Hôm 19/5, một bản kiến nghị - tạm gọi là Tuyên bố Thủ Thiêm, đã được một số nhóm nhân sĩ kêu gọi với các yêu cầu : Trả lại cho dân, Chùa Liên Trì, Nhà Thờ và Tu Viện Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Thiêm… phần đất không có trong Quy hoạch ban đầu theo văn bản lập quy của Thủ tướng, và đền bù thoả đáng cho những nạn nhân đã bị cưỡng chế oan ức.
Đồ họa về Thủ thiêm.
Tuyên bố Thủ Thiêm
Tuyên bố Thủ Thiêm còn yêu cầu nghiêm trị các tổ chức và cá nhân vô trách nhiệm, lộng quyền, chà đạp đời sống của dân, luật pháp và đạo lý dân tộc ; Chấm dứt ngay việc cưỡng bức thu hồi đất trái nguyện vọng của người dân mà chính quyền ở các địa phương đang thực hiện ; Lập ban thanh tra có sự tham gia của cộng đồng xã hội (đại diện những người có quyền sử dụng đất), rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện quy hoạch phát triển đô thị trên cả nước ; Công nhận và hiến định chế độ đa sở hữu đối với đất đai trên cả nước ; Công nhận và cho đăng ký các Hội đồng đại diện quyền lợi và ý nguyện của người sử dụng đất trên khắp cả nước, và trả lại cho toàn dân quyền tự do lập hội.
Những nội dung của Tuyên bố Thủ Thiêm khá trùng lắp với nội dung ở hội thảo "Nâng cao hiệu quả sử dụng đất xây dựng đô thị" do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức. "Tại sao ở nước ta, đất đô thị không được coi là một loại đất ? Hiện nay trong phân loại đất quốc gia, chúng ta mới chỉ có hai loại là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Vậy phải chăng chúng ta không phải công nghiệp hóa mà là nông nghiệp hóa ?". Vấn đề này được nêu ra để phần nào lý giải thực trạng các chính quyền địa phương đang thu hồi đất vô tội vạ.
Sau khi viện dẫn việc nhiều địa phương còn rất hào phóng, cứ đâu có đất trống, ít giải phóng mặt bằng là giao cho doanh nghiệp đầu tư dự án mà ít để ý tới quy hoạch chung, ông Trương Văn Quảng (Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam) cho rằng, đây là căn nguyên hình thành nhiều dự án ảo, còn các dự án được triển khai dường như luôn thiếu sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
"Nói đơn giản là đi "chệch" khỏi mục tiêu, nội dung ban đầu của quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đã duyệt. Đó là chưa kể đến sự biến tướng của các dự án phát triển khu đô thị mới như tăng mật độ xây dựng, chiều cao công trình, diện tích sàn… so với ý tưởng không gian kiến trúc trong tổng thể chung đô thị" - ông Quảng nhận xét. Thực tế biến tướng quy hoạch từ câu chuyện "mất bản đồ gốc" ở Thủ Thiêm là một dẫn chứng.
Tuyên bố Thủ Thiêm viết : "Việc bạch hóa thông tin về tình hình giải tỏa đất đai ở bán đảo Thủ Thiêm suốt 20 năm qua đã khiến toàn xã hội choáng váng. Giữa thành phố lớn nhất nước, lợi ích thiết thân của hàng ngàn cư dân là quyền sống, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo đã bị xâm phạm nghiêm trọng.
Chính quyền ở một thành phố trực thuộc trung ương ngang nhiên bác bỏ hiệu lực của một văn bản lập quy của Thủ tướng Chính phủ. Điều đó không chỉ bộc lộ rõ nạn vô pháp trong thể chế độc tài toàn trị của nhà nước đương quyền, mà còn một lần nữa phơi bày rõ gốc rễ của vấn đề là chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.
Theo đó, những dự án đầu tư phát triển đô thị trở thành cơ hội cho quan chức hối mại quyền thế, làm giàu bằng tước đoạt đất đai của người dân với giá đền bù rẻ mạt.
Sự tước đoạt hoang dã không chỉ diễn ra ở Thủ Thiêm. Khắp nơi trong cả nước hàng vạn dân oan đã đội đơn và giăng biểu ngữ đòi quyền sống và đòi công lý trước trụ sở Quốc hội, văn phòng các cơ quan hành pháp trong hơn hai chục năm qua. Thế nhưng, tiếng dân oan không được lắng nghe và nạn vô pháp vẫn ngang nhiên bất trị" (trích).
Hãy trả lại cho dân quyền tư hữu
Trước kiến nghị "trả lại cho dân, Chùa Liên Trì, Nhà Thờ và Tu Viện Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Thiêm… phần đất không có trong Quy hoạch ban đầu theo văn bản lập quy của Thủ tướng, và đền bù thoả đáng cho những nạn nhân đã bị cưỡng chế oan ức" của Tuyên bố Thủ Thiêm, theo Tiến sĩ Phạm Sỹ Liên (viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế xây dựng và đô thị, thuộc Tổng hội Xây dựng Việt Nam), không riêng Thủ Thiêm, mà nhiều nơi khác ở Việt Nam đang thu hồi đất "vô tội vạ" từ lập luận là Luật đất đai cho phép thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Chế độ thu hồi đất như vậy là "vô tội vạ" và việc thu hồi đất không để ý đến bảo vệ tài sản ở trên đất của người dân, dẫn đến lạm dụng trong thu hồi đất, dễ xảy ra tiêu cực mà vụ "mất bản đồ" ở bán đảo Thủ Thiêm là ví dụ dễ thấy nhất. Trong vụ biến dạng quy hoạch Thủ Thiêm, rõ ràng là phạm vi áp dụng phương thức thu hồi đất đã mở ra quá rộng, nhiều dự án khó chứng minh vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. và cũng chẳng ai thẩm định mục đích thu hồi đất có thực sự vì lợi ích chung hay không ?
Từ câu chuyện của Thủ Thiêm cho thấy việc quy hoạch sử dụng đất tuy trên lý thuyết thuộc về Nhà nước, nhưng trên thực tế các quan chức địa chính địa phương toàn quyền quyết định, nên tình trạng lạm dụng quyền hành, bồi thường di dời không thỏa đáng để trục lợi, nhận hối lộ để phê duyệt và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong những dự án kinh doanh bất động sản đã và sẽ tiếp tục xảy ra trầm trọng, tạo nên bất mãn xã hội ngày càng sâu rộng. Điều này là nguyên nhân chính của nạn khiếu kiện đông người tại những thành phố lớn.
Luật đất đai phải công nhận quyền sở hữu tư nhân
Cốt lõi của tất cả những trở ngại nêu trên bắt nguồn từ sự kết hợp khiên cưỡng của hai khái niệm vốn dĩ khác biệt nhau để tạo nên định chế quyền sử dụng đất, đó là khái niệm "quyền sở hữu tài sản" theo tư duy pháp lý, và khái niệm "sở hữu toàn dân" theo tư duy chính trị - ý thức hệ của nền kinh tế được hoạch định theo kế hoạch tập trung, và mọi bất đồng có thể giải tỏa bằng mệnh lệnh hành chính từ Nhà nước.
Hiện nay thì một khi chính sách cải cách kinh tế theo hướng thị trường được áp dụng, yếu tố thị trường sẽ ngày càng chi phối sự phát triển, tư duy pháp lý tất yếu trở nên thắng thế và đòi hỏi phải xem xét lại tính phù hợp của khái niệm sở hữu toàn dân đối với đất đai. Cưỡng lại yêu cầu này sẽ khiến động lực phát triển kinh tế bị triệt tiêu và ổn định xã hội bị đe dọa.
Xem ra đã đến lúc Quốc hội Việt Nam cần bàn đến việc sửa đổi Hiến pháp, trong đó chấp nhận quyền sở hữu đất đai của cụ thể từng người dân, chứ không phải khái niệm chung chung "toàn dân" nữa.
Nói một cách khác, lâu nay phía Quốc hội vẫn biện minh rằng quyền tài sản đối với quyền sử dụng đất đã là một điều được ghi vào Điều 115 trong Bộ Luật Dân sự rồi ("Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác"). Thế nhưng lại chưa có những hướng dẫn cụ thể. Vậy thì bảo đảm quyền tài sản nghĩa là gì, và cái người có tài sản và cái quyền sử dụng đất đó sẽ được bảo đảm ra sao ?
"Tuyên bố Thủ Thiêm cũng đã căn cứ vào Điều 115, Bộ Luật Dân sự để yêu cầu chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cần phải trả lại những diện tích đất đã thu hồi trái quy hoạch. Thế nhưng liệu ông Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, người từng là phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, có đồng ý sửa sai cho những vị tiền nhiệm của mình hay không thì dường như pháp luật còn bỏ lững !". Luật sư Trần Thành, nhận xét.
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 22/05/2018
Câu chuyện Thủ Thiêm : 'không còn tin cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh'
Ánh Liên, VNTB, 11/05/2018
Câu chuyện Thủ Thiêm với quy hoạch đất đai của khu đô thị mới vẫn là câu chuyện nóng sốt với nhiều tình tiết, từ việc người dân dù không nằm trong quy hoạch, nhưng vẫn bị thu hồi, mà không có quyết định thu hồi đất cho đến chưa nhận được tiền đền bù, hoặc thậm chí, giá đền bù ở mức thấp (2 triệu đồng/m2) để rồi sau quy hoạch bán lên gấp 20 lần (trung bình 300 triệu/m2) ; ra quyết định thu hồi 657 ha nhưng thu đến 803 ha !
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đã tàng hình trước mọi nỗi cùng cực và những tình cảnh tăm tối của hàng ngàn, vạn người dân ở Thủ Thiêm trong suốt hàng chục năm qua
Câu chuyện được đẩy lên cao khi bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5.000 Khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2) đi kèm quyết định của Thủ tướng biến mất.
Sự giận dữ về 'cướp đất có hệ thống'
Nhà báo Phương Nam bày tỏ trên Facebook của mình : đọc mới một phần hồ sơ vụ Thủ Thiêm đã muốn ngửa cổ lên trời cười sằng sặc 3 tiếng rồi khóc ngằn ngặt 3 hồi quá. Cười vì những cán bộ, quan chức lúc nào cũng đăng đàn ra rả vì dân, do dân nhưng ăn không chừa một thứ gì ; cười vì những thương vụ ăn cả hai đầu, ăn dữ tợn mà không thèm chùi mép. Còn khóc vì bao nhiêu đất vàng, đất bạc chúng nó chia chác cho nhau hết sạch để vinh thân phì gia trong khi người dân bị thu hồi không còn cục đất nhỏ để chọi chim !
