Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lâu nay chúng ta vẫn bày tỏ sự phẫn nộ trước những bản án phi lý phi nhân của nhà cầm quyền dành cho những nhà hoạt động dân sự, những người bất đồng chính kiến, những người bị đàn áp vì tôn giáo…Những bản án dành cho họ theo thời gian càng ngày càng nặng nề, khắc nghiệt hơn : 9 năm tù dành cho nhà báo Phạm Đoan Trang, tổng cộng 26 năm tù dành cho 3 mẹ con nhà hoạt động Cấn Thị Thêu (8 năm), Trịnh Bá Phương (10 năm), Trịnh Bá Tư (8 năm), 37 năm tù dành cho ba nhà báo của Hội Nhà báo Độc Lập-trong đó Tiến sĩ Phạm Chí Dũng 15 năm tù, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn mỗi người 11 năm tù, trước đó nữa Kỹ sư, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức đã phải nhận 16 năm tù, nhà hoạt động Lê Đình Lượng 20 năm tù, Mục sư Tin lành Đinh Diêm thuộc Hội Thánh Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ ở Quảng Ngãi 16 năm tù…

tnlt1

Thân nhân các tù nhân lương tâm phản đối người thân bị ngược đãi trong tù. Hình chụp 07/2019.

Con số tù nhân lương tâm ở Việt Nam theo công bố mới nhất của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD), hiện đang là 253 người, tuy nhiên tổ chức thống kê cũng cho rằng con số thực có thể còn cao hơn.

Khi tai họa giáng xuống đầu, thì không chỉ cuộc sống của những người bị đi tù mà cả gia đình người thân của họ cũng bị mất mát, xáo trộn, ảnh hưởng nặng nề, nhất là những đứa trẻ thơ phải thiếu vắng sự chăm sóc, dạy dỗ, tình yêu thương của cha hay mẹ trong nhiều năm dài. Nếu bố hay mẹ đi tù nhưng gia đình còn lại một người kia thì cũng còn là may mắn, nhưng có những trường hợp mẹ đơn thân như blogger Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trước đây, khi chị bị tù chỉ có người mẹ già chăm hai con nhỏ, may sao 3 mẹ con chị và cả mẹ già giờ đây đã đoàn tụ cùng nhau và đang sống tại Mỹ ; blogger Đoàn Thị Hồng, một người bảo vệ môi trường, bị bắt tháng 9 năm 2018, khi đó con gái của chị chỉ mới 30 tháng tuổi, và kể từ đó em gái của chị đã thay chị chăm sóc bé.

Trong vụ Đồng Tâm, một số dân làng đã bị bắt và bị cáo buộc chống người thi hành công vụ, tham gia vào việc thiêu chết 3 sĩ quan cảnh sát-một lời cáo buộc mà ai cũng thấy là vô lý, ngụy tạo. Trong đó, như ông Bùi Văn Tiến và bà Trần Thị Phượng bị bắt và bị khởi tố về tội giết người. Họ có ba người con sinh năm 2007, 2013 và nhỏ nhất sinh năm 2018, mới 18 tháng vào thời điểm bị cha mẹ bắt. Cả ba đứa trẻ được để lại cho bà chăm sóc. Tương tự, ông Nguyễn Quốc Tiến và bà Đào Thị Thanh Kim, có 3 con sinh năm 2004, 2007 và 2013. Bà mẹ đơn thân Trần Thị Là, bị bắt, bỏ lại một đứa con. Ông Nguyễn Văn Quân, một người cha đơn thân của 3 đứa con, cũng bị bắt về cùng tội danh.

Các nhà chức trách Việt Nam đã vi phạm Bộ luật Hình sự của Việt Nam, Điều 67 và Điều 68, cũng như Điều 9 của UNCRC (Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hợp quốc (UN Child Rights Committee (CRC) bằng cách bắt giữ cha mẹ của trẻ em dưới 36 tháng tuổi. Điều 67 và 68 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam của chính họ tuyên bố rằng người bị kết án có con dưới 36 tháng tuổi có thể có bản án hoãn lại cho đến khi đứa trẻ được 36 tháng tuổi, nếu bị cáo là người làm ra nguồn thu nhập duy nhất của gia đình và sự tù đày của người đó khiến cho gia đình phải đối mặt với hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, người đó có thể được hoãn thi hành án lên đến 1 năm.

Trong trường hợp blogger bất đồng chính kiến Huỳnh Thục Vy, đã bị tuyên án 2 năm 9 tháng vì tội danh "xúc phạm quốc kỳ" vào ngày 30/11/2018. Bản án được đưa ra khi Huỳnh Thục Vy có một con gái nhỏ dưới ba tuổi và đang mang thai đứa con thứ hai, nên theo quy định của pháp luật Việt Nam, Huỳnh Thục Vy không phải thực hiện án tù cho đến khi con tròn ba tuổi. Nhưng đến 1/12/2021 thì chị bị bắt lại, khi đứa con đầu 5 tuổi và đứa thứ hai chưa tròn 3 tuổi.

Xót xa hơn nữa là trường hợp của những đứa trẻ hoàn toàn không có cha hay mẹ, chỉ có người bảo trợ, nay người đó cũng bị tù, như trường hợp của những đứa trẻ mồ côi tại Thiền Am Bên Bờ Vũ trụ.

Vào ngày 21/7 vừa qua tòa án huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã tuyên án 6 thành viên của Tịnh Thất Bồng Lai (hay còn gọi là Thiền Am Bên bờ Vũ trụ) tổng cộng 23,5 năm tù, trong đó ông Lê Tùng Vân, 90 tuổi, bị kết án 5 năm tù vì tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân".

Trừ ông Lê Tùng Vân già yếu, có ít nhất 3 thành viên trong 5 người còn lại là lao động chính nuôi hai mươi mấy người gồm có trẻ em, người già, các nữ tu tại gia. Nay họ đi tù, những người còn lại và nhất là 10 đứa trẻ thơ mồ côi từ 8 tháng tuổi đến 8 tuổi, gồm 6 trai 4 gái, bị tách khỏi những người chăm sóc và đang đối mặt với một tương lai vô định. Trước đó, trong suốt cả một thời gian dài, từ công an cho tới toàn bộ truyền thông dòng chính, một số nhân vật có vị thế trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam như nhà sư Thích Nhật Từ…đã vu khống, bịa đặt các thành viên của Thiền Am những tội danh kinh khủng như loạn luân, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người khác v.v…Hàng ngàn, hàng triệu người dân nghe theo truyền thông nhà nước, nghe theo những Youtuber xạo láo câu views đã hùa theo chửi bới, chế diễu, sỉ nhục các thành viên của Thiền Am, có ai đó còn ghé tận mặt những đứa trẻ thơ 3, 4 tuổi chụp hình làm "gia phả loạn luân" đưa lên rồi đua nhau xúc phạm họ.

Cần phải hiểu rằng dưới chế độ độc tài toàn trị chuyện không có mà đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam còn dựng thành có, thì trong quá trình điều tra nếu tìm thấy bất cứ bằng chứng nào dù nhỏ nhất về tội loạn luân hay lừa đảo, chắc chắn nhà nước này và công an sẽ không tha. Nhưng cuối cùng phiên tòa đã diễn ra mà hoàn toàn không nhắc gì đến tội loạn luân hay lừa đảo, nhưng từ báo chí nhà nước cho tới những Youtuber, dân thường có ai có một lời xin lỗi ông Lê Tùng Vân và các thành viên của Thiền Am ? Và những đứa trẻ mồ côi, dù còn nhỏ nhưng nếu chúng nghe được những lời như vậy đến tai, nhìn cảnh Thiền Am nhiều lần bị côn đồ vào đập phá, sau đó bị công an vào lục soát, bắt bớ những người chăm sóc chúng lâu nay mang đi, tâm hồn chúng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ?

Những ai đã từng trải qua những năm tháng có cha mẹ, người thân bị bắt vì liên quan đến những tội danh "phản động" hay bị trù dập vì có cha mẹ là trí thức, văn nghệ sĩ dính dáng tới những vụ án kiểu như Nhân Văn Giai Phẩm ở miền Bắc trước ngày 30.4.1975, những ai đã từng trải qua những năm tháng mà gia đình bị liệt vào thành phần "ngụy quân ngụy quyền", có cha đi "học tập cải tạo" ở miền Nam sau ngày 30.4.1975 đểu hiểu cái cảm giác cô đơn, thiếu vắng người cha hay người mẹ trong nhà, ra ngoài xã hội thì bị xa lánh vì sợ bị liên lụy hay bị phân biệt đối xử…như thế nào. Tất cả những điều đó đều để lại những vết sẹo trong tâm hồn suốt một thời gian dài.

Và bây giờ, mấy chục năm sau ngày cuộc chiến Việt Nam kết thúc, đảng cộng sản nắm độc quyền lãnh đạo trên toàn cõi Việt Nam, danh sách số người phải đi tù vì đòi tự do ngôn luận, đòi tự do tôn giáo, phản đối bị nhà nước cưỡng chế đất đai hay đòi những quyền lợi căn bản nhất của con người một cách ôn hòa vẫn tiếp tục nối dài, bỏ lại bên ngoài song sắt những đứa trẻ lớn lên với tâm hồn bị tổn thương sâu sắc, hoặc bị cướp đi cơ hội vươn lên bình đẳng như những đứa trẻ khác trong xã hội.

Từ ngày 29/8 đến ngày 23/9 tại cuộc họp của Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hợp quốc (UN Child Rights Committee (CRC), Geneva, các quốc gia : Bắc Macedonia, Ukraine, Uzbekistan, Nam Sudan, Đức, Việt Nam, Philippines và Kuwait sẽ phải trải qua cuộc rà soát về thực thi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Quyền của Trẻ Em.

Không chỉ là những thiếu sót trong việc thực thi đầy đủ quyền được cung cấp giáo dục và y tế công bằng cho mọi đứa trẻ, hay tình trạng nạn bạo hành, xâm hại tình dục…mà quốc gia nào cũng phải đối mặt, Việt Nam chắc chắn sẽ có rất nhiều điều để giải trình, trong đó có chuyện vi phạm quyền trẻ em, thậm chí trừng phạt những đứa trẻ vì niềm tin tôn giáo hay quan điểm nhân quyền, quan điểm chính trị của cha mẹ chúng.

Song Chi

Nguồn : RFA, 30/08/2022

Additional Info

  • Author Song Chi
Published in Diễn đàn

Cựu đại tá Trưởng Công an Tây Hồ Phùng Anh Lê bị tuyên 7 năm 6 tháng tù về tội nhận hối lộ

RFA, 15/08/2022

Cựu đại tá Trưởng Công an Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Phùng Anh Lê vào ngày 14/8 bị tòa tuyên bảy năm sáu tháng tù về tội nhận hối lộ.

vn1

Ông Phùng Anh Lê tại tòa ở Hà Nội hôm 13/8/2022 - Công Lý

Bản án được tuyên sau hai ngày xét xử vụ án ‘tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù’.

Ngoài ông Phùng Anh Lê bị tuyên án như vừa nêu về tội ‘nhận hối lộ’ ; ba cựu nhân viên dưới quyền ông Lê là Nguyễn Đức Châu- cựu Đội trưởng Cảnh sát hình sự, bị tuyên 10 tháng 28 ngày và trả tự do tại tòa ; Vũ Công Ngọc - cựu Đội phó Đội Cảnh sát hình sự sáu tháng tù treo và Lê Đình Trung - cựu Đội phó Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp bốn tháng 12 ngày tù, ghi nhận bị cáo đã chấp hành xong hình phạt tù.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vào ngày 6/5 vừa qua được truyền thông Nhà Nước dẫn cho biết cựu trưởng Công an Quận Tây Hồ, cựu trưởng Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an Hà Nội, đại tá Phùng Anh Lê bị truy tố tội nhận hối lộ về hành vi nhận tiền để chỉ đạo tha người đang bị tạm giam.

Cụ thể, từ tháng 9/2016, Công an Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ thụ lý đơn tố giác của ông Nguyễn Công Thành về việc bị một nhóm người lạ mặt bắt giữ một cách trái luật và gây thương tích. Nghi phạm là ông Nguyễn Hữu Tài sau đó đến Công an đầu thú và bị tạm giam.

Người nhà của ông Tài nhờ người quen liên lạc với trưởng Công an Quận Tây Hồ là Phùng Anh Lê nhờ giúp đỡ. Ông Lê báo gia đình ông Tài chuẩn bị 110 triệu đồng để hòa giả với phía bị hại. Người nhà thực hiện theo đúng điều ông Phùng Anh Lê nêu ra : mang tiền đến giao cho ông Lê. Sau khi nhận tiền, ông Lê chỉ đạo thuộc cấp thả ông Tài về nhà và không bị điều tra, xác minh xử lý mà không có quyết định hủy bỏ quyết định tạm giam theo quy định của pháp luật. 

Vào ngày 23/9/2021, Cơ quan Điều tra thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với đại tá Phùng Anh Lê theo Điều 378 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Vào ngày 21/9/2021, Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Bộ Công an đã tiến hành khám xét nhà riêng của đại tá Phùng Anh Lê. 

