau" là vào khoảng năm 2021. Nhưng một số chuyên gia nhà nước đã ước tính rằng với đà bán doanh nghiệp nhà nước như hiện thời, "deadline" sẽ co ngắn lại, có thể vào năm 2019 hoặc 2020.

Sau sự thất thủ của cổ phần nhà nước tại nhiều doanh nghiệp lớn, lẽ đương nhiên những doanh nghiệp này sẽ rơi vào tay các tập đoàn lớn, trong đó hẳn có mặt nhiều kẻ con ông cháu cha và nhóm quan chức "tham nhũng chính sách". Nhưng đó rất có thể là những "con bò sữa" cuối cùng mà Chính phủ còn để bán.

Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng bởi thế đang phải đối mặt với một tương lai cực kỳ nan giải : tìm đâu ra "nguồn lực" để bán vào những năm 2020 và trong vài năm sau đó, để ngân sách không bị vỡ nợ ?

Kết quả 96,8% thu ngân sách năm 2017 không những không được xem là thành tích mà còn bị coi là một thất bại. Đó chính là nguồn cơn sâu xa và chua chát về việc tại sao Chính phủ phải tìm cách "bán mình" tại một số tập đoàn được xem là "bò sữa" luôn mang lại lợi ích cho chính thể và cầm hơi cho đảng cầm quyền.

Kết quả thu ngân sách chỉ đạt 96,8% dự toán của năm 2017 là một chỉ dấu lớn cho thấy thu ngân sách 2018 nhiều khả năng còn tồi tệ hơn năm 2017, nếu không tính tới phần "bán mình".

Ngay từ đầu năm 2018, Bộ Tài chính – một cơ quan chuyên "kiến tạo" vô số sắc thuế bổ lên đầu dân theo cách "bóc lột dân ta đến tận xương tủy", vẫn "cắm đầu" lao theo đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% lên 12%, cùng nhiều loại thuế khác.

Trong khi đó, các nhóm lợi ích xăng dầu, điện lực, BOT… tiếp tục "dây máu ăn phần" bằng các chiến dịch tăng giá bất tận và mượn chính sách cùng sự "bảo kê" của giới quan chức chính phủ để "đè đầu cưỡi cổ" dân chúng.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 03/02/2018

Published in Diễn đàn

Cựu bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, con trai của cựu chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng Nguyễn Văn Chi, đang tràn ngập triển vọng được tống vào "lò" của Tổng bí thư Trọng ngay trước giờ giao thừa tết nguyên đán 2018.

nxa1

Ông Huỳnh Đức Thơ (phải) sắp khởi tố ông Nguyễn Xuân Anh (trái) ? Ảnh : Soha

Ngày 2/2/2018, nhiều tờ báo nhà nước đồng loạt "đánh" Nguyễn Xuân Anh về vụ ông Anh nhận hai ngôi nhà của đại gia Vũ "nhôm" – tức Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ.

Một nhân vật khác bị "tố" là ông Hồ Ánh – Phó phòng Tổng hợp Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng, thư ký của cựu Bí thư Xuân Anh – cũng sử dụng nhà của Vũ "nhôm"…

Trong một diễn biến chính trị khác, nhân vật đã giành thắng lợi huy hoàng trong cuộc chiến Thơ – Anh ở Đà Nẵng và vẫn còn là đương kim chủ tịch Đà Nẵng – Huỳnh Đức Thơ – đã lên tiếng trước báo chí về "sắp tới sẽ khởi tố một số vụ việc". Đối với sai phạm ở bán đảo Sơn Trà, ông Thơ nói đầy hàm ý : "Từ chỗ quận Sơn Trà kê khống bồi thường giải tỏa mấy trăm triệu cũng cho khởi tố vụ án. Sắp tới một số vụ sẽ bị khởi tố. Lúc đó có bảo vệ cũng không được đâu. Lo trước đừng để xảy ra sự việc".

Một lần nữa, Đà Nẵng có "biến lớn".

Lần "biến" trước đây đã âm ỉ từ tháng 4/2017 với hàng loạt đơn thư tố cáo có danh và nặc danh được tung lên mạng xã hội, liên quan đến cả hai nhân vật Nguyễn Xuân Anh và Huỳnh Đức Thơ về tài sản, bằng cấp, "quan hệ"…, cùng hàng loạt tài liệu được đóng dấu "MẬT" về công ty bình phong công an của Phan Văn Anh Vũ.

Đến tháng 9/2017, cuộc chiến Anh – Thơ đã thực sự nổ ra với hàng loạt tờ báo nhà nước và cả một số trang mạng xã hội tham chiến. Khi đó, báo chí nhà nước cũng đóng vai trò "dọn đường" hay "định hướng" như việc đang làm hiện thời đối với ông Nguyễn Xuân Anh. Kết quả là tại Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền vào đầu tháng 10/2017, ông Nguyễn Xuân Anh đã chính thức cấm dứt truyền thuyết "tuổi trẻ tài cao" khi bị loại khỏi Ban chấp hành trung ương.

Tuy nhiên, cái kết cuối cùng đối với ông Nguyễn Xuân Anh vẫn còn là một ẩn số lớn. Liệu ông Anh sẽ chỉ bị kết cục như một "tuổi trẻ tài cao" khác là ông Lê Phước Hoài Bảo – con trai cựu bí thư Quảng Nam Lê Phước Thanh và là cựu giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh này, bị khai trừ đảng mới đây – hay "còn hơn thế nữa" ?

Một vấn đề hết sức bất lợi đối với ông Nguyễn Xuân Anh là khác với trường hợp Lê Phước Hoài Bảo, ông Anh lại "dính" đến Vũ "nhôm". Mà Vũ "nhôm" lại là một đối tượng bị đảng của ông Nguyễn Phú Trọng và chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc, cùng ủy ban nhân dân thành phố của ông Huỳnh Đức Thơ liệt vào loại "đặc biệt nguy hiểm", thậm chí còn có khả năng trở thành "đại án an ninh quốc gia".

Số phận Vũ "nhôm" dường như sắp được chung quyết.

Vào tháng cuối năm 2018, Phan Văn Anh Vũ chính thức "ra đi tìm đường cứu nước" và chỉ bị bắt lại ở cửa khẩu Singapore – Malaysia, rồi bị dẫn độ về Việt Nam. Ngay sau đó, nhiều thông tin rộ lên về việc từ vụ Vũ "nhôm", đảng sẽ "làm thịt" một số tướng tá công an, quan chức và cả nhà báo có liên đới trách nhiệm. Một trong những cái tên liên đới đầu tiên và gần như chắc chắn bị tống vào "lò" là Nguyễn Xuân Anh.

Giờ đây một mình một lãnh địa, ông Huỳnh Đức Thơ vừa mạnh miệng phát tín hiệu "sắp khởi tố". Liệu đó là nhũng vụ khởi tố và bắt giam nào ? Chỉ liên quan đến dự án bán đảo sơn Trà với 2.600 tỷ đồng của Vũ "nhôm", hay còn liên đới trách nhiệm những quan chức liên quan ? Và một câu hỏi rất thiết thân với số phận của Nguyễn Xuân Anh : liệu ông Anh có thể bị khởi tố và bị tống giam vì lý do những mối liên quan khác với Vũ "nhôm" chứ không chỉ là chuyện ông được Vũ "nhôm" "tặng" hai ngôi nhà ?

Câu hỏi trên, nếu được đặt ra tvào thời gian trước tháng 12/2017, hẳn sẽ dễ trả lời hơn. Nhưng từ tháng 12/2017 khi cả một ủy viên bộ chính trị là Đinh La Thăng còn bị khởi tố và bị tống giam, để chỉ một tháng rưỡi sau đó ông Thăng đã phải nhận mức án tù giam đến 13 năm chỉ riêng đối với tội "cố ý làm trái" trong vụ Tổng công ty Xây lắp dầu khí của Trịnh Xuân Thanh, tầm cỡ một cựu ủy viên trung ương như Nguyễn Xuân Anh quả thật là quá mong manh.

