Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Một lãnh đạo quốc gia mà không trước hết nghĩ tới lợi ích quốc gia mình thì không bao giờ thành công. Nhưng một lãnh đạo quốc gia chỉ biết lợi ích của mình bất chấp thiên hạ thì chỉ là một kẻ thiển cận", nhà báo Huy Đức mở đầu một bài viết đăng trên trang Facebook cá nhân của ông hôm 29/01/2017 về Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, người mới tuyên thệ nhậm chức cách đây chưa lâu.

Bas du formulaire

thiencan1

Có ý kiến cho rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra đánh giá về tân chính quyền Donald Trump và cá nhân tân Tổng thống Mỹ.

Trong bài viết với tựa đề vỏn vẹn một chữ là 'Trump', tác giả của 'Bên Thắng cuộc' chia sẻ :

  • Nguyên văn bài viết của Huy Đức trên FB cá nhân
  • Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói về ông Trump và chia sẻ dịp Tết
  • Luật sư Lê Công Định bình về Tổng thống Trump
  • Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : hai cách nhìn về ông Trump
  • Nhà báo Đỗ Dzũng : hai tâm tư về tân Tổng thống Mỹ

"Khi nghe Trump tranh cử, tôi không muốn bình luận gì. Cái tài của Trump là đã khai thác được sự bất mãn của đông đảo dân chúng với Washington. Tầng lớp elite và báo chí Mỹ đã quá tự mãn và trịch thượng, họ quên rằng, trong thời đại ngày nay quyền lực thứ 4 có thể bị thách thức bởi những kẻ vận hành một cuộc chiến truyền thông phi quy ước, sử dụng fake news đánh những đòn dưới thắt lưng. Nhưng, khi Trump biến những tuyên bố lấy phiếu đó thành chính sách thì quả là tôi rất ngạc nhiên.

"Chính trị là nghệ thuật của những điều có thể. Làm hả dạ đám đông có thể chỉ cần một kẻ hoạt ngôn nhưng làm chính sách lại cần phải có những cái đầu chiến lược".

Sau khi phân tích về động thái mà tác giả gọi là 'cố đấm' (ăn xôi) khi Tổng thống Donald Trump quyết tâm thực thi lời hứa của ông về xây 'bức tường khổng lồ' kiểm soát nhập cư bất hợp pháp dọc biên giới Mỹ với Mexico, nhà báo, blogger Huy Đức viết tiếp :

"Bảo hộ có thể giải quyết được nền kinh tế nội địa nhưng một khi làm kinh tế mà không hiệu quả, trong mạnh mà ngoài suy yếu, thị trường bị thu hẹp thì người mất trước tiên là Mỹ.

"Có thể có những người giỏi không giàu nhưng không có ai giàu mà không giỏi. Trump không chỉ giỏi mà còn tỏ ra ông ta là một con buôn xuất chúng.

"Nhưng, đã có những nhà kinh tế đoạt giải Nobel ra làm kinh doanh thất bại. Ngược lại, không phải cứ giỏi "phân lô bán nền" là có thể "bình thiên hạ" ngay".

Theo tác giả 'Bên Thắng cuộc', chính sách vĩ mô có điểm khác với thương trường, trong khi tầm nhìn của một nguyên thủ quốc gia không thể là trước mắt, là đáp ứng vội vàng hiệu chứng 'đám đông đang la ó' và cũng không được căn cứ trên nền tảng 'phi nhân bản', blogger từ Việt Nam đúc kết :

"Chính sách vĩ mô rất khác với thương trường. Có những ý tưởng làm thay đổi thế giới nhưng không mang lại tiền bạc cho một người. Lãnh đạo quốc gia cũng vậy, rất khác với con buôn, có những thứ lợi ích mà họ tạo ra không thể hạch toán được trong thế hệ mình và không phải cho gia đình họ.

"Một tổng thống có tầm nhìn không vội vàng thỏa mãn đám đông đang la ó mà biết tiên liệu những mối đe dọa trong tương lai để đảm bảo an ninh lâu dài cho họ. Những quyết định có thể kiến tạo tương lai cho dân chúng không bao giờ có thể được đưa ra trên nền tảng phi nhân bản.

"Cho dù, yêu hay ghét Trump, chắc chắn ông ta sẽ còn được nhắc nhiều trong lịch sử trong khi nhiều người có thể quên Obama hay Clinton. Vấn đề là ông ta sẽ được nhắc đến như như thế nào. Theo Đức Giáo hoàng thì, "Chờ xem", nhà báo Huy Đức từ Việt Nam kết luận bài viết.

Một Tổng thống 'quậy'

Còn từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, trong một chia sẻ ngay trước đêm Giao thừa và đón Tết Đinh Dậu, hôm thứ Sáu, Giáo sư Ngô Vĩnh Long cũng đưa ra bình luận với BBC về tân Tổng thống Mỹ, ông nói :

"Ông Trump, xin dùng từ ngữ phổ thông của Việt Nam, là quậy ! Quậy để cho người ta để ý đến ông ấy.

"Nhưng tôi chưa chắc những chính sách của ông, kể cả chính sách đối ngoại và đối nội là đã suy nghĩ kỹ càng.

"Cho nên tôi nghĩ đây là một trường hợp rất đặc biệt. Tôi đã ở Mỹ từ cuối năm 1963 đến nay, qua 12 đời tổng thống, tôi chưa thấy đời tổng thống nào lại đặc biệt như đời tổng thống này".

Hôm thứ Bảy, trong một chia sẻ ngay tối mùng Một tết Đinh Dậu từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định cho BBC hay ông 'hoàn toàn ngạc nhiên' về tân Tổng thống Trump, đặc biệt trong một phát ngôn gần đây khi ông Trump đề cập việc có cho phép sử dụng lại hay không biện pháp tra tấn đặc biệt được biết tới là 'trấn nước' ở Hoa Kỳ.

Luật sư Lê Công Định nói :

"Tôi hoàn toàn ngạc nhiên về phát biểu của ông Donald Trump, bởi vì đối với một tư tưởng tôn trọng nhân quyền mà một ai có được bình thường thôi, thì cũng nghĩ hành động dùng đến nhục hình, tra tấn là không thể chấp nhận được.

"Và nhất là để phục vụ mục đích là truy xét để rồi bỏ tù họ, thì càng không thể chấp nhận.

"Mà một người như ông Donald Trump là Tổng thống của một cường quốc chủ xướng về vấn đề tự do và dân chủ trên thế giới mà lại phát biểu như vậy, thì thực sự mà nói, tôi rất là ngạc nhiên.

"Ở trong vị trí của mình, tôi hoàn toàn phản đối chuyện đó và đối với tôi, chuyện đó là không thể chấp nhận được", Luật sư nói với BBC hôm 28/01.

Hai cách nhìn về Trump

Mới đây, cũng từ Hoa Kỳ, học giả Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư về chính trị và bang giao quốc tế từ Đại học George Mason cũng chia sẻ với BBC về hai cách nhìn đối với ông Trump và nội các 'có nhiều người giàu' với cả tỷ phú lẫn nhiều triệu phú của ông.

Trước câu hỏi một chính phủ như thế liệu có thể đại diện cho tiếng nói của người dân hay không, như Tổng thống Trump tuyên bố trong diễn văn nhậm chức hôm 20/01 tại Washington D.C, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nêu quan điểm :

"Có thể nói có hai cách nhìn, cách nhìn hiền lành, tử tế nghĩ rằng những người này đã giàu rồi thì người ta sẵn sàng hy sinh, nhiều người vào làm chính trị để có tiền, đằng này người có tiền rồi làm chính trị, thì người ta có thể hy sinh, để ý đến dân chúng.

"Nhưng khi nhìn những ông trong nội các được cử, chưa được bổ nhiệm, thì chúng ta thấy có rất nhiều triệu phú, có ông quên khai ra là ông có một trăm triệu đô la, ông có nhiều tiền quá nên một trăm triệu ông quên mất không khai ra. Quyên rồi ! Thành ra những người đó rất giàu. Mà chúng ta thấy những người đã giàu rồi thì... cũng khó có thể nói người ta lo cho dân chúng được.

"Nhưng người ta cũng có thể nói một chuyện khác người ta đưa ra là thí dụ ông (John F.) Kennedy chẳng hạn. Con nhà rất giàu, nhưng ông Kennedy không phải làm chuyện buôn bán mà tranh đấu vì giàu. Bố ông ấy giàu, mà ông ấy chỉ làm chính trị từ đầu đến cuối. Ông ấy là chính trị gia chuyên nghiệp.

"Thì ông này (Trump) khác, những ông này là người buôn bán, làm ăn, rồi bây giờ làm chính trị, thì thực ra chúng ta phải chờ đợi xem ông làm ra sao. Dĩ nhiên chúng ta thấy về phương diện tâm lý, chúng ta cũng khó có thể hiểu là... các ông mà giàu như thế có thể hiểu được dân chúng.

"Thành ra chúng ta phải nhìn xem, ông hứa là ông làm như vậy, thì không biết, hiện nay còn sớm quá để có thể kết tội người ta.

"Tuy nhiên, việc các ông (nội các Trump) đòi giảm thuế, thì chính sách giảm thuế của ông Donald Trump bây giờ chưa đưa ra rõ rệt, nhưng đường lối chính mà chúng ta thấy qua cuộc tuyển cử, ông giảm thuế rất nhiều cho người giàu. Người giàu sẽ được lợi rất nhiều", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng bình luận với BBC về chính quyền Trump và diễn văn nhậm chức của vị tân tổng thống Mỹ.

Hai tâm tư về Trump

Còn từ California, Hoa Kỳ, ngay sau khi ông Trump nhậm chức, chia sẻ với BBC từ Quận Cam, nhà báo Đỗ Dzũng từ Nhật báo Người Việt Cali cho hay có hai tâm tư của người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ đối với ông Trump và chính quyền của ông.

Nhà báo nói : "Tôi nghĩ là họ hy vọng - đặc biệt là những người ủng hộ ông Trump, thì họ rất là sung sướng.

"Họ hy vọng rằng ông Trump sẽ thay đổi nước Mỹ và đặc biệt người Việt Nam, những người ủng hộ ông Trump vẫn hy vọng là ông Trump làm cái gì đó để Trung Quốc đừng xía vào Biển Đông, đó là tâm tư của (người) Việt Nam (tại Mỹ).

"Còn những người không ủng hộ ông Trump, người ta hy vọng ông đừng động vào Obamacare (bảo hiểm y tế), hoặc đừng động vô những chương trình. Chẳng hạn... trong bài diễn văn ông có nói một câu 'Chúng ta sẽ không cho những người đang hưởng trợ cấp xã hội (welfare), bắt họ đi làm !'

"Cái này ông nói rõ ra, mấy hôm trước ông không nói, cũng có nhiều người Việt Nam (ở Mỹ) hưởng trợ cấp này, người ta sang đây vì hoàn cảnh khó khăn, con còn nhỏ hay họ nghèo, họ không có tiếng Anh, họ không có việc làm, họ không có tay nghề đi làm, thì họ không đi làm, ở nhà hưởng trợ cấp.

"Họ cũng bị những người Việt Nam khác chỉ trích bởi vì cũng có những người lợi dụng, ở nhà hưởng trợ cấp, nhưng lại đi làm chui lấy tiền mặt, thành ra trong cộng đồng Việt Nam, khi mà nói tới trợ cấp xã hội, có nhiều người không thích.

"Nhưng những người nhận trợ cấp vẫn là cộng đồng Việt Nam, vẫn là đồng hương chúng ta (người Mỹ gốc Việt ), đó là những người... họ nghe (Diễn văn nhậm chức của Tổng thống), họ cũng ngại lắm. Người mà không ủng hộ ông Trump, họ hy vọng ông không làm mất bảo hiểm (y tế) của họ, bởi vì họ sống nhờ bảo hiểm và đừng có động tới trợ cấp của họ.

"Nhưng cũng có điều tốt là khi... ông nói như vậy (trong Diễn văn), ông sẽ làm cho những người hiện nay đang hưởng trợ cấp mà gian lận, tức anh khai anh nghèo, nhưng thực ra anh đi làm chui, ông mà lên thì mình hết ăn, mà phải lo đi làm đàng hoàng và những người cần trợ cấp thực sự, đừng động vào họ, thì tôi thấy (đấy là những điều) người Việt Nam (ở Mỹ) người ta để ý đến nhiều", nhà báo Đỗ Dzũng bình luận với BBC thêm về Diễn văn của Tổng thống Trump trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông hôm 20/01.

Quốc Phương

Nguồn : BBC tiếng Việt, 31/01/2017

Additional Info

  • Author Quốc Phương
Published in Diễn đàn

Vượt qua mọi dèm pha, nghi ngờ và phản đối, cuối cùng thì Donald Trump cũng đã làm lễ tuyên thệ nhậm chức và trở thành vị Tổng thống thứ 45 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

donald1

Donald đạo Trump, Tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Lễ nhậm chức của Tổng thống Trump diễn ra với tất cả nghi lễ trang trọng và hoàng tráng nhất mà người Mỹ có thể làm được. Dù yêu hay ghét nước Mỹ thì vai trò của nước Mỹ ngày càng được khẳng định và thừa nhận trên toàn thế giới. Lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ đã được cả thế giới chăm chú theo dõi và bình luận với đủ các cung bậc cảm xúc.

Có lẽ trong lịch sử nước Mỹ chưa có vị Tổng thống thống nào nhậm chức với nhiều ý kiến phản đối và bất mãn như trường hợp tân Tổng thống Donald Trump.

Việc ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ là một bất ngờ ngoài mọi sự phán đoán của dư luận. Trong bài viết này chúng tôi không bàn đến nguyên nhân vì sao ông ta có thể chiến thắng được một chính trị gia dày dạn kinh nghiệm như bà Hilary Clinton mà chúng tôi chỉ bàn đến những chính sách và kế hoạch mà ông ta hứa hẹn thực hiện qua bài diễn văn nhậm chức. Liệu những lời hứa và cam kết đó có trở thành hiện thực hay không và ông ta có thể làm được gì cho nước Mỹ ?

- Khẩu hiệu đầu tiên và đã làm hàng triệu người Mỹ hân hoan đó là "Nước Mỹ trên hết". Ý nghĩa của câu nói này có gì mới không ? Hoàn toàn không ! Khẩu hiệu này quá cũ, thậm chí là cũ rích và rõ ràng thông điệp này chỉ để mị dân. Có vị Tổng thống Mỹ nào dám nói quyền lợi của nước Mỹ là thứ yếu không ? Chắc chắn là không. Nước Mỹ hay bất cứ một quốc gia nào trên thế giới đều hành động vì chính quyền lợi của quốc gia đó, kể cả Việt Nam sau này. Từ việc Mỹ bỏ rơi đồng minh của mình là Việt Nam Cộng Hòa đến việc can thiệp quân sự vào Iraq hay Afganistan, hay bất cứ điểm nóng nào trên thế giới thì cũng đều là vì quyền lợi của nước Mỹ, và điều đó hoàn toàn đúng và đúng với bất cứ quốc gia nào được đặt vào vị trí của Mỹ.

