Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chẳng phải chờ đến ngày 8/5/2018 – hạn chót để Ủy ban Kiểm tra thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra vụ mua bán 32 ha đất Nhà Bè theo một chỉ đạo của Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, công luận đã được biết tên của ‘thủ phạm’ chỉ đạo vụ mua bán mà đã có thể gây thất thoát đến 2.400 tỷ đồng này : Tất Thành Cang – Phó Bí thư Thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

cang1

Tất Thành Cang đang phải đối mặt với khả năng bị khởi tố điều tra hình sự và sẽ phải đối mặt với song sắt nhà tù như Đinh La Thăng đã từng. Ảnh : Người Tiêu Dùng

Tên của ‘thủ phạm’ được thông tin vào ngay đầu tháng Năm năm 2018 bởi Người Tiêu Dùng.

Theo đó, "ngày 19/5/2017, Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận, có tờ trình số 406/TTr-TT trình Hội đồng thành viên công ty phương án chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai để thu hồi vốn. Ngày 22/5/2017, Hội đồng thành viên Công ty Tân Thuận có văn bản số 614/CV-Hội đồng thành viên gửi Văn phòng Thành ủy báo cáo, xin chủ trương về phương án chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai để thu hồi vốn, lợi nhuận thu được sẽ nộp ngân sách Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 1/6/2017, Văn phòng Thành ủy có Thông báo số 512-TB/VPTU, thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang, thuận chủ trương cho Công ty Tân Thuận được chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai. Thậm chí, nghiêm trọng nhất là Tờ trình của Công ty Tân Thuận đề xuất là "hợp tác kinh doanh" nhưng Phó Bí thư Tất Thành Cang còn lộng hành "vượt đề xuất", cho ý kiến chỉ đạo là chuyển nhượng luôn khu đất cho tư nhân.

Sau chỉ đạo mang tính "lạm quyền" của Phó Bí thư Tất Thành Cang, ngày 5/6/2017, 2 công ty đã ký kết hợp đồng 203/HĐKT/2017 về việc chuyển nhượng phần diện tích đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai. Sau đó, 2 công ty có ký kết 2 phụ lục hợp đồng bổ sung cho hợp đồng trên".

Căn cứ vào hồ sơ vụ việc mua bán thì rõ ràng đã có sự vi phạm nghiêm trọng trong việc bán chỉ định tài sản Nhà nước này trong đó việc không thực hiện bán đấu giá theo quy định đã gây ra thất thoát rất lớn đối với tài sản Nhà nước. Trách nhiệm để xảy ra sai phạm này trước hết thuộc về Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận và người phê duyệt chủ trương – lúc này chính là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang.

Việc không cho các đơn vị thẩm định giá trị tài sản trước khi chuyển nhượng tài sản của Nhà nước là dấu hiệu sai phạm hết sức nghiêm trọng, có thể bị xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vài tờ báo nhà nước khác cũng đang đặt dấu hỏi mang tính khẳng định về ‘đã có dấu hiệu tham nhũng’ trong vụ mua bán 32 ha đất Nhà Bè.

‘Thòng lọng’ đang tăng tốc ‘siết cổ’ Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang – nhân vật ‘trưởng thành cách mạng từ hoạt động đoàn’, nắm khâu an ninh nội chính và nhiều lần chỉ đạo công an đàn áp hành hung dã man những người biểu tình vì dân chủ và môi trường ở Sài Gòn.

Theo tính toán sơ bộ của báo chí, con số thất thoát trong vụ mua bán trên lên đến 2.400 tỷ đồng. Nhưng ngay trước mắt, đã có một cơ sở để củng cố cho mối nghi ngờ về tình trạng "móc ngoặc" có thể đã xảy ra : theo bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai, bà đã mua khu đất này với giá lên đến hơn 600 tỷ đồng chứ không phải 419 tỷ như thông tin ban đầu (theo hợp đồng của Công ty Tân Thuận). Như vậy, đã có một giá trị chênh lệch đáng kể gần 200 tỷ đồng giữa hợp đồng và "ngoài đời". Vì sao có số chênh đó, và số tiền chênh này "chui" vào túi ai ? Phải chăng là túi của Tất Thành Cang ?

Khả năng "kịch bản Đinh La Thăng" lặp lại là khá cao. Một khi Phó bí thư thường trực Tất Thành Cang đã ký vượt quyền và ký sai pháp luật đối với vụ "bán bèo" 32 ha đất Nhà Bè, chắc chắn ông Cang rất có thể sẽ bị "bay chức" ngay trong tháng Năm năm 2018, sau khi Ủy ban Kiểm tra thành ủy có báo cáo cho Nguyễn Thiện Nhân và Trần Quốc Vượng.

Tròn một năm trước, cũng vào tháng Tư, Ủy viên bộ chính trị Bí thư thành ủy Đinh La Thăng đã bất ngờ "té giếng" khi phải nhận một bản kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra trung ương – về những sai phạm "rất nghiêm trọng" vào thời ông Thăng còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Nhưng ‘bay chức’ vẫn còn là phương án tối ưu, xét trong hoàn cảnh hiện thời. Bởi với dấu hiệu ngày càng rõ ràng về ‘cố ý làm trái’, ‘lợi dụng chức vụ quyền hạn…’ và có thể cả ‘nhận hối lộ’, nhân vật này đang phải đối mặt với khả năng bị khởi tố điều tra hình sự và sẽ phải đối mặt với song sắt nhà tù như Đinh La Thăng đã từng.

Bất kể động cơ ‘đánh Tất thành Cang’ là do ‘chống tham nhũng’ của Nguyễn Phú Trọng và Trần Quốc Vượng, hay bởi xảo thuật ‘cá mập nuốt nhau’ của các phe nhóm lợi ích – quyền lực trong nội bộ đảng, hoặc là sự kết hợp cả hai động cơ này, Tất Thành Cang vẫn xứng đáng bị đưa ra trước công luận như một gương mặt chính khách cộng sản đạo đức giả thuần túy.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 03/05/2018

Published in Diễn đàn

Mùa hè năm 2018, nội bộ đảng cộng sản và chính trường Việt Nam chuẩn bị bước áo một cơn xáo trộn mới : ‘kiểm tra tài sản quan chức’.

taisan1

Nguyễn Phú Trọng (trái) gặp Vương Kỳ Sơn (phải) trong một lần ‘học tập kinh nghiệm Trung Quốc’. Ảnh : VOV

Vậy ông Trọng sẽ làm thế nào để khui được núi tài sản khổng lồ của giới quan chức tham nhũng và các đối thủ chính trị của ông ta ?

Hệ quy chiếu đầu tiên mà ông Trọng đã có thể căn cứ vào đó để tung ra chủ trương ‘kiểm tra tài sản quan chức’ là ‘kinh nghiệm Trung Quốc’. Những chuyến làm việc vùa công khai vừa không công bố của ông Trọng và Ủy ban Kiểm trar trung ương Việt Nam ở Bắc Kinh từ năm 2015 đến năm 2017 đã gắn kết chặt chẽ lịch trình làm việc với Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Trung Quốc của Vương Kỳ Sơn.

‘Kiểm tra tài sản cán bộ’ là "cuộc cách mạng long trời lở đất" mà ông Tập Cận Bình và Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) đã tung ra từ năm 2012 đến nay.

Năm 2013, tờ New York Times trích dẫn truyền thông nhà nước Trung Quốc, đưa tin rằng một khẩu hiệu mới đã trở nên phổ biến trong giới quan chức chính phủ : "Ăn lặng lẽ, đi nhẹ nhàng, chơi bí mật".

Kinh nghiệm Trung Quốc mà các đoàn Việt Nam có thể đã "học tập" từ các chuyến đi Bắc Kinh của ông Trọng là sau khi các báo cáo kê khai của cá nhân được nộp đầy đủ, các cơ quan giám sát kỷ luật sẽ lựa chọn các báo cáo một cách ngẫu nhiên và kiểm tra thật kỹ lưỡng các báo cáo này. Bất cứ ai bị phát hiện khai báo không trung thực sẽ bị khóa tài khoản.

Trong năm 2015, hơn 3900 quan chức Trung Quốc bị loại khỏi danh sách đề nghị thăng chức và 124 người bị giáng cấp. Năm 2016, 10% tổng số báo cáo kê khai được kiểm tra, giảm 5% so với năm trước đó.

Sau vụ Bạc Hy Lai, ông Tập Cận Bình và nhân vật được xem là "số 2", ông Vương Kỳ Sơn của CCDI – đã "làm" tiếp Bộ Công An của ông Chu Vĩnh Khang. Tiếp đến là quân đội Trung Quốc. Để thăng tiến, các sĩ quan quân đội cấp thấp thường hối lộ các sĩ quan cấp cao hơn với quà tặng và tiền hoặc hàng hóa xa xỉ. Năm 2014, các nhà chức trách bắt giữ ông Từ Tài Hậu, một tướng đã nghỉ hưu từng là ủy viên bộ chính trị và là phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc. Trong ngôi nhà của ông này, họ phát hiện ra vô số vàng, tiền mặt, trang sức và những bức họa có giá trị – những món quà tặng mà đảng buộc tội là từ các sĩ quan cấp thấp, những người tìm cách tiến thân trên dây chuyền chỉ huy.

Các cuộc điều tra được CCDI dẫn dắt. Ủy ban cử các tổ điều tra tới kiểm tra tất cả các bộ và cơ quan và mọi doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu nhà nước. Các tổ điều tra này có quyền lực không hạn chế để điều tra, bắt giữ và thẩm vấn hầu hết tất cả mọi người, nhưng chủ yếu là các quan chức chính phủ, phần lớn trong số họ là đảng viên. Một khi tổ điều tra tin rằng họ đã thu thập đủ bằng chứng về hành vi sai trái, thì CCDI sẽ khai trừ những người thuộc diện tình nghi ra khỏi đảng rồi sau đó giao họ cho hệ thống pháp lý để truy tố.

Trong tuyên bố vào nửa đầu năm 2017, CCDI khẳng định biết rõ chỗ ẩn náu của khoảng 1/3 đối tượng trong tổng số gần 1000 đối tượng (bị truy nã vì cáo buộc các tội danh tham nhũng) đang lẩn trốn, sống lưu vong ở nước ngoài.

Thậm chí, CCDI còn có quyền lực vượt cả ngành công an. Nếu luật pháp Trung Quốc chỉ cho phép cảnh sát bắt giữ nghi can trong bảy ngày mà không chính thức buộc tội người đó, trừ phi cảnh sát có được sự cho phép rõ ràng từ các nhà chức trách pháp lý để gia hạn thời gian giam giữ, thì CCDI bắt giữ nghi can trong thời gian dài hơn mà không tìm kiếm bất kỳ sự phê chuẩn nào và không đưa ra bất kỳ lời buộc tội chính thức nào, cho thấy một "tiêu chuẩn riêng biệt" dành cho cơ quan đặc biệt này.

"Học tập" Trung Quốc như thế nào ?

Có những điểm tương đồng rất đáng lưu ý giữa Trung Quốc và Việt Nam trong kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản quan chức – hành động tương tự như :

- Chủ thể của chiến dịch kiểm tra tài sản quan chức ở Trung Quốc là CCDI, còn ở Việt Nam là Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương.

