Bà Thái Anh Văn đã đáp lại mối lo sợ chiến tranh do Bắc Kinh gây ra bằng những lời cổ động óc tự hào của 26 triệu dân Đài Loan. Bà từng nói, Chỉ có dân chúng Đài Loan nắm quyền quyết định vận mạng của mình.
Trên đường đi thăm Belize và Guatemala, 2 trong số 13 quốc gia còn quan hệ chính thức với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, bà Thái Anh Văn sẽ ghé qua New York và khi trở về sẽ dừng chân ở Los Angeles.
Hai chính khách Đài Loan đang ra nước ngoài, đi về hai phía khác nhau. Bà Tổng thống Thái Anh Văn bay về hướng Đông, trên đường đi thăm hai nước ở Nam Mỹ. Trong khi đó, cựu Tổng thống Mã Anh Cửu bay sang hướng Tây, qua Trung Quốc viếng đền thờ Tôn Trung Sơn ở Nam Kinh. Cả hai người đều nhắm ảnh hưởng đến dư luận dân chúng, chuẩn bị cuộc bầu cử năm tới.
Trên đường đi thăm Belize và Guatemala, 2 trong số 13 quốc gia còn quan hệ chính thức với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, bà Thái Anh Văn sẽ ghé qua New York và khi trở về sẽ dừng chân ở Los Angeles, dự định sẽ gặp Dân biểu Kevin McCarthy, chủ tịch Hạ viện. Cuộc gặp gỡ này làm Cộng sản Trung Quốc nổi giận.
Trước khi bà Thái Anh Văn rời Đài Bắc, bà Chu Phượng Liên (Zhu Fenglian, 朱鳳蓮), một phát ngôn viên của Bắc Kinh đã đe dọa rằng nếu bà gặp ông McCarthy, "Đó sẽ là một hành động khiêu khích, vi phạm nghiêm trọng quy tắc ‘chỉ có một nước Trung Hoa’… phá hoại hòa bình và ổn định trong eo biển Đài Loan… Chúng tôi cực lực phản đối và sẽ có biện pháp trả đũa xứng đáng !".
Tháng 8 năm ngoái, Bắc Kinh cũng đe dọa như vậy trước khi bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện Mỹ đến thăm Đài Loan. Trung Quốc đã cho máy bay quân sự và chiến hạm thao diễn ở chung quanh hòn đảo, bắn đạn thật, trong suốt năm ngày.
Trung Quốc đe dọa sẽ có "biện pháp mạnh" nếu bà Thái Anh Văn gặp ông McCarthy. Chính phủ Mỹ phải giải thích rằng đây là một hành động bình thường, và trong sáu lần trước bà đã gặp nhiều đại biểu quốc hội Mỹ. Nhưng ông McCarthy có địa vị cao nhất so với các đại biểu khác, vì ông có thể lên làm tổng thống nếu ông Biden ngưng, đứng hàng thứ nhì ngay sau phó tổng thống Kamala Harris.
Ông Kevin McCarthy lên thay thế bà Pelosi năm ngoái sau khi đảng Cộng hòa chiếm đa số ở Hạ Viện, cũng ngỏ ý muốn thăm Đài Loan để chứng tỏ mình cũng quyết liệt chống Trung Quốc. Nhưng chính phủ Đài Loan đã yêu cầu ông đừng tới, chỉ gặp bà Thái Anh Văn ở California cũng đủ. Lý do, cũng vì không muốn chuyện này ảnh hưởng lên cuộc tranh cử ở Đài Loan năm tới.
Tại sao bà tổng thống Đài Loan lại lo như vậy ? Vì dân Đài Loan dù muốn sống độc lập ở ngoài nước Trung Quốc nhưng cũng không muốn "gây sự" với Cộng sản Trung Quốc !
Năm tới, dân Đài Loan sẽ bỏ phiếu chọn lựa giữa hai đảng chính : Đảng Dân chủ Tiến bộ (Dân Tiến) và Quốc Dân đảng. Khi còn làm chủ nước Trung Hoa, Quốc Dân đảng đã cai trị hòn đảo từ năm 1945 sau khi Nhật Bản thua trận. Năm 1947, dân Đài Loan nổi lên chống, vài chục ngàn người bị tàn sát. Sau khi thua Đảng cộng sản trong lục địa, năm 1949 Tưởng Giới Thạch ban lệnh thiết quân luật, đến đời con là Tưởng Kinh Quốc mới bãi bỏ. Lý Đăng Huy là người đầu tiên sanh trưởng ở Đài Loan làm tổng thống, đã chính thức xin lỗi về "Cuộc tàn sát 28 tháng Hai" 40 năm trước. Năm 2000, Trần Thủy Biển là người thuộc đảng Dân Tiến đầu tiên đắc cử tổng thống. Năm 2008, ông Mã Anh Cửu, Quốc Dân đảng, giành lại chức tổng thống ; trong 8 năm ông đã ký 23 thỏa ước thương mại với Trung Quốc, mở đường bay trực tiếp, trao đổi sinh viên và các nhà kinh doanh. Đến năm 2016 bà Thái Anh Văn (Dân Tiến) lên thay. Theo hiến pháp, năm tới bà sẽ không được ứng cử.
Trung Quốc luôn luôn tìm cách ảnh hưởng trên các cuộc bỏ phiếu của dân Đài Loan ; chống đảng Dân Tiến kịch liệt vì đảng này từng chủ trương Đài Loan độc lập, và ủng hộ Quốc Dân đảng vì họ vẫn tự nhận là chính quyền của cả nước Trung Quốc thống nhất, như trước năm 1949.
Trung Quốc lợi dụng tâm lý sợ chiến tranh của dân Đài Loan, gây không khí căng thẳng, đe dọa gây chiến nếu đảng Dân Tiến đắc cử. Năm 2000, khi ông Trần Thủy Biển thắng cử, Trung Quốc đã ồn ào thao diễn hải quân và không quân ; Mỹ phải đưa các chiến hạm vào vùng eo biển để trấn an dân Đài Loan.
Bắc Kinh đã gây được ảnh hưởng trên dư luận, đến cả các báo ở Đài Loan với các chiến dịch tuyên truyền, tung tin thất thiệt, bôi nhọ. Năm 2020, trước cuộc bầu cử, vài tờ báo loan tải theo tin đồn, rằng Bà Thái Anh Văn đã làm luận án Ph.D. giả, các báo trong lục địa phụ họa và thổi phồng lên. Sau cùng trường London Economics School phải chính thức xác nhận đã chấp thuận luận án của bà. Bà Thái đắc cử với 8,2 triệu phiếu, cao nhất trong lịch sử, nhưng có 20% cử tri vẫn nghĩ rằng luận án của bà là giả mạo.
Chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh đã thành công trong dư luận. Trước đây 20 năm, nhiều thanh niên trí thức trong lục địa đã qua Đài Loan nghiên cứu để biết làm cách nào họ đã chuyển từ một chế độ độc tài đảng trị sang thể chế dân chủ, với các cuộc bầu cử tự do thay đổi ngôi vị tổng thống. Nhưng ngày nay, dân Đài Loan không dám nghĩ đến chuyện thay đổi chế độ cộng sản trong lục địa. Ông Lý Minh Trí (Lee Ming-che) qua lục địa gây quỹ trợ giúp gia đình các tù chính trị đã bị Trung Quốc bỏ tù 5 năm về tội "gây rối loạn". Bà Lý Tịnh Du (Lee Ching-yu) qua Mỹ và Đức vận động đòi trả tự do cho chồng ; nhưng báo chí Đài Loan chỉ trích, không muốn bà gây thêm rắc rối ! Năm 2022 ông chồng mới được trả tự do, trở về Đài Loan.
Trung Quốc thành công nhất trong việc gieo rắc mối nghi ngờ về chủ trương của Mỹ đối với Đài Loan. Nhiều người tin rằng nếu có chiến tranh, Nhật Bản sẽ giúp Đài Loan nhiều hơn là tin Mỹ sẽ giúp. BáoEconomist cho biết tháng 10/2021, có 65% dân Đài Loan tin Mỹ sẽ đưa quân tới bảo vệ họ nếu bị Trung Quốc tấn công. Nhưng một tháng sau khi Nga đánh Ukraine, năm 2022 chỉ còn 35% tin quân Mỹ sẽ đến cứu. Báo chí Đài Loan cũng theo luận điệu của Bắc Kinh, coi nguyên nhân cuộc chiến Ukraine là do khối NATO bành trướng, chứ không phải vì Nga gây ra.
Bà Thái Anh Văn không muốn ông chủ tịch Hạ viện Mỹ qua Đài Loan cũng vì ông đã từng tỏ ý không muốn Mỹ hết sức cứu Ukraine, ông ví như ký một "ngân phiếu trắng". Nếu dân Đài Loan nghĩ rằng sẽ có ngày Mỹ bỏ rơi Ukraine, thì lòng tin vào nước Mỹ sẽ giảm xuống nhiều hơn. Với mối lo lắng đó, các cử tri sẽ bỏ phiếu cho Quốc Dân đảng, vì họ được Bắc Kinh ủng hộ, tức là sẽ không lo chiến tranh nữa. Khi gặp nhau ở California trong tuần này, chắc bà Thái Anh Văn sẽ xin ông McCarthy tạm ngưng không tỏ ý muốn giảm bớt viện trợ cho Ukraine ; ít nhất, trước ngày dân Đài Loan bỏ phiếu.
Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu vẫy tay tại sân bay Phố Đông (Thượng Hải). Ảnh : Handout
Khi qua Trung Quốc, ông Mã Anh Cửu cũng nghĩ đến cuộc bỏ phiếu sang năm. Ông tỏ thái độ hòa hoãn, tuyên bố rằng : "Tất cả chúng ta đều là con cháu Viêm, Hoàng", danh hiệu hai vị hoàng đế huyền thoại đã dựng nên Hán tộc. Nhưng dân chúng Đài Loan không nghĩ như vậy.
Theo Taiwan News, những cuộc nghiên cứu dân tình của Đại học Chính trị Quốc gia, Đài Bắc, cho thấy vào năm 1992 có 25% dân Đài Loan tự nhận là người Trung Quốc ; 17% tự gọi là người Đài Loan còn 46% nhận cả hai tên gọi. Nhưng đến năm 2020, chỉ còn 3,6% tự nhận là người Trung Hoa ; số người coi mình chỉ là người Đài Loan lên tới 64% ; và 30% nhận cả hai danh hiệu.
Dù đa số gần hai phần ba không coi mình là người Trung Quốc, nhưng dân Đài Loan vẫn không muốn chiến tranh. Ông Mã Anh Cửu nhấn mạnh đến tâm lý này, tuyên bố : "Chúng tôi hy vọng hai bên sẽ cộng tác xây dựng hòa bình, tránh chiến tranh, cùng cố gắng phục hưng nước Trung Hoa".
Bà Thái Anh Văn đã đáp lại mối lo sợ chiến tranh do Bắc Kinh gây ra bằng những lời cổ động óc tự hào của 26 triệu dân Đài Loan. Bà từng nói, chỉ có dân chúng Đài Loan nắm quyền quyết định vận mạng của mình. Bà mới nói thêm tại phi trường Đào Nguyên : "Đài Loan sẽ bảo vệ các giá trị tự do và dân chủ !". Và, "Quyết tâm của Đài Loan hòa nhập vào thế giới sẽ ngày càng mạnh hơn. Chúng tôi bình tĩnh thản nhiên, tự tín, không chịu thua và không kích động".
Tháng Giêng năm 2024 cử tri sẽ quyết định những lời lẽ của bà Thái Anh Văn và ông Mã Anh Cửu, người nào ảnh hưởng trên lá phiếu của họ mạnh hơn. Đây chính là dấu hiệu cho thấy dân Đài Loan đang sống trong dân chủ tự do thật sự !
Ngô Nhân Dụng
Nguồn : VOA, 30/03/2023
Trung Quốc lên án lãnh đạo Đài Loan "lén lút" đến Hoa Kỳ
Chi Phương, RFI, 30/03/2023
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã đến Hoa Kỳ vào cuối ngày hôm qua và sẽ rời đi vào hôm 30/03/2023, để đến Guatemala và Belize, thực hiện chuyến công du 10 ngày ở Trung Mỹ. Thông tin về cuộc gặp tới đây giữa bà Thái và chủ tịch Hạ Viện Mỹ Kevin McCarthy đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ.
Một nhóm người thân Bắc Kinh biểu tình ngày 29/03/2023 trước khách sạn Lotte ở Manhattan, New York (Hoa Kỳ), nơi tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cư trú khi quá cảnh Mỹ trên đường đi Trung Mỹ. Reuters – Jeenah Moon
Trước một khách sạn ở Mahattan, nơi bà Thái Anh Văn lưu trú tại New York, khoảng một trăm người vẫy cờ Đài Loan và Mỹ bày tỏ thái độ ủng hộ sự hiện diện của bà trên đất Mỹ. Cùng lúc, ở phía bên kia đường, một nhóm khác thân Bắc Kinh, vẫy cờ Trung Quốc. Lãnh đạo Đài Loan sẽ rời đi vào hôm nay nhưng sẽ quay trở lại, "quá cảnh" ở bang California. Tại đây, dân biểu Cộng hòa của bang, ông Mc Carthy, đồng thời là chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, được cho là sẽ tiếp đón bà, nhưng chính quyền Đài Loan chưa xác nhận thông tin này.
Trung Quốc đã cực lực phản đối một chuyến thăm như vậy. Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh cho biết thêm thông tin :
"Ngay cả trước khi diễn ra, chuyến "quá cảnh" Hoa Kỳ của tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã bị giới ngoại giao Trung Quốc mô tả là "lén lút". Phát ngôn viên bộ ngoại giao đã nhắc lại rằng Bắc Kinh đã "long trọng phản đối" Nhà Trắng.
Đối với chế độ cộng sản, cuộc gặp giữa bà Thái Anh Văn và chủ tịch Hạ Viện Mỹ Kevin McCarthy sẽ khuyến khích điều mà Bắc Kinh gọi là "các thế lực ly khai", cụ thể là chính phủ Đài Loan. Lời cảnh báo này được đưa ra vài giờ trước khi bà Thái khởi hành đi Trung Mỹ trong một chuyến công du 10 ngày để thăm hai đồng minh Guatemala và Belize, một chuyến thăm diễn ra sau khi Đài Loan đã để mất Honduras.
Đài Loan không muốn mình bị cô lập. Lãnh đạo hòn đảo dự trù hai chuyến quá cảnh tại Hoa Kỳ. Đặc biệt là chuyến ghé Los Angeles trên đường về, nơi bà Thái có thể gặp chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ.
Theo Washington, chuyến thăm này không có gì là bất thường nhưng sự kiện đó lại khiến chính quyền Trung Quốc tức giận và Bắc Kinh hứa sẽ kiên quyết đáp trả lại các khiêu khích".
Liên quan đến Honduras, theo AFP, bộ ngoại giao của nước này đã thông báo hôm qua trên Twitter khả năng lãnh đạo Xiomara Castro sẽ sớm tới Trung Quốc nhưng không đưa ngày đi cụ thể. Thông báo này được đưa ra vài ngày sau khi Honduras thiết lập bang giao với Trung Quốc, chấm dứt mối quan hệ kéo dài hàng thập kỷ với Đài Loan.
Chi Phương
***********************
Trung Quốc dọa trả đũa nếu tổng thống Đài Loan gặp chủ tịch Hạ Viện Mỹ
Minh Anh, RFI, 29/03/2023
Trên đường đến thăm một số nước Trung Mỹ, những đồng minh còn lại, để tăng cường quan hệ, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn dừng lại tại Mỹ hôm 29/03/2023. Bắc Kinh cảnh báo sẽ có "hành động trả đũa" nếu bà Thái Anh Văn có cuộc gặp với chủ tịch Hạ Viện Mỹ Kevin McCarthy.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại Đào Viên (Taoyuan), Đài Loan, ngày 29/03/2023 khi bà chuẩn bị lên đường công du Trung Mỹ. Reuters - ANN WANG
Theo lịch trình, tổng thống Thái Anh Văn quá cảnh ở New York, Hoa Kỳ, trước khi đến Guatemala và Belize. Khi quay về, bà sẽ dừng ở Los Angeles, California. Tại bang này, chủ tịch Hạ Viện Mỹ McCarthy tuyên bố sẽ có cuộc gặp với tổng thống Đài Loan.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã có phản ứng mạnh mẽ. Theo phát ngôn viên Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Bắc Kinh, bà Chu Phượng Liên, một cuộc gặp như thế sẽ bị xem như là "một hành động khiêu khích mới, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc Một nước Trung Hoa duy nhất, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc và làm tổn hại cho nền hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan".
Do vậy, Bắc Kinh "kiên quyết phản đối" cuộc gặp này, đồng thời cam kết sẽ có "những biện pháp cứng rắn để đáp trả" nếu sự việc diễn ra.
Nếu như Hoa Kỳ cho rằng "Trung Quốc không có lý do gì để sử dụng cuộc gặp này như là một cái cớ để hành động thái quá hay gia tăng hành động cưỡng bức đối với Đài Loan", thì phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Miêu Ninh (Mao Ning) yêu cầu Washington ngừng mọi trao đổi chính thức với Đài Bắc và "ngừng phá hỏng các nền tảng chính trị cơ bản cho mối quan hệ Mỹ - Trung".