- Lời hứa thứ hai của Trump là sẽ "tiêu diệt khủng bố ISIS" ! Từ Bush cha, Bush con đến Obama đều đã nỗ lực hết mình để chống khủng bố và lực lượng "Hồi giáo cực đoan". Nếu Obama không vụng về và vội vã triệt thoái quân đội Mỹ khỏi Trung Đông thì đã không có nhà nước ISIS và sự đổ nát ở Syria. Hứa là một chuyện còn làm được hay không lại là một chuyện khác. Với sự kỳ thị không giấu diếm đối với thế giới Hồi giáo thay vì chỉ một số nhỏ theo Hồi giáo cực đoan, có lẽ sự chống đối Trump và nước Mỹ chỉ có tăng lên thay vì giảm xuống trong những năm tới.

- Trump nói "Buổi lễ hôm nay có ý nghĩa rất đặc biệt. Vì hôm nay không phải là sự chuyển giao quyền lực từ người này sang người kia, một đảng này sang đảng khác, mà là sự chuyển giao quyền lực từ Washington sang cho nhân dân Mỹ. Ngày 20/1/2017 sẽ được nhớ như ngày nhân dân trở thành người cai trị đất nước này một lần nữa". Một câu nói mị dân không khác gì mấy ông lãnh tụ đảng cộng sản, lúc nào cũng xưng là "chính quyền của nhân dân, do dân và vì dân". Không những thế, câu nói này còn bày tỏ sự thiếu thành thực của Trump. "Nhân dân" nào sẽ nhận "sự chuyển giao quyền lực" này ?

Ông Trump đã tỏ ra "coi thường" tất cả các chính trị gia của Mỹ có mặt hôm đó và suốt cả chiều dài lịch sử nước Mỹ. Cho dù có những lúc sai lầm, vấp váp nhưng sỡ dĩ nước Mỹ trở nên hùng mạnh và vĩ đại như ngày hôm nay là nhờ viễn kiến và tài năng của những chính trị gia chuyên nghiệp, những người đã lãnh đạo và lèo lái đất nước Mỹ hơn 200 năm qua. Làm chính trị và hoạt động chính trị cũng là một nghành nghề đòi hỏi chuyên môn cao. Không thể có chuyện "chuyển giao" như ông phát biểu. Khác gì bảo với các bác sĩ phẫu thuật rằng nếu mấy ông làm việc không tốt thì hãy "chuyển giao" sự mổ xẻ đó cho mấy bác nông dân !

Hơn nữa, trong nội các mới của ông Trump không hề có bóng dáng một "nhân dân" nào mà chủ yếu là các nhà tài phiệt. Một giai cấp hoàn toàn khác biệt với đa số "nhân dân" Mỹ, nhóm người này sinh ra và lớn lên trong nhung lụa và (thường thì) chỉ biết mình, lo cho mình là chính. Ông Trump cũng có nhắc đến người nghèo nhưng để gần gũi họ và thấu hiểu họ thì chắc chắn là không.

- Ông Trump cũng nêu cao khẩu hiệu "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại", thế nhưng nước Mỹ của Trump là nước Mỹ nào ? Nước Mỹ mà ông Trump muốn nói đến đó, có lẽ là nước Mỹ của người da trắng, nước Mỹ của sự giàu có và thành công ? Nước Mỹ này đã tồn tại trong những thập niên 1950-1960 của thế kỷ trước. Nước Mỹ bây giờ là nước Mỹ của nhiều sắc dân với nguồn gốc xuất thân khác nhau như Châu Mỹ Latinh, Châu Á, Châu Phi, Bắc Phi và của nhiều nền văn hóa khác nhau như Hồi giáo… Thái độ "thù địch" của ông đối với người láng giềng Mexico là thế nào ?

Ông Trump hứa làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại nhưng nước Mỹ đã bao giờ không vĩ đại đâu ? Nói thế hóa ra nước Mỹ xưa nay không vĩ đại ? Hơn nữa điều gì làm nên sự vĩ đại của nước Mỹ ? Sự giàu có ? Vũ khí tối tân ? Đúng là như vậy nhưng tất cả những thứ đó có được là nhờ tinh thần dân chủ và tự do của nước Mỹ. Nước Mỹ được khai sinh bởi tinh thần tự do và dân chủ nên chỉ hai trăm năm sau họ đã trở thành cường quốc số một trên thế giới. Sự vĩ đại mà nước Mỹ có được đó là các giá trị nền tảng mà những người lập quốc đã xác quyết, theo đuổi và bàn giao lại cho các thế hệ tiếp theo : Tự do, Dân chủ, Bình đẳng, Bác ái, Tôn trọng con người… Trong bài diễn văn nhậm chức, ông Trump đã không đả động gì đến nhân quyền.

- Ông Trump cũng lớn tiếng chỉ trích đồng minh và cho rằng Mỹ không có nghĩa vụ bảo kê cho bất cứ quốc gia nào ? Tất nhiên là ông đúng khi yêu cầu các nước đồng minh đóng góp thêm ngân sách cho quốc phòng, nhưng việc nước Mỹ gánh vác trách nhiệm "đầu tàu" không chỉ là bổn phận mà còn là quyền lợi của chính nước Mỹ. Nước Mỹ không làm từ thiện không công. Một thế giới hòa bình và yên ổn là điều kiện để kinh tế Mỹ phát triển và người dân Mỹ được sống trong hòa bình.

- Cuối cùng ông Trump nhắc đi nhắc lại là ông sẽ đem các nhà máy xí nghiệp, tức là công ăn việc làm về cho người Mỹ, điều này có thể thực hiện được không ? Thật sự cho dù Việt Nam xuất siêu vào Mỹ hơn 30 tỉ USD mỗi năm nhưng người Việt Nam  không "ăn cắp" công việc của người Mỹ (kể cả Trung Quốc). Người Việt Nam  đang làm những công việc nặng nhọc, hàm lượng trí tuệ thấp, lao động chân tay… Tóm lại là những công việc mà người Mỹ không hề muốn làm. Nếu có quốc gia nào đó "ăn cắp" công việc của người Mỹ thì đó là các đồng minh thân cận của Mỹ như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan… Các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ cho các nước này và rồi sau đó mới đến Trung Quốc và Việt Nam . Sự chuyển giao này cũng có lợi cho các công ty Mỹ theo dòng chảy của tiến trình Toàn cầu hóa.

Việc Mỹ bị thâm thủng mậu dịch lớn với Trung Quốc không phải vì Toàn cầu hóa và tự do thương mại mà vì ba lý do. Thứ nhất Trung Quốc luôn cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế để làm sao xuất khẩu được càng nhiều hàng hóa càng tốt, bằng cách làm yếu đồng Nhân dân tệ. Thứ hai kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi sau cuộc khủng hoảng bắt đầu từ năm 2008 nên giao thương, xuất khẩu của các nước khó khăn hơn vì cạnh tranh gay gắt. Thứ ba và điều này mới thật sự quan trọng với Mỹ đó là nền kinh tế Mỹ đã tiến hóa và phát triển thêm một bậc thang mới mà chúng ta vẫn nghe nói đến đó là "Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4". Đây là cuộc cách mạng của khoa học, trí tuệ, phát minh và sáng kiến. Sự thực là nền kinh tế Mỹ đã hồi phục, tỉ lệ thất nghiệp thấp nhưng sự chênh lệnh giàu nghèo lại gia tăng. Một số tầng lớp dân Mỹ bị nghèo đi và có cảm giác bị bỏ rơi.

Để giải quyết tình trạng bất bình đẳng này cho Việt Nam  trong tương lai thì chúng tôi đã trình bày và phân tích trong Dự Án Chính Trị- Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai :

"...Trong một thế giới thay đổi dồn dập như hiện nay, quốc gia nào cũng phải chịu những xáo trộn không ngừng. Ngành này tiến lên trong khi ngành kia suy thoái, khu vực này bành trướng trong khi khu vực khác trì trệ. Những chênh lệch xã hội liên tiếp xuất hiện và các chính sách dù hoàn chỉnh đến đâu cũng không thể nào thỏa mãn được tất cả mọi người. Cho nên quốc gia nào, dân tộc nào cũng liên tục phải hòa giải với nhau vì các mối xung đột quyền lợi và căng thẳng luôn luôn xảy ra. Hòa giải đã trở thành triết lý điều hành quốc gia... ".

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên xác quyết rằng "Hòa Giải Dân Tộc" sẽ là một "triết lý cầm quyền và điều hành quốc gia" của chúng tôi trong tương lai, nếu chúng tôi được người dân Việt Nam  lựa chọn.

Ông Trump có một điểm sáng và vì thế nhiều người Mỹ (trong đó có nhiều người gốc Việt) đã bỏ phiếu cho ông đó là chủ trương lập lại trật tự kinh tế toàn cầu mà nổi bật là giữa Mỹ và Trung Quốc. Chúng ta đều biết Mỹ luôn bị thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc (năm 2015 vào khoảng 365 tỉ USD). Mỹ cũng bị thâm thủng mậu dịch với các đồng minh chủ chốt như Nhật, Đức (mỗi nước khoảng 70 tỉ USD). Trung Quốc đã kiếm lợi lớn trong giao thương với Mỹ và cùng sự tăng trưởng kinh tế đó, Trung Quốc cũng muốn phân chia lại thế giới, tức là cạnh tranh ngôi vị bá chủ thế giới của Mỹ. Trong 8 năm cầm quyền của mình, Obama, người theo đuổi "chủ nghĩa thực tiễn", đã làm cho sự bất bình đẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tăng lên không ngừng. Chủ trương cô lập Trung Quốc bằng chính sách "bảo hộ mậu dịch" của ông Trump và nếu cần thì sẽ phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc… đã đánh trúng lòng tự tôn và kiêu hãnh của người Mỹ.

Nước Mỹ là một đất nước vĩ đại, dân tộc Mỹ là dân tộc vĩ đại, ngay từ lúc mới sinh ra, người Mỹ đã biết đến một thể chế chính trị duy nhất đó là dân chủ. Chính tinh thần dân chủ và tự do sẽ giúp cho người Mỹ sửa chữa mọi sai lầm và tiến về phía trước.

Việt Hoàng

(30/01/2017)  

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm

Trong bối cảnh những sắc lệnh hành pháp được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến giờ gây không ít tranh cãi, dư luận đang ngày càng quan tâm đến sức mạnh của công cụ này.

Những ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump bị phủ bóng bởi những tranh cãi (như quy mô đám đông tham gia lễ nhậm chức) và sắc lệnh hành pháp.

Đối với nhiều người, sắc lệnh hành pháp của tổng thống Mỹ vẫn còn là điều khá mới mẻ.

Dù vậy, trong bối cảnh những sắc lệnh được ông Trump ký ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến giờ gây không ít tranh cãi, như sắc lệnh tạm cấm dân từ 7 nước Hồi giáo nhập cảnh Mỹ, dư luận đang ngày càng quan tâm đến sức mạnh của công cụ này.

saclenh1

Ông Trump ký một sắc lệnh hành pháp hôm 27/1. Ảnh : Reuters

Sắc lệnh hành pháp là gì ?

Về cơ bản, sắc lệnh hành pháp là tuyên bố chính thức của tổng thống về việc các cơ quan liên bang chịu sự quản lý của ông sử dụng nguồn lực của mình ra sao.

Sắc lệnh hành pháp còn là chỉ thị của tổng thống về việc chính phủ hoạt động ra sao trong những khuôn khổ do quốc hội và hiến pháp quy định.

Chẳng hạn như sắc lệnh hành pháp của ông Trump về xây dựng bức tường tại biên giới với Mexico thực chất là yêu cầu chính phủ liên bang xem vấn đề này là ưu tiên, cũng như ra lệnh cho Bộ An ninh Nội địa sử dụng mọi nguồn tiền có sẵn để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Sắc lệnh hành pháp của tổng thống được xem là mang tính ràng buộc nhưng chịu sự xem xét lại về mặt pháp lý.

Bước đi gây nhiều tranh cãi

Sắc lệnh hành pháp thường gây không ít tranh cãi. Đảng đối lập hay cáo buộc tổng thống lạm quyền, hành xử như "kẻ độc tài" và thay đổi luật lệ.

Đây là điều cựu Tổng thống Barack Obama đối mặt khi ký ban hành sắc lệnh bảo vệ hàng triệu người nhập cư trái phép khỏi mối đe dọa bị trục xuất.

Những người phản đối cáo buộc ông Obama lạm quyền bằng cách tự ý thực thi chương trình cải cách nhập cư mà không thông qua quốc hội. Một thẩm phán liên bang vào năm ngoái ra lệnh tạm ngưng chương trình này.

Tranh cãi cũng là điều khó tránh từ những sắc lệnh của ông Trump liên quan đến vấn đề nhập cư, như ra lệnh không cấp ngân sách liên bang cho những thành phố nào bị xem là "che chở" người nhập cư.

Ông Trump sẵn sàng đi bao xa ?

Theo thống kê, ông Trump đã ký ban hành tổng cộng 6 sắc lệnh hành pháp trong 7 ngày đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền. Để so sánh, ông Obama ký ban hành 9 sắc lệnh hành pháp trong 10 ngày đầu tiên sau khi nhậm chức đầu năm 2009.

Tuy nhiên, những con số trên không nói lên nhiều điều. Điều quan trọng hơn là ông Trump sẵn sàng đi xa đến đâu đối với những sắc lệnh gây tranh cãi đã ký ban hành.

Không ít thành viên đảng Dân chủ bất bình với những sắc lệnh của ông Trump về bức tường biên giới, chống lại thành phố bảo vệ người nhập cư, bắt đầu bãi bỏ chương trình bảo hiểm y tế Obamacare, xúc tiến xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL.

Chưa hết, những sắc lệnh ban hành hôm 27/1 bị chỉ trích là động thái cấm người nhập cư Hồi giáo và người tị nạn đến Mỹ.

Những tuần sắp tới sẽ chứng kiến cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu những sắc lệnh trên của ông Trump có lạm quyền hoặc đi ngược lại tinh thần của Hiến pháp hay không.

Điểm yếu của sắc lệnh hành pháp

Không ít người cho rằng tổng thống thường sử dụng sắc lệnh hành pháp mỗi khi quốc hội không đáp ứng những gì họ mong muốn. Chẳng hạn như sắc lệnh của ông Obama về nhập cư ra đời sau khi ông không thể thuyết phục được quốc hội thông qua biện pháp cải cách nhập cư toàn diện.

Tuy nhiên, bất kỳ tổng thống nào vẫn muốn quốc hội thông qua những vấn đề gây nhiều tranh cãi như thế, một phần vì sắc lệnh hành pháp vẫn có điểm yếu chính là nguy cơ bị tòa án ngăn chặn. Ngoài ra, việc một tổng thống lạm dụng sắc lệnh hành pháp có thể dẫn đến nhận định rằng chương trình nghị sự của họ không được quốc hội hậu thuẫn.

Dĩ nhiên, ưu điểm của sắc lệnh hành pháp là tổng thống có thể tìm cách làm bất kỳ điều gì mình muốn chỉ bằng hành động đặt bút ký và hy vọng điều tốt nhất xảy ra.

