Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hôm thứ tư 19/12 vừa rồi, một người gọi vào máy của tôi hỏi địa chỉ để giao tiền. Vì gửi theo địa chỉ cũ nên tôi hướng dẫn đến địa chỉ mới. Họ hẹn tôi ra đầu ngõ nhận, tôi nói giao tại nơi ở, không giao ngoài đường, tránh rủi ro. Họ không chấp nhận và cúp máy.

tnlt1

Đánh vào nguồn giúp đỡ tù nhân lương tâm là một tội ác

Hôm sau, người gửi tiền gửi theo địa chỉ mới và ghi tên vợ tôi. Kịch bản lặp lại như hôm trước. Cũng yêu cầu vợ tôi ra đầu ngõ, vợ tôi nói vào nhà giao, họ cũng cúp máy.

Tôi thường nhận tiền từ nước ngoài gửi giao tận nhà, hoặc là người gửi cho mã số ra ngân hàng nhận. Không có dịch vụ nào lại giao nhận ngoài đường cả.

Căn cứ vào một loạt vụ mật vụ bố trí để cướp tiền xảy ra như chúng tôi đã thông tin trên mạng, có thể nhận định được rằng, nếu tôi hoặc vợ tôi chấp nhận ra ngõ để nhận tiền thì sẽ bị cướp.

Cả hai lần dụ ra ngõ không thành, phía gửi tiền đều cho tôi biết, ngân hàng gọi sang, nói không giao vì tôi nằm trong danh sách đen.

Thế đấy, nếu không chấp nhận nhận tiền ngoài đường thì từ chối giao với lý do người nhận nằm trong danh sách đen. Còn nếu chấp nhận ra đường theo kịch bản của chúng thì không phải nằm trong danh sách đen nhưng hậu quả tiền sẽ rơi vào tay bọn cướp.

*

Chuyện bố trí để cướp tiền do các nhà hảo tâm gửi cho tù nhân lương tâm từng xảy ra. Vào thời gian này năm ngoái, một lần nhân viên ngân hàng hẹn anh Ngô Duy Quyền đến nhà giao tiền. Đến giờ hẹn thấy mật vụ quen và lạ lảng vảng quanh nơi ở nên Quyền từ chối nhận, sau đó chúng tôi đề nghị nhà hảo tâm chuyển sang người nhận khác.

Chị Nguyễn Thúy Hạnh cũng có lần sau khi nhận một khoản tiền khá lớn nhưng bọn cướp chậm chân một chút, chúng đến khi chị đã lên trên nhà nên chúng chỉ bắt được cô giao tiền rồi xét hỏi. Một lần khác, sau khi nhận tiền xong cũng có mật vụ rượt theo nhưng chị đã kịp vào được thang máy.

Chiều ngày 6/5/2018, nhân viên ngân hàng đến giao cho tôi 3.200 USD. Khi nhận tiền xong thì khoảng 10 tên mặc thường phục ập vào nhà. Chúng bóp cổ, bịt mồm vợ tôi không cho kêu. Nhưng lúc ấy, tôi đã kịp lên phòng và chốt cửa lại. Chúng gọi cửa phòng không được nên bỏ đi. Trước vợ tôi và những người nghe hô cướp chạy đến, chúng xưng "chúng tôi là công an" và bảo không có gì đâu. Lần giao tiền sau đó, cậu nhân viên này kể, hôm đó, khi ở nhà tôi ra, cậu ta bị đám công an này giữ lại xét hỏi. Cậu ta bảo tôi chỉ là người làm công ăn lương. Chúng cho cậu ta đi, rồi xông vào nhà tôi như vừa kể.

Trong những trường hợp kể trên, nhờ cảnh giác nên chúng cướp không thành công và làm chúng khá ê chề, có thể về bị mắng chửi, có thể nội bộ chỉ trích lẫn nhau lấn địa bàn, vượt mặt. Đó là những vụ có số tiền lớn, trên dưới 3.000 đô la. Tuy nhiên, cũng có những vụ chúng cướp thành công do nạn nhân mất cảnh giác, bị bất ngờ. Chị Tươi, vợ tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi, bị cướp khi vừa ở ngân hàng ra. Vụ này, anh Vi Đức Hồi đã đưa tin lên mạng. Một trường hợp khác, một tù nhân lương tâm bị cướp 300 USD khi vừa nhận từ nhân viên ngân hàng.

Còn bây giờ, chúng đã tỏ thái độ rõ ràng. Không dụ được ra ngoài đường thì không cho giao nữa vì người nhận nằm trong sổ đen. Pháp luật không có nghĩa lý gì đối với chúng và cả hệ thống chính trị này làm ngơ cho chúng hoành hành.

Những vụ việc vừa nêu nhằm đánh vào nguồn tiền hỗ trợ tù nhân lương tâm. Tù nhân lương tâm là những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, cho sự phát triển của đất nước. Họ hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật nhưng vẫn bị qui kết vào những tội danh áp đặt, bị kết án có người tới 20 năm tù. Có lẽ, những năm tù dằng dặc chụp lên cuộc đời tù nhân lương tâm chưa đủ thỏa mãn sự độc ác của những kẻ nắm quyền, chúng còn muốn cắt đứt sự giúp đỡ của đồng bào trong và ngoài nước dành cho tù nhân lương tâm, muốn họ bị cô lập hoàn toàn. Đánh vào nguồn giúp đỡ tù nhân lương tâm, chúng đã gây thêm một tội ác mới và tội ác của chúng là không giới hạn.

Không thể không nói trách nhiệm về phía ngân hàng. Rõ ràng là họ hợp tác với an ninh, bất chấp nguyên tắc kinh doanh, bất chấp cam kết với khách hàng về bảo mật, cung cấp thông tin để xảy ra rủi ro cho khách hàng và khi có lệnh từ phía an ninh, họ khước từ giao dịch.

21/12/2018

Ps : Diễn biến mới nhất : 

Ngày 23/12/2018, một nhân viên ngân hàng gọi nhận tiền nhưng vẫn nhất quyết không chịu vào nhà mà yêu cầu chúng tôi xuống để giao tiền. Điều đáng nói là nhân viên này từng vào nhà tôi giao tiền đã nhiều lần. Nhưng đến lần này, cậu ta không chịu vào nữa. 

Phải chăng chúng quyết tâm bố trí cướp tiền của tù nhân cho bằng được. Còn tôi nhất định không để tiền của tù nhân lương tâm rơi vào tay bọn cướp đỏ. Vì vậy, cả ba lần giao dịch trong vòng 4 ngày đều không thành.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 23/12/2018 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

Không phải th theo cách nh git đ đánh đi nhng li ích thương mi, mà chính th đc đng Vit Nam phi tr t do cho tt c tù nhân lương tâm thì mi có th nhn được nhng hip định thương mi hu cu vãn chế đ chính tr này khi sm sp đ.

dacxa0

Thông cáo của Now Campain ! vic Vit Nam đang giam giữ 246 tù nhân lương tâm. Photo dvov.org.

Phải tr t do cho tt c tù nhân lương tâm !

Lần đu tiên t khi Lut Đc xá được thông qua vào tháng Mười Mt năm 2007, lut này mi được b sung cơ chế đc xá cho nhng tù chính tr ‘phm ti an ninh quc gia’ mà gii đu tranh dân ch nhân quyn và nhiu người dân gi là tù nhân lương tâm.

11 năm sau 2007, dự tho Lut Đc xá vi ni dung hoàn toàn mi trên đã được đưa ra Quc hi tho lun ti kỳ hp tháng 10 - 11 năm 2018.

Trong khi đó, làn sóng vận đng tr t do cho tù nhân lương tâm Vit Nam t năm 2017 đến nay đã biến thành mt phong trào rng ln chưa tng có : nhiu chính ph như Hoa Kỳ, Đc, Canada, Úc… và các t chc nhân quyn quc tế ch còn nói đến mt điu kin duy nht : không phi th theo cách nh git đ đánh đi nhng li ích thương mi, không phi ‘th càng nhiu càng tt’, mà Vit Nam phi tr t do cho tt c tù nhân lương tâm thì mi có th nhn được nhng hip đnh thương mi hu cu vãn chế đ chính tr này khi sm sp đ.

Đặc bit vào năm 2017, c Liên minh Châu Âu - ch th ca EVFTA (Hip đnh thương mi t do Vit Nam - Châu Âu) - cũng đã thực s ‘m mt’ sau v bt cóc Trnh Xuân Thanh, đã tn mt nhìn ra mt ‘nhà nước pháp quyn xã hi ch nghĩa’ là như thế nào, và do đó đã tr nên cng rn hơn hn v các điu kin ci thin nhân quyn so vi thái đ mm mng thái quá ca h t năm 2016 tr v trước.

Hai áp lực ln v ci thin nhân quyn đến t M và Liên minh Châu Âu li din ra trong bi cnh chính th đc đng Vit Nam, chưa bao gi trong lch s 73 năm tn ti ca nó, phi đi mt vi nhng nguy cơ không còn tru tượng, mà rt chi tiết và đy đe da, v n công thc tế đã lên đến hơn 210% GDP - tương đương gn 450 t USD, n xu ngân hàng vn ‘phát trin bn vng’ xp x gn 1 triu t đng mà gn như chc chn s đy ti cnh phá sn domino ngân hàng và gây ri lon kinh tế - xã hi, ngân sách quc gia vào thi cn kit - dù vn phi cho Ngân hàng nhà nước in tin đng t - nhưng li thiếu trm trng ngoi t đ tr n nước ngoài lên đến hàng chc t USD mi năm, chưa k mt tai ha th tư đang p đến : tr lượng dầu khí hin ti ch còn đ đ khai thác đến năm 2021 hoc 2022 đ trút vào nn ngân sách hc rng nhng đng đô la cui cùng.

Chuyến công du Vit Nam vào tháng Mười năm 2018 ca B trưởng Quc phòng M James Mattis - trùng vi thi đim Nguyn Ngc Như Quỳnh bị Vit Nam tng xut sang M - có th tiết l mt "bí mt" ln ca Nguyn Phú Trng : sau nhiu năm c gng đu dây gia Trung Quc và M nhưng ch mang li kết qu b Bc Kinh áp chế theo li k cướp xông thng vào nhà đòi chia bôi tài sn, cui cùng B Chính tr đng Vit Nam đã phi quyết đnh th nghim phương án "đi vi M", mà trước mt là da vào sc mnh ca hi quân và không quân M đ có th khai thác được du khí trên "vùng bin thuc ch quyn không th tranh cãi ca Vit Nam" nhưng vn b đường lưỡi bò ca Trung Quc quét qua hu hết các lô du mang tim năng cu vãn ngân sách đng khi tai ha hc rng.

Những ai s được ‘đc xá’ ?

Trong kỳ họp quc hi Vit Nam tháng 10 - 11 năm 2018 đã xut hin mt ni dung - tuy c ý không được nhn mnh nhưng li liên quan mt thiết vi nhng s kin chính tr trên và vi nhng tín hiu ngày càng rõ v trin vng thông qua hai hip đnh EVFTA ln CPTPP (Hip đnh Đi tác Toàn din và Tiến b Xuyên Thái Bình Dương - còn gi là TPP - 11 không có M). D tho Lut Đc xá ln đu tiên đã phi nêu ra cơ chế đc xá đi vi "tội phá hoi chính sách đi đoàn kết, ti làm-tàng tr-phát tán hoc tuyên truyn thông tin, tài liu, vt phm nhm chng Nhà nước Cng hòa XHCN Vit Nam, ti phá hoi an ninh, ti trn đi nước ngoài hoc trn li nước ngoài nhm chng chính quyn nhân dân".

Đây là lần đu tiên cơ chế đc xá đ cp đến nhng ti danh ‘an ninh quc gia’ mà trước đó Lut Đc xá ln thói quen hành x ca nhà nước công an tr chưa bao gi thèm ngó ngàng.

Không chỉ đ cp đến vic đc xá cho nhng tù nhân lương tâm trong nước, d tho Lut Đc xá còn d kiến ctội trn đi nước ngoài hoc trn li nước ngoài nhm chng chính quyn nhân dân’ - có thể hiu là nhm đến nhng ‘đi tượng ngy quân ngy quyn’ ra nước ngoài t năm 1975 đến nay và c nhng nhà hot đng nhân quyn đã phi tm lánh ra nước ngoài đ tránh thoát chiến dch bt b d di vào năm 2017.

Động thái trên hin ra sau mt đng thái ngm ngm din ra trong 10 tháng đu ca năm 2018 : có 3 trường hợp tù nhân chính tr được ‘đc xá’ do ‘nhu cu đi ngoi’ là Đng Xuân Diu - thành viên đng Vit Tân - b tng xut sang Pháp vào tháng 1/2018, đến tháng 6/2018 là Nguyn Văn Đài - b tng xut sang Đc, và Nguyn Ngc Như Quỳnh b tng xut sang M vào tháng 10/2018.

Nhưng con s phi tr t do y vn còn quá ít. Quá ít so vi báo cáo thng kê ca các t chc xã hi dân s Vit Nam và các t chc nhân quyn quc tế v hơn 200 tù nhân chính tr đang b chính quyn Vit Nam giam gi.

Vì sao không có ‘lật đổ chính quyn nhân dân’ ?

Nhưng đã không có quy đnh đc xá ti ‘Lt đ chính quyn nhân dân’ trong d tho Lut Đc xá sa đi.

Trong Bộ Lut Hình s ca Vit Nam, ti ‘lt đ chính quyn nhân dân’ - th hin điu 79 trước đây và chuyn thành điu 109 B lut Hình s sa đi - là mt th ti danh cc kỳ mơ h, rt d b các cơ quan công an và tư pháp li dng, mà trong thc tế đã bị li dng trit đ, đ quy chp đi vi nhng nhà hot đng nhân quyn. Đã t lâu, cng đng quc tế lên án điu 79 và đòi hi Vit Nam phi hy b điu lut mơ h này. Tuy nhiên chính quyn Vit Nam vn gi nguyên điu lut này, thm chí còn c th hóa nó bằng mt chiến dch bt b đến ba chc nhà hot đng nhân quyn vào năm 2017, trong đó khá nhiu người b quy kết ti ‘lt đ chính quyn nhân dân’.

Phần ln nhng người b bt và b kết án ti ‘lt đ chính quyn nhân dân’ thuc Hi Anh Em Dân Ch - một t chc xã hi dân s đc lp đu tranh cho nhân quyn Vit Nam. Vào hai năm 2016 và 2017, Hi Anh Em Dân Ch đã đóng góp công ln trong phong trào vn đng và t chc cho hàng trăm ngàn ngư dân, giáo dân 4 tnh min Trung phn đi quyết lit thm họa x thi do Nhà máy Formosa gây ra nhưng được gii quan chc cao cp ca đng cm quyn bao che bưng bít. Chính vì thế, t chc này b chính quyn Vit Nam đc bit căm ghét và ch chc ch ra tay tr thù.

