Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thụy Điển chuẩn bị đối phó với nguy cơ xảy ra chiến tranh

Trong bối cảnh chiến tranh Ukraine sắp tròn 1 năm, chuyên mục quốc tế của báo Le Monde hôm 15/02/2023, có bài viết đáng chú ý về việc Thụy Điển trong năm qua đã đẩy mạnh phòng vệ dân sự để chuẩn bị khả năng đối phó với xung đột.

thuydien1

Nội các Thụy Điển, với bộ trưởng Phòng vệ Dân sự Carl-Oskar Bohlin (hàng cuối, bên trái), Stockholm, tháng 10/2022. AP - Fredrik Sandberg

Đến hết năm 2022, sĩ số lực lượng phòng vệ dân sự của Thụy Điển lên đến hơn 104.000 người, tăng 16% so với hồi tháng 06. Dù là quân nhân chuyên nghiệp hay quân dự bị, công chức, tài xế xe buýt hay người trông trẻ, tất cả đều nhận được "nhiệm vụ chiến tranh". Nếu Thụy Điển bị tấn công, họ sẽ biết những gì họ được trông chờ thực hiện. Đa phần sẽ tiếp tục làm việc ở vị trí của mình, được xem là quan trọng vận hành đất nước. Những người khác sẽ được chọn tùy theo năng lực đặc biệt của họ. Nhưng mọi người đều phải tỏ ra kín đáo.

Đối với những người trong độ tuổi 16-70 và không nhận được nhiệm vụ, họ cũng không được bỏ trốn, mà phải tiếp tục hoạt động của mình và có thể được Cơ quan quốc gia về việc làm huy động.

121.500 thanh niên Thụy Điển đón sinh nhật 16 tuổi trong năm 2022 đã nhận được thư của Cơ quan phòng vệ dân sự (MSB) thông báo rằng từ nay họ trở thành một phần của lực lượng "phòng vệ toàn diện" của vương quốc Thụy Điển và có "nghĩa vụ giúp đỡ trong trường hợp có mối đe dọa về chiến tranh hoặc nếu chiến tranh xảy ra".

Sau khi chiến tranh Ukraine nổ ra, lần đầu tiên tính từ năm 1947, Thụy Điển lại có bộ trưởng Phòng vệ dân sự, bên cạnh bộ trưởng Quốc phòng. Tân bộ trưởng Phòng vệ dân sự Carl-Oskar Bohlin, nhậm chức ngày 18/10/2022, giải thích việc bổ nhiệm ông là do "tình hình an ninh rất nghiêm trọng mà Thụy Điển và Châu Âu đang gặp phải". Ông giải thích vai trò của mình là điều phối các nỗ lực tái lập hệ thống phòng thủ dân sự của đất nước để "trong trường hợp bị tấn công quân sự, xã hội vẫn tiếp tục hoạt động, bất chấp những xáo trộn rất nghiêm trọng" và rằng "xã hội cũng có thể tập trung tất cả mọi nguồn lực và năng lượng để hỗ trợ quân đội thực hiện nhiệm vụ".

Le Monde trích dẫn một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Thụy Điển về phòng phòng : "Trong hoàn cảnh này, chúng tôi đã phát hiện ra chiến tranh hiện đại tấn công toàn thể xã hội, như trường hợp của Ukraine, và chúng tôi lo sợ rằng đó sẽ là một cuộc chiến tổng hợp, có độ chính xác. Đối mặt với cuộc chiến tranh toàn diện này, cần có lực lượng phòng vệ toàn diện, cả quân sự và dân sự".

Theo đường lối trung lập, Thụy Điển chưa trải qua một cuộc xung đột vũ trang nào kể từ năm 1814. Nhưng điều đó không ngăn cản Thụy Điển chuẩn bị mọi chuyện, bởi trong Đệ nhị Thế chiến, người dân Thụy Điển cũng chịu cảnh thiếu hụt, khan hiếm hàng hóa.

Khắc phục sai lầm chiến lược trong quá khứ

Sau Đệ nhị Thế chiến, trong nhiều thập niên, Thụy Điển đã trang bị một hệ thống phòng vệ dân sự mà bộ trưởng Phòng vệ dân sự nhìn nhận là "hệ thống được xây dựng kỹ nhất và phát triển nhất thế giới". Thế nhưng, theo Le Monde, đằng sau nhận xét của ông Carl-Oskar Bohlin là một sự cay đắng, bởi vì sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin và Liên Xô, khi mối đe dọa chiến tranh ở Châu Âu đã giảm, Thụy Điển đã "phạm sai lầm chiến lược" khi tin rằng mọi chuyện đã kết thúc.

Vụ Nga xâm chiếm bán đảo Crimea của Ukraine hồi năm 2014 đã tạo ra một sự thay đổi 180 độ tại Thụy Điển. Sau khi bị hủy vào năm 2010, nghĩa vụ quân sự đã được Thụy Điển khôi phục vào năm 2017 và phòng vệ dân sự được tái khởi động. Đến năm 2018, 4,9 triệu hộ gia đình đã nhận được trong hộp thư sách hướng dẫn bằng 14 ngôn ngữ "Trong trường hợp nổ ra chiến tranh hoặc khủng hoảng". Họ được giải thích cách chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất.

Việc lập kế hoạch diễn ra ở mọi cấp độ trong xã hội. Ở cấp quốc gia, một đạo luật có hiệu lực từ ngày 01/10/2022 xác định 10 lĩnh vực chiến lược (bưu chính viễn thông, tài chính, năng lượng, y tế …) và yêu cầu các cơ quan chính phủ bảo đảm hoạt động của các lĩnh vực này.

Patrik Moström, người đứng đầu bộ phận khẩn cấp của Cơ quan nông nghiệp, giải thích rằng thách thức là "giữ cho mọi người khỏe mạnh trong một thời gian dài, từ 3 tháng đến 1 năm", khi nhập khẩu có thể phải tạm ngưng và các tuyến tiếp vận bị cắt. Bước tiếp theo là xác định những gì có thể được sản xuất ngay tại địa phương và những gì sẽ phải dự trữ. Từ sau Chiến Tranh Lạnh, Thụy Điển trở thành xã hội chỉ tích lũy đủ dùng chứ không dự trữ nhiều, và ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu, thường chỉ tự chủ được 50% nhu cầu, so với tỉ lệ 80% ở nước láng giềng Phần Lan.

Cuộc cách mạng kỹ thuật số cũng khiến xã hội dễ bị tổn thương hơn trước các vụ cuộc tấn công từ bên ngoài. Tại Stockholm, cơ quan bảo vệ dân sự muốn nâng cao ý chí bảo vệ đất nước của người dân Thụy Điển thông qua các chiến dịch thông tin và diễn tập, bởi Stockholm "không ngây thơ đến mức tin rằng có thể chống chọi lại với mọi chuyện".

Le Monde kết luận, thông qua việc chuẩn bị cho mọi tình huống, Stockholm cũng hy vọng có thể ngăn cản một đối thủ tiềm tàng tấn công Thụy Điển.

IT Army of Ukraine : Bí ẩn đội quân công nghệ số của Ukraine

Về chiến tranh Ukraine, cả báo Le Figaro Les Echos đều chú ý đến áp lực đối với phương Tây trong việc viện trợ đạn dược cho Ukraine.

Trong khi đó, Libération hôm nay dành một tựa trên trang nhất và hồ sơ 4 trang cho "IT Army of Ukraine". Đội quân công nghệ số của Ukraine được bộ trưởng Chuyển đổi công nghệ số của Ukraine thông báo thành lập chỉ 2 ngày sau khi chiến tranh nổ ra. Không chỉ giao tranh với quân Nga trên chiến trường, Ukraine còn đối phó với Nga trên mặt trận công nghệ số. Nhưng sau 1 năm, cho đến nay, theo Libération, vẫn còn "một vùng tối" với nhiều "điều bí ẩn" bao trùm đội quân này, chẳng hạn khuôn khổ hoạt động ra sao ? Ai chỉ huy ? Đâu là vai trò của Nhà nước Ukraine ?

Theo những lời chứng mà Libération thu thập được trong cuộc điều tra, "IT Army of Ukraine" được thành lập theo ý tưởng của chính phủ Ukraine nhưng đội quân lại gồm các tình nguyện viên, không chỉ trong nước mà cả của nước ngoài, và nhắm đến tấn công các trang mạng của Nga.

Libération nhắc lại, hồi tháng 09/2022, nhật báo Hà Lan De Volkskrant từng đăng tải chân dung của một người tự xưng là cựu thành viên lực lượng đặc nhiệm của Hà Lan và là một trong những "đại tá" của IT Army. Theo người này, các thành viên của SBU, Cơ quan an ninh nội địa Ukraine, chính là "xương sống" của đội quân này và chính họ chọn lựa các nhà quản lý trung gian từ các tình nguyện viên. Khi được Libération liên lạc, cả Bộ quốc phòng Ukraine, Bộ chuyển đổi công nghệ số và SBU đều không hồi đáp.

Các mục tiêu mà IT Army nhắm đến rất đa dạng : giới công nghiệp, thương mại, tài chính, cơ quan công quyền cấp trung ương và địa phương, các phương tiện truyền thông, dịch vụ số... của Nga. Một người Ukraine ẩn danh nói với Libération : "Chúng tôi mở rộng các đòn trừng phạt để người dân ở phía bên kia (ý nói tới phía Nga), cảm thấy thế nào là chiến tranh".

Tuy nhiên, Libération cũng đặt câu hỏi về tính chính đáng của các hành động tấn công mạng của "IT Army of Ukraine", bởi nhiều mục tiêu họ nhắm tới, chẳng hạn một số ngân hàng, phương tiện truyền thông xã hội… không phải cơ sở quân sự mà là cơ sở dân sự.

Nước Nga muốn loại bỏ nội dung đồng giới ra khỏi văn hóa

Vẫn có liên quan đến nước Nga, báo công giáo La Croix giới thiệu bài phỏng vấn nhà sản xuất điện ảnh Nga Kirill Serebrennikov, đạo diễn phim "Người vợ của Tchaikovsky". Bộ phim nói về tình yêu đồng giới của nhà soạn nhạc thiên tài Tchaikovsky đã bị cấm chiếu tại Nga. Nhà làm phim, nay sống lưu vong, cho biết ngay từ khi mới quay phim, ông đã biết tác phẩm sẽ không báo giờ được phát hành trong nước.

Các quan chức chỉ muốn loại bỏ khỏi nền văn hóa Nga tất cả những gì liên quan đến tình yêu đồng giới. Giới lãnh đạo và chính trị Nga tin rằng chỉ cần đọc sách về đề tài đồng tính là sẽ biến thành người đồng tính và điều đó là trái với giá trị Nga. Thế nhưng, đối với Kirill Serebrennikov, chống lại người đồng giới và ủng hộ chiến tranh Ukraine đều là sự thù hận, cho thấy tâm hồn con người đã biến mất.

Pháp : Trầm cảm tăng, nhất là ở giới trẻ

Cũng như Libération, về xã hội Pháp, báo Le Monde quan tâm đến sự xuống cấp về sức khỏe tâm thần của người dân trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19 trong 3 năm qua. Trong bài viết "1/5 thanh niên mắc chứng rối loạn trầm cảm", Le Monde cho biết theo kết quả điều tra Cơ quan y tế công cộng Pháp công bố hôm 14/02/2023, các đợt trầm cảm trong dân chúng nói chung đều tăng trong năm 2021, tỉ lệ này ở giới trẻ tăng gần gấp đôi so với năm 2017.

Giai đoạn trầm cảm được xác định là giai đoạn buồn bã hoặc mất hứng thú trong ít nhất hai tuần liên tiếp, kèm theo ít nhất ba triệu chứng "thứ cấp", chẳng hạn mệt mỏi, sụt cân hoặc tăng cân, có vấn đề về giấc ngủ, khả năng tập trung, nghĩ về cái chết và những điều này gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Người phụ trách cuộc điều tra, một trong các tác giả bản báo cáo cho biết họ đã lường tới xu hướng gia tăng các đợt trầm cảm, nhưng không không nghĩ là đến mức như vậy, nhất là ở giới trẻ. Ở lứa tuối 18-24, các đợt trầm cảm liên quan phần nào đến tình hình công việc, gia đình và tài chính, bởi cuộc sống của họ rõ ràng là bấp bênh hơn trong khủng hoảng dịch bệnh.

Một tác giả khác của báo cáo giải mã : "Sự tách biệt xã hội do các đợt phong tỏa, sự bất định trong học tập và tương lai, sự bấp bênh được bộc lộ rõ hơn trong đại dịch, và có thể là bối cảnh rất đáng lo ngại, với khủng hoảng khí hậu, chiến tranh, tình hình kinh tế, đã đè nặng lên những người trẻ tuổi nhất". Có tiền sử rối loạn tâm thần cũng là một yếu tố gây nguy cơ trầm cảm.

Nghiên cứu của Cơ quan y tế công cộng Pháp ghi nhận những người sống ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở Paris và vùng phụ cận bị ảnh hưởng nhiều nhất, cũng như những người không dư dả về tài chính, những người sống một mình hoặc trong gia đình có cha mẹ sống đơn thân, hoặc người thất nghiệp. Nhiễm Covid-19 với triệu chứng mắc bệnh, căng thẳng chưa từng có do đại dịch gây ra và các biện pháp kiểm soát đại dịch được xem là những yếu tố chính gây trầm cảm. Phụ nữ bị tác động nhiều hơn, bất kể lứa tuổi, vì điều kiện sống phức tạp hơn, thu nhập thấp hơn, và dễ gánh chịu bạo lực hơn.

Điều khiến giới chuyên môn y tế lo ngại nhất là nhiều người bị rối loạn trầm cảm không đi khám bệnh, trong khi điều quan trọng nhất để thoát khỏi trầm cảm là họ phải có thể nói chuyện, chia sẻ với người thân hoặc bác sĩ.

Tiktok : Công cụ tuyên truyền và "ngu hóa giới trẻ Tây phương" của Bắc Kinh ?

Nhìn sang báo công giáo La Croix, cả trang nhất, bài xã luận và chuyên mục Sự kiện đều dành cho mạng xã hội Tiktok của Trung Quốc.

Trong bài xã luận "Thôi miên", La Croix cho biết mỗi ngày, hàng tỉ người dùng trên toàn thế giới xem trên mạng Tictok các video có tổng thời lượng lên đến một trăm ngàn năm. Riêng tại Pháp, một nửa số trẻ em 8-11 tuổi đăng ký sử dụng Tiktok. 2/3 số người dùng Tiktok tại Pháp là thanh thiếu niên dưới 25 tuổi. Do mạng video Trung Quốc đã bị tố cáo thiếu minh bạch, do mức độ ảnh hưởng đến giới trẻ, do những tác động liên quan đến nhiều lĩnh vực : giáo dục, sức khỏe tâm thần, bảo vệ dữ liệu, thông tín bị làm sai lệch… Tiktok sẽ bị đưa ra trước một ủy ban điều tra của Thượng Viện Pháp vào đầu tháng 03/2023.

Trong bài viết "Tiktok, mạng xã hội gây nghiện nhất", La Croix cho biết một số nhà khoa học coi mạng video do tập đoàn Byte Dance của Trung Quốc tạo ra hồi năm 2016 là chất "ma túy công nghệ số". Nhịp độ dồn dập của các video thúc đẩy quá trình tiết ra dopamine, chất tạo ra cảm giác sảng khoái và như bị thôi miên. Nhưng đằng sau đó là những rối loạn giấc ngủ và rối loạn trí nhớ và sự giảm sút khả năng tập trung.

Ủy ban gồm 19 thượng nghị sĩ Pháp sẽ có 6 tháng điều tra về một số cáo buộc nhắm vào Tiktok, đặc biệt là về việc khai thác dữ liệu cá nhân và khả năng Tiktok có một chiến lược nhằm gây hại cho người dùng ngoại quốc. Theo La Croix, một số người thậm chí cho rằng Tiktok là công cụ của Bắc Kinh để làm giới trẻ Tây phương trở nên xuẩn ngốc hơn.

Sau 7 năm phát triển, giờ đây ngày càng nhiều video mang nội dung chính trị trên Tiktok, kể cả về chiến tranh Ukraine các vụ xả súng ở Mỹ. Công ty khởi nghiệp NewsGuard nhận định hồi tháng 09/2022, là 20% video trên mạng Tiktok là tin giả. Theo một báo cáo hồi năm 2020 của Viện Úc về chiến lược chính trị, chỉ có 1/10 video liên quan đến Tân Cương có nội dung không ủng hộ chính sách của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ. Vì thế, một số nhà quan sát không ngần ngại gọi TikTok một "công cụ tuyên truyền" của Bắc Kinh. Tuy nhiên, theo La Croix, Ủy ban điều tra của Thượng Viện Pháp có thể sẽ khó chứng minh điều đó.

Cam Bốt : Thủ tướng Hun Sen "bịt miệng" tự do báo chí

Nhìn sang Châu Á, Le Figaro cho biết chỉ 5 tháng trước cuộc bầu cử lập pháp Cam Bốt, thủ tướng Hun Sen lại "bịt miệng tự do báo chí", cho đóng cửa báo mạng tiếng Anh và tiếng Khmer, Tiếng Nói Dân chủ (VOD), một trong những phương tiện truyền thông độc lập cuối cùng tại Cam Bốt.

Hôm qua, giấy phép hoạt động của VOD đã bị Bộ thông tin thu hồi, vài ngày sau khi VOD cho đăng tải một bài báo gây tranh cãi khi đặt câu hỏi về vai trò của Hun Manet, con trai thủ tướng Hun Sen, trong bộ máy nhà nước. Việc công bố thông tin đã khiến người quyền lực nhất Cam Bốt suốt 38 năm nay nổi giận. Ban đầu, thủ tướng Cam Bốt cho VOD 72 giờ để đưa ra lời xin lỗi công khai, sau đó giảm xuống còn 24 giờ. Ban lãnh đạo của tổ chức phi chính phủ Trung tâm truyền thông độc lập của Cam Bốt, cơ quan giám sát VOD, đã thực sự bày tỏ "sự hối tiếc" và xin lỗi qua 2 lá thư, nhưng Hun Sen vẫn thông báo đóng cửa VOD để "bảo vệ danh dự" của ông.

Điều đáng nói là, theo Le Figaro, luật báo chí 1995 không quy định về kịch bản nói trên. Nhưng một nhà báo của VOD than thở : "Ở Cam Bốt, ngay khi quý vị không ủng hộ chính phủ, điều này có thể xảy ra". Theo bảng xếp hạng của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới về quyền tự do báo chí, Cam Bốt từ hạng 128 đã tụt xuống hạng 142 trên tổng số 180 nước.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Dự án thủy điện Hồi Xuân nằm trên hệ thống thủy điện của sông Mã, là một dự án lớn, tác động đến hàng chục ngàn dân hai tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa. Từ 2016 một số dân bắt đầu khiều kiện, tố cáo chính quyền địa phương thông đồng với doanh nghiệp tư nhân ăn chận tiền bồi thường di dời và giải tỏa đất. Đến lúc này vụ kiện vẫn chưa được giải quyết.

boithuong1

Một số hộ dân Vạn Mai bị thu hồi đất tại dự án thủy điện Hồi Xuân-Thanh Hóa - Người dân cung cấp

Ông Nguyễn Anh Tuấn, một trong những người khởi xướng đơn kiện gởi từ địa phương ra tới trung ương, nói rằng người dân không chống dự án thủy điện mà chỉ muốn khiếu kiện về những vi phạm và thiếu minh bạch trong kế hoạch di dời, giải tỏa và bồi thường.

Dự án thủy điện Hồi Xuân là một dự án nằm trong kế hoạch chống biến đổi khí hậu được nói đến từ 2007-2008 : 

"Dự án thủy điện Hồi Xuân này không phải đơn phương phía Việt Nam. Dự án có sự đầu tư từ cộng đồng quốc tế, có vay một ngân hàng của Mỹ và một ngân hàng của Nhật. Trong vấn đề chống biến đổi khí hậu mà nếu Việt Nam có những dự án năng lượng sạch thì sẽ được cộng đồng quốc tế tài trợ. Tthủy điện Hồi Xuân này nằm trong gói của chính phủ Mỹ và chính phủ Nhật mua cái ‘quota’ về khí thải làm biến đổi khí hậu’

"Dự án không nằm trên địa bàn của riêng tình Hòa Bình, hồ chứa nước của nó nằm trên địa bàn hai tỉnh, gây ảnh hưởng không chỉ vài trăm mà đến hàng chục ngàn dân ở rất nhiều bản làng và các huyện khác nhau của cả Hòa Bình và Thanh Hóa.

Người dân không chống đối dự án thủy điện Hồi Xuân, nhưng họ buộc phải lên tiếng qua đơn kiện vì :

"Một dự án vừa có vốn tài trợ của chính phủ vừa có tài trợ từ quốc tế họ có đủ nguồn lực tiền để vừa xây dựng đập thủy điện vừa bồi thường tái định cư cho người dân. Nhưng chúng ta biết vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam rồi, quan chức ăn rất tham. Đáng lẽ ra bồi thường đầy đủ cho người dân thí dụ 1 tỷ đồng/gia đình chẳng hạn, thì họ chỉ bồi thường 200 triệu đồng tức chỉ khoảng 20% cái thực tiễn mà người dân phải có".

Hậu quả, khi người dân khi đến nơi tái định cư mới thay vì được bố trí ‘điện, đường, trường, trạm’, thì :

"Thực tế người ta chỉ đưa đến đó, giao cho người dân tự xây dụng nhà ở, còn hạ tầng cơ sở điện-đường- trường-trạm tất cả đều thiếu"

"Nhiều video do người dân tự quay, ngoài những video đó thì còn có đài Truyền Hình Thanh Hóa, đài Truyền Hình tỉnh Hòa Bình, rồi những phóng viên có lương tâm họ cũng làm phóng sự những cảnh đó… Vấn đề là có những thế lực đằng sau nó bảo kê cho những chủ tập đoàn ở Thanh Hóa và Hòa Bình trong dự án thủy điện Hồi Xuân như vậy. Cuộc sống người dân bị di dời sau mười mấy năm vẫn chưa đi đến đâu cả".

