Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Có thể cho rằng lần đầu tiên chủ thể chỉ là một doanh nghiệp thuần túy kinh doanh như PetroVietnam (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) nêu ra… nhận định chính trị.

bachho1

Giàn khai thác của PetroVietnam tại mỏ Bạch Hổ (Ảnh : PVN)

Ngày 3/4/2018, trang web PetroVietnam đăng tải nội dung : "Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 với những dự báo đầy khó khăn, thách thức đối với hoạt động dầu khí". Ngoài nguyên nhân do giá dầu thô tiếp tục diễn biến khó lường, "tình hình Biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí cũng như ảnh hưởng đến việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ở các lô còn mở của Tập đoàn".

Hiện tượng PetroVietnam đăng tải nhận định về "tình hình Biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp" là bất bình thường, bởi từ trước tới nay theo thông lệ trong hệ thống chính trị một đảng ở Việt Nam, việc phát hành công khai những quan điểm và dự báo chính trị là thẩm quyền mang tính độc quyền của các cơ quan đảng và nhà nước chứ không phải của doanh nghiệp. Bởi thế, rất nhiều doanh nghiệp lớn của nhà nước vẫn thường nêu dự báo sản xuất và kinh doanh trên cơ sở các yếu tố và thông số kinh tế và xã hội chứ không mang tính chính trị vì sợ bị chính quyền "tuýt còi". Ngay cả khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam cũng thường rất thận trọng với những báo cáo mang tính dự báo có đề cập đến yếu tố chính trị.

Vậy vì sao PetroVietnam lại "xuất thần" với dự báo chính trị về "Biển Đông phức tạp" mà còn được cả các hãng thông tấn quốc tế như Reuters và VOA chú ý đến dự báo bất thường này ?

Hiểu một cách đơn giản, PetroVietnam phải lên tiếng vì… sợ trách nhiệm.

Nhiều năm trước, PetroVietnam còn là một doanh nghiệp đầu đàn về nộp ngân sách nhà nước, có thời điểm tỷ lệ nộp ngân sách của doanh nghiệp này lên tới gần 10% số thu ngân sách trong năm. Tuy nhiên càng về sau này, doanh thu và lợi nhuận của PetroVietnam càng giảm khiến tỷ lệ nộp ngân sách cũng giảm theo.

Từ năm 2016 đến nay, PetroVietnam còn bị sa vào cảnh "tang gia bối rối" khi hàng loạt lãnh đạo của tập đoàn này bị truy tố và xử tù vì tham nhũng, trong đó có cả một ủy viên bộ chính trị là Đinh La Thăng – người từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên của PetroVietnam.

Trong khi đó, ngân sách nhà nước liên tiếp bị hụt thu với một trong những nguyên nhân chính là thực trạng giảm thu trong xuất khẩu dầu thô. Từ năm 2015 đến nay, giá dầu thô quốc tế đã sụt gần một nửa và do đó đã khiến số thu từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cũng giảm khoảng 40%, tức hụt đến 50.000 – 60.000 tỷ đồng. Chính sự giảm sút này đã khiến ảnh hưởng đến "thành tích thi đua" và cũng khiến lung lay ghế của dàn lãnh đạo PetroVietnam.

Không chỉ "tang gia bối rối" bởi chiến dịch "đốt lò" của Nguyễn Phú Trọng, PetroVietnam còn bị "hoàn cảnh khách quan" làm mất đi cơ hội khai thác dầu khí để làm lợi cho tập đoàn này lẫn tăng số thu cho ngân sách.

Hiện nay, PetroVietnam đang có hai dự án lớn về dầu khí – liên doanh với một công ty Tây Ban Nha là Repsol khai thác mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính, và liên doanh với hãng dầu khí khổng lồ của Mỹ là ExxonMobil để khai thác mỏ Cá Voi Xanh ở ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đây là vài tiềm năng cuối cùng có thể cứu vãn ngân sách Việt Nam đang cạn kiệt. Nếu Repsol và ExxonMobil khai thác thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.

Thế nhưng "hoàn cảnh khách quan" đã không cho phép PetroVietnam cùng với các đối tác ung dung khoan dầu. Vào tháng Bảy năm 2017, vài trăm tàu Trung Quốc đã bao vây khu vực Bãi Tư Chính để gây sức ép, buộc Reposol phải lặng lẽ rút khỏi nơi này mà không thể khai thác thêm. Đến tháng Ba năm 2018, một lần nữa Trung Quốc lại gây sức ép buộc chính quyền Việt Nam phải yêu cầu Repsol rút lui, cho dù vì thế mà Việt Nam có thể phải bồi thường cho Repsol đến 200 triệu USD.

Ngay cả dự án Cá Voi Xanh cũng đang bị Trung Quốc gây sức ép mà có thể phải ngừng khai thác…

Là một tập đoàn kinh tế then chốt của nhà nước và còn được xem là một doanh nghiệp có vai trò lớn trong nền kinh tế quốc gia, PetroVietnam và giới lãnh đạo của tập đoàn này đương nhiên tiếp cận được một số kênh thông tin về tình hình chủ quyền và an ninh quốc gia, đặc biệt là nắm được những động thái mới nhất trong quan hệ Việt – Trung mà có thể tác động không nhỏ đến hoạt động khai thác dầu khí của PetroVietnam.

Sau khi đã gây sức ép tại mỏ Cá Rồng Đỏ vào tháng Ba năm 2018, đến cuối tháng đó Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến Hà Nội với tối hậu thư "cùng hợp tác khai thác".

Giờ đây, kịch bản thất bại đến mất ngủ ở Bãi Tư Chính đang lặp lại, khiến giới chóp bu Việt Nam mất ăn dầu khí ngay trên vùng lãnh hải của mình và càng bế tắc trong cơn ác mộng những khoản nợ nước ngoài đang ập đến như sóng thần Biển Đông.

Nếu chấp nhận "hợp tác cùng khai thác dầu khí" với Trung Quốc theo lối nói không thèm úp mở của Vương Nghị, Việt Nam sẽ đồng thời phải thừa nhận một tiền lệ chưa từng có về việc phải cho kẻ cướp chung sống trong nhà mình và PetroVietnam dĩ nhiên phải chia sẻ một phần, nếu không nói là một phần lớn, lợi nhuận cho tên kẻ cướp đó.

Rất có thể, đó là nguồn cơn thứ hai khiến giới lãnh đạo PetroVietnam bắt buộc phải lên tiếng trên trang web của tập đoàn này, như một cách thông tin cho quốc tế và cầu cứu các quốc gia đối tác như Mỹ và Tây Ban Nha.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 05/04/2018

Published in Diễn đàn

Chỉ vài ngày sau khi ông Nguyễn Phú Trọng kết thúc tuần công du đối ngoại tại Pháp và Cuba, cơ quan Thanh tra chính phủ đã vào tận Kiên Giang "địa đầu tổ quốc" và được xem là "căn cứ địa" của gia đình cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để công bố kết luận thanh tra vào buổi chiều 2/4/2018.

contrai1

Từ trái sang : "Thái thượng hoàng" Lê Đức Anh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Nghị Ảnh : Goole Sites

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã chủ trì công bố quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi trường đối với tỉnh Kiên Giang. 

Nội dung thanh tra là việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Thời kỳ thanh tra từ 1/1/2011 đến 31/12/2017, trường hợp cần thiết có thể xem xét trước và sau thời kỳ thanh tra. Thời gian thanh tra là 70 ngày.

Ông Huẩn yêu cầu phải thanh tra làm rõ các sai phạm, thiếu sót trong quản lý sử dụng đất, khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường. Từ thực tế thanh tra sẽ kiến nghị giải quyết đúng quy định các tổ chức, cá nhân sai phạm, cũng như bổ sung cơ chế, sửa đổi chính sách để không còn xảy ra tình trạng vi phạm.

Như vậy, đây là đợt thanh tra đầu tiên của Thanh tra chính phủ đối với Kiên Giang từ sau đại hội 12 của đảng cầm quyền đầu năm 2016. Cũng là lần đầu tiên từ sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng "ngã ngựa" tại đại hội 12, người con trai của ông Dũng là Nguyễn Thanh Nghị – Bí thư Kiên Giang – phải đối mặt với mối nguy hiểm rất trực tiếp.

Nếu không vượt qua được thử thách thanh tra sắp tới, ông Nguyễn Thanh Nghị có thể bị xử kỷ luật ít nhất về mặt trách nhiệm đảng viên, để nhẹ nhất cũng bị "luân chuyển cán bộ" sang một địa phương khác, hoặc bị điều ra trung ương ngồi… uống trà.