Đến đu năm 2017, ngay sau khi M rút khi Hiệp định TPP và chính quyn Vit Nam nhn ra không còn ‘xơ múi’ được nhiu t hip đnh này, lt sói đã tr v bn cht thc ca nó. Mt chiến dch bt b ghê gm đi vi các thành viên Hi Anh Em Dân Ch đã được B Công an tiến hành t tháng Tư năm 2017 và kéo dài trong suốt 6 tháng. Sang năm 2018, rt nhiu nhà hot đng đã b kết án ti ‘lt đ chính quyn nhân dân’ vi mc án trung bình lên đến hơn 10 năm, có người còn b kết án đến 20 năm tù giam bi mt chính quyn đã t lâu không còn thuc v nhân dân, một chính quyn - mà như hai trí thc va tuyên b t b đng Cng sn vào tháng Mười Mt năm 2018 là nhà văn Nguyên Ngc và giáo sư Chu Ho - thì đó là ‘mt chế đ phn nước hi dân’ và ‘đi ngược li quyn li ca nhân dân và xu hướng tiến b trên thế gii’.

Ai trông chờ được xóa n ?

Rốt cuc, cái gì phi đến s đến. Ru mc chân đng kinh tế s quyết đnh đến thế đánh võng chính tr ca đng Cng sn cùng s phn ca chế đ hà khc này.

Khoảng thi gian cui năm 2018 rt có th s được lch s đánh du là năm mà chính thể đc đng Vit Nam phi ‘ci cách th chế’, mà v thc cht là nhng bước đu tiên ca ‘ci cách chính tr’ hoc ‘m ca chính tr’. Lut Đc xá sa đi là nhm phc v cho ý đ mang tính ‘chiến lược’ ca nhà nước công an tr.

Và cũng rất gn gũi vi kinh nghim ‘đc xá’ ca gii quân phit Miến Đin cách đây không lâu…

Không ai có thể quên được năm 2012, mt tướng lĩnh quân đi tr thành tng thng là Thein Sein đã khi đng chiến dch m ca chính tr và m rng nhân quyn, tr t do trước thi hn cho ít nht 400 - 500 tù chính tr đ đi ly vic Câu lc b Paris xóa khon n đến 6 t USD cho Miến Đin, chưa k nhng v xóa n khác ca các nước M, Đc, Canada, Pháp, Na Uy…

Còn nợ nước ngoài ca Vit Nam hin nay là bao nhiêu ?

Chưa tính hàng trăm tỷ USD n ca các doanh nghip, ch riêng s n ca chính ph và do chính ph bo lãnh đã lên đến 105 t USD, gp nhiu ln n nước ngoài ca chính quyn Miến Đin vào thi đim năm 2012.

Vào cuối năm 2013, Miến Đin tràn ngp hình nh hàng trăm tù nhân chính trị ri nhà tù, nm tay nhau hân hoan bước vào vòng tay ln ca đám đông cùng chí hướng đang rn rã ch đón.

Kịch bn Miến Đin đang có b tái hin phn nào Vit Nam trong nhng năm ti. Dù chưa biết có ‘Thein Sein Vit Nam’ hay không, nng xu thế ci cách chính tr và ci thin nhân quyn là không th đo ngược đt nước ‘l tuôn hình ch S’.

Bao nhiêu bản án tr thù cc kỳ hà khc ca chế đ, quá nhiu năm tù giam di lên đu nhng nhà hot đng nhân quyn s không còn quá quan trng. Sẽ đến lúc Vit Nam phi ging như Miến Đin - vi nhng tù chính tr mang trên mình bn án hàng trăm năm tù giam nhưng vn ngo ngh bước qua cánh cng nhà tù vào mt ngày mt đt bng n hoa tươi trong ánh nng mt tri tràn ngp khp đt nước.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 16/11/2018

Published in Diễn đàn

Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam phóng thích nhiều tù nhân lương tâm khác, sau khi Mẹ Nấm được trả tự do

Việt Nam đã tiến hành chiến dịch trấn áp giới bất đồng chính kiến từ năm 2016 vì lo ngại rằng Facebook có thể được sử dụng để kêu gọi biểu tình

tu1

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger nổi tiếng với bút danh Mẹ Nấm, trong phiên toà sơ thẩm năm ngoái. Cô được trả tự do, theo Đại Sứ quán Hoa Kỳ.

Chính phủ Mỹ muốn Việt Nam phóng thích nhiều tù nhân chính trị khác sau khi Hà Nội đã phóng thích Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, sau chuyến viếng thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis tuần này.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger 39 tuổi nổi tiếng với bút danh Mẹ Nấm (Nấm là biệt danh của con gái cô), được phóng thích vào sáng sớm hôm thứ Tư và tới Hoa Kỳ ngày sau đó, cùng với mẹ và hai con, Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết. Karen Tang, phát ngôn viên của Đại Sứ quán, nói rằng Quỳnh và gia đình cô đã nói rõ với quan chức Mỹ trong các cuộc gặp gỡ trước rằng cô muốn đi Mỹ nếu cô được trả tự do.

Washington đã cố gắng hết sức để cô Quỳnh tự do. Cô được cho là ngườiphê phán chính phủ nổi bật nhất trong những năm gần đây, và nổi tiếng ở Việt Nam vì những vận động nhân quyền và các vấn đề về môi trường - đặc biệt là việc xả thải độc hại đã xóa sổ môi trường biển dọc theo bờ biển miền Trung vào năm 2016.

Quỳnh bị bắt vào tháng 10 năm 2016 và bị kết án 10 năm tù vì tội phỉ báng chính quyền cộng sản. Trước khi Việt Nam tổ chức hội nghị thượng đỉnh kinh tế vào năm ngoái, cô con gái 11 tuổi của Quỳnh đã viết cho Đệ nhất phu nhân Melanie Trump một bức thư để đề nghị bà giúp mẹ cô được trả tự do nhân dịp Tổng thống Trump đến thăm Việt Nam và tham dự sự kiện này.

tu2

Vào năm 2016, người dân đã xuống đường ở Hà Nội phản đối sau khi phát hiện một số lượng lớn cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung Việt Nam. Họ giương cao biểu ngữ lớn với nội dung "Ai đầu độc biển miền Trung ?"

Không rõ liệu việc phóng thích Quỳnh có liên quan đến chuyến viếng thăm của ông Mattis hay không, vì trong cùng thời gian này ông đã đi thăm một khu vực bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ sẽ tài trợ để giúp Việt Nam tẩy độc vào năm tới, và là một chương trình được thiết kế để cải thiện mối quan hệ giữa hai quốc gia và chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Quan chức Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ ViệtNam phóng thích thêm tù nhân chính trị. Washington cũng muốn Hà Nội "cho phép mọi người thể hiện chính kiến mà không sợ bị trừng phạt," cô Tang nói.

Quan chức Việt Nam không trả lời các yêu cầu bình luận về việc cô Quỳnh được phóng thích.

Việt Nam tiếnhành cuộc đàn áp sâu rộng đối với giới bất đồng chính kiến từ năm 2016, một phần do quan ngại của chính quyền về cách thức Facebook có thể được sử dụng để khuấy động các cuộc biểu tình chống chính phủ.

Hơn 100 tù nhân lương tâm vẫn còn bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt trong tù, theo tổ chức Ân xá Quốc tế.

Con số đó đã tăng lên vào thứ Tư khi một nhà hoạt động khác bị kết án bảy năm tù sau một phiên tòa kéo dài một ngày. Các công tố viên cáo buộc Nguyễn Đình Thành, 27 tuổi, với tội danh tuyên truyền chống nhà nước bằng cách phân phát tờ rơi kêu gọi công nhân nhà máy tham gia các cuộc biểu tình chống lại đề xuất bán đất cho các doanh nghiệp nước ngoài.

James Hookway

Nguyên tác : Free More Dissidents, U.S. Asks Vietnam, After ‘Mother Mushroom’ Is Released, Wall Street Journal, 18/10/2018

Vũ Quốc Ngữ chuyển ngữ

Nguồn : VNTB, 20/10/2018

Published in Diễn đàn

Ban Công lý & Hòa bình Giáo phận Vinh : Bản lên tiếng về tù nhân lương tâm và thực trạng nhân quyền Việt Nam

tnlt1

Tù nhân lương tâm và thực trạng nhân quyền Việt Nam - Ảnh minh họa

Xã Đoài, ngày 05 tháng 9 năm 2018

Việt Nam đã tham gia các công ước Quốc tế về nhân quyền. Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận những quyền căn bản đó của con người.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xảy ra tình trạng nhà cầm quyền Việt Nam ngày càng gia tăng bắt giữ và kết án nặng nề đối với những người đấu tranh một cách ôn hòa cho nhân quyền và tự do. Đặc biệt, sau những biến động xã hội do thảm họa Formosa gây ra, khi tình hình tạm lắng, nhà cầm quyền lại gia tăng bắt bớ, bỏ tù những người đấu tranh đòi tôn trọng và bảo vệ môi trường. Nhiều người trong số họ bị cưỡng ép vào những tội danh nặng nề với những bản án hết sức hà khắc. Điều khủng khiếp ở đây là họ đã bị nhà cầm quyền bắt giam, điều tra và xét xử bằng những cách thức thiếu minh bạch, không đúng trình tự tố tụng như quy định của pháp luật, thiếu chứng cứ xác đáng và diễn ra trong những phiên tòa chóng vánh, thiếu sự quan sát độc lập từ phía thân nhân cũng như của người dân. Chính vì thế, nhiều người trong số họ đã phản ứng chống lại bản án bất công và chế độ hà khắc của nhà tù bằng cách tuyệt thực.

Bên cạnh đó, sự lạm quyền của lực lượng an ninh ngày càng gia tăng và bằng các thủ đoạn tăm tối, họ đã hành xử cách bất công đối với những người bất đồng chính kiến, những người dám lên tiếng đòi hỏi nhân quyền, tự do tư tưởng và tự do tôn giáo một cách ôn hòa. Những băng nhóm được gọi là "quần chúng nhân dân tự phát" và "đội cờ đỏ" được thường xuyên sử dụng để hành hung, đe dọa, hạn chế quyền đi lại hoặc cư trú của những người bất đồng chính kiến. Mặt khác, các nhân viên an ninh Việt Nam cũng áp dụng việc cấm xuất nhập cảnh một cách tùy tiện đối với họ.

Một cách tổng quát : Tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong những năm qua đã thể hiện những bước thụt lùi nghiêm trọng. Nhiều lúc lực lượng an ninh và cơ quan công quyền đã không tôn trọng chính Hiến pháp và pháp luật.

Trước thực tế nêu trên, chúng tôi, Ban Công Lý và Hòa Bình của Giáo phận Vinh, lên tiếng để thức tỉnh những người hữu trách trong bộ máy cầm quyền, đặc biệt đề nghị lực lượng an ninh cần phải thượng tôn pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành các công ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, để đảm bảo minh bạch và công bằng cho các tù nhân lương tâm.

Chúng tôi cũng kêu gọi các tổ chức hoạt động vì nhân quyền và những người yêu chuộng tự do, công lý và hòa bình, đặc biệt người dân Việt Nam, cùng lên tiếng và chung tay góp sức trong việc bảo vệ nhân quyền, vì đó là những giá trị phổ quát, bất khả xâm phạm của con người mà chính Tạo hóa đã ban tặng.

Cách riêng, dưới nhãn quan Kitô Giáo, mỗi người là chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô : "Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau" (x.1Cr 12,26) (1). Vì thế, lên tiếng bênh vực, đồng hành với những người đang chịu bất công, đặc biệt các tù nhân lương tâm, đó là trách nhiệm và là mệnh lệnh lương tâm của các Kitô hữu.

Chúng tôi tin rằng, nếu mọi người đều ý thức tôn trọng và bảo vệ nhân quyền thì tương lai tốt đẹp sẽ đến với đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

TM. Ban công lý và hòa bình

Trưởng ban

(đã ký)

Lm. Antôn Nguyễn Văn Đính

Chú thích :

(1) x.1Cr 12,26 : xem Sách Phúc Âm Tân Ước Côrintô phần 1 đoạn 12 dòng thứ 26 : If one part suffers, every part suffers with it ; if one part is honored, every part rejoices with it (Corinthians)

Published in Diễn đàn

Phim Mẹ Vắng Nhà được chiếu toàn thế giới : "Không thể ngờ !" (RFA, 21/08/2018)

Đạo diễn Clay Phạm, người trực tiếp quay cuốn phim tài liệu trong vòng 2 tháng và trải qua 4 tháng hậu kỳ đã cho biết ông rất bất ngờ khi bộ phim Mẹ Vắng Nhà nói về gia đình tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Mẹ Nấm được đem trình chiếu trên toàn thế giới.

cuoc1

Luật sư Trịnh Hội (giữa) và những người đến xem phim Mẹ Vắng Nhà ở Đài Loan hôm 17/8/2018 - Courtesy FB Mẹ Vắng Nhà

Bộ phim Mẹ Vắng Nhà nói về cuộc sống gia đình của nữ tù nhân lương tâm - blogger Mẹ Nấm gồm bà ngoại của cô, mẹ - bà Nguyễn Thị Tuyết Lan và 2 đứa con nhỏ. Họ phải vật lộn với cuộc sống đời thường mà người trụ cột đang phải thụ án tù 10 năm vì tranh đấu cho môi trường và các nạn nhân chết trong đồn công an.

Mặc dù bộ phim bị cấm chiếu lần 2 ở Thái Lan nhưng sau đó nó đã được đem đến các nước như Úc, Mỹ, Canada, Đài Loan, Philippines và luôn cả ở 1 số giáo xứ Công giáo và Tòa đại sứ nước ngoài tại Việt Nam. Sắp tới đây sẽ là các nước Châu Âu và 1 số bang của Hoa Kỳ.

"Không thể ngờ !"

Luật sư Trịnh Hội, Giám đốc điều hành của tổ chức VOICE, người đem bộ phim đi chiếu ở các nước nói rằng, trong cuộc đời hoạt động 26 năm về vấn đề tị nạn và 10 năm tranh đấu cho nhân quyền thì đây là sự kiện hiếm thấy.

"Dư luận mình cũng không ngờ được, có lẽ đây là lần đầu tiên một sự kiện về tù nhân lương tâm (tù nhân lương tâm) mà mọi người quan tâm đến độ đó.

Chưa bao giờ có cảnh vận động cho nhân quyền, cho tù nhân lương tâm mà có đến hàng trăm, chưa nói đến là hàng ngàn người đếm dự.

