Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 28 mai 2024 15:15

Nốt lặng trong giáo dục

Câu chuyện về một em bé bị nhìn thèm, ngồi nhìn các bạn và thầy cô ăn tiệc liên hoan cuối năm, em ngồi nhìn như vậy cho đến khi tan buổi liên hoan và ra về ở trường Tiểu học Gia Lương, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong dịp kết thúc niên khóa 2023 - 2024 vừa qua khiến cộng đồng mạng sôi sục. Ở một góc khác, có thể xem đây là nốt lặng trong giáo dục, một nốt nhạc khiến cho mọi thứ như đứng im, hóa đá và theo sau đó là một chuỗi bàng hoàng. Nỗi bàng hoàng của nốt lặng này nằm ở chỗ trách nhiệm làm cha, làm mẹ, trách nhiệm làm thầy cô, làm ban đại diện phụ huynh và trên hết là trách nhiệm làm người của những người lớn có liên quan.

ngheo1

Một em bé bị nhìn thèm, ngồi nhìn các bạn và thầy cô ăn tiệc liên hoan cuối năm, em ngồi nhìn như vậy cho đến khi tan buổi liên hoan và ra về

Theo báo Dân Trí, lớp học có 32 học sinh nhưng ban phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm chỉ mua 31 suất gà rán và để cho một em bé ngồi nhìn các bạn ăn vì gia đình không đóng tiền khẩu phần ăn cho em bé ấy. Vậy là cộng đồng mạng sôi sục và ném đá về phía các đại diện cha mẹ học sinh cũng như giáo viên chủ nhiệm.

Về phần ban đại diện cha mẹ học sinh (trước đây gọi là ban đại diện phụ huynh học sinh) và giáo viên chủ nhiệm, họ cũng phản hồi thông tin, nêu ra sự thật là trước đó, tức năm học 2022 - 2023, cùng chính em bé này và người mẹ này đã làm họ uất ức. Nghĩa là người mẹ cũng không đóng tiền liên hoan cho con, tuyên bố rằng có tiền nhưng không đóng khoản vô lý ấy. Sau đó, buổi tiệc liên hoan vẫn diễn ra, cả lớp đều có phần ăn, em bé ấy cũng có phần ăn. Xong buổi liên hoan, người mẹ lên mạng xã hội buông lời quở trách, thậm chí sỉ vả ban phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm với nội dung thức ăn tệ hại, không xứng đáng để con cô ăn.

Theo ban đại diện cha mẹ học sinh, vậy là rút kinh nghiệm năm trước, năm nay quyết định không mua suất thứ 32 cho bé, không mua gà rán cho bé nhưng vẫn để bé cùng ăn bánh kẹo với các bạn. Sự vụ tưởng dừng ở đó, ai dè mạng xã hội, rồi báo Dân Trí đưa tin, sau đó là cuộc ném đá của bạn đọc vì bức xúc. Chuyện trở nên trầm trọng, người ta đặt câu hỏi về nhân cảm, nhân tính của giáo viên chủ nhiệm cũng như ban đại diện cha mẹ học sinh. Và đương nhiên, người ta không quên đặt câu hỏi về trách nhiệm làm mẹ của người mẹ.

Điều này khiến tôi suy nghĩ rất nhiều về quá trình lịch sử của ngành giáo dục Việt Nam, một ngành giáo dục vừa có tính cách mạng nhưng cũng vừa có tính lạc hậu thuộc vào hàng bậc nhất thế giới này.

Tính cách mạng của Giáo dục Việt Nam (cả hai phía) với miền Nam - Việt Nam Cộng Hòa dựa trên nền tảng triết lý : Nhân Bản - Dân Tộc - Khai Phóng. Miền Bắc - Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa với chủ trương nam nữ bình đẳng trong học tập. Tức có một bước cách mạng trong giáo dục miền Bắc, đó là phụ nữ được đi học, đây là điểm khác biệt giữa giáo dục miền Bắc với giáo dục thời phong kiến.

Tuy nhiên, cái ách giáo dục xã hội chủ nghĩa cùng với biến thiên lịch sử, từ thời Cải Cách Ruộng Đất cho đến thời Kinh Tế Hợp Tác Xã, Tập Trung Bao Cấp, rồi đến nay là Kinh Tế Thị Trường theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, dường như nền giáo dục chịu quá nhiều cái ách và vết thương trên gáy của nó chưa kịp chai sần thì mưng mủ.

Nói về một bữa ăn hụt trong buổi liên hoan của một em bé tiểu học, tại sao tôi phải lôi cả chuỗi dài lịch sử giáo dục ra và điều này có khiên cưỡng quá không ? Tôi nghĩ là không, bởi giáo dục đi ra từ tâm thức và tâm thức đi ra từ giáo dục. Ở một nền giáo dục có bước chuyển từ chỗ đấu tố, anh em, chạ mẹ, con cái sẵn sàng đấu tố, lật tội, thậm chí vu khống nhau vì tiếng vỗ tay của "bề trên" không rõ ràng nào đó, rồi đến lúc người ta ngồi phanh phui từng lát thịt mỡ để cạnh tranh, hơn thua, thậm chí từng lạng ngô, từng lát khoai, lát sắn khô, thậm chí từng mét vải quần cũng bị soi vì chuyện hơn thua... Một nền giáo dục trải qua hai giai đoạn tâm thức chỉ làm cho con người trở nên hơn thua, tranh nhau, kèn cựa nhau khốc liệt vì miếng ăn.

Mãi cho đến khi nền kinh tế thị trường mở cửa, thì toàn bộ nếp nghĩ, toàn bộ các nếp nhăn trên vỏ não ấy được lưu cửu, di truyền sang thế hệ khác, một thế hệ thoải mái hơn về vật chất. Nhưng, có một cuộc cạnh tranh, kèn cựa khác còn khốc liệt hơn, nó hiện hữu nhân danh vật chất. Mọi giá trị của con người được qui đổi về vật chất, người ta định dạng giá trị của con người dựa trên căn nhà anh/chị ta đang ở, chiếc xe anh/chị ta đang đi, chiếc điện thoại di động cùng giày dép, áo quần hàng hiệu mà anh/chị ta đang xài, thậm chí cách vung tiền của anh/chị ta. Tất cả những chỉ dấu trên đều cho thấy giá trị con người được qui vào vật chất.

Và nó "hữu lý" đến độ ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải thốt lên "Có bao giờ được như hôm nay !". Và, trong nền giáo dục trọng vật chất, lấy vật chất làm nền tảng này, quyền lực được định nghĩa theo "phản vật chất", tức là trong lúc người khác phải se sua, bợ đỡ, xu nịnh để con cái được yên ổn học hành, thì ta không tốn xu nào, không cần se sua, bợ đỡ mà con ta vẫn được ưu tiên.

Thứ mặc cảm quyền lực ấy đầy rẫy trong các bậc cha mẹ có con đến lớp. Tôi từng chứng kiến nhiều cảnh dở khóc dở cười khi cha mẹ học sinh lôi cái thông tư 55 của Bộ Giáo dục về việc thu phí hay không thu phí hội cha mẹ học sinh, quĩ lớp... và tuyên bố không đóng các quĩ ấy vào đầu năm học, thế nhưng đến cuối năm học, chính cái người không đóng quĩ lớp lại là người to tiếng nhất trong việc phanh phui, yêu cầu ban đại diện phải nói rõ số tiền đã tiêu vào mục gì, tại sao lạm dụng chi, tại sao không có hóa đơn đỏ khi mua... Trong khi đó, nếu mua một cuốn tập hay một lẵng hoa đặt trên bàn mà ghi hóa đơn đỏ thì quá vô ích, bởi hóa đơn đỏ phải cõng thêm thuế giá trị gia tăng.

Đương nhiên cũng không ít trường hợp ngược lại, tức ban đại diện cha mẹ học sinh lại yêu cầu một phụ huynh nào đó "cá biệt" vì nghèo nên đưa con ra khỏi lớp học, chuyển con sang lớp khác vì đây là lớp của "những đại gia, những người chịu chơi... không chấp nhận người nghèo !".

Mọi thứ màu sắc phản giáo dục đều có, diễn ra khắp mọi nơi. Bởi ngay cả nhà giáo, lãnh đạo của nhà giáo như Hiệu trưởng, Hiệu phó - kẻ có chữ nghĩa mà còn ăn không từ thứ gì, kể cả mấy lát thịt trong bữa cơm của học sinh nghèo miền núi, thì sá gì những người ít chữ, ít nhận thức hơn !

Và chuyện người mẹ cương quyết không nộp tiền suất ăn cho con mình từ năm ngoái nhưng vẫn để con đến lớp ăn uống cùng bạn bè, rồi sau đó lên mạng xã hội sỉ vả ban đại diện cha mẹ học sinh, năm sau lại tiếp tục bổn cũ, là một chuyện hết sức đau lòng khi bàn về tính thể cũng như tri đức của người làm cha, làm mẹ. Một người dám đánh đổi niềm vui của con trẻ, đánh đổi cả sự tổn thương của con trẻ chỉ vì tin và dám thách thức một tập thể nào đó, vì tin vào sự khuếch đại của mạng xã hội, chứng tỏ người đó đã bị tổn thương và mặc cảm quyền lực quá nặng nề, điều đó khiến người ta quên cả sứ mạng làm mẹ.

Ngược lại, ban đại diện cha mẹ học sinh và cô giáo chủ nhiệm, không cho bé ăn gà rán vì kinh nghiệm năm cũ, nhưng vẫn chó bé ăn bánh ngọt, bánh bông lan (theo giải thích của giáo viên chủ nhiệm và ban phụ huynh) thì chưa chắc đã đúng, chưa chắc đã không có lỗi.

Về tính sòng phẵng và kinh nghiệm xã hội của con người, giữa con người với con người thì giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện hoàn toàn hợp lý, không có lỗi. Nhưng, về mặt nhân bản, nhân vị và nhân cảm, thì việc không cho bé ăn gà rán diễn ra từ hai ý thức : Vì không nộp tiền thì không có phần ; Vì chê gà này nọ thì đừng cho ăn, nhỡ có ảnh hưởng gì về thực phẩm thì nguy to...

Nhưng, nếu vì không nộp tiền mà không cho bé ăn, thì nếp suy nghĩ quá nhỏ, chưa phải là nếp nghĩ của người thầy cũng như nếp nghĩ của những vị đại diện cha mẹ học sinh. Một lối nghĩ còn chưa thoát khỏi thời phân chia lát thịt trên đầu người, và nói một cách nghiêm túc là kém tính người.

Ngược lại, nếu nghĩ rằng vì sợ mẹ đứa bé sẽ lên gân thậm chí ăn vạ vì ăn gà rán, e rằng nếp nghĩ này cũng chưa thoát được kiểu tư duy chụp mũ xã hội chủ nghĩa, mà chính xác hơn, đó là thứ tư duy chụp mũ hiện hành. Một kiểu nói lấy được, bởi người ta phải tin tưởng rằng gà an toàn mới dám cho 31 bé còn lại ăn chứ ! Sợ điều tiếng chỉ là cách đổ thừa, dựa trên tư duy chụp mũ.

