Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Covid-19 : Chủ tịch tập đoàn Sanofi lên tiếng về việc ưu tiên vắc-xin cho Mỹ (RFI, 15/05/2020)

Ngay sau phát ngôn của tổng giám đốc tập đoàn dược phẩm Pháp Sanofi, được hiểu là nếu có vắc-xin ngừa Covid-19 thì sẽ ưu tiên cho Hoa Kỳ, khiến dư luận và chính giới Pháp bất bình, ngày 14/05/2020, chủ tịch hội đồng quản trị của Sanofi đã lên tiếng cam đoan không một nước nào được đặc quyền trong tiếp cận sử dụng vắc-xin.

eu1

Logo tập đoàn dược phẩm Sanofi tại trung tâm nghiên cứu và sản xuất ở Vitry-sur-Seine, ngoại ô Paris (Pháp). Ảnh minh họa, chụp ngày 06/08/2019. Reuters - Charles Platiau

Trong chương trình thời sự tối hôm qua, 14/05/2020, chủ tịch hội đồng quản trị Sanofi, ông Serge Weinberg khẳng định rõ ràng là sẽ không có bất kỳ đặc quyền cho nước nào trong việc cung cấp vắc-xin. Ông nói : "Chúng tôi luôn có lập trường coi các loại vắc-xin là tài sản chung để đại đa số dân có thể được hưởng".

Trước đó một hôm, trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg, tổng giám đốc của tập đoàn, ông Paul Hudson đã nói rằng Hoa Kỳ sẽ có thể là nước đầu tiên được phân phối nếu vắc-xin phòng ngừa virus corona được sản xuất, vì lý do đã đầu tư nhiều cho nghiên cứu này. Ông còn nói rõ ưu tiên tức là sản phẩm vắc-xin sẽ có ở Mỹ vài ngày hay vài tuần sau khi được bào chế.

Ngay lập tức, những phát ngôn trên của lãnh đạo tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới của Pháp đã gây phản ứng bất bình trong dư luận và chính phủ Pháp. Đầu tuần tới, văn phòng của tổng thống sẽ có cuộc họp với các lãnh đạo của Sanofi để làm rõ mối quan hệ giữa chính phủ Pháp và tập đoàn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, theo một nguồn tin từ phủ tổng thống.

Ngay từ đầu đại dịch, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhiều lần nhắc lại vắc-xin phòng chống virus corona là tài sản "công và của cả thế giới, phải ở ngoài các quy luật thị trường".

Chủ tịch Sanofi nói rằng, phát ngôn của tổng giám đốc tập đoàn đã bị hiểu sai, ưu tiên được nói đến chỉ liên quan đến các liều vắc-xin bào chế tại các nhà máy đặt tại Mỹ. Theo ông Serge Weinberg, công ty có đủ năng lực sản xuất để các nước đều có thể tiếp cận được, một khi vắc-xin phòng Covid-19 được chính thức đưa vào sản xuất.

Sanofi là tập đoàn dược phẩm đa quốc gia, do người Pháp sáng lập và hiện vẫn giữ 60% cổ phần. Tập đoàn có các nhà máy sản xuất thuốc và phòng thí nghiệm trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ. 

Anh Vũ

*******************

Bóng đen gián điệp Trung Quốc phía sau đại sứ quán Malta ở Bruxelles (RFI, 15/05/2020)

Nhật báo Le Monde số ra chiều 15/05/2020 đăng bài điều tra, báo động từ nhiều năm qua cơ quan tình báo Bỉ vẫn canh cánh nỗi lo đối với đại sứ quán Malta nằm đối diện với trụ sở Ủy Ban Châu Âu, được Trung Quốc bỏ tiền ra tân trang.

eu2

Cờ Malta và Liên Hiệp Châu Âu tại La Valette. © Wikipedia/Masterdeis - Ảnh minh họa

Đó là một vị trí quan sát trong mơ để theo dõi trung tâm quyền lực Châu Âu ở Bruxelles. Nằm ở số 25 đường Archimède, đại sứ quán Malta, được gọi là "Dar Malta", nhìn sang tòa nhà kiên cố là trụ sở Ủy Ban Châu Âu. Ngay phía sau là đại bản doanh của Hội Đồng Liên Hiệp Châu Âu.

Từ năm 2007, một tòa nhà siêu hiện đại 9 tầng là nơi trú ngụ của đoàn đại biểu Malta và đại diện của nước này tại Liên Hiệp Châu Âu (EU), cùng với một lãnh sự quán. Một địa chỉ có giá trị độc đáo. Nhưng theo tình báo Bỉ, đây còn là địa điểm lý tưởng cho hoạt động gián điệp.

Từ đầu những năm 2010, cơ quan an ninh Bỉ tố cáo đại sứ quán này chứa đầy những phương tiện kỹ thuật do tình báo Trung Quốc lắp đặt để dọ thám các định chế Châu Âu. Một hoạt động mà theo tình báo Bỉ có thể kéo dài đến ngày nay. Thông tin được Alain Winants - lãnh đạo tình báo vương quốc cho đến năm 2014 - chuyển cho Bộ Ngoại giao Bỉ.

Được Le Monde chất vấn, phát ngôn viên bộ này chỉ tuyên bố chừng mực là "phải hết sức giữ bí mật về nội dung những báo cáo này và các hành động liên quan", nhưng không phủ nhận thông tin. Còn ông Winants, nay là thẩm phán Tòa Phá án, từ chối trả lời, và người kế nhiệm của ông là Jaak Raes cũng thế.

Về phần phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Malta, Daniel Attard, nói với Le Monde : "Malta duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc cũng như với các nước khác, nhất là về mặt hợp tác". Chính trong khuôn khổ hợp tác mà "năm 2006-2007 bộ Tài Chính Malta và chính quyền Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về việc tôn tạo toàn bộ đại sứ quán Malta ở Bruxelles".

Ngược lại, phát ngôn viên này tránh bình luận về lời tố cáo của tình báo Bỉ, cũng như việc Trung Quốc sử dụng tòa nhà này để dọ thám các định chế Châu Âu, kể cả khi Malta không hay biết.

Trung Quốc bỏ tiền mua và tân trang đại sứ quán Malta

Với những tin tức được tình báo chuyển giao, chính quyền Bỉ không chọn cách công khai can thiệp, hoặc điều lực lượng cảnh sát đến đại sứ quán – mà cũng như tất cả các cơ quan ngoại giao đoàn, được quyền miễn trừ. Theo thông tin của Le Monde, tuy vậy đã có các tiếp xúc không chính thức giữa các cơ quan chính quyền.

Bộ Ngoại Giao Bỉ nói rằng "các báo cáo của tình báo luôn được các cơ quan hữu quan theo dõi, có các kênh phù hợp để chuyển giao những thông tin hữu ích cho các đối tác liên quan trong báo cáo, kể cả những nước đồng minh hay các định chế quốc tế".

Một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận với Le Monde là đại sứ quán Mỹ ở Bruxelles đã được thông báo về các phát hiện của tình báo Bỉ trong vụ này. Những người thân cận của ông John Demers, thứ trưởng Tư Pháp Mỹ phụ trách an ninh quốc gia đã từng đến Bruxelles tháng 11/2019 để tố cáo hoạt động gián điệp của Trung Quốc, tỏ ý tiếc rằng Châu Âu đã ít phản ứng về kiểu "tấn công" này. Chính phủ Pháp và Ủy Ban Châu Âu không nhớ gì về những cáo buộc của tình báo Bỉ liên quan đến tòa đại sứ Malta ở Bruxelles.

Năm 2007, khi Malta gia nhập EU đã được ba năm, Trung Quốc đồng ý tài trợ cho tòa đại sứ mới của Malta : trả tiền mua tòa nhà và các chi phí để nâng cấp toàn bộ, tổng cộng 21 triệu euro. Phát ngôn viên công ty CIT Blaton phụ trách việc xây dựng cho biết cụ thể : "Chúng tôi bắt đầu từ bộ khung sườn bê-tông của tòa nhà và làm lại tất cả, từ sàn, trần, vách ngăn…Công trình hoàn thành khá hiện đại, vật liệu cách âm và an toàn tương đương với những gì đã thực hiện cho NATO".

Kính chống đạn và camera khắp nơi

Thực tế đây là một công trình cao cấp. Liên kết với văn phòng kiến trúc Dethier, CIT Blaton giám sát việc lắp đặt các khung nhôm giữ nhiệt, kính hai lớp và những tấm chống nắng cho các bề mặt bên ngoài. Toàn bộ đại sứ quán được bảo vệ bằng những camera giám sát, đầu đọc thẻ từ. Các thiết bị phát hiện sự hiện diện của con người được lắp đặt khắp nơi, kể cả trong các thang máy và bãi đậu xe. Mỗi khu vực có một mức độ an ninh riêng, và khu trung tâm trang bị kính chống đạn. Một lớp kính chống đạn thật dày khác được dựng lên ở bức tường ngăn với tòa nhà bên cạnh.

Giới ngoại giao ở Bruxelles ngạc nhiên khi quốc gia nhỏ bé này lại đi mua một tòa nhà thay vì thuê, đặc biệt là nhất định mua ở một địa điểm có thể dòm ngó các định chế Châu Âu. Đại sứ quán các quốc gia thành viên khác cũng như các đại cường ở gần đó không cần bỏ ra một chi phí lớn như thế cho một tòa nhà đồ sộ. Hơn nữa, Malta còn tìm cách cho thuê những tầng còn trống. 

Quan hệ giữa CIT Blation và Trung Quốc không dừng lại ở đây. Năm 2019, công ty này và hai đối tác khác kết thúc công trình xây dựng China-Belgium Technological Center ởLouvain-la-Neuve. Đây là một phức hợp văn phòng, khách sạn, trung tâm hội nghị, bãi đậu xe trị giá trên 100 triệu euro. Được hỏi về việc bố trí các vật liệu khả nghi tại đại sứ quán Malta, ban giám đốc CIT Blaton nói rằng họ chỉ phụ trách việc xây dựng, còn Dethier Architecture không muốn trả lời Le Monde.

Lợi dụng cái vỏ hợp tác để xâm nhập

Cơ quan tình báo Bỉ không phải là nơi duy nhất xới lên vụ này. Tình báo Anh đã báo động trước đó về sự hiện diện của tình báo Trung Quốc phía sau công trình tòa đại sứ. Trong quá trình điều tra, trước khi chuyển kết luận cho chính quyền, tình báo Bỉ vẫn tiếp tục dựa vào chuyên môn và phương tiện của các đồng nghiệp Anh. Tình báo quân đội Bỉ và cơ quan an ninh cũng góp sức để tố cáo gián điệp Trung Quốc.

Hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại Bỉ trở nên dồn dập cho đến nỗi tình báo Bỉ rốt cuộc phải lên tiếng vào năm 2019. "Các định chế Châu Âu nằm trong số các ưu tiên của tình báo Trung Quốc (…), họ muốn có thông tin về những quyết định, kế hoạch chiến lược, những tuyên bố chính trị có thể ảnh hưởng đến Trung Quốc".

Theo phía Bỉ, tình báo Trung Quốc (gồm bộ Công An và tình báo quân đội) chủ yếu tìm cách lợi dụng sự chia rẽ của các quốc gia Liên Hiệp Châu Âu, và tìm hiểu các dự án của EU. Họ muốn biết các quyết định về thương mại có thể nguy hiểm cho đầu tư của họ. "Tình báo Trung Quốc làm mọi cách để gây ảnh hưởng lên các nhà lãnh đạo Châu Âu, vì quyền lợi Trung Quốc". Hoạt động gây ảnh hưởng này chủ yếu thông qua các quan hệ gầy dựng với một số nước thành viên EU.

Một quan chức cao cấp Châu Âu giấu tên xác nhận : "Trong nội bộ liên hiệp, sự yếu kém của một số nước thành viên gây nguy hiểm cho tất cả, việc các nước này dễ dàng cho bên ngoài xâm nhập là vấn đề chính. Trung Quốc rất quyết tâm đối với các nước nhỏ như Malta, đó là điều chắc chắn, nhưng Bắc Kinh còn dùng chiến lược này ở Trung Âu dưới cái vỏ hợp tác kinh tế và thương mại".

Malta-Trung Quốc "vận mệnh tương quan" ?

Reno Calleja, chủ tịch hội hữu nghị Trung Quốc-Malta ở La Valette, thủ đô Malta có cách giải thích khác. Ông này nói với Le Monde : "Không như những nước khác, Malta biết cách gắn liền định mệnh với Trung Quốc vốn không muốn phụ thuộc vào ai. Chúng tôi là một ngoại lệ".

Sau khi đảng Lao Động lên nắm quyền năm 2013, chính phủ Malta còn siết chặt hơn các quan hệ trong lãnh vực năng lượng, viễn thông, vận tải, du lịch và cả thể thao. Malta là nước đầu tiên nhập cảng công nghệ 5G của Trung Quốc. Một hợp đồng khung ký năm 2015 cho phép tập đoàn Hoa Vi (Huawei) thử nghiệm mạng 5G và lắp đặt mạng kỹ thuật số trên toàn bộ lãnh thổ Malta.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Bruxelles tỏ ra lạnh nhạt trước cáo buộc của tình báo Bỉ. Tòa đại sứ khẳng định : "Chúng tôi chẳng biết gì về vụ trùng tu đại sứ quán Malta. Gián điệp Trung Quốc tại Bỉ ? Chỉ là tưởng tượng. Bất chấp thực tế và các khác biệt về hệ thống chính trị, Trung Quốc và Châu Âu có quan hệ song phương dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi. Làm hại cho sự hợp tác này đi ngược lại với tiến triển của thế giới hiện nay. Châu Âu là một sức mạnh quan trọng trên trường quốc tế. Trung Quốc luôn coi EU là đối tác chính, và là một trong những ưu tiên về đối ngoại".

Thụy My

Published in Quốc tế

Virus corona phơi bày một số nhược điểm của Liên Hiệp Châu Âu

Từ khi dịch virus corona (Covid-19) bùng phát tại Châu Âu, có lẽ Liên Hiệp Châu Âu chỉ vớt vát được một đồng thuận, mang tính biểu tượng, về đoàn kết chống dịch : Đóng cửa biên giới bên ngoài của khối và không gian Schengen từ 12 giờ ngày 17/03/2020 và kéo dài 30 ngày. Xã luận của nhật báo Le Monde (19/03/2020) nhận định : "Virus corona cho thấy rõ nhiều nhược điểm của Liên Hiệp Châu Âu".

chauau1

Quảng trường Concorde, Paris, Pháp không một bóng người vì lệnh phong tỏa chống dịch virus corona. JOEL SAGET / AFP

Thực vậy, các nước thành viên tự thân vận động, lo cho nước mình trước tiên, bất chấp lời kêu gọi tương ái của Ủy Ban Châu Âu. Những "ích kỷ" này được thể hiện qua việc nhiều nước thành viên đóng cửa đường biên giới với nước láng giềng, một quyết định đi ngược với tinh thần "đoàn kết" của khối. Chỉ trong vòng vài ngày, những đường biên giới bỗng được tái lập giữa các nước, trái với thỏa thuận Schengen ký năm 1985.

Dịch Covid-19 cũng cho thấy khả năng về dịch tễ của mỗi nước vì vấn đề này không thuộc thẩm quyền của Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, điều này không cấm cản các nước thành viên phối hợp trên quy mô Châu Âu để có được một phương án hành động chung. Theo xã luận của Le Monde, thực tế cho thấy mỗi nước đang "mạnh ai nấy làm". Thậm chí, Đức và Pháp cấm xuất khẩu trang thiết bị y tế sang các nước thành viên, bất chấp vi phạm các quy định của thị trường chung.

Trên lĩnh vực kinh tế, quá trình phối hợp cấp Liên Âu bị hạn chế tối đa. Ngân hàng Trung ương Châu Âu không có nhiều phương tiện, đặc biệt là về kế hoạch ngân sách, để đối phó với cuộc khủng hoảng dịch tễ đang khiến kinh tế thế giới lao đao. Điều này không có gì ngạc nhiên vì ngân sách của Liên Hiệp Châu Âu chỉ chiếm hơn 1% GDP của mỗi nước thành viên. Cho đến nay, mọi ý định lập một chính sách kinh tế trên quy mô của khối đều bị thất bại. Xã luận cho rằng nếu không có một liên minh ngân hàng hay đồng nhất về các thị trường vốn và đóng góp thêm vào ngân sách, thì mỗi nước sẽ lại tiếp tục hành động theo lợi ích riêng mà không bận tâm đến vấn đề của các nước láng giềng.

"Chỉ tinh thần đoàn kết giữa các nước mới giúp thoát khỏi khủng hoảng"

Tại sao Pháp và Đức cấm xuất sang các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu trang thiết bị y tế ? Vì thực ra, chính những nước này cũng đang bị thiếu hụt. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mà Liên Hiệp Châu Âu có thể điều phối, theo nhận định của nhà nghiên cứu kinh tế Hélène Rey trên Les Echos : "Chỉ có tình đoàn kết giữa các nước mới cứu chúng ta thoát khỏi một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng".

Thứ nhất, cần huy động khẩn cấp mọi nguồn lực để tập trung sản xuất trang thiết bị y tế cần thiết (khẩu trang, đồ bảo hộ…), xây dựng bệnh viện dã chiến. Ủy Ban Châu Âu có thể giúp đỡ trong lĩnh vực này và tạo thuận lợi cho việc phân phối những thiết bị cần thiết phù hợp với thời điểm đỉnh dịch ở mỗi nước. Chuyên gia kinh tế không quên nhắc lại rằng việc các nước để chính phủ Ý đơn độc đương đầu với dịch Covid-19 là một sai lầm về đạo đức và chiến lược.

