Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nguy cơ khủng hoảng Việt- Đức lần 2 nếu cựu chủ tịch công ty AIC bị "bắt cóc"

Berlin cảnh giác cao độ về khả năng mật vụ Việt Nam bắt cóc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế - AIC, ngay trên lãnh thổ Đức. Nữ doanh nhân 56 tuổi bị truy nã trong ba vụ án hình sự liên quan đến đấu thầu, hối lộ. Theo nhiều cơ quan truyền thông Slovakia và Đức, bà Nhàn đã ở Đức "được vài tháng".

taz1

Trang TAZ của Đức Nhàn, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế - AIC, đang sống tại Đức. © Capture d'écran

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị cáo buộc lũng đoạn đấu thầu trong các gói thầu tại Bệnh viện Đồng Nai, Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan, Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ninh. Vào cuối năm 2022, bà Nhàn bị kết án vắng mặt tổng cộng 30 năm tù trong vụ đầu tiên. Hai vụ tiếp theo vẫn đang trong quá trình xét xử.

Vào tháng 05/2022, khi xác định bà Nhàn đã bỏ trốn, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phát lệnh truy nã bà Nhàn và 7 người khác gồm cấp dưới tại công ty AIC và lãnh đạo một số doanh nghiệp thân quen. Theo trang TAZ của Đức, bà Nhàn dường như đã đến Nhật Bản, sau đó qua Luân Đôn (Anh) và đã đến Đức từ vài tháng nay.

Trang Thoibao.de hôm 11/08 cho biết Việt Nam đã gửi cho Đức đơn yêu cầu dẫn độ bà Nhàn, nhưng Sở Tư pháp Liên bang Đức đã bác đơn này. Đồng thời, Bộ Ngoại giao Đức được cho là đã cảnh cáo Việt Nam là "sẽ không tha thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào của các quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức". Cảnh sát Đức cũng đã liên lạc trực tiếp với bà Nhàn và cảnh báo về tình trạng nguy hiểm của bà.

Liệu một vụ bắt cóc thứ hai có khả năng xảy ra hay không ? Trong trường hợp xảy ra, việc này sẽ tác động đến quan hệ ngoại giao Việt Nam và Đức như thế nào ?

RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà báo Trung Khoa của trang Thoibao.de tại Berlin.


RFI : Một số cơ quan truyền thông Slovakia và Đức đưa tin là bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC đang ở Đức. Xin anh cho biết những thông tin mới nhất về vụ việc ! 

Trung Khoa : Những thông tin mà tôi tổng hợp và nhận được thì rất nhiều. Đầu tiên, chúng ta cũng biết thông tin bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bỏ trốn đã được công bố, sau đó Việt Nam đã phát lệnh truy nã. Thông tin gần đây nhất mà chúng tôi nhận được là bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã sang Đức.

Sau đó, các tờ báo của Đức, của quốc tế lần lượt đưa tin sau khi họ hỏi chính quyền Đức. Họ được biết những thông tin rất nhạy cảm. Những thông tin này được đưa ra và đăng trên các tạp chí, cũng như là trên Đài truyền hình Slovakia RTVS tối 05/08, cũng như là trên báo TAZ của Đức vào ngày 06/08, trong đó có rất nhiều thông tin đặc biệt về việc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ở Đức.

RFI : Có tin nói rằng đề nghị dẫn độ bà Nhàn từ phía Việt Nam nhưng bị từ chối. Liệu có lý do nào giải thích quyết định của Đức ?

Trung Khoa : Tôi nghĩ chính quyền Đức từ chối bởi vì lần trước khi vụ án ông Trịnh Xuân Thanh xảy ra vào năm 2017, khi đó phía việt Nam cũng đã đề nghị dẫn độ nhưng bà thủ tướng Angela Merkel lúc đó trả lời rằng việc này là do bên cơ quan Tư pháp làm. Dường như Việt Nam không đợi được các cơ quan Tư pháp của Đức làm việc tiếp mà họ đã bắt cóc.

Vụ việc của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn khá giống với trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh trước đây. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thanh Nhà là người có nhiều mối quan hệ và nhiều thông tin quan trọng hơn ông Trịnh Xuân Thanh rất nhiều. Và bà cũng không đi một mình mà đi cùng với rất nhiều cộng sự của bà. Trước khi việc truy tố diễn ra ở Việt Nam, bà Nhàn đã chuẩn bị rất kỹ.

Ở Đức là tam quyền phân lập. Đức chưa có hiệp định về dẫn độ, giữa hai nước cũng chưa có hiệp định tương trợ tư pháp. Còn phía Việt Nam cũng đang rất cố gắng để tìm cách đưa bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn về. Nhưng phía Đức, đó là Nhà nước pháp quyền nên bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn chắc chắn sẽ có những luật sư để bảo vệ bà chống dẫn độ về Việt Nam.

RFI : Anh nghĩ Đức sẽ phản ứng như thế nào nếu xảy ra trường hợp bắt cóc thứ 2 ? Việt Nam có khả năng làm không sau khi đã xảy ra sự cố, căng thẳng ngoại giao và bị chỉ trích sau vụ bắt cóc lần trước ?

Trung Khoa : Rõ ràng là những thông tin mà báo chí Đức đã đăng tải sau khi họ có những nguồn tin từ nội bộ chính phủ Đức đưa ra là phía Đức đã cảnh báo phía Việt Nam là không được làm vụ bắt cóc lần nữa. Nếu Việt Nam vẫn cố tình làm thì đương nhiên nước Đức, một Nhà nước pháp quyền, nói rõ là sẽ không chấp nhận và dung thứ cho bất cứ hành động nào như vậy trên đất nước Đức nữa.

Đầu tiên nếu Việt Nam bắt cóc thì có thể phía Đức sẽ trục xuất ông đại sứ hiện nay của Việt Nam tại Đức chẳng hạn. Còn chuyện chấm dứt quan hệ với Việt Nam, tôi nghĩ chắc là không, bởi vì Đức cũng có những mối quan hệ và những mối quan tâm về mặt chiến lược tại Việt Nam. Nhưng những chương trình, những dự án hỗ trợ Việt Nam hoặc những công việc khác của chính phủ Đức với Việt Nam và giữa hai nước sẽ bị đóng băng trong thời gian rất dài.

Tôi nghĩ rằng phía Việt Nam, không phải là một Nhà nước pháp quyền, cho nên họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì, miễn là đạt được mục đích của mình. Qua những sự việc đã diễn ra từ trước đến nay, chúng ta có nhiều bằng chứng rõ ràng. Cho nên phía Đức, mặc dù đã cảnh báo như vậy, nhưng họ cũng đã gặp gỡ trực tiếp bà Nhàn, theo như báo chí Đức đăng tải, để cảnh báo bà cẩn thận với những cơ quan của Việt Nam. Họ có thể tiếp cận và tìm cách đưa bà về Việt Nam hoặc là có những hành động bất hợp pháp tại Đức.

RFI : Liệu anh có những thông tin là phía Việt Nam đang tiến hành những thủ tục và hợp tác với Đức như thế nào để phía Đức đồng ý đưa bà Nhàn về Việt Nam ?

Trung Khoa : Đương nhiên, như đã nói, phía Việt Nam luôn tìm mọi cách để đưa bà Nhàn về, không chỉ ở Đức mà ở bất cứ nước nào, nếu họ phát hiện bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ở quốc gia đó.

Việc đưa bà Nhàn về, nếu dùng các thủ tục pháp lý, cũng phải trải qua những quy trình rất rõ ràng, minh bạch. Và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng có những luật sư của bà để bảo vệ cho thân chủ. Tôi nghĩ rằng việc đưa bà Nhàn về theo hình thức đó là rất khó, bởi vì nước Đức là một Nhà nước pháp quyền, họ sẽ thực hiện theo đúng Hiến Pháp, cũng như pháp luật của họ.

RFI : Nhưng trong trường hợp như vậy, có thể có những ý kiến cho rằng Đức dung túng, bao che cho một tội phạm đang bị truy nã ở Việt Nam !

Trung Khoa : Phải nói là khi bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn sang Đức, cũng giống như trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh khi sang đến Đức, lúc đó họ chưa hề bị lệnh truy nã nào và cũng chưa bị truy tố. Vậy thì không thể nói rằng bà là một tội phạm.

Còn ở phía Đức, họ coi những tòa án ở Việt Nam là không độc lập, tức là đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, cho nên những quyết định của những tòa án đó thường mang tính chất là đã được định sẵn, mà người ta hay gọi là "án bỏ túi". Cho nên, điều đó rất khó xảy ra đối với phía Đức, khi họ có thể là bằng sức ép nào đó của Việt Nam, để có thể dẫn độ bà Nhàn về Việt Nam theo như mong muốn của nhà cầm quyền ở Hà Nội. Đó là thông tin mà tôi nghĩ rằng sẽ diễn ra như vậy.

Và vụ việc này chưa chấm dứt ở đây. Chắc chắn sẽ còn những thông tin mới trong thời gian sắp tới đối với vụ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trốn ra nước ngoài và được báo chí Đức và quốc tế đăng tải là được phát hiện đang ở Đức.

RFI : RFI tiếng Việt xin cảm ơn nhà báo Trung Khoa tại Berlin !


Khủng hoảng ngoại giao Đức-Việt sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ngay giữa thủ đô Berlin ngày 23/07/2017. Vụ bắt cóc được tính toán kỹ, ly kỳ, lợi dụng quan hệ ngoại giao với Slovakia để đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khối Schengen và về Việt Nam. Tư pháp Đức vẫn tiếp tục điều tra vụ việc.

Trang tin Đức DW nhắc lại hôm 02/06/2022 : "Chính phủ Đức coi vụ bắt cóc là xâm phạm chủ quyền quốc gia. Đức cũng từng trục xuất hai nhà ngoại giao Việt Nam vì vụ bắt cóc và bày tỏ phản đối với đại sứ Việt Nam". Sau sự kiện gây chấn động này, chính phủ Đức đã quyết định tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam kể từ ngày 22/09/2017, sau đó là tạm đình chỉ hiệp định giữa hai nước về việc miễn thị thực (visa) đối với hộ chiếu ngoại giao Việt Nam.

Ngày 01/11/2018, thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã sang Berlin để đàm phán với phía Đức nhằm hàn gắn lại mối quan hệ ngoại giao đã bị khủng hoảng sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Sau đó, khi được trang TAZ đặt câu hỏi, Bộ Ngoại giao Đức chỉ xác nhận là "có cuộc đàm phán tại Bộ Ngoại giao ngày hôm nay (thứ Năm ngày 01/11/2018)" trong "quá trình trao đổi chặt chẽ" với Việt Nam về "các vấn đề quốc tế và song phương". 

Mối quan hệ Việt-Đức được cho là bước sang một chương mới với chuyến công du Hà Nội của thủ tướng Olaf Scholz trong hai ngày 13-14/11/2022. Nhưng chưa đầy một năm sau, sóng gió lại có thể nổi lên với vụ bà Nguyễn Thị Thanh NhàThu Hằng

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 14/08/2023

Published in Diễn đàn

Hồng Kông : Nỗi sợ bị Bắc Kinh bắt cóc gia tăng sau vụ Simon Cheng

Báo chí Pháp ra ngày 23/08/2019 dĩ nhiên đã quan tâm nhiều đến Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở ra tại Biarritz, thành phố miền tây nam nước Pháp kể từ ngày 24/08. Về Châu Á, chỉ có tình hình Hồng Kông tiếp tục được chú ý.

hong1

Người biểu tình Hồng Kông lập "dây chuyền người" để đòi cải cách chính trị trên Đại lộ Những ngôi sao ở Hồng Kông, ngày 23/08/2019. Reuters/Thomas Peter

Trong một bài viết, Le Monde nói về nỗi lo ngại gia tăng của cư dân Hồng Kông trước cách hành xử độc đoán của Trung Quốc trong vụ nhân viên của lãnh sự quán Anh Trịnh Văn Kiệt (Simon Cheng).

Theo Le Monde, việc Trung Quốc hôm 21/08 xác nhận đã bắt giữ ông Trịnh Văn Kiệt (Simon Cheng), nhân viên của lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông, mất tích từ hôm 08/08 khi đi qua Thẩm Quyến, đã làm cho người Hồng Kông thêm lo ngại. Họ đã thấy thêm bằng chứng về việc Trung Quốc ngày càng khống chế Hồng Kông của họ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh đây là chuyện nội bộ Trung Quốc, ông Trịnh không có quốc tịch Anh. Ông được sinh ra ở Hồng Kông, là công dân của vùng bán tự trị, nhưng có hộ chiếu "lãnh thổ hải ngoại Anh", cấp cho những người ở thuộc địa cũ khi có yêu cầu, lúc Hồng Kông - "Hương Cảng" - được trao trả lại cho Bắc Kinh năm 1997.

Tài liệu đó không cho phép cư trú tại Anh nhưng có quyền tự do đi lại, đến Anh và được sự bảo vệ của lãnh sự Anh ở nước ngoài. Trung Quốc không công nhận quốc tịch đôi, do đó khi qua biên giới, ông Trịnh dùng giấy thông hành Trung Quốc.

Người biểu tình ở Hồng Kông càng lo ngại về cách hành xử độc đoán của Trung Quốc khi nhớ lại rằng năm 2015, năm người của một hiệu sách chuyên xuất bản những tác phẩm công kích chính quyền Bắc Kinh, đã bị bắt đi mất tích trước khi xuất hiện trên đài truyền hình Nhà nước, tự kiểm điểm, ăn năn hối lỗi. Sau đó đến vụ hai người Canada, một doanh nhân và một cựu nhà ngoại giao, sau khi giám đốc tài chính của Hoa Vi bị bắt giữ ở Vancouver.

Bối cảnh này khiến người ta lo ngại đến Hoa Lục, doanh nhân hay nhà nghiên cứu, sợ bị bắt làm con tin trong tình hình chính trị căng thẳng. Nhiều nhà nghiên cứu Châu Âu về Trung Quốc hiện đang ở Hồng Kông đã thú nhận với Le Monde rằng họ rất thận trọng và tránh đi qua bên kia biên giới trong lúc này.

