Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ gian dối về nguồn gốc corona

Ken Bredemeier, VOA, 05/05/2020

Trung Quốc ngày 4/5 cáo buc Ngoi trưởng M Mike Pompeo "c ý phun nc đc và gian di" v ngun gc ca đi dch virus corona trên toàn thế gii.

mytrung1

Ngoại trưởng M Mike Pompeo trong cuc hp báo ti B Ngoi giao Washington D.C., ngày 29/4/2020.

Cách đây một ngày, nhà ngoi giao hàng đu ca M tuyên b "có nhiu bng chng" là đi dch xut phát t một một phòng thí nghim Vũ Hán, Trung Quc, không phi t mt khu ch gn đó.

Đài CCTV của nhà nước Trung Quc tn công điu h mô t là "nhng nhn xét điên khùng và tránh né".

Trung Quốc nói đi dch có ngun gc t nhiên.

Ông Pompeo nói với chương trình "This Week" của ABC News là "Nên nh Trung Quc có lch s làm lây nhim thế gii, và cũng có mt lch s điu hành nhng phòng thí nghim dưới tiêu chun. Đây không phi là ln đu tiên chúng ta có mt thế gii b phơi nhim virus t h qu ca nhng tht bi trong mt phòng thí nghim Trung Quc".

Bình luận trên CCTV ca Trung Quc nói "Nhng nhn đnh sai lm và không hp lý ca nhng chính tr gia M ngày làm cho mi người sáng t là ‘không có chng c’ nào c".

"Điều được gi là virus thoát ra t mt phòng thí nghiệm Vũ Hán là hoàn toàn và tuyt đi di trá", Trung Quc nói. "Các chính tr gia M vi vã đ trách nhim, la gt c tri và chèn ép Trung Quc khi nhng n lc chng di dch ca h ni đa tht bi thm hi".

Tuần trước, CCTV gi ông Pompeo là "kẻ thù chung ca nhân loi" và cáo buc ông là "lan truyn virus chính tr" v tuyên b cho rng đi dch bt ngun t Vin Virus hc Vũ Hán, Trung Quc.

Tháng 3 năm nay Trung Quốc phóng ra tin là quân đi M có th đã mang virus đến Trung Quc.

Các giới chc tình báo M tun ri cho hay Hoa Kỳ đang điu tra xem liu Covid-19 bùng phát lúc ban đu có phi là do tiếp xúc vi thú hoang hay là tai nn trong mt phòng thí nghim Vũ Hán.

Ông Pompeo nói có "một mc đ tin cy cao" là virus t phòng thí nghiệm Vũ Hán mà ra, khi nghiên cu v s hin din ca virus trong loài dơi.

Ông Pompeo nói "Có bằng chng mnh m đó là nơi dch bnh bt đu".

Ông Pompeo nói ông không có lý do nghi ngờ s đng thun trong cng đng tình báo M là virus "không phi do người to ra hay do điu chnh gen".

Tuy nhiên ông đổ li cho Trung Quc trì hoãn trong vic thông báo cho thế gii biết v mi đe da mi xut hin ca Covid-19.

Ông nói các ca lây nhiễm toàn cu hin đã hơn 3,5 triu, vi s người chết là hơn 248.000-sẽ không cao như vy nếu Trung Quc không "c che giu và làm thế gii lúng túng".

Ông nói thêm : "Chúng ta có thể xác nhn là Đng cng sn Trung Quc làm tt c mi vic đ đm bo thế gii không hc được bài hc đúng lúc v nhng gì đã xy ra. Có rt nhiu bằng chng v vic này".

Ngày 3/5, ông Pompeo nói các nhà khoa học M và quc tế chưa được phép đi thăm phòng thí nghim Vũ Hán và Trung Quc cũng chưa cung cp mt mu vi khun nguyên thy.

Ông Pompeo nói "Từ lúc đu chúng ta đã nói, virus này xut phát t Vũ Hán, Trung Quc. Chúng ta chu nhiu thit hi v vic này".

Ông nói thêm hiện nay Trung Quc đang phát đng chiến dch ngăn thế gii không điu tra thêm v vai trò ca nước này v ngun gốc ca đi dch.

Ông Pompeo nói "Chúng ta chứng kiến s kin Trung Quc đui các nhà báo, chúng ta cũng đã thy nhng người đang c tường thut v vic này, các chuyên gia y tế ti Trung Quc đã b làm im tiếng".

"Đây là nỗ lc c đin ca cng sn không thông tin trung thực to ra nguy cơ ln", ông nói. "Và hin nay bn thy có hàng trăm ngàn người trên toàn thế gii và hàng chc ngàn người M là nn nhân ca virus".

Vẫn theo Ngoi trưởng M, Tng thng Donald Trump đã nêu rõ : "chúng ta s quy li nhng ai chịu trách nhim. Chúng ta s làm vic này theo thi biu ca chúng ta".

Ken Bredemeier

Nguồn : VOA, 05/05/2020

******************

Virus corona : Truyền thông Trung Quốc đả phá thuyết 'virus từ phòng thí nghiệm' (BBC, 04/05/2020)

Truyền thông Trung Quốc cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo là dối trá sau khi ông nói rằng có "những bằng chứng rõ ràng" cho thấy virus corona bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

mytrung2

Phòng thí nghiệm P4 (giữa) tại Vũ Hán là một trong số ít các nơi trên thế giới nghiên cứu các loại virus có nhiều khả năng lây nhiễm từ người sang người

Ông Pompeo nói như vậy hôm Chủ Nhật nhưng không đi vào chi tiết cụ thể.

Trong một bài xã luận đăng tải hôm thứ Ba, tờ Hoàn Cầu Thời Báo có khuynh hướng diều hâu nói rằng ông Pompeo 'suy đồi'.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói tuyên bố của Mỹ là "mang tính suy đoán", và rằng tổ chức này chưa hề thấy có "bằng chứng cụ thể" nào.

Truyền thông Trung Quốc nói gì ?

Các bài xã luận trên truyền thông Trung Quốc thường đưa ra cái nhìn bên trong về cách đánh giá của chính phủ, nhưng cho đến nay vẫn chưa có phản ứng chính thức nào từ giới chức Trung Quốc đối với các nhận xét của ông Pompeo.

Hôm thứ Hai, Hoàn Cầu Thời Báo cáo buộc ông Pompeo về "các thuyết lố bịch và các sự kiện bị bóp méo". Đến hôm thứ Hai, cuộc công kích vẫn tiếp tục.

"Pompeo định một mũi tên trúng hai đích bằng cách phun ra những lời dối trá", báo này viết. "Trước tiên, ông ta hy vọng sẽ giúp được Trump tái đắc cử vào tháng 11 này... thứ hai, Pompeo ghét đất nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa, mà đặc biệt là không thể chấp nhận được sự trỗi dậy của Trung Quốc".

Bài xã luận thừa nhận rằng đã có "những vấn đề lúc ban đầu" trong cách phản ứng của Trung Quốc đối với việc bùng phát dịch bệnh, nhưng nói rằng "công tác thực hiện tổng thể là đủ tốt đẹp để làm lu mờ đi những sai sót".

Báo này cũng nói "có thể thấy là virus này lần đầu tiên lây nhiễm vào người là ở những nơi khác [chứ không phải là Vũ Hán]".

Hoàn Cầu Thời Báo không phải là tờ báo duy nhất của Trung Quốc nhắm vào ông Pompeo và Hoa Kỳ.

Tờ Nhân Dân Nhật Báo nói rằng ông Pompeo "không có bằng chứng", trong lúc một đoạn tin trên trang CCTV thì cáo buộc các chính trị gia Hoa Kỳ là "có âm mưu hiểm ác".

Mike Pompeo nói gì ?

Trong một cuộc phỏng vấn với ABC hôm Chủ Nhật, ông Pompeo nói có "bằng chứng rõ ràng" cho thấy virus corona khởi phát từ Viện Virus Học Vũ Hán.

"Nên nhớ rằng Trung Quốc có truyền thống gây lây nhiễm cho thế giới, và họ có truyền thống vận hành các phòng thí nghiệm dưới chuẩn", ông nói.

Ông Pompeo, từng là giám đốc Cục Tình Báo Trung Ương (CIA), nói rằng ông không nghĩ là virus này do con người tạo nên hoặc đã bị cải biến gene.

Phòng thí nghiệm Vũ Hán nổi tiếng về việc nghiên cứu các loại virus corona liên quan tới dơi.

Hồi tháng Tư, Tổng thống Trump đã được hỏi liệu có phải "quy trình đảm bảo an toàn lỏng lẻo" đã khiến cho một loại virus thoát ra ngoài thông qua một thực tập sinh và bạn trai của cô hay không.

Ông Trump không xác nhận thuyết này, nhưng nói : "Chúng ta ngày càng nghe nhiều về chuyện này".

Hồi tuần trước, ông được hỏi liệu ông đã nhìn thấy bằng chứng nào khiến ông "đạt độ tin tưởng cao" là virus corona đang gây bệnh hiện nay chính là thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán hay chưa.

"Có, tôi đã thấy", ông đáp, nhưng nói ông không thể đi sâu vào chi tiết.

Hồi tháng trước, tờ Washington Post tường thuật rằng các viên chức Hoa Kỳ tới thăm phòng thí nghiệm này vào tháng 1/2018 và tường trình sau đó rằng họ quan ngại về vấn đề an toàn.

Các chuyên gia nói gì ?

Hôm thứ Hai, giám đốc tình trạng khẩn cấp của WHO, Michael Ryan, nói tổ chức này không nhận được "dữ liệu hay bằng chứng cụ thể nào" từ Hoa Kỳ về nguồn gốc của virus.

"Cho nên từ phía chúng tôi đánh giá thì đây vẫn chỉ là chuyện suy đoán", ông nói.

Hồi tuần trước, cộng đồng tình báo Hoa Kỳ nói họ "nhất trí" rằng virus này "không phải là do con người tạo ra, cũng không bị cải biến gene".

mytrung3

Tiến sĩ Thạch Chính Lệ, người được mệnh danh là 'người đàn bà dơi', là chuyên gia hàng đầu về virus học của Trung Quốc - trong hình là lúc chụp bà tại phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán hôm 23/2/2017

Tuy nhiên, giới này nói sẽ "tiếp tục thẩm định" xem liệu có phải việc bùng phát dịch bệnh bắt đầu từ việc "tiếp xúc với các con vật bị nhiễm bệnh hay không, hay đó là kết quả của một sự cố tại một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán".

Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm thứ Ba nói rằng rất nhiều khả năng virus này khởi phát từ một chợ buôn bán động vật hoang dã. Tuy nhiên, ông nói ông không loại trừ thuyết cho rằng nó xuất phát từ một phòng thí nghiệm.

Trong lúc đó, "các nguồn tin tình báo" phương Tây nói với một số báo rằng "không có bằng chứng" cho thấy virus này thoát ra từ một phòng thí nghiệm.

Virus corona 'có thể đã vào cả tháng rồi Châu Âu mới biết'

Tin tức mới nhất từ Pháp nói bệnh nhân đầu tiên ở nước này có thể đã bị lây nhiễm từ 27/12, tức là trước gần một tháng so với thời điểm người ta cho là chính thức được ghi nhận.

Bệnh nhân được chẩn đoán viên phổi, sống ở gần Paris, có kết quả xét nghiệm dương tính, nói ông không hiểu vì sao ông có thể nhiễm virus bởi ông không hề tới các vùng dịch.

Ông được nhập viện hôm 27/12 với các triệu chứng mà về sau được xác định là do virus corona, như ho khan và khó thở. Thời điểm đó sớm hơn bốn ngày so với lúc văn phòng WHO tại Trung Quốc được thông báo về các vụ ở Vũ Hán.

Hai con nhỏ của ông cũng ốm bệnh, nhưng vợ ông thì không. Giới chức y tế Pháp nói đường đi của virus có thể là do người vợ làm việc tại một siêu thị gần sân bay Charles de Gaulle, và do vậy có thể đã có tiếp xúc với những người nhiễm virus từ Trung Quốc tới.

Vợ bệnh nhân nói "các khách hàng thường đi thẳng từ sân bay tới, vẫn mang theo cả hành lý".

Bác sĩ Pháp nói khả năng lây nhiễm này sẽ được điều tra kỹ lưỡng hơn.

*****************

Ngoại trưởng Mỹ : Có bằng chứng Corona xuất phát từ phòng thí nghiệm Trung Quốc (VOA, 04/05/2020)

Ngoại trưởng M Mike Pompeo hôm 3/5 nói rng có "s bng chng đáng k" cho thy rng virus Corona xut phát t mt phòng thí nghim ca Trung Quc, nhưng không bác b kết lun ca các cơ quan tình báo M rng virus Corona không phi do con người to ra.

mytrung4

Ông Pompeo trong một cuc hp báo vi Tng thng Trump.

"Có số bng chng đáng k cho thy rng [virus này] xut phát t phòng thí nghim Vũ Hán", ông Pompeo nói trên chương trình "This Week" ca kênh ABC.

Virus xuất phát t thành ph ca Trung Quc cui năm ngoái đã làm khong 240 nghìn người t vong trên toàn thế gii, trong đó có hơn 67 nghìn người M.

"Các chuyên gia tốt nht cho ti nay đu nghĩ rng nó do con người to ra. Tôi không có lý do nào không tin điu đó vào lúc này", ông Pompeo nói.

Khi người phng vn ch ra rng đây không phi là kết lun của các cơ quan tình báo M, ông Pompeo nói : "Tôi đã thy các cơ quan tình báo nói. Tôi không có lý do nào đ tin rng h đưa ra kết lun sai".

Các quan chức M có nm thông tin phân tích tình báo nói trong nhiu tun qua rng h không tin rng các nhà khoa học Trung Quc đã phát trin virus Corona trong mt phòng thí nghim v vũ khí sinh hc ca chính ph mà t đó virus đã thoát ra.

Thay vào đó, họ tin rng nó lây lan qua tiếp xúc ca con người vi đng vt ti ch tht sng thành ph Vũ Hán, hoc có th đã thoát ra từ mt trong hai phòng thí nghim được coi là tiến hành nghiên cu v các nguy cơ sinh hc.

Additional Info

  • Author Ken Bredemeier, BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Published in Quốc tế

Covid-19 : Những nạn nhân vô hình của thống kê

Trung Quốc muốn tranh đoạt vai trò lãnh đạo thế giới, Bắc Kinh tung chiến dịch ngoại giao chó sói "chiến lang" tự khoác chiếc áo cứu nhân độ thế. Hàng ngàn cái chết vô hình của virus corona trên thế giới. Pháp có hết bị phong tỏa vào ngày 11/05/2020 ? Đó là những tựa đập vào mắt độc giả trên các tờ báo Paris 04/05/2020.

vohinh1

Những nạn nhân vô hình của Covid-19 : Vì sao thế giới che giấu số liệu người tử vong ? © Reuters

Còn đúng một tuần, giai đoạn một tái lập sinh hoạt bình thường tại Pháp bắt đầu. Với tựa lớn "Một tuần lễ đầy thách thức" Les Echos lo ngại các khâu chuẩn bị chưa hoàn tất, dân chúng đi làm là cơ hội tốt cho siêu vi đi theo.

Le Figaro lo lắng : Còn một tuần là đến kỳ hạn mà hành pháp tỏ ra thận trọng khi tuyên bố có thể thay đổi quyết định vào giờ chót. Libération đánh dấu hỏi định hướng : phải chăng chính phủ che dấu tình trạng thiếu chuẩn bị trong khi dân chúng nô nức mong chờ được "sổ lồng" sau 8 tuần tù túng ? Nhật báo công giáo La Croix chú ý đến số phận di dân nhập cư bất hợp pháp, kêu gọi chính phủ Pháp noi gương Bồ Đào Nha hợp thức hóa tình trạng cư trú tạm thời để những người bất hạnh này được chăm sóc sức khỏe miễn phí trong cơn đại dịch. 

Những nạn nhân "vô hình" : thiếu sót và cố ý 

Trên thế giới, đại dịch SARS -CoV-2 đã lây nhiễm cho hơn ba triệu người tại 193 nước và giết chết 230.000 nạn nhân theo thống kê chính thức tính đến ngày 30/04/2020.

Tuy nhiên, con số này thấp hơn thực tế rất nhiều, theo điều tra của mạng lưới thông tín viên của Le Monde trên khắp địa cầu và của nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.

Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nam Mỹ, Châu Âu... hàng chục ngàn người chết không được đưa vào thống kê chính thức. Các chế độ độc tài chủ ý che giấu bớt tác hại của đại dịch vì lý do chính trị, còn số liệu thu thập tại các nước dân chủ, muốn công khai, minh bạch nhưng vẫn chưa đầy đủ.

Còn tại các nền dân chủ phương Tây ? Theo chuyên gia siêu vi trùng học Bỉ Steven van Gucht, phải nhân lên 2 hoặc nhiều hơn nữa các số liệu chính thức ở các nước Tây phương.

Một trong những biện pháp cho phép thấy được thảm hoạ nhân mạng do Covid-19 gây ra là so sánh số người chết trong năm nay và số người từ trần trong những năm trước.

Đơn cử một vài trường hợp : Chỉ trong vòng bốn tuần, từ 16/03 đến 12/04, trang mạng EuroMOCO của giới chuyên gia dịch tễ thống kê tất cả những người qua đời tại 24 nước Châu Âu, do mọi nguyên nhân, ghi nhận 70.000 trường hợp cao hơn thống kê cùng thời gian.

