Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Covid-19 : Pháp vừa giải tỏa vừa lo

Sau 8 tuần được đặt trong tình trạng phong tỏa phòng chống dịch Covid-19, hôm nay 11/05 là một ngày đặc biệt, nước Pháp bắt đầu gỡ bỏ một phần các biện pháp hạn chế hoạt động đời sống thường nhật. Một giai đoạn mới mở ra với người dân Pháp trong tâm trạng vừa thở phào nhẹ nhõm nhưng lại không ít lo lắng, thận trọng và hoài nghi.

phap1

Ảnh chụp tại ga Saint-Lazare, Paris, ngày 11/05/2020, ngày đầu tiên Pháp dỡ bỏ phần nào lệnh phong tỏa. Reuters/Charles Platiau

Nhưng đó mới chỉ là giai đoạn 1 kéo dài 3 tuần của cả tiến trình giải tỏa hoàn toàn mà điểm kết thúc phụ thuộc vào diễn tiến tình hình dịch, không ai có thể nói trước điều gì. Có thể thấy không khí ngày dỡ bỏ phong tỏa của nước Pháp ở khắp các trang báo ra hôm nay.

Le Monde chạy tựa "Dỡ phong tỏa : những bất trắc của ngày 11/05". Có thể nói cuộc chiến chống Covid-19 đặt nước Pháp trước thách thức chưa từng có, và giờ đây giai đoạn thoát khỏi vòng phong tỏa do virus corona cũng đang đặt ra rất nhiều thử thách mới cho mọi người dân cũng như chính phủ Pháp. Le Monde nhận định, giai đoạn giải tỏa thực sự sẽ phải là từ ngày 02/06. Đây vẫn chỉ là giai đoạn khởi động, thăm dò. Từ nay đến khi đó, "mọi người vẫn như đi trên trứng với nỗi ám ảnh làm sao không để dịch bùng lên một lần nữa". Các chỉ số về mức độ virus lây lan và mật độ bệnh nhân ở nhiều vùng đông bắc vẫn còn đáng lo ngại.

Với chính phủ, Le Monde ghi nhận "việc dỡ bỏ phong tỏa lần này đang diễn ra dưới sức ép của dư luận". Chính phủ đang cân bằng việc trở lại với tự do, khôi phục hoạt động đời sống xã hội với cuộc chiến chống dịch. Một mục tiêu không dễ thực hiện khi mà ngay từ đầu dịch, các quyết định của chính phủ luôn tỏ ra chậm hơn so với thực tế.

Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa lớn ngắn gọn nhưng nhiều hàm ý : "Một thời kỳ mới". Tờ báo ghi nhận : "Pháp bước vào việc dỡ phong tỏa rủi ro cao". Trên phương diện y tế, thì đây là bước đi đầy nguy hiểm. Cho đến giờ, dịch bệnh đã làm 26 nghìn người chết và Pháp là nước bị dịch nặng thứ 5 thế giới. Hiện tại, vẫn còn 4 vùng lớn ở khu vực đông bắc đất nước vẫn là những vùng đỏ, tức là những điều kiện y tế, bệnh dịch vẫn còn rất căng thẳng. Mặc dù vậy, trước việc phải khẩn cấp khôi phục hoạt động đời sống kinh tế, chính phủ vẫn phải giải tỏa hoạt động cho đất nước. Trên phương diện chính trị, quyết định này là một trắc nghiệm cho tổng thống Emmanuel Macron, trong lúc mà chính phủ của ông đang bị chỉ trích nhiều trong việc xử lý khủng hoảng dịch.

Giữa rủi ro không tránh được và đòi hỏi cấp bách bảo vệ người dân Pháp, đang lo lắng cả về đời sống kinh tế cũng như y tế, tổng thống Emmanuel Macron phải "đặt cược lớn". Theo Les Echos, đại đa số người dân pháp vẫn rất lo lắng vì dịch bệnh thì vẫn chưa khống chế được, chưa có thuốc chữa hay vắc xin. Họ còn lo lắng về vố số vấn đề đặt ra khi dỡ phong tỏa trong bối cảnh đang rất mất lòng tin với việc xử lý khủng hoảng dịch của chính phủ.

Đại đa số dân Pháp mất niềm tin vào chính quyền

Về lòng tin của dân vào chính phủ trong xử lý dịch, Le Figaro so sánh Pháp với các nước Châu Âu qua những con số thăm dò dư luận. Tờ báo cho biết : "Về dịch virus corona : Người Pháp vô địch Châu Âu về ngờ vực chính quyền". Theo một nghiên cứu của Viện thăm dò dư luận Odoxa thực hiện cho Le Figaro, "trong lúc mà đa số người dân Châu Âu đánh giá chính phủ của họ đã hành động đúng tầm với tình hình trong cuộc khủng hoảng virus corona thì 66% người Pháp lại nghĩ ngược lại. Chỉ có 34% dân Pháp tỏ ra ủng hộ hành động của chính phủ". Đi vào chi tiết, Le Figaro cho biết thêm : "Xung quanh vụ khủng hoảng y tế này, 75% dân Pháp cho rằng chính phủ đã không nói ra sự thật. 74% cho rằng chính phủ đã không đưa ra những quyết định tốt vào đúng thời điểm. 3/4 dân chúng còn thấy chính quyền đã không làm những việc cần thiết để hỗ trợ các bệnh viện và nhân viên y tế".

Vẫn theo thăm dò dư luận trên, dù việc phong tỏa đã được đại đa số người dân Châu Âu cũng như Pháp thực hiện tốt, nhưng cũng không ít người lo lắng về việc ra khỏi phong tỏa cùng các hệ quả của nó. Có 35% dân Pháp cho biết không muốn dỡ bỏ phong tỏa từ ngày 11/05, chủ yếu là vì lý do y tế. Trong khi đó, 28% lo sợ bị mất việc làm trong tháng tới. Tại Pháp, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao đi kèm với sự mất lòng tin báo hiệu một cuộc khủng hoảng xã hội mới. Tổng thống Pháp đang đứng trước một thách thức khác là "hậu khủng hoảng". Thực thi giải tỏa mới bắt đầu nhưng đã có dấu hiệu nguy hiểm cho chính phủ, Le Figaro kết luận.  

Rủi ro chính trị không thể tránh

Cùng chung nhận định với Le Figaro, nhật báo Libération cũng nhìn thấy những rủi ro về chính trị cho chính phủ. Tờ báo nhận xét : "Từ gần 2 tháng qua, mọi điều tra dư luận đều khẳng định đa số dân Pháp chỉ trích nghiêm khắc hành động của chính phủ, đánh giá chính quyền không đủ khả năng xử lý hiệu quả việc ra khỏi phong tỏa. Không có chính phủ nào ở Châu Âu phải đối mặt với thái độ như vậy của người dân". Đối với hơn 2/3 dân chúng, chính phủ đã không giữ lời hứa, sẽ vẫn còn thiếu khẩu trang, các cơ quan y tế sẽ không đủ phương tiện để thực hiện hàng trăm nghìn xét nghiệm như đã thông báo ? Những ngày tới sẽ cho thấy người dân đúng hay sai ? Đó chính là thách thức chính trị của quá trình dỡ phong tỏa này.

Libération ghi nhận, ra khỏi phong tỏa, nước Pháp "trở lại với trạng thái không bình thường". Tờ báo thiên tảví giai đoạn giải tỏa này chỉ là hưu chiến cho những người bị phong tỏa. Người dân ra khỏi các biện pháp phong tỏa với vô số sự đề phòng, mọi hoạt động trở lại nhưng vẫn trong những điều kiện thận trọng nhất. Tờ báo ghi nhận "dẫu sao thì tất cả mọi người đều cảm nhận như được giải phóng", dù mới chỉ có được một nửa tự do.

Không bàn về chính trị mà tập trung vào góc độ xã hội, La Croix dành gần hết các trang báo để thu thập cảm nhận của 100 người về trải nghiệm họ đã sống trong vòng phong tỏa. Hầu hết mọi người đều lưu lại những kỷ niệm đẹp, những giá trị về tình đoàn kết, quý trọng hơn giá trị của cuộc sống trong những ngày tháng sống trong vòng vây hãm của bệnh dịch. Bên cạnh đó tờ báo cũng đăng 10 lời khuyên thiết thực nhất cho mọi người để phòng chống Covid -19 và trở lại với cuộc sống bình thường được an toàn nhất.

Covid-19 : Môi trường cho lang băm hành nghề ?

Cũng liên quan đến những lời khuyên bảo phòng dịch virus corona, Le Figaro giới thiệu bài viết với tựa đề : "Covid-19, cánh cửa vào cho đủ mọi niềm tin sai lầm về sức khỏe". Bài báo nhắc lại : "Tổng thống Mỹ Donald Trump thì gợi ý tiêm javel, một bác sĩ Pháp thì kê đơn thứ đồ uống có ga Schweppes, tổng thống Madagascar thì quảng bá liều thuốc phòng virus corona chế từ cây ngải… Đại dịch Covid-19 như là cơ hội nảy ra vô số những cách điều trị điên khùng nhất". Điều nguy hại là một số bài thuốc còn gây nguy hiểm chết người. Như tại Iran, từ tháng 2 đến tháng 4, theo AP, đã có 700 người chết vì uống cồn phòng Covid-19. Tại Ấn Độ, một dược sĩ làm việc trong một công ty chuyên về liệu pháp thực vật đã tử vong và ông chủ thì nhập viện vì đã uống thử thuốc trị bệnh Covid-19 do họ tự chế.

Hiện tượng này đã lan rộng khiến Tổ chức Y tế Thế giới đã phải lên danh mục các bài thuốc bậy bạ chống Covid-19 để cảnh báo công chúng. Gần đây, trên các mạng xã hội, Facebook, Youtube hay những diễn đàn lại xuất hiện nhiều lời khuyên không hề có cơ sở như : cho thêm ớt vào canh, xịt nước javel lên người, uống rượu, tắm nóng, ăn tỏi hay nhịn ăn để phòng chống virus corona… Có những lời khuyên vô hại nhưng điều nguy hiểm là những lời kêu gọi đó lôi kéo mọi người bỏ rơi những khuyến cáo y tế phòng dịch hữu hiệu khác như rửa tay, giữ khoảng cách…

Theo các chuyên gia, vì có rất nhiều điều còn mù mờ cũng như tâm lý hoang mang về virus corona nên cũng dễ hiểu là mọi người dễ tin vào những điều gọi là "giải pháp đơn giản", trong khi Y học chưa tìm ra cách trị bệnh. Người dân sẽ không tin vào những điều nhảm nhí đó khi đã nắm được cơ sở khoa học để hiểu quá trình truyền nhiễm.

Tia cực tím sát trùng nhanh, hiệu quả với virus corona

Phần cuối mục điểm báo xin dành cho thông tin về phát hiện khá hữu ích cho phòng chống virus corona, đặc biệt trong khi thực hiện dỡ phong tỏa. Các tia cực tím có thể dùng để tẩy trùng, khử virus nhanh. Thông tin được đăng trên Les Echos. Cùng với dỡ bỏ phong tỏa là cuộc chạy đua tìm giải pháp tối ưu để tẩy trùng bề mặt đồ vật, từ bàn ghế, vật dụng nội thất cho đến bên trong các phương tiện công cộng.

Theo tờ báo, một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này đang hình thành nhờ tia cực tím C (UV-C). Loại tia cực tím này có thể diệt các mầm vi khuẩn và virus hiệu quả tới 99,99%, kể cả virus corona chỉ trong vòng từ 5 đến 7 phút. Chính quyền Trung Quốc đã thử dùng phương pháp tẩy trùng này ở Thượng Hải và thấy hiệu quả. Là nơi sinh ra công nghệ UV-C, Châu Âu từ ba chục năm nay vẫn dùng tia cực tím C để tẩy trùng nguồn nước, đặc biệt trong các bể bơi để tránh dùng Chlore.

Nhưng ở Châu Âu, UV-C chưa bao giờ dùng để tẩy trùng bề mặt đồ vật. Giờ đây, Châu Âu bắt đầu cho triển khai công nghệ với thiết bị quét Bio-UV do Pháp chế tạo. Các nhà khoa học Pháp tiếp tục cải tiến công nghệ UV-C để phạm vi sử dụng được mở rộng hơn nữa, không chỉ trong trận dịch này.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Chế độ cộng sản dối trá của Trung Quốc phải đối mặt với sự phán xét của thế giới về đại dịch

Christopher Francis Patten, (tiếng Trung 彭定康 ; sinh ngày 12 tháng 5 năm 1944) là một chính trị gia người Anh, từng là Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông từ năm 1992 đến 1997. Ông là hiệu trưởng của Đại học Oxford từ năm 2003. Bài nầy là ý kiến của Patten về đại dịch covid-19.

patten1

Chúng tôi biết ba điều chắc chắn : coronavirus bắt đầu ở Vũ Hán (ảnh), những dấu hiệu ban đầu của virus đã được che đậy và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nói dối về sự lây lan của virus.

Khi coronavirus tàn phá thế giới - giết chết, phá tan vỡ gia đình, phá hủy việc làm và kinh doanh, xé toạc các nền kinh tế, đe dọa tồi tệ hơn một số nước nghèo nhất - chúng ta biết chắc chắn ba điều.

Đầu tiên, Covid-19 bắt đầu ở Vũ Hán. Thứ hai, các dấu hiệu ban đầu và sự lây lan của virus đã bị che đậy. Thứ ba, Đảng cộng sản Trung Quốc đã liên tục nói dối về những vấn đề này và khi một số người cố gắng cảnh báo về tầm lây lan của bệnh, các quan chức cộng sản đã sử dụng các dịch vụ an ninh để bịt miệng họ.

Trong khi nhân viên y tế bị bịt miệng, đại dịch bắt đầu lan qua Vũ Hán vào cuối tháng 1 và tháng 2. Hàng triệu người rời khỏi thành phố và tỉnh Hồ Bắc để nghỉ lễ Tết. Họ đã đi du lịch rộng trong phạm vi Trung Quốc và đến các nơi khác trên thế giới. Đó là lý do cơ bản tại sao ngày nay mọi quốc gia đều bị đe dọa bởi căn bệnh nầy.

Đảng cộng sản Trung Quốc hiện nay đã khai thác các mối bận tâm của thế giới với việc chống lại đại dịch để lũng đoạn trên toàn cầu - hù dọa, bắt nạt và tiếp tục việc gian dối và dối trá quanh việc họ che đậy các dấu hiệu lây lan ban đầu.

patten2

Các bác sĩ và y tá dũng cảm của Trung Quốc, giống như của chúng ta, đã mất mạng để chiến đấu với căn bệnh này.

Chúng ta nên rõ ràng về một điểm nầy. Đây không phải là lỗi của người dân Trung Quốc. Các bác sĩ và y tá dũng cảm của Trung Quốc, giống như của chúng ta, đã mất mạng để chiến đấu với căn bệnh này.

Chúng ta phải đặt nguyên nhân khởi đầu đúng nơi nguồn chịu trách nhiệm. Đó là chế độ độc tài cộng sản Trung Quốc đang ở tư thế lãnh đạo. Đó không phải công dân Trung Quốc bình thường, cũng không phải những người có sắc tộc Trung Quốc đang sống và làm việc ở các nước khác, bao gồm cả công dân Anh từ Hồng Kông sống ở đây.

Sẽ là một sự phản bội các giá trị của chúng ta để làm mất mặt những người vô tội, giống như việc một số người ở Trung Quốc lạm dụng và phân biệt đối xử với những người Châu Phi học tập và làm việc ở Trung Quốc là sai lầm.

Đó là chế độ độc tài cộng sản Trung Quốc, do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo, người nên bị đổ lỗi cho mọi quốc gia bị đe dọa bởi căn bệnh này.

patten3

Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo, người phải nhận lỗi cho những quốc gia bị đe dọa bởi căn bệnh này.

Đài Loan - một cộng đồng Trung Quốc - đã xử lý căn bệnh này rất hiệu quả. Tại sao ? Bởi vì đó là một xã hội mở và một nền dân chủ với một nền báo chí tự do.

Kẻ giết người là Chủ nghĩa cộng sản - như luôn được duy trì bởi bí mật và dối trá. Kẻ giết người nầy không phải là một số gen văn hóa hoặc thể chất của Trung Quốc.

Chúng ta sẽ vượt qua đại dịch này. Tôi đặc biệt tự hào về công việc đang được thực hiện bởi các nhà khoa học y tế tài giỏi tại Đại học Oxford, nơi tôi là hiệu trưởng, để phát triển một loại vắc-xin.

patten4

Các nhà khoa học y tế tại Đại học Oxford đang nghiên cứu một loại vắc-xin cho coronavirus nhưng cần có sự hợp tác quốc tế trong cuộc chiến để đánh bại virus này

Những nhà khoa học tiên phong này, giống như những người ở nơi khác - ở Trung Quốc cũng vậy, tôi chắc chắn - muốn thấy sự hợp tác quốc tế để đánh bại đại dịch. Con virus nầy không mang hộ chiếu và là mối đe dọa ở khắp mọi nơi.

Nhưng hợp tác trong tương lai nên có ý nghĩa gì ? Chúng ta không thể đơn giản quay lại giao dịch với cộng sản Trung Quốc và làm kinh doanh như trước đây.

Đầu tiên, luôn có mối nguy hiểm cố hữu được thể hiện bởi sự thù địch của cộng sản đối với sự thật.

patten5

Nhưng làm thế nào chúng ta có thể hợp tác với Trung Quốc hoàn toàn không đáng tin?

Rõ ràng, chúng ta nên làm việc, tại Liên Hợp Quốc và các nơi khác, với các quốc gia khác trong việc kêu gọi một cuộc điều tra chuyên gia đầy đủ và cởi mở về nguyên nhân và lây lan đầu tiên từ virus. Không làm điều này sẽ cản trở cuộc chiến chống lại nó ngày hôm nay và những nỗ lực ngăn chặn sự xuất hiện của các virus tương tự trong tương lai.

Đương nhiên, trong một thế giới tốt hơn, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ là phương tiện cho một cuộc điều tra như vậy. Tuy nhiên, có những lo lắng thực sự về mức độ mà tổ chức này đã bị Bắc Kinh khuất phục.

Nếu bạn nghi ngờ điều đó, chỉ cần nhìn vào cách WHO đã liên kết với chế độ cộng sản Trung Quốc để tẩy chay Đài Loan - với dân số gần 24 triệu người - ra khỏi Tổ chức Y tế thế giới nầy.

patten6

Nhưng WHO đã quyết định bỏ qua lời khuyên từ tháng 12 sau khi Trung Quốc phủ nhận việc truyền tải có thể xảy ra

Trở lại vào cuối tháng 12, Đài Loan bày tỏ lo lắng cho WHO về khả năng truyền virus giữa người và người. WHO đã bỏ qua điều cảnh báo này trong ba tuần, thay vào đó, WHO đã nghe theo tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc để phủ nhận rằng điều này đang xảy ra. Mặc dù Đài Loan gần Trung Quốc, quốc gia nầy đã đánh giá trúng mức việc lây lan và ngăn chận bệnh có hiệu quả. Quốc gia nầy chỉ có 380 trường hợp ở đó và năm người chết.

Chúng tôi chắc chắn không thể cho phép Trung Quốc tiếp tục ngăn chặn một xã hội tự do, điều này nói lên sự thật, gia nhập WHO.

Gọi cho một cuộc điều tra về tiến trình đầu tiên của đại dịch đã đưa ra một vấn đề khác, mà sẽ làm phiền tất cả chúng ta. Vào ngày 30 tháng 1, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Wang Yi, cam đoan với người đồng cấp Úc, Marise Payne, rằng dịch bệnh nói chung có thể phòng ngừa được, có thể kiểm soát và chữa được.

Một hai tuần đầu tháng 2, Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra đã tấn công các hạn chế của Úc về việc đi lại từ Trung Quốc như một phản ứng thái quá. Tuy nhiên, từ cuối tháng 1, Trung Quốc đã mua và vận chuyển một lượng lớn vật tư y tế từ Úc về nước. Họ đã biết gì qua hành động thu gom vật tư y tế nhưng vẫn không nói sự thật với chúng ta ?

patten7

Thủ tướng Úc Scott Morrison (ảnh) kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về sự lây lan của virus, nó đã gặp phải sự thù địch từ Đại sứ Trung Quốc tại Canberra

Sau đó, không có gì ngạc nhiên khi Scott Morrison, thủ tướng Úc, gần đây đã kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về căn nguyên của đại dịch. Điều này đã được đáp ứng bởi các mối đe dọa từ đại sứ Trung Quốc tại Canberra, rằng trừ khi Úc từ bỏ ý tưởng này, có lẽ người Trung Quốc sẽ ngừng mua hàng hóa của Úc.

Đây là loại chiến thuật bắt nạt mà chúng ta mong đợi từ đảng cộng sản Trung Quốc. Thế giới nên tố cáo chiến thuật nầy để tạo một sự thay đổi. Càng nhiều bạn bè của Úc càng tốt nên nói chúng tôi đồng ý với đề xuất của Canberra. Về các vấn đề thương mại và kinh tế, chúng ta nên cùng nhau đối phó với Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào khoáng sản của Úc.

Đối với Vương quốc Anh, Trung Quốc có thặng dư thương mại lớn với Vương quốc Anh. Chúng tôi lấy gần 45 tỷ bảng nhập khẩu từ Trung Quốc. Chúng tôi xuất khẩu khoảng một nửa con số đó. Trung Quốc chiếm 3,5% hàng xuất khẩu của Anh và 6,6% hàng nhập khẩu của chúng tôi.

Vậy đâu là "thời hoàng kim của thương mại với Trung Quốc ?". Trung Quốc không chơi theo các quy tắc giống như phần còn lại của thế giới tự do về thương mại, đầu tư và bảo vệ sở hữu trí tuệ. Trung Quốc bẻ cong và xoắn các quy tắc được chấp nhận trong thương trường để chỉ có lợi cho riêng mình.

patten8

Tập Cận Bình không thích dân chủ và tất cả những ai đại diện - ông đã tấn công văn hóa báo chí phương Tây, xã hội dân sự và điều tra lịch sử tự do

Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, ghét dân chủ và tất cả những gì chúng tôi đại diện. Không lâu sau khi trở thành nhà độc tài Trung Quốc, ông đã đưa ra những chỉ thị mới cho chính phủ và các quan chức trong đảng của mình cảnh báo về thách thức đối với chủ nghĩa cộng sản đặt ra bởi các giá trị tự do của phương Tây và cách vận hành theo luật pháp. Ông kêu gọi các cuộc tấn công vào ý tưởng phương Tây về báo chí, lịch sử tự do điều tra và tìm hiểu sự thật, xã hội dân sự và dân chủ.

Vì vậy, không có gì lạ khi Tập Cận Bình sử dụng vỏ bọc Covid-19 để đàn áp xã hội tự do của Hồng Kông, bắt giữ các nhà lãnh đạo dân chủ và phá vỡ thỏa thuận mà Trung Quốc đưa ra trong một hiệp ước tại Liên Hợp Quốc rằng thành phố nầy sẽ được hưởng một mức độ tự chủ cao và bảo đảm các quyền tự do truyền thống của nó cho đến năm 2047.