Góc nhìn của nhà báo Phương Nam là tâm trạng chung của những người quan tâm đến sự kiện và số phận của người dân Thủ Thiêm trong câu chuyện đất đai này. Và tại Hà Nội, đã có hẳn 1 làng dân oan Thủ Thiêm ngày ngày bái vọng về cấp Trung ương để tìm kiếm lại công lý cho mình.
Thủ Thiêm hay câu chuyện 'đổi đất lấy công trình' hoặc bằng những dự án này khác đền bù giải tỏa với giá rẻ mạt, ép dân không đi thì cưỡng chế đã khiến 'đất đai thuộc sở hữu toàn dân' bị thu hẹp lại, và đất đai thuộc sở hữu của các tập đoàn tư nhân tăng lên.
Người dân Thủ Thiêm trào nước mắt tại buổi gặp đại biểu Quốc hội. Ảnh : Tổng hợp
Cách thức chuyển quyền sử dụng đất từ nhiều người vào tay 1-2 người đã trở thành quen thuộc tại nhiều tỉnh thành. Facebooker Quân Triêt Phương cũng chia sẻ câu chuyện tương tự tại tỉnh Phan Thiết của mình, trong đó có 62 ha đất sân golf Phan Thiết, lúc giải tỏa đền bù dân đã khiếu nại, biểu tình thì lãnh đạo tỉnh/ thị xã xoa dịu bằng quan điểm 'bà con hãy hy sinh một ít quyền lợi cùng nhà nước xây dựng và phát triển Tỉnh nhà, để khách du lịch khắp nơi đến với Phan thiết, và mình chỉ cho DN nước ngoài thuê 50 năm nên bà con đừng sợ mất đất. Hết 50 năm lấy lại cho con cháu mình xây dựng các công trình phúc lợi công cộng đẹp hơn... !.'. Nhưng kết quả sau cùng là, mới 20 năm một DN trong tỉnh đã san nhượng lại và chỉ một thời gian ngắn họ phù phép để có được QĐ xóa sổ sân Golf chuyển sang đất ở đô thị, nay thành khu đô thị du lịch biển.
Có lẽ vì sự liên kết đặc biệt này mà đất đai tại Việt nam trở thành câu chuyện máu, nước mắt và trấn áp.
Vấn đề là những công chức/lãnh đạo ngày ngày đăng đàn nói về tính khí cách mạng lại là những quan tham và bán bỏ quyền lợi công dân, cử tri để đổi lấy lợi ích. Trong vụ Thủ Thiêm, liệu ông Tất Thành Cang, ông Lê Thanh Hải và những người có liên quan sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy giọt nước mắt đầy uất ức của người dân quận 2 ?
'Không còn tin cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh'
Câu chuyện Thủ Thiêm còn đi xa hơn khi nó không chỉ là câu chuyện liên quan đến tham nhũng, mà còn cho thấy hệ quả của sự tham nhũng. Bởi trong cuộc tiếp xúc cử tri, người dân quận 2 đề nghị đưa sự việc ở Thủ Thiêm lên Quốc hội, Bộ chính trị giải quyết vì 'không còn tin cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh' nữa. Thậm chí, còn đòi hỏi bà Tâm (người từng tuyên bố con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc dân tộc) phải từ chức, vì bà đã đứng về phía hành vi sai trái của chính quyền quận 2 và không giải quyết các kiến nghị của dân.
Cần phải nhắc lại, bà Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm là người thực thi quyền giám sát nhân dân cao nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, và là quan chức có thâm niên tại đơn vị hành chính này, thế nhưng 'nỗi đau dân Thủ Thiêm' vẫn cứ tồn tại hơn thập kỷ qua, và bà chỉ đau khi mà mọi chuyện phơi bày trên báo chí.
Luật sư Luân Lê đã bày tỏ về 'nỗi đau' của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm : Bà ta đã tàng hình trước mọi nỗi cùng cực và những tình cảnh tăm tối của hàng ngàn, vạn người dân ở Thủ Thiêm trong suốt hàng chục năm qua, nơi bà ta trực tiếp có trách nhiệm đại diện cho nhân dân nơi đây như một bổn phận đầu tiên và trước hết.
Trong buổi tiếp xúc cử tri quận 2 của Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh chiều 9.5, có ý kiến bày tỏ sự không tin tưởng về chính quyền thành phố. Ảnh : tổng hợp
Và như thế, bà Chủ tịch Hội đồng nhân dân, cùng với những người như ông Lê Thanh Hải (nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) ; ông Nguyễn Văn Đua (nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành phố Hồ Chí Minh) ; ông Lê Hoàng Quân (nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh) đã đặt dự án lên trên người dân. Hay nói đúng hơn, như Phó Giáo sư Tiến sĩ Erik Harms, Đại học Yale (Mỹ) nhận định : 'Phát triển là dành cho người dân, không phải cho dự án. Tuy vậy tại Thủ Thiêm, dự án đã trở nên quan trọng hơn người dân'.
Còn với nhà báo Ngô Nguyệt Hữu, ông phẫn uất chia sẻ rằng, những quan chức Thành phố Hồ Chí Minh đã nợ người dân những cuộc đời bị đánh cắp, những số phận bị đánh gục, và quan trọng hơn là 'nợ nhân dân niềm tin vào tương lai ; nợ quốc gia vì sự phát triển bị chính các ông kìm hãm'. Và đó chính xác là 'tội ác'.
Những sự phản kháng đầy phẫn uất này làm cho quan điểm 'nhà nước của dân, do dân, vì dân' bị chính đội ngũ quan chức Thành phố Hồ Chí Minh xé toạt. Nó cho thấy, sự không đồng thuận của dân trong cách xử lý đất đai, nó cho thấy toàn bộ hệ thống chính quyền từ quận 2 đến Thành phố Hồ Chí Minh đã bị biến mất niềm tin hoàn toàn trong dân. Và chính sự biến mất niềm tin này là hệ quả vô cùng to lớn, rất khó để khôi phục lại được nếu như những kiến nghị, yêu cầu của người dân không được đáp ứng một cách thỏa đáng. Bởi suy cho cùng, hệ thống công quyền sinh ra là đại diện cho lợi ích cộng đồng và phục vụ trên tinh thần lợi ích cộng đồng, chứ không phải mang danh cộng đồng mà phục vụ lợi ích nhóm.
Sự đáng sợ đến từ nguyên tắc số 1 của Luật đất đai
Qua câu chuyện Thủ Thiêm mới thấy sự đáng sợ của nguyên tắc 'đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý' - bởi một lần nữa, nó cho thấy nguyên tắc này thực sự gây rối loạn và khoét sâu mâu thuẫn xã hội. Giả sử nếu tái lập lại vụ Đồng Nọc Nạn thời chính quyền thực dân Pháp, chính quyền mà xử cho gia đình Mười Chức thắng kiện vì đất đó là đất họ khai hoang, thì khi đối diện với chính quyền hiện nay - Mười chức chắc chắc là một dân oan, hoặc thậm chí bị tống vào tù vì tội chống chính quyền.
Luật đất đai vẫn là nguồn gốc của lợi ích nhóm đất đai hiện nay ?
Chính Luật đất đai dung dưỡng nguyên tắc vấy máu nêu trên, nên đã đưa đến Điều 62 của Luật Đất đai đang vấy máu ('phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng'),...
Do vậy, muốn chấm dứt câu chuyện Thủ Thiêm (hoặc tương tự như Thủ Thiêm) trong tương lai ; chấm dứt cảnh đổ máu vì đất đai ; chấm dứt tình trạng mất niềm tin vào chính quyền, thì tốt nhất,... ngoài việc tái lập công lý trong 'xử người đúng pháp luật' tại Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm cả đội ngũ quan chức đã hoặc không còn tại vị), thì cũng đồng thời giải quyết căn bản nhất câu chuyện về 'quyền sở hữu' và 'quản lý' trong đất đai. Trong đó, bao gồm việc đặt ra lại vấn đề : cần hay không cần việc xóa bỏ/thay đổi/chỉnh sửa nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý được ghi nhận tại Điều 53, 54 Hiến pháp 2013 ; Điều 4 Luật đất đai năm 2013 ?
Những hung thần "xẻ thịt" Thủ Thiêm
Lê Hồng Hà, 11/05/2018
Một trong những hung thần "xẻ thịt" Thủ Thiêm là Nguyễn Văn Đua. Ông ta sinh ngày 10/3/1954 tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh. Đăng ký hộ khẩu tại số 190 đường Lê Quốc Hưng, phường 12, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Văn Đua – nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Trình độ học vấn : Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Luật, Cao cấp Lý luận chính trị.
Quá trình công tác như sau :
– Từ tháng 8/1971 đến tháng 02/1975 : tham gia cách mạng, thanh vận ở khu vực Sài Gòn-Gia Định ;
– Từ tháng 02-04/1975 : Do cơ sở bị lộ, thoát ly về căn cứ ở Châu Thành, Tiền Giang.
– Từ tháng 4/1975 đến tháng 9/1975 : tham gia tổ công tác đoàn thể.
– Từ tháng 9/1975 đến tháng 11/1984 : Ủy viên Ban chấp hành Quận đoàn, Phó Bí thư Quận đoàn 4 rồi Bí thư Quận đoàn 4, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt nam ngày 12/9/1975 ;
– Từ tháng 11/1984 đến 1992 : Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban thanh niên phân phối lưu thông, hành chính sự nghiệp Thành đoàn ; Phó Bí thư Thành đoàn ;
– Từ năm 1992 đến tháng 4/1996 : Bí thư Thành đoàn khóa V, tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa V, ông được bầu bổ sung là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố ;
– Từ tháng 4/1996 đến tháng 11/2001 : điều động về công tác tại quận 3 với nhiệm vụ là Bí thư Quận ủy quận 3 ;
– Từ tháng 11/2001 đến tháng 10/2006 : Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm ; từ năm 2003, được Hội đồng nhân dân thành phố bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ;
– Từ tháng 11/2006 đến 2015 : Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII, khóa IX.
Ngày 4/6/1996, Thủ tướng lúc bấy giờ là ông Võ Văn Kiệt đã ký ban hành QĐ 367 phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, rộng 770 ha, khu tái định cư rộng 160 ha, dân số là 245.000 người.