Bao nhiêu nước tôn trọng yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới : Ghi hết vào Covid-19 những người từ trần vì bị bệnh này gây ra, trực tiếp hay gián tiếp, thậm chí chỉ nghi ngờ ?

Chỉ có chính phủ Bỉ là ngay từ đầu mỗi ngày cộng hết số nạn nhân chết ở bệnh viện, nhà dưỡng lão và tại gia.

Còn Pháp, lúc đầu báo cáo không tính số nạn nhân ở các viện dưỡng lão. Cho đến nay, thiếu sót này được khắc phục nhưng vẫn chưa có thống kê bệnh nhân chết ở nhà. Thiếu sót của Đức là không làm xét nghiệm kiểm chứng người qua đời. Tại Hoa Kỳ, có đến 23% nạn nhân bị nghi nhiễm Covid-19 chết tại nhà nhưng do không xét nghiệm, nên nằm ngoài thống kê.

Tại Châu Á, thống kê thắng dịch của Trung Quốc phải điều chỉnh thêm vào 1.300 nạn nhân nhưng vẫn còn thấp so với thực tế. Là đồng minh của Bắc Kinh mà Tehran, qua tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Y tế, gọi "báo cáo thắng dịch của Trung Quốc một trò đùa mang vị đắng". Bản thân Iran, số liệu chắc cũng không đúng sự thật : Tehran nhìn nhận có 6.000 ca tử vong trong khi hai nhà nghiên cứu Iran làm việc tại Mỹ, tính từ ca đầu tiên cho đến ngày 20/03 là 15 ngàn.

Trường hợp Indonesia : chính thức có 84 nạn nhân Covid-19 tại Djakarta. Kiểm chứng với các nghĩa trang thủ đô, Reuters ghi nhận có 4.377 lễ an táng trong tháng 3, nhiều gấp 40% so với thống kê của mọi tháng tính từ đầu năm 2018.

Bệnh viêm phổi thường ?

Xem xét thống kê ở Nga, Le Monde phát hiện một số sự kiện bất bình thường : hai nạn nhân siêu vi corona chết ngày 13 và 14/3 đột nhiên bị thay tên bệnh khác. Từ tháng 01 đến nay, số người chết vì "viêm phổi" ở Moskva đột nhiên tăng vọt nhưng theo các nhân chứng cho biết tại nhiều địa phương, trên giấy khai tử ghi tên bệnh khác. 

Paris-Bắc Kinh, "mối quan hệ nguy hiểm"

Trong nhãn quan Tây phương, uy tín của chế độ Cộng sản Trung Quốc đã tiêu tan. Với bài nhận định "Pháp-Trung, mối quan hệ nguy hiểm", Le Figaro một lần nữa đặt câu hỏi : Phải chăng siêu vi corona xuất phát từ một trong những phòng thí nghiệm ở Vũ Hán ? P2 hay P3 ?

Nếu đúng vậy thì có nên bán công nghệ khoa học cho Trung Quốc hay không ? Tại sao chơi với những kẻ không tôn trọng, không cùng thang giá trị với mình ? Tại sao lại chuyển giao công nghệ nhạy cảm cho họ ?

Một nhà ngoại giao Pháp trả lời : Tại vì chúng ta sợ Trung Quốc. Nhưng sau đại dịch, chính sách ngoại giao của Pháp phải thay đổi, theo trực giác sinh tồn, ưu tiên giao thương với những quốc gia có cùng chung chuẩn mực và giá trị đạo lý, đó là các nước Châu Âu khác, Hoa Kỳ, Nhật, Úc. Con đường bảo vệ quyền lợi quốc gia.

Tập Cận Bình đọ sức với thế giới

Le Monde dành một bài dài về thái độ hung hăng của Đảng cộng sản Trung Quốc : Tập Cận Bình đọ sức với cả thế giới bằng chiến lược "chó sói ngoại giao" hung hăng. Nhưng đó là con dao hai lưỡi. RFI tiếng Việt đã tóm lược "chiến lược lang chiến" của Trung Quốc trên Le Point trong mục Điểm Tuần Báo vào cuối tuần qua, xin bổ sung một số phản ứng khác.Với con sói đầu đàn là Vương Hỗ Ninh, lý thuyết gia, có tên rất kêu "chủ nhiệm Ủy ban xây dựng văn minh tinh thần trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc", phe diều hâu triển khai một chiến lược tuyên truyền thô bạo vừa tạo ấn tượng là kẻ hào hiệp vừa chuẩn bị đoạt vị thế của Mỹ trong tương lai.

Tập Cận Bình cầm dao hai lưỡi không khéo tự cắt vào tay. Trước hết, xã hội Hoa lục không ngây thơ tin vào lời tuyên truyền của chế độ. Người dân Trung Quốc là những người đầu tiên nghi ngờ có bàn tay con người dính dáng với cội nguồn con virus. Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, người báo động dịch bệnh ở Vũ Hán từ tháng 12/2019 trước khi bị chế độ đàn áp bịt miệng, đã gây dấu ấn trong tâm khảm người dân Hoa lục. Thứ hai, giới cán bộ lão thành cũng tỏ ra lạnh nhạt với luận điểm tuyên truyền của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Triệu Lập Kiên, người cáo buộc lính Mỹ đem siêu vi corona vào Trung Quốc.

Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ chỉ trích : đây là một tuyên bố tai hại, chẳng giúp ích được ai. Giáo sư Shi Zhan, giám đốc Trung Tâm Ngoại Giao, nơi đào tạo nhiều nhà ngoại giao Hoa lục khuyến cáo : Ngoại giao lang chiến không thể lâu dài và chỉ làm hại, làm Trung Quốc bị cô lập. Tây phương sẽ bỏ Trung Quốc, sẽ đem công kỹ nghệ chiến lược về nước. Trung Quốc, do còn thua kém trong các ngành khoa học tiên tiến, sẽ bị tụt hậu.

Tiên hạ thủ vi cường

Thế thì vì sao Bắc Kinh gây gổ để làm gì ? Chuyên gia Pháp François Godment lý giải : Giới ngoại giao Trung Quốc hạ thủ trước tại vì họ có điều gì khó nói cần phải che giấu.

Bắc Kinh sợ phải trả lời một số câu hỏi khó trong đó có câu hỏi về nguồn gốc siêu vi gây đại dịch cho cả thế giới. Le Monde cũng dành một trang phỏng vấn nữ chuyên gia Alice Ekman, phụ trách Châu Á tại Viện Nghiên Cứu An Ninh Liên Hiệp Châu Âu, tác giả quyển sách Rouge vif. L'idéal communiste chinois - Đỏ thắm. Lý tưởng Cộng sản Trung Hoa : mục tiêu của Bắc Kinh là muốn ở thế tranh đua vị thế siêu cường của Mỹ. Nhưng hai cái gai cần phải nhổ trong mắt Tập Cận Bình là Hồng Kông và Đài Loan.

Tú Anh

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Cho đến hôm nay chúng ta có cơ sở để hy vọng đại dịch Covid-19 ở Việt Nam sẽ được khống chế một cách cơ bản vào khoảng giữa tháng 5, khi còn dưới 20 người vẫn đang phải điều trị và khoảng 30 ngày liên tục không xuất hiện ca nhiễm nào trong cộng đồng. Đó là một thành tích kỳ diệu, xứng đáng được cả thế giới ngưỡng mộ. Cũng vì vậy mà Chính phủ và các học giả đã bắt đầu bàn đến các cơ hội to lớn đang mở ra và đề xuất các giải pháp tận dụng để phát triển đất nước, như bạn đọc có thể thấy trên các phương tiện truyền thông đại chúng mấy ngày qua (xem các bài của Phạm Chi Lan, Trần Văn Thọ, Nguyễn Trung, Nguyễn Quang Dy, Vũ Minh Khương, Nguyễn Ngọc Chu v.v.).

kieungao1

Chừng nào dở bỏ được cái thói "kiêu ngạo cộng sản" của các nhà lãnh đạo "tự sướng" coi Việt Nam là "lương tâm của thời đại", là "rốn của vũ trụ" thì đất nước mới có thể phát triển - Ảnh minh họa

Tôi tán thành hầu hết các ý kiến ấy, sau đây chỉ xin được chia sẻ với bạn đọc ý kiến riêng của mình về một vài khía cạch khác.

1. Theo tôi cơ hội lớn nhất đối với chúng ta lần này là Cơ hội không để tuột mất cơ hội. Chắc các bạn còn nhớ những lời nhận xét đau lòng đại thể như "Việt Nam là đất nước không muốn phát triển (?!)", luôn đi liền với "Việt Nam là chuyên gia bỏ lỡ cơ hội". Trong bài viết gần đây, Giáo sư Trần Văn Thọ chỉ nhắc đến hai cơ hội vào năm 1975 và 1990 ; nhưng cựu Đại sứ Nguyễn Trung thì thấy nhiều hơn, bắt đầu từ khi xuất bản cuốn "Thời cơ vàng" (Nhà xuất bản Trẻ, 2010) cho đến tận gần đây, cứ mỗi lần xuất hiện một thách thức mới là Nguyễn Trung lại đau đáu một "cơ hội vàng" cho đất nước, nhưng rồi cứ mỗi lần hy vọng lại là một lần thất vọng… "Cái dớp bỏ lỡ cơ hội" này sẽ mãi mãi ám ảnh chúng ta chừng nào cái thói "kiêu ngạo cộng sản" của các nhà lãnh đạo (như Lê-nin đã nhận ra trong nội bộ đảng của mình từ ngay từ những năm đầu của Cách mạng tháng Mười, và Lý Quang Diệu viết về các nhà lãnh đạo Việt Nam sau 1975 trong hồi ký của mình) ; và chừng nào dân chúng vẫn còn "tự sướng" coi Việt Nam là "lương tâm của thời đại", là "rốn của Vũ trụ" như sau các chiến thắng năm 1954 và năm 1975. May thay lần này Covid-19 đã làm cho dân ta, nhất là tầng lớp tinh hoa, thấm thía rằng chẳng có gì là vĩ đại tuyệt đối cả, chẳng có gì là chắc chắn tuyệt đối cả ; nhưng sinh mạng và quyền được sống của mỗi con người, cũng như chủ quyền và lợi ích của mỗi quốc gia là tuyệt đối, là vĩnh cửu. Có lẽ vì vậy mà thói kiêu ngạo và ngông nghênh vỗ ngực tự hào hình như giảm hẳn. Đó là cơ sở để chúng ta tin rằng cái "dớp bỏ lỡ cơ hội" lần này sẽ được hóa giải. Mong lắm sao !

2. Cơ hội thứ hai mà Covid-19 mang lại cho chúng ta có thể là cơ hội ngàn năm có một : Cơ hội thoát Trung. Ở đây thoát Trung có ý nghĩa cụ thể là : Thoát khỏi âm mưu thâm độc và nhất quán của bè lũ cầm quyền Trung Hoa đại lục từ xưa đến nay nhằm thôn tính đất nước ta ; liên tục xâm phạm không gian sinh tồn gồm lãnh thổ và lãnh hải của dân tộc ta ; luôn tìm cách bóp nghẹt nền kinh tế và lũng đoạn hệ thống chính trị của đất nước ta ; đầu độc tinh thần và phá hoại nền văn hóa văn hóa - đạo đức của nhân dân ta. Có một bộ phận không nhỏ đồng bào ta, cả trong tầng lớp lãnh đạo và giới tinh hoa, vẫn còn mơ hồ, hoặc bị khống chế vì đã bị mua chuộc, nên không nhận ra hoặc không dám nói công khai ra sự thật kinh hoàng này ; không thoát ra khỏi cái vòng kim cô "đồng ý thức hệ", với "16 chữ vàng" và "bốn tốt" lừa mị thâm hiểm, của bọn cướp toàn cầu ngồi ở Trung Nam Hải. May thay Covid-19 làm cả thế giới bừng tỉnh, nhất là nước Mỹ, trước tham vọng của bè lũ bá quyền Bắc kinh đang vội vàng vươn lên thành bá chủ thiên hạ bằng những thủ đoạn hèn hạ nhất, độc ác nhất. Toàn thế giới giờ mới có dịp làm cho chiếc mo ô nhục che mặt bè lũ ấy rơi xuống đất, và đồng lòng lên án, tẩy chay và trừng phạt chúng. Có lẽ nào nhân dân ta lại không có cách gì tận dụng "cơ hội vàng" này để thoát khỏi nanh vuốt của những kẻ không bao giờ muốn Việt Nam trở thành một nước Độc lập, Tự cường ? Hình như có một nỗi sợ vô hình khi đối mặt bọn bá quyền Bắc Kinh vẫn bao trùm đâu đó. Nỗi sợ ấy hoàn toàn phi lý. Thời chống quân Nguyên, thế và lực của nước ta yếu hơn nhiều so với kẻ xâm lược, mà ông cha ta đâu có sợ ? Lúc ấy chỉ có lòng dân là cứu được nước, cũng như bây giờ chỉ có trên dưới một lòng nước ta mới vượt qua Covid-19 một cách đáng ghi nhận. Nỗi sợ sẽ làm ta dễ cam chịu. Hãy nhớ lời nhắn nhủ của Winston Churchill (Thủ tướng Anh thời chiến tranh Thế giới thứ hai) : "Một dân tộc tìm cách né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì dân tộc đó sẽ lãnh đủ cả hai thứ : cả chiến tranh và sự nhục nhã". Mọi tín hiệu từ nhiều phía cho thấy đây là thời điểm thoát Trung thuận lợi nhất, chỉ cần thoát khỏi nỗi sợ hãi thôi.

kieungao0

Thời điểm thoát Trung thuận lợi nhất, chỉ cần thoát khỏi nỗi sợ hãi thôi. Ảnh minh họa

3. Cơ hội thứ ba mà Covid-19 đem lại, mà chúng ta phải quyết không để tuột khỏi tầm tay, cũng rất quan trọng. Đó là, cũng như đối với các nước khác, nó làm bộc lộ một cách bất ngờ nhất những điểm yếu và mạnh trong hệ thống quản trị đất nước để tìm được "đột phát khẩu" cho phát triển.

Tôi tán thành với ý kiến của Giáo sư Trần Văn Thọ cho rằng, điểm yếu nhất của nước ta hiện nay là nguy cơ tụt hậu và ông đề xuất giải pháp "Chống tụt hậu như chống giặc" để khắc phục "cái yếu nội lực Việt Nam là cơ cấu hành chánh, tinh thần trách nhiệm của quan chức, và sự tương tác không mấy thuận lợi của doanh nghiệp và dân chúng đối với các chính sách của nhà nước". Là người am hiểu và tinh tế ông chỉ nói đến thế, nhưng có lẽ ta nên hiểu rằng ông đang đề cập đến vấn đề cải cách thể chế chính trị mà bản thân đảng cầm quyền cũng từng nói, nhưng chưa làm được nhiều. Ông cũng nhắc đến ý kiến của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn mạnh trong thư gửi cho Bộ Chính trị năm 1995 rằng trong bốn nguy cơ đang phải đối mặt thì nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa là nguy cơ quan trọng nhất. 25 năm trôi qua mà nguy cơ ấy vẫn còn nguyên đó. Coi là tụt hậu là giặc thì các biện pháp thời chiến dễ được toàn dân đồng lòng và tuân thủ, thế thì biết đâu ta lại thắng to !?

Tuy vậy cũng nên nhớ lời nói chân thành của cố Phó Thủ tướng Nguyễn Cơ Thạch với Giáo sư Lê Xuân Khoa tại Mỹ năm 1990 : "Chúng tôi đánh nhau thì giỏi, nhưng quản trị [đất nước] thì tồi lắm ! Không phát triển đất nước được". Nếu còn sống đến tận hôm nay, liệu ông vẫn bảo lưu ý của mình ?

Chu Hảo

Nguồn : Viet-studies, 04/05/2020

Additional Info

  • Author Chu Hảo
Published in Diễn đàn

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung : Đất hiếm, phương tiện để mặc cả ?

Guillaume Pitron, Thanh Hà, RFI, 05/05/2020

Giới chuyên gia Pháp so sánh : trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung hiện tại, kim loại hiếm là một dạng "vũ khí răn đe" của Bắc Kinh, nhưng Trung Quốc sẽ không dám vượt qua lằn ranh đỏ. Giải pháp triệt để ấy sẽ biến cuộc chiến thương mại hiện nay thành chiến tranh công nghệ và có thể là còn "hơn thế nữa" với Hoa Kỳ. Tạp chí phát lần đầu ngày 28/05/2019.

cangthang1

Các mẫu kim loại hiếm được trưng bày ở cơ sở Molycorp, California, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 29/06/2015. Reuters/David Becker/File

Vào lúc căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng cường độ, chủ tịch Trung Quốc đã ghé thăm một nhà máy khai thác kim loại hiếm tại Giang Tây. Tháp tùng ông Tập có phó chủ tịch Trung Quốc Lưu Hạc, trưởng đoàn đàm phán thương mại với Mỹ để giải quyết tranh chấp mậu dịch.

Báo chí Paris đồng loạt nhận xét, Bắc Kinh khéo léo nhắc nhở Donald Trump rằng Trung Quốc cũng có những lá chủ bài trong tay để mặc cả với Mỹ. Trung Quốc đang nắm giữ 40 % các mỏ dự trữ kim loại hiếm của thế giới (Việt Nam 18 % và Mỹ 1 % theo như nghiên cứu của Trung tâm địa chất Hoa Kỳ US Geological Survey).