Trung Quốc vi phạm hiệp ước này là một lý do khác cho mối quan tâm sâu sắc. Vương Quốc Anh có một đạo đức và nghĩa vụ pháp lý để nêu vấn đề này mạnh mẽ trên trường quốc tế. Chúng ta nên khuyến khích bạn bè và những người khác làm điều tương tự.

Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục đè nặng ảnh hưởng của mình xuống các vùng biển xung quanh Trung Quốc, xây dựng các căn cứ quân sự ở đó và coi thường phán quyết của Tòa án Hague trên biên giới hàng hải hợp pháp.

Chúng ta không nên cô lập Trung Quốc. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể tin tưởng chế độ độc tài cộng sản của nó ? Làm thế nào chúng ta có thể đối phó với thương mại, môi trường, an ninh và sức khỏe - nơi một ngày nào đó chúng ta có thể phải đối mặt với một đại dịch bệnh khác ? Khi cố gắng chống lại virus, chúng ta không nên cô lập Trung Quốc. Nhưng chúng ta không thể cho phép đảng cộng sản Trung Quốc phá vỡ các quy tắc trong khi thế giới hợp tác để ngăn Covid-19 lan rộng hơn nữa.

Trung Quốc sản xuất khoảng 95% kháng sinh trên thế giới và có mức sử dụng kháng sinh trên bình quân đầu người cao gấp đôi so với bất kỳ nơi nào khác. Thế giới phải làm việc cùng nhau. Chắc chắn rồi. Nhưng chúng ta không thể cho phép những người cộng sản Trung Quốc phá vỡ các quy tắc hoặc làm biến dạng chúng cho phù hợp với chính họ. Một ngày nào đó chế độ cộng sản khó chịu và nguy hiểm này sẽ ra đi. Cho đến lúc đó, tất cả những người bạn của tự do sẽ phải cảnh giác.

Lord Patten

Nguyên tác : China's nasty, lying, bullying Communist regime must face the judgment of the world over the coronavirus pandemic, Daily Mail Online, 09/05/2020

Phạm Đình Bá dịch (11/05/2020)

Nguồn : https://www.dailymail.co.uk/debate/article-8303719/LORD-PATTEN-Chinas-nasty-lying-bullying-Communist-regime-face-judgment-coronavirus.html

Published in Diễn đàn

Công chúng Hoa Kỳ mới là người thật sự giữ chìa khóa mở cửa kinh tế

Tóm tắt 

my1

Cuộc thăm dò dư luận của Navigator Research thực hiện vào tháng 4 vừa qua cho thấy 86% công chúng Hoa Kỳ ủng hộ việc duy trì hay nới rộng những biện pháp cách ly xã hội để ngăn chặn sư lan truyền của Covid-19. Cuộc thăm dò dư luận của Pew Research Center cũng vào tháng 4 cho thấy 66% công chúng Hoa Kỳ lo ngại rằng những biện pháp hạn chế bị hủy bỏ quá sớm. 

Khi các cuộc biểu tình chống những biện pháp cách ly nổ ra ở một số tiểu bang, những chuyên viên y tế đã lên tiếng cảnh báo rằng những cuộc biểu tình này có thể làm cho đại dịch Covid-19 gia tăng thêm. 

Tính đến ngày 30/4/2020, Hoa Kỳ có 51.983 người chết vì Covid-19 tại 38 tiểu bang và District of Columbia theo thống kê thâu thập được. Trong số này 47,6% là người da trắng, 26,6% là da đen, 16,2% Latino, 4,8% Á châu, 4,5% các sắc dân khác và 0,3% dân bản địa. Nếu tính riêng từng sắc dân, tỉ lệ tử vong của dân da đen là 34,7 trên 100.000 người. Tỉ lệ của Latino và Á châu là 14,9 và 14,6. Tỉ lệ của da trắng 13,1, Như vậy da đen là sắc dân dễ bị nhiễm coronavirus và chết nhất và tiếp theo là Latino. 

Theo một cuộc nghiên cứu y khoa mới đây phổ biến trên tạp chí Lancet, tỉ lệ tử vong của những người mắc bệnh Covid-19 ở tuổi 20 là 0,06% so với 8,6% đối với những người ở tuổi 70. Đối với những người từ 80 trở lên những tỉ lệ này là 13,4%. 

Kế hoạch mở cửa của Nhà Trắng gồm ba giai đoạn, nới lỏng dần dần các biện pháp cách ly tùy từng vùng. Những người dễ bị nhiễm bệnh sẽ phải tuân theo những biện pháp cách ly cho tới giai đoạn cuối. Theo Kaiser Family Foundation, Hoa Kỳ có khoảng 92 triệu người dễ bị nhiễm Covid-19 vì nhiều tuổi và tình trạng sức khỏe. 

Theo cuộc nghiên cứu của cơ quan truyền thông Bloomberg News mới phổ biến vào ngày 6/5/2020, phần lớn các tiểu bang chưa sẵn sàng mở cửa. Chỉ có 12 tiểu bang hội đủ tiêu chuẩn để bắt đầu giai đoạn I. 

Tính cho đến chiều ngày 7/5, Hoa Kỳ đã có ít nhất 1,250.000 người nhiễm bệnh Covid-19 và 75.243 người chết trên toàn quốc. Khoảng hai tuần nữa số người chết sẽ lên tới 100.000 người. 

Tình trạng thiết bị y tế bao gồm máy thử nghiệm nhiễm coronavirus, máy thở và khẩu trang đã được cải thiện những vẫn còn thiếu thốn nhiều là một trở ngai lớn cho việc chữa trị bệnh nhân. Hiện nay Hoa Kỳ chưa có đủ khả năng thử nghiệm coronavirus số đông, chỉ thực hiện được 110.000 thử nghiệm mỗi ngày thay vì 30 triệu là con số cần thiết. Quan trọng hơn cả là vài chục công ty dược phẩm và phòng thí nghiệm trên toàn thế giới đang tìm cách chế tạo thuốc chủng, nhưng chưa đạt được kết quả nào cụ thể. 

Kinh tế Hoa Kỳ đang suy sụp đáng kể vì Covid-19. Hơn 30 triệu người mất việc làm kể từ giữa tháng 3 đến nay. Mất kiên nhẫn trước tình trạng kinh tế bi đát, Tổng thống Trump bằng mọi giá thúc dục các tiểu bang mở cửa sớm để cứu vãn kinh tế, cứu vãn cơ may được đắc cử tổng thống nhiệm kỳ II, bất chấp rủi ro cho những người dễ dàng bị lây coronavirus. Sự thật phũ phàng là khi mở cửa kinh tế tỉ lệ thất nghiệp sẽ bớt đi và thị trường chứng khoán sẽ đi lên, nhưng sẽ có thêm người chết mà đa số là những người kém may mắn trong xã hội.

Mạng sống rất quý không thể thay thế. Trong khi kinh tế quốc gia luôn luôn có thể vực dậy được. Bằng cớ rằng Nước Mỹ đã hùng mạnh trở lại sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1930. Và từ đó đến nay Hoa Kỳ đã trải qua nhiêu cuộc khủng hoảng khác về kinh tế, chính trị lẫn quân sự, nhưng sau cùng đã phục hồi nhanh chóng.

Thống đốc Andrew Cuomo của New York rất hợp lý khi ông nói rằng nếu có hai ưu tiên đối nghịch nhau, y tế công cộng cần phải đưa lên hàng đầu. Quan điểm này phù hợp với tinh thần đạo đức nhân bản. 

Tại sao lại biểu tình chống cách ly ?

my2

Trong vài tuần qua, một số biểu tình chống cách ly đã mọc lên ở 18 tiểu bang cả Cộng hòa lẫn Dân chủ. Số người tham dự từ vài chục người ở Virginia, Maryland và Oregon, đến vài trăm người như ở Arizona, Idaho, Idiana và Texas tới vài ngàn người như ở California, Michigan và Washington.

Qua những hình ảnh trên TV và Internet, người ta thấy rất ít người da đen và da mầu tham dự, kể cả dân da vàng gốc Việt thường ồn ào ủng hộ Tổng thống Trump. Một số người mang theo cả súng, cờ Nazi, cờ Liên Minh Miền Nam và những bích chương ủng hộ Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử vào cuối năm nay. Những sự kiện trên đây làm cho những cuộc biểu tình mang tính chất chính trị và kỳ thị chủng tộc. 

Những người xuống đường phản đối những biện pháp đóng cửa những cơ sở kinh doanh, cách ly, giới hạn di chuyển, cấm tụ tập đông người, gây thiệt hại về kinh tế và vi phạm quyền công dân. Họ mang theo những bích chương : "Tự do cần thiết", "Tất cả các việc làm đều cân thiết", Mở cửa nhà thờ", "Đi làm trở lại", "Mở cửa California", "Tôi ghét khẩu trang", "Mở cửa kinh tế", "Thêm 4 năm cho Trump & Pence", "Tự do chết".

Một số người lập luận rằng chính quyền chỉ nên cách ly những người đau yếu mà thôi, thay vì những người khỏe mạnh. Vấn đề căn bản là Hoa Kỳ hiện nay không đủ phương tiện để thử nghiệm tất cả mọi người để biết ai nhiễm coronavirus. Một số bích chương đòi cách chức Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc National Institute of Allergy and infectious diseases, người cổ võ những biện pháp cách ly để chống lại sự lan truyền của Covid-19. 

Cuộc thăm dò dư luận của Navigator Research thực hiện từ 14/4-17/4 cho thấy 86% công chúng Hoa Kỳ ủng hộ việc duy trì hay nới rộng những biện pháp cách ly xã hội để ngăn chặn sư lan truyền của Covid-19. Trong khi đó chỉ có 10% muốn chấm dứt những biện pháp này. Cuộc thăm dò dư luận cũng khám phá ra rằng đa số những người ủng hộ Tổng thống Trump cũng không đồng ý việc chống luật cách ly. Khoảng 79% số người bỏ phiếu cho ông Trump vào 2016 nói rằng những biện pháp cách ly đầy đủ hoặc cần tăng cường thêm. Do đó, hành động của Tổng thống Trump không phù hợp với nguyện vọng của đa số công chúng Hoa Kỳ. Về tổng thể, 69% công chúng Hoa Kỳ tin tưởng vào chính quyền tiểu bang và địa phương để làm những quyết định mở cửa kinh tế. Chỉ có 22% về phe Tổng thống. 

Ai đứng sau lưng những cuộc biểu tình này ?

my3

Tổng thống Trump là người ra mặt khích động công chúng biểu tình chống lại những biện pháp cách ly của các tiểu bang. Khi làm điều này ông đã không tôn trọng kế hoạch mở cửa của chính Nhà Trắng mà chúng ta sẽ bàn tới ở phần dưới đây. Thống đốc Jay Inslee (Dân chủ, Washington State) kết tội Tổng thống Trump "xúi giục nội loạn". Thống đốc Larry Hogan (Cộng hòa, Maryland) nói những lời tuyên bố của Trump không có ích lợi.

Tổng thống Trump trực tiếp khích động công chúng biểu tình qua những câu tweet đến các tiểu bang Dân chủ như "Liberate Virginia" hay "Liberate Michigan". Một mặt ông Trump phân công với các thống đốc về việc mở cửa kinh tế tùy theo từng vùng, công nhận quyền mở cửa là của các tiểu bang. Một mặt ông lại xúi dục công chúng gây khó khăn cho các thống đốc. Ông từng khuyên bà Gretchen Whitmer, Thống đốc Michigan, nên điều đình với những người biểu tình. 

Ngoài ra, hỗ trợ đàng sau những cuộc biểu tình là một số tổ chức thuộc các nhóm bảo thủ, thân Trump và Cộng hòa, cực hữu da trắng và ủng hộ quyền có súng. Một trong những nhóm này là FreedomWorks, đặt văn phòng tại Washington DC, liên minh với Tea Party. Đảng này đã giúp Trump vào Nhà Trắng bốn năm về trước. 

Michigan Freedom Fund, một tổ chức bảo thủ khác, đã giúp cuộc biểu tình ở Michigan. Bà Betsy Devos, Bộ trưởng Giáo dục, một nhà tỷ phú, thường xuyên đóng góp cho quỹ này. Ngoài ra cơ quan truyền thông Fox News đã cổ võ mạnh mẽ cho những cuộc biểu tình như là một cuộc cách mạng nhỏ tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên không phải ai tham dự biểu tình cũng là thành viên của những tổ chức trên đây. 

Cuộc thăm dò dư luận của Pew Research Center vào giữa tháng 4 vừa qua cho thấy 66% công chúng Hoa Kỳ lo ngại rằng những biện pháp hạn chế bị hủy bỏ quá sớm so với 32% nghĩ ngược lại. Tuy nhiên hầu hết mọi người tin rằng đại dịch có thể trở nên tồi tệ hơn nữa. 

Khi các cuộc biểu tình chống những biện pháp cách ly nổ ra ở một số tiểu bang, những chuyên viên ý tế đã lên tiếng cảnh báo rằng những cuộc biểu tình này có thể làm cho đại dịch Covid-19 gia tăng thêm. Thời kỳ ủ bệnh là khoảng một tuần. Như vậy khoảng 2-4 tuần lễ sau những cuộc biểu tình, nghĩa là vào khoảng đầu tháng 5, đại dịch sẽ tăng. Bác sĩ Deborah Birx trong lực lượng đặc nhiệm coronavirus của Nhà Trắng khuyến cáo rằng "Chúng tôi đã yêu cầu mọi thống đốc, chúng tôi đã yêu cầu mọi công dân Hoa Kỳ tuân theo những chỉ dẫn của chính phủ liên bang". 

Audrey S. Whitlock, một trong những người tổ chức biểu tình ở North Carolina, đã bị nhiễm coronavirus, nhưng may mắn thoát hiểm sau thời gian cách ly. Mục sư Gerald O. Glenn ở Virginia, không theo lệnh y tế công cộng của tiểu bang, cử hành lễ tại nhà thờ, đã chết vì Covid-19 vào tháng 4. Nay cả gia đình gồm bà vợ góa, hai đứa con gái và một con rể đều nhiễm coronavirus. Ông John W. McDaniel ở Ohio cho rằng đại dịch coronavirus là một thủ đoạn chính trị. Ông từng tức giận viết trên Facebook rằng lệnh bắt ở nhà của Thống đốc Mike DeWine là "cứt bò". Vào ngày 15/4 ông đã chết vì Covid-19, hưởng thọ 60 tuổi. 

South Dakota là tiểu bang duy nhất ở Hoa Kỳ không ban hành luật cách ly vì đất rộng và ít dân. Tuy nhiên vào giữa tháng vừa qua, số người nhiễm coronavirus tiểu bang này bắt đầu bắt đầu tăng mạnh, từ 129 người vào 1/4 lên đến 988. Khoảng 300 công nhân làm việc tại công ty Smithfield Foods bị nhiễm virus khiến công ty phải đóng cửa. Tình trạng này đã xẩy ra ở một số cơ sở chế biến thịt khác trong nước, khiến vấn đề cung cấp thịt cho người tiêu thụ đang gặp khó khăn. South Dakota và bốn tiểu bang nông thôn khác là Arkansas, Iowa, Nebraska và North Dakota, lãnh đạo bởi thống đốc Cộng hòa, đều cưỡng lại các biện pháp cách ly.

Những ai dễ nhiễm Covid-19 ?

my4

Tính đến ngày 30/4/2020, Hoa Kỳ có 51.983 người chết vì Covid-19 tại 38 tiểu bang và District of Columbia theo thống kê thâu thập được. Trong số này 47,6% là người da trắng, 26,6% là da đen, 16,2% Latino, 4,8% Á châu, 4,5% các sắc dân khác và 0,3% dân bản địa. Sắc dân da trắng chết nhiều vì dân số da trắng chiếm 72,4% dân số Hoa Kỳ, so với sắc dân da đen 12,6% và Á châu 4,6%. 

Tuy nhiên nếu tính riêng từng sắc dân, tỉ lệ tử vong của dân da đen là 34,7 trên 100.000 người. Tỉ lệ của Latino và Á châu là 14,9 và 14,6. Tỉ lệ của da trắng 13,1. Tỉ lệ chung của mọi sắc dân là 19,6 trên 100.000 người. Như vậy da đen là sắc dân dễ bị nhiễm coronavirus và chết nhất và tiếp theo là Latino. 

Một cuộc nghiên cứu của Kaiser Health News phổ biến vào 25/04/2020 cho thấy môi trường xã hội và kinh tế ảnh hưởng nặng nề trên sức khỏe của tất cả mọi người. Sắc dân da đen thường không được sống trong những điều kiện tương đối đầy đủ. Họ thường không có cả bảo hiểm sức khỏe và phương tiện di chuyển. Dân số da đen chiếm 38% tổng số dân của Mississippi, một tiểu bang nghèo nhất nước Mỹ. Một sắc dân khác cũng dễ bị nhiễm Covid-19 là dân da đỏ sống trong những vùng đất dành riêng cho người bản xứ ở New Mexico, một tiểu bang nghèo thứ nhì sau Mississippi. Ở đây hàng ngàn gia đình không có nước máy. 

Nhiều chuyên viên y tế nhận định rằng bệnh Covid-19 đang lập lại thảm cảnh truyền bệnh HIV và AIDS trước đây ở Hoa Kỳ. Bệnh bắt đầu lan từ những thành phố lớn ở duyên hải như New York, Los Angeles và San Francisco rồi tràn về miền Nam và vùng thôn quê, xâm nhập vào những cộng đồng da đen. 

Những người có lợi tức thấp thường phải sống chen chúc trong các chung cư, làm những việc dễ lây virus, tiếp súc hàng ngày với hàng trăm người tại các cửa hàng bán thực phẩm, tiêm ăn, quán café, chuyên chở công cộng, hớt tóc, làm móng tay, giao hàng… Đối với những người này cách ly xã hội là một sa sỉ phẩm. 

Theo một cuộc nghiên cứu của trên 30 chuyên viên y khoa mới đây phổ biến trên tạp chí y hoc Lancet với tựa đề "Estimates Of The Severity Of Coronavirus Disease 2019 : A Model-Based Analysis", tỉ lệ tử vong của những người nhiễm coronavirus dưới 1%. Trong số những người bị nhiễm virus và mắc bệnh Covid-19, tỉ lệ tử vong là 1,38% Cả hai tỉ này thay đổi đáng kể theo tuổi. Thí dụ tỉ lệ tử vong đối với những người nhiễm coronavirus ở tuổi 20 là 0,03% so với người ở tuổi 70 là 4,3%. Tương tự như vậy, tỉ lệ tử vong của những người mắc bệnh Covid-19 ở tuổi 20 là 0,06% so với 8,6% đối với những người ở tuổi 70. Đối với những người từ 80 trở lên những tỉ lệ này là 7,8% và 13,4%. 

Kế hoạch mở cửa của Nhà Trắng

Kế hoạch mở cửa của Nhà Trắng là những điều hướng dẫn không bắt buộc để mở cửa kinh tế dành cho các tiểu bang thực hiện. Kế hoạch này dựa trên một số giả định rằng Hoa Kỳ có đủ khả năng để thử nghiệm những người bị nhiễm coronavirus có hay không có triệu chứng và khả năng truy tìm dấu vết truyền bệnh từ người này qua người khác. Kế hoạch của Nhà Trắng gồm ba giai đoạn, nới lỏng dần dần các biện pháp cách ly tùy từng vùng. Những người dễ bị nhiễm bệnh (lớn tuổi, đau yếu) sẽ phải tuân theo những biện pháp cách ly cho tới giai đoạn cuối, tức là sẽ phải đóng đô tại nhà trong nhiều tháng tới. 

Giai đoạn I, không được tụ tập quá 10 người, giảm tối đa di chuyển, khuyến khích làm việc tại nhà, tiệm ăn được mở cửa hạn chế với điều kiện giữ khoảng cách.

Giai đoạn II : Không được tụ tập quá 50 người, di chuyển kinh doanh thông thường được thực hiện, quán rượu, trung tâm thể dục, trường học, trại hè và trung tâm trông nom trẻ em trong ngày được mở lại với điều kiện giữ khoảng cách.

Giai đoạn III : những người dễ nhiễm bệnh có thể sinh hoạt bình thường, mọi người có thể tới sở làm, có thể thăm viếng thân nhân tại những trung tâm của người lớn tuổi và bệnh viện. Nhà thờ, chùa, rạp hát được mở cửa lại 

Theo Kaiser Family Foundation, Hoa Kỳ có khoảng 92 triệu người dễ bị nhiễm Covid-19 vì nhiều tuổi và tình trạng sức khỏe. Hiện nay Hoa Kỳ chưa có đủ khả năng thử nghiệm coronavirus số đông, chỉ thực hiện được 110.000 thử nghiệm mỗi ngày thay vì 30 triệu là con số cần thiết theo cơ quan truyền thông VOX Media. Tổng thống Trump nhiều lần tuyên bố Hoa Kỳ có đủ thử nghiệm, nhưng điều này sai sự thật. 

Bác sĩ Anthony Fauci nói ngay cả sau khi đã đi qua hết ba giai đoạn, đại dịch cũng chưa hết. Virus có thể trở lại vào mùa thu. Trước khi bắt đầu mỗi giai đoạn, phải hội đủ ba tiêu chuẩn sau đây :

1) Triệu chứng Covid-19 cũng như triệu chứng của những bệnh cúm khác phải giảm trong 14 ngày ;

2) Số trường hợp nhiễm bệnh theo biểu đồ phải giảm trong 14 ngày hoặc tỉ lệ số người thử nghiệm dương tính phải giảm trong thời gian này ;

3) Những bệnh viện phải đủ khả năng để chữa trị tất cả những bệnh nhân một cách bình thường và có đủ khả năng thử nghiệm cho những nhân viên dễ bị nhiễm bệnh. 

Vào khoảng giữa tháng 4, Tổng thống Trump nói rằng 29 tiểu bang sẽ sẵn sàng mở cửa tương đối không lâu. Tuy nhiên theo cuộc nghiên cứu của cơ quan truyền thông Bloomberg News mới phổ biến vào ngày 6/5/2020, phần lớn các tiểu bang chưa sẵn sàng mở cửa. It nhất 38 tiểu bang và District of Columbia chưa hội đủ tiêu chuẫn của chính phủ liên bang. Trong số đó khoảng 22 tiểu bang có số người nhiễm bệnh đang tăng lên. Chỉ có 12 tiểu bang hội đủ tiêu chuẩn để bắt đầu giai đoạn I bao gồm Arkansas, Delaware, Florida, Louisiana, Massachusetts, Michigan, Montana, Nevada, New Jersey, New York, Pennsylvania và Rhode Island. 

