Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sao cứ xin ‘giải cứu’ Vietnam Airlines ?

RFA, 17/05/2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 14/5/2024 thông báo, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay 4.000 tỉ đồng theo Nghị quyết số 135 năm 2020 của Quốc hội khóa XIV để tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines.

daovuon1

Máy bay Vietnam Airlines tại sân bay Nội Bài, Hà Nội. Ảnh chụp ngày 23/12/2020. Reuters/Kham

Lý do xin gia hạn trả nợ theo Bộ trưởng Trần Văn Sơn, vì Vietnam Airlines hiện nay rất khó khăn về tài chính, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy hôm 17/5/2024 nhận định với RFA về việc này :

"Đại dịch Covid-19 đã qua. Trong suốt hai năm nay, mọi thứ coi như đã trở lại hoạt động bình thường. Các chuyến bay cũng vậy. Một ví dụ điển hình là hãng hàng không quốc gia của Singapore đã đạt lợi nhuận kỷ lục cho năm tài chính 2024 và đã chia sẻ lợi nhuận đến nhân viên bằng cách thưởng cho họ gần 8 tháng lương.

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam ngược lại không có tiền trả nợ nó chứng tỏ một điều rằng cơ quan điều hành của hãng hàng không này có vấn đề".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, thay vì xin Quốc hội khất nợ đối với khoản vay, chính quyền trước hết cần phải cử đoàn thanh tra và giám sát các hoạt động của hãng hàng không trong năm qua. Ông Vũ nói tiếp :

"Về lâu về dài, chính quyền cần bán hết các doanh nghiệp nhà nước ít có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và hoạt động chủ yếu vì lợi nhuận. Hãy để các doanh nghiệp tư này tự hoạt động và thu chi. Thị trường sẽ quyết định lợi nhuận và chỗ đứng của các doanh nghiệp tư".

Vào năm 2020, Quốc hội thông qua Nghị quyết 135 cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng để cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, cho phép hãng hàng không này chào bán thêm cổ phiếu để tăng vốn.

Dù đã được hỗ trợ vào năm 2020, đến năm 2021 Vietnam Airlines lại đệ trình lên Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ để xin một gói cứu trợ trị giá 1,17 tỷ USD. Tờ Simpleflying.com, vào ngày 8/3/2021 dẫn nguồn từ Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam (VABA) cho biết thông tin vừa nêu.

Đến tháng 9/2022, Vietnam Airlines lại trần tình về thực trạng thua lỗ liên tục và có nguy cơ bị hủy niêm yết chứng khoán.

Truyền thông Nhà nước dẫn phát biểu của đại diện Vietnam Airlines thừa nhận trong hai năm 2020, 2021, hãng này lỗ tương ứng 11.000 tỉ đồng và 13.000 tỉ đồng. Sang nửa đầu năm 2022, khoản lỗ ròng cũng hơn 5.000 tỉ đồng. Tính đến cuối quý 2/2022, Vietnam Airlines lỗ lũy kế gần 29.000 tỉ đồng, và vốn chủ sở hữu âm gần 4.900 tỉ đồng.

Một người sinh sống ở miền Trung Việt Nam, từng làm việc nhiều năm tại doanh nghiệp nhà nước, không muốn nêu tên vì lý do an toàn, hôm 17/5/2024 cho RFA biết nhận xét của ông :

"Vietnam Airlines là một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế nói chung, hàng không nói riêng. Mà đã hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận thì lời ăn, lỗ chịu. Do đó, dùng ngân sách nhà nước để "cho vay" giải cứu Vietnam Airlines, mà chức năng cho vay thuộc các tổ chức tài chính, ngân hàng, đã là sai rồi, đồng thời với việc làm này là bất bình đẳng với các hãng hàng không khác như Vietjet Air, Bamboo Airway, Pacific Air... trái với Luật cạnh tranh, vì Vietnam Airlines sẽ có lợi thế hơn vì được cho vay ‘giải cứu’ !"

Đối với việc chính phủ xin cho Vietnam Airlines hoãn trả khoản vay 4.000 tỷ đồng, ông này cho biết ý kiến :

"Nay chính phủ xin gia hạn việc Vietnam Airlines hoàn lại khoản 4.000 tỷ cho ngân sách nhà nước trong tình hình tài chính quốc gia gặp khó khăn là lỗi của chính phủ và không khéo khoản vay này sau một thời gian nữa thì sẽ "để lâu cứt trâu hóa bùn" ! Đây cũng là đặc thù của nền kinh tế thị trường có cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa" !"

Vào năm 2023, hàng loạt doanh nghiệp nhà nước than lỗ từ vài trăm đến đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Không chỉ Vietnam Airlines, một doanh nghiệp Nhà nước độc quyền khác là Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN cũng cho biết năm 2022 lỗ đậm gần 29.000 tỷ đồng và năm 2023 lỗ 24.500 tỷ đồng.

Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam - TKV, một doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, vào năm năm 2023 cũng báo cáo nợ 74.000 tỉ đồng - tương đương khoảng hơn ba tỉ USD, lớn gấp 1,6 lần vốn sở hữu 45.000 tỉ đồng.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, từng là thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, khi trả lời RFA trước đây liên quan vấn đề này cho rằng, các doanh nghiệp nhà nước cứ thua lỗ triền miên sẽ gây ra những hậu quả đối với nền kinh tế :

"Các doanh nghiệp nhà nước cứ thua lỗ triền miên sẽ làm cho khối nợ của doanh nghiệp nhà nước lớn hơn, cộng thêm vào khối nợ công đang có của Việt Nam, làm cho vấn đề nợ càng trầm trọng. Nợ của doanh nghiệp nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng, làm cho hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả đi. Nợ của doanh nghiệp nhà nước cũng làm cho khối tài sản rất lớn của đất nước trao vào tay doanh nghiệp nhà nước không được sử dụng hiệu quả. Do đó nó làm cho nền kinh tế bị kém hiệu quả trong khi các lực lượng khác, nhất là doanh nghiệp tư nhân rất cần các nguồn lực hiện đại thì lại không tiếp cận được".

Liên quan các khoản nợ hàng ngàn tỷ đồng của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ năm 1993 đến năm 2002, khi trả lời RFA nhận định :

"Các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước có nhiều nguyên nhân. Ví dụ như khoản nợ đối với tập đoàn điện, đây là điều khó khăn vì trong thời gian vừa qua, các đầu vào để cung cấp điện như dầu, than và các nguyên liệu khác đều tăng, nhưng giá điện ở Việt Nam do nhà nước quyết định và việc quyết định đó tuy là có nâng lên nhưng chưa đáp ứng được sự biến đổi của giá cả trên thị trường. Vì vậy cho nên việc xác định nguồn gốc lỗ đó ở đâu, và trách nhiệm ở đâu, nhà nước có thể trợ giúp đến mức độ như thế nào... thì đấy là một quá trình không phải là dễ dàng".

Theo ông Doanh, Việt Nam phải tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, vận dụng các thành tựu của khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, để giảm bớt các khoản lỗ. Đồng thời cần phải có các vận dụng điều chỉnh giá cả phù hợp hơn với biến động của thị trường.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, các doanh nghiệp mà Nhà nước chiếm 100% vốn của Việt Nam hiện nay chiếm số lượng rất ít, chừng một phần ngàn, nhưng đều là các doanh nghiệp lớn, chiếm giữ lượng lớn về vốn, khoảng 10% tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp, và thường lỗ hoặc lãi ít. Họ không chỉ đóng vai trò kinh doanh, mà họ còn đóng vai trò chính trị, giúp chính phủ điều phối nền kinh tế theo chính sách kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chính phủ.

Vì các doanh nghiệp này đóng một vai trò chính trị trong hệ thống nên theo ông Vũ, họ ít nhiều có một số quyền lực đặc thù và vì vậy chính phủ khó mà cải tổ được họ. Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho rằng, nếu chính phủ tư nhân hoá các công ty nhà nước và cho phép một số công ty tư nhân khác tham gia vào cùng một lĩnh vực để tăng tính cạnh tranh... thì việc kêu gọi các công ty nhà nước tự cải cách hay tăng hiệu quả mới có thể thực hiện được.

Nguồn : RFA, 17/05/2024

*****************************

Xây dựng đảo vườn nổi giữa sông Sài Gòn : thầy bùa vẽ ước mơ ?

RFA, 16/05/2024

Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) cùng Viện Quy hoạch vùng Paris (IPR) đưa ra đề xuất làm các đảo vườn nổi trên sông Sài Gòn. Theo tư vấn từ hai tổ chức này, những đảo trên sông Sài Gòn có thể xây cố định hoặc nổi, bố trí gần bờ nơi có dòng chảy chậm, hạn chế ảnh hưởng đi lại của tàu thuyền. Trên đảo có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, giải trí, nhà hàng… tạo điểm nhấn du lịch, giải trí hấp dẫn cho khu trung tâm thành phố.

daovuon2

Một đoạn sông Sài Gòn - AFP

Theo bản vẽ, khu vực đề xuất làm đảo vườn sẽ chảy dọc từ cầu Ba Son đến hầm Thủ Thiêm. Nhóm nghiên cứu coi khúc sông này là nơi để thể hiện hình ảnh đẹp nhất của đô thị với thế giới, đồng thời trưng bày những công trình tuyệt vời nhất của đô thị.

Dư luận cho rằng, khi thành phố đã quá ô nhiễm, sông hồ bị lấp nhiều, cần giữ gìn không gian sông nước quý giá trong thành phố, hạn chế tối đa xây dựng trên sông nước thiên nhiên. Điều cần làm hiện nay là chống ngập, giải quyết nạn kẹt xe, ô nhiễm môi trường…

Một nhà báo yêu cầu ẩn danh nói với RFA quan điểm của ông :

"Đầu tư, làm đẹp, xây dựng cơ sở hạ tầng cho một thành phố là điều mà bất kỳ người dân nào cũng mong muốn. Nhưng câu chuyện mở ra một loạt dự án mới rất xa xôi và chưa thấy là sẽ tốn tiền của đến mức nào, trong khi có còn quá nhiều bất cập ở đời sống thành phố mà người dân phải chịu đựng như nước ngập, thiếu cây xanh, Metro dằng dai không có lời kết, đền bồi cho những người dân Thủ Thiêm hay vườn rau Lộc Hưng bị cướp đất...

Nhà cầm quyền cứ xử sự như những kiểu thầy bùa vẽ ước mơ, bỏ dang dở những điều tồi tệ vẫn tiếp diễn mà không có lời giải đáp, lại mở ra thêm các công trình mới để ghi dấu ấn nhiệm kỳ của người cầm quyền, bỏ mặc người dân chật vật trong đời sống. Ngay trong chuyện cầu đường mở ra về phía Miền Tây, mỗi năm đều tắc nghẽn và khốn khổ nhưng chính quyền làm ngơ, coi như chuyện đó là việc không phải của mình. Nếu không lầm thì dự án đầy tiền của và rắc rối này sẽ được chính thức khởi công vào năm 2025 để chào mừng cái gọi là giải phóng miền Nam của chính quyền Hà Nội".

Khai thác giá trị dòng sông Sài Gòn từng được ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nói tới khi trao đổi với truyền thông trong nước về đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Theo ông Mãi, "Thành phố Hồ Chí Minh định hướng phát triển sông Sài Gòn là lấy không gian ven sông làm "mặt tiền" để phát triển dải đô thị hiện đại. Sông Sài Gòn trong tương lai sẽ trở thành điểm đến quý giá không thể thiếu của mọi người dân và du khách, điểm đến mang bản sắc độc đáo, gắn với cảnh quan của dòng sông trong xanh, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố".

Với đề xuất làm các đảo vườn trên sông Sài Gòn khi quy hoạch phát triển toàn diện hành lang sông Sài Gòn - TP.HCM, một người dân Sài Gòn không muốn nêu tên, nói với RFA quan điểm của mình :

"Đây là một công trình có thể xếp vào công trình văn hóa. Mà văn hóa hiện nay là văn hóa XHCN với đặc điểm tự ti nên thích những gì đồ sộ, to nhất để che đậy mặc cảm tự ti đó ; đặc điểm đua đòi, thấy thế giới có cái gì thì họ phải có cái đó dù nó không phù hợp, chẳng hạn như phố đi bộ kéo theo dẹp hàng rong ; đặc điểm tôn thờ kim tiền, tức cái gì càng mắc tiền càng đáng tin cậy. Do đó, xét về mặt văn hóa thì tôi thấy công trình này vô nghĩa.

Xét về mặt kinh tế - xã hội thì đây là công trình do công ty nước ngoài tư vấn về cấu trúc, thiết kế nên tôi chắc chắn là tiền thiết kế rất mắc. Trong khi đó, tình trạng thất nghiệp hiện nay rất lớn, người dân chạy ăn từng bữa ; y tế thì bệnh viện công lúc nào cũng quá tải ; giáo dục thì giáo viên bỏ việc rất nhiều ; ngân sách của thành phố được giữ lại rất hạn hẹp. Do đó, xét về mặt kinh tế - xã hội đối với công trình này là chuyện phù phiếm, xa hoa.

Xét về quy hoạch, đây là một công trình văn hóa, giải trí và làm đẹp cho thành phố. Người dân chúng tôi cần chính phủ giải quyết nạn kẹt xe, nạn ngập lụt, nạn ô nhiễm môi trường trước. Tóm lại, đây là một công trình viển vông, vô bổ và tốn kém không cần thiết".

Ông Trần Anh Quân, một nhà hoạt động xã hội nói với RFA :

"Thật ra, việc làm đảo vườn nổi giữa sông cũng là một sáng kiến hay. Có thể thu hút du khách, phát triển du lịch. Vị trí này của Sài Gòn cũng phù hợp với du lịch sông nước. Tuy nhiên, sáng kiến hay cỡ nào thì cũng cần phải coi lại năng lực và cơ chế làm việc của hệ thống chính trị Việt Nam. Theo tôi, dự án lớn và cần nguồn tài chính cao, được thực hiện trong khoảng thời gian dài. Trong khi đó, với các lãnh đạo cộng sản, không lĩnh vực nào mà không có tham nhũng. Dự án càng lớn thì tham nhũng càng nhiều và nguy cơ đổ vỡ dự án càng cao. Dễ thấy nhất là dự án cả chục ngàn tỷ chống ngập cho thành phố mấy chục năm qua". 

Nhắc đến dự án chống ngập, trong cơn mưa lớn kéo dài hơn ba tiếng đồng hồ chiều 15 tháng 5 vừa qua, nước từ các con hẻm xối xả đổ ra đường Võ Văn Ngân, dồn về chợ Thủ Đức ở cuối tuyến khiến khu vực này ngập nửa mét. Đây là khu vực nằm trong phạm vi dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân, vốn đầu tư hơn 248 tỷ đồng vừa được khánh thành trước đó 3 tuần.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng được khởi công từ năm 2016, dự kiến hoàn thành vào tháng 4 năm 2018 đi qua các Quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè và Bình Chánh với 6 cống ngăn triều lớn gồm Mương Chuối, Bến Nghé, Phú Xuân, Cây Khô, Phú Định và Tân Thuận. Kể từ khi khởi công đến nay, dự án đã phải tạm ngừng nhiều lần vì các lý do khách quan khác nhau.

Nguồn : RFA, 16/05/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Hai tiếp viên hàng không Việt Nam bị bắt do đem dầu cần sa vào Hàn Quốc

RFA, 06/09/2023

Hai nữ tiếp viên hàng không Việt Nam bị cơ quan chức năng Hàn Quốc bắt với cáo buộc buôn lậu ma túy giấu trong hành lý đưa vào nước này.

tiepvien1

Cảnh sát Incheon bắt giữ hai trong số bốn tiếp viên hàng không Việt Nam theo cáo buộc buôn lậu ma túy giấu trong hành lý. MBC/Dân Việt

Hãng tin MBC News loan tin ngày 6/9 nêu rõ Cảnh sát Incheon bắt giữ hai trong số bốn tiếp viên hàng không Việt Nam theo cáo buộc vừa nêu.

Những tiếp viên nữ ở độ tuổi 20 bị nghi mang dầu cần sa trị giá 300 triệu won vào Hàn Quốc hồi tháng tư vừa qua. Số dần cần sa này được giấu trong bình đựng mỹ phẩm.

Kết quả điều tra cho thấy những người bị bắt khai mang giúp số hàng và mỗi lần được trả công chừng 68.000 won ; họ thường làm việc này mà không biết hàng được nhờ mang là chất cấm.

Cảnh sát Hàn Quốc đang tiếp tục truy vết hai tiếp viên khác cùng tổ bay nhưng không nhập cảnh Hàn Quốc ; đồng thời mở rộng điều tra vụ việc xem có những người khác cùng tham gia hay không.

Nguồn : RFA, 06/09/2023

****************************

Giao tư nhân giám sát thu phí vỉa hè : Cần minh bạch

RFA, 05/09/2023

Cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh vừa đề xuất giao tư nhân giám sát việc quản lý, thu phí cho thuê vỉa hè.

tiepvien2

Ảnh minh họa : Một quán ăn vỉa hè Thành phố Hồ Chí Minh. AFP Photo

Lý giải về đề xuất này, Viện Nghiên cứu và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, do lực lượng trật tự đô thị không thể kiểm tra vỉa hè 24/24h, vì vậy có thể giao tư nhân quản lý, giám sát thu phí cho thuê vỉa hè.