Năm 2018, Trung Quốc sản xuất 70 % đất hiếm được tiêu thụ trên toàn cầu và là nguồn cung ứng 80 % đất hiếm cho Hoa Kỳ.

Trung Quốc có thể sử dụng lá bài này để cưỡng lại các biện pháp bảo hộ của chính quyền Trump ? Trước mắt hầu hết các nhà quan sát đều trả lời là không. Nhà báo Guillaume Pitron và cũng là tác giả cuốn Chiến tranh Kim loại hiếm, Mặt trái của Tiến trình chuyển đổi Năng lượng và Kỹ thuật số, Nhà xuất bản LLL (2018) nhận định : phong tỏa đất hiếm, Trung Quốc sẽ biến cuộc chiến thương mại thành chiến tranh công nghệ với Hoa Kỳ. Đó là lằn rănh đỏ Bắc Kinh đối với Bắc Kinh.

Năm 2010 Bắc Kinh đã một lần dùng lá bài "đất hiếm" để phạt Nhật Bản thách thức chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Nhưng rồi, theo Guillaume Pitron nhận xét, biện pháp trừng phạt đó chỉ được kéo dài trong 6 tháng, do Bắc Kinh nhận thấy rằng, đây là một giải pháp lợi bất cập hại. Trong một thế giới toàn cầu hóa, mà ở đó chuỗi cung ứng của các nền kinh tế thế giới ràng buộc lẫn nhau, ngưng cung cấp đất hiếm cho Nhật Bản khiến dây chuyển sản xuất của bản thân Trung Quốc bị chựng lại.

Đất hiếm và công nghệ vũ khí

Các phương tiện truyền thông đại chúng chú ý nhiều đến khía cạnh chiến lược đất hiếm đối với những mảng công nghệ cao từ viễn thông, điện tử đến xe hơi, hay công nghệ chế tạo máy bay. Nhưng ít người biết là không thể chế tạo từ hỏa tiễn đến máy bay trinh sát nếu không có đất hiếm. Để sản xuất động cơ của chiến đấu cơ F35, Mỹ cần từ kền đến cobalte, từ modybdene đến tungstene...

Công nghệ chế tạo vũ khí nói chung là lĩnh vực tiêu thụ nhiều kim loại hiếm nhất.

Lĩnh vực này vừa mang ý nghĩa chiến lược vừa là một con gà đẻ trừng vàng mà chắc chắn là Hoa Kỳ không sẵn sàng nhường nửa bước cho bất kỳ một đối thủ nào.

Cũng vì lý do này, kim loại hiếm không nằm trong danh sách những sản phẩm của Trung Quốc bán sang thị trường Mỹ bị chính quyền Trump tăng thuế hải quan.

Từ chiến tranh thương mại đến chiến tranh tâm lý

Trong bài phỏng vấn dành cho RFI Việt ngữ, Gillaume Pitron nhắc lại tầm mức quan trọng của "nguồn nguyên liệu của thế thế kỷ 21" này và mối quan tâm đặc biệt từ phía các nhà chiến lược ở Mỹ.

Gillaume Pitron :Chưa bao giờ đất hiếm là đề tài nhậy cảm đối với Hoa Kỳ như dưới chính quyền Trump. Khác với người tiền nhiệm, Donald Trump đặc biệt quan tâm đến mức độ lệ thuộc của Mỹ vào kim loại hiếm mà nguồn cung cấp chính trên thế giới hiện này là Trung Quốc. Đơn giản là vì đất hiếm không thể thiếu cho ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Hoa Kỳ. Mỹ đang thống lĩnh nền công nghệ sản xuất vũ khí thế giới. Không có đất hiếm, không thể sản xuất được chiến đấu cơ đời mới F35. Sự lệ thuộc vào kim loại hiếm của Trung Quốc thách thức an ninh quốc gia của Mỹ.

Trong bối cảnh đó khi ông Tập Cận Bình đến thăm một nhà máy kim loại hiếm ở Quảng Tây, lãnh đạo Trung Quốc gửi đi một thông điệp rất mạnh đến Hoa Kỳ. Một cách gián tiếp Bắc Kinh nhắc nhở Washington rằng Trung Quốc có phương tiện để trả đũa, và có thể ngưng cung cấp đất hiếm cho Hoa Kỳ. Đây là đòn Bắc Kinh từng áp dụng với Nhật Bản hồi năm 2010.

RFI : Nếu bị dồn vào chân tường, Trung Quốc có áp dụng trở lại biện pháp cấm vận đất hiếm với Mỹ hay không và tại sao ?

Guillaume Pitron :Đằnh rằng đây là một tín hiệu mạnh mẽ Bắc Kinh bắn đi, nhưng tôi không cho rằng Trung Quốc dám sử dụng đòn này với Mỹ. Bởi thứ nhất, về mặt tâm lý, đây là điều vô cùng nhậy cảm đối với Washington. Mở thêm mặt trận này, lập tức chiến tranh thương mại hiện nay sẽ mang tầm cỡ mới, nguy hiểm hơn rất nhiều và Mỹ chắc chắn sẽ phản công lại mạnh hơn nữa và có thể là Washington sẽ phản công quá đáng. Điểm thứ hai là đụng đến đất hiếm sẽ tác động trực tiếp đến thế thượng phong của nền công nghệ vũ khí Mỹ, tức là đến cốt lõi về chủ quyền, về an ninh và qua đó là sự tồn tại của Hoa Kỳ. Nếu Trung Quốc ngừng bán đất hiếm cho Hoa Kỳ, tác động không chỉ dừng lại ở những chiếc điện thoại thông minh Iphone, đến những vật dụng hàng ngày được sử dụng một cách đại chúng, mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp quốc phòng của Hoa Kỳ, đến khả năng chế tạo tên lửa, chiến đấu cơ ... của Mỹ. Không ai lường trước được hậu quả từ một cuộc đối đầu như vậy. Thành thử tôi nghĩ rằng Trung Quốc không dám đi đến cùng.

RFI : Năm 2010 Trung Quốc đã phạt Nhật Bản vậy tại sao sau 6 tháng lại dừng ?

Guillaume Pitron : Khi Trung Quốc quyết định ngưng bán kim loại hiếm cho Nhật Bản trong vòng sáu tháng, và tại sao sau đó đã phải ngưng pháp cấm vận này ? Bởi vì khi quyết định phạt Tokyo, Bắc Kinh không lường trước được rằng vì ngưng cung cấp đất hiếm cho Nhật, Trung Quốc không thể mua lại một số những mặt hàng công nghiệp mà Nhật cần đất hiếm mới sản xuất được. Chúng ta sống trong môi trường mà chuỗi cung ứng của thế giới vừa bổ sung, vừa lệ thuộc vào nhau, nên đánh vào về thương mại của đối phương, tức là cũng tự hại mình. Chính vì vậy trong cuộc chiến mậu dịch lần này giữa Washington và Bắc Kinh, chính quyền Trump chỉ tìm cách gây khó dễ để mặc cả và nhất là đòi Trung Quốc phải nhượng bộ. Thật ra theo tôi, Trump muốn cho Bắc Kinh bài học là Đảng cộng sản không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng như ý muốn.

RFI : Nói như cậy có nghĩa là Hoa Kỳ không muốn dùng những đòn hiểm để hạ gục đối phương. Cũng có khả năng Trung Quốc tránh dùng tới biện pháp này để ép Mỹ nhượng bộ về thương mại, bởi vì mức độ lệ thuộc vào hàng công nghiệp Mỹ-Trung còn cao hơn so với Nhật Bản ?

Guillaume Pitron :  Khi Trung Quốc phạt Nhật Bản, đừng quên rằng Mỹ cũng bị vạ lây vì giá kim loại hiếm đã tăng lên cao. Nhưng vào thời điểm năm 2010 đất hiếm chưa mang tầm mức chiến lược như bây giờ. Dù vậy ngay từ lúc đó, Washington hoàn toàn ý thức được về mức độ rủi ro khi phải lệ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc.

RFI : Vậy từ 9 năm qua Mỹ đã giảm được mức độ lệ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc hay chưa ?

Guillaume Pitron :Năm 2010 công luận phát hiện ra rằng, Hoa Kỳ lệ thuộc vào đất hiếm tới mức độ nào và đó là nhược điểm của Mỹ so với Trung Quốc. Chín năm sau, tình hình không khác gì so với trước. Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp chính của thế giới. Úc có bắt đầu xuất khẩu kim loại hiếm, nhưng không thấm vào đâu (sản xuất của Úc hiện tại là 15.000 tấn trên tổng số 170.000 tấn trên toàn thế giới). Chính nước Mỹ cũng bắt đầu khai thác các mỏ đất hiếm tại California nhưng vẫn không thay đổi được tương quan lực lượng, bởi đây là một lĩnh vực đòi hỏi thời gian. Phải ít nhất là từ 10 đến 15 năm mới hy vọng sản xuất được kim loại hiếm để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Vì ngoài khâu khai thác, khâu chắt lọc phức tạp không kém.

Theo một báo cáo của chính phủ, nếu như Hoa Kỳ nỗ lực khai thác các mỏ kim loại hiếm thì phải cần 15 năm mới đủ để phục vụ riêng cho ngành công nghiệp sản xuất vũ khí. Hơn nữa, không chỉ có Mỹ và cả Châu Âu, phương Tây có một tầm nhìn thiển cận bởi vì cứ 4 hay 5 năm lại tổ chức bầu cử một lần. Ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình và những người tiền nhiệm không bị khống chế về thời gian để phát triển công nghệ đất hiếm, họ cũng không bị giới bảo vệ môi trường bài xích như ở phương Tây. Cũng có thể khủng hoảng thương mại với Trung Quốc lần này buộc Mỹ phải xét lại chiến lược phát triển công nghệ kim loại hiếm.

Thanh Hà thực hiện

Nguồn : RFI, 05/05/2020

*********************

Mỹ giảm mức độ lệ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc

Thanh Hà, RFI, 05/05/2020

Ngày 04/05/2020 thứ trưởng Mỹ đặc trách về Tăng Trưởng, Kinh Tế, Năng Lượng và Môi Trường, Keith Krach, tuyên bố "tăng tốc" giảm thiểu mức độ lệ thuộc vào các nhà sản xuất Trung Quốc.

cangthang2

Mỹ tuyên bố "tăng tốc" giảm thiểu mức độ lệ thuộc vào các nhà sản xuất Trung Quốc.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 làm lộ rõ mức độ lệ thuộc của Hoa Kỳ vào trang thiết bị y tế, vào dược phẩm của Trung Quốc. Theo hãng tin Reuters, Nhà Trắng cũng như bộ Thương Mại và nhiều cơ quan khác của Hoa Kỳ đang thúc đẩy các doanh nghiệp Mỹ đa dạng hóa các nguồn cung ứng, và di dời cơ sở sản xuất khỏi Hoa lục.

Từ năm 2017, chính quyền Trump áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế khóa, khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ trở về nguyên quán. Đại dịch lần này, theo một quan chức Hoa Kỳ được hãng tin Reuters trích dẫn, càng cho thấy nhu cầu giảm mức độ lệ thuộc vào các nhà sản xuất Trung Quốc trở nên cấp bách hơn.

Chính quyền Mỹ đang lập ra một danh sách những lĩnh vực được coi là "cốt lõi" cần phải di dời khỏi Trung Quốc. Trong số này có ngành năng lượng, công nghệ số và kể cá hoạt động thương mại hay hợp tác giáo dục.

Một nguồn tin thông thạo ghi nhận, chính quyền Trump đang ráo riết thương lượng với nhiều đối tác nước ngoài được xem là thuộc diện "đáng tin cậy" để bảo đảm cho sự "thịnh vượng của nước Mỹ".

Vậy trước mắt, những quốc gia nào được Washington xem là những "đối tác đáng tin cậy" của Hoa Kỳ ? Ngoại trưởng Mike Pompeo tuần trước nêu tên một số quốc gia trong đó có Việt Nam. Danh sách này gồm từ Úc đến Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc … Châu Mỹ La Tinh cũng có thể "đóng một vài trò quan trọng".

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 05/05/2020

Additional Info

  • Author Guillaume Pitron, Thanh Hà
Published in Diễn đàn

Thách thức và hy vọng trong nỗ lực phục hồi kinh tế sau Covid-19 của Trung Quốc

Đầu tiên là cuộc chiến thương mại, giờ là đại dịch – giới lãnh đạo Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc vực dậy nền kinh tế.

hope0

Lãnh đạo Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc vực dậy nền kinh tế.

Sau chuyến đi Vũ Hán vào tháng 3 báo hiệu một bước ngoặt trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 của Trung Quốc, đầu tháng 4, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có một chuyến đi khác cũng mang tính biểu tượng tới tỉnh ven biển Chiết Giang.

Khi dịch Covid-19 ở trong nước thuyên giảm và số ca lây nhiễm hàng ngày tại địa phương giảm xuống gần 0, Trung Quốc đã bắt tay vào việc tái khởi động nền kinh tế vốn đã rơi vào tình trạng gần như tê liệt từ cuối tháng 1/2020 do nước này áp dụng các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, trong đó có phong tỏa tỉnh Hồ Bắc – tâm dịch với dân số hơn 50 triệu người – và hạn chế việc đi lại cùng nhiều hoạt động khác ở những địa phương khác của đất nước.

Kể từ khi đợt nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài kết thúc vào cuối tháng 2, hoạt động kinh tế đã dần trở lại bình thường. Ngoài tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh và là nơi khởi phát dịch bệnh nói riêng, nhiều nhà máy trên cả nước đã mở cửa trở lại và nhiều lao động về quê đã trở lại làm việc.

Mới đây, Tập Cận Bình đã có chuyến thị sát 4 ngày tới tỉnh Chiết Giang, một trong những đầu tàu công nghiệp của Trung Quốc. Nếu chuyến đi Vũ Hán hôm 10/3 báo hiệu Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh, thì chuyến đi Chiết Giang là lời thông báo với thế giới rằng Trung Quốc đã trở lại với guồng quay công việc.

Tái khởi động nền kinh tế là việc quan trọng vì các biện pháp mà Trung Quốc áp dụng để kiểm soát dịch bệnh đã gây tổn hại về kinh tế. Một số nhà phân tích ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý đầu năm 2020 có thể giảm 7%-10%.

Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2020 sẽ ở mức 2,3%. Nếu đúng như vậy thì đây sẽ là mức thấp nhất kể từ khi nước này tiến hành cải cách và mở cửa kinh tế vào năm 1976. Con số này sẽ thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,1% trong năm 2019, vốn đã là mức thấp nhất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này trong vòng 29 năm qua do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Trong bối cảnh này, việc Tập Cận Bình lựa chọn Chiết Giang và những địa điểm mà ông đến thăm ở tỉnh này có ý nghĩa biểu tượng về kinh tế học và thương mại. (Sự lựa chọn này cũng mang ý nghĩa chính trị vì Chiết Giang là cơ sở quyền lực của Tập Cận Bình – ông từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy trong giai đoạn 2002-2007).

Thành phố Nghĩa Ô – thị trường bán buôn hàng hóa cỡ nhỏ lớn nhất thế giới – và Alibaba – gã khổng lồ công nghệ – đều ở Chiết Giang. Tỉnh này là một cơ sở xuất khẩu quan trọng với các ngành công nghiệp chi phối toàn bộ các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến các gã khổng lồ công nghệ cao. Tỉnh này cũng tự hào vì có cảng container lớn thứ 4 thế giới.

Một trong những nơi đầu tiên Tập Cận Bình đến thăm hôm 5/4, ngày đầu tiên của chuyến công tác, là cảng Ninh Ba-Chu Sơn. Tại đó, Tập Cận Bình đã phát biểu rằng sự hoạt động trở lại của cảng này có ý nghĩa quan trọng đối với việc khôi phục chuỗi logistics của Trung Quốc và chuỗi công nghiệp toàn cầu.

Việc các nhà máy của Trung Quốc bị đóng cửa làm gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu, buộc các nhà sản xuất ô tô ở Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như nhiều công ty khác, phải ngừng hoạt động vì thiếu linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cùng ngày, Tập Cận Bình đã đến thăm một khu công nghiệp chuyên chế tạo linh kiện và khuôn đúc cho ô tô. Ở đó, ông cam kết sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) dễ bị ảnh hưởng khi dòng tiền bị gián đoạn và khó hồi phục.

Các SME là mắt xích then chốt trong tiến trình hồi phục của Trung Quốc vì các công ty lớn không thể khôi phục hoàn toàn hoạt động của mình nếu không có được những linh kiện từ các nhà cung ứng nhỏ hơn.

Greg Gilligan, Chủ tịch Phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc, đã cảnh báo rằng một số SME sẽ không thể tồn tại đến lúc nhận được hỗ trợ của chính phủ, nhất là các biện pháp chính sách dài hạn hơn. Tổ chức này kêu gọi các thành viên của mình trực tiếp hỗ trợ những SME là các nhà cung ứng và khách hàng của họ.

