Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 10 janvier 2018 23:54

Manila & Thể chế đại gia

Có thể mô tả nền chính trị Philippines như một cuộc đấu tranh quyền lực trong giới đầu sỏ, những người quan tâm nhiều đến quyền lợi của cá nhân và giai tầng riêng của họ thay vì quyền lợi của đa số người nghèo. Chức vụ trở thành tài sản gia đình, được giới này dùng để bảo vệ các lợi ích kinh doanh và các lợi ích khác của các gia tộc, và bảo vệ họ khỏi các đe dọa chính trị.

Vi Yên

manila1

Đoàn Ngọc Hải là đại diện tiêu biểu cho một lối tư duy máy móc về pháp luật và thượng tôn pháp luật

Ông Phó chủ tịch Quận I, Sài Gòn – người phát động chiến dịch giành lại vỉa hè – vừa được trang Tạp Chí Luật Khoa bình chọn là một trong mười nhân vật chính trị Việt Nam năm 2017, cùng với nhận xét (nghe) không được "ưu ái" gì cho lắm :

"Đoàn Ngọc Hải là đại diện tiêu biểu cho một lối tư duy máy móc về pháp luật và thượng tôn pháp luật. Những văn bản về giao thông đường bộ được ông coi như một thanh thượng phương bảo kiếm, có thể dùng để sát phạt bất cứ hành vi vi phạm nào mà không cần cân nhắc đến tính hợp lý của văn bản và quy trình áp dụng, đến văn hóa kinh tế vỉa hè của một đất nước có trình độ phát triển thấp, và đến hiệu quả của việc thực thi pháp luật".

Cùng lúc, trên trang Một Góc Nhìn Khác, nhà báo Trương Duy Nhất cũng có đôi lời (không mấy nhẹ nhàng) về sự xốc nổi của vị quan chức cách mạng này :

"Sau vài tháng tan hoang như chiến trận, quận 1 vẫn không thể thành… Singapore, vỉa hè vẫn trở lại muôn dặm vỉa hè như cũ".

Đời không ít kẻ sinh bất phùng thời. Riêng trường hợp Đoàn Ngọc Hải thì hơi khác. Ông ấy (chả may) lại sinh trật chỗ. Nếu ông Hải giữ một chức vụ tương tự ở Manila thì chắc chắn đã không phải lãnh búa rìu dư luận. Thủ đô của Philippines rất ít hàng rong, và đường xá – đôi nơi – chả có tí vỉa hè nào ráo trọi.

Đôi khi, khách bộ hành phải đi me mé bên mấy con lộ hẹp (không lề) nghe tiếng gió vù vù mà hồi hộp thấy bà luôn. Xe "tin" chết như không. Chỉ được cái là quan chức ở Phi không vị nào phải từ chức vì thất bại trong "trận chiến giành lại lề đường", như ông Đoàn Ngọc Hải.

manila2

Manila : ảnh chụp năm 2017

Tôi chỉ tạt qua Manila vài bữa nhưng đổi phòng ngủ mỗi ngày, ở mấy quận hạt khác nhau : Makati, Malabon, Parañaque... Nơi đâu cũng thấy nét nổi bật là sự nghèo nàn. Nhà cửa, đường xá, cầu cống đều cũ kỹ và tàn tạ. Phương tiện vận chuyển cũng vậy. Xe cộ thô sơ, cổ lỗ, ọp ẹp... thấy mà ghê.

Thủ đô của Phi – ngó bộ – thua xa Bangkok và chắc chỉ nhỉnh hơn Phnom Penh, Vientiane hay Rangoon chút xíu xiu thôi. Có thể đổ lỗi cho chủ nghĩa độc tài cộng sản hay đám quân phiệt toàn trị về chuyện nghèo nàn ở Miên, ở Lào, hay Miến nhưng giải thích sao về sự lam lũ của Phi ?

Chỉ qua cái tên (Philippines) cũng biết đất nước này rất gần gụi với phương Tây. Được tự trị từ năm 1935, hoàn toàn độc lập từ năm 1946. Hiến pháp và chính phủ tổ chức theo khuôn mẫu Hoa Kỳ. Tam quyền phân lập đàng hoàng. Người dân có tất tần tật mọi quyền tự do căn bản : cư trú, di chuyển, ngôn luận, tín ngưỡng, sở hữu tài sản đất đai...

Theo World Bank, GPD của Phi Luật Tân (2.951,07 USD) vượt hẳn Lào (2.353,01) và hơn gấp đôi Miên (1.269,91) với Miến (1.195,02). Tuy thế, Manilla trông cũng "nhếch nhác" chả khác gì Phnom Penh, Vientiane hay Rangoon cả.

Hiện tượng "bất thường" này được lý giải, phần nào, qua một bài viết ngắn ("Giới chính khách giầu có ở Philippines") của nhà báo Vi Yên :

Từ thời Philippines còn là thuộc địa của Tây Ban Nha (1565-1898), giới địa chủ kiểm soát phần lớn đất đai và chi phối luôn nền chính trị nước này.

Dưới thời kỳ thuộc địa của Mỹ (1898-1946), quyền lực của những người này không những không bị phá hủy mà còn được củng cố. Họ có thể sử dụng địa vị của mình trong chính quyền thuộc địa để mở rộng kiểm soát sang các lĩnh vực khác như công nghiệp, thương mại, và ngân hàng.

Bằng việc nắm quyền trong một thời gian dài, nhiều chính trị gia đã coi chức vụ chính trị như thuộc về gia đình để truyền từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp. Điều đó có nghĩa là quyền lực chính trị được vĩnh viễn hóa, dẫn đến sự xuất hiện của các gia tộc chính trị.

Từ khi độc lập năm 1946 tới trước thời của Tổng thống Marcos, Philippines đã trải qua nhiều thay đổi. Các thiết chế dân chủ đại diện theo mô hình phương Tây được thiết lập. Tuy nhiên, cấu trúc quyền lực thực tế vẫn như cũ, khi mà quyền lực luôn nằm trong tay các gia tộc giàu có ấy.

Năm 1965, Marcos lên nắm quyền, và điều hành đất nước bằng thiết quân luật từ năm 1972 đến năm 1981. Dựa vào đó, ông thay thế những tay đầu sỏ thời hậu chiến bằng nhóm của riêng mình, gọi là Marcoses. Nhưng rồi ông bị lật đổ trong cuộc cách mạng Quyền lực Nhân dân (EDSA) sau 21 năm tại vị, nhường chỗ cho giới giàu có quay trở lại và tái lập sự cai trị mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Giờ đây, nhìn con số thu nhập quốc gia gia tăng hàng năm của Philippines, ít ai nghĩ rằng hết ba phần tư số này nằm trong tay 40 người giàu nhất đất nước.

Cứ nhìn vào con số hằng chục tỷ Mỹ Kim bị nuốt gọn, qua những "phiên tòa xét xử đại án kinh tế năm 2017" ở xứ Việt, cũng có thể đoán được rằng "thu nhập quốc gia" của đất nước này đang nằm trong tay những ai. Phiên tòa vào ngày 3 tháng 1 năm 2018, và "bản án tử hình dành cho ông Đặng Văn Hiến" ở Dak Nong cũng cho mọi người thấy rõ là cái đảng của giai cấp công nông VN đang đứng về phía nông dân hay địa chủ.

Trong tương lai gần, Thể chế chính trị đại gia (Oligarchy) rất có thể sẽ xuất hiện ở Việt Nam để thay thế cho cái Chủ nghĩa xã hội bệnh hoạn hiện nay. Rồi ra nước Việt cũng sẽ có đa nguyên đa đảng, thượng viện hạ viện, tam quyền phân lập. Người Việt cũng sẽ có tất cả những quyền tự do căn bản : ngôn luận, tín ngưỡng, sở hữu tài sản đất đai... nhưng tình trạng nghèo đói và bất công thì e vẫn không khác hiện cảnh là bao. Nguy cơ này có thể tránh được hay không thì còn tùy, tùy vào dân trí và dân khí của người dân Việt. Hay nói cách khác, đỡ mất lòng hơn, là tùy vào phúc phận của chúng ta thôi. Mà phúc phận của dân tộc mình, xem chừng, hơi mỏng !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 10/01/2018 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn

Trên quan điểm của mình, tôi không chấp nhận luật sư chỉ là cây cảnh, vật trang trí để cho cơ quan tư pháp sử dụng nhằm phô diễn nền dân chủ giả hiệu và càng không chấp nhận trở thành diễn viên để cùng hợp diễn vỡ tuồng dựng sẵn.

Luật sư Huỳnh Văn Đông

hoahong1

Luật sư không chấp nhận trở thành diễn viên để cùng hợp diễn vỡ tuồng dựng sẵn.

Tuần rồi – bên bàn nhậu – tôi (lại) phải nghe một câu chuyện vui đã cũ, về giới luật sư :

Hàng rào phân cách giữa địa ngục và thiên đàng bị sụp. Thánh Phêrô đề nghị với Satan mỗi bên chịu một nửa chi phí để dựng lại nhưng "đối tác" lắc đầu quầy quậy. Ông thánh dọa :

- Vậy sẽ đưa ra tòa.

Satan cười khẩy :

- Trên đó làm gì có luật sư ? Họ ở cả dưới này mà.

Câu chuyện vừa kể có xuất xứ từ phương Tây. Dân Việt ưa chế riễu thầy bói, thầy bùa, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy... nhưng thầy cãi thì không. Ở Việt Nam, luật sư là một nghề còn khá mới và chưa gây ra điều tiếng như những nơi khác. Đã thế, trong giới người này, không ít vị còn giữ được trọn vẹn tiết tháo khi đối mặt với cường quyền và bạo lực.

hoahong2

Một bông hoa hồng cho giới luật sư

Đại học Đông Dương khai giảng lần đầu vào năm 1907. Tác giả Trần Thị Phương Hoa (Institute for European Studies) cho biết thêm :

"Lần khai giảng thứ hai năm 1917 mở ra một hình thức mới cho trường - đó là mô hình bách khoa với nhiều trường kỹ thuật. Giai đoạn thứ ba từ 1932 đến 1945 khẳng định diện mạo của trường với ba thành tố : Trường Y, trường Luật và trường Khoa học...

Mặc dù trường đại học hạn chế số lượng thành viên, uy tín chuyên môn của Đại học Đông Dương tăng dần. Kể từ năm 1932, trường Y và trường Luật trở thành một phân hiệu của trường Y và Luật Paris".

Không chỉ muộn màng, ngành luật học ở Việt Nam còn gặp rất nhiều trắc trở :

"Ngày 17/11/1950, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 158-SL, quyết định việc bổ sung cán bộ công nông vào ngạch thẩm phán và thăng bổ các thẩm phán tòa án nhân dân huyện lên tòa án nhân dân tỉnh… Từ đây, theo ông Vũ Đình Hòe, ‘các thẩm phán huyện, đa số là đảng viên cộng sản, chỉ qua lớp chính trị và nghiệp vụ’. Quan điểm lựa chọn thẩm phán chủ yếu 'đứng trên lập trường nhân dân’ của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng lâu dài đến nền tư pháp Việt Nam".

(Huy Đức, Bên Thắng Cuộc, tập II, OsinBook, USA, 2012).

Muốn biết nó ảnh hưởng đến "nền tư pháp Việt Nam ra sao", xin đọc thêm một đoạn văn khác – của một tác giả khác :

"Giữa trưa, Tiến, anh trung tá an ninh bây giờ thay Chí Hùng, đến báo tôi rằng Chính vừa bị bắt. Tôi nhăn mặt kêu lên : Sao đảng thích bắt người thế ?

....

Hôm xử Chính, tôi không ra đứng ở cổng tòa mà đến Hồng Ngọc tối trước. Đang trò chuyện thì ông luật sư K. gia đình mời bào chữa cho Chính đi vào. Một cái bóng lúp xúp. Cụp vai, cúi đầu thì thào dăm ba câu, cái dáng sợ bị nghe trộm, nhòm trộm. Tuy nhớn nhác nhưng ông trung thực, trước sau chỉ khe khẽ chối (nhưng lại gắt) : Tôi không cãi được… ý gia đình như thế thì không cãi được đâu. Hà, con gái cả Chính kêu lên : Thế thì im hả bác ? Lúng túng giây lát ông luật sư lại gắt giọng nhưng vẫn thì thào : Không cãi được mà. Tôi hỏi thế nghĩa là gia đình nhận tội thì cãi được ? Ông nói : Đã nhận thì cần gì cãi. Rồi lúp xúp đi ra. Ông biết trong bóng tối quanh đây đầy những con mắt lúc này đang theo đõi chặt. Rồi máy ghi âm. Có khi chụp ảnh nữa. Qua tư thế ọp ẹp, ông cố để lộ rõ ông đầu hàng Nhà nước"…

(Trần Đĩnh, Đèn Cù II, Westminster, CA, Người Việt, 2014).

Giới luật sư ở miền Nam không thế. Họ không "nhớn nhác", "lúp xúp", "cụp vai" hay "thì thào" mà nói rất to ("bằng loa phóng thanh") đàng hoàng để mọi người cùng nghe cho nó rõ :

"Vào ngày 23 tháng 4 năm 1977, Luật sư San đã dùng loa phóng thanh tuyên đọc bản ‘Tuyên ngôn Nhân quyền của những người Việt Nam khốn cùng’ ngay trước bậc thềm Nhà Thờ Ðức Bà – nơi có Công trường Kennedy ngay giữa trung tâm thành phố Sài Gòn.

