Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Những ngày vừa qua, dư luận xã hội bất bình và bức xúc với khá nhiều vấn nạn, bao gồm thuốc ung thư kém chất lượng ; các dự án BOT đặt sai vị trí nhưng vẫn thu phí và kế hoạch tăng thuế VAT của Bộ tài chính.

vannan1

Hiện nợ công của Việt Nam ở mức gần 2,6 triệu tỷ đồng.

Người viết sẽ phân tích mặt sai trái của các vấn nạn trên và đề nghị một giải pháp chính trị để triệt để giải quyết tất cả những vấn đề bức xúc và thối nát hiện nay của Việt Nam.

Bán thuốc kém chất lượng là tội ác

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, công ty cổ phần VN Pharma đã nhập khẩu hơn 9.300 (chín ngàn ba trăm) hộp thuốc chữa ung thư H-Capita 500mg. Qua kiểm tra và giám định, Cục Quản lý dược Bộ Y tế cho biết lô H-Capita 500 mg là thuốc không rõ nguồn gốc và không thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh ung thư.

vannan2

Giám định của Bộ Y tế cho thấy lô thuốc 9.300 hộp VN Pharma nhập về hồi tháng 4/2014 chứa 97% hoạt chất capecitabine kém chất lượng, không rõ nguồn gốc

Điều đáng nói là vào năm 2014, lô thuốc Captia này đã trúng thầu vào các bệnh viện thuộc sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh với giá trúng thầu là 31.000 VNĐ/viên, trong khi giá kế hoạch của sở là 66.000 VNĐ/viên (1). Rõ ràng, việc công ty cổ phần VN Pharma ngang nhiên và dễ dàng bán thuốc ung thư chất lượng tồi ra thị trường là do đã cấu kết, móc nối ăn chia với các quan chức nhà nước.

Thuốc kém chất lượng gây ra những tác hại vô cùng nguy hiểm và hệ quả khôn lường. Bác sĩ Nguyễn Minh Hiếu nhận định :

Ngay cả thuốc "xịn", sử dụng đúng liều lượng vẫn có các tác dụng phụ (khoảng từ 1/100.000-1/10.000), nói gì thuốc giả. Với thuốc giả, tác dụng phụ có khả năng xảy ra thường xuyên hơn (khoảng 1/10) do người sử dụng không biết thành phần hoạt chất trong đó. Thuốc giả, thuốc kém chất lượng có thể khiến người bệnh bị phản ứng thuốc, gây dị ứng, buồn nôn, ói mửa, sốc phản vệ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Khi dùng phải thuốc giả, bệnh tình của người bệnh không những không thuyên giảm mà còn bị nặng thêm bởi thuốc giả làm tăng độc tính, tăng tình trạng kháng thuốc. Với thuốc kháng sinh kém chất lượng, không đủ hàm lượng hoạt chất, khi dùng không tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh, vi khuẩn trở thành chủng đề kháng mà kháng sinh đã sử dụng trước đó không còn tác dụng. Điều này dẫn đến tình trạng tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng cao.

Không chỉ dừng lại 9.300 hộp thuốc H-Capita giả, công ty VN Pharma còn nhập hơn 7 loại thuốc kháng sinh khác đều đã bị thu hồi số đăng kí, nhưng đã trúng thầu và đang bán tràn lan trong nhiều bệnh viện. Làm sao những bệnh nhân có thể kiểm chứng được chất lượng của một loại thuốc khi đã được mua từ chính bệnh viện, nơi mà họ nghĩ là an toàn nhất ? Trách nhiệm của Bộ Y tế và Cục quản lý dược ở đâu rồi ?

Làm sao người dân không bất bình trước hành vi ngồi xổm trên pháp luật và xem thường mạng người của công ty VN Pharma cũng như sự bao che của Bộ Y tế ? Phải mạnh mẽ khẳng định rằng hành vi bán thuốc giả là một tội ác và phải bị trừng trị thích đáng.

BOT mọc lên như nấm, sai vị trí và lạm thu phí

Ngày 6/9/2017, báo cáo của Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt khuyết điểm và vi phạm của bộ Giao thông vận tải trong các dự án BOT (Build–Operate–Transfer) và BT (Build–Transfer) bao gồm : thu phí không minh bạch, đặt sai vị trí và lợi ích nhóm. Một số liệu không khỏi giật mình, đó là mỗi xe container đi từ Bắc–Nam phải trả khoảng 4,6 triệu đồng phí BOT.

vannan3

Mỗi xe container đi từ Bắc–Nam phải trả gần 5 triệu đồng phí BOT.

Để vận chuyển hàng hóa từ đồng bằng sông Cửu Long về Thành phố Hồ Chí Minh, cứ khoảng 10 km lại có 1 trạm thu phí và phí BOT, vượt xa chí phí xăng dầu. Hiện tại Việt Nam có tất cả 82 trạm BOT với những trạm BOT đặt ở vị trí sai trái như : BOT tuyến tránh Cai Lậy đặt trên Quốc lộ 1, BOT số 1 trên Quốc lộ 5, BOT tuyến tránh Biên Hòa trên Quốc lộ 1.

Một nguyên tắc cần lưu ý của BOT, đó là chủ đầu tư không được sữa chữa những con đường có sẵn mà phải xây dựng mới hoàn toàn (Build) để cung cấp sự lựa chọn có lợi cho người dân : đi đường có sẵn miễn phí, hoặc đi đường mới, tốt và nhanh hơn đường có sẵn bằng một mức phí theo qui định. Nói một cách đơn giản, chủ dự án BOT không thể đặt trạm thu phí trên "con đường độc đạo" rồi ép buộc người dân phải đi con đường ấy bằng một cái giá cắt cổ.

Nguyên tắc quan trọng khác của BOT, theo Thông tư số 159/2013/TT – BTC, là khoảng cách giữa các trạm thu phí phải tối thiểu 70 km. Trọng thực tế rất nhiều trạm thu phí đã không tuân theo nguyên tắc này.

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng quốc hội cho rằng :

"Các trạm BOT phải sửa ngay cái kiểu thu phí như bóc lột người dân, không thể để mãi tình trạng này được. Trả một đồng thôi mà bất công người dân cũng không chịu, vì vậy phải dời trạm thu phí, không thể trấn lột người dân được".

Phó Giáo sư Tiến sĩ Từ Sỹ Sùa (Khoa Kinh tế - Vận tải, Đại học Giao thông Vận tải) nhận xét :

"Kết luận của Thanh tra Chính phủ dự án BOT đầu tư 30%, thu phí như làm mới là hoàn toàn chính xác. Nhưng có thể nói chỉ bằng mắt thường người dân cũng có thể nhận biết được điều đó bởi hàng ngày họ đi lại, đường nào làm rồi giờ có BOT vào, chủ đầu tư chỉ cạp thêm, trải nhựa làm mới một chút là đặt trạm thu phí thu tiền như đường mới. Việc này có khác gì cái áo rách, anh vá và đính thêm vài họa tiết rồi bán với giá áo mới. Như thế đâu có được, rất phi lý !

Con đường cũ đã tồn tại phục vụ nhu cầu đi lại của người dân nhiều năm qua, chủ đầu tư BOT vào chỉ trải nhựa, cạp thêm mà coi là đầu tư mới với giá thu 1,5 nghìn đồng/km thì sao chấp nhận được. Đó là cách thu tiền rất trắng trợn, thô thiển và coi thường dư luận xã hội".

Tăng thuế giá trị gia tăng VAT, nghèo càng thêm khổ

Bộ Tài chính Việt Nam đề xuất tăng thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT - Value-added tax) từ 10% lên 12% do bội chi ngân sách và nợ công cao. Tăng thuế VAT đồng nghĩa với việc tăng thuế của các mặt hàng thiết yếu và các ngành quan trọng như xăng, nước, điện, nguyên liệu, có nghĩa là tăng giá lên hầu hết mọi sản phẩm. Trong khi Bộ Tài chính lập lờ và phản khoa học cho rằng việc tăng thuế VAT sẽ không ảnh hưởng đến người nghèo, thì các chuyên gia kinh tế khẳng định người nghèo là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

vannan4

Tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng đến người nghèo - Ảnh minh họa

Nguyễn Xuân Thắng, nguyên Ttổng cục trưởng Tổng cục Thuế :

"Chi phí vận chuyển sẽ đội lên khi thuế VAT xăng, dầu tăng. Như vậy, giá mớ rau, ký thịt cũng sẽ tăng lên theo và thu nhập ít ỏi của người nghèo bị ảnh hưởng".

Chuyên gia tài chính Ngô Trí Long khẳng định :

"Đây là thuế tiêu dùng, đánh vào mọi đối tượng tiêu dùng, ai cũng như ai, đều phải nộp mức thuế như nhau. Do đó, người có 100 triệu sẽ bị tác động ít, còn người có 1 triệu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn nhiều. Người nghèo bị ảnh hưởng nhiều là vì thế".

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển nhận xét :

"Người nghèo đã như con lừa mang nặng, dù chỉ vắt thêm cái áo mỏng họ cũng có thể khụy xuống. Giờ tăng thuế cũng vậy, họ kiếm được gì đã tiêu sạch vẫn còn thấy thiếu, giờ phải bỏ thêm tiền cho thuế tăng thì đương nhiên cuộc sống của họ chịu tác động nhiều nhất. Còn người khá giả trở lên thì có thêm ít chi phí thì cuộc sống họ vẫn vậy, tác động vẫn ít hơn".