Ở Texas vừa qua là 1.500 người đến xem.

Cũng cùng 1 câu chuyện đó, cũng cùng 1 lần nói chuyện đó mà tôi cũng không bao giờ ngờ được có nhiều người đến vậy", ông Trịnh Hội nói với chúng tôi qua điện thoại sau khi hoàn thành buổi chiếu ở Đài Loan.

cuoc2

Phim Mẹ Vắng Nhà được chiếu ở Houston, Mỹ - Courtesy Vũ Sỹ Hoàng

Đạo diễn Clay Phạm, một người trẻ ở trong nước nói rằng ông làm phim với chỉ 1 lý do đơn giản là ghi lại cuộc sống của gia đình nữ tù nhân lương tâm này và khi cô về sẽ được xem lại quãng thời gian khi mình vắng nhà thì các con đã lớn như thế nào.

Tuy nhiên, điều đặc biệt là bộ phim đầu tay được làm từ cảm xúc của người đạo diễn trẻ và đã chạm đến cảm xúc của nhiều người.

"Bản thân sống gần gũi với cô Lan (mẹ của blogger Mẹ Nấm) thì Clay đã đôi khi khóc rất nhiều trong những lần quay phim vì những câu chuyện kể của cô quá nhân bản quá con người.

Ví dụ như khi kể chuyện tuổi nhỏ học hành thế nào, tụi nó khóc thế nào, nhớ mẹ ra sao là đủ để mình cảm động rồi.

Bản thân câu chuyện của Quỳnh là 1 câu chuyện rất là hay, Clay nghĩ là những cái xuất phát từ tấm lòng chân tình mình dành cho cô Lan qua việc mình cảm nhận về cái đời sống của cô", người đảm nhiệm nhiều vai trò trong cuốn phim tài liệu kể lại. 

Bị cấm xuất cảnh vĩnh viễn vì làm phim về tù nhân lương tâm

Cuối năm 2017, ông Clay Phạm bị cơ quan an ninh tịch thu passport Việt Nam và được thông báo là bị cấm xuất cảnh vĩnh viễn do "dám làm" một cuốn phim về Tù nhân lương tâm.

"Sau khi làm xong cuốn phim thì họ có thể biết được nơi Clay đang sinh sống dựa vào số Chứng minh nhân dân.

Đến khi có việc ra nước ngoài vào cuối năm 2017 thì họ câu lưu tôi một ngày ở sân bay Tân Sơn Nhất, họ tịch thu passport, máy tính và tất cả dụng cụ cá nhân của tôi.

Hai ngày sau họ mời lên làm việc, họ hỏi rất nhiều về việc làm phim như thế nào, thiết bị ra sao…

Cuối buổi họ thông báo với Clay là bị cấm xuất cảnh vĩnh viễn.

Mình có hỏi lý do vì sao, họ nói là vì có liên quan đến tổ chức nào đó và vì làm phim có liên quan đến tù nhân lương tâm".

Tỷ lệ thuận với độ phủ sóng của cuốn phim là mức độ nguy hiểm cho bản thân người đạo diễn này và gia đình của ông tăng lên đáng kể.

Bản thân ông đang sống ở một nơi an toàn không được tiết lộ, tuy không thể sống ở Sài Gòn và cũng không thể về quê, gia đình gồm mẹ và bà của ông cũng phải đi ở nhờ nhà người khác vì an ninh liên tục quấy nhiễu gia đình.

Dù vậy, theo luật sư Trịnh Hội thì đó là "một phần của cuộc chơi". 

"Nói về sự an toàn là đúng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến Clay Phạm và những người trong gia đình Clay Phạm. Nhưng mà thôi đó là 1 cái điều mà chúng ta phải đánh đổi.

Chúng ta thường nghe câu : Freedom is not free - Sự tự do không bao giờ là miễn phí.

Nếu như những người trong chúng ta xác nhận được điều đó và dám đứng lên đòi quyền con người mà tất cả chúng ta ai cũng đáng được hưởng thì đất nước Việt Nam ta sẽ thay đổi".

*********************

Phóng viên độc lập Nguyễn Văn Hóa từng bị đánh, bức cung (RFA, 21/08/2018)

Ủy ban Bảo vệ Các nhà báo (CPJ) hôm 20/8 ra thông cáo lên án việc hành hung anh Nguyễn Văn Hóa, một nhà báo độc lập chuyên quay phim Việt Nam hiện đang bị cầm tù, và kêu gọi chính quyền Việt Nam dừng đánh đập và sách nhiễu các nhà báo bị bỏ tù.

cuoc3

Anh Nguyễn Văn Hóa. file photo

CPJ trích lời của ông Rohit Mahajan, Giám đốc Quan hệ Công chúng của Đài Á Châu Tự Do (RFA), rằng nhà cầm quyền Việt Nam đã đánh đập Nguyễn Văn Hóa, một phóng viên của RFA nhằm đưa ra lời buộc tội nhà hoạt động môi trường Lê Đình Lượng, người vừa bị kết án 20 năm tù vào ngày 16 tháng 8 với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền.

Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Lê Đình Lượng, nói Nguyễn Văn Hóa đã bị đánh đập trong tù và buộc phải làm chứng chống lại ông Lê Đình Lượng. Tuy nhiên anh Nguyễn Văn Hóa đã rút lại lời khai trước đó tại phiên tòa vào ngày 16 tháng 8 vừa qua.

Ông Shawn Crispin, đại diện của CPJ tại Đông Nam Á yêu cầu Chính quyền Việt Nam phải dừng ngay lập tức tình trạng sách nhiễu và hành hung phóng viên Nguyễn Văn Hóa ; đồng thời nên trả tự do cho tất cả những nhà báo đang bị cầm tù và cải cách điều luật nhằm bỏ tù họ.

Nguyễn Văn Hóa đang chịu bản án bảy năm tù trong một phiên xử kín hôm 27/11/2017 với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự.

Nguyễn Văn Hóa là nhà hoạt động tham gia tích cực vào các hoạt động phản đối Nhà máy thép Formosa gây ra thảm họa biển miền Trung và giúp đỡ các nạn nhân của thảm họa này.

Được biết, Hóa cũng là người đầu tiên sử dụng flycam để thu lại hình ảnh hơn chục ngàn người biểu tình trước cổng công ty Formosa vào tháng 10/2016.

*****************

Những tù nhân lương tâm người Thượng Tây Nguyên bị bỏ rơi (RFA, 21/08/2018)

Nhiều người Thượng Tây Nguyên bị chính quyền Hà Nội bỏ tù vì tham gia các cuộc biểu tình tại địa phương từ những năm 2000 đến nay vẫn đang bị giam giữ sau hơn mười năm tuyên án. Đa phần trong số này đều bị ‘bỏ rơi’ trong tù vì không có ai thăm nuôi.

cuoc4

Những người Thượng Tây Nguyên bỏ trốn từ Việt Nam sang Campuchia tìm quy chế tỵ nạn hôm 22/7/2004. AP

Mười năm không có ai thăm nuôi

Chị Huyền Trang, vợ của tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội, sau chuyến đi thăm gần nhất trong tháng 8 thuật lại với chúng tôi điều mà chồng bà kể về hoàn cảnh của những người Thượng Tây Nguyên hiện nay đang bị giam chung với ông tại trại giam Ba Sao, tỉnh Hà Nam.

Trong phòng giam của anh Trội có 8 người thì có 4 đến 5 người là người Thượng ở Tây Nguyên mà không có người thăm nuôi đâu. Hoàn cảnh của họ rất đáng thương. Có trường hợp của một anh này : lần trước anh Trội đi tù đã gặp rồi, lần này vào thì vẫn gặp anh đấy. Mười năm nay rồi anh ấy không có ai thăm nuôi.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, cựu tù nhân lương tâm, hiện đang sống tại Đức cho chúng tôi biết số lượng người Thượng bị bỏ tù trong thời gian ông chịu án lên tới 200 người.

Vào thời kỳ tôi bị cầm tù lần đầu tiên vào năm 2007-2011 thì tôi được ở chung với khoảng độ 200 người Thượng Tây Nguyên. Họ đều là những người Tin Lành và những người đầu tiên bị cầm tù bắt đầu từ năm 2001. Những người tiếp theo bị bắt vào những năm 2004 cho đến 2008. Họ đều bị những bản án rất nặng nề, thường từ 7 năm đến 18 năm ở trong trại giam Hà Nam.

Luật sư Đài cho biết sau khi ông mãn án lần thứ nhất vào năm 2011 thì chính quyền đã phân phối số lượng người Thượng kể trên đi nhiều nhà tù khác như nhà tù Phú Sơn ở Thái Nguyên, một số nhà tù ở Thanh Hóa và Nghệ An.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang, phụ trách Hội thánh Mennonite Độc lập, người đã nhiều lần trực tiếp đến thăm các tù nhân người Thượng và gia đình của họ ở Tây Nguyên xác nhận rằng vẫn còn số lượng lớn người Thượng đang phải chịu án tù.

Tôi mới gặp một anh dân tộc Ba Na đi tù có cha cũng đi tù ở ngoài miền Bắc. Anh đó đi về thì nói với tôi là còn nhiều lắm thầy ơi. Có 3, 4 người Ba Na kế làng của ảnh cũng còn ở tù.

Được biết, đa phần những người Thượng Tây Nguyên đang bị giam giữ đều có hoàn cảnh rất nghèo khó. Nhiều người bị giam ở tận phía Bắc nên gia đình họ không có điều kiện đến thăm nuôi. Mặt khác, an ninh địa phương thường xuyên sách nhiễu, đe dọa tinh thần của gia đình họ nếu nhận sự hỗ trợ từ người khác. Luật sư Nguyễn Văn Đài khẳng định.

cuoc5

Một phụ nữ người Thượng Tây Nguyên Việt Nam trốn chạy và đang hồi phục trong một bệnh viện ở miền Đông Nam Campuchia hôm 21/7/2004.AP

An ninh địa phương rất độc ác. Khi họ biết tôi đến thăm thì họ lập tức triệu tập những người vợ của những người tù đó lên để thẩm vấn liên tục suốt hàng tuần. Họ hỏi là tôi đến có giúp đỡ gì không, có hứa hẹn gì không và đe dọa là nếu còn liên hệ với tôi thì sẽ bắt đi tù và không cho ra. Cho nên mặc dù tôi đã vận động được tài chính để hỗ trợ cho họ đi từ Tây Nguyên ra Hà Nội và lên Thái Nguyên để thăm chồng nhưng vì họ rất sợ an ninh địa phương nên họ không dám đi và cũng không dám nhận tiền.

Luật sư Đài hiện đang ở Đức và cho biết ông vẫn tìm cách liên lạc những gia đình tù nhân người Thượng Tây Nguyên đang còn chịu lao tù để giúp đỡ họ nhưng hầu như tất cả những người liên lạc được đều từ chối.

Án tù nặng vì đòi hỏi quyền con người

Mục sư Nguyễn Hồng Quang cho biết những người Thượng Tây Nguyên đang phải chịu các án hơn chục năm tù đều là những người lãnh đạo lớn tuổi, có uy tín trong các buôn làng. Mục sư Quang giải thích lý do gây ra mâu thuẫn giữa người Thượng và chính quyền địa phương như sau.

Cái đường chuẩn bị mở qua, một mét vuông hàng mấy chục triệu mà họ (chính quyền) biết, mua và đẩy hết người sắc tộc vào sâu trong rừng. Chuyện đó rất là bất công. Người dân tộc họ cũng biết, nhận thức được cho nên những người hiểu biết đó họ lãnh đạo cuộc đấu tranh về đất đai rồi về vấn đề thờ phượng.

Sau các cuộc biểu tình đông người tại Tây Nguyên những năm 2001, 2004, Chính phủ Hà Nội tuyên các án tù nặng nề cho hàng trăm người Thượng tham gia biểu tình với các cáo buộc ‘âm mưu lật đổ chính quyền’, ‘phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc’, hay ‘gây rối trật tự công cộng.’ Mục sư Nguyễn Hồng Quang có mặt trong các vụ mâu thuẫn tại Tây Nguyên năm 2004 nhận định các cáo buộc trên của phía chính quyền.

Phá rối gì ‘an ninh’ ? Vì ‘an ninh’ ở địa phương đó là nguồn sống, là khát vọng của người dân ở đó mà. Vì an ninh, vì tự do, vì cuộc sống bình an, hạnh phúc, vì quyền sống mà họ yêu cầu những cán bộ, đảng viên làm vi phạm chính sách dân tộc, chính sách đoàn kết, chính sách quyền lợi làm ngược ngạo. Nói với người sắc tộc một đằng – làm một nẻo, đàn áp họ thì họ nổi lên. Chuyện này người Kinh còn có, đảng viên còn có. Động cơ bên trong của người dân tộc thì tôi nghĩ rất bình thường. Nhu cầu dân sinh, nhân quyền không được đáp ứng. Người dân khát vọng quyền cơ bản của công dân quy định theo Hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chứ họ cũng không mơ đòi gì cao sang.

Trả tự do vì nhân đạo và lương tâm

Luật sư Nguyễn Văn Đài khẳng định với chúng tôi các hành vi sách nhiễu và đe dọa tình thần gia đình tù nhân người Thượng Tây Nguyên vẫn đang diễn ra.

cuoc6

Những người Thượng Tây Nguyên bỏ trốn từ Việt Nam sang Campuchia tìm quy chế tỵ nạn hôm 22/7/2004. AP

Mục đích của nhà cầm quyền cộng sản và đặc biệt là an ninh khu vực Tây Nguyên là tìm mọi cách triệt hạ những người có tinh thần đấu tranh cho tự do tôn giáo ở đó, làm cho gia đình của họ lâm vào tình cảnh khó khăn. Những người trong tù bị bỏ rơi, không còn khả năng kháng cự. Những người mà còn ở tù thời điểm này thì thường bị kết án rất cao từ 14 năm đến 18 năm và họ cương quyết không nhận tội nên họ không được giảm án.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang mong muốn chính phủ Hà Nội hãy xem xét trả tự do cho những tù nhân người Thượng Tây Nguyên.

Yêu cầu chính quyền cộng sản Việt Nam trả tự do cho họ vì lý do nhân đạo và lương tâm vì họ phản kháng cũng chỉ vì tồn sinh thôi. Hành động phản kháng những áp bức, bất công cũng là lẽ đương nhiên của con người. Họ bị giam lâu quá tôi thấy rất đau khổ. Mỗi lần lên thăm một vài gia đình thấy nước mắt của vợ con họ mà mình không cầm được.

