Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chiến tranh kéo dài : Nga hay Ukraine sẽ thắng ?

The Economist  chạy tựa trang nhất "Làm thế nào thắng được cuộc chiến kéo dài ở Ukraine". Sau khi chiến đấu rất tốt trong giai đoạn đầu, Kiev nay bị chiếm mất một số vùng đất. Điều gì sẽ xảy ra trong thời gian tới ?

ukraine1

Hỏa tiễn Nga phát nổ phía trên trung tâm thương mại ở Kremenchuk, Ukraine ngày 28/06/2022. Ảnh cắt từ video  via Reuters - CCTV via Instagram @zelenskiy_of

Trong cuộc chiến hủy diệt tàn khốc, bên nào nhụt chí sẽ thua

Ukraine đã chiến thắng trong một cuộc chiến ngắn. Cơ động và đầy nhiệt huyết, quân đội Ukraine đã gây cho quân Nga những thiệt hại khủng khiếp và làm thất bại kế hoạch chiếm thủ đô Kiev. Giờ đây trước mặt là một cuộc chiến dài lâu, sẽ tiêu hủy nhiều loại vũ khí, nhiều mạng người và tiền bạc, cho đến khi một bên không còn ý chí chiến đấu. Cho đến lúc này, đó là một cuộc chiến mà Nga đang thắng.

Những ngày gần đây, quân Nga đã chiếm được thành phố Severodonetsk ở miền đông, có bước tiến ở Lysychansk và sắp tới có thể kiểm soát được toàn bộ tỉnh Luhansk. Nga cũng đe dọa Sloviansk, ở phía bắc tỉnh Donetsk láng giềng. Các nhà lãnh đạo Ukraine cho biết họ thiếu vũ khí, đạn dược, mỗi ngày có đến khoảng 200 quân nhân tử trận.

May cho Ukraine, quân Nga tiến rất chậm và bị thiệt hại nhiều. Nếu có khí giới NATO và viện trợ tài chánh đầy đủ, Ukraine hoàn toàn có thể đẩy lui quân Nga. Cho dù những phần đất đã mất khó thể lấy lại, Kiev chứng tỏ được chiến dịch của Vladimir Putin là vô ích, và nổi lên như một Nhà nước dân chủ hướng về phương Tây. Nhưng để làm được điều đó, Ukraine cần được ủng hộ lâu dài, mà điều này thì không chắc chắn.

Putin tìm kiếm chiến thắng, bất chấp máu xương

Thoạt nhìn thì một cuộc chiến dài hơi có lợi cho Moskva. Đôi bên sử dụng một lượng đạn dược khổng lồ, nhưng Nga có dự trữ đạn dồi dào hơn, và kinh tế Nga mạnh hơn Ukraine nhiều. Để tìm chiến thắng, Nga sẵn sàng khủng bố, gây mất tinh thần cho người Ukraine bằng các tội ác chiến tranh, như vụ tấn công vào trung tâm thương mại ở Kremenchuk tuần này. Và Putin sẵn sàng gây đau thương cho chính người Nga, nếu cần.

Tuy vậy chiến tranh kéo dài chưa hẳn diễn ra theo điều kiện của Putin. Ukraine có một lượng lớn quân nhân quyết tâm bảo vệ tổ quốc, và có thể được kỹ nghệ quốc phòng phương Tây hỗ trợ. Với vũ khí tầm xa và chính xác hơn, với các chiến thuật của NATO, Ukraine có khả năng tiêu diệt các sở chỉ huy và kho hậu cần của Nga. Hôm 30/06, Ukraine đã sử dụng vũ khí NATO để đuổi sạch quân Nga khỏi đảo Rắn, vị trí chiến lược ở Hắc Hải. Nếu Kiev giành lại được những lãnh thổ quan trọng như Kherson chẳng hạn, Nga sẽ phải trả giá đắt.

Nếu Nga bắt đầu mất đất trên chiến trường, nội bộ ở Kremlin sẽ lục đục. Tình báo phương Tây cho rằng cấp dưới không báo cáo sự thật cho Putin, và ông chủ điện Kremlin có thói quen thay người chỉ huy, như tướng Alexander Dvornikov. Phương Tây cũng có thể gia tăng trừng phạt, gây thiệt hại lâu dài cho kinh tế Nga ; tách rời giới tinh hoa khỏi Vladimir Putin bằng cách đón nhận những người ly khai.

Trong hội nghị thượng đỉnh hôm 23/06, Liên Hiệp Châu Âu đã chấp nhận tư cách ứng cử viên của Ukraine. Tuần này G7 đã khẳng định sẽ tăng cường trừng phạt, NATO nhìn nhận Nga là mối đe dọa lớn nhất, gia tăng sự hiện diện ở Đông Âu.

Để ngăn cuộc chiến sắp tới của Putin, cần thắng được cuộc chiến ở Ukraine

Tuy vậy, Ukraine là một gánh nặng lớn lao. Kỹ nghệ quốc phòng phương Tây rất đáng gờm, nhưng khó sản xuất ngay số lượng vũ khí lớn, nhất là đạn dược. Chính phủ Kiev thâm thủng 5 tỉ đô la mỗi tháng và còn phải nghĩ đến tái thiết sau chiến tranh. Nạn lạm phát và các cuộc bầu cử ảnh hưởng đến tỉ lệ ủng hộ của công chúng phương Tây.

Cái giá mà thế giới phải trả cho một cuộc chiến tranh kéo dài sẽ tăng lên. Putin phong tỏa các cảng khiến Ukraine không xuất khẩu được ngũ cốc, dầu hướng dương, gây rối loạn và nạn đói tại những nước nghèo phải nhập khẩu. Ông ta còn tạo ra nạn thiếu khí đốt ở Châu Âu trong mùa đông sắp tới. Nếu sự đoàn kết tan vỡ do vấn đề năng lượng, nạn nhân chính là Ukraine. Phức tạp hơn, các thành viên NATO còn lo sợ nếu Ukraine chiếm thế thượng phong, Putin sẽ hành xử tệ hại, lôi kéo các nước vào một cuộc chiến thảm họa với Nga.

The Economist dự báo Vladimir Putin sẽ cố chiếm đất của Ukraine càng nhiều càng tốt, tuyên bố chiến thắng và kêu gọi phương Tây áp đặt điều kiện lên Ukraine. Đổi lại, ông ta sẽ "giúp" thế giới tránh được đổ nát, đói rét và mối đe dọa hạt nhân. Nhưng theo tuần báo Anh, nếu chấp nhận thỏa thuận này sẽ là một tính toán vô cùng sai lầm. Ukraine sẽ bị Nga tấn công thường xuyên. Putin càng thành công ở Ukraine, ông ta sẽ càng hiếu chiến, sẽ tiến đánh với tất cả các loại vũ khí đang hiệu quả. Có nghĩa là gây tội ác chiến tranh, dùng nguyên tử để dọa nạt, bỏ đói thế giới và làm Châu Âu run rẩy vì lạnh.

Cách tốt nhất để ngăn chặn cuộc chiến sắp tới là chiến thắng được cuộc chiến này. Các nhà lãnh đạo cần phải giải thích cho người dân, là chúng ta không chỉ bảo vệ một nguyên tắc trừu tượng ở Ukraine, mà chính an ninh của mình. Liên Hiệp Châu Âu cần củng cố lãnh vực năng lượng, Ukraine cần phải có thêm nhiều vũ khí. Nếu áp đặt cho Ukraine một nền hòa bình tồi tệ, mối đe dọa nguyên tử của Putin không dừng lại. Ông ta sẽ càng nguy hiểm hơn, nhất là nếu lực lượng quy ước thất thế. Ukraine và những người ủng hộ có được nhân lực, tiền bạc và phương tiện cần thiết để chiến thắng Putin. Nhưng phải chăng tất cả đều có được quyết tâm ?

Phương Tây mỏi mệt vì chiến tranh Ukraine : Hy vọng của Kremlin

Trong sổ tay hàng tuần trên Le Point, nhà văn Bernard-Henri Lévy cảnh báo tâm lý mệt mỏi trước cuộc chiến tranh Ukraine. Ông nhắc lại câu nói của tổng thống Pháp Poincaré hồi năm 1917, khi được hỏi quân đội Pháp liệu có chống chọi được hay không, "Quân đội sẽ trụ vững nếu hậu phương vững vàng". Tương tự, quân đội Ukraine bây giờ cũng vậy.

Trên chiến địa, những chiến sĩ Ukraine tỏ ra anh dũng một cách đáng kinh ngạc, đẩy lùi được quân Nga ở Kiev, Borodyanka, Mykolaiv và chuẩn bị phản công ở Donbass. Lính Nga thì mất tinh thần, xe tăng thiếu phụ tùng, tử trận rất nhiều khiến Putin phải trả giá đắt cho các chiến thắng. Ngược lại, vấn đề nằm ở hậu phương. Chính xác hơn, là "hậu phương của hậu phương", tức khối các nước đồng minh cung cấp vũ khí, vì người dân trong xã hội Ukraine có tinh thần kháng chiến không thua các chiến binh.

Dư luận phương Tây có tiếp tục ủng hộ lâu dài, chấp nhận để các nhà lãnh đạo viện trợ vũ khí cho Ukraine chiến đấu ? Sự phẫn nộ trước cuộc xâm lăng của Nga lẽ nào chỉ là ngọn lửa rơm, tên của những vùng đất Ukraine bị phá hủy tiếp tục là một điệu valse buồn. Đó chính là hy vọng của Putin. Trong ngôi nhà nghỉ, ông ta lạnh lùng chờ đợi công luận quen dần với những đau thương của các chiến binh, người già, trẻ em trong cuộc chiến.

Cũng như những "pitbull" của mình là Lavrov và Medvedev, Putin nghĩ rằng sẽ đến một ngày những tiếng kêu phẫn nộ ở Paris, Roma, Washington và cả Luân Đôn sẽ chìm vào im lặng. Ngày đó những cái nhìn sẽ lảng đi khi ông ta vung gươm vào Zelensky. Đó sẽ là dấu hiệu cho hồi kết của những giá trị Châu Âu, từ Tehran đến Bắc Kinh đều thích thú đứng nhìn. Tác giả cho rằng hơn bao giờ hết, cần phải ủng hộ nhân dân Ukraine cho đến cùng.

Hồng Kông tự do trở thành công an trị

Tại Châu Á, L’Obsnói về "Hồng Kông, những lời hứa không thực hiện" : "Một đất nước, hai chế độ" nay đã trở thành "Một đất nước, một chế độ".

Ngày 01/07/1997, lá cờ Anh được hạ xuống, xếp lại và trao cho thái tử Charles dưới cơn mưa tầm tã. Vào lúc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, tất cả những dấu hiệu đều tốt đẹp : Đặng Tiểu Bình cam kết tôn trọng quyền tự trị của Hồng Kông trong vòng 50 năm với khẩu hiệu "nhất quốc lưỡng chế". Bắc Kinh đang cải cách kinh tế và người ta cho rằng chính trị sẽ trở nên tự do hơn. Cho đến nỗi Financial Times tự hỏi liệu đến một ngày nào đó Hồng Kông sẽ ảnh hưởng đến Trung Quốc.

Ngày 01/07/2022, kỷ niệm 25 năm trao trả, Tập Cận Bình đến Hồng Kông, có vẻ như một cuộc thanh tra sau chiến thắng. Ai có thể tin được mới cách đây gần ba năm, một phần tư trong số bảy triệu dân Hồng Kông đã xuống đường để bảo vệ các quyền của mình ? Đã từng có một nền báo chí tự do, một xã hội dân sự tích cực, năng động, một đời sống chính trị đa nguyên ? Thay vào đó là một hệ thống do Trung Quốc thống trị, mà điển hình là Lý Gia Siêu (John Lee), một cựu công an nay trở thành trưởng đặc khu được Bắc Kinh chọn lựa.

Tự do ở Hồng Kông đã sụp đổ như tòa lâu đài trên cát, vào ngày mà Đảng cộng sản Trung Quốc quyết định chẳng cần đóng kịch nữa. Thế giới im lặng, cho dù thỏa thuận Anh-Trung là một văn bản có giá trị quốc tế. Phương Tây cho rằng giờ đây Hồng Kông nằm trong tay Trung Quốc, chẳng thể làm được gì.

Bước lùi vĩ đại của dân chủ ở Hồng Kông

L’Express nhận định "Hồng Kông : Bước lùi vĩ đại của dân chủ". Còn 25 năm nữa mới đến kỳ hạn 2047, nhưng Hồng Kông đã trở nên một thành phố như bao nhiêu thành phố khác ở Hoa lục. Một đô thị không biểu tình, không tranh luận, với một Nghị Viện bù nhìn, học sinh được "giáo dục ái quốc", sách giáo khoa khẳng định chưa bao giờ bị Anh quốc đô hộ !

Nhưng ai sẽ đứng lên chống lại người khổng lồ Châu Á ? La Quán Thông (Nathan Law), từng là dân biểu trẻ nhất Hồng Kông nay tị nạn ở Anh, thất vọng cho biết đã gặp các nhà ngoại giao Pháp, nhưng họ tỏ ra rất thận trọng. "Một đất nước bảo vệ dân chủ, nhân quyền như Pháp lẽ ra phải hành động nhiều hơn cho Hồng Kông và cả Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan".

Le Mondesố cuối tuần nhận thấy "Chỉ cần hai năm để biến Hồng Kông thành hệ thống hậu toàn trị". Báo chí bị bịt miệng, các nghiệp đoàn độc lập bị giải thể, liên minh các hiệp hội trong suốt 30 năm qua tổ chức tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn nay đã bị đánh phá, các chính khách ôn hòa đều vào tù và có nguy cơ lãnh những bản án nặng nề. Dù Hồng Kông là một trong những trung tâm tài chánh thế giới, việc Bắc Kinh bóp nghẹt đặc khu không gây ra nhiều phản ứng nơi cộng đồng quốc tế.

Phá thai : Nước Mỹ thêm chia rẽ

Nhìn sang nước Mỹ, L’Obschạy tựa trang nhất "Quyền phá thai : Cuộc tranh đấu tiếp diễn". Đối với Courrier International, quyết định của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ cho phép các bang cấm phá thai là "Cuộc chiến chống lại phụ nữ".

Theo L’Obs, đây là một đòn sấm sét của Tòa án Tối cao - mà sự thăng bằng chính trị đã bị tổng thống Donald Trump thay đổi, là sự chối từ quyền lợi của hàng triệu phụ nữ Mỹ. Tấm gương của nền dân chủ phương Tây lớn nhất thế giới sẽ làm mong manh thêm một quyền vẫn luôn bị đe dọa. Với tình trạng phân cực tại Hoa Kỳ hiện nay, quyết định của tòa tạo ra một cuộc chiến tranh ly khai mới, giữa các bang cấm phá thai và các bang cho tiếp tục. Trong một đất nước mà nhân viên y tế làm dịch vụ phá thai thường bị đe dọa, và không có dịch vụ y tế nào miễn phí, các phụ nữ nghèo, thiểu số sẽ không còn cơ hội.

Courrier International dịch một số bài báo cho thấy phản ứng đa dạng về sự kiện này. USA Today thuật lại tâm trạng thất vọng tại khoa phụ sản của bệnh nhân lẫn y bác sĩ tại một dưỡng đường ở Oklahoma khi phải đột ngột hủy các cuộc hẹn phá thai. The Guardian cho rằng đó là do cựu tổng thống Trump đã bổ nhiệm "ba trong số chín thẩm phán Tối cao Pháp viện, khiến cơ quan tư pháp cao nhất ngả sang bảo thủ trong vòng 25 năm tới". The Washington Post cáo buộc "sự độc tài của một thiểu số".

Ngược lạiThe Wall Street Journalđặt câu hỏi "Liệu nước Mỹ có còn khả năng giải quyết bất đồng chính trị một cách dân chủ, ôn hòa hay không ?". Một loạt vụ kiện được chuẩn bị ở nhiều bang, California muốn sửa đổi Hiến pháp, một số công ty tài trợ cho những nữ nhân viên phải sang bang khác phá thai… Cùng lúc đó, phe bảo thủ tại phân nửa trong số các bang của Mỹ tăng tốc hạn chế các vụ phá thai. Thay vì đối thoại, nước Mỹ dường như đang bên bờ vực bùng nổ. Tại Pháp, La Croix số cuối tuần phê phán đề nghị của các dân biểu đảng cầm quyền về một dự luật nhằm đưa việc "tôn trọng quyền phá thai vào Hiến pháp", cho đây là chính trị hóa vấn đề vì đã có luật Veil từ năm 1975.

Pháp : Nỗi lo về trình độ toán và tâm lý thụ động

Hồ sơ của L’Express được dành cho câu hỏi làm thế nào nâng cao trình độ toán của học sinh, một khi vẫn còn kịp. Chương trình quốc tế PISA chuyên so sánh trình độ các thiếu niên 15 tuổi của 85 nước ghi nhận từ 2000 đến 2010, Pháp bị sụt hẳn về môn toán, nay chỉ được xếp ở mức trung bình. Một điều tra khác mang tên Xu hướng về toán và nghiên cứu khoa học (TIMSS) tiến hành tại 60 nước cho thấy học sinh Pháp bị xếp trong những hạng chót tại Liên Hiệp Châu Âu, tương đương với Romania. Tuần báo lo ngại, một đất nước kém cỏi về toán học sẽ mất đi sự hòa hợp và sức mạnh, hơn nữa lại là quê hương của Descartes, Pascal…

Le Point nêu ra một vấn đề khác : lớp trẻ thiếu kiên định và thiếu động lực. Nhiều lãnh vực như khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, xây dựng không tuyển được người, chủ yếu do cần nhiều sức lao động. Tăng lương vẫn không thu hút được ứng viên, người lao động từ chối làm việc buổi tối và cuối tuần. Về học hành, kỳ thi tú tài thường bị than phiền là "quá khó". "Họ muốn có bằng cấp mà không cần cố gắng, họ sẽ trở nên những người trưởng thành như thế nào ?" - Sylvie Germain kinh ngạc. Là tác giả cuốn tiểu thuyết "Những ngày phẫn nộ", được trích khoảng 20 dòng làm đề tài bình luận trong kỳ thi tú tài năm nay, nhà văn nữ nhận được vô số chỉ trích, lăng mạ trên mạng xã hội, thậm chí dọa giết. Một hiện tượng mà từ 2019 tổng thống Emmanuel Macron đã gọi là sự quên lãng "ý nghĩa của nỗ lực".