Trở lại với ông Nguyễn Anh Tuấn, từ 2016 đến 2018, đất đai của người dân cũng như bà con thân nhân của ông trong xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã bị thu hồi để xung vào dự án thủy điện :

"Chính quyền tỉnh Hòa Bình, huyện Mai Châu, vi phạm một số Khoản, một số Nội dung Điều 9, Điều 11và Điều 24, thông đồng cấu kết với chủ đầu tư dự án thủy điện Hồi Xuân là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Mekong để thu hồi đất trái pháp luật Nhà nước Việt Nam".

Một số hộ dân ở Vạn Mai, ông Phạm Văn Tạ, bà Đào Thị Thường, bà Phạm Thị Thoan, bà Phạm Thị Tuyết, trình bày lý do họ ký tên vào đơn kiện : 

"Tôi là Phạm Văn Tạ, đại diện cho các hộ bị thu hồi đất tại dự án thủy điện Hồi Xuân-Thanh Hóa. Chúng tôi là những hộ dân sinh sống tại xóm Thanh Mai, xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, trong đó có những hộ dân năm 1983 đã mất đất đai để phục vụ cho Dự án Thủy điện Quốc gia Hòa Bình, được chính phủ di dời vào xóm Thanh Mai và nay là nạn nhân của việc cưỡng đoạt đất đai tại dự án thủy điện Hồi Xuân-Thanh Hóa" 

"Do ít hiểu biết về pháp luật, đa số dân chúng tôi không rành và không đòi hỏi các giấy tờ liên quan. Thậm chí khi được mời ra xã để ký vào sổ và lĩnh tiền bồi thường thì chúng tôi cũng không được nhận biên lai".

Bà Đào Thị Thường nói về việc đền bù không thỏa đáng :

"Lúc mới chuyển lòng hồ về đây ở ai phát được bao nhiêu thì hưởng ngần đấy. Năm 2012 thì họ mở một con đường qua vườn nhà mình, họ đền bù cho được 5.000 đồng/mét thôi chứ không nhiều. Thế thì đất của nhà mình thành ra nằm hai bên mặt đường. Bên nhiều và đẹp thì người ta thu hồi để làm khu tái định cư, cũng đền bù cho được 6.000 đồng/mét, thế nhưng mà tiền đất thì chưa được nghìn nào, 3.000 mét vuông mà đền cho 50 triệu tiền cây cối trồng trên đó thì làm sao mà thỏa đáng được. Coi như họ cướp không, họ cưỡng chế chứ thỏa đáng làm sao được. Cả nhãn, cả xoài, cả ruộng mà được có hơn 50 triệu, còn đất người ta bảo 3000 mét thì họ đền bù cho 100 triệu nhưng mà đã trả cho nghìn nào đâu, chưa được lấy nghìn nào cả". 

Bức xúc vì bị mất đất rồi lâm cảnh cùng cực, gia đình bà Đào Thị Thường trở về nền nhà cũ đã bị thu hồi trước đó :

"Bây giờ thì đang ở chỗ nhà cũ, đất của mình họ san ủi dần thành mặt bằng rồi. Chỗ kia thì có nhà đâu, họ chưa trả đất cho để ở cái khu mới ấy. Họ lại bảo rằng cái thủy điện Hồi Xuân này bị vỡ nợ, 5 năm nay họ có làm nữa đâu. Lên huyện hỏi đất đền bù thì huyện cũng không biết, bảo chủ đầu tư vỡ nợ rồi bên ngoài không cấp tiền nữa nên họ đi đâu người ta không biết"

"Chính quyền người ta cũng đe dọa đấy,tôi định làm mái nhà trên đất cũ để ở nhưng chính quyền bảo không được, làm thì người ta cưỡng chế phá chứ không cho làm".

boithuong2

Các quyết định chuyển nhượng cổ phần trong dự án thủy điện Hồi Xuân (người dân cung cấp)

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn thì việc thu hồi đất ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, trong đó có hai xã Van Mai và Mai Hịch, là phía bên Hòa Bình. Còn đâu số lượng lớn dự án thủy điện này nằm bên xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa :

"Để thực hiện điều này họ đã sử dụng nguồn tài chính, theo tôi tìm hiểu tổng số 239,7 triệu USD để thu hồi đất của dân trái pháp luật. Từ năm 2016 thì đầu tiên là khiếu nại, sau thì tố cáo lên tận trung ương, được trung ương chuyển về tình Hòa Bình hai lần nhưng cuối cùng thì tỉnh Hòa Bình không giải quyết gì cho người dân cả".

Như vậy từ lúc có lệnh thu hồi đất, nhiều người chưa được trả đất tái định cư, đất ở dôi ra so với định mức tái định cư và chưa trả tiền. Có những hộ dân còn bị chính quyền nợ một phần tiền bồi thường.

Về những hộ dân không có đất làm nhà, vẫn lời ông Nguyễn Anh Tuấn, ban đầu họ được hỗ trợ tiền thuê nhà nhưng về sau thì khoản này cũng bị cắt luôn mà không rõ nguyên nhân.

Ông Nguyễn Anh Tuấn và những người đồng ký tên khiếu kiện luôn tin họ làm đúng dù đã phải chờ đợi lâu mà không được đáp úng :

"Nếu tôi sai thì chắc chắn bây giờ tôi không thể ngồi đây nói chuyện với mọi người được, nếu sai thì chắc chắn là tôi đã bị bắt. Khi làm thì tôi đều báo cho chính quyền xã Vạn Mai huyện Mai Châu biết là tôi tố cáo thế này thế nọ, lạ là không ai động chạm gì đến tôi cả". 

RFA đã cố nối đường dây viễn liên về Hòa Bình, đặc biệt về ông Khà Văn Sảnh, chủ tịch UBND xã Vạn Mai, huyện Mai Châu. Viên chức này sau cùng bắt máy nhưng dập đường dây ngay lập tức.

Sự im lặng của chính quyền địa phương khiến vụ việc trở thành khó hiểu, còn chuyện kiện tụng của dân thì chẳng khác nào ‘con kiến đi kiện củ khoai" :

"Những người đi khiếu kiện đấy lại còn bị đe dọa từ phía cơ quan cảnh sát, cơ quan an ninh. Thế thì làm sao mà trông chờ vào sự giải quyết của chính quyền để mang lại công bằng công lý cho những người đang bị chèn ép quyền lợi".

Khi người dân bị xâm phạm quyền lợi thì người ta phải đi khiếu kiện. Nếu được trả tiền bồi thường đầy đủ, và nếu theo đúng nguyên tắc mà người cộng sản Việt Nam thường tuyên truyền rằng khi anh đến chỗ tái định cư mới thì cuộc sống và điều kiện vật chất phải tốt hơn chỗ cũ, thì dân đâu phải kiện tụng chính quyền làm gì cho cuộc sống càng thêm khó khăn ra. 

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 13/06/2022

Published in Diễn đàn
mardi, 20 juillet 2021 23:49

Putin gây lo sợ ?

Cho đến mấy năm gần đây, Thụy Điển vẫn là một nước không có quân đội. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Thụy Điển có sợ Liên Xô nên đã chọn con đường trung lập. Rồi đế chế Liên Xô cũng sụp đổ, các chính trị gia Thụy Điển tưởng rằng mối đe dọa đó đã chấm dứt nên vào năm 2000 đã quyết định giải thể nốt một đội quân 2.500 người đóng trên đảo Gotland (Biển Baltic). Trên hòn đảo này có một căn cứ quân sự của Thụy Điển được xây từ 1811 để "theo dõi" nước Nga.

Nhưng sau đó nước Nga của Putin đã chiếm bán đảo Crimea, vùng Donbass và đánh Ukraine. Thụy Điển bừng tỉnh và tỏ ra lo sợ. Các nhà quân sự của Thụy Điển cho rằng Thụy Điển chỉ có thể cầm cự được một tuần nếu bị Nga tấn công. Từ năm 2014, Thụy Điển lại lao vào một cuộc quân sự hóa trở lại : tái thiết lập nghĩa vụ quân sự (trên cơ sở tự nguyện) để có thể nâng quân số lên 100.000, nâng cao ngân sách quốc phòng, mua máy bay chiến đấu và cả tầu ngầm.

thuydien1

Chiến đấu cơ đa nhiệm Saab JAS 39 Gripen của Thụy Điển

Quan hệ với nước Nga trở nên xấu đi. Thụy Điển vừa hủy một kế hoạch cho Nga thuê một cảng để xây đường ống dẫn dầu Nord Stream2. Quân đội Thụy Điển liên tiếp tập trận với các kịch bản bị tấn công bởi một kẻ thù đến từ phía Đông. Cơ quan tình báo của Thụy Điển cũng không ngần ngại cho nhân dân biết danh sách những cuộc gây hấn của Nga, thí dụ như cho máy bay chiến đấu vi phạm vùng trời Thụy Điển...

Trung Quốc hiện nay là cường quốc vừa có sức mạnh kinh tế kỹ thuật lại vừa có sức mạnh về quân sự nên đã dễ dàng khống chế những quốc gia láng giềng nhỏ bé hơn. Để chứng minh vai trò cường quốc của mình với của quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Tổng thống Nga Putin bỏ vế đầu về kinh tế và kỹ thuật mà chỉ tập trung vào vế sau, nghĩa là đề cao vai trò cường quốc quân sự của mình bằng cách phô trương những khí tài quân sự đáng gườm với các nước láng giềng. Cũng nên biết, những người đứng đầu guồng máy lãnh đạo nước Nga hiện nay đều là những người đã nắm giữ những vai trò quân sự hay tình báo trong quá khứ.

Bộ trưởng quốc phòng Thụy Điển cho biết : "Nước Nga không phải là kẻ thù của chúng tôi, nhưng chế độ độc đoán hiện nay của Nga làm cho chúng tôi lo ngại. Họ quân sự hóa các cơ sở ở vùng Baltic, họ gây bất ổn ở Belarus (Bạch Nga) và Ukraine, hoạt động rất mạnh ở Syria. Chúng tôi không thể làm ngơ và nhắm mắt được". Trước tình hình này ở vùng Baltic, nhiều người Thụy điển và chính trị gia Thụy Điển mong muốn kết thúc lập trường trung lập của Thụy Điển từ thời kết thúc chiến tranh với Napoléon, cách đây 2 thế kỷ. Thụy Điển chưa quyết định ra nhập NATO nhưng đa số các đại biểu quốc hội đã thông qua luật cho phép chính phủ tiến hành các cuộc thảo luận với NATO. Sợ quá chăng ? NATO là cái phao hy vọng ?

Cách đây vài ngày, nhiều máy bay quân sự của Mỹ đã tạt qua Thụy Điển, gọi là để được tiếp tế thêm tý dầu. Nhưng chẳng ai còn nghi ngờ gì nữa : Thụy Điển đã từ bỏ lập trường trung lập.

Hoàng Quốc Dũng

(20/07/2021)

Published in Quan điểm

Ừ, thì cứt trâu rồi cũng hóa bùn…

Lynn Huỳnh, VNTB, 31/10/2020

"Nếu giao sa mạc cho người cộng sản quản lý, sớm muộn gì sa mạc ấy cũng phải nhập thêm cát".

thuydien1 (2)

"Tôi nghĩ chỉ 1,2 tuần nữa thôi những bức xúc, đau đớn, giận dữ đòi những ai làm mất rừng, lở đất phải chịu trách nhiệm hay thủy điện có lỗi lầm gì sẽ không chìm vào quên lãng như mọi năm !"

Nhà báo Hà Phan nói rằng, "Ngay như thủy điện Rào Trăng 3, nơi vẫn còn 12 công nhân chưa tìm thấy xác cho đến nay vẫn chẳng thấy bóng dáng chủ đầu tư hay người phê duyệt đâu.

Cũng chưa thấy một lời xin lỗi, thăm hỏi, hỗ trợ hay chung tay cùng lực lượng cứu nạn tìm kiếm người mất tích thì đừng đòi hỏi cái gì lớn lao hơn thế ! Tôi nghĩ rồi "để lâu cứt trâu cũng hóa bùn" như thường lệ mà thôi. Tôi cứ nhìn núi Chín Khúc ở Nha Trang quê mình bị người ta cạo trọc nham nhở mà đến nay đã có ai bị gì đâu ?".

Ừ, thì cứt trâu rồi cũng hóa bùn vì ở Việt Nam với thể chế chính trị thiếu động lực cạnh tranh, thì sợi dây dài nhất là sợi dây có tên kinh nghiệm, khi năm nào cứ qua cơn bão với thủy điện xả gây lụt lội, người ta lại nghe điệp khúc quen thuộc của ‘rút kinh nghiệm’.

Thử kiểm lại đi, hằng năm, cứ đến mùa mưa lũ, người dân, nhất là ở khu vực miền Trung, ngoài nỗi lo về thiên tai còn canh cánh trong lòng nỗi lo sợ về "nhân tai" do các hồ thủy điện xả lũ. Lời nguyền tài nguyên có câu "ăn của rừng, rưng rưng nước mắt", ngẫm suy thật chuẩn xác, vì đó là cái giá phải trả do đối xử tệ hại với môi trường sinh thái tự nhiên.

Trong các báo cáo ‘rút kinh nghiệm’, tiếp tục viết theo những mẫu câu nằm lòng : "Ngoài nguyên nhân do lâm tặc hoành hành, sự tiếp tay của những phần tử thoái hóa trong chính quyền thì việc phát triển thủy điện vừa và nhỏ tràn lan, tàn phá rừng đầu nguồn, kể cả vườn quốc gia, cũng là tác nhân gây nên các hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở núi đồi…, phá hủy các cơ sở hạ tầng, làm nhiều người rơi vào cảnh "màn trời chiếu đất", đặc biệt là cướp đi biết bao sinh mạng của người dân vô tội !".

Ai là những phần tử thoái hóa trong chính quyền, khi chính quyền ấy luôn chỉ bao gồm những đảng viên ? Có bao nhiêu bản án hình sự xử đến nơi đến chốn, và truy tận gốc rễ nguyên do đưa đến sự thoái hóa ấy ?

Nên nhớ, với thời đại thông tin của mạng xã hội, thì ai cũng rõ là công luận đã dồn dập cảnh báo từ cuối năm 2018 khi lũ cuốn, sạt lở dìm chết cả chục người, mà nay vẫn thấy thay đổi gì đâu !

"Chỉ thời gian nữa thôi, những dự án khoác áo tâm linh, resort phá rừng, lấn biển sẽ lại tiếp tục và hỉ hả tính vào tăng trưởng, việc làm cho địa phương. Khi bàn thờ hàng trăm nạn nhân vừa qua chưa kịp tan khói nhang, ai dám chắc sẽ có những chỉ thị này, nghị quyết kia, chỉ đạo nọ đủ sức ngăn nạn phá rừng, dời non, lấp biển thực sự hay chỉ có trên… TV ?

Cứ chạy theo dư luận, bức xúc theo sự cố, đau lòng theo đám đông và chỉ đạo theo cảm tính thì năm sau, năm sau nữa người ta sẽ lại đổ cho biến đổi khí hậu và lại đoàn đoàn lớp lớp đi cứu trợ, cứu nạn và tiếp tục phẫn nộ triền miên. Còn nguyên nhân và thủ phạm thì cứ trơ lì, nhởn nhơ ra đấy. Những hình ảnh tang thương như dưới vẫn còn dài…" – nhà báo Hà Phan chua chát nhận xét.

Rất có thể mai đây, sẽ có lãnh đạo đăng đàn để ‘rút kinh nghiệm’ bằng biện minh kiểu ‘hỏi đố’ vầy : "Có nơi nào trên thế giới cũng chịu thiên tai khắc nghiệt như miền Trung mà họ vẫn sống bình thường không ?".

Xin thưa với những thắc mắc tương tự đó, là có rất nhiều, hơn 200 quốc gia có biển, mà điển hình là Philippines.

Philippines là một đảo quốc nằm chơi vơi giữa biển cho nên hứng trọn tất cả các cơn bão biển lớn nhất, mạnh nhất từ tất cả các hướng. Trong cơn bão số 9 Molave vừa đi qua đảo quốc này để vào miền Trung của Việt Nam, báo cáo của Hội đồng quản lý và giảm thiểu rủi ro quốc gia Philippines (NDRRMC) ngày 28/10 cho hay, chỉ có hai người mất tích.

Dĩ nhiên so sánh ở trên là quá khập khiễng, vì ở miền Trung của Việt Nam đang có hàng trăm đập thủy điện, hàng triệu hecta rừng bị phá, hàng trăm con đường xuyên ngang chẻ dọc đã phá vỡ tan nát hệ sinh thái tự nhiên vốn đã ổn định hàng ngàn đời nay…

Trong dân gian lâu nay đang ‘lưu truyền’ một bi quan thế này : "Nếu bạn giao sa mạc cho người cộng sản quản lý, sớm muộn gì sa mạc ấy cũng phải nhập thêm cát".

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 31/10/2020

***********************

Hàng chục công nhân bị cô lập tại thủy điện Đắk Mi 2 được giải cứu

RFA, 30/10/2020

Tính đến trưa ngày 30/10, đã có hàng chục công nhân trong nhóm hơn 200 công nhân bị cô lập suốt gần hai ngày tại Nhà máy Thủy điện Đăk Mi 2 được giải cứu. Theo truyền thông nhà nước Việt Nam.

thuydien2

Các công nhân đu ròng rọc vượt sông. Photo : vnexpress

Mạng báo VnExpress dẫn lời ông Lê Xuân Tuấn - Tổng giám đốc công ty cổ phần Năng lượng Agrita (chủ đầu tư thủy điện Đăk Mi 2), rằng do đường vào khu vực này bị sạt lở, cầu hỏng nên các công nhân đối mặt với thiếu lương thực. Lực lượng cứu hộ phải quay trở lại vì đường sạt lở, cầu bị gãy. Từ nơi lực lượng cứu hộ phải dừng chân đến hiện trường vụ sạt lở là quãng đường dài khoảng 27 km và phải đi bộ băng rừng. Việc tiếp cận hiện trường theo hướng này rất khó khăn do phải leo dốc và băng qua các con suối đang chảy xiết.

Theo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam, bão số 9 đã làm sạt lở núi và đánh sập cầu bê tông bắt qua Thủy Điện Đăk Mi 2 khiến khoản 217 công nhân bị cô lập hoàn toàn.

Ngoài nhóm công nhân này còn 5 nhóm công nhân khác dọc sông Đăk Mi và khu vực đập thủy điện bị mắc kẹt ở 5 điểm khác nhau và không thể liên lạc được với nhau. Nguyên nhân là do mưa lớn từ ngày 28 đến ngày 29 vừa qua nên nước sông lên rất cao.

RFA, 30/10/2020

**********************

200 công nhân thủy điện Đăk Mi 2 ở Quảng Nam bị cô lập do sạt lở, đang thiếu lương thực

RFA, 29/10/2020

Khoảng 200 công nhân thủy điện Đăk Mi 2 thuộc huyện Phước Sơn, Quảng Nam đang bị cô lập trong rừng do sạt lở, kêu cứu vì cạn lương thực.

thuydien3

Hàng loạt vụ sạt lở đất sau bão số 9 đã xảy ra tại tỉnh Quảng Nam (hình minh hoạ) - Courtesy of NLD

Thông tin trên được trưởng ban Nội chính tỉnh Quảng Nam-ông Nguyễn Mạnh Hà, cho truyền thông Nhà nước Việt Nam biết trong chiều 29/10.

Theo ông Hà, hiện chính quyền tỉnh tính phương án đưa lương thực cứu trợ theo đường sông, sau đó sẽ dùng cáp treo chuyển vào cho nhóm công nhân bị mắc kẹt.

Nếu không thể tiếp cận đường bộ và thuỷ, tỉnh sẽ tính phương án đưa lương thực bằng máy bay để thả hàng cứu trợ xuống các điểm có công nhân, ông Hà khẳng định thêm.

Chủ đầu tư công trình thủy điện Đăk Mi 2-ông Lê Xuân Tuấn, cũng trong số những người bị mắc kẹt do sạt lở đất xác nhận thông tin trên VTCNews rằng, hiện mọi người vẫn an toàn tuy nhiên lương thực đã cạn kiệt, sẽ chỉ cầm cự được đến ngày 30/10.

Tại huyện Phước Sơn, sáng 29/10 cũng đã xảy ra một vụ sạt lở núi nghiêm trọng ngay sau khi bão số 9 đổ bộ vào tỉnh này hôm 28/10, khiến 11 người bị vùi lấp. Đến trưa 29/10, đã tìm được 3 thi thể.

Uỷ ban nhân dân huyện Phước Sơn cho biết, 11 người bị vùi lấp là dân làng ở thôn 3 xã Phước Lộc. Ngôi làng này có 32 hộ, 215 nhân khẩu. Lúc đất trên núi tràn xuống 11 người không chạy thoát nên đã bị vùi lấp.

RFA, 30/10/2020

*********************

Nghệ An : Thủy điện xả lũ dồn dập trong đêm, hàng loạt nhà dân ngập tới nóc

RFA, 30/10/2020

thuydien4

Thủy điện xả lũ gây ngập vùng hạ lưu (Hình minh hoạ) - AFP

Hàng loạt nhà dân ở xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương bị ngập gần tới nóc. Trại giam Thanh Chương, nơi một số tù nhân chính trị đang bị giam giữ như ông Trần Huỳnh Duy Thức, Trương Minh Đức… cũng bị ngập sâu trong nước.

Nhiều tuyến đường ở 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình đã bị ngập sâu, sạt lở ta luy gây ách tắc giao thông.

Thông tin trên được truyền thông Nhà nước Việt Nam loan dựa theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải 3 tỉnh trên gửi vào ngày 30/10.

Các Sở Giao thông và vận tải cho rằng do hoàn lưu của bão số 9 gây ra mưa lớn kéo dài nên nước ngập sâu đến 6 mét, khiến nhiều tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng.

Cụ thể, ở Nghệ An có 32 vị trí trên Quốc lộ và đường liên tỉnh bị ngập sâu, tắc đường.

Đường liên tỉnh tại Hà Tỉnh và quốc lộ 1, quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh nhanh Tây tại Quảng Bình bị ngập, nền đường bị xói lở hiện đang gây tắc đường.

Ở quốc lộ 9B tỉnh Quảng Bình nhiều điểm còn bị sụt trượt ta luy dương do sạt lở núi, giao thông hạn chế qua lại trên các tuyến đường này.

Cũng trong ngày 30/10, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai đã thông báo việc tăng cường ứng phó với lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung Tây Nguyên.