Còn nếu nặng hơn thì… chuyển kết luận thanh tra sang cơ quan điều tra.

Vào tháng Năm năm 2017, ngay sau Hội nghị trung ương 5 mà đã loại Đinh La Thăng – nhân vật được xem là thủ hạ đắc lực của Nguyễn Tấn Dũng – khỏi Bộ Chính trị và ghế bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, trang tin điện tử Thanhtra.com.vn (trực thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ) ngày 16/5 đã phát đi tín hiệu "Nam phạt" đầu tiên với bài "Thực hiện Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo tại Phú Quốc : Nhiều bất ổn từ chỉ đạo của UBND tỉnh Kiên Giang", với nội dung nhắm vào "chỉ đạo" của UBND tỉnh Kiên Giang, tức cũng nhắm vào Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị.

Trong mục ‘Luật riêng của đảo’ có đề cập đến việc Khách sạn Hương Biển (Seashells) "cao 8 tầng, đã phá vỡ không gian tâm linh tại khu vực dinh Cậu, dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu, cũng như che khuất không gian biển tại thị trấn Dương Đông". Bài báo này cũng đặt câu hỏi : Phải chăng UBND tỉnh Kiên Giang đang áp dụng luật riêng cho các bãi biển tại đảo ngọc ?

Vậy khách sạn Hương Biển là của ai ?

Thuộc sở hữu của tập đoàn Trần Thái (Tran Thai group) do ông Trần Minh Chí làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Bản thân tập đoàn này cũng thuộc nhóm "ông lớn" về bất động sản ở phía Nam.

Nhiều nguồn tin cho biết ông Trần Minh Chí chính là em vợ của ông Nguyễn Tấn Dũng…

Tuy nhiên, vụ khách sạn Hương Biển chỉ gợn lên một chút rồi im bặt sau đó.

Đến ngày 15/11/2017 và sang ngày hôm sau, một số tờ báo nhà nước như Lao Động, Tuổi Trẻ… đồng loạt đăng bài về cần phải "cắt 2 tầng xây dựng vượt phép của khách sạn Seashells" ở Phú Quốc – một xứ sở đang được hứa hẹn trở thành "đặc khu kinh tế" và cũng là tâm điểm dòm ngó tranh giành của nhiều tập đoàn lợi ích.

Mạnh mẽ hơn Tuổi Trẻ, tờ Lao Động kết luận : "Cắt 2 tầng xây dựng vượt phép của khách sạn Seashells, nhưng phải "cắt" những quan chức có trách nhiệm liên quan đến công trình này mới trị tận gốc nạn xây dựng sai phép".

Có vẻ rất đồng điệu với những tờ báo trên, blogger Huy Đức đăng trên facebook của mình status "Cần thanh tra Phú Quốc ngay", trong đó nói rõ :

Mất 8.000 hecta rừng tự nhiên.

Chuyện UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo "cắt hai tầng" của khách sạn Seashells chỉ có tác dụng xoa dịu dư luận. Trước hết đây là nơi từng được quy hoạch làm quảng trường biển, tạo thành một điểm du lịch kết nối tâm linh – gần Dinh Cậu. Ai đã cho Seashells xây cao tầng sát ngay mép biển ? Ai đã cho Seashells phá vỡ quy hoạch ban đầu của Phú Quốc ?

Cần làm rõ dư luận cho rằng, Seashells là của Tư Thắng, em trai Nguyễn Tấn Dũng – có nguồn gốc tài sản nhà nước, được cổ phần hoá với không ít khuất tất – được xây trong giai đoạn Nguyễn Tấn Dũng đưa con trai Nguyễn Thanh Nghị về nắm đảo. Đồng thời, cần thanh tra Phú Quốc ngay để làm rõ nhiều sai phạm trong giao đất cấp phép ở đây ; đặc biệt làm rõ trách nhiệm của những ai đã xẻ thịt Phú Quốc để chỉ trong vòng hơn 5 năm qua, diện tích rừng tự nhiên của Phú Quốc đã giảm từ 14.000 hecta giờ chỉ còn 6.000 hecta".

Với dấu hiệu "cả hệ thống chính trị vào cuộc" rõ ràng như trên, có khả năng vòng vây đối với Nguyễn Thanh Nghị đang siết chặt. 

Còn giờ đây, mũi xung kích "cần thanh tra Phú Quốc ngay" chính là Thanh tra chính phủ. 

Vụ bắt đầu quá trình thanh tra Kiên Giang trên xảy ra chỉ gần một tháng sau một sự kiện thanh tra khác : Thanh tra chính phủ công bố kết luận thanh tra vụ "Mobifone mua AVG" gây chấn động với con số thất thoát ít nhất 7 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, có một chi tiết đáng chú ý là trong bản kết luận thanh tra này đã không có tên Nguyễn Thanh Phượng – con gái của cựu thủ tướng Dũng. Nhưng sau khi kết luận thanh tra được phát đi, một số tờ báo nhà nước đã tung bài đặt dấu hỏi "Công ty AMAX" là của ai ?".

AMAX là một trong 4 công ty tư vấn tham gia định giá AVG. Trong khi giá trị thưc của AVG chỉ khoảng 1 ngàn tỷ đồng, AMAX đã được chọn với mức định giá thấp nhất là khoảng… 16,5 ngàn tỷ đồng.

Một luồng dư luận cho rằng "Manh mối nằm ở đây. AMAX chính là công ty của Phượng, dù Phượng không hề đứng tên hay sở hữu chút cổ phẩn nào ở đó. Và 3 đơn vị kia chỉ là chân gỗ được sắp xếp vào và cố tình hét giá cao nhất để AMAX được nhận làm kết quả… Điểm cuối của những bài điều tra chắc chắn sẽ là AMAX, nói đúng hơn, là tìm đến Nguyễn Thanh Phượng. Luồng dư luận này cũng yêu cầu Bộ Công an khởi tố điều tra vụ "Mobifone mua AVG" càng sớm càng tốt…

Như vậy tính đến nay, đã có 2/3 người con của cựu thủ tướng Dũng bị "chiếu" là Nguyễn Thanh Phượng và Nguyễn Thanh Nghị. Chỉ còn lại một người con trai của ông Dũng là Nguyễn Minh Triết ở Trung ương đoàn, nhưng nghe nói từ khá lâu nay đã bị "ngồi chơi xơi nước".

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 03/04/2018

Published in Diễn đàn

Ngay sau khi Thủ tướng Phúc chấp nhận đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải và Công ty tư vấn ADP-I của Pháp và chỉ đạo "chỉ mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam" mà không có nội dung nào về lấy lại đất sân golf cho phi trường vào ngày 28/3/2018, dư luận xã hội một lần nữa phẫn nộ và phản ứng quyết liệt.

sanbay0

Cách chỉ đạo nước đôi và mập mờ đầy màu sắc mị dân cho thấy trong lòng ông Phúc vẫn chưa có gì được gọi là "liêm chính" trong việc xử lý khủng hoảng "sân golf trong sân bay". Ảnh : tintuchangngay.com

Cho dù quyết định trên cho thấy Thủ tướng Phúc đã bất chấp làn sóng phản ứng phẫn nộ của dư luận xã hội và giới chuyên gia phản biện về hình ảnh chình ình của sân golf Tân Sơn Nhất là nguồn cơn chính yếu dẫn đến tương lai cùng đường của "con tin phi trường Tân Sơn Nhất", một thực tế có thể đã xảy ra là ông Phúc đã phải tiếp nhận những chỉ trích từ chính trong nội bộ những "đồng chí" của ông, trong đó có những người không thích ông Phúc và cả những đối thủ chính trị chỉ lăm le "đánh chìm uy tín" của ông Phúc.

Rất có thể, nguồn cơn trên đã dẫn đến sự việc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2018 diễn ra vào ngày 2/4/2018, Thủ tướng Phúc phải "cải chính" khi phát ra một chỉ đạo khác hẳn : "tôn trọng ý kiến tư vấn độc lập, ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và ý kiến của Ủy ban nhân dân TP.HCM. Việc mở rộng sẽ được tiến hành cả về phía Nam và phía Bắc, nếu cần thiết thì lấy đất sân golf để làm các công trình phục vụ cho phi trường".

Thế nhưng, chỉ đạo trên lại một lần nữa biến phi trường Tân Sơn Nhất, xã hội và người dân trở thành "con tin" của thói tính toán và âm mưu bất tận của các nhóm lợi ích sân golf Tân Sơn Nhất và phi trường Long Thành.