Suy cho cùng, người thiệt thòi nhiều nhất là đứa bé. Một đứa bé mới học tiểu học đã phải chịu đựng quá nhiều trí trá từ người thân và nhà trường như vậy, thì sẽ phát triển tâm hồn, nhân cách ra sao ? Và tương lai của bé sẽ về đâu ? Và câu chuyện về một suất ăn của một em bé học sinh cứ như một nốt lặng giữa vô vàn nốt lặng của ngành giáo dục xứ này !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 28/05/2024

Additional Info

  • Author Viết từ Sài Gòn
Published in Diễn đàn

"Đóng tiền thì được ăn liên hoan không đóng tiền thì nhịn" ; "Cháu bé không được tham gia liên hoan với lớp chỉ vì mẹ không đóng tiền, đáng bị trách là các cô giáo và mấy phụ huynh"… là những comments trên mạng xã hội về câu chuyện một học sinh lớp 1 không được ăn liên hoan do phụ huynh không đóng quỹ, trong một lớp học có 32 học sinh, tại Trường Tiểu học Gia Lương, tỉnh Hải Dương.

ngheo1

Một học sinh lớp 1 không được ăn liên hoan do phụ huynh không đóng quỹ, trong một lớp học có 32 học sinh, tại Trường Tiểu học Gia Lương, tỉnh Hải Dương.

Luật sư Ngô Anh Tuấn viết trên facebook cá nhân của ông, RFA đã được phép trích đăng :

"Thôi thì chúng ta chấp nhận cuộc chơi của phụ huynh, ai góp tiền thì được ăn, không góp tiền, nhịn ; công bằng ! Thế nhưng, việc này nên diễn ra ở các cuộc vui ngoài khuôn viên trường, lớp như các cuộc đi dã ngoại, thăm thú đâu đó ; còn một khi đang ở nhà trường, nhân danh lớp học, điều đó là không nên, đúng hơn là không được phép.

Khi cô giáo cũng đồng tình và chấp nhận "luật chơi" của các phụ huynh một cách ráo hoảnh, thiếu nhân văn, không có tình người thì cần nghiêm túc xem lại đạo đức người giáo viên. Phụ huynh có thể không thích nhau, thậm chí có thể ghét nhau, nhưng đây là nhà trường, nơi giáo viên là người có quyền và trách nhiệm nhất liên quan tới học tập và đời sống tinh thần của các cháu nhưng giáo viên chủ nhiệm phó thác trách nhiệm cho phụ huynh như vậy thì thật là không còn gì để nói cả… Bản thân tôi cho rằng người cô giáo chủ nhiệm kia không xứng đáng và không nên làm giáo dục !"

Sau khi sự việc xảy ra, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương lên tiếng cho rằng đây là vụ việc đáng tiếc và yêu cầu tổ chức rút kinh nghiệm chung trong công tác quản lý, tránh để xảy ra các vụ việc tương tự. Hiệu trưởng Trường Tiểu học Gia Lương cho rằng giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong xử lý tình huống nên đã yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc trong toàn trường nhằm đảm bảo không xảy ra những sự việc tương tự trong thời gian tới.

Giáo sư Mạc Văn Trang nêu quan điểm của ông với RFA :

"Ở đây nó có hai chuyện. Chuyện thứ nhất là chuyện các người lớn cãi nhau, lý lẽ với nhau thì đúng sai tôi không cần biết. Tôi chỉ biết là 31 cháu, 2 cô giáo và 3 vị phụ huynh ngồi ăn liên hoan vui vẻ, còn một cháu bé ngồi đấy là điều tôi không thể tưởng tượng được. Cháu bé sẽ cảm thấy rất là tủi thân, cảm thấy bị bỏ rơi.

Cái sự tủi thân đó đối với đứa trẻ sẽ ghi dấu ấn suốt cả cuộc đời trẻ. Nó làm cho đứa trẻ thiếu tự tin. Đối với cháu đó là sự xúc phạm và một sự tổn thương về tâm lý.

Chuyện thứ hai là đối với 31 cháu được ăn vui vẻ, cười đùa nhìn thấy một bạn không được ăn thì 31 cháu này cũng bị ảnh hưởng. Các cháu không được giáo dục sự đồng cảm, sự chia sẻ với bạn của mình. Đó cũng là một cái vô giáo dục ; một cái rất tác hại đối với các cháu. Nó cho thấy các cháu rất ích kỷ, rất vô cảm, không có sự chia sẻ và đồng cảm với bạn. Thế cho nên, về mặt giáo dục thì việc nhỏ như thế nhưng ảnh hưởng tâm lý các cháu rất lớn mà cô giáo và phụ huynh không ý thức được điều đó thì thật đáng buồn !"

Quyền của trẻ em được quy định trong Luật Trẻ Em 2016 có ghi : Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí ; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi ; Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Một số người cho rằng, câu chuyện trên cho thấy những người lớn liên quan trong câu chuyện, bao gồm cả giáo viên lẫn phụ huynh cháu bé, đều vi phạm vào quyền của trẻ em. Rằng người ta nhân danh sự đóng góp công bằng mà quên đi quyền lợi của trẻ ; quên đi ký ức tuổi thơ của những đứa trẻ hồn nhiên về bạn bè, về sự chia sẻ vô tư, không tính toán

Ông Liêu Thái, hiện có hai nhỏ đang độ tuổi đến trường, bày tỏ suy nghĩ của ông với RFA :

"Theo Thông tư 55 của Bộ Giáo dục thì người mẹ không có lỗi, nhưng với em bé, con của cô ấy, thì cô rất lỗi !

Cũng theo thông tư này, Ban đại diện cha mẹ học sinh và cô giáo chủ nhiệm không có lỗi. Nhưng xét trên phương diện con người, họ quá vô cảm. Nó làm tổn thương sâu xa cho đứa trẻ.

Nếu xét trên phương diện Quyền Trẻ em, thì cả người mẹ, giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện cha mẹ học sinh có thể phải hầu tòa vì làm tồn thương một đứa trẻ như thế. Nhưng ở Việt Nam thì việc đó có xảy ra hay không lại là một chuyện khác".

Giáo sư Mạc Văn Trang kết luận, những người lớn trong câu chuyện đã quên dạy trẻ tính nhân văn, bởi câu chuyện diễn ra trước mặt chúng hoàn toàn vô cảm, không cho trẻ thấy lòng nhân ái khi cư xử với nhau. Các giá trị nhân văn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, nơi mà mọi người được đối xử công bằng. Do đó, có thể nói, những đứa trẻ này đã bị tước mất quyền được giáo dục nhân bản.

Nguồn : RFA, 28/05/2024

Additional Info

  • Author RFA
Published in Việt Nam
lundi, 29 janvier 2024 21:30

Chợ giáo dục Việt Nam

Một dân tộc tốt đẹp sẽ có một thể chế chính trị tốt đẹp với một nền giáo dục tốt đẹp tỏa ra mùi thơm của lòng cao thượng, lòng nhân ái, tính trung thực và sự minh tuệ của tri thức. Ngược lại, một quốc gia tệ hại, hỏng hóc thì không những giáo dục mất đi mùi thơm mà còn có thể bốc ra mùi xú khí, xú uế bởi lòng tham, sự dốt nát, tính ích kỉ và nhỏ nhen. Vậy giáo dục Việt Nam đang tỏa ra mùi gì ?

giaoduc1

Học sinh Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) thực hiện nghi thức Đội. Ảnh minh họa

Trước nhất, sở dĩ nói đến mùi thơm của giáo dục bởi hai chữ Giáo Dục đã hàm chứa mùi thơm, mang hàm ý này. Giáo, gồm giáo hóa, giảng dạy, truyền đạt, truyền thụ... Dục gồm dưỡng dục, duy dưỡng, cưu mang... Ở đây, Giáo đã cho thấy rõ tính khai minh, cảm hóa, chuyển hóa con người từ chỗ u tối, mờ mịt, vô minh sang ánh sáng của tri thức và trí huệ, còn Dục, mang ý nghĩa của sự sinh trưởng, phát triển do được cưu mang, hun đúc và vun đắp bởi tri thức, nhân phẩm, trí tuệ, lòng yêu thương và tính trung thực.

Nói về giáo dục Việt Nam hiện nay, tình trạng mua bằng bán cấp xảy ra nhan nhản, thiết nghĩ không cần nhắc thêm, tình trạng tiêu cực, mang tình dục đổi điểm, xu phụ, bợ đỡ, đội trên đạp dưới diễn ra khắp mọi nơi, mọi ngõ ngách... Như vậy, khái niệm Giáo Dục tại Việt Nam khó có thể nói rằng nó mang đúng ý nghĩa, nó tròn trịa, hay nó tỏa ra mùi thơm được.

Nhưng tình trạng này do đâu mà có ? Có thể nói rằng, cho đến lúc này, tình trạng này là một dòng tâm lý đối lưu giữa nhân dân và đảng cầm quyền. Bởi giáo dục hoàn toàn nằm trong bàn tay của Đảng cộng sản, mọi hành vi ứng xử của giáo dục do sự nhào nặn của Đảng cộng sản. Và, sự lan tỏa, hiệu ứng của giáo dục lại thuộc về nhân dân. Vấn nạn bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay nặng nề đến mức khó thở, thoi thóp.

Nhưng, thành tích giáo dục của Việt Nam lại rất kém mà bệnh thành tích lại rất cao. Thành tích, hiểu theo nghĩa tích cực, đó phải là thành tựu, thành quả thu được, hái được từ một quá trình dài học hỏi, tôi luyện và nỗ lực. Một người học giỏi, theo qui luật tự nhiên, thành tích của họ phải là tốt rồi, thành tích là minh chứng cho trình độ và năng lực học tập của mỗi cá nhân. Nhưng bệnh thành tích lại khác, đây là thứ bệnh ham muốn thành tích, bất chấp để có thành tích và sẵn sàng đánh đổi cả nhân phẩm, lòng trung thực để có được thành tích mặc dù nó không phải của mình.

giaoduc2

Thí sinh đoạt giải Trạng Nguyên khối 4 và Trạng Nguyên khối 5 (Ảnh : T. Hương).

Thành tích giáo dục ban đầu chỉ là bệnh thành tích của nhà trường trong cuộc chạy đua để đạt chỉ tiêu cấp trên đề ra, đạt mục tiêu có thưởng, được cấp trên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, có chút để lãnh đạo nhà trường chấm mút, dần dà, thành tích trở thành sản phẩm, vật trao đổi, mua bán giữa các trường với nhau và giữa trường với nhóm lãnh đạo ngành tương ứng. Càng về sau, thành tích càng trở thành thứ bệnh hoạn mang mặc cảm của một lớp người.

Lớp người này, họ là những ai ? Tất nhiên họ phải là những kẻ có tiền, có quyền và có một nỗi mặc cảm sâu xa về học tập, tuổi thơ. Thành tích thường rơi vào đám con cán bộ. Bởi cha mẹ của chúng muốn thế, con có thành tích cao, vừa có cơ sở để nâng đỡ con sau này trên bước hoạn lộ, lại vừa có cớ để ngẩng mặt trước thiên hạ mà cũng là một thứ thuốc chữa đau cho vết thương danh dự do học dốt, xài bằng giả mà vẫn lội ào ào, chạy ào ào trong hệ thống, thăng tiến cứ như diều gặp gió của họ.

Vì có tiền, vì cần có nhưng thứ để xóa đi mặc cảm, kẻ giàu, mà phần đông là cán bộ luôn sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua thành tích cho con. Thế nên mới có chuyện một bà mẹ ở Hà Nội bị lừa mất hơn một tỉ đồng vì muốn con mình là trạng nguyên tiếng Việt.

Cũng xin nói thêm, Trạng nguyên tiếng Việt là cuộc thi tổ chức nhằm hưởng ứng ngày "tôn vinh tiếng Việt" 8/9 theo Quyết định 930/QĐ-TTg năm 2022. Đây là cuộc thi online, các trường tham gia sẽ cho học sinh thi qua các bước sơ khảo bắt buộc, sau đó nếu đạt được số điểm từ 220/300 trở lên sẽ thi tiếp ở cuộc thi Hương do huyện, quận và thị xã tổ chức, thi Hương đạt điểm cao từ 220/300 trở lên sẽ tiếp tục thi Hội, tức cấp tỉnh và cuối cùng thi Đình, tức thi cấp trung ương và người đạt điểm cao nhất trong thi Đình sẽ được phong Trạng Nguyên.

