Thiếu quân, vũ khí bị pháo Mỹ phá hủy, Nga rơi vào thế thủ ở Ukraine
Le Monde nhận thấy "Quân đội của Putin đang giậm chân tại chỗ". Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga đã vượt qua ngày thứ 150, được đánh dấu bằng cường độ các trận chiến giảm hẳn. Quân Nga bị bóp nghẹt, hay đây chỉ là cái bẫy chiến thuật ?
Xe tăng và vũ khí của quân Nga bị Ukraine phá hủy được triển lãm ở quảng trường Mykhailivska ở Kiev, Ukraine, ngày 23/07/2022. Reuters - Alkis Konstantinidis
Lính Nga ngưng tấn công, lãnh đạo vẫn hô xung phong
Từ hơn hai tuần qua, quân Nga "tạm nghỉ xả hơi" một cách kỳ lạ, trái hẳn với những tuyên bố hung hăng của các nhà lãnh đạo ở Moskva. Ngày 16/07, bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu ra lệnh "gia tăng hoạt động trên tất cả các hướng". Ngày 20/07, ngoại trưởng Sergei Lavrov cam đoan sẽ mở rộng xung đột "ra xa hơn vùng Donbass", còn tổng thống Vladimir Putin hồi đầu tháng Bảy tuyên bố những gì ở Ukraine chỉ mới là khúc dạo đầu.
Tuy có hỏa lực áp đảo, nhưng mục tiêu tối thiểu là chiếm được Donbass còn lâu mới đạt nổi, nói chi đến việc lật đổ chính phủ Zelensky. Vậy mà hôm Chủ nhật 24/07 ông Lavrov vẫn hứa "Nga buộc lòng phải giúp Ukraine thoát khỏi chế độ phản động Kiev". Ban đầu tưởng chỉ vài ngày, nhưng đã sang ngày thứ 151, Moskva chừng như trông cậy vào sự tiêu hao nhân lực, vật lực của Ukraine và tâm trạng mỏi mệt của các đồng minh phương Tây. Có thể lại là "maskirovka", trò tung hỏa mù của Nga. Nhưng thời buổi này làm sao qua mặt được tình báo Mỹ, và các sĩ quan Ukraine vốn cùng một "lò" Xô-viết ?
Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington đánh giá Nga "chưa thể gia tăng nhịp độ". Nhóm chuyên gia Conflict Intelligence Team, được đào tạo ở Nga và hiện đang lưu vong, cho rằng quân Nga "vẫn đang trong thời gian tạm nghỉ", chỉ khi nào đội quân thứ ba gồm các tiểu đoàn quân tình nguyện được đưa ra mặt trận, thì giai đoạn này mới kết thúc. Theo tình báo quân đội Ukraine, đội quân này gồm 15.000 người tình nguyện, đã có 8/16 tiểu đoàn mới được huấn luyện xong.
Uy lực vũ khí phương Tây khiến từ nay Nga ở thế thủ
Chuyên gia quân sự Serhi Grabsky nhận xét cần chờ thêm hai tuần nữa, nếu Nga không tấn công trở lại, có nghĩa là họ không đủ nhân lực trong ít nhất từ 3 đến 5 tháng. "Nếu không chiếm nổi Siversk và Bakhmout là các thành phố khá yếu, thì không có cách nào giành được Sloviansk hay Kramatorsk, vốn được bảo vệ rất tốt. Đối với Nga, cuộc chinh phục Donbass dừng lại ở đây, và từ giờ trở đi sẽ phải ở thế thủ".
Các nhà quan sát đều thấy quân Nga đã ngưng các cuộc tấn công trên bộ ở Donbass cũng như các mặt trận khác, chỉ còn những hoạt động trinh sát. Tiền tuyến kéo dài trên 1.000 kilomet vẫn ổn định, phân nửa vùng Donetsk do Ukraine kiểm soát. Những cuộc đấu pháo vẫn tiếp tục, nhưng nhịp độ sát thương giảm hẳn. Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 23/07 cho biết từ 200 quân nhân Ukraine thiệt mạng/ngày nay chỉ còn 30 chiến sĩ hy sinh và 250 bị thương mỗi ngày. Ông coi đây là kết quả của việc phương Tây cung ứng vũ khí.
Những loại pháo mới như đại pháo Caesar của Pháp, Panzerhaubitze 2000 của Đức, và nhất là hệ thống phóng rốc-kết đa nòng Himars và M270 của Mỹ đã giúp Ukraine tấn công sâu về phía địch, làm rối loạn hệ thống hậu cần và chỉ huy của Nga, cho đến khi nào Nga tìm được cách thích ứng. Nhà phân tích Michel Goya của Pháp nhận định, Nga sẽ phải phân tán các kho đạn xa khỏi tiền tuyến, làm kéo dài thời gian tiếp vận. Trên bầu trời, từ một tháng qua chiến đấu cơ và hỏa tiễn Nga không diệt nổi phòng không của Ukraine, không cản được vũ khí phương Tây đến Ukraine. Ngược lại, Himars của Mỹ tham gia vào việc trừ khử hỏa tiễn phòng không Nga, và trong tương lai, Ukraine có thể phản công với sự yểm trợ của không quân.
Ukraine oanh tạc ba cây cầu, quân Nga ở Kherson bị bao vây
Lần đầu tiên kể từ khi diễn ra cuộc xâm lăng, Ukraine chủ động bắn nhiều đợt pháo vào ba chiếc cầu quan trọng cho việc tiếp tế của Nga. Trong ba đêm liên tiếp từ 19 đến 21/07, pháo binh Ukraine làm hư hại cầu Antonovka dài 1,3 km bắc qua sông Dniepr ; có đến 11 lỗ thủng khiến xe vận tải nặng và xe bọc thép không thể qua cầu được. Trên chiếc cầu này, trong ngày đầu xâm lược một đoàn xe bọc thép Nga đã bất ngờ vượt qua, tiến chiếm thành phố Kherson.
Cầu Nova Kakhovka, cách 100 km về phía đông cũng bị hư. Hai chiếc cầu này là đường tiếp vận cho quân Nga chiếm đóng, và chiếc cầu duy nhất bắc qua sông Ingoulets gần thành phố Darivka cũng bị pháo Ukraine bắn vào hôm 23/07 ở khoảng cách 40 km, với độ chính xác khủng khiếp : tám lỗ đạn pháo nằm cách nhau đều đặn !
Nhà phân tích Mikhail Samous ghi nhận đó là một cách để gây áp lực tâm lý lên quân địch và chuẩn bị chiến trường. Ukraine bắn vào cầu Antonovka để cắt đứt con đường huyết mạch nối Crimea với hữu ngạn sông Dniepr, nơi có 30.000 lính Nga chia làm hai nhóm đóng ở Kherson và Kryvy Rih. Nhóm lính Nga ở Kherson giờ đây trong tình trạng bị bao vây chiến thuật. Tất nhiên cơ quan tuyên truyền Nga không nhắc đến sự kiện này, vì như vậy chẳng khác nào vĩnh biệt giấc mộng chiếm Odessa.
Mồi nhử để thanh niên nhà nghèo đăng lính : Lương, thưởng cao ngất
Trong bối cảnh thương vong ở Ukraine quá nhiều, Moskva đang ra sức chiêu mộ "quân tình nguyện", hứa hẹn tiền lương và tiền thưởng rất cao, nhờ đến cả các công ty lính đánh thuê như Wagner. Nhà nghiên cứu Dimitri Minic của IFRI nhận thấy nếu hồi chiến tranh Chechenya, Nga phải cưỡng bức bắt lính, thì nay dùng đến hai đòn bẩy là hợp đồng với quân đội hay với tư nhân.
Với lính quân dịch, 85 đơn vị của Liên bang Nga mỗi nơi phải cung cấp một BTG gồm 400 quân, như vậy Moskva sẽ có thêm 35.000 tân binh. Hiện nay lính nghĩa vụ không thể bị điều ra mặt trận, trừ trường hợp ký hợp đồng phục vụ ít nhất ba tháng, nên Nga đang chuẩn bị sửa luật. Các tổ chức xã hội dân sự tố cáo việc gây áp lực đối với lính quân dịch để ký hợp đồng. Kremlin còn đặt một phần gánh nặng lên chính quyền địa phương, các thống đốc vùng do Putin bổ nhiệm biết rằng sự nghiệp của mình tùy thuộc vào việc tuyển quân.
Để dẫn dụ, Moskva đề nghị tiền lương cho lính hợp đồng cao gấp ba, bốn lần so với lúc khởi đầu cuộc xâm lăng : từ 3.500 đến 9.000 euro một tháng. Số tiền gây lóa mắt, cao hơn rất nhiều so với lương cán bộ quản lý ở Moskva, còn ở tỉnh thì lương trung bình chỉ từ 200 đến 400 đô la. Tiền thưởng được tính theo cấp bậc và vị trí, lính xung kích ở tiền phương có thể lãnh 12 euro/ngày. Bắn hạ một trực thăng, máy bay hay xe tăng, được thưởng 4.000 đến 5.000 euro, hạ một drone hay một khẩu pháo được 800 euro.
Trợ cấp cho thân nhân lính tử trận hay bị thương cũng rất cao, con cái sau này được ưu tiên vào đại học. Cộng dồn các loại tiền thưởng và trợ cấp cho gia đình có thể mua được một căn nhà ở tỉnh. Có thể thấy mục tiêu ưu tiên là các gia đình nghèo là, lính tình nguyện chủ yếu từ các vùng xa nghèo khổ.
Nga chiêu mộ lính đánh thuê và cả tù nhân
Từ giữa tháng Tư, các nhà tuyển dụng còn nhờ đến Wagner và các công ty tư nhân khác để huy động lính đánh thuê. Wagner từng đăng quảng cáo : "Bạn muốn được ghi tên vào lịch sử vinh quang của quân đội, nhưng không thích nạn bàn giấy và bị kiểm soát ? Hãy đến với chúng tôi để giải phóng toàn bộ Donbass !".
Cơ quan lao động của Nhà nước cũng không ngồi yên. Khoảng 22.000 chỗ làm, từ xạ thủ, pháo thủ cho đến tài xế xe tải đang cần người. Mục tiêu cuối cùng của Kremlin là... nhà tù. Tại Saint Petersburg và nhiều thành phố khác như Tver, Riazan, Smolensk, Rostov… những tuần lễ gần đây một số tù nhân đã đăng lính để được giảm 2/3 thời gian thọ án. Họ ký hợp đồng từ 3 đến 6 tháng với lương từ 3.000 đến 4.000 euro/tháng.
Hạn định tuổi nhập ngũ tối đa 40 đã được kéo giãn thành 50. Một sĩ quan dự bị Ukraine tỏ ra nghi ngờ về khả năng thành công của chiến lược này vì Nga không thiếu "bia thịt" mà cần quân nhân chuyên nghiệp, trong khi đào tạo một ê-kíp xe tăng mất ít nhất ba tháng. Không quân tất nhiên còn lâu hơn nữa.
Ngưng sản xuất hỏa tiễn Buk và tăng T-90 vì bị cấm vận
Về sức mạnh trên không, Le Monde cho biết nhà máy sản xuất hệ thống phòng không Buk đã ngưng hoạt động vì thiếu linh kiện do Đức sản xuất.
Sức chịu đựng của kỹ nghệ quốc phòng Nga hiện là một trong những ẩn số lớn trong cuộc chiến. Từ đầu cuộc xâm lăng, lý do chiến thuật và sức kháng cự của Kiev có thể là nguyên nhân khiến không quân Nga không khống chế được toàn bộ vùng trời Ukraine. Nhưng theo tạp chí chuyên ngành Vortex của Pháp, trừng phạt của phương Tây đã bắt đầu có tác dụng lên ngành hàng không Nga, cả dân dụng lẫn quân sự.
Nhà máy sản xuất các loại hỏa tiễn Buk như SA-19 Grison (2K22 Tunguska), SA-17 Grizzly (Buk-M2) ở Ulyanovsk miền trung nước Nga đã ngưng hoạt động, công nhân thất nghiệp sau khi Đức không còn giao các bảng mạch điện tử. Nga cũng chậm trễ trong việc giao các phi cơ thám sát Beriev A-100, vì thiếu những linh kiện điện tử quan trọng. Sản xuất đạn và bom thông minh cũng bị ảnh hưởng, xe tăng T-90 và T-14 Armata, loại xe bọc thép mới nhất của quân đội Nga cũng cùng chung số phận.
Trung Quốc bán linh kiện hỏa tiễn cho Nga để đánh Ukraine ?
Trên Vortex, các tác giả Gwenvael Coulombel, trung úy Malcolm Pinel và đại tá Xavier Rival nghi ngờ Trung Quốc đã tiếp tay cho Nga tránh né cấm vận. Hoa Kỳ hôm 29/06 lần đầu tiên đã cho vào danh sách đen 6 công ty ở Hoa lục trong đó có các nhà phân phối linh kiện vi điện tử. Đại sứ quán Trung Quốc lập tức cải chính mọi hỗ trợ quân sự cho Nga. Nhưng tổ chức phi chính phủ Mỹ C4ADS chuyên phân tích những mối đe dọa về an ninh hôm 15/07 công bố báo cáo tiết lộ nhiều hoạt động thương mại đáng ngờ từ Trung Quốc sang Nga. Tài liệu lấy từ hải quan Nga cho thấy có những linh kiện "chuyên dùng trong radar của hệ thống hỏa tiễn địa-không S-400 Nga", và từ đầu cuộc chiến việc xuất khẩu các bảng vi mạch đã tăng gấp đôi.
Tướng Mỹ Charles Brown, tư lệnh không quân hôm 20/07 tại Diễn đàn An ninh Aspen ở Colorado khẳng định Hoa Kỳ và đồng minh đang cân nhắc việc cung cấp phi cơ tiêm kích cho Ukraine – một giả thiết cho đến nay vẫn bị bác bỏ. Theo ông, các loại chiến đấu cơ Mỹ, Gripen của Thụy Điển, Eurofighter của Châu Âu, Rafale của Pháp đều có thể được sử dụng. Tuyên bố trên đây được đưa ra vào lúc Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua một dự luật tài trợ cho việc đào tạo phi công Ukraine trên đất Mỹ.
Miến Điện, cơn ác mộng triền miên
Những nỗi lo về việc tổ chức Thế vận hội Paris 2024, bệnh viện Pháp thiếu nhân lực và phương tiện, vấn đề tiết kiệm năng lượng là những chủ đề chiếm trang nhất các báo Pháp hôm nay.
Về Châu Á, các báo đều chú ý đến sự kiện tập đoàn quân sự Miến Điện hành quyết bốn tử tù, trong đó có hai người là cựu dân biểu và nhà đấu tranh. Đây là lần đầu tiên kể từ 1988 án tử hình được thi hành, trong khi Miến Điện có 114 tử tù kể từ sau cuộc đảo chánh tháng 2/2021. Chế độ vào cuối tháng Ba từng hăm dọa "không thương lượng nữa, sẽ tiêu diệt đến cùng" phe đối lập, và nay bắt đầu thực hiện.
Trong một đất nước có hơn 100 sắc tộc khác nhau, liên tục có những dịp xảy ra xung đột. Thời kỳ tương đối được tự do khá ngắn ngủi (2015-2021) vẫn có những vụ bạo động, người Rohingya bị đàn áp đẫm máu và nay Hoa Kỳ chính thức gọi là diệt chủng. La Croix nhắc lại, bà Aung San Suu Kyi, giải Nobel Hòa bình đã bị các tổ chức phi chính phủ tố cáo buộc là đồng lõa với quân đội. Nay bà đang quân đội - từng được bà bênh vực - giam giữ ở một địa điểm bí mật. Điều này cho thấy sự phức tạp của cơn ác mộng khôn nguôi ở Miến Điện.
Thụy My
Xe tăng và vũ khí của quân Nga bị Ukraine phá hủy được triển lãm ở quảng trường Mykhailivska ở Kiev, Ukraine, ngày 23/07/2022. Reuters - Alkis Konstantinidis
Lính Nga ngưng tấn công, lãnh đạo vẫn hô xung phong
Từ hơn hai tuần qua, quân Nga "tạm nghỉ xả hơi" một cách kỳ lạ, trái hẳn với những tuyên bố hung hăng của các nhà lãnh đạo ở Moskva. Ngày 16/07, bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu ra lệnh "gia tăng hoạt động trên tất cả các hướng". Ngày 20/07, ngoại trưởng Sergei Lavrov cam đoan sẽ mở rộng xung đột "ra xa hơn vùng Donbass", còn tổng thống Vladimir Putin hồi đầu tháng Bảy tuyên bố những gì ở Ukraine chỉ mới là khúc dạo đầu.
Tuy có hỏa lực áp đảo, nhưng mục tiêu tối thiểu là chiếm được Donbass còn lâu mới đạt nổi, nói chi đến việc lật đổ chính phủ Zelensky. Vậy mà hôm Chủ nhật 24/07 ông Lavrov vẫn hứa "Nga buộc lòng phải giúp Ukraine thoát khỏi chế độ phản động Kiev". Ban đầu tưởng chỉ vài ngày, nhưng đã sang ngày thứ 151, Moskva chừng như trông cậy vào sự tiêu hao nhân lực, vật lực của Ukraine và tâm trạng mỏi mệt của các đồng minh phương Tây. Có thể lại là "maskirovka", trò tung hỏa mù của Nga. Nhưng thời buổi này làm sao qua mặt được tình báo Mỹ, và các sĩ quan Ukraine vốn cùng một "lò" Xô-viết ?
Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington đánh giá Nga "chưa thể gia tăng nhịp độ". Nhóm chuyên gia Conflict Intelligence Team, được đào tạo ở Nga và hiện đang lưu vong, cho rằng quân Nga "vẫn đang trong thời gian tạm nghỉ", chỉ khi nào đội quân thứ ba gồm các tiểu đoàn quân tình nguyện được đưa ra mặt trận, thì giai đoạn này mới kết thúc. Theo tình báo quân đội Ukraine, đội quân này gồm 15.000 người tình nguyện, đã có 8/16 tiểu đoàn mới được huấn luyện xong.
Uy lực vũ khí phương Tây khiến từ nay Nga ở thế thủ
Chuyên gia quân sự Serhi Grabsky nhận xét cần chờ thêm hai tuần nữa, nếu Nga không tấn công trở lại, có nghĩa là họ không đủ nhân lực trong ít nhất từ 3 đến 5 tháng. "Nếu không chiếm nổi Siversk và Bakhmout là các thành phố khá yếu, thì không có cách nào giành được Sloviansk hay Kramatorsk, vốn được bảo vệ rất tốt. Đối với Nga, cuộc chinh phục Donbass dừng lại ở đây, và từ giờ trở đi sẽ phải ở thế thủ".
Các nhà quan sát đều thấy quân Nga đã ngưng các cuộc tấn công trên bộ ở Donbass cũng như các mặt trận khác, chỉ còn những hoạt động trinh sát. Tiền tuyến kéo dài trên 1.000 kilomet vẫn ổn định, phân nửa vùng Donetsk do Ukraine kiểm soát. Những cuộc đấu pháo vẫn tiếp tục, nhưng nhịp độ sát thương giảm hẳn. Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 23/07 cho biết từ 200 quân nhân Ukraine thiệt mạng/ngày nay chỉ còn 30 chiến sĩ hy sinh và 250 bị thương mỗi ngày. Ông coi đây là kết quả của việc phương Tây cung ứng vũ khí.
Những loại pháo mới như đại pháo Caesar của Pháp, Panzerhaubitze 2000 của Đức, và nhất là hệ thống phóng rốc-kết đa nòng Himars và M270 của Mỹ đã giúp Ukraine tấn công sâu về phía địch, làm rối loạn hệ thống hậu cần và chỉ huy của Nga, cho đến khi nào Nga tìm được cách thích ứng. Nhà phân tích Michel Goya của Pháp nhận định, Nga sẽ phải phân tán các kho đạn xa khỏi tiền tuyến, làm kéo dài thời gian tiếp vận. Trên bầu trời, từ một tháng qua chiến đấu cơ và hỏa tiễn Nga không diệt nổi phòng không của Ukraine, không cản được vũ khí phương Tây đến Ukraine. Ngược lại, Himars của Mỹ tham gia vào việc trừ khử hỏa tiễn phòng không Nga, và trong tương lai, Ukraine có thể phản công với sự yểm trợ của không quân.