P.Võ (Theo The Washington Post)

Published in Quốc tế

Bài học quan trọng nhất từ sự thay đổi chính sách của Trump, với Việt Nam cũng như các nước Châu Á-Thái Bình Dương khác, đó là độc lập tự chủ, tự lực tự cường.

Tổng thống thứ 45 của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức hôm 20/1 với bài diễn văn 16 phút đầy ấn tượng và khác thường.

Người ta không còn nghe thấy những lời hoa mỹ được các chính khách thường lặp đi lặp lại theo khuôn mẫu sau mỗi lần tiếp quản quyền lực.

Thay vào đó là những cái nhìn xoáy thẳng vào sự thật, tiếp theo đó là những chính sách đảo ngược tình thế, tống cựu nghênh tân.

Người viết dù rất ấn tượng với bài phát biểu của ông Donald Trump, xong vẫn muốn để một vài ngày lắng lại cảm xúc, quan sát tiếp những hành động đầu tiên của tân Tổng thống Hoa Kỳ để đưa ra một số nhận định cùng chia sẻ với bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đầu xuân Đinh Dậu.

Mùa xuân này với người Mỹ và phần còn lại của thế giới, là một mùa xuân đặc biệt, bởi nó sẽ đánh dấu một bước khởi đầu mới, một bước ngoặt mới của đời sống chính trị, kinh tế quốc tế.

Trump không nói chơi

The New York Times ngày 10/1 cho biết, trước khi nhậm chức 10 ngày ông Donald Trump đã yêu cầu Quốc hội Mỹ bác bỏ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng (Obamacare) và thông qua một đạo luật mới về y tế một cách nhanh chóng.

Ông đã yêu cầu các nghị sĩ đảng Cộng hòa lập tức thực hiện điều này.

Trump tuyên bố, trì hoãn việc bãi bỏ Obamacare vài tuần hay phải mất vài năm để thực hiện một đạo luật thay thế là điều không thể chấp nhận với tân Tổng thống [1].

Chỉ 3 ngày sau, cuộc bỏ phiếu diễn ra tại Hạ viện Mỹ với 227 phiếu thuận, 198 phiếu chống, kế hoạch hủy bỏ và thay thế Obamacare đã chính thức bắt đầu.

Vấn đề đặt ra là, tại sao một đạo luật được nhiều người tin là nhân đạo, là thành công của Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama lại bị người kế nhiệm gạt phăng đi như thế ?

Trump đã cho biết cụ thể nguyên nhân trong cuốn sách "Nước Mỹ nhìn từ bên trong. Làm thế nào để nước Mỹ què quặt hùng mạnh trở lại" của ông xuất bản cuối năm 2015, và đó cũng là cương lĩnh tranh cử của ông [2].

Có thể tóm lược lý do phải hủy Obamacare và ra một đạo luật thay thế như thế này : muốn có chất lượng dịch vụ y tế tốt, phải có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ. 

Cạnh tranh vừa góp phần hạ thấp giá cả, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ.

Nhà nước cần tạo môi trường và hành lang pháp lý đảm bảo cho sự cạnh tranh lành mạnh và minh bạch trong hệ thống y tế. 

Tuy nhiên Obamacare lại chặn đứng sự canh tranh thật sự giữa các công ty bảo hiểm để có được khách hàng.

Dưới Đạo luật Obamacare, các công ty bảo hiểm lớn gần như độc quyền ở mỗi bang. Chính những công ty bảo hiểm này trả tiền cho các chính trị gia và dùng nó để "kiểm soát" họ.

Donand Trump đi lên từ một doanh nhân, ông phải lo cuộc sống cho hàng ngàn công nhân, trong đó có bảo hiểm y tế. Ông dùng tiền túi của mình để tranh cử, không tranh cử bằng túi tiền các doanh nghiệp.

Vậy giải pháp tân Tổng thống Mỹ đưa ra để thay thế Obamacare là gì ? Theo ông, chính phủ không nên can thiệp vào lĩnh vực dịch vụ y tế, trừ trường hợp vạn bất đắc dĩ. 

Công việc chính phủ Mỹ cần làm là tạo chính sách để đảm bảo cho các công ty bảo hiểm vững mạnh về tài chính, để nếu có một sự cố y tế nào đó, họ sẽ có đủ nguồn lực để xử lý.

Động thái quyết liệt thứ 2 cho thấy Donald Trump không nói chơi, đó là ông giữ đúng cam kết tranh cử, ngày đầu tiên làm việc ông đã ký quyết định chính thức rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Quyết định này cũng giống việc hủy bỏ Obamacare, gây tranh cãi chính trong lòng nước Mỹ. Thậm chí vượt ra ngoài khuôn khổ nước Mỹ, nhiều người, nhiều nhà phân tích đã bày tỏ sự thất vọng về tân Tổng thống Hoa Kỳ.

Tại sao người ta thất vọng ? Tại sao Trump cứ phải nhất quyết hủy TPP ? 

Cá nhân tôi cho rằng, người ta thất vọng vì thói quen, quán tính và nếp tư duy cũ.

Lâu nay dư luận vẫn coi Mỹ là nước phải gánh trách nhiệm đảm bảo an ninh cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trước sự trỗi dậy về kinh tế - quân sự và theo đuổi yêu sách lãnh thổ phi lý từ Trung Quốc, vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên.

trump1

Tân Tổng thống Donald Trump tiễn người tiền nhiệm Barack Obama rời Điện Capitol sau lễ nhậm chức hôm 20/1, ảnh : AP.

TPP được chính quyền Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama và phần đông dư luận xem là một phần của chiến lược xoay trục, hay còn gọi là tái cân bằng sang Châu Á - Thái Bình Dương, để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Còn Bắc Kinh thì xem hiệp định này cũng như chiến lược xoay trục là một hình thức "bao vây" họ. Có lẽ đây chính là lý do để người ta ủng hộ TPP, và tiếc nuối khi Trump quyết đinh rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định này.

Lý do đã được tân Tổng thống Hoa Kỳ nêu ra trong chiến dịch tranh cử, cũng như diễn văn nhậm chức. Xin được trích dẫn một đoạn trong diễn văn nhậm chức của ông để hiểu thêm quyết sách quan trọng này :

"Trong nhiều thập niên, chúng ta đã làm giàu cho công nghiệp nước ngoài trong khi công nghiệp Mỹ bị thua thiệt ;

Trợ cấp cho quân đội các nước khác trong khi để mặc cho quân đội của chúng ta suy yếu một cách đáng buồn ;

Chúng ta đã bảo vệ biên giới các quốc gia khác trong khi không bảo vệ biên giới của chính đất nước mình ;

Chúng ta đã chi hàng nghìn tỷ đôla ở nước ngoài trong khi cơ sở hạ tầng của Mỹ rơi vào tình trạng hư hại, mục nát.

Chúng ta đã giúp các nước khác trở nên giàu có trong khi sự thịnh vượng, sức mạnh và niềm tự tin của đất nước chúng ta mai một dần.

Lần lượt, các nhà máy đóng cửa và rời lãnh thổ của chúng ta, mà không mảy may nghĩ đến hàng triệu, hàng triệu công nhân Mỹ bị bỏ lại phía sau.

Tầng lớp trung lưu của chúng ta đã bị tước mất tài sản, nhà cửa, để chia lại trên khắp thế giới.

Nhưng đó là quá khứ. Bây giờ chúng ta sẽ chỉ hướng đến tương lai."

Giải pháp của Trump là : nước Mỹ sẽ phải tuân theo hai quy định đơn giản : mua hàng Mỹ và mướn nhân công Mỹ.

Khi mất đi "chùm khế ngọt viện trợ" hay "chiếc ô an ninh" vốn đã quen sự hiện diện của nó từ lâu, người ta thấy băn khoăn, lo lắng, hụt hẫng... cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng đã đến lúc tất cả các quốc gia phải tự lực cánh sinh, phải tìm đường đi cho riêng mình trong con đường chung hướng tới hòa bình, thịnh vượng, trật tự công bằng dựa trên luật pháp quốc tế mà nhân loại văn minh hướng tới. Không thể mãi dựa vào nước này hay nước khác.

Trump sẽ làm gương, thay vì xuất khẩu giá trị Mỹ

Cá nhân tôi cho rằng, đây là thay đổi căn bản và toàn diện nhất trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tân Tổng thống Donald Trump. Trong diễn văn nhậm chức, ông khẳng định :

"Chúng ta sẽ xây dựng tình hữu nghị và thiện chí với các quốc gia trên thế giới - nhưng chúng ta làm như vậy với ý thức rằng tất cả các quốc gia có quyền đặt lợi ích của chính họ lên trên hết.

Chúng ta không tìm cách áp đặt lối sống của chúng ta lên bất cứ ai, mà thay vào đó là tự mình thể hiện như một tấm gương cho mọi người noi theo".

Nói cách khác, nước Mỹ dưới thời Trump sẽ không đảm nhiệm vai "cảnh sát toàn cầu", sẽ không làm chuyện "bao đồng" như các chính phủ tiền nhiệm.

Đồng thời, Mỹ dưới thời Trump cũng sẽ từ bỏ chính sách xuất khẩu hệ giá trị tự do, dân chủ Mỹ sang các nước khác. Nước nào thấy hay thì học, vấn đề của nước nào, nước đó tự giải quyết.

Điều này trái ngược hoàn toàn với nếp nghĩ Mỹ phải là lãnh đạo toàn cầu, Mỹ phải lo giải quyết mọi chuyện từ Trung Đông, Bắc Phi cho đến Đông Á.

Trump không nghĩ vậy, và tôi cho rằng, đó là suy nghĩ thực dụng, phù hợp với tương quan lực lượng giữa các siêu cường trong bối cảnh hiện nay và vì nước Mỹ.

Do đó, việc Trump rút Hoa Kỳ khỏi TPP biết đâu lại là một cơ hội, thay vì thách thức như nhiều người vẫn nghĩ.

Có phải Trump "nhường" địa vị hiện có của mình cho Trung Quốc ?

Câu hỏi này không chỉ nhiều quan điểm trong dư luận Việt Nam đặt ra, mà ngay cả chính giới và học giả Hoa Kỳ cũng có nhiều người nhận định tương tự, ví như Thượng nghị sĩ John McCain, hay Giáo sư Jonathan London.

Tôi thì không cho rằng quyết định rút khỏi TPP làm suy yếu vai trò, ảnh hưởng của Mỹ tại Châu Á - Thái Bình Dương. Ngược lại, nó có thể làm cho Washington mạnh thêm.

Thứ nhất, bản chất TPP là một hiệp định về tự do thương mại, nhưng lâu nay nhiều người lại chỉ coi trọng giá trị an ninh, địa-chính trị, địa-chiến lược của nó.

Việt Nam là một thành viên tham gia đàm phán, ký kết TPP với nhiều kỳ vọng về cơ hội, thị trường cho hàng hóa, sản phẩm Việt Nam vào thị trường Mỹ và các nước tham gia TPP.

Nhưng cá nhân tôi quan sát thấy, dường như rất ít người dân và doanh nghiệp hiểu tường tận về TPP và chủ động chuẩn bị cho sự gia nhập sân chơi này.

Trên báo chí, TPP thường được gắn với câu chuyện an ninh khu vực, quan hệ Trung - Mỹ và cả chuyện Biển Đông.

Với tâm thế và sự chuẩn bị như vậy, tham gia TPP lợi chưa thấy đâu, nhưng nguy cơ Việt Nam trở thành nơi các sản phẩm Trung Quốc "rửa" xuất xứ để vào thị trường TPP là khá rõ ràng. 

Câu chuyện thép Trung Quốc núp xuất xứ Việt Nam để vào Châu Âu là một bài học.

Còn tại sao tôi nói rút khỏi TPP có thể giúp Mỹ tăng vai trò ở Châu Á - Thái Bình Dương và không có chuyện "nhường ngôi" cho Trung Quốc ? Đó là vì, cuộc so găng Trung - Mỹ quyết định bởi "nội công" chứ không phải "ngoại lực".

Sở dĩ Bắc Kinh làm mưa làm gió trong hoạt động kinh tế đối ngoại, sử dụng kinh tế - thương mại như công cụ để thực hiện các ý đồ chính trị là vì, họ có nguồn ngoại tệ dồi dào nhờ thống trị thị trường hàng giá rẻ gần như toàn thế giới trong mấy chục năm phát triển hòa bình sau Chiến tranh Thế giới II.

Sở dĩ Mỹ đứng trước nguy cơ bị Trung Quốc qua mặt là vì một thời gian dài chạy theo chính sách "bao đồng", "cảnh sát toàn cầu" mà không lo củng cố nội lực.

Do đó, sự thay đổi của Trump là cần thiết. Chỉ có như thế, nước Mỹ mới có thể mạnh trở lại. Dưới thời Obama, Trung Quốc tự tung tự tác quân sự hóa Biển Đông, Mỹ có làm gì được họ ? 

Vậy hy vọng gì vào TPP và chiến lược tái cân bằng ngăn được Trung Quốc tiếp tục độc chiếm Biển Đông ? Thậm chí, nó chỉ tạo thêm những cái cớ để Trung Quốc lấn thêm từng bước.

Rút khỏi TPP, không có nghĩa là nước Mỹ dưới thời Trump rút khỏi Châu Á - Thái Bình Dương hay Biển Đông. Đơn giản là Trump sẽ sử dụng nước cờ địa- chính trị khác, con bài chiến lược khác để kiềm chế sự leo thang của Trung Quốc.

Một trong số đó là vấn đề Đài Loan. Thời gian tới, có thể sẽ có nhiều dấu hiệu, bằng chứng hơn nữa về điều này, vì ông mới vừa nhậm chức. Tôi cho rằng, đây mới là con bài hiệu quả để Mỹ chơi với Trung Quốc trên bàn cờ Biển Đông.

Bài học nào cho Việt Nam và các nước ở khu vực Biển Đông ?

Bài học quan trọng nhất từ sự thay đổi chính sách của Trump, với Việt Nam cũng như các nướ Châu Á-Thái Bình Dương khác, đó là độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đoàn kết trên cơ sở bảo vệ lợi ích chung, trật tự và luật pháp quốc tế.

Tư duy dựa vào Mỹ về an ninh, dựa vào Trung Quốc về kinh tế đã chứng minh là lựa chọn lợi bất cập hại.

Hai quốc gia thích ứng nhanh nhất với sự thay đổi thời cuộc và chính trường Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là Nhật Bản và Philippines.

Mỹ chỉ bảo vệ lợi ích của Mỹ, chúng ta và bất cứ quốc gia nào cũng thế. Tuy nhiên ở khu vực Biển Đông, có lợi ích chung cho tất cả các bên, đó là hòa bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải - hàng không và luật pháp quốc tế.

Thay vì tìm cách dựa vào Mỹ để đối phó với Trung Quốc, chúng ta cần tìm hiểu các chính sách của 2 cường quốc này, để hướng tới một tiếng nói chung mà các bên chấp nhận được.

Muốn làm điều đó, chúng ta cần phải có tư duy độc lập. Lệ thuộc ngay từ tư duy vào bất cứ quốc gia nào, cũng sẽ dẫn đến sự lệ thuộc nhiều mặt trong thực tế.