Có thể nói đây là cuộc thi khá khôi hài và tốn thời gian của học sinh, thế nhưng các trường đều cố gắng gian lận trong cuộc thi để học sinh đi tiếp. Hầu hết các trường được phòng giáo dục giao tự tổ chức đều có giáo viên gà bài cho học sinh. Mà hầu như tỉnh nào, huyện nào cũng muốn để trường tổ chức, vừa khỏe, lại vừa có thành tích cao (vì nó do giáo viện thi cũng có) cho địa phương.

Người phụ nữ bị lừa đảo hơn một tỉ đồng vì muốn con giật danh hiệu Trạng Nguyên chính là bị lừa qua cuộc thi này, người này bị lừa mua - bán thành tích cho con. Thử nghĩ, chỉ với một cuộc thi cỏn con, nhỏ nhoi như vậy, một cái danh hiệu hảo như vậy mà dám chi cả tỉ bạc để mua thì những danh hiệu khác, những cuộc thi khác người ta còn dám bỏ ra bao nhiêu tiền. Đương nhiên phải loại trừ các giải lớn cần nhân tài thực sự để đại diện cho quốc gia thì câu chuyện lại khác. Rất tiếc là trong nguồn cung ứng nhân tài đại diện cho quốc gia, cũng sẽ có rất nhiều gương mặt xuất chúng bị loại ngay từ đầu, nên cũng khó nói.

Và, khi bệnh thành tích phát tác, khi thành tích trở thành món hàng để mua bán, trao đổi trong cái chợ giáo dục Việt Nam như vậy, thì câu chuyện trở nên khác thường. Mùi thơm của giáo dục không những bị mất đi mà mùi xú uế của chợ giáo dục Việt Nam bốc ra ngày càng nhiều, càng nặng.

giaoduc3

Giáo sư sử học Lê Văn Lan và thí sinh tham dự cuộc thi (Ảnh : T. Hương).

Tình trạng các quan chức cán bộ không còn lòng tự trọng, không trung thực ngày càng nhiều, nhiều vô số kể là do sự hỏng hóc của giáo dục, mọi bằng cấp họ có được do mua về từ chợ giáo dục và không những dừng ở đó, họ sẵn sàng chi hàng núi tiền để mua thêm một số món hàng trang trí cho con cái của họ từ chợ giáo dục mà ra.

Một khi cái chợ giáo dục trở nên nhọn nhịp, lộn xộn, thì các cô cậu sinh viên nghèo, học trò nghèo biết lấy gì để mua, họ chỉ còn biết lấy chính danh dự, tuổi trẻ, nhan sắc mà họ có được để mang ra đánh đổi một món hàng giáo dục, để thỏa chí gọi là đường học hành để rồi ngồi mơ mộng về công danh với món hàng vừa về tay, để rồi lại tiếp tục mang chút phẩm hạnh hay nhan sắc, chút tuổi trẻ hay ước mơ còn lại để ra chợ giáo dục mà đánh đổi, mua bán, trả chác nốt mà mang về một thứ gì đó mơ hồ tựa như niềm hi vọng.

Cuối cùng, cả một chợ giáo dục lộn xộn và nhặng xị, cái không khí ồn ào và mùi hôi thối từ chợ giáo dục chỉ tạm lắng xuống khi có cây gậy cũng như tiếng tuýt còi của người giữ trật tự nổi lên. Nhưng, tiếng tuýt còi hay cây gậy ba trắc đưa ra, vung tứ tung ấy cũng đã được báo trước thời gian, địa điểm, để rồi khi nó ngưng, mọi thứ đều trở lại như cũ, mùi thối càng thối hơn, chợ đông càng đông hơn và người mua kẻ bán lộn xộn càng lộn xộn hơn.

Cho đến lúc này, chợ giáo dục Việt Nam đang bước vào mùa Tết, hơn nữa kinh tế khó khăn, mọi thứ đều cần đến tiền, các cuộc thi mở ra liên tục, việc mua - bán thành tích diễn ra nhan nhản khắp mọi nơi. Và đương nhiên, người ta phải đeo khẩu trang để vừa giấu được mặt, vừa bớt phải ngửi cái mùi hôi thối của nhau.

Một nền giáo dục chợ, muôn đời cũng chỉ mua - bán và tạo ra không khí chợ búa, làm sao cứu sống được những giấc mơ cũng như mùi thơm của giáo dục được nữa. Thật đáng buồn !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 29/01/2024

Additional Info

  • Author Viết từ Sài Gòn
Published in Diễn đàn

Việt Nam Thời Báo mời độc giả điểm lại 10 vụ bê bối gây rúng động dư luận để nhìn rõ thực trạng nền giáo dục định hướng và xây dựng con người xã hội chủ nghĩa hiện nay.

beboi1

1. Thầy giáo dâm ô với học sinh lớp 8

Ngày 5/04, Nguyễn Sơn Hà (sinh năm 1996, là giáo viên một trường Trường Trung học cơ sở ở Thành phố Mỹ Tho) bị bắt vì tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Bị hại trong vụ án là nữ sinh lớp 8 học tại trường nơi Nguyễn Sơn Hà giảng dạy. Đau lòng hơn, hiệu trưởng nhà trường còn bao che cho gã giáo viên biến chất này, khi đổ lỗi cho em học sinh đã tự tạo facebook giả nhắn tin qua lại với Hà để gây mất uy tín giáo viên này và nhà trường.

2. Vợ hiệu trưởng trường bỏ thuốc độc vào bữa ăn học sinh ở Sơn La

Ngày 22/09, bà Hà Thị Thi (vợ của nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chu Văn Thịnh), đã trộn thuốc sâu vào bữa ăn bán trú của học sinh trường này. Tại thời điểm xảy ra vụ án, trường có 1.245 học sinh, trong đó có hơn 400 học sinh ăn bán trú. Vụ việc được phát hiện sớm nếu không thì không biết tính mạng hàng trăm học sinh sẽ như thế nào.

Hiện công an đã bắt giam bà này để điều tra, vụ việc này cho thấy việc quản lý vệ sinh thực phẩm bếp ăn của nhà trường có nhiều lỏng lẽo. Nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ thế hệ mầm non tương lai là rất cao.

3. Nhà trường đuổi học học sinh vì phụ huynh "làm ảnh hưởng đến uy tín"

Hồi đầu tháng 10, trường Trung học phổ thông Lạc Long Quân (huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội) thông báo dừng việc học của học sinh do phụ huynh phản ánh việc thu chi của nhà trường trên nhóm zalo lớp. Thực trạng lạm thu đã xảy ra từ lâu và ở khắp nơi tại Việt Nam. Các phụ huynh phải chấp cam chịu, thậm chí tiếp tay cho ban giám hiệu để con mình được học hành yên ổn. Nếu ai lên tiếng phản đối, thì con cái sẽ bị cô lập, đấu tố, thậm chí đuổi học như trường hợp tại trường Trung học phổ thông Lạc Long Quân này.

4. Giáo viên kéo cổ áo nữ sinh ở Hà Nội

Vụ việc xảy ra ở trường Trung học phổ thông Đa Phúc (Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội). Tối 29/9, trên mạng xã hội lan truyền nhiều video cho thấy một nữ sinh kiệt sức quỳ khóc trước cửa lớp tới mức co giật, sau đó bị cô giáo chủ nhiệm túm áo lôi vào lớp. Nguyên nhân của sự việc là xuất phát từ việc em học sinh mua bánh sinh nhật không đúng theo yêu cầu của cô chủ nhiệm.

5. Hiệu trưởng giao cấu với bé gái 15 tuổi ở Bảo Lộc

Ngày 12/10, Công an Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Trần Sỹ Huỳnh (42 tuổi, hiệu trưởng một trường Trung học cơ sở-Trung học phổ thông ở huyện Bảo Lâm) do có hành vi "Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi". Bé gái liên quan vụ việc chỉ mới 15 tuổi 15 ngày.

6. Lộ đường dây chạy biên chế giáo viên giá 200 – 250 triệu đồng

Tháng 10 năm nay, công an tỉnh Phú Thọ đã phát hiện 3 trường hợp môi giới nhận "chạy" biên chế giáo viên mầm non. Theo thông tin từ cơ quan công an, các đối tượng trong đường dây này đã gặp gỡ trực tiếp và hứa với các giáo viên hợp đồng trường mầm non ở tỉnh này rằng có thể "chạy" vô biên chế nhà nước. Chỉ cần cung cấp bằng đại học để xét hồ sơ, sau khi có kết quả mới chuyển tiền với giá 200-250 triệu đồng/biên chế.

7. Học sinh vây đánh cô giáo

Hồi 04/12, xuất hiện nhiều đoạn clip tại trường Trung học cơ sở Văn Phú, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, quay lại cảnh một giáo viên bị nhóm học sinh tấn công. Nhóm học sinh này dồn cô giáo vào tường, ném bằng dép, giấy rác vào người cô và liên tục chửi thề vào mặt cô giáo. Thấy cô giáo chỉ đứng yên chịu trận thì có một học sinh còn nằm lăn ra đất để "vu khống" cô giáo.

Thậm chí các em học sinh này đã chốt cửa, dùng vai hích vào người cô giáo và có em còn dùng gậy dí vào mặt cô mình. Khiến cô giáo bị ngất xỉu ngay tại lớp học. Khiến cho dư luận bàng hoàng về vấn đề bạo lực học đường và sự tha hóa của truyền thống "tôn sư trọng đạo".

8. Nữ sinh lớp 8 bị nhóm học sinh từ 3 trường đánh hội đồng, lột áo

Theo báo cáo của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Thủ Thừa (Long An), ngày 7/12, phụ huynh nữ sinh H, lớp 8/3 Trường Trung học cơ sở Nhị Thành, phản ánh đến phòng về việc em này bị nhiều học sinh khác đánh tại khu đô thị Garden Riverside Thủ Thừa, thị trấn Thủ Thừa. Đoạn clip trên mạng xã hội cho thấy mặc cho nữ sinh này khóc lóc xin lỗi, các học sinh khác vẫn liên tục chửi thề, đè em H. ra đánh rất mạnh nhiều lần, rồi cả nhóm cùng xông vào lột áo H.

Tham gia đánh H. trong clip gồm 2 nữ sinh chỉ mới học học lớp 7 và lớp 9 trường Trung học cơ sở Nhị Thành, 2 nữ sinh và 1 nam học sinh lớp 8 của trường Trung học cơ sở thị trấn Thủ Thừa, 1 nữ học sinh lớp 9 ở trường Trung học cơ sở Bình An cùng với một số thanh thiếu niên ngoài xã hội.

9. Cô giáo bị bắt giam vì đấu tranh chống tiêu cực

Ngày 13/12, công an huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã bắt giam cô giáo Nguyễn Thị Xuyến với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Cô giáo dạy văn Nguyễn Thị Xuyến là người nổi tiếng với các video livestream chống tham nhũng, lạm quyền.

Cô giáo này từng tố cáo các cán bộ, chủ tịch, phó chủ tịch huyện Hậu Lộc, hiệu trưởng trường Ngư Lộc, có nhiều tiêu cực tại địa phương. Hậu quả là cô Xuyến đã nhiều bị đày ải suốt một thời gian dài tại trường học, thậm chí nhà trường đã đuổi dạy cô này để tránh bị lộ thêm nhiều thông tin nội bộ. Kết cục, cô lại bị bắt giam vì điều 331. Vụ án này cho thấy, lời kêu gọi người dân quả cảm trung thực chống tiêu cực mới đây của chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chỉ là trò mị dân.

