Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 21 avril 2020 20:44

Thức tỉnh sau đại dịch

Chắc chắn sau khi tạm yên cơn sóng thần của Covid-19, người ta buộc sẽ phải nhìn lại điều gì đã khởi đầu, điều gì đã diễn ra tại Trung Quốc.

thongdiep1

Ở Vũ Hán cũng vậy, bất chấp chuyện Bắc Kinh thực hiện những điều cảm động như cho đoàn xe hú còi tiễn các đoàn bác sĩ trợ giúp ra khỏi Hồ Bắc hay cho giờ tưởng niệm những nạn nhân đã chết vì virus… có nhiều người đang thức tỉnh khỏi những trò mị dân đó, và tự hỏi chính quyền nước này đã làm gì để chống lại cơn đại dịch này. Mà câu chuyện của các nạn nhân dưới đây, hé lộ phần nào về cách mà Bắc Kinh đã đối phó với đại dịch.

-----------

Hồi đầu tháng Giêng, bà Hu Aizhen, 65 tuổi, nghe đâu đó rằng đang có một loại virus mới xuất hiện ở ngay thành phố Vũ Hán, nơi bà đang ở. Nhưng bà không lo lắng nhiều vì các quan chức nói rằng không có gì truyền nhiễm cả. Do đó, bà vẫn đi tới đi tui như bình thường, và chuẩn bị cho Tết âm lịch vào cuối tháng.

Ngay trước khi thành phố bị cách ly, Bà Hu đã xuất hiện các triệu chứng viêm phổi. Sau nhiều ngày, bà cũng đã tìm ra được một bệnh viện để khám bệnh, bà được kiểm tra virus nhưng kết quả là âm tính. Khi nhớ lại, bà biết rằng lúc đó đã có dấu hiệu rõ ràng của virus nhưng các kết quả xét nghiệm đều không chính xác. Bà đã bị sáu bệnh viện từ chối điều trị.

Bà Hu, vốn là người luôn khỏe mạnh, đã nằm liệt ở nhà suốt 10 ngày, không ăn uống gì được, sức khỏe thì ngày càng xấu đi. Lúc bà trông tệ quá rồi, con trai của bà đã tìm cách đưa bà đến một bệnh viện ở quận khác nhưng lúc đó thì cảnh sát đã ngăn mọi người lại theo lệnh cách ly. Quá tuyệt vọng, người con trai hét lên với các cảnh sát viên : "Mấy người có còn là người sao ?"

Rốt cuộc Bà Hu cũng được đưa vào bệnh viện vào ngày 8 tháng 2, lúc này bà vật vã để giành lấy từng hơi thở. Bác sĩ yêu cầu làm một xét nghiệm khác, nhưng đã quá muộn. Bà Hu tỉnh lại trong giây lát, nói con trai rót nước cho bà, sau đó bà qua đời.

Con trai của bà Hu, hiện đang kiện chính quyền thành phố Vũ Hán vì cáo buộc che giấu sự nghiêm trọng của virus. Đơn kiện được gửi lên tòa án, được soạn giúp bởi Funeng, một tổ chức phi chính phủ phúc lợi công cộng có trụ sở tại Changsha. Đơn kiện này là một trong nhóm nhỏ những công dân Trung Quốc tìm kiếm câu trả lời, bồi thường hoặc đơn giản là lời xin lỗi từ các quan chức vốn đã im lặng trong nhiều tuần không thông báo cho công chúng về mối đe dọa từ một loại virus, đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 4.000 người ở Trung Quốc. Đó là con số cho biết từ chính phủ, hầu hết nạn nhân trong số đó đều ở Vũ Hán.

Các trường hợp lên tiếng khác, có một công chức kiện chính quyền tỉnh Hồ Bắc, đó là một người mẹ đưa đơn yêu cầu trừng phạt các quan chức, sau khi bà chứng kiến đứa con gái 24 tuổi của mình chết vì virus. Rồi sau đó chính bà cũng nhiễm bệnh. Con trai bà cuống cuồng đưa bà đến một bệnh viện ở ngoại ô Vũ Hán, nơi anh ta có thể xin được cho bà một chỗ chăm sóc đặc biệt. Chỉ mới quay đi lấy đồ cho mẹ thì anh nhận được một cú điện thoại từ bệnh viện : bà đã không qua khỏi.

"Không ai trong số họ phải chết cả, nếu họ nói thật với chúng tôi. Nếu được vậy, nhiều người sẽ không phải chết", một người nộp đơn kiện nói. Còn một người khác thì : "tôi muốn có một câu trả lời. Tôi muốn những người có trách nhiệm phải bị trừng phạt theo pháp luật".

Khi dịch bùng phát, nhất là lúc đỉnh điểm có đến hàng ngàn người bị nhiễm mỗi ngày, thì sự tức giận của người dân Trung Quốc cũng bùng lên chưa từng thấy sau bao thập niên, tạo nên một mối đe dọa với quyền cai trị của đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi Bác sĩ Li Wenliang, người lên tiếng đầu tiên qua đời chính căn bệnh do ông cảnh báo, sự giận dữ đã lan rộng trên các mạng xã hội, khiến các hệ thống kiểm duyệt của nhà cầm quyền không sao theo kịp. Sự bùng nổ đó, có nhiều người so sánh giống như giọt nước tràn ly, tương tự cuộc biểu tình ở Thiên An Môn 1989, khi có tin Hu Yaobang (Hồ Diệu Bang) qua đời.

Bắc Kinh đã tìm cách xoa dịu bằng thủ thuật. Khoảng hai tháng qua, các tin tức và trương mục mạng xã hội có tiếng đã thay sự oán hận bằng các bài viết tích cực như đất nước cùng nhau đánh bại virus, Trung Quốc gửi những nhu yếu phẩm cần thiết đến phần còn lại của thế giới và chống lại các cuộc tấn công độc hại từ Mỹ và các quốc gia khác đổ lỗi cho Bắc Kinh.

"Người dân dễ bị dẫn dắt bởi tuyên truyền", ông Shi, một nhà hoạt động nhân quyền có trụ sở tại tỉnh Hồ Bắc, nói. Khi tình hình dịch bệnh được cải thiện và bộ máy tuyên truyền hoạt động, đã có một sự đảo ngược. Bây giờ mọi người đang nói với nhau rằng sự lãnh đạo mạnh mẽ của đảng là một điều tốt.

Và dĩ nhiên, khi Vũ Hán và phần còn lại của Trung Quốc dần trở lại bình thường, chính quyền đang theo dõi cẩn thận những người có thể giữ trong lòng sự phẫn nộ. Zhang Hai, 50 tuổi, có cha chết vì virus hồi tháng 2, là một thành viên trong nhóm WeChat, có hơn 100 người, vốn đều có người thân qua đời vì virus. Anh Zhang kể rằng vào cuối tháng Ba, nhóm này được thông báo là có thể đến các nhà hỏa táng để lấy tro cốt người thân. Nhưng chỉ được đi cùng nhau một lần là 5 người, cùng với sự giám sát của chính quyền địa phương. Zhang từ chối không đi. Sau đó, người mở trang trên WeChat đã bị công an triệu tập và buộc phải hủy nhóm nhóm trò chuyện này.

Zhang, người lêu gọi chính quyền phải xin lỗi nhân dân, nói rằng lúc này mọi người đang cố gắng hết sức cẩn thận. "Tôi biết rất nhiều gia đình đang vô cùng tức giận", Zhang nói.

Tan Jun, một công chức ở Yichang, thuộc tỉnh Hồ Bắc, đã đệ đơn khiếu nại trong tháng này cáo buộc chính quyền tỉnh Hồ Bắc che giấu vụ dịch, theo các bản sao của vụ kiện được đăng trực tuyến. Tann xác nhận vụ kiện nhưng từ chối phỏng vấn. Những cư dân khác ở Vũ Hán đã nói chuyện với báo chí rằng họ đã bị công an đe dọa và buộc phải hứa không nói gì.

Người dân phải chịu trách nhiệm. Là một cư dân của Hồ Bắc, tôi tin rằng cần phải đứng lên và kêu gọi chính quyền Hồ Bắc chịu trách nhiệm, theo ông Tan Tan, theo một bài báo đăng trên một số tài khoản WeChat hiện đã bị xóa.

Bắc Kinh cũng có vẻ lo ngại và tìm cách trừng phạt một số quan chức địa phương để xoa dịu dân chúng. Nhưng có vẻ cách làm này đã cũ và không qua mắt được người dân, và cũng không đủ.

"Người dân đã thức tỉnh. Rõ là vậy", ông Xie Yanyi, một luật sư về nhân quyền ở Bắc Kinh nói. Ông Xie đã đệ trình một yêu cầu thông tin từ chính phủ, bao gồm việc làm rõ nguồn gốc của virus và lý do cho sự chậm trễ trong việc thông báo cho công chúng về sự bùng phát. "Có thể không có nhiều người, nhưng lịch sử cho thấy rằng đó là số ít người thay đổi xã hội và thay đổi lịch sử", ông Xie nói.

Còn theo ông Yan Zhanqing, một người đồng sáng lập của tổ chức Funeng, nói những trường hợp như vậy tạo áp lực lên chính quyền và giúp nhiều người dân hiểu hơn về quyền của họ và trách nhiệm của chính quyền, ông Yan nói, "đây cũng là một cách ghi lại lịch sử, cho nhiều người biết sự thật, và không chỉ là riêng chuyện này của chính phủ đối với những gì đã xảy ra ở Vũ Hán".

Lily Kuo

Nguyên tác : People have been awakened': seeking Covid-19 answers in Wuhan, The Guardian, 20/04/2020

Tuấn Khanh dịch

Nguồn : RFA, 21/04/2020 (tuankhanh's blog)

-------------

Tác giả Lily Kuo / Trưởng văn phòng của The Guardian tại Bắc Kinh

Additional Info

  • Author Lily Kuo , Tuấn Khanh
Published in Diễn đàn

Virus corona đẩy tăng trưởng của Trung Quốc trong ba tháng đầu 2020 xuống số âm. Chuyên gia Pháp Jean-François Dufour giám đốc cơ quan tư vấn DCA Chine Analyse thận trọng cho rằng đây mới chỉ là "khúc dạo đầu" trong số những đòn Covid-19 tấn vào Bắc Kinh.

kttq1

Kinh tế Trung Quốc "vất vả khởi động lại sau dịch Covid-19" với đe dọa lớn nhất là hàng xuất khẩu không ai mua. AFP

Không một cơ quan dự báo nào dám nghĩ rằng trong vỏn vẹn ba tháng, một cú sốc bất ngờ có thể cuốn trôi gần 7 điểm tăng trưởng của Trung Quốc. Đây là mức tuột đốc tệ hại nhất kể từ khi Cách Mạng Văn Hóa kết thúc năm 1976.

Ngày 20/01/2020 Bắc Kinh chính thức nhìn nhận phải đương đầu với một loại virus corona chủng mới, các nhà máy tại công xưởng sản xuất lớn nhất thế giới này lần lượt phải đóng cửa. Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và cả những tỉnh chung quanh, thậm chí là cả thủ đô Bắc Kinh hay lá phổi tài chính Thượng Hải ngừng hoạt động. Dân chúng ở yên trong nhà, lặng lẽ nhìn mùa Tết Nguyên đán trôi qua. Các kế hoạch mua sắm, du lịch, sinh hoạt văn hóa sôi động đón xuân mới đều bị hủy bỏ. Cả hai vế sản xuất và tiêu thụ bị đóng băng. Các chuyến bay quốc tế đến hay xuất phát từ Trung Quốc thưa dần để rồi giảm xuống đến mức tối thiểu.

Tất cả chỉ mới bắt đầu từng bước được khởi động lại trong những ngày đầu tháng 3/2020. Vũ Hán, ổ dịch Covid-19, vừa dỡ bỏ lệnh phong tỏa ngày 08/04/2020 sau hai tháng rưỡi bị "bế quan tỏa cảng".

Tuần trước khi Bắc Kinh chính thức thông báo GDP trong ba tháng đầu năm sụt giảm 6,8%, kinh tế gia Julian Evans Pritchard thuộc cơ quan tư vấn Capital Economics tại Luân Đôn tin rằng "giai đoạn đen tối nhất đã qua".

Trả lời RFI Việt ngữ, giám đốc điều hành cơ quan tư vấn DCA Chine Analyse, Jean-François Dufour bi quan hơn nhiều. Ông lo ngại toàn cảnh dù rất ảm đạm trong ba quý đầu năm nay mới chỉ là "đợt sóng đầu tiên" và kinh tế Trung Quốc còn phải trải qua nhiều thử thách khác bên cạnh nguy cơ dịch bệnh tái phát.

Jean-François Dufour : Nếu như chúng ta dừng lại ở con số này thì chưa bao giờ tổng sản phẩm nội địa Trung Quốc lại "rơi mạnh" đến như vậy mà đó chỉ mới là kết của quý 1 : âm 6,8%. Trung Quốc là nền kinh tế đầu tiên trên thế giới thấm đòn virus corona, là quốc gia đầu tiên đã phải áp dụng biện phát triệt để, cách ly toàn bộ cả một tỉnh với trên 60 triệu dân cư. Nhưng quan trọng hơn nữa là trong giai đoạn phong tỏa đó khu vực sản xuất không chỉ của Vũ Hán mà của cả Trung Quốc đã bị đóng băng. Nhưng đó mới chỉ là giai đoạn một, tức là khi guồng máy sản xuất của Trung Quốc bị tê liệt trong nhiều tuần lễ.

Vấn đề đặt ra cho Trung Quốc giờ đây là giai đoạn hai tức là một khi không ít thì nhiều, kinh tế Trung Quốc được khởi động lại, các nhà máy hoạt động trở lại nhưng hàng sản xuất không có người mua trong lúc Covid-19 đang tấn công phần còn lại của thế giới và đến lượt quốc tế bị virus corona làm tê liệt.

Theo thẩm định của cơ quan tư vấn Trivium đặt tại Bắc Kinh, tính đến giữa tháng 4/2020, cỗ máy công nghiệp của Trung Quốc mới chỉ sử dụng 80% công suất. Về phía tiêu thụ giới phân tích không mấy lạc quan. Trong hai tháng Trung Quốc bị chìm vào "giấc ngủ đông" hàng ngàn người lao động mất nguồn thu nhập, qua đó tiêu thụ nội địa bị giảm theo. Chỉ số bán lẻ trong tháng 3/2020 được Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố "rơi" 16%, sụt giảm mạnh ngoài dự báo của chính quyền

Thăm dò của cơ quan tài chính UBS trụ sở tại Thụy Sĩ cho biết thu nhập của 54% những người được hỏi giảm sụt và 60% tuyên bố "cắt giảm chi tiêu so với thời kỳ trước khi nổ ra Covid-19". Đó là chưa kể, ngay cả khi các sinh hoạt Trung Quốc đã trở lại gần như bình thường, phần lớn dân chúng vẫn tránh né các khu đông người, ít lui tới các quán ăn, hay la cà tại các trung tâm thương mại, và lại càng tránh né từ các rạp xi-nê đến các công viên giải trí.

Hàng bán không ai mua

Nhưng không chỉ có thế. Trung Quốc mở cửa lại các nhà máy vào lúc đến lượt Châu Âu và Châu Mỹ rồi cả Châu Phi chìm vào vòng xoáy của khủng hoảng y tế. Cả nước Ý, rồi Pháp và cả Anh Quốc hay Hoa Kỳ rơi vào tình trạng phong tỏa trong nhiều tuần lễ. Theo chuyên gia Dufour, đây mới là điều khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh đau đầu.

Jean-Fançois Dufour : Cú sốc tấn mạnh vào nhu cầu tiêu thụ này đối với Trung Quốc thể hiện dưới hai góc độ : một là tác động trực tiếp vào ngành xuất khẩu. Cho dù nhân công có trở lại nhà máy như những gì chúng ta đang trông thấy hiện nay và hãy tạm gác sang một bên hiểm họa Trung Quốc lại bị một đợt lây nhiễm thứ nhì, nhưng hàng của Trung Quốc sản xuất ra không ai mua. Đó là điều khiến Bắc Kinh rất lo ngại. Vấn đề thứ hai là làm thế nào khắc phục được đợt sóng thứ nhì này.

Ổn định xã hội bị đe dọa

Làn sóng thứ hai như ông Dufour vừa nói, nguy hiểm ở chỗ đe dọa đến hứa hẹn của chính quyền đưa hàng triệu người dân Trung Quốc thoát khỏi cảnh bần cùng như chính ông Tập Cận Bình từng cam kết. Cũng cầm chắc là với tỷ lệ tăng trưởng cho cả năm được IMF dự phóng là ở mức 1,2% Bắc Kinh khó đạt được mục tiêu "đến cuối 2020 nhân lên gấp đôi GDP của Trung Quốc so với thời điểm 2010" như Đảng cộng sản nước này từng rầm rộ tuyên bố tại Đại Hội Đảng năm 2012. 

Thống kê chính thức của Bắc Kinh cho thấy trong hai tháng đầu năm nay virus corona hủy hoại 3 triệu việc làm tại nước đông dân nhất địa cầu. Các cơ quan quốc tế như UBS của Thụy Sĩ hay ngân hàng Nomura Nhật Bản thì cho rằng, dịch Covid-19 lần này cướp đi công ăn việc làm của từ 10 đến 18 triệu dân trong những quý sắp tới.