Tiến sĩ Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và quản lý đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận định với RFA hôm 5/9/2023 :

"Có nhiều luồng ý kiến khác nhau, người ta sinh sống thì phải có cái gì để mưu sinh, nếu không cho buôn bán thì người ta không biết thế nào để nuôi sống gia đình. Nhưng khi buôn bán vỉa hè có thể làm nhếch nhác quan cảnh, mất vệ sinh… kiểm soát không hết. Trước bối cảnh này, nếu có khu nào để đưa những người buôn bán vỉa hè tập trung lại một khu sạch sẽ là tuyệt vời nhất. Nhưng điều đó không khả thi vì Nhà nước không có đủ ngân sách. Cho nên phải chọn giải pháp dung hòa là cho phép tư nhân quản lý, thu phí cho thuê vỉa hè".

Theo Tiến sĩ Trần Quang Thắng, cho tư nhân quản lý sẽ có trách nhiệm hơn, tư nhân sẽ cùng với chính quyền quản lý… để những vấn đề ‘không mong muốn’ được kiểm soát. Tuy nhiên ông Thắng nói tiếp :

"Mặt trái của việc này là tư nhân có thể làm không hết trách nhiệm hoặc làm theo kiểu lợi nhuận trên hết, sẽ đưa đến những vấn đề tiêu cực. Cho nên phải có những tiêu chí khi giao cho tư nhân, hợp đồng cam kết rõ ràng, nếu tuân thủ mới cho làm… Nếu không đạt được sẽ bị phạt, thậm chí phạt nặng, hoặc phải chuyển đổi cho những tư nhân khác phụ trách".

Ông Trần Quang Thắng cho rằng, tiêu cực hay không là do chính con người nhận thức, con người mặc dù làm để kiếm sống để đem lại nhu cầu mưu sinh, nhưng đồng thời phải có ý thức trách nhiệm xã hội… Nếu không đặt ra điều đó thì theo ông Thắng chắc chắn sẽ có những chuyện rất ‘không mong muốn’ xảy ra.

tiepvien3

Ảnh minh họa : Những người bán thịt trên vỉa hè. AFP.

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 7 năm 2023 đã ban hành quyết định thu phí một phần lòng đường, vỉa hè ở những vị trí đủ điều kiện, áp dụng từ tháng 9 năm 2023. Những tuyến đường được cho thuê phải đảm bảo điều kiện có tối thiểu 1,5 m bề rộng cho người đi bộ và hai làn ôtô cho một chiều đi.

Một người sinh sống ở Sài Gòn, ông C. nói với RFA ý kiến của ông về việc này hôm 5/9/2023 :

"Mấy ổng làm như trò chơi đánh lừa dư luận thôi, chứ còn tư nhân là tư nhân nào mới được. Còn đây là tư nhân của mấy ổng chọn, là người của mấy ổng, chứ không phải tư nhân bình thường, phải hiểu cái đó. Còn nếu cho một người dân bình thường giám sát thì tốt, nhưng đây là người của họ, còn người dân bình thường đâu có được ý kiến ý cò gì ?"

Ông C. cho rằng, nếu vỉa hè nào người đi bộ còn khoảng trống để đi bộ thì tận dụng cho thuê được thì tốt. Nhưng ông C. cũng lo ngại đời sống người buôn gánh bán bưng ở vỉa hè :

"Những người nghèo buôn gánh bán bưng thì đa số người ta thấy chỗ nào trống thì người ta ngồi bày hàng ra bán. Khi nào chính quyền đuổi thì họ lại đi chỗ khác, chứ mấy người đó mà thuê thì tiền đâu sinh sống hằng ngày".

Đây không phải lần đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất cho thuê vỉa hè, vào năm 2017 cơ quan này cũng đã trình Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất phân ô cho thuê vỉa hè, nhưng đã vấp phải phản ứng của dư luận. Vào thời điểm đó, các thành phố lớn ở Việt Nam đang tiến hành chiến dịch lấy lại vỉa hè để trả cho người đi bộ.

Vào tháng 2 năm 2023, trong Dự thảo thay thế Quyết định 74/2008 về quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố Sở Giao thông- Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất cho sử dụng vỉa hè làm điểm giữ xe, kinh doanh, quảng cáo có thu phí, sau khi đã chừa đủ tối thiểu 1,5 m cho người đi bộ.

Theo Điều 35 tại Luật giao thông đường bộ ban hành năm 2008 , vỉa hè và lòng đường chỉ được sử dụng cho các mục đích giao thông. Các trường hợp đặc biệt, sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường vào mục đích khác phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố quy định, nhưng phải không gây ảnh hưởng đến trật tự và an toàn giao thông.

Nếu đem vỉa hè ra cho thuê kinh doanh một cách rộng rãi, thì nhiều ý kiến cho rằng có thể ảnh hưởng đến mỹ quan, văn minh đô thị Hiện tại, Nhà nước chưa cho thuê vỉa hè mà một số người dân kém ý thức còn chiếm dụng vỉa hè để buôn bán Nếu cho thuê vỉa hè rồi, liệu có thể đảm bảo người thuê không đặt ghế bàn, chiếm luôn 1,5 m dành lối cho người đi bộ. Khi đó dù tư nhân hay nhà nước quản lý cũng sẽ phát sinh thêm chi phí quản lý, kiểm soát, bắt phạt thì có khác gì hiện nay ?

Ông T., một người về hưu ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh khi trả lời RFA liên quan vấn đề này cho biết ý kiến :

"Tôi thấy chính sách cho thuê vỉa hè có điểm hay nhưng mà có điểm cũng chưa được. Hay, là bây giờ không còn cảnh người buôn bán trên vỉa hè mà phải cuốn gói chạy trốn trong khi đội trật tự đường phố đến hốt xe, hốt bàn ghế, hốt tủ Điểm tôi thấy chưa được là bây giờ Nhà nước thu tiền cho thuê vỉa hè sẽ gây khó khăn cho những người buôn bán trên vỉa hè hoặc là những người buôn gánh bán bưng, vì họ phải có tiền mà thuê vỉa hè, phải chịu cái sự cạnh tranh giữa những người buôn bán với nhau".

Theo ông T., tốt hơn hết là giao lại cho người dân buôn bán như ngày xưa, và các cơ quan chức năng chỉ làm nhiệm vụ là làm sao cho trật tự an toàn cho người đi bộ, và đảm bảo được văn minh đường phố.

Nguồn : RFA, 05/09/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Bốn tiếp viên hàng không vác va li ma túy tổng hợp từ Pháp về Việt Nam. Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, đã lên kế hoạch rất kỹ, họ gọi hết báo chí đến, để chuẩn bị đón nhận một đại án. Kết quả diễn ra y như Hải quan trù liệu, tất cả các cô gái đều bị dính với tang chứng vật chứng rõ ràng.

vna1

Báo cáo giải trình, Tổng thư ký Bùi Văn Cường cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng ý thanh tra toàn diện hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines.

Lại có thông tin cho rằng, Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh biết, vụ án này nếu để cho Công an thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, thì họ sẽ ém. Vì vậy, Hải quan đã ra tay để lấy đủ tang chứng vật chứng trước báo giới, rồi mới giao cho Công an xử lý. Vậy mà, Công an thành phố Hồ Chí Minh vẫn thả người, bất chấp luật tố tụng hình sự.

Đấy là câu chuyện về quyền lực ngầm trong Vietnam Airlines. Không chỉ câu chuyện về những nhân viên hãng bay này buôn ma túy, mà còn câu chuyện về chuyến bay giải cứu. Vietnam Airlines đóng vai trò đầu sỏ trong việc chuyên chở kiều bào bị mắc kẹt ở nước ngoài về nước. Có người nói, nếu quy kết cho Bộ Ngoại giao lùa gà, thì chính Vietnam Airlines là kẻ thịt gà đánh chén. Một kẻ lùa gà và một kẻ thịt gà, thì rõ ràng, kẻ thịt gà tội nặng hơn. Ấy vậy mà các quan chức của Vietnam Airlines không hề hấn gì trong vụ chuyến bay giải cứu, trong khi đó, bên Bộ Ngoại giao thì có 2 người đang bị đề nghị mức án kịch khung, đó là án tử hình. Hai người đó là cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng và cựu Trợ lý Phó Thủ tướng, ông Nguyễn Quang Linh.

Có nhiều thông tin cho chúng tôi biết, bên trong hãng bay Vietnam Airlines, có nhiều hàng gửi, gồm con cháu các sếp lớn trong Trung ương Đảng, và thậm chí là con cháu nhiều vị trong Bộ Chính trị. Đó là nguyên nhân dẫn đến những ưu ái khó hiểu mà Trung ương dành cho hãng bay này. Các sếp đã xem nơi này là "hầm trú ẩn" cho con cháu họ, thì khi có biến, chỉ cần từ bên trên đưa xuống một chỉ thị ngầm, thế là thành viên Vietnam Airline được an toàn.

Vietnam Airlines là "" cưu mang "con cháu các cụ", cũng chỉ là bề nổi, vấn đề là, khi "con cháu các cụ" mọc rễ trong doanh nghiệp này, thì vấn đề tài chính của nó không dễ mà rõ ràng được. Bởi các cụ đâu chỉ gửi con cháu vào đây để chơi, mà còn, rất có thể, những người này còn kinh doanh thay các cụ nữa, biết đâu ? Vì nơi nào có con quan làm việc, thì thường nơi đó luôn gặp vấn đề về tài chính. Nếu cho thanh tra Vietnam Airlines, thì e rằng, bể ra cả ổ. Có người nhận xét như vậy.

Ngày 24/6 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, họ không đồng ý thanh tra Vietnam Airlines. Trong khi đó, việc làm ăn bết bát, thua lỗ triền miên của Việt Nam Airlines là điều không bình thường. Trong các hãng bay của Việt Nam hiện nay, thì Vietnam Airlines được nhiều chính sách ưu tiên, mà đặc biệt là những ưu tiên về tài chính. Hễ làm ăn thua lỗ là doanh nghiệp này bù lu bù loa, thế là Chính phủ lại phải tìm cách để rót tiền cứu nó, sự ưu tiên này là quá lớn, trong khi đó, các hãng bay tư nhân phải tự chịu, nếu kinh doanh thua lỗ.

Vấn đề của Vietnam Airlines không phải ông Nguyễn Phú Trọng không biết, thậm chí ông biết rõ nữa là khác. Ông cũng đã từng nói "chống tham nhũng không có vùng cấm", nhưng tại sao, ông không mạnh tay với Vietnam Airlines, như ông mạnh tay với Bộ Y tế trong vụ Việt Á và mạnh tay với Bộ Ngoại giao trong Chuyến bay giải cứu. Vậy thì, không phải ông đã tạo vùng cấm cho hãng bay này an toàn sao ?

Người ta ví Vietnam Airlines chẳng khác nào "cậu ấm" của Đảng, bất kỳ ai đều có thể bị sờ gáy, nhưng đối với đứa "con cưng" Vietnam Airlines, thì không ai được động đến. Cách chống tham nhũng này của ông Nguyễn Phú Trọng là chống cũng như không.

Chống tham nhũng mà có quá nhiều vùng cấm, thì đấy là tạo cơ hội cho tham nhũng ẩn nấp. Mà khi tham nhũng đã tìm thấy nơi ẩn nấp, thì sau khi lò tắt, tham nhũng nó còn kinh khủng hơn trước, vì nó đã có kinh nghiệm tránh được cái lò này.

Quốc Bảo (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 30/06/2023

Additional Info

  • Author Quốc Bảo
Published in Diễn đàn

Chuyên án "thất bại" vì không bắt được người nhận hàng

Hiếu Bá Linh, VNTB, 21/03/2023

Tờ Nhân Dân cho biết vụ bắt giữ 4 tiếp viên hàng không là kết quả của việc thực hiện chuyên án "triệt phá đường dây tiếp viên hàng không vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam".

Trao đổi với Báo Thanh Niên, Cục trưởng Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh Đinh Ngọc Thắng cũng khẳng định, không phải việc phát hiện, phá án dạng này là tình cờ.

Cận cảnh bắt quả tang 4 nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines ‘xách tay’ 10kg ma túy, thuốc lắc - Thanh Niên online, 17/03/2023

Tờ Nhân Dân đưa tin

– Dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh đã lập một chuyên án, được gọi là "Kế hoạch 134/KH-HQHCM". Và chuyên án này bắt đầu được tiến hành từ ngày 19/1/2022.

– Sau gần 2 tháng điều tra, cụ thể là qua công tác thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ cũng như rà soát xác định trọng điểm, ngày 16/3, Ban chuyên án đã triệt phá đường dây tiếp viên hàng không vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam.

Tờ Nhân Dân cũng cho biết, tham gia Ban chuyên án gồm có những đơn vị sau đây :

– Đội Thủ tục hành lý nhập khẩu (thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất), 

– Đội Kiểm soát ma túy (Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh), 

– Đội Kiểm soát chống buôn lậu ma túy khu vực miền Nam (thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan),

– Phòng 7 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an),

– Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an Thành phố Hồ Chí Minh).

matuy5

 Bốn tiếp viên Vietnam Airlines mang hơn 10 kilogram ma túy, thuốc lắc từ Pháp về Việt Nam. Tranh biếm họa  

Báo Thanh Niên

Trao đổi với Báo Thanh Niên, Cục trưởng Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh Đinh Ngọc Thắng cũng khẳng định, không phải việc phát hiện, phá án dạng này là tình cờ. Căn cứ loạt thông tin tình báo, các nghiệp vụ kiểm soát hải quan, loạt dấu hiệu nghi vấn, đối tượng trọng điểm, thông tin thu nhập… Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ đạo phá án. Hiện việc điều tra mở rộng để tìm đường dây, đối tượng cầm đầu… đang được lực lượng chức năng phối hợp điều tra.

Chuyên án thất bại không bắt được người nhận hàng 

Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh vào chiều ngày 17/3 tiến hành cuộc họp báo thông tin về vụ bốn tiếp viên Vietnam Airlines mang hơn 10 kilogram ma túy, thuốc lắc từ Pháp về Việt Nam.

Trong cuộc họp báo trực tiếp vào chiều ngày 17/3/2023, ông Bùi Lê Hùng – Chi cục trưởng Chi cục hải quan Tân Sơn Nhất cho biết, trong khi các cơ quan chức năng đang phối hợp để mở rộng điều tra bắt nhóm đối tượng chính [nhận hàng]0 "đáng tiếc có một tờ báo đăng thông tin đó lên, từ đó nhóm đối tượng đó biết nên không xuất hiện nữa".

Ông Hùng cho biết thông tin vừa nêu không cần thông tin lên mặt báo, đề nghị báo Nhà nước rút kinh nghiệm hỏi trước các cơ quan chức năng trước khi đăng tải.

Trên trang facebook của mình, nhà báo Nguyễn Hồng Lam viết như sau :

Phóng viên trực tiếp đi làm tin hẳn sẽ biết rõ: ban đầu không cơ quan nào (hải quan, công an, an ninh sân bay….) chủ động cung cấp thông tin vụ này cả. Bởi lẽ, như thông báo công khai của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh trong buổi họp báo chiều 17/3, vụ này không ngẫu nhiên phát hiện sau khi soi chiếu. Nó là kết quả của cả một chuyên án, theo dõi cả một đường dây từ nhiều tháng trước. Hải quan không tự làm một mình mà ngay khâu kiểm tra đã có sẵn cả các cơ quan chức năng khác phối hợp, đủ ban bệ, làm quái gì có chuyện ngẫu nhiên.

Vì "một lý do nào đó", nguồn tin vụ bắt bị rò rỉ cho báo chí, bịt không kịp. Nghe giang hồ đồn (giang hồ nói thì có sai bao giờ), khi cơ quan chức năng ập vào nhà kẻ sẽ nhận hàng cách sân bay… 200 km, đối tượng đã trốn thoát. Trên bàn, máy tính vẫn mở, màn hình đang dừng lại ở trang báo mạng đưa tin vụ bắt 4 tiếp viên, không kịp out. Xem ra, vào giờ chót, chuyên án đã bị lộ, bể. E là rồi đây, báo nào đưa tin đầu tiên và nguồn rò thông tin sẽ được mời uống trà miễn phí mệt nghỉ.

Hiếu Bá Linh

Nguồn : VNTB, 21/03/2023

***************************

Đã rõ : không có chuyện vô tình

Vi Vi, VNTB, 21/03/2023

Con nít còn không tin

4 tiếp viên của Vietnam Airlines vận chuyển giúp kem đánh răng từ Pháp về Việt Nam để nhận thù lao 10 triệu đồng. Không may hải quan tại cửa khẩu Việt Nam đã phát hiện ra một lượng ma túy và thuốc lắc lớn dấu trong các túyp kem đánh răng đó.

matuy02

Tiếp viên hàng không thực hiện ước mơ cho "tổ bay mặt đất"

Hơn 11kg ma túy và thuốc lắc dạng bột, viên nén đã bị phát hiện tại cửa khẩu nhập cảnh sau khi đi qua máy soi hành lý. "Tới lúc làm việc với cơ quan chức năng, tiếp viên trưởng Nguyễn Thanh Thủy và 3 nữ tiếp viên tỏ ra bàng hoàng, bất ngờ trước sự việc".