Giải pháp cho những vấn đề Việt Nam : tổ chức chính trị

Sự cai trị độc quyền và độc đoán của đảng cộng sản đã làm cho mọi lĩnh vực của đất nước bao gồm kinh tế, giáo dục, môi trường, văn hóa, y tế, giao thông xuống cấp trầm trọng. Vì tham vọng duy trì quyền lực cai trị trên tất cả mọi phương diện, đảng cộng sản khiến đất nước ngày càng nghèo đi, đời sống người dân khổ cực, đã thế tham nhũng nghiêm trọng trong của hơn 5 triệu quan chức kém cỏi và bất tài. Chưa hết, thể chế độc tài còn đẻ ra nhóm "nhất thân, nhì thế", "con ông cháu cha", "tư bản đỏ", hoặc "mafia chính trị", "nhóm lợi ích" cấu kết chặt chẽ với các đảng viên cấp cao để kinh doanh quyền lực chính trị, bành trướng thế lực, thao túng trong nhiều lĩnh vực và bòn rút của công khiến Tổ Quốc ngày càng suy tàn và khánh kiệt.

vannan5

Gánh thuế phí cao, người dân đang mỏi sức. Ảnh minh họa

Chính vì thế, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, căn nguyên mọi vấn nạn của Việt Nam bắt nguồn từ chính trị, cụ thể hơn là thể chế độc tài toàn trị. Muốn giải quyết vấn đề chính trị phải dùng giải pháp chính trị với những con người có tư tưởng chính trị.

Nói dễ hiểu hơn, giải pháp chính trị cho Phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay là phải hình thành và xây dựng được một hoặc nhiều tổ chức chính trị chặt chẽ có tư tưởng rõ ràng. Đảng cộng sản vẫn đang nắm độc quyền cai trị và chắc chắn sẽ không bao giờ tự nhiên từ bỏ quyền lực. Vì thế, muốn hiệu quả tạo ra áp lực chính đáng buộc đảng cộng sản phải giải thể và tổ chức bầu cử tự do, thì buộc phải xây dựng được ít nhất mộtđảng đối lập lớn mạnh. Một tổ chức chính trị chặt chẽ và vững mạnh khi thuyết phục được phần lớn trí thức và sự ủng hộ của người dân.

Nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ cho rằng chỉ cần một cá nhân hoặc đoàn thể đứng ra kêu gọi và vận động quần chúng xuống đường là sẽ có được dân chủ, do đó không cần phải xây dựng tổ chức mạnh. Nhận định này là một ngộ nhận vì 2 lý do. Thứ nhất, nhân dân rất thực tế, nên họ chỉ xuống đường khi biết chắc những cuộc biểu tình sẽ mang đến thắng lợi. Thứ hai, tự phát xuống đường yêu sách dân chủ, mà không có một đảng đối lập mạnh dẫn dắt với những giai đoạn và kế hoạch xây dựng Việt Nam dân chủ, tự do sau độc tài thì hết sức viển vông.

Nếu không có tổ chức chính trị với cương lĩnh rõ ràng, giải pháp cụ thể và lực lượng đủ lớn, thì ai sẽ kiên nhẫn lãnh đạo và hướng dẫn quần chúng trong sự đàn áp có tổ chức của đảng cộng sản ?

Vì thế, những cá nhân miệt mài đấu tranh yêu sách dân chủ cho Việt Nam cần nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức chính trị mà tham gia vào tổ chức, để trau dồi tư tưởng, rèn luyện văn hóa tổ chức và liên kết tạo ra một đảng đối lập lớn mạnh.

Một đảng chính trị không có tư tưởng chính trị và đường lối rõ ràng sẽ dễ đi đến thất bại. Trong sự khiêm tốn nhất có thể, người viết xin phép chia sẽ tư tưởng chính trị cốt lõi của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên :

Một, là đất nước phải được quan niệm như một tình cảm, một không gian liên đới và một tương lai chung ;

Hai, là thể chế chính trị đúng đắn cho mọi quốc gia kể cả Việt Nam là dân chủ đa nguyên ;

Ba, là tinh thần chỉ đạo của cố gắng làm lại đất nước là hòa giải và hòa hợp dân tộc ;

Bốn, là tổ chức xã hội Việt Nam phải dứt khoát đoạn tuyệt với văn hóa cũ và phải thể hiện một cách thật quả quyết những giá trị tiến bộ ;

Năm, là cố gắng phát triển kinh tế phải dứt khoát đặt trên nền tảng, trên kinh tế thị trường và sáng kiến cá nhân.

Những giai đoạn, đường lối đấu tranh và đề nghị để đạt tới tương lai một nước Việt Nam tươi đẹp, dân chủ, tự do, sung túcvà thanh bình đã được anh em Tập Hợp nghiêm túc trình bày trong Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai.

Vấn đề gốc rễ của Việt Nam là thể chế chính trị. Và vì thế giải pháp cũng phải đến từ chính trị. Giải pháp chính trị phải được thực hiện bởi những con người nhiệt thành, chấp nhận học hỏi và dấn thân vào chính trị. Một đảng đối lập mạnh sẽ là nơi qui tụ của các trí thức còn quan tâm tới đất nước, họ là những lớp người đại diện cho tiếng nói của của quần chúng. Và chỉ khi nào có sự xuất hiện của ít nhất một đảng đối lập lớn mạnh làm đối trọng với đảng cộng sản, thì lúc đó Việt Nam mới thực sự hy vọng tiến gần đến việc xây dựng một thể chế chính trị Dân Chủ Đa Nguyên.

Chúng tôi kêu gọi và tin rằng các anh chị em yêu nước sẽ chung tay cùng Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên biến giấc mơ Việt Nam thành hiện thực :

"Việt Nam sẽ là một nước lớn. Làm người Việt Nam cho tới nay đã là một điều bất hạnh thì làm người Việt Nam trong một tương lai gần sẽ phải là một niềm vui, một may mắn và một nguồn hãnh diện" (Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai).

(13/09/2017)

Mai V. Pham

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Đa Nguyên – Bất Bạo Động – Hòa Giải & Hòa Hợp Dân Tộc"

Tham khảo :

- http://www.baomoi.com/vu-an-vn-pharma-bo-y-te-phai-tra-loi-5-van-de/c/23147592.epi

- http://www.baomoi.com/hanh-vi-ban-thuoc-gia-phai-bi-coi-la-toi-ac/c/23087014.epi

- http://news.zing.vn/xe-container-di-tu-bac-vao-nam-mat-gan-4-6-trieu-dong-tien-phi-bot-post778836.html

- https://laodong.vn/giao-thong/ts-le-dang-doanh-thu-phi-giao-thong-o-quoc-lo-5-la-bat-hop-ly-563536.ldo

- http://www.baomoi.com/bot-quoc-lo-5-khong-an-banh-sao-tra-tien/c/23239617.epi

- http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Dau-tu-30-ma-thu-phi-nhu-duong-moi-la-cach-lam-trang-tron-post179516.gd

- http://tuoitre.vn/tang-thue-vat-nguoi-da-ngheo-lai-cang-them-kho-20170901083756269.htm

- https://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/y-kien-cua-toi/tang-thue-vat-chi-thiet-thoi-cho-nguoi-ngheo-3637434.html

- http://www.tienphong.vn/kinh-te/tang-thue-vat-voi-nguoi-ngheo-khong-the-tac-dong-it-ma-nguoc-lai-1182940.tpo

Additional Info

  • Author Mai V. Phạm
Published in Quan điểm

"Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế

Gây thù kết oán trải mấy mươi năm

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời".

(Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi)

Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, từng dõng dạc tuyên bố : "Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất".

datnuoc1

Nhức nhối xuất cảnh trái phép tìm việc làm - Ảnh P.Tuấn

"Rực rỡ" là một tính từ thể hiện sự tươi sáng, đẹp đẽ và khiến ai cũng phải trầm trồ, chú ý. Người Việt thường nói sự nghiệp thành công rực rỡ hoặc tương lai rực rỡ để nhấn mạnh ý muốn diễn đạt. Vậy theo như tuyên bố của Trọng, thời đại Hồ Chí Minh, bắt đầu từ 2/9/1945 khi Hồ đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nhà nước cộng sản cho đến nay, là khoảng thời gian tươi sáng và đẹp đẽ nhất. Nếu được sống trong thời đại tươi sáng và đẹp đẽ đến thế, ắt hẳn toàn dân Việt Nam đều có cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng. Có nghĩa là, sẽ không có một người dân nào mong muốn rời khỏi Việt Nam trong thời đại rực rỡ như thế.

Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược với những gì Trọng đã khẳng định. Báo của tỉnh Cao Bằng ngày 7/7/2017 có bản tin : "Nhức nhối tình trạng xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê", phân tích tình trạng gia tăng xuất cảnh lao động trái phép sang Trung Quốc cũng như sự nghèo khổ, khốn cùng của nhiều người dân.

Những thắc mắc

Người viết mong muốn những kẻ đồng ý với tuyên bố của Trọng,những đảng viên giàu có và nhóm lợi ích, trả lời giúp những thắc mắc sau.

1. Tại sao đang sống trong "Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất" mà người dân, cụ thể là thanh niên, lại liều mạng, chấp nhận khổ cực, xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê ? "Nhiều người trong số họ khi trở về thường trắng tay, thậm chí thêm nợ nần hoặc bị công an Trung Quốc bắt giam và phạt tiền".

2. Thời đại rực rỡ kiểu gì mà "Hầu hết những người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động "chui" đều thuộc diện nghèo, không có việc làm ổn định". Thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ mà không thể tạo được công việc ổn định cho người dân sao ? Hay thời đại Hồ Chí Minh chỉ tạo ra cơ hội bòn rút và làm giàu cho những kẻ bám dựa vào đảng, bao gồm đảng viên và thân hữu ?

3. Tại sao thời đại rực rỡ mà phong trào xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm chui tăng đến báo động ? "Đặc biệt, vài năm trở lại đây, phong trào xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê nở rộ, nhiều thanh niên đi làm thuê một năm hoặc vài năm mới về một lần. Cụ thể, đến tháng 6/2017, 3 xã có 100 công dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê, trong đó có 12 người hiện đang bị phía Trung Quốc bắt".

4. Nếu người dân có việc làm và thu nhập ổn định, đủ khả năng chăm sóc gia đình, thì họ có liều mạng, chốn sang Trung Quốc làm thuê hay không ? Làm chui ở một đất nước biết chắc chắn có khả năng bị bóc lột rất cao, nhưng người dân vẫn liều mạng là vì sao ? 