Về mặt kinh tế, đồng tiền Trung Quốc tuy không đi kèm điều kiện khắt khe về chính trị, nhân quyền như nguồn vốn phương Tây, nhưng nó lại luôn đi kèm với công nghệ lạc hậu, ô nhiễm, doanh nghiệp - nhà thầu và lao động chân tay Trung Quốc. Đằng sau đó là cả một hệ lụy.

Tôi không tin Trung Quốc có khả năng thay thế vai trò của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương chỉ với khoảng 240 tỉ USD họ tuyên bố qua Quỹ Con đường Tơ lụa, AIIB hay "sáng kiến" một vành đai, một con đường.

Bản thân Trung Quốc cũng đang chật vật tái cơ cấu nền kinh tế và tìm cách đẩy các doanh nghiệp, nhà máy, công nghệ ô nhiễm lạc hậu ra nước ngoài theo Con đường tơ lụa mà lại mơ lãnh đạo kinh tế toàn cầu chỉ là chuyện viển vông, mò trăng đáy nước.

Vì thế, nên coi Trung Quốc là một đối tác kinh tế bình đẳng, làm việc với họ trên cơ sở sòng phẳng và cùng có lợi. Chấp nhận dễ dãi các nhà thầu Trung Quốc, chúng ta cũng như nhiều nước trong khu vực đã, đang và sẽ phải trả giả.

Tôi cho rằng, những quan điểm tin là Trump rút Mỹ khỏi TPP sẽ khiến Việt Nam "lệ thuộc" vào Trung Quốc là không chính xác. Nó không những chẳng giúp nước ta mạnh lên, mà chỉ là tư duy xui Việt Nam lệ thuộc nước này, thay vì nước khác.

Các con số thống kê về quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc cho thấy quốc gia láng giềng này là một thị trường lớn có sức ảnh hưởng mạnh, thậm chí có thể chi phối một số lĩnh vực, ngành sản xuất.

Điều đó tất nhiên là không ổn, và chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục mở cửa, đa dạng hóa thị trường. 

Nhưng không thể phủ nhận thực tế rằng, trong những năm tháng chiến tranh và bị cấm vận sau chiến tranh, Trung Quốc đã viện trợ, giúp đỡ Việt Nam rất nhiều về tiền của, vật tư.

Muốn mạnh lên, chỉ có cách không ngừng đổi mới, tự lực tự cường, nghiên cứu nắm bắt các xu thế chính sách các nước lớn có lợi cho hòa bình, ổn định và sự phát triển của Việt Nam để tận dụng tối đa các lợi thế, đòn bẩy và nguồn lực.

Câu chuyện tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, hàng hải giữa Việt Nam - Trung Quốc và một số quốc gia nữa là một vấn đề khác, cần được giải quyết trên cơ sở pháp lý quốc tế, trong đó quan hệ thân thiện về chính trị là một lợi thế.

Bài học quan trọng tiếp theo là tư duy khoa học khi nhìn nhận các vấn đề thời cuộc, tránh để cảm xúc chi phối. Chúng ta nên nhìn vào mục đích, hiệu quả chứ không nên nhìn vào cái vỏ bề ngoài.

Chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn nữa về các nhà lãnh đạo mới nổi cũng như chính sách của họ thay vì bình phẩm và chỉ trích. 

Tôi thấy rất lạ là nhiều người trong chúng ta tỏ ra khá cay nghiệt với ông Rodrigo Duterte, ông Donald Trump hay ông Tập Cận Bình, ngay cả với những công việc nội bộ của đất nước họ và người dân của họ cũng không phản đối thái quá.

Muốn nước nhà mạnh lên, thiết nghĩ phải thay đổi triệt để 2 điều này trong tư duy, suy nghĩ và hành động của mỗi người. 

Ngày đầu xuân Đinh Dậu xin có mấy lời dông dài chia sẻ với bạn đọc, chúc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam và quý bạn đọc xa gần một năm mới an khang, thịnh vượng và đóng góp nhiều hơn vì sự tiến bộ của cộng đồng, quốc gia, dân tộc.

TS Trần Công Trục

Nguồn : GDVN, 28/01/2017

Tài liệu tham khảo :

[1]https://www.nytimes.com/2017/01/10/us/repeal-affordable-care-act-donald-trump.html

[2]http://nhanam.vn/tin-tuc/nuoc-my-que-quat-qua-goc-nhin-cua-donald-trump

Additional Info

  • Author Trần Công Trục
Published in Diễn đàn

Trật tự được thiết lập đã bị Trump làm xáo trộn

ordre1

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Philadelphia, Pennsylvania, ngày 26/01/2017. REUTERS/Mark Makela

Chỉ trong vòng có 1 tuần từ khi nhậm chức, tân tổng thống Donald Trump đã ký hàng chục sắc lệnh liên quan đến bảo hiểm y tế, nhập cư, tự do thương mại, năng lượng, các quy định của Liên Bang và quản lý hành chính. Nói như Le Figaro, Donald Trump là vị tổng thống "làm xáo trộn trật tự đã được thiết lập".

Tân tổng thống Donald Trump đã phá vỡ truyền thống thận trọng và cân nhắc của các tổng thống Mỹ tiền nhiệm trong những ngày đầu đặt chân vào Nhà Trắng. Donald Trump đã hứa thay đổi nhiều hồ sơ và đã bắt tay vào thực hiện ngay lập tức. Các mệnh lệnh nối tiếp nhau, nhiều tuyên bố được đưa ra và... căng thẳng nảy sinh.

Chính sách ngoại giao của Donald Trump bắt đầu với "trò chơi" ban hành "sắc lệnh", tìm cách lấy lòng hay dọa nạt. Hôm thứ Tư 25/01, Donald Trump cam kết đưa ra các biện pháp "hợp tác chưa từng có" để cải thiện mối quan hệ với Mexico. Nhưng đến ngày thứ Năm, ông lại dọa hủy cuộc gặp với tổng thống Pena Nieto nếu Mexico không muốn trả tiền xây bức tường ngăn cách hai nước. Ngay lập tức, tổng thống Mexico thông báo hủy chuyến thăm Washington. Đáp lại, Donald Trump thông báo áp thuế 20% đối với các sản phẩm nhập từ Mexico.

Vụ đối đầu như vậy cho phép tổng thống Donald Trump chứng minh rằng ông đấu tranh vì lợi ích của nước Mỹ và rằng ông giữ lời hứa. Nhưng những ồn ào ở Nhà Trắng lại bắt đầu tạo cảm giác rằng ở đó mọi chuyện rất lộn xộn.

Le Figaro nhận xét là phần lớn hoạt động của tổng thống Trump đều nhằm thu hút sự chú ý của dư luận. Mỗi khi ông ký sắc lệnh, công chúng lại thấy hình ảnh rất nhiều cộng sự vây quanh ông trong phòng Bầu Dục.

Tuy nhiên, cũng rất nhiều quyết định được đưa ra theo kiểu "lén lút, vụng trộm". Chẳng hạn như tất cả gì liên quan tới thay đổi khí hậu đã bị gỡ khỏi trang web của Nhà Trắng và của cơ quan bảo vệ môi trường EPA. Các quan chức bị cấm thông báo điều này với công chúng. Donald Trump cũng "lẳng lặng" cắt giảm nhiều cơ quan hành chính. Hội thảo về khí hậu và phòng ngừa dịch bệnh cũng bị hủy mà không được báo trước cho dù công tác chuẩn bị hội thảo đã được tiến hành từ nhiều tháng nay. Donald Trump cũng yêu cầu cơ quan bảo vệ môi trường EPA ngưng mọi hợp đồng hay cung cấp tài chính cho việc nghiên cứu về sự nóng dần lên của Trái Đất.

Còn các bộ thì ghi nhận "sự chảy máu nhân tài". Sáu, bảy quan chức cao cấp nhất của bộ Ngoại Giao Mỹ đã đồng loạt từ chức hôm thứ Tư 25/01, nhưng Donald Trump không hề tỏ ý muốn giữ họ lại. Nhiều sắc lệnh do các cố vấn của tổng thống soạn thảo mà không thông qua ý kiến của các quan chức chính phủ hay các chuyên gia.

Ngay cả bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis và giám đốc CIA Mike Pompeo cũng bị bất ngờ trước dự định của tổng thống về việc khôi phục biện pháp tra tấn bằng nước, vốn đã bị chính quyền Obama cấm từ năm 2009. Họ không ủng hộ dự định này nhưng tổng thống Trump lại nghĩ rằng mọi chuyện sẽ ổn.

Trả lời câu hỏi liệu ông có sợ việc đóng cửa biên giới với người dân một số nước sẽ làm người Hồi giáo nổi giận hay không, Donald Trump trả lời "Đã có quá nhiều nỗi tức giận rồi, làm sao mà còn có thêm được nữa ? Thế giới đang giận dữ, thế giới đang "lộn tùng phèo cả lên".

Tổng thống Donald Trump đã trấn an người dân là "Tôi biết cái gì là đúng, cái gì là sai và tôi rất giỏi trong việc này". Thế nhưng, sau khi đảm bảo là không người dân nào phải chết trên đường phố thì Donald Trump lại quyết định thay đổi luật Obamacare, rồi ông lại dự định khôi phục các biện pháp tra tấn vì muốn "là vị tổng thống của một đất nước an toàn".

Silicon Valley, mảnh đất lành đón tiếp ê-kíp Obama

Sau khi tổng thống Barack Obama mãn nhiệm, các cộng sự của ông đi về đâu ? Tương lai của họ ra sao ? Các câu hỏi này được báo Le Monde trả lời qua bài : "Silicon Valley, mảnh đất lành đón tiếp ê-kíp Obama". Từ ba năm nay, rất nhiều cựu cộng sự của Obama đã tới làm việc ở Silicon Valley, cái nôi của công nghệ cao Hoa Kỳ. Xu hướng này gia tăng trong những năm tháng cuối nhiệm kỳ của ông Obama.

Tại Washington, người ta gọi việc chuyển hướng này là "cánh cửa xoay" : khu vực tư nhân đón nhận những người có nhiều kinh nghiệm làm việc trong chính quyền. Thực ra, các cựu quan chức cũng chuyển sang làm việc cho các nhóm vận động hành lang có thế lực như K Street (ở Washington), cho các định chế tài chính Wall Street (ở New York) hoặc các tập đoàn lớn trong lĩnh vực viễn thông, năng lượng, dược phẩm… Đó là những ngành nghề thường xuyên phải đối mặt với các luật lệ, quy định pháp luật. Thế nhưng, Silicon Valley cũng là một địa chỉ thịnh hành thu hút nhiều cựu quan chức.

Ví dụ, năm 2015, ông Jay Carney, nguyên là phát ngôn viên của Nhà Trắng, đã chuyển sang làm việc cho tập đoàn Amazon.

Theo ông Daniel Stevens, giám đốc tổ chức phi chính phủ Campaign for Accountability, chuyên theo dõi vấn đề trách nhiệm và đạo đức của chính phủ, được Le Monde trích dẫn, thì "hoạt động của các doanh nghiệp này có thể phụ thuộc rất nhiều vào một số luật lệ được thảo luận ở Washington".

Vận động hành lang chưa đủ, cần phải có người hiểu biết chính phủ vận hành ra sao và có thể dự tính được những lo lắng, quan tâm của chính phủ. Vẫn theo đại diện tổ chức Campaign for Accountability, trong 8 năm qua, công ty Mountain View đã tuyển dụng gần 200 cựu quan chức của chính quyền Obama. Do vậy, doanh nghiệp này có quan hệ đặc biệt với Nhà Trắng.

Mỹ có thể giảm các cam kết đối với Liên Hiệp Quốc và một số thoả thuận quốc tế

Vẫn liên quan đến tổng thống Donald Trump, Les Echos đưa tin "Mỹ có thể giảm các cam kết đối với Liên Hiệp Quốc và một số thoả thuận quốc tế". Thông tin này dựa theo báo New York Times, ngày 25/01. Tờ báo cho biết là dường như chính quyền Trump đang chuẩn bị hai sắc lệnh giảm bớt các cam kết của Hoa Kỳ đối với các tổ chức quốc tế trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Cho dù chưa chắc hai văn bản này sẽ được ký và thậm chí có ký cũng chưa chắc được thực hiện, nhưng động thái này chứng tỏ chính quyền Trump coi thường các định chế quốc tế.

Theo chuyên gia Cale Salih, thuộc trung tâm nghiên cứu Liên Hiệp Quốc, thì với Donald Trump, chính sách đối ngoại của Mỹ phục vụ các lợi ích quốc gia, chứ không nhằm bảo vệ các giá trị là biểu tượng của nước này.

Tầng lớp trung lưu Trung Quốc làm thay đổi bản đồ du lịch thế giới

Trang kinh tế của Les Echos có bài "Tầng lớp trung lưu Trung Quốc làm thay đổi bản đồ du lịch thế giới".

Vào dịp Tết nguyên đán, tại Trung Quốc, có khoảng 3 tỷ lượt di chuyển. Theo truyền thống, đó là dịp trở lại gia đình ăn Tết, gặp gỡ người thân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, ngày càng có nhiều người đi du lịch trong nước và ở nước ngoài.

Theo dự báo, trong kỳ nghỉ này, Thái Lan sẽ đón tiếp khoảng 240 ngàn du khách Trung Quốc, Hàn Quốc 140 ngàn. 80% du khách đăng ký thuê khách sạn ở bãi biển Nha Trang, Việt Nam là người Trung Quốc.

Theo giới chuyên gia, Trung Quốc trở thành đầu tầu thúc đẩy ngành du lịch thế giới. Đại diện Quỹ đầu tư Acapital, được báo Les Echos trích dẫn, cho biết : "Nếu như Trung Quốc đóng góp khoảng 1/3 cho tăng trưởng trên toàn thế giới, thì nước này đóng góp tới 70% cho tăng trưởng du lịch toàn cầu". Năm ngoái, 122 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, tiêu xài khoảng 110 tỷ đô la. Đa số là đến Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan vì không cần hộ chiếu. Sau đó là các nước láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia.

Theo một nghiên cứu của báo The Economist, cùng với việc thu nhập gia tăng, các chuyến du lịch tốn kém hơn, tới những nơi xa hơn, cũng sẽ gia tăng. Và tiến trình này đang diễn ra. Trong vòng 15 năm tới, tầng lớp trung lưu và giàu có sẽ chiếm một phần ba tổng dân số Trung Quốc, thay vì chỉ 10% như hiện nay. Vào năm 2030, Trung Quốc có sẽ khoảng 480 triệu người có mức thu nhập tối thiểu vào khoảng 10 ngàn đô la mỗi năm.

Báo Les Echos cho biết, theo thẩm định của Bắc Kinh, trong 5 năm tới, sẽ có 600 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài. Và đa phần trong số này là du khách ở độ tuổi từ 18 đến 35.