Một kiểu "câu giờ" chăng ? Kéo dài thời gian để trong lúc phi trường Tân Sơn Nhất chỉ còn đủ sức "cầm hơi" trước thảm cảnh kẹt cả dưới đất lẫn trên trời thì dự án phi trường Long Thành có đủ thời gian để hoàn thành và thay thế phi trường Tân Sơn Nhất ?

Nhưng đến lúc này mới là một phương trình quá nhiều ẩn số và quá khó để giải mã đối với những kẻ theo đuổi âm mưu "chỉ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam".

Bởi dự án phi trường Long Thành cũng không tránh khỏi nạn kẹt tiền khi không còn nguồn vốn ODA ưu đãi và cũng chưa có được nguồn đầu tư mới nào. Ngay con số 18 ngàn tỷ dồng dùng để giải tỏa bồi thường khu dân cư xung quanh dự án này mà Quốc hội Việt Nam đã phải họp đến hai lần trong năm 2017 mới quyết định được cắt từ ngân sách - tức tiền đóng thuế của dân - để chi dùng cho việc bồi thường dự án phi trường Long Thành, Thủ tướng Phúc và nhóm lợi ích giao thông sẽ tìm đâu ra số tiền lên đến 18 tỷ USD để xây dựng phi trường này ?

Trong khi đó, ông Phúc dường như đã cố tình nhắm mắt trước một giải pháp mà bất kỳ người dân nào cũng nhìn ra. Từ khi cuộc khủng hoảng "sân golf trong phi trường" bùng nổ từ giữa năm 2017, rất nhiều chuyên gia và người dân đã kiến nghị phương án dễ nhất là thay vì mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam, Chính phủ hoàn toàn có thể lấy lại 157 ha sân golf Tân Sơn Nhất để làm sân bay mà còn không tốn một đồng ngân sách nào. Vào năm 2017, chính Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã khẳng định rằng hợp đồng xây dựng sân golf Tân Sơn Nhất là vô hiệu. Mà hợp đồng đã vô hiệu thì chỉ có giải tỏa trắng chứ không bồi thường gì cả.

Cách chỉ đạo nước đôi và mập mờ đầy màu sắc mị dân cho thấy trong lòng ông Phúc vẫn chưa có gì được gọi là "liêm chính" trong việc xử lý khủng hoảng "sân golf trong sân bay".

Nhưng đến tận lúc này khi phi trường Tân Sơn Nhất đã rơi vào thảm cảnh kẹt cứng, Thủ tướng Phúc vẫn đánh đố nhân dân với câu điều kiện "Việc mở rộng sẽ được tiến hành cả về phía Nam và phía Bắc, nếu cần thiết thì lấy đất sân golf để làm các công trình phục vụ cho sân bay".

Chẳng lẽ ông Phúc cho rằng đến lúc vẫn "chưa cần" ?

Cách chỉ đạo nước đôi và mập mờ đầy màu sắc mị dân trên cho thấy trong lòng ông Phúc vẫn chưa có gì được gọi là "liêm chính" trong việc xử lý khủng hoảng "sân golf trong phi trường".

Cần nhắc lại, lối chỉ đạo mập mờ như thế đã được Thủ tướng Phúc thể hiện trong quyết định gần đây nhất vào ngày 28/3/2018 về "chỉ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam", khi đã phát lộ ít nhất hai bất hợp lý - nghi vấn rất lớn liên đới trực tiếp đến quyết định cuối cùng trên :

Nghi vấn lớn nhất là vì sao ông Phúc lại chấp nhận 16 ha đất phi trường ở phía Nam do Bộ Quốc phòng "trả lại" để xây dựng nhà ga T3 công suất 20 triệu hành khách/năm theo đề xuất của Công ty tư vấn ADP-I (Pháp) - do Bộ Giao thông vận tải thuê, trong khi sân golf Tân Sơn Nhất lại một lần nữa được giới chức chính phủ cho lủi thoát khỏi sự phẫn nộ đã gần như đã bùng nổ của dư luận xã hội, không những thế vẫn ung dung ngự trị đến tận năm 2025 ?

Sân golf Tân Sơn Nhất, nằm ở phía Bắc, từ nhiều năm nay đã chiếm dụng một diện tích 157 ha - gấp 10 lần con số 16 ha được "bồi thường" - nằm trong khu vực phi trường Tân Sơn Nhất, chính là nguyên nhân chính khiến cho phi trường Tân Sơn Nhất rơi vào tình trạng kẹt cứng cả dưới đất lẫn trên trời.

Nghi vấn thứ hai là trong nội dung quyết định cuối cùng của Thủ tướng Phúc về mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất, phương án mở rộng phi trường về phía Nam đã chỉ đề cập đến việc xây nhà ga T3 trên diện tích 16 ha của Bộ Quốc phòng, nhưng lại không, hoặc dường như cố ý mập mờ về việc có giải tỏa các khu dân cư hay không, và nếu giải tỏa thì diện tích giải tỏa là bao nhiêu.

Trong những thông tin cung cấp cho báo chí, Bộ Giao thông vận tải cũng như cố tình giấu biệt phương án diện tích phải giải tỏa ở "phía Nam"…

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 03/04/2018

Published in Diễn đàn

Khác hẳn với khoảng thời gian đầu năm 2017, quý 1 năm 2018 đã cấp tập diễn ra những chuyến công du đối ngoại của giới chóp bu Việt Nam. Việc so sánh những kết quả công du cho thấy điều gì ?

thangba1

Báo đảng Việt Nam mô tả có "đại diện chính phủ Pháp" đón tiếp Tổng bí thư Trọng ở sân bay, nhưng có lẽ quá khó để nhận ra người phụ nữ lớn tuổi trong bức ảnh trên là ai trong "chính phủ Pháp". Ảnh : VOV

Mở đầu tháng Ba là chuyến công du Ấn Độ của Trần Đại Quang - Chủ tịch nước. Chuyến đi này đã được chào đón bằng nghi lễ bắn đại bác và kết quả là quan hệ đối tác chiến lược Việt - Ấn được xác lập.

Có một sự may mắn nào đó vẫn lặng lẽ "phù hộ" ông Trần Đại Quang, dù vào giữa năm 2017 ông Quang đã được cho là "bệnh nặng" đến mức suýt chút nữa phải từ giã chính trường, thậm chí còn bị một cây viết của bên đảng đòi phải bàn giao vai trò chủ tịch nước cho người khác. Nhưng chỉ 5 tháng sau "tai nạn", Trần Đại Quang đã ghi điểm chính trị đáng kể trong vai trò là người chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh kinh tế APEC được tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017.

Sau chuyến công du Ấn Độ của Trần Đại Quang là chuyến công du Úc của Nguyễn Xuân Phúc - thủ tướng. Mặc dù không phải là người có chuyên môn về quân sự, ông Phúc đã mang về cho chính thể Việt Nam quan hệ đối tác chiến lược thứ 12 với người Úc, lập kỷ lục "một tá đối tác chiến lược" cho Việt Nam. Có thể xem chuyến đi này của Thủ tướng Phúc là đạt kết quả rõ hơn hẳn so với "thành công ngoài mong đợi" nhưng thực ra rất mờ nhạt trong chuyến công du Mỹ vào tháng Năm năm 2017 cũng của ông Phúc - không có Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ, không có "kinh tế thị trường" cho Việt Nam, thậm chí còn bị Tổng thống Trump đe dọa chế tài cán cân mậu dịch Mỹ - Việt.

Đến cuối tháng Ba năm 2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Tọng "xuất tướng". Điểm đến là Pháp - một quốc gia nằm trong top đầu Châu Âu về kinh tế, chính trị và quân sự. Tuy nhiên, chuyến đi có vẻ vội vã này đã "không có gì" - theo cách bình luận của đài RFA. Không được chào đón bằng đại bác, ông Trọng cũng không nhận được lời cam kết cụ thể nào về hành dộng của Thủ tướng Macron về "thúc đẩy sớm ký kết và phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA), cho dù ông Trọng đã "đạo diễn" cho hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) mua 24 máy bay Airbus của Pháp - một thỏa thuận thương mại mà cũng giống như vụ Việt Nam đặt mua 100 máy bay Airbus của Pháp trong chuyến công du của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến nước này vào năm 2013 - có trời mới biết có được thực hiện hay chỉ là "thỏa thuận khống".

Trong khi đó, mối quan tâm của báo chí Pháp và báo chí quốc tế dành cho chuyến thăm Pháp của Nguyễn Phú Trọng lại ít ỏi hơn khá nếu so với những bài báo và bản tin về chuyến đi Ấn Độ của Trần Đại Quang và đi Úc của Nguyễn Xuân Phúc. Ít đến nỗi mà Bộ ngoại giao Việt Nam đã phải mua nguyên trang quảng cáo của tờ báo Pháp Le Monde để đăng bài viết của ông Trọng, với giá lên đến 4-5 tỷ đồng mà ai cũng hiểu số tiền đó được lấy từ ngân sách nhà nước - tức tiền đóng thuế của dân.