Sự thật được kể lại bởi những những nhân chứng hiện đang còn sống :

"Bà Thìn rưng rưng nói : Trước khi vượt biên trái phép, Thạch làm nhiều nghề, như phụ xây, chặt mía thuê nhưng thu nhập thấp. Ăn Tết xong, nghe bạn bè rủ, từ ngày 22/2/2017 Thạch đã trốn sang Trung Quốc làm thuê. 2 tháng trước khi bị bắt, Thạch gọi về nhà và nói làm gia công đồ gia dụng, bị chủ bóc lột thời gian lao động và không trả tiền công. Từ đấy đến nay, Thạch không gọi điện về, gia đình mất luôn liên lạc. Tôi lo nghĩ, không ăn, không ngủ được, người gầy rộc, héo hon không còn tâm trạng nghĩ đến ruộng đồng, nhà cửa".  

"Ông Hơn kể : Từ tháng 2/2017, hai vợ chồng con trai tôi là Hoàng Văn Mông và Hoàng Thị Hồng đã bỏ con nhỏ ở nhà cho ông bà chăm sóc để xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê. 4 tháng lao động vất vả ở xứ người chưa được chủ thanh toán tiền công, nghe tin con ốm, Hoàng Thị Hồng đành bỏ việc quay về nhà. Giờ tiền chữa bệnh cho cháu cũng không có, nhà nghèo không biết vay mượn ai... Với vẻ mặt mệt mỏi, chị Hoàng Thị Hồng ngậm ngùi kể : Khi con được 11 tháng tuổi, tôi cùng chồng vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê mong kiếm chút tiền trang trải cuộc sống. Lúc mới sang được chủ người Trung Quốc hứa trả công 80-150 nhân dân tệ/người/ngày, nên 2 vợ chồng tin tưởng làm. Đến lúc nghe tin con ốm, tôi đòi về, họ nói chưa có tiền trả, chỉ thanh toán đủ tiền tàu xe về, còn chồng tôi, họ ép phải làm hết năm mới thanh toán".

Phải nghĩ gì ?

Những người dân nghèo này không đi cướp hoặc tham lam của đồng bào, nhưng chọn con đường lao động chui cực kì nguy hiểm, để nuôi sống gia đình đang trong cảnh thiếu thốn cùng cực. Thế mà tại sao lại cay nghiệt và ác độc đổ lỗi do người dân có "nhận thức kém" nên đã ồ ạt xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê ? "Một số người dân do nhận thức kém đã "đánh liều" với số phận và cảnh báo của các cơ quan chức năng xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường".

Thực tế là 99% công chức và đảng viên tham nhũng"ăn của dân không chừa thứ gì". Vậy nhận thức của những kẻ bất lương đó thấp hay cao ? Ngày xưa, Hồ Chí Minh, người khai sinh ra đảng cộng sản Việt Nam, sống trong "nhà sàn đơn sơ vách nứa", còn ngày nay, phần lớn đảng viên đều ở biệt thự, con cái thì cho đi học ở phương Tây, tiền bạc thì gửi ra các ngân hàng nước ngoài. Thế thì nhận thức của các đảng viên bây giờ là kém hay tồi ?

Nhận thức đơn giản là khả năng cảm nhận, đánh giá và hiểu biết thế giới khách quan của một cá nhân. Trong trường hợp người dân chạy khỏi Việt Nam để lao động chui, vì phải lo miếng cơm, manh áo, thuốc than, nhà cửa cho gia đình, thì có phải là do "nhận thức kém" hay không? Bản năng sinh tồn của mỗi người dân nghèo là cố gắng tìm ra con đường sống cho gia đình và bản thân trong hoàn cảnh quá đói nghèo và cơ cực. Họ không có một lựa chọn nào khác, ngoài liều mạng để cưu mang gia đình.

Đau xót hơn, theo số liệu của bộ đội biên phòng Cao Bằng, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có đến 18.017 công dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê; trong đó, số công dân xuất cảnh trái phép bị lực lượng chức năng phía Trung Quốc bắt giữ 469 người, đã trao trả 343 người ; hiện đang bị giam giữ 32 người và3 công dân chết do tai nạn trên đất Trung Quốc (1).

Sau hơn 42 năm kiên định theo đuổi mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh", nhưng đảng cộng sản vẫn không làm được bất kì một điều gì tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam, ngoài gieo rắc cái nghèo khổ, bất công, khiến đời sốngnhân dân ngày càng cơ cực và khốn khó.

Đất nước hạnh phúc và thời đại rực rỡ, vậy cớ làm sao ngày càng nhiều người phải chạy khỏi quê hương vì miếng cơm, manh áo ? Đảng cộng sản luôn tuyên truyền rằng "tuyệt đại đa số nhân dân tin tưởng, ủng hộ", thế vì sao người dân cứ lần lượt rời bỏ quê hương ?

Ngày 12/8/2017, báo Thanh Niên tường thuật, rất nhiều người dân nghèo ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu đã gửi đơn cầu cứu chính quyền, do mong muốn đi xuất khẩu lao động ở Hoa Kỳ, nên đã bị lừa chiếm đoạt tiền. Từ tháng 10/2016 đến này, có 106 người dân trả nhiều tiền để được đi xuất cảnh sang Hoa Kỳ ; trong đó, có 30 trường hợp đã đưa tổng cộng 57.000 đô la (2).

Thực trạng Việt Nam

Một thể chế chính trị của những người lãnh đạo nhẫn tâm, bòn rút, tham nhũng, làm giàu trên tài nguyên Quốc gia, mặc kệ đời sống người dân có ra sao. Số lượng người dân chạy khỏi quê hương chắc chắn sẽ còn tăng, khi mà nền kinh tế của chế độ đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn bao gồm :

  • Nợ công tăng mạnh
  • Bội chi ngân sách tăng 61.800 tỷ đồng 7 tháng đầu 2017.
  • Lạm phát tăng.
  • Giá điện, giá xăng, dịch vụ y tế, giáo dục... tăng.
  • Lượng kiều hối giảm mạnh.
  • Tập đoàn nhà nước tiếp tục thua lỗ ngàn tỉ và phá sản.
  • Trịnh Vĩnh Bình yêu cầu bồi thường hơn 1 tỉ đô la.
  • Bồi thường tập đoàn Repsol : ít nhất 300 triệu đô.
  • Trả lương cho bộ máy nhà nước : 46-69 nghìn tỉ/năm.
  • Vốn vay ODA từ Nhật sẽ giảm từ năm 2017.
  • Hiệp định thương mại tự do Việt-Đức có nguy cơ không thành đến 90%
  • Hàng loạt ngân hàng ngoại quốc tế muốn thu hẹp hoạt động và rút vốn khỏi Việt Nam.

Nhà nước cộng sản đã và đang thất bại trong mọi phương diện, nhưng vẫn quyết tâm đánh đổi sự cường thịnh của quốc gia và hạnh phúc của dân tộc để duy trì quyền lực chính trị tại Việt Nam.

Thay lời kết

"Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất" mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố chắc chắn không phải dành cho người dân, nhưng là "rực rỡ" đối với đám tham quan độc ác. Chúng bòn rút ngân sách, vơ vét của dân, lấy tiền tham nhũng xây dinh thự, biệt phủ trong khi đại đa số người dân sống trong cảnh nghèo nàn, cơ kiệt. Đã thế, lũ quan vô lại còn cậy quyền ỷ thế hống hách với dân, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi.

Hãy nhìn số lượng dân nghèo, phải liều mạng chạy khỏi quê hương nuôi gia đình, để có được câu trả lời chính xác về thực trạng thối nát của đất nước hiện nay. Chỉ riêng tỉnh Cao Bằng, từ năm 2016 đến nay, có đến 18.017 công dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê.

Phải khẳng định rằng không một ai muốn rời xa tổ ấm gia đình để lao động bất hợp pháp ở một đất nước khác. Thế nhưng, những người dân nghèo này chấp nhận rủi ro vì sinh tồn cho gia đình. Còn nỗi đau nào nhức nhối hơn khi phải chạy khỏi nơi "chôn nhao cắt rốn" vì nghèo ? Trong "thời đại rực rỡ nhất" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đời sống người dân cơ cực đến mức tuyệt vọng.

Còn gì khốn nạn hơn khi đảng viên và quan chức của chế độ thì sống trong giàu sang nhung lụa trong khi ngày càng nhiều người dân liều mạng bỏ quê hương để mưu sinh. Điều này chứng tỏ rằng những người lãnh đạo của chế độ vô cùng tàn nhẫn và độc ác. Chúng tự cho mình cái đặc quyền làm giàu trên xương máu của dân, nên có cuộc sống giàu có bậc nhất trong xã hội và mặc kệ đời sống nghèo nàn, đau khổ của nhân dân. Những người nghèo là nạn nhân khốn khổ nhất của chế độ cộng sản : đầu tắt mặt tối, quanh năm suốt tháng, mà vẫn không thoát nghèo.

Dưới sự lãnh đạo độc tài toàn trị của đảng cộng sản, thực trạng Việt Nam ngày càng hoang tàn và đời sống nhân dân ngày càng cơ cực và lầm than. Thế nhưng, đáng tiếc thay, cho đến nay những người mong muốn dân chủ hóa đất nước vẫn chưa đồng lòng đoàn kết để hạ gục đảng cộng sản. Cần nhận định mạnh mẽ rằng : muốn hạ đo ván đảng cộng sản phải có một tổ chức đối lập mạnh. Phải hình thành cho bằng được một tổ chức đối lập mạnh làm đối trọng với đảng cộng sản mới có thể tạo được áp lực buộc đảng phải giải thể.

Tiếng khóc than của chia ly vì phải xa gia đình đi lao động chui cũng như không được chủ Trung Quốc thanh toán tiền công, sẽ còn kéo dài khi đảng cộng sản vẫn còn cai trị Việt Nam. Có những con thú đối xử với đồng loại của chúng còn tốt hơn con người đối xử với nhau.

Đảng cộng sản Việt Nam chỉ có một mục tiêu duy nhất là chiếm hữu toàn bộ đất nước vào tay mình. Điều 4 Hiến pháp khẳng định quyết tâm này : không ai có quyền lãnh đạo đất nước ngoài đảng cộng sản. Quy định 90 ngày 04/08/2017 vừa qua tăng cường quyết tâm này : chỉ những người do đảng cộng sản tuyển chọn mới được lãnh đạo đất nước. Quốc hội và tư pháp chỉ la bù nhìn. Tất cả vấn đề là ở chỗ đó. Nỗi khổ hạnh của nhân dân Việt Nam cũng từ chỗ đó.

