Trung Quốc sẽ sửa đổi chương trình đảng, dự kiến đưa vào tư tưởng Tập (VOA, 15/10/2017)
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhất trí tu chính chương trình của đảng, dự kiến sẽ đưa vào tư tưởng chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình, trước đại hội đảng năm năm một lần diễn ra vào tuần sau mà trong đó ông Tập sẽ củng cố hơn nữa quyền lực của mình.
Chân dung Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc triển lãm nêu bật những thành quả của Trung Quốc năm năm qua, để đón mừng Đại hội Đảng lần thứ 19, tại Trung tâm Triển lãm Bắc Kinh, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 10 tháng 10, 2017
Ủy ban Trung ương Đảng, cơ quan lớn nhất trong số những cơ quan cầm quyền chóp bu của đảng, hôm thứ Bảy thông qua một đề xuất được loan báo trước đó để sửa đổi chương trình đảng mà giờ sẽ được trình ra để đại hội phê chuẩn chính thức.
Một công báo dài dòng mà đảng công bố qua truyền thông nhà nước ca ngợi đường lối năm năm qua dưới sự lãnh đạo của ông Tập, đặc biệt là thành công trong cuộc chiến chống tham nhũng, nhưng không nói từ ngữ nào sẽ được đưa vào chương trình đảng.
Một thước đo quan trọng cho quyền lực của ông Tập sẽ là liệu tên của ông có được suy tôn trong chương trình đảng hay không, nâng ông lên ngang hàng các nhà lãnh đạo trước đây có những danh xưng như Tư tưởng Mao Trạch Đông và Lý thuyết Đặng Tiểu Bình.
Những người tiền nhiệm gần hơn của ông Tập, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, đều được đảng sửa đổi chương trình để thêm vào tư tưởng chỉ đạo của họ, nhưng không được nêu tên đích danh.
Ông Giang có tư tưởng "ba đại biểu" đề cao doanh nghiệp tư nhân được ghi vào chương trình đảng, trong khi ông Hồ, người tiền nhiệm ngay trước ông Tập, được ghi nhận cho học thuyết kinh tế "phát triển khoa học".
Đảng vẫn đang thúc đẩy tư tưởng "bốn toàn diện" của ông Tập, nhắc tới việc Trung Quốc nỗ lực "một cách toàn diện" để xây dựng một xã hội thịnh vượng vừa phải và tăng cường cải cách, pháp trị và kỷ luật đảng, cũng như "bốn đại", tập trung vào việc xây dựng đảng và chấn hưng quốc gia.
Cuộc họp toàn thể kéo dài bốn ngày của Ủy ban Trung ương Đảng cũng phê chuẩn các báo cáo của cơ quan giám sát tham nhũng của đảng về các cuộc điều tra nhắm vào một số cựu quan chức cao cấp đã bị khai trừ hoặc bị tống giam, bao gồm Tôn Chính Tài, người từng là ứng viên cho ngôi vị lãnh đạo hàng đầu nhưng đã bị khai trừ khỏi đảng hồi tháng trước.
Kể từ khi lên nắm quyền năm năm trước, ông Tập đã tiến hành một chiến dịch truy quét tham nhũng thâm căn cố đế, với hơn một triệu người bị trừng trị và hàng chục quan chức cao cấp bị bỏ tù.
Đảng cộng sản tuyên bố rằng chiến dịch này, được giám sát bởi đồng minh thân cận của ông Tập là Vương Kỳ Sơn, sẽ không bao giờ chấm dứt.
Đại hội đảng sẽ khai mạc vào thứ Tư với bài diễn văn của ông Tập, tổng bí thư đảng. Chi tiết của bài diễn văn được giữ kín cẩn mật trước đại hội nhưng sẽ tập trung nhiều vào ý thức hệ hơn là các chính sách cụ thể.
Tháng 10 năm ngoái, đảng đã trao cho ông Tập danh hiệu nhà lãnh đạo "nòng cốt", một sự củng cố đáng kể vị thế của ông trước đại hội, tại đó một Ủy ban Thường vụ mới, cơ quan nắm quyền cao nhất ở Trung Quốc, sẽ được thành lập.
**********************
Đại hội 19 Đảng cộng sản Trung Quốc và thực chất tư tưởng Tập Cận Bình (BBC, 15/10/2017)
Nhà phân tích chính trị Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt - Trung, bình luận về tư tưởng Tập Cận Bình và Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc dự kiến khai mạc hôm 18/10/2017.
Trong cuộc trao đổi hôm 15/10 với BBC Tiếng Việt, ông đưa ra nhận định :
"Về tư tưởng của Tập Cận Bình, tôi nghĩ chắc chắn sẽ được đưa vào Đại hội 19 này, vì đưa vào trong Đại hội nên nó sẽ được chính thức hóa trong Chính cương và Điều lệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc", Tiến sĩ Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt - Trung nói.
"Điều đó là tất nhiên rồi, bởi vì ta thấy rằng là ngay trong 'nhiệm kỳ đầu tiên', ông Tập Cận Bình đã xác nhận là 'hạt nhân lãnh đạo', điều đó Giang Trạch Dân chỉ được xác nhận ở nhiệm kỳ thứ hai và Hồ Cẩm Đào không được gọi đến. Tức là vị trí của Tập Cận Bình đã được đặt lên rất cao !".
Về bản chất của điều được cho là 'tư tưởng Tập Cận Bình', Tiến sĩ Vũ Cao Phan nêu quan điểm :
"Cái mà gọi là 'tư tưởng Tập Cận Bình' là gì tôi nghĩ là Đại hội đảng 19 của Trung Quốc sẽ thảo luận và sẽ đưa ra một định nghĩa rõ ràng, nhưng tư tưởng Tập Cận Bình đã được nói đến như trong cuốn sách của một giáo sư, Học viện Quốc phòng Trung Quốc, được công bố đồng thời ở Anh và ở Trung Quốc.
"Cho thấy đó là tư tưởng vĩ đại phục hưng nước Trung Hoa, muốn nói rằng Tập Cận Bình là người tạo nên thời đại thứ ba từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Mao Trạch Đông là người lập quốc, Đặng Tiểu Bình là người thực hiện cuộc cải cách vĩ đại, còn Tập Cận Bình là người phục hưng nước Trung Hoa.
"Nếu nói theo quan điểm ông Đặng Tiểu Bình đã nói là thời kỳ ấy là 'giấu mình chờ thời', thì đến thời kỳ của Tập Cận Bình chuyện đó không còn nữa, nước Trung Quốc bước ra vũ đài của thế giới, cho thế giới thấy là ai và Tập Cận Bình là người đại diện".
Chiến dịch chống tham những do Chủ tịch Tập Cận Bình (đầu tiên, phải sang) lãnh đạo ở Trung Quốc được người dân hoan nghênh, ủng hộ, theo Tiến sĩ Vũ Cao Phan.
'Được dân ủng hộ, hoan nghênh'
Tiến sĩ Vũ Cao Phan bác bỏ quan điểm cho rằng Tập Cận Bình là một lãnh đạo theo phong cách 'bạo chúa' hay độc tài, trái lại ông nêu quan điểm cho rằng có thông tin nói ở Trung Quốc công việc chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình được nhân dân Trung Quốc hoan nghênh và ủng hộ 'nhiều nhất', nhà nghiên cứu nói :
"Gần đây tôi nghe được rất nhiều người bạn của tôi đi Trung Quốc về nói rằng nhân dân Trung Quốc rất hoan nghênh và một trong những vấn đề mà Tập Cận Bình được ủng hộ nhiều nhất đó là vấn đề chống tham nhũng.
"Và thực ra ông đã làm được và làm thật... Tôi không nghĩ và hoàn toàn không đúng nếu coi Tập Cận Bình là 'bạo chúa' và những biện pháp mà ông đối xử với những kẻ tham nhũng vẫn còn có những điều ta có thể thấy là nhẹ tay.
"Nhẹ tay có thể bởi rất nhiều nguyên nhân, có thể bởi nguyên nhân là những lợi ích của các phe nhóm thỏa thuận với nhau điều này, điều khác, điều đó chắc chắn là có... Và một điều nữa cũng nói là cuộc chống tham nhũng của Trung Quốc được nhân dân rất hoan nghênh", TS Vũ Cao Phan nói với Quốc Phương của BBC Việt ngữ.
****************
Chính trị Trung Quốc : Dàn sao đang lên trước Đại hội 19 (BBC, 10/10/2017)
Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ công bố tầng lớp lãnh đạo tinh hoa mới trong kỳ Đại hội Đảng Cộng sản 05 năm một lần, lần tới được tổ chức vào 18/10.
Trừ Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường, năm thành viên còn lại trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị dự kiến sẽ nghỉ hưu vào cuối năm.
Nếu xét về bản chất vốn luôn không rõ ràng trong chính trị Trung Quốc thì khó có thể nói ai sẽ vào thay các chỗ trống này, tuy nhiên, có một điều chắc chắn là đó hẳn phải gồm những người thân cận với ông Tập.
BBC điểm qua các gương mặt được trông chờ rộng rãi là sẽ nắm các vị trí quan trọng trong đảng cầm quyền.
Trần Mẫn Nhĩ - "người thân thiết" của Tập Cận Bình
Ông Trần Mẫn Nhĩ năm nay 56 tuổi, được bầu vào làm Bí thư Trùng Khánh thay cho ông Tôn Chính Tài, người đang bị điều tra tham nhũng.
Việc ông Trần 'đáp xuống' vị trí lãnh đạo tại Trùng Khánh được các nhà quan sát đánh giá là dấu hiệu ông Tập nắm chắc địa phương này.
Tin tức về thủ phủ khu vực Tây Nam Trung Quốc xuất hiện dày đặc trên truyền thông vào năm 2013 từ sự sụp đổ của cựu Bí thư thành ủy Bạc Hy Lai.
Một điểm đáng chú ý, Tôn Chính Tài bị cho đi sau khi có bình luận tháng 02 vừa qua vì ông ta bị cho là đã thất bại trong việc xóa bỏ "di sản nguy hiểm" Bạc Hy Lai để lại.
Ông Trần Mẫn Nhĩ trải qua những năm đầu của sự nghiệp chính trị của mình tại quê hương Chiết Giang - nơi ông xây dựng mối quan hệ khăng khít khi làm việc dưới quyền ông Tập từ năm 2002 đến 2007 tại Ban Tuyên huấn tỉnh Phúc Kiến.
Kể từ đó, sự nghiệp của ông có vẻ khởi sắc và ăn khớp chặt chẽ với từng bước tiến của ông Tập tới vị trí lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Ông Trần làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quý Châu năm 2012, Chủ tịch tỉnh năm 2013, trước khi được thăng tiến lên chức Bí thư, vị trí cao tỉnh năm 2015.
Được cho là người thân tín của ông Tập, ông Trần gần như chắc chắn có một chân trong Thường vụ Bộ Chính trị tới đây.
Hồ Xuân Hoa - Bí thư Quảng Đông
Trước khi đảm nhận vị trí Bí thư Quảng Đông, một tỉnh có thế mạnh về kinh tế ở miền nam Trung Quốc, ông Hồ Xuân Hoa trải qua nhiều vị trí tại Tây Tạng, Hà Bắc và Nội Mông.
Ông lên làm Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên Cộng Sản Trung Quốc, cánh tay phải phụ trách thanh niên của Đảng, vào năm 2006.
Năm nay 54 tuổi, ông Hồ vào Bộ Chính trị hồi 2012, trở thành một trong những thành viên trẻ nhất của cơ quan quyền lực gồm 25 thành viên chỉ đứng sau Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Được coi là "tiểu Hồ Cẩm Đào", Hồ Xuân Hoa được cho là có sự hậu thuẫn của cựu lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Ông Hồ nằm trong "thế hệ thứ sáu" giới lãnh đạo Trung Quốc, ra đời trong thập nên 1960.
Cùng với Trần Mẫn Nhĩ, ông Hồ được coi là ứng viên có khả năng thay thế ông Tập, truyền thông độc lập của Hong Kong tường thuật.
Lật Chiến Thư - 'đồng minh quyền lực' của ông Tập
Ông Lật Chiến Thư là giám đốc Văn phòng Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản và là người xử lý các hoạt động hàng ngày của ông Tập.
Năm nay 67 tuổi, ông thường tháp tùng ông Tập trong các chuyến công du trong và ngoài nước, mà gần đây nhất là chuyến thăm của lãnh đạo Trung quốc tới Nga hồi tháng 7.
Ông Lật được đánh giá là người có kỹ năng quản ly tốt, từng giữ các chức vụ ở tỉnh Hà Bắc và Sơn Tây. Ông vào Bộ Chính trị hồi năm 2012.
Ông cũng được cho là đồng minh quyền lực nhất của ông Tập, chỉ sau người đứng đầu cuộc chiến chống tham nhũng là Vương Kỳ Sơn, và là một người bạn thân thiết của Chủ tịch Tập kể từ đầu thập niên 1980 tới nay.
Vương Hỗ Ninh - 'Kissinger của Trung Quốc'
Ông Vương Hỗ Ninh là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và, giống ông Lật, là một trong những thành viên thường xuyên tháp tùng Tập Cận Bình trong các chuyến công du nước ngoài.
Vị cựu học giả 61 tuổi này từng nắm vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quan hệ giữa Bắc Kinh và Hong Kong trong thời gian gần đây.
Ông Vương có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực xây dựng chính sách khi làm việc dưới thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.
Tờ nhật báo Ming Pao của Hong Kong cho biết ông Vương dễ dàng có cơ hội vào Thường vụ Bộ Chính trị vì nhận được sự tin tưởng từ ông Tập.
Tuy nhiên, tờ báo này bổ sung : "Ông không phải là một nhân vật nổi bật và có nguồn tin cho rằng ông không quan tâm tới việc được đề bạt thăng tiến".
Uông Dương - Phó Thủ tướng
Ông Uông Dương hiện là một trong bốn phó thủ tướng và là một thành viên đã tham gia Bộ Chính trị được hai nhiệm kỳ.
Chính khách kỳ cựu này từng là Bí thư Quảng Đông giai đoạn 2007-2012, và hỗ trợ cho cho tham vọng của ông Tập trong Sáng kiến 'Một Vành đai và một Con đường'.
Giống như ông Hồ Xuân Hoa, ông Uông xuất thân phái Đoàn Thanh niên và đang được coi là một trong những ứng viên hàng đầu cho một ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị, theo truyền thông Hong Kong.
Hiện đang có những chỉ dấu ngày càng tăng cho thấy ông Uông có thể thay thế ông Lý Khắc cường trong vị trí thủ tướng. Điều này có thể phá vỡ truyền thống hai nhiệm kì của các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc.
Hàn Chính - Lãnh đạo của Thượng Hải
Ông Hàn Chính hiện là thành viên trong cơ quan thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông từng làm thị trưởng rồi phó bí thư Thượng Hải.
Một số người cho rằng ông Hàn có thể thay ông Vương Kỳ Sơn ở cương vị đứng đầu cơ quan chống tham nhũng đầy quyền lực, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nếu như ông được thăng chức, thì điều này sẽ "là bằng chứng chứng minh rằng sự kiên trì bền bỉ sẽ được đền đáp, khi mà gương mặt 63 tuổi này cách đây một thập niên chưa từng được coi là chiến mã tiềm năng trong danh sách các ngôi sao đang lên trong nền chính trị tại đại lục", báo South china Morning Post bình luận.
Thượng Hải từng là bệ phóng cho một số cựu lãnh đạo, trong đó ông Tập Cận Bình từng giữ chức Bí thư thành ủy trước khi vào Thường vụ Bộ Chính trị hồi 2007.
Một số ứng viên tiềm năng khác :
Lý Hồng Trung :Bí thư thành phố cảng Thiên Tân
Trần Toàn Quốc : Bí thư Khu tự trị Tân Cương
Triệu Nhạc Tế : Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng đầy quyền lực, là cơ quan chịu trách nhiệm thăng chức, luân chuyển quan chức
Lưu Hạc : Giám đốc Văn phòng Kinh Tài Trung ương
Toàn bộ những người này sẽ phải tranh giành nhau để có được một trong số ít các vị trí quan trọng nhất. Một số nguồn trên truyền thông nói ông Tập có thể giảm số thành viên Thường vụ Bộ Chính trị từ 7 xuống còn 5 thành viên.