Sau khi có Quyết định 367 của Thủ tướng, năm 1998 Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định 13585 về Phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhằm cụ thể hóa nội dung quy hoạch và để làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị mới. Ranh của khu đô thị này căn cứ theo bản đồ được duyệt (Quyết định 13585) với quy mô 618 ha, không kể diện tích sông Sài Gòn và khu tái định cư 42 ha.
Năm 2002, cũng căn cứ QĐ-367, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định thu hồi đất nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm thuộc quận 2 để xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm và kế tiếp là thu hồi đất để xây dựng khu tái định cư tại phường An Phú, quận 2.
Ngày 27/12/2005, ông Nguyễn Văn Đua lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ký QĐ-6565 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo quyết định này thì quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm thay đổi khá nhiều. Cụ thể, khu trung tâm rộng 737 ha, gồm có Khu đô thị phát triển mới rộng 657 ha, Khu đô thị chỉnh trang rộng 80 ha…
Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là, tại điều 2 của Quyết định 6565 mà ông Đua ký ghi "Quyết định này thay thế quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ". Cả gan "bãi bỏ" Quyết định của Thủ tướng, Nguyễn Văn Đua được sự "chống lưng" của Lê Thanh Hải, bắt đầu ra tay đuổi dân, cướp đất, chia chác cho "nhóm lợi ích" dưới danh nghĩa "nhà đầu tư", chúng "xẻ thịt" Thủ Thiêm. "Kinh khủng" đến nỗi, cựu Chủ tịch Thành phố Võ Viết Thanh phải thốt lên : "Đồng tiền đã làm biến dạng quy hoạch Thủ Thiêm".
Và từ đây, nhà nước thất thoát hàng ngàn tỷ, nhân dân bị tước đoạt nhà đất, màn trời chiếu đất, tiếng kêu tuyệt vọng khổ đau như muốn xé nát Trời xanh.
Từ khi bác bỏ Quyết định của Thủ tướng để thay thế bằng Quyết định của mình, Nguyễn Văn Đua trở thành người cực kỳ quyền lực. Được Lê Thanh Hải "chống lưng", Đua biến mình thành "hung thần" đối với nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Thủ Thiêm nói riêng. Hắn trở nên tàn bạo hơn bao giờ hết. Có những chủ trương tại Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn đi ngược lại luật pháp, ngược lại quyết định của chính phủ, trong đó có trách nhiệm của Nguyễn Văn Đua.
Con số 15.000 hộ dân ở Thủ Thiêm bị giải tỏa ra khỏi nơi gắn bó của mình với giá đền bù rẻ mạt, thật sự là phi lý và vô đạo. Báo Việt Times đưa tin, "tính đến ngày 22/5/2017 việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, tái định cư đối với Khu đô thị mới này đạt tỷ lệ đạt gần 100%. Cụ thể, lũy kế đã bồi thường, hỗ trợ được 14.349/14.353 hồ sơ đạt 99,97%, với diện tích 715,9731/719,9208 ha đất đạt 99,45%, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 17.158,560 tỷ đồng".
Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh, mà điển hình là Thủ Thiêm, quận 2, là nơi diễn ra giải tỏa đền bù nhà dân một cách khốc liệt nhất làm cho bao nhiêu người dân phải rời xa mảnh đất mà cha ông họ đã đổ mồ hôi, thậm chí cả máu để khai phá giữ gìn, nay phải ly tán đi khắp nơi. Nếu trong chiến tranh, ly tán là điều không tránh khỏi, thì trong hòa bình mà bắt người dân phải ly tán, ly hương để giành những mảnh đất béo bở cho các chủ đầu tư với giá rẻ mạt là việc làm vô nhân đạo, là tội ác.
Người dân Thủ Thiêm mất đất, mất nhà, trắng tay. Oan khiên tang tóc cũng từ đây mà ra. Chống cưỡng chế thì bị "quy chụp" chống nhà nước. Thanh niên trai tráng vô cớ phải vào tù. Những mẹ già trở nên "bị Việt Tân kích động". Cán bộ hưu trí thì bị cho là "lệch lạc đường lối". Các gia đình chính sách như thương binh, liệt sĩ, có công Cách mạng, thậm chí Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng cũng bị Đua và "nhóm lợi ích" bác bỏ mọi quyền và lợi ích trên chính mảnh đất của mình.
Vì thế mới có "làng Thủ Thiêm" giữa lòng Hà Nội. Họ đi kêu oan, đi khiếu kiện ròng rã… 20 năm trời. Đất thổ cư ở lâu đời chỉ được đền bù 150 ngàn/m2, tương đương 3 bát phở (!). Trong khi chủ đầu tư rao bán 250 triệu/mét vuông, tức hơn 1.670 lần.
Nếu ở Đà Nẵng có "bộ tam" Nguyễn Bá Thanh – Trần Văn Minh – Văn Hữu Chiến cấu kết với Vũ nhôm và các đại gia khác "ăn" hết đất đai, công sản, thì ở Thành phố Hồ Chí Minh, "bộ tứ" Lê Thanh Hải – Nguyễn Văn Đua – Tất Thành Cang – Lê Hoàng Quân cũng cùng nhau "xẻ thịt" đất đai Sài Gòn, bất chấp tất cả.
Trong khi dân phải che lều, ở chung cư, thì những "nhà đầu tư" được ưu ái quá mức. Đại Quang Minh là đơn vị đầu tư chủ chốt tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm – với biểu tượng là Khu đô thị cao cấp Sala – công ty này được lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh ưu ái rất đặc biệt thông qua hình thức BT (Xây dựng – Chuyển giao), hiểu đơn giản hơn là đổi đất lấy hạ tầng.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Đại Quang Minh thực hiện 4 cung đường với chiều dài 11,9 km có tổng chi phí đầu tư lên đến trên 12.182 tỷ đồng. Đổi lại, UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Đại Quang Minh khu đất sạch có diện tích gần 79 hecta, thuộc phường Thủ Thiêm và phường An Lợi Đông, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại Quang Minh tiếp tục được UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho xây dựng cầu dây văng Thủ Thiêm 2, nối quận 1 với quận 2, tổng chi phí 4.260 tỷ đồng. Đổi lại, Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho Đại Quang Minh 13,5 hecta đất cũng tại Thủ Thiêm.
Chiều 9/5, Đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh gồm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm cùng các Đại biểu quốc hội : ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh và bà Trịnh Ngọc Thúy, Phó Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri quận 2, nơi có dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tại đây, các "ông bà nghị" đã chứng kiến những người dân đau đớn, tuyệt vọng đến nhường nào. Họ khóc, họ la lối như trút hết mọi nỗi uất hận dồn nén, có người đã ngất xỉu sau khi trình bày oan trái của mình.
Những khuôn mặt nhăn nheo, sạm lại vì dãi dầu mưa nắng, những mái đầu đã bạc với những giọt nước mắt căm hờn. Cử tri quận 2 đề nghị đưa sự việc ở Thủ Thiêm lên Quốc hội, Bộ chính trị giải quyết vì "không còn tin cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh" nữa. Họ tha thiết cầu mong Thanh tra chính phủ sớm thanh tra toàn diện "dự án Thủ Thiêm", hòng lôi ra ánh sáng những "hung thần" đã "cạp" đất và "xẻ thịt" Thủ Thiêm".
Để xoa dịu cử tri và cũng để "đánh bóng" mình, bà Quyết Tâm đã "phán" liều : "Còn làm đại biểu, tôi sẽ giải quyết cho được chuyện Thủ Thiêm". Chao ôi, thưa "bà nghị", bấy lâu nay bà ở đâu ? Bà ở bên phe Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Lê Hoàng Quân, Tất Thành Cang… hay bên cạnh nhân dân ? Bà ở trong "chăn ấm nệm êm", có biết người dân co ro trong các lều che tạm dột nát ở Thủ Thiêm ?
Cách đây mấy hôm, bà còn cho rằng 32 hecta mà Cty Tân Thuận (của thành ủy) bán cho Cường đô la, "không phải là công sản" cơ mà ? Đúng là mồm mép lươn lẹo của kẻ đứng đâu cũng có hoa tươi trên đầu và trước ngực (!)
"Miếng bánh" Thủ Thiêm hấp dẫn đến nỗi, ngoài Đại Quang Minh, còn có Vũ nhôm, Út trọc cũng xí phần. Nói nhanh, cũng như Vũ nhôm (có CMND tên Trần Đại Vũ), nghe cái tên công ty Đại Quang Minh của Khoa "khàn" (tức Khoa Keamang) người hiểu chuyện sẽ biết cả hai là "đệ ruột" của ai rồi. Và vì thế, câu hỏi tại sao Đại Quang Minh "làm mưa làm gió" ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tạm có câu trả lời. Khi "đại ca" của chúng đổ bệnh, thế lực suy giảm, cũng như Vũ nhôm, đầu 2017 Khoa Khàn đã vội vã "bán tháo" Đại Quang Minh cho ông chủ Trường Hải ô tô Trần Bá Dương.
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Văn Đua. Ảnh : Khiết Nhung
Lê Thanh Hải – Tất Thành Cang – Nguyễn Văn Đua – Lê Hoàng Quân đã cấu kết hình thành "nhóm lợi ích" và thậm chí "phe nhóm chính trị" nhằm trục lợi kinh tế, đi ngược với chủ trương của nhà nước và quyền lợi của nhân dân. Dân lao động, dân nghèo Sài Gòn - Gia Định nói riêng và miền Nam nói chung, vốn hiền hòa, nhân hậu, bao dung và cả tin ; cho nên những năm nào, khi còn là thằng du kích, biệt động thành, chúng được nhân dân Sài Gòn Thủ Thiêm đùm bọc, nuôi nấng, che chở cho đến ngày hòa bình rồi lần mò vào chính trường. Vậy mà hôm nay, chúng quay lưng lại, phản bội nhân dân và "lội" trên máu và nước mắt của họ để trở thành "hung thần" và "lãnh chúa".
Chùa chiền, nơi thờ phượng ở Thủ Thiêm cũng bị san bằng. Nhìn những nhà sư đầm đìa nước mắt bên đống gạch vụn, cả 2 thầy trò nhìn về hướng trời xa… Nhìn cảnh ấy, thần linh cũng phẫn nộ và kinh sợ bọn "đại gian đại ác", thì chúng còn đến chùa cầu khấn làm gì ? Ai chứng minh cho chúng ?
"Lò ông Trọng" đã "đốt" sang năm thứ 2, nhưng hình như "nhiệt độ" của lò vẫn chưa đủ sức nóng để thiêu những "khúc củi" là hung thần, lãnh chúa… đã cưỡi lên đầu nhân dân, hút máu họ, để cho bản thân và gia tộc chúng "trường sinh bất lão".