Sự kiện này đã gây cho nhà nước cộng sản nổi giận điên cuồng đến độ họ đã ra tay truy bắt toàn bộ nhóm luật sư vào trại giam để thẩm vấn với những đòn trả thù đánh đập hành hạ đê tiện. Người lớn tuổi nhất trong nhóm, thì phải kể đến Luật sư Vũ Ðăng Dung, nguyên thủ lãnh Luật sư Ðoàn Tòa Thượng Thẩm Huế, rồi đến các luật sư có tên tuổi khác như Triệu Bá Thiệp, Nguyễn Hữu Giao, v.v

Theo nhiều nhân chứng là các cựu tù nhân chính trị sống cùng trại giam như Ðỗ Thái Nhiên, Vũ Ánh, Hồ Thành Ðức cho biết, thì anh San đã bị đánh đập tra khảo dữ dội nhất – nhưng anh San vẫn giữ được thái độ hiên ngang kiên cường trước mặt đám người đã nặng tay hành hạ đối với bản thân mình. Và anh San đã bị giam giữ đến trên 10 năm trong nhiều trại tù khắc nghiệt nhất – cụ thể như trại giam số 4 Phan Ðăng Lưu (tức Khám Lớn, Gia Ðịnh cũ), trại A20 ở Xuân Phước, Tuy Hòa".

["Thương Tiếc Luật Sư Trần Danh San (1937 -2013)", Đoàn Thanh Liêm].

hoahong3

Tuyên ngôn Nhân quyền của những người Việt Nam khốn cùng - Nguồn phóng ảnh : pham-v-thanh.blogspot

Bạn đồng tù với Trần Danh San, tác giả Phạm Đức Nhì  cho biết thêm :

"Sau khi cùng luật sư Triệu Bá Thiệp soạn thảo bản ‘Tuyên ngôn Nhân quyền cho những người Việt Nam khốn cùng’, cả hai đã hẹn nhau đem loa phóng thanh đến Vương Cung Thánh Đường trịnh trọng tuyên bố trước bàn dân thiên hạ rồi tươi cười bước lên xe công an, đến số 4 Phan Đăng Lưu… ngồi tù. Anh nhỏ nhẹ nói : "Phải cho thế hệ sau biết để các em, các cháu có thêm nghị lực, dũng khí đi tiếp con đường chúng ta đi".

Tôi tin là Trần Danh San và Triệu Bá Thiệp đã gửi được thông điệp của họ cho thế hệ kế tiếp. Bước vào Thế kỷ XXI, Việt Nam đã xuất hiện nhiều vị luật sư trẻ tuổi, tài năng, và dũng cảm : "Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Võ An Đôn, Huỳnh Văn Đông, Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Nguyễn Bắc Truyển …

Hiện tại Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Bắc Truyển đang bị giam dữ không có lý do, cũng không có ngày xét xử. Cường quyền và bạo lực, tuy thế, đã không trấn áp được lương tri. Sau khi Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Phú Yên xóa tên luật sư Võ An Đôn, "đã có hơn 100 luật sư ký tên phản đối vụ kỷ luật Luật sư Võ An Đôn" (*). Về sự kiện này, trang Thông Tin Đức Quốc có lời bình luận : "Một hiện tượng hiếm hoi trong xã hội Việt Nam hôm nay".

Sự thực thì "hiện tượng" vừa nêu cũng không hiếm hoi gì lắm. Khi mặt trận truyền thông của chính phủ hiện hành chưa vỡ thì thông tin được bịt kín, thế thôi. Luật sư Nguyễn Hữu Thống vừa cho biết thêm :

"Sau khi cộng sản cướp chính quyền tại Miền Nam để thiết lập chế độc tài đảng trị, trong vòng 2 năm, từ 1975 đến 1977 có ít nhất 14 luật sư đã tuẫn tiết hay bị giam giữ. Luật sư Trần Chánh Thành đã quyên sinh không chịu khuất phục bạo quyền. Các vị khác đã đứng lên tố cáo nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền và những quyền tự do căn bản của người dân.

Cuối năm 1975, trong vụ án Vinh Sơn, Luật sư Nguyễn Khắc Chính bị kết án tù chung thân về tội ‘âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’.

Qua năm 1976, Luật sư Trần Văn Tuyên, Thủ lãnh Luật sư đoàn Sài Gòn đã tuẫn tiết tại trại cải tạo Hà Tây. Sau đó, 3 người con trai Trần Vọng Quốc, Trần Tử Thanh và Luật sư Trần Tử Huyền đã bị kết án 12 năm, 5 năm và 3 năm về tội ‘tuyên truyền chống chế độ’. Đồng thời Luật sư thủ lãnh Lý Văn Hiệp đã bị kết án 12 năm tù cũng về tội này. Ngoài ra, các Luật sư Nguyễn Quý Anh và Nguyễn Hữu Doãn cũng bị giam 18 tháng về tội giả tạo nói trên...".

Thảo nào mà ở Việt Nam người ta ưa chế riễu thầy bói, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy ..., và cả thầy thuốc nữa nhưng thầy cãi thì không. Ở đất nước này giới luật sư được tôn trọng, và họ quả xứng đáng.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 01/01/2018 (tuongnangtien's blog)

(*) Chú thích :

1. Giới Luật sư lên tiếng phản đối kỷ luật Luật sư Võ An Đôn :

Trước quyết định của Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên xóa tên ra khỏi danh sách luật sư đối với Võ An Đôn, nhiều luật sư trong cả nước tỏ thái độ không đồng tình, đã có 20 luật sư ký tên kiến nghị Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam xem xét lại. Bản kiến nghị đề ngày 10/12 đã được gửi trực tiếp đến Văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam vào ngày 12/12/2017. 

Quý vị luật sư nào đồng tình với nội dung Kiến nghị, xin vui lòng cho biết ý kiến hoặc đơn giản để lại dấu (!) trên status này, chúng tôi sẽ tổng hợp lại thành danh sách, sau đó chuyển đến Văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam, bổ sung danh sách luật sư ký tên kiến nghị. 

Bản kiến nghị do Luật sư Ngô Ngọc Trai soạn thảo và Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc chỉnh lý, bổ sung.

Rất mong đồng nghiệp trên mọi miền đất nước hưởng ứng và chung sức.

Trân trọng,

1. Kiến nghị xem xét lại quyết định kỷ luật đối với Luật sư Võ An Đôn

hoahong4

hoahong5

hoahong6

Kiến nghị xem xét lại quyết định kỷ luật đối với Luật sư Võ An Đôn, ngày 10/12/2017 gửi Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam

2. Danh sách Luật sư ký tên ủng hộ

1. Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

2. Luật sư Trần Quang Thắng - Đoàn Luật sư Thành phố

Hồ Chí Minh

3. Luật sư Đặng Trọng Dũng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

4. Luật sư Trần Bá Học - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

5. Luật sư Nguyễn Văn Miếng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

6. Luật sư Phạm Tất Thắng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

7. Luật sư Đặng Đình Mạnh - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

8. Luật sư Trần Hồng Phong - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

9. Luật sư Nguyễn Thị Dạ Thảo - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

10. Luật sư Đồng Hữu Pháp - Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên - Huế

11. Luật sư Lê Văn Luân - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

12. Luật sư Ngô Anh Tuấn - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

13. Luật sư Nguyễn Hà Luân - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

14. Luật sư Lưu Vũ Anh - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

15. Luật sư Lê Văn Hòa - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

16. Luật sư Hoàng Ngọc Giao - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

17. Luật sư Trần Vũ Hải - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

18. Luật sư Phan Thị Lan Anh - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

19. Luật sư Nguyễn Hoàng Trung - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

20. Luật sư Hà Huy Sơn - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

21. Luật sư Ngô Ngọc Trai - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

22. Luật sư Trần Anh Tùng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

23. Luật sư Nguyễn Phan Long - Đoàn Luật sư Thành phố  Cần Thơ

24. Luật sư Nguyễn Hòa - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

25. Luật sư Trần Văn Sỹ - Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long

26. Luật sư Trương Công Cường - Đoàn Luật sư tỉnh Kiên Giang

27. Luật sư Nguyễn Khả Thành - Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên

28. Luật sư Phạm Văn Tuyên - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

29. Luật sư Nguyễn Văn Kỷ - Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên - Huế

30. Luật sư Lê Mạnh Hùng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

31. Luật sư Nguyễn Thạch Thảo - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

32. Luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

33. Luật sư Nguyễn Văn Từ - Đoàn Luật sư tỉnh Tây Ninh

34. Luật sư Trần Hà Xuân Phong - Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp

35. Luật sư Lê Quang Hiến - Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

36. Luật sư Trần Văn Đức - Đoàn Luật sư Thành phố  

Đà Nẵng

37. Luật sư Khương Đình Tiến - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

38. Luật sư Nguyễn Hữu Trung - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

39. Luật sư Lê Xuân Hậu - Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương

40. Luật sư Nguyễn Minh Anh - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

41. Luật sư Nguyễn Trần Chiêu Dương - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

42. Luật sư Lê Quang Vũ - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

43. Luật sư Trần Đăng Sỹ - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

44. Luật sư Nguyễn Ngọc Tuấn - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

45. Luật sư Trần Trung Thuận - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

46. Luật sư Man Đức Vương - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

47. Luật sư Hồ Minh Kính - Đoàn Luật sư tỉnh Bình Định

48. Luật sư Nguyễn Tiến Dũng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

49. Luật sư Trần Dũng - Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau

50. Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

51. Luật sư Phạm Dũng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

52. Luật sư Dương Vĩnh Tuyến - Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước

53. Luật sư Đinh Quốc Dũng - Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai

54. Luật sư Đỗ Xuân Hiệu - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

55. Luật sư Cao Tiến Đạt - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

56. Luật sư Phạm Xuân Thọ - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

57. Luật sư Lê Văn Hồi - ĐoànLuật sư Thành phố  Hà Nội

58. Luật sư Phan Thị Sánh - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

59. Luật sư Nguyễn Vượng Hải - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

60. Luật sư Nguyễn Hữu Phúc - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

61. Luật sư Bùi Thanh Bình - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

2. Luật sư Ngụy Thành Thắng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

63. Luật sư Phạm Thùy Dung - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

64. Luật sư Trần Thùy Chi - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

65. Luật sư Nguyễn Thị Mỹ Uyên - Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

66. Luật sư Văn Minh Nam - Đoàn Luật sư tỉnh Lào Cai

67. Luật sư Trần Văn Đạt - Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận

68. Luật sư Nguyễn Anh Vân - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

69. Luật sư Lê Thanh Tuấn - Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An

70. Luật sư Đỗ Phú Kim - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

71. Luật sư Đào Thị Lan Anh - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

72. Luật sư Lê Ngọc Luân - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

73. Luật sư Hoàng Xuân Sơn - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

74. Luật sư Nguyễn Văn Thành - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

75. Luật sư Nguyễn Văn Kiệm - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

76. Luật sư Trần Đình Dũng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

77. Luật sư Đỗ Thành Nhân - Đoàn Luật sư Thành phố  Đà Nẵng

78. Luật sư Lương Tống Thi - Đoàn Luật sư tỉnh An Giang

79. Luật sư Trần Việt Hùng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

80. Luật sư Nguyễn Duy Bình - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

81. Luật sư Phạm Văn Tuấn - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

82. Luật sư Trần Hữu Kiển - Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre

83. Luật sư Nguyễn Thanh Sơn - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

84. Luật sư Nguyễn Ngọc Bảo Chi - Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk

85. Luật sư Trần Đình Đại - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

86. Luật sư Phạm Văn Thọ - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

87. Luật sư Phạm Thanh Tùng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

88. Luật sư Ngô Đình Thuần - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

89. Luật sư Bùi Minh Bằng - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

90. Luật sư Nguyễn Thị Ninh Hòa - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

91. Luật sư Lê Minh Châu - Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau

92. Luật sư Giã Hoàng Nhựt - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

93. Luật sư Hoàng Cao Sang - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

94. Luật sư Trần Công Ly Tao - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

95. Luật sư Đinh Văn Thảo - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

96. Luật sư Hoàng Nguyên Bình - Đoàn Luật sư Thành phố  Hà Nội

97. Luật sư Nguyễn Hồng Lĩnh - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

98. Luật sư Lê Văn Hoan - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

99. Luật sư Nguyễn Minh Thuận - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

100. Luật sư Phạm Công Út - Đoàn Luật sư Thành phố  Hồ Chí Minh

(Gồm 100 luật sư tham gia ký tên và ủng hộ - Đợt 1)

Nguồn : TS Nguyễn Xuân Diện

Published in Diễn đàn
mercredi, 20 décembre 2017 22:53

Ơn với Nghĩa

Đ… mẹ nhân tình đã biết rồi
Lạt như nước ốc bạc như vôi

Nguyễn Công Trứ

ntd1

Thân mẫu của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cụ bà Nguyễn Thị Hường, vừa từ trần vào ngày 1 tháng 12 năm 2017. Tang ma, ngó bộ, không được đình đám gì cho lắm nên dư luận (xem ra) có đôi chút lăn tăn.

- Bác sĩ Hoàng Lan :

"Sẽ không có gì phải nói, nếu như không có những chuyện im lặng đến ‘khó hiểu’ từ truyền thông lề phải. Bà là vợ một liệt sĩ, mẹ của nguyên Thủ tướng (người đương nhiên được tổ chức Quốc tang khi qua đời).

Bà là bà nội của Bí thư tỉnh ủy, và của Trưởng một ban của Trung ương Đoàn. Lẽ thường, bà là người phụ nữ đáng được nhắc tên để tôn vinh.

Vậy mà, trên các cơ quan truyền thông báo chí của Đảng, tuyệt nhiên không thấy một dòng chia buồn hay phân ưu.