AFP lưu ý, vào lúc bà Thái Anh Văn hôm nay đến Mỹ, thì lần đầu tiên, một cựu lãnh đạo Đài Loan, cựu tổng thống Mã Anh Cửu, thuộc phe đối lập Quốc Dân Đảng cũng đang có mặt tại Trung Quốc. Ông kêu gọi «hai bên» tránh một cuộc chiến và tìm kiếm hòa bình.
Cũng theo hãng tin Pháp, Châu Mỹ Latinh, khu vực mà Trung Quốc đang tăng cường đầu tư, còn là một địa bàn tranh giành ảnh hưởng ngoại giao giữa Đài Bắc và Bắc Kinh từ khi nội chiến kết thúc ở Trung Quốc năm 1949.
Minh Anh
Đài Loan lại lên tiếng bày tỏ sự bất bình và phản đối mạnh mẽ việc WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) và Văn phòng Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO (WPRO), gắn số ca nhiễm Covid-19 ở Đài Loan vào "Trung Quốc" trong Báo cáo mới nhất của WHO về diễn biến Covid-19 trên thế giới.
Trong bài phát biểu nhậm chức nhiệm kỳ hai hôm 20/5, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố không chấp nhận nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" của Trung Quốc.
Ngoài việc phản đối trực tiếp, Bộ Ngoại giao Đài Loan còn yêu cầu Văn phòng Đại diện Đài Loan tại hai nơi : Geneva và Philippines -tiếp tục làm việc với WHO và WPRO để phản kháng, đòi WHO và WPRO phải đính chính, vì WHO chỉ nên tuân thủ các tiêu chuẩn liên quan tới y tế quốc tế và điều phối việchợp tác phòng chống dịch bệnh trên toàn thế giới.
Theo Đài Loan, WHO phải biết từ chối áp lực chính trị không chính đáng chứ không phải phối hợp với "nguyên tắc Một Trung Quốc" do Trung Quốc hư cấu. Việc đưa các số liệu thống kê về tình hình dịch bệnh tại Đài Loan vào mục Trung Quốc, không chỉ mâu thuẫn với sự thật là hai bờ eo biển không thuộc về nhau, mà còn khiến các quốc gia khác nhận định sai lệch về tình hình phân bố dịch bệnh.
Bà Âu Giang An – Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan, thay mặt Đài Loan :Nghiêm khắc nhắc lại, Đài Loan không phải là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chỉ có chính phủ Đài Loan được bầu cử dân chủ mới có thể đại diện cho người dân Đài Loan trên trường quốc tế. Việc WHO xem chính trị hơn cả chuyên môn không những gây tổn hại đến quyền được chăm sóc sức khỏe của 23,5 triệu dân Đài Loan, mà còn không giúp ích cho hợp tác toàn cầu nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Ghi Đài Loan vào mục "Trung Quốc" là sai lầm nghiêm trọng và WHO cần phải đính chính ngay.
***
Với dân số khoảng 1/4 dân số Việt Nam, diện tích khoảng 1/10 diện tích Việt Nam (tròm trèm 36.000 cây số vuông), bị Trung Quốc cô lập trong bang giao quốc tế bằng chính sách "Một Trung Quốc", bị tước tư cách một quốc gia độc lập suốt từ 1971 đến nay, song Đài Loan chưa bao giờ khuất phục Trung Quốc, đồng thời luôn tìm đủ mọi cách để khẳng định tư thế riêng, hoàn toàn độc lập với Trung Quốc, khiến Trung Quốc thường xuyên "mất ăn, mất ngủ" vì Đài Loan có thể làm chính sách "Một Trung Quốc" tan tành.
Đó cũng là lý do ngày 28 vừa qua, Trung Quốc nâng mức độ cảnh cáo Đài Loan. Ông Ngô Khiêm – Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nhắn với với Đài Loan qua một cuộc họp báo rằng :Đùa với lửa sẽ bị phỏng ! Độc lập đồng nghĩa với chiến tranh(2) ! Đài Loan lập tức hồi đáp : Trung Quốc nên suy nghĩ cẩn thận. Đừng xem thường quyết tâm của Đài Loan trong việc bảo vệ chủ quyền cũng như duy trì tự do và dân chủ.Ngày hôm sau – 29 tháng 1, Bộ Ngọai giao Đài Loan tiếp tục chỉ trích WHO như vừa kể
***
Cũng là láng giềng của Trung Quốc như Đài Loan, cũng phải đối diện với các yêu sách vô lối của Trung Quốc về chủ quyền như Đài Loan nhưng Việt Nam hành xử rất khác. Sự khác biệt trong quan hệ với Trung Quốc giữa Việt Nam và Đài Loan, có thể do Đài Loan không có tổ chức chính trị nào trở thành đảng cầm quyền nhờ được Trung Quốc hậu thuẫn "thống nhất đất nước", thành ra không cần thường xuyên bày tỏ sự "biết ơn" vô điều kiện đối với "sự giúp đỡ quý báu" của Trung Quốc (3).
Cũng có thể vì Đài Loan không có đảng cầm quyền nào đinh ninh : Bất kể thế nào thì Trung Quốc vẫn là… "người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn ở ngay bên cạnh, sẵn sàng hỗ trợ để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội" (4), Đài Loan cũng không có lãnh đạo đảng nào tự hào đã sáng suốt giữ cho quan hệ Việt – Trung… ổn định vì :Nếu để xảy ra đụng độ thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội đảng được không(5) ?...
***
Hai ngày nữa (1/2/2021), Luật Hải cảnh mới mà Quốc hội Trung Quốc đã bỏ phiếu thông qua và Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc đã ký ban hành sẽ có hiệu lực thực thi. Theo đó, cảnh sát biển Trung Quốc có quyền kiểm tra, ngăn chặn tất cả các phương tiện hàng hải qua lại những vùng biển mà Trung Quốc bảo là của Trung Quốc, có quyền sử dụng tất cả các loại vũ khí để tiêu diệt tàu, thuyền ngoại quốc, cũng như phá bỏ các công trình xây dựng trên vùng biển của Trung Quốc.
Cho dù có tới 80% diện tích biển Đông của Việt Nam từng bị Trung Quốc vơ vào và sẽ bị chi phối bởi Luật Hải cảnh mới nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của Việt Nam vẫn chưa nói gì. Nếu vào Google, dùng các từ khóa bằng tiếng Việt như "luật hải cảnh mới+phản đối" để tìm xem Việt Nam phản ứng thế nào trước Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc thì chỉ thấy hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam loan tin : Philippines đã phản đối (6), Indonesia đã phản đối (7).
Trước, trong, cũng như sau khi Luật Hải cảnh mới thành hình, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của Việt Nam từ trung ương đến địa phương chỉ dốc sức để đại hội đảng các cấp và nay là đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 thành công tốt đẹp ! Nếu sòng phẳng thì phải kể thêm, cũng có đại biểu tham dự đại hội 13 nhắc đến biển Đông, nhắc đến chủ quyền, xem thực trạng biển Đông là một trong những thách thức lớn vì và chỉ vì khó… giữ vững uy tín của đảng, chế độ trước nhân dân(8).
Trân Văn
Nguồn : VOA, 31/01/2021
Chú thích
(1) https://vn.taiwantoday.tw/news.php?unit=458&post=193403&unitname=Chính-trị&postname=Bộ-Ngoại-giao-Trung-Hoa-Dân-Quốc-%28%Đài-Loan%29-phản-đối-mạnh-mẽ-việc-WHO-xếp-Đài-Loan-vào-phạm-vi-Trung-Quốc-khi-cập-nhật-tình-hình-Covid-19
(4) http://tuoitre.vn/khong-ai-quen-loi-ich-quoc-gia-dan-toc-527794.htm
Tổng thống Đài Loan kêu gọi 'đối thoại có ý nghĩa' với Trung Quốc
VOA, 10/10/2020
Đài Loan muốn có "đối thoại có ý nghĩa" với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, Tổng thống Thái Anh Văn nói ngày thứ Bảy, tỏ ý muốn làm hòa giữa lúc căng thẳng quân sự gia tăng với Bắc Kinh, nước tuyên bố hòn đảo này là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu trong lễ Quốc khánh trước Phủ Tổng thống ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 10/10/2020
Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động không quân gần đảo Đài Loan dân chủ trong những tuần qua, bao gồm băng qua trung tuyến nhạy cảm ở Eo biển Đài Loan vốn thường được coi là vùng đệm không chính thức.
Trung Quốc nói họ đang đáp trả "sự thông đồng" giữa Washington và Đài Bắc, tức giận về sự ủng hộ ngày càng tăng của Mỹ dành cho hòn đảo tự trị này. Bắc Kinh coi sự ủng hộ này là tiền đề cho việc Đài Loan tuyên bố độc lập chính thức, một lằn ranh đỏ đối với Trung Quốc.
Phát biểu tại lễ Quốc khánh, bà Thái mô tả tình hình ở Eo biển Đài Loan là "khá căng thẳng". Điều này, cùng với các tranh chấp ở Biển Đông, xung đột biên giới Trung Quốc - Ấn Độ và việc Trung Quốc đàn áp Hong Kong, cho thấy nền dân chủ và hòa bình trong khu vực đang đối mặt với những thách thức lớn, bà nói.
Nếu Bắc Kinh có thể chú ý đến tiếng nói của Đài Loan và cùng nhau tạo điều kiện cho hòa giải và đối thoại hòa bình, căng thẳng trong khu vực chắc chắn có thể được giải quyết, bà nói thêm.
"Miễn là nhà chức trách Bắc Kinh sẵn sàng hóa giải hiềm khích và cải thiện quan hệ xuyên eo biển, trong khi sự bình đẳng và phẩm giá được duy trì, chúng tôi sẵn sàng làm việc cùng nhau để tạo điều kiện cho đối thoại có ý nghĩa".
Nhưng Trung Quốc, nước đã cắt đứt các cơ chế đàm phán chính thức vào năm 2016 sau khi bà nhậm chức lần đầu tiên, ngày thứ Bảy nói Đài Loan tiếp tục theo đuổi độc lập và vẫn giữ tư tưởng đối đầu.
Bà Thái nói bà cam kết duy trì sự ổn định ở Eo biển Đài Loan, nhưng đây là trách nhiệm của cả hai bên.
Tuy nhiên, bà vẫn coi việc củng cố các lực lượng vũ trang của Đài Loan là ưu tiên hàng đầu và cho biết bà sẽ tiếp tục thúc đẩy điều này, giữ vững nguyên tắc không tìm kiếm chiến tranh mà cũng không sợ chiến tranh.
"Cam kết của chúng tôi đối với chủ quyền và các giá trị dân chủ của chúng tôi sẽ không thay đổi, nhưng chúng tôi cũng sẽ duy trì tính linh hoạt chiến lược và ứng biến trước những thay đổi", bà nói mà không giải thích rõ hơn.
Mỹ đang thúc đẩy Đài Loan hiện đại hóa quân đội để họ có thể trở thành "con nhím" khó bị Trung Quốc tấn công. Washington, giống như hầu hết các quốc gia, không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc, mặc dù là nước ủng hộ Đài Loan mạnh mẽ nhất trên trường quốc tế.
"Những bài phát biểu này tiếp tục tư duy đối đầu và thù địch, cổ xúy những phát ngôn ‘độc lập’, và tìm cách kết nối với các thế lực bên ngoài", Chu Phụng Liên, phát ngôn viên của Văn phòng Sự vụ Đài Loan ở Bắc Kinh, nói.
"Độc lập của Đài Loan là ngõ cụt, trong khi đối đầu sẽ chẳng đi đến đâu", bà Chu cảnh báo, đồng thời thúc giục Đảng Dân Tiến của bà Thái kiềm chế để không đi sâu hơn vào "con đường sai trái".
Theo Reuters
**********************
RFI, 10/10/2020
Hôm 10/10/2020 trong bài phát biểu nhân ngày Quốc Khánh Đài Loan, tổng thống Thái Anh Văn kêu gọi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình làm giảm căng thẳng quân sự và giữ lời hứa "không tìm kiếm bá quyền" trong bối cảnh nhiều tháng qua Bắc Kinh gia tăng điều phi cơ chiến đấu xâm nhập không phận Đài Loan.
Tổng thống Thái Anh Văn khẳng định Đài Bắc cam kết duy trì sự ổn định thường xuyên ở eo biển Đài Loan nhưng bà nhấn mạnh đó không phải là điều Đài Bắc có thể gánh vác một mình mà đó phải là trách nhiệm của cả Đài Loan và Trung Quốc. Bà Thái Anh Văn cam kết Đài Loan "sẽ không hành động hấp tấp" và tìm cách giảm nguy cơ xung đột căng thẳng, tạo điều kiện "đối thoại hòa bình" với hy vọng Bắc Kinh có thiện chí.
Tổng thống Đài Loan cho rằng bài phát biểu gần đây của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc mang lại cho người Đài Loan một số hy vọng, khi ông Tập đã phát biểu rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm bá quyền, bành trướng hoặc phạm vi ảnh hưởng. Hiện giờ Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra bình luận về phát biểu của lãnh đạo Đài Loan.
Trong thời gian qua, quân đội Trung Quốc đã gia tăng sức ép với Đài Loan, điều máy bay chiến đấu vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan với tần suất cao chưa từng có và đôi khi còn vượt "đường trung tuyến" ở eo biển Đài Loan. Theo Reuters, bộ Quốc phòng Đài Bắc cho biết hôm qua là lần thứ 7 trong tháng và là lần thứ tư liên tiếp trong tuần máy bay phản lực của Trung Quốc đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.
Còn tại Hồng Kông, cảnh sát đặc khu hành chính hôm qua 09/10/2020 bắt giữ 9 người về tội trợ giúp 12 nhà tranh đấu dân chủ bỏ trốn sang Đài Loan bằng tàu thủy.
Thùy Dương
Ngày 10/08/2020, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đã tiếp bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar, chính thức mở đầu cho chuyến công du ba ngày của một quan chức Mỹ cao cấp nhất từ năm 1979.
Theo AFP, trong cuộc hội đàm, bộ trưởng Y tế Mỹ đã đánh giá biện pháp chống dịch Covid-19 của Đài Loan không những "là một trong những biện pháp hiệu quả nhất thế giới", mà còn thể hiện rõ "tính minh bạch, dân chủ của xã hội và văn hóa Đài Loan".
Tường trình của thông tín viên RFI Adrien Simorre tại Đài Bắc :
"Về mặt chính thức, bộ trưởng Alex Azar đến Đài Bắc để tìm hiểu thành công về chống dịch Covid-19 của Đài Loan. Dù nằm sát Trung Quốc, Đài Loan chỉ có khoảng 7 người chết vì virus corona và không có bất kỳ ca nhiễm nào mới từ ba tháng nay.
Nhưng thực ra chuyến thăm này của một quan chức cao cấp Mỹ là một thông điệp mạnh gửi đến Trung Quốc. Bắc Kinh dứt khoát cấm tất cả các đồng minh ngoại giao gặp gỡ chính thức với các thành viên của chính phủ Đài Loan, mà Trung Quốc không công nhận và luôn coi đó là chính quyền ly khai.
Chính quyền tổng thống Trump đã phớt lờ những lời đe dọa đó khi cử bộ trưởng Y tế Alex Azar đến Đài Loan. Ông Azar đã tiếp xúc với nhiều bộ trưởng Đài Loan và đặc biệt là đã hội kiến tổng thống Thái Anh Văn.
Từ đầu mùa dịch, sự ủng hộ của chính quyền Trump đối với Đài Loan đã gia tăng đáng kể. Nếu như một số người cho rằng chuyến thăm của bộ trưởng Y tế Mỹ là một lời chế nhạo Trung Quốc, thì đối với Đài Loan, đây là một bước có tính chất quyết định trong mục tiêu bình thường hóa quan hệ giữa hòn đảo này với cộng đồng quốc tế".
Thu Hằng
**********************
Trung Quốc liên tục tập trận để cảnh báo các hoạt động của Mỹ ở Đài Loan và Biển Đông (RFA, 09/08/2020)
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng cộng sản Trung Quốc hôm 9/8 cho biết quân đội Trung Quốc trong các tuần qua và các tuần tới đã và sẽ liên tục có các cuộc tập trận đổ bộ và trên biển nhằm cho thấy sự quyết tâm và khả năng của quân đội nước này, và cảnh báo Mỹ không nên có những hành động nguy hiểm gần Đài Loan và ở Biển Đông.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cùng hạm đội tàu đang diễn tập ở Biển Đông hồi tháng 12/2016 - Reuters
Hoàn Câu Thời Báo trích thông tin từ Truyền hinh Trung ương Trung Quốc cho biết Bộ binh Trung Quốc đóng ở tỉnh Quảng Đông mới đây đã thực hiện một cuộc tấn công trên bờ biển, giả định một sự đối đầu giữa bên tấn công và bên phòng vệ ở tỉnh Hải Nam.
Theo đó, một lữ đoàn đã lên một tàu đổ bộ vào chiều tối, ra khơi và đêm và đến tiền tuyến vào sáng sớm hôm sau. Với sự trợ giúp của pháo đạn thật từ nhiều hệ thống phóng tên lửa, lực lượng đổ bộ đã chiếm được bờ biển.
Thuỷ quân lục chiến của quân đội Trung Quốc mới đây cũng đã tập trận ở Quảng Đông, có sử dụng các thiết bị lưỡng cư và tàu tấn công.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, từ ngày 16 đến 17 tháng 8, hai cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển sẽ được thực hiện ở tỉnh Chiết Giang.