Thứ hai, lĩnh vực kinh tế sẽ phải hứng một cú sốc rất mạnh. Dựa trên những phân tích về tình hình tại Trung Quốc trong thời dịch, bà Hélène Rey nhận định tăng trưởng của Pháp sẽ bị giảm mạnh và cấp độ còn tùy vào thời gian của dịch. Hai giả thuyết được nêu lên : Nếu các biện pháp dịch tễ nghiêm ngặt được áp dụng trong vòng ba tháng dẫn đến việc giảm 25% hoạt động và sau đó mọi chuyện trở lại bình thường, thì GDP hàng năm của Pháp sẽ giảm 5% so với mức kỳ vọng ; Nếu cuộc khủng hoảng kéo dài và quy mô tác động trực tiếp lớn hơn, Pháp sẽ có thể sẽ ghi nhận mức suy thoái từ 10% trở lên cho năm 2020 so với dự kiến.

Bà Hélène Rey đánh giá cao các biện pháp của các chính phủ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu, phù hợp với quy mô cú sốc mà cả thế giới đang trải qua, vì những biện pháp đó giúp các doanh nghiệp tránh bị phá sản, cũng như hỗ trợ sức mua của người lao động, nếu không, việc tạm thời ngừng hoạt động hiện nay sẽ biến thành một cuộc khủng hoảng kinh tế lâu dài và đau đớn hơn.

Vấn đề đặt ra là sau khủng hoảng, nợ công của các nước sẽ tăng một cách đáng kể. Vì vậy, theo chuyên gia Pháp, cần phải xử lý tình huống này với các đối tác của khu vực đồng euro một cách thống nhất tối đa có thể. Ví dụ có lẽ đã đến lúc cân nhắc đến một ngân sách Châu Âu đủ mạnh để đối phó với những chi phí cho dịch tễ và chi phí thất nghiệp tạm thời cho các nước thành viên khối đồng tiền chung euro. Nguyên tắc tương ái cần được áp dụng trọn vẹn.

Cùng nhau vượt qua dịch

Đợt dịch Covid-19 này cho thấy "không gì có vẻ là vững chắc. Không gì có vẻ là ổn định, đáng tin cậy", theo đánh giá trong bài xã luận của Libération.

Dịch Covid-19 cho thấy rõ những vấn đề về cấu trúc, xã hội và chính trị. Những bất bình đẳng lại càng lộ rõ. Và chính những người có cuộc sống bấp bênh nhất, những người yếu đuối nhất và những người dễ bị tổn thương nhất lại là những người sẽ phải gánh chịu những ngày tháng nặng nề nhất.

Đợt dịch này cũng cho thấy rõ những nguy hiểm của khuynh hướng dân túy, bằng chứng là nhiều nước cho tuyên truyền cứ như dịch bệnh không dám động đến nước họ, hoặc virus corona là "virus ngoại quốc". Xã luận của Libération cũng đưa ra quan điểm "phải có một hành động chung đối với đại dịch". Phải ưu tiên "chúng ta" hơn là "họ" vì tư tưởng dân túy chẳng giúp được gì trong trường hợp này.

Pháp ban hành "tình trạng khẩn cấp dịch tễ"

Chỉ trong vòng vài ngày, hàng loạt biện pháp nghiêm ngặt liên tục được chính phủ Pháp công bố : đóng cửa trường học, các tụ điểm vui chơi giải trí hàng quán, người dân được yêu cầu ở nhà… Pháp chuẩn bị bước vào giai đoạn "tình trạng khẩn cấp dịch tễ".

Nhật báo La Croix giải thích với việc ban hành tình trạng khẩn cấp dịch tễ, chính phủ có thể được phép đưa ra các biện pháp đặc biệt, thậm chí "hạn chế quyền tự do đi lại, tự do hội họp và cho phép trưng dụng tài sản hoặc dịch vụ cần thiết". Luật về "Tình trạng khẩn cấp", có từ năm 1955, từng được áp dụng sau loạt vụ khủng bố ở Paris và tỉnh Saint-Denis năm 2015. Nếu ban hành tình trạng khẩn cấp, chính phủ có thể sẽ kéo dài thời gian phong tỏa, nhiều hơn 15 ngày như hiện nay.

Hai ngày đầu phong tỏa, nhiều đô thị lớn của Pháp yên lặng bất thường, trái ngược với hình ảnh khẩn trương bên trong các bệnh viện. Nhật báo Le Monde dành hai trang để những bệnh nhân Covid-19 kể lại chuyện của họ, những lo lắng, những tác động đến tâm lý và thể chất. Các bệnh viện chuẩn bị tinh thần để đón hàng loạt bệnh nhân mới, đồng thời cũng phải chuẩn bị tâm lý "bỏ ai, chăm sóc ai" nếu xảy ra tình trạng quá tải, thiếu máy thở.

Ngày 17/03, Tổng cục Y tế Pháp đã gửi đến các y bác sĩ một cuốn hướng dẫn những trường hợp ưu tiên. Đây là "Thế tiến thoái lưỡng nan của nhân viên y tế", theo nhận định trên trang nhất của La Croix. Bệnh nhân nào được ưu tiên ? Dựa theo tiêu chí nào ? Nhật báo công giáo phản ánh "những quy tắc ưu tiên khó khăn trong bệnh viện".

Pháp đang phải đối mặt với tình trạng tương tự ở Ý. Bước sang ngày phong tỏa thứ ba, "nhiều câu hỏi đang làm sứt mẻ đoàn kết dân tộc". Le Figaro cho biết phe đối lập chất vấn về sự trì trệ của chính phủ trong xử lý khủng hoảng, từ vấn đề kiểm tra ở biên giới, thiếu khẩu trang, thiếu bộ xét nghiệm virus corona… Chưa dừng ở đó, theo một bài viết của Le Monde, cựu bộ trưởng Y tế Agnès Buzyn như châm thêm dầu vào lửa, khi cho biết bà từng khuyến cáo thủ tướng Edouard Philippe ngay từ tháng Hai là không nên tổ chức bầu cử địa phương khi dịch đạt đỉnh.

30 dự án vác-xin chạy đua chống virus corona

Cuộc chiến tìm vác-xin chống virus corona đã diễn ra từ đầu năm, nhưng càng khẩn trương hơn trong thời gian gần đây. Công ty Moderna Therapeutics và NIH đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng đầu tiên tại Mỹ. Và hiện có khoảng "30 dự án vác-xin chạy đua chống virus corona", theo Le Figaro.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu một sản phẩm có hiệu quả cần nhiều thời gian. Nhà nghiên cứu Etienne Declory, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) nhận định với Le Figaro : "Quá trình đưa được một loại vác-xin ra thị trường rất lâu, tổng cộng phải cần ít nhất 2 năm… Sau những đợt thử nghiệm đầu tiên trên động vật, thì cần phải có ba đợt thử nghiệm trên người". Viện Pasteur của Pháp cũng đang phát triển một loại vác-xin chống virus corona mới nhưng để có thể sử dụng rộng rãi, cũng phải chờ đến năm 2021.

Trong khi chờ đợi, các bác sĩ vẫn phải sử dụng những loại thuốc đã có (chống HIV, Ebola…) để điều trị triệu chứng cho người bệnh. Thuốc chloroquine, được một bệnh viện ở Marseille, khẳng định có hiệu quả trong điều trị bệnh nhân Covid-19. Chính phủ Pháp đồng ý cho sử dụng, nhưng theo Le Figaro, dựa trên nhận định của nhiều chuyên gia, thì "phải thận trọng với thuốc Chloroquine".

Sản xuất trong thời phong tỏa vì dịch Covid-19

Trong khi toàn bộ người dân được yêu cầu ở nhà, trừ những trường hợp bất khả kháng, thì chính phủ cũng yêu cầu tiếp tục "làm việc dù có virus" do lo ngại nhiều lĩnh vực thiết yếu phải ngừng hoạt động do thiếu nhân lực, theo trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos.

Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire khuyến khích : "Tất cả những ai có thể thì nên đi làm, nhất là trong những lĩnh vực thiết yếu". Tổ chức giới chủ Medef nghiên cứu cách làm tại Ý để điều phối các biện pháp dịch tễ và duy trì hoạt động sản xuất.

Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi rất nhiều lĩnh vực "không cần thiết" trong thời dịch bệnh (du lịch, nhà hàng…) ngừng hoạt động, nhân viên nghỉ việc, khiến người lao động trong một số lĩnh vực khác (thu ngân, cảnh sát…) bị sốc vì các biện pháp phong tỏa gần như triệt để và có cảm giác phải đối đầu với nguy hiểm khi họ đi làm. Cả nhật báo kinh tế Les Echos Le Figaro lần lượt giải thích những quyền lợi của "người lao động và người sử dụng lao động trong cơn bão virus corona".

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan ngày 09/3/2020 đến Bruxelles để thảo luận cùng các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu về vấn đề di dân đang gây ra những căng thẳng giữa Athens và Ankara từ hơn 10 ngày qua. Tổng thống Erdogan muốn tìm kiếm điều gì ở Liên Hiệp Châu Âu ? Liệu khối 27 nước thành viên này có thể làm được gì để đối phó trước những áp lực từ Ankara ?

didan1

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tại Istanbul hồi tháng 2/2020. Press Office/Handout via Reuters

Mọi việc bắt đầu từ ngày 27/02/2020, khi nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ thông báo cho phép người tị nạn ùa về biên giới ở Hy Lạp, cửa ngõ vào Châu Âu. Cảnh tượng hàng chục ngàn người tìm cách vượt qua rào chắn ở cửa khẩu hay vượt sông bị cảnh sát Hy Lạp và lực lượng Frontex của Liên Hiệp Châu Âu thô bạo đẩy lùi, khiến nhiều tổ chức nhân đạo không khỏi lo lắng, lên tiếng chỉ trích là vô nhân đạo và bất hợp pháp.

Phía Liên Hiệp Châu Âu, các nước thành viên đồng loạt lên án quyết định trên của lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là một hành động "bắt chẹt" không thể chấp nhận. Một ngày trước khi đến Bruxelles, tổng thống Erdogan còn có những lời lẽ thách thức Châu Âu khi tuyên bố "Hy Lạp, hãy mở hết các cánh cổng đi ! Những người này chỉ đi nhờ qua đây để đến các nước Châu Âu khác (…) Hãy trút bỏ gánh nặng này đi !". Một thông điệp không chỉ dành riêng cho lãnh đạo Hy Lạp mà cả toàn bộ khối Liên Hiệp Châu Âu.

Tuyên bố này của nguyên thủ Thổ chẳng khác gì như gióng chuông báo tử cho "thỏa thuận 2016" được ký kết giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu. Theo đó, Ankara chấp nhận kềm giữ dòng người tị nạn chạy trốn chiến sự tại Syria, để đổi lấy một khoản hỗ trợ tài chính 6 tỷ euro.

Giờ đây, ông Erdogan cho rằng khoản trợ giúp đó không đủ để lo cho gần 4 triệu di dân tạm trú trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara chỉ trích thái độ "phủi trách nhiệm" của Liên Hiệp Châu Âu kể từ khi thỏa thuận được ký kết.

Lời chỉ trích này còn nặng nề hơn bao giờ hết trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ bị "yếu thế" trước Syria và Nga tại Idleb. Lo ngại dòng người tị nạn đổ về biên giới, tổng thống Thổ đề nghị NATO và Liên Hiệp Châu Âu hỗ trợ quân sự, thiết lập vùng không phận an toàn nhưng không được đáp ứng. Bởi vì trong hồ sơ Syria, tiếng nói của Châu Âu hầu như không còn có trọng lượng. Và trong thế đường cùng này, Erdogan nghĩ rằng vấn đề di dân là một công cụ hiệu quả nhất để có thể tạo ra một phản ứng nhanh chóng từ phía Châu Âu.

Đây có lẽ là một trong những mục tiêu chính của chuyến đi Bruxelles lần này của ông Erdogan. Nguyên thủ Thổ đã nhiều lần nhắc lại "giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria là Châu Âu phải ủng hộ ông trong việc chống chế độ Bachar al-Assad".

Bên cạnh đó, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn cũng sẽ thương lượng lại thỏa thuận 2016, theo đó, chi phí kiểm soát di dân phải do chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ quản lý chứ không phải là do các tổ chức phi chính phủ. Ngoài vấn đề di dân, theo nhận định của thông tín viên đài RFI tại Istanbul, Anne Andlauer, "Liên minh thuế quan" giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu và việc "mở lại các cuộc thương lượng về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập mái nhà chung Châu Âu" cũng nằm trong chương trình nghị sự lần này.

Câu hỏi đặt ra : Liên Hiệp Châu Âu có thể làm được gì trước các đòi hỏi của Thổ Nhĩ Kỳ ? Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Didier Billion trên đài Franceinfo, Liên Hiệp Châu Âu không có nhiều phương tiện để gây áp lực với Ankara. Hình ảnh cảnh sát biên phòng Hy Lạp và lực lượng biên phòng Frontex tăng viện của Châu Âu thẳng tay trấn áp những người di dân nào tìm cách vượt rào đã cho thấy rõ một lần nữa Liên Hiệp Châu Âu đã thất bại trong việc tham vấn và thông qua một chính sách phân bổ người xin tị nạn.

Áp lực di dân lần này làm trỗi dậy nỗi ám ảnh của một cuộc khủng hoảng di dân cách nay 5 năm. Từng dòng người lũ lượt đổ về Châu Âu từ khắp mọi ngả, khiến Châu Âu rúng động và bị lúng túng. Những căng thẳng về bản sắc, các cuộc khủng bố đã làm dấy lên trào lưu chủ nghĩa dân túy trên khắp Châu lục.

Xã luận của Le Monde cảnh báo : Thiếu chiến lược chung thì "Không một chính sách đối ngoại, không có rào cản nào có thể đủ để khống chế dòng người tị nạn do các cuộc khủng hoảng từ Cận Đông và Châu Phi" đổ ùa về Châu Âu.

Dường như Châu Âu đang bị Thổ Nhĩ Kỳ dồn vào chân tường.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 09/03/2020

Published in Diễn đàn

Đồng Tâm, Phạm Chí Dũng liệu có ‘gây khó’ cho EVFTA ?

Khánh An, VOA, 19/01/2020

Ngay trước thm phiên hp mang tính quyết đnh v Hip đnh Thương mi T do Vit Nam – Châu Âu (EVFTA) din ra vào ngày 21/1, có th thy rõ n lc dàn xếp nhm "trn an" các ngh viên Châu Âu ca gii hu trách Vit Nam trước nhng làn sóng chống lại vic thông qua hip đnh này vì nhng lo ngi v nhân quyn, quyn ca người lao đng ti Vit Nam.

evfta1

EVFTA được xem là hip đnh "tham vng nht" gia Châu Âu và Vit Nam.

Việt Nam khng đnh "bo v nhân quyn"

"Tôi khẳng đnh chính sách nht quán ca chính ph Vit Nam v bo v và thúc đy quyn con người, phù hp với Hiến pháp ca Vit Nam và các Công ước Quc tế v quyn con người mà Vit Nam là thành viên", Th tướng Nguyn Xuân Phúc viết trong lá th gi cho Ch tch Bernd Lange ca y ban Thương mi Quc tế (INTA) thuc Ngh viện Châu Âu (EP) ngày 6/1 mà VOA đọc được.

Một tun sau, ngày 13/1, Đi s Vit Nam ti Brussels – ông Vũ Anh Quang – li có thư gi ông Bernd Lange, tiếp tc khng đnh v chính sách "bo v và c xúy cho tt c các quyn t do căn bn và nhân quyn" ti Vit Nam, đng thi gii trình trường hp bt gi nhà báo đc lp-blogger Phm Chí Dũng.

Theo giải trình này, nhà báo Phm Chí Dũng b "tm gi" vì đã "thành lp Hi nhà báo đc lp Vit Nam mà không đăng ký theo lut pháp Vit Nam, s dng mng xã hi đ viết, xuyên tc và truyền bá tin gi v các chính sách và lut pháp Vit Nam nhm kích đng và gây ri an ninh công cng, gây hoang mang và lo lng trong nhân dân và s n đnh xã hi".

Trước khi b bt vào ngày 21/11/2019, ông Phm Chí Dũng là nhà báo đc lp được biết tiếng vi nhng bài phân tích, bình lun v tình hình thi s Vit Nam. Ông cũng là mt blogger của VOA và nhiều cơ quan truyn thông khác trong nhiu năm qua.

Trong lá thư mà VOA đc được, Đi s Vũ Anh Quang, sau khi gii trình v trường hp bt ông Phm Chí Dũng, tiếp tc dn chng v "quyn t do ngôn lun và báo chí" ca Vit Nam trên giy t, tc các quy định trong Hiến pháp và các b Lut Báo chí, Lut Xut bn, Lut Tiếp cn Thông tin…, và trên thc tế thông qua thng kê ca Liên minh Vin thông Quc tế (ITU), nói rng "Vit Nam nm trong s các quc gia có tc đ phát trin nhanh nht v báo chí, thông tin truyền thông, mng xã hi và cơ s h tng Internet".