Ba tiểu bang thuộc thành trì của Đảng Cộng hòa là Texas, Alabama, và Geogia dù không hội đủ tiêu chuẩn đã bắt đầu mở cửa. Texas mở cửa giai đoạn I vào ngày 1/5 và dự định bắt đầu giai đoại II vào ngày 8/5 hoặc 18/5. Alabama cho phép các cửa hàng bán lẻ được mở cửa hoạt động với 50% khả năng bắt đầu từ 1/5. Bãi biển được mở lại, nhưng các tiệm hớt tóc vẫn bị đóng cửa và tụ tập giải trí tứ 10 người trở lên vẫn bị cấm. 

Georgia có lẽ là một trong tiểu bang bắt đầu cho mở cửa sớm nhất. Ngay từ 24/4 các trung tâm thể dục, hớt tóc đã được mở cửa với vài giới hạn. Bệnh viện được thực hiện một số ca mổ. Vài ngày sau đó, các rạp hát và tiệm ăn được phép hoạt động trở lại. 

Nói tóm lại, mỗi tiểu bang có một lịch trình và hành động riêng. Vi lý do này, chính phủ liên bang đã hủy bỏ những chỉ dẫn mở cửa của Nhà Trắng và xem ra đẩy hết trách nhiệm qua các thống đốc. Hiện nay chưa thể biết rõ ảnh hưởng của việc bắt đầu mở cửa như thế nào. Cần phải đợi 2-4 tuần mới rõ kết quả. 

Mở cửa gặp những trở ngại nào ?

my5

Những hành động bất tuân lời chỉ dẫn của những chuyên y khoa để phòng ngăn chặn sư lan truyền của coronavirus do sự ích kỳ, thiển cận và hoạt đầu chính trị có thể làm cho việc mở cửa kinh tế khó khăn thêm như Bác sĩ Anthony Fauci từng cảnh báo. Ông nói nguyên văn như sau "Những cuộc biểu tình và chống đối có thể dẫn đến nhiều trường hợp nhiễm coronavirus nhiều hơn, làm cho việc mở cửa lại kinh tế khó khăn hơn. Ngoại trừ chúng ta có thể kiềm chế được virus, việc phục hồi thực sự về phương diện kinh tế sẽ không xẩy ra". 

Nhiều thống đốc tiểu bang đã lên tiếng kêu gọi mọi người nghe những chỉ dẫn chuyên môn của các bác sĩ và các khoa học gia. Trong câu chuyện về lịch trình bóng đá năm nay của National Football League, Thống đốc Andrew Cuomo của New York nghi ngờ rằng chương trình có thể giữ như mọi năm vì Covid-19. Ông nói rằng hãy dựa vào thống kê, theo khoa học, hãy để cách chuyên gia bảo chúng ta khi nào an toàn để mở cửa. Ông có ý muốn nói đừng nghe theo lời của Tổng thống Trump. 

Tính cho đến chiều ngày 7/5, Hoa Kỳ đả có ít nhất 1.250.000 người nhiễm bệnh Covid-19 và 75.243 người chết trên toàn quốc. Khoảng hai tuần nữa số người chết sẽ lên tới 100.000 người. Theo một bản thảo của một phúc trình của chính phủ liên bang mang dấu hiệu của CDC, mà báo Washington Post thâu thập được, số người nhiễm bệnh có thể lên đến 200.000 mỗi ngày và số người chết là 3.000 người mỗi ngày kể từ 1/6. Kết quả này dựa trên mô hình của Giáo sư Justin Lessler tại Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health. Một số mô hình khác cho những con số thấp hơn, nhưng tất cả đều tiên đoán rằng số người nhiễm bệnh và chết sẽ tăng lên vì mở cửa. Có những kịch bản đưa tới tình trạng vỡ bờ không có thể kiềm chế được tùy theo những quyết định chính trị làm ngày hôm nay. Tổng thống Trump mới đây tuyên bố rằng số người chết có thể lên đến 100.000 người, Nhưng với con số tử vong 3.000 người chết mỗi ngày, chỉ cần 10 ngày nữa tổng số người chết sẽ lên quá 100.000. Còn với số tử vong trung bình 2.000 người trong ba tuần qua, cũng chỉ cần hai tuần lễ là vượt quá con số của Tổng thống Trump. 

Số người chết mỗi ngày trên toàn quốc Hoa Kỳ giảm từ 1.723 vào ngày 1/5 xuống còn 950 vào 4/5 nhưng lại nhẩy vọt lên 2.416 và 2.655 vào 5/5 và 6/5. Như vậy, tình trạng của Covid-19 chưa thuyên giảm. Việc mở cửa trên toàn quốc là không thể thực hiện được trong lúc này, mà chỉ có thể thực hiện theo từng địa phương. 

Trở ngại chính vẫn là sự thiếu thốn những thiết bị y tế bao gồm máy thử nghiệm nhiễm coronavirus, máy thở và ngay cả khẩu trang đã được cải thiện những vẫn còn là một trở ngai cho việc chữa trị bệnh nhân. Quan trọng hơn cả là vài chục công ty dược phẩm và phòng thí nghiệm trên toàn thế giới đang tìm cách chế tạo thuốc chủng, nhưng chưa đạt được kết quả. Bác sĩ Anthony Fauci tiên đoán cần 12 – 18 tháng mới có thể có thuốc chủng sẵn sàng áp dụng cho người. Từ nay đến ngày đó, còn nhiều rủi ro nhiễm coronavirus. Chừng nào chưa có thuốc chủng, cuộc sống sẽ không thể trở lại bình thường. 

Tổng thống Trump lúc đầu dự tính cho mở cửa lại vào ngày Phục Sinh 12/4. Sau đó, ông đổi qua ngày 1/5 và xem ra ông đã nhất định ở thời hạn này. Trong khi đó hầu hết những chuyên viên y tế nói rằng cần nhiều tuần nữa, nếu không muốn nói là vài tháng, mới có thể chấm dứt những biện pháp cách ly. Bác sĩ Deborah Birx nhiều lần nhắc nhở rằng những biện pháp cách ly cần được duy trì ít nhất qua khỏi mùa hè này. 

Tại sao lại vội vã mở cửa ?

my6

Tình kinh tế Hoa Kỳ đang suy giảm đáng kể vì Covid-19. Hơn 30 triệu người mất việc làm kể từ giữa tháng 3 đến nay. Tì lệ thất nghiệp của nước Mỹ có thể lên đến 15% so với tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong thời khủng hoảng kinh tế 1930 là 25%. Sau hơn 10 năm phát triển liên tục từ thời Tổng thống Obama, Kinh tế Hoa Kỳ co cụm -4,8% trong quý I của 2020. Dự đoán cho ba quỹ II-IV của năm 2020 sẽ là -17%, -3,6% và -3%. 

Mất kiên nhẫn trước tình trạng kinh tế suy sụp chỉ trong vài tuần lể trên đây, Tổng thống Trump bằng mọi giá thúc dục các tiểu bang mở cửa sớm để cứu vãn kinh tế, cứu vãn cơ may được đắc cử tổng thống nhiệm kỳ II, bất chấp rủi ro cho những người dễ dàng bị lây coronavirus như những người trên 60 tuổi, những người đau yếu, những người nghèo, những người phải tiếp cận hàng ngày với nhiều người. 

Sự thật phũ phàng là mở cửa kinh tế sẽ có thêm người chết mà đa số là những người kém may mắn trong xã hội, nhưng tỉ lệ thất nghiệp sẽ bớt đi và thị trường chứng khoán sẽ đi lên. Tuy nhiên nếu chính quyền mở cửa vội vã, công chúng vẫn sợ chết, chưa dám đi ăn ngoài, chưa dám du lịch, không những sẽ kéo dài đại dịch mà còn làm cho kinh tế tiếp tục èo uột. Cuối cùng, công chúng mới là người thật sự giữ chìa khóa mở cửa kinh tế. 

Tổng thống Trump công nhận rằng mở cửa kinh tế bây giờ sẽ gây thêm đau khổ. Ông nói "Sẽ có một số người bị ảnh hưởng ? Đúng vậy. Sẽ có một số người bị ảnh hưởng một cách tệ hại ? Đúng vậy. Nhưng chúng ta phải mở cửa đất nước và chúng ta phải mở cửa sớm… Sẽ có thêm người chết. Virus sẽ biến đi, với thuốc chủng hoặc không". 

Ông Bill O’Reilly, cựu hướng dẫn viên của chương trình Fox News, từng nói một cách mỉa mai rằng những người chết vì coronavirus cũng ở trong giai đoạn cuối của cuộc đời rồi. Một vài viên chức Cộng hòa trước đây đã từng lên tiếng cổ võ việc mở cửa sớm. Phó Thống đốc Dan Patrick (Cộng hòa,Texas) từng nói rằng những người lớn tuổi có thể sẵn sàng hi sinh tính mạng để làm điếu tốt cho đất nước. Dân Biểu Trey Hollingsworth (Cộng hòa, Indiana) tuyên bố mở cửa là "một điều hại ít trong hai điều hại". Ông Hollingdworth là một người chống phá thai mạnh mẽ. Ông từng nói một đứa trẻ chưa sinh là một tặng phẩm của Thượng Đế. Như vậy tại sao ông lại sẵn sàng hi sinh những người già yếu để bảo vệ kinh tế.

Mạng sống rất quý không thể thay thế. Trong khi kinh tế quốc gia luôn luôn có thể vực dậy được. Bằng cớ rằng Nước Mỹ đã hùng mạnh trở lại sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1930. Và từ đó đến nay Hoa Kỳ đã trải qua nhiêu cuộc khủng hoảng khác về kinh tế, chính trị lẫn quân sự. Hoa Kỳ đã thảm bại trong chiến tranh Việt Nam. Chưa bao giờ đất nước bị chia rẽ, lòng người bị phân tán vì cuộc chiến tranh này, nhưng Hoa Kỳ đã vực dậy được và trở thành cường quốc duy nhất thế giới trong một thời gian dài sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt. 

Nhà báo Howard Kurtz của Fox News cho rằng vấn đề là phải cân bằng giữa hai cuộc khủng hoảng về y tế và kinh tế để cuộc khủng hoảng này ít gây thiệt hại cho cuộc khủng hoảng kia. Thống đốc Andrew Cuomo của New York rất hợp lý khi ông nói rằng nếu có hai ưu tiên đối nghịch nhau, y tế công cộng cần phải đưa lên hàng đầu. Quan điểm này phù hợp với tinh thần đạo đức nhân bản. 

Nguyễn Quốc Khải

(09/05/2020)

Published in Diễn đàn

Nhóm hacker liên quan đến quân đội Trung Quốc thu thập tài liệu tình báo từ chính phủ các nước Đông Nam Á (RFA, 09/05/2020)

Một nhóm hacker của Trung Quốc đã có các hoạt động gián điệp mạng để thu thập thông tin, dữ liệu nhắm vào các cơ quan chính phủ và công ty công nghệ ở một số nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, theo cáo buộc của công ty về an ninh mạng của Israel có tên Check Point Research trong một báo cáo mới được công bố.

hack1

Nhóm hacker có tên Naikon đã sử dụng phần mềm có tên Aria-body để nhắm vào các cơ quan chính phủ và công ty công nghệ tại - Hình minh họa. 

Theo báo cáo, nhóm hacker có tên Naikon đã sử dụng phần mềm có tên Aria-body để nhắm vào các cơ quan chính phủ và công ty công nghệ tại các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Myanmar, và thậm chí cả Australia.

Theo báo cáo của Check Point Research, nhóm hacker đã sử dụng cửa hậu của Aria-bodyđể thâm nhập các máy tính, "thu thập các tài liệu từ các máy tính và mạng bị nhiễm trong các cơ quan chính phủ, lấy dữ liệu từ các ổ nhớ rời, chụp ảnh màn hình, thu thập thông tin khi người dùng sử dụng bàn phím ở máy tính, và tất nhiên cả việc thu thập dữ liệu bị đánh cắp cho mục đích gián điệp".

Check Point Research không chỉ ra liệu nhóm Naikon có thuộc chính phủ Trung Quốc hay không.

Tuy nhiên, trong một báo cáo được công bố vào tháng 9 năm 2015 của hai công ty Mỹ là Defense Group và ThreatConnect, Naikon có liên quan đến Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Theo hai công ty này, Naikon đã thực hiện giám điệp mạng cho PLA liên quan đến vấn đề Biển Đông.

Trong nhóm các nước bị ảnh hưởng bới Naikon theo báo cáo mới, ngoài 3 nước không có liên quan đến tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc là Australia, Myanmar và Thái Lan, tất cả các nước còn lại đều đang có những đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông nơi Trung Quốc cũng đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích vùng biển.

BenarNews thuộc Đài Á Châu Tự Do đã gửi thư xin phản ứng từ Đại sứ quán Trung Quốc về cáo buộc mới liên quan đến nhóm Naikon nhưng chưa nhận được phản hồi.

Giới chức các nước Thái Lan, Indonesia cho biết các nước này đang tìm hiểu thêm về thông tin này.

********************

WHO : Covid-19 có thể ‘âm ỉ’ tại Châu Phi (VOA, 09/05/2020)

Khoảng 190.000 người ti Châu Phi có th chết vì Covid-19-10 trong năm đu ca đi dch và căn bnh này có th "âm " trên lc đa này nhiu năm, T chc Y tế Thế gii cnh báo.

hack2

Một ph n Nam Phi mang khu trang nga lây nhiễm Covid-19 ti Diepsloot gn Johannesburg.

Có khoảng 44 triu người trong s 1,3 t dân ca lc đa có th b lây nhim trong cùng mt thi gian, cơ quan y tế Liên hip quc ước lượng, căn c theo mu tiên đoán 47 nước Châu Phi.

Tuy nhiên con số ước lượng lây nhim và t vong căn c vào gi thuyết là không có biện pháp chế ng nào c.

Trên thực tế có 43 nước Châu Phi đã thi hành các bin pháp đ gim bt s lây lan ca virus, t đóng ca c nước, đến hn chế ti nhng thành ph ln cho ti ra lnh gii nghiêm, đóng ca trường hc và cm t tp ti nơi công cng.

Có hơn 52.000 ca lây nhim được xác nhn và 2.074 ca t vong liên h đến virus được các nước Phi Châu loan báo, theo con s được Trung tâm Kim soát và Phòng nga Dch bnh Châu Phi công b ngày 8/5. Tng s các ca đã tăng hơn 42% trong tun qua.

Bệnh này dường như lây lan chm hơn ti Châu Phi hơn là Châu Âu, theo phúc trình ca WHO. Các gii chc nói điu này có th do theo dõi yếu kém hay nhng đường dây chuyn vn kém phát trin.

"Trong khi Covid-19 không lây lan cấp s nhân ti Châu Phi n các nơi khác trên thế gii, nhưng s âm lây lan ti nhng đim nóng", bác sĩ Matshidiso Moeti, giám đc khu vc ca WHO ti Châu Phi nói ti tr s Brazzaville, nước Cng hòa Congo. Chuyên gia này nói dch bnh bùng phát có phn chc s lên đến cao điểm trong vòng 1 tháng sau khi virus bt đu lây lan rng rãi trong các cng đng.

"Covid-19 có thể tr thành mt b phn trong đi sng ca chúng ta trong vài năm ti tr phi có mt phương pháp mnh m được nhiu chính ph trong vùng thc hin. Chúng ta cần xét nghim, theo dõi, cách ly và cha tr", bác sĩ Moeti nói trong mt cuc gi video.

Châu Phi có dân số hu hết dưới 20 tui, có th chng kiến t xut lây nhim chm, ít ca nng và ít chết hơn do virus được biết là nh hưởng nng n lên người ln tuổi vi t l t vong cao hơn.

Tuy nhiên Châu Phi có thể chng kiến bùng phát kéo dài lâu hơn trong vài năm, theo như cuc nghiên cu. Algeria, Nam Phi và Cameroon cũng như mt vài nước Châu Phi nh hơn có nguy cơ cao hơn nếu không đt ưu tiên vào các biện pháp chế ng, cuc nghiên cu cho biết.

Có khoảng 5,5 triu người Châu Phi phi nm bnh vin vì Covid-19 làm cho căng thng nng n nhng ngun lc y tế ca nhiu nước.

Châu Phi có trung bình 9 giường chăm sóc đt bit trong 1 triu người, theo cuc thăm dò mới đây ca WHO. Đây là mt điu không thích ng mt cách đau lòng", báo cáo nói.

Tầm quan trng ca vic thúc đy mnh m các bin pháp chế ng là thiết yếu, khi vic lây nhim rng rãi và lâu dài ca virus có th làm quá ti trm trng h thng y tế của chúng ta", bác sĩ Moeti nói. "Ngăn chn bùng phát mc đ cao tn phí hơn là các bin pháp phòng nga đang được các chính ph thc hin đ chế ng s lây lan ca virus".

Cách ly xã hội và ra tay thường xuyên là chìa khóa ca nhng bin pháp chế ng virus tại Châu Phi.

Published in Châu Á

Sau dịp l k nim 30/4, Vit Nam đã m ca li các trường hc và cho phép vic kinh doanh được tr li bình thường vi hy vng đưa nn kinh tế phc hi sau 3 tháng bế quan to cng như mt bin pháp đ dp tt đi dch virus corona bt ngun t nước láng ging Trung Quc.

vn1

Chỉ sau hai tháng lây lan, Covid-19 đã làm cho nhiều ngành nghề ở Việt Nam trwor nên điêu đứng - Ảnh minh họa (24h.com)

Với người Vit Nam, đi dch virus corona gi nh ti dch cúm SARS đu nhng năm 2000. H biết rng nếu không thc hin bế quan to cng mt cách nghiêm túc thì dịch bnh s không được dp tt.

Vào cuối tháng 2, khi Tng thng Donald Trump nói vi người dân M rng cn phi thc hin vic đóng ca kinh tế đ dp dch, thì thi đim đó, Vit Nam đã đóng ca các đường biên gii và đã bt đu phát trin b xét nghim Covid-19 ca riêng h. Vi hơn 96 triu dân, Vit Nam ch ghi nhn 288 ca nhim cho ti ngày 8/5 và không có trường hp t vong nào.

Tuy nhiên dù với thành công, như quc tế ca ngi v s chng dch ca Vit Nam, nn kinh tế ca quc gia Đông Nam Á này, cũng như các nước khác b nh hưởng bi đi dch, cũng không th tránh được tác đng tiêu cc ca nó. GDP ca Vit Nam tt xung 3,8% trong quý đu năm nay, so vi 6,8% trong cùng kỳ năm ngoái, theo s liu ca Tng cc Thng kê Vit Nam.

Quỹ Tin t Quc tế (IMF) d báo trong tháng trước rng GDP ca Vit Nam s có mc tăng 2,7% trong năm nay, mt mc tăng trưởng thp hơn nhiu so vi con s 7% n tượng ca năm ngoái.

Để bù đp cho s st gim ca năm nay, chính ph Vit Nam gn đây đã đ ra mục tiêu tăng trưởng hàng năm mc 7% t năm 2021 đến 2025. Nhm giúp phc hi kinh tế, chính ph Hà Ni đã đưa ra gói h tr tín dng tr giá 10,8 t USD, gim lãi sut, lùi thi hn đóng thuế và phí s dng đt cho các doanh nghip. Chính ph còn h trợ tài chính cho các công ty và lao đng b nh hưởng bi dch bnh.

Sẵn sàng cho gii đu tư

Trong lúc mở ca li nn kinh tế, Vit Nam đã có được nhng thun li so vi các quc gia khác trong bi cnh cuc chiến thương mi gia M và Trung Quc, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế và nhng nhà quan sát Vit Nam. Các hot đng kinh doanh s không còn như trước do s bùng phát ca đi dch virus corona, nhưng nh có s phc hi v kinh tế sm được d báo ca Vit Nam, các nhà sn xut toàn cu đang tìm kiếm s đang dng trong các chui cung ng Vit Nam.

Dù chưa thoát khi nguy him ca đi dch, Vit Nam đã chun b tt cho trường hp mt làn sóng bùng phát dch th 2 nếu xy ra. Vit Nam gi đây có th sn xut 7 triu khu trang vi và 5,72 triu khẩu trang y tế mi ngày, trong khi Vingroup – tp đoàn giàu nht Vit Nam hin nay – nói h có th sn xut 55.000 máy tr th mi tháng. Vit Nam cũng đã chun b đy đ các thiết b y tế cn thiết trong các bnh vin mi trong trường hp cn đến, theo truyền thông trong nước.

Theo Economist, Covid-19 đang ảnh hưởng đến các nn kinh tế mi ni, như Vit Nam, trong ít nht 3 lĩnh vc : toàn xã hi phi cách ly, xut khu st gim và vn đu tư nước ngoài b chm li. Vit Nam đã vượt qua được tr ngi đầu và đang trên đường gii quyết nhng khó khăn còn li.

"Với vic ng phó nhanh đi vi dch virus corona, chúng tôi cho rng đu tư nước ngoài s đ vào Vit Nam sau đi dch", Kizuna Joint Development Corp, chuyên xây dng các nhà máy sn sàng cho các nhà đầu tư s dng Vit Nam, nói vi Reuters.

Các chuyên gia tư vn – nhng người giúp các công ty nước ngoài chuyn dch quc tế, nói rng s thành công ca Vit Nam trong vic khng chế dch đã làm tăng s t tin nhng nhà đu tư nước ngoài đi vi quốc gia Đông Nam Á.

Theo Michael Sieburg, một qun lý ca công ty tư vn YCP Solidiance chuyên v Châu Á, nói vi Reuters, Vit Nam thm chí s ni lên hơn nhiu so vi nhiu quc gia khác trên thế gii trong tm ngm ca các nhà đu tư vì s thành công trong cuộc chiến dch bnh virus corona.

Bộ Kế hoch và Đu tư ca Vit Nam cho biết rng quc gia Đông Nam Á này đang v thế tt đ giúp các nhà sn xut tìm kiếm cơ s sn xut mi.

"Những cơ hi này s bao gm dch chuyn đu tư, đc bit ca các tp đoàn sn xut đa quc gia tìm cách đa dng hoá chui cung ng ca h ti các khu vc khác, bao gm c Đông Nam Á", th trưởng Trn Quc Phương nói trong mt thông cáo đăng trên trang web chính phủ. "Vit Nam là mt trong s các quc gia đó".

Hôm 29/4, Ngoại trưởng M Mike Pompeo cho biết rng M đang hp tác vi mt s quc gia, trong đó có Vit Nam, đ đưa chui cung ng toàn cu ca M ra khi Trung Quc. Nhiu công ty ca M đã và đang đưa các dây truyn sn xut ca h ra khi Trung Quc sang các quc gia láng ging như Vit Nam k t khi thương chiến M-Trung xy ra trong gn 2 năm qua.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) li d đoán rng Vit Nam s là mt trong nhng nn kinh tế phát triển nhanh nht Đông Nam Á bt cht tác đng ca Covid-19. Ngân hàng này cho rng kinh tế Vit Nam s phát trin tr li mc 6,8% trong năm 2021, nếu trong bi cnh dch bnh được khng chế.