Pratik Jakhar
(BBC Monitoring)
Nguyễn Phú Trọng sẽ không về hưu giữa nhiệm kỳ như dự định mà ông ta đã hứa với trung ương đảng. Trước đây ông ta từng hứa làm tiếp tục vì chưa xong công việc bồi dưỡng, chọn lựa người kế nhiệm.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đón chính thức Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh : Độc Lập (Thanh Niên, 05/11/2015).
Tờ báo Nikkei mới đây có một bài viết phân tích về những thủ đoạn của Tập Cận Bình nhằm muốn hướng tới nhiệm kỳ tổng bí tư thứ ba vào đại hội 19 của đảng cộng sản Trung Quốc. Tập đã tiêu diệt những đối thủ có khả năng là người kế vị chức tổng bí thứ như Tôn Chính Tài với một cuộc bắt giữ khẩn cấp với tội danh '' vi phạm kỷ luật đảng''. Thông qua việc bắt giữ Tô Chính Tài, người có khả năng kế nhiệm tổng bí thư thay Tập là Hồ Xuân Hoa cũng nhận được những thông điệp sẽ chung số phận với Tôn nếu như có ý định làm người kế nhiệm Tập trong lúc này.
Không có người kế nhiệm đương nhiên Tập sẽ vẫn làm tổng bí thư.
Chiêu trò của Tập được học trò Nguyễn Phú Trọng áp dụng triệt để tại Việt Nam, từ cách thức đẻ ra những tổ, ban trong đảng và cách nắm chặt công an, quân đội và truyền thông, ủy ban kiểm tra trung ương. Nguyễn Phú Trọng đã học Tập để loại trừ những người có khả năng kế nhiệm Trọng như Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang.
Khi Đinh Thế Huynh chớm ốm, Trọng lập tức cho dư luận rộ lên tin đồn đại để rồi bắt tay vào xử lý. Cách này Trọng đã từng áp dụng với Phùng Quang Thanh khi Thanh trị bệnh tại Pháp. Trước thềm đại hội 12, Phùng Quang Thanh đương nắm quân đội và có ý định không muốn về hưu nếu như trong bộ chính trị có người quá tuổi không về. Việc Thanh cương quyết như thế đã dẫn đến nhiều ủy viên Bộ chính trị khác của khóa 11 cũng không có ý định về. Trọng đã cho người tung tin đồn ầm ĩ về Thanh , để rồi trung ương ấy cớ dư luận đồn đại mà đưa thông báo Thanh bị bệnh nặng phải chữa trị nước ngoài. Rồi nhân cớ để bảo đảm uy tín đảng, Trọng cho quân áp giải Thanh từ sân bay về và giam lỏng cho đến khi Thanh tự làm đơn xin rút khỏi chính trường mới buông tha.
Cách thức lợi dụng truyền thông để tạo dư luận rồi đứng ra giải quyết được Trọng lặp lại nhiều lần, từ những chuyện như xe sang biển công đến vụ Phùng Quang Thanh, tiếp đến mới đây là Đinh Thế Huynh chớm ốm, Trọng đã cho người tung tin trong dư luận dồn đại rồi nại cớ để trấn an dư luận, Trọng cho Trần Quốc Vượng thay thế Huynh. Đến nay Huynh đã khỏi bệnh muốn đi làm lại nhưng Trọng đã lờ đi lời đề nghị của Huynh. Số phận chính trị của Huynh đã chấm dứt bởi y là người có những tố chất làm tổng bí thư mà Trọng đã đề ra ở quy định 90 vào ngày 22 tháng 8 năm 2017.
Quy định 90 của Trọng nhấn mạnh người làm tổng bí thư phải có lý luận, tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê Nin. Quy định này được ban ra khi Huynh vừa bị rời khỏi ghế thường trực ban bí thư do đi chữa bệnh.
Đối tượng kế nhiệm thứ hai của Trọng là chủ tịch nước Trần Đại Quang, đây là đối thủ mà Trọng tốn nhiều công sức để hạ bệ nhất. Dù dùng nhiều thủ đoạn âm thầm chia rẽ, cô lập Trần Đại Quang nhưng Trọng vẫn chưa làm được gì bởi Quang là người kín kẽ, thận trọng và giữ mình. Phải đợi đến khi Quang bị bệnh cần điều trị, Trọng mới áp dụng biện pháp cũ là tạo dư luận đồn đoán để ta tay. Lần này vẫn con bài Huy Đức được Trọng sử dụng để dẫn dắt dư luận đòi thay thế chủ tịch nước vì lý do vắng mặt đi trị bệnh, một cách đã thành công trước đó với Đinh Thế Huynh.
Đối tượng còn lại duy nhất bây giờ có thể kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng ở giữa nhiệm kỳ chỉ còn lại Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên Phúc có quá nhiều tội lỗi mà Trọng nắm giữ, cho nên Phúc chỉ duy nhất một đường thần phục Trọng không dám nghĩ đến chuyện kế ngôi, hoặc Phúc đã che đậy ý định phản Trọng như đã từng phản Nguyễn Tấn Dũng thật khéo léo để Trọng không biết.
Sức mạnh của Nguyễn Phú Trọng có được từ quyết định xa rời ảnh hưởng của các nước phương Tây và gắn chặt với Tập Cận Bình, áp dụng xuất sắc nhưng gì Tập Cận Bình đã làm ở Trung Quốc. Trọng nhận được nhiều giúp đỡ của Tập trong chính trị , kinh tế cũng như kiểm soát quyền lực. Chỉ số đầu tư nước ngoài tăng là một thành công mà Trọng đem ra trưng với trung ương rằng không cần tư bản, Việt Nam vẫn có thể thu hút đầu tư. Tính đến tháng 9 năm 2017 con số vốn đầu tư nước ngoài đã tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhưng cục thống kê không nói rõ cón số tăng này là do nguồn vốn FDI, nguồn vốn do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp, nắm quyền quyết định, vốn FDI được ư thích sử dụng vào những nước có tài nguyên nhiều, nền chính trị dễ mặc cả đi đêm. Trong số vốn đầu tư FDI tăng vọt mà bộ sậu Trọng, Phúc coi là thành công này chủ yếu từ Trung Quốc. Đây là hỗ trợ của Trung Quốc cho bộ sậu Trọng, Phúc có con số thành tích để trưng ra. Sự hỗ trợ này nằm trong thoả thuận hồi đầu năm Trọng tiếp xúc với các chủ đầu tư Trung Quốc trong lần tiếp kiến Vương Kỳ Sơn, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương đảng cộng sản Trung Quốc để nhận lời bảo đảm sẽ đầu tư cho Việt Nam nếu như Trọng, Phúc thực hiện mô hình mà Trung Quốc muốn Việt Nam làm theo.
Với sự hỗ trợ về đầu tư FDI của Trung Quốc, Nguyễn Phú Trọng đã có được sức mạnh để cùng thuộc hạ Nguyễn Xuân Phúc làm một cuộc thanh trừng những phần tử thân phương Tây trong đảng, cũng như những kẻ có ý định kế nhiệm chức tổng bí thư của Trọng giữa nhiệm kỳ. Cuộc chiến mà cả Tập và và Trọng hô hào chống tham nhũng thực chất là mượn cớ để thanh trừng đối thủ, kiểm soát quyền lực. Bởi những ủy viên bộ chính trị cộng sản ở Việt Nam hay Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba có kẻ nào không tham nhũng hay chiếm đoạt tài nguyên đất nước. Cho nên nói rằng vị tổng bí thư này, vì thủ tướng cộng sản kia liêm khiết đánh tham nhũng vì dân vì nước chỉ là luận điệu của những kẻ bồi bút lừa mị dân chúng, để che đậy những âm mưu soán đạt quyền lực và cướp bóc lẫn nhau trong nội bộ đảng cộng sản.
Nếu như Tập Cận Bình tiếp tục kiểm soát quyền lực và tiến tới thêm một nhiệm kỳ nữa, ở Việt Nam chắc chắn Nguyễn Phú Trọng cũng tiếp bước như vậy. Nhưng quy định điều lệ đảng sẽ trở thành những tờ giấy vô nghĩa. Xu hướng của cộng sản và các nước độc tài đã có chiều hướng lãnh tụ nắm ngôi vô hạn như ở Nga, Triều Tiên, Cu Ba... và Trung Cộng và Việt Cộng đang noi theo.
Việc Tập, Trọng thành công, điều ấy đồng nghĩa Việt Nam thần phục và lệ thuộc Trung Cộng sâu nặng hơn rất nhiều đến mức thành một chư hầu không thể thoát ra. Nền chính trị , đời sống văn hóa, tôn giáo của người dân Việt Nam sẽ trong cảnh ngột ngạt vù khủng bố và đàn áp.
Trong bối cảnh trung ương đảng cộng sản Việt Nam khiếp nhược và sợ hãi trước Trọng như hiện nay, không thể có những ý kiến mạnh đòi hỏi để đảng cộng sản Việt Nam tự quyết định người kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Chỉ có những lãnh đạo về hưu còn có thể cất tiếng nói đòi hỏi quyền tự chủ quyết định người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Cuộc chiến chính trường Việt Nam sắp tới nếu có khó khăn cho Nguyễn Phú Trọng, chính là những nguyên lão của đảng cộng sản Việt Nam.
Nhưng những nguyên lão cộng sản Việt Nam cũng dễ mua chuộc, chỉ cần thăm gặp và khen ngợi với chút quà cùng với một vài bài báo, dăm phút tung hô trên truyền hình, họ sẽ bỏ tất cả những gì mà họ nghĩ là ích lợi cho đất nước, dân tộc như các loại Trần Đình Hương, Nguyễn Trọng Vĩnh để lấy chút trọng thị của những kẻ đang nắm quyền.
Cùng với sự nắm chắc quyền lực của Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc đất nước Việt Nam lệ thuộc Trung Cộng là điều đương nhiên, đàn áp dân chủ cao độ cũng là điều đương nhiên. Không có tia sáng nào cho nền dân chủ Việt Nam cả, mọi sự cố gắng của các phong trào dân chủ lúc này đều phải trả giá đắt. Đó là sự thật đang diễn ra và sẽ diễn ra.
Người Buôn Gió
Nguồn : nguoibuongio1972.blogspot, 03/10/2017
Khi còn sống, Đặng Tiểu Bình rút kinh nghiệm thời Mao Trạch Đông đầy hỗn loạn, đã lập ra các thủ tục có trật tự trong việc truyền ngôi. Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đã theo đúng quy tắc thừa kế đó, mỗi người nắm quyền hai nhiệm kỳ, năm 2012 truyền đến Tập Cận Bình.
Đại hội có thể suy tôn họ Tập như một nhà tư tưởng, thừa kế Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.
Đại hội 19 của đảng cộng sản Trung Quốc có thể thay đổi chính sách này. Tập Cận Bình đang chuẩn bị sẽ nắm quyền mạnh hơn Giang và Hồ. Đại hội có thể suy tôn họ Tập như một nhà tư tưởng, thừa kế Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Tập có thể sửa cương lĩnh để tiếp tục lãnh đạo đảng, sau khi hết hai nhiệm kỳ, năm 2022.
Tập Cận Bình củng cố quyền hành là một mối lo cho những nước láng giềng, đặc biệt là nước ta. Vì Tập phải muốn chứng tỏ cho dân chúng thấy mình có công trạng ngang với họ Mao. Chính sách của Mao là suy tôn cá nhân, độc tài tàn khốc ; còn bên ngoài thì bành trướng cương thổ, lũng đoạn lân bang. Muốn xứng đáng kế thừa Mao trong việc mở rộng biên cương, Tập sẽ xưng hùng xưng bá trên khắp thế giới, nhưng có thể chọn một bước đầu dễ dàng nhất, là bành trướng mạnh hơn trong vùng Biển Đông nước ta.
Từ hơn một năm qua, Tập Cận Bình đã trù bị để được suy tôn như một lý thuyết gia của cộng sản Trung Quốc. Các lãnh tụ cộng sản thường không dám mơ ước điều này vì rất sợ được so sánh với họ Mao và họ Đặng. Hồ Chí Minh khi mới ngoài 60 tuổi, được một nhà báo Pháp hỏi tại sao không viết sách lý luận, đã trả lời rằng tất cả những điều gì cần viết thì đã có Mao chủ tịch viết hết rồi ! Óc sợ hãi đó vẫn đè nặng nước Tàu.
Tư tưởng MaoTrạch Đông được coi là kim chỉ nam của cộng sản Trung Quốc từ năm 1945. Đến năm 1997 Trung Quốc mới ghi thêm vào cương lĩnh "Học thuyết Đặng Tiểu Bình" như một đường lối kinh tế sau khi ông ta qua đời. Khi cầm quyền, Giang Trạch Dân đã đưa ra thuyết "Ba đại biểu" về vai trò của đảng ; khẩu hiệu này được ghi vào cương lĩnh Trung Quốc năm 2002, khi Giang về hưu. Hồ Cẩm Đào cũng viết về "Đường lối phát triển khoa học" và cũng được ghi vào cương lĩnh năm 2007. Nhưng cả hai người, Giang và Hồ không được ghi tên như là chủ nhân của các khẩu hiệu đó.
Bây giờ, Tập Cận Bình muốn một địa vị cao hơn cả Giang và Hồ. Ông đã cho in những tuyển tập các bài diễn văn của mình, chắc chắn do cán bộ cấp dưới viết vì trong địa vị của ông không thể nào có thời giờ gọt dũa câu văn. Nhưng đàn em đã tổ chức những chiến dịch học tập các tư tưởng của họ Tập, được gọi là "Lưỡng Học Nhất Tố Học" (Học thuyết Hai Học, Một Làm). Họ tổ chức cả những cuộc viếng thăm ngôi làng nơi họ Tập phải đi lao động trong thời Cách Mạng Văn Hóa, từ 1969 đến 1975. Đường lối suy tôn cá nhân lãnh tụ này ít thấy sau thời Mao Trạch Đông. Gần đây, sinh viên các đại học đã phải dự các buổi học tập chủ nghĩa Mác Lenin, nhưng trong đó cũng được học các bài diễn văn của Tập.
Tháng Tư vừa qua, báo Nhân Dân Luận Đàn đã đăng kết quả một cuộc "trưng cầu ý kiến" độc giả, 12,000 người, cho thấy 82% đồng ý rằng tư tưởng trị quốc của Tập Cận Bình là một "chỉ nam hành động mới" cho cả đảng cộng sản. Quách Kiện Ninh (Guo Jianning), một giáo sư mác xít của Đại Học Bắc Kinh nổi tiếng, nói việc học tập tư tưởng của họ Tập là một nhiệm vụ quan trọng nhất trong học giới Trung Quốc !
Trước khi đại hội 19 khai mạc ngày 19 Tháng Mười, mọi người đã tin chắc "tư tưởng" hoặc "học thuyết" của Tập Cận Bình sẽ được ghi thêm vào cương lĩnh. Nhưng chưa ai có thể đoán rằng, tên của Tập Cận Bình có được ghi hay không. Mọi người sẽ biết sau ngày 11 Tháng Mười, có cuộc họp trù bị của 205 thành viên Trung Ương Đảng Trung Quốc. Nếu họ quyết định sẽ ghi tên thì họ Tập sẽ lên ngôi vị tôn quý trong đảng, chỉ đứng sau sau Mao và Đặng.