Tiếp tc minh chng cho lun đim này, ông Quang đưa ra s liu ca năm 2019, cho biết Vit Nam hin có "857 cơ quan báo chí, 1.510 trang báo đin t và 18.000 nhà báo, hơn 64 triu người dùng internet và 75 triệu tài khon Facebook" và s hin din ca đi din các hãng thông tn ln nht trên thế gii như Reuters, AP, AFP, Kyodo…

Thả tù nhân chính tr

Một ngun tin liên lc trc tiếp vi mt s ngh viên Châu Âu cho VOA biết nhóm đàm phán EP va có cuc hp cui cùng v EVFTA và EVIPA (Hip đnh Bo h Đu tư gia Châu Âu và Vit Nam) trước khi din ra phiên hp mang tính quyết đnh trong vài ngày ti (21/1). Mục tiêu ca cuc hp là đ tho lun nhng lá thư trao đi gia y ban ca EP vi gii hu trách Vit Nam va qua.

Cùng thời đim, truyn thông Vit Nam cho hay Th trưởng Ngoi giao Vit Nam Bùi Thanh Sơn cũng có chuyến "thăm và làm vic" tại EP t ngày 13-16/1. Theo đó, quan chc này đã gp nhng nhân vt quan trng ca EP, Ch tch Bernd Lange ca INTA và 12 ngh sĩ thuc các đng chính tr ch cht trong EP.

Tại cuc hp, ông Sơn tiếp tc nhn mnh đến "ý nghĩa và tm quan trng ca hai Hip đnh EVFTA-EVIPA trong thúc đy quan h chính tr và kinh tế - thương mi gia Vit Nam – EU" và ha s "thc thi đy đ" các cam kết ca các hip đnh, theo tường thut ca VTV.

Trong khi đó, nguồn tin ca VOA b sung thêm rng ti cuc hp, vic th mt s tù nhân chính tr cũng đã được công b nhưng không có danh sách c th ca các tù nhân.

Xem xét sửa đi Lut Hình s

"Chúng tôi rất ngc nhiên khi nghe tin rng đi din ca Vit Nam tuyên b B lut hình s s được xem xét. Tuy nhiên, chúng tôi không có chi tiết, cũng như các cam kết bng văn bn", ngun tin trên cho VOA biết.

Bộ Lut Hình s vn là mt trong nhng "rào cn" trong n lc vn đng thông qua EVFTA t phía Vit Nam.

Hàng loạt các t chc nhân quyn quc tế trong thi gian qua liên tục gi kiến ngh, kêu gi EP hoãn thông qua hai hip đnh vi Vit Nam, cáo buc "Nhà nước Vit Nam dùng b lut hình s khc nghit đ hình s hóa vic ch trích chính quyn", mt kiến ngh hi tháng 11 va qua nêu rõ.

Các tổ chc quc tế cho rằng hai hip đnh gia EU và Vit Nam hoàn toàn "không đưa ra cam kết c th nào v nhân quyn t phía Vit Nam ngoài nhng điu sơ sài trong chương trình phát trin bn vng ca EVFTA" và cũng "không đưa ra thi khóa biu ràng buc hay hình pht nào nếu không tuân thủ" các cam kết.

Các tổ chc này kêu gi EP phi đòi hi Vit Nam phi sa đi b Lut Hình s và th hin thin chí ci thin nhân quyn bng cách th hết các tù nhân chính tr đang b giam gi ti Vit Nam, chm dt sách nhiu nhng người bt đồng chính kiến hay thc thi quyn t do tôn giáo, công nhn các nghip đoàn lao đng đc lp, thông báo công khai thi gian điu chnh Lut An ninh mng theo tiêu chun quc tế và mt s yêu cu khác.

Từ "bàn tay bn" đến n lc "xoa du"

Về phía Vit Nam, ngoài n lc vn đng trc tiếp, trên "mt trn" truyn thông cũng liên tc xut hin nhng bài viết song song vi mi đng thái trong nước và quc tế có th gây bt li cho vic thông qua EVFTA/EVIPA.

Đơn c, ngay sau khi 48 t chc quc tế và trong nước gi kiến ngh lên các lãnh đo EP hi cui tháng Chín kêu gi hoãn thông qua hai hip đnh, báo Công an có ngay bài viết gi các t chc này là "bàn tay bn" đang n lc "chng phá, cn tr EVFTA" qua vic "đi trng thay đen", "xuyên tc tình hình dân chủ, nhân quyn ti Vit Nam", trong khi trang tin chính thc ca chính ph Vit Nam có bài viết nói rng Vit Nam đang "tng bước ni lut hóa các tiêu chun lao đng quc tế đ phù hp vi cam kết v lao đng" theo tiêu chun quc tế.

Mặt khác, theo nguồn tin cung cp cho VOA, ngoài vic gii trình và "chu trách nhim hoàn toàn" v v bt gi nhà báo Phm Chí Dũng, các lãnh đo cp cao ca Vit Nam còn cung cp cho EP mt danh sách 22 văn kin cho thy vic ci cách B Lut Lao đng s được thông qua vào tháng 10 năm nay.

Các nghị viên Châu Âu và thành viên ca y ban Nhân quyn ca EP (DROI) cũng s được mi tham gia vào Đi thoi Nhân quyn nhm gii ta nhng lo ngi ca h v vn đ nhân quyn ti Vit Nam, ngun tin ca VOA cho biết.

Những đng thái "xoa du" trên t phía Vit Nam có v như cũng làm cho các lãnh đo Châu Âu "nh nhõm" phn nào, theo nhn đnh ca ngun tin VOA, mc dù trên thc tế, s kin xy ra Đng Tâm gn đây đang chng t "tính thiếu kh tín ca Vit Nam".

Đồng Tâm có "gây khó" cho EVFTA ?

Theo lịch trình, phiên hp ti INTA đ b phiếu cho các khuyến ngh v EVFTA s din ra vào 10 gi sáng 21/1. Sau đó, nếu các khuyến ngh này tiếp tc được thông qua trong phiên hp toàn th ca Ngh vin Châu Âu vào tháng Hai, thì EVFTA sẽ chính thc đi vào hiu lc mt tháng sau đó.

Kể t khi din ra v b ráp ti Đng Tâm khiến cho ông Lê Đình Kình, 84 tui – "th lĩnh tinh thn" ca dân làng – thit mng cùng vi 3 công an hôm 9/1, nhiu t chc xã hi và mt s ngh viên Châu Âu kêu gi EP nên xem xét li vic thông qua hip đnh này.

Tiến sĩ Nguyn Quang A – người vn đng cho xã hi dân s ti Vit Nam – liên tc cnh báo v hu qu ca v này lên "s phn" ca hip đnh mà Hà Ni đã ra sc vn đng gn chục năm qua.

"Lâm (Bộ trưởng B Công an Tô Lâm), Phúc (Th tướng Nguyn Xuân Phúc), Trng (Tng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng), nếu EU hoãn hay không thông qua EVFTA thì đó là CHIẾN CÔNG VANG DI CA CÁC V !", Tiến sĩ Nguyn Quang A viết trên trang Facebook cá nhân hôm 15/1.

Hiện trên mng xã hi cũng xut hin kêu gi biu tình trước Ngh vin Châu Âu ti B vào ngày 21/1, đúng lúc diễn ra phiên hp mang tính cht quyết đnh ti INTA, đ chng li vic thông qua hip đnh này.

EVFTA được xem là hip đnh "tham vng nht" gia Châu Âu và Vit Nam. Nếu các th tc hoàn tt và chính thc có hiu lc, hip đnh ước tính s giúp cho GDP của Vit Nam tăng thêm 4,6% và xut khu sang EU tăng thêm 42,7% vào năm 2025, theo nghiên cu ca B Kế hoch và Đu tư Vit Nam. Trong khi đó, GDP ca EU s hưởng li thêm 29,5 t USD và xut khu sang Vit Nam tăng 29% vào năm 2035.

Khánh An

Nguồn : VOA, 19/01/2020

*******************

Đồng Tâm là một thảm họa cho đảng cộng sản Việt Nam

Nguyễn Văn Vui, VNTB, 18/01/2020

Đồng Tâm là một thảm họa. Trước tiên là cho gia đình cụ Lê Đình Kình và những người nông dân dũng cảm khác ở Đồng Tâm : gia đình tang tóc, thương vong, tù tội oan ức, chỉ hai tuần trước ngày Tết linh thiêng. Cửa nhà thì tan hoang, ruộng đồng mất trắng và tương lai của họ và con cháu họ dưới chế độ này là vô cùng đen tối.

eu1

Đại diện ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu , bà Catherine Ashton (thứ 2 từ trái sang) trong chuyến thăm Việt Nam ngày 12/08/2014.Reuters/Kham

Nhưng nhìn rộng ra thì Đồng Tâm là một thảm họa lớn, vô cùng nhức nhối, có khả năng gây hệ quả nghiêm trọng lâu dài cho nhóm cầm quyền cộng sản tại Việt Nam. Trong suốt cả quá trình từ lúc tính toán lập mưu, rồi lên (đại) kế hoạch, thực hiện cuộc trấn áp, sau đó đến khâu xử lý khủng hoảng, chống trả làn sóng phản biện phẫn nộ ào ạt của nhân dân trong và ngoài nước… nhóm cầm quyền cộng sản đã giẫm đạp từ bãi phân bò này qua bãi phân bò khác mà không chừa một bãi nào. Nói một cách khác, trong vụ Đồng Tâm chúng đã phạm tất cả các lỗi có thể phạm được, những lỗi vô cùng thô thiển và ấu trĩ, làm cho mọi người không ai tin nổi vào mắt mình.

Thứ nhất, quyết định đem cả 3.000 ngàn quân tinh nhuệ, trang bị vũ khí hiện đại, về tấn công một làng quê nằm sát nách Hà Nội, lúc 3-4 giờ sáng để giết một cụ già (đã từng bị công an đánh gãy xương đùi trong một cuộc đàn áp khác trước đây 2 năm), chỉ hai tuần trước ngày Tết cổ truyền, và nhất là chỉ 12 ngày trước khi Ủy ban INTA (Committee on International Trade) họp tại Bruxelles, quyết định này là một lỗi hệ thống.

Ngoài việc đánh giá nhẹ yếu tố vô cùng thất nhân tâm của những hành động côn đồ giết chóc trong lúc toàn dân đang sửa soạn đón Tết, nhóm cầm quyền cộng sản Việt Nam cũng đã phơi bày tất cả sự đần độn khó tưởng tượng của chúng trước những hậu quả về mặt ngoại giao quốc tế – một mặt trận mà trong thời "chống Mỹ cứu nước" chúng đã từng vênh váo biết chừng nào, ai còn nhớ không !?

Những kẻ ra quyết định đánh úp dân Đồng Tâm ngày 9/1. đã quên đi (hoặc quá ngu xuẩn nên chẳng hề biết) rằng Ủy ban INTA sẽ họp ngày 20/01. tại Bruxelles. INTA là Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc thiết lập, thực thi và giám sát chính sách thương mại chung của EU và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Vào thời điểm nói trên, INTA sẽ họp để bỏ phiếu về khuyến nghị cho buổi họp khoán đại tháng 2 sắp tới của Nghị viện Châu Âu, có nên thông qua hoặc từ chối Hiệp định thương mại EVFTA hay không.

EVFTA là hiệp định thương mại lớn giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam, mà biết bao quan chức Hà Nội đã trầy da tróc vẩy đàm phán suốt 9 năm qua mới xong. Khác với các hiệp định thương mại thông thường, hiệp định EVFTA là một hiệp định thương mại "sâu sắc", vì nó không chỉ đòi hỏi những cải tổ về mậu dịch hàng hoá, mà còn bao gồm cải tổ ở các lãnh vực khác, đặc biệt là bảo vệ nhân quyền, bảo vệ quyền lao động và bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh cuộc đàn áp thô bạo và thô bỉ tại Đồng Tâm vừa rồi, người ta khó có thể tưởng tượng được là INTA sẽ bỏ phiếu thuận cho EVFTA !

Thứ hai, việc nhà cầm quyền đã ra 3 phiên bản chính thức khác nhau chỉ trong vòng 5 ngày để thông tin về vụ đàn áp đẫm máu Đồng Tâm, đó là một thảm họa lớn về quan hệ công chúng (mà nhiều người quen tiếng Anh hoặc tiếng Đức gọi là PR disaster hay PR-Katastrophe) : Sáng sớm ngày 9/1. khi mà các vết cháy và vết máu trên làng Hoành ở Đồng Tâm vẫn chưa lạnh, thì trang nhà của Bộ Công an đã chỉnh chệ có ngay một bản thông báo (làm khung chỉ đạo cho báo chí lề phải và đám dư luận viên), cho rằng vừa có một số "đối tượng chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng xây dựng hàng rào bảo vệ sân bay Miếu Môn khiến ba cán bộ chiến sĩ công an hy sinh…".

Nghĩa là dân làng ra tận sân bay (cách làng 3 km), lúc 3 giờ sáng, để gây sự với lực lượng xây dựng hàng rào, cũng đang làm việc lúc… 3 giờ sáng (?) Liền tức thì, nội dung láo lếu này được sư đoàn 10.000 dư luận viên cộng sản bù lu bù loa trên mạng , nhưng đã gặp phải phản pháo rát mặt từ người dân khắp nơi.

Thấy không ổn, Bộ Công an giao cho Tô Ân Xô, Thiếu tướng, Chánh Văn phòng, kiêm Phát ngôn viên Bộ ra tuyên bố rằng : Chuyện không xảy ra ở công trường xây dựng sân bay Miếu Môn, công an trấn áp làng Hoành vì ‘tổ công tác đi vào làng‘ thì bị tấn công bằng ‘lựu đạn, bom xăng, dao phóng‘, khiến ‘ba cán bộ, chiến sĩ công an hi sinh‘. Tuyên bố mới này như một cây gậy to thọc vào cổ họng của đám dư luận viên phe nhà, làm chúng cứ ấp a ấp úng rất tội nghiệp. Phản pháo từ nhân dân vẫn tiếp tục rát mặt.

Thấy cũng chưa ổn, Bộ Công an lại cử Lương Tam Quang, Trung tướng, một trong nửa tá Thứ trưởng công an, mới được thăng quan hồi tháng 8 năm ngoái, ra tuyên bố : Không có "tổ công tác" nào đi vào làng Hoành mà ngược lại, làng Hoành bị các "tổ công tác" bao vây bởi rất nhiều "chốt". Cuộc tấn công vào làng Hoành xảy ra vì "chốt 16" bị "ném lựu đạn", khiến "lực lượng chức năng phải tiến hành các biện pháp cần thiết".

Ngoài ra, "ba cán bộ, chiến sĩ công an" không phải thiệt mạng do hầm chông, "lựu đạn, bom xăng, dao phóng", mà cả ba bị chết do cùng té xuống "hố kỹ thuật" sâu bốn mét. À ha ! Thì ra cả 3 sĩ quan công an (1 thượng tá, 1 trung úy và 1 thiếu úy) đã tử vong không do tác động của các phần tử ngoan cố phản loạn, mà do tự… trượt chân (!)

Tới đây thì màn PR đã coi như thất bại thê thảm vì nó đã chẳng đáng tin cậy (vì quá lươn lẹo và láo khoét), chẳng tránh được các rắc rối (nó gợi ra thêm nhiều thắc mắc hơn nữa do cách lý giải phi lý) và nó cũng chẳng xây dựng được một hình ảnh tốt đẹp nào cho cái nhà nước đang muốn được quảng cáo (trái lại là đằng khác).

Không những thất bại, màn PR của nhà nước cộng sản Việt Nam đã bước thêm một bước để trở thành một màn hài lố bịch khi Nguyễn Phú Trọng trong vai trò Chủ tịch nước nhanh chóng truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho 3 viên công an thiệt mạng và khi Đảng ủy công an trung ương tổ chức "lễ phát động học tập gương hy sinh của các chiến sĩ… làm tấm gương cho toàn lực lượng công an trong công cuộc bảo vệ an ninh Tổ quốc".

Các phẩm bình châm biếm nhức nhối sau đó trên mạng xã hội là hậu quả không thể tránh và không thể trách được : "Tổ chức học tập nhưng để sót… anh hùng" (Trân Văn), "hèn với giặc, ác với dân", "Giá như chính quyền cũng hiền như trên biển !" (Nguyễn Hùng), "được huy chương vì đánh dân thay vì đánh giặc"…

Thông tin tuyên truyền mà gian dối và lố bịch thì thế nào cũng bị ép-phê ngược.

Thứ ba, vụ Đồng Tâm là một thảm họa cho cho người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Năm nay 76 tuổi và vừa bị đột quỵ năm ngoái, Nguyễn Phú Trọng đang từ từ chuẩn bị khăn gói lên làm thái thượng hoàng. Nhìn lại nhiệm kỳ Tổng bí thư của Nguyễn Phú Trọng từ năm 2016 (trong đó có gần 2 năm kiêm chức chủ tịch nước), phe nịnh thần chắc chắn sẽ ngợi ca tít trời xanh các thành tích của người đốt lò vĩ đại này, với kết quả sáng giá là "mây đen đã phủ lên kinh tế toàn cầu, nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam".

Về chuyện lò củi của Nguyễn Phú Trọng, tuy đã đốt được mấy đám rơm rạ như Đinh La Thăng, Vũ Nhôm (Phan Văn Anh Vũ), Út Trọc (Đinh Ngọc Hệ)… nhưng cái thân cây to tổ bố là "đồng chí X" (Nguyễn Tấn Dũng) cùng bộ sậu, đã từng làm mưa làm gió trong suốt quãng thời gian 10 năm ngồi trên ghế Thủ tướng, thì người đốt lò Nguyễn Phú Trọng vẫn chạy vòng vòng khiêng không nổi vô lò.