Trung Quốc còn đối mặt với nhiều thách thức khác trong quá trình hồi phục kinh tế, nhưng giới lãnh đạo nước này có thể sẽ chọn một hướng đi khác so với cách tiếp cận sai lầm trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Khi đó, họ đã tung ra gói kích thích khổng lồ trị giá 600 tỷ USD, tương đương gần 13% GDP của Trung Quốc. Việc làm này đã khiến Trung Quốc phải gánh một khoản nợ lớn vẫn đang treo lơ lửng và đẩy nền công nghiệp nước này vào tình trạng dư thừa năng suất. Lần này, nếu giới lãnh đạo Trung Quốc lặp lại các biện pháp mà họ đã thực hiện để giảm thiểu tác động kinh tế của cuộc chiến thương mại với Mỹ, thì các hành động kích thích kinh tế nên có mục tiêu hơn, được tính toán kỹ lưỡng hơn và bớt gây lãng phí.

Những thách thức đối với việc hồi phục kinh tế

Năm 2021 đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (23/7/1921). Từ năm 2010, Trung Quốc đã muốn chào đón sự kiện này bằng việc nỗ lực tăng GDP năm 2020 cao gấp đôi năm 2010, nghĩa là hoàn thành mục tiêu thế kỷ xây dựng xã hội khá giả. Để làm được điều này, nền kinh tế sẽ phải tăng trưởng 5,6% trong năm nay. Các nhà phân tích không cho rằng Trung Quốc sẽ nhắm vào mục tiêu đó vì cái giá phải trả là quá lớn. Trong chuyến đi Chiết Giang, Tập Cận Bình đã hô hào người dân nỗ lực hết sức không chỉ để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong năm nay, mà còn để cân bằng giữa việc khôi phục hoạt động kinh tế và việc kiểm soát và phòng chống dịch bệnh.

Theo Trần Long, đối tác của công ty nghiên cứu độc lập Plenum China Research, thông điệp mà Tập Cận Bình muốn đưa ra là : "Chúng ta đừng từ bỏ, nhưng đó không phải là mục tiêu mà chúng ta phải đạt được".

Các phiên họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc diễn ra vào tháng 3, nơi các mục tiêu tăng trưởng thường được đề ra, đã bị hoãn lại. Chưa ai rõ chúng sẽ bị hoãn đến bao giờ nhưng có người suy đoán rằng các phiên họp này sẽ được tổ chức cuối tháng 4 hoặc tháng 5.

Trong khi đó, một cuộc tranh luận đang diễn ra giữa các nhà kinh tế và các cố vấn chính phủ về việc liệu có nên đề ra mục tiêu tăng trưởng trong năm nay hay không.

Một số người như Tiến sĩ Dư Vĩnh Định thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng nên đề ra một mục tiêu, cho dù là mục tiêu thấp, vì điều đó sẽ giúp các công ty, đặc biệt là các công ty lớn, lập ra kế hoạch kinh doanh của mình. Những người khác cho rằng nên bỏ hết các mục tiêu vì không thể đưa ra một con số nếu không chắc chắn về diễn biến của dịch bệnh và những khó khăn mà Trung Quốc đang phải đối mặt.

Trả lời phỏng vấn của tạp chí Tài Tân (Trung Quốc), Julian Evans-Pritchard, chuyên gia cao cấp về kinh tế Trung Quốc thuộc công ty nghiên cứu Capital Economics, cho rằng Trung Quốc sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 4% mà giới chính trị có thể chấp nhận.

Trong một bài phát biểu mới đây, Tiến sĩ Mã Tuấn thuộc Đại học Thanh Hoa cảnh báo rằng việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao đến mức phi thực tế sẽ cản trở các chính sách vĩ mô và cuối cùng buộc Trung Quốc phải sử dụng một gói kích thích tổng lực.

Tạ Đống Minh, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc thuộc Ngân hàng OCBC, cho rằng nếu chính phủ phải đưa ra một mục tiêu, thì mức tăng trưởng 4,5% sẽ là mục tiêu hợp lý để duy trì công ăn việc làm và ổn định kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, như đã chỉ ra ở trên, đó là mục tiêu tăng trưởng khó có thể đạt được.

Các doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động đang phải đối mặt với tình trạng các đơn đặt hàng từ nước ngoài bị hủy bỏ. Nhu cầu nước ngoài sẽ tiếp tục giảm khi dịch Covid-19 tàn phá các nền kinh tế trên toàn thế giới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng trong nước khi người lao động mất việc làm và đầu tư sản xuất giảm.

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị đã tăng từ 5,2% vào tháng 12/2019 lên 6,2% trong hai tháng đầu năm 2020, nghĩa là Trung Quốc mất 5,5 triệu việc làm. Tuy nhiên, trong báo cáo gần đây nhất của mình, Plenum China Research cảnh báo rằng đây chỉ là sự khởi đầu và ước tính tổng số việc làm bị mất sẽ lên đến 24 triệu – 15 triệu từ lĩnh vực dịch vụ và 9 triệu từ lĩnh vực sản xuất.

Chính phủ đã khuyến khích tiêu dùng trong nước để thúc đẩy kinh tế – một số chính quyền địa phương còn phát phiếu giảm giá cho các hộ gia đình để khuyến khích chi tiêu – nhưng kết quả có thể không như mong đợi. Ngoài số lượng lao động thất nghiệp đang gia tăng, còn có 150 triệu lao động tự do trên tổng số 530 triệu người trong lực lượng lao động thành thị làm việc chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề và hưởng lợi ít hơn. Họ chịu sức ép về kinh tế và do đó không thể tăng chi tiêu. Các hộ gia đình Trung Quốc cũng đang gánh những khoản nợ lớn, tổng cộng là 55.000 tỷ nhân dân tệ (hơn 7.800 tỷ USD), cùng lãi suất vay thế chấp và nợ thẻ tín dụng phải trả.

Một trở ngại khác đối với nền kinh tế là quan ngại về khả năng xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ hai khi các hoạt động kinh tế-xã hội gia tăng. Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng các ca nhiễm từ nước ngoài về và thi thoảng vẫn có những trường hợp lây nhiễm ở trong nước.

Để ngăn chặn sự gia tăng ca nhiễm mới, các rạp chiếu phim đã bị đóng cửa sau khi được mở trở lại vào tháng 3 ; một số điểm thu hút khách du lịch ở Thượng Hải, như tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông và Thủy cung Thượng Hải, cũng đóng cửa không lâu sau khi được mở trở lại. Tại tỉnh Hà Nam, các khu vui chơi và các quán café Internet đã được lệnh đóng cửa vào tháng 3 sau khi một nhân viên lau dọn của một thư viện có kết quả xét nghiệm dương tính.

Kích thích nền kinh tế

Một trong những biện pháp mà chính phủ áp dụng để giảm thiểu tác động của dịch bệnh là cắt giảm thuế và phí an sinh xã hội với tổng giá trị 1.000 tỷ nhân dân tệ (hơn 142 tỷ USD), tương đương 1% GDP.

Trung Quốc cũng đã 3 lần cắt giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng cần dự trữ trong năm nay. Mới đây, Chính phủ Trung Quốc thông báo sẽ bơm 56 tỷ USD tiền mặt vào các ngân hàng vừa và nhỏ để cho vay, điều đặc biệt có lợi cho các công ty nhỏ đang gặp khó khăn. Động thái này diễn ra sau những đợt cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giải phóng 79 tỷ USD từ các quỹ trong tháng 3 và bơm thêm 800 tỷ nhân dân tệ (hơn 113 tỷ USD) nhằm tăng tính thanh khoản hồi tháng 1.

Trung Quốc cũng dự định phát hành trái phiếu đặc biệt của chính phủ trung ương – yêu cầu được đưa ra tại cuộc họp Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định tối cao, vào tháng 3 – và tăng hạn ngạch trái phiếu của chính quyền địa phương vì mục đích đặc biệt.

Số tiền huy động được thông qua trái phiếu chính phủ sẽ được chi vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm cả các dự án truyền thống như đường bộ và đường sắt. Tuy nhiên, điều quan trọng là sẽ có các dự án cơ sở hạ tầng mới trong lĩnh vực công nghệ cao, bao gồm các mạng lưới 5G và trung tâm dữ liệu, như Tập Cận Bình đã nói rõ trong chuyến đi Chiết Giang.

Cơ quan năng lượng quốc tế đã hối thúc chính phủ các nước tính đến việc đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, pin sạc và công nghệ thu hồi carbon trong các nỗ lực kích thích kinh tế của mình.

Mặc dù không nói cụ thể về các dự án liên quan đến khí hậu trong chuyến đi Chiết Giang, nhưng Tập Cận Bình có đề cập đến sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Điều đáng chú ý là Chính phủ Trung Quốc đã quyết định gia hạn thêm 2 năm nữa các gói hỗ trợ cho thị trường xe chạy bằng năng lượng mới mà phần lớn sẽ bị rút lại theo kế hoạch trong năm nay. Điều đó mang lại hy vọng rằng Chính phủ Trung Quốc có thể tận dụng cơ hội này để thúc đẩy nền kinh tế xanh của mình.

Một số người, nhất là các chuyên gia y tế, còn muốn chính phủ chi tiền cho một lĩnh vực nữa là cơ sở hạ tầng y tế, nhất là các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và sức khỏe cộng đồng, vốn đã tỏ ra yếu kém trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát.

Họ có thể vui mừng trước những lời hô hào của Tập Cận Bình – rằng hệ thống phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh cũng như hệ thống quản lý y tế trong tình trạng khẩn cấp cần phải được cải thiện – cho dù đó chưa phải là điều mà họ mong muốn.

Các nhà phân tích dự báo cuộc sống ở Trung Quốc sẽ không trở lại bình thường trước cuối năm 2020 hay thậm chí là đầu năm 2021. Và con đường hồi phục kinh tế của Trung Quốc sẽ rất khó khăn khi xét tới phạm vi và quy mô của những thách thức mà nước này phải đối mặt. Tuy nhiên, các hành động nhằm khôi phục kinh tế nếu được thực hiện một cách đúng đắn có thể giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu tăng trưởng chất lượng cao mà ban lãnh đạo nước này mong muốn.

Goh Sui Noi

Nguyên tác : The hope in China's uphill task to reboot its stricken economy, The Straits Times, 08/04/2020

Minh Anh giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 05/05/2020

Bà Goh Sui Noi là biên tập viên Đông Á, phóng viên cao cấp tại The Straits Times. Bài viết được đăng trên báo Straits Times

Additional Info

  • Author Goh Sui Noi
Published in Diễn đàn

Chuyên gia Mỹ nói gì về tỷ lệ nhiễm virus Corona thấp ở Việt Nam ? (VOA, 03/05/2020)

Chuyên gia của Trung tâm Kim soát và Ngăn nga Dch bnh M (CDC) mi lên tiếng nhn đnh v t l nhim Covid-19 thấp Vit Nam, và nói rng "chưa có ch du đó là các con s sai".

chong1

Tranh cổ động chống dịch Covid-19 ở Việt Nam.

Trong một cuc hp báo qua đin thoi mi đây, khi được hi lý do v con s người nhim thp Vit Nam, liu có phi liên quan ti chuyn xét nghim, chuyn truy tìm ngun gc gây nhiễm, chuyn ngăn chn sm t tháng Mt hay vì Vit Nam tng có kinh nghim x lý dch SARS và H1N1 cũng như liu có lo ngi v con s như vi Trung Quc hay không, bác sĩ Barbara Marston, người đng đu Nhóm Công tác Quc tế v Covid-19 thuc CDC, tr lời rng bà "không nghĩ có bt kỳ ai thc s hoàn toàn thu hiu lý do vì sao".

Bà nói thêm : "Có rất nhiu yếu t khác nhau dn ti điu đó. Mt phn có th là vì sinh thái, nhưng rõ ràng liên quan ti cht lượng phn ng và tôi nghĩ rng Vit Nam đã có phản ng rt mnh m".

Trong khi đó, một đng nghip ca bà Marston, bác sĩ John MacArthur, Giám đc Quc gia ca CDC ti Thái Lan, cho biết đã đi tìm hiu t nhóm an ninh Y tế ca CDC v con s người nhim thp Vit Nam, và được cho biết rng Vit Nam "có quyết tâm chính tr t sm cp cao nht và quyết tâm chính tr đó đi t cp trung ương xung ti tn đa phương, vi cách tiếp cn toàn din, ch không ch có Bộ Y tế".

"Họ cũng ci m trước ý kiến đóng góp t các c vn k thut t CDC và T chc Y tế Thế gii (WHO) cũng như t các chuyên gia t các t chc khác và có cm giác là điu đó có ích", bác sĩ MacArthur nhn đnh, nói thêm rng Vit Nam "phát trin các hướng dn [phòng dch] da trên đ xut ca CDC và WHO, chuyn đi các hướng dn mang tính toàn cầu cho phù hp vi tình hình c th ca Vit Nam và da trên d liu".

Ông nói tiếp rng vì CDC "có các mi quan h vng mnh vi các chính ph mà Trung tâm này hin din nên có th ti làm vic ti các Bộ Y tế".

"Và qua những trao đi tôi có vi nhóm ở Vit Nam, lúc này h chưa có ch du nào cho thy đó là các con s sai", bác sĩ MacArthur nói.

Tính tới ngày 3/5, Vit Nam đã ghi nhn thêm ca nhim th 271 và chính ph cho biết chưa có ca t vong nào. Trên mng xã hi, cũng có ý kiến đt du hi về con s thng kê ca Vit Nam, quc gia láng ging phương bc ca Trung Quc, nước xut phát virus Corona, vi gn 83 nghìn ca nhim và gn 4.700 người chết đi lc.

Trong khi đó tại M, theo thng kê ca Reuters, con s nhim ca Hoa Kỳ là gn 1,2 triu người và gn 65 nghìn người chết.

Bác sĩ MacArthur cho rằng "hệ thng Y tế cng đng Vit Nam rt mnh" cng vi vic "chính ph cp cao nht có cách tiếp cn toàn din và nghiêm túc" nên đã dn ti "các thành công Vit Nam" trong cuc chiến ngăn nga virus Corona.

Về mi mi bang giao Vit – M, ông nói rng hai nước năm nay "k nim 25 năm ngày bình thường hóa quan h và Y tế là mt phn hết sc quan trng ca hot đng song phương đang din ra".

"Quan hệ gia chính ph M và Vit Nam vng mnh. Mi quan h v Y tế cũng vng mnh", bác sĩ MacArthur nói.

Theo Bộ Ngoi giao M, tính ti ngày 16/4, Hoa Kỳ đã h tr Y tế gn 4,5 triu đôla đ "giúp chính ph [Vit Nam] chun b h thng phòng thí nghim, kích hot giám sát da trên s kin và tìm kiếm ca bệnh, h tr chuyên gia k thut cho công tác chun bng phó, truyn thông v ri ro, phòng tránh, kim soát lây nhim và các hot đng khác". Mi đây, M cũng thông báo cung cp thêm cho Vit Nam 5 triu đôla na, đưa tng s h tr lên 9,5 triu đôla.

Số tin h tr nhiu triu đôla dành cho Vit Nam nm trong khon gn 508 triu đôla mà Hoa Kỳ cam kết đ giúp các nước ti khp các Châu lc đi phó vi virus xut phát t Vũ Hán, Trung Quc.

Cùng ngày chính phủ M thông báo khon vin hôm 16/4, chính phủ Vit Nam tuyên b "h tr Hoa Kỳ 200.000 khu trang vi kháng khun sn xut ti Vit Nam" và "trao tng 50.000 khu trang Y tế ti Văn phòng Nhà Trng".

********************

Mỹ cam kết viện trợ Việt Nam gần 9,5 triệu đôla chống Covid-19 (VOA, 03/05/2020)

Mỹ cam kết vin tr tng cng gn 9,5 triu đôla cho Vit Nam như mt phn trong ngân khon hàng trăm triu đôla ca Washington khp toàn cu nhm ng phó vi đi dch Covid-19, B Ngoi giao M cho biết.

chong2

liu - Đi s M ti Vit Nam Daniel Kritenbrink nhn 200.000 chiếc khu trang t Th trưởng B Ngoi giao Vit Nam Bùi Thanh Sơn trao tng, ngày 16/4/2020.

Bộ nói M tiếp tc gi vai trò lãnh đo toàn cu về cấp vin tr sau vài tháng chiến đu chng li virus corona vn đã giết chết hơn 238.000 người khp thế gii, bao gm hơn 65.000 người M.

Chính phủ M đã cam kết hơn 775 triu đôla vin tr khn cp v Y tế, nhân đo, kinh tế và phát trin, "nhm mc tiêu cụ th là giúp đ các chính ph, các t chc quc tế, và các t chc phi chính ph chng li đi dch này", theo mbản cp nht từ văn phòng phát ngôn viên ca b.

Tổng cng gn 9,5 triu đôla vin tr ng phó Covid-19 được M cam kết cp cho Vit Nam, trong đó có 5 triu đô la trong Qu H tr Kinh tế mà s góp phn "khc phc nhng tác đng tài chính ca đi dch đi vi các doanh nghiệp va và nh".

"Nó cũng bao gồm 4,5 triu đôla vin tr Y tế đã được công b trước đây đ giúp Vit Nam chun b các h thng phòng thí nghim, kích hot phát hin trường hp và giám sát da trên s kin, h tr các chuyên gia kĩ thut chun bng phó, giáo dc và giao tiếp cng đng, phòng chng nhim trùng cho các môi trường Y tế, rà soát Y tế công cng ti các đim nhp cnh, và nhiu hơn na".

Trong 20 năm qua, Mỹ đã đu tư hơn 1,8 t đôla vin tr tng cng cho Vit Nam, bao gm hơn 706 triu đô la cho Y tế, B Ngoi giao M nói.