Ukraine oanh tạc ba cây cầu, quân Nga ở Kherson bị bao vây
Lần đầu tiên kể từ khi diễn ra cuộc xâm lăng, Ukraine chủ động bắn nhiều đợt pháo vào ba chiếc cầu quan trọng cho việc tiếp tế của Nga. Trong ba đêm liên tiếp từ 19 đến 21/07, pháo binh Ukraine làm hư hại cầu Antonovka dài 1,3 km bắc qua sông Dniepr ; có đến 11 lỗ thủng khiến xe vận tải nặng và xe bọc thép không thể qua cầu được. Trên chiếc cầu này, trong ngày đầu xâm lược một đoàn xe bọc thép Nga đã bất ngờ vượt qua, tiến chiếm thành phố Kherson.
Cầu Nova Kakhovka, cách 100 km về phía đông cũng bị hư. Hai chiếc cầu này là đường tiếp vận cho quân Nga chiếm đóng, và chiếc cầu duy nhất bắc qua sông Ingoulets gần thành phố Darivka cũng bị pháo Ukraine bắn vào hôm 23/07 ở khoảng cách 40 km, với độ chính xác khủng khiếp : tám lỗ đạn pháo nằm cách nhau đều đặn !
Nhà phân tích Mikhail Samous ghi nhận đó là một cách để gây áp lực tâm lý lên quân địch và chuẩn bị chiến trường. Ukraine bắn vào cầu Antonovka để cắt đứt con đường huyết mạch nối Crimea với hữu ngạn sông Dniepr, nơi có 30.000 lính Nga chia làm hai nhóm đóng ở Kherson và Kryvy Rih. Nhóm lính Nga ở Kherson giờ đây trong tình trạng bị bao vây chiến thuật. Tất nhiên cơ quan tuyên truyền Nga không nhắc đến sự kiện này, vì như vậy chẳng khác nào vĩnh biệt giấc mộng chiếm Odessa.
Mồi nhử để thanh niên nhà nghèo đăng lính : Lương, thưởng cao ngất
Trong bối cảnh thương vong ở Ukraine quá nhiều, Moskva đang ra sức chiêu mộ "quân tình nguyện", hứa hẹn tiền lương và tiền thưởng rất cao, nhờ đến cả các công ty lính đánh thuê như Wagner. Nhà nghiên cứu Dimitri Minic của IFRI nhận thấy nếu hồi chiến tranh Chechenya, Nga phải cưỡng bức bắt lính, thì nay dùng đến hai đòn bẩy là hợp đồng với quân đội hay với tư nhân.
Với lính quân dịch, 85 đơn vị của Liên bang Nga mỗi nơi phải cung cấp một BTG gồm 400 quân, như vậy Moskva sẽ có thêm 35.000 tân binh. Hiện nay lính nghĩa vụ không thể bị điều ra mặt trận, trừ trường hợp ký hợp đồng phục vụ ít nhất ba tháng, nên Nga đang chuẩn bị sửa luật. Các tổ chức xã hội dân sự tố cáo việc gây áp lực đối với lính quân dịch để ký hợp đồng. Kremlin còn đặt một phần gánh nặng lên chính quyền địa phương, các thống đốc vùng do Putin bổ nhiệm biết rằng sự nghiệp của mình tùy thuộc vào việc tuyển quân.
Để dẫn dụ, Moskva đề nghị tiền lương cho lính hợp đồng cao gấp ba, bốn lần so với lúc khởi đầu cuộc xâm lăng : từ 3.500 đến 9.000 euro một tháng. Số tiền gây lóa mắt, cao hơn rất nhiều so với lương cán bộ quản lý ở Moskva, còn ở tỉnh thì lương trung bình chỉ từ 200 đến 400 đô la. Tiền thưởng được tính theo cấp bậc và vị trí, lính xung kích ở tiền phương có thể lãnh 12 euro/ngày. Bắn hạ một trực thăng, máy bay hay xe tăng, được thưởng 4.000 đến 5.000 euro, hạ một drone hay một khẩu pháo được 800 euro.
Trợ cấp cho thân nhân lính tử trận hay bị thương cũng rất cao, con cái sau này được ưu tiên vào đại học. Cộng dồn các loại tiền thưởng và trợ cấp cho gia đình có thể mua được một căn nhà ở tỉnh. Có thể thấy mục tiêu ưu tiên là các gia đình nghèo là, lính tình nguyện chủ yếu từ các vùng xa nghèo khổ.
Nga chiêu mộ lính đánh thuê và cả tù nhân
Từ giữa tháng Tư, các nhà tuyển dụng còn nhờ đến Wagner và các công ty tư nhân khác để huy động lính đánh thuê. Wagner từng đăng quảng cáo : "Bạn muốn được ghi tên vào lịch sử vinh quang của quân đội, nhưng không thích nạn bàn giấy và bị kiểm soát ? Hãy đến với chúng tôi để giải phóng toàn bộ Donbass !".
Cơ quan lao động của Nhà nước cũng không ngồi yên. Khoảng 22.000 chỗ làm, từ xạ thủ, pháo thủ cho đến tài xế xe tải đang cần người. Mục tiêu cuối cùng của Kremlin là... nhà tù. Tại Saint Petersburg và nhiều thành phố khác như Tver, Riazan, Smolensk, Rostov… những tuần lễ gần đây một số tù nhân đã đăng lính để được giảm 2/3 thời gian thọ án. Họ ký hợp đồng từ 3 đến 6 tháng với lương từ 3.000 đến 4.000 euro/tháng.
Hạn định tuổi nhập ngũ tối đa 40 đã được kéo giãn thành 50. Một sĩ quan dự bị Ukraine tỏ ra nghi ngờ về khả năng thành công của chiến lược này vì Nga không thiếu "bia thịt" mà cần quân nhân chuyên nghiệp, trong khi đào tạo một ê-kíp xe tăng mất ít nhất ba tháng. Không quân tất nhiên còn lâu hơn nữa.
Ngưng sản xuất hỏa tiễn Buk và tăng T-90 vì bị cấm vận
Về sức mạnh trên không, Le Monde cho biết nhà máy sản xuất hệ thống phòng không Buk đã ngưng hoạt động vì thiếu linh kiện do Đức sản xuất.
Sức chịu đựng của kỹ nghệ quốc phòng Nga hiện là một trong những ẩn số lớn trong cuộc chiến. Từ đầu cuộc xâm lăng, lý do chiến thuật và sức kháng cự của Kiev có thể là nguyên nhân khiến không quân Nga không khống chế được toàn bộ vùng trời Ukraine. Nhưng theo tạp chí chuyên ngành Vortex của Pháp, trừng phạt của phương Tây đã bắt đầu có tác dụng lên ngành hàng không Nga, cả dân dụng lẫn quân sự.
Nhà máy sản xuất các loại hỏa tiễn Buk như SA-19 Grison (2K22 Tunguska), SA-17 Grizzly (Buk-M2) ở Ulyanovsk miền trung nước Nga đã ngưng hoạt động, công nhân thất nghiệp sau khi Đức không còn giao các bảng mạch điện tử. Nga cũng chậm trễ trong việc giao các phi cơ thám sát Beriev A-100, vì thiếu những linh kiện điện tử quan trọng. Sản xuất đạn và bom thông minh cũng bị ảnh hưởng, xe tăng T-90 và T-14 Armata, loại xe bọc thép mới nhất của quân đội Nga cũng cùng chung số phận.
Trung Quốc bán linh kiện hỏa tiễn cho Nga để đánh Ukraine ?
Trên Vortex, các tác giả Gwenvael Coulombel, trung úy Malcolm Pinel và đại tá Xavier Rival nghi ngờ Trung Quốc đã tiếp tay cho Nga tránh né cấm vận. Hoa Kỳ hôm 29/06 lần đầu tiên đã cho vào danh sách đen 6 công ty ở Hoa lục trong đó có các nhà phân phối linh kiện vi điện tử. Đại sứ quán Trung Quốc lập tức cải chính mọi hỗ trợ quân sự cho Nga. Nhưng tổ chức phi chính phủ Mỹ C4ADS chuyên phân tích những mối đe dọa về an ninh hôm 15/07 công bố báo cáo tiết lộ nhiều hoạt động thương mại đáng ngờ từ Trung Quốc sang Nga. Tài liệu lấy từ hải quan Nga cho thấy có những linh kiện "chuyên dùng trong radar của hệ thống hỏa tiễn địa-không S-400 Nga", và từ đầu cuộc chiến việc xuất khẩu các bảng vi mạch đã tăng gấp đôi.
Tướng Mỹ Charles Brown, tư lệnh không quân hôm 20/07 tại Diễn đàn An ninh Aspen ở Colorado khẳng định Hoa Kỳ và đồng minh đang cân nhắc việc cung cấp phi cơ tiêm kích cho Ukraine – một giả thiết cho đến nay vẫn bị bác bỏ. Theo ông, các loại chiến đấu cơ Mỹ, Gripen của Thụy Điển, Eurofighter của Châu Âu, Rafale của Pháp đều có thể được sử dụng. Tuyên bố trên đây được đưa ra vào lúc Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua một dự luật tài trợ cho việc đào tạo phi công Ukraine trên đất Mỹ.
Miến Điện, cơn ác mộng triền miên
Những nỗi lo về việc tổ chức Thế vận hội Paris 2024, bệnh viện Pháp thiếu nhân lực và phương tiện, vấn đề tiết kiệm năng lượng là những chủ đề chiếm trang nhất các báo Pháp hôm nay.
Về Châu Á, các báo đều chú ý đến sự kiện tập đoàn quân sự Miến Điện hành quyết bốn tử tù, trong đó có hai người là cựu dân biểu và nhà đấu tranh. Đây là lần đầu tiên kể từ 1988 án tử hình được thi hành, trong khi Miến Điện có 114 tử tù kể từ sau cuộc đảo chánh tháng 2/2021. Chế độ vào cuối tháng Ba từng hăm dọa "không thương lượng nữa, sẽ tiêu diệt đến cùng" phe đối lập, và nay bắt đầu thực hiện.
Trong một đất nước có hơn 100 sắc tộc khác nhau, liên tục có những dịp xảy ra xung đột. Thời kỳ tương đối được tự do khá ngắn ngủi (2015-2021) vẫn có những vụ bạo động, người Rohingya bị đàn áp đẫm máu và nay Hoa Kỳ chính thức gọi là diệt chủng. La Croix nhắc lại, bà Aung San Suu Kyi, giải Nobel Hòa bình đã bị các tổ chức phi chính phủ tố cáo buộc là đồng lõa với quân đội. Nay bà đang quân đội - từng được bà bênh vực - giam giữ ở một địa điểm bí mật. Điều này cho thấy sự phức tạp của cơn ác mộng khôn nguôi ở Miến Điện.
Thụy My
Điều gì sẽ xảy ra nếu Putin quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân ?
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow, tháng 6/2022, Pool / Reuters
Trong lúc cuộc chiến ở Ukraine trở nên gay gắt hơn, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định sử dụng đến luận điệu hạt nhân. "Bất cứ ai cố gắng cản đường chúng ta, chứ chưa nói đến việc tạo ra các mối đe dọa cho đất nước và nhân dân Nga, phải hiểu rằng phản ứng của Nga sẽ là ngay lập tức và sẽ dẫn đến những hậu quả chưa từng thấy trong lịch sử", Putin đã tuyên bố như vậy vào tháng 2 – tuyên bố đầu tiên trong rất nhiều tuyên bố cảnh báo về một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà quan sát phương Tây đã gạt bỏ luận điệu này, xem nó như một trò dọa suông. Suy cho cùng, bên nào bắn phát súng hạt nhân đầu tiên cũng sẽ tự đặt mình vào một canh bạc cực kỳ rủi ro : đặt cược rằng đối thủ của mình sẽ không trả đũa theo cách tương đương, hoặc gây thiệt hại lớn hơn. Đó là lý do tại sao rất khó xảy ra trường hợp các nhà lãnh đạo với đầu óc tỉnh táo sẽ thực sự phát động quá trình tấn công hạt nhân vốn có thể hủy diệt chính đất nước mình. Tuy nhiên, khi nói về vũ khí hạt nhân, "rất khó xảy ra" vẫn là điều không đủ tốt.
Lập kế hoạch ứng phó trong trường hợp Nga sử dụng vũ khí hạt nhân là điều bắt buộc ; nguy cơ sẽ lên đến mức cao nhất nếu cuộc chiến chuyển hẳn sang hướng có lợi cho Ukraine. Đó là tình huống duy nhất mà động cơ để người Nga chấp nhận rủi ro khủng khiếp ấy trở nên chính đáng, trong một nỗ lực ngăn chặn thất bại bằng cách buộc Ukraine và những người ủng hộ NATO của họ phải đầu hàng. Nga có thể làm điều này bằng cách bắn một hoặc một số vũ khí hạt nhân chiến thuật vào các lực lượng Ukraine, hoặc bằng cách kích hoạt một vụ nổ hạt nhân tượng trưng tại một vùng đất trống.
Nhìn chung, có ba kịch bản trong đó các nhà hoạch định chính sách Mỹ phải tìm ra giải pháp để đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân của Nga nhắm vào Ukraine. Mỹ có thể chọn luận điệu lên án một vụ nổ hạt nhân nhưng không làm gì về mặt quân sự. Họ cũng có thể sử dụng vũ khí hạt nhân của mình. Hoặc có thể kiềm chế phản công hạt nhân, nhưng sẽ trực tiếp tham chiến bằng các cuộc không kích thông thường trên quy mô lớn và huy động các lực lượng mặt đất. Tất cả những kịch bản đó đều không tốt, bởi chẳng hề có lựa chọn rủi ro thấp nào tồn tại để đối phó với hồi kết của thời kỳ cấm kỵ hạt nhân. Kịch bản chiến tranh thông thường được xem là ít tệ nhất trong ba phương án, vì nó tránh được rủi ro cao xuất phát từ hai kịch bản còn lại.
Cạnh tranh trong rủi ro
Ba mươi năm qua, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ ít chú ý đến các động lực tiềm ẩn của leo thang hạt nhân. Ngược lại, trong Chiến tranh Lạnh, vấn đề này luôn là trọng tâm của mọi tranh luận chiến lược. Hồi đó, NATO dựa vào nguyên tắc leo thang có chủ ý – bắt đầu bằng việc sử dụng một cách hạn chế vũ khí hạt nhân chiến thuật – như một cách để ngăn chặn một cuộc xâm lược của Liên Xô. Chiến lược này gây nhiều tranh cãi, nhưng nó vẫn được áp dụng, vì phương Tây tin rằng lực lượng thông thường của họ kém hơn so với Khối Hiệp ước Warsaw. Ngày nay, với việc cán cân lực lượng bị đảo ngược sau thời Chiến tranh Lạnh, học thuyết "leo thang để xuống thang" hiện tại của Nga chính là đang bắt chước khái niệm "phản ứng linh hoạt" trong Chiến tranh Lạnh của NATO.
Ngoài mặt, NATO liên tục thúc đẩy chính sách phản ứng linh hoạt, nhưng ý tưởng này luôn lung lay về mặt chiến lược. Các kế hoạch khẩn cấp của tổ chức này sẽ không bao giờ tạo ra sự đồng thuận, đơn giản bởi vì việc bắt đầu sử dụng vũ khí hạt nhân luôn đi kèm nguy cơ ăn miếng trả miếng, từ đó dẫn đến một cuộc chiến không giới hạn theo kiểu ngày tận thế. Như J. Michael Legge, cựu thành viên Nhóm Kế hoạch Hạt nhân của NATO, đã lưu ý trong một nghiên cứu mà Tập đoàn RAND công bố năm 1983, nhóm của ông đã không thể đạt được thỏa thuận về các lựa chọn cụ thể tiếp theo, ngoài một "vụ nổ hạt nhân trình diễn" đầu tiên, mang tính biểu tượng nhằm tạo hiệu ứng tâm lý, vì lo sợ rằng Moscow luôn có thể đáp trả tương đương hoặc thậm chí mạnh hơn. Ngày nay, người ta hy vọng rằng chính tình thế tiến thoái lưỡng nan này sẽ ngăn cản Moscow gọi ‘thần hạt nhân’ ra khỏi chiếc đèn ngay từ đầu.
Nhưng các nhà hoạch định chính sách của NATO không nên chỉ dựa vào sự kiềm chế của Moscow. Putin có nhiều thứ để mất trong cuộc chiến này hơn những quốc gia có vũ khí hạt nhân đang ủng hộ Ukraine, và ông có thể đặt cược rằng trong tình thế cấp bách, Washington sẽ không sẵn lòng chơi ‘trò cò quay’ với ông. Putin có thể đóng vai kẻ điên và xem cú sốc hạt nhân như một rủi ro có thể chấp nhận được, để kết thúc chiến tranh theo ý người Nga.
Các cấp độ leo thang
Khi đối mặt với khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, câu hỏi đầu tiên mà NATO cần trả lời là liệu cuối cùng hành động đó có nên tạo thành lằn ranh đỏ thực sự đối với phương Tây hay không ? Nói cách khác, liệu một cuộc tấn công hạt nhân của Nga có kích hoạt sự thay đổi của NATO, từ việc chỉ cung cấp vũ khí cho Ukraine sang tham chiến trực tiếp hay không ? Cơ sở lý luận để người Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể là để khiến NATO không dám vượt qua lằn ranh đó, bên cạnh mục tiêu buộc Ukraine phải đầu hàng. Nếu một vài vụ nổ hạt nhân của Nga không đủ để kích động Mỹ tham chiến trực tiếp, Moscow sẽ được bật đèn xanh để sử dụng nhiều vũ khí hơn nữa, và nhanh chóng đè bẹp Ukraine.
Nếu thách thức mà ở hiện tại chỉ mới là giả thuyết thực sự xảy ra trong đời thực, thì việc tham gia vào một cuộc chiến hạt nhân hóa có thể khiến người Mỹ nhận ra đó là một thử nghiệm mà họ không muốn nhúng tay vào. Vì lý do này, có một khả năng rất thực tế là các nhà hoạch định chính sách sẽ lựa chọn kịch bản yếu nhất : nói về sự man rợ không thể tưởng tượng được của người Nga, và tiến hành bất kỳ biện pháp trừng phạt kinh tế nào chưa được sử dụng, nhưng không làm gì về mặt quân sự. Điều này sẽ báo hiệu rằng Moscow hoàn toàn có thể tự do hành động quân sự, bao gồm cả việc sử dụng thêm vũ khí hạt nhân để quét sạch hệ thống phòng thủ của Ukraine. Về cơ bản, điều này có nghĩa là thừa nhận một chiến thắng của Nga. Dù việc hạ mình là chuyện đáng xấu hổ đối với phe diều hâu, nhưng nếu vụ nổ hạt nhân thực sự xảy ra, kịch bản này sẽ có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với người Mỹ, bởi vì nó sẽ tránh được nguy cơ tự sát quốc gia.
Sức hấp dẫn đó phải được cân bằng bởi những rủi ro dài hạn có thể bùng phát từ việc thiết lập tiền lệ chết người, rằng phát động một cuộc tấn công hạt nhân có thể giúp người ta đạt được mục đích. Nếu phương Tây không lùi bước – hoặc, quan trọng hơn, nếu ngay từ đầu, họ muốn ngăn Putin khỏi trò chơi hạt nhân – các chính phủ cần một dấu hiệu đáng tin cậy nhất có thể, rằng việc Nga sử dụng hạt nhân sẽ kích động NATO, chứ không phải khiến liên minh lùi lại.
Nếu NATO quyết định phản công nhân danh Ukraine, thì sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra : liệu họ có sử dụng vũ khí hạt nhân hay không, và nếu có thì bằng cách nào. Quan niệm phổ biến nhất là một cuộc phản công hạt nhân ăn miếng trả miếng, tiêu diệt các mục tiêu của Nga tương xứng với những mục tiêu mà cuộc tấn công ban đầu của Nga đã nhắm vào. Đây là phản ứng theo bản năng, nhưng kịch bản này không hấp dẫn, vì nó dẫn đến các cuộc tấn công qua lại, trong đó không bên nào bỏ cuộc và cuối cùng cả hai bên đều bị tàn phá.
Ngoài ra, Washington có thể đáp trả bằng các cuộc tấn công hạt nhân trên quy mô lớn hơn so với cuộc tấn công ban đầu của Nga, đe dọa gây thiệt hại áp đảo cho Moscow nếu họ tiếp tục dùng đến tấn công hạt nhân hạn chế. Phương án ‘nặng đô’ này có một số rắc rối. Thứ nhất, nếu được sử dụng để chống lại các lực lượng Nga đang ở bên trong Ukraine, vũ khí hạt nhân của Mỹ sẽ gây ra thiệt hại lớn cho chính đồng minh của họ. Đây không phải là một vấn đề mới. Trong Chiến tranh Lạnh, các chiến lược gia chỉ trích việc dựa vào vũ khí hạt nhân chiến thuật để chống lại lực lượng Liên Xô xâm lược từng châm biếm rằng, "Ở Đức, các thị trấn chỉ cách nhau hai kiloton". Tuy nhiên, sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các mục tiêu bên trong nước Nga sẽ làm tăng nguy cơ nổ ra chiến tranh không giới hạn.