Riêng về chuyện "mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam" thì công ty tài chính quốc tế Bloomberg cho hay rằng, kinh tế Việt Nam thực ra chỉ "trông tốt trên báo cáo" mà thôi. Nhiều chuyên gia kinh tế độc lập phân tích cho thấy rằng, nguồn thu chính vẫn là kinh doanh bất động sản, nhưng nay đất đai ngày càng trở nên khan hiếm. Các ngân hàng Việt Nam thì đang đối diện với nợ xấu. Gần một nửa các ngân hàng địa phương không thể đáp ứng tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu 8%. Bên cạnh đó, kinh tế tư nhân bị cản đường bởi các nhóm lợi ích gắn liền với các quan chức, còn nhân lực trẻ của Việt Nam thì không được đào tạo bài bản để có tay nghề cao.

Nhìn tổng thể thì nhiệm kỳ Tổng bí thư của Nguyễn Phú Trọng sẽ được người dân nhớ đến sau này qua 3 mốc chính :

Thứ nhất là vụ Formosa tàn phá môi trường hàng loạt các tỉnh duyên hải miền Trung năm 2016 (mà trong thời cao điểm gây ô nhiễm của nhà máy này thì Nguyễn Phú Trọng dẫn đoàn tùy tùng tới tham quan, tay bắt mặt mừng với đám tham quan địa phương chung quanh Võ Kim Cự và ban giám đốc nhà máy).

Thứ hai là vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ thủ đô Berlin, Cộng hòa liên bang Đức năm 2017, đưa đến một cuộc khủng hoảng quan hệ ngoại giao Đức-Việt Nam. Quốc gia lớn nhất trong Liên Hiệp Châu Âu này đã "tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược" với Việt Nam và trục xuất nhiều nhân viên ngoại giao cộng sản Việt Nam.

Và thứ ba là vụ đem đại binh ngày 9/1/ vừa qua về đánh lén dân Đồng Tâm lúc rạng sáng và giết chết lãnh tụ nông dân của họ – một cụ già 84 tuổi, ngồi xe lăn.

Nếu chính Nguyễn Phú Trọng là kẻ chu mưu, ra lệnh đánh Đồng Tâm thì đó đã là một thảm họa cho người có quyền lực nhất Việt Nam hiện nay rồi.

Nhưng nếu kẻ chủ mưu vụ đàn áp dân Đồng Tâm không phải là Nguyễn Phú Trọng, mà là một trong những tay em năng nổ dưới trướng của Trọng, như Nguyễn Xuân Phúc, Tô Lâm, Nguyễn Đức Chung hay thậm chí là Đoàn Duy Khương (Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội), thì vụ Đồng Tâm sẽ còn là một thảm họa lớn hơn nữa cho người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam : Nếu kịch bản này là đúng, thì Nguyễn Phú Trọng đang đối đầu với tình trạng "trên bảo dưới không nghe", thậm chí là "không ai bảo ai nghe được cả".

Lật qua lật lại, nhìn theo cách nào đi nữa, thì vụ Đồng Tâm vẫn là một thảm họa cho đảng cầm quyền cộng sản tại Việt Nam.

Nguyễn Văn Vui

Nguồn : VNTB, 18/01/2020

Ghi chú :

Lịch trình làm việc của INTA

**********************

Vụ Đồng Tâm : Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bị Châu Âu "tra hỏi"

Hoàng Trung, thoibao.de, 17/01/2020

Vụ Công an Việt nam với người đứng đầu là Bộ Trưởng Tô Lâm, đưa quân tấn công người dân Đồng Tâm sáng sớm ngày 9/1/2020 đang gây ra chấn động không chỉ trong nước mà đã lan ra trên phạm vi quốc tế. Thế giới văn minh không thể chấp nhận khi nhà cầm quyền Việt nam sử dụng súng đạn để trấn áp, bắn chết người dân khi họ đang ngủ.

Điều mong manh là hiện nay nghị viện Châu Âu chỉ còn 1 phiên họp cuối cùng trước khi bầu cử lại, nhưng xảy ra vụ Đồng Tâm thì rất là nghiêm trọng và các nghị sĩ tại đây đang được cung cấp thông tin chi tiết về việc Công an Việt nam bắn giết người dân vô tội vạ trong đêm tối.

Phát ngôn viên của Liên Hiệp Châu Âu mới cho biết rằng tổ chức này "quan ngại" về hành động "dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng" ở Đồng Tâm, đồng thời tiết lộ đã "đề nghị" gặp quan chức cấp cao của Bộ Công an Việt Nam.

Bà Virginie Battu-Henriksson, phát ngôn viên của Liên Hiệp Châu Âu về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, nói rằng ngày 9/1, đúng ngày xảy ra vụ việc, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Hà Nội, "đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bày tỏ quan ngại và sự dè dặt về cách xử lý tình hình của lực lượng an ninh".

eu2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Chủ tịch Nghị viện Châu Âu (EP) Antonio Tajani

Việc sử dụng bạo lực đối với dân thường đã dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn tới các gia đình và bạn bè của các nạn nhân", bà Battu-Henriksson nói thêm.

Vụ việc này cũng sẽ được thảo luận tại cuộc Đối thoại Nhân quyền EU – Việt Nam sắp tới. Liên Hiệp Châu Âu kỳ vọng chính quyền Việt Nam sẽ tôn trọng các quyền cơ bản của người dân về việc hội họp và thể hiện quan điểm ôn hòa mà không phải đối mặt với bất kỳ đe dọa hay việc sử dụng vũ lực nào".

Nữ phát ngôn viên không cho biết phản ứng của ông Dũng sau khi EU, một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, bày tỏ lo ngại về vụ việc gây chết chóc, mà nhiều nguồn tin nói là xảy ra vào lúc sáng sớm với lực lượng an ninh hùng hậu, khiến ít nhất 4 người tử vong.

Bà Battu-Henriksson cho hay thêm rằng Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam đã "đề nghị" có "cuộc gặp cụ thể với Thứ trưởng Bộ Công an", đồng thời sẽ "tiếp tục theo dõi tình hình".

Cuối năm ngoái, nhân ngày Nhân quyền Thế giới, Trưởng Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu ở Hà Nội đã ra thông cáo, trong đó tuyên bố rằng "EU cam kết mạnh mẽ với việc bảo vệ các nhà bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam và trên toàn thế giới".

"EU và Việt Nam đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các vấn đề chính trị và an ninh, những thách thức toàn cầu, thương mại và phát triển", thông cáo đăng ngày 11/12/2019 có đoạn. "Tôn trọng quyền con người là một phần cơ bản trong các mối quan hệ của EU với các nước đối tác và các thể chế quốc tế".

Chính quyền Hà Nội từng cho biết rằng EU là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Giữa năm ngoái, sau nhiều năm đàm phán, quốc gia nằm ở Đông Nam Á và Liên Hiệp Châu Âu đã ký Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư mà hai phía nói rằng "sẽ đặt một cột mốc trong quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai bên". Hiện xuất hiện một lời kêu gọi biểu tình trước Nghị viện Châu Âu ở Bỉ ngày 21/1, đúng ngày Ủy ban Thương mại Quốc tế của cơ quan lập pháp này được cho là "nhóm họp để quyết định xem có phê chuẩn các điều khoản của EVFTA hay không".

Hội đồng Châu Âu và Ủy ban Châu Âu dự kiến sẽ có vòng bỏ phiếu then chốt đối với EVFTA vào tuần tới. Ngày 11/1 từ Berlin, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng nói :
"FTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư IPA hiện là tâm điểm trong quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam thời gian hiện nay, phục vụ lợi ích thiết thực của cả hai bên, chính vì vậy đều được cả hai bên nỗ lực để cùng đến đích".

Ông Hùng nhận định từ Đức, nước chủ chốt của EU : "Nghị viện Châu Âu đang xem xét và liệu việc phê chuẩn hai Hiệp định có kịp diễn ra vào đầu năm 2019 hay không".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A từng được cho xuất ngoại ngắn để dự phiên điều trần tại Nghị viện Châu Âu hồi/10/2018 liên quan việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA nói :

"Chỉ có điều chưa rõ khi nào họ ký và cá nhân tôi cho rằng sau khi ký, việc phê chuẩn ít có khả năng xảy ra trước tháng 5/2019 – thời điểm Quốc hội Châu Âu bầu ra một nghị viện mới. Thủ tục phê chuẩn của Quốc hội Châu Âu có thể sẽ phải kéo ra thêm một đến hai năm nữa".

"Một lý do duy nhất là vì Quốc hội Châu Âu chỉ còn một phiên họp nữa thôi trước khi bầu một nghị viện mới, mà trong một thời gian ngắn thế họ không thể làm xong thủ tục phê chuẩn EVFTA".

"Chúng ta chưa biết chính kiến của Quốc hội Châu Âu mới sẽ như thế nào ? Một Quốc hội Châu Âu mới sẽ còn rất nhiều việc phải làm, việc thông qua EVFTA trong năm 2019 không phải là ưu tiên của họ".

Trước khi xảy ra vụ Đồng Tâm Hiện hai bên EU và Việt Nam đã có những tiếp xúc cao cấp.

Hôm 7/1, hai hôm trước khi xảy ra vụ Đồng Tâm thì bà Heidi Hautala, Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu (EP) đã có mặt tại Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam và được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đón tiếp.

Báo Việt Nam trích lời bà Kim Ngân bày tỏ mong muốn Nghị viện Châu Âu sớm phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA)

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cũng "khẳng định Việt Nam luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của các nhà hoạch định chính sách kinh tế và doanh nghiệp Châu Âu để Hiệp định được triển khai một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên".
Hôm 08/1, bà Heidi Hautala có cuộc gặp với thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Nhắc lại trước khi xảy ra vụ Đồng Tâm, thì Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã kêu gọi Hội đồng Châu Âu hoãn phê duyệt EVFTA "cho đến khi chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cụ thể để cải thiện hồ sơ nhân quyền", HRW cho hay hôm 10/1.

Vào tháng 9/2018, 32 thành viên của Nghị viện Châu Âu đã ký một bức thư ngỏ bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam liên tục đàn áp về nhân quyền và kêu gọi nước này cải thiện tình hình trước bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào về thỏa thuận EVFTA.

"Hội đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu cần gửi một thông điệp rõ ràng rằng EVFTA không thể được thông qua cho đến khi chính phủ Việt Nam nghiêm túc trong việc giải quyết các vấn đề nhân quyền", ông Keith Sifton được trích lời trong thông cáo của HRW.

Sự kiện Bộ Công an được chỉ đạo, tấn công tàn sát dã man một cụ già lão thành cách mạng trên 84 tuổi đời với gần 60 năm tuổi Đảng tại Đồng Tâm đang reo rắc lòng căm thù chế độ lên hàng triệu người dân Việt trong và ngoài nước cũng như quốc tế.

Và ngay sau khi bắn chết được Đảng viên lão thành Lê Đình Kình, thì ông Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã rất vui mừng, ngay lập tức khen tặng huân chương chiến công hạng nhất cho 3 Công an bị chết vì đàn áp người dân Đồng Tâm – điều này là bằng chứng rõ nhất về các thủ đoạn thấp hèn, tàn ác của Đảng cộng sản Việt nam, họ sẵn sàng ra tay sát hại nhân dân, kể cả những người đồng chí trung kiên nhất.

Hoàng Trung (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 17/01/2020

***********************

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam thăm Nghị viện Châu Âu, thúc đẩy việc thông qua EVFTA

RFA, 17/01/2020

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn vừa có chuyến thăm và làm việc tại Nghị viện Châu Âu từ ngày 13 đến 16/1 để thúc giục Nghị viện Châu Âu sớm thông qua Hiệp định Tự do Thương mại Châu Âu Việt Nam (EVFTA).

eu4

Hình minh họa. Đại diện Thương mại Châu Âu Cecilia Malmstrom (trái), Bộ trưởng Môi trường kinh doanh và doanh nghiệp Rumani Stefan Radu Oprea (giữa và Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh (phải) ký EVFTA ở Hà Nội hôm 30/6/2019 AFP

Theo Thông tấn xã Việt Nam, trong chuyến thăm này, ông Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Heidi Hautala và Dimitrios Papadimoulis, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu (INTA) Bernd Lange, và 12 nghị sĩ thuộc các đảng chính trị lớn tham gia Nghị viện Châu Âu bao gồm đảng Nhân dân Châu Âu, đảng Dân chủ Xã hội, Châu Âu Đổi mới, đảng Xanh, đảng Cải cách và Bảo thủ Châu Âu.

Thông tấn xã Việt Nam cho biết, tại cuộc gặp, ông Sơn khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với các lãnh đạo ở Nghị viện và các cơ quan của EU để thực hiện các cam kết được đưa ra trong EVFTA, đảm bảo sớm thông qua hiệp định.

EVFTA được hai bên ký kết tại Hà Nội vào tháng 6 năm ngoái.

Chuyến thăm của ông Bùi Thanh Sơn đến Nghị viện Châu Âu diễn ra vào khi Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu đang chuẩn bị bỏ phiếu cho các khuyến nghị do báo cáo viên về EVFTA với Việt Nam đưa ra trước đó. Việc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 21/1 tới.

Theo dự kiến, vào tháng 2 năm nay, sẽ có cuộc bỏ phiếu về các khuyến nghị và chấp thuận tại phiên họp của Nghị viện.

Nếu được Nghị viện Châu Âu chấp thuận, Hiệp định Thương mại (FTA) sẽ đi vào hiệu lực một tháng sau khi hai bên thông báo cho nhau quá trình thủ tục về pháp lý đã kết thúc. Hiệp định Bảo hộ đầu tư - IPA (một phần trong EVFTA) hiện vẫn còn cần phải được tất cả các quốc gia thuộc EU thông qua. Quá trình này có thể kéo dài đến 3 năm.

Published in Diễn đàn

Trung Quốc - Môi trường : Liên Âu phản công

Báo Pháp số ra ngày thứ Sáu cuối cùng của năm 2019 có nhiều bài tổng kết, đồng thời mở ra những viễn cảnh của Năm Mới. Nhật báo kinh tế Les Echos có chùm bài đáng chú ý về Trung Quốc và môi trường, hai mặt trận chính của Liên Hiệp Châu Âu trong năm tới.

lienau1

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu phát biểu tại Nghị Viện Châu Âu, Strasbourg, ngày 18/12/2019. Reuters/Vincent Kessler

Bài "Trung Quốc lo ngại về chính sách thương mại của Châu Âu, đang trở nên cứng rắn hơn", của Les Echos dẫn lời đại sứ Trung Quốc tại Bruxelles, cảnh báo chính sách của Liên Âu hiện nay khiến các nhà đầu tư muốn rời bỏ Châu Âu. Lý do là vì, từ nhiều tháng nay, trước tham vọng của nhiều tập đoàn lớn Trung Quốc thôn tính các doanh nghiệp chiến lược của Liên Âu, giới lãnh đạo Châu Âu bắt đầu xây dựng một chiến lược thống nhất hơn để đối phó với Bắc Kinh, được coi là "đối thủ chiến lược" của Liên Âu.

Hiện tại, nhiều biện pháp đang được các nước Châu Âu thảo luận, trong đó có đề xuất của Hà Lan nhằm hạn chế các hoạt động tại Châu Âu của các doanh nghiệp được một quốc gia tài trợ (ngầm chỉ Trung Quốc), cũng như gia tăng kiểm soát các đầu tư nước ngoài tại Châu Âu.

Vấn đề hệ trọng nhất là quyết định của các quốc gia thành viên Châu Âu, sắp phải đưa ra, trong việc chọn hay không các thiết bị của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi (Huawei), cho các mạng điện thoại 5G. Đầu năm nay, Ủy Ban Châu Âu sẽ đề xuất một số biện pháp nhằm giới hạn các nguy cơ do việc sử dụng các thiết bị của tập đoàn Trung Quốc, vốn đã có chỗ đứng vững chắc tại Châu Âu, do lo ngại Hoa Vi bị chính quyền Bắc Kinh chi phối. Hoa Vi đã bị Mỹ gạt ra khỏi thị trường, tổng thống Donald Trump nói thẳng đến "đe dọa" với an ninh quốc gia.

Một điểm lo ngại khác của Bắc Kinh, qua lời của đại sứ Trung Quốc tại Bruxelles, là thuế các-bon đối với các hàng hóa nhập từ Trung Quốc vào Châu Âu, mà Châu Âu dự định áp dụng. Biện pháp này bị coi là có thể đi ngược lại các quy tắc của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ và làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ thương mại.

"Châu Âu phải dẫn đầu cuộc đua"

Về chủ đề này, Les Echos đặt câu hỏi với tân chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen. Trong bài phỏng vấn mang tựa đề "Châu Âu phải dẫn đầu cuộc đua", nữ chủ tịch Ủy Ban Châu Âu giải thích rõ. Chiến lược của Liên Âu trong thời gian tới là đẩy nhanh tiến trình chuyển sang Kinh tế Xanh, với trụ cột là các cách tân công nghệ.

Theo tân chủ tịch Ursula von der Leyen, Liên Âu sở hữu "nhiều công nghệ phù hợp với nền Kinh tế Xanh nhất". Một ví dụ bà đưa ra là Thụy Điển trong những năm tới có thể đưa ra thị trường các sản phẩm thép, mà trong quá trình sản xuất không tạo ra khí thải. Sản phẩm này có thể đắt hơn giá cả trung bình trên thị trường. Châu Âu phải có nghĩa vụ bảo vệ các sản phẩm với công nghệ Xanh như vậy, hàng rào thuế các-bon là cần thiết để ngăn chặn các sản phẩm nhập khẩu vừa gây ô nhiễm, vừa được chính quyền trợ giá.