Trang nhất các báo Pháp

Trang nhất báo Le Monde quan tâm đến vụ cựu thủ tướng Pháp François Fillon, ứng viên tổng thống của đảng Những Người Cộng Hòa, cánh hữu, bị tố cáo giả mạo việc làm của vợ để trả lương bà trong nhiều năm. Tờ báo nhận định : "Vụ Fillon làm cho chiến dịch tranh cử của ông bị chao đảo và làm gia tăng sự khó xử của cánh hữu". Còn nhật báo cánh tả Libération chơi chữ mỉa mai trên trang nhất : "Pélénope Fillon, người được Quốc hội cứu trợ".

Hôm nay, tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp thủ tướng Anh Theresa May tại Nhà Trắng. Trang nhất Les Echos chạy tựa : "Brexit : Trump thách thức Châu Âu". Hai nước có cùng các lợi ích kinh tế và thách thức Châu Âu. Không chỉ ủng hộ việc Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, Donald Trump còn muốn biến chuyến thăm viếng Washington của thủ tướng Anh thành một biểu tượng để thể hiện quan điểm của ông về ngoại giao làm kinh tế (ngoại giao kinh doanh). Thủ tướng Theresa May muốn tiếp tục duy trì "mối quan hệ đặc biệt" giữa Anh và Mỹ. Bà May muốn ký kết một hiệp định song phương với Mỹ, một cách để lãnh đạo Anh cho Châu Âu thấy là bà có thể tạo dựng những liên minh vững chắc.

Thế nhưng, theo Les Echos, "Cuộc đàm phán một hiệp định sẽ kéo dài và phức tạp". Bởi vì chừng nào còn là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu thì Anh không thể ký các hiệp định song phương với các nước ngoài khối. Đây là thẩm quyền của Bruxelles. Trong khi đó, cuộc đàm phán về việc Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu có thể kéo dài. Không ai cấm cản thủ tướng Anh bàn về việc ký kết hiệp định song phương với tổng thống Mỹ, chuẩn bị các điều kiện, nhưng hai nước chỉ có thể đàm phán một cách không chính thức.

Về thực chất, cho dù thủ tướng Anh và tổng thống Mỹ đều tỏ ra quyết tâm, nhưng các cuộc đàm phán ký kết hiệp định song phương sẽ không dễ dàng, bởi vì bà Theresa May và ông Donald Trump đều nhấn mạnh là đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.

Cho đến nay, nhiều lĩnh vực kinh tế của Anh được bảo hộ, ví dụ nông nghiệp. Liệu Anh sẽ chấp nhận mở cửa những lĩnh vực này cho Hoa Kỳ ? Về phần mình, liệu Donald Trump sẽ chấp nhận tạo thuận lợi cho xe hơi của Anh vào thị trường Mỹ trong lúc ông hứa là bảo vệ các nhà sản xuất trong nước ?

Còn nhật báo công giáo La Croix lại quan tâm tới "Sức sống bất diệt của các nhãn hiệu cổ". Xe đạp của các hãng có từ lâu đời như Solex, Lip, K-Way đã bắt đầu xuất hiện nhiều trở lại trên đường phố và các nhà đầu tư lại "đặt cược" vào các nhãn hàng cổ này.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Kể từ khi nắm quyền, tân Tổng thống Donald Trump đã ký một loạt sắc lệnh hành pháp gây nhiều xáo trộn trong và ngoài nước.

Tính đến ngày 24-1, ông Trump đã ký tổng cộng 10 sắc lệnh kể từ khi tiếp quản Nhà Trắng.

Phần lớn chúng đều phù hợp với bản kế hoạch chi tiết về những gì ông Trump sẽ làm trong 100 ngày đầu tiên, được tung ra hồi tháng 10-2016.

Dưới đây là danh sách 10 sắc lệnh ông Trump đã ký :

1. Bắt đầu tiến trình bãi bỏ Obamacare. Ông Trump đã cho phép tất cả các cơ quan liên quan tìm cách giảm gánh nặng pháp lý trong việc sửa đổi Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (ACA), còn gọi là Obamacare.

2. Đóng băng các quy định. Tân tổng thống đóng băng tất cả các quy định mới đang được tiến hành (nhưng chưa được phê chuẩn) cho đến khi được ông hoặc một cơ quan phê duyệt sau khi nắm quyền. Điều này có nghĩa là bất kỳ quy định nào do Tổng thống mãn nhiệm Barack Obama ký trong những tuần cuối cùng đều bị tạm ngừng cho đến khi được chính quyền ông Trump xem xét.

saclenh1

Ông Trump và sắc lệnh thông qua dự án xây dựng hai đường ống dẫn dầu Keystone XL và Dakota Access. Ảnh : REUTERS

3. Chính sách phá thai. Ông Trump cấm dành ngân sách liên bang cho các tổ chức cung cấp dịch vụ phá thai.

4. Hiệp định TPP. Sắc lệnh này rút Mỹ ra khỏi tất cả các cuộc đàm phán của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và việc ký kết thỏa thuận thương mại.

5. Đóng băng quá trình tuyển dụng liên bang. Tân tổng thống tuyên bố các cơ quan không thể tiến hành tuyển dụng nhân sự, chỉ trừ 2 trường hợp ngoại lệ : nhân viên quân sự và các vị trí quan trọng trong việc giữ gìn an toàn cho cộng đồng.

6 + 7. Đẩy nhanh thông qua dự án xây dựng hai đường ống dẫn dầu Keystone XL và Dakota Access.

saclenh2

Ông Trump và sắc lệnh rút nước Mỹ khỏi hiệp định TPP. Ảnh : REUTERS

8. Đẩy nhanh việc đánh giá môi trường. Ông Trump yêu cầu thúc đẩy việc đánh giá môi trường và chấp thuận các dự án hạ tầng cơ sở được ưu tiên cao.

9. Sử dụng thép Mỹ trong đường ống dẫn dầu. Tổng thống Trump chỉ đạo bộ trưởng thương mại đề ra kế hoạch đảm bảo rằng tất cả đường ống dẫn dầu xây dựng hoặc sửa chữa ở Mỹ phải sử dụng vật liệu được sản xuất trong nước "ở mức tối đa".

10. Xem xét lại các quy định về sản xuất. Trong sắc lệnh này, ông Trump ra lệnh bộ trưởng thương mại bắt đầu quá trình xem xét kéo dài 60 ngày về các quy định dành cho nhà sản xuất Mỹ. Mục tiêu là tìm cách đẩy nhanh tiến trình cấp phép và mọi tiến trình liên bang dành cho họ.

Bảo Hạnh

(Theo PBS Newshour)

Published in Quốc tế

Thứ sáu tuần qua Tổng thống Donald Trump vừa tuyên thệ nhậm chức và gây một ngạc nhiên khác là giữ nguyên chủ trương kinh tế đã trình bày khi tranh cử. Như vậy, hậu quả của chính sách kinh tế Hoa Kỳ sẽ là gì trong hai lĩnh vực ngoại thương và ngoại hối ?

kt1

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp gỡ các lãnh đạo trong Quốc hội tại Nhà Trắng hôm 23/1/2017. AFP photo

Hiệu ứng Donald Trump

Kính Hòa : Thưa ông, Tổng thống Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức hôm thứ sáu 20 vừa qua và đọc bài diễn văn về chủ trương đường lối của ông. Trước đây, người ta tưởng rằng ông nêu ra một số lý luận có thể là cực đoan khi tranh cử để thuyết phục cử tri, chứ khi đã đắc cử thì ông sẽ áp dụng một đường lối ôn hòa hơn. Nhưng ông Trump lại gây ngạc nhiên nữa khi tái khẳng định những chủ trương quyết liệt của ông, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế tài chính. Theo dõi lý luận và thái độ của ông Trump từ khi tranh cử tới ngày đắc cử và nhậm chức, ông nghĩ sao và liệu chúng ta đã có thể kết luận được gì về hiệu ứng Donald Trump cho nước khác chăng ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chúng ta sẽ ngắn gọn nói về bối cảnh, sau đó mới tìm hiểu về những chuyện có thể xảy ra sau này.

Là người chưa từng sinh hoạt chính trị, ông Donald Trump có chiến lược tranh cử bất thường là giành lấy quyền diễn giải về các nguyên nhân thất thế của người dân Mỹ từ nhiều thập niên qua và hứa hẹn một chương trình rộng lớn để khôi phục sức mạnh của nước Mỹ. Có thể là ông thấy nhiều điều mà giới chính trị gia chuyên nghiệp của hai đảng lớn và các phần tử ưu tú Hoa Kỳ, kể cả truyền thông, lại không thấy, nên ông tranh cử được hậu thuẫn của đông đảo cử tri, đặc biệt là tại các tiểu bang bị thất thế nhất, và sau cùng đắc cử một cách bất ngờ.

thứ hai, sau khi đắc cử, ông chọn vào nội các và ban tham mưu loại người có thành tích trên doanh trường, chiến trường và cả chính trường để thi hành những gì đã chủ trương mà ông vẫn giữ thái độ coi thường báo chí và các chính khách chuyên nghiệp. Chi tiết tôi chú ý nhất là mặc dù thủ tục phê chuẩn nội các chưa hoàn tất tại Thượng viện, ban tham mưu phụ trách công tác chuyển quyền gồm gần 600 người đã ráo riết làm việc để vạch ra từng việc cụ thể mà các phủ bộ của guồng máy công quyền mới sẽ thực hiện trong những tuần, những tháng và các năm tới. Điều ấy cho thấy là dường như ông Trump và các cộng sự viên đã chuẩn bị một chương trình cải cách rộng lớn từ nhiều năm nay chứ không phải trong 18 tháng tranh cử vừa qua.

Vì vậy, và thứ ba, bản thân tôi không mấy ngạc nhiên khi ông Trump đọc bài diễn văn nhậm chức ngắn gọn mà vẫn đầy tính chất quyết liệt như khi ông tranh cử và diễn giải về vấn đề của Hoa Kỳ. Có lẽ ta sẽ còn ngạc nhiên nữa về những tham vọng cải cách của vị Tổng thống mới.

Mỹ rút khỏi TPP

US-POLITICS-DIPLOMACY-TRADE-ASIA-TPP

Tổng thống Mỹ Donald Trump với sắc lệnh hành pháp Hoa Kỳ rút khỏi TPP được ký hôm 20/1/2017 tại Washington, DC. Ảnh chụp hôm 23 tháng 1 năm 2017. AFP photo

Kính Hòa : Đấy là về bối cảnh hay khung cảnh lãnh đạo của vị Tổng thống thứ 45. Về nội dung của chương trình hành động kinh tế, ông thấy là có những gì mà các thị trường nên chú ý theo dõi ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi cho là Hoa Kỳ, và nhiều nước khác nữa, có những vấn đề tích lũy từ lâu nên việc chuyển hướng hay cải cách sẽ mất nhiều năm chứ không ít. Chính quyền Trump cũng tin là sẽ còn phải hành động một cách sâu rộng và trong nhiều năm, từ giáo dục, xã hội, kinh tế đến an ninh hay đối ngoại, v.v… nên ta cần thời gian tiệm tiến để hiểu ra toàn cảnh và đánh giá được hậu quả trong nhiều lĩnh vực. Ngay trước mắt thì tôi chú ý đến ngoại thương và một hậu quả cấp thời là ngoại hối. Về ngoại thương, Hoa Kỳ sẽ giới hạn nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu để tìm lực tăng trưởng và việc làm cho dân Mỹ. Có nền kinh tế với sản lượng gần bằng 25% của toàn cầu và thị trường tiêu thụ rất lớn, nếu Mỹ áp dụng chính sách người ta gọi là bảo hộ mậu dịch và chống tự do ngoại thương thì hậu quả có thể gây chấn động toàn cầu và nhất thời làm đồng Mỹ kim sụt giá, có lẽ ta nên nhìn vào chuyện đó.

Kính Hòa : Thưa ông, phải chăng vì vậy mà tuần qua, ông Trump nói rằng việc đồng đô la Mỹ định giá quá cao là điều thất lợi khi cạnh tranh với kinh tế Trung Quốc ? Nhiều hệ thống thông tin chuyên đề về kinh tế cho rằng Tổng thống Donald Trump từ bỏ chủ trương duy trì sức mạnh của đồng Mỹ kim mà nhiều vị tiền nhiệm đã áp dụng, thưa ông, điều ấy có đúng không và nếu như vậy, các nước đang giữ tài sản dưới dạng Mỹ kim sẽ bị ảnh hưởng ra sao ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi cho là loại báo chuyên đề ấy quá hấp tấp, cũng hấp tấp như khi loan tin là ông Trump đã ký sắc lệnh hành pháp để ra khỏi Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, ông ta mới chỉ ký việc đó vào trưa thứ Hai thôi. Có chi tiết ít ai lưu ý là khi ông Trump mời hai kinh tế gia nổi tiếng là Stephen Moore và Larry Kudlow vào ban tham mưu tranh cử thì họ ngạc nhiên hỏi lại, rằng họ tin vào giá trị của tự do thương mại chứ không chủ trương bảo hộ mậu dịch. Ông Trump trả lời rằng ngoài lĩnh vực mậu dịch thì họ đồng ý với nhau về mọi chuyện khác nên hãy cứ để ngoại thương ở ngoài. Là người thực dụng, Tổng thống Trump muốn thương thuyết lại Hiệp ước Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ NAFTA với Canada rồi Mexico, chứ không đòi xé bỏ hiệp ước mà ba nước đã thi hành từ 1994.

Trường hợp TPP cũng thế, ông muốn Hoa Kỳ ra khỏi hiệp ước chung với 11 nước thành viên để sẽ đàm phán với từng nước theo khuôn khổ tay đôi. Cũng vậy, cuối tuần này ông sẽ gặp Thủ tướng Anh để nói về hợp tác kinh tế sau khi Anh rút khỏi Liên hiệp Âu Châu. Nước Mỹ của Donald Trump không tự cô lập như người ta nói mà chỉ muốn vẽ lại luật chơi trong quan hệ với các nước khác chử không duy trì khuôn khổ cũ.

Trở lại vị trí của đồng Mỹ kim, tuần qua khi trả lời phỏng vấn của tờ Wall Street Journal, ông Trump nói là đồng đô la quá mạnh làm doanh nghiệp Mỹ thất thế trong cạnh tranh vì hàng Mỹ quá đắt, và ngược lại Trung Quốc có lợi vì định giá đồng bạc quá thấp để bán hàng rẻ. Từ đó, người ta vội kết luận rằng ông Trump chủ trương duy trì một đồng đô la yếu và phát biểu của ông lập tức làm Mỹ kim sụt giá so với nhiều ngoại tệ khác. Sự thật nó rắc rối hơn vậy.