Trước đó, vào tháng 2/2021 lãnh đạo TP Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với đại tá Phùng Anh Lê, lúc đó là Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Tham nhũng, Kinh tế, Buôn lậu thuộc Công an TP Hà Nội để làm rõ một số dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp khi ông Lê còn làm Trưởng Công an quận Tây Hồ.

***********************

Dân biểu Đức : Sẽ yểm trợ cho tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình đến khi được tự do và phục hồi danh dự !

RFA, 15/08/2022

Dân biểu Julian Pahlke của Quốc hội Liên bang Đức trong bài phỏng vấn gần đây khẳng định, "bảo vệ môi trường không phải là một tội phạm" và sẽ yểm trợ cho một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam cho đến khi ông này được trả tự do.

vn2

Ông Hoàng Đức Bình (ở giữa, áo đen) tại phiên tòa ở Nghệ An hôm 6/2/2018 - AFP

Hồi tháng 1/2022, Dân biểu Julian Pahlke, thuộc khối Liên Minh 90/Đảng Xanh tuyên bố bảo trợ cho ông Hoàng Đức Bình (hay còn gọi là Hoàng Bình), người bị tuyên án 14 năm tù giam vì đã tường trình về thảm họa môi trường do Nhà máy Gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra hồi năm 2016.

Bài phỏng vấn Dân biểu này đăng trên trang mạng của Quốc hội Liên bang Đức hôm 27/7 được tổ chức VETO ! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền dịch lại sang tiếng Việt.

Theo đó, ông Julian Pahlke cho biết bản thân đã viết thư cho Đại Sứ quán Việt Nam tại Đức và yêu cầu Nhà nước Việt Nam trả tự do tức khắc, vô điều kiện cho ông Bình, cũng như tôn trọng những quy ước tối thiểu của Liên Hiệp quốc về việc đối xử với tù nhân hay còn gọi là Quy ước Nelson Mandela.

Ông kêu gọi Việt Nam thực thi những cam kết của mình về nhân quyền, trong đó có sự tôn trọng các quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp như được qui định trong Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị.

Với việc nhận bảo trợ nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, Dân biểu Julian Pahlke nói ông sẽ yểm trợ cho đến khi tù nhân lương tâm này được trao trả tự do và phục hồi danh dự.

Pahlke là Dân biểu Đức thứ hai nhận bảo trợ cho Hoàng Đức Bình. Trong nhiệm kỳ quốc hội trước, bà Margarete Bause thuộc khối Liên Minh 90/Đảng Xanh đưa ông Hoàng Đức Bình vào chương trình bảo trợ.

Chương trình bảo trợ tù nhân lương tâm là sự mở rộng của chương trình "Dân biểu bảo trợ cho dân biểu." Nói về chương trình này, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài, người từng được bảo trợ bởi dân biểu Đức và hiện đang sống tị nạn tại nước này, nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do :

"Việc bảo trợ cho nhà hoạt động nhân quyền hay môi trường trên thế giới là một chuyện mới đối với Quốc hội Đức. Trước đây, Quốc hội Đức thông qua một nghị quyết bảo vệ cho đồng nghiệp của họ là dân biểu hay thượng nghị sỹ ở các quốc gia độc tài- chương trình Dân biểu bảo vệ cho Dân biểu. Năm 2017, tổ chức VETO ! vận động Quốc hội Đức không chỉ bảo vệ cho dân biểu mà còn người hoạt động chính trị và nhân quyền ở các quốc gia khác."

Ông Đài, người đồng sáng lập Hội Anh em Dân chủ và hiện là chủ tịch của tổ chức này, cho biết nhiều nhà hoạt động Việt Nam đã và đang được bảo trợ bởi chương trình này, trong đó có chính ông, ông Nguyễn Bắc Truyển, bà Đỗ Thị Minh Hạnh, và Hoàng Đức Bình.

Nói về hiệu quả của việc bảo trợ tù nhân lương tâm, ông Đài, người được Dân biểu Marie-Luise Dott bảo trợ, nói : "Bản thân tôi thấy được ngay hiệu quả của nó, là khi những người an ninh điều tra làm việc với tôi thì họ chắc là do bức xúc quá họ hỏi tôi ‘Ông có quan hệ như thế nào với Đức mà họ gây áp lực với chúng tôi khiếp như vậy ?’"

Trong vai trò là thành viên chính thức của các Ủy ban Châu Âu, Uỷ ban Nội vụ và Quê hương, và thành viên dự khuyết của Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội Liên bang Đức, Dân biểu Pahlke nói rằng trong vụ án của ông Hoàng Đức Bình, toàn bộ quá trình tố tụng, từ cáo trạng cho đến tuyên án và điều kiện giam giữ đã vi phạm các công ước của Liên Hiệp quốc.

Với ông, "Bảo vệ môi trường không phải là một tội phạm" và tuy thảm họa môi trường tại Việt Nam ở cách nước Đức thật xa nhưng "mọi thứ đều có liên quan và có trách nhiệm liên đới với nhau. Cuộc khủng hoảng về khí hậu và những vấn đề về môi trường đều không bị giới hạn trong biên giới của mỗi nước."

Không chỉ yêu cầu Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho ông Bình, Dân biểu Pahlke còn ưu tiên chú ý đến việc cải thiện điều kiện giam giữ.

Theo ông, ông Bình cũng như nhiều tù nhân lương tâm khác tại Việt Nam đang bị giam giữ tại những nơi cách gia đình thật xa trong điều kiện sống vô cùng hà khắc, vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc căn bản của một nhà nước pháp quyền.

Ông phê phán việc nhà nước Việt Nam luôn dùng mọi cách để đàn áp những người đối lập và hoạt động bảo vệ nhân quyền, cũng như lợi dụng những năm tháng tù để đày đoạ họ.

Vị dân biểu Đức giải thích về sự bảo trợ nhà hoạt động Hoàng Đức Bình trên một bình diện rộng hơn, đó là "Nếu muốn thay đổi những vấn đề về khí hậu và môi trường, chúng ta phải yểm trợ sự dấn thân của những người hoạt động trên khắp thế giới và cần hỗ trợ cho sự lớn mạnh của một xã hội dân sự ở mọi quốc gia."

Luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng, việc nhận bảo trợ chỉ là bước đầu tiên trong tiến trình đấu tranh đòi tự do cho người được bảo trợ, và hiệu quả của việc này cần có nhiều yếu tố, trong đó cách vận động của người nhận bảo trợ đóng vai trò quan trọng. 

Ông nói người nhận bảo trợ cần tranh thủ mọi cơ hội để thúc giục các cơ quan của nhà nước Đức gây áp lực lên nhà nước Việt Nam bên cạnh việc trực tiếp nêu vấn đề này trong mọi cuộc tiếp xúc với đại diện của Việt Nam.

Ngoài dân biểu Đức, nhiều Dân biểu và Thượng nghị sỹ ở Hoa Kỳ cũng nhận bảo trợ cho người hoạt động Việt Nam, như trường hợp Dân biểu Alan Lowenthal bảo trợ cho luật sư Nguyễn Văn Đài, ông Nguyễn Tiến Trung và nhà báo của Đài Á Châu Tự Do là ông Nguyễn Văn Hoá, Thượng nghị sĩ Ben Cardin bảo trợ cho ông Cù Huy Hà Vũ, và gần đây nhất là Dân biểu Ro Khanna nhận bảo trợ cho nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo Phạm Đoan Trang.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Tù nhân lương tâm Trịnh Bá Tư bị tra tấn và dụ cung trong quá trình điều tra

Hôm 14 tháng 10, gia đình ca tù nhân lương tâm Trnh Bá Tư cho RFA biết thông tin v vic ông Tư b đánh đp đến mc phi nhp vin đ điu tr lúc mi b bt gi. T chc Ân xá Quc tế sau đó lên tiếng cáo buc chính quyn đã tra tn ông Tư.

tunhan1

Ông Trịnh Bá Tư và mẹ mình là bà Cấn Thị Thêu - Human Rights Watch

Bà Trnh Th Tho, ch gái ca ông Trnh Bá Tư cho RFA biết rng trong cuc gp vi các lut sư bào cha hôm 13 tháng 10, ông Trnh Bá Tư đã k rng sau khi b bt thì ông b đánh đp đến mc sưng thn phi nhp vin đ điu tr.

Cũng theo bà Tho thì gia đình hoàn toàn không h hay biết v s vic này cho đến khi các lut sư được gp ông Trnh Bá Tư.

Bà Tho cho biết thêm là phía cơ quan công an sau đó đưa ông Trnh Bá Tư tr li tri giam sau quá trình điu tr đ tiến hành điu tra. Trong quá trình này thì ông Tư đã b d cung. Bà Trnh Th Tho nói :

"Trong lúc thm vn thì Tư có nói là viên kim sát viên h nhc m Tư. Ông đó tên là Minh, viên kim sát viên ca tnh Hoà Bình. Và trong thi gian điu tra thì các điu tra viên có d cung Tư là nếu mà nhn ti thì được án sáu năm còn nếu không thì s nhn án tám năm".

T chc nhân quyn Ân xá Quc tế đã ngay lp tc lên tiếng và cáo buc chính quyn Vit Nam thc hin hành vi tra tn đi vi ông Trnh Bá Tư. Mt hành vi b cm theo lut quc tế.

Tr li phng vn ca RFA, bà Ming Yu Hah, Phó Giám đc Khu vc ca t chc Ân xá Quc tế, cho biết :

"Chúng tôi vô cùng lo ngi trước thông tin ông Trnh Bá Tư b đánh đp thm t dn đến chn thương nghiêm trng trong lúc b giam gi bi chính quyn Vit Nam sau khi ông b bt ngày 24 tháng 6 năm 2020.

Vic chính quyn đánh đp ông Tư trong hoàn cnh này có th cu thành hành vi tra tn hoc ngược đãi, vn b nghiêm cm tuyt đi bi lut pháp quc tế.

Bn thân vic ông Trnh Bá Tư b buc ti và kết án tù mt cách bt công ch vì thc hành quyn con người mt cách ôn hoà đã ti t ri. Đng này, đến c sc kho và an toàn thân th ca ông y cũng b đe đọa nghiêm trng.

Chính quyn Vit Nam cn phi ngay lp tc tin hành điu tra v vic tra tn và ngược đãi này, và đưa nhng k th ác ra trước pháp lut".

Bà Ming Yu Hah cũng cho biết, ông Trnh Bá Tư cùng vi m ca ông là bà Cn Th Thêu và anh trai Trnh Bá Phương được Ân xá Quc tế công nhn là các tù nhân lương tâm. H không h phm ti gì, nhưng vn b trng pht vì lên tiếng trước các v vic vi phm nhân quyn ca chính quyn Vit Nam. T chc Ân xá Quc tế cũng yêu cu chính quyn tr t do cho nhng người này ngay lp tc và vô điu kin.

Cũng liên quan đến v vic này, hôm 14 tháng 10, gia đình thông báo rng ông Trnh Bá Phương (36 tui), anh trai ca ông Trnh Bá Tư (32 tui) s b đưa ra xét x vào ngày 4 tháng 11 ti đây. Cùng b xét x vi ông Phương là bà Nguyn Th Tâm, mt người dân Dương Ni b bt cùng vi gia đình bà Cn Th Thêu hi tháng 6 năm 2020.

Bn thân ông Trnh Bá Tư và bà Cn Th Thêu đang trong quá trình đi phiên toà phúc thm din ra. Trước đó, hôm 5 tháng 5 năm 2021, ông Tư và bà Thêu b kết án mi người 8 năm tù giam phiên toà sơ thm vi cáo buc vi phm Điu 117 B Lut Hình s v tuyên truyn chng Nhà nước.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Công an Việt Nam thì có nhiều "biện pháp nghiệp vụ", và việc giam người hoạt động hay thân nhân của họ với người nghiện ma túy hay thậm chí người nhiễm HIV chỉ là chuyện nhỏ.

giam1

Gần đây tôi được một người phụ nữ là vợ của một tù nhân lương tâm kể về một trong những chiêu trò của an ninh cộng sản Việt Nam sử dụng để ép cung nhà hoạt động đó. Vì lý do tế nhị nên tôi không nêu rõ danh tính của đôi vợ chồng này.

Sau khi người chồng bị kết tội trong một phiên toà không tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về một phiên toà công bằng cách đây vài ba năm thì người vợ mới được gặp người chồng và được anh chồng kể về việc bị truy hỏi trong thời gian tạm giam.

Anh kể rằng sỹ quan an ninh tìm mọi cách để ép anh phải nhận tội. Bên cạnh việc tra tấn tinh thần của anh cả ngày lẫn đêm, tên sỹ quan an ninh phụ trách việc hỏi cung nói với anh rằng nếu anh không chịu nhận tội, phía công an sẽ bắt người vợ hoặc em gái để giam chung với một số nghi can nghiện ma túy trong một số vụ án hình sự. Tên này còn nói thêm là nhiều người nghiện bị nhiễm HIV và việc lây nhiễm dễ xảy ra trong điều kiện thiếu vệ sinh và chật hẹp của trại tạm giam ở Việt Nam.