Lãnh đạo Liên Âu nhấn mạnh là, trong vấn đề này, Liên Âu không nhất thiết phải đối đầu với Trung Quốc, mà tốt hơn là hợp tác với Bắc Kinh trong việc thiết lập một sắc thuế như vậy, với mục tiêu chung là bảo vệ môi trường, hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bởi Trung Quốc cũng đang phát triển "thị trường tín chỉ các-bon" trong nước. Lãnh đạo Liên Âu tin tưởng là sáng kiến trên của Liên Âu sẽ kích thích nỗ lực cạnh tranh lành mạnh, vì sinh thái, tại Trung Quốc.

Tân chủ tịch Ủy Ban Châu Âu nhậm chức đúng vào thời điểm cuộc chiến hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính đang trong giai đoạn cam go. Trong lúc đa số các quốc gia trên thế giới không tỏ ra có thêm nỗ lực nhằm thực thi mục tiêu đã đề ra trong Thỏa thuận Khí hậu Paris 2015, Liên Âu đứng ở vị trí buộc phải trở thành đầu tầu của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến Khí hậu. Trong bài trả lời phỏng vấn Les Echos, lãnh đạo Ủy Ban Châu Âu nhấn mạnh đến tính khẩn cấp của việc đặt lợi ích chung của nhân loại vào trọng tâm trong dự án hành động của Liên Hiệp, nguyên tắc kinh tế "xoay vòng", hạn chế tối đa việc sử dụng các nguồn nguyên liệu không tái tạo được trong thiên nhiên phải trở thành thế mạnh của Liên Âu.

Để huy động vốn cho các dự án chuyển đổi sang kinh tế Xanh, bên cạnh khoản đầu tư hàng năm 100 tỉ euro ; hàng loạt nguồn vốn khác, trong đó có thị trường các-bon, thuế các-bon biên giới, hay thuế đánh vào các sản phẩm nhựa dùng một lần… đang được xem xét.

Châu Âu đứng trước nhiều thách thức vô cùng lớn, nhưng tân lãnh đạo Ủy Ban tin tưởng là Liên Âu sẽ khẳng định được con đường của mình. Bởi những gì đã diễn ra, đặc biệt với tiến trình ly dị với nước Anh, cho thấy trong hơn ba năm đàm phán căng thẳng, kéo dài, các thành viên Châu Âu đã tỏ ra hết sức bình tĩnh, tìm được quyết định chung cuối cùng, khẳng định một Liên Âu "đoàn kết, mạnh mẽ và chính xác trong các lựa chọn của mình".

Cái giá kinh hoàng của Biến đổi Khí hậu

Hành động quyết liệt cho một nền kinh tế Xanh đã trở thành lựa chọn của giới lãnh đạo Châu Âu, của đông đảo người Châu Âu, bởi các thiệt hại, nếu không kịp thay đổi mô hình kinh tế, sẽ là khủng khiếp. Vẫn trên Les Echos hôm nay có bài điểm lại 15 hiện tượng thời tiết cực đoan, trong năm 2019 đang đi qua, gây thiệt hại vật chất tổng cộng 140 tỉ đô la. Từ những trận cháy rừng khổng lồ tại Úc (tháng Giêng), tại California (tháng 12), lũ lớn tại Trung Quốc (từ tháng 6 đến tháng 8), siêu bão tại Midwest và miền nam nước Mỹ (từ tháng 3 đến tháng 6)…

Con số do tổ chức phi chính phủ Christian Aid cung cấp hôm nay, được chính các tác giả đánh giá là chỉ phản ánh một phần các thiệt hại. Và cũng không phải là toàn bộ các thiệt hại trên thế giới. Đặc biệt các tổn thất với các quốc gia nghèo là rất khó tính, do ngành bảo hiểm ít phát triển. Tổ chức Christian Aid cũng nhấn mạnh là tuyệt đại đa số thiệt hại nhân mạng do các hiện tượng thời tiết cực đoan là tại các quốc gia đang phát triển.

Nỗi lo biến đổi khí hậu ám ảnh. Cháy rừng tại Sydney là hình ảnh trang nhất của Le Monde. Nhật báo Pháp có hồ sơ : "Cháy rừng, khô hạn kỷ lục : Mùa hè địa ngục tại nước Úc".

Môi trường : Vận tải biển thế giới buộc phải loại bỏ dầu gây ô nhiễm

Thượng đỉnh Khí hậu COP 25 tại Madrid, đầu tháng 12/2019, bị coi là một thất bại thảm hại, bởi các quốc gia tỏ ra trơ lì trước áp lực của giới bảo vệ môi trường, gần như không nâng cao mức cam kết cắt giảm khí thải. Tuy nhiên, đã bắt đầu có các chuyển động mạnh trong từng lĩnh vực. Theo Les Echos, từ ngày mùng một tháng Giêng năm 2020, toàn bộ ngành vận tải đường biển sẽ buộc phải chuyển sang sử dụng các loại dầu mới, với mức lưu huỳnh thấp hơn hiện nay đến 7 lần.

Theo Les Echos, các chuẩn mực mới về môi trường của cơ quan hàng hải quốc tế sẽ làm đảo lộn thị trường xăng dầu toàn cầu. Trước mắt, ngành vận tải đường biển sẽ phải trả thêm khoảng gấp rưỡi số tiền mua dầu máy hiện có để đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt nói trên.

Afghanistan lo bị Trump bỏ rơi vào tay Taliban

Về thời sự quốc tế, Le Figaro đặc biệt chú ý đến nguy cơ Afghanistan bị chính quyền Mỹ bỏ rơi vào tay Taliban. Trong bài "Hoa Kỳ đối mặt với bóng ma thất bại tại Afghanistan", nhân 40 năm quân đội Liên Xô can thiệp vào quốc gia Nam Á này, Le Figaro cảnh báo : Tổng thống Mỹ muốn kết thúc cuộc chiến mà ông cho là vô lý này tuy nhiên, việc rút quân Mỹ có nguy cơ khiến thủ đô Kabul rơi vào tay phiến quân. Le Figaro dự báo từ nay đến cuối năm 2020, nếu một phần lực lượng của chính quyền Afghanistan sụp đổ, ông Trump rất có thể sẽ buộc phải ra quyết định lui quân.

"Một Việt Nam khác" là tựa đề bài xã luận Le Figaro. Tờ báo đánh giá là chiến lược thương lượng của Trump với Taliban hiện nay rất nguy hiểm, bởi không gì bảo đảm là các lực lượng thánh chiến sẽ không sử dụng vùng đất do Taliban kiểm soát để tấn công quân đội Mỹ.

Sự phân cực cao độ trong xã hội Mỹ khiến các định chế không thể vận hành bình thường. Đó là phân tích của Le Monde, trong bối cảnh tổng thống Mỹ sắp bị đưa ra luận tội trước Thượng Viện vào đầu tháng tới, và phía đảng Dân Chủ đối lập đang chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu tranh cử sơ bộ chọn ứng viên tổng thống vào đầu tháng Hai tới.

Pháp : Việc làm khởi sắc

Về nước Pháp, Le Monde Les Echos đồng loạt loan báo tin vui, tỉ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất kể từ 10 năm nay. Theo Le Monde, với hơn 260.000 chỗ làm mới được tạo ra trong năm nay, so với chỉ 180.000 năm 2018, tình hình lao động tại Pháp đang có xu hướng trở nên sáng sủa hơn. Những người được hưởng lợi nhiều nhất là giới trẻ dưới 24 tuổi.

Bãi công chống cải cách hưu trí

Về phong trào chổng cải cách hưu trí tại Pháp, La Croix cho biết bãi công đã đến ngày thứ 23, dài hơn cuộc bãi công chống cải cách thời thủ tướng Alain Juppé năm 1995. La Croix có bài phóng sự mô tả tình cảnh của những người bãi công. Bị thiệt hại về tài chính, do không có lương, người bãi công hy vọng được sự hỗ trợ của công chúng, thông qua các quỹ "đoàn kết tài chính". Nhật báo công giáo dự báo với đà này, cuộc bãi công sẽ còn kéo dài.

Trên Les Echos, học giả Jacques Attali có bài phân tích đáng chú ý, "Hưu trí, cuộc cải cách có nguy cơ bị bác bỏ". Bài viết nhấn mạnh đến tính chất vô cùng nan giải của cuộc cải cách, được ông ví với "một cơ quan nhân tạo", với rất nhiều điểm ưu việt, đang được chính phủ nỗ lực "dùng mọi biện pháp dân chủ" để ghép vào "cơ thể sống xã hội". Cuộc cấy ghép có thể thành công, nhưng cũng có rất nhiều nguy cơ bị cơ thể đào thải.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Châu Âu muốn tăng tốc sang kinh tế Xanh : Ba thách thức trước mắt

Hai kế hoạch lớn của Châu Âu và Pháp dự kiến công bố là tâm điểm chú ý của báo chí Pháp. Thứ nhất là dự án cuộc cải cách hưu trí đang bị phản đối dữ dội tại Pháp. Sau nhiều tháng để không khí mơ hồ ngự trị, quyết định "hạ bài" của chính phủ Pháp hôm nay, 11/12/2019, là tựa trang nhất của nhiều nhật báo. Trước hết xin giới thiệu về dự án của tân Ủy ban Châu Âu tăng tốc đưa Châu lục chuyển sang nền kinh tế Xanh.

xanh1

Tân chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen trình bày cương lĩnh định hướng cuộc chuyển hóa sang nền kinh tế Xanh (Green New Deal), Bruxelles, 11/12/2019.Aris Oikonomou / AFP

Les Echos chạy tựa trang nhất : "Khí hậu : Chương trình 1.000 tỉ euro của Liên Âu", với hình tân chủ tịch Ủy ban, nữ chính trị gia Đức Ursula von der Leyen. Đầu tư cho cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế không sử dụng năng lượng hóa thạch là mặt trận đầu tiên của tân chủ tịch Ủy ban Châu Âu, kể từ khi nhậm chức.

"Green Deal" (Thỏa ước Xanh) là tên gọi của kế hoạch hành động khẩn cấp của Liên Âu. Với trọng lượng kinh tế đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ, nhưng chỉ chịu trách nhiệm 9% lượng khí thải toàn cầu, Liên Hiệp Châu Âu coi cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế Xanh vừa là chiến lược dài hạn, cơ hội riêng cho kinh tế Châu lục tăng trưởng, nhưng cũng vừa là con đường xây dựng một mô hình mới, đưa nhân loại thoát khỏi nguy cơ diệt vong nhãn tiền, với đà nóng lên nhanh chóng của khí hậu.

Tính khẩn cấp của cuộc chiến Khí hậu gắn chặt với tình trạng khẩn cấp về kinh tế. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu nhấn mạnh : "Thỏa ước Xanh sẽ là chiến lược tăng trưởng mới của Châu Âu". Về mục tiêu chung, hai cái đích đã được đưa ra : Trung hòa khí thải vào năm 2050, và giảm từ 50 đến 55% khí thải vào năm 2030, so với cái đích giảm 40% trước đây.

Chuyển hóa xã hội về mọi mặt

Thứ Sáu tuần trước, nhiều tài liệu làm việc của Ủy ban được công bố cho thấy hàng loạt lĩnh vực liên quan, từ chính sách năng lượng, vận tải, đa dạng sinh học, nông nghiệp, xây dựng, tài chính, thương mại quốc tế, quan hệ đối ngoại… Tóm lại, đây là một dự án chuyển hóa xã hội "trên quy mô toàn thể", theo nguồn tin từ các dân biểu Châu Âu.

Khí hậu, hay cuộc chuyển hóa sang xã hội không khí thải, là mục tiêu số một của Liên Âu, và dự án đầu tư 1.000 tỉ đô la trong 10 năm tới là điều đã rõ. Vấn đề cụ thể là Liên Âu nỗ lực "về tài chính và về chính trị" như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra.

Chúng ta biết, các quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu sẽ có tiếng nói quyết định trong việc huy động ngân sách, trong khuôn khổ các thương lượng về kế hoạch 2021-2027 của Liên Hiệp. Các tranh luận tại thượng đỉnh Liên Âu ngày mai và ngày mốt hứa hẹn sẽ căng thẳng.

Trong lúc một số tổ chức phi chính phủ khẳng định số tiền trên chỉ đủ chi phí cho một phần ba nhu cầu, thì nhiều tập đoàn công nghiệp lớn cảnh báo là một quyết định tăng tốc chuyển đổi "quá nhanh chóng", với các mục tiêu "phi hiện thực" sẽ là "điều phản tác dụng".

Xã luận Les Echos, với tựa đề "Sinh thái : Nếu người ta tăng tốc thì sao ?" nhấn mạnh đến nỗi lo ngại : nếu Ủy ban Châu Âu đứng trước tình thế phải hành động quá gấp gáp, họ sẽ không có đủ thời gian để kịp thương lượng và thuyết phục bên lập pháp.

Ba thách thức lớn : Ba nước Đông Âu, thuế các-bon biên giới, thuế xăng dầu

Cũng trong hồ sơ này, Les Echos có bài "Nhiều căng thẳng tại Châu Âu sắp tới", nói về những thách thức mà Ủy ban Châu Âu phải vượt qua trong việc tìm kiếm các thỏa hiệp với các quốc gia thành viên và thuyết phục các ngành công nghiệp đồng hành trong công cuộc biến chuyển này.

Thách thức thứ nhất là từ nhóm ba nước miền đông (Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Czech), vốn còn rất phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch (than đá). Ngày hôm nay, Ủy ban Châu Âu sẽ phải công bố các trợ giúp tài chính, để đổi lại thỏa thuận của ba quốc gia nói trên với mục tiêu chung của Liên Hiệp.

Thách thức thứ hai là ngành xe hơi. Để thuyết phục Đức, nhà sản xuất xe hơi hàng đầu nỗ lực hơn, Thỏa ước Xanh công bố hôm nay ắt hẳn sẽ phải đề xuất việc xây dựng lại hệ thống trao đổi hạn mức khí thải chung. Hệ thống mới sẽ phải bao gồm khí thải trong ngành vận tải đường biển, đường sông, cũng như giảm bớt các ưu đãi về thuế nhiên liệu với ngành hàng không.

Thách thức thứ ba là Liên Âu phải tạo được một cơ chế đánh thuế các-bon tại biên giới, dù không chính thức gọi là thuế. Số tiền thu được từ "cơ chế điều chỉnh các-bon tại biên giới" (tên gọi chính thức) có thể sẽ được đầu tư một phần cho các nước xuất khẩu hàng sang Châu Âu, để đầu tư cho năng lượng Xanh, một phần khác cho các đầu tư tại Châu Âu. Hiện tại vấn đề này vẫn đang được bàn thảo. Về nguyên tắc, loại thuế các-bon mới này phải bảo đảm "cạnh tranh bình đẳng", phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cùng với việc thiết lập thuế các-bon tại biên giới Liên Âu, giá khí thải các-bon trong nội địa Châu Âu cũng sẽ phải được nâng lên.

Thị trường khí thải các-bon toàn cầu : Bế tắc tại COP25

Trong lúc Ủy ban Châu Âu chuẩn bị công bố Thỏa ước hành động khẩn cấp để chuyển sang nền kinh tế Xanh,cùng với vấn đề cách tính lượng khí thải, dự án thị trường mua bán tín dụng khí thải các-bon toàn cầu vẫn đang trong tình trạng bế tắc tại Thượng đỉnh Khí hậu COP25 (Tây Ban Nha).

Theo Les Echos, tại Madrid, cộng đồng quốc tế đang bị chia rẽ hơn bao giờ hết trong việc tìm ra phương thức thực thi điều 6 của Hiệp ước Khí hậu Paris 2015. Về nguyên tắc, Hiệp ước Khí hậu sẽ có hiệu lực kể từ năm tới 2020, thay thế cho Nghị định thư Kyoto. Nếu từ nay cho tới đó không đạt được đồng thuận về phương thức thực thi điều 6, thì việc phối hợp quốc tế để thực thi Hiệp ước Paris 2015 sẽ rất khó khăn.

COP25, sẽ kết thúc trong ba ngày nữa, về nguyên tắc là cơ hội lớn cuối cùng cho phép đạt đồng thuận trước khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực.

Mục "Hành tinh" của Le Monde có hồ sơ "Tại COP25, hồ sơ thị trường các-bon đầy gai góc" cho biết cụ thể là văn bản dài 34 trang, về chủ đề này, vẫn còn đến 423 điểm bất đồng.

Trên lý thuyết, thị trường mua bán khí thải sẽ cho phép các quốc gia nghèo nhận được nhiều đầu tư hơn cho năng lượng Xanh, từ các nước phát khí thải nhiều hơn mức cam kết. Tuy nhiên, thị trường này được ví như con dao hai lưỡi. Một trong các lo ngại lớn là hệ thống mua bán khí thải các-bon, nếu thiếu đi các nguyên tắc minh bạch, công bằng và hiệu quả, sẽ thay vì khuyến khích các bên nỗ lực hành động để cắt giảm khí thải, chỉ tạo ảo giác về tình trạng khí thải giảm mạnh nói chung, điều trái ngược với thực tế.