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Giàn khoan, chiến hạm, Đảo Rắn : Ukraine phản công Nga trên Biển Đen

Trọng Nghĩa, RFI, 27/06/2022

Trong tuần qua, vùng Biển Đen nằm sát Ukraine đột nhiên dậy sóng với liên tiếp nhiều vụ tấn công nhắm vào các mục tiêu Nga được chính phía Ukraine loan báo, từ các cơ sở quân sự trên Đảo Rắn ngày 21/06/2022, cho đến một số giàn khoan ngoài khơi bán đảo Crimea trước đó một hôm. Theo giới quan sát, các diễn biến vừa kể nêu bật mong muốn của Kiev trong việc nới lỏng gọng kìm của Moskva trên các cảng Ukraine. 

uk1

Tổ hợp tên lửa di động của Hải quân Đan Mạch có khả năng bắn tên lửa Harpoon để phòng thủ bờ biển. © Marinens Biblioteks Arkiv via Wikipedia

Trong một bài phân tích về giá trị chiến lược, quân sự và kinh tế của Biển Đen hôm 23/06/2022, nhật báo Pháp Le Monde ghi nhận một thực tế là kể từ khi bắt đầu cuộc chiến do Vladimir Putin khởi xướng vào hạ tuần tháng Hai, quyền tiếp cận vùng biển phía nam Ukraine đã trở thành một vấn đề chiến lược đối với cả Kiev lẫn Moskva.

Chính bằng đường biển mà Nga đã cố gắng nhưng hoài công tìm cách xâm lược vùng tây nam Ukraine trong những tuần lễ đầu tiên của cuộc chiến, và không ngần ngại cho Hạm đội Hắc Hải của họ phong tỏa Biển Đen. Trong lúc đó thì cũng bằng đường biển, Ukraine hy vọng xuất khẩu được hàng triệu tấn ngũ cốc đang nằm trong các kho chứa, điều cần thiết để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. 

Các chiến dịch quân sự của Ukraine

Trong những ngày gần đây, Ukraine đã gia tăng tấn công vào các mục tiêu Nga trên Biển Đen, cho thấy quyết tâm của Kiev trong ý định phá vỡ vòng phong tỏa mà Moskva đang áp đặt trong khu vực.

Đáng chú ý nhất trong tình hình chiến sự ở Biển Đen được giới quan sát ghi nhận là những cuộc tấn công đầu tiên của lực lượng Ukraine vào ba giàn khoan khí đốt của Nga nằm ngoài khơi Crimea hôm 20/06, làm một giàn khoan bốc cháy và khiến cho nhiều người mất tích hay bị thương. 

Chính quyền Nga đã lập tức tố cáo Ukraine tấn công vào các cơ sở dân sự, điều đã bị phía Ukraine bác bỏ, nhấn mạnh đến việc Moskva đã biến các giàn khoan đó thành cơ sở quân sự khi lắp đặt trên đó các hệ thống tác chiến điện tử để cản trở hoạt động của các máy bay không người lái Ukraine trên vùng Vịnh Odessa. 

Vào ngày 20/06, Ukraine cũng đã bắn vào Đảo Rắn bị quân đội Nga chiếm đóng kể từ ngày 24/02. Theo Moskva, 15 máy bay không người lái của Ukraine, cũng như các hệ thống pháo binh và pháo phản lực, đã tham gia cuộc tấn công này và Nga đã đẩy lùi nhờ giàn phòng không của họ trên đảo, điều không thể kiểm chứng.

Radar do Moskva lắp đặt cũng đã phát hiện trong cùng khu vực một máy bay không người lái quan sát RQ-4 Global Hawk của Mỹ, một dấu hiệu cho thấy Washington có thể đã can dự vào cuộc tấn công. 

Trước đó, hôm 17/06, lực lượng Kiev đã vô hiệu hóa một tàu Nga bị tình nghi cung cấp nhân sự và vật liệu cho Đảo Rắn, nơi mà hai bên tham chiến đang tranh giành. Bị Nga chiếm đóng ngay khi bắt đầu cuộc chiến, hòn đảo chỉ rộng khoảng 20 ha này nằm cách bờ biển Ukraine khoảng 30 km và kiểm soát đường ra vào các cửa của sông Danube và Odessa, một chốt mang tính chiến lược đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa. 

Theo những hình ảnh do một máy bay không người lái quay được và phát trên mạng xã hội, tàu kéo của Nga Vasyl-Bekh (1.600 tấn), mà lực lượng Ukraine nghi là mang theo hệ thống phòng không TOR, đã bị trúng hai tên lửa phóng đi từ bờ biển. Đây là cuộc tấn công thứ hai do Kiev thực hiện từ một khẩu đội ven biển, sau cuộc tấn công vào tuần dương hạm Moskva (12.500 tấn), soái hạm của hạm đội Nga ở Biển Đen, bị tên lửa Ukraine đánh chìm hôm 13/04.

Nêu bật sự cần thiết của vũ khí phương Tây

Chiến sự gia tăng trên Biển Đen, sau vài tuần tương đối bình lặng, phản ánh mong muốn của Ukraine là nới lỏng gọng kìm của Nga xung quanh các cảng của họ, chủ yếu là cảng Odessa, trong bối cảnh các cuộc đàm phán đã bắt đầu với Nga về việc xuất khẩu ngũ cốc Ukraine có dấu hiệu không tiến triển. 

Trong những ngày gần đây, Ukraine được cho là đã triển khai một số khẩu đội pháo ven biển ở Vịnh Odessa, được trang bị tên lửa Harpoon của Mỹ do Đan Mạch cung cấp, hiệu quả hơn loại tên lửa Neptune sản xuất trong nước. Tên lửa có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa 300 km và rất khó đối phó, nhờ được gắn ra đa kèm theo. 

Joseph Henrotin, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phân tích và Dự báo Rủi ro Quốc tế, cho rằng : "Với những hệ thống này, Ukraine có thể thực hiện ngăn chặn trên biển – interdiction navale, tức là ngăn chặn tàu Nga tiếp cận bờ biển của mình, ngay cả khi nước này không còn lực lượng hải quân".

Trong một thông cáo ngày 21/06, Bộ Quốc phòng Anh cũng ghi nhận : "Khả năng phòng thủ bờ biển của Ukraine đã vô hiệu hóa phần lớn khả năng Nga nắm quyền kiểm soát hàng hải và điều lực lượng của họ vào vùng biển tây bắc Biển Đen". 

Theo đài truyền hình Pháp France24, chuyên gia Mỹ Jeff Hawn phụ trách các vấn đề quân sự của Nga và là cộng tác viên của Viện New Lines, một trung tâm nghiên cứu địa chính trị của Mỹ, đã cho rằng các cuộc tấn công liên tiếp của Ukraine vào những mục tiêu Nga ngoài khơi Biển Đen còn nhằm chứng minh cho các nước phương Tây thấy rằng vũ khí giao cho họ đã được sử dụng tốt.

Sim Tack, một chuyên gia phân tích khác làm việc cho hãng theo dõi các cuộc xung đột Force Analysis, cũng lập luận : "Các kết quả mà phía Ukraine muốn khoe trong cuộc tấn công mới nhất của họ (vào Đảo Rắn) không phải là thiệt hại gây ra cho các mục tiêu bị bắn trúng, mà là tính chất quá dễ dàng của chiến dịch". 

Và điều đó có lẽ sẽ không thể xảy ra nếu không có thiết bị của phương Tây, vì Ukraine trong chiến dịch đó lần đầu tiên đã sử dụng tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ vừa được chuyển giao cho nước này.

Khó nới lỏng được gọng kìm của Nga

Liệu Ukraine có thể nới lỏng gọng kìm của Nga xung quanh các cảng của họ, chủ yếu là cảng Odessa ? Đối với giới quan sát, trước mắt khó có thể tưởng tượng ra việc các tàu thương mại ra vào cảng Odessa mà không được Nga cho phép.

Trên báo Le Monde, một nguồn tin quân sự phương Tây xác nhận "không chủ tàu nào dám mạo hiểm như vậy", nếu không được Moskva bật đèn xanh. Vào thời điểm hiện nay, quốc tế không thể lên kế hoạch thành lập một đoàn tàu chở ngũ cốc Ukraine, nếu không có thỏa thuận ngoại giao trước. 

Theo nguồn tin nói trên : "Nếu Nga quyết định không cho tàu đi qua thì nguy cơ xảy ra xung đột rất cao. Một thực tế nghiêm trọng trong bối cảnh không có tàu chiến phương Tây ở Biển Đen, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định đóng cửa eo biển Bosphorus và Dardanelles khi chiến tranh Ukraine vừa nổ ra".

Trọng Nghĩa

*******************

Pháp gởi đại pháo và xe bọc thép cho Ukraine

Thụy My, RFI, 28/06/2022

Bộ trưởng Quân lực Sébastien Lecornu tối 27/06/2022 xác nhận việc gởi thêm sáu khẩu đại pháo Caesar hiện đại nhất của Pháp, và sắp tới sẽ viện trợ "một số lượng lớn" xe bọc thép cho Ukraine.

uk2

Một khẩu pháo Caesar của Pháp tại triển lãm vũ khí Eurosatory ở Villepinte, phía bắc Paris, ngày 14/06/2022. AP - Michel Euler

Trong cuộc trả lời phỏng vấn được đăng trên trang web nhật báo Parisien-Aujourd'hui en France tối qua, bộ trưởng Sébastien Lecornu nhấn mạnh : "Để di chuyển nhanh chóng tại các khu vực dưới hỏa lực địch, các đơn vị vũ trang cần có được xe bọc thép". Pháp sẽ "gởi sang một số lượng lớn các xe quân sự loại này, là những xe bọc thép vũ trang".

Bộ trưởng Quân lực cũng xác nhận việc giao cho Ukraine thêm sáu đại pháo Caesar, hiện là loại pháo có tầm bắn xa nhất của Pháp, thêm vào 12 khẩu đã được triển khai để đối phó với quân Nga, như tổng thống Emmanuel Macron đã loan báo trong chuyến thăm Kiev hôm 16/06. Tuy nhiên, ông không cho biết cụ thể thời điểm chuyển giao.

Về các hỏa tiễn chống hạm được Kiev đòi hỏi nhằm "có được sự đột phá để thoát khỏi tình trạng Nga phong tỏa biển vì không thể giao ngũ cốc và nguyên vật liệu cho nhiều nước", theo bộ trưởng Quân Lực Pháp, yêu cầu này hiện "nằm trong số các hồ sơ đang được xem xét".

Kể từ đầu cuộc xâm lăng Ukraine của Nga ngày 24/02/2022, Paris đã chuyển cho Kiev nhiều loại vũ khí. Ngoài các đại pháo Caesar, còn có những hỏa tiễn chống tăng Milan, hỏa tiễn phòng không Mistral. Giữa tháng Tư, bộ trưởng Quân Lực lúc đó là Florence Parly ước tính Pháp đã viện trợ cho Ukraine trên 100 triệu euro thiết bị quân sự.

Thụy My

***********************

Những lính Ukraine cuối cùng chèo thuyền rút khỏi Severodonnetsk

Ngày 24/06, Kiev xác nhận Severodonetsk hoàn toàn rơi vào tay Nga và thông báo rút quân sau nhiều trận giao tranh ác liệt. Một số lính Ukraine cuối cùng rời khỏi thành phố vào hôm Chủ Nhật, đi thuyền vượt sông Sibverskyi Donets để đến Sloviansk, cách Severodonetsk 60 km. 

uk3

Lính Ukraine chèo thuyền băng qua sông ở Severodonetsk, 19/06/2022. Reuters - Stringer

"Dĩ nhiên, đó là một nỗi nhục khi phải rời đi vì chúng tôi đã cố gắng rất nhiều để bảo vệ Severodonetsk, sau hàng tháng trời. Nhưng quyết định đã được đưa ra và chúng tôi cũng không quá lo lắng vì chúng tôi cũng muốn sống", một lính Ukraine cho biết.

Binh lính chèo thuyền vào buổi tối rời khỏi Severodonetsk để đảm bảo an toàn. Vị trí của thuyền thay đổi liên tục vì Nga vẫn tiếp tục pháo kích.

"Chúng tôi đã phải chịu rất nhiều tổn nhất và không còn cách nào có thể giữ được thành phố. Tình hình ở Severodonetsk giống như Mariupol.  Và chúng tôi không muốn sự việc lặp lại tại nhà máy hóa chất Azot, giống như ở nhà máy luyện kim Azovstal (binh lính phải ra đầu hàng trước quân Nga). Ở đó vẫn còn nhiều thường dân, binh lính và chúng tôi hoàn toàn bị bao vây", Anton một lính Ukraine đã rời đến Sloviansk thuật lại.

Tất cả các cây cầu bắc qua sông Siverskyi Donets đều bị phá hủy. Thành phố bị cô lập, việc tiếp tế cũng như điều thêm quân đến rất khó khăn. Quan chức Ukraine cho biết quyết định rút quân là vì số thương vong quá lớn. Tại vùng Lugansk, thành phố Lyssychansk hiện là nơi cuối cùng quân đội Ukraine vẫn đang chiến đấu để giành kiểm soát.  

Theo CNN, việc chiếm được Severodonetsk tại Donbass mang lại cho Nga một chiến thắng trong chiến dịch tuyên truyền của mình kể từ khi mở ra chiến dịch quân sự đặc biệt. Giới chuyên gia cho rằng, trước đó, quân đội Ukraine có thể đẩy lùi lực lượng Nga ở khu vực gần thủ đô Kiev vì hầu hết các cuộc chiến đấu diễn ra trong thành phố và binh lính quen với địa hình, trong khi đó, tại vùng Donbass, địa hình chủ yếu là đồng bằng và không gian mở, thuận tiện cho sử dụng vũ khí tầm xa mà Nga chiếm nhiều ưu thế hơn. 

Chi Phương

**********************

Chiến tranh Ukraine : Nổ lớn ở Kiev, Severodonetsk thất thủ

Thu Hằng, RFI, 26/06/2022

Sáng Chủ nhật 26/06/2022, quân Nga đã oanh kích một khu dân cư gần trung tâm thủ đô Kiev của Ukraine. Vụ tấn công chỉ diễn ra vài giờ trước khi nhóm G7 họp thượng đỉnh để bàn về tình hình chiến tranh ở Ukraine. Trước đó, Nga đã chiếm được hoàn toàn thành phố Severodonetsk ở vùng Lugank, miền đông Ukraine.

uk4

Sau nhiều ngày chìm trong bom đạn, thành phố Severodonetsk của Ukraine đến hôm 25/06/2022 đã hoàn toàn rơi vào tay quân Nga. Ảnh chụp ngày 07/06/2022. AFP – Aris Messinis

Theo AFP, có bốn vụ nổ vào khoảng 6 giờ 30 sáng (giờ địa phương) gây hỏa hoạn tại một chung cư 9 tầng. Một tên lửa đã bị hệ thống phòng không Ukraine bắn chặn ở vùng Kiev và mảnh vỡ rơi xuống một ngôi làng. Còn theo nghị sĩ Oleksiy Goncharenko, quân Nga bắn tổng cộng 14 tên lửa về phía Kiev và vùng phụ cận trong buổi sáng hôm nay 26/06.

Trên mạng Telegram, đô trưởng Kiev Vitaly Klitschko cho biết có ít nhất hai người bị thương đã được nhập viện, rất nhiều người vẫn bị kẹt dưới đống đổ nát nên hậu quả có thể còn nghiêm trọng hơn. Trong buổi họp báo tại hiện trường, đô trưởng Kiev tố cáo Nga "hăm dọa người dân Ukraine trước thềm thượng đỉnh NATO", diễn ra từ ngày 28 đến 30/06 ở Madrid, Tây Ban Nha.

Ngày 25/06, thành phố Severodonetsk đã bị quân Nga chiếm đóng hoàn toàn. Hơn 800 thường dân Ukraine trú ẩn từ nhiều tuần qua trong nhà máy hóa chất Azot đã được quân đội Nga và phe ly khai thân Nga sơ tán. Tối cùng ngày, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga xác nhận đã "giải phóng hoàn toàn" thành phố có vị trí chiến lược và ba địa phương lân cận : Borivske, Voronove et Syrotyne. Như vậy, "toàn bộ lãnh thổ nằm bên tả ngạn sông Donets, đường ranh giới của vùng Lugansk, hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát" của quân Nga và lực lượng ly khai Ukraine thân Nga.

Ngay sau chiến thắng ở Severodonetsk, bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergey Shoigu đã đến Ukraine thị sát tình hình, "nghe báo cáo của bộ chỉ huy về chiến sự và các chiến dịch đang được quân đội Nga tiến hành trong các khu vực chính". Tuy nhiên, địa điểm và thời gian cụ thể không được nêu trong thông báo ngày 26/06 của Bộ Quốc phòng Nga.