Những cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc diễn ra vào lúc có những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh vấn đề Đài Loan, biển Hoa Đông và Biển Đông.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, hôm 8/8, tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ đã xuất hiện ở biển Hoa Đông, trong khi một máy bay P-8A săn tàu ngầm của Mỹ được phá hiện đang thu thập thông tin ở khu vực eo biển Đài Loan.
Cũng theo Hoàn Cầu Thời Báo, tỏng vòng nửa năm qua, Hoa Kỳ dưa máy bay đến khu vực Biển Đông hơn 2.000 lần.
Từ ngày 17 đến 31 tháng 8 tới đây, Hoa Kỳ và các nước sẽ có cuộc tập trận thường niên mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC).
********************
Bất chấp phản ứng phẫn nộ của Bắc Kinh từ nhiều ngày nay, bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar đến Đài Bắc vào ngày 08/08/2020. Đây là chuyến thăm viếng dầu tiên của một bộ trưởng Mỹ từ nhiều chục năm nay tại hải đảo mà Trung Quốc không loại trừ khả năng "thống nhất" bằng quân sự.
Theo hãng Blomberg, bộ trưởng Y tế và Xã Hội của chính phủ Donald Trump đã đặt chân đến Đài Loan vào hôm nạy. Theo chương trình, ông sẽ lần lượt tiếp xúc với đồng sư và ngoại trưởng Đài Loan.
Nội dung của chuyến thăm viếng này, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, là thảo luận về các biện pháp chống dich và cung cấp thêm cho Đài Loan các phương tiện y tế, theo thông báo của bộ Y tế Mỹ.
Bị Trung Quốc cô lập trong Tổ Chức Y tế Thế Giới, Đài Loan một mình đương đầu với siêu vi corona với kết quả ngoạn mục. Bộ trưởng Y tế Alex Azar không quên nhấn mạnh đến điều mà ông gọi là "quan điểm chung" : "Một chế độ dân chủ và tự do là mô hình bảo vệ sức khỏe hiệu nghiệm nhất".
Giới chuyên gia xem chuyến viếng thăm của bộ trưởng Y tế trong chính phủ Donald Trump là một tín hiệu khuyến cáo Bẵc Kinh trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung ngày căng thẳng từ kinh tế, thuơng mại, cho đến Covid-19 và Biển Động.
Trong bối cảnh này, theo bản tin NewsWeek hôm nay, hình ảnh vệ tinh xác nhận Trung Quốc tập trung nhiều xe lội nước đổ bộ và các dàn tên lửa PCL 191 về bờ biển đối diện với Đài Loan.
Trong khi đó, đảo Đông Sa của Đài Loan đã được tăng cường 200 thủy quân lục chiến đề phòng Trung Quốc ra tay bất ngờ biến cuộc tập trận đổ bộ thành tấn công quân sự.
Tú Anh
*************************
Bộ trưởng Y tế Mỹ tới Đài Loan (VOA, 09/08/2020)
Bộ trưởng Y tế và các dịch vụ nhân sinh Alex Azar tới Đài Loan hôm 9/8, trở thành quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ thăm hòn đảo này trong vòng bốn thập kỷ, theo Reuters.
Bộ trưởng Y tế và các dịch vụ nhân sinh Alex Azar vẫy chào khi tới sân bay Đài Loan.
Hãng tin Anh đưa rằng Trung Quốc đã lên án chuyến thăm này, gây thêm căng thẳng cho mối quan hệ Mỹ - Trung.
Ông Azar tới sân bay Songshan trên chiếc máy bay của chính phủ Mỹ vào cuối giờ chiều ngày 9/8. Tới đón ông Azar là đại diện ngoại giao Mỹ ở Đài Loan Brent Christensen và Thứ trưởng Ngoại giao Đài Loan Tien Chung-kwang.
Reuters đưa tin, theo quy định về Covid-19, các quan chức không bắt tay nhau và phải đeo khẩu trang, kể cả ông Azar.
Tin cho hay, ông Azar tới Đài Loan để tăng cường hợp tác kinh tế và y tế cộng đồng cũng như hỗ trợ vai trò quốc tế của Đài Loan trong cuộc chiến chống Covid-19.
Vào ngày 10/8, ông sẽ ký biên bản ghi nhớ về hợp tác y tế với chính phủ Đài Loan và tới thăm Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh. Bộ trưởng Mỹ cũng dự kiến sẽ gặp Tổng thống Thái Anh Văn.
Ông Azar và phái đoàn đã phải xét nghiệm virus Corona trước khi đặt chân tới Đài Loan.
Họ cũng sẽ phải đeo khẩu trang trong suốt chuyến thăm và thực hiện việc giãn cách xã hội.
Thái Anh Văn - Tập Cận Bình : Hiệp thứ hai bắt đầu
Sống chung với siêu vi Covid-19, và tình hình eo biển Đài Loan trong nhiệm kỳ hai của tổng thống Thái Anh Văn, vẫn là những chủ đề được bình luận rộng rãi trên báo Pháp ngày 22/05/2020.
Tập Cận Bình - Thái Anh Văn : Hiệp thứ hai bắt đầu
Theo Le Monde, trên đỉnh cao uy tín, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nhậm chức nhiệm kỳ hai. Tái đắc cử với 57%, năm tháng sau, tỷ lệ ủng hộ đường lối của bà lên đến 73%. Trong thời gian đó, Hải quân và Không quân Trung Quốc xâm phạm hàng chục lần không phận và hải phận Đài Loan như muốn biểu dương sức mạnh sẵn sàng "thống nhất bằng vũ lực".
Trong diễn văn nhậm chức hôm 20/05/2020, tổng thống Thái Anh Văn nhấn mạnh đến bốn nguyên tắc trong quan hệ với Hoa lục : hòa bình, có đi có lại, dân chủ và đối thoại.
Bà không một lời nhắc đến nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" của Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình. Bà cũng không nói đến viễn ảnh "tuyên bố độc lập" vì biết rõ Trung Quốc xem đó là lời khiêu chiến nhưng nhấn mạnh là Bắc Kinh phải chấp nhận "nguyên trạng hòa bình và ổn định" trong quan hệ hai bờ eo biển.
Một kết quả thăm dò ý kiến cho thấy 70% dân Đài Loan cảm nhận họ có bản sắc Đài Loan, 2,7% nghĩ họ là người Trung Quốc, 25% còn lại thì "nửa này nửa kia".
Được lòng dân, chính quyền đảng Dân Tiến của tổng thống còn chứng tỏ hiệu năng về y tế cộng đồng, quản lý đại dịch, ngăn chận siêu vi từ Vũ Hán. Nhờ đó, Thái Anh Văn bắt đầu nhiệm kỳ hai trong thế thuận lợi.
Về đối ngoại, bà phải đạt được một thế quân bình giữa một bên là người dân Đài Loan, ngày càng gắn bó với bản sắc dân tộc Đài Loan, hoàn toàn khác với Trung Quốc, và bên kia là thực tế tương quan lực lượng trên trường quốc tế, buộc bà phải kín đáo.
Trong mối tương quan này, Trung Quốc vượt trội về quân sự nhưng Đài Loan cũng có hệ thống phòng thủ vững chắc. Chuyên gia địa chiến lược Mathieu Duchâtel cho rằng dù sao, an ninh của Đài Loan ngày càng dựa lên đồng minh Hoa Kỳ.
Tuy vậy, cho dù Bắc Kinh lớn tiếng đe dọa, hầu hết chuyên gia Tây phương đều cho rằng xác suất Trung Quốc đánh Đài Loan thật rất thấp. Bởi vì chiến cuộc sẽ lan rộng và làm hại cho hình ảnh của Trung Quốc trong mắt của thế giới. Trong nỗ lực hội nhập trở lại Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết đã được 29 nước hậu thuẫn trong đó có Mỹ, Canada, Nhật, Úc, New Zealand.
Trung Quốc và Đài Loan
Tờ báo kinh tế Pháp Les Echos chú ý đến sự kiện Quốc hội Trung Quốc khai mạc khóa thường niên bị dời lại từ tháng Ba vì đại dịch, và ghi nhận viêc Bắc Kinh đạo diễn màn vực dậy kinh tế vào lúc guồng máy sản xuất được khởi động nhưng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu còn yếu.
Theo nhận định của Les Echos, Trung Quốc bị thế giới lên án nhưng trong nước, uy tín Tập Cận Bình được củng cố. Đối với Đảng cộng sản Trung Quốc, hai thách thức lớn nhất bây giờ là khủng hoảng kinh tế và xã hội.
Trong bối cảnh này, Bắc Kinh chuẩn bị tấn công vào quy chế tự trị của Hồng Kông. Còn tại Đài Loan, tổng thống Thái Anh Văn "từ khước" nhận lệnh của Bắc Kinh, Les Echos có cùng nhận định với các đồng nghiệp.
Covid-19 tại Pháp : Dân tin người thân hơn Nhà nước ?
Phải chăng do nghe cải chính mãi nên nhàm ? Dân Pháp tin người thân hơn Nhà nước ? Hiệp hội DataCovid và viện thăm dò Ipsos thực hiện đợt khảo sát ý kiến công luận lần thứ năm từ khi đại dịch siêu vi corona chủng mới xuất hiện. Theo Le Monde, kết quả rất bất ngờ. Thành phần bị mất điểm nhiều nhất so với lần trước là chính phủ, truyền thông và đặc biêt là mạng xã hội.
Trên thang điểm uy tín từ 1 đến 10 thì lời nói của chính phủ đuọc chấm có 4 điểm. Điểm tin cậy ở truyền thông cũng không khá hơn, còn mạng xã hội thì rất thấp, chỉ có 2,7 điểm. Đa số dân Pháp tin vào thông tin từ những người mà họ thân thiết với 5,6 điểm, chỉ thấp hơn giới chuyên gia siêu vi học, dịch tể học 0,1 điểm.
Thái độ của dân Pháp đối với mối đe dọa siêu vi cũng thay đổi dần. Tỷ lệ lo âu từ 74% xuống còn 65%. Điều này mang ý nghĩa là đa số người dân, sau hai tháng sống phong tỏa, luôn ở trong tình trạng đề cao cảnh giác, nay như muốn quên đi để tìm lại lối sống bình thường.
Trong xu hướng này, ý muốn đề cao cảnh giác, giữ khoảng cách an toàn tối thiểu một mét cũng giảm đến 5 điểm, từ 68% xuống 63%.
Một trong những hệ quả lý thú của biện pháp phong tỏa phải làm việc từ nhà, theo phần đông, là thời gian làm việc thật sự ít đi, có ngày chỉ làm có hơn 5 tiếng đồng hồ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thích. Trên trang nhất, Le Monde giới thiệu một số nghề nghiệp độc lập tiêu biểu bị khủng hoảng siêu vi làm cho thất nghiệp : Chuyên viên thẩm mỹ viện, văn phòng luật sư, tài xế taxi... gần như khánh tận.
Vì làm nghề độc lập, họ không có quyền lãnh tiền thất nghiệp, phải sống bằng tiền tiết kiệm trong ba tháng ngưng trệ. Tuy nhiên, không ít nạn nhân bất đắc dĩ của Covid-19, do yêu nghề, vẫn giữ được tinh thần lạc quan, nhất định vượt qua thách thức và tiếp tục làm chủ.
Bầu cử tổng thống Mỹ và thông số Obama
Bước qua nước Mỹ mùa bầu cử : Thái độ thù nghịch giữa Donald Trump và người tiền nhiệm Barack Obama đè nặng lên cuộc tranh cử, theo nhận định của Le Monde.
Khi thẳng tay đả kích cựu tổng thống Barack Obama và đảng Dân chủ, tổng thống Donald Trump làm nức lòng thành phần cử tri nòng cốt của ông. Tuy nhiên, một số thượng nghị sĩ trong phe Cộng hòa không ủng hộ những lòi lẽ thái quá của chủ nhân Nhà Trắng. Bởi vì, công kích người tiền nhiệm là bất tài trong lúc kinh tế Mỹ lao dốc, đại dịch không biết bao giờ hết, phong tỏa kéo dài... sẽ làm lung lay tinh thần của thành phần cử tri thuộc xu hướng độc lập và cánh trung.
Đả kích Obama cũng sẽ động viên thành phần cử tri Mỹ gốc Châu Phi tức giận đi bầu đông đảo cho Joe Biden. Bởi vì thành phần cử tri da đen này rất nhiệt tình ủng hộ vị tổng thống da đen đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc.
Tây Tạng vẫn bị đàn áp
Liên quan đến Tây Tạng, 25 năm sau khi bắt cóc Ban Thiền Lạt Ma, nhân vật số hai lãnh đạo tinh thần xứ Phật Tây Tạng lúc mới 6 tuổi, Bắc Kinh mới tiết lộ một thông tin dưới sức ép của Washington.
Libération trở lại vụ việc với một bài báo dài về chính sách trấn áp chính trị, không cho Đạt Lai Lạt Ma có người kế vị, bắt cóc Ban Thiền của Tây Tạng và chỉ định một cậu bé khác làm Ban Thiền.
Ban Thiền của Tây Tạng vẫn còn sống, năm nay 31 tuổi, cư ngụ đâu đó tại Bắc Kinh cùng với gia đình và "không muốn bi ai quấy rầy", theo cách trả lời của Trung Quốc.
Bài học đau thương qua đại dịch Covid-19
Cuối cùng, nhật báo công giáo La Croix mời độc giả suy ngẫm "Bài học đau thương qua đại dịch Covid-19". Người già trong các viện dưỡng lão của Pháp có được bảo vệ tốt hay không ? Sau hai tháng phong tỏa, cuộc tái ngộ với thân nhân trong niềm vui không trọn vẹn. Tại Vũ Hán, một tháng sau khi hết phong tỏa, người dân dường như vượt qua được đại dịch. Tuy nhiên, dáng vẻ bình thường bên ngoài che giấu những vết thương sâu thẳm bên trong nhưng không dám nói bởi vì bị chế độ kiểm soát gắt gao.
Đại dịch chậm lại
Để kết thúc, La Croix và Les Echos cho biết là trừ Châu Mỹ La Tinh, Nga và Nam Phi, nơi siêu vi còn trong tình trạng lây nhiễm mạnh và chưa đến đỉnh, các vùng khác đều ghi nhận vận tốc đại dịch Covid-19 chậm lại như đã hụt hơi. Theo đà này, một số người dự báo trong một tháng nữa, đại dịch sẽ "ngừng lại". Thận trọng.
Tú Anh
Thái Anh Văn, tấm gương khó soi cho Đảng
Cánh Cò, RFA, 20/05/2020
Hôm 20/5 bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan lần thứ hai. Hình ảnh buổi lễ nhậm chức được phát đi trên khắp thế giới và không ít người Việt Nam ngậm ngùi theo dõi, trong cũng như ngoài nước. Ngậm ngùi vì dân tộc nhu nhược bị cai trị bởi một tập đoàn vô tri với đất nước con người Việt Nam so với Đài Loan, một đảo quốc nhỏ hơn nhưng dũng khí không bao giờ thiếu trước một con thú dữ sát nách luôn hầm hè xé nát nó bất cứ lúc nào.
Hôm 20/5 bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan lần thứ hai.
Người dân Đài Loan không phải ai cũng dũng cảm nhưng ít ra họ có được một Tổng thống không hề sợ hãi đó là bà Thái Anh Văn. Người phụ nữ này đã chứng mình cho cả thế giới thấy rằng Trung Quốc tuy mạnh bạo cả hai phương diện kinh tế và quân sự nhưng với niềm tin sắt đá vào tính độc lập tự cường của người dân Đài Loan, bà Thái Anh Văn chấp nhận đứng trên tuyến đầu lãnh đạo toàn dân đảo quốc quyết tiến đến mục tiêu độc lập không cần công bố.
Bốn năm cầm quyền của bà đã chứng minh rằng một lãnh đạo tốt sẽ dẫn dắt đất nước tiến về phía trước một cách vững vàng và mạnh mẽ. Trước sự đe dọa bằng vũ lực của Bắc Kinh qua nhiều chục năm chưa có một tổng thống nào của xứ Đài lại khôn ngoan và mạnh mẽ như bà.
Đối ngoại, bà khéo léo làm cho nước Mỹ chấp nhận sự hiện hữu của một Đài Loan tách rời với Trung Quốc điều mà trước đây không một tổng thống Mỹ nào chấp nhận. Bà âm thầm thuyết phục nước Mỹ bằng cá tính mạnh mẽ, lời lẽ khôn ngoan đúng mực và nhẹ nhàng chứng minh đất nước Đài Loan xứng đáng được công nhận như bất cứ một quốc gia nào bởi vì nó có đầy đủ mọi yếu tố chính danh của một quốc gia độc lập. Bà không lùi bước trước sự bao vây của Trung Quốc trên mặt trận ngoại giao để cuối cùng trong buổi lễ nhậm chức lần thứ hai này rất nhiều quốc gia trước đây dè chừng với Trung Quốc cũng công khai chúc mừng. Thành tựu này không phải do đồng tiền mà có, nó được tính toán và vận hành bằng chính sách thông minh nhưng trên hết bằng niềm tin chính nghĩa sẽ thắng.