Cải cách hưu trí Pháp : "Chính phủ hạ bài"

Trở lại nước Pháp, trang nhất nhật báo Libération tóm rõ tình hình cuộc cải cách hưu trí với hai bức ảnh. Bên trên là thủ tướng Edouard Philippe (dự kiến công bố dự án cải cách hôm nay), phía dưới là hình ảnh một cuộc biểu tình chống cải cách trên đường phố. Ở giữa là hàng tựa : "Cải cách hưu trí : Mọi lá bài đã đặt trên mặt bàn".

Liệu có cơ hội thoát khỏi khủng hoảng hay không ? Có thể. Phong trào phản kháng bước có phần hạ nhiệt hôm qua, và hôm nay đến lượt thủ tướng Pháp công bố chi tiết dự án.

Bài xã luận của Libération, với tựa đề : "Cái giá phải trả", ghi nhận : nếu chính phủ trấn an được giới giáo viên, giới viên chức, thỏa mãn những yêu sách của các nghiệp đoàn CFDT và UNSA, thì chính quyền có thể hy vọng phong trào sẽ ít thu hút người tham gia hơn. Đặc biệt là tại hai tập đoàn vận tải RATP và SNCF, phản kháng sẽ giảm bớt, nếu chính phủ chấp nhận chỉ giới hạn áp dụng cải cách hưu trí với những người mới vào nghề. Nếu các nhân viên RATP và SNCF ít tham gia bãi công, giao thông công cộng sẽ được nối lại… Tóm lại, theo Libération, chính phủ cần phải trả giá.

Phong trào phản kháng sụt giảm, chính phủ "hạ bài" cũng là ghi nhận của Le Figaro trên trang nhất. Tuy nhiên, trong bài xã luận "Cứu vãn danh dự", nhật báo thiên hữu tỏ ra không mấy tin tưởng. Le Figaro dự đoán, con đường thoát khỏi khủng hoảng sẽ còn dài, trước khi mỗi người tìm thấy lối ra. Le Figaro nhấn mạnh là mục tiêu đầy tham vọng, tập trung hàng chục chế độ hưu trí khác biệt hiện hành trong một chế độ duy nhất công bằng hơn, hoàn toàn không phải là điều dễ dàng đạt được. Chính quyền sẽ bắt buộc phải có các nhân nhượng, nhiều khi rất đắt giá, và đôi khi không hề liên quan đến cuộc cải cách.

Theo Le Monde, ba nghiệp đoàn chính của cảnh sát kêu gọi bãi công kể từ hôm nay, chống lại dự án cải cách, mà theo họ xâm phạm đến quy chế đặc biệt của ngành nghề này. Báo La Croix dành hồ sơ chính chủ đề : mở rộng diện ưu đãi với những ngành nghề nặng nhọc có thể giúp cải cách hưu trí dễ được chấp nhận hơn.

Về cuộc cải cách hưu trí bị phản đối dữ dội, Le Monde giới thiệu trên trang nhất "Cảnh báo của các kinh tế gia gần gũi với Macron". Ba nhà kinh tế từng tham gia xây dựng cương lĩnh kinh tế tranh cử tổng thống của Macron hồi 2017 phê phán tình trạng "thiếu minh bạch trong việc tiến hành cải cách".

Vẫn Le Monde chú ý đến các lo ngại trong ngành khách sạn, nhà hàng về phong trào phản kháng kéo dài ảnh hưởng đến kinh tế, nhưng trước mắt xung đột xã hội không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng, trái ngược với những khó khăn rất lớn hàng ngày mà người Pháp phải gánh chịu về giao thông đi lại. Le Monde nhắc lại kinh nghiệm từ cuộc bãi công khổng lồ kéo dài cuối năm 1995 tại Pháp, kéo dài cả tháng, gây tổng thiệt hại, được coi là tương đối không lớn, với khoảng 0,05% GDP nước Pháp.

Nợ gia đình Trung Quốc tăng vọt, nhiều dự án nhà chọc trời đóng băng

Về thời sự Châu Á, Le Monde có bài về tình trạng nợ gia đình quá cao tại Trung Quốc, đến mức Ngân hàng trung ương phải báo động, trong một báo cáo hôm 25/11, trong lúc tăng trưởng chững lại ở mức thấp nhất từ 28 năm nay. Chính quyền Trung Quốc lo ngại, vì tiêu thụ gia đình nội địa đóng góp 60% cho tăng trưởng (20% do xuất khẩu – theo thống kê quý một 2019). Một lý do chủ yếu của việc nợ gia tăng là do giá bất động sản gia tăng. Các gia đình trung lưu phải giảm bớt chi tiêu, cụ thể như trong việc mua sắm xe hơi. Trong hai năm vừa qua, số xe bán ra giảm 17%.

Chính quyền Trung Quốc thường dùng thị trường bất động sản làm đòn bẩy kích thích kinh tế, trong trường hợp tăng trưởng giảm sút. Bất động sản đóng góp thông thường từ 20 đến 30% tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, Le Monde ghi nhận tình trạng nhiều dự án nhà chọc trời của Trung Quốc đang bị đóng băng, do thiếu vốn. Theo báo Anh Financial Times, hiện tại hơn 10 dự án nhà cao hơn 300 mét đang bị đình trệ.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng, đã dẫn đến một sự hỗn loạn thị trường và nguy cơ kinh tế suy thoái cho cả toàn cầu chứ không riêng gì cho hai nước.

Tại Châu Âu, những tác động của cuộc chiến thương mại và quyết định của Anh rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu (Brexit) đã kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế của các nước trong Liên Hiệp Châu Âu (EU). Nhưng hơn hết nó đang làm thay đổi cục diện địa chính trị, làm lung lay nền tảng cán cân quyền lực tại Châu Âu, buộc EU phải định hình lại vai trò của liên minh trên thế giới.

EU đánh giá Châu Á, đặc biệt Đông Nam Á là khu vực đang phát triển và là trọng tâm của một chiến lược mới hướng về Châu Á, nên EU muốn xây dựng mối liên kết sâu rộng đồng thời tăng cường sự hiện diện tại khu vực, thông qua quan hệ thương mại và quốc phòng.

Hợp tác và triển khai chiến lược an ninh

Tại hội nghị Đối thoại Shangri-La (tháng 5/2019), bà Federica Mogherini, Phó Chủ tịch Ủy ban EU, Đại diện cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh, xác nhận, EU hiện đã hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), không chỉ về chính trị và kinh tế, mà còn về an ninh. Từ nhiều năm qua, EU luôn tham dự các phiên họp của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các Hội nghị thượng đỉnh Đông Á thường niên.

Vào tháng 5, Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh dẫn một phái đoàn Việt Nam tới Brussels để tham dự cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng EU theo lời mời của ông Claudio Graziano, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Liên Hiệp Châu Âu, cơ quan quân sự cao nhất của EU.

Cũng trong tháng 5, cuộc họp ủy ban chung đầu tiên theo Hiệp định khung đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam và EU (EU-Vietnam Framework Agreement on Comprehensive Partnership and Cooparation – EV-PCA) đã được tổ chức. Đây là thỏa thuận được ký vào năm 2012 và có hiệu lực vào năm 2016. Cuộc họp này do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tô Anh Dũng và Gunnar Wiegand, giám đốc Châu Á và Thái Bình Dương thuộc Cơ quan hành động đối ngoại Châu Âu, đồng chủ trì.

Vào ngày 5 tháng 8, báo Asia Times loan tin, Federica Mogherini và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch ký thỏa thuận khung hợp tác quốc phòng (Framework Participation Agreement – FPA). Theo đó, Việt Nam được khuyến khích đóng góp vào các hoạt động trong khuôn khổ Chính sách An ninh và Quốc phòng chung của EU, một chiến lược phối hợp chính sách tình báo và quốc phòng của khối này cũng như tham gia vào các công tác gìn giữ hòa bình, phòng ngừa xung đột và tăng cường an ninh quốc tế trong khu vực lân cận EU.

Đây là dấu hiệu mới nhất, cho thấy, EU đang cố gắng thiết lập mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với khu vực và đặc biệt với Việt Nam, vốn là trọng tâm tranh chấp với Bá quyền Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đó EU đã ký kết FPA với Úc, Tân Tây Lan và Hàn Quốc.

Can dự vào Biển Đông, bảo vệ tự do hàng hải

Cho đến nay, EU từ chối công khai ủng hộ các bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng đã đưa ra quan điểm đòi Bắc kinh phải tuân thủ công pháp quốc tế, dựa trên các nguyên tắc của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea -UNCLOS). Trong chiến lược toàn cầu được công bố vào tháng 6.2016, Liên Hiệp Châu Âu cam kết các yêu cầu: Duy trì tự do hàng hải, bảo đảm sự tuân thủ Công pháp quốc tế bao gồm Luật biển và thủ tục tài phán, cũng như giải quyết các tranh chấp vùng biển trong hoà bình.

Hiện có hai quốc gia thành viên EU đang tham gia tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông là Pháp và Vương quốc Anh.

Quan hệ an ninh Pháp – Việt đã được cải thiện nhiều. Hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng từ năm 2009 và bắt đầu Đối thoại chính sách quốc phòng vào cuối năm 2016.

Cuộc đối thoại cấp thứ trưởng đầu tiên giữa hai nước về chiến lược an ninh và quốc phòng diễn ra vào tháng 9.2018 và ký kết thành lập một Ủy ban hợp tác quốc phòng Việt- Pháp.

Pháp là quốc gia nhiều lần lên tiếng phản đối Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa nhiều nơi trên Biển đông. Các tàu của Pháp tham gia vào các cuộc diễn tập tự do hàng hải trên Biển Đông năm 2017 và năm 2018.

Vào tháng 5/2019, tàu khu trục FS Forbin của Pháp đã cập cảng Việt Nam lần đầu tiên. Tại Hội nghị Shangri-La 2019 ở Singapore, một cuộc đối thoại quốc phòng khu vực thường niên được tổ chức hồi cuối tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã hứa rằng, các tàu của Pháp "sẽ đi vào biển Đông nhiều hơn hai lần một năm".

Khởi động thành lập "Liên minh các quốc gia dân chủ Châu Á"

Vào cuối tháng 6/2019 Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm Nhật Bản với mục đích thảo luận với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về dự án lập một liên minh với các quốc gia dân chủ, nhằm chống lại bá quyền Trung Quốc trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Sáng kiến này trước đây đã được Abe trình bày trong diễn văn đọc trước Quốc hội Ấn vào năm 2007. Theo đó, Nhật, Ấn, Úc và một số quôc gia dân chủ khác sẽ cùng liên kết đối đầu Trung Quốc, một bá quyền trỗi dậy đang đe dọa sự ổn định tại Châu Á và thế giới.

Nay Pháp, quốc gia thành viên EU đầu tiên muốn tham gia sáng kiến của Thủ tướng Abe. Tổng thống Macron tuyên bố Pháp-Nhật hợp tác nhằm lập một liên minh tranh đấu cho một khu vực phi bá quyền và phi nguyên tử. Ngân sách quốc phòng ba quốc gia Pháp, Nhật và Ấn hợp chung là 177 tỷ USD, trong khi Trung Quốc chi 250 tỷ USD cho quân sự. Trung Quốc hiện có 450 đầu đạn hạt nhân : 150 đầu đạn hạt nhân chiến lược, 150 bom hạt nhân, và 150 đầu đạn pháo hạt nhân.

Thủ tướng Abe đang nỗ lực sửa đổi Hiến pháp, cho phép Nhật trong tương lai tham gia hỗ trợ quân sự cho các quốc gia đồng minh. Chẳng hạn, trong trường hợp Trung Quốc lấn vào một quần đảo của Pháp ở Thái Bình Dương, Nhật có thể can dự mà không bị kết án vi hiến. Dominique Moisi, nguyên giáo sư Harvard, chuyên gia đối ngoại Pháp so sánh sáng kiến Abe và Macron với một liên minh của ba nước Phổ, Áo và Anh đã liên kết chống lại Đế quốc hùng mạnh Napoleon trong thế kỷ 18 và đã thành công. Ông giải thích thêm, lý do hình thành Liên minh Nhật, Ấn, Úc và Pháp là thực tại thế giới mới đang ở vào thời điểm, Trung Quốc đã là mối đe dọa lớn và không ai còn tin tưởng vào Hoa Kỳ nữa.

Trong tương lai, Châu Âu sẽ là một tác nhân toàn cầu (global player) như Mỹ, Trung và Nga và hơn bao giờ hết EU không muốn duy trì vị thế bánh mì kẹp Sandwich (Sandwich position) phụ thuộc vào mối tương quan quyền lợi giữa hai siêu cường Mỹ-Trung.

Quan hệ Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu (EU)

Bối cảnh toàn cầu phức tạp thúc đẩy EU mở rộng quan hệ và tìm kiếm thỏa thuận thương mại với mọi quốc gia, đặc biệt với các nước thành viên ASEAN. Hiện tại bang giao Việt Nam-EU cũng đã có nhiều cải thiện và đang phát triển. Trong thời gian tới Việt Nam sẽ trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Việt Nam chuẩn bị đảm nhận vị trí chủ tịch của khối ASEAN.

Các mốc lớn trong quan hệ Việt Nam – EU

1990 : Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

1995 : Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam – EC.

1996 : Ủy ban Châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam.

2003 : Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền.

2004 : Hội nghị cấp cao Việt Nam – EU lần đầu tiên tại Hà Nội.

2012 : Ký chính thức PCA Việt Nam – EU và khởi động đàm phán EVFTA.

2015 : Ký Tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán EVFTA.

Thương mại

Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU. EU là đối tác thương mại lớn thứ tư (sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Mỹ) của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2018 là 47.286 tỷ USD trong đó xuất khẩu là 35,522 tỷ USD, nhập khẩu là 11,764 tỷ USD.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)

Bốn năm sau khi các cuộc đàm phán kết thúc (2015), Việt nam và Liên Hiệp Châu Âu cuối cùng đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) và thỏa thuận bảo hộ đầu tư vào ngày 30 tháng 6 tại Hà Nội. Các thỏa thuận này có ý nghĩa không chỉ đối với mối quan hệ của Việt Nam với Châu Âu, mà còn là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa EU và khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu dài hạn của EU là can dự mở rộng ảnh hưởng ở Châu Á.

LMCA1

Bốn năm sau khi các cuộc đàm phán kết thúc (2015), Việt nam và Liên Hiệp Châu Âu cuối cùng đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) và thỏa thuận bảo hộ đầu tư vào ngày 30 tháng 6 tại Hà Nội.

Theo sau Singapore và Việt Nam, nước kế tiệp EU ký kết là Indonesia. EVFTA là Hiệp định thương mại quan trọng là giữa Việt Nam với EU. Đây là cơ hội lớn cho xuất khẩu Việt Nam khi hàng hoá luôn xuất siêu vào thị trường này.

Theo cam kết trong EVFTA, trong vòng 7 năm, EU sẽ xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong vòng 10 năm, Việt Nam sẽ xóa bỏ trên 99% số dòng thuế đối với nhập khẩu từ EU. Đối với thương mại dịch vụ và đầu tư, EU cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.

Khả năng EVFTA được phê chuẩn ?

Trong quá trình đàm phán kéo dài nhiều năm, Hiệp định EVFTA đã gây nhiều tranh cãi giữa các chính đảng trong EU. Những nghị sĩ ủng hộ cho rằng, EU nên nhượng bộ thương mại để khuyến khích Việt Nam nỗ lực bảo vệ môi sinh và tôn trọng nhân quyền. Ngược lại, phe chống đối lo ngại tính khả thi trong trường hợp thoả thuận với Cộng sản Việt Nam.

Nội dung EV-FTA cho thấy, hiệp định không thuần túy là thỏa ước thương mại mà còn đính kèm các điều kiện nhân quyền mà cả hai bên đều phải tuân thủ. EU ký kết các thỏa thuận thương mại không chỉ đơn giản nhằm tăng lợi ích kinh tế mà còn sử dụng như một công cụ quảng bá các giá trị tự do, dân chủ, công lý, pháp trị và nhân quyền.

Trong 8 phiên họp Đối thoại nhân quyền giữa Việt nam và EU, EU luôn nhấn mạnh vào sự cần thiết đạt được tiến bộ quan trọng trong các quyền về chính trị và dân sự. EU đã phê bình các vụ giam giữ và kết án, cũng như những hạn chế quyền tự do đi lại của những nhà bảo vệ nhân quyền. EU đòi hỏi tất cả những cá nhân bị bắt giam vì đã thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình một cách ôn hòa trên mạng hay không qua mạng cần phải được trả tự do. Ngoài ra EU đề cao vai trò rất quan trọng của các tổ chức xã hội dân sự trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người cũng như trong việc tăng cường sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững.

Trong năm qua, nhiều Nghị sĩ của Nghị viện Châu Âu đã gửi thư ngỏ thúc giục chính quyền Việt Nam phải thực hiện những bước cải thiện đáng kể trong hồ sơ nhân quyền trước khi EVFTA có thể được phê chuẩn.

Trong quá khứ Hiệp định EVFTA dự kiến phê chuẩn vào năm 2018, đã bị Liên Hiệp Châu Âu hoãn lại vì chế độ Hà nội vi phạm luật quốc tế qua việc mật vụ Việt Nam bắt cóc trắng trợn một viên chức Việt nam xin tị nạn tại Đức hồi mùa hè 2017 cũng như tình trạng nhân quyền ngày càng trầm trọng ở Việt Nam. Vụ bắt cóc dẫn đến khủng hoảng bang giao Việt-Đức. Chính quyền Berlin đã tạm ngưng đối tác chiến lược với Hà Nội.