- Đối tượng quan chức bị kiểm tra tài sản ở Trung Quốc là các cán bộ do Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư quản lý. Ở Việt Nam cũng tương tự. Theo đó, các quan chức Việt Nam nằm trong diện bị kiểm tra tài sản sẽ bao gồm các ủy viên bộ chính trị, ủy viên ban bí thư, ủy viên trung ương, ủy viên thường vụ của các tỉnh/thành ủy. Con số này vào khoảng 1000 người.

- Hoạt động kiểm tra tài sản được tiến hành khi cơ quan tổ chức có thẩm quyền yêu cầu cần phải kiểm tra, giám sát tài sản của cán bộ ; khi có kiến nghị, phản ánh, đơn thư tố cáo có việc kê khai tài sản không trung thực ; và khi có dấu hiệu vi phạm quy định của nhà nước về kê khai tài sản.

- Một điểm tương đồng nữa giữa Trung Quốc và Việt Nam là sau khi "làm" xong, cơ quan kiểm tra trung ương "sẽ có thông cáo và công khai đầy đủ đến các cơ quan báo chí và nhân dân".

Sau khi có quy định của Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Việt Nam hứa hẹn sẽ có văn bản hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch, việc thực hiện yêu cầu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền, việc xử lý đơn thư kiến nghị phản ánh như thế nào ; cũng sẽ có một hướng dẫn cụ thể, trên cơ sở đó hàng năm xây dựng kế hoạch để tiến hành kiểm tra, giám sát bao nhiêu cuộc và như nào…

Đúng một năm trước, Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành chủ trương ‘kiểm tra tài sản cán bộ’ đối với khoảng 1000 quan chức cao cấp. Tuy nhiên, chủ trương này nhanh chóng rơi vào khoảng lặng bởi nhiều lực cản.

Nhưng lần này, nhiều dấu hiệu cho thấy ông Trọng muốn ‘làm thật’.

Hẳn là vào những ngày này, nhiều quan chức trong đảng đang bấn loạn trong tâm trạng làm sao để tẩu tán tài sản và sau đó là tẩu thoát cá nhân.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 01/05/2018

Published in Diễn đàn

Một tin tức rất xấu dành cho giới quan chức tham nhũng và các đối thủ chính trị của Tổng bí thư Trọng là ‘Hội nghị trung ương 7 sẽ tăng thẩm quyền cho Ủy ban Kiểm tra các cấp, nhất là cấp huyện trở lên, có thể đề nghị cơ quan chức năng cấm xuất cảnh, phong toả tài sản nếu đảng viên có dấu hiệu tham nhũng để phục vụ điều tra, ngăn ngừa việc tẩu tán tài sản’.

kiemtra1

Nguyễn Phú Trọng họp với Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng và Ủy ban Kiểm tra trung ương. Ảnh : TTXVN

Chủ trương trên cũng đồng nghĩa với việc ông Trọng tái khởi động chiến dịch ‘kiểm tra tài sản quan chức’ – một chủ tương được Bộ chính trị ban hành vào tháng Năm năm 2017 nhưng chưa được triển khai – trong thời gian tới.

Thế nhưng bất chấp ‘bài học kinh nghiệm’ mà ông Trọng và Ủy ban Kiểm tra trung ương của Trần Quốc Vượng đã ‘học tập’ từ Bắc Kinh, thực tế ở Việt Nam có thể khó khăn hơn Trung Quốc.

Cần lưu ý rằng, để có thể bắt đầu phát động chiến dịch kiểm tra tài sản quan chức vào năm 2016, Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đã phải mất ít nhất 3 năm để "đả hổ", trong đó đáng chú ý là đã đả được 3 "con hổ" lớn là Bạc Hy Lai (Trùng Khánh, 2012), Chu Vĩnh Khang (công an, 2014) và Từ Tài Hậu (quân đội, 2016), và khiến gần tám chục quan chức tham nhũng khác phải tự sát.

Để thực hiện được chiến dịch "đả hổ" lẫn kiểm tra tài sản quan chức, bộ máy Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương của Trung Quốc phải nắm được tối thiểu 5-10% hồ sơ tài sản và "phốt" của số quan chức cần kiểm tra.

Còn Tổng bí thư Trọng đã nắm được gì ?

Cho tới nay, ông Trọng mới chỉ đả được một ‘con hổ’ là cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng.

Nhưng trong phiên tòa thứ hai xét xử Đinh La Thăng, dù tòa đã tuyên ông Thăng phải bồi thường 600 tỷ đồng, nhưng một dấu hỏi rất lớn là trong khi Hội đồng xét xử đã không trưng ra được bất kỳ bằng chứng có tính thuyết phục nào về việc Đinh La Thăng tham nhũng, tòa dựa trên cơ sở nào để bắt ông Thăng phải trả lại 600 tỷ ‘tài sản bất minh’ ?

Minh họa trên cũng là điển hình cho tình trạng ‘ăn biết chùi mép’ trong rất nhiều quan chức tham nhũng ở Việt Nam. 

Ở Việt Nam, vào các năm 2015 và 2016 đảng chỉ phát hiện 5 trường hợp "kê khai tài sản không trung thực" trong số một triệu quan chức kê khai theo chỉ đạo của đảng. Cái tỷ lệ nhỏ đến mức không thể nhỏ hơn như thế đã trở thành đề tài phiếm đàm của vô số người không thích đảng và kể cả những người còn nằm trong bộ máy đảng.

Trong khi đó, hồ sơ tài sản "bề chìm" quan chức không chủ yếu đến từ các cơ quan tham mưu của đảng – vốn chỉ quen nắm hồ sơ "bề nổi" theo kê khai.

Chỉ có hai cơ quan có thể nắm được cơ bản hồ sơ tài sản quan chức : Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Hai cơ quan này có sẵn những cục, vụ nghiệp vụ để làm chuyện đó.

Cho đến nay, Tổng bí thư Trọng thậm chí còn có sẵn lợi thế hơn cả Tập Cận Bình : ông Trọng vừa là Bí thư quân ủy trung ương, vừa nằm trong Thường vụ đảng ủy công an trung ương.

Tuy nhiên, chức là một chuyện, còn lực lại là một chuyện khác. Chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy ông Trọng "khiển" được Bộ Công an trong hoạt động điều tra và tổng hợp tài sản bất minh, nguồn tiền tham nhũng của giới quan chức, dù rằng mối quan hệ chỉ đạo của ông với Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng có vẻ "cơm lành canh ngọt" hơn.

Trong thực tế, không phải không có hồ sơ tài sản quan chức được tung ra ở Việt Nam. Thậm chí đã tung ra quá nhiều vào cái thời trang mạng Chân Dung Quyền Lực còn làm mưa làm gió vào cuối năm 2014, đầu năm 2015. Sau Chân Dung Quyền Lực, hàng loạt trang mạng nặc danh khác đã ra đời để "phục vụ Đại hội 12" cũng như "Hội nghị trung ương 5". Tuy nhiên, sự thể oái oăm là hồ sơ tài sản quan chức chỉ lộ ra ở mặt trái đấu đá nội bộ trong đảng, còn trên bề mặt "chống tham nhũng" thì lại quá ít ỏi.

Có thể ông Trọng đang mơ màng đến "mô hình Tập Cận Bình".

Nhưng trùng với thời điểm bản quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của khoảng 1000 quan chức cao cấp được Bộ chính trị Việt Nam ban hành vào ngày 23 tháng Năm năm 2017, một tờ báo chuyên về tin tức Trung Quốc là Tinh Hoa đã bình luận rằng công tác phòng chống tham nhũng do Tập Cận Bình – Vương Kỳ Sơn chỉ đạo thực hiện, dù đã đạt được rất nhiều thành tựu, nhưng đang gặp rất nhiều chướng ngại và thách thức khi tiến vào sâu, nổi cộm chính là vấn đề công khai tài sản cá nhân của các quan chức.

Vào tháng 2/2017, truyền thông Hồng Kông tiết lộ, Vương Kỳ Sơn đã công bố với một số cơ quan bộ ủy Trung ương Đảng Cộng sản trung Quốc rằng, các lãnh đạo cấp cao của đảng này trước mắt sẽ phải đối mặt với 3 đại sự, trong đó có vấn đề trình báo tài sản của quan chức. 3 đại sự đó là :

1. Phần lớn các quan chức cấp cao trong các ban ngành, cơ quan đều từ chối công khai các thông tin về bản thân cũng như của gia đình, con cái của họ, như tài sản cá nhân, thu nhập, quyền tạm trú ở trong và ngoài nước, các quốc tịch đang sở hữu.

Sự chống đối của bộ phận cựu Thường ủy Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ chính trị bị vạch trần lợi dụng thời gian đương quyền, bao che cho phối ngẫu, con cái, thân thuộc kiếm tiền, trục lợi trái pháp luật.

2. Sự chống đối của bộ phận hiện giữ chức Thường ủy Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, bị vạch trần tiến cử ‘mầm bệnh’, lợi dụng chức vụ để giúp phối ngẫu, con cái, thân thuộc kiếm tiền phi pháp, chiếm đoạt lợi ích trái pháp luật.

3. Ở Việt Nam cũng rất có thể là như vậy. Nếu không đủ lực, chiến dịch kiểm tra tài sản 1000 quan chức của ông Trọng nhiều khả năng sẽ bị "đụng tường" – một bức tường lớn, rất cao và còn "khó nhằn" hơn cả sự chống đối quyết liệt đang diễn ra trong nội bộ đảng Trung Quốc.

Thực tế là cho đến nay tỷ lệ thu hồi tài sản qua các vụ án tham nhũng mới chỉ đạt được từ 8 – 10%, quá thấp so với mức mà ông Trọng cần có để duy trì chế độ đảng trị của ông.

Chỉ đến gần đây, ông Trọng mới đặc biệt chú ý đến hoạt động giám định tài sản.

Đây là một tin rất không vui đối với giới quan chức nhiều tiền lắm của, bởi ông Trọng rốt cuộc đã chú ý đến vấn đề chi tiết và chuyên môn.

Điều đó có nghĩa là muốn đạt được một số hiệu quả trong chiến dịch ‘kiểm tra tài sản quan chức’, ông Trọng sẽ phải huy động toàn bộ các cơ quan điều tra của Bộ Công an và bộ Quốc phòng, đồng thời cải tổ chính bộ máy Ủy ban Kiểm tra trung ương để tổ chức này bắt rễ xuống từng tỉnh thành, thậm chí xuống đến cấp quận huyện để điều tra nguồn gốc tài sản bất minh và nguồn tiền tham nhũng của giới quan chức.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 02/05/2018

Published in Diễn đàn

‘Đại gia tư bản đỏ’ Lê Thanh Hải – cựu ủy viên bộ chính trị và bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh – đang lâm vào tình thế nguy ngập.

camap1

Chu Vĩnh Khang (phải) và Lê Thanh Hải. Ảnh từ FB MHQ

Vào đầu tháng Năm năm 2018 và tiếp nối cho chiến dịch ‘đánh vòng ngoài’ đối với ba người thân của ông Hải (Lê Tấn Hùng – em ruột Lê Thanh Hải, Lê Trương Hải Hiếu – con trai Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang – ‘đệ tử ruột’ của Lê Thanh Hải) trong hai tháng Ba và Tư, mạng xã hội đã nổi lên dồn dập những bài viết tấn công quyết liệt Lê Thanh Hải.

Những bài viết trên có hai nội dung đáng chú ý :

Lê Thanh Hải là thủ phạm tham nhũng và gây ra thảm cảnh xã hội :

Theo tác giả ký tên LHH, trong hơn 15 năm ngồi trên "đỉnh cao quyền lực", Lê Thanh Hải đã để lại hàng ngàn tiếng kêu ai oán.