Macron đi dây tại Thượng đỉnh G7

Về Hội Nghị Thượng Đỉnh G7 mở ra tại Biarritz, nhật báo Les Echos đã dành tựa lớn trang nhất cho sự kiện này, và nhận thấy tổng thống Pháp "Macron trong vai trò người đi dây tại Thượng đỉnh G7 ở Biarritz".

Les Echos ghi nhận : Tổng thống Pháp vào cuối tuần này sẽ đón lãnh đạo 7 cường quốc thế giới, những nước "công nghiệp hóa nhất". Với các nội dung như thuế quan quốc tế, kinh tế chậm lại, khí hậu, đối tác với Châu Phi… nằm trong chương trình thảo luận, hội nghị được dự báo là rất gay go.

Theo tờ báo Pháp, ông Macron là một lãnh đạo thực tiễn và thực tế. Ông biết là sẽ không có đồng thuận, cho nên đã quyết định là sẽ không có thông cáo chung nào được công bố vào cuối hội nghị thượng đỉnh. Trước báo giới hôm 21/08, ông Macron giải thích không muốn những bất đồng bị nêu bật.

Trong tình hình này, Les Echos dự đoán có lẽ sẽ chỉ có những thông cáo cục bộ, tùy theo những điểm đồng thuận. Hội nghị G7 lần này do đó sẽ trở lại với những cuộc thảo luận không chính thức, những trao đổi song phương về những chủ đề quốc tế lớn và cố san bằng bất đồng quan điểm.

Và G7 cũng không tránh việc mời lãnh đạo khác tham gia. Donald Trump chủ trì G7 năm 2020 đã gợi ý mời Nga trở lại. Tại Biarritz, nhiều lãnh đạo Châu Phi cũng như Úc và Chile, Tây Ban Nha, Ấn Độ được mời tham gia vào các buổi làm việc.

G7 và các mục tiêu của Macron

Le Monde cũng đề cập đến Thượng đỉnh G7 ở trang nhất, nhưng lồng sự kiện này vào trong những mục tiêu hành động sắp tới của tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Tựa lớn trang nhất tờ báo Pháp nêu bật : "G7, Brexit, hưu bổng : Các mục tiêu của Macron".

Le Monde ghi nhận là hôm 21/08, tổng thống Pháp đã phát triển kỹ lưỡng quan điểm của ông về các thách thức lớn trên thế giới, điều sẽ được ông nêu lên nhân ba ngày thượng đỉnh G7 tại Biarritz từ 24-26/08.

Về hồ sơ nóng bỏng là Brexit, tổng thống Pháp cho hiểu là ông sẽ cứng rắn hơn nhiều với tân thủ tướng Anh, trái với thủ tướng Đức Angela Merkel.

Trong vai trò chủ nhà, tổng thống Pháp cũng sẽ phải dấn thân vào các vấn đề như căng thẳng Iran-Hoa Kỳ, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, và tính chất cấp bách của việc chống biến đổi khí hậu. Đối với Le Monde, đó là những chủ đề lớn sẽ chi phối Thượng đỉnh G7 ở Pháp, trong bối cảnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới này bị chia rẽ hơn bao giờ hết.

Le Monde cũng đề cập đến hoạt động của giới chống toàn cầu hóa, tức là chống G-7. Tờ báo ghi nhận một "Phản Thượng đỉnh G7" đã được tổ chức gần nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh chính thống, và những người tổ chức hội nghị này muốn liên kết phong trào đấu tranh xã hội với những người bảo vệ môi trường và sinh thái.

Hai chi tiết được Le Monde nêu bật : Lực lượng cảnh sát dày đặc được triển khai để bảo đảm an ninh cho hội nghị, và một cuộc biểu tình của phe chống G7 được dự trù vào thứ Bẩy 24/08.

Internet thành mỏ vàng mới của dân lừa đảo

Rời xa địa hạt chính trị quốc tế, các tờ báo lớn còn lại ở Pháp chú ý đến các đề tài xã hội. Nhật báo công giáo La Croix chẳng hạn, đã chú ý đến hiện tượng lừa đảo tràn lan trên mạng internet với hàng tựa lớn trang nhất đầy mỉa mai : "Mỏ vàng mới của giới lừa đảo trên Internet", nói về hiện tượng "tấn công giả mạo", tiếng Anh gọi là phishing, được đánh giá là một nguy cơ lớn, và biết cải tiến.

Phishing là một trong những mối đe dọa tin tặc lớn nhất trên internet. Loại lừa đảo này, ban đầu được nhận diện qua các mail, ngày càng trở nên tinh tế. Việc phòng ngừa trở thành phương tiện chính để chống lại chúng.

"Bưu điện hiện nay đang là nạn nhân của các hoạt động lừa đảo, mời gọi khách hàng trả tiền để nhận một gói hàng, hoặc tham gia các trò chơi có thưởng". Từ vài ngày qua, lời cảnh báo này được bưu điện đưa lên trang web của mình. Khi nhấp chuột vào để tìm hiểu thêm, khách hàng bị dính trò lừa phishing.

Bưu điện không phải là một trường hợp đơn lẻ. Không ngày nào mà không có những cá nhân, cơ quan hành chính hay doanh nghiệp trở thành nạn nhân. Hôm thứ Ba 20/8, cơ quan thuế vụ nhìn nhận tin tặc vào cuối tháng Sáu đã xâm nhập vào khoảng 2.000 tài khoản để sửa đổi lại nội dung khai báo của người chịu thuế. Hồi đầu năm, nhiều công viên giải trí, trong đó có Le Puy du Fou và Futuroscope, đã phải đối đầu với một chiến dịch phishing dưới dạng một thông báo giả mạo được đưa lên mạng xã hội, hứa hẹn vé vào cửa miễn phí.

Theo dữ liệu năm 2018 của trang web cybermalveillance.gouv.fr, đây là mối đe dọa tin tặc phổ biến nhất ở các cá nhân (25%), tập thể (20%), còn với các công ty thì đứng thứ nhì (14%).

Đình công lan rộng trong giới cấp cứu

Le Figaro cũng dành hồ sơ chính và tựa lớn trang nhất cho một đề tài xã hội : "Tại các bệnh viện, cuộc khủng hoảng trong giới cấp cứu bắt đầu bám rễ".

Tờ báo ghi nhận là khởi sự từ đầu tháng 3 tại các khoa cấp cứu thuộc các bệnh viện ở vùng Paris. Cuộc đình công của các nhân viên hoạt động trong ngành cấp cứu hiện đã lan ra 217 bệnh viện trên khắp nước Pháp. Phong trào đình công có nguy cơ lan rộng hơn nữa.

Đối với Le Figaro, căn bệnh mà các khoa cấp cứu mắc phải đã được chẩn đoán : Dịch vụ bị ùn tắc, nhân viên làm việc quá sức, tệ nạn bạo lực nhắm vào giới y tá…, thế nhưng thuốc chữa, vì chưa tìm ra, nên chưa được phân phát. Điều này khiến cho giới làm việc trong ngành cấp cứu nổi giận.

Le Figaro đã nêu bật đà lan rộng của làn sóng bất bình : Khởi sự vào đầu tháng 3 tại khoa cấp cứu bệnh viện Saint-Antoine ở Paris, phong trào đã lan ra 65 bệnh viện trong tháng Năm, và hiện tại, con số cơ sở bị ảnh hưởng đã lên đến hơn 200.

Thông báo vào tháng 7 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về giải ngân 70 triệu euro tiền phụ cấp đã không xoa dịu được tình hình.

Lý do, theo Le Figaro, đó là vì những vấn đề mà các khoa cấp cứu gặp phải quá nghiêm trọng để có thể được giải quyết chỉ bằng một tấm ngân phiếu. Ngoài ra còn có tình trạng thiếu bác sĩ đa khoa để làm việc tại các khoa cấp cứu, cộng thêm với việc nghề này không có sức hấp dẫn. Hiện hàng trăm chỗ làm trong ngành này vẫn không có người nhận.

Đà vươn lên của giới triệt để bảo vệ loài vật

Sau cùng, nhật báo Libération cũng khai thác một vấn đề xã hội đang nhức nhối : cuộc đối đầu "khốc liệt" giữa phe bảo vệ loài vật một cách triệt để và những người bảo vệ thói quen ăn thịt, giới làm xiếc cần dùng đến thú vật, hay giới thợ săn.

Libération cho biết ngày mai, thứ Bảy 24/08 là Ngày Thế Giới vì sự chấm dứt phân biệt đối xử theo loài, trong bối cảnh những tháng gần đây, phản ứng lại một số hoạt động đấu tranh thô bạo, giới chuyên môn trong ngành và chính quyền đã trở nên cứng rắn hơn.

Lò sát sinh, trại chăn nuôi, cửa hàng thịt, rạp xiếc hay các khu vực săn bắn đã trở thành "chiến trường" của những người ủng hộ và phản đối.

Ngày 24/08, từ Nam Mỹ, Canada, Hoa Kỳ cho đến Ấn Độ, Đức và nhiều địa phương tại Pháp, sẽ có những cuộc tập họp và các hoạt động nhằm tố cáo mọi sự phân biệt đối xử đối với các loài, đòi hỏi phải quan tâm đến lợi ích của loài vật.

Những người đấu tranh phản đối mọi trật tự cao thấp giữa các giống loài, trong đó loài người ở hàng cao nhất. "Tầm nhìn" này phổ biến trong số những người bảo vệ súc vật hoặc chủ nghĩa thuần chay.

Nhưng giới nông gia, các nhân tố trong chuỗi sản xuất thịt, liên đoàn những người săn bắn, các tổ chức ủng hộ đấu bò… cũng đã tổ chức lại để đối phó. "Để cứu một nông dân, hãy xơi một người thuần chay" - khẩu hiệu này trên trang web của Cơ quan điều phối nông thôn như một lời tuyên chiến.

Sở dĩ nghiệp đoàn nông dân nổi giận là vì Aymeric Caron, nhân vật hàng đầu của phong trào đấu tranh chống phân biệt đối xử theo loài, được mời dự hội nghị mùa hè của đảng Sinh thái - xanh Châu Âu (EE-LV) tại Toulouse. Tệ hơn nữa là Brigitte Gothière, đồng sáng lập hiệp hội L214, "kẻ thù" của các nhà chăn nuôi, cũng được mời dự.

Nghiệp đoàn nông dân cho biết cũng sẽ có mặt để bảo vệ "các giá trị" của mình, còn người phụ trách ngành thịt cảnh báo : "Sẽ có một kết thúc tệ hại". Ông cho biết : "Ngày nào tôi cũng nhận được các cuộc gọi của những người chăn nuôi bực tức vì lại có những video mới của phe chống ‘đẳng cấp loài’, hoặc những vụ xâm nhập vào trại chăn nuôi. Quan hệ đang căng thẳng".

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Những ngày giáp Tết, tin tức về nhà báo Trương Duy Nhất bị mất tích sau khi tới Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (United Nations High Commissioner for Refugees, viết tắt UNHCR) tại Bangkok xin tị nạn chính trị, khiến nhiều người bàng hoàng. Thông tin anh bị bắt cũng đã kịp thời xuất hiện trên một số báo, đài nước ngoài, cả trên trang web của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới.

mattich1

Blogger, nhà báo Trương Duy Nhất - Ảnh RFA

Trương Duy Nhất là một nhà báo, blogger, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng. Anh từng có một thời gian dài làm phóng viên báo Công An tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng rồi phóng viên báo Đại Đoàn kết, văn phòng miền Trung. Là chủ nhân của trang blog "Một góc nhìn khác" được thành lập từ năm 2007. Và thực sự là Trương Duy Nhất đã luôn cố gắng để làm được điều mà anh treo ngay trên đầu trang blog này : "Có thể không mới, chưa hẳn đã hay, nhưng là một góc nhìn khác".

Blog "Một góc nhìn khác" được chia thành nhiều mục, từ bút ký-phóng sự, chân dung-nhân vật, từ tin tức-sự kiện, chính trị-xã hội, du lịch-thể thao, giải trí-thư giãn, góc văn hóa, từ hoạt động bàn tròn trện BBC, ngụ ngôn của Nhất, bình chọn của Nhất, Nhất trong góc nhìn bạn bè cho tới góc bạn đọc… Những bài viết của anh thường, ngắn, sắc, cái nhìn của anh dù có những khi gây tranh cãi, nhưng thường là khác với số đông và thú vị, mang tính phát hiện. Chính vì vậy mà trang blog "Một góc nhìn khác" luôn có số lượng người đọc đông đảo, trên facebook anh cũng có số lượng follower khoảng hơn 62, 000 người, thuộc vào hàng top ten những facebooker bất đồng chính kiến có nhiều người theo dõi, đọc bài. Một trong những chuyên mục thú vị nhất do anh thực hiện từ nhiều năm nay là bình chọn Top ten ấn tượng (của năm), Top ten hình ảnh ấn tượng (của năm), Top ten phát ngôn ấn tượng (của các quan chức, trong năm), Nhân vật của nămBức ảnh của năm v.v…

Đến năm 2010 thì Trương Duy Nhất bỏ việc tại báo Đại Đoàn Kết và trở thành người viết báo tự do, viết blog, toàn tâm toàn ý cho trang blog "Trương Duy Nhất - Một góc nhìn khác". Và khá nhiều lần anh đụng chạm không chỉ những vấn đề chính trị xã hội đang diễn ra tại Việt Nam, mà những cá nhân quan chức cụ thể như Thủ tướng, Tổng Bí thư…Cho tới lúc bị bắt, Trương Duy Nhất đã viết và đăng tải hàng trăm bài trên trang blog của mình.

Ngày 26.05.2013, Bộ Công An cùng với Công an Đà Nẵng đã tiến hành bắt khẩn cấp Trương Duy Nhất. Chiều cùng ngày anh bị di lý ra Hà Nội để phục vụ điều tra về "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258, Bộ luật Hình sự.

Nhiều người vẫn nhớ bức ảnh, không rõ do ai chụp, Trương Duy Nhất thong dong đi giữa hai người lính áp tải ra phi trường đi Hà Nội, mặt mũi tươi tỉnh cứ như đi…du lịch. Và lúc đứng trước tòa, Nhất chắp tay sau đít, cũng vẫn thái độ ung dung, cứng cỏi, trả lời rành mạch những câu hỏi của Tòa.