"Cái ô" lớn nhất bây giờ của Nguyễn Xuân Anh chỉ còn là "công cha như núi Thái Sơn". Nếu Nguyễn Phú Trọng còn nể tình Nguyễn Văn Chi thì biết đâu đấy, Nguyễn Xuân Anh có thể thoát, cho dù sẽ bị "cách hết mọi chức vụ", sau khi đã bị khai trừ đảng.

Nhưng nếu cuộc chiến ở Đà Nẵng mang thâm ý sâu xa hơn, tham vọng hơn và cũng sống mái hơn, hẳn Nguyễn Xuân Anh sẽ phải "hy sinh".

Mười ngày trước giờ giao thừa tết nguyên đán 2018, có vẻ bắt đầu không khí của vụ Vũ "nhôm". Cũng có vẻ cái "lò" của ông Trọng không chịu nghỉ tết mà còn nóng rừng rực trước giờ giao thừa.

Có lẽ Nguyễn Xuân Anh, cũng như nhiều nhân vật khác đã từng nở nụ cười ngạo nghễ, chỉ còn biết than vãn "thời buổi bây giờ không biết thế nào mà lần".

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 02/02/2018

Published in Diễn đàn

Với những người đã trải nghiệm một thời gian đủ dài trong tù hoặc ít nhất đã trải qua giai đoạn điều tra lấy lời khai và phải ra tòa, "tâm lý học Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh" là có thể lý giải được.

tamthe1

Có lẽ Đinh La Thăng (trái) và Trịnh Xuân Thanh đã không muốn bày tỏ nguyện vọng "về nhà ăn tết" và "sang Đức với con" trong lời cuối cùng trước tòa, nếu hai

Một hiện tượng đặc biệt đã xảy đến đối với hai cựu quan chức này : khi nói "lời sau cùng" tại phiên tòa xử "Thăng – Thanh", trong khi Đinh La Thăng tha thiết nguyện vọng "muốn được về nhà ăn cái tết cuối cùng với gia đình trước khi chấp hành án", thì Trịnh Xuân Thanh còn đi xa hơn nhiều : "xin sang Đức để chăm sóc vợ con".

"Về nhà ăn tết" và "sang Đức với con" cùng màn khóc lóc như mưa gió cho thấy tâm lý cả hai đều rơi vào tình trạng hoảng loạn. Tâm lý này xuất hiện sau khi Viện Kiểm sát tối cao đề nghị mức án 14 – 15 năm đối với cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng và chung thân đối với Trịnh Xuân Thanh.

Thông thường, đề nghị mức án của Viện Kiểm sát tối cao là "chung quyết", luôn được Tòa án "sao y", hoặc nếu tòa có thay đổi về mức án thì cũng không nhiều.

Phiên tòa xử "Thăng – Thanh" lại là một ca hết sức đặc biệt – một nhân vật từng dám thách thức quyền lực đối với Nguyễn Phú Trọng, còn nhân vật kia dám xúc phạm thể diện của ông Trọng. Với những gì mà Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo "đánh án" với Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng, khả năng rất cao là chính ông Trọng mới là "chủ tọa phiên tòa" và quyết định mức án dành cho hai bị cáo này. Còn sự hiện diện của Viện Kiểm sát tối cao với hai mức án đề nghị đối với Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh chỉ mang tính thủ tục.

Hẳn "về nhà ăn tết" và "sang Đức với con" đã được thốt ra vào lúc cả Thăng lẫn Thanh đều chợt nhận ra không còn lối thoát nào trong phiên tòa này, các cánh cửa – trừ cửa trại giam, đều đóng kín, để hai cựu quan chức này bật ra cảm xúc cầu cứu cuối cùng, dù cực kỳ mong manh nhưng vẫn là một chút vớt vát hy vọng sẽ làm cho Tổng bí thư Trọng mủi lòng.

Nhưng lý giải thế nào về hiện tượng tâm lý của Đinh La Thăng – người đã làm tới ủy viên bộ chính trị, và Trịnh Xuân Thanh – đã trở thành tổng giám đốc và do đó cả hai đều có kiến thức tối thiểu về luật tố tụng hình sự, lại có thể thốt ra "về nhà ăn tết" và "sang Đức với con" – những nguyện vọng mà nếu được thực hiện thì hoặc là quá ngoại lệ, hoặc chẳng ăn nhập gì với Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam ?

Có khả năng "về nhà ăn tết" và "sang Đức với con" là hai trong những hứa hẹn mà giới điều tra công an hoặc một cấp nào đó đã "gợi ý" cho Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh trong quá trình lấy lời khai, như một cách để hai bị can này có hy vọng và khai hết, khai sạch. Đó cũng là một thủ đoạn điều tra rất phổ biến khi gieo vào lòng bị can một lối thoát, cho dù lối thoát đó có vẻ thật vô lý. Với những bị can thiếu bản lĩnh, những hứa hẹn về "được đình chỉ điều tra", "được khoan hồng", "được giảm án"… vẫn thường có hiệu quả.

Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, có thể trong một tình trạng tâm lý không ổn định hoặc "thiếu kiên định", đã "bập" vào mồi câu "cho về nhà ăn tết" và "cho sang Đức với vợ con" như tia sáng cuối đường hầm, để đến lúc nhận ra rất có thể tòa án theo đường của Viện Kiểm sát tối cao mà sẽ đóng tất cả các cửa thoát với mình, cả Thăng lẫn Thanh đều bật ra đề nghị này, nhưng không chỉ là một nguyện vọng hay kiến nghị mà còn như lời tự thán, hướng về gia đình và những người thân nhất của mình trong tình trạng tuyệt vọng – một loại tâm lý đặc trưng của các bị cáo bị xử án nặng.

Nhưng có lẽ Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh đã không muốn bày tỏ nguyện vọng "về nhà ăn tết" và "sang Đức với con" trong lời cuối cùng trước tòa, nếu hai cựu quan chức này hiểu ra một "chân lý" : họ phải "hy sinh" !

"Thăng – Thanh" là phiên tòa đầu tiên của Tổng bí thư Trọng nhắm đến kể từ khi ông quyết định tiến sang giai đoạn 2 của chiến dịch được xem là "chống tham nhũng", tính từ tháng 11/2017 và sau một cuộc gặp có thể đặc biệt quan trọng với Tập Cận Bình ở Hà Nội.

"Đường đi" của Tổng bí thư Trọng lại đang có nhiều nét khá tương đồng với giai đoạn khởi động của chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của Tập Cận Bình ở Trung Quốc. Một khởi sự mang tính then chốt và quyết định cho cả vận mệnh của chiến dịch này là trong hai năm 2012 và 2013, Tập đã mạnh tay "xử" Bạc Hy Lai – ủy viên bộ chính trị kiêm bí thư Trùng Khánh – không chỉ khởi tố bắt giam mà còn giáng mức án đến chung thân.

Đinh La Thăng đang có nhiều triển vọng trở thành Bạc Hy Lai Việt Nam. Còn Trịnh Xuân Thanh lại gắn liền với số phận của Đinh La Thăng. Một logic thật đơn giản mà cả Thăng lẫn Thanh, có thể do bị tạm giam mà không biết được thông tin và dư luận ở bên ngoài, là nếu ông Trọng không "trảm" Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, chiến dịch "chống tham nhũng" của ông ta sẽ lập tức có nguy cơ tự chết và Nguyễn Phú Trọng sẽ không còn cơ hội nào để trở thành Tập Cận Bình ở Việt Nam.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 21/01/2018

Published in Diễn đàn

Cái tên Singapore đã vang lên ít nhất 3 lần trong tháng Một năm 2018.

bacha1

Ông Trần Bắc Hà (áo xanh, bìa phải) ngồi chắp tay "niệm phật" cùng vợ chồng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh : vietnamthoibao.org

Lần thứ nhất là lễ kỷ niệm "45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Singapore".

Lần thứ hai là một sự kiện đặc sắc hơn hẳn : một ‘thỏa thuận ngầm" nào đấy giữa hai chính quyền Singapore và Việt Nam đã khiến thượng tá tình báo Phan Văn Anh Vũ - trùm bất đông sản Vũ "Nhôm" bắt buộc phải về Hà Nội "quy án".