Thất nghiệp, một chiếc "Hộp đen"

Ai cũng biết tăng trưởng của Trung Quốc trong 2019 đạt trên 6% và là một thành tích không mấy vẻ vang so với những gì mà nước này đạt được trong suốt 25 năm. Và phải với hơn 6% tăng trưởng đó, Trung Quốc mới tạo thêm được 19 triệu công việc làm tại một quốc gia với hơn 1,3 tỷ dân. Giới nghiên cứu về Trung Quốc thường ví von, "thống kê về thất nghiệp tại Trung Quốc là một chiếc hộp đen khổng lồ, không ai biết có những gì trong đó", nhưng "chỉ số về ổn định trong xã hội là đơn vị đo lường mà giới lãnh đạo tại Bắc Kinh luôn để ý tới và chăm chú theo dõi tựa như một xoong sữa trên bếp lửa, chỉ lơ là một chút là có thể trào ra lênh láng".

Vậy thì tại sao khác với khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008/2009 lần này Trung Quốc không ồ ạt huy động ngân sách cứu nguy kinh tế ? Vào lúc Tokyo tung gói kích cầu tương đương với 1/5 GDP để khắc phục hậu quả kinh tế virus corona gây nên, Mỹ huy động tối thiểu 2.000 tỷ đôla, Pháp là 15% tổng sản phẩm nội địa, thì ông khổng lồ Trung Quốc mới chỉ đặt lên bàn cân một số tiền tương đương với 3% GDP của nền kinh tế nhì thế giới. Jean-François Dufour, giám đốc DCA Chine-Analyse phân tích.

Jean-François Dufour : Mâu thuẫn ở đây là cho dù với thành tích thảm hại như vừa thấy trong quý một vừa qua, Trung Quốc vẫn là một trong những nền kinh tế được trang bị những công cụ ít tồi nhất, nếu không muốn nói là hiệu quả nhất để đối phó với khủng hoảng. Bắc Kinh có thể vẫn khai thác những lá bài cổ điển vốn vẫn được sử dụng từ xưa tới nay, chẳng hạn tăng đầu tư công vào các cơ sở hạ tầng, tăng các khoản chi tiêu … Lần này Trung Quốc không tung ra những gói kích cầu đồ sộ như hồi 2008-2009 có thể là để tránh khiêu khích thiên hạ nhưng cũng có lẽ là Bắc Kinh không còn có nhiều phương tiện tài chính như hơn một chục năm trước đây.

Tuy nhiên Trung Quốc vẫn còn nhiều lá chủ bài trong tay và vẫn có thể dễ dàng tạo cú hích cho kinh tế qua hàng loạt các dự án xây dựng các công trường, mở rộng sân bay, xây thêm sân vận động… trang bị thêm các đường dây điện cao thế… Đó là điều mà Trung Quốc đã làm từ một vài tuần lễ nay để khởi động lại con tàu kinh tế. Ẩn số duy nhất là mức tiêu thụ trong và ngoài nước. Ngoài ra, điều mà chính quyền Trung Quốc lo ngại hơn cả là khả năng các công ty bị vỡ nợ, đẩy hàng triệu người vào cảnh thất nghiệp, đe dọa ổn định xã hội. Tránh để kịch bản này nổ ra, Trung Quốc tăng cường khả năng của các ngân hàng để cấp tín dụng. Nói cách khác, Ngân Hàng Trung Ương sẽ mở van tín dụng để bảo đảm hệ thống ngân hàng vận hành tốt.

Mất sức hấp dẫn

Ngoài những ẩn số là tiêu thụ nội địa, xuất khẩu, thất nghiệp dẫn đến bất ổn trong xã hội, Bắc Kinh còn chuẩn bị trước khả năng đầu tư nước ngoài lần lượt rút lui khỏi Hoa lục. Ba năm trước virus corona, Donald Trump khi đắc cử tổng thống Hoa Kỳ đã dứt khoát giảm mức độ lệ thuộc vào bạn hàng Trung Quốc. Liên Âu cũng đã đòi Bắc Kinh cân bằng lại quan hệ song phương và một số thành viên Châu Âu đã bắt đầu gắn liền vế chiến lược và thương mại trong quan hệ phức tạp với đối tác thương mại Châu Á này. Đại dịch Covid-19 lại càng củng cố thêm lập trường đó. Gần đây nhất là Nhật Bản : không ồn ào như Donald Trump, nhưng thủ tướng Shinzo Abe từ tháng 03/2020 đã liên tục "khuyến khích các doanh nhân Nhật suy nghĩ về kế hoạch bố trí lại các khoản đầu tư ra nước ngoài, mà điểm đến có thể là các nước trong vùng Đông Nam Á". Tập đoàn xe hơi Hyundai của Hàn Quốc có hẳn kế hoạch "chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Ấn Độ".

Phải chăng đây mới là thách thức virus corona đặt ra cho chính quyền Bắc Kinh ? Jean-François Dufour trả lời.

 Jean-François Dufour : Quả thật tôi nghĩ đây là chiều hướng Bắc Kinh sẽ theo dõi rất sát. Rõ ràng tiến trình toàn cầu hóa đang đứng trước một khúc quanh quan trọng. Dù vậy cần thận trọng giữa những tuyên bố mang màu sắc chính trị với thực tế. Trước mắt nhiều nước trên thế giới quyết tâm đưa lại về nguyên quán các công ty quốc gia, đây là điều dễ hiểu, đặc biệt là đối với một số lĩnh vực như y, dược…

Nhiều tập đoàn đã sẵn sàng rời khỏi Trung Quốc đi tìm những bãi đáp mới, nhưng một số khác thì mới chỉ lên kế hoạch mà thôi. Vả lại ngay cả những điểm đến tương lai, thí dụ như Nhật Bản có nói đến nhiều nước Đông Nam Á, nhưng câu hỏi đặt ra là ngay cả các quốc gia được chọn có sẵn sàng hay không để đón nhận một lúc quá nhiều các dự án đầu tư nước ngoài ? Đó là chưa kể, một khi cỗ máy kinh tế của thế giới được khởi động lại, thì dù muốn hay không mọi người ta vẫn cần vào nguyên và nhiên liệu của Trung Quốc.

Trong một thời gian nhất định nữa, Trung Quốc vẫn là một cửa ngõ quan trọng của kinh tế toàn cầu. Nhưng đúng là trong dài hạn và cũng có thể là rất dài hạn, tính toán dời cơ sở khỏi Trung Quốc là có thực, nhưng đó là cả một tiến trình dài hơi, cần nhiều thời gian để thực hiện và không chỉ như một câu nói là xong ngay !

Về phần nhà Trung Quốc học, giáo sư Stéphane Corcuff trường Khoa Học Chính Trị Lyon, ông cho rằng Covid-19 là cơ hội để phương Tây xét lại chuỗi cung ứng và dây chuyền sản xuất toàn cầu, tái tạo lại một trật tự thương mại thế giới mà trong đó Trung Quốc không còn là "cái rốn" của mạng lưới mậu dịch trên thế giới.

Một trong những câu hỏi còn lại là liệu người tiêu dùng phương Tây có sẵn sàng để cai nghiện hàng rẻ sản xuất tại Trung Quốc ?

Thanh Hà tóm lược

Nguồn : RFI, 21/04/2020

Additional Info

  • Author Jean-François Dufour, Thanh Hà
Published in Diễn đàn

"Đối diện với virus corona là một thế giới không có người lãnh đạo"

Chủ Nhật vừa qua thủ tướng Pháp thông báo về những biện pháp đầu tiên cho việc chuẩn bị dần dần ra khỏi phong tỏa. Báo chí Pháp hôm 21/04/2020 hướng về tương lai với những góc nhìn khác nhau.

thegioi1

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngừng đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới với lý do định chế này để cho dịch Covid-19 lây lan khắp thế giới. © RFI - Tranh biếm họa

Tựa trang nhất nhật báo kinh tế Les Echos lo lắng : "Thách thức của việc mở lại các nhà máy". Nhật báo thiên hữu Le Figaro tố cáo : "Những trói buộc về hành chính kìm hãm phản ứng kịp thời với Covid-19". 

Nhật báo thiên tả Libération tỏ ra lạc quan, cho đây là một cơ hội: "Khủng hoảng virus corona: Hãy thoát ra ở phía cánh tả!". Theo Libération, cuộc khủng hoảng hiện nay là cơ hội để "tái lập tầm quan trọng của Nhà nước phúc lợi, làm nổi bật những điều tai quái của chủ nghĩa tân tự do, là cơ hội cho sự trở lại mạnh mẽ của tình liên đới"… Các giá trị xã hội và giá trị nhân văn này có thể trở thành "những lối thoát tự nhiên cho xã hội sau đại dịch".

Xã luận Libération với tựa đề : "Un mal sanitaire pour un bien politique ?" (tạm dịch là : Trong cái rủi về y tế có cái may về chính trị), ghi nhận các lực lượng cánh tả có lợi thế, do có sự thay đổi lớn về ý thức hệ hiện nay, tuy nhiên, vấn đề là họ có thể đưa ra được các đề xuất trực tiếp và nhất quán để giảm nhẹ cuộc khủng hoảng xã hội hiện nay hay không ? Và để làm được điều này, cánh tả cần có được "một dự án tổng thể mang tính xã hội, sinh thái và cộng hòa… bắt nguồn từ vô vàn các trải nghiệm đang âm thầm hình thành trong xã hội".

"Nào vào bàn đi !" là tựa trang nhất của nhật báo công giáo La Croix, trên nền hình ảnh một người cha đang vui vẻ cùng con gái làm bếp. Lối sống của đa số người Pháp đang thay đổi triệt để với cuộc sống phong tỏa tại nhà. Chuẩn bị 2 hay 3 bữa ăn trong một ngày,  7 ngày trên 7 ngày là một thay đổi lớn, "có thể gây lo sợ, nhưng cũng mang lại niềm vui, cùng với những vấn đề về cơ sở vật chất". Cho dù ở nhà, nhưng tiêu thụ tăng vọt.

Theo văn phòng IRI, từ ngày 15/03 (từ đầu phong tỏa) đến ngày 12/04, số lượng lượt người đi chợ giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng số tiền mua hàng tăng 88%. La Croix dẫn lại kết quả điều tra của Harris Interactive, thực hiện trên mạng, ngày 08 và 09/04, theo đó, giai đoạn phong tỏa của nước Pháp hiện nay có lợi cho các mạng lưới cung ứng thực phẩm. So sánh riêng với tuần lễ Phục sinh hồi năm ngoái, lượng thực phẩm người Pháp mua tăng 20%. Kể từ đầu phong tỏa đến nay, riêng tiêu thụ bột tăng gấp 3,6 lần, bột nở và đường có hương liệu tăng 2,9 lần...

Nhân loại đang đi về đâu ?

Trang nhất Le Monde giới thiệu một bài nhận định đáng chú ý, đặt cuộc khủng hoảng y tế hiện nay trong toàn cục chính trị thế giới. Bài viết - mang tựa đề "Đối diện với virus corona là một thế giới không người lãnh đạo" - tìm cách lý giải nhân loại đang đi về đâu. Hình ảnh bên dưới hàng tựa là hai tấm bìa các-tông, in hình biếm họa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại một cửa hàng bán đồ lưu niệm ở Moskva, cả hai đều miệng bịt khẩu trang, trên khẩu trang là các họa tiết quảng cáo cho du lịch Nga.   

Theo Le Monde, hiện tại còn quá sớm để trả lời cho các câu hỏi : "Trật tự thế giới, mà nền tảng được thiết lập từ hồi Thế chiến Hai, sẽ còn lại những gì sau khủng hoảng Covid-19 ? Địa chính trị thế giới khác biệt như thế nào với thế giới trước đó ? Tuy nhiên, ba tháng kể từ đầu khủng hoảng cho phép tạm thời điểm lại sơ bộ tình hình". 

Có thể thấy "ba tháng vừa qua đã mang lại các xáo động nghiêm trọng đối với trật tự thế giới, đồng thời cho thấy các xu thế - vốn đã hình thành trước khủng hoảng - đang tăng tốc một cách dữ dội, hơn là tạo ra các đứt đoạn thực sự". Le Monde điểm lại một loạt các xu thế : Nước Mỹ rút lui khỏi vị trí lãnh đạo thế giới, Trung Quốc lấn tới, tiến trình toàn cầu hóa bị thách thức, nền quản trị mang tính toàn cầu đang lụn bại, các Nhà nước dân tộc trỗi dậy, sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai mô hình dân chủ và độc tài, sự trỗi dậy của các tác nhân quốc tế mới… 

Các xu thế thường đi kèm với các phản ứng chống lại. Trong lúc các nước phương Tây chìm sâu trong khủng hoảng dịch, nhân cơ hội Mỹ rút lui khỏi sân khấu chính trị quốc tế, Trung Quốc mở chiến dịch phản công ngoại giao, tuyên truyền trên quy mô toàn cầu, quảng bá cho điều mà Bắc Kinh coi là đã khống chế thành công dịch bệnh tại Vũ Hán, cùng với chính sách viện trợ khẩu trang, thiết bị y tế. Bắc Kinh lớn tiếng quảng cáo cho dự án "Con đường tơ lụa về y tế". Chiến lược của Trung Quốc đã thành công trong giai đoạn đầu tiên, khi Châu Âu còn đang choáng váng với cuộc khủng hoảng dịch bệnh tại Ý. 

Trung Quốc lấn tới, Mỹ - Châu Âu phản công

Tuy nhiên, cuộc phản công đang bắt đầu. Tổng thống Mỹ, với hy vọng công luận quên đi các sai lầm của ông trong việc đối phó với dịch bệnh, đã không bỏ lỡ dịp nào, liên tục tấn công Trung Quốc, tố cáo nước này đã chậm trễ báo cho thế giới về nguy cơ virus lây nhiễm từ người sang người, cũng như đã thao túng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến WHO thành công cụ tuyên truyền cho Bắc Kinh. Về phần mình, các lãnh đạo Châu Âu cũng công khai nghi ngờ các số liệu của Trung Quốc, về quy mô của dịch bệnh, về nguồn gốc của virus. Đòi Bắc Kinh minh bạch hơn. 

Le Monde chỉ ra hai phương diện quyết định trong cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc : Ai có khả năng phục hồi kinh tế tốt hơn, ai chiến thắng trong cuộc chạy đua tìm vác-xin ? 

Le Monde cũng nhấn mạnh đến quá trình xây dựng quan hệ đoàn kết của Liên Âu, trước thử thách bất ngờ này. Liên Âu không hề sẵn sàng về y tế, về chính trị, về kinh tế, để đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19. Sau những tuần lễ choáng váng đầu tiên, giờ đây các định chế Châu Âu đã bắt đầu nhập cuộc để hỗ trợ các quốc gia thành viên đối phó với tình trạng đình đốn kinh tế, dự kiến kéo dài. 

Nhà nước dân tộc nổi lên - Độc tài và dân chủ cạnh tranh

Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, vai trò của các quốc gia lại nổi lên hàng đầu. Nhiều nước trong khối Châu Âu đã tương đối thành công trong cuộc đối đầu với dịch bệnh, như Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Thụy Điển hay các nước Trung Âu. 

Cuộc khủng hoảng hiện nay cho thấy các cơ chế đa phương truyền thống gần như hoàn toàn thúc thủ. Khối G7 - dưới sự chủ tọa của Mỹ - bó tay, bất chấp nỗ lực thúc đẩy của Pháp. Khối G20, cố gắng lắm mới có một cử chỉ nhỏ : hoãn nợ đến cuối năm nay cho 76 quốc gia nghèo. 

Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, các chế độ độc tài đang tìm thấy cơ hội tốt để đàn áp mạnh hơn. Một ví dụ mới nhất là hôm 18/04, hàng loạt gương mặt tiêu biểu của phong trào dân chủ Hồng Kông bị chính quyền đặc khu thân Bắc Kinh bắt giam. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng cũng cho thấy sự thành công của một số xã hội dân chủ, đối phó tốt với dịch bệnh, mà không dùng đến các biện pháp mang tính đàn áp. Tại Châu Á, Hàn Quốc, Đài Loan được nêu tên, tại Châu Âu, đó là Đức, Áo, Hy Lạp, Bồ Đào Nha.  

Sự trỗi dậy của những "tay chơi" mới

Cuộc khủng hoảng hiện nay cũng cho thấy rõ sự trỗi dậy của một số chủ thể mới trên trường quốc tế. Biện pháp phong tỏa hiện nay thúc đẩy "sự khải hoàn" của công nghệ kỹ thuật số. Các đại gia Internet sẽ ngày càng mạnh hơn sau cuộc khủng hoảng Covid-19. Trong lĩnh vực chống dịch, Quỹ của vợ chồng tỉ phú Bill Gates đóng vai trò nổi bật hàng đầu. Bill Gates - người từng dự báo cách đây nhiều năm về nguy cơ xảy ra một đại dịch kiểu Covid-19  - đã trở thành nhà tài trợ đứng hàng thứ hai cho Tổ chức Y tế Thế giới, với việc Hoa Kỳ quyết định tạm ngừng đóng góp tài chính. 

Le Monde kết luận : "mọi thứ đang trong quá trình thay đổi mãnh liệt. Mọi điều đều có thể, chỉ có một điều chắc chắn trong giai đoạn hiện nay là virus gây bệnh Covid-19 đã làm rung chuyển dữ dội các nền móng, vốn đã lung lay, của quan hệ quốc tế được kế thừa từ thế kỷ XX". 

