Một video đang được lưu truyền trên mạng gần đây cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc xịt vòi rồng xua đuổi tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Ngoài ra, các hành động bồi lấp của Trung Quốc tại Trường Sa trước đó được giới quan sát đánh giá là động thái chưa từng có nằm trong mưu đồ lâu dài của Bắc Kinh hòng củng cố các yêu sách đối với lãnh thổ tranh chấp. Philippines đã có phản ứng tức thì.
AFP
Trước nay, mỗi lần tàu Trung Quốc rượt đuổi ngư dân Việt Nam hay có hành động mở rộng các đảo, Việt Nam đều lên tiếng nhưng tại sao lần này, Bộ Ngoại giao của Việt Nam lại im lặng ?
Mới đây, trang mạng Bloomberg cho hay, Trung Quốc đã tiến hành hoạt động xây dựng trên một số thực thể không có người ở Biển Đông. Bốn thực thể Trung Quốc vừa cho bồi đắp một cách lén lút, bao gồm các đảo đá Ba Đầu (Whitsun Reef), Tri Lễ (Sandy Cay), An Nhơn (Lankiam Cay) và Én Đất (Eldad Reef). Với các thông tin về hành động "cơi nới diện tích" tại Trường Sa, giới quan sát cho rằng đây là động thái chưa từng có nằm trong mưu đồ lâu dài của Bắc Kinh hòng củng cố các yêu sách đối với lãnh thổ tranh chấp tại khu vực giao thương toàn cầu trọng yếu này. Các nhà phân tích phương Tây cảnh báo rằng, hoạt động bồi đắp liên tục của Bắc Kinh cho thấy âm mưu thúc đẩy việc xác lập một nguyên trạng mới, cho dù đến nay chưa biết, liệu Trung Quốc có tìm cách quân sự hóa chúng hay không (1).
Tại sao Việt Nam im lặng ?
Bộ Ngoại giao Philippines lập tức đã ra tuyên bố : "Chúng tôi (tức là Philippines) hết sức lo ngại vì những hoạt động như vậy trái với cam kết tự kiềm chế theo Tuyên bố Ứng xử về Biển Đông và Phán quyết Trọng tài năm 2016". Việt Nam đáng ra cũng cần phải công bố rộng rãi về hành động phi pháp này của Trung Quốc, để cho công chúng trong nước và trên thế giới hiểu rõ lập trường nhất quán của mình. Trước nay, mỗi lần Trung Quốc có hoạt động mở rộng trên các đảo Trường Sa, Việt Nam đều lên tiếng phản đối, nhưng lần này, Hà Nội "án binh bất động" (2).
Nếu chỉ theo dõi thông tin qua hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam thì tình hình gần đây trên Biển Đông dường như vẫn yên tĩnh. Phải chăng vì hệ thống công quyền tại Việt Nam muốn tạo ra cảm giác bề ngoài ấy để giải quyết vấn đề đấu đá trên thượng tầng tại Ba Đình trong những tuần cuối năm Tết cận kề. Ngày 14/1, trao đổi thư chúc Tết với Tổng bí thư Tập, ông Trọng đã bày tỏ, đại loại là năm nay, ông mong muốn các ban, bộ, ngành, tổ chức đoàn thể và địa phương hai nước quán triệt, thực hiện tốt các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua. Còn khi giới thiệu thư chúc Tết của ông Tập gửi Tổng bí thư Trọng, truyền thông Trung Quốc còn cho biết thêm chi tiết, ông Tập đã nhắn ông Trọng là Trung Quốc và Việt Nam "có cùng chung tương lai" (3).
Điều mỉa mai là vào ngày 14/1 nói trên, khi hai Tổng bí thư đang "hảo hảo" chúc Tết nhau thì trên Twitter vào ngày 15/1 xuất hiện một video chiếu cảnh tàu hải cảnh Trung Quốc rượt đuổi và phun vòi rồng vào tàu của ngư dân Việt Nam đuổi tàu cá Việt Nam ra khỏi vùng biển đánh bắt truyền thống của mình. Video clip này được một người có tên Renkai Mineyuki đưa lên Twitter và được tạp chí Eurasia Times thuật lại là hình ảnh do một ngư dân ghi được ở gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Hiện vẫn chưa rõ video này được quay vào lúc nào. Tàu Hải cảnh được xác định có số hiệu là 056.
Trung Quốc xưa nay luôn thế. "Binh bất yếm trá" (Tôn Tử). Nước Đức ngày ấy cũng từng cử Ribbentrop ký hiệp ước với Liên Xô, hứa bất tương xâm, nhưng rốt cục bất thần đâm sau lưng khiến Nga choáng váng. 1988 được coi là năm đỉnh điểm khó khăn của Việt Nam khi bị chìm trong khủng hoảng kinh tế, Trung Quốc liền thừa cơ động thủ cưỡng chiếm Gạc Ma ở Trường Sa (14/3/1988). Logic của Trung Quốc là khi họ mua chuộc được người đứng đầu hoặc khi đất nước rơi vào hỗn loạn là họ ra tay ngay !
Nhưng giới quan sát còn đưa ra một cách giải thích căn cơ hơn về việc tại sao Việt Nam lần này không phản ứng trước các hoạt động bồi đắp của Trung Quốc tại Trường Sa. Cách giải thích này này dựa vào Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 1/11/2022. Theo đó, các bất đồng về biển đảo giữa Bắc Kinh và Hà Nội nay được xếp xuống vị trí thứ chín trên 13 nội dung được đúc kết trong văn kiện ngoại giao năm ngoái. Nội dung thứ chín này tái khẳng định nguyên tắc xưa nay : "Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển… Nhất trí xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển, đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh lâu dài ở khu vực". Nhưng trên cơ sở nào ? Trên cơ sở "tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng, hai nước…" Nếu xếp vào khung khổ giải quyết nội bộ giữa Lãnh đạo hai nước thì đố ai biết được, "nhận thức chung" đó là gì và đến đời nào Việt Nam mới có thể "học tập" Philippines đưa vấn đề Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa ra trước Tòa án Quốc tế (4) ?
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận Huân chương Hữu nghị từ Tổng bí thư Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 31/10/2022. Hình : Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao
Việt Nam sẽ tập trận chung với ASEAN ?
Một vấn đề khác lạ tuy không mới, dư luận đang rất quan tâm, đó là liệu rồi đây, Việt Nam có tham gia tập trận hải quân chung với các nước ASEAN (AMNEX) lần thứ hai, do Philippines làm chủ nhà, vào quý hai năm 2023 này ? Hãng thông tấn Philippines hôm 18/1/2023 dẫn lời người phát ngôn Hải quân Philippines Benjo Negranza cho biết, kế hoạch huấn luyện cơ bản cho cuộc tập trận nhắm đến việc thúc đẩy tương tác và hoạt động thông suốt giữa các lực lượng hải quân các nước ASEAN đã được đưa ra tại một hội nghị với sự tham gia của các đại diện hải quân các nước thành viên ASEAN bao gồm : Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Tập trận chung AMNEX giữa các nước ASEAN được Hải quân Hoàng gia Thái Lan khởi xướng. Cuộc tập trận chung đầu tiên diễn ra vào năm 2017 tại Thái Lan. Việt Nam vào lúc đó đã điều tàu chiến 012 – Lý Thái Tổ tham dự. Người phát ngôn Hải quân Philippines cho biết cuộc tập trận chung lần này thể hiện "quyết tâm của Philippines nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ và làm sâu sắc hơn sự hiểu biết, thúc đẩy hợp tác hướng tới khu vực ASEAN ổn định và hòa bình". Bộ Quốc phòng Việt Nam hiện chưa lên tiếng về thông tin này. Truyền thông trong nước cho đến nay cũng "án binh bất động" nốt (5) !
Philippines "hâm nóng" quan hệ với Mỹ
Trong khi đó ngày 21/1/2023, sau bảy năm gián đoạn, theo trang tin NHK của Nhật Bản, chính phủ Hoa Kỳ và Philippines đã tuyên bố sẵn sàng nối lại các cuộc đối thoại Ngoại giao và Quốc phòng (2+2). Trong cuộc họp kéo dài 2 ngày tại Manila, các quan chức cấp cao của hai nước đã nhất trí nối lại các cuộc đối thoại này. Thông cáo chung công bố sau cuộc gặp cho biết, cuộc đối thoại 2+2 sẽ diễn ra trong thời gian từ nay đến cuối năm. Cuộc gặp lần cuối giữa Washington và Manila trong khuôn khổ này là vào năm 2016. Dưới thời của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Philippines đã trở nên căng thẳng, nhiều cuộc thảo luận giữa hai bên đã bị đình hoãn.
Một thủy thủ Hải quân cắm cờ Philippines trên Sandy Cay trong chuyến thăm vào ngày 26 tháng 6 năm 2022. Một báo cáo của Bloomberg cho biết Trung Quốc đang cải tạo đất tại bãi cát này gần đảo Pag-asa và tại ba thực thể biển khác ở Biển Đông / Marianne Bermudez
Thông cáo cũng cho biết, hai bên khẳng định nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để tăng số lượng các căn cứ quân đội Mỹ sẽ có thể sử dụng ở Philippines. Theo thỏa thuận song phương, hiện tại có năm căn cứ quân sự như vậy. Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái bình Dương, ông Daniel Kritenbrink tuyên bố với báo chí sau cuộc họp rằng, mối quan hệ đồng minh bền chặt giữa hai nước "góp phần vào sự ổn định vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương từ hơn 75 năm qua". Ông nói thêm rằng mối quan hệ như vậy "sẽ chỉ phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tới" (6).
Trong năm 2022 vừa qua, mặc dầu Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn về dịch bệnh [COVID-19] nhưng họ vẫn không ngưng nghỉ hành động trên khu vực Biển Đông, khẳng định sức mạnh cũng như tăng cường sự diện diện của họ. Trong khi cả thế giới đang tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine, bản thân Trung Quốc cũng tuyên bố nước này sẽ không lạm dụng và hành động giống như Nga đang làm ở Ukraine. Tuy nhiên, những hành động của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông vẫn luôn luôn ngược lại. Các nhà quan sát đã liệt kê những vụ việc mà trong đó Trung Quốc bị phê phán là đã xâm phạm vùng nhận diện phòng không hoặc vùng biển của nhiều nước ASEAN. Phải chăng đấy là bối cảnh mà Tổng thống Philippines tuyên bố tại Diễn đàn Davos : "Tôi ngày đêm canh cánh trong lòng vấn đề Biển Đông" (7).
Mẫu hạm Mỹ, Trung "vờn nhau" ở Biển Đông ?
Trong sự ấm lên của mối quan hệ chiến lược Mỹ – Phi, một số nước ASEAN rất quan tâm đến các hải trình của hai nhóm Hàng không mẫu hạm của Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông. Ngày 12/1/2023, sau khi đến Biển Đông, hàng không mẫu hạm Nimitz và các khu trục hạm (Decatur, Paul Hamilton…), cùng tuần dương hạm Bunker Hill thuộc nhóm hộ tống Nimitz đã bắt đầu triển khai đội hình tấn công trên biển. Đợt tập trận này bao gồm các hoạt động phối hợp đa mục tiêu giữa các lực lượng hoạt động trên không với các lực lượng hoạt động bên trên và bên dưới mặt biển... Chuyến hải hành đến Biển Đông lần này của hàng không mẫu hạm Nimitz đã được tiến hành với qui mô lớn hơn lần trước đây (năm 2021). Trong cuộc trò chuyện với Navy Times, Chuẩn Đô đốc Christopher Sweeney khẳng định : "Hải đội 11 có thể thực hiện tất cả các kiểu tấn công cả hủy diệt lẫn không hủy diệt, chỉ vô hiệu hóa khả năng của đối phương từ mọi hướng, cả trên không lẫn đại dương".
Cùng thời điểm nói trên, Hoàn Cầu Thời báo đưa tin, Trung Quốc đã điều hàng không mẫu hạm Sơn Đông tiến vào Biển Đông nhằm mục đích phối hợp giữa việc dùng các chiến đấu cơ loại J-15 của hải quân Trung Quốc để chặn đánh những chiến đấu cơ của đối phương với tác xạ từ chiến hạm vào kẻ thù. Kế hoạch tập trận tại Biển Đông của Trung Quốc được loan báo và triển khai sau khi hàng không mẫu hạm Nimitz đã nhổ neo, cùng với các chiến hạm hộ tống rời quân cảng ở San Diego – California hồi đầu tháng 12 năm ngoái để tiến về Biển Đông (8).