Còn vụ việc thứ ba và gần đây nhất, chưa đến mức trở thành sự kiện nhưng cũng đang dần nóng lên, là tình trạng "điều trị ung thư gan" của một đại gia ngân hàng là Trần Bắc Hà - nguyên là lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng BIDV mà rất được lòng Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đặc biệt vào thời Thống đốc Nguyễn Văn Bình - người được xem là "cánh tay mặt" của thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng.

Nếu đại gia ngân hàng Trầm Bê là người được xem là "tay hòm chìa khóa" của nhóm Nguyễn Tấn Dũng - Nguyễn Văn Bình, thì Trần Bắc Hà cũng được xem là có mối quan hệ rất "đặc biệt" với Nguyễn Văn Bình thời ông Bình còn là thống đốc Ngân hàng nhà nước. Nói cách khác, có thể ví trục Nguyễn Văn Bình - Trần Bắc Hà với trục Nguyễn Tấn Dũng - Trầm Bê.

Trong phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và Ngân hàng Xây Dựng cùng vụ thất thoát đến 6.000 tỷ đồng, Trần Bắc Hà bị triệu tập nhưng đã không có mặt. Nhiều tờ báo ngay lập tức đã tỏa ra săn tin về ông Hà. Báo Thanh Niên đã tìm đến cả hai nơi ở của Trần Bắc Hà ở Hà Nội và Sài Gòn nhưng chính quyền địa phương những nơi này đều không biết ông Hà ở đâu.

Cuối cùng và có vẻ cực chẳng đã, một nguồn tin nào đó trong "nội bộ" đã phải nhờ đến báo chí đăng tải về "Ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng Phân ban Rủi ro Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV) đang điều trị ung thư gan có dấu hiệu tái phát tại Bệnh viện Gleneagles, Singapore, có đơn xin vắng mặt, nhờ luật sư tham gia tố tụng tại tòa".

Hầu như rất khó để biết được Trần Bắc Hà có bị bệnh thật hay là không, cho dù Hội đồng xét xử vụ Phạm Công Danh đã thông báo là có nhận được bệnh án của ông Hà. Nhưng trong năm 2017, một hiện tượng xã hội học kiêm chính trị học rất đáng mổ xẻ là "cứ bị triệu tập là kêu bệnh" - như lời tán thán của một số thẩm phán đối với một số vụ án kinh tế. Nhiều "người có liên quan" trong các vụ án này, bình thường vẫn khỏe như trâu, nhưng vừa nghe tin "dính án" thì ngay lập tức đã thấy họ nằm trong bệnh viện và có sẵn một hồ sơ bệnh án thuộc loại "sắp đi".

Có một cơ sở để cho rằng việc báo bệnh của ông Trần Bắc Hà là có thực. Đó là việc Cơ quan điều tra Bộ Công an từng có kiến nghị đề nghị kiểm điểm và xử lý kỷ luật ông Trần Bắc Hà - nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV liên quan vụ án Phạm Công Danh. Cơ quan điều tra nhận định các cá nhân này có sai phạm trong việc cho Phạm Công Danh vay tiền nhưng kết quả giám định cho thấy BIDV không có thiệt hại xảy ra nên các cá nhân tại BIDV không phạm tội vi phạm quy định về cho vay. Nếu dựa vào kiến nghị này, ông Hà chẳng có lý do nào phải quá lo ngại.

Tuy nhiên, kiến nghị trên của Cơ quan điều tra là vào tháng 10/2017, tức khi cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng còn chưa bị bắt. Còn bây giờ đang là hai phiên tòa xử Phạm Công Danh và Đinh La Thăng diễn ra cùng thời gian. Do vậy, không có gì chắc chắn là Trần Bắc Hà sẽ hoàn toàn "vô can" và không thể bị bắt.

Một bài học kinh nghiệm xương máu đối với những người như Trần Bắc Hà là vụ Trầm Bê.

Còn hơn Trần Bắc Hà, Trầm Bê là một nhân vật đã từng được dư luận đánh giá là "công an không thể sờ đến". Ngay trước khi Trầm Bê bị bắt vào đầu tháng 8/2017, còn có tin ngoài lề cho biết "Trầm Bê đã thoát".

Nếu Trầm Bê mà còn bị bắt và một cựu ủy viên bộ chính trị như Đinh La Thăng còn phải ra tòa với hai bàn tay bị tra vào còng số 8, cơ may cho Trần Bắc Hà quả thật rất mong manh.

Vào tháng 8/2017, khi Trầm Bê chính thức bị Bộ Công an bắt, một luồng tin đồn nhưng có vẻ có độ tin cậy khá cao đã ám chỉ Trần Bắc Hà sẽ bị bắt.

Trần Bắc Hà không chỉ là một đại gia mà còn là một chính trị gia - hiểu theo một cách nào đó, và đương nhiên đã biết được không ít tin tức cung đình, đặc biệt những tin tức liên quan đến an nguy của mình. Rất có thể trong thời gian gần đây và đặc biệt sau khi Đinh La Thăng bị bắt, ông Hà đã nắm được một nguy hiểm nào đó sẽ xảy đến với mình. Đó chính là lý do mà Trần Bắc Hà quyết định "đi chữa bệnh ở nước ngoài" trong thời gian này nhằm tránh phiên tòa xử Phạm Công Danh.

Vô tình hay hữu ý, địa chỉ "chữa bệnh" của Trần Bắc Hà lại là Singapore - đất nước vừa trục xuất Vũ "Nhôm". Về mặt tiền lệ và "địa lý", đó là một dấu hiệu dường như không được may mắn lắm cho đại gia Trần Bắc Hà.

Nếu trong thời gian tới, Tổng bí thư Trọng tung ra ý chỉ "bằng mọi cách đưa Trần Bắc Hà về quy án", chắc hẳn số phận ông Hà sẽ không còn chỉ bị "kỷ luật" như kiến nghị của Cơ quan cảnh sát điều tra. Khi đó, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ mất thêm một "người tử tế" nữa.

Thiền Lâm

Nguồn : VNTB, 12/01/2018

**********************

Ông Trần Bắc Hà điều trị ung thư tại Singapore (Người Lao Động, 10/01/2018)

Ông Trần Bắc Hà được điều trị ung thư gan tại một bệnh viện ở Singapore và có đơn xin vắng mặt, nhờ luật sư tham gia tố tụng tại tòa.

bacha2

Trần Bắc Hà - nguyên là lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng BIDV và những núi nợ làm sập cả hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một nguồn tin của báo Người Lao Động xác nhận ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng phân ban Rủi ro Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV) đang điều trị ung thư gan có dấu hiệu tái phát tại Bệnh viện Gleneagles, Singapore.

Theo đó, ông Trần Bắc Hà đang chuẩn bị phẫu thuật lần hai.

Trước đó, ông Trần Bắc Hà được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh triệu tập đến phiên tòa xét xử "đại án" Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị Sacombank) với hai tư cách : Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và là người làm chứng.

Tuy nhiên, ngày 9/1, luật sư của ông Trần Bắc Hà đã nộp đơn của ông này xin vắng mặt và đang chờ tòa cấp giấy chứng nhận đại diện tham gia tố tụng tại tòa.

Ngày 10/1, thẩm phán chủ tọa phiên tòa Phạm Lương Toản đã công bố tại tòa đã nhận được hồ sơ bệnh án ông Hà bị ung thư gan và đơn xin vắng mặt của ông.

http://nld.com.vn/phap-luat/ong-tran-bac-ha-dieu-tri-ung-thu-tai-singapore-20180110121620655.htm

Phạm Dũng

*******************

Con ông Trần Bắc Hà góp vốn xây siêu khách sạn 2.900 tỷ đồng (Zing, 11/11/2017)

Công ty của 2 người con ông Trần Bắc Hà là hai cổ đông trong liên danh xây dựng Khu phức hợp khách sạn, thương mại và căn hộ cao cấp Thiên Hưng 2.900 tỷ đồng.

UBND tỉnh Bình Định đã có quyết định chủ trương đầu tư cho Liên danh Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Thiên Hưng thực hiện dự án Khu phức hợp khách sạn, thương mại và căn hộ cao cấp Thiên Hưng.