Với quyền lực có sẵn trong tay, người cộng sản đã rất tàn ác đối với con người.  Những nhà lãnh đạo độc ác này sẵn sàng, vì quyền lực và lợi ích của mình, gây hại cho cả dân tộc. Bọn chúng nhân danh thứ chủ nghĩa bị cả thế giới lên án, đề đàn áp, giết chết những giấc mơ, niềm khao khát tự do của toàn dân. Bởi trong sâu thẳm trái tim của chúng, không có chỗ nào dành cho tình yêu cho Tổ Quốc và Dân Tộc, chúng chỉ có một quyết tâm : bảo vệ sự tồn tại của đảng cộng sản để tiếp tục duy trì sự cai trị hà khắc đối với nhân dân Việt Nam. Cũng từ quyền lực đó, những người cộng sản đã tận dụng chức quyền để vơ vét và làm giàu cá nhân và gia đình dòng họ của mình. Người cộng sản chỉ có một mối tình duy nhất, đó là tình yêu quyền lực và sự giàu sang.   

(29/08/2018)

Mai V. Pham

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Đa Nguyên – Bất Bạo Động – Hòa Giải & Hòa Hợp Dân Tộc"

Nguồn :

(1) http://www.baocaobang.vn/Xa-hoi/Nhuc-nhoi-tinh-trang-xuat-canh-trai-phep-sang-Trung-Quoc-lam-thue/56280.bcb

(2) http://thanhnien.vn/thoi-su/nhieu-nguoi-bi-lua-di-lao-dong-o-my-865012.html

Additional Info

  • Author Mai V. Phạm
Published in Quan điểm

Chỉ trong vòng 24 giờ mà làng báo chí Việt Nam đầy ắp những bản tin về bạo lực, hung hãn và độc ác của người Việt Nam ở khắp mọi miền Đất nước. Chắc hẳn ai cũng cảm thấy giận dữ xen lẫn với một nỗi đau khó tả khi phải đọc những bản tin khó tin như thế này.

hunghan1

Vợ chồng ông Đỗ Viết Ba bị gia đình hàng xóm ra tay dã man - Ảnh cắt từ clip

Người Lao Động tường thuật : Thấy nhà hàng xóm ra chặt cây trứng cá và hoa sữa do nhà mình trồng, vợ chồng ông Đỗ Viết Ba ở Thanh Hóa đã ra ngăn cản, thì bất ngờ bị gia đình kia đánh, chém tới tấp khiến vợ chồng ông Ba phải nhập viện cấp cứu (1).

Zing tường thuật một sự việc khác còn dã man hơn xảy ra ngay tại Thủ đô Hà Nội : một đám đông bao vây hai phụ nữ bán tăm, liên tục chửi bới và có hành động đấm, đá vào đầu và mặt khiến một phụ nữ bị thương, người còn lại bị cũng bị đánh nằm bất động, vì nghi ngờ bắt cóc trẻ em. Đau xót thay, khi 2 người phụ nữ nghèo khổ này chỉ là thành viên của Hợp tác xã tình thương, chứ không phải là đối tượng bắt cóc.

"Tôi được Hợp tác xã sản xuất tình thương Sơn Tây cấp giấy tờ cho đi bán tăm từ đầu tháng 7. Do bận cấy nên tôi mới đi được 3 hôm nay. Đây là lần đầu và cũng là lần cuối" (2).

Nhưng đáng phẫn nội hơn khi mà sự độc ác của đám đông không có điểm dừng : "Tôi đã van xin nhưng họ không buông tha. Thậm chí có người can ngăn, bảo giao chúng tôi cho công an xử lý nhưng họ vẫn đánh đập thậm tệ". Theo người phụ nữ 40 tuổi, lúc công an có mặt, đám đông vẫn lao vào chửi bới bà rất hung hãn. Có người còn dùng cả ghế gỗ phang vào người khiến bà chảy máu, ngất tại chỗ (3).

VTC tường trình một sự việc cũng chua xót không kém, về một người đàn ông tâm thần, sống cô độc, nhưng còn bị hàng xóm vô đạo đức ném rác vào nhà : "Không mảy may thương xót trước cuộc đời nửa tỉnh nửa mê của người đàn ông mắc bệnh tâm thần phân liệt, nhiều kẻ hàng xóm vô đạo đức còn ném rác thải vào nhà anh Đức khiến sự sống của anh càng trở nên cơ cực" (4)   .

Thay vì "người trong một nước, phải thương nhau cùng" thì những con người có cùng "máu đỏ, da vàng" lại chọn phương án bạo lực để hung hãn và độc ác với nhau.

Có nhiều bạn đọc ắt hẳn sẽ phản biện rằng ở phương Tây cũng đầy bạo lực, nổ súng, khủng bố giết người. Người viết đồng ý rằng không có bất kì một nơi nào trên thế giới là hoàn hảo và không có bạo lực. Tuy nhiên, những xung đột bạo lực khó tin như dẫn chứng ở trên thì không thường thấy ở xứ văn minh. Người viết đã sống ở Hoa Kì hơn 9 năm, nhưng chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng cả đám đông đánh nhừ tử, như thoạt mạng sống của một cá nhân nào hết. Người Việt Nam, đặc biệt là người dân ở những vùng nông thôn, đã từng được đánh giá là hiền lành và chất phác. Thế nhưng, thời nay, bạo lực đã tràn lan trên khắp mọi nơi : Nông thôn vốn được xem là yên tĩnh và hiền lành nhất, thì giờ đây lại được xem là hung hãn nhất khi lơ tơ mơ là có thể bị đánh bầm dập vì nghi ngờ là bắt cóc trẻ em.

Tại sao ngày càng có nhiều người Việt Nam hung hãn và bạo lực ?

Theo người viết có 3 nguyên nhân chính : tâm lý ; luật pháp ; và văn hóa.

1. Tâm lý : nhu cầu cơ bản nhất của con người chưa được đáp ứng

Nhà tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow với học thuyết Thang bậc nhu cầu (Maslow’s Hierarchy of Needs) của con người vào năm 1943, được công nhận rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Học thuyết này mô tả về động lực và nhu cầu của con người, được sắp xếp theo một hệ thống trật tự cấp bậc trong đó, muốn đạt được các nhu cầu ở mức độ cao hơn thì phải thỏa mãn được các nhu cầu ở mức độ thấp hơn.

Maslow sắp xếp các nhu cầu của con người theo 8 cấp bậc chính : (1) nhu cầu cơ bản (basic needs) ; (2) nhu cầu về an toàn (safety needs) ; (3) nhu cầu về xã hội (Belonging and love needs) ; (4) nhu cầu được quí trọng (esteem needs) ; (5) nhu cầu về nhận thức (cognitive needs) ; (6) nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs) ; (7) nhu cầu được thể hiện bản thân (self-actualizing needs) ; (8) sự siêu nghiệm (transcendence).

hunghan2

Mô hình động cơ thúc đẩy của Maslow

Nhu cầu cơ bản (basic needs) : là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như, không khí để thở, thức ăn, ngủ, nơi trú ẩn, các nhu cầu làm cho con người thoải mái… Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh mẽ nhất của con người. 

Và theo học thuyết Maslow, sự hung hãn, thích gây hấn, chủ yếu là kết quả của sự thất vọng về các nhu cầu cơ bản. Nói cách khác, sự hung hãn không phải hoàn toàn là bản chất con người, nhưng là một phản ứng trong các tình huống mà các nhu cầu thiết yếu của con người không được đáp ứng. Nói một cách dễ hiểu hơn, một Đất nước nghèo, chậm phát triển, và có nền văn minh chưa cao, như Việt Nam, cản trở nhiều người đạt được những nhu cầu cơ bản nhất (basic needs). Môi trường và không khí ô nhiễm trầm trọng ; điều kiện sinh hoạt lành mạnh thiếu thốn ; thức ăn độc hại… là bằng chứng của việc thiếu sót nhu cầu cơ bản trong xã hội Việt Nam. Khi nhu cầu cơ bản nhất của con người không được đáp ứng, thường sẽ dẫn đến trạng thái stress, khiến đầu óc không được minh mẫn, thoải mãi, rồi cuối cùng dẫn đến những suy nghĩ không có lý trí và hành động bạo lực trong những tình huống không cần thiết. ("The causes of Aggression", Jarret B. Wollstein, Liberty International, 9/6/2001).

2. Luật pháp

Luật pháp Việt Nam nhìn chung thì tương đối đầy đủ với những bộ luật khác nhau, nhưng trong thực tế chỉ là những tờ giấy "hữu danh vô thực". Viêt Nam áp đặt chế độ "đảng trị", nghĩa là dùng quyền lực của đảng để cai trị và tước đoạt những quyền công dân đã được pháp luật qui định.

Nói một cách dễ hiểu hơn, pháp luật là sản phẩm và công cụ của chính quyền Việt Nam. Quyền lực chính trị được hợp thứchóa thành pháp luật và đảng cộng sản chốn đằng sau danh nghĩa của pháp luật, để trục lợi, tham nhũng, cũng như để duy trì quyền lực chính trị. Chính vì thế, luật pháp Việt Nam không nghiêm minh, dẫn đến việc coi thường pháp luật trong mọi tầng lớp.

Vì không sợ pháp luật, nên người ta cũng chẳng e ngại dùng bạo lực để giải quyết những tranh chấp không đáng có. Chẳng hạn có trường hợp, người dân hung hãn đánh cho đến chết kẻ ăn cắp vặt, trộm chó, hoặc nghi ngờ là bắt cóc. Hơn nưa, người dân còn mất niềm tin vào sự nghiêm minh và công bằng của pháp luật.