Trước thất bại ở Severodonetsk, dù Kiev khẳng định "rút lui chiến lược" để bảo vệ Lysychansk, và loạt oanh kích sáng 26/06, chính quyền Ukraine một lần nữa yêu cầu phương Tây cung cấp thêm vũ khí, gia tăng trừng phạt Moskva để "đánh bại chủ nghĩa đế quốc bệnh hoạn" Nga.

Thu Hằng

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa, Thụy My, Chi Phương, Thu Hằng
Published in Quốc tế

EU cấm vận dầu Nga và cuộc khủng hoảng trong tương lai gần

Hôm 31 tháng 5, 2022, EU cho biết sẽ công bố chính sách mới, cấm vận dầu Nga ở mức độ khắc nghiệt hơn mức tưởng tượng của những người ghét tinh thần đế quốc của Nga nhất. Chúng ta thử xem xét một vài hậu quả mà chính sách này của EU có thể tác động lên kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam.

thegioi1

Cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine đã kéo dài hơn 100 ngày, các nước EU vẫn phải nhập khẩu 2,2 triệu thùng dầu thô và 1,2 triệu thùng sản phẩm từ dầu mỗi ngày từ Nga.

Chính sách phong tỏa mới của EU đối với Nga

Với chính sách cấm vận mới, tổng lượng dầu Nga xuất khẩu vào EU sẽ giảm 90%.

1. Cho đến nay, kể cả khi cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine đã kéo dài hơn 100 ngày, các nước EU vẫn phải nhập khẩu 2,2 triệu thùng dầu thô và 1,2 triệu thùng sản phẩm từ dầu mỗi ngày từ Nga. Nga thu về khoảng 800 ngàn Euro (hơn 1 triệu USD) mỗi ngày từ việc bán dầu cho EU [1]. EU dự kiến sẽ cắt giảm chỉ còn 10% số đó vào cuối năm 2022. Để được Hungary chấp nhận, EU miễn trừ việc nhập khẩu dầu từ Nga qua đường ống [2].

2. EU cũng sẽ không cho phép các công ty bảo hiểm Châu Âu bán dịch vụ bảo hiểm vận chuyển dầu thô Nga bằng đường biển [3]. Lệnh cấm này rõ ràng nhắm đến khả năng vô hiệu hóa nỗ lực của Nga bán dầu cho Châu Á bằng đường biển, bởi lẽ bảo hiểm vận tải dầu mỏ hiện do các công ty Châu Âu nắm giữ. Khi không còn bảo hiểm vận tải, các công ty vận tải dầu mỏ đường biển sẽ ngại ngần trong việc vận chuyển dầu thô Nga.

Hoa Kỳ đã cấm nhập khẩu dầu từ Nga từ hồi tháng 2 năm 2022, sau khi cuộc xâm lăng của Nga nổ ra. Đối với Châu Âu, khi quyết định ngừng nhập khẩu 90% dầu mỏ từ Nga như vậy, chắc chắn họ đã tính toán khả năng bù đắp nguồn cung dầu mỏ ở Châu Âu.

Hậu quả của chính sách cấm vận mới của EU đối với Nga

Cùng với các hậu quả do cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine gây ra từ hơn 3 tháng qua, chính sách mới này của EU có khả năng sẽ dẫn đến một số hệ quả vĩ mô sau :

1. Giá dầu tăng cao sẽ thúc đẩy lạm phát, vốn đang khá dữ dội ở cả Hoa Kỳ và Châu Âu.

2. Chuỗi cung ứng toàn cầu càng dễ bị tổn thương hơn.

3. An ninh lương thực trở thành một vấn đề toàn cầu, làm cho lạm phát thêm trầm trọng.

4. Các điều kiện tài chính sẽ càng bị thắt chặt hơn.

5. Các chính sách vĩ mô của các định chế toàn cầu càng trở nên khó đoán trước.

6. Cuối năm 2022, khi lệnh cấm của EU đi vào hiện thực, nếu Châu Âu rơi vào cảnh thiếu hụt dầu, khu vực kinh tế khổng lồ này sẽ tranh giành nguồn dầu của các nước Châu Á. Tất nhiên, việc tranh giành nhập khẩu dầu sẽ diễn ra sớm hơn, ngay từ mùa hè 2022, vì các nước sẽ chạy đua để chuẩn bị cho cuối năm. Kinh tế thế giới sẽ chứng kiến một cuộc khủng hoảng kép, vừa do đại dịch gây ra vừa do cuộc chiến của Putin gây ra.  Tuy vậy, lệnh cấm của EU tiếp bước Hoa Kỳ cũng phản ánh sự thay đổi của xu hướng ảnh hưởng của dầu mỏ lên kinh tế thế giới.

Giá dầu thô tăng vọt là yếu tố góp phần lớn vào lạm phát trong thập niên 1970s ở Âu Mỹ. Hồi đó, nền kinh tế Hoa Kỳ tiêu thụ hơn một thùng dầu thô trên 1.000 USD tổng sản phẩm quốc nội. Tuy nhiên, đến năm 2015, Hoa Kỳ chỉ còn tiêu thụ khoảng 0,4 thùng trên 1.000 USD của GDP [4]. Như vậy, yếu tố dầu thô đã giảm vai trò trong nền kinh tế Mỹ.

1. Theo World Bank, tỷ lệ sử dụng năng lượng (số kg dầu tương đương) trên 1.000 USD của GDP (PPP không đổi năm 2017), ở quy mô toàn cầu, đã giảm từ 164,5 kg dầu năm 1990 xuống còn 120 kg dầu năm 2014 [5]. Năm 2015, Đức chỉ còn tiêu thụ 74,6 kg dầu cho mỗi 1000 USD của GDP, còn Pháp là 85,2 kg và Anh là 61,4 kg.

2. Việc phương Tây giảm sự phụ thuộc vào dầu thô sẽ giúp giảm tỷ lệ lạm phát do dầu thô gây ra. Tuy nhiên, không ai dám coi thường tác động của việc giá năng lượng tăng đến nền kinh tế nói chung và đến cuộc sống của mỗi người. Giám đốc điều hành của JPMorgan, Jamie Dimon cho rằng giá dầu có thể tăng lên 175 USD/thùng vào cuối năm nay [6]. Còn Goldman Sachs dự đoán rằng giá dầu sẽ tăng lên 140 USD/thùng trong quý 3 năm nay [7]. Các dự đoán khác nhau về giá dầu vào cuối năm khá chênh lệch nhau (140/175) nhưng cảm nhận chung là giá dầu sẽ tăng vọt. Financial Times dự đoán thế giới sẽ phải gồng mình trước sự tăng giá xăng dầu [8].

Tình cảnh thiếu hụt năng lượng từ sau mùa đông năm 2022 được giải quyết đến mức độ nào thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

1. Trước hết, người ta sẽ quan sát xem một trong những chủ soái của OPEC, Saudi Arabia, có đồng ý tăng sản lượng dầu hay không. Khi kế hoạch cấm dầu của Châu Âu được đưa ra, Tổng thống Biden cũng lên kế hoạch đi thăm Thái tử Salman của Saudi Arabia [9]. Các yêu cầu chính trị trong bang giao quốc tế của Saudi Arabia ở Trung Đông có thể sẽ được thỏa mãn. Những kẻ thù của Saudi Arabia như Iran, vốn được dễ thở hơn sau khi Tổng thống Biden cầm quyền, có thể sẽ "gặp nạn".

2. Các nhà vận động chính sách sẽ cố gắng thuyết phục Tổng thống Biden chấp nhận thúc đẩy khai thác dầu mỏ trong nước (dầu đá phiến) và tiếp tục dự án đường ống dẫn dầu từ Canada. Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy các nguồn cung dầu khác, kể cả những xứ xung đột với phương Tây về giá trị như Venezuela

3. Châu Âu sẽ càng tăng cường phát triển các nguồn năng lượng phi hóa thạch, nhưng năng lượng sạch phụ thuộc vào nguồn không ổn định như năng lượng mặt trời, nguồn gió, và khả năng thay thế không đến một sớm một chiều.

Dầu thô và khí đốt là hai câu chuyện có liên quan nhưng khác nhau. Trong tổng lượng khí đốt mà Châu Âu nhập khẩu hằng năm, khí đốt của Nga chiếm đến 42%, chỉ tính riêng nhập bằng đường ống [10]. Sau hơn 3 tháng tính toán kể từ khi cuộc xâm lăng của Putin nổ ra, Châu Âu tất nhiên không quyết định cấm vận Nga khi mà chưa tìm ra nguồn cung thay thế.

Đức tỏ ra lo lắng không phải vì không tìm ra khí đốt thay thế mà vì... thành công quá nhanh trong việc thay thế khí đốt Nga. Họ nhập khẩu khí LNG của Hoa Kỳ bằng những con tàu vận tải khổng lồ. Việc nhập khẩu này đòi hỏi xây dựng những trạm tiếp nhận đắt tiền. Họ "lo lắng" vì những thiết bị đắt tiền này có thể trở nên lãng phí nếu họ chuyển sang năng lượng xanh thành công vào năm 2035 theo kế hoạch [11]. Nói chung, các nhà nghiên cứu chính sách đều nhận thấy kế hoạch loại bỏ dầu khí Nga của Châu Âu đã được định hình rõ nét [12].

Có thể nói các cường quốc Âu Mỹ Nhật sẽ chuẩn bị đủ sức để thoát khủng hoảng đồng thời thoát Nga về mặt năng lượng. Nga với GDP chỉ bằng một nửa bang California của Mỹ, không đủ khả năng áp đặt ý muốn của mình, trừ khi chấp nhận từ bỏ tư duy bá quyền lỗi thời.

Nhưng Việt Nam thì không có nhiều lựa chọn.

Ái Châu

Nguồn : RFA, 14/06/2022

Tham khảo :

[1] What sanctions are being imposed on Russia over Ukraine invasion ? (BBC)  

[2] EU Sets Harshest Russian Sanctions, Targeting Oil and Insurance, The Wall Street Journal, 31-5-2022 

[3] EU Sets Harshest Russian Sanctions, Targeting Oil and Insurance, The Wall Street Journal, 31/5/2022 

[4] Columbia Center on Global Energy Policy, "Oil Intensity : The Curiously Steady Decline of Oil in GDP"

[5] Energy use (kg of oil equivalent) per $1,000 GDP (constant 2017 PPP)

[6] Jamie Dimon says ‘brace yourself’ for an economic hurricane caused by the Fed and Ukraine war, Jun 1, 2022

[7] Goldman Sachs predicts $140 oil as gas prices spike near $5 a gallon, June 7, 2022

[8] The world must brace itself for a further surge in oil prices

[9] Saudi dissidents call Biden’s planned visit to kingdom a betrayal, June 3, 2022

[10] Can Europe survive painlessly without Russian gas ? (Bruegel)

[11] Germany doesn't want to be 'too successful' at replacing Russian natural gas because it wants to move away from the fuel in the long run, economy minister said, Jun 7, 2022  

[12] LNG revolution : Germany’s plan to wean itself off Russian gas takes shape, Financial Times, 5/6/2022

*********************

Cuộc khủng hoảng trong tương lai gần và khả năng thích ứng của Việt Nam, Trung Quốc

Phần trước xem xét khả năng tác động của chính sách dầu khí của Châu Âu đối với Nga lên nền kinh tế. Phần này xem xét khả năng đối phó của Trung Quốc và Việt Nam.

http://www.dreamstime.com/stock-photos-china-vietnam-flag-war-torn-fire-international-conflict-d-digital-art-image44453433

Xung đột Việt-Trung thể hiện qua lá cờ

Trung Quốc

Tình huống xấu nhất của cuộc khủng hoảng vẫn chưa đến nhưng Trung Quốc đã lựa chọn rồi. Họ không có nhiều không gian cho những lựa chọn khác. Chúng ta hãy bắt đầu với việc Trung Quốc từ tháng 5/2022 quay trở lại chính sách mở cửa kinh tế, có vẻ muốn đảo ngược chính sách Zero Covid và đặc biệt là nới lỏng tín dụng cho bất động sản.

Đây không phải là biểu hiện của việc Lý Khắc Cường chống lại Tập Cận Bình như tưởng tượng của Katsuji Nakazawa trên tờ Nikkei mà nhiều nhà quan sát ở Việt Nam tin theo [1]. Trong chính trị Trung Quốc, không có phát biểu mang bản sắc cá nhân, ông Lý Khắc Cường chỉ phát biểu thay cho tập thể Bộ Chính trị Trung Quốc. Ngoài ra, ông Lý thậm chí còn không có mặt trong Quân ủy Trung ương, nơi Tập Cận Bình làm chủ tịch, thống lĩnh toàn bộ lực lượng vũ trang Trung Quốc, từ quân đội đến công an lẫn cảnh sát biển. Khả năng Lý có ý nghĩ thách thức quyền lực của Tập là bằng không.

Trung Quốc quay trở lại với chính sách mở cửa cho bất động sản vì từ lâu vướng vào một cái bẫy kinh tế do chính thể chế chính trị của mình tạo ra.

1. Nước này tích lũy một lượng ngoại tệ khổng lồ, vượt xa nhu cầu an ninh tiền tệ và thanh toán quốc tế. Năm 2006 mới tích lũy 1000 tỷ, thì đến 2014 tích luỹ đến 3,8 ngàn tỷ, năm 2022 (tính đến tháng 4) còn khoảng 3,3 ngàn tỷ USD [2].

2. Trung Quốc có 2 cách sử dụng nguồn dự trữ nói trên. Cách thứ nhất là tự do hóa hệ thống tài chính, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, hướng dòng tiền đầu tư vào các doanh nghiệp dân doanh vừa và nhỏ. Cách thứ hai là rót nguồn vốn nói trên vào những nhóm lợi ích có quan hệ chặt chẽ với hệ thống chính trị, tức có khả năng tác động tới chính sách, và như thế cách, này sẽ bảo vệ nguyên trạng cơ cấu thể chế.

3. Cách thứ nhất thì đúng với nguyên lý phát triển nhưng chỉ thực hiện được khi cải cách thể chế, đặc biệt là tự do hóa hệ thống tài chính. Cách này không ăn khớp với quyền lợi của các nhóm lợi ích hùng mạnh có khả năng tác động đến chính sách vĩ mô của Trung Quốc : tài chính, bất động sản, xuất khẩu và doanh nghiệp nhà nước.

4. Trung Quốc chủ yếu chọn cách thứ hai, một mặt đầu tư mạnh mẽ cho khoa học công nghệ và giáo dục, mặt khác, bằng cách xây dựng ​​nhng đại d án để đem ngun vn tích lũy khng l ca Trung Quc đổ vào các công ty bt động sn (và các doanh nghip ăn theo ca ngành xây dng), xut khu, tài chính, và doanh nghiệp nhà nước của nước này, nhưng khả năng sinh lợi nhuận thấp. Để thực hiện điều này, họ xuất khẩu nguồn vốn của mình bằng cách đại dự án, trong đó đình đám nhất là Vành đai - Con đường.

5. Cách thứ 2 giúp bảo vệ nguyên trạng chính trị trong ngắn hạn, nhưng gây ra rủi ro lớn vì nguồn lực quốc gia được rót vào những dự án sinh lợi thấp, đồng thời độ an toàn của kho dự trữ ngoại hối lại do nước ngoài quyết định. Sự gắn kết giữa khối bất động sản, tài chính, xuất khẩu và hệ thống chính trị khiến Trung Quốc biết có rủi ro nhưng không làm khác được.

6. Từ năm ngoái, trước hình ảnh sụp đổ của tập đoàn bất động sản Evergrande, Trung Quốc bắt đầu siết chặt khối bất động sản, cùng với chính sách "Zero Covid" phong tỏa các thành phố và trung tâm kinh tế đầu não, khiến kinh tế Trung Quốc suy trầm. Cuối năm nay, Tập Cận Bình sẽ tổ chức đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi giá xăng dầu sẽ còn tăng hơn nữa. Chính trị là thống soái. Trung Quốc lại thay đổi chính sách nêu trên, tung các gói hỗ trợ để chống khả năng suy trầm và lạm phát xảy ra cùng lúc. Mọi đổ vỡ sẽ được dọn dẹp cho êm đẹp để từ từ tính sau, vào năm 2023, sau Đại hội 20.

7. Đó là lý do vào cuối tháng 5 năm 2022, ông Tập đã buộc phải cho phép nới lỏng tín dụng bất động sản, cho phép cả việc bán trái phiếu bất động sản [3]. Tất nhiên, trong ngắn hạn, các nhà đầu tư tài chính sẽ chưa dám mua ngay mà phải theo dõi tình hình thêm. Cho nên hiện tại Trung Quốc vướng vào nghịch lý vì cả hai mục tiêu đều không đạt được : vừa khó có khả năng thúc đẩy tăng trưởng trở lại một cách thực chất, vừa không giải quyết được vấn nạn do khối nợ bất động sản ngày càng phình to.

Phong tỏa mạnh hơn nữa dầu thô Nga, Phương Tây vô tình hoặc cố ý đã nhắm vào đối thủ khác trên bàn cờ : Trung Quốc. Bằng cách kiềm chế bất động sản từ năm ngoái, Trung Quốc đã cố gắng ra khỏi các loại bẫy do chính mình tạo ra, nhưng phương Tây làm cho nó quay trở lại bẫy. Cuộc đổ vỡ có khả năng cao sẽ xảy ra sau Đại hội Đảng 20 của Tập có thể sẽ gây "shock" cho kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam

Sắp tới, trong năm nay và 2023, kinh tế Việt Nam sẽ lâm vào khó khăn trầm trọng.