Đối nội, thông qua trận dịch Covid-19, bà đã cùng với Bộ trưởng y tế phúc lợi Trần Thời Trung đưa ra những giải pháp hợp lý và nhanh chóng ngăn chặn ngay từ đầu cơn dịch thế kỷ này khiến cho cả thế giới phải nhìn lại cách mà WHO ứng phó với đảo quốc này theo chỉ thị của Trung Quốc. Theo một báo cáo công bố hồi tháng 1 năm 2020, Đại học John Hopkins của Mỹ cho rằng Đài Loan sẽ gặp nguy cơ lớn vì nằm gần và qua lại nhiều với Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên Đài Loan đã làm cho thế giới kinh ngạc vì những chính sách hiệu quả của họ. Từ những kinh nghiệm đối phó với dịch SARS trước đây, Đài Loan đã theo dõi và ý thức về sự nguy hiểm của con virus Corona. Ngay khi Trung Quốc vừa chớm có tin về virus Corona, Đài Loan ngay lập tức đóng cửa biên giới, dứt khoát không cho người từ Trung Quốc nhập cảnh, kiểm soát chặt chẽ ở biên giới, không cho du thuyền cặp bến, phạt nặng người dân không tuân lệnh cách ly.
Bên cạnh đó, với những nhà máy hiện đại sẵn có, Đài Loan đã sản xuất một lượng lớn khẩu trang dùng trong bệnh viện cũng như cho người dân, những máy trợ thở, các dụng cụ y tế khác được sản xuất nhanh chóng. Đài Loan đã làm thế giới kinh ngạc khi trao tặng hàng triệu khẩu trang, vật tư y tế cho nhiều nước mà không cần khoe khoang cử chỉ nhân đạo của mình. Khác với Trung Quốc lợi dụng tình hình khó khăn của thế giới tung ra bán hàng trăm triệu khẩu trang không hợp quy chuẩn để gặp sự khinh bỉ của những nước trước đây từng có cảm tình vì đồng tiền của Trung Quốc.
Từ hành động nhân bản này, Hoa Kỳ đã yêu cầu tổ chức WHO chấp nhận mời Đài Loan tham dự tổ chức này như một quan sát viên thay vì không cho đảo quốc có bất cứ tư cách nào như yêu cầu của Trung Quốc. EU hầu như hoàn toàn đồng thuận với ý kiến của Mỹ và áp lực lên WHO ngày càng mạnh mẽ hơn. Những thành công này của Đài Loan sẽ không lớn lao như thế nếu thiếu một tổng thống nhiều viễn kiến như bà Thái Anh Văn.
Hình ảnh tốt đẹp của bà Thái Anh Văn đối với dân chúng nhiều nước Tây phương tuy làm cho họ cảm tình nhưng chưa đủ để họ cảm phục, bởi hầu hết dân chúng các nước Tây phương chưa hiểu được dã tâm của Trung Quốc cùng những đòn phép thâm độc mà Bắc Kinh luôn sử dụng để áp đảo những quốc gia lân cận. Chỉ có người dân Việt Nam là hiểu biết Trung Quốc hơn bất cứ quốc gia nào nên cảm tình dành cho bà Thái Anh Văn ngày càng dâng cao đến mức độ có thể nâng người đàn bà này lên tầm nhân vật lịch sử.
Sự kính trọng bà Thái Anh Văn sâu đậm hơn nữa khi so sánh bà với dàn lãnh đạo hiện nay. Trong khi Đài Loan luôn là mục tiêu nhắm sẵn lúc nào cũng có thể bị tấn công, nhưng bà Thái Anh Văn dẫn dắt người dân của bà vượt qua sợ hãi để nói với thế giới rằng họ không chấp nhận sự áp đặt của Bắc Kinh. Trong khi đó Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền và chính phủ được mọi nước trên thế giới công nhận, lại từ bỏ tính chính danh của mình để cam tâm làm theo bất cứ thứ gì mà Trung Quốc đòi hỏi nhằm đổi lại Đảng cộng sản Việt Nam được an tâm tại vị.
Chỉ bao nhiêu thôi cũng đủ làm cho người dân Việt Nam cảm thấy bà Thái Anh Văn mới xứng đáng là một lãnh đạo đúng nghĩa đối với bất cứ quốc gia nào nằm gần với Trung Quốc.
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 20/05/2020 (canhco's blog)
*******************
Đài Loan : Thái Anh Văn bác mô hình "Một quốc gia, hai chế độ" của Bắc Kinh
Minh Anh, RFI, 20/05/2020
Ngày 20/05/2020, trong bài phát biểu tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai, nữ tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn tuyên bố Đài Loan không thể chấp nhận nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ". Chính quyền Bắc Kinh đe dọa "không dung thứ" cho bất kỳ hành động ly khai nào của Đài Bắc.
Tổng thống Thái Anh Văn phát biểu trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2, tại Nhà khách Đài Bắc, Đài Loan, ngày 20/05/2020 via Reuters - Taiwan Présidential Office
Trong lễ nhậm chức mở đầu nhiệm kỳ hai và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng, tổng thống Thái Anh Văn cho rằng mối quan hệ đôi bờ eo biển đang đi vào một bước ngoặt lịch sử. Bà nói : "Cả hai phía có bổn phận phải tìm ra một phương cách để cùng tồn tại lâu dài và ngăn chặn gia tăng đối kháng và các bất đồng".
Được 8,2 triệu cử tri ủng hộ, Thái Anh Văn tái đắc cử trong bối cảnh quan hệ Trung – Đài trở nên căng thẳng và làn sóng phản đối đòi dân chủ trỗi dậy mạnh mẽ ở Hồng Kông.
Vẫn theo bà Thái Anh Văn, người dân Đài Loan sẽ không chấp nhận đánh đổi "Hòa bình, Bình đẳng, Dân chủ và Đối thoại" cho nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ" mà Bắc Kinh đang sử dụng để thâu tóm Đài Loan và làm thay đổi nguyên trạng giữa đôi bờ eo biển.
Theo AFP, ngay sau bài phát biểu của nữ tổng thống đầu tiên ở Đài Loan, chính quyền Bắc Kinh đã có phản ứng mạnh mẽ. Phát ngôn viên Văn phòng Sự vụ tại Đài Loan, ông Mã Hiểu Quang (Ma Xiaoguang) cảnh báo Bắc Kinh không thay đổi lập trường, "có đủ quyết tâm, niềm tin và khả năng để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ". Hãng thông tấn Tân Hoa Xã lời lẽ cứng rắn hơn đe dọa "không bao giờ dung thứ cho bất kỳ hành động ly khai nào".
Năm nay 63 tuổi, bà Thái Anh Văn, "kẻ bất trị" trong nhãn quan của Bắc Kinh, cùng với đảng Dân Tiến luôn cho rằng Đài Loan là một quốc gia trên thực tế có chủ quyền. Quan điểm này đã làm cho quan hệ Đài Bắc – Bắc Kinh những năm gần đây trở nên căng thẳng.
Chính quyền Trung Quốc không ngừng gia tăng áp lực chính trị, quân sự cũng như là ngoại giao nhằm cô lập Đài Loan, mà ví dụ điển hình là trong cuộc họp đại hội đồng năm nay của Tổ chức Y tế Thế giới, Đài Loan đã không được mời. Dưới áp lực của Bắc Kinh, chính quyền Đài Loan cũng bị tước mất quy chế quan sát viên của tổ chức năm 2016.
Minh Anh
Nguồn : RFI, 20/05/2020
***************
Tổng thống Đài Loan nhậm chức, bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc
VOA, 20/05/2020
Đài Loan không thể chấp nhận trở thành một phần của Trung Quốc theo hình thức "một quốc gia, hai chế độ" và mạnh mẽ bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, Tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố hôm 20/5.
Tổng thống Thái Anh Văn.
Trung Quốc đáp trả với tuyên bố rằng "việc thống nhất" là điều không thể tránh khỏi và rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ chấp nhận Đài Loan độc lập.
Phát biểu sau khi nhậm chức nhiệm kỳ hai và cũng là cuối cùng, bà Thái nói rằng quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đã tới bước ngoặt lịch sử.
"Cả hai bên có trách nhiệm phải tìm cách cùng tồn tại trong thời gian dài và ngăn chặn sự gia tăng đối kháng và khác biệt", bà nói.
Bà Thái và Đảng Dân Tiến của bà giành thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội hồi tháng Một, với cam kết sẽ chống lại Bắc Kinh, vốn coi Đài Loan thuộc Trung Quốc và tuyên bố sẽ dùng vũ lực để kiểm soát Đài Bắc nếu cần.
"Nhân đây, tôi muốn nhắc lại các từ ‘hòa bình, ngang hàng, dân chủ và đối thoại’. Chúng tôi sẽ không chấp nhận việc chính quyền Bắc Kinh sử dụng ‘một quốc gia, hai chế độ’ để hạ cấp Đài Loan và làm tổn hại tới hiện trạng ở eo biển. Chúng tôi bác bỏ nguyên tắc này", bà Thái nói.
Trung Quốc sử dụng chính sách "một quốc gia, hai chế độ", vốn nhằm bảo đảm quyền tự chủ ở mức cao để quản lý Hong Kong sau khi nó được Anh trao trả cho Bắc Kinh năm 1997.
Trung Quốc cũng dùng nguyên tắc này đối với Đài Loan, dù tất cả các đảng lớn của Đài Loan bác bỏ chính sách này.
Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc đáp trả bà Thái, nói rằng Bắc Kinh giữ vững chính sách "một quốc gia, hai chế độ" và "sẽ không để khoảng trống nào cho các hoạt động ly khai [dẫn tới] độc lập của Đài Loan".
Văn phòng này nói tiếp rằng việc "thống nhất là điều không thể tránh khỏi, mang tính lịch sử trong tiến trình trẻ hóa Trung Quốc vĩ đại".
Trung Quốc coi bà Thái là một thành phần đòi ly khai và mưu tìm độc lập chính thức cho Đài Loan.
Bà Thái thì nói rằng Đài Loan là một quốc gia độc lập cũng như không muốn trở thành một phần của Trung Quốc và nằm dưới sự cai trị của Bắc Kinh.
Theo Reuters
***************
Trung Quốc-Đài Loan : Biết đánh không thắng, Bắc Kinh dùng chiến thuật vây thành
Tú Anh, RFI, 20/05/2020
Thứ Ba 20/05/2020, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai. Chính sách bàn tay thép của Bắc Kinh tại Hồng Kông làm dân Đài Loan khiếp đảm. Tháng Giêng năm nay, 57% cử tri hải đảo dồn phiếu cho nhà lãnh đạo bất khuất, một gáo nước lạnh cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Quân đội Đài Loan chờ đón tổng thống Thái Anh Văn tại căn cứ Tainan, miền nam Đài Loan ngày 09/04/2020. AFP/Archivos
Song song với đòn ngầm trả thù qua Tổ chức Y tế Thế giới, Bắc Kinh lại dọa dùng vũ lực đánh Đài Loan. Theo giới phân tích, Trung Quốc chưa thể ra tay.
Tuyên thệ và các hải vụ bình thường trong eo biển Đài Loan
Một tuần trước khi tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai, và trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, hải quân Mỹ cho khu trục hạm USS McCampell đi ngang eo biển Đài Loan, bất chấp thái độ giận dữ của Bắc Kinh. Từ đầu năm đến nay, đây là lần thứ sáu khu trục hạm Mỹ vào vùng và đối với USS McCampell thì đây là hải vụ thứ hai, mỗi khi chiến đấu cơ Hoa lục hù dọa hải đảo đồng minh.
Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, hải vụ "bình thường" này nhằm biểu dương quyết tâm của Hoa Kỳ luôn luôn ủng hộ nền dân chủ non trẻ trong giai đoạn nhạy cảm chính trị và quân sự. Trước đó hai hôm, Trung Quốc đưa máy bay trinh sát Y8 xâm nhập vùng nhân diện phòng không của Đài Loan.
Chiến thắng của bà Thái Anh Văn, đánh bại đối thủ Quốc Dân đảng, tái đắc cử vẻ vang, là một thất bại chính trị nặng nề của lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Chính sách bàn tay thép của Bắc Kinh tại Hồng Kông đã làm cho cử tri Đài Loan kinh hoàng. Tưởng tượng phải sống trong vòng tay kềm kẹp của chế độ Hoa lục theo tuyên truyền "vận mệnh tương quan", 57% cử tri đã chọn Thái Anh Văn và lý tưởng tự do dân chủ.
Hai thử thách, hai chiến thắng
Đại dịch siêu vi corona xảy đến, lúc đầu cũng làm Đài Loan khiếp vía. Nhưng chính quyền Thái Anh Văn trong hoàn cảnh đơn độc, đã nhanh chóng chận đứng vận tốc siêu vi, không cần phong tỏa hàng chục triệu dân như Trung Quốc.
Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc không ngừng cô lập Đài Loan và gây áp lực không cho Tổ chức Y tế Thế giới làm bổn phận của cơ quan Liên Hiệp Quốc khi thế giới bị đại dịch. Vì sao lời báo động của Đài Loan phát hiện ca "siêu vi truyền từ người sang người" gửi Tổ chức Y tế Thế giới ngày 31/12/2019 không được trả lời ? Một tuần sau, Tổ chức Y tế Thế giới, vẫn theo luận điểm trấn an của Trung Quốc, khẳng định "rủi ro rất nhỏ".
Chuyên gia Pháp Mathieu Duchâtel, viện nghiên cứu chiến lược Montaigne, nhận định : Qua đại dịch Covid-19, Đài Loan trở thành "bài toán nát óc" của Trung Quốc, "quy chế" từ trước đến nay của Hồng Kông.
Tổng thống Thái Anh Văn không bỏ lở cơ hội để tuyên cáo với thiên hạ : Đài Loan một mình "chiến thắng đại dịch đến từ Vũ Hán". Theo chương trình nghi lễ nhậm chức, bà Thái Anh Văn đọc diễn văn từ Dinh Tổng Thống, chỉ cách một địa điểm biểu tượng khác có 200 mét, đó là đài tưởng niệm thống chế Tưởng Giới Thạch. Năm 1949, trước đoàn quân chiến thắng của Mao, họ Tưởng và Quốc Dân đảng bỏ đại lục, rút ra hải đảo Đài Loan.
Bầu cử rồi đại dịch, chính trị rồi đến y tế, đó là hai thử thách chiến lược của bà Thái Anh Văn. Tổng thống Đài Loan chiến thắng cả hai mặt trận này. Trong khi đó, Quốc Dân đảng, trớ trêu thay, với lập trường thân Đảng cộng sản Trung Quốc, bị thua đậm phải giữ thái độ khiêm tốn. Thấy rõ dã tâm của Bắc Kinh, lãnh tụ Quốc Dân đảng ủng hộ chính phủ Thái Anh Văn, kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới cho Đài Loan tái hội nhập, ít nhất là trong quy chế quan sát viên.
Nhưng theo giới phân tích, không nên hy vọng Trung Quốc sẽ hòa hoãn. Trái lại, Bắc Kinh sẽ chọn thái độ cứng rắn hơn. Vì sao ?
Theo nhận định của chuyên gia Kesley Broderick, của Eurasia Group, do "Quốc Dân đảng bị mất ảnh hưởng ở Đài Loan, chế độ Bắc Kinh sẽ thay đổi chính sách, sẽ cứng rắn hơn, cách tiếp cận sẽ thô bạo hơn".
Đại dịch viruscorona còn làm cho quan hệ địa chính trị căng thẳng thêm bởi vì Trung Quốc bị chạm tự ái. Vào lúc Bắc Kinh lên gân, phô diễn cơ bắp của một đại quốc hồi sinh, thì bị các nước Tây phương, từ Mỹ cho đến cường quốc bậc trung như nước Úc, lên án che giấu sự thật để cho đại dịch lây nhiễm toàn cầu.
Cảm thấy tự hào dân tộc bị tổn thương, trong những tuần qua, trên các mạng xã hội ở Hoa lục, xuất hiện nhiều lời kêu gọi "Giải Phóng Quân", nhân cơ hội hai hàng không mẫu hạm Mỹ ở Thái Bình Dương bị tê liệt vì siêu vi, tấn công Đài Loan.
Không phải chỉ có "dư luận viên năm xu", mà nhiều nhân vật có chức vụ lớn bé cũng tham gia. Mã Hiểu Quang (Ma Xiao Guang), phát ngôn viên Văn phòng Đài Loan Sự vụ của Hoa lục đe dọa : Đài Loan đừng xem thường quyết tâm của 1,4 tỷ người Trung Quốc sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Giáo sư Điền Phi Long (Tian Fei Long), đại học Bắc Kinh, trong một bài viết trên mạng Guancha.com cũng cho là "đã đến lúc dùng vũ lực vì chính sách hòa bình đã thất bại".
Mặt trận thứ hai và chiến thuật cờ vây của Mãn Thanh
Hốt hoảng, tướng không quân Kiều Lương (Qiao Lang), một nhà quân sự có uy tín, đang nghỉ hưu, phải vội lên tiếng cảnh tỉnh những con diều hâu Trung Quốc : Không nên đánh vì đánh sẽ không thắng.
Tiếp theo đó, sử gia Đặng Đào (Deng Tao), tìm cách hạ nhiệt với đề xuất dùng thế cờ vây (cờ gô), chiến thuật mà triều đình Mãn Thanh thi hành trong suốt 20 năm, để chinh phục hải đảo.
Theo mưu kế này, để đánh chiếm mục tiêu có địa thế hiểm trở và được phòng thủ vững chắc, Trung Quốc cần chuẩn bị lực lượng để mở mặt trận thứ hai theo thế lưỡng diện giáp công. Lực lượng này gồm nhảy dù và hàng không mẫu hạm Sơn Đông, bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2019.