Một người có đầu óc bình thường cũng sẽ nhìn ra sơ hở từ lời khai của những cô tiếp viên này. Nếu như ai tin lời thì có chắc chỉ số IQ không được cao.

Họ đâu phải là tiếp viên gà mờ mới vào nghề mà dễ bị lừa đến như vậy ! Một trong 4 tiếp viên nhận chuyển hàng có tiếp viên trưởng Nguyễn Thanh Thủy, 37 tuổi. Tiếp viên trưởng đã không cảnh giác mà cả 3 tiếp viên khác cũng không cảnh giác y như vậy? Một người sai thì có thể, sao lại cả 4 cùng sai ?

Chuyện thật vô lý khi chấp nhận chuyển kem đánh răng để nhận thù lao 10 triệu đồng cho 4 người, chỉ có 2 triệu rưỡi cho mỗi người thôi sao. Nếu tính ra, người không rõ lai lịch lại nhờ tiếp viên chuyển về Việt Nam lô kem đánh răng giúp với thù lao gần 58.000 VND cho mỗi ống kem đánh răng vốn chỉ được bán với giá chưa tới 100 ngàn tại Việt Nam. Tiếp viên vẫn chấp nhận mà không nghi ngờ rồi lại còn bàng hoàng, bất ngờ khi bị phát hiện thật khó thuyết phục.

matuy05

Tiếp viên Vietnam Airlines phục vụ trên tàu bay. Ảnh : Hoàng Hà.

Những người thường đi máy bay xuyên quốc gia luôn được nhắc nhở không cầm giúp hay vận chuyển bất kỳ thứ gì cho người khác để tránh rủi ro vướng vào vòng tù tội vì vận chuyển chất cấm như ma túy, chất kích thích. 

Cầm giúp cho người không rõ lai lịch lại càng không thể tin được. Ai không quen biết sao lại có thể tiếp cận tiếp viên một cách dễ dàng như vậy? Họ biết rõ tiếp viên ở khách sạn nào, gặp gỡ ở đâu để giao nhận hàng. Một lượng kem đánh răng lớn không thể ngẫu nhiên chỉ gặp nhau chóng vánh tại sân bay rồi ra quyết định cầm dùm. 

Các chương trình "An ninh Cửa khẩu" – Border Security được chiếu trên các kênh truyền hình cáp thường xuyên đưa tin người không có việc làm, thu nhập không ổn định, chấp nhận liều mạng "cầm dùm" để kiếm tiền. Còn các cô tiếp viên với nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao, trình độ nghiệp vụ-văn hoá cao  lại còn xinh đẹp tại sao lại cũng chấp nhận liều mình làm điều tương tự để rồi hủy hoại cả tương lai?

Những lời khai vô lý có được xem là lời nói dối đối với cơ quan điều tra ?

matuy03

"Tới lúc làm việc với cơ quan chức năng, tiếp viên trưởng Nguyễn Thanh Thủy và 3 nữ tiếp viên tỏ ra bàng hoàng, bất ngờ trước sự việc".

Lãnh đạo Hãng hàng không nói gì ?

Đại diện đoàn tiếp viên nói với báo Zing, người này cho biết : "Các bạn đều còn trẻ, nhỏ tuổi, mới bay được hơn một năm. Lần này có bạn nhờ gửi ít đồ cho người nhà nên không đề phòng". Lời nói bao che lại rất mâu thuẫn với quy định, cam kết của tiếp viên trước giờ bay. 

Lãnh đạo đoàn tiếp viên cho biết : "Trước giờ bay của tất cả chuyến quốc tế, tiếp viên đều bắt buộc ký cam kết, quy định không được phép mang hộ, cầm giúp bất cứ thứ gì. Tuần nào đoàn bay, đoàn tiếp viên cũng triển khai, kiểm tra và làm rất gắt, nhưng ở đây còn là ý thức từng người". 

Đánh giá sơ bộ về hành vi của nhóm tiếp viên này, lãnh đạo đoàn tiếp viên nhìn nhận đây là lỗi sai chủ động của các tiếp viên. "Đoàn đã quán triệt rất nhiều lần nhưng các tiếp viên vẫn làm sai cam kết".

"Đừng có nhận xách hộ cái gì !", ông Tô Tử Hùng, lãnh đạo Phòng An ninh Hàng không (Cục Hàng không), từng đưa ra khuyến cáo cho tất cả người đi chuyến bay quốc tế, bất kể hành khách hay tổ bay. Lời kêu gọi có phần cực đoan nhưng theo ông Hùng là để tránh được những nguy cơ bị kẻ buôn hàng cấm lợi dụng.

Một lãnh đạo Cảng vụ Hàng không Việt Nam cũng phản hồi ngắn gọn đây là chuyên án của Hải quan và cơ quan chức năng đang phối hợp điều tra trong ngày 17/3/2023.

Đã rõ

Từ tuyên bố "đây là chuyên án của Hải quan và cơ quan chức năng đang phối hợp điều tra" đã có thể thấy không có chuyện vô tình cầm giùm cho người không rõ lai lịch và không biết bên trong có ma túy. 

Cục trưởng Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh Đinh Ngọc với báo Thanh niên hôm 17/3 : "Mang 1 kg hay 10 kg ma túy đều nguy hại như nhau. Độ tuổi của các tiếp viên này còn rất trẻ, trẻ quá. Khi trực tiếp chỉ đạo phá án, nói thật là tôi đã run. Run không phải vì sợ mà thấy tiếc quá, tuổi đời còn trẻ như vậy, cả tương lai dài phía trước… Hơn 3 giờ sáng, trên đường về nhà tôi cứ tự hỏi tại sao các bạn trẻ này lại hành động thiếu suy nghĩ như vậy. Vì vậy qua Báo Thanh Niên – tờ báo đại diện của giới trẻ – tôi mong muốn có tiếng nói, hay thông điệp cảnh tỉnh mạnh mẽ đối với giới trẻ.

Ông Thắng cũng khẳng định, không phải việc phát hiện, phá án dạng này là tình cờ. Căn cứ loạt thông tin tình báo, các nghiệp vụ kiểm soát hải quan, loạt dấu hiệu nghi vấn, đối tượng trọng điểm, thông tin thu nhập… Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ đạo phá án. Hiện việc điều tra mở rộng để tìm đường dây, đối tượng cầm đầu… đang được lực lượng chức năng phối hợp điều tra".

Như vậy lời của ông cục trưởng cục Hải quan đã phủ định hoàn toàn những lời khai của các cô tiếp viên cũng như lãnh đạo của đoàn tiếp viên hãng "Hàng không ngạo nghễ".

Điều này cũng đã trả lời cho câu hỏi tại sao tiếp viên Vietnam Airlines đi lọt qua hải quan và an ninh Pháp khi họ cũng có các máy soi chiếu và thường xuyên sử dụng chó nghiệp vụ chuyên phát hiện ma túy trong sân bay ? Phía bên Pháp rõ ràng đã thả cho các cô về Việt Nam sa vào lưới đã giăng của Hải quan Việt Nam. 

Nằm trong đường dây vận chuyển bị đưa vào tầm ngắm nhưng các báo bao biện cho các tiếp viên này. "Dựa trên nguyên tắc ‘suy đoán vô tội’, nếu thực sự 4 tiếp viên Vietnam Airlines chỉ nhận lời vận chuyển kem đánh răng, không hề biết bên trong chứa ma túy thì hành vi của họ vẫn trái với các quy định của hãng hàng không".

Ý của đại diện Đoàn Tiếp viên hàng không : "Các bạn đều còn trẻ, nhỏ tuổi, mới bay được hơn một năm" cũng áp dụng luôn cho tiếp viên trưởng 37 tuổi, hai người còn lại 30 tuổi và người trẻ nhất là 27 tuổi ?

Được bao biện, lại là nhóm "đối tượng mới và chưa có tiền lệ", các cô tiếp viên có nhận được ưu ái gì không, đặc biệt là đối với tiếp viên họ Võ đã được che giấu danh tính lúc ban đầu. 

matuy04

Hãy nhìn hình ảnh của họ ngồi xổm khi ký giấy tờ, khi đứng bên tang vật. Không ai có vẻ suy sụp hay bị khủng hoảng tinh thần cả. 

Tiền lệ "xách dùm" 

Tại khoản 4 điều 250 bộ luật hình sự 2015 quy định thì đối với hành vi vận chuyển trái phép heroin thì khối lượng là 100 gam trở lên có thể sẽ bị tử hình, đối với hành vi vận chuyển ma túy đá chất ma túy ở thể rắn thì với khối lượng 300 gam trở lên có thể sẽ bị tử hình. 

Những người cầm giùm đồ vật nhưng không biết là ma túy với nhưng đã phải nhận án tử hình tại Việt Nam không ít. Những người lãnh án tử hình trước đây đều "xách dùm" lượng ít ma túy hơn các cô tiếp viên.

– "Xách dùm" 2,7kg ma túy, Việt kiều lãnh án tử hình

Bị bắt quả tang hơn giấu 2,7kg ma túy ngụy trang bằng cà phê trong valy xuất cảnh, Việt kiều Úc nại rằng chỉ "xách dùm" đồ cho người quen nhưng không chối được tội vận chuyển ma túy trái phép. Ngày 21/5/2014, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xử lưu động và tuyên phạt Trần Minh Đạt (43 tuổi, Việt kiều Australia) mức án tử hình về tội "vận chuyển trái phép chất ma túy".

– Vận chuyển 2,8kg ma túy, bà lão Việt kiều bị tuyên án tử hình 

Sau khi bị bắt, bà Hương khai nhận, vào ngày 7/11/2014, bà từ Úc trở về Việt Nam theo cửa khẩu Sân bay Tân Sơn Nhất, để đến nhà người em họ tên M. (ngụ tại Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). 

…Khi bà bị lực lượng chức năng bắt giữ mới biết 36 cục xà bông mà Helen đưa có chứa chất ma túy nhưng không chứng minh được có đối tượng tên Helen và nguồn gốc của số ma túy này.

– Vô tình cầm giùm 1,7 kg ma túy ra sân bay

Được bảo lãnh sang Úc du lịch và được nhờ cầm giùm cá khô, nhưng người phụ nữ xách giùm đồ đã bị tạm giữ do bên trong có 1,7 kg ma túy.

Ngày 10/7/2017, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử đối với bị cáo Nguyễn Thị Ron (SN 1964, quê Bến Tre) theo kháng nghị tăng án từ chung thân lên tử hình về tội "Vận chuyển trái phép chất ma túy" của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Các cô tiếp viên xách giùm tổng cộng hơn 11kg ma túy tổng hợp sẽ phải nhận hình phạt nào ? Vụ việc liệu lại có bị từ "chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không" khi các cô có "gốc bự" ? Lãnh đạo Đoàn tiếp viên sẽ phải ăn nói ra sao sau khi lỡ nói tiếp viên của mình chỉ cầm giùm "ít đồ cho người nhà nên không đề phòng", "người nhà" gửi-nhận ma túy đó cũng sẽ được đưa ra ánh sáng ? 

Vi Vi

Nguồn : VNTB, 21/03/2023

******************************

Ba trong bốn tiếp viên hàng không trong vụ vận chuyển ma túy từ Pháp về Việt Nam có ‘gốc bự’ ?

Nguyễn Nam, VNTB, 20/03/2023

Bản tin phát lúc 20g43 ngày thứ năm 16/3/2023 trên báo Nhân Dân, phiên bản điện tử, viết :

"Chiều muộn 16/3, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam xác nhận thông tin có 3 tiếp viên hàng không của Hãng hàng không Vietnam Airlines trên chuyến bay VN10 bị bắt giữ, do xách ma túy và thuốc lắc từ Pháp về Việt Nam.

Chúng tôi nắm được thông tin và đang yêu cầu hãng Vietnam Airlines báo cáo cụ thể hơn về vụ việc này. Hiện vụ việc đang được lực lượng chức năng điều tra, làm rõ, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam nhấn mạnh".

tiepvien1

4 tiếp viên hãng Vietnam Airlines bị tạm giữ liên quan đến vụ chuyển hơn 10kg ma túy từ Pháp về Việt Nam.

Trên báo điện tử VietnamNet, bài viết phát hành lúc 9g30 ngày thứ sáu 17/3/2023, viết : "Trước thông tin 3 tiếp viên Vietnam Airlines xách ma túy về Việt Nam, tối 16/3, trả lời VietNamNet, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết "đây là vụ án ma túy, Bộ Công an đang mở rộng điều tra".

Sáng 17/3, đại diện bộ phận truyền thông Vietnam Airlines cho biết đang tìm hiểu thông tin từ các cơ quan chức năng.

Đến 11g41 ngày 17/3, báo VietnamNet tiếp tục đưa tin về vụ việc này, và tình tiết có thay đổi : "Trưa 17/3, hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết, đơn vị nhận được thông tin từ Chi cục Hải quan Tân Sơn Nhất về việc đang tạm giữ 4 tiếp viên thực hiện nhiệm vụ trên chuyến bay từ Paris về Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/3 do nghi ngờ trong hành lý của các tiếp viên này có mang theo chất cấm.

Sau khi nhận được thông tin vụ việc, Vietnam Airlines đã quyết định đình chỉ thực hiện nhiệm vụ đối với 4 tiếp viên trên để phục vụ công tác điều tra.

Các cá nhân vi phạm quy định pháp luật, vi phạm nội quy lao động đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định, đơn vị sẽ không bao che".

Bản tin không cho biết "chất cấm" ở đây là chất gì.

Diễn tiến dồn dập, vào lúc 16g46, VietnamNet tường thuật : "Chiều 17/3, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp báo thông tin về vụ việc 4 tiếp viên hãng Vietnam Airlines bị tạm giữ liên quan đến vụ chuyển hơn 10kg ma túy từ Pháp về Việt Nam.

Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Hữu Nghiệp – Phó cục trưởng Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, căn cứ kế hoạch của Tổng cục Hải quan, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh về công tác phòng chống ma túy qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Chi cục Hải quan Tân Sơn Nhất đã phân tích, sàng lọc, đưa một số đối tượng vào nhóm trọng điểm để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ.

Sáng 16/3, trên chuyến bay VN10 từ Pháp về Thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng Hải quan đã sàng lọc, soi chiếu một số vali của đoàn tiếp viên trên chuyến bay thì nghi vấn có chất cấm.

Kiểm tra 4 vali của các nữ tiếp viên gồm : Nguyễn Thanh Thủy, Đặng Phương Vân, Trần Thị Thu Ngân, Võ Tú Quỳnh, phát hiện tang vật gồm 8 kg thuốc lắc và 3 kg ketamin (hàng đá)… Sau đó, Hải quan đã chuyển giao các tiếp viên cùng tang vật cho Công an Thành phố Hồ Chí Minh để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật".

tiepvien3

Thuốc lắc được cất giấu trong các vỏ hộp kem đánh răng

Tin tức được cung cấp tại buổi họp báo cho biết, chuyến bay số hiệu VN10 từ sân bay Paris Charles de Gaulle (Pháp) hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh lúc 8g10 ngày 16/3. Lực lượng Hải quan tại sân bay đã đưa 4 nữ tiếp viên của Vietnam Airline cùng hành lý vào khu vực kiểm tra. Trong đó có tiếp viên trưởng Nguyễn Thanh Thủy, 37 tuổi.

Lực lượng Hải quan phát hiện bên trong hành lý có hơn 10kg thuốc lắc và ma túy tổng hợp được cất giấu tinh vi trong các hộp kem đánh răng.

Con số cụ thể như sau : hành lý của Võ Tú Quỳnh có 43 hộp kem đánh răng bên ngoài in chữ "Signal Expert White". 31 hộp trong số này chứa nhiều viên nén màu xám trọng lượng khoảng 2,18kg. 12 hộp còn lại chứa chất bột màu trắng trọng lượng khoảng 1kg.

Trong hành lý của Nguyễn Thanh Thủy cũng có 43 hộp kem đánh răng bên ngoài in chữ "Signal Expert White", 31 hộp chứa nhiều viên nén màu xám trọng lượng khoảng 2,18kg, 12 hộp chứa chất bột màu trắng trọng lượng khoảng 1kg.

Trong hành lý của Đặng Phương Vân có 2.020 gram viên nén màu xám và 2.000 gram chất bột màu trắng ; hành lý của Trần Thị Thu Ngân có 780 gram viên nén màu xám.

Theo ông Bùi Lê Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất, đây là vụ án chưa có tiền lệ. Trước đây, cơ quan hải quan cũng từng phát hiện vi phạm của các tiếp viên hàng không về hành lý xách tay, nhưng đây là lần đầu tiên phát hiện vi phạm về chất cấm.

Đến tối thứ bảy 18/3/2023, mạng xã hội đồn đoán tiếp viên Võ Tú Quỳnh, sinh năm 1993 là cháu ruột của tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ; và chính vì lý do tế nhị đó nên trên nhiều tờ báo của nhà nước Việt Nam đã ‘dọn đường’ lên tiếng rằng, "Việc các nữ tiếp viên này có thừa nhận đây là chất ma túy hay không thì không phải là vấn đề quan trọng. Kể cả trường hợp các nữ tiếp viên này thừa nhận họ biết đây là chất ma túy, nhưng nội dung này không phù hợp với các tình tiết diễn biến của vụ việc thì cũng không thể kết tội họ".