1. Việt Nam, cũng như nhiều nước Châu Á khác, sẽ phải cạnh tranh với Châu Âu để mua dầu. Giá xăng bây giờ là hơn 30 ngàn/lít ở Việt Nam. Nó sẽ không dừng lại ở mức giá đó.

2. Giá xăng dầu tăng sẽ làm kinh tế suy trầm và lạm phát xuất hiện cùng lúc. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa sẽ tăng cao. "Người có tiền" sẽ lại tìm nơi trú ẩn tài sản, và đó tất nhiên không phải là "sản xuất" hay "nghiên cứu và phát triển".

Giống như các cuộc khủng hoảng trước, chính phủ Việt Nam sẽ cố gắng vượt qua khủng hoảng bằng cách tung ra các gói kích thích và hỗ trợ kinh tế, nhưng sẽ có hai con đường để thực hiện điều này.

Cách 1 : Tiền sẽ chảy vào những nơi có khả năng ảnh hưởng tới chính sách : doanh nghiệp nhà nước, công ty "sân sau" (chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, bất động sản…). Nó sẽ chảy ngược trở lại vào bất động sản, chứng khoán.

Cách 2 : Đầu tư vào những lĩnh vực và con người tạo ra các giá trị chiến lược lâu dài và có tính nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. Tiền sẽ chảy xuống tới những người dễ bị tổn thương về kinh tế, những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cách thứ nhất sẽ tạo ra những con số đẹp trong các bản báo cáo ngắn hạn, duy trì hiện trạng thể chế, nhưng sẽ lại tạo cơ hội cho ra các "sai phạm" xảy ra, tạo tiền đề cho các cuộc xung đột chính trị. Quan trọng hơn, cách này tiếp tục giữ nguồn tài chính có hạn của Việt Nam vào khối bất động sản, ngân hàng, xuất nhập khẩu, ngăn cản dòng tiền của Việt Nam chảy vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Việt Nam sẽ suy yếu sau đó, và phụ thuộc vào đồng chí phương Bắc ở mức độ khó gỡ.

Cách thứ hai đòi hỏi :

1. Cải cách mạnh mẽ trong doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tài chính và cơ cấu nền kinh tế lấy bất động sản làm "đầu tàu",

2. Xây dựng và thực hiện chiến lược đầu tư vào giáo dục và nghiên cứu, xây dựng lực lượng chuyên gia nắm bắt công nghệ nền tảng và kỹ thuật tiên tiến,

3. Xây dựng và tạo điều kiện phát triển cho lực lượng chuyên gia có khả năng kết nối quốc tế sâu rộng trong cả hệ thống nhà nước và dân sự.

4. Giảm biên chế công chức hành chính, tăng lương cơ bản cho giáo viên, bác sĩ.

5. Nó cũng đòi hỏi phải cải cách tổ chức đại học và mạng lưới nghiên cứu.

Con đường thứ hai đem lại nhiều lợi ích chiến lược.

1. Về lâu dài, các chính sách này nếu thực thi sẽ tái cơ cấu nền kinh tế, đảo ngược thiệt hại do cú sốc kép do đại dịch và cuộc xâm lược của Nga gây ra, giúp hàn gắn mạng lưới thương mại quốc tế bị phân rã.

2. Nâng tầm đẳng cấp quốc gia

- Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam có một bộ phận nắm được công nghệ phụ trợ, các công nghệ nền tảng cho các sản phẩm kỹ thuật cao, nhưng các bộ phận này rất nhỏ và không ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung. Kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào sản xuất ở hình thức lắp ráp, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài. Về mặt quy mô, Việt Nam vượt xa Lào và Campuchia, nhưng về mặt đẳng cấp quốc gia thì chưa vượt ở mức độ có thể đứng cao hơn một cấp.

- Ở tầm nhìn chiến lược, xét từ lợi ích quốc gia, sự lựa chọn thứ hai sẽ giúp Việt Nam nâng năng lực của mình lên cấp độ mới, nắm bắt được công nghệ nền tảng, kỹ thuật cốt lõi và năng lực quản trị hiện đại, có thể sản xuất sản phẩm có chất lượng tương đối cao. Đây là đẳng cấp của Thái Lan và Malaysia, Indonesia hiện nay.

- Đây là "điều kiện cần" để có thể trong tương lai xa, sau nhiều thế hệ nữa, có thể trở thành một quốc gia có khả năng sáng tạo sản phẩm mới, tức chạm vào thế giới của Đài Loan, Hàn Quốc hiện nay.

3. Về mặt an ninh quốc gia, nó có thể kết hợp với một chiến lược cải cách quân sự nhằm nâng cấp quân đội lên đẳng cấp quân đội công nghệ cao, tránh nguy cơ tụt hậu toàn diện trước cải cách quân sự có tính cách mạng của Trung Quốc từ 2016. Một lần nữa, điều này chỉ thực hiện được khi Việt Nam có sự hỗ trợ chiến lược của Mỹ.

Tuy vậy, khả năng Việt Nam chọn hướng thứ hai còn để ngỏ. Để làm được những điều này, Việt Nam cần xây những điều kiện nền tảng hết sức khó khăn :

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, những nơi nắm giữ công nghệ nguồn.

1. Phải từng bước cải cách thể chế và kinh tế chính trị, nhằm tăng cường tính dân chủ, minh bạch và trách nhiệm giải trình của hệ thống.

2. Ở Việt Nam, tất cả những lực lượng (và là định hướng đầu tư) nói trên, bao gồm giáo dục, y tế, khoa học công nghệ…, đều không có khả năng và tiếng nói tác động đến chính sách. Động lực nào để chính quyền quyết định rót nguồn lực vào những nhóm xã hội mà tiếng nói không đến được với mình, một khi chưa cải cách thể chế ?

3. Trong nhiều năm qua, nhánh ngân hàng và nhánh bất động sản đã liên kết với nhau ở mức khó gỡ ra, biểu hiện ở hiện tượng nhiều ngân hàng sở hữu công ty bất động sản. Tương tự như Trung Quốc, khối doanh nghiệp quốc doanh và cả hai nhánh kinh tế nói trên đều gắn chặt với hệ thống chính trị, trở thành những lực lượng có khả năng tác động đến chính sách mạnh nhất ở Việt Nam.

Cũng giống Trung Quốc, Việt Nam chứng kiến sự nguy hiểm của tình thế gắn kết chặt chẽ giữa bất động sản và tài chính. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến tháng 4/2022, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng là gần 2,3 triệu tỷ đồng, khoảng 94% dư nợ tín dụng bất động sản là cho vay trung và dài hạn, từ 10 đến 25 năm, trong khi nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn [4]. Tổng cộng có 33 doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng có số phát hành trái phiếu lên đến hơn 276.000 tỷ đồng (12 tỷ USD) trong năm 2021 [5]. Hiện nay đang tìm cách gỡ mối liên kết này [6].

Nhưng cũng giống như Trung Quốc, do cái bẫy thể chế, Việt Nam có khả năng sẽ lại mở cửa cho bất động sản để giải quyết khó khăn ngắn hạn.

Việt Nam vẫn "khác" Trung Quốc ở một điểm, là nếu như Trung Quốc có dư tiền bạc để mặc dù tiêu một lượng lớn tiền dự trữ cho bất động sản và xuất khẩu bất động sản, họ vẫn dành một nguồn lực không nhỏ cho giáo dục đại học và khoa học công nghệ, trong đó đầu tư lớn cho trí tuệ nhân tạo. Còn Việt Nam thì không thế. Các đầu tư gần đây cho khoa học của nhà nước được tổ chức theo cách để đếm bài báo xuất bản được trên các tập san quốc tế, nhằm tăng vị trí trong các bảng "xếp hạng". Cách này không tạo ra được bất kỳ sự thay đổi thực chất nào của đẳng cấp quốc gia.

Ái Châu

Nguồn : RFA, 14/06/2022

Tham khảo :

[1] Katsuji Nakazawa, "Premier Li’s economic rebuild has a dangerous precedent", Nikkei Asia, 02/06/2022

[2]官方储备资产 Chinese official reserve assets 

[3] China Boosts Support for Private Companies’ Bond Sales as Economy Falters, May 20, 2022

[4] Dư nợ bất động sản lớn, Thống đốc Ngân hàng nhà nước lo ngại rủi ro lớn, 06/06/2022

[5] Lộ diện 33 doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng "ôm nợ" 12 tỷ USD phát hành trái phiếu, 03/06/2022

[6] Thị trường tăng trưởng nóng, bất động sản vào vòng kiểm soát vốn, 16/05/2022

Additional Info

  • Author Ái Châu
Published in Diễn đàn

Ukraine nói s thng thế trong trn chiến khc lit vi Nga min đông

VOA, 12/06/2022

Tng thng Volodymyr Zelenskyy ngày th By nói rng Ukraine s thng thế trong cuc chiến vi Nga, hin tp trung vào mt trn đu pháo khc lit mt thành ph min đông Ukraine.

giangco1

Khói bc lên sau mt cuc tn công quân s vào mt khu phc hp Nhà máy Hóa cht Azot ca thành ph Sievierodonetsk, ti thành ph Lysychansk, vùng Luhansk, Ukraine, ngày 10 tháng 6 năm 2022.

Các lc lượng Nga vn đang c gng chiếm Sievierodonetsk trong cuc tiến công ca h min đông, biến nơi đây thành mt trong nhng trn chiến đm máu nht tính đến nay trong cuc xung đt kéo dài bn tháng, theo Reuters.

Không bên nào tung được đòn h gc đi th trong nhiu tun giao tranh đã băm nát thành ph.

Ukraine đã kêu gi phương Tây chuyn giao vũ khí hng nng nhanh chóng hơn đ lt ngược tình thế vi các lc lượng Nga - mà h cho rng có s lượng pháo nhiu hơn ít nht 10 ln so vi lc lượng Ukraine. Dù b lép vế, quân đi Ukraine đã t ra kiên cường hơn kì vng trong nhng giai đon đu chiến s.

"Chúng tôi chc chn s giành ưu thế trong cuc chiến mà Nga đã bt đu này", ông Zelenskyy phát biu ti mt hi ngh Singapore qua đường truyn video. "Các lut l ca thế gii trong tương lai đang được quyết đnh trên chính các chiến trường ca Ukraine, cùng vi ranh gii ca nhng điu có th".

Sau khi Nga buc phi thu hp quy mô các mc tiêu chiến dch sâu rng hơn khi tiến hành cuc xâm lược vào ngày 24 tháng 2, Moscow đã chuyn sang m rng quyn kim soát min đông, nơi phe ly khai thân Nga đã nm gi mt vùng lãnh th k t năm 2014.

Khu vc phía đông được gi là Donbas bao gm các tnh Luhansk, nơi Sievierodonetsk ta lc, và Donetsk.

Thng đc Luhansk ca Ukraine Serhiy Gaidai cho biết lc lượng Nga đã kim soát phn ln Sievierodonetsk nhưng Ukraine kim soát nhà máy hóa cht Azot, nơi hàng trăm thường dân đang trú n.

"Lc lượng ca chúng tôi đang nm gi mt khu công nghip ca Sievierodonetsk và đang tiêu dit quân Nga trong thành ph", ông Gaidai cho biết trên ng dng Telegram.

Trn chiến giành Sievierodonetsk và s tàn phá thành ph gi nh nhng tun bn phá thành ph cng phía nam Mariupol. Thành ph này đã tr nên tan hoang trước khi các lc lượng Nga giành quyn kim soát vào tháng trước, vi vic nhng chiến binh bo v Ukraine cui cùng đu hàng sau khi c th trong nhà máy thép Azovstal.

Moscow đã ph nhn vic nhm mc tiêu vào thường dân, nhưng c hai bên đu nói rng h đã gây thương vong hàng lot cho lc lượng ca nhau.

Reuters cho biết không th xác minh mt cách đc lp các báo cáo t chiến trường trong cuc xung đt.

B Quc phòng Anh cho biết các lc lượng Nga xung quanh Sievierodonetsk đã không tiến được xung phía nam thành ph k t ngày th Sáu.

"Giao tranh d di trên tng đường ph đang din ra và c hai bên có phn chc chu s lượng thương vong cao", b cho biết trong mt bn cp nht tình báo đăng trên Twitter ngày th By.

***************************

Chiến tranh Ukraine : Paris đề nghị giúp giải tỏa cảng Odessa

Minh Anh, RFI, 11/06/2022

Chính phủ Pháp ngày 10/06/2022 cho biết sẵn sàng trợ giúp để giải phong tỏa cảng Odessa, nhằm cho phép xuất khẩu ngũ cốc Ukraine trước mối nguy xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. 

giangco2

Một con tàu bị đắm tại vịnh Odessa, gần cảng Biển Đen Odessa, Ukraine, 22/11/2019.  AP - Ruslan Belkin

AFP dẫn lời một cố vấn cho tổng thống Emmanuel Macron, tuyên bố, "về cơ bản, Paris sẵn sàng theo ý các bên để thực thi một chiến dịch cho phép tiếp cận cảng Odessa một cách an toàn, nghĩa là có thể đưa tầu đi qua bất chấp việc mặt biển đang bị cài mìn". 

Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc gặp giữa nguyên thủ Pháp với đồng nhiệm Senegal Macky Sall, và cũng là chủ tịch Liên Hiệp Châu Phi. Hôm thứ Năm, 09/6, tổng thống Senegal kêu gọi gỡ mìn ở cảng Odessa, và nói rằng đã nhận được các bảo đảm từ tổng thống Vladimir Putin cam kết Nga không lợi dụng điều đó để tấn công như Ukraine ngờ vực.

Trong đêm thứ Sáu rạng sáng thứ Bảy, 11/6, chỉ huy tác chiến Ukraine vùng phía Nam giải thích "lưu thông hàng hải đã bị ngăn chặn trên Biển Đen và tầu chiến của kẻ thù đặt toàn bộ vùng lãnh thổ Ukraine dưới mối đe dọa tấn công bằng tên lửa". Viên chỉ huy này còn lưu ý "thất bại tiến quân trên bộ, kẻ thù trắc nghiệm sức bền các vị trí (trên tiền tuyến) của Ukraine bằng cách cho không kích từ trực thăng". 

Trong bối cảnh này, tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến công du Romania và Moldavia trong hai ngày thứ Ba 14 và thứ tư 15/6, trước khi đến Ukraine mà ngày giờ vẫn chưa được ấn định. Về phần mình, tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua khẳng định đồng nhiệm Volodymyr Zelensky "đã không muốn lắng nghe" những lời cảnh báo từ Mỹ trước cuộc chiến xâm lược do Nga tiến hành

Minh Anh

**********************

Ukraine : Tên lửa Harpoon của Mỹ để giải vây cảng Odessa ?

Minh Anh, RFI, 11/06/2022

Hôm 10/06/2022, chiến sự tại Ukraine vẫn diễn ra ác liệt tại miền đông và nam Ukraine. Các lực lượng Ukraine cho biết đã pháo kích những vị trí của Nga tại Kherson (miền nam), thành phố bị Nga chiếm đóng hầu như ngay từ những ngày đầu cuộc xung đột. Ukraine cũng khẳng định đã nhận được tên lửa chống tầu chiến Harpoon từ Mỹ, tăng cường khả năng phòng thủ và nới lỏng vòng vây ở cảng Odessa. 

giangco3

Tên lửa Harpoon phóng từ đất liền. Ảnh : Navalnews

Theo bộ chỉ huy tác chiến Ukraine được AFP trích dẫn thì các binh sĩ Ukraine đã xâm nhập được vào vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng và đã đánh bại nhiều đội quân Nga, "chiếm lấy nhiều vũ khí và phương tiện liên lạc".

Tại Donbass, chiến sự xung quanh thành phố trọng điểm Severodonetsk và Lysychansk vẫn diễn ra ác liệt. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một thông điệp chiều tối hàng ngày, cho biết "chiến sự diễn ra rất dữ dội", tố cáo quân đội Nga "muốn tàn phá mỗi thành phố tại Donbass", đồng thời nhấn mạnh "quân đội Ukraine làm mọi cách để ngăn chặn càng nhiều càng tốt các cuộc tấn công từ quân xâm lược bằng vũ khí hạng nặng và đại pháo hiện đại". 

Ukraine cũng khẳng định đã nhận được tên lửa Harpoon do Mỹ cung cấp. Đây là phiên bản tên lửa chống hạm tốt nhất có thể làm nổ tung một tầu chiến trong vòng bán kính 300km. Tuy nhiên, theo nhận định của Elie Tenenbaum, nhà nghiên cứu Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) với đài RFI, tên lửa Harpoon có thể chặn hải quân Nga ở ngoài khơi, nhưng chưa thể giúp giải vây cảng Odessa. 

"Điều này mang lại khả năng ngăn chặn từ đất liền, trên bờ biển, vốn dĩ đã quan trọng. Tên lửa Harpoon đẩy lùi viễn cảnh về một cuộc tấn công đổ bộ vào Odessa. Chúng giúp củng cố hơn nữa khả năng phòng thủ vùng chóp lãnh thổ phía nam bờ biển Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine khó thể đánh bật được vị thế phản công của đảo Rắn (Snake Island), một vấn đề thật sự trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Liệu Đảo Rắn có trở thành một chốt chặn thực sự, không chỉ sẽ chặn lưu thông hàng hải đến và đi từ cảng Odessa, mà còn cả cửa sông Danube ?" 