Đây là dự án siêu khách sạn, thuộc một trong những dự án lớn nhất đầu tư tại Bình Định. Dự án có diện tích lên tới 10.840 m2 với tổng vốn đầu tư hơn 2.900 tỷ đồng, thực hiện tại khu đất K200 ở khu đô thị, thương mại, dịch vụ phía Tây đường An Dương Vương, Thành phố Quy Nhơn.

Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư Bình Định, mục tiêu của dự án là xây dựng khu tổ hợp thương mại dịch vụ, căn hộ cao cấp và khách sạn với quy mô 2 tòa tháp cao 39 tầng, nhiều phòng, căn hộ cao cấp để bán hoặc cho thuê. Cùng với đó là hàng trăm phòng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, trung tâm thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí, spa...

bacha3

Phối cảnh dự án siêu khách sạn Thiên Hưng vốn đầu tư 2.900 tỷ đồng tại thành phố Quy Nhơn. Ảnh: binhdinhinvest.

Bên cạnh sự tham gia của một tập đoàn lớn, liên danh đầu tư dự án có 2 doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Thiên Hưng và Công ty cổ phần Tập đoàn An Phú.

Theo giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Thiên Hưng, công ty này được thành lập từ năm 2014, với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản. Đại diện pháp luật của công ty là bà Trần Lan Phương, con gái ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng BIDV.

Hiện tại, bà Phương cũng chính là Giám đốc tại Thiên Hưng.

Công ty cổ phần Tập đoàn An Phú là công ty do con trai ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch BIDV) là ông Trần Duy Tùng sáng lập và hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị. An Phú được thành lập từ năm 2009, với số vốn điều lệ 200 tỷ đồng.

Ông Trần Duy Tùng chính là người mới từ chức khỏi vị trí lãnh đạo cấp cao tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (QNP).

bacha4

Ông Trần Duy Tùng là người mới từ chức sếp lớn tại Cảng Quy Nhơn, một doanh nghiệp kinh doanh nhà, cảng lớn tại Bình Định.

Tuy không có thông tin về tỷ lệ góp vốn của các bên trong dự án siêu khách sạn Thiên Hưng 2.900 tỷ đồng, nhưng với tên gọi dự án là Thiên Hưng, nhiều dự đoán có thể công ty con gái ông Trần Bắc Hà chính là cổ đông lớn nhất trong dự án.

Trên đường Hàn Mặc Tử có khu Resort Hoàng Gia Quy Nhơn tiêu chuẩn 4 sao, tọa lạc trên khu đất hàng chục nghìn m2 trên bờ biển. Khu resort này trước đây thuộc sở hữu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức, hiện đã được chuyển nhượng lại cho Công ty cổ phần Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn, nơi bà Ngô Kim Lan, vợ ông Trần Bắc Hà là chủ sở hữu.

Theo tìm hiểu, khu đất dọc đường Hàn Mặc Từ tại Thành phố Quy Nhơn đều thuộc diện đất “vàng” của thành phố vì có vị trí đắc địa, gần bờ biển thuận lợi phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Hiện nay, giá đất được rao bán công khai tại đây cũng chênh lệch bất thường, nhưng không dưới 100 triệu đồng/m2.

Quang Thắng

****************

Con trai ông Trần Bắc Hà từ chức sếp lớn Cảng Quy Nhơn (VietnamNet, 06/11/2017)

Ông Trần Duy Tùng, con trai ông Trần Bắc Hà - cựu Chủ tịch Ngân hàng BIDV rút lui khỏi Cảng Quy Nhơn sau một thời gian ngắn làm sếp lớn tại doanh nghiệp quê nhà.

bacha5

Cảng Quy Nhơn - Ảnh minh họa

Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (vừa có thông báo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết ông Trần Duy Tùng không còn tư cách thành viên Hội đồng quản trị (Hội đồng quản trị) kể từ ngày 1/10, sau khi có đơn xin từ chức hôm 22/9.

Ông Trần Duy Tùng (1985), con trai ông Trần Bắc Hà - cựu Chủ tịch Ngân hàng BIDV, được Đại hội đồng cổ đông thường niên Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn 2017 chấp thuận trở thành thành viên Hội đồng quản trị, sau một thời gian là thành viên tạm thời thay ông Trần Tuấn Nghĩa hồi giữa năm 2016.

QNP trước đây là thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Doanh nghiệp này cổ phần hóa năm 2013 và là đơn vị sở hữu cảng biển tổng hợp quốc gia, trọng điểm khu vực miền Trung.

Sau cổ phần hóa, doanh nghiệp tư nhân Đầu tư và Khoảng sản Hợp Thành là cổ đông lớn nhất, với 78% vốn.

Số cổ phần sau đó đã được chuyển cho bà Trần Thị Quỳnh Yên, Tổng giám đốc Hợp Thành, đứng tên. Bà Yên hiện là thành viên Hội đồng quản trị Cảng Quy Nhơn.

Trước đó, Chính phủ yêu cầu thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, bởi có dấu hiệu thất thoát tài sản nhà nước tại đây. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 7 cũng đã chỉ đạo khẩn trương thanh tra, kết luận rõ đúng sai trong việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn.

Ông Trần Duy Tùng rút lui khỏi Cảng Quy Nhơn khoảng hơn 1 tháng sau khi xuất hiện tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Tin đồn sau đó được xác định là thất thiệt, không có căn cứ, nhưng đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam khi đó bốc hơi gần 2 tỷ USD.

H.Tú

Published in Diễn đàn

Ngày cuối cùng của năm 2017 đã không êm ả như ngày 31/12 năm 2016. Dồn dập tin tức trên mạng xã hội về trùm bất động sản Vũ "nhôm" kiêm thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ bị bắt giữ ở cửa khẩu Singapore – Malaysia đã khiến bầu không khí chính trường Việt Nam trở về khoảng thời gian gần tết nguyên đán năm 2014 khi nhân vật "hốt liền, bắt liền" – trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh – được chuyên cơ y tế đưa từ Hoa Kỳ về sân bay Đà Nẵng, để sau đó dù được hệ thống tuyên giáo đảng tuyên truyền "tau khỏe mà, có chi mô", ông Thanh vẫn về nơi chín suối mà chẳng thể trăng trối được điều gì.

Ba năm sau vụ Nguyễn Bá Thanh, Đà Nẵng lại là địa danh được nhiều người thuộc lòng – không chỉ bởi sự kiện Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị APEC vào tháng Mười Một mà còn bởi vụ bỏ trốn của Vũ "nhôm" một tháng sau đó.

vunhom1

Vũ nhôm và Nguyễn Bá Thanh - Ảnh Youtube

Vũ "nhôm" lại dây mơ rễ má với Nguyễn Bá Thanh – bằng vào những thông tin đã được một số tờ báo nhà nước đăng tải như thể cố ý trong thời gian gần đây – về một số dự án và nhà công sản mà Vũ "nhôm" đã được đặc cách "mua hóa giá".

Song Nguyễn Bá Thanh, dù gì cũng đã chết, không còn phải lo lắng bị truy cứu bất kỳ trách nhiệm hành chính hay hình sự nào.

Nhưng Vũ "nhôm" chắc chắn còn dây mơ rễ má với nhiều nhân vật khác, còn sống và còn đương chức.

Sau vụ Vũ "nhôm" đào thoát, một kịch bản nhiều khả năng đã xảy ra là Tổng bí thư Trọng nổi cơn lôi đình, chỉ đạo "bằng mọi cách bắt bằng được Phan Văn Anh Vũ về quy án" như một quyết tâm tương tự vào tháng Tư năm 2017 đối với Trịnh Xuân Thanh.

Dù cho tới giờ vẫn chưa có bất kỳ tin tức hay phản ứng nào từ phía chính quyền Việt Nam về thông tin Vũ "nhôm" không thể lọt qua biên giới Singapore, nhưng những tin tức trên mạng xã hội thậm chí còn cho biết chính quyền Việt Nam đang điều đình với nhà chức trách Singapore để "dời" thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ về Hà Nội vào ngày 2/1/2018.