Có lẽ đây chỉ là một lời đe doạ mà chưa được công an thực hiện vì cho tới nay vợ anh và em gái của anh không bị bắt còn anh thì phải nhận một mức án rất cao là 10 năm tù giam và 3 năm quản chế, một chỉ dấu của việc không chịu khai nhận hoặc thú nhận theo kịch bản của công an.

Nghe xong câu chuyện này, tôi hiểu được tại sao một số người bị buộc phải nhận tội, kể cả tội mà họ không thực hiện. Như trong vụ án Đồng Tâm mới đây, nhiều người nhận án treo và được về nhà ngay sau phiên xử. Những người này đã nói với dân làng rằng họ bị buộc phải nhận tội như phía công an yêu cầu vì họ bị đe doạ nếu không nhận tội thì người thân của họ sẽ phải chịu trừng phạt của công an. Công an Việt Nam thì có nhiều "biện pháp nghiệp vụ" lắm, và việc giam người hoạt động hay thân nhân của họ với người nghiện ma túy hay thậm chí người nhiễm HIV chỉ là chuyện nhỏ.

Một số tù nhân lương tâm đang thi hành án ở nhiều trại giam có tố cáo họ bị đưa vào giam chung với tù hình sự và trong số đó có cả người nghiện. Nhân chuyện này, tôi xin kể trải nghiệm bị giam chung với người nghiện ma túy của tôi.

Tôi cũng đã từng bị giam chung với người nghiện ma túy dù thời gian không nhiều. Năm 2011, tôi bị bắt trong một cuộc biểu tình ở Hà Nội chống Trung Cộng bành trướng ở Biển Đông. Tôi bị đưa về Công an huyện Từ Liêm vào buổi chiều và đến tối thì có lệnh tạm giam về cáo buộc "gây rối trật tự công cộng". Tôi bị đưa xuống giam tại Trại tạm giam của Công an huyện Từ Liêm. Tôi bị đưa vào trong một phòng đã có 4-5 người, là bị can trong nhiều vụ án hình sự. Cả căn phòng chỉ có một khối bêtông được coi là giường với vài cái chăn hôi, một bể nước ở góc phòng cùng một hố đi vệ sinh. Trong phòng không có điện mà chỉ sử dụng ánh sáng từ hành lang hắt vào.

Khi tôi bị đưa xuống khu giam giữ, tôi bị buộc phải cởi tất cả quần áo và rồi bỏ vào một túi cùng với ví vào kho của trại giam, và phải mặc đồng phục của cơ sở giam giữ này. Tôi không được cung cấp bàn chải hay lược hoặc dao cạo râu trong những ngày bị tạm giam.

Đến đêm thì phòng của chúng tôi nhận thêm một người mới, là nghi can trong một vụ án buôn bán ma tuý. Anh này còn bị nghiện nữa, quậy phá cả đêm khi lên cơn. Anh ta nhờ một bạn tù tẩm quất để giải cơn nghiền. Tôi cũng được anh ta nhờ đấm lưng. Mặc dù ngại nhưng tôi cũng đấm lưng cho anh ta một vài lần. Rồi anh ta đến bể đựng nước và tắm, việc tắm này xảy ra mấy lần trong đêm. Ban ngày, anh ta được đưa đi hỏi cung và khi quay về thì có vẻ đỡ hơn vì sỹ quan điều tra cho ít thuốc lá để hút.

Tôi thấy anh ta quậy 2 đêm, đến đêm thứ 3 thì đỡ và đêm tiếp theo ngoan hẳn. Sau đó thì anh ta được chuyển phòng hay bị đưa đi đâu đó nên tôi cũng không biết tình trạng sau này của anh ta ra sao. Còn tôi bị giam đến ngày thứ Năm thì được trả tự do.

Khi đó, cộng sản Việt Nam chưa mạnh tay với giới đấu tranh nên tôi không bị khởi tố. Vào thời điểm này, có lẽ tôi khó thoát khỏi án tù cho dù tôi chỉ thực hiện quyền tự do biểu tình và biểu đạt vốn được bảo vệ trong Hiến pháp của Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Tôi có kể lại những ngày bị tạm giam bởi Công an huyện Từ Liêm và gửi cho Dân Làm Báo đăng ngay sau khi được trả tự do và bài của tôi được khá nhiều trang chia sẻ (1).

Vũ Quốc Ngữ

Nguồn : VNTB, 08/10/2020

______________

(1) https://vietquoc.org/nam-ngay-trong-nha-t%E1%BA%A1m-giam-cong-an-t%E1%BB%AB-liem-ph%E1%BA%A7n-1-2/

Vũ Quốc Ngữ là giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền. Ông từng được Bộ Ngoại giao Cộng hòa Pháp và Cộng hòa Liên bang Đức trao tặng giải Nhân quyền & Pháp quyền năm 2019.

Additional Info

  • Author Vũ Quốc Ngữ
Published in Diễn đàn

"Hiểm nguy đối với tù nhân chính trị"

Ngày 7/8/2020, buổi hội luận về chiến dịch Vận động cho Việt Nam do BPSOS tổ chức tại Thủ đô Hoa Kỳ bước sang ngày thứ 2 với 2 buổi hội đàm, thuyết trình sáng, chiều về tự do báo chí, truyền thông, internet và tù nhân lương tâm đã được nhiều giới chức trong chính phủ Mỹ, các nhà ngoại giao, các nghị sĩ và nhà báo Mỹ-Việt tham dự.

bpsos2

Nhiều câu hỏi đã được đặt ra, trong đó có trường hợp của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam với các hội viên như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Tuấn bị bắt giữ.

Trả lời câu hỏi về Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, ông Vũ Quốc Dụng, Giám đốc VETO, cho biết Việt Nam bắt ông Phạm Chí Dũng liên quan đến những bài viết của ông về hiệp định tư do thương mại giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu (EU). Ông nghĩ rằng sau ngày1/8 hiệp định này có hiệu lực, Liên Hiệp Châu Âu sẽ có nhiều dữ kiện thêm vào để can thiệp cho ông Dũng, và điều đó có liên quan đến hai ông Thụy, Tuấn.

------------------

Hiểm nguy đối với tù nhân chính trị

Nhà tù ở Việt Nam là một mối đe dọa thường trực đối với tất cả tù nhân. Riêng đối với những tù nhân chính trị – những người mà theo định nghĩa quốc tế là người bị chính quyền giam giữ vì động cơ chính trị chứ không phải theo luật pháp – thì hiểm nguy còn gia tăng hơn nữa bởi vì họ bị xem là kẻ thù của chính quyền. Khi bị xem là kẻ thù thì tù nhân chính trị sẽ phải đương đầu với cả một guồng máy đàn áp nhà nước dưới sự chỉ đạo của cơ quan an ninh, bao gồm công an địa phương, công an trại giam, viện kiểm sát và tòa án. Tất cả mọi cách đối phó với người tù chính trị đều phải được cơ quan an ninh cho phép thì mới được làm. Tình trạng độc tôn và thường là vô pháp này của cơ quan an ninh đã xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm và nhân quyền của tù nhân chính trị. Trong khuôn khổ của bài tham luận hôm nay tôi xin đề cập đến 3 vấn đề chính và sau đó nêu ra một số đề nghị thay đổi.

Việc kết án những tù nhân chính trị

Chúng ta có thể dùng việc xử án những người bất đồng chính kiến làm thước đo cho việc tôn trọng nhân quyền ở tại một quốc gia. Việc xét xử công bằng và mức án tương xứng đối với những người bị chính quyền xem là đe dọa đến quyền lực của họ sẽ nói lên rằng chính quyền có tôn trọng luật pháp của mình và các cam kết về nhân quyền đối với quốc tế hay không. Tại Việt Nam, tòa án đã không đáp ứng được sự chờ đợi đối với cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ công lý và khiến cho bất cứ phán quyết nào đối với các tù nhân chính trị cũng bị xem là bất công. Khi xem cáo trạng đối với những người bảo vệ nhân quyền, chúng tôi không biết hành vi thực sự nào của họ bị xem là có tội theo luật Việt Nam và luật quốc tế. Nếu có một hành vi bị xem là phạm pháp từ nhiều năm trước thì tại sao lúc đó họ không bị bắt ngay ?

Nếu hành vi gần nhất bị xem là phạm pháp thì tại sao tòa án lại không tạo cho họ cơ hội công bằng để phản bác lời cáo buộc ? Việc gom những cái gọi là tội đã gây nghi ngờ rằng việc bắt giam là một sự trả thù. Việc tạm giam quá thời hạn luật pháp qui định, việc ngăn cấm tiếp xúc với thân nhân và luật sư trong giai đoạn tiền xét xử, việc đưa ra ngày xử án ngắn hạn, việc tra tấn, việc ép cung hay mớm cung, việc cản trở luật sư tiếp cận hồ sơ và tù nhân, việc hù dọa và ngăn cản nhân chứng tham gia phiên xử, việc không cho tranh luận thấu đáo về chứng cứ phạm tội tại tòa, v.v… đã chỉ làm gia tăng cảm tưởng rằng an ninh ứng xử tùy tiện, kết quả của phiên xử đã được định sẵn và phiên xử không nhằm chứng minh sự thật mà chỉ có tính cách hình thức. Việc ngăn cản người tham dự phiên xử và các quan sát viên quốc tế cũng như cách chính quyền trả lời sai lệch với cơ quan quốc tế đã tăng thêm hoài nghi về tính chính đáng của phiên xử.

Tôi đơn cử trường hợp của luật gia Nguyễn Bắc Truyển. Ông bị kết án 11 năm tù và 3 năm quản chế vào năm 2018 vì bị cho là tham gia Hội Anh em dân chủ. Tòa án đã không chứng minh được Hội Anh em Dân chủ đã có hoạt động nào để "lật đổ chính quyền nhân dân" như lời cáo buộc ngoại trừ lời của các giám định viên không dám ra tranh luận tại tòa. Việc đưa ông Truyển ra trừng phạt khi ông chỉ tham gia vài cuộc thảo luận trong buổi ban sơ của Hội Anh em Dân chủ vào năm 2013-2014 và sau đó không có hoạt động cụ thể nào khác đã cho thấy cách xử lý chọn lọc của an ninh Việt Nam. Lý do sâu xa hơn và rõ ràng hơn đã không được đưa ra, đó là việc ông có các hoạt động tích cực giúp cho nhiều tôn giáo bảo vệ quyền tự do tôn giáo trong những tháng năm trước ngày bị bắt. Chính quyền đã không đưa ra lý do tôn giáo vì biết rằng tự do tôn giáo là vấn đề nhạy cảm với quốc tế. Và Hội Anh em Dân chủ đã chỉ được dùng như là một cái cớ để ngăn chặn công việc giúp đỡ cho tôn giáo của ông Truyển.

Cách đối xử của trại giam đối với tù nhân chính trị

Tất cả những tù nhân chính trị đều bị giam xa nhà mặc dù Bộ công an có những trại giam gần gia đình của họ hơn. Người ở Bắc thì bị chuyển vào Nam, người trong Nam thì bị chuyển ra Bắc. Mục đích là cắt đứt liên lạc xã hội của tù nhân. Nói chung, dù chính quyền phủ nhận việc có tù nhân chính trị nhưng trên thực tế những người tù chính trị vẫn bị giam giữ riêng và bị gọi là tù chính trị. Ở đây cụm từ "tù chính trị" được chính quyền dùng ở đây có nghĩa khác với "tù nhân chính trị" được định nghĩa ở trên và được hiểu như là người phạm tội chính trị, nghĩa là tôi chống lại Đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền.

Đối với an ninh Việt Nam, việc ngăn chặn thông tin đối với tù nhân được xem là quan tâm hàng đầu, dù là tin ra hay tin vào. Thông tin thu thập được trong cuộc thăm gặp, thư viết hay điện đàm về nhà đều được an ninh sử dụng để chống lại tù nhân hay kích động tù nhân khác chống lại một tù đang bị an ninh xem là nguy hiểm. Thông tin của người tù cho thân nhân về việc họ bị đánh đập hay đối xử vô nhân đạo đều bị kiểm duyệt. Tù nhân không có khả năng để tự bảo vệ vì làm đơn khiếu nại thì không được trả lời hay bị xem là có hạnh kiểm xấu và thân nhân không thể bảo vệ họ khi không có tin tức.

Tôi đơn cử trường hợp của tu sĩ Phật giáo Hòa hảo Bùi Văn Thâm. Ông Thâm bị tù vì đã cản trở các nhân viên công an ngăn cản trái pháp luật những tín đồ Phật giáo Hòa hảo đến tham dự lễ giỗ ở đạo tràng của ông vào năm 2017. Tòa cho rằng ông đánh công an dù người công an đó khai không bị ông Thâm đánh. Do đó ông Thâm không chấp nhận một bản án mà tòa không chứng minh được tội của ông. Năm 2018 ông Thâm bị tra tấn và biệt giam cùm chân 10 ngày vì không chấp nhận cưỡng bức lao động ở Trại giam Thạnh Hòa. Hiện nay ông Thâm bị giam ở Trại giam Xuyên Mộc. Từ tháng 10/2019 đến nay ông từ chối không mặc đồ tù, không nhận cơm trại cung cấp cho "phạm nhân" vì ông không xem mình là người phạm tội.