10. Hiệu trưởng ăn bớt khẩu phần học sinh

Ngày 16/12, đài truyền hình Việt Nam (VTV) phát một bản tin phản ánh tình trạng các bữa ăn cho học sinh tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Hoàng Thu Phố 1, huyện Bắc Hà, Lào Cai. Theo đó mỗi mâm 11 học sinh chỉ được ăn sáng 2 gói mì tôm nấu loãng, pha với cơm, trong khi bảng thực đơn ghi mỗi học sinh được 1 gói mì tôm cùng với 1 quả trứng.

Ngoài ra, nhà trường còn dùng rau hư, thịt thối để nấu ăn cho học sinh. Thậm chí, giấy vệ sinh cũng bị cắt xén, các em phải dùng lá su su để thay giấy vệ sinh. Đó là chưa bàn tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Chuyện "ăn cắp miếng ăn" của học sinh đã và đang xảy ra ở nhiều trường học, làm dấy lên câu hỏi về nhân cách của người quản lý nhà trường.

Trên đây chỉ là 10 điển hình trong vô số vụ việc xấu hổ của ngành giáo dục cả nước. Đáng tiếc là nó xảy ra mỗi ngày, mỗi giờ nhưng không ai và không thể thống kê toàn bộ. Chỉ tới khi lộ clip trên mạng xã hội, hoặc bị dư luận vạch trần thì mới lộ ra. Cơ quan chức năng vào cuộc, nhưng rồi đâu lại vào đó, xong vụ này thì tới vụ khác, từ năm này qua năm khác…

Chỉ 10 vụ án mà khắc họa lên cả nền giáo dục mà hiệu trưởng tham ô, thầy giáo dâm ô, cô giáo bạo lực, người trung thực bị bắt giam, học sinh hành xử như côn đồ, chạy biên chế, bao che, hạch sách, moi tiền phụ huynh… Biết bao thế hệ bị tàn phá sau nửa thế kỷ làm giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa, để nhào nặn ra cái gọi là "con người xã hội chủ nghĩa". Và cứ với cơ chế này, sẽ thêm bao nhiêu thế hệ nữa bị tàn phá ?

Cảnh Chơn

Nguồn : VNTB, 06/01/2024

Additional Info

  • Author Cảnh Chân
Published in Diễn đàn

Bình luận mới đây của một lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đổ lỗi cho xã hội trước tình trạng học sinh xúc phạm giáo viên gây chú ý trong dư luận và nhận được một số phản đối.

hocsinh1

Học sinh đang làm bài thi tốt nghiệp tại trường Trung học phổ thông Trần Phú, thành phố Đà Nẵng. Ảnh chụp ngày 3 tháng 6 năm 2012. AFP

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn mới đây nói với báo chí rằng toàn xã hội phải chịu trách nhiệm và chung tay giải quyết trong vụ học sinh một trường Trung học cơ sở ở huyện Hương Sơn, tỉnh Tuyên Quang xúc phạm cô giáo ngay trong lớp học.

Hồi đầu tháng này, mạng xã hội tại Việt Nam lan truyền các đoạn video cho thấy một nhóm học sinh tại trường Trung học cơ sở Văn Phú ở huyện Hương Sơn, tỉnh Tuyên Quang bao vây và xúc phạm, ném dép vào mặt một cô giáo ngay trong lớp học. Đoạn video đã gây bất bình trong dư luận và có ý kiến cho rằng nhà trường phải có trách nhiệm khi học sinh hư.

Trách nhiệm của nhà trường

Sau bình luận mới đây của Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, một số bình luận trên báo chí viết rằng : "Một nền giáo dục yếu kém từ thượng tầng về tư duy, đường lối và không theo kịp với sự phát triển của xã hội sẽ xảy ra nhiều hệ lụy. Những học sinh này cũng sinh ra trong một gia đình có những phụ huynh được giáo dục bởi nền giáo dục nhồi nhét, thụ động cộng với sự hiện đại của nền văn hóa không có bản sắc, không có sự đồng nhất mà ra" ; "Gia đình của những học sinh mất dạy đó phải chịu trách nhiệm với xã hội, còn xã hội phải lên án phản đối những hành vi mất dạy đó chứ sao tôi phải chịu trách nhiệm ?"

Một nhà giáo ở Hà Nội yêu cầu ẩn danh vì lý do an toàn nói với RFA sáng 11/12 rằng, cả cô lẫn trò đều là nạn nhân của một nền giáo dục lạc đường. Nhân phẩm và danh dự của cô giáo bị chà đạp. Nhân cách của học trò bị phơi bày tệ hại. Ông nói thêm :

"Ông Hoàng Minh Sơn nói như thế là sai, bởi nhà trường bây giờ vì yếu tố thi đua, sợ phụ huynh không ủng hộ tiền để xây dựng trường, để chi cho đời sống giáo viên nên không dám mạnh tay với học trò. Lãnh đạo Bộ giáo dục thì ngồi trong phòng lạnh ra chỉ thị. Như thế trách nhiệm chính là từ nhà trường, tức là từ giáo dục chứ không thể từ toàn xã hội được".

Sau khi sự việc cô giáo ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được mạng xã hội lan truyền và báo chí Nhà nước đưa tin, ông Bùi Xuân Lượng Chủ tịch xã Văn Phú nói với báo chí nhà nước rằng, phải xem xét phần sai của cả học sinh và giáo viên một cách rõ ràng. Ông không tin họ sinh dám hành xử với cô giáo như thế nếu cô giáo không có lỗi gì.

Sau khi sự việc xảy ra, Công an huyện Sơn Dương đã làm việc, yêu cầu Trường Trung học cơ sở Văn Phú họp kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của giáo viên và học sinh liên quan đến vụ việc trên. Tại buổi làm việc có 14 ý kiến tham gia, trong đó đều thống nhất nhận xét, cô giáo P.T.H. và các học sinh xuất hiện trong video đều có hành vi thiếu chuẩn mực, cần phải kiểm điểm nghiêm túc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vào ngày 5 tháng 12 đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, xác định hành động bạo lực, vi phạm đạo đức nghiêm trọng. Bộ yêu cầu UBND tỉnh phải chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo rút kinh nghiệm sâu sắc từ vụ việc, đồng thời tập trung công tác quản lý và đánh giá giáo viên ; xây dựng văn hóa học đường ; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh ; phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc quản lý, giáo dục học sinh.

Một người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh có tên gọi là Quang (không muốn nêu tên đầy đủ vì lý do an toàn) cũng phản đối ý kiến này của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo :

"Ổng nói vậy nó rất chung chung và rũ bỏ trách nhiệm của ngành mình phụ trách, đó là ngành giáo dục. Nói vậy là vô trách nhiệm. Trước hết, đó là trách nhiệm của ngành giáo dục. Ngành giáo dục đào tạo ra con người có tri thức, có văn hóa. Không thể đổ lỗi cho toàn xã hội được. Xã hội là chung chung không ai chịu trách nhiệm cụ thể cả. Tôi xin nhấn mạnh, trách nhiệm trước hết thuộc về ngành giáo dục !"

Ngành giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội

Nhận xét về vụ việc ở Tuyên Quang, giáo sư Đặng Hùng Võ nói với RFA vào sáng ngày 11 tháng 12 :

"Tôi cho rằng, suy luận và tư duy một cách đơn giản thì có thể thấy, đây chính là trách nhiệm của nhà trường và gia đình trong việc trực tiếp tạo ra một sự giáo dục kết hợp đối với thế hệ trẻ".

Ông Đặng Hùng Võ cho rằng, đây là vấn đề của ngành giáo dục Việt Nam. Ông nói rõ hơn :

"Sự thực thì các chính sách lớn về giáo dục ở Việt Nam vẫn có cái gì đó chưa trúng với yêu cầu của cuộc sống. Tôi muốn nói tới giáo dục quốc gia. Có rất nhiều ý kiến cho rằng đây là một nhược điểm của Việt Nam hiện nay, mặc dù Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã có tới hai nghị quyết về vấn đề đổi mới giáo dục".

Quan điểm "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu" được đưa ra lần đầu tiên trong Nghị quyết của Đảng từ năm 1993. Điều này cũng được ghi nhận cụ thể tại khoản 1 Điều 61 Hiến pháp 2013.

Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 29 của trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Mười năm sau, trong cuộc gặp gỡ, đối thoại với các nhà giáo, cán bộ toàn ngành giáo dục vào ngày 15 tháng 8 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu "lỗi của chúng ta là chưa làm cho xã hội hiểu được chúng ta".

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 11/12/2023

Additional Info

  • Author Diễm Thi
Published in Diễn đàn
vendredi, 08 décembre 2023 23:33

‘Mưa’ dép và loạn từ đâu mà ra ?

Chính quyn huyn Sơn Dương, tnh Tuyên Quang va tm đình ch chc v và công tác ca ông Nguyn Duy Sáng, Hiu trưởng trường Trung hc cơ s Văn Phú trong vòng 15 ngày đ làm rõ trách nhim qun lý giáo viên, hc sinh(1). Đó là tin mi nht liên quan đến scandal khiến mi người va sng s, va ngao ngán...

hocduong1

Hc sinh bo hành tp th, mng chi, ném dép vào cô giáo ca chúng là s sp đ mc tiêu giáo dc con người

Tun này, nhiu người s dng mng xã hi chuyn cho nhau mt s video clip ghi li chuyn xy ra ti phòng hc ca lp 7C, Trung học cơ sở Văn Phú hôm 29/11/2023 : Hết gi, hc sinh ly rác b vào túi xách ca cô giáo. Cô giáo lng lng ly rác vt li và ri khi phòng hc nhưng b hc sinh khóa ca, không cho ra khi phòng. Thế ri hc sinh g dép ném vào cô giáo, dn cô giáo vào góc phòng hc và thi nhau mt sát cô giáo ca mình. Có hc sinh còn sn vào sát người cô giáo ri t ngã ra đt. Có lúc cô giáo im lng chu đng hc sinh chế giu, lng m mình. Có lúc cô trò đu khu và không ch đu khu mà còn ném dép vào nhau, dùng dép rượt nhau. S hc sinh xúm vào chi bi cô giáo ca mình không phi mt, hai mà vượt quá hàng chc... ri mt chiếc dép trúng vào đu cô giáo, cô ngã sóng soài(2).

***

Nguyn Hng Lam xem s kin "đám ot con" là hc sinh bo hành tp th, mng chi, ném dép vào cô giáo ca chúng là s sp đ mc tiêu giáo dc con người(3). Le Hong Dao xem đó là bng chng v s xung cp ca đo đc xã hi, trong đó có li ca người ln :Chúng ta không dy tr cn tránhlàm gì, tránh nhng hành vi nh vô đo đcvn gp hàng ngày(4). Lê Thanh Phong tâm tình : Xem các clip ai cũng cm thy btn thương ghê gm. Hc hành, ch nghĩa đ làm gì khi văn hóa, đo đc, s l đ không tn ti trong trường hc ?Khi hc sinh có thái đ côn đ ngay trong lp hc vi cô giáo ca mình thì đó là mt s tht bi v giáo dc.Mt đi ch "l", ph huynh vào trường bt cô giáo qu, ph huynh đến nhà đánh thy, hc sinh tn công cô giáo, lên xe buýt, người tr không nhường ch ngi cho người ln tui, đó là hu qu ca giáo dc thiếu "l(5).