Tình đồng chí đẹp đến thế sao ?

Hay họ đang để dành báo Đảng để chia buồn sang Cuba, Triều Tiên, Trung Quốc... ?".

- Nhà báo Thiền Lâm :

"Hiện tượng báo đảng nói riêng và và báo chí nhà nước nói chung im bặt trước đám tang của mẹ cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể được xem là một chỉ dấu đặc biệt, không chỉ về thói vô cảm chính trị trong chính trường Việt thời nay, mà còn như một biểu trưng cho thói ‘ăn cháo đá bát’ hết sức bạc bẽo của giới quan chức.."..

Những nhận xét thượng dẫn, tất nhiên, không có gì sai trật. Tuy thế, nhắc chuyện tình nghĩa (ơn nghĩa, nhân nghĩa, lễ nghĩa, đạo nghĩa...) giữa lúc nền tảng luân lý của cả xã hội đã lung lay đến tận gốc (nghe) sao thấy hơi lạc lõng.

Đã thế, bạc bẽo vốn là một thuộc tính của loài người chứ không riêng chi của giới truyền thông hay quan chức hiện nay. Họ cũng không phải là thủ phạm đã đẩy sự vô cảm, bạc ác đến độ vượt ngưỡng như hiện cảnh. Cái thói vô ơn và bạc bẽo đã ló dạng ngay từ khi những người cộng sản Việt Nam vừa nắm được quyền bính, ở nửa phần đất nước này.

Xin đan cử vài trường hợp :

- Năm 1945, Nguyễn Hữu Đang được đưa vào gặp bác Hồ. Ông hồi tưởng :

ntd2

Ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng ban tổ chức Lễ Độc Lập tại quảng trường ba Đình ngày 2 tháng 9 1945

Cụ Hồ nhìn tôi một lúc với cặp mắt rất sáng, cặp mắt mà về sau này nhân dân cả nước đồn rằng có bốn con ngươi - như muốn cân nhắc, đánh giá người mà Cụ quyết định giao trọng trách. Cụ hỏi tôi với giọng Nghệ pha, rất giống giọng cụ Phan Bội Châu mà có lần tôi đã được nghe : "Chính phủ lâm thời quyết định làm lễ ra mắt quốc dân đồng bào vào ngày mồng hai tháng chín. Chú có đảm đương được việc tổ chức buổi lễ không ?"

Tôi tính rất nhanh trong đầu : tháng 8 có 31 ngày, như vậy là chỉ còn 4 ngày nữa thôi... Tôi suy nghĩ cân nhắc trong từng phút. Hình dung ra tất cả những khó khăn như núi mà tôi phải vượt qua... để tổ chức được một ngày đại lễ như vậy, trong khi mình chỉ có hai bàn tay trắngTôi nói với Cụ Hồ : "Thưa Cụ, việc cụ giao là quá khó vì gấp quá rồi". Cụ Hồ nói ngay : "Có khó thì mới giao cho chú chứ !".

(Phùng Quán, Ngày cuối năm tìm thăm người dựng lễ đài Tuyên Ngôn Ðộc Lập, Ba Phút Sự Thực, 2nd ed. Văn Nghệ, Sài Gòn, 2007).

- Năm 1946, Nguyễn Mạnh Tường cũng được mời gặp bác Hồ. Trong một cuộc phỏng vấn ("Ba Giờ Với Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường") dành cho nhà báo Khánh Hòa, ông kể lại :

ntd3

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường và bìa quyển "Un excommunié (Kẻ bị khai trừ)" xuất bản tại Paris năm 1992.

Cụ nói : "Như Ngài đã biết, chính phủ vừa ký kết với Pháp một bản tạm ước. Theo bản tạm ước ấy, sắp tới giữa ta và Pháp sẽ có một hội nghị quan trọng. Xin Ngài giúp soạn giùm cho một bản lập trường của chính phủ (thèse gouvernementale) để sử dụng như một cương lĩnh chỉ đạo cuộc hội nghị".

Tôi đáp : "Công việc này quan trọng quá, xin cụ nhờ một người nào giỏi và có kinh nghiệm hơn tôi". Cụ Hồ nói : "Tôi đã hỏi ý kiến nhiều người và ai cũng bảo là chỉ có Ngài mới có thể làm được thôi". Cuối cùng, tôi nhận lời, về nhà, đóng cửa văn phòng luật sư, vận dụng tất cả kiến thức về luật pháp quốc tế cũng như những điều khoản căn bản của tạm ước để soạn bản lập trường. Đến khi đem trình, được Cụ Hồ chấp thuận và do đó, buộc tôi phải tham dự Hội Nghị Đà Lạt. (...)

Thế nhưng, về Hà Nội bỗng dưng lại có tin đồn là Nguyễn Mạnh Tường thông đồng với giặc, là Nguyễn Mạnh Tường bán nước.

Luật sư có biết tin đồn đó phát xuất từ đâu không ?

Thì cũng phải có người phát thì nó mới động chứ. Tin đồn đó là cả một chiến dịch được tổ chức hẳn hoi.

Chung cuộc, Nguyễn Mạnh Tường trở thành Kẻ Bị Khai Trừ. Còn Nguyễn Hữu Đang thì lãnh án 15 năm tù (với tội danh gián điệp) và 5 năm quản chế.

- Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành "cải tạo xã hội chủ nghĩa" trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi "làm gương", đưa xưởng dệt của bà vào "công tư hợp doanh". Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của mình. Không chỉ riêng bà Bô, các nhà tư sản từng nuôi Việt Minh như chủ hãng nước mắm Cát Hải, chủ hãng dệt Cự Doanh cũng chấp nhận hợp doanh và làm phó.

Cho dù được ghi nhận công lao, trong lý lịch các con của ông Trịnh Văn Bô vẫn phải ghi thành phần giai cấp là "tư sản dân tộc", và rất ít khi hai chữ "dân tộc" được nhắc tới. Con trai ông Trịnh Văn Bô, ông Trịnh Kiến Quốc kể : "Ở trường, các thầy giáo, nhất là giáo viên chính trị, nhìn chị em tôi như những công dân hạng ba.."..

Cả gia đình ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đã phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đình ông vẫn không đòi lại được.

(Huy Đức, Bên Thắng Cuộc, tập II. OsinBook, Westminster, CA, 2013).

ntd4

Di ảnh ông bà Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ, người đã hiến tặng Nhà nước 5.147 lượng vàng trong Tuần lễ vàng năm 1945

Bà Trịnh Văn Bô từ trần vào ngày 5 tháng 11 năm 2017. Ba hôm sau, nhà báo Hà Phan lên tiếng :

"Tại sao người ta có thể đối xử như thế với gia đình từng hiến 5,147 lượng vàng cho cách mạng và cả ngôi nhà 48 Hàng Ngang, trị giá hàng trăm tỷ đồng theo thời giá bây giờ, để làm nhà lưu niệm ? Đến khi cụ bà qua đời, trên giấy tờ nhà vẫn chưa phải của gia đình họ, chẳng hề có sổ hồng, sổ đỏ gì như người ta".

Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường, ông bà Trịnh Văn Bô đều được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy và nhờ cậy. Hệ quả (hay hậu quả) họ đều trở thành nạn nhân của chính quyền cách mạng trong khi ông Hồ vẫn còn tại thế, và tại chức.

Bao giờ chế độ hiện hành còn tồn tại, Ban Tuyên giáo còn ra rả kêu gọi mọi người "học tập làm theo tư tưởng, phong cách bác Hồ" thì "ăn cháo đá bát" vẫn còn là chuyện hoàn toàn theo đúng qui trình và truyền thống.

Mà Nguyễn Tấn Dũng, nói nào ngay, có hy sinh hay đóng góp gì đâu. Đã thế, ông còn được mô tả là người đứng đầu một chính phủ "đầy tỳ vết tham nhũng" và "phá chưa từng có trong lịch sử của đảng cộng sản Việt Nam". Vậy mà tang lễ của cụ bà Nguyễn Thị Hường vẫn diễn ra một cách êm đềm và lặng lẽ, tư thất vẫn không (hoặc chưa) bị nhà nước... mượn luôn. Tưởng như vậy là cũng "tử tế" lắm rồi. Còn thắc mắc, khiếu nại, hay đòi hỏi gì nữa – cha nội ?

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 20/12/2017 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn
jeudi, 14 décembre 2017 13:00

Biệt phủ & Biệt thự

Chúng ta đã nói đến và có trách nhiệm giải trình nhưng lại không có chế tài. Nếu nói đi bán chổi đót, chạy xe ôm mà lại có khối tài sản như biệt phủ mấy chục tỉ đồng… thì tức là không giải trình được. Với cách thức vận hành và khung khổ pháp luật hiện nay thì quan chức giải trình ngô nghê thế cũng không có cách gì chế tài trách nhiệm được, ngoài sự chê cười của công chúng.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng

Tôi vốn duy tâm (và hơi duy cảm) nên gần như chả có tham vọng, hay khát vọng gì nhiều về vật chất. Trước khi về Trời (hay về đâu đó) tôi chỉ có ước vọng duy nhất là được ngồi trong khoang hạng nhất – First Class, hay Business Class cũng ok – trên một chuyến bay đường dài, từ Châu Mỹ sang Châu Á.

Sau khi xem qua giá vé, tôi đổi ý liền, tới mấy ngàn Mỹ Kim lận. Ở Việt Nam không ít người phải bán thân (hay bán thận) mà chỉ được vài trăm đô la thôi nên tôi đâu có điên mà... vứt tiền qua cửa sổ như vậy.

Đã vậy, tôi cũng hơi ngại ngần rằng cái thứ thường dân tị nạn như mình mà giả dạng làm du khách e cũng khó coi. Tôi còn sợ là mình sẽ vô cùng lúng túng khi được những tiếp viên hàng tiếp đãi trang trọng quá.

Cách đây chưa lâu tôi cũng đã có đôi chút kinh nghiệm (rất phiền) khi bầy đặt làm sang, liều mạng thuê một cái phòng ngủ hơi mắc tiền ở Rangoon – Miến Điện. Vừa bước xuống taxi, nhân viên khách sạn túa ra chào đón khiến tôi hết hồn hết vía. Họ đưa tôi vào một cái phòng rộng thênh thang có bàn ăn, bàn viết, bàn phấn, tủ lạnh, sofa tiếp khách to đùng, và cả hoa tươi trên table de nuit. Mình ên tui mà tới hai cái giường ngủ lận, cái lớn/cái nhỏ, ra nệm trắng tinh. Trên mặt gối còn có đặt mấy búp sen hồng thơm ngát nữa.

Tôi chỉ dám nằm ké né chút xíu xiu ở mí giường thôi, và nằm thao thức cho tới gần sáng luôn vì không quen ngủ ở một nơi sang trọng. Đợi mặt trời vừa lú là tôi cút ngay vì ngại cái cảnh nhân viên khách sạn (lại) chắp tay xá chào khi từ biệt.

Tôi trở lại với mấy cái nhà trọ rẻ tiền quen thuộc, chi phí chỉ vài Mỹ Kim một ngày thôi – breakfast included. Tuy phải nằm giường hai tầng và ngủ chung phòng với mấy cô/cậu Tây ba lô (xốc xếch) nhưng tôi cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Tưởng chừng như mình là một con cá hồi, vừa tìm lại được đúng dòng sông cũ vậy !

Hóa ra Oscar Lewis cũng không sai lắm. Nhà nhân chủng học này đưa ra cái khái niệm culture of poverty (văn hóa nghèo) và tin rằng một kẻ sinh trưởng và nuôi nấng từ một gia đình – và đất nước nghèo khó – như tôi rất khó thích ứng với những sinh hoạt của nếp sống phú túc nên cứ... nghèo hoài, cho tới chết luôn ! Tui cũng sắp chết tới nơi rồi nên không có gì để phiền hà ráo trọi, nhưng khi còn sống thì nhất định không để cái văn hóa nghèo biến mình trở thành một kẻ nghèo văn hóa

Chỉ cần ngồi nhà – không phải tiêu dùng một đồng nào ráo trọi – xem một bộ phim tài liệu (Amazing Hotels : Life Beyond the Lobby) dài sáu tiếng, cũng đủ giúp tôi học hỏi rất nhiều điều kỳ thú về những khách sạn lạ lùng và sang trọng vòng quanh thế giới : Marina Bay Sands (Singapore), Giraffe Manor (Kenya), Royal Mansour (Morocco), Fogo Island Inn (Newfoundland), Icehotel (Sweden)…

bietphu1

Thư viện riêng của Mashpi Lodge

Riêng Mashpi Lodge thì tôi coi đi coi lại tới vài lần. Mashpi được coi là "Five Star Ecohotel". Có tên trong danh sách những khách sạn độc đáo của thế giới do National Geographic tuyển chọn, dù Mashpi chỉ chiếm một diện tích rất khiêm tốn, và nằm ẩn mình trong khu rừng mây (cloudy forest) xa khuất thuộc rặng núi Andean ở Nam Mỹ.

Chủ nhân là Roque Sevilla (cựu thị trưởng Quito, thủ đô của Ecuador) người trở thành triệu phú nhờ vào dịch vụ bảo hiểm và truyền thông, đã mua 1.200 mẫu Tây đất rừng với giá 350, 000 USA dollars, và bỏ thêm 10 triệu Mỹ Kim nữa để xây dựng quán trọ Mashpi Lodge. Ông tâm sự : "Mọi người đều nghĩ rằng tôi điên. Everybody thinks I’m crazy".