"Gia tộc" Lê Thanh Hải là "đế chế" bất khả xâm phạm, và cũng là nỗi kinh hoàng đầy nguyền rủa của nhân dân Sài Gòn- Gia Định.

Hơn 15 năm nắm giữ quyền lực tột đỉnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thanh Hải đã thâu tóm cho gia đình mình của cải không đếm xuể.

Hải tổ chức quy hoạch tại nhiều quận huyện, lấy "đất vàng" giao cho người thân và phe nhóm. Từ Hóc Môn đến Bình Thạnh, từ quận 2 đến quận 9… đâu đâu cũng dậy sóng căm thù Hải. Oan sai với dân lành ngút trời, song Hải vẫn bình yên và leo cao.

Đuổi dân, thu hồi đất tại quận 2, quận 9, tàn bạo với dân bao nhiêu thì Lê Thanh Hải càng "ưu ái" cho Trương Mỹ Lan (gốc Hoa) bấy nhiêu. Nếu Đà Nẵng có Vũ Nhôm, thì Thành phố Hồ Chí Minh lại có Trương Mỹ Lan, bà trùm thâu tóm công sản lẫn đất vàng của thành phố với giá rẻ mạt và thậm chí được mua chỉ định thầu.

Lê Thanh Hải có mối quan hệ đáng nghi ngờ với Chu Vĩnh Khang :

Theo tác giả MHQ, trùm an ninh, tình báo của Trung Quốc một thời là Chu Vĩnh Khang. Ông Chu Vĩnh Khang thời còn làm Bộ trưởng công an Trung Quốc có quan hệ với ông Lê Thanh Hải, khi đó là chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó khi ông Khang vào Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc và ông Hải lên bí thư thành ủy thì quan hệ càng khắng khít hơn.

Sẽ là bình thường nếu chỉ là xã giao công vụ, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy quan hệ này không chỉ đơn thuần là công vụ. Ông Chu Vĩnh Khang những lần thăm Việt Nam thì hay vào thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh gặp ông Lê Thanh Hải.

Quan hệ công vụ gì giữa Ủy viên Bộ chính trị phụ trách an ninh tình báo của Trung Quốc với một lãnh đạo địa phương của Việt Nam ? Có liên quan gì đến việc Thành phố Hồ Chí Minh kiên quyết giải tán biểu tình phản đối giàn khoan HD-981 năm 2014 hay không ?

Ở Thành phố Hồ Chí Minh ai cũng biết ông Lê Thanh Hải có nhiều quan hệ với tập đoàn Vạn Thịnh Phát do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch. Tập đoàn này mua bán đất vàng ở Thành phố Hồ Chí Minh thế nào thì quá nhiều thông tin, nhưng cái ít ai biết là chồng bà Trương Mỹ Lan, doanh nhân người Hong Kong Chu Nap Kee Eric, là người có nhiều quan hệ với ông Chu Vĩnh Khang.

Vụ hồ sơ Panama đình đám một thời nêu tên Trương Mỹ Lan và Chu Nap Kee có nghi vấn rửa tiền. Liệu rằng họ có rửa tiền cho Chu Vĩnh Khang hay không là vấn đề mà an ninh Việt Nam cần làm rõ, nhất là Việt Nam có ký tham gia công ước chống rửa tiền quốc tế.

Theo dữ liệu được công bố hồi tháng 5/2016 từ Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), một số nhân vật trong "Hồ sơ Panama" có tên lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát như Trương Mỹ Lan và Chu Nap Kee Eric (1).

Hãy đặt dấu hỏi về việc đầu năm 2014 khi ông Chu Vĩnh Khang bắt đầu bị Tập Cận Bình chỉ đạo điều tra xử lý thì gần giữa năm 2014, Gia tộc Trương Mỹ Lan muốn thôi quốc tịch Việt Nam. Ngẫu nhiên chăng ?

Nếu bài viết đánh giá Lê Thanh Hải là thủ phạm tham nhũng và gây ra thảm cảnh xã hội có nội dung thiên về bảo vệ lợi ích của người dân, thì bài viết của tác giả MHQ đã có thể khép Lê Thanh Hải vào hành vi ‘tiếp tay cho tình báo Trung Quốc’, mà do đó có thể dẫn đến tội ‘phản bội tổ quốc’. Đây là một đánh giá chính trị cực kỳ nguy hiểm cho Lê Thanh Hải.

Từ cuối năm 2015 và trước đại hội 12, đã có tin Lê Thanh Hải và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của Trương Mỹ Lan nằm trong danh sách "bị thịt".

Trong khoảng thời gian từ cuối năm 2017 đến trước tết 2018, đã ầm ì tin tức về việc sau tết nguyên đán 2018 Lê Thanh Hải, "gia tộc họ Lê – Trương" sẽ bị "trung ương đánh", và sẽ "đánh" trước Hội nghị trung ương 7 – dự kiến được tổ chức vào tháng Năm năm 2018.

Việc Lê Thanh Hải – người mà từ lâu được đồn đoán là một trong những quan chức tham nhũng nhất và giàu nhất Việt Nam – nếu bị ‘đánh’ sẽ chẳng có gì là oan khuất, hoàn toàn khiến cho rất nhiều người dân hả dạ.

Song hả dạ có lẽ là lợi ích duy nhất mà người dân có được trong cuộc chiến được xem là ‘chống tham nhũng’ của Nguyễn Phú Trọng.

Bởi phía sau ông Trọng là những khuôn mặt ẩn nấp và tham lam, luôn lợi dụng chiến dịch ‘đốt lò’ để tống tiền nhưng kẻ tham nhũng tiền của không biết để đâu cho hết, trong tình cảnh ngân sách cạn kiệt mà chẳng còn nhiều cơ hội ‘ăn ngập mặt’ như thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Hay nói nôm na theo dân gian, đó là một chiến dịch tống tiền đối với những kẻ ‘ói ra thì thoát tội’.

Vậy những kẻ nào – những con cá mập nào đang muốn nuốt ‘cá mập’ Lê Thanh Hải ?

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 02/05/2018

(1) "Hồ sơ Panama" là vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử thế giới, tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực chuyển tiền ra nước ngoài từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015

Published in Diễn đàn

‘Bổ sung vụ AVG vào diện theo dõi, chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng’ – một chỉ đạo mới nhất của Nguyễn Phú Trọng, xuất hiện vào ngày 27/4/2018 khi ông Trọng chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng – để ‘thảo luận, cho ý kiến đối với Báo cáo về tiến độ, kết quả, khó khăn, vướng mắc và định hướng xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau phiên họp 13 đến nay’.

tttt1

Triển vọng để Nguyễn Bắc Son (phải) và Trương Minh Tuấn (trái) ‘theo chân’ Đinh La Thăng đang sáng sủa hơn bao giờ hết. Ảnh : Tin Tức Hàng Ngày

Trước chỉ đạo trên, vụ ‘Mobifone mua AVG’ chưa được xếp vào ‘diện theo dõi, chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng’, tức những ‘nghi can’ trong vụ này vẫn còn cửa thoát. Đó cũng là khoảng thời gian xảy ra những động tác bi kịch xen hài kịch trong nội bộ đảng Cộng sản : ngay sau khi Thanh tra chính phủ công bố kết luận thanh tra vụ ‘Mobifone mua AVG’, Bộ trưởng thông tin Trương Minh Tuấn đã ‘nhảy nhổm’ và làm văn bản phản bác kết luận thanh tra này, gửi cho các báo nhà nước như một cách ‘chỉ đạo đăng’. Nhưng nhân vật bộ trưởng thường tỏ ra ‘kiên định cộng sản’ và sẵn sàng bịt miệng báo chí phản biện đã bị một vố cay đắng : chính những tờ báo nhà nước đã lạnh lùng gỡ văn bản phản bác kết luận thanh tra của Trương Minh Tuấn chỉ sau vài giờ đồng hồ đăng tải.

Cũng vào thời gian trên, có tin cho rằng Trương Minh Tuấn đã tận dụng khoảng thời gian vài tuần lễ quý giá trên để ‘chạy án’. Không biết thông tin này có cơ sở đến mức độ nào, chỉ biết rằng Trương Minh Tuấn có vẻ đã ‘được cho’ xuất hiện trở lại trên cương vị Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông khi ông ta được chủ trì cuộc họp quản lý báo chí của bộ này cùng vài cuộc họp không quan trọng khác.

Nhưng chỉ đạo ‘bổ sung vụ AVG vào diện theo dõi, chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng’ của ông Trọng đã gần như chung quyết về về vụ AVG sẽ thành án và sẽ được khởi tố điều tra.

Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng lại do chính Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban. Mà theo quy định của đảng, những vụ án tham nhũng đã bị chính tổng bí thư xem xét chỉ đạo thì đương nhiên bị xếp vào loại trọng án.

4 ngày trước chỉ đạo trên, đã diễn ra cuộc bàn giao chính thức hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ giữa Thanh tra Chính phủ và C46 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm của Bộ Công an) vào ngày 23/4/2018, sau một thời gian dường như bị kéo dài bởi những tranh cãi mang quan điểm khác xa nhau trong nội bộ đảng và nội bộ các cơ quan chấp pháp. 

‘Mobifone mua AVG’ là một vụ kê khống giá mua lên tới gần 9000 tỷ đồng so với giá trị thực chỉ khoảng 1000 – 1500 tỷ đồng, được phối hợp ‘binh chủng hợp thành’ bởi hàng loạt quan chức của doanh nghiệp viễn thông Mobifone, AVG và các Bộ Thông tin-Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng chính phủ. Sau hơn một năm trời bị cố ý ‘ngâm tôm’ kết luận thanh tra, đến tháng Ba năm 2018 kết luận thanh tra vụ việc này đã được Thanh tra chính phủ công bố, sau khi đã ‘cưỡng bức’ thay ghế Tổng thanh tra chính phủ và đẩy Phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh về hưu. Kết luận thanh tra này đã được thông qua bởi Thường trực Ban bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương và Thủ tướng chính phủ và được xem là ‘chung quyết’.

Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông vào thời đó là Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 – 15% trong số 7000 tỷ. Còn Trương Minh Tuấn cũng được cho là không thể ‘vô tư’ khi ông này trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho Nguyễn Bắc Son khi đó.

Mặc dù sau khi công bố kết luận thanh tra vụ ‘Mobifone mua AVG’, Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn đã ‘đạo diễn’ để AVG trả lại tiền cho Mobifone như một cách ‘khắc phục hậu quả’ với đợt hoàn tiền đầu tiên là 2500 tỷ đồng, nhưng bị dân gian nói thẳng là ‘chạy tội’, nhưng vào thời gian này đã xuất hiện hiện quan điểm trong nội bộ đảng : ‘tiền phải trả lại, còn án vẫn làm’.

‘Bài học kinh nghiệm’ gần nhất là Đinh La Thăng. Tại phiên tòa xử vụ 800 tỷ mất trắng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gửi ở Ngân hàng Oacean Bank, Đinh La Thăng dù đã bị tòa tuyên phải bồi thường 600 tỷ đồng nhưng vẫn bị giáng cho cái án tù giam đến 18 năm.