Ngày 4/3/2014, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Trương Duy Nhất 2 năm tù về tội "Lợi dung các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân". Theo BBC, Trương Duy Nhất bị kết tội do đã viết 11 bài đăng trên trang blog của mình, trong đó nặng nhất, có lẽ là 2 bài "chấm điểm Thủ tướng" và yêu cầu "Tổng bí thư phải ra đi". Vì những bài công kích trực diện vào Thủ tướng lúc bấy giờ là Nguyễn Tấn Dũng, nhiều người ngờ rằng việc Nhất bị bắt là có bàn tay trả thù của ông Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng trước tòa, đáp lại lời kết tội "Lợi dung các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước", Trương Duy Nhất cho rằng anh chỉ "chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm, những hiện tượng chưa đúng với hy vọng lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ thấy ra, khắc phục, sửa chữa và rút kinh nghiệm".

Trong phiên tòa phúc thẩm ngày 26/06/2014 Tòa án Nhân dân tối cao Đà Nẵng vẫn giữ nguyên mức án sơ thẩm đối với nhà báo Trương Duy Nhất. Nhiều người cũng nhớ lời nói cuối cùng của Trương Duy Nhất, trước khi toà tuyên án : "Có loại tù làm người ta nhục nhã, nhưng có loại tù chỉ khiến họ vinh quang !" Sau này anh còn lặp lại nhiều lần câu này trong một số bài viết.

Ngày 26/05/2015, Trương Duy Nhất được ra tù sau 2 năm thi hành án. Chế độ hèn hạ, còn cố chơi bẩn cú chót, thay vì thả anh tại cổng nhà giam có vợ con, bạn bè đến đón, thì lại áp tải anh lên xe đưa đi và ném ra lề đường cách trại vài km để anh phải vất vả tìm đường về nhà.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi được thả, Trương Duy Nhất tuyên bố mở lại trang "Một góc nhìn khác" và tiếp tục viết, như không hề có bất cứ sự e ngại hay khó khăn nào. Thời gian sau này anh cộng tác với blog RFA, thỉnh thoảng tham gia bàn tròn cuối tuần, bàn tròn thứ Năm trên BBC tiếng Việt. Vẫn một cái nhìn khác với số đông, đôi khi gây tranh cãi, sắc sảo, thú vị và trực diện.

Tôi chưa từng gặp Trương Duy Nhất ngoài đời. Chúng tôi chỉ nghe tên nhau, đọc bài của nhau, một vài lần trò chuyện với nhau khi cùng tham gia một số chương trình bàn tròn Điểm tin của BBC. Và bây giờ nghe tin anh bị mất tích tại Thái Lan. Bài viết cuối cùng đăng trên facebook của anh là vào ngày 23/01.

Những người quen Trương Duy Nhất ở Thái Lan cho biết anh bị mất tích vào hôm 26/01 tại một trung tâm mua sắm ở ngoại ô Bangkok. Cảnh sát Thái Lan khẳng định họ không giam giữ Trương Duy Nhất. Đối với tất cả những ai hiểu chuyện, thì đều biết ngay rằng Trương Duy Nhất đã bị "bắt cóc" bởi công an nổi, công an chìm của Việt Nam.

Khi tin Trương Duy Nhất bị bắt vừa lan truyền, có người thắc mắc hỏi tôi rằng "tôi không hiểu tại sao giờ này mà Nhất lại đi", tôi đã trả lời : "Có thể anh Nhất đã nhận được những thông tin hay lời cảnh báo rằng mình sẽ bị bắt lại và lần này sẽ là án dài hạn nên trốn đi trước ? Không biết được, nhưng phải có lý do gì đó chứ nếu chỉ đơn thuần là muốn ra đi thì anh ấy đã có thể tìm cách ra đi từ lâu, đâu đợi đến bây giờ !".

Phải, nếu muốn đi thì Trương Duy Nhất đã đi từ lâu, chẳng hạn như anh từng đi Mỹ du lịch, gặp lại cả người bạn tù thân thiết của mình là nhà báo tự do, blogger Điếu Cày tức Nguyễn Văn Hải, bị nhà cầm quyền Việt Nam trục xuất thẳng từ nhà tù sang Mỹ ! Hoặc anh có thể xin tỵ nạn chính trị tại Canada, nơi con gái đang theo học, an toàn hơn rất nhiều so với trốn sang Thái Lan.

Từ lâu, ai cũng biết, tại Cambodia hay thái Lan đầy công an chìm, chỉ điểm của nhà cầm quyền Việt Nam, sang mấy quốc gia này rất dễ bị nhận mặt, rồi bị nhà cầm quyền cho người tóm. Đã có nhiều trường hợp như vậy mà cụ thể là câu chuyện anh Lê Trí Tuệ, một trong những người sáng lập Công đoàn Độc lập Việt Nam vào năm 2006, đã bị mất tích tại Campuchia vào năm 2007 một cách bí ẩn sau khi được Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) phỏng vấn và cấp giấy ! Hơn mười năm qua không ai có tin tức gì về Lê Trí Tuệ, có lẽ anh đã bị cộng sản thủ tiêu !

Trương Duy Nhất không muốn đi, cũng như hầu hết những người bất đồng chính kiến, chẳng ai muốn từ bỏ quê hương, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, sự nghiệp, môi trường thân yêu để sống lưu vong, chỉ là buộc phải chọn lựa ra đi mà thôi.

Nhà báo Trương Duy Nhất bị "bắt cóc", không hiểu sao lần này tôi cứ thấy lo ngại cho anh, sợ lành ít dữ nhiều. Có thể anh có những thông tin liên quan đến Vũ Nhôm và thân nhân ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vì cùng là dân Đà Nẵng, Nhất từng làm báo Công an Đà Nẵng nhiều năm, và khá thân với phe Nguyễn Bá Thanh nên có thể biết nhiều, thậm chí còn liên quan một số vụ việc. Chỉ sợ nhà cầm quyền lần này sẽ không xử Nhất bằng bản án chính trị để anh có thể tiếp tục hiên ngang, cứng cỏi, ngẩng cao đầu như lần trước, mà chúng sẽ nhân dịp này buộc vào cổ anh một bản án dân sự với với thời gian có khi lên đến 15, 20 năm ! Một công đôi việc, vừa dập tắt một ngòi bút ngang ngạnh mà chúng ngứa mắt từ lâu, vừa làm cho anh mất luôn uy tín chính trị !

Ai cũng biết, làm việc trong một môi trường báo chí như ở Việt Nam, mà lại là báo Công An, lại thân với một vài quan chức nào đó, nếu không nắm được những tin tức "hậu trường chính trị" thì cũng khó mà không dính líu vụ này vụ kia. Nhưng mặt khác, cũng chính vì "ở trong chăn" như vậy nên người ta mới hiểu rõ bộ mặt của chế độ, giống như một số cựu bộ đội, đảng viên, con em gia đình cách mạng ‘gộc", khi đã hiểu rõ bộ mặt của chế độ này thì sự thức tỉnh của họ thường là quyết liệt và không bao giờ còn ngây thơ, cả tin vào VC nữa !

Với tôi, quãng đời Trương Duy Nhất làm báo trước đó tôi không tính, nhưng từ khi anh tuyên bố bỏ làm báo để trở thành nhà báo tự do, nhất là từ khi anh bước chân vào nhà tù nhỏ rồi sau đó ra tù vẫn tiếp tục viết, thì đó mới là anh, Trương Duy Nhất !

Nhà cầm quyền Việt Nam bây giờ ngày càng sắt máu, ngang nhiên cho người bắt bớ, bóp miệng người dân, bức hại, bắt cóc người bất đồng chính kiến ngay tại nước khác, bởi họ biết rõ, thế giới bây giờ ít có thời gian quan tâm đến chế độ độc tài ở Việt Nam ! Một khi những vụ bức hại người bất đồng chính kiến cỡ như vụ nhà báo người Saudi Arabia Khashoggi bị thủ tiêu man rợ ở Thổ Nhĩ Kỳ mà Tổng Thống Hoa Kỳ, Donald Trump không lên tiếng, thậm chí còn bênh vực, bao che cho chính quyền Saudi Arabia và vụ án mạng này có nguy cơ sẽ không được làm sáng tỏ thì chúng ta có thể thấy ngay hậu quả sẽ là sự khuyến khích các chế độ độc tài tiếp tục bắt cóc, giết hại những người dám nói lên sự thật !

Mặt khác, một chế độ không thể chấp nhận dù những lời chỉ trích ôn hòa thì chỉ có mỗi một con đường là tự đi thẳng đến sự diệt vong, bởi sự thối nát băng hoại của nó mà không cần ai phải làm "cách mạng" lật đổ !

Và như thế là trong những ngày Tết này, thêm một gia đình bất đồng chính kiến mất đi niềm vui đón xuân về.

Cầu mong mọi sự an lành cho nhà báo Trương Duy Nhất !

Song Chi

Nguồn : RFA, 08/02/2019 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Ân xá Quốc tế yêu cầu Thái Lan điều tra vụ blogger Trương Duy Nhất ‘mất tích’ (VOA, 06/02/2019)

Tổ chc Ân xá Quc tế hôm 6/2 ra thông cáo yêu cu nhà chc trách Thái Lan "lp tc điu tra" v thông tin cho rng nhà báo-blogger Trương Duy Nht mt tích gn đây trong lúc đang xin t nn chính tr Bangkok, Thái Lan.

tdn1

Blogger Trương Duy Nht trong phiên tòa Đà Nng vào ngày 4/3/2014.

"Sự mt tích ca ông Trương Duy Nht là rt đáng báo đng. Ông y là mt cu tù nhân lương tâm đã nhiu ln b chính quyn Vit Nam nhm đến. Chúng tôi biết t mt s ngun tin rng ông y đã đến Bangkok đ xin t nn, và không ai nhìn thy hoc nghe gì v ông k t ngày 26/1", thông cáo ca Ân xá Quc tế nói.

Tổ chc quc tế yêu cu chính quyn Thái Lan phi lp tc điu tra v trường hp mt tích mà Ân xá Quc tế cho là đang "gióng lên hi chuông cnh báo" v tình trng người t nn hoc người chy trn ra nước ngoài b bt tr li Vit Nam.

Nhà báo Trương Duy Nht trước đây tng làm vic cho báo Công An Qung Nam-Đà Nng và báo Đi Đoàn Kết. Sau đó, ông ngh làm báo và chuyn sang lp trang blog "Mt góc nhìn khác", chuyên bình lun v các s kin và phanh phui nhng chuyn hu trường chính trị Vit Nam.

Năm 2014, ông Trương Duy Nht b kết án tù 2 năm ṿi "Li dng các quyn t do dân ch xâm phm li ích ca Nhà nước" theo điu 258 Bộ Luật Hình s.

Thông cáo của Ân xá Quc tế nói bt đu t tháng 12/2018, ông Trương Duy Nht đã nhận thấy nhiu kh năng b bt vào tù tr li nên đã trn sang Thái Lan vào đu tháng 1/2019, và np đơn xin t nn lên Cao y T nn Liên Hip Quc ti Bangkok vào ngày 25/1. Sau khi ông Nht gi 2 tm nh ông chp trước cng Văn phòng Cao y T nn, không ai trông thấy hay nghe biết gì v ông k t ngày 26/1.

Vào đầu tun trước, mt ngun tin am tường trong nước xác nhn vi VOA v vic ông Trương Duy Nht b bt ti Thái Lan, nhưng thông tin này ch được phép loan ra sau dp Tết Nguyên Đán.

*******************

Những nghi vấn về khả năng blogger Trương Duy Nhất bị bắt cóc ở Thái Lan (RFA, 05/02/2019)

Sự mất tích đột ngột của blogger Trương Duy Nhất, một trong những blogger của Đài Á Châu Tự Do, khi đến Thái Lan xin quy chế tị nạn chính trị đang làm dấy lên những nghi ngờ là ông có thể đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc.

tdn2

Blogger Trương Duy Nhất trong một lần phỏng vấn tại RFA vào tháng 5 năm 2016 - Photo : RFA

Kể từ ngày 26 tháng 1 đến nay, những người thân và gia đình ông Nhất không nhận được tin nhắn hay liên lạc được với blogger này. Lần cuối cùng blogger Trương Duy Nhất liên hệ với RFA là vào ngày 24/1/2019 liên quan đến bài blog lúc đó ông viết cho RFA với nội dung cảm hứng Venezuela và cái nhìn về Việt Nam.

"Chúng tôi rất lo ngại cho sự an nguy của ông Trương Duy Nhất. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được tin tức từ ông càng sớm càng tốt liên quan đến tung tích của ông ấy và để đảm bảo là ông ấy không bị nguy hiểm", bà Libby Liu, Tổng giám đốc Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết.

tdn3

Bài blog cuối cùng trước khi mất tích của blogger Trương Duy Nhất trên RFA Photo : RFA

Sự biết mất của blogger Trương Duy Nhất cũng đã khiến cộng đồng người Việt tị nạn ở Thái Lan lo ngại và thậm chí Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) đã phải lên tiếng kêu gọi giới chức Thái tiến hành điều tra. RFA cũng đã thông báo về trường hợp của blogger này lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và văn phòng của một số các Dân biểu Mỹ.

Các nguồn tin người Việt ở Thái cho biết ông Nhất đã đến Văn phòng Cao ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ở Bangkok hôm 25/1 để xin quy chế tị nạn, nhưng sau đó cơ quan này đã không thể liên hệ được với ông Nhất.

Những người quen ông Nhất ở Thái Lan không muốn nêu tên vì lý do an toàn, cho biết blogger Trương Duy Nhất bị mất tích vào hôm 26/1 tại trung tâm mua sắm Future Park ở ngoại ô Bangkok. Một nguồn tin cho biết blogger Nhất bị bắt tại một tiệm kem trên tầng ba của trung tâm này.

Cảnh sát Thái cho biết họ không giam giữ blogger Trương Duy Nhất.

"Chúng tôi đã kiểm tra danh sách những người bị tạm giữ và không thấy tên Trương Duy Nhất trong danh sách", Đại tá cảnh sát Tatpong Sarawanangkoon, người phụ trách phòng tạm giữ của Trung Tâm Tạm giữ Di trú (IDC) ở Bangkok, nói với RFA.