Ngân hàng Thế gii, trong báo cáo v Đông Á và Thái Bình Dương trong thời đi Covid-19, nhn đnh rng kinh tế Vit nam s tiếp tc phát trin mnh khi cho rng Vit Nam đang hưởng li t nhiu hip đnh thương mi t do (FTA) vi các điu kin thun li v th trường lao đng.

Việt Nam hin có 12 FTA vi các quc gia và khối liên minh trên thế gii. Hip đnh thương mi t do mà Vit Nam va ký kết vi Liên minh Châu u (EVFTA) đang m ra cơ hi ln cho các doanh nghip Vit Nam thâm nhp vào th trường tr giá 18.000 t USD.

Published in Việt Nam

Chính phủ Pháp thay lệnh phong tỏa bằng chế độ "tự do có điều kiện"

Kế hoạch dỡ bỏ chế độ phong tỏa đất nước vì dịch Covid-19 được thủ tướng Pháp công bố hôm qua là một trong những chủ đề quan trọng trên báo Pháp ra ngày hôm nay 08/05/2020, với tựa lớn chiếm lĩnh trang nhất hai tờ Le Figaro và Libération, và được Le Monde gợi lên ở những trang trong. Riêng hai tờ Les Echos và La Croix không ra số mới sau số kép ra ngày hôm qua vì hôm nay là ngày nghỉ lễ.

phongtoa1

Hành khách tuân thủ yêu cầu giãn cách xã hội để chống dịch Covid-19 khi chờ tàu điện tại ga métro La Chapelle, Paris (Pháp) ngày 24/04/2020. AFP - GEOFFROY VAN DER HASSELT

Nhìn chung các báo đều nhấn mạnh vào ý nghĩa không được nói ra công khai của kế hoạch tháo gỡ lệnh phong tỏa mà chính quyền Pháp sẽ áp dụng từ ngày 11/05 tới đây : Đó là thay thế chế độ phong tỏa bằng một chế độ "tự do bị giám sát" như Le Figaro gợi lên, hay "tự do có điều kiện" như từ ngữ được Libération sử dụng.

Trong hàng tựa lớn trên trang nhất, tờ báo thiên hữu Le Figaro ghi nhận : "Edouard Philippe (tức là thủ tướng Pháp) hé mở cánh cửa", kèm theo bức ảnh thủ tướng Pháp trong cuộc họp báo, đứng trước một tấm bản đồ các vùng nước Pháp chia thành hai màu xanh và đỏ.

Theo Le Figaro, thủ tướng Pháp đã trình bày các điều kiện của một kế hoạch ra khỏi phong tỏa thận trọng và dần dần kể từ thứ Hai 11/05. Sở dĩ tờ báo cho là ông Philippe chỉ hé mở cánh cửa cho người Pháp thoát khỏi tình trạng phong tỏa, đó là vì quyền tự do đi lại và tụ tập của người dân chưa được tái lập hoàn toàn.

Một nước Pháp chia đôi giữa xanh và đỏ

Trong bài viết "Xanh hay đỏ: Một nước Pháp cắt làm đôi", Le Figaro nói rõ là 5 vùng được tô màu đỏ vẫn phải chịu một chế độ phong tỏa khá chặt chẽ.

Đó là các vùng Île-de-France (tức Paris và ngoại ô), Grand Est ở miền đông, Hauts-de-France ở miền bắc, Bourgogne-Franche-Comté phía đông nam và vùng lãnh thổ hải ngoại Mayotte, những nơi mà virus corona vẫn còn lan mạnh, trong lúc hệ thống bệnh viện vẫn còn ở trong tình trạng rất căng thẳng với số giường hồi sức còn trống rất ít.

Ở những vùng lãnh thổ này, các trường cấp ba, công viên tiếp tục bị đóng cửa, trái với trường hợp ở các vùng xanh, nơi tình hình dịch bệnh đỡ căng hơn.

Cái mới thời hậu phong tỏa

Bài viết thứ hai phân tích những thay đổi so với thời còn phong tỏa, áp dụng cho cả các vùng xanh lẫn đỏ.

Một trong số các điểm mới so với thời phong tỏa là kể từ ngày 11/05, quyền đi lại không cần giấy chứng nhận trở thành quy tắc, không như hiện nay, mỗi lần ra đường đều phải mang theo một tờ khai ghi rõ tên tuổi, địa chỉ, ngày giờ và lý do ra ngoài. Một điểm khác là giới hạn một cây số quanh nhà đã được mở rộng ra thành 100 km.

Bên cạnh đó, các cửa hàng sẽ được phép mở lại, người dân có thể đi cắt tóc hay đi dạo trong các hiệu sách. Thế nhưng nếu muốn đi nhà hàng, đi quán cà phê, đi xem xi-nê thì phải chờ thêm một thời gian nữa.

Một ràng buộc mới thể hiện một thay đổi quan điểm 180° : Đó là người dân bị bắt buộc phải đeo khẩu trang khi dùng xe lửa, xe buýt, xe metro hay tramway. Đã qua rồi thời kỳ mà chính phủ liên tục cho rằng khẩu trang không cần thiết cho người bình thường, không có bệnh !

Xét nghiệm, cách ly và tìm ca nghi nhiễm

Trong một bài viết riêng, Le Figaro ghi nhận là vấn đề theo dõi và cách ly những người bị nhiễm đã được nghiêm túc đặt ra.

Trước hết là xét nghiệm miễn phí cho tất cả những ai có triệu chứng nhiễm virus corona, và nếu bị xét nghiệm dương tính thì lập tức phải cách ly tại nhà. Nếu nhà không đủ điều kiện an toàn thì phải chấp nhận ra cách ly tại một khách sạn được trưng dụng cho công việc này.

Điểm thứ hai, rất khó chịu cho người Pháp là những người bị xét nghiệm dương tính phải báo cho bác sĩ điều trị những người có tiếp xúc với mình, để bác sĩ đưa vào một cơ sở dữ liệu, và căn cứ vào đó, những toán điều tra của cơ quan bảo hiểm y tế sẽ liên lạc với các trường hợp đó để yêu cầu xét nghiệm.

Điều được nhấn mạnh là chỉ có nhân viên của cơ quan bảo hiểm y tế mới có quyền truy tìm các ca nghi nhiễm do tiếp xúc với người bệnh, chứ không phải là cảnh sát.

Nỗi lo về làn sóng thứ hai

Một bài viết khác mang tựa đề "Có nên lo ngại một làn sóng dịch bệnh thứ hai hay không" trên tờ Le Figaro đã giải thích lý do vì sao chính quyền Pháp chưa thể bãi bỏ hoàn toàn chế độ phong tỏa.

Theo tờ báo Pháp, cho dù dịch Covid-19 đã lây lan chậm lại ở Pháp từ nhiều tuần lễ nay, nhưng nguy cơ tái phát hoàn toàn không thể loại trừ, do đó mọi người vẫn cần phải duy trì kỷ luật phòng chống.

Nguy cơ của một làn sóng thứ hai giải thích lý do vì sao chính quyền sẵn sàng chấp nhận việc bị đánh giá là quá thận trọng.

Thế nhưng, Le Figaro vẫn cảm thấy lạc quan vì khả năng chiến thắng dịch bệnh không phải là không có và các biện pháp phong tỏa sẽ cho phép tranh thủ được một khoảng thời gian quý báu để tăng cường sức chống đỡ.

Tự do nhưng chưa hoàn toàn

Trong bài xã luận, Le Figaro không ngần ngại gọi tình cảnh nước Pháp hiện nay là một tình trạng "Tự do bị giám sát".

Tờ báo thiên hữu trước hết đã thở phào nhẹ nhõm, ghi nhận rằng "Rốt cuộc thì cánh cửa cũng hé mở ! Làn không khí vẫn còn ít, chân trời vẫn chưa sáng tỏ, nhưng ánh sáng tự do đang lấp lánh ở phía xa".

Đối với Le Figaro cũng đã đến lúc phải như vậy, vì không thể giới hạn cuộc sống con người ở nhu cầu sinh lý. Bị giam hãm, thân thể và trí tuệ cuối cùng sẽ teo tóp lại. Một cuộc sống bó hẹp giữa một màn hình, một chiếc tủ lạnh, một tờ giấy chứng nhận để đi lại sẽ vàng vọt đi…

Thế nhưng, để được quyền tự do duy trì công việc làm của mình, đi dạo trên các đường phố nhộn nhịp, hứng gió biển hay không khí mát rượi của những khu rừng thì còn phải luồn lách qua nào là giấy chứng nhận, giấy phạt, nào là những lệnh trái ngược nhau, như phải thúc đẩy kinh tế nhưng hãy ở nhà !

Bóng ma của con virus vẫn lảng vảng. Nếu tin vào tất cả những thông tin mà truyền thông đã khuếch tán thì đây không còn là một con virus nữa mà là con quái vật của ngày Tận Thế. Nhưng phải tỉnh táo. Ngông cuồng hay "ma mãnh" sẽ là vô trách nhiệm, nhưng nhút nhát để tránh mọi bất trắc thì cũng vô trách nhiệm không kém.

Le Figaro kết luận : "Được thông tin đầy đủ như chưa từng thấy trong lịch sử, người Pháp dư biết là mình phải cẩn thận như thế nào ở mỗi bước đi của mình. Hãy tin tưởng rằng họ sẽ biết giữ gìn để không phải trở ngược đường đi".

Tự do có điều kiện

Không hẹn mà gặp, tờ báo thiên tả Libération cũng ghi nhận trong một tựa đề rất châm biếm : "Ngày 11 tháng Năm, tất cả đều được tự do có điều kiện".

Theo tờ báo Pháp, cánh cửa như thế là đã được hé mở. Sau 8 tuần lễ phong tỏa chưa từng thấy trong lịch sử, thủ tướng đã thông báo : "Việc dỡ bỏ dần phong tỏa có thể bắt đầu từ ngày 11 tháng 5 này" trên toàn bộ lãnh thổ. "Tin vui" là cuộc sống bắt đầu trở lại bình thường, nhưng thủ tướng đã nhấn mạnh trên tính giới hạn, dần dần, khác biệt tùy từng vùng và… khả năng tái lập phong tỏa.

Trên toàn lãnh thổ Pháp, ngoại trừ Mayotte ở hải ngoại, giai đoạn mới trong cuộc chiến chống virus corona đồng nghĩa với việc mở lại một số cơ sở văn hóa và thương mại nhỏ, ngoại trừ các nhà hàng, các quán rượu bia, tất cả các trung tâm thương mại ở vùng Ile-de-France, và những trung tâm lớn nhất ở những nơi khác.

Và ở những nơi mà tình hình cho phép, có thể dự kiến vào đầu tháng Sáu việc mở lại các trường cấp ba, quán cà phê và nhà hàng. Và như vậy là sau ngày 11/05, người Pháp sẽ nhìn về một chân trời mới khác : ngày 02/06.

Covid-19 khiến vùng ngoại ô nghèo Paris thêm khó

Dù có đề cập đến kế hoạch giảm phong tỏa của chính phủ Pháp trên trang nhất với một tựa nhỏ nhấn mạnh trên chi tiết "Paris và miền Đông Bắc thấy màu đỏ", Libération đã dành tựa lớn và hồ sơ đặc biệt cho tỉnh Seine-Saint-Denis, thực ra là vùng ngoại ô phía đông-bắc Paris, nêu bật "Khủng hoảng làm hoàn cảnh (tỉnh này) thêm khó khăn".

Trong một hồ sơ dài tám trang, với các phóng sự, phân tích, phỏng vấn, tờ báo Pháp đã điểm qua mọi khía cạnh của khu vực thường được gọi là vùng "ngoại ô đỏ" của Paris, đỏ đây là hiểu theo nghĩa cứ địa của Đảng cộng sản Pháp.

Theo Libération, từ vấn đề y tế, nhà ở cho đến giáo dục hay tình trạng nghèo khó…, tỉnh thuộc vùng Ile de France này vốn đã gặp nhiều khó khăn, nay lại bị thêm dịch họa, và là một trong những tỉnh bị Covid-19 tác hại dữ dội nhất nước, cùng với tỉnh Haut-Rhin ở miền đông.

Là một tỉnh nghèo, Seine-Saint-Denis đã phải trả giá đắt cho dịch Covid-19, với số cư dân phải xuống làm việc ở Paris trong những công việc gian khổ như công nhân vệ sinh, bảo vệ, thu ngân tại các siêu thị, hoặc các công việc cần yếu nhưng chẳng được ai đoái hoài, những công việc làm tăng nguy cơ bị nhiễm virus.

Phải chăng họ bị Nhà nước bỏ bê ? Không, ngành y tế đã nỗ lực rất lớn để giúp tỉnh này đối phó với làn sóng bệnh nhân ; trợ cấp xã hội đã được tăng lên đáng kể, các sáng kiến ​​địa phương đã được nhân lên để giúp người dân vượt qua thử thách.

Vấn đề là dù Nhà nước có chi viện bao nhiêu thì vẫn không bù vào được sự chênh lệch quá lớn sẵn có giữa vùng ngoại ô này với thủ đô : số bác sĩ ở Seine-Saint-Denis chẳng hạn ít hơn ba lần so với Paris, số dịch vụ công cộng cũng ít hơn, tương tự như nguồn tài nguyên được phân bổ cho chính quyền địa phương.

Đối với Libération, bệnh do virus corona rất khó chống đỡ và đòi hỏi đòi hỏi các phương tiện đặc biệt. Bất bình đẳng xã hội cũng khó giải quyết như vậy.

Vì sao kho dự trữ khẩu trang cạn kiệt vào đầu dịch

Tựa chính trang nhất Le Monde cũng được dành cho chủ đề đại dịch Covid-19, nhưng giới thiệu phần cuối của loạt phóng sự điều tra quy mô mà tờ báo đã thực hiện về "Căn nguyên cuộc khủng hoảng y tế tại Pháp".

Dưới tựa chính "Khẩu trang : nước Pháp đã phá hủy kho dự trữ của mình như thế nào", Le Monde đã tập trung trên giai đoạn 2017-2020 tức là thời chính quyền của tổng thống Macron, và nêu bật các quyết định đã dẫn đến việc nước Pháp tự để cho kho dự trữ khẩu trang của mình cạn kiệt.

Theo ghi nhận của Le Monde, từ một con số khá lớn là 1,4 tỷ chiếc vào năm 2011, kho dự trữ khẩu trang của nhà nước đến năm 2020 chỉ còn vỏn vẹn 117 triệu chiếc, với việc phá hủy các khẩu trang bị cho là không dùng được tăng tốc trong ba năm gần đây.

Đốt hàng trăm triệu khẩu trang lúc cả nước bị khan hiếm !

Phóng sự điều tra của Le Monde đã có một phát hiện sốc : cuối tháng Ba vừa qua, vào lúc dịch bệnh hoành hành dữ dội trên đất Pháp, với lệnh phong tỏa được áp dụng trên toàn quốc và khẩu trang rõ ràng là đang bị khan hiếm nghiêm trọng, hàng triệu chiếc khẩu trang thuộc kho dự trữ Nhà nước đã bị đốt đi.

Lý do thiêu hủy là số khẩu trang này đã bị mốc meo hay đã quá thời hạn sử dụng, nhưng một số người biết chuyện đã cho rằng một phần không ít trong số bị đốt vẫn có thể sử dụng được. Khi biết chuyện, phủ thủ tướng Pháp đã lập tức ra lệnh đình chỉ việc phá hủy, nhưng đã muộn : trên tổng số khoảng 616 triệu chiếc khẩu trang phẫu thuật còn lại vào năm 2017, chỉ có khoảng 19 triệu chiếc thoát được nạn bị thiêu hủy.

Hai nhà báo Le Monde phụ trách cuộc điều tra đã phỏng vấn nhiều quan chức lãnh đạo chính trị và hành chánh có liên can đến vấn đề quản lý kho khẩu trang đó, với người này đổ trách nhiệm cho người kia về những lựa chọn hệ trọng đã gây nên những hậu quả ghê gớm mà nước Pháp đang phải gánh chịu, trong đó có việc phải cấp tốc nhập khẩu từ Trung Quốc, với giá cao hơn gấp ba lần giá bình thường, với nguy cơ hàng không giao kịp.

Theo Le Monde, việc Nhà nước Pháp lơ là trong việc duy trì một kho dự trữ khẩu trang đủ dùng cho dân chúng khi cần thiết xuất phát từ một quan điểm – mà ngày nay đã bị gác qua một bên – theo đó khẩu trang chỉ cần cho giới chuyên môn mà thôi, còn đối với công chúng thì không cần thiết.

Đối với một số chuyên viên được Le Monde phỏng vấn, trong vấn đề kho dư trữ khẩu trang bị cạn kiệt, Nhà nước Pháp đã phạm phải ba lỗi lớn: Phá hủy khẩu trang còn dùng được, không thay thế những thứ đã tiêu hủy và không tăng lượng khẩu trang dự trữ.

Hồng Kông nêu gương chống dịch

Cũng về dịch Covid-19, và cũng trên trang nhất, Le Monde đã giới thiệu bài viết về kinh nghiệm chống dịch của Hồng Kông.

Theo thông tín viên Florence de Changy của tờ báo, Hồng Kông cho đến nay chỉ ghi nhận vỏn vẹn hơn 1.000 ca nhiễm, và 4 ca tử vong, một thành tích rất đáng nêu gương cho một vùng lãnh thổ chật hẹp, mà lại có đến 7,4 triệu dân, với mật độ thuộc hàng đầu thế giới, và nhất là ở sát cạnh nơi đại họa bùng lên là Trung Quốc.

Theo Le Monde, có hai nguyên nhân chủ yếu giải thích thành công của Hồng Kông : Dân chúng đeo khẩu trang, trong lúc chính quyền chủ trương chữa trị bệnh nhân ngay từ đầu khi vừa mới phát hiện triệu chứng.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Covid-19 : Sức kháng cự kỳ diệu Châu Phi hay bài học cho các nước giàu ?

Gần đến ngày được giải tỏa 11/05, người dân Pháp vừa mong chờ vừa lo lắng. Còn chính phủ, chính quyền địa phương thì căng thẳng với các giải pháp sau ngày dỡ bỏ lệnh phong tỏa đang gây không ít hoài nghi, tranh cãi và các vấn đề nảy sinh. Đó là những thông tin chiếm phần chính các trang báo Pháp ra ngày 07/05/2020.

chauphi1

Khách hàng tuân thủ "giãn cách xã hội" trước một tiệm bánh ở Nam Phi, ngày 05/05/2020. Reuters- Siphiwe Sibeko

Trong khi nước Pháp cũng như các nước ở khắp Châu Âu đang dò dẫm từng bước để thoát ra khỏi vòng phong tỏa của đại dịch virus corona, thì nhật báo Libération chú ý đến Châu Phi. Dường như lục địa nghèo và lạc hậu này đã thoát được nạn dịch của thế giới một cách ngoạn mục. Đây là sự kiện chính của Libération với câu hỏi lớn trên trang nhất : "Covid-19 : Vì sao Châu Phi thành công ?".

Khi trận dịch Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc và hoành hành khắp thế giới, giới chuyên môn đã cảnh báo liên tục lục địa đen sẽ rơi vào thảm họa y tế. Thế nhưng "thảm họa đã không diễn ra ở Châu Phi", ít ra là cho đến thời điểm này, như ghi nhận của Libération.

Đây cũng là thắc mắc của các chuyên gia dịch tễ. Phải chăng câu trả lời nằm ở các điều kiện dân số, khí hậu, cách sống… tất cả chỉ có thể là những giả thuyết cố gắng lý giải thực tế Châu Phi được trận đại dịch này chừa ra.

Libération nhận thấy Châu Phi từ trước đến giờ vẫn gắn với những bất hạnh, nghèo khổ, dịch bệnh, hạ tầng cơ sở y tế thấp kém nhất thế giới và nhất là đang có trao đổi làm ăn rất tấp nập với Trung Quốc, nước xuất khẩu dịch Covid-19, thế mà giờ đây lục địa này lại ít bị dính dịch nhất, bất chấp các dự báo thảm họa của các chuyên gia ở Tổ chức Y tế Thế giới cũng như tình trạng nghèo nàn lạc hậu của châu lục.

Theo tờ báo, trên số dân hơn 1 tỷ người của lục địa đen đến giờ có hơn 48 nghìn ca nhiễm, số tử vong là hơn 1.900 người và hơn 16 nghìn người khỏi bệnh. "Chiếm 17% dân số địa cầu, Châu Phi chỉ có 1% bệnh nhân và dưới 1% số tử vong của thế giới. Một tỷ lệ mà các nước phát triển nhất thế giới lúc này đều phải ghen tỵ".

Giả thuyết đánh giá thấp số liệu thống kê cũng bị loại trừ vì giới y tế quốc tế đã theo dõi khá sát tình hình dịch bệnh ở các bệnh viện nhiều nước trọng điểm của Châu lục, hầu hết không có gì là căng thẳng hay quá tải.

Tuy nhiên, những lo lắng cho Châu Phi là có cơ sở. Tờ báo dẫn ra số liệu : Tại khu vực Bắc Phi bình quân 10 nghìn dân mới có 2,2 bác sĩ. Trong khi Châu Âu con số này là 35. Chi phí cho y tế tính theo đầu người ở những nước khá giả của Châu Phi như Mozambique, Cameroun cũng không vượt quá 25 đô la. Nếu dịch lan tràn thì các nước Châu Phi làm sao có khả năng chống chịu nổi.

Bất ngờ của Châu Phi hay chỉ là phản ứng nhanh ?

Bên cạnh những giả thuyết về độ tuổi dân số Châu Phi chủ yếu là trẻ (2/3 dân số dưới 35 tuổi), một số nhà quan sát ghi nhận, Châu Phi là nơi có tần số cao nhiễm các dịch bệnh khác, từ HIV, lao hay sốt rét và sốt xuất huyết Ebola, từng làm hàng trăm nghìn người Châu Phi thiệt mạng… có thể vì được trải qua các thử thách lớn đó mà dân cư Châu Phi đã phát triển một số kháng thể đặc biệt nào đó ?

Một lý do khác có lẽ thực tế và thuyết phục hơn. Theo ghi nhận của Libération đó là các nước Châu Phi nhìn chung đã phản ứng nhanh. "Ngay từ khi phát hiện những ca nhiễm đầu tiên các nước Châu Phi đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt và hành động nhanh hơn các nước Châu Âu rất nhiều". 

Thí dụ như Morocco, khi mới ghi nhận 7 ca nhiễm ngày 13/03, nước này đã đóng cửa ngay với bên ngoài. Ngay sau đó, Morocco chuyển đổi các nhà máy dệt may sang sản xuất khẩu trang với công suất 5 triệu chiếc mỗi ngày. Nhiều nước khác ở Châu lục này cũng đã hành động tương tự và nhanh chóng ra lệnh phong tỏa cả nước dưới sự giám sát chặt chẽ nếu không muốn nói là hà khắc, nhưng hiệu quả.

Giờ đây một loạt nước Châu Phi đã bắt đầu tiến hành dỡ bỏ phong tỏa. Tất nhiên là vẫn phải thận trọng vì mối đe dọa virus corona vẫn còn đó. Nhiều tổ chức phi chính phủ lo ngại niềm tự hào đã khống chế trước mắt được dịch có thể khiến Châu Phi tin là đã được miễn dịch với virus.