Hồng Kông : Đối lập lên án chính quyền phản bội, đầu hàng Bắc Kinh 

Cũng Le Monde chú ý đến tình hình Hồng Kông, đang trải qua cuộc khủng hoảng về định chế lớn từ một tuần nay. Hồi đầu tiên của cuộc khủng hoảng là vào ngày 13/04, khi Bắc Kinh cáo buộc một trong các gương mặt tiêu biểu của phong trào dân chủ Hồng Kông, nghị sĩ Dennis Kwok, đảng Công Dân, đã xâm nhập vào tòa nhà Nghị Viện địa phương. Vài ngày sau, lãnh đạo Văn phòng Liên lạc của Bắc Kinh tại Hồng Kông, ông Lạc Huệ Ninh (Luo Huining), đã kêu gọi chính quyền đặc khu sử dụng "ngay lập tức" điều 23, tức điều luật chống ly khai, phản bội, để trừng phạt nhà đối lập. Việc áp dụng điều 23 đã từng bị dân chúng Hồng Kông xuống đường chống đối dữ dội vào năm 2003. 

Đối với phong trào dân chủ Hồng Kông, việc sử dụng điều 23, nhân danh "an ninh quốc gia", sẽ cho phép chính quyền bịt miệng toàn bộ đối lập. Việc người đứng đầu Văn phòng của Bắc Kinh tại đặc khu lên tiếng can thiệp cho thấy chính quyền Trung Quốc đang nóng lòng muốn lập lại tình hình, trực tiếp đứng ra kiểm soát Hồng Kông.

Theo điều 22 của Luật Cơ bản Hồng Kông, được coi là "Hiến pháp" của đặc khu, quy định không có bất cứ cơ quan nào của chính quyền trung ương được phép can thiệp vào công việc nội bộ của đặc khu. Nhưng cuộc tấn công vào Hiến pháp của Hồng Kông tiếp diễn. Ngày 17/04, văn phòng liên lạc Bắc Kinh tại Hồng Kông ra một thông báo khác, khẳng định cơ quan này không chịu sự chi phối của điều 22 Luật Cơ bản Hồng Kông và Văn phòng này có toàn quyền đưa ra ý kiến về Hồng Kông. 

Trong đêm thứ Bảy, qua ngày Chủ Nhật, chính quyền Hồng Kông liên tục ra ba thông báo, với nội dung đầy mâu thuẫn, một mặt vừa khẳng định Văn phòng Liên lạc tại Hồng Kông tuân thủ điều 22 luật cơ bản đặc khu, nhưng mặt khác lại ủng hộ cách giải thích của phía Trung Quốc. Tình hình càng trở nên sôi sục hơn, khi cảnh sát bắt giữ khoảng 15 nhà hoạt động dân chủ vào hôm thứ Bảy 18/04. Ngay hôm sau, 22 dân biểu đối lập ra thông cáo chung tố cáo chính quyền của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phản bội Hiến pháp Hồng Kông, đầu hàng Bắc Kinh. 

"Thành công " của Việt Nam

Về cuộc chiến chống dịch Covid-19, Les Échos chú ý đến trường hợp đặc biệt của Việt Nam, với bài "Sự thành công ngạo nghễ của Việt Nam khi đối mặt với virus". Theo tác giả Yves Bourdillon, quốc gia 93 triệu dân này, về mặt chính thức, chỉ có 268 người nhiễm virus, và không có ai tử vong. Thành công của Việt Nam là do đã "ý thức được sớm về nguy cơ dịch bệnh" và "tổ chức cách ly tốt người nhiễm virus". 

Pháp : "Phản ứng chậm trễ của bộ máy chính quyền" 

Báo chí tiếp tục dành nhiều bài vở để nói về tình hình nước Pháp chuẩn bị dần dần ra khỏi phong tỏa. Le Figaro lên án "Phản ứng chậm trễ của bộ máy chính quyền trước dịch bệnh". Thiếu khẩu trang, thiếu xét nghiệm, nhiều cản trở đối với khu vực tư nhân trong việc tham gia chăm sóc bệnh nhân. Đối với Le Figaro, bộ máy hành chính quan liêu đã không cho phép nước Pháp có phản ứng thích đáng. Le Figaro dành nhiều bài về hồ sơ này. Về các các dân biểu địa phương vươn lên đảm nhiệm những nhiệm vụ, mà bộ máy Nhà nước bất lực, về các cản trở hành chính khiến giới y tế và bệnh nhân phẫn nộ. 

Nhật báo công giáo La Croix có bài xã luận, cũng với mục tiêu chỉ trích tình trạng tập quyền khiến nước Pháp không có được các phản ứng mềm dẻo cần có để đối mặt với dịch bệnh còn đầy bí ẩn này. La Croix nhấn mạnh là dịch bệnh tác động đến các cá nhân mỗi người một khác, đến các vùng lãnh thổ, mỗi nơi một khác. Chính vì vậy, cần lưu ý để làm sao giai đoạn ra khỏi phong toả diễn ra với các biện pháp đa dạng hoá, phù hợp với từng hoàn cảnh. Dù sao, La Croix cũng đồng ý với thủ tướng ở một điểm. Đó là ngày 11/05 sẽ không phải là "ngày trở lại với cuộc sống bình thường", ngày Đình chiến, và "chúng ta cần phải học cách chung sống với virus".

Trọng Thành

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Mặc dù các nhà lãnh đo Vit Nam đang được khen ngi vì đã làm tt trong vic đi phó vi đi dch Covid-19, nhưng theo mt kho sát ca Gallup, người dân Vit Nam tin tưởng bác sĩ hơn chính ph v mt chăm sóc sc khỏe.

cov1

Một nhân viên y tế và mt nhân viên quân đi dưới lp khu trang bo v ti bnh vin Thn kinh trong thi gian cách ly dịch Covid-19 ti Hà Ni hôm 14/4. Mt kho sát ca Gallup cho thy người dân Vit Nam tin tưởng y bác sĩ hơn chính ph trong vn đ chăm sóc sc khỏe.

Việt Nam, quc gia có hơn 1.400 km đường biên gii vi Trung Quc – nơi khởi phát dch virus corona – được coi là có nguy cơ cao tr thành dch tiếp theo do có mt h thng chăm sóc y tế yếu và ngân sách thp đ đi phó vi đi dch. Tuy nhiên, Vit Nam hin ch có 268 trường hp nhim bnh tính đến ngày 17/4, trong đó có hơn 2/3 số người đã được cha khi bnh và không có ca t vong nào, theo thng kê ca B Y tế. Con s này là rt nh so vi nhiu quc gia khác trên thế gii, trong đó có M, nước đng đu v con s ca nhim, hơn 678.000, vi hơn 34.000 người t vong.

Chính phủ Vit Nam đã được T chc Y tế Thế gii (WHO) và M ca ngi v s phn ng nhanh cũng như vic đi phó tt vi đi dch virus corona.

Các nhà lãnh đạo Vit Nam đã phát đng chiến dch chng đi dch Covid-19 như mt cuc "chiến tranh" chng vào kẻ thù vô hình, và gọi đây là "Cuc tng tn công mùa xuân 2020", vi hy vng s giành được thành qu như h nói đã làm trong cuc tng tn công Mu Thân năm 1968 trước k thù ca h lúc đó là Hoa Kỳ.

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc và Phó Th tướng Vũ Đc Đam, người đang lãnh đo chiến dch chng Covid-19 ca Vit Nam, thường lên tiếng kêu gi người dân cùng đng lòng giúp chính ph trong vic "chng dch như chng gic này".

Trong một cuc phng vn gn đây vi VOA, ông Trn Đc Phu, c vn cp cao Trung tâm Đápng khn cp s kin y tế cng đng Vit Nam, cho biết rng người dân trong nước tin tưởng vào s lãnh đo ca chính ph trong chiến dch chng Covid-19.

Tuy nhiên, khi nói đến vic đt lòng tin vào đâu trong vn đ chăm sóc sc kho thì người dân Vit Nam lại hướng v bác sĩ và y tá nhiu hơn là chính ph, theo kho sát được tiến hành trước khi dch Covid-19 bùng phát ca Gallup, công ty chuyên cung cp các d liu phân tích và tư vn ca M có tr s chính th đô Washington.

Khảo sát này cho thy, 78% người dân Vit Nam tin tưởng vào bác sĩ và y tá trong khi có 69% người dân nói h tin vào chính ph khi tìm li khuyên v sc khỏe.

Bùi Sơn, mt người dân Hà Ni nói vi VOA rng chính ph đang làm tt công vic dp dch Covid-19 và trong giai đon này, theo quan điểm ca anh, không th tách ri vai trò ca chính ph và các y bác sĩ vì h đang làm theo nhng gì mà các nhà lãnh đo trên giao xung.

Nhưng anh Sơn cũng cho biết anh đt lòng tin vào nhng người có chuyên môn v y tế hơn là các quan chc chính ph khi tìm kiếm li khuyên chung v sc khỏe.

Trên các phương tin truyn thông chính thng trong nước, nhiu hình nh v nhng người bnh được cha khi virus corona, trong đó có nhiu người nước ngoài, đã công khai cám ơn các bác sĩ Vit Nam vì s chăm sóc và điều tr ca h.

Mặc dù đa s người dân Vit Nam tin tưởng vào bác sĩ và y tá hơn chính ph trong vn đ chăm sóc sc kho, kho sát ca Gallup cũng cho thy rng s lượng người đt lòng tin rt nhiu vào gii y bác sĩ li chiếm thiu s - 20% - so với 60% lượng người nói h tin phn nào.

Giải thích v điu này, anh Sơn đưa ra ví d v nhng li khuyên "thiếu chuyên môn" do các bác sĩ Vit Nam đưa ra khi đi dch chưa lan t Trung Quc sang Vit Nam.

"Ví dụ ông Đ Duy Cường, giám đc trung tâm bnh nhiệt đi Bnh vin Bch Mai chng hn", anh Sơn nói. "Ông y nói bnh này lây lan hn chế nhưng trên thc tế Bnh vin Bch Mai bây gi dch ln nht c nước".

Anh Sơn nói anh ít tin tưởng vào các bác sĩ tuyến đa phương - cp tnh và huyn - vì anh đã được chng kiến nhng trường hp chn đoán bnh sai, do đó đưa ra phác đ điu tr không đúng nên người bnh không được cha khi. Khi xin li khuyên ca bác sĩ v vn đ chăm sóc sc kho, anh Sơn nói anh vn luôn phi t tìm kiếm thông tin thêm trên mạng và nhng người khác có chuyên môn v vn đ đó.

Theo nhận đnh ca Gallup, s lượng ln người dân sng nông thôn và s bt bình đng trong chăm sóc sc kho gia các vùng thành th và nông thôn có th là mt phn nguyên nhân ca s thiếu tin tưởng đó.

Published in Việt Nam

Tổng thống Trump tuyên bố tạm chấm dứt mọi chương trình nhập cư (VOA, 21/04/2020)

Tổng thống Trump hôm thứ Hai cho biết ông sẽ ký một sắc lệnh hành pháp để tạm đình chỉ tất cả các chương trình nhập cư vào Mỹ để đối phó với đại dịch corona và bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ.

my1

Tổng thống Donald Trump tham gia thảo luận bàn tròn về vấn đề nhập cư và an ninh biên giới tại Trạm kiểm soát Biên giới ở Calexico, California, ngày 5/4/2019. (AP Photo/Jacquelyn Martin) - Ảnh tư liệu

Qua quyết định được ông loan báo trên trang Twitter, Tổng thống Trump đã viện cuộc khủng hoảng y tế và hệ quả kinh tế của đại dịch để đạt được mục tiêu chính sách dài hạn của ông là hạn chế di dân, theo hãng tin Reuters.

Quyết định này đã lập tức bị một số nhân vật đảng Dân chủ lên án, họ cáo buộc ông Trump là tìm cách đánh lạc hướng để công chúng khỏi chú ý tới cách đáp ứng trễ nãi và sai lầm của ông Trump trước dịch Covid-19.

Ông Trump nói ông hành động để bảo vệ người lao động Mỹ. Hàng triệu người đang lâm vào cảnh thất nghiệp sau khi các công ty sa thải nhân viên trong cuộc phong tỏa trên toàn quốc để chặn sự lây lan của dịch Covid-19.

Ông Trump viết trên Twitter :

"Trước sự tấn công của kẻ thù vô hình, và nhu cầu bảo vệ công việc của các công dân Mỹ TUYỆT VỜI của chúng ta, tôi sẽ ký một sắc lệnh hành pháp để tạm thời đình chỉ nhập cư vào Hoa Kỳ".

Tòa Bạch ốc không cung cấp thêm thông tin về lý do sau quyết định, cũng như về thời điểm và cơ sở pháp lý của quyết định đó.

Bà Amy Klobuchar, cựu ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ phản ứng trên trang Twitter :

"Giữa lúc đất nước chúng ta đang chiến đấu với đại dịch, khi mà các công nhân đang đánh cuộc với mạng sống của mình, Tổng thống lại tấn công người nhập cư và đổ lỗi cho những người khác về sự thất bại của chính ông."

Các chương trình nhập cư vào Mỹ về phần lớn đã bị đình chỉ qua các biện pháp siết chặt biên giới và lệnh cấm các chuyến bay được ban hành giữa lúc virus Covid-19 lây lan trên toàn cầu.

Nhưng vấn đề người nhập cư vẫn là đề tài thu hút sự chú ý của các thành phần ủng hộ Tổng thống Trump.

Tổng thống Trump đã trở thành ông chủ của Tòa Bạch ốc hồi năm 2016 một phần nhờ lời hứa của ông là sẽ hạn chế nhập cư bằng cách xây một bức tường ở biên giới Hoa Kỳ với Mexico. Chính quyền của ông Trump đã dành ba năm đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng Thống của ông để trấn áp thành phần nhập cư bất hợp pháp cũng như di dân hợp pháp vào Mỹ.

*****************

Covid-19 : Với hơn 40.000 người chết, Mỹ chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm (RFI, 20/04/2020)

Thêm 1.997 người thiệt mạng vì virus corona tại Hoa Kỳ trong ngày hôm qua (19/04/2020) theo báo cáo của đại học Johns Hopkins. Mỹ vượt ngưỡng 40.000 ca tử vong trong số gần 760.000 ca lây nhiễm. Căng thẳng gia tăng giữa chính quyền Trump và thống đốc tại nhiều bang chung quanh quyết định dỡ bỏ lệnh phong tỏa.

my2

Bãi biển ở Florida, Hoa Kỳ được mở cửa trở lại vào ngày Chủ nhật 19/04/2020. Reuters/Sam Thomas

Dù đang trong tâm dịch, nhiều cuộc biểu tình tiếp diễn tại Hoa Kỳ đòi chính quyền địa phương dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Sau Texas hay Ohio, đến lượt hàng ngàn người tại các bang Washington hay Colorado hôm Chủ Nhật 19/04/2020 tập hợp trước trụ sở của chính quyền đòi cửa hàng, trung tâm thương mại hay các địa điểm giải trí phải được hoạt động trở lại. Đòi hỏi chấm dứt lệnh phong tỏa nói trên được tổng thống Trump ủng hộ. Trong lúc đó, trái ngược hẳn với New York, bang Florida đã mở lại các bãi biển cho dân chúng.

Thông tín viên Loubna Anaki từ New York cho biết thêm :

"Hình ảnh đã được phát đi trên các đài truyền hình Mỹ trong hai ngày cuối tuần. Hàng trăm người tụ tập trên một bãi biển ở Jacksonville. Người thì thả bộ, một số khác chạy nhảy, đạp xe hay tắm biển mà không hề giữ khoảng cách an toàn. Florida đã mở lại các bãi biển cho người dân. Thống đốc bang này giải thích mọi người cần tập thể thao và hít thở không khí trong lành. Tại bang Texas, dân cư lại có thể đến tham quan các khu công viên trong lúc thống đốc bang này cho biết đang chuẩn bị kế hoạch dỡ bỏ lệnh phong tỏa để các sinh hoạt được sớm trở lại bình thường. Lập trường này đi ngược lại hoàn toàn so với các quyết định ở bang New York hay New Jersey. Tại đây, bãi biển, bể bơi công cộng đều sẽ đóng cửa suốt cả mùa hè này .

Khác biệt nói trên càng làm lộ rõ là nước Mỹ thiếu một chính sách chung đối phó với khủng hoảng ngay từ đầu, trong đó tổng thống Trump đóng một vai trò đặc biệt. Tuần qua, trong một loạt các tin nhắn trên Twitter, ông kêu gọi người dân vùng lên chống lệnh phong tỏa tại các bang như Michigan hay Minnesota. Một số thống đốc và thị trưởng cho rằng đây là một thông điệp nguy hiểm mà nguyên thủ Mỹ gửi tới người dân. Họ đồng thời lên án việc Donald Trump ủng hộ những người biểu tình đòi chấm dứt lệnh phong tỏa. Tại New York, hôm qua thị trưởng thành phố chỉ trích Donald Trump. Bill de Blasio tuyên bố : "Thay vì tung ra những khẩu hiệu đòi giải phóng Virginia, Michigan và Minnesota, tổng thống Mỹ nên dồn nỗ lực để giải phóng New York bằng cách cho thành phố này thêm phương tiện" chống Covid-19. Những lời chỉ trích này có lẽ càng đào sâu hố cách biệt giữa Donald Trump với chính quyền một số bang".