Lần này trước tình hình mới Hiệp định sẽ được đưa ra Nghị viện Châu Âu phê chuẩn vào cuối năm nay hoặc sang năm 2020. Nếu được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn, EV-FTA sẽ tạo ra những chuyển biến lớn về kinh tế, đồng thời sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến giới hoạt động nhân quyền ở Việt Nam.

Vũ Ngọc Yên

Nguồn : Tiếng Dân (27/09/2019)

Published in Diễn đàn

Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu cảnh báo về quân sự hóa Biển Đông (RFI, 05/08/2019)

Tai Hà Nội hôm nay, 05/08/2019, Đại diện cao cấp về ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu Federica Mogherini cảnh báo là việc Trung Quốc "quân sự hóa" Biển Đông đang đe dọa hòa bình tại vùng biển tranh chấp này. Trung Quốc đã bị tố cáo triển khai nhiều chiến hạm, đặt nhiều vũ khí trên các đảo mà họ bồi đắp, tấn công các tàu cá, đặc biệt là của Việt Nam, ở vùng Biển Đông.

chau1

Đại diện cấp cao về ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu Federica Mogherini và ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội, ngày 05/08/2019. Reuters/Kham

Bà Mogherini thăm theo lời mời của ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh. Phát biểu trong cuộc họp báo chung với ông Phạm Bình Minh hôm nay, bà Federica Mogherini cho biết là Liên Hiệp Châu Âu rất quan ngại trước tình hình căng thẳng tại Biển Đông, cho rằng đó không phải là những yếu tố thuận lợi cho môi trường hòa bình, ổn định tại khu vực.

Căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Quốc đã gia tăng, sau khi Bắc Kinh vào đầu tháng 7 vừa qua đưa tàu khảo sát với nhiều tàu hộ tống vào khu vực bãi Tư Chính, gần quần đảo Trường Sa, tức là nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hà Nội đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút các tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, nhưng các tàu này cho tới nay dường như vẫn còn trong khu vực bãi Tư Chính.

Theo báo chí trong nước, trong bản thông cáo chung, được công bố hôm nay, Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu cho biết đã hoàn tất việc đàm phán Hiệp định về thiết lập khuôn khổ tham gia của Việt Nam vào các hoạt động quản lý khủng hoảng của Liên Hiệp Châu Âu (Hiệp định FPA). Hai bên đang "hoàn thiện các thủ tục nội bộ dẫn tới việc ký kết, phê chuẩn và thực hiện đầy đủ Hiệp định trên".

Thanh Phương

******************

EU chỉ trích Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông (RFA, 05/08/2019)

Hoạt động quân sự hóa Biển Đông đang đe dọa hòa bình tại khu vực có tranh chấp giữa các bên.

chau2

Trung Quốc đưa tiêm kích Su-35 ra Biển Đông - AFP

Đây là phát biểu của Phó Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Federica Mogherini, nhân chuyến thăm đến Hà Nội vào ngày 5 tháng 8. Hãng AFP loan tin cho biết bà Federica Mogherini nói rõ Liên Minh Châu Âu quan ngại về tình hình căng thẳng gia tăng tại khu vực Bỉển Đông.

Cũng theo nguyên văn lời của bà Federica Mogherini thì hoạt động quân sự hóa chắc chắn không dẫn đến một môi trường hòa bình.

Bà này nhắc lại ủng hộ của quyền tự do đi lại, tự do hàng không trên biển và ủng hộ tiến trình hoàn tất đàm phán Bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Đông (COC) và tôn trọng Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982.

Trong cùng ngày, theo truyền thông trong nước, Bà Federica Mogherini bày tỏ vui mừng lần đầu đến thăm Việt Nam tại cuộc hội đàm với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh về chính sách đối ngoại và an ninh. Tại đây, bà Federica Mogherini khẳng định EU coi Việt Nam là đối tác hàng đầu tại khu vực và EU đang triển khai nhiều chính sách và biện pháp cụ thể để phát triển sâu rộng hơn các mối quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Theo tin từ báo Tuổi Trẻ, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao hỗ trợ của EU và các nước thành viên EU dành cho Việt Nam. Nhân dịp này, ông Phạm Bình Minh đề nghị phía EU tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam để tăng cường lực thể chế, ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển bền vững.

Theo thông cáo chung do phía EU công bố trong ngày 5/8/2019, EU và Việt Nam hoan nghênh việc kết thúc đàm phán Hiệp định về thiết lập khuôn khổ tham gia của Việt Nam vào các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU (Hiệp định FPA).

Published in Quốc tế

Liên Hiệp Châu Âu là kết hợp chính trị duy nhất trong lịch sử thế giới được thành lập một cách hoàn toàn tự nguyện và thuần túy đặt nền tảng trên những giá trị chính trị và đạo đức cao đẹp. Đã không hề có một tiếng súng chinh phục, không có bất cứ nước nào bị ép buộc phải gia nhập Liên Hiệp, chỉ có những nước muốn gia nhập mà chưa được. Liên Hiệp Châu Âu đã là đế quốc thực sự văn minh đầu tiên trên thế giới.

eu01

Liên Hiệp Châu Âu đã không tan nát sau cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu kết thúc ngày 26/05/2019 vừa qua. Liên Hiệp Châu Âu được thêm 5 năm để củng cố và giải quyết những thách thức và tiến lên.

Trái với sự lo âu của của nhiều người, và hy vọng của nhiều người khác, Liên Hiệp Châu Âu đã không tan nát sau cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu kết thúc ngày 26/05/2019 vừa qua. Liên Hiệp Châu Âu được thêm 5 năm để củng cố và giải quyết những thách thức và tiến lên.

Các khuynh hướng ủng hộ quả quyết Liên Hiệp Châu Âu vẫn giữ được một đa số áp đảo, 456 ghế và 67,25% trong nghị viện, dù thành phần có thay đổi, trong khi các khuynh hướng chống hay hoài nghi chỉ được 190 ghế, hay 25%. Điều có ý nghĩa hơn là, trừ một vài thành phần không đáng kể, thiểu số 25% này cũng không còn tuyên bố chống lại Liên Hiệp Châu Âu nữa mà chỉ đòi cải tiến, điều mà đa số ủng hộ nhiệt tình Liên Hiệp Châu Âu cũng đồng ý bởi vì Liên Hiệp đang ở trong tiến trình hình thành. Như vậy giờ này người ta có thể khẳng định là sự tồn tại và tương lai của Liên Hiệp Châu Âu không còn bị đe dọa.

Khác với một cách nhìn phiến diện

Nhìn một cách bình tĩnh phải nói rằng sự lo âu cho sự sống còn của Liên Hiệp Châu Âu không có cơ sở. Nó chủ yếu do một cách nhìn phiến diện về sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy khiến người ta nghĩ rằng chúng là một đặc sản mới của Châu Âu. Thực ra phong trào dân túy -kêu gọi triệt thoái về biên giới quốc gia- chỉ là một phản xạ tư nhiên và nông nổi trong mọi dân tộc mỗi khi sự giao lưu giữa các quốc gia tăng lên. Người ta rất dễ có cảm giác rằng mình mất nhiều hơn là được, nhất là khi mình thuộc thành phần đang bị thua thiệt. Phong trào dân túy khai thác cảm giác đó. Nó không mới, nó đã xuất hiện tại tại Châu Âu và Nhật ngay từ đầu thế kỷ trước như là một sản phẩm của làn sóng chinh phục thuộc địa -về bản chất cũng là một phong trào toàn cầu hóa- và đã dẫn tới các chế độ nazi, phát-xít, quân phiệt đặt nền tảng trên một tinh thần dân tộc hẹp hòi, với những hậu quả mà chúng ta đã biết. Gần đây nó tái xuất hiện như một phản ứng trước phong trào toàn cầu hóa mới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt. Nó không giới hạn tại Châu Âu mà là một hiện tượng toàn cầu. Và nếu chúng ta nhìn kỹ thì Châu Âu còn ít bị dao động hơn là Mỹ, Nga và Châu Mỹ La Tinh. Các nước Châu Âu không bị phong trào dân túy tác động đến độ đưa lên cầm quyền những nhà độc tài hiểm độc như Putin hay mỵ dân trắng trợn như Donald Trump, Bolsonaro, Dutarte. Lý do khiến người ta có cảm tưởng Châu Âu bị dao động nhất là vì Châu Âu đã cảnh giác và báo động trước. Điều này thực ra chỉ chứng tỏ sức khỏe tinh thần của Châu Âu.

Một lý do khác khiến khiến người ta nghi ngờ khả năng tồn tại của Liên Hiệp Châu Âu là vì Liên Hiệp đang trong giai đoạn thành lập và vì thế không tránh khỏi những lủng củng, điển hình là vụ Brexit, nghĩa là nước Anh rút khỏi Liên Hiệp.

Những thử thách lớn không riêng của Châu Âu

Tuy vậy cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu vừa chứng tỏ Liên Hiệp Châu Âu vẫn vững vàng. Và sẽ có 5 năm tương đối an toàn để đương đầu với những thử thách và tiến tới, trong đó ta có thể nhận diện bốn thử thách lớn.

Thử thách đầu tiên, đồng thời cũng là một triển vọng, là đạt tới một đồng thuận trên một chính sách chung về môi trường. Đồng thuận này tuy khó khăn nhưng chắc chắn sẽ đạt được vì tất cả các nước thành viên đều đã ý thức rằng diện tích Châu Âu quá nhỏ -4,5 triệu km2 cho 520 triệu người của 27 quốc gia- để cho phép mỗi nước có một chính sách môi trường riêng. Một nét đậm của cuộc bầu cử vừa qua là trong khi các chính đảng truyền thống đều bị thiệt hại thì tất cả các đảng Xanh trong mọi nước đều đã mạnh lên một cách ngoạn mục và đều biểu lộ sự gắn bó chặt chẽ với Liên Hiệp Châu Âu. Đồng thuận về môi trường sẽ là chất keo gắn bó các nước Châu Âu trong một tương lai chung. Môi trường là một vấn đề khoa học và vì thế không có chỗ đứng cho các luận điệu mỵ dân. Chúng ta có thể lưu ý là các lãnh tụ dân túy, dù là Donald Trump hay Putin, hay Marine Le Pen, hay Bolsonaro hay Dutarte, sau cùng đã chỉ tránh né chứ không còn tấn công các quan tâm về môi trường nữa.

Thử thách thứ hai là đương đầu với làn sóng di dân. Phải nói ngay rằng Châu Âu đã là nạn nhân của chính quyền Mỹ dưới thời Barack Obama. Obama, với Hillary Clinton làm ngoại trưởng, đã tồi dở ngoài mọi tưởng tượng trong chiến lược đối ngoại. Cuộc tấn công của Mỹ vào Iraq -bất chấp sự phản đối của Liên Hiệp Châu Âu- đã là một sai lầm và đã gây thiệt hại lớn về nhân mạng cũng như về tài chính cho Mỹ nhưng đã gần như thành công vào lúc Obama lên cầm quyền. Quyết định triệt thoái hấp tấp của Obama đã cho phép lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo Daesh bùng phát, suýt nữa đánh gục chính quyền dân chủ mà Hoa Kỳ vừa giúp thành lập, buộc Hoa Kỳ phải khẩn cấp can thiệp trở lại, sau khi đã để quân Daesh chiếm được nhiều vùng rộng lớn với nhiều giếng dầu và vô số vũ khi tối tân mà Hoa Kỳ trang bị cho chính quyền Iraq để trở thành một lực lượng rất mạnh. Barack Obama và Hillary Clinton còn phạm một sai lầm lớn khác trong Mùa Xuân Ả Rập 2011. Họ hùng hổ kêu gọi đánh đổ chính quyền độc tài Bachar Al-Assad rồi không dám can thiệp như đã tuyên bố khiến cuộc chiến Syria kéo dài, cùng với cuộc chiến Iraq, làm trên 500.000 người chết và trên 5 triệu người tỵ nạn, trong đó khoảng hai triệu người tìm cách sang Châu Âu. Dù phải chịu đựng một cuộc khủng hoảng lớn mà mình không gây ra nhưng Liên Hiệp Châu Âu nói chung đã ứng xử một cách văn minh, khác hẳn với thái độ của chính quyền Donald Trump đối với người tỵ nạn từ Nam Mỹ. Làn sóng di dân từ Trung Đông và Châu Phi tuy đã khiến Liên Hiệp Châu Âu khủng hoảng nhưng đang dần dần dần được giải quyết và sẽ cho người Châu Âu thêm một lý do để tự hào và để gắn bó với nhau.

Thử thách thứ ba là thành công trong cuộc tranh đua khoa học kỹ thuật. Châu Âu đang có vẻ bị tụt hậu trong cuộc cách mạng 4.0, về truyền thông, tự động và trí khôn nhân tạo. Các công ty lớn nhất, như Google, FaceBook, Apple, Samsung, Huawei, Alibaba, Amazon, đều không phải là những công ty Châu Âu. Tuy vậy Châu Âu vẫn đứng đầu, hay đứng hàng đầu, trong nhiều ngành khác như công nghiệp dược phẩm, xe ôtô, đường sắt cao tốc, máy bay, mỹ phẩm và du lịch v.v. Sự thua kém về công nghiệp 4.0 có nguyên nhân của nó. Đó là Châu Âu cho tới nay vẫn coi mình và Hoa Kỳ "tuy hai mà một" và không hề cảm thấy mất mát khi những phát minh của mình được ứng dụng và khai thác tại Mỹ. Một thí dụ cụ thể là mạng Internet đã xuất phát từ Pháp, với tên Minitel, nhiều năm trước khi được khai thác tại Mỹ. Sự di chuyển chất xám từ Âu sang Mỹ không là bí mật với bất cứ ai. Sự đồng hóa này đang chấm dứt từ khi Donald Trump ra mặt chống Châu Âu và công khai vận động làm tan vỡ Liên Hiệp Châu Âu. Các tổng thống Mỹ sau Trump sẽ thân thiện hơn nhưng quan hệ Âu–Mỹ sẽ không thể nào như trước và Châu Âu sẽ bắt buộc phải cạnh tranh với Mỹ. Kết quả sẽ ra sao là một câu hỏi lớn, nhưng điều chắc chắn là tiềm năng khoa học kỹ thuật của Châu Âu không thua Mỹ. Châu Âu cũng có những ưu thế khác. Tuy không giầu bằng Mỹ nhưng cũng hơn xa phần còn lại của thế giới, vượt trội về văn hóa và tri thức, có một nền giáo dục phẩm chất mở cửa cho mọi người và do đó có thể đào tạo và động viên tối đa tài nguyên trí tuệ.

Thử thách thứ tư và lớn nhất là xét lại và cải tiến mô hình chính trị. Đây cũng là thử thách cho toàn thế giới. Các khái niệm tự do, dân chủ, chủ quyền, quốc gia, dân tộc, bình đẳng, liên đới v.v. phải được định nghĩa lại như thế nào trong kỷ nguyên toàn cầu này ? Kinh tế và tài chính có thể được có chỗ đứng nào trong chính trị ? Tổ chức chính trị - xã hội nào phù hợp với thế giới ngày nay ? v.v. Khi tư tưởng chính trị không đi trước để chuẩn bị và hướng dẫn những thay đổi trong xã hội thì khủng hoảng là điều chắc chắn như lịch sử thế giới đã chứng minh. Và đó là điều đang xảy ra.

Thế giới đang sa vào khủng hoảng –phong trào dân túy chỉ là một trong những thể hiện- bởi vì từ sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ và chiến tranh lạnh chấm dứt hầu như đã không còn thảo luận chính trị. Dân chủ tư bản được coi như đã toàn thắng, kinh tế thị trường dần dần dẫn đến xã hội thị trường trong đó đồng tiền vừa là trên hết vừa được tập trung vào tay một số người càng nhỏ. Dân chủ mất dần nội dung. Cuộc thảo luận đã bùng phát trở lại sau khi quá nhiều mâu thuẫn đã tích lũy. Nó đã rất sôi nổi và gay go tại Châu Âu, thí dụ như với phong trào Áo Vàng. Nó đã khiến nhiều người nghĩ Châu Âu đang rất bất ổn. Nhận xét này rất hụt hẫng. Châu Âu thật ra có ít mâu thuẫn xã hội hơn phần còn lại của thế giới. Châu Âu đã tranh cãi sôi sục chỉ vì đi trước thế giới về tư tưởng và nhìn thấy trước nhu cầu xét lại này. Trên thực tế Châu Âu ít bị đe dọa nhất về mặt chính trị và xã hội. Chênh lệch giầu nghèo không thách đố như tại các nước khác, hệ thống an sinh xã hội vững mạnh, sinh hoạt chính trị luôn luôn được sự tham gia đông đảo của quần chúng. Tư tưởng chính trị chính là bàn tay vô hình điều khiển xã hội mà Adam Smith nói tới. Vô hình cho nên khó nắm bắt. Không có khủng hoảng nào đáng sợ bằng khủng hoảng tư tưởng chính trị. Trong cuộc thử thách nguy hiểm này Châu Âu có nhiều hy vọng thoát hiểm và sau đó vươn lên hơn hẳn phần còn lại của thế giới.

Tương lai nào ?