RFA, 30/10/2020

Published in Diễn đàn
dimanche, 25 octobre 2020 15:08

Thủy điện : giữ hay bỏ ?

Theo báo cáo hằng năm, nếu không có thiên tai, nhân họa thì thôi, nếu có thiên tai, nhân họa (thủy điện xả nước) thì có tỉnh mất vài ngàn tỉ, thậm chí có tỉnh thiệt hại vài chục ngàn tỉ đồng, về mặt tiền bạc, đây là con số lớn khủng khiếp. Chưa dừng ở mất mát vật chất, mất mát về con người thì vô cùng lớn, không thể kiểm soát, tính toán cụ thể. Bởi tương lai, hứa hẹn, đời sống ổn định hay cả những mầm non tri thức nhân loại có thể bị vùi dập dưới thiên tai, nhân họa, và mọi sự chấm dứt từ đó. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai đất nước. Nhưng, giả sử đặt một phép toán đánh đổi, thì các báo cáo hằng năm nếu không thua lỗ cũng huề vốn của thủy điện, nghĩa là lợi nhuận từ thủy điện chưa bao giờ làm đầy thêm ngân sách nhà nước. Liệu thủy điện có nên tồn tại ? Cần đặt ra hai hướng : Tồn tại và Không tồn tại.

thuydien1

Tồn tại

Trong thực tế, hiện tại, nếu thủy điện tồn tại thì được gì, mất gì ?

Mỗi công trình thủy điện lớn, nhỏ mọc lên, là thêm một diện tích rừng tự nhiên bị mất đi trên danh nghĩa khai thác rừng lòng hồ. Hãy tưởng tượng những cánh rừng nguyên sinh có bề dày hàng trăm năm tuổi, thậm chí lớp mùn ổn định mặt đất, cũng là lớp xốp điều tiết nước có tuổi thọ hàng trăm ngàn năm, những vỉa quặng có tuổi thọ hàng triệu năm sẽ bị cày xới tung lên. Vì người ta lấy gỗ rừng để bán, lấy tài nguyên, quặng, khoáng sản, và lấy lớp mùn bên trên để chế biến thành phân bón, lấy rễ cây, gốc cây để làm bàn ghế lõi gỗ, theo phong trào chơi gỗ lõi bây giờ… Nghĩa là không có bất kỳ thứ gì trên bề mặt của rừng được tha, rừng nguyên sinh bị cày xới "đào tận gốc, trốc tận rễ".

Chưa dừng ở đây, các dòng chảy được điều tiết bởi tự nhiên, bởi các luồng từ trường, bởi độ cao, bởi gió, bởi địa hình… Đã hình thành cả triệu năm nay, tạo ra dòng ổn định, sức chịu lực của từng mảng núi, từng quả đồi, từng sườn đồi vốn dĩ được kiến tạo không phải ngày một ngày hai, thậm chí không phải vài chục năm mà gần như biến chuyển, xê dịch trong cả triệu năm, để tự ổn định bằng các dòng chảy khe suối, tự ổn định bằng cây xanh, thành rừng nguyên sinh. Và sự ổn định này đã che chở đồng bằng, điều tiết dòng nước suốt hàng chục ngàn năm nay. Khi thủy điện xuất hiện, nó nhanh chóng phá vỡ mọi liên kết của núi rừng.

Một trái núi, một quả đồi trước đây chỉ đóng vai trò là một trái núi, một quả đồi, hứng mưa nắng và cưu mang lớp rừng bên trên da thịt của nó. Đến khi thủy điện xuất hiện, lớp da của rừng bị cạo nhẵn, xới tung, rừng núi đồi trở thành một cơ thể bị lột sạch da. Và chưa dừng ở đó, nó bị biến thành những bờ thành trong một cái chảo nước lớn là con đập. Nghĩa là những quả đồi bị biến thành thân đập. Nó phải nhận chịu một nguồn nước thấm vào bên trong hằng ngày, hằng tháng, hằng năm và nó tiếp tục bị cày xới trên da thịt để lấy gỗ tài nguyên, sau đó trồng lên những cánh rừng mới. Việc trồng rừng mới là tốt đẹp. Nhưng đợi cho rừng mới ổn định là một việc hi hữu, bởi rừng mới đóng vai trò thân đập, khác với rừng mới tự nhiên. Bên cạnh đó, rừng mới muốn có bề mặt ổn định phải tốn cả trăm năm, thậm chí ngàn năm.

Như vậy, về mặt tài nguyên, môi trường, một thủy điện xuất hiện, nghĩa là cục diện của núi rừng bị thay đổi, liên kết của núi rừng bị bẻ gãy và chưa biết đến bao giờ lại ổn định. Bởi việc khai thác rừng chưa bao giờ được ngưng nghỉ, bên cạnh đó, rừng phải hằng ngày nhận chịu một trách vụ mới trong khi sức khỏe của rừng không còn như trước. Nghĩa là trước đây rừng có đầy đủ thịt da, cơ bắp nhưng chỉ đứng đó như một thiền sư, khi cần thiết thì giữ một ít nước mưa rừng, từ từ xả xuống đồng bằng theo những dòng chảy được thiết lập từ cổ đại, cổ xưa… Còn bây giờ, rừng trở nên ốm yếu bệnh hoạn vì bị lột da, bị khoét thịt, bên cạnh đó, rừng gánh thêm nhiệm vụ mới là đứng gồng mình làm thân đập. Rừng, nói cho cùng đã bị hành hạ và lưu đày ngoài sức tưởng tượng.

Như vậy, việc giữ lại thủy điện sẽ có lợi gì ? Câu trả lời dễ nhận biết nếu căn cứ trên các vấn đề trên.

Bỏ thủy điện

Và giả sử bỏ thủy điện, nghĩa là dẹp toàn bộ các thủy điện cóc, thủy điện mới phát sinh, thủy điện trên dự án chuẩn bị thi công… Thì sẽ được gì ?

Muốn biết được bỏ thủy điện có lợi hay có hại, việc đầu tiên phải xem xét việc xây dựng và tồn tại một thủy điện có lợi lộc gì cho quốc dân. Câu trả lời về mức đóng góp hằng năm của thủy điện vào ngân sách quốc gia là bao nhiêu ? Cho đến giờ phút này, con số mà thủy điện đóng góp vào ngân sách quốc gia vẫn là một ẩn số. Bởi hầu hết các thủy điện khi xây dựng xong đều có những vụ lùm xùm đi kèm về việc thua lỗ, đầu tư quá cao, không chừng hai mươi năm sau, thậm chí năm mươi năm sau mới có thể bù vốn và mới có thể đóng góp vào ngân sách quốc gia. Bên cạnh đó, việc mọc ra nhiều thủy điện, không những không tạo ra được thị trường điện cạnh tranh mà người dân vẫn phải đóng tiền điện rất cao (đừng so sánh giá điện Việt Nam với giá điện các nước khu vực. Bởi giá điện sạch, đảm bảo an toàn tài nguyên, môi trường của các nước khu vực đương nhiên phải rất cao, nó khác với nhiệt điện và thủy điện luôn làm tổn hại môi trường và đời sống người dân bất an thường trực tại Việt Nam. Bất kì phép so sánh nào về giá điện giữa Việt Nam và các nước khu vực đều khập khiểng, không đúng bản chất sự việc !).

Thủy điện tồn tại, giá điện vẫn tăng, trong khi các công trình điện gió, điện năng lượng mặt trời không có đường ra, một bài toán nan giải cho điện Việt Nam chỉ vì các công trình thủy điện và nhiệt điện liên tục báo lỗ, cần thu hồi vốn. Trong khi đó, nếu làm một cuộc điều tra nghiêm túc thì các chủ đầu tư thủy điện có lãi từ lúc thủy điện chưa hoạt động. Lãi từ rừng lòng hồ, lãi từ việc trồng rừng, lãi từ khai thác quặng… Và khi thủy điện hoạt động, nguồn điện được bán cho các nước khu vực, chủ yếu là bán cho nước bạn Lào, nó không có tính hiệu dụng cho dân sinh Việt Nam. Và đương nhiên lợi nhuận chỉ rơi vào tay nhà đầu tư, nhà nước cũng thất thu trong việc này. Ngoại trừ một số quan chức đã nhận hối lộ thì có "lãi" từ thủy điện. Nhưng xét trên cục diện quốc dân, thủy điện chỉ báo hại.

Dẹp thủy điện, đương nhiên sẽ có một bài toán mới vô cùng nan giải được đặt ra là hầu hết dòng chảy tự nhiên đã bị xóa sổ, hầu hết các cánh rừng nguyên sinh, những vùng điều tiết nước đã bị xóa sổ. Như vậy, sau một trận mưa lớn, núi sạt lở, nước chảy xối xả về đồng bằng và nguy cơ đại hồng thủy là thấy nước mắt. Như vậy, đâu là giải pháp ?

Giải pháp duy nhất cho tình thế hiện tại là biến thủy điện thành vùng điều tiết nước trong tiến trình phục hồi rừng xanh. Nghĩa là vẫn tạm thời giữ thủy điện nhưng các thông số xả nước phải thay đổi theo yêu cầu tài nguyên môi trường thực thụ. Mùa hè, thủy điện không được phép xả rỉ rả cho việc tạo điện mà phải xả đủ cho hạ nguồn sử dụng trong việc trồng trọt và canh tác. Mùa đông, thủy điện phải liên tục điều tiết xả, không cố tình tích nước cho đủ cao trình rồi mới xả, nghĩa là dòng chảy và lưu lượng mùa đông phải đủ mạnh để mang phù sa về đồng bằng nhưng không mạnh bất thường do xả vội khi tích nước quá nhiều. Phải đảm bảo lưu lượng nguyên thủy của những con sông.

Các cánh rừng phải liên tục được trồng đền bù và ngay từ bây giờ, phải dừng khai thác rừng trong tức khắc, tuyệt đối không khai thác rừng mà phải trồng rừng, tiếp tục trồng rừng trong năm năm, mười năm, hai mươi năm. Có thể nói rằng tại Việt Nam, sự ổn định của chế độ chính trị tỉ lệ thuận với sự ổn định của rừng núi. Mọi kinh nghiệm buồn diễn ra trước mắt chứng minh cho luận điểm này !

Và khi rừng đã ổn định, khi lưu lượng chảy của sông suối đi đến phục hồi thì phải phá bỏ ngay các thủy điện. Phải dùng nguồn năng lượng khác, năng lượng mặt trời, năng lượng gió dư thừa, không bàn được, hà cớ gì phải dùng năng lượng nước trong khi nó không mang lại lợi lộc cho quốc dân và nó làm tổn hại mỗi năm hàng chục ngàn tỉ đồng, hàng trăm mạng người, hàng trăm tương lai bị đóng cửa ?!

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 25/10/2020 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Các nhà khoa học Việt Nam cần dũng cảm để liên tục lên tiếng…

Triệu Tử Long, VNTB, 21/10/2020

Sở dĩ gọi là cần đến sự dũng cảm, vì ở Việt Nam nếu như ai đó cứ miệt mài ‘phản biện’, dễ bị chụp chiếc mũ ‘chính trị hóa’.

xalu1

Các hồ thủy điện ở Quảng Nam luân phiên xả lũ để chủ động ứng phó có hiệu quả với áp thấp nhiệt đới đang di chuyển vào biển Đông

Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng là một trong những người kiên trì lên tiếng về yêu cầu truy cứu trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công thương trong các dự án về thủy điện.

Ở bài báo "Nhà máy Thủy điện Nậm Nơn, Nghệ An, bị khởi tố" đăng trên trang web của Ban Việt ngữ đài VOA (Hoa Kỳ), tác giả Phạm Chí Dũng có đoạn viết :

"Được cơ quan chủ quản là Bộ Công thương "bảo kê" hồ sơ tội ác của EVN đã dày quá khổ, không chỉ vì quá nhiều lần tăng giá điện vô lối đánh úp túi tiền cùng kiệt của dân nghèo, mà hành vi cực kỳ nhẫn tâm còn xảy đến vào mùa mưa bão cuối năm 2013 : tháng Mười Một năm đó, tập đoàn này hoàn toàn vô trách nhiệm khi để 15 nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ lên đầu người dân vùng rốn Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đắc Lắc… khiến gây ra cái chết tang thương của hơn 50 mạng người.

(…) Phú Yên với liên tiếp những cú xả lũ của thủy điện sông Hinh và thủy điện sông Ba Hạ những năm trước là một điển hình về sự vô lương tâm chưa hề có đáy. "Vô cảm" xem ra vẫn là từ ngữ nhẹ nhàng và lịch sự mà báo giới và dư luận dành để mô tả về quan chức thời nay.

Tất cả đều biết cấp trên trực tiếp của các nhà máy thủy điện là EVN, còn thủ trưởng trực tiếp của EVN là Bộ Công thương. Tuy nhiên, sau vụ "giết sống" trên, nhiều phóng viên báo chí quốc doanh đành nuốt nhục vì bị cơ quan tuyên giáo "chặn họng".

Tội ác đã được che chắn đến mức tối đa sau khi xuất hiện thông tin EVN và cơ quan chủ quản quá nhiều lần "bảo kê" cho tập đoàn này là Bộ Công thương đã có "quan hệ" đủ dày và đủ sâu để Ban Tuyên giáo trung ương, theo thói quen "nắm đầu" báo chí và công khai cấm cản tất cả những tin tức không có lợi cho "đảng ta" và cả bất lợi cho "chúng ta", đã chặn đứng kế hoạch đưa vụ EVN ra công luận của những tờ báo ít sợ nhất.

(…) Thậm chí sau đó EVN còn được Bộ Công thương đề nghị nhà nước phong tặng các loại huân chương cao quý !

Ở trên cao và trùm lên tất cả, trách nhiệm thuộc về Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng – người đứng đầu một bộ có tiếng nói quan trọng nhất trong vấn đề quy hoạch thủy điện, phê duyệt các dự án thủy điện.

Bất chấp những lời dẫn dụ đầy ngụy biện của giới quan chức chính phủ và bộ ngành, tất cả đều đã quá chậm. Bất chấp vài trăm dự án thủy điện cuối cùng cũng buộc phải gạt ra khỏi quy hoạch, hàng trăm dự án thủy điện còn lại đã quét đi hơn 50.000 hecta rừng, hàng ngàn hecta đất ở, đất trồng trọt của người dân… khiến dân chúng phải chuyển nhà, mất nghề và khốn đốn trong sinh hoạt.

(…) Ba năm sau vụ 15 nhà máy thủy điện của EVN đồng loạt xả lũ giết chết hơn năm chục mạng dân nghèo ở rốn lũ miền Trung, lịch sử lại tái diễn trên mảnh đất xơ xác này vào mùa bão lũ cuối năm 2016. Những tờ báo nhà nước phẫn nộ nhất cũng chỉ dám úp mở đánh tiếng vụ Thủy điện Hố Hô ở Hà Tĩnh là "xả lũ sai quy trình", nhưng không dám nói gì về hơn 20 người Hương Khê bị những kẻ vận hành xả lũ làm thiệt mạng. Sau đó, như một hiệu lệnh bất thành văn đầy dấu hiệu tuyên giáo, giới truyền thông quốc doanh im bặt" (*).

Tác giả Phạm Chí Dũng nhìn vụ việc qua lăng kính của pháp luật, và ông đã liên tục lên tiếng bằng các bài báo kêu gọi những quan chức chóp bu cần chí ít là tôn trọng pháp luật trong vấn đề xả lũ, về quy hoạch thủy điện.

Còn tiếng nói của nhà khoa học đối với các quy hoạch thủy điện, tuy có, nhưng lại không đủ sức bền đeo đuổi với sự nhẫn nại như nhà báo Phạm Chí Dũng.

Tiến sĩ Nguyễn Lan Châu, Viện Cơ học và Kỹ thuật môi trường, từng lên tiếng trong vụ thủy điện Hố Hô ở Hà Tĩnh.

Theo tiến sĩ Lan Châu, từ năm 2014, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh đã ký Quyết định số 138/QĐ-PCTT về việc phê duyệt Phương án phòng, chống lũ lụt cho vùng hạ du Nhà máy thủy điện Hố Hô, và cùng trong năm này đã tiến hành thẩm tra Phương án phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du Nhà máy thủy điện Hố Hô.

Trước đó, Quyết định số 2072/QĐ-CT do UBND tỉnh Hà Tĩnh ký ban hành ngày 05-09/2012 cũng nêu rõ : với tần suất xả lũ từ 1% – 10% và lưu lượng xả từ 1637 đến 2758m3/s thì chỉ gây ngập một số diện tích canh tác vùng thấp. Tuy nhiên, trong trận lũ này 14 đến 16/10/2016, lưu lượng xả lớn nhất mới dừng ở mức 1800 m3/s thì hạ du đã bị lụt nặng.

"Thực tế này cho thấy cần xem xét, tính toán lại và điều chỉnh các phương án phòng chống lụt bão cho vùng hạ du Nhà máy thủy điện Hố Hô mà tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt" – tiến sĩ Nguyễn Lan Châu đề nghị.

Thế nhưng ngần ấy năm đi qua, dường như mọi chuyện chỉ bừng thức dậy khi hôm 19/10/2020, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường báo cáo tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về tình hình và xử lý hỗ trợ, khắc phục mưa lũ tại miền Trung, cho hay "đã điều các chuyên gia thủy lợi vào các tỉnh miền Trung hỗ trợ công tác điều tiết các hồ thủy điện, thủy lợi, vì nhiều hồ đã đầy nước, nếu bị vỡ sẽ là thảm hoạ".

"Nếu lúc này nhà báo Phạm Chí Dũng được trở lại tự do viết lách, có lẽ ông sẽ vẫn kiên trì đấu tranh cho quyền lợi của người dân sống trong vùng nhìn đâu cũng thấy đập thủy điện như miền Trung mùa mưa bão !" – một người bạn cùng thời làm việc ở Thành ủy với ông Dũng, chia sẻ ước ao.

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 21/10/2020

Chú thích :

(*)https://www.voatiengviet.com/a/nha-may-thuy-dien-nam-non-nghe-an-bi-khoi-to/5006237.html

***********************

Những cái chết oan trong đợt lũ lụt miền Trung ?

Nguyễn Đình Ấm, VNTB, 21/10/2020

Chủ quan, vô trách nhiệm của chủ dự án Rào Trăng 3, tham mưu đơn vị kiểm lâm, quân đội là nguyên nhân dẫn đến những cái chết cả loạt vô cùng thương tâm vừa qua.

xalu2

102 người trong đó có cả loạt như vụ 13 cán bộ chiến sĩ bị sạt lở vùi lấp ở trạm kiểm lâm 67, vụ 22 cán bộ chiến sĩ quân đội bị vùi lấp ở đơn vị 337 và cũng hơn chục công nhân bị vùi lấp ở thủy điện Rào Trăng 3.

Trong đợt lũ lụt ở miền Trung vừa qua thiệt hại nhân mạng quá lớn tới 102 người trong đó có cả loạt như vụ 13 cán bộ chiến sĩ bị sạt lở vùi lấp ở trạm kiểm lâm 67, vụ 22 cán bộ chiến sĩ quân đội bị vùi lấp ở đơn vị 337 và cũng hơn chục công nhân bị vùi lấp ở thủy điện Rào Trăng 3.

Liệu có tránh được những cái "chết loạt" này không ?

Hoàn toàn có thể tránh được nếu những người, cơ quan có trách nhiệm thực sự quan tâm sinh mạng của con người. 

Mỗi khi dựng một căn nhà người dân thường phải xem địa hình, địa vật nơi đó có thuận tiện cho việc ăn, ở sinh hoạt, an toàn, mát mẻ về mùa hè ấm áp về mùa đông hay không. Người cẩn thận hơn còn phải nhờ thầy, mượn thợ xem có hợp phong thủy này, nọ hay không…Chính vì vậy các ngôi nhà, lán ở miền núi bị sạt lở vùi lấp chiếm tỷ lệ rất thấp.

Gần chục năm chiến đấu ở chiến trường 559 chủ yếu là đóng quân ở các vùng rừng núi hiểm trở, mùa mưa tầm tã liên tục suốt 6 tháng trời lại ang sốt rét, bom đạn, thám báo… nhưng đơn vị tôi cũng như các đơn vị của cả đoàn 559 chưa khi nào bị sạt lở chết những loạt người như ở miền trung vừa qua. Sở dĩ như vậy vì đoàn 559 có đơn vị khảo sát, mọi nơi đóng quân của các đơn vị dù chỉ một tuần, vài tuần (nếu không bị phát hiện đánh phá) đều được khảo sát trước. Nếu chỗ ở đó có địa hình an toàn thuận tiện cho việc sinh hoạt, khó bị máy bay phát hiện và khi bị ném bom, tập kích dễ phòng tránh… thì mới được đóng quân, lập binh trạm, kho ang…

Chỗ đóng quân ngoài đơn vị khảo sát chỉ định, lãnh đạo, tham mưu đơn vị còn phải khảo sát lại lần nữa chỗ ở cho từng đơn vị. Đơn vị tôi là đại đội thông tin vô tuyến điện của bộ tư lệnh 559 nên các đài phải làm hầm đặt máy giãn cự ly sao cho không phá ang của nhau lại không quá tập trung để trinh sát đối phương phát hiện, định vị, khi bị ném bom giảm thương vong và không bị sạt lở vùi lấp khi mưa bão.

Thế mà nay ở thời bình mà tại sao chủ dự án điện Rào Trăng 3, đơn vị 337, trạm kiểm lâm 67 lại làm nhà trú ngụ cho công nhân, nhân viên và bộ đội nơi có nguy cơ bị lở ? 

Với người dân không có chuyên môn, nghiệp vụ, khảo sát thì có thể họ làm công trình nơi dễ bị sạt lở là có thể thông cảm nhưng với những dự án thủy điện, trạm kiểm lâm, doanh trại quân đội thì không thể làm nhà ở tùy tiện được !

Chủ quan, vô trách nhiệm của chủ dự án Rào Trăng 3, tham mưu đơn vị kiểm lâm, quân đội là nguyên nhân dẫn đến những cái chết cả loạt vô cùng thương tâm vừa qua.

Đoàn cứu hộ 13 cán bộ, chiến sĩ mất tích

Trước đó, vào lúc 12 giờ ngày 12/10, một người dân gọi điện thoại trực tiếp cho ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, thông báo lúc 12 giờ ngày 11/10 đã xảy ra sạt lở núi lấp nhà điều hành thủy điện Rào Trăng 3. Nhận được thông tin, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh, đã tổ chức đoàn công tác đi kiểm tra, xác minh để có phương án cứu hộ cứu nạn.