Thanh Hà

****************

Mỹ : Ca nhiễm Corona tăng lên 750 nghìn, hơn 40 nghìn người tử vong (VOA, 20/04/2020)

Tính tới chiều ngày 19/4, số ca nhiễm virus Corona ở Mỹ tăng lên hơn 750 nghìn người và hơn 40 nghìn người thiệt mạng, gần gấp đôi so với con số tử vong ở nước có nhiều người chết thứ hai là Italy.

my3

Các thi thể vô thừa nhận được chôn tập thể ở New York.

Kể từ khi ghi nhận ca tử vong đầu tiên ngày 29/2, con số người chết tăng lên 10 nghìn người trong vòng 38 ngày, nhưng chỉ thêm 5 ngày để con số đó tăng lên 20 nghìn người.

Con số người chết vì virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, tăng lên hơn 40 nghìn người từ mức 30 nghìn người trong vòng 4 ngày sau khi New York ghi nhận cả các ca tử vong có thể do virus Corona gây ra, dù người chết chưa được xét nghiệm.

Với hơn 750 nghìn ca, Hoa Kỳ là quốc gia có con số nhiễm Covid-19-19 cao nhất trên thế giới và con số này tăng gấp đôi chỉ trong vòng 13 ngày.

Các ca nhiễm mới tăng lên gần 29 nghìn ca vào ngày 1/4 và đây là mức thấp nhất trong vòng ba ngày.

Do tác động của virus Corona, hơn 22 triệu người Mỹ đã đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp trong tháng trước.

Khu vực thủ đô Washington và vùng phụ cận gồm tiểu bang Maryland và Virginia vẫn chứng kiến các con số người nhiễm gia tăng.

Trong khi đó, một số tiểu bang như Ohio, Texas và Florida tuyên bố có thể mở cửa một số phần của các tiểu bang này vào ngày 1/5 hoặc thậm chí sớm hơn.

Theo Reuters

*******************

Trump cảnh báo Trung Quốc về Covid-19 (VOA, 19/04/2020)

Tổng thng Donald Trump hôm 18/4 cnh báo Trung Quc rng nước này s đi mt vi các hu qu nếu "biết rõ trách nhim" v đi dch virus Corona.

my4

Ông Trump trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng.

"Nó có lẽ đã b chn đng Trung Quc trước c khi nó bt đu và nó không [b chn], và c thế gii đang phi chịu đng vì nó", ông Trump nói trong cuc hp báo Nhà Trng.

Đây là lời ch trích mi nht trong cuc khu chiến gia hai nn kinh tế ln nht thế gii, cho thy căng thng gia tăng trong mi quan h gia lúc các chuyên gia nói rng cn có mt mc đ hp tác chưa tng có đ đi phó vi cuc khng hong v virus Corona.

"Nếu đó là mt sai lm, thì đó ch là mt sai lm. Nhưng nếu h biết rõ trách nhim thì chc chn s có các hu qu", ông Trump nói. Ông không cho biết chi tiết v các hành đng ca Hoa Kỳ.

Ông Trump và các cố vn cp cao đã cáo buc Trung Quc thiếu s minh bch sau khi đi dch corona bùng phát vào cui năm ngoái thành ph Vũ Hán.

Tuần trước, ông Trump đã ngưng tài tr cho T chc Y tế Thế gii, cáo buc cơ quan này "thiên v Trung Quc".

Washington và Bắc Kinh đã nhiu ln công khai ch trích ln nhau v virus Corona.

Ông Trump ban đầu ca ngi Trung Quc và Ch tch Tp Cn Bình v cách đi phó virus Corona.

Nhưng ông Trump và các quan chc cp cao khác cũng gi virus Corona là "virus Trung Quốc", và trong nhng ngày qua đã gia tăng ch trích Trung Quc.

Hoa Kỳ cũng từng gin d bác b chuyn quan chc Trung Quc đ li cho quân đi M v ngun gc ca virus.

Theo Reuters

Reuters

Published in Quốc tế

Câu chuyện cô gái bán rau ở Bãi Cháy

Trân Văn, VOA, 19/04/2020

Có lẽ chng riêng v tôi mà còn nhiu người a nước mt khi xem cnh mt cô gái bán rau khóc, van - nài n mt người cũng là ph n như cô… "thương cháu, tha cho cháu" vì… "cháu đã b bt ri, cháu không có tin, con cháu bé, đng ly ca cháu na" (1)…

Cô gái bán rau. (Hình trích xuất t YouTube ca RFA tiếng Việt)

Tuy người xem không có bt kỳ thông tin nào v cô gái bán rau nhưng ai cũng có th đoán ra ti sao cô li vi phm qui đnh cm t tp, hn chế giao tiếp đ ngăn chn Covid-19 lây lan : Con cô đang đói !..

Đó cũng là lý do hàng chục người đàn ông, có người mc cảnh phc, có người mc đng phc dân phòng, có người mc thường phc, vây quanh cô gái bán rau ngn ng, không n xung tay… Đó cũng là lý do khiến người nào đó hình như là khách mua rau ng li xin cho cô… Người ta không thy, không nghe v khách y nói gì, chỉ nghe người ph n ch huy "lc lượng thi hành công v" cht vn : Ch tr tin chưa ? Tr ri thì v đi !... Nước mt, nhng li cu xin ca cô gái bán rau không lay chuyn được người ph n gi vai trò ch huy. Bà gi cô gái bán rau là… con điên và đanh giọng ra lnh cho thuc cp : Không nói nhiu. Thu gi, mang v phường !...

Lúc những người đàn ông thc thi công v bt đu lượm nhng trái mướp, bó rau t chiếc xe th đã đ xung lòng đường đ b lên công xa, cô gái bán rau cung quít xoay qua, xoay lại để ngăn cn và khi nhn ra m rau trái - chén cơm ca cô, ca người thân - li b git khi tay ca cô thêm mt ln na, cô chp ly con dao dùng đ ct rau, gt mướp như n lc cui cùng đ xin "đng ly ca em" - bo v cơ hi sinh tn ca cô và gia đình… Xem video clip có thể thy rt rõ, cô chng có ý đnh chém ai, chính xác là cô không dám chém ai, con dao ch ging như cái phao khi nài van không có người nghe. Cũng vì vy, nhng người thi hành công v rt d dàng khng chế cô…

Thêm một ln na, tiếng người ph n ch huy lc lượng thi hành công v lanh lnh tri lên, xua đui nhng đng loi chng kiến s vic, không kim chế được bt bình nên can ngăn : Các ch v đi !..

Đồng thi đanh ging bo thuc cp : Cm dao chém li "lc lượng" ! Khóa tay li ! Công an… khóa tay lại… Chng đi người thi hành công v… Khóa tay li… Cho lên xe ! Đưa v x lý ! Lên xe gi "nó", đ phòng "nó" nhy xung !...

***

Trong bối cnh như hin nay, khi chưa ai biết bao gi mi có vaccine nga Covid-19, bao gi y gii mi tìm ra thuốc đc tr loi virus này, cm t tp, hn chế giao tiếp là bin pháp chng đng đng mà nhiu quc gia cùng áp dng đ bo v sinh mng công dân ca mình, không đ Covid-19 tr thành mt đt thm sát. Chng riêng Vit Nam, nhiu quc gia khác cũng có nhiều triu người c ráo m hôi là hết go và lnh cm t tp, hn chế giao tiếp đy người nghèo vào thc trng thiếu đói...

Những quc gia khác ch khác Vit Nam ch, song hành vi cm t tp, hn chế giao tiếp là nhiu gii pháp khác nhau đ giúp nhng người yếu thế không rũ rượi. Cho dù cui tháng trước, Th tướng Vit Nam chính thc tha nhn : Mấy tháng nay, nhiu người kh lm ri, nhiu gia đình khó lm r(2)… cho dù chính phủ loan báo đã dành 61.580 t h tr nhng cá nhân, doanh nghip gp khó khăn, tùy trường hp mà mt cá nhân, mt gia đình, nhng cơ s kinh doanh nh s được h tr mt ln 500.000 đng hay t 1 triu đến 1,8 triu đng/tháng (3), song đến gi, ai thc mc, đến đâu đ nhn khon tr giúp chính thc y, câu tr li ph biến là : Lên… TV mà… nhận !

***

Video clip vừa k không ch làm công chúng a nước mt. Kèm theo nước mt là s căm phn. La gin không còn âm mà có du hiu bùng lên, lan rng. Cũng vì vy, tuy là ch nht nhưng Thành y thành ph H Long (tnh Qung Ninh) phi son – gi công văn, yêu cu Bí thư Đng y và Ch tch UBND phường Bãi Cháy trc tiếp đến tư gia ca cô gái bán rau xin li v phát ngôn thiếu chun mc ca lc lượng thi hành công v ! Đng thi yêu cu y ban Kim tra - Thanh tra x lý vi phm theo đúng quy định ca đng đi vi đng viên, đ xut hình thc x lý đi vi cán b công chc, viên chc, báo cáo Thường trc Thành y trước ngày 25 tháng 4.

Công văn vừa k khiến nhiu người h ha nhưng Vit Nam còn bao nhiêu người đói quá mà phi bò, va bò, vừa bị chà đp do vi phm lnh "cách ly toàn xã hi" ? Bao gi thì h thng chính tr, h thng công quyn thôi trưng bày ý thc trách nhim trên TV hay qua công văn đ có nhng bin pháp tr giúp c th, đ nâng nhng người yếu thế như thiên h ? Thiên đường trên TV và những công văn dp la chc chn không th làm khô nước mt và gi cho xã hi n đnh. Chc chn như thế !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 19/04/2020

Chú thích

(1) https://www.youtube.com/watch?v=UDGjxG1GMaY&ab_channel=linhhoang

(2) https://tuoitre.vn/thu-tuong-may-thang-qua-nhieu-nguoi-kho-lam-roi-nhat-la-that-nghiep-202003311516103.htm

(3) https://www.thesaigontimes.vn/302244/cac-goi-ho-tro-giam-soc-cho-doanh-nghiep-trong-dich-benh.html

(4) https://nongnghiep.vn/lanh-dao-phuong-bai-chay-phai-den-nha-rieng-xin-loi-nguoi-ban-rong-d262822.html

*********************

Bao giờ hết cảnh dân bán vỉa hè van xin cán bộ cho họ kiếm sống trên đường !

RFA, 20/04/2020

Mạng xã hội trong nước vào cuối tuần qua liên tục loan truyền đoạn video dài hơn 3 phút ghi lại hình ảnh lực lượng chức năng phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh thu giữ xe chở rau của một người phụ nữ khi bà này đang bán dạo.

banrau2

Vỉa hè đường Đông Du, quận 1 bị xe gắn máy lấn chiếm trở lại. RFA

Đáng chú ý, trong video có đoạn người bán rau kêu khóc xin bỏ qua thì một nữ cán bộ nói "Con này, mày có bị điên không, thu giữ đưa hết về phường... không nói nhiều".

Được biết, người nữ cán bộ xuất hiện trong đoạn video là Phó Chủ tịch phường Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh.

Truyền thông trong nước cho hay Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND phường Bãi Cháy đã trực tiếp đến nhà riêng gặp gỡ, xin lỗi người phụ nữ bán rau về phát ngôn thiếu chuẩn mực của đội ngũ thực thi công vụ. Đồng thời cũng tuyên truyền vận động công dân chấp hành chủ trương của địa phương trong quản lý trật tự đô thị trong việc buôn bán ở vỉa hè.

Bên cạnh đó, sẽ kiểm tra xử lý vi phạm theo đúng quy định của Đảng đối với Đảng viên và đề xuất hình thức xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Trao đổi với RFA tối 20/4, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, nhà xã hội học hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng hành động của nữ cán bộ Phó Chủ tịch phường Bãi Cháy là không nên. Bà lý giải :

"Điều này cho thấy chị cán bộ này chưa có kinh nghiệm vì nếu có kinh nghiệm sẽ không làm những việc như thế. Ta phải hiểu xã hội có rất nhiều mặt và nhiều cung bậc khác nhau, ở những tầng lớp suốt ngày va chạm ở ngoài đường phố sẽ khác với văn phòng hoặc các tầng lớp trên thì văn phong lịch sự, nho nhã sẽ rất khác nhau. Nên mang cách ứng xử và ngôn từ của không gian này sang không gian khác chắc chắn sẽ không phù hợp".

Bên cạnh việc phê phán hành động của cán bộ có chức vụ trong bộ máy nhà nước, nhiều người còn bày tỏ sự thông cảm với những người buôn gánh bán bưng tại các vỉa hè hiện nay.

Theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, việc người dân buôn bán vỉa hè khá phổ biến chẳng phải riêng Việt Nam mà các nước Đông Nam Á nói chung đều có kinh tế vỉa hè khá phát triển. Bà cho hay :

"Người dân sống dựa trên vỉa hè là lực lượng khá đông, chính quyền Việt Nam cũng như các nước cố dẹp vỉa hè nhưng không thể dẹp được vì nếu dẹp như thế thì người ta không biết sống bằng gì vì đó là sinh kế của họ. Nếu mọi người nhớ truyện Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ngày xưa có ông cảnh sát đi dọc đường bắt những người bán hàng rong. Nó bắt đầu từ thời Tây đã thế, suốt quá trình bao năm bây giờ vẫn thế".

Do đó, dưới góc độ kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện Trưởng Viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương cũng cho rằng cần phải có một kế hoạch chi tiết và cụ thể mới có thể giúp người dân không bám vào vỉa hè kiếm sống nữa. Ông nhận định :

"Ở Việt Nam hiện nay có đến 19 triệu người làm việc ở khu vực phi hình thức tức không có hợp đồng cố định, không có bảo hiểm, một trong những hình thức đó là bán hàng vỉa hè. Việc bán hàng vỉa hè một mặt tạo cho người ta một số thu nhập nhất định qua ngày, mặt khác đáp ứng nhu cầu người dân Việt Nam : người đi chợ mua mớ rau, người ngồi xuống ăn bát bún ốc thành thói quen.

Bây giờ muốn giải quyết việc đó đã có những nỗ lực ở các thành phố như thành phố Hồ Chí Minh trước đây ở quận 1 có một ông Phó chủ tịch đi nhắc nhở, dọn dẹp nhưng sau một thời gian vẫn hồi phục lại vì công ăn việc làm cho số người đó chưa giải quyết được và chưa đào tạo nghề cho họ. Nếu muốn giải quyết vấn đề này đòi hỏi một khoảng thời gian và đầu tư, cơ bản giảm bớt số người kiếm ăn ở khu vực phi hình thức, tạo điều kiện cho người ta có trình độ, chuyên môn, và đặc biệt là có số vốn nhất định để người ta có thể kinh doanh, có cửa hàng hoặc chỗ cố định để sản xuất hoặc dịch vụ".

Xác nhận thực tế mà Tiến sĩ Lê đăng Doanh vừa đưa ra, Facebooker Sang Nguyễn đang sống tại quận Tân Bình, Sài Gòn kể về trường hợp gia đình bạn :

"Hồi đó mẹ em bán xe bánh mì đầu hẻm cũng bị dân phòng dẹp, có lần chạy thoát, có lần bị đưa cả người và xe về phường, không cần biết bán được hay chưa, cứ đóng tiền thoát thân trước rồi hôm sau lên lấy xe bánh mì, em phải đi theo mẹ đẩy xe về. Bán đâu hai năm chị em học hết lớp 12 nên đi làm lễ tân khách sạn rồi kêu mẹ em nghỉ luôn vì tiền bán không bao nhiêu mà tiền đóng phạt cũng vậy. Mấy người đó không nghĩ nếu có việc thì không ai đi bán lề đường để bị dí chạy mệt vậy đâu. Trông chờ nhà nước kiếm phương án thì mình tự lo cho mình chắc ăn hơn, như bây giờ kêu hỗ trợ dịch bệnh đến giờ chỉ thấy trên tivi, tới giờ mà không có tiền để dành lấy ra xài chắc đói chết trước khi chết vì bệnh rồi".

Trước đó, từ tháng 1/2017, thành phố Hồ Chí Minh diễn ra quá trình triển khai lập lại trật tự vỉa hè tại quận 1 do Phó Chủ tịch Đoàn Ngọc Hải đứng đầu với tuyên bố nổi tiếng "Không lấy lại được vỉa hè, tôi cởi áo từ quan".

Lúc bấy giờ, ông Đoàn Ngọc Hải huy động các lực lượng chức năng, ra quân dọn dẹp vỉa hè trên địa bàn Quận 1, mạnh tay đập phá tất cả những gì mà ông Hải và đoàn công tác liên ngành do ông chỉ huy cho là lấn chiếm vìa hè, lòng lề đường, mà không cần xem xét đến những yếu tố khác.

Tuy nhiên, đến ngày 19/5, ông Đoàn Ngọc Hải cho biết Quận ủy Quận 1 cũng như Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 đều ra văn bản yêu cầu ông phải ngưng ngay việc xuống đường dẹp dọn trật tự lòng lề đường. Vì thế, việc xử lý lấn chiếm vỉa hè đã không còn mạnh tay như trước nữa.

Đến nay, việc người dân buôn bán trên các vỉa hè đã trở lại tình trạng sầm uất như trước.