Nếu những tin tức trên là có cơ sở, "chuyên án" của Bộ Chính trị về Phan Văn Anh Vũ rốt cuộc đã có kết quả ban đầu. Chiến dịch truy nã Phan Văn Anh Vũ cuối cùng đã không quá cực khổ và mất quá nhiều thời gian như vụ Trịnh Xuân Thanh mà đã bị Nhà nước Đức cáo buộc là "bắt cóc".

Chỉ trong nay mai, rất có thể "chuyên án" của Bộ Chính trị sẽ biết rõ Phan Văn Anh Vũ đã có hay không, và nếu có thì có được những tài liệu nội bộ thuộc độ "Mật", thậm chí "Tuyệt Mật" nào về những vấn đề nghiệp vụ của ngành công an, hay những tài liệu về mối quan hệ ngầm trong giới quan chức lãnh đạo ra sao – những bằng chứng mà có thể đủ sức "giết sống" nhiều quan chức đang tại vị.

Cũng rất có thể không phải ngẫu nhiên, một luồng thông tin có địa chỉ trên mạng xã hội đã khẳng định rằng Phan Văn Anh Vũ còn có cả hồ sơ và những bằng chứng về vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" mà Vũ đang muốn chuyển cho người Đức như một điều kiện để đổi lấy cơ chế tị nạn chính trị cho bản thân.

Dù chỉ được đánh giá là một con chốt, nhưng Vũ "nhôm" lại có vai trò như một "hồ sơ sống" đối với nhiều quan chức, và có thể tác động lớn đối với bàn cờ tương quan quyền lực và xung đột chính trị ở Việt Nam.

Vũ "nhôm" cũng rất có thể đóng vai trò đột phá khẩu cho bất kỳ phe phái nào biết lợi dụng nhân vật mà bị một số dư luận xem là "tình báo hai mang" này.

Nếu Vũ "nhôm" bị bắt và bị lôi về Việt Nam, gần như chắc chắn đó sẽ là đại án. Đại án không chỉ về kinh tế và tham nhũng mà còn về "an ninh quốc gia" và chính trị. Và đó sẽ là cơ sở rất quan trọng để ông Trọng sẽ ngay lập tức tiến hành một kế hoạch không chỉ "chấn chỉnh nội bộ" mà còn có thể cải tổ Bộ Công An – một động thái mà Tập Cận Bình đã làm đến mức "long trời lở đất" bắt đầu từ mùa Xuân năm 2014.

Việt Nam những ngày cận tết nguyên đán 2018. Khoảng thời gian gần tết nguyên đán năm 2014 đang hiện hình trở lại mà đang khiến khối báo chí quốc doanh sôi lên vì nỗi thèm muốn tin tức và hơn thế là có tin tức để đăng. Nhưng cũng tương tự vụ Nguyễn Bá Thanh mà báo chí nhà nước chỉ còn cách chạy theo mạng xã hội và chờ tin phát chính thức từ Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương, vào lần này báo nhà nước cũng phải ngậm tăm chờ đợi ý chỉ của một cấp cao hơn nhiều – tổng bí thư.

Trong khi đó, dư luận đang đồn đoán rằng có những quan chức và cả những nhà báo hay blogger quốc doanh đã từng "ăn chịu" với trùm bất động sản Vũ "nhôm" hoặc với thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ, đã mất ngủ sau khi Vũ "nhôm" bị khám nhà, đã tạm thở phào khi Vũ "nhôm" bỏ trốn, sẽ tiếp tục mất ngủ và cả mất ăn khi nghe tin mạng xã hội về vụ Vũ "nhôm" sẽ bị "dẫn độ" về Hà Nội.

Hoặc một đường dây (nếu có) đã bảo kê cho Vũ "nhôm" lặng biến khỏi Việt Nam…

Kịch hay lại mở màn cho đầu năm 2018.

Thậm chí một số dư luận còn đang nói về những cái tên cụ thể cho "nhập kho giai đoạn 1" sau khi "Vũ về".

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 02/01/2018

Published in Diễn đàn

Nếu hệ thống lại và so sánh những phát ngôn công khai trên mặt báo chí của Nguyễn Phú Trọng từ đầu năm 2016, bắt đầu bằng "tôi bất ngờ…" sau khi ông Trọng đột biến giành chiến thắng vang dội trước đối thủ chính trị Nguyễn Tấn Dũng, cho đến "từ thuở bé đến giờ mới được dự họp chính phủ" – một lối nói vui không cần giấu diếm khi ông Trọng "được mời dự" và như thể chủ trì luôn phiên họp kéo dài hai ngày của chính phủ vào tháng 12/2017, mới thấy thái độ tự tin của Tổng bí thư Trọng đã dâng cao đến thế nào.

hop1

Nguyễn Phú Trọng được mời và chủ trì luôn phiên họp kéo dài hai ngày của chính phủ ngày 28-29/12/2017

Trên khuôn ảnh được báo chí nhà nước đăng tải về phiên họp trên, người ta trông thấy ông Nguyễn Phú Trọng ngồi chính giữa hàng ghế chủ tọa đoàn. Bên phải của ông Trọng là Trần Đại Quang – chủ tịch nước, còn bên trái ông Trọng là Nguyễn Xuân Phúc – thủ tướng, và "cánh tay trái" của Thủ tướng Phúc là Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Thành phần chủ tọa phiên họp trên có vẻ không còn đơn thuần là một cuộc họp nội bộ chính phủ, mà giống như một buổi họp của "Bộ Chính trị thu gọn".

Với hành động "chủ trì" phiên họp chính phủ vào tháng 12/2017, Tổng bí thư Trọng đang làm được và có thể sẽ làm thường xuyên một việc mà các đời tổng bí thư trước đó hiếm khi làm được, còn các đời chủ tịch nước như Trương Tấn Sang khóa 11 đã không làm được và Trần Đại Quang khóa 12 chưa thể làm được : "dự và chỉ đạo họp chính phủ".

Tháng Mười Hai năm 2017 lại là một mốc thời điểm vinh quang dành cho ông Trọng : đúng 5 năm sau Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012 phải rơi lệ vì không thể kỷ luật được "đồng chí 3X", Tổng bí thư Trọng đã phục hồi thể diện của mình khi tổ chức thành công chiến dịch khởi tố và tống giam người vừa bị thôi chức ủy viên bộ chính trị và cũng được dư luận đánh giá là một trong những thủ hạ thân cận của Nguyễn Tấn Dũng – Đinh La Thăng.

Vào đầu tháng Tám năm 2017 khi nổ ra vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh "theo cáo buộc của Chính phủ Đức, còn phía Việt Nam thì công bố trên truyền hình "Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về đầu thú", Tổng bí thư Trọng đã từng có một phát ngôn xuất thần và có thể đi vào lịch sử riêng tư của đảng cộng sản Việt Nam : "Lò đã đốt lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy".

Nhưng không bao lâu sau đó, trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị 6 vào tháng 10/2017, ông Trọng đã khiến nhiều cán bộ lão thành và đảng viên phải thất vọng bởi khẩu khí lúc này của ông Trọng đã xuống dốc ghê gớm : "Ai đã trót nhúng chàm thì sớm tự giác gột rửa", và "Từ nay bất cứ ai vi phạm kỷ luật sẽ bị xử lý nghiêm".

Khi đó, đã rộ lên một luồng dư luận cho rằng Tổng bí thư Trọng "đập chuột sợ vỡ bình", "chống tham nhũng đầu voi đuôi chuột’, thậm chí "chống tham nhũng một bên" hay "chống tham nhũng một phe"…

hop2222

"Từ thuở bé đến giờ mới được dự họp chính phủ" - Ảnh : VGP

Nhưng những sự việc dồn dập xảy ra sau đó lại cho thấy dư luận đã bị "hố". Bởi rõ ràng đã có một sự đổi thay chóng mặt, đổi khác thậm chí về bản chất của "bản lĩnh Nguyễn Phú Trọng" : sau Hội nghị thượng đỉnh APEC chưa đầy hai tuần, ông Trọng bất ngờ họp Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương và công bố cho báo chí biết sẽ đưa hai vụ án Trịnh Xuân Thanh và Hà Văn Thắm ra xét xử vào quý 1 năm 2017.