Đoàn gồm có lãnh đạo UBND tỉnh, Cục Cứu hộ cứu nạn, Quân khu 4, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên-Huế, lãnh đạo UBND huyện Phong Điền, Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền và một số cơ quan liên quan.

Đoàn xuất phát lúc 14 giờ cùng ngày từ Huyện ủy Phong Điền đi thủy điện Rào Trăng 3. Đến 16 giờ, đoàn đến ngầm tràn sâu trên đường 71, ô tô không qua được. Vì vậy đoàn để lại ô tô, đi bộ vào thủy điện Rào Trăng 3 khoảng 13 km. Đến 21 giờ cùng ngày, đoàn đến tiểu khu 67, Trạm Kiểm lâm Sông Bồ.

Thông tin báo về tỉnh lúc 22 giờ ngày 12/10, đoàn dừng nghỉ tại nhà kiểm lâm, nhà có bốn gian. Lúc 0 giờ ngày 13/10, sau tiếng nổ lớn, tòa nhà đoàn đang nghỉ bị đất, đá sụp từ núi gần đó trùm lên. Theo thông tin ban đầu, tám người trong đoàn thoát được ra ngoài, 13 người hiện còn mất tích. Trong đó có 11 cán bộ quân đội và hai cán bộ địa phương (1).

Đến 19g20 phút ngày 15/10, lực lượng chức năng đã tìm thấy 13 thi thể thành viên của Đoàn công tác gặp nạn tại khu vực Tiểu khu 67 thuộc Trạm Kiểm lâm ang Bồ. Tất cả các thi thể đã được đưa về Bệnh viện Quân y 268 ở thành phố Huế và đã xác định được danh tính.

Thời gian tổ chức lễ truy điệu chung cho các thành viên Đoàn công tác tại Nhà tang lễ 268 chưa được công bố cụ thể.

Trong khi đó, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai thông tin, mưa lũ lịch sử ở các tỉnh miền Trung kéo dài từ ngày 5/10 đến nay đã làm 55 người chết (gồm cả 13 thành viên Đoàn cứu hộ tử vong tại Tiểu khu 67) và vẫn còn bảy người mất tích (chưa bao gồm 16 công nhân ở thủy điện Rào Trăng 3). Ngoài ra, hoàn lưu bão số 7 cũng khiến một người ở Yên Bái bị nước cuốn trôi mất tích (2).

Nguyễn Đình Ấm

Nguồn : VNTB, 21/10/2020

(1) https://plo.vn/thoi-su/don-suc-tim-kiem-hang-chuc-nguoi-mat-tich-o-rao-trang-3-943779.html

(2) https://anninhthudo.vn/mua-lu-lam-62-nguoi-chet-va-mat-tich-tiep-tuc-mo-duong-vao-rao-trang-3-tim-16-cong-nhan-post447397.antd

***********************

Liệu có khởi tố vụ án ‘xả không theo quy trình’ ?

Hà Nguyên, VNTB, 21/10/2020

"Đối với hồ thủy điện, đặc biệt là thủy điện nhỏ, hồ chứa không có dung tích phòng lũ và nhiều khi ‘tiếc’ nước nên không vận hành xả lũ theo đúng quy trình trước khi đón lũ. Khi lũ về thì phải xả lũ, gây ra tình trạng lũ chồng lũ".

xalu3

Ý kiến ở trên là của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, khi được báo chí thắc mắc quanh việc lũ ở các tỉnh miền Trung dâng cao đột ngột trong đêm khiến người dân không kịp trở tay, phải ‘cầu cứu’ trên mạng xã hội.

Trước nhiều ý kiến cho rằng, lũ lên cao đột ngột là do các hồ chứa, hồ thủy điện ‘xả trộm’ trong đêm, ông Hiệp khẳng định các hồ chứa lớn, kể cả thủy điện hay thủy lợi, thì không có chuyện xả trộm mà đều xả theo quy trình vận hành.

"Đối với hồ thủy điện nhỏ thì chúng ta cũng không loại trừ khả năng vì các hồ chưa thực hiện nghiêm vận hành, chưa lắp đặt thiết bị đo lưu lượng lũ đến và xả, thiết bị giám sát về trung tâm điều hành các địa phương. Sắp tới, chúng tôi sẽ làm chặt và nghiêm việc giám sát các hồ thủy điện nhỏ" – ông Hiệp nói.

Luật sư Ngô Ngọc Trai (Đoàn Luật sư Hà Nội), đặt vấn đề liên quan "xả theo quy trình vận hành" : Trước hết, đập thủy điện xả nước dù có đúng quy trình chăng nữa, song lại góp phần gây lũ lớn làm chết người và nhấn chìm tài sản, thì không thể nói các đập thủy điện vận hành an toàn ổn định, mà ngược lại đó là hoạt động đang rất có vấn đề, và cũng cần xem lại cái gọi là "quy trình vận hành" đó.

Từ 9g ngày 16/10/2020, Nhà máy Thủy điện Hố Hô bắt đầu xả lũ với lý do điều tiết nước để hạ dần mực nước trong lòng hồ. Rút kinh nghiệm ‘sự cố’ ở mùa mưa bão tháng 10/2016, phía Nhà máy Thủy điện Hố Hô phát hành thông báo có thòng thêm câu : "Trong quá trình diễn ra mưa lớn trên diện rộng, tùy theo lưu lượng nước về hồ từng thời điểm, Nhà máy Thủy điện Hố Hô sẽ điều tiết nước qua tràn với lưu lượng dự kiến từ 300 – 1.500 m3/s". Lưu ý, với phổ quá rộng từ con số 300 lên đến 1.500 m3/s, thì xem ra thiệt hại kiểu không trở tay kịp là đương nhiên.

Trong đợt mưa bão tháng 10/2016 thủy điện Hố Hô xả lũ làm tăng ngập lụt ở huyện Hương Khê. Những tranh cãi dẫn đến Thủ tướng yêu cầu thanh tra và Bộ Công thương lập đoàn công tác để kiểm tra và phân xử. Song vấn đề quy trình xả lũ và vai trò của thủy điện nhỏ thì đến nay chưa giải quyết được.

Phía nhà máy thì cho rằng họ đã "xả lũ đúng quy trình", và là "bất khả kháng, do trời mưa quá lớn", tức là "tại trời", dựa trên lý do để vỡ đập thì còn tệ hại hơn.

Còn phía UBND huyện Hương Khê thì cho rằng "thủy điện Hố Hô xả lũ bất ngờ từ 500m3/s – 1.800m3/s đã khiến người dân trở tay không kịp".

Khi đó trao đổi với báo chí, Chủ tịch huyện Hương Khê nói : "Xả lũ như Hố Hô, dân giữ được mạng là tốt lắm rồi", và đưa ra câu hỏi "Liệu 13 MW của thủy điện Hố Hô quan trọng hơn sinh mạng của người dân ?".

Về hiệu quả kinh tế, theo cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh cho biết khi xây dựng nhà máy đã ngốn hết 1.000 ha rừng của địa phương, mà chỉ đáp ứng chưa tới nhu cầu sử dụng điện của 1 huyện.

Trở lại với câu trả lời của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, "Đối với hồ thủy điện, đặc biệt là thủy điện nhỏ, hồ chứa không có dung tích phòng lũ và nhiều khi ‘tiếc’ nước nên không vận hành xả lũ theo đúng quy trình trước khi đón lũ. Khi lũ về thì phải xả lũ, gây ra tình trạng lũ chồng lũ".

Nếu ông Hiệp đã có xác nhận như vậy, thì liệu ‘hậu lũ’, ông có đề xuất cơ quan điều tra vào cuộc để truy cứu trách nhiệm hình sự của những ông, bà chủ được gọi là "thủy điện nhỏ" này ? Bởi, với quy mô đáp ứng nhu cầu sử dụng điện chỉ 1 huyện như Nhà máy Thủy điện Hố Hô, thì đây cũng là một "thủy điện nhỏ" ; và cũng có thể họ tự cho mình luôn cái quyền như xác nhận của ông Thứ trưởng, là ‘tiếc nước’ nên giờ chót đành chẳng đặng đừng phải xả lũ… có thể lên đến 1.500 m3/s (!?).

Hà Nguyên

Nguồn : VNTB, 21/10/2020

***********************

Một con ngựa đau…

Nguyễn Huyền, VNTB, 21/10/2020

Tục ngữ Việt Nam có câu "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", loài vật mà còn biết đau xót vì nhau chứ huống chi là con người…

xalu4

Dưới ánh sáng chớp lòa, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã ‘ăn mừng’ với cờ hoa, xướng nhạc gọi là "Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Son sắt một niềm tin" chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần XI"

Mượn hình ảnh của những con ngựa trong cùng một môi trường sinh trưởng để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ giữa người với người. Khi một con ngựa bị đau ốm, cả bầy ngựa cũng chẳng buồn ăn. Nhìn thấy người anh em, người đồng đội của mình như thế, tất cả những con ngựa còn lại cũng muốn thể hiện một chút hành động nhỏ nhằm bày tỏ sự quan tâm và chia sẻ của mình.

Thế nhưng thật mỉa mai cho việc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã ‘ăn mừng’ với cờ hoa, xướng nhạc gọi là "Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Son sắt một niềm tin" chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần XI" (*) diễn ra vào tối 18/10, tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1).

Theo lời giới thiệu, chương trình nghệ thuật "Sắt son một niềm tin" với kết cấu 3 chương : "Dưới cờ Đảng quang vinh", "Hát về Thành phố hôm nay" ; "Ngời sáng niềm tin theo Đảng".

Trang tin điện tử của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã bình luận về đêm nhạc đó như sau : "Mở đầu bằng giai điệu rộn ràng của ca khúc Niềm tin Đại hội, chương trình "Sắt son một niềm tin" đã dẫn dắt khán giả qua nhiều cung bậc cảm xúc : từ hoài niệm, tự hào về Đảng ta qua các ca khúc bất hủ Nguồn sáng dẫn đường, Huyền diệu, Em là mầm non của Đảng… ; đến niềm vui phấn khởi qua những chặng đường phát triển của Thành phố với các giai điệu trẻ trung của những : Bản tình ca giữa lòng Thành phố, Thành phố của những huyền thoại, Thành phố trẻ, Thành phố niềm tin, Thành phố mãi mãi một tình yêu, Thành phố lạ, Ngày mới trên Thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh – nơi những dòng sông hội ngộ… Từ đó gợi lên niềm tin bất diệt vào một Thành phố Hồ Chí Minh tương lai ngời sáng từ sự đồng lòng của toàn Đảng bộ và nhân dân Thành phố, trước mắt cho những nhiệm vụ mới mà Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần XI đã đặt ra".

Trong lúc Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh cờ hoa, xướng nhạc nhảy múa mừng đại hội thành công, thì cùng thời gian đó tin tức tường thuật cập nhật của báo chí liên tục dội vào lòng người đọc những nghẹn ngào nỗi đau xé tâm can – trích :

16g45, ngày 18/10 : Thông tấn xã Việt Nam đưa tin : Trung tướng Nguyễn Tân Cương, thứ trưởng Bộ Quốc phòng – cho biết, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy 14 thi thể cán bộ, chiến sĩ trong vụ sạt lở đất tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Các lực lượng cứu hộ cứu nạn vẫn đang dồn nhân lực, vật lực để khắc phục các điểm sạt lở trên tuyến đường vào hiện trường vụ sạt lở đất tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, công tác tìm kiếm các cán bộ chiến sĩ bị mất tích được thực hiện với tinh thần khẩn trương nhất và quyết liệt nhất, nhưng yêu cầu phải đảm bảo an toàn cho lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn.

Lực lượng công binh dẫn theo chó nghiệp vụ đi bộ từ điểm sạt lở gây tắc đường vào thôn Cợp, xã Hướng Phùng cũng đã vào được hiện trường vụ sạt lở đất. Lực lượng này đã đi bộ khoảng 2 km đến hiện trường vụ sạt lở đất tại thôn Cợp để tiến hành tìm kiếm nạn nhân còn mất tích. Dự kiến sáng 19/10, tuyến đường vào hiện trường sạt lở được thông xe, lực lượng chức năng sẽ đưa thi thể các nạn nhân ra ngoài. Sau đó, dùng xe chuyên dụng đưa về một bệnh viện tại thành phố Đông Hà.

Lực lượng cứu hộ cứu nạn tiếp tục được tăng cường, nhằm thực hiện mục tiêu "kép" vừa tìm kiếm cứu nạn các cán bộ, chiến sĩ bị vùi lấp do sạt lở đất, vừa hỗ trợ người dân lương thực, thực phẩm và vật tư y tế ở những địa bàn bị cô lập. Khó khăn nhất hiện nay là mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và khó khắc phục các điểm sạt lở.

16g10 : Hiện trời vẫn đang mưa. Còn khoảng một tiếng nữa trời sẽ tối. Lực lượng cứu hộ đang cố tìm được các nạn nhân trước khi trời tối.

Theo một cán bộ phòng tham mưu của đơn vị, trong 22 người gặp nạn thì có 19 người thuộc phòng tham mưu, 3 người phòng hậu cần. Trong đó 3 người phòng hậu cần ở 2 phòng riêng, và khi tìm thấy họ thì trong phòng không có bùn đất, do đó nguyên nhân có thể là tường nhà sập.

15g40 : Tìm thấy thi thể thứ 12. Lực lượng chức năng cũng đã khắc phục xong tuyến đường để đưa người vào tiếp cận. Đoàn Sở Chỉ huy tiền phương bắt đầu tiến vào hiện trường vụ sạt lở.

14g50 : Tìm thấy thi thể thứ 11. Hiện nay có trên 400 cán bộ, chiến sĩ của các đơn vị Quân khu 4, Bộ đội biên phòng Quảng Trị, dân quân địa phương và các phương tiện đang trực tiếp tham gia cứu hộ.

Theo baochinhphu.vn, lúc 14g, Trung tướng Nguyễn Tân Cương – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho hay đã lệnh 2 trực thăng sẵn sàng ở Đà Nẵng, chờ thời tiết tốt sẽ bay tiếp cận xã Hướng Phùng đang bị cô lập, thả lương thực và thuốc men cho người dân.

Trung tướng Nguyễn Tân Cương yêu cầu cắt cử người trên khu vực cao quan sát, đánh kẻng cảnh báo nếu phát hiện sạt lở ; các lực lượng cứu hộ làm cả ca đêm để đưa nạn nhân ra sớm nhất.

14g30 : Đã tìm được 10 thi thể. Bước đầu đã xác định được các thi thể là Lê Hương Trà, Lê Đức Thiện, Phạm Ngọc Quyết và một người tên Toàn.

14g15 : Mưa tại Hướng Phùng bắt đầu nặng hạt. Nước đổ về nhiều tại các điểm chia cắt.

13g50 : Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ có mặt điểm sạt lở đường vào Hướng Phùng chỉ đạo khắc phục. Hiện điểm sạt lở tại Km số 15 đã được thông, lực lượng chức năng tiến nhích từng chút vào Hướng Phùng vì phía trước còn nhiều điểm chia cắt. Tuy nhiên vừa qua điểm sạt lở tại Km 15 được 400m thì đường vào Hướng Phùng xuất hiện một điểm sạt lở còn nghiêm trọng hơn.

Chỉ đạo tại hiện trường, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, trung tướng Nguyễn Tân Cương yêu cầu các đơn vị tập trung giải phóng đất đá để người đi qua. Ông Cương cũng chỉ đạo một mũi cứu hộ hàng không ứng trực tại sân bay Phú Bài sẵn sàng làm nhiệm vụ…

"Vui sướng gì mà ngồi đó nghe hát hò. Tôi biết mấy quan chức nhà mình sốt ruột lắm, thế nhưng dường như đây cũng là dịp để thử xem ngài tân Bí thư ứng phó uyển chuyển ra sao. Ai dè ông ấy cũng điềm nhiên ngồi dự hát hò ngợi ca Đảng, để nghe thiên hạ chào mừng ông vừa được chọn ngồi ghế Bí thư. Tân Bí thư ấy chắc quên mất lời ông bà mình dạy, nhiễu điều phủ lấy giá gương…" – một cán bộ hưu trí từng có vai vế ở Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ.

Nguyễn Huyền

Nguồn : VNTB, 21/10/2020

Chú thích :

(*)https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/chuong-trinh-nghe-thuat-dac-biet-son-sat-mot-niem-tin-chao-mung-thanh-cong-dai-hoi-dang-bo-tphcm-l-1491870736

************************

Luật sư xúi dân ‘hành động’ ?

Hà Nguyên, VNTB, 21/10/2020

‘Hành động’ ở đây không phải là kêu gọi xuống đường biểu tình để mong làm ‘phản động’, mà ‘hành động’ để mong được giữ gìn Đảng, để Đảng xứng đáng nhận được sự kính trọng của ít nhất là cũng từ các đảng viên.

xalu5

Thủy điện chắc chắn là nguyên nhân lớn gây nên lũ lụt và hạn hán, bởi nó làm mất rừng và phá vỡ cấu trúc tự nhiên.

Luật sư Nguyễn Danh Huế thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội sau khi biện giải đã có lời kêu gọi người dân hãy thực hiện quyền làm chủ của mình – một thứ quyền mà thuở sinh tiền, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất mạnh miệng tuyên bố : "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ" (Hồ Chí Minh : Toàn tập, tập 5, trang 75, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012).

Luật sư Nguyễn Danh Huế, kêu gọi :

"Riêng các tỉnh miền Trung đã có đến mấy trăm thủy điện lớn, nhỏ. Thủy điện chắc chắn là nguyên nhân lớn gây nên lũ lụt và hạn hán, bởi nó làm mất rừng và phá vỡ cấu trúc tự nhiên.

Tại sao các doanh nghiệp thích làm thủy điện ? Chỉ cần suy luận rất đơn giản thế này, điện cũng là một sản phẩm hàng hóa, với doanh nghiệp sản xuất thì việc hàng có bán được hay không là yếu tố thành bại. Để bán được hàng thì doanh nghiệp phải tốn kém rất nhiều chi phí cho marketing, xây dựng hệ thống phân phối… mà chưa chắc đã bán được hàng.

Nhưng sản xuất điện thì khác, sản xuất đến đâu bán sạch đến đấy mà không mất nhiều chi phí bán hàng, chưa kể có được cái nhà máy sản xuất điện đúng như có con gà đẻ trứng vàng, ung dung ngồi hưởng thành quả lâu dài. Các doanh nghiệp đua nhau làm nhà máy điện cũng vì như thế. Khi nhiều doanh nghiệp muốn làm thì đương nhiên chính quyền rất thích, lúc ấy chính quyền có quyền ra "cơ chế".

Sản xuất ra điện không phải chỉ lo bán hàng là thích, việc khi được phê duyệt dự án rồi thì chặt rừng bán gỗ cũng thích không kém, có khi bán gỗ và khai thác khoáng sản đã thu gần hết vốn.

Luật quy định khi chặt rừng làm thủy điện thì phải trồng rừng bù đắp cho phần chặt đi, nhưng thực tế chẳng mấy doanh nghiệp trồng, bởi đơn giản, lấy đất đâu mà trồng ? Đó còn chưa kể đến việc nâng khống giá trị đầu tư để vay ngân hàng, nhiều anh "tay không bắt giặc" cũng vì thế, có khi chưa bỏ ra xu nào đã có cái thủy điện trong tay.

Để ngăn chặn việc phát triển thủy điện ồ ạt thì cần nhiều giải pháp, nhưng có lẽ cách bền vững nhất là phát triển năng lượng sạch như điện gió và điện mặt trời – thứ mà rất phù hợp với miền Trung nước ta, nhưng chi phí đầu tư rất cao. Cần nói không với các doanh nghiệp FDI trong một số lĩnh vực tiêu tốn nhiều điện mà gây ô nhiễm môi trường như sản xuất thép…, đưa mấy doanh nghiệp như Formosa vào thì cái lợi trước mắt nhưng cái hại thì lâu dài và lớn gấp nhiều lần cái hại.

Đừng bao giờ mong chính quyền nghĩ cho dân hay chính quyền tự sửa sai. Chỉ khi người dân trưởng thành, biết buộc chính quyền phải hành động đúng để bảo vệ môi trường sống của mình thì khi đó mới hết những kiếp nạn hiện nay !"

Không khó để nhận thấy việc xin cấp phép xây dựng những nhà máy thủy điện nhỏ thực chất chỉ là mượn cớ làm thủy điện để hợp thức hóa việc phá rừng.

Vườn quốc gia phần nhiều là những rừng nguyên sinh, tài nguyên rừng (gỗ, lâm sản, động thực vật hoang dã mang nguồn gen quý hiếm…) vẫn tương đối dồi dào, phong phú. Trong lúc việc khai thác rừng bên ngoài thời gian gần đây bị cấm đoán gắt gao, hơn nữa rừng cũng đã gần như cạn kiệt thì các chủ đầu tư chuyển hướng, nhắm tới các vườn quốc gia.

Nếu như được cấp phép suôn sẻ, họ chỉ cần khai thác lâm sản dưới dạng tận thu đã có lãi, lợi ích từ làm thủy điện chỉ là chuyện nhỏ, có thể "bán cái", thậm chí bỏ dở cũng không sao.

Lúc còn đương chức, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từng chia sẻ về sự bất lực của Đảng và Nhà nước : "Không phải Chính phủ không thấy, Quốc hội không thấy nhưng mình chưa mạnh mẽ để bảo vệ rừng của mình cho tốt. Vì lợi ích trước mắt để cho người ta cơ hội phá rừng. Phá rừng để thu lợi bất chính là lợi ích nhóm, đặc biệt là trong làm thủy điện. Mọi thiệt hại ở vùng hạ du thủy điện nhỏ và vừa do việc khai thác rừng bừa bãi, khó kiểm soát đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân".

Với những gì đang diễn ra ở miền Trung, cho thấy đúng là "đừng bao giờ mong chính quyền nghĩ cho dân hay chính quyền tự sửa sai. Chỉ khi người dân trưởng thành, biết buộc chính quyền phải hành động đúng để bảo vệ môi trường sống của mình thì khi đó mới hết những kiếp nạn hiện nay !"