Vấn đề thứ hai đối với các cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật qua lại là Nga sẽ có lợi thế hơn, vì nước này sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân chiến thuật hơn Mỹ. Tính bất đối xứng đó sẽ đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phải sớm sử dụng đến cái gọi là vũ khí chiến lược (tên lửa liên lục địa hoặc máy bay ném bom) để duy trì ưu thế. Quyết định đó đi kèm nguy cơ mở đường cho hủy diệt hoàn toàn lãnh thổ của các cường quốc. Do đó, cả phương án ăn miếng trả miếng lẫn phương án trả đũa không cân xứng đều tiềm ẩn những rủi ro cao đáng kinh ngạc.
Một lựa chọn ít nguy hiểm hơn sẽ là đáp trả tấn công hạt nhân bằng cách phát động một chiến dịch không kích bằng vũ khí thông thường, nhắm vào các mục tiêu quân sự của Nga, và huy động lực lượng mặt đất để triển khai vào chiến trường Ukraine. Điều này sẽ cần đi đôi với hai tuyên bố công khai mạnh mẽ. Đầu tiên, để gạt bỏ những quan điểm coi phương án rủi ro thấp này là yếu, các nhà hoạch định chính sách NATO phải nhấn mạnh rằng công nghệ chính xác hiện đại khiến vũ khí hạt nhân chiến thuật trở nên không cần thiết cho việc tấn công hiệu quả các mục tiêu từng được coi là chỉ có thể bị tấn công bởi vũ khí hủy diệt hàng loạt. Điều đó sẽ khiến hành động sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga trở thành một bằng chứng củng cố, không chỉ cho sự man rợ, mà còn cho cả sự lạc hậu về quân sự của nước này. Việc tham gia trực tiếp vào cuộc chiến ở cấp độ thông thường sẽ không thể hóa giải được sự hoảng loạn ở phương Tây. Nhưng điều đó có nghĩa là Nga sẽ phải đối mặt với viễn cảnh chiến đấu chống lại một NATO cơ bản áp đảo họ về lực lượng phi hạt nhân, được hỗ trợ bởi khả năng trả đũa hạt nhân, và rất có thể sẽ không kiềm chế nếu Nga chuyển hướng tấn công hạt nhân chống lại Mỹ chứ không phải lực lượng Ukraine. Thông điệp quan trọng thứ hai cần nhấn mạnh là bất kỳ hành động hạt nhân nào sau đó của Nga cũng sẽ kích động đòn trả đũa hạt nhân từ Mỹ.
Kịch bản chiến tranh thông thường này gần như không hề hấp dẫn. Chiến tranh trực tiếp giữa các cường quốc, dù bắt đầu ở bất kỳ cấp độ nào, cũng có nguy cơ leo thang dẫn đến hủy diệt hàng loạt. Một chiến lược như vậy sẽ yếu thế hơn là một chiến lược trả đũa, và sẽ làm trầm trọng thêm nỗi tuyệt vọng của người Nga – ngày càng lo lắng thua cuộc, thay vì giải tỏa nỗi lo ấy – theo đó buộc họ phải đặt động cơ leo thang ban đầu của mình bên cạnh quyết định ‘nhân đôi tiền cược’ và sử dụng nhiều vũ khí hạt nhân hơn. Giải pháp sẽ là sự kết hợp giữa phản ứng quân sự của NATO với một đề nghị thương lượng có chứa nhiều nhượng bộ bề ngoài nhất có thể, để Nga có thể rút lui trong danh dự. Ưu điểm chính của kịch bản thông thường này đơn giản là nó sẽ không rủi ro như lựa chọn không làm gì (yếu hơn), hoặc lựa chọn hạt nhân (mạnh hơn).
Tình thế lưỡng nan của phương Tây
Trong trường hợp Nga kích nổ hạt nhân, NATO sẽ có hai mục tiêu mâu thuẫn với nhau. Một mặt, liên minh sẽ muốn phủ nhận bất kỳ lợi ích chiến lược nào mà Moscow có thể thu được từ vụ nổ ; mặt khác, họ sẽ muốn tránh leo thang hơn nữa. Tình thế lưỡng nan này càng nhấn mạnh điều đã rõ ràng, là phải làm suy giảm tối đa động cơ của Moscow trước lựa chọn hạt nhân ngay từ đầu.
Để đạt được mục tiêu đó, NATO không chỉ nên đưa ra những lời đe dọa trả đũa đáng tin cậy, mà còn phải vun đắp sự ủng hộ từ các bên thứ ba mà Putin muốn giữ cho không gia nhập phương Tây. Cho đến nay, Moscow đã sống sót vì Trung Quốc, Ấn Độ, và các nước khác từ chối hoàn toàn việc tham gia chiến dịch trừng phạt kinh tế do phương Tây áp đặt. Tuy nhiên, những người lựa chọn đứng bên ngoài này vẫn có lợi ích trong việc duy trì sự cấm kỵ hạt nhân. Họ có thể bị thuyết phục phải tuyên bố rằng, việc tiếp tục hợp tác kinh tế với Nga phụ thuộc vào việc nước này hạn chế sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì chỉ là một tuyên bố về một sự kiện vẫn còn mang tính giả thuyết, các nước trung lập có thể coi đây là một hành động với rủi ro thấp, một cách để khiến phương Tây không chỉ trích họ, bằng cách nhắc đến một tình huống mà họ không mong đợi xảy ra.
Washington sẽ luôn giữ cho các lời đe dọa đã được đưa ra và các chiến lược của họ đủ mơ hồ, để tạo ra sự linh hoạt và mở đường vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, bất kỳ lời đe dọa hạt nhân nào nữa của Putin cũng sẽ trở thành lời nhắc nhở đơn giản nhưng mạnh mẽ cho Washington về một điều mà Putin hiểu, nhưng cho rằng phương Tây không nhận ra, rằng Nga hoàn toàn dễ bị tổn thương trước đòn trả đũa hạt nhân, và như các thế hệ nhà tư tưởng và học giả hai bên vẫn luôn nhắc đi nhắc lại, chiến tranh hạt nhân là một cuộc chiến trong đó không có người chiến thắng.
Richard K. Betts
Nguyên tác : "Thinking About the Unthinkable in Ukraine", Foreign Affairs, 04/07/2022
Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 19/07/2022
Richard K. Betts là Giáo sư về Khoa học Chiến tranh và Hòa bình tại Đại học Columbia và là nghiên cứu viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.
Thu Hằng, RFI, 21/07/2022
Ngày 20/07/2022, Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) thẩm định đã có khoảng 15.000 lính Nga chết ở Ukraine và khoảng 45.000 người bị thương. Nhưng theo bộ tư lệnh Ukraine, con số này trên thực tế cao hơn gấp đôi, tức là có đến 37.000 người chết, còn bộ quốc phòng Anh đưa ra con số từ 16.000 đến 20.000 người chết trên tổng số 230.000 lính Nga tham chiến ở Ukraine từ ngày 24/02.
Máy bay trực thăng Nga Mi-28 bắn tên lửa tại một địa điểm không được tiết lộ ở Ukraine, ngày 20/07/2022. Ảnh do bộ phận báo chí bộ quốc phòng Nga cung cấp. © AP - Russian Defense Ministry Press Service
Trong mọi trường hợp, số lính Nga chết tại Ukraine đã vượt tổng số quân Liên Xô chết tại Afghanistan trong 10 năm tham chiến (15.000 người) vào thập niên 1980. Giám đốc CIA William Burns nêu "tổng thiệt hại nặng nề" cho quân đội Nga và có thể cảm nhận được trên chiến trường. Ngay sau khi Nga chiếm được tỉnh Luhansk, đích thân tổng thống Vladimir Putin tuyên bố những đơn vị đã tham gia đợt tấn công cần được "nghỉ ngơi" để "phục hồi năng lực chiến đấu".
Nhưng để làm được việc này thì phải cần có lực lượng mới. Đây là nhiệm vụ khá phức tạp, vì trong những năm gần đây, "quân đội Nga đã gặp nhiều khó khăn về cơ cấu trong việc tuyển quân", theo nhận định với tuần báo Pháp L’Express của Vincent Tourret, chuyên gia về các vấn đề quân sự của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược. Còn nhà nghiên cứu Samantha de Bendern, chuyên gia về Nga tại Viện Chatham House ở Luân Đôn, cho rằng "Nga đang thực sự có nguy cơ thiếu quân được huấn luyện và chiến đấu hiệu quả".
Hệ quả là Nga tìm mọi cách để mở rộng lực lượng quân trù bị. Biện pháp thứ nhất là kéo dài tuổi đăng lính. Theo một đạo luật được tổng thống Vladimir Putin ký ban hành ngày 28/05, độ tuổi tối đa có thể đăng lính được nâng từ 40 lên thành 50 tuổi, thậm chí cho nam giới đến 65 tuổi. Cùng lúc, Moskva tăng hơn gấp đôi lương cho các đội quân Nga, lên thành 170.000 rúp/tháng (tương đương với 2.840 euro), cao hơn ba lần so với mức lương trung bình ở Nga. Ấy là chưa tính đến các khoản tiền thưởng khác tùy vào hiệu quả trên chiến trường. Các hợp đồng nghĩa vụ quân sự 3 tháng được ký nhiều hơn so với thời hạn thông thường 3 năm.
Một biện pháp khác là khuyến khích lính nghĩa vụ, về mặt chính thức không bị đưa ra chiến trường Ukraine, đăng lính sau khi hết nghĩa vụ. Ngày 09/07, Trung tâm chống tin giả của Ukraine, trực thuộc Hội đồng An ninh và Quốc phòng quốc gia, đăng một thông tin trên mạng Telegram : "Nhiều trung tâm việc làm cấp vùng ở Liên bang Nga đăng tuyển hơn 22.000 vị trí quân nhân theo hợp đồng", trong số đó có nhiều lính bắn tỉa tinh nhuệ, lính pháo binh và sĩ quan huấn luyện. Theo trang superjob.ru, đứng đầu trong lĩnh vực tìm việc làm ở Nga, ngoài những công việc có mức lương thông thường, còn có rất nhiều thông báo tuyển dụng đề xuất mức lương hàng tháng lên đến 200.000 rúp (khoảng 3.200 euro) cùng với nhiều khoản phụ cấp xã hội khác.
Một ví dụ được RFI nêu lên là trang tìm kiếm việc làm của vùng Khabarovsk đăng tuyển 356 việc làm cho đơn vị số 51460, trong đó có lữ đoàn 64 súng trường cơ giới, bị tình nghi gây tội ác chiến tranh ở Bucha, gần Kiev, dù Nga vẫn bác bỏ những cáo buộc trên.
Một thông tin khác được blogger người Nga về quân sự Maksim Fomin viết trên mạng Telegram hôm 13/07 cho thấy Moskva đang tăng tốc tuyển lính tình nguyện : "Huy động tình nguyện viên ở Nga (…) Mỗi vùng thành lập các đơn vị và gửi ra chiến trường". Để hoàn thành chỉ tiêu, nhiều vùng không ngại dùng đến biện pháp phi pháp, ví dụ Cộng hòa Chechnya cưỡng ép nhiều người có tiền án tham gia "đội quân tình nguyện" ở Ukraine.
Trả lời RFI ngày 21/07, ông Alexandre Tcherkassov, chủ tịch Hội đồng hành chính của Trung tâm Nhân quyền Memorial (bị giải thể cách đây 4 tháng), cho biết : "Cảnh sát Chechnya bắt những người trước đây dính trong vài vụ án và đề xuất : Anh có thể trở thành lính tình nguyện, có thể trả tiền hoặc phải đi tù". Ít nhất có 15 "tình nguyện viên tiềm năng" được đưa đến sở cảnh sát Grozny vào nửa sau tháng Sáu.
Biện pháp này tiếp tục được tiến hành trong tháng Bẩy, vì đây là mục tiêu được lãnh đạo Cộng hòa Chechnya Ramzan Kadyrov nghiêm túc thực hiện. Ông Alexander Cherkasov giải thích : "Ở mỗi vùng, người ta thành lập một tiểu đoàn tình nguyện viên. Riêng Chechnya có đến 4 tiểu đoàn như vậy. Ramzan Kadyrov thường xuyên cho thấy ông là người đầu tiên tham gia cuộc chiến này, trong mọi khuôn khổ".
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), chiến dịch tuyển tình nguyện viên bắt đầu từ tháng Sáu, đã được tăng tốc trong tháng Bẩy. 85 vùng và khu vực tự trị của Liên bang Nga phải thành lập các tiểu đoàn khoảng 400 người từ 18-60 tuổi, sau đó sẽ được đưa vào các đơn vị bộ binh cơ động, hải quân hoặc truyền thông và hậu cần. Họ được lĩnh lương hàng tháng từ 220.000 đến 350.000 rúp (khoảng 3.800 đến 6.000 euro). Dù không nêu rõ tân binh có bị đưa ra chiến trường Ukraine hay không, nhưng "tất cả những đề xuất việc làm này cho thấy quân đội không có đủ người. Một phần do những tổn thất về nhân mạng hoặc những thương tật, nhưng cũng do nhiều người rời quân ngũ. Tất cả những vấn đề đó gây khó khăn cho việc tuyển quân", theo nhận định với RFI của chuyên gia về quân sự Pavel Luzin tại Saint-Peterburg.
Cụ thể, chuyên gia Kirill Martynov, nhà phân tích của tổ chức Conflict Intelligence Team, được các nhà điều tra độc lập Nga ở Ukraine hành lập, cho biết : "Theo dữ liệu của chúng tôi, từ 20% đến 40% quân nhân hợp đồng từ Ukraine trở về đã từ chối trở lại chiến trường. Con số này là rất lớn, thậm chí nhiều hơn cả tổn thất quân sự trên thực địa".
Ngoài kêu gọi tình nguyện viên, Nga còn có nhiều cách tuyển quân khác thường. Một thông tin ngày 12/07 của bộ quốc phòng Anh nêu nhiều trường hợp "tuyển quân trong các nhà tù Nga cho công ty quân sự tư nhân Wagner". Và "nếu thông tin này được xác nhận thì có thể cho thấy những khó khăn thay thế số nạn nhân lớn". Ba ngày trước đó, trang web bảo vệ nhân quyền Nga gulagu.net báo động về việc "khoảng 300 tù nhân" được tuyển dụng trong một nhà tù ở Adygea (phía bắc Kavkaz), nơi giam giữ nhiều cựu nhân viên lực lượng an ninh.
Từ cuối tháng Sáu, tổ chức phi chính phủ Gulagu.net nhận được vài chục tin nhắn về việc công ty tư nhân Wagner tuyển lính đánh thuê trong các nhà tù Tver, Riazan, Smolensk, Voronezh và Lipetsk ở thành phố Saint-Peterburg. "Người ta nói đến khoảng 200 tù nhân đã được đưa đến Rostov trên sông Đông", theo ông Vladimir Osechkin, đứng đầu tổ chức Gulagu, đang tị nạn tại Pháp.
"Tình hình ở mỗi nhà tù không giống nhau : ở một số nhà tù, có khoảng 20-30 người tình nguyện, nhưng chúng tôi cũng được thông báo con số không tưởng là 300 tù nhân muốn đi chiến đấu". Những tù nhân không có kinh nghiệm quân sự được giao nhiệm vụ dò phá mìn hoặc tái thiết những vùng quân Nga chiếm đóng. Còn những người từng phục vụ quân ngũ được lĩnh lương khoảng 200.000 rúp (khoảng 3.200 euro) và được giảm án nếu cam kết ở lại Ukraine 6 tháng.
Chuyên gia Vincent Tourret phân tích : "Việc thiếu người đang đặt ra những vấn đề lớn cho việc triển khai chiến thuật. Ví dụ Nga thiếu bộ binh để bảo vệ xe tăng và như vậy sẽ dễ bị tấn công khi bị Ukraine phục kích và điều này cũng phần nào giải thích cho tỉ lệ thiệt hại lớn trong số những xe bọc thép. Điều này cũng hạn chế khả năng của Nga chiếm thêm các vùng đất mới, trong khi các khu vực đã chiếm được cũng cần người để bình định và như vậy không thể điều những người này ra chiến trường".
Những yếu tố trên phần nào kiềm chế bớt phát biểu hùng hồn của tổng thống Putin hôm 07/07 khi ông khẳng định Nga "còn chưa bắt đầu những việc nghiêm túc" ở Ukraine. Để bổ sung cho lực lượng ngày càng bị phân tán, chủ nhân điện Kremlin hiện vẫn chưa ra lệnh tổng động viên, vì làm như thế sẽ giống như thất bại trong cuộc chiến mà Nga vẫn gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt". Và đáng nói hơn, tổng thống Nga công nhận "đang có chiến tranh".
Cuối cùng, "ngoài rủi ro chính trị đối với một quyết định như vậy, việc tổng động viên có lẽ còn gây tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga hiện đang thiếu nhân lực", theo nhà nghiên cứu Yohann Michel, chuyên về các vấn đề quốc phòng thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS). "Hơn nữa cũng không có gì bảo đảm là quân đội Nga có đủ nhân lực, đặc biệt là sĩ quan, để quản lý và huấn luyện những người được huy động".
Theo L’Express, RFI, JDD
Thu Hằng tóm lược
Nguồn : RFI, 21/07/2022
********************
Thùy Dương, RFI, 20/07/2022
Hôm 19/07/2022, Nhà Trắng tiết lộ Nga đang đặt nền móng để sáp nhập các vùng lãnh thổ đã hoàn toàn chiếm được ở miền đông Ukraine và lập chính quyền ủy nhiệm "bất hợp pháp" tại các khu vực này.
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia của Nhà Trắng John Kirby trong cuộc họp báo thường ngày tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ ngày 19/07/2022. Reuters – Jonathan Ernst
Trong một cuộc họp báo ở Washington, dựa theo các nguồn tin tình báo Mỹ, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia, John Kirby, cho biết Moskva đang chuẩn bị lập chính quyền ủy nhiệm ở các vùng chiếm được của Ukraine, quy định đồng rup là đồng tiền chính thức và bắt buộc người dân Ukraine phải nhập quốc tịch Nga. John Kirby nhận định đây là sự "xâm phạm trực tiếp chủ quyền" của Ukraine và liên hệ kế hoạch lần này của Moskva với chiến lược thôn tính bán đảo Crimea của Ukraine hồi năm 2014.
Theo Reuters, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ còn cho biết trong vài ngày tới, Washington sẽ công bố viện trợ quân sựbổ sung cho Kiev và kêu gọi các nước phương Tây khác cũng làm như vậy.
Về phía Ukraine, phát biểu tại Atlantic Council, bộ trưởng quốc phòng Oleksiy Reznikov đề nghị phương Tây cấp thêm nhiều hơn nữa cho quân đội Ukraine các giàn pháo có độ chính xác cao. Theo ông, có thêm ít nhất 100 giàn pháo có độ chính xác cao của Tây phương sẽ giúp thay đổi tương quan lực lượng với Nga, các lực lượng Ukraine sẽ có thể phản công hiệu quả. Bộ trưởng quốc phòng Ukraine thông báo các giàn phóng rocket HIMARS mà Mỹ cung cấp đã giúp Ukraine phá hủy khoảng 30 đồn chỉ huy và kho vũ khí đạn dược của Nga.
Cũng trong ngày hôm qua 19/07, trả lời phỏng vấn tạp chí Novoié Vremia, lãnh đạo văn phòng phủ tổng thống Ukraine, Andrii Iermak, nhận định Ukraine cần chiến thắng trước khi sang mùa đông, nếu không tình hình sẽ thêm phức tạp.
Thùy Dương
Le Monde nhận thấy "Hệ thống hậu cần Nga bị rối loạn vì hỏa tiễn Himars của Mỹ". Khoảng vài chục kho đạn Nga ở Ukraine đã bị vũ khí tầm xa do Washington cung cấp cho Kiev phá hủy, gây ra nỗi kinh hoàng cho quân xâm lược.