Rõ là sau hai "thành công" đối ngoại của Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng rất muốn "nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế" và cả "nâng cao hình ảnh và uy tín lãnh tụ" bằng một thành công đối ngoại ở Pháp.

Câu chuyện "tam quốc" trên lại có nét gì đó khá tương đồng với một câu chuyện khác xảy ra vào tháng 11/2017.

Chỉ vài ngày sau khi Hội nghị thượng đỉnh kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APCE) kết thúc tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017 và được hệ thống báo đảng tự ca ngợi hết lời, Nhân Dân - "cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam" - đã đăng bản tin với tựa đề kỳ quặc : "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp ; Chủ tịch nước Trần Đại Quang đón, hội đàm ; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Đ. Trăm".

Tựa đề trên có thể khiến người đọc cảm thấy ngay đã có một sự phân chia "quyền lực" rất có chủ ý và cũng rất tỉ mẩn, lục đục giữa 3/4 của "tứ trụ" trong việc tiếp "Trăm" (phiên sang tiếng Anh là Trump).

Sự kỳ quặc của tựa đề trên cũng bởi đây là một tựa đề hiếm có, cứ như thể nếu không ghi rõ ra sự phân công trách nhiệm của từng thành viên trong Bộ Chính trị thì người đọc và dư luận quần chúng nhân dân sẽ không thể biết được ai là người có vai trò ra sao, nhất là ai mới là người có vai trò chủ chốt trong việc tiếp "Trăm".

Cũng tờ Nhân Dân, sau khi đăng tin về tiếp "Trăm", đã đăng một bản tin khác với tựa đề ít kỳ quặc hơn : "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đón, hội đàm ; Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình".

Nhân Dân cũng được xem là "báo ruột" của Tổng bí thư Trọng.

Chỉ trong nửa năm, người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam đã phải tiếp nhận hai lần liên tiếp lu mờ về "vị thế đối ngoại". Bộ phim "tam quốc" ở Việt Nam vẫn tiếp diễn.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 01/04/2018

Published in Diễn đàn

Cứ như một cuốn phim chiếu chậm, hướng về thì tương lai và xát muối lên nỗi đau nhục nhã của Hà Nội, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lại vừa "thăm" Việt Nam.

vuongnghi1

Vương Nghị (trái) gặp Trần Đại Quang : quân tướng Việt Nam sẽ đối phó ra sao, hay lại tiếp tục "giương cờ trắng" ? Ảnh : Baomoi.com

Chuyến công du Việt Nam gần nhất của Vương Nghị là vào tháng 11/2017, nhưng không phải để "hai bên không làm phức tạp thêm tình hình" như cách nói của hai kẻ đồng đảng không cùng miếng ăn, mà là để chuẩn bị cho chuyến công du của Tập Cận Bình đến Hội nghị thượng đỉnh kinh tế APEC Đà Nẵng và sau đó có cuộc gặp "trà Trung Quốc ngon hơn trà việt Nam" với Nguyễn Phú Trọng.

Từ năm 2011 khi xảy ra vụ tàu hải giám Trung Quốc ngang ngược cắt cáp của tàu Bình Minh II của Việt Nam cho đến nay, Vương Nghị là một khuôn mặt xuất hiện thường xuyên ở Hà Nội và thường ngay sau các vụ Trung Quốc gây hấn với Việt Nam. Chiến thuật "vừa đánh vừa đàm" của Bắc Kinh là rất rõ, trong đó vai trò đe dọa và đàm phán của Bộ ngoại giao Trung Quốc luôn tỏ ra có tác dụng đối với tinh thần bạc nhược của giới chóp bu Việt Nam.

Vào lần này, chuyến đi Hà Nội của Vương Nghị diễn ra chỉ khoảng một tuần sau "nỗi nhục Bãi tư Chính lần 2", tức sau vụ Repsol - một công ty Tây Ban Nha liên doanh với PetroVietnam - lần thứ hai liên tiếp trong vòng 9 tháng - đã buộc phải rút khỏi dự án mỏ dầu khí 'Cá Rồng Đỏ' ở khu vực Bãi Tư Chính - nơi mà vào tháng Bảy năm 2017, cả PetroVietnam lẫn Repsol và chính quyền Việt Nam đều âm thầm "giương cờ trắng" lần đầu.

Vương Nghị đã lần lượt có các cuộc gặp với Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và sau đó là Trần Đại Quang - Chủ tịch nước, Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư, với chủ đề chung "kêu gọi kiềm chế trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông".

Nhưng cũng như nhiều lần đối thoại song phương trước đây, giới quan chức Việt Nam vẫn chỉ "đọc bài" : "Chúng tôi đề xuất rằng đôi bên trong thời gian tới nghiêm túc triển khai nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, kiểm soát tốt tranh chấp, không có các hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, tôn trọng quyền và quyền lợi chính đáng của mỗi nước theo luật pháp quốc tế".

Trong khi đó, Vương Nghị đã nói trắng : "Đôi bên không nên tiến hành các hoạt động đơn phương làm phức tạp tình hình và nên củng cố hợp tác hàng hải để xây dựng một môi trường lành mạnh nhằm đạt được một thỏa thuận chung cuộc về giải quyết tranh chấp trên biển".

Kết hợp với những tin tức trong vòng một năm qua về "hợp tác hàng hải" giữa Việt Nam và Trung Quốc, bản chất của những va chạm giữa hai chế độ "anh em" này chỉ là dầu khí và quyền được khai thác dầu khí.

Vào năm 2017, khoảng gần 2 tháng sau khi nổ ra vụ Bãi Tư Chính lần đầu tiên, một viên tướng Trung Quốc là Phạm Trường Long - Phó chủ tịch Quân ủy trung ương - đã đến Hà Nội. Khi đó, tin tức từ giới truyền thông quốc tế tiết lộ là Phạm Trường Long đã đòi Việt Nam hủy bỏ hoạt động dò tìm dầu khí tại các lô 118 (ngoài khơi Quảng Nam-Quảng Ngãi) và lô 136-3 (đông nam Vũng Tàu 200 hải lý). Những lô dầu khí này hoàn toàn nằm trong vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng lại bị vạch chủ quyền hình "Lưỡi Bò" của Trung Quốc vắt chéo qua. Nhưng sau khi bị giới chóp bu Việt Nam phản đối, tướng Phạm Trường Long đã bỏ về thẳng mà không ở lại dự "giao lưu quân đội Việt - Trung".

Cần nhắc lại, vụ "nhục quốc thể" xảy ra vào cuối tháng 7/2017 khi chính quyền Việt Nam phải "giương cờ trắng" và yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol ngay tại Bãi Tư Chính mà luôn được Bộ ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng "thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam". Dù chưa bao giờ giới tuyên giáo hay Bộ ngoại giao Việt Nam dám nói toạc về cái nguồn cơn sâu xa của vụ "nhục quốc thể" ấy, nhưng vụ "giương cờ trắng" này lại trùng hợp với tin tức quốc tế cho biết sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công một số căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò dầu khí.

Một thực trạng trần trụi là mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính là một trong số ít tiềm năng cuối cùng có thể cứu vãn ngân sách Việt Nam đang cạn kiệt. Nếu Repsol khai thác thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.

Sau vụ "giương cờ trắng" lần đầu ở Bãi Tư Chính vào tháng Bảy năm 2017, trong cơn quẫn bách mất ngủ lẫn mất ăn, Hà Nội đã một lần nữa phải "cầu viện" Hoa Kỳ, mà cụ thể là kêu gọi một sự hỗ trợ từ hải quân Hoa Kỳ. Tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam - được giao nhiệm vụ sang Washington để thuyết phục Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis hỗ trợ hải quân.

Nhưng điều cay đắng mới nhất là sau cuộc viếng thăm của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ tại Đà Nẵng vào đầu tháng Ba năm 2018, bản lĩnh "dựa Mỹ khai thác dầu" của Hà Nội vẫn chẳng có gì cải thiện, để chỉ cần vài động tác đe dọa của Bắc Kinh là Việt Nam đã vội vàng "cuốn gói" ngay trên vùng biển của mình.

Chắc chắn là các chuyên gia phân tích tâm lý chính trị ở Bắc Kinh đã nắm rất rõ tinh thần "văn dốt võ nhát" và "chưa đánh đã chạy" của một số quan chức cao cấp Việt Nam.