Vì không còn tin vào pháp luật, nên người ta sẵn sàng dùng vũ lực đánh đập tàn nhẫn một người trộm vặt. Người viết đã chứng kiến những va quẹt giao thông không mong muốn, và phản ứng đầu tiên của các bên là chửi bới, thậm chí lao vào đánh nhau "thừa sống thiếu chết". Người ta không tìm đến công an, vốn là đại diện của pháp luật, để hòa giải và xử lý vì mất niềm tin.

Trong những quốc gia có nền dân chủ phát triển với tinh thần "thượng tôn pháp luật" thì không một cá nhân, một tổ chức, một quyền lực nào bao gồm Chính phủ, Thủ tướng, Tổng thống, hoặc Tòa án tối cao, được phép đứng trên hoặc ngoài pháp luật. Vì thế, người dân tin tưởng và tôn trọng pháp luật nên không dám làm trái ngược với qui định của pháp luật, vì lo sợ hậu quả của những hành vi đó. Pháp luật nghiêm minh sẽ chế tài sự hung hãn và bạo lực không cần thiết của con người, khiến con người không dám làm liều để đổi lấy những hình phạt nghiêm khắc. Pháp luật nghiêm minh sẽ không bao che và dung túng những sai trái của bất kì ai.

Ở Hoa Kì, người dân tin tưởng và tôn trọng pháp luật. Khi có va chạm giao thông thì việc đầu tiên người dân làm là gọi cảnh sát và công ty bảo hiểm để trình báo sự việc. Rất ít khi thấy cảnh người dân chửi bới và ẩu đả nhau vì hai lý do chính. Thứ nhất, người dân tin tưởng cảnh sát sẽ điều tra công bằng nếu không có bên nào chịu nhận lỗi (nhưng thông thường sẽ có bên nhận lỗi trước). Thứ hai, người dân cũng không lo lắng trước các thiệt hại vật chất do vụ tai nạn gây ra, bởi vì đã có sự bảo hộ của công ty bảo hiểm. Hai điều trên làm cho người dân an lòng và chính vì thế, người dân không chửi rủa, hung hãn và sử dụng vũ lực bởi vì không cần thiết, vô ích, mà còn có thể bị kiện vì tội hành hung và lăng mạ người khác.

Hệ thống pháp luật nghiêm minh và công bằng, khiến cho người dân tin tưởng và tôn trọng pháp luật, sẽ làm giảm bớt và ngăn chặn sự hung hãn, bạo lực vô nghĩa. Nếu công an làm đúng trách nhiệm bảo vệ tài sản của người dân và xử lý nghiêm minh, thì những kẻ có ý định trộm cắp, bất kể là con chó hay con gà, sẽ không dám manh động và cũng không có cảnh cả một làng nhẫn tâm đánh đập dã man kẻ trộm chó.

Hàn Phi Tử (281-233 trước công nguyên) đã từng viết : "pháp luật không hùa theo người sang. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu".

3. Văn hóa

Tết Nguyên đán là dịp để mọi người nghỉ ngơi và đoàn viên cùng gia đình nhưng năm nào cũng vậy, cứ mỗi sau dịp Tết là có hơn ngàn người nhập viện vì đánh nhau : Tết 2016 : trên 5.100 người, Tết 2017 : gần 4.500 người.

Chắc hẳn bạn đọc còn nhớ trong dịp Tết Nguyên đán 2017 vừa qua, có một bà cụ bị một nhóm thiếu nữ hành hung đến ngất xỉu chỉ vô tình dẫm vào chân cô gái khi đi chùa Hương.

Bạo lực đang gia tăng với một tốc độ kinh hoàng từ học đường đến xã hội. Các em học sinh, kể cả nữ sinh, nắm tóc, đấm đá nhau rất dã man trước sự dửng dưng của khách bộ hành hay những người đứng chung quanh. Tin công an đánh chết dân trong đồn cũng trở thành chuyện bình thường tình.

Khi chung đụng hàng ngày với tội ác và sự hung bạo, người dân Việt Nam đã gần như mất phản ứng với lời bào chữa quen thuộc đến khó chịu : "Việt Nam mà". Hai chữ Việt Nam ngày nay đã gần như bị đồng đồng hóa với hung bạo, lường gạt và hổn láo.

Khi văn hóa bạo lực lên ngôi, tội ác chỉ gia tăng chứ không giảm. Mỗi năm có hàng trăm người chết một cách oan uổng chỉ vì bị hiểu lầm và hàng trăm người khác thiệt mạng bởi sự tàn ác. Đau xót thay một cho dân tộc vốn dĩ hiền lành, giờ đây đang có khuynh hướng sử dụng bạo lực để giải quyết tất cả mọi vấn đề vì mất tin tưởng vào pháp luật nhà nước .

Người Việt Nam có phải có khuynh hướng tôn sùng bạo lực hay không ? Theo tác giả Nguyễn Gia Kiểng, trong cuốn Tổ Quốc Ăn Năn, thì câu trả lời là có.

"Không những người cộng sản, mà cả những người chống cộng, đều nghĩ rằng thành tích to lớn nhất và cũng là nền tảng của sự chính đáng của đảng cộng sản là đã đánh Pháp, đánh Mỹ, đánh phe quốc gia. Nhưng nếu không đánh thì sao ? Nếu biết vận dụng trí tuệ để tranh đấu bất bạo động chắc chắn chúng ta cũng đã được độc lập và thống nhất không muộn hơn, mà lại không phải trải qua những đổ vỡ trầm trọng. Ta tôn thờ bạo lực ngay cả khi bạo lực có hại.

Người cộng sản không có độc quyền tôn thờ bạo lực. Việt Nam Quốc Dân Đảng dù không có một hy vọng mảy may nào thắng được người Pháp bằng bạo lực vẫn chủ trương dùng con đường bạo lực ngay từ đầu. Quyết định khởi nghĩa năm 1930 chỉ là một quyết định tự sát.Sự hấp dẫn của bạo lực đối với chúng ta quá mạnh. Mạnh đến nỗi ta không những chấp nhận mà còn mơ ước bạo lực. Khi không có bạo lực, ta phải cố bịa đặt để tưởng tượng rằng mình có bạo lực".

Như đã phân tích ở trên, tâm lý tôn sùng văn hoá bạo lực đến từ sự khủng hoảng niềm tin với hệ thống pháp luật nhà nước. Ở các nước Tây phương, bất cứ khi nào có xung đột, gia đình hay ngoài xã hội, người ta thường nhờ đến pháp luật nếu không thể hòa giải. Ở Việt Nam thì khác, vốn không có thói quen thảo luận, người ta dùng bạo lực để tự giải quyết mọi tranh chấp. Thêm vào đó, văn hóa bạo động cũng đến từ sự khủng khoảng của đạo đức. Nền tảng đạo đức truyền thống của yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn nhau đã và đang suy thoái trầm trọng.

Thay lời kết

Nền tảng của một xã hội văn minh bắt nguồn từ thể chế dân chủ và một chính phủ lương thiện, biết đặt lợi ích và quyền lợi của người dân lên trên hết. Một xã hội văn minh thể hiện các giá trị đạo đức của nhân quyền, dân quyền, bao dung, và nhân ái.

Dân tộc Việt Nam đang bị cai trị bởi một thể chế độc tài toàn trị, nên sự tồn vong, quyền lực và sự giàu có của đảng và thân hữu của nó được ưu tiên trên tất cả, hơn là một xã hội nhân bản và văn minh.Thay vì có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người dân, lực lượng công anchỉ là "thanh kiếm và lá chắn" bảo vệ sự tồn vong của đảng cộng sản. Khi pháp luật chỉ được sử dụng để đàn áp và bắt bớ những người quan tâm tới Đất nước, thì người dân có còn xem trọng pháp luật hay không ? Khi người dân không tin tưởng vào pháp luật, thì họ sẽ chọn bạo lực để giải quyết mọi mâu thuẫn. Cứ như thế, xã hội bị nhấn chìm trong văn hóa bạo lực, khiến Việt Nam đi ngược lại với dòng chảy văn minh, là điều tất yếu.

Mặc dù đảng cộng sản đặt nền móng của vũ lực để cai trị, nhưng chính nhiều người trong chúng ta, từ vô tình đến cố ý, đã góp phần duy trìthứ văn hóa bạo lực bằng sự vô cảm.Người viết tự hỏi không biết những con người thích hung hãn, bạo lực kia, có dám tức giận trước bất công và sai trái không ? Hay là họ chỉ "hèn yếu thì như lợn như bò, giẫm cổ đè đầu, cũng không dám ho he một tiếng".

Người viết tin rằng vẫn còn có rất những người đau xót cho sự thống trị của văn hóa bạo lực đang lan tràn tại Việt Nam. Nếu không có một biện pháp ngăn chặn nào, con người Việt Nam sẽ trở nên hung hãn và độc ác. Suy cho cùng, căn nguyên của sự khánh kiệt tinh thần và suy tàn đạo lý hiện nay bắt nguồn từ chế độ độc tài toàn trị. Liều thuốc để chữa căn bệnh xã hội trầm kha này chỉ có một : dân chủ !

Phải có dân chủ thì mới thúc đẩy được công bằng, cường thịnh và tự do, vốn là những giá trị nền tảng của hạnh phúc. Khi có được hạnh phúc và bình yên thực sự, con người sẽ trở nên hiền hòa, cư xử nhân hậu và từ bỏ văn hóa bạo lực. Do đó, để chấm dứt tình trạng bạo lực đang lan tràn, cũng như sự lụn bại đạo lý toàn diện trong xã hội, giải pháp duy nhất là phải thay thế chế độ độc tài toàn trị hiện nay bằng một thể chế dân chủ đa nguyên, trong đó mọi người đều có tiếng nói ngang nhau và những quyền lực như nhau.

Dù ý thức được những khó khăn và thử thách của tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, người viết vẫn tin rằng không có gì là không thể nếu chúng ta đồng lòng về một mô hình tổ chức xã hội với những đường lối, tư tưởng và phương pháp rõ ràng, chấp nhận được cho những người ngày hôm nay và làm hài lòng cho người người ngày mai. Tương lai một Việt Nam sau này phải là tương lai của những con người nhân ái, bao dung và lương thiện Đó là vừa la ước mơ vừa là động lực để những người Việt Nam tìm lại với nhau Sự kết hợp này sẽ tạo nên một đối trọng mạnh để tranh đấu và xây dựng dân chủ đa nguyên cho đất Mẹ Việt Nam.