Hà Nguyên

Nguồn : VNTB, 20/10/2020

**********************

Hát trên những xác người…

Cánh Cò, RFA, 19/10/2020

"Nhà cháu đang thiếu nước uống ! Có đoàn cứu trợ nào ghé ngang đội 5/2 Quy Hậu, Liên Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình gọi dùm sdt 0947531310, mình xin ít nước uống".

xalu6

Nhìn đâu cũng thấy tràn ngập một màu tang tóc. Những mái nhà giữa biển nước mênh mông, những cây cột điện chỉ còn lại ngọn, những con vật run rẩy bám vào cành cây, gỗ mục như bám vào sự sống cuối cùng

Đó là dòng chữ xuất hiện trên facebook vào sáng 18 tháng 10. Nạn nhân không có khuôn mặt cụ thể nhưng lộ rõ cái khát khô của một con người, động vật được tiếng là thông minh nhất trong thế giới động vật trên quả đất. Cái khát được chia sẻ bởi những người từng vượt biển, từng đối mặt với cái khát kinh hoàng giữa đại dương. Cái khát lan từ dòng chữ kêu cứu tới từng sợi tế bào của người đọc, nó phảng phất hình ảnh của thần chết và dòng chữ đau đớn ấy chìm khuất trong hàng vạn hình ảnh khác cùng xuất hiện trong ngày.

Đó là hình ảnh trên tấm bảng treo trên sân khấu to lớn một cách kiêu hãnh : "Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam". Đó cũng là tấm bảng chào mừng chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Sắt son niềm tin với Đảng" được tổ chức long trọng và hào hứng, được dàn dựng công phu, âm thanh, ánh sáng hiện đại, chia thành 3 chương với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ : Thanh Ngân, Trọng Hữu, Tạ Minh Tâm, Vân Khánh, Hiền Thục, Đàm Vĩnh Hưng, Võ Hạ Trâm…

Ngoài kia là Hải Phòng, cũng không chịu kém : tối 17/10, đảng viên, quan chức Thành phố Hải Phòng tưng bừng tổ chức đại nhạc hội ăn mừng sự thành công của đại hội…

Trong khi đó nhìn đâu cũng thấy tràn ngập một màu tang tóc. Những mái nhà giữa biển nước mênh mông, những cây cột điện chỉ còn lại ngọn, những con vật run rẩy bám vào cành cây, gỗ mục như bám vào sự sống cuối cùng. Những gói mì tôm ướt sũng nước mắt, những thân hình co ro run rẩy dưới cơn mưa buồn bã… những hình ảnh ấy không thể phủ lên những tiếng hát hùng tráng ca ngợi công lao của Đảng. Không thể khỏa lấp sự bất tài của cái gọi là Hội Liên hiệp Phụ nữ dù đã qua 90 năm vẫn ngoan cường ngó lơ sự thảm hại của đồng loại. Một tổ chức vô dụng dám hãnh diện đứng ra nhận lãnh lời mơn trớn của đồng đảng trong khi đồng loại tang thương ngụp lặn trong biển nước mịt mù.

Những tiếng vỗ tay ca tụng sự thành công của đại hội Đảng tại Hải Phòng chừng như chào mừng sự hy sinh to lớn của 13 đồng chí vừa nằm xuống. Những vở kịch nhức nhối mà ngay cả kịch tác gia cao thủ của mọi thời đại như Molière cũng không thể nào nghĩ tới.

Thế nhưng người cộng sản lại làm được, và còn làm rất tốt.

Không phải lũ lụt mới xảy ra mà cơn bão Linda đã đổ bộ vào miền trung từ ngày 11 tháng 10 tức là cách đây 1 tuần lễ. Bảy ngày với biết bao sự dữ dội đổ lên đầu người dân các tỉnh khiến ảnh hưởng tới khoảng 136.000 hộ gia đình, làm 55 người thiệt mạng, 15 người bị thương và 29 người mất tích.

Lũ lụt cũng khiến khoảng 150.000 người phải sơ tán, gây tắc nghẽn hệ thống giao thông và sản xuất nông nghiệp của người dân. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai. Đak Lak, Quảng Ngãi…tiếng kêu cứu dậy cả một vùng, tiếng kêu cứu làm cho người Việt khắp thế giới bàng hoàng nhưng những tiếng kêu cứu ấy không thể lọt vào khe cửa của các đại hội đảng trên toàn quốc. Hình như mọi tầng lớp đảng viên tham dự đại hội đều miễn nhiễm với lòng trắc ẩn đối với người dân, những kẻ bỏ từng hào vào cuộc ăn chơi mang tên Đại hội Đảng.

Sau khi lấy hàng chục ngàn tỷ trong ngân sách quôc gia vung vãi trong những trò chơi quyền lực ông Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lên tiếng yêu cầu kiều bào giúp đỡ nạn nhân lũ lụt ! Một lời kêu gọi chí tình và đầy thống thiết cho vận mệnh của… chính ông ta.

Trên con đường diệu vợi hướng tới Chủ nghĩa xã hội chiếc xe lịch sử è ạch tiếp tục bị nhét đầy những bất công oan trái của người dân. Chiếc xe ấy vô tri nhưng người cầm dao thúc đẩy nó là những kẻ đã làm nên lịch sử giải phóng dân tộc này từ nghèo nàn sang kiệt quệ, từ mong manh áo rách sang cùng quẫn kiếp người.

Và họ, cứ xênh xang áo mũ, cứ lồng lộng tuyên ngôn. Cứ như đất nước này không ai là dân chúng cả mà chỉ rặt một khối dân đen không bao giờ biết khóc cho ra tiếng căm hờn.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 19/10/2020 (canhco's blog)

*********************

Phá rừng ở miền Trung và trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Nguyễn Nam, VNTB, 20/10/2020

Ông Nguyễn Xuân Phúc có nơi chôn nhau cắt rốn tại xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông sống cùng người chị gái tại quê nhà một thời gian, sau đó được những người đồng chí của cha mẹ ông bí mật đưa ra Bắc học theo chế độ của học sinh miền Nam vào năm 1967.

xalu7

Sở dĩ nhấn mạnh trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vì đơn giản trước khi là người đứng đầu Chính phủ, ông từng là một trong những lãnh chúa ở miền Trung, cùng thời với ông Nguyễn Bá Thanh (1953 – 2015).

Lý lịch đăng là ông Nguyễn Xuân Phúc có chuyên môn, nghiệp vụ là Cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (năm 1978). Sau khi tốt nghiệp, ông trở về và được nhận vào làm việc tại tỉnh nhà bấy giờ là Quảng Nam – Đà Nẵng.

Từ năm 1980 đến 1993, ông Nguyễn Xuân Phúc thăng dần từ các chức vụ cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, lên đến chuyên viên, Phó Văn phòng rồi Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ông lên đến chức vụ Bí thư Đảng ủy cơ quan, Đảng ủy viên Đảng ủy khối Dân Chính Đảng Quảng Nam – Đà Nẵng khóa I, II. Thời gian này, ông có theo học ngành Quản lý hành chính nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia.

Từ năm 1993 đến 1996, ông Nguyễn Xuân Phúc lần lượt giữ các chức vụ Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Tỉnh ủy viên khóa XV, XVI tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Từ năm 1997 đến 2001, sau khi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng chia tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương, ông Nguyễn Xuân phúc là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII, XVIII ; Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam, kiêm Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI.

Năm 2001, ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Ông cũng được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XI, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế – Ngân sách của Quốc hội khóa XI.

Từ năm 2004 – 2006, ông Nguyễn Xuân Phúc là Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam khóa XIX ; Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam khóa VII ; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa VII ; Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế – Ngân sách Quốc hội khóa XI…

Chặng đường hoạn lộ tiếp theo đó là ông Nguyễn Xuân Phúc nối bước đồng liêu Nguyễn Bá Thanh để ‘lên Trung ương’, và giờ ông là Thủ tướng, đồng thời có đồn đoán ông ngấp nghé chức vụ tân Tổng bí thư Đảng khóa 13.

Với lý lịch kể trên cho thấy ông Nguyễn Xuân Phúc với học hàm "Cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội", nếu ông thật sự học hành tử tế, và thời gian dài trải qua các chức vụ quản lý ở tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, sau đó là người đứng đầu tỉnh Quảng Nam, thì chắc chắn ông là một trong những quan chức am tường vào loại bậc nhất các giá trị của rừng tự nhiên miền Trung.

"Tôi nghĩ rằng ông Nguyễn Xuân Phúc – một quan chức từng làm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, hiểu rõ sự nhập nhằng, chồng chéo trong quy hoạch 3 loại rừng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất lâu nay đang khiến nhiều cánh rừng trên hồ sơ đã được quy hoạch chức năng phòng hộ, nhưng hiện trạng lại là đất rừng trồng, đất vườn, đất nông nghiệp, kể cả đất ở của người dân.

Tôi còn nhớ hồi tháng 11 năm 2018, trong bài phát biểu của ông Nguyễn Xuân Phúc khi kết luận hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty, ông Phúc rất tự tin tuyên bố : "Tôi ở Chính phủ 3 nhiệm kỳ rồi, tôi thấy nhiều lần nghe thường vụ đảng ủy nói rằng nhiều ông ở tù. Nếu thanh tra, kiểm tra nghiêm túc thì rất nguy. Tức là bên trong có rất nhiều vấn đề. Không những 1 sân trước mà 4,5 sân sau. Có ông 14 -15 cái sân sau, đừng nói Thủ tướng không biết…".

Nói như lời chắc nịch như trên, vậy thì thử hỏi vì sao ông Nguyễn Xuân Phúc lại để rừng ở miền Trung bị tàn phá khiến người dân sống cảnh lũ lụt ở hiện tại ?" – một nhà báo đã nghỉ hưu chia sẻ với biên tập viên trang Việt Nam Thời Báo.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 20/10/2020

***********************

Miền thương…

Nguyệt Biều, VNTB, 20/10/2020

Với người dân miền Trung, lũ lụt là chuyện thường của hàng trăm năm nay, nhưng việc hứng 4 cơn lũ lớn dồn dập, lũ chồng lũ như năm nay thì thật sự kiệt quệ. Đã vậy thủy điện lại thi nhau cùng lúc xả đập xuống vùng hạ lưu để tránh bị vỡ đập do lũ chồng lũ.

xalu8

Đằng sau nỗi đau thương, mất mát trong cơn lũ dữ mà người dân gánh chịu là những hoàn cảnh, phận đời khó khăn, nghèo khổ. Họ đã phải chịu đựng 2 đợt dịch Covid-19, cơn bão số 5 và giờ đây là những trận lũ lịch sử.

Dù một năm thiệt hại nặng nề, không có doanh thu do dịch Covid-19, nhiều khách sạn ở Huế vẫn quyết định sẻ chia khó khăn, hỗ trợ miễn phí cho các đoàn cứu trợ từ mọi miền đất nước về Huế tặng quà cho bà con vùng lũ.

Hoạt động nhỏ của người dân xứ Huế nhằm tri ân, sẻ chia phần nào kinh phí đi lại, ăn ở của các đoàn cứu trợ khi từ xa đến tặng quà cho người dân vùng lũ Thừa Thiên Huế. Từ một khách sạn, sau hai ngày chương trình đã lan rộng hơn 10 khách sạn với hơn 200 phòng đi kèm với các dịch vụ xe tải vận chuyển hàng hóa, xe khách, nhà hàng hỗ trợ ăn uống cho các đoàn cứu trợ.

Ngoài các khách sạn, nhiều nhà hàng, quán ăn, công ty vận tải, tài xế cũng quyết định gác công việc, bỏ kinh phí hỗ trợ các đoàn cứu trợ.

Một nhà báo nữ ở tờ Tuổi Trẻ chia sẻ cảm xúc qua ghi nhận : "Người dân Sài Gòn mấy ngày này không còn kêu ca mưa ngập nước tắc đường, mà chăm chú dõi theo mực nước đang dâng ở Huế, Quảng Trị, Quảng Bình. Nơi ấy, những xóm làng chỉ còn mấy nóc nhà lô nhô, những ngôi trường chỉ còn cái bảng hiệu lấp ló trên mặt nước.

Bà con không còn quay quắt với những thiệt hại sau mùa dịch, mà thắt ruột với những tin tức cập nhật mỗi giờ ở Rào Trăng, những dòng nước mắt không còn chỗ để chảy từ những người cha, người mẹ, người vợ, người con. Họ cũng không còn so đo vì thành phố phải điều tiết ngân sách về trung ương nhiều quá, không đủ để làm đường sá, hạ tầng cho ngon lành, khi nhìn cảnh chuồng trại ruộng vườn miền Trung bồng bềnh thành quả lao động trôi theo dòng nước.

Mỗi năm mùa lụt, người Sài Gòn lại hiểu thêm miền Trung mặn mòi hạt muối, yêu thêm miền Trung nắng thiêu mưa lụt, trút lòng mình vào những bài thơ, bản nhạc, bức tranh chuyển cho nhau".

"Lũ lụt miền Trung, một chữ thương làm sao nói hết" là một chia sẻ nỗi lòng hoài hương của bà Lê Nga Nguyên. Bà kể trong bồi hồi kỷ niệm – "36 năm xa quê là ngần ấy thời gian tôi không còn thấy lụt nữa. Nội và ba cũng đã đi xa mãi".

"Mấy hôm nay, trời Nam Bộ buồn ủ dột. Là miền Trung lại đang mưa lũ ! Những ngày này, ba hay ở ngoài đồng đánh bắt cá. Ba đan những cái lồng bằng tre để bắt những con cá gáy, cá trảnh… thật to, chúng đang theo con nước nguồn về đồng. Gió chướng cứ thổi lạnh buốt. Cái lạnh như cắt da thịt, từ trong xương lạnh ra. Tôi nghe ba chép miệng nói với mẹ : "Nước ngoài đồng có rồi, nước nguồn đang về, chắc là lụt đây. Lo dọn đồ thôi em !".

Mấy chị em tôi đem hết sách vở áo quần lên gác. Ba mẹ và các anh chị dắt trâu bò lên chỗ nền cao, ba lấy dây thừng cột neo tất cả các chum đựng lúa, khoai lang… để khỏi bị trôi mất khi nước lớn.

Có lần tôi và thằng em kế suýt chết vì lén ba mở dây buộc ghe. Hai chị em định chèo ghe loanh quanh nhà, ngờ đâu nước chảy xiết, sức chèo non nớt làm ghe cứ trôi xa nhà. Thật may là có ai đó trông thấy đã gọi ba tôi bơi ra cứu kịp thời… Những ngày lụt, ba hay chở tôi xuống nhà nội. Tô cơm nóng ăn với mắm cái và đậu phộng rang trong ngày mưa lũ của nội sao mà ngon lạ lùng.

36 năm xa quê là ngần ấy thời gian tôi không còn thấy lụt nữa. Nội và ba cũng đã đi xa mãi. Xa quê, trưởng thành, tôi mới thấu hiểu nỗi nhọc nhằn vất vả của ông bà, ba mẹ ngày xưa, của bà con miền Trung mỗi mùa lũ lụt. Một chữ thương làm sao nói hết !".

Giờ thì Việt Nam mình đang trong cao điểm "bão lũ miền Trung" vẫn phòng khi "Covid-19 trở lại – lợi hại hơn xưa". "Mai sau dù có bao giờ", bên chung trà tỏa khói, chúng ta lại nói với nhau về những ngày nước mình chống dịch, chống bão lũ…

Nguyệt Biều

Nguồn : VNTB, 20/10/2020

***********************

Những cảnh báo đã bị Đảng và Nhà nước làm ngơ…

Trần Lê, VNTB, 19/10/2020

(Trích sổ tay ghi chép của một nhà báo)

"Mục tiêu của người ta không phải là làm ra điện mà cái người ta hướng đến là có một khoảng rừng để tha hồ phá, khai thác gỗ chỗ đó".

xalu9

"Tôi nghe rất nhiều dư luận nói rằng khi chạy chọt kiếm cho được một dự án thủy điện loại nhỏ, cái mục tiêu của người ta không phải là làm ra điện mà cái người ta hướng đến là có một khoảng rừng để tha hồ phá, khai thác gỗ chỗ đó".

xalu10

Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Hà Công Tuấn nói rằng một trong hai nguyên nhân cơ bản khiến rừng Tây Nguyên bị suy giảm nghiêm trọng về diện tích và trữ lượng rừng, đó là chuyển mục đích sử dụng rừng để xây dựng thủy điện, thủy lợi, giao thông và các công trình tái định canh định cư…

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, đã chia sẻ : "Tôi nghe rất nhiều dư luận nói rằng khi chạy chọt kiếm cho được một dự án thủy điện loại nhỏ, cái mục tiêu của người ta không phải là làm ra điện mà cái người ta hướng đến là có một khoảng rừng để tha hồ phá, khai thác gỗ chỗ đó".

Theo lời bà Phạm Khánh Phong Lan, người ta phá rừng, rồi sau này trồng thay thế bằng rừng cao su, mà dưới rừng cao su thì không một con nào sống được, nên cũng chỉ mang tính thương mại hóa chứ không thể trồng lại được rừng tự nhiên.

Không mấy lạc quan như bà Phạm Khánh Phong Lan khi dẫu sao thì rừng cao su cũng ít nhiều khai thác thương mại được, đàng này, "Theo quy định, công trình thủy điện chiếm bao nhiêu diện tích rừng thì phải trồng đền bù bấy nhiêu. Thế nhưng bất cập là không có đất để trồng bù. Đến nay, chưa có chủ đầu tư nào thực hiện việc trồng rừng này đúng quy trình. Việc trồng cũng chỉ cho có, trồng được một vài cây lưa thưa để gọi là cũng có trồng" – ông Đào Trọng Tứ, công tác tại Trung tâm Bảo tồn Tài nguyên nước và Thích nghi với biến đổi khí hậu, nhận xét.

Đáng chú ý, một số dự án chuyển mục đích sử dụng đất rừng (sang phục vụ thủy điện ; khai thác khoáng sản ; kinh doanh sân golf…) chậm, hoặc không hợp tác trồng bù rừng (dù dự án đã khai thác vận hành) có bóng dáng của những doanh nghiệp khá mạnh như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn khoáng sản Tây Giang, Công ty Đông Đô – Bộ Quốc phòng, Công ty cổ phần và đầu tư phát triển điện Tây Bắc, Công ty cổ phần Thủy điện Hương Điền…

Ông Lê Việt Trường, cựu Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, đặt nghi vấn : "Cần phải làm rõ lũ lụt do thiên tai chiếm bao nhiêu phần trăm và lũ lụt do thủy điện chiếm bao nhiêu phần trăm ? Trên cơ sở đó mới xây dựng phương án có nên tiếp tục cho phát triển thủy điện hoặc phải tìm kiếm, phát triển nguồn năng lượng thay thế để giảm bớt những khó khăn cho người dân hạ du.

Việc cần làm ngay sau vụ việc tại Rào Trăng 3 là, phải tạm dừng tất cả các dự án thủy điện đang được triển khai, sắp triển khai để điều tra, đánh giá tổng thể. Trường hợp buộc phải phát triển thủy điện do yêu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao thì cũng hoàn toàn có thể tính toán đưa ra phương án phù hợp.

Ví dụ, trong phát triển kinh tế cần tính tới các bài toán tiết kiệm điện như : sử dụng các sản phẩm điện chất lượng cao, được sản xuất bằng công nghệ hiện đại ; trong đầu tư, giảm thiểu các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, cũ, tiêu tốn nhiều điện năng, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Còn trong điều hành quản lý thủy điện phải xây dựng quy trình vận hành linh hoạt, khoa học, phải có phương án tích, xả nước rất cụ thể cũng như các phương án cảnh báo, sơ tán, kể cả đền bù, hỗ trợ cho người dân.

Tôi cũng chưa thể hình dung hết, khi làm thủy điện chủ đầu tư thi công phá rừng có sử dụng thuốc nổ không, nếu có thì nguy cơ gây thay đổi cấu trúc địa chất, làm om đất đá xung quanh… gây sạt lở như thế nào, trách nhiệm sẽ ra sao ? Bài toán này phải được làm ngay, nếu cứ để tình trạng say sưa với thủy điện vừa và nhỏ thì cái giá phải trả có khi còn đắt hơn gấp nhiều lần so với những cái thủy điện mang lại…".

Thực tế xả lũ gây thiệt hại nặng nề cho người dân những vùng hạ du năm nào cũng xảy ra, nhưng tới nay những bất cập xoay quanh cái được gọi là "vận hành đúng quy trình" vẫn lặp lại và không thấy ai phải chịu trách nhiệm.

Trần Lê

Nguồn : VNTB, 19/10/2020

***********************

T phòng v - ng cu thiên tai, nhìn chun b - trn áp biu tình

Trân Văn, VOA, 19/10/2020

Mưa to kéo dài nhiu ngày, lũ ln, lt nng, st l xy ra ti nhiu nơi Tha Thiên Huế, Qung Tr, Qung Bình, cho thy c nhn thc ln kh năng hành đng trong phòng v - ng cu thiên tai ca h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam va tc trách, va tàn nhn !

xalu11

Lt Qung Tr, 2016. Hình minh ha. (Screenshot from Bui Minh Tuan's video on YouTube)

***

V nguyên tc, t chc phòng v - ng cu khi xy ra nhng tình hung him nghèo hay thiên tai, nh hưởng ti tính mng, tài sn ca cá nhân hoc dân cư mt khu vc, mt vùng, luôn luôn phi là kho sát - d đoán tình hung - lp sn kế hoch chun b sn phương tin, nhân lc t chc tp luyn cho c lc lượng d trù s tham gia ng cu ln dân chúng trong khu vc có nguy cơ cao v cách thc ng phó, phi hp đ hn chế ti đa thit hi, đc bit là thit hi v nhân mng.

Nếu cư trú khu vc có th xy ra thiên tai (mưa bão, lũ lt, gió xoáy, đng đt,), nhng người Vit sng bên ngoài Vit Nam chng l gì điu này. H luôn được nhc nh phi d tr thc phm, nước ung, chun b phương tin chiếu sáng, gi m, nhn biết nguy cơ, cách thc cm c, h tr sinh tn trong khi ch lc lượng cu nn... Đi vi tình hung him nghèo cũng vy. Nhng người sng trong các cao c luôn được lưu ý có th và không th làm gì, cháy hoc đng đt thì phi làm sao, thoát him li nào.