Hệ thống pháo phản lực cơ động Himars của Mỹ trong một cuộc thao dượt ở trung tâm huấn luyện Yakima, bang Washington, Hoa Kỳ. Ảnh tư liệu chụp ngày 23/05/2011. AP - Tony Overman
Lo sợ các cơ sở ở Crimea sẽ bị tấn công, cựu tổng thống Nga Dimitri Medvedev vào Chủ nhật 17/07 đã phải đe dọa "ngày phán xử cuối cùng" cho Ukraine. Trước đó một hôm, đại diện tình báo quân đội Ukraine, Vadym Skibitsky tuyên bố cầu Crimea (được xây dựng bốn năm sau khi Nga chiếm) và các mục tiêu khác trong vùng cần phải bị tiêu diệt vì an toàn của người dân, do Crimea "được sử dụng làm hậu cứ cho việc vận chuyển vũ khí của Nga" sang miền nam Ukraine. Kiev hứa hẹn sẽ tái chiếm bán đảo, và Skibitsky nhấn mạnh sắp tới sẽ có được các hỏa tiễn Mỹ MGM-140 ATACMS có tầm bắn đến 300 km. Khu vực mà quân đội Ukraine kiểm soát gần nhất hiện cách cầu Crimea 270 km.
Từ cuối tháng Sáu, quân đội Ukraine đã gây ấn tượng với hệ thống pháo phản lực đa nòng Himars, mà theo chuyên gia Rob Lee thì Kiev có đến 12 khẩu. Những khẩu pháo này có tầm bắn 80 km, gấp đôi so với những vũ khí Ukraine có được. Kết quả hết sức ngoạn mục : các video trên mạng xã hội cho thấy những vụ nổ khổng lồ (thường xảy ra vào ban đêm) tại các vùng bị Nga chiếm đóng. Thay vì chỉ một tiếng nổ, Himars gây ra một loạt "pháo bông" rực sáng bầu trời, do đủ loại đạn thi nhau nổ loạn xạ về mọi hướng.
Trong bối cảnh trang bị kém xa Nga, kết quả đầy ấn tượng mà Himars mang lại đương nhiên gây phấn khởi cho phía Ukraine. Cố vấn tổng thống Oleksiy Arestovytch nói rằng đây là "bước ngoặt của cuộc chiến", nhờ Himars rốt cuộc đã giúp "quân bình hỏa lực" với pháo binh Nga.
Cộng với thông tin tình báo cụ thể về tọa độ các kho đạn của Nga, Himars đã làm ảnh hưởng nặng nề đến việc vận chuyển đạn được ra tiền tuyến. Theo cựu phó tổng tham mưu trưởng Igor Romanenko, mỗi ngày quân Nga bắn sang 50.000 đến 60.000 quả đạn, gấp 10 lần so với Ukraine, tức khoảng 3.000 tấn. Ông ước lượng Himars đã làm giảm 25% vụ bắn pháo của Nga.
Tuy nhiên điều đó liệu có đủ để đảo ngược tình hình ? Nhà phân tích Rusian Leviev nhận định, việc Himars tham chiến tạo nên một bước ngoặt, nhưng chỉ một mình loại vũ khí này không đủ để mang lại chiến thắng. Một cuộc phản công trên bộ cần rất nhiều xe bọc thép. Hiện Himars chỉ giúp làm tiêu hao lực lượng Nga, khiến đạn dược không được tiếp tế. Nếu quân Nga phải dời các kho đạn xa khỏi tầm bắn của hỏa tiễn này, tức cách tiền tuyến trên 100 km, số lượng và tốc độ cung ứng đạn dược sẽ giảm mất phân nửa.
Trước "vấn đề Himars", một số nhà bình luận tên tuổi của Nga đã công khai bày tỏ sự lo lắng. Một cựu chỉ huy ly khai nói rằng hệ thống phòng không Nga tỏ ra không hiệu quả, hỏa tiễn Himars đã gây ra thiệt hại khủng khiếp về nhân mạng và thiết bị. Thông tín viên Alexander Sladkov của kênh truyền hình công Rossiya 1 vốn quen ca khúc khải hoàn, phải nhìn nhận Himars đã tàn phá nặng nề các sở chỉ huy và kho vũ khí của Nga.
Cho dù vận tốc rất nhanh (Mach 2), các hỏa tiễn được Himars bắn đi vẫn có thể bị hệ thống phòng không Pantsir-C1 của Nga chận được. Pháo binh Ukraine bèn áp dụng chiến thuật "gây bão hòa" : bắn hàng loạt rốc-kết Tornado hay Smerch để phòng không Nga phải lo đối phó, trước khi bắn hỏa tiễn Himars. Hôm thứ Hai 18/07 bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu ra lệnh cho các tướng lãnh phải ưu tiên nhắm vào "các hỏa tiễn tầm xa của Ukraine".
Truyền thông Nga vội vã tìm cách giảm nhẹ tác động của Himars. Nhật báo có số phát hành lớn nhất Komsomolskaia Pravda đăng bài ca ngợi một người "anh hùng" dùng súng trường bắn hạ một hỏa tiễn Himars – vốn bọc thép vô cùng chắc chắn và được bắn đi từ khoảng cách xa tít tắp với chiến trường.
Le Monde kết luận, hỏa tiễn nổi tiếng này chỉ có thể mang lại tác động lâu dài trên hệ thống logistic Nga nếu Washington chuyển giao được cho Ukraine một số lượng lớn. Và nhất là với điều kiện sản xuất ra các hỏa tiễn MGM-140 ATACMS có tầm bắn xa hơn, mà số lượng hiện nay quá ít ỏi.
Trong khi đó Libérationbáo động "Ukraine sắp sửa cạn kiệt đạn dược". Trước một kẻ thù không bao giờ tiếc vũ khí lẫn nhân mạng, đất nước bị xâm lăng giờ đây hoàn toàn lệ thuộc vào vũ khí phương Tây để hy vọng chiến thắng, nhưng viện trợ quân sự nhất là từ Pháp còn quá thấp so với nhu cầu.
Cựu tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen trên The Atlantic cảnh báo, viện trợ vũ khí của Pháp cho Kiev chỉ tương đương với Đan Mạch, một nước có GDP kém đến 7 lần. Mykhailo Podoliak, một cố vấn của tổng thống Volodymyr Zelensky nhấn mạnh, "Quân Nga tung ra trên chiến địa tất cả những gì không phải là nguyên tử, kể cả vũ khí hạng nặng, sử dụng từ hệ thống phóng rốc-kết đến phòng không". Ông đề ra một danh sách vũ khí cần thiết để "kết thúc chiến tranh" : 1.000 khẩu pháo 155 ly, 300 giàn phóng rốc-kết, 500 xe tăng, 2.000 xe bọc thép, 1.000 drone. Thực tế hãy còn quá xa.
Về mặt chính thức, Paris chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine 193 triệu đô la, ít hơn Washington 123 lần. Giữa tháng Tư, lần đầu tiên tổng thống Pháp loan báo trợ giúp 100 triệu euro trong đó có vài chục hỏa tiễn chống tăng Milan và 12 khẩu đại pháo Caesar nổi tiếng về độ chính xác cũng như hiệu quả. Trong chuyến thăm Kiev, ông Emmanuel Macron hứa tặng thêm 6 khẩu nữa và một số xe bọc thép. Chuyên gia Alexandre Papaemmanuel cho rằng 18 khẩu Caesar (1/4 số mà Pháp có) cùng với hệ thống cung ứng đạn pháo, đáng giá hơn là nhiều loại đạn dược khác, sẽ tạo ra tác động chiến lược trên chiến địa. Paris chỉ có thể hỗ trợ hạn chế vì còn phải hiện diện trên nhiều chiến trường khác.
Chưa hết "giặc ngoài", Kiev còn phải đối phó với "thù trong". Các báo tiếp tục bàn luận về việc tổng thống Volodymyr Zelensky thanh lọc mạng lưới tình báo Ukraine. Le Figaro cho rằng các vụ phản quốc đều để lại dư vị cay đắng, nhất là trong thời chiến.
Tờ báo cho biết việc bổ nhiệm Ivan Bakanov, người bạn thời thơ ấu của tổng thống làm giám đốc cơ quan tình báo (SBU), từng gây bất bình, vì Bakanov hoàn toàn không có kinh nghiệm. Luật gia 47 tuổi phụ trách các vấn đề pháp lý cho công ty của Zelensky bỗng trở thành người đứng đầu bộ máy khổng lồ thừa hưởng từ KGB thời Liên Xô, có nhiều nhân viên hơn cả FBI, trong khi Ukraine có dân số ít hơn Hoa Kỳ 16 lần. Phụ trách thu thập tin tức tình báo và phản gián, 30.000 nhân viên SBU còn có nhiệm vụ chống tham nhũng, nhưng thường bị chỉ trích. Ivan Bakanov bị cáo buộc không quản lý được cấp dưới vào thời điểm nước sôi lửa bỏng của cuộc xâm lăng.
Trái với mệnh lệnh của Zelensky, một tướng SBU ở Kherson đã ra lệnh cho nhân viên di tản ngay ngày đầu khi quân Nga tràn vào, khiến Kherson trở nên thành phố lớn nhất ở miền nam bị Nga chiếm được trước tiên, một cây cầu tại đây cũng không bị đánh sập để chận bước quân Nga. Hồi tháng 10/2020, Bakanov bổ nhiệm một người phó là Ihor Sadokhin cho viên tướng trên, tuy người này đã bị cho là thân Moskva. Sadokhin, bị nghi ngờ đã trao cho Nga những thông tin về những địa điểm gài mìn của Ukraine, giúp kẻ thù giải tỏa các tuyến đường từ Crimea sang. Tháng 5/2022, Zelensky đã sa thải giám đốc tình báo ở Kherson. Một sĩ quan SBU khác vội vã rời Ukraine chỉ vài giờ trước khi Nga đổ quân sang, đã bị bắt ở Serbia với rất nhiều tiền mặt.
Trước đó hồi tháng Giêng và tháng Hai, do nghi ngờ nên Washington không chia sẻ tất cả thông tin về cuộc xâm lược cho SBU, chỉ làm việc với tình báo quân đội Ukraine. Hiện tại các phó của cựu chưởng lý Iryna Venediktova và Ivan Bakanov được tạm đôn lên thay, giải pháp này tránh được phải chờ Quốc hội thông qua.
Hai người tạm quyền lại thân cận với chánh văn phòng tổng thống, Andriy Yermak, bản thân ông này bị các nhà đấu tranh chống tham nhũng nghi là có liên hệ với Moskva ! Le Mondedẫn lời luật gia Nadia Volkovacho biết thêm, thượng nghị sĩ Cộng hòa gốc Ukraine, Victoria Spartz, sau sáu chuyến thăm Ukraine, trong một lá thư gởi cho tổng thống Joe Biden đã đề nghị mở điều tra về Yermak.
Đặc phái viên Le Monde ghi nhận, việc bất ngờ sa thải hai viên chức cao cấp của chính phủ đã đưa ra ánh sáng một chủ đề cấm kỵ từ khi Ukraine bị xâm lăng : những nội gián nằm vùng do Nga cài cắm.
Mykhailo Netiazhuk, thị trưởng của Fastiv - thành phố nằm trên con đường nối Kiev với Odessa - kể lại với tờ báo nỗi kinh ngạc hôm 27/02, khi nghe giám đốc cảnh sát Yevgeny Kabatov ra lệnh phải lập tức đầu hàng Nga "để tránh chết chóc". Ông kinh hoàng tự hỏi, chẳng lẽ cảnh sát trưởng lại là gián điệp Nga ? Trước đó vào đúng ngày quân Nga bắt đầu xâm lược 24/02, khi mọi người dân lũ lượt xung phong gia nhập lực lượng phòng vệ lãnh thổ, người duy nhất không tham gia là Kabatov. Giám đốc cảnh sát còn ra lệnh cho cư dân phải ở yên trong nhà, rồi sau đó lẳng lặng biến mất.
Tại sao lại có những người nhảy sang phía kẻ thù ? Vì tiền chăng ? Yuri Sobolevsky, viên chức ở Kherson nay tị nạn tại Kiev cho rằng có những người bị mua chuộc dần dà, số khác mưu cầu chức quyền. Chẳng hạn một nữ hiệu trưởng ở Kiev vừa bị bắt vì cung cấp thông tin cho Nga, thú nhận đã được hứa cho làm bộ trưởng giáo dục trong chính quyền do Moskva dựng lên. Cũng có những trường hợp hiếm hoi do thực sự tin vào các luận điệu của Nga.
Tại trung tâm thành phố Lysychansk đã bị tàn phá sau nhiều tuần lễ chiến trận ác liệt, dọc theo đường Dovjenko, những chiếc xe tăng Nga xếp thành hàng dài, vài người lính hãnh diện đứng bên cạnh. Đối diện là nhiều loại vũ khí khác nhau được trưng bày. Le Figaro nhận thấy bên chiến thắng muốn gây ấn tượng cho các phóng viên được mời đến tham quan.
Nhưng xung quanh màn dàn dựng này là khung cảnh hoang tàn đổ nát. Những tòa nhà bị bom đạn lột trần, ám khói đen, nóc gãy làm đôi hoặc sụp đổ thành gạch vụn. Vài con chó hoang lang thang, những thân cây đổ gục xuống mặt đường nhựa, Nhà văn hóa mang phong cách tân cổ điển chỉ còn lại lớp vỏ ngoài. Không còn một cửa hàng nào hoạt động. Những người dân hiếm hoi còn ở lại phải đi nhận thực phẩm cứu trợ do kẻ chiến thắng cung cấp.
Cũng như ở Mariupol, sau khi san bằng thành bình địa, Moskva hứa sẽ tái thiết thành phố. Người đứng đầu nước Cộng hòa tự xưng Luhansk hôm 12/07 đã giới thiệu một bệnh viện mới do… quân đội Nga tài trợ. Tờ báo nhắc lại, trong một Mariupol đầy chết chóc một ngày sau khi chiếm được thành phố này, việc xây dựng một trung tâm y tế mới đã được trình bày trước báo chí, cũng do Quỹ phát triển quốc phòng Nga ủng hộ. "Thực ra, trước hết đó chỉ là nhà xác" - một trong những công nhân bí mật nói nhỏ với nhà báo.
Liên quan đến Việt Nam, trong loạt bài mùa hè về những người đã từ chối những giải thưởng danh giá như Pulitzer, Oscar… Libérationnói về Lê Đức Thọ, nhà ngoại giao Việt Nam đã được tặng giải Nobel Hòa bình cùng với Henry Kissinger năm 1973.
Noel 1972, Hà Nội bị oanh tạc trong 11 ngày theo lệnh của tổng thống Richard Nixon, nhưng trên thực tế, mọi việc diễn ra trong hậu trường. Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger đàm phán tại Paris với phái đoàn Bắc Việt do Lê Đức Thọ dẫn đầu. Họ đã đạt được một thỏa thuận vào ngày 27/01/1973 sau 39 tiếng đồng hồ thương lượng, Mỹ sẽ rút quân. Ông Thọ vốn không hề nhượng bộ, nói rằng đây là "một chiến thắng lớn cho nhân dân Việt Nam".
Vài tháng sau đó, trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, cặp Kissinger-Thọ được tặng giải Nobel Hòa bình, vượt qua nhà vật lý Liên Xô Andrei Sakharov, thống chế Tito và tổng giám mục Hélder Câmara, người đấu tranh chống tra tấn ở Brazil. Thượng nghị sĩ Dân chủ George McGovern bình phẩm, "lẽ ra nên trao giải thưởng cho những ai đã cảnh báo rằng cuộc chiến sẽ bi thảm, thay vì những người đi thu nhặt mảnh vỡ sau tai nạn". Hai thành viên Ủy ban Nobel từ chức để phản đối "giải Nobel chiến tranh" này.
Bản thân ông Lê Đức Thọ cũng nói rằng hòa bình chưa thực sự đến với miền Nam Việt Nam, nên ông không thể nhận giải. Lê Đức Thọ trở thành người đầu tiên từ chối giải Nobel Hòa bình. Henry Kissinger thì sẵn sàng nhận phân nửa giải Nobel, nhưng ông ta không dám đến Oslo vì sợ bị người biểu tình la ó, do chiến tranh vẫn tiếp diễn. Hơn ai hết, Lê Đức Thọ biết rằng đảng của ông chuẩn bị cho trận tấn công vào Sài Gòn. Năm 1975, quân đội Bắc Việt tiến vào thủ đô Việt Nam Cộng Hòa, chiến tranh Việt Nam mới kết thúc. Tờ báo ghi chú rằng cuộc đời Lê Đức Thọ là cả một bí mật, ngay cả cái tên của ông cũng chẳng phải là tên thật.
Thụy My
Chuyến tàu đã rời ga và Châu Âu luôn đứng lại trên sân để tranh cãi. Sau chiến tranh lạnh, đa số các nước Châu Âu bỏ rơi quốc phòng, những lời kêu gọi của các tổng thống Mỹ liên tiếp đều rơi vào khoảng không. Ukraine cần phải là phát súng cảnh báo.
Các xe quân sự Nga bị phá hủy tại một nông trại Ukraine bị quân Nga sử dụng làm căn cứ, trong cuộc tấn công vào Kharkiv ngày 17/07/2022. Reuters - Stringer
Sức mua, nắng nóng, cháy rừng, chuyến đi Trung Đông của tổng thống Mỹ, tình hình nước Ý, chiến tranh Ukraine, đó là những vấn đề chính hôm nay trên báo chí Pháp. Bài xã luận của Les Echos nhận định"Tương lai Châu Âu được đặt cược tại Roma". Đang trong khủng hoảng chính trị, Ý có thể kéo theo sự sụp đổ của toàn khu vực đồng euro, và sự thiếu vắng một tầm vóc lãnh đạo Châu Âu làm cho tình hình càng đáng báo động.
Cách đây 10 năm, khu vực đồng euro phải đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất lịch sử, và tình trạng hiện giờ còn nguy hiểm hơn nhiều. Bệnh nhân của Châu Âu không chỉ là bốn nước "nhỏ" là Hy Lạp, Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Giờ đây nước Ý, nền kinh tế thứ ba Châu Âu, có nguy cơ phá sản, trọng lượng nước này có thể làm khu vực đồng euro lao dốc theo. Nợ công của Ý cao hơn cả bốn nước thời đó cộng lại, và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (BCE) khó thể cứu nổi.
Nghịch lý là chính do việc thủ tướng Mario Draghi từ chức đã gây ra khủng hoảng. Cựu thống đốc BCE chừng như không còn chịu đựng nổi sự tệ hại của các đồng minh chính trị. Khả năng ông chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ngày thứ Tư tới không thay đổi được gì, vì đoàn kết quốc gia đã bị phá vỡ. Hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, phe cực hữu đòi hỏi ra khỏi khu vực đồng euro, và như vậy không ai sẽ ngóc dậy được.
Một lần nữa, Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ cố làm mọi cách để cứu vãn đồng euro, nhưng sẽ rất vất vả trước sự điên rồ gần như là tự sát của chính giới Ý. Hơn nữa, Châu Âu đang thiếu một sự lãnh đạo. Bên cạnh tính dễ tổn thương của ông Mario Draghi, phải kể đến Emmanuel Macron mà tên tuổi quốc tế đã giảm sút vì những khó khăn nội bộ. Còn Olaf Scholz có vẻ không tập hợp được các lực lượng trong liên minh.
Sự đoàn kết của Châu Âu trong thời kỳ đại dịch không chắc có thể duy trì được trong cuộc chiến tranh Ukraine. Trước các nước Đông Âu đòi hỏi phải hết sức cứng rắn đối với Nga, ở Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan và cả tại Pháp bắt đầu có những tiếng nói dè dặt cho rằng không thể hy sinh cho Ukraine nhiều đến thế. Nếu trong kỳ bầu cử Quốc hội ở Ý mùa thu này, phe cực hữu thân Nga lên nắm quyền, đây sẽ là một đòn nặng cho mặt trận Châu Âu, và là chiến thắng huy hoàng nhất của Vladimir Putin.
Le Figaro cũng phân tích về"Các nền dân chủ Châu Âu trước thách thức từ Putin". Tại cuộc Đối thoại Tocqueville, Mỹ và Châu Âu đều lo ngại về khả năng kháng cự trước các chế độ độc tài.
Từ khi bức tường Berlin sụp đổ, Châu Âu ngủ yên vì đã thoát khỏi mối đe dọa cộng sản, lại được chiếc dù an ninh Mỹ che chở. Chắc mẫm rằng lịch sử Châu lục không còn những tiếng nổ đại bác, các nước dân chủ Châu Âu bỗng bàng hoàng vì cuộc xâm lăng Ukraine. Liệu sự tỉnh thức có còn kịp hay không ? Câu hỏi được đưa ra trong cuộc hội thảo giữa đôi bờ Đại Tây Dương, tổ chức ngày 8 và 9 tháng Bảy ở lâu đài tại Normandie, nơi nhà tư tưởng Alexis de Tocqueville viết ra phần hai của tác phẩm "Nền dân trị Mỹ" (De la démocratie en Amérique).