Phúc trình của Tổ chức Nhân Quyền Montagnards (MHRO) và Nhóm Vận Động Bãi Bỏ Tra Tấn tại Việt Nam (CAT-VN) vào hôm 3/5/2018 cũng nêu rõ việc cơ quan chức năng Việt Nam tiếp tục bách hại nặng nề những tín đồ Thiên Chúa Giáo người sắc tộc thiểu số bản địa ở Tây Nguyên, hay còn gọi là người Montagnards.

*******************

Người bất đồng chính kiến Công giáo bị ''ngắm" ? (BBC, 21/08/2018)

Việc rất nhiều nhà bất đồng chính kiến đang ngồi tù, hoặc bị xét xử gần đây là người Công giáo, làm dấy lên câu hỏi có phải họ nằm trong tầm ngắm của chính quyền.

cuoc7

Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, thuộc Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tác giả Bennett Murray viết trên The South China Morning Post, là người Công giáo chỉ chiếm 7% dân số Việt Nam, "nhưng đóng một vai trò lớn trong phong trào bất đồng chính kiến, và vì thế, họ nói có các nhà thờ bị phá, linh mục bị bắt và tôn giáo bị bôi nhọ".

Ông Bennett Murray dẫn lời linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, thuộc Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, nói ông từng bị bắt giữ 10 lần và bị cấm xuất cảnh, và "người Công giáo trong một quốc gia cộng sản phải chịu đựng rất nhiều hệ lụy".

Theo The South China Morning Post, linh mục Anton từng tổ chức một cuộc tuần hành vinh danh các cựu chiến binh của chính quyền được gọi là "nhà nước bù nhìn miền Nam Việt Nam" và giương lá cờ vàng ba sọc của chính quyền này - một hành động từng khiến nhiều nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam chịu án tù nặng.

Trả lời phỏng vấn của BBC hôm 20/8, linh mục Đặng Hữu Nam nói :

"Là linh mục, nhưng cũng là một công dân, tôi thấy mình có trách nhiệm lên tiếng trước những bất công của xã hội, những điều không đúng với luật pháp của đất nước, đi ngược văn minh nhân loại, và ảnh hưởng tới nhân quyền. Nhưng vì vậy, chính quyền tìm mọi cách để làm khó dễ cho đời sống cá nhân cũng như con đường hành đạo của tôi".

Linh mục Đặng Hữu Nam, hiện quản nhiệm Giáo xứ Mỹ Khánh, Yên Thành, Nghệ An, từng công khai phản đối nhà máy thép Formosa của Đài Loan xả độc ra biển, phản đối luật an ninh mạng, dự luật đặc khu, cùng nhiều vấn đề khác như lạm thu trong trường học, boxit Tây Nguyên.

"Chính quyền địa phương công khai thông báo họ đã đặt 7-8 trạm gác quanh giáo xứ để theo dõi hoạt động của tôi".

"Mới đây nhất, ngày 16/8, tôi cùng cộng đoàn có kế hoạch sang giáo xứ lân cận để cầu nguyện cho tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng, thì chính quyền cử hàng ngàn người cả sắc phục và thường phục bao vây chúng tôi cả ngày lẫn đêm, không cho đi".

"Tôi nhiều lần bị câu lưu, bị công an mặc sắc phục và thường phục hành hung. Đời tư của tôi cũng bị lăng mạ", linh mục Nam nói với BBC từ Nghệ An.

Nhắm vào người Công giáo ?

cuoc8

Linh mục Đặng Hữu Nam (thứ hai, trái sang) tại một thánh lễ cầu nguyện

Nhiều trong số những người Công giáo hoạt động chính trị tích cực như linh mục Anton, từng hoặc đang bị ngồi tù như blogger Mẹ Nấm, bà Thúy Nga, ông Lê Đình Lượng, luật sư Nguyễn Văn Đài - người sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ - vừa ra tù tháng 6/2018 và hiện đang tỵ nạn tại Đức.

Ông Lê Đình Lượng, một nhà hoạt đông dân chủ người Công giáo sống tại Nghệ An, vừa bị tuyên án 20 năm tù giam, án cao nhất từ trước đến giờ cho tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Hoạt động của ông Lượng gồm biểu tình phản đối nhà máy thép Formosa của Đài Loan gây ô nhiễm biển.

cuoc9

Người Công giáo bất đồng chính kiến bị ngắm ?

Người Công giáo chiếm số lượng lớn trong số những người biểu tình phản đối Formosa. Các vụ 'trả đũa' họ cũng trở nên phổ biến, theo con dâu của ông Lượng, bà Nguyễn Thị Xoan. Bà Xoan cũng cáo buộc chính quyền đã tấn công các địa điểm thờ phượng của người Công giáo.

"Họ vào các nhà thờ, phá hủy tượng Thiên Chúa và Đức Mẹ Maria, họ xúc phạm người Công giáo bằng cách phá hủy những gì là thiêng liêng đối với chúng tôi", bà nói.

Cùng ngày 20/8, chồng bà Thúy Nga, ông Lương Dân Lý, cho biết BBC bà bị đánh đập và dọa giết trong tù.

"Em trai Nga mới đi thăm, thấy Nga gầy hơn. Mới đây, Nga gọi điện về, nói bị giam chung với một nữ phạm nhân hình sự đầu gấu khét tiếng nhất trại Gia Trung và thường bị người này hành hung, dọa giết".

"Tôi bị coi là 'linh mục phản động''

cuoc10

Giáo dân miền Trung biểu tình phản đối dự luật đặc khu và luật an ninh mạng 6/2018

"Nếu chúng tôi nói sự thật, dân chủ, nhân quyền, thì đều bị coi là kẻ thù của đảng cầm quyền. Tôi bị coi là linh mục 'phản động'", linh mục Đặng Hữu Nam nói với BBC.

"Người Công Giáo biết cộng sản vô thần và họ làm những việc vì lợi ích riêng của họ chứ không phải lợi ích của mọi người", Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 36 tuổi, một trong số hàng ngàn người xuống đường tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng Sáu được dẫn lời trên The South China Morning Post.

Một người biểu tình khác, Nguyễn Ngọc, 36 tuổi, nói chi tiết hơn : "Chúa Giê Su Ky Tô nói bạn nên biết lẽ thật. Cộng sản ghét sự thật".

Tác giả Bennett Murray cũng quan sát thái độ của người Công giáo Việt Nam với Trung Quốc, và chỉ ra là vào tháng Sáu, người Công giáo tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối dự luật đặc khu kinh tế mà họ lo ngại sẽ cho Trung Quốc một chỗ đứng trên lãnh thổ Việt Nam.

Ở một đất nước mà nhiều con phố mang tên những vị anh hùng có công đuổi giặc Tàu, người dân luôn sợ bị Trung Quốc xâm lược và luôn ghét Trung Quốc, và người Công giáo không phải ngoại lệ, ông Bennett Murray bình luận.

"Hầu hết [tất cả] người Việt Nam ghét cộng sản Trung Quốc, nhưng tôi không ghét người Trung Quốc, tôi thông cảm với họ", người tên Ngọc nói thêm. "Tôi biết rằng các linh mục Công giáo thực sự ở Trung Quốc đang cố gắng rất nhiều để tồn tại với cộng sản".

Không giống như ở Trung Quốc, nơi từ chối thẩm quyền của Vatican, chính phủ Việt Nam cho phép Hội thánh được hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh. Trong khi đó, Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo của Việt Nam, được Quốc hội thông qua năm 2016, bảo đảm quyền của người dân thực hành các tín ngưỡng được chính phủ công nhận, miễn là các tổ chức tôn giáo báo cáo hoạt động của họ cho chính phủ.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại tại New York nói với nhà báo Bennett Murray :

"Nhà cầm quyền tại Hà Nội không thích bất cứ một phong trào có tổ chức nào với cả nguồn lực và khả năng vận động quần chúng, mà Giáo hội Công giáo ở Việt Nam lại có cả hai".

*****************

Tù nhân phản cung bị trả thù (RFA, 21/08/2018)

Tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng không được gặp thân nhân sau khi phản cung những lời khai trước đây đối với nhà hoạt động Lê Đình Lượng.

cuoc11

Hình chụp hôm 27/11/2017 : nhà báo Nguyễn Văn Hóa (giữa) tại phiên tòa ở Hà Tĩnh - AFP

Vào ngày 20 tháng 8 năm 2018, ông Nguyễn Viết Hùng cha của tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng đi thăm nuôi con mình sau phiên tòa phúc thẩm đối với anh Nguyễn Viết Dũng thì được công an trại tạm giam Nghi Kim, Nghệ An thông báo không được thăm gặp. Ông Nguyễn Viết Hùng cho Đài Á Châu tự do biết vào sáng 21 tháng 8 như sau :

"Hôm qua đi thăm thì người ta nói Dũng không thành khẩn trong phiên tòa xét xử ông Lê Đình Lượng cho nên người ta nói lý do đó nên không cho gặp.

Lúc đầu họ không cho tôi gửi đồ thăm nuôi nhưng nói mãi họ cũng cho gửi đồ và gửi tiền.

Người ta không nói bao giờ được gặp, một tháng 2 lần tôi sẽ đòi đi gặp và gửi quà chứ công an không nói thời gian được gặp.

Riêng tôi nhận định kiểu gì nó cũng bị đánh sau phiên tòa của Lê Đình Lượng vì nó phản cung".

cuoc12

Nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng (trái) tại phiên tòa ở Nghệ An hôm 12/4/2018 - AFP

Vào ngày 16 tháng 8, hai tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Viết Dũng được đưa đến làm nhân chứng chính tại phiên tòa xử nhà hoạt động Lê Đình Lượng. Tại tòa hai anh Hóa và Dũng đều phản cung cho rằng những lời khai trước đây về ông Lượng là vì bị đánh đập và bức ép nên họ phản cung trước tòa.

Chỉ một ngày trước đó vào ngày 15 tháng 8, nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng bị Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội tuyên 6 năm tù giam và 5 năm quản chế, tức là giảm 1 năm so với phiên tòa sơ thẩm vì bị cáo buộc tội "Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Trong phiên tòa này, người thanh niên yêu thích trang phục quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã yêu cầu hoãn xử do vắng mặt luật sư nhưng không được chấp nhận.

Anh Nguyễn Viết Dũng, sinh năm 1986, thường được biết đến với biệt danh Dũng Phi Hổ. Anh từng bị án tù 12 tháng với cáo buộc tội "Gây rối trật tự công cộng", theo Điều 245 của Bộ Luật hình sự năm 1999, sau khi tham gia cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh ở Hà Nội vào năm 2015 cùng với những người bạn.

Phóng viên độc lập Nguyễn Văn Hóa từng bị đánh, bức cung

Ủy ban Bảo vệ Các nhà báo (CPJ) hôm 20/8 ra thông cáo lên án việc hành hung anh Nguyễn Văn Hóa, một nhà báo độc lập chuyên quay phim Việt Nam hiện đang bị cầm tù, và kêu gọi chính quyền Việt Nam dừng đánh đập và sách nhiễu các nhà báo bị bỏ tù.

CPJ trích lời của ông Rohit Mahajan, Giám đốc Quan hệ Công chúng của Đài Á Châu Tự Do (RFA), rằng nhà cầm quyền Việt Nam đã đánh đập Nguyễn Văn Hóa, một phóng viên của RFA nhằm đưa ra lời buộc tội nhà hoạt động môi trường Lê Đình Lương, người vừa bị kết án 20 năm tù vào ngày 16 tháng 8 với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền.

Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Lê Đình Lượng, nói Nguyễn Văn Hóa đã bị đánh đập trong tù và buộc phải làm chứng chống lại ông Lê Đình Lượng. Tuy nhiên anh Nguyễn Văn Hóa đã rút lại lời khai trước đó tại phiên tòa vào ngày 16 tháng 8 vừa qua.

Ông Shawn Crispin, đại diện của CPJ tại Đông Nam Á yêu cầu Chính quyền Việt Nam phải dừng ngay lập tức tình trạng sách nhiễu và hành hung phóng viên Nguyễn Văn Hóa ; đồng thời nên trả tự do cho tất cả những nhà báo đang bị cầm tù, cải cách điều luật nhằm bỏ tù họ và

Nguyễn Văn Hóa đang chịu bản án bảy năm tù trong một phiên xử kín hôm 27/11/2017 với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự.

Nguyễn Văn Hóa là nhà hoạt động tham gia tích cực vào các hoạt động phản đối Nhà máy thép Formosa gây ra thảm họa biển miền Trung vào năm ngoái và giúp đỡ các nạn nhân của thảm họa này.

Được biết, Hóa cũng là người đầu tiên sử dụng flycam để thu lại hình ảnh hơn chục ngàn người biểu tình trước cổng công ty Formosa vào tháng 10 năm ngoái.

****************

Xét xử sơ thẩm 12 bị cáo Hoạt động nhằm lật đổ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (CaliToday, 21/08/2018)

Ngày 21/8/2018, Tòa án cộng sản Việt Nam (cộng sản Việt Nam) tại Sài Gòn mở phiên xét xử hình sự sơ thẩm đối với 12 thành viên của tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" với cáo buộc tội "Hoạt động nhằm lật đổ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam" theo Điều 79 Bộ luật hình sự 1999…

cuoc13

Các thành viên của tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời tại phiên xử sơ thẩm (ảnh : Báo Thanh Niên)

Báo đài Việt Nam cho biết danh tính 12 thành viên của tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" bị Tòa án ở Sài Gòn đưa ra xét xử hôm nay ngày 21/8/2018 gồm : Nguyen James Han, Phan Angle, Đỗ Tài Nhân, Trương Nguyễn Minh Trí, Võ Hoàng Ngọc, Đỗ Quốc Bảo, Trần Tuấn Tài, Trần Văn Vinh, Trần Quang Vinh, Nguyễn Hùng Anh, Nguyễn Văn Chánh và Đỗ Thị Thùy Dung. Tất cả bị cáo này đều bị cáo buộc tội "Hoạt động nhằm lật đổ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam" theo Điều 79 Bộ luật hình sự 1999 vì có nhiều hành vi khủng bố, phá hoại…

Cáo trạng của vụ án cho biết tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" là một tổ chức chính trị của người Việt ở hải ngoại, trụ sở chính tại Hoa Kỳ hiện do ông Đào Minh Quân đứng đầu. Từ cuối năm 2013 đến nay, tổ chức này thực hiện nhiều kế hoạch tuyên truyền xuyên tạc chính sách, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam, lôi kéo, móc nối thành lập tổ chức, phát triển lực lượng tại Việt Nam và đưa người từ nước ngoài về Việt Nam chỉ đạo thực hiện các hoạt động chống phá nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Ngày 28/3/2017, ông Nguyen James Han (51 tuổi, Việt kiều Mỹ ) thành viên của tổ chức đã nhập cảnh vào Việt Nam móc nối với bà Phan Angle (62 tuổi, quốc tịch Mỹ) thực hiện các hoạt động chống phá vào dịp lễ 30/4/2017. Hai người này đã truyền đạt chỉ đạo của ông Quân đến với các thành viên của tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam gồm : Nguyễn Quang Thanh, Tạ Tấn Lộc, Trần Tuấn Tài và Nguyễn Hùng Anh triển khai và thực hiện các hoạt động như : rải truyền đơn, đột nhập đài phát thanh chèn sóng để phát các nội dung tuyên truyền cho tổ chức, xịt sơn bôi bẩn tượng đài Hồ Chí Minh ở nơi công cộng, tụ tập biểu tình phản đối Formosa Hà Tĩnh đã xả thải gây ô nhiễm vùng biển miền Trung..nhưng phần lớn các hoạt động chống phá, gây rồi này đã bị lực lượng chức năng phát hiện, ngăn chặn.

Vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra thông cáo báo chí kết luận tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" là tổ chức khủng bố, bản thân ông Đào Minh Quân bị Bộ Công an Việt Nam phát lệnh truy nã.

Cáo trạng của vụ án cho biết, mặc dù biết tôn chỉ, mục đích của tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" và cá nhân ông Đào Minh Quân nhưng các bị cáo của vụ án vẫn viết đơn để tham gia tổ chức, thể hiện sự hưởng ứng tích cực việc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và thực hiện việc bầu chọn cho ông Quân làm "Tổng thống đệ tam Việt Nam Cộng Hòa". Đáng chú là hai bị cáo Đỗ Thị Mỹ Dung và Nguyễn Văn Chánh được cáo buộc là có hành vi tích cực lôi kéo nhiều người tham gia tổ chức, viết phiếu bầu cho ông Quân.

Riêng ông Nguyen James Han, Cơ quan điều tra xác định trong quá trình điều tra ông Han tuy có thừa nhận hành vi phạm tội nhưng với thái độ khai báo nhỏ giọt, thiếu thành khẩn, chứng cứ đến đâu thì khai báo tới đó, nhất là về mối quan hệ với thành viên tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" tại Việt Nam. Khai báo không đầy đủ hành vi phạm tội, chưa có ý thức ăn năn hối cải, vẫn cho rằng mục đích tôn chỉ hoạt động của tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" là đúng và tin rằng tổ chức này sẽ thành công…

Từ năm 2017 đến nay, những vụ án "Khủng bố", "Hoạt động nhằm lật đổ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam" do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đưa ra xét xử có cáo buộc liên quan đến tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời". Hầu hết các bị cáo ở những vụ án này sau khi kết thúc phần xét xử đều nhận những bản án khá nặng nề tương ứng với khung hình phạt quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự.

Cơ quan Công an Việt Nam cũng như báo đải Việt Nam nói khá nhiều về các thành viên của tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" đặc biệt là các thành viên hoạt động tại Việt Nam, họ bị cáo buộc từng thực hiện nhiều kế hoạch khủng bố vũ trang, điển hình là nhóm bị án thực hiện vụ đốt kho xe vi phạm giao thông số 1 của Công an TP.Biên Hòa (Đồng Nai) và vụ kích nổ bom xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất vào tháng 4/2017.

Dự kiến phiên xét xử hình sự sơ thẩm đối với 12 thành viên của tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"sẽ kéo dài khoảng 03 ngày tính từ ngày 21/8 đến ngày 23/8/2018.

Cho đến trước phiên xử đang diễn ra, giới hoạt động dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam hầu như không nắm được thông tin vụ án. Thậm chí từ đêm 20/8 đã có những nhà hoạt động ở Sài Gòn bị lực lượng an ninh thường phục tập trung canh giữ trước cửa nhà mà không biết lý do tại sao như trường hợp của Facebooker Lê Công Định, Facebooket Ngo Thu…

Quê Hương

Published in Việt Nam

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Đức Độ kiên cường không nhận tội (CaliToday, 07/08/2018)

Thân nhân của nhà hoạt động Nguyễn Văn Đức Độ (SN 1975) cho Cali Today được biết là gần hai năm kể từ ngày nhà động này bị Cơ quan an ninh tại Sài Gòn bắt với cáo buộc tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền cộng sản Việt Nam" theo Điều 79 Bộ luật hình sự 1999, đến nay vẫn chưa biết khi nào vụ án mới được đưa ra xét xử, ngoại trừ thông tin được biết là ở trong trại tạm giam ông Độ kiên cường không nhận tội…

tunhan2

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Đức Độ (ảnh : Facebook Nguyễn Độ)

Cùng chung vụ án, cùng bị bắt vào ngày 6/11/2016 với nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh và cùng bị cáo buộc tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" nhưng hiện nay Cơ quan an ninh điều tra Việt Nam tại Sài Gòn đã chuyển nơi tạm giam của ông Vịnh từ trại tạm giam Chí Hòa về lại trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu để tiếp tục điều tra, trong khi nhà hoạt động Nguyễn Văn Đức Độ vẫn đang còn bị giam giữ tại trại tạm giam Chí Hòa, tình trạng sức khỏe và tinh thần vẫn bình thường. Thông tin này CaliToday được biết từ những chia sẻ của thân nhân ông Độ.

"Độ vẫn bình thường hiện đang ở tại trại giam Chí Hòa…". Lời của thân nhân ông Độ.

Tính từ ngày bị bắt đến nay đã gần hai năm, thân nhân ông Độ vẫn chưa biết khi nào Tòa án Sài Gòn sẽ đưa vụ án ra xét xử. Thân nhân ông Độ chia sẻ với CaliToday là ở trong trại tạm giam, quá trình làm việc với cơ quan điều tra ông Độ cho rằng những việc mình làm không phải là tội nên không nhận tội.

"Gần hai năm rồi. Bây giờ họ chưa nói về vấn đề gì hết. Tại vì họ ép tội Độ nhưng Độ thì bảo mình không có tội. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền…"

Thân nhân ông Độ cho biết thêm, ở trong trại tạm giam ông Độ không bị đánh đập gì. Cũng như việc bắt giữ nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh, cơ quan An ninh tại Sài Gòn đã huy động cả lực lượng dân phòng và công an ước chừng cả mấy chục người khuấy động cả khu phố để thực hiện việc bắt giải ông Độ.

Thời điểm này việc bắt giữ ông Độ không có sự chứng kiến của thân nhân ông Độ và mãi đến mấy tháng sau gặp mặt được ông Độ thì thân nhân ông Độ mới biết thời điểm bị bắt, ông Độ bị đánh đập rất thô bạo.

"Vào đó (trại tạm giam) thì không có bị đánh đập nhưng hồi trước đây, lúc bị bắt Độ có yêu cầu là cho biết lý do bắt hoặc để cho người dân chứng kiến họ đọc lệnh bắt nhưng họ không chấp nhận. Họ khống chế Độ xong rồi họ đánh đập. Họ đánh Độ đến nỗi máu mắt, máu mũi và máu lỗ tai gì nó cũng ra hết. Họ đánh đập ngay tại địa điểm bắt, lúc trên đường gần về nhà".

Ngày 11/11/2016, Cơ quan điều tra Công an Sài Gòn có xác nhận bằng miệng với thân nhân ông Độ rằng việc bắt giữ ông Độ để điều tra có liên quan đến một tổ chức tên là Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết.

Tổ chức Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết là một tổ chức công khai đấu tranh chính trị với Đảng cộng sản Việt Nam, mục tiêu làm sao Đảng cộng sản Việt Nam phải trao trả quyền lực về tay người dân Việt Nam, để người dân Việt Nam tự quyết, đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Tổ chức này tuyên bố thành lập vào ngày 15/7/2016 tại Sài Gòn, do ông Lưu Văn Vịnh và những người bạn của ông Vịnh sáng lập.

Vụ án này, ngoài ông Độ và ông Vịnh thì còn có thêm ba, bốn người nữa cùng bị bắt. Tòa án Sài Gòn từng trả hồ sơ về lại Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung thêm.

Giới hoạt động dân sự ở Việt Nam biết nhiều đến nhà hoạt động Nguyễn Văn Đức Độ kể từ lúc người dân Việt Nam ở nhiều tỉnh thành trong đó có Sài Gòn xuống đường biểu tình yêu cầu Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bồi thường và rời khỏi Việt Nam vì đã gây ra thảm họa môi trường biển ở miền Trung vào tháng 4/2016. Ông Độ được biết là người hưởng ứng tích cực việc người dân xuống đường để lên tiếng cho nạn ô nhiễm môi trường, cổ vũ quyền con người.

Có chút may mắn cho ông Độ là việc thăm nuôi của gia đình đối với ông Độ tiến triển bình thường và thân nhân có gặp mặt ông Độ được mấy lần chứ không bị cơ quan trại tạm giam gây khó khăn như một số trường hợp của những Tù nhân lương tâm khác.

"Tôi vẫn đi thăm nuôi hằng tháng vậy đó. Tôi đã gặp mặt được Độ khoảng 6 lần rồi. Độ rất là kiên cường".

Cũng trong tháng 11/2016, tức là ngay sau vụ bắt giữ ông Độ khoảng nữa tháng thì Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) ra Thông cáo từ Bankok kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ba nhà hoạt động gồm ; ông Hồ Văn Hải, ông Lưu Văn Vịnh và ông Nguyễn Văn Đức Độ.

Thiên Hà

*******************

Lên tiếng về những trường hợp biểu tình ôn hòa bị truy tố, phạt tù (RFA, 07/08/2018)

Có 5 tổ chức xã hội dân sự độc lập và gần 50 cá nhân từ ngày 4 tháng 8 ra một bản Tuyên bố yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho những người biểu tình ôn hòa hôm 10 tháng 6 phản đối hai dự luật đặc khu và an ninh mạng.

ca2

Hai mươi người tham gia cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu và An ninh mạng ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai hôm 10/6/2018 bị đem ra xét xử với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng". Courtesy of vnews.gov.vn

Bản tuyên bố nêu rõ dự luật đặc khu ở 3 huyện Vân Đồn, Bắc Vân Phong , Phú Quốc, là một bất công so với 710 huyện còn lại ở Việt Nam. Trong khi đó luật an ninh mạng bị cáo buộc nhằm mục đích bịt miệng người dân.

Các tổ chức xã hội dân sự độc lập và cá nhân ký tên vào Tuyên bố cho rằng việc người dân biểu tình để phản đối hai dự luật vừa nêu là một tín hiệu đáng mừng về sự sáng tạo của công dân cho sự tồn vong của đất nước. Mặc dù như vậy, 52 người biểu tình bị bắt ở Thành phố Biên Hòa và 20 người khác bị truy tố với những tội danh mơ hồ vì hành động của họ không gây phương hại tới bất cứ tổ chức, cá nhân nào.

Bản tuyên bố còn yêu cầu chính quyền Thành phố Biên Hòa phải trả tự do ngay cho 20 người biểu tình ôn hòa bị kết án và hủy bỏ những bản án được gọi là "phi nhân" đối với họ.

Ngoài ra các tổ chức và cá nhân ký tên trong tuyên bố còn yêu cầu chính quyền trả lại những tài sản đã thu giữ của người biểu tình, cũng như xin lỗi và đền bù thiệt hại những người bị bắt, đánh đập và giam giữ trong suốt những năm qua. Bản tuyên bố còn thúc giục Quốc hội Việt Nam nhanh chóng đưa ra luật bảo vệ quyền biểu tình của người dân vốn đã được quy định trong Hiến pháp.

Cũng tin liên quan, Luật sư Đặng Đình Mạnh người bào chữa cho vụ án xét xử 20 bị cáo bị bắt, truy tố vì tham gia biểu tình ngày 10 tháng 6 vừa qua ở Thành phố Biên Hòa ngày 7 tháng 8 đã gửi một bản kiến nghị đến Công an tỉnh Biên Hòa về tình trạng nhân viên trại giam đe dọa ngăn cản quyền kháng cáo của những bị cáo này.

Chiều cùng ngày, luật sư Đặng Đình Mạng nói với RFA rằng người thân các bị cáo tới thăm và được cho biết :

Chúng tôi có nghe họ [người thân các bị cáo] phản ánh rằng con em họ, nhất là các bị cáo nữ đã bị cán bộ quản lý trại giam đe dọa nếu ai kháng cáo họ sẽ cho ở chung phòng với những phạm nhân bị HIV. Ý họ nói họ tránh việc kháng cáo của các bị cáo.

Chúng tôi hết sức bức xúc và thực ra đây là việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Luật sư Mạnh cũng cho biết ngay trong chiều cùng ngày đã tới gặp quan lý trại giam Công an Thành phố Biên Hòa tuy nhiên người đại diện nói rằng sự việc không có bằng chứng, chỉ là những lời nói qua lại. Mặc dù vậy người này cho biết sẽ tiến hành kiểm tra.

Chị Nguyễn Thị Kim Vui, là chị gái của hai chị em ruột Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Nguyễn Thị Trúc Anh, những người bị tuyên phạt 10 tháng tù giam vì tham gia biểu tình ở Thành phố Biên Hòa hôm 10/6, nói với RFA rằng thân nhân của chị cũng bị trại giam ngăn cản kháng cáo :

Nghe hai đứa khóc nói rằng trong đó quản giáo nói vậy nhưng không rõ có thật không. Chúng nó nói quản giáo bảo không làm đơn kháng cáo.

Chị Nguyễn Thị Kim Vui cho biết gia đình vẫn làm đơn kháng cáo vì họ cho rằng con em họ bị oan chỉ vì những hành động yêu nước.

*********************

Người biểu tình chống Luật Đặc khu bị đe dọa nhốt chung với phạm nhân HIV/AIDS (VOA, 07/08/2018)

Luật sư Đng Đình Mnh, người tư vn cho 11 trong s 20 người b kết án vì tham gia biu tình chng d luật Đặc khu  Đng Nai, hôm 7/8 gi đơn lên cơ quan hu quan, đ ngh kim tra, giám sát và x lý vic nhiu thân ch ca ông t cáo h b qun giáo ngăn cn kháng cáo và đe da s "nht chung vi nhng người b bnh HIV" nếu không nghe theo.

ca3

Tòa án ở Biên Hòa, Đng Nai, xét x 20 người biu tình phn đi d lut đkhu vào ngày 30/7/2018.

Trước đó trong phiên xử sơ thm vào ngày 30/7, Tòa án Nhân dân thành ph Biên Hòa, tnh Đng Nai, tuyên án 20 người tham gia cuc biu tình ngày 10/6 chng d lut Đc khu và An ninh mng các mc án tù t 8 – 18 tháng tù v ti "gây ri trt t công cng".