Xét theo logic đó, cơ hội để Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn ‘hạ cánh an toàn’ – tức ‘bị cách mọi chức vụ’ hoặc ‘luân chuyển cán bộ’ – là ít hẳn so với trước khi có chỉ đạo ‘bổ sung vụ AVG vào diện theo dõi, chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng’ của ông Trọng. Ngược lại, triển vọng để hai nhân vật này ‘theo chân’ Đinh La Thăng là sáng sủa hơn bao giờ hết.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 29/04/2018

Published in Diễn đàn

Sau một năm chuẩn bị, ‘đảng trưởng’ Nguyễn Phú Trọng và nhân vật quyền lực thứ hai sau ông ta là Trần Quốc Vượng có vẻ đang thực sự muốn triển khai một chiến dịch ‘nhốt cáo’, thay cho chiến dịch ‘săn cáo’ vẫn chẳng có kết quả gì đáng tự hào cho tới nay.

cao1

Nguyễn Phú Trọng và Trần Quốc Vượng đang chuẩn bị chiến dịch ‘nhốt cáo’. Ảnh : VOV

Ngày 27/4/2018, trong một cuộc tiếp xúc cử tri tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay ‘Trung ương dự kiến tăng thẩm quyền cho Ủy ban Kiểm tra các cấp, nhất là cấp huyện trở lên, có thể đề nghị cơ quan chức năng cấm xuất cảnh, phong toả tài sản nếu đảng viên có dấu hiệu tham nhũng để phục vụ điều tra, ngăn ngừa việc tẩu tán tài sản’.

Dự kiến trên có nhiều khả năng trở thành hiện thực, bởi được nêu ra bởi chính Nguyễn Phú Trọng và Trần Quốc Vượng. Có thể cho rằng đây là một lần tăng quyền hạn chưa từng có dành cho cơ quan ủy ban kiểm tra đảng các cấp, đồng thời nâng vai trò và quyền lực của Ủy ban Kiểm tra trung ương mà Trần Quốc Vượng đang là chủ nhiệm lên một bậc - có thể so sánh với quyền hạn của Bộ Công an.

‘Đề nghị cơ quan chức năng cấm xuất cảnh, phong toả tài sản nếu đảng viên có dấu hiệu tham nhũng để phục vụ điều tra, ngăn ngừa việc tẩu tán tài sản’ lại là một thẩm quyền quan trọng của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương của đảng Cộng sản Trung Quốc, được Tập Cập Bình giao cho Vương Kỳ Sơn mà do đó đã đưa cơ quan kiểm tra kỷ luật này vượt mặt Bộ Công an để trở thành cơ quan có quyền uy thuộc loại ghê gớm nhất Trung Hoa đương đại. Thậm chí, một số nguồn tin của báo chí quốc tế cho biết Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương còn có nhà tù riêng.

Nhưng lại có một độ vênh rất đáng kể về thành tích giữa Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương của Trung Quốc và chính thể độc đảng ở Việt Nam.

Nếu cho tới nay, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương của Trung Quốc đã tổ chức khá thành công chiến dịch ‘Săn Cáo’ và lôi về hàng trăm quan chức, đại gia tham nhũng lẩn trốn ở nước ngoài, thì Việt Nam cho tới nay mới chỉ đạt được thành tích ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ (trong khi Nhà nước Đức thẳng thừng cáo buộc mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin, và hiện nay Đức đang mở một phiên tòa lớn xử vụ bắt cóc này). Trong khi đó, những nhân vật cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với Trịnh Xuân Thanh là Lê Chung Dũng, Vũ Đình Duy đều đã ‘ra đi tìm đường cứu nước’ nhưng cho tới nay ‘công an Việt Nam giỏi nhất thế giới’ vẫn không làm sao tìm ra và lôi về được. Thậm chí cả một quan chức phụ trách một chi nhánh Ngân hàng EximBank (Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam) vừa chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của khách hàng và trốn ra nước ngoài, bị công an Việt Nam truy nã quốc tế nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy tung tích nào.

Có lẽ không khỏi thất vọng sâu sắc trước ‘thành tích’ của Bộ Công an và công an các tỉnh thành về ‘săn cáo’, ông Nguyễn Phú Trọng đang phải khẩn trương đổi sang biện pháp ‘rào giậu’.

Vào tháng Năm năm 2017, Bộ Chính trị Việt Nam đã ban hành bản quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của khoảng 1.000 quan chức cao cấp. Tuy nhiên không bao lâu sau đó, quy định này rơi vào quên lãng do quá nhiều cản trở từ đội ngũ công chức ‘rờ ai cũng tham nhũng’.

Vào tháng Tư năm 2018, ông Trọng dường như có ý muốn tái khởi động quy định trên với thẩm quyền được giao cho Ủy ban Kiểm tra trung ương là lớn hơn hẳn.

Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng đang có kế hoạch kiểm tra đến tận cấp quận, huyện của các địa phương, thay vì chỉ kiểm tra cấp đầu tỉnh như trước đây.

Cùng động tác trên là hoạt động ‘kê khai tài sản cán bộ’ đang được ông Trọng tái khởi động.

Vào những năm trước, công tác kê khai tài sản cán bộ đã đạt kết quả xuất sắc đến mức chỉ phát hiện 5 trường hợp kê khai không trung thực trong tổng số gần 1 triệu công chức viên chức kê khai tài sản.

Nhưng trong thời gian gần đây, ông Trọng đặc biệt chú ý đến hoạt đông giám định tài sản. Đây là một tin rất không vui đối với giới quan chức nhiều tiền lắm của, bởi ông Trọng rốt cuộc đã chú ý đến vấn đề chi tiết và chuyên môn.

Trong thực tế, có nhiều trường hợp quan chức có tài sản khủng bị phát hiện, nhưng do các cơ quan chức năng hoặc không chịu giám định, hoặc chỉ giám định cho có, hoặc thông đồng với quan chức nên kết quả đã chẳng tới đâu.

Nếu trong những ngày sắp tới, đề nghị ‘cơ quan chức năng cấm xuất cảnh, phong toả tài sản nếu đảng viên có dấu hiệu tham nhũng để phục vụ điều tra, ngăn ngừa việc tẩu tán tài sản’ trở thành hiện thực, đó có thể là một cơn bão lớn thổi tung nóc nhà nhiều quan chức ở Việt Nam.

Và song trùng với quy định ngặt nghèo trên sẽ là một chiến dịch ‘Nhốt Cáo’, để khi đó nhiều quan chức tham nhũng sẽ thấm hiểu khái niệm ‘nhà tù lớn’ có ý nghĩa như thế nào ở Việt Nam.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 30/04/2018

Published in Diễn đàn

Đảng kỷ luật Đồng Nai để giảm nguy cơ cát cứ sứ quân ?

Thiền Lâm, CaliToday, 25/04/2018

Đồng Nai là một tỉnh rộng lớn và trù phú nằm ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Trong quá khứ gần, địa phương này không có nhiều dấu hiệu bị chi phối nhiều bởi "phe cánh quyền lực" – một khái niệm đang rất phổ biến trong cuộc xung đột triền miên của nội bộ đảng, nhưng lại mang nhiều sắc màu của nạn gia đình trị trong giới lãnh đạo, dẫn đến nạn cát cứ quyền lực và còn thể lộ ra hình dạng sứ quân – một hậu quả tất yếu của cơ chế độc đảng mà Bộ Chính trị ở Hà Nội luôn lo sợ vì sẽ khiến dần phi tập trung hóa quyền lực của cấp trung ương.

backinh3

Đảng kỷ luật Phan Thị Mỹ Thanh không chỉ "chống tham nhũng" mà còn để giảm nguy cơ cát cứ sứ quân ? Ảnh : Tuổi Trẻ

Ngày 23/4/2018, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương với sự chủ trì của Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã họp xét kỷ luật đối với hai lãnh đạo chóp bu của tỉnh Đồng Nai là Phan Thị Mỹ Thanh – Phó bí thư tỉnh ủy kiêm trưởng đoàn đại biểu quốc hội, và Đinh Quốc Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.

Riêng bà Phan Thị Mỹ Thanh bị cho là có những sai phạm thuộc loại "rất nghiêm trọng", đủ để bị khai trừ đảng và do đó phải bị cách chức. Nếu tệ hơn, bà Thanh còn có thể bị khởi tố và bị bắt giam với những dấu hiệu của tội danh "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", hoặc nặng hơn là "cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng".

Trong số nhiều quan chức vun vén và phát triển chế độ gia đình trị ở Việt Nam, bà Phan Thị Mỹ Thanh là một trường hợp quan chức thuộc loại "điển hình tiên tiến". Không ít lần, bà Thanh đã trực tiếp ký văn bản ưu đãi cho công ty của chồng bà này trong vụ Trạm BOT đường vào mỏ đá Tân Cang và những vụ việc khác.

Không chỉ thế, ở Đồng Nai còn xuất cả những dấu hiệu khó có thể chối cãi về "xây dựng lực lượng vũ trang riêng".

Tại Đồng Nai, BOT Biên Hòa đã trở thành cái tên ấn tượng bởi cách lạm thu tràn lan mang lại lợi lộc rất lớn cho chủ đầu tư, khiến phát sinh làn sóng bất tuân dân sự của cánh tài xế khi đối phó tình trạng lạm thu bằng cách trả tiền lẻ khiến BOT Biên Hòa buộc phải xả trạm cho xe qua.

Vào ngày 26/10/2017, vụ một lực lượng đông đảo cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông công khai dàn quân trong khu vực Trạm thu phí BOT Biên Hòa như một cách "khủng bố" việc cánh lái xe trả tiền lẻ là một bằng chứng rõ ràng, không chỉ về mối quan hệ móc nối đã trở nên quá sâm đậm giữa nhóm lợi ích chủ đầu tư BOT Biên Hòa với cơ quan công an, mà còn cả màu sắc đậm đặc rất ấn tượng của "lực lượng vũ trang riêng".

Một khi không được "chống lưng" bởi bất cứ quyết định hoặc quy định pháp quy nào, cơ chế dùng cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông tại trạm BOT Biên Hòa để "dằn mặt" lái xe là một hành vi "khủng bố" quá lộ liễu, quá trắng trợn mà chỉ có thể cho thấy tình trạng phép vua thua lệ làng, cát cứ quyền lực đang phổ biến và gia tăng chóng mặt ở một số địa phương, tạo ra một tiền đề hữu hiệu để một khi "có đủ điều kiện", chính giới lãnh đạo địa phương đó sẽ ra sức phát huy cơ chế tập quyền cá nhân và tập quyền gia đình trị, không ngại ngần sử dụng lực lượng công an và cả quân đội cho ý đồ thâu tóm lợi ích và quyền lực cho mình.

Ở Việt Nam, ngoài tình trạng tham nhũng chất chồng như núi trong "phe địch" lẫn "phe ta", còn một nguồn cơn khác – không kém nguy biến – khiến Nguyễn Phú Trọng ngày càng lo lắng và tìm cách gia tăng cơ chế "kiểm soát quyền lực" đối với cả "phe ta" : nạn cát cứ quyền lực.

Từ cuối năm 2015, có nhiều dấu hiệu cho thấy thực trạng sứ quân và cát cứ quyền lực địa phương đã trở thành mối lo sợ lớn nhất của đảng, chứ không chỉ là nạn tham nhũng hoành hành từ Bắc chí Nam, "thế lực thù địch" hay phong trào dân chủ nhân quyền trong nước.