T scandal bao vây, lăng m, ném dép vào thy, tâm trng chung ca nhiu người ging như Hà Phan :Chng biết nói gì hơn ngoài hai t ngán ngm !Trò không ra trò, cô cũng chng ra cô và chúng ta ri có còn là chúng mình (6) ? Lâm Bình Duy Nhiên thì cho rng :Khi tin chi phi toàn b xã hi, thy cô quên đi trng trách cao c ca ngh dy hc.T trò đến thy cô không còn s tôn trng ln nhau. tronggiáo dc, bo lc xut hin khp nơi, k c trong sách giáo khoa đ gieo rc s hn thù trong tâm trí ca hc sinh các cp, bo lc là gii pháp duy nht đ gii quyết mi mâu thun gia hc trò, gia thy trò, gia ban giám hiu vi thy cô giáo. Biết bao gi người cng sn mi thc tnh đ hiu rng phi có mt nn giáo dc nhân bn và khoa hc thì đt nước mi phát trin. Dường như người cng sn ch tp trung vào s cai tr chính tr. H vt b giáo dc vì h ngi yếu t con người tiến b, có trách nhim và được đào to bài bn. Nh ng nhân t y là mi đe dọa cho s tn ti ca chế đ. Chng thà đào to mt tng lp ch biết đua đòi, tham lam, vô trách nhim trong mt nn giáo dc lc hu và bo lc còn hơn nhng tiếng nói phn bin và can đm.Thy trò đánh nhau. Công dân vác dao, mã tu đâm nhau vì nhng bt đng trong xã hi. C mâu thun là ly bo lc đ gii quyết. Đó là thm trng ca mt nn giáo dc đc tài, ly bo quyn và đng tin làm kim ch nam.Mt s tt hu được báo trước t gn na thế k qua nhưng không h được quan tâm bi b máy cm quyn(7) !

Dương Quc Chính lý gii, hin trng là hu qu ca các nn tng đo đc, trong đó có tôn giáo b lt đ đ cào bng c v đo đc, ph nhn tôn ti :Ch nghĩa tư bn không b mc rung nn tng đo đc vì duy trì tôn giáo, tôn ti xã hi và quan trng nht là pháp lut nghiêm minh, đc lp. Còn Vit Nam và Trung Quc thì có đ tt xu ca cng sn và tư bn nhưng lut li không th nghiêm vì có nhiu k được ngi trên lut.Tng quan v đo đc xã hi đang là như vy nên đng vi ch trách thy cô giáo. H ch là nhng tế bào ca xã hi mà thôi. Tng th xung cp thì các tế bào cũng sinh bnh c(8).

Còn Chu Mng Long tuy tha nhn :Xem clip, thy rõ đám hc sinh này mt dy tht- nhưng vn li :Chi như vy thì các loi nhà có đng não khi truy ngược, rng ai dy nó ? Chúng ta có trách nhim dy tr em và chi tr em ‘mt dy chng phi là t chi mình sao ?Nhiu người chi cha m nhng em bé y không biết dy con. Có mt bn viết rt hay rng, nếu cha m nhng đa tr này là quan chc thì chi cũng tha đángnhưngtôi tin đa phn cha m nhng đa tr này là dân đen, nhìn chiếc dép t ong ca chúng đ biết chúng thuc thành phn nào. Dân đen thì gánh trên vai miếng cơm manh áo, gánh hc phí và các loi phí như con n, gánh giá sách giáo khoa, các loi hc liu và đóng các loi qu đến on lưng, đu tt mt ti, thi gian đâu mà dy con ?Vy thì s "mt dy" ca chúng phi là do thy cô giáo, do cán b đoàn, đi, do các quan ph mu ch không l tri sinh ra thế ? Tm gương các thy cô, cá c cán b đoàn, đi, các quan ph mu thế nào mà tr em hư hng gn như đng lot vy ?Tm gương thế nào thì tr em thi đi Internet biết c. Thy cô, đng đu là giáo sư, tiến sĩ đi hc cho đến thy cô giáo ph thông thì như đa buôn gian bán ln, t buôn sách, viết thuê bài báo đến lun án, buôn bán bng cp và ăn phong bì, quà cáp. Cán b đoàn, đi thì t chc nhng hot đng c vũ ăn chơi ba bãi, phn văn hóa. Quan ph mu thì nhn c vali tin, ăn không cha th gì. Chưa nói nhà chùa thì ni lên hot đng đng bóng, không th Pht mà ch biết cúng vong. C mt h thng ma qu, cô hn như vy ba vây tr em, chúng soi vào đâu đ làm người ? Đây không phi là mt vài hc sinh cá bit mà lon c lp hc. Câu "Thượng bt chính, h tc lon" ca c Khng, hay câu "Phn nhiu do giáo dc mà nên" ca c H, chng l sai ?D p 20 tháng 11 va ri, các vănbn t trên xung dưới đu ngi ca truyn thng "Tôn sư trng đo" kia mà ? Trong trường hp này sao không nói câu ca ming rng "Mình phi như thế nào mi được như vy ch ?" (9).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 08/12/2023

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/VOV2CUOCSONGMUONMAU/posts/pfbid0uLsYNQmpwe6PNZJdcA8xEAqSmKw3nu7PT6LjCSvcMpkJeRfJTefgS5b8CVnk271el

(2) https://tuoitre.vn/vu-co-giao-bi-hoc-sinh-nhot-xuc-pham-ubnd-huyen-noi-do-khuc-mac-trong-gio-hoc-2023120516513769.htm

(3) https://www.facebook.com/permalink.php ?story_fbid=pfbid02uCa5onWnxKVKUjSbW8w93ANBdH1xSCvgb7zbenwansj8onTghij5ycmiwJ1mWuhZl&id=61551258330297

(4) https://www.facebook.com/groups/302393668063031/posts/884812723154453/

(5) https://www.facebook.com/letiensinh1965/posts/pfbid0uXgdGUVWrN81Pv6AnSSxHLJCAakL7odanG9cjc6GbKrR2PPtfQ3WF1ee8modM6Jkl

(6) https://www.facebook.com/phan.ha.2023/posts/pfbid02N7jLU9MFRoy5yLnFoMAALxBR89ga64oW2Cjbutz6zhDtmjVTgYP7MxwFHq8PCwijl

(7) https://www.facebook.com/duynhienlambinh/posts/pfbid02Lr86TYf9i3AurYY1isCw8Eem98Vm7FkeQ5PmnHnFE7wbP7npaJ8AH7AWy8kzUyqUl

(8) https://www.facebook.com/chinh.duong.quoc.kts/posts/pfbid02JYZMrSygULrY3yr96EgorHpp1jLfMq2eqo3Z49wUm4v75Er8zm1Td1ytWSRDibxol

(9) https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/pfbid036V4rxNe8g26MpSn7mhL5VgnRE9maB3LzDdexLhbSHLk2ArwEMs29oU3kEwpfdGHLl

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Phản đối phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung - Bộ Giáo dục nên lắng nghe thay vì yêu cầu xử lý

RFA, 06/12/2023

Bộ giáo dục nên lắng nghe, giải thích và tiếp thu ý kiến của phụ huynh, thay vì yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xử lý những người có ý kiến về việc Bộ này hôm 1/12 quyết định phê duyệt sách giáo khoa dạy tiếng Trung Quốc lớp ba và lớp bốn trong trường học - Một phụ huynh nêu ý kiến với RFA.

giaoduc2

Sách giáo khoa tiếng Trung Quốc - Chinhphu.vn

Phản đối dạy tiếng Trung từ bậc tiểu học

Ngày 5/12, Truyền thông nhà nước dẫn thông báo của Bộ Giáo dục cho biết việc phát hành sách giáo khoa tiếng Trung là đúng theo kế hoạch thẩm định, phê duyệt danh mục sách giáo khoa các môn ngoại ngữ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Do đó, các ý kiến trên mạng xã hội cho rằng học sinh bị bắt buộc học tiếng Trung là "xuyên tạc".

Bộ Giáo dục và đào tạo còn cho rằng các bình luận trên mạng xã hội về Quyết định mới có tính tiêu cực, lệch lạc về nội dung, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa, gây tâm lý hoang mang trong xã hội. Do đó Bộ này đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, xử lý việc đưa tin phản bác quyết định dạy tiếng Trung trong trường học.

Theo RFA ghi nhận, sau khi văn bản của Bộ Giáo dục và đào tạo được lan truyền trên mạng xã hội, có nhiều ý kiến phản đối cho con em mình học tiếng Trung.

Bà Huệ Như, hiện đang ở Thái Bình, cũng là một phụ huynh có con đang học lớp ba, cho biết việc phát hành sách giáo khoa tiếng Trung Quốc bên cạnh các thứ tiếng khác là bình thường. Theo bà, Trung Quốc cũng là một quốc gia có dân số đông, phủ trên toàn thế giới thì việc in sách giáo khoa để phụ huynh nào có nhu cầu được tiếp cận thì cũng là một mục đích tốt và cũng nên có. Tuy nhiên :

"Với tư cách là một phụ huynh mình phản đối việc đưa sách tiếng Trung vào giảng dạy đại trà trong các trường tiểu học cũng như trường cấhai, cấba trong hệ thống giáo dục.

Bởi vì, người dân rất mong muốn con của họ phải giỏi tiếng Anh trong quá trình hội nhập vi các nước trên thế giới, chứ không phải là tiếng Trung. Chính người Trung Quốc cũng sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế thì không có lý do gì chúng ta phải học tiếng Trung như là một ngôn ngữ phổ biến của người Việt được.

Theo bà Huệ Như, không chỉ bà mà phần đông người dân Việt Nam không muốn cho con em mình theo học tiếng Trung từ nhỏ :

"Trong những năm gần đây, sự bành trướng của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng tạo nên một áp lực, một sự mong mỏi của người dân rất là cao trào rằng người ta mong muốn được thoát khỏi sự kiểm soát của Trung cộng, để tạo ra một bản sắc của người Việt Nam độc lập, không lệ thuộc vào bất kỳ một quốc gia nào, đặc biệt là Trung Quốc.

Vào năm ngoái, khi Bộ Giáo dục ra quyết định đưa tiếng Đức hay là tiếng Hàn hay tiếng Nhật vào thì người dân không có một phản ứng nào, mà chỉ đặc biệt, khi Bộ giáo dục thông qua đưa tiếng Trung vào thì người ta phản ứng gay gắt, thì cho thấy rằng mong mỏi của người dân là thoát khỏi sự kiểm soát của Trung cộng. Đó là rõ ràng". 

Một giáo viên dạy tiếng Trung đã hơn 30 năm nay, hiện đang ở Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn, cho biết bà cũng không đồng tình chuyện đưa tiếng Trung và chương trình phổ thông dạy đại trà. Bởi, theo bà, cần phân biệt rõ giữa chuyện người lớn học tiếng Trung để tìm kiếm cơ hội việc làm với việc bắt học sinh tiếp nhận tiếng Trung ngay từ nhỏ :

"Khi mà sinh viên lên bậc đại học họ lựa chn tiếng Trung như một ngôn ngữ để sau này trở thành một nghề, một công cụ để làm việc thì nó sẽ khác với việc trẻ con học tiếng Trung từ nhỏ.

Trẻ con tiếp xúc với Tiếng Trung thì dần dần sẽ bị ngấm vào. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tư duy và hành xử của trẻ em, nó cũng có thể ảnh hưởng đến nhân sinh quan sau này của người ta…

Giống như ngày xưa, khi cả nước phải đi học tiếng Nga đã tạo ra một lớp người tôn sùng nước Nga. Nếu cứ học theo kiểu đó thì sẽ bị phụ thuộc về ngôn ngữ và tư tưởng, sẽ tạo ra một lớp người có xu hướng thân Trung Quốc, và cái đó chỉ làm lụn bại đất nước mà thôi".

Ngược lại, cũng có một số ý kiến cho rằng lợi ích của việc học tiếng Trung là sẽ giúp học sinh hiểu hơn về tiếng Việt, bởi số lượng từ Hán Việt trong tiếng Việt là rất lớn, ước tính chiếm khoảng  20 - 30%.

