Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị kỷ luật đảng viên Chu Hảo, giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức và phó hiệu trưởng Đại học Phan Châu Trinh. Lý do, ông Chu Hảo đã ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’.
Có gì khác nhau giữa ông Chu Hảo với đồng chí Chu Hảo ?
"Từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chí đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ; đồng chí đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật".
Thông cáo Báo chí Kỳ họp 30 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã cáo buộc như vậy về ‘đồng chí’ Chu Hảo (1).
Thế nhưng trên cương vị Chủ tịch nước, tin rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phải phản đối kết luận mang tính suy diễn "tác động xấu tới tư tưởng xã hội" mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quy kết ông Chu Hảo.
Phiếu tín nhiệm cao và thấp của Quốc hội Việt Nam - Ảnh minh họa
Lý do, ở nghi lễ Tuyên thệ được diễn ra lúc hơn 15g10 ngày 23/10, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tuyên thệ như sau : "Dưới cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào, cử tri cả nước, tôi - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ : Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó".
Theo Hiến pháp, thì cả Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đều phải răm rắp tuân thủ hiến định "Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật" (Điều 4.3). Tương tự, công dân và đảng viên Chu Hảo được hiến pháp bảo hộ "các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật".
Việc cáo buộc ông Chu Hảo "suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống" là phân biệt đối xử đảng viên Chu Hảo với công dân Chu Hảo, vi phạm Điều 16.2, Hiến pháp 2013, là "Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội".
Hiến pháp cũng không ưu ái, hay phân biệt công dân thuộc đảng phái nào, tất cả công dân đều được quyền tự do ngôn luận, được quyền ý kiến phản biện các chính sách của cơ quan nhà nước (Điều 25, Điều 28).
Có đúng là 'Tổng bí thư làm Chủ tịch nước hợp ý Đảng, lòng dân' ?
Trước ngày 23-10, rất nhiều báo chí đã có bài viết tụng ca cùng chủ đề tít tựa 'Tổng bí thư làm Chủ tịch nước hợp ý Đảng, lòng dân' (2).
Nếu đã tự tin như vậy, thì đã đến lúc cần kiểm chứng bằng con số cụ thể để tăng tính thuyết phục, đồng thời cũng là dập tắt mọi giọng điệu ngờ vực, xuyên tạc của ‘thế lực thù địch’ xoay quanh vấn đề ‘hợp ý Đảng, lòng dân’ dành cho ông Nguyễn Phú Trọng.
Điều 14.1 của Luật Trưng cầu ý dân trao cho Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng quyền yêu cầu Quốc hội thực hiện việc trưng cầu ý dân. Tờ trình về trưng cầu ý dân sẽ bao gồm những điều mà ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang rất tự tin, nhưng dân chúng thì hoài nghi, trong đó có ông Chu Hảo (và cả người viết bài này !).
Những hoài nghi đó là gì ? Hiến pháp hiện thời ghi điều 4 về chuyện đảng lãnh đạo, thế nhưng nhiều người dân, trong đó có ông Chu Hảo đã gửi yêu cầu đòi bỏ điều 4. Từng có một số cựu quan chức đảng viên, trong đó có ông Chu Hảo kiến nghị đổi tên trở lại đảng Lao động Việt Nam như thời cụ Hồ là chủ tịch. Tương tự, không ít dân chúng, đảng viên như ông Chu Hảo yêu cầu trả lại tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa như thời cụ Hồ cũng là chủ tịch.
Nhưng ý kiến kể trên còn nhằm để giải quyết bài toán trăn trở trong chính nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam. Nói có sách, mách có chứng. Các Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII đã nhận định, "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc". Bởi, "Tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức ; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm". Bởi, "Tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước"...
Ông Chu Hảo (trái) và ông Nguyễn Phú Trọng (phải).
Như vậy để tốt hơn cho việc quản trị quốc gia, tìm kiếm sự phù hợp thể chế thích ứng hiện tình đất nước trong bối cảnh hội nhập, cần thiết trưng cầu ý dân về việc bãi bỏ nguyên tắc "Đảng cử, dân bầu", và chấm dứt việc áp đặt tư tưởng chính trị vào những cá nhân lãnh đạo. Tất cả các quan chức, viên chức đều sòng phẳng theo pháp luật hiện hành, không chịu lệ thuộc, phụ thuộc vào các ràng buộc của cơ quan đảng.
Nếu nhân dân vẫn tiếp tục tín nhiệm đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác lựa chọn cán bộ, thì chắc chắn họ sẽ ủng hộ lá phiếu "Đảng cử, dân bầu". Khi ấy ông Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ thêm tin tưởng vào các quyết định của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, bởi ở đây có sự đồng thuận bằng lá phiếu trưng cầu cho câu tuyên thệ hôm chiều 23/10 của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về "nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó".
Bằng ngược lại, trong quá trình thực hiện các quyền của Chủ tịch nước, rất có thể ông Nguyễn Phú Trọng nhầm lẫn giữa hai quyền lực : Thứ nhứt, Chủ tịch tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Còn với Tổng bí thư, thì thứ nhứt ở đây lại là "Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước ; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng" (3).
Lợi ích của quốc gia, lợi ích của dân tộc là tối thượng, chứ không phải "còn đảng còn mình". Vậy còn chần chừ gì nữa cho thực thi Luật Trưng cầu dân ý ?
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 27/10/2018
(2) http://bit.ly/2JeOoFt ; http://bit.ly/2q9x5gj ; http://bit.ly/2PWT1a2 ; http://bit.ly/2D20yS9 ; http://bit.ly/2O4hokc ; http://bit.ly/2PpcG5e
(3) trích Điều 2.1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, phiên bản 2011 (http://bit.ly/2q9OJ3N)
"Tôi phải nói để lịch sử bi tráng Thủ Thiêm không lặp lại với thế hệ sau". Phát biểu của bà Trần Thị Mỹ, 77 tuổi, cử tri phường An Khánh, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh đã được báo Thanh Niên chọn làm tựa bài viết tường thuật buổi tiếp xúc cử tri quận 2 hôm 20/10 của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cùng các đại biểu Quốc hội thuộc đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh (1).
"Lịch sử bi tráng Thủ Thiêm không lặp lại với thế hệ sau" (lời bà Trần Thị Mỹ, phát biểu ngày 20/10/2018)
"Bí thư Nhân cho biết trong tháng 11 sẽ làm kiểm điểm những cán bộ sai phạm đến vi phạm đất đai ở Thủ Thiêm. Sau khi kiểm điểm thì cán bộ vi phạm mức độ tới đâu sẽ xử lý tới đó. Quá trình kiểm điểm có cả Thanh tra Chính phủ, Trung ương cùng làm. "Chúng tôi cam kết những người vi phạm phải bị kiểm điểm, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật", Bí thư Nhân nói". Báo điện tử Zing cho biết ông Nguyễn Thiện Nhân đã cam kết như vậy (2).
Đồng hội, đồng thuyền ?
Lý lịch chính trị đăng trên trang điện tử Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết ông Nguyễn Thiện Nhân từ năm 1999 – 2009 là đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Khóa VI, Khóa VII, phó Chủ tịch, phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2001 (3).
Chi tiết hơn, từ tháng 5/2001 đến tháng 6-2006, ông Nguyễn Thiện Nhân là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh ; Ủy viên Hội đồng Chính sách khoa học và Công nghệ quốc gia. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, ông Nguyễn Thiện Nhân được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Như vậy, ông Nguyễn Thiện Nhân có 2 năm giữ chức phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, và 5 năm liền đảm nhiệm vị trí phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh, từ 2001-2006. Với 7 năm ở cương vị phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, thời điểm đó liệu ông Nguyễn Thiện Nhân có đúng là chưa bao giờ được nghe nói đến những vụ thưa kiện liên quan quy hoạch của người dân ở bán đảo Thủ Thiêm ?
Trong suốt 7 năm với 2 năm đầu là phó Chủ tịch, 5 năm tiếp theo là phó Chủ tịch thường trực, là cánh tay mặt của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, khó thể tin rằng ông Nguyễn Thiện Nhân không hay biết gì về vấn đề quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm [4].
Thời điểm đó, tư liệu còn lưu cho biết lịch tiếp dân của Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh như sau : Chủ tịch UBND Thành phố Lê Thanh Hải tiếp công dân vào ngày thứ sáu của tuần lễ cuối tháng ; Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Nguyễn Thiện Nhân tiếp công dân vào ngày thứ sáu của tuần lễ đầu trong tháng ; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Hùng Việt tiếp công dân vào ngày thứ sáu của tuần lễ thứ hai trong tháng ; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Mai Quốc Bình tiếp công dân vào ngày thứ sáu của tuần lễ thứ ba trong tháng ; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Huỳnh Thị Nhân tiếp công dân vào ngày thứ tư của tuần lễ thứ hai trong tháng ; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Tài tiếp công dân vào ngày thứ tư của tuần lễ thứ ba trong tháng.