Sau gần 5 tháng chiến tranh, sự đoàn kết và quyết tâm của phương Tây đã bắt đầu yếu đi ở vài nơi. Đông Âu cho rằng chỉ có chiến thắng của Ukraine mới chận lại được bước tiến đế quốc của Vladimir Putin, còn Tây Âu kêu gọi nhanh chóng ngưng bắn, dù có bất công cho phía Ukraine. Ngoại trưởng Litva Gabrielus Landbergis lấy làm tiếc khi các nước Baltic đã được lắng nghe vào đầu cuộc chiến tranh, nhưng gần đây thì ít hơn. Pháp, Đức, Ý, mà mối đe dọa từ Nga có vẻ xa vời, thì lo ngại về hậu quả kinh tế của cuộc chiến.
Xâm lăng Ukraine, Putin đánh thức NATO và đưa Hoa Kỳ quay lại với Châu Âu, nhưng đến bao giờ ? Nhà chính trị học Mỹ Andrew Michta mỉa mai : "Chuyến tàu đã rời ga và Châu Âu luôn đứng lại trên sân để tranh cãi, tự hỏi các toa tàu có theo đúng trật tự hay không". Sau chiến tranh lạnh, đa số các nước Châu Âu bỏ rơi quốc phòng, những lời kêu gọi của các tổng thống Mỹ liên tiếp đều rơi vào khoảng không. Ngay cả Pháp, vốn duy trì quân đội chất lượng cao, vẫn không đủ dự trữ đạn dược để giúp Kiev đúng mức. Cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định : "Không thể sống trong một thế giới mộng mơ, Ukraine phải là phát súng cảnh báo. Ngôi nhà đang cháy, và chúng ta thiếu đạn, cần phải hành động ngay".
Quan điểm về dân chủ không đồng nhất nơi các nước phương Tây, và chiến tranh làm bộc lộ những điểm yếu kém nội tại. Nghị sĩ Châu Âu François-Xavier Bellamy, thuộc đảng cánh hữu LR, phân tích : "Chúng ta chuẩn bị cho việc không xảy ra chiến tranh, tin rằng cứ có nhiều quan hệ thương mại với các đối thủ thì sẽ không xảy ra xung đột, và bây giờ phải trả giá".
Các đại diện Đông Âu và đối lập Nga nhấn mạnh những sai lầm của phương Tây khi không nhận ra mối đe dọa. Mikhail Khodorkovski, nhà đối lập từng bị bỏ tù 10 năm ở Siberia, cho rằng Kissinger và có thể cả Emmanuel Macron coi Vladimir Putin như Brejnev thời Liên Xô, tức là một nhà lãnh đạo có thể thương thảo được. Nhưng đó là cái sai lớn nhất : Putin làm việc ở KGB suốt thời gian dài, sống trong một thế giới bạo lực. Cách duy nhất là Ukraine phải chiến thắng, vì Putin sẽ không dừng lại. Cựu thủ tướng Pháp Alain Juppé dự báo, ngày nay không phải là lúc xuất khẩu các giá trị phương Tây, mà là phải bảo vệ chúng.
Về cuộc chiến ở Ukraine, Le Monde có bài phóng sự"Trong sương mù của trận đánh Hostomel".Người ta vẫn chưa biết hết những bí mật từ trận đánh quyết định tại phi trường nằm ở cửa ngõ thủ đô Kiev.
Tờ báo mô tả khung cảnh những chiếc xe bọc thép và xe tải của quân Nga xếp hàng ngay ngắn trong sân bay, phía trước là khoảng 100 lính Chechen đứng nghiêm trong bộ quân phục. Họ chuẩn bị được gắn huy chương vì "hành động anh hùng" trong cuộc tấn công vào căn cứ quân sự này hôm 24/02, được tướng Magomed Touchayev, cánh tay phải của tổng thống Chechenya đích thân trao cho. Buổi lễ sẽ rất hoàn hảo, như Moskva vẫn thích dàn cảnh. Chiếc Antonov An-225, phi cơ vận tải lớn nhất thế giới, niềm kiêu hãnh của Ukraine đã bị hỏa tiễn Nga làm mất đầu là vật trang trí quý giá cho sự kiện.
Thế nhưng quân đội Ukraine đã oanh kích vào, không một ai sống sót. Tướng Touchayev được Kiev thông báo đã chết trong trận này, nhưng chính quyền Chechenya bác tin và nay cả Grozny lẫn Moskva đều im lặng về số phận của ông.
Khu vực xung quanh phi trường Hostomel bị san bằng, đại đa số cư dân chạy trốn được từ khi những hỏa tiễn đầu tiên ập xuống, nhưng vẫn còn khoảng 300 người kẹt lại. Những người đàn ông thường xuyên bị quân Chechenya đánh đập, phân nửa số cư dân bị đày sang Belarus từ ngày 11/03. Được tặng huy chương vì "anh dũng", trên thực tế lính Chechenya không hề tham gia vào trận đánh chiếm phi trường cũng như trong thành phố, nhiệm vụ của họ chỉ là khủng bố thường dân.
Libération trích báo cáo của Tổ chức An ninh Hợp tác Châu Âu (OSCE) về một hiện tượng đáng báo động : sự xuất hiện những "trung tâm thanh lọc" nhằm nhận diện, bắt giam hoặc sát hại những người Ukraine bị cho là nguy hiểm đối với Moskva.
Những ai từng chiến đấu cho Ukraine hay có liên hệ với "trung đoàn Azov" bị tách rời ra, và thường biến mất sau đó. Đôi khi họ bị đưa sang những vùng đất ly khai rồi bị bắt nhốt hoặc giết chết. Những trường hợp khác bị đưa sang Nga, đưa vào những lều trại ở Kursk, bị tra tấn, lăng nhục.
Những trung tâm thanh lọc trên đây mọc lên tại những con đường di tản của những thành phố bị bao vây, nổi tiếng nhất là trung tâm Bezimienne (có nghĩa là "Không tên") gần Mariupol. Người dân Ukraine bị giữ lại ít nhất một tháng, trong thời gian đó quân Nga thu thập các dữ liệu cá nhân, dấu tay, sao chép giấy tờ tùy thân của họ ; một số bị khám người rất thô bạo. Có khoảng 20 trung tâm như vậy, và theo Ủy ban Nhân quyền Ukraine, đến giữa tháng Năm trên 1,2 triệu công dân Ukraine bị cưỡng bức sang Nga, trong đó có 210.000 trẻ em.
Đối với Le Figaro, "Joe Biden ra về tay trắng" sau cuộc họp thượng đỉnh ở vùng Vịnh. Không được gì về năng lượng, không giúp Saudi Arabia và Israel xích lại gần hơn, cũng không gầy dựng được một cơ cấu mới về an ninh khu vực để chống lại Iran. Kết quả duy nhất là hoàn tất được thỏa thuận trao trả cho Saudi Arabia hai hoang đảo ở Biển Đỏ lâu nay thuộc về Ai Cập. Ý tưởng một "NATO Ả Rập" với sự bảo vệ của Israel không thành sự thực.
Tuy nhiên, Les Echos cho rằng "Biden có được những thành công ngoại giao nho nhỏ". Đang gặp khó khăn trong đối nội, Biden tìm cách củng cố vai trò trên trường quốc tế. Joe Biden là tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử, hôm thứ Sáu 15/07 đã bay thẳng đến Saudi Arabia từ lãnh thổ Israel. Dù thái tử Mohammad Ben Salmane (MBS) không sẵn sàng đi ngược lại dư luận trong nước vốn thù địch với quốc gia Do Thái, nhưng những thỏa thuận thực dụng sẽ đẩy nhanh hội nhập kinh tế khu vực. Việc mở không phận Saudi Arabia cho phi cơ dân dụng Israel là một bước tiến lịch sử.
Món quà khi quay lại Trung Đông không chỉ là bỏ qua vụ Khashoggi, mà Biden còn dành 1 tỉ đô la cho an ninh lương thực cho vùng đất vốn nằm trong số bị ảnh hưởng nhiều nhất vì cuộc chiến tranh ở Ukraine. Nhưng hiện Saudi Arabia chưa đáp ứng mong muốn của Mỹ về tăng sản lượng dầu lửa, MBS cho biết đã đạt công suất tối đa vì thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Nhìn sang Châu Á, Le Figaro nhận thấy"Nhật Bản đang đứng trước ‘giờ của sự thật’". Vụ ám sát cựu thủ tướng Shinzo Abe khiến nước Nhật ôn hòa bị cú sốc lớn, nhất là ông Abe đóng một vai trò không thể thay thế trên chính trường Nhật Bản, với phong cách đầy thu hút. Shinzo Abe qua đời vào lúc người Nhật chuyển sang chấp nhận tầm nhìn của ông về một Nhà nước ổn định, hùng mạnh và hiệu quả trước những thách thức của thế kỷ 21. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông Abe nỗ lực bảo vệ chủ quyền đất nước, tại một Châu Á tuy thịnh vượng nhưng lại trở nên nguy hiểm nhất thế giới vì tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Đương kim thủ tướng Fumio Kishida có thể dựa vào sự ủng hộ của công luận đối với ông Abe, và đa số 2/3 ở Quốc hội để tu chính Hiến pháp chủ hòa. Ông Kishida đã tăng cường tự chủ về năng lượng và kỹ nghệ, tái thúc đẩy các lò phản ứng nguyên tử với các tiêu chí an toàn mới, đầu tư vào các chuỗi cung ứng và sản xuất hàng hóa thiết yếu, từ chất bán dẫn cho đến vật liệu y tế. Kishida tiếp tục bảo vệ nguyên tắc Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, nhưng sẽ phải có quan điểm rõ ràng về việc ủng hộ Đài Loan.
Tại Pháp trên lãnh vực khí hậu, Le Monde cho biết "Paris chuẩn bị sống với nhiệt độ 50°C như thế nào". Hôm 05/07, thủ đô nước Pháp đã lập ra một ủy ban, được dành 6 tháng nghiên cứu để tìm cách thích ứng với điều kiện khí hậu cực đoan.
Tòa đô chánh dự kiến trồng thêm 170.000 cây xanh, lắp đặt 100 phông-tên nước uống và giải nhiệt, thiết lập hơn một chục địa điểm trú nóng mỗi năm cho từng quận, bên cạnh đó là kế hoạch cải tạo các tòa nhà. Các báo cũng có nhiều bài viết về nạn cháy rừng hiện nay : tối qua ở Gironde 1.200 lính cứu hỏa tiếp tục chiến đấu với ngọn lửa sáu đêm liên tiếp ; trên 11.400 hecta rừng đã bị thiêu hủy, 16.000 người phải sơ tán. Vấn đề đối phó với biến đổi khí hậu trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Về khía cạnh du lịch mùa hè, Financial Times giải thích"Tại sao người Pháp là những người khách đi nghỉ hè tốt nhất ?".Theo bài viết được Les Echos trích dẫn, khách Pháp không mở nhạc, không bày tiệc barbecue, không picnic ăn uống trên bãi biển, nếu có chỉ là vài gói bánh bích-quy nhỏ cho trẻ em bữa xế. Người Pháp có cách sống ổn định, mỗi năm họ đi nghỉ cùng một nơi, hoặc vào tháng Bảy hoặc tháng Tám, thích chào hỏi những khuôn mặt quen biết, có hẳn một trang web là Bison Futé dự báo lưu lượng xe cộ trong mùa nghỉ hè… Tóm lại, dân Pháp là những du khách "chuyên nghiệp".
Thụy My
Anh Vũ, RFI, 14/07/2022
Hôm nay, 14/07/2022 là ngày thứ 141 của cuộc chiến tranh tại Ukraine. Kramatorsk và Sloviansk, hai thành phố lớn hiện tại vẫn được cho là nằm dưới sự kiểm soát của Kiev, trong 24 giờ qua bị quân Nga tiếp tục oanh kích dữ dội để hoàn tất kế hoạch chiếm toàn bộ vùng Donbass.
Một tòa nhà bị hư hại ở Lysychansk, Donbass, Ukraine ngày 09/06/2022. AFP - ARIS MESSINIS
Hãng tin chính thức Nga TASS dẫn lời một quan chức của "nước Cộng hòa tự xưng Luhansk" cho biết quân Nga cùng các lực lượng ly khai đã vào được thành phố Siversk, thuộc vùng Donetsk. Cùng lúc tại miền nam, thành phố Mykolaiv cũng hứng chịu những đợt pháo kích ồ ạt.
Bộ Quốc phòng Nga hôm qua khẳng định Ukraine đã bị thiệt hại nặng nề. Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa có độ chính xác cao, làm ít nhất 350 lính Ukraine thiệt mạng và phá hủy một kho khí tài lớn của Ukraine. Kiev đã bác bỏ các thông tin trên. Ukraine vẫn tiếp tục nhận được hậu thuẫn của phương Tây.
Bên cạnh đó, Ukraine còn nhận được sự hỗ trợ về nhân lực đến từ lực lượng đối lập với tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Họ tập hợp lại trong một tiểu đoàn mang tên Kalinowski, đến giúp Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Nga, nhưng đồng thời cũng nghĩ rằng hành động của họ giúp giải phóng Belarus khỏi sự áp bức của chế độ Lukashenko, đồng minh thân cận của Vladimir Putin. Hiện có khoảng 1.500 chiến binh Belarus đang chiến đấu bên cạnh quân đội Ukraine
Thông tín viên của RFI tại Ukraine, Nicolas Feldmann, ghi nhận qua phóng sự :
Alex nói với chúng tôi về tình hình miền nam Ukraine, gần sát chiến tuyến. Anh đã gia nhập tiểu đoàn Kalinowski ngay từ ngày đầu cuộc xâm lược của Nga.
"Chúng tôi có nhóm trinh sát riêng, một nhóm pháo binh, và những người điều khiển drone. Chúng tôi chính thức là một bộ phận của quân đội Ukraine, mỗi người trong chúng tôi đã ký hợp đồng và phối hợp rất chặt với họ".
Với công việc như vậy, Alex và những chiến binh Belarus khác của tiểu đoàn Kalinowski nhận được lương tháng từ 1000 đến 2000 euro và tất cả cùng đoàn kết chống lại kẻ thù chung là nước Nga của Vladimir Putin.
Alex cho biết thêm : "Tiểu đoàn Kalinowski tập hợp những người có tư tưởng tự do muốn giúp người Ukraine bảo vệ đất nước chống lại cuộc xâm lược của Nga. Giờ đây người ta coi như Belarus đã bị Kremlin cùng Loukachenko, con rối của Vladimir Putin chiếm giữ".
Franak Viatchiorka là cố vấn của một trong những lãnh đạo đối lập chủ chốt của Belarus, bà Svetlana Tikhanovskaia. Ông cũng là một trong những người ủng hộ chính trị cho tiểu đoàn.
Ông giải thích : "Với nhiều người Belarus từng bị khốn khổ dưới chế độ Lukashenko, cuộc chiến tranh tại Ukraine cũng là cách để giải phóng Belarus. Nếu nước Nga suy yếu và Ukraine mạnh lên thì mọi chuyện có thể sẽ thay đổi ở Belarus. Vì lý do đó mà nhiều người Belarus đã giúp đỡ Ukraine".
Thậm chí đôi khi họ phải trả giá bằng mạng sống của mình cho việc đó. Từ đầu cuộc chiến, đã có 10 người Belarus tử trận. Tên của họ giờ đây được ghi trên lá cờ của đối lập Belarus màu đỏ trắng, tung bay trên quảng trường Maidan ở Kiev.
********************
Theo AFP, với đợt giải ngân này, Mỹ đã chuyển 4 tỉ đô la hỗ trợ kinh tế cho Ukraine kể từ đầu cuộc xung đột, trong đó có hai lần chuyển 500 triệu đô la vào tháng 4 và 5, cũng thông qua Ngân Hàng Thế Giới để giúp "Ukraine đáp ứng những nhu cầu cấp bách nhất", nhưng không nằm trong gói viện trợ 7,5 tỉ đô la. Đợt giải ngân đầu tiên của gọi viện trợ này được tiến hành vào đầu tháng 6. Như vậy Mỹ sẽ còn chuyển thêm cho Ukraine 4 tỉ đô la.
Về hỗ trợ quân sự, Tây Ban Nha dự tính giao cho Ukraine khoảng 10 xe tăng Leopard 2A4 (thay vì 40 như dự kiến do nhiều xe cần được bảo trì) và hệ thống tên lửa phòng không Aspide. Theo trang InfoDefensa chuyên về các vấn đề quân sự của Tây Ban Nha, quyết định được chính phủ thông qua vào đầu tháng 6, hiện tại, Madrid phải chờ được Berlin cho phép để giao số xe bọc thép do Đức sản xuất.
Vũ khí của phương Tây giúp quân Ukraine kháng cự được hỏa lực Nga và tấn công vào một số địa điểm ở miền nam Ukraine, trong đó có thành phố Kherson hiện bị Nga chiếm đóng. Trong đêm 12-13/07, quân Nga đã oanh kích dữ dội thành phố Bakhmout, ở tỉnh Donetsk, để đáp trả vụ tấn công của Ukraine vào các kho vũ khí của Nga và quân ly khai ở tỉnh Luhansk lân cận.
Trong khi đó, thành phố Severodonetsk, vừa bị Nga chiếm đóng, bị tàn phá tan hoang, người dân không có điện và thiếu lương thực. Phóng viên của AFP tham gia chuyến thăm do lực lượng ly khai tổ chức, cho biết tên của thành phố Severodonetsk đã được sơn lại theo mầu cờ của Nga.
Chiến sự hiện tập trung ở hai tỉnh Donetsk và Luhansk thuộc vùng Donbass, miền đông Ukraine. Kể từ đầu cuộc chiến, không quân Ukraine đã tiến hành khoảng 1.700 đợt không kích, nhắm vào các kho vũ khí và thiết bị của quân Nga, theo trang Ukrainska Pravda, được người phát ngôn bộ chỉ huy Không Quân Ukraine trích dẫn. 140 ngày chiến tranh đã khiến ít nhất 5.024 thường dân bị thiệt mạng, 6.520 người bị thương ở Ukraine, theo thống kê ngày 12/07 của văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, con số này trên thực tế còn cao hơn nhiều.
Thu Hằng
************************
Anh Vũ, RFI, 12/07/2022
Theo AFP, hôm 12/07/2022, Ukraine thông báo đã oanh kích vào Kherson, vùng đang bị quân Nga chiếm đóng ở miền nam đất nước. Chính quyền thành phố do Moskva dựng lên tố cáo các cuộc tấn công đã nhằm vào các khu dân cư làm nhiều người thiệt mạng.
Một lá cờ của quân Nga mang biểu tượng thời Liên Xô gần đài tưởng niệm Chiến tranh Thế giới thứ hai ở thành phố Kherson, miền nam Ukraine. Ảnh chụp ngày 20/5/2022. AFP – Andrey Borodulin
Từ nhiều tuần nay, quân đội Ukraine đã mở nhiều cuộc phản công vào vùng Kherson, đã bị quân Nga chiếm giữ từ hồi tháng Ba, nằm sát bán đảo Crimae (vùng lãnh thổ Ukraine đã bị Nga kiểm soát từ năm 2014). Theo các giới chức quân sự Ukraine đảm trách mặt trận phía nam đất nước, cuộc tấn công đêm qua, đã tiêu diệt 52 binh sĩ Nga và phá hủy "một kho vũ khí" tại Nova Kakhovka, cách thành phố Kherson khoảng 70 km.
Phát ngôn viên quân đội vùng Odessa thông báo trên Telegram, quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo phản lực của Mỹ HIMARS oanh kích tổng hành dinh quân đội Nga tại vùng Kherson và đã "thanh toán" tướng Artem Nasbulin, tham mưu trưởng quân đoàn 22 của Nga. Nếu thông tin trên chính xác thì đây là viên tướng Nga thứ 9 bị thiệt mạng từ đầu cuộc xâm lược Ukraine, hôm 24/02.