Đáp lại quan điểm này, một giáo viên giấu tên nhận định :

"Cái mà người ta đang học hiện nay chỉ là tiếng Hán hiện đại, cách nói chuyện của người phương Bắc của Trung Quốc mà thôi.

Để mà học được gốc chữ Hán, hiểu sâu xa cái gốc từ này như thế nào thì không phải đơn giản chỉ cần học trong chương trình ngoại ngữ như bây giờ. Muốn hiểu thì phải học chữ Hán cổ chứ không phải là ngoại ngữ tiếng Trung này.

Tiếng Trung này chỉ học để giúích cho việc giao tiếp với người Trung Quốc bây giờ mà thôi".

Bộ Giáo dục không tôn trọng phụ huynh

Nhận xét về đề nghị mới đây của Bộ Giáo dục và đào tạo với những ý kiến phản đối quyết định phê duyệt sách giáo khoa dạy tiếng Trung Quốc lớp ba và lớp bốn trong trường học, bà Huệ Như cho rằng Bộ Giáo dục hành xử như vậy là không tôn trong người dân và các bậc phụ huynh. 

Đồng thời, bà Như khẳng định sẽ tiếp tục lên tiếng dù có bị cơ quan chức năng "làm việc" về vấn đề này :

"Đó là một quyết định có thật chứ không phải là một quyết định hoàn toàn là sai sự thật.

Thế thì, khi mà quyết định không rõ ràng như thế thì người dân được quyền phản ứng lại và họ yêu cầu làm rõ thì Bộ giáo dục phải lên tiếng để giải thích rõ ràng về việc phải in ấn sách cho kịp năm học mới chứ không phải là bắt buộc ; Nhưng ngược lại, họ (Bộ Giáo dục - PV) lại không tôn trọng người dân, họ cho rằng đó là ý kiến xuyên tạc.

Cũng giống như Bộ Văn hóa hay Bộ Giao thông vận tải vậy, họ thường xuyên lấy Bộ Công an ra để đe dọa những người đưa ra các yêu cầu chính đáng của mình.

Còn cá nhân tôi tôi vẫn lên tiếng tiếp tục lên tiếng dù rằng có ai điều tra".

Dù theo văn bản của Bộ Giáo dục và đào tạo, tiếng Trung Quốc không phải là môn học bắt buộc, tuy nhiên, vị giáo viên giấu tên cảnh báo chưa chắc tất cả học sinh đều được học loại ngôn ngữ mà mình muốn :

"Đúng ra thì phụ huynh có quyền lựa chọn cho con mình chương trình học ngoại ngữ này hay ngoại ngữ kia, nhưng không, ví dụ như một trường ở Lào CaiQuảng Ninh hoặc các tỉnh biên giới Trung Quốc, cả trường chỉ có dạy tiếng Trung thôi chứ không có dạy tiếng Anh, tiếng Hàn và tiếng Đức thì các cháu phải chọn cái gì ? Buộc phải học tiếng Trung mà thôi !".

Nguồn : RFA, 06/12/2023

**************************

Bộ Giáo dục – Đào tạo đề nghị điều tra, xử lý việc đưa tin phản bác quyết định dạy tiếng Trung Quốc trong trường học

RFA, 05/12/2023

Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây đã có đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, xử lý những hành vi mà bộ này cho là sai phạm do đăng tải tin tức và bình luận về việc Bộ Giáo dục – Đào tạo quyết định phê duyệt sách giáo khoa dạy tiếng Trung Quốc lớp ba và lớp bốn trong trường học.

giaoduc3

Học sinh Trung học cơ sở vẫy cờ Trung Quốc nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội hôm 12/11/2017 - AFP

Theo truyền thông Nhà nước, Quyết định này được Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành vào ngày 1/12 vừa qua bao gồm việc phê duyệt sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp năm và sách giáo khoa tiếng Trung Quốc lớp ba và lớp bốn.

Đại diện Bộ Giáo dục và đào tạo cho biết đây là hoạt động bình thường, theo đúng kế hoạch thẩm định, phê duyệt danh mục sách giáo khoa các môn Ngoại ngữ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Bộ Giáo dục và đào tạo khẳng định, vào năm 2022, cùng với tiếng Anh, Bộ đã phê duyệt sách tiếng Hàn, Nhật, Pháp lớp ba để sử dụng trong trường học. Năm 2023 đợt một sẽ phê duyệt các sách giáo khoa của lớp năm, trong đó có 10 bản sách tiếng Anh và các môn học khác cùng với tiếng Trung Quốc lớp ba, lớp bốn. Dự kiến, trong tháng 12/2023, tiếp tục phê duyệt sách giáo khoa của các môn tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Pháp và tiếng Nga.

Tuy nhiên, trên mạng xã hội vào ngày 5/12 đã xuất hiện nhiều hình ảnh về Quyết định và bình luận bày tỏ lo lắng về Quyết định này. Có bình luận cho rằng điều này cho thấy sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc vì vào tháng 11 vừa qua Bộ Giáo dục và đào tạo vừa quyết định không xếp tiếng Anh vào các môn bắt buộc thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, những thông tin trên mạng xã hội cho rằng Bộ chính thức phê duyệt sách giáo khoa môn tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 để "bỏ tiếng Anh bắt học sinh học tiếng Trung" là thông tin xuyên tạc.

Bộ Giáo dục và đào tạo cho rằng các bình luận trên mạng xã hội về Quyết định mới có tính tiêu cực, lệch lạc về nội dung, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa, gây tâm lý hoang mang trong xã hội.

RFA, 05/12/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Đó là câu chuyện giáo dục Việt Nam hiện nay, mọi biến cố học đường xảy ra, từ việc ông hiệu trưởng môi giới cho nữ sinh bán dâm, chuyện ông hiệu trưởng gạ gẫm nam sinh vào phòng riêng để cưỡng hiếp, chuyện tham nhũng, lạm thu, ếm bài để dạy thêm, dạy kèm, bạo lực học đường, Hiệu trưởng nhảy múa cùng giang hồ mạng trước mặt học sinh trong buổi lễ... cho đến gần đây là chuyện một học sinh đã quì trước cửa lớp để van xin giáo viên chủ nhiệm tha thứ chỉ vì nữ sinh này đã đi mua bánh sinh nhật không đúng chỗ giáo viên chủ nhiệm chỉ định. Và hình ảnh giáo viên chủ nhiệm lôi học trò của mình sềnh sệch trên nền nhà là một ám ảnh giáo dục, không những thế, nó là ám ảnh lịch sử.

chuyennho1

Giáo viên chủ nhiệm lôi học trò của mình sềnh sệch trên nền nhà là một ám ảnh giáo dục

Khi tôi nói rằng hình ảnh này là một ám ảnh lịch sử, bởi lẽ, lịch sử, dù như thế nào chăng nữa thì nó hàm chứa giáo dục và thời đại nhiều nhất, sau đó mới đến chuyện văn hóa, kinh tế, chính trị. Và mọi xung năng lịch sử đều phản ánh qua giáo dục, một chương lịch sử đẹp tuyệt nhiên không có một nền giáo dục tồi tệ.

Bởi lẽ, nền giáo dục vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của xã hội nó đang trải, và nền giáo dục phản ánh cả sắc màu chính trị, văn hóa trong nó. Với nền giáo dục Việt Nam hiện nay thì sao ? Và tại sao cho đến giờ phút này, mọi câu chuyện từ giáo dục ngày càng trở nên tồi tệ, mặc dù vẫn có những hình ảnh giáo viên cắm bản, sống kham khổ với học trò nghèo ? Vậy những giáo viên cắm bản này là ai ? Những giáo viên đang hành hạ học trò, đang hành xử thiếu văn hóa, thậm chí bỉ ổi này là ai ?

Xin thưa, tất cả họ đều là giáo viên xã hội chủ nghĩa, nhưng họ được "định nghĩa" bởi những bàn tay quyền lực khác nhau và số phận, hành xử của họ hoàn toàn khác nhau.

Những giáo viên cắm bản là những người thân cô thế cô, họ bị loại ra khỏi hệ thống quyền lợi ngành, lợi ích ngành, họ chỉ có thể lựa chọn hoặc đi dạy miền núi, cắm bản, hoặc không có việc. Hiếm hoi, vô cùng hiếm hoi giáo viên cắm bản là đảng viên cộng sản, vì họ thân cô thế cô, đơn giản là vậy.

Chỉ riêng về "nguồn gốc" của họ, cũng đủ cho họ một đời sống giàu lòng trắc ẩn, thương người nghèo giống mình, thương người thân cô thế cô giống mình, thương những cuộc đời thiếu ánh sáng nhưng thừa tai ương giống mình... Dường như, họ không còn gì để mất, họ chỉ có những học trò nghèo làm lẽ tồn tại. Chính vì vậy, hình ảnh của họ đầy hi sinh, trách nhiệm và yêu thương. Yêu thương của người giáo viên cắm bản là yêu thương thoát ra từ đáy lòng, từ sâu thẳm nỗi đau thân phận làm người và từ những rung động của núi rừng, cảnh vật, con người với đầy đủ yếu tính tự nhiên của nó.

Ngược với giáo viên cắm bản, giáo viên thành phố, giáo viên đồng bằng, đương nhiên, muốn dạy học, nếu không phải con nhà quyền thế thì cũng con nhà nhiều tiền, và đương nhiên có cả yếu tố đỏ, phải đỏ, càng đỏ càng tốt, càng đỏ càng nhanh vào ngạch nhà nước, đó là tất yếu.

Và vì những yêu cầu hết sức ngặt nghèo, hết sức bí bách cũng như hết sức căng thẳng này, mà giáo viên nữ bao giờ cũng có cơ hội thăng tiến cao và nhanh hơn giáo viên nam, ngược lại, nếu lãnh đạo phòng giáo dục hay hiệu trưởng nhà trường là nữ, thì giáo viên nam may mắn có chút nhan sắc lại nhanh thăng tiến hơn. Đương nhiên con số nam thăng tiến rất hãn hữu và hiếm hoi so với nữ.

Những cuộc trò chuyện, bàn giao quyền lực nơi phòng karaoke, phòng nhậu vip hay khách sạn, nhà trọ luôn là những cuộc bàn giao thiết thực và hiệu quả, có tính thực thi nhất. Sau đó nó được hợp thức hóa trước hội đồng.

Hay nói khác đi, những cái bắt tay dưới gầm bàn, thậm chí bắt tay dưới gầm giường đã chi phối nền giáo dục này một cách khủng khiếp, khó nói. Vì đâu nên nỗi ?

Vì nền giáo dục tự bao giờ đã biến thành cái chợ, nơi mà bên trên có thể kinh doanh, đút lót, hối lộ, tham nhũng trong xây dựng, nhận đút lót, cải cách sách giáo khoa, xuất bản sách giáo khoa và là cái ổ đấu đá chính trị, đấu đá quyền lực đầy nọc độc.

Nền giáo dục mà bên dưới, những hiệu trưởng biết dựa vào quyền lực chính trị để biến mình thành ông vua một cõi, vua địa phương, vua của trường, và mọi thứ bưng bít nối tiếp từ trên cao xuống dưới thấp.

Sau vụ học sinh quay video clip và phát tán trên mạng, đã có hành vi truy tìm học sinh quay và phát tán video clip này để "trừng trị". Động thái tìm và trừng trị bằng kỉ luật này cho thấy có một sự trả thù trá hình, nấp bóng trong tính răn đe toàn thể học sinh, và sâu xa hơn, nó như đánh tiếng báo động và đe nẹt toàn ngành giáo dục.