Các nội dung tiếp dân đều được tập họp trong báo cáo tuần để gửi đến các văn phòng của toàn bộ thành viên Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong dàn nhân sự cấp cao của chính quyền : Lê Thanh Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Hùng Việt, Mai Quốc Bình, Huỳnh Thị Nhân, Nguyễn Thành Tài, dường như không có bất kỳ một ai đã thực tâm lắng nghe lời than oán của người dân Thủ Thiêm.
Bởi nếu có, dù chỉ một đôi người lãnh đạo, thì có lẽ bà Nguyễn Thị Kim Phượng, khu phố 1, phường Bình An, không phải phẫn uất tại buổi tiếp xúc cử tri hôm 20/10/2018, rằng "Chúng tôi là nạn nhân, từ một gia đình ấm cúng, giờ mất hết, sống dở chết dở. Ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm nước mắt đổ quá nhiều. Những người sống cứ phải vào Nam ra Bắc, tiêu tốn tiền bạc, thời gian đi kêu cứu, cứ như vậy mấy chục năm trời, hết cả tuổi xuân. Xin hãy trả tài sản bị cưỡng chế, đền bù tiền bạc, tinh thần bị mất mấy chục năm qua. Hy vọng vào cuộc họp tiếp theo, chúng tôi không cần đứng đây đòi nhà, đòi quyền lợi nữa".
Người dân Thủ Thiêm là nạn nhân của thể chế ?
Trong cuộc gặp gỡ ngày 20/10 với cử tri Thủ Thiêm, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết trong 5 tháng qua thành phố đã làm rất nhiều việc cho vụ Thủ Thiêm, riêng Thường vụ Thành ủy họp 6 lần chỉ để bàn việc giải quyết vấn đề này.
"Trong tháng 11 này, các cán bộ liên quan phải làm kiểm điểm, mức độ đến đâu xử lý đến đó. Tuy nhiên, việc này cũng phải bàn kỹ vì có sự tham gia của rất nhiều người. Phải thống nhất để lập danh sách, ai trước, ai sau", ông Nhân nói. Sự dè dặt này của ông Bí thư Thành ủy còn có nguyên cớ là phó Bí thư Thành ủy, đương kim Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong, từng giữ chức vụ Bí thư Quận ủy quận 2 từ tháng 1/2007 đến tháng 1/2009. Trong 2 năm đó, tin chắc Bí thư Nguyễn Thành Phong đã tiếp nhận rất nhiều hồ sơ kêu gọi công lý của người dân Thủ Thiêm. Ông Nguyễn Thành Phong đã chọn sự im lặng.
Điều đó cho thấy dường như cho đến thời điểm hiện nay, chủ trương của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là kiểu ‘anh em trong nhà đóng cửa để dạy nhau’, thay vì việc phân xử sai quấy thuộc cơ quan tư pháp như công an, công tố viên, thẩm phán.
Trong học thuyết tam quyền phân lập, nhà nước có ba quyền : lập pháp (làm pháp luật), hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp, thì chữ tư pháp này được dùng để chỉ một nhánh quyền lực nhà nước phụ trách công việc xét xử và bảo vệ pháp luật. Tuy nhiên trong ‘Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam’, thì không có tam quyền phân lập.
Cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc gọi là tập quyền xã hội chủ nghĩa, dựa trên chế độ chính trị nhất nguyên, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Nôm na, câu nói "Thường vụ Thành ủy họp 6 lần chỉ để bàn việc giải quyết vấn đề này", có nghĩa Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân chủ trì cả 6 lần họp đó với tư cách vừa là ‘thủ trưởng cơ quan điều tra’, vừa là ‘viện trưởng viện kiểm sát’, và cũng đồng thời là ‘thẩm phán chánh án’.
Với chức trách ‘3 trong 1’ đó, cùng với chuyện ông Nguyễn Thiện Nhân được xem là ‘đối tượng có trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan’ như phân tích ở trên trong vụ sai trái ở khu đô thị Thủ Thiêm, cho thấy có lẽ công lý thật sự cho người dân Thủ Thiêm vẫn còn xa vời lắm.
Bởi vì nếu xét cho cùng, lỗi lớn nhất ở đây trong dung dưỡng sai trái của các cá nhân đứng đầu tỉnh, thành phố đều thuộc về Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thường gọi tắt là Bộ Chính trị. Các phiên họp của Bộ Chính trị đều là họp kín – bao gồm cả việc lựa chọn nhân sự bổ nhiệm về các địa phương để làm lãnh đạo. Biểu quyết của nội bộ Đảng sẽ được ban hành thành Nghị quyết, và pháp luật sẽ được điều chỉnh thích hợp với Nghị Quyết Đảng trong vận hành quản trị quốc gia.
Tuy nhiên trường hợp nhân sự mà Bộ Chính trị bổ nhiệm gây sai trái, thì việc đền bù, khắc phục hậu quả lại hoàn toàn thuộc về… Chính phủ. Như với trường hợp của Thủ Thiêm, hầu hết những người có trách nhiệm mà Bộ Chính trị đã bổ nhiệm họ ngồi vào ghế quyền uy nhất Thành phố Hồ Chí Minh, đã nghỉ hưu. Họ, trên lý thuyết, không có thu nhập nào khác ngoài mức lương hưu trí hàng tháng mà có lẽ sẽ phải tính đến vài trăm năm mới đền bù được thiệt hại gây ra. Những dân oan, tất nhiên, không thể chờ mấy thế kỷ để nhận được bồi thường về vật chất. Khả năng Nhà nước sẽ buộc phải mở hầu bao là hoàn toàn có thể. Hầu bao đó lại có từ tiền thuế của dân chúng.
"Để lịch sử bi tráng Thủ Thiêm không lặp lại với thế hệ sau", để không có chuyện Đảng làm sai, ‘Chính quyền nhân dân’ phải gánh chịu, có lẽ cần phải cải tố hệ thống chính trị hiện nay ở Việt Nam !?
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 22/10/2018
Chú thích :
(4) Ông Nguyễn Thiện Nhân từng là phó Chủ tịch dưới thời Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Võ Viết Thanh. Trong một cam kết với người dân Thủ Thiêm thời điểm trước năm 2001, ông Thanh có hứa nếu không giải quyết được các khiếu nại về đất đai Thủ Thiêm, ông sẽ từ nhiệm. Tháng 5/2001, ông Võ Viết Thanh từ nhiệm, và phó Chủ tịch Lê Thanh Hải đã ngồi vào ghế Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh kể từ đó, khi nhiệm kỳ của ông Võ Viết Thanh vẫn còn.
"Nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng yếu kém để khắc phục", là một câu trong diễn văn của Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đọc tại Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, diễn ra tại Hội trường Thành ủy ngày 15 và 16/10.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cùng cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và người lao động các ban của Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Văn phòng Thành ủy đã tham gia soạn tin nhắn ủng hộ Quỹ Vì người nghèo. Ảnh : PLO
Người cộng sản hô hào rất… sướng tai (!?)
Ông Nguyễn Thiện Nhân có một ưu điểm là nếu báo chí ngồi làm tin ở cuối hội trường (hay là ‘buồng báo chí’ tại Hội trường Thành ủy), chỉ ‘nghe’ mà không ‘ngước nhìn’ ông Nhân đang đăng đàn, ít ai ngờ rằng ông ấy đang đọc diễn văn. Cái tài của ông Bí thư là ‘đọc’, mà cứ tưởng như đang ‘nói’, không chuẩn bị giấy tờ… "Nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng yếu kém để khắc phục", là câu đọc như nói ấy.
Trong bài diễn văn đó, đoạn huấn thị nêu trên có ngữ cảnh đầy đủ là vầy: "Tập trung nỗ lực cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế từ nay đến cuối năm về tăng trưởng, thu ngân sách và đảm bảo đời sống an sinh xã hội. Phải làm rõ trách nhiệm, nghiêm túc thái độ chính trị của Thành ủy, các đồng chí cán bộ chủ chốt của thành phố, của các sở/ngành, quận/huyện với sự phát triển của thành phố trước đồng bào. Tinh thần là nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng yếu kém để khắc phục".
Mẫu câu "nhìn thẳng…" rất hay được ông Nguyễn Thiện Nhân sử dụng trong các diễn văn ở những hội nghị đảng, đoàn. Tại buổi lễ biểu dương tập thể, cá nhân thực hiện tốt học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sáng 15-5-2018, trong diễn văn của ông Bí thư Thành ủy có đoạn: "Đặc biệt là phải nhìn thẳng vào những hạn chế, yếu kém và quyết tâm khắc phục, sửa chữa để giữ gìn, phát huy bản chất và truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ".
Hậu trường bếp núc cho các nội dung bản tin về Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, các biên tập viên bởn cợt rằng có lẽ ông Bí thư nói cho sướng cái lỗ miệng, chứ ông và cả bộ sậu Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đều thích ‘nhìn nghiêng’. Nếu đã ‘nhìn thẳng’ thì ông Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, không thể tiếp tục chểm chệ ngồi ghế phó Bí thư Thường trực Thành ủy.
…Nhưng làm thì rất tệ !
Tạm gác qua lùm xùm các ‘triều đại’ Võ Viết Thanh, Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, câu hỏi lớn nhất đặt ra cho chuyện vì sao Thành ủy của ông Nguyễn Thiện Nhân từ chối ‘nhìn thẳng’ sai phạm ở khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2) ; hay vụ bán 320.000 m2 đất công giá rẻ ở Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận, 100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy, mà nhân vật Tất Thành Cang đương chức ‘trực tiếp nhúng chàm’ ?