Thay lời kết
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, hơn một lần từng tuyên bố hùng hồn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chân lý và lẽ phải. Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr được AFP trích dẫn ngày 19/1 từ Davos rằng, ông không hành động vì Bắc Kinh, cũng không hành động vì Washington… nhưng căng thẳng trên Biển Đông khiến ông "thao thức suốt đêm". Xem thế để thấy, mỗi chính khách đểu bày tỏ lập trường của chính phủ mình đối với cạnh tranh Trung – Mỹ nói chung cũng như tranh chấp trên Biển Đông nói riêng. Trung lập nhưng Philippines thì "hâm nóng" quan hệ với Mỹ, còn Việt Nam thì "làm nguội bớt" mối quan hệ ấy. Tháng 7/2022, Việt Nam đã hủy chuyến cập cảng dự kiến của hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan và loại bỏ một loạt chuyến thăm của các quan chức cao cấp Hoa Kỳ. Sau đó, Việt Nam cũng không tham gia cuộc tập trận hải quân "Vành đai Thái Bình Dương" của Mỹ. Nhưng đỉnh điểm của tiến trình "giãn cách" là chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng bí thư Trọng cuối năm ngoái. Quan sát trên thực địa như thế, dễ dàng nhận biết, chính phủ nào thực sự độc lập và thực sự đại diện cho quyền lợi thiết thân của quốc gia – dân tộc mình ?
Kim Phúc
Nguồn : RFA, 26/01/2023
Tham khảo :
3. https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3206840/china-and-vietnam-have-shared-future-president-xi-jinping-says-lunar-new-year-note-fellow-communist
4. https://baochinhphu.vn/toan-van-tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc-102221101184708373.htm
5. https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/ph-to-host-2nd-asean-multilateral-naval-exercise-01242023091228.html
6. https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/en/news/20230121_07/
7. https://thanhnien.vn/tong-thong-philippines-thao-thuc-suot-dem-vi-chuyen-bien-dong-post1543512.html
8. https://www.navytimes.com/news/your-navy/2023/01/17/uss-nimitz-operates-in-south-china-sea-for-first-time-this-deployment/
Trung Quốc trong năm 2022 tiếp tục khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình đối với vùng Biển Đông rộng lớn bằng những hành động ngày càng mang tính cưỡng ép và hăm dọa, và điều này có thể gây bất lợi cho Bắc Kinh vì các nước láng giềng đang tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ để làm đối trọng, theo nhận định của giới quan sát.
Tình hình Biển Đông trong năm 2022
Biển Đông, nơi chứa trữ lượng hải sản và khoáng sản phong phú và là thủy lộ quan trọng cho thương mại toàn cầu, trong những năm gần đây đã chứng kiến căng thẳng bùng lên liên quan tới tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia và Philippines.
Trung Quốc từ chối công nhận chủ quyền của năm nước kia đối với một phần hoặc cả vùng biển và bác bỏ phán quyết của một tòa án trọng tài quốc tế vô hiệu hóa những tuyên bố chủ quyền lịch sử rộng lớn của nước này vào năm 2016 theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc.
Vào tháng 3, Trung Quốc khẳng định họ có quyền phát triển các đảo ở Biển Đông như ý muốn sau khi Mỹ cáo buộc Bắc Kinh đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất ba trong số những hòn đảo mà họ xây cất ở Biển Đông, trang bị các hệ thống phi đạn chống hạm và chống máy bay, thiết bị gây nhiễu và laser, cũng như máy bay chiến đấu.
Vào tháng 5, Trung Quốc cấm tàu thuyền và máy bay tiến vào vùng Biển Đông đang tranh chấp trong khi tiến hành các cuộc tập trận quân sự trùng với chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hàn Quốc và Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào việc chống lại điều mà Mỹ xem là mối đe dọa từ Bắc Kinh.
Các nước Mỹ, Úc và Canada cũng báo cáo những vụ việc mà trong đó tàu và máy bay của Trung Quốc bị nói là nghênh cản, đeo bám hoặc quấy nhiễu tàu và máy bay của các nước này thực hiện các nhiệm vụ trong hải phận hoặc không phận quốc tế theo quan điểm của họ.
Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và một nhà quan sát Biển Đông nhiều năm, nhận định tất cả những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông "không hề giảm bớt" so với các năm khác và điều này cho thấy dù bất cứ chuyện gì xảy ra thì "tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông không hề thay đổi".
"Năm 2020 là năm mà Trung Quốc bắt đầu gặp rất nhiều khó khăn về dịch bệnh [Covid-19] nhưng họ vẫn không ngơi các hành động của họ trên khu vực Biển Đông, khẳng định sức mạnh của họ cũng như tăng cường sự diện diện của họ", ông nói. "Cho đến năm 2022 cũng vậy khi mà cả thế giới đang tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine, và bản thân Trung Quốc cũng tuyên bố Trung Quốc sẽ không lợi dụng làm giống như Nga đã làm ở Ukraine. Tuy nhiên những hành động của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông vẫn luôn luôn thể hiện".
Nhà quan sát này liệt kê những vụ việc mà trong đó Trung Quốc bị nói là xâm phạm vùng nhận diện phòng không hoặc vùng trời của Malaysia hay cho tàu vào "quấy nhiễu" trong vùng biển Bắc Natuna của Indonesia và các nước khác, cũng như tăng cường bồi lấp những thực thể mà nước này kiểm soát.
"Dựa trên tất cả những hành động đó thì có thể thấy một điều rằng là dự báo trong năm 2023 chắc chắn những hành động của Trung Quốc không hề suy giảm bởi vì mục tiêu của họ là chiếm đoạt Biển Đông để họ trở thành cường quốc. Từ sức mạnh đó họ có thể cạnh tranh với sức mạnh của nước Mỹ".
Mỹ không có lập trường chính thức ủng hộ nước nào trong những tranh chấp ở Biển Đông, nhưng luôn nói họ có toàn quyền hoạt động ở nơi mà họ xem là vùng biển quốc tế. Điều này bao gồm điều tàu chiến của Hải quân Mỹ đi ngang qua các thực thể do Trung Quốc nắm giữ, bao gồm các đảo nhân tạo được trang bị đường băng và các cơ sở quân sự khác.
Vào tháng 1, một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ mang tên "Ranh giới trên Biển" khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông gần như hoàn toàn vô giá trị. Nó cũng nói rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hơn 100 thực thể ngập nước khi thủy triều lên là không phù hợp với luật pháp quốc tế ; rằng yêu sách bao phủ vùng biển rộng lớn không có sơ sở trong luật pháp quốc tế ; và rằng việc tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển dựa trên việc định danh từng nhóm đảo như một tổng thể là "không được luật pháp quốc tế cho phép".
"Các yêu sách hàng hải rộng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982", nghiên cứu của Mỹ nói.
Về phần mình, Trung Quốc khẳng định chủ quyền của họ đối với vùng biển đã được xác lập qua một thời kì lịch sử lâu dài và bác bỏ lập luận của phía Mỹ là "tùy tiện diễn giải sai công ước".
Gregory Poling, nhà nghiên cứu cao cấp và giám đốc Chương trình Minh bạch Hàng hải của Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nói những hành động mang tính "cưỡng ép" của Trung Quốc đang đưa tới một sự dịch chuyển chính sách ở Philippines về Biển Đông, điều mà ông nói là diễn biến quan trọng nhất ở khu vực này trong năm 2022.
"Dưới chính quyền mới của Marcos Jr., Philippines đang nhanh chóng hiện đại hóa quan hệ đồng minh với Mỹ và kháng cự một cách công khai hơn những hành động cưỡng ép của Trung Quốc ở Biển Đông", ông nói.
"Bắc Kinh đã tăng tốc điều đó bằng cách ngăn chặn các nhiệm vụ tiếp tế của Philippines tới các tiền đồn của họ, bao vây các rạn san hô trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines bằng các tàu dân quân, và gần đây nhất là nghênh cản một cách nguy hiểm một tàu Tuần duyên của Philippines đang kéo các mảnh vỡ tên lửa của Trung Quốc rơi xuống gần một trong những hòn đảo do Philippines chiếm giữ".
Ông nói thêm :
"Bất chấp những lời lẽ về chuyện giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, Trung Quốc dường như không thể thay đổi hướng đi ở Biển Đông—họ tiếp tục dựa vào sự cưỡng ép và bắt nạt để thúc đẩy các yêu sách của mình theo cách liên tục thúc đẩy các bên đoi chủ quyền ở Đông Nam Á tìm kiếm các mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, với nhau và với các bên ngoài khu vực khác. Điều đó hoàn toàn ngược lại với những gì Trung Quốc mong muốn".
Chuyên gia Hoàng Việt lưu ý rằng Việt Nam, một trong những nước có tranh chấp chủ quyền đôi khi căng thẳng với Trung Quốc, trong những năm gần đây đang thúc đẩy quan hệ với nhiều quốc gia khác ngoài khu vực tranh chấp bao gồm Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ. Tất cả các nước này từng lên tiếng ủng hộ một vùng Biển Đông tự do và rộng mở cũng như bày tỏ lo ngại về những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trong khu vực.
"Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á đều muốn thực sự vấn đề Biển Đông không chỉ còn là vấn đề riêng của các nước Đông Nam Á và Trung Quốc nữa mà nó là vấn đề của thế giới, bởi vì Biển Đông đóng một vai trò quan trọng trên toàn thế giới", ông nói.
Nguồn : VOA, 31/12/2022
Mỹ trừng phạt những người và pháp nhân đánh cá trái phép liên quan đến Trung Quốc
Mỹ vào ngày thứ Sáu 9/12 áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người và các pháp nhân, bao gồm cả hãng Pingtan Marine Enterprises được niêm yết trên sàn Nasdaq, vì Washington cáo buộc họ vi phạm nhân quyền liên quan đến hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của tàu thuyền xuất phát từ Trung Quốc và hoạt động ở vùng biển xa.
Một đội tàu cá của Trung Quốc ở biển Tây Philippines, tháng 3/2021.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Li Zhenyu và Xinrong Zhuo, cả hai đều mang quốc tịch Trung Quốc và 10 pháp nhân mà họ kiểm soát, bao gồm Công ty Đánh cá Đại dương Đại Liên và Công ty Hàng hải Pingtan (PME), Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Hoa Kỳ (OFAC) cho biết trong một tuyên bố.
Bộ cũng nhắm mục tiêu vào 157 tàu đánh cá treo cờ Trung Quốc có liên quan đến các pháp nhân đó, vẫn theo tuyên bố.
"Bộ Tài chính lên án các hoạt động của những người và pháp nhân bị trừng phạt ngày hôm nay, các hoạt động đó thường bao gồm việc xâm hại nhân quyền, làm suy yếu các tiêu chuẩn cơ bản về lao động và môi trường, đồng thời gây tổn hại đến triển vọng kinh tế của người dân địa phương ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách Khủng bố và Tình báo Tài chính, Brian Nelson, cho biết trong tuyên bố.
Việc đưa PME vào danh sách trừng phạt đánh dấu lần đầu tiên Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với một pháp nhân được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ.
Bộ Tài chính cũng đã cấp giấy phép chung cho phép một số người Mỹ được giải quyết một số giao dịch nhất định liên quan đến việc kết thúc các hợp đồng tài chính và các thỏa thuận khác liên quan đến PME, cũng như giải quyết việc thoái vốn hoặc chuyển nhượng nợ hoặc vốn chủ sở hữu của PME cho đến ngày 9/3.
(Reuters)
Trung Quốc bị cho lợi dụng căn cứ Hải quân Ream ở Campuchia để tăng cường năng lực khống chế khu vực phía Nam Biển Đông, gia tăng mối đe đoạ đối với Việt Nam.
Căn cứ hải quân Ream ở Campuchia - AFP
Trong bối cảnh đó, bảy tổ chức xã hội dân sự (xã hội dân sự) độc lập, với hơn chục người là các nhân sĩ trí thức, hôm 19/9, gởi đến lãnh đạo cấp cao của Nhà nước Việt Nam một bức Thư khuyến nghị "Việt Nam nên hợp tác với Mỹ và các nước Phương Tây ở Cam Ranh".
Lo ngại Trung Quốc tấn công Việt Nam
Bảy tổ chức đứng tên ký thư bao gồm : Lập Quyền Dân, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Ban Vận Động Văn Đoàn Độc Lập, Bauxite Viet Nam, Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Câu lạc bộ Hoàng Quý. Thư được đề gửi cho ba trong bốn lãnh đạo cao nhất của Việt Nam là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Giáo sư, tiến sĩ Hoàng Dũng, người đại diện cho Ban Vận Động Văn Đoàn Độc Lập, nêu lý do không gởi thư này đến ông Nguyễn Phú Trọng :
"Mặc dù Hiến pháp ghi là Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo, nhưng là một người dân, không phải là đảng viên, thì chúng tôi chỉ gửi cho những người thay mặt Nhà nước và Chính quyền, còn ý kiến của Đảng thì các ông ấy nói chuyện với nhau".
Bức thư này ra đời trong bối cảnh Trung Quốc tài trợ cho căn cứ quân sự tại căn cứ hải quân Ream, nằm ở mũi phía nam Campuchia, gần với vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Bài bình luận của tác giả Sơn Hồng Đức, được đăng trên RFA hôm 10/6/2022, nêu rõ vào ngày 8/6 Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cùng Đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh Vương Văn Thiên đã làm lễ khởi công dự án cải tạo Căn cứ Hải quân Ream thuộc tỉnh Sihanoukville, nhìn ra Vịnh Thái Lan. Báo chí Mỹ tiết lộ Campuchia sẽ cho Hải quân Trung Quốc sử dụng căn cứ này, mặc dù cả Bắc Kinh lẫn Phnom Penh đều lên tiếng phủ nhận.