Năm ngoái, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng cộng sản đã suy tôn Tập Cận Bình với danh hiệu "Lãnh đạo cốt lõi" hay "Lãnh đạo hạt nhân", (Hạch tâm lãnh đạo). Danh từ này được Đặng Tiểu Bình dùng lần đầu tiên năm 1989, khi nói về Mao Trạch Đông và chính mình, sau đó ban cho cả Giang Trạch Dân. Thời Hồ Cẩm Đào, ông ta chỉ được gọi là tổng bí thư thôi, vì lúc đó "hạt nhân" họ Giang vẫn còn sống. Trong thực tế, đảng Trung Quốc không dùng chữ "lãnh tụ" để gọi Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào. Bây giờ, Tập Cận Bình cũng được gọi bằng danh hiệu Hạt Nhân, sau khi đã thanh trừng hầu hết các tay chân của họ Giang và họ Hồ. Và trong một cuộc diễn binh mùa Hè năm 2017, Tập Cận Bình là người duy nhất đứng ra duyệt binh, không có những tay lãnh đạo khác như thường lệ. Khi giới thiệu họ Tập, vị tướng chỉ huy đã gọi ông ta là "lãnh tụ", một danh hiệu không được dùng nữa, sau thời Mao Trạch Đông.
Ngay từ khi lên nắm quyền năm 2012, Tập Cận Bình đã nhận tất cả các chức vụ chỉ huy trong đảng, nhà nước, quân đội, mà hai người tiền nhiệm không ai được nắm hết. Ông ta còn đặt ra thêm nhiều tổ chức mới về kinh tế, quân sự, cải tổ, chống tham nhũng, vân vân, để chính mình đóng vai chủ tịch. Năm 2012, ông lập ra Trung Tâm Liên Hợp Tác Chiến, một ủy ban đứng trên cả bộ quốc phòng, và tất nhiên ông đóng vai tổng chỉ huy.
Một chiến dịch đã được tung lên năm nay để ca ngợi tài ngoại giao của Tập Cận Bình. Đài truyền hình quốc gia đã chiếu chương trình sáu phần với đề tài tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình, nhan đề là "Ngoại giao đại cường quốc". Ông được coi là một người lãnh đạo thế giới, nâng địa vị nước Tàu lên ngang hàng với Mỹ. Chuyến đi thăm Mỹ được ông Donald Trump trải thảm đỏ đón chào đầu năm 2017 tại khu nghỉ Hè Mar-a-Lago, Florida. Bộ Trưởng Ngoại Giao Vương Nghị (Wang Yi) ca tụng tư tưởng sâu xa về ngoại giao của Tập Cận Bình vượt lên trên các lý thuyết ngoại giao bao thế kỷ của Tây phương !
Đại hội đảng kỳ 19 của Trung Quốc sẽ nhấn mạnh đến công trình tái lập địa vị Trung Quốc trên thế giới của Tập Cận Bình, người sáng tạo khẩu hiệu "Giấc Mộng Trung Quốc". Báo đài của đảng đã bắt đầu chiến dịch này. Những ý kiến được nêu ra, đại khái : Mao chủ tịch đã giúp dân tộc Hán đứng dậy, nếu không thì chúng ta còn bị người ta đạp đầu đạp cổ. Đồng chí Đặng Tiểu Bình đã đưa Trung Quốc nên cảnh giàu có. Giờ đây, Trung Quốc cần phải mạnh hơn ; và tất cả mọi người Trung Hoa đều biết, đó là nhờ công đồng chí Tập Cận Bình !
Khi được suy tôn làm hạch tâm lãnh đạo, trò Tập Cận Bình sẽ không còn bị ràng buộc bởi các "thói tục bình thường" như hạn chế nắm quyền hai nhiệm kỳ nữa. Trong mấy năm tới Tập sẽ chuẩn bị thay đổi, xóa bỏ các quy tắc kế thừa bất thành văn do Đặng Tiểu Bình đặt ra, đã áp dụng từ hơn một phần tư thế kỷ qua. Tập Cận Bình sẽ trở thành một lãnh tụ độc tôn. Ông có thể làm thêm một nhiệm kỳ thứ ba, cầm quyền lâu hơn cả Vladimir Putin lẫn Donald Trump ! Muốn vậy, phải củng cố thêm quyền hành, tạo thêm hào quang tăng uy tín cho mình.
Trong mấy năm tới kinh tế Trung Quốc sẽ trải qua một thời gian trì trệ vì không thể cải tổ nhanh chóng. Để cho dân chúng quên mối lo đời sống vật chất, Tập Cận Bình sẽ phải trổ tài "ngoại giao bành trướng" của mình. Biển Đông sẽ là nơi họ Tập có thể dương oai.
Đây là mối lo của mọi người Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam phải chọn con đường ngoại giao cứng rắn hơn với Trung Quốc. Phải báo trước cho Tập Cận Bình biết rằng không nên đẩy dân tộc Việt đến bước đường cùng !
Ngô Dân Dụng
Nguồn : Người Việt, 29/09/2017
Trung Quốc sẽ sửa đổi hiến chương Đảng tại Đại hội 19 ? (VOA, 19/09/2017)
Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc dự kiến sẽ sửa đổi hiến chương tại kỳ đại hội Đảng 19 diễn ra vào tháng tới, Reuters dẫn nguồn truyền thông trong nước ngày 18/9 cho biết trong một chỉ dấu cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình muốn hệ tư tưởng chủ đạo của ông được vinh danh trong hiến chương.
Dự thảo sửa đổi hiến chương dự kiến sẽ được đệ trình tại phiên họp toàn thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 11/10/2017.
Kể từ khi đảm nhiệm chức vụ gần 5 năm trước, Tập Cận Bình đã nhanh chóng củng cố quyền lực, với những động thái như đứng đầu một nhóm lãnh đạo cải cách kinh tế và tự phong làm tổng tư lệnh quân đội. Mặc dù với tư cách là người đứng đầu Quân ủy Trung ương, Tập Cận Bình đã nắm trong tay quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang.
Bộ Chính trị, một trong những cơ quan quyền lực nhất của đảng, đã đưa ra dự thảo sửa đổi hiến chương, trong đó có "các quan điểm lý luận chính và tư tưởng chiến lược quan trọng". Dự thảo này sẽ được đưa ra bàn thảo vào kỳ Đại hội Đảng sắp tới, theo Tân Hoa Xã.
Mặc dù Tân Hoa Xã không tường thuật chi tiết về việc này, nhưng một trong những mục tiêu sửa đổi chính có thể là liệu học thuyết mang tên ông Tập Cận Bình có được ghi vào hiến chương, ngang tầm với các lãnh đạo đảng đã lập ra nước Trung Quốc cộng sản, chẳng hạn như Tư tưởng Mao Trạch Đông và Lý luận Đặng Tiểu Bình hay không.
Những người tiền nhiệm gần đây của Tập Cận Bình như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, đã từng sửa đổi hiến chương đảng để đưa vào những tư tưởng chủ đạo của họ, nhưng không trực tiếp gắn tên mình vào.
Giang Trạch Dân có "Thuyết ba đại diện", còn Hồ Cẩm Đào có "Khoa học phát triển quan".
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cố đẩy học thuyết "Tứ toàn" của Tập Cận Bình lên nhưng chưa rõ hiến chương sửa đổi sẽ đưa tư tưởng nào của ông Tập vào.
"Tứ toàn" nói về việc Trung Quốc phải nỗ lực "toàn diện" để xây dựng một xã hội thịnh vượng và tăng cường cải cách, pháp quyền và kỷ luật đảng.
"Việc sửa đổi hiến chương tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 19 dựa trên tình hình và nhiệm vụ mới, thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa xã hội với đặc trưng Trung Quốc và xây dựng Đảng", Reuters trích nguồn từ Tân Hoa Xã.
"Sửa đổi cần bao gồm các lý luận quan trọng và các ý tưởng chiến lược được trình bày trong một báo cáo" ngay vào lúc bắt đầu Đại hội Đảng, khai mạc ngày 18/10.
Vẫn theo Tân Hoa Xã, hiến chương sửa đổi phải đại diện cho sự "Hán hóa" mới nhất của chủ nghĩa Marx, khái niệm quản trị mới và "những kinh nghiệm mới trong việc củng cố và tăng cường lãnh đạo Đảng, và trong sự quản lý chặt chẽ của Đảng".
Dự thảo sửa đổi sẽ được đệ trình vào ngày 11/10 tại phiên họp toàn thể của đảng. Đây là cuộc họp quy mô nhỏ với khoảng 200 lãnh đạo cấp cao nhất để thông qua lần cuối chương trình nghị sự của Đại hội.
*******************
Dảng cộng sản Trung Quốc sắp đưa tư tưởng Tập vào điều lệ đảng ? (VOA, 19/09/2017)
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức đại hội 5 năm một lần vào tháng tới, các nhà phân tích chính trị sẽ đều theo dõi một điều quan trọng, đó là tên ông Tập Cận Bình.
Ảnh tư liệu - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Đương kim lãnh đạo Trung Quốc là một trong những nhân vật quyền lực nhất mà quốc gia này đã có trong nhiều thập kỷ, nhưng các nhà phân tích cho rằng tầm vóc của ông có thể được nâng cao hơn nữa nếu tên của ông được ghi vào điều lệ đảng.
Nếu điều đó diễn ra, ông Tập có thể sánh ngang hàng các vị khai quốc công thần của đảng như các cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình và Mao Trạch Đông.
Tối 18/9, truyền thông nhà nước Trung Quốc thông báo rằng trong đại hội vào tháng sau, đảng sẽ đưa lý luận quan trọng và tư tưởng chiến lược được vạch ra trong hội nghị vào điều lệ đảng. Đại hội khai mạc ngày 18/10.
Vẫn chưa rõ "Tư tưởng Tập" hay tên của ông sẽ có thể được đưa vào điều lệ ra sao, nhưng một số người đã hình dung được khái quát về những thay đổi.
Dương Giới Hoàng, giám đốc một trung tâm nghiên của trường Đại học Minh Truyền ở Đài Loan, nói sẽ quá ngạo mạn nếu dùng tên "Tư tưởng Tập" và điều đó thể hiện không tôn trọng ông Mao. Còn nếu gọi là lý luận (giống như Lý luận Đặng Tiểu Bình) lại quá bó hẹp, vì ông Tập xử lý nhiều lĩnh vực hơn như văn hoá, các chính sách phát triển quân sự và Đài Loan, so với ông Đặng Tiểu Bình.
Ông Dương nói : "Tư tưởng của ông Tập thực ra là kết hợp của cả tư tưởng ông Mao và ông Đặng. Sẽ không có tư tưởng Tập nếu không có việc ông Mao Hán hóa Chủ nghĩa Mác hay việc ông Đặng Tiểu Bình khởi động cải tổ, mở cửa thị trường".
David Kelly, giám đốc nghiên cứu thuộc China Policy, một công ty tư vấn ở Bắc Kinh, cho rằng vì ông Tập kiểm soát mọi cơ quan chính phủ, giới truyền thông và tuyên truyền, ông có thể sử dụng bất cứ nhan đề nào theo ý ông.
Ông Kelly nói : "Vì ông ấy có thể, nên ông ấy sẽ tự đưa mình trở thành chủ nhân của tư tưởng Tập, và sau đó ông sẽ pha trộn một số yếu tố trong nước, rất có thể dưới tiêu đề là tạo dựng một xã hội thịnh vượng hợp lý, thúc đẩy chính sách đối ngoại bao gồm Vành đai và Con đường, nhưng có lẽ sẽ sử dụng thuật ngữ là Giải pháp Trung Quốc".
Ông Kelly nói thêm rằng Trung Quốc đã không hành xử như một cường quốc dưới thời Hồ Cẩm Đào, nhưng đã làm như vậy khi dưới quyền lãnh đạo của ông Tập Cận Bình.
Một số người nói rằng công thức đó thật vô nghĩa và chủ yếu nhằm để tô vẽ quyền lực.
Nhà bình luận chính trị Paul Lin nói rằng việc đưa tư tưởng vào điều lệ của đảng không có gì khác ngoài những lời trống rỗng.
Tập Cận Bình : Lên đỉnh cao quyền lực, nỗi lo vẫn còn đó
Chỉ còn đúng sáu tuần nữa, ngày 18/10/2017, Trung Quốc khai mạc Đại hội đảng Cộng sản lần thứ XIX. Sự kiện trọng đại này sẽ đánh dấu quyền lực của chủ tịch Tập Cận Bình càng được củng cố thêm. Cánh cửa nhiệm kỳ hai cho chủ tịch Trung Quốc gần như chắc chắn, nhưng theo phân tích của Les Echos ngày 12/09/2017, lãnh đạo cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới sẽ phải đối đầu với nhiều thách thức kinh tế quan trọng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và vợ, bà Bành Lệ Viên, tại thượng đỉnh BRICS, Hạ Môn, Trung Quốc, ngày 04/09/2017. Reuters/Tyrone Siu
Thâu tóm quyền lực
"Tập Cận Bình đăng quang trong hoài nghi" là tựa bài phân tích của nhật báo kinh tế Pháp. Theo nguyên tắc, đại hội đảng sẽ phải thay mới 5 trong số 7 thành viên ban lãnh đạo chóp bu – Thường trực Bộ chính trị Đảng cộng sản- nhằm hỗ trợ cho chủ tịch Tập Cận Bình trong nhiệm kỳ năm năm sắp tới.
Nhiều câu hỏi đang được đặt ra : Ban lãnh đạo mới sẽ gồm những ai ? Đâu là những thế cân bằng giữa các nhóm lợi ích chính trị khác nhau ? Liệu rằng nhân kỳ đại hội, ông Tập Cận Bình có đưa ra một gương mặt thay thế cho năm 2022 theo như thỏa thuận ngầm về giới hạn tuổi tác hay không ? Hay là ông sẽ đoạn tuyệt với thông lệ này và làm theo cách của Putin, như nhiều tin đồn đang lan truyền ?
Từ mấy tháng qua, cỗ máy vận động trong hậu trường đã chạy hết công suất. Để củng cố cho vị thế của mình, ngoài việc sắp đặt các đồng minh vào những vị trí chủ chốt từ cấp trung ương cho đến địa phương, Tập Cận Bình còn thâu tóm các đặc quyền lấn lướt quyền hạn của thủ tướng như kiểm soát anh ninh hay kinh tế.
Thẳng tay thanh trừng các đối thủ chính trị thông qua các chiến dịch chống tham nhũng lớn chưa từng có từ thời Mao Trạch Đông đến giờ. Sự củng cố quyền lực còn thể hiện rõ qua hiện tượng sùng bái cá nhân, tăng cường kiểm soát đảng và trấn áp xã hội dân sự nhắm vào những người bảo vệ nhân quyền như giới luật gia.
Les Echos đặt câu hỏi : Phải chăng thái độ cứng rắn đó phản ảnh phần nào một hình thức cuống sợ trên thượng tầng lãnh đạo ? Vì cố bám lấy quyền lực mà Tập Cận Bình đã đoạn tuyệt với nguyên tắc điều hành tập thể và "gây thù chuốc oán".
Kinh tế : Quả bom nổ chậm
Song song đó, tình hình kinh tế phức tạp còn làm cho bối cảnh chính trị Trung Quốc thêm rối rắm. Quả thật kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu hồi phục. Tăng trưởng ở mức 6,9% cao hơn mức dự kiến ban đầu là 6,5%. Các nhà đầu tư cảm thấy được trấn an. Kinh tế Trung Quốc không giống như vào thời điểm xảy ra cơn bão chứng khoán 8/2015 hay như đầu năm 2016. Bắc Kinh đã cố gắng khoanh vùng các rủi ro tài chính và duy trì mức độ hoạt động cần thiết để bảo đảm việc làm và bình ổn xã hội.
Nhưng Les Echos cho rằng mô hình quản lý này không bền và tăng trưởng kinh tế chỉ ổn định do vòi cấp tín dụng vẫn còn rộng mở. Tổng nợ quốc gia bao gồm doanh nghiệp, hộ gia đình, chính phủ và địa phương tăng vọt gần gấp đôi ở mức 260% tổng sản phẩm nội địa (năm 2008 là 140%). Tháng 5/2017, lần đầu tiên kể từ năm 1989, cơ quan thẩm định tài chính Moody hạ điểm nợ quốc gia Trung Quốc.
Trong khi đó Bắc Kinh vật vã đối phó với nạn thất thoát dòng vốn. Các doanh nghiệp lớn và người giầu ồ ạt đầu tư ra nước ngoài với mục đích chuyển tiền ra ngoài lãnh thổ bất chấp những biện pháp kiểm soát tài chính nghiêm ngặt kể từ năm 2016.