Vì ‘nhìn nghiêng’ nên Ban Thường vụ Thành ủy của ông Nguyễn Thiện Nhân tự biện minh rằng "việc bán đất cho Quốc Cường Gia Lai chưa gây thiệt hại kinh tế" do kịp thời thu hồi. Thành ủy không biết hay không chịu làm phép tính ? 32 hecta đất đã đền bù nếu chuyển nhượng đúng cách, đấu giá theo thị trường, sẽ thu về gấp bao nhiêu lần tiền ? Trong một năm thì lãi suất của phần chênh lệch này là cả trăm tỷ đồng. Phải chăng vì ‘đồng hội, đồng thuyền’ nên chỉ có mỗi con chốt thí là Chánh Văn phòng Thành ủy Thái Thị Bích Liên bị kỷ luật với lý do ‘vi phạm trong công tác tham mưu’ cho phó Bí thư Thường trực, Ủy viên Trung ương Đảng Tất Thành Cang ?
Sở dĩ cần nhấn mạnh vai trò của ông Tất Thành Cang trong vụ lem nhem quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm, vì từ năm 2009 đến năm 2012, ông là Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 2.
Lý lịch của ông Tất Thành Cang cho biết ông có học vị cử nhân chính trị và thạc sĩ luật. Ông từng là phó Bí thư Đoàn trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Một người được cho là được đào tạo bài bản và có học vị thạc sĩ luật, chắc chắn Tất Thành Cang sẽ nhận ra rất rõ những khuất tất về quy hoạch Thủ Thiêm, khi ông có thời gian rất dài ngồi ghế Quận trưởng và Đảng trưởng quận 2, nơi có bán đảo Thủ Thiêm.
Đừng xí gạt nhau nữa
Nhà báo Đặng Tâm Chánh, cựu tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, nhắc lại một câu chuyện cũ, thời ông còn làm phóng viên chính trị của báo Tuổi Trẻ. Ông nói lúc tiến hành quy hoạch Thủ Thiêm, cũng là lúc thành phố tiến hành nhiều hoạt động chỉnh trang phát triển đô thị. Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Văn phòng kiến trúc sư trưởng thực hiện công bố công khai định hướng quy hoạch, rồi sau đó thực hiện cuộc triển lãm quy hoạch ở Nhà Văn hóa Thanh niên.
"Tham gia trực tiếp thực hiện sáng kiến này của Tuổi Trẻ và Văn phòng Kiến trúc sư trưởng, với sự chỉ đạo, đốc thúc của Kiến trúc sư trưởng Lê Văn Năm, giám đốc sở xây dựng Vũ Hùng Việt…, tôi muốn nhắc lại như một cơ sở nhận thức chung về thông tin quy hoạch, cũng như thông tin thực hiện quy hoạch Thủ Thiêm. Báo Tuổi Trẻ khi đó cũng tăng lượng phát hành, trên cơ sở lợi ích chính đáng của bà con được đáp ứng.
Câu chuyện Thủ Thiêm, cắt nghĩa đùi là cấp chính quyền đã làm thông tin quy hoạch giả, biến báo, làm sai lệch quy hoạch của Thủ tướng. Đó chính là nguồn gốc của thảm họa Thủ Thiêm hiện nay". Nhà báo Đặng Tâm Chánh chia sẻ đầy phẫn nộ, khi nhớ lại một thời bản thân ông đã bị chính quyền ‘mượn ngòi bút báo chí’ để lừa gạt người dân.
Nói một cách hình tượng, báo chí chỉ biết truyền đạt khẩu dụ của lãnh đạo, của đảng. Lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo đảng thời đó chính là ông Lê Thanh Hải. Ông Tất Thành Cang được biết đến là thân tín của phe nhóm chính trị Lê Thanh Hải.
‘Nhìn thẳng’ vào Tất Thành Cang sẽ hiểu rõ Thành ủy là ai ?
Hồ sơ thưa kiện của dân oan Thủ Thiêm cho thấy suốt thời gian ông Tất Thành Cang ‘trấn giữ’ quận 2, trong quá trình thu hồi đất, chính quyền đã áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế hết sức cứng nhắc, khiến nhiều người uất ức và tâm lý mất niềm tin vào chính quyền.
Sau khi chuyển qua làm giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, ông Tất Thành Cang tiếp tục được báo chí ghi nhận là thêm nhiều khuất tất liên quan đến các hợp đồng đầu tư hạ tầng ở khu đô thị Thủ Thiêm.
Vụ điển hình nhất mà tòa soạn báo chí nào ở Sài Gòn cũng có hồ sơ, đó là một văn bản ghi ngày 28-10-2013, ông Tất Thành Cang khi ấy là Ủy viên UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, đã ký quyết định số 5872/QĐ-UBND về việc duyệt dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức ‘đổi đất lấy hạ tầng’.
Công ty Đại Quang Minh là đối tác duy nhất của hợp đồng đó. Doanh nghiệp này được nhận phần đất lên tới 789.866,6 m2 (gần 79 ha), thuộc phường Thủ Thiêm và phường An Lợi Đông, quận 2.
Mong rằng khi không còn bận tâm giữ kẽ để ‘tranh’ chiếc ghế chủ tịch nước, ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ dũng khí ‘nhìn thẳng’ vào chính nội bộ ban thường vụ Thành ủy, ‘nhìn thẳng’ vào phó Bí thư Thường trực Tất Thành Cang.
Mong rằng người cộng sản Nguyễn Thiện Nhân không chỉ biết hô hào suông, mà còn biết làm người thật tử tế. Song cũng công bằng mà nói, rất có thể ông Nhân lực bất tòng tâm, vì ông Tất Thành Cang là Ủy viên Trung ương Đảng, thuộc quyền ‘sinh sát’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Áo mặc sau qua khỏi đầu.
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 17/10/2018
Trên mạng xã hội đang dẫn một văn bản được cho là dự thảo ngày 03/10/2018 về nghị định Luật An ninh mạng (1). Bản dự thảo này không thấy đăng trên trang web của Bộ Công an ; thay vào đó là một nội dung dự thảo nghị định tương tự, đã kết thúc thời gian lấy ý kiến từ 05/06/2017.
Bộ trưởng công an Tô Lâm (trái) - Ảnh minh họa
Ngay sau thông tin các ông bà nghị của Thành phố Hồ Chí Minh giơ tay biểu quyết việc xây dựng Nhà hát Giao hưởng 1.700 ghế ở khu đô thị ‘dân oan’ Thủ Thiêm, là thông tin Bộ Công an đã hoàn tất các nội dung của nghị định cho Luật An ninh mạng. Công luận cho rằng đây là cú đánh úp, vì lâu nay không ai biết các nội dung dự thảo này được lấy ý kiến từ lúc nào ?
Tin rằng sẽ sốc hơn, khi văn bản dự thảo nghị định đăng trên trang điện tử của Bộ Công an, có ngày kết thúc lấy ý kiến đóng góp là 05/06/2017 (2).
Sốc, vì theo Thông cáo số 17 kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV phải đến ngày 12/6/2018, Quốc hội mới thông qua dự thảo Luật An ninh mạng. Trong hồ sơ công khai về dự luật này (3) của Thư viện Quốc hội, trực thuộc Văn phòng Quốc hội, hoàn toàn không có tài liệu nào liên quan về dự thảo văn bản hướng dẫn dưới luật như đăng tải trên web của Bộ Công an (4).
Thời điểm của dự thảo nghị định đăng trên website Bộ Công an thì Luật An ninh mạng vẫn là dự thảo. Liệu có gì giống và khác nhau giữa hai văn bản dường như cùng liên quan đến chuyện thi hành Luật An ninh mạng ?
Bộ trưởng Tô Lâm giải trình như thế nào ?
Trong Tờ trình gửi Chính phủ và Bộ Tư pháp, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cho biết (trích phần đánh số V. của Tờ trình) : "Các bộ, ngành tham gia ý kiến đều nhất trí với sự cần thiết và các nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định, các ý kiến tham gia trực tiếp vào dự thảo Nghị định đã được cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu. Có một số ý kiến tham gia, cơ quan chủ trì soạn thảo xin được giải trình như sau :
- Bộ Quốc phòng đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo xác định lại phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị định, chỉ quy định các vấn đề về "bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng", và đổi tên Nghị định thành "Nghị định quy định về bảo đảm an ninh quốc gia trên không gian mạng" để phù hợp với nội dung của dự thảo Nghị định.
Về vấn đề này, Bộ Công an cho rằng bảo đảm an ninh không gian mạng quốc gia có phạm vi rộng hơn bảo đảm an ninh quốc gia trên không gian mạng. Bảo đảm an ninh không gian mạng quốc gia bao gồm bảo vệ quốc gia trên không gian mạng, tác chiến không gian mạng và bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Ba lĩnh vực này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, có sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau trong phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn, xử lý. Dự thảo Nghị định cần quy định một cách tổng thể về bảo đảm an ninh không gian mạng quốc gia chứ không chỉ bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng. Do vậy, đề nghị giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị định.