Trước khi kế hoạch tấn công hoàn tất, dự kiến vào năm 2025, Trung Quốc sẽ bao vây hải đảo và cố tránh những thái độ khinh xuất gây xung đột vũ trang.
Năm năm cũng là thời gian tương đối không dài để chủ tịch Tập Cận Bình có thể ước mơ làm hoàng đế mãn đời và cấm ngọn cờ đỏ 5 sao vàng lên hải đảo bất trị.
Tuy nhiên, theo dự báo của giới chuyên gia tây phương, như Kerry Brown, đại học King's College, Luân Đôn, với làn sóng dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc, căng thẳng hai bờ eo biển sẽ leo thang.
Một tính toán sai lầm có thể đưa đến xung đột vũ trang là nguy cơ có thật, chuyên gia Pháp Mathieu Duchâtel, trích dẫn bên trên, cảnh báo.
Phía Trung Quốc, Bắc Kinh lo ngại không khí chiến tranh lạnh mới với Mỹ sẽ tạo cơ hội cho Đài Loan chọn giải pháp tự vệ của kẻ yếu : tuyên bố độc lập, đặt Trung Quốc trước chuyện đã rồi. Về phần Đài Bắc, cho đến nay bà Thái Anh Văn từ chối vượt qua làn ranh đỏ. Nhưng giải pháp "độc lập" ngày càng được giới trẻ yêu thích vì bảo đảm đời sống tự do và dân chủ.
Trong cuộc đọ sức này, ba yếu tố thuận lợi cho thành công - thiên thời, địa lợi, nhân hòa - ở trong tay phe nào ?
Theo Le Figaro, Reuters
Tú Anh
Nguồn : RFI, 20/05/2020
Một số tờ báo có một nhận xét thú vị rằng những quốc gia đối phó tốt với đại dịch coronavirus lần này có một điểm chung : lãnh đạo là phụ nữ (1).
Các nữ chính khách, các quốc gia như Đức, Đài Loan, New Zealand, Iceland, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy đã "chiến đấu" với đại dịch Covid-19 khá tốt
Quả thật, dưới sự lãnh đạo của các nữ chính khách, các quốc gia như Đức, Đài Loan, New Zealand, Iceland, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy đã "chiến đấu" với đại dịch Covid-19 khá tốt, số người bị nhiễm và số người chết tương đối thấp hơn nhiều quốc gia khác, người dân tin vào phương pháp chống dịch của chính phủ nên không hoảng loạn, vẫn bình tĩnh, đoàn kết cùng nhau vượt qua thời kỳ khó khăn.
Nhưng trong bài này, người viết ưu tiên nói về 2 người là bà Thái Anh Văn, Tổng thống của Đài Loan và bà Angela Merkel, Thủ tướng của nước Đức. Và không phải chỉ về bản lĩnh cũng như kết quả chống dịch của họ, mà là những điều thế giới có thể nghiệm ra từ họ.
Bà Thái Anh Văn, Tổng thống của Đài Loan và bà Angela Merkel, Thủ tướng của nước Đức
Đài Loan, đảo quốc nhỏ bé với dân số xấp xỉ 24 triệu người, từ lâu đã phải học cách tồn tại trước sức ép và sự đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc khổng lồ và hung hăng. Bắc Kinh không bao giờ chấp nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập và đã làm mọi cách để cô lập Đài Loan trên quốc tế. Trước lợi ích kinh tế to lớn trong việc làm ăn với Trung Quốc, rất nhiều quốc gia không dám công nhận hoặc bang giao với Đài Loan. Nhưng người dân Đài Loan và vị nữ Tổng thống của họ vẫn vững vàng, kiên quyết bảo vệ nền độc lập và quyền tự do lựa chọn thể chế của họ.
Khi đại dịch xảy ra, Đài Loan đã nhanh chóng có những biện pháp đối phó, và từ cuối tháng 12.2019, đã gửi email cho Tổ chức Y tế thế giới WHO (World Health Organization) thông báo sự nghi ngờ của mình về một loại virus mới cũng như yêu cầu cung cấp thêm thông tin nhưng WHO đã tảng lờ. Từ lâu đảo quốc này đã không được vào WHO vì bị Bắc Kinh ngăn nhưng dưới thời ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, một nhân vật bị cho là thân Băc Kinh, WHO càng đối xử không công bằng với Đài Loan. Chính phủ Đài Loan đã cáo buộc WHO "để họ một mình chống lại dịch Covid-19 mà không có quyền tiếp cận các thông tin quan trọng, ̣đúng lúc".
Mặc dù vậy, Đài Loan đã đối phó với dịch bệnh thành công và sau đó còn giúp đỡ các nước khác. Hàng triệu khẩu trang đã được chính phủ Đài Loan gửi tới Mỹ, Châu Âu và nhiều nước theo tinh thần "Taiwan can help" (2).
Khác hẳn với Trung Quốc, đã gây ra đại dịch cho toàn cầu mà còn tìm cách chối tội, cho rằng con virus này không phải xuất phát từ Trung Quốc, rồi lại khua chiêng đánh trống như thể đang giúp đỡ thế giới nhưng thực chất là bán khẩu trang, mặt nạ, vật tư y tế… cho các nước với giá không hề rẻ mà chất lượng thì tệ hại !
Đại dịch Covid-19 đã cho thế giới thấy rõ hơn bộ mặt của Trung Quốc, và sự khác biệt của hai nhân vật đứng đầu hai nước : Tập Cận Bình và Thái Anh Văn.
Sư khác nhau đó bắt nguồn từ sự khác nhau giữa hai thể chế chính trị. Chế độ độc tài độc đảng của Trung Quốc khiến cho chính khách, lãnh đạo quen với việc dối trá, bưng bít thông tin, coi thường sự thật và coi rẻ sinh mạng con người. Bên cạnh đó tham vọng muốn ngoi lên lãnh đạo toàn cầu của các thế hệ cầm quyền Bắc Kinh nói chung và Tập Cận Bình nói riêng, khiến họ Tập làm gì cũng có mưu đồ chính trị sâu xa nhằm tranh giành, khuếch trương ảnh hưởng của Trung Quốc, gây chia rẽ giữa các nước Âu-Mỹ và phá hoại các thể chế dân chủ trên thế giới. Và vì vậy, mọi việc làm của họ Tập không thực sự xuất phát từ lòng tốt hay thiện chí.
Ngược lại, bà Thái Anh Văn hiểu rất rõ vị thế bị cô lập của nước mình và nếu muốn thay đổi được điều đó, muốn chứng tỏ với thế giới rằng Đài Loan xứng đáng là một quốc gia độc lập với Trung Quốc thì phải chứng tỏ sự hơn hẳn của mô hình thể chế-tự do dân chủ, văn minh, nhân bản hơn.
Với bà Angela Merkel, trong suốt 15 năm dài ở cương vị Thủ tướng, đây không phải là lần đầu tiên bà lèo lái nước Đức vượt qua những cuộc khủng hoảng và những giai đoạn khó khăn khác nhau. Nên không có gì ngạc nhiên khi bà cùng với dân Đức, một lần nữa lại thành công trong cuộc chiến đấu chống đại dịch cúm Vũ Hán và còn hỗ trợ các nước khác.
Với phong thái điềm tĩnh, giản dị, không khoa trương ồn ào, không tìm cách làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của đại dịch ngay từ đầu, không đổ lỗi cho người tiền nhiệm, các đảng phái đối lập hay truyền thông, bà Angela Merkel chỉ xuất hiện và nói với dân chúng khi cần và cũng chỉ nói những điều thật cần thiết, không bao giờ cho mình là trung tâm của mọi vấn đề, luôn luôn tham khảo và lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và lùi lại để nhường lời cho họ khi phải trả lời dân chúng những vấn đề đi sâu vào chuyện môn v.v…
Bây giờ Đức cũng là một trong những nước đang chuẩn bị nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội, từ từ "mở cửa" trở lại, và trong việc này bà Angela Merkel cũng tham khảo ý kiến các học giả để có kế hoạch dựa trên tình hình thực tế và cơ sở khoa học, sau đó thỏa thuận với thống đốc 16 bang của Đức để có sự thống nhất. Kết quả là tất cả các bang hoàn toàn thống nhất với chính phủ liên bang về chiến lược thận trọng này, ngay cả những người từng chỉ trích bà Angela Merkel (3).
So với Đức và một số quốc gia khác, nước Mỹ cũng đang gánh tai họa Covid-19 khá nặng với con số người bị nhiễm và con số người chết cao nhất thế giới (trừ con số của Tàu không thực sự đáng tin cậy). Nước Mỹ những ngày này càng chia rẽ hơn bao giờ hết giữa những ý kiến bênh vực, ủng hộ hay phản đối cách đối phó với dịch bệnh của Tổng thống Trump, mà trước hết là từ chính những phát ngôn, cách hành xử của Tổng thống.
Ở đây, sự khác nhau giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ Donald Trump lại xuất phát từ tính cách, và kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng.
Do không có kinh nghiệm, Trump đã không đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của đại dịch ngay từ đầu và cũng không có kế hoạch chuẩn bị đối phó đầy đủ, đến khi đại dịch lan tràn khắp nước Mỹ, Tổng thống Hoa Kỳ đã tìm cách đổ lỗi cho mọi thứ có thể, từ đảng Dân chủ, cựu Tổng thống Obama, truyền thông, Trung Quốc, WHO…nhưng lại hoàn toàn không muốn nhận trách nhiệm về mình. Thêm vào đó việc quan tâm đến cuộc bầu cử sắp tới đã chi phối tất cả mọi lời nói, hành vị, việc làm của Tổng thống Donald Trump.
Trump thường xuyên họp báo, và trong mọi cuộc họp báo, ông luôn luôn phải là nhân vật trung tâm, khẳng định mình đang làm tốt, và không chấp nhận bất cứ lời chỉ trích nào. Thay vì tìm cách đoàn kết người dân, đoàn kết giữa hai đảng, giữa chính phủ liên bang và thống đốc các bang, Trump lại càng làm cho nước Mỹ chia rẽ hơn khi liên tục chỉ trích mọi thứ, đòi quyền quyết định tất cả, đưa ra những phát ngôn mâu thuẫn không dựa trên cơ sở nào cũng như khăng khăng đòi "mở cửa" trở lại bất chấp tình hình dịch bệnh vẫn đang hết sức căng ở Mỹ, chỉ vì lo ngại nếu kinh tế Mỹ sa sút hoặc thị trường chứng khoán chao đảo thì sẽ ảnh hưởng tới số phiếu bầu cho ông.
Thái Anh Văn và Angela Merkel, hai người phụ nữ, lãnh đạo hai quốc gia khác nhau về mọi mặt ở Châu Á và Châu Âu, nhưng họ cho chúng ta thấy tầm vóc, bản lĩnh cần phải có ở người đứng đầu một quốc gia trong cơn khủng hoảng, có lẽ bởi vì họ có những điểm chung : sự kiên định, vững vàng, khả năng đối thoại với người khác và không bị chi phối bởi những cảm xúc hay lợi ích chính trị cá nhân.
Song Chi
Nguồn : RFA, 18/04/2020 (songchi's blog)
(1) "The secret weapon in the fight against coronavirus : women", The Guardian ; "What do countries with the best coronavirus responses have in common ? Women leaders", Forbes.
(2) "Taiwan Announces $35 Billion To Help Other Nations During The Coronavirus Crisis", Intelligent Living.
(3) "Relying on science and politics, Merkel offers a cautious coronavirus reentry plan", MSN.
Quan hệ Trung-Đài ‘chông chênh’ sau khi bà Thái Anh Văn tái đắc cử (VOA, 14/01/2020)
Mối quan hệ nhiều thử thách của Đài Loan với Trung Quốc tiếp tục chông chênh sau khi một ứng cử viên thường ngờ vực Bắc Kinh được tái đắc cử Tổng thống và đảng của bà chiếm đa số trong Quốc hội trong cuộc bầu cử ngày thứ Bảy 11/1. Tuy nhiên các nhà phân tích và các giới chức tại Đài Bắc nói vết nứt này không sâu bằng những rạn nứt khác.
Tổng thống tái đắc cử Thái Anh Văn ăn mừng chiến thắng cuộc bầu cử Tổng thống 2020 với các cổ động viên tại Đài Bắc ngày 11/1/2020.
Một ngày sau khi Tổng thống Thái Anh Văn chiếm hơn 8,1 triệu phiếu và 57% đa số, Tân Hoa xã chính thức của Trung Quốc gọi kết quả này "một diễn tiến làm những người hy vọng về hòa bình lo ngại sâu sắc" và đưa ra những cáo buộc đối với nhà lãnh đạo được tái cử".
"Bà Thái và đảng Dân tiến dùng các chiến thuật bẩn thỉu như gian lận, đàn áp và đe dọa để được phiếu, phơi bày sự ích kỷ, tham lam và xấu xa", bài bình luận trên Tân Hoa xã viết, khi đề cập đến Đảng Dân tiến đương quyền.
Lời lẽ này gợi lại những lời lẽ hằn học Trung Quốc dùng sau khi bà Thái đắc cử lần đầu tiên vào năm 2016. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ Đài Loan nhưng bà Thái bác bỏ những điều kiện đối thoại của Bắc Kinh rằng hai bên cùng thuộc về một lá cờ. Hai bên cai trị riêng rẽ kể từ những năm 1940.
Trung Quốc tiếp tục chính sách của họ từ 2016 đến 2019 bằng cách đưa máy bay gần đảo Đài Loan, giảm bớt du khách đến Đài Loan và thuyết phục 7 quốc gia bỏ việc công nhận chính quyền Đài Bắc.
Bà Thái dự đoán Trung Quốc sẽ tăng áp lực trong bài diễn văn ngày 11/1 nhưng nói bà sẽ không làm tồi tệ hơn việc này.
"Áp lực từ Trung Quốc tiếp tục tồn tại và có thể trở thành nặng nề hơn", Bà Thái nói tại một cuộc họp báo. Đối đầu với những đe dọa của Trung Quốc, bà nói "Chúng ta vẫn giữ thái độ không khiêu khích, không phiêu lưu để làm hết sức mình đảm bảo hòa bình và ổn định giữa hai bên".
Một số học giả tin là Trung Quốc hy vọng yên ổn trong mối quan hệ với Đài Loan vì bà Thái không còn cần có thái độ mạnh mẽ chống Bắc Kinh. Chiến dịch tranh cử của bà Thái chú trọng đến sự chú ý của cử tri về việc Trung Quốc nhằm cai trị Đài Loan theo cách Bắc Kinh cai trị Hong Kong hiện nay khiến bùng lên những cuộc biểu tình của quần chúng tại Hong Kong, cựu thuộc địa của Anh, kể từ tháng 6 năm ngoái.
"Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ lùi bước", bà Yun Sun, học giả tại Chương trình Đông Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Stimson ở Washington nói. Tuy nhiên các giới chức Trung Quốc hy vọng sớm bắt đầu đối thoại, bà nói. Ngay sau cuộc bầu cử, "lợi ích của Hoa lục là không bỏ qua việc này", bà Sun nói.
Bà Thái sẽ là Tổng thống trong 4 năm tới trong khi đảng cầm quyền sẽ chiếm đa số tại Quốc hội với 61 trong 113 ghế.
Phản ứng của Bắc Kinh chỉ bằng lời nói, không phải khúc dạo đầu đưa tới những hành động mới chống Đài Loan, ông Wang Ching-Hsing, phó giáo sư khoa học chính trị tại Trường đại học Quốc gia Cheng Kung, nhận định.
Tuy nhiên những cuộc thảo luận chính thức chưa bao giờ diễn ra dưới thời bà Thái nên hiện nay cũng khó có thể xảy ra, ông nói. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ kiên trì trong mục tiêu cai trị Đài Loan, một ý định mà hầu hết người Đài Loan đã bác bỏ trong những cuộc thăm dò trong năm qua. Bà Thái ủng hộ đa số này.
Ngày 11/1 bà Thái kêu gọi "bình đẳng" trong những mối quan hệ, có nghĩa là không bên nào phủ nhận sự kiện về sự tồn tại của bên kia.
"Tôi không nghĩ các mối quan hệ xuyên eo biển sẽ không tệ hại hơn trong những tháng tới, nhưng cũng không tốt hơn", ông Wang nói. "Nếu bạn muốn ông Tập Cận Bình rút lại "một quốc gia hai hệ thống’, tôi nghĩ việc này cực kỳ khó khăn", ông nói.
Vào/1 cách đây một năm, chủ tịch Trung Quốc đọc diễn văn bênh vực việc Trung Quốc cai trị Đài Loan theo mô thức "một quốc gia, hai hệ thống" cho phép tự trị địa phương. Bắc Kinh cai trị Hong Kong kể từ năm 1997.
Ngày 11/1 bà Thái đề nghị hai bên lập đường dây liên lạc nếu Bắc Kinh tôn trọng ý muốn tự trị của người dân Đài Loan.
Về phần mình, Trung Quốc đã bỏ qua Đài Loan trong bài diễn văn năm mới vào cuối năm 2019 khi nói về việc cai trị Hong Kong, bà Sun nhận định.
Nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn còn đang chú trọng đến tình hình biểu tình tại Hong Kong chưa được giải quyết, ông Wang nói thêm.