Bị đe da

Sau phiên xử, gia đình ca 11 trong s 20 người đã đến nh Luật sư Đng Đình Mnh tư vn v th tc kháng cáo. Luật sư Mnh cho VOA biết thêm vào ngày 7/8 :

"Cách đây khoảng ba ngày, chúng tôi liên tiếp nhn được nhng thông tin phn hi t gia đình h cho biết nhng người đang b giam b cán b qun giáo đe da là không được phép kháng cáo. Nếu kháng cáo, s đưa h qua giam chung vi nhng người b bnh HIV".

tunhan0

Phạm nhân nhiễm HIV giết bạn tù đã được TAND tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử sáng 22/09/2015.

Theo lời Luật sư Mnh, nhng người b đe da đu là n gii và đang b giam ti Cơ s giam gi thuc Công an Thành phố Biên Hòa.

Trong đơn gi cho Ban ch huy ca tri giam và Vin Kim sát, HĐND tnh Đng Nai, Luật sư Mnh nói ông không ông "không t tin suy din s vic được thc hin có h thng hoc có ch trương", nhưng "s phn ánh nhiu trường hp v chung mt s vic của các gia đình bị cáo như vy cho thy đây không ch là hành vi đơn l".

/ca4

Đơn ca Luật sư Đng Đình Mnh

Thân nhân của các n tù nhân đang b giam gi ti tri giam này cho VOA biết người thân ca h đang trong tình trng rt s hãi. Có người còn trách gia đình rng " bên ngoài làm gì mà đ cho b [cán bộ tri giam] chi em", đng thi yêu cu gia đình "chy tin cho cán b", vi giá 4 triu đng, đ không b chuyn sang nht chung vi người nhim HIV/AIDS.

Bất công

Cáo trạng ca Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Biên Hòa trong phiên sơ thm nói 20 người biu tình đã "ln chiếm hết lòng đường, ngăn cn các phương tin lưu thông qua li, gây ách tc giao thông", và "Mc dù lc lượng công an đã phát loa tuyên truyn, nhc nh người dân tuân th pháp lut, không được t tp thành đám đông trên đường nhưng đám đông đã không chp hành mà tiếp tc quay li ngã tư Lc Cường chuyn hướng vào đường Dương T Giang", trích báo Pháp Lut.

Tuy nhiên theo lời k ca mt người dân, có người thân tham gia trong đoàn biểu tình b bt, thì h đã b công an dn vào con đường này đ chn bt. Người dân không mun nêu tên, vì lý do an ninh, k li vi VOA :

"Hôm biểu tình là công an dn đường đy ch, ti ngã tư Lc Cường thì đoàn biu tình xin quay v hướng cũ, nhưng h không cho. H kêu ‘Đi vào đường đy đi, đường kia đang cp cu kt xe ri. Nó dn mình vào đường đó ri bt hết".

Bản án tù đi vi 20 người biểu tình  Đng Nai đã b dư lun và mt s t chc nhân quyn lên án. Theo Luật sư Đng Đình Mnh, vic "gán ghép" mt bn án hình s cho nhng người tham gia biu tình là mt điu rt bt công, khi h ch đơn thun th hin quyn biu đt đã được Hiến pháp quy định.

Ông phân tích : "Thứ nht, h không có hành vi gây ri. Hu như tt c h khi tham gia biu tình hôm đó thì mi người đu mang biu ng ‘Phn đi Lut Đc khu’, ‘Phn đi cho Trung Quc thuê đt 99 năm’. Vic h cm các biu ng đi trên đường là họ đang thc hin quyn biu đt ý chí. Quyn biu đt ý chí thông qua mt cuc biu tình là hoàn toàn hp pháp theo lut pháp Vit Nam".

Ngoài ra, theo Luật sư Mạnh, trong bi cnh Vit Nam chưa đưa ra lut biu tình thì không th đánh giá hành vi biu tình là có hợp pháp hay không.

Các cuộc biu tình phn đi d lut Đc khu và An ninh mng đã din ra rm r trên khp các tnh thành Vit Nam vào ngày 10/6, thu hút hàng chc ngàn người tham gia. Hàng trăm người đã b bt và nhiu người b kết án sau đó bng các tội danh hình s.

Trước sc ép mnh m ca công chúng, Quc hi Vit Nam đã quyết đnh hoãn vic thông qua Lut Đc khu sang kỳ hp ti, d kiến s din ra vào tháng 10 năm nay.

Khánh An

Published in Việt Nam

Trong chuyến đi Hà Nội vào những ngày cuối tháng Bảy năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện châu Âu (EP), có một cuộc tiếp xúc ‘lạ’ giữa ông Bernd Lange với Bộ trưởng công an Tô Lâm.

congan1

‘Bộ đàn áp nhân quyền’ của tướng Tô Lâm (phải) và ‘thường vụ đảng ủy công an trung ương Nguyễn Phú Trọng’ (trái) có chịu thả thêm tù nhân lương tâm ? Ảnh : Tinmoi.vn

Thậm chí sau cuộc gặp trên, trang web của Bộ Công an Việt Nam đưa bản tin với nội dung “Ngài Bernd Lange khẳng định, cá nhân mình và EU sẽ cố gắng thúc đẩy Hiệp định EVFTA sớm được thông qua, cũng như mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Bộ Công an trong thời gian tới…”.

Vậy Bernd Lange gặp Tô Lâm thực chất nhằm mục đích gì ?

Khó có thể hiểu khác hơn, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Bernd Langeđang mang trên mình một nhiệm vụ phức tạp và đầy ý nghĩa khi làm việc với Tô Lâm : vừa thuyết phục vừa sòng phẳng với ‘Bộ đàn áp nhân quyền’ phải thả lỏng cơ chế siết bức dân chủ và dần cải thiện tình trạng đàn áp nhân quyền vốn đang xảy ra quá trầm trọng.

Nhân quyền và Công đoàn độc lập

Vào tháng 6/2016, Nghị viện châu Âu lần đầu tiên phải tung ra một nghị quyết mang số hiệu 2016/2755 (RSP) với thái độ và từ ngữ cứng rắn chưa từng có khi đề cập và lên án tình trạng đàn áp nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam. Ngay sau đó, chính quyền Việt Nam bắt đầu một chiến dịch đàn áp khốc liệt kéo dài 17 tháng liên tiếp đối với giới đấu tranh nhân quyền ở quốc gia ‘lệ rơi hình chữ S.

Từ nửa cuối năm 2016 đến nay, đã có một số nghị sĩ của EU đến Hà Nội làm việc về EVFTA và luôn kèm dẫn những điều kiện về nhân quyền – một trọng tâm của EVFTA.

Nhưng chủ đề nhân quyền đã hoàn toàn không được Việt Nam quan tâm và phản hồi. Thậm chí ngược lại, nhà cầm quyền Việt Nam còn bắt giam đến gần ba chục người bất đồng chính kiến trong năm 2017 – một “thành tích” tương đương với thời kỳ “khủng bố trắng” từ năm 2008 đến năm 2012.

Khi đến Hà Nội vào tháng 9/2017, ông Bernd Lange cũng đã nói thẳng “Nhân quyền là vấn đề trọng tâm trong đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu- EU”. Ông Bernd Lange cũng nói rằng nếu Việt Nam không giải quyết đầy đủ các quan ngại về nhân quyền thì e rằng chuyện thương thảo giữa đôi bên sẽ gặp rắc rối.

Còn chuyến công du Hà Nội của ông Bernd Lange vào những ngày cuối tháng Bảy năm 2018 đã mang lại một tín hiệu mới lạc quan hơn : xác lập vị trí của những yêu sách về nhân quyền trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), từ chỗ khá yếu thế cách đây hai năm, đang trở nên tương đối mạnh mẽ vào thời gian này.

Phát biểu tại hội thảo ‘Kinh doanh và Quyền Con người trong Quan hệ Thương mại và Chuỗi Cung ứng Toàn cầu tại Việt Nam’ vào sáng 25/7 tại Hà Nội, ông Bernd Lange cho biết 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đang là mối quan tâm của các Nghị sỹ Châu Âu. Việc Việt Nam đưa ra những cam kết rõ ràng và mang tính ràng buộc sẽ góp phần thuyết phục các nghị sỹ sớm thông qua EVFTA.

Trước đó vào tháng Hai năm 2018, trang Borderlex của châu Âu đã chính thức cho biết để thông qua EVFTA, “EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả”.

Với phát biểu về 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đây là lần thứ hai trong vòng 10 tháng qua ông Bernd Lange đã ‘đòi nợ’ chính thể Việt Nam về nhân quyền.

Từ giữa năm 2016, bàn cờ đối thoại và đàm phán về nhân quyền đã dần chuyển từ tay người Mỹ sang Liên minh châu Âu.

Còn sau vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, có vẻ như người Đức duy lý, rất nguyên tắc và theo phương châm cứng rắn đang cầm chịch và cầm đằng chuôi trong phần lớn hoạt động và nội dung đàm phán nhân quyền, thậm chí đàm phán chi tiết ‘một đổi một’ với giới con buôn Hà Nội.

Đêm 7 tháng Năm năm 2018, đã có bằng chứng đầu tiên về ‘đổi nhân quyền lấy thương mại’ trong chính sách của Việt Nam : một tù nhân lương tâm được cộng đồng quốc tế và các tổ chức nhân quyền đặc biệt quan tâm là Luật sư Nguyễn Văn Đài, cùng nữ cộng sự của ông là Lê Thị Thu Hà, đã bị nhà cầm quyền và công an Việt Nam tống xuất ra nước ngoài, nhưng không phải đi Mỹ mà là đi Đức.

Việc chính thể Việt Nam chấp nhận trả tự do, dù vẫn theo cách tống xuất ra nước ngoài đối với Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà, không chỉ đơn thuần là việc thả hai tù nhân chính trị, mà quan trọng hơn nhiều là sự đánh dấu một điểm ngoặt lớn về tính xu thế : sau một thời gian dài co kéo mặc cả với Chính phủ Đức, sức bền mỏi của chính thể Việt Nam đã sa vào vùng giới hạn dưới mà không thể trả treo và kéo dài lâu hơn nữa.

Việc Việt Nam chấp nhận phóng thích nhân vật nguy hiểm nhất như Nguyễn Văn Đài càng cho thấy rõ hơn về điểm ngoặt, nếu không muốn nói là bước ngoặt, trong xu thế buộc phải cởi nới nhân quyền để đổi lấy EVFTA đang diễn ra ở Việt Nam – một xu thế tất yếu và không thể đảo ngược.

Nhưng vụ phóng thích Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà chỉ là biểu hiện có tính minh chứng đầu tiên về ‘cải thiện nhân quyền’ trong thời gian còn lại của năm 2018. Vẫn còn rất nhiều nhà hoạt động nhân quyền khác đang phải chịu ách kềm kẹp, trong đó có blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người đàn bà hai con nhỏ đã được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh tặng danh hiệu ‘Người phụ nữ can đảm quốc tế’ vào đầu năm 2017 và đang phải chịu án tù 10 năm đằng đẵng…

Cuộc gặp Bernd Lange – Tô Lâm trong bối cảnh hiện thời đang mở ra hy vọng về việc ‘Bộ đàn áp nhân quyền’ sẽ chịu thả thêm một số tù nhân lương tâm trong thời gian tới để lại một lần nữa ‘đổi nhân quyền lấy thương mại’.

Thiền Lâm

Nguồn CaliToday, 01/08/2018

Published in Diễn đàn

Tôn trọng lựa chọn của tù nhân lương tâm là thúc đẩy sự đấu tranh nhân quyền ở Việt Nam

Khi ông Nguyễn Văn Đài đi tỵ nạn chính trị tại Đức – nhiều người bày tỏ sự vui mừng. Nhưng khi ông trả lời phỏng vấn BBC Vietnamese về ‘quá trình dài’ xin tỵ nạn, không ít người tỏ ra hụt hẫng, thậm chí phản ứng một cách tiêu cực.

tnlt1

Một phản ứng dễ dàng gặp nhất là tại sao Nguyễn Văn Đài lại chủ động xin tỵ nạn, trong khi ông là người sáng lập và đứng đầu tổ chức Hội Anh em dân chủ. Việc ông rời khỏi Việt Nam là tin mừng cho ông, nhưng những người đã tin và theo ông lại tiếp tục ở lại hưởng án tù nặng.

Đây là phản ứng thường thấy, khi mà sự hy vọng, thậm chí là kỳ vọng vào một cá nhân thu hút sự quan tâm của mọi người ở lại để làm biểu tượng dân chủ. Thậm chí, còn cao hơn là hình thành những Nelson Mandela và Suu Kyi tại Việt Nam (những người đã ngồi tù và bị giam lỏng hàng chục năm, trở thành cảm hứng đấu tranh dân chủ - nhân quyền cho những người ở trong và ngoài nước).

tnlt2

Hãy để ý chí được tự do, và tôn trọng sự tự do của chính những người đấu tranh. Ảnh minh họa : Danlambao

Quan điểm trên thực tế là ‘tham vọng hóa’ cá nhân đi quá mức, để rồi nhận lấy một sự thất vọng lớn. Mà nói như Facebooker Phan Nguyen, thì đó là sự ấu trĩ, ích kỷ và độc ác khi đòi hỏi những người tù nhân lương tâm phải ở hết hạn tù.

Facebooker Tiêu Sơn, một người lên án cực lực việc phản ứng thái quá về sự ra đi của Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết, không lấy gì để so sánh những hy sinh, mất mát mà đa phần những an em đấu tranh trong nước phải chịu đựng. Và khi, ‘mình không ở trận tiền để trực diện chiến đấu, phải đối mặt với chết chóc, tù tội, khổ nạn cho bản thân họ và gia đình, thì cố gắng làm một hậu phương góp sức, "chia lửa" phần nào với họ’.

Quan điểm của Facebooker Tiêu Sơn nhận được sự đồng thuận của không ít người, và thực tế, câu chuyện ‘ra đi hay ở lại’ không phải là câu chuyện hiếm hoi đến bây giờ mới kể. 

Trong một bài viết mang tên ‘Tôi đã trở lại’ trên RFA, luật sư Nguyễn Văn Đài bày tỏ những nỗi niềm xoay quanh quyết định tỵ nạn của mình, trong đó ông thẳng thắn bày tỏ : Trước khi tôi bị bắt ngày 16 tháng 12 năm 2015, tôi và gia đình tôi không bao giờ có ý định rời khỏi Việt Nam. Nhưng bản án 15 năm tù và 5 năm quản chế là quá dài. Tôi không bao giờ nhận tội, nên tôi sẽ phải ở đủ 15 năm trong tù và tôi không thể làm gì hay đóng góp gì cho đấu tranh nhân quyền và cũng không giúp đỡ được gì cho gia đình tôi. 