Theo nội dung Thư kiến nghị, việc Trung Quốc được sử dụng căn cứ Ream, kết hợp với các căn cứ quân sự có sẵn của họ từ Hải Nam, Hoàng Sa, Trường Sa tạo thành sức mạnh tổng hợp hải quân và không quân rõ ràng có thể giúp họ khóa chặt Việt Nam trong đất liền, khiến Việt Nam không thể vươn ra biển được, nếu họ muốn.
Ngoài ra, Thư kiến nghị cũng nêu lên mối lo ngại về quan hệ giữa Việt Nam, Lào và Campuchia. Hai nước này đã một thời gắn bó sâu sắc với Việt Nam, giờ đây cũng đã nghiêng về phía Trung Quốc. Campuchia nhiều lần tỏ ra đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Bên cạnh đó, Khối ASEAN là một tổ chức không thống nhất, vừa nhỏ vừa yếu, nếu có xung đột Việt Nam – Trung Quốc thì các nước này sẽ im lặng hoặc phản ứng bằng mồm cho có lệ, vì thế Việt Nam cũng không hi vọng gì ở các nước trong khối.
Trước tình hình đó, tiến sĩ Hoàng Dũng nói việc thay đổi chính sách đối ngoại của Việt Nam là cấp thiết trong thời điểm này :
"Cái tình hình đó đủ cho thấy rằng việc thay đổi chính sách đối ngoại hiện nay là cấp bách đối với Việt Nam.
Hiện nay, ai cũng thấy, còn Nhà nước thì không phải là họ không thấy mà là họ ngại ngần, họ không nói ra rằng hiện nay Việt Nam vẫn có nguy cơ bị xâm lược, và cái quốc gia duy nhất có khả năng xâm lược Việt Nam là Trung cộng chứ không có nước nào khác.
Cứ nhìn Ucraina, nếu như không có thế giới đứng sau lưng thì bây giờ người Nga đã có mặt ngay tại thủ đô của Ucraina rồi !"
Tàu chiến của Hải quân Nhật Bản đậu ở cảng Cam Ranh hôm 12/4/2016. AFP
Khuyến nghị
Giáo sư Nguyễn Đình Cống, thuộc Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh, nói với RFA rằng ông mong những điều được nêu ra trong bức Thư khuyến nghị này, nếu không được lãnh đạo cấp cao nhất tiếp thu, thì ít ra nó cũng tạo được một luồng dư luận trong đảng cộng sản và trong dân chúng để mọi người cùng bàn bạc, thảo luận những vấn đề quan trọng của quốc gia :
"Chúng tôi khuyến nghị nhà nước nên giao lưu với các nước như Nhật, Mỹ, cho họ vào đi lại, giao thương. Khi Mỹ và Nhật vào Cam Ranh thì cũng tạo nên một cái thế để đối trọng lại với hoạt động của Trung Quốc.
Chỉ mong rằng nó tác động vào một số người trong Đảng để tạo thành một dư luận trong Đảng, chứ còn để mà tác động được đến những người lãnh đạo cấp cao khác như là ông Phạm Minh Chính hay Nguyễn Xuân Phúc thì chúng tôi hy vọng rất ít.
Nhưng mà hy vọng rằng để cho toàn dân, những người hiểu biết thấy rằng cũng có những người đề xuất như vậy, để cho người ta thảo luận và tạo được dư luận trong người dân".
Từ nhận định Trung Quốc và Việt Nam có thể sẽ xảy ra xung đột trên Biển Đông, các tổ chức xã hội dân sự độc lập đã nêu ba điều mà Việt Nam cần phải thực hiện ngay.
Thứ nhất là Việt Nam nên mạnh dạn mở cửa cảng Cam Ranh cho tất cả các nước, tạo điều kiện cho Nhật, Mỹ và các nước phương Tây cùng phát triển đầu tư các cơ sở hạ tầng cho các mục đích hòa bình. Việc này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ, chận đứng mưu đồ thôn tính bằng quân sự của Trung Quốc đối với khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, song song với những mục tiêu khác về phát triển kinh tế.
Thứ hai là phát triển các tỉnh gồm Phan Rang, Khánh Hòa, Phú Yên thành những trung tâm kinh tế chuyên sâu về du lịch nghỉ dưỡng ; Nhanh chóng thực hiện Dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, vì vịnh này có thể làm đầu mối giao thông hàng hải, đường sắt, đường bộ, hàng không để hình thành cảng trung chuyển quốc tế cho Đông Nam Á.
Thứ ba là phát triển nhanh và mạnh mẽ quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ. Vấn đề này, lâu nay do phài dè chừng Trung Quốc, hoặc do thiếu sự bàn thảo thống nhất trong nội bộ mà Việt Nam cứ lần lữa mãi, thì nay cần phải quyết định.
Những người tham gia ký Thư Khuyến nghị cho rằng nói "không chọn phe", "không liên minh với một nước để chống nước thứ ba"… thật ra chỉ là một lối nói ngoại giao, còn đòi hỏi thực tế trước tình hình bức xúc của thế giới hiện nay để ưu tiên bảo vệ quyền lợi dân tộc lại là một việc hoàn toàn khác.
Nguồn : RFA, 20/09/2022
Một báo cáo mới của các nhà khoa học thuộc Trung Quốc và bốn nước ASEAN đưa ra cảnh báo về tình trạng sụt giảm đáng kể của nguồn cá ở Biển Đông, đặc biệt là đối với cá ngừ vằn, một loài cá di cư.
Ngư dân và cá đánh bắt được từ biển về ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi hôm 19/8/2022 - AFP
Đây là một báo cáo tổng hợp đầu tiên về vấn đề này có sự phối hợp chung của các nhà khoa học thuộc chính phủ các nước Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Philippines và Malaysia.
Theo báo cáo, "mặc dù mức độ đánh bắt cá ngừ vằn có thể vẫn ở mức ổn định trong nhiều phần của Biển Đông", nhưng nguy cơ đánh bắt quá lớn đối với các ngừ vằn đang trưởng thành rất lớn".
"Trên khắp Biển Đông, việc sử dụng các phương tiện đánh bắt để bắt cá ngừ vằn ngày một nhiều. Nếu không được quản lý, điều này có thể dẫn đến có quá nhiều cá đang lớn bị đánh bắt trước khi chúng có thể sinh sản, và điều này có thể dẫn đến việc suy giảm nhanh chóng về số lượng cá". - Báo cáo viết.
Các nhà khoa học từ năm nước đã họp tám lần trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến 2022 với sự tham gia của hơn 100 nhà khoa học và chuyên gia tham gia đóng góp vào báo cáo mới.
Các nghiên cứu trước kia đã từng chỉ ra rằng nguồn cá ở Biển Đông đã bị suy giảm từ 70 đến 95% kể từ những năm 1950 trở lại đây.
Báo cáo này là nỗ lực của Trung tâm Đối thoại Nhân đạo (HD) có trụ sở tại Thuỵ Sĩ nhằm tập hợp các nhà khoa học và các nhà làm chính sách từ năm nước một cách không chính thức để đánh giá và bảo vệ nguồn cá trong khu vực.
Báo cáo CFRA mới này là một phần trong nỗ lực của HD về ngoại giao riêng, trung gian nhiều lớp, và nỗ lực hoà bình.
Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Clarita Carlos nhận định tầm quan trọng của báo cáo mới và việc đạt được một thoả thuận về đánh cá chung có thể là một trong những cách phi truyền thống để giải quyết các tranh chấp ở khu vực Biển Đông.
Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam, và Philippines đều là những nước hiện đang có tranh chấp với nhau về chủ quyền ở Biển Đông.
Lệnh đánh bắt cá hàng năm kéo dài từ tháng năm đến tháng tám do Trung Quốc đơn phương áp dụng ở vùng biển này đã gặp phải những phản đối từ các nước bị ảnh hưởng trong khu vực.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken vào ngày 12/7, lặp lại kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế La Haye về đường đứt khúc chín đoạn phi pháp mà Bắc Kinh tự vạch ra ở Biển Đông.
- AP
AP loan tin dẫn thông cáo của Ngoại trưởng Hoa Kỳ được Đại sứ quán Mỹ tại Manila phát đi ngày 12/7. Nội dung thông cáo nêu rõ kêu gọi của ông Antony Blinken rằng "Chúng tôi lặp lại kêu gọi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) chấp hành nghĩa vụ theo luật quốc tế và ngưng hành vi khiêu khích".
Ngoại trưởng Mỹ còn tái khẳng định nếu xảy ra một cuộc tấn công vào các lực lượng vũ trang, tàu thuyền, máy bay công vụ của Philippines tại Biển Đông, mọi cam kết trong Hiệp định Quốc phòng Tương hỗ Hoa Kỳ- Philippines sẽ được thực hiện.
Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo vào ngày thứ ba 12/7 cũng lên tiếng nói rằng phán quyết của Tòa trọng tài Thường Trực La Haye là một trụ cột trong chính sách và hành động của chính quyền mới Manila đối với Biển Đông. Philippines bác bỏ mọi nỗ lực phá bỏ phán quyết không tranh cãi đó của Tòa.
Ngày 12/7 là dịp đúng sáu năm Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế tại La Haye ra phán quyết bác bỏ đường đứt khúc 9 đoạn của Bắc Kinh theo đơn kiện của Manila vào năm 2013.
Phía Trung Quốc bác bỏ phán quyết của Tòa và không chịu tuân thủ.
Trung Quốc, Đài Loan và bốn nước trong khu vực gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông. Đây là một tuyến đường hàng hải quan trọng trên thế giới và cũng là nơi chứa trữ lượng tài nguyên thiên nhiên dầu khí cũng như hải sản dồi dào.
Trung Quốc tự vạch ra đường đứt khúc chín đoạn để tuyên bố chủ quyền đền 80% vùng biển này ; nhưng bị Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế phán quyết đường đó không có giá trị cả về pháp lý và lịch sử.
Mới đây, báo chí Trung Quốc cho biết, ngày 13/6, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký "Đề cương hành động quân sự phi chiến tranh của quân đội" (gọi tắt là "Đề cương") (1) . Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố Trung Quốc có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với Eo biển Đài Loan, đồng thời phủ nhận eo biển Đài Loan là vùng biển quốc tế (2 ). Hàm ý và ảnh hưởng của hai động thái chính trị này đối với tình hình Eo biển Đài Loan là điều đáng được Đài Loan và các nước khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương quan tâm, với các lý do sau:
Reuters
Thứ nhất, đối tượng áp dụng của hành động quân sự phi chiến tranh chắc chắn bao gồm Đài Loan trong đó, nhưng không chỉ nhằm vào Đài Loan mà thôi.
Một số nhà bình luận chính trị nhận định Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) có thể phong tỏa eo biển Đài Loan bằng cách bất ngờ phát động cái gọi là hoạt động quân sự phi chiến tranh nhằm làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng cho Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hiện vẫn chưa rõ lý do chính xác vì sao Tập Cận Bình lại ký văn kiện như vậy vào thời điểm này (hiện chưa công bố toàn văn). Tuy nhiên, câu hỏi này hoàn toàn không mới, vì vậy hầu như không có yếu tố bất ngờ ở đây. Một số chuyên gia quân sự Trung Quốc đã nêu rõ trong nhiều thập kỷ qua rằng Đề cương nên được sử dụng để ngăn chặn các động thái đòi độc lập của Đài Loan.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc rõ ràng đã thất bại trong nỗ lực giữ cho vấn đề Đài Loan ở mức độ kiềm chế. Những nỗ lực đó đã được thể hiện tại cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến kéo dài ba giờ giữa Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 16/11/2021. Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẵn sàng thực hiện "các biện pháp quyết định" nếu Đài Loan có bất kỳ động thái nào hướng tới nền độc lập vượt qua ranh giới đỏ của Bắc Kinh.
Về phần mình, Biden cho biết Mỹ phản đối mạnh mẽ "những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng hoặc phá hoại hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan". Ông nhấn mạnh Mỹ "vẫn cam kết với chính sách ‘một Trung Quốc’", được hướng dẫn bởi Đạo luật Quan hệ Đài Loan, ba thông cáo chung và sáu đảm bảo, và rằng Mỹ kiên quyết phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng hoặc phá hoại hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan".
Ngoài ra, các chuyên gia cho biết ý tưởng giống như nội dung của Đề cương không phải là mới ở Trung Quốc. Cụ thể là một chuyên gia nghiên cứu Điền Việt Anh (Tian Yueying) của PLA đã viết trong một bài báo năm 2002 rằng Tổng thống Đài Loan lúc bấy giờ là Trần Thủy Biển thuộc Đảng Dân Tiến đã thúc đẩy Đài Loan độc lập bằng cách từ chối chấp nhận chính sách Một Trung Quốc được nêu trong Đồng thuận năm 1992 (3). Chuyên gia trên cho rằng nếu xu hướng đó tiếp tục, thì đó sẽ là một lựa chọn tốt cho Bắc Kinh nếu sử dụng các hoạt động quân sự phi chiến tranh chống lại Đài Loan. Tuy nhiên, ông không nói rõ PLA sẽ triển khai các hoạt động nào.