Ralph Jennings
*****************
Hơn 80% dân Đài Loan chối bỏ Tập Cận Bình (RFI, 14/01/2020)
Một cuộc thăm dò dư luận được thực hiện đầu/1/2020 cho thấy, tuyệt đại đa số dân Đài Loan bác bỏ đề xuất của Tập Cận Bình muốn thống nhất hòn đảo này với Trung Hoa lục địa theo mô hình "một quốc gia hai chế độ" mà Bắc Kinh đã áp đặt tại Hồng Kông.
Người ủng hộ tổng thống mãn nhiệm Thái Anh Văn giương cao khẩu hiệu : Đài Loan là một quốc gia độc lập", Đài Bắc, ngày 11/01/2020 Reuters/Tyrone Siu
Quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh trở nên căng thẳng kể từ khi bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), thuộc đảng Dân Tiến, đắc cử tổng thống Đài Loan năm 2016 và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping), người nuôi mộng thống nhất Đài Loan bằng mọi giá. Trong thông điệp gửi "đồng bào Đài Loan", ngày 02/01/2020, Tập Cận Bình nhắc lại một cách phũ phàng nhu cầu cấp thiết "thống nhất" đất nước Trung Hoa.
Theo báo Pháp La Croix (ngày 11/01/2020), nguyên thủ Trung Quốc khẳng định : "Giải quyết tình hình Đài Loan và thống nhất đất nước, đó là trách nhiệm lịch sử, không thể tránh khỏi của đảng cộng sản Trung Quốc, của chính phủ và nhân dân Trung Quốc". Chủ tịch Trung Quốc cũng nhắc lại lời đe dọa mà ông đã nhiều lần đưa ra trong những năm qua, rằng ông không thể "hứa hẹn không dùng vũ lực quân sự" để đạt được mục tiêu này, mà không cần biết đến tâm nguyện của 23 triệu dân sinh sống trên hòn đảo này cũng như sự gắn bó của họ đối với chủ quyền quốc gia Đài Loan.
Ngay sau diễn văn "hiếu chiến" của lãnh đạo Trung Quốc, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã bác bỏ lời kêu gọi "thống nhất" Đài Loan và nhấn mạnh rằng người dân trên hòn đảo không hề có ý định từ bỏ chủ quyền của mình.
Bác bỏ đề xuất mô hình "một quốc gia hai chế độ", tổng thống Đài Loan nêu ra bốn điều kiện để khởi động tiến trình thương lượng với Bắc Kinh : đối thoại chính thức với Đài Loan ở cấp giữa các Nhà nước bằng cách thừa nhận quy chế của Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền ; tôn trọng quyền tự do và dân chủ của Đài Loan ; ký kết các thỏa thuận với Đài Loan một cách hòa bình và công bằng và cuối cùng là thông tin liên lạc ở cấp duy nhất là giữa chính phủ với chính phủ.
Đương nhiên, Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận các điều kiện này vì Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một tỉnh "nổi loạn", kể từ khi phe Quốc Dân Đảng rút chạy về hòn đảo này năm 1949.
Thế nhưng, theo một cuộc thăm dò dư luận do Hiệp hội các chính sách eo biển Đài Loan thực hiện, thì câu trả lời của người dân Đài Loan rất rõ ràng : 85% số người được hỏi ủng hộ bốn điều kiện mà tổng thống Thái Anh Văn đưa ra ; 80% bác bỏ nguyên tắc "một quốc gia hai chế độ" mà Tập Cận Bình đề xuất.
Đức Tâm
*******************
Trung Quốc cảnh báo Đài Loan : Người ly khai sẽ ‘ô nhục ngàn năm’ (VOA, 14/01/2020)
Những người ly khai sẽ "để lại một mùi hôi thối trong 10.000 năm", nhà ngoại giao hàng đầu của chính phủ Trung Quốc nói hôm 13/1 tại Bắc Kinh trong một phản ứng mạnh mẽ nhất cho tới lúc này đối với việc Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tái đắc cử bằng một thông điệp đứng lên chống lại Bắc Kinh.
Bà Thái nói rằng Đài Loan sẽ không nhượng bộ trước các mối đe dọa và hăm dọa từ Trung Quốc và chỉ có người Đài Loan mới có quyền quyết định tương lai của chính họ.
Bà Thái tái đắc cử hôm 11/1 sau một chiến thắng áp đảo trong một cuộc bầu cử bị kiềm chế bởi các nỗ lực ngày càng tăng của Trung Quốc nhằm làm cho hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố là của riêng họ chấp nhận sự cai trị của Bắc Kinh.
Bà Thái nói khi tuyên bố chiến thắng rằng Đài Loan sẽ không nhượng bộ trước các mối đe dọa và hăm dọa từ Trung Quốc và chỉ có người Đài Loan mới có quyền quyết định tương lai của chính họ.
Phát biểu tại Châu Phi, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Vương Nghị cho biết chính sách "Một Trung Quốc" công nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc từ lâu đã trở thành sự đồng thuận chung của cộng đồng quốc tế.
"Sự đồng thuận này sẽ không thay đổi chỉ vì một cuộc bầu cử địa phương ở Đài Loan, và sẽ không bị lung lay vì những lời nói và hành động sai lầm của một số chính trị gia phương Tây", ông Vương nói thêm, ám chỉ rõ ràng tới Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Để chúc mừng bà Thái, Ngoại trưởng Pompeo đã ca ngợi bà vì đã tìm kiếm sự ổn định với Trung Quốc "khi liên tục đối mặt với áp lực".
Ông Vương, trong các bình luận do Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát ra, cho biết "việc thống nhất đất nước qua eo biển Đài Loan là một điều không thể tránh khỏi trong lịch sử".
"Những người ly khai khỏi đất nước chắc chắn sẽ để lại một mùi hôi thối trong 10.000 năm", ông Vương, người từng đứng đầu Văn phòng Quan hệ Đài Loan của Trung Quốc, nói khi sử dụng một thành ngữ của Trung Quốc hàm ý đi vào lịch sử với một sự ô nhục.
Trung Quốc đã thông qua luật chống ly khai năm 2005, trong đó cho phép việc sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan nếu Trung Quốc đánh giá rằng họ đã ly khai. Đài Loan nói họ đã là một quốc gia độc lập được gọi là Trung Hoa Dân Quốc, tên chính thức của nước này.
Đáp lại lời phát biểu của ông Vương, chính phủ Đài Loan cho biết hòn đảo này chưa bao giờ là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng kết quả của cuộc bầu cử.
Hội đồng các Vấn đề Đại lục của Đài Loan nói ông Vương "phải đối mặt với thực tế và ngừng tin vào những lời nói dối của chính mình".
Theo Reuters
******************
Chọn Thái Anh Văn, người dân Đài Loan khẳng định bản sắc riêng với Trung Quốc (RFI, 13/01/2020)
Ngày 11/01/2020, đại đa số cử tri Đài Loan đã quyết định trao thêm cho bà Thái Anh Văn, thuộc đảng Dân Tiến, một nhiệm kỳ tổng thống mới. Thắng lợi vang dội này của bà còn là lời khẳng định của người dân Đài Loan rằng họ có một bản sắc khác biệt với Trung Hoa lục địa. Đây là một sự thay đổi quan điểm khó có thể được giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc chấp nhận.
Tại Đài Bắc, bà Thái Anh Văn tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan ngày 11/01/2020. ©The Yomiuri Shimbun via Reuters
Kết quả bầu tổng thống hôm thứ Bẩy, 11/01 tại Đài Loan là một cú tát thứ hai dành cho Tập Cận Bình, sau vố đau bầu cử địa phương tại Hồng Kông hồi cuối/11/2019. Mọi nỗ lực của Bắc Kinh trong vòng bốn năm qua, nhằm hạ uy tín bà Thái Anh Văn bằng mọi thủ đoạn, từ "quyền lực mềm" cho đến "quyền lực cứng rắn" đều như "dã tràng xe cát".
Tổng thống mãn nhiệm Thái Anh Văn về đầu với 57% lá phiếu ủng hộ trước đối thủ Hàn Quốc Du của Quốc Dân Đảng, chỉ được 39% phiếu bầu. Kết quả này cho thấy người dân Đài Loan chối bỏ mạnh mẽ xu hướng xích lại gần với Trung Quốc của Quốc Dân Đảng. Trước những gì đang diễn ra tại Hồng Kông, lời đề nghị vụng về "một đất nước, hai chế độ" mà ông Tập Cận Bình đưa ra hồi đầu năm, là không đáng tin cậy.
Theo bình luận của hãng tin Mỹ AP, Đài Loan thời hiện đại chẳng khác gì một cuộc nội chiến kéo dài giữa phe dân tộc chủ nghĩa của Tưởng Giới Thạch và phe cộng sản thời Mao Trạch Đông nhằm giành quyền kiểm soát Trung Quốc rộng lớn sau Đệ Nhị Thế Chiến. Năm 1949, Tưởng Giới Thạch bại trận đành phải chạy ra nương náu ở đảo Đài Loan, thành lập một chính phủ đối lập mà ông cai trị với bàn tay thép, hy vọng có ngày lấy lại cả nước Trung Hoa từ tay cộng sản.
Nếu như hy vọng đó nay không thể thực hiện, thì cùng với thời gian, giấc mơ của cố lãnh đạo họ Tưởng dần bị thay thế bởi một cảm giác ngày càng lớn mạnh : Đài Loan không phải là một phần của Trung Quốc, nhất là ở giới trẻ. Ngôi nhà Đài Loan được xem như là một thực thể khác biệt có hệ tư tưởng dân chủ riêng biệt và do vậy, người dân Đài Loan không muốn bị Trung Quốc và đảng cộng sản "nuốt chửng".
Những gì xảy ra cho người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông kéo dài từ hơn 7 tháng qua… lại càng hun đúc mạnh mẽ hơn nữa tình cảm đó. Đây chính là lý do vì sao cử tri Đài Loan dồn phiếu cho bà Thái Anh Văn, như lời giải thích của ông Barthélemy Courmont, giáo sư trường đại học công giáo Lille, giáo sư hướng dẫn Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược IRIS trên đài RFI ngày 12/01/2020 :
"Đơn giản vì trong mắt người dân Đài Loan, bà Thái Anh Văn có thể đại diện cho quốc gia và bản sắc của chính người dân Đài Loan ngày nay. Bà không chỉ có những phát biểu cứng rắn và rõ ràng đối với Bắc Kinh mà còn rất cấp tiến, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và nhiều vấn đề xã hội…".
Đối với bà Thái Anh Văn, từ bao thập niên qua, Đài Loan vận hành như một Nhà nước độc lập, có Hiến Pháp và luật lệ riêng, có quân đội và chính sách đối ngoại riêng. Do vậy, bà từ chối tuân theo chính sách một nước Trung Hoa duy nhất và tìm cách thiết lập một mối quan hệ không chính thức với Hoa Kỳ, tuy không công nhận Đài Loan nhưng lại là nhà cung cấp trang thiết bị quân sự chính để phòng thủ chống Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra : Với thắng lợi của bà Thái Anh Văn hiện nay, vốn chủ trương giữ nguyên trạng (không hợp nhất, không độc lập) thì quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh trong bốn năm tới đây sẽ ra sao ? Về điểm này, giới chuyên gia tại Pháp khẳng định, chừng nào Tập Cận Bình vẫn tại quyền, thì Trung Quốc sẽ không nới lỏng chính sách với Đài Loan. Chính quyền Bắc Kinh rất có thể sẽ tiếp tục gia tăng áp lực với Đài Bắc trong các lĩnh vực kinh tế hay quân sự.
Chỉ có điều như lưu ý của ông Jean-Yves Heurtebise, giáo sư trường đại học công giáo Fu-Jen tại Đài Bắc, với báo Les Echos, "cùng với Hồng Kông, chính sách giam cầm người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và sự kháng cự của Việt Nam hay Indonesia tại Biển Đông, cuối cùng chính Trung Quốc mới bị cô lập trên trường quốc tế nhiều hơn là Đài Loan hiện nay".
Minh Anh
****************
Mỹ chúc mừng tổng thống Đài Loan tái đắc cử, Trung Quốc phản đối (RFI, 12/01/2020)
Bắc Kinh hôm nay 12/01/2020 chính thức phản đối Hoa Kỳ và các nước khác vì đã chúc mừng bà Thái Anh Văn tái đắc cử tổng thống Đài Loan, sau chiến thắng vang dội của bà trong cuộc bầu cử hôm thứ Bảy, với tỉ lệ phiếu cao chưa từng có kể từ 20 năm qua.
Những người ủng hộ bà Thái Anh Văn tại Đài Bắc vui mừng trước chiến thắng ngày 11/01/2020. Reuters/Tyrone Siu
Hoa Kỳ, Anh quốc, Nhật Bản là một trong những nước đầu tiên lên tiếng chúc mừng. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố : "Dưới sự lãnh đạo của bà Thái Anh Văn, chúng tôi hy vọng Đài Loan sẽ tiếp tục là tấm gương của những nước đang đấu tranh cho nền dân chủ".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm nay cho biết Bắc Kinh "rất không hài lòng và kiên quyết phản đối việc này. Chúng tôi phản đối bất kỳ hình thức trao đổi chính thức nào giữa Đài Loan và các quốc gia đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc".
Nhiều kiều dân Đài Loan về nước để đi bầu
Tại Đài Loan, tuy kết quả chính thức chỉ được đưa ra từ 23 giờ đêm thứ Bảy 11/1, nhưng Hàn Quốc Du đã nhanh chóng công nhận thất bại. Niềm vui bùng vỡ nơi những người ủng hộ bà Thái Anh Văn, như ghi nhận trong bài phóng sự của đặc phái viên Stéphane Lagarde, có mặt trước trụ sở đảng Dân Tiến ở Đài Bắc :
"Những người dẫn chương trình hầu như tắt tiếng, không khí sôi nổi lên đến cao trào khi bà Thái Anh Văn bước lên sân khấu trước trụ sở của đảng Dân Tiến. Nữ tổng thống vừa gom được số phiếu kỷ lục của cử tri Trung Hoa Dân Quốc và giành được đa số tại Quốc hội tuyên bố : "Các bạn sẽ ngủ ngon đêm nay !"
Cử tri của bà hết sức tích cực. Chẳng hạn như ông Marco, đã cùng với gia đình bay 18 tiếng đồng hồ từ Mỹ về để đi bầu. Ông cho biết có những người bạn ở xa hơn, chuyến bay dài đến 24 tiếng đồng hồ cũng về Đài Loan bỏ phiếu, vì những người trẻ nghĩ rằng nếu không làm gì thì đất nước này có thể sẽ không còn tồn tại.
Nỗi lo bị Trung Quốc nuốt chửng cũng khiến một thiếu nữ mặc trang phục cùng màu với chiến dịch tranh cử, dẫn theo hai chú chó đến phòng phiếu. Cô nói có những bạn trẻ khác từ Ý, từ Hoa Kỳ, Nhật Bản quay về bỏ phiếu. Một nữ y tá 27 tuổi, đã sắp xếp giờ làm với các đồng nghiệp để có thể đi bầu, thổ lộ trước đây giới trẻ Đài Loan không chú ý nhiều đến chính trị, nhưng những gì diễn ra tại Hồng Kông những tháng vừa qua đã thức tỉnh họ.
Việc cử tri Đài Loan ồ ạt đi bầu gây ngạc nhiên cho một thanh niên đến từ Hồng Kông. Anh nói : "Thật tuyệt vời ! Tại Hồng Kông chúng tôi không thể bầu ra người lãnh đạo của mình như thế. Tôi cảm thấy rất vui".
Bà Thái Anh Văn, vào cuối ngày bỏ phiếu mang tính lịch sử khẳng định, Đài Loan đã chứng tỏ với thế giới là người dân gắn bó với cách sống tự do dân chủ như thế nào".
Bắc Kinh sẽ tiếp tục cứng rắn với nữ tổng thống Đài Loan ?
Theo chuyên gia Valérie Niquet của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, kết quả này là không mấy bất ngờ :
"Điều này đã được chờ đợi, nhất là từ đầu năm 2019, sau khi ông Tập Cận Bình tuyên bố việc thống nhất Đài Loan là không thể tránh khỏi, với giọng điệu hung hăng làm cho người dân Đài Loan phẫn nộ. Những sự kiện ở Hồng Kông đã đóng góp rất lớn cho việc bà Thái Anh Văn và đảng Dân Tiến lại được ủng hộ.
Một khía cạnh nữa là kinh tế : cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho Đài Bắc vì nhiều công ty lớn đặt tại Hoa lục đã quay về Đài Loan, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng. Thế nên tổng thống có thể mạnh mẽ bác bỏ lý lẽ của đối thủ, rằng Đài Loan không thể sống được nếu không có Trung Quốc".
Nhà phân tích Joshua Eisenman, trường đại học Notre Dame ở Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại với AFP : "Bắc Kinh sẽ tiếp tục cứng rắn với bà Thái hay chọn cách nhẹ nhàng hơn, đó là câu hỏi lớn". Chuyên gia Jonathan Sullivan, đại học Nottingham, Anh quốc cho rằng trước chiến thắng của bà Thái Anh Văn, "Bắc Kinh sẽ nhanh chóng gây áp lực lên nhiệm kỳ thứ hai của bà". Chẳng hạn tấn công tin học, đầu tư vào truyền thông Đài Loan để đánh bóng hình ảnh Trung Quốc, tập trận để đe dọa…
Thụy My
*********************
Đài Loan : Bà Thái Anh Văn tái đắc cử, Bắc Kinh hậm hực (RFI, 12/01/2020)
Chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm qua 11/01/2020 của bà Thái Anh Văn, nữ tổng thống mãn nhiệm luôn đương đầu với Trung Quốc trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, là một cái tát cho Bắc Kinh. Trung Quốc công khai ủng hộ đối thủ của bà là ông Hàn Quốc Du của Quốc dân đảng, nhưng ông này chỉ được 38,6% số phiếu trong khi bà Thái bỏ xa ông với 57,1% (8,1 triệu phiếu), cao hơn năm 2016.