Với số vốn lớn lao này mà khách sạn chỉ có 22 phòng thì quả là "khùng" thiệt nhưng mục đích của Roque Sevilla không phải là đầu tư sinh lợi. Ông muốn cứu vãn, và bảo vệ, một phần rừng nguyên sinh đang bị mất dần vì sự khai thác quá tải của những công ty cung cấp gỗ.

Phần lớn nhân viên của Mashpi Lodge vốn là thợ làm rừng hay thợ săn. Nay họ đều trở thành những chuyên viên bảo vệ thiên nhiên. Kết quả là nhiều chủng loại (chim chóc cũng như động vật hoang dã) mất dạng từ hơn nửa thế kỷ đã có mặt trở lại trong khu rừng mây của Mashpi Lodge – theo ghi nhận bởi camera traps của nhà sinh vật học thường trú Carlos Morochz.

Tôi cứ nhìn cái khách sạn thiết kế toàn bằng kiếng (để du khách đứng ở góc nào cũng có thể tiếp xúc với thiên nhiên) với thư viện, phòng thí nghiệm, đài quan sát … của ông thị trưởng Quito mà không khỏi ngẩn ngơ và trạnh lòng nghĩ đến giới quan chức ở đất nước mình. Thay vì bảo vệ thì những kẻ này chính là thủ phạm đã phá nát rừng núi ở Việt Nam để khai thác gỗ kiếm tiền, và xây những biệt thự hay biệt phủ.

  • Biệt phủ Yên Bái và tài sản bất minh
  • Bất ngờ biệt phủ gỗ quý của lãnh đạo kiểm lâm
  • Biệt phủ xây bằng 2.000 m3 gỗ quý của đại gia xứ Nghệ
  • Hoa mắt trước biệt phủ rộng thênh thang bằng gỗ quý của ông Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị
  • Vì quan chức lại có dinh thự, "biệt phủ" xa hoa đến vậy ?
  • Hình ảnh khu "biệt thự quan chức" ồn ào ở Lào Cai
  • Biệt thự quan chức : Những dinh thự, biệt phủ "ồn ào" dư luận thời
  • Biệt thự Sơn La là của em trai Chủ nhiệm UB Kiểm tra tỉnh
  • Con gái nguyên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đứng tên "biệt phủ"
  • 137 biệt thự trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà : "Tối mật" hay mặt tối của một toan tính
  • Biệt phủ vẫn sừng sững sau những ồn ào

Bà Nguyễn Hải Vân, một chuyên viên về môi trường cho hay :

"Rừng phòng hộ ở Việt Nam đang suy giảm mạnh cả về diện tích và chất lượng. Chỉ tính từ 2004-2014, diện tích rừng phòng hộ đã giảm 1,7 triệu hécta, tương đương tốc độ suy giảm trung bình 23%/năm".

bietphu2

Phóng ảnh lấy từ vietnamplus

Facebooker Trương Châu Hữu Danh nhận xét :

"Trên khắp dải đất hình chữ S này, nhà gỗ triệu đô không hiếm. Nhưng những căn nhà này không thuộc về giới siêu giàu, giới doanh nhân. Những căn nhà này, trớ trêu thay, lại là của cán bộ. Sau lệnh đóng cửa rừng, các món đồ gỗ, nhà gỗ này càng trở nên vô giá.

Một thực tế là nhà cán bộ càng to thì lũ càng lớn, dân chết càng nhiều. Những căn nhà xa hoa này được đánh đổi bằng mạng dân. Các vị ngủ có ngon không khi dưới chân mình là xác dân lập lờ trong lũ dữ ?"

Theo tôi thì "các vị cán bộ" này đều vẫn ngủ rất ngon vì họ được bảo vệ rất kỹ trong những căn "nhà gỗ triệu đô" bởi chế độ hiện hành. Qua lệnh xử phạt "500 triệu đồng và cho tồn tại ‘biệt phủ' của gia đình ông Phạm Sỹ Quý" ở Yên Bái, mọi người đều thấy được cái tâm, cũng như cái tầm, của những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam. Đất nước này tuy không nằm trên đường xích đạo như Ecuador nhưng số phận thì e đen đủi hơn nhiều.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 14/12/2017 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn
mercredi, 06 décembre 2017 00:43

Nguyễn Mạnh Tường & Võ An Đôn

Để hành xử một nghề tự do, chuyện xin phép một thẩm quyền nào đó là một điều đáng nực cười vì nó đã đánh mất quyền tự do của người này.

Nguyễn Mạnh Tường

nmt1

Vào hôm 30 tháng 10 năm 1956, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã đọc một bài diễn văn nẩy lửa - Ảnh minh họa

Thấy nhiều người ghi danh dưới bản "Tuyên bố phản đối việc xóa tên Luật sư Võ An Đôn" nên tôi cũng làm theo (cho nó thêm phần rôm rả) dù không tin rằng đây là điều cần thiết. Tôi cũng không nghĩ rằng chuyện bỏ phiếu để loại bỏ đồng nghiệp (theo chỉ đạo) của mấy ông thuộc Ban chủ nhiệm Luật sư đoàn Phú Yên là "quyết định tai hại… có thể hủy hoại cả sự nghiệp và đời sống của một con người" – theo như quan niệm của blogger Phạm Lê Vương Các.

Chế độ hiện hành ở Việt Nam không đủ quyền uy hay quyền năng để "có thể hủy hoại sự nghiệp và đời sống" của bất cứ ai, nếu nạn nhân nhất định không khuất phục. Tôi biết khá nhiều nhân vật như vậy. Xin đan cử một trường hợp.

Hơn sáu mươi năm trước, vào hôm 30 tháng 10 năm 1956, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã đọc một bài diễn văn nẩy lửa ("Qua những sai lầm trong Cải cách ruộng đất – Xây dựng quan điểm lãnh đạo") trong một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc. Cái giá mà ông phải trả cho việc ("xây dựng lãnh đạo") này, tất nhiên, không rẻ.

"Thảm cảnh đầu tiên mà tôi và gia đình phải chịu : đó là cái đói.

Cả mấy tháng qua, buộc phải mua thực phẩm và những thứ nhu yếu trên chợ đen vì tôi không còn được phát tem phiếu kể từ khi tôi bị loại, mặc dù với tất cả dành dụm có được, số tiền dự trữ ngày càng thu hẹp. Ngay từ lúc đầu, với viễn tượng những ngày khó khăn trước mắt, với dự trữ ít oi, chúng tôi bắt đầu một giai đoạn hạn chế, tiết kiệm.

Trước tiên, loại bỏ ngay buổi ăn sáng, một thói quen xa hoa của những người tư sản. Tiếp đến, cá thịt từ từ biến mất trong những buổi ăn trưa và tối. Khẩu phần cơm và rau mỗi ngày một ít đi. Và đến lúc mỗi ngày chúng tôi chỉ có một bát cháo để ăn. Vợ và con gái tôi ốm đi trông thấy. Bao nhiêu sáng láng đã biến mất trên khuôn mặt dài ra vì ốm đói. Họ tự hỏi tại làm sao mà các bà tự nhịn ăn để có một thân hình thon thả ?

Nghĩ đến chuyện vay mượn bạn bè là điều vô ích vì chính bản thân họ cũng đang cùng số phận, đang trong cảnh chỉ đủ cầm hơi khỏi bị chết đói. Vợ tôi đã nghĩ đến chuyện bán thuốc lá bên lề đường để kiếm sống, nhưng làm sao có được mớ vốn ban đầu và có chút tiền để bôi trơn móng vuốt làm khó của những tên công an hay cán bộ thuế, để chúng để yên cho chúng tôi khó khăn kiếm sống ?...

Chúng tôi có một con chó do bạn bè cho. Nó rất khôn và chúng tôi yêu nó lắm. Nhưng nó đã già và chúng tôi không còn khả năng mua cho nó thịt và những thức ăn tăng sức, nó không còn sức đứng lên trong chuồng, ngẩng đầu nhìn tất cả chúng tôi, với một ánh mắt tin yêu của loài vật, chắc chắn với những dòng nước mắt và một nỗi buồn sâu thẳm vì đã đến lúc phải rời chủ. Chúng tôi bật khóc khi nó nấc những hơi thở cuối cùng..". (Nguyễn Mạnh Tường, Un excommunié, Hanoi, 1954 -1991 : Procès d’un intellectuel. Bản dịch Nguyễn Quốc Vĩ – Kẻ bị mất phép thông công Hà Nội, 1954-1991 : Bản án cho một trí thức).

Nguyễn Mạnh Tường sinh năm 1909. Khi "bật khóc" vì phải rời bỏ con thú thân yêu là thời điểm mà ông sắp bước vào tuổi ngũ tuần, và "thân thể đã tiều tụy lắm rồi". Tuy thế, ông không bị knockout như dự đoán (và mong chờ) của nhà đương cuộc Hà Nội.

Ngày 22 tháng 11 năm 2017 vừa qua, trang Bauxite Việt Nam có đăng lại bài phỏng vấn ("Ba giờ với Luật sư Nguyễn Mạnh Tường") do Khánh Hòa thực hiện. Xin đọc chơi, đôi đoạn :

Lâu nay, tôi cứ đinh ninh là Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã mất. Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, tên tuổi của ông bặt đi. Có tin đồn là ông đã chết đâu đó ở một góc khuất tối tăm nào ở Hà nội.

Thế rồi, bỗng dưng tôi lại nghe là ông vẫn còn sống, hơn nữa, đang có mặt tại Paris : ông được phép sang Pháp ba tháng để thăm viếng một số bạn bè cũ của ông.

Được sự giới thiệu của một người quen, tôi và một anh bạn đã được Luật sư Nguyễn Mạnh Tường tiếp trọn cả buổi chiều ngày thứ hai 27/11/1989.

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường năm nay đúng 80 tuổi. Dáng người tầm thước, lưng hơi gù, da dẻ nhăn nheo, nhưng sức khoẻ khá tốt, đi đứng vững vàng, đặc biệt trí tuệ còn rất minh mẫn. Suốt hơn ba tiếng đồng hồ chuyện trò, chúng tôi không hề bắt gặp ở ông một dấu hiệu nào của sự đãng trí vốn thường xuất hiện ở người cao niên. Ông nói năng lưu loát, đôi khi hùng hồn. Ông nhớ chính xác chi tiết những sự kiện cũ hoặc mới. Cách lý luận rành mạch.

Điều chúng tôi thích nhất ở ông là sự thành thật. Ở vào hoàn cảnh của ông, thành thật cũng có nghĩa là can đảm. Hơn ba chục năm bị đày đoạ, luôn luôn sống trong tâm trạng phập phồng chờ đón những thảm kịch thảm khốc nhất, ông không khiếp sợ đến nổi phải tự biến mình thành một con vẹt chỉ biết lải nhải lặp lại những câu nói đã thành khẩu hiệu của chế độ hoặc co rút lại trong câm lặng...

Chúng tôi xin phép ghi âm buổi nói chuyện với một sự thiếu tự tin rõ rệt. Chúng tôi nghĩ là ông sẽ từ chối. Nhưng, không. Ông đã vui vẻ chấp nhận. Để bảo đảm sự trung thực, những chi tiết dưới đây, chúng tôi đều dựa vào bản ghi âm này...

Lâu nay, Luật sư có viết lách gì không ?

- Có. Mấy chục năm qua, tôi hoàn thành được bốn công trình nghiên cứu. Môt là "Lý luận giáo dục" (ở Châu Âu từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18) ; hai là "Eschylle và bi kịch cổ đại Hy Lạp" ; ba là "Virgile và anh hùng ca latin" ; bốn là dịch vở kịch của Eschylle.

Trong tác phẩm Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc (Tiếng Quê Hương : Virginia, 2012) nhà phê bình văn học Thụy Khuê cho biết thêm :

"Chuyến đi Pháp dường như là động cơ thúc đẩy ông viết, bởi khi về nước, chỉ trong vòng bốn năm (từ 1990 đến 1994), ông đã hoàn tất một lượng sách đáng kể bằng Pháp Ngữ :

- Larmes et sourires d'une vieillesse - Nụ cười và nước mắt tuổi già, tự truyện, ba cuốn, chưa in.

- Triptyque - tạm dịch : Bức họa ba tấm, chưa in.

- Un excommunié - Kẻ bị khai trừ, Quê Mẹ, Paris, 1992.

- Malgré lui, malgré elle - Mặc hắn, mặc nàng (l'amour conjugal sous le régime communiste - tình yêu vợ chồng dưới chế độ cộng sản). Chưa in.

- Partir, est-ce mourir ? Đi là chết ? (Tragédie de l'émigration - Thảm kịch di dân). Chưa in.

- Une voix dans la nuit Roman sur le Việt Nam 1950-1990 - Tiếng vọng trong đêm - Tiểu thuyết về Việt Nam từ 1950 đến 1990. Chưa in.

- Palinodies - Phủ nhận. Chưa in.

nmt2

Liên đoàn Luật sư Việt Nam không có cửa cho Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Võ An Đôn, Huỳnh Văn Đông, Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân...

Trừ bản dịch Orestia, thì đúng Nguyễn Mạnh Tường đã viết 18 cuốn sách, kể cả các luận án tiến sĩ".

Chế độ cộng sản Việt Nam, rõ ràng, không đủ quyền lực hay quyền năng để "có thể hủy hoại cả sự nghiệp và đời sống" của Nguyễn Mạnh Tường. Chúng ta, do thế, chả phải bận tâm gì cho tương lai của Võ An Đôn. Thời gian, thời thế, và cả thời đại đều đang đứng về phía vị luật sư trẻ tuổi này.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam không có cửa cho Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Võ An Đôn, Huỳnh Văn Đông, Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân... không phải vì khung cửa hẹp mà vì cái tâm (cũng như cái tầm) của họ quá rộng và quá cao so với rất nhiều "đồng nghiệp" thuộc tổ chức này.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 06/12/2017 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn
vendredi, 01 décembre 2017 22:30

Oh My Dak Nong !