Những nhà hoạt động ở Đài Loan phản đối cuộc gặp giữa hai bờ eo biển Đài Loan ở Đài Bắc hôm 8/8/2012. Reuters
Trong một bài báo năm 2009, nhà nghiên cứu Hà Lỗi (He Lei) thuộc Học viện Khoa học Quân sự, cho biết ý tưởng như Đề cương thường được triển khai sau khi xảy ra thiên tai và tai nạn giao thông. Ông nói thêm, chúng cũng có thể bao gồm các hoạt động chống khủng bố, chẳng hạn như trấn áp bạo loạn ở thủ phủ Lhasa của Tây Tạng hồi tháng 3/2009 và ở Urumqi, thủ phủ Tân Cương, hồi tháng 7/2009. Theo chuyên gia trên, PLA thường phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương trong các hoạt động trong nước và hợp tác với quân đội các quốc gia khác trong các hoạt động ở nước ngoài. Nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Nga và Indonesia cũng đã đưa ra phác thảo kế hoạch của họ, do đó sẽ rất tốt nếu Trung Quốc đưa ra phác thảo của riêng mình để cung cấp cơ sở pháp lý cho các hoạt động quân sự ngoài chiến tranh trong nước hoặc ở nước ngoài (4).
Thứ hai, ý nghĩa của "Đề cương" được hiểu là Trung Quốc sẽ thể chế hóa hơn nữa các quy tắc của hành động quân sự phi chiến tranh, trong đó "Đảng, Nhà nước, hải quân, hải cảnh, dân quân" của Trung Quốc phối hợp triển khai "ứng phó và xử lý những sự kiện khẩn cấp" bên trong như cứu trợ thảm họa và duy trì ổn định, cũng như thực hiện các hành động quân sự và đối ngoại như bảo vệ chủ quyền, cứu trợ nhân đạo, hộ tống tàu thuyền, sơ tán kiều bào và chống khủng bố, giữ gìn hòa bình… Thời gian tới, các hành động phối hợp giữa hải quân, hải cảnh và dân quân của Trung Quốc sẽ lấy "Đề cương" làm căn cứ pháp lý, thiết lập tính hợp pháp và chính danh cho các hoạt động ở Eo biển Đài Loan, thậm chí là Biển Đông, Biển Hoa Đông, hoặc các vùng biển khác.
Có thể nói, "Đề cương" và "Thuyết Nội hải Eo biển Đài Loan" là một khâu của chiến lược tổng thể đối với Đài Loan trong tư duy mới của Tập Cận Bình, vừa sử dụng chiến tranh pháp lý, vừa ám chỉ nguy cơ xung đột "vùng xám" tại Eo biển Đài Loan ngày càng cao hơn và cụ thể hơn trong tương lai.
Có thể dự đoán rằng với phương châm hướng đến vùng biển khơi của hải quân PLA, Trung Quốc sẽ từng bước thông qua lực lượng hải cảnh và các đơn vị chấp pháp trên biển khác để bình thường hóa hoạt động chấp pháp, thực hiện yêu sách "nội hải hóa Eo biển Đài Loan".
Trung Quốc đã nỗ lực cho các hoạt động này từ trước đó rất lâu. Sau sự kiện bãi cạn Scarborough và quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) năm 2012, Trung Quốc đã thực hiện một số bước đi như sau: Một là sự hợp nhất các đơn vị thực thi pháp luật trên biển, thành lập lực lượng hải cảnh Trung Quốc năm 2013; Hai là chính thức điều chỉnh chiến lược hải quân "phòng ngự biển gần" thành "phòng ngự biển gần, bảo vệ biển xa" vào năm 2015, khiến phạm vi hoạt động của hải quân Trung Quốc mở rộng đến Tây Thái Bình Dương; Ba là đưa dân binh vào hệ thống động viên quốc phòng của Quân ủy Trung ương năm 2016; Bốn là xác định Quân ủy Trung ương trực tiếp lãnh đạo lực lượng vũ cảnh, đồng thời nhập hải cảnh vào vũ cảnh năm 2018; Năm là chiến lược hải quân được điều chỉnh thành "phòng ngự biển gần, phòng vệ biển xa" năm 2019, nhấn mạnh hoạt động bình thường của hải quân PLA ở các vùng biển xa; Sáu là "Luật hải cảnh" của Trung Quốc đã thể hiện rõ "chức năng thực thi pháp luật" của lực lượng hải cảnh ở "vùng biển thuộc quyền tài phán" hồi đầu năm 2021 - cái gọi là "vùng biển thuộc quyền tài phán" hiển nhiên bao gồm Eo biển Đài Loan dựa theo nhận thức chủ quyền của Trung Quốc.
Qua trình tự điều chỉnh hải quân, hải cảnh và dân quân của Trung Quốc nói trên, có thể thấy rằng trong 10 năm qua, sự phân công giữa hải quân và hải cảnh đã dần được thể chế, chiến lược biển của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương trong thời gian tới sẽ là: Hải quân thúc đẩy từ chuỗi đảo thứ nhất sang chuỗi đảo thứ hai, hải cảnh phụ trách thực thi pháp luật biển gần hoặc các hành động khác đảm chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc. Đối với Bắc Kinh, cách tiếp cận này sẽ tiết kiệm chi phí nhất, bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất, nó đưa ra định nghĩa cụ thể hơn đối với các hình thức xung đột trong khu vực tranh chấp chủ quyền, nắm bắt tốt hơn cường độ để kiểm soát rủi ro. Mặc dù hải cảnh Trung Quốc thuộc sự lãnh đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, và mặc dù quan điểm của quốc tế đối với thân phận hải cảnh thuộc "quân" hoặc "cảnh" không thống nhất, nhưng so với PLA, lực lượng hải cảnh ít có khả năng gia tăng cường độ xung đột khi thực hiện nhiệm vụ với danh nghĩa "chấp pháp bảo vệ quyền lợi".
Thứ hai, hải cảnh thuộc vũ cảnh thực thi pháp luật ở các vùng biển, tương đương với việc tuyên bố khu vực thực thi pháp luật thuộc phạm vi tài phán hành chính của Trung Quốc. Trước đây, cho dù ở Biển Đông hay Biển Hoa Đông, Trung Quốc đều tích cực thông qua hoạt động tuần tra của các đơn vị thực thi pháp luật trên biển, chủ trương các vùng biển này thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.
Trong thời gian tới, Bắc Kinh có thể lấy "Đề cương" làm căn cứ pháp lý, quy xung đột ở Eo biển Đài Loan thành tranh chấp trong nước để tăng cường hợp lý hóa và chính danh hóa hành động quân sự đối với Đài Loan. Tóm lại, có thể dự đoán rằng trong tương lai, hành động của Trung Quốc ở Eo biển Đài Loan và khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông sẽ có nhiều "xung đột vùng xám" hơn và ở các mức độ khác nhau, chẳng hạn như dân quân biển và tàu cá của Trung Quốc sẽ bao vây các đảo xa như Đá Ba Đầu hoặc phong tỏa cảng của Đài Loan, tàu hải cảnh thực thi pháp luật vượt qua đường trung tuyến của Eo biển Đài Loan, tàu hải cảnh áp sát tàu chiến của Đài Loan…
Các quốc gia trong tranh chấp Biển Đông, trong đó có Việt Nam cần nắm bắt việc này để hoạch định các chiến lược đối phó với Trung Quốc trong tương lai.
Dương Phương Vinh
Nguồn : RFA, 30/06/2022
Tham khảo :
1. http://english.scio.gov.cn/m/topnews/2022-06/14/content_78268818.htm?fbclid=IwAR00SpJOBZFmmQ0Z8BqVfkSeJ5KF4meQTRB7augnhbXEDimp_zbtc1PMw34
2. https://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/2511_665403/202206/t20220613_10702460.html
3. https://asiatimes.com/2022/06/chinas-non-war-ops-may-target-protests-or-taiwan/
4. https://asiatimes.com/2022/06/chinas-non-war-ops-may-target-protests-or-taiwan/
Trọng Thành, RFI, 26/05/2022
Hơn 16 tháng kể từ khi Joe Biden nhậm chức tổng thống, ngày 26/05/2022 ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có một bài phát biểu quan trọng làm rõ lập trường của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, đối thủ chính của Mỹ tại Châu Á, tại đại học Georges Washington.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc họp với đồng nhiệm Kazakhstan Mukhtar Tileuberdi tại Washington, Mỹ. Ảnh chụp ngày 20/05/2022. Kazakh Foreign Ministry
Trước đó, một nhà ngoại giao cao cấp Mỹ cho biết một số nét lớn trong bài diễn văn này. Đó là Hoa Kỳ không có chiến lược "ngăn chặn, bao vây bất cứ một cường quốc nào. Vấn đề là duy trì, và chấn hưng trật tự quốc tế, theo hướng bảo vệ các nguyên tắc nền tảng, vốn đã cho phép nền hòa bình và thịnh vượng trong nhiều thập niên. Và điều này trên thực tế đã cho phép sự trỗi dậy của Trung Quốc".
Theo một số giới chức cấp cao Hoa Kỳ, tương phản với chính sách đối đầu trực diện với Trung Quốc của người tiền nhiệm Donald Trump, chính quyền Joe Biden tránh nói đến một xung đột toàn cầu lan rộng, và cũng không yêu cầu các quốc gia khác tham gia vào nỗ lực chung nhằm cô lập Trung Quốc. Hãng tin Pháp AFP nhấn mạnh thông điệp chính của Mỹ gửi đến Trung Quốc là "kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng trật tự quốc tế".
AFP nhắc lại, kể từ khi lên nắm quyền, chính quyền Joe Biden đã coi Trung Quốc "là đối thủ cạnh tranh duy nhất, xét về dài hạn, trên quy mô toàn cầu", và nước Nga thời Putin là "đe dọa nghiêm trọng và trực tiếp" đối với trật tự quốc tế.
Ngoại trưởng Blinken đã dự kiến phát biểu vào đầu tháng 5/2022, trước chuyến công du Hàn Quốc và Nhật Bản của tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, mọi việc bị hoãn lại do ông nhiễm Covid-19.
Trọng Thành
********************
Trọng Thành, RFI, 26/05/2022
Tổng thống tân cử Philippines hôm 26/05/2022, đưa ra một phát biểu cứng rắn về Biển Đông. Ông Ferdinand Marcos Jr. khẳng định giá trị của phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực về Biển Đông, và không để Bắc Kinh chà đạp lên chủ quyền quốc gia tại vùng biển này.
Tổng thống tân cử Philippines Ferdinand Marcos Jr., ngày 07/05/2022 tại thành phố Paranaque, Philippines. AP - Aaron Favila
Theo AFP, trả lời truyền thông địa phương, tổng thống tân cử Ferdinand Marcos Jr. nhấn mạnh : "Chúng ta đã có được một phán quyết rất quan trọng có lợi cho chúng ta, và chúng ta sẽ sử dụng phán quyết này để tiếp tục khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Đây không phải là một yêu sách. Đây là quyền lãnh thổ của chúng ta".
Phát biểu của ông Ferdinand Marcos Jr. được coi là cứng rắn hơn trong vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia trước các đe dọa từ Trung Quốc. Ông Ferdinand Marcos Jr., sẽ nhậm chức ngày 30/06, khẳng định "sẽ nói chuyện với Trung Quốc một cách nhất quán với lập trường kiên quyết này". Tổng thống tân cử Philippines một lần nữa khẳng định "sẽ không cho phép một milimet nào của chủ quyền trên biển của chúng ta bị chà đạp".
Phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực của Liên Hiệp Quốc, có trụ sở tại La Haye, đưa ra vào tháng 7/2016, trong vụ Manila kiện Bắc Kinh về Biển Đông được coi là một thắng lợi về pháp lý quan trọng đối với Philippines. Phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông. Tuy nhiên, tổng thống tiền nhiệm Philippines Rodrigo Duterte khi lên cầm quyền đã có nhiều phát biểu hạ thấp giá trị của phán quyết này, với mục tiêu siết chặt quan hệ với Trung Quốc.
Phát biểu cứng rắn về chủ quyền ở Biển Đông, nhưng tổng thống tân cử Philippines cũng nhắc lại là điều quan trọng là phải tránh chiến tranh, và Philippines không có khả năng đối đầu Trung Quốc về quân sự. Ông Ferdinand Marcos Jr. nhấn mạnh Philippines sẽ tìm cách đạt được "thế cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai quốc gia hiện đang cạnh tranh để có quan hệ chặt chẽ nhất" với chính quyền Manila. "Chính sách đối ngoại độc lập, làm bạn với tất cả là giải pháp duy nhất", theo tổng thống tân cử.