Về phần mình, chính quyền thành phố Kherson do quân đội Nga dựng lên khẳng định các đợt oanh kích của quân Ukraine không nhằm vào mục tiêu quân sự, đã làm 7 người chết và khoảng 60 người bị thương, tất cả đều là thường dân. Ngoài ra vẫn theo chính quyền Kherson của Nga, "hàng chục ngôi nhà" cũng như một kho chứa hàng, một hiệu dược phẩm, các trạm xăng và cả một nhà thờ đã bị trúng pháo kích của quân đội Ukraine. Theo AFP, hiện tại không thể kiểm chứng được các tuyến bố nói trên của chính quyền Kherson bằng các nguồn tin độc lập.
Trong khi đó, tại miền đông Ukraine, quân Nga tiếp tục các cuộc tấn công mạnh. Phía Ukraine dự tính quân Nga đang chuẩn bị mở các đợt tấn công mới vào trung tâm hành chính của Donbass, thành phố Kramatorsk và thành phố bên cạnh Sloviansk, hiện vẫn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraine.
Tại Kharkov (đông-bắc), các trận oanh kích của Nga hôm thứ Hai (11/07) đã làm 6 thường dân thiệt mạng, theo chính quyền địa phương.
Trong một bối cảnh khác, trả lời phỏng vấn báo Anh, The Times, bộ trưởng Quốc Phòng Ukraine, Oleksii Reznikov, khẳng định Ukraine đang tập hợp một lực lượng gồm một triệu quân, được trang bị vũ khí của phương Tây để giành lại vùng ven biển miền nam đã bị quân Nga chiếm, trong đó có những thành phố trọng yếu của đất nước như Kherson hay Zaporojjia.
Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, ít có khả năng Kiev giành lại được vùng miền nam, đã bị quân Nga chiếm đóng, đặc biệt là Kherson. Nhà nghiên cứu chính trị Nga Andrei Piontkovsky, trả lời phỏng vấn báo chí Ukraine, thậm chí còn nhận định nếu Kiev giải phóng Kherson, có thể tổng thống Putin sẽ sử dụng đến vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Anh Vũ
Tổng cộng 480 quả rốc-kết chỉ trong vòng hai phút rưỡi, Nga còn thả cả bom phốt-pho xuống Donetsk. Trong điều kiện như thế, chỉ có các chiến hào mới giúp tránh được cái chết. Hỏa lực áp đảo, binh lính đông gấp nhiều lần, nhưng Nga vẫn chưa "giải phóng" được toàn vùng Donbass.
Lính Ukraine chạy đến nơi trú ẩn sau khi một hỏa tiễn Nga rơi xuống khu dân cư tại Kramatorsk, Donetsk ngày 07/07/2022. AP - Nariman El-Mofty
Xì-căng-đan Uber tại Pháp, tranh giành ghế thủ tướng tại Anh, Cuba một năm sau cuộc biểu tình lịch sử, dân số thế giới sắp tăng lên 8 tỉ, là những đề tài được các báo Paris đề cập nhiều hôm nay, bên cạnh cuộc kháng chiến chống quân Nga xâm lược của người dân Ukraine.
La Croixhôm nay chạy tựa trang bìa "Tại Ukraine, quân đội đã kiệt sức". Sau khi lực lượng Ukraine gây ngạc nhiên về sức kháng cự trong thời gian đầu, nay quân Nga đang thắng thế ở Donbass. Ở trang trong, qua bài "Trên tiền tuyến Donbass, sống sót nhờ chiến hào", đặc phái viên tờ báo cho biết quân đội Ukraine đang chuẩn bị một đợt tấn công mới. Những người lính vẫn đầy quyết tâm, nhưng họ than phiền về khoảng cách quá lớn với hỏa lực hùng hậu của Nga, và hy vọng phương Tây sẽ chuyển giao thêm vũ khí.
Từ khi lực lượng Ukraine rút khỏi hai thành trì cuối cùng tại Luhansk là Severodonetsk và Lysychansk, vùng Donetsk trở thành đích nhắm hàng đầu của quân Nga tại miền đông để "giải phóng" toàn vùng Donbass. Dù hiện không có cuộc tấn công lớn nào, nhưng Nga oanh kích dữ dội vào những giới tuyến của Ukraine, biến cuộc sống thành địa ngục. Ở Siversk, lữ đoàn 80 đã tiêu diệt được 13 xe tăng Nga trong cùng một ngày, nhưng họ không ảo tưởng, quân Nga vẫn tiếp tục tiến.
Mikolai, một người lính đến từ Spirne, một ngôi làng nằm sát Luhansk đưa điện thoại cho nhà báo xem một video quay được từ chiến hào, khói đen bao trùm khắp nơi. Hôm 04/07, Nga bắn cùng lúc 12 loạt rốc-kết đa nòng Grad gần vị trí của anh : "Tổng cộng 480 quả rốc-kết chỉ trong vòng hai phút rưỡi ! Tất cả đều bốc cháy, từ những cánh đồng cho đến làng mạc. Họ còn thả bom phốt-pho xuống cây cối để chúng tôi không thể tránh được các drone".
Trong điều kiện như thế, chỉ có các chiến hào mới giúp tránh được cái chết. Nazar, một chiến sĩ khác kể : "Cách đây vài ngày, một đơn vị dân quân được gởi đến. Chúng tôi bảo họ phải đào chiến hào thật sâu. Ở đây, vũ khí tốt nhất là chiếc xẻng". Thế nhưng chỉ có một người chịu khó đào hố cá nhân. Hôm sau khi quay lại, có 6 người chết và 14 bị thương, người duy nhất đã đào hào vẫn sống sót.
Chỉ trong một ngày, 6/10 chiếc xe của đơn vị đã bị hư hại. Những xe chạy trên các đường phố Kostiantynivka, cũng như những nơi khác ở Donbass, đều chi chít những vết đạn, kính bị vỡ. Nazar nói : "Tại đây một chiếc xe hơi chỉ thọ được 24 giờ". Nga dùng cả bom chùm đánh vào khu dân cư.
Trong giai đoạn hai này, Nga có hai lợi thế : hỏa lực mạnh hơn và đường tiếp liệu ngắn hơn, chưa kể số lượng lớn chiến xa. Theo báo cáo của Royal United Services Institute (RUSI), "Nga bắn đi 20.000 quả đạn cối 152 ly một ngày, so với Ukraine là 6.000", cách biệt còn lớn hơn nữa đối với các giàn phóng rốc-kết và hỏa tiễn. Hai tác giả Jack Watling và Nick Reynolds giải thích, pháo binh Nga thống trị khiến các đơn vị Ukraine không thể tập hợp lực lượng để tấn công. Về binh lính, ở những vị trí quan trọng, quân Nga đông gấp 7 lần Ukraine, đánh vào thành phố bằng những nhóm 20 lính có xe bọc thép hỗ trợ.
Về phía Ukraine trông cậy vào tin tình báo và pháo tầm xa của phương Tây, nhắm vào các kho đạn, kho xăng. Trong cuộc chiến tiêu hao này, nhân sự, thiết bị và đạn dược hết sức quan trọng, chưa thể biết bên nào sẽ đạt đển ngưỡng chịu đựng.
Moskva đã tăng lương cho quân tình nguyện, hủy bỏ giới hạn tuổi để đăng lính là 40 tuổi, từ nay tất cả công dân chưa đến tuổi về hưu (61 tuổi rưỡi) đều có thể gia nhập quân đội. Trên tuyến đầu, ngày càng có nhiều quân từ các vùng Ukraine bị chiếm đóng, lính đánh thuê Wagner, quân Chechenya, quân dự bị theo hợp đồng.
Ukraine thì đã tổng động viên ngay từ khi vừa bị xâm lăng, nhưng trận đánh Severodonetsk-Lysychansk với những đợt pháo tàn bạo của Nga đã chôn vùi những đơn vị thiện chiến nhất. Kiev đang thiếu những chiến binh dày dạn và lính điều khiển xe bọc thép, nên khó thể tấn công quy mô.
Về vũ khí, đạn dược, Nga đang chuẩn bị hợp pháp hóa việc huy động các doanh nghiệp làm việc cho kỹ nghệ quốc phòng, tránh việc thiết quân luật hay tổng động viên chính thức. Quân đội Ukraine, thiếu thốn chiến xa và đạn pháo, đang phải tận dụng đủ loại vũ khí thời Liên Xô lẫn phương Tây. Theo RUSI, các đối tác của Ukraine cần giới hạn số chủng loại vũ khí cung cấp để bớt phức tạp khi sử dụng.
Tại miền nam Ukraine, đặc phái viên Le Monde tả lại "Những ngày sống sót ở vùng xám". Dải đất rộng 2 km, dài 10 km ở Kherson là nơi hai quân đội giành giựt từng bụi cây, từng vị trí một. Ở "vùng xám" này mỗi ngày đều có những người lính ngã xuống nơi chiến hào bùn lầy. Ngôi làng nhỏ bé Novovorontsovka là phần đất cuối cùng còn trong vòng kiểm soát của chính quyền Ukraine ở Kherson, khiến Moskva không thể tuyên bố đã chiếm được toàn vùng và sáp nhập vào Liên bang Nga.
Đại tá Vitaly, chỉ huy thành trì cuối này cho biết trước đây Nga tập trung oanh tạc những địa điểm chiến lược, nhưng nay bắn lung tung kiểu "hên xui" để khủng bố, làm người dân sợ hãi phải ra đi. Ông là một trong những quân nhân chuyên nghiệp hiếm hoi tại đây, vốn chỉ chiếm có 3%, đại đa số là những người dân Ukraine bình thường nay cấm súng.
Lâu nay mỗi lần tiếp xúc với tình nguyện quân là mỗi lần ngạc nhiên cho phóng viên Pháp. Dưới chiếc nón sắt ấy là ai, trẻ hay già, "ma mới" hay đã có kinh nghiệm, giàu hay nghèo ? Tại Novovorontsovka, đó là những thanh niên trí thức, nghệ sĩ… ở lứa tuổi ba mươi từng có nghề nghiệp vững chắc, giờ đây gắn bó với bộ quân phục.
Các báo đều đề cập đến vụ "Uber Files", được cuộc điều tra của tổ hợp các nhà báo điều tra quốc tế tiết lộ. Hồ sơ này tố cáo các thủ thuật của Uber để tránh né quy định luật pháp các nước, và ở Pháp, tập đoàn dường như đã có thỏa thuận bí mật với ông Emmanuel Macron lúc còn là bộ trưởng Kinh tế. Le Monde dành 5 trang báo khổ lớn với nhiều chi tiết cụ thể, Libérationđưa lên trang bìa và bình luận ở 4 trang trong, Les Echos tóm lược vụ này qua sáu câu hỏi.
"Uber Files" là gì ? Đó là các tài liệu nội bộ của tập đoàn Mỹ Uber gồm 124.000 e-mail, văn bản… từ 2013 đến 2017, được nhà vận động hành lang Ireland, Marc MacGann, trao cho nhật báo Anh The Guardian, và tờ báo chia sẻ với 42 cơ quan truyền thông các nước (trong đó có Le MondevàRadio France). Ông MacGann từng chỉ đạo các chiến dịch lobby của Uber tại Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông từ 2014 đến 2016, và nay quyết định lên tiếng vì cho rằng Uber vi phạm luật ở vài chục nước và dối gạt về lợi ích của mô hình. Hồ sơ này cáo buộc Uber dùng một số thủ đoạn "phản dân chủ" để có thể phát triển nhanh chóng như tại Anh, Pháp, Nga.
Ông Emmanuel Macron có sai phạm gì trong vụ "Uber Files" ? Theo cuộc điều tra, thì Macron đã tạo điều kiện cho việc Uber hoạt động tại Pháp, ngược với quan điểm của tổng thống và thủ tướng lúc đó là François Hollande và Manuel Valls. Le Monde cho rằng Emmanuel Macron hành động như một "đối tác" chứ không phải "người ủng hộ". Ông đã có 17 cuộc trao đổi với ê-kíp Uber France trong vòng 18 tháng sau khi nhậm chức bộ trưởng Kinh tế Tài chính vào mùa hè 2014. Cũng theo Le Monde, Uber và Emmanuel Macron đã có một thỏa thuận : chấm dứt dịch vụ UberPop tại Pháp, đổi lại sẽ được đơn giản hóa thủ tục để có được giấy phép hành nghề.
Một chiến lược chung dường như đã được đề ra, kể cả việc Uber tự soạn ra các sửa đổi để gởi cho các dân biểu "thân hữu". Tháng Giêng 2015, Uber France đã chuyển các điều khoản "chìa khóa trao tay" cho dân biểu đảng Xã hội Luc Belot. Trả lời Le Monde, ông Belot giải thích do ông hoàn toàn đồng ý với nội dung văn bản, tin rằng Uber sẽ giúp cải thiện được mảng dịch vụ giao thông. Tuy những sửa đổi này bị bác, nhưng vẫn là cơ sở cho một sắc lệnh được bộ trưởng Emmanuel Macron ban hành. Chính phủ vào đầu năm 2016 đã giảm thời gian đào tạo cần thiết để được cấp giấy phép hành nghề : từ 250 giờ chỉ còn 7 giờ.
Đối lập phản ứng ra sao trước hồ sơ này ? Nhiều nhân vật thuộc các khuynh hướng chính trị khác nhau đòi hỏi tổng thống phải giải thích, đòi lập "ủy ban điều tra", hoặc tố cáo "xì-căng-đan đầu tiên trong nhiệm kỳ của Emmanuel Macron". Về phía điện Élysée cho rằng việc ông Emmanuel Macron trao đổi với các doanh nghiệp tham gia vào sự thay đổi sâu sắc ngành dịch vụ, đơn giản hóa một số thủ tục là điều tự nhiên, nằm trong khuôn khổ trách vụ của ông. Đương kim bộ trưởng Kinh tế Bruno Le Maire cũng cho rằng thời đó các nền tảng trên mạng đang là "các thị trường đầy hứa hẹn".
Đối với một số người, vụ này chẳng có gì mới vì Uber từng chịu nhiều tai tiếng, bị nhiều nước cáo buộc không chịu cho các tài xế tư cách người làm công ăn lương. Tại Pháp, Uber cũng đã từng bị điều tra vì "lao động không khai báo" từ năm 2015. Tập đoàn công khai từ chối chấm dứt UberPop dù đã bị cảnh cáo, cho đến khi hai nhà lãnh đạo chính của Uber France bị câu lưu thì dịch vụ này mới thực sự ngưng.
Nhật báo thiên tả Libération cáo buộc một "hệ thống mafia", nhưng nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng "điều ngạc nhiên là không có gì đáng ngạc nhiên". Emmanuel Macron chưa bao giờ che giấu ý định mở cửa lãnh vực taxi cho cạnh tranh, và khoảng 40 cuộc trao đổi giữa Uber với Macron và ê-kíp của ông từ 2014 đến 2017 không đáng là xì-căng-đan. Emmanuel Macron cũng không thu về bất kỳ lợi ích cá nhân nào. Ngược lại, nước Pháp được lợi : giá cả hạ xuống, gây áp lực hữu ích, tạo thêm nhiều việc làm, còn việc vận động hành lang của Uber tỏ ra không có hiệu quả đáng kể. Emmanuel Macron thiếu thẳng thắn với Élysée, thủ tướng và vài đồng nhiệm trong chính phủ thời đó, nhưng chính trị là như thế.
Cũng về chính trị Châu Âu, Le Figaro nói về cuộc tranh đấu kịch liệt sắp tới để kế vị ông Boris Johnson tại Anh. Đến tối thứ Hai, đã có 11 ứng cử viên nhưng danh sách vẫn chưa đóng lại. Khuôn mặt quan trọng cuối cùng tham gia vào cuộc đua là ngoại trưởng Liz Truss, từ lâu vẫn được coi là "người đàn bà thép" theo kiểu Thatcher. Những tên tuổi khác là cựu bộ trưởng Tài chính Richi Sunak hiện đang được giới cá cược cho là có hy vọng nhiều nhất. Tất cả đều hứa hẹn giảm thuế, và về vấn đề nhạy cảm là di dân, những ứng cử viên chính đều cam kết theo đuổi chính sách gởi người nhập cư bất hợp pháp sang Rwanda. Ngay cả những ứng viên tự do nhất vẫn không muốn đặt lại vấn đề Brexit.
Riêng ông Richi Sunak, 42 tuổi, đang tập trung mọi chỉ trích nhất là từ cánh hữu trong đảng. Những đồng minh của Boris Johnson tố cáo "sự phản bội" của Sunak – việc từ chức đầy kịch tính của ông này hôm thứ Ba tuần trước đã khởi đầu cho hồi kết của ông Johnson. Sunak cũng bị coi là "kẻ nói dối" : người ta phát hiện Akshata Murty, người vợ giàu có của ông đã tiết kiệm được nhiều triệu bảng Anh tiền thuế nhờ khai không thường trú ở vương quốc, tuy bà đang sống tại Luân Đôn. Bản thân Richi Sunak có thẻ xanh của Mỹ trong khi đang là bộ trưởng Tài chính. Nếu chiến thắng, ông Sunak sẽ là thủ tướng Anh đầu tiên gốc Ấn Độ.
Trên lãnh vực xã hội, sự kiện dân số thế giới sẽ đạt 8 tỉ người vào ngày 15/11 tới được các báo chú ý. La Croix nhận thấy ngưỡng 8 tỉ người đạt được trong bối cảnh khá đặc biệt, tỉ lệ gia tăng dân số chỉ tập trung vào một số ít nước. Châu Phi miền hạ Sahara sẽ có dân số tăng gấp đôi từ nay đến 2050, ngược lại, 60 quốc gia bị mất đi 1% dân số, trước hết là Trung Quốc ngay từ 2023, và Châu Âu, Bắc Mỹ.
Một mặt, dân số tăng tại các nước đang phát triển sẽ gây khó khăn cho xóa đói giảm nghèo, gia tăng di dân. Mặt khác, các nước giàu đứng trước nguy cơ về thế hệ tiếp nối. Bản đồ dân số thế giới mới cho thấy cần phải đẩy mạnh tình liên đới ra bên ngoài biên giới, vì cuối cùng, bất bình đẳng trong phát triển sẽ làm tất cả đều thiệt thòi.
Le Monde lưu ý, con người sống trên Trái Đất chưa bao giờ đông đảo như thế : tăng thêm 1 tỉ người so với cách đây không lâu là năm 2010, tăng 2 tỉ nếu so với 1998 và 5,5 tỉ so sánh với năm 1950. Lần đầu tiên trong lịch sử, Ấn Độ sẽ vượt qua mặt Trung Quốc, trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Hiện nay hai nước đều xấp xỉ 1,4 tỉ dân, nhưng đến năm 2050 dân số Ấn Độ sẽ lên đến 1,668 tỉ, còn Trung Quốc 1,317 tỉ. Đó là một trận động đất không thể đảo ngược. Vào giữa thế kỷ 19, một phần ba nhân loại sống tại Hoa lục, nhưng đến năm 2100 tỉ lệ này chỉ còn 10%.
Trả lời Le Monde, nhà xã hội học và nhân khẩu học người Ấn đang giảng dạy tại Mỹ, Alaka Basu cho rằng đông dân hơn Trung Quốc không làm Ấn Độ thay đổi. Điều quan trọng là sự khác biệt về cơ cấu lứa tuổi. Tuổi trung bình ở Ấn Độ là 28 còn Trung Quốc là 38, có nghĩa là dân số trong lứa tuổi lao động tại Ấn Độ cao hơn nhiều.
Thụy My
Hồ sơ của Le Point tuần này tập trung nói về một"Nước Nga bị cấm đoán".Tờ báo có bài phóng sự công phu tại Saint Petersburg, quê quán của Vladimir Putin, nơi chính quyền truy lùng những nhà đối lập cuối cùng.
Sergey Besov, một nghệ sĩ ở Moskva cầm áp-phích có dòng chữ "Tất cả mọi người đều cần đến hòa bình", cho biết không thể im lặng trước việc Nga đưa quân sang xâm chiếm Ukraine. Ảnh chụp ngày 05/07/2022. AP - Alexander Zemlianichenko
Artiom, một trong số những người chống lại cuộc xâm lăng Ukraine, chỉ chấp nhận gặp nhà báo Pháp với điều kiện theo đúng hướng dẫn. "Khi đổi tàu, tắt điện thoại di động và ra khỏi trạm metro Công viên Tự do. Đi theo ngõ Anh hùng Thế chiến trong công viên, quẹo trái ở ngã tư đầu tiên và đợi trước bức tượng thứ ba". Đó là tượng Raymond Dien, một nhà đấu tranh cộng sản người Pháp chống lại chiến tranh Đông Dương. Artiom chọn nơi này vì không có camera theo dõi. Anh thuật lại những vụ bố ráp, tạm giam vô thời hạn, cho xem vết gãy xương ở tay và trên mặt vì bị ba kẻ lạ mặt hành hung. Artiom cho biết phải đổi địa chỉ mỗi sáu tháng vì lý do an ninh, chỉ khổ cho các con gái phải đổi trường liên tục...