Minh Anh

**********************

Quân Ukraine tiếp tục kháng cự ở Donbass

Chi Phương, RFI, 10/06/2022

Trước các cuộc tấn công của Nga ở vùng Donbass, miền đông Ukraine, tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết lực lượng Ukraine vẫn kháng cự ở Severodonetsk. Thành phố bên cạnh là Lysychansk vẫn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraine. 

giangco4

Khói và bụi bốc lên từ thành phố Severodonetsk trong các trận giao tranh giữa quân Ukraine và quân Nga ngày 07/06/2022. AFP - ARIS MESSINIS

Theo hãng tin AFP, trong bài phát biểu tối thứ Năm, 09/06/2022, ông Zelensky khẳng định : "Severodonetsk, Lysychansk và các thành phố khác ở Donbass mà Nga nhắm tới hiện vẫn kháng cự tốt". 

Các cuộc giao tranh ác liệt diễn ra ngay trên các con đường của thành phố chiến lược Severodonetsk, nơi mà Nga đã tuyên bố kiểm soát được phần lớn. Việc chiếm được Severodonetsk mở đường cho Nga tiến công vào một thành phố lớn khác, chẳng hạn như Kramatorsk. Đây là một bước quan trọng để giành được toàn bộ vùng Donbass, nơi mà Nga đã hậu thuẫn phe ly khai từ năm 2014. 

Thành phố công nghiệp Lysychansk, kế bên Severodonetsk, một trong những nơi cuối cùng vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine, hiện đang là mục tiêu của các cuộc pháo kích của Nga. Theo báo cáo của quân đội Ukraine, lực lượng Nga đã pháo kích vào 20 cơ sở trong vùng Donetsk và Luhansk : "Một nhà ga bị trúng bom, nhiều thường dân đã thiệt mạng trong khu vực". Ukraine cũng khẳng định đã đẩy lùi 7 cuộc tấn công của Nga hôm qua. 

Cũng trong ngày hôm qua, lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky đã hội đàm với đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron. Trên mạng Twitter, ông Zelensky cho biết hai bên đã thảo luận về việc viện trợ vũ khí hạng nặng cho Ukraine và hồ sơ xin gia nhập Liên Hiệp Châu Âu của nước này. Điện Elysée sau đó xác nhận sẵn sàng "đáp ứng các nhu cầu của Ukraine, bao gồm cả vũ khí hạng nặng". 

Anh và Mỹ trước đó đã thông báo chuyển giao cho Ukraine vũ khí hạng nặng như hệ thống pháo phản lực nhiều nòng, với tầm bắn lên đến 80km. Tuy nhiên vẫn chưa rõ khi nào thì vũ khí này đến tay quân đội Ukraine. Hôm 09/05, thống đốc vùng Luhansk khẳng định có thể giành lại Severodonetsk "trong vòng 2 đến 3 ngày", nếu phương Tây cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine. 

Chi Phương

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt, Minh Anh, Chi Phương
Published in Quốc tế

Đến nay đã 106 ngày cuộc chiến đấu vệ quốc vĩ đại của nhân dân Ukraina chống lại quân xâm lược Putin. Dù lực lượng ít, vũ khí đạn dược có giới hạn nhưng nhân dân Ukraina vẫn chiến đấu kiên cường và thành công chống lại một cường quốc được nhìn nhận là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về quân sự.

Theo trang tin của Bộ quốc phòng Ukraina cho đến ngày hôm nay quân đội Ukraina đã tiêu diệt và loại ra khỏi vòng chiến đấu :

Lính: 31.900 (+200) người

Xe tăng: 1.409 (+11) chiếc

Xe bọc thép: 3.450 (+12) chiếc

Hệ thống pháo tự động Artileri: 712 (+1)

Dàn tên lửa kiểu Kachiusa: 222 (+9)

Dàn tên lửa đất đối không: 97 (+1)

Máy bay trực thăng: 178 (+0)

Máy bay không người lái: 572 (+10)

Tên lửa có cánh: 125 (+0)

Tàu chiến: 13 (+0)

Xe chở dầu và xe chở phương tiện kỹ thuật: 2.438 (+17)

Máy chuyên dụng: 54 (+1).

Phía Nga hoàn toàn không phản bác thông tin này.
Putin đã đi vào lịch sử của sự bạo tàn khi đem cái chết đến cho hàng trăm nghìn người, phá hủy cuộc sống bình yên của hơn 40 triệu người, tàn phá nhiều thành phố của Ukraina và đẩy hàng chục triệu người vào cảnh tha hương, ném quân đội Nga vào cối xay thịt với tổn thất nhân mạng hơn cả 10 năm cuộc chiến Afganistan.

vequoc1

Quân đội Nga đã thiệt hại nặng nề tại Ukraina.

Vì bí mật quân sự nên phía Ukraina cho đến nay không đưa ra thông số tin thiệt hại của quân đội. Trong một chia sẻ giới hạn Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết mỗi ngày Ukraina mất từ 100 cho đến 200 lính. Đây là một thiệt hại và mất mát rất lớn.

Cho đến nay rất nhiều người Việt Nam vẫn chưa xác định được nguyên nhân cuộc chiến từ đâu. Một phần do chính quyền Việt Nam vẫn chưa đưa ra một quan điểm rõ ràng về cuộc chiến Nga-Ukraine hoặc đưa tin một cách thiếu trung thực. Nhưng chính sự cấm cản hoạt động từ thiện giúp người dân Ukraina trong cuộc chiến cũng như việc sách nhiễu những người Việt Nam công khai bộc lộ chính kiến ủng hộ Ukraina đã nói lên thái độ của chính quyền Việt Nam.

Tất cả các bài báo chính thống đều chỉ đưa thông tin bênh vực Nga và đặc biệt là hai lần bỏ phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống đã bộc lộ rõ nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủng hộ Nga. Đây là quyết định sai về mặt đạo lý và cũng sai về mặt lợi ích, nó cho thấy sự yếu kém của chính quyền Việt Nam. Điều này gây ảnh hưởng rộng rãi đến nhận thức chung của rất nhiều người Việt Nam khi khả năng tiếp cận thông tin chủ yếu qua báo đài tiếng Việt kể cả Việt kiều ở hải ngoại.

Đâu là nguyên nhân cuộc chiến ?

Giải thích dễ dàng nhất cho nguyên nhân của cuộc chiến là sử dụng thuyết âm mưu. Mọi vấn đề có thể đổ cho giới tài phiệt, thế lực ngầm hay liên minh Mỹ và NATO theo cách giải thích từ phía Nga mà không cần phải đào đến tận gốc để hiểu rõ ngọn ngành của vấn đề

Dù sao cũng phải khẳng định người chủ động và có mọi quyền năng quyết định cuộc chiến này là Putin. Mọi phản ứng của Zelensky, Biden hay Boris Jonson...đều là bị động. Phản ứng của Mỹ và NATO trong hai, ba ngày sau cuộc chiến cho thấy khối quân sự mạnh như NATO và Mỹ dường như đã chấp nhận sự xâm lược của Nga lên Ukraina. Họ chỉ có thể làm được một điều là cấp quy chế tị nạn cho Zelensky. điều đó đủ khẳng định Mỹ và NATO không phải là nguyên nhân cuộc chiến.

Tạm xem luận điểm Putin đưa ra là mục đích của cuộc chiến: phi quân sự hóa và trung lập hóa cũng như tiêu diệt chế độ tân phát xít Ukraina. Và giải thích ý của Putin một cách thực tiễn hơn đó là Putin muốn tiêu diệt chính quyền hiện tại của Ukraina để dựng lên một chính quyền khác thân Nga và không cho Ukraina có thể trở thành một thành viên của NATO hay không cho NATO tiến gần lại Nga. Nếu chấp nhận đó là mục đích của Putin thì đến hôm nay chúng ta đã có thể khẳng định là Putin đã hoàn toàn thất bại. Chính quyền Zelensky đã không thất bại sau 24 giờ, hay 72 giờ (theo phỏng đoán của một số cơ quan tình báo, dựa theo số lương thực khí tài đạn dược mà đội quân của Putin mang theo).

Giờ đây tại Kyiv các đại sứ quán đã trở lại làm việc. Nhiều người dân di tản đã trở về, Kyiv trong con mắt họ như chưa từng có một cuộc chiến tranh. Putin đã đánh thức NATO tỉnh dậy.

Khá nhiều người bênh vực Putin có tính mau quên khi tỏ ra cao siêu giải thích thực tại bằng cách cho rằng đây chính là sự khôn ngoan của con cáo già Putin. Họ cho rằng mục đích chính của Putin không phải là cướp chính quyền Ukraina mà chiếm giữ vùng đất Đông Nam Ukraina phía đông của sông Donnet cũng như độc chiếm Biển đen và biển Azov chặn cửa mở Ukraina ra biển.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng mục đích thực sự của cuộc chiến chỉ có một mình Putin hiểu rõ vì tất cả những lời phát biểu hay tuyên bố của Putin từ trước cuộc chiến và cho đến nay luôn luôn mâu thuẫn và phủ nhận nhau. Muốn hiểu nguyên nhân cuộc chiến là gì cần phải có sự mổ xẻ về tâm lý của Putin. Tôi hi vọng sẽ mổ xẻ tâm lý này vào một video clip trong thời gian tới.

vequoc

Tâm điểm của cuộc chiến từ đầu đến giờ là khu vực Donbass, Ukraina

Quay trở lại với diễn tiến cuộc chiến, với tất cả những gì đã diễn ra chúng ta thấy rằng Putin đã đi liên tục từ thất bại này cho đến thất bại khác. Quân đội Ukraina ngày 10/6 đã một lần nữa loại thêm 2 tướng Nga tại vùng Kherson. Một nhóm lính nhảy dù cùng 11 phương tiện kỹ thuật, xe tăng, xe bọc thép...đã bị tiêu diệt. Trái với sự huênh hoang của truyền thông Nga, lực lượng không quân Ukraina không hề bị tiêu diệt và khống chế mà máy bay Mi-8 chiến đấu của Ukraine đã tấn công chính xác vào nơi tập trung của đối phương ở khu vực Kherson. Máy bay phản lực Su-27 của Ukraina đã tấn công và phá hủy khu vực tập trung đạn dược và tích lũy thiết bị của đối phương ở khu vực Nikolaev.

Ngày mùng 10 tháng 6 là ngày kỷ niệm thành quả thứ 500 của lực lượng phòng không Ukraina tính cho đến nay. Từ đầu cuộc chiến lực lượng phòng không của Ukraina đã tiến hành hơn 1.100 lượt tấn công với thành công là 500 lần, tỷ lệ gần 50%. Theo tôi đây là thành quả mỹ mãn.

Nói về cuộc chiến ngày hôm nay không thể bỏ qua vùng Donbass, hiện nay đây là tâm điểm của cuộc chiến nhưng không phải chỉ ngày hôm nay mà có thể nói ngay từ đầu cuộc chiến vùng Donbass đã là một chảo lửa. Đây là nơi mà cuộc chiến diễn ra rất khốc liệt, một số thành phố của vùng Đông Bắc bị tàn phá thành bình địa tương tự vùng Mariupol.

Nói đến cuộc chiến tại Donbass không thể không nói đến một nhân vật anh hùng huyền thoại Sergây Gaidai, người lãnh đạo quân sự của vùng này. Khác biệt với các cuộc chiến ở các vùng khác có những lúc là cao điểm khốc liệt trong một vài ngày và là tâm điểm chú ý của truyền thông như Kyiv, Kharkiv hay Mariupol đặc biệt nhà máy thép Azov Stell. Tại vùng Donbass, cuộc chiến hơn 100 ngày qua không ngưng nghỉ, lúc nào cũng căng thẳng nhưng ít được dư luận biết đến. Những người lính ở đây đang chiến đấu với tương quan lực lượng một chọi 20. Sau hơn ba tháng với những mất mát thiệt hại không nhỏ. Với sự lãnh đạo của Sergây Gaidai họ vẫn kiên cường chống trả bất chấp Putin dồn tổng lực để cố gắng giành một chiến thắng nhỏ. Tôi thực sự kính phục ông Sergây Gaidai cùng tất cả những người lính đang chiến đấu tại vùng Lugansk, họ thực sự là những người mình đồng da thép. Theo lời của Sergây Gaidai ngày hôm qua lực lượng quân đội của ông đã tập kích và tiêu diệt lực lượng chiếm đóng trong một cuộc họp tại câu lạc bộ của nhà máy hóa chất. Dù bất cân bằng lực lượng nhưng hàng ngày họ vẫn kháng cự thành công hàng chục cuộc tấn công và tiến hành thành công nhiều cuộc tập kích nhỏ.

vequoc3

Secgay Gaidai, lãnh đạo quân sự vùng Lugansk, Donbass.

Nhân dân Ukraina đang chiến đấu để bảo vệ mạng sống, bảo vệ quyền tự do, bảo vệ nhân phẩm của mình. Đây là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, chính nghĩa hoàn toàn thuộc về nhân dân Ukraina…nhân loại và mọi lực lượng chính trị bên ngoài hoàn toàn có quyền ủng hộ hay không ủng hộ cho cuộc chiến của người dân Ukraina nhưng chính thái độ ủng hộ hay không ủng hộ đã tự nói lên anh ta là ai.

Nhân loại đã đạt được những thành tựu quan trọng thông qua Hiến Chương Liên Hiệp Quốc trong đó có việc nghiêm cấm các quốc gia đem quân xâm lược một quốc gia khác. Mọi bất đồng phải được giải quyết thông qua các cơ quan và định chế của Liên Hợp Quốc. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ cập của Liên Hợp Quốc cũng đã long trọng xác quyết những quyền tự do căn bản của mọi người dân trên toàn thế giới cũng như chủ quyền của mỗi quốc gia.

Thái độ của mỗi người trong chúng ta trong cuộc chiến này nói lên suy nghĩ, tư duy, tầm nhìn và đạo đức của từng người. Không cần phải lý luận quá nhiều mà chỉ cần đánh giá cuộc chiến này trên khía cạnh đạo đức là cũng quá đủ.

Vinh quang cho Ukraina.

Ukraina sẽ chiến thắng.


Đỗ Xuân Cang

(11/06/2022)

Additional Info

  • Author Đỗ Xuân Cang
Published in Quan điểm

Ukraine ngày th By ch trích Tng thng Pháp Emmanuel Macron vì nói rng điu quan trng là không được "s nhc" Nga, mt quan đim mà ngoi trưởng Ukraine Dmitro Kuleba nói "ch có th s nhc Pháp".

macron1

"Nhng li kêu gi tránh s nhc Nga ch có th s nhc Pháp và mi quc gia khác kêu gi điu này", Ngoi trưởng Ukraine Dmitro Kuleba phn hi phát biu ca Tng thng Pháp Emmanuel Macron.

Ông Macron đã tìm cách duy trì đi thoi vi Tng thng Nga Vladimir Putin k t khi Moscow xâm lược Ukraine vào tháng 2. Lp trường ca ông đã nhiu ln b mt s đi tác Đông Âu và vùng Baltic ch trích, vì h coi hành đng này làm suy yếu các n lc gây áp lc buc ông Putin phi ngi vào bàn đàm phán.

"Chúng ta không được làm b mt Nga đ ri đến ngày chiến s kế thúc, chúng ta có th kiến to mt li thoát thông qua các bin pháp ngoi giao", ông Macron nói trong mt cuc phng vn vi các t báo đa phương đăng ngày th By. "Tôi tin rng Pháp đóng vai trò là mt cường quc trung gian điu gii".

Ông Kuleba phn hi trên twitter: "Nhng li kêu gi tránh s nhc Nga ch có th s nhc Pháp và mi quc gia khác kêu gi điu này.

"Vì chính nước Nga đã t s nhc mình. Tt c chúng ta tt hơn hết nên tp trung vào vic làm cho Nga b mt. Điu này s mang li hòa bình và cu sng nhiu người".

Ông Macron đã nói chuyn thường xuyên vi ông Putin k t cuc xâm lược như mt phn ca nhng n lc nhm đt được mt tha thun ngng bn và bt đu mt cuc đàm phán kh tín gia Kyiv và Moscow, dù ông không đt được thành công rõ ràng nào.

"Tôi nghĩ, và tôi đã nói vi ông y, rng ông y đang mc mt sai lm lch s và căn bn đi vi người dân ca mình, đi vi bn thân ông y và lch s", ông Macron nói.

Khi được hi v li đ ngh điu gii trên kênh truyn hình quc gia, c vn tng thng Ukraine Mykhailo Podolyak nói "không có ích gì khi t chc đàm phán" vi Nga cho đến khi Ukraine nhn được vũ khí mi t phương Tây và đy lùi lc lượng Nga "xa nht có th đến biên gii Ukraine".

Hin Nga đang chiếm c khong mt phn năm lãnh th Ukraine. Kyiv đang nhn được nhiu vũ khí mnh hơn t phương Tây.

"Lc lượng vũ trang ca chúng tôi đã sn sàng s dng (vũ khí mi)... và sau đó tôi nghĩ rng chúng tôi có th bt đu mt vòng đàm phán mi t mt v thế được cng c", David Arakhamia, nhà lp pháp Ukraine và thành viên đoàn đàm phán, cho biết hôm th Sáu.

Mt trong nhng loi vũ khí mà M s cung cp cho Ukraine là h thng tên la HIMARS chính xác cho phép nước này tn công các v trí ca Nga t mt c li xa hơn.

Pháp cũng đã cung cp vũ khí tn công bao gm lu pháo Caesar ly t kho d tr ca quân đi Pháp. Ông Macron cho biết ông đã yêu cu các nhà sn xut vũ khí đy nhanh tiến đ sn xut.