Thm chí ch lái mt chiếc xe cũng buc phi nh cách thc nhn biết, phòng nga nhng bt trc do thi tiết, phi chun b và dùng các phương tin cnh báo như thế nào đ bo v mình và bo v người khác khi xe hư gia đường vào ban ngày hay lúc na đêm. Ngay c tr con cũng được hun luyn t mu giáo, năm nào cũng cùng bn bè thc hành cách t bo v, thoát him nếu trường hc, nơi đng đt, phát cháy, b nhng k có vũ trang đt nhp

***

Hai v st l xy ra ti huyn Phong Đin, tnh Tha Thiên Huế vào ngày 12 và 13 tháng 10, khiến 30 người thit mng (17 Thy đin Rào Trăng 3 và 13 trm Kim lâm Sông B) vn không th cnh tnh h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam, k c khi Trung tâm D báo Khí tượng Thy văn Quc gia cnh báo :T chiu 15 đến 20 tháng 10, min Trung tiếp tc có mưa rt ln, ngp lt s tái din vì tác đng ca "hình thái t hp đa thiên tai" (áp thp nhit đi xut hin cùng lúc vi khi không khí lnh có cường đ mnh, chưa k áp cao cn nhit có xu hướng ln v hướng Tây kết hp vi nhiu đng gió Đông trên cao)(1).

Đó là lý do cư dân nhng nơi có kh năng st l và dân cư nhiu vùng có kh năng chìm sâu trong nước Qung Tr, Qung Bình không được di tn khi khu vc nguy him. Nếu kho sát k - d đoán tt s không có thêm hai v st l Hướng Hóa, Qung Tr, vùi mt gia đình sáu người ti xã Húc, lp khu nhà ca b phn tham mưu Đoàn Kinh tế - Quc phòng 337 khiến 22 quân nhân na mt mng (2) và rng sáng 18 tháng 10, không có hàng trăm người Cam L, Đông Hà,… tnh Qung Tr gi, nhn tin cho thân nhân, người quen ri thân nhân, người quen dùng mng xã hi xin chuyn tin đi các nơi đ tìm s tr giúp nhm cu mng các nn dân (3)

Du cũng có h thngng phó s c, thiên tai và tìm kiếm cu nnt trung ương đến đa phương như thiên h nhưng vì thiếu kho sát, không th d đoán tình hung, không sn kế hoch ng phó, không sn c phương tin, nhân lc ng cu, cho dù lưu vc Rào Trăng là khu vc nguy cơ cao (bn thy đin bc thang) nên ông Nguyn Văn Man ((Thiếu tướng, Phó Tư lnh Quân khu 4), ông Nguyn Hu Hùng (Đi tá, Phó Văn phòng y ban Quc gia ng phó s c, thiên tai và Tìm kiếm cu nn) và 11 sĩ quan, viên chc khác mi mt mng !

***

Mưa bão, lũ lt, st l vn không xa l gì vi người Vit, đc bit là khu vc min Trung nhưng trước nay, hot đng tìm kiếm - ng cu c nn nhân thiên tai nói chung ln nn nhân ca nhng tình hung him nghèo nói riêng vn ch da vào sc người, phương tin tìm kiếm - ng cu thiếu c v s lượng ln tính năng chuyên dng. Đã có hơn 100 người chết do lũ, lt, st l và khi mưa bão vn chưa ngng, các nhà máy thy đin vn tiếp tc x nước, ngoài Qung Bình, Qung Tr, Tha Thiên Huế, đang có thêm nhiu tnh phía Bc min Trung (như Hà Tĩnh,), nhiu tnh phía Nam min Trung (như Qung Nam,) b đe da.

Chưa bao gi người Vit nghe h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam đ cp đến vic phát trin lc lượng tìm kiếm cu nn, đu tư thích đáng cho các phương tin phòng nga, đi phó, gim nh hu qu ca thiên tai. Tuy nhiên nguyên nhân không phi do nghèo ! Ngoài chuyn dn ni lc quc gia vào nhng d án minh ha chođnh hướng xã hi ch nghĩa, nhng công trình đ tri ân và ca ngi bác, đng, phn còn li ca ni lc quc gia được rót hết cho công an, nâng cao năng lc gii tán biu tình, dp tt phn kháng.

C dùng Google đ tìm và đi chiếu trang b dành cho cnh sát cơ đng (lc lượng chuyên trn áp) (4) vi trang b ca cnh sát phòng cháy cha cháy (mt trong nhng lc lượng đm nhn vai trò tìm kiếm cu nn ti Vit Nam) (5), t s thy, tính mng tài sn ca công dân nm v trí nào trong nhn thc ca h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam. Tương t, hãy dùng Google đ so sánh đ loi phương tin mà đng vn đem khoe như mt cách răn đe vài ln mi năm qua các cuc din tp phòng chng bo lon lt đ (6) vi vic tìm kiếm cu nn khi có thiên tai bng sc dân, công lính (7).

Bt k khong cách v đu tư cho nhân lc, trang b gia tìm kiếm cu nn và trn áp đã rt rng, đu tư cho trn áp vn chưa ngng li, sau Thông tư 17/2018/TT-BCAQuy đnh v trang b vũ khí, vt liu n quân dng, công c h tr cho lc lượng công an do B Công an ban hành cách nay hai năm, công qu vn đang được rút ra đ bo đm công an các xã s có đy đ các loi vũ khí cá nhân (súng ngn, súng trường, tiu liên), công an các huyn có đ nhng loi vũ khí vi kh năng hy dit cao như (mìn, bom, súng chng tăng), nhng phương tin chiến tranh như trc thăng mà ti Vit Nam, các đơn v quân đi cp quân đoàn mi có th có (8) !..

Trân Văn

Nguồn : VOA, 19/10/2020

Chú thích :

(1) https://tuoitre.vn/mien-trung-tiep-tuc-mua-lon-voi-hinh-thai-to-hop-da-thien-tai/20201015082317794.htm

(2) https://plo.vn/thoi-su/lu-sat-lo-o-quang-tri-hang-chuc-nguoi-chet-mat-tich-944776.html

(3) https://tuoitre.vn/lu-dang-nhanh-trong-dem-dan-quang-tri-len-mang-cau-cuu-khan-thiet/2020101801162544.htm

(4) https://vov.vn/tin-24h/can-canh-dan-xe-dac-chung-chong-dan-cua-canh-sat-co-dong-ha-noi-548221.vov

(5) http://congan.com.vn/tin-chinh/tham-hoi-dong-vien-canh-sat-pccc-bi-thuong-khi-lam-nhiem-vu_91089.html

(6) https://thanhnien.vn/video/phong-su/can-canh-vu-khi-khi-tai-khung-trong-cuoc-dien-tap-chong-khung-bo-o-tphcm-144269.html

(7) https://tuoitre.vn/truc-tiep-tu-hien-truong-tim-kiem-22-chien-si-da-tim-thay-tat-ca-thi-the/20201019105937653.htm

(8) https://tuoitre.vn/cong-an-xa-duoc-trang-bi-sung-tu-1-7/20180612161414656.htm

***********************

Trình độ tính toán của cán bộ quản lý !

Sơn Trà, VNTB, 18/10/2020

Phải chăng nhận định về mức độ an toàn được căn cứ theo trình độ tính toán của nhà quản lý ?

xalu12

Bộ Công thương chiều 16/10 khẳng định các hồ chứa thủy điện hiện nay đang vận hành an toàn, tuân thủ các quy định về xả lũ.

Chiều 16/10, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công thương, ông Tô Xuân Bảo, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, cho biết qua công tác rà soát cũng như báo cáo của địa phương cho thấy các hồ chứa thủy điện đều đang bảo đảm an toàn.

Theo ông Bảo, Bộ Công thương đã chỉ đạo các thủy điện có chức năng tham gia hoạt động điều tiết lũ. Đối với các hồ thủy điện nhỏ thường không có dung tích phòng lũ nên khi lũ từ thượng nguồn về sẽ tràn qua đập về phía hạ du. Đối với các hồ chứa có dung tích phòng lũ sẽ phải điều tiết lượng nước duy trì để đảm bảo phòng lũ.

Thắc mắc : phải chăng nhận định về mức độ an toàn được căn cứ theo trình độ tính toán của nhà quản lý ?

Một liên tưởng cho niềm tin về vấn đề trình độ kiến thức chuyên ngành, đó là từ hệ lụy của chuyện các giáo sư soạn sách giáo khoa lớp một, sau đó được một hội đồng thẩm định cũng toàn học hàm giáo sư, tiến sĩ ngồi lại với nhau để phê chuẩn, và cuối cùng là bộ trưởng với phẩm hàm ủy viên Bộ Chính trị bút phê để bộ sách có thể chuyển sang phát hành rộng rãi.

Với ban bệ toàn chức danh học thuật lẫn chính trị, mấy ai ngờ là nhiều bộ sách giáo khoa lớp một đang ‘đầy sạn’.

Nhà báo tự do Bạch Hoàn, cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ, kể :

"Sau khi dành hai ngày đọc hết tất cả các sách Tiếng Việt lớp 1, tôi thật sự xót xa và hoảng sợ. Con cháu chúng ta bị nhồi sọ từ những bước đầu đời, bị dạy dỗ những điều sai trái, những tư duy độc hại, phản giáo dục, phản văn minh.

Không chỉ Bộ Cánh Diều của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, sách của Nhà xuất bản Giáo dục – điển hình là Bộ sách "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" – cũng đang tồn tại vô số lỗi sai và các thông điệp giáo dục độc hại.

Ví dụ :

– Lỗi dạy trẻ giải quyết vấn đề bằng đe dọa và bạo lực. Điển hình là câu chuyện Mèo con đi học. Vì mèo con không muốn đi học nên đã lấy lý do cái đuôi bị ốm. Thay vì tìm hiểu vì sao mèo con không muốn đi học, thay vì khích lệ, gợi mở về những điều mới mẻ, hấp dẫn ở lớp học để mèo có động lực đi học, thì bác cừu trong câu chuyện đã lập tức mang kéo đến dọa cắt đuôi mèo.

– Làm giáo dục, lẽ ra phải dạy trẻ lấy yêu thương để cảm hóa sự xấu xa, thì họ dạy trẻ trả thù, dạy trẻ làm điều sai trái, dạy trẻ ăn miếng trả miếng. Đó là trang 35, bài Cò và Cáo. Cáo mời cò đến ăn tối, nhưng lại chỉ có cháo loãng đổ ra đĩa. Cáo ăn được còn cò thì không. Cò trả thù bằng cách mời cáo đến nhà ăn tối nhưng để thức ăn vào cái lọ cổ hẹp. Cò ăn được còn cáo thì không. Đây là thông điệp giáo dục tồi, làm hỏng nhận thức của trẻ, triệt tiêu lòng nhân, triệt tiêu sự bao dung, tha thứ.

– Bộ sách "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" còn tệ hại ở chỗ áp đặt tư duy, đào tạo ra những con người khuôn mẫu, những "con gà công nghiệp". Bài "Tô màu cho đúng" dạy trẻ bầu trời phải xanh lơ, biển phải xanh thẫm, tán cây phải xanh lá… Tại sao biển không thể có biển màu xanh ngọc ? Tại sao lá phải xanh mà không vàng, không tím, không đỏ ? Tại sao phải xanh lơ mà không là màu xám trời mưa, không loang lổ màu đỏ trời chiều ?

Thông điệp giáo dục đúng – sai kiểu này sẽ gò bó trẻ, ép trẻ phải nhìn, phải cảm nhận và suy nghĩ theo người khác, triệt tiêu trí tưởng tượng của trẻ, triệt tiêu sự sáng tạo của trẻ. Hậu quả là một xã hội ăn theo nói leo, kém phát minh, nghèo sáng tạo.

– Bộ sách vướng lỗi chính trị. Bài "Vì sao", có nội dung da đen không đẹp. Tại sao da đen lại không đẹp ? Tại sao lại phân biệt đẹp xấu qua màu da ? Cách định hình tư duy như vậy rất dễ dẫn đến tình trạng phân biệt chủng tộc, màu da, đi ngược lại với những giá trị văn minh, tiến bộ.

– Bộ sách này cũng dính lỗi dùng từ em chả, mẹ chả, cô chả, bà chả… nhiều câu chuyện nhạt nhẽo, vô vị, nhiều từ vô nghĩa.

– Bộ sách còn dính lỗi dạy trẻ chê cười bạn bè nếu bạn kém hơn mình, thay vì tìm hiểu vấn đề của bạn, động viên bạn cố gắng.

– Thay vì dạy trẻ về sự lắng nghe, yêu thương, chia sẻ, nhân văn, nhân ái, thay vì bồi đắp tâm hồn trẻ, lại đề cao sự nhanh trí, thông minh, mưu mẹo, thủ đoạn và thậm chí là dối trá.

– Bộ sách quá thiếu vắng lời cảm ơn, xin lỗi. Trong khi đây là chuẩn mực giao tiếp cơ bản của con người văn minh. Câu chuyện "Chớ để mẹ lo", trong đó thằn lăn nhí không nghe lời mẹ ở nhà giữ nhà, tự ý đi chơi, bị trượt ngã, mẹ phải đỡ dậy nhưng lại không biết nói cảm ơn và xin lỗi mẹ.

Bài "Giữ ấm", bé bị cảm lạnh, cả ông, bố, mẹ đều ân cần chăm sóc. Bé khỏi bệnh nhưng sách không dạy bé nói cảm ơn. Bài "Bênh vực bạn", ễnh ương bị cò bắt nạt, ếch bênh vực, nhưng ễnh ương không cảm ơn ếch.

Còn vô số lỗi sai nghiêm trọng khác về tư duy giáo dục mà tôi không đủ thời gian để liệt kê hết. Tôi thật sự không hiểu tại sao người ta có thể làm giáo dục một cách cẩu thả đến thế ? Và tôi cũng không biết, họ còn muốn phải thêm bao nhiêu thế hệ người Việt bị nhồi sọ và mặc đồng phục tư duy ?

Nhà xuất bản Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Liệu Bộ Giáo dục có đọc sách trước khi nhét nó vào cặp học trò và nhồi vào đầu con trẻ hay không ?".

Đó là câu chuyện của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giờ trở lại với câu chuyện thời sự ở Bộ Công thương mùa mưa bão.

Ngày 16/10, Trung tâm báo tin động đất Viện Vật lý địa cầu cho biết lúc 7 giờ 19 phút sáng cùng ngày, một trận động đất có độ lớn 3 richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 15.184 độ vĩ Bắc, 108.264 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Khu vực xảy ra trận động đất trên có thủy điện Sông Tranh 2. Trước đó, vào ngày 14/10, tại huyện Tây Trà (tỉnh Quảng Ngãi) – giáp ranh với huyện Bắc Trà My cũng xảy ra liên tiếp 4 trận động đất chỉ trong vòng 5 giờ. Điều khá trùng hợp, 5 trận động đất này xảy ra khi thủy điện Sông Tranh 2 đang tích đầy nước. Theo đó, sau đợt mưa lũ từ ngày 6 đến 12/10, cao trình thủy điện Sông Tranh 2 đã dâng thêm hơn 20 m. Cụ thể, vào ngày 7/10, cao trình thủy điện Sông Tranh 2 chỉ tích được 145 m nhưng mực nước chiều 16/10 là 170 m.

Theo số liệu cập nhật lúc 17 giờ chiều 16/10, thủy điện Sông Tranh 2 đang xả lũ về sông Thu Bồn với lưu lượng khoảng 800 m3/s ; 3 thủy điện A Vương, Đak Mi 4, Sông Bung 4 đang xả lũ về sông Vu Gia hơn 1.300 m3/s.

Câu hỏi cũ lại được đặt ra : lúc các dự án thủy điện kể trên bắt đầu được đưa tin trên báo chí, nhiều ý kiến phản biện cảnh báo về khả năng đứt gãy địa chất sẽ tạo nên động đất đe dọa sự an toàn của hồ chứa nước. Tuy nhiên, Bộ Công thương mãi cho tới nay vẫn khẳng định về sự an toàn ; và mai này rất có thể giả dụ khi tình huống tang thương xảy đến, chắc hẳn các vị quan chức lại viện dẫn "thiên tai bất khả kháng"…

Sơn trà

Nguồn : VNTB, 18/10/2020

**********************

Hãy thương hại đồng bào tôi, hỡi các ông thủy điện ơi !

Kỹ sư Tiến sĩ Đặng Đình Cung, vncold, 26/02/2020

Khi xưa tôi có kêu gọi khai thác tất cả các địa điểm thuận tiện để sản xuất thủy điện. Nhưng có nhiều người đã xây bừa bãi những bức tường ngăn sông : dung tích không tối ưu, đập xây không vững, rừng bị đốn để bán gỗ quý không còn chức năng giữ nước mưa,... Sau đó thì tích nước và tháo nước với mục đích duy nhất là sản xuất điện, bất chấp nhu cầu nước và an toàn của cư dân ở mạn xuôi.

Đã nhiều lần tôi kiến nghị chính phủ ra lệnh chủ nhân các công trình thủy lợi

(a) kiểm tra tính bền vững của đập và, nếu cần thì củng cố đập cho vững chắc hơn,

(b) và quy hoạch lại quy trình tích nước và tháo nước để không phải xả lũ vào mùa mưa.

Không biết các quan chức tôi quen biết ở tòa đại sứ Việt Nam ở Paris đã chuyển kiến nghị của tôi về nước chưa, các cơ quan chức năng trong nước đã ra lệnh cho các ông chưa hay các ông có nhận được lệnh của chính phủ nhưng các ông đã không thi hành. Dẫu sao mùa mưa vừa qua các ông lại xả lũ.

Điều làm tôi sợ hãi nhất là nhà máy thủy điện Hòa Bình đã xả lũ vào đầu mùa mưa năm ngoái. Theo tôi được biết thì các ông đã xả nước với cường độ chưa bao giờ thấy để kiểm tra tính bền vững của công trình. Kiểm tra này là một việc phải được thực hiện mười năm một lần và để kiểm tra thì phải tháo hết nước trong hồ. Nhưng mười năm một lần thì có thể chọn thời điểm thực hiện sớm hay muộn vài tháng cũng không sao. Trên thế giới người ta kiểm tra hồ thủy lợi vào mùa khô chứ không bao giờ lại kiểm tra vào mùa mưa như các ông. Khi xả lũ thì các ông có tưởng tượng chuyện gì có thể xảy ra ở khu công nghiệp hóa học Việt Trì và nếu đê sông Hồng vỡ hay không ? Rất may là năm ngoái trước mùa mưa thì có một mùa hạn hán nặng cho nên sông Đà và sông Hồng vẫn còn có thể hứng chịu được lượng nước các ông xả từ hồ chứa.

Một công trình thủy lợi có nhiều chức năng chứ không phải chỉ dùng để sản xuất điện. Lưu vực con sông cũ được chỉnh trang lại để làm cảnh quan du ngoạn, mặt nước dùng cho giải trí và thể thao. Nước tích trữ trong hồ dùng để tưới vườn ruộng, thoả mãn nhu cầu của con người và gia súc, vận hành các nhà máy tiêu thụ nước, điều tiết mức nước phục vụ giao thông vận tải bằng đường sông... Có nhiều công trình thủy lợi được xây trên thế giới vì những lợi ích đó và thủy điện chỉ là một phụ phẩm tận dụng nguồn nước chảy từ trong hồ chứa.

Để thích ứng với khí tượng và canh nông ở nước ta thì một công trình thủy lợi phải có hai chức năng xấp xỉ quan trọng ngang nhau là cắt lũ và sản xuất điện, mặc dù thường được nhiều quan chức gọi là công trình thủy điện. Trước khi có công trình thủy lợi thì vào mùa mưa nhà cửa đồng ruộng bị ngập còn vào mùa khô thì lại không có nước để sinh hoạt, canh tác và chăn nuôi. Với một công trình thủy lợi thì nước mưa ở mạn ngược sẽ bị chặn lại ở trong hồ chứa không làm ngập mạn xuôi và nước đã được tích trữ đó sẽ dùng để cung cấp nước cho mạn xuôi. Một khi chức năng cắt lũ đó đã được thoả mãn thì có thể dùng thế năng của nước tháo từ trong hồ để sản xuất điện.

Một công trình thủy lợi có thể là một quả bom nổ chậm treo trên đầu cư dân mạn xuôi vì đập có thể bị vỡ hay/và quy trình tích nước tháo nước không hợp với chu kỳ dùng nước của cư dân mạn xuôi.

Nếu vào mùa mưa mà các ông xả lũ thì các ông đổ thêm nước vào mạn xuôi đang bị ngập hay ít ra đang bị úng nước, người dân đã khổ vì nước mưa tự nhiên lại khổ thêm vì nước các ông đổ xuống. Các ông không thể cãi rằng nước các ông xả thì cũng là nước ở trên trời rơi xuống và trước khi có công trình thì người dân ở mạn xuôi đã quen hứng chịu nước đó rồi. Nước các ông đổ khi xả lũ là nước hứng từ mùa mưa năm trước và có khi từ nhiều lưu vực khác. Các ông tháo nước từ trong hồ để sản xuất điện khi nào các ông thấy có lợi cho các ông. Thời điểm đó không nhất thiết là vào mùa khô, khi nông dân cần nước để canh tác, mà có thể là vào mùa mưa khi người dân bì bõm với lụt. Nước các ông xả để cứu đập của các ông sẽ cộng với nước từ trên trời rơi xuống.

Các ông cũng không thể nêu biến đổi khí hậu để bào chữa việc các ông xả lũ.

xalu13

Hình cắt một đập thủy điện

Một hồ thủy lợi có có bốn mức đặc trưng chính (xem hình) : mức ngọn, mức cao điểm, mức nước chết và mức đáy hồ.

Mức ngọn là mức nước sau một mùa mưa với lượng nước tối đa nhận thấy từ một thế kỷ nay. Người ta thiết kế ở mức đó những khe kiềm chế nước tràn ra ngoài hồ, hướng nó vào những luồng hình cong như đường băng trượt tuyết. Những luồng hình cong này làm cho nước toả ra xa để không làm hư hại chân đập. Xác suất mỗi mùa mưa mà mức nước đạt mức ngon chỉ là một trăm, nghĩa là rất nhỏ. Nếu nhận thấy nước tràn đập ở mức ngọn nhiều lần quá thì có nghĩa là hồ chứa quá nhỏ và/hay là mức nước trong hồ vẫn chưa xuống tới mức nước chết trước ngày đầu tiên của mùa mưa. Cả hai lý do đó là lỗi của chủ nhân công trình.