Lê Hồng Hà
Nguồn : FB Lê Hồng Hà, 11/05/2018
Phần 1
"Bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 kèm theo quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng là văn bản pháp lý về quy hoạch dự án, nhưng đến nay các bộ ngành và UBND Thành phố Hồ Chí Minh không tìm thấy bản đồ này".
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2011, thuộc Đồ án điều chỉnh quy hoạch cục bộ phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu đô thị Thủ Thiêm. Ảnh : BQL KĐT Thủ Thiêm.
Ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng, kiêm Người phát ngôn của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trả lời như vậy khi các phóng viên đặt câu hỏi về tính pháp lý của việc xác định các vị trí cụ thể của từng lô đất quy hoạch, đặc biệt là các lô đất được đánh số 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.8, 1.9, 1.10.
Tấm bản đồ này nằm trong nội dung của Tờ Trình do ông Võ Viết Thanh, phó chủ tịch phụ trách quản lý đô thị của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ký gửi Thủ tướng Võ Văn Kiệt về đề xuất khu đô thị mới Thủ Thiêm. Khi ấy chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh là ông Trương Tấn Sang.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký những nội dung gì ?
Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt có tên "Phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh" (về sau Thủ Đức tách thành 3 quận : 2, 9 và Thủ Đức, các nội dung trong Quyết định 367, thuộc quận 2).
Cụ thể của Quyết định 367 như sau :
"2. Quy mô :
- Diện tích : 930 ha, trong đó :
+ Khu đô thị mới : 770 ha,
+ Khu tái định cư : 160 ha.
- Dân số :
+ Khu đô thị mới khoảng 200.000 người.
+ Khu tái định cư : 45.000 người.
3. Quy hoạch phân khu chức năng khu đô thị mới Thủ Thiêm :
- Khu Trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ : 92 ha.
- Khu Trung tâm hội chợ, Triển lãm quốc tế : 100 ha.
- Khu nhà ở cao cấp : 55 ha.
- Khu trung tâm văn hóa, du lịch, giải trí : 100 ha.
- Công viên Trung tâm : 95 ha.
- Khu Trung tâm hành chính : 18 ha.
- Đất giành cho giao thông : 177 ha".
Nội dung nói trên nằm trong tờ trình của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh. Vào ngày 27/5/1996 Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Viết Thanh đã ký Tờ trình số 1861/TT-UB-QLĐT xin Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm (huyện Thủ Đức). Theo phạm vi quy hoạch có diện tích khoảng 770 ha và khu tái định cư (giáp ranh phạm vi quy hoạch) có diện tích khoảng 160 ha.
Tấm bản đồ quy hoạch đã bị ‘xé nát’ ra sao ?
Sau 6 năm ‘án binh bất động’ của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, đến ngày 22/3/2002, văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành một lúc hai thông báo 77/TB-VP và thông báo hỏa tốc 78/TB-VP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh lúc bấy giờ là ông Lê Thanh Hải : Giao cho kiến trúc sư trưởng Thành phố, Giám đốc Sở địa chính nhà đất có trách nhiệm cắm mốc giao đủ 770 ha đất của khu trung tâm, theo giải pháp bổ sung diện tích khu tái định cư Bình Khánh vào trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, đồng thời rà soát lại quỹ đất trên địa bàn quận 2 đề xuất phạm vi giao đủ 160 ha đất để xây dựng khu tái định cư thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm, tính đến việc thu hồi đất của các dự án chậm triển khai theo thời hạn luật định.
Bên cạnh đó, giao Trưởng Ban quản lý Đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm phối hợp kiến trúc sư trưởng hoàn chỉnh nội dung hướng dẫn điều chỉnh nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Thủ Thiêm trình UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt ban hành. Trên cơ sở nội dung đã chuẩn bị phân định rõ nội dung có tính nguyên tắc và các gợi ý định hướng nghiên cứu nhằm nêu bật được ý đồ quy hoạch theo chỉ đạo cuả Ban thường vụ Thành ủy…
Như vậy, bằng việc ra đời công văn 77/TB-VP, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, đã thể hiện rõ chỉ đạo Sở Địa chính và Kiến trúc sư trưởng phải cắm mốc giao đủ 770 ha đất cho khu trung tâm.
Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải. Ảnh : TTO
Tuy nhiên, điều đáng nói là UBND Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lấy đất ở đâu để giao đủ 770 ha, trong khi theo theo Tờ trình 1861/TT-UB-QLĐT ngày 27/5/1996 thì trong 770 ha đã có 130 ha mặt nước sông Sài Gòn, nghĩa là chỉ còn 640 ha mặt đất. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu UBND Thành phố Hồ Chí Minh muốn có đủ 770 ha đất trung tâm, thì phải cắt phần đất 160 ha tái định cư của dân để bù vào, hoặc phải lấp 130 ha mặt nước sông Sài Gòn (mà điều này thì không được làm).
Cũng trong ngày 22/3/2002, Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh lại ra tiếp một Công văn hỏa tốc cũng truyền đạt ý kiến kết luận của ông Lê Thanh Hải như sau : Xác định diện tích đất dành cho tái định cư phục vụ đền bù giải tỏa cho khu đô thị mới Thủ Thiêm phải đảm bảo đủ 160ha theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không nhất thiết tập trung ở một địa điểm, có thể bố trí từ 3 đến 4 địa điểm trên địa bàn quận 2. Đây chính là văn bản được xác định là cơ sở pháp lý để ngay sau đó, khu đô thị mới Thủ Thiêm dần dần bị băm nát, thay đổi hoàn toàn so với quy hoạch chi tiết mà UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã thuê công ty Sasaki thiết kế và được Bộ Xây dựng thẩm định.
Nếu căn cứ theo sự chỉ đạo trên thì khu tái định cư của người dân đã bị "đánh bật" ra khỏi quy mô 930 ha đã được chính phủ phê duyệt. Điều này đồng nghĩa với việc UBND Thành phố Hồ Chí Minh, mà cụ thể là chủ tịch Lê Thanh Hải cho mình quyền tự điều chỉnh cả về quy mô và phạm vi quy hoạch trái với quy hoạch chung xây dựng đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt tại Quyết định số 367/TTg.
*******************
Phần 2
Tôi còn nhớ những lần trên đường phố Hà Nội nghe giọng Nam kỳ thân thương bên hàng bán bánh mì… "Con đi đòi đất". Họ là dân Thủ Thiêm, già lắm rồi, mất đất thì đi đòi, xưng con riết quen miệng. Con cháu họ thì cũng gõ đủ mọi cửa ở Thành phố Hồ Chí Minh rồi. Nhìn tội quá như những bóng ma Hời thiếu nhà rông lang thang đi tìm đất đai nguồn cội…
"Bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 kèm theo quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng là văn bản pháp lý về quy hoạch dự án, nhưng đến nay các bộ ngành và UBND Thành phố Hồ Chí Minh không tìm thấy bản đồ này".
Đồ án Thủ Thiêm của Sasaki Associates
Ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng, kiêm Người phát ngôn của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trả lời như vậy khi các phóng viên đặt câu hỏi về tính pháp lý của việc xác định các vị trí cụ thể của từng lô đất quy hoạch, đặc biệt là các lô đất được đánh số 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.8, 1.9, 1.10.
Đất đai ngoài quy hoạch vẫn bị cưỡng chế vì… mất bản đồ gốc
Hỡi ơi có khoảng 15.000 hộ dân bị di dời trong siêu dự án Thủ Thiêm, hàng trăm ngàn con người, hàng trăm ngàn số phận bị xáo trộn, đơn thư cao như núi và câu trả lời của nơi có trách nhiệm là : Bản đồ mất rồi.
Chia sẻ với người viết ngay sau hôm Người phát ngôn Võ Văn Hoan nói rằng "không tìm thấy tấm bản đồ quy hoạch", luật sư Trần Vũ Hải cho biết từ năm 2012, ông đã phát hiện thêm hai tấm bản đồ khác của quận 2 trong dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tấm bản đồ "không bị mất" đã cho biết gì ?
Tạm gác qua tấm bản đồ trình thủ tướng Võ Văn Kiệt được tuyên bố là "thất lạc" suốt 20 năm qua, theo luật sư Trần Vũ Hải thì ngay cả tấm bản đồ hiện hành cũng cho thấy nhiều diện tích đất đai bị thu hồi nhân danh quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, thật ra cũng không hề có trên tấm bản đồ mới.
Ngày 16/9/1998, Kiến trúc sư trưởng Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 13585/KTST-QH phê duyệt dự án chi tiết 1/2000 khu đô thị mới Thủ Thiêm, diện tích 748 ha gồm 618 ha diện tích đất và 130 ha sông (giảm 22 ha so với Quyết định 367/TTg). Theo văn phòng UBND Thành phố tại Thông báo số 561/TB-VP ngày 4/8/2009, thì khu phố 1, phường Bình An được xác định trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm theo nội dung của Quyết định 13585/KTST-QH. Thế nhưng bản đồ quy hoạch kèm theo Quyết định này chưa được cung cấp cho các hộ dân khu phố 1, phường Bình An mặc dù các hộ dân đã nhiều lần yêu cầu.
Bản đồ quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm do người dân cung cấp. Ảnh: L.N.H.T
Ngày 7/12/1998 UBND Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định 6577/QĐ-UB-QLĐT phê duyệt quy hoạch chung quận 2, có đính kèm bản đồ hiện trạng sử dụng đất, sơ đồ định hướng phát triển không gian và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2005 do Kiến trúc sư trưởng phê chuẩn. Các hộ dân khu phố 1, phường Bình An đã tìm hiểu và có bản photo bản đồ, theo đó khẳng định khu phố 1, phường Bình An được xác định không nằm trong quy hoạch của khu đô thị mới Thủ Thiêm, và thuộc khu dân cư hiện hữu, tức tiếp tục tồn tại. Những bản photo bản đồ, sơ đồ đó hiện được lưu trữ đầy đủ tại văn phòng của luật sư Trần Vũ Hải.