Theo Reuters

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Quốc tế

NATO củng cố sườn đông, EU cắt thêm nguồn thu Nga, tăng viện cho Ukraine

Khuya hôm 30/05, Hội Đồng Châu Âu đã nhất trí về loạt trừng phạt thứ 6 nhắm vào Nga, được Ủy Ban Châu Âu đề xuất trước đó 4 tuần, sau khi đạt được thỏa thuận về trường hợp đặc biệt Hungary và Slovakia. Loạt trường phạt thứ 6 sẽ được tiến hành theo hai giai đoạn.

suondong1

Người Ukraine biểu tình bên ngoài trụ sở EU ở Bruxelles, Bỉ, ngày 30/05/2022 để yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu cấm vận dầu lửa của Nga.  AP - Olivier Matthys

Trừng phạt Nga luôn là chủ đề gây chia rẽ Liên Hiệp Châu Âu. Được mời tham dự cuộc họp thượng đỉnh, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phải kêu gọi 27 nước "ngừng tranh cãi" mà tập trung vào đối tượng chính là Nga. Trong loạt trừng phạt thứ 6 có thêm bốn ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống thông tin Swiff, trong đó có ngân hàng lớn nhất Sberbank (chiếm 37% thị trường nội địa), ba đài phát thanh nhà nước Nga bị cấm ở Châu Âu và khoảng 60 cá nhân Nga bị đưa vào "danh sách đen", trong đó có thượng phụ Kirill…

Thế nhưng, "cấm vận dầu lửa Nga tiếp tục gây chia rẽ EU", theo nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos. Liên Hiệp Châu Âu "gây sức ép tối đa đối với Viktor Orban" và cuối cùng phải nhân nhượng hai nước thành viên Hungary và Slovakia để "có thể trừng phạt Nga ngay lập tức". Cụ thể, "90% khối lượng dầu lửa nhập từ Nga sẽ nằm trong loạt trừng phạt" từ giờ đến cuối năm, trong đó 2/3 được giao bằng đường biển, cùng với quyết định đơn phương của Đức và Ba Lan ngừng nhập khẩu dầu Nga từ giờ đến cuối năm. Ba nước Hungary, Cộng hòa Czech và Slovakia, phụ thuộc nhiều vào dầu lửa Nga, có thời hạn 4 năm, thay vì hai năm theo đề xuất ban đầu của Ủy Ban Châu Âu, để tìm nguồn cung thay thế và cải tạo hạ tầng.

Như vậy, dầu lửa được chuyển qua đường ống Hữu nghị - Druzhba sẽ tạm thời được miễn trong loạt trừng phạt này. Hungary, nước phụ thuộc 65% vào dầu lửa Nga, đã yêu cầu Bruxelles tài trợ 800 triệu euro để tái cơ cấu các nhà máy lọc dầu cho phù hợp với nguồn cung mới và xây dựng đường nối với đường ống của Croatia. Ngoài ra, thủ tướng Orban yêu cầu "cần được bảo đảm trong trường hợp xảy ra sự cố với đường ống dẫn dầu đi qua Ukraine (do Nga hoặc Ukraine cắt), Hungary có quyền nhận được dầu từ những nguồn cung khác".

Theo Le Figaro, đây là giải pháp để "Liên Hiệp Châu Âu tìm cách thoát khỏi bế tắc về dầu lửa Nga". Còn một quan chức ở Bruxelles cho rằng "Châu Âu phải thể hiện sức mạnh", hình thành "một mặt trận đoàn kết" để cắt nguồn thu từ dầu lửa của Nga. Đây là lĩnh vực chưa bị đụng tới trong 5 loạt trừng phạt trước đó và mang lại cho Nga 100 tỉ đô la năm 2021.

Nhật báo Les Echos phản ánh mối quan ngại của giới chủ Ý Confindustria vì cho rằng cấm vận khí đốt và dầu lửa Nga là biện pháp "phản tác dụng" cho người dân Ý, cũng như Châu Âu. Do đó, họ yêu cầu chính phủ nhanh chóng thông qua mức giá bán buôn khí đốt, kể cả việc Roma tự ban hành nếu không có quyết định từ Liên Hiệp Châu Âu.

Nga mất gần 1/3 ngân sách vì bị cấm vận chất đốt

Một phần ba ngân sách liên bang Nga là từ nguồn thu dầu lửa và khí đốt, được dành chi trả tất cả nhu cầu của Nga : lương của công chức, trợ cấp hưu trí, chăm sóc y tế và hoạt động của cảnh sát. Theo nhật báo Les Echos"các biện pháp trừng phạt sẽ khuyến khích sự đa dạng của nền kinh tế Nga", có nghĩa là phải tìm các nguồn thu mới, phát triển các ngành công nghiệp dân sự nếu như Châu Âu ngừng mua ngay chất đốt của Nga. Ngoài ra, chính quyền Moskva cũng phải ưu tiên phát triển trong nước để tránh tình trạng chảy máu chất xám. Ví dụ, năm 2012 có khoảng 14.000 nhà nghiên cứu rời khỏi Nga, con số này tăng thành 70.000 người trong năm 2021.

Trước mắt, giả thuyết Trung Quốc trở thành khách hàng của Nga thay thế Châu Âu khó thành công vì đại dịch Covid-19 cùng với các đợt phong tỏa đang đè nặng lên nền kinh tế của nước này và làm giảm nhu cầu về năng lượng. Hệ thống đường ống vận chuyển chất đốt sang Châu Á vẫn còn bị hạn chế. "Power of Siberia" là đường ống dẫn khí duy nhất nối Nga với Trung Quốc nhưng chỉ hoạt động một nửa công suất ngay cả trước khi xảy ra khủng hoảng. Cuối cùng, cũng phải tính tới yếu tố Bắc Kinh muốn giữ thế cân bằng trong các vấn đề địa-chính trị vì kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc và Mỹ cao hơn gấp 5 lần so với Nga. Tương tự, Liên Hiệp Châu Âu cũng là đối tác thương mại lớn gấp 5 lần Nga của Trung Quốc.

EU thiếu vũ khí để gửi hàng loạt cho Ukraine

Các nhà lãnh đạo Châu Âu cũng thảo luận về khoản hỗ trợ 9 tỉ đô la cho Kiev trong năm 2022 để tái vận hành nền kinh tế Ukraine và vấn đề bảo đảm an ninh lượng thực thế giới do Nga phong tỏa các cảng biển của Ukraine ở biển Azov.

Ngoài khoản viện trợ trên, nhật báo Libération cho biết "Hội Đồng Châu Âu để mắt đến vũ khí" trong cuộc họp thượng đỉnh ở Bruxelles. Tuy nhiên, Liên Hiệp Châu Âu dường như bất lực trước khả năng cung cấp khối lượng lớn vũ khí cho Ukraine, do hai nguyên nhân "thiếu đầu tư vào quốc phòng" và "thiếu thời gian".

Kho vũ khí của nhiều nước Châu Âu đang ở mức rất thấp, mà Đức là một ví dụ và Berlin đã không gửi gì cho Ukraine từ nhiều tuần qua. Chiến lược tự chủ quốc phòng Châu Âu, từng bị coi là "ảo tưởng", được tổng thống Pháp tái khởi động tại thượng đỉnh ngày 11/03 ở Versailles, càng trở nên cần thiết trong bối cảnh như hiện nay.

Nhu cầu trước mắt là phải nhanh chóng bổ sung những khiếm khuyết năng lực của Châu Âu. Tiếp theo là phải tránh để hàng trăm tỉ euro đầu tư thêm cho quốc phòng của Liên Hiệp Châu Âu, nếu tuân thủ mức 2% GDP dành cho ngân sách quốc phòng, đổ vào túi các nhà công nghiệp quân sự Mỹ bởi vì Bruxelles không có một đạo luật mua hàng Châu Âu (Buy European Act) theo mô hình "Buy American Act" dành đấu thầu công cho các nhà công nghiệp Châu Âu.

Ủy Ban Châu Âu đề xuất một loạt biện pháp để ưu tiên mua trang thiết bị quốc phòng của các nhà sản xuất Châu Âu : tái lập các kho vũ khí với ngân sách 500 triệu euro qua hình thức đầu tư chung của Châu Âu, mua chung thiết bị quốc phòng hoặc miễn thuế VAT cho các thiết bị của Châu Âu.

Đức bổ sung 100 tỉ euro hiện đại hóa quân đội trước mối đe dọa Nga

Trước sự đe dọa của Nga đối với an ninh của Châu Âu, chính phủ Đức và phe đối lập đã tìm được một tiếng nói chung về một khoản ngân sách khổng lồ 100 tỉ euro để tái vũ trang quân đội (Bundeswehr), theo lời hứa của thủ tướng Olaf Scholz ngày 27/02, chỉ ba ngày sau khi Nga phát động cuộc xâm lược Ukraine.

Theo nhật báo Les Echos, quỹ đầu tư quốc phòng mới sẽ được chi trong khoản nợ thêm và cần sự đồng ý của 2/3 nghị sĩ để lách các quy định được gọi là "khống chế nợ" quy định trong Hiến Pháp. Câu hỏi đặt ra là ngân sách này sẽ được sử dụng như thế nào ? Trong thời hạn bao nhiêu năm ?

Tuy nhiên, theo chuyên gia Claudia Major, thuộc Viện Đức về các vấn đề Ngoại giao và An ninh, vấn đề quan trọng là phải "xác định vai trò của quân đội Đức, nhiệm vụ của họ, cũng như những mối quan hệ thiếu cấu trúc giữa các lực lượng vũ trang, giới chính trị gia và các nhà sản xuất công nghiệp".

NATO tăng cường an ninh ở sườn đông

Cuộc chiến do Nga phát động ở Ukraine và chưa có dấu hiệu kết thúc đã buộc NATO tăng viện ở sườn Đông. "Lực lượng Pháp mai phục ở Romania", theo phóng sự của nhật báo Le Monde về ba tuần tập trận mang tên "Scorpion Legacy".

Cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng tương tác giữa các lực lượng của NATO, "thích ứng với tình hình đang diễn ra bên kia biên giới" Ukraine. Khoảng 120 người trên tổng số 500 quân nhân Pháp được điều đến Romania vào tháng 02/2022 được triển khai ở làng Smardan, cách biên giới Ukraine 25 km và cách Moldova, quốc gia lo trở thành mục tiêu sắp tới của Nga, chỉ 10 km. Quân đội Romania cũng huy động những đơn vị pháo binh tinh nhuệ nhất tham gia tập trận.

Tất các các lực lượng NATO (gồm 500 lính Pháp và 300 lính Bỉ hoặc Hà Lan luân phiên) đóng ở Romania nằm trong "Battle Group Forward Presence" thuộc thẩm quyền của Pháp kể từ khi nước này được chỉ định là "quốc gia chủ chốt" vào cuối tháng 03. Theo dự kiến, các lực lượng NATO sẽ đồn trú lâu dài ở Romania. Ngoài nhóm này, còn có 3 nhóm khác được thành lập tại Bulgaria, Hungary và Slovakia kể từ khi xảy ra chiến tranh Ukraine cùng với 4 nhóm khác có từ năm 2017 tại các nước Baltic và Ba Lan.

Về mặt ngoại giao, tân ngoại trưởng Pháp bất ngờ đến thủ đô Kiev hôm 30/05. Chuyến thăm của bà Catherine Colonna để thể hiện đoàn kết với Ukraine được tất cả các nhật báo Pháp đưa tin. Một tin buồn được thông báo cùng ngày là một nhà báo Pháp, làm việc cho đài truyền hình BFM TV, đã chết trên chiến trường. Frédéric Leclerc-Imhoff bị trúng một mảnh vỡ của đạn pháo khi ngồi trong chiếc xe tải sơ tán người dân khỏi một khu vực giao tranh ở vùng Luhansk. Theo Le Figaro, ngoại trưởng Pháp "đã yêu cầu mở một cuộc điều tra minh bạch, trong thời hạn ngắn nhất để làm sáng tỏ bối cảnh của thảm kịch". Đây là nhà báo thứ 8 bị chết trên chiến trường Ukraine kể từ ngày 24/02.

Hỗn loạn bên ngoài Stade de France : Bộ trưởng Nội vụ Pháp bị chỉ trích tứ bề

Chủ đề trên trang nhất của các nhật báo Pháp, trừ nhật báo công giáo La Croix, là tình trạng hỗn loạn bên ngoài sân vận động Stade de France vào tối Chung kết C1 Châu Âu.

Theo Le Figaro Les Echos"Darmanin tự vệ". Bộ trưởng Nội vụ Pháp "lên án tình trạng buôn bán vé giả" ở quy mô công nghiệp bắt nguồn từ Anh. Theo ông, "khoảng 30.000 đến 40.000 cổ động viên Anh không có vé hoặc vé giả" tập trung bên ngoài sân vận động và đa số họ tìm mọi cách để vào bên trong. Nhiều kẻ lưu manh không giấy tờ, phần lớn không phải là Pháp, sống ở các khu vực lân cận, đã tranh thủ tình trạng lộn xộn để hôi của, móc túi, trấn lột. Cảnh sát, với lực lượng khoảng 6.800 người, thiếu chuẩn bị, tổ chức kém, đã không làm chủ được tình hình và dùng biện pháp mạnh như xịt hơi cay vào đám đông.

Trên trang nhất, Libération cáo buộc Darmanin "cự tuyệt về hỗn loạn trước trận chung kết Cúp C1 bóng đá Châu Âu". Nhật báo Le Monde thuật lại "chuỗi thất bại ở Stade de France". Theo các nhật báo, lực lượng cảnh sát Pháp phải rút ra bài học để chuẩn bị cho Giải vô địch thế giới bóng bầu dục và đặc biệt là Thế Vận Hội Paris.

Riêng nhật báo kinh tế Les Echos dành trang nhất để nói về "Pháp vẫn đứng đầu về đầu tư nước ngoài" ở Châu Âu. Với 1.222 quyết định đầu tư trong năm 2021, Pháp đã đánh bại kỷ lục của năm 2019. Tuy nhiên, chỉ có 30% trong số này liên quan đến việc hình thành những dự án mới.

Thu Hằng

Additional Info

  • Author Thu Hằng
Published in Quốc tế

Ukraine liệu có thắng được Nga trong cuộc chiến tranh vệ quốc cam go ?

Tình hình chiến sự Ukraine, vấn đề an ninh lương thực là mối quan tâm chính của báo Pháp hôm nay. Le Figaro đặt câu hỏi : "Trước thế áp đảo của quân Nga, Ukraine liệu có thể chiến thắng ?".

vequoc1

Một người dân nhìn theo giàn phóng rốc-kết được Nga đưa vào Kramatorsk, vùng Donesk, Ukraine ngày 30/05/2022  Reuters – Carlos Barria

Donbass : Sieverodonesk có nguy cơ trở thành Mariupol thứ hai

Chiến đấu cho sự sống còn của đất nước mình, quân đội Ukraine đã gây ngạc nhiên khi đẩy lùi quân Nga tại Kiev và Kharkov, nhưng đang gặp khó khăn ở Donbass. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thận trọng nói "Chiến tranh vốn bất định, không ai có thể nói chắc chắn bao giờ sẽ chấm dứt và như thế nào". David đã chống chọi được với Goliah trong giai đoạn đầu, và nay Nga tập trung nỗ lực ở vùng Donbass xung quanh Sieverodonesk và Lyssychansk, hai thành phố có 200.000 dân trước chiến tranh, chỉ bằng một nửa so với Mariupol vốn đã kháng cự được suốt ba tháng.

Đặc phái viên Le Monde cho biết, hai thành phố trên là hai thành trì cuối cùng của lực lượng Ukraine tại Luhansk, đang bị siết chặt vòng vây. Những ngày gần đây, Luhansk chỉ còn liên lạc với thế giới bên ngoài bằng những con đường đồng mong manh. Phải đi vòng vèo một tiếng rưỡi đồng hồ qua những ngôi làng, những cánh đồng bỏ hoang, những đoạn đường nhựa đầy hố đạn... Đây là "con đường sống", để sơ tán người bị thương, đưa người di tản. Lyssychansk sau ba tháng bị oanh kích dữ dội nay không còn điện nước, không ai buôn bán. Sieverodonesk nằm ở bên kia sông còn bị dội pháo nặng nề hơn, có thể trở thành một Mariupol thứ hai. Những hào sâu đã được đào - một dạng hố chôn tập thể : khoảng 1.500 thường dân đã thiệt mạng tại Sieverodonesk, còn tại Lyssychansk là 250 người.

Oleksy Arestovych, cố vấn quân sự của tổng thống Ukraine khẳng định mục đích của quân Nga hiện nay là tạo ra một Mariupol mớiĐại tá Pháp về hưu Michel Goya nhận định nếu Nga thành công, 1/6 bộ binh Ukraine sẽ bị vây chặt.

Quân Nga đông gấp đôi, Ukraine sẽ phải rút khỏi Donbass ?

Đôi bên đều đã mỏi mệt, theo một ước tính phương Tây, mỗi bên đã thiệt mất 15.000 quân và số bị thương còn gấp mấy lần, các đơn vị cần được khẩn cấp bổ sung. Le Figaro cho biết, trong trận đánh quyết định ở Donbass, lực lượng Nga đông gấp đôi Ukraine. Nga có hai lực lượng liên quân, mỗi lực lượng gồm 20.000 đến 30.000 lính, đấu với 5 đến 7 lữ đoàn Ukraine gồm tổng cộng 25.000 chiến binh. Quân Nga tấn công theo hai hướng, được hỗ trợ hậu cần bằng mạng đường sắt. Ở phía bắc, Nga tập trung vào Lyman, nhưng gặp khó khăn khi vượt sông Donesk ; hướng nam là Popasna. Quân Ukraine ngoài các chiến hào còn xây dựng được những boong-ke bê-tông, một số có cửa chống sức ép.