Dù chưa thể có lý giải nào thích đáng cho hiện tượng "kỳ diệu Châu Phi" kháng cự khá tốt với đại dịch, Libération vẫn nhìn nhận đó là "bài học" đáng phải suy ngẫm cho phần còn lại của thế giới. Rõ ràng Châu Phi lại tỏ ra có kinh nghiệm và hiệu quả chống dịch bệnh nhiều hơn cả các nước Âu - Mỹ.

Căn nguyên của dịch bệnh

Vẫn trong chủ đề về dịch bệnh, Libération có bài : "Y tế và khí hậu : Căn bệnh gốc", phác họa một vài nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trên thế giới.

Theo tờ báo, chính việc làm đảo lộn môi trường tự nhiên, phá hủy đa dạng sinh học, làm rối loạn bầu khí hậu là những yếu tố thuận lợi cho bệnh tật tràn lan và xuất hiện các đại dịch.

Libération nhận xét : "Trong vòng một thế kỷ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giúp giảm số người mắc bệnh, nhưng số lượng bệnh dịch cùng với sự biến hóa tiếp tục gia tăng. Thế giới đã biết đến nhiều trận dịch xuất hiện, lây lan cùng với quá trình nóng lên toàn cầu, chất lượng không khí giảm sút, hệ sinh thái bị đảo lộn, hủy hoại…"

Tờ báo dẫn cảnh báo của Marion Borderon, nhà nghiên cứu địa lý thuộc Đại học Vienna, Áo : "Nếu dưới tác động từ cách thức sản xuất của chúng ta, môi trường tiếp tục bị hủy hoại, có thể lại sẽ có một trận dịch khác giống như Covid-19 xuất hiện". 

Như thế không phải loài người không có cách tránh. Tôn trọng không gian sinh tồn của các sinh vật sống, động cũng như thực vật, đó là giữ gìn lá chắn thiên nhiên bảo vệ xã hội. Tổng giám đốc Tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên Hoang dã (WWF) của Pháp, bà Véronique Andrieux khẳng định : "Chúng ta phải hiểu là cội rễ của trận đại dịch này nằm ở trong sự lựa chọn tiêu thụ của chúng ta, như trong thực phẩm của chúng ta. Đòn bẩy có hiệu quả để thay đổi là ngừng phá rừng, giảm tiêu thụ thịt, khoanh vùng lại sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở mô hình nông nghiệp sinh thái. Chúng ta phải thay đổi cơ bản trong quan hệ với thiên nhiên".

Trách nhiệm hình sự trong xử lý dịch bệnh ?

Liên quan đến khủng hoảng dịch tễ hiện nay, nhật báo công giáo La Croix quan tâm đến thời sự ở nước Pháp : Cuộc tranh luận tại Quốc hội Pháp về trách nhiệm hình sự trong việc xử lý dịch.

Xã luận tờ báo ghi nhận : "Như trong những lĩnh vực khác, cuộc khủng hoảng dịch tễ hiện nay đang làm nổi lên một thách thức pháp lý và tư pháp". Tờ báo nhắc lại những sự kiện thời sự liên quan : Tòa Bảo Hiến Đức, hôm thứ Ba 05/5, đòi Ngân hàng Trung ương Châu Âu phải giải thích trước tòa về hành động đối phó với khủng hoảng kinh tế. Donald Trump muốn Trung Quốc phải bồi thường hàng tỷ đô la thiệt hại vì gây ra vụ dịch này. Tại Pháp thì là cuộc tranh luận gay gắt về trách nhiệm hình sự của các thị trưởng, lãnh đạo làng xã hoặc người chủ thuê lao động trước nguy cơ để dịch lây lan. 

La Croix kết luận : "Hiện tượng gia tăng "tư pháp hóa" đời sống xã hội này đáng lo ngại. Xu hướng này sẽ dẫn đến tình trạng đổ xô kiện cáo và làm chậm lại các ứng phó với khủng hoảng… Trách nhiệm cần phải làm sáng tỏ. Nhưng không nhất thiết phải qua vô số các phiên tòa".

Pháp : Huấn luyện chó đánh hơi tìm bệnh nhân Covid-19

Phần cuối của mục điểm báo hôm nay là thông tin về một thử nghiệm khá hấp dẫn liên quan đến Covid-19 trên Le Figaro với tiêu đề : "Covid-19 có mùi không ?"

Theo tờ báo từ hôm 30/04, hơn chục chú chó berger chuyên đánh hơi tìm ma túy, hàng lậu hay chất nổ, tại Pháp và Lebanon được tập trung tham gia vào dự án Nosais, của Dominique Grandjean, giáo sư Trường Thú y Quốc gia Alfort. Mục đích là thử dùng tài đánh hơi của các chú chó để xác định người nhiễm Covid-19, kể cả trường hợp không phát triệu chứng bệnh.

Các chú chó được cho làm quen với mùi mồ hôi của một số bệnh nhân để sau đó có thể phát hiện những điểm chung ở các mẫu liên quan đến người bị dương tính với Covid-19.

Sau thành công thử nghiệm cho chó đánh hơi phát hiện người mắc bệnh ung thư và dựa trên cơ sở mỗi nhân tố truyền nhiễm đều sinh ra các chất chuyển hóa, được bài tiết ra ngoài, giáo sư Grandjean nhận thấy bệnh nhân Covid-19 dường như cũng tiết ra những thành phần có mùi khác thường và với khả năng đánh hơi đặc biệt, chó có thể tìm ra sự khác biệt này.

Thử nghiệm đang được tiến hành và cho kết quả bước đầu khá khả quan, các chú chó dường như phân biệt được mùi của người âm tính và dương tính, nhưng những người thực hiện khóa huấn luyện này còn phải tiếp tục tập hợp các số liệu và kiểm chứng khoa học tin cậy hơn.

Nếu dự án Nosais thành công thì sẽ là công cụ bổ trợ có thể làm trên diện rộng, để sau đó người có khả năng nhiễm bệnh được làm các xét nghiệm khác kỹ hơn. Kết quả của "khóa huấn luyện" đặc biệt này sẽ có vào giữa tháng 5 này. Biết đâu những chú chó tinh khôn này lại chẳng hiệu quả không kém gì các phần mềm thông minh truy tìm ca nhiễm virus mà các nhà khoa học đang đau đầu tìm kiếm ?

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Virus corona : Truyền thông Trung Quốc đả phá thuyết ‘virus từ phòng thí nghiệm’

Hoàng Lan, Thoibao.de, 07/05/2020

Truyền thông Trung Quốc cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo là dối trá sau khi ông nói rằng có "những bằng chứng rõ ràng" cho thấy virus corona bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Ông Pompeo nói như vậy hôm Chủ Nhật nhưng không đi vào chi tiết cụ thể.

cov1

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo - Ảnh minh họa

Trong một bài xã luận đăng tải hôm thứ Ba, tờ Hoàn Cầu Thời Báo có khuynh hướng diều hâu nói rằng ông Pompeo suy đồi.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói tuyên bố của Mỹ là "mang tính suy đoán", và rằng tổ chức này chưa hề thấy có "bằng chứng cụ thể" nào.

Các bài xã luận trên truyền thông Trung Quốc thường đưa ra cái nhìn bên trong về cách đánh giá của chính phủ, nhưng cho đến nay vẫn chưa có phản ứng chính thức nào từ giới chức Trung Quốc đối với các nhận xét của ông Pompeo.

Hôm thứ Hai, Hoàn Cầu Thời Báo cáo buộc ông Pompeo về "các thuyết lố bịch và các sự kiện bị bóp méo". Đến hôm thứ Hai, cuộc công kích vẫn tiếp tục.

"Pompeo định một mũi tên trúng hai đích bằng cách phun ra những lời dối trá", báo này viết. "Trước tiên, ông ta hy vọng sẽ giúp được Trump tái đắc cử vào tháng 11 này… thứ hai, Pompeo ghét đất nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa, mà đặc biệt là không thể chấp nhận được sự trỗi dậy của Trung Quốc".

Bài xã luận thừa nhận rằng đã có "những vấn đề lúc ban đầu" trong cách phản ứng của Trung Quốc đối với việc bùng phát dịch bệnh, nhưng nói rằng "công tác thực hiện tổng thể là đủ tốt đẹp để làm lu mờ đi những sai sót".

Báo này cũng nói "có thể thấy là virus này lần đầu tiên lây nhiễm vào người là ở những nơi khác [chứ không phải là Vũ Hán]".

Hoàn Cầu Thời Báo không phải là tờ báo duy nhất của Trung Quốc nhắm vào ông Pompeo và Hoa Kỳ.

Tờ Nhân Dân Nhật Báo nói rằng ông Pompeo "không có bằng chứng", trong lúc một đoạn tin trên trang CCTV thì cáo buộc các chính trị gia Hoa Kỳ là "có âm mưu hiểm ác".

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đưa bài bình luận với tiêu đề "Kẻ xấu xa Pompeo khạc nhổ bừa bãi chất độc và lan truyền những lời dối trá".

Bài viết dẫn lời Giám đốc khẩn cấp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan và nhà virus học Đại học Columbia W. Ian Lipkin, cho rằng nCoV có nguồn gốc tự nhiên và không phải do con người tạo ra hay rò rỉ từ phòng thí nghiệm. 

"Những bình luận thiếu sót và vô lý của các chính trị gia Mỹ cho thấy ngày càng nhiều người biết không có bằng chứng nào tồn tại", bài bình luận cho hay, thêm rằng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu "điên cuồng và lươn lẹo" khi nhiều lần nói nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. 

"Cái gọi là ‘virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán’ hoàn toàn là dối trá. Các chính trị gia Mỹ đang gấp rút đổ lỗi, lừa bịp và đàn áp Trung Quốc khi nỗ lực chống dịch trong nước của họ là một mớ hỗn độn", bài luận nêu thêm.

People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng đăng hai bài bình luận công kích Pompeo và cựu chiến lược gia Nhà Trắng Steve Bannon là "cặp hề dối trá", nói rằng Bannon như "một hóa thạch sống trong Chiến tranh Lạnh".

Bannon tuần trước nói rằng Trung Quốc đã tiến hành một vụ "nhà máy Chernobyl sinh học" nhằm vào Mỹ và ủng hộ giả thuyết nCoV có nguồn gốc từ Viện Virus học Vũ Hán.

CCTV tuần qua nhiều lần chỉ trích Pompeo là "kẻ thù chung của nhân loại", cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ "lan truyền virus chính trị" khi cho rằng đại dịch bắt nguồn từ phòng thí nghiệm.

Trung Quốc và Mỹ liên tục đấu khẩu về nguồn gốc nCoV sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hồi tháng 3 nêu giả thuyết quân đội Mỹ đã mang virus đến Vũ Hán. Hai nước thường xuyên cáo buộc nhau lan truyền thông tin sai lệch, trong khi Trump cũng công kích Trung Quốc thiếu minh bạch về dịch bệnh.

Trung Quốc luôn bác bỏ cáo buộc "giấu dịch", khẳng định đã cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ về dịch bệnh cho WHO cũng như các nước khác, đồng thời cho rằng giả thuyết virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm là "phi thực tế và vô căn cứ".

cov2

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã nhiều lần cổ súy - mà không có bằng chứng - cho ý tưởng theo đó nói Covid-19 có thể có nguồn gốc từ Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn với ABC hôm Chủ Nhật, ông Pompeo nói có "bằng chứng rõ ràng" cho thấy virus corona khởi phát từ Viện Virus Học Vũ Hán.

"Nên nhớ rằng Trung Quốc có truyền thống gây lây nhiễm cho thế giới, và họ có truyền thống vận hành các phòng thí nghiệm dưới chuẩn", ông nói.

Ông Pompeo, từng là giám đốc Cục Tình Báo Trung Ương (CIA), nói rằng ông không nghĩ là virus này do con người tạo nên hoặc đã bị cải biến gene.

Phòng thí nghiệm Vũ Hán nổi tiếng về việc nghiên cứu các loại virus corona liên quan tới dơi.

Hồi tháng Tư, Tổng thống Trump đã được hỏi liệu có phải "quy trình đảm bảo an toàn lỏng lẻo" đã khiến cho một loại virus thoát ra ngoài thông qua một thực tập sinh và bạn trai của cô hay không.

Ông Trump không xác nhận thuyết này, nhưng nói : "Chúng ta ngày càng nghe nhiều về chuyện này".

Hồi tuần trước, ông được hỏi liệu ông đã nhìn thấy bằng chứng nào khiến ông "đạt độ tin tưởng cao" là virus corona đang gây bệnh hiện nay chính là thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán hay chưa.

"Có, tôi đã thấy", ông đáp, nhưng nói ông không thể đi sâu vào chi tiết.

Hồi tháng trước, tờ Washington Post tường thuật rằng các viên chức Hoa Kỳ tới thăm phòng thí nghiệm này vào tháng 1/2018 và tường trình sau đó rằng họ quan ngại về vấn đề an toàn.

Hôm thứ Hai, giám đốc tình trạng khẩn cấp của WHO, Michael Ryan, nói tổ chức này không nhận được "dữ liệu hay bằng chứng cụ thể nào" từ Hoa Kỳ về nguồn gốc của virus.

"Cho nên từ phía chúng tôi đánh giá thì đây vẫn chỉ là chuyện suy đoán", ông nói.

Hồi tuần trước, cộng đồng tình báo Hoa Kỳ nói họ "nhất trí" rằng virus này "không phải là do con người tạo ra, cũng không bị cải biến gene".

Tuy nhiên, giới này nói sẽ "tiếp tục thẩm định" xem liệu có phải việc bùng phát dịch bệnh bắt đầu từ việc "tiếp xúc với các con vật bị nhiễm bệnh hay không, hay đó là kết quả của một sự cố tại một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán".

Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm thứ Ba nói rằng rất nhiều khả năng virus này khởi phát từ một chợ buôn bán động vật hoang dã. Tuy nhiên, ông nói ông không loại trừ thuyết cho rằng nó xuất phát từ một phòng thí nghiệm.

Trong lúc đó, "các nguồn tin tình báo" phương Tây nói với một số báo rằng "không có bằng chứng" cho thấy virus này thoát ra từ một phòng thí nghiệm.

Đoạn phim hoạt hình của Trung Quốc nhằm chế nhạo cách ứng phó Covid-19 của Mỹ dường như không đạt được kết quả mong muốn tại các trang mạng xã hội Thái Lan.

Đoạn phim hoạt hình nêu trên nói về cuộc trò chuyện giữa một chiến binh đeo khẩu trang và tượng Nữ thần Tự do, 2 hình ảnh đại diện lần lượt cho Trung Quốc và Mỹ.

Khi chiến binh đeo khẩu trang tuyên bố rằng : "Chúng tôi đã phát hiện ra virus mới", tượng Nữ thần Tự do đáp : "Thì sao ? Nó chỉ là virus cúm thôi".

Đoạn video này, có logo của hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã (Trung Quốc), là sản phẩm tuyên truyền mới nhất của Bắc Kinh trong xung đột với Mỹ về nguồn gốc Covid-19 cũng như nỗ lực kiểm soát đại dịch.

Với tựa đề "Once Upon A Virus" (Tạm dịch : Ngày xửa ngày xưa có một con virus), đoạn video được Tân Hoa Xã đăng lên Youtube hôm 29-4 và được các Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan, Singapore, Malaysia và Campuchia chia sẻ trên Facebook.

Theo Straits Times, đoạn video nhận được những phản ứng trái chiều từ người dùng mạng ở nhiều nước. Dù vậy, tại Thái Lan, sản phẩm này bị chỉ trích gay gắt.

"Chỉ có một quốc gia duy nhất tìm cách giấu dịch" - người dùng mạng Leo Simachokedee bình luận.

Trong khi đó, nhà hoạt động dân chủ Nuttaa Mahattana khẳng định đây là sản phẩm tuyên truyền kém cỏi.

"Thay vì làm những điều như thế này… hãy tìm cách chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 bất kể họ đến từ quốc gia nào" - một người dùng Facebook khác, Whitthit Phopa, bình luận.

Về lý do khiến bệnh dịch Covid-19 bùng lên tại Vũ Hán, Trung Quốc, trước khi lan ra toàn thế giới, các cơ quan tình báo phương Tây, hôm 02/05/2020, vừa tung ra một tài liệu hiếm, với "nhiều bằng chứng" cho thấy chính quyền Trung Quốc "che giấu thông tin", "phá hủy chứng cứ".

Khả năng virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán là một trong các hướng điều tra.

Tài liệu điều tra của liên minh tình báo Five Eyes (gồm 5 nước Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand) được công bố vào lúc các lãnh đạo chóp bu Mỹ, từ tổng thống Donald Trump đến ngoại trưởng Mike Pompeo, liên tục nhấn mạnh là có nhiều chứng cứ cho thấy virus gây bệnh Covid-19 lọt ra từ phòng thí nghiệm Trung Quốc ở Vũ Hán.

Tinh thần chính của tập tài liệu 15 trang, mà Daily Telegraph có được, khẳng định "chính quyền Trung Quốc đã cố tình xóa bỏ hay phá hủy các bằng chứng về bệnh dịch". Bắc Kinh bị cáo buộc đã che giấu thông tin, bịt miệng, và đưa đi mất tích nhiều bác sĩ muốn nói lên sự thực, phá hủy các bằng chứng trong phòng thí nghiệm, từ chối cung cấp "các mẫu virus sống" mà các nhà khoa học quốc tế đang cần để nghiên cứu chế tạo vác-xin. Các hành động như trên của Trung Quốc bị tố cáo đã khiến rất nhiều quốc gia lâm vào tình trạng nguy hiểm, và dẫn đến hàng chục nghìn người chết.

Hồ sơ của nhóm Five Eyes tập trung vào nhóm nghiên cứu thuộc Viện Virus Học Vũ Hán, do nhà nghiên cứu nổi tiếng về virus corona ở loài dơi, bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) đứng đầu. Theo Daily Telegraph, kết quả nghiên cứu về một số loại virus corona ở loài dơi tại một hang động tỉnh Vân Nam cho thấy sự tương đồng về bộ mã di truyền hết sức lớn với virus corona gây bệnh Covid-19. Theo Daily Telegraph có ít nhất một trong số 50 mẫu virus corona được tiến sĩ Thạch Chính Lệ nghiên cứu về mặt di truyền giống đến 96% với virus gây bệnh Covid-19.

Vẫn theo tài liệu nói trên, bà Thạch Chính Lệ thoạt tiên đã rất bàng hoàng khi biết đến virus mới gây viêm phổi cấp có thể thuộc nhóm virus corona.

Bà Thạch từng cho biết đã trải qua nhiều đêm trắng, bởi ám ảnh virus có thể thoát từ phòng thí nghiệm của bà. Tuy nhiên, sau đó, nhà nghiên cứu này đã thay đổi quan điểm do áp lực của chính quyền Trung Quốc.

Daiy Telegraph cũng đặc biệt nhấn mạnh đến trường hợp "đáng lo ngại nhất" của nhà nghiên cứu Hoàng Yến Linh (Huang Yan Ling), thành viên Viện Virus Vũ Hán, bị Bắc Kinh buộc phải im lặng. Daily Telegraph dẫn lại thông tin từ báo mạng Hồng Kông, theo đó có nhiều tin đồn về việc khoa học gia Hoàng Yến Linh là người đầu tiên được chẩn đoán mắc Covid-19, và đây có thể là "bệnh nhân số không". Tuy nhiên, ngày 16/02, Viện Vũ Hán phủ nhận điều này. Tiểu sử cũng như hình ảnh của nhà khoa học trên trang nhà của viện nghiên cứu bị xóa bỏ. Theo Viện Virus Học Vũ Hán, bà Hoàng vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, nữ khoa học gia biệt tích.

Tài liệu điều tra của nhóm Five Eyes cũng mô tả việc chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt thông tin trên các mạng Internet, liên quan đến dịch bệnh, ngay từ cuối tháng 12/2019. Ngày 02/01/2020, Ủy Ban Y Tế của tỉnh Hồ Bắc ra lệnh cho các phòng xét nghiệm ngừng các hoạt động phân tích về loại virus mới, và yêu cầu tiêu hủy các bệnh phẩm. Ngày 03/01, Ủy ban Y tế Quốc gia ra lệnh cấm xuất bản các thông tin liên quan đến căn bệnh mới xuất hiện. 

Vẫn theo Daily Telegraph, Trung Quốc đã có bằng chứng là virus corona mới có thể lây từ người sang người từ ngày 06/12/2019, nhưng không chỉ chấp nhận sự thật này từ ngày 20/01/2020, trước khi ra quyết định phong tỏa Vũ Hán từ ngày 23/01.

Hoàng Lan

Người Thoibao.de, 07/05/2020

******************

Covid-19 đe dọa dẫn đến 'Chiến tranh lạnh' mới giữa Mỹ và Trung Quốc

VOA, 06/05/2020

Tổng thng M Donald Trump trong thi gian gn đây cáo buc Trung Quc che giu v virus corona chng mi, cho rng chính ph Trung Quốc có th đã đ mc cho dch bnh này lây lan, và ông đe da buc Bc Kinh phi tr giá đáng k cho đi dch.

cov3

Được cho là xut phát t Trung Quc, virus corona chng mi đang gây thit hi nng cho M

Ngược li, các quan chc Trung Quc buc ti chính quyn ông Trump c tình l đi tình hình, qun lý kém ci mt cách nguy him, và c gng "tống tiền".

Tình trạng Washington và Bc Kinh công kích nhau nng li gn như hàng ngày gi tín hiu báo đng đến các chuyên gia v an ninh quc gia, h lo rng đang có mm mng ca mt cuc Chiến tranh lnh mi gia hai siêu cường vào thi đim đang có khng hoảng toàn cu.

"Đây là một s chuyn đng nguy him đi vi thế gii", bà Rachel Esplin Odell, mt chuyên gia v Trung Quc ti Vin nghiên cu nhà nước có trách nhim Quincy, nói. Vin ca bà c súy cho s kim chế trong chính sách quân s ca Hoa Kỳ.

"Cả hai chính ph [M và Trung Quc] đu đang c khai thác tht bi ca phía bên kia đ phc v li ích đi ni", bà nói, và cho rng h đang ly la dp la gia lúc thế gii đang b ha hon.

Bà Odell và các chuyên gia khác cho rằng hu qu có th rt to lớn - kéo dài đi dch, làm sâu sc thêm cuc khng hong kinh tế toàn cu, gây nguy him cho các cuc đàm phán thương mi nhy cm và m ra nhng rn nt đa chính tr mi.

Ông Jacob Stokes, một nhà phân tích kỳ cu v chính sách ca Trung Quc, nói : "Đây là một vn đ nghiêm trng mà bn hy vng s có s hp tác ca toàn thế gii - đc bit là gia các cường quc hàng đu - bi vì nếu không có s hp tác đó, mt tiêu cc s rt ln". Ông Stokes làm vic ti Vin Hòa bình Hoa Kỳ, mt vin phi đng phái.