Mỹ hi tháng 3 đã ca ngi n l"xuất sc" của Vit Nam chng dch Covid-19 và nói nước này vẫn đang "tiếp tc ch đng, hp tác và minh bch trong vic chng dch".

Việt Nam đến nay báo cáo 270 ca nhim virus corona và không có ca t vong nào.

Việt Nam cũng đã trao tặng 200.000 khẩu trang vi cho Đi s M Hà Ni trong khi Đi s Daniel Kritenbrink cũng nhn được 50.000 chiếc khu trang trao tng t Th tướng Nguyn Xuân Phúc.

Additional Info

  • Author VOA tổng hợp
Published in Việt Nam

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid-19 đang diễn biến hết sức nghiêm trọng, các quốc gia đều ra sức bảo vệ nguồn lương thực của mình thông qua các chiến lược khác nhau. Nước xuất khẩu thì hạn chế xuất đi trong khi nước nhập khẩu thì cố tích trữ thật nhiều. Nguy cơ một số nước phải đối mặt với tình trạng an ninh lương thực bị đe dọa, dù trong ngắn hạn.

food1

Một người đàn ông kéo xe đẩy mua sắm xuống một lối đi gần như trống rỗng trong một siêu thị ở Paris, Pháp, vào ngày 2/3/2020. Các kệ siêu thị ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 đã được dọn sạch các nhu yếu phẩm thực phẩm cơ bản, như mì ống và gạo, trong những tuần gần đây.

Dịch Covid-19 không chỉ khiến các thị trường tài chính, năng lượng thế giới chao đảo mà giờ đây còn tác động tới thị trường lương thực toàn cầu, bởi ngày càng có nhiều nước bắt đầu gom nguồn cung nhằm đảm bảo lương thực cho chính người dân của họ. Tình trạng các nước quyết định giảm xuất khẩu lương thực trong khi các nước nhập khẩu tăng cường dự trữ hàng hóa đã khiến giá cả các mặt hàng lương thực như gạo và bột mì tăng vọt.

Tuy nhiên, đại dịch cũng khó có thể gây ra tình trạng thiếu lương thực khẩn cấp trong thời gian trước mắt ở tất cả các nước, bởi nhiều nước đã chủ động tiến hành các kế hoạch đảm bảo lương thực cũng như điều tiết giá cả tại thị trường của họ. Hơn nữa, các thị trường lương thực trên thế giới cũng đã có sự chuẩn bị tương đối khi cuộc khủng hoảng Covid-19 bùng phát nhờ vào các vụ mùa bội thu gần đây và sản lượng dự trữ từ trước cũng lớn. Ví dụ, Trung Quốc hiện nắm giữ hơn một nửa tổng trữ lượng 287,1 triệu tấn bột mì của cả thế giới. Tuy nhiên, việc nguồn cung dồi dào không được phân bổ phù hợp tới những nơi có nhu cầu hoàn toàn có thể gây ra tình trạng thiếu lương thực cho một số khu vực trên thế giới.

Những nơi thiếu lương thực triền miên như Zimbabwe hay thiếu nguồn cung đa dạng như các nước ở Trung Á chính là những nước có nguy cơ thiếu lương thực nhất trong thời buổi đại dịch hiện nay. Tuy nhiên, ngay cả ở những khu vực này, mức độ cũng như thời gian bị ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào việc các chuỗi cung toàn cầu bị gián đoạn trong bao lâu.

Cuộc cạnh tranh đảm bảo lương thực

Hiện nay, các nước hầu như đều đã có những điều chỉnh trong chính sách xuất khẩu của họ ở các mức độ khác nhau nhằm ứng phó với dịch Covid-19 và vì thế khiến nguồn cung bị gián đoạn và giá cả cũng bấp bênh. Trước mắt, việc này chưa gây ra tình trạng thiếu lương thực trầm trọng ở bất kỳ nơi nào, nhưng nếu đại dịch tiếp tục lây lan thì các chính sách hạn chế xuất khẩu sẽ kéo dài và khi đó tình hình có thể khác.

Trung Quốc là một nước nhập khẩu lương thực lớn và hiện đã dự trữ rất nhiều, nhưng chính phủ nước này vẫn tăng cường thu mua gạo từ các nguồn sản xuất trong nước. Động thái này sẽ hạn chế lượng xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực, giúp bình ổn giá cả lương thực trong nước bởi nó đảm bảo không để tình trạng thiếu lương thực xảy ra.

Nga đã tạm ngừng xuất khẩu các mặt hàng ngũ cốc từ ngày 23/3. Đồng thời, Nga cũng nằm trong số các nước chấp hành lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc của Hội đồng kinh tế Á-Âu trong thời gian từ 10/4 đến 30/6. Lệnh ngừng xuất khẩu một lượng ngũ cốc lớn như vậy trong 3 tháng đương nhiên sẽ khiến thị trường toàn cầu thiếu hụt một lượng lớn bột mì và ngũ cốc, nhưng động thái này lại xảy ra ngay trước mùa thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9 của Nga, thường là thời điểm xuất khẩu khá ít. Vì vậy, nếu lệnh ngừng xuất ngũ cốc kéo dài tới mùa thu hoạch và ngay cả sau đó, giai đoạn cao điểm các giao dịch mua bán, thì Nga sẽ mất vị trí là một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới và nguồn cung của những mặt hàng này trên thị trường toàn cầu sẽ bị gián đoạn. Một số nước, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, đều phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Nga, vốn chiếm tới một nửa sản lượng ngũ cốc nhập khẩu hàng năm. Ai Cập đã lập tức tìm cách đấu thầu để nhập khẩu bột mì thay thế hôm 1/4 sau khi Nga và các nước trong Hội đồng kinh tế Á-Âu quyết định ngừng xuất khẩu và yêu cầu các đơn vị tham gia đấu thầu phải đảm bảo được số lượng hàng bằng số lượng mà các nước xuất khẩu kia không xuất nữa. Tuy nhiên, Cairo không thể tìm được nhà cung cấp đáp ứng yêu cầu như vậy và phải hủy bỏ kế hoạch đấu thầu chỉ vài giờ sau đó. Những nước phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực như Ai Cập gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế vào lúc mà tất cả các nước giống họ đều đang cạnh tranh dữ dội để có được nguồn cung khá hạn chế do các nước ngừng xuất khẩu.

Nguy cơ thiếu lương thực

Với những nước vốn có tiềm lực tài chính hạn hẹp và luôn phải đối mặt với những thách thức về an ninh lương thực kể cả khi không có khủng hoảng như Zimbabwe, Venezuela và Mauritania, tình hình có thể sẽ rất căng thẳng nếu đại dịch Covid-19 kéo dài đến tận mùa hè. Giá tăng và nguồn cung hạn chế sẽ nhanh chóng khiến các nước này thiếu lương thực trầm trọng. Tình trạng thiếu lương thực vốn đã xuất hiện ở Zimbabwe khi cuộc khủng hoảng ngoại tệ xảy ra đầu năm 2019, giờ còn trở nên tồi tệ hơn. Nước này cũng phụ thuộc vào nguồn cung từ các nước tạm nhập tái xuất ngay trong khu vực, nên chính họ sẽ nhanh chóng hứng chịu hậu quả nếu những nước đó cũng quyết định bảo vệ nguồn cung lương thực của mình.

Ở Trung Á, việc Kazakhstan cắt giảm đáng kể lượng lương thực xuất khẩu cộng thêm với lệnh cấm xuất khẩu lương thực trong 3 tháng của Hội đồng kinh tế Á-Âu cũng có thể gây mất cân bằng cung-cầu, dẫn tới tình trạng thiếu lương thực khẩn cấp cục bộ ở một số nước. Bộ Thương mại Kazakhstan đã ngừng xuất khẩu tất cả các mặt hàng thiết yếu kể từ ngày 22/3. Dù Kazakhstan không phải là một nước xuất khẩu lương thực tầm cỡ trên trường quốc tế, nhưng nước này cũng là nguồn cung thực phẩm khá lớn. Ở Trung Á, các nước như Uzbekistan và Tajikistan đều phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Kazakhstan, vốn chiếm tới 95% lượng ngũ cốc nhập khẩu. Ngoài việc dừng xuất khẩu, Kazakhstan còn bãi bỏ tất cả các loại thuế quan nhập khẩu đối với các mặt hàng lương thực thực phẩm. Điều đó có nghĩa là nước này còn cạnh tranh với các nước xung quanh để nhập thêm lương thực thực phẩm. Cũng giống như Nga, lượng xuất khẩu của Kazakhstan ở thời điểm này thường là thấp, nên họ hoàn toàn có thể đối phó với những ảnh hưởng về an ninh lương thực trước mắt. Nếu Kazakhstan cũng áp dụng các lệnh ngừng xuất khẩu trong vụ thu hoạch, khoảng từ tháng 8 đến tháng 10, thì tình trạng thiếu lương thực của các nước láng giềng ở Trung Á chắc chắn sẽ xảy ra. Sư phụ thuộc quá mức vào lương thực nhập khẩu sẽ khiến nhiều nước trong khu vực khó tìm được các nguồn cung thay thế, nhất là khi những nước này giờ đây mới bắt đầu chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19.

Thế nhưng, một số nước gần như phụ thuộc hoàn toàn vào lương thực nhập khẩu lại thành công trong việc tránh được tình trạng nguồn cung tạm thời bị gián đoạn. Các nước Arập vùng Vịnh vốn sản xuất được rất ít lương thực thực phẩm do điều kiện sa mạc đặc thù và chủ yếu nhập những mặt hàng này từ nước khác. Tuy nhiên, họ gần như sẽ không phải lo lắng về an ninh lương thực nhờ sự giàu có sẵn có và tầm nhìn xa trông rộng của họ.

Ví dụ, Các tiểu vương quốc Arập hiện nhập khẩu tới 80%-90% lương thực thực phẩm từ nước ngoài, và điều đó có nghĩa là nước này rất dễ bị ảnh hưởng nếu chuỗi cung ứng quốc tế bị gián đoạn. Thế nhưng, họ đã giảm thiểu rủi ro đó bằng việc đa dạng hóa các nhà cung cấp và có kế hoạch dự trữ chiến lược để cả nước đủ lương thực thực phẩm trong 6 tháng. Đồng thời, nước này đã đầu tư trực tiếp vào phát triển nông nghiệp ở các nước khác và nhờ đó giành được quyền ưu tiên trong việc tiếp cận/thu mua sản phẩm sau khi thu hoạch. Các nước vùng Vịnh khác cũng đã áp dụng chiến lược tương tự nên hoàn toàn không phải lo lắng kể cả khi thị trường lương thực thế giới bị chao đảo với các nguồn cung bị gián đoạn.

Thách thức về chuỗi cung ứng

Hiện các nguồn lương thực trên toàn cầu không thể phân phối tới các nơi cần bởi khả năng vận chuyển hàng hóa đang bị hạn chế. Các tàu hàng thương mại đều bị chậm hoặc hoãn chuyến dài ngày do phải tuân thủ rất nhiều quy trình theo yêu cầu của các nước nhằm hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19. Điều đó có nghĩa là trong nhiều trường hợp, tàu sẽ bị yêu cầu chuyển hướng tới các cảng khác, chậm được làm thủ tục cập bến hay thanh toán, và thậm chí còn phải tuân thủ các quy trình khử trùng. Do những yếu tố gây chậm trễ này mà một lượng tàu lớn không thể vận hành bình thường, dẫn tới tình trạng ùn tắc giao thông đường biển, và vì vậy các tàu hàng lương thực khó cập bến đích đến như dự định.

Cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19 cũng gây ra tình trạng các container đông lạnh, vốn là thứ thiết yếu để trữ thực phẩm dễ hỏng, hiện đang bị ùn tắc ở Trung Quốc. Các công ty vận tải biển sẽ phải lên kế hoạch điều chỉnh phù hợp với tình hình sau khi tình trạng chậm chuyến được giải quyết. Tuy nhiên trong hiện tại, các biện pháp chống lây lan dịch bệnh sẽ tiếp tục cản trở việc vận chuyển hàng hóa qua đường biển trên toàn cầu.

Hiện khó có thể dự báo chính xác sẽ phải áp dụng những biện pháp hạn chế thông thương lương thực toàn cầu đến bao giờ. Và bởi việc hạn chế thương mại giữa các nước là biện pháp cần thiết do cuộc khủng hoảng Covid-19 vẫn tiếp diễn, nên nguy cơ thiếu lương thực cục bộ tại một số nước sẽ ngày càng gia tăng. Nếu kịch bản tồi tệ nhất xảy ra - nguồn cung bị gián đoạn tới tận mùa thu hoạch của các nước xuất khẩu lương thực lớn - thì sự mất cân bằng cung-cầu và khả năng vận chuyển sẽ khiến những nước phụ thuộc nhập khẩu rơi vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Tuy nhiên, dù thế nào thì tình trạng gián đoạn nguồn cung cũng chỉ xảy ra trong vài tháng dịch bệnh và chủ yếu chỉ khiến giá cả gia tăng.

Sim Tack

Nguyên tác : Covid-19 Ripples Through Global Food Trade, Strafor, 02/04/2020

Minh Anh giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 28/04/2020

Sim Tack là người đồng sáng lập và nhà phân tích quân sự chính tại Force Analysis. Bài viết được đăng tại Stratfor

Additional Info

  • Author Sim Tack
Published in Diễn đàn

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nặng đến nền kinh tế Việt Nam : hàng triệu người dân phải ở nhà, trường học, doanh nghiệp bị đóng cửa, các nhà máy, công xưởng bị tạm ngưng hoạt động, và mọi giao thông vận tải đều bị dừng lại.

cohoi1

Việt Nam cần có những cải tổ đột phá về giáo dục và về đào tạo trường dạy nghề

Mặc dù số người bị nhiễm bệnh Covid-19 còn rất ít so với trên thế giới và con số tử vong chưa có, tác động kinh tế vẫn rất nghiêm trọng. Việc đầu tiên chính phủ đã làm là thực hiện các biện pháp liên quan đến y tế để giảm và kiểm soát bệnh dịch và sau đó tiến đến các biện pháp kinh tế để hỗ trợ người lao động và giảm thiểu các tác động kinh tế.

Tôi đã trình bày chi tiết những vấn đề này ở một bài báo trước trên trang BBC News tiếng Việt (1). Lần này xin bàn sâu vào các chính sách quan trọng và phù hợp để đẩy mạnh cho công kỹ nghệ Việt Nam sau dịch Covid-19.

Chính sách ngắn và trung hạn cho công nghiệp

Giúp công nhân nghèo đối phó với đại dịch Covid-19. Đại dịch ảnh hưởng xấu đến cả khu vực chính thức và không chính thức, nhưng nhóm người dễ bị tổn thương nhất bao gồm những người lao động trong khu vực phi chính thức và/hoặc lao động bán thời gian, thanh niên không tay nghề, kinh doanh nhỏ, lao động nhập cư... Dịch Covid-19 kéo dài cũng có thể đe dọa an ninh lương thực, đặc biệt là đối với nhóm dễ bị tổn thương nhất.

Ưu tiên trong thời gian bị dich là cung cấp thực phẩm, vật tư y tế và các nhu yếu phẩm cho nhóm dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là những người bị nghỉ việc do đại dịch Covid-19 gây ra.

Tại Việt Nam đã có các điểm ATM ở thành phố lớn để phân phối gạo cho người nghèo. Ngoài ra, chính phủ có thể thiết lập các chương trình làm việc tạm thời cho lao động nhập cư thất nghiệp, cấp các biện pháp xóa nợ cho các doanh nghiệp và cá nhân, và giảm bớt thủ tục hải quan liên vùng để tăng tốc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa thiết yếu.

Phân biệt các doanh nghiệp nào bị ảnh hưởng nặng của Covid-19. Đối với khu vực chính thức, cú sốc cầu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau, và vì vậy các chính phủ cần nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp bị ảnh hưởng xấu nhất trước tiên.

Có ba loại doanh nghiệp :

i) các doanh nghiệp có nhu cầu liên tục (như cửa hàng tạp hóa và các sản phẩm y tế) ;

ii) các doanh nghiệp phải đối mặt với nhu cầu bị mất (bao gồm nhà hàng, du lịch, giải trí, giao thông và du lịch) ; và

iii) các doanh nghiệp phải đối mặt với nhu cầu chậm trễ (bao gồm các sản phẩm tiêu dùng và sản xuất và các dịch vụ kinh doanh liên quan).

Các doanh nghiệp trong mục i) ở trên không cần hỗ trợ, trong khi các doanh nghiệp trong mục ii) và iii) ở trên cần được hỗ trợ ưu tiên. Những doanh nghiệp trong mục ii) có thể được trợ cấp bằng tiền mặt, trong khi những doanh nghiệp trong mục iii) ở trên có thể được cho vay nhẹ lãi, vì nhu cầu cho đầu ra của họ có thể sẽ trở lại.

Đại dịch Covid-19 cũng đã cho mọi quốc gia thấy tầm quan trọng của công kỹ nghệ nội địa cho nền an ninh quốc gia và tại sao một số nước đã khẳng định rằng các sản phẩm quan trọng đối với ngành y tế phải được sản xuất trong nước.

Ở Mỹ, Tổng thống Trump đã dựa vào các quy luật thời chiến tranh để bắt các hãng xe hơi phải sản xuất máy thphuở (ventilators) kịp thời cho các bệnh viện.