Chuyến "thăm Việt Nam" của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị không ngoài mục đích vừa thương thảo vừa đe dọa, buộc Hà Nội phải chia phần cho Bắc Kinh nếu muốn được để yên khai thác dầu khí ngay trong nhà mình.

Thế còn quân tướng Việt Nam sẽ đối phó ra sao, hay lại tiếp tục "giương cờ trắng" ?

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 02/04/2018

************************

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (VOA, 02/04/2018)

Ngoại trưởng Trung Quc Vương Ngh đã gp Tng Bí Thư Vit Nam Nguyn Phú Trng hôm 2/4 ti Hà Ni, hai bên cùng bày t thin ý mun tăng cường quan h hp tác song phương.

vuongnghi2

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Ngh gp Tổng bí thư Việt Nam Nguyn Phú Trng ti Hà Ni, ngày 2/4/2018.

Tân Hoa Xã trích lời ông Trng nói Vit Nam luôn coi trng phát trin quan h láng giềng hu ngh, hp tác tt đp vi Trung Quc.

Ông Trọng nhn mnh, trong thi gian ti, hai bên cn tăng cường quan h hu ngh, thúc đy mnh hp tác, tương trng h ln nhau, cùng nhau phát trin.

Thông Tấn Xã Vit Nam trích li người lãnh đo cao nhất ca Đảng cộng sản Vit Nam đ ngh hai bên nghiêm túc thc hin "tha thun v nhng nguyên tc cơ bn ch đo gii quyết vn đ trên bin", kim soát tt bt đng, không có hành đng làm phc tp tình hình, cùng nhau n lc duy trì hòa bình, n đnh trên Biển Đông.

Tuy nhiên, truyền thông trong nước không nêu rõ các tha thun này là gì.

Ông Vương Ngh khng đnh, Đng, Chính ph và nhân dân Trung Quc hết sc coi trng quan h vi Vit Nam ; bày t vui mng trước nhng bước phát trin mi c v chiu rộng và chiu sâu, trên tt c các lĩnh vc hp tác trong quan h gia hai nước ; mong mun hai bên tiếp tc tăng cường trao đi chiến lược, đy mnh hp tác, kim soát tt bt đng trên bin.

Ông Vương Ngh còn đ ngh hai bên cn nm bt cơ hi đ thúc đy s kết hp gia Sáng kiến 'Mt Con đường và Vành đai' ca Trung Quc vi kế hoch "Hai Hành lang và mt Vòng kinh tế" ca Vit Nam, và cùng khám phá các tim năng hp tác mi nhm tăng cường quy mô và cht lượng hp tác song phương thiết thc.

Published in Diễn đàn

Vừa hiện thêm một thất vọng nữa cho giới chóp bu Việt Nam về viện trợ ODA.

Cho dù báo nhà nước cố vớt vát bằng tiêu đề "Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam", nhưng trong Hội nghị Xúc tiến đầu tư Hà Nội - Nhật Bản vào cuối tháng Ba năm 2018, ông Fujita Yasuo, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA-Japan International Cooperation Agency) tại Việt Nam vẫn chẳng hứa hẹn một con số cụ thể nào về việc Nhật sẽ tài trợ cho Việt Nam trong năm 2018.

nhat1

Ông Fujita Yasuo, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam - Photo Credit : BizLive

"JICA không đặt ra mục tiêu cụ thể về khối lượng ODA mà Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam trong năm 2018 và các năm tiếp theo" - một tờ báo nhà nước phải xác nhận thực tế này.

Trong 5 năm qua, tính theo năm tài chính Nhật Bản 2012-2016, trung bình mỗi năm, Nhật Bản hỗ trợ ODA cho Việt Nam là 160 tỷ yên (32.500 tỷ đồng) theo hình thức vốn vay, 2,3 tỷ yên (467 tỷ đồng) theo hình thức viện trợ không hoàn lại và 8,7 tỷ yên (1.760 tỷ đồng) theo hình thức hợp tác kỹ thuật.

Trong số các quốc gia và tổ chức tài chính quốc tế có viện trợ ODA cho Việt Nam, Nhật Bản là nước hào phóng nhất. Nhưng từ đầu năm 2017, viện trợ ODA của Nhật cho Việt Nam cũng giảm dần.

Từ nhiều năm qua, ODA đã trở thành một trong những quốc nạn về tham nhũng. Tỷ lệ thất thoát bình quân tại nhiều dự án ODA được đồn đoán khoảng 20 - 25%. Nhưng đó chỉ là mức "hợp pháp". Thậm chí tỷ lệ "lại quả" ODA còn lên đến 40% - được chứng thực bởi một dự án xây dựng trường tiểu học ở Hà Tĩnh và giai đoạn 2009 - 2010. Ngoài ra, còn rất nhiều bằng chứng về lãng phí và "ăn dày" ODA.

Nhưng vẫn chưa phải hết. Từ trước tới nay, nguồn vốn ODA do các tổ chức tài chính quốc tế và chính phủ nước ngoài đều quy định hết sức chặt chẽ về việc chính phủ Việt Nam không được sử dụng số tiền cho vay sai mục đích. Tuy nhiên trong thực tế "đúng quy trình" của ngân sách Việt Nam, tiền vay nước ngoài, đặc biệt là vay vốn ODA, có nhiều dấu hiệu đã bị chi sai mục đích và chi xài vô tội vạ. Tình trạng này rất phổ biến trong 9 năm cầm quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Kể cả đến thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cũng có ít nhất một bằng chứng cho thấy vốn ODA bị chi sai mục đích.

Tại một phiên họp thường kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 22/12/2016, phía Chính phủ đã đề nghị dùng 4.482 tỷ đồng vốn ODA để cấp vốn điều lệ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội. Câu hỏi đặt ra là ai và cơ quan nào đã tham mưu cho chính phủ để lấy vốn ODA cấp cho ngân hàng - một cơ chế thuần túy kinh doanh ?

Việc Chính phủ đề nghị Quốc hội cấp vốn ODA cho giới chủ ngân hàng cũng là một bằng chứng mới cho thấy dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ rất có thể đã quen với việc dùng tiền ODA để chi cho những mục đích khác, như thay vì sử dụng đúng mục đích ODA cho các dự án hạ tầng cơ sở và môi trường, họ đã cắt nguồn vốn này cho các khoản chi tiêu thường xuyên của chính phủ, thậm chí còn có thể cắt ODA cho các dự án xây dựng trụ sở hành chính và tượng đài từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn tỷ đồng đầy tai tiếng và cực kỳ đáng lên án.

Trong khi đó, ở Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ tổ chức giám kiểm độc lập nào cho một khu vực được coi là nhạy cảm như ODA. Những tổ chức phi chính phủ Việt Nam muốn làm việc này thì không được cho phép thành lập, trong khi đó những tổ chức phi chính phủ nước ngoài vốn có truyền thống kiểm định những dự án lớn như thế này lại chưa hoạt động ở Việt Nam, và cũng chưa được được một cơ quan nhà nước Việt Nam nào mời.

Quá hiển nhiên, đó là lý do vì sao ngay cả những quốc gia được coi là có "thiện cảm" với Việt Nam như Đan Mạch, Thụy Điển, Úc… cũng phải thẳng tay cắt giảm viện trợ ODA đối với một chính quyền "ăn của dân không chừa thứ gì".

Bây giờ thì không còn có thể mơ đến viện trợ không hoàn lại từ trên trời rơi xuống như nhiều năm trước.

Nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì… vẫn mơ.

Trong cuộc gặp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Ousmane Dione vào buổi chiều 20/9/2017 tại trụ sở Chính phủ, ông Phúc đã bộc lộ động tác "xin tiền" một cách công khai và đã được báo chí nhà nước tường thuật cũng công khai về "đề nghị Ngân hàng thế giới tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho Việt Nam các khoản không hoàn lại để giảm tối đa làm chi phí vay vốn, tăng thành tố ưu đãi của các khoản vay".

Dường như giới quan chức chính phủ đang tính đến phương án "ăn sẵn" : thay vì phải đi vay mượn nhưng sẽ cột chặt thêm trách nhiệm phải trả nợ, cần cố gắng xin được viện trợ không hoàn lại mà sẽ không gắn với bất kỳ trách nhiệm thanh toán nào.