Kể từ sau đại hội 12 đến nay, bất chấp việc Tổng bí thư Trọng đã phần nào "trấn" được cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh của ông này, tình trạng cát cứ quyền lực và sứ quân địa phương không những không giảm mà còn tăng lên. Những bóng ma mới đang mau chóng thay thế những bóng ma cũ. Ở nhiều địa phương, mỗi bí thư tỉnh hay chủ tịch tỉnh, hoặc cả hai, đã trở thành những ông vua không ngai.

Nhưng cho đến nay, đảng cầm quyền vẫn chưa có được cơ chế kiểm soát quyền lực được cụ thể hóa bằng một luật về "nhất thể hóa", do đó sẽ chẳng có ai chịu trách nhiệm và sẽ chẳng làm thế nào để đảng hay chính phủ kiểm soát được cơ số hành vi tụ tung tự tác mà những lãnh đạo được xem là "có tâm có tầm" do đảng chỉ định làm "lãnh chúa địa phương".

Đó là lý do chắc chắn để không còn cách nào khác, trong những năm tới ông Trọng phải xử cả "phe ta" nhằm "kiểm soát quyền lực" và "trung ương tập quyền".

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 25/04/2018

*****************

Chênh lệch gần 200 tỷ đồng : Tất Thành Cang sẽ bị khởi tố hình sự ?

Thiền Lâm, CaliToday, 25/04/2018 

Vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè giữa Công ty Tân Thuận (vốn 100% của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) và Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai tiếp tục có diễn biến bất lợi cho Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang – nhân vật được dư luận xem là "đệ ruột" của cựu bí thư thành ủy Lê Thanh Hải và đang trực tiếp "nhúng chàm" vụ mua bán này.

backinh4

Trong trường hợp tồi tệ nhất, Tất Thành Cang (trái) có thể bị khởi tố điều tra hình sự và sẽ phải đối mặt với song sắt nhà tù như Đinh La Thăng (phải) đã từng. Ảnh : Chân Trời Mới Media

Sau khi Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu "Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ lập tức kiểm tra các dấu hiệu vi phạm pháp luật và quy định của Thành uỷ về quản lý các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Thành uỷ trong việc chuyển nhượng hơn 320.000 m2 ha đất tại Phước Kiển (huyện Nhà Bè)", làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả và trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan và báo cáo Ban Thường vụ Thành uỷ trước ngày 8/5/2018, Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) đã giật tít "Dự án Khu dân cư Phước Kiển (Nhà Bè) có dấu hiệu vi phạm pháp luật".

Theo cách nhìn của VOV, "Chuyển nhượng khu đất có giá trị lớn không thông qua Ban thường vụ thành ủy, không đấu giá quyền sử dụng đất là có dấu hiệu vi phạm pháp luật".

VOV cũng là một kênh báo đảng chủ chốt đang nhiệt tình cổ vũ công cuộc "chống tham nhũng" của Nguyễn Phú Trọng. Chính đài này là cơ quan truyền thông đã xưng tụng Nguyễn Phú Trọng là "Người đốt lò vĩ đại".

Trước đó, cơ quan Văn phòng thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã có báo cáo cho rằng "Việc chuyển nhượng dự án khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai đã không được báo cáo cho tập thể Thường trực và tập thể Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh".

Cần chú ý cụm từ "tập thể Thường trực và tập thể Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh".

Thông thường, các văn bản hành chính đảng chỉ ghi ngắn gọn "Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" hoặc "Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" mà không có từ "tập thể".

Cũng thông thường, nếu Công ty Tân Tuận tự quyết định việc bán 30 ha đất Nhà Bè cho Quốc Cường Gia Lai, văn bản của Văn phòng thành ủy hoàn toàn có thể nêu "Việc chuyển nhượng dự án khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai đã không được báo cáo cho Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh".

Vậy vì sao lại có từ "tập thể" một cách bất thường trong văn bản báo cáo của Văn phòng thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ?

Đối nghĩa của "tập thể" là "cá nhân".

Phải chăng đã có một quan chức lãnh đạo nào đó của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh "ký lén" phê duyệt cho vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè theo đề nghị của Công ty Tân Thuận mà không thông báo cho các thành viên trong "Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" – bao gồm bí thư và các phó bí thư, cũng không thông báo cho "Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" ?

Hiểu cách khác, đó là một kiểu "ăn mảnh" ?

Thái độ có vẻ dứt khoát của Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khi chỉ đạo kiểm tra và xử ý vụ việc mua bán 30 ha đất Nhà Bè cho thấy ông Nhân đã nắm rõ được văn bản của "Thường trực thành ủy" với tên người ký để phê duyệt vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè, và văn bản này là một bằng chứng không thể chối cãi.

Trong khi đó, ngày càng nhiều tờ báo khác của nhà nước đã đồng loạt vào cuộc. Một số tờ báo còn đặt thẳng vấn đề về "lãnh đạo nào của Thành ủy ?". Một vài tờ báo đã bắt đầu nêu tên Phó bí thư thường trực Tất Thành Cang như "người có liên quan"…

Mới đây, "cây bút tín hiệu" Huy Đức cũng đã ‘gọi tên" Tất Thành Cang như một quan chức phải chịu trách nhiệm về ký tá vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè "có dấu hiệu tham nhũng".

Tất Thành Cang bị một số dư luận nghi ngờ đã "nhúng chàm" và "ăn chia" trong vụ bán 30 ha đất trên.

Theo tính toán sơ bộ của báo chí, con số thất thoát trong vụ mua bán trên lên đến 2.400 tỷ đồng. Tất nhiên, con số này muốn đứng vững và "quy án" cần phải có cơ sở qua hoạt động kiểm tra và điều tra.

Nhưng ngay trước mắt, đã có một cơ sở để củng cố cho mối nghi ngờ về tình trạng "móc ngoặc" có thể đã xảy ra : theo bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai, bà đã mua khu đất này với giá lên đến hơn 600 tỷ đồng chứ không phải 419 tỷ như thông tin ban đầu (theo hợp đồng của Công ty Tân Thuận).

Như vậy, đã có một giá trị chênh lệch đáng kể gần 200 tỷ đồng giữa hợp đồng và "ngoài đời". Vì sao có số chênh đó, và số tiền chênh này "chui" vào túi ai ?

Khả năng "kịch bản Đinh La Thăng" lặp lại là khá cao. Nếu Phó bí thư thường trực Tất Thành Cang đã ký vượt quyền và ký sai pháp luật đối với vụ "bán bèo" 30 ha đất Nhà Bè, mà khả năng này là cao, ông Cang rất có thể sẽ bị "bay chức" ngay trong tháng Năm năm 2018, sau khi Ủy ban Kiểm tra thành ủy có báo cáo cho Nguyễn Thiện Nhân và Trần Quốc Vượng.

Tròn một năm trước, cũng vào tháng Tư, Ủy viên bộ chính trị Bí thư thành ủy Đinh La Thăng đã bất ngờ "té giếng" khi phải nhận một bản kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra trung ương – về những sai phạm "rất nghiêm trọng" vào thời ông Thăng còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Với Tất Thành Cang, trong trường hợp tồi tệ nhất, nhân vật này có thể bị khởi tố điều tra hình sự, cho dù hậu quả chưa phải là quá nghiêm trọng. Khi đó, Tất Thành Cang sẽ phải đối mặt với song sắt nhà tù như Đinh La Thăng đã từng.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 25/04/2018

**********************

Chủ tịch Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng có ‘ăn chịu’ của Tập đoàn FLC ?

Thiền Lâm, CaliToday, 23/04/2018

Dự án "đang trong giai đoạn lấy ý kiến" nhưng lại "tổ chức lễ khởi công dự án vào ngày 19/5/2018" ; chỉ đạo tỉnh Quảng Ngãi ứng 500 tỷ đồng để đền bù, giải phóng mặt bằng cho dự án của Tập đoàn FLC ; huy động "toàn bộ hệ thống chính trị" phục vụ cho dự án… là những thứ "mùi" rất đặc trưng và cũng rất quen thuộc toát ra từ "lãnh chúa Quảng Ngãi", Chủ tịch Trần Ngọc Căng.

backinh5

Ông Trần Ngọc Căng hãy trả lời thẳng và đủ liêm sỉ : ông có "ăn chịu" của FLC để lấy gần hết biển Quảng Ngãi cho tập đoàn này ? Ảnh : TTVN

Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng và khu đô thị FLC Bình Châu-Lý Sơn giai đoạn 1 tại huyện được đề xuất có tổng quy mô thực hiện 1.243ha thuộc các xã Bình Hải, Bình Hòa, Bình Phú, Bình Châu (huyện Bình Sơn) và xã An Bình (đảo Bé, huyện Lý Sơn). Dự án gồm các hạng mục sân golf, khách sạn, hội nghị quốc tế, trung tâm thương mại, biệt thự nghỉ dưỡng…

Chủ của Tập đoàn FLC lại là một cái tên rất quen thuộc trong giới đại gia và tài phiệt ở Việt Nam : Trịnh Văn Quyết.

Vào những năm 2016 và 2017, cái tên Trịnh Văn Quyết lại được dư luận xã hội gắn với một họ Trịnh khác-Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến. Hai họ Trịnh này bị đồn đoán quá nhiều về những cú "đi đêm" mà một tỉnh gần như năm nào cũng phải xin gạo cứu đói như Thanh Hóa đã ưu ái đến mức tối đa cho các dự án của FLC tại địa phương này.

Chẳng khác gì Thanh Hóa, Quảng Ngãi cũng là một tỉnh phải vác rá ra chính phủ xin gạo cứu đói hàng năm.

Nhưng còn thê thảm hơn Thanh Hóa, Quảng Ngãi là địa phương có số tàu cá ngư dân bị tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc tấn công, đâm va, hành hung và bắn giết nhiều nhất trong năm 2017. Song bất chấp cái hiện tồn cùng cực ấy, "cả hệ thống chính trị vào cuộc" ở Quảng Ngãi vẫn chỉ là "ngư dân bám biển, hải quân bám bờ", còn những gia đình ngư dân có tàu bị tàu Trung Quốc đâm chìm thì chỉ được "hỗ trợ" qua loa và cho có.

Vậy với tư cách là một tỉnh "nghèo rớt mùng tơi", chính quyền Quảng Ngãi lấy đâu ra số tiền 500 tỷ đồng, hoặc phải thẳng tay cắt vào ngân sách an sinh, để đền bù giải tỏa trong thời gian sớm nhất để Tập đoàn FLC có được "đất sạch"-mà hiểu một cách trần trụi là đuổi sạch ngư dân khỏi mảnh đất chôn rau cắt rốn và làm kiệt đường sinh nhai của họ ?

Trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Lê Mai (trú huyện Bình Sơn) bức bối "Họ làm như thế thì cư dân chúng tôi lấy gì sống ? Tôi mới nghe tin hôm trước trên đài tỉnh mà họ định một tháng nữa khởi công. Chúng tôi chưa có chuẩn bị gì cả".

"Dân chúng tôi xưa nay mở mắt là ngó thấy biển. Chừ họ bao vây lại hết, chúng tôi phải đi cả gần chục cây số mới ra tới biển thì làm ăn chi nữa ?", một ngư dân xã biển Bình Châu lo lắng.