- Bộ Thông tin và truyền thông và một số bộ, cơ quan ngang bộ khác đề nghị cân nhắc về sự trùng dẫm giữa phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị định với các quy định của Luật an toàn thông tin mạng và các văn bản quy định chi tiết Luật này ; sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa Bộ Công an với Bộ Thông tin và truyền thông.
Về vấn đề này, Bộ Công an cho rằng Luật an toàn thông tin mạng và các văn bản quy định chi tiết Luật này điều chỉnh về vấn đề bảo đảm an toàn thông tin mạng ; còn dự thảo Nghị định này quy định về bảo đảm an ninh không gian mạng quốc gia, do vậy không có sự chồng chéo về phạm vi điều chỉnh".
Tùy tiện chụp mũ thế lực thù địch
Dự thảo nghị định đăng trên trang web của Bộ Công an, Chương III "Phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý hoạt động xâm phạm an ninh không gian mạng quốc gia", gồm các điều từ 14 đến 16, cụ thể như sau :
"Điều 14. Biện pháp phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý hoạt động xâm phạm an ninh không gian mạng quốc gia : 1. Các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp thu thập chứng cứ và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với pháp nhân, cá nhân có hành vi xâm phạm an ninh không gian mạng quốc gia. 2. Các biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật nghiệp vụ.
Điều 15. Đối tượng áp dụng các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý hoạt động xâm phạm an ninh không gian mạng quốc gia : 1. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm an ninh không gian mạng quốc gia. 2. Các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu hoạt động xâm phạm an ninh không gian mạng quốc gia. 3. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Điều 16. Nội dung, căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp phát hiện, ngăn chặn, xử lý hoạt động xâm phạm an ninh không gian mạng quốc gia : 1. Nội dung, căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. 2. Nội dung, căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng".
Cụm từ "Các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu hoạt động xâm phạm an ninh không gian mạng quốc gia" cho thấy độ rộng của việc chụp mũ thế lực thù địch mà Bộ Công an giữ quyền sinh sát.
Bộ Công an được quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân của người dùng tại Việt Nam ?
Dường như ở văn bản được cho là dự thảo ngày 03/10/2018 về nghị định Luật An ninh mạng, là bản chi tiết hóa các nội dung ở Chương III "Phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý hoạt động xâm phạm an ninh không gian mạng quốc gia" của bản dự thảo đăng trên website Bộ Công an.
Theo đó, thì tại các điều từ 54 đến 58, các nhà cung cấp dịch vụ (ISP, Internet Service Provider) như Google, Facebook, Viber, Skype, Yahoo,… bắt buộc phải đặt máy chủ lưu trữ dữ liệu người tiêu dùng đã khởi tạo quyền sử dụng cá nhân từ địa chỉ IP tại Việt Nam (*).
Dự thảo nghị định trao quyền cho Bộ Công an việc vào máy chủ lưu trữ đặt tại Việt Nam để tìm hiểu về cá nhân, tổ chức nào đó về tất cả "dữ liệu phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ, bao gồm : nhật ký truy cập, thông tin thanh toán dịch vụ, địa chỉ IP truy cập dịch vụ, thói quen tìm kiếm, log chat, thời gian giao dịch" ; "Cung cấp dữ liệu thông tin gốc do người sử dụng tạo ra hoặc tài liệu, thông tin mà các doanh nghiệp thu thập được nhưng chưa mã hóa, hoặc đã được giải mã để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật" (Trích điều 57.3.c).
Cục An ninh mạng được quyền yêu cầu doanh nghiệp ISP phải cung cấp thông tin về thiết bị sử dụng của người dùng, bao gồm "thông tin về thiết bị, thuộc tính, hoạt động, số nhận dạng, tín hiệu, dữ liệu từ cài đặt thiết bị, mạng và kết nối, dữ liệu cookie".
Tất cả điều đó có nghĩa dù không chiếm giữ được quyền tài khoản của người dùng, song nhân danh Luật An ninh mạng, dự thảo nghị định cho phép Cục An ninh mạng buộc các ISP phải cung cấp toàn bộ dữ liệu của người dùng. Và như vậy mọi thông tin đều bị đặt lên bàn soi từng chi tiết. Những trao đổi riêng tư qua các hộp thư dễ dàng bị đọc công khai mà không vi phạm các quy định bảo mật giữa ISP với người sử dụng.
Đương nhiên khi ấy thì chuyện chụp mũ thế lực thù địch càng thêm dễ dàng, kể cả việc ngụy tạo chứng cứ số của nhà chức trách. Đáng ngại hơn là những giao dịch thuộc bí mật làm ăn của doanh nghiệp, doanh nhân dễ dàng bị thao túng, khi ai đó tung số tiền lớn ra để mua các dữ liệu này.
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 13/10/2018
Chú thích :
(3) http://duthaoonline.quochoi.vn
(*) Về cơ bản, địa chỉ IP, viết tắt của Internet Protocol - giao thức Internet, là địa chỉ đơn nhất mà mọi thiết bị điện tử đang sử dụng. Thông qua nó, thiết bị này có thể kết nối với thiết bị khác và chia sẻ dữ liệu. Trong một số trường hợp đặc biệt, người khác sẽ xem được các hoạt động gắn liền với địa chỉ IP cụ thể. Sau đó, họ chắp nối các thông tin về người đang truy cập Internet từ địa chỉ đó.
Quần thể Giáo xứ Thủ Thiêm - Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm, và nơi từng có chùa Liên Trì đã được quy hoạch dự án Nhà hát Giao hưởng, và dự án Nhà triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh. Xem ra rồi đây dân thương hồ, bán rau, đưa đò giăng câu sẽ gõ mạn thuyền ‘rống’ khúc opera, thay vì khẩy lên tiếng đàn kìm man mác buồn trên sông Sài Gòn.
Quần thể Giáo xứ Thủ Thiêm - Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm, và nơi từng có chùa Liên Trì, đã được quy hoạch dự án Nhà hát Giao hưởng
Rất nhanh sau thông tin Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp thuận dự án Nhà hát Giao hưởng, ngay sáng 9/10, một số công ty bất động sản đã lên kế hoạch truyền thông ‘ăn theo’ dự án này.
Nguồn tin từ doanh nghiệp Địa ốc Phương Nam cho biết hiện tại bản vẽ kèm tờ trình dự án Nhà hát, là do Công ty cổ phần PQC Convention thực hiện, với chiều cao gần 10 tầng và 3 tầng hầm. Đại diện pháp luật của công ty là ông Nguyễn Hữu Phú, địa chỉ 40 Xuân Thủy, quận 2, Sài Gòn. Giám đốc điều hành là ông Bùi Trọng Bình, đăng ký khai thuế ở quận Phú Nhuận.
Theo tài liệu bản vẽ được cho là của PQC Convention, thì dự án Nhà hát và dự án Nhà triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong cụm đất tôn giáo, gồm chùa Liên Trì kéo dài đến khu Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
Phần diện tích đó, theo như lời của nguyên chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Võ Viết Thanh, lúc phê duyệt quy hoạch ban đầu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cũng như đề án thiết kế quy hoạch Sasaki Associates (Mỹ) đều giữ lại các kiến trúc tôn giáo lâu đời là chùa Liên Trì, Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ; vì các giá trị tâm linh này sẽ giúp phát triển hài hòa, bền vững khu đô thị mới. Đó cũng là quan điểm xuyên suốt trong khai thác lịch sử và di sản ở vùng đất Thủ Thiêm.
Mô hình dự án Nhà hát, do Công ty cổ phần PQC Convention thực hiện, với chiều cao gần 10 tầng và 3 tầng hầm.
Trước đây, Công ty Sasaki Associates đã nghiên cứu hoàn chỉnh 737 ha chứ không nghiên cứu tách ra làm hai phần 657 ha và 80 ha chỉnh trang, như việc tự điều chỉnh của chính quyền thời ông Lê Thanh Hải làm chủ tịch và bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Thuyết minh cho thiết kế của mình, phía tư vấn Sasaki Associates nhấn mạnh ý tưởng : "Lấy lại danh hiệu là trung tâm của thành phố, nơi gặp gỡ văn hóa, nơi những ý tưởng được trao đổi và là điểm giải trí của cư dân thành phố. Sông Sài Gòn trở thành một điểm đến đô thị năng động.
Việc tái sử dụng những tòa nhà hải quan mang phong cách thuộc địa Pháp, những nhà kho, và hạ tầng cảng chính là cách tôn vinh những giá trị di sản công nghiệp của khu đất trong một hình hài của một khu đô thị mới hỗn hợp ven sông. Bị lãng quên qua nhiều thế hệ, bờ sông đang được kết nối lại với thành phố với mọt công việc công cộng rộng lớn kết hợp các hệ sinh thái bản địa và bảo vệ thành phố khỏi mực nước biển dâng cao". [tư liệu của người viết]
Mặc dù Sasaki Associates đã thắng giải thưởng cuộc thi thiết kế "Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, bán đảo xanh" vào năm 2003, song việc thực hiện lại không theo những gì có được từ cuộc thi ấy. Thay vào đó là ‘bán đảo bê tông’ với những dự án bất động sản thuần lợi nhuận kinh doanh, sẳn sàng phá vỡ môi trường thiên nhiên cũng như sự bền vững của môi trường sống.