Oh my Darling, Oh my Darling
Oh my Darling Clementine
You are lost and gone forever

Percy Montrose

(Dreadful sorry, Clementine)

daknong1

Nhân viên kiểm lâm chứng kiến rừng Dak Nong đang bị tàn phá

Miền Nam là một vùng đất mới nên nhiều địa phương được gọi theo ngôn từ của người dân bản địa : Phan Rí, Phan Rang, Nha Trang, Tha La, Bưng Môn, Cà Bây Ngọp, Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng, Lấp Vò, Sa Đéc, Cà Mau, Kon Tum, Pleiku, Da Lat…

Với thời gian, một số địa danh "bị" Việt hóa và trở nên quen thuộc hơn tên gốc : B’lao/Bảo Lộc, Lang Biang/Lâm Viên, Dak Nong/Gia Nghĩa..

Tôi sống hơi nhiều năm ở Cao Nguyên Lâm Viên, và bị giam rất nhiều tháng ở trại Tân Rai (Bảo Lộc) nhưng chưa bao giờ có dịp đặt chân đến Gia Nghĩa cả – chỉ được nghe nhà văn Võ Phiến nói qua thôi nhưng cũng thấy... thương quá xá rồi :

"Về hơn một phương diện, Đà Lạt với Gia Nghĩa là hai đô thị anh em : Gia Nghĩa cũng đồi cũng dốc, cũng khí hậu mát, cũng phong cảnh đẹp, cũng muốn là một thành phố du lịch như Đà Lạt. Nhưng Gia Nghĩa muốn mà chưa thành.

Một người địa phương tiết lộ, đầy hãnh diện :

- Hồi đó, khu này đâu được phép cất nhà ? Cả cái thung lũng này tính biến thành một cảnh hồ đó, ông ơi. Xây cái đập chận ngang quãng sông Dak Nong này lại, thế là có một hồ nước lớn ở giữa thành phố. Lớn và sâu hơn hồ Vịt bên kia nhiều, ông tưởng tượng coi, đẹp chớ : trên hồ thì du thuyền, quanh bờ hồ cho cất mấy cái khách sạn, sớm chiều sương tỏa...

- Thế thì đẹp lắm.

- Ấy, đâu phải chỉ có vậy ? Ông đã đi thác Bukhol chưa ? Chưa hả ? Phải, đáng tiếc, bây giờ không mấy an ninh. Hồi đó, thác Bukhol cũng có chương trình chỉnh trang. Thác Bukhol, tôi cam đoan với ông không thua bất cứ thác nào khác...

- Tôi tin.

- Vả lại ở nơi nào giữa thành phố có được mấy chục mẫu cam, quýt, nhãn, xoài như ở đây ? Hả ? Toàn giống chọn lọc. Vườn Ương bên kia con suối Dak Ut đó. Bây giờ tan hoang, nhưng hồi đó...

- Hồi đó là ?

- Hồi ông Ngô Đình Diệm. Ông Ngô hứa hẹn sẽ xây dựng Gia Nghĩa thành ra một trung tâm du lịch. Như Đà Lạt.

- Như Đà Lạt ?

- Nghĩa là đại khái thế, nhưng không hẳn thế. Đà Lạt dành cho du khách tư bản, ngoại quốc ; Gia Nghĩa dành cho khách trung lưu, quốc nội. Công tư chức chẳng hạn, mỗi kỳ nghỉ phép có thể lên đây chơi. Khí hậu dễ chịu lắm ông ơi...

Gia Nghĩa bây giờ chỉ là cái phần nổi lên trước mắt của một băng sơn. Đừng chê là nhỏ đấy nhé : phần lớn nhất của nó, khối mênh mông đó nằm trong... dự ước. Nằm nguyên trong dự ước, trong những câu chuyện trò nhắc nhở hàng ngày của dân chúng địa phương từ, ‘hồi đó’ đến giờ, nằm nguyên không hao mòn suy suyển".

Ông Diệm từ trần vào năm 1963. Hơn nửa thế kỷ đã qua. Cái "dự ước hồi đó" của người dân Gia Nghĩa (ngó bộ) đã "hao mòn" và "suy suyển" nặng. Bây giờ, chỉ cần lướt qua mấy cái tiêu đề của những bản tin – nhan nhản hằng ngày trên báo chí – cũng đủ khiến cho độc giả phải lấy làm ái ngại :

- Gái mại dâm quá 'đát' tụ về dưới chân cầu Đắk Nôn

- Đắk Nông, Đắk Lắk, hoạt động mua bán dâm đêm đêm diễn ra lộ liễu

- Đắk Nông : Bắt hai đối tượng mua bán số lượng lớn ma túy

- Đắk Nông : Khởi tố, tạm giam đối tượng giao cấu với trẻ em

- Đắk Nông : Phát hiện hàng loạt lãnh đạo cấp xã dùng bằng giả

- Đắk Nông : Bắt một giáo viên lừa hàng trăm triệu đồng để chạy việc

- Đắk Nông : Lãnh đạo trường mầm non cắt xén phần ăn của trẻ

- Đắk Nông : bắt "mỹ nữ lừa đảo" chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của người dân

- Ba bảo vệ rừng bị bắn chết chấn động Đắk Nông

- Bắt giám đốc và phó giám đốc để mất hàng ngàn ha rừng

- Đắk Nông : Phó Chánh Thanh tra Giao thông bị bắt

- Đắk Nông : Bắt khẩn cấp nguyên Phó Công an thị xã Gia Nghĩa

Đắk Nông : Truy bắt hai sát thủ thanh toán người theo hợp đồng

- Đắk Nông : Bắt trùm ma túy trong biệt phủ ở nơi "thâm sơn cùng cốc"

Giữa "thâm sơn cùng cốc" mà có "biệt phủ của trùm ma túy", cùng đĩ điếm tụ tập từng đoàn, và "sát thủ thanh toán theo hợp đồng" thì cái "dự ước hồi đó" (về một Gia Nghĩa thơ mộng với "du thuyền" và "sớm chiều sương tỏa) coi như là tiêu tán thoòng !

Niềm hy vọng duy nhất của Dak Nong về công nghiệp bô xít cũng thế, cũng kể như "rồi" – theo bản tin của báo Công An Nhân Dân, số ra ngày 13 tháng 3 năm 2017 :

"Kết luận thanh tra về việc thanh tra tài chính Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam mới được công bố đã cho thấy một bức tranh không hề tươi sáng về tập đoàn này khi có 48 dự án với tổng vốn đầu tư gần 100.000 tỷ đồng đang chậm tiến độ. Cùng với đó là lỗ vượt dự kiến hàng nghìn tỷ đồng cũng như chậm tiến độ nhiều năm của các dự án bauxit".

Tờ Đất Việt, số ra ngày 21 tháng 11 năm 2017, còn thêm : "Số tiền đã đầu tư vào dự án coi như mất trắng, đó là chưa kể chi phí hoàn nguyên môi trường và thu dọn nhà xưởng nói trên".

Gia Nghĩa vốn đã nghèo, nay lại "mắc" cái eo nên cơ hàn thê thảm :

- Đắk Nông : Cảnh người dân qua suối chỉ bằng hai sợi dây cáp

- Đắk Nông : "Cô ơi ! Em đã nhịn đói từ hôm qua tới nay rồi".

- Đắk Nông cấp phát 600 tấn gạo cứu đói

daknong2

Học sinh nội trú ở Dak Nong. Ảnh : Dân Trí

Ở một địa phương mà Giám Đốc Lâm Nghiệp, Phó Thanh Tra Giao Thông, Phó Công An Thị Xã... đều bị bắt tuốt luốt vì "ăn không từ một thứ gì" mà dân không đói thì mới là chuyện lạ. Điều khiến thiên hạ lạ lùng hơn nữa là "đề xuất với Thủ Tướng xin 900 tỉ đồng xây quảng trường" của ông Nguyễn Bốn (Chủ Tịch UBND tỉnh Dak Nong) theo tin như bản tin của báo Tuổi Trẻ, phát hành hôm 14 tháng 11 năm 2017 :

"Hiện nay cả Gia Nghĩa không có chỗ nào để vui chơi, khi có lễ hội hay mít-tinh cũng không có chỗ nào để tổ chức. Vì vậy tỉnh xin Chính phủ đồng ý, hỗ trợ vốn để xây dựng quảng trường".

Chưa biết Thủ tướng & Chính phủ sẽ trả lời sao nhưng dư luận thì xem chừng không được đồng tình gì cho lắm :

Nhân Thế Hoàng : Xây cái mả mệ tụi bây chứ xây, mới lũ lụt xong đồng bào đang đói khát, dân khổ lắm chứ không sung sướng gì đâu mà suốt ngày tượng đài với quảng trường.

Mui Tep : "Xây cái mả mệ tụi bây" haha

Đặng Phước : Daknong quyết tâm xây quảng trường bởi trong dự án to có hiệu quả nhỏ, hiệu quả nhỏ thì phong bì to.... vậy thôi !

Le Van Quy : Xây quảng trường để tế ông nội tụi mày hay sao ? Người dân khổ sở, học sinh không có cầu để đi, không có trường để học, không có bệnh viện để chữa bệnh...tại sao không làm !

Nguyễn Văn Hiền : Cho đi mà, có 900 chứ mấy. Cho luôn 9000 để nhanh về đích. Ta lại làm lại từ đầu, kkk

Nguyễn Phương :  Xây mả cha tụi bây chớ 900 tỷ

Tôi tận tình chia sẻ sự bất bình của công luận nhưng vẫn không khỏi có đôi chút băn khoăn vì sự phẫn nộ (hơi quá mức cần thiết) của khá nhiều người. Ông Chủ tịch UBND tỉnh Dak Nong, nói nào ngay, đâu có đòi hỏi gì quá đáng.

Những năm qua, giới lãnh đạo cấp cao ở trung ương đã "tiêu" rất nhiều tỷ Mỹ Kim cho những dự án Vinashin, Vinaline, Vinacomin, PVN, TKV... Mãi đến nay địa phương Gia Nghĩa mới đề xuất có vài chục triệu đô la để xây quảng trường mà chả lẽ lại bị chối từ ? Không thể ăn đồng, chia đều (đã đành) nhưng cũng phải san sẻ qua lại – ít nhiều – chớ bộ, đúng không ?

Liên quan đến sự kiện này, tác giả Phương Trạch có nhận xét như sau :

"Ngày nay, việc ra giá cho các chức vụ từ trung ương đến địa phương diễn ra hầu như công khai. Chức càng lớn thì giá càng cao. Một khi đã phải bỏ tiền ra mua để có chức quyền địa vị, thì việc tiếp theo là phải tìm mọi cách để thu hồi vốn, và sau đó là tìm mọi cách vơ vét để ‘tái đầu tư’. Một cái ghế Chủ tịch tỉnh, Bí thư tỉnh lên đến ghế Thứ trưởng và Bộ trưởng có giá vài trăm tỷ…".

Bởi vậy, ông Nguyễn Văn Bốn có "đề xuất" để tìm cách "thu hồi vốn" và "tái đầu tư" thì cũng là chuyện bình thường – hoàn toàn không có gì sai quấy, và rất đúng qui trình – thôi. Vả lại, đây là chuyện nội bộ (chuyện riêng của Đảng) chả liên quan gì đến chuyện dân sinh, như dư luận ngộ nhận. Chợ đã chiều. Tuồng sắp vãn. Ai cũng phải có phần, và lo cho phần của mình chớ.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 01/12/2017 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn
mercredi, 22 novembre 2017 22:37

Vọng ngoại & trọng ngoại

Tôi chẳng có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê.

Hồ Chí Minh

Khi còn sống trong vùng tạm chiếm, người dân miền Nam có thói quen hay gọi thiên hạ bằng "thằng" : thằng Pháp, thằng Anh, thằng Mỹ, thằng Nga, thằng Nhật, thằng Trung Cộng... Nghe kỳ thấy rõ.

Cho đến khi được hoàn toàn giải phóng thì họ mới học được cách ăn nói đàng hoàng, và lịch sự hơn, chút xíu : Nước đàn anh Trung Quốc, Thành trì của Phe xã hội chủ nghĩa Liên Xô... Cũng có thể nói cho nó gọn nhưng vẫn giữ được nguyên tinh thần tôn kính : ông Liên Xô, hoặc ông Trung Quốc. Hay thân mật hơn chút xíu cũng không sao : anh cả Liên Xô, anh hai Trung Quốc.

Từ đây, anh hay chị thường dân dấm dớ nào mà lỡ miệng vẫn quen thói ăn nói bạt mạng (thằng Nga, thằng Tầu) thì đi tù ráng chịu. Cùng lúc, dân miền Nam cũng được biết thêm thông tin về một số người cầm lái vĩ đại (những vị lãnh tụ kính yêu của toàn thể nhân dân vô sản trên toàn thế giới) qua hình ảnh tràn ngập khắp nước, với danh xưng hết sức thân thương - cứ y như thể là bà con ruột thịt trong nhà vậy : bác Hồ, bác Mao, bác Kim, bác Lê-nin, bác Xít-ta-lin, bác Phi-đen Cát-xtơ-rô...

Sự thương mến qúi Bác - thường khi - vẫn vượt quá xa mức độ bình thường :

Hôm qua loa gọi ngoài đồng

Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao

Làng trên xóm dưới xôn xao

Làm sao, ông đã làm sao, mất rồi !