Và việc ông rời khỏi Việt Nam, là ‘tìm kiếm cơ hội tốt nhất để vận động và đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.’

Đây có lẽ là mẫu số chung về mặt tâm tư, nguyện vọng của không ít tù nhân lương tâm, trong mặt phẳng của thời đại 4.0 hiện nay. Đó là chưa kể, đất nước này là của chung, và trách nhiệm là trách nhiệm chung. Bản thân đất nước phải gánh vác bởi tập thể người có ý thức về sự tồn vong của dân tộc, sự phát triển bền vững của quốc gia hơn là sự cậy nhờ một ‘Thánh thần’ hay ‘Minh quân’ để cùng nhau tập hợp xung quanh. Câu chuyện ‘mỗi người là một chiến sĩ’ trong mặt trận chống giặc dốt về nhân quyền luôn phải là tiền để hình thành nên một cốt cách sống đứng, mà ở nơi đó, mọi yếu tố của nó phải là sự tự thân vận động, tự lực cánh sinh, và ý thức của từng cá nhân một.

Một Trần Huỳnh Duy Thức kiên trì ngồi tù và chờ đợi vào sự công bằng pháp luật là quá đủ, và quá trình đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam phải luôn trong trạng thái vận động ngoài đời thực. Nếu tất cả đòi hỏi phải như #Thức, thì e rằng, sẽ chẳng thể đủ người để thúc đẩy cuộc đấu tranh như hiện nay. Bởi lẽ, tổng hòa chung của cuộc đấu tranh hiện nay, không phải là nhằm xóa bỏ chế độ, mà là đi tới một sự giải thiêng chế độ. Và ở đó, một người thoát ly ra khỏi nhà tù nhỏ, sự dụng ngòi bút, lý luận, hành vi của mình để đấu tranh luôn là điều mà nhiều người trông đợi.

Từ Cấn Thị Thiêu cho đến Tạ Phong Tần, từ Nguyễn Văn Đài cho đến Trần Huỳnh Duy Thức không khác nhau là mấy về mặt nhân cách, sự hy sinh và sự ngưỡng vọng. 

Không đòi hỏi phải ngồi tù, không chế trách phải đi tỵ nạn, mỗi người một lý do, nhưng nếu hiểu những khó khăn mà tù nhân lương tâm ở Việt Nam phải đối diện, thì đó cũng là cách giúp đỡ hết sức thiết thực đối với phong trào đòi dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam. Và đó cũng là cách nghĩ nhằm xóa bỏ luận điệu xuyên tạc rằng, những người đấu tranh nhân quyền - dân chủ hoạt động chỉ để đi nước ngoài mà phía an ninh, chính quyền lẫn dư luận viên hay áp đặt.

Hãy để ý chí được tự do, và tôn trọng sự tự do của chính những người đấu tranh. Không phán xét họ, vì họ đã hy sinh quá nhiều trong cuộc đấu tranh đầy khó khăn, khúc trắc hiện nay…

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 06/07/2018

Published in Diễn đàn

WGAD : Việc bắt giữ nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh là độc đoán (VNTB, 14/05/2018)

Việc bắt giữ nhà hoạt động dân chủ Lưu Văn Vịnh của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh là độc đoán và ông cần được trả tự do ngay lập tức, Nhóm Công tác về Bắt giữ độc đoán (Working Group on Arbitrary Detention- WGAD) của Liên Hợp quốc nói.

luu1

Ông Lưu Văn Vịnh

Trong một tài liệu có tiêu đề "Ý kiến ​​của Nhóm Công tác về Bắt giữ độc đoán tại phiên họp thứ tám, 17-26 tháng 4 năm 2018 : Ý kiến ​​số 35/2018 liên quan đến Lưu Văn Vịnh (Việt Nam)", WGAD nói chiểu theo Điều 9 (3) và (4) của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights- ICCPR) thì Việt Nam không có cơ sở pháp lý nào trongviệc bắt giữ và giam giữ ông Vịnh. 

WGAD đã đưa ra ý kiến ​​này sau khi nhận được khiếu nại từ Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) về việc bắt giữ và giam giữ ông Vinh, và trao đổi với chính phủ Việt Nam, cụ thể là Bộ Ngoại giao, về vụ việc của ông Vịnh.

Ông Vịnh bị bắt vào ngày 6 tháng 11 năm 2016 và bị buộc tội "Thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999. Vụ bắt giữ này liên quan đến việc ông thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết vào giữa tháng 7 năm 2016. Ông Vịnh đã tuyên bố rời tổ chức này vài ngày trước khi bị bắt. Ông hiện đang bị giam giữ tại thành phố Hồ Chí Minh.

WGAD cho biết trong trường hợp của ông Vịnh, chính phủ Việt Nam "đã không trưng ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh rằng hành vi của ông Vịnh là bạo lực".

WGAD nhắc lại rằng việc thể hiện ý kiến, bao gồm những ý kiến ​​bất đồng, cho dù không phù hợp với chính sách của chính phủ, được bảo vệ theo luật nhân quyền quốc tế. Tương tự, bằng cách tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa và thiết lập liên minh nhằm thúc đẩy dân chủ, ông Vịnh đã thực hiện quyền tự do của mình về bày tỏ chính kiến ôn hòa và lập hội quy định trong Điều 20 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights- UDHR) và các Điều 21 và 22 của ICCPR.

Giới hạn cho phép đối với quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội ôn hòa theo Điều 19 (3), 21 và 22 (2) của ICCPR không áp dụng trong trường hợp ông Vịnh, WGAD nói, cho biết thêm rằng "Chính phủ Việt Nam đã không chứngminh được rằng việc ông Vịnh tham gia biểu tình ôn hòa và thể hiệ quan điểm lại có thể tạo ra mối đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia, an ninh và trật tự công cộng, và cũng không giải thích sự hợp lý và cần thiết về việc cáo buộc ông theo Điều 79 BLHS".

WGAD nói rằng chính phủ Việt Nam "không cung cấp bằng chứng về bất kỳ hành động bạo lực nào đối với nhữngngười bị cáo buộc theo Điều 79, và rằng nếu không có thông tin như vậy, các cáo buộc và án phạt theo Điều 79 không thể được coi là phù hợp với UDHR và ICCPR. Nhóm yêu cầu chính phủ Việt Nam sửa đổi luật của mình để xác định rõ các hành vi vi phạm liên quan đến an ninh quốc gia và nêu rõ những gì bị cấm mà không có bất kỳ sự mơ hồ nào.

WGAD thấy rằng Điều 79 của Bộ luật Hình sự năm 1999 rất mơ hồ và quá rộng khiến cho các cá nhân chỉ đơn thuần thực hiện các quyền của họ một cách hòa bình có thể bị bỏ tù.

"Mọi người đều có quyền, cá nhân và kết hợp với người khác, để thúc đẩy và đấutranh cho việc bảo vệ và thực hiện quyền con người và tự do cơ bản ở cấp quốc tế và quốc gia" và gặp gỡ hoặc lập hội một cách ôn hòa với mục đích quảng bá và bảo vệ quyền con người như đã được quy định bởi UDHR", WGAD nói, kết luận rằng việc tước quyền tự do của ông Vịnh chỉ vì thực thi các quyền tự do về biểu đạt ý kiến, hội họp ôn hòa và lập hội, cũng như quyền tham gia vào công việc công cộng, là trái với Điều 7 của UDHR và Điều 26 của ICCPR.

Coi việc bắt giữ ông Vịnh là độc đoán, WGAD nói rằng "mong muốn Việt Nam không tổ chức phiên tòa để xử ông trong tương lai.

Dựa trên thông tin do Người Bảo vệ Nhân quyền cung cấp, chính quyền Việt Nam đã vi phạm quyền của ông Vịnh trong thời gian bị tạm giam trong gần 18 tháng kể từ khi bị bắt vào ngày 6 tháng 11 năm 2016. Nếu ôngVịnh không được xét xử trong một thời gian hợp lý, ông có quyền được trả tự do theo Điều 9 (3) của ICCPR, WGAD nói.

WGAD cho biết việc giam giữ ông Vịnh có thể coi là vi phạm Công ước chống Tra tấn (International Convention against Torture- CAT), và tự nó có thể bị coi là tra tấn hoặc đối xử tàn tệ. Việc giam giữ ông Vịnh vi phạm Điều 9,10 và 11 (1) của UDHR và Điều 9 của ICCPR.

Việc từ chối gặp mặt giữa ông Vịnh và gia đình ông trong gần một năm là sự vi phạm quyền liên lạc với thế giới bên ngoài theo các Quy tắc 43 (3) và 58 của Quy định tối thiểu của Liên Hiệp quốc về đối xử với tù nhân (Quy tắc Mandela), WGAD nói.

WGAD cho biết việc ông Vinh đã bị từ chối tiếp cận luật sư gần một năm trong thời gian bị giam giữ, kể cả trong thời gian điều tra trước khi xét xử, là sự vi phạm quyền được trợ giúp pháp lý quy định bởi Điều 10 và 11 (1) của UDHR và Điều 14 (3) của ICCPR.

Tất cả những người bị tước quyền tự do đều có quyền được trợ giúp pháp lý bởi luật sư họ lựa chọn bất cứ lúc nào trong thời gian bị giam giữ, WGADnói,cho biết thêm việc từ chối tiếp cận trợ giúp pháp lý trong quá trình điều tra là rất quan ngại, nhất là trong các vụ án với cáo buộc về an ninh quốc gia theo Điều 79 BLHS.

WGAD kết luận rằng những hành vi vi phạm quyền được xét xử công bằng này cũng nghiêm trọng như sự tước đoạt tự do của ông Vịnh một cách độc đoán.

WGAD tuyên bố rằng không thể chấp nhận việc sách nhiễu các thành viên trong gia đình của một người bị giam giữ dưới bất kỳ hình thức quấy rối hoặc đe dọa nào và chính phủ phải có trách nhiệm bảo vệ ông Vịnh và gia đình ông. Tổ chức này kêu gọi chính phủ Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng về cáo buộc rằng chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã quấy rối gia đình ông Vịnh, buộc vợ ông phải bỏ việc và tìm kiếm việc làm thay thế để hỗ trợ gia đình và cung cấp thức ăn bổ sung cho ông trong khi ông đang bị giam giữ. Nhóm kêu gọi chính phủ Việt Nam truy tố những kẻ phạm tội quấy rối gia đình ông.

Trường hợp của ông Vịnh là một trong nhiều trường hợp được báo cáo lên WGAD trong những năm gần đây liên quan đến việc tước quyền tự do của người hoạt động ở Việt Nam, nhóm cho biết. Nhóm nhắc lại rằng trong những trường hợp nhất định, việc giam cầm và tước đoạt tự do có hệ thốngvi phạm các quy tắc của luật pháp quốc tế, có thể cấu thành tội ác chống lại loài người.

Trong kết luận của mình, WGAD xác nhận rằng việc tước đoạt tự do của Lưu Văn Vịnh trái với Điều 2, 6, 7, 8, 9, 11 (1), 19, 20 và 21 (1) của UDHR và Điều 2 ( 1 và 3), 9, 14, 16, 19, 21, 22, 25 (a) và 26 của ICCPR và bị coi là độc đoán.

Cơ quan này yêu cầu chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình trạng của ông Vịnh không chậm trễ và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, bao gồm các tiêu chuẩn được quy định bởi UDHR và ICCPR.

WGAD xem xét rằng, có tính đến tất cả các yếu tố, đặc biệt là nguy cơ gây hại cho sức khỏe của ông Vinh, biện pháp khắc phục thích hợp là phóng thích ông Vịnh ngay lập tức và bồi thường cho ông phù hợp với luật pháp quốc tế.

WGAD kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo một cuộc điều tra đầy đủ và độc lập về hoàn cảnh xung quanh việc tước đoạt quyền tự do của ông Vịnh và đưa ra các biện pháp thích hợp chống lại những kẻ chịu trách nhiệm về việc vi phạm các quyền của ông.

WGAD yêu cầu Việt Nam sửa đổi luật pháp của mình, bao gồm bất kỳ điều khoản nào tương đương với Điều 79 trong Bộ luật hình sự 1999, phù hợp với các khuyến nghị được đưa ra trong các kỳ kiểm định nhân quyền và với các cam kết của Việt Nam theo luật nhân quyền quốc tế.

Ông Lưu Văn Vịnh, cũng như bạn ông Nguyễn Văn Đức Đô, được coi là tù nhân lương tâm của Ân xá Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại London. Vào ngày 22 tháng 11 năm 2016, ba tuần sau khi bị giam giữ, Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về Nhân quyền ở Đông Nam Á kêu gọi Việt Nam trả tự do cho hai ông ngay lập tức và vô điều kiện.

Để biết thêm thông tin về trường hợp của ông Vinh, hãy vào trang

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguyên tác : http://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/defenders-weekly/?post=luu-van-vinh

Nguồn : VNTB, 13/05/2018

*************************

Vợ tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội bị ngăn chặn việc đi lại một cách tùy tiện (VNTB, 14/05/2018)

Ngày 11/05/2018 vừa qua, bà Huyền Trang là vợ của Tù nhân lương tâm (tù nhân lương tâm) Phạm Văn Trội đã cho dư luận quan tâm được biết là bản thân bị một nhóm công an, an ninh Hà Nội ngang nhiên vào tận nhà để ngăn chặn việc đi lại, hành động của nhóm người này là hết sức tùy tiện và vô lý…

luu2

Nhóm người ngang nhiên vào nhà ngăn cản việc đi lại của bà Huyền Trang. Ảnh : FB Huyền Trang

Chia sẻ với Việt Nam Thời Báo vào tối ngày 11/5/2018, bà Huyền Trang là vợ của tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội cho biết vào lúc sáng sớm bà dắt xe ra khỏi nhà để đi làm số công việc nhưng đã bị một nhóm công an, an ninh có cả mặc thường phục lẫn quân phục ngăn chặn lại. Nhóm người này còn ngang nhiên, tùy tiện đi thẳng vào sân nhà bà Huyền Trang và đưa ra yêu cầu hết sức vô lý là nội trong ngày hôm nay bà Huyền Trang không được phép ra khỏi nhà. Bà Huyền Trang có hỏi lý do, nhóm người này đã không đưa ra lý do gì và nói họ chỉ làm theo mệnh lệnh cấp trên. Bà Huyền Trang nói :

"Sáng nay khi tôi dắt xe thường thường là đi làm thì công an họ ngăn cản. Họ xông vào nhà tôi và yêu cầu tôi không được ra khỏi nhà trong ngày hôm nay. Tôi có yêu cầu họ đưa ra lý do nhưng mà họ không đưa ra lý do gì hết. Họ chỉ nói là họ làm việc theo mệnh lệnh cấp trên của họ, không cho tôi ra khỏi nhà ngày hôm nay".