Từ những quan sát trên, Les Echos cho rằng một phương trình khó giải đang dành cho Tập Cận Bình trong nhiệm kỳ sắp tới. Làm thế nào vừa phải giảm nợ, tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước mà không kềm hãm quá thô bạo đà tăng trưởng, dẫn đến thất nghiệp ồ ạt và bất ổn xã hội ?
Trung Quốc sợ dân biểu tình vì bụi phóng xạ
Hồ sơ Bắc Triều Tiên vẫn là tâm điểm thời sự quốc tế trên các nhật báo Pháp hôm nay. Les Echos cho hay "Bắc Kinh lo ngại tác động của vụ thử tên lửa lên chính trường nước này".
Địa điểm thử tên lửa Punggye-Ri nằm cách biên giới với Trung Quốc chưa đầy 100km. Vụ thử tên lửa mới nhất có dư chấn mạnh tương đương với một trận động đất 6,3 độ Richter. Hơn 100 triệu dân Trung Quốc sống tại những tỉnh nằm dọc theo vùng biên giới Đông Bắc đất nước.
Ngay sau vụ Bình Nhưỡng thử bom nhiệt hạch, chính quyền Bắc Kinh đã nhanh chóng khởi động hệ thống giám sát chất phóng xạ. Thứ Tư 06/09, Bắc Kinh đã trấn an dân chúng là không tìm thấy một dấu hiệu nhiễm phóng xạ bất thường nào trong không khí. "Chắc đó có lẽ là một quả bom sạch", như lời bình chế giễu của một cư dân mạng.
Theo Les Echos, sở dĩ chính quyền Trung Quốc tỏ ra lo lắng về bụi rơi phóng xạ đó là vì Bắc Kinh e sợ một thảm kịch môi trường có thể biến thành một làn sóng phản đối xã hội, vào lúc Đại hội đảng lần thứ XIX đang đến gần.
Moon Jae-in giữa hai gọng kềm Kim Jong-un và Donald Trump
Tại Hàn Quốc, Le Monde nhận thấy là "Chính sách mở rộng vòng tay của tổng thống Moon với Bình Nhưỡng đang bị cản trở". Lãnh đạo Hàn Quốc giờ trong thế lưỡng nan. Làm thế nào duy trì chính sách "dang tay" với Bình Nhưỡng, nhưng vẫn không tỏ ra nhún nhường ?
Một loạt vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên cùng với lời qua tiếng lại dữ dội giữa Washington và Bình Nhưỡng đang làm cho hướng hành động của Seoul ngày càng hẹp dần. Vụ thử mới nhất buộc Seoul phải có phản ứng cho xúc tiến chương trình lắp đặt lá chắn tên lửa THAAD, và phải liên kết với các đồng minh gây áp lực mạnh mẽ lên Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, chính quyền Seoul vẫn chưa muốn từ bỏ giải pháp cùng tồn tại hòa bình, do đó, tổng thống Moon không ngần ngại chỉ trích các tuyên bố của tổng thống Mỹ Donald Trump vốn dĩ cho rằng "lời lẽ hòa dịu không còn tác dụng". Một lời chỉ trích khiến Washington phật lòng.
Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Mỗi tác nhân một phần bánh
Trong khi Hoa Kỳ vật vã tìm hậu thuẫn của Trung Quốc và Nga để áp đặt lệnh trừng phạt mới lên Bắc Triều Tiên, La Croix trên trang nhất đặt câu hỏi lớn : "Ai sẽ chặn được Kim Jong-un ?". Câu trả lời có lẽ là không ai hết. Bởi vì theo tóm tắt của nhật báo Công giáo, cả 6 quốc gia can dự chính đều mong muốn tận dụng hồ sơ Bắc Triều Tiên để phục vụ cho những lợi ích riêng của mình.
Đầu tiên hết là Bắc Triều Tiên. Bán đảo Triều Tiên từ lâu được xem như là một bàn cờ tranh giành ảnh hưởng giữa hai cường quốc Mỹ - Trung. Vũ khí hạt nhân là một sự bảo đảm cho sự sống còn của chế độ họ Kim trước sự hiện diện của 30 000 binh sĩ Mỹ tại Hàn Quốc và nguy cơ thống nhất đất nước dưới sự kiểm soát của Seoul.
Bị phớt lờ và đánh giá thấp, các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng giờ đi đến một điều hiển nhiên : Bắc Triều Tiên đã trở thành một cường quốc hạt nhân, khả tín, có khả năng tự vệ trong trường hợp bị Hoa Kỳ tấn công. Sự "bảo đảm sống còn" này giờ đang làm cả thế giới run rẩy.
Về phần Hàn Quốc, thống nhất hai miền chỉ là một chuyện hão huyền. Anh em một nhà nhưng chẳng khác nào hai kẻ xa lạ. Cả hai phía thật ra chưa sẵn lòng hợp nhất, bởi vì miền Nam giầu có không có ý định chia sẻ tài sản với người anh em nghèo khổ. Một sự tái hợp có thể tốn của Seoul đến 2 000 tỷ đô la. Duy trì hiện trạng hiện nay lại rất thích hợp với Seoul. Ngoài việc đề nghị đàm phán, mọi cánh cửa khác hầu như vẫn khép chặt.
Với Hoa Kỳ, một mặt cuộc khủng hoảng bán đảo Triều Tiên cho thấy rõ thất bại cay đắng của "chính sách kiên nhẫn" có từ thời Obama, tạo thuận lợi cho Bình Nhưỡng cải tiến công nghệ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Mặt khác, đó lại là cơ hội để Washington bán vũ khí cho các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời biện minh cho việc tăng cường sự hiện diện của lính Mỹ trong vùng Thái Bình Dương, trước đà gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại Châu Á. Trên thực tế, mối họa Bắc Triều Tiên chỉ là cái cớ để Hoa Kỳ "kềm giữ" mối nguy hiểm thật sự là Trung Quốc.
Thế còn Nhật Bản thì sao ? Trước hết, mối nguy Bắc Triều Tiên cho phép chính quyền Shinzo Abe có thể lách điều khoản cấm Nhật Bẩn có một đội quân "tấn công" theo quy định trong hiệp ước quân sự giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ năm 1951. Viện dẫn mối nguy Bắc Triều Tiên đe dọa an ninh quốc gia, thủ tướng Nhật Bản có thể mua hàng tỷ trang thiết bị quân sự của Hoa Kỳ. Ông Shinzo Abe còn lợi dụng hồ sơ này để biện minh cho chương trình cải cách Hiến Pháp hiếu hòa muốn đất nước có một quân đội "bình thường".
Liên quan đến Trung Quốc, La Croix nhắc lại không nên trông đợi nhiều vào cường quốc kinh tế thứ hai thế giới. Bắc Kinh không bao giờ bỏ rơi Bình Nhưỡng trên phương diện kinh tế lẫn ngoại giao. Bắc Triều Tiên dưới sự bảo hộ của Trung Quốc được xem như là một quốc gia đệm đối phó với sự hiện diện của lính Mỹ đóng tại Hàn Quốc. Do đó, đối với Bắc Kinh, giải pháp cho hồ sơ Bắc Triều Tiên là qua bàn đàm phán, và mọi ý định dùng vũ lực là điều không thể chấp nhận.
Cuối cùng, nước Nga muốn gì trong cuộc khủng hoảng này ? Theo La Croix, Moskva cũng như Seoul chỉ muốn duy trì hiện trạng. Vốn cũng đang chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt phương Tây do sự can dự của Nga vào Ukraine, Bắc Triều Tiên là quốc gia trung chuyển để Nga xuất khẩu nguyên nhiên liệu sang Hàn Quốc.
Trừng phạt không có hiệu quả với chế độ Kim Jong-un
Như vậy với những lợi ích riêng của từng quốc gia, phải chăng các biện pháp trừng phạt mới sẽ chẳng có hiệu quả ? Trả lời phỏng vấn La Croix, bà Sylvie Matelly, phó giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp khẳng định là "không".
Đối với những quốc gia đưa ra sáng kiến, lệnh trừng phạt được cho là có hiệu quả vì chúng cho phép tránh được một cuộc can thiệp quân sự đắt đỏ (...). Do đó theo quan điểm của bà Matelly, những biện pháp trừng phạt kinh tế hầu như chẳng có tác động nào lên tầng lớp lãnh đạo Bắc Triều Tiên, cũng như lên thủ đô Bình Nhưỡng, do điều kiện sống đã được cải thiện rõ rệt. Ngược lại, lãnh đạo Bắc Triều Tiên còn có thể đả kích cộng đồng quốc tế, mà đứng đầu là Hoa Kỳ.
Trừng phạt Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ đơn độc ?
Trong bối cảnh khủng hoảng Bắc Triều Tiên rơi vào bế tắc, báo Le Monde có đăng bài nhận định của cựu bộ trưởng Pháp Pierre Lellouche cho rằng, "Hoa Kỳ đơn độc đối mặt với Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc".
Từ 25 năm nay, Bắc Triều Tiên đã liên tục phát triển chương trình hạt nhân. Có ý kiến cho rằng, vũ khí nguyên tử là lá bùa hộ mệnh của chế độ Kim Jong-un. Trường hợp Sadam Hussein năm 2003, Kadhafi năm 2012, càng củng cố luận điểm này.
Tác giả đặt câu hỏi : Nếu giả thuyết này sai thì sao ? Ví dụ Bình Nhưỡng không coi vũ khí nguyên tử là phương tiện phòng vệ, răn đe mà là để tấn công, thay đổi nguyên trạng, đánh chiếm Hàn Quốc để thống nhất bán đảo Triều tiên, chấm dứt sự hiện diện của Mỹ không chỉ trên bán đảo Triều Tiên, tại Nhật Bản, mà cả trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thì sao ?
Bởi vì cho đến lúc này, không một ai ở phương Tây, cũng như tại Trung Quốc và Nga, có thể biết được ý định của Kim Jong-un. Không ai biết ông ta nghĩ gì, muốn gì. Giải pháp bảo đảm sự tồn tại của chế độ, đi kèm với việc trợ kinh tế, đánh đổi lấy việc từ bỏ hạt nhân, cũng thất bại. Vậy phải chăng nên coi Bắc Triều Tiên là siêu cường hạt nhân ? Nếu vậy thì nguy cơ chạy đua vũ trang, phát triển vũ khí hạt nhân trên thế giới sẽ rất lớn.
Chính vì thế cựu bộ trưởng Pháp cho rằng giảm căng thẳng là giải pháp duy nhất và đây là vai trò của Liên Hiệp Quốc và ngoại giao. Nếu Hoa Kỳ vẫn nghĩ là vẫn còn có khả năng buộc các nước ở Liên Hiệp Quốc nghe theo thì họ sẽ đơn độc tại tại Hội Đồng Bảo An trong hồ sơ Bắc Triều Tiên và các trừng phạt mà Washington đưa ra sẽ thất bại.
Trung Quốc không có lợi ích gì nghe theo Hoa Kỳ và nếu phải lựa chọn thì Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận một Bắc Triều Tiên cộng sản hơn là một Hàn Quốc đồng minh của Mỹ tiến sát gần biên giới Trung Quốc. Còn Nga hiện đang "cay đắng" vì bị Mỹ và phương Tây trừng phạt thì không hề muốn giúp đỡ Hoa Kỳ.
Nếu nghị quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên vừa được thông qua tại Hội Đồng Bảo An lại vẫn không hiệu quả thì điều này càng khuyến khích Kim Jong-un đi xa hơn trong chương trình hạt nhân, và nguy cơ xẩy ra một cuộc xung đột ngày càng lớn. Do vậy, Mỹ và Trung Quốc cần khẩn trương ký một thỏa thuận chung để giải quyết cuộc khủng hoảng, trong đó bao gồm cả việc "đền bù" cho Bắc Triều Tiên.
Trang nhất các báo Pháp : Biểu tình chống cải cách luật lao động
Chương trình cải cách luật lao động thông qua bằng sắc lệnh sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 9 này. Nghiệp đoàn CGT hôm nay xuống đường phản đối dự thảo luật.
Trên trang nhất, Le Monde nhận định : "Luật lao động, phép thử xã hội đầu tiên cho chính phủ". Le Figaro chạy tít : "Luật Lao động : Cuộc thử lửa". Đây là lần đầu tiên tổng thống Pháp Emmanuel Macron đối đầu với một cuộc biểu tình của giới công đoàn.
Về phần mình, Libération nhận thấy, để "đối phó với đường phố", bộ máy điều hành liên tiếp thông báo nhiều chương trình cải cách khác, nhằm làm nản lòng phe đối lập. Libération đặt câu hỏi liệu chiến lược này của chính phủ có là một cuộc đánh cược mạo hiểm hay không ?
Minh Anh
Lần thứ nhì trong bốn tháng qua, ông Kim Jong-un đã dám làm nhục Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, lãnh tụ duy nhất trên thế giới có đủ sức mạnh và quyền lực để bóp cổ nền kinh tế của Bắc Hàn với ảnh hưởng có tiềm năng có thể dẫn đến bại vong cho chế độ Bình Nhưỡng.
Khi ông Kim làm nhục ông Tập
Ông Kim không những thực hiện vụ thử hạt nhân hôm Chủ Nhật tuần rồi biết rằng nó sẽ làm Bắc Kinh nổi giận, ông còn làm như vậy trong khi ông Tập Cận Bình chuẩn bị tiếp đón các lãnh tụ của Brazil, Nga, Ấn Độ, và Nam Phi trong khối BRICS ở thành phố Hạ Môn.
Vụ thử tạo nên một cơn địa chấn đo được 6.3 độ Richter, làm rung chuyển một vùng thuộc tỉnh Cát Lâm gần biên giới với Bắc Hàn. Tối hôm Chủ Nhật, Bộ Môi Trường Trung Quốc nói họ sẽ theo dõi khu vực biên giới để xem có phóng xạ hay không.
Vụ thử hạt nhân hôm Chủ Nhật đến chỉ chưa đầy một tuần lễ sau khi chế độ của ông Kim phóng một hỏa tiễn bay ngang qua Nhật, trong một cử chỉ tính toán để làm nhục Tokyo và gián tiếp là đồng minh Hoa Kỳ của họ. Cũng hôm Chủ Nhật, Tổng Thống Donald Trump đổ thêm dầu vào lửa, ngầm ý nói là vụ thử hạt nhân này là một sự làm nhục chính là cho Trung Quốc, mà lãnh thổ bị các cơn hậu chấn thực sự làm rung chuyển. Ông Trump tweet : "Bắc Hàn là một quốc gia đạo tặc vốn đã trở thành một đe dọa và một mối bực tức cho Trung Quốc, vốn đang tìm cách giúp đỡ nhưng không có bao nhiêu thành công".
Nhưng vẫn còn chưa rõ là ngay cả một sự sỉ nhục gửi đến vào ngay trước một sự kiện quan trọng của Trung Quốc có thuyết phục được ông Tập sử dụng một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà cho đến nay họ chưa bao giờ sử dụng đối với Bình Nhưỡng : Chặn việc cung cấp xăng dầu vào Bắc Hàn.
Cũng như đe dọa của ông Trump sẽ đổ "máu lửa và thịnh nộ" lên Bình Nhưỡng được mọi người coi là không có thực chất vì tiềm năng tàn phá cho Nam Hàn và Nhật của một cuộc phản công của Bắc Hàn. Bắc Kinh thực sự cũng bị giới hạn như vậy trong cách hành xử vì lo sợ một cuộc khủng hoảng dân tỵ nạn có thể xảy ra vì sự sụp đổ kinh tế và chính trị của Bắc Hàn.
Một nhân vật thân cận với các nhà làm kế hoạch ngoại giao cho Bắc Kinh giải thích : "Cái vụ thử hạt nhân này là một trong những điều rất ít có thể dẫn đến một sự cắt đứt cung cấp nhiên liệu, nhưng chúng tôi vẫn còn ngần ngại làm vậy. Theo cách nhìn của Bình Nhưỡng, cả ông Trump lẫn ông Tập đều là cọp giấy".
Ông Michael Kovrig của tổ chức International Crisis Group đồng ý.