Giả dụ như ngày sắp tới đây chính thức khởi tố hình sự vụ quy hoạch trái pháp luật khu đô thị Thủ Thiêm ; và rồi những diện tích ‘sai quy hoạch’, ‘sai thiết kế’ được một bản án hiệu lực tuyên, thì liệu phải ‘đổ vỏ’ ra sao với những công trình nằm trong phần ‘sai’ ấy của phe nhóm ‘ăn ốc’, song lại ‘lỡ thông qua’ như dự án Nhà hát Giao hưởng Thủ Thiêm, hay đã cưỡng chế đập bỏ như chùa Liên Trì ?
Luật sư Trần Lương Ánh, đồng thời cũng là một trong những dân oan ở vụ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, nói rằng bà ‘ủng hộ’ dự án Nhà hát bởi các lẽ sau : "Sau khi Nhà hát khánh thành bà con Thủ Thiêm sẽ được "lên đời", cụ thể là : Dì 7 lượm ve chai sẽ có cơ hội lượm lon bia bát ngát luôn. Cô tư đi xin sẽ có cơ hội gặp đại gia đi coi hát cho tiền đếm mệt xỉu luôn. Dì 6 ở cầu thang buồn buồn ra mái hiên nhà hát ngủ mát lồng lộng luôn. Cô 3 bán vé số sẽ bán vài nghìn vé số mỗi tháng kiếm lãi 100 triệu tháng như chơi. Đặc biệt chị Dậu sẽ thả bầy con ra nhà hát ăn xin, khỏi bán chó. Lão Hạc sẽ đi đánh giày cho đại gia đi coi hát - không cần bã chó. Riêng cái thằng Chí Phèo tui sẽ huấn luyện nó tuyệt đối trung thành bảo vệ các vị giơ tay biểu quyết dự án Nhà hát…".
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 12/10/2018
Dường như chính cụm từ "nhất thể hóa" đã tạo nên tranh luận rằng đảng đang ra mặt công khai lấn quyền của Quốc hội.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự. Ảnh : Đức Anh
Ông Nguyễn Phú Trọng có thể ngồi vào ghế Chủ tịch nước đúng luật
Bởi nếu chỉ căn cứ vào Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, chỉ cần mỗi thủ tục đề cử với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách đại biểu Quốc hội, sẽ ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước, là hợp lý và không cần phải viện dẫn thêm bất kỳ văn kiện nào từ phía cơ quan đảng.
"Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội". Điều 8.2, Luật Tổ chức Quốc hội đã quy định rõ như vậy. Trong tất cả 102 điều ở luật này, không có bất kỳ điều khoản nào mang tính giới hạn liên quan đến việc hạn chế quyền lựa chọn đảng phái của cá nhân chủ tịch nước.
Một khi ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử chức danh Chủ tịch nước, thì công việc là người đứng đầu đảng chính trị của cá nhân ông, nếu như vẫn được sự tín nhiệm của số đông thành viên Bộ Chính trị, ông có thể tiếp tục giữ chức vụ Tổng bí thư theo đúng nghĩa là chủ tịch của đảng phái chính trị.
Người viết thực sự hoang mang khi cuối giờ chiều ngày 6/10, báo chí đưa tin với trích dẫn phát biểu : "Phó Chánh Văn phòng Trung ương Lê Quang Vĩnh cho biết : "Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước là việc hết sức tự nhiên trong đời sống chính trị của nhiều nước, không phải là cái gì lạ và càng không phải chúng ta học ai. Chúng ta đã có sẵn định chế chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước" (1).
Hoang mang còn là vì lục tìm toàn bộ văn bản (2) vẫn chưa tìm ra "định chế chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước" nằm trong văn bản pháp quy nào.
Người viết cũng không đủ dữ liệu để đánh giá vì sao phương thức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật như nói trên không được ưu tiên lựa chọn, mà lại viện dẫn Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, do Tổng bí thư ký ban hành cho việc "nhất thể hóa" ở cấp cao nhất – hợp nhất chức danh của Tổng bí thư và Chủ tịch nước. Đã vậy còn mạnh dạn tuyên bố "định chế chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước" là có sẳn.
Chắc chắn mức lương không phải là vấn đề của ‘nhất thể hóa’, vì mức lương tháng từ ngày 1/7/2018 của Tổng bí thư ngang bằng với Chủ tịch nước : 18.070.000 đồng (3).
Vì sĩ diện hay đam mê quyền lực ?
Câu hỏi đặt ra là những quyền lực nào mà Chủ tịch nước có, nhưng chức vụ Tổng bí thư thì không có, dẫn đến việc ông Nguyễn Phú Trọng kiên quyết bằng mọi giá phải ngồi vào được ghế Chủ tịch nước ?
Trong quy định tại Điều 88, Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước có lẽ chỉ hơn Tổng bí thư mỗi thẩm quyền mang tính hành chính là ký ban hành ‘Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh’. Còn tất cả chuyện cơ cấu nhân sự bộ máy chính phủ, tòa án, viện kiểm sát… thì lâu nay ai cũng rõ đều thuộc quyền ‘cơ cấu’ của Bộ Chính trị, của Ban Bí thư.
Nội dung ở Điều 90, Hiến pháp 2013 : "Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước".
Tháng 12/2017, báo chí đưa tin : "Tổng bí thư được mời dự họp Chính phủ cuối năm. Việc Chính phủ mời Tổng bí thư tham dự một cuộc họp tổng kết được xem là việc chưa có tiền lệ…" (4), là một ví dụ cho thấy quyền lực của ghế Tổng bí thư.
Theo thông lệ ‘nguyên thủ quốc gia’ là Người đứng đầu Nhà nước. Theo Hiến pháp Việt Nam, thì Chủ tịch nước là Nguyên thủ quốc gia của Việt Nam. Do đó có lẽ tính chính danh là lý do dễ thấy nhất, mà ông Nguyễn Phú Trọng cần có trong những chuyến công cán nước ngoài.
Ở Việt Nam ai cũng biết vai trò của Chủ tịch nước, phần nhiều mang tính lễ nghi và hình thức, song khi ra nước ngoài, với tư cách là người đứng đầu đảng phái chính trị, cho dù là độc đảng toàn trị, thì quan hệ ngoại giao vẫn chưa thể coi ông Nguyễn Phú Trọng là nguyên thủ quốc gia.
Ông Nguyễn Phú Trọng khi công cán quốc tế (ngoại trừ Trung Quốc), dù rất muốn thể hiện quyền lực thực tế, song ông không thể thực hiện đầy đủ chức năng của một nguyên thủ quốc gia, là thay mặt Nhà nước về đối ngoại. Giả dụ nếu như vài tuần lễ tới, Quốc hội vẫn chưa làm các bước thủ tục để ông Nguyễn Phú Trọng ngồi vào ghế Chủ tịch nước, thì trong chuyến sang Mỹ vào cuối năm nay, ông không được đón tiếp theo nghi thức "thăm nhà nước", mà chỉ có thể là "thăm làm việc chính thức", hoặc tệ hơn khi chỉ là "thăm làm việc".
Theo quy định của Bộ Ngoại giao Mỹ, các chuyến thăm của lãnh đạo nước ngoài được phân thành 5 cấp từ cao đến thấp gồm : thăm nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc chính thức, thăm làm việc và thăm cá nhân. Trong đó, thăm nhà nước là chuyến thăm của nguyên thủ nước ngoài, còn thăm chính thức được thực hiện bởi người đứng đầu chính phủ, thường là Thủ tướng.
Người viết tin rằng người dân sẽ ủng hộ ông, khi bằng quyền lực đối ngoại của tân Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng thực sự giúp được nền kinh tế lẫn chính trị của Việt Nam thoát được sự lũng đoạn của Trung Quốc. Khi đó, ông sẽ được lịch sử ghi nhận là một Gorbachev ở Việt Nam (5).
(2) https://thuvienphapluat.vn
(3) Các văn bản pháp lý liên quan về lương của quan chức : http://bit.ly/2y3nEDL và http://bit.ly/2Cx3A08
(5) http://news.bbc.co.uk/onthisday/hi/dates/stories/march/11/newsid_2538000/2538327.stm
Nhất thể hóa là thuật ngữ của Đảng Cộng sản Việt Nam, để chỉ việc một số chức danh tổ chức đảng kiêm nhiệm chức danh tương đồng của chính quyền và các đoàn thể chính trị, xã hội. Mục đích là để tinh giản số cán bộ được hưởng lương và phụ cấp, tinh giản biên chế trong toàn hệ thống chính trị.
Tứ trụ ngày hôm qua sẽ trở thành tam trụ ngày mai ? Ảnh minh họa.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, phần "Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị" đã xác định phải "tinh giản tổ chức, bộ máy gắn với tiếp tục phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các tổ chức; thực hiện kiêm nhiệm một số chức danh và tinh giản biên chế trong toàn hệ thống chính trị... Trên cơ sở đó, tinh giản số cán bộ được hưởng lương và phụ cấp".