Bà Thái Anh Văn, mừng chiến thắng tái đắc cử tổng thống Đài Loan, tại Đài Bắc ngày 11/01/2020. Reuters/Tyrone Siu
Trước việc người dân Đài Loan ồ ạt dồn phiếu cho bà Thái Anh Văn, Bắc Kinh vô cùng bối rối, và hôm nay truyền thông nhà nước Trung Quốc ra sức cáo buộc bà "gian lận" hay chỉ nhờ "may mắn".
Thông tín viên Simon Leplâtre từ Thượng Hải cho biết thêm chi tiết :
Người dân Trung Quốc biết được kết quả cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan chỉ qua một câu ngắn thông báo chiến thắng của "nhà lãnh đạo" mãn nhiệm Thái Anh Văn. Dưới dòng tin ngắn ngủi này, các lời bình đã tiết lộ nhiều điều : nhiều cư dân mạng hỏi một câu đơn giản "Tại sao ?"
Câu trả lời gây bối rối cho chính quyền Bắc Kinh, thì họ không thể đọc được trên báo chí nhà nước. Vì tuy có đủ các tính cách của một Nhà nước có chủ quyền, nhưng về mặt chính thức tại Hoa lục, thì Đài Loan vẫn luôn là một tỉnh phản bội, cần phải thu hồi bằng vũ lực nếu cần thiết.
Một ngày sau cuộc bầu cử, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho đăng một thông cáo tối giản, khẳng định dù tình hình nội bộ ở Đài Loan có như thế nào đi nữa, cũng "chỉ có một nước Trung Hoa mà thôi, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc".
Ngoài ra, một bài bình luận được Tân Hoa Xã đăng lên sáng nay : ở Hoa lục, bà Thái Anh Văn không thể được gọi là tổng thống, mà là lãnh đạo, hay "leader". Bài viết cáo buộc đảng của bà đã vận dụng các chiến thuật như hăm dọa, gian lận, mua phiếu…Bài xã luận kết thúc bằng một lời cảnh cáo : Nếu nhà lãnh đạo Đài Loan cứ khăng khăng đi theo con đường độc lập, thì chỉ đẩy nhanh thêm sự chấm dứt "ảo vọng" của họ - có thể hiểu là việc sáp nhập Đài Loan vào Trung Quốc.
Thụy My
******************
Mỹ chúc mừng Thái Anh Văn tái đắc cử tổng thống Đài Loan (VOA, 12/01/2020)
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày thứ Bảy chúc mừng Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tái đắc cử và tán dương bà vì tìm kiếm sự ổn định với Trung Quốc "trong khi đối mặt với áp lực không ngừng nghỉ".
Tổng thống Thái Anh Văn mừng chiến thắng bầu cử của bà với những người ủng hộ ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 11/01/2020.
Trong một phát biểu có thể chọc giận Bắc Kinh, vốn coi Đài Loan là lãnh thổ của mình, ông Pompeo nói rằng hệ thống dân chủ, nền kinh tế thị trường tự do và xã hội dân sự của Đài Loan, là một "mô hình cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và là một thế lực cho cái tốt trên thế giới".
"Hoa Kỳ cảm ơn Tổng thống Thái vì sự lãnh đạo của bà trong việc phát triển mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với Hoa Kỳ và tán dương cam kết của bà trong việc duy trì sự ổn định xuyên Eo biển trong khi đối mặt với áp lực không ngừng nghỉ", ông Pompeo nói.
Dù ông Pompeo không nhắc đích danh Bắc Kinh, phát biểu của ông nói tới áp lực mà bà Thái phải đối mặt từ Trung Quốc trong suốt nhiệm kì đầu tiên.
Trung Quốc và các cuộc biểu tình chống chính quyền kéo dài hàng tháng ở lãnh thổ Hong Kong do Trung Quốc cai trị chiếm vị trí trung tâm trong chiến dịch vận động tranh cử ở Đài Loan. Bà Thái mô tả Đài Loan như một ngọn hải đăng hi vọng cho những người biểu tình ở cựu thuộc địa của Anh, và kiên quyết từ chối đề nghị của Bắc Kinh đưa Đài Loan vào mô hình "một quốc gia, hai chế độ".
Trung Quốc thậm chí làm mất lòng nhiều người hơn trong khoảng thời gian ngay trước cuộc bầu cử bằng việc hai lần điều hàng không mẫu hạm mới nhất của họ đi ngang qua Eo biển Đài Loan nhạy cảm, một hành động mà Đài Bắc lên án là nỗ lực đe dọa quân sự.
Việc bà Thái tái đắc cử diễn ra vài ngày trước khi Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ kí kết thỏa thuận giai đoạn một chấm dứt chiến tranh thương mại gây tổn hại vốn là trọng tâm chính của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Washington không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan nhưng bị ràng buộc bởi một luật quy định Mỹ phải cung cấp cho hòn đảo này các phương tiện để tự vệ.
Đài Loan nhận được sự ủng hộ lưỡng đảng mạnh mẽ ở Washington và chính quyền Mỹ đã bày tỏ lo ngại về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đe dọa và gây ảnh hưởng ở Đài Loan.
*******************
Tổng thống Đài Loan tái đắc cử áp đảo, làm Trung Quốc thêm bẽ mặt (VOA, 11/01/2020)
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngày thứ Bảy tái đắc cử trong một cuộc bầu cử mà bà giành chiến thắng áp đảo. Diễn biến này được xem như một sự bẽ mặt đối với Trung Quốc và có phần chắc sẽ khiến căng thẳng tăng cao hơn nữa với Bắc Kinh.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vẫy chào người ủng hộ sau chiến thắng bầu cử của bà tại một cuộc tập hợp, bên ngoài trụ sở Đảng Dân Tiến ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 11/01/2020.
Bà Thái đánh bại đối thủ chính của bà là Hàn Quốc Du của Đảng Quốc Dân, vốn ủng hộ mối quan hệ thân thiết hơn với Trung Quốc, với cách biệt hơn 2,6 triệu phiếu bầu.
Tổng cộng bà giành được gần 8,2 triệu phiếu, nhiều hơn bất cứ tổng thống Đài Loan nào trước đây kể từ khi hòn đảo này tổ chức cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên vào năm 1996.
"Chúng tôi hi vọng chính quyền Bắc Kinh có thể hiểu rằng một Đài Loan dân chủ với một chính phủ được người dân lựa chọn sẽ không nhượng bộ trước những lời đe dọa và dọa nạt", bà Thái nói với các phóng viên sau chiến thắng của bà.
Bắc Kinh cần hiểu ý nguyện của người Đài Loan, và chỉ người Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của mình, bà nói thêm.
Phát biểu tại thành phố Cao Hùng ở phía nam nơi ông làm thị trưởng, Hàn Quốc Du cho biết ông đã gọi điện thoại cho bà Thái để chúc mừng.
Ông nói dù chuyện gì xảy ra ông hi vọng nhìn thấy một Đài Loan đoàn kết, nói thêm rằng hòn đảo này chỉ có thể được an toàn và thịnh vượng nếu có quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh.
Trung Quốc và các cuộc biểu tình chống chính quyền kéo dài hàng tháng ở lãnh thổ Hong Kong do Trung Quốc cai trị chiếm vị trí trung tâm trong chiến dịch vận động tranh cử ở Đài Loan. Bà Thái mô tả Đài Loan như một ngọn hải đăng hi vọng cho những người biểu tình ở cựu thuộc địa của Anh, và kiên quyết từ chối đề nghị của Bắc Kinh đưa Đài Loan vào mô hình "một quốc gia, hai chế độ".
Hàn Quốc Du thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống ở Cao Hùng, Đài Loan, ngày 11/01/2020.
Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ thiêng liêng của mình và sẽ chiếm lại bằng vũ lực nếu cần. Lời đe dọa này đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại vào năm ngoái, dù ông nói ông muốn một giải pháp hòa bình.
Mô hình "một quốc gia, hai chế độ", giống như Bắc Kinh sử dụng ở Hong Kong, chưa bao giờ là ý tưởng được lòng nhiều người ở Đài Loan, và thậm chí còn ít hơn sau những tháng biểu tình ở Hong Kong.
Trung Quốc thậm chí làm mất lòng nhiều người hơn trong khoảng thời gian ngay trước cuộc bầu cử bằng việc hai lần điều hàng không mẫu hạm mới nhất của họ đi ngang qua Eo biển Đài Loan nhạy cảm, một hành động Đài Bắc lên án là nỗ lực đe dọa quân sự.
Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc ngày thứ Bảy nhắc lại sự phản đối của mình đối với bất kìhình thức độc lập nào cho Đài Loan, nói rằng họ theo đuổi mô hình "một quốc gia, hai chế độ" cho hòn đảo này.
Reuters nhận định chiến thắng của bà Thái càng khiến Trung Quốc bẽ mặt hơn vì nó theo sau một chiến thắng áp đảo khác vào tháng 11, cho các ứng cử viên ủng hộ dân chủ ở Hong Kong trong cuộc bầu cử hội đồng địa phương sau khi người dân đi bỏ phiếu cao kỉ lục.
Bà Thái nói "những người bạn cở Hong Kong" sẽ hoan hỉ với chiến thắng của bà.
Người Đài Loan phần lớn thông cảm với người biểu tình ở Hong Kong.
"Tôi đã nhìn thấy những gì xảy ra ở Hong Kong và nó thật kinh khủng", cử tri lần đầu bỏ phiếu Stacey Lin, 20 tuổi, nói với Reuters. "Tôi chỉ muốn chắc chắn rằng mình có quyền tự do bỏ phiếu trong tương lai".
Sam Chan, 30 tuổi, di dân đến Đài Loan từ Hong Kong vào năm 2014 vì lo sợ sự kiểm soát ngày càng tăng của Trung Quốc ở đó, nói bà Thái là người tốt nhất để bảo vệ Đài Loan.
"Tôi di cư sang Đài Loan để thoát khỏi Đảng Cộng sản, vì vậy tôi sẽ không bỏ phiếu cho các đảng chính trị thân Trung Quốc".
*******************
Bà Thái Anh Văn tái đắc cử Tổng thống Đài Loan (RFA, 11/01/2020)
Bà Thái Anh Văn, người có đường lối cứng rắn với Trung Quốc, đã tái đắc cử Tổng thống Đài Loan nhiệm kỳ thứ hai.
Bà Thái Anh Văn và Phó Tổng thống Wililam Lai trong cuộc tập trung sau chiến thắng hôm 11/1/2020 ở Đài Bắc - Reuters
Chiến thắng của bà Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến trước các đối thủ khác được nói là một chiến thắng áp đảo với hơn hơn 57% phiếu bầu, tương đương khoảng hơn 8 triệu phiếu. Ứng viên Hàn Quốc Du của Quốc Dân Đảng về thứ hai với hơn 5,5 triệu phiếu ; ứng viên James Soong của đảng Thân Dân có hơn 608 ngàn phiếu.
Bà Thái Anh Văn đã lên tiếng cảm ơn dân chúng Đài Loan sau chiến thắng vì đã thực hành các giá trị dân chủ.
Phát biểu trong cuộc họp báo sau chiến thắng hôm 11/1, bà Thái Anh Văn nói bà sẵn sàng làm việc với Trung Quốc nhưng Trung Quốc phải tôn trọng những phiếu bầu của cử tri Đài Loan.
"Kết quả của cuộc bầu cử này mang thêm ý nghĩa vì nó cho thấy khi nền dân chủ hay chủ quyền của chúng ta bị đe doạ, người dân Đài Loan sẽ cho thấy quyết tâm của họ càng lớn hơn", bà Thái Anh Văn phát biểu tại họp báo.
Bà Thái Anh Văn cũng kêu gọi Trung Quốc từ bỏ sử dụng những đe doạ vũ lực với Đài Loan và nói các quốc gia nên xem xét Đài Loan như là một đối tác chứ không phải là một vấn đề.
Trung Quốc từ trước đến nay vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời đang chờ thống nhất và không loại bỏ việc sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan.
*****************
Đài Loan : Thái Anh Văn tái đắc cử trong chiến thắng 'áp đảo' (BBC, 11/01/2020)
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã thắng cử nhiệm kỳ thứ hai sau khi giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử bị chi phối bởi mối quan hệ của hòn đảo này với Trung Quốc.
Bà Thái Anh Văn đã yêu cầu Trung Quốc từ bỏ đe dọa sử dụng sức mạnh
Với gần như tất cả các phiếu được kiểm, bà Thái có khoảng 58% phiếu bầu, vượt xa đối thủ Hàn Quốc Du.
Bà Thái phản đối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc, với ông Hàn cho rằng các mối quan hệ sẽ mang lại lợi ích kinh tế.
Từ Đài Bắc, phóng viên Thùy Linh của BBC News tiếng Việt bình luận :
"Có thể nói Đài Loan vừa có một cuộc bầu cử mang tính lịch sử khi bà Thái Anh Văn vừa giành chiến thắng với một tỷ lệ phiếu bầu chưa từng có trong lịch sử bầu cử tổng thống Đài Loan.
"Bà giành chiến thắng với 8,1 triệu phiếu bầu, chiếm 58%, áp đảo đối thủ là ông Hàn Quốc Du, người hiện có 5,5 triệu phiếu, tương đương 38% cử tri.
"Chưa hết, Dân tiến Đảng còn có thêm một chiến thắng áp đảo khác khi họ chiếm được 62 trên 113 ghế tại Quốc hội, trong khi đó Quốc Dân Đảng chỉ có khoảng 38 ghế, theo Uỷ ban Bầu cử.
"Tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu đạt 74%, cao nhất trong 20 năm trở lại đây.
"Năm 2000, tỷ lệ cử tri đạt kỷ lục với 84% và nó đánh dấu tiến trình dân chủ hoá hoàn toàn trong ôn hoà của Đài Loan khi Dân tiến Đảng thay thế đảng lập quốc, Quốc Dân Đảng, lên nắm quyền.
"Vấn đề chủ quyền, nền dân chủ và quan hệ Trung-Đài là những vấn đề mấu chốt quyết định lá phiếu của cuộc bầu cử năm nay.
"Vì vậy kết quả hai cuộc bầu cử tổng thống và trên phản ánh rõ quan điểm người dân Đài Loan về mối quan hệ họ muốn có với Trung Quốc.
"Bà Thái nói trong một cuộc họp báo: "Đài Loan đang cho cả thế giới thấy rằng chúng tôi trân trọng lối sống dân chủ tự do và chúng tôi trân trọng quốc gia mình đến mức nào".
"Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến ở Trung Quốc năm 1949. Họ nói rằng Đài Loan cuối cùng phải được đoàn tụ với Trung Quốc, bằng vũ lực nếu cần thiết."
'Nên từ bỏ đe dọa dùng bạo lực'
Trong bài phát biểu ngay sau tin chiến thắng của mình, bà Thái nói thẳng với Trung Quốc rằng nước này hãy từ bỏ việc đe dọa để lấy lại hòn đảo bằng vũ lực.
Phóng viên BBC John Sudworth tại Đài Loan nói rằng kết quả của cuộc bầu cử là một vấn đề lớn đối với Bắc Kinh.
Tầm nhìn độc đoán của Bắc Kinh về sự thống nhất lớn hơn của Trung Quốc đã bị bác bỏ kịch liệt, ông nói thêm.
Bà Thái Anh Văn nói rằng Trung Quốc nên từ bỏ đe dọa đó.
"Hòa bình có nghĩa là Trung Quốc phải từ bỏ các mối đe dọa vũ lực chống lại Đài Loan", bà nói tại thủ đô Đài Bắc.
"Tôi cũng hy vọng rằng chính quyền Bắc Kinh hiểu rằng Đài Loan dân chủ, và chính phủ được bầu cử dân chủ của chúng tôi, sẽ không nhượng bộ trước các đe dọa và hành động hăm dọa."
Ông Hàn, ứng cử viên thuộc Quốc dân đảng, trước đó đã thừa nhận thất bại khi kết quả bầu cử trở nên rõ ràng.
"Tôi đã gọi cho Tổng thống Thái để chúc mừng bà ấy. Bà ấy có một nhiệm vụ mới trong bốn năm tới", ông nói với một đám đông ở thành phố Cao Hùng, thuộc miền Nam.
Trước cuộc bỏ phiếu, bà Thái đã dẫn đầu trong các cuộc thăm dò khi cử tri Đài Loan theo dõi cách thức Bắc Kinh xử lý các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong.
Lập trường của bà rất phổ biến với những người lo sợ Đài Loan bị Trung Quốc đại lục chiếm cứ.
Tổng thống Thái khẳng định tương lai của Đài Loan nên được quyết định bởi 23 triệu người dân.
Các cử tri cũng đã chọn các thành viên tiếp theo của cơ quan lập pháp Đài Loan, nơi đảng của bà Thái chiếm đa số.