Trọng Thành
Thanh Phương, RFI, 26/05/2022
Thủ tướng Lý Khắc Cường thừa nhận là do các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để phòng chống dịch Covid-19, nền kinh tế Trung Quốc đang gặp những khó khăn lớn hơn cả so với năm 2020, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát mạnh.
Một công nhân gần một khu giao thực phẩm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 26/05/2022. AP - Ng Han Guan
Trước đà bùng phát trở lại của dịch Covid-19, chủ yếu do biến thể Omicron, từ nhiều tháng qua, Trung Quốc đã áp dụng chiến lược Zero Covid, chủ yếu bằng các biện pháp phong tỏa, nhất là phong tỏa triệt để thành phố Thượng Hải từ đầu tháng 4 đến nay.
Chủ tịch Tập Cận Bình cho tới nay vẫn kiên quyết bảo vệ chiến lược này. Nhưng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đã gây tác hại nặng nề lên nền kinh tế, với nhiều cửa hàng đóng cửa, nhiều nhà máy phải hoạt động cầm chừng, và các dây chuyền sản xuất bị rối loạn rất nhiều.
Theo hãng tin AFP, trích dẫn Tân Hoa Xã hôm 25/05/2022, trong một cuộc họp trực tuyến với hàng ngàn quan chức địa phương, thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết từ tháng 3 và nhất là từ tháng 4, các chỉ số kinh tế về việc làm, sản xuất công nghiệp, mức tiêu thụ điện và khối lượng hàng hóa vận chuyển đều giảm mạnh.
Như vậy, Bắc Kinh sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đề ra cho năm 2022 là 5,5%, trong bối cảnh trên nguyên tắc, ông Tập Cận Bình sẽ được bầu lại làm lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu tới.
Trước mắt, chính quyền thành phố Bắc Kinh hôm qua đã cách chức lãnh đạo ngành y tế của thành phố, ông Vu Lỗ Minh (Yu Luming).
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde, tường trình :
"Số ca nhiễm mới dường như đang có xu hướng giảm tại Bắc Kinh, ít ra là theo các số liệu chính thức. Nhưng điều này không ngăn cản việc trừng trị các quan chức địa phương. Theo Tân Hoa Xã, ông Vu Lỗ Minh đang bị điều tra về "những vi phạm nghiệm trọng kỷ luật và quy định pháp luật", một tội danh thường được dùng trong các vụ án tham nhũng. Ông đã bị cách chức.
Các quan chức của ba quận ở Bắc Kinh và của hai doanh nghiệp cũng bị trừng phạt trong khuôn khổ hai cuộc điều tra về các ổ dịch gần đây.
Cuộc điều tra thứ nhất liên quan đến một văn phòng của Công ty Đường sắt Trung Quốc, vì một nhân viên của văn phòng này dường như đã để cho những người lao động rời khỏi khu vực kiểm soát và ngăn ngừa Covid. Cuộc điều tra thứ hai nhắm vào một chi nhánh của công ty chuyển phát nhanh Yunda, vì công ty này đã không tổ chức xét nghiệm Covid cho những người giao hàng, theo như yêu cầu của nhà chức trách. Các công chức của hai cơ quan giám sát công nghiệp và phòng chống dịch bệnh cũng đã bị trừng phạt.
Từ khi xuất hiện dịch Covid-19 ở Vũ Hán vào mùa đông 2019, các quan chức địa phương của Trung Quốc thường xuyên bị cách chức hoặc trừng phạt, cho nên đôi khi họ thi hành quá nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống Covid. Tại Thượng Hải, ít nhất 15 quan chức đã bị trừng phạt vì bị xem đã lơ là trong việc phòng chống dịch khi biến thể Omicron lây lan mạnh trở lại. Một số nhà quan sát thậm chí tự hỏi không biết Lý Cường (Li Qiang), bí thư thành ủy của thủ phủ kinh tế Trung Quốc, có sẽ giữ được chiếc ghế của ông hay không".
Thanh Phương
Chính sách Biển Đông của Philippines dưới thời Marcos sẽ tác động tới Việt Nam thế nào ?
Marcos thắng cử vang dội
Ngày 9/5, Ferdinand Marcos Jr. (Con) có biệt danh là Bongbong Marcos đã trở thành Tổng thống thứ 17 của đất nước Philippines, sau chiến thắng vang dội của kỳ bầu cử năm nay. Ông ta đã giành được hơn 30 triệu phiếu bầu, chiếm 59% tổng số phiếu bầu của hơn 60 triệu cử tri Philippines trong đợt bầu cử lần này.
Reuters
Ứng cử viên Phó Tổng thống cùng liên danh tranh cử với ông ta là Sara Duterte cũng đã giành chiến thắng vang dội khi giành được 61% phiếu bầu của các cử tri Philippines.
Sara chính là con gái của Tổng thống sắp mãn nhiệm Rodrigo Duterte. Sara sẽ là Phó Tổng thống ở Philippines đầu tiên kể từ năm 2004 có cùng lập trường với Tổng thống đắc cử.
Chính sách đối ngoại của Marcos sẽ ra sao ?
Về chính sách đối ngoại của Marcos, Derek Grossman - Chuyên gia phân tích tại RAND (Mỹ) cho rằng chưa chắc chính sách đối ngoại của Bongbong Marcos sẽ giống như thời Duterte [1] , Richard Heydarian - chuyên gia phân tích quốc tế của Philippines cũng cho rằng : "Về chính sách đối ngoại, ông cũng đã thực hiện một cách tiếp cận cân bằng hơn bằng cách nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ mạnh mẽ hơn các lợi ích lãnh thổ của đất nước ở Biển Đông, nơi Philippines đang có xích mích với Trung Quốc" [2] .
Tuy nhiên, có nhiều chỉ dấu cho thấy Ferdinand Marcos (Con) sẽ tái định hình mối quan hệ của quốc gia Đông Nam Á này với Trung Quốc và Mỹ, và Bongbong Marcos sẽ tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh.
Thứ nhất, khi ra tranh cử Tổng thống Philippines, ông Marcos đã tự giới thiệu mình như là người có thể tập hợp các lực lượng chính trị để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, cải thiện cuộc sống người dân. Để phát triển kinh tế, Marcos phải dựa vào Trung Quốc như cách Duterte đã làm trong nhiệm kỳ của ông ta.
Thứ hai, ảnh hưởng của Duterte cùng hai gia tộc Macapagal và Estrada cũng sẽ tác động tới chính sách đối ngoại của Marcos. Sara Duterte sẽ là Phó Tổng thống trong nội các của Marcos. Một giả thuyết cho rằng gia đình Duterte quyết tâm truất quyền tổng thống của Marcos, viện dẫn việc ông từng có một tiền án trốn thuế vào những năm 1990, khiến ông không đủ tư cách để nắm giữ chức vụ công.
Ủy ban Bầu cử đã bác bỏ các kiến nghị và kháng cáo nhưng những người khởi kiện đã cam kết sẽ đưa vụ việc lên Tòa án Tối cao. Nếu Marcos bị tuyên bố không đủ tư cách sau khi nhậm chức ngày 30/6 tới, Sara sẽ trở thành tổng thống.
Ngoài ra, Macapagal Arroyro đã từng là cố vấn của chính quyền Duterte, và cũng là người tác động đến mối quan hệ giữa hai gia tộc Duterte và Marcos. Arroyro là người luôn chủ trương thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc [3] .
Không có gì lạ khi Trung Quốc đã tìm mọi cách để lấy lòng Bongbong Marcos. Ngày 20/10/2021, khi Bongbong Marcos đến dự lễ cắt băng khánh thành triển lãm ảnh kỷ niệm quan hệ Trung Quốc-Philippines tại đại sứ quán Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Hoàng Khê Liên đã đăng một bài viết trên trang Facebook : "Thật vinh dự khi Bongbong Marcos cùng tôi tham dự buổi lễ này. Chúng tôi luôn trân trọng và đề cao những người bạn cũ, chúng tôi hy vọng rằng người dân hai nước ngày càng ủng hộ việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác và hợp tác, để có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân hai nước và tiếp nối tình hữu nghị truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác" [4] .
Bên cạnh đó, Sara Duterte - con gái của Tổng thống sắp mãn nhiệm Rodrigo Duterte được xem là "hiện thân" cho những cơ hội giúp Bắc Kinh quay trở lại đầu tư vào chính trường của tổng thống Philippines.
Trung Quốc dường như đã giành được tình cảm của Sara Duterte và gia đình Duterte, thành quả có khả năng đảm bảo lợi ích chính trị của Trung Quốc tại Philippines trong 6 năm tới dưới "triều đại Marcos" và có thể là 6 năm sau đó nếu Sara Duterte kế nhiệm Marcos làm tổng thống, điều mà nhiều người đang dự đoán.
Thứ ba, mối quan hệ của Marcos với Mỹ rất phức tạp do việc ông từ chối hợp tác với Tòa án Quận Hawaii. Năm 1995, tòa đã yêu cầu gia đình Marcos phải trả 2 tỷ USD cho các nạn nhân nằm dưới sự cai trị của Marcos Sr (Cha).
Trong 15 năm qua, Marcos chưa từng đặt chân tới Mỹ, lo sợ về những hậu quả mà ông và mẹ của ông đang phải đối mặt do phán quyết của tòa án và khoản tiền phạt 353 triệu USD. Theo luật sư Robert Swift, người khởi động vụ kiện, khoản tiền phạt này nằm trong 2 tỷ USD mà ông và mẹ của ông đã được lệnh phải trả cho 9.539 nạn nhân bị lạm dụng nhân quyền, trong đó chỉ có 37 triệu USD đã được bồi thường.
Phó tổng thống mới của Philippines Sara Duterte-Carpio, con gái của Tổng thống đương nhiệm Rodrigo Duterte, phát biểu tại một cuộc tập trung ở Lipa, tỉnh Batangas, Philippines, hôm 20/4/2022. Reuters
Chính sách Biển Đông của Marcos
Gia đình Marcos đã có mối quan hệ với Trung Quốc từ lâu và bản thân ông ta cũng đang tìm kiếm một thỏa thuận mới với Chủ tịch Tập Cận Bình về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Điều đó được thể hiện khi thực hiện các cuộc phỏng vấn trong chiến dịch tranh cử, Marcos nói rằng phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 "không hiệu quả" bởi Trung Quốc không công nhận nó. Ông cho biết ông sẽ tìm kiếm một thỏa thuận song phương với Trung Quốc để giải quyết những bất đồng giữa họ. Phát biểu với Đài DZRH, ông nói : "Nếu bạn để Mỹ bước chân vào, bạn sẽ biến Trung Quốc trở thành kẻ thù của mình. Tôi nghĩ chúng ta có thể đi đến một thỏa thuận (với Trung Quốc). Trên thực tế, các nhân viên đại sứ quán Trung Quốc là những người bạn của tôi. Chúng tôi đã nói về điều đó" [5] .
Marcos có quan điểm chính trị cũng khá tương đồng với Duterte, người đã tìm cách xoay trục khỏi Mỹ sang Trung Quốc. Marcos cho rằng Duterte đối phó với Trung Quốc "đúng cách" và việc đạt được "đồng thuận song phương" với Bắc Kinh là cách tiếp cận "quan trọng nhất". Tháng 9/2021, tại một diễn đàn tin tức trực tuyến, Bongbong Marcos nói : "Dù chúng ta làm gì, chúng ta cũng không thể để chiến tranh xảy ra. Mọi người hỏi tại sao không mua thêm tàu tuần tra, máy bay phản lực, phòng khi xung đột xảy ra ? Tại sao chúng ta lại nghĩ đến chiến tranh, một cuộc chiến mà chúng ta sẽ thua chỉ trong chưa đầy 1 tuần ? Chúng ta đã từng thua trận. Hãy ngừng suy nghĩ theo cách đó" [6] .
Một học giả Philippines là Lucio Blanco Pitlo III có dự đoán rằng, chính sách Biển Đông của Marcos Jr có thể sẽ được hình thành nhờ 3 yếu tố quan trọng :
1) di sản của cha ông, cố Tổng thống Ferdinand Marcos Sr ;
2) sự hấp dẫn của chính sách của người tiền nhiệm (Duterte) ;
3) sự nổi lên của Biển Đông như một điểm nóng cho các cuộc tranh giành quyền lực nước lớn. Một ban lãnh đạo Marcos 2.0 có khả năng giảm bớt những dao động mạnh mẽ trong chính sách của Philippines đối với nước láng giềng lớn Trung Quốc và sự bất hòa hàng hải khó giải quyết.