Do đó trại giam Xuyên Mộc đã không cho gia đình ông thăm gặp và cung cấp lương thực khi gặp mặt. Trong thời gian đại dịch Covid-19 có tháng ông không được viết thư, gọi điện thoại về nhà hay nhận thực phẩm tiếp tế hay tiền gửi qua đường bưu điện. Thử hỏi một người ăn chay trường như ông còn có sức để chịu được vào lâu nữa. Ròng rã trong hơn một năm rưỡi qua, gia đình ông đã làm đơn tố cáo việc tra tấn ở Trại giam Thạnh Hòa và gửi hết các cơ quan giám sát trại giam, từ Cục quản lý trại giam, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An và Bộ Công An nhưng bị các cơ quan này đùn đẩy tới lui vô trách nhiệm. Vụ này sẽ minh chứng rằng chính quyền đã dung dưỡng việc tra tấn dù Việt Nam đã tham gia Công ước Chống Tra tấn và sắp phê chuẩn Công ước số 105 về Cấm lao động Cưỡng bức của ILO.

Cách đối xử đối với gia đình tù nhân chính trị

Trong việc bảo vệ cho các tù nhân chính trị thì người thân của họ là khâu yếu thế nhất. Thường họ là đàn bà, là vợ, mẹ, chị hay em và thường không có kinh nghiệm trong việc đối phó với những đàn áp trong khi an ninh thì lại muốn dùng họ để lung lạc tinh thần của người tù. Trong thời gian ở tù thì số phận người tù đã an bài nhưng người thân của họ sẽ bước chân vào một cuộc phiêu lưu đầy gian khổ. Họ phải đứng mũi chịu sào khi không được chuẩn bị để nhận vai trò này. Họ muốn làm tối đa để bảo vệ người tù trong khi năng lực thì có hạn.

Làm sao để có tiền thăm nuôi hàng tháng, để chống lại những sách nhiễu và hăm dọa, để bảo vệ cho gia đình và để vận động cho người thân sớm được tự do là những mối lo có thể trở thành tâm bệnh. Không chỉ có thế, họ chịu những áp lực rất lớn của những người mang tiếng ủng hộ cho người tù, nhiều khi ít thông cảm và muốn biến người tù thành biểu tượng tranh đấu.

Ở đây tôi tránh không đơn cử bất cứ trường hợp nào vì tôi thấy tất cả những người thân của tù nhân chính trị đều là tấm gương của nghị lực, sự khiêm nhường và chịu đựng phi thường.

Tôi chỉ mong những người có lòng cần vô ngã để thông cảm nhiều hơn với phản ứng „khó hiểu" của thân nhân và giúp họ vô điều kiện.

Vài đề nghị

Mục sư Martin Luther King đã nói : "Sự bất công xảy ra ở một nơi sẽ là sự đe dọa cho công lý ở mọi nơi". Đây chính là lý do tại sao mà mọi người phải có bổn phận bảo vệ công lý, nhân quyền cho người Người Bảo vệ Nhân quyền vì họ là người giúp chúng ta giúp cho nhiều người khác, ngay cả trong thời gian bị tù. Tôi xin có một số đề nghị để nghe ý kiến và thảo luận :

1. Vận động loại bỏ và cải thiện những điều luật và cơ chế vi phạm nhân quyền đối với Người Bảo vệ Nhân quyền

2. Bảo trợ cho Người Bảo vệ Nhân quyền bị cầm tù và thân nhân một cách vô điều kiện

3. Thông báo với quốc tế những thông tin cập nhật về trường hợp nhận bảo trợ.

(Theo Vũ Quốc Dụng, veto ! Human Rights Defenders‘ Network)

Quang Nguyên

Nguồn : VNTB, 09/08/2020

**********************

Hội luận BPSOS nói về Luật An ninh Mạng và tù nhân lương tâm tại Việt Nam

Giang Nguyễn, RFA, 07/08/2020

Chính quyền Việt Nam trong thời gian qua đã được "khuyến khích" gia tăng đàn áp vì cộng đồng quốc tế không can thiệp, không quan tâm, là nhận xét của ông Karl Horberg, nhân viên thâm niên của Freedom Now, một tổ chức nhân quyền đang can thiệp cho vài trường hợp Tù Nhân Lương Tâm tại Việt Nam.

bpsos1

Hội luận về chủ đề "Luật An ninh Mạng và ảnh hưởng đến quyền tự do biểu đạt, báo chí và internet".

Ông Horberg chia sẻ như trên tại Hội luận về chủ đề "Luật An ninh Mạng và ảnh hưởng đến quyền tự do biểu đạt, báo chí và internet". Đây là buổi sinh hoạt tiếp nối chương trình được gọi là Ngày Vận Động cho Việt Nam của tổ chức Cứu Người Vượt Biển (Boat People SOS) năm nay, bắt đầu vào tuần qua và tiếp diễn qua mạng vào ngày 7/8.

Những diễn giả, gồm đại diện 2 văn phòng Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ John Cornyn và Marco Rubio, cũng như những nhà hoạt động cho quyền tự do biểu đạt tại Việt Nam trong và ngoài nước. Tất cả đều lên án chính quyền Việt Nam dùng pháp luật để thắt chặt quyền tự do ngôn luận.

Ông Hoberg nói : "Chúng ta có thể khẳng định rằng việc hình sự hoá quá mức những hành vi đáng lý phải được bảo vệ, đã dung dưỡng một tình trạng đàn áp toàn diện của chính quyền. Các vụ bắt bớ đàn áp đã gia tăng đều đặn, kể từ khi Bộ Luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung, và từ khi Luật an ninh mạng mới có hiệu lực. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ghi nhận được ít nhất 19 trường hợp bị giam giữ và 31 trường hợp bị kết án kể từ đầu tháng 1 đến ngày mùng 5 tháng 9 năm 2019. Đây là con số kết án cao nhất trong các năm gần đây".

Năm 2013, Việt Nam thông qua Nghị Định 72, cấm các hành vi lợi dụng mạng xã hội để "chống nhà nước", Nghị định 174, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực internet. Luật An Ninh Mạng, có hiệu lực từ năm 2019, cấm soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin bị cho là chống nhà nước, và yêu cầu các công ty công nghệ như Google, Facebook phải lưu dữ liệu tại Việt Nam.

Theo ông Horberg, khi nói đến chính sách kiểm duyệt của nhà nước Việt Nam, thì không thể bỏ qua sự đồng lõa của những công ty nói trên.

Trong khi chính quyền Hà Nội dùng quy định luật pháp để dập tắt những tiếng nói độc lập, thì họ thả lỏng để cho dư luận viên và côn đồ của Hội Cờ Đỏ đe dọa những ai chỉ trích Đảng cộng sản Việt Nam.

Ông Trương Minh Tam, luật gia và thành viên Liên minh chống tra tấn Việt Nam chia sẻ :

"Từ nhiều năm này, nhà nước Việt Nam lại dùng chính luật của mình để cho phép, thậm chí khuyến khích những kẻ quá khích, tự do làm và phát tán những thông tin giả mạo sai sự thật nhằm xúc phạm đến danh dự, uy tín của người khác. Chúng ta đã từng biết ở Việt Nam họ đã công khai cho phép thành lập những đội ngũ dư luận viên, hoặc là lúc trước chúng ta vừa nghe Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng và mọi người nói tới Hội Cờ Đỏ, và đội ngũ tác chiến đội ngũ AK-47. Thì ở đây họ dùng đạo luật an ninh mạng cho phép họ can thiệp vào các hoạt động truyền đạt thông tin của người dân tới các cơ quan ngoại giao nước ngoài, thì họ dùng chính đạo luật này để khước từ cung cấp danh tính những người xúc phạm nhân phẩm của người khác.."..

Bà Bùi Thị Minh Hằng, nhà đấu tranh từ Việt Nam cũng trình bày về sự mâu thuẫn này từ phía chính quyền Việt Nam :

"Tất cả trang mạng ở Việt Nam, như đài báo có uy tính như BBC, VOA, RFA bị ngăn chặn đường link. Chúng tôi muốn đọc, và tất cả người dân muốn đọc, thì phải biết vượt tường lửa. Nhưng ở những trang như Hội Cờ Đỏ, như AK-47, thì họ sẵn sàng được nhà nước nới lỏng, bật đèn xanh, và để cho lan tràn trên mạng, từ đó họ dùng hệ thống truyền thông bẩn đó để bôi xấu, bôi nhọ và đánh phá, tất cả những tiếng nói hòng bịt miệng những tiếng nói lên tiếng đấu tranh đòi dân chủ ở Việt Nam. Những cái trang này không bao giờ bị chặn".

bpsos3

Những thành viên của Hội Nhà báo độc lập đã bị bắt : các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn và nhà báo tự do Phạm Thành

Các vị diễn giả, các nhà hoạt động Việt Nam cũng nói, cần phải tiếp tục áp lực lên chính phủ Hà Nội qua những bằng chứng cụ thể, đưa ra quốc tế về hành vi chà đạp nhân quyền.

Các vị diễn giả cho rằng những biện pháp như luật Magnitsky, những chế tài trên những cá nhân có tác động lớn để kiềm chế sự lộng hành của chính phủ, và họ cho rằng cộng đồng quốc tế cần nêu đích danh tên tuổi của những quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền :

Cũng theo ông Karl Horberg :

"Những biện pháp chế tài như luật Magnitsky và biện pháp khác đang được Liên Minh Châu Âu xem xét. Đây là một cách. Đã đến lúc những quan chức vi phạm đó cần bị nêu đích danh để họ bị cắt tài khoản ngân hàng của họ, không cho phép họ làm ăn gì nữa".

Một cách khác để đưa vấn đề vi phạm nhân quyền lên dư luận quốc tế là việc bảo trợ các tù nhân lương tâm.

Trong phần hai của buổi Hội luận, Dân biểu Alan Lowenthal từ California, cho biết ông đang nhận bảo trợ cho tù nhân trẻ Nguyễn Văn Hóa, từng là cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do, đang bị giam tù với cáo buộc tuyên truyền chống phá nhà nước.

Và còn nhiều tù nhân lương tâm khác, như những thành viên của Hội Nhà báo độc lập, ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy, và ông Lê Hữu Minh Tuấn. Ông Dũng bị bắt từ năm ngoái và ông Thụy vào tháng 5, ông Tuấn vào tháng 6 vừa qua, nhưng theo ông Ngô Thái Văn, đại diện hải ngoại của Hội, cho đến nay họ vẫn chưa đưa gặp luật sư và gia đình.

Hai nhân viên đại diện của hai văn phòng Thượng nghị sĩ Marco Rubio và John Cornyn ghi nhận và hứa sẽ theo dõi sự việc này.

bpsos4

Kết luận buổi hội luận, ông Vũ Quốc Dụng, Giám đốc điều hành tổ chức Mạng lưới Bảo vệ Nhân quyền VETO ! đã tha thiết kêu gọi những ai quan tâm đến quyền tự do biểu đạt nói riêng và nhân quyền nói chung, hãy hổ trợ các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm và các gia đình của họ :

"Cái cách mà những người ngoại nhà tù giúp hữu hiệu nhất, là chúng ta nhận sự bảo trợ đó, chúng ta cố gắng hết lòng với họ. Có những cái họ không thể vượt qua được, những khó khăn mà họ đang gặp phải. Chúng ta không trong hoàn cảnh đó, chúng ta nên thông cảm với họ. Nên lời kêu gọi của tôi lưu tâm đến số phận tù nhân chính trị… chúng ta nên giúp mà không đặt điều kiện để giúp đỡ cho họ như thế nào để vừa ý của chúng ta".

Giang Nam

Nguồn : RFA, 07/08/2020

Additional Info

  • Author Quang Nguyên, Giang Nguyễn
Published in Diễn đàn

Nhà ngoại giao Hoa Kỳ tìm hiểu cáo buộc nhóm Hiến pháp bị đánh trong trại giam (VOA, 29/05/2020)

Một nhà ngoi giao Hoa Kỳ va gp gia đình ca các thành viên nhóm Hiến Pháp đ tìm hiu v cáo buc nói rng h b công an đánh đp trong tri giam thành ph H Chí Minh trước khi v án "phá ri an ninh" được đưa ra xét x.

vn1

Ông Gaetan Damberg-Ott, Viên chức Chính trị của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ, gặp gỡ các nhà hoạt động và gia đình của Nhóm Hiến pháp,18/05/2020. Photo Facebook Vo Ngoc Luc.

Bà Huỳnh Thị Kim Nga, v ca nhà hot đng Ngô Văn Dũng, nói vi VOA :

"Ngày 18/05 tôi có đến tri giam Chí Hòa và gp anh Dũng và sau đó có hn gp nhà ngoi giao ca Tng Lãnh s quán Hoa Kỳ.

"Tôi có trình bày với h vic anh Dũng b đánh và cùm chân, nhập viện mt tun, ri b cùm chân mt tun na [ s 4 Phan Đăng Lưu], ri sau đó nh được chuyn sang tri giam Chí Hòa".