Nhu cầu mới về các sản phẩm y tế liên quan đến Covid-19. Trong lúc dịch chưa hết, tối thiểu 12-18 tháng nữa, nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm y tế sẽ được duy trì ít nhất trong thời gian đợi có vắc xin, tạo cơ hội mới cho Việt Nam. Tùy theo cách các doanh nghiệp sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu này nhanh hay không, các doanh nghiệp Việt Nam có thể chiếm một vị trí thành công lâu dài trên thế giới bằng cách sản xuất nhiều loại sản phẩm y tế như sau.

Thiết bị y tế đơn giản bao gồm khẩu trang, găng tay, áo choàng và các thiết bị bảo vệ cá nhân để tránh truyền nhiễm (Personal Protection Equipment, gọi tắt là PPE) tất cả đều có thể được sản xuất tại Việt Nam do nhân công Việt Nam. Để vượt qua suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang điều chỉnh dây chuyền sản xuất của nhà máy và đào tạo lại lực lượng lao động của họ để sản xuất các sản phẩm y tế đơn giản cho các bệnh viện địa phương hoặc xuất cảng. Các công ty sản xuất nhẹ tại Việt Nam có thể làm điều này trong ngắn hạn.

Các thiết bị y tế phức tạp hơn, bao gồm giường bệnh viện, dụng cụ y tế bao gồm máy thở và phương tiện vận chuyển y tế như xe lăn, xe tải và xe cứu thương, có thể được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong các ngành kim loại, máy móc, điện tử, ô tô và các bộ phận máy bay. Điều này đã được thực hiện ở các nước khác, cụ thể là ở Hoa Kỳ khi các nhà sản xuất phụ tùng ô tô và máy bay điều chỉnh dây chuyền sản xuất để sản xuất máy thở.

Vì Việt Nam đã có các cụm ô tô, các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa các loại thiết bị y tế và phương tiện này. Các sản phẳm này cũng phù hợp với ý định tự túc trong vấn đề an ninh quốc gia, mà bối cảnh khủng hoảng của Covid-19 đã đem lại như đã nói ở trên.

Việc trang bị lại nhà máy (retooling) có thể được chính phủ khuyến khích thông qua :

i) tín dụng của chính phủ để các công ty có thể tiếp tục trả lương cho công nhân trong khi họ trang bị lại ;

ii) làm dễ dàng việc truy cập thông tin và các tài liệu về công nghệ, kể cả nhuồn và nơi để mua nguyên liệu thô và các đầu vào trung gian khác ; và

iii) kết nối giữa các bên (doanh nghiệp cung cấp, cơ sở y tế và những người mua).

Trên nguyên tắc, các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam đều có thể làm vậy, nhưng họ bị hạn chế ở điểm (ii) và (iii) do đó phải cần chính phủ giúp đỡ.

Nhu cầu cho các địa điểm sản xuất mới ở ngoài Trung Quốc. Mặt khác, Covid-19 đã đem lại một cơ hội quý báu cho doanh nghiệp Việt Nam. Khi thế giới đã nhận thức ra về mối nguy hiểm về sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc đối với tất cả các sản phẩm được sản xuất theo chuổi giá trị toàn cầu (global value chains), từ vật tư y tế và máy thở đến iPhone, người mua và nhà đầu tư trên khắp thế giới đang và sẽ tìm kiếm các địa điểm sản xuất ở ngoài Trung Quốc. Việt Nam có một cơ hội bằng vàng để chứng tỏ mình là một địa điểm sản xuất tốt nhất trong chuyện này.

Nếu các doanh nghiệp nước ta có thể vượt qua được giai đoạn suy thoái này, họ sẽ tạo ra một lực lượng lao động đủ lớn, được đào tạo bài bản với các chi phí cạnh tranh thấp, có thể thực hiện hiệu quả các đơn đặt hàng lớn cho các sản phẩm công nghệ cao và trung bình.

Vấn đề của các doanh nghiệp này là họ thường thiếu đào tạo kỹ thuật cho lực lượng lao động, phần lớn là do các doanh nghiệp không muốn đầu tư vào đào tạo sợ tốn kém. Để giải quyết điều này, chính phủ phải cung cấp hỗ trợ tài chính và đào tạo cho người lao động trong thời kỳ suy thoái.

Vấn đề FDI trong thời gian đại dịch

Vừa qua Ấn Độ đã tỏ ra lo ngại là các doanh nghiệp Trung Quốc (doanh nghiệp Trung Quốc) đang thừa cơ nạn dịch Covid-19 mà đổ tiền qua mua các doanh nghiệp trong nước đang bị khủng hoảng hầu có thể thao túng thị trưởng kinh tế Ấn Độ về sau này.

Đó là chưa kể họ còn ngại các doanh nghiệp Trung Quốc nhân cơ hội này đem các máy móc lạc hậu cũ kỹ có nguy hại đến môi trường mà chính phủ Trung Quốc cấm dùng trong nước qua đó. Vì thế Ấn Độ đã ra một đạo luật là trong thời gian Covid-19 thì tất cả các đầu tư từ các nước láng giềng (tuy Ấn Độ còn các nước láng giềng khác như Bhutan, Afghanistan, Myanmar and Nepal nhưng mọi người đều biết rõ mục đích chính của đạo luật này nhằm vào Trung Quốc kể cả Hong Kong) phải được chính phủ Ấn Độ chấp nhận chứ không phải tự động đi vào như trước đây.

Điều này thì Mỹ cũng đã làm từ lâu. Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) là một ủy ban liên ngành được thành lập từ hồi 1975 để duyệt xét đầu tư tư nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, lúc đầu là do lý do an ninh nhưng trong mấy năm gần đây thiên về thương mại và kinh tế nhiều hơn.

Cũng tương tự như Ấn Độ, vừa qua hai nước Úc và Đức đều tuyên bố là trong thời kỳ đại dịch Covid-19, tất cả các đầu tư từ nước ngoài phải được chính phủ xem xét để tránh trường hợp các nước khác thừa cơ hội nước đục thả câu. Việt Nam ta cũng phải cẩn thận như vậy để tránh nền kinh tế nước ta trong tương lai khỏi bị lũng đoạn bởi các nước khác.

Dịch virus corona là một cơ hội bằng vàng để các kinh tế gia Việt Nam có cơ hội phân tích ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam như thế nào, để biết rõ số người lao động tay nghề cao và thấp của Trung Quốc xuất cảng qua Việt Nam hiện là bao nhiêu, ở trong ngành nghề nào, có thể thay được ngay hay không, cũng như ảnh hưởng Trung Quốc về giao thông, du lịch, vận tải, đầu tư, thương mại và tác động đến các đầu vào của các chuổi cung ứng liên quốc gia.

Chính phủ phải lập ra một nhóm nghiên cứu để thâu thập các tài liệu cần thiết một mặt để tìm hiểu những ảnh hưởng của dịch cúm đến kinh tế Việt Nam và một mặt khác để tìm hiểu rõ thêm ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc đối với Việt Nam, nhất là ở các tỉnh biên giới.

Không thiếu vốn mà thiếu đầu tư chất lượng và giáo dục phù hợp

Vấn đề Việt Nam đang gặp không phải là thiếu vốn đầu tư mà là thiếu kém về chất lượng đầu tư và thiếu đầu tư vào những lănh vực mà Việt Nam đang cần để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình : các ngành công kỹ nghệ cao hơn và tận dụng trí tuệ của dân Việt Nam.

Chính phủ cần phải rà soát lại những đầu tư nước ngoài để chú trọng hơn về chất lượng, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các hoạt động thượng nguồn và hạ nguồn của những lãnh vực này để hoàn thiện chuỗi giá trị cung ứng ; khuyến khích FDI liên kết với các công ty trong nước qua hình thái liên doanh và đẩy mạnh liên kết hàng dọc ; nâng tỷ lệ nội địa hóa, và ngăn chặn đầu tư (hoặc đem các máy móc cũ) có hại hay có ảnh hưởng xấu cho môi trường. Mục đích chính là giúp các công ty tư nhân trong nước được lớn mạnh và cạnh tranh thành công trên thế giới.

Điều này đòi hỏi cải tổ theo chiều sâu như giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước, đối xử bình đẳng các nhà xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp ; khuyến khích phát triển các cụm sản xuất (clusters) ; đầu tư xây dựng các khu công nghiệp đồng bộ (plug-and-play) và các khu công nghệ ; khuyến khích và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua hợp đồng thầu phụ.

Tôi đã trình bày những rào cản cho sự phát triển kỹ nghệ Việt Nam trong cuốn sách 'Light Manufacturing in Vietnam' (Phát Triển Công Kỹ Nghệ Nhẹ tại Việt Nam) do Ngân Hàng Thế Giới xuất bản.

Quan trọng nhất vẫn là chất xám của người Việt Nam. Do đó để thu hút các nhà đầu tư và một mặt khác để vượt lên trên bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần phải có những cải tổ đột phá về giáo dục và về đào tạo trường dạy nghề.

Đã có biết bao nhiêu là những báo cáo nói về đề tài này nhưng những cái cách đó vẫn chưa được thực hiện. Chẳng hạn trong cuốn sách về Việt Nam ở trên, tôi đã đề nghị một số các biện pháp chính sách cần được triển khai để tăng số lượng và chất lượng công nhân có tay nghề, giúp nền kinh tế vươn lên mức cao hơn trên bậc thang giá trị gia tăng.

Nhìn xa hơn, Việt Nam cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực bằng cách cải tổ để tăng cường phối hợp giữa các bộ chịu trách nhiệm về giáo dục và đào tạo nghề ; giảm bớt kiểm soát các trường đại học và trường dạy nghề ; tăng cường tự chủ của các trường này, nhất là trong việc sửa đổi giáo trình cho phù hợp với đòi hỏi trên thị trường lao động ; tăng cường liên kết nhà trường với doanh nghiệp ; định hướng nhu cầu đào tạo nghề và nhu cầu của doanh nghiệp cũng như có các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp nhận sinh viên thực tập.

Tóm lại, dịch Covid-19 là một thách thức lớn cho kinh tế Việt Nam nhưng với các biện pháp cách ly xã hội đã và đang dần được tháo gỡ, Việt Nam cần giúp đỡ các người lao động nghèo và tận dụng cơ hội để chuyển hướng sản xuất và nâng cao năng suất cho các ngành nghề có giá trị cao trong nước khi hết nạn dịch.

Mặt khác, Việt Nam cần nhanh chóng tránh tình trạng nước đục thả câu do một số các nước nhân cơ hội này đổ tiền vào mua các công ty nội địa hầu thao túng thị trường sau này, hoặc là để đem các máy móc cũ kỹ qua làm thiệt hại đến môi trường qua nước ta mà chính nước họ không thể dùng được nữa.

Các biện pháp định hướng lại kinh tế cần được giới thiệu, công bố rộng rãi để người lao động, doanh nghiệp và toàn xã hội được biết, nhằm phục hồi niềm tin vào tương lai sau dịch virus corona.

Đinh Trường Hinh

Nguồn : BBC, 02/05/2020

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tiến sỹ kinh tế Đinh Trường Hinh, chủ tịch công ty EGAT tại Virginia, Hoa Kỳ. Ông nguyên là chuyên gia kinh tế chính, Văn phòng Phó chủ tịch và Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (1978-2014). Ông đã đăng tải các tác phẩm Công nghiệp nhẹ Châu Phi (2012), Các câu chuyện kể từ Mặt trận Phát triển Kinh tế (2013), Phát triển cng nghiệp nhẹ tại Việt Nam (2013), và Công việc làm, kỹ nghệ hóa, và toàn cầu hóa (2017).

**********************

(1)

Một số giải pháp cho kinh tế Việt Nam mùa dịch Covid-19

Đinh Trường Hinh, BBC, 11/04/2020

Đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới, tấn công các nước phát triển cũng như đang phát triển. Đây là lần đầu tiên cả thế giới, không phân biệt giàu hay nghèo, đen hay trắng, lớn hay nhỏ, đều bị một tai họa lớn như vậy, ảnh hưởng đến tất cả mọi tầng lớp, mọi ngành, mọi nơi.

cohoi2

"Việt Nam nên tận dụng cơ hội dịch Covid-19 để chuyển hướng sản xuất và nâng cao năng suất cho các ngành có giá trị cao"

Một số các quốc gia đã và đang đưa ra các biện pháp và chính sách quyết liệt về kinh tế để giảm thiểu tác động của đại dịch này đối với nền kinh tế.

Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức... và gần đây nhất là Liên hiệp châu Âu đã tung ra hàng trăm tỷ USD cứu trợ kinh tế.

Thế nhưng, theo chúng tôi quan sát, dư luận đang tập trung phần lớn mọi sự chú ý cho đến nay vào các nước phát triển hơn là các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi mà có lẽ ảnh hưởng kinh tế của nạn dịch sẽ lớn hơn vì tài lực còn nhiều hạn chế.

Ưu tiên hàng đầu của Việt Nam hiện nay là ngăn chặn Covid-19 đừng lây ra. So sánh với sự suy thoái thông thường của một nền kinh tế, ảnh hưởng về kinh tế của Covid-19 mạnh hơn và gây xáo trộn nhiều hơn, nhưng trong một thời gian ngắn hơn.

Do đó, mục tiêu chính của chính sách hiện nay là phải thực hiện các biện pháp y tế, đồng thời làm giảm thiểu các ảnh hưởng xã hội của đại dịch và duy trì năng lực của nền kinh tế hầu có thể phục hồi những hoạt động sản xuất như bình thường trong cơ hội sớm nhất.

Xin nhắc rằng những chính sách này khác với những chính sách truyền thống để kích thích nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái (recession).

Đại dịch virus corona khi nào mới hết ?

Bài viết này chỉ bàn về một khung chính sách để đối phó với Covid-19 trong ngắn hạn và trung hạn.

Trước hết, chúng tôi xin trình bày một số biện pháp hiện đang được thực hiện bởi các nước đang phát triển khác.

Kinh nghiệm các nước đối với coronavirus cho đến nay đã cho thấy cách tốt nhất để ngăn chận dịch là hạn chế sự tiếp xúc của con người, kênh chính mà virus lây lan. Do đó, Việt Nam đang có những biện pháp đúng bằng cách đóng cửa các trường học và cửa hàng, thực hành cách ly xã hội (social distancing), đình chỉ các chuyến bay quốc tế và cách ly những người mới đến bao gồm cả người nước ngoài và cả công dân Việt Nam trở về từ nước ngoài để ngăn chặn virus lây lan.

Các biện pháp này là hợp lý bởi vì hiện tại không có phương pháp điều trị Covid-19 đã được khoa học xác định và cũng không có thuốc chủng ngừa vắc-xin nào đã được phát minh. Mục tiêu của các biện pháp cách ly xã hội là để san phẳng đường cong nhiểm bệnh (flattening the curve) hầu các bệnh viện hay các cơ sở chăm sóc sức khỏe có đủ khà năng đáp ứng, theo thời gian, tất cả các bệnh nhân cần điều trị. Một khi có nhiều xét nghiệm hơn và do đó sự phổ biến của virus được biết đến nhiều hơn, có thể các chính sách cách ly xã hội này có thể phải được tăng cường và cần phải được thực hiện để ngăn chận Covid-19.

Những tác động của Covid-19 đối với nền kinh tế, đặc biệt là về du lịch, thương mại và FDI cũng như về sản xuất vì các chuổi cung ứng, rất là lớn. Ngành du lịch tại Việt Nam dự kiến ​​sẽ giảm 2,7 tỷ đô la cho mỗi tháng của cuộc khủng hoảng.

Do đó, có nguy cơ cao là chi phí kinh tế quá khủng khiếp khi tiếp tục những chính sách sách cách ly xã hội này trong một nước còn nghèo, sẽ dễ làm một quốc gia từ bỏ những nỗ lực ấy.

Tuy nhiên, kết quả này phải được ngăn chặn bằng mọi giá vì sự tồn tại của virus sẽ khiến đại dịch quay trở lại và gây ra thiệt hại lần thứ hai càng tồi tệ hơn. Trường hợp của Singapore phải 'lockdown' chặt hơn lần hai sau khi dịch bùng phát trở lại là một ví dụ.

Y tế đi cùng kinh tế

Covid-19 mang lại các chi phí trực tiếp và nặng nề cho một quốc gia bao gồm tử vong, các căn bệnh nặng hơn và chi phí lớn về phòng ngừa và điều trị trong ngành y tế. Việc thực hiện các biện pháp liên quan đến sức khỏe cần thiết ở trên về cách ly xã hội cũng mang lại một chi phí rất lớn cho nền kinh tế.

Chi phí này liên quan đến việc giảm tốc các hoạt động kinh tế (chứ không phải là tăng tốc như các biện pháp kinh tế thường làm trong thời kỳ suy thoái). Chi phí giảm tốc bao gồm đóng cửa các trường học và doanh nghiệp, ngừng hoạt động đi lại, vận chuyển, dịch vụ của chính phủ và quan trọng là chi phí của những người lao động thất nghiệp.

Các nước lớn như Mỹ và Đức đã để dành các gói chính sách lên tới 10 - 15% GDP để giúp đáp ứng chi phí đại dịch. Các nước đang phát triển không có điều kiện để làm vậy nhưng cũng phải chuẩn bị để đáp ứng chi phí 2-3% GDP. Một con số nhiều người đang dùng là từ 1-2% GDP cho mỗi tháng bị cách ly.