"Thử thách trước mặt chúng ta tuy rất lớn, nhưng hy vọng thôi thúc chúng ta còn lớn hơn bởi vì cuộc chiến đấu này không chỉ xứng đáng và vinh quang mà còn tất thắng. Chúng ta được chuyên chở và thúc đẩy bởi cả một làn sóng dân chủ toàn cầu và bởi nguyện ước chung của một dân tộc đã dần dần hồi phục sau những thương tích. Chúng ta đang được tiếp viện của cả một thế hệ mới đã tự khai phóng và quyết tâm làm những con người tự do. Đằng sau những trở ngại là cả một tương lai rực sáng" (Khai Sáng Kỉ Nguyên Thứ Hai.)

Mai V. Pham

(21/8/2018)

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Đa Nguyên – Bất Bạo Động – Hòa Giải & Hòa Hợp Dân Tộc"

Chú thích :

(1) Cả nhà hàng xóm xông ra chém, đánh tàn vợ chồng lớn tuổi, Tuấn Minh, Người Lao Động, 23/7/2017

(2) Hai phụ nữ bán tăm bị đánh nhập viện vì nghi bắt cóc trẻ em, Hoàng Lam – Hoàng Cư, Zing, 22/7/2017

(3) Người bán tăm nghi bắt cóc trẻ bị đánh : Tôi van xin nhưng họ không tha, Hoàng Lam – Hoàng Cư, Zing, 22/7/2017)

(4) Đã sống cô độc, người đàn ông tâm thần còn bị hàng xóm vô đạo đức ném rác vào nhà, Ngọc Thắng, VTC, 23/7/2017

Tham khảo :

  1. https://liberty-intl.org/2001/06/the-causes-of-aggression/
  2. http://news.zing.vn/hon-5000-nguoi-nhap-vien-vi-danh-nhau-dip-tet-post626568.html
  3. http://www.baomoi.com/tet-2017-gan-4-500-nguoi-nhap-vien-vi-danh-nhau/c/21443405.epi
  4. Nguyễn Gia Kiểng (2001), Tổ Quốc Ăn Năn.
  5. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (2015), Khai Sáng Kỉ Nguyên Thứ Hai.

Additional Info

  • Author Mai V. Phạm
Published in Quan điểm

Chủ nghĩa thân hữu (cronyism) không phải là một khái niệm mới lạ. Chủ nghĩa thân hữu xuất hiện ngày càng phổ biến ở Việt Nam, được phơi bày dưới tên gọi của "nhóm lợi ích". Những vụ thất thoát, thua lổ và tham nhũng từ trăm đến hàng ngàn tỉ đồng, đều có liên quan đến những nhóm "nhất thân, nhì thế", "con ông cháu cha", "tư bản đỏ", hoặc mafia chính trị. Những nhóm "thân hữu" kiểu này trong đảng cộng sản ngày càng bành trướng thế lực, thao túng nhiều lĩnh vực, bòn rút của công, đặc biệt là luôn tìm cách thương mại hóa quyền lực chính trị. Nói ngắn gọn, nhóm "thân hữu" cấu kết với các quan chức cấp cao của chính quyền nhằm mưu cầu đặc lợi.

capi1

Chủ nghĩa thân hữu xuất hiện ngày càng phổ biến ở Việt Nam, được phơi bày dưới tên gọi của "nhóm lợi ích".

Hệ quả mà những nhóm "thân hữu" này gây ra đã làm kiệt quệ đất nước, xã hội suy tàn, bất bình đẳng xã hội xảy ra khắp nơi và hố cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tiến trình dân chủ hóa Việt Nam còn chậm rãi, ì ạch là do sự biến tướng mạnh mẽ của những nhóm lợi ích kiểu "thân hữu" này. Cũng dễ hiểu, bởi sự tồn vong của chế độ cũng chính là sinh mạng của nhóm trục lợi này. Giải pháp duy nhất để xóa bỏ chủ nghĩa thân hữu, "lợi ích nhóm" là thiết lập nền nền pháp luật nghiêm minh trong một thể chế Dân chủ Đa Nguyên, thực sự.

Chủ nghĩa thân hữu ngày càng phát triển tràn lan ở nhiều nước, đe dọa những giá trị tốt đẹp của dân chủ. Thông Luận trân trọng gửi đến bạn đọc bài phân tích, "Chủ nghĩa tư bản không thắng Chiến tranh lạnh. Tại sao chủ nghĩa thân hữu mới thực sự là người thắng cuộc ?" (1), của Sami J. Karam, được đăng trên Foreign Affairs, số ra ngày 19/07/2017. Cũng nên biết, Foreign Affairs tờ báo hàng đầu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và các vấn đề toàn cầu.

Quí đọc giả sẽ khám phá dưới đây bài viết đặc sắc của Sami J. Karam, một nhà phân tích chiến lược chính trị quốc tế nổi tiếng của Mỹ, về những đặc điểm nổi bật trong nền kinh tế của chủ nghĩa thân hữu và cảnh báo những nguy cơ bành trướng đáng lo ngại của chủ nghĩa thân hữu toàn cầu.

Mai V. Pham

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

*****************

Chủ nghĩa tư bản không chiến thắng Chiến tranh Lạnh. Tại sao chủ nghĩa thân hữu mới thực sự là người thắng cuộc ?

Sami J. Karam, 15/08/2017

Khi Liên Xô sụp đổ cách đây 26 năm, người ta thường đồng ý rằng phương Tây đã giành thắng lợi trong Chiến tranh Lạnh (Cold War). Điều này đã được khẳng định bởi sự phồn vinh và những cơ hội đang chào đón công dân của các nước phương Tây, hoàn toàn trái ngược với tình trạng trì trệ về chính trị và kinh tế ở các nước cộng sản. Một kết luận tự nhiên được lặp đi lặp lại nhiều lần vào thời điểm đó, chính là chủ nghĩa tư bản cuối cùng đã đánh bại chủ nghĩa cộng sản.

capi2

Khi Liên Xô sụp đổ cách đây 26 năm, người ta thường đồng ý rằng phương Tây đã giành thắng lợi trong Chiến tranh Lạnh (Cold War).

Lời tuyên bố này chỉ đúng một phần. Nếu lấy chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản làm hai nhân vật chính sau chiến tranh Thế giới lần thứ II, thì thật dễ dàng nhận thấy chủ nghĩa cộng sản đã bị một đòn chí tử. Nhưng có một nhân vật chính thứ ba, đã bí mật nằm giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Đây là một hệ thống được nhận diện rõ ràng nhất vào lúc này, đó là chủ nghĩa thân hữu (cronyism).

Nếu chủ nghĩa tư bản chiến thắng trước hai đối thủ kia vào năm 1991, thì chiến thắng đó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn. Trong những năm tiếp theo, chính chủ nghĩa thân hữu đã có mặt ngày càng nhiều trong các hoạt động kinh tế. Một cuộc khảo sát về sự phân chia quyền lực và giàu có trên khắp thế giới, đã chứng minh rõ ràng : chủ nghĩa thân hữu, chứ không phải là chủ nghĩa tư bản, cuối cùng đã thắng thế.

Định nghĩa chủ nghĩa thân hữu

Chủ nghĩa thân hữu là gì ?

Trong một bài viết trước, tôi đã phản đối cụm từ "chủ nghĩa tư bản thân hữu" (crony capitalism), được dựa trên lập luận cho rằng chủ nghĩa thân hữu chính nó sẽ tự chống lại các nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản và, vì thế không nên xem chủ nghĩa thân hữu bắt nguồn từ tư bản.

Chủ nghĩa thân hữu là một hệ thống tách biệt giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội vốn bị nhà nước kiểm soát. Khi một đất nước trôi dạt từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, thì chính giai đoạn quá độ là thời kỳ mà những "thân hữu" cai trị lãnh thổ.

Chủ nghĩa thân hữu quá độ được cho là tư bản, trong khi chủ nghĩa xã hội tuyên bố là theo đuổi chủ nghĩa quân bình (egalitarian). Nhưng cả hai đều rất giống nhau, ngoại trừ sự khác biệt nằm ở số lượng thành viên của nhóm thân hữu nắm quyền. Trong các xã hội của chủ nghĩa thân hữu, một nhóm lớn hơn sẽ bòn rút phần lớn hơn của cải trong xã hội cho bản thân và những người cộng sự. Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, một nhóm nhỏ hơn nhưng hăng hái và dã man hơn tranh giành sự giàu có và quyền lực : bởi vì các nền kinh tế của chủ nghĩa quân bình thường ít hiệu quả hơn trong việc tạo ra của cải, nên dẫn đến sự đấu đá quyết liệt giữa các nhà lãnh đạo trong chế độ xã hội chủ nghĩa.

Malcolm S. Salter của Đại học Harvard đưa ra một định nghĩa hữu ích về chủ nghĩa thân hữu, đó là một sự chuyển tiếp quá độ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, mặc dù Malcolm vẫn trung thành với thuật ngữ "chủ nghĩa tư bản thân hữu" (crony capitalism). Trong bài luận năm 2014, có tựa "Chủ nghĩa tư bản thân hữu, phong cách Mỹ : Chúng ta đang nói về điều gì ở đây ?", Salter đã viết :

"Xóa bỏ những đặc điểm cơ bản của nó, chủ nghĩa tư bản thân hữu truyền đạt một quan điểm được chia sẻ - đôi khi dẫn đến sự thông đồng giữa các ngành công nghiệp, các nhà quản lý và Quốc hội, tạo ra các chính sách và đầu tư kinh doanh thuận tiện, nhằm phục vụ lợi ích cá nhân bằng cái giá của lợi ích xã hội".

Nói tóm lại, chủ nghĩa thân hữu diễn ra khi các quan chức chính phủ và doanh nghiệp thông đồng với nhau để trục lợi và tranh giành những đặc lợi về kinh tế. Sự cấu kết thông đồng này làm suy yếu chế độ dân chủ trong chính phủ lẫn sự cạnh tranh trong kinh doanh ; do đó gây ra những hậu quả ngắn và dài hạn.