Liền sau vụ phát tán video clip là các trường bắt đầu cấm học sinh mang điện thoại di động trong lúc đi học, thậm chí cấm cả mang theo đồng hồ thông minh. Cấm học sinh tiểu học và trung học cơ sở dùng điện thoại di động và đồng hồ thông minh, cấm học sinh trung học phổ thông dùng điện thoại di động ?

Cả hai "lệnh cấm" này có vi phạm pháp luật không ? Có hợp lý không ?

Xin thưa, cấm học sinh trung học phổ thông dùng điện thoại là vi phạm pháp luật và vi hiến. Vì học sinh trung học phổ thông đã bước qua khỏi giai đoạn "chưa đủ năng lực hành vi dân sự", đã bước vào tuổi thành niên và có mọi quyền hành xử, lựa chọn cá nhân theo qui định pháp luật. Nếu nhà trường cấm để chuông reo, cấm dùng trong giờ học thì hoàn toàn hợp lý, nhưng cấm mang theo điện thoại là vi phạm pháp luật. Và cấm học sinh phát tán video clip về trường trên mạng xã hội có đúng luật không ? Có mà không.

Có vì nếu như các hoạt động bình thường, các hoạt động giảng dạy hay hình ảnh thầy cô giáo, bạn bè bị phát tán trên mạng xã hội là vi phạm quyền cá nhân, vi phạm quyền dân chủ, vi phạm pháp luật. Cấm theo hướng này hoàn toàn đúng.

Ngược lại, trường hợp học sinh trong trường bị xúc phạm cá nhân, bị đánh tập thể, bạo lực học đường, cần sự lên tiếng, phản đối của cộng đồng để giảm bớt tình trạng này, thì việc cho video clip lên mạng xã hội là cần thiết, là hợp pháp. Hợp pháp bởi tính báo động xã hội cũng như tính khiếu kiện, công khai, bạch hóa tội lỗi và tố cáo tội lỗi của nó. Sâu xa hơn, việc tung video clip nhằm tìm tiếng nói bảo vệ bạn bè, bảo vệ người thân và tránh tình trạng bị chìm xuồng, bị ếm nhẹm thông tin là trường hợp bất khả kháng, hoàn toàn hợp pháp, hợp lương tri.

Như vậy, việc truy tìm và phạt học sinh đã tung video clip nhằm mục đích gì ? Và tại sao lại có hành vi trái khoáy, phi khoa học, vi phạm pháp luật và lương tri như vậy trong ngành giáo dục ?

Câu trả lời là : Lẽ ra, ngành giáo dục phải có qui định về việc này ngay từ đầu, nhằm hỗ trợ học sinh và tránh tình trạng bạo lực học đường, tránh thiệt thòi cho học sinh, tức là qui định cho phép học sinh trung học phổ thông dùng điện thoại ngoài giờ học và trong giờ học ở tình trạng bất khả kháng, qui định cho học sinh trung học cơ sở và tiểu học được đeo đồng hồ thông minh, bởi độ tuổi này cần có sự giám hộ, giám sát từ xa của cha mẹ, nhà trường không thể quan sát từng em học sinh được.

Nhưng vì sao lại không có những qui định nhằm bảo vệ quyền lợi cho học sinh, cho trẻ em ? Vì ngay từ trên nóc, nhà đã dột, nên bên dưới vũng nước nào cũng to như lỗ trâu, lỗ voi, bây giờ nếu để hình ảnh ấy lộ ra thì chẳng giống ai.

Và khi nóc dột nát, thì làm sao mong được bên dưới khô ráo, không ẩm ướt, không hôi hám ?

Hình ảnh một giáo viên chủ nhiệm bạo lực, đe dọa sẽ hạ hạnh kiểm (điểm đạo đức) học sinh khi học sinh không nghe lời cô đến mua bánh sinh nhật đúng cái cửa hàng mà cô ta đã chỉ định chỉ cho thấy duy nhất một điều : Hạnh kiểm của giáo viên chủ nhiệm mới có vấn đề trầm trọng. Nền giáo dục để một kẻ hạnh kiểm có vấn đề quản lý hạnh kiểm của những tâm hồn non trẻ, những chồi non của tương lai, hay nói đúng hơn là tương lai dân tộc, thì liệu nền giáo dục ấy là thứ giáo dục gì ? Và nó hứa hẹn điều gì ?

Thiết nghĩ, đã đến lúc nhân dân và nhà nước, chính phủ, đảng lãnh đạo phải chung tay để làm sạch nền giáo dục một cách toàn triệt, thấu đáo. Và làm sạch nền giáo dục cũng là một cách cứu lấy Đảng cộng sản không bị đạp nát trên tiến trình lịch sử. Đó là sự thật không thể chối cãi, vì càng ngụy biện thì càng nhanh chóng đến gần miệng hố !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 04/10/2023

Additional Info

  • Author Viết từ Sài Gòn
Published in Diễn đàn

Bt chp các tuyên b, ha hn ca nhng viên chc lãnh đo h thng chính tr như Tng Bí thư, h thng công quyn như Ch tch Nhà nước, nhng cam kết như ca B trưởng Giáo dục và đào tạo, h thng giáo dc vn tiếp tc sn xut ra đ loi scandal thuc loi khó có th tìm thy đâu bên ngoài biên gii Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam.

giaoduc1

Hc sinh trong mt ln được phát quà. Hình minh ha.

Nếu tun trước, công chúng xôn xao vì mt giáo viên dy Giáo dc công dân trường Trung học phổ thông Đa Phúc, ta lc ti huyn Sóc Sơn, thành ph Hà Ni, đui mt n sinh ra khi lp, kèm tuyên b "h bc hnh kim, không cho thi tt nghip Trung học phổ thông" ch vì đa tr này dám mua bánh cho bn bè trong lp tim bánh khác vi tim mà giáo viên đã ch đnh, ri giáo viên đó mc k hc trò qu ca phòng hc đ bày t s ăn năn khiến đa tr xu vì kit sc, kích xúc và khi biết chuyn, thay vì chn chnh, hiu trưởng trường này li báo công an, đ ngh xác đnh hc sinh đã ghi li ri chia s cnh này trên Internet có vi phm Lut An ninh mng hay không đ trường "k lut thích đáng" (1).

...thì tun này, công chúng tiếp tc sng st và bt bình vì mt đa tr khác là n sinh Trung học phổ thông Lc Long Quân cũng ta lc ti huyn Sóc Sơn, thành ph Hà Ni b trường "t chi giáo dc" bi hai lý do : Th nht, cha ca em dám thc mc v nhng khon tin mà trường bt ph huynh np. Th hai, lúc được hiu trưởng "triu tp" đến trường đ "làm vic", cho dù hiu trưởng đã cnh cáo, nếu không chp hành, trường s "t chi giáo dc", cha ca em vn không ch"trình din" vì dám cho rng ông có quyn đưa ra ý kiến và ch nêu nhn đnh cá nhân trong din đàn kín dành cho ph huynh ca lp con ông đang theo hc trên ng dng Zalo(2).

***

Ngoài nhng phn ng mang tính cht cá nhân trên mng xã hi, scandal ti trường Trung học phổ thông Lc Long Quân cũng làm thành viên ca nhiu din đàn có tính cht chính thng chng hn Thông tin chính ph ni gin. Nhiu người khng đnh như Lê Hunh Gia Đt :Đó là chà đp Hiến pháp và pháp lut, vi phm Điu 39 Hiến pháp, Điu 13 Lut Giáo dc, Điu 35 Thông tư 32/2020 ca BGiáo dục và đào tạo.Hoc nhn đnh như Akini Ben :Không chcoi thường pháp lutmà còn là hy hoi đt nướcvì các em là tương lai đt nước. Cũng có người như Dang Khoa tin rng :Hành vi này đi vi mt đa tr đang hc lp12 là đc bit nghiêm trng. Cnhư vy, ngàymai đt nước chúng ta s ra sao (3) ?

Tương t, trên trang Facebook ca VTC, nhiu người nêu thc mc như H Mu Hòa :Gi nhà trường cũng xài lut rng à ? Hay than như Vien Ngo Van :Quá nhc nhi. Hoc bt bình như Quí Trng :Vô lý ! Gi s ông talàm sai gì đó và người ta bt con ông tachu trách nhim thì ông tacó chpnhn không (4) ?

Trong din đàn ca Hi Khu nghip, Trn Văn Quang xem vic "t chi giáo dc" trường Trung học phổ thông Lc Long Quân là :Ngáo quyn lc ! Lê Ánh Tuyết cũng nghĩ như vy :S tht. Ch là hiu trưởng mà xs như vua y nh. Không ít người như Pi Ka tu đng tình :S quá, ph huynh manh đng là con tht hc luôn ! Cũng có người như Tai Thi k thêm :Ging ht hiu trưởng trường con ca mình, đc được bình lun ca mình trên facebook ri gi cho cô ch nhim ca con mình bo cô y btmình gnhưng mình không g vì có nhc tên trường đâu. Trong khi Tun Đan ngán ngm : Đng đâu nát đy, nghĩ mà chán ! – thì Dao Thien Van nhc : Sau câu chuyn này chúng ta rút được ra bài hc gì nào(5) ?

din đàn ca Theanh28 Entertainment, khá nhiu người nghĩ như Bevid Đng, Nguyn Trng :Đúng là làm ngh nào ăn ngh y, vi giáo dc, thy cô chn chuyn "bào" ph huynh đ đưa Vit Nam sánh vai vi các cường quc Châu Phi ! Không ch có mt Ngan Ho ngm ngùi :Đó cũng là lý do nhiu ph huynh phi tht lưng buc bng đ "t nguyn" đóng đ th tin vì không "t nguyn" là không xong ! - mà còn có nhng Công :Kinh hãi vi my scandal liên quan ti giáo viên và nhà trường ngày nay. Ri nhng Viết Vũ th dài :Nguyên ngành trng người nát như thếmà vn trơ trơ ! Nhng Hunh Thnh nhn mnh :Phi thay c v ln rut ca h thng giáo dc(6) !

***

Ging như scandal xy ra Trung học phổ thông Đa Phúc, S Giáo dục và đào tạo Hà Ni cũng phi nhp cuc đ công chúng h ha sau scandal Trung học phổ thông Lc Long Quân. Dù có gng biến chuyn giáo viên tùy tin, càn r, bo hành hc sinh thành chuyn nh(7) nhưng cui cùng Hiu trưởng Trung học phổ thông Đa Phúc cũng phi theo lnh ca thượng cp, đình ch công tác, điu chuyn giáo viên sai phm làm vic khác. Tương t, sau khi "t chi giáo dc" n sinh có cha không thi hành lnh "triu tp" ca hiu trưởng, trường Trung học phổ thông Lc Long Quân đã vi nn nhân quay tr li trường theo yêu cu ca S Giáo dục và đào tạo Hà Ni(8). Song nhng vn nn liên quan đến giáo dc vn còn nguyên.

Vô s scandal trong lĩnh vc giáo dc khiến xã hi ng ngàng, phn n cho thy, nguyên nhân chính nm ch, mm non nói riêng, con người nói chung không nhng không được trân trng mà còn b dùng như công c đ có th khai thác kiếm li theo đ kiu, bt k điu đó nguy hi thế nào đi vi tin đ quc gia, tương lai dân tc. Đó không phi là hn chế ca riêng ngành giáo dc mà là kết qu mang tính tt yếu ca cung cách qun tr, điu hành quc gia. Chính cung cách này to ra nhng viên chc giáo dc tin rng có th dùng công an đ truy tìm, dùng lut pháp đ "k lut thích đáng" đa tr dám chia s thông tin v v bo hành Trung học phổ thông Đa Phúc như h thng công quyn vn thường làm.