Bà Kim Nga thuật li ri ông Dũng k nguyên nhân ông b đánh và k lut t hôm 12/04 :

"Ảnh nói rng người ta đánh anh Lê Quý Lc, cũng là thành viên ca nhóm Hiến pháp. nh mi lên tiếng bo v anh Lê Quý Lc. H đin thoi vi nhau nói gì đó, sau đó có mười my người bt hết mt, vào ban đêm, đến m ca phòng, kéo anh Dũng ra ngoài. C mười mấy người đánh nh. nh b tét đu và đưa đi nhp viên mt tun".

VOAđã liên lạc vi Cơ quan An ninh Điu tra, Công an Thành ph H Chí Minh s 4 Phan Đăng Lưu, Bình Thnh, đ tìm hiu thêm v cáo buc này nhưng chưa được phn hi.

Nhà hoạt đng Ngô Văn Dũng, Lê Quý Lộc, cùng vi 6 thành viên khác ca nhóm Hiến pháp b bt giam t tháng 09/2018 vi cáo buc "phá ri an ninh" theo điu 118 B lut Hình s, do tham gia và t chc các cuc biu tình  Thành phố H Chí Minh. Sau hai ln b hoãn, v án cho đến nay vẫn chưa được xét x.

Bà Nga cho biết phía Hoa Kỳ bày t quan tâm v v án này và nói rng đi din ca h s xin phép chính quyn Vit Nam đ d khán phiên tòa sp ti.

Theo nhà hoạt đng tôn giáo Võ Ngc Lc Buôn Ma Thut, người cũng tham d cuc gp vi nhà ngoi giao M, ngoài vic tìm hiu v vic các thành viên nhóm Hiến Pháp b đánh, đi din Tng Lãnh s quán Hoa Kỳ còn hi thêm v tình hình sinh hot các tôn giáo, trong đó có Chùa Phước Bu, các h phái Tin lành, nht là Menonite.

*********************

Bộ Tài nguyên và môi trường giải trình về lùi sửa Luật Đất đai (RFA, 29/05/2020)

Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết một trong những lý do chính phải lùi sửa Luật Đất đai là có một số nội dung phải được sửa đổi toàn diện và sẽ lấy kiến toàn dân cho việc sửa đổi bộ luật này.

vn2

Cuộc chiến pháp lý về đất đai ở Việt Nam - Ảnh minh họa.

Truyền thông trong nước, vào ngày 29/5 loan tin Bộ Tài nguyên và môi trường vừa gửi báo cáo đến đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành để giải trình về lý do lùi sửa Luật Đất đai với nội dung chính như vừa nêu.

Trong báo cáo này, Bộ Tài nguyên và môi trường nhấn mạnh rằng Luật Đất đai 2013 bộc lộ rất nhiều bất cập. Chẳng hạn như việc tổ chức thi hành pháp luật chưa tốt, làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai. Hay việc quản lý, sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, đất cho các dự án du lịch có yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh chưa chặt chẽ. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho một số dự án triển khai còn chậm, có nơi chưa hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất. Hoặc việc sử dụng quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư theo hình thức xây dựng-chuyển giao (BT) chưa được quy định cụ thể, chặt chẽ, còn bị lợi dụng…

Bộ Tài nguyên và môi trường cho hay sau khi tổ chức các hội thảo và tham khảo ý kiến các bộ, ngành và giới chuyên gia thì nhận thấy rằng Luật Đất đai 2013 có 6 nội dung cần phải sửa đổi luật toàn diện, chứ sửa đổi và bổ sung sẽ không thể giải quyết được căn cơ vấn đề bất cập và hạn chế hiện nay.

Sáu nội dung được Bộ Tài nguyên và môi trường quyết định cần phải sửa đổi toàn diện có một số đáng chú ý như các chính sách mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ; chính sách quản lý, sử dụng đất trồng lúa và vấn đề an ninh lương thực. Hoặc việc sử dụng đất có yếu tố nước ngoài nhằm bảo đảm được an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, kinh tế xã hội, vừa không tác động xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh có yếu tố nước ngoài…

Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết thêm trong báo cáo rằng Đại hội Đảng XIII sẽ thông qua Nghị quyết Đại hội, trong đó có định hướng lớn về tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai và Nghị quyết này là định hướng quan trọng trong việc sửa đổi Luật Đất đai.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và môi trường cho rằng Dự án Luật Đất đai sửa đổi cần có thời gian chuẩn bị để lấy ý kiến của toàn dân vì bộ luật này có tác động rất lớn đến xã hội, phát triển kinh tế và ổn định chính trị-xã hội.

Dự án Luật Đất đai sửa đổi dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2020 và có hiệu lực vào giữa năm 2021. Tuy nhiên, trong phiên họp hôm 22/5, Chính phủ đã đề nghị lùi thời gian sửa Luật đất đai và dự kiến sẽ trình Dự án Luật đất đai sửa đổi tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XV vào đầu năm 2021.

Tranh chấp liên quan đất đai được các cơ quan chức năng Việt Nam thừa nhận chiếm đa số các vụ kiện dai dẳng lâu nay. Những vụ việc gây chú ý công luận như Đồng Tâm, Thủ Thiêm, Dương Nội… đều liên quan đến tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền địa phương, doanh nghiệp.

*******************

Tình trạng xuống cấp của đường băng sân bay Nội Bài tiếp tục bị cảnh báo (RFA, 29/05/2020)

Bộ Giao thông và vận tải tiếp tục đưa ra cảnh báo về tinh trạng xuống cấp ngày càng nghiêm trọng trên bề mặt cất hạ cánh và đường lăn của sân bay Nội Bài ở thủ đô Hà Nội.

vn3

Tình trạng xuống cấp của sân bay Nội Bài được ghi nhận. vtc.vn

Theo thông tin truyền thông trong nước loan đi vào ngày 29/5, Bộ Giao thông và vận tải cảnh báo tình trạng xuống cấp tại sân bay Nội Bài ngày càng nghiêm trọng khi xuất hiện vết lún vệt bánh tàu bay trên đường cất hạ cánh 11L/29R (1A) và 11R/29L (1B). Ngoài ra, các đường lăn có kết cấu bê tông xi măng, trên bề mặt thường xuyên xuất hiện hư hỏng như bong bật, nứt vỡ. Đặc biệt vào mùa mưa.

Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Lê Anh Tuấn yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long tổ chức xây dựng trình tự và kế hoạch, căn cứ tính chất kỹ thuật, tiến độ thực hiện dự án. Bên canh đó, đề xuất phân chia các gói thầu và xây dựng quy trình, tiêu chí đánh giá năng lực, kinh nghiệm, cập nhật thông tin nhà thầu đã tham gia thực hiện các dự án xây dựng công trình giao thông có quy mô.

Ngày 27/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý để Bộ Giao thông và vận tải thực hiện giao thầu dự án nâng cấp đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất và yêu cầu Bộ Giao thông và vận tải chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm tiến độ, hiệu quả ; không để phát sinh tiêu cực tham nhũng, gây thất thoát lãng phí tài sản nhà nước.

*******************

Công an triệt phá đường dây đánh bạc trực tuyến 64 ngàn tỷ đồng (RFA, 29/05/2020)

Công an Hà Nội hôm 28/5 cho biết vừa triệt phá một đường dây đánh bạc trực tuyến, với tổng số tiền giao dịch lên tới 64 ngàn đồng tỷ đồng.

vn4

Một đường dây đánh bạc trực tuyến, với tổng số tiền giao dịch lên tới 64 ngàn đồng tỷ đồng vừa bị triệt phá. Courtesy CTV - Ảnh minh họa

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 29/5 và cho biết đường dây này bị phát hiện với sự phối hợp của Công an Hà Nội và Cục An ninh mạng Bộ Công an.

Lực lượng chức năng trong quá trình điều tra đã bắt giữ Trương Ngọc Tú, sinh năm 1983, trú tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội và 15 đồng phạm để điều tra việc tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên mạng.

Theo Công an Hà Nội, nhóm này tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên mạng Internet với trò chơi "Nổ hũ"... trò chơi này mô phỏng những trò chơi truyền thống như tá lả, tôm cua cá, xóc đĩa... Người muốn chơi phải nạp tiền thông qua hệ thống các đại lý để lấy điểm... rồi chơi bài, cá cược... sau đó nếu thắng thì đổi điểm qua trò chơi để lấy tiền thật.

Các thành viên tổ chức đánh bạc trực tuyến này sử dụng mạng xã hội, hoạt động kín kẽ, có phân cấp quản lý, giám sát chặt chẽ... mức cảnh báo, bảo mật cao.

Khi kiểm tra các địa điểm hoạt động của tổ chức này hôm 22/5, công an Hà Nội đã thu giữ 34 điện thoại, 23 thẻ ATM, 5 máy tính và hàng trăm sim điện thoại...

Tin cho biết, đường dây tổ chức đánh bạc trên Internet này hoạt động từ năm 2018 với quy mô đặc biệt lớn. Trò chơi "Nổ hũ", đã có hàng triệu tài khoản được đăng ký tham gia đánh bạc với 24 đại lý cấp 1 và hàng trăm đại lý cấp 2. Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra vụ án.

Hồi cuối tháng 11 năm 2018, Tòa án tỉnh Phú Thọ đã xét xử vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua mạng và có hai cựu tướng công an gồm Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh và và cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục phòng chống Tội phạm Công nghệ cao lần lượt bị tuyên 9 và 10 năm tù giam vì những liên can trong đường dây đánh bạc này.

Published in Việt Nam

Hai thành viên nhóm Hiến Pháp bị đánh trong trại giam của Cơ quan An ninh điều tra (RFA, 14/05/2020)

Hai thành viên của nhóm Hiến pháp là Lê Quý Lộc và Ngô Văn Dũng thời gian qua bị công an đánh đập tại Cơ quan an ninh điều tra, thuộc Bộ Công an. Người thân của hai tù nhân lương tâm này nói với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại hôm 14/5/2020.

tunhan1

Ông Ngô Văn Dũng (Facebooker Biển Mặn) - Courtesy of FB Biển Mặn

Trong cuộc thăm gặp ngày 14/5, tù nhân lương tâm Ngô Văn Dũng (Facebooker Biển Mặn) kể lại sự vụ với luật sư là bà Đặng Thị Kim Xuân và luật sư đã thuật lại câu chuyện với gia đình.

Bà Huỳnh Thị Kim Nga, vợ ông Dũng cho biết như sau :

"Sáng nay chị vào thì đúng y như cái tin của mấy người ở số 4 Phan Đăng Lưu nói là ảnh bị đập rồi đem về về nhập viện ở Chí Hòa và điều trị.

Chị luật sư có nói là : Dũng bị đánh em à, ốm lắm không có như là lần trước chị gặp !

Lần này Dũng ốm, ổng có đưa cái đầu cho chị xem là có một cái thẹo dài.

Khi mà anh Dũng bị đập tới ngày hôm nay là đã bao nhiêu ngày rồi, luật sư cũng không hỏi cặn kẽ là bị đập ngày nào. Chị ấy nói bây giờ anh Dũng có nói là muốn luật sư phải 2-3 tuần gì đó thì phải vào thăm em, chứ ở trong đây nó căng lắm em không chịu nổi".

Bà Trần Thanh Thủy, vợ của tù nhân lương tâm Lê Quý Lộc cũng được luật sư bào chữa là ông Nguyễn Văn Miếng kể lại vụ việc của ông Lộc vào hôm 12/5. Bà Thủy nói qua điện thoại vào tối 14/5 :

"Đường đi từ cái phòng giam mới sang cái phòng giam cũ thì chúng áp tải Anh Lộc bằng hai thằng Thượng úy.

Nó đẩy anh Lộc đi phía trước, nó dùng đèn pin loại đầu nhọn đánh anh Lộc từ phía sau lưng, đẫm máu ra.

Đánh rất là mạnh rồi nó quay ra phía trước dùng gối và dùng chân đạp vào bộ hạ, đạp vào đầu của anh Lộc thì anh ngất xuống.

Trước khi ngất thì anh Lộc la lên : Đánh người ! Đánh người !

Vậy thì tất cả những người trong những cái phòng giam đó thì họ nghe, họ mới la lên là : Cộng sản giết người ! Cộng sản giết người !".

Cũng theo bà Thủy, sau khi ông Lộc ngất đi, ông đã được đưa đi vào bệnh viện chữa trị.

Sau một tuần lễ, ngày 20/4, ông Lê Quý Lộc bị đưa trở lại số 4 Phan Đăng Lưu để tiếp tục cuộc tuyệt thực lần 2 chỉ trong vòng một tháng để đòi được xem báo chí và phản đối vụ bị đánh đập.

Tù nhân chính trị này sau đó cũng tự mình viết đơn để tố cáo 2 viên công an đã đánh đập anh ngay tại trại giam.

Hiện nay, có tổng cộng 8 thành viên của nhóm Hiến Pháp bị bắt giữ từ hồi tháng 9 năm 2018 sau các cuộc biểu tình chống Luật đặc khu và An ninh mạng vì bị cáo buộc tội danh "Phá rối an ninh" theo điều 118 Bộ luật hình sự.