Trong trường hợp thứ nhất, các nguyên tắc dân chủ về đại diện công bằng và tiếp cận bình đẳng, bị phá hủy bởi ảnh hưởng chính trị, mà các cá nhân và nhóm lợi ích liên kết, được thông qua từ những lời hứa ngầm hoặc thẳng thắn về ủng hộ tài chính cho các chiến dịch tranh cử hoặc hứa hẹn tạo ra những việc làm hấp dẫn trong tương lai.

Trong trường hợp thứ hai, các nguyên tắc tự do kinh doanh của cạnh tranh tự do và khen thưởng xứng đáng được thỏa hiệp, khi các nhà đầu tư nhu nhược tìm cách củng cố vị trí bằng các quy định có lợi ; hoặc để bảo đảm nhận được các khoản cứu trợ của chính phủ khi không thể nào tránh khỏi sự phá sản. Bên dưới chủ nghĩa thân hữu, tất cả những tổn hại này trở thành đồng tiền chung, nhưng chỉ dành cho những tay "chơi lớn" với thu nhập cao, và vì thế sẽ gây phương hại cho các doanh nghiệp nhỏ và công dân.

Salter xác định thêm 3 yếu tố chính trong chủ nghĩa thân hữu tư bản : chiến dịch đóng góp tài chính cho các quan chức được bầu chọn, vận động hành lang dữ dội của Quốc hội và các cơ quan viết luật ; và một cánh cửa xoay tự động giữa các cơ quan chính phủ và tư nhân. Mặc dù nhiều ngành công nghiệp có thể nhận được lợi ích từ các hoạt động khai thác hoặc các hoạt động luồn lách "mưu cầu đặc lợi" (rent-seeking activities). Tuy nhiên, một số ngành lại có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều hơn các ngành khác. Như tờ The Economist lưu ý, các ngành tài chính, năng lượng, cơ sở hạ tầng và bất động sản, có một lịch sử đáng ngại trong việc lôi cuốn và nuôi dưỡng những thân hữu.

Chủ nghĩa thân hữu trong thế giới hoang dã (Cronyism in the Wild)

Sau khi giải thích ý nghĩa của chủ nghĩa thân hữu, chúng ta hãy xem xét sự phổ biến của nó trong thế giới ngày nay. Điều này có thể khó xác định, bởi vì sự liên kết giữa các ưu đãi cá nhân và chính sách công không phải lúc nào cũng bất hợp pháp, rõ ràng, hoặc thậm chí được biết đến. Do đó, rất khó để đo được quy mô của chủ nghĩa thân hữu trong một bối cảnh nhất định : để đưa ra một phán quyết về việc liệu như - nếu có – nó có phải là một vấn đề nhỏ hay lớn.

Tuy nhiên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận về chủ nghĩa thân hữu đã có mặt nhiều như thế nào trong một nền kinh tế, bằng cách đánh giá thành quả của nền kinh tế đó. Có bốn biểu hiệu chính đóng vai trò là những dấu hiệu cảnh báo, nơi mà chủ nghĩa thân hữu có thể đang cai trị.

Thứ nhất, cần được xem là một "dấu hiệu báo động" (red light) nếu một quốc gia có điểm số thấp trong chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International's Corruption Perceptions Index) và nền kinh tế đó bị phụ thuộc bởi các ngành khai khoáng. Ở những quốc gia như vậy, các tầng lớp doanh nhân và chính phủ liên kết chặt chẽ với nhau bằng cách tăng cường việc nắm giữ quyền lực và của cải, cũng như ngăn chặn cơ hội đến với các đối thủ cạnh tranh. Trong nhiều trường hợp, những cá nhân này được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư, đến từ các tập đoàn nước ngoài, thường là trong lĩnh vực năng lượng hoặc khai thác khoáng sản, sẽ tìm cách để mưu cầu lợi ích với chính quyền địa phương, nhằm đảm bảo quyền được thăm dò. Vốn cược cao và số lượng tiền khổng lồ nhằm củng cố vị thế của giới thượng lưu thường gây ra thiệt hại cho người dân thường.

Một vài quốc gia sản xuất dầu khí là những ví dụ điển hình. Lấy một ví dụ, Cộng hòa Guinea Xích Đạo là một quốc gia nhỏ nhưng lại giàu nguồn dầu mỏ, trước khi giá dầu giảm GDP bình quân đầu người là 48.000 đô la vào năm 2012. Tuy nhiên, Guinea Xích Đạo bị xếp vào hạng 144 trong số 187 theo hệ số Gini, thước đo sự bất bình đẳng về thu nhập hoặc sự phân phối giàu nghèo trong một xã hội. Guinea Xích Đạo cũng bị đánh giá kém về các chỉ số tham nhũng, với cáo buộc những người thân cận và gia đình của tổng thống đã chiếm lấy phần lớn các khoảng thu nhập từ nguồn dầu mỏ.

Để đóng cái vòng luẩn quẩn của dòng tiền, nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của các nước đang phát triển đã chuyển một phần lớn tài sản của họ vào bất động sản ở các thành phố lớn như London hay New York, hoặc gửi tại các ngân hàng ở Thụy Sĩ. Sau đó, phần lớn các tài sản này được phân phối cho các nhà quản lý tài sản, quỹ đầu tư và tổ chức khác trong những trung tâm tài chính lớn trên thế giới - không chỉ New York, London và Hồng Kông mà còn cả vào những thiên đường tài chính như quần đảo Cayman, Panama, Cyprus và các nơi khác ở nước ngoài để tránh bị đánh thuế.

Thứ hai, nếu một quốc gia yếu kém về tổ chức và quản lý xã hội thì tính độc lập của cơ quan tư pháp, bình đẳng giới, và nhân quyền sẽ bị tụt hậu, chủ nghĩa thân hữu có thể được cho là một nhân tố gây ra. Chỉ số Pháp quyền thượng tôn pháp luật (Rule of Law Index) của tổ chức World Justice Project cho thấy, Venezuela bị xếp vào hạng tồi tệ nhất, thấp hơn cả Afghanistan vốn đang bị xé nát bởi chiến tranh. Venezuela còn bị xếp vào hạng thấp nhất về sự cởi mở của chính quyền, tư pháp và chế tài hình sự. Một lần nữa, không có gì ngạc nhiên khi các quyết định liên quan đến cai trị và thương mại chỉ được thực hiện bởi một phe nhóm nhỏ.

capi3

Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro, được cho là một trong những chính trị gia có mức lương cao nhất thế giới.

Venezuela là ví dụ sống động hiện nay của chủ nghĩa thân hữu kiểu xã hội chủ nghĩa, nơi mà Chavez bị cho ra ngoài lề và được thay thế bằng một cơ cấu quyền lực mới, với tuyên bố theo đuổi chủ nghĩa quân bình, nhưng về cơ bản cũng lại là thân hữu của người vừa bị thay thế.

Nền kinh tế Venezuela đang rơi vào vòng xoáy lao dốc và nhiều lãnh đạo được cho là đã chiếm đoạt một lượng lớn tài sản quốc gia. Các nhà hoạt động cáo buộc họ hàng của Hugo Chavez đã tích lũy tài sản khổng lồ bằng cái giá của những tổn thất và mất mát của quốc gia. Người kế nhiệm Hugo Chavez là Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro, được cho là một trong những chính trị gia có mức lương cao nhất thế giới. Dưới thời Maduro, những người thân cận trong chính quyền của ông đã trở nên giàu có trong suốt nhiệm kỳ của ông. Điều này đã và đang diễn ra khi mà điều kiện sống của một người dân Venezuela trung bình, ngày càng tồi tệ trong những năm gần đây.

Thứ ba, nếu nền kinh tế của một quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu thương phẩm hoặc các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, chứ không phải dựa vào năng suất hoặc cải cách đổi mới, thì chủ nghĩa thân hữu cũng có thể là một nhân tố nổi trội. Cộng hòa Guinea Xích Đạo và Venezuela là một trong những ví dụ điển hình. Nhưng trong số các nước lớn hơn, Brazil và Nga cũng phù hợp với mô tả này. Cả hai đều phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu hàng hóa, và đều bị phá hủy bởi tham nhũng và chủ nghĩa thân hữu đặc trưng. Ví dụ, ở Brazil, sự thông đồng cấu kết từ lâu đời, giữa chính phủ và doanh nghiệp, đang bị phơi bày trong một loạt các vụ scandals liên quan đến các quan chức chính phủ và giám đốc điều hành của các tập đoàn năng lượng, cơ sở hạ tầng và tài chính hàng đầu như Petrobras, Odebrecht và BTG Pactual.

Thứ tư, bất bình đẳng về thu nhập cao có thể được hiểu là chủ nghĩa thân hữu đã đóng một vai trò làm giảm bớt đi sự cạnh tranh trong nền kinh tế đó. Các nước phát triển không miễn nhiễm với căn bệnh này, vì chủ nghĩa thân hữu và bất bình đẳng đã phát triển cùng nhau ở Hoa Kỳ từ giữa những năm 1990. Phần lớn sự bất bình đẳng này đến từ việc làm giàu của các cá nhân, hoạt động trong các ngành năng lượng, tài chính, luật pháp và bất động sản.

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng chủ nghĩa thân hữu là một vấn đề đặc trưng ở các nước BRIC tên viết tắt của các nước Brazil, Russia, India và China) và tại các nền kinh tế đang phát triển.

Nhưng chủ nghĩa thân hữu đã phá hoại nhiều như thế nào các nền kinh tế của các nước phương Tây phát triển ? Câu hỏi này rất quan trọng, bởi vì các xã hội này tự hào về tính công bằng cạnh tranh với các thể chế cân bằng và được kiểm chứng theo thời gian. Có một số cách để đánh giá điều này : trước hết, bằng cách nhìn vào dòng tiền đã chảy từ các quốc gia đang phát triển đổ vào các nước phát triển. Thứ hai, bằng cách sử dụng bộ công cụ của Salter. Và thứ ba, bằng cách kiểm tra bốn chỉ tiêu đầu ra được thảo luận ở phần trên.