Chỉ có điều, "xin tiền" nước ngoài vào lúc này cũng không còn dễ dàng nữa. Bởi dù ông Phúc nói nhiều và không quên ca ngợi "tình bạn của Ngân hàng thế giới với Việt Nam", Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione đã không có bất kỳ hứa hẹn hay cam kết cụ thể nào về những khoản vay không hoàn lại và có hoàn lại, và cũng chẳng có bất kỳ con số nào được thốt ra từ miệng Ousmane Dione.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 31/03/2018

Published in Diễn đàn

Từ tháng 12/2017 đến nay, vụ truy nã và bắt giam đối với Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) đã choán gần hết sự quan tâm của dư luận xã hội và báo chí, để lại một khoảng trống tưởng như bị quên lãng về vụ Út "trọc" – tức Thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ.

ut1

Đại tá Nguyễn Văn Đức, Phụ trách Cục trưởng Cục Tuyên huấn chủ trì buổi họp báo chiều 29/3 – Ảnh : Đ. BÌNH

Nhiều thông tin trong dư luận cho biết Út "trọc" là biệt danh của ông Đinh Ngọc Hệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn. Đây là thành viên của Tổng công ty Thái Sơn – Bộ Quốc phòng.

Tai tiếng lớn nhất của Tổng công ty Thái Sơn thời Đinh Ngọc Hệ là các dự án liên quan đến BOT, BT và cả PPP, với nguồn vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỉ đồng nhưng tiềm ẩn rất nhiều khuất tất về tính chính danh trong liên danh thực hiện dự án.

Chỉ đến ngày 29/3/2018, giới quan chức Bộ Quốc phòng mới hé lộ một chút tin tức về số phận của Đinh Ngọc Hệ.

Tại cuộc họp báo quý I của Bộ Quốc phòng đại tá Nguyễn Văn Đức, phụ trách cục trưởng Cục Tuyên huấn, Bộ Quốc phòng, cho biết thượng tá Đinh Ngọc Hệ, biệt danh Út "trọc", đang bị khởi tố điều tra, và Bộ Quốc phòng đang trong quá trình điều tra vụ án kinh tế này.

ut2

Thượng tá Đinh Ngọc Hệ, biệt danh Út "trọc" (giữa), đang bị khởi tố điều tra

Đáng chú ý, động thái Bộ Quốc phòng có vẻ chủ động thông tin về Út "trọc" diễn ra đồng thời với vài thông tin công khai về việc Thành ủy Đà Nẵng và Bộ Công an đang xử lý tài sản của Vũ "nhôm", cùng những tin tức ngoài lề về khả năng vụ điều tra Phan Văn Anh Vũ đang nhanh chóng trở thành án và "dắt dây" tới hàng loạt quan chức Bộ Công an, kể cả quan chức cao cấp trong bộ này. Thậm chí còn "cao hơn nữa".

Cần nhắc lại, tại cuộc gặp mặt các cán bộ quân đội cấp tướng nghỉ hưu trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng vào ngày 21-12-2017, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết : "Ở đây có Vũ "nhôm" mà mọi người đang nói thì ở ngoài Bắc, trong quân đội có nói về Út "trọc", cũng thượng tá cả", đồng thời khẳng định: "Quân đội vừa xử lý, bắt Út "trọc" rồi".

Chỉ ít ngày sau lời khẳng định mang tính báo hiệu trên, Bộ Công an đã tiến hành bắt Vũ "nhôm". Tuy nhiên không biết có phải được mật báo hay không, Vũ "nhôm" đã biến mất ngay trước mũi đội trinh sát của Công an Đà Nẵng. Phải mất đến một tuần sau, các cơ quan đặc biệt của Việt Nam mới phát hiện bóng dáng Vũ "nhôm" ở… Singapore.

"Về quan điểm, Bộ Quốc phòng sẽ là cơ quan đi đầu trong việc xử lý tất cả những vụ việc tiêu cực trong nội bộ sớm nhất và cương quyêt nhất, chứ không có du di", Đại tá Đức khẳng định, và cho biết sẽ cung cấp thông tin cho báo chi khi có kết luận chính thức.

Từ logic "minh bạch thông tin" của vụ Vũ "nhôm", phát ngôn của Đại tá Đức cho thấy Bộ Quốc phòng có thể sắp công bố tin tức chính thức về vụ Út "trọc" trong tháng Tư năm 2018. Thậm chí còn có thể công bố thông tin về vài ba vụ bắt bớ khác liên quan đến vụ Út "trọc".

Ở một góc độ phân tích khác, "cơ quan đi đầu" theo phát ngôn của Đại tá Đức lại như một cách khẳng định gián tiếp về vai trò "số một" của Bộ Quốc phòng so với các bộ ngành khác.

Trong số các bộ ngành còn lại, vai trò của Bộ Công an đã bị lu mờ trong thời gian gần đây bởi nhiều vụ bê bối như Phan Văn Anh Vũ mà ít nhất liên quan đến tổng cục Tình báo (Tổng cục V) thuộc bộ này, vụ "đánh bạc công nghệ cao" liên quan ít nhất Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa – Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao…

Hiểu rộng hơn, phát ngôn của Đại tá Đức cũng phù hợp với xu thế "nước lên thuyền lên" của Tổng cục II (Tổng cục Tình báo) thuộc Bộ Quốc phòng. Sau vụ Phan Văn Anh Vũ khiến Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Công an thậm chí có thể bị giải thể, Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng đang tràn trề cơ hội lấy lại thế lấn lướt và giành chiếm sân chơi bên cạnh tổng bí thư kể từ giai đoạn những năm 2002 – 2003 khi Tổng cục II bị thất sủng bởi những vụ bê bối như A10 và T4.

Trong vụ phát hiện và truy bắt Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ – kéo dài từ khoảng đầu năm 2017 đến đầu năm 2018, người ta thấy thấp thoáng bóng dáng của Tổng cục II quân đội.

Nhưng vụ Vũ "nhôm" và Út "trọc" rất có thể không đơn thuần là án kinh tế.

Một luồng dư luận cho biết Vũ "nhôm" và Út "trọc" là hai đệ tử và cũng là hai "sân sau" của một quan chức cao cấp trong đảng cộng sản Việt Nam.

Theo đó, một khả năng có thể là vụ Vũ "nhôm" và Út "trọc" sẽ dẫn tới một quan chức cao cấp, cũng là dẫn đến khả năng đảo lộn nhân sự cấp cao tại Hội nghị trung ương 7 – có thể diễn ra ngay trong tháng Tư năm 2018.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 30/03/2018

Published in Diễn đàn

Vào giữa năm 2017, trước áp lực lớn của dư luận, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã phải chỉ đạo "mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về cả phía Bắc và phía Nam".

nghivan1

"Phía Nam" có gì ? Ảnh : Zing.vn

Chỉ đạo trên cho thấy rất nhiều khả năng ông Phúc muốn "đi hàng hai", vừa không mất lòng Bộ Quốc phòng và Quân ủy trung ương mà ông Nguyễn Phú Trọng là bí thư, cũng không đụng chạm đến nhóm lợi ích giao thông, vừa được tiếng "xử lý sân golf trong phi trường ".

Nhưng 8 tháng sau, vào tháng Ba năm 2018, ông Phúc đã "trở cờ" khi chỉ đạo "chỉ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam" theo đề xuất của Công ty tư vấn ADP-I (Pháp) và Bộ Giao thông và Vận tải.

Quyết định trên của Thủ tướng Phúc đã lộ ra ít nhất hai bất hợp lý – nghi vấn rất lớn :

Nghi vấn lớn nhất là vì sao ông Phúc lại chấp nhận 16 ha đất phi trường ở phía Nam do Bộ Quốc phòng "trả lại" để xây dựng nhà ga T3 công suất 20 triệu hành khách/năm theo đề xuất của Công ty tư vấn ADP-I (Pháp) – do Bộ Giao thông và Vận tải thuê, trong khi sân golf Tân Sơn Nhất lại một lần nữa được giới chức chính phủ cho lủi tránh khỏi sự phẫn nộ đã gần như bùng nổ của dư luận xã hội, không những thế vẫn ung dung ngự trị đến tận năm 2025 ?

Sân golf Tân Sơn Nhất, nằm ở phía Bắc, từ nhiều năm nay đã chiếm dụng một diện tích 157 ha – gấp 10 lần con số 16 ha được "bồi thường" – nằm trong khu vực phi trường Tân Sơn Nhất, chính là nguyên nhân chính khiến cho phi trường Tân Sơn Nhất rơi vào tình trạng kẹt cứng cả dưới đất lẫn trên trời.