Tính đến hết ngày Chủ nhật 19/3/2023 chưa thấy báo chí nhà nước lên tiếng về đồn đoán quanh thân thế của tiếp viên Võ Tú Quỳnh.

Diệp Chi

Nguồn : VNTB, 20/03/2023

****************************

Tiếp viên hàng không : lo tiền vô ngành để buôn lậu

Trần Quí Thường, VNTB, 20/03/2023

Chiều 17/3, cục phó Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Hữu Nghiệp thông tin với báo chí về trường hợp cán bộ hải quan phát hiện hơn 10kg thuốc lắc và ma túy trên chuyến bay VN10, từ Pháp về Việt Nam. 4 tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines vận chuyển ma tuý gồm : tiếp viên trưởng Nguyễn Thanh Thủy, 37 tuổi ; Võ Tú Quỳnh ; Trần Thị Thu Ngân và Nguyễn Thu Vân.

tiepvien3

4 tiếp viên Vietnam Airlines xách hơn 10kg ma túy về nước, còn đâu hình ảnh ngạo nghễ Việt Nam ? - Ảnh minh họa

Cụ thể, bên trong những tuýp kem đánh răng, nước súc miệng mà 4 tiếp viên mang về có hơn 8 kg thuốc lắc và hơn 3 kg ketamine (ma túy khay, loại đắt tiền nhất), cocain. Cụ thể, trong hành lý của Thủy và Quỳnh đều có 31 hộp thuốc lắc, tổng trọng lượng 2,18 kg ; 12 hộp chứa ketamine nặng khoảng 1 kg ; hành lý của Ngân có 780 gram thuốc lắc ; còn hành lý của Vân có hơn 2 kg thuốc lắc, 2 kg ketamine và cocain.

Hiện nay cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch tập trung cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại qua cảng hàng không quốc tế. Do đó cục này đã chỉ đạo Hải quan Tân Sơn Nhất tập trung kiểm soát những người có tần suất di chuyển thường xuyên, đặc biệt là các tuyến đường trọng điểm từ Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… để sàng lọc, kiểm tra có trọng tâm.

Ông Nghiệp cho biết : "Trước đây, những người có nghi vấn thường là người có mối quan hệ phức tạp, khách nước ngoài, khách du lịch… nhưng giờ xuất hiện nhóm mới, trong đó có tiếp viên hàng không. Do vậy việc quản lý, sàng lọc, phân loại nghi can để đấu tranh gặp nhiều khó khăn". Căn cứ vào thông tin từ cục phó cục hải quan thì hiện nay các tiếp viên hàng không chính là đối tượng buôn lậu nguy hiểm nhất mà cơ quan chức năng đang sàng lọc.

Tuy nhiên không phải bây giờ, mà những vấn nạn trong ngành hàng không đã được dư luận quan tâm từ rất lâu. Từ việc bộ quản lý xuất nhập cảnh đòi tiền tip bị bốc phốt cho tới những bức xúc về việc rạch vali của hành khác. Thậm chí nhiều người cho rằng người nào muốn được vào sân bay làm thì phải lo tiền, chạy việc thì họ phải tìm cách "ăn tiền" để lấy lại vốn.

Một số nguồn tin cho biết để được làm tiếp viên hàng không cho các chuyến bay quốc tế thì phải lo lót số tiền lên đến 500 triệu, cho tới 1 tỷ thì mới "bay được". Mục đích "bay quốc tế" thì phải buôn lậu những mặt hàng giá trị để có thể "lấy lại vốn". Còn nhớ hồi tháng 6 năm ngoái, hãng tin 7 News của Úc đăng tải việc 9 tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines bị phát hiện mang lượng tiền mặt lớn khi xuất cảnh rời Úc. Tổng lượng tiền mặt mang theo là 60.000 đô la Úc (AUD) được chia nhỏ và cất giấu trong hành lý.

11 năm trước, ngày 16/5/2002, 5 tiếp viên Vietnam Airlines bị phát hiện vận chuyển trái phép gần 400 điện thoại di động trên chuyến bay Dubai – Hà Nội. Những người này mua điện thoại di động ở nhiều cửa hàng khác nhau, đóng gói và đưa lên máy bay về Hà Nội. Họ để điện thoại vào xe chứa thức ăn thừa trên khoang máy bay, và thuê Vinh (nhân viên Xí nghiệp chế biến thức ăn Nội Bài) đón lô hàng, vận chuyển về nhà. Tòa án Hà Nội đã tuyên tổng cộng 86 tháng tù cho 2 người đứng đầu vụ, 15-18 tháng án treo cho những người còn lại.

Trong chiến dịch "chuyến bay giải cứu" người từ vùng dịch Covid-19 cơ quan tuyên giáo từng hô hào tự sướng với bốn chữ "ngạo nghễ Việt Nam", cũng có sự tham gia của hãng hàng không Vietnam Airlines. Để rồi sau đó hàng loạt quan chức phải đi tù vì liên quan tới cáo buộc hối lộ, mua bán suất giải cứu.

tiepvien4

Cơ quan tuyên giáo từng hô hào tự sướng với "một Việt Nam ngạo nghễ" dành cho hãng hàng không Vietnam Airlines tham gia chiến dịch "chuyến bay giải cứu" người từ vùng dịch Covid-19

Những bê bối của ngành hàng không càng ngày càng lộ ra nhiều, chẳng những khiến dư luận bức xúc mà còn khiến cho những khẩu hiệu "ngạo nghễ" càng trở nên hợm hĩnh, lố lăng. Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bình luận hài hước cho rằng cái gì đảng cộng sản ca ngợi tự hào thì cũng có ngày lòi ra cái đuôi dơ bẩn của vấn nạn tham nhũng, hối lộ, phạm pháp.

Trần Quí Thường

Nguồn : VNTB, 20/03/2023

***************************

Cầm đèn chạy trước ô tô

Nguyễn Hồng Lam, VNTB, 20/03/2023

Xem ra, vào giờ chót, chuyên án đã bị lộ, bể.

Vụ 4 tiếp viên xách 11,4 kg giấu trong 86 túyp kem đánh răng, dù đọc tin trên báo hay đọc bình luận trên mạng, cảm giác đầu tiên là cũng bực mình. Sai nhiều quá.

matuy01

Vụ 4 tiếp viên xách 11,4 kg giấu trong 86 túyp kem đánh răng

Cái sai đầu tiên, nhiều báo vẫn đưa là "11,4 kg nghi là thuốc lắc và ma túy". Nghi con khỉ, thuốc lắc không phải ma túy à ? Nếu đủ hiểu biết, trong khi chưa có xác nhận chính thức là loại gì và con số cụ thể thì phải viết : "11,4 kg ma túy tổng hợp, loại Amphetamine và Methamphetamine". Trong đó, dạng viên là Amphetamine, tức thuốc lắc – một loại Ectasy nào đó ; dạng bột là Methamphetamine, dân chơi gọi là hàng đá (Ice – tinh thể), "hàng về" sau này đã được xác định là Ketamine.

Cùng là ma túy, nhưng về giá thì khác nhau một trời một vực. Bán lẻ cho dân chơi, các loại Amphetamine đóng khuôn thành thuốc lắc nhãn mác khác nhau (Queen, King, Ruby, Crazy, Mad, Acappolip, Vulcano, Ice Crystal…), giá giao động từ 150.000 -700.000 ngàn/viên 500mg, tùy loại, tùy thời điểm, tùy chỗ bán. Trong ma túy dòng Methamphetamine (độ kích thích mạnh gấp hàng chục lần heroin), Ketamine – loại vừa bị bắt là đầu bảng, rất đắt. Dạng lỏng, trước Covid bán sỉ đã lên đến 1,5 -2 tỷ đồng/kg. Dạng tinh thể (bột) như vụ mới bắt đắt khoảng gấp rưỡi dạng lỏng. Mà đó là giá bán sỉ, cân ký nhé. Bán lẻ, liều chơi (một lần) cho một "con nghiện chân chính" cũng phải từ 2 – 4 triệu đồng/người, khoảng 25-50 mg.

Cái bực mình tiếp theo là nhiều tay nhỏ lệ xót xa, tỏ ra thương hoa tiếc ngọc, tìm đủ cách bao biện cho các em tiếp viên kiêm cửu vạn (đếch biết đâu là nghề chính). Vin vào con số 10 triệu tiền công (như tự khai), các nhà đạo đức tuôn hàng xô nước mắt cá sấu mà gào lên rằng các em dại dột, bán tương lai bằng cái giá quá bèo. Do đó, khả năng các em bị lừa là rất cao, bởi chẳng ai biết chết mà bán tương lai rẻ thế.

Rách việc, có phân biệt được giữa lời khai với thực tế không ? Trên thị trường, các loại kem đánh răng nhãn Pháp bán nhan nhản, cao lắm chỉ chừng 100.000 đồng/ống. Kem Colgate – một trong các loại được xách giùm chỉ 55.000 đồng. Cứ coi là bán hết, với giá cắt cổ, cả 86 ống kem kia chỉ cao lắm thu được 4-5 triệu đồng. Thằng ngu nào lại bỏ ra 10 triệu đồng để nhờ xách hộ một lô hàng 5 triệu ? Mà không chỉ một, cả 4 tiếp viên được đào tạo bài bản, có người đã 37 tuổi (sinh 1986) há lại không nhận ra sự vô lý bé mọn ấy ?

Có người sẽ bẻ : xách giùm người quen, người thân nên không nghi. Tiền là người thân, người quen bồi dưỡng thôi. Bớt giỡn nhé. Chính các tiếp viên khai là người lạ, không biết ở đâu. Nghĩa là họ nhận lời làm phi vụ, họ hiểu rõ giá trị hàng hóa, số tiền công và có thỏa thuận hết đấy. Nếu là người quen lừa họ, họ khai ra ngay rồi, ngu gì bao che cho đứa lừa mình vô chỗ chết ?

Một dạng ngu khác là ngu có bằng cấp, ngu khi tỏ ra hiểu luật. Xơi xơi mà bảo, nếu cơ quan điều tra không chứng minh được là 4 tiếp viên biết rõ hàng xách tay là ma túy thì họ bị lừa, sẽ thoát tội. Và : "Nghĩa vụ chứng minh họ không bị lừa là của cơ quan điều tra, các tiếp viên không có trách nhiệm phải chứng minh mình vô can, bị lừa". Và : "Tòa chưa tuyên thì chưa ai bị coi là có tội". Đến cỡ này thì tranh luận với cái đầu gối còn sướng hơn. Chỉ nhắc nhẹ : cô xách theo hàng, hàng trên tay cô là hàng cấm, là ma túy, nghĩa là cô/anh/chị/em… đã bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang đấy. Có trách nhiệm chứng minh hay không, lady and gentlement cứ tự nhiên.

"Sống không phải là điều mới mẻ

Chết thật ra cũng không mới gì hơn".

Phóng viên trực tiếp đi làm tin hẳn sẽ biết rõ : ban đầu không cơ quan nào (hải quan, công an, an ninh sân bay…) chủ động cung cấp thông tin vụ này cả. Bởi lẽ, như thông báo công khai của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trong buổi họp báo chiều 17/3, vụ này không ngẫu nhiên phát hiện sau khi soi chiếu. Nó là kết quả của cả một chuyên án, theo dõi cả một đường dây từ nhiều tháng trước. Hải quan không tự làm một mình mà ngay khâu kiểm tra đã có sẵn cả các cơ quan chức năng khác phối hợp, đủ ban bệ, làm quái gì có chuyện ngẫu nhiên.

Vì "một lý do nào đó", nguồn tin vụ bắt bị rò rỉ cho báo chí, bịt không kịp. Nghe giang hồ đồn (giang hồ nói thì có sai bao giờ), khi cơ quan chức năng ập vào nhà kẻ sẽ nhận hàng cách sân bay… 200 km, đối tượng đã trốn thoát. Trên bàn, máy tính vẫn mở, màn hình đang dừng lại ở trang báo mạng đưa tin vụ bắt 4 tiếp viên, không kịp out. Xem ra, vào giờ chót, chuyên án đã bị lộ, bể. E là rồi đây, báo nào đưa tin đầu tiên và nguồn rò thông tin sẽ được mời uống trà miễn phí mệt nghỉ.

Giang hồ cũng đồn, đám vô tình hay cố ý tham gia "chiến dịch giải cứu tiếp viên" đã cố tình giảm nghiêm trọng hệ số K (hệ số sinh lợi) của nghề cửu vạn. Trước đó, bằng đường buôn không gian (bay), hàng đã về đã trót lọt một số chuyến. Tiền công cửu vạn là 80-100 lần lớn hơn con số 10 triệu đồng. Giang hồ đúng là cái quái chi cũng biết.

Một thắc mắc hồn nhiên khác, rằng vụ này có nhiều uẩn khúc, chắc bị gài. Việt Nam giáp ranh khu vực Tam Giác Vàng, cái nôi của ma túy, trung tâm ma túy hàng đầu thế giới. Bình thường, Việt Nam là địa bàn trung chuyển, ma túy từ Việt Nam tỏa đi các nước mới đúng. Nhưng trong vụ này ma túy lại thẩm lậu ngược về Việt Nam. Vậy lời lãi đâu ra ?

Lập luận thẩm thấu ngược này, nếu có đúng thì chỉ đúng với trường hợp heroin. Ma túy Tam Giác Vàng là ma túy gốc tự nhiên, chế từ thuốc phiện, thành morphin, thương phẩm buôn lậu nay chỉ là heroin. Ma túy bị bắt là ma túy tổng hợp – Amphetamine và Mathamphetamine. Những thứ này ở đâu cũng chế được. Từ thập niên 1970, khu vực Tam Giác Vàng cũng chế rất nhiều. Nhưng khu vực cảng Marseille mới là vô địch, giang hồ Pháp mới là nguồn cung mạnh nhất. Vả lại, như đã nói, là ma túy tổng hợp (tiền chất Amphetamine có trong thuốc trị cúm – Flu !) thì có thể có ở khắp nơi. Tùy trình độ của các hóa công, công nghệ chưng cất, chất lượng thuốc (độ tinh khiết, độ phê, độ nguy hiểm…) sẽ khác nhau. Do đó không có cơ sở, quy trình nào cho "lý thuyết" thẩm lậu ngược đối với ma túy tổng hợp cả. Không xuất phát từ gốc thực vật thì không có "vùng nguyên liệu" mà Châu Á hay Châu Phi là vùng chiếm ưu thế, giống như Nam Mỹ với các đồn điền trồng coca.

Có quá nhiều cái sai do cầm đèn chạy trước ô tô. Báo chí đăng khơi khơi, nhận xét, bình luận và suy đoán bất kể đúng sai thì phạm lỗi "đặt giả thiết trước khi hội đủ dữ kiện".

Để cho dễ hình dung, xin đưa miễn phí một bộ tiêu chuẩn. Heroin "Double UO Globe Brand", loại tinh khiết 99, 99%%, nhãn có vẽ hình 2 con sư tử vờn quả địa cầu, đặc sản Tam Giác Vàng, thường được đóng chính xác 3 gói = 1kg = 1000g.

Mỗi gói (0,3333kg) được phân thành 10 lượng : 1 lượng = 10 chỉ ; 1 chỉ = 10 phân ; 1 phân = 10 ly ; 1 ly = 10 liều dùng (bi, cữ, tép….), tức là khoảng bột trắng đựng trong khúc ống hút bằng nhựa, hàn kín 2 đầu cho con nghiện hít 1 lần. Vã quá thì 1 liều 2 thằng chia nhau cũng tạm.

Tất nhiên, trong quá trình phân lẻ, heroin đã bị độn thêm phụ gia (thường là các loại tân dược) nhiều lần nên độ tinh khiết cao lắm chỉ còn 35- 40%. Nếu chích, 1 bi thường được chia làm đôi, pha với 2cc nước cất. Như vậy, 1 bánh heroin bằng khoảng 100.000 liều dùng. Giá bán lẻ bao nhiêu, muốn biết thì đi mà hỏi bọn con nghiện, tôi không nghiện nên không biết. Giá bán sỉ, 1 bánh heroin năm 1997 (vụ Vũ Xuân Trường) là 4000 USD, nay khoảng 20.000 USD. Nhân lên là một con số khổng lồ, một bánh 0,3333 kg bằng 10 lũy thừa 5 liều dùng. Ai tò mò muốn biết lợi nhuận là bao nhiêu thì cứ lấy máy tính ra mà giải. Tôi thuộc loại dốt toán, thành phần thi 3 môn 9 điểm nên dù không sai cũng không tính giùm các bạn được.

Nguyễn Hồng Lam

Nguồn : VNTB, 20/03/2023 (Fb.NguoiCuaGiangHo)

***************************

Nhóm tiếp viên Vietnam Airlines b bt vì vn chuyn ma túy, bao gm tiếp viên trưởng

VOA, 17/03/2023

Lc lượng Hi quan Vit Nam va phát hin, bt gi 4 tiếp viên ca Vietnam Airlines v hành vi vn chuyn thuc lc, ma túy t Pháp v Vit Nam.

tiepvien5

Máy bay ca Vietnam Airlines. Cc Hi quan Thành phố Hồ Chí Minh các tiếp viên b bt vì vn chuyn ma túy là v án chưa có tin l ti Vit Nam.