"Trong Quyết định 13585/KTST-QH, không thấy mô tả khu phố 1, phường Bình An thuộc phạm vi điều chỉnh khu đô thị mới Thủ Thiêm, mà chỉ ghi phía Đông giáp phần còn lại phường An Khánh, quận 2. Với nội dung ghi như vậy, khu phố 1, phường Bình An không thể nằm trong phạm vi điều chỉnh, vì nếu nằm trong phạm vi điều chỉnh, phạm vi này sẽ bao trùm toàn bộ phần giáp ranh giữa phường An Khánh và khu phố 1, phường Bình An, tức đoạn ghi trên giáp phần còn lại phường An Khánh là vô nghĩa. Giải thích cho sự vô lý này, Thông báo số 561/TB-VP ngày 4/8/2009 của văn phòng UBND Thành phố cho rằng Kiến trúc sư trưởng đã có sự nhầm lẫn, lẽ ra phải ghi phía Đông giáp phần còn lại của xã An Khánh, huyện Thủ Đức cũ, nay thuộc phường Bình An, quận 2 được lập năm 1997.
Chúng tôi cho rằng không thể chấp nhận sự giải thích này của văn phòng UBND Thành phố. Nếu có sự nhầm lẫn, Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố, cơ quan thừa kế nhiệm vụ của Kiến trúc sư trưởng, phải có công bố đính chính và xin lỗi trên các phương tiên thông tin đại chúng, gửi văn bản đính chính cho từng hộ dân, đơn vị liên quan. Đến nay, chúng tôi chưa thấy Sở Quy hoạch Kiến trúc thực hiện như vậy.
Chúng tôi lưu ý thêm Tờ trình 1090/KTST-QH ngày 5/4/2002 của Kiến trúc sư trưởng Thành phố vẫn khẳng định phía Bắc giáp sông Sài Gòn và một phần đất phường An Khánh (quận 2), Phía đông giáp phường An Khánh, có nghĩa thừa nhận phạm vi điều chỉnh quy hoạch cũng không bao trùm hết phường An Khánh và chưa đến khu phố 1, phường Bình An". Luật sư Trần Vũ Hải phân tích.
Không có bản đồ quy hoạch gốc thì làm sao vẽ được bản đồ vị trí ranh giới ?
Về tấm bản đồ số 02/BB-BQL do Công ty Đo đạc Địa chính – Công trình lập đang được làm căn cứ trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hồi đất từ bản đồ này, có nghi vấn là nếu mang so sánh với tấm bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 kèm theo quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, thì có sự sai biệt quá lớn; thậm chí cũng không phù hợp với tấm bản đồ của Quyết định 6577/QĐ-UB-QLĐT (đã nói ở trên).
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) khẳng định : Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm: "Làm gì có mà tìm !"
"Trong tờ trình 06/TT-BQL ngày 3-5/2002 của Ban quản lý đầu tư – xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, cho biết tiến hành xác định ranh giới giao đất theo bản đồ chi tiết 1/2000 kèm theo Quyết định 13585 nêu trên, đơn vị đo đạc là Công ty đo đạc Địa chính - Công trình. Như vậy, căn cứ quy hoạch phải là bản đồ chi tiết theo Quyết định 13585, không thể coi bản đồ 02/BB-BQL là căn cứ quy hoạch". Luật sư Trần Vũ Hải nói và cho rằng Luật đất đai 1993 cũng như pháp luật đất đai hiện nay đều quy định căn cứ để giao đất là quy hoạch, không có văn bản pháp luật nào quy định bản đồ như loại bản đồ 02/BB-BQL là căn cứ pháp lý cho quyết định giao đất.
*******************
Phần 3
Tôi lại thấy những ông chủ đất mới bước xuống từ những chiếc xe chục tỉ, êm đềm bên gia đình... Bản đồ mất rồi là bao số phận phiêu linh nhưng cũng làm dầy lên tài khoản ngân hàng, tăng thêm số nhà đất, xe sang của ai đó... Vì ai gây dựng nên nông nổi này ?
Ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng, kiêm Người phát ngôn của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trả lời như vậy khi các phóng viên đặt câu hỏi về tính pháp lý của việc xác định các vị trí cụ thể của từng lô đất quy hoạch, đặc biệt là các lô đất được đánh số 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.8, 1.9, 1.10.
Đồ án Thủ Thiêm của Sasaki Associates
Dư luận đang xôn xao việc "không tìm ra" bản đồ quy hoạch 1/5000 khu đô thị Thủ Thiêm. Để "minh oan" cho mình, các cơ quan có liên quan của Thành phố Hồ Chí Minh nên chủ động mời Bộ Công an vào cuộc. Bởi nếu bản đồ quy hoạch nói trên thật sự bị thất lạc, chứ không phải do bàn tay nào đó giấu giếm hay tiêu hủy thì chính các cơ quan có liên quan sẽ được minh oan. Bằng ngược lại thì phải làm cho ra lẽ, kể cả việc phải xử lý các cá nhân có liên quan trong việc "bất cẩn" làm mất, thất lạc tài liệu theo Luật lưu trữ.
Bởi lẽ đây là tài liệu đặc biệt quan trọng, là cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu hồi đất, áp giá bồi thường, cấp phép xây dựng dự án và hàng loạt vấn đề quan trọng khác của khu đô thị mới Thủ Thiêm, bỗng dưng "không tìm thấy" là chuyện chấn động, chưa từng xảy ra.
Chính quyền Lê Thanh Hải đã biện minh như thế nào ?
Trung tuần tháng 7/2009, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Trung Tín đã chủ trì hội nghị cùng lãnh đạo Hội đồng nhân dân, mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các ban ngành tiếp xúc với các đảng viên Chi bộ khu phố 1, phường Bình An, quận 2.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Trung Tín phân bua như sau (trích băng) : "Quyết định số 367/TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ xác định quy mô khu dân cư tái định cư 160 ha, không phê duyệt bản đồ quy hoạch. Trong thực tế, giai đoạn 1 phục vụ tái định cư là dự án khu tái định cư Thủ Thiêm 42 ha phường An Phú và Bình Khánh, cộng cả đất giao thông ngoại vi và rạch Cá Trê nhỏ nằm giữa khu 42ha thì có tổng diện tích 55,68 ha.
Đến năm 2002, UBND Thành phố đã thu hồi và giao một phần khu 42 ha trên, trong đó có 15,5 ha đất tái định cư đưa vào khu đô thị mới Thủ Thiêm, còn lại 17,3 ha ngoài ranh thuộc phường An Phú tiếp tục được quy hoạch làm khu tái định cư phục vụ dự án Đại lộ Đông Tây và khu đô thị mới Thủ Thiêm. Như vậy, phần diện tích tái định cư còn lại là 160 ha – 55,68 ha = khoảng 104 ha. Giai đoạn 1997 - 2002 chưa có chủ trương xây dựng của UBND Thành phố .
Ngoài ranh giới khu đô thị mới Thủ Thiêm vào thời điểm 1996 - 2002, phần đất còn lại thuộc phường Bình An của khu đô thị mới Thủ Thiêm không được xác định làm khu tái định cư vì nằm dọc đường Trần Não và Lương Định Của có dân cư hiện hữu đông khoảng 119 ha, và có khoảng 14 dự án với tổng diện tích khoảng 26ha, chưa kể các dự án đã chấp thuận địa điểm đã được giao đất trước Quyết định 367 của Chính phủ.
Phần đất còn lại thuộc phường Bình Khánh được xác định là khu quy hoạch ga Thủ Thiêm và chưa có đường giao thông tiếp cận nên cũng không được chọn làm khu tái định cư. Theo bản đồ, phần đất còn lại trong phạm vi 5 phường ngoài ranh giới khu đô thị mới Thủ Thiêm là khoảng 240,4 ha. Như vậy, diện tích còn lại gồm cả đất giao thông và các rạch nhỏ là 240,4 ha – 119 ha – 26 ha – 17,7 ha thì còn khoảng 78,1 ha thuộc phạm vi 5 phường, có vị trí phân tán rải rác không thể tập trung để đủ đất bố trí quy hoạch hoàn chỉnh khu 104 ha tái định cư còn lại.
Sau công văn số 190 ngày 22/2/2002 của Chính phủ, UBND Thành phố đã có văn bản giao cho Sở Địa chính và nhà đất (hiện là Sở Tài nguyên và môi trường) và Kiến trúc sư trưởng Thành phố chủ trì cùng UBND quận 2 xác định rõ địa điểm, diện tích và ranh giao đất của 930 ha, bao gồm 770 ha để xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm và 160 ha để xây dựng khu tái định cư, nếu thiếu thì cho phép điều chỉnh diện tích đất các dự án trên địa bàn quận 2 để đảm bảo đủ diện tích theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Từ năm 2002 đến nay, UBND Thành phố đã ký quyết định giao 6 khu đất tại các phường Bình Khánh, An Phú, Thạnh Mỹ Lợi và Cát Lái với tổng diện tích 164,5 ha để xây dựng khu tái định cư khu đô thị mới Thủ Thiêm". (hết trích)
Cần phải quy hoạch lại từ thực tế quy hoạch đã bị băm nát
Từ câu trả lời "Bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 kèm theo quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng là văn bản pháp lý về quy hoạch dự án nhưng đến nay, các bộ ngành và UBND Thành phố Hồ Chí Minh không tìm thấy bản đồ này" của Người phát ngôn Võ Văn Hoan cùng hàng loạt vấn đề pháp lý đã vi phạm như nói trên, cho thấy cần thiết để nhìn lại toàn bộ câu chuyện quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm ; trong đó xác định lại các vị trí cụ thể các lô đất được đánh số 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.8, 1.9, 1.10 mà hôm đầu tháng 5/2018, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã chấp thuận phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng toàn bộ 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 của khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Xin nhắc lại, trong đồ án quy hoạch chung xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 và đề án Quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/2000 do công ty Sasaki lập đều thống nhất một khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm quy mô 737 ha với các bản đồ thể hiện đầy đủ, đồng bộ, hoàn chỉnh về không gian kiến trúc đô thị như: các ô phố, các khu nhà hoàn chỉnh, các khu chức năng, hệ thống công viên cây xanh, kênh rạch, hồ nước, hệ thống cầu đường… tất cả đều liên thông, liền mạch và không hề có khu nào là khu đô thị chỉnh trang mà UBND Thành phố đã tự "sáng tác" ra sau này.
Đồ án Thủ Thiêm của Sasaki Associates
Năm 2003, Sasaki Associates (Hoa Kỳ) thắng giải thưởng cuộc thi thiết kế Trung tâm đô thị mới Thủ thiêm – Bán đảo xanh rộng 657 hecta đối diện Quận Nhất. Đồ án quy hoạch của Sasaki tập trung vao việc phát triển Thủ Thiêm trở thành một trung tâm đô thị phát triển bền vững và có sự đa dạng về các hoạt động sử dụng đất. Đồ án dựa trên một khung giao thông, sử dụng đất và không gian công cộng vốn tích hợp với điều kiện sinh thái hiện hữu của vùng hạ lưu sông Sài Gòn và khí hậu miền Nam Việt Nam. Đồ án Thủ Thiêm gia tăng mối quan hệ giữa thành phố và dòng sông và đóng vai trò như một mô hình phát triển bền vững cho Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh.