Ông nói : "Trung Quốc coi cấm vận là một hình phạt cho hành vi xấu chứ không phải là phương tiện hữu hiệu để đạt giải giới". Ông Kovrig đang ở chính vùng biên giới thuộc tỉnh Cát Lâm hôm Chủ Nhật và thấy đất rung chuyển sau vụ thử hạt nhân. Nhưng ông nói : "Tôi không tin là Trung Quốc sẽ cắt đứt việc cung cấp xăng dầu, vì như vậy có nguy cơ tạo nên một cuộc khủng hoảng kinh tế của Bắc Hàn và trả thù".
Cũng phải xin thêm là cuộc họp của ông Tập tuần này với các lãnh tụ khối BRICS là cuộc họp quốc tế quan trọng thứ nhì mà ông chủ trì năm nay. Biến cố ngoại giao quan trọng nhất của ông – một diễn đàn hôm Tháng Năm cho sáng kiến "Con đường lụa mới" nhằm tăng cường các liên hệ hạ tầng cơ sở ở vùng lục địa Âu Á và Phi Châu – cũng bị Bình Nhưỡng qua mặt khi họ thử thành công một hỏa tiễn tầm trung có khả năng bắn trúng đảo Guam của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương và là nơi có căn cứ của các phi cơ ném bom tàng hình có thể chở đầu đạn hạt nhân đến tấn công Bắc Hàn.
Hôm tối Chủ Nhật, phần chính của bản tin trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV dẫn trước với cuộc họp thượng đỉnh BRICS và để dành hơn một nửa thời lượng cho cuộc họp này, trong khi chỉ nhắc đến vụ thử hạt nhân của Bắc Hàn trong một mẩu tin ngắn ở cuối chương trình.
Trong khi không nhắc đích danh Bắc Hàn ở Hạ Môn hôm Chủ Nhật, ông Tập nói "khủng bố, đột nhập tin tặc và ‘những đe dọa khác’ đã là một bóng đen che phủ địa cầu".
Giáo Sư Thời Ân Hoàng, chuyên gia về bang giao quốc tế ở viện đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh, tin là sự liên tiếp khiêu khích này là bằng cớ "quyết chí và tự tin" của lãnh tụ trẻ tuổi ở Bắc Hàn. Giáo sư nói : "Kim Jong-un không lo ngại về điều mà Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể làm. Những lệnh cấm vận ngày càng rộng và khắc nghiệt của Liên Hiệp Quốc có thể đau đớn, nhưng ông cũng biết là ông đang tiến tới đạt được mục tiêu của mình là có được một hỏa tiễn hạt nhân hoạt động tốt". Ông nói thêm : "Dưới áp lực của Hoa Kỳ, Trung Quốc có những nhượng bộ lớn về Bắc Hàn hết lần này sang lần khác. Trung Quốc không còn bao nhiêu cách để đối phó với Bắc Hàn nữa".
Đối với ông Tập, sự nhức đầu và bực bội này là điều ông phải thường xuyên chịu đựng vì ông Kim là một người đặc biệt khó chịu và bản thân ông không có cảm tình với lãnh tụ trẻ của nước láng giềng này.
Trong khi các lãnh tụ Trung Quốc thường xuyên tỏ vẻ khinh thường với lãnh tụ Kim Jong-un của Bắc Hàn trong những cuộc nói chuyện riêng tư, tuần rồi, cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Trung Quốc tiết lộ là chính Chủ tịch nước của quốc gia này cũng không ưa gì ông Kim.
Ông Max Baucus, người làm đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh cho đến khi Tổng Thống Donald Trump lên nắm quyền, nói với chương trình Today của đài phát thanh số 4 của hệ thống BBC là ông Tập Cận Bình ghét cay ghét đắng ông Kim Jong-un, nhưng sẵn sàng dung túng nhà độc tài này vì sự ổn định của bán đảo Triều Tiên. Ông Baucus bảo ông Tập "kinh sợ bất ổn ở bán đảo Triều Tiên".
Ông kể lại : "Cái thành ngữ chửi rủa tệ nhất mà tôi từng được nghe Chủ tịch Tập Cận Bình dùng là để tả ông Kim Jong-un. Ông ấy không thích cái người đó tí nào cả". Nhưng ông thêm : "Trung Quốc tôn thờ ổn định. Họ sẵn sàng dung túng sự bất định về chương trình hỏa tiễn của ông Kim ngày nào mà bán đảo Triều Tiên còn ổn định về kinh tế và chính trị. Họ không muốn một cuộc khủng hoảng mà kết quả là dân tỵ nạn đổ qua biên giới vào Trung Quốc. Họ chắc chắn không muốn giải pháp mà theo đó Hoa Kỳ và Nam Hàn có thêm ảnh hưởng ở bán đảo này, và bởi vì, trông kìa, Hoa Kỳ căn bản đã vào đến ngay cửa sau của Trung Quốc".
Bởi thế, ông Tập sẵn sàng để cho "tên nhóc mập ú" đó làm nhục mình.
Trung Quốc cải tổ quân đội trước Đại Hội Đảng (RFI, 02/09/2017)
Trước thềm đại hội đảng cộng sản, ngày 01/09/2017, Trung Quốc bổ nhiệm nhiều tư lệnh quân đội mới. Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thực hiện một chương trình cải tổ, hiện đại hóa quân đội đầy tham vọng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và những thay đổi sâu rộng trong hàng ngũ quân đội. Ảnh ngày 01/09/2017. Reuters
Theo hãng tin Reuters, ông Hàn Vệ Quốc (Han Weiguo) được bổ nhiệm làm tư lệnh lục quân Trung Quốc. Tướng Hàn Vệ Quốc không phải là gương mặt nổi tiếng nhất, nhưng trong hai năm qua, ông là nhân vật đã thăng tiến rất nhanh. Chính ông là người tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Quân Đội Trung Quốc hồi tháng 07/2017.
Bộ quốc phòng Trung Quốc cũng thông báo bổ nhiệm tướng Đinh Lai Hàng (Dig Laihang) vào vị trí tư lệnh Không quân. Hồi tháng 01/2017, ông Thẩm Kim Long (Shen Jinlong), một nhân vật thân tín của chủ tịch Tập Cận Bình, đã được bổ nhiệm làm tư lệnh Hải quân.
Trong đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc vào ngày 18/10/2017, cả ba vị tướng trên đều có khả năng sẽ tham gia Quân ủy trung ương do Tập Cận Bình làm chủ tịch.
*********************
Trung Quốc : Nhại bản quốc ca sẽ bị án tù (RFI, 02/09/2017)
Bắc Kinh chuẩn bị ban hành một bộ luật mới nhân lễ Quốc Khánh 01/10/2017, cấm chế giễu, nhại lời bản quốc ca Trung Quốc. Sử dụng không đúng chỗ bản quốc ca có thể bị phạt tù.
Gần đến Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh ra luật mới bảo vệ bài quốc ca. Reuters/Carlos Barria
Thông tín viên đài RFI Heike Schmidt nhấn mạnh, không thể đùa giỡn với "Nghĩa dũng quân tiến hành khúc" :
"Trong ngày lễ khai giảng cho một năm học mới tuần này, người ta đã trông thấy hình ảnh học sinh Trung Quốc thắt khăn quàng đỏ, tay dơ lên cao, ra sức cất tiếng hát bản Nghĩa dũng quân tiến hành khúc.
Đứng lên ! Những người không muốn làm nô lệ !
Với máu thịt chúng ta, hãy cùng nhau xây dựng Trường Thành mới !".
Dùng lời của bản quốc ca trong các chiến dịch quảng cáo, trong các buổi lễ tang hay nhảy múa trên nền bản hành khúc này ở các công viên, như các vị cao niên Trung Quốc thường vẫn làm từ trước tới nay, giờ đây có thể bị phạt tù. Bản án tối đa lên tới 15 ngày
Tác phẩm Nghĩa dũng quân tiến hành khúc được sáng tác năm 1935 như một lời kêu gọi vùng lên chống quân đô hộ trong thời kỳ Trung Quốc bị quân đội Nhật hoàng chiếm đóng. Giờ đây, tác phẩm này có nhiệm vụ khơi dậy lòng yêu nước của muôn dân. Cần hiểu là đảng cộng sản và tổng bí thư Tập Cận Bình khai thác tinh thần yêu nước đó để nắm giữ quyền lực.
Quốc ca Trung Quốc khép lại với lời kêu gọi Tiến lên, tiến lên, tiến ! giờ đây được một bộ luật bảo vệ".
RFI tiếng Việt
********************
Trung Quốc hình sự hóa việc không tôn trọng quốc ca (RFA, 01/09/2017)
Bất cứ ai chế nhạo quốc ca của Trung Quốc đều sẽ bị cảnh sát giam giữ lên đến 15 ngày. Đây là luật mới được các đại biểu quốc hội Trung Quốc đồng thuận vào ngày 1 tháng 9. Luật này áp dụng cho cả Hồng Kông và Ma Cao.
Đội tuyển Trung Quốc hát quốc ca trước trận đấu bóng rổ tại Thế vận hội Olympic Rio 2016. Ảnh chụp ngày 10 tháng 8 năm 2016. AFP
Hãng tin Reuters cho biết luật mới sẽ giúp "thúc đẩy chủ nghĩa yêu nước và nuôi dưỡng các giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa".
Reuters cho biết kể từ khi lên làm chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình ngoài việc cho tiến hành đàn áp mạnh mẽ quyền tự do ngôn luận, còn có những luật mới với mục tiêu được nói để bảo đảm cho đất nước khỏi những mối đe dọa từ bên trong và bên ngoài.
Luật mới về quốc ca cấm việc sử dụng quốc ca làm nhạc nền và cả trong quảng cáo, không sử dụng trong đám tang và "những dịp không thích hợp" khác. Luật quy định cả việc giam giữ hành chính đối với bất kỳ phiên bản quốc ca nào được thực hiện một cách "méo mó" hoặc "nhạo báng".
Ngoài ra những người tham dự các sự kiện công cộng phải chú ý và thể hiện một cách trang nghiêm khi bài quốc ca được phát lên.
Luật mới hình sự hóa những hành vi bị cho là xúc phạm quốc ca của Trung Quốc gây phản ứng từ giới ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông.
***********************
Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 khai mạc ngày 18/10 (RFI, 31/08/2017)
Tân Hoa Xã hôm 31/08/2017 loan báo, Đại hội lần thứ 19 của Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ khai mạc vào ngày 18/10 tới. Theo Reuters và AFP, trong dịp này chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Tập Cận Bình sẽ tiếp tục lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm, và nắm thêm quyền lực trong đảng.
Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, Bắc Kinh, ngày 14/11/2012 - Reuters/Carlos Barria
Trước Đại hội Đảng là Hội nghị trung ương 11, bắt đầu họp từ ngày 11/10. Tân Hoa Xã không cho biết Đại hội 19 kéo dài đến ngày nào, chỉ nói rằng "sẽ phân tích sâu sắc tình hình quốc tế và trong nước hiện nay", và vạch kế hoạch hành động, đưa ra các chỉ đạo về chính trị.
Báo chí chính thức đưa lại bản tin của Tân Hoa Xã không sai một dấu phẩy, khẳng định trên 2.300 đại biểu "sẽ áp dụng tinh thần các bài diễn văn quan trọng của tổng bí thư Tập Cận Bình, cũng như các luận thuyết, tư tưởng, chiến lược mới của Trung ương Đảng".
Năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã được công nhận tư cách "hạt nhân" của Đảng cộng sản Trung Quốc, với uy quyền bao trùm lên bộ máy đảng, mà những người tiền nhiệm chưa hề có được, kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay.
Thành phần tương lai các ủy viên thường trực Bộ Chính trị vẫn đang để ngỏ. Theo quy luật bất thành văn xưa nay, đa số ủy viên hiện thời ở tuổi về hưu sẽ được thay thế. Tuy nhiên đang có những tin đồn về số phận ông Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), nhân vật có ảnh hưởng lớn và là cánh tay đắc lực của Tập Cận Bình trong chiến dịch chống tham nhũng. Nếu ông Vương được tiếp tục tại nhiệm, thì đây sẽ là điều chưa có tiền lệ.
Theo các nhà quan sát, nhiều phe phái khác nhau đang đối đầu trong hậu trường để đưa ứng viên của phe mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của chế độ.
Trong bối cảnh đó, sự kiện nguyên bí thư thành ủy Trùng Khánh, ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), 53 tuổi, hồi giữa tháng Bảy bị điều tra tham nhũng và Trần Mẫn Nhĩ (Chen Miner) lên thay, rất được chú ý. Người ta cho rằng ông Tôn, ủy viên trẻ nhất trong Bộ Chính trị, vốn có nhiều hy vọng trở thành ủy viên thường trực, đã bị ông Tập thanh trừng để đưa người thân tín là ông Trần vào.
Theo truyền thống, thì Tập Cận Bình phải rời ghế vào năm 2022 sau 10 năm cầm quyền. Nhưng theo lời đồn đại trong giới lãnh đạo, ông Tập có thể không còn giữ chức chủ tịch nước nhưng vẫn tiếp tục là tổng bí thư, chức vụ quan trọng nhất ở Trung Quốc.
Thụy My
Tập Cận Bình muốn thành "Mao của thế kỷ 21"
Ám ảnh "khủng hoảng tài chính" toàn cầu 10 năm sau vụ phá sản của ngân hàng Mỹ Lehman Brothers, những lợi hại của việc đồng euro tăng giá, hay việc nhiều nơi tại Châu Âu đang đối mặt với tình trạng "quá tải du lịch", là một số chủ đề trang nhất của báo Pháp ngày đầu tuần lễ thứ hai tháng 8/2017. Trước hết xin giới thiệu bài phân tích trên Le Figaro tham vọng trở thành một Mao Trạch Đông thứ hai của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trước thềm Đại Hội 19 của Đảng Cộng Sản mùa thu năm nay.
Ông Tập Cận Bình phát biểu nhân ngày thành lập Quân Đội Trung Quốc, Bắc Kinh, 01/08/2017. REUTERS/Damir Sagolj
Bài "Tại Trung Quốc, Tập Cận Bình (Xi Jin Ping) tự khẳng định là nhà tư tưởng mới của chủ nghĩa cộng sản" nhấn mạnh đến một điều đã trở thành truyền thống của nước Trung Quốc cộng sản. Đó là các lãnh đạo nổi tiếng nhất, bắt đầu với Mao Trạch Đông (Mao Tse Tung), đều được nâng lên hàng "các đại trí thức".
Trong những tháng gần đây, để chuẩn bị cho kỳ Đại Hội quan trọng sắp tới, cỗ máy tuyên truyền của chế độ "chạy hết công suất" để giới thiệu ông Tập Cận Bình như "một ngọn đèn pha tư tưởng mới, có thể mang lại sự vĩ đại cho Trung Quốc". Hiếm khi sự sùng bái cá nhân trên báo chí Nhà nước Trung Quốc lại mãnh liệt đến như vậy. Độc giả có thể thấy những dòng ca tụng lãnh đạo họ Tập như là "kiến trúc sư và người cầm lái thúc đẩy sự nghiệp tái sinh vĩ đại của nhân dân Trung Quốc".
"Đóng góp lớn cho nhân loại"
Nhiều "chuyên gia" ca ngợi tầm cỡ nhân loại của tư tưởng Tập Cận Bình. Một giáo sư tôn vinh "tư tưởng cầm quyền" của "hoàng đế đỏ" như là "một bước tiến lớn lao của chủ nghĩa Mác tại Trung Quốc trong giai đoạn đương đại", và đồng thời cũng là "một đóng góp lớn cho nhân loại". Các cán bộ của đảng được khuyến khích tắm mình trong nguồn suối trí thức này. Một phụ trách trường học của đảng còn gọi đây là "nhiệm vụ quan trọng nhất" của các nhà nghiên cứu.