Xấu nht trong 'gn 50 năm'

Cho đến nay, không có du hiu nào cho thy căng thng tăng cao s dn đến mt cuc đi đu quân s, mc dù Hi quân Hoa Kỳ đã tiến hành mt "hot đng vì t do hàng hi" gn đây Bin Đông, trong khu vc mà Bc Kinh tuyên b lãnh hải ca h.

Nhưng quan h M-Trung hin mc "xu nht" trong gn 50 năm qua, ông Stokes, cu c vn an ninh quc gia ca Phó Tng thng Joe Biden, nói.

Một trong nhng thit hi đu tiên có th xy ra là tha thun thương mi được Tng thng M Donald Trump và Phó Thủ tướng Trung Quc Liu He ký kết ti Nhà Trng hi tháng 1 - là tha thun "giai đon 1" mà các quan chc Nhà Trng tng nói rng sau này s có mt hip đnh ln hơn v nhng vn đ còn khó khăn hơn.

Không rõ liệu Trung Quc có sn sàng hoặc có th thc hin các cam kết ca mình trong giai đon 1 hay không, trong đó có li ha s mua thêm 200 t đô la hàng hóa và dch v ca M trong hai năm ti - t nông sn cho đến ô tô và dng c y tế.

Ông Stokes nói rằng ngay c trong thi kỳ kinh tế bình thường, thc hin cam kết cũng đã khó ri. Trong bi cnh nn kinh tế Trung Quc hin đang st gim vì đi dch, chính ph ca Ch tch Tp Cn Bình có th tìm cách đàm phán li bn tha thun.

"Liệu có th có giai đon 2 không khi mà giai đon 1 chng đi đến đâu ?" ông Stokes nói, "Đó là mt thách thc ln".

Hôm 4/5, Bộ trưởng Tài chính ca Tng thng Trump, Steven Mnuchin, nói ông hy vng Ch tch Tp s thc hin đy đ tha thun ký hi tháng 1 bt chp căng thng gia tăng và khng hong kinh tế.

"Nếu h [tc Trung Quc] không làm như vy, s có nhng hu qu rt đáng k trong mi quan h và trong nn kinh tế toàn cu v mt các bên s thay đi cách làm ăn vi Trung Quc", ông Mnuchin nói trong mt cuc phng vn.

Nhưng ngay c khi ông Mnuchin hy vng sẽ duy trì được bn tha thun thương mi, ông Trump vn đưa ra ý tưởng áp thuế mi đi vi Trung Quc và c gng đòi bi thường cho thit hi kinh tế và nhân mng vì đi dch.

cov4

Một bnh nhân Covid-19 ti mt bnh vin New York

"Họ đã phm mt sai lm khng khiếp và h không mun tha nhn điu đó", tng thng M nói hôm 3/5 trong một bui gp o vi công chúng trên kênh Fox News. "H đã c che giu nó. H đã dp thông tin v nó, ging như mt đám cháy", nhưng h đã tht bi, ông Trump nói.

Tổng thng M cho biết ông đang tìm cách đ buc Trung Quc tr tin, nhưng ông không đưa ra chi tiết c th.

"Chúng tôi chưa xác đnh s tin cui cùng là bao nhiêu", ông Trump nói tun trước khi được hi v các khon bi thường có th đòi. "S tin srt đáng k", ông nói.

Nếu ông Trump nht quyết thc hin li đe da v thuế quan mi hoặc các hot đng tr đũa kinh tế khác, điu đó có th làm trm trng thêm cuc khng hong kinh tế, bà Odell nói.

"Nó sẽ có tác đng làm n lnh nn kinh tế và th trường toàn cu", bà nói.

Căng thẳng gia tăng gia Hoa Kỳ và Trung Quc - b đi dch Covid-19 làm cho trở nên ti t hơn - làm khi phát cuc Chiến tranh lnh mi, cu nhà đàm phán thương mi hàng đu ca Nhà Trng Clete Willems nói hôm 5/5.

"Thực tế là căng thng gia Hoa Kỳ và Trung Quc đang gia tăng đáng k ti thi đim này", ông Willems, cựu phó giám đc Hi đng Kinh tế Quc gia, nói vi CNBC.

"Tôi biết mi người cm thy bt an vi thut ng này, nhưng tôi nghĩ chúng ta phi trung thc và gi đúng tên ca s vic, và đây là s khi đu ca cuc Chiến tranh lnh mi, và nếu chúng ta không cẩn thn, mi th có th tr nên ti t hơn nhiu", ông nói thêm.

"Thực tế là ... người ta ngày càng tht vng vi các chính sách kinh tế ca Trung Quc và Trung Quc cũng phi tr li rt nhiu câu hi liên quan đến virus corona", ông nói. Ông Willems rời chức v ca mình trong Nhà Trng hi năm ngoái.

Ông Yong Wang, giám đốc Trung tâm nghiên cu M ti Đi hc Bc Kinh, cho rng nhng li đao to búa ln không ngng ca chính quyn ông Trump đ li cho Trung Quc v dch Covid-19 có nguy cơ gây ra cuc "Chiến tranh lnh" mi. Nó cũng có th làm xu đi hình nh ca M trong công chúng Trung Quc, ông nói.

"Trước đây, người ta thường coi h thng chính tr ca Hoa Kỳ là đáng tin cy. Gi thì điu đó đã bt đu thay đi", ông nói.

Như nhiu chuyên gia chính trị và quan chc chính ph Trung Quc, ông Wang tin rng các cáo buc ca ông Trump đi vi Trung Quc là mt phn ca mưu đ nhm làm đánh lc hướng nhng ch trích trong nước M v vic ông Trump x lý đi dch.

Trong những tun gn đây, ông Trump đi diện với kết qu thăm dò ý kiến cho thy s ng h dành cho ông b gim, trong khi đó, ông Biden đang vượt lên mt chút mt s "bang chiến đa".

Trung Quốc cũng b ch trích vì thiếu minh bch v dch bnh, đc bit là trong giai đon đu, khi h kim duyt thông tin về virus và bt ming các bác sĩ đã c gng phát đi tín hiu báo đng. Điu đó đã gây ra phn ng d di bên trong Trung Quc, và ông Tp đã nhanh chóng bóp nght. Trung Quc cũng b ch trích d di nước ngoài.

Ngay cả thi đim hin ti, các quan chức và chuyên gia y tế ca Hoa Kỳ vn đt câu hi liu có th tin ni hay không s liu v t l lây nhim và s người chết ca Trung Quc. Bc Kinh gn đây đã hn chế vic tiếp cn vi cuc nghiên cu ca Trung Quc v virus corona chng mi, và điều đó càng làm tăng thêm mi lo ngi.

Hoa Kỳ không phải là quc gia duy nht tc gin v cách thc Trung Quc x lý dch, và các nhà lãnh đo thế gii khác cũng đã hình dung v hu qu khi công kích Bc Kinh.

Úc, Th tướng Scott Morrison kêu gi cn có một cuc điu tra đc lp v ngun gc ca virus corona. Trung Quc đã nhanh chóng phn ng, bao gm c li đe da ty chay kinh tế đi vi các sn phm ca Úc và cáo buc rng ông Morrison đang dính líu vào th "ch nghĩa cơ hi đáng khinh".

cov5

Tổng thng Trump thăm nhà máy sn xut đ bo h ca Honeywell Phoenix, 5/5/2020

Ông Trump cần phi cn thn ?

Mong muốn buc Trung Quc phi tr giá là điu có th hiu được, ông Dan Blumenthal, giám đc v nghiên cu Châu Á ti Vin Doanh nghip M, mt t chc c vn đt th đô Washington. Nhưng ông Blumenthal, mt cu quan chc Lu Năm Góc trong chính quyn ca ông George W. Bush, nói rng ông Trump phi có nhng bước đi cn thn vì M còn ph thuc vào Trung Quc v mt s mt hàng y tế.

"Ông ấy không nên khu chiến vi ông Tp, lý do là có liên quan đến xut khu thiết b y tế Trung Quc và nhng th quan trng khác mà chúng ta [M] cn", ông nói. V lâu dài, các chính tr gia M và công chúng s "mun ít ph thuc hơn" vào Trung Quc và s ng h các n lc tách hai nn kinh tế ra. Nhưng mt n lc như vy có th mt nhiu năm, và s phi tr giá, ông nói.

"Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ s phi nói rt thng thn vi công chúng rng trong mt thi gian, các sn phm này s có giá cao hơn", ông Blumenthal nói.

Ông Wang, chuyên gia của Đi hc Bc Kinh, nói rng nếu Hoa Kỳ dn ti thc hin li đe da đòi Trung Quc đn bù thit hi liên quan đến virus corona, hoc "chia tách" hai nn kinh tế, có l điu đó s gây ra phn tác dng.

Trung Quốc đã bt đu có du hiu cho thy đây s là nn kinh tế đu tiên phc hi sau khng hong, đưa Bc Kinh vào thế mnh hơn đ tr đũa nếu quan h xu đi thêm na, theo ông Wang.

Ông Wang cũng nói rằng nếu Hoa Kỳ c xa lánh Trung Quc v mt ngoi giao, thì Bc Kinh s chuyn sang hình thành các liên minh sâu sắc hơn Châu Âu, Châu Á và trên toàn thế gii.

"Cần phi nói rõ : Trung Quc không mun điu này xy ra. Trung Quc mun hp tác", ông nói. "Nhưng Trung Quc s sn sàng phn công kinh tế nếu nhng nhân vt có quan đim diều hâu về Trung Quc trong chính quyn ông Trump tiếp tc đi trên con đường nguy him này", ông Wang nói.

(USA Today, CNBC, FOX, CNN)

******************

Trung Quốc lẻ loi trong cơn thịnh nộ Covid-19 tràn về

Hoàng Trung, Thoibao.de, 07/05/2020

Khi dịch bệnh Covid-19 có dấu hiệu lắng xuống, cho đến ngày 05/5 chỉ còn 5 quốc gia trên thế giới tiếp tục thực hiện việc phong tỏa nghiêm ngặt là Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Rumani và Maroc. Phần còn lại của thế giới đã bắt đầu ‘bình thường hóa’ đời sống và sống chung với dịch bệnh. Hơn bao giờ hết, cộng đồng quốc tế muốn biết rõ hơn về bệnh dịch, bùng lên từ Vũ Hán, khiến 3,5 triệu người lây nhiễm và ít nhất 230.000 người chết, theo các số liệu chính thức, buộc một nửa nhân loại sống trong phong tỏa, khiến kinh tế toàn cầu suy sụp.

Mọi con mắt đều dồn về Trung Quốc, nơi khởi phát dịch bệnh.

cov6

Ông Jeff Sessions, người từng phục vụ trong vai trò Bộ trưởng Tư pháp Mỹ

Mỹ đứng đầu cuộc tấn công vào Bắc Kinh khi nguyên thủ Hoa Kỳ tin tưởng virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệp P4 tại Vũ Hán. Mơi đây, cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions đã yêu cầu Quốc hội điều tra khả năng Trung Quốc che giấu sự bùng phát dịch Covid-19 giống như cách các nhà lập pháp Mỹ điều tra cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng năm 1941. Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 5/5 (giờ địa phương), Tổng thống Donald Trump khẳng định Mỹ thời gian tới sẽ công bố một báo cáo "đầy đủ" về nguồn gốc của virus gây dịch Covid-19, nhưng không nói rõ thời điểm cụ thể, theo tờ The New York Post.

Theo tờ The Sun, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace phát biểu hôm 3/5 khẳng định Trung Quốc rất cần phải trả lời những câu hỏi về cách xử lý dịch Covid-19 giai đoạn đầu và liệu nước này đã cảnh báo thế giới kịp thời chưa. Quan chức này cho rằng tình hình hiện tại đòi hỏi Bắc Kinh phải cởi mở với quốc tế về mọi thông tin liên quan đến dịch bệnh, cả những thành công lẫn thiếu sót,.

Chính quyền Úc, vốn khá kín tiếng trên đấu trường ngoại giao quốc tế, cũng hứa hẹn sẽ gây áp lực với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhằm mở một cuộc điều tra về nguồn gốc virus. Bắc Kinh dọa trả đũa, với việc tẩy chay hàng hóa và các trường đại học Úc.

Liên minh Châu Âu cũng bắt đầu cao giọng với Trung Quốc, cho dù với sự dè dặt, vì EU hiện có nhiều hợp đồng kinh tế với Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực trang thiết bị y tế. Trước đó, Bruxelles hạ tông giọng với những lời lẽ nhẹ nhàng hơn trong một tuyên bố lên án việc Bắc Kinh bóp méo thông tin về đại dịch.

Tuy nhiên, giờ đây EU tỏ ra kiên quyết hơn. Bruxelles đang chuẩn bị một dự thảo nghị quyết cho một hội nghị toàn thể của WHO. Trong một cuộc trả lời báo Pháp, lãnh đạo ngoại giao Liên Âu, ông Joseph Borrell, nhấn mạnh đến "tầm quan trọng của việc làm sáng tỏ các bối cảnh cụ thể khiến đại dịch bùng phát", đòi hỏi một cuộc điều tra "độc lập" về những gì đã diễn ra. Cho dù coi Bắc Kinh là "một đối tác chiến lược", EU cần tìm ra được một "thế cân bằng về lợi ích".

Tổ Chức Y Tế Thế Giới, mà từ đầu đến nay bị chỉ trích mạnh về thái độ thiên vị Trung Quốc, cũng bắt đầu thay đổi, với việc đề nghị Bắc Kinh cho tham gia điều tra nguồn gốc virus.

RFI đã giới thiệu bài viết có tựa đề "Trong trận cuồng phong Covid-19, bão đang đổi chiều nhắm vào Bắc Kinh" trên nhật báo Pháp Le Figaro.

Bài báo nhận định : "Bão đang đổi chiều và bắt đầu thổi mạnh về hướng Trung Quốc. Khắp nơi trên hành tinh, càng ngày càng có nhiều tiếng nói đòi mở điều tra quốc tế để xác định nguồn gốc đại dịch Covid-19. Các sức ép ngày càng gia tăng chống lại chế độ cộng sản Trung Quốc, do Bắc Kinh từ chối cung cấp các kết quả điều tra dịch tễ học và mở cửa cho các chuyên gia quốc tế… Nghiên cứu về các nguồn gốc của virus được

"Covid-19 kể từ giờ nằm ở tâm điểm cuộc chiến ngoại giao hiện nay giữa Bắc Kinh với các cường quốc phương Tây", với "cuộc đối đầu dữ dội giữa hai mô hình trái ngược, mô hình dân chủ đòi hỏi sự minh bạch và mô hình của các chế độ siêu độc tài và cộng sản, tìm mọi các che giấu thông tin, bóp méo thông tin". Câu hỏi mà Le Figaro đặt ra là : Ai sẽ thắng ai ?

Bản thân chính quyền Trung Quốc cũng ý thức được sự căm phẫn của thế giới đối với chế độ Bắc Kinh. Theo Reuters, bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc hồi tháng trước đã cung cấp cho các lãnh đạo nước này một báo cáo nội bộ, cho thấy giờ đây chế độ cộng sản Trung Quốc đang phải đối mặt với một làn sóng đối kháng chưa từng thấy từ quốc tế, kể từ sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989. Vào thời điểm đó, phương Tây đã từng áp đặt các trừng phạt. Còn giờ đây cho dù Trung Quốc đã mạnh hơn rất nhiều, cục diện thế giới cũng có thể nghiêng về phía bất lợi cho Bắc Kinh, với đại dịch bùng lên từ Vũ Hán.

Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc - Cicir, thân cận với bộ An Ninh Quốc Gia Trung Quốc, tâm lý bài Trung có thể khiến dự án "Con Đường Tơ Lụa Mới" bị giảm tốc. Cũng có khả năng quan hệ Mỹ - Trung xấu đi nhanh chóng, và đụng độ vũ trang giữa hai nước có thể xảy ra.

Le Figaro khép lại bài "Cơn bão đang đổi chiều…" với nhận định, dù sao ưu tiên của Trung Quốc hiện nay vẫn "dường như là tìm mọi cách, bất luận cực đoan thế nào, để không phải đối mặt với sự thật về nguồn gốc virus".

Trong một diễn biến liên quan, một tài liệu điều tra của các cơ quan tình báo thuộc liên minh Five Eyes (gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand) cáo buộc Bắc Kinh "phá hủy bằng chứng" về nguồn gốc virus, với nhận định thái độ của Trung Quốc là "một sự lăng nhục đối với đòi hỏi minh bạch quốc tế".

cov7

Hãng truyền thông Úc Daily Telegraph công bố tài liệu của lực lượng tình báo về nguồn gốc dịch bệnh Covid-19

Hôm thứ Bảy, 02/5, hãng truyền thông Úc Daily Telegraph công bố nhiều thông tin từ một điều tra của liên minh tình báo Five Eyes, về nguồn gốc dịch bệnh Covid-19.

Tinh thần chính của tập tài liệu 15 trang, mà Daily Telegraph có được, khẳng định "chính quyền Trung Quốc đã cố tình xóa bỏ hay phá hủy các bằng chứng về bệnh dịch". Bắc Kinh bị cáo buộc đã che giấu thông tin, bịt miệng, và khiến cho nhiều bác sĩ muốn nói lên sự thực mất tích, phá hủy các bằng chứng trong phòng thí nghiệm, từ chối cung cấp "các mẫu virus sống" mà các nhà khoa học quốc tế đang cần để nghiên cứu chế tạo vác-xin. Các hành động như trên của Trung Quốc bị tố cáo đã khiến rất nhiều quốc gia lâm vào tình trạng nguy hiểm, và dẫn đến hàng chục nghìn người chết.

Hồ sơ của nhóm Five Eyes tập trung vào nhóm nghiên cứu thuộc Viện Virus Học Vũ Hán, do nhà nghiên cứu nổi tiếng về virus corona ở loài dơi, bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) đứng đầu. Kết quả nghiên cứu về một số loại virus corona ở loài dơi tại một hang động tỉnh Vân Nam cho thấy sự tương đồng về bộ mã di truyền hết sức lớn với virus corona gây bệnh Covid-19. Theo Daily Telegraph có ít nhất một trong số 50 mẫu virus corona được tiến sĩ Thạch Chính Lệ nghiên cứu về mặt di truyền giống đến 96% với virus gây bệnh Covid-19. Hơn nữa, một nghiên cứu được nhóm các nhà khoa học, do bà Thạch Chính Lệ đứng đầu, công bố hồi tháng 3/2019, nhận định "rất có khả năng các bệnh dịch giống như SARS hay MERS đến từ các virus corona sống ký sinh ở loài dơi. Và nhiều khả năng dịch bệnh sẽ xuất hiện tại Trung Quốc".

Tài liệu điều tra của nhóm Five Eyes cũng mô tả việc chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt thông tin trên các mạng Internet, liên quan đến dịch bệnh, ngay từ cuối tháng 12/2019.

Ngày 02/01/2020, Ủy ban Y tế của tỉnh Hồ Bắc ra lệnh cho các phòng xét nghiệm ngừng các hoạt động phân tích về loại virus mới, và yêu cầu tiêu hủy các bệnh phẩm.

Ngày 03/01, Ủy Ban Y Tế Quốc Gia ra lệnh cấm xuất bản các thông tin liên quan đến căn bệnh mới xuất hiện. 

Daily Telegraph cũng đặc biệt nhấn mạnh đến trường hợp "đáng lo ngại nhất" của nhà nghiên cứu Hoàng Yến Linh (Huang Yan Ling), thành viên Viện Virus Vũ Hán, được cho là "bệnh nhân số không". Tuy nhiên, ngày 16/02, Viện Vũ Hán phủ nhận điều này. Tiểu sử cũng như hình ảnh của nhà khoa học trên trang chủ của viện nghiên cứu bị xóa bỏ. Theo Viện Virus Học Vũ Hán, bà Hoàng vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, nữ khoa học gia biệt tích.

Vẫn theo Daily Telegraph, Trung Quốc đã có bằng chứng là virus corona mới có thể lây từ người sang người từ ngày 06/12/2019, nhưng chỉ chấp nhận sự thật này từ ngày 20/01/2020, trước khi ra quyết định phong tỏa Vũ Hán từ ngày 23/01.

Trong lúc không có thông tin rõ ràng về khả năng virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, thì liên minh tình báo Five Eyes đặc biệt chú ý đến việc chính phủ Úc tài trợ cho một nghiên cứu của nhóm khoa học gia Vũ Hán, trong đó có tiến sĩ Thạch Chính Lệ, trong các nghiên cứu can thiệp vào hệ mã di truyền của virus corona ở loài dơi, để xem xét khả năng các virus nói trên lây truyền sang các động vật có vú khác như thế nào.

Khi cơn cuồng phong kéo đến, Trung Quốc đơn độc đáp trả bằng những tiểu xảo quen thuộc. Thay vì chọn Tổng thống Mỹ Donald Trump là mục tiêu tấn công, Bắc Kinh đã chuyển hướng chỉ trích sang Ngoại trưởng Mike Pompeo.

Bắc Kinh đang tung ra chiến dịch tấn công ngoại trưởng Mỹ trên truyền thông, lên án ông Mike Pompeo là "kẻ thù của nhân loại".

Chiến dịch tấn công lãnh đạo ngoại giao Mỹ trên truyền thông Nhà nước Trung Quốc diễn ra liên tục từ ngày 27 đến 30/04. Pompeo là "kẻ dối trá", "kẻ vu khống"… Báo chí Trung Quốc coi Mike Pompeo là ngoại trưởng Mỹ tồi tệ nhất trong lịch sử.

"Bốn tội lỗi" của ngoại trưởng Mỹ mà truyền thông Trung Quốc bêu ra là cắt tài trợ cho WHO, che giấu thất bại của nước Mỹ trong việc phòng chống dịch Covid-19, đổ hết trách nhiệm cho Trung Quốc, và khiến thảm họa nhân đạo trên thế giới gia tăng, do các đàn áp quá mức nhắm vào một số quốc gia như Cuba hay Iran.

Tóm lại, ngoại trưởng Mike Pompeo là "kẻ gần như không còn nhân tính" và là "sự hổ thẹn cho nền ngoại giao Mỹ".

Trên thực tế, truyền thông Trung Quốc tránh đả kích công khai tổng thống Mỹ, mũi nhọn chỉ trích nhắm vào Hoa Kỳ được dồn sang viên ngoại trưởng.

Trên bình diện đa phương, một ngày sau khi EU cho biết Liên minh và 27 quốc gia thành viên sẽ đồng tài trợ cho một dự thảo nghị quyết kêu gọi đánh giá độc lập trên cơ sở dữ liệu về virus corona mới gây ra căn bệnh Covid-19 tại Hội nghị Y tế Thế giới trực tuyến vào ngày 18/5, Trung Quốc đã có động thái đáp trả ngay tức khắc.