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho rằng việc dẹp bỏ hành vi buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường tại Việt Nam hiện nay không phải "ngày một, ngày hai" là có thể hoàn thành. Bà giải thích :

"Những người thu nhập thấp đô thị khá đông và họ vẫn phải sống dựa vào nguồn sinh kế như thế thì không thể nào dẹp được. Cách đây 2 năm hay sao ở Bangkok tôi thấy có phong trào cũng dẹp vỉa hè, người dân lao đao, phản đối. Sau đó cũng không giả quyết được gì, người dân vẫn bán hàng như cũ".

Biện pháp của chính quyền địa phương xua đuổi, tịch thu hàng hóa, phạt tiền đối với những người buôn bán trên lòng- lề đường với mục tiêu ‘lập lại trật tự’ đến nay hoàn toàn không đạt được hiệu quả. Cách làm đó vấp phải nhiều chỉ trích và bị cho là làm theo phong trào. Nếu không giải quyết căn cơ kế mưu sinh cho người dân, thì thực trạng vừa diễn ra vào ngày 18 tháng 4 ở Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long tiếp tục xuất hiện ở nhiều nơi khác tại Việt Nam.

Additional Info

  • Author Trân Văn, RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Virus corona : Chính quyền Trung Quốc làm gì cũng chẳng ai tin

Covid-19, Châu Âu rục rịch giải tỏa biện pháp "hạn chế sinh hoạt". Trung Quốc vướng luật nhân quả : vừa đối đầu với "cú sốc" kinh tế và làn sóng thất nghiệp, vừa bị quốc tế nghi ngờ thiếu minh bạch từ phương cách chống dịch đến nguồn gốc siêu vi corona. Đó là hai chủ đề lớn trên báo Pháp ngày đầu tuần 20/04/2020.

tin1

Nhân viên an ninh tại Tử Cấm Thành, ngày 18/03/2020. Sau khi gây họa cho cả thế giới với virus Vũ Hán, Trung Quốc vẫn cho rằng mô hình cai trị của mình là "ưu việt" so với phương Tây. © Reuters/Carlos Garcia Rawlins

Thất nghiệp bùng nổ : Cơn ác mộng của Bắc Kinh, Bước đại nhảy lùi của tổng sản phẩm nội địa GDP, Thống kê về dịch tễ bất bình thường, Trung Quốc bị quốc tế gây sức ép rất mạnh. Qua các tựa trên đây, Les Echos nêu lên thế kẹt của chính quyền Trung Quốc vì không dám nói thật nên làm gì cũng chẳng ai tin.

Gậy ông đập lưng ông

Chính sách ngoại giao tuyên truyền hung hăng "cả vú lấp miệng em" của Bắc Kinh ngày càng gây bất lợi cho chế độ Trung Quốc. Thái độ kẻ cả tự cho mình phản ứng nhanh, quản lý giỏi, không che giấu thông tin, đã làm cho chế độ Trung Quốc đầu tiên là bị chỉ trích sửa đổi thống kê.

Theo chuyên gia Mathieu Duchâtel của Viện nghiên cứu Montaigne, chỉ cần nhìn qua một vài dấu hiệu là có thể thấy rõ thống kê không chính xác : Chính quyền Vũ Hán trì hoãn báo cáo dịch : từ lúc nhìn nhận có ca đầu tiên cho đến lúc ban hành lệnh cách ly phải mất 46 ngày. Thứ hai là quân đội, lên tuyến đầu chống dịch, mà không có một người lính nào bị lây. Thứ ba là theo nhiều nhân chứng, người dân Vũ Hán không tin vào số liệu chính thức.

Nếu so sánh các đường biểu diễn số liệu thống kê nạn nhân tử vong và bệnh nhân bị lây nhiễm tại Trung Quốc với biểu đồ ở các nước Tây phương thì rõ ràng thống kê của Trung Quốc bất bình thường. Dân Vũ Hán là những người đầu tiên không tin vào chính quyền của mình thì nói chi Mỹ, Anh, Pháp. Tất cả đều nghi ngờ Trung Quốc thiếu minh bạch trong việc đối phó với siêu vi corona, ít nhất là trong những tuần lễ đầu.

Nhà dịch tễ - thống kê học Philippe Ravaud lấy làm tiếc là nếu ngay từ đầu, Bắc Kinh nói thật có 100.000 nạn nhân thay vì nói dối chỉ có 3.000 thì cả thế giới đã cảnh giác đối phó, không để có thảm họa y tế, xã hội và kinh tế như ngày nay.

Còn theo chuyên gia Pháp Antoine Bondaz, cho dù chính quyền Trung Quốc làm gì thì cũng bị nghi là đang tìm cách che giấu chuyện gì đó. Bị Mỹ chỉ trích không báo cáo thật về số nạn nhân, Bắc Kinh lúc đầu phủ nhận, sau đó công bố số liệu mới thêm 1.500 người nữa, tức là cao hơn số liệu chính thức ban đầu 50% và đổ lỗi cho địa phương chậm trễ.

Nhưng đòn công kích nặng nhất, theo Les Echos là liên quan đến phòng thí nghiệm và nguồn gốc siêu vi. Nếu phòng thí nghiệm P4 do Pháp xây dựng đúng tiêu chuẩn an toàn tối đa và ở xa chợ động vật hoang dã, thì trái lại phòng thí nghiệm P2, cũng nghiên cứu về siêu vi corona của loài dơi, lại kém an toàn hơn và tọa lạc không xa khu chợ. P2 có thể là nơi xảy ra vụ siêu vi "thoát" ra ngoài.

Để chứng minh là không có ý gian dối, chính quyền Trung Quốc phải tìm cho ra "bệnh nhân Zero" ; có thể là một nhân viên, do bất cẩn, mang siêu vi ra ngoài. Nếu không có bằng chứng để minh oan, tình trạng bị nghi ngờ này kéo dài sẽ đưa đến nguy cơ tạo thêm căng thẳng trong nội bộ Hoa lục. Dân chúng đã khốn khó vì thất nghiệp và kinh tế suy yếu. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu có một nhân viên của một công ty hỏa táng ớ Vũ Hán tức giận, hoặc một cán bộ bị thất sủng tung lên mạng xã hội những số liệu phủ nhận các thống kê chính thức ?

Thịt rừng và Thế Vận Hội 

Cũng trong hồ sơ Covid-19, La Croix, qua hai trang báo, tường thuật về thị trường thịt rừng tại Trung Quốc. Le Monde nhận định vì sao Nhật Bản phản ứng chậm so với Đài Loan và Hàn Quốc.

Theo nhật báo công giáo, với doanh số 100 tỷ đôla hàng năm - nồi cơm của hàng triệu dân Hoa lục, thì khó mà tin vào lời hứa của chính quyền Trung Quốc đóng cửa các chợ động vật hoang dã. Trong lúc kinh tế cả thế giới tê liệt vì siêu vi corona chủng mới, được cho là từ dơi lây cho con tê tê rồi từ tê tê lây sang người, thì đường dây buôn lậu vảy tê tê vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tê tê tuyệt chủng ở Hoa lục thì con buôn đổ qua Phi Châu và Á Châu. Hãy qua Malaysia mà xem : giá 1 kg là 3.300 đôla. Khi các loài thú hoang giảm đi thì ký sinh trùng dồn vào những con vật còn lại tìm "đất sống". Hậu quả tất yếu là sức truyền nhiễm mạnh hơn và lây lan đến những con vật lẽ ra không phải là loài trung chuyển.

Còn nước Nhật của thủ tướng Shinzo Abe, vì sao phải nới rộng tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong khi Đài Loan và Hàn Quốc khống chế dịch ngay từ đầu ? Cách nay 9 năm sau, khi động đất và sóng thần ập vào Fukushima, chính quyền Nhật Bản cũng khăng khăng trấn an là "kiểm soát được tình hình"... cho đến khi nhà máy hạt nhân bị nổ. Giờ đây cũng thế. Theo Le Monde, vì đặt nặng mục tiêu chính trị nên Tokyo hành động chậm trễ. Trong vụ du thuyền Diamond Princess, phản ứng chậm chạp của Nhật là do tệ nạn bàn giấy. Nhưng điều không thể chối cãi được là thủ tướng Shinzo Abe, vì lý do chính trị, đã trì hoãn các biện pháp mạnh ngăn dịch "đổ bộ".

Thứ nhất, muốn duy trì quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, ông sợ làm phật lòng Bắc Kinh, nên tiếp tục để hàng chục ngàn du khách Trung Quốc sang Nhật. Lý do thứ hai liên quan đến Thế Vận Hội Tokyo mùa hè 2020. Phải đến ngày 24/03, mất bao thời gian quý báu, thủ tướng Shinzo Abe mới tuyên bố đình hoãn Thế Vận, sau khi tỉnh trưởng Tokyo, bà Yoriko Koika, lên tiếng khuyến cáo. Quyết định dời Thế Vận sang cuối hè 2021 cũng là một dụng ý chính trị. Không tổ chức được trong năm 2020 để đánh bóng uy tín thì dời qua mùa thu năm sau làm bệ phóng tranh cử nhiệm kỳ 4.

Theo chân Áo, Pháp và Đức rục rịch bình thường hóa sinh hoạt

Sau cuộc họp báo của thủ tướng Pháp Edouard Philippe ngày 19/04, loan báo "mốc thời gian 11/05", Libération điểm qua một số nước : Pháp từng bước chuẩn bị, Đức bình tĩnh bình thường hóa sinh hoạt, dân chúng tin tưởng vào khả năng điều hành cúa Nhà nước, tin vui cho thủ tướng Angela Merkel.

Le Figaro, trong một bài phân tích dài của một chuyên gia, trình bày vì sao phải khẩn cấp ra khỏi tình trạng hạn chế sinh hoạt, ai ở nhà nấy. Theo tác giả, những lợi ích y tế ban đầu, sau 5 tuần, trở thành bất lợi nhiều hơn là có lợi. Làm càng trễ thì khởi động kinh tế càng khó, khủng hoảng càng nghiêm trọng, nợ công chồng chất. Chỉ có 5 tuần mà Pháp bị thiệt hại 10% GDP, nợ chiếm 120% GDP, không kể những nỗi hoang mang về việc làm, về tương lai của mọi tầng lớp xã hội lẫn doanh nhân.

Nhưng bình thường hóa sinh hoạt cũng phải tuân theo một số điều kiện : địa phương nào ít bị dịch thì chấm dứt phong tỏa trước, người dân đeo khẩu trang khi ra đường, trở lại sở làm, sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Ngành y tế phải có khả năng theo dõi người bệnh sau khi họ hồi phục.

Trong bối cảnh khắp thế giới lo âu, tập trung tâm trí chống Covid-19 đến từ Trung Quốc, thì tại Hồng Kông, chính quyền thân Bắc Kinh bắt một loạt 14 nhà hoạt động đối lập, trong đó có luật sư Martin Lee, 81 tuổi. La Croix gọi đây là chiến thuật "dương đông kích tây" của Trung Quốc : đóng thêm một cây đinh vào chiếc quan tài "một quốc gia hai chế độ" bằng chính sách khủng bố thường trực.

Tú Anh

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Để đại dịch Covid-19 hoành hành : Dấu hiệu phương Tây suy tàn ?

Đại dịch Covid-19 bùng lên từ Trung Quốc đang hoành hành khắp địa cầu, tiếp tục là chủ đề chính của các tuần báo Pháp giữa tháng 4/2020.

place1

Đại dịch Covid-19 đảo lộn cuộc sống Châu Âu. Trong ảnh : Quảng trường Thánh Phêrô (Vatican) vắng vẻ vào đúng ngày Giáo hoàng cử hành thánh lễ Phục Sinh, Chủ Nhật 12/04/2020. Reuters - GUGLIELMO MANGIAPANE

Le Point truy tầm nguồn gốc các loài virus đáng sợ, với tựa trang nhất : "Các loài virus mới đến từ đâu ?". Đối với Le Point, khủng hoảng y tế hiện nay gắn liền với cuộc khủng hoảng sinh thái, do chính các hoạt động khai thác thiên nhiên thái quá của xã hội con người.

L’Obs ghi nhận một số thành công tại những nước như "Đức, Đan Mạch, Israel hay Việt Nam…", trong đại dịch hiện nay. L’Express, với tựa đề "Covid-19 : Những cuộc chiến tranh bí mật", chú ý đến những cạnh tranh khốc liệt giành giật trang thiết bị y tế.

Trang bìa tuần san Courrier International đặt câu hỏi : Đại dịch Covid-19 có nguy cơ dẫn đến tình trạng khan hiếm thực phẩm hay không ?

Cơn hấp hối của đại văn hào Balzac

Tâm bão Covid-19 hiện nay là các nước phương Tây, đặc biệt các nước Châu Âu. L’Obs Le Point đều dành bài viết đầu tiên để phân tích những ý nghĩa sâu xa của đại dịch đối với các xã hội phương Tây. Trước hết xin giới thiệu bài xã luận của Le Point với tựa đề : "Sự suy tàn của phương Tây : Phải chăng đây là trạm áp chót, trước khi chuyến tầu dừng hẳn ?".

Xã luận mở đầu với hình ảnh đại văn hào Honoré de Balzac trong những giờ cuối đời, được nhà văn Octave Mirbeau thuật lại : "Sự sống đã bắt rễ trong cơ thể của người đàn ông kỳ lạ này, bắt rễ sâu xa đến mức khó lòng mà rời bỏ một cơ thể đang trong trạng thái tan rã". Tác giả của bộ Tấn trò đời "chết từ bên dưới", nhưng phần "bên trên, tức não bộ của ông, vẫn hoàn toàn sung mãn, và ông dường như vẫn còn muốn viết cho tận đến khi trút hơi thở cuối cùng".

Nhà báo Franz-Olivier Giesbert đặt câu hỏi : có thể so sánh giờ phút hấp hối kỳ lạ của Balzac với chính nền văn minh phương Tây ? Nhà báo Le Point dẫn tác phẩm "Sự suy tàn của phương Tây" của nhà triết học Đức Oswald Spengler, và nghiêm khắc nhấn mạnh là "cuộc khủng hoảng y tế hiện tại cho thấy rõ là chúng ta (tức các xã hội phương Tây) "không còn ở phía tích cực của nhân loại, tương lai của thế giới ngày càng đang được viết nên tại nửa kia của bán cầu, tại Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia", ba quốc gia có khả năng sẽ thống trị thế giới về mặt kinh tế trong vòng 10 đến 20 năm nữa.

Chính vì vậy, theo Le Point, cần "thảo luận về mô hình xã hội phương Tây". Sự phụ thuộc vào Trung Quốc về các trang thiết bị y tế cơ bản, như khẩu trang, phương tiện xét nghiệm hay máy thở, "cho thấy rõ tình trạng quá đỗi đuối sức của phương Tây". Riêng về nước Pháp, để vực dậy đất nước, Le Point đề xuất : tổng thống có trách nhiệm "đặt trở lại trung tâm xã hội các giá trị căn bản… như nỗ lực, lao động, hiệu quả, các nền tảng của chế độ Cộng hòa, đang bị tấn công từ mọi phía, và bị sói mòn từ bên trong".

Theo Le Point, tổng thống có nghĩa vụ đề xuất một khế ước xã hội mới với công dân Pháp. Cụ thể là : làm việc nhiều hơn để đổi lấy đoàn kết nhiều hơn, ví dụ, với việc thiết lập một thu nhập tối thiểu toàn dân, cho phép bảo đảm cuộc sống cho những người khó khăn nhất.

Covid-19 : Căn bệnh của người nghèo

Về đại dịch Covid-19, L’Obs tuần này với bài viết mở đầu "Covid-19, căn bệnh của những người nghèo" dường như muốn đánh động dư luận về một thực tại, mà cho dù đã được nhắc đến, nhưng chưa được chú ý đủ mức. Theo L’Obs, virus corona đã "xâm nhập vào những điểm rạn nứt trong các xã hội phương Tây, và khiến cho những khuyết tật của các xã hội đó hiện ra" dưới ánh sáng ban ngày.

Bài phân tích của nhà báo Natacha Tatu nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 hoành hành tại chính tại các quốc gia giầu nhất hành tinh, nhưng các nạn nhân đông đảo nhất lại là những người nghèo. Tiếp theo giới y tế trên tuyến đầu, "những người ở bậc thang thấp nhất xã hội, nhân viên thu tiền ở siêu thị, người làm nghề đổ rác, người giúp việc tại gia đình, người vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng… những người mà nghề nghiệp bấp bênh phải trả giá đắt nhất cho đại dịch". Trong bài diễn văn hôm 13/04, tổng thống Pháp dường như đã thừa nhận những người lao động âm thầm này là những người mà xã hội lẽ ra cần tri ân họ, nhưng "bản thân họ lại được trả lương quá thấp".

Đa số họ sống chen chúc trong những căn hộ chật hẹp, khiến nguy cơ lây nhiễm cao. Cũng chính nhóm dân cư này là nơi tỉ lệ cao về các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, hay béo phì, khiến một khi nhiễm virus, bệnh tình thêm trầm trọng. Một nghiên cứu tại Pháp cho thấy 83% bệnh nhân Covid-19 phải vào khoa cấp cứu là những người béo phì hoặc dư cân.

Đây không chỉ là vấn đề riêng với nước Pháp, ở Mỹ, nhiều nghiên cứu cho thấy người da đen là các nạn nhân chính của dịch. Tại Chicago, dân Mỹ gốc Phi chỉ chiếm một phần ba dân số, nhưng chiếm hơn 70% người mắc bệnh Covid-19.