Mức cao điểm là mức nước thông thường sau khi mùa mưa kết thúc. Năm nào mưa ít thì mức nước sau mùa mưa thấp hơn mức cao điểm đó. Ngược lại, năm nào mưa nhiều thì mức nước cao hơn, nhưng chỉ có xác suất một phần trăm mà đạt mức ngọn của đập sau khi mùa mưa chấm dứt.

Mức nước chết là mức thấp nhất mà vẫn còn nước để chạy tua-bin. Các tua bin có hiệu suất gần bằng một trăm phần trăm. Lượng điện có thể sản xuất được trong một mùa mưa là thế năng của lượng nước mưa trên trời rơi xuống lưu vực của công trình. Lượng điện có thể sản xuất được trong mùa khô là thế năng của dung tích nước trong hồ chứa từ mức cao điểm tới mức nước chết. Dung tích nước từ mức nước chết đến đáy hồ không thể dùng được để sản xuất điện nhưng có thể dùng để cung cấp nước khi có hạn hán.

Ở đáy hồ thường có một ống xả nước để :

- hạ mức nước xuống mức nước chết nếu gần tới mùa mưa mà vẫn còn nhiều nước trong hồ,

- xả lũ khi có nguy cơ đập bị vỡ,

- tháo nước tới mức đáy hồ để kiểm tra tính bền vững của đập,

- bất chợt mở thoáng van để nước chảy ra khỏi hồ mang theo trầm tích lắng dưới đáy hồ.

Việc kiểm tra tính bền vững của đập và bất chợt mở thoáng van phải được tiến hành định kỳ. Tính bền vững của đập phải được bảo đảm bởi những đợt kiểm tra mười năm một lần. Người ta bất chợt mở thoáng van khi có quá nhiều trầm tích dưới đáy hồ. Nước chảy ra ồ ạt sẽ mang theo trầm tích tránh cho vật liệu đó đọng trong hồ tới mức nước chết và như vậy làm vô hiệu hóa công trình. Nếu dùng nước đó để tưới ngay đồng ruộng thì trầm tích sẽ lắng xuống làm cho đất canh tác phì nhiêu hơn.

Với biến đổi khí hậu thì rất có thể sẽ có nhiều mùa mưa liên tiếp với lượng mưa nhiều hơn trung bình nhận thấy từ một thế kỷ nay. Nhưng xác suất mưa nhiều hơn tối đa nhận thấy từ một thế kỷ nay thì vẫn là một phần trăm có thể cộng thêm một phần nhỏ không đáng kể. Nếu vào đầu mùa mưa mà mức nước trong hồ ở mức nước chết thì vẫn chỉ có xác suất đó để nước chảy vào hồ nhiều đến nỗi phải xả lũ cứu đập.

Vậy dù năm trước mưa nhiều hay mưa ít thì các ông cũng phải điều chỉnh quy trình tháo nước để cho nước trong hồ chứa ở mức nước chết vào thời điểm sớm nhất của mùa mưa tới. Thiết kế quy trình đó chỉ là một bài toán "chiết nước trong bồn tắm với một lưu lượng nước chảy từ một máy nước" mà thầy cô đã dạy các ông ở trường tiểu học.

Tôi viết bài này trên mạng Internet để vạch rõ trách nhiệm của các ông. Nếu bây giờ tôi mới đặt đăng là tại vì :

(a) trước đó là mùa mưa các ông lo cứu đập của các ông chứ còn đầu óc đâu mà để nghe lời kêu cứu của tôi và của đồng bào nạn nhân của các ông,

(b) đầu năm dương lịch cũng là đầu mùa khô khởi đầu cho một chu kỳ mưa nắng mới có thể là thời điểm tốt để các ông quy hoạch lại quy trình điều chỉnh mức nước trong hồ.

Vì an toàn của đồng bào, tôi yêu cầu các ông :

(a) củng cố các đập không bảo đảm vững chắc,

(b) quy hoạch lại quy trình tích và tháo nước để tránh phải xả lũ trong mùa mưa.

Nếu trong mùa mưa năm nay và các năm tới mà đập các ông vỡ hay các ông xả lũ thì nạn nhân ở mạn xuôi có thể đòi các ông bồi thường thiệt hại theo các điều 360, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ, và 361, thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ, của Bộ Luật Dân sự và nếu có người chết thì các ông sẽ bị kết tội "vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp" theo điều 129 của Bộ Luật Hình sự đấy.

Đặng Đình Cung

Nguồn : vncold, 26/02/2018

Published in Diễn đàn

Gần 1 tháng sau khi thủy điện Thượng Kon Tum ngăn dòng tích nước, thì thủy điện Đăk Ne phía hạ du (trên cùng dòng sông Đăk Snghé) cũng xả nước cầm chừng ra môi trường, khiến dòng sông này trơ đáy.

thuydien1

Người dân xã Tân Lập ‘canh nước’ ngày đêm để dùng máy bơm tưới với hy vọng cứu được cây trồng.


Hiện UBND huyện đang tiến hành rà soát, đánh giá thiệt hại của người dân để yêu cầu các doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Nếu người dân cảm thấy bị thiệt hại nặng thì có quyền khởi kiện thủy điện. UBND huyện sẽ hỗ trợ pháp lý cho người dân" – ông Võ Văn Lương, Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum nói với báo chí như vậy.

Trong bối cảnh các cấp đảng đang cơ cấu nhân sự cho nhiệm kỳ mới của Đại hội 13 đảng cộng sản Việt Nam dự kiến vào quý 1-2021, thì ‘lời hăm he’ kiện tụng trên ít nhiều sẽ có giá trị, và người dân có thể ‘tọa sơn quan hỗ đấu’.

Ghi nhận qua báo cáo của nhà chức trách cấp huyện

Theo báo cáo của UBND huyện Kon Rẫy, hiện nay, các khu tưới thuộc các công trình thủy lợi : Đăk Đam, Hố Chuối (thị trấn Đăk Rve) ; Kon Bưu (xã Tân Lập) ; Đăk Pô Công, Đăk Gur (xã Đăk Tờ Re) ; Đăk Tờ Lung (xã Đăk Tờ Lung)… đều bị thiếu nước, không đủ đáp ứng nhu cầu nước tưới cho cây trồng và phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân.

Đáng chú ý, trước sự ảnh hưởng của việc tích nước tạm của hồ chứa thủy điện Thượng Kon Tum (để nghiệm thu các hạng mục công trình đầu mối), trong cuối tháng 2-2020, huyện Kon Rẫy đã chỉ đạo xã Tân Lập huy động hơn 140 lao động, triển khai đắp hơn 400 bao tải cát để chặn, dẫn dòng vào cửa lấy nước của công trình thủy lợi Đăk Snghé nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho hơn 100ha lúa đông xuân.

Sau công trình này, một đoạn sông dài hơn 30 km, dòng nước ở các khe suối nhỏ, hợp lưu đưa nước về sông Đăk Snghé (nhánh cấp I của sông Đăk Bla, thượng nguồn sông Sê San) để dẫn nước về hạ lưu cũng bị chặn bởi thủy điện Đăk Ne. Đến nay, sau hơn 20 ngày tích nước từ thượng nguồn, hạ lưu con sông bị "bức tử". Hàng trăm ha hoa màu nơi đây đang đứng trước nguy cơ khô cháy.

Ông Phan Duy Huynh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kon Rẫy, cho biết từ khi thủy điện Thượng Kon Tum tích nước thì thủy điện Đăk Ne không thực hiện cam kết xả dòng chảy ra môi trường tối thiểu là 1,29 m3/giây. Hệ lụy là sông Đăk Snghé bắt đầu khô cạn, đập thủy lợi Đăk Snghé không có nước về. Ngoài ra việc thủy điện Đăk Ne xả nước theo lịch mỗi ngày 2 đợt, mỗi đợt chỉ kéo dài 1 tiếng, thì với khoảng thời gian ít ỏi đó, không đủ để bà con bơm tưới cà phê. Hiện tại một số diện tích tiêu và cà phê đã chết.

Dấu hiệu khô hạn ngày một nghiêm trọng, ngày 12/3, UBND huyện Kon Rẫy tiếp tục có buổi làm việc với các nhà đầu tư của thủy điện Thượng Kon Tum và Đăk Ne. Tại buổi làm việc, công ty cổ phần thủy điện Trường Thịnh – chủ dự án thủy điện Đăk Ne, không hợp tác với chính quyền.

UBND huyện Kon Rẫy đã yêu cầu thủy điện Đăk Ne phải đảm bảo duy trì lưu lượng xả thường xuyên xuống hạ lưu đập không nhỏ hơn 1,29 m3/giây, không gây biến đổi lớn đến chế độ dòng chảy hạ lưu hồ theo đúng Quy định số 1838/GP-BTNMT ngày 28/9/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi dự án được cấp phép khai thác sử dụng nước mặt. Tuy nhiên, "Tại buổi làm việc, các bên đều thống nhất, riêng đại diện thủy điện Đăk Ne không chịu ký vào văn bản. Họ viện lý do sẽ ảnh hưởng đến doanh thu. Họ chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình mà không nghĩ đến thiệt hại của người dân" – ông Phan Duy Huynh, thông tin.

Ý kiến từ nhà đầu tư

Ông Hồ Thanh Tiến – Trưởng phòng Kỹ thuật, công ty cổ phần Đầu tư năng lượng Trường Thịnh (đơn vị chủ quản nhà máy thủy điện Đăk Ne) cho biết, việc người dân không đủ nước tưới khiến cây trông khô héo, chết là do ảnh hưởng của thủy điện Thượng Kon Tum. Cụ thể, từ ngày 26-2 thủy điện Thượng Kon Tum bắt đầu chặn dòng, tích nước, đóng hoàn toàn dòng sông chính chảy về nhà máy Đăk Ne.

Cũng theo ông Tiến, trước đây lưu lượng nước chảy về thủy điện Đăk Ne từ 10 – 12 m3/s nhưng giờ chỉ còn lại chưa được 1m3/s. Tuy nhiên, đơn vị vẫn xả nước ra ngoài môi trường để người dân có nước tưới tiêu, tuy nhiên lượng nước không đủ.

"Ảnh hưởng lớn nhất là do nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum. Mà theo kế hoạch tích nước thì còn lâu lắm mới có nguồn nước trở lại, ảnh hưởng rất lớn đến trữ lượng. Riêng nhà máy Đăk Ne có bao nhiêu nước xả bấy nhiêu nước ra phía hạ du để người dân sinh hoạt, tưới tiêu. Đơn vị nhận được 1m3/s thì cũng xả ra bấy nhiêu nước. Đơn vị không đồng ý với việc thủy điện Thượng Kon Tum đổ lỗi cho đơn vị", ông Tiến khẳng định.

Ông Tiến cho biết, trong cuộc họp vừa qua giữa các bên được tổ chức tại UBND huyện, đơn vị không ký biên bản là do thủy điện Thượng Kon Tum không phối hợp, không đưa ra phương hướng, phương án để giải quyết về việc điều tiết nước cho người dân ở vùng hạ lưu.

Còn ông Lê Thanh – Phó Ban Quản lý Dự án Công ty Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (đơn vị chủ quản nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum) cho hay, ngày 26-2 khi đơn vị chặn dòng tích nước trong vòng 2 tháng thì đơn vị đã thông báo và tỉnh cũng đã cho phép.

"Trong thời gian 2 tháng này thủy điện không có giọt nước nào chảy xuống. Toàn bộ chỉ có nước thấm, sau 60 ngày sau mới chảy xuống được. Dưới thủy điện Đăk Ne vẫn quy trình vận hành, thủy điện xả vào dòng sông là 7,8m3/s. Còn không có nước, mùa này Đăk Ne vẫn phải xả thường xuyên là 1,29m3/s nhưng mà đơn vị đó không xả. Lỗi tại Đăk Ne chứ không phải tại mình. Việc người dân phản ánh công ty chặn dòng, ngăn sông xả đi Quảng Ngãi nhưng thật ra không phải. Đây là chuyển nhượng nước nhưng chuyển nhượng nước vẫn đảm bảo môi trường sinh thái. Người ta tính toán hết rồi, người ta cho phép. Chỉ cần 60 ngày thôi, 60 ngày sau xả nước lại bình thường" – ông Lê Thanh phân bua.

Hãy cùng nhau ra tòa

Theo luật sư Dương Lê Sơn (Đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk), người dân có quyền khởi kiện đòi thủy điện Thượng Kon Tum và Đăk Ne bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo bộ luật Dân sự.

"Về nguyên tắc làm thủy điện thì phải đảm bảo an toàn dưới hạ du và đảm bảo lưu lượng nước phục vụ sản xuất cho bà con. Do đó, người dân có quyền khởi kiện bồi thường thiệt hại do cả 2 thủy điện này gây ra", luật sư Sơn nói.

Thủy điện Thượng Kon Tum là dự án thủy điện đang thi công lớn nhất Tây Nguyên, sau tích nước, phát điện, lượng nước phần lớn sẽ dẫn từ Kon Tum về sông Trà Khúc (Quảng Ngãi). Công trình mới tích nước được 1/3 thời gian nhưng hệ lụy đã hiện rõ.

Ngoài ra dự án Thủy điện Thượng Kon Tum cũng đang ‘dính’ tới việc loại nhà thầu Trung Quốc, chủ đầu tư thuỷ điện bị yêu cầu bồi thường ngàn tỷ trong một phiên xử theo thủ tục trọng tài, diễn ra hồi trung tuần tháng 3-2019 tại Osaka, Nhật Bản.

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 23/03/2020

Published in Diễn đàn

Cựu bộ trưởng Son khai vụ Mobifone mua AVG là làm theo tinh thần chỉ đạo của thủ tướng (RFA, 18/12/2019)

Cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son vào chiều ngày 18/12 khai trước tòa ông cho thực hiện thương vụ Mobifone mua AVG là theo tinh thần chỉ đạo của thủ tướng chính phủ. Người đứng đầu chính phủ lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Dũng.

vn1

Ảnh minh họa : Ông Nguyễn Bắc Son (trái) và ông Nguyễn Xuân Phúc chụp ngày 21/3/2016 AFP

Truyền thông trong nước vào ngày 18/12 tường thuật rõ là dù bị mất ngủ vào đêm hôm trước, song tại tòa vào chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Bắc Son khai báo khá rành mạch về vai trò của ông là người đứng đầu Bộ Thông tin và truyền thông, đơn vị chủ quản của Mobifone mua AVG.

Theo lời khai của ông Nguyễn Bắc Son thì vào ngày 14/12 năm 2015, Bộ Thông tin và truyền thông nhận được công văn của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của thủ tướng chấp nhận chủ trương cho Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG).

Ông Nguyễn Bắc Son thừa nhận vai trò người đứng đầu khi bút phê vào tất cả các văn bản giao cho cấp dưới để hoàn thành thương vụ.

Trước tòa vào chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Bắc Son cũng nói rằng ông đã xin ý kiến nhiều nơi trong thương vụ Mobifone mua AVG. Ông Son khẳng định đã giao cho người phó là thứ trưởng bộ Thông tin và truyền thông lúc bấy giờ, ông Trương Minh Tuấn, cùng thực hiện dự án và đã thực hiện công việc mua bán một cách thận trọng, có báo cáo chính phủ.

Ông Nguyễn Bắc Son cũng nhận tội và không cần luật sư bào chữa.

****************

Nhiều công ty bình phong được người nước ngoài lập để sản xuất ma túy ở Việt Nam (RFA, 18/12/2019)

Cục Cảnh sát Điều tra về tội phạm ma túy thuộc Bộ Công an Việt Nam thừa nhận lâu nay có nhiều người nước ngoài lập công ty bình phong để sản xuất ma túy ở Việt Nam.

vn2

Ảnh minh họa : một máy dập thuốc lắc bị bắt ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1/6/2017 - AFP

Thông tin vừa nêu được đưa ra vào ngày 17 tháng 12 tại Hội nghị Song phương Việt Nam- Trung Quốc lần thứ 8 về hợp tác phòng chống, trấn áp tội phạm ma túy giữa hai nước láng giềng này với nhau.

Theo đánh giá của lực lượng chức năng, nhiều người Trung Quốc, Đài Loan móc nối với các đối tượng trong nước lập ra các công ty, doanh nghiệp ‘bình phong’ nhằm ngụy trang cho hoạt động sản xuất, mua bán, vận chuyển ma túy với số lượng lớn.

Tình trạng tội phạm ma túy có liên quan đến người nước ngoài ở Việt Nam được nhận định diễn ra phức tạp, đặc biệt ở khu vực phía nam. Đơn cử vào ngày 6 tháng 8 vừa qua, Cục Cảnh sát Điều tra về tội phạm ma túy Việt Nam phối hợp cùng phía Trung Quốc phá xưởng sản xuất chất ma túy lớn do người Trung Quốc cầm đầu tại xã Dak Hà, huyện Dak Hà, tỉnh Kon Tum.

Trong vụ này phía Việt Nam bắt giữ 7 nghi can quốc tịch Trung Quốc, phía Trung Quốc bắt giữ 18 nghi can liên quan.

Trên tuyến biên giới phía bắc qua 7 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Điện Biên, Lai Châu ; lực lượng chức năng hai phía báo cáo phát hiện và bắt giữ hơn 2.100 vụ buôn lậu ma túy với gần 3.600 đối tượng. Số ma túy bị tịch thu gồm trên 345 kilogram heroin, hơn 20 kilogram thuốc phiện, hơn 79 kilogram cây thuốc hiện, hơn 86 kilogram ma túy tổng hợp, hơn 38 ngàn viên ma túy tổng hợp…

Việc vận chuyển ma túy từ khu vực Tam giác vàng qua Lào, Campuchia vào Việt Nam rồi đưa sang Trung Quốc tiêu thụ cũng gia tăng trong thời gian qua.

****************

Trục xuất 42 tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam (RFA, 18/12/2019)

Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vào hôm 18/12 báo cáo Chính phủ về việc triển khai thực hiện chỉ thị tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trong đó có việc trục xuất 42 tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng biển của Việt Nam.

vn3

Tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc. (Ảnh minh họa) - AFP

Theo Cục Kiểm Ngư Việt Nam 42 tàu cá Trung Quốc vi phạm vì không có giấy tờ, không có nhật ký khai thác thủy sản, không có giấy phép khai thác mà đã vào khai thác tại vùng đánh cá chung ở phía Tây đường phân định, xâm phạm vào vùng biển của Việt Nam. Các tàu cá này là các tàu lưới kéo và đa số là tàu vỏ sắt, công suất lớn, không có số hiệu và không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra, cắt lưới bỏ chạy sang khu vực phía Đông đường phân định. Do đó, cục kiểm ngư đã lập biên bản và tiến hành trục xuất 42 tàu cá Trung Quốc như vừa nêu.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, từ đầu năm 2019 đến nay Cục Kiểm ngư đã tổ chức 20 đợt tuần tra, kiểm tra các hoạt động thủy sản, huy động 44 lượt tàu kiểm ngư với hơn 420 ngày bám biển.

Cục Kiểm ngư Việt Nam đã lập biên bản và xử lý hành chính hoạt động thủy sản đối với hơn 200 trường hợp và thu về ngân sách với số tiền hơn 634 triệu đồng, phạt cảnh cáo 254 tàu vi phạm và tiến hành trục xuất 42 tàu cá Trung Quốc vi phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam như vừa nêu.

Cũng theo Cục Kiểm ngư thì các lỗi mà tàu cá Việt Nam thường vi phạm là không mang theo hoặc không có đầy đủ các loại giấy tờ, chứng chỉ theo quy định, không đánh dấu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu sai quy định, không có hoặc không mang theo đầy đủ phao cứu sinh, hệ thống thông tin liên lạc theo quy định. Hoặc giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật quá hạn khi hoạt động khai thác thủy sản và nhiều vi phạm khác.

*******************

Thủy điện thiếu nước, cán bộ trục lợi (RFA, 18/12/2019)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết tính đến ngày 16/12, tổng lượng nước trong các hồ thủy điện trên toàn quốc đang bị thiếu hụt khoảng 11 tỷ m3, chiếm khoảng 1/3 lượng khi mức nước các hồ dâng bình thường.

vn4

Thủy điện Sơn La của Việt Nam AFP

Truyền thông trong nước loan tin hôm 18/12 cho biết với lượng nước thủy điện là khoảng 24 tỷ m3 hiện có, EVN quy ra lượng điện có thể sản xuất là khoảng 10 tỷ kWH và lượng thiếu hụt là gần 5 tỷ kWh.

Số liệu của EVN cho thấy lượng điện do các hồ thủy điện miền Bắc có thể sản xuất đang thiếu hụt khoảng 3,2 tỷ kWh, miền Trung hụt hơn 1,2 tỷ kWh và miền Nam là 0,45 tỷ kWh.

Nguyên nhân của tình trạng này được Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia nói vì ảnh hưởng biến đổi khí hậu dù lưu vực có hồ thủy điện trên cả nước đã chuyển sang vận hành mùa khô. Theo đó, cùng với sự thiếu hụt nguồn nước trong mùa lũ, tuần suất nước về các hồ chứa vẫn tiếp tục yếu kém.

EVN nói đã huy động sản xuất điện từ các nguồn điện than, khí ngay trong mùa lũ, khai thác cao nguồn điện chạy dầu,… để tích lũy nước các hồ thủy điện nhưng việc tích nước lên mức bình thường là không thể đạt được.

Cũng liên quan đến tình trạng thiếu hụt nước thủy điện, một số cán bộ đã lợi dụng để trục lợi và bị đưa ra xét xử thời gian qua.

Mạng báo Pháp luật ngày 18/12 loan tin hôm 6/12, Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tiến hành xét xử sơ thẩm và tuyên ông Đỗ Hồng Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Giám đốc Công ty Khai thác công trình Thủy lợi Nam Khánh Hòa, 17 năm tù và 10 cán bộ liên quan từ 2 năm đến 16 năm tù giam vì tội danh ‘tham ô tài sản’.

Theo cáo trạng, trong hai năm 2014, 2015, các bị cáo đã lợi dụng chủ trương bổ sung kinh phí khắc phục hậu quả hạn hán, phục vụ tưới tiêu thủy lợi chống hạn để lập các hồ sơ khống nhằm chiếm ngân sách Nhà nước.