Đồ án Thủ Thiêm cũng tập trung vào sự kết nối với khu vực ven sông, trung tâm lịch sử, và một mô dạng đô thị nén là linh hoạt. Bản quy hoạch ủng hộ sự phát triển với mật độ cao, hệ thống giao thông công cộng tích hợp với sông ngoài và sử dụng đất, và hướng đường và công trình phù hợp để cho phép thông gió và làm mát tự nhiên. Bản Quy hoạch kết hợp cảnh quan vùng châu thổ và sự lên xuống của dòng nước với tổ chức đô thị và bảo tồn thực vật bản địa.
Một chiến lược sinh thái giữ cho Thủ Thiêm hoạt động như một "hệ thống mở" – một hệ thống phù hợp với chế độ thủy triều và các mức nước thay đổi khác nhau thông qua hệ thống kênh rạch, hồ và rừng ngập mặn tự nhiên và nhân tạo. Tất cả các cư dân đều sinh sống trong khoảng cách gần gũi với mặt nước và không gian công cộng thông qua chiến lược này.
Nôm na, nếu đồ án này được thực hiện, chắc chắn sẽ bảo tồn chùa Liên Trì, và Nhà thờ Thủ Thiêm tiếp tục được gìn giữ cho một di sản kiến trúc và tâm linh đã có 160 năm tuổi.
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 06/05/2018
Một báo cáo của Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), nhận xét, "Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với khoảng 63 triệu người trong độ tuổi lao động - nền tảng cơ hội vàng cho Việt Nam có thể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Người Việt già quá nhanh, giờ là lúc tìm đến lao động trẻ các nước ?
Tre không chịu già, thì măng bao giờ mới mọc ?
Cập nhật lúc 23g15 ngày 23/4/2018, dân số Việt Nam 95.599.801, hiện chiếm 1,27% dân số thế giới. 34,70% dân số sống ở thành thị. Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 31 tuổi (1). Tạp chí Bảo Hiểm Xã Hội cho biết Việt Nam đang ghi nhận tỷ lệ dân số trẻ cao nhất trong lịch sử (2).
Tại hội thảo "Công nghệ đào tạo Hàn Quốc - Việt Nam" - giới thiệu ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo của các doanh nghiệp Hàn Quốc, tổ chức mới đây tại Sài Gòn, theo nhận định của đại diện Thương vụ Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc, "thị trường Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng, có dân số trẻ một nửa trong độ tuổi dưới 30. Đây là cơ hội lớn để hợp tác phát triển giáo dục giữa Việt Nam và Hàn Quốc, chuyển giao và ứng dụng công nghệ đào tạo hiện đại".
Một báo cáo của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), nhận xét, "Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với khoảng 63 triệu người trong độ tuổi lao động - nền tảng cơ hội vàng cho Việt Nam có thể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tỷ trọng nhóm dân số dưới 15 tuổi cũng mang đến cơ hội lớn cho việc tăng nguồn lực đầu tư cho y tế, giáo dục, phát triển. Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh còn giúp cho thị trường tiêu thụ được mở rộng. Bởi dân số trong thời kỳ này vừa là lực lượng sản xuất chủ lực vừa là lực lượng tiêu dùng chính. Nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây đã chứng minh, chi phí tiêu dùng tăng nhanh theo tuổi và đạt mức lớn nhất trong nhóm tuổi từ 25-29 và duy trì ở mức cao cho đến 45 tuổi thì giảm gần tới mức trung bình" (3).
Một nghiên cứu của FT Confidential Research (thuộc Financial Times) cho biết người lao động tại các nước ASEAN không mấy tự tin rằng họ có thể sống thoải mái trong thời gian về hưu. Theo đó, lao động Việt Nam xếp thứ 3 trong khu vực về mức độ thiếu tự tin, không chắc chắn (trên 50%) về thời kỳ về hưu. Ngoài ra, trên 35% lao động Việt Nam nghĩ rằng họ phải tiếp tục làm việc sau khi nghỉ hưu để trang trải cho cuộc sống.
Như vậy, việc đề xuất nâng tuổi hưu nam lên 62, nữ 60 của bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung tại đề án cải cách bảo hiểm xã hội chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương 7, cho thấy nếu đề án này được những lãnh đạo cao nhất của Đảng đồng ý, coi như cơ hội cho lớp trẻ bị mất đi. Tuổi trẻ không có việc làm hay thiếu việc, trong khi đó người già phải ráng sức cày, trong khi tuổi cao lực cạn ở môi trường sống đầy dẫy ô nhiễm, tật bệnh như hiện nay.
Xem ra ngoài chuyện tránh vỡ quỹ bảo hiểm xã hội, có thể chia sẻ ở đây mỗi một lo lắng từ đề xuất tăng tuổi hưu này của ông Đào Ngọc Dung, đó là thời kỳ dân số vàng và già hóa dân số ở Việt Nam diễn ra cùng một lúc.
Câu hỏi đặt ra là thay vì chăm chăm cho chuyện nâng tuổi hưu, tại sao ông Đào Ngọc Dung không tham mưu chính phủ đưa ra những chính sách nhằm tận dụng ở mức cao nhất đối với bộ phận dân số là người cao tuổi, khuyến khích họ tham gia vào phát triển kinh tế, xã hội, nhất là đối với những người độ tuổi từ 55-75 còn sức khỏe, có nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Người sử dụng lao động tự biết phải làm gì để sở hữu lực lượng lao động tốt nhất, hữu hiệu nhất cho doanh nghiệp của mình.
Xin được nhắc lại một ý trong bài phát biểu lúc nhậm chức Thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc : "Chúng ta phải làm sao để con cháu của nông dân, công nhân, người nghèo đều có cơ hội học tập, tiến thân, kể cả cơ hội trở thành lãnh đạo của đất nước trong tương lai" (4). Thử hỏi, nếu mai này lãnh đạo cũng tăng tuổi hưu thì cơ hội nào cho lớp trẻ ngoi lên ?
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 25/4/2018
Hiện nay, có nhà báo nào ở Sài Gòn ‘dám’ viết trên trang facebook cá nhân về những lùm xùm đất đai liên quan đến Phó Bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang, đều nhận được điện thoại từ ông Nguyễn Đức Thọ, đương nhiệm Chánh Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, rằng : "Anh Sáu kêu gỡ bài xuống !".
"Anh Sáu" là cách gọi thân mật đối với Phó Bí thư thường trực Tất Thành Cang.
Quận 2 : lãnh địa của nhóm quyền lực dòng họ Lê – Trương ?
Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang tặng hoa chúc mừng , nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải. Ảnh : Thiên Linh
Nhà báo Nguyễn Tường Minh, cựu phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng, hiện là chủ biên báo Người Tiêu Dùng, cho rằng đã đến lúc cần nhìn thẳng vào chuyện người dân mất đất ở Thủ Thiêm ; trong đó có Hòa thượng Thích Không Tánh, chủ trì Chùa Liên Trì đã bị cướp đất thô bạo, tất cả đều liên quan đến ông Tất Thành Cang khi ông là Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 2 từ năm 2009 đến năm 2012.
Nhà báo Nguyễn Tường Minh kể :"Đây là bức ảnh chụp vào ngày 2/5/2015, giữa buổi họp được chủ trì giữa Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình (ông 6 Bình) và Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang (ông 6 Cang), bàn về vấn đề Thủ Thiêm. Ông 6 Cang từng thời gian nhiều năm trấn giữ chức vụ Bí thư Quận ủy Quận 2, cũng là một trong những quan chức liên quan trực tiếp đến quá trình xử lý khiếu nại tố cáo đền bù đất đai dai dẳng tại khu đô thị Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh. Có một điều phải nhìn nhận, đã quá nhiều năm, giới chức Sài Gòn dường như kín kẽ khi nhắc về vấn đề giải quyết khiếu nại, khiếu kiện kéo dài của người dân Thủ Thiêm. Mọi người dường như cố tránh né về thực tế rất nhiều người dân nghèo đã phải đánh đổi phần đất chôn nhau cắt rốn gia đình mình để phục vụ cho sự phồn vinh và thay đổi giàu sang của Quận 2 ngày nay".
Khu đô thị Empire City - Thủ Thiêm Quận 2
Năm 1997, khi thành lập Quận 2, bà Trương Thị Hiền, vợ của ông Lê Thanh Hải được ‘bố trí’ ghế phó chủ tịch quận. Bà Hiền là em ruột bà Trương Mỹ Hoa, khi ấy là Phó Chủ tịch nước. Chủ tịch quận 2 lúc mới thành lập là ông Chín Lực, nguyên phó Bí thư thường trực Quận 5 được điều sang.
Do biết trước thời gian sẽ chia tách quận, nên từ trước năm 1997, nhiều quan chức đã cho người thân đứng tên sang nhượng lại đất nông nghiệp ở khu vực Thủ Thiêm ; trong đó có gia đình ông Lê Thanh Hải, ông Nguyễn Hữu Tín (ông Tín xuất thân từ Đảng bộ Quận 5, chức vụ cuối cùng trước khi rời chính trường là phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh).
Ông Trần Minh Đức, cựu Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, kể : Công ty cổ phần Thế Kỷ 21 (cổ đông là các phóng viên, nhân viên báo Tuổi Trẻ) được UBND Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận địa điểm đầu tư khu dân cư mới tại phường Bình Trưng Tây (quận 2, Sài Gòn) từ năm 1997. Việc thỏa thuận đền bù các hộ dân diễn ra nhanh chóng vì thuận mua, vừa bán. Thế nhưng dự án kéo dài đến năm 2005 vẫn bị vướng vì có 3 hộ (Nguyễn Hữu Tấn, em ruột phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín) không đồng ý, dù đã được tăng tiền đền bù gấp 4 lần so"dân đen".
"Sở dĩ ba hộ có thái độ 'muốn gì được nấy' vì dựa vào một số mối quan hệ quen biết. Trong quá trình thương lượng đã có nhiều cuộc điện thoại, thư tay của một số giám đốc sở, cựu lãnh đạo UBND Thành phố, Văn phòng Chính phủ...", ông Trần Minh Đức nói.
Thế nhưng, lịch sử chưa bao giờ lãng quên !