Con người tàn phá môi sinh : Virus như "bom nổ chậm"

Về cội rễ của đại dịch Covid-19, Le Point dành nhiều trang cho hồ sơ : "Các virus mới từ đâu đến ?", và có bài phỏng vấn giám đốc Bảo tàng Tự nhiên Quốc gia Pháp Bruno David, với tựa đề "Sức khỏe con người, sức khỏe động vật, và hệ sinh thái liên hệ mật thiết với nhau".

Le Point cảnh báo : với tình trạng con người khai thác thiên nhiên một cách ồ ạt như hiện nay, không sớm thì muộn cũng sẽ xuất hiện các loài virus mới nguy hiểm như SARS-CoV-2, thậm chí còn đáng sợ hơn. Chuyên gia về các virus mới xuất hiện, ông Eric Leroy, giám đốc nghiên cứu IRD (Pháp), lo ngại sự xuất hiện của các loài virus trong tương lai, kết hợp cả hai đặc điểm nguy hiểm, vừa có khả năng lây truyền nhanh chóng như H1N1, vừa có độc lực gây tử vong cao như H5N1.

Nhiều nhà virus học ví các loài virus nguy hiểm, giống như "những trái bom nổ chậm" có mặt ở khắp nơi trong thiên nhiên hoang dã, chỉ cần dịp thuận lợi là bùng phát. Một ví dụ là loại virus cực kỳ nguy hiểm Nipah, bùng thành dịch bệnh vào năm 1998, tại Malaysia, khi ngành công nghiệp trồng cây cọ lấy dầu phát triển, tàn phá thiên nhiên. Virus Nipah có tỷ lệ tử vong từ 40 đến 75%. Dịch đã lan sang Ấn Độ. Hiện giờ virus Nipah tạm thời chỉ lưu hành tại một số vùng ở Ấn Độ. Cơ quan kiểm soát dịch bệnh Mỹ ước tính có ít nhất 48 loại virus mới tại Malaysia đang chờ chực tấn công con người, nếu có cơ hội.

Theo nhà thú y học Barbara Dufour, sức khỏe của nhân loại chỉ được bảo đảm nếu tôn trọng sinh thái, cần phải phối hợp mật thiết khoa học y tế với động vật học và nông học. Từ nhiều năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới chủ trương đường lối "One Health" (Một sức khỏe duy nhất) chính là theo hướng này. "One Health" đặt sức khỏe con người, sức khỏe động vật và sinh thái trong thể thống nhất ở cả ba cấp độ, địa phương, quốc gia và hành tinh. Một trong những mục tiêu chính là ngăn chặn nguy cơ các bệnh mới bùng phát thành đại dịch. Đây là cách tiếp cận cho phép giải quyết triệt để vấn đề. Tìm kiếm vác-xin và các phương pháp trị liệu chưa đủ để đối phó với các đại dịch.

Hốt hoảng dự trữ thực phẩm, khi thế giới được mùa

Cơn sốt dự trữ lương thực thực phẩm tại nhiều quốc gia, do đại dịch, có thể khiến các quốc gia nghèo nhất trở nên dễ tổn thương hơn là chủ đề chính của tuần san Courrier International. Xã luận Courrier International dẫn nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ Cumhuriyet, cho biết việc vội vã đưa ra chính sách phong tỏa có thể khiến người dân hoảng sợ, đổ đi mua thực phẩm dự trữ, khiến các thành quả giãn cách xã hội chỉ trong một ngày tan thành mây khói.

Ngày 31/03, Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi cảnh báo việc đóng cửa biên giới, giới hạn xuất khẩu lương thực có thể gây ra tình trạng khan hiếm lương thực thực phẩm, khiến giá cả tăng vọt, về ngắn hạn. Một cuộc khủng hoảng hoàn toàn không đáng có, bởi sản xuất nông nghiệp năm nay được mùa. Theo Courrier International, cần phải có hợp tác quốc tế để tránh tình trạng nỗi hoảng hốt lan rộng, thúc đẩy thêm lối hành xử mỗi người chỉ vì mình.

Việt Nam chống Covid-19 : Thành tích và nỗi lo chế độ toàn trị trở lại

Ý nghĩa nhiều mặt của kinh nghiệm Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19, với nhiều điểm tích cực và tiêu cực, cũng là một đề tài chính của L’Obs, qua bài viết của nhà báo Pháp gốc Việt Đoàn Bùi. Theo nhà báo Đoàn Bùi, trong một thời gian dài bị coi là "nước nghèo", Việt Nam - "một ốc đảo cộng sản tại Đông Nam Á" - đã được Tổ chức Y tế Thế giới khen ngợi về các biện pháp đối phó với dịch Covid-19. Xếp hạng thứ 47 trong số các nền kinh tế thế giới, Việt Nam không có được phương tiện như Singapore hay Hàn Quốc, tuy nhiên, theo Đoàn Bùi, Hà Nội đã có một chiến lược hiệu quả, "với chi phí thấp". Cụ thể là từ rất sớm đã tiến hành cách ly trên diện rộng những người thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm, vận động tuyên truyền rộng rãi trong dân chúng về nguy cơ dịch bệnh, tổ chức truy lùng quy mô những người trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp xúc với người mang virus…

Tuy nhiên, trong phần kết luận bài viết, nhà báo L’Obs cũng chỉ ra phương thức kiểm soát hiện nay đang có nguy cơ kích hoạt lại hệ thống kiểm soát người dân, "với bàn tay sắt", của chế độ cộng sản trước đây, khi mỗi người dân có thể bị chính láng giềng, thân nhân của mình theo dõi. Mọi quan hệ riêng tư của công dân có thể bị phơi bày trước con mắt bàn dân thiên hạ, nhân danh cuộc chiến chống dịch.

Nhà báo Bùi Đoàn đặt câu hỏi với đầy lo ngại : Nhiều người Việt Nam tự hào vì chính quyền bảo vệ được người dân trước virus corona và thành tích của Việt Nam chắc chắn hơn hẳn Châu Âu hay nước Mỹ, nhưng "với cái giá nào ?".

Pháp : "Chính quyền đã làm gì từ ba tháng nay ?"

Để đại dịch Covid-19 làm tê liệt cả một xã hội, chính quyền có trách nhiệm đầu tiên. Le Point dành hai bài viết cho chủ đề này. Bài "Chính quyền đã làm gì từ ba tháng nay ?", như một biên bản sự kiện, thuật lại các phản ứng của chính quyền Pháp, kể từ ngày mùng 3 tháng Giêng, ngày Paris lần đầu tiên biết đến virus mới gây bệnh viêm phổi cấp, xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Ngày 03/01, Bộ Y tế Pháp lần đầu tiên họp bàn về nguy cơ dịch bệnh từ Trung Quốc. Tức ba ngày sau khi Trung Quốc chính thức công bố với WHO về virus lạ.

Ngày 17/02, nữ bộ trưởng Y tế từ chức đúng vào lúc rất có thể đại dịch sẽ lan rộng toàn cầu, nước Pháp không tránh khỏi bị cuốn vào…

gày 22/02, theo các chuyên gia, trong khoảng 11 ngày, nếu không có biện pháp, Pháp sẽ rơi vào thảm kịch như Ý…

Ngày 05/03, tổng thống Pháp triệu tập cuộc họp bất thường khoảng 30 chuyên gia y khoa, bác sĩ.

Giới y tế bất đồng trong đánh giá triển vọng dịch. Trong lúc nhà miễn dịch học Arnaud Fontanet (Viện Pasteur) báo động nguy cơ, thì bác sĩ Didier Raoult (Marseille), người chủ trương điều trị Covid-19 bằng Chloroquine, tỏ ra bình thản. Bác sĩ Jean-François Delfraissy cảnh báo với tổng thống : người dân Pháp hiện nay không nhận thức được nguy cơ khủng khiếp đang đến…

Bài "Chính quyền đã làm gì từ ba tháng nay ?" của Le Point không đưa ra các đánh giá, mà chỉ mô tả chi tiết về phản ứng khác nhau từ phía chính quyền.

Uẩn khúc sau khủng hoảng chưa từng có : Tổng thống Pháp giãi bày

Cũng Le Point có cuộc phỏng vấn tổng thống Emmanuel Macron tại điện Elysée. Người đứng đầu nhà nước Pháp giãi bày với Le Point những suy nghĩ, cảm nhận của ông về những thời điểm mang tính bước ngoặt trong "cuộc khủng hoảng chưa từng có" này.

Cuộc phỏng vấn hơn một tiếng đồng hồ của Le Point với tổng thống Pháp ngày 10/04, mang tựa đề "Tôi tin tưởng vào Nhà nước", là một tư liệu quý giá với những ai muốn đi sâu tìm hiểu cách người đứng đầu nhà nước Pháp nhìn nhận về những lúng túng, khó khăn về phía chính quyền, trong việc đối phó với đại dịch Covid-19.

Bài phỏng vấn, đúng hơn là bài thuật lại cuộc phỏng vấn của phóng viên Le Point tại điện Elysée, chuyển tải nhiều nhận định riêng của nhà báo về cuộc đối thoại với nguyên thủ Pháp, về hàng loạt chủ đề được coi là nhạy cảm : từ vấn đề vai trò của nữ cựu bộ trưởng Y tế Agnès Buzyn đến quá trình đi đến quyết định phong tỏa không dễ dàng hay khủng hoảng thiếu khẩu trang…

Le Point ghi nhận, tổng thống Pháp một mặt giãi bày để công chúng có đủ thông tin, nhưng ông cũng thường xuyên khẳng định : Tôi chịu trách nhiệm.

Nhìn chung, theo Le Point, tổng thống Pháp tỏ ra khiêm nhường, thể hiện là người lắng nghe những nỗi lo âu của xã hội. Điều mà nguyên thủ Pháp hướng đến hiện nay, trong những tháng tới, là xác lập được những định hướng mới sau cuộc khủng hoảng chưa từng có này, chia sẻ với người dân Pháp, thuyết phục họ cùng làm theo.

Tập đoàn Elior : Pháp bảo vệ cả người lao động và doanh nghiệp

Trong lúc Le Point "lập biên bản" về các phản ứng của chính quyền Pháp trước đại dịch Covid-19, thì L’Obs thuật lại cơn chấn động Covid-19, thông qua lời kể của lãnh đạo tập đoàn Elior đa quốc gia của Pháp, chuyên về các dịch vụ ẩm thực. Tập đoàn Elior hoạt động tại ba châu : Âu, Á và Mỹ, với hơn 23.000 nhà hàng, 110.000 nhân viên, phục vụ 5 triệu suất ăn mỗi ngày.

Sau quyết định phong tỏa tại Pháp, tại Mỹ, tại Ấn Độ, tập đoàn Elior bị đặt trước tình trạng phải ngừng hoạt động, nhưng cố gắng không bỏ rơi các nhân viên. Theo tổng giám đốc tập đoàn, tình huống này cho thấy tính ưu việt của nước Pháp trong việc bảo vệ người lao động. Với nước Pháp, người làm công ăn lương bị buộc phải nghỉ việc sẽ được chính quyền bảo đảm duy trì 84% tiền lương. Tại Mỹ, 8.000 nhân viên của hãng được nhận phụ cấp thất nghiệp, trong lúc tập đoàn bỏ tiền chi bảo hiểm y tế cho các nhân viên nghỉ việc, nhưng vẫn duy trì hợp đồng lao động với công ty. Tại Ấn Độ, tình hình rất khác, vì hoàn toàn không có trợ giúp gì từ phía Nhà nước, trong lúc công ty lại không được sa thải nhân viên. Nhìn chung, theo lãnh đạo Elior, chính sách của nước Pháp bảo vệ tốt cả người làm công lẫn doanh nghiệp.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Mặt trời đang lịm dần ở Việt Nam

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 19/04/2020

Từ cuối tháng 12/2019 đến tháng Tết nguyên đán 2020, người ta hay nhắc đến ví von ‘Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam’ mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn nhá trong phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương diễn ra trong hai ngày 30 và 31/12/2019, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.

Giờ thì mặt trời đang lịm dần ở Việt Nam.

ktvn1

Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân, nếu dịch Covid-19 kéo dài đến hết tháng 6, tăng trưởng GDP quý II dự báo giảm khoảng 2% so với cùng kỳ, thậm chí suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu.

Giá trị xuất khẩu của Việt Nam ước giảm 25% trong quý II và thu hẹp đà giảm về 15% trong các quý sau của năm 2020. Tương tự, giá trị thương mại nội địa cũng sụt giảm 30%. Lĩnh vực du lịch, khách sạn sẽ chịu ảnh hưởng lớn khi dự kiến giảm 30-40% về lượng khách, doanh thu cũng ước giảm 40%, số lượng việc làm giảm 30-40%. Lĩnh vực thương mại dịch vụ sẽ chứng kiến sự thay đổi khi dịch vụ y tế, dịch vụ thiết yếu tăng trưởng 25-40%, còn dịch vụ phụ trợ giảm 20-40%.

Mặt trời đang lịm dần còn vì những chủ trương được ghi nhận, là chẳng đâu vào đâu ở mùa dịch đến từ con virus Vũ Hán bên Trung Quốc.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kể câu chuyện nghe cứ như đùa về quyết sách : Để hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng vì dịch bệnh Covid-19, nhà nước đưa ra chính sách cho phép doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất trong 12 tháng trong trường hợp do 50% số lao động thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp phải nghỉ việc, hoặc thiệt hại 50% tổng số giá trị tài sản do dịch bệnh (theo công văn 860/bảo hiểm xã hội –BT ngày 17/3/2020 của bảo hiểm xã hội Việt Nam.

"Tính đến nay, hầu hết các doanh nghiệp phản hồi đều không được thực hiện. Lý do : Trong điều kiện khó khăn, không ổn định và doanh thu không có vì hiện tại các đơn hàng xuất khẩu đều bị hoãn và hủy, các doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì hoạt động sản xuất cầm chừng và phân chia lịch làm việc của công nhân cho phù hợp để ổn định đời sống người lao. Như vậy, doanh nghiệp không thể đạt được tiêu chí "50% số lao động thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp phải nghỉ việc hoặc thiệt hại 50% tổng số giá trị tài sản do dịch bệnh" để doanh nghiệp được hưởng chính sách về bảo hiểm xã hội theo công văn 860/BHXH-BT". Ông Trương Đình Hòe nói.

Theo đánh giá và ý kiến của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có 50% số lao động thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp phải nghỉ việc, hoặc thiệt hại 50% tổng số giá trị tài sản do dịch bệnh, thì doanh nghiệp gần như đã "chết lâm sàng". Với nguy cơ này thì gần như doanh nghiệp sẽ cận kề phá sản và không thể có thể vực lại được sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Như vậy, doanh nghiệp không thể xoay sở nguồn vốn để đóng các khoản phí.

"Việc doanh nghiệp chứng minh thiệt hại 50% vô cùng phức tạp vì chưa có 1 tiêu chí hay thước đo cụ thể, hơn nữa dấu hiệu thiệt hại đều ở tương lai, vì hàng tồn kho, hợp đồng, doanh thu, tạm ngưng… đều là dấu hiệu suy giảm trong tương lai. Việc chứng minh thiệt hại có thể kéo dài hàng năm. Như vậy, có thể thấy tiêu chí trong CV 860/BHXH-BT của bảo hiểm xã hội Việt Nam để cho phép doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất trong 12 tháng là không có tính thực tiễn, khó khả thi áp dụng trong thực tế và cuối cùng là mất đi tính hỗ trợ như mục tiêu mong muốn". Ông Trương Đình Hòe nhận định.

Với những chính sách mang tính hỗ trợ kiểu như nói trên, nên không quá ngạc nhiên khi Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra dự báo quý II, dù ở kịch bản nào, cũng tăng trưởng âm. Nếu dịch Covid-19 trong nước được khống chế hoàn toàn giữa tháng 5, và các hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường thì tăng trưởng GDP quý II vẫn âm 3,3%. Ở hai kịch bản còn lại, tác động xấu nhất của Covid-19 với nền kinh tế sẽ xuất hiện trong quý II, III, thì tăng trưởng GDP quý II sẽ âm 4,9-5,1%.

Việt Nam đang chờ một bình minh mới.

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 19/04/2020

*******************

Cúm Vũ Hán : Nền kinh tế Việt Nam đang dần suy sụp

Trung Nam, Thoibao.de, 17/04/2020

Việt Nam vừa đang ở trong ngày cuối của 15 ngày cách ly xã hội và hiện đứng trước câu hỏi : cần tiếp tục cách ly nghiêm ngặt hay nới lỏng dần để kích hoạt lại guồng máy kinh tế ?

ktvn2

Hình ảnh thầy giáo John người Anh với tấm bảng "Không có công việc, giúp tiền mua thức ăn. Cảm ơn !" khiến nhiều người chạnh lòng. Thầy có thu nhập 20 triệu đồng/tháng, nhưng bị thất nghiệp 3 tháng và lâm vào cảnh khó khăn. Sau khi được người dân Sài Gòn ủng hộ tổng cộng 48,3 triệu đồng, thầy John chỉ giữ lại 12 triệu đồng đủ để đóng 2 tháng tiền trọ còn thiếu ; 36,3 triệu đồng còn lại ông xin gửi cho người khó khăn hơn. Ảnh minh họa

Đầu tuần này, hình ảnh một người ngoại quốc đứng bên lề đường Thành phố Hồ Chí Minh xin tiền mua thức ăn đã trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận. Bên cạnh lời bình về sĩ diện, về lòng nhân ái, khía cạnh kinh tế của câu chuyện đã châm ngòi cho các trao đổi nghiêm túc.