Thoạt nhìn thì thành phố Saint Petersburg có vẻ vẫn bình thường, nhưng du khách ngoại quốc đã biến mất, những toán cảnh sát theo dõi khắp các ngã tư, liên tục kiểm soát, những người lính vội vã… Đa số tiếng nói đối lập đã chạy sang Armenia, Georgia hay các nước vùng Baltic, những người ở lại đang bị truy lùng. Sau khi thông qua một luật hồi tháng Ba cho phép bỏ tù từ 3 đến 15 năm những ai "bóp méo thông tin, nói xấu quân đội", đã có 15.000 vụ bắt giam và hơn 50 vụ khởi tố, chưa kể phạt vạ mỗi lần hàng ngàn euro. Oleg Matveychev, dân biểu vốn là cựu cố vấn điện Kremlin khoe : "Chúng ta đã làm im tiếng 20% dân số chống lại chiến tranh".
Bài báo nêu ra bốn trường hợp cụ thể của các phụ nữ phản chiến bị bắt và có nguy cơ lãnh án 10 năm tù. Người thì do đăng bài "mang tính thù địch" trên mạng, người khác chia sẻ một video của tổng thống Volodymyr Zelensky, hay nói về việc quân Nga thả bom xuống nhà hát Mariupol, dán những khẩu hiệu trên giá hàng hóa một siêu thị nhỏ.
Trước làn sóng bắt bớ, những người phản chiến thay đổi cách đấu tranh. Hoặc mang giày màu xanh với vớ màu vàng, hoặc giơ những thẻ tín dụng có chữ "Mir", tên một hệ thống thanh toán nhưng cũng có nghĩa là "hòa bình". Một phụ nữ 74 tuổi gặp trong một quán cà phê mặc chiếc áo thun có dòng chữ "Fight this War" (Chống lại cuộc chiến tranh này), bà vui vẻ giải thích "Công an của chúng tôi không đọc được tiếng Anh".
Cũng có những cuộc họp bí mật. Giữa tháng Sáu, khoảng 50 nhà đối lập từ nhiều miền khác nhau về họp tại Saint Petersburg ba ngày. Marina Litvinovich cho biết, một tiếng đồng hồ trước cuộc họp, họ mới nhận được địa chỉ và mã QR. Vào được bên trong, họ bịt hết các cửa sổ và buổi tối ra bằng cửa sau mỗi lần ba người. Cứ như quay lại thời cách mạng vô sản 1917 !
Nhà báo cũng gặp được ông Boris, 67 tuổi, hàng xóm cũ của Putin. Chỉ một tòa nhà năm tầng màu vàng ở số 12 Baskov Pereulok, nơi gia đình cậu bé Vladimir Putin từng sinh sống, ông nói : "Tôi hay chơi đá banh với Putin. Mới 10 tuổi, cậu ta đã là mật vụ, chuyên đi tố cáo với phụ huynh những bạn học nào hút thuốc !".
Tại thành phố có truyền thống văn hóa, không thiếu những nghệ sĩ đầy ý thức. Elena Ossipova, nữ họa sĩ 76 tuổi được mệnh danh là "lương tâm của Saint Petersburg", không nhớ nổi những lần bị bắt. Mỗi lần có biểu tình, bà đều xuất hiện với những biểu ngữ khác nhau. Chẳng hạn "Mắt của những người bị sát hại vẫn mở cho đến khi nào nước Nga xin lỗi", hoặc một tấm khác đã bị công an xé mất, trên đó vẽ những đóa uất kim hương đỏ tàn úa, tượng trưng cho những người lính đã ngã xuống. Bà cho biết vẫn tiếp tục chiến đấu "Rất nhiều họa sĩ đi lưu vong đã cho tôi vật liệu để vẽ".
Le Point cũng mô tả về một Ukraine"Phía sau bức màn sắt". Im lặng bao trùm lên Severodonetsk và Lysychansk, hai thành phố mà quân Nga mới chiếm được và nhờ đó đã nắm trọn vùng Luhansk. Một chiến thắng của Vladimir Putin, cho dù quá nhỏ bé so với tham vọng ban đầu. Những thông tin liên lạc đều bị cắt.
Nhưng những phong trào kháng chiến bí mật vẫn có thể nảy sinh như ở Kherson, thành phố miền nam bị chiếm đầu tiên. Ban đầu người dân còn được tương đối tự do, nhưng sau đó Nga đã áp đặt hệ thống riêng, kiểm soát chặt chẽ cư dân. Ban đầu chỉ có các viên chức "chế độ cũ" và nhà báo bị bắt, nhưng sau đó những ai bị nghi ngờ trung thành với Kiev đều bị đe dọa. Theo nguồn tin chính phủ Ukraine, có khoảng 600 người mất tích ở Kherson.
Nhìn chung ở những vùng bị chiếm đóng, The Economist cho biết rất nhiều người dân đã bị bắt cóc, chủ yếu là các nhà hoạt động, phóng viên, người trợ giúp nhân đạo. Chẳng hạn hai nhà báo Sergey Tsyhipa và Oleh Baturin bị bắt khi đang tường thuật về các tội ác của quân Nga, rốt cuộc đã xuất hiện trên truyền hình Nga, gầy đi hẳn và lặp lại những tuyên truyền của Moskva. Mykola Panchenko, một người từng tham gia biểu tình chống quân chiếm đóng, bị bắt cóc khi đang đi chợ và một tháng sau được thả với một xương sườn bị gãy. Những nạn nhân kém may mắn hơn thì đã chết.
Hiện tượng này không có gì mới. Từ 2014 đến 2021, trên 2.000 người Ukraine đã mất tích. Sau khi chiếm Crimea, nhiều người Tatar ở bán đảo này và hàng loạt lãnh đạo địa phương bỗng biến mất. Trong hai cuộc chiến với Chechenya trong thập niên 90, những vụ mất tích xảy ra thường xuyên đến nỗi Human Rights Watch gọi là tội ác chống nhân loại. Katya Osadcha, một người dẫn chương trình truyền hình Ukraine đã lập một nhóm Telegram để tìm kiếm người mất tích, ước tính số lượng ít nhất là 10.000 người đến nay không tin tức, chủ yếu ở miền đông Ukraine. Chính quyền khẳng định hàng trăm ngàn công dân Ukraine đã bị cưỡng bức sang Nga.
Trên chiến trường, L’Express nói về khó khăn của quân đội Ukraine trước sự phức tạp của số vũ khí đa dạng được phương Tây cung cấp. Những chiến binh vui mừng khi những chiếc xe tăng Guepard được Đức hứa viện trợ hồi tháng Tư, rốt cuộc đã được đưa sang vào… tháng Bảy. Thời gian không còn nhiều, trước hỏa lực áp đảo từ phía Nga, Kiev cần vũ khí hạng nặng hơn bao giờ hết. Theo phó giám đốc cơ quan tình báo quân đội Ukraine, tỉ lệ hiện nay là một khẩu pháo của Kiev phải đấu với 10-15 khẩu pháo của Nga. Giữa tháng Sáu, một cố vấn của ông Zelensky đã lên danh sách hy vọng nhận được : "1.000 quả đạn 155 ly, 300 khẩu phóng rốc-kết đa nòng, 500 xe tăng, 2.000 xe bọc thép, 1.000 drone".
Không chỉ thiếu thốn khí tài, người lính còn gặp rắc rối với đủ loại vũ khí khác nhau : khoảng 100 đại pháo M777 của Mỹ, 18 khẩu Caesar của Pháp, 10 khẩu PzH-2000 của Đức, 20 đại bác tự hành Dana của Cộng hòa Czech, 18 khẩu Krab của Ba Lan… tổng cộng khoảng 12 loại. Tất cả không dùng cùng một loại đạn, và có cách bảo dưỡng riêng. Khoảng cách tiếp vận từ Ba Lan cách xa Donbass đến 1.200 km cũng là vấn đề lớn, nhất là hệ thống đường bộ, đường sắt bị hư hại nhiều sau bốn tháng chiến tranh.
Trong cuộc chiến dữ dội này, vũ khí phương Tây được sử dụng tối đa công suất khiến dễ bị hư hao. Chưa kể mỗi loại cần phải được huấn luyện cách sử dụng, vừa mất thời gian vừa tốn nhân lực, chẳng hạn Himars của Mỹ phải mất ít nhất ba tuần. Kiev vào cuối tháng Năm đã ký hợp đồng 700 triệu đô la với Vacxava mua 60 khẩu Krab do Ba Lan sản xuất, để không chỉ lệ thuộc vào vũ khí phương Tây.
Về sự lệ thuộc của Châu Âu vào dầu khí Nga, L’Express có bài viết "Trump đã từng cảnh báo Merkel…". Trong bốn năm của nhiệm kỳ, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã có rất nhiều phát biểu sai lầm, nhưng ông cũng nói một số sự thật. Chẳng hạn tuyên bố sau đây trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tháng 9/2018 : "Sự lệ thuộc năng lượng vào một nhà cung cấp nước ngoài duy nhất có thể làm một quốc gia trở nên dễ tổn thương trước những trò bắt bí, đe dọa". Ông Trump hoan nghênh một số nước Châu Âu như Ba Lan đã xây dựng đường ống để dẫn khí từ Na Uy sang, và nói thêm "Đức sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào Nga về nhu cầu năng lượng".
Vào lúc đó, lời cảnh báo từ tổng thống Mỹ bị các nhà ngoại giao Đức cười nhạo. Nhưng nay họ phải xấu hổ khi phải theo những lời khuyên nên đa dạng hóa nguồn cung của Donald Trump một cách trễ tràng. Ông Robert O’Brien, cố vấn an ninh Mỹ từ 2019 đến 2020 nói với L’Express : "Người ta chỉ trích ‘American First’ của Donald Trump, nhưng chương trình này không thể so sánh với ‘Germany First’ của Angela Merkel (…). Một mặt, người Đức mua dầu khí Nga với giá rẻ, mặt khác, họ bán các sản phẩm cao cấp cho Trung Quốc. Song song đó, Berlin cho các nước trong châu lục vay tiền và thống trị Liên Hiệp Châu Âu. Một chiến lược hiệu quả… cho Đức mà thôi ".
Trong chuyến thăm Paris đầu tháng Sáu để nhận Bắc đẩu Bội tinh của Pháp, nhà ngoại giao thổ lộ tiếp sự thất vọng của Hoa Kỳ về Đức : "Berlin lo làm giàu, nhưng không quan tâm đến quốc phòng và quân đội của mình. Đức chưa bao giờ đóng góp đúng mức vào quốc phòng Châu Âu, và không tôn trọng chỉ tiêu 2 % ngân sách cho NATO". Ông O’Brien cho biết Mỹ đã nhiều lần cảnh báo bà Merkel, một số nước phương Tây khác cũng vậy, nhưng bà vẫn coi thường nên nay mới thành "cá nằm trên thớt" của Moskva. "Giờ đây người Ukraine phải trả giá cho chọn lựa này bằng mạng sống của họ. Bản án của Lịch sử sẽ rất nặng nề cho bà".
Nhìn sang Châu Á, các tuần báo dù đã lên khuôn trước khi xảy ra vụ sát hại cựu thủ tướng Nhật Bản gây chấn động cả thế giới, nhưng đều cập nhật trên mạng. Le Figaro cuối tuần cho rằng vụ ám sát dường như không có dự mưu. Ban đầu ông Shinzo Abe định tổ chức mít-tinh ở Nagano, nhưng những người có trách nhiệm trong đảng lại chuyển sang Nara, thực hiện một "gaito enzetsu" - một diễn văn vận động bầu cử ngay trên đường phố, gần gũi cử tri. Nhà bình luận Takao Toshikawa cho rằng việc thay đổi vào phút chót cho thấy tên sát thủ Tetsuya Yamagami không dự kiến trước.
Shinzo Abe là một chính khách lỗi lạc. Khi từ chức hôm 16/09/2020, ông đã phá kỷ lục giữ chức thủ tướng Nhật lâu nhất từ trước đến nay. Ngược với những người tiền nhiệm, ông duy trì quyền lực không phải nhờ sự trung dung mà nhờ hành động. Cộng đồng quốc tế bị thu hút vì sự trung thành với lý tưởng dân chủ của ông, đối kháng với chủ nghĩa bành trướng của độc tài Trung Quốc. Là người từng xuôi ngược khắp thế giới không biết mệt, Shinzo Abe trở thành cựu chiến binh của G7. Các nhà lãnh đạo quốc tế đủ các khuynh hướng đều tiếc thương ông, từ Đạt Lai Lạt Ma đến tổng thống Senegal, từ Emmanuel Macron đến Joe Biden. Nhưng Abe cũng bị một số người ác cảm vì ông muốn sửa đổi Hiến pháp chủ hòa của Nhật.
Vụ ám sát hầu như không thể tưởng tượng được tại Nhật Bản. Hung khí là một khẩu súng tự chế, trong khi ở Nhật việc sử dụng súng phải chịu những quy định vô cùng nghiêm ngặt, kể cả trong thế giới ngầm. Năm 2021, toàn nước Nhật chỉ có... một người bị bắn chết ! Nhìn chung, chính giới Nhật Bản khá hòa hiếu, những xung đột được giải quyết trong hậu trường thông qua thương thảo thay vì vũ lực.
Cơ quan an ninh Nhật Bản sắp tới sẽ đối mặt với chỉ trích : ông Ronald Reagan năm 1981 cũng bị tấn công trong điều kiện tương tự, nhưng các cận vệ đã che chắn và cứu được tổng thống. The Economist nhắc lại, ông ngoại của ông Shinzo Abe là Kishi Nobusuke, thủ tướng Nhật trong thời kỳ đầy hỗn loạn từ 1957 đến 1960, một tháng sau khi thông qua một hiệp ước an ninh mới với Hoa Kỳ bất chấp các cuộc biểu tình, đã bị một hung thủ đâm sáu nhát vào đùi. Ông Nobusuke sống sót, nhưng bi đát thay, người cháu ngoại lừng lẫy của ông lần này lại không qua khỏi.
Điều nghịch lý là cái chết của ông Abe đã củng cố một trong những thông điệp chính của ông, rằng thế giới này nguy hiểm và Nhật Bản cần phải từ bỏ chính sách chủ hòa sau Đệ nhị Thế chiến. Trả lời phỏng vấn The Economist sau khi Nga xâm lăng Ukraine, Shinzo Abe nói người dân Nhật cần phải đối mặt với thực tế là nếu không đủ quyết tâm, một cuộc tấn công như vậy có thể diễn ra.
Tại Hoa lục, không có bao nhiêu nước mắt cá sấu dành cho ông Shinzo Abe trên mạng xã hội Trung Quốc. Rất nhiều người công khai tỏ ra vui mừng khi nghe cựu thủ tướng Nhật, người có chủ trương cứng rắn với Bắc Kinh, đã bị ám sát. Cựu thủ tướng Shinzo Abe vẫn bị Trung Quốc cáo buộc là muốn cùng với Mỹ ngăn cản Trung Quốc tiến lên vị trí lãnh đạo thế giới. Những ngày gần đây, tin đồn về khả năng ông Abe đi thăm Đài Loan đã gây nhiều lo lắng cho Bắc Kinh, trong lúc Tokyo và Washington liên tục có những động thái ủng hộ Đài Bắc.
Vài phút sau thảm kịch, một người trắng trợn viết trên Vi Bác"Tôi hy vọng tay súng ấy vẫn ổn",và nhận được ngay 13.000 like. Một người khác viết"Shinzo Abe phải quên đi hận thù và tha thứ cho người đã bắn mình",và được 93.000 like. Bi kịch trở thành tin tức hàng đầu tại Hoa lục, khơi dậy lòng thù hận lịch sử. Một người hằn học : "Linh hồn 300.000 người ở Nam Kinh thấy giấc mộng đã thành, 1,4 tỉ người Trung Hoa hoan nghênh". Và nhiều người nhắc rằng ông Abe qua đời một hôm sau sự kiện Lư Câu Kiều năm 1937, mở đầu chiến tranh Trung-Nhật.
Le Figaro cuối tuần ghi nhận những lời bình cay độc trên đây không hề bị đội quân kiểm duyệt hùng hậu chặn lại như thông lệ. Ngoại giao Trung Quốc ban đầu dè dặt đứng ngoài làn sóng hận thù này, và cuối cùng Bắc Kinh cũng gởi lời "phân ưu" cho phải phép.
Thụy My
Chi Phương, RFI, 09/07/2022
Sau 4 tháng chiến tranh, Nga và Ukraine vẫn giao tranh ác liệt ở miền đông. Hôm 08/07/2022, lãnh đạo vùng Donetsk cho biết, Nga liên tục pháo kích tại các chiến tuyến ở Bakhmut, Sloviansk và Kramatorsk.
Ảnh minh họa: Khói bốc lên từ ngôi chợ trung tâm thành phố Sloviansk, ngày 05/07/2022. Thành phố ở tỉnh Donetsk này là mục tiêu bị quân Nga pháo kích liên tục.. AFP - MIGUEL MEDINA
Tại Donetsk, các cuộc pháo kích của Nga đã làm 6 người thiệt mạng và 21 người bị thương trong vòng 24g, theo thống đốc vùng Donetsk Pavlo Kyrylenko. Ông khẳng định quân đội Nga đang tập trung lực lượng, hoặc tổ chức lại lực lượng để chuẩn bị các cuộc tấn công mới vào các thành phố lớn như Sloviansk, Kramatorsk và Bakhmut.
Ngoài ra, lãnh đạo vùng Donetsk cũng cáo buộc quân đội Nga phá huỷ mùa màng, bắn phá các thiết bị nông nghiệp, gây ra các vụ cháy lớn trên các cánh đồng đang trong mùa thu hoạch.
Trên trang Twitter của Bộ Quốc phòng Anh, cơ quan tình báo của nước này hôm 09/07/2022 cho biết, lực lượng Nga đang huy động quân dự bị từ khắp đất nước, tập trung ở gần Ukraine để chuẩn bị các cuộc tấn công mới. Các đơn vị bộ binh mới sử dụng một lượng lớn xe bọc thép MT-LB để di chuyển.
Đây là một loại xe tăng được Liên Xô chế tạo từ những năm 1950 và khả năng tấn công cũng như tự vệ không cao, trái ngược với các loại vũ khí tối tân được sử dụng từ đầu cuộc chiến. Cơ quan này cho rằng Nga triển khai các lực lượng tiếp viện với các loại vũ khí lỗi thời và không phù hợp, mặc dù tổng thống Nga Putin hôm 7/7 tuyên bố quân đội Nga vẫn "chưa thật sự ra tay" ở Ukraine.
Hôm qua, sau nhiều lần tổng thống Ukraine Zelensky kêu gọi phương Tây cung cấp thêm vũ khí, Hoa Kỳ thông báo viện trợ thêm các loại vũ khí trị giá 400 triệu đô la, bao gồm các hệ thống phóng pháo phản lực Himars đã chứng tỏ hiệu quả chống lại lực lượng Nga trên chiến tuyến miền đông.
Chi Phương
*******************
Phan Minh, RFI, 08/07/2022
Hôm 07/07/2022, tổng thống Vladimir Putin đã lên tiếng thách thức phương Tây khi nói rằng Nga "vẫn chưa bắt đầu những việc nghiêm túc" ở Ukraine.
Ảnh minh họa : Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước những người chiến thắng trong Cuộc thi Lãnh đạo nước Nga, tại điện Kremlin, Moskva, Nga, ngày 07/07/2022. AP - Mikhail Klimentyev
Nguyên thủ Nga đã có những lời lẽ thách thức vào lúc quân đội Nga gia tăng các cuộc bắn phá tại các thị trấn ở vùng Donbass, khu vực phía đông Ukraine nơi Kiev cáo buộc Moskva cố ý tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào thường dân.
Các phóng viên AFP có mặt tại chỗ thuật lại rằng một cuộc oanh kích vào trung tâm thành phố Kramatorsk đã gây ra một vết nứt lớn giữa một khách sạn và các tòa nhà chung cư. Họ nhìn thấy thi thể của một người cùng với nhiều người khác bị thương, cũng như hai chiếc xe hơi bốc cháy.