Và chưa đầy hai tuần sau công bố trên, Đinh La Thăng bị bắt…

Còn giờ đây, Tổng bí thư Trọng có vẻ đang hưng phấn cao độ tại phiên họp chính phủ với "cả nước phấn khởi" bằng cuộc chiến được xem là chống tham nhũng của ông.

Câu hỏi còn lại là với việc "dự và chỉ đạo họp chính phủ" mà có thể là dấu hiệu đầu tiên của "nhất thể hóa đảng và chính phủ", và nếu vai trò của tổng bí thư có thể sẽ "kiêm thủ tướng" theo một cách nào đó trong tương lai không xa – ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ "về" đâu ?

Cần nhắc lại, Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10/2017 đã chủ trương nhất thể hóa và được hỗ trợ đắc lực bởi một quy định về "luân chuyển cán bộ" do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành vào ngày 7/10/2017.

Nếu trước đây đảng chỉ "lãnh đạo đường lối" thì trong thời gian tới, hàng loạt nhân sự của đảng sẽ được cho kiêm chức bên chính quyền địa phương và cả chính quyền trung ương, lấy đó làm cơ sở để "người của đảng" kiêm việc điều hành chính quyền, và từ đó sẽ xuất hiện một cơ chế "chính ủy trong chính quyền".

Trong khi đó, "đảng tràn sang chính quyền" là một cụm từ mà dân gian ví von với chiến dịch "nhất thể hóa".

Có thể xem Hội nghị trung ương 6 là cuộc họp mở màn chính thức cho chiến dịch "nhất thể hóa" cùng những xáo trộn chưa từng có về nhân sự đầu tỉnh và kể cả nhân sự "tứ trụ" trong ít nhất 2 năm tới.

Nếu đà nhất thể hóa thuận lợi, lẽ đương nhiên bên đảng và do đó tổng bí thư sẽ "nắm" hết. Mô hình "đảng quản lý" thay cho "đảng lãnh đạo" sẽ ứng với hai chức danh chính là tổng bí thư và thủ tướng mà không quá cần thiết vai trò chủ tịch nước.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 30/12/2017

Published in Diễn đàn

Vừa hiện ra một tín hiệu công kích trực tiếp đối với nhân vật được xem là "Thái thượng hoàng Lê Đức Anh", xuất hiện trên facebook Trương Huy San (blogger Huy Đức). Tuy status này đã bị tác giả Huy Đức thông báo tạm ẩn, nhưng vẫn còn lưu lại trên nhiều trang mạng xã hội khác.

lda1

"Thái thượng hoàng Lê Đức Anh" và những đứa con : ông Nguyễn Tấn Dũng (thứ hai từ phải) khi còn là thủ tướng đến thăm ông Lê Đức Anh (giữa). Người đứng đầu từ trái là ông Lê Mạnh Hà. Người đầu bên phải là ông Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng quốc phòng khi đó. Ảnh : Báo Ninh Thuận

Tựa đề của status trên là rất nổi bật và quá mỉa mai : "Lê Đức Anh’s Kids" (Những đứa con của Lê Đức Anh) :

"Nguyễn Bắc Son đưa Cao Duy Hải về làm Tổng Giám đốc MobiFone ngày 20/4/2015 khi Son bắt đầu triển khai một "thương vụ" mà chỉ không lâu nữa ta sẽ biết… Hải cùng với Phạm Thị Phương Anh – được đưa về làm phó Tổng Giám đốc MobiFone đúng một tháng trước đó – là cặp đôi được Son tin dùng để thực thi "thương vụ" này.

Nguyễn Bắc Son vốn chỉ là một thư ký điếu đóm của Tướng Lê Đức Anh đoạn cuối, khi ông này làm Chủ tịch Nước. Năm 1997, khi Tướng Lê Đức Anh bị buộc lui về làm Cố vấn Ban chấp hành trung ương, Son theo làm phụ tá nên được hưởng "hàm thứ trưởng". Năm 2001 khi định chế cố vấn không còn, Son được đưa đi làm Phó bí thư Thái Nguyên, nấc thang quan trọng để trở thành Bộ trưởng. Cũng chỉ không lâu nữa, ta sẽ tìm thấy câu trả lời tại sao tướng Lê Đức Anh và Bắc Son lại nỗ lực hậu thuẫn cho Nguyễn Tấn Dũng ở Đại hội XII như thế.

Trong vụ này còn có một mắt xích đặc biệt : Lê Mạnh Hà, con trai tướng Lê Đức Anh. Lê Mạnh Hà chỉ ký một công văn truyền đạt quyết định của Nguyễn Tấn Dũng : "đồng ý chủ trương" ; chữ ký sẽ chỉ như công việc thường nhật của một công chức văn phòng nhưng nó lại khai thông một mưu mô mà đã từng có những người từ chối. Trước đó Lê Mạnh Hà đã từng được một số cán bộ tốt trong Bộ Thông tin và truyền thông cảnh báo và nhờ canh cửa đừng để lọt "thương vụ" này.

Lâu nay, tôi vẫn nghĩ Tướng Lê Đức Anh chỉ là người nghiện quyền lực – dù ông và con cũng được chia không ít "chiến lợi phẩm" (đất đai, nhà cửa). Việc hậu thuẫn cho những kẻ như Bắc Son, Tấn Dũng… có thể cũng chỉ nhằm duy trì ảnh hưởng vào lúc sắp tàn hơi, bất chấp bọn chúng đã làm gì với đất nước. Trong một nền kinh tế còn duy trì những vùng tranh tối tranh sáng giữa khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân, quan lại tham như thế thì làm sao đẩy lùi tham nhũng. Đừng đổ hết lỗi cho các doanh nghiệp, phải "chém" những kẻ chủ mưu "cướp ngày" trước.

Chú thích : Trước Đại hội, Lê Mạnh Hà được Nguyễn Tấn Dũng đưa ra Văn phòng chính phủ, vị trí giúp ông ta giữ ghế cho đến 2017 ; nếu còn ở Thành phố thì ông Hà không còn đủ tuổi tái cử vào 2015".

Từ trước đến nay, cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh thỉnh thoảng vẫn bị một số trang mạng xã hội công kích vụ Bộ trưởng quốc phòng Lê Đức Anh ra lệnh cho bộ đội công sản "không được bắn" khi Trung Quốc tấn công và sau nhanh chóng chiếm gọn đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1988. Tuy nhiên, hiếm thấy mạng xã hội đả kích tướng Lê Đức Anh về những vấn đề thuộc nội bộ đảng cầm quyền.

Có thể cho rằng đây là một lần hiếm hoi mà Lê Đức Anh bị công kích. Vụ việc này càng đáng chú ý gấp bội khi tác giả công kích – Huy Đức – lại là một blogger mà từ khá lâu nay được dư luận chung đánh giá là "người của Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang", cũng là một "cây bút tín hiệu" mà thường báo trước "điềm gở" cho một số quan chức cấp cao trong nội bộ đảng. Vào năm 2016, Huy Đức đã "gọi tên" Đinh La Thăng. Trong năm 2017, Huy Đức đã lần lượt "gọi tên" Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang, Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê, và cả Nguyễn Bắc Son (cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông) và Trương Minh Tuấn (bộ trưởng thông tin và truyền thông đương nhiệm).

Nhưng khác với một số trường hợp trước đây công kích quan chức với bằng chứng cụ thể về tham nhũng và tài sản, vào lần này Huy Đức chỉ đề cập khá chung chung về Lê Đức Anh. Status của Huy Đức, tuy khởi đầu bằng vụ "Mobifone mua AVG", nhưng khiến người đọc có cảm giác như vụ việc mua bán khuất tất này chỉ là một cái cớ để tác giả dẫn sang Nguyễn Bắc Son, và từ Nguyễn Bắc Son lại "đá" sang Lê Đức Anh, "kéo" cả con trai của Lê Đức Anh là Lê Mạnh Hà (vừa nghỉ hưu) vào, liên quan đến một văn bản nào đó của Văn phòng chính phủ.

Dấu hỏi đặt ra là status trên của Huy Đức nhằm bắn ra tín hiệu gì ?