Trong khi đó, UNHCR không tiết lộ thông tin gì thêm với lý do quan ngại về thông tin riêng tư. Bà Jennifer Harrison, đại diện về quan hệ đối ngoại của cơ quan này nói với RFA : "vì lý do bảo vệ thông tin và bảo mật, chúng tôi không thể bình luận gì, hoặc xác nhận hay bác bỏ thông tin về các hồ sơ cá nhân".

Vợ của blogger Trương Duy Nhất ở Việt Nam và con gái ông ở Canada hiện rất sợ phải nói gì về tình hình của blogger này, các nguồn tin người Việt ở nước ngoài cho biết.

Theo trang tin thevietnamese.org, gia đình của blogger này cho biết ông Nhất đã rời Việt Nam để sang Thái Lan khoảng 3 tuần trước khi ông mất tích.

Chính phủ Việt Nam hiện đang giam giữ khoảng hơn 200 tù nhân chính trị, theo một con số thống kê từ ông Nguyễn Kim Bình, đại diện của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại California.

Chính phủ Việt Nam kiểm soát chặt chẽ báo chí, kiểm duyệt internet và hạn chế các quyền bày tỏ ý kiến của người dân.

Bản thân blogger Trương Duy Nhất cũng đã từng bị tù 2 năm, từ năm 2014 đến 2015 vì các hoạt động của mình. Ông bị bắt giữ vào tháng 5/2013 và bị giam giữ cho đến khi ra tòa.

Human Rights Watch cho rằng giới chức Thái Lan cần phải điều tra về tình trạng của ông Nhất, lưu ý rằng ông đã tới Bangkok vì một lý do duy nhất là xin tị nạn chính trị. Human Rights Watch kêu gọi giới chức Thái Lan phải nói chuyện với gia đình của blogger cho đến khi tìm thấy ông.

Cũng theo Human Rights Watch, Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok cũng có thể cho biết tung tích của blogger này.

"Giới chức Thái có một nghĩa vụ khẩn cấp là điều tra một cách nghiêm túc về sự biến mất này", ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch tại Bangkok, nói với RFA, và cho biết thêm rằng tổ chức này hiện cũng không biết điều gì đã xảy ra với ông Nhất.

"Nếu các quan chức Thái Lan và Việt Nam có dính líu đến vụ mất tích này thì sẽ phải có những hậu quả nghiêm trọng đối với bất cứ ai có liên quan", ông Phil Robertson nói với RFA.

Người đại diện HRW cũng cáo buộc "Việt Nam thường xuyên có những hoạt động giám sát và sách nhiễu đối với những người Việt Nam và người Thượng chạy trốn khỏi Việt Nam vì lý do truy bức chính trị và tôn giáo. Những hoạt động này cũng xảy ra ở cả Bangkok".

"Truy đuổi các nhà bất đồng chính kiến và yêu cầu chính phủ Thái không cho tổ chức các sự kiện về nhân quyền hay dân chủ ở Việt Nam chỉ là một phần trong số những gì đã khiến Hà Nội là một trong những chính quyền vi phạm nhân quyền nhiều nhất trong khối ASEAN", ông Phil Robertson nói.

Bối cảnh liên quan đến sự biến mất của blogger Trương Duy Nhất ở Bangkok hiện vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải ở California, người đã từng ở chung tù với blogger Trương Duy Nhất trước khi ông được trả tự do vào năm 2014, và blogger Bùi Thanh Hiếu ở Đức, nói rằng họ nghi ngờ blogger Trương Duy Nhất đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc tại Thái Lan.

"Hiện chỉ còn một khả năng duy nhất là anh ấy đã bị bắt cóc", blogger Điếu Cày nói với RFA.

"Chúng tôi biết là anh ấy đã đến Bangkok và đến văn phòng của UN để xin quy chế tị nạn. Nếu vì bất cứ lý do gì mà anh Nhất xuất hiện trở lại ở Việt Nam thì điều đó chắc chắn nằm ngoài ý muốn của anh ấy", blogger Điếu Cày nói tiếp.

Các nguồn tin cho RFA biết những người Việt ở Thái đã tìm kiếm tung tích của ông Nhất tại các bệnh viện và các quận ở Bangkok nhưng không thấy ông đâu. Một người quen ông Nhất cho biết việc ông bị mất tích cũng đã được trình báo lên cảnh sát Thái vào cuối tuần trước.

Blogger Trương Duy Nhất sinh sống tại Đà Nẵng, ngay cạnh tỉnh Quảng Nam – quê hương của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và cũng là nơi đang có những đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản. Một số nhà hoạt động cho rằng blogger này có thể đã có những thông tin quan trọng có thể gây nguy hại cho Thủ tướng Phúc. Blogger Trương Duy Nhất cũng đã có một thời kỳ làm cho báo Công An tại Đà Nẵng, nơi được coi là địa bàn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Blogger Bùi Thanh Hiếu viết rằng ông nghi ngờ những nhân viên tình báo của quân đội đã bắt cóc ông Nhất tại Bangkok theo lệnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

tdn4

Dòng trạng thái trên Facebook của blogger Bùi Thanh Hiếu về blogger Trương Duy Nhất Courtesy of FB

Blogger Bùi Thanh Hiếu, hay còn được biết đến với tên Người Buôn Gió, viết trên Facebook cá nhân : "Theo sự suy đoán của mình thì Nguyễn Xuân Phúc quyết bắt tù Trương Duy Nhất, vì Nhất có nhiều thông tin về băng đảng của Phúc ở Quảng Nam".

Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam bị cáo buộc bắt cóc công dân của mình ở nước ngoài.

Hồi năm ngoái, tòa án Đức đã kết án gần 4 năm tù một người Việt Nam vì đã giúp mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, cựu quan chức ngành dầu khí, ngay tại Berlin hồi năm 2017 và sau đó đưa về Việt Nam.

Ông Trịnh Xuân Thanh lúc đó cũng đang xin tị nạn tại Đức và sự biến mất của ông đã làm cho quan hệ Việt Nam và Đức xấu đi, với cáo buộc từ phía Bộ Ngoại giao Đức là Việt Nam vi phạm luật quốc tế.

Ông Trịnh Xuân Thanh sau đó bị tòa tuyên án tù chung thân với cáo buộc tham nhũng.

********************

Ân Xá Quốc tế kêu gọi Thái Lan điều tra vụ nhà báo Trương Duy Nhất (RFA, 06/02/2019)

Tố chức Ân Xá Quốc Tế vào ngày 6 tháng 2 cũng ra thông cáo báo kêu gọi Thái Lan điều tra về báo cáo blogger Trương Duy Nhất có thể bị bắt cóc ở Thái Lan.

tdn5

Blogger Trương Duy Nhất - AFP

Giám đốc cấp cao Phụ trách Chiến dịch Vận động Toàn cầu của Ân xá Quốc Tế, Ông Minar Pimple, nhận định rằng vụ mất tích của ông Trương Duy Nhất là hết sức cần cảnh báo. Ông Nhất là một cựu tù nhân lương tâm đã nhiều lần bị chính quyền Việt Nam nhắm đến.

Ông Pimple nói thêm rằng qua một số nguồn tin thì tổ chức ông biết được ông Nhất đến Bangkok để xin tị nạn. Từ ngày 26/1/2019 thì không ai có tin tức gì từ ông Trương Duy Nhất nữa. Ông yêu cầu nhà chức trách Thái Lan phải điều tra ngày lập tức vụ bắt cóc này.

Ông Pimple cho biết rõ "Lực lượng an ninh Việt Nam trong quá khứ đã bắt cóc những người Việt lưu vong hoặc tị nạn ở Thái Lan và cả ở những nơi khác. Ông Trương Duy Nhất có nguy cơ bị tra tấn hoặc bị đối xử tệ hại nếu vụ bắt cóc này được xác nhận. Chính quyền Việt Nam đã im lặng trước vụ mất tích này".

Ông Trương Duy Nhất là một nhà báo. Ông bị bắt vào năm 2013 và bị bỏ tù đến năm 2015 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước.

Từ khi ra tù, Trương Duy Nhất trở thành một nhà báo độc lập. Tháng 12/2018 ông Nhất nhận được cảnh báo thể bị bắt lại và thấy công an lảng vảng gần nhà ông.

Đầu tháng 1 năm 2019 ông Nhất sang Thái Lan. Ngày 25/1 ông nộp đơn xin tị nạn tại Văn phòng Cao ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ở Bangkok. Ông gửi ra cho gia đình hai tấm ảnh ông chụp trước cổng Cao ủy. Kể từ ngày 26/1 không ai thấy hoặc nghe tin tức gì về ông nữa.

Theo một nguồn tin độc lập bí mật được Ân xá Quốc Tế xác nhận thì ông Trương Duy Nhất bị những người lạ mặt bắt tại trung tâm mua sắm Future Park ở ngoại ô Bangkok vào ngày 26 tháng 1.

******************

RFS kêu gọi Thái Lan làm sáng tỏ vụ việc Blogger Trương Duy Nhất bị mất tích (RFA, 06/02/2019)

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RFS) kêu gọi Chính phủ Thái Lan cần làm sáng tỏ vụ việc Blogger Trương Duy Nhất, một blogger nổi tiếng ở Việt Nam đến đất nước Chùa Vàng để xin quy chế tị nạn chính trị, nhưng được cho là đã bị mất tích tại Bangkok từ hôm 26 tháng 1.

tdn6

Blogger Trương Duy Nhất được cho là bị mất tích tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 26/01/19. Courtesy : Facebook Trương Duy Nhất

Trong thông cáo báo chí phổ biến ngày 6 tháng 2, ông Daniel Bastard, Giám đốc đặc trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của của RFS lên tiếng rằng RFS quan ngại an ninh Việt Nam đã bắt cóc Blogger Trương Duy Nhất, đồng thời nhấn mạnh nếu Chính phủ Thái chứng minh không liên can trong vụ việc này thì điều đó có nghĩa an ninh Việt Nam không thực hiện theo luật quốc tế và vi phạm chủ quyền quốc gia Thái Lan trong việc bắt giữ Blogger Trương Duy Nhất.

Đại diện của RFS cho rằng động thái an ninh Việt Nam bắt cóc Blogger Trương Duy Nhất đã gửi một tín hiệu cảnh báo đến cộng đồng blogger Việt Nam đang xin quy chế tị nạn ở Thái Lan.

Các nguồn tin người Việt ở Thái cho biết ông Nhất đã đến Văn phòng Cao ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ở Bangkok hôm 25/1 để xin quy chế tị nạn, nhưng sau đó cơ quan này đã không thể liên hệ được với ông Nhất.

Đại diện của Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) nói với RFA cơ quan này không thể tiết lộ thông tin gì liên quan vụ việc của Blogger Trương Duy Nhất. Về phía Cảnh sát Thái Lan cho biết họ không giam giữ blogger này.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cũng đã lên tiếng kêu gọi giới chức Thái tiến hành điều tra.

Đài RFA đã thông báo về trường hợp của blogger Truong Duy Nhất bị mất tích lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và văn phòng của một số các Dân biểu Mỹ.

Blogger Trương Duy Nhất, chủ trang Blog "Một góc nhìn khác" đã bị Chính quyền Việt Nam bắt giữ hồi tháng 5 năm 2013 và bị chịu án tù 2 năm.

*********************

Nhà báo Trương Duy Nhất mất tích tại Thái Lan (RFI, 03/02/2019)

Theo một số nguồn tin mạng xã hội trong nước và báo chí tiếng Việt ở ngoài nước, ông Trương Duy Nhất mất tích ngày 25/01/2019, trong lúc đang tìm cách làm thủ tục xin tị nạn với đại diện Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tại Bangkok. Gia đình, bạn bè không liên lạc được. Việc nhà báo Trương Duy Nhất mất tích tại Thái Lan hồi cuối tháng Giêng 2019 gây lo ngại. Hư thực ra sao ?

tdn7

Ông Trương Duy Nhất - Capture d'ecran Teu Blog

Từ Sài Gòn, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, một người bạn của ông Trương Duy Nhất, nêu một số giả thuyết :

"...Có hai tình huống xảy ra. Hoặc Nhất lánh đi đâu đó, hoặc Nhất bị bắt cóc. Cái chuyện lánh đi đâu đó là xác suất rất bé... Ai bắt cóc ? ...Trước đó có những tín hiệu phát ra làm cho Nhất thấy rằng mình sẽ bị bắt…

Hoặc là đã đưa Nhất về Việt Nam rồi,… nhưng không dám thông báo ra, vì tiền lệ đã xảy ra với Trịnh Xuân Thanh ở Châu Âu. Đưa về thì dễ, nhưng giải trình thì rất khó. Tình huống thứ hai là vẫn còn ở Thái Lan, nhưng có sự thương lượng để làm thế nào đưa Nhất về hợp pháp".

Ông Trương Duy Nhất từng là phóng viên cho một số báo chính thức trong nước. Ông Nhất được biết đến nhiều với trang blog cá nhân mang tên "Một góc nhìn khác", với nhiều bài viết chỉ trích chính quyền.

Trương Duy Nhất bị kết án hai năm tù (2013-2015), theo điều 258 Luật hình sự Việt Nam, vì tội danh "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân". Một điều khoản thường bị giới bảo vệ nhân quyền cáo buộc là công cụ để chính quyền đàn áp tự do ngôn luận. Năm 2014, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) phong tặng Trương Duy Nhất danh hiệu "Anh hùng thông tin".

RFI tiếng Việt

Published in Việt Nam

Tòa án liên bang Đức Berlin đang tiếp tc x v án quc tế bt cóc tháng 7/2017, mt v án dư lun Cộng hòa liên bang Đc cho là nghiêm trng chưa tng có, như thi chiến tranh lnh ca thế k trước.

batcoc1

Trịnh Xuân Thanh b xét x ti Vit Nam.

Cả lp pháp, hành pháp và tư pháp Cộng hòa liên bang Đc chung mt quyết tâm xét x công khai, đến nơi đến chn v án ln này đ không cho nó tái din, đe da nn an ninh ca quc gia hùng cường này.