Các cán bộ của công ty Nam Khánh Hòa bị xác định thông đồng, ký khống các biên bản nghiệm thu, quyết toán các công trình thủy lợi để chiếm đoạt hơn 30 tỷ đồng tiền ngân sách.

*****************

Hà Nội : Không đun than tổ ong, đốt rơm rạ để giảm ô nhiễm không khí (RFA, 18/12/2019)

Truyền thông trong nước trích dẫn thông tin của Sở Tài nguyên và môi trường vào ngày 18/12. Theo đó, những nguyên nhân được Sở Tài nguyên và môi trường đưa ra gồm sự gia tăng của phương tiện giao thông, đặc biệt là phương tiện cũ không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải ; các hộ kinh doanh dịch vụ đun bếp than tổ ong ; đốt rác tự phát ; các công trình xây dựng cuối năm tăng nhiều ; đối củi trong sinh hoạt... cũng là nguồn phát thải các chất ô nhiễm...

vn5

Hà Nội sẽ cấm dùng than tổ ong và đốt rơm rạ trên đồng ruộng để giảm ô nhiễm không khí trong thời gian tới - VnMedia -RFA edited

Riêng nguyên nhân ô nhiễm không khí Hà Nội có liên quan đến các nhà máy nhiệt điện than của tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thì trong ngày 18/12, EVN lên tiếng phản bác cho rằng thông tin này là không chính xác.

EVN khẳng định các nhà máy nhiệt điện của EVN đều đã trang bị hệ thống quan trắc tự động 24/24, và các thông số ô nhiễm trong khí thải, nước thải đều được truyền gửi online cho các Sở Tài nguyên và môi trường theo dõi. Và, những kết quả trong thời gian qua không có dấu hiệu tăng nồng độ bụi phát thải.

Để xử lý ô nhiễm không khí nghiêm trọng như thế, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội cho biết Hà Nội đang đẩy mạnh việc cơ giới hóa công tác vệ sinh môi trường và kêu gọi đầu tư các dự án đốt rác phát điện ; triển khai tách nước thải, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước tại các ao hồ đồng thời trồng thêm cây xanh. Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ hạn chế và tiến tới không đun than tổ ong, đốt rơm rạ trên đồng ruộng...

Hôm 14/12, Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết trong các ngày 10 đến 13 tháng 12, chỉ số chất lượng không khí (AIQ) tại Hà Nội đã chạm ngưỡng rất xấu. Giá trị trung bình 24 giờ của bụi mịn PM 2.5 trong nhiều ngày vượt mức cho phép.

Tổng cục Môi trường hôm đó ra khuyến cáo "Mọi người, kể cả học sinh, nên hạn chế vận động và tập thể dục ngoài trời, đóng các cửa sổ và cửa ra vào, đeo khẩu trang chống bụi PM 2.5 khi đi ra đường".

Bộ Y Tế cũng có hướng dẫn dự phòng, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí.

Theo hướng dẫn này, người dân được khuyên thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống, hạn chế ra khỏi nhà.

Bộ Y Tế cũng khuyên người dân nên dùng khẩu trang, vệ sinh mũi, súc họng, tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý, hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là các gia đình ở gần đường giao thông.

Published in Việt Nam

Thụy Điển lập tiền lệ chống dẫn độ về Trung Quốc

Không hẹn mà gặp, đề tài Trung Quốc được báo chí Pháp hôm nay 10/07/2019 khai thác rộng rãi, từ báo Le Monde với ba bài dài đề cập đến các vấn đề Hồng Kông-Đài Loan, quan hệ Anh-Trung, sự hoành hành của tình báo Trung Quốc tại Pháp, cho đến tờ Le Figaro tiếp tục bình luận về thái độ không chịu khuất phục của người dân Hồng Kông, hay tờ Libération chú ý đến cách thức Trung Quốc thâm nhập phương Tây.

dando0

Tòa Án Tối Cao Thụy Điển đã ra phán quyết theo đó ông Kiều Kiến Quân (Qiao Jianjun), một cựu quan chức cao cấp của Trung Quốc, sẽ không bị dẫn độ về Trung Quốc, nơi ông bị buộc tội biển thủ khoảng 10 triệu euro. Ảnh minh họa.pxhere

Bài nào cũng hay, nhưng đáng suy ngẫm là một phân tích trên tờ báo cánh tả Libération, nêu bật quyết định ngày 08/07 vừa qua của chính phủ Thụy Điển, từ chối không cho Trung Quốc dẫn độ về nước một công dân của họ bị Bắc Kinh cáo buộc vào tội danh tham nhũng. Đối với Libération, đây là một "bước ngoặt trong Liên Hiệp Châu Âu", có thể tạo tiền lệ cho những nước Châu Âu khác.

Tòa Án Tối Cao Thụy Điển "chính thức hóa" các thiếu sót của tư pháp Trung Quốc

Libération trước hết nhắc lại diễn biến vụ việc : Hôm thứ Ba 08/07 vừa qua, Tòa Án Tối Cao Thụy Điển đã ra phán quyết theo đó ông Kiều Kiến Quân (Qiao Jianjun), một cựu quan chức cao cấp của Trung Quốc, sẽ không bị dẫn độ về Trung Quốc, nơi ông bị buộc tội biển thủ khoảng 10 triệu euro.

Đối với tờ báo Pháp, đây quả là một quyết định chưa từng thấy, vì đây là lần đầu tiên một tòa án cấp cao nhất của một quốc gia có ký tên vào Công Ước Châu Âu về Nhân Quyền đã từ chối yêu cầu dẫn độ mà Trung Quốc đưa ra.

Ý nghĩa quan trọng của hành động này là nó đã "chính thức hóa những thiếu sót nghiêm trọng" của nền tư pháp Trung Quốc, từng được các luật sư và các nhà bảo vệ nhân quyền nêu bật trong nhiều năm qua.

Peter Dahlin, giám đốc tổ chức phi chính phủ Safeguard Defenders chuyên bảo vệ nhân quyền đã gọi phán quyết của Tòa Án Tối Cao Thụy Điển là một "đòn tàn sát" đối với tư pháp Trung Quốc.

Hơn thế nữa, theo Clemence Witt, một luật sư chuyên về các vấn đề dẫn độ, điều quan trọng hơn cả là quyết định của Thụy Điển "có thể tạo tiền lệ thuận lợi cho các quốc gia Châu Âu khác để không cho phép dẫn độ về Trung Quốc", cũng như làm chùn tay các nước như Pháp, có hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc.

Bắc Kinh không đáp ứng cả 3 nguyên tắc chi phối việc cho dẫn độ

Theo Libération, trước khi đưa ra quyết định của mình, các thẩm phán Tòa Án Tối Cao Thụy Điển đã tập trung vào việc tôn trọng ba nguyên tắc chính của Công Ước Châu Âu về Nhân Quyền. Ba nguyên tắc đó là được xét xử công bằng, không bị tra tấn và nghiêm cấm án tử hình.

Tòa Án Thụy Điển đã kết luận rằng không có cách nào để xác minh rằng ba nguyên tắc này sẽ được Trung Quốc tôn trọng, do đó việc "dẫn độ sẽ trái với các nguyên tắc của Công Ước Châu Âu về Nhân Quyền".

Các thẩm phán cho rằng ông Kiều Kiến Quân "có nguy cơ bị một phiên tòa sai lệch rất xa so với các tiêu chuẩn của việc xét xử công bằng như được ghi trong Công Ước Châu Âu". Đối với các thẩm phán này, nguy cơ bị tra tấn chưa được loại trừ vì ở Trung Quốc, mặc dù bị coi là bất hợp pháp, nhưng tra tấn vẫn được thực hiện và một một cách thường xuyên.

Cuối cùng, về vấn đề án tử hình, các thẩm phán Thụy Điển xác định rằng ông Kiều Kiến Quân "có nguy cơ thực sự sẽ bị kết án tử hình".

Theo tờ báo Pháp, kết luận của các thẩm phán Thụy Điển có thể gây trở ngại cho Pháp trong việc thực thi hiệp ước dẫn độ Pháp-Trung, trong đó có điều 3 nêu rõ là việc dẫn độ không thể xảy ra nếu hành vi phạm tội có thể bị trừng phạt bằng án tử hình.

Libération kết luận : Kể từ nay, Pháp sẽ khó lòng chấp nhận dễ dàng những lời cam đoan của Trung Quốc vốn đã không thuyết phục được Tòa Án Tối Cao Thụy Điển.

China Daily nói dối trắng trợn về Hồng Kông

Một bài viết lý thú khác cũng được thấy trên báo Libération mang tựa đề "Tuyên truyền của Trung Quốc xâm nhập phương Tây như thế nào".

Theo tờ báo, cuộc khủng hoảng Hồng Kông đã nêu bật tính chất khủng khiếp của các phương pháp lũng đoạn thông tin mà chế độ Bắc Kinh áp dụng. Cái mà Mao Trạch Đông từng gọi là "vũ khí mầu nhiệm" đã được chính quyền Trung Quốc hiện nay triển khai ngay trên các phương tiện truyền thông của các quốc gia dân chủ, với mục đích đưa ra một hình ảnh tích cực về Trung Quốc.

Libération đã nêu bật một số ví dụ gần đây nhất cho thấy Bắc Kinh không ngần ngại loan tin thất thiệt để phục vụ mục tiêu chính trị của họ.

Vào ngày 9 tháng 6 vừa qua, khi một triệu người tuần hành yêu cầu rút lại dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc, tờ China Daily, cơ quan báo chí của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã không ngần ngại chạy tựa bằng tiếng Anh : "800.000 người nói "có" với dự luật". Vào tuần sau, sau khi văn bản bị đình chỉ, một phần tư trong số 7,4 triệu người dân Hồng Kông đã lại có mặt trên đường phố để yêu cầu trưởng đặc khu từ chức. Thế nhưng tờ China Daily lại nói "Các bậc phụ huynh Hồng Kông tuần hành chống lại sự can thiệp của Mỹ".

Điều được Libération ghi nhận là bất chấp những lời nói dối thô thiển đó, tờ báo Pháp Le Figaro trong số ra ngày hôm sau vẫn cho kèm vào báo của mình phần "phụ trang" China Watch do China Daily thực hiện toàn bộ, dùng để ca tụng Trung Quốc và chủ tịch Tập Cận Bình.

Những trang báo mà mục tiêu là lũng đoạn dư luận phương Tây đã được Trung Quốc thuê đăng với một giá rất cao, và trên thế giới có khoảng 30 tờ báo có uy tín nhận làm điều này, trong số đó có cả tờ New York Times, và đạt 13 triệu độc giả.

Khi được Libération hỏi, không một tờ báo nào chịu bình luận về quan hệ đối tác đó với tờ China Daily. Thế nhưng, theo nhật báo Anh The Guardian, tờ Daily Telegraph chẳng hạn, khi đăng phụ trang của China Daily mỗi tháng một lần, sẽ nhận được 860.000 euro mỗi năm.

Phóng sự điều tra của Libération còn rất nhiều tiết lộ khác.

Người dân Hồng Kông vẫn bất khuất

Cũng đề cập đến chủ đề Trung Quốc, nhật báo Le Figaro đặc biệt quan tâm đến tình hình Hồng Kông, và cho rằng "Đối mặt với Bắc Kinh, người dân Hồng Kông không chịu giải giới", tựa bài báo ở trang quốc tế.

Tờ báo Pháp nhắc lại : mặc dù lãnh đạo Hồng Kông bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga lại lùi thêm một bước, những người biểu tình ủng hộ dân chủ vẫn quyết tâm hơn bao giờ hết.

Đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất ở Hồng Kông kể từ khi trở về Trung Quốc năm 1997, trưởng đặc khu một lần nữa cố trấn an, và cũng thất bại như lần trước.

Lần này, bà đã mạnh dạn tuyên bố rằng dự luật dẫn độ đã "chết", và chính quyền Hồng Kông "không có kế hoạch" khởi động lại trước Hội đồng Lập pháp tức nghị viện của đặc khu.

Những lời hứa này, theo Le Figaro, dù mạnh nhất kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, vẫn không đủ để xoa dịu nỗi tức giận của nhiều người phản đối, những người yêu cầu rút hoàn toàn văn bản, điều mà bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga chưa thực hiện chính thức.

Đối với Le Figaro, cũng phải nói là lập trường của trưởng đặc khu không thay đổi bao nhiêu. Hồi đầu tháng, bà Lâm đã tuyên bố rằng dự luật sẽ "chết" với sự kết thúc nhiệm kỳ cơ quan lập pháp hiện tại vào tháng 7 năm 2020.

Hồng Kông vùng dậy, Đài Loan hưởng lợi

Tình hình Hồng Kông cũng được báo Le Monde quan tâm, nhưng trong tương quan với Đài Loan trong bài phân tích mang tựa đề "Tổng thống Đài Loan hưởng lợi từ phong trào biểu tình ở Hồng Kông".

Cách đây chưa đầy hai tháng, tất cả các cuộc thăm dò đều cho rằng bà Thái Anh Văn sẽ thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống tháng Giêng năm 2020. Bà bị chỉ trích vì tiền lương dậm chân tại chỗ, các cải cách gây mất lòng dân và tình hình căng thẳng liên tục với Trung Quốc. Bà Thái Anh Văn cũng đã từ chức chủ tịch đảng Dân Tiến sau thất bại của cuộc bầu cử địa phương tháng 12/2018.

Nhưng nay thì tổng thống Đài Loan vốn cứng rắn với Bắc Kinh, đang có tỉ lệ sát nút với những người cạnh tranh. Đó là nhờ cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông : những cuộc biểu tình đại quy mô từ đầu tháng Sáu để phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, đã có được âm hưởng tích cực tại Đài Loan. Sự căng thẳng tại Hồng Kông nhắc nhở người dân Đài Loan về vị thế mong manh của mình.

Ít lâu sau khi phong trào phản kháng ở đặc khu khởi động, bà Thái Anh Văn tuyên bố ủng hộ người biểu tình, nói rằng đây là "cuộc chiến đấu vì tự do dân chủ", một sự áp đặt như thế "không bao giờ được nền dân chủ Đài Loan chấp nhận". Theo bà, "những cuộc biểu tình ở Hồng Kông càng làm nổi bật ưu thế của hệ thống dân chủ và cách sống ở Đài Loan". Tuyên bố này càng chắp cánh cho những người chống đối việc xích lại gần với Trung Quốc.

Cú sốc từ việc cựu bộ trưởng Bernard Tapie được tha bổng

Dù rất quan tâm đến Trung Quốc, nhưng các báo đều đã dành tựa chính trang nhất cho các chủ đề Pháp hay Châu Âu.

Không hẹn mà gặp, cả ba tờ Libération, Le Figaro Les Echos đều dành tựa lớn trang nhất cho sự kiện cựu bộ trưởng Pháp Bernard Tapie bất ngờ được tòa án Pháp tha bổng trong vụ kiện gọi là thủ tục trọng tài mờ ám đã cho phép ông được bồi hoàn hơn 400 triệu euro vào năm 2008, do lỗi của ngân hàng Pháp Crédit Lyonnais trong thương vụ bán lại tập đoàn Adidas.

La Croix chạy tựa : "Tha bổng toàn bộ trong phiên tòa xét xử vụ án trọng tài Tapie". Đối với La Croix, đây là một phán quyết bất ngờ, vì ai cũng nghĩ là ông Tapie sẽ bị kết án. La Croix ghi nhận lập luận của tòa : thiếu bằng chứng để buộc tội ông Tapie.

Le Figaro thì nêu bật trong tít lớn : "Bernard Tapie được tha bổng sau 25 năm bị kiện tụng". Tờ báo nhắc lại rằng vị cựu bộ trưởng bị xét xử vì bị cáo buộc "lừa đảo" trong vụ thủ tục trọng tài liên quan đến thương vụ bán tập đoàn Addidas.

Libération thì nhìn thấy là "Tapie biết đề kháng", và nhấn mạnh rằng doanh nhân rất năng nổ này đã được tha bổng mặc dù đã bị Viện Công tố kêu án tù giam.

Trong bài xã luận, Libération đã ghi nhận một điểm son của nền tư pháp nước Pháp.

"Giới truyền thông nghĩ rằng ông ta sẽ bị kết án, nhưng ông lại được tha bổng. Bernard Tapie đã được tòa án hình sự xóa bỏ các cáo buộc gian lận nhắm vào ông. Người ta có thể nói nhiều về phán quyết này, nhưng nó đã phản bác những lời kêu ca về sự truy bức, sự thiếu độc lập, sự lệ thuộc vào chính trị… của ngành tư pháp… Căn cứ vào những cáo buộc nhắm vào Bernard Tapie, người ta có thể nghĩ là vụ liên quan đến tòa án trọng tài đã được dàn dựng mờ ám. Thế nhưng, tòa án hình sự đã nói ngược lại. Để kết án, nghi ngờ không chưa đủ, cần phải có bằng chứng. Nhưng trong vụ Tapie, bằng chứng không đủ".

Các tựa lớn khác

Trong lúc các đồng nghiệp tập trung phân tích vụ Bernard Tapie được tha bổng, Le Monde đã dành tựa lớn cho thảm kịch thuyền nhân từ Bắc Phi vượt Địa Trung Hải để vào Châu Âu, khẳng định một tình trạng "Địa Trung Hải, mồ chôn ẩn giấu của người di cư".

La Croix thì chú ý đến các thương vụ buôn bán vũ khí, nêu bật trên trang nhất câu hỏi "Bán vũ khí : Tính minh bạch đến mức nào".

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Có một s tht ít người biết rng Thy Đin là quc gia phương Tây đầu tiên công nhn nhà nước Vit Nam vào năm 1969 vào lúc mà nhiu nước phương Tây rt e ngi chc gin M vn đang theo đui cuc chiến vi quân cng sn Vit Nam.

vietnamsweden1

Việt Nam đang nhm ti con đường phát trin bn vng như Thy Đin

Thụy Đin tiến ti tr thành nhà tài tr nước ngoài ln nht ca Vit Nam – quc gia vn bị cô lp trên trường quc tế trong nhng năm 1980 cho đến đu nhng năm 1990 khi Washington d b lnh cm vn kinh tế đi vi Hà Ni.

Giờ đây Stockholm và Hà Ni k nim 50 năm quan h ngoi giao mà h mô t là đã chuyn t vin tr sang giao thương. Việt Nam có thể thy mt s ch du tim năng Thy Đin, mt quc gia phương Tây nh vi các chính sách dân ch xã hi và là quê hương ca nhiu tp đoàn mà nhiu người không biết là phát xut t Thy Đin : Skype, Spotify, Ericsson, Ikea, Volvo, và H&M.

Thương mi bn vng

Công chúa kế v ca Thy Đin Victoria Ingrid Alice Desiree dn đu mt phái đoàn đến Hà Ni trong tun này đ nếm th món bún bò xào và đi nón lá ca Vit Nam cũng như thúc đy thương mi thân thin vi môi trường.

"Tôi muốn nhn mnh rằng sự bn vng và thương mi không loi tr nhau", công chúa nói và nhn mnh rng, trái li, thương mi bn vng là la chn duy nht đ tiến v phía trước.

Điều này đi lp vi thương mi toàn cu sau cuc cách mng công nghip ln th nht khi các công ty không quan tâm đến vic đt nhiên liu hóa thch và đ đy rác thi ra môi trường – điu mà kinh tế hc c đin gi là ‘nh hưởng ngoi lai’ bi vì th phm không nhn lãnh hu qu trc tiếp.

Công nghiệp hóa kiu khác

Khi Việt Nam bước vào công nghip hóa, nhiu người hy vng rng nước này s làm khác vi các ngành công nghip cũ vn gây ô nhim ca các nước phương Tây và s lãng phí ít nguyên liu thô hơn và tp trung nhiu hơn vào vic đưa nguyên liu tái chế tr li quy trình sản xut.

Các công ty Thụy Đin đang tìm cách làm sch hot đng ca mình. Chng hn như H&M đã cho phép khách hàng đem tr li qun áo đ tái chế mc dù điu đó s cho h mt cái c đ tiêu th thêm nhiu qun áo mi na.

Nhà bán lẻ thi trang này cũng đặt mc tiêu mua hàng t nhng xưởng sn xut có x lý và tái s dng nước thi.

Còn hãng Ikea sẽ cm s dng các sn phm nha dùng mt ln trong các ca hàng ca h vào năm ti và tìm công dng mi cho các sn phm nha đ chúng không b đ ra đại dương. N lc đi vi sn phm nha là mt ví d ca khu vc mà các đi tp đoàn có th có tác đng ln hơn đến cá nhân người tiêu dùng vn đã ngng s dng ng hút nha và túi nha.

Mô hình Thụy Đin

Phó Thủ tướng Vit Nam Phm Bình Minh nói rng Thy Điển là mt quc gia nh nhưng đã có thái đ có trách nhim trong ngoi thương và công nghip hóa.

"Đó là bài học mà Vit Nam mun hc t Thy Đin", ông nói.

Quan hệ gia hai nước trước đây tng được đnh hình bi vin tr chính thc ca Thy Đin cho Vit Nam – số tin vin tr được s dng cho nhng mc đích chung như bình đng gii. Công chúa kế v ca Thy Đin là người đng đu trong danh sách kế v bi vì nước bà đã sa mt đo lut vn ch cho phép nam gii mi được kế v ngai vàng. Vit Nam, Thy Điển đã h tr cho các chương trình bình đng gii trong các lĩnh vc như nông nghip, chng hn như đào to cho các n nông dân biết tiếp th sn phm, cho đến Wikipedia vn đưa tiu s ca nam gii nhiu hơn n gii.

Đối tác kinh doanh

Nhưng ngày nay trọng tâm đã thay đổi t vin tr phát trin sang phát trin kinh doanh. Thay vì nhn vin tr t Thy Đin thì Vit Nam đang nhn được đu tư, t Spotify đưa ra ng dng âm nhc Vit Nam vào năm 2018 cho đến Electrolux bán máy điu hòa không khí và máy giặt cho tầng lp trung lưu mi ni.

Sự thay đi này cũng ra ch du cho thy mt xu hướng rng hơn Vit Nam là chuyn t vin tr tin bc sang làm ăn. Trong s nhiu tha thun thương mi ca Vit Nam là hip đnh thương mi t do ký vi châu Âu mà gii chức Thy Đin cũng ca ngi trong chuyến thăm ca công chúa là giúp tăng cường thương mi gia hai bên.

Hà Nguyễn

Nguồn : VOA, 10/05/2019

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2