Đối với Việt Nam, con số này tương đương với 2,6 cho tới 5 tỷ đô la. Một phần chi phí này cho nền kinh tế phải được chính phủ gánh vác, dù là nguồn lực có hạn của một nước có thu nhập trung bình mức thấp.

Trong hoàn cảnh bình thường và do tính chất ngoại sinh của đại dịch này, các nước đang phát triển nên kiếm tài trợ từ Ngân hàng Thế giới WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ngân hàng Thế giới hiện đang hoàn thiện một quỹ 160 tỷ đô la để giúp các nước nghèo đối phó với Covid-19. IMF cũng nói tới con số 1.000 tỷ đô la.

Tuy nhiên, do tính chất toàn cầu của đại dịch này và các nguồn tài lực của các cơ quan quốc tế cũng bị hạn chế sau khi các nước phát triển chính họ phải tự lo đối phó với nạn dịch, có khả năng các cơ quan này sẽ không đủ tài lực để giúp tất cả mọi nước so với mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Do đó, các nước đang phát triển nên chuẩn bị dựa thêm vào nỗ lực của chính mình.

Những biện pháp trước mắt

Xin điểm ra các biện pháp nhiều nước đang phát triển vừa đem vào áp dụng hoặc sắp thực hiện mà Việt Nam có thể làm theo, về chính sách tiền tệ và đầu tư :

• Rà soát chương trình đầu tư công để chuyển tiền đầu tư công qua chi tiêu thường xuyên bao gồm cả bảng lương.

• Các nước nhập khẩu năng lượng dùng khoản tiết kiệm từ giá dầu quốc tế đang giảm để hạn chế khủng hoảng.

• Xin vay từ quỹ coronavirus có trị giá 160 tỷ USD từ World Bank hay quỹ mới của IMF

• Phát hành trái phiếu hoặc giấy nợ của ngân hàng trung ương để tài trợ cho nhu cầu ngân quỹ.

• Chính phủ trung ương có thể yêu cầu hạn mức tín dụng từ ngân hàng trung ương 5% doanh thu thuế năm ngoái.

• Lập quỹ đặc biệt để đối phó với khủng hoảng, với khoản tài trợ trung bình 3-4% GDP (một phần ba từ ngân sách và phần còn lại từ các công ty công và tư nhân)

• Kêu gọi cộng đồng di dân nước ngoài đóng góp vào quỹ đặc biệt, bằng cách phát hành trái phiếu diaspora, với lãi suất tượng trưng.

• Bên trong nước, đẩy nhanh hoàn trả tiền nợ cho các công ty và tạm hoãn thanh toán tiền điện, nước cho doanh nghiệp

Nhìn chung, một khi chính phủ thực hiện các biện pháp này, điều quan trọng là phải đảm bảo chương trình hỗ trợ đặc biệt này dựa trên các tiêu chí minh bạch và khách quan, tuân theo tiêu chuẩn quản trị cao nhất, không phải vì nhu cầu của “lợi ích nhóm”.

Để đạt được điều đó, phải sẽ cần có một cơ quan đặc biệt bao gồm một Kế toán viên tổng hợp đặc biệt để giám sát hoạt động và để đảm bảo không có rò rỉ.

Ngoài ra, cần phải có các báo cáo thường trực để theo dõi tiến bộ của cơ quan này trong suốt thời gian làm việc và sau đó để hỗ trợ kỹ thuật liên tục cho các công ty sản xuất các sản phẩm y tế và các sản phẩm khác.

Nhìn vào tình hình riêng của Việt Nam, chúng tôi nhận thấy với các nguồn tài lực khan hiếm,tương tự như ở các nước đang phát triển khác, câu hỏi đặt ra là làm thế nào có thể tìm được nguồn tài trợ.

Như các ví dụ nêu trên, kinh phí chỉ có thể đến từ hai nguồn: trong nước và bên ngoài.

Về phía trong nước, để tỏ ra nghiêm túc về tinh thần giải quyết khủng hoảng, chính phủ cần rà soát lại chương trình đầu tư công để tìm tiền cho công cuộc chống virus corona và cứu nền kinh tế.

Ví dụ Việt Nam cần ngay lập tức tạm đình hoãn những chi tiêu đầu tư vào những dự án chưa cần thiết như xây cất trụ sở hành chính, các công trình kỷ niệm, tượng đài, các khu giải trí, khu công nghiệp, hải cảng.

Chính phủ cũng nên huy động mọi nguồn lực từ xã hội kể cả các cơ quan từ thiện và tôn giáo và từ cộng đồng hải ngoại vốn có mặt đông đảo ở các nước phát triển cao.

Về phía bên ngoài, hỗ trợ có thể đến từ các nguồn song phương và / hoặc đa phương như Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) hoặc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) như đề cập trên đây.

Việc này phải làm ngay trước khi các quốc gia khác đã nôp đơn xin vay hết số tiền được các cơ quan này trích ra. Tin mới nhất cho hay Việt Nam muốn vay một tỷ USD – khoản tiền hoàn toàn không lớn so với nhu cầu.

Chuẩn bị cho chính sách vĩ mô

Các gói chính sách để đối phó với Covid-19 phải lớn đủ để phù hợp với mức độ nghiêm trọng của vấn đề và để đối phó với hai giai đoạn khác nhau của tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế một cách riêng biệt và tuần tự.

Trong giai đoạn đầu tiên, cần chấp nhận rằng sản lượng trong nước sẽ giảm mạnh do cả nguồn cung và nhu cầu cắt giảm. Từ phía cung, các doanh nghiệp, trường học, văn phòng chính phủ, dịch vụ vận tải sẽ bị đóng cửa vì mọi người đang thực hành cách ly xã hội. Ngay cả trong thời chiến, cú sốc cũng không nghiêm trọng như vậy.

Từ phía cầu, ngoại trừ các nhu cầu cơ bản như thực phẩm, nơi ở...hầu hết nhu cầu trong nước và bên ngoài sẽ bị cắt giảm. Sau khi đại dịch giảm, giai đoạn tiếp theo của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ được đánh dấu bằng cú sốc về cung và cầu tích cực dẫn đến sự phục hồi kinh tế. Sa thải lao động ở mọi tầng lớp và mất sản xuất là kết quả không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của suy thoái kinh tế, nhưng thời gian và quy mô của chúng sẽ xoay quanh phản ứng cứu trợ của chính phủ.

Chính phủ cần xác định những gì họ có thể làm để bảo vệ các công ty sản xuất trong giai đoạn một và đẩy nhanh quá trình phục hồi của họ trong giai đoạn hai của suy thoái kinh tế Covid-19.

Chính sách tài khóa

Không giống như những gì chính phủ thường làm trong thời kỳ suy thoái, đó là kích thích tổng cầu, mục tiêu của chính sách tài khóa trong đại dịch hiện tại là giảm thiểu tác động bất lợi do giảm tốc các hoạt động kinh tế.

Cho đến nay, các cơ quan tài chính ở một số quốc gia đã ban hành các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế của họ, đặc biệt là giúp đỡ các ngành và công nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi vụ dịch. Phản ứng tài chính ở một số quốc gia bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý và Singapore, cho đến nay vẫn tập trung vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn này, ví dụ như thay đổi cơ cấu của các khoản vay, cắt giảm thuế hoặc đào tạo công nhân lại.

Riêng gói tài chánh CARES của Mỹ, lớn nhất trong lịch sử nước này (10% of GDP) hổ trợ toàn diện nền kinh tế, gồm cá nhân và các hộ gia đình, tăng trợ cấp thất nghiệp, cho vay các ngành công nghiệp đang gặp khó khăn như các hãng hàng không, và thậm chí các thành phố và tiểu bang, trợ cấp cho bệnh viện, ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp để nhân viên ở nhà, tem thực phẩm và dinh dưỡng trẻ em, nông dân và trường học, v.v.

Việt Nam sẽ không có đủ nguồn lực để trả lương cho công nhân ở nhà trong thời gian cách ly xã hội như các nước phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam có thể mở rộng mạng lưới trợ cấp xã hội hiện có để bao gồm thêm cả những người lao động bị sa thải, ít nhất là ở khu vực thành thị - nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản như thực phẩm và một số nhu yếu phẩm.

Chính sách tiền tệ

Mục tiêu của chính sách tiền tệ trong giai đoạn này là cung cấp các dòng tín dụng đầy đủ cho các doanh nghiệp và hộ gia đình và đảm bảo chính phủ có đầy đủ các công cụ tài chính để huy động các nguồn tài lực. Đây cũng là lúc chính sách tiền tệ có thể làm dễ dàng. Tất cả các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới hiện đã hạ lãi suất xuống 0 (hoặc thấp hơn) và cả Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Âu Châu đều đẩy mạnh tốc độ mua assets của họ. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã đặc biệt tích cực trong việc sử dụng chính sách tiền tệ để chống lại tác động kinh tế của đại dịch coronavirus. Fed đã hạ lãi suất Federal Fund, công bố một đợt nới lỏng định lượng (QE) mới và khuyến khích sử dụng các cửa sổ chiết khấu nơi các ngân hàng có thể vay tiền từ Fed. Fed cũng tuyên bố sẽ cung cấp cho thị trường commercial paper –thị trường tài trợ chính được các công ty sử dụng để đáp ứng nhu cầu hàng ngày.

Ngoài ra Fed sẽ triển khai một Cơ sở tín dụng quan trọng mới để cho phép các ngân hàng truy cập tài trợ để mua và nắm giữ chứng khoán bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp.

Chính sách tỷ giá hối đoái

Nhiều quốc gia có thu nhập trung bình có thể gặp vấn đề về tỷ giá nếu chế độ tỷ giá hối đoái của họ không mềm dẻo và trong bối cảnh xuất khẩu giảm và đồng đô la tăng. Tất nhiên, áp lực lên cán cân mậu dịch có bớt đi một chút do nhập khẩu bị cắt giảm, bao gồm cả sự sụt giảm trong nhập khẩu xăng dầu do giá dầu giảm gần đây (ngược lại các nhà xuất khẩu dầu sẽ phải đối mặt với vấn đề xuất khẩu nghiêm trọng), vì vậy kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào từng quốc gia. Nhưng nhìn chung, phần lớn các quốc gia đều phải chịu áp lực gia tăng trên cán cân mậu dịch của họ.

Chính sách cấu trúc và ngành

Mặc dù đại dịch có bản chất tương đối ngắn hạn, đây là lúc Việt Nam nên cần có các chính sách cấu trúc để tận dụng cuộc khủng hoảng này.

Thứ nhất, nên tận dụng cơ hội này để rò soát lại các khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu của mình hầu tránh quá lệ thuộc vào tay nghề cao hoặc các nguồn đầu vào của các nước khác.

Bộ Công thương và các bộ lo về công nghệ, kỹ thuật và nguồn lao động phải lập ra một chương trình để tay nghề Việt Nam có thể thay thế tay nghề ngoại quốc trong một vài năm và chuyển những khâu có giá trị gia tăng cao hoặc có liên kết ngược-backward linkages- lớn qua cho công nhân Việt Nam làm.

Thứ hai, chính phủ có thể thực hiện một vài can thiệp đơn giản trong thời gian ngắn (3-6 tháng tới) cũng như các biện pháp toàn diện hơn cho trung hạn (6 tháng một năm 2 năm).

Trọng tâm của các chính sách này nên tập trung vào công nhân trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là ở khu vực thành thị.

Các mục tiêu ưu tiên là để: i) cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công nhân hiện có trong lĩnh vực sản xuất trong cuộc khủng hoảng, không chỉ vì lý do xã hội, mà còn để đảm bảo sản lượng sản xuất hầu họ có thể quay trở lại mức làm như trước khi có cơ hội sớm nhất ; và ii) xoay các guồng máy sản xuất, lúc đầu là để thay thế nhập khẩu và sau đó là xúc tiến xuất khẩu trong các sản phẩm cụ thể cần thiết cho cuộc khủng hoảng như thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE, như áo choàng và khẩu trang N95), cũng như các sản phẩm mới được sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn theo như điểm thứ nhất đã trình bày ở trên.

Tóm lại, trước khủng hoảng Covid-19 có thể còn kéo dài, tất cả các quốc gia đều đang tung ra các biện pháp y tế, phòng dịch, chữa trị bệnh nhân, và kinh tế - tài chính, cả về ngắn hạn, và dài hạn.

Việt Nam không thể không làm theo những ví dụ nêu trên, tất nhiên có điều chỉnh tùy vào nhu cầu của xã hội và nền kinh tế trong nước nhằm từng bước xây dựng một chiến lược kinh tế mới, hậu dịch virus corona.

Đinh Trường Hinh

Nguồn : BBC, 11/04/2020

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tiến sĩ Đinh Trường Hinh từ Washington D.C., Hoa Kỳ.

Additional Info

  • Author Đinh Trường Hinh
Published in Diễn đàn

Bộ Quốc phòng Mỹ đầu tư lớn cho công nghiệp y tế để không lệ thuộc Trung Quốc (RFI, 01/05/2020)

Theo AFP ngày 01/05/2020, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi hàng trăm triệu đô la cho chương trình phục hồi cơ sở ngành công nghiệp sản xuất dụng cụ y tế, bị bỏ rơi trong nhiều năm qua, khiến Mỹ bị lệ thuộc vào Trung Quốc.

my1

Nhân viên một nhà máy của General Motors lắp ráp máy trợ thở điều trị bệnh Covid-19, tại Kokomo, bang Indiana, Mỹ, ngày 30/04/2020. Reuters - CHRIS BERGIN

Nguồn ngân quỹ của Bộ Quốc phòng được huy động trong khuôn khổ cơ sở Đạo luật Sản xuất quốc phòng (Defense Production Act) lên tới 1 tỷ đô la, đã được phân bổ cho chính quyền các bang nhằm huy động khu vực công nghiệp tư nhân tham gia vào việc bảo đảm nhu cầu an ninh quốc gia.

Trong trận dịch Covid-19, từ nguồn quỹ này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi hàng trăm triệu đô la để mua khẩu trang, dụng cụ xét nghiệm và nhiều dược phẩm khác để chống dịch.

Trong một cuộc họp báo hôm 30/04/2020, điều phối viên các hoạt động chi tiêu của Lầu Năm Góc, bà Ellen Lord, cho biết nguồn đầu tư đó giúp Hoa Kỳ có đủ khả năng tự sản xuất các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu chăm sóc y tế của quốc gia về lâu dài.

Bà cũng nhấn mạnh : "Giai đoạn này, chúng tôi đang có những vấn đề về an ninh quốc gia với Trung Quốc và tôi cho rằng chúng ta phải hiểu sự lệ thuộc vào Trung Quốc của chúng ta đã cao hơn mức cho phép".

Rất nhiều hợp đồng đã được ký trong tháng 4, trong đó đặc biệt có hợp đồng trị giá 133 triệu đô la trao cho các công ty 3M, Honeywell và Owens & Minor để sản xuất khẩu trang dùng trong phẫu thuật loại N95, để sản xuất 13 triệu chiếc một tháng.

Trước khi xảy ra khủng hoảng dịch virus corona, một nửa số khẩu trang nhập khẩu của Mỹ đến từ Trung Quốc. Khi dịch bùng lên tại Mỹ, trang thiết bị bảo hộ và chăm sóc y tế của Mỹ, từ chiếc khẩu trang cho tới bộ xét nghiệm hay máy trợ thở, đã nhanh chóng rơi vào tình trạng khan hiếm trầm trọng.

Ngoài ngân quỹ trong phạm vi Defense Production Act, Bộ Quốc phòng Mỹ còn huy động các nguồn tiền riêng để thúc đẩy nguồn cung ứng trang thiết bị y tế và nghiên cứu phục vụ chống dịch Covid-19. Theo bà Allen Lord, chương trình đầu tư của Bộ Quốc phòng có mục tiêu đáp ứng các nhu cầu trước mắt và sau đó khôi phục nguồn dự trữ chiến lược của đất nước, tiến tới sản xuất đủ trong nước các vật tư y tế để không bị lệ thuộc vào nhập khẩu.

Theo AFP, ngoài các dụng cụ xét nghiệm, Mỹ vẫn còn lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc và Ấn Độ về nguyên liệu cơ bản sản xuất thuốc. Một cuộc điều trần tại Quốc hội năm 2019 cho biết Mỹ vẫn phải nhập khẩu 80% thành phần để bào chế thuốc.

Anh Vũ

****************

Covid-19 : Mỹ thiệt hại nặng về nhân mạng và kinh tế (RFI, 01/05/2020)

Ngày 30/04/2020, tại Hoa Kỳ đã có thêm 2.053 bệnh nhân Covid-19 tử vong, và đây là ngày thứ ba liên tiếp dịch bệnh cướp đi mạng sống của hơn 2.000 người trong 24 giờ, theo ghi nhận của đại học John Hopkins. Như vậy, đã có gần 63.000 trong số trên một triệu người Mỹ bị nhiễm virus corona đã qua đời.

my2

Dân nghèo xếp hàng chờ nhận đồ ăn miễn phí do Hiệp hội Tế bần Thiên Chúa giáo Brooklyn and Queens phân phát, Brooklyn, Thành phố New York, Mỹ, ngày 24/04/2020 Reuters - Mike Segar

Dịch Covid-19 không chỉ là một tai họa về y tế mà còn đang tiếp tục tàn phá kinh tế Hoa Kỳ : hơn 30 triệu người lao động bị mất việc.