Vẫn từ Đài Bắc, phóng viên Thùy Linh của chúng tôi bình luận thêm :
"Trong khi đây là một chiến thắng vẻ vang cho Dân tiến Đảng thì đây là một trong những thất bại đau đớn cho Quốc Dân Đảng và những người ủng hộ Hàn Quốc Du và chính sách 'thân Trung Quốc'.
"Ông Hàn hiện đang là thị trưởng thành phố lớn nhất miền Nam, Cao Hùng, nơi được cho là khu vực cử tri lớn nhất của ông.
"Tuy nhiên, toàn bộ ủy viên lập pháp khu vực ở Cao Hùng đã hoàn toàn bị chiếm bởi các ứng viên của Dân tiến Đảng. Ông Hàn đã mất hoàn toàn kiểm soát và tầm ảnh hưởng ở ngay chính thành phố của mình."
******************
Khách Hồng Kông đến Đài Loan để ủng hộ vị tổng thống chống Bắc Kinh (RFI, 11/01/2020)
Cuộc bầu cử Đài Loan đầu năm 2020 thu hút mạnh mẽ khách du lịch Hồng Kông. Không phải khách du lịch thông thường, mà là những người Hồng Kông đến hòn đảo này để ủng hộ ứng cử viên Thái Anh Văn, để tham dự vào một không khí cuộc bầu cử dân chủ, lựa chọn người lãnh đạo tại đây, điều mà các công dân Hồng Kông không được hưởng. Bắc Kinh tìm mọi cách đặt Hồng Kông dưới sự kiểm soát.
Những người ủng hộ bà Thái Anh Văn ăn mừng chiến thắng của tổng thống Đài Loan ngày 11/01/2020. Reuters/Tyrone Siu
Giới quan sát chứng kiến ngày càng có đông người Hồng Kông, mang lá cờ của đặc khu, tham gia vào các cuộc mít tinh ủng hộ ứng cử viên Thái Anh Văn. Trong cuộc biểu tình tối hôm qua, 10/01/2020, trước cuộc bầu cử, trả lời AFP, anh Kyle - một du khách Hồng Kông 26 tuổi - cho biết anh rất trân trọng kinh nghiệm của hòn đảo Đài Loan, đứng lên chống lại chế độ độc tài Quốc Dân Đảng, đồng thời chống lại các áp lực từ chế độ Cộng Sản Bắc Kinh. Người thanh niên Hồng Kông khẳng định phong trào đấu tranh vì dân chủ Hồng Kông đã kéo dài từ nhiều năm nay, chắc chắn sẽ không chấp nhận buông xuôi.
Đối với nhiều người Hồng Kông, bà Thái Anh Văn, vị tổng thống mãn nhiệm, đang chuẩn bị tái đắc cử, là một biểu tượng cho các giá trị dân chủ. Nữ tổng thống Đài Loan, từ nhiều tháng qua, không ngừng khẳng định sự ủng hộ đối với phong trào đòi dân chủ Hồng Kông. Bà Thái Anh Văn cảnh báo người dân Đài Loan là kịch bản dân chủ bị bóp nghẹt đang diễn ở Hồng Kông chắc chắn sẽ diễn ra ở Đài Loan, nếu chế độ Cộng Sản một ngày nào đó kiểm soát được hòn đảo.
Đảng Dân Tiến của tổng thống mãn nhiệm Thái Anh Văn, thường xuyên sử dụng khẩu hiệu : "Hôm nay Hồng Kông, ngày mai Đài Loan", để tranh thủ cảm hứng từ phong trào tranh đấu chống chính quyền thân Bắc Kinh tại đặc khu, kéo dài từ hơn nửa năm nay. Trong các cuộc tập hợp tại Đài Loan, không ít người Đài Loan hóa trang thành những người biểu tình Hồng Kông, với mặt nạ chống hơi cay và mũ bảo hiểm lao động.
Cô Keren Leung, một du khách Hồng Kông 26 tuổi, cho biết tâm trạng bi quan trong dân chúng, với sự can thiệp ngày càng sâu rộng của chính quyền Trung Quốc vào công việc nội bộ của đặc khu. Đối với người khách này, thì Đài Loan mang "niềm hy vọng". Đài Loan trên thực tế là một quốc gia độc lập, có quốc kỳ, có quân đội, tự quyết định nền ngoại giao và kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ của mình từ 70 năm nay.
Phong trào tranh đấu dân chủ tại Hồng Kông và cuộc vận động bầu cử tổng thống và Nghị Viện Đài Loan khiến dân chúng Đài Loan và Hồng Kông xích lại gần nhau hơn. Tuy Đài Loan không thừa nhận quyền tị nạn, nhưng dưới thời bà Thái Anh Văn làm tổng thống, chính quyền nhắm mắt làm ngơ cho hàng chục người Hồng Kông tranh đấu vì dân chủ chọn Đài Loan làm nơi lánh nạn. Nhiều người Đài Loan gửi mặt nạ chống hơi cay và mũ bảo hiểm cho những người tranh đấu tại Đài Loan.
Trọng Thành
******************
Kết quả sơ bộ bầu tổng thống Đài Loan : Bà Thái Anh Văn tuyên bố thắng cử (RFI, 11/01/2020)
Hôm 11/01/2020, tại Đài Loan diễn ra cuộc bầu cử tổng thống và Nghị Viện, trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc và phong trào phản kháng đòi dân chủ ở Hồng Kông diễn ra mạnh mẽ.
Ứng viên tổng thống Thái Anh Văn phát biểu trước truyền thông trong chiến dịch tranh cử tổng thống Đài Loan, ngày 25/12/2019. Reuters/Ann Wang
Kết quả sau khi kiểm hơn 10 triệu phiếu bầu (hơn một nửa số phiếu) các kênh truyền hình lớn của Đài Loan đều công bố bà Thái Anh Văn giành được 57-58% phiếu bầu. Trong khi đối thủ Hàn Quốc Du chỉ thu được từ 35% đến 37% phiếu.
Vào lúc 21 giời tối nay (giờ địa phương), mặc dù công việc kiểm phiếu chưa hoàn tất, bà Thái Anh Văn đã tuyên bố tái đắc cử tổng thống Đài Loan. Sau đó, đối thủ Hàn Quốc Du tuyên bố thất cử.
Bà Thái Anh Văn lấy cương lĩnh tranh cử là bảo vệ dân chủ, chủ quyền lãnh thổ và sẵn sàng đương đầu với ý đồ của Bắc Kinh đưa Đài Loan trở về Hoa lục. Trong khi ứng viên của Quốc Dân Đảng, Hàn Quốc Du, chủ trương bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc để phát triển kinh tế.
Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde ghi nhận xu thế thắng cử của bà Thái Anh Văn trong một cuộc mít tinh tại Đài Bắc trước ngày bỏ phiếu :
"Đài Loan chiến thắng, Thái Anh Văn chiến thắng", suốt 4 giờ đồng hồ đám đông trên đại lộ Kategalan ở Đài Bắc hừng hực khí thế. Ứng cử viên đảng Dân Tiến xuất hiện trên khán đài trong chiếc blouson của không quân, khuôn mặt rạng rỡ.
Trước cả rừng cánh tay giơ cao, bà tổng thống mãn nhiệm nhắc lại là Đài Loan đã chọn con đường dân chủ và sẽ tiếp tục con đường đó".
Trong đám đông người dự mít tinh, một nữ y tá tuổi khoảng ngũ tuần, trên tay cầm khẩu hiệu "Không Trung Quốc !". Bà nói : "Khi tới dự cuộc mít tinh kiểu thế này có nghĩa là chúng tôi tin vào những giá trị nào đó. Chúng tôi không muốn bị Trung Quốc ép".
Đó là những sức ép mà bà Thái Anh Văn đã phản đối mạnh mẽ khi cách đây 1 năm, nhân dịp đầu năm mới âm lịch, chủ tịch Trung Quốc khẳng định quyết tâm thu hồi Đài Loan về Hoa Lục. Cũng từ đó, tỷ lệ được lòng dân của bà Thái tăng không ngừng.
Dân chủ được coi là nét đặc thù của Đài Loan. Nữ thượng nghị sĩ Thụy Điển Cecilia Widenheim, được mời đến quan sát cuộc bầu cử, giải thích : "Cho thế giới thấy người dân Đài Loan đang đấu tranh vì dân chủ là một điều rất quan trọng với hòn đảo này. Điều đó sẽ phải dẫn đến những thay đổi ở vùng đất này của thế giới, nếu như họ có thể tiếp tục như vậy. Chúng tôi hy vọng cuộc bầu cử này sẽ diễn ra công bằng, hợp lệ và tỷ lệ cử tri tham gia sẽ đông".
Trước khi kết thúc bài diễn văn, bà Thái Anh Văn liên hệ với thế hệ trẻ Hồng Kông đang phải lấy cuộc sống của mình để bảo vệ các quyền tự do. Giờ đây, đến lượt giới trẻ Đài Loan phải chứng tỏ gắn bó với các giá trị dân chủ.
"Thái Anh Văn đắc cử !", những người điều khiển cuộc mít tinh hô lớn, đồng thời kêu gọi mọi người đi bỏ phiếu.
Anh Vũ
Cuộc vận động tranh cử tràn sức sống trẻ và niềm tin vào dân chủ
Nếu ví cuộc vận động tranh cử của Quốc Dân Đảng như một lễ hội thì cuộc vận động của Dân Tiến Đảng lại như một hòa nhạc. Và điều này phản ánh những khác biệt sâu xa trong tư tưởng và lối sống của cử tri ủng hộ hai đảng.
Không khí sôi động tại cuộc vận đồng tranh cử của bà Thái Anh Văn (Dân Tiến Đảng) tối 10/1 tại đại lộ Ketagalan
Sau khi tham dự cuộc tuần hành vận động bầu cử của Hàn Quốc Du và Quốc Dân Đảng hôm 9/1, tôi đã rất nóng lòng để tham dự cuộc vận động của đương kim Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn và Dân Tiến Đảng diễn ra một ngày sau đó (10/1).
Vẫn tại cùng một địa điểm, nhưng không khí của cuộc tuần hành này rất khác so với những gì đã xảy ra ở đây 24 giờ trước đó.
Điều đầu tiên tôi nhận thấy là, đám đông những người ủng hộ bà Thái đặc biệt trẻ trung hơn rất nhiều so với đám đông ngày hôm trước của ông Hàn.
Trái với sắc xanh - đỏ đồng bộ của những người ủng hộ KMT (Kuomintang-Quốc Dân Đảng), dường như thời trang chính trị của người ủng hộ DPP (Democratic Progressive Party-Dân Tiến Đảng) không có một trường phái màu sắc thống nhất nào. Mọi người mặc theo ý mình muốn.
Cũng không có ai vẫy lá cờ đỏ sao xanh của Trung Hoa Dân Quốc, thay vào đó là lá cờ bảy màu - đặc trưng của cộng đồng LGBT ở Đài Loan.
Năm 2018, chính quyền của bà Thái Anh Văn thông qua luật công nhận hôn nhân đồng tính. Và Đài Loan trở thành quốc gia đầu tiên ở Châu Á làm được điều này.
Và điều đó đã đem lại cho bà Thái một lượng lớn cử tri là những người trẻ, có quan điểm và suy nghĩ về tình yêu và giới tính khác biệt so với thế hệ trước.
Bà Thái Anh Văn có một lượng lớn cử tri là những người trẻ, với quan điểm và suy nghĩ về tình yêu và giới tính khác biệt so với thế hệ trước
Vinson, 36 tuổi, một kỹ sư từng du học tại Anh, cho biết là anh một người đồng tính. Và một trong những lý do chính khiến anh ủng hộ bà Thái Anh Văn là vì chính quyền của bà đã thông qua luật về hôn nhân đồng giới.
Trong khi đó, Quốc Dân Đảng của ông Hàn Quốc Du lại không ủng hộ điều này.
Và tất nhiên, vấn đề "độc lập" của Đài Loan cũng là một trong những yếu tố quyết định tác động đến lá phiếu.
Bà Thái Anh Văn được xem là "biểu tượng cho sự độc lập của Đài Loan". Thế hệ trẻ của Đài Loan lớn lên trong một môi trường chính trị đa dạng và dân chủ, nhất là kể từ năm 2000, khi hai đảng lớn Đài Loan đã thay phiên nhau cầm quyền, bên cạnh sự xuất hiện của các đảng nhỏ khác.
Trái với thế hệ lớn tuổi, những người trẻ không có sự gắn bó mật thiết với Quốc Dân Đảng, và không còn giữ tư tưởng hướng về đại lục mà Tưởng Giới Thạch cùng KMT sang hòn đảo này cách đây 70 năm trước.
Với phần lớn thế hệ trẻ Đài Loan và những người đang có mặt tại buổi vận động này thì :
"Đài Loan là Đài Loan. Và Đài Loan sẽ không bao giờ là một phần của Trung Quốc".
Nhưng có lẽ, sự khác biệt giữa cử tri của hai đảng không chỉ là quan điểm về sự độc lập của Đài Loan. Khác biệt có lẽ xuất phát từ ngay bên trong lối sống và tư tưởng của chính họ. Và điều này bộc lộ ra bên ngoài, dẫu vô tình hay cố ý.
Những người mà tôi phỏng vấn ngày 10/1 tại buổi tuần hành của Dân TIến Đảng nhiệt huyết không kém những người ủng hộ Quốc Dân Đảng, nhưng họ trả lời một cách từ tốn, chậm rãi hơn và câu cú cũng rõ ràng và gãy gọn hơn.
Họ cũng có vẻ tôn trọng không gian riêng (personal space) của nhau hơn, chứ không quá vô tư khi chen lấn, xô đẩy hay lớn tiếng.
Họ thậm chí còn đồng thanh hát những bài hát bằng tiếng Mân Nam - được cho là phương ngữ chính thức của Đài Loan.
Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt, dễ bị bỏ qua như vậy nhưng thực ra lại có ý nghĩa sâu xa.
Ông Su nói, ông từng bầu cho cả Quốc Dân Đảng lẫn Dân Tiến Đảng, nhưng ông luôn chọn người mà ông nghĩ là có thể đem lại lợi ích cho Đài Loan
Việc ăn mặc tự do thoải mái, không đồng nhất, cho thấy cộng đồng cử tri ủng hộ Dân Tiến Đảng là một cộng đồng đa dạng và chấp nhận sự khác biệt của nhau.
Việc hát tiếng Mân Nam thay vì tiếng Quan Thoại cũng là cách thể hiện một nét văn hóa, ngôn ngữ riêng của hòn đảo này.
Việc tôn trọng không gian riêng của nhau, cũng như cái nhìn cởi mở về tình yêu và giới tính, cho thấy họ có hơi hướng Tây hóa.
Có thể ví cuộc vận động tranh cử của Quốc Dân Đảng như một lễ hội. Người ủng hộ tụ tập từng nhóm nhỏ để tìm kiếm sự đồng thuận và hân hoan trong niềm vui. Và nếu như có ai đó mạnh miệng hô vang những lời lẽ cay nghiệt về đối thủ, những người còn lại sẽ lập tức hùa theo. Một ví dụ điển hình của chủ nghĩa tập thể ?
Bầu cử Đài Loan : Ứng viên Hàn Quốc Du và chính sách thân Trung Quốc
Trong khi đó, cuộc vận động tranh cử của Dân Tiến Đảng lại có vẻ giống một buổi hoà nhạc. Những người đến dự có vẻ biết rõ họ cần gì và muốn gì. Họ không cần tìm sự đồng cảm. Họ không cần tụ lại thành nhóm.
Mỗi người đứng một khoảng lặng riêng, ngước lên màn hình sân khấu, vẫy lá cờ của họ trong tay. Sự thể hiện của chủ nghĩa cá nhân chăng ?
Tuy vậy, có một điều đáng lo cho bà Thái Anh Văn, đó chính là đám đông những người ủng hộ bà đêm 10/1 nhỏ hơn hẳn so với đám đông ủng hộ ông Hàn Quốc Du vào tối hôm trước.
Henry - người quay phim của tôi - đưa ra một giả thuyết : "Có thể nhiều người đã về quê rồi".
Henry không phải không có lý. Theo quy định bầu cử của Đài Loan, người dân phải bỏ phiếu tại chính địa phương gốc gác của họ.
Nhiều người, thay vì đến cuộc tuần hành vận động vào chiều thứ Sáu, rất có thể đã lên tàu và hướng về mọi ngả của Đài Loan, thăm nhà và tiện cho việc đi bỏ phiếu vào thứ Bảy 11/1.
Sau khi cảm nhận được cái hồn của buổi vận động tranh cử, chúng tôi ra về với thắc mắc rằng, liệu sự khác biệt trong số lượng người tham gia ở hai cuộc vận động tranh cử có phản ánh đúng tỉ lệ ủng hộ của những người đi bỏ phiếu hay không ?
Và khi đi dọc những con phố nhỏ của Đài Loan, tôi nhận ra càng đến gần ngày bầu cử, tiết trời Đài Bắc lại càng trở nên dễ chịu đến lạ.
Dự báo thời tiết cho biết, ngày bỏ phiếu 11/1 sẽ là một ngày ngập tràn nắng ấm, thôi thúc bước chân cử tri đến phòng bỏ phiếu.
Nhưng ánh sáng vinh quang sẽ dành cho ai ? Chúng ta sẽ sớm biết điều ấy thôi.
Thùy Linh
Nguồn : BBC, 11/01/2020