Ông Sta-lin ơi ! Ông Sta-lin ơi !

Hỡi ôi ! Ông mất ! Đất trời có không ?

Thương cha thương mẹ thương chồng

Thương mình thương một thương Ông thương mười

Ngay cả thú vật có liên quan xa gần đến "quí Ông" cũng thế, cũng được "đối xử" cách riêng - theo như tường thuật của cựu tù nhân lương tâm Vũ Thư Hiên, về chuyện nuôi dưỡng một con bò của bác Phi Đen gửi tặng bác Hồ :

"Con bò Hà Lan tới Nhân Hậu trong cảnh trống giong cờ mở. Cái xe tải duy nhất của trại, vừa dùng để chở tù khi chuyển trại, vừa dùng để chở sản vật tù làm ra đi bán, được cọ rửa sạch như li như lau từ một tuần trước, chở nó từ Trung ương về. Món quà Cục cho qúy đến nỗi chỉ có công chở nó về thôi mà mặt anh lái xe cũng vác lên, như thể vừa lập chiến công huy hoàng.

Cả trại được nghỉ lao động một ngày để đón món quà qúy của Bác Hồ. Khi con bò Hà Lan, được mấy người tù khỏe mạnh tiền hô hậu ủng, quát tháo om xòm, từ thùng xe bước từng bước bướng bỉnh và rụt rè rồi lao phốc một cái xuống sân trong tiếng vỗ tay đôm đốp và tiếng reo hò ầm ĩ của cả các cán bộ lẫn tù nhân... trung úy Thùy thậm chí còn rút mu soa chấm lên mắt...

Đúng là một con bò quý. Quý từ cái vóc dáng quý đi. To lớn, bằng hoặc xấp xỉ bằng con voi cái, với bộ lông đen trắng loang lổ, hai bên hông phẳng lì, nó đứng lù lù một đống giữa đám đông những người ngất ngây chiêm ngưỡng... Được ba người chăm nom, con bò ngày một mỡ màng, béo mượt...".

Tuy bác Hồ và bác Phi Đen đều đã từ trần nhưng tinh thần vô sản quốc tế vẫn còn sống (lai rai) giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em (hiếm hoi) còn sót lại, và truyền thống "trọng ngoại" ("hướng ngoại" hay "vọng ngoại", nói sao cũng được, tùy tạng mỡ của mỗi người) vẫn được lưu truyền cho mãi đến hôm nay - theo bản tin của báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 8 tháng 11 năm 2017 :

"Nhiều người chỉ trích anh thanh niên quỳ xuống vái doanh nhân giàu có bậc nhất Châu Á, và kết luận người trẻ thời nay thích hôn ghế thần tượng, liếm giày tỉ phú.

Trong cuộc Đối thoại với Jack Ma ngày 6/11 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), một thanh niên vì quá hâm mộ đã đứng lên nói ‘I love you Jack Ma’, sau đó quỳ xuống lạy nhân vật này.

Hành động nói trên đã nhận được vô số ‘gạch đá’, và bị đánh giá là nhục nhã ngang với việc fan hôn ghế ca sĩ - diễn viên Bi (Rain) từng ngồi khi ngôi sao Hàn Quốc này đến Hà Nội năm 2012".

ngoai1

Trong cuộc Đối thoại với Jack Ma ngày 6/11 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), một thanh niên vì quá hâm mộ đã đứng lên nói ‘I love you Jack Ma’, sau đó quỳ xuống lạy nhân vật này.

Giữa "vô số gạch đá" - may thay - cũng có xen lẫn những lời chia sẻ, và thương cảm, rất chân thành. Trên trang + có bài viết với tựa đề cảm động ("Hãy thương cảm các em : Một thế hệ mất thần tượng nội") của tác giả Mẫn Nhi :

"Xin đừng trách thanh niên, bởi nó không hẳn về mặt giáo dục, mà còn cả sự thiếu vắng ‘thần tượng Việt’ đúng nghĩa trong thời đại hiện nay... Nếu thử đối sánh với thanh niên đầu thế kỷ XX, thì giới trẻ Việt hiện nay thiệt thòi toàn diện. Ít nhất, giới trẻ thế kỷ XX, chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế cũng đã có thần tượng đúng nghĩa là Trương Văn Bền, Bạch Thái Bưởi, Quách Diệm ; trong văn hóa - giáo dục - chính trị thì có học giả Nguyễn Văn Vĩnh,…

Ít nhất những con người đó đã tạo nên giá trị thật và đủ làm gương cho lớp trẻ ; còn hiện tại - giới trẻ chỉ thấy toàn sự giả dối, ăn xổi ở thì… Do đó, hãy thương cảm các em : một thế hệ mất mát thần tượng nội !".

ngoai2

"Hãy thương cảm các em : một thế hệ mất mát thần tượng nội !" - Nguồn ảnh : chuthapdophutho.org

Ơ hay, thế bác Hồ kính yêu đâu ? Ít nhất thì cũng đã có vài trăm hình tượng của Bác được dựng lên trên mọi nẻo đường đất nước, và sẽ có hằng trăm cái khác sắp được "thi công" đến nơi mà. Đó là chưa kể hằng triệu trang sách, chục ngàn câu thơ, ngợi ca tài trí và công đức của Người :

Ôi sáng xuân nay, Xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về... Im lặng. Con chim hót 

thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...

Năm 1941, bác Hồ vừa mới bước chân về đến biên giới thôi mà chim chóc, lau sậy đều vui đến "ngẩn ngơ" luôn. Ngày ấy đến nay, hình tượng Bác vẫn được Ban Tuyên giáo & Bộ Thông tin tuyên truyền bồi đắp, tân trang đều đều (khiến ngân qũi quốc gia muốn cạn kiệt luôn ) vậy sao thế hệ trẻ hôm nay tự nhiên lại bị "mất mát thần tượng nội" - vậy cà ?

Nguyên do của sự "mất mát" vô cùng đáng tiếc này, phần nào, có thể là do bản tính quá khiêm tốn của Bác nên hình ảnh của Người đã không thể sống mãi trong lòng quần chúng, như mong đợi.

Bác đã về đây, Tổ quốc ơi !

Nhớ thương, hòn đất ấm hơi Người

Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ

Mà đến bây giờ mới tới nơi !

Đi xa thế, lâu thế mà Bác lại về ... tay trắng. Tiền bạc vốn không, đã đành. Nhân cách, đầu óc cũng thế : "Tôi chẳng có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác -Lê". Nói vậy, nghe đã "nhún nhường" lắm rồi nhưng lắm lúc Người còn hạ mình hơn nữa : "Bác tự nhận mình chỉ nêu ra được tác phong, còn tư tưởng lý luận thì để cho Mao Chủ tịch".

Khiêm cung đến vậy quả là hiếm thấy !

"Từ 1951, tuần nào báo Nhân Dân cũng có vài mẩu của CB (tức Cụ Hồ) phổ biến kinh nghiệm mọi mặt của Trung Quốc… dần dà đảng viên cộng sản Việt Nam lại tìm ra chỗ để tự hào : được làm em của hai nước vĩ đại, Liên Xô anh cả, Trung Quốc anh hai...

Sau khi kết thúc thắng lợi chiến dịch biên giới, ngày 14/10/1950, Hồ Chí Minh gửi thư cho Mao Trạch Đông, Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc :

Tóm lại, tôi cho rằng thắng lợi này là thắng lợi của đường lối Mao Trạch Đông cách mạng, quốc tế chủ nghĩa. Tôi không nói lời khách sáo : ‘Cảm ơn các đồng chí’, mà nói các đồng chí Việt Nam và nhân dân chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa giành lấy thắng lợi cuối cùng lớn hơn, lấy thành công để đền đáp sự kỳ vọng tha thiết và giúp đỡ to lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô anh em’.

Chả ai thấy chữ ‘đền đáp kỳ vọng’ nghe nó quá bề dưới… Không phải ngẫu nhiên mà đến Đại hội 2 (1951), điều lệ đảng đã ghi ‘Tư tưởng Mao Trạch Đông là kim chỉ nam’ của đảng" (Trần Đĩnh. Đèn Cù I. Westminster, CA, Người Việt, 2014).

Mà Đảng thì lãnh đạo toàn diện, và tuyệt đối gần cả trăm năm qua. Tuy thế, mãi cho đến nay mới chỉ có một thanh niên Việt Nam duy nhất quỳ lạy bác Jack Ma thôi. Vậy là phúc đức lắm rồi. (Còn bầy đặt phàn nàn, hay ném gạch, ném đá, làm chi nữa - hả Trời).

Dù sắp nhỏ có liếm ghế chăng nữa, nói nào ngay, cũng vẫn là cách hành xử rất đúng... qui trình. Tụi nó chỉ tiếp tục cái truyền thống trọng ngoại (hướng ngoại hay vọng ngoại) do các bậc lão thành cách mạng khởi xướng thôi mà, chớ đâu có gì sai quấy lắm đâu.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 22/11/2017 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn
mercredi, 15 novembre 2017 16:43

Loa và Net

Buồn tất cả.

Chỉ cái loa là vui !

Nguyễn Chí Thiện

Lịch sử cận đại của nước Việt vừa ghi nhận (thêm) hai lần… Nam Tiến nữa ! Lần đầu – vào năm 1954 – gần một triệu người miền Bắc đã di cư vào Nam bằng tầu : tầu bay, tầu hỏa, và tầu thủy... Họ mang theo nhiều thứ trông rất quen nhưng tên gọi thì hơi lạ : cái bàn là, cái bát, cái cốc, cái ô, cái môi, cái thìa...

loa1

Cuộc chung sống giữa cái bàn là với cái bàn ủi, cái bát với cái chén, cái cốc với cái ly, cái ô với cái dù, cái môi với cái vá, cái thìa với cái muỗm… tuy không toàn hảo nhưng (tương đối) thuận thảo và tốt đẹp. Từ thành thị đến nông thôn – trong mọi ngõ ngách – trẻ con miền Nam đồng lòng đổi lời bản "Khúc Nhạc Đồng Quê" (của Thúc Đăng) từ "Quê hương tôi gió chiều về trong nắng vàng" thành... "Quê hương tôi cái mùng mà kêu cái màn," với tiếng cười khúc khích.

1954 – 1975 : tuy ngắn nhưng đủ khoảng cách để xóa nhoà mọi ngăn cách giữa cái mùng với cái màn. Rồi ra, ai cũng biết : cái mền và cái chăn là một, cái phong bì và với cái bao thư cũng vậy, cái bao diêm chính là cái hộp quẹt, cái hôn với cái hun cùng một nghĩa !

Đợt di cư thứ hai, khởi sự vào năm 1975, ồn ào và ồ ạt hơn trước. Những thứ được mang theo cũng rất khó coi, và gây ra rất nhiều phiền toái nơi vùng đất mới : nón cối, dép râu, tem phiếu, sổ gạo, sổ hộ khẩu, loa phóng thanh, tinh thần làm chủ tập thể, ảnh bác Hồ lộng kiếng...

Với thời gian, nón cối, dép râu, tem phiếu, sổ gạo, tinh thần làm chủ tập thể... đều lặng lẽ bị vứt vào sọt rác. Ảnh bác Hồ lộng kiếng, không ít kẻ, cũng liệng cống luôn. Tới tuần rồi thì cái sổ hộ khẩu cũng đã đi vào dĩ vãng khiến "hàng triệu người dân vỡ òa sung sướng" – theo như nguyên văn của báo Lao Động, số ra ngày 5 tháng 11 năm 2017 :

"Nghị quyết số 112/NQ-CP ngày 30.10.2017 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, với việc xóa bỏ nhiều thủ tục liên quan đến hộ khẩu, đã làm hàng triệu người dân ‘vỡ òa’ sung sướng".

Hồi đầu năm, dân Việt cũng đã trải qua một niềm vui ("vỡ òa") tương tự, ngay sau khi báo Thanh Niên – số ra ngày 14 tháng 1 năm 2017 – hớn hở loan tin : "Loa phường đã hoàn thành vai trò lịch sử !".

Ngoài việc tháo gỡ những chướng ngại vật đã gây ra đủ thứ rắc rối, khó khăn, nhũng nhiễu, phiền hà... cho dân chúng ; Nhà Nước Cách Mạng còn đi rất xa trong tiến trình đổi mới. Báo chí tới tấp đi tin :

- Giúp Người Dân Cải Thiện Cuộc Sống Nhờ Tiếp Cận Internet

- Cuộc Sống Người Dân 40 Tỉnh Thay Đổi Ra Sao Nhờ Internet ?

- Cơ Hội Cho Người Dân Nông Thôn Tiếp Cận Với Internet

- Máy tính cho cuộc sống với học sinh nông thôn

Hiệp Hội Doanh Nghiệp Điện Tử Việt Nam hân hoan cho biết : "Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép Bộ Thông tin và truyền thông thực hiện giai đoạn hai Dự án thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam (BMGF-VN) tại 40 tỉnh, thành phố trên cả nước với tổng kinh phí hơn 50 triệu USD".

Ủa, tiền ở đâu ra mà chính phủ (bỗng) hào phóng dữ vậy cà ?