Những người này cho đến nay vẫn còn bị giam giữ tại trại giam của Cơ quan An ninh điều tra, số 4 Phan Đăng Lưu, thành phố Hồ Chí Minh và vẫn chưa được đem ra xét xử.

*********************

Sáu tù nhân lương tâm cáo buộc bị đánh và biệt giam trong trại giam Xuân Lộc (RFA, 13/05/2020)

Tù nhân lương tâm Huỳnh Đức Thanh Bình và 5 tù nhân khác bị đánh đập, biệt giam tại Nhà Tù Xuân Lộc, Đồng Nai. Người thân của một trong số tù nhân này nói với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại hôm 13/5.

tunhan2

Anh Huỳnh Đức Thanh Bình (bên trái) và đơn phản ánh của bà Nguyễn Thị Huệ, mẹ anh Bình - Ảnh minh họa

Trong cuộc thăm gặp ngày 12 tháng 5 năm 2020, tù nhân lương tâm Huỳnh Đức Thanh Bình kể lại với mẹ mình là có 6 người bao gồm cả anh, bị đánh đập và bị biệt giam khi đấu tranh đòi được ra ngoài buồng giam lao động luôn cả 2 ngày cuối tuần chứ không chỉ là từ thứ Hai tới thứ Sáu như thường lệ.

Bà Nguyễn Thị Huệ, mẹ của anh Bình tối 13 tháng 5 nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau :

"Trong lúc công an người ta nối dây điện thoại để tôi và con tôi nói chuyện với nhau thì tôi nhìn thấy trên gương mặt của con tôi có một cái vết bầm đen ở dưới con mắt, chỗ xương gò má.

Thì tôi mới hỏi là "Con bị gì vậy ?"

Lúc nối điện thoại thì người ta đưa cho nó nó, nó vừa mới trả lời với tôi về cái chuyện là nó và các bạn rằng là tại vì tụi nó đấu tranh để xin được ra luôn thứ Bảy, Chủ Nhật thay vì thứ Bảy, Chủ Nhật bị nhốt còn từ thứ Hai đến thứ Sáu thì ra lao động trong khu vực của đội 32 là đội của tù nhân chính trị gồm khoảng bảy chục người.

Thì nó nói là tụi con đấu tranh như vậy đó, quá trình tụi con đấu tranh thì họ chọn ra 6 người bị kỷ luật con và năm anh nữa bị đánh và bị biệt giam".

Theo bà Huệ, khi vừa nói hết câu 3 người công an đứng gần đó xốc nách và đẩy anh Huỳnh Đức Thanh Bình ra ngoài không cho nói chuyện nữa.

Sau sự việc này, bà Huệ cũng gửi đơn phản ánh sự việc đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai và Ban Giám thị trại giam Xuân Lộc đề nghị làm rõ sự việc con bà và các tù nhân lương tâm khác bị đánh và đe dọa tính mạng trong trại.

Phóng viên Đài Á Châu Tự Do nhiều lần gọi điện thoại cho trại giam Xuân Lộc theo số điện thoại trên Internet nhưng không có người bắt máy.

Anh Huỳnh Đức Thanh Bình, sinh năm 196, bị bắt giam vào năm 2018 cùng cha là ông Huỳnh Đức Thịnh, anh Trần Long Phi và một người Mỹ gốc Việt là ông Michael Phương Minh Nguyễn sau khi tham gia biểu tình chống Luật Đặc khu và An ninh mạng.

Trong phiên tòa hồi tháng 6 năm 2019, Huỳnh Đức Thanh Bình bị kết án 10 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Cha của Bình là ông Huỳnh Đức Thịnh bị kết án 1 năm tù giam vì cáo buộc tội "Không tố giác tội phạm".

Additional Info

  • Author RFA tồng hợp
Published in Việt Nam

Tỉnh Thanh Hóa yêu cầu ngưng vận động từ chối tiền hỗ trợ (RFA, 13/05/5020)

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong ngày 13/5 gửi công văn hỏa tốc đến các đơn vị trong tỉnh yêu cầu không được vận động người dân từ chối nhận tiền hỗ trợ.

gao1

Đơn từ chối nhận tiền hỗ trợ. cafef.vn

Tin từ truyền thông trong nước loan đi cho hay công văn hỏa tốc do phó chủ tịch Mai Xuân Liêm ký,truyền đạt ý kiến chỉ đạo của chủ tịch tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai gói hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 gây nên.

Công văn hỏa tốc vừa nêu được gửi đi sau khi có tin hằng ngàn người dân nghèo tại tỉnh Thanh Hóa làm đơn xin từ chối nhận khoản hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19 trong thời gian qua. Những người từ chối nhận khoản hỗ trợ phải điền vào một mẫu đơn in sẵn.

Tổng đài hỗ trợ thông tin cho người dân gặp khó khăn do Covid-19 tại tỉnh Thanh Hóa cũng xác nhận có một vài nơi trong tỉnh vận động người dân không nhận kinh phí hỗ trợ.

Công văn hỏa tốc vào ngày 13 tháng 5 của UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương chỉ đạo cán bộ cơ sở tuyệt đối không được vận động người dân từ chối nhận hỗ trợ ; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm ; đồng thời hướng dẫn có hướng dẫn cụ thể đối với những trường hợp người dân tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Chính phủ Việt Nam vừa qua quyết định chi ra 62 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho sáu nhóm đối tượng bị tác động do đợt dịch Covid-19 gây nên. Hiện nay các tỉnh, thành đang tiến hành phân phối khoản tiền này cho những người thuộc 6 nhóm được nêu ra.

********************

Trung Quốc và Lào tiếp tục khai thác thủy điện trên dòng Mêkong bất chấp hệ quả cho hạ nguồn ! (RFA, 12/05/2020)

Giới nghiên cứu và các nhà hoạt động môi trường đều thống nhất cho rằng các đập thủy điện lớn ở khu vực thượng nguồn sông Mekong, ngoài việc gây ra hạn hán ở lưu vực hạ nguồn do trữ nước vào mùa khô, còn gây ra nhiều tác động lớn đến nguồn lương thực ở các quốc gia ở lưu vực hạ nguồn khi làm gián đoạn sản lượng lúa và đánh bắt cá của người dân ở khu vực này.

gao2

Hạn hán lịch sử ở Sóc Trăng vào năm 2016. Reuters

Vào tháng 4, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo năng suất lúa năm 2020 của Việt Nam sẽ giảm 3,3% so với ước tính trước đó do ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn ; điều này khiến việc thu hoạch thấp hơn 0,9% trong năm nay.

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp & Nông thôn Việt Nam, cho rằng các công trình đập thủy điện ở lưu vực thượng nguồn đã làm thay đổi phù sa, nguồn nước và có tác động lớn đến nguồn lợi thủy sản của Việt Nam :

"Rõ ràng là các nước ở hạ nguồn, đặc biệt là Việt Nam, phải chịu những cái tác động này. Chắc chắn là nó sẽ ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, cũng như là đời sống của đông đảo người dân ở hạ nguồn, nhất là người dân Việt Nam chịu tác động của mất nguồn nước ở trên thượng nguồn, song song với quá trình biến đổi khí hậu khiến cho nước biển dâng và xâm nhập mặn, đặc biệt là tình hình như năm nay".

Ông Hồ Long Phi, chuyên gia về nước, cho biết những tác động trước mắt của các đập nước Trung Quốc cho thấy chế độ thủy văn đã trở nên bất thường, dẫn đến xâm nhập mặn nhiều hơn trước và đã ảnh hưởng đến khai thác lúa ở những vùng ven biển :

"Do đó việc khai thác lúa ở những vùng ven biển trước đây người ta vẫn có thể làm được 2 vụ ; nhưng bây giờ chỉ còn được một vụ lúa thôi, thì có nghĩa là nông dân vùng ven biển, những người chưa có điều kiện để chuyển sinh kế thì rất là khó khăn. Còn ở những khu vực cao hơn, ví dụ như An Giang và Đồng Tháp, thì tác động nó cũng chưa rõ lắm, bởi vì trước mắt họ vẫn còn dùng máy bơm để có thể bơm nước được".

Theo ông Phi, cứ đến năm nào xảy ra khô hạn, phía Trung Quốc cũng trữ nước nhiều hơn và gây ra ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy ở phía hạ lưu. Ông Phi cho biết, thời gian hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long năm nay sẽ tiếp tục kéo dài, nhưng cũng tùy thuộc vào số lượng mưa sắp tới :

"Điều này tôi nghĩ nó còn phụ thuộc vào mưa. Nếu mùa mưa đến đều, thì Trung Quốc trước sau gì cũng phải xả đập thôi, bởi vì khả năng chứa nó cũng có hạn ; họ ưu tiên trữ nước để cung cấp cho họ trước, còn dư họ mới xả xuống. Thành ra nếu mưa đều thì tình hình sẽ không đến nỗi, nhưng tôi cho rằng nó sẽ chậm hơn với mọi năm ít nhất từ 1 đến 2 tháng".

Ngoài các đập thủy điện ở Trung Quốc và mấy đập đang xây, chính phủ Lào sẽ khởi công xây dựng con đập Sanakham trên sông Mekong vào cuối năm nay. Theo thông tin ghi nhận từ Reuters, đập thủy điện này được tiến hành bởi công ty thủy điện Datang Sanakham, một công ty con của công ty Datang của Trung Quốc. Các nhà hoạt động môi trường đã lên tiếng chỉ trích chính phủ Lào trước việc thúc đẩy xúc tiến con đập thủy điện này. Nó được gọi là ‘đập phá hoại’ vì sẽ góp phần bóp nghẽn dòng chảy của sông Mekong, con sông dài nhất Đông Nam Á.

gao3

Bản vẽ dự án đập thủy điện Sanakham được đề xuất. Mekong River Commission

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ cho rằng những đập nước được xây gây gián đoạn cho dòng chảy xuống hạ lưu, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nguồn thủy sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long :

"Theo tôi biết là Trung Quốc đã xây rất nhiều cái đập ; tiếp theo là Lào chuẩn bị xây cái đập khác, thì những cái đập đó đã làm cho các dòng chảy xuống hạ lưu bị gián đoạn, hoặc thay đổi. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp, nguồn cá và thay đổi về những đặc điểm như phù sa rất là lớn. Điều này đã đe dọa tình hình sản xuất, cũng như là sinh kế của người dân trong khu vực hạ lưu, ngay cả Lào, phía Thái Lan, Campuchia và Việt Nam".

Theo Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, mặc dù người nông dân đã được khuyến cáo trước, vẫn có nhiều hộ bị thiệt hại khi không kịp canh tác sớm. Các vườn cây ăn trái và nguồn nước sinh hoạt của người dân ở vùng ven biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự thiếu nước ngọt. Ngoài ra, sự thiếu hụt phù sa gần đây đã gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Dự án đập thủy điện Sanakham của chính phủ Lào sẽ phải qua quá trình tham vấn với Ủy hội Sông Mekong cùng các nước thành viên trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nhận định việc tham vấn này sẽ không có hiệu quả vì Việt Nam không có đủ tiếng nói để thay đổi những quyết định như vậy :

"Tôi không nghĩ Việt Nam có thể làm gì được, mặc dù phải lên tiếng. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, từ khi cái đập Xayaburi tới đập Don Sahong, sắp tới đây là cái đập khác nữa, mình nói thì nói nhưng cuối cùng không có làm gì được. Cho nên các nhà khoa học và chính phủ họ tẩy chay các cái tham vấn như vậy, bởi vì họ thấy rằng những cái tham vấn đó không có ý nghĩ gì nữa".

Ông Hồ Long Phi cũng cho rằng Việt Nam không có lợi thế trong đàm phán xuyên biên giới với Ủy hội Sông Mekong :

"Cái lợi thế đàm phán ở đây thông thường có những mặt, thứ nhất là lợi thế về kinh tế tài chính ; thứ hai là lợi thế về chính trị thể chế ; cái thứ ba là lợi thế về công nghệ. Cả 3 cái đó thì Lào không có phụ thuộc vào Việt Nam cái gì cả, có nghĩa là họ có thể làm bất cứ cái gì có lợi nhất cho họ. Thành ra Việt Nam không có lợi thế trong đàm phán là như vậy".

Ông Hồ Long Phi cho rằng, việc làm khả thi và có hiệu quả hơn cho Việt Nam là chính quyền và người dân cần có phương án chuyển đổi sinh kế để làm sao cho việc sử dụng nước trở nên tiết kiệm và hiệu quả hơn :

"Những điều này tôi nghĩ với mức độ phát triển, tự động hóa công nghệ là không khó. Những nước sa mạc họ còn sống được với lượng nước ít hơn nhiều, thì tại sao mình không làm được ? Khi Việt Nam chủ động được cái đó, thì phía Trung Quốc không có ép được về mặt gì được hết".

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho rằng trước mắt, Việt Nam cần tập trung vào việc chuyển và trữ nước để bảo vệ các vườn cây ăn trái. Các phương án dài hạn sau đó bao gồm bố trí lại sản xuất để thu hẹp diện tích cây ăn quả, diện tích lúa 2 vụ, 3 vụ ra các vùng ven biển và bố trí lại dân cư cho hợp lý. Đồng thời, xây dựng các đường ống dẫn nước - đưa nước ở các vùng trên thượng nguồn xuống các vùng sản xuất, dân cư ở vùng ven biển.