Kính Hòa : Thưa ông, sự thật nó rắc rối như thế nào, khán thính giả của chúng ta cũng cần biết.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chúng ta phải nhìn vào toàn cảnh, từ sáu chục năm nay,là đồng bạc Hoa Kỳ thực tế là ngoại tệ dự trữ phổ biến nhất của thế giới và Mỹ thường xuyên bị thiếu hụt chi phó, hay khiếm hụt cán cân vãng lai, vì nhập siêu là nhập nhiều hơn xuất khẩu. Các nước bán hàng cho Mỹ thu về đô la thì dùng đồng bạc ấy làm cơ sở ký thác để bơm thêm tiền vào nền kinh tế của họ và đạt thêm một sự thịnh vượng khác. Ngày nay, Hoa Kỳ không muốn tiếp tục bị nhập siêu như trước nên có biện pháp đánh thuế trên hàng nhập nội đồng thời trợ cấp dưới dạng thuế vụ các mặt hàng xuất khẩu. Nếu Mỹ áp dụng chính sách đó thì điều gì xảy ra ? Nhiều phần thì các nước thu được ít đô la hơn, bị khan hiếm Mỹ kim và hệ thống tín dụng dựa trên đồng Mỹ kim có thể sút giảm, hoặc sụp đổ. Mối nguy nó nằm ở đó, chứ không ở tỷ giá cao thấp của đồng bạc xanh của Mỹ. Như vậy, ta có hai chuyện rắc rối cần theo dõi.

Đồng đô la sẽ lên giá hay xuống giá ?

US-ECONOMY-TREASURY

Tòa nhà Bộ Ngân khố Mỹ tại Washington, DC hôm 24 tháng 1 năm 2017. AFP photo

Kính Hòa : Cám ơn ông ở phần giải thích đó, bây giờ hai chuyện rắc rối ấy là gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : thứ nhất là biện pháp điều chỉnh xuất nhập khẩu, hay "điều chỉnh mậu biên" là mậu dịch khi xuất nhập biên giới. thứ hai mới là vai trò của đồng đô la trong hệ thống tiền tệ của các nước. Về "điều chỉnh mậu biên" hay "border adjustment" thì từ Tháng Sáu vừa rồi, các Dân biểu Cộng Hòa trong Hạ viện Hoa Kỳ đã có một dự luật cải cách thuế vụ quy mô, bên trong có những quy định đánh thuế trên hàng nhập nội và giảm thuế trên hàng xuất khẩu. Khi ấy, Hành pháp vẫn do Tổng thống Barack Obama lãnh đạo và người ta còn tưởng rằng bà Hillary Clinton sẽ đắc cử nên dự luật ấy khó được áp dụng.

Bây giờ, với ông Trump cầm đầu Hành pháp và đảng Cộng Hòa có đa số cao hơn ở cả hai viện lẫn các quốc hội tiểu bang, thì kế hoạch cải tổ thuế khóa lớn lao này sẽ thành hình để thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng ông Trump vẫn cho rằng phần điều chỉnh mậu biên đó của đảng Cộng Hòa là không đơn giản, quá rắc rối. Ông có thể đưa ra đề nghị khác, thí dụ như tăng thuế nhập nội, nếu không 20% thì cũng 15% để giảm lượng hàng nhập khẩu và đồng thời trả lại thuế cho nhà xuất khẩu để kích thích sản xuất nội địa.

Tôi không đi vào các chi tiết thuế khóa ấy, sẽ là thuế tiêu thụ hay thuế lợi tức cho doanh nghiệp, nhưng khi tăng thuế thì hàng nhập khẩu đắt hơn sẽ gây thiệt hại cho các nước bán hàng vào thị trường Hoa Kỳ. Hậu quả là khối lượng ngoại thương của thế giới có thể giảm và hàng tiêu thụ tại Mỹ lại đắt hơn. Chúng ta nên theo dõi hiệu ứng này.

Kính Hòa : Bây giờ, chúng ta sẽ từ ngoại thương bước qua ngoại hối, là hiệu ứng của đồng Mỹ kim cho các nước khác. Thưa ông, hậu quả sẽ là gì ? Mỹ kim sẽ lên giá hay xuống giá ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chúng ta đang chứng kiến một sự thể khá đặc biệt là kế hoạch cải tổ thuế khóa tại Mỹ không chỉ chi phối doanh lợi của công ty Hoa Kỳ và lượng tiêu thụ hàng nhập khẩu của nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng đến các nước khác, nhất là các nước cần buôn bán với Mỹ như Trung Quốc, Đức hay Mexico. Khi nhập siêu của Mỹ giảm thì các nước này sẽ bị thất thế dù đồng Mỹ kim chẳng lên hay xuống giá như người ta đã sớm lo. Vì vậy, tỷ giá đồng Mỹ kim so với đồng Nguyên của Tầu, đồng Pesos của Mễ, đồng Euro Âu Châu hay thậm chí đồng bạc Việt Nam không quan trọng bằng lượng hàng mà họ có thể bán vào thị trường Mỹ.

Nhìn trong trường kỳ thì khi nhập siêu của Hoa Kỳ sút giảm như Chính quyền Trump chủ trương, khối tiền tệ của các nước dựa trên đồng đô la họ thu vào cũng sẽ giảm và đấy mới là kịch bản đáng sợ. Chúng ta sẽ còn phải theo dõi và phân tích chiều hướng này.

Kính Hòa : Câu hỏi cuối, thưa ông, thính giả của chúng ta muốn biết là khi Hoa Kỳ áp dụng chính sách kinh tế mới, với trọng tâm là chấm dứt lợi thế giao thương từ đã lâu của Trung Quốc thì lãnh đạo Bắc Kinh có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình ? Và các nước khác, thí dụ như Âu Châu, sẽ xử lý thế nào trước quan hệ kinh tế căng thẳng đó giữa Bắc Kinh và Washington ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Bắc Kinh có chừng năm sáu cách chống đỡ khác nhau và lâm thế kẹt chứ không dễ, nhất là cuối năm nay họ lại có Đại hội đảng cho Khóa 19. Vì quá lệ thuộc vào xuất khẩu, lại chẳng dễ phá giá đồng bạc và gây thêm nạn tẩu tán tư bản vì tài sản mất giá, Bắc Kinh có thể kín đáo trợ cấp xuất khẩu bằng tín dụng rẻ và thuế suất thấp thì càng mắc nợ cao. Về phần các nước khác trong trận đấu lực Mỹ-Hoa thì cũng còn tùy. Liên Âu thiếu thống nhất và bên trong có nhiều nước cần Mỹ hơn Tầu vì lý do an ninh nên thiên về Washington hơn là Bắc Kinh và không chấp hành chủ trương kinh tế của thủ đô Bruxelles. Cũng vì vậy mà ta nên thận trọng khi thấy truyền thông Tây Âu ráo riết đả kích Chính quyền mới của Hoa Kỳ ! Họ không theo kịp những thay đổi lớn khi trật tự cũ đã lỗi thời và đang tan rã.

Kính Hòa : Ban Việt ngữ đài Châu Á Tự Do xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn tuần này.

Nguồn : RFA, 25/01/2017

Additional Info

  • Author Nguyễn Xuân Nghĩa
Published in Diễn đàn
jeudi, 26 janvier 2017 20:30

Bi hài kịch tống cựu nghinh tân

Dưới đầu đề "Biểu tình từ Mỹ sang Úc và châu Âu phản đối Donald Trump" đài RFI của Pháp ngày 21/01/2017 đã mô tả : "Hiếm khi một tổng thống Mỹ lên nhậm chức lại gặp phản đối dữ dội cả ở trong nước lẫn ngoài nước như ông Donald Trump".

Trên Facebook, ban tổ chức cuộc "Tuần hành của nữ giới" cho biết là có đến hơn 637 cuộc xuống đường hôm nay để chống những luận điệu khinh miệt phụ nữ, kỳ thị chủng tộc và bài Hồi giáo của tân tổng thống Mỹ.

Tại Washington DC, trước điện Capitol (Quốc hội) và trên đường đến tòa Bạch Ốc dài khoảng 2 dặm, có trên nữa triệu người tập trung, nên không còn chỗ cho người biểu tình đứng. Trong khi đó, trong bài diễn văn nhậm chức, Donald Trump mô tả nước Mỹ trước khi ông lên nhậm chức là một nước Mỹ đen tối : "Các chính khách giàu to nhưng việc làm ra đi, nhà máy đóng cửa. Giới cai trị tự bảo vệ mình nhưng không bảo vệ công dân đất nước"... Ông tuyên bố "chúng ta sẽ làm nước Mỹ tuyệt vời trở lại" !

tongcuu1

Biểu tình chống tân Tổng thống Donald Trump tại Washington ngày 21/01/2017

Trong dịp "tống cựu nghinh tân" này chúng ta hãy nhìn lại nước Mỹ trong thập niên vừa qua và rồi Donald Trump sẽ đưa nước Mỹ và thế giới đi về đâu.

Vượt qua một giai đoạn khó khăn

Muốn biết những nhận xét ông Trump đưa ra về nước Mỹ trong thập niên vừa qua có đúng hay không, trước hết chúng ta thử nhìn lại trong 8 năm cầm quyền, ông Obama đã làm được những gì và những gì chưa làm được.

I. Những thành công của Obama

tongcuu2

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama (2009-2017)

1. Cứu vãn nền kinh tế Mỹ

Tháng 1 năm 2009 khi ông Obama lên nhận chức thì cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đang diễn ra do sự gian lận của các công ty và ngân hàng địa ốc, đưa tới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2010. Các nhà phân tích cho rằng đừng gọi đó là khủng hoảng tài chánh, mà phải nói đó là một "thủ thuật trộm cắp" lớn nhất trong toàn cõi hệ thống ngân hàng. Tháng 8 năm 2008 tổ chức Lehman Brothers, một tổ chức tài chính vào loại lớn và lâu đời nhất của Mỹ, bị phá sản, sau đó là một số công ty khác, trong đó có 3 nhà sản xuất xe hơi hàng đầu của Mỹ là General Motors, Ford Motor và Chrysler LLC. Khoảng 8 triệu người lao động mất việc làm, 7 triệu bị tịch biên nhà ở, thị trường địa ốc đóng băng.

Tháng 9 năm 2008, Thượng viện Hoa Kỳ phải thông qua Đạo luật Ổn định Kinh tế Khẩn cấp cho phép Bộ Tài chánh chi tới 700 tỷ USD để cứu nền tài chính của Mỹ bằng cách mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là các chứng khoán đảm bảo bằng bất động sản. Văn Phòng Nghiên Cứu Kinh Tế Quốc Gia (NBER) cho rằng đây là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể từ sau Thế chiến thứ 2. Bình quân mỗi tháng có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm.

Khi nhận chức, ông Obama đã hợp tác với Cục Dự Trữ Liên Bang (FED-Federal Reserve) đưa ra biện pháp gọi là "nới lỏng định lượng" (quantative easing), tức tung ra thị trường một khối lượng tiền tệ lớn dưới dạng công trái, trong đó FED mua đến khoảng 2 phần 3 (gióng như in bạc). Cùng với số lượng tài chánh này, lãi suất cho vay được hạ xuống cực kỳ thấp đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp và cá nhân chi tiêu. FED cũng tung 3 chương trình mua lại trái phiếu quy mô lớn, nhằm giảm lãi suất dài hạn.

Ngoài ra, số tiền này còn được dùng để tân trang hay xây dựng hạ tầng cơ sở, thu hút nhân công, làm nạn thất nghiệp giảm xuống. Nhờ vậy, tháng 10/2009, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ lên tới 10,3% nay đã sụt xuống còn 4,7%, một mức thấp chưa từng thấy. Tính từ năm 2009 đến nay, số người thất nghiệp có công ăn việc làm đã lên trên 16 triệu người.

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump liên tục tuyên bố sẽ đưa ngành sản xuất của Mỹ tuyệt vời trở lại. Nhưng trên thực tế, ngành sản xuất ở Mỹ đã phát triển mạnh dưới thời Obama.

Dĩ nhiên là các biện pháp nói trên đã đưa số nợ của Hoa Kỳ lên cao. Khi ông Obama lên cầm quyền, số nợ của Hoa Kỳ khoảng 1.600 tỉ USD, nay đã lên đến 19.160 tỉ USD, trong đó nợ nước ngoài 6.290 tỉ USD. Trung Quốc vẫn là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với 1.240 tỉ USD, tiếp theo là Nhật Bản 1.140 tỉ USD. Nếu số nợ vượt quá tổng sản lượng quốc nội (GDP) sẽ gây ra tình trạng lạm phát. GDP của Mỹ hiện nay khoảng 18.678 tỉ USD. Như vậy lạm phát đang bắt dầu. FED đang tăng lãi suất để làm giảm bớt khối tiền tệ trên thị trường.

2. Cải tổ hệ thống y tế

Cải tổ y tế là vấn đề khó nhất ở Hoa Kỳ vì nó đụng chạm đến quyền lợi của giới kinh doanh y tế Hoa Kỳ. Các tổng thống trước đã không thành công trong nỗ lực này. Nhưng năm 2010 ông Obama đã ban hành luật "Patient Protection and Affordable Care Act" (PPACA-Luật bảo vệ bệnh nhân và chăm sóc sức khỏe hợp với khả năng chi trả), thường được gọi là Obamacare, để giúp mọi người dân Hoa Kỳ đều có bảo hiểm sức khỏe. Trước đó, số người không có bảo hiểm y tế tại Hoa Kỳ lên đến 40%. Mặc dầu Obamacare chưa đạt tới mức "y tế xã hội chủ nghĩa" (universal heathcare) như ở Pháp hay Cannada, nhưng nó cũng giúp giải quyết được nhiều khó khăn cho những người cần săn sóc y tế. Hiện nay, có trên 20 triệu người đã mua Obamacare.

Tuy nhiên, luật này cũng tạo ra nhiều thủ tục rắc rối, gây thêm tốn kém cho chính phủ và làm giảm phúc lợi của một số ngành kinh doanh y tế như các hãng sản xuất thuốc tây, các hãng bảo hiểm y tế, các hãng cung cấp dụng cụ y tế…, nên Donald Trump và Đảng Cộng Hòa muốn hủy bỏ hay sửa lại để bảo vệ quyền lợi của giới đại tư bản y tế. Nhưng vấn đề không dễ vì những người bị thiệt hại sẽ đấu tranh đến cùng.

II. Những chuyện chưa hoàn thành

Công việc mà Obama gặp nhiều khó khăn nhất là thực hiện các chiến lược của nước Mỹ từ thời Tổng thống George W. Bush để lại nhằm phá vỡ khối Hồi giáo, chặn đứng sự phát triển của Liên bang Nga và Trung Quốc.

1. Kế hoạch một Trung Đông Mới

Như chúng tôi đã nói nhiều lần, ngày 17/08/2006 Tổng thống Bush tuyên bố rằng "một Trung Đông Mới (New Middle East) sẽ xuất hiện trong đó nền dân chủ sẽ chứng tỏ là một sức mạnh không thể kháng cự lại, sẽ lan rộng và diệt trừ khủng bố và chế độ chuyên chế" (would spread and eradicate terrorism and despotism).

Kế hoạch này gồm 3 điểm chính là (1) thanh toán các lãnh tụ Hồi giáo có chủ trương hình thành một chính quyền mạnh có thể lãnh đạo khối Hồi Giáo, (2) chia 5 nước trung tâm ở Trung Đông ra thành 14 nước để không còn sức mạnh, và (3) áp dụng chiến lược chiến tranh ủy nhiệm (proxy war) để hai khối Hồi giáo Sunni và Shia thường xuyên đối đầu nhau làm cho khối Hồi giáo Trung Đông bể ra từng mãnh.