Nga và Ukraine có cách sử dụng pháo binh khác nhau. Nga chủ yếu dùng BM-21 có tầm bắn khoảng 20 km nã vô tội vạ để làm bão hòa một khu vực. Phía Ukraine, việc bắn pháo thường đi kèm với drone để xác định mục tiêu, bắn xong khẩu pháo được di chuyển đi nơi khác để giấu. Sự kháng cự của Ukraine tùy thuộc vào khả năng phương Tây đưa vũ khí đến, những khẩu đại pháo M777 của Mỹ bắn xa 30 đến 40 km, Caesar của Pháp xa hơn được vài kilomet. Một người lính ở Lyssychansk chua chát nói với Le Monde : "Đối diện với xe tăng Nga, chúng tôi chỉ có những khẩu kalashnikov".

La Croixđặt vấn đề "Ukraine có phải rút lui ở Donbass ?". Ukraine có ba chọn lựa : phản công để phá vòng vây – sẽ thiệt hại nhiều, để yên cho lực lượng bị bao vây tự xoay sở - và có nguy cơ bị mất quân, hay tổ chức rút lui – thực tế nhất về quân sự, nhưng cũng có thể bị rối loạn vì pháo của Nga. Người phụ trách quân khu Luhansk không loại trừ khả năng này.

Moskva bám chặt những vùng đất chiếm được

Tạm lui quân, nhưng sau đó liệu Ukraine có tái chiếm được những lãnh thổ đã mất như Kherson, Mariupol, Donbass thậm chí Crimea hay không ? Theo một nguồn tin quân sự Pháp, giấc mơ này khó thành hiện thực. Ở Kherson, quân Nga tổ chức các tuyến phòng thủ để trụ lại lâu dài, còn Crimea, nơi có cảng Sevastopol, là lợi ích sống còn của Nga.

Nga có thể nhắm đến Odessa, và kinh tế Ukraine có thể yếu hẳn về lâu về dài khi không còn lối ra biển. Phía Ukraine có thể tiếp tục chiến lược quấy rối quân Nga. Không giành được chiến thắng tại chỗ, nhà độc tài Kremlin có thể lên gân theo cách mà Ukraine không thể đáp trả, như dùng đến hỏa tiễn siêu thanh Kinjal, đạn phốt-pho, các xe tăng loại mới BMPT Terminator, nhưng lại không đủ hỏa tiễn trang bị. Nga đành phải vận dụng cả những chiếc T-62 già nua đã 50 tuổi. Trước sự leo thang này, Kiev đòi hỏi những vũ khí mới như hỏa tiễn Himars tầm xa 300 km, hay giàn phóng rốc-kết M270 bắn xa 80 km. Một số thành viên NATO không muốn cung cấp để tránh các trận đánh lan sang đất Nga.

Nếu thấy nguy cơ bại trận, liệu Moskva có quyết định dùng đến vũ khí hóa học ? Quốc tế sẽ lên án và Nga bị trả đũa mạnh tay. Còn vũ khí nguyên tử ? Putin có thể tấn công "chiến thuật" vào một mục tiêu mang tính biểu tượng. Nhà phân tích Joseph Henrotin của DSI cho rằng dù có sức công phá mạnh mẽ, vẫn không thể hủy hoại được tiềm năng quân sự của Ukraine, chưa kể sự trả đũa của phương Tây. Với kịch bản này, tất cả cùng thất bại, kể cả Vladimir Putin, nên khó thể xảy ra.

Chiến tranh kéo dài và khủng hoảng lương thực

Về phía Liên Hiệp Châu Âu (EU), Le Figaro lo ngại về "sự đoàn kết trước thách thức một cuộc chiến tranh kéo dài" ở Ukraine. Việc cấm vận dầu lửa Nga đã trở thành chuyện dài, có nguy cơ gây nhiều tranh cãi trong hội nghị bắt đầu từ hôm nay ở Bruxelles. Bên cạnh đó còn là việc tái thiết Ukraine trong tương lai, vấn đề khủng hoảng lương thực thế giới - bấy nhiêu chủ đề gây chia rẽ.

Tổng thống Pháp và thủ tướng Đức đã đề nghị Vladimir Putin ngưng phong tỏa cảng Odessa để xuất khẩu ngũ cốc Ukraine. La Croixtrong bài "Châu Âu muốn lập hành lang ngũ cốc" nhấn mạnh, đây có thể là một trong những lãng phí lớn nhất lịch sử nếu 25 triệu tấn lúa mì và bắp bị hư hỏng trong các kho ở Ukraine. Dù năng lực sản xuất đã giảm đi một nửa, năm nay Ukraine vẫn thu hoạch được 40 đến 50 triệu tấn ngũ cốc. Trước đây, 90% được xuất đi bằng đường biển, nay nếu thay bằng xe lửa, chỉ có thể chuyên chở được 15%, hơn nữa lại thiếu các toa tàu và đường ray có chiều rộng khác với Tây Âu.

Bruxelles bổ sung thêm hai giải pháp : đường bộ đi qua Ba Lan và đường sông thông qua Romania, nhưng vừa chậm chạp vừa tốn kém. Còn phương án của Luân Đôn, hộ tống tàu hàng đến eo biển Bosphore rồi Địa Trung Hải là hiệu quả nhất nhưng lại rủi ro nhất. Hắc Hải do tàu Nga trấn giữ đầy mìn, mất nhiều thời gian để gỡ, và phải có sự hợp tác của Moskva. Phương án cuối cùng do Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc đề xuất, là dùng đường sắt đi qua Belarus cho đến các cảng Baltic, lần này thì cần sự phối hợp của Belarus - đồng minh Moskva. Les Echos nhận thấy điều mỉa mai là kẻ đi xâm lăng thủ lợi lớn với "vũ khí địa chính trị" lúa mì. Nga loại được đối thủ chính Ukraine trên thị trường quốc tế và túi thì lại rủng rỉnh tiền : lúa mì từ 280 euro/tấn đã vọt lên 400 euro/tấn.

Chiến trường Ukraine, lời cảnh báo hay cổ vũ Trung Quốc xâm lăng Đài Loan ?

Nhìn sang Châu Á, theoLes Echos, việc Nga xâm lăng Ukraine đã thay đổi các quy tắc ngoại giao thế giới, buộc nước Mỹ của ông Joe Biden phải chủ động được một nghệ thuật vô cùng tế nhị, đó là sự mập mờ chiến lược, cụ thể là chính sách về Đài Loan. Trên thực tế, không còn có thể đề cập đến vấn đề Đài Loan kiểu như cuộc xâm lăng Ukraine chưa hề xảy ra. Ban đầu là một làn gió lạc quan từ Đài Bắc đến Washington : những khó khăn quân sự của Nga là lời cảnh báo với Trung Quốc, giúp Đài Loan an toàn thêm vài năm nữa. Nhưng quân Nga dần tiến lên ở Donbass, dù khó nhọc, khiến phải đặt ra một câu hỏi khác : nếu ngược lại, Trung Quốc được khuyến khích ?

Một điều chắc chắn là sau tuyên bố Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc tấn công, các oanh tạc cơ chiến lược Trung Quốc và Nga đã bay qua biển Nhật Bản. Dù chỉ bay trên vùng biển quốc tế, nhưng thông điệp rõ ràng là không hòa hiếu, dường như để biểu dương tình hữu nghị "không giới hạn" giữa Bắc Kinh và Moskva. Phải chăng Nga và Trung Quốc đã cổ vũ lẫn nhau trong xu hướng bành trướng ? Và nếu vậy, bây giờ là lúc Hoa Kỳ không còn phải mập mờ : nếu dùng vũ lực để chiếm Đài Loan sẽ phải đối mặt với Mỹ ? Do cộng đồng quốc tế không có phản ứng mạnh khi Putin chiếm Crimea nên giờ đây ông ta mới mạnh dạn tấn công Ukraine, thế nên cần khẩn cấp răn đe Trung Quốc ?

Từ Biển Đông đến Nam Thái Bình Dương, Bắc Kinh luôn tỏ ra hung hăng, không cần che giấu tham vọng. Nhưng Đài Loan không phải là Ukraine và Trung Quốc không phải là Nga. Đài Loan là một đảo quốc, không có Ba Lan, các nước Baltic hay Romania bên cạnh, nên phải đưa thẳng vũ khí đến nơi. Và ngược với khẳng định của Bắc Kinh, Bộ Tứ không phải là một NATO Châu Á, Washington sẽ đơn độc và gần như trên tuyến đầu. Tác giả bài viết cho rằng việc nói thẳng chủ trương có thể tạo nguy cơ Nga và Trung Quốc càng thêm quyết tâm bành trướng.

Ấn Độ bị vạ lây vì mua vũ khí của Nga

Cũng liên quan đến Châu Á, Le Figaro nhận định quân đội Ấn Độ bị thiệt hại vì cuộc chiến tranh ở Ukraine : kỹ nghệ quốc phòng Nga phải lo thay thế số vũ khí bị tiêu hủy, không thể giao đạn dược, thiết bị mà New Delhi đã đặt hàng. Theo Stimson Center, 85% hệ thống vũ khí đang được Ấn Độ sử dụng là từ Nga. Trong chuyến thăm New Delhi hôm 06/12/2021, tổng thống Vladimir Putin và thủ tướng Narendra Modi đã ra tuyên bố chung cho biết hợp tác chiến lược của đôi bên hướng về việc cùng phát triển và sản xuất thiết bị quốc phòng. Nhưng sáu tháng sau, tham mưu trưởng lục quân Ấn Độ, tướng Manoj Pande nhìn nhận Nga không còn là đối tác khả tín : kể từ khi xâm lăng Ukraine, việc phụ tùng thay thế và đạn dược bị ảnh hưởng.

Tình hình còn đáng ngại hơn khi từ hai năm qua, giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn căng thẳng nhất là ở Ladakh tại Himalaya. Một nhà ngoại giao nước ngoài giấu tên cho biết quân đội Ấn chỉ còn đạn và thiết bị đủ dùng cho 13 đến 14 ngày trong trường hợp chiến tranh, trong khi lâu nay vẫn chuẩn bị chiến đấu trên cả hai mặt trận Trung Quốc và Pakistan. Đây là cú sốc cho New Delhi, vẫn luôn trông cậy vào Moskva kể từ thập niên 60. Chế độ Putin đã đẩy nhanh chuyển giao công nghệ, cho phép Ấn Độ lắp ráp các phi cơ tiêm kích Su-30, triển khai hỏa tiễn hành trình BrahMos, xây nhà máy chế tạo súng AK-203...

Ấn Độ đã đặt mua 25.000 hỏa tiễn cho những chiếc T-90 và T-72 từ năm 2013, nhưng chỉ mới 42% được giao, hợp đồng 17.500 hỏa tiễn chống tăng Concours cho bộ binh thì bị treo. Lục quân cũng thiếu T-90 và xe bọc thép chở quân BMP-2, nhất là loại rốc-kết Smerch được sử dụng ồ ạt vào đầu cuộc chiến Ukraine. Không quân cũng vậy, 30 đến 35% đội chiến đấu cơ Su-30 không thể cất cánh vì thiếu phụ tùng, và những hỏa tiễn tầm xa trang bị chỉ được giao 1/3. Trong số 5 hệ thống S-400 trị giá 5,5 tỉ đô la, chỉ mới nhận được một. Ấn Độ bắt đầu đa dạng hóa nhà cung cấp, quay sang Israel, Pháp, Mỹ - một cuộc cách mạng nho nhỏ đối với một quốc gia không liên kết.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào ?

"Gần 1/4 số xe tăng Nga được triển khai tại Ukraine từ ngày 24/02/2022 hiện không còn hoạt động". "Bộ binh cơ giới có lẽ đã mất khoảng 30% lực lượng" (1). Phía Kiev cho biết đã phá hủy gần 200 máy bay, gần 2.500 xe bọc thép của Nga. Moskva cũng liên tục thông báo oanh kích nhiều kho vũ khí và các đoàn viện trợ vũ khí của phương Tây cho Ukraine. Việt Nam, cũng như các nước nhập khẩu vũ khí của Nga và Ukraine, sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp từ những "tổn thất kinh hoàng" này.

vietmam1

Quân đội Việt Nam sẽ được tăng cường xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 mới, thay thế cho các đội tăng T-55 và T-62 cũ. (Wikimedia Commons)

Nga và Ukraine đang dồn lực lượng vào cuộc chiến chưa có dấu hiệu chấm dứt. Chiến trường khốc liệt ở miền đông Ukraine, đặc biệt là gần thành phố Severodonetsk trong những tuần qua, cho thấy phần nào những thiệt hại của quân đội Nga kể từ đầu cuộc tấn công. Nga huy động cả xe tăng đời mới nhất BMP-T Terminator, được coi là cỗ máy hủy diệt, với hy vọng thay đổi cục diện. Tuy nhiên, cả xe tăng đời cũ T-62 cũng được xuất kho trong bối cảnh hoạt động sản xuất vũ khí của Nga dường như đang chựng lại vì thiếu linh kiện công nghệ cao do bị phương Tây cấm vận.

Cả Nga và Ukraine sẽ ưu tiên tái trang bị cho lực lượng quốc phòng khi chiến tranh kết thúc. Ngoài ra, các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ ảnh hưởng đến ngành sản xuất vũ khí, cũng như hoạt động xuất khẩu của Nga. Vậy Việt Nam, cùng các nước khách hàng của Nga và Ukraine, sẽ bị tác động như thế nào ?

RFI tiếng Việt phỏng vấn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân Sự Pháp (IRSEM), ngày 25/05/2022.

*******

RFI :Ngoài những tổn thất nặng nề về thiết bị quân sự trong cuộc chiến ở Ukraine, Nga thừa nhận gặp khó khăn, chậm trễ trong việc sản xuất vũ khí do thiếu linh kiện vì các lệnh trừng phạt của phương Tây. Liệu những nước nhập khẩu vũ khí của Nga, ví dụ Việt Nam, có phải lo về nguồn cung ứng này không ?

Benoît de Tréglodé : Trước tiên cần nhắc đến việc các nước nhập khẩu vũ lớn của Nga, ví dụ Việt Nam là khách hàng quan trọng thứ 5, hoặc Ấn Độ là một trong những khách hàng lớn nhất của Nga, lại là những nước không thực sự tỏ ra lo ngại về vấn đề này. Những nước này đã thể hiện rõ lập trường trong các cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc, hoặc là họ vắng mặt, hoặc là họ chống các biện pháp trừng phạt, chống lại việc lên án cuộc can thiệp quân sự của Nga ở Ukraine. Việt Nam cũng làm tương tự. Vào tháng Tư, Việt Nam phản đối việc loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Có thể thấy mối quan hệ trực tiếp giữa những khách hàng vũ khí lớn của Nga với những nước phản đối việc lên án cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Về tác động của chiến tranh Ukraine đối với hoạt động xuất khẩu vũ khí Nga, có thể thấy rõ 3 yếu tố. Thứ nhất, các biện pháp trừng phạt của phương Tây và giấy phép nhập khẩu của các nước nhập khẩu vũ khí Nga có thể gây ra tác động về mặt hình ảnh cho chính những nước khách hàng này. Chắc chắn sẽ có tác động nhưng hiện giờ rất khó nói cụ thể.

Thứ hai là tác động về lâu dài, bởi vì Nga phải nhập từ nước ngoài một phần linh kiện điện tử công nghệ cao được sử dụng trong ngành công nghiệp vũ khí, trong đó có Trung Quốc. Nhưng điều phức tạp hơn là nhiều linh kiện lại do các nước phương Tây cung cấp, trong khi chính những nước này đã ban hành các biện pháp trừng phạt Moskva.

Tác động thứ ba đối với tương lai ngành xuất khẩu vũ khí Nga, theo tôi, đó chính là hình ảnh. Không ai có thể ngờ rằng lực lượng quân sự Nga lại kém hiệu quả trên thực địa khi đối đầu trước sức kháng cự của Ukraine. Điều này cũng có thể cho thấy những hạn chế về danh tiếng của vũ khí Nga. Truyền thông phương Tây liên tục đưa hình ảnh những xác xe tăng T-90 và nhiều loại chiến xa khác bị bắn cháy tan xác hoặc hư hỏng nặng. Thực tế này có thể tác động đến ngành công nghiệp vũ khí Nga trong tương lai.

RFI : Ông có thể nhắc lại những loại vũ khí và thiết bị quân sự được Việt Nam nhập từ Nga ?

Benoît de Tréglodé : Việt Nam là một khách hàng lớn của ngành công nghiệp vũ khí Nga từ cuối thập niên 1990. Ngược dòng lịch sử hai nước, có thể thấy Nga đồng hành với lịch sử đấu tranh của Việt Nam từ khi Liên Xô công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào tháng 01/1950. Sau đó, Liên Xô, rồi Nga, thường xuyên sát cánh với quân đội Việt Nam từ mặt quân sự, chính trị đến hợp tác quốc phòng và dĩ nhiên là cả vũ khí. Cuối thập niên 1990, khi Hà Nội quyết định hiện đại hóa hệ thống quốc phòng và thực hiện nhiều chương trình đầu tư lớn về vũ khí, dĩ nhiên Nga trở thành đối tác ưu tiên của Việt Nam.

Theo thẩm định hiện nay, hơn 80% vũ khí nhập khẩu của Việt Nam là mua của Nga từ cuối những năm 1990 và trong tất cả các lĩnh vực. Những chương trình mang tính biểu tượng nhất và quan trọng nhất là 6 tầu ngầm lớp Kilo trang bị cho Hải Quân Việt Nam. Ngoài ra phải kể đến các hợp đồng 36 máy bay Sukhoi-30 cho không quân và hải quân Việt Nam, 4 chiến hạm lớp Guepard cho hải quân, nhiều tàu hộ tống lớp Tarantul, toàn bộ hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển và phòng không, nhiều xe tăng T-90, đạn dược và súng trường AK. Tóm lại, cả ba lực lượng quân đội Việt Nam chủ yếu được trang bị vũ khí của Nga từ khoảng 20 năm nay.