Dân cư ở đây chủ yếu sống nhờ nghề biển. Gia đình nào cũng có người đi biển, buôn bán các hải sản trên biển. Việc triển khai dự án khiến người dân hết sức lo lắng vì bờ biển bị bao bọc hoàn toàn…

Trong khi đó, giới lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và huyện Bình Sơn đang lo sốt vó vì chỉ còn khoảng một tháng là đến ngày khởi công dự án. "Nhiều hộ dân và 5.000 ngôi mộ nằm trên diện tích 50 ha phải bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư tổ chức lễ khởi công trong tháng tới. Thời gian quá gấp, không biết cơ quan chức năng có chạy theo kịp tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng hay không", một lãnh đạo huyện Bình Sơn lo lắng. 

Chỉ một tháng nữa, "lãnh chúa" Trần Ngọc Căng sẽ đuổi sạch ngư dân ven biển để dâng toàn bộ "đất sạch" cho Tập doàn FLC của Trịnh Văn Quyết ?

Cái "mùi" toát ra từ Chủ tịch Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng ngày càng đậm và nồng nặc, khiến người ta không thể không liên tưởng đến một thứ mùi đặc trưng rất quen thuộc ở Đà Nẵng : hai cựu chủ tịch ủy ban nhân dân là Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến đã dâng hiến 31 nhà, đất công sản cho đại gia Vũ "nhôm".

Cả Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến vừa bị "lò" của Nguyễn Phú Trọng khởi tố. Riêng Trần Văn Minh còn phải tra tay vào còng…

Quảng Ngãi bán lưng cho trời… Trong khi hàng trăm ngàn ngư dân các tỉnh Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình ở miền Trung đã phải treo thuyền treo niêu vì thảm họa xả thải của Formosa-được "nối giáo cho giặc" bởi bí thư Hà Tĩnh vào thời đó là Võ Kim Cự, một vài rẻo đất miền Trung còn lại trong xơ xác như Quảng Ngãi lại đang bị xác xơ thêm bởi những quan chức như Trần Ngọc Căng-học tập cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với tinh thần "cả hệ thống chính trị vào cuộc" mà chỉ mang lại lợi ích cho giới doanh gia giàu có và siêu giàu, bỏ mặc lớp dân đen khốn khổ phải hàng ngày đối mặt với mối nguy hiểm khôn cùng từ bóng đen Trung Quốc.

Ông Trần Ngọc Căng hãy trả lời thẳng và đủ liêm sỉ : Vì sao dự án đang lấy ý kiến Ban thường vụ Tỉnh ủy, Quân khu 5 và Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng và cũng chưa có ý kiến của các bộ ngành trung ương, ông lại "ký tắt" để khởi công sớm dự án này như một cách tạo sự đã rồi ?

Và ông có "ăn chịu" của FLC để lấy gần hết biển Quảng Ngãi cho tập đoàn này ?

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 23/04/2018

Published in Diễn đàn

Đảng kỷ luật Đồng Nai để giảm nguy cơ cát cứ sứ quân ?

Thiền Lâm, CaliToday, 25/04/2018

Đồng Nai là một tỉnh rộng lớn và trù phú nằm ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Trong quá khứ gần, địa phương này không có nhiều dấu hiệu bị chi phối nhiều bởi "phe cánh quyền lực" – một khái niệm đang rất phổ biến trong cuộc xung đột triền miên của nội bộ đảng, nhưng lại mang nhiều sắc màu của nạn gia đình trị trong giới lãnh đạo, dẫn đến nạn cát cứ quyền lực và còn thể lộ ra hình dạng sứ quân – một hậu quả tất yếu của cơ chế độc đảng mà Bộ Chính trị ở Hà Nội luôn lo sợ vì sẽ khiến dần phi tập trung hóa quyền lực của cấp trung ương.

backinh3

Đảng kỷ luật Phan Thị Mỹ Thanh không chỉ "chống tham nhũng" mà còn để giảm nguy cơ cát cứ sứ quân ? Ảnh : Tuổi Trẻ

Ngày 23/4/2018, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương với sự chủ trì của Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã họp xét kỷ luật đối với hai lãnh đạo chóp bu của tỉnh Đồng Nai là Phan Thị Mỹ Thanh – Phó bí thư tỉnh ủy kiêm trưởng đoàn đại biểu quốc hội, và Đinh Quốc Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.

Riêng bà Phan Thị Mỹ Thanh bị cho là có những sai phạm thuộc loại "rất nghiêm trọng", đủ để bị khai trừ đảng và do đó phải bị cách chức. Nếu tệ hơn, bà Thanh còn có thể bị khởi tố và bị bắt giam với những dấu hiệu của tội danh "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", hoặc nặng hơn là "cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng".

Trong số nhiều quan chức vun vén và phát triển chế độ gia đình trị ở Việt Nam, bà Phan Thị Mỹ Thanh là một trường hợp quan chức thuộc loại "điển hình tiên tiến". Không ít lần, bà Thanh đã trực tiếp ký văn bản ưu đãi cho công ty của chồng bà này trong vụ Trạm BOT đường vào mỏ đá Tân Cang và những vụ việc khác.

Không chỉ thế, ở Đồng Nai còn xuất cả những dấu hiệu khó có thể chối cãi về "xây dựng lực lượng vũ trang riêng".

Tại Đồng Nai, BOT Biên Hòa đã trở thành cái tên ấn tượng bởi cách lạm thu tràn lan mang lại lợi lộc rất lớn cho chủ đầu tư, khiến phát sinh làn sóng bất tuân dân sự của cánh tài xế khi đối phó tình trạng lạm thu bằng cách trả tiền lẻ khiến BOT Biên Hòa buộc phải xả trạm cho xe qua.

Vào ngày 26/10/2017, vụ một lực lượng đông đảo cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông công khai dàn quân trong khu vực Trạm thu phí BOT Biên Hòa như một cách "khủng bố" việc cánh lái xe trả tiền lẻ là một bằng chứng rõ ràng, không chỉ về mối quan hệ móc nối đã trở nên quá sâm đậm giữa nhóm lợi ích chủ đầu tư BOT Biên Hòa với cơ quan công an, mà còn cả màu sắc đậm đặc rất ấn tượng của "lực lượng vũ trang riêng".

Một khi không được "chống lưng" bởi bất cứ quyết định hoặc quy định pháp quy nào, cơ chế dùng cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông tại trạm BOT Biên Hòa để "dằn mặt" lái xe là một hành vi "khủng bố" quá lộ liễu, quá trắng trợn mà chỉ có thể cho thấy tình trạng phép vua thua lệ làng, cát cứ quyền lực đang phổ biến và gia tăng chóng mặt ở một số địa phương, tạo ra một tiền đề hữu hiệu để một khi "có đủ điều kiện", chính giới lãnh đạo địa phương đó sẽ ra sức phát huy cơ chế tập quyền cá nhân và tập quyền gia đình trị, không ngại ngần sử dụng lực lượng công an và cả quân đội cho ý đồ thâu tóm lợi ích và quyền lực cho mình.

Ở Việt Nam, ngoài tình trạng tham nhũng chất chồng như núi trong "phe địch" lẫn "phe ta", còn một nguồn cơn khác – không kém nguy biến – khiến Nguyễn Phú Trọng ngày càng lo lắng và tìm cách gia tăng cơ chế "kiểm soát quyền lực" đối với cả "phe ta" : nạn cát cứ quyền lực.

Từ cuối năm 2015, có nhiều dấu hiệu cho thấy thực trạng sứ quân và cát cứ quyền lực địa phương đã trở thành mối lo sợ lớn nhất của đảng, chứ không chỉ là nạn tham nhũng hoành hành từ Bắc chí Nam, "thế lực thù địch" hay phong trào dân chủ nhân quyền trong nước.

Kể từ sau đại hội 12 đến nay, bất chấp việc Tổng bí thư Trọng đã phần nào "trấn" được cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh của ông này, tình trạng cát cứ quyền lực và sứ quân địa phương không những không giảm mà còn tăng lên. Những bóng ma mới đang mau chóng thay thế những bóng ma cũ. Ở nhiều địa phương, mỗi bí thư tỉnh hay chủ tịch tỉnh, hoặc cả hai, đã trở thành những ông vua không ngai.

Nhưng cho đến nay, đảng cầm quyền vẫn chưa có được cơ chế kiểm soát quyền lực được cụ thể hóa bằng một luật về "nhất thể hóa", do đó sẽ chẳng có ai chịu trách nhiệm và sẽ chẳng làm thế nào để đảng hay chính phủ kiểm soát được cơ số hành vi tụ tung tự tác mà những lãnh đạo được xem là "có tâm có tầm" do đảng chỉ định làm "lãnh chúa địa phương".

Đó là lý do chắc chắn để không còn cách nào khác, trong những năm tới ông Trọng phải xử cả "phe ta" nhằm "kiểm soát quyền lực" và "trung ương tập quyền".

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 25/04/2018

*****************

Chênh lệch gần 200 tỷ đồng : Tất Thành Cang sẽ bị khởi tố hình sự ?

Thiền Lâm, CaliToday, 25/04/2018 

Vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè giữa Công ty Tân Thuận (vốn 100% của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) và Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai tiếp tục có diễn biến bất lợi cho Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang – nhân vật được dư luận xem là "đệ ruột" của cựu bí thư thành ủy Lê Thanh Hải và đang trực tiếp "nhúng chàm" vụ mua bán này.

backinh4

Trong trường hợp tồi tệ nhất, Tất Thành Cang (trái) có thể bị khởi tố điều tra hình sự và sẽ phải đối mặt với song sắt nhà tù như Đinh La Thăng (phải) đã từng. Ảnh : Chân Trời Mới Media

Sau khi Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu "Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ lập tức kiểm tra các dấu hiệu vi phạm pháp luật và quy định của Thành uỷ về quản lý các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Thành uỷ trong việc chuyển nhượng hơn 320.000 m2 ha đất tại Phước Kiển (huyện Nhà Bè)", làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả và trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan và báo cáo Ban Thường vụ Thành uỷ trước ngày 8/5/2018, Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) đã giật tít "Dự án Khu dân cư Phước Kiển (Nhà Bè) có dấu hiệu vi phạm pháp luật".

Theo cách nhìn của VOV, "Chuyển nhượng khu đất có giá trị lớn không thông qua Ban thường vụ thành ủy, không đấu giá quyền sử dụng đất là có dấu hiệu vi phạm pháp luật".

VOV cũng là một kênh báo đảng chủ chốt đang nhiệt tình cổ vũ công cuộc "chống tham nhũng" của Nguyễn Phú Trọng. Chính đài này là cơ quan truyền thông đã xưng tụng Nguyễn Phú Trọng là "Người đốt lò vĩ đại".

Trước đó, cơ quan Văn phòng thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã có báo cáo cho rằng "Việc chuyển nhượng dự án khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai đã không được báo cáo cho tập thể Thường trực và tập thể Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh".

Cần chú ý cụm từ "tập thể Thường trực và tập thể Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh".

Thông thường, các văn bản hành chính đảng chỉ ghi ngắn gọn "Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" hoặc "Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" mà không có từ "tập thể".

Cũng thông thường, nếu Công ty Tân Tuận tự quyết định việc bán 30 ha đất Nhà Bè cho Quốc Cường Gia Lai, văn bản của Văn phòng thành ủy hoàn toàn có thể nêu "Việc chuyển nhượng dự án khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai đã không được báo cáo cho Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh".

Vậy vì sao lại có từ "tập thể" một cách bất thường trong văn bản báo cáo của Văn phòng thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ?

Đối nghĩa của "tập thể" là "cá nhân".