Chính trị gia Lâm Hòa Lập (Willy Lam), đại học Trung Văn Hồng Kông (CUHoa Kỳ), giải thích cơn sốt tư tưởng Tập Cận Bình tại Trung Quốc, chính là "vừa để củng cố quyền lực, vừa để thỏa mãn ham muốn bản ngã" của ông Tập. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Hồng Kông, trên thực tế Tập Cận Bình hoàn toàn "không phải là một nhà trí thức, cũng không phải là một nhà tư tưởng độc đáo", "về mặt lý thuyết, ông ta không đề xuất một điều gì mới mẻ, cả về mặt kinh tế, xã hội hay chính trị". Ngược lại, lãnh đạo Trung Quốc đương nhiệm lại xuất sắc trong việc tuyên truyền cho "một giấc mơ Trung Hoa".
Theo nhiều nhà quan sát, như nhà Hán Học Pháp Jean-Pierre Cabestan, Đại học Báp-tít tại Hồng Kông, thì Đảng Cộng Sản Trung Quốc của ông Tập cố gắng thích nghi học thuyết Mác-Lê Nin với hiện thực của xã hội Trung Quốc hiện nay. Các phát biểu của chủ tịch Trung Quốc đang được nhào nặn thành một tập hợp lý luận gắn bó.
Theo Le Figaro, tham vọng của Tập Cận Bình là rất lớn. Mục tiêu của chủ tịch Trung Quốc là đưa "tư tưởng" của mình vào Hiến pháp, nhằm vĩnh viễn để lại tên tuổi, tiếp theo Mao Trạch Đông. Chỉ có "người cầm lái vĩ đại" Mao Trạch Đông mới có được tôn vinh là "nhà tư tưởng". Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình (Deng Xiao Ping), người khởi xướng cải cách kinh tế Trung Quốc cũng chỉ được coi là "nhà lý luận", một danh hiệu "kém vẻ vang hơn". Giang Trạch Dân (Jiang Ze Min) và Hồ Cẩm Đào (Hu Jin Tao) thậm chí còn không được nêu tên trong văn bản này.
Theo nhà Hán học Jean-Pierre Cabestan, để đạt được cương vị "trí thức" ngang với Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình phải kiểm soát được Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Le Figaro nhấn mạnh là hiện tại, ông Tập đang đưa những người thân tín vào các cương vị chủ chốt trong đảng, tuy nhiên, điều quan trọng là ông ta "phải hóa giải được sự lưỡng lự của các phe phái", bởi trào lưu sùng bái cá nhân ông Tập hiện nay nhắc lại hồi ức không xa về Mao Trạch Đông, người chủ xướng cuộc "Đại Nhảy Vọt", để lại nhiều hậu quả khủng khiếp cho xã hội Trung Hoa.
"Các tham vọng toàn cầu của Tập Cận Bình"
Cũng về Tập Cận Bình, Le Monde bắt đầu loạt bài "Các tham vọng toàn cầu của Tập Cận Bình" (kéo dài 8 số). Số đầu tiên hôm nay mang tựa đề "Những Con Đường Tơ Lụa Mới, Chân trời của Trung Quốc thế kỷ XXI". Cũng Le Monde có bài phóng sự giới thiệu về Trùng Khánh (Chong Qing), được mệnh danh là một thành phố ga trọng điểm trên tuyến đường sắt Âu-Á, tuyến đường mà Bắc Kinh đang đầu tư, đi vào hoạt động từ năm 2014.
Mỹ : "Gọng kìm siết lại" quanh Trump, trong lúc thất nghiệp giảm mạnh
Về thời sự quốc tế, Les Echos chú ý đến tình thế khó khăn tổng thống Mỹ Donald Trump trong nghi án Nga can thiệp, đồng thời ghi nhận tỉ lệ thất nghiệp tháng 7 giảm đến mức thấp nhất kể từ năm 2001 (4,3%). Tổng thống Trump vừa rời Nhà Trắng về nghỉ tại khu chơi golf New Jersey hôm thứ Sáu, tuần trước, 4/8, đúng vào lúc các thông tin tốt lành về thất nghiệp giảm tại Mỹ được công bố.
Donald Trump nhanh chóng tung lên Twitter một thông điệp ca ngợi thành quả "tuyệt vời" này, với nhận xét là ông chỉ "vừa mới bắt đầu" nhiệm kỳ. Tuy nhiên, cũng vào thời điểm đó, Robert Mueller - viên chưởng lý phụ trách điều tra – thông báo thành lập "bồi thẩm đoàn", một giai đoạn được đánh giá là "quyết định" trong tiến trình điều tra. Việc này chưa khẳng định ngay là các cáo buộc sẽ trực tiếp nhắm vào tổng thống, tuy nhiên điều có thể thấy là các phương tiện được triển khai là "hùng hậu".
Để giới hạn khả năng can thiệp của tổng thống, hai dự luật được đệ trình trước Quốc Hội Mỹ trong tuần này, với mục tiêu không cho phép Donald Trump cách chức chưởng lý Mueller, nếu không có sự đồng ý của ba thẩm phán liên bang.
Bắc Kinh "phó mặc" Bắc Triều Tiên cho Liên Hiệp Quốc
Báo Le Figaro ghi nhận Washington đã giành được "một chiến thắng ngoại giao đáng kể" hôm thứ Bảy, 05/08, với việc 15 thành viên Hội Đồng Bảo An nhất trí thông qua một nghị quyết trừng phạt nghiêm khắc Bình Nhưỡng. Nghị quyết được đánh giá là "khắc nghiệt chưa từng có" nhằm để đáp lại hai vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa. Điều gây "ngạc nhiên" là chính Trung Quốc đã ủng hộ nghị quyết trừng phạt đồng minh cứng đầu này.
Le Figaro cũng ghi nhận thái độ quyết liệt khác thường của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) trong cuộc gặp đồng nhiệm Bắc Triều Tiên Ri Su Yong, bên lề các hội nghị ASEAN mở rộng tại Manila, đang diễn ra.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu các trừng phạt mới có hiệu quả ? Theo nhà báo Eduardo Porter, phát biểu trên New York Times, trừng phạt kinh tế chỉ đạt mục tiêu khi "thực sự được thực thi một cách đa phương". Kinh nghiệm cho thấy hàng loạt trừng phạt nhắm vào Bình Nhưỡng từ năm 2006, đã không cản trở Bắc Triều Tiên tiếp tục đàn áp dân chúng một cách tàn bạo, đồng thời vẫn bám được được vào các phao cứu nạn kinh tế mà Bắc Kinh và Moskva chìa ra.
Bắc Triều Tiên, một "vùng dự trữ nhân công" của Trung Quốc
Về quan hệ kinh tế Bắc Triều Tiên – Trung Quốc trên thực địa, Libération có bài phóng sự "Bắc Triều Tiên, vùng dự trữ nhân công của Trung Quốc", ghi nhận nhu cầu sử dụng nhân công giá rẻ tại Bắc Triều Tiên của nhiều doanh nghiệp miền đông bắc Trung Quốc, đặc biệt tại tỉnh biên giới Cát Lâm (Ji Lin).
Xu thế sử dụng nhân công Bắc Triều Tiên – thông qua các công ti nhận thầu - gia tăng một mặt do giá cả hấp dẫn, mặt khác do tình trạng dân số trong độ tuổi lao động giảm mạnh tại khu vực này. Tỉnh Cát Lâm là nơi rất nhiều cư dân Trung Quốc gốc Triều Tiên di cư sang Hàn Quốc để tìm cơ hội cải thiện cuộc sống. Mức di cư ở quy mô lớn. Cụ thể như ở Tumen, một thị trấn biên giới Trung Quốc, dân cư hiện chỉ còn 27 ngàn người, giảm hai phần ba trong vòng 16 năm.
Hiện tượng sử dụng lao động Bắc Triều Tiên chiếm tỉ lệ nhỏ trong nền kinh tế Trung Quốc, nhưng đây là một "phương diện" đáng kể trong trao đổi kinh tế Trung – Triều, ước tính khoảng 5,5 tỉ đô la năm 2015.
Euro tăng giá 10% có đáng lo ?
Trở lại với Châu Âu, câu hỏi "đồng euro tăng giá 10%, so với đô la, trong vòng ba tháng, liệu có đáng lo ?" là hàng tựa trang nhất của Le Figaro. Theo tờ báo, mức tăng này là kết quả của "tình trạng kinh tế khỏe mạnh" của Châu Âu và tình hình chính trị tương đối ổn định của khu vực. Tuy nhiên, Le Figaro cũng lưu ý về ảnh hưởng tiêu cực của xu thế này đối với các hoạt động xuất khẩu của Châu Âu, đặc biệt đối với các quốc gia như Pháp, do "nhạy cảm nhiều hơn" đối với vấn đề giá cả.
Theo kinh tế gia Alain Durré, nông sản chưa qua chế biến và các sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp của ngành xe hơi là hai trong số các lĩnh vực của Pháp có thể bị tác động nhiều.
Tài chính : "Vũ khí hủy diệt hàng loạt" ?
Cũng về kinh tế, báo Les Echos dành hồ sơ lớn để mổ xẻ các hiểm họa của hệ thống tài chính thế giới, 10 năm sau khủng hoảng. Xã luận Les Echos với tựa đề "Tài chính : Ảo tưởng an toàn" nhấn mạnh đến tài chính như "một vũ khí hủy diệt hàng loạt", và thế giới hiện nay chưa thực sự thoát khỏi nguy cơ này. Les Echos điểm mặt ba đe dọa, "hai cũ và một mới".
Đe dọa mới đầu tiên là hiện tượng "tài chính trong bóng tối" (shadow banking), hay tài chính ngoài sổ sách. Les Echos so sánh hiện tượng này với việc bụi không được quét dọn, dồn vào dưới thảm. "Tài chính trong bóng tối" chiếm đến một phần tư tổng lượng tài chính toàn cầu, và trở nên một lĩnh vực phức tạp chưa từng thấy. Mối đe dọa lớn thứ hai là xu thế giảm nhẹ các quy định đối với các ngân hàng dưới thời tổng thống Trump. Việc quay trở lại tình trạng trước 2007 được đánh giá là rất nguy hiểm.
Đe dọa chủ yếu thứ ba mức nợ nần thái quá của nhiều quốc gia. Theo Les Echos, cho đến nay, về thực chất tình hình hoàn toàn không được cải thiện, từ năm 2007 đến nay.
Tờ báo kinh tế Pháp trong một bài viết khác đặt vấn đề : Phải chăng tất cả các bài học từ cuộc khủng hoảng lớn này đã được hiểu đầy đủ ? Một trong vấn đề mà Les Echos lưu ý là các bong bóng mới trên thị trường cổ phiếu, đặc biệt do khối lượng tiền lớn do ba ngân hàng lớn nhất thế giới (Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản) phát ra, hơn 13.500 tỉ đô la hiện nay, so với 3.500 tỉ hồi 2007.
Cũng về chủ đề này, Les Echos phỏng vấn nguyên kinh tế gia của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, Raghuram Rajan, một trong vài chuyên gia hiếm hoi báo trước cuộc khủng hoảng tài chính 2007. Cựu chuyên gia kinh tế IMF thừa nhận nhiều tiến bộ đạt được trong lĩnh vực các quy định kiểm soát ngân hàng, thế nhưng lĩnh vực tài chính trong bóng tối đang hoàn toàn bị bỏ ngỏ. Mà đây là nguy cơ lớn nhất cho một cuộc khủng hoảng mới.
"Lôgic điên rồ" của bóng đá thế giới
Cũng về lĩnh vực tài chính, nhưng liên quan đến bóng đá, xã luận Le Monde có bài "Lô gic điên rồ của bóng đá thế giới". Nhân dịp siêu sao bóng đá Neymar, người Brazil, được câu lạc bộ bóng đá Pháp Paris Saint Germain (PSG), do Qatar sở hữu, mua lại với giá kỉ lục 222 triệu euro, Le Monde cố gắng làm sáng tỏ những "lô gic" nào ẩn đằng sau thương vụ được đánh giá là "điên rồ" này.
Thương vụ Neymar là kết quả của ba lô gic : "sao hóa, đầu cơ và toàn cầu hóa". Đối với nền công nghiệp giải trí mang tính sân khấu hiện nay, Neymar trở thành một nơi đầu tư "chắc chắn". Siêu sao sân cỏ, đẹp trai, hình ảnh tiếp thị được chăm chút tới từng milimét, danh thủ Brazil đã trở thành một "nhãn hiệu mang tính toàn cầu". Sở hữu được Neymar đồng nghĩa với việc mở ra cơ hội lớn xâm nhập vào "các thị trường hứa hẹn nhất, như Trung Quốc, Hoa Kỳ hay Châu Phi". Đối với Qatar, đây còn là một phương tiện ngoại giao, đúng vào thời điểm quốc gia này chuẩn bị cho Cúp thế giới 2022, trong bối cảnh bị các quốc gia vùng Vịnh cô lập.
Tựu chung, theo Le Monde, nếu không có các biện pháp can thiệp tương thích, bóng đá hiện đại chỉ là "một tấm gương phản ánh sự tàn bạo của một thế giới, mà những người giàu nhất ngày càng giàu hơn, người dễ tổn thương nhất càng dễ tổn thương hơn".
Đáy biển : Quốc tế thương lượng kiểm soát việc khai thác
Đại dương đang trở thành một vấn đề trọng tâm trong các thương thuyết toàn cầu. Le Figaro có bài điểm lại các nỗ lực gần đây của cộng đồng quốc tế. Ngày 21/07, tại Liên Hiệp Quốc, các nước đạt thỏa thuận mở thương thuyết về một hiệp định quốc bảo tế bảo vệ đa dạng sinh học tại biển khơi, chống nạn khai thác hải sản quá mức, biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Bắt đầu từ hôm nay, một thương thuyết quan trọng khác (dưới sự điều phối của Cơ Quan Quốc Tế về Đáy Biển/ISA, thành lập năm 1994) diễn ra tại Jamaica, giữa 168 thành viên của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Mục tiêu của thương lượng liên quan đến toàn bộ các hoạt động khai thác khoáng sản nằm ngoài khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước.
So với những năm 1970, khoa học hiện nay đã có nhiều tiến bộ. Nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của đa dạng sinh học dưới đáy đại dương, không kém các khoáng sản. Ngày 26/06, một nhóm các nhà khoa học quốc tế (thuộc Liên minh bảo vệ biển sâu/Deep sea conservation coalition) công bố thư ngỏ trên Nature Geosience, đặt vấn đề về trách nhiệm của Cơ Quan Quốc Tế về Đáy Biển/ISA, nếu khai thác được cấp phép, đa dạng sinh học bị phá vỡ.
Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường kêu gọi minh bạch hơn trong cơ chế điều hành của ISA. Năm 2016, Liên Hiệp Quốc từng nhấn mạnh đến vai trò vô cùng quan trọng của đáy biển, không chỉ đối với các đại dương, mà đối với cả việc sản xuất khí oxy cho khí quyển. Liệu điều đó có đủ để ngăn chặn cơn khát khoáng sản dưới đáy biển ?
Trọng Thành
La Croix nhận xét « Tập Cận Bình trừ khử các địch thủ để duy trì quyền lực ». Le Monde có bài viết dài mang tựa đề « Tập Cận Bình thanh trừng trước Đại hội Đảng », với sự kiện bí thư thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai) bị thay thế bởi Trần Mẫn Nhi (Chen Miner), một người thân tín của ông Tập.
"Hoàng đế đỏ" Tập Cận Bình tại Berlin ngày 05/07/2017. REUTERS/Fabrizio Bensch
Tôn Chính Tài : Ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên bị Tập « đả hổ »
Bản tin rất ngắn gọn, cũng như trường hợp tất cả những con « hổ » trong đảng bị « đả » trước đây trong nhiệm kỳ năm năm đầu tiên của chủ tịch Tập Cận Bình. Tân Hoa Xã hôm 24/7 loan báo việc mở điều tra đối với ông Tôn Chính Tài vì « vi phạm kỷ luật nghiêm trọng », khẳng định sự thất sủng của người đứng đầu Trùng Khánh - đại đô thị 30 triệu dân đang phát triển mạnh, đồng thời là mảnh đất đầy bẫy rập cho các quan chức nhiều tham vọng.