Nét đậm của Liên Hiệp Châu Âu là nó đã là kết hợp chính trị duy nhất trong lịch sử thế giới được thành lập một cách hoàn toàn tự nguyện và đặt nền tảng trên những giá trị chính trị và đạo đức cao đẹp. Đã không hề có một tiếng súng chinh phục, không có bất cứ nước nào bị ép buộc phải gia nhập Liên Hiệp, chỉ có những nước muốn gia nhập mà chưa được. Liên Hiệp Châu Âu đã là đế quốc (hiểu theo nghĩa một kết hợp chính trị lớn mạnh) thực sự văn minh đầu tiên trên thế giới. Văn minh và hùng mạnh vì Liên Hiệp Châu Âu có GDP ngang với Hoa Kỳ, nghĩa là đứng đầu thế giới, với một trình độ văn hóa, nghệ thuật và khoa học có phần cao hơn.

Những khó khăn mà Liên Hiệp Châu Âu vừa trải qua và đang vượt qua có hai nguyên nhân. Một là Liên Hiệp đã bành trướng quá nhanh, từ 12 nước năm 1995 lên 28 nước năm 2013, để có thể giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề nội bộ đặt ra. Hai là sự lớn mạnh nhanh chóng của Châu Âu đã gây lo ngại cho nhiều thế lực tại Nga và Mỹ. Đối với Putin bản chất dân chủ của Châu Âu là một đe dọa trực tiếp đối với chế độ độc tài của ông ta. Thành phần thủ cựu cực hữu chung quanh Donald Trump cũng nhìn Liên Hiệp Châu Âu như một đe dọa đối với địa vị số 1 của Hoa Kỳ và vai trò đồng tiền thanh toán và dự trữ quốc tế của đồng đôla. Cả Putin lẫn Trump đều chống Liên Hiệp Châu Âu ra mặt. Nhưng cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu vừa chứng tỏ Liên Hiệp Châu Âu mạnh hơn họ tưởng và sẽ không hề chao đảo. Châu Âu thua xa Hoa Kỳ về sức mạnh quân sự nhưng cũng sẽ không bao giờ xung đột với Hoa Kỳ. Quan hệ giữa hai bên tuy không còn "tuy hai mà một" như trước đây nhưng vẫn là quan hệ thân tình. Giai đoạn Donald Trump đang kết thúc, nhưng hiện tượng Trump vừa chứng tỏ nước Mỹ đã phân hóa lớn và có thể sẽ rất lúng túng trong tương lai, nhất là khi đồng đôla không còn vai trò hiện nay. Trump là một dấu hiệu hơn là một nguyên nhân, dấu hiệu rằng Hoa Kỳ không còn muốn và cũng không còn có thể đảm nhiệm vai trò lãnh đạo thế giới.

Ngoài Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu còn những thế lực lớn nào trên thế giới ?

Có thể loại bỏ ngay vai trò của Nga. Nước Nga tuyệt đối không có tương lai nào. Ngoài kho vũ khí mà nó không còn khả năng để tiếp tục duy trì, chưa nói phát triển, Nga hầu như không có khả năng công nghiệp nào. Kinh tế Nga nói chung chỉ là xuất khẩu dầu khí để nhập khẩu hàng hóa, nhưng thời đại của dầu khí đang cáo chung. Trọng lượng kinh tế của Nga hiện chỉ là 1,5% kinh tế thế giới và sẽ còn giảm trong khi chế độ chính trị Nga cần được xét lại toàn diện. Tương lai của Nga trong trường hợp may mắn nhất chỉ là tương lai của một nước không quá dưới mức trung bình.

Trung Quốc dù cố tình phô trương một bề ngoài hào nhoáng đang sắp lâm vào khủng hoảng kinh tế lớn và bắt đầu tiến trình tan vỡ trong một tương lai rất gần. Cuộc chiến thương mại của Donald Trump chỉ gây những thiệt hại kinh tế không đáng kể so với những thiệt hại mà Trung Quốc gây ra cho chính mình trong khi lại giúp Trung Quốc đoàn kết trước một kẻ thù chung. Dầu vậy mô hình chính trị và kinh tế Trung Quốc quá sai và đã tích lũy quá nhiều mâu thuẫn để có thể tồn tại.

Ấn Độ có tương lai đầy hứa hẹn nhưng sẽ chỉ thực sự trở thành một cường quốc trong nửa sau của thế kỷ 21 này, trong khi Nhật bị giới hạn về địa lý và dân số.

Trong khi chờ đợi, nghĩa là trong vài thập niên sắp tới, vai trò lãnh đạo thế giới sẽ được đảm nhiệm bởi sự hợp tác giữa các quốc gia và các tập hợp dân chủ lớn trong đó, trái với cái nhìn của nhiều người, Liên Hiêp Châu Âu sẽ có vai trò ngày càng quan trọng hơn.

 

Một lời sau cùng.

Tại sao quan tâm tới vai trò và tương lai của các nước lớn trong khi chúng ta chỉ là một nước nhược tiểu chưa lo nổi cho chính mình ? Đó là vì chúng ta đã là chúng ta ngày nay sau khi lạc lõng và bế tắc trong những ngõ cụt vì không hiểu thế giới. Chọn lựa chủ nghĩa Mác Lênin và phục tùng Liên Xô của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam là một thí dụ.

Nguyễn Gia Kiểng

(04/06/2019)

Published in Quan điểm

Đông Âu : Vấn nạn đánh cắp tiền trợ cấp của Liên Hiệp Châu Âu

Trong những năm qua, ngày càng có nhiều vụ bê bối liên quan đến việc lãnh đạo nhiều nước Đông Âu đánh cắp tiền trợ cấp của Liên Hiệp Châu Âu dành cho các nước nghèo nhất Liên Âu.

dongau1

Thủ tướng Hungary Viktor Orban trong một cuộc họp báo tại Budapest, ngày 02/05/2019. Con rể thủ tướng Orban từng dính líu vào một vụ bê bối liên quan đến quỹ hỗ trợ của Liên Hiệp Châu Âu. Reuters/Bernadett Szabo

Trong bài viết "Đông Âu : Bê bối đánh cắp tiền trợ cấp của Liên Hiệp Châu Âu", Jean Baptiste Chastand, đặc phái viên của Le Monde tại Bruxelles, và Blaise Gauquelin, thông tín viên khu vực Đông Âu của báo Le Monde tại Vienna, nhận định tất cả các đảng phái chính trị ở các nước Đông Âu đều dính dáng theo cùng một cách : hoặc các lãnh đạo, hoặc người thân của họ, lợi dụng các quỹ Liên Hiệp Châu Âu hỗ trợ phát triển cho khu vực nghèo nhất Liên Âu, trong khi các nhân vật quyền thế này vẫn ra sức chỉ trích nặng nề các định chế của Liên Hiệp, chẳng hạn tại các nước Hungary, Cộng hòa Czech, Romania …

Một chuyên gia về ngân sách của Liên Âu dành cho các nước Đông Âu cho biết tại các nước này, tham nhũng xảy ra rất nhiều và 2/3 số tiền đầu tư của Nhà nước là từ quỹ hỗ trợ của Liên Âu nên vụ tham nhũng nào cũng có dính tới tiền công quỹ của Châu Âu thì không có gì mới lạ, nhưng điểm mới là Châu Âu lo ngại rằng tư pháp các nước này không nỗ lực đấu tranh chống tệ nạn đó.

Lãnh đạo Ủy ban kiểm tra ngân sách ở Nghị Viện Châu Âu tại Strasbourg nhấn mạnh, chẳng hạn, tại Slovakia, hồi tháng 04/2019, chưởng lý đã phải từ chức sau khi phe đối lập tiết lộ quan chức này đã trao đổi 428 tin nhắn với nghi phạm vụ sát hại một nhà báo đang điều tra về việc người này biển thủ công quỹ Châu Âu. Còn tư pháp Hungary hồi năm 2018 đã "xếp xó" hồ sơ về vụ tham nhũng của con rể thủ tướng Victor Orban, cho dù Cơ quan chống gian lận của Liên Hiệp đã thu thập được nhiều chứng cứ.

Lãnh đạo Ủy ban kiểm tra ngân sách ở Nghị Viện Châu Âu tại Strasbourg nhận định "một số kẻ tội phạm đã cố đánh bại Châu Âu bằng chính vũ khí của Châu Âu", ý nói những người này đã dùng tiền của Liên Hiệp để củng cố quyền lực, đồng thời có các phát biểu mang tính dân tộc chủ nghĩa, nhất là tại Hungary và Romania.

Để khắc phục những hạn chế của Châu Âu trong việc điều tra và xử lý các vi phạm, theo sáng kiến của Ủy Ban Châu Âu, 22 nước thành viên Liên Âu hồi năm 2017 đã đồng ý thành lập Viện Công Tố Châu Âu trước năm 2020, định chế có quyền điều tra ở các nước thành viên. Tuy nhiên, Hungary và Ba Lan, hai nước được hưởng nhiều trợ cấp của Châu Âu lại không nằm trong nhóm 22 nước nói trên.

Thế nhưng, Le Monde vẫn tỏ ra lạc quan về nhiều dấu hiệu đáng khích lệ tại các nước. Chẳng hạn, tân tổng thống Slovakia đã hướng đến cuộc chiến chống tham nhũng trong chương trình tranh cử. Tại Bulgaria, một vị vụ trưởng cũng mới phải từ chức sau khi bị báo chí phanh phui vụ tham nhũng tiền của Liên Hiệp. Không có tiết lộ của báo chí Bulgaria, Bruxelles đã không thể phát hiện ra vụ việc kéo dài trong suốt nhiều năm.

Dân Châu Âu gắn bó với đồng euro hơn là Liên Hiệp Châu Âu

Vẫn liên quan đến Liên Âu, trong bài viết "Dân Châu Âu gắn bó với đồng euro hơn là với Liên Hiệp", báo Le Figaro cho biết theo kết quả khảo sát mà Viện thăm dò ý kiến Eurobaromètre tiến hành gần đây nhất (mùa thu năm 2018), 75% số người sống trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu ủng hộ "một liên minh kinh tế và tiền tệ với một đồng tiền duy nhất - đồng euro". Trái lại, chỉ có 42% số người được hỏi (trong tổng số 27.400 người) có niềm tin vào Liên Hiệp Châu Âu, tỉ lệ đánh giá tích cực đối với chính phủ các nước chỉ đạt 35%.

Tỉ lệ người tín nhiệm đồng euro như vậy đạt mức cao kỷ lục kể từ khi đồng tiền chung Châu Âu ra đời vào năm 1999, chủ yếu vì ba lý do. Thứ nhất, đồng euro có thể cầm nắm được. Ai cũng có thể giữ đồng euro trong túi. Thứ hai là người tiêu dùng thấy đồng euro là phương tiện trao đổi hữu ích ở tầm quốc tế, nhất là trong bối cảnh người Châu Âu ngày càng quan tâm đến phương thức mua sắm trên mạng. Ưu điểm thứ ba là đồng euro bảo đảm cho sự ổn định trong thời buổi rối ren, từ Brexit đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Tỉ lệ tín nhiệm đồng euro cao nhất ở ba nước Bỉ (84%), Đức (81%) và Hà Lan (80%). Ý đứng cuối bảng với tỉ lệ 63%. Theo Le Monde, tỉ lệ ủng hộ đồng euro ở một số nước như Áo, Ý thấp là do sự trỗi dậy của các đảng dân túy trong các kỳ bầu cử gần đây.

Nạn quấy rối trên mạng : Thông điệp ảo, nỗi đau thật

Trong lĩnh vực xã hội, báo công giáo La Croix chạy tít "Nạn quấy rối trên mạng internet, những cuộc đời bị phá hủy". Nạn quấy rối trên mạng internet ngày càng lan rộng, nhưng ngày càng khó để tư pháp có thể trừng phạt những người ẩn danh để lăng mạ người khác.

Trong bài viết "Nạn quấy rối trên mạng : Thông điệp ảo, nỗi đau thật", La Croix trích dẫn kết quả một cuộc thăm dò ý kiến do Viện IFOF công bố hồi tháng 02/2019, theo đó 8% người Pháp cho biết đã từng bị "công kích" nhiều lần trên mạng internet. Tỉ lệ này đối với thanh niên 18-24 tuổi là 22%.

Luật pháp quy định kể từ năm 2014 là hành vi quấy rối trên mạng internet bị xử phạt 3 năm tù. Nhưng trên thực tế, việc xét xử không đơn giản. Trong cả năm 2017, tư pháp Pháp chỉ xét xử được 17 vụ, vì rất khó xác định được những người ẩn danh trên mạng internet để quấy rối người khác. Nếu các trang mạng liên quan không chịu cung cấp địa chỉ IP của người bị tình nghi, thì các cuộc điều tra bị bế tắc.

Các nạn nhân cũng có quyền báo cáo về những đăng tải trái pháp luật nhắm tới họ, để nhà quản trị mạng xã hội rút những tin nhắn đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào yêu cầu của họ cũng được các trang mạng đáp ứng. Sau vụ khủng bố Christchurch, các tập đoàn GAFA đã chấp nhận xóa các nội dung "mang tính khủng bố và cực đoan bạo lực" mà không làm điều tương tự với các đăng tải mang tính thù hằn, điều đó có nghĩa là sẽ rất khó giải quyết vấn nạn quấy rối trên mạng xã hội.

Tại Pháp, dân biểu đảng Cộng Hòa Tiến Bước (LREM) của tổng thống Pháp Macron, bà Laetitia Avia, đề xuất dự luật với nhiều giải pháp được hy vọng là sẽ góp phần giải quyết nạn quấy rối trên mạng xã hội : Các mạng xã hội phải cung cấp cho các nhà điều tra danh tính cư dân mạng bị tình nghi, xóa mọi nội dung kích động thù hận trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nếu không sẽ bị phạt. Dân biểu Avia cũng đề nghị thành lập một viện công tố đặc trách vấn đề này.

La Croix nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác giáo dục, bởi vì "Internet là một cuộc sống thực. Những gì được nói trên mạng xã hội không chỉ trôi đi nhẹ nhàng, mà có thể phá hủy nhiều cuộc đời".

JFK8 - kho hàng tự động hóa hiện đại nhất của Amazon

Trong phóng sự "New York : Hàng chục ngàn rô bốt trong kho hàng của Amazon", phóng viên Vincent Fagot của báo Le Monde giới thiệu với độc giả JFK8, một trong những kho hàng hiện đại nhất của Amazon. Nằm ở New York, rộng 80.000m2, đây là nơi trung chuyển hàng trăm ngàn sản phẩm mà người dân New York đặt mua mỗi ngày. Nhân vật trung tâm tại kho hàng JFK8 là các rô bốt. JFK8 là 1 trong 126 kho hàng của Amazon đã được tự động hóa. Sắp tới, tại Pháp, Amazon cũng có một kho hàng tương tự tại vùng Essonne, ngoại ô Paris.

Các kho hàng tự động hóa giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của Amazon, cho phép giao hàng cho khách nhanh nhất có thể. Việc sử dụng rô bốt trong các kho hàng của Amazon bắt đầu từ năm 2012 và ngày càng được mở rộng. Trái với phương thức truyền thống là các nhân viên làm việc tại kho phải tự đi đến từng kệ hàng để tìm sản phẩm đem đi đóng gói, dán nhãn, thì tại kho JFK8, rô bốt dịch chuyển cả kệ hàng đến tận chỗ viên ngồi, họ chỉ việc đóng gói và dán nhãn. Các rô bốt được lập trình để tìm ra con đường ngắn nhất để đi mà không va chạm vào nhau.

Hãng tin Reuters gần đây cho rằng việc sử dụng rô bốt trong các kho hàng của Amazon có thể khiến 13.000 nhân viên mất việc làm. Tuy nhiên, tập đoàn Mỹ khẳng định việc sử dụng công nghệ cho phép cải thiện điều kiện an toàn lao động cho nhân viên, rút ngắn thời gian giao hàng cho khách, giúp cho hệ thống của Amazon đạt hiệu quả hơn.

Một trong những lãnh đạo của Amazon Robotics còn cho biết nếu hồi năm 2012, Amazon chỉ sử dụng 300.000 lao động, thì nay con số này đã tăng lên thành 670.000 người, đông nhất thế giới. Trong tương lai, các rô bốt sẽ được sử dụng trong nhiều hoạt động khác của Amazon, chẳng hạn tập đoàn đã cho ra đời cửa hàng Amazon Go đầu tiên ở New York : cửa hàng đầu tiên không có nhân viên, tất cả mọi việc trong cửa hàng đều do rô bốt đảm nhiệm.

Trang nhất các báo Pháp

Nhiều tờ báo Pháp hôm nay hướng sự chú ý đến kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu. Báo kinh tế Les Echos chạy tựa trang nhất : "Bầu cử Nghị Viện Châu Âu : Macron phản công những người có tư tưởng dân tộc". Le Monde ra sạp sớm từ chiều thứ Bảy 18/05 nói đến "34 danh sách, 34 chương trình. Hướng dẫn bầu chọn". Tại Pháp, bầu cử được tổ chức vào ngày 26/05, với tổng cộng 34 danh sách tham gia tranh cử để bầu 79 nghị sĩ cho Nghị Viện Châu Âu. Còn báo Libération quan tâm đến những nỗ lực của các đảng phái cánh tả nhằm thu hút cử tri qua hàng tựa "Các đảng cánh tả : Chiến dịch vì sự sống còn".

Báo Le Figaro trở lại với cuộc tranh luận gay gắt về việc duy trì tình trạng sống thực vật trong trạng thái "ý thức tối thiểu" của Vincent Lambert, sau khi người này rơi vào hôn mê sâu hồi năm 2008. Tờ báo chạy tựa : "Những cảm xúc trước khi ngưng hẳn việc chăm sóc cho Vincent Lambert".

Thùy Dương

Published in Quốc tế