Phải chăng đã có một quan chức lãnh đạo nào đó của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh "ký lén" phê duyệt cho vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè theo đề nghị của Công ty Tân Thuận mà không thông báo cho các thành viên trong "Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" – bao gồm bí thư và các phó bí thư, cũng không thông báo cho "Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh" ?

Hiểu cách khác, đó là một kiểu "ăn mảnh" ?

Thái độ có vẻ dứt khoát của Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khi chỉ đạo kiểm tra và xử ý vụ việc mua bán 30 ha đất Nhà Bè cho thấy ông Nhân đã nắm rõ được văn bản của "Thường trực thành ủy" với tên người ký để phê duyệt vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè, và văn bản này là một bằng chứng không thể chối cãi.

Trong khi đó, ngày càng nhiều tờ báo khác của nhà nước đã đồng loạt vào cuộc. Một số tờ báo còn đặt thẳng vấn đề về "lãnh đạo nào của Thành ủy ?". Một vài tờ báo đã bắt đầu nêu tên Phó bí thư thường trực Tất Thành Cang như "người có liên quan"…

Mới đây, "cây bút tín hiệu" Huy Đức cũng đã ‘gọi tên" Tất Thành Cang như một quan chức phải chịu trách nhiệm về ký tá vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè "có dấu hiệu tham nhũng".

Tất Thành Cang bị một số dư luận nghi ngờ đã "nhúng chàm" và "ăn chia" trong vụ bán 30 ha đất trên.

Theo tính toán sơ bộ của báo chí, con số thất thoát trong vụ mua bán trên lên đến 2.400 tỷ đồng. Tất nhiên, con số này muốn đứng vững và "quy án" cần phải có cơ sở qua hoạt động kiểm tra và điều tra.

Nhưng ngay trước mắt, đã có một cơ sở để củng cố cho mối nghi ngờ về tình trạng "móc ngoặc" có thể đã xảy ra : theo bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai, bà đã mua khu đất này với giá lên đến hơn 600 tỷ đồng chứ không phải 419 tỷ như thông tin ban đầu (theo hợp đồng của Công ty Tân Thuận).

Như vậy, đã có một giá trị chênh lệch đáng kể gần 200 tỷ đồng giữa hợp đồng và "ngoài đời". Vì sao có số chênh đó, và số tiền chênh này "chui" vào túi ai ?

Khả năng "kịch bản Đinh La Thăng" lặp lại là khá cao. Nếu Phó bí thư thường trực Tất Thành Cang đã ký vượt quyền và ký sai pháp luật đối với vụ "bán bèo" 30 ha đất Nhà Bè, mà khả năng này là cao, ông Cang rất có thể sẽ bị "bay chức" ngay trong tháng Năm năm 2018, sau khi Ủy ban Kiểm tra thành ủy có báo cáo cho Nguyễn Thiện Nhân và Trần Quốc Vượng.

Tròn một năm trước, cũng vào tháng Tư, Ủy viên bộ chính trị Bí thư thành ủy Đinh La Thăng đã bất ngờ "té giếng" khi phải nhận một bản kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra trung ương – về những sai phạm "rất nghiêm trọng" vào thời ông Thăng còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Với Tất Thành Cang, trong trường hợp tồi tệ nhất, nhân vật này có thể bị khởi tố điều tra hình sự, cho dù hậu quả chưa phải là quá nghiêm trọng. Khi đó, Tất Thành Cang sẽ phải đối mặt với song sắt nhà tù như Đinh La Thăng đã từng.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 25/04/2018

**********************

Chủ tịch Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng có ‘ăn chịu’ của Tập đoàn FLC ?

Thiền Lâm, CaliToday, 23/04/2018

Dự án "đang trong giai đoạn lấy ý kiến" nhưng lại "tổ chức lễ khởi công dự án vào ngày 19/5/2018" ; chỉ đạo tỉnh Quảng Ngãi ứng 500 tỷ đồng để đền bù, giải phóng mặt bằng cho dự án của Tập đoàn FLC ; huy động "toàn bộ hệ thống chính trị" phục vụ cho dự án… là những thứ "mùi" rất đặc trưng và cũng rất quen thuộc toát ra từ "lãnh chúa Quảng Ngãi", Chủ tịch Trần Ngọc Căng.

backinh5

Ông Trần Ngọc Căng hãy trả lời thẳng và đủ liêm sỉ : ông có "ăn chịu" của FLC để lấy gần hết biển Quảng Ngãi cho tập đoàn này ? Ảnh : TTVN

Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng và khu đô thị FLC Bình Châu-Lý Sơn giai đoạn 1 tại huyện được đề xuất có tổng quy mô thực hiện 1.243ha thuộc các xã Bình Hải, Bình Hòa, Bình Phú, Bình Châu (huyện Bình Sơn) và xã An Bình (đảo Bé, huyện Lý Sơn). Dự án gồm các hạng mục sân golf, khách sạn, hội nghị quốc tế, trung tâm thương mại, biệt thự nghỉ dưỡng…

Chủ của Tập đoàn FLC lại là một cái tên rất quen thuộc trong giới đại gia và tài phiệt ở Việt Nam : Trịnh Văn Quyết.

Vào những năm 2016 và 2017, cái tên Trịnh Văn Quyết lại được dư luận xã hội gắn với một họ Trịnh khác-Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến. Hai họ Trịnh này bị đồn đoán quá nhiều về những cú "đi đêm" mà một tỉnh gần như năm nào cũng phải xin gạo cứu đói như Thanh Hóa đã ưu ái đến mức tối đa cho các dự án của FLC tại địa phương này.

Chẳng khác gì Thanh Hóa, Quảng Ngãi cũng là một tỉnh phải vác rá ra chính phủ xin gạo cứu đói hàng năm.

Nhưng còn thê thảm hơn Thanh Hóa, Quảng Ngãi là địa phương có số tàu cá ngư dân bị tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc tấn công, đâm va, hành hung và bắn giết nhiều nhất trong năm 2017. Song bất chấp cái hiện tồn cùng cực ấy, "cả hệ thống chính trị vào cuộc" ở Quảng Ngãi vẫn chỉ là "ngư dân bám biển, hải quân bám bờ", còn những gia đình ngư dân có tàu bị tàu Trung Quốc đâm chìm thì chỉ được "hỗ trợ" qua loa và cho có.

Vậy với tư cách là một tỉnh "nghèo rớt mùng tơi", chính quyền Quảng Ngãi lấy đâu ra số tiền 500 tỷ đồng, hoặc phải thẳng tay cắt vào ngân sách an sinh, để đền bù giải tỏa trong thời gian sớm nhất để Tập đoàn FLC có được "đất sạch"-mà hiểu một cách trần trụi là đuổi sạch ngư dân khỏi mảnh đất chôn rau cắt rốn và làm kiệt đường sinh nhai của họ ?

Trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Lê Mai (trú huyện Bình Sơn) bức bối "Họ làm như thế thì cư dân chúng tôi lấy gì sống ? Tôi mới nghe tin hôm trước trên đài tỉnh mà họ định một tháng nữa khởi công. Chúng tôi chưa có chuẩn bị gì cả".

"Dân chúng tôi xưa nay mở mắt là ngó thấy biển. Chừ họ bao vây lại hết, chúng tôi phải đi cả gần chục cây số mới ra tới biển thì làm ăn chi nữa ?", một ngư dân xã biển Bình Châu lo lắng.

Dân cư ở đây chủ yếu sống nhờ nghề biển. Gia đình nào cũng có người đi biển, buôn bán các hải sản trên biển. Việc triển khai dự án khiến người dân hết sức lo lắng vì bờ biển bị bao bọc hoàn toàn…

Trong khi đó, giới lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và huyện Bình Sơn đang lo sốt vó vì chỉ còn khoảng một tháng là đến ngày khởi công dự án. "Nhiều hộ dân và 5.000 ngôi mộ nằm trên diện tích 50 ha phải bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư tổ chức lễ khởi công trong tháng tới. Thời gian quá gấp, không biết cơ quan chức năng có chạy theo kịp tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng hay không", một lãnh đạo huyện Bình Sơn lo lắng. 

Chỉ một tháng nữa, "lãnh chúa" Trần Ngọc Căng sẽ đuổi sạch ngư dân ven biển để dâng toàn bộ "đất sạch" cho Tập doàn FLC của Trịnh Văn Quyết ?

Cái "mùi" toát ra từ Chủ tịch Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng ngày càng đậm và nồng nặc, khiến người ta không thể không liên tưởng đến một thứ mùi đặc trưng rất quen thuộc ở Đà Nẵng : hai cựu chủ tịch ủy ban nhân dân là Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến đã dâng hiến 31 nhà, đất công sản cho đại gia Vũ "nhôm".

Cả Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến vừa bị "lò" của Nguyễn Phú Trọng khởi tố. Riêng Trần Văn Minh còn phải tra tay vào còng…

Quảng Ngãi bán lưng cho trời… Trong khi hàng trăm ngàn ngư dân các tỉnh Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình ở miền Trung đã phải treo thuyền treo niêu vì thảm họa xả thải của Formosa-được "nối giáo cho giặc" bởi bí thư Hà Tĩnh vào thời đó là Võ Kim Cự, một vài rẻo đất miền Trung còn lại trong xơ xác như Quảng Ngãi lại đang bị xác xơ thêm bởi những quan chức như Trần Ngọc Căng-học tập cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với tinh thần "cả hệ thống chính trị vào cuộc" mà chỉ mang lại lợi ích cho giới doanh gia giàu có và siêu giàu, bỏ mặc lớp dân đen khốn khổ phải hàng ngày đối mặt với mối nguy hiểm khôn cùng từ bóng đen Trung Quốc.

Ông Trần Ngọc Căng hãy trả lời thẳng và đủ liêm sỉ : Vì sao dự án đang lấy ý kiến Ban thường vụ Tỉnh ủy, Quân khu 5 và Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng và cũng chưa có ý kiến của các bộ ngành trung ương, ông lại "ký tắt" để khởi công sớm dự án này như một cách tạo sự đã rồi ?

Và ông có "ăn chịu" của FLC để lấy gần hết biển Quảng Ngãi cho tập đoàn này ?

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 23/04/2018

Published in Diễn đàn

Việt Nam đã sao chép mô hình kiểm duyệt báo chí và Internet của Bắc Kinh như thế nào ?

Ngày 25/4/2018, Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở ở Pháp đã công bố báo cáo về tự do báo chí và tự do Internet, trong đó có một nhận định mang tính khẳng định rất quan trọng : mô hình kiểm duyệt báo chí và Internet của Bắc Kinh được các nước Châu Á, điển hình là Việt Nam và Campuchia, sao chép.

saochep1

Dự luật An ninh mạng của Việt Nam đã bị phát hiện giống Luật An ninh mạng của Trung Quốc một cách đáng kinh ngạc.

Nhiều khả năng kết luận trên của RSF dựa vào một luồng thông tin từ giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, được cập nhận và phân tích thường xuyên qua từng năm và trong nhiều năm qua, đánh giá về thực trạng nhà cầm quyền Việt Nam đã vi phạm trầm trọng cùng những cách thức vi phạm quyền tự do báo chí và tự do Internet, đặc biệt là sự vi phạm này đã bất chấp những nội dung trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà chính quyền Việt Nam đã ký kết từ năm 1982.