Cũng trong tuần, người ta đã chứng kiến một số người dân nghèo chen lấn, xô đẩy tại một điểm ATM phát gạo từ thiện ở Hà Nội.

Nếu hình ảnh "ông thầy Tây" minh họa sống động cho viễn cảnh người ta có thể chết đói trước khi chết do nhiễm Cúm Vũ Hán, thì cũng đã lâu rồi người ta mới chứng kiến một sự cố chen lấn như thế tại thủ đô.
Ngày 15/4 là thời điểm kết thúc cách ly xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, một câu hỏi lớn được đặt ra : tiếp tục cách ly để kiểm soát dịch bệnh hay nới lỏng dần để nền kinh tế vận hành trở lại ?

Dịch bệnh khiến hoạt động kinh tế, thương mại quốc tế và nội địa suy giảm, ngưng trệ

Theo thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và đầu tư, quý 1/2020 có gần 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ năm trước).

Một khảo sát gần đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy có tới gần 30% số doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động được không quá 3 tháng, 50% doanh nghiệp chỉ trụ được nửa năm.

Doanh nghiệp khó khăn, giải thể kéo theo người lao động thất nghiệp. Theo Bộ Lao động, thương binh và xã hội, tháng 2 có 47.164 người đăng ký nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tăng 59,2% so với tháng 1 và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khi Việt Nam áp dụng các biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt từ 1 đến 15/4, tình hình kinh tế càng trở nên khó khăn hơn.

Trong khi chủ trương "chống dịch như chống giặc" đã mang lại thành công bước đầu trong ngăn chặn dịch bệnh, bài toán kinh tế khó giải hơn nhiều.

Trao đổi với BBC News tiếng Việt, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, đưa ra ví dụ minh họa :

"Thành phố Hồ Chí Minh năm nay dự định thu 405.000 tỷ, tương đương mỗi ngày thu 1.100 tỷ đồng, tức 50 triệu USD. Cứ mỗi ngày cách ly là thành phố chẳng những mất khoản thu đó mà còn phải chi biết bao nhiêu tỷ cho việc điều trị, phòng dịch, cứu trợ dân".

Trao đổi với BBC News tiếng Việt, tiến sĩ Nguyễn Quang A đánh giá :

"Cách ly xã hội giúp Việt Nam khống chế tốt dịch bệnh, đảm bảo không bùng phát ngoài tầm kiểm soát, nhưng nó làm đóng băng gần như hoàn toàn sự vận hành của kinh tế".

Trước câu hỏi liệu có nên nới lỏng, kích hoạt dần các hoạt động kinh tế, tiến sĩ Nguyễn Quang A chia sẻ :

"Đây là một lựa chọn khó. Chắc chắn nếu thấy dịch được kiểm soát thì nên nới lỏng từng phần, từng địa phương theo tình hình cụ thể của mỗi địa phương để tránh tổn thất kinh tế. Lưu ý các doanh nghiệp mà chết có khi còn nguy hiểm hơn".

Bà Vũ Kim Hạnh nhìn nhận việc đảm bảo "mục tiêu kép" là vô cùng khó khăn :

"Hiện các nước chia sẻ nhận thức về hai nhiệm vụ cấp bách là : giữ và cứu tính mạng người dân là quan trọng nhất, thứ nhì là sức khỏe tính mệnh doanh nghiệp, cũng là của nền kinh tế. Trong các giải pháp phòng chống dịch bệnh thì quan trọng nhất là giãn cách xã hội. Và thực hiện giãn cách thì đạt được hiệu quả về y tế nhưng lại phải chịu thiệt hai rất lớn là đóng băng các hoạt đông kinh tế. Tôi tin chính phủ Việt Nam hiểu hơn ai hết là nước mình không có quỹ dự trữ công lớn đến mức có thể an tâm đóng cửa đủ lâu. Nhưng xóa hết giãn cách để bùng phát dịch bệnh thì chắc chắn chính quyền không dám".

Bài toán kinh tế là nội dung trọng tâm gần đây của Chính phủ Việt Nam. Trong các phát biểu chỉ đạo mới nhất, bên cạnh chủ trương "chống dịch như chống giặc", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã không ngừng nhấn mạnh "mục tiêu kép" và quyết tâm đưa nền kinh tế "bật dậy như lò xo".

ktvn3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp ngày 15/4 đã đồng ý với kiến nghị của Ban chỉ đạo quốc gia về việc phân loại nguy cơ dịch bệnh ở các địa phương. Ngoài 12 tỉnh, thành nguy cơ cao, thì 16 địa phương có nguy cơ dịch Cúm Vũ hán cũng phải tiếp tục cách ly xã hội đến 22/4

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định :

"Không có giải pháp tối ưu và luôn là sự đánh đổi rất khó khăn. Ông Thủ tướng Việt Nam nói phải đạt mục tiêu kép, tức là khống chế bệnh dịch đồng thời phải bảo vệ nền kinh tế. Đó là cách tiếp cận đúng.

Ông ấy cũng bàn nhiều và nghe dư luận để điều chỉnh chính sách (thí dụ xuất gạo). Tôi nghĩ quan trọng nhất là phải nắm rõ tình hình, đưa ra các quyết định chính sách trên cơ sở bằng chứng thì chính sách sẽ tốt hơn".

Để vực dậy nền kinh tế, chính phủ Việt Nam đã đưa ra hàng loạt biện pháp, trong đó có gói hỗ trợ tiền tệ (được nâng lên khoảng 300.000 tỷ đồng), gói hỗ trợ về tài khóa (khoảng 180.000 tỷ đồng… Cổng thông tin Chính phủ cho biết :

"Chúng ta có ‘cú đấm thép’ là số vốn đầu tư công gần 700.000 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD, cần giải ngân hết trong năm nay".

Về giải pháp, bà Vũ Kim Hạnh phân tích :

"Việc hỗ trợ doanh nghiệp lần này hoàn toàn khác khái niệm hỗ trợ xưa nay. Nên phải cứu doanh nghiệp để cứu nền kinh tế, đó là điều bắt buộc phải làm nếu không muốn kinh tế sụp đổ. Bây giờ thì tựa vào vận hành kinh tế nội địa trong điều kiện tập trung nhất có thể, đồng thời hết sức tranh thủ cơ hội bên ngoài như các hợp đồng thực hiện khẩu trang, thiết bị y tế nếu có".

Doanh nghiệp phá sản tăng cao, số lượng người thất nghiệp, người nghèo tăng

Bàn về việc các địa phương đề xuất tiếp tục cách ly xã hội (từ 1 tuần cho tới cuối tháng 5), tiến sĩ Quang A đánh giá :

"Các lãnh đạo địa phương khó chủ động trong tình huống này (sợ trách nhiệm, Đại hội 13 đang đến gần...) và họ thường thụ động theo hướng siết chặt. Chính vì thế chính phủ nên có các chỉ dẫn rõ ràng. Tôi nghĩ sau 15/4 tốt nhất là mở từng phần, từng địa phương và theo dõi sát sao và điều chỉnh kịp thời".

Bà Vũ Kim Hạnh cho rằng giãn cách xã hội đã mang lại kết quả tốt trong phong dịch, nhưng đồng thời cũng lưu ý :

"Cấm tất thì dễ, cho hồi phục hoạt động kinh tế một phần thì khó hơn nhiều, mà không thể không làm".

Bà cũng chia sẻ thực tế là khó có thể bỏ giãn cách ngay :

"Tôi tin giãn cách sẽ tiếp tục, không thể nào xóa bỏ, quay trở lại bình thường, nhưng tiếp tục như thế nào ? Nên có những nguyên tắc bất di bất dịch. Giãn cách hiện nay vẫn là giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất để tránh bùng phát. Việt Nam nghèo hơn các nước, chi tiêu để phòng chống dịch không được như các nước giàu. Cũng vì vậy, phải có những cách để nền kinh tế hồi sức lại, chứ không thì sụp đổ".

"Doanh nghiệp mệt mỏi lắm rồi. Hội chúng tôi gồm những doanh nghiệp có uy tín trên thị trường nhưng cũng than là cứ đóng cửa thế này 2 tháng nữa là họ dẹp luôn vì hàng tồn nhiều và không còn thanh khoản. Tôi đoán là nhà nước sẽ vẫn phải giản cách với các nguyên tắc nghiêm ngặt nhất nhưng cũng đến lúc phải mở ra một phần cho doanh nghiệp làm ăn", bà Kim Hạnh chia sẻ.

Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng trong bối cảnh phải thực hiện "mục tiêu kép" thì "chính phủ cứ minh bạch với dân, rằng nhu cầu cứu vãn nền kinh tế cần bao nhiêu tiền, nước mình nghèo thì chỉ có sức chi bao nhiêu, kêu gọi dân đóng góp bao nhiêu, đi vay quốc tế bao nhiêu. Và bù vào chỗ thiếu hụt tiền là niềm tin của dân, là cam kết thực thi thật nghiêm túc, hiệu quả, có kỹ luật và sẵn sàng đặt dưới sự kiểm soát của người dân. Bởi đại dịch lần này, tình thế quá khác, quá nghiệt ngã đến mức sống còn thì phải làm như vậy thôi".

Bà cũng nhận xét chính sách hỗ trợ hiện nay còn bất cập, đòi hỏi nhiều thủ tục làm nản lòng người dân và doanh nghiệp.

"Muốn hỗ trợ cho người lao động mà cơ quan thực thi nhất thiết yêu cầu người lao động phải chứng minh rằng công ty mình làm bị thiệt hại nặng đến phá sản vì dịch bệnh thì làm sao chứng minh được ? Hay vay ngân hàng đã túng ngặt rồi mà còn phải trình thế chấp, trình tài sản thế chấp đầy đủ, trình phương án hay hợp đồng bảo đảm trả nợ thì doanh nghiệp ‘bó tay’ thôi", bà nói.

Bà Vũ Kim Hạnh gợi ý giải pháp chính phủ phải có quỹ bảo trợ rủi ro cho ngân hàng, "bởi ngân hàng cũng là đơn vị kinh doanh, bằng không thì hai bên sẽ co kéo không lối thoát hay có lối thoát cho… tiêu cực". Bà cũng lưu ý trong bối cảnh hiện tại, chính phủ cần xem xét chỉ đạo hoãn hay cấm bán công ty Việt Nam cho công ty có yếu tố nước ngoài.

Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhận định rằng Việt Nam "đã bắt đầu nếm đòn từ sự biến động khôn lường" của thị trường tài chính toàn cầu hiện nay vì đại dịch Cúm Vũ Hán và tăng trưởng kinh tế có thể sẽ giảm xuống còn 4,9% cũng như "tăng tỷ lệ nghèo trong nửa đầu năm 2020".

"Trong mấy tháng đầu năm 2020, áp lực lạm phát vẫn tồn tại do giá lương thực và thực phẩm ở mức cao dịp cuối năm kết hợp với khả năng hàng hóa thiếu hụt do những biện pháp hạn chế thương mại nhằm ứng phó dịch Cúm Vũ Hán. Các ngành chế tạo chế biến, du lịch và vận tải suy giảm đột ngột trong hai tháng đầu năm 2020", World Bank nhận định trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế có tựa đề "Đông Á và Thái Bình Dương thời Cúm Vũ Hán", ra ngày 31/3.

"Việt Nam đã bắt đầu ‘nếm đòn’ từ sự biến động khôn lường của nền tài chính toàn cầu hiện nay, giá cổ phiếu tụt dốc, độ rủi ro tín nhiệm quốc gia tăng lên, và dòng vốn đầu tư suy giảm".

Tổ chức tài chính quốc tế này nhận định thêm rằng :

"Với dư địa chính sách trong tay, Việt Nam đang ở vị thế vững vàng để vượt qua khủng hoảng về y tế và kinh tế đang diễn ra", nêu dẫn chứng về việc "trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu tăng trưởng 8%, dòng vốn FDI đổ vào lên đến 2,5 tỷ USD, ngành bán lẻ tăng trưởng 5,4%".

World Bank cho rằng dù viễn cảnh nền kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi trong trung hạn, nhưng tăng trưởng GDP sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế "có thể giảm còn khoảng 4,9% năm 2020".
Ngoài ra, "áp lực lạm phát dự báo sẽ tăng lên tạm thời, phản ánh bất định về giá lương thực, thực phẩm và nhiên liệu, cũng như khả năng bị gián đoạn thương mại".

Bóng ma đại dịch Cúm Vũ Hán cũng đang bao trùm kinh tế Việt Nam

Khảo sát gần nhất của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) trên 1.200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của dịch Cúm Vũ Hán tới hoạt động kinh doanh cho thấy, nếu dịch Cúm Vũ Hán kéo dài 6 tháng, thì 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản.

Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho hoạt động như trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng… Ngoài ra, gần 30% mất 20-50% doanh thu, 60% doanh nghiệp thậm chí giảm hơn một nửa doanh thu.

Những nhóm ngành bị tác động nghiêm trọng và tức thì là hàng không, du lịch (lưu trú, khách sạn, ăn uống), giáo dục, dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ…

Dịch Cúm Vũ Hán còn khiến hoạt động sản xuất có thể trì trệ, thương mại bị hạn chế, nông nghiệp, bán lẻ và dòng vốn đầu tư quốc tế cũng "dính đòn".

Ngành hàng không bị mất trắng trên 1 tỷ USD

Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, diễn biến phức tạp của dịch có thể tác động làm ảnh hưởng doanh thu của các hãng hàng không Việt Nam khoảng 25.000 tỷ đồng năm 2020.

Trong đó, Vietnam Airlines dự kiến doanh thu giảm 12.500 tỷ đồng, Jetstar Pacific dự kiến giảm thu nhập khoảng 732,8 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, doanh thu của ngành đã bị sụt giảm tới 25.000 tỷ đồng.

Hôm 15/4/2020, tại Phiên họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý 12 tỉnh, thành kéo dài cách ly xã hội đến 22/4 hoặc 30/4, như vậy với quyết định này thì nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tiếp tục lao dốc hơn nữa, hàng triệu hộ dân nghèo mặc dù được nhà nước hứa đưa ra ngân sách hỗ trợ, nhưng họ gần như chưa nhận được gì mà cái đói thì đã đến từ lâu.

Trung Nam (Đà Nẵng)

Nguồn : tbe, 18/04/2020

********************

Họ có còn kịp mua cơm không ?

Nguyễn Nam, VNTB, 19/04/2020

"Họ có còn kịp mua cơm không ?" – nhà báo Trương Quang Vĩnh, cựu trưởng ban chính trị của báo Tuổi Trẻ, thảng thốt.

ktvn4

Nhiều tổ chức và cá nhân thiện nguyện, họ không phải ban hành nghị quyết và không chờ ai hướng dẫn thực hiện, họ đến với người nghèo bằng tất cả tấm lòng với "nghị quyết" là 2 dòng chữ : "Nếu khó khăn bạn cứ lấy một phần. Nếu bạn ổn xin nhường cho người khác".

Nhà báo Trương Quang Vĩnh kể ngày 10/4, Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn vì Covid-19, với số tiền 62.000 tỷ đồng. Được báo, đài thông tin là "Quyết định chưa có trong tiền lệ".

Thế nhưng đã 8 ngày trôi qua, trên báo chí, gói hỗ trợ này vẫn còn là những từ ngữ nghị quyết, tinh thần quyết tâm, vẫn còn là những thắc mắc về tiêu chí, điều kiện… Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thì nói cụ thể hơn : Trong tháng 4 này những đối tượng trên sẽ nhận được tiền hỗ trợ của Chính phủ !

"Với những người nghèo, những tấm vé số là những bữa cơm, nên đứt một ngày bán là đứt những bữa cơm trong ngày. Nhiều đối tượng nghèo khác kiếm cơm hàng ngày bằng sức lao động của mình cũng tương tự vậy. Chờ đến tháng 4 này, họ có còn kịp nhận tiền mua cơm không ?" – nhà báo Trương Quang Vĩnh đặt câu hỏi.

Vẫn theo nhà báo Trương Quang Vĩnh, bức xúc trước hoàn cảnh nghèo khó đó, nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều tổ chức và cá nhân thiện nguyện, họ không phải ban hành nghị quyết và không chờ ai hướng dẫn thực hiện, họ đến với người nghèo bằng tất cả tấm lòng với "nghị quyết" là 2 dòng chữ : "Nếu khó khăn bạn cứ lấy một phần. Nếu bạn ổn xin nhường cho người khác".

Với "nghị quyết" đó, các cây ‘ATM gạo’ đã nở rộ các tỉnh, thành ; đến ATM thực phẩm (*), đến những bữa cơm, những gói quà, đến siêu thị 0 đồng… Và nhiều người trong số họ đã tổ chức gửi những "bữa cơm di động" đưa đến tận tay những ai không còn đủ sức lực để xếp hàng nhận cơm…

Đáp lại, nhiều tổ chức, cá nhân cũng góp sức mình bằng cách góp gạo cho các cây ‘ATM gạo’. Với họ, không có lời tuyên bố, vì lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe, và người mù có thể thấy !

Nhà báo Vương Liễu Hằng không giấu sự ngờ vực bằng văn phong ‘cà khịa’ quen thuộc ở cây bút chuyên trách mảng phóng sự xã hội của báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh : "Điều to bự mà triệu triệu con mắt đang chăm chăm nhìn vào hiện nay, là gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ của chính phủ. Gói ấy là gì ? Chừng nào nó mở ra ? Mở ra cho ai hay chỉ là bánh vẽ ?