"Marcos Jr có khả năng sẽ duy trì chính sách của tổng thống tiền nhiệm đối với Trung Quốc và Biển Đông. Ông có khả năng sẽ hỗ trợ việc tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các thực thể do Philippines quản lý để cải thiện điều kiện sống của người dân và quân đội Philippines đóng tại Kalayaan và ngư dân hoạt động trong khu vực. Đề xuất biến Đảo Thị Tứ thành một trung tâm hậu cần để giảm thời gian cung cấp hàng hóa cho các tiền đồn gần đó cũng có thể được ông ủng hộ. Marcos Jr sẽ bật đèn xanh cho việc tăng cường các cuộc tuần tra để bảo vệ các lợi ích tài nguyên và hàng hải của nước này trong khu vực. Thời kỳ hoàng kim cho chi tiêu quốc phòng của Duterte, vốn giúp hiện đại hóa hải quân, không quân và lực lượng tuần duyên của nước này, sẽ tiếp tục giành được đà. Về mặt lập pháp, Marcos Jr có khả năng thúc đẩy việc đẩy nhanh các dự luật liên quan, sẽ xác định các vùng biển và các tuyến đường biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và an ninh quốc gia của Philippines" [7] .
Ảnh vệ tinh chụp đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát ở Trường Sa. Hình chụp hôm 21/4/2017. AFP
Tác động đến Việt Nam
Chính sách Biển Đông dưới thời Marcos sẽ có sự nối tiếp thời Duterte, hướng về Trung Quốc. Chính trường Philippines sẽ có rất nhiều sự chia rẽ, trong đó một số giới tinh hoa chính trị Philippines cùng với Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) sẽ có xu hướng thân Mỹ và thúc đẩy quan hệ với Mỹ.
Dưới áp lực của Trung Quốc, rất có khả năng Marcos sẽ tiếp tục chính sách "khai thác chung" tại một số lô đã ký kết từ thời Duterte.
Chính sách "gác tranh chấp, cùng khai thác" của Trung Quốc được Đặng Tiểu Bình đưa ra lần đầu tại Tokyo tháng 10 năm 1982 [8] . Đây là một phương án được Trung Quốc đưa ra với quan điểm cùng hợp tác khai thác chung tại khu vực biển Đông.
Chính sách này được phía Trung Quốc diễn giải : "Khái niệm "gác tranh chấp cùng khai thác" bao gồm 4 nội dung :
1. Chủ quyền lãnh thổ là thuộc Trung Quốc.
2. Khi điều kiện cần thiết không xuất hiện để giải quyết toàn diện tranh chấp lãnh thổ, việc thảo luận vấn đề chủ quyền lãnh thổ sẽ tạm gác sang bên cạnh. Việc gác lại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ không có nghĩa là từ bỏ chủ quyền. Đó chỉ là tạm gác tranh chấp trong một thời gian.
3. Lãnh thổ tranh chấp có thể được cùng khai thác.
4. Mục đích của cùng khai thác là duy trì sự hiểu biết lẫn nhau thông qua sự hợp tác và tạo ra các điều kiện cho việc giải quyết quyền sở hữu lãnh thổ" [9] .
Phân tích chính sách này của Trung Quốc, ta thấy, mặc dù Trung Quốc đề nghị khai thác chung, nhưng mặt khác Trung Quốc vẫn duy trì yêu sách "đường lưỡi bò" chiếm khoảng 80 % biển Đông và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng với hai khu vực khác là Pratas và Macclesfield mà Trung Quốc gọi là quần đảo Đông Sa và quần đảo Trung Sa [10] .
Quan trọng hơn, phần lớn các khu vực mà Trung Quốc đề nghị khai thác chung đều nằm trên khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa hiển nhiên thuộc quyền chủ quyền của nước khác.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã luôn gây sức ép để thực hiện "gác tranh chấp, cùng khai thác", đặc biệt là đối Philippines. Nếu Philippines chấp nhận "gác tranh chấp, cùng khai thác", tức là Trung Quốc sẽ đạt được thành công bước đầu. Dựa trên thành công bước đầu đó, Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh để ép các quốc gia Đông Nam Á tại Biển Đông còn lại phải thực hiện theo [11] . Và như vậy, nguy cơ các quốc gia tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc tại khu vực biển Đông sẽ phải "khai thác chung" với các nguồn tài nguyên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa của chính mình, mà tại các khu vực đó, theo UNCLOS, các quốc gia đó sẽ có đặc quyền thăm dò, khai thác các nguồn tài nguyên mà không phải chia sẻ cho bất cứ ai.
Hoàng Sa
Nguồn : RFA, 18/05/2022
Tham khảo :
[1] https://foreignpolicy.com/2022/05/10/marcos-bongbong-philippines-election-president-duterte-china-us-foreign-policy/
[2] https://www.aljazeera.com/amp/opinions/2022/5/12/the-marcos-counterrevolution
[3] https://www.rappler.com/business/228763-arroyo-keynote-speech-boao-forum-2019-philippines-china-economic-ties/
[4] https://globalnation.inquirer.net/199716/when-bongbong-met-xilian-strengthening-and-deepening-ties-with-china
[5] https://www.youtube.com/watch ?v=PmIw5Tdysws
[6] https://newsinfo.inquirer.net/1492366/bongbong-parrots-duterte-on-west-ph-sea-we-dont-stand-a-chance-vs-china
[7] http://www.scspi.org/en/dtfx/philippine-policy-south-china-sea-under-second-marcos-presidency
[8] ‘Set Aside Dispute and Pursue Joint Development’, 17 November 2000, online : Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China
[9] Ibid.
[10] Mặc dù Trung Quốc gọi Macclesfield Bank là quần đảo Trung Sa, nhưng bãi này luôn chìm dưới mực nước biển, nên theo luật biển quốc tế, nó không thể được coi là quần đảo.
[11] https://www.voanews.com/a/if-brunei-takes-china-energy-deal-neighbors-may-follow/4690627.html
Nguyễn Trường, RFA, 27/11/2021
Chính phủ Pháp choáng váng sau khi bị Australia hủy hợp đồng đóng tàu ngầm tàu ngầm khi AUKUS ra đời. Vì vậy đối tác nào sẽ thúc đẩy chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp. Câu hỏi đã được trả lời sau hai ngày (23-24/11/2021) khi Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian công du Indonesia, quốc gia đa đảo và đông dân nhất khu vực Đông Nam Á.
AFP
Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian đã ký với đồng nhiệm Indonesia Retno Marsudi "một kế hoạch hành động nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược" đã có giữa hai nước từ năm 2011.
Phát biểu tại thủ đô Indonesia, ngoại trưởng Pháp cho biết là quan hệ song phương sẽ được làm sâu sắc hơn "trong các lãnh vực quốc phòng và hàng hải, đặc biệt với việc thiết lập một cơ chế đối thoại hàng hải song phương" vào năm 2022, nhưng cũng bao gồm cả những địa hạt như y tế, năng lượng và biến đổi khí hậu.
Trong cuộc họp báo, Ngoại trưởng Pháp xác nhận quan hệ giữa Paris và Jakarta chính là "tầm nhìn của chúng tôi – tức là Pháp và Indonesia - về một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, dựa trên pháp quyền và sự tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia".
Việc đẩy mạnh quan hệ với Indonesia vào lúc này cũng không phải là ngẫu nhiên. Vào tháng 12 tới đây Indonesia bắt đầu đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Nhóm G20, trước khi Pháp cũng sẽ làm chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu trong nửa đầu năm 2022.
Tại Jakarta, Ngoại trưởng Pháp cũng đã gặp Bộ trưởng quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto hôm 23/11/2021. Trong sáu tháng đầu năm 2021, Indonesia đã đàm phán với Pháp về khả năng mua 36 chiến đấu cơ Rafale, đồng thời cũng cho thấy sự quan tâm đến tàu ngầm, tàu hộ tống và các thiết bị quân sự khác trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực Biển Đông, trong đó có Indonesia.
Trong thời gian gần đây Trung Quốc đã đổ nhiều tiền đầu tư vào các nước Đông Nam Á và vượt cả Mỹ.
Nhà máy tại Malaysia do tập đoàn năng lượng Trung Quốc Risen Energy xây dựng. Bộ Ngoại thương và Công nghiệp Malaysia vào ngày 24/6/2021 cho biết Risen Energy sẽ đầu tư 42,2 tỷ ringgit (10,1 tỷ USD) vào công nghiệp quang điện tại Malaysia.
Báo Nikkei Asia của Nhật Bản đánh giá quyết định đầu tư của Risen Energy phản ánh quan điểm của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc.
Tại Lào, đường cao tốc do Trung Quốc hậu thuẫn, đang được thi công. Hãng thông tấn Xinhua đưa tin Chính phủ Lào đã thông qua việc xây dựng đường cao tốc tài 580 km với chi phí 5,1 tỷ USD.
Việc đầu tư của Trung Quốc vào các dự án quy mô lớn và hỗ trợ kinh tế cho các nước Đông Nam Á là nỗ lực để Bắc Kinh vượt Washington trong cuộc đua tạo tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Trong một cuộc họp trực tiếp với Ngoại trưởng Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tại Trùng Khánh vào ngày 7/6/2021, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã trao đổi với Bộ trưởng Điều phối hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan rằng Bắc Kinh sẽ tăng cường hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho Jakarta và nhập khẩu các sản phẩm của Indonesia.
Ngày 22/6/2021, Trung Quốc cũng nhất trí với Campuchia tăng cường hợp tác để cải thiện mạng lưới giao thông. Theo đó, Bắc Kinh sẽ gửi các chuyên gia về công nghệ cơ sở hạ tầng đến Campuchia.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN ở Trùng Khánh hôm 7/6/2021. AP
Trong tháng 6/2021, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với các bộ trưởng những quốc gia đối tác trong sáng kiến "Vành đai, Con đường". Bắc Kinh đề nghị hỗ trợ vắc-xin ngừa Covid-19 và hợp tác khi những quốc gia này gặp khó khăn trong việc chuyển sang kinh tế carbon thấp.
Không lâu sau hội nghị thượng đỉnh của G7, cuộc gặp giữa các Ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc đã được tổ chức.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong hội nghị thượng đỉnh vào giữa tháng 6 đã quảng bá sáng kiến "Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn" (B3W). Đây được coi là chiến lược của nhóm G7 nhằm tạo đối trọng với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại các quốc gia đang phát triển thông qua sáng kiến "Vành đai, Con đường". B3W dự kiến được hiện thực hóa trong vài năm tới. Trong tháng 6, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với các bộ trưởng những quốc gia đối tác trong sáng kiến "Vành đai, Con đường". Bắc Kinh đề nghị hỗ trợ vắc-xin Covid-19 và hợp tác khi những quốc gia này gặp khó khăn trong việc chuyển sang kinh tế carbon thấp.
Indonesia trong sáng kiến An ninh hàng hải (MSI) của Mỹ
Biển Đông và eo biển Malacca có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Những năm gần đây, ngoài vấn nạn cướp biển, buôn bán vũ khí trái phép, thì vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ trên Biển Đông đã và đang làm cho vùng biển này trở nên mất an toàn hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ khiến các nước thành viên ASEAN quan ngại, mà nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ cũng hết sức quan tâm. Sáng kiến An ninh Hàng hải (MSI) ra đời là sự phản ánh thái độ cũng như toan tính chiến lược về an ninh mới của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.
Ngày 30/5/2015, trong phiên thảo luận tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 14 ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter lúc đó có bài phát biểu với tựa đề "Mỹ và các thách thức đối với an ninh Châu Á - Thái Bình Dương". Ông bày tỏ thái độ quan ngại trước những hành động bồi đắp đảo nhân tạo và đòi hỏi chủ quyền "vô lý" của Trung Quốc trên Biển Đông : "Đến giờ vẫn chưa rõ là Trung Quốc sẽ còn đi đến đâu. Đó là nguyên nhân vùng biển này đang trở thành nguồn cơn căng thẳng ở khu vực". Ông cũng khẳng định : "Chúng ta phải tăng cường năng lực của kiến trúc an ninh khu vực, đặc biệt là về an ninh hàng hải" ; Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ quyền tự do hàng hải, tự do hàng không ở Biển Đông : "Mỹ sẽ đến, bằng máy bay, tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Bởi sau cùng, việc biến mấy đá ngầm thành sân bay không tạo ra chủ quyền và cho phép Trung Quố c ngăn cản tự do hàng hải hay hàng không".
Để khẳng định các cam kết của Mỹ, Bộ trưởng Ashton Carter đã giới thiệu "Sáng kiến An ninh Hàng hải" (Maritime Security Initiative - MSI) mới của Mỹ ở Đông Nam Á trên cơ sở đề xuất của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ do Thượng nghị sĩ John Mc Cain đứng đầu và được Quốc hội Mỹ phê chuẩn với khoản ngân sách 425 triệu USD. Mục đích ra đời của MSI là nhằm nâng cao năng lực kiểm soát biển của Mỹ và năng lực hải quân cho một số nước thuộc ASEAN trong bối cảnh thách thức an ninh hàng hải trên Biển Đông ngày một tăng cao.