Tuân thủ theo Hiến pháp hay tuân thủ theo ‘chủ trương của Đảng’?
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng lý luận Trung ương, trình bày với báo chí về lý do phải ‘nhất thể hóa’ : "Qua lý luận và thực tế về việc nhất thế hóa chức danh Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã và huyện cho thấy chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống nhanh hơn.
Trên thực tế nếu chưa nhất thể hóa chức danh Bí thư đồng thời Chủ tịch UBND cấp xã và huyện, ở một số nơi đã xảy ra việc nhiều chủ trương của Đảng ban hành, nhưng bên chính quyền không thực hiện hoặc triển khai rất chậm. Do đó, qua việc thí điểm và khảo sát của chúng tôi cho thấy nên làm việc "nhất thể hóa" vì khi Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã và huyện thì triển khai các công việc, chủ trương đường lối của Đảng rất nhanh. Đây chính là ưu điểm lớn nhất, quan trọng nhất, chứ không phải là mục đích bớt đi một biên chế".
Phản biện về ‘nhất thể hóa’, dễ thấy rằng chưa vội bàn tới chuyện có vi Hiến hay không, trước tiên muốn ‘nhất thể hóa’ hai chức bí thư và chủ tịch huyện/xã thì phải sửa luật, chứ không phải đảng bảo thế là làm được ngay. Chủ tịch huyện/xã do Hội đồng Nhân dân cùng cấp bầu ra, chứ bí thư là bí thư của đảng, do đảng tự bầu ra, dân không bầu ra bí thư. Do vậy, về cơ bản, muốn ‘nhất thể hóa’ thì phải sửa đổi chí ít hai luật bầu cử và tổ chức chính quyền địa phương.
Vấn đề đó cũng tương tự như sắp tới đây ông Tổng bí thư của đảng lại ngồi thêm ghế của Chủ tịch nước, vốn thuộc nhiệm kỳ Quốc hội, nghĩa là từ lá phiếu cử tri, trong đó có cử tri đảng viên.
Chỉ cần chấm dứt ‘xin ý kiến cấp ủy’
Ở hội thảo về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, do Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, trong tham luận của tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, Trưởng Khoa Xây dựng Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh, phân tích : "Việc Đảng quyết định quá nhiều vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước và hoạt động của các đoàn thể chính trị, xã hội dẫn đến tình trạng Đảng bao biện làm thay một cách thiếu sâu sát, thiếu chuyên nghiệp. Điều này làm cho vai trò của Nhà nước và các đoàn thể lu mờ, cũng là nguyên nhân làm cho hệ thống chính trị chưa thực sự đổi mới, chưa theo kịp những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường…".
Có một số trường hợp việc gì cũng muốn "xin ý kiến" của cấp ủy Đảng, cho nên có những việc lẽ ra chính quyền hoặc các đoàn thể hoàn toàn có quyền, trách nhiệm và có khả năng giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ của mình thì lại đùn đẩy cho Đảng ra các quyết sách.
Cũng theo tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, sự chồng chéo trong lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với hoạt động của Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể chính trị, xã hội khác làm cho bộ máy của Đảng cồng kềnh, thiếu hiệu quả, sa vào sự vụ trong chỉ đạo điều hành, thiếu tầm chiến lược; tạo nhiều điểm nghẽn trong quản trị quốc gia.
Giải quyết những gút mắc đó, cần phải đi đến luật hóa sự lãnh đạo của Đảng. Cụ thể, trên cơ sở của Hiến pháp, cần phải phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước bao gồm cả Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp. Tránh tình trạng lâu nay Quốc hội chỉ làm nhiệm vụ thể chế hóa, hợp thức hóa các quyết định của Đảng.
Trước tiên, thay vì loay hoay thí điểm ‘nhất thể hóa’, cần mạnh dạn bỏ quy định cán bộ chủ chốt của bộ máy nhà nước bắt buộc phải là đảng viên, nhằm tránh hiện tượng chạy chức, chạy quyền và vào Đảng với động cơ vụ lợi cá nhân.
Thậm chí chủ tịch Quốc hội không nhất thiết phải là thành viên của cơ quan lãnh đạo của Đảng, mà chỉ cần là người được cử tri và các đại biểu Quốc hội tín nhiệm. Nếu được như thế thì sẽ có sự phản biện mạnh mẽ hơn nữa giữa Quốc hội với các cơ quan lãnh đạo của Đảng, và tất cả phải đứng trên nền tảng của Hiến pháp và pháp luật.
Cần có luật về đảng chính trị
Nói theo cách của tuyên giáo, thì việc sớm ban hành một luật riêng về Đảng cũng là thể hiện đầy đủ quyền, trách nhiệm của tổ chức này với vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Bởi Đảng luôn tự hào là không có lợi ích và không đứng ngoài lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân.
Những cụm từ ghi ở Điều 4, Hiến pháp 2013 rất chung chung về trách nhiệm, trong khi quyền lực của Đảng cộng sản lại được thả nỗi : "Lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" duy nhất, tạo cơ sở để việc "chịu sự giám sát của nhân dân", nhất là "chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình" của Đảng chỉ mang ý nghĩa khi được cụ thể hóa bằng các đạo luật của Nhà nước.
Một khi chưa có sự rạch ròi về luật định, thì cơ sở nào để nhân dân yêu cầu các cấp ủy, đảng viên phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về những hành vi lãnh đạo của mình ? Lâu nay dễ rơi vào trách nhiệm hành chính, hay trách nhiệm chính trị chung chung trong Đảng.
Đến nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, mọi tổ chức đều có luật điều chỉnh, riêng tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam mang tiếng là nòng cốt trong hệ thống chính trị, song lại chưa có luật. Chính điều đó dẫn đến nhiều quyết định của Đảng cộng sản được đánh giá là tùy tiện, không tuân thủ Hiến pháp và pháp luật hiện hành, mà chính sách ‘nhất thể hóa’ là một dẫn chứng.
Người viết đồng ý Việt Nam là nhà nước Cộng sản do đảng lãnh đạo, tuy nhiên đảng cần tránh sự trịch thượng với cử tri, khi Tổng bí thư Đảng cộng sản tự cho mình cái quyền kiêm nhiệm luôn chức danh Chủ tịch nước, vốn thuộc thẩm quyền bầu chọn của các đại biểu được lá phiếu nhân dân tín nhiệm.
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 03/10/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73. Góc nhìn là một thư ký từng soạn diễn văn cho quan chức cấp hàm thứ trưởng, ông N.C.K nói rằng người chấp bút bài phát biểu cho ông thủ tướng tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, dường như đã quá sơ sảy khi quen dùng giọng điệu tuyên giáo để huấn thị…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Thủ tướng phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ảnh : VGP
Tầm nhìn đến đâu ?
Ông N.C.K có trong tay bài diễn văn tiếng Việt của ông Nguyễn Xuân Phúc dùng để cho người phiên dịch chuyển ngữ (1).
Trong bài diễn văn này, cách diễn đạt của ông thủ tướng Việt Nam dễ làm quan khách nước ngoài bật cười, khi ông sử dụng kiểu câu mệnh lệnh : "Tôi đề nghị vấn đề ‘trách nhiệm kép’, mỗi quốc gia có thêm trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu, mỗi cá nhân có thêm vai trò công dân toàn cầu". "Các quốc gia cần tiếp tục đề cao vai trò của Liên hợp quốc và cùng nhau đoàn kết, phấn đấu Vì một thế giới hòa bình, công bằng, và phát triển bền vững".
Bật cười vì những ‘đề nghị’ đó của ông Thủ tướng giống như thành ngữ ví von của người Việt : "Chân mình thì lấm mê mê…".
"Nhiều sáo ngữ mang tính xu nịnh và không tôn trọng lịch sử". Ông N.C.K nhận xét. Đây là điểu tối kỵ của thư ký soạn diễn văn dành cho chính khách đọc trên các diễn đàn quốc tế, vì nó sẽ gây tranh cãi và tạo phản cảm tức thì đối với người nghe.
Trong bài diễn văn có những đoạn không đúng sự thật lịch sử như sau : "Việt Nam đã đồng hành và đóng góp cho các mục tiêu cao cả của Liên hợp quốc trong hơn 70 năm qua" ; "Như phát biểu của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tại Phiên khai mạc đã nhắc lại phát biểu của cố Tổng Thư ký Kofi Annan kính mến : "Chúng ta chỉ có thể làm chủ số phận của mình khi nào chúng ta cùng nhau đối diện với nó. Đó là lý do tại sao chúng ta có Liên hợp quốc". Đó cũng là lý do vì sao, sau khi tuyên ngôn thành lập nước ngày 2/9/1945, tháng 1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của nhân dân Việt Nam, đã gửi đơn gia nhập Liên hợp quốc".
Vào ngày 20/9/1977, tại Kỳ họp thứ 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), đã thông qua Nghị quyết công nhận Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc. Khi ấy, tham dự kỳ họp của đoàn đại biểu Việt Nam, do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh dẫn đầu, và lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc ngày 20/9/1977, đánh dấu sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của Liên hợp quốc. Điều đó cho thấy Việt Nam chỉ ‘đồng hành’ với Liên Hiệp Quốc mới có 41 năm.