S ma túy, gm 8 kg thuc lc và 3 kg ketamin (hàng đá), cocain, đã được phát hin bên trong nhng tuýp kem đánh răng, nước súc ming mà các tiếp viên mang v t Pháp trên chuyến bay VN10 vào ngày 16/3, ông Nguyn Hu Nghip, Cc phó Cc Hi quan Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trong bui hp báo vào chiu 17/3.

Chiu trước đó, Cc Hàng không Vit Nam cũng đã xác nhn thông tin v vic các tiếp viên ca Vietnam Airlines b bt vì mang ma túy t Pháp v Vit Nam.

Nhng tiếp viên b bt bao gm : Tiếp viên trưởng Nguyn Thanh Thủy, 37 tui, tiếp viên Võ Tú Qunh, Trn Th Thu Ngân và Nguyn Thu Vân.

Thông tin t cuc hp báo cho biết các tiếp viên trên đã t ra sng st khi biết có ma túy trong các tuýp kem đánh răng. H khóc và khai rng đã được mt người (chưa xác đnh danh tính) Pháp nh "xách tay mt s hàng hóa v nước" và tr công hơn 10 triu đng. Do quá mt mi vì va tri qua chuyến bay dài, các tiếp viên ch xem qua loa vài tuýp kem và không thy có gì bt thường.

S ma túy này đã vượt qua quá trình kim tra soi chiếu ti sân bay Pháp và đến Tân Sơn Nht thì b phát hin.

tiepvien2

Các tiếp viên đã t ra sng st khi biết có ma túy trong các tuýp kem đánh răng.

Cc Hi quan Thành phố Hồ Chí Minh cho biết v vic được phát hin gia lúc cc này đang trong kế hoch tp trung cao đim phòng chng buôn lu, gian ln thương mi qua cng hàng không quc tế.

Đi din Cc Hi quan Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thêm rng trước đây, nhng người b nghi vn thường là người có mi quan h phc tp, khách nước ngoài, khách du lch, nhưng hin nay xut hin nhng nhóm mi, trong đó có các tiếp viên hàng không.

Cc Hi quan Thành phố Hồ Chí Minh nói đây là v án "chưa có tin l" và cc này đang phi hp vi B Công an đ điu tra thêm.

Nguồn : VOA, 17/03/2023

Additional Info

  • Author Hiếu Bá Linh, ViVi, Nguyễn Hồng Lam, Nguyễn Nam, Trần Quí Thường, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Tôi giật mình khi hay tin trên mạng Vietnam Airlines (VNA) hợp tác "toàn diện" với China Southern Airlines (CSA).

vnairlines1

Nếu bần cùng phải nhờ nguồn lực nước ngoài thì cũng không nên ở doanh nghiệp của Trung Quốc - Ảnh minh họa Vietnam Airlines (Vietnam Airlines) hợp tác "toàn diện" với China Southern Airlines (China Southern Airlines)

Có vẻ như sự kiện quan trọng này của ngành hàng không cũng như Việt Nam không được phổ biến rộng rãi. Bởi vì tìm trên google chỉ thấy tờ báo chính thống lớn "Quân đội nhân dân" đăng mà rất ít các tờ báo mạng lớn khác đăng tin này.

Việc một doanh nghiệp nhất là vận tải hàng không hợp tác với doanh nghiệp khác thường đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho hai doanh nghiệp mà còn có lợi cho hành khách vì một hành khách đi máy bay có thể bay khắp thế giới với sự ủy quyền khai thác giữa các hãng HK với nhau khai thác chung đường bay, chung cờ hiệu,(code shoriny), bay liên doanh (Joint service), liên doanh giữa Hhàng không và du lịch hai nước…

Thế nhưng đây là sự hợp tác toàn diện mà lại là với một doanh nghiệp Trung Quốc thì tôi rất lo ngại. Các hãng hàng không Việt Nam đã từng hợp tác với hãng hàng không Campuchia, với Qantas (Úc), bán cổ phần cho hãng hàng không Nhật và cho ta ít nhiều kinh nghiệm.Vào những năm 2.000 hãng Hàng không cổ phần Pacific Airlines đầu tiên của Việt Nam (thành lập từ năm 1992) do thua lỗ khoảng hơn 200 tỷ VNĐ (Lãnh đạo hãng này liên tục báo lãi hoặc lỗ rất ít để nhận nhiều bằng, giấy khen của Bộ Giao thông vận tải, chính phủ. Nhưng năm 2008, tôi vào Thành phố Hồ Chí Minh công tác phát hiện nhiều tham nhũng, lỗ lớn nhưng họ dấu diếm cố tình kìm hãm sự phát triển của hãng). 

Năm 2008 công ty kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thu nhận Pacific Airlines như để " tạo việc làm với mức lương cao và đi máy bay miễn phí cho một số cán bộ đương chức và nghỉ hưu của bộ tài chính" rồi bán cho hãng Jetstar Airway(JA- công ty con của Qantas-Úc) 30% cổ phần. ngày 23/5/2008 PA bị đổi tên thành Jetstar Pacific (JPA), mang thương hiệu của JPA là chữ Jetstar và ngôi sao vàng cam (Jetstar.com). 

Thế là sau 17 năm hoạt động an toàn, được các tổ chức hàng không quốc tế công nhận, hàng trăm triệu khách trong và ngoài nước biết đến, có giá 150 triệu USD bị vứt bỏ để mang thương hiệu cho một hãng hàng không nước ngoài dù Jetstar Airway chỉ có 30% cổ phần. Dư luận trong ngành hàng không Việt Nam gọi đây là một sự "bán nước".

Tưởng là với kinh nghiệm quản lý của người Úc, JPA sẽ phát triển nhưng ngược lại. JPA liên tục mở thêm đường bay nhưng không bay hoặc bay ít thời gian lại ngưng, bán nhiều vé giá thấp không tưởng, pano, áp phích quảng cáo cho thương hiệu Jetstar Airway ở khắp nơi vô cùng tốn kém. 

Thêm nữa giám đốc Lương Hoài Nam lại mua trữ dầu của phía đối tác (Qantas) gây ra vụ thua lỗ hãng chục triệu USD. Dù hãng thua lỗ nặng nhưng các lãnh đạo nước ngoài và một số sếp Việt Nam thu nhập cao "chót vót" với lương cơ bản của 10 người trong ban lãnh đạo một năm 670.000 USD. 

Kết quả, cuối năm 2008 JPA lỗ mỗi ngày 1 tỷ đồng, mỗi tháng lỗ 2 triệu USD, lỗ lũy kế đến tháng 11 hơn 50 triệu USD… Có vẻ như việc Qantas bỏ ra ít tiền để liên doanh với hãng hàng không của Việt Nam không ưu tiên lợi nhuận mà ưu tiên nhờ tiền, ảnh hưởng của hãng Hàng không Việt Nam (PA) để quảng bá thương hiệu ở Việt Nam và khắp Đông Nam Á chuẩn bị cho thời kỳ tự do hóa hàng không ASEAN. 

Năm 2019 JPA lỗ lũy kế 4.400 tỷ VNĐ rồi dịch covid 2 năm liền JPA lâm vào tình thế quá khốn khó và "sự nghiệp" tự do hóa HK ASEAN không có triển vọng, đầu năm 2022, Jetstar Airway (Qantas) đã rút 30% vốn (50 triệu USD) khỏi liên doanh và hãng hàng không này trở về "cái máng lợn" mang tên, thương hiệu cũ Pacific Airlines. 

Hiện nay hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines nắm tới 98% cổ phần của PA cũng không giúp được gì vì chính Vietnam Airlines cũng đang quá khốn khó vì hai năm dịch bệnh do hãng chỉ kinh doanh vận tải hàng không theo chỉ đạo của nhà nước.

Theo tôi, việc dù doanh nghiệp nhà nước bao giờ cũng kém hiệu quả hơn doanh nghiệp tư nhân nhưng Vietnam Airlines lỗ khủng chủ yếu do khách quan. Bởi vì, từ khi thành lập (1956) chỉ cuộc suy thoái kinh tế thế giới năm 2007 hãng gặp khó khăn phải nhờ trợ giúp của nhà nước, từ đó cho đến năm 2019 (trước dịch) Vietnam Airlines không bao giờ thua lỗ.

Vậy nay có nên phải để Vietnam Airlines phụ thuộc Trung Quốc ? Tôi nói "phụ thuộc" vì sự hợp tác "toàn diện", tức là cả về tài chính – cái mà Vietnam Airlines duy nhất thiếu – còn về thương hiệu, trình độ khai thác, quản lý, an toàn, uy tín trên thế giới, Vietnam Airlines không thua kém nếu không nói là hơn hãng hàng không của Trung Quốc.

Hiện tại Vietnam Airlines là hãng hàng không chuẩn mực, đại diện cho ngành vận tải hàng không của Việt Nam, là hãng hàng không đạt nhiều tiêu chuẩn của hàng không thế giới nhất : Ngoài là thành viên lâu nhất của IATA (hiệp hội vận tải hàng không quốc tế), thành viên của tập đoàn hàng không khổng lồ Skyteam, là hãng hàng không 4 sao, thuộc top trong 20 hãng hàng không có hạng ghế phổ thông tốt nhất thế giới, là hãng Hàng không Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên các đường bay khắc nghiệt nhất như Hà Nội, Sài Gòn-Paris, London, Frankfurt, Bắc Kinh, Thượng Hải, Tokyo, Melbourne… với trị giá hàng tỷ USD. Nếu nay Vietnam Airlines "hợp tác toàn diện" với một hãng hàng không Trung Quốc tôi rất lo ngại :

– Những người yêu nước có tinh thần dân tộc sẽ không đi máy bay của Vietnam Airlines nữa nếu có sự lựa chọn.

– Tức hàng không có yếu tố Trung Quốc được bay trong mạng nội địa của Việt Nam. Nên nhớ mạng nội địa là nguồn sống cơ bản của ngành vận tải hàng không của các quốc gia.

– Khi bị China Southern Airlines xâm nhập vào hệ thống quản lý, không lưu, các cảng hàng không, nhân viên của Vietnam Airlines… sẽ ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng. Vietnam Airlines đang không có tiền để cân đối thu, chi sẽ phải vay mượn hoặc bán nhiều cổ phần cho China Southern Airlines, từ đó sẽ bị China Southern Airlines khống chế. 

Thời gian qua, đã có quá nhiều dự án của Trung Quốc làm thiệt hại vô cùng lớn cho ngành kinh tế Việt Nam,với ngành vận tải hàng không thì càng dễ phá hoại hơn nhiều mà khi đối tác nhận ra thì đã quá muộn. Trước đây Trung Quốc giúp làm nhà máy sứ Hải Dương, họ đặt gần đường tàu dẫn đến nhiều lô sản phẩm không chuẩn về chất lượng khi có tàu đi qua. 

Chùm nhà máy hóa chất, giấy, điện, mì chính ở Việt Trì do Trung Quốc giúp xây dựng những năm 1960 toàn đặt ở bờ sông Hồng đón gió đông nam, về mùa hè tất cả khói bụi, khí độc bao trùm thành phố ở phía tây bắc còn nước thải chảy thẳng xuống sông Hồng đầu độc con sông từ Việt Trì đến tận biển Đông… Năm 1984 tôi tốt nghiệp đại học đáng lẽ về báo Vĩnh Phú tiếp tục công tác nhưng phải xa quê cũng một phần không chịu nổi sự ô nhiễm của thành phố Việt Trì khi đó.

Trước tình hình này, theo tôi :

– Nhà nước cho kiểm toán xem vừa qua Vietnam Airlines lỗ khủng do đâu. Nếu do bộ máy quản lý kém thì thay ban lãnh đạo, (có thể thuê CEO của nước ngoài như Mỹ, Nhật, Anh, Singapore, Hàn…), kiện toàn bộ máy quản lý, để vực dậy hãng hàng không quốc gia, nòng cốt, chuẩn mực,đại diện cho vận tải hàng không của Việt Nam và duy trì sự cạnh tranh lành mạnh trong thị trường hàng không Việt Nam.

– Nếu Vietnam Airlines thua lỗ chủ yếu do khách quan (dịch) thì trước hết huy động nguồn lực trong nước để củng cố doanh nghiệp, bãi bỏ tất cả các dự án viển vông, các tượng đài, cổng trào, các nhà văn hóa, nhà hát opera… chưa cấp bách để giữ lấy doanh nghiệp phải bao mồ hôi xương máu dân ta mới có như ngày nay. 

– Nếu bần cùng phải nhờ nguồn lực nước ngoài thì cũng không nên ở doanh nghiệp của Trung Quốc.

Nguyễn Đình Ấm

Nguồn : VNTB, 24/09/2022

Additional Info

  • Author Nguyễn Đình Ấm
Published in Diễn đàn

Hãng hàng không quc gia Vit Nam (Vietnam Airlines) đang đi din vi nhng kin tng pháp lý vì s n quá hn cao và có nguy cơ phá sn, theo d tho báo cáo mi nht ca B Kế hoch và Đu tư Vit Nam v tình hình phát trin doanh nghip năm 2020 và 5 tháng đu năm 2021.

vnairlines0

Vietnam Airlines hin có s n phi tr lên đến 6.240 t đng và d kiến l ti 10.000 t đng trong 6 tháng đu năm 2021.

Truyn thông Vit Nam, trong đó có Tui Tr, VnExpress và Zing News, dn báo cáo này cho biết hàng không là nhóm doanh nghip có doanh thu st gim nghiêm trng vì nh hưởng ca đi dch Covid-19, vi nhu cu s dng vn ti hàng không gim 34,5 65,9% năm 2020, khiến doanh thu ca các doanh nghip ngành này gim 61% so vi năm trước đó.

Tình trng này còn ti t hơn trong gn na đu năm 2021. Ch riêng thi đim Vit Nam đi mt vi đt bùng phát dch th ba vào dp Tết Nguyên Đán đã khiến cho doanh thu ngành hàng không gim 80% so vi cùng k năm ngoái.

Báo cáo ca B Kế hoạch và đầu tư cũng đưa ra cnh báo v nguy cơ phá sn ca các hãng hàng không ln trong nước, trong đó Vietnam Airlines vi s n hin phi tr lên đến 6.240 t đng và d kiến l quý 1 năm 2021 vào khong 4.800 t đng, có th lên ti 10.000 t đng trong 6 tháng đu năm.

"Vietnam Airlines đang đi mt vi ri ro kin tng pháp lý vi s n quá hn quá cao và ri ro trong vic không cân đi tr các khon vay ngn hn đến hn các ngân hàng", trang Zing News dn báo cáo nói.

Theo B Kế hoạch và đầu tư, hãng hàng không quc gia Vit Nam rơi vào tình trng sp phá sn vì các ngân hàng chưa nhìn thy gói h tr 12.000 t đng ca Chính ph dành cho hãng này nên không cho Vietnam Airlines gii ngân tiếp hoc không gia hn, cp tiếp hn mc tín dng.

Ngoài Vietnam Airlines, các hãng hàng không tư nhân khác như Vietjet Air, Bamboo Airways cũng đang rơi vào tình trng suy gim kh năng thành toán và "tiến sát gii hn mt kh năng thanh toán", mc dù đã c gng ti ưu hóa hot đng khai thác và duy trì sn xut kinh doanh thông qua vic chuyn nhượng tài sn trong năm 2020, theo nhn đnh ca B Kế hoạch và đầu tư.

B này cho rng nếu Vit Nam kim chế được dch Covid-19, thì phi đến năm 2024 hot đng ngành hàng không mi có th phc hi như trước đó.

Ngoài hàng không, du lch cũng là ngành chu thit hi nng n vì dch Covid-19.

Báo cáo ca B Kế hoạch và đầu tư cho biết có đến 90% doanh nghip du lch, nhà hàng, khách sn ca Vit Nam phi dng hot đng ; 10% còn li ch "hot đng cm chng".

Ngoài ra, dch Covid-19 cũng khiến cho ngành dt may Vit Nam ln đu tiên tăng trưởng âm 10,5% trong 25 năm qua, vi mc kim ngch xut khu dt may ch đt 35 t USD vào năm 2020, gim 4 t USD so vi năm 2019.

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Ông lớn Vietnam Airlines thua ngay trên sân nhà ?

RFA, 28/02/2021

Thua ở nhiều mặt trận

Còn rất nhiều tranh luận về cách tính lỗ lãi, khấu hao của doanh nghiệp nhưng cuối tuần qua, các báo nhà nước đồng loạt đưa tin hãng hàng không tư nhân Bamboo Airways, trong năm 2020, vận chuyển hơn 4 triệu lượt hành khách, tăng 40% về số lượng chuyến bay và sản lượng khách so với năm 2019, đạt lợi nhuận trước thuế 400 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ.

thua1

Máy bay của hãng Vietnam Airlines và VietJet ở sân bay Nội Bài, Hà Nội hôm 23/12/2020 - Reuters

Trang tin kinh tế Cafebiz.Net ngày 21/2 còn cho biết : Bamboo Airways đã vượt mặt ông lớn Vietnam Airlines trong việc khai thác chặng bay Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh, một đường bay trong nhiều tháng gần đây được đánh giá là đường bay nội địa nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới chỉ sau chặng Seoul - Jeju của Hàn Quốc (Busiest Routes Right Now (oag.com) . Cụ thể, trong tuần từ ngày 8/2 tới 14/2, tổng số chuyến bay của Vietnam Airlines khai thác trên chặng khứ hồi Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh là 113, trong khi con số này của Bamboo Airways là 130.