Nhóm đối tượng hoang mang nhất, là những người không có việc làm cụ thể ở bất kỳ công ty tổ chức nào… Họ sẽ nhận hỗ trợ ra sao và nhận ở đâu ? Trong khi họ mới chính là thành phần cùng khổ nhất ?".

Theo nữ nhà báo Vương Liễu Hằng, câu trả lời thiết thực là cứ bám nơi cư trú, bởi trong quy định, những người thuộc các ngành nghề như : Bán hàng rong, bốc vác, xe ôm, xích lô, bán vé số lưu động, người lao động tại các cơ sở ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe… đều là đối tượng được hỗ trợ !

Thế nhưng cái ngặt cũng lại là ở chỗ đó. Theo quy định thì những đối tượng trên phải đăng ký thường – tạm trú ít nhất 3 tháng kể từ trước 1/4/2020, trong khi có nhiều người lao động, đặc biệt là người bán hàng rong và bán vé số không đủ thời hạn đăng ký trên (mà thậm chí có người còn không đăng ký). Vậy, họ phải làm sao ?

"Sóc Trăng đã làm khá tốt khi chính công ty xổ số đứng ra rà soát những đối tượng bán vé số trên địa bàn để phối hợp hỗ trợ. Tuy nhiên hoạt động linh động kiểu này vẫn tuỳ thuộc vào từng địa phương lẫn… ông chủ tịch phường.

Cú giật thót nhất trong gói là trong danh sách hỗ trợ thấy thành phần… có công cách mạng ( !) Không phủ định giờ đây vẫn chả ít những "mẹ đào hầm từ thủa tóc còn xanh" vẫn bạc mặt vì đói. Tuy nhiên cũng không thể không thấy một hiện trạng khác : Tất cả các cây củi gộc đã, đang, sẽ và có thể là không bao giờ vào lò, thì đều là hậu duệ gần với những thành phần… có công cách mạng !" – nhà báo Vương Liễu Hằng nhận xét.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 19/04/2020

Chú thích :

(*) ATM thực phẩm nhằm giúp đỡ những người nghèo, người yếu thế, gặp nhiều khó khăn trong đời sống bởi dịch Covid-19. Điểm ATM tại trụ sở báo Người Lao Động nằm ở góc ngã tư Võ Văn Tần – Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, Sài Gòn không chỉ tiếp sức người nghèo bằng gạo như các cây ATM thông thường khác, mà còn là nơi cung cấp thực phẩm để giúp người nghèo có được bữa cơm tươm tất trong những ngày cách ly xã hội, không có việc làm.

Additional Info

  • Author Trần Dzạ Dzũng, Trung Nam, Nguyễn Nam
Published in Diễn đàn

Phòng nghiên cứu P4 Vũ Hán được nhắc đến thường xuyên trong những ngày gần đây sau khi có nghi vấn virus corona có thể đã lây nhiễm cho một nhân viên của phòng thí nghiệm. Theo thông tin của Bộ phận Điều tra của Đài phát thanh Pháp (Radio France), một loại vắc-xin chống Covid-19 mới đã được thử nghiệm ở phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán.

p41

Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc.  AFP

RFI Tiếng Việt lược dịch bài điều tra của nhà báo Philippe Reltien và Bộ phận Điều tra của Đài phát thanh Pháp (Radio France) về phòng thí nghiệm P4, được xây dựng trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu khoa học với Pháp, được đăng trên trang France Culture ngày 17/04/2020.

Sự hợp tác đầy hứa hẹn

Vũ Hán là thành phố được cho là có nhiều nét Pháp nhất trong tất cả các thành phố của Trung Quốc. Trong những năm 2000, hợp tác Pháp-Trung ở Vũ Hán được mở rộng sang lĩnh vực y tế. Năm 2003, dịch viêm phổi cấp SARS ập vào Trung Quốc và nước này cần trợ giúp. Chủ tịch Giang Trạch Dân, sắp mãn nhiệm, là bạn của giáo sư Trần Trúc (Chen Zhu). Vị giáo sư Thượng Hải này là một người yêu nước Pháp, từng được đào tạo ở bệnh viện Saint-Louis, trong bộ phận của giáo sư Degos, một người thân của Jacques Chirac. Khi ông Hồ Cẩm Đào lên thay ông Giang Trạch Dân, thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin đến gặp bác sĩ Trần Trúc.

Sau chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 10/2004 của tổng thống Jacques Chirac, hai nước quyết định hợp tác chống các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện. Quan hệ đối tác này còn mang ý nghĩa quan trọng hơn khi mà virus cúm gà H5N1 vừa xuất hiện ở Trung Quốc.

Ý tưởng P4 hình hành

Từ đó, hình thành ý tưởng xây một viện nghiên cứu kiểu P4 tại Vũ Hán hợp tác với Pháp. Đây là kiểu phòng thí nghiệm có độ an toàn sinh học rất cao để nghiên cứu các loại virus gây bệnh chưa được biết và chưa có vắc-xin phòng ngừa. Có khoảng 30 phòng thí nghiệm như vậy trên thế giới, trong đó một số viện được Tổ chức Y tế Thế giới cấp chứng nhận.

Nhưng dự án đã vấp nhiều phản đối. Trước tiên, giới chuyên gia Pháp về chiến tranh sinh học tỏ ra do dự, trong bối cảnh vừa xảy ra vụ khủng bố 11/09 tại Mỹ, nên Ban tổng thư ký Quốc phòng và An ninh Quốc gia (SGDSN) lo rằng P4 có thể trở thành kho vũ khí sinh học.

Tiếp theo là khiếu nại từ phía Pháp. Trung Quốc từ chối nói cho Paris số phận những phòng thí nghiệm sinh học di động P3 được chính phủ của thủ tướng Raffarin tài trợ sau dịch SARS. Ông Antoine Izambard, tác giả cuốn sách Những quan hệ nguy hiểm (Les liaisons dangereuses), giải thích : "Pháp đã bớt nhiệt tình vì Trung Quốc thiếu minh bạch. Trung Quốc đưa ra những giải thích mù mờ về việc họ sử dụng những phòng thí nghiệm P3 vào mục đích gì. Một số người trong chính quyền Pháp cho rằng chắc chắn Trung Quốc đã sử dụng chúng như phòng thí nghiệm kiểu P4. Điều này khiến mọi người vô cùng lo lắng".

Công trình khởi công

Nhưng dần dần, những lo lắng đó được giải tỏa. Vào năm 2004, một thỏa thuận đã được bộ trưởng Y tế Michel Barnier ký kết và khởi công dự án P4. Thượng Hải quá đông dân, nên phòng thí nghiệm được đặt ở ngoại vi Vũ Hán. Ủy ban điều phối được thành lập năm 2008, do Alain Mérieux (thuộc viện P4 Lyon) và giáo sư Chen Zhu điều hành. Năm 2010, chính quyền của tổng thống Nicolas Sarkozy thông báo với Tổ chức Y tế Thế giới là công trình được khởi công.

Khoảng 15 công ty vừa và nhỏ của Pháp, chuyên về lĩnh vực này, tham gia xây dựng phòng thí nghiệm. "Những phòng thí nghiệm kiểu P4 thực sự thuộc về công nghệ đỉnh cao, có thể so sánh với công nghệ tầu ngầm hạt nhân của Pháp", theo giải thích của Antoine Izambard. Nhưng phần lớn công việc xây dựng là do các doanh nghiệp Trung Quốc đảm nhiệm. Và phía Pháp không hoàn toàn hài lòng về điểm này. Ví dụ, tập đoàn Technip của Pháp đã từ chối xác nhận tòa nhà.

Ngày 31/01/2015, công trình được hoàn thiện. Trong cuốn sách, Antoine Izambard miêu tả một nơi khô khan : "Phía đầu đường số 6 là một tòa nhà lớn bằng gạch đỏ đang được xây dựng (để có thể đón 250 nhà nghiên cứu đến sống), một tòa nhà khác, an ninh nghiêm ngặt, mà người ta cứ ngỡ là một nhà tù (một bunker 4 tầng với 4 phòng thí nghiệm không thấm nước), và một tòa nhà cuối cùng mầu trắng, hình chữ nhật, phía trên viết "Wuhan Institute of Virology" (Viện Virus học Vũ Hán)".

Trung Quốc kiểm soát Viện Virus học Vũ Hán

Năm 2015, ông Alain Mérieux từ chức vụ đồng chủ tịch của Ủy ban hỗn hợp giám sát dự án. Lúc đó, trả lời Đài Phát thanh Pháp (Radio France), thường trú ở Bắc Kinh, ông giải thích : "Tôi rời chức đồng chủ tịch P4 vì đó là một công cụ rất Trung Quốc. P4 thuộc về họ, dù công trình được phát triển với sự trợ giúp kỹ thuật của Pháp".

Nhưng không có nghĩa là cắt đứt mọi mối quan hệ. "Giữa phòng thí nghiệm P4 Lyon (Pháp) với P4 Vũ Hán, chúng tôi muốn lập chương trình hợp tác chặt chẽ. Tại Trung Quốc, có rất nhiều động vật, gia cầm, những vấn đề liên quan đến lợn, chúng đều là những loài mang virus. Khó có thể nghĩ rằng Trung Quốc lại không có một phòng thí nghiệm có độ an toàn cao để phân tách những mầm mống mới trong đó có rất nhiều loại không rõ nguyên nhân".

Ngày 23/02/2017, cựu thủ tướng Bernard Cazeneuve và bộ trưởng Y tế Marisol Tourraine thông báo 50 nhà nghiên cứu Pháp sẽ đến làm việc ở P4 Vũ Hán trong vòng 5 năm. Pháp cam kết giúp đỡ P4 Vũ Hán về chuyên môn kỹ thuật, cũng như tổ chức đào tạo để cải thiện mức độ an toàn sinh học, và tiến hành chương trình nghiên cứu chung. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Pháp chưa hề tới Vũ Hán.

Dù sao thì phòng nghiên cứu cũng được khai thác vào tháng 01/2018. Sự kiện này trùng với thời điểm chuyến công du Bắc Kinh đầu tiên của tổng thống Emmanuel Macron.

Nhưng ngay từ đầu đã xuất hiện nghi ngờ về độ tin cậy của phòng nghiên cứu. Theo Washington Post, vào tháng 01/2018, một số thành viên của đại sứ quán Mỹ đã thăm cơ sở và cảnh báo Washington về tình trạng thiếu các biện pháp an toàn tại khu vực nghiên cứu virus corona có nguồn gốc từ dơi.

Một thất vọng khác : Sự hợp tác Pháp-Trung giữa P4 thuộc viện Inserm Lyon Bron và P4 Vũ Hán mà ông Jean Mérieux, từng là đồng chủ tịch Ủy ban hợp tác Pháp-Trung xây P4 Vũ Hán, chưa bao giờ thực sự được khởi động. Ông Alain Mérieux cho Bộ phận Điều tra của Đài phát thanh Pháp biết : "Có thể nói, mà không sợ lộ bí mật Nhà nước, rằng từ năm 2016, chưa hề có một cuộc họp nào với Ủy ban Pháp-Trung về các bệnh truyền nhiễm". Trái với những lời hứa ban đầu, phía Trung Quốc làm việc mà không cần các nhà nghiên cứu Pháp.

Vẫn Antoine Izambard, tác giả cuốn Những mối quan hệ nguy hiểm, viết tiếp : "Viện thí nghiệm còn lâu mới hoạt động hết công suất. Một tòa nhà khổng lồ được xây để đón 250 nhà nghiên cứu, nhưng họ vẫn chưa có mặt ở đó. Vào lúc bình thường, chỉ có vài nhà nghiên cứu Trung Quốc của Viện Virus học Vũ Hán tiến hành nghiên cứu tên động vật liên quan đến ba bệnh, Ebola, sốt xuất huyết Congo Crimée và NIPAH (một loại virus do lợn và dơi mang)".

Một cơ hội mới bị bỏ lỡ

Trước khủng hoảng Covid-19, một dự án hợp tác khác như sắp được hình thành. Năm 2019, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu một trong các phó chủ tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét về dự án biện pháp dịch tễ cho tỉnh Vân Nam, nơi mà người dân vẫn tiếp xúc với động vật hoang dã và như vậy có nguy cơ xuất hiện những loại virus mới có thể lây sang người.

Thành lập một trung tâm kiểm soát cho cả một vùng rộng lớn sẽ giúp cảnh báo sự phát triển của những loại virus mới, ví dụ kiểu virus corona. Một lần nữa, lại chính bác sĩ Trần Trúc nắm dự án này. Ông lại bàn với người bạn Alain Mérieux. Chuyên gia người Pháp nêu vấn đề với ông Philippe Etienne, cố vấn ngoại giao của tổng thống Macron. Theo trang China-info.com, một dự án được thành hình, bước đầu là lập ra một mạng lưới tiền trạm, tập hợp các Viện Pasteur của Pháp, các chi nhánh của Quỹ Mérieux ở Lào, Cam Bốt và Bangladesh.

Nhưng lại một lần nữa, nhiệt huyết lại bị cắt ngang. Ngày 24/03/2019, chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Macron cùng với hai phu nhân ăn tối ở Villa Kérylos, bên bờ Địa Trung Hải. Hôm sau, thông cáo chính thức không nhắc đến dự án này. Dự án cũng không được nêu trong chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Macron vào tháng 11/2019. Vì vào lúc đó, một chủ đề nhạy cảm khác thu hút hết mọi chú ý : Dịch tả lợn đến Pháp và các nhà chăn nuôi gây sức ép để có thể tiếp tục xuất thịt sang Trung Quốc.

Thử vắc-xin trên người

Tuy nhiên, P4 Vũ Hán không hề ngồi im từ khi dịch Covid-19 xuất hiện. Theo hai nguồn tin đáng tin cậy, dù không được chính quyền Trung Quốc xác nhận, vào cuối tháng 12/2019, giáo sư Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) đã xác định được loại virus corona mới từ mẫu phẩm lấy từ 5 người bệnh ở các bệnh viện thành phố Vũ Hán. Ngày 03/01/2020, việc xác định trình tự hoàn chỉnh của bộ gen được bắt đầu trong một phòng thí nghiệm khác, P3 của Bệnh viện y tế công Trung ương ở Thượng Hải và bệnh viện này sau đó đã chia sẻ với nhiều nước khác trên thế giới.

Cùng lúc, P4 Vũ Hán nghiên cứu trên một con khỉ thí nghiệm nhiễm virus nhằm thu huyết thanh. Về điểm này, ông Gilles Salvat, tổng giám đốc nghiên cứu của Cơ quan an toàn dịch tễ về thực phẩm, môi trường và lao động (ANSES) của Pháp, nhận định : "Người Trung Quốc là những ứng viên ưu tú để sản xuất vắc-xin. Họ có sinh viên trên khắp thế giới. Họ có 40 nhà nghiên cứu về một chủ đề khi mà chúng ta chỉ có hai. Họ có hỏa lực đáng sợ về mặt sáng tạo và sinh học".

Về mặt chính thức, P4 Vũ Hán đóng cửa ngày 23/01, khi lệnh phong tỏa được áp dụng ở thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. Nhưng rất nhiều nguồn tin Pháp và Trung Quốc, được Bộ phận điều tra của Đài Phát thanh Pháp liên lạc, cho biết vào giữa tháng Ba, một cuộc thử nghiệm vắc-xin đã được tiến hành kết hợp với một công ty công nghệ sinh học Trung Quốc. Trước tiên, một loại virus đã được tiêm vào nhiều con khỉ, trước khi được bất hoạt và tiêm vào những người tình nguyện của Viện mà phòng thí nghiệm trực thuộc.

Tiến sĩ Zhao Yan, đồng điều hành Bệnh viện Chung Nam (Zhongnan) ở Vũ Hán, xác nhận với ban điều tra của Đài phát thanh Pháp : "Những người đầu tiên được tiêm là những người tình nguyện và mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Có một số bác sĩ tham gia. Tôi biết là một đợt thử thứ hai đang được tiến hành trên khá nhiều người". Tuy nhiên, theo Frédéric Tangy, thuộc Viện Pasteur, đối với loại vắc-xin virus bất hoạt này, "có nguy cơ làm trầm trọng bệnh thêm. Đó là một thảm họa. Đó là điều tồi tệ nhất".

P4 trong cuộc đua thế giới

Như vậy, P4 Vũ Hán tham gia cuộc đua tìm vắc-xin chống Covid-19, giống như nhiều nước khác. Ngày 16/03, công ty Mỹ Moderna ở Cambridge, do Stéphane Bancel, người Pháp, điều hành, thông báo cũng bắt đầu thử lâm sàng tại Seattle trên 45 bệnh nhân khỏe mạnh. Sanofi cũng nghiên cứu với một nhóm quân đội Mỹ. Trong khi đó, vào tháng 07, Viện Pasteur sẽ khởi động thử lâm sàng trên những người tình nguyện với một loại vắc-xin biến thể từ vắc-xin chống bệnh sởi.

Để một vắc-xin được công nhận, phải trải qua ba giai đoạn thử, với tỉ lệ khỏi bệnh hơn 60-70% số bệnh nhân gốc và độ tuổi khác nhau.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 19/04/2020

Additional Info

  • Author Thu Hằng
Published in Diễn đàn