Ngoài những giải pháp ngắn hạn và dài hạn nêu trên, tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho rằng Việt Nam vẫn cần tiếp tục đàm phán với các nước trong khu vục sông Mekong ; tiếp tục minh bạch thông tin và có các thỏa thuận giữa các nước ở khu vực thượng nguồn để tất cả có thể sử dụng dòng sông chung một cách hiệu quả và vững bền. Ông Sơn cho đó là nhiệm vụ quan trong nhất trong ngành ngoại giao, cũng như của tất cả người dân và nhà khoa học Việt Nam.

*******************

Có đáng tự hào vì nhiều ATM gạo giúp dân nghèo ? (RFA, 12/05/2020)

Vừa qua, tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm chuẩn bị cho kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng những hình ảnh thể hiện tinh thần yêu nước của người Việt như ATM gạo rất đáng tự hào, trên thế giới chưa bao giờ có.

gao4

Người dân nhận gạo từ Nhà thờ Thánh Joseph, ngoại thành Hà Nội hôm 27/4/2020 - Reuters. Hình minh họa.

ATM gạo

Liệu ATM có đáng để Việt Nam tự hào với thế giới ?

Chị Hằng Huỳnh, một người dân ở Đà Nẵng khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn hôm 12/5/2020, nhận định :

"Bỏ qua chuyện ATM gạo xuất phát từ Malaysia năm 2016, thì có gì đáng tự hào ? Những nước nghèo đói mới cần đến viện trợ gạo, dân nghèo rất nghèo mới đi chờ trợ cấp gạo chứ, đáng lẽ ra đó một một sỉ nhục, thì bà Ngân lại tự hào vì điều này. Tôi không hiểu sao một Chủ tịch Quốc hội lại không hiểu điều sơ đẳng đó".

ATM gạo đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện tại địa chỉ 204B đường Vườn Lài, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Máy này do anh Hoàng Tuấn Anh - CEO của Công ty PHGLock, tận dụng máy móc có sẵn của công ty chế tạo, máy hoạt động như cây ATM, chỉ cần nhấn nút, gạo sẽ tự động tuôn ra, mỗi lần được 1,5 kg gạo, dành cho 2-3 người ăn trong khoảng 1 tuần.

Mục đích của anh Hoàng Tuấn Anh khi đó nhằm giúp đỡ những người nghèo, buôn bán dạo, trong thời gian giãn cách xã hội để chống dịch Covid-19 không thể buôn bán, rơi vào thế túng quẫn, vẫn có gạo để ăn.

Theo Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội, trong bốn tháng đầu năm 2020, đã có khoảng 670 ngàn lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ý tưởng của anh Hoàng Tuấn Anh sau đó được nhiều mạnh thường quân ủng hộ đã phát triển thêm nhiều máy ATM gạo ở Sài Gòn. Sau đó, ATM gạo lần lượt xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, Hà Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Đắk Lắk… và một số tỉnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng nhận định với Đài Á Châu Tự Do hôm 12/5/2020 :

"Một mặt nào đó nói tự hào là đúng, vì tôi nghĩ người Việt trong lúc khó khăn họ nghĩ ra cái cách làm sao giúp nhau được, cái đó là truyền thống người Việt thương yêu nhau, đề cao là đúng. Còn về phương diện khác như kỹ thuật thì ai cũng biết nó đơn giản, không khó khăn gì, vấn đề là do tình yêu thương, người ta nghĩ ra chuyện kỹ thuật. Có điều là các vị lãnh đạo nhà nước thường người ta có xu hướng, không nhìn cái đó như là vấn đề nội tại của xã hội, của dân tộc mà như là một thành quả lãnh đạo của các vị... cái đó thì quá. Thường thường họ nói có cái cách ám chỉ như là họ lãnh đạo sáng suốt nên có chuyện đó... Mà đó là người dân giúp người dân thôi, chứ không liên quan gì nhà nước ở đây cả... Người dân dần dần nghe mấy chuyện tương tự như vậy họ chỉ cười"…

Tỷ lệ hộ nghèo

Có ý kiến cho rằng việc xuất hiện nhiều ATM gạo cho thấy số người thiếu thốn còn nhiều. Đợt dịch Covid-19 làm lộ rõ điều đó. Số người có tiết kiệm phòng khi cơ nhỡ khá đông.

Theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc năm 2019, dân số Việt Nam ước tính là hơn 97 triệu người, tỷ lệ người nghèo chiếm hơn 10% dân số tức khoảng hơn 9 triệu người, 72% trong số này là người dân tộc thiểu số, phần lớn họ sống tại vùng cao.

Nguyên nhân của những hậu quả trên được ông Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Việt Nam cho báo chí biết, là vì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở vùng sâu vùng xa, dẫn đến việc thiếu nguồn nhân lực, đầu tư giáo dục và kinh tế kém, tình trạng thất nghiệp... Bên cạnh đó, việc phối hợp kém hiệu quả giữa chính quyền địa phương và Chính phủ cũng là điểm bất cập.

Do đó, người Việt ở nông thôn Việt Nam tìm đủ cách vay tiền để đi nước ngoài làm việc, vì không tìm được việc làm trong nước. Trong khi chính phủ cung cấp hỗ trợ công ăn việc làm thì không thể đến tay tất cả mọi người.

Lao động xứ người

gao5

Hình hai người được cho là nạn nhân trên chiếc xe chở người lậu từ Pháp sang Anh hôm 23/10/2019 Courtesy of Reuters, Facebook, RFA edit

Vào cuối năm 2019, câu chuyện thanh niên - thiếu nữ lao động xứ người, đã gây chấn động dư luận khi 39 nạn nhân người Việt nhập cư lậu vào Anh bỏ mạng trên một chiếc xe container đông lạnh và được cảnh sát Essex, Anh phát hiện hôm 23/10. Tỉnh có đông nạn nhân nhất là Nghệ An với 21 người, tiếp theo là Hà Tĩnh với 10 người, còn lại là các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Hải Phòng và Hải Dương.

Trong khi đó Việt Nam luôn tự hào có một thành phần đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đó là lao động Việt ở nước ngoài. Bộ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, năm 2019, có khoảng 148.000 người Việt Nam xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài. Sau 4 năm, hơn 550.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Mỗi năm đem về cho đất nước hàng tỷ đô la.

Không chỉ ở Anh, nhiều người Việt Nam đã tìm cách nhập cư lậu và làm việc trái phép ở Đài Loan, phần nhiều đi từ các tỉnh miền Trung. Linh mục Nguyễn Văn Hùng, thường trợ giúp pháp lý cho công nhân Việt tại Đài Loan, khi trả lời RFA trước đây, cho biết :

"Rất nhiều người ở Nghệ An và Hà Tĩnh đi bất hợp pháp qua Đài Loan làm việc một cách phi pháp. Họ ở trên những vùng núi, chừng 8 người trong không phải là cái nhà mà là cái chòi, đời sống rất kham khổ. Nếu có khả năng làm việc thì có tiền gởi về. Nếu trời mưa lạnh không đi làm thì không có tiền và họ phải đi vô rừng. Tôi đã đi thăm các trại tù, tôi gặp rất nhiều lao động Việt đi chặt cây bất hợp pháp trên rừng, có người bị tù tới 11, 12 năm vì đi làm những công việc vừa nguy hiểm vừa vi phạm pháp luật của Đài Loan như vậy.

Những người đi đánh cá xa bờ mà khi có cơ hội vào bờ thì họ bơi vào và trốn lên những khu trồng rau hoặc trồng trà trên núi. Họ ở đó họ làm và không dám đi đâu cả vì sợ bị bắt".

Còn những ngư dân đi đánh cá xa bờ khác còn phải chịu nhiều hiểm nguy khi bị tàu Trung Quốc cướp bóc, đâm chìm... Trong khi chính quyền Việt Nam luôn tự hào tuyên bố việc gìn giữ chủ quyền biển đảo, cũng như bảo vệ ngư dân.

Chủ quyền biển đảo

Mỗi lần Trung Quốc gây hấn, như thường lệ các phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Việt Nam lại cho phát đi phát lại cái mà nhiều người trong nước ví như ‘đoạn băng rè’ phản đối hành động của Trung Quốc và tuyên bố vùng biển đó thuộc chủ quyền Việt Nam...

Trong bốn tháng đầu năm 2020, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh những hành động khiêu khích nhằm áp đặt chủ quyền của họ ở Biển Đông, khiến tình hình tại vùng biển đang tranh chấp này thêm căng thẳng.

Truyền thông Trung Quốc vào ngày 5/3/2020 đồng loạt đăng Báo cáo của Viện Sáng kiến Nghiên cứu Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) nói rằng có tổng cộng 311 tàu cá Việt Nam đã xâm nhập vào khu vực nội địa gần đảo Hải Nam, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc vào tháng 2, với mục đích đánh bắt cá và làm gián điệp bất hợp pháp.

Và tiếp đến là Trung Quốc cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam, nhưng lại cho rằng tàu cá Việt Nam tự đụng vào tàu Trung Quốc.

Vào ngày 18/4/2020, Trung Quốc thông báo thành lập hai quận thuộc "thành phố Tam Sa", đó là "quận Tây Sa" (tức quần đảo Hoàng Sa) và "quận Nam Sa" (tức quần đảo Trường Sa), hai quần đảo mà Hà Nội khẳng định là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 12/5/2020 liên quan vấn đề này, Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, nhận định :

"Vấn đề tranh chấp Biển Đông là một vấn đề phức tạp, nó không chỉ mới diễn ra trong những năm gần đây. Hay nói một cách khác, nó không chỉ đẩy mạnh từ khi Trung Quốc thành lập cái gọi là Tam Sa từ năm 2007, mà vấn đề tranh chấp này bắt đầu từ năm 1909, khi chính quyền Quảng Đông cho một đội tàu ra thám sát Hoàng Sa. Chúng ta thấy cuộc tranh chấp này hơn một trăm năm, nó không giải quyết được vấn đề, càng ngày cái tranh chấp đó đi đến một giai đoạn thật gay gắt, nó đặt Đông Nam Á trên miệng hố chiến tranh".

Vậy thì chiến tranh có xảy ra hay không ? Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc đặt vấn đề, với tiềm lực kinh tế và quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc thì có nên phát động một cuộc chiến tranh hay không ? Thứ hai, chiến tranh trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc thì dù bên nào thắng thì tất cả đều cùng thiệt hại rất nặng nề. Và cái thiệt hại lớn nhất là hòa bình, ổn định trong khu vực Đông Nam Á bị đe dọa. Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho biết, ông thấy không có lợi cho khu vực này. Ông nói tiếp :

"Vậy thì hòa hoãn để giải quyết bằng phương pháp hòa bình, bằng mọi cách, bằng công pháp quốc tế... bằng tòa án, bằng tòa trọng tài, bằng đối thoại song phương, đa phương... thì tôi thấy biện pháp tiếp cận của Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á hiện nay, là phù hợp với tình hình trong khu vực".

Vào đầu tháng 5/2020, Cơ quan quản lý nghề cá Trung Quốc ra thông báo cấm đánh bắt cá trên Biển Đông có hiệu lực từ ngày 1/5/2020 đến ngày 16/8/2020. Phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía bắc Biển Đông, bao gồm cả một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Từ năm 1999 trở lại đây, Trung Quốc hàng năm đều áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương ở Biển Đông, bất chấp những phản đối mạnh mẽ từ các nước trong khu vực. Lý do mà Trung Quốc đưa ra đối với lệnh cấm này là để bảo vệ sự phát triển của nguồn cá.

Nhiều người cho rằng lãnh đạo cần thấy rõ vấn nạn chủ quyền đất nước bị phía Trung Quốc xâm phạm, nguy cơ tụt hậu so với những nước trong khu vực chứ chưa nói đến những quốc gia khác trên thế giới để có phương cách vượt lên. Khi có vị thế vững chắc trên trường quốc tế mới đáng tư hào.

Additional Info

  • Author RFA tồng hợp
Published in Việt Nam

Việt Nam nên phóng thích tất cả tù nhân lương tâm trước đại dịch Coronavirus

now1

Việt Nam đang giam giữ ít nhất 240 tù nhân lương tâm trong điều kiện sinh hoạt vô cùng hà khắc…

 

Thông cáo báo chí

Người Bảo vệ Nhân quyền

(Defend the Defenders - DTD)

Hà Nội, ngày 04/04/2020

Hãy thả ngay lập tức

Đại dịch Coronavirus (Covid-19) đang hoành hành khắp Việt Nam và đại đa số các quốc gia trên thế giới, buộc toàn nhân loại phải nỗ lực ngăn chặn và chống lại căn bệnh này.

Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế, đã có hơn 200 người dương tính với loại virus nguy hiểm này, và con số này sẽ tăng mạnh nếu không áp dụng các biện pháp thích hợp và đòi hỏi sự tự giác chấp hành của mọi công dân.