Ông Bush đã thanh toán Saddam Hussein, Obama thanh toán được Mubarak và Gaddafi, nhưng khi thanh toán Assad thì bị Nga chặn đứng. Việc chia 14 nước trung tâm thành 14 nước cũng chưa hoàn thành. Công việc tiếp theo là công việc của Donald Trump. Nhưng nay nếu Donald Trump chỉ lo bình định Iraq để cho ExxonMobil quay trở lại khai thác dầu lửa thì kế hoạch này sẽ bị hỏng. Vả lại, mặc dầu Exxon có vệ binh và cơ quan tình báo riêng, nhưng al-Qeada và ISIS thường dùng du kích chiến nên cũng khó làm ăn được.

2. Kế hoạch bao vây Nga

Để bao vây Nga cả về quân sự lẫn kinh tế, năm 2014 Hoa Kỳ đã tạo ra vụ Ukraine rồi áp dụng biện pháp cấm vận để bao vây Nga, nhưng nhiều nước Âu Châu không đồng ý vì quyền lợi của họ bị thiệt hại. Cả Tổng thống Pháp lẫn Thủ tướng Đức đã đến Washington thông báo cho Tổng thống Obama biết họ không muốn sử dụng quân sự để đương đầu với Nga. Kế hoạch trở thành dang dở. Nay nếu Donald Trump bỏ cấm vận cho Nga để ExxonMobil có thể đến khai thác dầu mỏ ở Nga và chuyển qua bán tại Âu Châu, kế hoạch này sẽ tan vỡ.

3. Xoay trục về Châu Á

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng Mỹ "xoay trục" về Châu Á là để đánh Trung Quốc, nhưng trong thực tế "xoay trục" về Châu Á chỉ có nghĩa là tập hợp các nước trong vùng lại, đặc biệt là Nhật, Đài Loan, Philippines và Việt Nam thành một lực lượng khu vực để đối đầu với Trung Quốc. Nhưng các nước trong vùng có quá nhiều quan hệ kinh tế với Trung quốc nên không ai làm theo Mỹ. Nay Donald Trunp lại định dùng lá bài Đài Loan để thương lượng, yêu cầu Trung Quốc cho ExxonMobil khai thác mỏ dầu khí ở trước Quảng Nam, kế hoạch "xoay trục" coi như bỏ đi !

Chuyện Donald Trump sắp làm ?

Dư luận đang bàn tán khá nhiều về bài diễn văn nhậm chức của Donald Trump. Trên Twitter ông ta khoe rằng bài diễn văn do ông tự soạn, nhưng sau đó Tòa Bạch Ốc cho biết hai cố vấn viết diễn văn cho Donald Trump là Stephen Miller và Steve Bannon, ông ta chỉ sửa lại một vài chỗ cho hợp ý mình, vì thế khi đọc ông đã phải chăm chăm nhìn vào máy nhắc (teleprompter) thay vì nhìn quan khách tham dự.

Laura Kuenssberg của BBC nói : Trời bắt đầu đổ mưa khi Trump hứa sẽ ‘chuyển giao quyền lực từ Washington DC cho người dân’ (It's just started to rain as Trump promises to 'transfer power from Washington DC to the people')

Còn chuyên gia phân tích Edward Luce của tạp chí Financial Times khá nặng lời với bài phát biểu của Trump : "Bài phát biểu này tối hơn cả một mỏ than. Yên nghỉ nhé chủ nghĩa cộng hòa của Reagan" (This speech is darker than a coal mine. RIP Reagan Republicanism)

Wall Street Journal gọi diễn văn của ông Trump là một trong những phát biểu nhậm chức u ám nhất mọi thời đại, trong đó ông tiếp tục phác họa hình ảnh một nước Mỹ đang đi xuống trong khi mình là người bảo vệ những "người đàn ông và phụ nữ bị lãng quên".

Các sử gia và nhà phân tích đánh giá bài phát biểu của Trump u ám và giận dữ một cách khác thường so với những người tiền nhiệm nhưng lại không khác nhiều với quan điểm xưa nay cũng như cách ông đã chinh phục cử tri để bước vào Tòa Bạch Ốc.

Trên New York Times, Kevin Baker nhận định bài phát biểu của Trump đã mở ra một kỷ nguyên của nước Mỹ không còn thân thiện. Tổng thống mới tuyên bố rằng ông sẽ đặt "nước Mỹ trên hết" bằng cách kêu gọi mọi người "mua của người Mỹ và thuê người Mỹ".

Theo BBC, dù hứa hẹn sẽ phác thảo một số đổi mới trước đó, song trong bài diễn văn này, ông Trump dường như không đưa ra một ý tưởng chính sách cụ thể nào hơn là những đề xuất xây tường dọc biên giới Mỹ-Mexico.

tongcuu3

Tuần hành của nữ giới chống tân Tổng thống Donald Trump ngày 22/01/2019 tại Washington DC

Gần như Donald Trump chẳng có ý niệm gì về chính trị, kinh tế, quốc phòng và bang giao quốc tế của nước Mỹ. Vì chỉ là một nhà kinh doanh khách sạn, sòng bài và sân golf, Donald Trump chỉ có tầm nhìn vi mô (microvision) chứ không có tầm nhìn vĩ mô (macrovision) nên ông không hiểu được tại sao năm 1971 chính phủ Nixon phải yêu cầu Liên Hiệp Quốc ban hành nghị quyết số số 2758 đưa Trung Quốc vào LHQ thay thế Đài Loan và năm 1972 đem Miền Nam bán cho Trung Quốc. Ông không biết thị trường Trung Quốc lớn như thế nào và lý do Mỹ phải "hợp tác kinh doanh" với Trung Quốc để cứu vãn nền kinh tế Mỹ.

Một thí dụ cụ thể, khi iphone mới ra đời, bán ở Mỹ đợt đầu chỉ có 68 triệu cái, trong khi bán tại Trung Quốc đến 78 triệu cái. Năm 2015, Wal Mart nhờ "hợp tác kinh doanh" với Trung Quốc, đã có một số doanh thu lên đến 488 tỉ USD, trong khi ExxonMobil khai thác dầu tại 50 quốc gia cũng chỉ có số doanh thu 269 tỉ USD. Năm 2016, Mỹ xuất khẩu qua Liên Hiệp Âu Châu 247 tỉ USD và Trung Quốc 104 tỉ USD, chưa kể một khối lượng hàng khổng lồ của Mỹ sản xuất và bán tại Trung Quốc. Nếu bây giờ Mỹ đóng cửa rút cầu theo kiểu của Trump, hàng Mỹ bán đi đâu ?

Một người ở trong nước đã viết : "Theo như tôi thấy thì trước đây, những gì ông ấy nói chưa chắc là những gì ông ấy sẽ làm, thậm chí có khi những phát biểu của ông không đồng nhất với nhau".

Trên The Gardian, chuyên gia Peter Stone nói thẳng ra rằng chủ trương của Trump là rút khỏi Hiệp Ước Paris về bảo vệ môi trường và "making coal great again" (làm cho than vĩ đại trở lại). Khai thác dầu mỏ và than đá là công tác ưu tiên mà Trump phải thực hiện dưới sự điều khiển của Tillerson. Các thứ khác chỉ là phụ diễn.

tongcuu00

Trump mỗi ngày lên Twitter mua vui cho thiên hạ

Công việc thứ hai của Trump là mỗi ngày lên Twitter mua vui cho thiên hạ. Chúng ta nhớ lại, khi dân biểu John Lewis nói ông là một tổng thống không chính danh, sáng hôm 14/01/2017 ông lên Twitter chơi lại liền : "All talk, talk, talk - No action or result - Sad !" (Toàn nói, nói, nói - không hành động hay kết quả gì. Đáng buồn). Câu đó đang trở thành một câu châm biếm để đùa với nhau mỗi khi có cãi nhau ở các quán cà phê.

Đừng hỏi Trump sẽ đưa Hoa Kỳ và thế giới đi về đâu. Tập đoàn tài phiệt nào đưa Trump lên làm tổng thống họ phải lo chuyện đó, không thì tập đoàn của họ cũng sẽ đi đời nhà ma.

Ngày 25/01/2017

Lữ Giang

Additional Info

  • Author Lữ Giang
Published in Diễn đàn

Trump : truyền thông "không trung thực" về lễ nhậm chức (BBC, 22/01/2017)

Bas du formulaire

trump1

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tiếp tục có các phản ứng trực tiếp, tức thì về cung cách đưa tin bài của truyền thông đối với ông và việc chuyển giao quyền lực.

Tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đưa ra cáo buộc nói truyền thông không trung thực về số lượng người tham dự lễ nhậm chức của ông.

Ông Trump phát biểu sau khi các bức ảnh được công bố dường như cho thấy có nhiều người hơn tham dự lễ nhậm chức của người tiền nhiệm của ông, Tổng thống Barack Obama hồi năm 2009.

Thư ký báo chí của ông Trump nói lễ nhậm chức có số lượng công chúng dự khán 'lớn nhất từng thấy", mặc dù con số ông trích dẫn là dưới 750.000 người.

Ông nói chính quyền mới của Mỹ sẽ coi xét trách nhiệm của truyền thông.

Vào ngày thứ bảy, hàng triệu người ở Mỹ và trên khắp thế giới đã tham gia vào cuộc biểu tình để làm nổi bật các quyền của phụ nữ, điều mà các nhà hoạt động tin là bị đe dọa từ chính quyền mới.

Cuộc biểu tình lớn nhất của Mỹ là ở thủ đô Washington DC, nơi giới chức thành phố ước tính là có hơn 500.000 người tham dự, tiếp theo là ở New York với khoảng 400.000 và hàng trăm ngàn người ở những nơi khác, bao gồm Chicago và Los Angeles.

Các con số về lễ nhậm chức

Trong nhiều thập kỷ, US National Park Service của Hoa Kỳ cung cấp các ước tính chính thức về các đám đông tập hợp ở khu National Mall.

Nhưng cơ quan này đã ngưng cung cấp số liệu đếm người, sau khi những nhà tổ chức của các cuộc biểu tình, tuần hành Million Man March vốn phản đối về quyền cho người da đen vào năm 1995 đã đe dọa kiện.

trump2

Quang cảnh lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump hôm 20/01/2017 tại Washington D.C, Hoa Kỳ

Ông Trump nói "nó trông giống như một triệu rưỡi người" có vào thứ Sáu - với đám đông trải dài trên khắp con đường tới Đài tưởng niệm Washington.

Ông không cung cấp bằng chứng.

Để hậu thuẫn lập luận trên, thư ký báo chí của Tổng thống Trump, ông Sean Spicer nêu con số lên tới 720.000 người ở Mall.

Ông cũng nói rằng số lượng người dùng hệ thống tàu điện ngầm của Washington vào ngày nhậm chức cao hơn trong lễ nhậm chức lần thứ hai ông Obama vào năm 2013.

Trên thực tế, đã có 782.000 vé tàu sử dụng vào năm đó, nhưng con số là 571.000 năm nay, chính quyền đang chuyển giao ở khu vực Washington cho hay.

Ông Spicer cũng nói rằng các tấm nhựa đã được sử dụng lần đầu tiên để trải và che cỏ "có tác dụng làm nổi bật những khu vực không có người đứng, trong khi những năm trước, cỏ đã loại bỏ tầm nhìn này . Trên thực tế, cỏ cũng được che phủ hồi năm 2013".

Ông Spicer nói thêm rằng các hàng rào và các máy dò kim loại gây tác động đến công chúng tham dự, nhưng điều này cũng đã bị giới chức bác bỏ là một nhân tố.

Giới chức Quận Columbia đã có sự chuẩn bị cho một số lượng ước tính từ 700.000 đến 900.000 người.

Truyền thông Mỹ nói gì ?

trump3

Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer bảo vệ quan điểm của tân Tổng thống Donald Trump trong cuộc họp báo đầu tiên với giới báo chí, truyền thông sau khi tân tổng thống Hoa Kỳ nhậm chức.

Tân tổng thống lặp lại quan điểm đánh giá thấp của ông với truyền thông, nói các phóng viên ở "trong số những người không trung thực nhất trên trái đất". Ông Spicer thề "sẽ buộc trách nhiệm báo chí".

Trong các phản ứng, các cơ quan truyền thông chính yếu của Mỹ thẳng thừng bác bỏ những tuyên bố của tân Tổng thống Mỹ và người phát ngôn của ông.

Báo The New York Times, bị ông Spicer chỉ đích danh, tố cáo những "cáo buộc sai trái".

CNN nói họ thậm chí không phát trực tiếp tuyên bố của người phát ngôn. CNN cho biết thư ký báo chí đã tấn công truyền thông về các "tin tức chính xác" và hãng này tiếp tục 'vạch trần' những tuyên bố, cáo buộc.

ABC News cũng đi vào chi tiết bác bỏ các tuyên bố.

Hãng Fox News thân Trump nói những tuyên bố là 'không bị thách thức'.

BuzzFeed News cáo buộc ông Spicer nói dối và tiếp tục cung cấp cho các thành viên mạng Twitter những phản biện với nhận xét của thư ký báo chí.

Khởi đầu đáng lo ngại

Từ Washington, David Willis, phóng viên BBC News đưa ra phân tích cho rằng ngay cuộc họp báo đầu tiên tại Nhà Trắng của ông Sean Spicer với báo giới đã có một khởi đầu đáng lo ngại.

Tiếp theo cáo buộc của Tổng thống Trump cho rằng báo chí không trung thực, ông Spicer đã đưa ra lời cảnh báo rằng chính quyền mới sẽ "buộc trách nhiệm báo chí".

Chính xác ra, vẫn chưa rõ ông Spicer định nói gì, nhưng tuyên bố của ông làm cho nhiều nhà báo kỳ cựu chuyên về tin tức Nhà Trắng quan ngại sâu sắc.

trump4

Quang cảnh cuộc họp báo của thư ký báo chí Tòa Bạch ốc, ông Sean Spicer, với giới truyền thông.

Số liệu lễ nhậm chức của các tổng thống Mỹ trước đây ?

Giới chức quận Columbia nói rằng 1,8 triệu người đã tham dự lễ nhậm chức năm 2009 của ông Obama và gần 1 triệu người xuất hiện cho lần nhậm chức thứ hai của ông vào năm 2013.

George W Bush đã thu hút khoảng 400.000 người vào năm 2005, và có 300.000 người tham dự vào năm 2001 ; Bill Clinton thu hút 800.000 người dự vào năm 1993 và sau đó là 250.000 người tham dự vào năm 1997.

Khoảng 140.000 vé đã được bán cho lễ nhậm chức của Tổng thống Ronald Reagan hồi năm 1985, nhưng thời tiết cực lạnh đã buộc giới chức phải di chuyển buổi lễ vào bên trong nhà, theo Politifact .

Cơ quan này cũng nói đám đông là lớn nhất lớn nhất là vào năm 1965 trong lễ nhậm chức của Lyndon Johnson vốn thu hút 1,2 triệu người.

Johnson là người đã thay thế Tổng thống John F. Kennedy sau khi bị ám sát vào ngày 22 tháng Mười Một năm 1963.