Le Monde dẫn lời một phóng viên báo nhà nước : « Đó là rủi ro chính trị, không ai ngạc nhiên cả ». Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19 sắp họp vào mùa thu này, và tổng bí thư Tập Cận Bình sẽ tiếp tục nhiệm kỳ 5 năm thứ hai. Nhưng mức độ tập trung quyền lực trong tay ông Tập và các đồng minh như thế nào sau đại hội thì chưa ai biết được.
Ủy viên Bộ Chính trị Tôn Chính Tài như vậy sẽ bị gạt ra khỏi cơ quan quyền lực này. Là bộ trưởng Nông Nghiệp năm 2006 rồi chủ tịch tỉnh Cát Lâm (Jilin) năm 2009, ông được đôn lên làm bí thư thành ủy Trùng Khánh năm 2012. Người tiền nhiệm Bạc Hy Lai, đối thủ tiềm năng của ông Tập sau một vụ xì-căng-đan lớn đã phải ra tòa lãnh án chung thân.
Tôn Chính Tài thuộc loại quan chức « trẻ » : 53 tuổi, nhỏ hơn Tập Cận Bình 10 tuổi. Ông là « thế hệ lãnh đạo thứ sáu » của đảng, nằm trong số những người có thể nối gót nếu ông Tập chịu rút lui vào năm 2022, sau 10 năm cầm quyền như những người tiền nhiệm. Theo ông Tăng Nhuệ Sinh (Steve Tsang), giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc School of Oriental and African Studies (SOAS) ở Luân Đôn, thì « Đó là một lời cảnh cáo thẳng thừng. Các quan chức tham vọng ở cùng độ tuổi đã được báo trước : hoặc phủ phục trước Tập Cận Bình, hoặc trở thành kẻ thù của ông ta ».
Tăng Nhuệ Sinh giải thích : « Tôn Chính Tài không đứng về phía Tập Cận Bình, cũng như tất cả các bộ trưởng và quan chức có hàm tương đương đã bị thất sủng trong 5 năm qua ». Hồi tháng Hai, Ủy ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương do Vương Kỳ Sơn, đồng minh của Tập Cận Bình lãnh đạo, đã chỉ trích hiệu quả làm việc của ban lãnh đạo Trùng Khánh. Họ bị phê phán vì để tham nhũng lan tràn, và ông Tôn thì bất lực trong việc diệt trừ ảnh hưởng « độc hại » của Bạc Hy Lai – dù ông Bạc đang ngồi tù. Ủy ban ra lệnh phải phục tùng « chính quyền trung ương » -tất nhiên phảihiểu là Tập Cận Bình.
Trần Mẫn Nhi, Hồ Xuân Hoa : Hai đệ tử trung thành
Không có gì bất ngờ khi một người thân tín của ông Tập lên thay ông Tôn hôm 15/7, trước khi việc Tôn Chính Tài bị điều tra được chính thức loan báo. Trần Mẫn Nhi, 56 tuổi, chủ yếu làm việc tại nguyên quán Chiết Giang (Zhejiang), từ trưởng ban tuyên huấn rồi lên phó chủ tịch thành phố, nơi ông Tập từng lãnh đạo trong 5 năm (2002-2007). Ông Trần là viên chức tận tụy trung thành với ông Tập. Le Monde nhắc lại, hồi tháng Năm, chức bí thư thành ủy Bắc Kinh cũng đã được trao cho một quan chức khác từng làm việc với Tập Cận Bình một thời gian dài ở Chiết Giang.
Trần Mẫn Nhi nằm trong số những đệ tử trung thành nhất. Từ năm 2015, ông lãnh đạo Quý Châu (Guizhou), một trong những tỉnh nông nghiệp nghèo, là một bước chuyển bắt buộc trước khi được cất nhắc lên cao. Nhà bình luận Lưu Nhuệ Thiệu (Johnny Lau Yui Siu) ở Hồng Kông nhận định : « Ông ta hãy còn non, nhưng mọi thăng quan tiến chức đều nhờ bám chặt Tập Cận Bình ». Chức bí thư Trùng Khánh được coi là một chiếc ghế chiến lược, sau bước nhảy này Trần Mẫn Nhi còn có thể được thăng lên một cấp nữa, trở thành ủy viên Bộ Chính trị sau Đại hội 19.
Một ứng viên khác là Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua), 54 tuổi, bí thư tỉnh Quảng Đông. Cũng như Tôn Chính Tài, ông ta từng được cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào nâng đỡ, nhưng Hồ Xuân Hoa lại biết ngoan ngoãn tuyên thệ trung thành với Tập Cận Bình.
Hồi tháng Tư, Hồ Xuân Hoa đã đến làng Ô Khảm (Wukan), nơi ông ta đã đàn áp phong trào dân chủ, một cách để chứng tỏ sự ủng hộ phe chủ trương cứng rắn. Rồi đến tháng Năm, trong một bài diễn văn kéo dài 1 giờ 40 phút, ông đã nhắc tên Tập Cận Bình đến 26 lần và từ « hexin » (hạch tâm, tức cốt lõi) 7 lần. Đây là từ ngữ dùng để chỉ việc tập trung quyền lực vào tay ông Tập.
Tham vọng Tập Cận Bình có dừng ở năm 2022 ?
Le Monde nhấn mạnh, đây chính là vấn đề chủ yếu của Đại hội 19 : liệu một người kế nhiệm Tập Cận Bình sẽ được chỉ định trong dịp này, như mười năm trước ông Tập đã được đề cử làm phó chủ tịch nước để chuẩn bị lên kế vị ? Hai khuôn mặt trên đây liệu có hy vọng gì không ? Chuyên gia Tăng Nhuệ Sinh nhìn nhận : « Hiện nay chưa ai có thể nói trước gì được ».
Vấn đề này lại còn tùy thuộc vào một câu hỏi khác : liệu tham vọng của Tập Cận Bình có vượt quá kỳ hạn năm 2022 ? Theo thông lệ, sau 10 năm làm tổng bí thư kiêm chủ tịch nước thì phải rời ghế. Tuy trên giấy tờ việc tiếp tục tại vị không bị cấm cản, nhưng nếu ông Tập nhất định ngồi lại, thì sẽ phá vỡ truyền thống xưa nay.
Le Monde nhắc lại, những người tiền nhiệm của Tập Cận Bình sau hai nhiệm kỳ đều rút lui, và tiếp tục giựt dây trong hậu trường. Đặng Tiểu Bình vẫn là khuôn mặt có ảnh hưởng bao trùm lên đời sống chính trị Trung Quốc thậm chí cả sau năm 1990, khi ông Đặng chỉ còn chức vụ duy nhất là chủ tịch danh dự Hiệp hội những người chơi bài bridge Trung Quốc ! Theo La Croix, quyền lực của Tập Cận Bình hiện nay mạnh cho đến nỗi ông ta muốn ngự trị trên ngai vàng cho đến tận năm 2027.
Gia đình Donald Trump : Bầu một, được đến năm
Nhìn sang nước Mỹ, các báo đều dành nhiều đất cho chủ đề phe tổng thống Donald Trump đang chao đảo vì hồ sơ Nga. Le Figaro chạy tựa trang bìa « Điều tra về hồ sơ Nga : Gia đình Trump bị vây hãm », còn ở trang trong, thông tín viên Le Figaro tại Washington mô tả « Một gia tộc gắn bó bằng huyết thống, tiền bạc và nay là quyền lực ».
Người Mỹ đã từng biết đến các gia tộc nổi tiếng trên chính trường, từ Adams đến Roosevelt hay Kennedy. Ông Bill Clinton năm 1992 đã báo trước cho cử tri là họ sẽ « được hai, tuy chỉ bầu một người ». Nhưng nay đến thời ông Trump thì bầu một mà được ba, thậm chí đến năm ! Con gái Ivanka Trump và con rể Jared Kushner, với các chức vụ cố vấn, đã an vị tại cánh tây của Nhà Trắng, gần Phòng Bầu dục. Ngoài ra còn có thể kể thêm sự hỗ trợ của hai con trai Donald Jr và Eric Trump.
Đối với những ai theo dõi câu chuyện của gia tộc Donald Trump từ nhiều năm qua, thì không có gì đáng ngạc nhiên khi bao quanh tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ tại Nhà Trắng là những người thân trong gia đình. Từ khi đến tuổi lao động, ba người con lớn của ông Trump đã tham gia việc kinh doanh của gia đình. Thế thì tại sao từ tổng giám đốc trở thành tổng thống, lại phải thay đổi đội ngũ tín cẩn lâu nay ? Với gia đình này, thành công mới là quan trọng, bất kể với phương pháp nào. Và có thể với ít nhiều ngây thơ, họ cho rằng đã là tổng thống Mỹ thì nói gì, làm gì cũng được.
Pháp « quá tải » khách du lịch
Tựa chính các báo Paris hôm nay tập trung vào các vấn đề kinh tế của nuớc Pháp. Les Echos chạy tựa « Trợ cấp nhà ở : Những gì sẽ thay đổi sau cải cách ». Libération đặt vấn đề « Phải chăng có quá nhiều du khách đến nước Pháp ? ». Le Monde giải thích « Vì sao đồng euro lên giá so với đồng đô la »
Về mặt xã hội, La Croix dành trang bìa và bốn trang trong để vinh danh cha Jacques Hamel, vị linh mục bị sát hại dã man cách đây đúng một năm, ngày 26/07/2016. Buổi lễ tưởng niệm hôm nay tại Saint-Etienne-du-Rouvray có sự hiện diện của tổng thống Emmanuel Macron.
Trong lãnh vực du lịch, sau năm thảm họa 2016 do phải chịu đựng nhiều vụ khủng bố, năm 2017 du khách lại dồn dập kéo đến khiến nhiều địa điểm du lịch, đặc biệt là tại thủ đô Paris, bị bão hòa. Như vậy mục tiêu đến năm 2020 đạt 100 triệu lượt khách có lẽ không còn xa, nhưng xung quanh tin vui này, nhiều vấn đề khác đang được đặt ra.
Tuy dân số chỉ bằng 1/4 Hoa Kỳ, nhưng nước Pháp lại đón nhiều khách du lịch hơn Mỹ. Hiện nay những địa điểm nổi tiếng như viện bảo tàng Louvre, tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà, cung điện Versailles… dòng người xếp hàng chờ đợi rất dài, tuy đã tăng giá vé tham quan để hạn chế bớt.
Đứng đầu thế giới về số lượng du khách, nhưng Pháp lại xếp hạng thứ 53 về số tiền khách du lịch chi ra, tính theo đầu người. Thế nên theo Libération, cần phải tăng thêm dịch vụ, tăng cường quảng bá cho các địa phương có phong cảnh đẹp cũng như giá trị lịch sử, thay vì chỉ tập trung vào Paris. Việc này cần có sự phối hợp giữa chính quyền trung ương và địa phương, và quyết tâm của giới lãnh đạo, thay vì để mặc cho ngành du lịch tự xoay sở.
Thủ đô Roma của Ý bị cúp nước 8 giờ một ngày
Cũng tại Châu Âu, thủ đô Roma của nước Ý vốn được mệnh danh là Nữ hoàng Nước, lại sắp bị cúp nước luân phiên 8 giờ một ngày, kể từ thứ Sáu tới do hạn hán.
Không chỉ thủ đô mà trên toàn nước Ý, tuy có nhiều sông hồ, đang bị hạn nặng nhất kể từ 200 năm qua. Bên cạnh hiện tượng biến đổi khí hậu, còn có những nguyên nhân chủ quan khác. Tại Roma, dân cư tiêu thụ đến 300 lít nước/ngày so với mức bình quân của cả nước là 245 lít. Hệ thống đường ống dẫn nước có từ 30 năm qua đã xuống cấp cộng việc sử dụng không đúng mục đích khiến 44% lượng nước máy bị thất thoát. Tuy nhiên các chính khách Ý hiện đang đổ lỗi cho nhau, và bao giờ người dân thủ đô Roma lại được dùng nước như bình thường thì chưa biết được.
Thụy My
Phong trào dân chủ Hồng-Kông tuyên bố "tiếp tục tranh đấu" (RFI, 02/07/2017)
Từ 1997 đến nay, tại Hồng Kông,mỗi năm đều có biểu tình nhân ngày nhượng địa trở về Trung Quốc. Hôm qua, 01/07/2017, khoảng 60.000 người, "vũ trang" dù và biểu ngữ đòi "dân chủ, nhân phẩm và tự do", đã tham gia tuần hành trong sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát vào lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đe dọa "không được vượt làn ranh đỏ" thách thức quyền lực Bắc Kinh.
Biểu tình ở Hồng Kông ngày 01/07/2017 đòi trả tự do cho giải Nobel Hoà Bình Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) Reuters
Từ Hồng Kông đặc phái viên RFI, Heike Schmidt, tường thuật :
"Đấu tranh cho Hồng Kông", đây là dòng chữ viết trên áo phong của Michelle, một người biểu tình rất lo ngại cho thành phố này : "Hồng Kông mà chúng tôi biết đang biến mất dưới mắt của tôi. Nguyên tắc ‘Một nước hai chế độ’ chưa bao giờ mang lại những điều được hứa hẹn. Cho nên điều rất quan trọng đối với chúng tôi là đấu tranh vì dân chủ để lấy lại thành phố của chúng tôi".
Phải bảo vệ quyền tự do ở Hông Kông, nhưng cũng không quên các quyền tự do của Trung Quốc. Một thanh niên hoạt động công đoàn, phất một lá cờ xanh, giải thích : "Từ ‘dân chủ’ được viết bằng Hoa Ngữ trên đấy. Chúng tôi không có quyền đến Trung Quốc để giúp đỡ công nhân, nhưng chúng tôi biết là công đoàn ở đấy bị đàn áp vì họ đấu tranh bảo vệ quyền của người lao động."
Không được vượt làn ranh đỏ : Chủ tịch Trung Quốc đã cảnh báo ngay buổi sáng ngày 01/07 ở Hồng Kông : "Tất cả những nỗ lực gây hiểm nguy cho chủ quyền quốc gia để thách thức chính quyền trung ương và luật cơ bản của Hồng Kông" sẽ "dứt khoát không được chấp nhận."
Trước phát biểu mạnh mẽ này, Hà Tuấn Nhân (Albert Ho), chủ tịch Liên Minh Hồng Kông vì Dân Chủ, đáp trả khôn ngoan : "Chúng tôi là những kẻ yếu. Chúng tôi cảm nhận là mình bị đàn áp, nhưng không đủ sức đáp trả mạnh mẽ. Chúng tôi là những người bình thường. Điều duy nhất chúng tôi có thể làm là nói lên sự bất bình của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục nói lên sự thật với giới có quyền hành."
Vào buổi sáng, một cuộc biểu tình khác cũng diễn ra nhưng nhỏ hơn, và cũng gặp nhiều khó khăn.
Thông tín viên RFI Florence de Changy cho biết thêm là người biểu tình gần như không quan tâm đến tuyên bố và sinh hoạt của chủ tịch Trung Quốc trong hai ngày tại Hồng Kông cho dù đoàn xe của ông Tập Cận Bình được tiền hô hậu ủng với trực thăng yểm trợ trên không rất ồn ào.
Cyd Ho, nhân vật số hai của đảng Lao Động nhận định : "Chuyến viếng thăm của chủ tịch Trung Quốc là chuyến viếng thăm của một người tìm cách nấp phía sau hàng rào sắt và giả vờ như đang ở trong một thành phố tuyệt vời. Nhưng nếu quan sát kỹ những gì đang diễn ra trên đường phố, bên kia hàng rào sắt với cảnh sát lạm dụng chức năng thì sẽ thấy quyền công dân và tự do bị thu hẹp. Nếu muốn Hồng Kông chói sáng trở lại, chúng ta phải đòi hỏi một nền dân chủ và Nhà nước thượng tôn pháp luật".
Theo Reuters, để biểu dương uy lực của Trung Quốc , hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc sẽ đón tiếp công chúng Hồng Kông lên thăm khi cập bến cảng vào tuần tới.