Bà thủ tướng A. Merkel, tng chưởng lý liên bang, trc tiếp ch đo vụ án lớn này. Riêng vic hi cung b can cũng là nhân chng quan trng Nguyn Hi Long đã kéo dài 3 phiên và còn kéo dài sang tn tháng 7 và tháng 8, đ thy tòa án làm vic t m, thn trng, công khai, minh bch ra sao.

Vụ án càng kéo dài li có thêm tình tiết mi. Không phi ch có Cộng hòa liên bang Đc và Tip mà nay Cộng hòa Slovak cũng liên quan khi ông Tô Lâm ly c tăng quan h vi nước này đã xin h giúp mt chuyên cơ đc bit và b trưởng công an Slovak nh d đng ý. Máy bay này phi bay qua không phn Ba Lan đến nước Nga, l ra phi báo trước 10 ngày theo điu l hàng không nhưng đã bay ngay hôm đến và danh sách VIP - nhân vt quan trng - không qua thm tra h chiếu có tên nhân vt Slovak nhưng tht ra ch toàn người Vit. Nay c Slovak và Ba Lan đu git mình ngỡ ngàng vì không ng vô tình liên quan đến v bt cóc quc tế phm pháp này.

Thời Báo De Đc cho biết ti phiên tòa Berlin, bà Trn th Phương Nga (thư ký tòa án ghi nhm là Trn Dương Nga) v ông Trnh Xuân Thanh khai rng theo bà có 12 tướng, sĩ quan cấp cao ngành Công an có can d ít nhiu v bt cóc này, gm có : Thượng tướng Tô Lâm, trung tướng Đường Minh Hưng, trung tướng Lê Mnh Cường (phó Tng cc trưởng Tình báo), Phm Văn Hiếu, Lưu Trung Vit, Vũ Quang Dũng, Vũ Hng Minh, Đào Công Duy, Vũ Trọng Kiên, Đng Tun Anh và Nguyn Thế Đôn.

Tại phiên tòa gn đây, nhân chng Nguyn Vân Anh, bn gái ca Vũ Đình Duy, cũng khai rõ các mi quan h vi tướng Tô Lâm, vi Đào Quc Oai và Nguyn Hi Long.

Phiên tòa đã dần dn bóc d và công khai mt lot tên tuổi người Vit và quan chc ngoi giao Vit Nam hot đng hoc b tình nghi liên quan đến v bt cóc Trnh Xuân Thanh trên đt Đc, ngoài viên đi s b cnh cáo, viên đi tá tình báo Nguyn Đc Thoa đã b trc xut, còn có Nguyn Hi Long đang khai trước tòa, nay có thêm N.V. Tiến, nguyên lao đng ti Đông Đc, nay làm nhà hàng Berlin, chơi thân vi đi tá Thoa, nay li có thêm Lê Đc Trung, bí thư th nht S quán, và Vit kiu L.K. Phong.

Phát hiện mi m nht là s quán Vit Nam Paris – Pháp cũng đã góp phần đc lc trong v bt cóc, như có nhiu ghi âm đin thai gia tướng Tô Lâm nói t Pháp đi các nơi v v bt cóc, ri người trong s quán Paris thuê xe ô tô ln và nh đi sang Berlin (Đc) và Brno (Tip). Có tin 1 cán b s quán sp b chính phủ Pháp trục xut do s can d phm pháp này, danh tính chưa công b. Pháp luôn đng tình vi Đc là ht nhân ca khi Liên Âu.

Gần đây có tin phía Vit Nam s đng ý cho b con Trnh Xuân Thanh quay v Cộng hòa liên bang Đc, tr v vi tình hình trước cuc bt cóc, nhưng tin này chưa rõ ngun, có th ch là qu bóng thăm dò.

Xem ra vụ án này có th xét x kéo dài đến cui năm. Mi quan h Vit Nam - Cộng hòa liên bang Đc, Vit Nam – Tip, Vit Nam – Slovak, Vit Nam – Ba Lan, Vit Nam – Pháp s căng thng kéo dài. Mt tá 12 ông tướng Công an và cả ông Nguyn Phú Trng s có th gp khó khăn, rt phin toái nếu có vic đt chân trên đt Liên Âu.

Theo tiến sĩ Gerhard Will, nhà nghiên cu chính tr Đc, v án s kéo dài sang năm 2019 vi nhiu khó khăn căng thng gia Vit Nam và Liên Âu, làm đình trệ mi quan h toàn din chính tr, kinh tế, thương mi, ngoi giao, đu tư, vin tr… cho đến khi lãnh đo Vit Nam git mình tnh ng, nhn li, xin li và cam kết không tái phm, vì rõ ràng bt cóc là ch trương ca đng và Nhà nước Việt Nam mang tính chất côn đ bo lc không th b qua.

Nếu Hà ni mt mc gi ý kiến Trnh Xuân Thanh t nguyn v nước, không có v bt cóc, tòa án liên bang Đc sn sàng đ ng cho các lut sư và các b can t Vit Nam sang Berlin đ thanh minh và tranh tng công khai để Hi đng xét x rng đường xem xét k thêm và kết lun trước các nhà báo quc tế.

Khả năng này không có, thì s đến lúc 2 nước chính thc gp nhau, phía Đc s trình bày h sơ v án rt c th vi đy đ nhân chng, vt chng, hình nh hin vt, Vit Nam s hết đường chi cãi… Chng l tt c do phía Đc ba đt tưởng tượng ra hay sao.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 21/06/2018

Published in Diễn đàn

Đức xử nghi can tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (RFI, 24/04/2018)

Hôm 24/04/2018, tư pháp Đức bắt đầu xét xử một nghi can mang quốc tịch Cộng Hòa Séc, gốc Việt Nam, dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngày 23/07/2017 ngay tại thủ đô Berlin, để đưa về Việt Nam.

duc1

Trịnh Xuân Thanh được đưa tới tòa án, Hà Nội, ngày 08/01/2018 - VNA/Doan Tan via Reuters

Ông Long N.H-một số báo chí tiếng Việt ở hải ngoại nêu tên Nguyễn Hải Long-bị ra tòa với tội danh "tham gia vào hoạt động của các cơ quan mật vụ Việt Nam dẫn đến việc bắt cóc" hai người Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh và nhân tình.

Theo AFP, ngoại trưởng Đức vào lúc đó, ông Sigmar Gabriel, đã tố cáo vụ bắt cóc diễn ra như trong phim trinh thám về thời kỳ chiến tranh lạnh : trong lúc ông Trịnh Xuân Thanh và nhân tình đi dạo ở công viên Tiergarten, Berlin, một nhóm người có vũ trang đã tấn công bắt giữ hai người và tống lên xe thùng loại nhỏ, đưa đến sứ quán Việt Nam tại Berlin rồi sau đó bị đưa về Việt Nam.

Bị tư pháp Việt Nam truy nã với tội danh biển thủ 120 triệu euro, ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên là một trong những lãnh đạo của tập đoàn dầu khí PetroVietnam, đã chạy sang Đức xin tị nạn.

Trong phiên xử ngày hôm nay tại Berlin, bên công tố khẳng định nhóm bắt cóc đã hành động theo sự chỉ đạo của các cơ quan chính phủ Việt Nam. Tuy vậy, chỉ có một mình nghi can Long ra tòa.

Ông Long, 47 tuổi, bị bắt tại Cộng Hòa Séc ngày 12/08/2017 và sau đó bị trao cho tư pháp Đức. Nguyên là "lao động xuất khẩu" tại Đông Đức, nghi can không được cấp quy chế tị nạn và sau đó phải sang Praha sinh sống, mở một quầy đổi tiền.

Theo cáo trạng, nghi can Long đã thuê xe thùng loại nhỏ ở Praha, lái sang Berlin và xe này được dùng để chở các nạn nhân vụ bắt cóc. Ngoài ra, dường như nghi can còn thuê một xe hơi khác, được dùng để theo dõi các nạn nhân trước khi tiến hành bắt cóc.

Khi khai thác các dữ liệu GPS của hai chiếc xe thuê, hình ảnh video theo dõi, các nhân chứng và nội dung điện thoại của ông Thanh bỏ lại hiện trường, các nhà điều tra Đức đã lập được lộ trình hành động của nhóm bắt cóc.

Theo nhật báo Suddeutsche Zeitung, tư pháp Đức còn mở điều tra nhắm vào trung tướng công an Đường Minh Hưng vì dường như đã chỉ đạo phối hợp thực hiện vụ bắt cóc, rồi sau đó trở về nước.

Vẫn theo tờ báo Đức, một nửa nhân viên sứ quán Việt Nam tại Berlin dường như có dính líu đến vụ bắt cóc. Vợ của tùy viên quân sự Việt Nam trực tiếp đặt vé máy bay cho các nhân viên mật vụ.

Phiên tòa xử ông Long kéo dài cho đến ngày 17/05 và nghi can có thể bị kết án tới 10 năm tù.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Đức và Việt Nam. Berlin tố cáo đó là hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của Đức và đã trục xuất hai nhà ngoại giao Việt Nam, nhiều lần triệu đại sứ Việt Nam lên bộ Ngoại Giao để phản đối và chất vấn.

Trong khi đó, chính quyền Hà Nội khẳng định ông Thanh tự nguyện hồi hương. Vừa qua, ông Thanh đã bị đưa ra xét xử trong hai vụ án với cáo buộc tham nhũng và biển thủ công quỹ và bị tư pháp Việt Nam kết án tù chung thân trong hai vụ này.

****************

Vụ Trịnh Xuân Thanh : Đức xét xử một gián điệp gốc Việt (VOA, 24/04/2018)

Đức hôm 24/4 đưa người đàn ông Czech gc Vit Nam ra xét x v ti hot đng gián đip, vi cáo buc là có can dự vào v bt cóc cu lãnh đo ngành du khí Vit Nam Trnh Xuân Thanh trên lãnh th ca Đc.

Hãng tin AFP đưa tin ông Long N. H., 47 tui, người được cng đng người Vit Châu Âu xác đnh là ông Nguyn Hi Long, b Đc đưa ra tòa vì đã thuê mt chiếc xe t th đô Prague và h tr hu cn đ giúp bt cóc ông Thanh hi tháng 7 năm ngoái ti th đô Berlin ca Đc.

Ông Lê Trung Khoa, chủ bút t Thoibao.de, người tham d phiên tòa, cho VOA biết v bn cáo trng được trình bày trong phiên khai mc kéo dài gần hai gi hôm 24/4 :

"Cáo trạng tng th nhưng rt là chi tiết. H nói đây là v bt cóc người trên lãnh th Đc, vi phm nghiêm trng pháp lut và Hiến pháp Đc. Cáo trng nói mt v Vit Nam, c th là Tng cc An ninh ca Vit Nam đã t chc bt cóc công dân trên lãnh thổ Đc. Tng cng s có 21 phiên x được lên lch cho đến này 29/8".

Từ Berlin, ông Nguyn Duy, mt người gc Vit ti Đc nhn đnh v phiên tòa như sau :

"Tôi biết tòa án Đc s x công tâm. Tôi cho rng vic làm có hi cho đt nước Vit Nam như vy thông qua vic xét x ca tòa án Đc s truy ra được nhng người làm hi cho đt nước Vit Nam".

duc3

Bị cáo Long N. H., còn gọi là Nguyễn Hải Long, tại phiên tòa ngày 24/4/2018, tại Berlin, Đức.

Ông Long bị bt gi ti Cng hòa Czech vào tháng 8 năm ngoái và sau đó b dn đ sang Đc. Vin công t Đc cáo buc ông Long đã làm việc cho cơ quan tình báo nước ngoài và h tr v bt cóc. Reuters tường thut rng mi ti danh b cáo buc có th khiến ông Long đi din án tù 10 năm.

Ông Long được cng đng người Vit xác nhn là Nguyn Hi Long, người đng tên ch doanh nghiệp Money Gram ti ch Sapa, Prague, Cng hòa Czech.

Ông Lê Quang Thành, một người gc Vit, sng ti Đc nhn đnh với VOA :

"Đây là lần đu tiên mà Đc xét x người Vit bên Cng hòa Czech mà có liên quan đến nhà cm quyn Vit Nam, trong đó có B Công an và chính ph. Qua phiên tòa nay tôi hy vng rng s tìm hiu thêm s chuyn bên trong hu trường, nhng chuyn mà người dân chưa được biết, nhng dây mơ r má như thế nào…s được đưa ra ánh sáng".

Hãng tin AFP nói theo cáo trạng mà vin công t Đc đưa ra, ông Long được cho là đã lái chiếc xe trong v bt cóc.

Theo ông Khoa, bản cáo trng có nêu chi tiết nhng ni dung mà theo phía Đc, mô t ông Long cùng các nhân viên mt v khác ca Vit Nam, trong đó Trung Tướng Công An Đường Minh Hưng, đã trc tiếp bt cóc ông Trnh Xuân Thanh.

"Ông Nguyễn Hi Long b cáo buc đã thuê xe và tr giúp công vic hu cn cho mt v Vit Nam bt cóc ông Trnh Xuân Thanh. Họ có đy đ bng chng hết. H chiết xut rt rõ t camera ca khách sn và camera ghi trên đường ph. H ghi li toàn b cuc gi t ông Nguyn Hi Long gi trc tiếp cho ông Đường Minh Hưng, trung tướng công an Vit Nam".

duc4

Tòa Thượng thẩm Berlin, nơ i xét x ử ông Nguyễn Hải Long, ngày 24/4/2018. Ảnh : Lê Trung Khoa

Bà Petra Isabel Schlagenhauf, Luật sư ca ông Trnh Xuân Thanh, xác nhn vi VOA rng vin công t Đc thông báo là ngoài ông Long, còn có các nghi phạm khác tham gia trc tiếp vào v bt cóc, trong s đó có ông Đường Minh Hưng.

Vào hồi tháng 3, truyn thông Đc đ cp ti ông Đường Minh Hưng, nói ông là Trung tướng, Phó Tng cc trưởng An ninh, B Công an Vit Nam, và đã b cơ quan công tố Đc điu tra.

Công tố viên Đc hôm 24/8 cho biết hãng tin AP biết ông Long N.H., b bt Cng hòa Czech ngày 12/8/2017 và gii giao cho Đc hôm 23/8/2017.