Thông tin chi tiết hơn, thì vào năm 1957, Việt Nam Cộng Hòa đứng đơn gia nhập Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ đề cử. Đại hội đồng (General Assembly) bỏ phiếu 40 thuận, 8 chống. Việc này chuyển lên Hội đồng Bảo an quyết định. Liên Xô muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng gia nhập, nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ chối việc này với lý do đất nước Việt Nam là thống nhất, và chỉ có thể có một chính phủ đại diện ở Liên Hiệp quốc. Vì vậy, đề nghị này bị Liên Xô phủ quyết. Cho đến khi chấm dứt tồn tại (năm 1975), Việt Nam Cộng hòa vẫn không phải là thành viên của Liên Hiệp quốc (2).
"Tôi nghĩ rằng ngoài tình tiết số liệu thiếu tôn trọng lịch sử, thì khó phù hợp ngữ cảnh khi chuyển ngữ cụm mỹ từ ‘… kính yêu của nhân dân Việt Nam, đã gửi đơn gia nhập Liên hợp quốc’. Phát biểu này khiến người ta được quyền nghi ngờ về tính xác thật của những lời mà ngài thủ tướng Việt Nam đã đọc trước diễn đàn".
Xỏ lá…
"Tôi nghĩ rằng nếu chụp mũ chính trị, thì thư ký soạn diễn văn này cho ngài thủ tướng phải chịu án hình sự về tội tạo điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng". Ông N.C.K nhận xét.
"Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu hơn nữa cho công bằng và phát triển bền vững ; thúc đẩy bình đẳng, hỗ trợ các nhóm yếu thế ; bảo vệ tốt môi trường ; bảo đảm quyền cho mọi người dân, đồng thời đề cao tinh thần đối thoại và hợp tác trong vấn đề quyền con người. Việt Nam cũng đã nỗ lực bảo vệ tốt các di sản văn hóa và thiên nhiên, gìn giữ bản sắc dân tộc" – trích diễn văn của ông Nguyễn Xuân Phúc đọc tại Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73.
Các nhà máy nhiệt điện than của Trung Quốc đang đầu tư rải khắp Việt Nam, Nhà máy Formosa Hà Tĩnh, Nhà máy Giấy Lee & Man tại Hậu Giang… là những dẫn chứng dễ thấy nhất cho sự thật của phát biểu "hỗ trợ các nhóm yếu thế, bảo vệ tốt môi trường" của ngài thủ tướng Việt Nam.
Theo nghiên cứu công bố hồi cuối quý 1/2018 của Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế), đã có ít nhất 97 tù nhân lương tâm trong các trại giam ở Việt Nam, đa số phải sống trong các điều kiện tệ hại và bị ngược đãi ; trong đó có 40 nhà hoạt động xã hội và môi trường, 57 tín đồ các tôn giáo. Về độ tuổi, có hai người dưới 25 tuổi, và 18 người trên 65 tuổi, số còn lại từ 25 đến 64 tuổi.
Thế nhưng ngài thủ tướng lại đọc diễn văn rằng Việt Nam "bảo đảm quyền cho mọi người dân, đồng thời đề cao tinh thần đối thoại và hợp tác trong vấn đề quyền con người".
"Xỏ lá nữa còn là chuyện thư ký soạn đoạn Việt Nam tham gia vào Liên Hiệp Quốc mà ngài thủ tướng đã tỉnh bơ đọc, mà không biết rằng mình đang bị chơi đòn đau về kiến thức". Ông N.C.K nói thêm.
Số là ngày 30/4/1975, chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị thay thế bởi chính quyền của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, nhưng vẫn giữ vị thế một nhà nước độc lập đối với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) tại miền Bắc. Điều này được thể hiện rõ qua hai lá đơn xin tham gia Liên Hiệp Quốc riêng biệt của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – Bắc Việt và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam – Nam Việt vào năm 1975. Đến ngày 8/8/1975, Hội đồng Bảo an đã đồng thuận chấp nhận và đề cử với Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc cho cả hai quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – Bắc Việt lẫn Cộng hòa Miền Nam Việt Nam – Nam Việt được tham gia vào Liên Hiệp Quốc.
Sau khi hai nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thống nhất và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời vào ngày 2/7/1976, thì Việt Nam mới trở thành một quốc gia với một chính phủ duy nhất. Sau đó, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức gia nhập Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 năm 1977 như đã nói ở phần trên của bài viết.
Bản lãnh chính trị của một chính khách còn thể hiện qua những gì họ đăng đàn. Phải chăng ở đây ông Nguyễn Xuân Phúc đã được Bộ Chính trị cho sắm vai vượt quá tầm ?
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 01/10/2018
Dường như các vị Đại biểu quốc hội - bao gồm cả Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân, đã quên mất những nội dung luật định mà mình đã từng bấm nút thông qua.
Bà Chủ tịch quốc hội phủ nhận nghị quyết quốc hội
Trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ quốc hội vào ngày 12/9, khi cho ý kiến về luật Giáo dục sửa đổi, một số Đại biểu quốc hội phản đối quy định cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng trong giảng dạy, học tập.
Người thì sợ ảnh hưởng đến tính thống nhất của chương trình giáo dục trên toàn quốc ; người lo mỗi trường một kiểu sẽ xảy ra bất cập trong giảng dạy chung. Một ý kiến tiêu biểu cho nỗi lo này là : "Không thể có sách giáo khoa tự chọn được. Không thể trường này muốn học cái này, trường khác thì học cái khác, tỉnh nào có sách của tỉnh đó. Nền giáo dục như vậy không được" của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch quốc hội.
Klaus Schwab, người sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới, giữ trong tay cuốn sách về Cuộc cách mạng 4.0. Ảnh : Reuters / Denis Balibouse
Bà Chủ tịch quốc hội đã quên mất rằng người tiền nhiệm là Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã ký ban hành Nghị quyết 88/2014/QH13, trong đó Điều 2.3.g cho phép :
"Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa ; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tiêu chí đánh giá sách giáo khoa và phê duyệt sách giáo khoa được phép sử dụng trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ; hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Chính phủ ban hành cơ chế tài chính bảo đảm công bằng trong việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.
Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo".
Luật Giáo dục, phiên bản sửa đổi 2009, Khoản 3, Điều 29 "Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa", đã trao quyền cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.
Bộ trưởng cũng là người chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ không biết gì về Cách mạng công nghệ 4.0 ?
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là người giải trình dự luật Giáo dục sửa đổi tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 12/9.
Ông Phùng Xuân Nhạ đã chọn giải pháp "im lặng tiếp thu" ý kiến nói trên của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, thay cho việc lẽ ra với tư cách là người đứng mũi chịu sào cho nền giáo dục nước nhà, ông cần đối đáp lại rằng không những chỉ cần có nhiều bộ sách giáo khoa theo đúng luật định, mà còn cần thay đổi cả cách phát hành, sử dụng những bộ sách giáo khoa này sao cho đồng bộ với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn mạnh miệng hô hào.
Lợi ích nhóm trong vận động sử dụng sách giáo khoa là có thể xảy ra, nhưng nếu sách giáo khoa được số hóa và đưa rộng rãi lên mạng để các thầy cô giáo, học sinh tải về khi cần thay cho việc phải bắt buộc mua trọn bộ sách giáo khoa, chắc chắn sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Ảnh : Zing
Bàn luận về sách giáo khoa thời Công nghệ 4.0, nhà giáo Vũ Thị Phương Anh đề xuất Bộ Giáo dục hãy đưa lên mạng tất cả bản mềm của những cuốn sách giáo khoa được viết bằng tiền ngân sách quốc gia, để chia sẻ cho học sinh và giáo viên toàn quốc sử dụng.
Bộ Giáo dục lâu nay vẫn là nơi độc quyền in và cung cấp sách giáo khoa cho học sinh toàn quốc, mà tiền viết sách giáo khoa được lấy từ ngân sách ; tức là đó là một tài sản công. Vậy nếu chỉ cho phép một nhà xuất bản Giáo Dục được quyền in và bán sách giáo khoa với số lượng lớn như lâu nay, thì dân chúng nghi ngờ có lợi ích nhóm là quá đúng rồi còn gì !
"Tất nhiên dù có bản mềm thì vẫn có nhu cầu bản in ra giấy. Vậy thì tốt nhất là nên cung cấp miễn phí cho học sinh tiểu học, có thể dưới hình thức cho mượn từ thư viện, như nhiều quốc gia vẫn làm, kể cả ở Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hòa nữa. Tại sao hồi ấy làm được mà bây giờ không làm được ?
Nếu làm được như vậy, thì chắc chắn dân chúng sẽ tin yêu nhà nước hơn, và tin yêu nhau nữa, chứ không chửi nhau loạn lên như hiện nay vì mọi loại thuyết âm mưu đang hoành hành trong xã hội, được tạo ra vì xã hội đã hoàn toàn mất niềm tin !". Nhà giáo Vũ Thị Phương Anh biện giải.