Đâu phi t nhiên mà hiu trưởng Trung học phổ thông Lc Long Quân "triu tp" ph huynh dám nêu thc mc v yêu cu đóng góp ca trường và "t chi giáo dc" con ca ông bi ông dám chng "lnh triu tp". Ch bt bình vi kiu s dng quyn lc ca hiu trưởng Trung học phổ thông Lc Long Quân dường như chưa đ và chưa đúng. Ti sao công an có quyn hành x y ht như thế, s dng loi văn phong như thế vi mi công dân mà viên chc giáo dc thì không ? Ti sao chp nhn vic h thng chính tr, h thng công quyn xét lý lch đến ba đi đ chn đng chí tham gia thng tr và ch lên án người buc đa tr phi chu trách nhim vì cha em không khut phc hiu trưởng ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 06/10/2023

Chú thích

(1) https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/neu-khong-co-video-co-giao-bao-hanh-hoc-sinh-thi-vu-viec-se-bi-chim-xuong-1249424.ldo

(2) https://vietnamnet.vn/dien-bien-moi-vu-truong-tu-choi-day-hoc-sinh-vi-tin-nhan-cua-phu-huynh-2198158.html

(3) https://www.facebook.com/thongtinchinhphu/posts/pfbid02jjRiX1yWb1gb4nCyv5hAeUrJKNo9QxPQu57ZP6JtjqP46amrhSw9X5nmn7HRhNKnl

(4) https://www.facebook.com/vtcnownetwork/videos/852101363191085/

(5) https://www.facebook.com/hoikhaunghiep/posts/pfbid0CM7ZQAxBxKiR6TRWwYJ6rS7p9xn2yQht7u7L7qqiBUrnFf7SmhBuLhMuEBhQkgz6l

(6) https://www.facebook.com/Theanh28/posts/pfbid0RABPSMorRMWPhrYJGjE548vzr49yqJQ1hVx35avbawXE9j44sLsLFzeZUiGCNmtil

(7) https://laodong.vn/giao-duc/vu-co-giao-tum-co-ao-keo-le-hoc-sinh-hieu-truong-co-tinh-bao-che-1248491.ldo

(8) https://vietnamnet.vn/so-gd-dt-yeu-cau-truong-thpt-lac-long-quan-cho-hoc-sinh-di-hoc-lai-2198329.html

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn
vendredi, 15 septembre 2023 16:55

Giáo dục thời để… thử

…mi hc sinh phi np 8.715.000 đng cho 28 khon và nhiu khon trong s này thuc loi không d hiu chút nào...

giaoduc1

Mt ph huynh hc sinh Vit Nam bt khóc trong đt xét tuyn đi hc con mình tham gia. Hình minh ha.

Hi đu tun này, ông Phm Văn Tuyên ng Hi Dương gii thiu mt bn lit kê các loi chi phí mà hc sinh trường Trung hc ph thông Thanh Min 3 huyn Thanh Min, tnh Hi Dương phi np. Theo đó, mi hc sinh phi np 8.715.000 đng cho 28 khon và nhiu khon trong s này thuc loi không d hiu chút nào. Đó cũng là lý do công chúng chuyn nh chp bn lit kê này cho nhau tham kho(1). Bi câu chuyn này nhanh chóng tr thành lùm xùm nên báo chí xúm vào tường thut và S Giáo dục và đào tạo tnh Hi Dương phi yêu cu Ban Giám hiu trường Trung học phổ thông Thanh Min 3 "gii trình(2) Cui cùng, trường Trung học phổ thông Thanh Min 3 c ba người đến gp ông Tuyên đtrao đi, xin "rút kinh nghim", ha s điu chnh các khon thu cho đúng quy đnh, phù hp vi tình hình kinh tế - xã hi đa phương(3).

Lm thu trong giáo dc không nhng không mi mà còn tràn lan. Bt k các cá nhân lãnh đo h thng công quyn nói chung, lãnh đo h thng Giáo dục và đào tạo nói riêng, cam kết, ha hn thế nào thì lm thu vn tn ti, tiếp tc th thách kh năng chu đng ca c ph huynh, hc sinh ln xã hi. Nếu có ai đó lên tiếng và được dư lun ng h như trường hp ông Tuyên, các cơ s Giáo dục và đào tạo mi điu chnh theo kiu không "th" được thì thôi !

***

Tun này, ngoài nhng than th, bt bình v lm thu, người s dng mng xã hi còn tho lun v mt vn nn khác ca Bộ Giáo dục và đào tạo s hp tác gia các trung tâm Anh ng vi h thng trường hc. Mt ph huynh cư trú thành ph Vinh, tnh Ngh An đã k vi Thái Ho mt facebooker quan tâm đc bit đến giáo dc rng vài năm gn đây, mi tháng ông phi đóng vài trăm ngàn cho các con hc "tiếng Anh tăng cường" - chương trình hình thành t s liên kết gia mt trung tâm Anh ng và 86 trường. Trung tâm Anh ng va đ cp ch có khong 20 giáo viên trong khi 86 trường có khong 80.000 hc sinh nên ging dy "tiếng Anh tăng cường" vn là giáo viên ca trường. Vn đ nm ch, nếu mi hc sinh đóng 500.000 đng/tháng thì mi tháng s thu được 40 t. Ch cn tr cho giáo viên trong trường 50.000 80.000 đng/tiết, phn còn li thuc v trung tâm.

Thái Ho lưu ý :Đó là kiu "tay không bt gic", không cn đutư trường lp, không cn tuyn dng giáo viên, ch cn thànhlp "trung tâm" ri bt tay vi hiu trưởng thì tt c cơ s vt cht và con người trong h thng giáo dc quc dân s biến thành "ca nhà" và dn ti tn ming. Quá sướng ! Nhng chương trình kiu này đang đ b vào các trường hc trên c nước, to ra mt th trường ch đen phá nát giáo dc t bên trong.Hình thc ca kiu làm ăn này rt đa dng,có nơi thô bo, có ch tinh vi. Có trường thông báo mt cách mp m khiến tt c hc sinh phi tham gia, có trường thì cho đăng ký nhưng li dy vào bui hc chính khóa, hcsinh không đăng ký s b đưa ra khi lp. Cha m nào n đ con bơ vơ mt mình trên sân trường, thế là chng biết có li lc gì không nhưng cũng cn răng mà đóng tin cho con được ngi trong lp(4).

Chuyn chưa ngng đó, hôm sau, Thái Ho viết thêm, ông mi nhn được rt nhiu thông tin t giáo viên và ph huynh hc sinh trên c nước v tình trng trường hccâu kết vi cáctrung tâm đ bày ra đ th "môn hc", không ch có "tiếng Anh tăng cường", "k năng sng", "hot đng tri nghim", mà còn có "bi dưỡng ngh thut", "bi dưỡng th thao", "hot đng cng c", "hot đng tp th"… Trong "tiếng Anh tăng cường" có khi phi hc cùng lúc my loi như "tiếng Anh Ismart", "tiếng anh Language", "tiếng anh STEM", Đi kèm vi vi nhng môn hc này là chuynphi mua tài liu vi giá ct c, phi sm thiết b, kéo theo phi hc bán trú, ăn bán trú… Đó là hình nh ca nhng cái ch trăm người bán, triu người mua, không phi là thun mua va bán mà là bo kê, ép buc, ct c còn người mua thì ngơ ngác, m c, s hãi...

Trường phát cho mi ph huynh nhng t "Đăng ký t nguyn" nhưng nếu ai đó không, hoc chưa kp đăng ký thì b gi đin, nhn tin, thúc gic, da nt, "mi" lên trường "làm vic". Nếu vn cng đu không chu "mua hàng" thì con cái s phi ra khi lp, lang thang nơi gc cây, ghế đá sân trường gia bui hc vì trường thường xếp nhng tiết hc "tăng cường" này xen ln vi các tiết hc trong bui chính khóa. Còn bao nhiêu sc ép và s bt công tàn nhn khác na mà người ta có th nghĩ ra đ buc nhng đa tr và cha m chúng phi "tình nguyn" cho k khác cưỡi lên lưng. Món li quá ln đã tora mt liên minh ma qu ngay trong trường hc, khiến ph huynh và hc sinh vn là nhng người yếu thế ph thuc, tr thành nhng con mi béo ngy trước nanh vut ca các thế lc tin quyn.

Thái Ho nhn mnh :Tôi đang có hàng trăm tin nhn vi đ th ni dung, nào là tin nhn "trao đi" gia nhà trường và ph huynh, nào là văn bn quy đnh, ký kết, nào là giao dch np tin hc, nhưng không tin đăng ti vì s s nh hưởng đến trvà cha m chúng. Bàng hoàng và đui sc khi phi đc hết chng y nhng th ti t không th hình dung ni Đó là chưa k hơn 500 bình lun công khai mà phn ln là cung cp thông tin và xác nhn s tht ca vn nn này.Giáo dc quc dân đã có hn mt chương trình vi đy đ cơ s vt cht, con người, giáo trình, được thiết kế cho s đm bo hc sinh "phát trin toàn din" nhưng nay, trước s đ b ca hàng chc "môn hc" hm bà lng không biết t đâu rơi xung đã và đang lũng đon các trường thì dường như nhng nơi này tr thành chiến li phm ca mt nhóm người có quyn và có tin.

Đây là tình trng có du hiu đã v trn vi s công nhiên thao túng h thng giáo dc, s dng hc sinh như con tin đ làm tin ngang ngược trên đu ph huynh, phá nát chương trình giáo dc quc dân, biến nó th thng trng đi bc nht quc gia tr thành chtreo nhng "môn hc" bát nháo mc lêntràn lan và đ b vào nhà trường như thác lũ.Xin nh, không ai buc phi đi hc thêm, nghĩa là hc sinh và ph huynh hoàn toàn có quyn t chi tham gia. Không nhng thế, khi thy nhng sai trái thì chúng ta có quyn lên tiếng phn ánh, phn đi, t cáo Thưa quý v, khi mình làm đúng thì đã có pháp lut bo v. Mt mình tôi lên tiếng mà nhà trường đã buc phi sa sai thì hung gì khi các v đng lòng ? Chúng ta có các "cơ quan chc năng", có h thng quy đnh ca lut pháp trong tay, ti sao li s nhng k làm sai ? H phi s mi đúng ch(5) ?

Giáo dc không ch đã mà còn đang b mt s cá nhân, mt s nhóm dùng đ th nhng chiêu, trò bn thu nht nhm kiếm tin, chia chác vi nhau, bt chp hu qu đi vi tr - đi tượng th hưởng, gia đình chúng, xã hi, vn mnh dân tc, tương lai x s t hi ra sao, ph huynh tiếp tc im lng, cn răng đ tiếp tc th thách s nhn ni, chu đng ca mình hay th làm ngược li ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 15/09/2023

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid028hZWh2rrbta5fvgiQAhKz75K6qRt2kqVEwSgCCkuAHsj9HHkkgyYYEbTw21o2DUBl&id=61550685748812

(2) https://dantri.com.vn/giao-duc/hai-duong-yeu-cau-truong-thpt-thanh-mien-3-bao-cao-ve-thong-tin-lam-thu-20230912113636900.htm

(3) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02KWKPAueLg9Y5jQp3GaRH1dvgHTLCz6nKAGvDQ97QywhWxiM3HNixAemLzkthZKqQl&id=100005287573458

(4) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02D6nWJfgACoK57znNRhUfuCBXRYZyEjrnp849x1z95GsAPfcS9AV5ucc1h9z5ikKKl&id=100059910855657

(5) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0rVbAtfre8Cx2Jp84HehfFRzVm2mxCbQBGB59Q5WiEfhHfWRUmUoKPUPToRsRDrVJl&id=100059910855657

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 11