Tờ The Diplomat trong bài viết "US Kicks off New Maritime Security Initiative for Southeast Asia" ngày 16-10-2016 cho biết : trong 425 triệu USD, Mỹ sẽ chi 50 triệu USD cho năm tài chính 2016, 75 triệu USD cho năm tài chính 2017 và 100 triệu USD cho mỗi năm tài khóa 2018, 2019 và 2020. Sáng kiến này chủ yếu tập trung ở năm quốc gia là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, cùng với các đối tác Singapore, Brunei và Đài Loan.
Trước khi MSI ra đời, Mỹ đã triển khai một số chính sách an ninh biển ở khu vực Đông Nam Á đáng chú ý sau :
Sáng kiến An ninh Hàng hải khu vực (Regional Maritime Security Initiative - RMSI). Ra đời vào tháng 3/2004, RMSI là sáng kiến của Bộ Quốc phòng Mỹ, nhằm mục đích thu thập thông tin quân sự và tình báo, phát triển mối quan hệ với các đối tác ở khu vực, giám sát và đánh chặn các mối đe dọa hàng hải xuyên quốc gia. RMSI được triển khai thành hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 (2004 - 2010) : Mỹ phát triển hợp tác với các quốc gia trong khu vực nhằm đối phó với những mối đe dọa trên biển.
Giai đoạn 2 (2010 - 2020) : Mỹ triển khai xây dựng hệ thống theo dõi và kiểm soát eo biển Malacca và Biển Đông, gia tăng khả năng bảo đảm an ninh vùng biển quốc tế cũng như lãnh hải của mỗi nước.
Tuy nhiên, RMSI đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Malaysia và Indonesia. Hai quốc gia này cho rằng RMSI sẽ dẫn tới việc vi phạm chủ quyền và bị lệ thuộc vào quốc gia bên ngoài, mặc dù phía Mỹ sau đó khẳng định :
1) RMSI không phải là hiệp ước hay liên minh ;
2) RMSI không dẫn tới lực lượng thường trực tuần tra khu vực Thái Bình Dương ;
3) RMSI không phải là thách thức với quốc gia có chủ quyền ;
4) RMSI hoạt động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Ngoài những sáng kiến kể trên, phía Mỹ cũng đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch hợp tác an ninh biển ở khu vực như : Chương trình huấn luyện, đào tạo quân sự quốc tế (IMET) ; Chương trình hợp tác hải quân chống khủng bố (CIPAT) ; Chương trình huấn luyện hợp tác Đông Nam Á (SEACAT) ; Nhóm chuyên gia ADMM về An ninh biển (EAG-MS, 2011) ; Nhóm chuyên gia (EWG) về An ninh Hàng hải (2013) ; Hội nghị Tư lệnh Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS, 1987) ; Hội nghị Hải quân Ấn Độ Dương và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (USPACOM), v.v. nhằm nâng cao năng lực an ninh - quốc phòng cho các nước thành viên ASEAN đặc biệt là năng lực kiểm soát an ninh trên khu vực Biển Đông.
Với Malaysia, Mỹ trang bị cho nước này hệ thống thông tin liên lạc an toàn, hệ thống dữ liệu hoạt động chung của Quân đội (MAF) để kết nối Trung tâm hoạt động bay Hoàng gia Malaysia với các lực lượng tác chiến và Bộ chỉ huy. Mỹ cũng lắp đặt hệ thống liên lạc an toàn cho Bộ chỉ huy Hạm đội của Hải quân Malaysia tại căn cứ hải quân Lumut, nâng cấp Trung tâm tác chiến tổng hợp.
Với Indonesia, Mỹ hỗ trợ các thiết bị di động để thu thập, đánh giá, phân tích và báo cáo tin tức cho Trung tâm chỉ huy hàng hải Indonesia, từ đó giúp phân tích thông tin, kết nối dữ liệu và phối hợp hoạt động tốt hơn trong cứu trợ thiên tai và hỗ trợ nhân đạo. Lực lượng Không quân Thái Bình Dương và Vệ binh Quốc gia Hawaii cũng sẽ hợp tác với Không quân và Hải quân Indonesia về hoạt động bay luân phiên và phòng không radar mặt đất.
Đối với Thái Lan, quốc gia này sẽ nhận được sự trợ giúp của Mỹ nhằm tăng cường năng lực chỉ huy và kiểm soát giữa Quân đội Thái Lan với các Bộ chỉ huy trực thuộc.
Với Việt Nam, Mỹ cử chuyên gia hỗ trợ huấn luyện sử dụng máy bay không người lái, thiết bị an ninh, hệ thống tìm kiếm cứu nạn trên biển SAROPS, giúp đỡ về năng lực thực thi pháp luật trên biển cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam…
Thông qua viện trợ, Mỹ có thể bán khí tài quân sự, dễ bề triển khai các hoạt động quân sự và ký thỏa ước an ninh với một số quốc gia Đông Nam Á. Điều này phản ánh, Mỹ tăng mức quan tâm tới lĩnh vực an ninh biển của Đông Nam Á, tăng hoạt động bổ trợ cho chiến lược "xoay trục" và những chương trình khác ở khu vực. Ngoài ra, Mỹ cũng là nhà cung cấp khí tài quân sự hiện đại cho nhiều nước đối tác ở Đông Nam Á.
Tàu USS Montgomery của Hải quân Mỹ tham gia cuộc tập trận chung ASEAN - Mỹ đậu tại Sattanhip, Thái Lan hôm 2/9/2019. AP
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong giai đoạn 2010 - 2017, Mỹ đã bán vũ khí cho Đông Nam Á với trị giá là 4,58 tỷ USD (chiếm 6% doanh số toàn cầu của Washington).
Hằng năm, Mỹ cũng thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập quân sự thường niên ở khu vực. Thông qua các hoạt động này, Mỹ từng bước thắt chặt quan hệ an ninh với nhiều quốc gia Đông Nam Á.
Chính sách của Mỹ tập trung vào nhóm các nước là đồng minh, đối tác quan trọng và có vị trí chiến lược trên khu vực Biển Đông.
Kurt M.Campbell - cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương, kiến trúc sư trưởng trong chính sách "xoay trục" đã từng viết : "Chính sách của Mỹ ở Châu Á từ lâu tập trung vào khu vực Đông Bắc Á, nhưng một phần quan trọng của Chiến lược Xoay Trục sang Châu Á thật ra lại là việc tái tổ chức sự tập trung ở bên trong Châu Á về phía các nước Đông Nam Á Quan trọng nhất, Đông Nam Á cũng là khu vực có các đối tác tiềm năng đầy hứa hẹn mà Mỹ cần thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn, đặc biệt là Indonesia, Việt Nam, Malaysia và Brunei".
Và trong sáng kiến MSI cũng vậy, chính sách an ninh biển của Mỹ vẫn chủ yếu tập trung ở những nước có vị trí chiến lược án ngữ trên khu vực Biển Đông và eo biển Malacca. Ngoài Philippines và Thái Lan - hai quốc gia có hiệp ước quân sự của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á ; Singapore - nước có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh, nơi Mỹ đã xây dựng được mối quan hệ chính trị, an ninh vững chắc, Mỹ cũng đẩy mạnh tăng cường quan hệ với các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Brunei.
Mỹ nhận định : "Trong số các tổ chức đan xen nhau ngày càng tăng về số lượng trong khu vực, có lẽ tổ chức quan trọng nhất là ASEAN", và "Mỹ quay trở lại sự tập trung với ASEAN". Mỹ ủng hộ các cơ chế hợp tác an ninh của ASEAN như ARF, EAS, ADMM+, v.v., trong đó có vấn đề Biển Đông ; ủng hộ đa phương hóa, quốc tế hóa tranh chấp trên Biển Đông, thẳng thừng bác bỏ các yêu sách "đường lưỡi bò" từ phía Trung Quốc, thắt chặt hơn nữa quan hệ với ASEAN, xác định Đông Nam Á là một trọng tâm, mắt xích quan trọng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Mục đích cao nhất của MSI là kiềm chế Trung Quốc. Mỹ đã nhận thấy sự "trỗi dậy" của Trung Quốc trong phát triển lực lượng quân đội, nhất là lực lượng hải quân, không quân. Việc nước này triển khai chiến lược "đại dương xanh", chiến lược "hải quyền", xây dựng "chuỗi ngọc trai", bồi đắp trái phép các "đảo nhân tạo" trên biển nhằm mở rộng "không gian sinh tồn", cùng với những đòi hỏi chủ quyền vô lý ở khu vực Biển Đông đã đe dọa nghiêm trọng tới an ninh khu vực và các lợi ích của Mỹ. Vì vậy, Mỹ từng bước triển khai các hoạt động nhằm đối phó với Trung Quốc.
Không chỉ thắt chặt quan hệ với các nước đồng minh, đối tác, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để nâng cao khả năng giám sát khu vực Biển Đông, Mỹ còn triển khai nhiều hoạt động như coi vấn đề Biển Đông ngang hàng với vấn đề eo biển Đài Loan và bán đảo Triều Tiên : "Đông Bắc Á nổi bật với vấn đề Bán đảo Triều Tiên, và Đông Nam Á là vấn đề Biển Đông" và tuyên bố "quyền đi lại tự do trên Biển Đông và đó là lợi ích quốc gia của Mỹ".
Các cuộc tập trận quân sự ở khu vực vì vậy cũng được Mỹ tăng cường : "Khu vực Đông Nam Á đã trở thành khu vực diễn tập quân sự nhiều nhất trên toàn cầu". Điều đáng nói là, Trung Quốc đã trở thành mục tiêu số 1 của Mỹ về tần suất, phạm vi và phương thức do thám.
Riêng tại Đông Nam Á, Mỹ đã điều chỉnh, bố trí lại lực lượng và các căn cứ quân sự. Theo đó, Mỹ đã từng bước thiết lập các căn cứ quân sự hay các cơ sở tạm trú tại Thái Lan, Philippines, Singapore và tăng cường quan hệ an ninh với Indonesia, Malaysia và Việt Nam dựa trên các thỏa thuận hợp tác giữa các bên.
Nhìn chung, mục đích sáng kiến MSI đã phản ánh mục tiêu ủa Mỹ đã theo đuổi dựa trên ba trụ cột là ngoại giao, pháp lý và quân sự, cũng như 5 vấn đề cơ bản về Biển Đông là : Luật quốc tế ; kiềm chế, ngăn chặn ; khuyến khích ; cam kết ngoại giao và sử dụng công cụ ASEAN.
Trung tâm huấn luyện hàng hải trị giá 3,5 triệu USD, đặt tại khu vực chiến lược ở đảo Batam, quần đảo Riau của Indonesia được khở công ngày 25/6/2021 là tiếp nối MSI
Sự kiện có sự tham gia của đại diện Indonesia, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Jakarta và Cục Thực thi pháp luật và ma túy quốc tế Mỹ (INL).
Chuẩn đô đốc Indonesia Tatit Eko Vichaksono cho biết Trung tâm đào tạo này sẽ là nền tảng quan trọng để Văn phòng nâng cao nguồn nhân lực về an toàn và an ninh trên biển. Trung tâm sẽ có các phòng học, không gian văn phòng, doanh trại, nhà ăn và một đường dốc cho tàu biển hạ thủy. Trung tâm có sức chứa 50 học viên và 12 giáo viên hướng dẫn
Đại sứ Mỹ tại Indonesia Sung Kim cho biết trung tâm hàng hải này sẽ là một phần trong các nỗ lực giữa hai nước, nhằm thúc đẩy an ninh trong khu vực.
"Là bạn bè và đối tác của Indonesia, Mỹ tiếp tục giữ cam kết trong việc ủng hộ vai trò quan trọng của Indonesia trong việc duy trì hòa bình, an ninh khu vực, thông qua nỗ lực chống lại tội phạm trong nước và tội phạm xuyên quốc gia", Hãng tin Reuters dẫn lời đại sứ Sung Kim trong thông cáo của Cơ quan An ninh hàng hải Indonesia (Bakamla).
Trung tâm hàng hải này nằm tại khu vực giao điểm chiến lược giữa eo biển Malacca và Biển Đông, sẽ do Bakamla điều hành, và sẽ được trang bị các lớp học, doanh trại, cũng như một cơ sở bệ phóng.
Việt Nam cần nhận diện, nắm bắt được chính sách an ninh biển của Mỹ đối với Việt Nam để xây dựng mối quan hệ phù hợp dựa trên lợi ích chung của cả Việt Nam, Mỹ và ASEAN. Về cơ bản, chính sách an ninh biển của Mỹ đối với Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu dựa trên lợi ích vị trí địa chiến lược của Việt Nam trên Biển Đông. Mỹ muốn thông qua Việt Nam để tăng cường khả năng hiện diện trên Biển Đông, kiềm chế tham vọng và ảnh hưởng của Trung Quốc.