"Khi mà dòng thời gian từng bị che mờ bằng quyền lực, khi mà hàng loạt khu đất sang trọng mọc lên, mang lại lợi nhuận chục ngàn tỷ cho nhiều đại chủ đất ngày nay, người ta vẫn dễ dàng bắt gặp ánh mắt đau khổ của các ông, bà cụ suốt hơn chục năm cầm đơn kêu cứu khắp nơi, với hy vọng tìm lại công bằng trong chính sách đền bù đất đai và hiểu về giá trị của sự hy sinh cho lợi ích quốc gia. Nút thắt lịch sử nằm ở đâu ?".
Nhà báo Nguyễn Tường Minh đặt câu hỏi, và cho rằng một trong những nguyên do khiến tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị phải đóng cửa, chính là việc Tổng biên tập Đặng Tâm Chánh của tờ báo này đã dũng cảm muốn tìm kiếm câu trả lời, cách đây nhiều năm. Thế nhưng, hầu như sống giữa thành phố này mà đặt câu hỏi "khó" về Thủ Thiêm, dưới vương triều cũ, ắt hẳn sẽ có cơn bão tố kéo tới vùi dập tất cả sự thật, và nhiều thứ tiếp tục rơi vào lãng quên.
"Hôm nay có thể đã khác. Nếu thực sự Chính phủ xác lập cam kết dùng sự liêm chính, kiến tạo để vận hành bộ máy lo cho dân, tôi nghĩ đã đến lúc bức màn tối che phủ quanh Thủ Thiêm cần phải kéo xuống, trả lại cho mọi người biết sự minh bạch trong suốt quá trình thu hồi đất vừa qua. Tôi nghĩ ai cũng đều muốn và sẵn sàng hy sinh tài sản của mình vì lợi ích chung của quốc gia. Chỉ là người ta không muốn mình hiến dâng tài sản cho quá trình vận hành sai trái của một số quan chức điều hành địa phương, phục vụ cho lợi ích nhóm. Rất nhiều người không dám nói ra, nhưng hầu như mọi người đều hiểu"nút thắt lịch sử" là do những con người nào từng gây ra. Và người ta cũng tin rằng, lịch sử sắp thay đổi tại Sài Gòn này.
Bởi hơn ai hết, muốn hiểu về những điều bí ẩn phía sau quyết sách tại Thủ Thiêm nhiều năm qua, người mà các cơ quan nội chính Trung ương cần truy vấn đầu tiên chính là ông 6 Cang. Đúng hay sai ?
Khởi tố vụ án liên quan đến Thủ Thiêm hay không khởi tố ? Đó đều là quyết sách cần cân nhắc rất thận trọng của những nhà lãnh đạo có lương tri, vì dân". Nhà báo Nguyễn Tường Minh chia sẻ.
Xem ra thì bữa tiệc nào cũng đến lúc phải tàn !
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 16/04/2018
Rất có thể, nếu như những gì mà ông Trần Văn Tĩnh, người nắm giữ 48,5% cổ phần tại Công ty cổ phần Đầu tư Long Biên (Lobico) và hiện giữ chức phó chủ tịch Hội đồng quản trị Lobico - "ông chủ" của sân golf Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), trả lời với báo Tuổi Trẻ.
Sân golf Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ảnh minh họa
Ý tưởng thời tướng Trà, thực hiện thời tướng Thanh ?
Trên báo Tuổi Trẻ điện tử ngày 28/08/2017, có bài phỏng vấn với tựa đề 'Sẵn sàng bàn giao sân golf Tân Sơn Nhất, nhưng phải bồi thường'. Với câu hỏi : "Dư luận nghi ngờ có lợi ích nhóm trong việc đầu tư sân golf Tân Sơn Nhất, thưa ông ?", ông Trần Văn Tĩnh cho biết :
"Chắc chắn là không có lợi ích nhóm. Chúng tôi không xin xỏ hay lo lót gì cả. Vào năm 2005, lãnh đạo Bộ quốc phòng đi công tác nước ngoài thấy bên cạnh các sân bay tại Singapore, Thái Lan, Ấn Độ... đều có sân golf, thu hút rất nhiều khách du lịch.
Trong khi đó, đất dự trữ quốc phòng cạnh sân bay Tân Sơn Nhất bị bỏ hoang, nên lãnh đạo Bộ quốc phòng có chủ trương tận dụng để làm sân golf, vừa giữ đất vừa có thêm kinh phí và thu hút khách du lịch nước ngoài.
Dự án do một doanh nghiệp trực thuộc Bộ quốc phòng là Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV đầu tư và phát triển Trường An làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, do nguồn vốn của doanh nghiệp này hạn chế nên Bộ quốc phòng cho phép doanh nghiệp kêu gọi sự tham gia góp vốn của nhiều cổ đông".
(hết trích)
Câu hỏi đặt ra : lãnh đạo Bộ quốc phòng khi ấy là ai mà có đủ sức mạnh để quyết định cho lập sân golf bên trong phần đất thuộc quân đội quản lý ở sân bay Tân Sơn Nhất ?
Cựu bộ trưởng Bộ quốc phòng, đại tướng Phạm Văn Trà là cái tên đầu tiên trong danh sách "lãnh đạo Bộ quốc phòng đi công tác nước ngoài thấy bên cạnh các sân bay tại Singapore, Thái Lan, Ấn Độ... đều có sân golf, thu hút rất nhiều khách du lịch" như lời thuật lại của ông Trần Văn Tĩnh. Tthứ tự tiếp theo trong danh sách này là các thứ trưởng : Nguyễn Huy Hiệu, Nguyễn Văn Rinh, Nguyễn Văn Được, Phan Trung Kiên.
Ông Phùng Quang Thanh, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, kế nhiệm ông Phạm Văn Trà làm Bộ trưởng quốc phòng từ ngày 28/06/2006 đến ngày 8/04/2016.
Như vậy, nếu đúng như lời của ông Trần Văn Tĩnh, thì việc mở sân golf ở sân bay Tân Sơn Nhất được khởi đầu từ ý tưởng thời Bộ trưởng Phạm Văn Trà, và thành hình bằng những ký kết cụ thể từ thời Bộ trưởng Phùng Quang Thanh.
Theo một phân tích của chuyên gia tin học Phạm Hồng Phước, nếu bài báo phỏng vấn nói trên là đúng lời của ông Trần Văn Tĩnh, thì chắc chắn rằng đã có sự "nhìn lầm" của các vị lãnh đạo Bộ quốc phòng. "Chỉ cần gõ bàn phím máy tính có kết nối mạng internet, Google Search sẽ cho biết rõ ràng rằng các sân golf của người ta là chỉ nằm gần sân bay và hoàn toàn trên đất tư nhân, không có liên quan chi tới sân bay. "Ở gần" khác với "ở trong", "bên cạnh" khác "của". Còn ở ta... à mà thôi !". Ông Phạm Hồng Phước bỏ lửng câu nhận xét.
Bạn đọc của VNTB có thể coi hình ảnh được cập nhật năm 2018 trên Google Maps. Đó là khu sân golf Thana City Country Club bên cạnh sân bay Suvarnabhumi Airport (Bangkok, Thái Lan - ảnh 1) ; sân golf Tanah Merah Country Club Tampines Course bên cạnh sân bay Changi Airport (Singapore - ảnh 2) và sân golf Tân Sơn Nhất (ảnh 3).
Ảnh 1 - Sân bay Suvarnabhumi của Thái Lan.
Ảnh 2 - Hình ảnh sân bay quốc tế Changi của Singapore
Ảnh 3 - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất của Việt Nam
Vậy thì ở đây nếu lãnh đạo thời tướng Trà nhầm lẫn, thì tại sao đến thời tướng Thanh lại không nhận ra điều đó ? Hơn nữa đã gọi là đất quốc phòng thì tại sao lại mang ra để kinh doanh du lịch ?
Nếu không có những ông tướng ‘chống lưng’ thì làm sao đúng luật cho được ?
Trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Tĩnh khẳng định : "Chúng tôi đầu tư đúng luật. Dự án có đầy đủ hồ sơ pháp lý, được Chính phủ và các bộ, ngành phê duyệt trước khi thực hiện. Do đó, nếu dự án bị thu hồi, chắc chắn doanh nghiệp sẽ được bồi thường xứng đáng".
Hồ sơ pháp lý như lời của ông Tĩnh, nếu căn cứ vào Luật Đất đai, thì khó thể có chuyện đất quốc phòng được mang ra giao kết làm ăn đến 49 hay 50 năm như vụ sân golf cùng loạt biệt thự, cao ốc nằm chung trong dự án sân golf này.
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng chưa được quy định cụ thể trong Luật Đất đai đầu tiên năm 1987. Tiếp theo trong Luật Đất đai 1993, Khoản 1 Điều 65 quy định cụ thể về sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm đất để đóng quân ; đất làm căn cứ quân sự ; đất xây dựng các công trình quân sự, an ninh ; đất làm sân bay, ga, cảng quân sự ; đất làm kho tàng cho các lực lượng vũ trang ; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí ; đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang và đất sử dụng làm các công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật phục vụ quốc phòng, quốc phòng kết hợp làm kinh tế.
Tuy nhiên, mục đích cuối cùng có nội dung "phục vụ quốc phòng kết hợp làm kinh tế" lại không được thống nhất nhìn nhận.
Khoản 1 Điều 89 của Luật Đất đai 2003 đưa ra quy định về đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh với hai điều chỉnh so với Luật Đất đai 1993. thứ nhất, bổ sung mục đích sử dụng đất làm nhà công vụ của lực lượng vũ trang và đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ quốc phòng, Bộ Công an quản lý. thứ hai, bỏ cụm từ "quốc phòng kết hợp làm kinh tế" trong mục đích sử dụng "đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh".
Như vậy, Luật Đất đai 2003 "khắt khe" hơn với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. Luật Đất đai 2013 vẫn giữ nguyên quy định về đất quốc phòng, an ninh như Luật Đất đai 2003 và được quy định tại Điều 61 và Điều 148.
Đất quốc phòng thuộc loại đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, không được tham gia thị trường bất động sản. Việc chuyển đất quốc phòng sang sử dụng vào mục đích khác phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Theo quy định tại 36 và Điều 37 Luật Đất đai 2003, việc chuyển đất quốc phòng sang sử dụng vào mục đích kinh tế phải được phép của UBND cấp tỉnh, thành phố. Điều 109 Luật Đất đai 2003, các tổ chức sử dụng đất quốc phòng không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất đang sử dụng cho người khác.