Theo tìm hiểu của Việt Nam Thời Báo, ngày 11/5 vừa qua cũng chính là ngày các phu nhân của những tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Triển, Nguyễn Trung Tôn đi gặp Đại sứ quán các nước để nhờ quan tâm đến tình hình của tù nhân lương tâm tại phiên xử phúc thẩm sắp tới. Rất có thể bà Huyền Trang bị nhóm công an, an ninh Hà Nội ngăn cản ra khỏi nhà là vì nguyên do này. Đây là những tù nhân lương tâm đã làm đơn kháng cáo lại bản án sơ thẩm mà Tòa án Hà Nội đã tuyên cho 6 nhà hoạt động là những thành viên chủ chốt của Hội Anh Em Dân Chủ vào ngày 5/4/2018 với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam" theo Điều 79 Bộ luật hình sự 1999.

Việc lực lượng công an, an ninh Việt Nam nói chung thường hay tổ chức những đợt canh cửa, ngăn cản việc đi lại của những nhà hoạt động và thân nhân là việc làm thường thấy đặc biệt là những dịp đi gặp các cơ quan nhân quyền quốc tế, nhân viên Đại sứ quán của các nước để trao đổi về tình hình nhân quyền Việt Nam hoặc đi tham dự các phiên xử tù nhân lương tâm…

Chị Trang cho biết mình cũng không ngoại lệ :

"Có. Hễ khi có sự kiện gì mà họ cho là nhạy cảm, họ không muốn động đến họ là họ sẵn sàng bằng mọi cách để ngăn cản".

"Ít nhất là từ 2-3 lần. Một lần tôi có cuộc hẹn gặp với phái đoàn nhân quyền quốc tế thì hôm đấy họ ngăn cản tôi giữa đường, họ ép xe tôi. Có đến 2-3 người công an họ bắt tôi lên xe ô tô và chở về chứ họ nhất định không cho tôi đi gặp. Hôm ấy họ gây gỗ kinh khủng lắm. Hôm nay, tức là lần này họ đến tận nhà và ra lệnh tôi, yêu cầu tôi không được ra khỏi nhà trong ngày hôm nay. Họ không đưa ra lý do gì hết cũng như không đưa ra văn bản, giấy tờ gì cả. Tôi là người bình thường, tôi không vi phạm pháp luật gì cả. Họ làm như thế là sai, dù họ biết là vô lý nhưng bằng mọi giá họ thực hiện nhiệm vụ của họ."

Ngày 30/7/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ công an Việt Nam đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 06 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ gồm : Nguyễn Văn Đài (SN 1969, trú tại P302, Z8 tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội) ; Lê Thu Hà (SN 1982, tạm trú tại số 10 Đoàn Trần Nghiệp, phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội) ; Phạm Văn Trội (SN 1972, trú tại thôn Kỳ Dương, xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội) ; Nguyễn Trung Tôn (SN 1972, trú tại thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) ; Trương Minh Đức (SN 1960, trú tại số 23/45/1A Mai Hắc Đế, phường 15, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Bắc Truyển (SN 1968, trú tại phòng số 8, thửa số 44, Khu vườn rau, phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) với cáo buộc về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam", quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999.

Đây là lần thứ hai tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội bị bắt với cáo buộc an ninh quốc gia. Lần thứ nhất là vào năm 2008, ông Trội bị bắt theo Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và sau đó bị tuyên án 4 năm tù giam 4 năm quản chế.

Như đã nói trên, sáng ngày 5/4/2018, Tòa án Hà Nội đưa 6 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ ra xét xử sơ thẩm. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao mà báo đài Việt Nam thông tin thì từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2017, ông Đài, ông Trội, ông Tôn và ông Truyển là những người khởi xướng, thành lập tổ chức có tên là "Hội anh em dân chủ", đã lợi dụng việc đấu tranh cho "dân chủ, nhân quyền", "xã hội dân sự" để che giấu mục đích hoạt động là đợi khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ "đa nguyên, đa đảng", "tam quyền, phân lập"… 

Cáo trạng cho biết ông Trội là người thành lập và là Chủ tịch "Hội Anh Em Dân Chủ", đã có những hoạt động định hướng phát triển lực lượng ; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động ; phụ trách quỹ của Hội ; chỉ đạo các thành viên phản đối cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5/2016…

Dự kiến phiên xử diễn ra hai ngày 5-6/4/2018. Tuy nhiên, phiên xử diễn ra gấp rút đến tầm 20 giờ ngày 5/4 thì kết thúc. Tòa án Hà Nội tuyên tổng bản án sơ thẩm dành cho 6 nhà hoạt động là 66 năm tù giam và 17 năm quản chế, trong đó ông Trội nhận bản án sơ thẩm là 7 năm tù giam và 1 năm quản chế, bản án nặng nhất không ngoài dự đoán của dư luận chính là Luật sư Nguyễn Văn Đài 15 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Hiện tại ông Đài và nhà hoạt động Lê Thu Hà đã không kháng cáo bản án sơ thẩm, 4 nhà hoạt động còn lại thì đã nộp đơn kháng cáo.

Bà Huyền Trang cho biết, hiện tại ông Trội vẫn tiếp tục bị tạm giam tại Trại tạm giam B14 của Bộ công an Việt Nam. Theo quy định của Trại tạm giam này thì mỗi tháng ông Trội được gặp mặt thân nhân một lần và được nhận đồ thăm nuôi hai lần. Bà Huyền Trang cho biết vào tháng trước (tháng 4) bà đã gặp ông Trội, thấy sức khỏe của ông Trội ổn, tinh thần tốt.

Minh Hải

Published in Việt Nam

Đi tù trước khi dấn thân vào con đường hoạt động dân chủ

Ngày 29/4/2018, chúng tôi tổ chức đi Thái Bình để gặp và trao quà cho hai gia đình tù nhân lương tâm là Trần Anh Kim và Nguyễn Văn Túc. Cả hai đều ở Thái Bình là những tù nhân nổi tiếng, đã từng đi tù và lần này đều bị kết án nặng nề là 13 năm tù giam.

tak1

Trần Anh Kim (phải), Lê Thanh Tùng trong phiên tòa ngày 16/12/2016. Ảnh Vietnamnet

Gặp chúng tôi, chị Nguyễn Thị Thơm, vợ anh Kim nói buồn : "Nếu anh Kim còn sống cho đến khi ra tù thì đầu em đã bạc". Tôi nghe mà nghẹn lòng chưa biết an ủi chị ra sao thì chị nói tiếp : "Anh ấy vừa cao tuổi, vừa bệnh tật, không biết có sống được đến ngày ra tù không".

Tù nhân lương tâm đi tù lần thứ 2 bây giờ không hiếm. Nhưng Trần Anh Kim đi tù lần này là lần thứ 3. Lần tù thứ nhất trong đời, chấm dứt con đường binh nghiệp là lần anh bị bắt và bị truy tố với tội danh "Cố ý làm trái nguyên tắc quản lý kinh tế" rồi bị kết án 24 tháng tù giam. Trước khi đi tù, anh mang quân hàm trung tá, Phó chỉ huy chính trị, Ban quân sự thị xã Thái Bình.

Sau khi ra tù vào năm 1995, Quân khu III ra quyết định cho Trần Anh Kim nghỉ hưu, giải quyết trợ cấp thương tật nhưng anh không nhận vì cho rằng việc xử lý đối với anh là oan sai. Vì vậy, rời quân đội anh không hưởng một chế độ gì. Đơn thư kháng cáo của anh đã gửi lên tới Viện kiểm sát tối cao, Tòa án tối cao nhưng đều bị bác bỏ. Anh tiếp tục gửi đơn đến các lãnh đạo cấp cao nhưng bặt vô âm tín. Anh còn gửi thư đến các tổ chức quốc tế nhờ can thiệp. Việc này mãi khi đến thăm anh khi anh mới ra tù lần thứ 2, tôi mới nghe anh kể.

Có lẽ vì nỗi oan ức của anh không được giải quyết và hiểu nguyên nhân vì đâu nên Trần Anh Kim mới dấn thân vào con đường dân chủ. Trên con đường này, anh xếp việc riêng của mình lại. Vì thế, ít người biết đến lần đi tù đầu tiên của anh. Đã có nhiều người bước vào con đường dân chủ bắt đầu từ nỗi oan ức riêng. Họ hiểu, nếu đất nước không có dân chủ thì những oan khiên vẫn tiếp tục diễn ra, công lý chỉ dừng ở khái niệm. Đấy mới là cái gốc của vấn đề.

Cũng từ đó, những năm tháng tù đày liên tiếp của Trần Anh Kim bắt đầu.

Thêm hai lần đi tù vì bất đồng chính kiến

Trên con đường đấu tranh dân chủ, Trần Anh Kim bị bắt vào ngày 7/7/2009. Anh bị cáo buộc tội danh "hoạt động lật đổ chính quyền". Theo cáo trạng, Trần Anh Kim đã xin vào Đảng dân chủ Việt Nam, giữ chức danh phó tổng thư ký, tham gia khối 8406, trả lời đài nước ngoài... Tại phiên tòa ngày 28 tháng 12 năm 2009, tòa án Thái Bình đã kết án anh 5 năm 6 tháng tù giam và 3 năm quản chế. Trước tòa, Trần Anh Kim tuyên bố không nhận mình có tội và không xin khoan hồng.

Ngày 7/1/2015, anh mãn hạn tù. Trả lời BBC, anh nói sẽ "không thay đổi con đường đã chọn".

Trần Anh Kim bị bắt lần thứ 3 vào ngày 21/9/2015 khi anh ra tù mới được hơn 8 tháng. Anh bị cáo buộc lập ra tổ chức "Lực lượng quốc dân dựng cờ dân chủ" và lại bị truy tố theo điều 79. Tuy nhiên, Trần Anh Kim khẳng định hành vi này hoàn toàn không vi phạm pháp luật. Lần này, anh bị kết án nặng tới mức không ai tin nổi : 13 tù giam và 4 năm quản chế. Cùng vụ án với anh có Lê Thanh Tùng, bị kết án 12 năm tù và 4 năm quản chế.

Quản chế gắt gao

Không biết có phải Trần Anh Kim quá nguy hiểm đối với nhà cầm quyền hay vì tính chất độc ác của công an Thái Bình mà cả hai tù nhân lương tâm Trần Anh Kim và Nguyễn Văn Túc đều bị canh gác rất chặt trong thời gian giữa hai lần đi tù. Công an lập cả một chốt canh trước nhà các anh để theo dõi nhất cử nhất động hàng ngày. Tất cả những ai đến thăm các anh đều bị đưa về đồn công an thẩm vấn và bị đánh đập hoặc đe dọa. Tôi đã từng là nạn nhân của sự khủng bố này khi đoàn 12 người chúng tôi về thăm Trần Anh Kim bị bắt và bị đánh đập tàn bạo.

tak2

Gặp gỡ gia đình Trần Anh Kim và Nguyễn Văn Túc tại Thái Bình ngày 29/4/2018

Không chỉ thế, bây giờ hai anh đã đi tù rồi, nhà cầm quyền vẫn tiếp tục canh... hai bà vợ. Đợt đi thăm hai gia đình vừa qua, cả chị Nguyễn Thị Thơm (vợ anh Kim) và chị Bùi Thị Rề (vợ anh Nguyễn Văn Túc) đều nói với chúng tôi : "Lẽ ra, các anh chị đã về tới đây, chúng em phải mời về nhà chơi, ăn bữa cơm gia đình nhưng lại sợ họ gây chuyện với các anh chị nên các anh chị thông cảm". Cuộc gặp gỡ của chúng tôi với hai gia đình đành phải tổ chức ở một quán cà phê, gần nơi chị Thơm ở.

Người cựu chiến binh già có qua nổi bản án 13 năm ?

Về Hà Nội, tôi cứ ám ảnh mãi về câu nói của chị Nguyễn Thị Thơm : "Nếu anh Kim còn sống cho đến khi ra tù thì đầu em đã bạc", "không biết anh ấy có sống được đến ngày ra tù không". Chị Thơm khá trẻ so với anh Kim, anh sinh năm 1949 còn chị sinh năm 1966. Nếu tính đến ngày anh Kim mãn hạn tù thì chị cũng 63 tuổi, còn anh Kim sẽ là 80.

Không chỉ là tuổi già, Trần Anh Kim đi tù lần này trong khi cơ thể đầy bệnh tật. Anh bị viêm tiền liệt tuyến sưng to, ngoài khả năng điều trị của bệnh xá trại giam (Khi thành án, anh bị đưa về trại giam số 5 ở huyện Yên Định, Thanh Hóa). Vừa rồi, trại giam đưa anh lên tuyến bệnh viện tỉnh để mổ, vì vậy chị Thơm được ở bên anh 20 ngày để chăm sóc, tất nhiên trong vòng kiểm soát của công an. Ngoài bệnh tiền liệt tuyến, anh còn bị chứng đau đầu hành hạ do tổn thương sọ não. Đây là hậu quả của những năm tháng anh Kim tham gia chiến đấu chống Trung Quốc ở biên giới phía Bắc. Hiện giờ, hai hàm răng của anh bị rụng gần hết, chỉ còn vài chiếc răng cửa. Anh đang yêu cầu trại giam cho ra ngoài để lắp hàm răng giả.

Vì vậy, nỗi lo lắng của chị Thơm là có cơ sở. Người thường, sống được trên 80 đã là thọ. Vậy mà Trần Anh Kim, khi ra tù thì cũng đã ở tuổi 80 trong khi cơ thể ốm yếu bệnh tật và sống trong môi trường khắc nghiệt của nhà tù.

Đã có một số tù nhân lương tâm được sự vận động của các tổ chức quốc tế, của chính phủ Mỹ và các nước Phương Tây, thỏa thuận với chính phủ Việt Nam nên được đi tị nạn chính trị. Đi hay ở, đều có cái giá phải trả, điều đó tùy mỗi tù nhân lương tâm cân nhắc. Tôi không phản đối hay cổ động việc này nhưng cảm thông, thấu hiểu thì có. Mỗi khi có một tù nhân lương tâm đi tị nạn chính trị, tôi vừa thấy vui vì các anh chị thoát khỏi ngục tù nhưng lại vừa thấy xa xót. Nhưng với anh Trần Anh Kim thì khác. Tôi rất muốn các tổ chức quốc tế, các quốc gia có uy tín vận động cho anh được đi tị nạn chính trị ở một quốc gia nào đó. Thêm vào đó là sự ủng hộ, khuyến khích của bạn bè, anh em dân chủ từ bên ngoài, tôi tin rằng anh sẽ chấp nhận.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 04/05/2018 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn