Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bạn đọc ắt hẳn sẽ khó chịu với câu hỏi kỳ lạ của tôi vì tin rằng Việt Nam vẫn là một đất nước độc lập, có chủ quyền, chắc chắn không phải là một khu tự trị thuộc Trung Quốc. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh cùng tôi điểm qua vài sự việc, rồi mỗi người tự trả lời câu hỏi đó một cách thành thật, thẳng thắn và nghiêm túc nhứt.

chuhau1

Biểu tình chống lệ thuộc Trung Quốc - Ảnh minh họa

Đảng cộng sản Việt Nam muốn là nô lệ của đảng cộng sản Trung Quốc

Kể từ năm 1950 cho đến nay, quan hệ Việt – Trung trải qua nhiều thăng trầm khác nhau : ngọt ngào, cay đắng, thù ghét, xung đột, và cuối cùng là "16 chữ vàng và 4 tốt".

Có nhiều dữ liệu về mối quan hệ Việt – Trung được xem là "bí mật quốc gia" và được các chóp bu hai phía giấu nhẹm. Tuy nhiên, dựa trên những sự kiện lịch sử, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy sự thần phục gần như là tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam trước Trung Quốc.

Sự kiện đánh dấu sự thay đổi từ "đối đầu" sang "quỳ gối cúi đầu" của chóp bu Việt Nam trước Trung Quốc là cuộc xâm chiếm đảo Gạc Ma – Trường Sa vào tháng 2/1988 của Trung Quốc.

Ngày 14/3/1988, Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ tại Đảo Gạc Ma (Fiery Cross Reef) và 3 tàu của Hải quân Việt Nam đã đến đây nhằm ngăn cản kế hoạch của Trung Quốc. Khi phía Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rời khỏi Đảo Gạc Ma, lực lượng hải quân Trung Quốc đã nổ súng khai chiến. Cuộc chiến chỉ kéo dài 28 phút, nhưng khiến ít nhất 70 chiến sĩ Việt Nam thiệt mạng và 3 chiếc tàu bị cháy và hư hỏng nặng.

Ngày 23/3/1988, lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đề nghị đàm phán với Trung Quốc về tranh chấp ở Trường Sa, nhưng Trung Quốc đã từ chối. Ngay sau đó, chóp bu cộng sản Việt Nam lại tiếp tục đề nghị đàm phán với Trung Quốc, nhưng lại bị từ chối.

Năm 1989, chóp bu cộng sản Việt Nam quyết định trao trả lại quyền kiểm soát Cambodia, đổi lấy "bình thường hóa quan hệ quốc tế và xây dựng kinh tế" với Trung Quốc.

Tháng 9/1990, chóp bu cộng sản Việt Nam có cuộc họp bí mật tại Thành Đô, Trung Quốc để thảo luận về việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Có nhiều chi tiết về cuộc hội quan trọng này vẫn chưa được công khai. Tuy nhiên, nhìn chung, phía Việt Nam đồng ý hợp tác với Trung Quốc và điều phối các vấn đề ngoại giao của Việt Nam trong tương lai thông qua Bắc Kinh. Trung Quốc cam kết hỗ trợ kinh tế cho Hà Nội và hai bên nhất trí thiết lập giao dịch thương mại qua biên giới (1).

Dấu hiệu sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô từ đầu năm 1990 đã đẩy Việt Nam sát lại gần Trung Quốc. Tháng 11/1991, Việt – Trung tái thiết lập quan hệ ngoại giao sau gần một thập kỉ xung đột. Đảng cộng sản cần sự trợ giúp về kinh tế và chính trị của Trung Quốc để duy trì quyền lực cai trị tại Việt Nam.

Chúng ta dễ dàng thấy rằng kể từ sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt – Trung, thì sự thần phục của nhà nước cộng sản Việt Nam với Trung Quốc ngày càng rõ rệt và gần như là tuyệt đối.

Các văn kiện bán nước "Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc"

Đọc và ngẫm các bản tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc năm 2015 và năm 2017 sẽ thấy được kế hoạch "nhượng địa" của bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam với Trung Quốc.

Điểm đáng chú ý trong các Tuyên bố chung này là việc mở cửa biên giới cho phép người Trung Quốc dễ dàng qua Việt Nam cũng như Việt Nam sẽ tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong các giao dịch thương mại. Hiểu một cách giản dị đó là Trung Quốc được tự do thực hiện những kế hoạch chiến lược trên toàn lãnh thổ Việt Nam mà không gặp bất kỳ khó khăn, trở ngại nào.

Trong cả hai bản tuyên bố chung năm 2015 và năm 2017, Việt – Trung "nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất… giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông". Trong thực tế, những cam kết này chỉ được áp dụng đơn phương bởi chính quyền Việt Nam vì cho đến nay Trung Quốc vẫn không công nhận phán quyết của Tòa án quốc tế về tranh chấp Biển Đông và đơn phương cấm Việt Nam khai thác dầu mỏ tại vùng biển tranh chấp vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Phẫn nộ hơn là trong những năm gần đây, hải quân Trung Quốc đã liên tiếp bắn hoặc đâm chìm tàu cá Việt Nam, khiến nhiều ngư dân phải thiệt mạng trong sự im lặng đớn hèn của cả quân đội lẫn chính quyền. Nhục nhã nhứt là khi cả Bộ ngoại giao lẫn Đảng cộng sản ra lệnh cho báo chí đồng thanh gọi những chiếc tàu mang quốc kỳ Trung Quốc, đâm chìm tàu cá Việt Nam, là "tàu lạ". Đảng cộng sản tự nhận là chính quyền đại diện dân tộc Việt Nam, nhưng lại sợ hãi, hèn nhát, chớ dám hé môi phản đối bọn đánh, giết dân Việt. Cường quyền khốn nạn như thế chắc chắn không xứng đáng để tồn tại.

Tuyên bố chung năm 2017 nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác và trao đổi Việt – Trung ở mọi lĩnh vực : kinh tế, nông nghiệp, ngân hàng, cơ sở hạ tầng giao thông, quốc phòng, giáo dục và văn hóa. Vô số hàng giả, sản phẩm độc hại cũng như máy móc, thiết bị lạc hậu, gây ô nhiễm nghiêm trọng của Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam một cách dễ dàng.

Nguy hiểm hơn, Việt Nam vẫn tiếp tục gửi các sĩ quan quân đội và cán bộ đảng viên sang Trung Quốc học tập và huấn luyện chuyên môn. Đội ngũ an ninh quốc gia của một đảng cầm quyền mà phải qua một đất nước khác để học tập và nâng cao kỹ năng, thì có lạ lùng và nguy hiểm hay không ? An ninh quốc gia có thực sự là trách nhiệm của Đảng cộng sản Việt Nam hay đích thực của Trung Quốc ?

Cuối tháng 5/2018, Bộ chính trị còn ra lệnh cho Quốc hội bù nhìn – lập pháp với hơn 95% là đảng viên, phải thông qua dự luật đặc khu, cho thuê 3 vị trí quan trọng là Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) – Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) – Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) với thời hạn là 99 năm. Vấn đề cần nhấn mạnh không phải là thời hạn đặc khu bao nhiêu năm, mà là sự bất tín và bản chất dối trá của đảng cầm quyền. Dự luật là "cho thuê" nhưng nếu có chuyển sang "nhượng địa" thì làm sao người dân biết được ? Với phụ thuộc quá rõ ràng của nhà nước Việt Nam vào Trung Quốc, thì chủ tương lai của cả 3 đặc khu chắc chắn sẽ là những người có gốc rễ Trung Quốc. Luật đặc khu chắc chắn sẽ thông qua. Rồi Vân Đồn và Bắc Vân Phong sẽ về tay Trung Quốc bởi vì Tập Cận Bình cần hai địa thế đó để giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu của chiến lược Vành đai & Con đường.

chuhau2

Chiến lược Vành Đai và Con Đường

Chưa hết, quốc hội bù nhìn Việt Nam cũng sắp thông qua dự luật An ninh mạng, với nhiều quy định tương tự Luật An ninh mạng Trung Quốc. Trọng tâm của Luật An ninh mạng Trung Quốc là kiểm duyệt, bóp nghẹt và kiểm soát tiếng nói bất đồng chính kiến và trọng tâm đó cũng được nhà nước Việt Nam "sao y bản chính" cho dự luật An ninh mạng Việt Nam.

Việc đàn áp và bắt giam liên tục những nhà hoạt động có tiếng nói mạnh mẽ chống sự bành trướng của Trung Quốc như Mẹ Nấm, Hội Anh Em Dân Chủ... từ đầu năm 2017 cho đến nay, chứng tỏ được sự thần phục vô điều kiện của chính quyền Việt Nam trước Trung Quốc.

Có đất nước nào trên thế giới mà người dân bị chính quyền đàn áp và tống giam vì dám chống đối và tỏ thái độ không ưa thích Trung Quốc, như người dân Việt Nam hay không ?

Có đất nước nào như Việt Nam, mà chính quyền ra lệnh bắt bớ, đánh đập, bịt miệng người dân vì biểu tình phản đối lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hay không ?

Có đất nước nào trên thế giới mà người dân đi đến đâu cũng thấy "rõ như ban ngày" sự lệ thuộc quá đáng của chính quyền vào Trung Quốc ?

Có đất nước nào như Việt Nam, mà chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc, trong khi chẳng mấy quan tâm doanh nghiệp tư nhân nước nhà ?

Có đất nước nào như Việt Nam, mà chính quyền tìm cách phá hoại những cuộc tưởng niệm ngày Trung Quốc cướp Hoàng Sa – Trường Sa và giết hại dã man quân lính Việt Nam hay không ?

Tôi tin chắc những ai quan tâm đến thực trạng đất nước đã có câu trả lời cho mình. Hãy dành cho mình một phút thinh lặng. Ngẫm. Để thấy Việt Nam làm gì có Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc nữa.

Mao Trạch Đông với câu nói nổi tiếng : "Every Communist must grasp the truth : Political power grows out of the barrel of a gun". (Tạm dịch : "Mỗi một người cộng sản phải nắm vững được chân lý : Quyền lực chính trị lớn mạnh từ một khẩu súng").

Đảng cộng sản Việt Nam không dám bóp còi khẩu súng quyền lực của mình, bởi nỗi khiếp sợ kinh hoàng trước Trung Quốc. Nỗi sợ Trung Quốc đã ăn sâu vào não bộ và xương máu của các tầng lớp chóp bu đảng cộng sản, làm tê liệt mọi giác quan và khiến họ chỉ biết phục tùng Trung Quốc. Khi mà quyền lực chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam bị điều khiển và chi phối toàn diện bởi chóp bu Trung Quốc, thì vai trò của đảng cộng sản không phải là đảng cầm quyền, lãnh đạo Việt Nam, mà là một phân bộ của đảng cộng sản Trung Quốc và là một chư hầu phương Bắc.

Chúng ta phải làm gì ? Thoát đảng để thoát Trung !

Mỗi một năm có ít nhứt là 10 ngàn người rời bỏ quê hương để tha phương cầu thực tại các nước khác. Từ tháng 2/2017 đến nay, gần 100 ngàn người Việt đã sang các tỉnh gần khu vực biên giới Việt – Trung để làm việc vì nhà nước Việt Nam thất bại trong việc tạo ra việc làm (2).

Tại sao Việt Nam ngày càng lụn bại, nhưng đảng cộng sản vẫn ngang nhiên tồn tại để "quỳ gối, cúi đầu" trước Trung Quốc mà không gặp phải bất kỳ phản kháng đáng kể nào ?

Đảng cầm quyền chấp nhận sự điều khiển và chi phối gần như là tuyệt đối của Trung Quốc. Như vậy, Việt Nam hiện có phải là một đất nước thực sự độc lập hay không ? Tự do – Hạnh phúc ở đâu khi dân không được quyền phản đối chính quyền lẫn sự bành trướng của Trung Quốc ?

Chán chường. Mệt mỏi. Thất vọng. Và rất bất lực. Đó là những cảm xúc hiện tại của đại đa số người dân, nhắc nhở chúng ta tổ quốc Việt Nam đang tan rã. Rất nhiều người muốn thay thế chế độ cộng sản bằng thể chế dân chủ đa nguyên, nhưng họ vẫn đang chờ đợi sự dẫn dắt của một tổ chức đáng tin cậy.

Đất nước hơn 90 triệu người nhưng là 90 triệu người cô đơn và lẻ loi trong khi đảng cộng sản lại chấp nhận liêt kết lại với nhau để tồn tại. Vì thế, 90 triệu người Việt vẫn đang rất bất lực trước đảng cộng sản, chỉ vỏn vẹn vài triệu người. Câu hỏi quan trọng là tại sao những người yêu chuộng dân chủvẫn không hình thành được một lực lượng chính trị lớn mạnh, tạo áp lực buộc đảng cộng sản phải chấp nhận bầu cử tự do và công bằng ?

Âm mưu thôn tính và đồng hóa Việt Nam của Trung Quốc vốn đã có từ ngàn năm nay. Có lẽ chúng ta chỉ tập trung vào hiểm họa Trung Quốc mà quên vấn đề quan trọng hơn : vai trò tích cực của Đảng cộng sản Việt Nam trợ giúp Trung Quốc chiếm đóng Việt Nam, mà không cần tốn một viên đạn.

Vấn đề nguy ngập là nguy cơ tan rã quốc gia. Hãy thinh lặng để quan sát kỹ và lắng nghe nỗi thất vọng và chán chường của quốc dân trên khắp mọi miền, để thấy Việt Nam hiện đang rất nguy ngập và chia rẽ sâu sắc. Hậu quả kinh khủng này không phải do Trung Quốc trực tiếp gây ra, nhưng là hệ quả từ ách cai trị độc tài của Đảng cộng sản Việt Nam. Chế độ cộng sản "không cần dân chúng tin yêu mình, mà chỉ cần người dân đừng gắn bó với nhau để không có sức đề kháng. Không gì thỏa mãn các tập đoàn độc tài hơn là sự thờ ơ và vô cảm của một quần chúng bất lực vì chia rẽ".

Một đất nước mà không xây dựng được dù chỉ là một lực lượng dân tộc có tầm vóc, có tổ chức, thì tầng lớp trí thức phải chịu trách nhiệm nhiều nhứt. Sẽ có bạn nói với tôi : Trách nhiệm phải của toàn dân, chứ không chỉ riêng trí thức. Tôi chia sẻ quan điểm đó, nhưng không hoàn toàn đồng ý.

Theo học thuyết Thang bậc nhu cầu (Maslow’s Hierarachy of Needs), con người phải thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản, thì họ mới nghĩ đến các nhu cầu cao cấp hơn : nhu cầu về an toàn (safety needs) và nhu cầu về xã hội (belonging and love needs). Nhu cầu cơ bản là các nhu cầu tối thiểu và mạnh mẽ nhứt của con người, như không khí để thở, thức ăn, nhà cửa, ngủ nghỉ, các nhu cầu làm cho con người thoải mái. Rất nhiều dữ liệu chứng minh phần lớn dân số Việt Nam vẫn còn nghèo. Nghĩa là, nhiều nông dân, công nhân, ngư dân phải lao động vất vả để chăm lo các nhu cầu tối thiểu cho bản thân và gia đình. Miếng ăn lo chưa xong, còn bị nhồi nhét bởi chính sách ngu dân quanh năm suốt tháng, thì làm sao có thể trách họ không quan tâm đến đất nước ?

Trong khi đó, rất nhiều người Việt Nam được coi hoặc tự nhận mình là "trí thức" đã đạt được các nhu cầu cơ bản "đủ ăn, đủ mặc" vì điều kiện kinh tế tương đối khá. Những "trí thức" này hiểu và biết được đảng cộng sản là gốc rễ của mọi lụn bại và kém cỏi của đất nước, nhưng thay vì phản kháng, họ chọn im lặng và thậm chí thỏa hiệp với cường quyền cộng sản.

Lịch sử thế giới đã chứng minh trí thức là kiến trúc sư và lực lượng nòng cốt của các cuộc tranh đấu thay đổi thể chế. Napoleon từng nhấn mạnh : "Quần chúng chỉ là con số không dài vô tận, giá trị chỉ là con số đầu". Những con số đầu là vai trò lãnh đạo vô cùng quan trọng của tầng lớp trí thức hoặc các tổ chức với đường lối, cương lĩnh rõ ràng.Bằng cấp cao hoặc kiến thức chuyên môn không làm nên trí thức, nhưng phải là thái độ. Trí thức đúng nghĩa bày tỏ thái độ chính trị, sẵn sàng phản kháng bất công, suy nghĩ độc lập và luôn thao thức tìm ra giải pháp cho những vấn đề chung của đất nước.

Với khá nhiều người, Việt Nam hiện tại chỉ là ngôi nhà tạm, không phải là một quốc gia đúng nghĩa. Nhiệm vụ quan trọng của tầng lớp trí thức là tập trung xây dựng lại ý niệm quốc gia, gầy dựng lại lòng yêu nước để có thể hình thành được ít nhất một lực lượng dấn thân chính trị, bằng những tư tưởng đúng đắn. Lực lượng này sẽ dẫn dắt và lãnh đạo quần chúng, kết hợp thành một khối sức mạnh chính nghĩa, yêu sách Đảng cộng sản Việt Nam phải tổ chức bầu cử tự do, công bằng.

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một tổ chức chính trị, đã và đang nỗ lực xây dựng một kết hợp dân tộc lớn mạnh, bằng vũ khí của lẽ phải và tư tưởng dân chủ đa nguyên, bất bạo động, và hòa giải & hòa hợp dân tộc.

Dân tộc Việt Nam cần một kết hợp dân chủ lương thiện, có khả năng, và đủ quyết tâm, dựa trên nền tảng lòng yêu nước và bao dung, để thay thế đảng cộng sản vốn đang trực tiếptàn phá và tiếp tay cho giặc hủy hoại tổ quốc.Tôi tin chắc vẫn có một bộ phận nhỏ các đảng viên muốn đưa đất nước thoát khỏi sự lệ thuộc quá đáng vào Trung Quốc. Hãy vượt qua nỗi sợ, liên kết với các tổ chức chính trị đối lập, tạo áp lực buộc đảng cộng sản phải chấp nhận bầu cử tự do và công bằng.

Việt Nam có đủ điều kiện để vươn mình trở thành một quốc gia độc lập và tự cường đúng nghĩa. Việt Nam dân chủ đa nguyên với nền kinh tế vững mạnh và phát triển, sẽ nhanh chóng loại bỏ sự phụ thuộc vào Trung Quốcvà có được sự kính sợ tự nguyện của Trung Quốc.

"Chúng ta là người Việt Nam, và tương lai của chúng ta gắn liền với tương lai của đất nước Việt Nam. Chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn là xây dựng một tương lai Việt Nam chung" (Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai).

Mai V. Phạm

(07/06/2018)

THDCĐN - "Chung Một Giấc Mơ Việt Nam"

Tham khảo :

(1) David Wurfel, Between China and ASEAN : The Dialectics of Recent Vietnamese Foreign Policy, NY, 1999.

(2) http://www.xinhuanet.com/english/2018-05/29/c_137215186.htm

Published in Quan điểm

"Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn, là những kẻ không có đủ trí óc để trung thực"

Benjamin Franklin

Người Việt thường dùng câu thành ngữ "Lo bò trắng răng", hoặc "Lo bò trống răng" để nhắc nhở người khác đừng lo lắng chuyện hảo huyền, viển vông không có khả năng xảy ra. Nay tôi cũng mượn câu thành ngữ này để trấn an Trưởng ban tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng về nỗi lo "chủ nghĩa dân túy" sẽ "xuất hiện ở Việt Nam".

dantuy1

Ông Võ Văn Thưởng (giữa) nhận quyết định làm Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương chiều 5/2/2016 - Ảnh : Thuận Thắng

Tôi không nhịn được cười khi bắt gặp sự hoang tưởng pha lẫn với ấu trĩ trong bài "Chủ nghĩa dân túy và những cảnh báo đối với Việt Nam" của Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Thú thực, tôi không có ý định đọc bài này bởi phản xạ hình thành sau gần 20 năm bị tẩy não : "không quan tâm" các bài viết sặc mùi tuyên truyền dối trá của ban tuyên giáo. Tôi nghĩ không chỉ riêng tôi mà còn rất nhiều anh chị khác nữa cũng chọn thái độ mặc kệ và khinh bỉ khi nhìn thấy những bài viết mị dân của ban tuyên giáo. Bản chất dối trá và bịp bợm của chế độ đã bị vạch trần sau hơn 70 năm đảng cộng sản độc tài lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, tôi tự thuyết phục mình hãy kiên nhẫn đọc lướt qua bài của Thưởng, để xem kiến thức cũng như trình độ lý luận của trưởng ban tuyên giáo tầm cỡ đến đâu. 

Võ Văn Thưởng viết "Chủ nghĩa dân túy và những cảnh báo đối với Việt Nam" là nhằm "phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện dân túy ở nước ta hiện nay". Tuy nhiên, tôi thiết nghĩ động cơ chính của Thưởng không phải như thế, nhưng là "vạch áo cho người xem lưng", cốt để mọi người thấy được sự dối trá và lừa bịp của ban tuyên giáo. Vì sao tôi lại nghĩ như thế ?

Thưa, bởi chính Võ Văn Thưởng đã tự tố cáo và phơi bày điều đó. Võ Văn Thưởng trích dẫn nhận xét của các nhà phân tích chính trị rằng : "Có một cơ hội rất thực rằng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy có thể trở thành hiện tượng chính trị quyết định trong thập kỷ tới, không chỉ ở Mỹ hay châu Âu mà ở khắp các nền dân chủ phát triển". Sau đó, Võ Văn Thưởng kết luận : "Liệu chủ nghĩa dân túy có xuất hiện ở Việt Nam khi mà trên thế giới nguy cơ của nó đang hiện hữu và có xu hướng mở rộng ? Câu trả lời là : Không có gì là không thể". 

Rõ ràng, Võ Văn Thưởng đã tự vạch trần sự ấu trĩ, ngụy biện và bản chất dối trá của ban tuyên giáo và chính bản thân mình bằng những lập luận trên. 

Thứ nhất, Võ Văn Thưởng hoặc không hiểu thế nào là chủ nghĩa dân túy hoặc "mập mờ, đánh lận con đen". Từ "chủ nghĩa dân túy" bắt nguồn từ chữ Latin "populus", có nghĩa là "nhân dân", và có sự liên hệ chặt chẽ với thể chế dân chủ. Các nhà khoa học chính trị đã đồng thuận với nhau rằng nơi đâu có dân chủ, thì ở đó có thể sẽ có chủ nghĩa dân túy. 

Chủ nghĩa dân túy (populism) giản dị là một khuynh hướng chính trị, trong đó các nguyên thủ quốc gia thường tấn công các định chế và chuẩn mực dân chủ, bao gồm tấn công tự do báo chí, độc lập tư pháp và mị dân rằng hệ thống chính trị hiện tại yếu kém, thiếu minh bạch và các chính trị gia quyền thế (the elites) đã bỏ quên nhân dân (the people) để họ phải sống trong thất vọng và kinh tế khó khăn. Và chỉ có những lãnh đạo mạnh mẽ (strongman) như họ mới có thể giải thoát người dân khỏi thực trạng chính trị tệ hại này. Sở dĩ mà người dân ở các quốc gia dân chủ đang nỗ lực tố cáo và lên án sự nguy hiểm của chủ nghĩa dân túy là vì họ quý trọng dân chủ và muốn bảo vệ dân chủ khỏi sự độc hại và mị dân của các nhà lãnh đạo dân túy.

Hoặc Võ Văn Thưởng đang bị hoang tưởng, hoặc trí nhớ suy giảm nghiêm trọng khi quên rằng Việt Nam vẫn đang là một đất nước độc đảng, nghĩa là ngoài đảng cộng sản ra, không một tổ chức chính trị đối lập nào được phép hình thành và hoạt động. Trong khi, chủ nghĩa dân túy chỉ có thể trỗi dậy ở những quốc gia đã thiết lập và vận hành thể chế dân chủ, thì Việt Nam – một đất nước độc tài toàn trị, có gì để lo ngại với chủ nghĩa dân túy ? 

Sự xuất hiện và trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy thường gắn liền với khủng hoảng của hệ thống dân chủ và sự bất mãn đối với những nhà lãnh đạo được bầu chọn : người dân cảm thấy lợi ích của họ đã bị tầng lớp quyền thế bỏ rơi. Còn chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam thì sao ? Từ lúc nắm quyền năm 1945 cho đến nay, đảng cộng sản chưa một lần đặt lợi ích dân tộc lên trên sự tồn vong của chế độ. Đảng cộng sản – một tổ chức không có tính chính đáng, thiếu tính chính danh, lại càng không chính nghĩa – xem đại đa số người dân là nô lệ, phục tùng cho quyền lợi của chế độ, thì còn ác độc và vô đạo đức hơn lãnh đạo dân túy. Thật nực cười và không khỏi tức giận khi nghe một băng cướp vừa giết người không gớm tay, vừa "nói láo như vẹm" (lãnh đạo cộng sản) lên giọng phê bình những kẻ đang tập tành dối trá (lãnh đạo dân túy). 

Thứ hai, nếu xét về mức độ nguy hiểm, khủng khiếp và kinh hoàng có thể gây ra với một quốc gia, thì chủ nghĩa dân túy chẳng là gì so với chủ nghĩa cộng sản, được đánh giá là thứ chủ nghĩa độc ác và dã man nhất trong lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa dân túy chỉ là một tên trộm đang tập tành lừa lọc để chiếm đoạt niềm tin của người dân ; trong khi chủ nghĩa cộng sản đã được chứng thực là một băng đảng tàn bạo chuyên thảm sát hàng loạt và lừa bịp, nhằm đe dọa người dân, làm tê liệt sự kháng cự, và cướp đoạt những quyền tự do tối thiểu nhất của con người. 

Thế kỉ đẫm máu của chủ nghĩa cộng sản đã giết chết hơn 65 triệu người ở Trung Quốc, hơn 20 triệu người ở Liên bang Soviet, khoảng 2 triệu người ở Bắc Hàn, hơn 1 triệu người ở Việt Nam, hàng trăm ngàn người ở Cuba, và ít nhất 1,5 triệu người ở Campuchia. Chưa dừng lại ở đó, chế độ cộng sản sử dụng mọi thủ đoạn đê hèn và bịp bợm của bạo lực để cưỡng ép và biến người dân thành nô lệ. Những nước tôn thờ chủ nghĩa cộng sản như, Liên bang Soviet, Cuba, Trung Quốc, Bắc Hàn và Việt Nam đều chia sẻ những mẫu số chung : đói nghèo, khóc than, tha hóa đạo đức, vô pháp và đầy dẫy bất công. 

Thế giới lên án sự tàn ác của chủ nghĩa phát xít Đức của Hitler vì đã tàn sát dã man hàng triệu người Do Thái. Trong thực tế, Đức quốc xã của Hitler thảm sát người Do Thái và rất ít giết hại chính người Đức vì sự căm thù, có phần sợ hãi của Hitler đối với người Do Thái. Ngược lại, các lãnh đạo cộng sản thì lại tàn sát chủ yếu chính đồng bào của họ ngay trên đất nước mà họ đang cai trị chỉ vì những người này dám bày tỏ thái độ khinh ghét chủ nghĩa cộng sản. Rõ ràng, không một thứ chủ nghĩa nào vượt qua chủ nghĩa cộng sản về mức độ man rợ và tàn ác.

Cuối cùng, một điểm gần giống nhứt giữa chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa cộng sản, đó là nạn sùng bái cá nhân và mị dân. Theo giáo sư khoa học chính trị Francis Fukuyama, các nhà lãnh đạo dân túy có khuynh hướng sùng bái cá nhân, tuyên bố họ được giao sứ mệnh nắm giữ quyền lực. Tương tự, để duy trì quyền lực cai trị, đảng cộng sản cũng tạo ra nạn sùng bái cá nhân xung quanh Hồ Chí Minh, xem nó là một công cụ hữu ích giúp đảng cộng sản dập tắt sự chỉ trích và phản đối của người dân đối với chế độ. 

Lịch sử nhân loại đã chứng minh bậc thầy của tuyên truyền dối trá chính là những người cộng sản. Nên nhớ, chỉ ở những nước cộng sản mới có "ban tuyên giáo" với lực lượng đông đảo, có nhiệm vụ duy nhất là sản suất những thông tin sai lệch, lừa đảo và bịp bợm nhằm mị dân. Để có cái nhìn công tâm về chính sách tẩy não của đảng cộng sản, hãy đọc lời nhận xét trung thực của Trung tướng Trần Độ, nguyên ủy viên trung ương đảng kiêm phó chủ tịch quốc hội :

"Bộ máy cai trị bây giờ ngày đêm chỉ lo xây dựng bộ máy tuyên truyền, lo cổ động rầm rộ, dùng những "lưỡi gỗ" xây dựng và truyền lan các thứ "lý luận" "nói lấy được", dùng mọi thủ đoạn lừa bịp, dối trá, nguỵ biện để nhằm một mục đích duy nhất là duy trì và giữ vững bộ máy cai trị mà họ gọi là "sự lãnh đạo của Đảng"

(trích Nhật Ký Rồng Rắn).

Thay lời kết

Tại các quốc gia dân chủ đang lo ngại với các lãnh đạo dân túy, người dân vẫn được bảo đảm những quyền tự do căn bản nhất : quyền tự do ngôn luận và quyền tự do lập hội. Họ vẫn tự do lên tiếng phê bình, chỉ trích và thành lập các lực lượng phản đối lãnh đạo dân túy. Ngược lại, đại đa số người dân Việt Nam vẫn đang bị đảng cộng sản cướp đoạt những quyền tự do căn bản nhất. Chủ nghĩa dân túy như là một bình mực bẩn, gây ô nhiễm một hồ nước trong lành – thể chế dân chủ. Còn chủ nghĩa cộng sản như là một hồ nước đen đầy chất độc, bẩn. Lo lắng một bình mực bẩn gây ảnh hưởng cho một hồ nước bẩn thỉu, đen như mực, thì chỉ có thể hoang tưởng hoặc thần kinh mà thôi.

Là người đứng đầu bộ máy tuyên truyền, Võ Văn Thưởng dư khả năng hiểu rằng đảng cộng sản Việt Nam đã "hết thời" lừa lọc và bịp bợm.

Tổng thống Abraham Lincoln đã nói : "Anh có thể lừa dối một số người trong mọi lúc, và lừa dối mọi người trong vài lúc, nhưng anh không thể mãi mãi lừa dối tất cả mọi người".

Nếu nghi ngờ nhận định của tôi, Võ Văn Thưởng hãy tổ chức một cuộc thăm dò công bằng và minh bạch toàn quốc, về niềm tin của người dân đối với ban tuyên giáo và đảng cộng sản, để thấy rõ niềm tin của nhân dân Việt Nam đối với chế độ đã cạn kiệt như thế nào. 

Cố Trung tướng Trần Độ, một quan chức cộng sản cao cấp, còn ngao ngán, bất mãn trước bản chất gian dối của chế độ :

"Nói thì "dân chủ, vì dân" mà làm thì chuyên chính phát xít. Cái đặc điểm đó cũng có nghĩa là nói dối, nói láo, lừa bịp, trò hề "nói vậy mà không phải vậy". Suốt ngày đóng trò, cả năm đóng trò, ở đâu cũng thấy các vai hề, ở đâu cũng thấy các trò lừa bịp. Suốt ngày đêm, suốt năm tháng cũng lúc nào cũng chỉ nghe thấy những lời nói dối, nói lừa.

Chế độ này bắt mọi người phải đóng trò, bắt tất cả trẻ con phải đóng trò, bắt nhiều người già phải đóng trò. Đặc điểm này đã góp phần quyết định vào việc tạo ra và hình thành một xã hội dối lừa : lãnh đạo dối lừa, Đảng dối lừa, cán bộ dối lừa, làm ăn giả dối, giáo dục dối lừa, bằng cấp giả dối, đến gia đình cũng lừa dối, lễ hội lừa dối, tung hô lừa dối, hứa hẹn lừa dối. Ôi, cay đắng thay !"

(trích Nhật Ký Rồng Rắn).

Suy cho cùng, mức độ mị dân và ác độc của các nhà lãnh đạo dân túy vẫn còn thua xa so với lãnh đạo cộng sản. Là người đứng đầu ban tuyên giáo – chuyên chà đạp sự thật và định hướng dư luận, Võ Văn Thưởng biết và hiểu sự thật hiển nhiên này hơn bất kỳ ai.

Đáng lý ra, thay vì hoang tưởng cảnh báo nguy cơ dân túy ở Việt Nam, Võ Văn Thưởng phải hét lên cảnh báo đảng cộng sản về sự thần phục đớn hèn "quỳ gối cúi đầu" và lệ thuộc quá đáng trước Trung Quốc. 

Chế độ cộng sản mà Võ Văn Thưởng đang ra sức phục vụ và bảo vệ là một tai họa kéo dài đối với nhân dân : độc ác, dối trá, và tham nhũng. Tai họa khốn khổ này đã khiến người dân cảm thấy chán chường, vô vọng và cuối cùng xem tổ quốc Việt Nam là một gánh nặng, thay là một tình cảm gắn bó, thiêng liêng. Ý niệm quốc gia dân tộc dường như đang thoi thóp trong lòng nhiều người. Võ Văn Thưởng hãy chấm dứt "lo bò trắng răng", để cảnh báo những hiểm họa nghiêm trọng này với đồng đảng. 

Trên hết, thay vì "phỉnh chúng, lừa đời", "ngăn chặn các biểu hiện dân túy ở nước ta hiện nay", Võ Văn Thưởng cần phải dũng cảm cảnh báo chóp bu đảng là chế độ cộng sản đã thất bại trên mọi phương diện, yêu cầu đảng giải thể, dân chủ hóa đất nước, và tổ chức các cuộc bầu cử tự do, công bằng với sự tham gia của các chính đảng đối lập. Một Việt Nam dân chủ đa nguyên thực sự, dựa trên lòng yêu nước và tinh thần hòa giải & hòa hợp dân tộc, sẽ là nền tảng quan trọnghạn chế sự hồi sinh của các khuynh hướng chính trị mị dân và chuyên chế.

"Dictatorships foster oppression, dictatorships foster servitude, dictatorships foster cruelty ; more abominable is the fact that they foster idiocy"

(Các chế độ độc tài ấp ủ sự phản kháng, nuôi dưỡng nô lệ, sự tàn bạo ; nhưng ghê tởm hơn là chúng nuôi dưỡng sự ngu dốt)

Jorge Luis Borges

 

Mai V. Phạm

(23/05/2018)

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Chung Một Giấc Mơ Việt Nam"

Tham khảo :

Francis Fukuyama, Tại sao chủ nghĩa dân túy trỗi dậy vào lúc này

Published in Quan điểm

Chuyện "từ chức" của các chính trị gia hoặc thậm chí nguyên thủ quốc gia là rất đỗi bình thưởng tại các quốc gia dân chủ tiến bộ. Khi một quan chức bị cáo buộc tắc trách, bị tố cáo tham nhũng, có những phát biểu không hợp lòng dân, hoặc cảm thấy năng lực kém cỏi… thì xin lỗi và từ chức là hành động được mong đợi.

tuchuc1

Sau vụ chìm phà Sewol, Thủ tướng Chung Hong-won đã cúi đầu xin lỗi nhân dân Hàn Quốc và đệ đơn từ chức ngày 27/04/2014. REUTERS/Song Eun-seok/News1

Tháng 8/1974, Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ, Richard Nixon, đã chấp nhận từ chức để tránh phải hầu tòa trong vụ Watergate, được cho là bê bối chính trị lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Richard Nixon phát biểu trong bài tuyên bố từ chức :

"Là một Tổng thống, tôi phải đặt lợi ích của nước Mỹ lên trên hết. Hoa Kỳ cần một Tổng thống và một quốc hội toàn thời gian, cụ thể tại thời điểm này với những vấn đề mà chúng ta đang đối mặt trong và ngoài nước…Chính vì thế, tôi sẽ từ chức Tổng thống có hiệu lực từ trưa mai…".

Tháng 4/2014, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won, đã cúi đầu xin lỗi nhân dân Hàn Quốc sau vụ chìm phà Sewol :

"Lúc này đây, điều đúng đắn mà tôi cần làm chính là nhận trách nhiệm cho những gì đã qua và xin từ chức. Tôi chỉ hi vọng nhận được sự tha thứ của người dân Hàn Quốc và gia đình của các nạn nhân trên phà Sewol. Xin hãy hiểu cho tôi vì đã không hoàn thành trách nhiệm của mình cho đến phút cuối cùng".

Tháng 7/2017, Tomomi Inada, nữ Bộ trưởng quốc phòng và người từng có triển vọng trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản, tuyên bố từ chức và trả lại lương tháng, sau scandal liên quan tới nghi vấn che đậy thông tin về hoạt động của lực lượng phòng vệ quốc gia.

Tháng 2/2018, Thủ tướng Ethiopia, Hailemariam Desalegn, cũng nộp thư xin từ chức sau làn sóng biểu tình chống chính phủ :

"Sự bất ổn và khủng hoảng chính trị đã dẫn tới thiệt hại nhân mạng và sự di tản của rất nhiều người. Tôi xem việc từ chức của mình như là một yếu tố quan trọng trong nỗ lực thực hiện những cải cách sẽ mang đến nền dân chủ và hòa bình lâu dài".

Tháng 3/2018, Tổng thống Mauritus (một quốc đảo khá đẹp và giàu có ở Châu Phi), Ameenah Gurib-Fakim, tuyên bố sẽ từ chức sau khi bị cáo buộc sử dụng một thẻ tín dụng (credit card) của một tổ chức phi chính phủ quốc tế để mua quần áo và trang sức. Thủ tướng Pravind Jugnauth thông cáo báo chí :

"Tổng thống Ameenah Gurib-Fakim đã nói với tôi, bà sẽ từ chức. Lợi ích của đất nước luôn đặt trên hết và tôi tự hào hình ảnh của Mauritus như là mô hình kiểu mẫu của nền dân chủ sống động trên thế giới".

Từ chức còn là cách thức mà các nhà lãnh đạo sử dụng để thể hiện sự phản đối, bất phục tùng đối với chính quyền. Chẳng hạn như tháng 8/2017, toàn thể 18 thành viên Hội đồng Cố vấn Tổng thống về Nghệ thuật đã đồng loạt từ chức để phản đối quan điểm của Tổng thống Donald J. Trump về vụ biểu tình bạo lực gây chết người tại Charlottesville, VA.

Đảng cộng sản Việt Nam hãy từ chức !

Đã hơn 70 năm đảng cộng sản chiếm đóng đất nước bằng vũ lực và mị dân, Việt Nam ngày càng tụt hậu và suy thoái cả về yếu tố con người lẫn tài nguyên. Mọi lĩnh vực đều sa sút và thất bại : kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, an ninh quốc phòng, cơ sở hạ tầng giao thông và môi trường.

tuchuc2

Một thí dụ điển hình : sau những khám phá liên tiếp về môi trường bị hủy hoại ở Việt Nam, ông Trần Hồng Hà vẫn được nhiều lần cử làm Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường... và môi trường ở Việt Nam tệ hại hơn bao giờ hết

Giáo dục, y tế là và an ninh là những lĩnh vực tối quan trọng, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người dân cũng như góp phần vào sự thịnh vượng và hạnh phúc của một quốc gia. Hãy thử điểm vài"thành tích kinh khủng" để thấy chúng ta lụn bại và bất hạnh đến dường nào.

- Giáo dục : Các cô giáo được lệnh đi "tiếp khách". Nam học sinh đâm thầy giáo trọng thương. Thầy giáo đấm học sinh vào mặt. Cô giáo bắt học trò uống nước lau bảng. Nhà trường chạy đua thành tích. Sinh viên phải học "bù đầu bù cổ" nhưng chưa chắc có việc làm sau khi tốt khiệp.

Sau hơn 70 năm dưới sự lãnh đạo độc tài của đảng cộng sản, nền giáo dục Việt Nam thụt lùi rõ rệt và không thể sánh kịp với giáo dục Châu Á. Có lẽ muốn chấm dứt sự nhục nhã, ê chề này, Bộ giáo dục còn muốn tạo ra một "bảng xếp hạng riêng cho đại học Việt Nam". Điều này chứng tỏ được sự ngu dốt đến độ điên khùng và bệnh hoạn của những người trong Bộ giáo dục Việt Nam. Chẳng khác nào người đi thi đấu các giải danh tiếng, nhưng toàn thua cuộc, nên về nhà tự lập tiêu chuẩn, tự đấu, rồi tự tuyên bố mình chiến thắng.

- Y tế : thuốc giả tràn lan (thuốc ung thư làm từ than tre, thuốc ung thư giả) trong khi Bộ y tế độc quyền cấp phép, kiểm tra và lưu hành thuốc. Các bệnh nhân nghèo "thấp cổ bé miệng" nhận được dịch vụ chăm sóc y tế kém cỏi từ các bệnh viện công. Kết quả là vô số cái chết thương tâm đến từ sự tắc trách và vô đạo đức này.

- An ninh : trộm cướp hoành hành mỗi giờ và nạn tôn sùng bạo lực lên ngôi ở mọi ngõ ngách, trước sự tắc trách của lực lượng công an, khiến người dân cảm thấy bất an và chán nản. Sự tồn tại của lực lượng an ninh Việt Nam chỉ là để phục vụ sự tồn vong của chế độ đảng trị, vì thế sự an toàn của người dân không phải là mối quan tâm. Phần lớn người dân chọn vũ lực để giải quyết những xung đột, thay vì nhờ đến công an, là những người đại diện cho pháp luật, giúp họ chống lại sự bất công và ngăn ngừa tội ác. Một đất nước mà người dân phải tự học cách bảo vệ mình trước những bất công và tội ác, thì nhà nước và lực lượng an ninh tồn tại để làm gì ? Có xứng đáng để tồn tại hay không ?

Chưa dừng ở đó, bộ máy quan chức cồng kềnh, tham nhũngvà vô dụng của đảng cộng sản đã và đang phá nát tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại con người. Từ 1975 – 1990 : Việt Nam mất 2,8 triệu ha rừng, bình quân 140.000 ha/năm. Tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường của các công ty được sự bảo kê của quan chức cộng sản, ngày càng nghiêm trọng. Tại miền Trung, Formosa vẫn âm thầm hủy hoại môi trường biển và thiên nhiên.

Thất bại bi đát và hiển nhiên đến thế nhưng chuyện xin lỗi và từ chức của các bộ trưởng Việt Nam là rất hiếm hoi. Điều này cũng dễ hiểu bởi toàn bộ chức vụ là sự chỉ định độc quyền của đảng cộng sản. Phần lớn các chức vụ từ địa phương đến trung ương đều được mua bằng lòng trung thành của đầu gối và độ nặng của phong bì. Đối với đảng viên cộng sản, chức vụ không bao giờ đi kèm với chức trách. Nghĩa vụ cao nhất của một quan chức nhà nước không phải là mang tới lợi ích cho nhân dân, mà là mưu cầu quyền lợi cho bản thân và gia đình.

Dù là một công dân hay một chính trị gia thì một hành vi gây thiệt hại lợi ích dân tộc luôn luôn là sai trái. Một chính sách hủy hoại tài nguyên môi trường là tội ác với thế hệ trẻ của đất nước. Tham nhũng của công và tham nhũng quyền lực là phạm pháp và vô đạo đức.

Chỉ có những con người nhẫn tâm và ác độc mới bất chấp tham nhũng trên xương máu của nhân dân cũng như tàn phá tài nguyên đất nướcđể "vinh thân phì da". Con cháu của quý vị sẽ hãnh diện hay xấu hổ về sự bất lương này ? Tên tuổi của quý vị sẽ lưu mãi trong lịch sử như những người lãnh đạo độc ác hay đạo đức với chính dân tộc mình ?

Thay lời kết

Tập thể Đảng cộng sản Việt Nam hiểu rõ hơn ai hết sự thất bại toàn diện của chế độ : đạo đức xã hội suy đồi, ngân sách quốc gia cạn kiệt, và sự lệ thuộc quá đáng vào Trung Quốc. Kéo dài sự tồn tại của đảng cộng sản là kéo dài nỗi bất hạnh của người dân, nhấn chìm tổ quốc trong lụn bại và làm gia tăng nguy cơ tan rã quốc gia.

Ngay cả Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Ủy viên trung ương Đảng khóa XI, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương còn nhận ra được thực trạng thất bại toàn diện của chế độ :

"Cho đến nay, sau nhiều nghìn năm, với thời gian hòa bình xây dựng nhiều gấp bội so với chiến tranh, nhưng Việt Nam ta vẫn chưa là một quốc gia phát triển. Ngày nay, trong điều kiện hội nhập toàn cầu, một dân tộc nào đó không phát triển được thì cũng khó mà giữ được nền độc lập lâu bền, đồng thời sẽ tiếp tục thua thiệt và tụt hậu, nguy cơ nghèo đói và khủng hoảng sẽ luôn thường trực". 

"Tiếng khóc nức nở của các gia đình có con em bị thất lạc khiến tôi trằn trọc cả đêm" là lời chia sẽ của Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won trong bài phát biểu từ chức trước toàn dân. Người lãnh đạo có đạo đức sẽ biết nhói đau khi chứng kiến nỗi khốn khổ của người dân và luôn mong họ được sống trong công bằng và hạnh phúc. Chóp bu cộng sản lẽ nào cứ mãi nhắm mắt trước sự bất hạnh và bịt tai trước tiếng than khóc của dân tộc Việt Nam ?

Một quốc gia đúng nghĩa phải đảm bảo được an toàn cho người dân cũng như tương lai hạnh phúc và lợi ích chung của dân tộc. Nhà nước cộng sản Việt Nam quỳ gối cúi đầu trước Trung Quốc và thẳng tay đàn áp bất cứ ai dám tỏ thái độ khinh ghét Trung Quốc. Như vậy, đảng cộng sản đang phục vụ dân tộc Việt Nam hay nhà nước Trung Quốc ? Một nhà nước mặc kệ sự an toàn của người dân để họ phải tự bảo vệ chính mình, thì có xứng đáng để tồn tại hay không ? Nghĩ. Hãy nghĩ. Dù chỉ là một chút.

Sẽ không có một lối thoát nào tốt đẹp cho đất nước và dân tộc Việt Nam trong chế độ đảng trị bởi đảng cộng sản là nguồn gốc của mọi đổ vỡ, kém cỏi và lụn bại. Nó phải được thay thế bằng một chế độ tự do, dân chủ và đa nguyên, mà nền tảng của lòng yêu nước phải được quan niệm như tình yêu và sự gắn bó giữa người Việt Nam. Chóp bu đảng cộng sản hãy từ chức, giải thể đảng, mời gọi sự tham gia của các chính đảng đối lập, và tổ chức bầu cử tự do, minh bạch và công bằng vì tương lai hạnh phúc của nhiều thế hệ trẻ Việt Nam. Dân tộc Việt Nam xứng đáng được hưởng nhân quyền và tự do đích thực như bao dân tộc tiến bộ khác trên thế giới.

Tôi tin chắc rằng đâu đó trong nội bộ đảng cộng sản vẫn có người muốn đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi sự tồi dở và thối nát của chế độ. Hãy khéo léo liên kết lại với nhau và cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là một Việt Nam dân chủ, công bằng và hạnh phúc. Đừng tiếp tục nhấn chìm dân tộc Việt Nam trong nghèo khổ, bất công và lụn bại nữa. Hãy gầy dựng lại tổ quốc, xây dựng lại ý niệm quốc gia và niềm tự hào làm người Việt Nam.

Mai V. Phạm

(22/05/2018)

Tham khảo :

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/se-co-bang-xep-hang-rieng-cho-dai-hoc-viet-nam-3356237/

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/He-thong-giao-duc-dong-kin-cua-som-muon-gi-cung-se-thoai-hoa-lac-hau-post186211.gd

Published in Quan điểm

"Một luật sư đúng nghĩa phải là người đặt lẽ phải và sự phục vụ lên vị trí hàng đầu. Và chỉ đặt các khoản thù lao vào vị trí thứ hai mà thôi"

Gandhi

Phải thừa nhận rằng trong khoảng thời gian gần đây Đảng cộng sản Việt Nam đã tăng cường đàn áp và trả thù các nhà bất động chính kiến bằng những bản án rất nặng nề, bất công và phi pháp.

luat5

Liêm chính và độc lập tư pháp là nền tảng quan trọng của các nước dân chủ tiến bộ

Giải thích giản dị cho sự gia tăng đàn áp : (1) bởi đó là bản chất của chế độ và (2) bởi không bị ngăn cản bởi thế lực nào. Tuy nhiên, xét yếu tố tâm lý và lịch sử, chế độ càng chuyên chế thì sẽ càng gia tăng bắt bớ khi cảm thấy quyền lực bị lung lay và mất dần khả năng kiểm soát. Một chính phủ ổn định và tự tin với thực trạng đất nước sẽ không liên tục đàn áp và bắt giam tiếng nói bất đồng.

Đảng cộng sản Việt Nam chà đạp lên luật pháp và hiến pháp của chính họ

Liêm chính và độc lập tư pháp là nền tảng quan trọng của các nước dân chủ tiến bộ : thủ tục pháp lý và qui trình thi hành án diễn ra trong minh bạch và công bằng. Ngược lại, ở các nước độc tài toàn trị như Việt Nam và Trung Quốc, hầu hết mọi thủ tục pháp lý đều diễn ra trong mờ ám và vô nguyên tắc. Một sự thật hiển nhiên là các nhà hoạt động không được xét xử công bằng theo pháp luật. Thay vào đó, họ bị xét xử một cách rất bất công, bằng những bản án đã quy định sẵn nhằm thể hiện uy lực và quyền lực chính trị của đảng cầm quyền.

Kiểm sát viên trong các phiên tòa chính trị không thể trình bày bất cứ một bằng chứng thuyết phục nào, ngoài những cáo trạng bịa đặt và dối trá. Còn thẩm phán có mặt chỉ để đọc những bản kết án đã được chuẩn bị từ trước. Bọn chúng hoặc là không có kiến thức pháp luật, hoặc không có đạo đức nghề nghiệp, nên chấp nhận "diễn trò" tôi trung phục tùng chế độ.

Phải nhấn mạnh rằng các nhà hoạt động tranh đấu cho dân chủ và quyền con người đã không làm điều gì sai trái, lại àng không vi phạm pháp luật. Họ chỉ sử dụng quyền tự do ngôn luận và quyền tự do lập hội, vốn được qui định rõ ràng trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Công ước quốc tế về Nhân quyền (mà Việt Nam là một thành viên), để bênh vực lẽ phải. Chẳng hạn, Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị, chỉ rõ :

Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tuỳ theo sự lựa chọn của họ. (Khoản 2, Điều 19)

Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình. (Khoản 1, Điều 22)

Thay vì cảm ơn các nhà hoạt động đã lên tiếng góp phần cho sự tiến bộ và công bằng của Việt Nam, cường quyền cộng sản lại bịt mồm họ bằng những bản án nặng nề và tàn nhẫn.

Sự dũng cảm và khẳng khái của các nhà hoạt động tố cáo sự thối nát và đớn hèn của luật pháp Việt Nam, đặc biệt là Bộ tư pháp. Tòa án được lập ra không phải chỉ để kết tội, nhưng quan trọng hơn là để bảo vệ người dân và duy trì sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. Một người tốt nghiệp ngành luật có lương tri chắc chắn không bao giờ muốn làm con vẹt, chỉ biết đọc những bản án đã được đảng bộ hay đảng ủy của công an và tư pháp quyết định sẵn. Hợp tác với ngành tư pháp hiện nay không khác gì hợp tác với tội ác : triệt hạ những người bất đồng chính kiến bằng những bản án nặng nề, ác độc, bất kể là những bà mẹ hay những người ở tuổi nghỉ hưu. Bộ tư pháp của chế độ cộng sản Việt Nam ngày nay chỉ là nơi sản xuất những bản án nặng nề dành riêng cho những người bảo vệ nhân quyền và công lý của người dân, mà trên lý thuyết chức năng này thuộc về tư pháp. Có thể nói Bộ tư pháp của nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ là con chó ngoan ngoãn được nuôi để giữ cửa cho đảng cộng sản. Bởi chức năng của nó không phải là bảo vệ công lý, mà là "làm theo chỉ thị của đảng", chà đạp lẽ phải, pháp luật và hiến pháp.

Thượng tôn pháp luật : nền tảng cơ bản của xã hội văn minh

Vụ án chính quyền Hương Cảng bắt giam Tống Văn Sơ – tức Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh năm 1931 là một bài học hữu ích về vai trò quan trọng của luật sư chân chính và "thượng tôn pháp luật".

Tháng 7/1931, khi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trong phiên tòa với hai tay bị xích, luật sư F.C. Jenkin đã đứng bật dậy chỉ vào đôi tay bị xích rồi lớn giọng phản đối :

"Khi bị cáo ra tòa là đứng trước công lý, thân thể phải hoàn toàn tự do. Nay chưa biết bị cáo can vào tội gì, tại sao chính quyền lại đã dùng đến nhục hình xích tay trong phòng xử án !".

Nghe như vậy, những người có mặt tại tòa án cũng đồng thanh phản đối. Ngay lập tức, quan tòa ngượng ngùng xin lỗi và ra lệnh tháo xích cho Nguyễn Ái Quốc.

Lịch sử đã hoàn toàn khác nếu như tòa án Anh quốc cũng xét xử lén lút và phi pháp như tòa án Việt Nam : Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Hương Cảng bàn giao cho Pháp. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra là nhờ vào nỗ lực của luật sư Francis Loseby và F.C. Jenkin cũng như tinh thần "thượng tôn pháp luật" của chính quyền Anh. Sau khi tòa án Hương Cảng bác đơn kháng án, hai vị luật sư đã không bỏ cuộc mà tiếp tục kháng cáo lên Hội đồng tư pháp – vốn là Tòa án tối cao của Đế quốc Anh. Năm 1933, Tòa án tối cao đã chấp thuận để Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Hồng Kông.

Các thủ tục pháp lý theo sau việc giam giữ Nguyễn Ái Quốc của chính phủ Anh thể hiện ưu điểm của nền pháp trị : bắt giam theo đúng thủ tục, độc lập tư pháp, và chính quyền phải hành động trong khuôn khổ của pháp luật. Quốc gia được xây dựng trên nền tảng pháp luật chuẩn mực để bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy trách nhiệm giải trình cũng như hưng thịnh cho đất nước.

Luật sư chân chính và đấu tranh bất bạo động

Luật sư là một trong những đại diện chính thức của hệ thống tư pháp, có nhiệm vụ giải thích và thực thi pháp luật. Luật sư đúng nghĩa phải là người có kiến thức, đủ khả năng và thẩm quyền để đánh giá các chuẩn mực pháp lý và đạo đức của luật pháp. Việc luật sư công khai phản đối việc thi hành sai một đạo luật, hoặc kết án bất công tại tòa án là rất quan trọng, bởi phần lớn người dân xem đó là một động lực thúc đẩy họ lên tiếng phản đối.

luat1

Luật sư là một trong những đại diện chính thức của hệ thống tư pháp, có nhiệm vụ giải thích và thực thi pháp luật.

Năm 1951, luật sư dân quyền Thurgood Marshall đã liên kết cùng một số luật sư khác kiện Sở giáo dục Topeka, yêu sách chấm dứt nạn phân biệt đối xử tại trường học (trường dành cho người Mỹ gốc Phi và trường dành cho người Mỹ trắng). Chiến thắng to lớn về pháp lý của đoàn luật sư đã mang tới thay đổi cực kỳ quan trọng tại Mỹ. Thay vì cam chịu một đạo luật bất công, các vị luật sư chân chính đã dũng cảm biến sự tức giận thành hành động pháp lý.

Mahatma Gandhi, nhà đấu tranh bất bạo động nổi tiếng và cũng là một luật sư đại tài, chia sẽ :

"Trong suốt sự nghiệp luật sư của mình, tôi chưa bao giờ một lần xa rời lẽ phải và trung trực. Điều đầu tiên mà bạn phải luôn luôn lưu ý là khi bạn đề cao việc thực thi pháp luật không phải là để nghề nghiệp phục tùng lợi ích túi tiền, nhưng để phục vụ đất nước mình. Một luật sư có tiếng đã đi quá xa khi nói rằng nghĩa vụ của một luật sư có thể là phải bảo vệ thân chủ dù biết ông ta có tội. Tôi không đồng ý. Nhiệm vụ của một luật sư chân chính trước các thẩm phán là luôn luôn giúp họ tìm ra lẽ phải, và không bao giờ chứng minh người có tội là vô tội".

Trở lại Việt Nam, cách đây khoảng 5-10 năm, nhà cầm quyền thường che đậy thông tin về các phiên tòa chính trị và sự tham gia của các luật sư bào chữa, mà trong thực tế chỉ là hình thức. Nhưng ngày nay có lẽ đang có một làn gió thay đổi mới thổi đến Việt Nam : sự xuất hiện của một số luật sư chân chính, can đảm khẳng định sự vô tội của các nạn nhân bị kết tội hoạt động chính trị tại tòa.

"Một đạo luật bất công không phải là luật".

Việc thêm Điều 14, "Chuẩn bị phạm tội" vào các Điều 109 (Điều 79 bộ luật cũ), Điều 117 (Điều 88 bộ luật cũ) và Điều 331 (Điều 258) là lạm quyền, tùy tiện và bất công.

Đáng nói hơn, mọi điều luật nhắm vào những nhà hoạt động ôn hòa đều có một lập luận chung : "hoạt động chống chính quyền nhân dân". Rõ ràng, lập luận này là vi hiến bởi theo Điều 2, Hiến pháp khẳng định : "nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là do nhân dân làm chủ". Vì thế, mọi người dân đều có quyền tham gia và giám sát hoạt động của nhà nước bằng cách tố cáo hay lên tiếng trước sự vô pháp. Hơn nữa lập hội là một quyền hiến định, được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị (1).

Sau Chiến tranh Thế giới II, các học giả nhận thấy rằng cộng đồng luật sư Đức đã từ bỏ lương tâm nghề nghiệp để trở thành công cụ cho chế độ phát xít của Hilter. Toàn bộ luật sư đã đặt nghĩa vụ của họ với Đức quốc xã cao hơn nghĩa vụ đạo đức. Kết quả là một cuộc thảm sát khủng khiếp đã xảy ra, với khoảng 6 triệu người Do Thái bị giết chết một cách man rợ.

Martin Luther King nhắc nhở : "Đừng quên rằng những gì Hitler đã làm thời Đức quốc xã đều hợp pháp". Đây là môt dẫn chứng thuyết phục về hậu quả kinh hoàng có thể xảy ra khi các luật sư cũng như trí thức chối bỏ nghĩa vụ đạo đức, chọn phục tùng thay vì chống lại sự bất công của nhà nước.

Bất bạo động là phương thức phản đối hữu hiệu và là một vũ khí chính nghĩa mà các luật sư có thể sử dụng để ngăn chặn sự bất công. Xã hội mong đợi các luật sư, là những người giữ vai trò giám sát quan trọng về sự công bằng và bình đẳng của luật pháp.

Các luật sư nhân quyền Trung Quốc đã khôn khéo áp dụng phương thức đấu tranh bất bạo động khi đối mặt với sự vô pháp như sau :

Tháng 10/2013, công an ở tỉnh Hắc Long Giang (Helongjiang) đã bắt giam Tang Jietan vì bênh vực cho một học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ bất hợp pháp trước đó. Các luật sư nhân quyền Trung Quốc đã lan truyền vụ bắt giam trái phép trên các phương tiện truyền thông, báo chí nước ngoài cũng như tổ chức diễn hành ôn hòa trước văn phòng chính phủ, yêu cầu trả tự do cho Tang và đe dọa sẽ tiếp tục gia tăng áp lực. Sự liên kết của các luật sư đã buộc chính quyền địa phương đến bàn đàm phán và trả tự do cho Tang sau 5 ngày giam giữ.

Liên kết và phát động chiến dịch pháp lý đã trở thành một chiến lược chung của các luật sư nhân quyền Trung Quốc. Với sự kiên cường và lòng dũng cảm, họ đã được vinh danh và trở thành tấm gương cho các luật sư trẻ mong muốn sự thay đổi chính trị tốt đẹp ở Trung Quốc.

Thay lời kết

Gia tăng đàn áp và bỏ tù các nhà hoạt động ôn hòa và bất bạo động là dấu hiệu của sự lo sợ và nỗi bất an từ chính quyền cộng sản. Thêm mười ngàn người được tuyển vào Lực lượng 47 và sự thành lập "bộ tác chiến không gian mạng" của Bộ quốc phòng chứng minh sự hoảng loạn đó. Đã thế, Đảng cộng sản Việt Nam đang phải đối mặt với sự suy thoái kinh tế lẫn chính trị, trong khi niềm tin của nhân dân và ngay cả những đảng viên đối với chế độ cũng không còn nữa. Do đó, đảng cộng sản buộc phải đàn áp để củng cố quyền lực và duy trì quyền cai trị. Con thú hung dữ nào không "nhe nanh" khi bị đe dọa ?

Đảng cộng sản sẽ còn tiếp tục đàn áp và các phiên tòa ngoan ngoãn của chế độ sẽ tiếp tục tung ra những bản án phi nhân phi nghĩa nếu không vấp phải sự phản kháng đáng kể nào. Trong những ngày sắp tới sẽ còn nhiều tiếng nói bất đồng bị nhà cầm quyền bắt giam và đưa ra tòa.

Chúng ta, những người vẫn giữ niềm tin nước Việt Nam sẽ bước vào kỷ nguyên dân chủ, niềm tin sẽ có thêm nhiều luật sư chân chính và can trường dám lớn tiếng khẳng định sự vô tội của những người đấu tranh bất bạo động các nạn nhân cũng như mạnh mẽ lên án những bản án bất công, những đạo luật chà đạp nhân quyền.

Đấu tranh ôn hòa, bất bạo động để tôn trọng lẽ phải và phản đối sự vô pháp của nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam phải là nghĩa vụ lương tâm của mọi người Việt Nam.

Nhà đấu tranh bất bạo động nổi tiếng Martin Luther King đã viết trong bức thư gửi từ nhà tù Birmingham rằng :

"Một cá nhân vi phạm một điều luật mà lương tâm họ cho là bất công, nhưng họ tự nguyện chấp nhận hình phạt tù giam đó để khuyến khích lương tâm của cộng đồng xã hội thấy sự bất công đó, trong thực tế cá nhân đó đã thể hiện sự tôn trọng cao nhất dành cho luật pháp".

Đảng cộng sản không sợ những tiếng nói bất đồng đơn lẻ, nhưng rất lo ngại những tiếng nói đến từ các tổ chức, các đoàn thể có mục tiêu, phương pháp và quyết tâm cao. Những luật sư yêu công lý và lẽ phải nên chủ động tìm đến nhau, kết hợp lại thành một khối mạnh, với một mục tiêu chung là "thượng tôn pháp luật" trong một Việt Nam tôn trọng nhân quyền và lẽ phải.

Các luật sư chân chính hiện nay có một vũ khí rất đáng gờm là lẽ phải : "Không có một sức mạnh nào trên trái đất đáng sợ hơn là sự thật".

"Các đảng viên đang tìm lối thoát hiểm an toàn cho gia đình cũng như muốn góp tay xây dựng Việt Nam bình đẳng và hạnh phúc, hãy mạnh dạn hỗ trợ hoặc liên kết với các luật sư nhân quyền và các chính đảng. Dân tộc sẽ không bao giờ quên sự hy sinh to lớn của bất kỳ ai góp phần giải thoát đất nước Việt Nam khỏi bóng đêm của bất hạnh, nghèo khổ, tụt hậu và vô pháp".

Dân tộc sẽ không bao giờ quên sự hy sinh to lớn của bất kỳ ai góp phần giải thoát đất nước Việt Nam khỏi bóng đêm của bất hạnh, nghèo khổ, tụt hậu và vô pháp.

Mai V. Phạm

(17/04/2018)

(1) "Quyền lập hội cũng không phải chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 2013 như một số người lầm tưởng. Đây là một trong những quyền cơ bản của công dân Việt Nam được ghi nhận xuyên suốt trong tất cả các bản Hiến pháp được Quốc hội Việt Nam thông qua từ trước đến nay.

Điều 10 Hiến pháp năm 1946 nêu rõ, công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài. Điều 25 Hiến pháp năm 1959 : "Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó". Điều 67 Hiến pháp năm 1980 : "Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân. Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó. Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân". Điều 69 Hiến pháp năm 1992 : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ; có quyền được thông tin ; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật". Và Điều 25 Hiến pháp năm 2013 : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".

Như vậy, quyền tự do hội họp, tự do lập hội của công dân Việt Nam luôn được Hiến pháp của Việt Nam ghi nhận. Không những thế, những quyền được các công ước quốc tế coi là quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do hội họp, lập hội, còn được Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ bảo đảm và bảo vệ. Bộ luật Hình sự Việt Nam cũng quy định rất rõ tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

(Quyền lập hội luôn được tôn trọng, thực thi tại Việt Nam, Quân đội nhân dân on line, 28/09/2015)

 

Published in Quan điểm

Vài tuần trước, Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump tuyên bố : "Các cuộc chiến thương mại là tốt và dễ thắng". Tuy nhiên, một đồng thuận cơ bản giữa các chuyên gia kinh tế là chiến tranh thương mại hiếm khi nào tốt và không có người chiến thắng. Sau khi phát động cuộc chiến thương mại, chính quyền Trump đã đối mặt với làn sóng chỉ trích gay gắt của các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới.

donald

Donald Trump : "Các cuộc chiến thương mại là tốt và dễ thắng". Courtesy of Star Tribune Sack

Nobel kinh tế Robert J. Shiller

Vào ngày thứ Bảy 23/3/2018 tại Bắc Kinh, Robert J. Shiller, Giáo sư Đại học Yale (New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ) và là người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2013, đã mạnh mẽ chỉ trích Trump trong một cuộc phỏng vấn về quyết định tăng thuế nhập khẩu đối với thép, nhôm cũng như cuộc chiến thương mại đối với Trung Quốc. Shiller gọi Trump là "một showman" - thích trình diễn và đam mê danh tiếng, và có những hành động "hoàn toàn không phù hợp với một vị tổng thống".

Khi được hỏi về cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, chuyên gia kinh tế Shiller nhấn mạnh :

"Vấn đề ngay lập tức sẽ xảy ra là một cuộc khủng hoảng kinh tế bởi vì các doanh nghiệp được xây dựng dựa trên kế hoạch dài hạn và họ đã phát triển một lực lượng lao động có tay nghề và đủ khả năng. Ở bất cứ quốc gia nào sau khi nhập khẩu bị chấm dứt, chúng ta bắt buộc phải tìm tòi lại những yếu tố này. Đây chỉ là sự hỗn loạn : Nó sẽ làm chậm sự phát triển nền kinh tế tương lai...".

Không dừng lại ở đó, Giáo sư Shiller còn cảnh báo rằng những căng thẳng của cuộc chiến thương mại có thể đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái. Giáo sư Shiller diễn giải :

"Khi hỏi về mức độ tác động của chiến tranh thương mại lên nền kinh tế, tôi nghĩ rằng nó có tác động tâm lý hơn là trực tiếp".

Shiller còn đề cập tới cuộc chiến tranh thương mại nổi tiếng nhất từ trước đến nay xảy ra trong cuộc Đại Suy Thoái (Great Depression) trong thập niên 1930, và cho rằng nó không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, nhưng có thể "phá hủy niềm tin" và các kế hoạch cho tương lai.

Vị chuyên gia kinh tế còn nhấn mạnh rằng nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng trong những tháng gần đây, nhưng một cuộc chiến thương mại có thể làm chấm dứt đà tăng trưởng đó.

Nobel Kinh tế Paul Krugman

Paul Krugman, Giáo sư Đại học Princeton (New Jersey, Hoa Kỳ) và cũng là người đoạt giải Nobel Kinh tế 2008, đã thẳng thừng lên án chính sách tăng thuế cũng như cuộc chiến thương mại của Trump với Trung Quốc.

Giáo sư Paul Krugman nói mặc dù Trump tỏ vẻ say mê thương mại nhưng lại chẳng có kiến thức về nó :

"Hãy chú ý điều này : bằng cách vụng về lao vào một cuộc chiến thương mại, Trump phá hoại khả năng giải quyết các vấn đề của Hoa Kỳ. Nếu muốn tạo ra áp lực ép Trung Quốc phải tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, thì cần phải xây dựng một liên minh các quốc gia bị tổn hại bởi các vi phạm của Trung Quốc - nghĩa là liên minh giữa các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu. Tuy nhiên, Trump đang làm cho những quốc gia này xa lánh bởi lúc thì Trump dọa đánh thuế, lúc thì nói miễn trừ thuế nhôm/thép cũng như việc Trump đe dọa áp đặt thuế lên tất cả những mặt hàng lắp ráp ở Trung Quốc, nhưng lại được sản xuất chủ yếu ở nơi khác".

Giáo sư Paul Krugman phân tích cuộc chiến thương mại của Trump như sau :

"Phần lớn của sự thâm hụt thương mại chỉ là một ảo giác thống kê. Như một số người nêu ra, Trung Quốc là một Công xưởng Khổng lồ của thế giới : Rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc là những sản phẩm được lắp ráp từ các bộ phận, được sản xuất ở những nơi khác, đặc biệt là ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Ví dụ điển hình là iPhone, vốn "được sản xuất tại Trung Quốc - Made in China" nhưng trong đó, lao động và vốn của Trung Quốc chỉ chiếm một vài phần trăm so với tổng giá thành của iPhone.

Đó là một ví dụ cực đoan, nhưng là một phần của mô hình rộng hơn : Phần lớn thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc - có lẽ gần một nửa - thực sự là sự thâm hụt với các nước bán các linh kiện, thiết bị hoặc bộ phận cho Trung Quốc.

Điều này có hai ý nghĩa : (1) Hoa Kỳ có ít đòn bẩy thương mại đối với Trung Quốc hơn là Trump tưởng tượng. (2) Một cuộc chiến thương mại với "Trung Quốc" sẽ làm các nước khác giận dữ mà trong đó một số là đồng minh thân cận của Hoa Kỳ. Quan trọng hơn, hiện nay, thặng dư thương mại của Trung Quốc không phải là vấn đề đáng kể đối với cả Hoa Kỳ lẫn toàn thế giới.

Nhưng thặng dư thương mại là một vấn đề trước đây. Hiện nay, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã giảm xuống ; trong khi đó, tỉ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ không còn cao nữa. Trump có thể nghĩ rằng thâm hụt thương mại Hoa Kỳ đối với Trung Quốc có nghĩa là Trung Quốc đang giành chiến thắng và Hoa Kỳ đang thua, nhưng thực tế không phải là như vậy. Thương mại Trung Quốc - trái ngược với các hình thức phi pháp của Trung Quốc - là một vấn đề sai lầm để Hoa Kỳ giận dữ với thế giới của năm 2018".

Kết luận bài viết, Paul Krugman nhấn mạnh :

"Nếu có một ai đó giành "chiến thắng", thì sẽ là những quốc gia đã tăng cường được ảnh hưởng địa chính trị bởi vì Hoa Kỳ đang miệt thị và hạ thấp danh tiếng của chính mình. Và điều đó có nghĩa là bất cứ ai nổi lên như một người chiến thắng từ cuộc chiến tranh thương mại mang tên Trump, thì đó sẽ là... Trung Quốc".

Nobel Kinh tế Joseph E. Stiglitz

Joseph E. Stiglitz, Giáo sư Đại học Columbia (New York, Hoa Kỳ) và là người đạt giải Nobel Kinh tế 2001, đã cảnh báo rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể chuẩn bị áp dụng thuế quan dựa trên một bản đồ kinh tế kĩ càng, trong đó họ sẽ nhắm tới những nơi nhất định tại Hoa Kỳ để gây thiệt hại tối đa.

Vị chuyên gia kinh tế lừng danh nhận định :

"Một cuộc chiến tranh thương mại leo thang có thể sẽ có những hậu quả chính trị đối với Donald Trump".

Cũng theo Stiglitz, nếu thuế nhập khẩu tăng sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát, khiến Cục Dự Trữ Liên Bang (FED) sẽ tăng lãi suất lên mức cao hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ, qua đó sẽ làm giảm số lượng người ủng hộ Trump.

Kinh tế sụp đổ không mang tới dân chủ đa nguyên

donald2

Một cuộc chiến thương mại với "Trung Quốc" sẽ làm các nước khác giận dữ mà trong đó một số là đồng minh thân cận của Hoa Kỳ Paul Krugman) - Courtesy of Cagle.com

Có những người Việt Nam hâm mộ cuồng điên Trump đã ngay lập tức quả quyết rằng cuộc chiến thương mại do Trump chủ xướng sẽ khiến Trung Quốc điêu đứng và chế độ cộng sản sẽ sụp đổ. Người viết không biết họ dựa vào bằng chứng nào để khẳng định mạnh mẽ và kết luận nhanh chóng đến thế.

Kinh tế là một lĩnh vực vô cùng phức tạp, đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay. Một số người Việt Nam vẫn có một thói quen rất lạ kỳ là rất thích phân tích những vấn đề mà bản thân họ không đủ thẩm quyền để lý giải. Thay vì vội vàng kết luận những vấn đề đòi hỏi chuyên môn cao, theo thiển ý của người viết bài này, chúng ta nên đọc và suy ngẫm các phân tích có giá trị của nhiều chuyên gia uy tín khác nhau, để có cái nhìn toàn diện và khách quan của vấn đề hơn. Rồi sau đó, đưa ra kết luận cũng không muộn.

Hầu hết các chuyên gia kinh tế đếu khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, chiến tranh thương mại không có người chiến thắng mà chỉ có người thua. Cuộc chiến thương mại của Trump với Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân hai nước, đặc biệt là những người nghèo. Như Giáo sư Paul Krugman nhấn mạnh :

"Chính sách thương mại của Trump nhanh chóng trở thành một bài học điển hình về cái giá của sự ngu dốt. Bằng cách từ chối tìm tòi nghiên cứu, đội ngũ của Trump đang đánh mất bạn bè, đồng minh trong khi sự thất bại sẽ gây ra ảnh hưởng tới mọi người".

Esward Prasad, Giáo sư và chuyên gia thương mại của Đại học Cornell (New York, Hoa Kỳ) nhấn mạnh rằng :

"Trump là món quà từ Trời ban tặng cho Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc đã thao túng các qui tắc, nhưng cách đối phó của Trump là phản tác dụng… Cuộc chiến thương mại gây tổn hại cho tất cả các bên : làm rối loạn kinh doanh và niềm tin người tiêu dùng, cản trở xuất khẩu và gây thiệt hại cho sự tăng trưởng. Lần cuối cùng Hoa Kỳ áp đặt thuế quan rộng rãi là vào thập niên 1930 với hậu quả là làm cho cuộc Đại Suy Thoái kéo dài hơn và tồi tệ hơn. Chiến thắng cuộc chiến thương mại bằng cách phá hủy cả nhập khẩu và xuất khẩu sẽ là một chiến thắng cay đắng vì phải trá giá rất đắt".

Một logic sai lầm của một số người Việt Nam là nếu Trung Quốc sụp đổ, thì Đảng cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ và Việt Nam sẽ có dân chủ.

Đúng là nền kinh tế suy sụp có thể khiến chế độ độc tài rơi vào khủng hoảng. Nhưng, cần nhấn mạnh rằng dù cho kinh tế suy thoái và chế độ độc tài có lung lay, thì không có nghĩa là nền dân chủ sẽ đến ngay lập tức. Bắc Hàn và Venezuela là hai ví dụ điển hình. Mặc dù đối mặt với siêu lạm phát, kinh tế suy thoái trầm trọng, trong khi đời sống người dân rất cơ cực và lầm than, nhưng chế độ độc tài của Kim Jong-un (Bắc Hàn) và Nicolás Maduro (Venezuela) vẫn ngang nhiên tồn tại.

Thay vì "ở ẩn" mong chờ nền kinh tế của chế độ cộng sản sụp đổ thì hãy chủ động tìm đến nhau, kết hợp thành một lực lượng dân tộc có tầm vóc. Nếu không có một lực lượng chính trị đủ lớn mạnh và có khả năng, thì sẽ không có một tổ chức nào có thể hướng dẫn quần chúng đối đầu với chính quyền độc tài trong lúc nó suy yếu nhất ? Nên nhớ, nếu một quốc gia rơi vào tình trạng hỗn loạn vô chính phủ, thì còn tệ hại và bi đát hơn cả chế độ độc tài.

Dân chủ sẽ không lập tức có ngay sau khi chế độ độc tài sụp đổ. Dân chủ chỉ mới chớm nở khi có các cuộc bầu cử tự do và minh bạch với sự tham gia bắt buộc của các chính đảng lương thiện, có đường lối, có mục tiêu rõ ràng và có lực lượng nòng cốt đủ mạnh.

Các chính đảng này sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng và củng cố nền dân chủ non trẻ. Sự thành công của cuộc cách mạng dân chủ sẽ là chắc chắn khi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các tổ chức chính trị về mặt tư tưởng và lực lượng. Yếu tố "cơ hội" và "chuẩn bị tốt" quyết định sự thành công. Ngược lại, dù cho cơ hội tốt (suy thoái kinh tế) có xuất hiện, nhưng không có ít nhất một chính đảng với sự chuẩn bị chu đáo (thể hiện qua dự án chính trị có tầm vóc và lực lượng vừa đủ mạnh), thì thắng lợi dân chủ sẽ rất khó thành hiện thực. Và nếu như có được dân chủ, thì nền dân chủ đó sẽ ngắn ngủi và đầy bất ổn.

"Thành công chỉ đến khi có chuẩn bị và gặp thời cơ thuận tiện" (Bobby Unser)

"Success is where preparation and opportunity meet" – Bobby Unser

Mai V. Phạm

(30/03/2018)

Tham khảo :

- https://www.cnbc.com/2018/03/25/trade-war-risks-may-cause-economic-crisis-robert-shiller-at-china-development-forum.html

- https://mobile.nytimes.com/2018/03/22/opinion/trade-war-china-trump.html?

- https://www.cnbc.com/2018/03/25/donald-trump-and-wto-joseph-stiglitz-at-china-development-forum.html

- https://www.washingtonpost.com/news/worldviews/wp/2018/03/23/can-trump-win-a-trade-war-with-china/?utm

Published in Quan điểm

Chủ nhật ngày 10/3/2018, quốc hội Trung Quốc đã bỏ phiếu loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chức vụ Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước, với sự đồng thuận gần như tuyệt đối : 2.958 phiếu tán thành, 2 phiếu phản đối và 3 phiếu trắng. Như vậy, với sự sửa đổi hiến pháp đáng kể này, đảng cộng sản chính thức phong ngôi "Hoàng đế" cho Tập Cận Bình cai trị Trung Quốc mãn đời.

B2C8G7

Tập thay Mao cai trị Trung Quốc mãn đời - Tranh biếm họa (AP/Alamy)

Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực

Đối với nhiều người, việc quốc hội Trung Quốc thống nhất bãi bỏ hạn kỳ Chủ tịch nước là kết quả được mong đợi, không ngạc nhiên sau hơn 5 năm thâu tóm quyền lực của Tập Cận Bình. Liên tiếp thanh trừng và loại bỏ các đảng viên cao cấp hoặc phe nhóm chống đối, Tập chứng tỏ được thủ đoạn và tham vọng quyền lực không giới hạn của mình. Kể từ năm 2013, sau một năm lên nắm quyền, ngoài thâu tóm chức vụ lãnh đạo của các ủy ban kinh tế hùng mạnh, Tập cũng tự phong cho mình đứng đầu các ủy ban về an ninh quốc gia và ngoại giao. Cụ thể, sau khi sáp nhập cảnh sát vũ trang vào quân đội, Tập Cận Bình, Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Quân ủy trung ương, nắm quyền lãnh đạo trực tiếp lực lượng này.

Bên cạnh đó, Tập còn tích cực đẩy mạnh bộ máy kiểm duyệt nhà nước, bịt mồm tiếng nói bất đồng chính kiến và xóa sạch thông tin ảnh hưởng tới hình ảnh của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Đáng sợ hơn, Tập còn phát động chủ nghĩa "sùng bái cá nhân", tự đánh bóng hình ảnh mình và sẵn sàng đàn áp bất cứ ai dám chỉ trích hoặc nhạo báng mình. Trong vài năm gần đây, nhiều sinh viên và nghệ sĩ đã bị bắt giữ vì mặc áo gọi Tập là "Xitler" ; vì đặt tên cho Tập là "steam bun Xi" (Tập bánh bao) ; và vì treo băng rôn : "Trung Quốc không cần Tập Cận Bình". Nhiều nhà báo còn bị kỷ luật, đình chỉ và thậm chí bị đuổi việc do viết sai tên Tập. Tờ South China Morning Post tường thuật một cư dân ở Yugan nói : "Người dân sẽ không được nhận tiền trợ cấp cho người nghèo nếu không thay thế ảnh tượng Kitô giáo bằng ảnh ông Tập".

xi2

Nhiều sinh viên và nghệ sĩ đã bị bắt giữ vì mặc áo gọi Tập là "Xitler" (ảnh Internet)

Sự tôn thờ và sợ hãi đối với Tập Cận Bình là điều kiện gần như là bắt buộc cho các đảng viên muốn thăng tiến trong sự nghiệp. Vì vậy, hầu như không có ai dám tỏ thái độ chống đối Tập.

Giáo sư Kerry Brown, giám đốc học viện Lau China tại King's College, Luân Đôn, và tác giả của cuốn "CEO, China : The Rise of Xi Jinping" nhấn mạnh : "Đã có nhiều sự phản đối vào thời Mao hơn thời nay. Thật kỳ quái bởi những hậu quả của sự chống đối vào thời Mao là rất lớn nhưng mọi người vẫn phản đối. Và thời nay, gần như là sự thinh lặng hoàn toàn".

Giáo sư Steve Tsang, giám đốc Học viện SOAS China tại Đại học London, chia sẽ : "Sẽ là một hành động tự sát chính trị, tự sát sự nghiệp và có nguy cơ phá hủy nguồn thu nhập tài chính đối với bất cứ ai thực sự dám phản đối Tập Cận Bình".

Quyền lực khổng lồ và gần như tuyệt đối của Tập Cận Bình được thể hiện rõ qua các chức vụ : Tổng bí thư đảng cộng sản, Chủ tịch Ủy ban quân sự và Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Điều này còn được khẳng định trong cương lĩnh chính trị mới của đảng cộng sản :

"Đảng cộng sản Trung Quốc sử dụng Chủ nghĩa Marx-Lenin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Học thuyết Đặng Tiểu Bình, Học thuyết về Ba đại diện, về Tầm nhìn khoa học về sự phát triển và Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội với đặc điểm Trung Quốc trong kỷ nguyên mới làm hướng dẫn cho hành động".

Hiến pháp đã được thay đổi để phục vụ Tập. Quân đội và công an cũng đều dưới trướng Tập. Ủy ban thường vụ Bộ chính trị, cơ quan quyền lực nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc gồm 7 người, thì Tập là "lãnh đạo nòng cốt – hạt nhân" và có tiếng nói quyền lực nhứt. Quan trọng hơn, Tập còn tạo ra và là chủ tịch đứng đầu các Nhóm lãnh đạo Trung ương (Central Leading Groups) về an ninh quốc gia, ngoại giao, quan hệ Đài Loan, an ninh mạng, quốc phòng và cải cách quân đội, tài chính... Từ cơ quan địa phương đến trung ương tối cao. Từ đảng viên cơ sở đến đảng viên cấp cao. Tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của Tập. Vì thế, bất cứ thách thức nào đối với quyền lực lãnh đạo của Tập có thể bị qui tội phản bội.

Đảng cộng sản Trung Quốc cần Tập Cận Bình để tồn tại

Câu hỏi đặt ra là :

- Tại sao Tập Cận Bình, vốn đã 64 tuổi, lại tin rằng sự tập trung quyền lực vào thời điểm này là cần thiết, bất chấp nguy cơ của các cuộc khủng hoảng nội bộ và nhóm lợi ích mà Đặng Tiểu Bình đã phản đối bằng cách phân tán quyền lực thể hiện trong Hiến pháp 1982 ?

- Tại sao Đảng cộng sản Trung Quốc lại phong "Đế" cho Tập Cận Bình ?

Lý do thứ nhất : do khả năng và quyền lực gần như tuyệt đối mà Tập Cận Bình đã mưu mẹo thâu tóm và đang nắm giữ.

-       Chống tham nhũng : Thủ đoạn hơn những người tiền nhiệm là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình xem nạn tham nhũng nghiêm trọng, phân hóa nội bộ và lợi ích nhóm là những thách thức đối với sự tồn vong của Đảng cộng sản Trung Quốc. Tập đã lợi dụng chiến dịch diệt tham nhũng "Đả hổ diệt ruồi" để mạnh tay thanh trừng đối thủ cấp cao và thâu tóm quyền lực.

Tập nói : "Để giải quyết triệt để vấn nạn tham nhũng, chúng ta cần diệt cả hổ lẫn ruồi". Chiến dịch chống tham nhũng đã phần nào giúp khôi phục niềm tin của nhân dân vào Đảng cộng sản Trung Quốc.

-       Vành đai & Con đường (Belt & Road), được Tập Cận Bình công bố năm 2013, là sáng kiến lớn đầy tham vọng cho những dự án được Trung Quốc xây dựng hoặc tài trợ trên 65 quốc gia trải dài từ Nam Thái Bình Dương, qua Châu Á đến Châu Phi và Châu Âu. Những dự án này bao gồm khoan dầu tại Siberia ; xây cảng ở Đông Nam Á ; đường sắt ở Đông Âu ; và nhà máy điện ở Trung Đông. Chiến lược này chứng tỏ được tham vọng khổng lồ cũng như đường lối đối ngoại cứng cỏi và chủ động của Tập Cận Bình.

-       Khôi phục Khổng giáo : Tập tin rằng tư tưởng chủ nghĩa cộng sản đã lỗi thời nên không còn sức hấp dẫn người dân nữa vàchỉ có văn hóa truyền thống của Khổng Nho mới gắn kết mọi người lại với nhau để cùng thực hiện "Giấc mộng Trung Hoa". Ngày 24/9/2014, Tập tham dự hội thảo Nho học nhân kỷ niệm 2565 năm sinh Khổng Tử và đây là lần đầu tiên một lãnh đạo cao nhất Trung Quốc góp mặt. Sự kiện này chứng tỏ được quyết tâm khôi phục Nho giáo của Tập Cận Bình.

Roderick MacFarquhar, Giáo sư Đại học Harvard và là nhà Trung Quốc học (China Studies) nổi tiếng nhận xét : "Từ thời Mao đến nay, chưa một lãnh đạo Trung Quốc nào đẩy mạnh một chương trình trọn vẹn phục hồi các giá trị cũ và sức mạnh thô bạo của Đảng cộng sản Trung Quốc như Tập Cận Bình đang làm".

Triết lý của Khổng Tử khuyến khích "kẻ sĩ" – tầng lớp quan lại, cán bộ - dốc lòng thần phục tầng lớp cai trị - vua chúa. Văn hóa Nho giáo sản sinh ra những nô lệ hèn nhát, vô cảm, mù quáng phục vụ tầng lớp cai trị dù cho nó có hung bạo đến mấy. Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc, Nho giáo đã thấm quá sâu vào tâm trí người dân. Lịch sử Trung Quốc là những chế độ phong kiến chuyên chế tôn sùng Khổng giáo bởi nó mang lại sự ổn định quan trọng cho tầng lớp cai trị. Tập Cận Bình nhận ra được Khổng giáo sẽ giúp mình duy trì quyền lực cá nhân lẫn sự ổn định của chế độ toàn trị, nên đã nỗ lực khôi phục Nho giáo để giáo dục và nhắc nhở các đảng viên và nhân dân phải tuyệt đối trung thành với chế độ và "lãnh đạo hạt nhân" của đảng cộng sản.

-       Tăng cường quyền lực mềm (soft power) : Kể từ khi nắm quyền, Tập Cận Bình xem vị thế của Trung Quốc trên chính trường thế giới là một trong những mục tiêu cao nhất. Chiến lược quyền lực mềm tập trung quảng bá hình ảnh Trung Quốc và đặc biệt tạo ra những ảnh hưởng chính trị nội bộ ở những quốc gia nhận tài trợ kinh tế từ Bắc Kinh. Đã có nhiều lời cảnh báo về tầm ảnh hưởng chính trị ngày càng gia tăng của Trung Quốc, được che đậy dưới danh nghĩa giáo dục và văn hóa như "Viện Khổng Tử".

Theo học giả David Shambaugh, Trung Quốc chi khoảng 10 tỷ USD mỗi năm để phát triển quyền lực mềm – là chi phí cao nhất trên thế giới cho quyền lực mềm. Lý tưởng "Giấc mộng Trung Hoa" của Tập – một phần quan trọng của chiến lược quyền lực mềm, gửi thông điệp tới thế giới rằng Trung Quốc chỉ tập trung phát triển kinh tế nhằm mang lại cuộc sống khá giả cho người dân và Trung Quốc không phải là một mối đe dọa đối với hòa bình và trật tự thế giới mới.

Tóm lại, Tập Cận Bình đã chứng minh với Đảng cộng sản Trung Quốc rằng mình không phải là người "tầm thường" : thực hiện các kế sách mà không một lãnh đạo tiền nhiệm nào dám làm và có thể làm. Quyền lực mà Tập đã thâu tóm được suốt hơn 5 năm đặt Quốc hội Trung Quốc vào vị trí mà nó không thể làm khác được, ngoài ngoan ngoãn phục tùng bằng cách hợp thức hóa tham vọng cai trị mãn đời của Tập.

Lý do thứ hai : để củng cố tính chính danh của đảng cộng sản và bảo vệ sự tồn vong của chế độ độc tài toàn trị.

Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô là một bài học vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc. Trong một bài phát biểu nội bộ bị rò rỉ năm 2012, Tập đã hỏi các đảng viên cao cấp : "Tại sao Liên bang xô viết tan rã ? Tại sao Đảng cộng sản xô viết sụp đổ ? Một nguyên nhân quan trọng là do tư tưởng và niềm tin của họ bị dao động".

Đối với Tập, nếu đảng cộng sản sụp đổ, đất nước Trung Quốc cũng sẽ sụp đổ. Vì thế, Tập thẳng tay đàn áp và loại bỏ bất cứ rào cản nào dám đe dọa sự lãnh đạo độc nhất của đảng cộng sản.

Tập cho rằng sự thất bại và sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô là vì thiếu vắng một lãnh đạo mạnh mẽ dám đứng lên chống lại quyết định của Gorbachev. Do đó, Tập tin rằng Đảng cộng sản Trung Quốc cần một nhà lãnh đạo mạnh mẽ (strongman) nắm mọi quyền lực để duy trì sự tồn tại của đảng.

Tách biệt đảng và nhà nước là một trong những di sản chính trị quan trọng của Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi dưới thời Tập Cận Bình khi ông ta tin rằng tất cả mọi vấn đề mà Trung Quốc đang đối mặt từ tham nhũng, bộ máy chính phủ quan liêu, đến kinh tế suy thoái, đều là do vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản bị phá hoại. Vì thế, Tập đã đẩy mạnh sự kìm kẹp chặt chẽ của đảng cộng sản lên tất cả mọi khía cạnh của Trung Quốc : "Chính phủ, quân đội, xã hội và giáo dục cũng giống như phía bắc, phía nam, phía đông và phía tây. Nhưng ở trung tâm là đảng cộng sản. Đảng cộng sản lãnh đạo tất cả".

Ngoài bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ, Quốc hội Trung Quốc còn bổ sung vào Hiến pháp định nghĩa vai trò lãnh đạo duy nhất của đảng cộng sản : "là đặc trưng quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc". Đề xuất thay đổi Hiến pháp này nhằm tăng cường tính chính danh của đảng cộng sản.

Tập tin rằng những thách thức cam go mà Trung Quốc đang phải đối mặt không chỉ đòi hỏi một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, mà còn cần một đảng cầm quyền thống nhất và vững mạnh. Nói ngắn gọn, đảng cộng sản cần Tập để củng cố tính chính danh và Tập cũng cần đảng cộng sản để củng cố triều đại Tập Cận Bình.

Lý do thứ ba : tình hình thế giới hiện tại đặt chóp bu Đảng cộng sản Trung Quốc vào tình thế phải dựa vào Tập Cận Bình để kiên cố xây dựng "chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc".

Những sự kiện quan trọng gần đây như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đặc biệt sự trỗi dậy đáng lo ngại của chủ nghĩa dân túy ở nhiều quốc gia dân chủ giàu mạnh, là động lực khiến cho Đảng cộng sản Trung Quốc tìm cách duy trì sự ổn định của chế độ dựa vào lãnh đạo mạnh mẽ, có khả năng như Tập Cận Bình.

Giáo sư Kerry Brown phân tích : "Donald Trump đã khiến cho mọi người nghĩ rằng : Wow, đây là một thế giới thực sự không ổn định và khó dự đoán, mà có thể sẽ dẫn tới chiến tranh thương mại, và Trung Quốc cần sự lãnh đạo ổn định và có thể dự liệu được, để có thể giải quyết vấn đề này".

Ngày 4/3/2018, tại kỳ họp Lưỡng hội, Tập Cận Bình phát biểu trước quốc hội rằng các quốc gia khác nên học theo "mô hình hệ thống chính trị mới" của Trung Quốc bởi nó ngăn ngừa "sự luân chuyển quyền lực và cạnh tranh gay gắt giữa các chính đảng" ở các nước dân chủ. Thực tế hơn, phần lớn các đảng viên tin rằng tư tưởng mạnh mẽ của Tập sẽ mang lại sự ổn định và kéo dài tuổi thọ chế độ, giúp họ và gia đình tiếp tục nhận được những đặc lợi cần thiết từ chế độ.

Lý do thứ tư : nhằm bảo vệ quyền lực, bảo vệ bản thân cũng như loại bỏ mọi âm mưu lật đổ của phe nhóm chống đối.

Vào năm 2012 và 2017, có nhiều tin đồn rằng phe Giang Trạch Dân đã âm mưu thực hiện một cuộc đảo chánh. Mặc dù những tin đồn không dựa trên bất kỳ thông tin giá trị nào, Tập vẫn có hành động quyết định để củng cố quyền lực bằng cách vô hiệu hóa đối thủ của mình. Lợi dụng chiến dịch "Đả hộ diệt ruồi", Tập đã nhắm đến các nhà lãnh đạo dưới thời Giang Trạch Dân.

Trong một bài phát biểu năm 2015, Tập đã cáo buộc năm thành viên cao cấp về kế hoạch "âm mưu chính trị để phá hoại và chia rẻ đảng", nhắm đến những hoạt động đảo chánh. Chủ tịch Ủy ban điều tiết chứng khoán Lưu Sĩ Dư (Liu Shiyu) đã khẳng định về một cuộc đảo chính tại kỳ họp quốc hội vào tháng 10/2017, rằng một số đảng viên đã "lên kế hoạch cướp đoạt sự lãnh đạo của đảng và cướp quyền lực nhà nước".

Theo các chuyên gia, mặc dù có những cuộc đảo chánh đáng nghi ngờ, cuộc chiến tranh phe phái của nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc chắc chắn đã ảnh hưởng đến quyết tâm tăng cường và củng cố quyền lực của Tập. Thay đổi hiến pháp để Tập Cận Bình cai trị Trung Quốc suốt đời cũng là thông điệp của Tập và phe nhóm gửi đến nhóm chống đối hãy biết thân phận, chấp nhận thần phục để được ban phát lợi ích. Còn ngược lại, sẽ chỉ gặp thất bại và bị tiêu diệt mà thôi.

xi3 

Tập buộc phải tìm cách để trở thành "hoàng đế" trọn đời (ảnh internet)

Cần lưu ý rằng, trong suốt quá trình thanh trừng đối thủ để thâu tóm quyền lực, Tập đã tạo ra quá nhiều kẻ thù. Vì thế, để bảo đảm sự an toàn cho bản thân, gia đình và phe nhóm thân cận, Tập buộc phải tìm cách để trở thành "hoàng đế" trọn đời.

Thay lời kết

Nhà văn nổi tiếng người Anh, George Orwell, đã sử dùng hình ảnh "Big Brother" Đại Ca/Anh Lớn trong tác phẩm lừng danh "1984" mô tả Joseph Stalin, một trong những nhà độc tài cộng sản tàn ác nhất trong lịch sử nhân loại. Người Anh Lớn sở hữu quyền lực tuyệt đối, có đầu óc và luôn hiện diện ở khắp mọi nơi theo dõi mọi hoạt động và suy nghĩ của người dân. Tham vọng kinh hoàng của Big Brother là tạo ra một tầng lớp người cống hiến trọn vẹn tình cảm của mình cho tư tưởng, mục tiêu của đảng cộng sản và tiêu diệt những ai chối từ đặt đảng trong trái tim họ.

Quyền lực và tham vọng của Tập Cận Bình cũng không khác lắm so với Big Brother. Chắc chắn Đảng cộng sản Trung Quốc biết được mối nguy khi phụ thuộc quá nhiều vào Tập Cận Bình, nhưng có lẽ nó không có một sự lựa chọn nào tốt hơn và không thể nào làm khác được.

Năm 1980, Đặng Tiểu Bình, người được chọn để kế tục Mao Trạch Đông, kêu gọi sự tách biệt quyền lực giữa đảng cộng sản và nhà nước, nhằm chống lại sự tập trung quyền lực quá lớn vào một cá nhân vì dễ dẫn tới sự cai trị độc đoán. Nhưng Tập đảo lộn tất cả. Tập "lên voi" trở thành "Hoàng đế", đảng cộng sản "xuống chó" thành nô lệ phục tùng.

Lịch sử thế giới đã chứng minh rằng sự chuyển hóa từ độc tài tập thể sang độc tài cá nhân thường tạo ra nhiều bất ổn, xung đột và chế độ dễ bị rạn nứt, sụp đổ. Về cơ bản, sinh mạng của một chế độ độc tài có thể được kéo dài nếu nó được lãnh đạo bởi một đảng phái chấp nhận hoạt động với nhau để duy trì quyền lực. Khi có xung đột hoặc khủng hoảng, chính đảng này đóng vai trò là trung tâm điểm cho các cuộc đàm phán, thỏa hiệp trong việc lựa chọn nhà lãnh đạo mới và giảm được hỗn loạn cũng như nguy cơ đảo chính. Ngược lại, chế độ độc tài cá nhân không có được lợi thế đó bởi sự cạnh tranh quyền lực và chia rẽ giữa những kẻ dưới trướng kẻ độc tài là rất lớn. Hiện tại, ở Trung Quốc, cái xác khô mang tên "đảng cộng sản" đang thần phục kẻ độc tài họ Tập.

Nhìn từ bên ngoài Trung Quốc có vẻ ổn định và đang phát triển như mong đợi. Nhưng trong thực tế, triều đại Tập Cận Bình đang đau đầu với vô số vấn đề nhức nhối ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ : ô nhiễm môi trường, tình trạng thiếu nước, đói nghèo ở nhiều nơi, mất cân bằng giới tính, khoản nợ khổng lồ của các chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhà nước, bất ổn ở các khu tự trị, số người thất nghiệp thành thị và nạn tham nhũng. Những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn của Trung Quốc lớn hơn những gì người ta có thể nhìn thấy. Đã thế còn thêm độc tài cá nhân. Rủi ro chồng chất ! Hiểm nguy giăng đầy !

"Ở một chế độ dân chủ, sẽ có nhiều than phiền, chỉ trích, nhưng ít khủng hoảng. Ở một chế độ độc tài, sẽ có nhiều sự thinh lặng, nhưng lại rất nhiều đau khổ".

Mai. V. Pham

(16/03/2018)

Tham khảo :

http://time.com/5195211/china-xi-jinping-presidential-term-limits-npc/

http://www.businessinsider.com/xi-jinping-ended-term-limits-because-of-failed-coup-2018-3?r=UK&IR=T

http://www.xinhuanet.com/english/2018-03/05/c_137015955.htm

Published in Quan điểm

"Chính là phương tiện truyền thông và các chính đảng đang bị thất bại ở nhiều quốc gia và cần phải xây dựng lại một cách có hệ thống".

Jan-Werner Muller

Kể từ khi Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu lo ngại về sự lớn mạnh của chủ nghĩa dân túy (Populism) và chủ nghĩa dân tộc cực đoan (Extreme Nationalism).

tochuc2

Pericles vinh danh chiến sĩ thành Athena đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập và sự tự do của người Hy Lạp, thế kỷ thứ 5 trước công nguyên - Ảnh minh họa

Định nghĩa chủ nghĩa dân túy

Chủ nghĩa dân túy vốn xuất hiện từ phong trào của nhóm nông, công dân miền Trung Tây và Nam Hoa Kỳ vào năm 1891.

Theo Giáo sư môn Khoa học Chính trị nổi tiếng Francis Fukuyama thì không có sự đồng thuận chắn chắn giữa các nhà khoa học chính trị về định nghĩa của chủ nghĩa dân túy. Tuy nhiên, có 3 đặc tính nổi bật và quan trọng gắn liền với chủ nghĩa dân túy.

-     Thứ nhất : Chủ nghĩa dân túy theo đuổi những chính sách được dân chúng ủng hộ trong một khoảng thời gian ngắn nhất định và thường là những chính sách xã hội.

-     Thứ hai : Chủ nghĩa dân túy lấy "nhân dân" làm căn bản cho tính chính danh của chế độ. Tuy nhiên, nhiều chế độ dân túy không xem "nhân dân" là tổng dân số, mà chỉ một số nhóm sắc tộc hoặc chủng tộc mới được coi là nhân dân thực thụ.

-     Thứ ba : Các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy có khuynh hướng sùng bái cá nhân ; tuyên bố họ được giao sứ mệnh nắm giữ quyền lực và không muốn phụ thuộc vào các thiết chế nền tảng như đảng phái chính trị. Họ cố gắng phát triển một mối quan hệ trực tiếp với "nhân dân" mà họ tự xưng là người đại diện, hướng những niềm hy vọng và nỗi sợ hãi của người dân vào một hành động tức thời.

Sự trỗi dậy đáng lo ngại của chủ nghĩa dân túy đã trở thành mối đe dọa đối với thế giới dân chủ. Gần đây nhất, hôm thứ Bảy 3/3/2018, phe dân túy đang thắng thế trong cuộc bầu cử ở Ý. Theo quan điểm của phe cánh tả, sở dĩ những người theo chủ nghĩa dân túy thắng cử là do nhiều người dân đã thiếu hiểu biết, nên bầu chọn cho những ứng viên tồi tệ, chống lại dân chủ. Tuy nhiên, theo Giáo sư chính trị, Jan-Werner Muller, của Đại học Princeton, thì quan điểm này là sai lầm.

Giáo sư Muller chỉ ra đó không phải là lỗi của người dân bởi họ xem cách giải quyết mọi khó khăn giản dị là một vấn đề để nhận diện ra các chính đảng. Độ tin cậy giải quyết một vấn đề nào đó phụ thuộc vào việc ứng cử viên đó thuộc Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ. Giáo sư Muller cho rằng vấn đề mà nền chính trị Hoa Kỳ đang đối mặt ngày càng trở nên tồi tệ và nghiêm trọng hơn khi sự nhận dạng đảng phái trở nên mạnh mẽ đến nỗi không có lý lẽ nào đủ thuyết phục người ủng hộ Đảng Cộng hòa thay đổi quan điểm và thành kiến về Đảng Dân chủ.

Giải pháp mà Giáo sư Muller đề nghị là đừng than thở về sự bầu chọn của người dân đối với những người dân túy. Nhưng làphải tìm cách ngăn chặn và giải quyết những cơ cấu đã giúp những người dân túy làm tốt công việc của họ. Chẳng hạn, không phải điều dân chúng nói về những người bị "bỏ rơi" (left-behind) là sai ; và cũng không phải là sai khi nghi ngờ các bộ phận của nhà nước đã bị thâu tóm bởi những nhóm mưu cầu đặc lợi. Những bức xúc của người dân luôn luôn phải được trợ giúp bởi phương tiện truyền thông và các chính đảng.

Giáo sư Muller nhấn mạnh : "Chính là phương tiện truyền thông và các chính đảng đang bị thất bại ở nhiều quốc gia và cần phải xây dựng lại một cách có hệ thống".

Sự vắng mặt của các chính đảng lớn mạnh là một nguyên nhân quan trọng khiến cho chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc được tự do hồi sinh mạnh mẽ. Sự yếu kém của Đảng Dân chủ đã giúp cho Donald Trump giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 45.

Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã nhận định :

"Kinh nghiệm cho thấy là trong mọi chế độ tổng thống, kể cả Hoa Kỳ, không có những chính đảng mạnh như trong các chế độ đại nghị và đây là một thiệt hại lớn vì các chính đảng vừa là lò đào tạo ra nhân tài chính trị vừa là môi trường sản xuất và sàng lọc các ý kiến trên những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước".

Quay trở về thực trạng Việt Nam, sự thiếu vắng của ít nhất một chính đảng đối lập có tầm vóc là nguyên nhân giúp cho đảng cộng sản còn tiếp tục duy trì quyền lực cai trị trong thách đố xấc xược.

Thế nào là một chính đảng hoặc tổ chức chính trị ?

Tổ chức chính trị là một tập thể gồm những cá nhân cùng nhau chia sẽ những tư tưởng và quan điểm chính trị gần như giống nhau về những vấn đề chung của đất nước. Tập thể này kết hợp chặt chẽ để thực hiện một hoặc nhiều mục tiêu đã được đề ra trong dự án chính trị, bằng những tư tưởng và phương pháp đã đồng thuận trước đó.

Một chính đảng phải có tính tổ chức cao, có kỷ luật và phân bổ, cùng một đội ngũ nòng cốt có kiến thức, khả năng và bản lĩnh mới thu hút được sự ủng hộ của quần chúng, để đi tới thành công. Các chức năng quan trọng của một chính đảng trong một xã hội dân chủ bao gồm :

-     Triển khai dự án chính trị nhằm vận động sự ủng hộ và hậu thuẫn của quần chúng. Liên kết chặt chẽ các thành viên để đạt được những mục tiêu chung mà chính đảng đã đề ra. Tham gia bầu cử tự do và giành thắng lợi.

-     Tạo ảnh hưởng đến các chính sách quan trọng của quốc gia. Mỗi đại biểu quốc hội là thành viên của một chính đảng. Một hoặc nhiều thành viên của đảng sẽ nỗ lực thuyết phục đại đa số đại biểu thông qua những chính sách, qui định và luật pháp phản ánh chủ trương và đường lối của đảng phái mình.

-     Đào tạo các thành viên cũng như nuôi dưỡng các chính trị gia tương lai. Đề cử các thành viên có đạo đức, khả năng và đặc biệt đại diện cho đường lối của tổ chức vào các vị trí của chính phủ.

-     Đóng vai trò đối lập với đảng cầm quyền, giám sát mọi hoạt động và ngăn chặn những chính sách sai trái của đảng cầm quyền.

-     Khuyến khích và vận động sự tham gia của công dân vào các hoạt động xã hội và chính trị. Truyền tải thông tin trung thực và đa chiều đến quần chúng.

Các chính đảng là thước đo cho sự tự do chính trị của một quốc gia và nền tảng thiết yếu của nền dân chủ. Những quốc gia độc tài toàn trị thường có duy nhất một đảng cầm quyền, như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn. Dưới chế độ độc đảng, người dân không đồng ý với đảng cầm quyền không thể diễn đạt sự phản đối bằng cách bầu chọn cho một chính đảng khác. Ngược lại, chế độ dân chủ thực sự luôn luôn có ít nhất là hai chính đảng.

Khi công dân tình nguyện tham gia các chính đảng, đóng góp thời gian, tài chính và bỏ phiếu cho các chính trị gia, là lúc họ đang thực hiện các quyền con người cơ bản nhất. Các quốc gia dân chủ thực sự có những chính sách hỗ trợ tài chính cho các chính đảng có tầm vóc. Chẳng hạn như ở Cộng hòa liên bang Đức, các đảng phải chính trị mà đạt tối thiểu số phiếu ủng hộ của cử tri sẽ nhận được khoản tiền tài trợ cho các hoạt động chính trị theo Luật cơ bản.

Giải pháp cho những vấn đề Việt Nam : tổ chức chính trị

Các chính đảng và các tổ chức xã hội dân sự là những nền tảng không thể thiếu đối với bất kỳ một quốc gia dân chủ. Anh em Tập Hợp mong ước rằng :

"Trong nước Việt Nam tương lai không cần có, và cũng không thể có, bất cứ một giới hạn nào đối với quyền thành lập và phát triển các chính đảng".

Các chính đảng đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho nền dân chủ và sự thịnh vượng của một đất nước. Sở dĩ đảng cộng sản còn tồn tại đầy thách thức và xấc xược cho đến nay là vì những người tham gia cuộc vận động dân chủ vẫn chưa tạo ra được một chính đảng đối trọng lớn mạnh. Căn nguyên mọi vấn nạn của Việt Nam bắt nguồn từ thể chế độc tài toàn trị. Muốn giải quyết vấn đề chính trị phải dùng giải pháp chính trị với những con người có tư tưởng chính trị.

Muốn hiệu quả tạo ra áp lực chính đáng buộc đảng cộng sản phải chấp nhận bầu cử tự do, buộc phải xây dựng được ít nhất một chính đảng lớn mạnh. Một chính đảng chỉ vững mạnh khi có tư tưởng, đường lối rõ ràng ; có tổ chức tốt ; có lực lượng nòng cốt đủ lớn ; và thuyết phục được phần lớn trí thức cũng như có được sự ủng hộ của người dân.

Việt Nam thiếu vắng các tổ chức chính trị là vì văn hóa tổ chức kém, lòng yêu nước yếu và tâm lý sợ hãi vẫn còn mạnh. Tổ Quốc Việt Nam rất cần những con người can đảm, chấp nhận học hỏi và dấn thân vào chính trị. Chế độ độc tài toàn trị sẽ sớm kết thúc nếu ngày càng có nhiều anh chị dũng cảm sinh hoạt chính trị nghiêm túc và chấp nhận tham gia hoặc thành lập chính đảng. Đảng cộng sản còn tồn tại không phải vì mạnh, nhưng vì cuộc vận động dân chủ còn yếu. 

tochuc1

Cùng nhau "Chung một giấc mơ Việt Nam" !

Chúng ta chỉ mạnh lên khi đứng cùng nhau trong tổ chức, cùng chia sẽ tư tưởng, niềm tin và hy vọng. Và trên hết, cùng quyết tâm thực hiện một giấc mơ : Việt Nam dân chủ đa nguyên.

Mai V. Pham

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Đa Nguyên – Bất Bạo Động – Hòa Giải & Hòa Hợp Dân Tộc"

Tham khảo :

https://www.project-syndicate.org/commentary/structural-causes-of-populist-success-by-jan-werner-mueller-2018-03

Published in Quan điểm

"Lòng yêu nước vĩ đại nhất là nói cho tổ quốc của bạn biết khi nó hành xử một cách nhục nhã, ngu dốt và độc ác".

cuidau0

Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam không yêu nước khi cúi đầu trước Đảng cộng sản Trung Quốc, là bọn đã dùng vũ lực cướp Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ quốc Việt Nam.

Tổ quốc là gì ?

Có lẽ mỗi người Việt Nam đều có một khái niệm và lý giải riêng cho mình về Tổ quốc.

Với nhạc sĩ Tuấn Khanh, Tổ quốc thật gần gũi, thương yêu : Tổ quốc là Đất Mẹ.

"Nhiều năm, tôi vẫn không thể nào giải thích được trọn vẹn về ý nghĩa Tổ quốc. Nhưng trong trí tưởng tượng của mình, tôi nhìn thấy đó là một ngôi nhà chung của bà mẹ Việt đã sinh ra rất nhiều đứa con.Như trong câu hát Mẹ năm 2000 của nhạc sĩ Phạm Duy, có đứa đã là bạo chúa, có đứa là kẻ hèn, có đứa tham lam muốn bán đứng chính ngôi nhà của mẹ mình… nhưng dẫu thế, những đứa con còn lại rồi sẽ chung tay dựng lại, làm lại từ đầu, dù là tro tàn. Ngôi nhà đó – đất mẹ – và anh chị em tôi, tôi gọi tên, là Tổ quốc".

Với tác giả Tổ Quốc Ăn Năn, Nguyễn Gia Kiểng, diễn đạt :

"Đối với những người ra đi, tổ quốc là sóng gió hải tặc, là cái chết trong bụng cá, may mắn hơn là những ngày ê chề trong những trại tập trung trước khi tìm được một quê hương mới. Tổ quốc là một dĩ vãng cần quên đi. Đối với những người ở lại, tổ quốc đổi tiền mấy lần để cướp giật, tổ quốc sách nhiễu từng ngày… tổ quốc là vĩnh cữu, cao cả, thiêng liêng, bất khả xâm phạm".

Ở Tây Tạng (Tibet), chính quyền Trung Quốc đã phải mở chiến dịch "cải tạo lòng yêu nước", buộc các nhà sư trong các thiền viện Phật giáo phải tham gia học tập, nhằm đập tan khát khao độc lập và giấc mơ tự do thực sự của dân tộc Tây Tạng. Tháng 4/2013, trong một buổi học "cải tạo lòng yêu nước", nhà sư Khenrab Tharchin, 32 tuổi, đã đứng bật dậy phản đối. Rồi mười một nhà sư khác cũng đứng lên và đồng thanh chống đối chương trình "giáo dục lòng yêu nước". Ngay sau đó, nhà nước Trung Quốc đã bắt giam và buộc tội họ với nhiều bản án khác nhau.

Tổ quốc là gì, mà các vị sư Tây Tạng không sợ hãi, thậm chí chọn cách chết vô cùng đau đớn là thiêu sống, để bày tỏ sự phản kháng đối với chính quyền Trung Quốc ?

Yêu thương hoặc chán ghét tổ quốc là kết quả của sự cảm nhận và tiếp xúc trực tiếp với chính quyền (government). Nếu một tổ quốc có chính quyền độc tài, hung bạo và độc ác trong một khoảng thời gian dài, sự thất vọng và chán nản đối với chính quyền sẽ chuyển sang cho tổ quốc. Ngày xưa, sau biến cố 30/4/1975, hàng triệu người phải đau đớn ra quyết định rời bỏ Việt Nam tìm bến bờ tự do. Ngày nay, từ những người giàu sụ đến nghèo "rách mồng tơi", vẫn đang thầm lặng cố tìm mọi cách để rời bỏ Việt Nam, với hy vọng mang đến một tương lai tươi sáng hơn cho con cái họ.

Nhà nước cộng sản độc ác, dối trá, liên tục "ăn của dân không chừa thứ gì" đã khiến người dân thất vọng, chán ghét và cuối cùng xem tổ quốc Việt Nam là một gánh nặng, thay là một tình cảm gắn bó, thiêng liêng. Người dân chỉ có thể "ái quốc" và trung thành với tổ quốc khi hiện thân của tổ quốc là một chính quyền lương thiện, có trách nhiệm và luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết.

Đảng cộng sản Việt Nam : phản bội Tổ quốc

Đối với Đảng cộng sản, Tổ quốc là chế độ cộng sản và chủ nghĩa xã hội. "Yêu nước" phải là yêu xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1945 cho đến nay, đã có hàng chục triệu người Việt Nam bị bỏ tù và giết chết chỉ vì dám tỏ thái độ không thích chế độ xã hội chủ nghĩa và đảng cộng sản. Vũ lực và pháp luật là hai công cụ giúp đảng cộng sản duy trì sự tồn vong của chế độ, bằng cách đàn áp và bỏ tù bất cứ ai dám công khai phản đối. Điều này được thế hiện qua các điều luật mơ hồ như Điều 79, Điều 88, Điều 245, Điều 258 và rõ nhất là Điều 108 – Phản bội Tổ quốc :

"Công dân Việt Nam nào cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình".

Hãy xem tội phản bội Tổ quốc ở các nước khác được qui định như thế nào, có kỳ quái như luật pháp của nhà nước Việt Nam hay không ?

Điều III, phần 3, Hiến pháp Hoa Kỳ định nghĩa phản bội Tổ quốc như sau :

"Phản bội lại Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ bao gồm việc gây chiến tranh chống lại Hoa Kỳ, trung thành với kẻ thù, giúp đỡ và an ủi kẻ thù. Sẽ không ai bị buộc tội phản bội nếu không có hai nhân chứng có cùng lời khai, hoặc nhận tội trong tòa án mở. Quốc hội có thẩm quyền tuyên bố hình phạt đối với tội phản bội".

Điều 79, Hiến pháp Mông Cổ (Mongolia) qui định phản bội Tổ quốc như sau :

"Tội phản quốc là một hành động chủ tâm gây tổn hại đến an ninh, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, khả năng phòng thủ của Mongolia ; tiết lộ bí mật quốc gia hoặc bí mật quân sự cho nước khác ; bỏ theo địch trong thời chiến hoặc trong các cuộc xung đột vũ trang ; giúp đỡ nước ngoài tiến hành các hoạt động hiếu chiến chống lại Mongolia bằng cách thực hiện những hành vi nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng đối với nhà nước theo chỉ thị của đại diện hoặc chính quyền nước ngoài, sẽ bị phạt tù từ 20 đến 25 năm".

Ngoại trừ vài nước độc tài chuyên chế như Việt Nam, thì không có quốc gia tiến bộ nào dám điên cuồng và láo xược đặt Tổ quốc ngang hàng với chế độ chính trị.

Tổ quốc là đất và nước do tổ tiên nhiều đời truyền lại cho con cháu. Một mảnh đất chỉ trở thành "Đất Nước" khi có sự xây dựng và đóng góp của con người qua nhiều thế hệ. Nam cực hay Bắc cực cũng có đất và nước nhưng không ai gọi là "đất nước" vì vắng bóng con người. Tổ quốc đích thực phải là sợi dây yêu thương liên kết người dân lại, cùng nhau xây dựng một tương lai chung thịnh vượng và hạnh phúc.

Đảng cộng sản Việt Nam lẽ nào ngu dốt đến mức không biết rằng nó là một đảng cầm quyền tồi dở và phần lớn người dân đều chán ghét nó ? Việc đánh đồng chế độ cộng sản với tổ quốc cũng như dùng vũ lực để duy trì quyền lực cai trị trên dân tộc Việt Nam là hành vi sai trái, bệnh hoạn và sự phản bội tổ quốc đáng nguyền rủa nhất.

Đảng cộng sản và đảng viên của nó có yêu nước hay không ?

Hãy tìm câu trả lời bằng cách lý giải những hành vi không yêu nước.

Không yêu nước, khi dùng vũ lực và pháp luật ép buộc người dân phải yêu chế độ xã hội chủ nghĩa và đảng cộng sản.

Không yêu nước, khi cúi đầu trước Đảng cộng sản Trung Quốc, là bọn đã dùng vũ lực cướp Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ quốc Việt Nam.

Không yêu nước, khi bắt bớ và đàn áp bạo lực đối với những người dân ôn hòa tổ chức tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, là cuộc chiến phi nghĩa, khiến hơn vài chục ngàn người Việt phải thiệt mạng.

Không yêu nước, khi hớn hở tổ chức "Bản Hùng Ca Xuân Mậu Thân 1968", đùa cợt trước hàng chục ngàn oan hồn chết oan trong cuộc thảm sát Mậu Thân 1968.

Không yêu nước, khi cho an ninh và công an tấn công, đánh đập và bắt bớ những người dân biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc và Formosa.

Không yêu nước, khi tham nhũng và bòn rút ngân sách, vốn là tiền thuế, mồ hôi và nước mắt của người dân, để sắm siêu xe, xây biệt phủ và sống vương giả.

Không yêu nước, khi đặt lợi ích và sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa lên trên lợi ích của dân tộc Việt Nam.

Không yêu nước, khi cưỡng chiếm, thu hồi đất đai của dân nghèo với giá rẻ mạt, sau đó bán lại cho nhóm lợi ích với giá cao, để làm giàu.

Không yêu nước, khi cho phép những công ty nước ngoài bòn rút của cải và tài nguyên, hủy hoại môi trường, bất chấp gây tổn hại lợi ích của dân tộc.

Không yêu nước, khi cho dành cho những công ty nước ngoài chiếm hữu những địa điểm chiến lược dọc vùng biên giới và hải đảo, vườn quốc gia, đất hộ phòng, bất chấp quyền lợi và an ninh lâu dài của quốc gia.

Không yêu nước, khi dùng pháp luật như là một công cụ để đàn áp người dân, thay vì để đảm bảo đời sống an toàn và ổn định cho người dân.

Không yêu nước, khi ban tuyên giáo cho dư luận viên kích động bạo lực, chia rẽ vùng miền, chia rẽ tôn giáo, đập phá nơi thờ phượng và tấn công giáo dân và tu sĩ nhằm đạt được mục tiêu "chia để trị".

Không yêu nước, khi cấu kết với nhóm lợi ích và thân hữu, thao túng nhiều lĩnh vực, bòn rút của công, và thương mại hóa quyền lực chính trị.

Không yêu nước, khi "bôi tro trát trấu" hình ảnh Việt Nam trên chính trường quốc tế bằng những hành vi vô pháp, như bắt cóc, rửa tiền, buôn lậu ngà voi, sừng tê giác...

Không yêu nước, khi chấp nhận làm nơi tiêu thụ rác công nghiệp, cho đầu tư giàn trải nhiều dự án nhiệt điện than, thủy điện, sắt, thép, bất chấp gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại sức khỏe của người dân.

Không yêu nước, khi dành cho Trung Quốc quá nhiều ưu đãi khiến nền kinh tế Việt Nam đặt dưới quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc, đến nỗi nếu không có đầu tư và trợ giúp của Trung Quốc, thì kinh tế Việt Nam sẽ suy sụp.

Không yêu nước, khi bao che và dung dưỡng tội phạm ấu dâm, để chúng tự do hủy hoại tương lai của trẻ nhỏ.

Không yêu nước, khi bao che và bênh vực cho công an dùng nhục hình tra tấn, đánh chết, cắt cổ dân trong đồn.

Không yêu nước, khi ngăn cấm người dân xuống đuờng phản đối những hành vi sai trái của chính quyền hay công ty nước ngoài xâm phạm đến quyền lợi của công nhân và người lao động.

Không yêu nước, khi bất chấp sự chán ghét của người dân và mặc kệ sự tụt hậu, kém cỏi, hổ nhục của đất nước, mà vẫn ngang ngược duy trì ách cai trị.

Những hành vi "không yêu nước" kể trên là sản phẩm độc quyền của đảng cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Bởi vì yêu nước là yêu dân tộc. Yêu nước là phục vụ vô vị lợi quyền lợi của dân tộc. Yêu nước là đau nhói khi chứng kiến cảnh người dân "máu đỏ, da vàng" bị cướp đất, bị tù oan, bị ngược đãi. Yêu nước là căm ghét sự bất công mà chính quyền tạo ra và quyết tâm chấm dứt sự tồn tại của chính quyền tàn bạo đó.

Clarence Darrow diễn giải giản dị nhưng đầy ý nghĩa lòng yêu nước : "Lòng yêu nước thực sự căm ghét sự bất công trên chính quê hương của mình nhiều hơn bất cứ nơi nào khác".

Đảng cộng sản có phục vụ dân tộc Việt Nam từ lúc hình thành đến giờ hay không ? Câu trả lời hầu như ai cũng biết đó là không và chưa từng. Đảng cộng sản chỉ có một mối quan tâm duy nhất là chiếm giữ quyền lực, phục vụ lợi ích của đảng và bảo vệ sự tồn vong của chế độ mà thôi.

Tâm tình gửi anh, chị, em yêu nước

Julian Barnes nói : "Lòng yêu nước vĩ đại nhất là nói cho tổ quốc của bạn biết khi nó hành xử một cách nhục nhã, ngu dốt và độc ác". Lòng yêu nước thực sự thể hiện qua thái độ không khuất phục trước cường quyền. Yêu nước là sẵn sàng phản kháng bất công và bảo vệ tổ quốc khỏi chính quyền độc tài chuyên chế.

Phải xây dựng được một tổ quốc hiền hòa, nhân ái và công bằng để mang hạnh phúc, niềm hãnh diện và sung túc đến cho mỗi công dân. Chỉ có một tổ quốc như thế mới có thể động viên được mọi bàn tay và khối óc, để gắn bó mọi người lại với nhau, cùng chung tay cho một tương lai tươi sáng. Tương lai của Việt Nam sẽ ngày càng đen tối và vô vọng dưới ách cai trị độc tài của đảng cộng sản. Vì thế, Đất Mẹ cần lắm một kết hợp chính trị lương thiện, chấp nhận hy sinh vì lợi ích dân tộcvà có đủ quyết tâm cạnh tranh chính đáng với đảng cộng sản. Đảng cộng sản có đầy đủ công cụ cần thiết để duy trì quyền lực : tài chính dồi dào, lực lượnghầu hạ đông đảo, vũ khí hiện đại. Tuy nhiên, chúng ta, những người yêu mến tổ quốc Việt Nam, sẽ không thua cuộc bởi vũ khí chúng ta đang có thì hơn hẳn họ : lẽ phải và tình yêu quê hương.

Gửi các đảng viên còn lương tri

Điểm khác biệt giữa con người và con vật là lương tri, nghĩa là khả năng nhận biết đúng/sai, biết ăn năn/sám hối và biết xấu hổ/nhục nhã. Chóp bu đảng cộng sản thừa biết phần lớn người dân trong nước, cộng đồng hải ngoại, và lãnh đạo các quốc gia dân chủ khinh thường và không thích họ đến dường nào. Tiền bạc có thể mua được hầu hết mọi thứ, nhưng chắc chắn không thể giúp bạn mua được sự kính trọng và yêu quý thực sự của người dân và dư luận quốc tế.

Chế độ cộng sản đã và đang nhấn chìm Việt Nam trong bóng đêm của suy đồi đạo đức, lạc hậu và nghèo đói. Làm cho tổ quốc khánh kiệt và đạo đức dân tộc tha hóa là phản quốc và tội ác này sẽ được ghi nhớ bởi nhiều thế hệ.

Các đảng viên còn lương tri, không muốn bị ghi nhớ là "phản quốc" cũng như có mơ ước gầy dựng lại tổ quốc hiền hòa, nhân ái và công bằng cho các thế hệ tương lai,hãy mạnh dạn liên hiệp với các tổ chức chính trị có đường lối rõ ràng. Đừng tiếp tục hèn nhát làm ngơ trước những bất công do đảng cộng sản gây ra. Đừng để sau này con cháu chất vấn tại sao Việt Nam thua kém và lạc hậu. Đừng để bị mang tiếng phản bội tổ quốc khi chấp nhận im lặng trước những hành vi bán nước, cúi đầu trước quan thầy Trung Quốc. Hãy vượt lên nỗi sợ mang tên cộng sản. Hãy quyết tâm thay đổi số phận bất hạnh của dân tộc Việt Nam.

"Làm người Việt Nam cho tới nay đã là một điều bất hạnh thì làm người Việt Nam trong một tương lai gần sẽ phải là một niềm vui, một may mắn và một nguồn hãnh diện".

(Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2)

Mai V. Pham

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Đa Nguyên – Bất Bạo Động – Hòa Giải & Hòa Hợp Dân Tộc"

Tham khảo :

https://nhacsituankhanh.wordpress.com/tag/to-quoc-la-gi/

https://constitutioncenter.org/interactive-constitution/articles/article-iii

https://www.unodc.org/res/cld/document/mng/2001/criminal_code_of_mongolia_html/Mongolia_Criminal_Code_2002.pdf

https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/18-toi-ac-bi-trung-phat-bang-an-tu-hinh-tu-ngay-1-1-2018-3668070.html

http://www.rfa.org/english/news/tibet/tibetan-political-prisoner-who-opposed-patriotic-reeducation-campaign-dies-08092016160702.html

Published in Quan điểm

Là một người trẻ "được" nhận nền giáo dục tuyên truyền của chế độ cộng sản suốt 12 năm, tôi đã không được biết sự thật đẫm máu và quá đỗi đau thương đằng sau cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968 của cộng sản Bắc Việt, cho đến khi Internet phổ biến. Đọc những tài liệu nghiên cứu của các học giả Việt Nam và nước ngoài về cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968, khiến tôi không thể kiềm nén được cảm xúc đau nhói và tức giận trước bản chất máu lạnh và khát máu của Việt Cộng, là những người Việt Nam, có cùng máu đỏ da vàng giống như tôi.

mauthan1

Kết quả một vụ thảm sát dưới tay cộng sản Việt Nam tại khe Đá Mài phía nam Huế, tháng 2, 1968 Tết Mậu Thân. 428 nạn nhân đa số người Thiên chúa giáo, gồm tu sĩ công chức, bác sĩ, giáo sư và những chuyên viên ngành nghề khác. Nạn nhân bị bắt giữ ở nhà thờ Phú Cam Huế trước khi bị dẫn ra khỏi thành phố vào đầu tháng 2 năm 1968 và bị bắn chết dọc theo bờ lạch. Theo thông tin của cán binh địch đào ngũ Sư đoàn Bộ binh 101 (di động không kỵ) tìm thấy xác nạn nhân ngày 19 tháng 9, năm 1969. Nguồn : Nguyen, Huu Hien, 23 February 1969.

Đúng 50 năm về trước, Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đồng ý ngừng bắn 36 giờ để toàn dân được đón Tết theo truyền thống dân tộc. Khốn nạn thay, cộng sản Bắc Việt đã phản bội bản ký kết với Việt Nam Cộng Hòa, dưới danh nghĩa Mặt trận Giải phóng miền Nam, đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố và hàng trăm thị xã miền Nam.

Theo nhiều nguồn tin thì sau khi cuộc tổng tiến công Huế kết thúc vào ngày 24 tháng 2 năm 1968, thì có khoảng 3.500 thường dân bị mất tích. Một số đã chết trong cuộc chiến và bị chôn vùi trong những đống đổ nát. Khi người dân Huế và quân đội Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu dọn dẹp, thì họ đã bắt gặp một loạt các khu mộ chôn tập thể. Khoảng 150 xác chết đã được khai quật từ ngôi mộ đầu tiên, nhiều xác người cột chặt với nhau bằng dây thép và dây tre. Một số đã bị bắn chết, còn những người khác bị chôn sống.

Tác giả Buckley trong cuốn Fodor’s Exploring Vietnam đã nhận định rằng cuộc thảm sát 1968 ở Huế nhắm mục tiêu đến bất cứ ai có tình cảm dành cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, bao gồm các nhân viên cứu trợ nước ngoài, thương nhân, nhà sư Phật giáo, linh mục Công giáo, trí thức, và một số người nước ngoài có quan hệ với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, đều bị Việt Cộng bắn chết, chặt đầu và vùi thây họ trong những hố chôn tập thể.

Robert Shaplen đã viết trong tờ New Yorker vào tháng 3 năm 1968 rằng :

"Không có gì mà tôi thấy trong chiến tranh Triều Tiên hoặc chiến tranh Việt Nam cho đến nay, là khủng khiếp về tàn phávà chết chóc tuyệt vọng, như những gì tôi đã thấy ở Huế. Khoảng 3/4 các ngôi nhà ở Huế bị tàn phá hoàn toàn hoặc bị hư hỏng nghiêm trọng bởi bom và pháo đạn, trong khi đó những xác người chết chồng lên nhau trong những hố chôn tập thể, đầu của người này chồng lên đầu của người khác".

Tạp chí TIME tường thuật cuộc thảm sát Mậu Thân vào tháng 10, năm 1969 như sau :

"Ban đầu, những người đàn ông không dám bước vào con suối", một trong những người tìm kiếm nhớ lại. "Nhưng vì mặt trời đã bắt đầu lặn nên cuối cùng chúng tôi buộc phải bước vào dòng nước lạnh, trong lúc thầm cầu nguyện mong người chết tha thứ cho chúng tôi". Ở lạch nước, nhóm tìm kiếm đã phát hiện khoảng 250 hộp sọ và hàng đống xương. Một người Mỹ có mặt tại hiện trường cho biết : "Những ổ mắt thủng sâu thẳm và đen, trong khi dòng nước chảy siết qua những bộ xương khô".

Vào ngày thứ năm của cuộc tiến công Mậu Thân, binh lính Cộng sản đã xuất hiện tại nhà thờ Phủ Cam, nơi mà những người dân Huế đang ẩn náu cùng gia đình và bắt họ đi. Những người Việt Cộng nói rằng họ bắt những người đàn ông đi để giáo dục tuyên truyền và sau đó sẽ cho họ về. Nhưng gia đình của những người đó đã không bao giờ nghe hoặc nhìn thấy họ thêm một lần nào nữa. Dưới chân núi Nam Hòa, mười dặm từ nhà thờ Phú Cam, những người bị bắt đi đã bị bắn chết hoặc bị đánh cho đến chết".

Reed Irvine, Chủ tịch của Accuracy in Media (Sự chính xác trong Truyền thông) cho biết :

"Hàng ngàn nạn nhân được chôn cất bí mật trong các ngôi mộ tập thể. Nhưng sự thiếu hiểu biết của nhiều người dân về cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 1968 cho thấy Đảng cộng sản đã thành công trong việc giữ kín cuộc thảm sát Huế như một bí mật. Việc phát hiện ra các khu mộ tập thể đã thu hút được sự chú ý tối thiểu của các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ, và cho đến năm 1985 cảnh quay các thi thể được khai quật đã được trình chiếu trên nhiều kênh truyền hình của chúng tôi".

Tổng kết từ nhiều nguồn khác nhau, ước tính rằng chỉ riêng ở Huế, Việt Cộng đã tàn sát ít nhất 5.700 người.Riêng đối với thiệt hại của quân đội cộng sản Bắc Việt, thì ít nhất 45 ngàn người thiệt mạng trong tổng số 84 ngàn quân.

"Hát trên những xác người" Việt Nam

Trong khi chính quyền cộng sản Việt Nam đớn hèn, câm miệng không tưởng niệm chính những liệt sĩ của chế độ đã thiệt mạng trong những trận chiến với Trung Quốc tại Hoàng Sa (1974), Trường Sa (1988) và chiến tranh biên giới Việt Trung (1979), thì nó lại khốn nạn và đê tiện tổ chức "Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968". Nhà nước cộng sản đang phục vụ dân tộc Việt Nam hay chính quyền Trung Quốc ?

Đảng cộng sản tự bịt mồm, nhắm mắt, đùa cợt trước những oan hồn vẫn chưa được trả công bằng, để hớn hở tổ chức "Lễ kỉ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968". Hành động này còn thua xa loài súc vật bởi vì những loại động vật này còn biết buồn khi đồng loại chết. Câu nói nổi tiếng của người khai sinh ra chủ nghĩa cộng sản là Karl Max, mô tả đầy đủ sự khốn nạn và độc ác của chóp bu cộng sản Việt Nam : "Chỉ có súc vật mới quay lưng lại với nỗi đau đồng loại mà chăm chút bộ lông của mình".

Máu đổ xuống, không phải chỉ của những người miền Nam hiền lành, nhưngcòn của rất nhiều bộ đội miền Bắc, đã nhuộm đỏ đất và nước Việt Nam.Thay vì xét mình để tưởng niệm những tang thương mà cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 đã gây ra, thì Đảng cộng sản lại điên cuồng, xấc xược khuấy sâu nhát dao vào vết thương chưa khô máu. Sự kiện tắm máu dân tộc Việt Nam quá đau thương như thế này, là một "Bản hùng ca" đáng vui mừng đối với những chóp bu cộng sản hay sao ?

Ít nhất 45 ngàn binh lính của cộng sản Bắc Việt thiệt mạng trong cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968, chứng minh được sự thất bại hoàn toàn của Đảng cộng sản trong chiến dịch bất nhân này. Thay vì hàn gắn vết thương, tổ chức tưởng niệm những nạn nhân đã thiệt mạng của cả hai miền Nam Bắc, chóp bu cộng sản lại thách thức lương tri của những người yêu Lẽ Phải và Sự Thật, bằng những buổi văn nghệ, hát mừng trên những xác người.

Đúng lý và hợp tình hơn, Đảng cộng sản phải chủ động hòa giải với dân tộc Việt Nam, nghĩa là nhận lỗi về những tang thương đã gây ra, phục hồi danh dự và bồi thường thiệt hại cho tất cả các nạn nhân. Cũng dễ hiểu, bởi Đảng cộng sản luôn rất sợ và chống lại lập trường hòa giải dân tộc vì không có gì thỏa mãn nó bằng một đất nước chia rẽ và hận thù.

Thay lời kết

Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 1968 là một tội ác diệt chủng và cũng là một trong nhiều tội ác mà chế độ cộng sản đã gây ra cho dân tộc Việt Nam.

"Đảng Cộng Sản Việt Nam đã là một đại họa cho dân tộc ta. Nó đã là thủ phạm của cuộc nội chiến kéo dài ba mươi năm làm đất nước tan nát và nhiều triệu người thiệt mạng. Trong cơn mê cuồng áp đặt chủ nghĩa cộng sản nó cũng đã phạm những tội ác kinh khủng, tàn sát có chủ mưu hàng trăm ngàn người yêu nước hoặc vô tội".

(Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai).

Quá nhiều máu và nước mắt đã đổ ra nhân danh thứ chủ nghĩa cộng sản quái thai và Đảng cộng sản không xứng đáng cũng không đủ tư cách để tiếp tục độc quyền lãnh đạo dân tộc Việt Nam.Sự tồn tại của chế độ cộng sản cho đến nay là một thách đố vô cùng xấc xược đối vơi lương tri và danh dự của những người yêu mến đất Mẹ Việt Nam.Phải nhanh chóng thay thế chế độ độc tài toàn trị bằng dân chủ đa nguyên để hòa giải người Việt Nam với nhau,xóa bỏ hận thù, ngăn cách và chia rẽ.

"Để có dân chủ đa nguyên thực sự, điều chúng ta phải làm trước hết là xóa bỏ những hận thù do một quá khứ đẫm máu để lại và được một chính sách phân biệt đối xử nuôi dưỡng suốt thời gian qua.Hòa giải dân tộc là một bắt buộc của hoàn cảnh lịch sử. Có như thế chúng ta mới có thể chấp nhận nhau, nhận lỗi với nhau và tha lỗi cho nhau, để chung sống với nhau và bắt tay nhau xây dựng một tương lai chung. Còn nếu không đa nguyên cùng lắm chỉ có nghĩa là tạm thời chịu đựng lẫn nhau do một so sánh lực lượng chưa ngã ngũ. Đa nguyên mà không có hòa giải dân tộc như vậy chỉ là đa nguyên bệnh hoạn, chỉ chuẩn bị cho một sự thanh toán lẫn nhau".

(Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai).

Quan trọng hơn, phải hòa giải người Việt Nam với đất nước Việt Nam để phục hồi lòng yêu nước. Tổ quốc cần một kết hợp chính trị lương thiện, bao dung, và nhân ái để nối mọi bàn tay và mọi khối óc, cùng nhau xây dựng tương lai tươi sáng cho Việt Nam dựa trên lòng yêu nước.

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã đề nghị giải pháp cho bài toán chính trị Việt Nam : phải có một lực lượng chính trị làm đối trọng với Đảng cộng sản. Lực lượng này chia sẽ đường lối và giải pháp chung cho cuộc cách mạng dân chủ, sẽ đóng vai trò vận động quần chúng tham gia vào phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc, tạo áp lực buộc Đảng cộng sản phải thực hiện hòa giải dân tộc và bầu cử tự do. Và cuộc bầu cử tự do, dưới sự giám sát chặt chẽ và công bằng của cộng đồng quốc tế, sẽ là tiền đề để thiết lập chế độ dân chủ đa nguyên.

Để có thể xây dựng được đối trọng mạnh với Đảng cộng sản cần phải có sự tham gia và ủng hộ của những trí thức yêu nước, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính và địa lý.

Hãy dũng cảm tham gia cuộc cách mạng dân chủ vì mục tiêu của nó là tự do và hạnh phúc cho cả những người xa lạ và cho chính con cháu của chúng ta. Dân tộc Việt Nam xứng đáng được hưởng nhân quyền và hạnh phúc như các dân tộc khác trên thế giới. Con cháu của bạn và tôi xứng đáng được hưởng một nền giáo dục nhân bản và khai phóng cũng như sống trong một môi trường sạch sẽ và lành mạnh.

Muốn được như thế, hãy đừng vô cảm, đừng buông tay, và hãy nhanh chóng quyết định : tham gia Tập Hợp !

Mai V. Phạm

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Đa nguyên – Bất bạo động – Hòa giải & Hòa hợp Dân tộc"

Tham khảo :

http://www.nytimes.com/1987/09/22/opinion/l-hue-massacre-of-1968-goes-beyond-hearsay-466387.html

http://www.history.com/this-day-in-history/mass-graves-discovered-in-hue

http://viewingamerica.shanti.virginia.edu/content/massacre-hue

https://www.vietnam.ttu.edu/exhibits/Tet68/aftermath.php

Published in Quan điểm

Cách đây vài tháng, an ninh nhà nước bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Cộng hòa liên bang Đức, là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Liên Hiệp Châu Âu (EU). Trong khi Cộng hòa liên bang Đức giận dữ phản đối, thì nhiều tờ báo uy tín quốc tế đồng loạt đưa tin về hành vi man rợ của chính quyền cộng sản.

tuhao1

Cổng Hiển Nhơn (phía đông Đại nội Kinh thành Huế) trước kia là nơi dành cho những người vinh hiển, có công với triều đình và đất nước

Cách đây vài ngày, cộng đồng mạng phẫn nộ với bản tin về nhiều vi cá mập tươi được phơi khô trên mái nhà của Đại sứ quán Việt Nam tại Chile. Rất nhiều người Việt trong và ngoài nước không khỏi bàng hoàng, tức giận và cảm thấy xấu hổ cho hành động này, bởi đây không phải lần đầu tiên mà các quan chức ngoại giao "bôi tro trát trấu" hình ảnh Việt Nam.

Gần đây nhất, theo phúc trình của Freedom House 2017, Việt Nam cùng với vài quốc gia khác, được xếp hạng KHÔNG có tự do. Hổ nhục nhức nhối khác là sự phụ thuộc và khiếp sợ quá đáng của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Trung Quốc.

Những trung tâm mua sắm ở Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan… đều có những bảng cảnh cáo bằng tiếng Việt chống nạn ăn cắp. Ngày 15/1/2018, cảnh sát Đài Loan cũng vừa bắt giữ một nhóm du khách người Việt, với cáo buộc trộm cắp hàng hóa và tịch thu tang vật trị giá hơn 30.000 USD.

Trong công bố mới nhất do Tổng cục thống kê vừa ban hành ngày 29/1, cả nước hiện có 19.700 người dân thiếu đói chỉ riêng trong tháng 1 đầu năm 2018.

Một Việt Nam buồn với đầy ắp những hổ nhục, khổ đau và bất công. Thế nhưng, lợi dụng chiến thắng U23, chế độ độc tài cộng sản đã kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan và thổi phồng nó, để định hướng dư luận và khiến cho người dân quên đi tất cả. Hàng ngàn bạn trẻ đổ ra đường, hò hét, bấm còi inh ỏi và thậm chí trần truồng, phần nào chứng minh được điều ấy. Tôi chia sẽ niềm vui chiến thắng, nhưng nó cần phải được thể hiện một cách văn minh, trang nhã và không hợm hĩnh.

Ở một góc độ khác, hình ảnh các bạn trẻ gào thét trong sung sướng khiến tôi cảm thấy dân tộc Việt Nam sao quá đỗi bất hạnh. Vì tham vọng duy trì quyền lực cai trị, Đảng cộng sản luôn ngăn cản người dân tham gia các tổ chức cũng như hoạt động xã hội vì sợ tạo nên sự gắn bó cộng đồng. Đã thế, dân tộc Việt có rất ít cơ hội để được hãnh diện về đất nước. Bởi thế, đối với nhiều người, chiến thắng thể thao tầm quốc gia là một sự kiện giúp họ giải tỏa xúc cảm bị đè nén, kết nối và mang tới niềm tự hào mà họ luôn mong mỏi.

Thể thao đượm màu chính trị

Nhiều người cho rằng thể thao và chính trị không liên quan đến nhau. Nhưng, thực ra, thể thao là một phần tất yếu của chính trị. Từ khi xuất hiện các cuộc tranh tài thể thao đa quốc gia, nhiều chính quyền đã sử dụng nó như một vũ khí ngoại giao để gửi thông điệp chính trị. Chính quyền Nazi của Hitler đã tận dụng Olympics năm 1936 để tuyên truyền, tạo ra một nước Đức mới, mạnh mẽ và thống nhất trong lúc che giấu mục tiêu tàn sát người Do Thái. Năm 1980, nhiều nước Tây phương cũng tẩy chay Olympics tại Moscow vì cuộc xâm lăng của Liên Xô tại Afghanistan. Và Ban tuyên giáo Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã lợi dụng chiến thắng của U23, cho mục đích tuyên truyền, bằng cách phát cờ búa liềm miễn phí cho những ai "xuống đường". Thậm chí, đê tiện hơn, có những bài báo viết bằng những ngôn ngữ sặc mùi tuyên truyền dối trá như : "thế nước mạnh", "vận nước đang lên"…

Một số vận động viên mong muốn dùng những biểu tượng của thể thao để thay đổi xã hội. Ví dụ, ngày 17/10/1968, Olympics tổ chức tại Mexico, Tommie Smith và John Carlos của Hoa Kỳ, đã thu hút sự chú ý của công luận khi bày tỏ thái độ chống lại sự áp bức đối với người da đen. Trong lúc lên nhận huy chương, họ đã không mang giày, chỉ mang vớ và chào bằng biểu tượng nắm đấm, tượng trưng cho sự nghèo khổ đày đọa Mỹ Đen. Hành động của họ đã thu hút được sự chú ý rộng lớn của dư luận Hoa Kỳ và dẫn tới nhiều thay đổi xã hội đáng kể.

tuhao2

Tommie Smith và John Carlos của Hoa Kỳ, lúc lên nhận huy chương, đã không mang giày, chỉ mang vớ và chào bằng biểu tượng nắm đấm, tượng trưng cho sự nghèo khổ đày đọa người Mỹ da đen.

Aristole, triết gia vĩ đại thời Hy Lạp cổ đại, khẳng định con người là một động vật chính trị. Nghĩa là con người không thể tự tách mình ra khỏi mọi hoạt động của xã hội, bao gồm kinh tế, văn hóa, thể thao… nơi họ sinh sống. Dù muốn hay không, công dân cũng không thể tách rời bất kỳ hoạt động xã hội nào ra khỏi chính trị bởi quyền lực chính trị ảnh hưởng tất cả.

Thể thao vốn có bản chất chính trị bởi nó là một công cụ hữu hiệu để đế hình thành nhận thức chính trị và đặc biệt gắn kết mọi người cho cứu cánh của chính trị. Một trận bóng bàn, bóng rổ, bóng đá… nếu tổ chức khéo léo, cũng có thể xóa tan sự thù hằn và ganh ghét giữa người với người. Nelson Mandela đã dùng bóng đá để hòa giải dân tộc Nam Phi và ông đã thành công. Một bài học rút ra cho phong trào dân chủ đó là chúng ta sẽ sử dụng thể thao như thế nào để thu hút ý thức chính trị, vận động tham gia tổ chức, cũng như sự quan tâm tới đất nước của trí thức và quần chúng.

Có thể thực lòng tự hào với thực trạng Việt Nam ?

Nhà nước cộng sản hiểu rõ hơn ai hết sự thất bại của họ về mọi mặt. Vì thế, họ đã lợi dụng chiến thắng của U23 vào vòng chung kết AFC Cup để che giấu nỗi nhục thua kém và sự thất bại trong quản lý quốc gia.

Với những phương tiện dồi dào có sẵn trong tay, họ đã huy động sức mạnh tổng lực của các tờ báo đảng nhằm "tô son trét phấn" làm đẹp chế độ để "ăn theo" chiến thắng của U23 và cho phép người dân "xuống đường" để kích động chủ nghĩa dân tộc hợm hỉnh. Nhưng chế độ cộng sản lại tuyệt đối cấm cản và đàn áp bằng vũ lực những cuộc diễn hành ôn hòa bảo vệ môi trường, phản đối Formosa xả thải, chặt phá cây xanh trong thành phố, và thậm chí những buổi tưởng niệm liệt sĩ bị quân Trung Quốc thảm sát tại Hoàng Sa (1974), Trường Sa (1988) và chiến tranh biên giới Việt Trung (1979).

Vài bạn trong friendlist của tôi viết những dòng status như sau : "Thật tự hào là người Việt Nam", "Cảm ơn U23 đã mang đến niềm tự hào Việt Nam", "U23 là anh hùng dân tộc"... Tôi rất ngạc nhiên về những tự hào giản dị kiểu này. Chỉ cần thắng một trận bóng đá là có thể trở thành anh hùng và là niềm tự hào của cả dân tộc ! Chỉ cần lọt được vào vòng chung kết là người ta sẵn sàng bỏ qua mọi bất hạnh, nhục nhã mà đảng cộng sản đã và đang gây ra cho dân tộc Việt Nam !

Làm sao có thể tự hào khi mà đại đa số người dân Việt Nam còn bị cấm đoán những quyền tự do tối thiểu nhất ? Làm sao có thể tự hào khi hàng triệu người Việt Nam vẫn phải sống lây lất trong nghèo khổ và bất công vì bị cướp đất, xử oan ? Làm sao có thể tự hào khi hàng ngàn người mỗi năm phải rời bỏ quê hương Việt Nam, để lao động vô cùng khổ cực ở xứ lạ, vì miếng cơm, manh áo cho gia đình ?

Chiến thắng thể thao ở tầm mức quốc gia là tạm thời và nó chỉ có ý nghĩa khi trở thành động lực thúc đẩy người dân quan tâm hơn đến thực trạng đất nước. Chiến thắng của U23 có giúp đồng bào nhận ra Việt Nam ngày càng tụt hậu, ô nhiễm, nghèo khổ, trong khi trẻ em vẫn đang bị nhồi sọ bởi nền giáo dục lạc hậu ? Xin chớ quên khi nhắc đến Việt Nam, người dân ở các nước khác nghĩ ngay đến "trộm cắp", "buôn lậu", "bắt cóc"... và thậm chí "bán dâm".

Nhìn chung, đất nước Việt Nam buồn đến mức chẳng ai muốn thảo luận với nhau về những vấn nạn tiêu cực nữa... Nỗi buồn thua kém đã đẩy người dân trông chờ vào những chiến thắng và thành tích ngắn hạn, để quên đi cuộc sống khó khăn hàng ngày, để không phải đối mặt với một tương lai bất định và sự lụn bại của quốc gia. Khi người Việt Nam không cảm nhận được nỗi đau bị cướp đất, tù oan, nghèo khổ… của những đồng bào cùng "máu đỏ, da vàng" khác, thì làm sao có thể "tự hào là người Việt Nam" ?

Socrates, được xem là cha đẻ của triết học phương Tây, nhắn nhủ : "Một cuộc sống không tự kiểm không xứng đáng để sống" (An unexamined life is not worth living"). Thông điệp mà Socrates muốn gửi đến đó là phải luôn luôn tự kiểm điểm, xem xét lại những hành động của bản thân, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, để điều chỉnh, thay đổi và phát huy những giá trị làm cho cuộc sống này có ý nghĩa hơn.

Sẽ thật ý nghĩa nếu sau mỗi thắng lợi của dân tộc Việt Nam, thể thao hay văn nghệ, nhiều người cùng tự suy xét để tỉnh thức nhận ra có những giá trị cao quý hơn để tự hào. Vì trong hoàn cảnh và điều kiện sống hiện nay, ngoài chiến thắng của U23, người Việt Nam còn có gì để tự hào ?

Tại sao các các bộ đảng viên lại có cuộc sống giàu sang, nhưng phần lớn người dân Việt Nam lại sống trong nghèo khổ ? Tại sao trẻ em ở những nước dân chủ như Singapore, Nhật Bản, Úc, Mông Cổ được hưởng nền giáo dục tiến bộ và khai phóng để giúp đất nước của họ phát triển và củng cố hạnh phúc, trong khi ước mơ của thanh niên Việt Nam sau khi được đào tạo là được đưa đi xuất khẩu ? Phải làm sao để thay đổi thực trạng khánh kiệt và suy tàn của đất nước ?...

Thay lời kết

Trong lúc nhiều bạn "xuống đường" vui sướng cho chiến thắng của U23, thì hàng chục ngàn người dân phải sống cảnh "màn trời chiếu đất" vì bị chính quyền cưỡng chế. Cũng lúc đó, hàng chục ngàn người khác đang phải làm việc quần quật ở xứ lạ vì nhà nước Việt Nam không tạo ra được công việc cho họ. Và ngay lúc đó, hàng chục ngàn người thiếu đói và ít nhất là 80 triệu người bị tước đoạt những quyền tự do cơ bản nhất.

Bạn gào thét cho chiến thắng của U23, nhưng lại im lặng trước sự đau khổ của dân tộc và lụn bại của đất nước ? Hình ảnh Viêt Nam bị "bôi tro trét trấu" bởi các cán bộ đảng viên "ăn cắp", bởi chế độ tham nhũng nghiêm trọng, bởi một nhà nước "quì gối cúi đầu" trước Trung Quốc, thì có gì đáng để tự hào ?

Chỉ khi bạn biết ăn năn và chất vấn bản thân một cách nghiêm túc về thực trạng lụn bại của đất nước thì mới biết nỗi đau là người Việt Nam và củng cố quyết tâm xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn trong đó mọi người có chỗ đứng ngang nhau và cùng nhau loại bỏ chế độ độc tài toàn trị đang bóp nghẹt ý kiến và sáng kiến của cả dân tộc. Chỉ khi xây dựng một chế độ tốt đẹp, con cháu bạn và tôi xứng đáng được sống trong một môi trường sạch sẽ và lành mạnh, được hưởng một nền giáo dục khai phóng và sáng tạo để trở thành những con người tự do và không mang mặc cảm thua kém. Những nguyện ước giản dị này không quá khó. Vấn đề là bạn có thực sự yêu nước và chấp nhận hy sinh để xây dựng cho bằng được tương lai tốt đẹp đó hay không ?

Muốn được vậy, những bạn trẻ còn quan tâm đến tương lai của mình và tương lai của Việt Nam phải tìm nhau và cùng nhau xây dựng một kết hợp chính trị lương thiện, đồng thuận trên một giải pháp chung, để tạo ra một đối trọng có tầm vóc có thể đối chất với đảng cộng sản cầm quyền về những định hướng lớn của đất nước và cách thực hiện. Chỉ qua hình thức này, sinh hoạt chính trị sẽ trong sáng hơn và mang lại một tương lai tươi sáng cho con cháu chúng ta.

Niềm tự hào lớn nhất mà mỗi người Việt nên có là góp phần giải thể chế độ độc tài toàn trị, mang tới dân chủ đa nguyên thực sự cho dân tộc Việt Nam.

Mai V. Phạm

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Đa nguyên – Bất bạo động – Hòa giải & Hòa hợp Dân tộc"

Tham khảo :

https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nguoi-viet-5-chau/du-khach-viet-nam-bi-nghi-an-trom-tai-hang-loat-cua-tiem-o-dai-loan-3701823.html

http://www.history.com/this-day-in-history/olympic-protestors-stripped-of-their-medals

Published in Quan điểm