Trung Quốc ‘trả đũa’ lại EU bằng cách đã cử một đại diện cấp thấp tham dự sự kiện cam kết toàn cầu do EU dẫn đầu về vắc-xin Covid-19. Trong số 43 quốc gia tham gia, Trung Quốc là nước duy nhất không cử quan chức cấp bộ trưởng mà thay vào đó là Đại sứ Trung Quốc tại EU Trương Minh.

Sự tham dự của Đại sứ Trung Quốc tại EU Trương Minh được công bố vào phút cuối, vì các thông tin trước đó của EU cho thấy Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ phát biểu, theo một thông báo truyền thông của EU gửi đi 4 giờ trước sự kiện diễn ra.

Trung Quốc không chỉ đưa quan chức cấp thấp nhất tới sự kiện trực tuyến, mà còn không đưa ra cam kết tài chính mới nào, cũng không hứa sẽ biến bất kỳ loại vắc-xin thành công nào thành lợi ích chung như một số nước tham gia kêu gọi.

Đại sứ Trung Quốc tham dự chỉ lên tiếng kêu gọi "tạm dừng các trò chơi đổ lỗi" - rõ ràng đề cập đến nỗ lực của Hoa Kỳ và EU trong việc điều tra nguồn gốc của virus corona.

Một nhà ngoại giao EU lưu ý rằng vị đại sứ Trung Quốc không tập trung vào vắc-xin - vốn là chủ đề của sự kiện - mặc dù Bắc Kinh là một trong những quốc gia hàng đầu nghiên cứu về Covid-19. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cuối tuần qua cho biết nước này đã phê duyệt thử nghiệm lâm sàng cho ba loại vắc-xin ngừa Covid-19 của ba công ty : Công ty công nghệ sinh học CanSino Biologics, Công nghệ sinh học Sinovac và Viện sản phẩm sinh học Vũ Hán.

Ông Antoine Bondaz, một chuyên gia về mối quan hệ EU - Trung Quốc tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược ở Paris (Pháp) nhận xét : "Trung Quốc muốn thuyết phục EU rằng họ là đối tác tốt hơn Mỹ và sẽ thúc đẩy chủ nghĩa đa phương. Tuy nhiên, họ đã không hành động khi họ có cơ hội để làm như vậy".

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa cam kết tham gia một cuộc điều tra quốc tế nào vì cho rằng "đó sẽ là một trò chơi đổ lỗi nhằm vào Bắc Kinh", mặc dù Trung Quốc đã nhiều lần cam kết hỗ trợ cho WHO.

Phương Tây liên tục đưa ra những cáo buộc liên quan đến vấn đề minh bạch thông tin của Trung Quốc về dịch Covid-19 cũng như về nguồn gốc của virus.

Trung Quốc đang phải hứng chịu những quả báo do những tai họa mà chính quyền nước này , vì che giấu đã và đang gây ra cho nhân loại.

Trước những cáo buộc như vũ bão của Mỹ, Anh, Úc, EU và nhiều nước khác, Trung Quốc sẽ không còn cơ hội để giấu diếm sự thật.

Hoàng Trung

Nguồn : Thoibao.de, 07/05/2020

*********************

Covid -19 : Đài Loan tuyên bố Trung Quốc không xứng đáng trong Tổ chức Y tế Thế giới

Tú Anh, RFI, 05/05/2020

Chỉ có Đài Loan, với một chính quyền được bầu một cách dân chủ mới xứng đáng đại diện cho nhân dân trong một định chế quốc tế. Trung Quốc là một chế độ không xứng đáng. Đài Bắc kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới loại Trung Quốc ra khỏi tổ chức vì thiếu trách nhiệm trong vụ đại dịch Covid-19. 

cov8

Tổng thống Thái Anh Văn kiểm tra tình hình chống dịch Covid-19 tại một đơn vị quân đội tại Đài Nam, Đài Loan, ngày 09/04/2020. Reuters - ANN WANG

Bị Trung Quốc xem là một tỉnh nổi loạn và gây áp lực loại ra khỏi Tổ chức Y tế Thế giới WHO/OMS, Đài Loan không ngừng vận động cộng đồng quốc tế ủng hộ tái gia nhập. Bước thứ nhất là xin làm quan sát viên Hội Đồng Y Tế Thế Giới World Health Assembly (WHA), cơ cấu quyết định của WHO/OMS, cho dù Bắc Kinh sẽ ngăn chặn.

Hội Đồng sẽ nhóm họp trong tháng 5 này. Vấn đề Đài Loan là một trong những chủ đề sẽ được 194 thành viên thảo luận, theo bản tin của Reuteurs.

Từ Đài Bắc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan Joanne Ou cho rằng việc Hoa lục giành chiếc ghế thành viên của Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hiệp Quốc vào năm 1971, cho đến nay chỉ giải quyết vấn đề ai là đại diện cho Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không có tư cách đại diện cho Đài Loan ở các định chế quốc tế khác.

Theo Bộ Ngoại giao Đài Loan, chỉ có một chính phủ dân cử mới xứng đáng đại diện cho 23 triệu dân Đài Loan. Do vậy, Đài Bắc kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới cho phép Đài Loan tái gia nhập, không thể loại 23 triệu người ra khỏi cuộc chiến quốc tế chống Covid-19 mà Đài Loan đã chứng minh tiến hành hiệu quả hơn chính quyền Hoa lục.

Hiện nay, ước nguyện của Đài Loan được nhiều cường quốc hậu thuẫn, đứng đầu là Hoa Kỳ cũng như Úc và Nhật Bản.

WHO : "Không có bằng chứng đại dịch Covid-19 xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán"

Trong khi đó, từ Genève, một chuyên gia trong Tổ chức Y tế Thế giới bác luận điểm của Mỹ, theo đó, siêu vi corona chủng mới gây đại dịch "lọt" ra từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc tại Vũ Hán.

Bác sĩ Michael Rayan, giám đốc Chương trình Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng cho đến thời điểm này, không có bằng chứng xác minh corona chủng mới có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm. Chính phủ Mỹ chưa cung cấp "bằng chứng và sự kiện" ; Nói cách khác những cáo buộc của Washington là "suy đoán" không có cơ sở.

Tú Anh

*********************

Tình báo Mỹ : Trung Quốc che giấu độ bùng phát virus để tích trữ thiết bị

Thu Thủy, Thoibao.de, 06/05/2020

Một tài liệu tình báo cho thấy các quan chức Mỹ tin rằng Trung Quốc đã che đậy mức độ bùng phát của virus corona - cũng như mức độ lây nhiễm của căn bệnh này - để dự trữ vật tư y tế cần thiết cho việc ứng phó với dịch bệnh.

cov9

Nhân viên đang chất lô hàng vật tư, thiết bị y tế nhập khẩu từ Trung Quốc lên máy bay để chuyển tới giúp Ba Lan - Ảnh minh họa

Theo một báo cáo tình báo của Bộ An ninh Nội địa dài bốn trang đề ngày 1/5 mà Associated Press (AP) được xem, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã "cố tình che giấu sự nghiêm trọng" của Đại dịch với thế giới vào đầu tháng 1/2020.

Tiết lộ được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Trump tăng cường chỉ trích Trung Quốc, với việc Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 3/5 nói rằng Trung Quốc chịu trách nhiệm cho sự lây lan của dịch bệnh và phải bị buộc trách nhiệm này.

Trong khi đó những người chỉ trích chính quyền Trump lại cho rằng chính phủ đã ứng phó chậm và không đầy đủ trước đại dịch virus corona. Các đối thủ chính trị của Tổng thống Donald Trump cáo buộc rằng ông Trump đả kích Trung Quốc, một kẻ thù địa chính trị nhưng là đối tác thương mại quan trọng của Mỹ, nhằm đánh lạc hướng những lời chỉ trích ngay trong nước Mỹ.

Báo cáo cũng nói rằng Trung Quốc đã không thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) biết rằng virus corona "là một bệnh truyền nhiễm" trong suốt tháng 1 để họ có thể đặt hàng vật tư y tế từ nước ngoài. Cũng theo báo cáo, việc nhập khẩu khẩu trang và áo bảo bộ cùng găng tay y tế của Trung Quốc tăng mạnh trong thời gian này.

Những kết luận này dựa trên độ tin cậy 95% rằng sự thay đổi trong hành vi nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc không nằm trong phạm vi bình thường, theo báo cáo.

Trung Quốc đã thông báo cho WHO về sự bùng phát dịch vào ngày 31/12. Họ đã liên lạc với Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ vào ngày 3/1 và công khai xác định nguồn bệnh này là một chủng virus corona mới vào ngày 8/1.

Các quan chức Trung Quốc đã ngăn chặn các bác sĩ muốn cảnh báo sớm về virus này và liên tục hạ thấp nguy cơ bùng phát của dịch bệnh.

Tuy nhiên, nhiều bước đi sai của chính phủ Trung Quốc dường như là do những rào cản quan liêu, sự kiểm soát chặt chẽ về thông tin cũng như việc các quan chức ngần ngại trong việc báo cáo tin xấu.

Không có bằng chứng công khai nào cho thấy đây là một âm mưu có chủ đích để mua hết các vật tư y tế trên thế giới.

Trong một đăng tải trên Twitter hôm 3/5, Tổng thống Trump dường như đổ lỗi cho các quan chức tình báo Mỹ vì đã không làm rõ sớm hơn mức độ nguy hiểm có thể có của sự bùng phát dịch virus Cúm Vũ Hán.

Ông Trump trước đây đã suy đoán rằng Trung Quốc có thể đã để virus corona thoát ra do một "sai lầm" khủng khiếp nào đó. Các cơ quan tình báo của ông nói rằng họ vẫn đang xem xét quan điểm do tổng thống và các phụ tá của ông đưa ra, trong đó cho rằng đại dịch có thể phát sinh từ một tai nạn tại phòng thí nghiệm Trung Quốc.

Bắc Kinh đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc của Mỹ cho rằng sự bùng phát dịch là do lỗi của Trung Quốc, và chỉ ra nhiều sai lầm của các quan chức Mỹ trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh này. Trung Quốc công khai thông báo rằng virus có thể lây truyền từ người sang người hôm 20/1 và Mỹ đã mất gần 2 tháng để chuẩn bị cho đại dịch, trong đó chính phủ Hoa Kỳ đã không thể cung cấp các dụng cụ y tế và triển khai các bộ dụng cụ xét nghiệm không đầy đủ.

Khi công bố tài liệu 15 trang của liên minh tình báo Ngũ Nhãn, báo Australia Daily Telegraph mô tả nó như một "quả bom".

Ngũ Nhãn (Five Eyes), liên minh tình báo 5 nước Mỹ, Anh, Australia, New Zealand và Canada, cáo buộc Trung Quốc che đậy thông tin về virus bằng cách bác bỏ khả năng nCoV lây từ người sang người, "bịt miệng" các bác sĩ cảnh báo sớm, xóa bằng chứng trong phòng thí nghiệm và không chịu cung cấp mẫu sinh phẩm cho các nhà khoa học quốc tế nghiên cứu vaccine.

cov10

Bên trong chợ Hải sản Vũ Hán, nơi được cho là khởi đầu lây nhiễm virus Cúm Vũ Hán

Tài liệu được báo Australia công bố hôm 2/5 nhắc đến công việc của Thạch Chính Lệ, nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Virus học Vũ Hán (WIV). Năm 2013, bà Thạch và các đồng sự thu thập mẫu phân dơi móng ngựa từ một hang động ở tỉnh Vân Nam và sau này phát hiện nó chứa virus giống nCoV tới 96,2%.

Nhóm này từng tổng hợp ra một virus corona mới giống SARS, để phân tích xem nó có thể truyền từ dơi sang động vật có vú khác hay không. Nghiên cứu được thực hiện cùng với Đại học Bắc Carolina tháng 11/2015 kết luận rằng virus có thể truyền trực tiếp từ dơi sang người và không có cách điều trị.

Nghiên cứu thừa nhận độ nguy hiểm của công việc họ tiến hành. "Cần phải cân nhắc giữa một bên là tiềm năng ‘đi trước đón đầu’ những dịch bệnh trong tương lai với bên còn lại là nguy cơ tạo ra các mầm bệnh nguy hiểm hơn", các nhà khoa học viết. Họ cho biết "để đánh giá khả năng lây sang người của virus corona từ dơi, họ đã tạo ra một loại virus corona mới từ trình tự gene được phân lập từ dơi móng ngựa Trung Quốc".

Một trong những đồng tác giả với bà Thạch, giáo sư Ralph Baric từ Đại học Bắc Carolina, nói trong cuộc phỏng vấn với Science Daily vào thời điểm đó : "Virus này rất dễ gây bệnh. Cả phác đồ điều trị đã được sử dụng để đối phó SARS năm 2002 lẫn thuốc ZMapp chống Ebola đều không thể vô hiệu hóa được nó".

Tháng 3/2019, bà Thạch và các đồng sự công bố một đánh giá có tiêu đề "virus corona trong loài dơi ở Trung Quốc" trên tạp chí y khoa Viruses, viết rằng họ nhắm đến mục tiêu "dự đoán các điểm nóng virus và nguy cơ lây truyền giữa các loài". "Rất có khả năng dịch virus corona giống SARS hoặc MERS trong tương lai sẽ bắt nguồn từ dơi, và nhiều khả năng xảy ra ở Trung Quốc", đánh giá có đoạn viết.

Mỹ đã dừng tài trợ cho các thí nghiệm gây tranh cãi có nguy cơ làm lây lan virus nguy hiểm vào tháng 10/2014, lo ngại nó có thể dẫn đến đại dịch toàn cầu. Tuy nhiên, họ nối lại tài trợ vào tháng 12/2017.

WIV - Viện Virus học Vũ Hán đang là tâm điểm của nhiều nghi ngờ. Tổng thống Mỹ Donald Trump và các quan chức Mỹ đang thúc đẩy giả thuyết nCoV đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm này.

Cộng đồng Tình báo Mỹ hôm 1/5 bác bỏ giả thuyết nCoV là virus nhân tạo hoặc bị biến đổi gene, song cho biết họ đang xem xét khả năng nCoV thoát ra ngoài "sau một sự cố tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán". Giới chuyên gia đánh giá khả năng này khó xảy ra nhưng không phải không thể. Trong khi đó, Trung Quốc bác bỏ nghi vấn.

Daily Telegraph chú ý đến việc Hoàng Diễm Linh (Huang Yan Ling), nhà nghiên cứu tại WIV, "biến mất". Có những tin đồn trên mạng xã hội Trung Quốc rằng bà là người đầu tiên được chẩn đoán nhiễm nCoV và là "bệnh nhân số 0". Tiểu sử và ảnh của bà đã bị xóa khỏi trang web của WIV.

Ngày 16/2, Viện Virus học Vũ Hán bác bỏ thông tin Hoàng Diễm Linh là "bệnh nhân số 0", nói rằng bà vẫn sống và khỏe mạnh, nhưng không đưa ra bằng chứng.

Tài liệu của Ngũ Nhãn còn cáo buộc Trung Quốc che đậy thông tin về dịch. Ngày 6/12/2019, 5 ngày sau khi một người đàn ông liên quan đến chợ hải sản Hoa Nam Vũ Hán có triệu chứng giống viêm phổi, vợ anh ta cũng mắc bệnh, cho thấy có dấu hiệu virus lây từ người sang người.

Ngày 31/12/2019, giới chức Trung Quốc bắt đầu kiểm duyệt tin tức về virus trên các công cụ tìm kiếm của nước này, xóa các thuật ngữ bao gồm "biến thể SARS", "chợ hải sản Vũ Hán" và "viêm phổi Vũ Hán bí ẩn".

Ngày 1/1/2020, giới chức Vũ Hán đóng cửa và khử trùng chợ hải sản Hoa Nam, dù chưa tiến hành bất kỳ cuộc điều tra nào về nguồn gốc virus. New York Times đưa tin rằng Trung Quốc không lấy mẫu từ động vật hay chuồng nhốt tại đây và đánh giá đây là hành vi "xóa sạch bằng chứng".

Ủy ban Y tế Hồ Bắc ngày 2/1 ra lệnh cho các công ty nghiên cứu gene ngừng thử nghiệm virus mới và tiêu hủy tất cả các mẫu sinh phẩm. Một ngày sau, Ủy ban Y tế Quốc gia yêu cầu tiêu hủy hoặc chuyển các mẫu bệnh phẩm nCoV đến một số cơ sở xét nghiệm được chỉ định, đồng thời ra chỉ thị không công bố thông tin về dịch. Các bác sĩ lên tiếng về loại virus mới, như Lý Văn Lượng, bị khiển trách và bị coi là "lan truyền tin đồn thất thiệt".

Ngày 10/1, quan chức Trung Quốc nói rằng dịch "đã được kiểm soát" và người nhiễm chỉ có "triệu chứng nhẹ". Hôm sau, một phòng thí nghiệm ở Thượng Hải chia sẻ trình tự gene với thế giới, nhưng nó bị đóng cửa một ngày sau đó với lý do "sửa chữa".

Ngũ Nhãn chỉ trích Trung Quốc ban đầu liên tục phủ nhận dịch. "Mặc dù có bằng chứng virus lây từ người sang người vào đầu tháng 12/2019, Trung Quốc bác bỏ cho đến ngày 20/1", tài liệu có đoạn viết. "WHO cũng làm vậy, mặc dù các quan chức Đài Loan đã bày tỏ lo ngại virus lây từ người sang người từ ngày 31/12/2019. Các chuyên gia Hong Kong đưa ra cảnh báo tương tự ngày 4/1".

Ngày 24/1, các quan chức ở Bắc Kinh ngăn WIV chia sẻ các mẫu phân lập virus với Đại học Texas. Ngày 6/2, cơ quan giám sát mạng Trung Quốc tiếp tục thắt chặt kiểm soát chủ đề dịch bệnh trên các mạng xã hội.

Ngũ Nhãn nhấn mạnh nghịch lý khi giới chức Bắc Kinh ra lệnh cấm người dân đi lại trong nước, nhưng lại lên án động thái cấm người Trung Quốc nhập cảnh của Australia và Mỹ. "Hàng triệu người rời Vũ Hán sau khi dịch bùng phát và trước khi Vũ Hán bị phong tỏa ngày 23/1. Hàng nghìn người bay ra nước ngoài. Trong suốt tháng hai, Bắc Kinh yêu cầu Mỹ, Italy, Ấn Độ, Australia, Đông Nam Á và nhiều nước khác không áp hạn chế đi lại với công dân nước này, mặc dù chính Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt trong nước".

Tình báo 5 nước cho rằng hành động của Bắc Kinh "gây nguy hiểm cho các nước khác" và không khác gì "đòn công kích vào sự minh bạch quốc tế".

"Khi các nhà ngoại giao EU chuẩn bị một báo cáo về đại dịch, Trung Quốc đã gây áp lực với Brussels để loại bỏ ngôn từ chỉ trích Trung Quốc nói dối về Cúm Vũ Hán. Khi Australia kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về dịch, Trung Quốc dọa sẽ tẩy chay thương mại. Họ cũng phản ứng dữ dội với những lời kêu gọi minh bạch của Mỹ", tài liệu có đoạn viết.

Thực tế, tình báo Mỹ chưa xác nhận về sự tồn tại của tài liệu 15 trang nói trên, nhưng một quan chức cấp cao nước này nói với Fox News báo cáo đó phù hợp với quan điểm của tình báo Mỹ rằng Trung Quốc biết việc nCoV lây từ người sang người sớm hơn những gì họ thông báo, rằng họ biết chủng virus này lây lan mạnh hơn những gì nước này tuyên bố với cộng đồng quốc tế trong những tuần đầu tiên dịch bùng phát.

Báo Trung Quốc Global Times đã chỉ trích gay gắt Daily Telegraph sau khi họ đăng thông tin về tài liệu của Ngũ Nhãn. Họ dẫn lời Lý Hải Đông (Li Haidong), giáo sư Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng : "Truyền thông Australia tung tin về một tài liệu không được kiểm chứng để bôi nhọ Trung Quốc. Đây là hành vi thiếu tính chuyên nghiệp và khách quan của báo chí".

"Ngay cả khi tài liệu này thực sự tồn tại, liên minh Ngũ Nhãn được thành lập để phục vụ mục đích chính trị của 5 quốc gia. Báo cáo điều tra của họ chỉ đáp ứng nhu cầu chính trị của họ, thay vì sự thật khoa học", Lý nói thêm. "Một số đơn vị truyền thông và chính trị gia Australia không còn xem xét một cách độc lập lợi ích chung của đất nước mà áp dụng cách tiếp cận do Mỹ dẫn đầu để bôi nhọ Trung Quốc về Cúm Vũ Hán. Họ đang làm tổn thương tình bạn sâu sắc và lợi ích chung đã gắn kết từ lâu giữa hai đất nước".

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quốc hội về Tình báo và An ninh Australia Andrew Hastie cho rằng thế giới cần sự minh bạch và phải tổ chức một cuộc điều tra. "Rất nhiều người Australia đã chịu thiệt hại do cách xử lý tồi tệ của chính phủ Trung Quốc. Nếu Australia - Trung Quốc thật sự thân thiết như Bắc Kinh nói, chúng ta cần câu trả lời về việc tất cả bắt đầu như thế nào", ông cho hay.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3/5 cho biết ông tin rằng có thể có tới 100.000 người Mỹ sẽ tử vong trong đại dịch virus corona, sau khi số người chết vượt qua ước tính trước đó của ông, nhưng ông tin chắc rằng một loại vắc-xin sẽ được phát triển vào cuối năm nay.

"Chúng ta sẽ mất đi khoảng 75.000, 80.000 cho đến 100.000 người. Đó là một điều kinh khủng", ông Trump nói. Trước đó hôm 1/5, vị tổng thống đương nhiệm nói rằng ông hy vọng số người Mỹ chết sẽ ít hơn 100.000 và trước đó trong tuần ông đề cập đến khoảng 60.000 đến 70.000 người có thể sẽ tử vong.

Khoảng một nửa số các bang hiện đã dỡ bỏ một phần các hạn chế đóng cửa vì số ca mắc mới của Cúm Vũ Hán đã bắt đầu giảm hoặc chững lại trong lúc người dân cũng muốn được giảm bớt những hạn chế đã khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn.

Trong một đánh giá mâu thuẫn với một số chuyên gia y tế công cộng, ông Trump nói ông tin rằng một loại vắc-xin chống Cúm Vũ Hán sẽ có vào cuối năm nay.

Nhiều chuyên gia y tế, bao gồm bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của quốc gia, đã thận trọng cho rằng một loại vắc-xin có thể có trong vòng 1 năm đến 1 năm rưỡi nữa.