Vào tháng Mười Một năm 2017, ngay sau khi báo chí nhà nước đánh động và mạng xã hội lập tức phản bác quyết liệt về Điều 34 của Dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam – do Bộ Công an chủ trì soạn thảo – đòi các nhà mạng nước ngoài như Google, Facebook, Viber, Skype, Gmail, Uber… phải đặt máy chủ ở Việt Nam, trang Luật Khoa có bài của luật gia Trịnh Hữu Long đã có một phát hiện vừa lý thú vừa chua chát : Dự luật An ninh mạng của Việt Nam, không biết do vô tình hay cố ý, giống Luật An ninh mạng của Trung Quốc một cách đáng kinh ngạc.

Trên cơ sở so sánh dự thảo lần thứ 4 của Luật An ninh mạng đang được trình Quốc hội Việt Nam và bản dịch tiếng Anh của Luật An ninh mạng Trung Quốc, tác giả Trịnh Hữu Long đã tìm ra những hình ảnh "sinh đôi" giữa Việt Nam và Trung Quốc, chẳng hạn giữa :

Điều 22 của Dự luật An ninh mạng của Việt Nam và Điều 12 của luật Trung Quốc khi nhắm trực diện đến thông tin nguy hiểm cho chế độ ;

Điều 47 của dự luật An ninh mạng của Việt Nam và Điều 24 của Luật An ninh mạng Trung Quốc khi ép người dùng Internet phải cung cấp thông tin cá nhân thực ;

Điều 48 dự luật An ninh mạng của Việt Nam và Điều 37 của Luật An ninh mạng Trung Quốc về đặt máy chủ trong nước và truyền dữ liệu ra nước ngoài ;

Điều 45 dự luật An ninh mạng của Việt Nam và Điều 28 của Luật An ninh mạng Trung Quốc khi ép người dùng và doanh nghiệp thành chỉ điểm…

Nhưng không chỉ dự luật An ninh mạng của Việt Nam mới mang hình ảnh "sinh đôi" với luật cùng chủ đề của Trung Quốc, mà còn cả dự luật về Hội.

Vào tháng 10/2016, một số nghiên cứu và phân tích từ xã hội dân sự đã cho thấy Nghị định số 45 của Chính phủ Việt Nam về quản lý hội đoàn có nhiều vết tích được cho là lấy từ nguồn gốc những văn bản pháp quy về cùng đối tượng quản lý ở Trung Quốc. Sau đó, một bàn tay bí mật nào đó ở Việt Nam đã cố tình sao chép các quy định của Trung Quốc vào dự thảo mới nhất của luật về Hội để trình cho Quốc hội..

Khi đó, nhiều người nghĩ ngay bàn tay bí mật trên chính là Bộ Công an, cơ quan chưa bao giờ có một chút thiện chí với những quyền căn bản của người dân.

Nhiều thông tin cho biết bộ này, mặc dù không có vai trò chủ trì soạn thảo Dự luật về Hội như Bộ Nội vụ, nhưng lại là tổng đạo diễn đối với những kịch bản phân loại các tổ chức xã hội dân sự độc lập vào loại "đối kháng" hay "đối lập ôn hòa", cùng những bổ sung vào luật mang màu sắc đặc trưng của áp chế độc trị.

Dự luật về Hội cũng bởi thế tựa như một loại quả táo tẩm thuốc độc. Dự luật này được tung ra với nhiều điều khoản không chỉ quá thiên về hoạt động quản lý nhà nước mà còn để lộ quá rõ ràng ý đồ "siết" đối với xã hội dân sự, trong đó có những quy định "Không được nhận tài trợ, liên kết với tổ chức nước ngoài", "Người nước ngoài ở Việt Nam không được lập hội", "Lãnh đạo hội phải được nhà nước phê chuẩn". Điều 4 dự thảo này còn quy định mọi hội đoàn phải "được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập, công nhận điều lệ và người đứng đầu".

Thậm chí quy định về việc không cho người nước ngoài được lập hội lại khá giống với quy định tương tự ở Trung Quốc và gần giống với nước Nga thời Putin.

Trong một cuộc tọa đàm về Dự luật về Hội tại Liên hiệp các tổ chức khoa học kỹ thuật ở Hà Nội, luật sư Trần Vũ Hải đã phải gọi dự luật được sửa đổi đến lần thứ 8 đó là "luật phản động".

Trở lại với báo cáo được công bố và tháng Tư năm 2018, trong đó RSF đã xếp Việt Nam thứ 175 trên tổng số 180 nước. Thứ hạng của Việt Nam cứ tồi tệ hơn sau mỗi năm và không hề được cải thiện.

RSF cáo buộc chính quyền Việt Nam đang dùng bạo lực để đối lại với các blogger và nhà báo độc lập, trong khi báo chí nhà nước phải chịu sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản. Trong năm 2017, Việt Nam đã gia tăng việc sử dụng công an thường phục để sách nhiễu các blogger. Việt Nam cũng gia tăng việc sử dụng các điều luật 88, 79 và 258 trong Bộ luật Hình sự để kết tội các nhà báo độc lập và các blogger.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 28/04/2018

Published in Diễn đàn

Cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể đang khiến nhiều người không ưa ông không ưa ông phải ngỡ ngàng bực tức : từ tết nguyên đán 2018 đến nay, tần suất xuất hiện của Nguyễn Tấn Dũng trên mặt báo quốc doanh là dày đặc hơn hẳn so với năm 2017.

ntd1

Nguyễn Tấn Dũng (giữa) tại buổi lễ dâng hương, tưởng niệm các Vua Hùng tại đền tưởng niệm ở quận 9, Sài Gòn vào buổi sáng 25/4/2018, đứng bên cạnh là giới chóp bu của thành phố : Nguyễn Thiện Nhân, Tất Thành Cang, Nguyễn Thành Phong… Ảnh : Dân Trí

Lần xuất hiện gần đây nhất là buổi sáng 25/4/2018 (10-3 âm lịch), tại buổi lễ dâng hương, tưởng niệm các Vua Hùng tại đền tưởng niệm ở quận 9, Sài Gòn. Người ta thấy Nguyễn Tấn Dũng đứng bên cạnh giới chóp bu của thành phố này là Nguyễn Thiện Nhân, Tất Thành Cang, Nguyễn Thành Phong…

Nhưng còn ấn tượng hơn thế nhiều, vào cùng thời điểm trên, một số tờ báo nhà nước bất chợt giật tít "Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng xin lỗi dân về "bệnh" của ngành thuế".

Đã lâu lắm rồi, kể từ thời đại hội 12 vào dầu năm 2016, báo chí mới nhắc đến Nguyễn Tấn Dũng như một sự tri ân về "cống hiến" của ông ta, cho dù vào thời bị xem là ‘phá chưa từng có’ của Nguyễn Tấn Dũng, nạn tham nhũng và tiêu xài lãng phí trở nên kinh hoàng mà để lại hậu quả nợ chồng chất như núi cho đến ngày hôm nay.

Hiện tượng báo chí nhà nước nhắc lại "công lao của Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" là hoàn toàn trái ngược với hiện tượng không một tờ báo đảng nào chịu đăng, dù chỉ là một dòng tin chia buồn nhỏ, khi thân mẫu của cự thủ tướng Dũng - bà Nguyễn Thị Hường - qua đời vào đầu tháng Mười Hai năm 2017, dầu trước đó báo chí nhà nước ra rả đăng tin mẹ của một hoa hậu bị bệnh chết.

Không biết vô tình hay hữu ý, chỉ ít ngày sau đám tang mẹ Nguyễn Tấn Dũng, đảng đã cho Đinh La Thăng "xộ khám". Thăng lại là nhân vật được xem là "thân tín của anh Ba X", đặc biệt vào thời cả hai nhân vật này còn "người tung kẻ hứng" liên quan đến núi tiền ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Hẳn không ít quan chức trung cao đã "đánh hơi" được vụ bắt Đinh La Thăng để từ đó mất tăm mặt mũi trong đám tang mẹ Nguyễn Tấn Dũng - một biểu trưng cho thói "ăn cháo đá bát" hết sức bạc bẽo của giới quan chức mang não trạng chỉ biết "phù thịnh không phù suy".

Sau hàng loạt vụ bắt bớ dành cho Đinh La thăng và đại gia ngân hàng Trầm Bê - người cũng được xem là gần gũi với Nguyễn Tấn Dũng, ngày càng xôn xao dư luận cho rằng đường đi của Nguyễn Phú Trọng trước sau cũng "dẫn đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng".

Nhưng thời gian cận tết nguyên đán 2018 đã chứng kiến một hiện tượng chính trị khá đặc biệt : ngày 9/2/2018, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đến thăm cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Nhân còn "tri ân sự đóng góp của nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng".

Từ việc Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đến "chúc tết" cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến hiện tượng ông Dũng được cho ‘tái xuất’ trên mặt báo nhà nước, trong khung cảnh "lò" của ông Trọng đang rừng rực thiêu đốt, đang khiến gợn lên một dấu hỏi lớn về một ẩn ý hay thâm ý của ông Trọng.

Phải chăng ông Trọng đã "buông bỏ", quên bẵng những giọt nước mắt uất ức vì không thể kỷ luật "đồng chí X" tại Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10/2012 ?

Phải chăng giữa Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng đã đạt được một ‘thỏa thuận’ nào đó - có phần giống với một ‘thỏa thuận ngầm’ giữa hai nhân vật này mà dư luận đồn đoán, để kết quả là Nguyễn Tấn Dũng chịu rút tại đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016 ?

Và phải chăng Nguyễn Tấn Dũng đã "thoát nạn" ?

Giả thiết vẫn chỉ là giả thiết. Nhưng chỉ biết rằng ngay trước mắt là một đoàn thanh tra về quản lý đất đai đang áp sát Phú Quốc ở Kiên Giang - ‘lãnh địa’ hoặc ‘căn cứ địa’ của Bí thư Nguyễn Thanh Nghị tức con trai của Nguyễn Tấn Dũng.

Trong khi đó, cơ quan cảnh sát điều tra C46 của Bộ Công an cũng đang áp sát vụ ‘Mobifone mua AVG’ với những dấu hiệu nào đó liên quan đến người con thứ hai của Nguyễn Tấn Dũng - đại gia Nguyễn Thanh Phượng.

Phải chăng Nguyễn Phú Trọng đang tính toán một nước cờ mới, nằm trong tổng thể bàn cờ "chống tham nhũng thời kỳ trước", với những chiêu thuật lúc quyết liệt lúc lắng dịu, vẫn gieo hy vọng cho đối thủ của mình, nhưng lại tuyệt đối chưa có gì "buông bỏ" ?

Có một cách để suy xét trắng đen : hãy nhìn vào kết quả hoạt động điều tra vụ ‘Mobifone mua AVG’ và đặc biệt là thanh tra đất Phú Quốc. Nếu sau khoảng 3 - 4 tháng nữa mà Nguyễn Thanh Nghị vẫn không bị kỷ luật hoặc bị ‘luân chuyển cán bộ’, có thể cho rằng lá số tử vi của ông Nguyễn Tấn Dũng là tạm ổn trong một vài năm tới.

Nhưng nếu cả Nguyễn Thanh Phượng lẫn Nguyễn Thanh Nghị đều bị ‘lên thớt’ trong thời gian tới, khi đó người ta sẽ hiểu rằng tất cả những hình ảnh về Nguyễn Tấn Dũng và bài viết ‘tri ân nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng’ trên mặt báo nhà nước hiện nay chỉ là một thủ thuật tung hỏa mù chính trị, trong khi mục tiêu cốt yếu không hề thay đổi.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 27/04/2018

Published in Diễn đàn