Nghi vấn thứ hai là trong nội dung quyết định cuối cùng của Thủ tướng Phúc về mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất, phương án mở rộng phi trường về phía Nam đã chỉ đề cập đến việc xây nhà ga T3 trên diện tích 16 ha của Bộ Quốc phòng, nhưng lại không, hoặc dường như cố ý mập mờ về việc có giải tỏa các khu dân cư hay không, và nếu giải tỏa thì diện tích giải tỏa là bao nhiêu.

nghivan2

Tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh bị xem là thủ phạm chiếm dụng 157 ha đất của phi trường dân sự Tân Sơn Nhất làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư từ hàng chục năm qua. Dự án sân golf Tân Sơn Nhất cũng do tập đoàn này làm chủ đầu tư.

Đến năm 2017, đường vào phi trường Tân Sơn Nhất đang trở nên nỗi kinh hoàng với tất cả hành khách. Rất nhiều lần tuyến chính dẫn vào phi trường là đường Trường Sơn cùng các đường nhánh bị kẹt suốt 3-4 tiếng đồng hồ, khiến nhiều hành khách phải bỏ xe hơi, ôm hành lý chạy vội vào nhà ga phi trường để khỏi lỡ chuyến bay.

Từ tháng 7/2017 khi bị dư luận phản ứng dữ dội về thực tồn sân golf Tân Sơn Nhất gây ra nạn kẹt cứng ở phi trường dân sự cùng tên, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy vai trò "bảo kê" cho sân golf Tân Sơn Nhất đã cấp tập được chuyển từ một số quan chức Bộ Quốc phòng sang một số quan chức Bộ Giao thông vận tải.

Với cả một cụm sân golf – nhà hàng – khách sạn – chung cư… đã được xây dựng quy mô và còn hứa hẹn sẽ phát triển thêm, số kinh phí dùng để "bồi thường giải tỏa" cho cụm này, nếu thu hồi sân golf Tân Sơn Nhất – là quá lớn – lên đến ít nhất 3.000 tỷ đồng như chính một chủ đầu tư của sân golf này nêu công khai trên báo chí như một cách mặc cả với ngân sách quốc gia cùng tiền đóng thuế của dân.

Trong khi đó, chính Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng hợp đồng xây dựng sân golf Tân Sơn Nhất là vô hiệu. Mà hợp đồng đã vô hiệu thì chỉ có giải tỏa trắng chứ không bồi thường gì cả.

Đầu năm 2018, tân bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã kế thừa nhiệm vụ "thuê tư vấn ngoại" của cựu Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, tức thuê Công ty tư vấn ADP-I của Pháp.

Vào đầu tháng Ba năm 2018, ADP-I đã công bố đánh giá "mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam". Nhưng ngay lập tức, công bố này bị dư luận xã hội phản ứng và nghi ngờ là tổ chức tư vấn này "đi đêm" với Bộ Giao thông vận tải.

Vậy "phía Nam" đó là gì ?

Đó là toàn bộ các khu dân cư của các quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình và cả Công viên Gia Định – một trong hiếm hoi lá phổi xanh cuối cùng của Sài Gòn.

Một con số ước tính của giới chuyên gia cho biết nếu mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam, kinh phí giải tỏa đền bù các khu dân cư sẽ lên đến hơn 9 tỷ USD, tương đương hơn 200 ngàn tỷ đồng. Ngân sách đang cạn kiệt sẽ tìm đâu ra con số đó ?

Trước phương án của ADP-I đưa ra, Báo Tuổi Trẻ dẫn ý kiến của Tiến sĩ Dương Như Hùng – ĐH Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh – cho rằng kết quả báo cáo không đáng tin cậy. Bởi tư vấn không dự báo nhu cầu mà chỉ dự báo khả năng cung ứng của Tân Sơn Nhất ; dự báo không tham khảo các phương pháp dự báo tăng trưởng hàng không của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), nghiên cứu của Boeing.

Tiến sĩ Dương Như Hùng cũng cho rằng dự báo của ADP-I thiếu cơ sở khoa học khi dự báo lưu lượng Tân Sơn Nhất tăng 44 triệu khách năm 2020 lên 51 triệu khách vào năm 2025, ứng với mức tăng trưởng 2,87% mỗi năm, sau đó tăng 1,5% mỗi năm…

Nhưng giờ đây, không hiểu vì lý do "nhạy cảm" hay "tế nhị" gì, ông Phúc đã quyết định "chỉ mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam", cho dù phương án dễ nhất là thay vì mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam, Chính phủ hoàn toàn có thể lấy lại 157 ha sân golf Tân Sơn Nhất để làm phi trường mà còn không tốn một đồng ngân sách nào.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 29/03/2018

Published in Diễn đàn

Không biết vô tình hay hữu ý, chỉ đạo gỡ bỏ quy định "đặt máy chủ ở Việt Nam" của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại trùng với thời điểm tổng bí thư đảng cầm quyền – ông Nguyễn Phú Trọng – công du Pháp vào cuối tháng Ba năm 2018.

evfta1

Ông Nguyễn Phú Trọng tại sân bay Quân sự Orly ở Thủ đô Paris hôm 25/3/2018. (Ảnh : Dân trí)

Chỉ đạo trên xuất phát từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo đó bản dự thảo Luật An ninh mạng gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội không còn nội dung đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Lý do : để bảo đảm tính khả thi và thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.

Quy định "đặt máy chủ ở Việt Nam" được đưa vào dự thảo Luật An ninh mạng (Khoản 4, Điều 34) bởi Bộ Công an vào năm 2017, cùng lúc được sự "nhất trí cao" của Bộ Thông tin và Truyền thông – cơ quan quản lý chính về Internet, đặc biệt mang dấu ấn của Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn khi ông Tuấn khăng khăng đòi các hãng Google, Facebook, Viber, Skype, Gmail, Uber… buộc phải có giấy phép hoạt động, có cơ quan đại diện, có đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng ở Việt Nam mới được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Vào năm 2017, cơ chế "làm việc" cấp tập với đại diện của Google, Facebook… để yêu cầu những hãng này "gỡ bỏ thông tin xấu và độc hại" cho thấy Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam đã "học tập kinh nghiệm Trung Quốc".

"Kinh nghiệm Trung Quốc" là việc quốc gia độc trị này đã bắt Google phải đăng ký máy chủ quản lý dữ liệu với ngành công an và quản lý thông tin và do đó có thể kiểm soát được toàn bộ nội dung trên mạng xã hội. Trong suốt một thời gian khá dài, giới quản lý của Trung Quốc đã o ép mạng xã hội không mấy kém thua việc họ đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền tại đất nước này. "Chịu hết nổi", đến tháng 3/2010, Google đã phải chính thức rút khỏi thị trường Trung Quốc.

Vào tháng 8/2017, một số đại sứ nước ngoài tại Việt Nam gồm đại sứ Mỹ, Úc, Canada, trưởng phái đoàn Liên Minh Châu Âu và các Đại sứ quán các nước thành viên tại Việt Nam đã gửi thư chung đến Chủ tịch Quốc hội – như một động tác "khiếu kiện đông người" – bày tỏ quan ngại về yêu cầu đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam là trái với cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam với tư cách là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Theo Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI), "quy định đặt cơ quan đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, trong cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), dịch vụ viễn thông cung cấp qua biên giới là không hạn chế tiếp cận thị trường, trừ một số trường hợp cụ thể, nhưng trong các trường hợp loại trừ đó không quy định phải có cơ quan đại diện trên lãnh thổ Việt Nam.

Cam kết trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) mà Việt Nam đã ký kết cũng tương tự".

"Như vậy, quy định về việc đặt cơ quan đại diện tại Việt Nam tại Khoản 4, Điều 34 của Dự thảo là trái với cam kết WTO và EVFTA của Việt Nam", Đại diện VCCI nhấn mạnh.

Về việc đặt máy chủ, trong nội dung Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được Việt Nam ký kết tháng 2/2016, Chương Thương mại điện tử, Khoản 2, Điều 14.13 (địa điểm của hạ tầng công nghệ thông tin) quy định : "Không bên nào yêu cầu đối tượng áp dụng của chương này được sử dụng, hoặc lựa chọn địa điểm lắp đặt các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong phạm vi lãnh thổ của bên mình nhằm xem đó như là điều kiện để triển khai công việc kinh doanh trong lãnh thổ đó".

Chính một con số thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam đã cho biết có tới hơn 80% người Việt dùng mạng xã hội. Cơ chế cấm cản mạng xã hội ở Việt Nam sẽ có thể ngay lập tức dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống thông tin trong khối doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khiến GDP – vốn đang quá èo uột – sẽ tăng tốc sụt về số âm.