Hãng tin AFP hôm 24/4 dẫn mt ngun tin nói rng bà Thi Minh P. D., ‘người tình bí mt’ ca ông Trnh Xuân Thanh, vào tháng 7 năm ngoái bay t Paris sang gp ông Thanh mt khách sn ti Berlin và khi hai người đi do công viên Tiergarten thì b bt cóc.

Báo Đức Sueddeutsche nhn đnh rng hình như hơn na số nhân viên ca tòa đi s Vit Nam ti Berlin có dính líu ti v bt cóc ông Thanh, k c nhân viên ngoi giao chính thc, và v ca mt tùy viên quc phòng ca s quán đã h tr vic đăng ký mua vé máy bay cho các mt v bay v nước.

Ngày 23/7 năm ngoái, chính quyền Đc t cáo cơ quan tình báo Vit Nam và Đi s quán Vit Nam ti Berlin có liên quan đến v bt cóc ông Trnh Xuân Thanh và trc xut mt s nhân viên tình báo ca Hà Ni ra khi nước. Vit Nam nói ông Thanh đã t ra đu thú ngày 31/7 tại Hà Ni.

Hà Nội không tha nhn đã thc hin v bt cóc ông Trnh Xuân Thanh như cáo buc ca chính ph Đc, và đã tuyên pht ông Thanh hai án tù chung thân v ti tham ô.

********************

Ông Long là 'tốt thí' trong vụ bắt cóc ở Berlin ? (BBC, 24/04/2018)

Đức bắt đầu phiên tòa xét xử một công dân Việt Nam bị cáo buộc các tội danh hoạt động gián điệp và hỗ trợ bắt cóc.

duc5

Bị cáo Long N. H bị cơ quan công tố Đức cáo buộc các tội danh hoạt động gián điệp và hỗ trợ vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh

Mang hai quốc tịch Việt Nam và Czech, bị cáo, được nêu danh tính viết tắt là Long N. H. 47 tuổi, bị cáo buộc là đã thuê và lái chiếc xe van được dùng để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh hồi cuối tháng 7/2017 ở Berlin.

"Ông ta bị cho là đã tham gia vào vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh và người đi cùng", Công tố viên cao cấp, Lienhardt Weiss nói với các phóng viên bên ngoài phòng xử án.

"Ông ta bị cáo buộc là đã thuê hai chiếc xe cho điệp vụ này. Một được dùng để theo dõi các nạn nhân, còn một là để thực hiện vụ bắt cóc. Sau đó, bị cáo đã lái cả hai chiếc xe về Prague, Cộng hòa Czech, nơi ông ta thuê".

Tuy nhiên, cơ quan công tố nói ông Long không trực tiếp cầm lái chiếc xe van trong thời điểm xảy ra vụ bắt cóc.

Luật sư của ông Long, Stephan Bonell nói với các phóng viên rằng thân chủ mình "không biết gì hết... ông ấy là con tốt thí" và rằng các nhân viên an ninh Việt Nam đã nói với ông rằng cần ông thuê xe "để đi du lịch", hãng tin AFP tường thuật.

duc6

Luật sư Stephan Bonell nói bị cáo 'không biết gì hết'

Ông Thanh khi đó đang đi bộ tại công viên Tiergarten ở Berlin cùng một phụ nữ được nêu danh tính là Thi Minh P. D., khoảng 24-26 tuổi, thì "cả hai bị lôi đi giữa ban ngày, vào trong một chiếc xe van Volkswagen, sau đó bị đưa về Việt Nam trái với nguyện vọng của họ", theo lời công tố viên Weiss.

Tuần báo Đức Der Spiegel nói người phụ nữ này là người tình bí mật của ông Trịnh Xuân Thanh, người đã bay từ Paris sang để gặp ông ở một khách sạn.

Ông Weiss nói rằng sau đó, ông Thanh bị đưa về Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin, rồi đưa về Việt Nam "bằng cách nào đó không rõ".

Tại thời điểm mà Đức nói là xảy ra vụ bắt cóc, ông Trịnh Xuân Thanh đã nộp đơn xin tị nạn.

Các điều tra viên nghi ngờ rằng đối tượng bị bắt cóc có thể đã được đưa vào xe dịch vụ cứu thương để đưa tới thủ đô Bratislava của Slovakia, sau đó bay về Hà Nội, nhật báo Đức Tageszeitung tường thuật.

"Dựa trên các thông tin chúng tôi có, thì chiến dịch này đã được lên kế hoạch và được thực hiện bởi cơ quan mật vụ Việt Nam, với sự tham gia của các nhân viên Tòa đại sứ Việt Nam ở Berlin", ông Weiss cho biết thêm.

Ông Trịnh Xuân Thanh thông qua luật sư đại diện tuyên bố ông là nguyên cáo trong vụ việc, và tuyên bố này "đã được tòa án chấp nhận".

Bà Petra Schlagenhauf, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, đại diện cho thân chủ trước tòa.

"Việt Nam không bao giờ nghĩ rằng vụ bắt cóc này có thể bị phát hiện tại đây, và không nghĩ là nó sẽ không tạo ra những sóng gió như thế", bà luật sư nói với các phóng viên bên ngoài phòng xử án.

"Chúng tôi phải đưa ra giả thuyết rằng cơ quan an ninh Việt Nam cảm thấy rất an toàn, đủ để họ thực hiện được một vụ như thế mà không sợ bị ai phát hiện hay quan tâm đến. Đó là một sai lầm to lớn".

Ông Long từng có thời gian đi lao động xuất khẩu tại Đông Đức, AFP tường thuật, nhưng đơn xin tị nạn của ông tại Đức bị bác. Sau đó ông tới định cư tại Cộng hòa Czech.

Luật sư bào chữa cho ông Long đã chỉ trích chính phủ Đức về việc không cân nhắc các cáo buộc của Việt Nam theo đó nói ông Thanh tham nhũng, cũng như yêu cầu của Hà Nội đòi Berlin trục xuất ông Thanh.

Published in Việt Nam

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh "càng để lâu càng khó". Điều này tôi đã cảnh báo nhiều lần.

Bản thông cáo ngày 22 tháng chín của Bộ ngoại giao Đức nhấn mạnh "Vụ bắt cóc đã vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và luật pháp quốc tế, điều mà chúng tôi không bao giờ dung thứ".

duc1

"Vụ bắt cóc đã vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và luật pháp quốc tế, điều mà chúng tôi không bao giờ dung thứ" - Thông cáo ngày 22/09/2017 của Bộ Ngoại giao Đức - Kham/Reuters

Ở bất kỳ quốc gia pháp trị nào (Việt Nam gọi là nhà nước pháp quyền), các việc vi phạm ph/áp luật như vậy sẽ không bao giờ "du di", hay dễ dàng bỏ qua cho thủ phạm.

Huống chi đây là vấn đề trọng đại ở tầm quốc gia. Quốc gia này cho điệp viên vào nước khác để bắt cóc người là một hành vi "xâm phạm chủ quyền quốc gia". Thời bình, hai bên có quan hệ hữu hảo, thì người ta gọi đơn thuần là "vi phạm luật quốc gia và luật quốc tế". Trong thời "chiến tranh lạnh", hiển nhiên đó là một hành vi "thù nghịch", tương đương với hành vi "gây chiến".

Nước Đức, một quốc gia trọng luật, được thành hình trên các giá trị nền tảng của nhân quyền cũng như trên tinh thần kỹ luật và niềm tự hào dân tộc. Họ đã cho Việt Nam biết là sẽ "không bao giờ dung thứ".

Bộ ngoại giao Đức vừa thông cáo cho biết đình chỉ "đối tác chiến lược" với Việt Nam đồng thời trục xuất thêm một nhân viên sứ quán của Việt Nam tại Đức. Thông cáo còn cho biết nước này bảo lưu những biện pháp trả đũa khác.

Thực ra, nếu theo dõi từ đầu thì ta thấy yêu cầu của Đức cũng rất "nhẹ nhàng". Đó là "một lời xin lỗi cùng với cam kết không làm điều tương tự trong tương lai".

Vậy mà Việt Nam không đáp ứng.

Trong bản thông cáo ngày 22 tháng chín, ta thấy Bộ ngoại giao Đức còn yêu cầu Việt Nam "xử lý những người có trách nhiệm trong vụ việc" và "áp dụng quy trình tố tụng theo nguyên tắc pháp quyền đối với ông Trịnh Xuân Thanh và có sự tham dự của các quan sát viên quốc tế".

Bỏ qua cách dịch "nhà nước pháp quyền" trong bản dịch tiếng Việt. Thực ra phải dịch là "nhà nước pháp trị".

Dĩ nhiên, với cái gọi là "nhà nước pháp quyền" của Việt Nam hiện nay thì việc thượng tôn pháp luật là một cái gì đó xa xôi, không thực tế. Cái yêu cầu "xử lý những người có trách nhiệm trong vụ việc" sẽ không bao giờ được thực thi.

Trong một "nhà nước pháp trị", như nước Đức, bất kỳ người nào, ngay cả bà thủ tướng Merkel, nếu có hành vi phạm luật thì người này sẽ bị trừng trị đúng pháp luật và việc xét xử theo đúng trình tự tố tụng.

Việt Nam nhặp nhằng cái gọi là "nhà nước pháp quyền". Không có sách vở nào định nghĩa cụ thể nhà nước này xây dựng như thế nào, vận hành như thế nào. "Học giả" Việt Nam thì mỗi người diễn giải mỗi cách khác nhau, theo ý của mình.

Ta thấy yêu cầu của Đức là hết sức hợp lý. Ai là thủ phạm trong việc này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nhưng ở Việt Nam, nếu "thủ phạm" là đảng viên thì người này sẽ được "chỉ thị 15 của Bộ chính trị" bảo vệ.

Nhưng trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, ta thấy rõ ràng người có trách nhiệm cao nhứt là ông Trọng.

Luật lệ còn không xử được đảng viên, huống chi là "đảng trưởng" Nguyễn Phú Trọng.

Còn yêu cầu "áp dụng quy trình tố tụng theo nguyên tắc pháp quyền đối với ông Trịnh Xuân Thanh và có sự tham dự của các quan sát viên quốc tế", theo tôi cũng khó được Việt Nam thi hành.

Bởi vì nếu theo đúng thủ tục tố tụng pháp lý của một nhà nước pháp trị thì ông Thanh phải trả về Đức trước, để quốc gia này xét đơn xin tị nạn của ông Thanh.

Nguyên tắc nền tảng của nhà nước pháp trị (Việt Nam gọi là nhà nước pháp quyền) là quan chức nhà nước làm gì cũng phải theo luật mà làm.

Rõ ràng trong vụ Trịnh Xuân Thanh, quan chức Việt Nam đã "ngồi xổm" lên luật, vừa luật Việt Nam vừa luật nước Đức. Mà đó là "chuyện nhỏ". Việt Nam còn ngồi xổm lên luật quốc tế.

Nước Đức đình chỉ "đối tác chiến lược" với Việt Nam là điều hợp lý. Đối với những "đối tác chiến lược khác", nếu Việt Nam vẫn khư khư cái gọi là "nhà nước pháp quyền", thì trước sau gì các mối quan hệ này cũng sẽ bị đình chỉ.

Quan hệ đối tác chiến lược giữa các quốc gia được kết nối bằng "niềm tin" mà niềm tin này thể hiện qua các điều ước ghi rõ trong kết ước.

Hành vi cho điệp viên sang Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một hành vi "côn đồ", xúc phạm thô bạo đến chủ quyền nước Đức. Nhưng thái độ làm lì của Việt Nam, bất chấp sự quan ngại của nhà nước Đức, qua những yêu cầu hợp lý, rõ ràng niềm tin đã đổ vỡ.

Dĩ nhiên rốt cục chỉ có người dân "lãnh đủ" mọi "chế tài" của Đức (và các quốc gia trong khối Châu Âu).

Mà nguyên nhân của nó là ở Việt Nam chỉ thị của đảng cao hơn luật quốc gia.

Điều này cũng tố cáo Việt Nam không phải là một "Etat de Droit - nhà nước pháp trị" (mà Việt Nam dịch gượng ép là "nhà nước pháp quyền").

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : nhantuan.truong, 26/09/2017

Published in Diễn đàn

Đức vừa tuyên bố trục xuất thêm một viên chức ngoại giao Việt Nam, để trả đũa cho thái độ "làm lơ" của Việt Nam trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

batcoc1

Bài báo trên nhật báo TAZ số ra ngày hôm nay 05/08/2017. Ảnh: internet

Ngày 17 tháng tám tôi đã viết cảnh báo, chuyện Trịnh Xuân Thanh "càng để lâu càng khó". Tôi đồng thời cũng đề nghị ông Tô Lâm giải trình trước quốc hội, sau đó đưa một lời xin lỗi chính thức đến với nước Đức. Tôi cũng từng viết cảnh cáo, không dễ làm lơ chuyện này với người Đức, một dân tộc tinh anh có khả năng đội đá vá trời.

Chuyện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một sai lầm trầm trọng của ông Trọng. Khi ông này "bỏ nhỏ tin tức" cho nhà báo Huy Đức, làm lộ chuyện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trước báo chí, ông Trọng vi phạm qui định của đảng. Việc tiết lộ bí mật Trịnh Xuân Thanh làm hại đến uy tín quốc gia, thuơng tổn đến lợi ích của dân tộc. Trong khi ông Huy Đức thì phạm vào việc "tiết lộ bí mật nhà nước".

Đức cũng ngưng "quan hệ đối tác chiến lược" với Việt Nam. Điều này cho thấy hiệp ước thuơng mãi giữa Việt Nam và khối Châu Âu sẽ "đông lạnh" lâu dài. Những khoản viện trợ của Đức cho Việt Nam, và có thể của các nước Châu Âu khác, cũng sẽ ngưng lại. Các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền của Việt Nam nhân dịp này cần lên tiếng, khoản viện trợ (cho Việt Nam) đã hoạch định trong ngân sách, không thể đơn thuần "hủy bỏ", do đó có thể sẽ chi để giúp đỡ các tổ chức này để họ hoạt động hữu hiệu hơn.

Đến nước này, theo tôi, lời xin lỗi của Việt Nam cũng sẽ không đủ, nếu ông Trịnh Xuân Thanh không được trả về Đức.