Tìm hiểu thêm chút xíu mới biết ra rằng BMGF là mấy chữ viết tắt của Bill & Melinda Gates Foundation của vợ chồng ông Bill Gates, có trụ sở tại Seattle, Washinton State. Theo trang Khoa Học Việt Nam : "Quỹ Bill & Melinda Gates viện trợ không hoàn lại 30 triệu USD, Microsof tài trợ 3,6 triệu USD (để mua máy tính) và số còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam".

loa2

Thảo nào mà quan chức, cũng như báo giới Việt Nam, hào hứng và vui vẻ quá xá. "DỰ ÁN NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MÁY TÍNH VÀ TRUY NHẬP INTERNET CÔNG CỘNG TẠI VIỆT NAM" được tán thưởng không tiếc lời : 

- Lao Động : "Mỗi Công Dân Là Một Nhà Báo"

- Sài Gòn Giải Phóng : "Mỗi Công Dân Là Một Phóng Viên"

- Tuổi Trẻ : "Vinh Danh Nhà Báo Công Dân"

Được "vinh danh" nên các nhà báo công dân hiện diện khắp nơi. Ngay cả ở vùng xa, vùng sâu như xã Quảng Điền – huyện Krông Na, tỉnh Đắk Lắk – mà hình ảnh một ông công trưởng công an xã (đá tứ tung thúng mẹt rau cải, tôm cá... của bạn hàng) cũng được phổ biến khắp năm Châu, trong chớp mắt.

Trong một xã hội vốn khép kín mà bỗng dung mỗi công dân trở thành một phóng viên thì hệ lụy thật khó lường. Bung là cái chắc. Thông Tấn Xã Vỉa Hè thay thế ngay vai trò truyền thống của Thông Tấn Xã Việt Nam, và "từng bước đưa đất nước thoát khỏi cái vòng kim cô mang cái tên ‘định hướng’ trên lĩnh vực tư tưởng-truyền thông" – theo như nhận xét của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh.

Bộ Thông Tin thất thủ. Truyền Thông vỡ trận. Chung qui cũng chỉ vì những con ngựa thành Troie, có tên gọi khác là máy vi tính, giữa lòng cách mạng !

Nhà văn Trần Đĩnh  gọi internet là thằng... Thời Đại, và ông rất hả hê vì "luôn nhìn thấy Đảng loạng choạng lùi" trước cái "thằng" này. Nếu không vì nó thì mấy người dân Việt được nhìn thấy tận mắt phóng ảnh Công Hàm 1958 , với chữ ký của Phạm Văn Đồng (hay Thư Xin Nhập Học Trường Thuộc Địa  của sinh viên Nguyễn Tất Thành) và nói chắc cũng chả ai tin.

Buộc phải lùi thôi nhưng lùi hoài chắc chết, chết chắc. Phải làm một cái gì đó để cứu vãn tình thế, chứ không thể để tên tuổi của những vị lãnh đạo cấp cao (Quang Gian Trọng Mặt Dầy Ngân Mặt Thớt Phúc Maze  …) bị bôi bác mãi. Thế là Bộ Công An bèn trình Quốc Hội cái gọi là "Dự Án Luật An Ninh Mạng".

Bộ Trưởng Tô Lâm  cho biết : "Dự thảo Luật An ninh mạng quy định các hành vi sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được quy định trong 7 điều. Cụ thể là : việc xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động, gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng ; làm nhục, vu khống ; tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…"

Dư luận, tất nhiên, dậy sóng :

- Trương Huy San : "Luật chống lại loài người".

- Lê Văn Luân : "Luật pháp ban hành ngày càng tệ và có xu hướng đi ngược lại tiến trình phát triển văn minh của nhân loại".

- Người Buôn Gió : "Công cụ đàn áp mới - luật an ninh mạng".

- Trịnh Hữu Long : "Dự luật an ninh mạng : hàng Việt Nam made in China ?"

- Trương Duy Nhất : "Với gần 100 triệu công dân Việt, đó là bức tường giam hãm tự do tư tưởng, biểu đạt và giao tiếp".

- Nguyễn Thông : "Đó là thứ tư duy cộng sản man rợ".

- Nguyễn Ngọc Chu : "Chỉ có những chế độ độc tài vì muốn duy trì sự cai trị của mình, mới liều lĩnh khống chế thông tin".

- Trần Song Hào "Đảng muốn có chi bộ trong máy chủ !"

- Nguyễn Sơn : "Việt Nam sẽ sắp sánh vai với… Bắc Hàn về mức độ tự do ngôn luận".

- Võ Văn Tạo : "Lại tiếp tục tư duy lỗi thời".

- Nguyễn Quang Lập : "Chỉ cần 1 năm vắng bóng Facebook và Google sẽ thấy đất nước này lạc hậu so với thế giới hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm".

Tất cả đều phẫn nộ hay buồn bực. Buồn tất cả. Chỉ cái loa là vui được tiếp tục vai trò lịch sử của mình. Với hệ thống loa phường thì an toàn là cái chắc. Không còn phải lo lắng đến sự phá hoại của những thế lực thù địch nước ngoài, và sự tự diễn biến/chuyển hoá của một bộ phận không nhỏ đảng viên nữa. Ban Tuyên Giáo lại độc quyền cầm loa nên chả việc gì phải "đối thoại" với bất cứ ai nữa.

Đất nước sẽ an bình và ổn định (Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc) như cũ, cứ y như là chưa bao giờ có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra ráo trọi.

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc dự đoán : "Ngày ấy sẽ không xa ! Học viện Khoa học xã hội sẽ đóng cửa ; chủ nhân các biệt phủ sẽ ăn ngon ngủ yên ; các quan anh sẽ tha hồ có bồ nhí ; các trạm BOT sẽ có mặt khắp hang cùng hẽm cụt ; lãnh đạo sẽ tha hồ cho trái đâm ra từ rễ cây ; đày tớ sẽ thoải mái đá xô chậu, chặn xe đám cưới thu tiền...".

Từ trong hang đá chui ra

Vươn vai một cái rồi ta chui vào... cho nó an toàn !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 15/11/2017 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn
mercredi, 08 novembre 2017 20:48

Thời tiết & Biệt phủ

Một thực tế là nhà cán bộ càng to thì lũ càng lớn, dân chết càng nhiều. Những căn nhà xa hoa này được đánh đổi bằng mạng dân. Các vị ngủ có ngon không khi dưới chân mình là xác dân lập lờ trong lũ dữ ?

Trương Châu Hữu Danh

bietphu1

Các vị ngủ có ngon không khi dưới chân mình là xác dân lập lờ trong lũ dữ

Cứ theo như lời của nhiều vị chuyên nghề xem vận mệnh qua chỉ tay thì tôi có đường may mắn rất dài, và đường học vấn cũng dài không kém. Hồi trẻ, tôi tưởng thiệt. Sự thiệt, tiếc thay, chỉ đúng được chừng (gần) phân nửa.

Tôi quả là may mắn vì có nhiều khoảng thời gian được cắp sách đến trường, kể cả những trường đại học ở nước ngoài. Chỉ có điều đáng tiếc là tôi hơi chậm hiểu (và rất chóng quên) nên đến già kiến thức vẫn rất mơ hồ, về mọi mặt.

Có năm, tôi ghi danh vào một lớp khí tượng tại San Jose State University vì nghĩ rằng chuyện thời tiết (gió mưa là bệnh của trời/ tương tư là bệnh của tôi yêu nàng) nếu không hoàn toàn thi vị thì cũng "dễ ăn" thôi. Tôi lầm, và lầm lắm.

Cầm hai cuốn giáo khoa trên tay, tổng cộng dám cỡ bẩy tám trăm trang, mà tôi muốn ứa nước mắt. Khó nuốt thấy rõ. Sách đã dầy lại lắm biểu đồ, và nhiều hạn từ lạ hoắc. Tra tự điển muốn khùng luôn mà vẫn chỉ hiểu rất lơ mơ.

Cả hai bài thi giữa khóa của tôi đều không đủ điểm trung bình. May là dường như cả lớp cũng đều lết bết như nhau nên vị giáo sư phụ trách rộng lòng ban cho chúng tôi một đặc ân, một cơ hội để "thua me gỡ bài cào". Ông sẽ nâng điểm cho sinh viên nào nộp term paper (ngắn thôi cũng được nhưng tối thiểu phải 500 chữ) viết về kinh nghiệm cá nhân, liên quan đến thời tiết hay khí hậu.

Mừng hết biết luôn ! Tôi nghĩ ngay ra cái tựa rất kêu ("Kinh gnhiệm về thời tiết ở Việt Nam qua tục ngữ") và "nổ như tạc đạn" vì tin chắc rằng ông thầy mình hoàn toàn không hề biết chi về những điều này :

Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét

Mây xanh thì nắng

Mây trắng thì mưa

Chơm chớp đằng Đông vừa trông vừa chạy

Chơm chớp đằng Nam vừa làm vừa chơi

Chuồn bay bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng bay vừa thì râm

Trăng quầng thì hạn

Trăng tán thì mưa

Tôi cẩn thận gạch dưới những từ vần điệu : nắng/trắng, mưa/vừa, hạn/tán ... và giải thích rằng đây là phương cách để kinh nghiệm của người xưa được lưu truyền một cách dễ dàng.

Excellent ! Tôi được khen ngợi, được cho điểm tối ưu, cùng với lời mời đi ăn "để chúng ta trao đổi thêm những kinh nghiệm lý thú về thời tiết ở Việt Nam qua văn chương truyền khẩu".

Tôi biết (mẹ) gì mà "trao đổi", cha nội ? Cả đời tôi sống trong phố thị, có thấy "chơm chớp đằng Đông/đằng Tây" hồi nào đâu ? Tôi cũng không dám chắc "sếu" có phải là tên gọi khác của "cò" không nữa ? Nếu không thì e là tôi chưa nhìn thấy con sếu (bằng xương bằng thịt) bao giờ !

Vốn liếng về ca dao và tục ngữ của tôi đều từ cuốn Văn Học Việt Nam – được giảng dậy ở trường văn khoa Đà Lạt, trước năm 1975 – của tác giả Phạm Văn Diêu. Và vỏn vẹn chỉ có bi nhiêu đó thôi à. Bởi vậy, tôi quyết định "trốn" luôn ông thầy dậy môn khí tượng ... cho nó đỡ phiền !

Chuyện phiền phức, tuy thế, vẫn cứ theo đuổi cho đến mãi tuần rồi. Tuần rồi, tôi gặp hai vợ chồng người Tân Tây Lan ở phòng ăn trong một quán trọ ở thủ đô Manila. Khách vắng, không ai ngoài ba chúng tôi nên họ bắt chuyện làm quen, rồi hỏi rằng tôi là người Đài Loan hay Nhật Bản ?

Cái đù ! Tôi chưa bao giờ cảm thấy hãnh diện gì (ráo) về dòng dõi tiên/rồng nhưng luôn luôn "cải chính" tới bến luôn, nếu bị thiên hạ tưởng lầm rằng mình thuộc một giống dân (bậy bạ) nào khác. Chả may, ông bà Tân Tây Lan lại đang có dự tính du lịch Việt Nam nên quay ra hỏi tới tấp về khí hậu và thời tiết ở quê nhà.

Tôi ngọng, tất nhiên. Tôi sống tha phương đã hơn nửa đời người, có biết chi đâu về chuyện nắng mưa ở cố hương (ngoài năm ba câu tục ngữ học thuộc đã lâu) mà dám nói lăng nhăng với người ngoại quốc.

Trăng của vũ trụ thì vẫn lúc quầng, lúc tán. Mây của bầu trời thì vẫn lúc trắng, lúc xanh. Ở đâu thì chuồn bay thấp cũng mưa, bay cao cũng nắng, bay vừa cũng râm nhưng riêng ở Việt Nam thì chưa chắc à nha. Khí hậu và thời tiết ở đất nước tôi – gần đây – bỗng trở nên rất bất thường và hoàn toàn ngoài dự đoán vì thiên nhiên bị hủy hoại (không thương tiếc) hằng ngày, nhất là nạn phá rừng.

Hậu quả nhãn tiền và tàn khốc – theo lược thuật của tác giả Đào Đức Thông, trên trang Việt Nam Thời Báo :

"Thiên tai luôn luôn đe dọa cuộc sống bình yên của con người Việt Nam. Từ xưa đến nay, dù bằng cách nào người ta cũng không thể chế ngự được thiên tai, nhưng có một nghịch lý là chính con người lại gây ra những tai họa do sự thiếu trách nhiệm, do cẩu thả… khiến cho thiên tai nghiêm trọng hơn. Trận mưa lũ lịch sử vừa xảy ra với các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ làm hơn 100 người thiệt mạng và mất tích, hàng vạn ngôi nhà bị tàn phá, đường sá, cầu cống, cây cối, hoa màu bị cuốn trôi…ta có thể thấy trong thiên tai có nguyên nhân từ con người, nói cách khác là nhân họa".

bietphu2

Ảnh : Việt Nam Thời Báo

Trong một bài viết khác ("Nhà Gỗ Xác Dân") facebooker Trương Châu Hữu Danh cho biết thêm :

"Chỉ trong vòng 40 năm, những cánh rừng bạt ngàn của Việt Nam gần như bị xoá sổ. Bao nhiêu năm chiến tranh, hứng chịu bom đạn, rừng vẫn bạt ngàn xanh... Sau chiến tranh thì rừng mất sạch. Rừng đi đâu ?

...

Trên khắp dải đất hình chữ S này, nhà gỗ triệu đô không hiếm. Nhưng những căn nhà này không thuộc về giới siêu giàu, giới doanh nhân. Những căn nhà này, trớ trêu thay, lại là của cán bộ. Sau lệnh đóng cửa rừng, các món đồ gỗ, nhà gỗ này càng trở nên vô giá. Một thực tế là nhà cán bộ càng to thì lũ càng lớn, dân chết càng nhiều. Những căn nhà xa hoa này được đánh đổi bằng mạng dân. Các vị ngủ có ngon không khi dưới chân mình là xác dân lập lờ trong lũ dữ ?".