Ngoài ra, cần phải nêu một chi tiết khá quan trọng khi nói đến sự phân bổ thị trường vũ khí đối với Hà Nội. Từ cuối những năm 1990, Việt Nam không tách biệt giữa các nhà công nghiệp vũ khí Nga và Ukraine, quốc gia cũng có truyền thống công nghiệp vũ khí, cho đến khi Moskva sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Sự chia rẽ bắt đầu vào thời điểm đó, các nhà công nghiệp vũ khí Nga và Ukraine ngày càng trở nên đối đầu trong việc xuất khẩu, trong đó có thị trường Việt Nam. Trong giai đoạn đó, Việt Nam nhập khẩu hơn 200 triệu đô la vũ khí của Ukraine và bị thiếu phần nào từ nguồn cung này do tác động của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine. Tóm lại, không chỉ nguồn cung vũ khí của Nga, mà cả vũ khí của Ukraine hiện cũng có thể có vấn đề.

RFI : Việc phương Tây ban hành hàng loạt biện pháp trừng phạt đối với Moskva sẽ tác động như thế nào đến hoạt động nhập khẩu vũ khí Nga của Việt Nam ?

Benoît de Tréglodé : Chúng ta đã thấy hiện tượng này ở cấp vùng, một số khách hàng truyền thống của Nga như Thái Lan đã dần hướng sang các nhà sản xuất khác. Một trong những nước được lợi nhất trong quá trình phân bổ lại việc bán vũ khí ở Đông Nam Á có lẽ là các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc.

Tôi xin nhắc lại là năm 2020-2021, Trung Quốc là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư trên thế giới, sau Mỹ, Nga, Pháp, và là nước bán nhiều vũ khí nhất trên thế giới. Năm 2020, Trung Quốc bán 53 triệu đô la vũ khí cho Đông Nam Á. Con số phần nào khiêm tốn này đã tăng vọt lên trong năm sau, lên thành 285 triệu đô la. Có thể là một một số khách hàng truyền thống của Moskva đã e ngại về các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với vũ khí Nga.

Tuy nhiên, điều này chỉ ảnh hưởng một phần đến Việt Nam. Như nêu ở trên, Việt Nam có truyền thống lâu dài với quân đội Nga, vượt qua cả phạm vi vũ khí đơn thuần. Ngày 01/12/2021, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang và đồng nhiệm Nga Sergey Shoigu đã ký ở Moskva một thỏa thuận mới để tăng cường hợp tác quân sự, tăng cường quan hệ đối tác về công nghệ và bán vũ khí giữa hai nước. Do đó, có thể thấy đây chưa phải là giai đoạn Việt Nam sắp "đổi súng". Hợp tác vũ khí và quân sự Nga-Việt vẫn ở mức rất cao. Điều này được thể hiện trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Đây là mức quan hệ cấp cao nhất của Việt Nam và Hà Nội chỉ ký với ba nước, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga.

Có một chi tiết nhỏ cần lưu ý, đó là vào thời điểm thỏa thuận hợp tác quốc phòng song phương được ký tháng 12/2021, phía Việt Nam đã giảm bớt đặt hàng với các nhà sản xuất Nga. Hợp đồng lớn gần đây nhất được ký năm 2019, Việt Nam mua 12 chiến đấu cơ huấn luyện Yakovlev của Nga. Sau đó, không có thêm hợp đồng lớn được ký giữa hai nước. Tuy nhiên, hai bên đang thảo luận về việc mua chiến đấu cơ cho không quân. Vấn đề này rõ ràng là một thách thức chiến lược lớn cho Việt Nam hiện nay.

RFI :Trước tất cả những bất cập được nêu ở trên, Việt Nam có thể tìm giải pháp thay thế nguồn cung cấp thiết bị quân sự Nga như thế nào ?

Benoît de Tréglodé : Trước tiên, như tôi đã nêu ở trên, ngoài nguồn thay thế vũ khí Nga, Hà Nội cũng phải tìm nguồn thay thế cho vũ khí Ukraine mà Việt Nam cũng là một khách hàng lớn từ khoảng 20 năm nay. Từ vài năm nay, nhìn chung là từ khủng hoảng bán đảo Crimea năm 2014, Việt Nam phải tính đến việc đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí. Trong bộ quốc phòng Việt Nam, trong bộ máy Nhà nước và bộ máy an ninh đã có những cuộc thảo luận về việc cần phải có những nhà cung cấp vũ khí nước ngoài khác vì hai lý do. Thứ nhất dĩ nhiên liên quan đến thiệt hại của Ukraine, tiếp theo là những lý do địa-chính trị liên quan đến việc Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau.

Hà Nội đang trao đổi rất nhiều với các nước Israel, Belarus, Hà Lan, đề cập một chút với một số nước Liên Hiệp Châu Âu khác, trong đó có Pháp, và với Hoa Kỳ. Nhưng việc hướng sang các nhà cung cấp mới này cũng đặt ra nhiều vấn đề địa-chính trị đáng kể.

Ngoài ra, việc Moskva và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác an ninh cũng đặt ra hai vấn đề đối với Hà Nội. Điểm thứ nhất, chưa bao giờ Việt Nam nhận được sự ủng hộ rõ ràng của Nga về vấn đề Biển Đông. Các nhà hoạch định chiến lược Việt Nam biết rằng trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông với Trung Quốc, Nga sẽ không giúp Việt Nam. Họ cũng sợ bị phụ thuộc về mặt công nghệ vào trang thiết bị giống với thiết bị cũng được quân đội Trung Quốc sử dụng. Điểm thứ hai, Hà Nội bức xúc việc Moskva thiếu ủng hộ vào năm 2016 khi Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye ra phán quyết vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đây là hai điểm khiến các nhà lãnh đạo Việt Nam không muốn "đặt hết trứng vào một giỏ" đối với Nga, nhất là đối với các loại vũ khí công nghệ cao liên quan trực tiếp đến chiến tranh mạng, thiết bị dành cho an ninh mạng hoặc liên quan đến những chương trình vô cùng tinh vi về mặt công nghệ, như thiết bị bay không người lái vũ trang mà Việt Nam muốn có và phần nào nhờ vào tập đoàn Viettel.

Hà Nội đang xét lại định hướng quan hệ chiến lược nhưng không có chuyện xem xét lại hoàn toàn mối quan hệ quốc phòng mạnh mẽ về mặt lịch sử và được ủng hộ về mặt chính trị. Tổng thống Vladimir Putin rất nổi tiếng ở Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó một phần lớn đã sống ở Liên Xô hoặc ở Nga, có mối quan hệ hữu nghị vững chắc với Nga. Cuối cùng, về mặt ý thức hệ, chính quyền Việt Nam vẫn ủng hộ người Nga, vì thế Việt Nam chưa sẵn sàng đổi hướng.

RFI :RFI Tiếng Việt xin trân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 30/05/2022

Chú thích :

(1) Theo thống kê của trang Oryx, chuyên theo dõi thiệt hại của quân đội Nga ở Ukraine, được trang Public Sénat trích ngày 23/05/2022.

Additional Info

  • Author Benoît de Tréglodé, Thu Hằng
Published in Diễn đàn

Quân Nga đồng loạt oanh kích hơn 40 đô thị vùng Donbass

Trọng Thành, RFI, 26/05/2022

Quân đội Nga khép chặt gọng kìm xung quanh thành phố Severodonetsk, tỉnh Lugansk và tăng cường tấn công trên toàn chiến tuyến vùng Donbass. Theo phía Ukraine, quân Nga đồng loạt oanh kích hơn 40 thành phố, thị trấn. Kiev yêu cầu đồng minh phương Tây khẩn trương viện trợ thêm "vũ khí hạng nặng" để kháng cự với quân Nga.

donbass1

Thành phố Severodonetsk, miền đông Ukraine, bị quân Nga pháo kích ngày 21/05/2022.  AFP - ARIS MESSINIS

Hãng tin Pháp AFP dẫn lại thông tin từ trang mạng Facebook của quân đội Ukraine hôm qua, 25/05/2022 : "Lực lượng chiếm đóng đã pháo kích vào hơn 40 đô thị ở hai tỉnh Donetsk và Lugansk, phá hủy hoặc làm hư hại 47 vị trí dân sự, bao gồm 38 nhà ở và một trường học. Hậu quả của đợt pháo kích này khiến 5 dân thường chết và 12 người bị thương". Cũng thông báo nói trên, cho biết "10 cuộc tấn công của quân thù đã bị đẩy lùi, 4 xe tăng và 4 máy bay không người lái bị phá hủy, và 62 ‘lính địch’ bị giết".

Riêng về tình hình thành phố Severodonetsk, đang bị quân Nga dồn lực tấn công, trên mạng Telegram tối hôm qua, thống đốc tỉnh Lugansk phía chính quyền Kiev, ông Serguiï Gaïdaï, cho biết quân Nga đang liên tục tấn công hủy diệt thành phố, với pháo phản lực đa nòng Smertch và Tornado. Chiến sự diễn ra ngay sát khu vực ngoại ô thành phố. Theo thống đốc Serguiï Gaïdaï, "tuần tới sẽ là tuần lễ quyết định"

Thành phố Severodonetsk là một trong những đô thị quan trọng cuối cùng tại tỉnh Lugansk hiện còn do Ukraine kiểm soát. Nếu chiếm được Severodonetsk, quân Nga coi như kiểm soát được toàn bộ tỉnh Lugansk. Hãng tin Nga Interfax dẫn lời một đại diện của lực lượng ly khai thân Nga, ẩn danh, cho biết Severodonetsk đã bị "bao vây" từ ba mặt, và cây cầu duy nhất cho phép rời khỏi thành phố kể từ giờ đã nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Nga. AFP hiện chưa thể kiểm chứng được thông tin này.

Ngược lại, theo thống đốc Serguiï Gaïdaï, chính quyền Ukraine vẫn còn có thể tiếp tục phân phát cứu trợ và tổ chức sơ tán khỏi thành phố Severodonetsk. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ukraine, Oleksandre Motouzyanyk, hôm qua cho biết, các lực lượng Nga đã giành được "một số thắng lợi chiến thuật tạm thời" tại một số khu vực, tuy nhiên, bác bỏ việc quân đội Ukraine đang phải lùi bước.

Tại Diễn đàn Kinh tế Davos, ở Thụy Sĩ, ngoại trưởng Ukraine, ông Dmytro Kuleba, khẳng định quân đội Nga được trang bị tốt hơn hẳn phía Ukraine về một số loại vũ khí hạng nặng, đặc biệt về "pháo phản lực đa nòng", khiến tương quan lực lượng nghiêng hẳn về phía Nga. Kiev kêu gọi các đồng minh phương Tây khẩn trương cung cấp loại vũ khí này.

Trọng Thành

*******************

Ukraine muốn có hành lang an toàn ở cảng Odessa để xuất khẩu nông phẩm

Thùy Dương, RFI, 26/05/2022

Lo ngại mất khả năng xuất khẩu ngũ cốc do các cảng biển bị quân Nga phong tỏa, tại diễn đàn kinh tế Davos, Thụy Sĩ, ngoại trưởng Ukraine Kuleba ngày 25/05/2022 muốn Kiev và Liên Hiệp Quốc thảo luận về việc lập một hành lang an toàn từ cảng Odessa để xuât chuyển nông phẩm ra nước ngoài.

donbass2

Tàu chở hàng cập cảng Odessa, Ukraine. Ảnh chụp ngày 04/11/2016  Reuters - Valentyn Ogirenko

Đây cũng là chủ đề thảo luận giữa hai ngoại trưởng Mỹ và Ukraine hầu đầu tuần. Theo Reuters, Kiev muốn cảng Odessa được rà phá bom mìn và có sự bảo đảm là Nga sẽ không tấn công.

Ngay từ đầu chiến tranh Ukraine, quân Nga đã phong tỏa cảng Odessa, cửa ngõ xuất khẩu quan trọng ở miền nam Ukraine, gây tổn hại cho nền kinh tế Ukraine và tác động đến an toàn lương thực - thực phẩm của thế giới.

Từ cảng Odessa, hai đặc phái viên, Sébastien Nemeth và Jad El Khoury, gửi về bài phóng sự :

"Lẽ ra đây là mùa cao điểm, nhưng hiện giờ các bãi biển và vùng ven biển của Odessa hầu như đều vắng bóng người. Thành phố không còn giữ được dáng vẻ như trước và cư dân thành phố đang sống dưới sự phong tỏa của Nga, kéo dài từ Biển Đen đến biển Azov. Albert Kabakov, chủ tịch câu lạc bộ du thuyền nói :

"Các tàu chiến của Nga chủ yếu tập trung gần Đảo Rắn, cách đây 100km. Trong tuần đầu tiên của cuộc xung đột, chúng tôi còn có thể trông thấy chúng. Quân Nga thậm chí nhắm vào các tàu thương mại. Hiện giờ, không tàu nào có thể ra khơi. Binh sĩ bảo vệ bờ biển. Đi dạo chơi cũng bị cấm. Các vị thấy đấy, có một sợi dây chắn lối ra từ cảng. Chúng tôi thậm chí đã nhìn thấy thủy lôi trôi nổi đến tận đây, cách bờ biển 15m. Những người lính đã đến, kéo nó ra ngoài xa và kích nổ".

Bản thân cảng cũng đã trở thành một boongke không thể vào được và một phần miền nam đất nước đã bị quân Nga chiếm đóng. Thế nhưng, đối với Natalia Kumeniuk, phát ngôn viên Bộ chỉ huy khu vực của Ukraine, không thể để vùng lãnh thổ này lọt vào tay quân thù :

"Ngay từ đầu, Putin đã nói rằng khu vực này là mục tiêu, nhất là cảng Odessa. Miền Nam Ukraine thu hút sự quan tâm của Nga, đặc biệt là về nguồn điện và khí đốt để cung ứng cho Crimea. Chiếm được thành phố Kherson giúp quân Nga làm được điều đó và cho phép họ chặn đường ra biển của chúng tôi, và cuối cùng là mở cho họ một con đường đến Transnistria. Nhưng quân đội Nga không mạnh, họ chỉ đông thôi. Và cuộc chiến này sẽ sớm kết thúc. Nếu quân Nga đào chiến hào và tìm cách trụ lại mãi ở miền nam Ukraine, chúng tôi sẽ chôn vùi họ ngay tại đây".

Nga cố gắng phong tỏa để bóp nghẹt nền kinh tế Ukraine và cảng Odessa, nơi hàng chục ngàn tấn thực phẩm được xuất khẩu mỗi tháng. Vì vậy, quân đội Ukraine đang yêu cầu phương Tây chuyển vũ khí nhanh chóng hơn nữa cho Ukraine để họ sớm tìm cách phản công".

Thùy Dương

*************************

Hạm đội Biển Đen phong tỏa cảng Ukraine, nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

Chi Phương, RFI, 26/05/2022

Cảng biển miền nam Ukraine vẫn bị Hạm đội Biển Đen của Nga phong toả từ 3 tháng qua. Khoảng 95 % tàu quốc tế bị ngăn cấm di chuyển trên biển Đen và biển Azov. An ninh lương thực thế giới có thể bị tác động nghiêm trọng do Ukraine là một nước xuất khẩu lương thực lớn.

donbass3

Cảng Mariupol, miền nam Ukraine, 23/02/2022. AP - Sergei Grits

Thương nhân nước này đã mất hàng triệu đô. Doanh nhân Andrez Bezukh cho biết sản lượng cá mỗi năm của công ty khoảng 350 tấn cá , tuy nhiên con số này dự kiến chưa đạt 100 tấn vào năm 2022.

"Công ty của tôi đã thua lỗ rất nhiều. Mọi người đang lao đao và phải tìm các công việc khác trong thời gian này. Tất cả các tàu thuyền đi lại đã bị cấm, ngay cả tàu đánh cá. Những con tàu từ tây bắc Crimea đậu ở đây đều bị cấm di chuyển. Hôm 18/05, chúng tôi được phép ra khơi để thu lại dụng cụ đánh cá mà chúng tôi đã bố trí ở đó từ ngày 24/02 do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Chúng tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo". 

https://youtu.be/Bo1VFnZPE8E

Cảng biển Odessa, Ukraine, 04/11/2022.  Reuters - Valentyn Ogirenko

Các hoạt động xuất nhập khẩu bị tê liệt, nhiều mặt hàng xuất khẩu thiết yếu của Ukraine không thể xuất cảng được. Nhà xuất khẩu lương thực Vitaly Lavrov cho hay :

"Trước kia chúng tôi có thể xuất khẩu đến 6 triệu tấn lương thực mỗi tháng từ các cảng hay các trung tâm vận chuyển khác, hiện giờ lượng xuất khẩu chỉ đạt 600 700 nghìn tấn. Chúng tôi đang cố gắng xoay xở để xuất hàng từ các cảng khác, từ cảng Danube chẳng hạn". 

Ukraine là một trong những nước xuất khẩu nông phẩm lớn nhất thế giới, cung cấp 12 % sản lượng ngũ cốc và một nửa dầu hướng dướng cho toàn cầu. Liên Hiệp Quốc cho biết, nếu các cảng của Ukraine không hoạt động trở lại trong vòng 2 tháng tới, rất có thể thế giới sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Chi Phương

Additional Info

  • Author Trọng Thành, Thùy Dương, Chi Phương
Published in Quốc tế