Status ngắn của tôi sáng 22/09/2017 nói về ông Tô Lâm nên nhanh chóng "giải trình" vấn đề Trịnh Xuân Thanh trước Quốc hội thì có tiếng nói phản biện rằng "điệp vụ" Trịnh Xuân Thanh còn có thể do Tổng cục 2 thực hiện. Tổng Cục 2 là Tổng cục tình báo quân đội nhân dân Việt Nam. Vì vậy lý do gì ông Tô Lâm, không phải chuyện của ông này, tại sao phải giải trình ?

Theo tôi, vụ Trịnh Xuân Thanh "càng để lâu càng khó". Không phải khó cho Đảng cộng sản Việt Nam mà khó cho quốc gia Việt Nam. Quyền lợi dân tộc Việt Nam bị tổn hại. Tiếng nói trên trường quốc tế của Việt Nam không còn uy tín. Từ lâu Việt Nam đã sử dụng vũ khí "luật quốc tế" để bảo vệ mình trước những gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Không ngoại lệ, các "nước nhỏ" ngày hôm nay, ngoài "luật quốc tế", thì không có cách nào để tự bảo vệ mình trước các cường quốc khác.

Mật thám của Việt Nam qua Đức bắt Trịnh Xuân Thanh, hành vi vừa xúc phạm chủ quyền nước Đức, vừa vi phạm luật quốc tế.

Việt Nam không tôn trọng luật quốc tế, thì từ nay Việt Nam lấy cái gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của quốc gia ở Biển Đông ?

Trong bất kỳ vụ "gián điệp" của cường quốc nào, xảy ra ở bất kỳ nước nào, các "điệp viên" thường không được pháp luật bảo vệ.

Một điệp viên bị bắt vì một điệp vụ nào đó, thời chiến tranh lạnh, số phận của người này là chết 100%. Vì vậy các điệp viên thường gắn một liều thuốc độc trong răng. Lỡ có gì thì cắn bể ra, tự sát, chớ không để phía địch bắt, tra khảo khai thác tin tức.

Hiện nay, tin tức từ báo chí Đức, cho biết là Europol (cảnh sát Châu Âu) đã nhập cuộc để truy nã những "điệp viên" của Việt Nam tham gia vào vụ bắt cóc.

Dưới thời bình, những điệp viên bị bắt ít khi bị giết chết như dưới thời chiến tranh lạnh. Số phận của họ thường như "trái chanh" để phía đối tượng "vắt" hết những tin tức, sau đó thì đưa ra tòa, xử tù, hoặc trục xuất.

Nhiều người thường gộp "quyền lợi" của đất nước với quyền lợi của Đảng cộng sản Việt Nam. Chống cộng sản Việt Nam, phá hoại quyền lợi của cộng sản Việt Nam thành ra chống cả quyền lợi của đất nước.

Các việc bảo vệ chủ quyền thổ, hay như trường hợp này, là bảo vệ "quyền lợi của đất nước và dân tộc".

Trước tình cảnh quyền lợi đất nước bị đe dọa như vậy, ta phải có cách nào để cứu vãn ?

Theo tôi, cách tốt nhứt, là ông Tô Lâm ra Quốc hội giải trình. Cần phải nhận lỗi rằng "cảnh sát" của Việt Nam đã hiểu lầm, vì đã "diễn giải sai cách nhìn về pháp lý của Đức và Việt Nam" trong vụ dẫn độ Trịnh Xuân Thanh. 

Vấn đề "điệp viên" hay "tình báo quân sự" cần loại bỏ.

Cuộc khủng hoảng hai bên, có thể là khủng hoảng "militaro-politique" (quân sự-chính trị), lại giảm xuống thành khủng hoảng về "pháp lý-chính trị".

Pháp lý ở đây là "quyền tài phán" của Việt Nam dẫn độ Trịnh Xuân Thanh, do hiểu lầm, nên đã vô ý xúc phạm đến đất nước và dân tộc Đức.

Ông Tô Lâm nên làm… Lê Lai cứu nước. Một lời xin lỗi không có gì. Nhưng giá trị ở chỗ là nó xoa dịu sự bất bình của quốc gia Đức, sau đó là bảo vệ quyền lợi của đất nước và dân tộc Việt Nam.

Một Huy Đức "xì" một chuyện xếp vào "bí mật quốc gia", cả nước đã đủ "khổ" rồi. Đừng dại dột xúi Tổng Cục 2 ra giải trình. Chỉ có trời cứu.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 22/09/2017 

Published in Diễn đàn

Một sự việc gần đây đã cho thấy một cái nhìn thoáng qua về mặt tối của chế độ Việt Nam hiện nay dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

Người ta nói rằng chính phủ Việt Nam đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), một đơn vị của Tổng Công ty Dầu khí quốc gia (PetroVietnam), khi ông này đang ở Đức, vào cuối tháng 7 và đưa ông ta trở về Việt Nam. Ông đã bị chính phủ Việt Nam yêu cầu dẫn độ quốc tế vì đã gây ra thất thoát lớn cho PVC.

mattoi1

Chính phủ Việt Nam đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanhvà đưa ông ta trở về Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam thông báo rằng Thanh tự nguyện đến cơ quan công an ở Hà Nội để tự thú. Để đáp lại lời tuyên bố này, chính phủ Đức đã công bố rằng ông bị bắt cóc. Đức đã chỉ trích mạnh mẽ Việt Nam, mô tả vụ bắt cóc Thanh là "vi phạm chưa từng thấy và trắng trợn luật pháp Đức và quốc tế".

Chính phủ Đức đã yêu cầu một nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam ở Đức, người bị cáo buộc tham gia vào vụ bắt cóc, rời khỏi Đức.

Nơi bắt cóc là một công viên gần Brandenburg Gate ở Berlin. Thanh, người được cho là đã xin tị nạn ở Đức, dường như đã được chuyển bằng xe hơi theo đường bộ tới một nước ở Đông Âu sau khi bị bắt cóc và sau đó được đưa về Việt Nam bằng đường hàng không. Bộ trưởng ngoại giao Đức Sigmar Gabriel mô tả phương pháp bắt cóc làm gợi nhớ đến những bộ phim gián điệp thời chiến tranh lạnh.

Một nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đã so sánh sự đàn áp nhân quyền ở Việt Nam và Trung Quốc, nói rằng không giống như Trung Quốc, việc đàn áp ở Việt Nam diễn ra chậm rãi và dần dần trong nhiều trường hợp. Xét về khuynh hướng, nhà hoạt động này tỏ ra ngạc nhiên trước sự thô thiển của phương pháp mà an ninh Việt Nam áp dụng trong vụ bắt cóc Thanh.

Theo nhà hoạt động này, việc đàn áp nhân quyền ở Việt Nam đã trở nên tồi tệ hơn kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhậm chức. Khuynh hướng này có thể không liên quan đến quan điểm của chính quyền Trump về việc không quan tâm đến vi phạm nhân quyền của các quốc gia khác mà tập trung ưu tiên cho lợi ích của Hoa Kỳ.

Reuters nói rằng có tới 15 nhà hoạt động đã bị bắt tại Việt Nam trong năm nay, tính đến đầu tháng 8, mức cao nhất trong những năm gần đây.

Việt Nam cũng đã thắt chặt kiểm soát Internet, một nền tảng mà công dân mạng sử dụng để chỉ trích đảng cầm quyền và chính phủ của nó. Chính phủ Việt Nam có ý định áp dụng mức phạt đối với những người phát tán "thông tin sai lệch". Tiền phạt tương đương với thu nhập bình quân hàng năm của một công dân Việt Nam. Chính chính quyền sẽ xác định thông tin nào là "giả dối". Do đó, các nhà hoạt động và những người khác tin rằng mục đích thực sự là ngăn ngừa các chỉ trích đối với chế độ.

Mặc dù có những trường hợp liên quan đến vi phạm quyền con người, nhiều tiếng nói tích cực về Việt Nam có thể được nghe thấy ở Nhật Bản. Một người nói "Mối quan hệ giữa hai nước đã tiến triển đến mức mạnh nhất trong những năm gần đây". Một người khác nói rằng Việt Nam duy trì lập trường ủng hộ Nhật Bản, trong khi một nước khác nhấn mạnh rằng Việt Nam là một đất nước đầy sức sống và tiềm năng.

Có nhiều lý do theo thái độ thân thiện của Nhật Bản đối với Việt Nam, bao gồm sự tôn trọng lịch sử của nước này qua chiến tranh Việt Nam chống lại Hoa Kỳ và thống nhất Bắc và Nam Việt Nam, cũng như thương cảm cho những thiệt hại lịch sử và thảm kịch đẫm máu. Một yếu tố quan trọng khác trong những năm gần đây là mối quan ngại chung về Trung Quốc, nước đang thực hiện nhiều hành động bành trướng hàng hải.

Tuy nhiên, như thể hiện trong vụ bắt cóc, không nên quên rằng Việt Nam, dưới sự cai trị độc quyền của đảng cộng sản, có quan điểm chính trị đối cực của Nhật Bản, một nước có chính sách quốc gia về dân chủ.

Tôi chưa bao giờ là một sinh viên giỏi. Nhưng tôi đã phát triển một cảm giác đặc biệt về Việt Nam khi tôi đã học về đất nước này ở trường đại học cách đây hơn 20 năm và trải nghiệm cuộc sống ở đó. Nếu được hỏi về cách diễn đạt tiếng Việt yêu thích của tôi, tôi sẽ không ngần ngại trả lời bằng những lời của Hồ Chí Minh, người sáng lập nước Việt Nam hiện nay : "Không gì quý hơn độc lập và tự do".

Và tôi rất thất vọng và buồn trong tình hình hiện tại chính quyền Việt Nam không tôn trọng nhân quyền và sử dụng vũ lực để đàn áp những lời chỉ trích đảng và chính phủ.

Kenichi Yoshida

(Yomiuri Shimbun Hanoi Bureau Chief)

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : Việt Nam Thời Báo, 11/09/2017)

 

(A glimpse of the party’s dark side in Vietnam, The Japan News by Yomiuri Shimbun, 07/09/2017)

Published in Diễn đàn

Mở rộng điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh tại Czech (BBC, 21/08/2017)

Cuộc điều tra vụ việc mà Đức nói là ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc giờ không còn nằm trong lãnh thổ Đức mà đã mở rộng sang Cộng hòa Czech, nhà báo Lê Trung Khoa của thoibao.de nói với BBC trong chương trình Bàn tròn cuối tuần hôm 20/8.

txt1

Văn phòng của doanh nghiệp chuyển tiền do ông Nguyễn Hải Long đứng tên hiện đang đóng cửa im ỉm.

Ông Lê Trung Khoa cho biết hôm 13/8, một người Việt là chủ doanh nghiệp chuyển tiền tại Trung tâm thương mại Sapa, thủ đô Prague, Cộng hòa Czech, đã bị cảnh sát xét hỏi và tạm giữ.

Ông Nguyễn Hải Long, người đứng tên chủ doanh nghiệp Money Gram, là người thuê chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) 7 chỗ mang biển số 2AB-3140 từ ngày 20-24/7.

Hiện chiếc xe đang bị cảnh sát nghi là phương tiện được phía Việt Nam sử dụng trong vụ 'bắt cóc' ông Trịnh Xuân Thanh, nhà báo Khoa nói.

"Hôm 17/8, cảnh sát Czech cũng đã khám và lưu giữ lại toàn bộ dữ liệu và hồ sơ của ông Long tại cửa hàng để điều tra thêm những chi tiết có liên quan, đặc biệt những cá nhân đứng sau ông Nguyễn Hải Long là ai, dùng hộ chiếu nào và đi bằng con đường nào để dùng chiếc xe thuê làm những chuyện khác", nhà báo Lê Trung Khoa nói với BBC.

Văn phòng Money Gram tại Trung tâm thương mại Sapa đã đóng cửa từ nhiều ngày nay, với dòng chữ "Hôm nay đóng cửa" dán trên cửa.

txt2

Chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) 7 chỗ mang biển số 2AB-3140 do ông Nguyễn Hải Long thuê từ ngày 20-24/7 bị nghi là đã được sử dụng trong vụ Trịnh Xuân thanh 'bị bắt cóc. Ảnh chụp xe đỗ trước cửa văn phòng Hieu Bui Travel ở Trung tâm thương mại Sapa, thủ đô Prague, Cộng hòa Czech

Ông Bùi Quang Hiếu, chủ doanh nghiệp Hieu Bui Travel, hãng đã cho ông Long thuê chiếc xe nói trên, hôm 21/8 cho BBC biết trước đó bốn hôm ông được mời đến Sở thanh tra xét hỏi của Prague để làm việc với cảnh sát Czech và Đức.

"Trong phòng có ba cảnh sát Đức và khoảng năm, sáu cảnh sát Czech. Có một phiên dịch người Czech, nói tiếng Czech dịch ra tiếng Đức, và một phiên dịch người Việt Nam dịch từ tiếng Việt ra tiếng Czech", ông Hiếu nói.

Ông Hiếu cho biết trong buổi làm việc hôm 17/8, cảnh sát hỏi ông chi tiết 'từ đầu đến cuối câu chuyện liên quan đến cái xe' mà ông Long đã thuê của Hieu Bui Travel từ ngày 20 đến 24/7.

"Cách hỏi của cảnh sát Đức khác với cảnh sát Czech là hết sức chi tiết. Họ hỏi [tôi] cũng khoảng 5 đến 6 tiếng", ông Hiếu kể.

"Khi tôi hỏi trực tiếp người cảnh sát Đức chiếc xe của tôi hiện đang ở đâu thì họ nói đang ở bên Đức. Tôi nói là tôi cần xe để kinh doanh, họ nói họ sẽ cố gắng làm sớm trong vòng một, hai tuần để trả lại cho tôi", ông Hiếu tiếp lời.

Sau nhiều lần làm việc với cảnh sát từ ngày 28/7, ông Hiếu tin rằng đây sẽ là lần cuối cùng ông bị hỏi về vụ việc này.

txt3

Biển báo trên cửa doanh nghiệp Money Gram do ông Nguyễn Hải Long làm chủ ghi dòng chữ "Dneska Zavreno" ("Hôm nay đóng cửa"). Ảnh chụp ngày 21/8.

Theo thông cáo của Công tố liên bang Đức hôm 10/8, phía Đức tập trung điều tra về nghi ngờ có hoạt động gián điệp nước ngoài và tước đoạt quyền tự do một cách bất hợp pháp.