Trên Facebook, thị trưởng thành phố, Oleksandr Goncharenko, kêu gọi người dân ở lại các hầm trú ẩn và cho biết : "Cuộc không kích khu vực trung tâm của Kramatorsk đã khiến nhiều người thiệt mạng". Trong bối cảnh đó, hôm qua, trong một bài phát biểu trước các nghị sĩ Nga, tổng thống Putin đã lên tiếng "dằn mặt" phương Tây :
"Hôm nay chúng ta nghe nói rằng họ muốn đánh bại chúng ta trên chiến trường. Tôi có thể nói gì bây giờ ? Thì họ cứ thử đi. Chúng ta thường nghe rằng phương Tây muốn chiến đấu với chúng ta cho đến người Ukraine cuối cùng. Đây là một thảm họa đối với người dân Ukraine. Thế nhưng, dường như mọi chuyện đều đang đi theo hướng đó.
Mọi người nên biết rằng chúng ta chưa bắt đầu những việc nghiêm túc. Đồng thời, chúng ta không từ chối các cuộc đàm phán hòa bình. Nhưng những người từ chối đàm phán nên biết rằng mọi chuyện càng kéo dài thì sẽ càng khó thương lượng với chúng ta".
Phan Minh
**********************
Trọng Nghĩa, RFI, 07/07/2022
Sau khi tuyên bố đã kiểm soát được tỉnh Lugansk, lực lượng Nga tại Ukraine đang tìm cách đánh chiếm Donetsk, tỉnh thứ hai của vùng Donbass, và hôm 07/07/2022 tiếp tục công phá Sloviansk và Kramatorsk, hai thành phố lớn nhất còn trong tay Ukraine. Tại Sloviansk, lực lượng Ukraine vẫn cố kháng cự, nhưng chính quyền đã phải cho dân chúng sơ tán.
Khói bốc lên từ một khu chợ bị Nga oanh kích, tại Sloviansk, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 05/07/2022. Reuters - MARKO DJURICA
Trong một đoạn video, ông Vadym Liakh, thị trưởng thành phố Sloviansk xác nhận là "công việc sơ tán đang được tiến hành", và hiện vẫn còn 23.000 cư dân kẹt lại trong thành phố.
Trước ngày chiến tranh bùng lên, thành phố Sloviansk ở tỉnh Donetsk này, có khoảng 110.000 dân. Nhưng trong nhiều tuần lễ nay, thành phố đã bị bắn phá hàng ngày, mạng lưới cấp nước đã bị phá hủy từ một tháng nay, và một phần ba thành phố thường xuyên không có điện. Quân đội Nga hiện chỉ cách trung tâm thành phố khoảng bốn mươi km.
Trong tình hình đó, Quân Đội Nga hôm qua 06/07 đã công bố những hình ảnh mà họ cho là về vụ phá hủy hai hệ thống pháo phản lực hàng loạt Himars tối tân mà Mỹ viện trợ cho Ukraine. Theo hãng tin Ria Novosty, những vũ khí này đã bị tên lửa chính xác cao của lực lượng vũ trang Nga phá hủy ở khu vực tỉnh Donetsk, vùng Donbass, cùng với hai kho đạn dược có liên quan.
Phía Ukraine đã lên tiếng bác bỏ các thông tin mà Nga đưa ra.
Theo hãng tin Pháp AFP, được Washington bàn giao cho Ukraine vào ngày 23/6, các bệ phóng pháo phản lực Himars đã khiến Nga rất lo sợ vì phương tiện này rất cơ động và có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa 80 km.
Hôm 23/06 vừa qua, Nga cũng loan báo tịch thu được 2 hệ thống đại bác Caesar của Pháp viện trợ cho Ukraine, nhưng các tuyên bố này đã nhanh chóng bị quân đội Pháp phủ nhận.
Trọng Nghĩa
Bực tức khi thấy pháo binh Ukraine đang dần có được những khẩu pháo tân tiến hơn, quân Nga ngày càng dùng nhiều loại đạn gây cháy, tạo ra nhiệt độ có khi lên đến 2.000°C bao trùm nhiều ngàn mét vuông, hủy diệt mọi thiết bị quân sự.
Các chiến sĩ Ukraine sử dụng một khẩu đại pháo M777 ở gần tiền tuyến, trong khi Nga tiếp tục tấn công tại vùng Donetsk ngày 06/06/2022. REUTERS - STRINGER
Đề cập đến nhiều đề tài khác nhau trên trang nhất, nhưng tình hình Ukraine vẫn không thể thiếu trên báo chí Pháp hôm nay, với nhiều bài phóng sự tại chỗ.
Đặc phái viên Le Monde mô tả tình trạng mặt đối mặt của các pháo thủ ở Kryvy Rih ở miền nam Ukraine, đôi bên như chơi trò mèo bắt chuột.
Hai nhóm binh sĩ Ukraine mỗi nhóm có 9 người, phụ trách hai khẩu đại pháo M777 của Mỹ vừa được hai xe tải KrAZ kéo đến, bố trí bên bìa rừng để tránh sự quan sát của drone địch. Loại vũ khí mà Ukraine hết sức cần luôn là mục tiêu ưu tiên của đại bác tầm xa từ phía quân Nga.
Sĩ quan chỉ huy cho biết những khẩu đại pháo này đã được chờ đợi từ lâu. Đây là hai khẩu M777 đã phục vụ ở chiến trường Afghanistan, họ đang thiếu loại dầu đặc biệt để bảo trì nhưng vẫn cố gắng xoay sở. Các quân nhân đã được học cách sử dụng trong năm ngày tại Litva. Họ đã dùng để đẩy lui quân Nga tại Izium và nay được điều đến đây. Phía Nga đã cảm thấy sự khác biệt một khi đối mặt với M777 : các quả pháo của Ukraine bỗng tấn công xa hơn và chính xác hơn so với những khẩu đại bác thời Liên Xô cũ.
Tại vùng đất nằm giữa Dnipropetrovsk và Kherson, tiền tuyến dài khoảng 220 km, pháo binh đóng vai trò chủ chốt và thường xuyên đổi vai cho nhau. Khi pháo của Ukraine bắn đi, vị trí của họ lập tức bị radar Nga dò được, trở thành "chuột", cho đến khi pháo Nga đáp trả và đến lượt Nga đóng vai "chuột" bị "mèo" săn đuổi. Một trung sĩ cho biết họ có 5 đến 10 phút trước khi hỏa lực địch ập xuống. Bắn xong 5 phát đạn là phải rút đi vì quân Nga sẽ đáp trả với Giatsint (đại bác có tầm bắn 30-40 km) hay rốc-kết (30-90 km).
Trên mặt trận Kherson, đôi bên ngang sức nhưng Ukraine thiếu vũ khí nặng để phản công. Vì phải lắp đặt và gắn với xe tải có rờ-moọc, các khẩu M777 ít cơ động hơn so với các khẩu pháo tự hành Caesar của Pháp. Caesar có thể đến gần vị trí địch 5 km thay vì 25 km như M777, để nhắm vào các mục tiêu cụ thể như sở chỉ huy, kho đạn, vị trí pháo thủ.
Tại một địa điểm khác cách nơi đóng quân của Nga chưa đầy 5 km, các chiến binh Ukraine chỉ có những vũ khí thô sơ hơn, như đại bác chống tăng MT-12 Rapira thời xô-viết. Người hạ sĩ quan giải thích, khi bắn đi, thấy khói đen bốc lên và lan rộng, là đạn rơi xuống một vùng cỏ khô. Nếu cột khói đậm đen là trúng xe quân sự, khói tạo thành hình nấm là đã đánh trúng kho đạn...
Bực tức khi thấy pháo binh Ukraine đang dần có được những khẩu pháo tân tiến hơn, quân Nga ngày càng dùng nhiều loại đạn gây cháy, tạo ra nhiệt độ có khi lên đến 2.000°C, bao trùm nhiều ngàn mét vuông, hủy diệt tất cả các thiết bị quân sự. Sau khi Nga oanh kích đêm 21 rạng 22/06 tại làng Novovoronsovka (vùng Kherson), phóng viên Le Monde nhận thấy một phần của ngôi làng bị cháy vì những quả đạn nhiệt 9M22S hãy còn bốc khói, và đã lấy mẫu mang về tòa soạn. Trong vùng này không hề có dấu vết của vũ khí Ukraine, trong khi việc sử dụng đạn gây cháy tại khu vực dân sự đã bị cấm ở chương III của Công ước về một số vũ khí cổ điển, có hiệu lực từ 1983 và đã được Nga phê chuẩn.
Trả lời Les Echos, bộ trưởng bộ Quân Lực Sébastien Lecornu nói rằng sẽ đòi hỏi các công ty vũ khí sản xuất nhanh hơn để Pháp có được số thiết bị cần thiết. Ông nhắc nhở trong thời chiến, cần xem lại phương thức hoạt động : sản xuất nhiều hơn, nhanh hơn, rẻ hơn và tiêu chuẩn hóa sản phẩm tốt hơn. Bộ sẽ đưa ra danh sách nhu cầu ưu tiên, trong bối cảnh cuộc chiến tranh Ukraine.
Ông Lecornu nhấn mạnh, bình thường thì khí tài sản xuất ra phải bền, chỉ hư hao theo các cuộc huấn luyện, tập trận. Nhưng thời chiến tranh phải tính đến tỉ lệ bị phá hủy nhiều hơn, tiêu hao vũ khí rất mạnh. Theo ông, phải có dự trữ chiến lược như về đạn dược.
Về thiệt hại kinh tế, Les Echos cho biết đã có những hướng đầu tiên về việc tái thiết Ukraine được nghiên cứu. Trong vòng hai ngày, ở Lugano (Thụy Sĩ), gần 40 nước cùng với các tổ chức quốc tế cố gắng xác định những phương hướng chính để xây dựng lại đất nước một khi chiến tranh kết thúc.
Thủ tướng Ukraine Denys Schmygal dẫn đầu một phái đoàn quan trọng trong đó có sáu bộ trưởng, nhiều dân biểu và đại diện chính quyền các địa phương. Đây là phái đoàn hùng hậu nhất rời khỏi Ukraine từ khi Nga khởi đầu cuộc xâm lăng hôm 24/02. Về phía quốc tế, bên cạnh chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, thủ tướng Cộng hòa Sec, chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu và đồng nhiệm Ba Lan, nước tiếp nhận nhiều người tị nạn Ukraine nhất, tổng cộng tám thủ tướng, 15 bộ trưởng của 38 quốc gia tham dự. Chiến tranh vẫn đang tiếp diễn, nên sẽ không có một loan báo cụ thể nào, chủ yếu nhằm xác định những ưu tiên trong tiến trình tái thiết.
Trả lời Les Echos, thứ trưởng Tư pháp Ukraine cho rằng cần thiết lập một quỹ quốc tế phụ trách việc bồi thường cho Kiev, chủ yếu lấy từ những tài sản của Nga bị tịch thu, theo kiểu Ủy ban được thành lập năm 1991 sau khi Irak xâm lăng Koweit, dưới sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc. Hiện nay chỉ riêng thiệt hại vật chất (cầu đường, bệnh viện, trường học, cơ xưởng, nhà cửa…) tối thiểu đã là 60 tỉ đô la, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới hồi tháng Tư ; chưa kể những mất mát khác – nếu chiến tranh kết thúc ngay bây giờ, mà khả năng này còn rất xa.
Liên quan đến giới trí thức Nga, trong "Lá thư gởi một người bạn Nga" đăng trên Les Echos, tác giả Dominique Moïsi muốn nhắn nhủ đến Dimitri Trenin, cựu giám đốc Trung tâm Carnegie ở Moskva. Người bạn cũ mà ông quen từ 30 năm, cách đây vài ngày đã viết bài trên "New York Times" để bênh vực Nga.
Họ gặp nhau lần đầu ở Trường Quốc phòng NATO ở Roma. Dimitri Trenin là một trong những người Nga đầu tiên tham gia chương trình này với tư cách khách mời. Liên Xô lúc đó vừa sụp đổ, một trang giấy mới vừa mở ra, kể cả khả năng lập đối tác chiến lược giữa Nga và NATO. Mới cách đây một năm, Trenin còn là một tiếng nói ôn hòa. Nhưng giờ đây trên tờ báo Mỹ ông tố cáo "những người Nga chống lại đất nước và nhân dân mình trong thời chiến tranh".
Dominique Moïsi nhắc lại câu nói của Richard von Weizsäcker, cựu tổng thống Liên bang Đức nhân kỷ niệm 40 năm kết thúc Đệ nhị Thế chiến : "Ngày 08/05/1945 không phải là ngày chiến bại, mà là ngày giải phóng nước Đức". Đó là hồi kết của dấu ấn quốc xã trên quê hương của Kant, Goethe và Beethoven. Ông viết tiếp : "Nhưng anh không hề bị lừa, anh có được thông tin" và khẳng định "Là cháu của một người sinh tại Odessa vào cuối thế kỷ 19, tôi yêu nước Nga sâu sắc, đất nước của Puskin, Tolstoi, Chostakovitch. Một nước Nga không có gì chung với nước Nga hiện nay, mà thái độ côn đồ, tội phạm của các nhà lãnh đạo đã tỏ rất rõ kể từ ngày 24/02".
Khi cố tình nhắm vào một trung tâm thương mại với các hỏa tiễn có độ chính xác cao để tạo ra số lượng tối đa nạn nhân là dân thường, Moskva chứng tỏ quyết tâm xâm lược lâu dài, khủng bố để gây sợ hãi. Ông chủ điện Kremlin cũng nghĩ rằng phương Tây sẽ chia rẽ khi cái lạnh của mùa đông bắt đầu thấm. Theo tác giả, nếu không thể hoặc không muốn tố cáo một nước Nga cay độc, thì cần biết giữ im lặng.
Ông viết tiếp : "Nga đang lại trở thành đất nước của Stalin. Anh không sợ rằng một ngày nào đó các nhà sử học hay con cháu anh tự hỏi anh đã làm gì khi bạo lực và dối trá áp đặt lên đất nước ? Tôi không muốn làm anh tổn thương, nhưng nhân danh tình bạn lâu dài, tôi phải nói với anh những gì chất chứa trong lòng".
Le Monde nhận thấy cuộc chiến Ukraine làm tăng tốc quá trình Nga biến Belarus thành chư hầu. Nước này trở thành hậu cứ của Moskva trong khi đa số cư dân phản đối cuộc xâm lăng Ukraine. Ngày 24/02, chính là với đội quân xuất phát từ Belarus mà Nga đã tiến đánh Kiev. Bốn tháng sau, chế độ Lukashenko chưa bao giờ lệ thuộc Moskva đến thế, do Vladimir Putin từng ra tay cứu vớt ông ta sau cuộc bầu cử bị tố cáo gian lận.
Mới đây, vài giờ trước cuộc gặp Putin ở Saint- Petersbourg hôm 25/06, khoảng hai chục quả rốc-kết Nga bắn đi từ Belarus đã rơi xuống căn cứ quân sự của Ukraine ở Desna. Cùng ngày, Vladimir Putin còn loan báo sẽ chuyển giao cho nước láng giềng các hỏa tiễn Islander-M có thể mang theo đầu đạn nguyên tử, nhờ Belarus đã sửa đổi Hiến Pháp qua cuộc "trưng cầu dân ý" ngày 27/02.
Nhưng dù quy phục Moskva, Minsk vẫn không gởi quân sang Ukraine chiến đấu bên cạnh quân Nga. Theo Franak Viacorka, cố vấn của phe đối lập lưu vong, quân đội Belarus không kinh nghiệm và thiếu nhiệt tình. Chỉ có 6 % người Belarus muốn quân đội nước mình tham chiến. Cung cấp cơ sở hạ tầng và hậu cần cho chiến tranh vẫn hiệu quả hơn là gởi vài ngàn lính đi vào chỗ chết. Điều quan trọng là lòng trung thành của Lukashenko. Đối với Vladimir Putin, cái giá phải trả vẫn còn thấp : cuộc xâm lăng Ukraine tiêu tốn 1 tỉ đô la mỗi ngày, số tiền này đủ để nuôi chế độ Belarus cả tháng.
Nhìn sang nước Mỹ nhân ngày Quốc khánh 04/07, nhật báo thiên tả Libération chạy tựa "Bão táp đến với nền dân chủ". Hoa Kỳ chia rẽ hơn bao giờ hết vào lúc quyền phá thai được đặt lại, trong khi uy tín của tổng thống Joe Biden đang đi xuống.
Từng mơ đóng vai trò nhà hòa giải và người cải cách, nhưng một năm rưỡi sau khi đặt chân vào Nhà Trắng, ông Joe Biden đã thất bại trong việc thực hiện cả hai lời hứa trên, gây thất vọng lớn cho những người đã bỏ phiếu cho ông. Còn bốn tháng nữa đến cuộc bầu cử giữa kỳ, dấu hiệu gây chú ý là tỉ lệ ủng hộ Biden nơi lớp trẻ 18-35 tuổi từ 47 % nay chỉ còn có 25 %, thấp nhất so với các lứa tuổi khác. Chủ yếu là do sự bất lực trong các vấn đề được lớp trẻ ủng hộ đảng Dân Chủ - ngày càng thiên tả - coi trọng : chống biến đổi khí hậu, miễn phí đại học công, xóa một phần nợ sinh viên, lập nhiều nhà trẻ và trường tiểu học công, chế độ nghỉ phép có lương…
Những lời hứa nhằm huy động mạnh mẽ giới trẻ trong cuộc bầu cử tổng thống nay vẫn chỉ là lời hứa. Đó là do đa số mong manh ở Thượng Viện, và sự thụ động của ông Biden trước những vấn đề xã hội khẩn cấp. Trong đảng Dân Chủ đã có những tiếng nói đòi hỏi tổng thống phải tấn công mạnh hơn, như lập ra các dưỡng đường chuyên phá thai ở khu vực thuộc liên bang tại các bang cấm phá thai, tài trợ cho những phụ nữ đi sang bang khác để phá thai (luật liên bang cấm), tăng số thẩm phán Tối cao Pháp viện…Bên cạnh đó, là những lời kêu gọi vị tổng thống lớn tuổi nhất trong lịch sử nước Mỹ không nên tái tranh cử.
Tại Châu Mỹ la-tinh, Le Figaro tố cáo việc chế độ Nicolas Maduro cho khai thác tài nguyên quý này chỉ làm giàu cho giới tài phiệt, tàn phá môi trường. Khi Hugo Chavez quốc hữu hóa năm 2011, những mỏ vàng vùng Amazon đang được các tập đoàn quốc tế khai thác chưa nhiều, sự ra đi của họ thu hút những nhóm tội phạm. Những năm gần đây, chính quyền Maduro ký hợp đồng với phe du kích Colombia để lập lại trật tự. Lợi nhuận từ những thỏi vàng đẫm máu người đi về đâu ? Caracas giữ kín, chủ yếu do trừng phạt của quốc tế.
Maduro phân bố các vùng khai thác cho những thống đốc trung thành, không hề có sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Nhiều tướng lãnh cũng được giao cho những mỏ vàng. Americo de Grazia, cựu dân biểu trong vùng cho biết : "Có nhiều tướng lãnh ở Venezuela hơn cả toàn bộ các nước NATO cộng lại. Để mua chuộc họ, Nicolas Maduro giao phó các mỏ, nhà máy cyanure (để xử lý nguyên liệu), cho phép nhập các nguyên liệu cần thiết cho việc khai thác mỏ".
Bước sang lãnh vực thể thao, Le Figaro chơi chữ "Wimbledon : Tan hoàn toàn hài hòa" (harmoni), nói về cây vợt Pháp có mẹ người Việt và cha người Hoa sống ở Cam Bốt mang tên Harmony Tan, hôm nay tranh một chỗ vào tứ kết của giải quần vợt danh giá này.
Bước vào mùa giải Wimbledon năm nay, tay vợt nữ 24 tuổi đã đánh bại huyền thoại Serena Williams, cựu vô địch thế giới, người nắm giữ 23 giải Grand Slam. Chiến thắng vang dội này khiến tên tuổi Harmony Tan được chú ý và các phóng viên quốc tế từ nay tham dự các cuộc họp báo của cô.
Tờ báo cho biết cô có được sự ủng hộ của gia đình. Người mẹ đã bán đi một căn nhà và vài căn hộ để tài trợ cho việc học, người cha và anh cũng hỗ trợ tài chánh. Tan từng được đặc cách theo học Science Po, chơi dương cầm rất giỏi vì đã học tám năm ở Nhạc viện, thích môn thể thao lướt sóng. Có tính cách dễ gần, nhưng không giống như nhiều người trẻ cùng lứa tuổi, Tan không mất nhiều thời giờ cho mạng xã hội. Sau chiến thắng lẫy lừng trước Williams, cô đã tắt bình luận để không bị ảnh hưởng.
Thụy My