Không sao đâu. Qúi vị cán bộ đều vẫn "ngủ rất ngon" lành. Họ vẫn cứ "kê gối cao mà ngủ" như thường – theo nguyên văn của bản tin của trang Tiếng Dân, đọc được vào hôm 4 tháng 11 năm 2017, về vụ biệt phủ Yên Bái :

Báo VTC có bài : Thanh tra Chính phủ thừa nhận không thể xử lý được khối tài sản ‘khủng’ của ông Phạm Sỹ Quý. Về câu hỏi "theo quy định pháp luật hiện chưa có quy định nào để truy suất nguồn gốc tài sản của vợ, con ông Phạm Sỹ Quý, điều này có đúng hay không", ông Bùi Ngọc Lam, Phó Tổng thanh tra chính phủ cho biết, "trong quy định pháp luật về lĩnh vực này còn có nhiều tồn tại"... Các "đồng chí" cho vợ, con đứng tên tài sản vẫn kê cao gối mà ngủ.

Báo Công an Nghệ An có bài : Không có ‘vùng cấm’ trong chống tham nhũng, tiêu cực. Rõ ràng là không có vùng cấm, nhưng người dân phải chờ đợi mỏi mòn, sau gần chục lần hoãn công bố kết quả, dưới sức ép của dư luận, Thanh tra Chính phủ mới cho công bố. Còn xử lý thì giao về cho địa phương. Cuối cùng thì ông Quý chỉ đổi ghế, còn tài sản thì vẫn chưa bị thu hồi.

Thảo nào mà nhà báo Biên Thùy có bài "Chúc Mừng Ông Phạm Sĩ Qúy" vì sau "thiên tai rồi ‘nhân họa’ liên tiếp ập đến mà ‘biệt phủ’ của gia đình ông chẳng mảy may chút gì cả" và "trên thực tế thì ông mới chỉ ‘hạ độ cao’ chứ chưa đáp xuống mặt đất. Nhưng đây cũng là một điều đáng chúc mừng nữa. Phó Chánh Văn phòng HĐND tỉnh tương đương với Phó Giám đốc cấp Sở, như vậy sự xê dịch không đáng là mấy".

Tôi thì tin rằng công luận sẽ đỡ phẫn nộ (đôi phần) nếu mọi người hiểu ra rằng không riêng gì ông Phạm Sỹ Qúy mà tất cả quan chức của chế độ hiện hành cùng ở trong tâm trạng bất an của những kẻ đang nhấp nhổm trên con tầu vét tốc hành. Họ đều vội vã, hối hả, dành giật thu vén nên còn tâm trí đâu mà nghĩ đến nhân cách hay danh dự – nói chi đến những chuyện xa xỉ như thời tiết, khí hậu, hay quân bình sinh thái.

Blogger Trần Văn đã có lời khuyên mọi người đừng "nhẹ dạ, cả tin... ảo tưởng vào thành tâm, thiện ý của giới lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam" nữa. Dân Việt phải lo tự cứu đi thôi.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 08/11/2017 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn
mercredi, 01 novembre 2017 16:39

Những cái với lệch pha

Thế giới thay đổi quá nhanh và quá nhiều, nhưng tư duy và thể chế thay đổi quá chậm và quá ít.

Nguyễn Quang Dy

Par7880027

"Gút-gồ là cái chi rứa ?"

Nhà báo Trương Duy Nhất có những ghi nhận (khá) lạ lùng về cung cách sinh hoạt "Chính Phủ Điện Tử", ở Việt Nam :

"Nếu ai theo dõi các cuộc họp của Chính phủ dạo này sẽ thấy chình ình trước mặt từ Thủ tướng đến tất cả mọi thành viên mỗi người một cái laptop rất to hiệu Sony Vaio (nhìn ảnh chắc là loại xịn).

Có lẽ, đây là dấu hiệu nhìn rõ nhất, cụ thể nhất cho khái niệm ‘Chính phủ điện tử’ lâu nay đang hô hào và dốc tâm xây dựng. Nhưng nếu chịu khó quan sát tí, sẽ thấy nhiều chuyện khôi hài.

Bắt đầu cuộc họp, tất tật laptop đã được bật sẵn. Và dường như suốt phiên họp, từ Thủ tướng đến mọi thành viên, chả ai quan tâm đoái hoài đến cái màn hình laptop trước mặt. Còn cái bàn phím thì càng tất nhiên là không, ít thấy ai đụng vào, dù chỉ một lần.

Đa phần vẫn cắm cúi, chúi vào mấy tập tài liệu dày cộp trên bàn. Thi thoảng đến phiên phát biểu, vẫn thấy các vị cầm đọc những tờ giấy chuẩn bị sẵn. Vì thế, nhìn dòng logo sát ngay dưới hình Quốc huy trên những cái laptop kia, cứ nghĩ Chính phủ đang làm công tác… quảng cáo, tiếp thị cho nhãn hàng Sony Vaio.

Trong thành phần Chính phủ, tôi cũng có quen vài người. Hôm nọ ngồi tiếp chuyện một vị, ổng bất chợt hỏi :

- Nghe nói chú có nhiều bài viết hay lắm, tìm thế nào để đọc được ?

Tôi thật thà :

- Ôi, anh nhiều việc thế chắc nói dài dòng không nhớ nổi đâu. Tốt nhất cứ vào gút-gồ gõ chữ Trương Duy Nhất là ra hết !

Vậy mà ổng trợn tròn mắt : "Gút-gồ là cái chi rứa ?"

Câu hỏi trên được ông Nguyễn Văn Thành (tiến sĩ kinh tế, cử nhân luật, cử nhân Anh văn, lý luận chính trị cao cấp, nguyên bí thư thành ủy Hải Phòng, đương kim thứ trưởng công an) trả lời-gián tiếp-bằng một câu nói khó quên : "Có… hơn năm triệu lượt người vào cái mạng gu gờ chấm Tiên Lãng".

Câu tuyên bố bất ngờ này làm nhiều người... bổ ngửa, và khiến cho nhà văn Phạm Thị Hoài phải buông lời cảm thán :

"Ai cũng có cái dốt của mình. Dốt mạng không phải là tội. Nhưng trường hợp ‘Gú gờ chấm Tiên Lãng’ cho thấy hai điều đáng gọi là rùng rợn :

Thứ nhất, tác giả của phát minh nói trên, ông tiến sĩ Nguyễn Văn Thành, là một trong 175 người lãnh đạo cao nhất của 90 triệu người Việt Nam, tức thuộc giới thượng lưu chính trị của đất nước. Thứ hai, một sự dốt nát như thế chỉ có thể dõng dạc diễn thuyết như thế, khi nó chắc mẩm rằng cử tọa còn ngu dốt hơn nhiều".

Tôi hoàn toàn đồng ý rằng "dốt mạng không phải là cái tội". Sự thiếu hiểu biết của giới quan chức Việt Nam (từ địa phương đến trung ương) về internet chỉ gây ra tội vạ cho người dân, và cho chính họ thôi.

Xin ghi lại đôi ba trường hợp, rất phiền hà, theo tường trình của phóng viên Nhã Phương :

"Chê cầu sập trên Facebook bị phạt : Lãnh đạo lại xin lỗi. Ngày 21/10, cô Huỳnh Thị Ngọc Điệp, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Hiệp, khi qua cầu M3 (làm bằng gỗ dài 30 m, rộng 1,2 m, mới đưa vào sử dụng được một năm) thì cầu bất ngờ gãy. Cô Điệp rơi xuống nước, nhờ có đồng nghiệp đi cùng nhảy xuống cứu nên may mắn thoát chết.

Đến trưa cùng ngày, trên Facebook cá nhân của cô giáo Dương Hải Âu, giáo viên dạy Mỹ Thuật của trường, có dòng status nội dung chê cầu sập gây nguy hiểm cho giáo viên. Sau đó, Đảng ủy xã Tân Hiệp đã yêu cầu cô giáo Âu gỡ status đồng thời xử lý.

Đáng lưu ý, không chỉ có cấp xã Tân Hiệp rơi vào tình trạng đưa quyết định xử phạt cá nhân viết bài trên Facebook rồi lại rút và xin lỗi.

Trước đó không lâu, ngày 26/11, liên quan đến vụ "Chê chủ tịch tỉnh trên Facebook", UBND tỉnh An Giang cũng đã hủy các quyết định xử lý kỷ luật Đảng và chính quyền đối với các cá nhân liên quan, vì bị đánh giá là quá nóng vội khi đưa ra quyết định xử phạt … đại diện Sở Thông tin và truyền thông tỉnh An Giang cũng đã thay mặt lãnh đạo Sở nhìn nhận đã có sai sót là nhận định không đúng về hành vi vi phạm và sai sót về thể thức văn bản trong quyết định xử phạt. Sở cũng đã xin lỗi cô Trang về sự việc không đáng có liên quan đến cô".

Tiếp theo chuyện cô Âu, cô Trang là việc ông bác sĩ Truyện "bị phạt 5 triệu đồng vì ‘nói xấu’ Bộ Trưởng Y Tế" - vào hôm 14 tháng 7 năm 2017-trên fb cá nhân. Tuy nhiên, không bao lâu sau báo chí nhà nước lại đồng loạt đưa tin... xin lỗi :

- Công văn yêu cầu xử lý bác sĩ ‘nói xấu’ bộ trưởng ‘có vấn đề’ ?

- Vụ bác sĩ bị phạt vì nói xấu Bộ trưởng Bộ Y tế : Cần rút lại quyết định xử lý kỷ luật

- Vụ "bôi nhọ" Bộ trưởng Y tế : Sở Thông tin và truyền thông sẽ rút xử phạt, xin lỗi bác sĩ

- Sở Y tế Thừa Thiên-Huế chính thức xin lỗi bác sĩ "nói xấu" Bộ trưởng

- Sẽ xem xét trách nhiệm người ký quyết định xử phạt Bác sĩ Truyện

Sau sự kiện này, nhà báo Phạm Đoan Trang có nhận xét rằng : "Chuyện bác sĩ Truyện cho thấy sức mạnh của mạng xã hội. Những bình luận không phải chỉ là chém gió trên bàn phím cho vui mà chắc chắn là có ảnh hưởng đến chính sách".

Trong một xã hội vốn khép kín như ở Việt Nam thì "sức mạnh của mạng xã hội" có thể "ảnh hưởng đến chính sách" là điều khá bất ngờ đối với nhiều người. Những phát kiến mới mẻ trong lãnh vực internet cùng ảnh hưởng sâu đậm đi kèm đã khiến không ít kẻ, nhất là qúi vị quan chức, bị rơi vào tình trạng hụt hẫng.

Nhà xã hội học William F. Ogburn nghĩ ra hạn từ lệch pha văn hóa (cultural lag) khi ông mô tả hiện tượng nhân loại bị những phát kiến của kỹ thuật bỏ xa, human behavior lagging behind techonological innovations (*).

Với hiện trạng "Gu Gờ Chấm Tiên Lãng" đang phổ biến trong giới quan chức "tinh hoa" ở Việt Nam thì việc thành lập Chính Phủ Điện Tử (hay Nhà Nước Kiến Tạo) chỉ là những những cú với lệch pha, hay nói chính xác hơn thì đây là những "khẩu hiệu" để hô chơi (cho nó vui) thôi !

Điều bất khả không phải vì sự thiếu thốn phương tiện, hay vì trình độ thấp kém của người xử dụng mà là do chủ trương của chính những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay. Họ cố che mắt tất cả mọi người-kể cả giới công nhân viên cán bộ-được càng lâu (và càng nhiều) càng tốt.

Hồi ký (Đối Mặt) của Vi Đức Hồi có những câu đối thoại đoạn như sau :

- Làm cách nào ông liên hệ được với bọn ở Hà Nội ?

- Trên mạng đầy dẫy địa chỉ, ông không quan tâm, không biết thôi. À nhưng mà ông có máy nối mạng không nhỉ ?

- Không, máy còn chả có nữa là mạng. Cả Huyện chỉ có 1 máy nối mạng ở phòng văn thư bảo mật, còn lại từ Huyện Trưởng trở xuống chẳng ai có.

Tôi sực nhớ lại lúc làm việc ở Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy, cả Ban duy chỉ có máy Trưởng Ban, là Thường Vụ Tỉnh Ủy mới được kết nối mạng, hôm Trưởng Ban đi vắng, mọi người phải chờ đến mỏi mắt để lên mạng tìm các bài viết của tôi đăng tải. Thế mới biết Chế Độ cộng sản bịt thông tin được coi là bí quyết thành công trong chính sách cai trị.

- Thời buổi này, đến cỡ như ông mà cả mạng internet cũng không có thì làm sao có được thông tin ?

- Bọn này có thông tin nội bộ, ngoài ra là báo ngành, báo Đảng, thế thôi...

Chỉ "thế thôi" thì đến hết thế kỷ này không biết đã có Chính Phủ Điện Tử và Nhà Nước Kiến Tạo hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa nữa !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 01/11/2017

(tuongnangtien's blog)

(*) According to Ogburn, cultural lag is a common societal phenomenon due to the tendency of material culture to evolve and change rapidly and voluminously while non-material culture tends to resist change and remain fixed for a far longer period of time". (Theo Ogburn, sự lệch pha văn hóa là một hiện tượng xã hội phổ biến do khuynh hướng văn hóa vật chất tiếp tục tiến hóa và thay đổi rất nhanh, rất lớn, trong khi văn hóa phi vật thể có xu có xu thế chống đối lại những biến đổi và vẫn còn nguyên vẹn trong một thời gian dài hơn rất nhiều. Trans. Bùi Xuân Bách).

Published in Diễn đàn