Ít nhất 2/3 status trên tập trung vào Lê Đức Anh và sự hậu thuẫn được đồn đoán từ lâu của Lê Đức Anh dành cho Nguyễn Tấn Dũng – khi Dũng còn là thủ tướng, và cả cho tới nay.

Huy Đức là một cây viết được xem là lọc lõi và thâm. Từ nửa cuối năm 2015 khi bắt đầu giai đoạn cao trào của đấu đá nội bộ trong đảng trước đại hội 12 cho tới nay, nhiều bài viết và status của cây viết này đậm chủ ý phục vụ cho những ý đồ và kế hoạch của một thế lực chính trị trong nội bộ.

Khó có thể hiểu khác hơn, việc lần đầu tiên Huy Đức ra mặt công kích Lê Đức Anh – một chính khách về hưu hiếm hoi vẫn còn duy trì đươc ảnh hưởng quyền lực trong chính trường Việt Nam – là hoặc nhằm hạn chế và cô lập ảnh hưởng đó, hoặc nhằm ngăn chặn sự hỗ trợ của Lê Đức Anh cho Nguyễn Tấn Dũng, hoặc cả hai.

Nếu xét bối cảnh status trên của Huy Đức vào lúc Nguyễn Phú Trọng đang khởi động một giai đoạn mới về "chống tham nhũng", vừa phát lệnh bắt cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng – một nhân vật được xem là "đệ tử của anh Ba Dũng", và đang có thể tiến thẳng đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng, có thể cho rằng status của Huy Đức là một thông điệp nhắn gửi ông Lê Đức Anh "hãy ngồi im".

Theo nhận định của nhiều người trong giới quan sát và phân tích chính trị ở Việt Nam và cả ở nước ngoài, tình cảnh của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện thời là bi đát và cả "kinh hoàng". Ngay trước khi Đinh La Thăng bị bắt, đã có hiện tượng rất nhiều quan chức đương nhiệm và về hưu tìm cách xa lánh "anh Ba".

Sau khi Đinh La Thăng bị bắt, một nhà phân tích chính trị là Bùi Quang Vơm đã phác ra trục Trịnh Xuân Thanh – Vũ Huy Hoàng – Đinh La Thăng liên đới mật thiết với một vụ việc có dấu hiệu tham nhũng khổng lồ ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mà đảng của Nguyễn Phú Trọng chắc chắn không bỏ qua.

Trục trên lại dẫn thẳng đến Nguyễn Tấn Dũng.

Dường như một kế hoạch khẩn cấp nào đó đang được đảng chuẩn bị để xúc tiến trong tương lai gần…

Thiền Lâm

Nguồn : Cali Today, 18/12/2017

Published in Diễn đàn

Chiến dịch "Diệt thái tử đảng" của Tổng bí thư Trọng chỉ thuần túy là một động tác hãm bớt "tham vọng cá nhân" như tinh thần nghị quyết của ông, hay còn mang một ẩn ý và nhắm đến một mục tiêu nào khác ?

thaitu1

Bí thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị - con trai của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Ảnh : Soha

Sau ngày 8 tháng Mười Hai năm 2017 – thời điểm có thể được xem là mốc mở màn cho "chống tham nhũng giai đoạn 2" của ông Trọng mà khởi đầu bằng vụ bắt cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng, không chỉ hàng loạt quan chức của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và quan chức ngân hàng bị bắt, một số quan chức lãnh đạo các địa phương Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Quảng Nam bị kỷ luật, mà những "thái tử đảng" cũng bị "lên thớt" : Nguyễn Phước Hoài Bảo – con trai cựu bí thư Quảng Nam Nguyễn Phước Thanh, Huỳnh Minh Phong – cậu ấm của cựu bí thư Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc.

Chẳng có gì oan uổng cho giới "thái tử đảng", hay còn được dân gian ví như giới "hót hay nhảy giỏi" – một thành ngữ quá thích hợp đối với giới quan chức ưa chạy chức thời nay. Chính Trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa đã phải "ngậm ngùi" thừa nhận vấn nạn này, tuy trong nhiều năm đã không một ai làm được gì để ngăn chặn cảnh nạn ô uế đó.

Trước đây, đã có lúc ái nữ sinh năm 1988 của ông Tô Huy Rứa là Tô Linh Hương được đặc cách bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Vinaconex. Vụ việc này ngay lập tức gây ra quá nhiều tai tiếng cho ông bố ủy viên bộ chính trị, khiến chỉ sau đó mấy tháng, ông Rứa phải chủ động "rút" con gái mình ra khỏi vị trí đặc cách này.

Nhưng sau Tô Linh Hương, lại xảy ra hàng loạt "cậu ấm" khác được "nhảy rào" khiến dư luận và cả giới cách mạng lão thành không ngớt lời chỉ trích : Nguyễn Minh Triết – con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Bá Cảnh – con trai của Trưởng ban nội chính đã quá cố Nguyễn Bá Thanh, hay gần đây là Lê Trương Hải Hiếu – con trai của ông Lê Thanh Hải, Bí thư thành ủy Sài Gòn…

Hẳn là đã diễn ra hội chứng "hốt cú chót", vào thời buổi hỗn quân hỗn quan cuối cùng, và giới chính khách Việt Nam chẳng thể biết số phận mình sẽ xoay vần hay bị định đoạt ra sao trong vài năm tới.

"Chưa thấy quan tài mắt chưa đổ lệ" cũng là một thành ngữ dân gian truyền thống nhưng lại chưa hề mất tính thời sự ở Việt Nam. Những cán bộ kiểu "tuổi trẻ tài cao" đang được phóng lên vị trí quá tầm hẳn chưa thể và chưa có điều kiện để trải nghiệm tính sắt son của thành ngữ này. Đặc biệt càng không thấm trải việc chính trường Việt Nam cay nghiệt và dã man đến thế nào, trong bối cảnh các lực lượng chính trị triệt hạ nhau không chút nương tay trước kỳ đại hội.

Còn giờ đây, đã đến lúc quan tài nhận xác và lệ phải rơi xuống. Tổng bí thư Trọng chẳng có gì phải "lăn tăn" vì ông ta không dính chuyện con cái mình "hót hay nhảy giỏi", bởi thế ông Trọng chẳng ngần ngại "chém" những mái đầu trẻ trâu nhưng lại thích làm người lớn.

Cái cách chiến dịch "Diệt thái tử đảng" của Tổng bí thư Trọng đang được bản đồ hóa khi tiến dần từ miền Trung vào miền Nam, từ Quảng Nam đến Hậu Giang.

Rồi có thể tiến đến đâu nữa ?

Vài blogger "thân đảng" vừa quy hoạch điểm đến của chiến dịch trên. Những lời khuyến cáo lẫn hàm ý đe dọa được tung ra nhắm tới Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết – hai con trai của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đòi hai người "tuổi trẻ tài cao" này phải trả lại chức, nếu không "sẽ có chuyện".

Nhiều tờ báo nhà nước cũng đang ồn ào hỗ trợ cho chiến dịch "Diệt thái tử đảng" của Tổng bí thư Trọng. Không khí cũng khá giống với cảnh "đấu tố" vụ xe Lexus của Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh vào giữa năm 2016 : không đánh trực tiếp ngay tâm, mà "làm" dần từ vòng ngoài hướng vào tâm.

Có thể hình dung ngay rằng trong không bao lâu nữa, vòng vây sẽ khép kín Nguyễn Thanh Nghị – Bí thư Kiên Giang. Còn Nguyễn Minh Triết đang ở trung ương đoàn, chỉ là vị trí có một chút tiếng nhưng chưa hề có miếng nên có thể sẽ được nhẹ tay đôi chút.

Từ giữa năm 2017, báo chí nhà nước đã bất ngờ lôi vụ khách sạn Hương Biển xây sai quy hoạch ở đảo ngọc Phú Quốc ra "mần". Có tờ báo còn bạo gan đề cập đến trách nhiệm của Bí thư Nguyễn Thanh Nghị.

Nhiều khả năng ông Nghị sẽ bị "luân chuyển cán bộ" – một hình thức được xem là ưu đãi – trong thời gian tới. Còn nếu không chịu đi, Nguyễn Thanh Nghị sẽ có thể phải đối mặt với đủ thứ chuyện chẳng hay ho gì.