Việt Nam cần tích cực, chủ động hơn nữa trong công tác đối ngoại quân sự quốc phòng với Mỹ để bảo vệ các lợi ích hợp pháp trên biển của Việt Nam. Thời gian qua, tranh thủ sự quan tâm của Mỹ trong vấn đề an ninh, an toàn hàng hải trên khu vực Biển Đông, Việt Nam đã nhận được khá nhiều sự giúp đỡ của Mỹ trong các chương trình, hoạt động viện trợ vũ khí trang bị, giáo dục đào tạo, đặc biệt là những giúp đỡ trong nâng cao năng lực chấp pháp, thực thi pháp luật trên biển cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Việt Nam cần tăng cường hợp tác an ninh trên biển với Mỹ trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc "ba không" trong quốc phòng.
Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn ở khu vực ngày một gay gắt, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông có chiều hướng phức tạp hơn, Việt Nam cần xử lý khéo léo, cân bằng các mối quan hệ, tránh xung đột lợi ích với Mỹ và Trung Quốc. Nếu quá thân thiết với Mỹ, Trung Quốc sẽ có các hành động, đặc biệt là trên khu vực Biển Đông vì cho rằng Việt Nam dựa vào nước lớn để chống lại họ. Ngược lại, nếu coi Trung Quốc là quan hệ số 1, Việt Nam sẽ mất nhiều cơ hội trong hợp tác với Mỹ và các nước đồng minh. Vì vậy, bảo đảm cân bằng lợi ích của cả Mỹ và Trung Quốc là cách tốt nhất để Việt Nam tránh khỏi tình trạng bị kẹt giữa các cường quốc.
Quan hệ Việt - Anh trong kỷ nguyên Ấn Độ - Thái Bình Dương mở
Hoàng Văn Minh, RFA, 27/11/2021
Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Anh vừa qua dự Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) là một sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam và Anh. Phái đoàn"hùng hậu" tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp bên lề với các quan chức và tổ chức của Anh, phản ánh sự quan tâm đến việc phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương.
Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tại Glasgow, Scotland hôm 1/11/2021 – Reuters
Anh đã lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam vào ngày 16/7/1973, vài tháng sau khi ký Hiệp định hòa bình Paris. Quan hệ Việt-Anh có phần hạn chế trong 20 năm nhưng đã bắt đầu được cải thiện sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và cuộc xung đột Campuchia được giải quyết vào năm 1991.
Năm 2010, Việt Nam và Anh đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược trong các lĩnh vực hợp tác chính trị-ngoại giao, các vấn đề toàn cầu và khu vực, thương mại và đầu tư, hợp tác phát triển kinh tế-xã hội bền vững, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, quốc phòng an ninh và kết nối nhân dân. Trong số nhiều sáng kiến, để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược, Việt Nam và Anh đã thiết lập Đối thoại chiến lược được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần luân phiên ở Hà Nội và London do cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì.
Quan hệ kinh tế - thương mại – đầu tư
Về hợp tác kinh tế - thương mại – đầu tư, Anh đã ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ; thường có lập trường đứng về phía Việt Nam trong các vấn đề tranh chấp thương mại giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu (EU) và ủng hộ EU công nhận Việt Nam là nước có Quy chế kinh tế thị trường.
Quan hệ thương mại Việt Nam và Anh tăng nhanh từ những năm 1990 đến nay. Trong giai đoạn từ 2010-2018, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt- Anh tăng trung bình 17,8%/năm, cao hơn mức trung bình chung của Việt Nam 10%/năm, trong đó Việt Nam liên tục xuất siêu. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng chững lại ở mức 9-10%/năm.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Anh năm 2020 đạt khoảng 5,6 tỉ USD (xuất khẩu đạt 4,9 tỉ USD, nhập khẩu đạt 700 triệu USD). Trong nửa năm đầu 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Anh tiếp tục đà tăng trưởng, đạt 3,293 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,88 tỷ USD, tăng 28.9% so với cùng kỳ năm 2020. Nhập khẩu từ Anh đạt 413 triệu USD, tăng 22.1%. Nửa đầu năm 2021, xuất siêu từ Việt Nam sang Anh có giá trị 2,5 tỷ USD, tăng 30.2% so với cùng kỳ 2020.
Hiện Anh đang là đối tác thương mại Châu Âu lớn thứ ba của Việt Nam. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong giai đoạn từ 2015-2020, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt – Anh tăng trung bình 1,4%/năm. Việt Nam xuất siêu sang Anh khoảng 4,5 tỷ USD/năm. Riêng năm 2020 có mức tăng trưởng thấp do hệ lụy từ tác động của đại dịch Covid-19.
Thương mại song phương giữa hai nước được nâng lên một tầm cao mới với việc ký kết hiệp định UKVFTA vào ngày 11/12/2020, có hiệu lực chính thức từ ngày 1/5/2021. Đây là một trong những hiệp định thương mại tự do đầu tiên mà Anh ký ngay sau khi rời EU.
Nhờ tác động tích cực từ hiệp định UKVFTA, thương mại song phương từ đầu năm 2021 đến nay đều đạt mức tăng trưởng tốt, tuy vẫn chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Điều đó cho thấy, doanh nghiệp của cả hai bên đang hiện thực hóa được những cơ hội và lợi ích mà Hiệp định này mang lại.
Về đầu tư, theo cập nhật mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/10, Vương quốc Anh có 439 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 3,98 tỷ USD.
Tính riêng 10 tháng đầu năm 2021, Vương quốc Anh có 35 dự án mới, 11 lượt dự án tăng vốn, 63 lượt góp vốn, mua cổ phần, tổng vốn đầu tư đăng ký 225,03 triệu USD. Anh xếp thứ 13/97 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Về đầu tư của Việt Nam sang Anh, tính lũy kế đến tháng 10, các nhà đầu tư Việt Nam đã có 11 dự án mới, 3 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký 12,55 triệu USD, xếp thứ 37/78 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư của Việt Nam(1).
Hiện nay, trong số các đối tác thương mại của Anh, Việt Nam xếp thứ 38 trong tổng số 241 đối tác, xếp thứ 25/233 nước có xuất khẩu vào Anh. Trong ASEAN, Việt Nam đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu vào Anh, chiếm 3,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Anh (2).
Quan hệ an ninh – chiến lược
Sau khi khái niệm "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" trở thành một cụm từ địa chính trị thông dụng mới, Anh đã nhanh chóng chấp nhận khái niệm này và tích cực sử dụng nó thay thế cho cụm từ truyền thống là "Châu Á-Thái Bình Dương", nhằm mô tả sự thay đổi trong nhận thức về cấu trúc quyền lực và vị thế chiến lược của Anh trong khu vực rộng lớn trải dài từ Tây Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương.
Năm 2021 là năm Anh có bước đột phá trong thực hiện ý tưởng chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Có bốn dấu hiệu chính cho nhận định này : Thứ nhất, Chính phủ Anh đã ban hành báo cáo"Nước Anh toàn cầu trong kỷ nguyên cạnh tranh : Đánh giá tổng hợp về chính sách an ninh, quốc phòng, phát triển và đối ngoại". Thứ hai, nhóm tác chiến tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth chính thức lên đường tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, hiện thực hóa tuyên bố từ rất lâu rằng tàu sân bay của Anh sắp có mặt tại khu vực. Thứ ba, Anh đã ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng và an ninh ba bên AUKUS với Mỹ và Australia, thiết lập một liên minh trên thực tế. Thứ tư, Anh chính thức xin gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tìm cách hội nhập khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương về mặt kinh tế.
Những điều này cho thấy một sự chuyển hướng trong chính sách của Anh nhằm mục đích theo đuổi sự can dự sâu sắc hơn ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm ủng hộ sự thịnh vượng chung và ổn định của khu vực này thông qua các mối quan hệ ngoại giao và thương mại chặt chẽ hơn(3 ). Theo "Đánh giá tổng hợp về chính sách an ninh, quốc phòng, phát triển và đối ngoại", Anh cần tìm cách củng cố quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là một trong những nước quan trọng để thực hiện mục tiêu này (4 ).
Nhóm tàu tấn công HMS Queen Elizabeth cùng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản do tàu chở trực thăng hạng Hyunga dẫn đầu tham gia cùng nhóm tàu tấn công do tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Carl Vinson dẫn đầu tham gia tập hoạt động chung ở Biển Philippines hôm 3/10/2021. Hình : US Navy
Đối với Việt Nam, quốc gia này cũng nhận thấy môi trường quốc tế và khu vực đã trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, trong Sách trắng Quốc phòng được phát hành cuối năm 2019, Việt Nam đã nhận định : "Gần đây, Châu Á - Thái Bình Dương đã chứng kiến những thay đổi lớn với xu thế đối thoại hòa bình, tác động tích cực đến sự ổn định và phát triển của khu vực. Một số nội dung mới, như : "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", sáng kiến"Vành đai, Con đường", "Chiến lược hành động hướng Đông" thu hút sự quan tâm của nhiều nước. Tuy nhiên, khu vực này vẫn là nơi các nước lớn gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng, tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn, cả truyền thống và phi truyền thống. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ sẽ diễn biến phức tạp hơn, dễ xảy ra va chạm, xung đột, đe dọa sự ổn định, hòa bình và phát triển của khu vực" (5) .
Chính vì vậy, Việt Nam đã lựa chọn chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hóa. Theo đó, Việt Nam cố gắng sử dụng cách tiếp cận đa phương để thiết lập quan hệ với nhiều đối tác nhất có thể sao cho đảm bảo quyền tự do và bảo vệ mình không bị phụ thuộc quá mức vào một cường quốc nhất định. Việt Nam đã ưu tiên phát triển kinh tế để tạo bệ đỡ cho sức mạnh an ninh của mình. Chính vì vậy, Việt Nam đã chấp nhận tham gia vào rất nhiều các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Trong số đó, Anh là một đối tác quan trọng.
Sau khi Anh rời khỏi EU, Việt Nam tiếp tục tăng cường quan hệ với Anh. Mặc dù hai bên có nhiều khác biệt về quan điểm đối với tình hình quốc tế và trong nước, nhưng vẫn còn nhiều cơ hội hợp tác. Trong những năm qua, trước thách thức của đại dịch Covid-19, tác động của biến đổi khí hậu và những thay đổi trong trật tự quốc tế đã khiến hai nước có thêm động lực để thúc đẩy mối quan hệ lên tầm cao mới.
Việt Nam đặc biệt lo ngại trước sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc. Tuy nhiên, là quốc gia láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam không thể khước từ quan hệ với Trung Quốc. Mặc dù vậy, Việt Nam đã cố gắng coi sự lớn mạnh của Trung Quốc vừa là mối đe doạ nhưng cũng có thể vừa là cơ hội. Một mặt, Việt Nam cũng đã được hưởng lợi trong quan hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc, nhưng mặt khác, Việt Nam cũng lo ngại sẽ mất quyền tự chủ chiến lược và Trung Quốc sẽ chiếm đoạt các lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên biển Đông. Thêm nữa, Việt Nam cũng lo lắng về việc Trung Quốc có thể sử dụng các đảo nhân tạo mà nước này đã bồi lấp và quân sự hóa ở biển Đông để kiểm soát tuyến đường thương mại biển quan trọng. Đây cũng chính là điều Anh lo ngại. Bên cạnh lý do đảm bảo tự do hàng hải và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, 12% tổng khối lượng thương mại của Anh phải đi qua biển Đông (6 ), do đó, Anh cũng lo lắng trước việc Trung Quốc đang gia tăng các hành động hung hăng để độc chiếm biển Đông.
Cả hai nước có cùng một mối lo ngại trước sự đe doạ của Trung Quốc ở biển Đông. Điều này đã giúp gắn kết mối quan hệ hai nước với nhau. Việt Nam coi việc phát triển quan hệ đối tác an ninh với các cường quốc bên ngoài là một phần trong hành động cân bằng quyền lực. Nhưng Việt Nam cũng cần giữ quan hệ tốt với Bắc Kinh để giúp cho việc tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị mặc dù cũng có lo ngại Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc trong tất cả các hoạt động của mình. Mong muốn độc lập và tự chủ đã thúc đẩy Việt Nam nỗ lực không chỉ đa dạng hóa mối quan hệ kinh tế mà còn đa dạng hóa các quan hệ trong lĩnh vực an ninh.
Quan hệ giữa Việt - Anh vẫn đang trên đà phát triển tốt đẹp. Chuyên gia Bill Hayton trong một bài viết gần đây có nhận định rằng : "Trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh địa chính trị ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, điều quan trọng là hai bên phải duy trì mối quan hệ này trong khi tăng cường lòng tin. Dù quan hệ giữa hai nước thường bị xem nhẹ, nhưng Anh có thể đóng một vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại đa phương của Việt Nam, giống như Việt Nam có thể hỗ trợ Anh trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" (7 ).
Hoàng Văn Minh
Nguồn : RFA, 27/11/2021
Tham khảo :
1. http://baochinhphu.vn/Doi-ngoai/Don-bay-dua-quan-he-Viet-NamAnh-len-tam-cao-moi/451447.vgp
3. https://www.ft.com/content/93de6cc1-451a-465d-8233-8c9b903cedd4
7. https://www.aspistrategist.org.au/why-improving-vietnam-uk-relations-matters-for-the-indo-pacific