"Trung tuần tháng 2 vừa qua, thị trường hàng không Việt Nam chứng kiến một sự kiện thú vị : lượng khai thác chặng khứ hồi Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh của Bamboo Airways lần đầu tiên có một tuần vượt qua Vietnam Airlines, nằm trong top 2 hãng hàng không khai thác nhiều nhất trên đường bay này" – Trang này bình luận đồng thời cho biết thêm Bamboo liên tục duy trì ổn định vị thế hãng bay có tỷ lệ đúng giờ cao nhất Việt Nam, với tỷ lệ đúng giờ trung bình lên tới 95,8%.

Trước đó, cuối tháng 1/2021, hãng hàng không tư nhân VietJet Air đã làm ông lớn Vietnam Airlines mất mặt khi công bố hãng này lãi 70 tỷ đồng sau thuế trong năm 2020, là một trong số ít các hãng hàng không trên thế giới không sa thải nhân viên và đặc biệt đạt sản lượng phục vụ đạt hơn 15 triệu hành khách, vượt hơn anh cả Vietnam Airlines khoảng 770.000 lượt khách. Còn trong tuần này, sự tụt hậu của Vietnam Airlines một lần nữa được khẳng định khi thống kê của Cục hàng không cho hay VietJet Air đã dẫn đầu các hãng hàng không trong nước về số lượng chuyến bay phục vụ Tết nguyên đán từ 19/1 đến 18/2 với với 7.881 chuyến bay. Vietnam Airlines chỉ xếp thứ hai với 6.725 chuyến, kế đến là Bamboo Airways với 4.008 chuyến, Pacific Airlines với 1.640 chuyến, Vasco với 518 chuyến và Vietravel Airlines với 172 chuyến bay.

thua2

Nhân viên y tế phun khử trùng trong khoang máy bay của Vietnam Airlines hôm 21/2/2020 khi dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng đến các chuyến bay trong nước và quốc tế. Reuters

Mặc dù báo chí nhà nước luôn tỏ ra cảm thông với Vietnam Airlines và cho rằng hãng này đã "lỗ thấp hơn so với dự kiến" nhưng cũng không thể làm hồng lên bức tranh kinh doanh màu xám của doanh nghiệp dùng vốn của Nhà nước và tiền thuế của dân này.

Theo TTXVN, doanh thu năm 2020 của Vietnam Airlines chỉ đạt gần 40.613 tỷ đồng, giảm 59% so với năm 2019, lỗ sau thuế lên tới 11.097 tỷ đồng. Đáng chú ý, do lỗ nặng, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines giảm chỉ còn 1/3, từ 18.507,55 tỷ đồng xuống chỉ còn 6.141 tỷ đồng. Chưa có con số cập nhât, nhưng tính đến tháng 8/2020, hãng này đã phải cắt giảm hơn 1.650 người lao động .

Kết quả kinh doanh nay đã tính đến doanh thu từ hơn 200 chuyến bay gần như độc quyền "giải cứu" hơn 52.000 công dân từ 33 quốc gia mà hãng nãy đã thực hiện trong năm 2020 – những chuyến bay được xem là góp phần "giải cứu" cho chính doanh nghiệp nhà nước này vì luôn kín chỗ và tuy công dân chỉ đi 1 chiều nhưng phải mua vé với giá chính thức cao gấp từ 1,5-2 lần tiền vé khứ hồi mà các hãng bay thương mại quốc tế đang bán trên thị trường.

Không chú trọng thị trường nội địa ?

Trả lời phỏng vấn RFA, Tiến sĩ Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương (CIEM) và Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) đều cho rằng nguyên nhân chính khiến Vietnam Airlines lỗ lớn là do trong những năm gần đây, một mảng lớn trong cơ cấu thị trường của Vietnam Airlines là vận chuyển hành khách quốc tế. Vì vậy, khi đại dịch xảy ra, bay quốc tế đình đốn, doanh thu sụt giảm mạnh là điều không thể tránh khỏi.

"Tuy nhiên để thua kém ở thị trường trong nước là dấu hiệu Vietnam Airlines cần phải tính lại" – ông Nguyễn Quang A nhận định.

Vẫn theo hai chuyên gia này, tình hình kinh doanh của Vietjet và Bamboo Airways sáng sủa hơn vì cả hai hãng này này đều chú trọng vào thị trường nội địa. Do khống chế được các đợt bùng phát của dịch Covid-19, quy mô dân số đông, đi lại nội địa của Việt Nam mặc dù có giảm nhưng phục hồi nhanh, thậm chí có giai đoạn tăng mạnh.

"Khai thác trong nước khá mạnh, thậm chí trong giai đoạn tháng 5-7 năm 2020 còn tăng tới 20% so với cùng kỳ" – ông Thành nói và cho biết đây là giai đoạn hết dịch, sau thời giãn cách xã hội, tầng lớp trung lưu trong nước và người nước ngoài ở Việt Nam đi nghỉ rất nhiều.

Giải thích về thành công của mình, hai đối thủ cạnh tranh của Vietnam Airlines đều nhấn mạnh rằng họ đã quyết liệt và mau chóng đa dạng hóa phương thức kinh doanh và sản phẩm dịch vụ. Cụ thể, Vietjet Air đã nhanh chóng chuyển đổi cấu hình một số tàu bay thành vận tải hàng hóa, sử dụng khoang hành khách để tăng cường năng lực vận tải hàng hóa đi quốc tế và là hãng hàng không đầu tiên được phê chuẩn phương thức chở hàng trên khoang hành khách. Báo cáo tài chính của Vietjet ghi nhận doanh thu phụ trợ trong đó có vận chuyển hàng hóa đạt gần 50%, góp phần bù đắp doanh thu vé máy bay.

Bamboo tái hoạch định mạng đường bay theo hướng tập trung khai thác thị trường nội địa, mở các đường bay đến những điểm đến tiềm năng, đặc biệt là các đường bay có thể kết hợp với hệ sinh thái của tập đoàn mẹ FLC như những đường bay kết nối Côn Đảo, Rạch Giá – Kiên Giang, Phú Yên, Cần Thơ... Theo Cục Thống kê hàng không Việt Nam, Bamboo là hãng hàng không duy nhất ở Việt Nam có số lượng chuyến bay tăng trưởng dương trong năm 2020 (đạt hơn 28.000 chuyến bay, tăng 41%). Bên cạnh đó, việc tung ra các gói sản phẩm combo kết hợp bay, nghỉ dưỡng đã giúp mang lại một nguồn thu đáng kể cho hãng này trong năm 2020.

thua3

Máy bay của hãng Bamboo Airways chuẩn bị hạ cánh ở sân bay Nội Bài hôm 18/4/2019. Reuters

Doanh thu nội địa của Vietnam Airlines đã bắt đầu tăng trưởng dương trong quý IV của năm 2020 và gần đây hãng này đã tham gia một số hoạt động kích cầu nội địa nhưng dường như người khổng lồ với 65 năm kinh nghiệm và đội tàu bay hùng hậu nhất Việt Nam vẫn chậm chân hơn so với các đối thủ non trẻ của mình.

"Tuy đã cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn nắm giữ tới gần 90% cổ phần nên cách quản lý của nó [Vietnam Airlines] có thể vẫn quan liêu hơn, bộ máy của nó cồng kềnh hơn, phong cách làm việc của nó chưa được nhanh nhạy, đấy cũng có thể là một nguyên nhân" – Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định.

"Nhìn lại những năm qua, Vietnam Airlines đã một mình một chợ, giờ phải cạnh tranh, họ cần vắt chân lên cổ mà chạy" – ông nói tiếp.

Trong tuần này RFA đã liên lạc với Vietnam Airlines đề nghị bình luận về vấn đề lỗ lãi và sự tụt hậu của hãng này tại thị trường nội địa nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm.

Trước đó, trong một trao đổi với báo giới trong nước đăng trên VnExpress  đầu năm nay, tân Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà thừa nhận thị trường nội địa đã phục hồi nhưng cạnh tranh giữa các hãng rất lớn vì tất cả đều đẩy mạnh bay nội địa. Ông khẳng định Vietnam Airlines đã "không chủ quan". Ngay từ khi đại dịch có dấu hiệu bùng phát trên toàn cầu, hãng đã "khẩn trương" xây dựng nhiều kịch bản hướng tới khôi phục sản xuất kinh doanh, "tận dụng mọi cơ hội" nhỏ nhất để tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí… Chủ trương và quyết tâm của Vietnam Airlines là vậy nhưng kết quả những gì hang hàng không quốc gia Việt Nam làm được rõ ràng lại chưa tích cực !

Đầu năm nay, Chính phủ Hà Nội đã chấp thuận thông qua một gói cứu trợ khủng trị giá 12.000 tỷ đồng để "tháo gỡ khó khăn" và duy trì hoạt động cho doanh nghiệp nhà nước này. Không biết khoản tiền phần lớn đến từ thuế của dân này sẽ được sử dụng thế nào và có làm ông lớn Vietnam Airlines nhanh nhậy và hiệu quả hơn ?

*********************

Vit Nam xut siêu gn 1,3 t đôla trong hai tháng đu năm

VOA, 28/02/2021

Theo Tng cc Thng kê (GSO), xut nhp khu hàng hóa tăng cao trong hai tháng đu năm 2021, và Vit Nam xut siêu gn 1,3 t đôla.

thua4

Công nhân mt nhà máy Vit Nam.

VnExpress dn s liu ca GSO cho biết, tng kim ngch xut, nhp khu hàng hóa hai tháng đu năm ước đt 95,8 t đôla, tăng 24,5% so vi cùng k năm trước.

Trong đó, xut khu đt 48,5 t đôla, tăng hơn 23%, còn nhp khu đt 47,2 t đôla, tăng gn 26%. Cán cân thương mi hàng hóa hai tháng đu năm ước xut siêu 1,29 t đôla.

Theo VnExpress, tương t năm 2020 và nhng năm trước, mc gia tăng ch yếu đến t khi doanh nghip vn đu tư nước ngoài (FDI).

Báo đin t này đưa tin, khu vc kinh tế trong nước xut khu gn 11,5 t đôla, tăng 4,4% và ch chiếm 23,6% tng kim ngch xut khu. Trong khi đó, khu vc FDI xut khu hơn 37 t đôla, tăng 30% và chiếm 76,4%.

Tin cho hay, M vn là th trường xut khu ln nht ca Vit Nam, vi quy mô 14,2 t đôla, tăng 38,2% so vi cùng k năm trước.

Ngân hàng Thế gii (World Bank) năm ngoái nhn đnh rng kinh tế Vit Nam "vn chu đng tt và s phc hi" dù b nh hưởng "nghiêm trng" vì Covid-19.

T chc tài chính này đánh giá thêm rng nn kinh tế "s đt tăng trưởng khong 6,8% trong năm 2021", nếu tình hình thế gii tng bước ci thin, các hot đng kinh tế s phc hi vào na cui ca năm 2020.

Trong trường hp xu, tình hình bên ngoài kém thun li hơn, "nn kinh tế s tăng trưởng khong 1,5% trong năm 2020 và 4,5% trong năm 2021", theo World Bank.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Vietnam Airlines tiếp nhận cổ phần của Qantas tại Pacific Airlines

BBC, 14/10/2020

Tập đoàn Qantas sắp rút khỏi liên danh tại Pacific Airlines và "tặng" Vietnam Airlines 30% cổ phần

Ông Đặng Anh Tuấn - trưởng ban truyền thông thương hiệu của Vietnam Airlines, được truyền thông Việt Nam dẫn lời vào ngày 13/10 nói rằng nếu các thủ tục hoàn thành theo dự kiến, cuối tháng 10 năm nay, Vietnam Airlines sẽ nhận 30% cổ phần của Qantas Group tại Pacific Airlines (tên cũ là Jetstar Pacific) theo hình thức "tặng".

vna1

Quyết định của Qantas bàn giao cổ phần tại Pacific Airlines cho Vietnam Airlines đã được lãnh đạo tập đoàn Qantas nói từ tháng 6/2020.

"Các cơ quan quản lý đã cơ bản đồng ý và đang làm thêm một số bước thủ tục về phương án tiếp nhận, kế hoạch kinh doanh", ông Tuấn nói thêm.

Được biết Pacific Airlines đã lỗ khoảng 1.100 tỉ đồng từ tháng 2 tới tháng 10 mặc dù vào tháng 1 đã có lãi 150 tỉ đồng. Dự báo Pacific Airlines cuối năm 2020 lỗ 1.600 tỉ đồng.

Hiện Pacific Airlines có đội tàu bay 18 chiếc A320, khai thác 33 đường bay trong nước và quốc tế.

Quyết định của Qantas bàn giao cổ phần tại Pacific Airlines cho Vietnam Airlines đã được lãnh đạo tập đoàn Qantas nói từ tháng 6/2020.

Ông Gareth Evans, CEO của bộ phận hàng không giá rẻ của Qantas, khi đó nói hãng sẽ "buông" 30% cổ phần tại Jetstar Pacific trong những tháng tới để tập trung vào các hãng hàng không khác.

Ngay cả chưa có dịch Covid-19, Pacific Airlines đã phải đối diện cạnh tranh mạnh từ hai hãng hàng không giá rẻ khác tại Việt Nam là VietJet và Bamboo Airways.

Vào tháng 7/2020, Jetstar Pacific đã đổi tên thành Pacific Airlines, chính là ''tên khai sinh'' của hãng thành lập vào năm 1991 với các cổ đông là doanh nghiệp nhà nước.

Năm 2007, Tập đoàn Qantas mua 30% cổ phần Pacific Airlines với giá 30 triệu USD và hãng đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines.

Trên thực tế Vietnam Airlines đã nắm 68% cổ phần tại Jetstar Pacific khi Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chuyển giao số vốn này vào năm 2012.

vna2

Ngay cả chưa có dịch Covid-19, Pacific Airlines đã phải đối diện cạnh tranh mạnh từ hai hãng hàng không giá rẻ khác tại Việt Nam là VietJet và Bamboo Airways.

Trong diễn biến khác liên quan tới Vietnam Airlines, Đại diện hãng này khẳng định hãng này không có văn bản xin phá sản và vẫn đang tìm kiếm cơ hội để vượt qua Covid-19.

Ông Trần Thanh Hiền, Trưởng ban Tài chính kế toán - Vietnam Airlines, nói với các phóng viên vào ngày 13/10 rằng vấn đề của hãng là phải giải quyết bài toán thanh khoản và duy trì dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp.

Trước đó, hồi giữa năm, Vietnam Airlines từng báo cáo nếu không được Chính phủ hỗ trợ, hãng này có nguy cơ hết tiền vào tháng 8 và kiến nghị được hỗ trợ 12.000 tỉ đồng vốn vay ưu đãi 0%.

"Chính phủ sẽ có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines với tư cách cổ đông lớn chiếm trên 86%, hiện đang trong quá trình xử lý thủ tục để giải ngân các gói hỗ trợ", ông Hiền cho hay.

Liên quan đến thông tin có thông tin Vietnam Airlines xin phá sản, ông Hiền bác bỏ và khẳng định, Vietnam Airlines không có bất kỳ văn bản nào xin phá sản.

*************************

Vietnam Airlines tha nhn l nng, bác b tin phá sn

VOA, 14/10/2020

Tng công ty hàng không Vit Nam va công b báo cáo kinh doanh trong 9 tháng đu năm 2020 vi mc l chung là khong 10.750 t đng, trong mc l ca công ty m là hơn 8.700 t đng. Tuy nhiên, đi din ca Vietnam Airlines khng đnh vi báo chí rng "không có bt k văn bn nào xin phá sn".

vna3

Vietnam Airlines tng đ ngh chính ph Vit Nam h tr 12.000 t đng vào tháng 6/2020.

Báo cáo ca Tng công ty hàng không Vit Nam (bao gm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) cho biết tng doanh thu hp nht ca công ty trong 9 tháng đu năm ước tính ch đt 23.948 t đng, bng 41,7% so vi cùng k năm ngoái, do nh hưởng ca hai đt dch Covid-19 ti Vit Nam.

Trong quý 3, khi Vit Nam n lc m li các đường bay quc ni và quc tế, doanh thu ca Vietnam Airlines (VNA) mc dù có ci thin nhưng vn l 3.626 t đng. Trong khi đó, các khon vay ngn hn ca VNA tăng lên 5.242 t đng và các khon phi tr giãn, hoãn là 4.268 t đng, theo Thanh Niên.

Hi tháng 6, VNA tng đ ngh chính ph Vit Nam h tr 12.000 t đng trước nguy cơ "hết tin" vào tháng 8.

Trước thông tin hãng hàng không quc gia Vit Nam đang xin phá sn, mt đi din ca hãng, ông Trn Thanh Hin, Trưởng ban Tài chính kế toán ca Vietnam Airlines, lên tiếng bác b thông tin này vi báo Thanh Niên hôm 13/10 và khng đnh hãng vn đang "ch đng vic cân đi ngn hn và dài hn" và đã có 14 báo cáo chính ph kiến ngh các gii pháp h tr.

Vietnam Airlines là hãng hàng không quc gia vi vn ch s hu nhà nước 86%. Hin hãng này đang khai thác hơn 60 đường bay ni đa vi trung bình 300 chuyến bay mi ngày. Tuy nhiên, các đường bay quc tế ca VNA trong thi gian qua hu như không có khách, gây nh hưởng nng n lên doanh thu ca hãng.

**********************

Vietnam Airlines lỗ hơn 10.700 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm

RFA, 13/10/2020

Hãng Hàng không Quốc gia Vietnam Airlines hôm 13/10 cho biết trong vòng 9 tháng đầu năm 2020, hãng đã lỗ 10.750 tỷ đồng (chiếm 70% kế hoạch lỗ cả năm).

vna4

Khử trùng máy bay của Vietnam Airlines ở sân bay Nội Bài, Hà Nội hôm 3/3/2020 - AFP

Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin, trích lời ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines. Ông Hiền cho biết đến hết tháng 9 năm nay, hãng này vận chuyển 10,2 triệu lượt khách (chiếm 58,8% cùng kỳ năm ngoái).

Doanh thu của Vietnam Airlines trong 9 tháng đầu năm được nói đạt 24.000 tỷ đồng (chiếm 41,7% cùng kỳ năm 2019).

Theo lời kế toán trưởng Vietnam Airlines, doanh thu quý III năm 2020 công ty này giảm mạnh, chỉ bằng 32% năm ngoái vì ảnh hưởng làn sóng thứ hai dịch Covid-19 hồi tháng 7.

Do ảnh hưởng dịch Covid-19, Vietnam Airlines đã dừng 22 đường bay mới giai đoạn cao điểm hè. Đến nay, hãng này cho biết hãng đã khai thác lại được 11 đường bay và đánh giá quý IV sẽ là giai đoạn doanh thu thấp.

Người đại diện Vietnam Airlines cho biết hiện nay chỉ khai thác 60 đường bay nội địa với trung bình 300 chuyến bay mỗi ngày.

Để đảm bảo khả năng hoạt động, Hàng không Quốc gia Việt Nam nói sẽ tiếp tục thắt chặt các khoản chi, đàm phán giảm nợ, cân đối thanh toán với các khoản cần thiết, tăng vay ngắn hạn.

Kế toán trưởng Vietnam Airlines cho hay nếu không thực hiện các biện pháp, doanh nghiệp này đã hết tiền từ lâu. Dư nợ ngắn hạn của mức hiện nay là 5.200 tỷ đồng, các khoản phải trả là 4.300 tỷ, lượng tiền còn lại là 1.900 tỷ đồng tính đến hết tháng 9.

Vietnam Airlines cho biết đã có 14 báo cáo gửi các cơ quan Nhà nước và có nhiều cuộc làm việc với chính phủ nhằm tháo dỡ khó khăn. Hãng này cũng xin gói trợ cấp 12.000 tỷ đồng và được nói đến khoảng tháng 11 mới có kết quả.

Lãnh đạo Vietnam Airlines dự báo đến hết năm 2021 mới có khả năng phục hồi thị trường nội địa, và đến năm 2023 đối với thị trường quốc tế.

Published in Việt Nam

Một người bị tạm giam chết nơi giam giữ và công an nói tự treo cổ (RFA, 03/01/2019)

Công an Thành phố Tây Ninh cho biết hôm 3/1, ông Phan Quốc Thắng (47 tuổi, ngụ P1), người đâm thượng úy công an trọng thương và bị bắt tạm giam một ngày trước đó, đã treo cổ trong buồng tạm giam, tử vong.

chet1

Năm 2019 có ít nhất 3 người chết trong đồn Công an & trường hợp ông Phan Quốc Thắng là vụ đầu tiên trong năm 2020 bị cho là tữ tử khi đang tạm giam - Courtesy of Thanhnien- RFA edited

Truyền thông trong nước loan tin vừa nêu vào cùng ngày. Mạng báo Thanh Niên dẫn nguồn từ báo cáo nhanh của Công an Thành phố Tây Ninh cho biết, vào ngày 31/12, Công an phường 1 Tây Ninh ập vào tụ điểm đánh bạc dưới hình thức ghi số đề của bà Trần Thị Riêng (vợ ông Phan Quốc Thắng) để kiểm tra. Sau đó, Công an mời bà Riêng về trụ sở làm việc. Lúc này Thắng đang uống rượu tại nhà hàng xóm, nhận được tin, Thắng mang theo dao nhọn đến Công an Phường 1 đòi gặp vợ.

Tuy nhiên thượng úy Trần Thái Trọng không cho phép mà hướng dẫn Thắng về nhà mang giấy tờ, hộ khẩu đến trụ sở Công an, bất ngờ Thắng đâm hai nhát vào ngực và cánh tay của thượng úy Trọng. Tuy nhiên sau đó Thắng đã bị khống chế và bị Công an Phường 1 tạm giữ hình sự để điều tra sự việc.

Đến trưa ngày 2/1 cán bộ quản giáo phát hiện Thắng treo cổ bằng áo thun và tử vong vào 1 giờ 20 phút ngày 3/1.

Kết quả khám nghiệm tử thi cho rằng Thắng chết do ngạt.

Theo thống kê của RFA, dựa trên những thông tin được truyền thông trong nước đăng tải, có ít nhất 3 người chết trong đồn Công an năm 2019. Riêng năm 2018 có ít nhất 11 người. Như vậy trường hợp của ông Phan Quốc Thắng là vụ việc đầu tiên trong năm 2020 được công an báo tự tử khi đang bị tạm giam.

Trong khi đó, theo báo cáo của Vụ kiểm sát, việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (Vụ 8) tại Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2020 diễn ra ngày 2/1, thì năm 2019, kết quả công tác của Vụ 8 được cho là hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu. Vụ 8 đã hoàn thành các chỉ thị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của Ngành.

********************

Trưởng công an xã rút súng dọa bắn dân ? (RFA, 03/01/2019)

Trưởng công an xã Đức Phú, huyện tánh Linh, tỉnh Bình Thuận - ông Nguyễn Văn Lợi - rút súng dí vào đầu một thanh niên dọa bắn tại cửa hàng buôn bán của gia đình người này vào đêm 31/12/2019.

chet2

Công an trong ngày dân biểu tỉnh chống dự luật đặc khu hôm 10/6/2019 tại Hà Nội. Ảnh minh họa. AFP

Tin từ báo chí trong nước loan đi ngày 3/1 cho biết toàn bộ sự việc được camera thu lại. Gia đình thanh niên này đã gửi đơn tố cáo lên Công an tỉnh Bình Thuận về hành vi nói trên. Đại tá Nguyễn Văn Loan, Trưởng Công an huyện Tánh Linh đã cho tổ công tác của Công an huyện về xã Đức Phú làm việc để xác minh vụ việc này.

Báo Thanh Niên trích lời đại tá Nguyễn Văn Loan rằng ông đã gọi điện cho ông Lợi đề nghị giải thích sự việc nhưng ông Lợi cúp máy. Ông Loan nói thêm là : "Trước đây, bản thân ông Lợi đã có vi phạm, nhiều lần cấp ủy đã muốn cho nghỉ nhưng phải để sắp xếp lại đại hội cơ sở vào đầu năm".

Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2019 có quy định : Người thi hành nhiệm vụ chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà người khác không tuân theo.

Trong ‘Dự thảo quy định quyền hạn, chức năng, hình thức, nội dung tuần tra của cảnh sát giao thông’ mà Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng đề nghị trang bị cho cảnh sát giao thông súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên và súng bắn đạn cao su khi làm nhiệm vụ.

****************

Tiếp viên trưởng Vietnam Airlines bị nghi buôn lậu (RFA, 03/01/2019)

Công an quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh đang điều tra một tiếp viên trưởng của hãng hàng không Vietnam Airlines, do người này bị nghi ngờ nhập lậu hàng từ Nhật Bản với trị giá 200 triệu đồng.

VIETNAM-TRANSPORT-AIR

Ảnh minh họa : Các tiếp viên hàng không Vietnam Airlines tại sân bay Nội Bài. Hình chụp chụp ngày 02/07/15. AFP

Truyền thông trong nước, vào ngày 3/1 loan tin vừa nêu, dẫn nguồn từ Công an quận Tân Bình cho biết vào tối ngày 2/1 đã phối hợp với an ninh sân bay chặn nữ tiếp viên trưởng tên H, làm việc cho Vietnam Airlines khi cô đáp chuyến bay Đà Nẵng-Thành phố Hồ Chí Minh lúc 19 giờ tối tại sân bay Tân Sơn Nhất để kiểm tra va li và phát hiện một lô hàng gồm 130 cây thuốc lá Marlboro cùng với 48 chai dầu xoa bóp, có giá trị ước tính khoảng 200 triệu đồng.

Cơ quan chức năng bước đầu xác định lô hàng vừa nêu bị nghi ngờ nhập lậu từ Nhật Bản về Đà Nẵng và được chuyển từ Đà Nẵng về Sài Gòn. Vụ việc đang được tiếp tục điều tra.

Vietnam Airlines, vào ngày 3/1 lên tiếng rằng vụ việc xảy ra không phải trong thời gian làm việc của tiếp viên trưởng tên H và Vietnam Airlines sẽ hợp tác với cơ quan chức năng trong quá trình điều tra cũng như sẽ xử lý nghiêm minh đối với nhân viên theo luật định.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

43 năm và những giọt nước mắt (RFA, 27/04/2018)

43 năm trôi qua, đây là khoảng thời gian đủ cho hai thế hệ trưởng thành, nhìn về phía trước mà tiến bước và không quên tri ân những gì của quá khứ. Nhưng 43 năm tại Việt Nam sau khi sáp nhập hai miền Nam - Bắc dưới thể chế chính trị Cộng sản xã hội chủ nghĩa, dường như câu chuyện xã hội Việt Nam không có dấu hiệu tiến triển nào. Dịp 30 tháng 4 hằng năm, nhà nước Việt Nam tổ chức ăn mừng đại thắng, đây cũng là dịp mà những ai còn suy tư về thân phận con người, về quốc gia, dân tộc ngồi chiêm nghiệm một lần nữa về dân tộc và số phận dân tộc.

vn1

Nụ cười của học sinh miền núi - RFA

Vẫn vui mừng tăng đều…

Nghệ sĩ, thạch ảnh gia Lê Nguyên Vỹ, ông cũng là nhà giáo dạy Ngữ Văn trước 30 tháng 4 năm 1975, chia sẻ :"Thực ra là sau khi chấm dứt chiến tranh thì phải nói rằng người cộng sản được ít nhất hơn một nửa đất nước ủng hộ, bởi người ta nghĩ rằng cuộc cách mạng sẽ mang lại điều gì đó tốt đẹp cho đất nước nhưng theo thời gian người ta thấy là cuộc cách mạng này đi vào vô vọng, chẳng đem lại lợi ích gì cả. Càng ngày thì nó đẩy đất nước này vào lụi tàn trước những hiểm họa từ bên ngoài cũng như sự tha hóa của guồng máy hành chính nhà nước, cho tới sinh hoạt xã hội… Tất cả như một sự tan vỡ giềng mối của gắn kết xã hội".

Về vấn đề nên hay không nên ăn mừng ngày gọi là đại thắng 30 tháng 4 thuộc về lương tri và vốn liếng nhân văn của mỗi chế độ chính trị. Nếu chế độ chính trị có vốn liếng nhân văn và tầm nhìn rộng, họ sẽ không giới hạn giá trị thắng - thua trong địa hạt phe nhóm hay trục tư tưởng chính trị mà đặt nó trên bình diện dân tộc.

Và nếu đặt vấn đề mùa xuân 1975 trên bình diện dân tộc thì hầu như không có bất cứ lý do gì để ăn mừng. Bởi sự ăn mừng của bên thắng cuộc chỉ làm cho bên thua cuộc bị tổn thương, xoáy sâu vào vết thương lịch sử. Và hơn hết, điều đó gieo rắc vào thế hệ sau sự phân biệt bên ta - bên thù trong lúc cả tương lai dân tộc đang ngồi chung dưới một mái trường. Và sự ăn mừng vô hình trung làm tổn thương quá khứ cũng như làm méo mó nguyện vọng hòa giải, hòa hợp dân tộc trong tương lai.

Ông Vỹ chia sẻ thêm :"Người ta ngồi người ta nhìn lại, hàng triệu người bỏ mạng trong cuộc cách mạng đó, giờ kỷ niệm làm cho lớn lên thì họ ca ngợi điều gì, sự lụi tàn ư ? Thành ra điều đó rất nghịch, ngay cả đời sống người miền Bắc đời sống họ tốt hơn hồi xưa nhiều nhưng người ta vẫn thấy có gì đó không ổn, nhất là người có học. Tốt nhất là nhà cầm quyền nên làm nhỏ thôi, không nên làm lớn vì như thế làm thương tổn cho cả hai bên cầm súng, kể cả người cộng sản bởi người ta cảm thấy bị thương tổn bởi xương máu của họ, của đồng đội của họ ngã xuống đều không đem lại lợi ích gì cả".

Có một thực tế là tại Việt Nam, chưa bao giờ có một cuộc hòa giải dân tộc thực sự cho cả người sống và người đã chết trong chiến tranh. Bởi nếu như có điều đó, thì thay vì reo hò, ăn mừng chiến thắng, người ta sẽ cùng nhau thắp lên nén nhang cầu nguyện cho các linh hồn tử trận được bình an, được siêu thoát. Hành động ấy như một cách an ủi, vỗ về người đã khuất và người còn sống mang đầy mất mát. Rất tiếc, chúng ta chưa đủ nhân văn để làm điều ấy !

Những giọt nước mắt về giáo dục

Nhà thơ, nghệ sĩ Mai Văn Phấn, người có tuổi thơ và tuổi trẻ học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chia sẻ :"Khác lắm tại vì tất cả mọi bài giảng trong đó đều là căm thù đế quốc thôi, hạn chế bài về thiên nhiên, tất cả một mực là căm thù đế quốc thôi, tất cả phải đánh thắng giặc xâm lược thôi, chủ yếu là thế".

Trong một chừng mực nào đó, những chia sẻ của nhà thơ Mai Văn Phấn có cả những giọt nước mắt của thế hệ. Bởi ông luôn nuôi hi vọng nền giáo dục Việt Nam sẽ tốt hơn và giảm đi những áp lực không đáng có. Bởi cùng là mái trường xã hội chủ nghĩa, thời trước 1975, các chương trình giáo dục miền Bắc hầu hết là tuyên truyền căm thù đế quốc Mỹ, phải "đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào". Nhưng những thế hệ trước ông, của ông và sau ông một vài năm không bị tình trạng vô cảm hay bạo lực như bây giờ.

Ông chia sẻ thêm : "Cái thời trước chương trình học nó không tạo ra một thứ gây áp lực, đương nhiên là nó bị bó hẹp vì không mở ra bên ngoài nhưng nó không bị áp lực như bây giờ. Như giờ văn ngày xưa hấp dẫn lắm, thầy cứ nói, truyền cảm xúc trên lớp thôi, trò ghi được gì thì ghi chứ không đọc chép từng câu như bây giờ. Cái gánh nặng bây giờ là gánh nặng học thuộc, gánh nặng phải thi bằng được, đại loại là tấn lên vai các trò. Đua nhau vấn đề thi cử, mở ra các lò luyện thi, như đưa ra các bài văn mẫu, nhưng các bài văn mẫu lại làm tê mòn tất cả cảm xúc, nó ở tình trạng như vậy".

Bởi mặc dù các bài học thời đó ẩn chứa lòng thù hận nhưng lại không ẩn chứa sự ham muốn vật dục. Thầy ra thầy, trò ra trò, thầy truyền cảm hứng cho trò sáng tạo và bài giảng không xơ cứng, máy móc. Đặc biệt, thời đó không có cải cách giáo dục triền miên, tốn tiền tỉ như bây giờ và cũng không có dạy thêm như bây giờ.

Chính cái gánh nặng thực dụng, dạy thêm, học thêm, cải cách giáo dục, chép bài máy móc và kiểu mua bán chữ như hiện tại đã nhanh chóng đẩy giáo dục đến chỗ bế tắc, vô cảm và có nguy cơ tiền dần đến máu lạnh. Điều này tạo ra hệ lụy xã hội ngày càng vô cảm, manh động và lộn xộn.

Ông chia sẻ thêm :"Văn chương bây giờ nó đọc chán vì nó có dạy thẩm mỹ đâu, nó có dạy vẻ đẹp của văn chương đâu, thế nào là một bài thơ hay, thế nào là vẻ đẹp của văn chương nó không dạy, nó chỉ dạy thế nào là từ lấp láy, từ trùng điệp, thế thôi".

Sau 43 năm, điều cần nhất vẫn cứ là học lại, làm lại từ đầu và những giọt nước mắt của lương tri !

Nhóm phóng viên

****************

Hàng không Việt Nam dự tính mở rộng sau khi ‘trúng lớn’ (VOA, 27/04/2018)

Hai hãng hàng không lớn nht Vit Nam hôm 26/4 báo cáo tăng trưởng mnh trên c th trường trong nước ln quc tế, thu li nhun cao và d tính các kế hoch m rng, theo Reuters.

vn2

Máy bay của Vietnam Airlines và Vietjet tại phi trường Tân Sơn Nht.

VietJet, hãng hàng không tư nhân ln nht ca Vit Nam, cho biết đang b sung thêm các tuyến đến Nht Bn, n Đ và Úc như là mt phn trong chiến lược tr thành hãng hàng không toàn cu.

VietJet, trụ s ti Hà Ni, hin có 38 tuyến ni đa và 44 tuyến quc tế. Hãng hàng không này va b sung 17 máy bay mi hi năm ngoái, tăng đi bay lên thành 51 máy bay.

Hôm 26/4, VietJet cho biết hãng này d kiến li nhun trước thuế s tăng lên 5,8 nghìn t đng trong năm nay, tăng 9,4% so vi năm 2017. VietJet đt mc tiêu tăng 20,5% doanh thu lên 50,97 t đng so vi năm trước.

Đối th ca VietJet là hãng hàng không nhà nước, Vietnam Airlines, ngày 26/4 cũng cho biết li nhun trước thuế ca hãng tăng 71% trong quý đu năm nay, khi mc tăng trưởng trên c tuyến ni đa và quc tế đu vượt quá mc d báo.

Theo đó, lợi nhun trước thuế trong quý đầu năm 2018 đã tăng lên 1.46 nghìn t đng (64,13 triu USD), so vi mc 854 t đng trong cùng kỳ năm trước, Vietnam Airlines cho biết trong mt tuyên b.

Hãng hàng không nhà nước đã ch khong 5 triu hành khách trong quý đu năm nay, tăng 5% so vi cùng kỳ năm ngoái.

"Nhu cầu vn mc cao ti các th trường Đông Bc Á (Nht Bn, Hàn Quc), cùng vi vic thc thi các gii pháp theo đnh hướng th trường trong điu kin giá nhiên liu cao", hãng này cho biết thêm rng h s nhn được chiếc máy bay Airbus A350 thứ 12 trong quý hai ca năm.

Vietnam Airlines có thể s ra mt các chuyến bay thng đến Hoa Kỳ vào năm 2019, Giám đc điu hành Dương Trí Thành cho biết vào tháng Hai. Tuy nhiên, hãng d kiến s rt khó khăn đ thu li nhun th trường M vì thiếu lượng khách hàng doanh nhân.

*******************

Đài Loan cảnh cáo chủ lao động bạc đãi công nhân Việt (VOA, 26/04/2018)

Sau vụ hơn mt trăm công nhân Vit Nam xung đường phn đi điu kin sinh sng quá cht chi, S Lao đng thành ph Tân Đài Bc hôm 24 tháng 4 loan báo đã điều tra và cnh báo ch lao đng phi khc phc tình trng này hoc phi np tin pht, thông tn xã CNA đưa tin.

vn3

liu - Người lao đng nước ngoài Đài Loan t tp nhân Ngày Quc tế Lao đng Đài Bc, Đài Loan, ngày 1 tháng 5, 2016.

Một quan chc ca s đã đến thăm nơi ca nhng người biu tình hôm 25 tháng 4. Sau khi kim tra các tng và phng vn cư dân, ông nhn thy rng không đáp ng yêu cu ca B Lao đng Đài Loan đi vi nhà ca công nhân nước ngoài, theo CNA.

Ông cho biết tổng cng 362 công nhân, trong đó có 334 người Vit Nam và 28 người Indonesia, hin đang sng trong mt ký túc xá được thiết kế ch dành cho 100 người, vi phm quy đnh cho mi người mt din tích sinh sng là 3,2 mét vuông.

Hợp đng quy đnh mc phí sinh hoạt ca công nhân là 2/5/00 tân Đài t, nhưng công ty này tr ti 3.940 tân Đài t vào tin thuê nhà và thm chí còn tính thêm 400 tân Đài t tin máy lnh, điu mà các công nhân xem là phi lý.

Quan chức lao đng này cnh báo ch lao đng St. Shine Optical và đơn v môi gii lao đng phi ngay lp tc khc phc tình hình và s tiếp tc theo dõi tình hình, theo truyn thông Đài Loan.

Sở cho biết s triu tp mt cuc hp v phí sinh hot, điu kin trong ký túc xá và hp đng sinh sng ca người lao đng nước ngoài đ bo v quyn và li ích ca họ.

**********************

Đăng ký thông tin cá nhân : hé lộ sự luồn lách nhà mạng (RFA, 27/04/2018)

Vào ngày 24 tháng 4 năm 2017, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định 49/2017/NĐ-CP bổ sung về xử phạt trong bưu chính viễn thông. Theo đó thì các nhà mạng buộc phải có thông tin cá nhân và hình ảnh khách hàng sử dụng sim điện thoại. Dư luận trong nước nghĩ gì về việc đăng ký này và những ảnh hưởng gây ra thế nào ?

vn4

Khách hàng đăng ký thông tin cho MobiFone. RFA

Sự luồn lách của công ty viễn thông

Theo bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông, việc đăng ký thông tin và hình ảnh người sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ người dân. Vì hiện nay Việt Nam vẫn chưa có cơ sở dữ liệu công dân, nên không thể dùng chứng minh thư để kiểm tra được hết thông tin người dân. Do đó Nghị định 49 được ban hành là để khắc phục điều này.

Ngoài ra, bà Lê Thị Ngọc Mơ nói với truyền thông trong nước rằng khi xây dựng và triển khai Nghị định 49, chính các doanh nghiệp viễn thông di động đã có sáng kiến yêu cầu chụp ảnh chân dung chủ thuê bao để lưu lại, phục vụ khâu hậu kiểm.

Tuy nghị định 49/2017/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành hơn một năm nhưng đến sát ngày hết hạn 24/4/2018, các công ty viễn thông mới bắt đầu hối thúc người tiêu dùng cập nhật "hình chân dung chính chủ", nếu không sẽ ngưng cung cấp dịch vụ, cắt sim của khách hàng.

Trên thực tế, nghị định 49 không hề có hạng mục nào đề cập đến việc khóa sim khách hàng.

Bên cạnh đó, trong điều 2 nghị luật 49 còn quy định những mức phạt dành cho các công ty dịch vụ viễn thông nếu không cập nhật thông tin đầy đủ hoặc sai lệch thông tin thuê bao.

Theo nhiều người dùng mạng tại Việt Nam, các nhà mạng đã lợi dụng việc người dùng không rõ chi tiết về nghị định 49 để mang quyền lợi khách hàng ra làm điều kiện buộc chủ thuê bao phải tự đến nơi để đăng ký hình ảnh.

Gây phiền nhiễu cho khách hàng

Bạn Diễm Duyên, nhân viên văn phòng hiện đang sống tại Sài Gòn xác nhận với Đài Á Châu Tự Do :

"Cái nghị định mình đọc thấy không rõ ràng lắm. Thông tư bảo quy định như thế nhưng mọi người không tiếp cận được rõ ràng để đọc, nên thấy người ta làm thì mình làm thôi. Vì những tin nhắn cứ gửi tới nói sẽ cắt một chiều nên mọi người sợ, phải làm".

Bạn Duyên còn cho biết thêm những đồng nghiệp trong công ty đã phải nghỉ làm nhiều lần để đi đăng ký, gây mất thời gian và công sức. Ở thành thị là vậy, còn ở tỉnh, người dân gặp nhiều phiền hà hơn :

vn5

Người dùng điền thông tin vào giấy đăng ký. RFA

"Hôm rồi mình về quê thấy các cụ già đi làm rất phiền phức, với lại dưới quê chỗ đi làm rất xa, mà mới 6 giờ đóng cửa rồi. Nên mọi người phải tranh thủ 4-5 giờ phải nghỉ làm đi làm (sim)".

Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết, tính đến ngày 20 tháng 4 năm 2018, chỉ còn 4 ngày trước thời hạn mà ba nhà mạng lớn của Việt Nam là Viettel, MobiFone và Vinaphone phải hoàn thành việc bổ sung thông tin người dùng, nhưng có đến 36 triệu thuê bao vẫn chưa được đăng ký. Do đó, các nhà mạng đã liên tục gửi tin nhắn hối thúc khách hàng đăng ký thông tin và chụp hình ảnh.

Ngoài ra, theo thống kê của Bộ Công an, tính đến năm 2017, trong số hơn 120 triệu thuê bao toàn Việt Nam có đến 38 triệu sim đang được sử dụng với tên của chủ thuê bao khác. Như vậy, các công ty viễn thông đã lấy thông tin cá nhân của khách hàng để kích hoạt sim rác nhằm dễ bán sim hơn, góp phần tăng thị phần của nhà mạng.

Đồng cảm với những rắc rối mà người dân đang phải đối mặt, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Hội Trọng tài Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng :

"Những nhà mạng đó đang gây ra phiền hà cần được chấn chỉnh lại. Bộ Thông tin - Truyền thông tôi thấy là sớm phải kiến nghị để thuận lợi cho người dân vì khi đăng ký người ta trả tiền cho nhà mạng, nhà mạng phải có nghĩa vụ phục vụ".

Khởi kiện nhà mạng ?

Qua việc đăng ký thông tin, nhiều người dùng lên tiếng sẽ kiện nhà mạng vì đã lấy thông tin của họ để kích hoạt những sim khác. Giải thích về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết :

"Khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, người dân có quyền khởi kiện và luật pháp Việt Nam cũng đã cho phép, nhưng anh phải chứng minh những thiệt hại đó. Do đó tôi thấy đợt đăng ký này là một cơ sở pháp lý mà nếu như nhà mạng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình như thông tin cá nhân của mình có người khác sử dụng thì tôi sẽ kiện để tôi đòi bồi thường xúc phạm danh dự nhân phẩm của tôi và bắt phải bồi thường về tinh thần và vật chất. Nếu chứng minh được cái đó người dân có quyền kiện".

Ngoài ra Luật sư Nguyễn Văn Hậu còn cho rằng người dân Việt gần đây hiểu biết rõ thêm về pháp luật và mạnh dạn hơn trong việc tạo dựng nhà nước pháp quyền, dám khởi kiện những cơ quan nhà nước xâm phạm quyền và lợi ích cá nhân người dân.

Tuy nhiên trong thực tế, không phải ai cũng dám đưa đơn khởi kiện. Bạn Duyên bày tỏ quan ngại :

"Ở Việt Nam mà kiện thì rất tốn kém, mà mình không có quyền thế, thực sự kiện lên thì mình chẳng được gì cả. Nếu mọi người cùng kiện thì sẽ quy ra tội phản động cho nên mọi người cảm thấy phiền phức, chứ vẫn biết nhà mạng làm sai nhưng mà chắc chắn nhà mạng có nhiều mối quan hệ hơn mình".

Trao đổi với truyền thông trong nước, Bộ Truyền thông - Thông tin cho biết có biết về việc nhà mạng sử dụng thông tin khách có sẵn để đăng ký cho sim khác, tuy nhiên Bộ vẫn chưa nghĩ ra được cách giải quyết.

******************

Dự luật mới tại California nhằm bảo tồn di sản của người tị nạn Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ (RFA, 27/04/2018)

Dự luật SB895

Dự luật SB895 được đệ trình vào tháng Giêng năm 2018, nhằm đòi hỏi Ủy Ban Soạn Thảo Chương Trình Giảng Dạy Tiểu Bang California (IQC) thiết lập một chương trình giảng dạy về Cuộc chiến Việt Nam Cộng Hòa và những đau thương mất mát của người tỵ nạn trên đường tìm hai chữ tự do, đưa vào tất cả các học khu khắp tiểu bang California, tiểu bang có đông người Việt sinh sống nhất tại Hoa Kỳ.

vn6

Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn cùng cộng đồng Người Việt khắp California tại Quốc Hội Sacramento. Sau khi Ủy Ban Điều Trần Thượng Viện đồng chuẩn thuận Dự luật SB895. Senator Janet Nguyễn Office

Ngày 25/4 vừa qua, rất đông các thành viên Cộng đồng Người Việt khắp tiểu bang California đã có mặt tại Quốc Hội Sacramento để ủng hộ Dự Luật SB895 của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn. Sau khi Ủy Ban Điều Trần nghe về các lý do ủng hộ Dự Luật này từ các thành viên trong cộng đồng người Việt và các Cựu Chiến Binh, Ủy Ban Điều Trần Thượng Viện đã đồng chuẩn thuận thông qua Dự Luật SB895.

Thông cáo báo chí được văn phòng Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đưa ra cho biết về tầm quan trọng của việc gìn giữ những câu chuyện trung thực của người Việt Tỵ Nạn trong chương trình giáo dục lịch sử cho tất cả trường học tại California và cần phải hành động ngay để bảo vệ trước khi các chứng nhân cũng như dữ kiện bị thất thoát theo thời gian.

Anh Việt Nguyễn một cư dân đang sinh sống tại khu vực thành phố Westminster, tiểu bang California cho chúng tôi biết : "Nếu đạo luật thành công thì không những tụi cháu, tụi con mà toàn thể người việt tại california và cộng đồng bạn bè cũng biết đến lịch sử của ông cha ta cũng như tại sao người việt chúng ta phải vượt biên vượt biển qua bên này để tìm tự do".

Sau khi Ủy Ban Điều Trần Thượng Viện đồng chuẩn thuận thông qua, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn cho biết dự luật SB895 sẽ được chuyển sang Ủy Ban Chuẩn Chi Thượng Viện để xem xét vào tháng năm tới đây. Đây cũng được xem là bước quan trọng trong tiến trình lập pháp. Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn kêu gọi cộng đồng người Việt Tỵ Nạn tiếp tục ký tên vào Bản Kiến Nghị.

Dự luật này được sự ủng hộ khá lớn từ các vị dân biểu dân cử tại California. ông Tạ Đức Trí thị trưởng thành phố Westminster, tiểu bang California Trong buổi họp báo nói về dự luật SB895 hồi tháng giêng năm 2018, ông chia sẻ về dự luật này :

"Người việt chúng ta tới đây bằng hai chữ tự do và hơn bốn thập kỷ qua, tất cả chúng ta đều có những câu chuyện, những kinh nghiệm của mình, nhưng kinh nghiệm đau thương hy sinh của những người đi trước, hy sinh của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta đến đây vì hai chữ tự do và chúng ta rất hy vọng con cháu chúng ta hiểu giá trị của hai chữ tự do quan trọng như thế nào".

Cuộc chiến nhìn từ hai phía

Cuộc chiến tranh Việt Nam từ năm 1955 - 1975 là giai đoạn thứ hai và cũng là giai đoạt được xem là khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh trên chiến trường Đông Dương. Đây là cuộc chiến giữa một bên là Việt Nam Cộng Hòa với sự viện trợ từ Hoa Kỳ và một bên là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được sự viện trợ quân sự từ các nước Liên Xô và Trung Quốc.

Cuộc chiến này được Mỹ gọi là chiến tranh Việt Nam vì chiến sự chủ yếu diễn ra tại Việt Nam nhưng đã lan tỏa ra toàn khu vực Đông Dương đã lôi cả hai nước Lào và Campuchia vào vòng chiến nhưng ở những mức độ khác nhau. Cuộc chiến này chính thức kết thức vào ngày 30/4/1975. Hoa Kỳ rút toàn bộ lực lượng quân sự và di tản ra khỏi Đông Dương sau sự kiện này.

Sau ngày 30/4/1975, hàng triệu người dân Việt Nam đã tìm cách vượt biên để rời khởi Việt Nam sang các nước khác bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó đường biển là chủ yếu.

Tại Việt Nam, chính quyền Hà Nội đã đưa thông tin truyền thông và sách vở vào trường học để dạy cho học sinh về cuộc chiến này với tên gọi Kháng chiến chống Mỹ hay Kháng chiến chống Mỹ cứu nước và khẳng định cuộc chiến là của dân tộc Việt Nam chống lại sự xâm lược của Mỹ.

Còn theo ông Nguyễn Mạnh Tiến, cựu nhà báo của RFA với bút danh Nam Nguyên, đồng thời ông cũng là một trong những phóng viên thời chiến tranh Việt Nam trong lần trả lời phỏng vấn gần đây với đài RFA thì cho rằng cuộc chiến này không phải là chống Mỹ cứu nước.

"Tôi nghĩ là trong lúc học các bạn tin vào những câu chuyện như vậy. Tôi không nghĩ là chống Mỹ cứu nước, Việt Nam Cộng Hòa khi đó được thành lập và được viện trợ từ Hoa Kỳ để xây dựng lại đất nước. Khi chưa có chiến tranh, miền Nam trù phú, sung túc lắm, xuất cảng rất là khá, đời sống rất cao, được ví là hòn ngọc Viễn Đông".

Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc 43 năm về trước và đã khiến hơn hai triệu người Việt Nam thuộc cả hai phía Nam Bắc và 58.000 người Mỹ thiệt mạng. Cuộc chiến này cũng từng được ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng của Việt Nam sau này nói rằng đã khiến hàng triệu người vui và hàng triệu người buồn.

Nguyễn Tuấn

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2