Tú Anh
********************
Tập Cận Bình vạch "lằn ranh đỏ" cho Hồng Kông (RFI, 01/07/2017)
Hôm 01/07/2017 ông Tập Cận Bình khẳng định Hồng Kông được tự do hơn bao giờ hết, đồng thời cảnh báo các thách thức "không thể chấp nhận được" đối với chính quyền Bắc Kinh, và ấn định một "lằn ranh đỏ" không thể vượt qua, 20 năm sau khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm 20 năm ngày Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc. Hồng Kông, ngày 01/07/2017. REUTERS/Bobby Yip
Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố : "Mọi nỗ lực nhằm làm phương hại đến chủ quyền quốc gia, thách thức chính quyền trung ương và Luật căn bản của Hồng Kông đều bị coi là đã vượt qua một lằn ranh đỏ, hoàn toàn không thể chấp nhận được". Ông cũng răn đe những ai "muốn dùng Hồng Kông làm bàn đạp để xâm nhập vào Hoa lục và tiến hành các hoạt động phá hoại".
Trong phát biểu sáng nay, đúng 20 năm sau khi trao trả, ông Tập cũng khẳng định Hồng Kông ngày nay "có nhiều quyền dân chủ và tự do hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử". Tuy vậy hôm qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại cho rằng Tuyên bố Anh-Trung năm 1984 với nguyên tắc "Một đất nước, hai chế độ" là "không còn phù hợp".
Hồng Kông trên nguyên tắc được quyền tự do ngôn luận, hệ thống tư pháp độc lập và bầu cử Quốc hội tương đối tự do, những điều không hề có tại Hoa lục. Tuy nhiên bàn tay can thiệp của Bắc Kinh ngày càng lộ liễu, nhất là vụ năm chủ nhà sách "mất tích" năm 2015 rồi sau đó lên truyền hình "tự thú" tại Hoa lục.
Sau phong trào "Cách mạng Dù vàng" đòi phổ thông đầu phiếu đã gây nhiều tiếng vang năm 2014, xuất hiện một trào lưu chính trị khác đòi quyền tự quyết, thậm chí đòi độc lập cho Hồng Kông.
Chuyến thăm Hồng Kông đầu tiên của ông Tập Cận Bình kể từ khi lên nắm quyền được bảo vệ an ninh tối đa, vào thời điểm vài tháng nữa là đến Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tuy nhiên đây cũng là dịp để những người biểu tình tố cáo Bắc Kinh ngày càng muốn bóp nghẹt đặc khu hành chính có 8 triệu dân.
Đặc khu trưởng Hồng Kông tuyên thệ nhậm chức
Vào lúc Hồng Kông kỷ niệm 20 năm ngày được trao trả cho Trung Quốc, tân đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga ( Carrie Lam ) hôm nay tuyên thệ nhậm chức trước chủ tịch Tập Cận Bình.
Là một công chức cao cấp 60 tuổi, lãnh đạo hành pháp họ Lâm, cũng giống như những người tiền nhiệm, đã được một ủy ban thân Bắc Kinh bầu lên và chưa gì đã bị lên án là bù nhìn của chính quyền Trung Quốc.
Tân đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên thệ nhậm chức trước chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 01/07/2017. REUTERS/Bobby Yip
Là phụ nữ đầu tiên lãnh đạo cơ quan hành pháp Hồng Kông, bà sẽ phải đảm nhận một nhiệm vụ rất khó khăn, đó là làm dịu các căng thẳng chính trị tại đặc khu hành chính này, nơi mà nhiều người cho rằng Bắc Kinh không còn tôn trọng nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", mà họ đã cam kết khi tiếp nhận lại Hồng Kông vào năm 1997.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã tuyên thệ nhậm chức đặc khu trưởng Hồng Kông trước một lá cờ Trung Quốc tại buổi lễ diễn ra tại trung tâm hội nghị, rồi bắt tay chủ tịch Tập Cận Bình.
Nhưng trước khi buổi lễ nhậm chức diễn ra, nhiều vụ xô xát xảy ra giữa những người thân Bắc Kinh với những người biểu tình tưởng niệm các nạn nhân vụ đàn áp Thiên An Môn 1989. Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy gởi về bài tường trình :
Trong khi các buổi lễ chính thức vẫn chưa bắt đầu, hai đảng thuộc phe dân chủ là Demosisto và Liên đoàn Dân chủ Xã hội đã loan báo ý định biểu tình. Họ muốn diễu hành với một quan tài giả, tượng trưng cho tất cả những người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn. Nhưng cuộc biểu tình không kéo dài được bao lâu. Chỉ vài phút sau, một nhóm thân Bắc Kinh đã tấn công vào chiếc quan tài.
Cựu dân biểu Mạch Quốc Phong (Mak Kwok Fung) tham gia đoàn biểu tình, kể lại : "Ngay khi chúng tôi tuần hành, bọn côn đồ thuộc phía chính quyền cầm những lá cờ có năm ngôi sao của Trung Quốc đã đụng độ với những người đi phía trước và phá hủy chiếc quan tài".
Nhưng đây không phải là sự cố đầu tiên loại này, từ khi ông Tập Cận Bình đặt chân đến Hồng Kông. Ông Ngô Văn Viễn (Avery Ng), phó chủ tịch đảng Liên đoàn Dân chủ Xã hội cho biết : "Tôi muốn nói thêm là từ 48 giờ qua, chúng tôi và đảng Demosisto đã bị bọn côn đồ tấn công. Chính bọn chúng còn tự xưng là mafia, chúng vây quanh trụ sở của chúng tôi và như quý vị đã thấy, thêm một lần nữa cảnh sát không can thiệp".
Sau nhiều vụ tấn công bạo lực của những người thân Bắc Kinh vào đoàn tuần hành, cảnh sát đã bắt những người biểu tình ôn hòa, trong những tiếng vỗ tay hoan hô của phe thân chính quyền.
Thụy My, Thanh Phương
***********************
Tập Cận Bình cảnh báo Hong Hong chớ thách thức Trung Quốc (VOA, 01/07/2017)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Bảy đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc đối với Hong Kong khi ông chủ trì buổi lễ tuyên thệ nhậm chức cho tân lãnh đạo của đặc khu hành chính này, nói với cư dân rằng Bắc Kinh sẽ không dung thứ những nỗ lực thách thức thẩm quyền của họ. Lời cảnh báo được đưa ra ngay cả khi ông Tập cố gắng sử dụng giọng điệu mềm mỏng hơn trong bài diễn văn tại sự kiện đánh dấu 20 năm ngày cựu thuộc địa của Anh này được trao trả lại cho Trung Quốc.
Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong, Lâm Trịnh Nguyệt Nga (trái), bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi bà tuyên thệ nhậm chức nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành phố này được trao trả về cho Trung Quốc, Hong Kong, Trung Quốc, ngày 1 tháng 7, 2017.
"Bất kỳ nỗ lực nào nhằm gây nguy hại cho chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, thách thức quyền lực của chính quyền trung ương... hoặc sử dụng Hong Kong để thực hiện các hoạt động thâm nhập và phá hoại đại lục là một hành động vượt qua lằn ranh đỏ và hoàn toàn không thể được cho phép", ông Tập nói.
Ông không nói những hành động nào có thể cấu thành một thách thức đối với thẩm quyền của Bắc Kinh, nhưng trong những năm gần đây có nỗi tức giận đang gia tăng đối với điều mà nhiều người xem là Trung Quốc trì hoãn những lời hứa cho phép nhà lãnh đạo của họ được bầu cử trực tiếp. Điều này đã dẫn tới những lời kêu gọi dân chủ và thậm chí độc lập.
Trong bài phát biểu của mình, ông Tập nói rằng ông trông cậy vào chính quyền mới ở Hong Kong hàn gắn sự chia rẽ trong xã hội, tạo ra những cơ hội mới và giải quyết các vấn đề kinh tế và sinh kế.
Ông thừa nhận rằng việc thực hiện mô hình "một quốc gia, hai chế độ" đang đối mặt với những thách thức và Hong Kong vẫn chưa tạo dựng được sự đồng thuận về điều mà ông gọi là "một số vấn đề chính trị và pháp lý quan trọng".
Ngăn chặn sự đồng thuận
Đối với những người tập hợp trên đường phố hôm thứ Bảy, không phải Hong Kong thiếu sự đồng thuận mà là Bắc Kinh đang ngăn chặn điều đó xảy ra.
Trong số những người có mặt trong cuộc tập hợp là một học sinh trung học tên Hong. Tuần hành với những người khác, trẻ có già có, và cầm một biểu ngữ to màu đen viết "Tôi muốn tuyển cử phổ thông thật sự", cô nói ông Tập Cận Bình biết người dân Hong Kong muốn gì, nhưng ông giả vờ không hiểu.
"Người dân Hong Kong muốn tự do, chúng tôi muốn một quốc gia, hai chế độ [thật sự], nhưng ông ấy đã không giữ lời hứa", cô nói.
Tại cuộc tập hợp, người biểu tình đưa ra nhiều đòi hỏi, từ bầu cử trực tiếp cho tới quyền của người tàn tật và người nhập cư nước ngoài. Rất nhiều người mang hình ảnh hoặc đeo sticker kêu gọi phóng thích vô điều kiện người đoạt giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba.
Người biểu tình tuần hành trên đường phố Hong Kong, ngày 1 tháng 7, 2017.
Đầu tuần này, tin cho hay ông Lưu, người đang chịu bản án 11 năm tù vì bày tỏ quan điểm của ông về dân chủ và cải cách chính trị, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Ông được thả ra trước thời hạn vì lý do y tế nhưng vẫn bị kiểm soát chặt chẽ.
Theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ" vốn đóng vai trò then chốt trong việc đàm phán trao trả Hong Kong, thành phố này được bảo đảm sẽ tiếp tục được hưởng các quyền tự do báo chí, ngôn luận cũng như pháp trị. Những chuẩn mực mà Trung Quốc vẫn còn thua kém.
Chia rẽ gia tăng
Nhưng một số người đã trở nên tức giận với điều mà họ xem là sự can thiệp ngày càng nhiều của Bắc Kinh trong các vấn đề nội bộ của Hong Kong. Dòng vốn và nhân công từ đại lục ồ ạt đổ vào thành phố cảng này đã tác động đến xã hội từ công ăn việc làm và cơ hội cho tới giá nhà tăng vọt.
Kể từ khi Hong Kong được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, nền kinh tế của thành phố cảng đã chứng kiến tăng trưởng hết sức to lớn, nhưng không phải ai cũng hưởng lợi từ sự bùng nổ này. Hong Kong là một trong những nơi có cách biệt giàu nghèo lớn nhất thế giới.
Nhà lãnh đạo mới của Hong Kong, Lâm Trịnh Nguyệt Nga, người đã được Bắc Kinh chấp thuận từ trước, được giao nhiệm vụ hàn gắn chia rẽ và ngờ vực giữa công chúng và chính phủ, cả ở Trung Quốc lẫn ở nhà. Trong bài phát biểu sau buổi lễ tuyên thệ, bà Lâm nói về việc đẩy mạnh giáo dục, dù bà nhấn mạnh những thành tích mà Hong Kong đã đạt được.
Bà Lâm nói rằng các kế hoạch đang được xúc tiến để ưu tiên gần 700 triệu đôla một năm ngân quỹ bổ sung cho giáo dục. Bà cũng nói Hong Kong sẽ thúc đẩy phát triển công nghệ canh tân và các ngành công nghiệp sáng tạo, điều mà nhiều người VOA nói chuyện trong tuần này đều nói rằng đang hết sức cần.
Giáo dục về Trung Quốc
Bài diễn văn của ông Tập cũng đề cập đến điều mà ông nói là nhu cầu tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của công chúng về lịch sử và văn hoá quốc gia Trung Quốc. Ông cũng nói về nhu cầu giáo dục yêu nước cho những người trẻ tuổi Hong Kong.
Trong số những người mà VOA nói chuyện tại cuộc tập hợp, tất cả họ đều rất hoài nghi về những nỗ lực dạy lịch sử Trung Quốc cho người dân Hong Kong. Một số người cũng băn khoăn làm thế nào mà Trung Quốc có thể gợi ý rằng Hong Kong học thêm về lịch sử, vì nhiều chủ đề vẫn còn là điều cấm bàn luận ở đại lục.
Một người cha, tham gia cuộc tụ tập với vợ và đang đẩy xe em bé, nói rằng những lời kêu gọi về giáo dục của Trung Quốc là mối lo ngại lớn, đặc biệt khi con của anh sắp sửa vào trường tiểu học.
"Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát các phương pháp giáo dục. Họ muốn thay đổi tiếng của chúng tôi. Họ muốn chúng tôi nói tiếng Quan Thoại hơn, nhưng chúng tôi sinh ra ở đây và nói tiếng Quảng Đông, và chúng tôi rất khó chịu về chuyện này", anh nói.
***********************
Hong Kong đánh dấu 20 năm chuyển giao (BBC, 01/07/2017)
Chủ tịch Trung Quốc chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức của tân đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam vào thời điểm lãnh thổ này đánh dấu 20 năm chuyển giao cho Trung Quốc.
Nghi lễ thượng cờ Trung Quốc và Hong Kong diễn ra sáng 1/7
Ông Tập Cận Bình tham dự một loạt sự kiện hoàng tráng, gồm lễ thượng cờ trong bối cảnh an ninh được thắt chặt.
Nhưng các cuộc đụng độ vẫn diễn ra giữa những người biểu tình ủng hộ dân chủ và người tuần hành ủng hộ Bắc Kinh.
Một số người bị bắt giữ.
Nhiều khu vực của thành phố bị đóng cửa để bảo đảm an ninh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) trong một tiết mục kỷ niệm 20 năm chuyển giao
Đảng ủng hộ Dân chủ Demosisto cho hay cảnh sát bắt giữ 5 thành viên của họ, và 4 thành viên Liên đoàn Dân chủ Xã hội.
Trong số những người bị câu lưu có Joshua Wong, thủ lĩnh phong trào Dù Vàng.
'Bi quan'
Trả lời BBC hôm 1/7, Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, giảng viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh, nói : "Theo những gì tôi quan sát được, đa số người Hong Kong, nhất là giới trẻ, bi quan về thời điểm năm 2047, cột mốc Hong Hong hoàn toàn thuộc về Bắc Kinh".
"Họ không biết tương lai thế nào và lo lắng về điều này".
"Nhất là trong bối cảnh tôi nhận thấy khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội Hong Kong ngày càng sâu sắc, giới trẻ có thêm những cuộc xuống đường".
Đề cập đến cộng đồng người Việt tại Hong Kong, cựu giảng viên Đại học Hong Kong Baptist nói : "Phần lớn dân Việt ở lãnh thổ này sống bất hợp pháp, bị đặt bên lề, nên tương lai của họ càng thêm bấp bênh".
"Sự kiện 20 năm chuyển giao cũng là dịp để các quốc gia khác, nhất là Đài Loan phải ngẫm nghĩ, dự báo về tương lai của họ".
Bà Carrie Lam đến dự lễ thượng cờ trước khi tuyên thệ nhậm chức
Juliana Liu, phóng viên BBC ở Hong Kong nói rằng đã xảy ra "nhiều cuộc xô xát" giữa cảnh sát và những người biểu tình ủng hộ dân chủ.
Ông Tập chứng kiến lễ tuyên thệ của đặc khu trưởng Carrie Lam và các thành viên của chính quyền. Bà là nữ lãnh đạo đầu tiên của Hong Kong.
Ông Tập dự kiến sẽ rời Hong Kong ngay sau sự kiện này.
Lễ tuyên thệ diễn ra sau lễ thượng cờ Trung Quốc và Hong Kong để đánh dấu kỷ niệm 20 năm chuyển giao.
Đã xảy ra xô xát giữa cảnh sát và những người biểu tình ủng hộ dân chủ
Hôm 30/6, tại khu vực gần trung tâm hội nghị nơi diễn ra tiệc kỷ niệm chính thức, những người biểu tình tụ tập hô vang "chấm dứt độc tài độc đảng".
Đang có mối quan ngại ngày càng tăng về việc chính quyền Trung Quốc làm xói mòn truyền thống tự do chính trị của Hong Kong, dù Bắc Kinh hứa hẹn cho lãnh thổ này mức độ tự chủ cao theo chính sách "một quốc gia, hai chế độ".