Không loại trừ khả năng chuyến đi Pháp của Nguyễn Phú Trọng và tháng Ba năm 2018 đã nhận được sự phản ứng nào đó từ Chính phủ pháp và Liên minh Châu Âu về quy định "đặt máy chủ ở Việt Nam", dẫn đến việc ông Trọng phải chỉ đạo cho Quốc hội và Chính phủ Việt Nam lược bỏ quy định này trong bản dự thảo Luật An ninh mạng. Động thái lược bỏ này cũng có thể là một cách nhân nhượng nhằm xúc tiến vận động cho Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) được Hội đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu "linh hoạt sớm thông qua".

Vào tháng Hai năm 2018, trang Borderlex của Châu Âu đã chính thức cho biết để thông qua EVFTA, "EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả", và khẳng định "Phía sau việc trì hoãn này (EVFTA) còn có một số lý do chính trị như : ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên minh Châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn các quyền con người và quyền lao động".

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 27/03/2018

Published in Diễn đàn

Ẩn số trên là rất quan trọng, thậm chí quan trọng đến mức then chốt trong phương trình "Mobifone mua AVG".

amax1

Bà Nguyễn Thanh Phượng - Ảnh minh họa

Theo bản kết luận thanh tra vụ "Mobifone mua AVG" của Thanh tra Chính phủ – được công bố vào chiều 14/3/2018, mặc dù sai phạm đã được quy khá rõ về Công ty Mobifone, AVG và các bộ ngành như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng chính phủ, nhưng đối với 4 công ty tư vấn định giá AVG thì việc quy trách nhiệm cho một cái tên cụ thể nào đó vẫn hoàn toàn mơ hồ.

Nói cách khác, trong kết luận thanh tra trên đã không hiện diện cái tên Nguyễn Thanh Phượng – con gái ruột cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà theo đánh giá của dư luận chính là một "cá lớn".

Có 4 đơn vị tư vấn thẩm định giá "thương vụ mafia" AVG là Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thẩm định là 24.548 tỷ đồng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãng Kiểm toán AASC thẩm định 33.299 tỷ đồng ; Hà Nội Valu thẩm định 18.519 tỷ đồng. Còn Công ty Tư vấn Đầu tư và thẩm định giá AMAX đưa ra con số thẩm định là 16.565 tỷ đồng, trong đó, giá trị tài sản hữu hình là 3.117 tỷ đồng, giá trị tài sản vô hình ngoài Bảng cân đối kế toán là 13.448 tỷ đồng.

Sau đó, kết quả định giá của AMAX được Mobifone sử dụng để đàm phán mua 95% cổ phần AVG với số tiền 8.889 tỷ đồng.

Một luồng thông tin cho biết trong khi AASC và VCBS đều là những thương hiệu lớn, thì Hanoi Value và AMAX đều là công ty rất nhỏ, vốn điều lệ của Hanoi Value chỉ là 1 tỷ đồng và của AMAX chỉ là 3,8 tỷ đồng. Với khả năng tài chính như vậy, việc Hanoi Value và AMAX được tham gia tư vấn cho một dự án lớn tính bằng trăm triệu đô đến tỷ đô như vậy là "quá kì lạ".

Luồng thông tin trên cũng cho biết chỉ một năm sau khi thương vụ thẩm định giá trên hoàn thành, Hanoi Value đã chuyển thành công ty mỹ viện, chuyên chăm sóc sắc đẹp. Còn AMAX vẫn là một công ty nhỏ với vốn điều lệ giữ nguyên 3,8 tỷ và gần như không có gì nổi bật sau khi được nhận một thương vụ rất lớn như thế. Người đại diện pháp lý và là Tổng giám đốc là Võ Văn Mạnh, một Thạc sỹ giảng dạy tại Fulbright.

Ngay sau khi kết luận thanh tra vụ "Mobifone mua AVG" của Thanh tra Chính phủ nhận được sự chấp thuận của Chính phủ để chuyển sang cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an, một hiện tượng đáng chú ý là một số tờ báo nhà nước đã xoáy vào trách nhiệm của công ty tư vấn thẩm định giá vụ AVG, đặc biệt đặt dấu hỏi "AMAX là công ty nào ?", trong khi dường như bỏ quên vai trò của các công ty tư vấn lớn hơn nhiều là AASC và VCBS.

amax00

Bà Nguyễn Thanh Phượng và ông Lê Nam Trà. Ảnh ghép : Phạm Viết Đào blog

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, MobiFone lựa chọn AMAX chỉ căn cứ vào báo giá thấp nhất trong 3 đơn vị tư vấn. Việc làm này không thực hiện theo quy trình chỉ định thầu, vi phạm quy định tại điều 55 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26-6-2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Đáng chú ý, AMAX đã sử dụng số liệu đầu vào bất hợp pháp, không có cơ sở để tính "giá trị tài sản vô hình ngoài bảng cân đối kế toán…" nhưng MobiFone đã nghiệm thu kết quả thẩm định giá ; nhận xét, đánh giá kết quả thẩm định giá của AMAX "tuân thủ các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam…".

Vì sao lại là AMAX mà không phải những công ty tư vấn khác ?

Một luồng dư luận cho rằng "Manh mối nằm ở đây. AMAX chính là công ty của Phượng, dù Phượng không hề đứng tên hay sở hữu chút cổ phẩn nào ở đó. Và 3 đơn vị kia chỉ là chân gỗ được sắp xếp vào và cố tình hét giá cao nhất để AMAX được nhận làm kết quả… Điểm cuối của những bài điều tra chắc chắn sẽ là AMAX, nói đúng hơn, là tìm đến công chúa Nguyễn Thanh Phượng". Luồng dư luận này cũng yêu cầu Bộ Công an khởi tố điều tra vụ "Mobifone mua AVG" càng sớm càng tốt.

Nhưng lại dường như đang có một sức ì nào đó nằm trong Bộ Công an, hoặc trong một bộ phận của cơ quan đang bị bê bối bởi hàng loạt vụ Thượng tá tình báo Phan Văn Anh Vũ, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa phụ trách "Cục đánh bạc công nghệ cao", sai phạm trong vụ "Mobifone mua AVG"… Thiếu tướng Lương Tam Quang – Chánh văn phòng Bộ Công an – trả lời sự sốt ruột của báo chí, chỉ nói "Thanh tra Chính phủ có kiến nghị chuyển hồ sơ sang Bộ Công an nhưng việc chuyển phải có quy trình".

Thiếu tướng Lương Tam Quang cũng là nhân vật đã trở nên nổi tiếng với phát ngôn "Bộ Công an chưa có thông tin gì" trong vụ Phan Văn Anh Vũ và Trung tướng Phan Văn Vĩnh, dù rằng sau đó Vũ đã bị bắt, còn "anh hùng lực lượng vũ trang" Phan Văn Vĩnh đang bị Công an Phú Thọ triệu tập liên quan vụ án "đánh bạc công nghệ cao".

Nhiều người dang lo ngại là tính "quy trình" mà ông Lương Tam Quang nêu ra liệu có đi theo vệt mòn cố ý trì hoãn công bố kết luận thanh tra đến hơn một năm trời của Phó tổng thanh tra Ngô Văn Khánh – người vừa nghỉ hưu vào đầu năm 2018 nhưng đang bị đồn đoán sẽ trở thành "củi" trong "lò".

Tiến độ bàn giao hồ sơ vụ "Mobifone mua AVG" giữa Thanh tra chính phủ và Bộ Công an dự kiến sẽ diễn ra trong tuần cuối của tháng Ba năm 2018. Nếu tiến độ này được giữ nguyên mà không gặp phải sức cản nào đủ lớn, có khả năng Bộ Công an sẽ ra quyết định khởi tố vụ án "Mobifone mua AVG" vào giữa tháng 4/2018, hoặc chậm thì đến cuối tháng đó.

Khi đó và cùng với kết quả điều tra mà Bộ Công an có thể được chỉ đạo phải thông tin rộng rãi, người ta sẽ biết Công ty tư vấn AMAX thực chất thuộc về ai, có liên quan đến bà Nguyễn Thanh Phượng hay không.

Trong thực tế, đã có một cơ sở để hy vọng về kết quả điều tra vụ "Mobifone mua AVG" không nhất thiết phải đóng dấu "MẬT" trước công luận : việc ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo cho Thanh tra chính phủ công bố toàn văn bản kết luận thanh tra vụ "Mobifone mua AVG" vào ngày 14/3/2018 được hiểu như một thông điệp bật đèn xanh để vừa phản ứng cơ chế "đi đêm" giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an khi đưa vụ "Mobifone mua AVG" vào danh mục độ "MẬT" của ngành công an, vừa tạo tiền lệ "thanh tra đến đâu công bố đến đó", để gây sức ép "công bố rộng rãi kết quả điều tra" đối với Bộ Công an.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 25/03/2018

Published in Diễn đàn