Người viết xin mách nước ông Phùng Xuân Nhạ rằng đề xuất nói trên của cô giáo Vũ Thị Phương Anh không mới mẻ gì đâu. Tháng 11/2016, bộ sách Tiếng Việt và Văn bậc trung học cơ sở có tám cuốn, từ lớp 6 đến lớp 9 do Nhóm Cánh Buồm soạn thảo đã được cung cấp Open-Book trên mạng internet. Nếu ông bộ trưởng ‘bận trăm công nghìn việc’, ông chỉ cần lệnh cho thơ ký soạn các yêu cầu muốn biết, rồi gửi qua email tới địa chỉ Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser., tin rằng ông sẽ được các thành viên của Nhóm Cánh Buồm tận tình chia sẻ kinh nghiệm.
Nói thêm, Open-Book, hay Open textbook được hiểu là sách giáo khoa được cấp phép theo giấy phép bản quyền mở, và được cung cấp trực tuyến miễn phí cho học sinh, sinh viên, giáo viên và thành viên của công chúng sử dụng miễn phí.
Nếu như ngay cả chuyện cung cấp miễn phí sách giáo khoa trực tuyến mà Quốc hội Việt Nam cũng không làm được hay chưa nghĩ đến, thì có lẽ đừng vội mơ tới Cách mạng công nghệ 4.0 mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn hay hô hào, kêu gọi trước đám đông.
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 17/09/2018
Một báo cáo của bệnh viện Chợ Rẫy cho biết cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang nợ bệnh viện này số tiền bảo hiểm y tế đồng chi trả cùng bệnh nhân, lên tới con số hơn 900 tỷ đồng. Riêng năm 2017, Bảo hiểm xã hội còn nợ bảo hiểm y tế của bệnh viện này là 597,7 tỉ đồng.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã dùng tiền đóng bảo hiểm của người dân để cho vay, và đã làm thất thoát luôn số tiền bạc ngàn tỷ - Ảnh minh họa
Nghi vấn đặt ra : liệu có phải đây là hệ lụy của việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã dùng tiền đóng bảo hiểm của người dân để cho vay, và đã làm thất thoát luôn số tiền bạc ngàn tỷ này ?
Sai phạm có hệ thống ?
Tại báo cáo kiểm toán công bố đầu năm ngoái, Kiểm toán Nhà nước cho biết Bảo hiểm xã hội Việt Nam vẫn chưa thu hồi được 769,3 tỷ đồng nợ gốc và hơn 735 tỷ đồng lãi của Công ty cho thuê tài chính II và 26,26 tỷ đồng lãi của Công ty cho thuê tài chính I (cả hai công ty này đều thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Agribank).
Ngày 26/12/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 2 vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC).
Trong đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Phước Tường, nguyên Trưởng Ban Kế hoạch Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật hình sự).
Đáng nói là trước đó ông Nguyễn Phước Tường cũng đã từng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật với hình thức cảnh cáo tại kỳ họp thứ 21 vào tháng 11/2013. Lý do là trong thời gian giữ chức vụ Trưởng ban, phụ trách Phòng Quản lý đầu tư quỹ, ban Kế hoạch Tài chính, ông Tường đã có khuyết điểm, vi phạm.
Xem ra khi người ta dung dưỡng sai phạm đưa đến hệ lụy "Cố ý làm trái", rõ ràng có sự ‘tiếp tay’ từ cơ quan quản lý cấp trên của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Nhà dột từ nóc là vậy.
Lần lại hồ sơ vụ việc cho thấy hồi năm 2011 đã có một báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, cho biết Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cho vay vượt hạn mức bảo lãnh tại Công ty cho thuê tài chính II với tổng dư nợ lên 1.050 tỷ đồng. Kết luận kiểm toán thời điểm đó cũng cho hay, đối chiếu với các quy định thì lúc bấy giờ Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ được phép cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước vay vốn. Thế nhưng Công ty cho thuê tài chính II không thuộc đối tượng này lại vẫn được vay 1.050 tỷ đồng.
Một tài liệu khác cho thấy vào năm 2008 và 2009, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ký 14 hợp đồng với Công ty cho thuê tài chính II với tổng số tiền là 1.010 tỉ đồng. Trong đó, 13 hợp đồng thời hạn 2-5 năm với tổng số tiền là 810 tỷ đồng và một hợp đồng ngắn hạn 200 tỷ đồng (đã được thu hồi khi đến hạn). Tuy nhiên, đến thời điểm giữa năm 2009, Công ty cho thuê tài chính II bắt đầu không thanh toán lãi hằng tháng và gốc khi đến hạn.
Được biết nhiều năm qua Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã sử dụng nguồn tiền của người dân đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội cho các ngân hàng vay để hưởng lãi suất. Bên cạnh đó Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đầu tư vào một số dự án xây dựng, nên khi thị trường bất động sản đóng băng khiến số vốn này thâm thủng và gần như mất khả năng thu hồi.
Con nợ lớn nhất là… Chính phủ !
Trung tuần tháng 5/2018, báo chí đưa tin Chính phủ đề xuất phát hành trái phiếu Chính phủ nhận nợ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thực hiện chuyển 22.090 tỷ đồng kinh phí từ ngân sách vào quỹ theo lộ trình năm 2018 là 6.000 tỷ đồng, năm 2019 là 7.000 tỷ đồng, năm 2020 là 9.090 tỷ đồng. "Ngân sách nhà nước chưa bố trí được nguồn để trả nợ quỹ Bảo hiểm xã hội" là lý do của việc phát hành trái phiếu này.
Lưu ý, vào cuối tháng 2/2017, thông tin 324.000 tỷ đồng Chính phủ vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chuyển thành trái phiếu được công bố. Với việc chuyển 324 nghìn tỷ đồng Chính phủ vay thành trái phiếu – nâng tổng số tiền Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho ngân sách Nhà nước vay dưới dạng trái phiếu lên 369,5 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 84,94% tổng quỹ Bảo hiểm xã hội cho vay (hơn 435 nghìn tỷ đồng).
Chính phủ trở thành "con nợ" lớn nhất của nguồn quỹ an sinh này. Việc chuyển tiền thành trái phiếu để chính phủ vay được cho là rủi ro khá lớn, khi mức độ khả tín trong các khoản đầu tư của Chính phủ rất thấp, trong khi có nguy cơ lớn đồng tiền Việt Nam mất giá do lạm phát. Điều này cho thấy mâu thuẫn với xác tín khi kêu gọi người dân tham gia bảo hiểm y tế, rằng "Quỹ bảo hiểm xã hội do nhà nước bảo hộ, nếu có thâm hụt và thiếu thì ngân sách nhà nước lo".
Nhũng nhiễu quyền lực ?
Bên cạnh nguồn quỹ bảo hiểm đang bị thâm thủng do lỗi điều hành của chính cơ quan này, thì theo giải trình của bệnh viện Chợ Rẫy, nhiều khả năng cho thấy còn có dấu hiệu nhũng nhiễu trong việc sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế của người dân.
Trong một giải thích với báo chí, phía Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói rằng số tiền gần 600 tỷ đồng trong năm 2017 chưa được thanh toán là do bệnh viện Chợ Rẫy chưa hoàn tất biểu mẫu quyết toán.
Phía bệnh viện Chợ Rẫy cho biết sở dĩ không đồng ý ký vào biên bản thỏa thuận giữa bệnh viện và Bảo hiểm xã hội, bởi chính cơ quan bảo hiểm áp dụng những quy định nội bộ của mình vào việc thanh quyết toán không phù hợp với văn bản pháp luật của Bộ Y tế ban hành.
Theo đó, cơ quan bảo hiểm ứng dụng công văn nội bộ 4262 của mình vào việc thanh quyết toán, mà không trùng khớp các văn bản quy phạm của Bộ Y tế mà các bệnh viện đang tuân thủ. Chẳng hạn, Thông tư 37 của Bộ Y tế quy định kỹ thuật chạy tim phổi nhân tạo ECMO thanh toán mỗi 8 giờ, trong khi đó công văn 4262 của bảo hiểm ghi thanh toán 12 giờ. Bệnh viện làm theo thông tư Bộ Y tế hướng dẫn thì bảo hiểm y tế không đồng ý thanh toán. Bệnh viện cũng nhiều lần gửi văn bản xin ý kiến từ Bộ Y tế, nhưng nhiều công văn gửi đi đều rơi vào im lặng !
Sau khi bệnh viện Chợ Rẫy lên tiếng, nhiều bệnh viện ở Sài Gòn cũng xác nhận đang rơi vào khó khăn, nợ nần chồng chất do bảo hiểm y tế chưa trả tiền nên họ cũng bị tăng lãi suất do không thể trả nợ tiền thuốc, vật tư tiêu hao, máy móc cho nhà cung ứng.
Liệu có xảy ra bi kịch rằng người dân Việt sau này sẽ phải gánh thuế phí cao hơn nữa, nhằm để trả giúp khoản nợ do Chính phủ vay mượn từ tiền quỹ bảo hiểm, cũng như những quản trị kém cõi của những quan chức thuộc Chính phủ được giao quản lý nguồn quỹ an sinh này ?
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 08/09/2018