Thu Thủy

Nguồn : Thoibao.de, 06/05/2020

Published in Diễn đàn

"Cuồng phong Covid-19" : Bão đổi chiều nhắm vào Bắc Kinh

Tính đến hôm 05/05/2020, lệnh phong tỏa nghiêm ngặt để chống đỡ đại dịch Covid-19 chỉ còn được 5 quốc gia áp dụng, trong đó có Pháp. Paris đang dò dẫm chuẩn bị khởi sự giai đoạn ra khỏi phong tỏa đầy gian nan, bắt đầu từ tuần tới. Đây cũng là chủ đề thu hút hầu hết các báo.

bao01

Ngày 12/1/2020, Tổ Dịch vụ vệ sinh thành phố Vũ Hán rời khỏi khu chợ bán thú rừng, nơi đã bị đóng cửa bởi các quan chức y tế và cũng là nơi bệnh nhân đầu tiên đã chết vì siêu virus Covid-19 của Trung Quốc. Noel Celis / AFP - Ảnh minh họa

Trước hết xin giới thiệu một số bài về quan hệ thế giới với Trung Quốc. Đặc biệt có bài nhận định của Le Figaro "Trong trận cuồng phong Covid-19, bão đang đổi chiều nhắm vào Bắc Kinh". 

"Bão đang đổi chiều, và bắt đầu thổi mạnh về hướng Trung Quốc. Khắp nơi trên hành tinh, càng ngày càng có nhiều tiếng nói đòi mở điều tra quốc tế để xác định nguồn gốc đại dịch Covid-19. Các sức ép ngày càng gia tăng chống lại chế độ cộng sản Trung Quốc, do Bắc Kinh từ chối cung cấp các kết quả điều tra dịch tễ học và mở cửa cho các chuyên gia quốc tế… nghiên cứu về các nguồn gốc của virus được giới khoa học và giới chính trị xem như là một nhiệm vụ cấp thiết để ngăn ngừa một đại dịch mới".

Cộng đồng quốc tế giờ đây muốn biết rõ hơn về bệnh dịch, bùng lên từ Vũ Hán, khiến 3,5 triệu người lây nhiễm và ít nhất 230.000 người chết, theo các số liệu chính thức, buộc một nửa nhân loại sống trong phong tỏa, khiến kinh tế toàn cầu suy sụp. 

Tấn công Bắc Kinh dữ dội nhất là Mỹ : nguyên thủ Hoa Kỳ tin rằng Covid-19 đến từ phòng thí nghiệp P4 tại Vũ Hán. Vào năm bầu cử tổng thống, "vấn đề Trung Quốc" đã trở thành một chủ đề lớn của đời sống chính trị Mỹ. Donald Trump đòi Bắc Kinh phải trả giá, trước hết với đe dọa tăng thuế trừng phạt.

Chính quyền Úc, vốn khá kín tiếng trên đấu trường ngoại giao quốc tế, cũng hứa hẹn sẽ gây áp lực với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhằm mở một cuộc điều tra về nguồn gốc virus. Bắc Kinh dọa trả đũa, với việc tẩy chay hàng hóa và đại học Úc. 

Liên Hiệp Châu Âu cũng bắt đầu cao giọng với Trung Quốc, cho dù với sự dè dặt, vì Liên Âu hiện có nhiều hợp đồng kinh tế với Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực trang thiết bị y tế. Trước đó, Bruxelles đã phải chỉnh sửa một tuyên bố lên án việc Bắc Kinh bóp méo thông tin, với những lời lẽ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, giờ đây Liên Âu tỏ ra kiên quyết hơn.

Bruxelles đang chuẩn bị một dự thảo nghị quyết cho một hội nghị toàn thể của WHO. Trong một cuộc trả lời báo Pháp, lãnh đạo ngoại giao Liên Âu, ông Joseph Borrell, nhấn mạnh đến "tầm quan trọng của việc làm sáng tỏ các bối cảnh cụ thể khiến đại dịch bùng phát", đòi hỏi một cuộc điều tra "độc lập" về những gì đã diễn ra. Cho dù coi Bắc Kinh là "một đối tác chiến lược", Liên Âu cần tìm ra được một "thế cân bằng về lợi ích". 

Tổ chức Y tế Thế giới, mà từ đầu đến nay bị chỉ trích mạnh về thái độ thiên vị Trung Quốc, cũng bắt đầu thay đổi, với việc đề nghị Bắc Kinh cho tham gia điều tra nguồn gốc virus. Le Figaro đặc biệt chú ý đến "áp lực từ phía nhiều cơ quan tình báo" phương Tây. Một tài liệu điều tra của các cơ quan tình báo thuộc liên minh Five Eyes (gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand) cáo buộc Bắc Kinh "phá hủy bằng chứng" về nguồn gốc virus, với nhận định thái độ của Trung Quốc là "một sự lăng nhục đối với đòi hỏi minh bạch quốc tế". 

Nhật báo Pháp ghi nhận phản ứng bất hợp tác của Trung Quốc, coi "các đòi hỏi điều tra độc lập là xuất phát từ các động cơ chính trị". 

Bắc Kinh tìm mọi cách để tránh đối diện với sự thật

"Covid-19 kể từ giờ nằm ở tâm điểm cuộc chiến ngoại giao hiện nay giữa Bắc Kinh với các cường quốc phương Tây", với "cuộc đối đầu dữ dội giữa hai mô hình trái ngược, mô hình dân chủ đòi hỏi sự minh bạch và mô hình của các chế độ siêu độc tài và cộng sản, tìm mọi các che giấu thông tin, bóp méo thông tin". Câu hỏi mà Le Figaro đặt ra là : Ai sẽ thắng ai ?

Bản thân chính quyền Trung Quốc cũng ý thức được sự căm phẫn của thế giới đối với chế độ Bắc Kinh. Theo Reuters, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc hồi tháng trước đã cung cấp cho các lãnh đạo nước này một báo cáo nội bộ, cho thấy giờ đây chế độ cộng sản Trung Quốc đang phải đối mặt với một làn sóng đối kháng chưa từng thấy từ quốc tế, kể từ sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989.

Vào thời điểm đó, phương Tây đã từng áp đặt các trừng phạt. Còn giờ đây cho dù Trung Quốc đã mạnh hơn rất nhiều, cục diện thế giới cũng có thể nghiêng về phía bất lợi cho Bắc Kinh, với đại dịch bùng lên từ Vũ Hán.

Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc - Cicir, thân cận với Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, tâm lý bài Trung có thể khiến dự án "Con Đường Tơ Lụa Mới" bị giảm tốc. Cũng có khả năng quan hệ Mỹ - Trung xấu đi nhanh chóng, và đụng độ vũ trang giữa hai nước có thể xảy ra. 

Le Figaro khép lại bài "Cơn bão đang đổi chiều…" với nhận định, dù sao ưu tiên của Trung Quốc hiện nay vẫn "dường như là tìm mọi cách, bất luận cực đoan thế nào, để không phải đối mặt với sự thật về nguồn gốc virus".

Trung Quốc : ngoại trưởng Mỹ là "kẻ thù nhân loại" 

Hồ sơ virus corona của Le Monde hôm nay có ba bài về Trung Quốc. Le Monde cho biết Bắc Kinh đang tung ra chiến dịch tấn công ngoại trưởng Mỹ trên truyền thông, lên án ông Mike Pompeo là "kẻ thù của nhân loại". 

Chiến dịch tấn công lãnh đạo ngoại giao Mỹ trên truyền thông nhà nước Trung Quốc diễn ra liên tục từ ngày 27 đến 30/04. Pompeo là "kẻ dối trá", "kẻ vu khống"… Báo chí Trung Quốc coi Mike Pompeo là ngoại trưởng Mỹ tồi tệ nhất trong lịch sử. 

"Bốn tội lỗi" của ngoại trưởng Mỹ mà truyền thông Trung Quốc bêu ra là cắt tài trợ cho WHO, che giấu thất bại của nước Mỹ trong việc phòng chống dịch Covid-19, đổ hết trách nhiệm cho Trung Quốc, và khiến thảm họa nhân đạo trên thế giới gia tăng, do các đàn áp quá mức nhắm vào một số quốc gia như Cuba hay Iran.

Tóm lại, ngoại trưởng Mike Pompeo là "kẻ gần như không còn nhân tính" và là "sự hổ thẹn cho nền ngoại giao Mỹ". Trên thực tế, truyền thông Trung Quốc tránh đả kích công khai tổng thống Mỹ, mũi nhọn chỉ trích nhắm vào Hoa Kỳ được dồn sang viên ngoại trưởng. 

Trump : đàm phán thương mại với Bắc Kinh là "thứ yếu"

Theo các nhà quan sát, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh chưa bao giờ căng thẳng đến như vậy, kể từ khi hai nước nối lại quan hệ năm 1972. Theo Le Monde, truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong ngắn hạn, vẫn có thể tiếp tục dàn đồng ca về thành tích chống dịch hiệu quả hơn nhiều so với các nền dân chủ phương Tây, nhưng Bắc Kinh cũng không hề ảo tưởng, khi hiểu rằng bối cảnh thế giới hiện nay là "khó khăn và phức tạp hơn nhiều" với chế độ cộng sản.

Một làn sóng đòi khởi kiện Trung Quốc đang dấy lên, trong đó có vụ kiện do bang Missouri ở Mỹ khởi xướng, với đối tượng là Chính phủ và Đảng cộng sản cầm quyền. Nếu như Trung Quốc khó lòng bị kết án, nhưng cũng "khó có ai dám khẳng định các vụ kiện như vậy sẽ không để lại hệ quả gì". 

Trong một bài viết khác, Le Monde ghi nhận tổng thống Mỹ đã quyết định có "một đường lối cứng rắn hơn với Trung Quốc". Sau một thời gian thậm chí ca ngợi Bắc Kinh trong việc đối phó với dịch, Donald Trump đã thay đổi hoàn toàn giọng điệu, với phát biểu gần như là cáo buộc đại dịch do virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc ở Vũ Hán.

Nếu như trước đó tổng thống Mỹ còn dè dặt do chờ đợi các tiến bộ trong đàm phán hưu chiến thương mại với Trung Quốc, vốn được coi là lá bài chính trong cuộc chạy đua tái cử vào Nhà Trắng, thì giờ đây với ông Trump, với đại dịch Covid-19, vấn đề này chỉ còn là "thứ yếu". 

Lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc của tổng thống Mỹ ngay lập tức đi kèm với hàng loạt biện pháp. Kể từ ngày 1/5, nhân danh an ninh quốc gia, nguyên thủ Mỹ ra lệnh cấm mua "các thiết bị điện tử" của các cơ sở nằm dưới sự kiểm soát của "các đối thủ nước ngoài". Không nói trực tiếp, nhưng ai cũng rõ đó là Trung Quốc.

Hạ Viện Mỹ, với sự đồng thuận của lưỡng đảng, đã thông qua luật ủng hộ ngoại giao đối với Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh coi là vùng đất thuộc Trung Quốc. Các thượng nghị sĩ Mỹ, với sự ủng hộ của tổng thống, cũng đang tìm cách ngăn cản Quỹ hưu trí của các viên chức liên bang đầu tư vào Trung Quốc…

Nhìn chung, theo Le Monde, thái độ đối kháng với Trung Quốc của tổng thống Trump chưa bao giờ rõ ràng như hiện nay. Trước đó, khác với phó tổng thống Mike Pence, ông Trump chưa bao giờ trực diện lên án "bản chất của chế độ cộng sản Trung Quốc", như trong đại dịch hiện nay. 

"5 quốc gia cuối cùng" chưa ra khỏi phong tỏa

Trở lại với tình hình đại dịch Covid-19, nhật báo Les Echos có bài đặt Châu Âu trong bối cảnh bệnh dịch toàn cầu, với nhận định là việc phong tỏa nghiêm ngặt hiện nay chỉ còn liên quan đến 5 quốc gia, trong đó có bốn nước Châu Âu, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha và Romania (nước thứ năm là Morocco). Les Echos nhắc lại cách nay 6 tuần, đã có đến một nửa nhân loại sống trong phong tỏa.

Kể từ một hai tuần này, hàng loạt quốc gia bắt đầu ra khỏi phong tỏa. Tuy nhiên, ba quốc gia Châu Âu Pháp, Bỉ và Tây Ban Nha quyết định chỉ bắt đầu ra khỏi phong tỏa kể từ ngày 11/05. Les Echos lưu ý là cho dù ra khỏi phong tỏa, nhưng nhiều nước vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế tiếp xúc.

Đa số các nước cho biết nhiều biện pháp có thể được duy trì vô thời hạn, nếu như số lượng người nhiễm virus tiếp tục gia tăng mạnh trở lại. Và ngay cả các quốc gia không áp dụng phong tỏa cũng tiếp tục tiến hành nhiều biện pháp giãn cách xã hội, xét nghiệm, thậm chí mang khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng. 

Pháp : Tuần căng thẳng trước dỡ bỏ phong tỏa

Riêng về tình hình nước Pháp, việc ra khỏi phong tỏa cụ thể như thế nào hiện vẫn là bài toán khó với chính quyền trung ương, chính quyền cơ sở, cũng như các đối tác xã hội. Trang nhất Le Monde chạy tựa lớn "Giải phong tỏa : Những tiếng kêu báo động từ cơ sở". Trước ngày ra khỏi phong tỏa theo dự kiến, hàng loạt tiếng nói từ địa phương chỉ trích chính quyền.

Tại vùng Paris, 332 thị trưởng trong đó có thị trưởng Paris phê phán chính phủ "thúc ép ra khỏi phong tỏa" trong lúc các điều kiện chưa hội đủ, và yêu cầu dời lại thời hạn mở lại trường học. Các công ty vận tải công cộng RATP và SNCF cho biết không đủ khả năng bảo đảm giao thông vận hành bình thường, nếu phải tuân thủ các điều kiện như chính phủ đề ra…

Trang nhất Le Figaro chạy tựa "Trở lại trường học, bài toán không có lời giải", ghi nhận "giãn cách xã hội, quyền không đến trường của giáo viên, thiếu nước tẩy trùng, thiếu khẩu trang, vấn đề căng-tin. Một tuần trước thời điểm giải phong tỏa, còn rất nhiều điều không rõ ràng…". 

Trang nhất Libération cũng than thở về việc "Trở lại trường học : Tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Xã luận Libération, với tựa đề "Phức tạp", nhận xét : với các quy định hết sức chặt chẽ như hiện nay, việc trở lại học đường tuần tới trên thực tế sẽ chỉ "mang tính biểu tượng". 

Tựa trang nhất của Les Echos : "Giải phong tỏa : Căng thẳng gia tăng". Mệnh lệnh của thủ tướng là phải nhanh chóng khởi động lại nền kinh tế, trong lúc các điều kiện chưa được bảo đảm. Đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải, với rất nhiều bất đồng giữa chính phủ và các lãnh đạo công ty, dự kiến vào tuần tới sẽ chỉ có 15% số tàu cao tốc TGV hoạt động. 

Riêng nhật báo La Croix dường như muốn mang đến cho độc giả một cái nhìn vượt thoát khỏi tình hình trăm bề phức tạp tại Pháp một tuần trước khi ra khỏi phong tỏa theo dự kiến, với hình ảnh Trái địa cầu đeo khẩu trang, cùng hàng tựa : "Con virus làm đảo lộn môn địa lý". Hồ sơ chính của La Croix cố gắng phục dựng lại lịch sử đại dịch Covid-19, với những gì đã rõ và những điều còn là ẩn số. 

Covid- 19 : Vì sao xứ nóng, nước đang phát triển ít tổn thất hơn ?

Nhật báo công giáo nêu bật câu hỏi lớn ám ảnh các nhà địa lý học về y tế, các nhà dịch tễ học : Vì sao dịch bệnh lại diễn biến khác nhau theo một quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ ? Các tác nhân nào là chủ đạo ? Đa số các nước thiệt hại nặng nề là các nước xứ lạnh, các quốc gia phát triển. La Croix cũng chú ý đến tình trạng bệnh dịch lan rộng khắp hành tinh, chỉ trừ "các quốc gia tí hon, các nhà nước độc tài, bậc thầy về che giấu thông tin" (hay các nước không có đủ phương tiện chẩn đoán). 

Tại sao có sự khác biệt rất lớn giữa nhiều nước xứ lạnh, nước phát triển với các nước đang phát triển, các nước phía nam, các quốc gia xứ nóng ? 

Vấn đề các biện pháp phòng chống dịch khác nhau của chính quyền các nước chắc chắn là có những tác dụng nhất định. Tuy nhiên, hiện còn rất nhiều bí ẩn mà La Croix dẫn ra, như khả năng ảnh hưởng của nhiệt độ cao hạn chế tác hại của virus corona mới, cũng như cơ chế di truyền miễn dịch bẩm sinh, do phải sống trong môi trường mà hệ miễn dịch thường xuyên bị kích thích, do phải tiếp xúc không ngừng với các siêu vi.…

Đây có thể là điều khiến cho khu vực phía nam sa mạc Sahara dường như ít bị virus tấn công hơn hẳn. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, được La Croix dẫn lời, tất cả những nhận xét nêu trên mới chỉ là giả thiết cần được kiểm chứng. 

Bài tổng hợp về đại dịch của La Croix lật ngược lại nhiều quan niệm vẫn từng được coi là không cần đặt câu hỏi. Rất đáng quan tâm với những ai muốn thoát khỏi lối mòn đánh giá "thành tích chống dịch" của một số quốc gia, chỉ dựa trên các số liệu chính quyền đưa ra. Từ con số đến thực tế nhiều khi là một trời, một vực. 

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Một bệnh nhân xác định 'âm tính nhiều lần' sau khi nhiễm virus corona tại Việt Nam đã tử vong.

benhnen1

Việt Nam thực hiện cách ly xã hội từ 1-15/4

Truyền thông tại Việt Nam dẫn thông tin từ Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 thông báo bệnh nhân nam, 64 tuổi, quê ở Bình Lục, Hà Nam tử vong 'rạng sáng 1/5/2020'.

Nhiều báo chính thống tại Việt Nam tối 4/5 đồng loạt đưa tin bệnh nhân này tử vong "với chẩn đoán do xơ gan giai đoạn cuối".

Bản tin các phương tiện truyền thông đưa dường như giống nhau hoàn toàn về nội dung và câu chữ.

Bệnh nhân số 251 này được mô tả là "nhiều bệnh nền" được xét nghiệm dương tính với virus corona vào ngày 7/4 và được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị.

"Sau thời gian điều trị đã 4 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 vào các ngày 10, 12, 15 và 17/4, bệnh nhân được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương xác định khỏi bệnh, không còn bị nhiễm Covid-19, tình trạng các bệnh lý khác ổn định, chuyển tuyến dưới để điều trị bệnh xơ gan từ ngày 17/4", báo Thanh Niên đưa tin.

"Khi bệnh nhân tử vong, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam đã tiến hành làm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho kết quả âm tính, bệnh nhân không có bất cứ triệu chứng nào của tổn thương phổi do Covid-19 gây ra".

Các báo đồng loạt đăng tin vào ngày 4/5, "Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế Việt Nam đã họp với các chuyên gia đầu ngành và xác định trường hợp tử vong này không phải do Covid-19".

Ngày 3/5, Bộ Y tế Việt Nam thông báo có thêm 1 ca mắc mới Covid-19 trong ngày, nâng tổng số ca mắc Covid-19 đến nay lên 271 ca. Nam bệnh nhân, 37 tuổi, quốc tịch Anh, là chuyên gia của Tập đoàn Dầu khí được nhập cảnh Việt Nam để thực hiện dự án kinh tế.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã ra quyết định các trường hợp cách ly tập trung sau khi nhập cảnh sẽ được lấy mẫu xét nghiệm 4 lần sau khi phát hiện trường hợp bệnh nhân 271 này.

Việt Nam ghi nhận 271 bệnh nhân Covid-19 tính tới ngày 4/5/2019.

Có vẻ như ca tử vong vì 'viêm gan' của bệnh nhân Covid-19 số 251 tại Việt Nam rơi vào một trong các cách nhà chức trách đánh giá thế nào là cái chết liên quan tới virus corona.

Hãy cùng tìm hiểu các nước hiện tính thế nào là ca tử vong "liên quan đến virus corona".

Các trang mạng tại Anh đã có tranh luận về cách đưa tin của truyền thông nước này, và cách chính phủ Anh gọi ai là nạn nhân Covid-19 tử vong.

Ba cách tính

Việc đếm số người 'chết có liên quan đến dịch virus corona' - coronavirus mortality - hoá ra không giống nhau, vì có ba cách tính :

1. Chết vì virus corona - death caused by coronavirus : Các ca này nhấn mạnh nguyên nhân trực tiếp gây tử vong là virus corona với các triệu chứng được mô tả lâu nay.

2. 'Chết với Covid-19' - died with coronavirus : chết sau khi nhiễm virus corona : Các trường hợp này có thể chết vì bệnh lý khác nhưng người bệnh đã từng có virus corona. Việc xét nghiệm âm tính hay dương tính vào thời điểm tử vong hoặc ngay sau đó không quan trọng. Ở một số nơi như Scotland, bệnh viên cho ghi vào giấy báo tử cụm từ 'died after contacting coronavirus'- chết sau khi lây virus corona.

Tuy vậy, người nhà bệnh nhân có quyền chọn lý do chết khác, ví dụ như bị vỡ tim.

Theo phóng viên y tế của BBC, ông Nick Triggle, thì việc báo chí và số thống kê 'chết bởi virus corona' của chính phủ Anh có khi khác hẳn cách bệnh viện Anh ghi nhận tử vong.

Trong bài viết hôm 16/04/2020, ông nêu ví dụ một thanh niên nam 18 tuổi ở Coventry, được xét nghiệm dương tính với virus corona chỉ một ngày trước khi chết.

Cái chết của bệnh nhân này được đưa vào số liệu chính thức và báo Anh khi đó nêu ra trường hợp này như là 'ca tử vong trẻ nhất với Covid-19' tại Anh, tính đến thời điểm đó.

Nhưng bệnh viện ở Coventry lại thông báo là bệnh nhân qua đời vì triệu chứng và bệnh lý đã có sẵn từ trước, không phải vì virus corona.

3. Tính luôn vào các ca tử vong 'vì virus corona' ở môi trường lây nhiễm mà không cần xét nghiệm. Đây là cách đếm tăng số ca tử vong tăng lên thay vì giảm đi, như ở Bỉ.

Tại Châu Âu, Bỉ nổi bật lên như nước có cách đếm cố ý để con số "tử vong vì dịch Covid-19' rất cao.

Quan chức Y tế Bỉ xác nhận trong các trường hợp chết ở nhà dưỡng lão, họ coi "mọi bệnh nhân tử vong là có virus corona mà không cần làm xét nghiệm ; nếu chỉ một ca có lây nhiễm trong cả một trung tâm".

Cách đó gọi là "nghi vấn nhiễm Covid-19" theo phóng viên BBC News Gavin Lee hôm 02/05 trong bài về Bỉ, thì thực ra chỉ có 16% ca tử vong trong nhà dưỡng lão của nước này là 'xét nghiệm dương tính".

Còn số còn lại, khá cao, 3,500 ca tử vong, mặc nhiên được coi là "vì Covid-19" nhưng không được xác nhận bằng xét nghiệm. Tính đến 02/05, Bỉ có 7,703 ca tử vong, với 53% trong dưỡng lão đường.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo những người đã âm tính với SARS-CoV-2 và có kháng thể, vẫn có thể bị nhiễm lại lần hai.

Published in Việt Nam