Thông tín viên Anne Corpet từ Washington cho biết :

"Đây là một kỷ lục lịch sử : Trong sáu tuần lễ, 30,3 triệu người đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp, tương đương với một người đi làm trên sáu. Đội ngũ thất nghiệp này đông bằng dân số của hai thành phố Chicago và New York cộng lại.

Số người đăng ký thất nghiệp tăng chậm lại so với hồi tháng 3/2020, nhưng các chuyên gia dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên, và có thể đạt đến 20% trong tháng Tư. Đây là mức cao nhất được ghi nhận tại Mỹ kể từ cuộc Đại Suy thoái của những năm 1930.

Các biện pháp dỡ bỏ phong tỏa từng bước tại khoảng 15 bang chưa đủ để khởi động lại kinh tế. Các ngành công nghiệp chật vật mở cửa trở lại. Phần lớn dân Mỹ không đi du lịch và giới hạn tối đa các khoản chi tiêu.

Theo thống kê công bố vào thứ Năm 30/04, chỉ số tiêu thụ của các hộ gia đình, vốn chiếm đến hơn 2/3 các sinh hoạt kinh tế, đã giảm 7,5% trong tháng 3 vừa qua".

Thanh Hà

********************

Tổng thống Trump : Virus corona xuất phát từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc (RFI, 01/05/2020)

Trả lời một phóng viên ngày 30/04/2020, tổng thống Mỹ khẳng định có bằng chứng cho thấy siêu vi corona chủng mới xuất phát từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc tại Vũ Hán. Chủ nhân Nhà Trắng đồng thời cho biết ý định áp dụng lại các biện pháp thuế quan để trừng phạt Bắc Kinh.

my3

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại phòng Bầu Dục, Nhà Trắng, Washington, ngày 30/04/2020 Carlos Barria/Reuters

Thông tín viên đài RFI Eric de Salve từ San Francisco tường trình :

Khi một nhà báo hỏi ông có những bằng chứng cho phép tin tưởng một cách chắc chắn rằng virus corona xuất phát từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán hay không, Donald Trump không do dự trả lời : "Vâng, tôi có" và nói luôn là ông không thể đi sâu hơn vào chi tiết.

Cho đến nay, tổng thống Mỹ chỉ trích Trung Quốc thiếu minh bạch, tố cáo Bắc Kinh che giấu thông tin liên quan đến virus corona. Nhưng lần này tổng thống Hoa Kỳ đã đi xa hơn khi nêu lên khả năng Trung Quốc cố tình phát tán virus. Ông nói : "Nhẽ ra Trung Quốc có thể ngăn chặn virus lây lan nhưng Bắc Kinh đã không làm điều đó. Có thể do không có khả năng ngăn chặn virus, nhưng cũng có thể là Trung Quốc đã để mặc cho siêu vi lây lan".

Tổng thống Mỹ phát biểu như trên chỉ vài giờ sau khi tình báo Mỹ ra thông cáo, sau khi đã điều tra, với kết luận "virus corona không phải do con người tạo ra và không bị biến đổi gen", trái với những tin đồn trước đó.

Điều đó không cấm cản tổng thống Trump ám chỉ rằng Covid-19 có thể là một đòn để Bắc Kinh trả đũa Washington đã tiến hành chiến tranh thương mại. Vẫn theo Donald Trump, Trung Quốc muốn tạo điều kiện thuận lợi cho đối thủ của ông là Joe Biden đắc cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 tới đây, bởi như chính Trump tuyên bố "Trung Quốc không muốn tôi tái đắc cử".

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Đâu chỉ độc đoán mới chống được Covid-19 : 4 nền dân chủ Châu Á nêu gương

Trong lúc Châu Âu, Châu Mỹ điên đảo với nạn dịch, tử vong lên đến hàng chục ngàn người, kinh tế đi vào suy thoái, hầu như một nửa nhân loại bị phong tỏa, thì cuộc sống lại có vẻ bình thường tại các quốc gia và vùng lãnh thổ láng giềng của Trung Quốc, ổ dịch ban đầu.

chong1

Nhờ chống dịch tốt mà người Đài Loan mới có được những cảnh đông người như trước Cung Triều Thiên, ở trấn Bắc Cảng, huyện Văn Lâm (Đài Loan) ngày 15/04/2020. Reuters - ANN WANG

Heike Smidt, từng là thông tín viên thường trú của RFI tại Bắc Kinh đã tìm hiểu tình hình tại 4 nơi có thể nêu gương chống Covid-19, đã biết đối phó nhanh chóng trước nạn dịch : Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Hồng Kông.

Lược qua tình hình Heike Smidt ghi nhận một số bí quyết thành công chính : Quản lý tập trung, kiểm soát biên giới, buộc mang khẩu trang, xét nghiệm nhiều, cách ly nghiêm túc, theo dõi từng trường hợp với các công cụ kỹ thuật số… Đây là những bí quyết thành công có thể làm cho cả Châu Âu lẫn Bắc Mỹ phải xấu hổ !

Không chỉ có độc đoán mới chống dịch thành công !

4 quốc gia và vùng lãnh thổ nói trên có một điểm chung : Họ đều đã biết đi trước, đề phòng ngay trước khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên trên đất họ. Đáng chú ý nữa là họ đều là những nền dân chủ, cho thấy là không phải chỉ có những chế độ độc đoán mới chống được dịch bệnh một cách hữu hiệu.

Một báo cáo 150 trang của Viện Montaigne, Paris, tựa đề "Covid -19 : Đông Á đối mặt với đại dịch - Covid-19 : L’Asie orientale face à la pandémie" - đã nêu bật tình hình : "Các quốc gia và lãnh thổ này đã hành động căn cứ vào giả thuyết là ngay tức khắc con virus mới sẽ truyền nhiễm từ người sang người, không chờ đợi sự xác nhận chính thức của WHO ngày 22/01, và như thế đã tranh thủ được một khoảng thời gian quý báu".

Bài học Đài Loan

Đài Loan đã bất ngờ trở nên "học trò giỏi nhất lớp" trong việc chống virus lây lan. Là một đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc, Đài Loan, với một phó tổng thống là một nhà dịch tể học đã thấy ngay từ đầu là tình hình nghiêm trọng, trong khi mà nhiều người xem nạn dịch này chỉ là một hiện tượng báo động giả.

Hòn đảo 24 triệu dân đến ngày 27/04 đã ghi nhận vỏn vẹn 429 ca nhiễm và 6 ca tử vong, theo số liệu công bố hàng ngày của đại học Mỹ Johns Hopkins. Nếu Đài Loan đứng đầu bảng trong việc chống dịch Covid-19, đó là vì họ không quên nạn dịch Sars năm 2003 : Sau Trung Quốc và Hồng Kông, Đài Loan có số nạn nhân cao nhất với 84 người chết. Từ khi ấy, Đài Loan vô cùng nghi kỵ Trung Quốc, một nước vẫn xem đảo là một tỉnh của họ và vào năm 2016 đã ngăn cản không cho Đài Loan tham dự các buổi họp của đại hội đồng Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO.

Ngày 31/12, Đài Bắc đã gởi đến WHO một lá thư điện tử, thông báo có "ít nhất 7 trường hợp viêm phổi khác thường ở Vũ Hán" dường như đang được "cách ly để chữa trị". Thế nhưng WHO đã phớt lờ lời cảnh báo. Trong lúc Bắc Kinh vẫn phủ nhận khả năng virus lây truyền từ người sang người, Đài Loan bắt đầu đo thân nhiệt các hành khách đến từ Vũ Hán, nơi mà virus lây lan.

Đài Bắc đã dự phòng trước

Khi ca nhiễm đầu tiên xuất hiện ở Đài Loan ngày 21/01, hai ngày trước khi Bắc Kinh cô lập Vũ Hán, chính quyền Đài Bắc đã khởi động trở lại Trung Tâm Chỉ Huy Chống Dịch Trung Ương (CECC), phụ trách các vấn đề khủng hoảng y tế, một cơ chế thiết lập từ thời dịch Sars và rất hữu ích để phối hợp các biện pháp chống Covid-19.

chong0

Đài Loan bất ngờ trở thành "học trò giỏi nhất lớp" trong việc chống virus lây lan. Ảnh Tổng thống Thái Văn đến thăm một đơn vị quân sự ngày 9/4/2020

Ngày 6/02, trong lúc thế giới vẫn không tin là có nguy cơ đại dịch, Đài Bắc quyết định cấm nhập cảnh hành khách đến từ Trung Quốc. Vào lúc đó, WHO vẫn khuyến cáo không nên dùng các biện pháp này.

Thế nhưng Đài Loan kiên quyết không muốn bị một chứng bệnh mà mình chưa hiểu thấu phá hoại, cho nên đã tăng gia mức sản xuất khẩu trang từ 4 triệu lên 13 triệu mỗi ngày, và cấm xuất khẩu, đồng thời cho xét nghiệm những người có triệu chứng nhiễm virus, bắt buộc những khách đến đảo phải khai báo tình trạng sức khỏe để hạn chế tình trạng mang virus từ ngoài vào. Chính quyền còn kiểm tra việc đi lại của những người này trong thời gian 30 ngày trước khi đến đảo.

Ngoài ra, những người bị cách ly được trang bị một điện thoại di động cho phép kiểm tra được sự di chuyển của họ. Những người vi phạm quy định sẽ bị một khoản tiền phạt có thể lên đến 30 ngàn euro và danh tánh cùng dữ liệu cá nhân bị công bố, một hình phạt gọi theo tiếng Anh là bêu xấu danh tính – "name and shame".

Đây là những biện pháp rất cứng rắn và có tính chất soi mói, bới móc đời tư, nhưng điều đó đã cho phép Đài Loan tránh được biện pháp phong tỏa, các doanh nghiệp và cửa hàng thương mại, nhà hàng, trường học vẫn tiếp tục được mở cửa.

Xét nghiệm "đại trà" tại Hàn Quốc

Một tấm gương thành công khác là Hàn Quốc, nơi mà những quy định về giãn cách xã hội khá được tôn trọng và không phải vì đó là lệnh của chính phủ.

Tại Hàn Quốc, chính chủ trương xét nghiệm đại trà dân chúng, với khả năng thực hiện 20.000 xét nghiệm mỗi ngày, đã cho phép giảm mức độ lây lan. Tổng cộng đã có 500.000 xét nghiệm được thực hiện. Và đến ngày 27/04, Seoul "chỉ" ghi nhận 10.738 ca nhiễm và 243 ca tử vong.

Diễn tiến của dịch bệnh nêu bật thành công của biện pháp xét nghiệm và theo dõi mà chính quyền Hàn Quốc đề ra.

Vào cuối tháng Hai, dịch bệnh bùng nổ ở Daegu, trong cộng đồng Thiên Chúa Giáo Tân Thiên Địa. Chính quyền ngay sau đó đã tự đặt ra một thách thức : Truy tìm, kiểm tra và cô lập 210.000 thành viên của giáo phái này cũng như người thân và những người có tiếp xúc với những người đó. Chính quyền đã dựa vào cả một đội ngũ các nhà điều tra dịch tễ học được các ứng dụng truy tìm kỹ thuật số hỗ trợ.

Từ ngày 26/02, các trung tâm di động đã xét nghiệm được rất nhiều người nhờ phương pháp xét nghiệm ngay trên xe hơi (người được xét nghiệm vẫn ngồi trên xe), một sáng kiến đã hết sức thu hút báo chí quốc tế. Ngày nay, các đơn đặt mua bộ xét nghiệm Hàn Quốc đang đổ về từ khắp nơi trên thế giới.

Vào ngày 03/03, tổng thống Moon Jae In tuyên chiến chống bệnh Covid-19, và quân đội được tung ra khử trùng các đường phố và những khu vực bị nhiễm virus corona ở Daegu.

Hàn Quốc lúc đó vẫn mở cửa biên giới, nhưng tăng cường các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ. Mọi du khách đều phải đo thân nhiệt ngay từ giữa tháng Ba, họ phải ký một tờ khai sức khỏe và thông báo cho chính quyền về các chuyến đi gần đây của họ. Hành khách đến từ Châu Âu được sàng lọc chặt chẽ ngay tại sân bay. Những người bị xét nghiệm dương tính được chuyển ngay lập tức đến bệnh viện, còn các trường hợp âm tính đều được đưa vào cách ly.

Seoul cũng sử dụng các công cụ kỹ thuật số tinh vi để theo dõi các ca nhiễm đã được xác nhận và những người đã tiếp xúc với người mang virus. Ngay cả các tờ tổng kết dịch vụ ngân hàng, chính xác hơn dữ liệu điện thoại, cũng được sử dụng để kiểm tra người nhiễm virus đã đến các cửa hàng nào.

Một ứng dụng di động cho phép xác định vị trí của bất kỳ người bị cách ly nào, đồng thời cho phép họ tiếp xúc trực tiếp với các cơ quan y tế để theo dõi sự phát triển bệnh tình của họ. Quyền truy cập các dữ liệu cá nhân này hầu như không bị tranh cãi vì người Hàn Quốc biết đó là cái giá phải trả để có thể duy trì được quyền tự do di chuyển mà không bị ràng buộc.

Singapore dùng công nghệ Bluetooth tìm người nhiễm virus

Cũng như Seoul, Singapore đặt cược trên các Đại Cơ Sở Dữ Liệu Big Data để ngăn chặn nạn dịch và đã thành công trong giai đoạn đầu. Nhưng ngày nay thì Singapore lại chịu một đợt lây nhiễm thứ hai, buộc phải đóng cửa trường học, công ty không cần thiết kể từ 03/04 và trong vòng một tháng. Đến 27/04, Singapore ghi nhận 14.423 ca nhiễm và 12 tử vong.

Ngay 21 ngày trước khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên trên đất mình, chính quyền Singapore với kinh nghiệm dịch Sars, đã đưa ra những biện pháp khắt khe. Tất cả những người đến từ Vũ Hán phải chịu đo thân nhiệt và các chức sắc y tế yêu cầu bác sĩ nhận diện những người có triệu chứng viêm phổi. Sau khi phát hiện ca đầu tiên nhiễm virus ngày 23/01, chính quyền giới hạn nhập cảnh đối với những người từng qua Trung Quốc.

Cùng ngày 23/01 khi Trung Quốc quyết định cô lập số 56 triệu dân Hồ Bắc. Singapore không muốn đi theo con đường này mà chọn phân phát khẩu trang : 4 khẩu trang mỗi tuần cho mỗi hộ gia đình, lấy từ kho Nhà nước.

Và cũng từ lúc ấy Singapore bắt đầu theo dấu người nhiễm virus qua ứng dụng "TraceTogether", bất chấp vấn đề xâm phạm đời tư. Nhờ công nghệ Bluetooth, ứng dụng này nhận dạng được tất cả những người sử dụng điện thoại thông minh đã có tiếp xúc với một người được xác nhận bị nhiễm virus, và họ được thông báo qua tin nhắn SMS. Hệ thống đă chứng minh kết quả hữu hiệu và giờ đây nhiều nước Châu Âu, trong đó có Pháp, đang nhòm ngó.

Lá bài minh bạch của Hồng Kông

Tại Hồng Kông, 7 triệu dân của đặc khu hành chánh đã được cảnh báo ngay từ khi có những thông tin đầu tiên về một bệnh cúm bí ẩn xuất hiện ở Trung Quốc. Họ cũng đã kinh qua dịch Sars làm 298 người chết tại đây, và dân Hồng Kông đã mang khẩu trang ngay lập tức cũng như giữ khoảng cách an toàn.

Trong thời gian đầu, tháng Giêng và tháng Hai, chính quyền Hông Kông đã khống chế được việc lây lan, nhưng từ trung tuần tháng Ba, số người bị nhiễm tăng lên. Không có lệnh phong tỏa ở nhà, nhưng đến giờ thì quán bar, karaoké hay nơi đánh mạt chược đều phải đóng cửa, tụ tập nơi công cộng không được quá 4 người và kể từ 25/03, Hồng Kông đóng cửa hẳn biên giới. Cho đến nay, đã có 1.037 ca nhiễm được xác nhận và 4 người chết theo số liệu đại học Hopkins.

Nhưng Hồng Kông đã không chậm trễ trong việc đáp trả dịch bệnh. Từ khi xuất hiện ca đầu tiên "nhập" từ Vũ Hán ngày 22/01, chính quyền Hồng Kông theo dõi kỹ càng từng ca được xác nhận hay nghi nhiễm virus. Những ca này bị cô lập ngay, tất cả các người tiếp xúc với họ được truy tìm và bị giám sát y tế.

Kể từ ngày 27/01/2020, người dân tỉnh Hồ Bắc bị cấm vào Hồng Kông và số chuyến bay giữa Hồng Kông và Hoa Lục giảm một nửa. Ngày 08/02, tất cả những người đến từ Trung Quốc đều phải chịu cách ly 14 ngày, biện pháp được mở rông ra ngày 19/03 cho tất cả những người đến từ các nước khác. Khi vừa đặt chân đến sân bay thì họ dược trao một vòng điện tử và bị cách ly. Ứng dụng "StayHomeSafe" cho phép cảnh sát và cơ quan y tế theo dõi từng bước đi của họ.

Cũng như ở Đài Loan, Hàn Quốc hay Singapore, những biện pháp này đã cho phép Hồng Kông tránh được tình trạng lây nhiễm nghiêm trọng, bệnh viện bão hòa, và phải phong tỏa hoàn toàn như 4 tỷ người trên trái đất hiện nay.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 30/04/2020

Additional Info

  • Author Mai Vân
Published in Diễn đàn