Một trong những nhóm người có nguy cơ lây nhiễm Coronavirus rất cao là những người đang bị giam giữ trong các trại giam và cơ sở tạm giam trên toàn quốc, đặc biệt là các tù nhân lương tâm. Theo thống kê mới nhất  của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders - DTD), Việt Nam đang giam giữ ít nhất 240 tù nhân lương tâm trong điều kiện sinh hoạt vô cùng hà khắc : họ bị giam giữ nhiều người trong những buồng giam chật hẹp thiếu không khí và ánh sáng, thức ăn có phẩm cấp thấp, không được chăm sóc y tế đầy đủ, và một số người còn bị biệt giam hoặc bị đánh đập bởi quản giáo hoặc bạn tù chỉ vì phản đối việc bị đối xử vô nhân đạo.

Trong điều kiện giam giữ như thế, các tù nhân lương tâm rất dễ bị lây bệnh Coronavirus vì không thể giữ "khoảng cách xã hội" trong khi lại có sức đề kháng yếu trước mọi bệnh tật. Trong vài tháng gần đây, gia đình họ không được phép tiếp tế thức ăn bổ sung và tiền cho họ, do vậy, sức khỏe của họ hoàn toàn phụ thuộc vào các bữa ăn thiếu chất của cơ sở giam giữ.

Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, bà Michelle Bachelet, trong thông điệp gửi các chính phủ của các quốc gia trên thế giới ngày 25/3, đã kêu gọi các chính phủ phóng thích tù nhân, đặc biệt là tù nhân lương tâm trong nỗ lực phòng chống Coronavirus. Theo bà, việc cầm tù nên được coi là một biện pháp cuối cùng trong việc đối phó với đại dịch.

Trong hoàn cảnh như vậy, tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích tất cả tù nhân lương tâm, đặc biệt những người cao tuổi và người có sức khỏe yếu. Việc trả tự do sẽ giúp cho họ trở về gia đình và tránh được khả năng lây nhiễm Coronavirus tốt hơn so với việc giam giữ họ tập trung như hiện nay, và ngân sách quốc gia không cần phải tiêu tốn vào việc giam giữ họ. Trong thời gian còn giam giữ, nhà chức trách Việt Nam phải cải thiện chế độ giam giữ để đảm bảo sức khỏe cho tù nhân lương tâm, giúp họ có sức đề kháng tốt hơn trước mọi bệnh tật, đặc biệt Coronavirus.

Tù nhân lương tâm là những người bị giam cầm vì niềm tin chính trị, tôn giáo hoặc vì lương tâm, nguồn gốc dân tộc, giới tính, màu da, ngôn ngữ, nguồn gốc quốc gia hoặc xã hội, tình trạng kinh tế, sinh sản, khuynh hướng tình dục hoặc tình trạng khác mà không sử dụng bạo lực hoặc ủng hộ bạo lực hoặc thù hận; và họ không là mối nguy hiểm cho xã hội trong mọi hoàn cảnh và mọi thời điểm.

Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền kêu gọi mọi tổ chức và cá nhân cùng lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm. Quý vị có thể sao lại bản tuyên bố này và phổ biến cho người khác hoặc đưa lên mạng xã hội.

Hết thông cáo báo chí

Người Bảo vệ Nhân quyền

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Website : vietnamhumanrightsdefenders.net

*****************

(English version)

Defend the Defenders : Vietnam Should Release All Prisoners of Conscience amid Coronavirus Pandemic

Defend the Defenders, Press release

Hanoi, April 4, 2020

For immediate release

Coronavirus or COVID-19 is spreading across Vietnam and most of the countries in the world, forcing the whole humanity to put all efforts to deal with the deadly disease.

In Vietnam, according to the Ministry of Health, there have been more than 200 infected cases found in many localities, and the number of infected cases may surge if the local government fails to apply proper measures or all citizens to strictly obey the regulations set by the authorities.

One of the vulnerable groups to Coronavirus infection is people being held in the prison camps and temporary detention facilities across the nation, especially prisoners of conscience. According to Defend the Defenders’ latest statistics , Vietnam’s communist regime is holding at least 240 prisoners of conscience in severe conditions: being held in large numbers in small unhygienic cells without sunlight and windows, low-quality food, lack of proper medical services, many of them have been placed in solitary cells or beaten by prison guards or inmates for protesting inhumane treatment.

Being held in such conditions, prisoners of conscience are susceptible to Coronavirus because they cannot keep "social distance" while their health is weak to withstand serious diseases. Defend the Defenders has learned that in recent months, families of prisoners of conscience have not been permitted to send additional food and money to them so their health fully depends on inadequate food provided by the detention facilities.

In her statement  on March 25, United Nations High Commissioner for Human Rights Michelle Bachelet calls on the governments of all countries to release prisoners, especially prisoners of conscience/ political prisoners in efforts to deal with Coronavirus. According to her, imprisonment should be the final measures in dealing with the deadly virus.

In such circumstances, Defend the Defenders urges Vietnam’s communist regime to free all prisoners of conscience, especially older and sick ones. Releasing them and allowing them to return with their families will help them avoid being infected with Coronavirus better than being held in the crowded detention facilities, and the government will reduce expenditures spending on maintaining detention facilities. While still holding them, Vietnam’s authorities must improve living conditions in detention facilities to raise their health to help them better withstand diseases, especially deadly COVID-19.

Prisoners of conscience are imprisoned because of their race, sexual orientation, religion, or political views, and those who have been imprisoned and/or persecuted for the non-violent expression of their conscientiously held beliefs. They are not dangerous to Vietnam’s society in all circumstances and times.

Defend the Defenders calls on all organizations and all individuals to voice and request Vietnam’s communist regime to release all prisoners of conscience. You should disseminate our statement and post it in your pages on social networks.

End of the press release

Defend the Defenders

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Website : vietnamhumanrightsdefenders.net

Additional Info

  • Author Người Bảo vệ Nhân quyền
Published in Diễn đàn

Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga qua Mỹ khi đang thụ án 9 năm tù giam (RFA, 10/1/2020)

Sáng ngày 10/1/2020, nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga cùng với 2 con trai và người phối ngẫu đã lên đường đến Mỹ trong khi vẫn còn đang thụ án 9 năm tù giam vì cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước".

nga1

Hình minh họa. Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga tại phiên tòa ở Hà Nam hôm 22/12/2017 AFP

Ít nhất 2 nguồn tin đáng tin cậy xác nhận với phóng viên RFA về chuyện này và cho biết thêm bà Nga và gia đình sẽ đến thành phố Atlanta vào trưa ngày 10/1 theo giờ miền Đông Hoa Kỳ.

Chính quyền Việt Nam chưa lên tiếng về thông tin này, tuy nhiên theo Luật đặc xá 2018 có hiệu lực đầu năm 2019 thì những người thuộc nhóm tội An ninh Quốc gia như bà Nga sẽ không được đặc xá.

Hồi tháng 5 năm 2019, Việt Nam và Mỹ tổ chức Đối thoại nhân quyền hàng năm và ông Scott Busby, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về dân chủ, nhân quyền và lao động trong Bộ Ngoại Giao Mỹ đã gặp bà Trần Thị Nga trong trại giam Gia Trung.

Khi đó, ông Scott Busby cho biết Mỹ sẽ tiếp tục đưa trường hợp của bà Trần Thị Nga với chính phủ Việt Nam và gây sức ép đòi trả tự do cho bà.

Bà Trần Thị Nga sinh năm 1977 tại Phủ Lý, Hà Nam là một nhà hoạt động nhân quyền có tiếng, từng là thành viên của Hội Phụ nữ nhân quyền Việt Nam.

Bà Nga bị bắt vào tháng 1 năm 2017 tại nhà riêng với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999.

Đến tháng 7 cùng năm, bà Nga bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam tuyên án 9 năm tù giam và y án trong phiên phúc thẩm sau đó.

Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và quan chức chính phủ các nước trước và sau phiên tòa đều lên tiếng đòi VN trả tự do cho bà.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam, trong khoảng thời gian từ tháng 9/2014 đến tháng 1/2017, bà Trần Thị Nga đã trực tiếp lập các tài khoản Blog, Facebook cá nhân "Thuy Nga", "Tran Thi Nga" và trang YouTube "trần thúy nga", đã làm ra, tàng trữ 13 video clip có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt và sử dụng trang mạng xã hội để đăng tải các video clip nhằm truyền bá những tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân, phá hoại khối đoàn kết toàn dân ; gieo rắc sự nghi ngờ, bất mãn với chính quyền nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Cũng theo cáo trạng, bà Trần Thị Nga còn viết, dán nhiều biểu ngữ có nội dung bị cho là bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an, tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 14 và bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Tại phiên tòa, bà Trần Thị Nga không thừa nhận hành vi phạm tội.

*********************

Nhà hoạt động Trần Thị Nga được phóng thích sang tị nạn tại Mỹ (VOA, 10/1/2020)

Nhà hoạt đng Trn Th Nga, người đang th án tù 9 năm v ti "Tuyên truyn chng nhà nước", va được phóng thích và đang trên đường sang t nn ti Hoa Kỳ cùng với gia đình.

nga2

Bà Trần Thị Nga bị bắt tại nhà tháng 1/2017.

Tin cho hay bà Nga sẽ đến M vào lúc 1g25 chiu ngày 10/1/2020 và đnh cư ti bang Georgia.

"Thật tuyt là bà y có cơ hi đ bt đu mt cuc đi mi. Tôi nghĩ rng bà y s tiếp tc là mt nhà hot đng đu tranh cho dân ch nhân quyn. Đây thực s là mt quyết đnh rt khó khăn ca nhng người hot đng. H thường được bo rng nếu bn t b nhng gì bn làm thì bn s được đi đnh cư quc gia th ba. Tôi tin rng bà y đã suy nghĩ đ lâu đ đi đến quyết đnh này, và chúng tôi luôn ủng hộ cho dù bà y quyết đnh như thế nào", ông Phil Robertson – Phó giám đốc ph trách khu vc châu Á ca t chc Theo dõi Nhân quyn (HRW) nói vi VOA.

Bà Trần Th Nga, 43 tui, được biết tiếng là mt nhà hot đng đu tranh mnh m cho quyn li ca dân oan và công nhân, đặc bit qua vic tham gia vào các cuc biu tình ôn hòa trong v ô nhim môi trường do Formosa gây ra hay các cuc biu tình chng Trung Quc.

Năm 2017, bà bị tòa án nhân dân tnh Hà Nam tuyên án 9 năm tù giam, 5 năm qun chế vi cáo buc "Tuyên truyn chng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam" theo Điu 88.

Luật sư Nguyn Văn Đài, mt nhà hot đng đang t nn ti Đc, cho biết ưu tiên ban đu cho vic vn đng là nhm mc đích đ bà Nga được tr t do ngay ti Vit Nam.

Ông nói : "Trong suốt 3 năm chị b cm tù, cng đng người Vit cũng như các t chc quc tế đã vn đng rt mnh đ ch có th được tr t do ngay ti Vit Nam bi vì đó là nơi ch sinh ra, trưởng thành và gia đình ch đang đó. Nhưng nhà cm quyn cng sn không chp nhn tr t do cho chị ti Vit Nam".

Vẫn theo luật sư Đài, hin Vit Nam không còn d dàng cho phép các nhà hot đng hay người bt đng chính kiến đi t nn quc gia th ba như trước đây na. Lý do là vì trong điu kin mng xã hi và các phương tin thông tin phát triển như hin nay, hiu qu làm vic ca mt nhà hot đng trong nước hay nước ngoài không còn nhiu khong cách như trước. Thm chí, theo ông, nếu thích ng tt và có được s h tr ca các cng đng bên ngoài, mt nhà hot đng nước ngoài không b kiềm chế như trong nước thì s phát huy được hiu qu nhiu hơn.

"Trước đây, vi bt kỳ mt người đu tranh nào trong nước, nhà cm quyn Cng sn luôn luôn khuyến khích người ta đi ra nước ngoài. Tôi đã rt nhiu ln, lúc trong tù ln trước cũng như trong quá trình 4 năm quản chế, h luôn luôn nói rng ‘Thôi, ông đi ra khi Vit Nam đi cho chúng tôi rnh. Ch trong nước này gây khó khăn cho chúng tôi’. Nhưng sau khi tôi b trc xut, ri ch Nguyn Ngc Như Quỳnh b trc xut, và chúng tôi ra ngoài có nhiều hot đng hiu qu hơn trong nước, thì t đó đến nay, nhà cm quyn Cng sn rt hn chế và không mun cho nhng người đang b tù trc xut ra nước ngoài na", luật sư Đài nói với VOA.

Ông cho biết thêm rng mt s trường hp ông đang giúp đ đu đã xin được quy chế t nn nước ngoài, nhưng li gp khó khăn t phía Vit Nam vì chính quyn không chu cp h chiếu cho h.

Chính vì vậy, vic bà Trn Th Nga được sang t nn ti M, theo ông, là mt "may mn", và ông hy vng bà s tiếp tc phát huy khả năng đấu tranh "xut sc" ca mình cho nhân quyn, dân ch ti Vit Nam trong thi gian ti.

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Việt Nam