************************

Những nhân vật chi phối kinh tế Mỹ thời ông Trump (Tin Tức, 22/01/2017)

Chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể sẽ điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng tăng cường bảo hộ như ông từng cam kết trong suốt chiến dịch tranh cử.

trump5

Ông Robert Lighthizer đảm nhiệm vị trí Đại diện Thương mại Mỹ. Ảnh : AFP/TTXVN

Điều này được thể hiện rõ nét qua việc ông Donald Trump bổ nhiệm ông Robert Lighthizer, một người ủng hộ chính sách bảo hộ thương mại, giữ chức Đại diện Thương mại Mỹ. 

Ông Lighthizer, người luôn ủng hộ chính sách bảo hộ mậu dịch, từng đảm nhận chức vụ Phó Đại diện Thương mại Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan. 

Trong một thời gian dài, ông là đại diện cho ngành công nghiệp sản xuất thép của Mỹ khi trở thành đối tác của hãng luật Skadden Arps.

Trong khi đó, ngay sau khi được chọn là Bộ trưởng Tài chính, ông Steven Mnuchin đã có phát biểu nhằm vào Đạo luật Dodd-Frank, cho rằng vấn đề số một đối với quy tắc Volcker là nó quá phức tạp và khó hiểu và cho biết sẽ phải xử lý vấn đề này.

trump6

Ông Steven Mnuchin. Ảnh : AFP/TTXVN

Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Trump cam kết hủy bỏ dần Đạo luật Dodd-Frank, với những điều khoản chính đề ra các quy định khắt khe về tiền vốn đối với các ngân hàng.

Bên cạnh đó, ông Mnuchin cũng cam kết "mức cắt giảm thuế thu nhập cho tầng lớp trung lưu lớn nhất" kể từ thời Tổng thống Ronald Reagan. 

Còn Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross là nhà đầu tư nổi tiếng trong việc tái cơ cấu các công ty làm ăn thất bát trong các lĩnh vực như thép, than đá, viễn thông, dệt may và đầu tư nước ngoài.

trump7

Ông Wilbur Ross trong phiên điều trần tại Ủy ban Thương mại Thượng viện Mỹ ở Washington DC ngày 18/1. Ảnh : AFP/TTXVN

Ông Ross cáo buộc Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) ký năm 1994 với Canada và Mexico, cùng với việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WB) vào năm 2001 đã cướp đi nhiều công ăn việc làm của người lao động Mỹ.

Đặc biệt, việc ông Rick Perry, một người ủng hộ nới lỏng quy định đối với ngành nhiên liệu hóa thạch, được lựa chọn vào chức Bộ trưởng Năng lượng, đã gây hoang mang cho giới hoạt động môi trường trong khi nhận được hoan nghênh từ ngành công nghiệp dầu khí.

trump8

Ông Rick Perry. Ảnh : AFP/TTXVN

Hội đồng Thương mại Quốc gia là một cơ quan mới được thành lập. Nhóm tiếp quản quyền lực của Tổng thống Donald Trump nêu rõ : "Việc thành lập Hội đồng Thương mại Quốc gia là minh chứng nữa cho thấy quyết tâm của Tổng thống đưa ngành chế tạo tại Mỹ vĩ đại trở lại và trao các cơ hội việc làm với mức thu nhập tốt cho mọi người dân Mỹ".

Ông Peter Navarro, 67 tuổi, nhà kinh tế học có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, được chọn làm Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia của Nhà Trắng. Trong một bài bình luận đăng trên "Tạp chí Đối ngoại" hồi tháng 11/2016, ông Navarro và một cố vấn khác của Tổng thống đắc cử Trump là Alexander Gray cũng tái khẳng định quan điểm của ông Trump phản đối các thỏa thuận thương mại lớn, trong đó có TPP và NAFTA.

trump9

Ông Peter Navarro. Ảnh : AFP/TTXVN

Và với bộ máy quyền lực này, không có gì đáng ngạc nhiên khi ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump, Chính phủ mới của Mỹ đã thông báo nước này sẽ rút khỏi TPP và cũng để ngỏ khả năng rút khỏi NAFTA.

TTXVN/Tin Tức

Published in Quốc tế

star1

Donald Trump trong WWE Raw

Khi thị trưởng thành phố New York Randall Winston xuất hiện trong loạt phim truyền hình sitcom Spin City tìm lời khuyên về việc viết hồi ký, Donald Trump đã có mặt ở đó.

Trong lần xuất hiện chớp nhoáng trong một tập phim năm 1998, Trump vênh vang bước vào văn phòng thị trưởng, ngồi vào ghế của thị trưởng mà không hỏi trước, và nói rằng việc viết quyển sách "Nghệ thuật đàm phán" và "Nghệ thuật đáp trả" là rất chóng vánh với ông : "Ngày đầu tiên, chín chương".

Trong một vai diễn khác, trong "The Nanny" (Người giúp việc), Trump là người không chỉ mang theo một, mà những hai chiếc điện thoại di động - hồi 1996.

Trong phim "The Fresh Prince of Bel-Air" (1994), chỉ riêng sự xuất hiện của ông đã khiến cho thành viên của một gia đình bảo thủ, Carlton, ngất xỉu.

Những dấu ấn khác trong sự nghiệp làm truyền hình của tổng thống Hoa kỳ tương lai bao gồm : vào vai người định tiếm quyền ông chủ công ty Worldwide Wrestling Entertainment Vince McMahon trong một trận đấu vật được phát đi trên truyền hình, kết thúc bằng cảnh ông bị hạ đo ván xuống thảm đấu ; hỏi nhân vật do Denis Leary trong phim The Job là ông đang "táng" ai, và làm quen với một đại gia lớn tuổi đang tán tỉnh Samantha trong bộ phim "Sex and the City".

Đó là tất cả những gì xảy ra trước khi Trump bắt đầu sản xuất và đóng vai chính trong chương trình truyền hình thực tế The Apprentice (Người học việc) từ năm 2004, nơi ông xuất hiện với vai trò một doanh nhân thành đạt.

Trước khi chạy đua vào ghế tổng thống, Trump đã biết rõ sức mạnh của truyền hình : xuất hiện trên màn ảnh nhỏ với hình ảnh một tài phiệt thành công rực rỡ, tự kiến tạo kiêu hãnh của bản thân - và xây dựng hình tượng này lặp đi lặp lại - khiến ông ngày càng phù hợp với nhiều người Mỹ hơn bất cứ bản tin báo chí tường thuật nào về sự thành bại của ông.

star2

NBC UNIVERSAL

Nhiều lần phá sản và danh tiếng bị hoen ố giữa nhiều người biết hoặc làm việc với ông trong đời hoàn toàn không có ý nghĩa gì ở đây. Một trong những mô tả tiêu cực hiếm hoi trên TV là chương trình châm biếm bắt chước Sesame Street 20015, trong đó Donald Grump, một nhân vật khoác lác, nói rằng "Tôi là đồ rác rưởi nhất !"

Trump cũng bước chân vào điện ảnh, đã xuất hiện trong các bộ phim Home Alone 2 (Ở nhà một mình, phần 2), The Little Rascals (Bọn trẻ ranh) và một nhân vật hung bạo trong phim Back to the Future (Trở về tương lai) với tên Biff được lấy ý tưởng từ Trump.

Nhưng truyền hình đã tạo ra "The Donald".

Trước thời mạng xã hội, truyền hình là cách tốt nhất để thực sự tiếp cận đa số khán giả. Và hình ảnh được xây dựng cẩn thận cho thấy Trump thực sự quan tâm và giỏi định hình ý kiến của công chúng về ông ta hơn bất cứ thứ gì khác.

John F Kennedy có thể từng là tổng thống đầu tiên xuất hiện trên truyền hình, nhưng Donald Trump là tổng thống đầu tiên làm ngôi sao truyền hình thực tế.

Và có lẽ ông sẽ tiếp tục sử dụng kỹ năng đặc biệt này để tối ưu hóa hiệu ứng là nhà lãnh đạo của thế giới tự do.

star3

20TH CENTURY FOX

Nghệ thuật kể chuyện

Vai diễn đầu tiên của Trump trên truyền hình là trong một tập hồi 1985 của loạt chương trình Gia đình Jeffersons với tựa đề "Bạn sẽ chẳng bao giờ giàu có" (You'll never get rich), khi các diễn viên trong tập phim đến thăm Atlantic City, nơi Trump có một sòng bạc.

Nhưng một trong những vai khách mời sớm nhất của Trump xuất hiện trong nguyên mẫu chính ông là trong phim truyền hình The Fresh Prince of Bel-Air, có nội dung ông và Marla Maples, người khi đó đang là vợ ông, được giới thiệu một cách dõng dạc với Will Smith và các thành viên trong gia đình giàu có của ông ở Los Angeles. Người em họ của Will tên Hilary thốt lên trong phim : "Ngoài đời trông ông giàu có hơn hẳn".

Hình ảnh sau này của Trump về chính ông được xây dựng tương tự theo cách rất kỹ lưỡng.

Ít nhất một trong những người chạy chương trình truyền hình từng làm việc với ông, nhà sản xuất series "The Nanny" là Peter Marc Jacobson từng tiết lộ với tờ New York Times cách Trump kiểm soát hình ảnh của ông chính xác và kỹ lưỡng ra sao : sau khi đọc một kịch bản từ tập phim của Trump, một trong những từ chỉ ông ta là "triệu phú".

"Vì ông ấy là tỷ phú", đoạn ghi chú kịch bản viết, "ông ấy muốn đoạn thoại được thay đổi theo nội dung đó". Jacobson đã đổi thành cụm từ không có chủ ý khẳng định là "đại gia".

Mức độ kiểm soát kỹ lưỡng vai diễn có vẻ không đáng kể gì lắm vào thời điểm chương trình lên sóng, bởi nói chẳng có gì hơn là kiểu xây dựng thương hiệu của một doanh nhân.

star4

Donald Trump trong The Apprentice

Nhưng nó đạt được hai điều đáng kinh ngạc : đầu tiên, họ thuyết phục được khán giả Hoa Kỳ rằng dứt khoát Trump là một doanh nhân thành đạt với tố chất ngôi sao.

Thứ hai, đây là phần diễn thử của Trump cho chương trình truyền hình thực tế The Apprentice (Người học việc) sau này, trong đó ông xuất hiện trong vai trò một ông chủ cực kỳ thành công với hàng tá ứng viên trẻ trung, hấp dẫn cầu xin sự công nhận của ông.

Trump nói với tờ Washington Post rằng ông đã phớt lờ lời khuyên của người quản lý khi ông nhận lời tham gia The Apprentice năm 2004.

Chương trình này lên sóng vào thời điểm truyền hình thực tế đang ở đỉnh cao, và đã cực kỳ thành công trong một vài mùa đầu tiên, với 20 triệu khán giả đón xem trong năm đầu tiên.

Tờ The Post nói Trump nhận ra tiềm năng của chương trình này là tiếp cận nhóm khán giả trẻ hơn và ông tìm cách để tên mình xuất hiện trong quá trình sản xuất càng nhiều càng tốt. Chẳng hạn như, trong rất nhiều cảnh quay chiếc máy bay riêng của ông, từ "TRUMP" được dán đầy bên hông máy bay.

Ông Trump cũng từng đàm phán để sở hữu 50% cổ phần của chương trình, và mùa đầu tiên của ông thay đổi kế hoạch chọn người dẫn chương trình của công ty truyền hình NBC.

Trước đó, những tỷ phú như Richard Branson và Martha Steward đã được dự kiến cho các mùa kế tiếp, nhưng sau The Apprentice trở thành chương trình của riêng Trump. (một chương trình ăn theo sau đó của Steward đã thất bại nhanh chóng).

star5

NBC UNIVERSAL

Bệ phóng trở thành tổng thống

Câu nói nổi tiếng của Trump - "Bạn đã bị sa thải !" - biến ông trở thành người nói thật nổi tiếng của truyền hình thực tế.

Ông chính là phiên bản Simon Cowell theo một kiểu rất Mỹ, một thông điệp cho thấy sự phê phán đã khiến giới kinh doanh Hoa Kỳ, và vì thế cả nước Mỹ mạnh mẽ hơn và sự làm việc chăm chỉ xứng đáng được tưởng thưởng.

The Apprentice đã biến Trump từ một nhân vật xuất hiện nhiều trên báo lá cải của thành phố New York trở thành một ngôi sao phim truyền hình ở trung tâm miền Trung Tây - nơi sau đó trở thành khu vực tranh cử chủ chốt của ông trong chiến dịch tranh cử tổng thống.

The Apprentice kể từ khi được nhiều người theo dõi đến nay đã mờ nhạt dần, thậm chí ngay cả khi phiên bản mới được thay bằng toàn các ngôi sao mới trong các mùa gần đây.

Trong thực tế, Trump, dù vẫn còn là nhà sản xuất của chương trình, đã nói móc Arnold Schwarzenegger khi thay thế vai trò dẫn chương trình của ông trong mùa này là không thể thực hiện tốt vai trò của "cỗ máy câu khách, DJT". Lượng người xem sụt giảm, tuy nó đã từng rất nổi tiếng trong những mùa đầu tiên.

Vào thời gian công bố chạy đua vào vị trí tổng thống tháng 6/2015, Trump đã chôn vùi những đối thủ trong Đảng Cộng hòa, chủ yếu là nhờ vào các chương trình truyền hình.

star6

GETTY IMAGES

Các bản tin tường thuật sự thất bại của doanh nghiệp của ông hay các cáo buộc lừa đảo từ Đại học Trump cũng không thể sánh kịp với những gì khán giả đã xem qua truyền hình : một thiên tài kinh doanh, một "đại gia".

Khả năng của Trump trong việc khuấy động một chương trình truyền hình nhàm chán với những hành vi hay bình luận bất ngờ, giờ đây đã được đưa vào chiến dịch tranh cử hết sức dễ dàng, tăng lượng người xem cho các kênh truyền hình cáp tường thuật về ông.

Sau sự hỗn loạn của cuộc tranh cử của Trump, nhà sản xuất trước đó của chương trình Apprentice, Bill Pruitt bày tỏ sự hối tiếc vì đã đánh bóng tên tuổi doanh nhân này trước công chúng.

Ông giải thích trong một email gửi cho tờ tạp chí Vanity Fair rằng trong chương trình, "một vài nhà sản xuất thông minh đã lồng ghép một câu chuyện ngụy tạo về một tỷ phú với một đế chế mà trong thực tế là đang đổ nát vào thời điểm ông nhận công việc đó, về lương bổng, quyền sở hữu làm chương trình truyền hình thực tế. Apprentice là một cú lừa công chúng để đổi lấy lượt xem. Chúng tôi đã "mua vui" và câu chuyện về Donald Trump và tầm vóc của ông ta đã được công chúng nhìn nhận một cách kỳ quặc là "sự thật".

Giờ thì, các thông tin về doanh nghiệp của ông Trump sẽ chẳng có ảnh hưởng là bao với một thực tế còn lớn hơn : đó là người diễn vai "đại gia" trên truyền hình giờ đã là tổng thống mới của Hoa Kỳ.

Jennifer Keishin Armstrong

Nguồn : BBC Culture, 21/01/2017

Additional Info

  • Author Jennifer Keishin Armstrong
Published in Văn hóa