Nhưng con cái chỉ là một vế. Nếu chiến dịch "Diệt thái tử đảng" đánh từ ngoài vào nhằm hướng đến hai người con của Nguyễn Tấn Dũng, thì sau hai người con đó, Nguyễn Tấn Dũng sẽ là cái đích cuối cùng, mục tiêu lớn nhất.

Trong cuộc đời "vì đảng vì dân" của Nguyễn Tấn Dũng và ngay cả khi ông quyết định trở lại "người tử tế", chưa bao giờ Nguyễn Tấn Dũng lại rơi vào tình thế "thập tử nhất sinh" như lúc này.

Vào đầu tháng 12/2017, sự kiện đám tang mẹ của ông Dũng mất đã làm lộ ra một sự thật quá đen đúa : quá hiếm quan chức đương nhiệm và cả hưu trí dám đến dự đám tang này. Dường như cả đám người từng một thời anh em xôi thịt như một đàn nhặng quanh Nguyễn Tấn Dũng đã ngửi thấy mùi tử khí phảng phất quanh ông ta nên dạt xa càng nhanh càng tốt.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 20/12/2017

Published in Diễn đàn

Rất có thể với việc Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố kết luận điều tra về các sai phạm của ông Đinh La Thăng vào ngày 20/12/2017 – chỉ 11 ngày sau khi ông này bị khởi tố và bắt giam, Tổng bí thư Trọng đang phải chịu một áp lực đủ mạnh về thời gian làm án, bởi một hoặc những nguồn cơn nào đó.

tongtrong1

Ảnh : TNT Media Macon

ột trong những nhân vật cộm cán bị bắt trước ông Đinh La Thăng là đại gia ngân hàng Trầm Bê. Ông Trầm Bê bị Bộ Công an bắt vào tháng 8/2017 và đến tháng 11/2017 mới có thông tin "hoàn tất kết luận điều tra để đưa vụ án Trầm Bê ra xét xử".

Nhiều trường hợp bị bắt điều tra khác cũng phải mất ít ra 3 – 4 tháng mới có kết luận điều tra của riêng công an, chưa tính cáo trạng của Viện Kiểm sát.

Vậy nguồn cơn nào khiến Tổng bí thư Trọng chịu áp lực "đốt cháy giai đoạn" vụ Đinh La Thăng ?

Một hiện tượng đáng chú ý là chỉ vài ngày sau khi Đinh La Thăng bị bắt, trên mạng xã hội đã bắt đầu xuất hiện những bài viết và tin tức mang tính công kích ông Nguyễn Phú Trọng. Không quá khó để nhận định rằng tác giả ẩn danh của những bài viết này là "phe Đinh La Thăng", hoặc thuộc phe cánh những quan chức chẳng ưa gì Nguyễn Phú Trọng.

Vào những ngày này khi "lò" càng nóng, càng nhiều "củi" của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ngân hàng được đốt, trên mạng xã hội lại càng xuất hiện nhiều tin đồn về tướng này, tá kia (cả công an lẫn quân đội) đã bị bắt hoặc sẽ bị bắt.

Nhưng cảm nhận tổng quát là dường như đang có một đợt phản công hướng vào Tổng bí thư Trọng.

Vụ truy tố có vẻ rất gấp gáp đối với Đinh La Thăng đang khiến nảy sinh những dấu hỏi mới : phải chăng Tổng bí thư Trọng muốn "dằn mặt" cánh quan chức dám phản ứng ông qua vụ bắt Thăng ? Và phải chăng cho truy tố Thăng càng sớm càng tốt bởi ông Trọng đang phải chịu áp lực về thời gian cho một chiến dịch bắt "hổ lớn" khác ?

"Hổ" khác là ai ?

Vào những ngày này, dư luận mạng xã hội gần như tập trung mối quan tâm vào "hổ Nguyễn Tấn Dũng".

Luồng dư luận trên không phải là không có cơ sở khi đã có những dấu hiệu hoặc tín hiệu không hề mơ hồ về "đường đi" của ông Trọng nhiều khả năng sẽ dẫn thẳng đến cửa nhà ông Dũng.

Liên quan đến vụ "thái tử đảng", vài blogger "thân đảng" đang tung ra những lời khuyến cáo lẫn hàm ý đe dọa được tung ra nhắm tới Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết – hai con trai của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đòi hai người "tuổi trẻ tài cao" này phải trả lại chức, nếu không "sẽ có chuyện".

Nhiều tờ báo nhà nước cũng đang ồn ào hỗ trợ cho chiến dịch "Diệt thái tử đảng" của Tổng bí thư Trọng. Không khí cũng khá giống với cảnh "đấu tố" vụ xe Lexus của Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh vào giữa năm 2016 : không đánh trực tiếp ngay tâm, mà "làm" dần từ vòng ngoài hướng vào tâm.

Có thể hình dung ngay rằng trong không bao lâu nữa, vòng vây sẽ khép kín hai người con của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng : Nguyễn Thanh Nghị – Bí thư Kiên Giang, và Nguyễn Minh Triết đang ở trung ương đoàn.

Cùng lúc, đã hiện ra một tín hiệu công kích trực tiếp đối với nhân vật được xem là "Thái thượng hoàng Lê Đức Anh", xuất hiện trên facebook Trương Huy San (blogger Huy Đức) – một blogger mà từ khá lâu nay được dư luận chung đánh giá là "người của Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang", cũng là một "cây bút tín hiệu" mà thường báo trước "điềm gở" cho một số quan chức cấp cao trong nội bộ đảng.

Ít nhất 2/3 status trên tập trung vào Lê Đức Anh và sự hậu thuẫn được đồn đoán từ lâu của Lê Đức Anh dành cho Nguyễn Tấn Dũng – khi Dũng còn là thủ tướng, và cả cho tới nay.

Khó có thể hiểu khác hơn, việc lần đầu tiên Huy Đức ra mặt công kích Lê Đức Anh – một chính khách về hưu hiếm hoi vẫn còn duy trì đươc ảnh hưởng quyền lực trong chính trường Việt Nam – là hoặc nhằm hạn chế và cô lập ảnh hưởng đó, hoặc nhằm ngăn chặn sự hỗ trợ của Lê Đức Anh cho Nguyễn Tấn Dũng, hoặc cả hai.

Nếu xét bối cảnh status trên của Huy Đức vào lúc Nguyễn Phú Trọng đang khởi động một giai đoạn mới về "chống tham nhũng", vừa phát lệnh bắt cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng – một nhân vật được xem là "đệ tử của anh Ba Dũng", và đang có thể tiến thẳng đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng, có thể cho rằng status của Huy Đức là một thông điệp nhắn gửi ông Lê Đức Anh "hãy ngồi im".

Trong khi đó, báo đảng lại tập trung phỏng vấn một số nhân vật cựu thần về ai bao che cho ông Đinh La Thăng ?". Đáng chú ý là Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Ủy viên trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 :

"Trong cái sai phạm ấy ngoài trách nhiệm của cá nhân ông Thăng thì còn có trách nhiệm của tổ chức, những cơ quan thanh tra, những người có trách nhiệm kiểm soát vị trí của ông Thăng, kiểm soát những việc làm của ông Thăng.

Chẳng lẽ không biết gì về vi phạm của ông Thăng hay sao ? Không biết hay là cố ý lờ đi ?

Cái đó, tôi cũng mong Đảng phải truy xét làm rõ trách nhiệm của những cá nhân có liên quan".

Trong một diễn biến liên quan đến Đinh La Thăng, vụ Trịnh Xuân Thanh sẽ được đưa ra xét xử vào tháng Giêng năm 2018. Trịnh Xuân Thanh lại được dư luận xem là là đầu mối dẫn đến các nhân vật Vũ Huy Hoàng – bộ trưởng công thương và là cơ quan chủ quản của PVN, Đinh La Thăng, kể cả… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Kịch bản "Đinh La Thăng làm nhân chứng chống lại Nguyễn Tấn Dũng" có vẻ ngày càng rõ hơn…

Thiền Lâm

Nguồn : Cali Today, 21/12/2017

Published in Diễn đàn