Việc chuyển quyền sử dụng đất phải được thông qua cơ chế Nhà nước thu hồi đất quốc phòng và giao đất cho người khác sử dụng, phù hợp với quy định có thu tiền hoặc không thu tiền sử dụng đất.
Như vậy, người viết tin rằng nếu thực sự Luật Đất đai được tôn trọng, thì rõ ràng không thể có chuyện công ty tư nhân được quyền kinh doanh sân golf cùng những cụm biệt thự, cao ốc trong sân bay Tân Sơn Nhất như bấy lâu.
Thế thì vì sao ông Trần Văn Tĩnh đủ tự tin là nếu đến năm 2025 mới thu hồi đi nữa như tham vấn của Công ty tư vấn độc lập Pháp ADP-I (ADPi Engineering), chắc chắn phải đền bù kiểu tiền trao cháo múc ? Rất có khả năng là ông Tĩnh vững bụng vào những bút phê của các tướng lãnh vào hồ sơ xin duyệt dự án sân golf bên trong sân bay Tân Sơn Nhất.
Bứt dây thì sẽ động rừng. Đơn giản vậy thôi !
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 02/04/2018
"Đề án trung ương 7, khóa XII về công tác cán bộ" được cho là nội dung chính của Hội nghị trung ương sắp diễn ra vào tháng 5/2018. Chuyện "quy hoạch nhân sự" vẫn chưa thấy có gì mới, vẫn tiếp tục kiểu bó buộc của "hạn điền", bất chấp tuyên bố trước đó của Tổng bí thư tại Hội nghị trung ương 6 khóa XII, diễn ra vào thượng tuần tháng 10/2017, là "đổi mới phát triển xã hội, đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới phát triển kinh tế".
Một phiên họp của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ năm - Ảnh minh họa
Gom 2.800 héc ta đất ngư nghiệp để làm du lịch
Trong một trò chuyện với người viết hôm 17/3/2018, một cựu quan chức ở huyện Cần Giờ, Sài Gòn cho biết có tới 2.800 héc ta đất ngư nghiệp ven biển, ngay trung tâm thị trấn Cần Thạnh đã được đại gia Phạm Nhật Vượng của Vingroup và Đào Hồng Tuyển của tập đoàn Tuần Châu, mua và trả tiền sòng phẳng cho các hộ dân nơi đây.
Tuy nhiên hai vị đại gia này vẫn để cho người dân kinh doanh mua bán, nuôi nghêu như bình thường. Tham vọng của liên danh Vingroup và Tuần Châu là sẽ xây dựng nơi đây thành một thiên đường du lịch biển, bất chấp chuyện cát biển nơi đây có màu đen, không bắt mắt du khách như biển Nha Trang hay Vũng Tàu.
Việc chuyển đổi công năng như nói trên đã nhận được sự ủng hộ của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân.
Trong buổi gặp gỡ với giới trí thức vào năm ngoái, ông Nguyễn Thiện Nhân nói Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố dịch vụ, công nghiệp song cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý. Năm 2015, Thành phố có hơn 118.000 ha đất nông nghiệp, nhưng chỉ đem lại giá trị 6.494 tỉ đồng (chiếm 0,89% tỷ trọng GDP), giá trị gia tăng trên mỗi héc ta đất nông nghiệp là 55 triệu đồng. Trong khi đó, đất công nghiệp, dịch vụ chỉ có 14.264 ha nhưng đem lại giá trị 726.978 tỉ đồng, giá trị gia tăng mỗi héc ta đất đạt gần 51 tỉ đồng, gấp 926 lần so với giá trị đất nông nghiệp.
Từ những con số đó, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề nên chuyển một phần đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, dịch vụ. Bởi chỉ cần chuyển đổi 1/3 đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, dịch vụ sẽ tạo tiền đề có thể tăng GDP cho Thành phố thêm 2,73 lần.
Vì sao không bỏ hạn điền ?
Câu chuyện 2.800 héc ta đất ngư nghiệp ở Cần Giờ đã được Vingroup và Tuần Châu sở hữu, đặt ra câu hỏi là vì sao có thể mua không giới hạn đất nông nghiệp để làm du lịch, nhưng lại không thể mua như vậy nếu dùng để canh tác nông ngư lâm nghiệp ?
Luật Đất đai 2013 quy định, Nhà nước chỉ giao tối đa 3 ha đất cho nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và tối đa 2 ha ở các tỉnh, thành phố khác. Tuy nhiên, thực tế đất Nhà nước giao cho nông dân canh tác hầu hết thấp hơn giới hạn này.
Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP, quy định mỗi hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp không quá 30 ha đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, không quá 20 ha tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Bên cạnh đó, đất nông nghiệp do cấp xã cho thuê chỉ có thời hạn tối đa 5 năm, nên không ai muốn đầu tư lớn sản xuất lớn vì nhiều rủi ro.
Trung tuần tháng 3 năm ngoái, tại An Giang có hội nghị "Giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long" do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, với sự tham gia của trên 200 đại biểu đại diện các bộ, ngành trung ương và địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cam kết với các đại biểu tham dự, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết chính phủ của ông sẽ mở rộng hạn điền để phát triển nông ngư nghiệp.
"Một thứ trưởng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là dân Đồng Tháp đã nói với tôi rằng cụm từ "bỏ hạn điền" là nhạy cảm đối với các cụ trên Bộ Chính trị. Ông Thủ tướng không phải muốn bỏ là bỏ !". Vị cựu quan chức ở huyện Cần Giờ kể như vậy. Theo vị cựu quan chức này, chuyện hạn điền của Việt Nam là làm theo mô hình cải cách ruộng đất của Trung Quốc từ những năm thập niên 50 thế kỷ trước.
Khi lòng dân không an
"Theo tôi thì cái "bí" của sản xuất nông nghiệp vừa qua và hiện nay nằm ở tầm vĩ mô thuộc quản lý nhà nước đã không bảo đảm các cân đối lớn chủ yếu về sản xuất - thị trường, sự an lòng của người dân về quyền tài sản đối với đất đai ; và, về một nền giáo dục phổ thông lành mạnh - vì con người - do con người chưa được đáp ứng…". Ông Nguyễn Minh Nhị, cựu chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhận định như vậy.
Chuyện hạn điền của Việt Nam là làm theo mô hình cải cách ruộng đất của Trung Quốc từ những năm thập niên 50 thế kỷ trước.
Vẫn theo ông Nhị, tại sao thời hạn ghi trong thủ tục hành chính về đất đai chỉ là 50 năm, mặc dù đất đai này là của người dân bỏ tiền ra mua ? Điều này đã gây lo lắng, hoài nghi trong dân nhưng không ai nói ra. Đó cũng có thể là nguyên nhân sâu xa vì sao dân không mạnh dạn, hứng thú đầu tư vào nông nghiệp như chính phủ kỳ vọng !
"Đề nghị đất trong hạn điền không ghi thời hạn sử dụng, không thu thuế trực canh hoặc thuế cho thuê lại ; không dùng khái niệm "thu hồi đất" mà dùng từ "mua lại", "trưng mua", "trưng dụng có thời hạn", "trưng thu"… Hạn điền là "chiếc giày" do chế độ này đóng cho nông dân. Nay cũng nên tháo nó ra !". Ông Nhị kiến nghị.
Bỏ hạn điền thì phải minh bạch : có phải đó là điều e ngại của Bộ Chính trị ?
Luật đất đai năm 2013 dù làm rõ hơn các trường hợp thu hồi đất nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, nhưng phạm vi quy định vẫn quá rộng. Khoản 3d của điều 62, trao cho cơ quan hành chính nhà nước quyền thu hồi đất của người dân ở lĩnh vực : thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới ; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn ; cụm công nghiệp ; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng...
Như vậy, nếu một khi mở cánh cửa hạn điền thì cũng đồng nghĩa phải thu hẹp lại "cánh cửa thu hồi đất", bởi nếu không thì sẽ có nhiều vấn đề phát sinh : Thứ nhất, doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp thân hữu, sẽ tìm cách vận động chính quyền tỉnh, lập dự án nông nghiệp và mượn "bàn tay" nhà nước để đứng ra thu hồi đất. Cách làm này vừa nhanh chóng cho doanh nghiệp, lại giúp họ giảm đáng kể chi phí bởi không phải mua lại đất từ chủ sử dụng hiện tại theo giá thị trường.
Hệ quả thứ hai và thứ ba cũng là một phần xuất phát hệ quả của điều thứ nhất. Đó là doanh nghiệp thân hữu sẽ "mượn tay" chính quyền thu hồi đất với giá rẻ thông qua vỏ bọc là đầu tư dự án nông nghiệp, sau đó tìm cách chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất thương mại và nhà ở. Việc quy hoạch không minh bạch và tình trạng tuân thủ quy hoạch kém như hiện nay, không khó để doanh nghiệp "phù phép" chuyển đất nông nghiệp sang đất thương mại.
Nói cách khác, một khi bỏ hạn điền thì tiên quyết phải chấm dứt chuyện "thu hồi đất" bằng mệnh lệnh hành chính. Nếu không thì đây sẽ là chuyện "mở toang" cánh cửa cho các doanh nghiệp thân hữu lấy đất một cách "hợp pháp", và người nông dân sẽ thiệt thòi, chính quyền địa phương thêm gánh nặng. Hơn thế, một hệ quả không tích cực khác : doanh nghiệp thân hữu chuyển nhượng đất giá rẻ, sau đó bán trao tay lại cho các doanh nghiệp khác thực sự có nhu cầu làm nông nghiệp.
Kinh doanh "quan hệ" một cách "siêu lợi nhuận" này hoàn toàn có thể xảy ra, nhờ lợi dụng việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Đó là tiến trình "đầu cơ đất giá rẻ" dựa vào quan hệ thân hữu với người, cơ quan quyền lực nhà nước, trong lúc đó người có nhu cầu đất thực lại mất đi cơ hội tiếp cận đất đai theo cơ chế thị trường.
Một thể chế độc đảng, và sắp tới đây là "nhất thể hóa" để danh chính ngôn thuận chuyện độc đảng toàn trị, cho thấy ngay trong cơ cấu nhân sự vào tháng 5 này, có lẽ vẫn tiếp tục là những rào chắn kiểu như "hạn điền", khi thiếu sự cạnh tranh và giám sát của xã hội dân sự. Bởi dù có giỏi dang đến đâu mà nếu không là đảng viên, thì đừng mơ được ‘cơ cấu’…
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 20/03/2018