Thông cáo hôm 10/8 cũng nói phía Đức đang nghi ngờ "các nạn nhân được đưa tới Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin, rồi từ đó đưa về Việt Nam".

Trước đó hôm 9/8, Đức tuyên bố đang cân nhắc các bước đi cần thiết sau khi Việt Nam không hồi đáp yêu cầu của Berlin, muốn Hà Nội trao trả ông Trịnh Xuân Thanh.

Berlin nói ông Trịnh Xuân Thanh 'đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc' hồi cuối tháng Bảy, tuy nhiên phía Việt Nam nói đối tượng đã tự nguyện 'ra đầu thú'.

Hôm 4/8, Ngoại trưởng Đức cáo buộc Việt Nam đã thực hiện vụ việc theo cách thức "chỉ có trong các phim ly kỳ thời Chiến tranh Lạnh" và đó là hành vi mà Đức thấy là "không thể chấp nhận".

Tin tức trái chiều giữa Việt Nam và Đức về chuyện Trịnh Xuân Thanh xuất hiện tại Hà Nội vẫn là chủ đề được nhiều người quan tâm.

Trong cuộc họp báo định kỳ hôm thứ Năm 17/8, vấn đề này lại được nhiều phóng viên nêu ra.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng được dẫn lời nói "Việt Nam luôn muốn duy trì, phát triển mối quan hệ tốt đẹp đã xây dựng được" với Đức.

Trả lời báo giới, bà Thu Hằng khi đó cũng nói rằng "đến nay chưa có thêm thông tin mới về động thái từ phía bạn" liên quan tới điều mà Berlin nói là 'các bước đi cần thiết' nếu Việt Nam không để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức.

********************

Vụ Trịnh Xuân Thanh : Dân biểu Đức kêu gọi trừng phạt Việt Nam (VOA, 18/08/2017)

Các dân biểu H vin Đc kêu gi phi có bin pháp quyết lit hơn đ trng pht Vit Nam sau v bt cóc ông Trịnh Xuân Thanh Berlin, mt hành đng b chính ph Đc cáo buc là mt "vi phm trng trn" đi vi lut pháp Đc.

vietduc1

Bài viết ca nht báo Suedeutsche Zeitung vi hàng tít "Các ngh sĩ kêu gi lnh trng pht đi vi Vit Nam sau v bt cóc".

Báo Der Spiegel dn li dân biu Burkhard Lischka phát biu : "Theo ý tôi, cn trc xuất thêm mt v, nhân viên tình báo Vit Nam khác na và đóng băng các ngân khon dành riêng cho các d án cá th trong khuôn kh chương trình vin tr hp tác phát trin" cho Hà ni.

vietduc2

Nghị sĩ Burkhard Lischka trên trang web ca quc hi Đc. Ông kêu gi đóng băng các qu vin tr phát trin ca Đc đi vi Vit Nam.

Nhật báo Sueddeutsche Zeitung và các báo ln khác ca Đc như WallStreet-online.de, GermanDailyNews.comHasePost.de hôm 12/8 đều đăng ti phát biu ca dân biu Lischka, Phát ngôn viên v chính tr ni v trong khi ngh viên đng Dân ch Xã hi Đc (SPD).

Dân biểu Lischka khng đnh vi VOA hôm 17/8 v li kêu gi này nhưng t chi bình lun thêm v những biện pháp mà ông đưa ra.

Truyền thông Đc cũng trích li mt dân biu khác, ông Juergen Hardt, kêu gi các bin pháp chung ca khi Liên minh Châu Âu đi vi Vit Nam. Dân biu Hardt, người phát ngôn v ngoi giao ca khi ngh viên đng Dân ch Thiên chúa giáo (CDU) đề xut các bin pháp như trc xut thêm nhiu người khác – như đã trc xut mt nhân viên s quán Vit Nam ti Berlin – người b chính ph Đc tuyên b là "không được hoan nghênh" (persona non grata).

vietduc3

Thành viên Quốc hi Đc Juergen Hardt kêu gi bin phát trng pht chung ca Châu Âu đi vi Vit Nam.

Dân biểu Hardt nói rng nhng bin pháp chế tài mà ông kêu gi, không nên làm hi đến người dân Vit Nam.

Chính phủ Đc cáo buc Vit Nam thc hin v bt cóc cu lãnh đo ngành du khí Trnh Xuân Thanh, người b Hà Ni truy nã v ti danh làm tht thoát gn 150 triu USD trong thi gian điu hành Tng Công ty c phn Xây lp du khí Vit Nam (PVC).

Sau khi Hà Nội không đáp tr yêu cu ca Berlin cho phép ông Thanh tr v Đc đ được xét đơn t nn theo đúng trình t, người phát ngôn B Ngoi giao Đc cho biết là chính ph Đc "đang xem xét nhng bin pháp tiếp theo đ cho các đi tác Vit Nam biết rng chúng tôi không th chp nhn hành đng đó".

Theo phân tích của tp chí Forbes, mt trong nhng la chn đ đi phó vi Vit Nam là Đc s hn chế ngun tài trợ phát trin cho nước này.

Năm 2015, Đức cam kết 257 triu USD tin vin tr phát trin cho Vit Nam trong 2 năm.

vietduc4

Thủ tướng Đc Angela Merkel (phi) tiếp th tướng Nguyn Xuân Phúc ti Hi ngh Thượng đnh G20 mi được t chc Hamburg tháng trước. Theo tp chí Forbes, quc hi ca bà Merkel đang vn đng hành lang EU đ trng pht Vit Nam vì v bắt cóc Trnh Xuân Thanh.

Forbes dẫn li mt nhà phân tích khng đnh chính ph ca th tướng Angela Merkel đang vn đng hành lang các nước láng ging trong khi EU đ ngăn cn tiến trình đàm phán Hip đnh thương mi t do EU-Vit Nam (EVFTA) mà c 2 bên đã nhất trí vào tháng 12/2015.

Hiệp đnh thương mi gia Vit Nam và 28 nước thành viên Châu Âu d kiến s được thông qua trong năm nay và s có hiu lc vào năm sau.

Theo đánh giá của Forbes, vic các mt v Vit Nam bt cóc ông Thanh Berlin có thm đổ b hip đnh được đánh giá là vô cùng quan trng đi vi Vit Nam, đc bit sau khi Hip đnh đi tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không thành vì s rút lui ca M.

Đức là đi tác thương mi ln nht ca Vit Nam trong khi EU và giá tr thương mi 2 chiều Vit Nam-EU đã tăng 38 t USD trong 1 thp niên qua lên 48 t USD. EVFTA d kiến s giúp GDP ca Vit Nam tăng khong 15%.

Tuy nhiên theo đánh giá của mt cu ch nhim văn phòng chính ph, Vit Nam "đã tiên liu s xy ra chuyn này chuyn kia. Có th s phi chp nhn khi phi làm mt công vic đ làm trong sch ni b".

Luật sư Trn Quc Thun nói vi VOA rng Vit Nam "phi đem (Trnh Xuân Thanh) v vì rõ ràng TXT là đu mi, là mt nút tht trong mt v án tham nhũng ln Vit Nam".

Các luật sư ca ông Trnh Xuân Thanh, đm trách h sơ xin t nn ca ông Đc, cho rng có mt thế lc chính tr đng đng sau v vic này.

Hôm 16/8, Bộ Ngoi giao Đc cho VOA Vit Ng biết chính ph Vit Nam đã tiếp cn Đc và đ ngh đi thoi. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoi giao tuyên b Vit Nam "mong mun duy trì phát trin quan h đi tác chiến lược vi Đc".

******************

Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và hệ lụy (RFA, 17/08/2017)

Vụ Trịnh Xuân Thanh bị phía Đức cáo buộc Việt Nam sang bắt cóc đưa từ Berlin về Hà Nội trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trong và ngoài nước lâu nay. Quan ngại nhất là hành động đó sẽ gây hại đến mối bang giao Việt-Đức và cả Việt Nam–Liên Hiệp Châu Âu (EU).

vietduc5

Ông Trịnh Xuân Thanh, ảnh minh họa chụp trước đây. Courtesy photo

Phóng viên RFA tại Việt Nam ghi nhận ý kiến của giới quan sát.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan nhận định, mối quan hệ Việt - Đức sau khi nổ ra vụ Trịnh Xuân Thanh trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

"Riêng tôi thấy phát ngôn của ông Ngoại trưởng là khá căng. Ông ấy bảo đây là một hành động không thể chấp nhận được, và phía Đức không tha thứ cho hành động này. Thì trong quan hệ quốc tế mà nói như thế là rất nặng. Đây là một tình trạng rất mong manh. Và câu chuyện này, tôi nghĩ có thể phát triển rất phức tạp".

Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình - thành viên của Viện Nghiên cứu các vấn đề phát triển Việt Nam đánh giá, vụ việc Trịnh Xuân Thanh có ảnh hưởng mạnh mẽ và tiêu cực đến mối bang giao Việt - Đức.

"Bây giờ Việt Nam làm như thế này là vi phạm nghiêm trọng cái luật pháp của người ta. Thì rõ ràng là một cái ảnh hưởng rất là lớn, rất xấu".

Trên cộng đồng mạng xã hội tại Việt Nam xuất hiện một số ý kiến cho rằng, chính phủ Đức áp dụng "tiêu chuẩn kép" về phòng chống tội phạm trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh, và vụ việc này không ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Đức, Việt - EU. Bà Nguyễn Nguyên Bình phản bác lại những điều đó.

"Mà đến như thế, làm sao mà không ảnh hưởng đến quan hệ. Giả sử như hai người là hai hàng xóm láng giếng của nhau, mà anh cứ tự nhiên xông vào nhà, lục lọi nhà người ta ra để bắt một người mà anh gọi là tội phạm của nhà anh. Thế thì làm sao mà cái người hàng xóm ấy lại để yên được, người ta không giận, không muốn cắt đứt với anh. Đấy là nói chuyện hàng xóm với nhau, chứ còn hai quốc gia thì nó phải khác. Đức là một quốc gia có luật pháp lâu đời và nghiêm chỉnh, làm sao người ta chịu những chuyện như thế".

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng có quan điểm tương tư nhà văn Nguyên Bình và ông nhận định, việc Chính phủ Đức yêu cầu đưa Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức không phải vì họ muốn giữ hay ủng hộ Thanh.

"Vấn đề như họ đã nói với thủ tướng ta, cái việc trao trả Thanh phải đúng quy trình, theo các bước đi trong luật pháp Đức. Chứ không phải họ nói thế vì họ muốn giữ Thanh. Ở đây, ta phải phân biệt các vấn đề về pháp lý và thủ tục, gọi là xin tỵ nạn. Chứ không phải thấy họ đòi trả lại Thanh là họ ủng hộ đâu. Hoàn toàn không phải".

Theo thông tin từ báo Taz, phía Chính phủ Đức có thể đình chỉ việc giải ngân các gói tín dụng cho Việt Nam. Ông Joachim Nagel - đại diện toàn quyền của KfW ("Cơ quan Tín dụng Tái thiết"), giám đốc tương lai của ngân hàng phát triển Đức đã hủy chuyến thăm Việt Nam.

"Thì ông này có kế hoạch sang Việt Nam, nhưng mà bây giờ đã hoãn, không sang nữa. Và người phát ngôn của cơ quan này nói rằng, "bây giờ chưa phải thời điểm để bàn về việc này". Thì tôi thấy rằng đây là tác động rõ nhất".

Thông tin mới trên truyền thông Đức cho biết, ngày 10/8/2017, Văn phòng Công tố liên bang Đức đã tiếp nhận hồ sơ để điều tra vụ việc Trịnh Xuân Thanh từ Văn phòng công tố của tiểu bang Berlin, với nghi vấn ông Thanh bị giữ tại Đại sứ quán Việt Nam trước khi được đưa về Hà Nội. Bên cạnh đó, cảnh sát Cộng hòa Czech cũng đã vào cuộc điều tra sự việc. Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nhận định, đây là một sự mở rộng phạm vi điều tra và có thể ảnh hưởng tới quan hệ giữa Việt Nam-EU, trong đó có tiến trình thông qua Hiệp định thương mại Tự do (E-V FTA) giữa hai bên, bởi liên minh này có những điều khoản về chính sách đối ngoại và an ninh chung.

"Tôi hy vọng, cái điều tốt nhất, hy vọng không ảnh hưởng đến cái hiệp định. Chứ nếu nay mai, sự việc này còn diễn tiến, hai bên không giải quyết được với nhau. Thì tôi biết hiện nay, hai bên đang giải quyết sau hậu trường rất là mạnh. Nhất là khi 1 nhà ngoại giao của ta bị trục xuất. Thông thường theo thông lệ quốc tế, là phải có trục xuất trở lại, nhưng Việt Nam chắc không có động thái đó. Như vậy thì phải có cái hợp tác với nhau, giải quyết với nhau cho ổn thoả chuyện này, chứ để bung bét ra là rất nặng nề".

Trong hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 50 (AMM-50) vừa qua tại Manila, Việt Nam bị "cô lập", đơn độc trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nhận định, với vụ việc Trịnh Xuân Thanh, Việt Nam sẽ càng khó khăn trên con đường tìm kiếm sự ủng hộ của Cộng đồng quốc tế cho các giải pháp ngoại giao và pháp lý, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.

"Nếu mà phía Đức vẫn cứ dứt khoát nói rằng Việt Nam vi phạm không chỉ luật pháp Đức mà còn luật pháp quốc tế nữa. Sau này, trong vấn đề ta muốn dùng luật pháp quốc tế để bảo vệ lợi ích trên Biển Đông, những nơi mà chúng ta bị vi phạm thì tiếng nói của ta sẽ yếu đi. Bởi vì bản thân anh không tôn trọng luật pháp quốc tế, thì sao anh đòi nước khác phải tôn trọng luật pháp quốc tế".

Truyền thông Đức đánh giá, đây là giai đoạn khó khăn, "thời kỳ đóng băng" trong quan hệ song phương Việt-Đức. Chưa biết khi nào thì mối quan hệ có thể được cải thiện, nhưng những hệ luỵ, tác động trước mắt là không hề nhỏ.

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2