Xem xét từng yếu tố

Có khá nhiều bằng chứng cho thấy các tầng lớp thượng lưu trên thế giới đã nhận lợi ích từ của cải, sự giàu có được tạo ra bởi Trung Quốc và các quốc gia mới nổi. Các ngân hàng đầu tư đã thu được hàng tỷ đô la tiền phí bằng cách bảo lãnh phát hành hàng nghìn tỷ cổ phần và các khoản nợ, kể từ đầu những năm 1990. Họ đã cầu cạnh các nhà lãnh đạo nước ngoài, các nhà môi giới quyền lực, và để đổi lấy các hợp đồng lớn. Và một số trong đó không phải lúc nào cũng vì lợi ích cao nhất của người dân. Ví dụ, bằng chứng rõ ràng là một số quốc gia giàu dầu mỏ ở Châu Phi đã thỏa thuận hợp tác với các công ty năng lượng nước ngoài, nhằm tạo lợi thế cho giới thượng lưu trong nước, nhưng lại có hại cho công dân.

Những nhà quản lý tài sản của các quỹ đầu tư nước ngoài đã khuyếch trương các dòng thu nhập có lợi nhuận, nhằm quản lý sự giàu có của các tầng lớp thượng lưu ở các quốc gia thân hữu mới nổi, bằng cách đầu tư vào các nền kinh tế an toàn và triển vọng hơn.

Mạng lưới công bằng thuế (Tax Justice Network) ước tính vào năm 2016, có khoảng 12 nghìn tỷ đô la từ các nước đang phát triển được chuyến đến những nơi tránh thuế ở nước ngoài. Trên thực tế tổng số tiền chuyển vào, bao gồm cả tiền có nguồn gốc từ các quốc gia giàu có, được cho là cao hơn rất nhiều.

Ngành bất động sản cũng hoạt động như thế : những căn nhà cao cấp được dành để bán cho những tay đầu sỏ chính trị đến từ các nước có nền kinh tế tham nhũng, hay chính trị bất ổn. Việc đổ tiền vào các quỹ đầu tư và bất động sản cực kỳ cao cấp thường là một lựa chọn đầu tư dở nhất, nhưng đối với những chính trị gia đầu sỏ giàu có, sự lựa chọn đó lại là những cá cược an toàn hơn là giữ chặt của cải tại quê nhà, nơi mà những thay đổi chính trị sẽ làm gia tăng nguy cơ bị tước đoạt.

Thị trường những căn nhà cao cấp, sang trọng đã bùng nổ nhiều năm ở Hoa Kỳ, tại các thành phố như New York và Miami đã thu hút hàng chục ngàn tỷ đô la đầu tư đến từ nước ngoài. Một báo cáo của tờ Washington Post, "Những gì mà nhiều người Mỹ có thể không nhận ra ?", giải thích vào năm 2016 "các công ty có vỏ bọc nước ngoài đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế Mỹ thông qua thị trường bất động sản". Và, "...trong năm 2015, 58% tổng số tiền mua bất động sản của trị giá hơn 3 triệu đô la đến từ các công ty trách nhiệm hữu hạn, chứ không phải bởi những người tên tuổi". Tờ New York Times năm 2015 ước tình rằng, trong 6 tòa nhà mắc mỏ nhất ở phố Manhattan, các công ty có vỏ bọc nước ngoài chiếm từ 57% đến 77%.

Nhìn vào bốn chỉ số đầu ra, chúng ta thấy rằng cả bốn chỉ số này ngày càng phổ biến ở các nền kinh tế phương Tây. Kể từ đầu những năm 1990, khu vực tài chính và các ngành "mưu cầu đặc lợi" (rent-seeking) đã tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp một phần lớn vào GDP và lợi nhuận của tập đoàn.

Sự độc lập của hệ thống tư pháp cũng đã được đưa ra thảo luận trong những năm gần đây do cánh cửa xoay tròn và những gì mà Jesse Eisinger của Pro Publica đã gọi là "mối quan hệ thượng lưu" (elite affinity), có nghĩa là những người học cùng trường và những người làm việc cùng công ty, thường trân trọng hợp tác cùng nhau hơn là đối đầu, thậm chí ngay cả trong trường hợp khi đối đầu là cần thiết.

Năng suất của Hoa Kỳ đã bị đình trệ trong những năm gần đây và lợi nhuận của các doanh nghiệp Hoa Kì đã ngày càng phụ thuộc vào các hoạt động của nước ngoài. 

Cuối cùng, kinh tế gia Thomas Piketty và các nhà kinh tế khác đã chỉ ra rằng, sự tập trung tài sản đã gia tăng đều đặn từ năm 1980. Nhưng bắt đầu từ năm 1980, tỷ lệ này tăng mạnh cho tới ngày hôm nay, chiếm gần 50%. Một cách công bằng hơn, không phải tất cả sự gia tăng này là do chủ nghĩa thân hữu và sự suy giảm tính cạnh tranh. Công nghệ và khả năng để thúc đẩy thương hiệu mạnh vào thị trường mới nổi cũng đóng vai trò quan trọng. Nhưng chắc chắn không có nghi ngờ gì khi những người có vị trí rất tốt trong các ngành công nghiệp khai khoáng được hưởng lợi ích nhiều đáng kể. Trong số đó, là các giám đốc điều hành của các tập đoàn tài chính và thương phẩm.

Chủ nghĩa thân hữu, bên thắng cuộc

Bằng chứng cho thấy một hệ thống kinh tế đã giành được chiến thắng sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô, thì hệ thống kinh tế đó không phải là chủ nghĩa tư bản, một chủ nghĩa được xuất khẩu từ phương Tây đến phần còn lại của thế giới. Thay vào, đó là chủ nghĩa thân hữu, đang lan rộng từ phần còn lại của thế giới đến Hoa Kỳ và Châu Âu.

Trong các tin tức nổi bật ngày nay, mối quan hệ mờ ám giữa chính quyền Trump (gồm các nhà hoạt động tài chính, bất động sản, năng lượng và luật pháp) và những lợi ích mật của Nga, đã nhấn mạnh lập luận rằng, tiền và ảnh hưởng phát sinh từ các nền kinh tế nhỏ, thực sự có thể gây ra tác động ăn mòn sâu sắc trên các định chế của các quốc gia phương Tây giàu có. Trump với thương hiệu riêng của chủ nghĩa thân hữu chế giễu những chuẩn mực đạo đức hòa nhã, và đang chi phối, cản trở những người tiền nhiệm với cùng ý thức hệ.

Mức độ công khai của chủ nghĩa thân hữu, nếu có, đã không được nhìn thấy ở Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian rất dài. Nhưng điều đó dựa trên thói quen đã có từ hàng thập kỉ qua, trong lúc nền kinh tế có vẻ là mở rộng của Hoa Kỳ, đang đi ngày càng xa và xa hơn nữa các nguyên tắc tự do kinh doanh vốn có và tiến lại gần hơn với chủ nghĩa thân hữu đích thực. 

Sami J. Karam

Mai V. Pham chuyển ngữ  

Nguồn : "Capitalism Did Not Win the Cold War. Why Cronyism Was the Real Victor ?"

https://www.foreignaffairs.com/articles/world/2017-07-19/capitalism-did-not-win-cold-war

Additional Info

  • Author Mai V. Phạm
Published in Quan điểm

Vẫn còn có khá nhiều người Việt, trong lẫn ngoài nước, hy vọng một phép màu từ các nước phương Tây, như Mỹ, Úc, Canada, Đức… có thể làm một điều gì đó, mang Dân chủ đến cho Việt Nam. Tuy nhiên, có những mơ ước viển vông, thì khó lòng thành hiện thực. Ngày nay, nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đặt ngoại giao thỏa hiệp lên trên cả Nhân quyền và những giá trị tốt đẹp của Dân chủ, để đổi lấy lợi ích thương mại.

danchu1

Trông cậy vào phương Tây mang lại dân chủ cho Việt Nam là viển vông. Ước mơ đó đang tan thành mây khói, vì chính quyền phương Tây ngày nay đặt ngoại giao thỏa hiệp lên trên cả nhân quyền và những giá trị tốt đẹp của dân chủ để đổi lấy lợi ích thương mại. Có thể gọi đó là một thất bại lương tâm (moral failure)

Từ chối chỉ trích và lên án mạnh mẽ những bắt bớ và đàn áp hung bạo của nhà nước cộng sản, đối với những công dân Việt Nam ôn hòa, phần nào thể hiện sự sa sút đạo đức và lương tâm.

Người viết sẽ dẫn chứng 4 sự kiện gần đây nhất, để chứng minh sự thất bại lương tâm (moral failure) của những nhà lãnh đạo trong các tổ chức tầm cỡ, để người đọc thôi dựa vào phương Tây mang Dân chủ đến cho Việt Nam

1. Viện Di Sản (The Heritage Foundation)

31/5/2017, trong chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Viện Di Sản (Heritage Foundation) có mời ông Phúc đến đọc diễn văn vào buổi chiều cùng ngày. Viện Di Sản là một tổ chức lớn, gồm những chuyên gia cố vấn (think tank) có tầm ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình hoạch định và thực thi chính sách của Hoa Kỳ. Trong buổi nói chuyện của ông Phúc tại Viện Di Sản, bà Nguyễn Thị Ngọc Giao, thành viên của Voice of Vietnamese Americans (Tiếng Nói Người Mỹ gốc Việt), là khách mời, nhưng đã bị đuổi ra khỏi hội trường,trước khi ông Phúc đọc diễn văn,vì sức ép của Hà Nội. Bà Giao kể lại sự việc với người viết trong nỗi thất vọng và tức giận, bởi bà đã rất ôn hòa và không hề có một hành động nguy hiểm, hoặc khiêu khích nào khiến cho nhà cầm quyền phải lo sợ. Phóng viên Hoàng Long của đài tiếng nói Hoa Kì VOA đã tường thuật lại sự việc :

"Bà Giao nói khi bà cố gắng giải thích bà có tên trên danh sách khách mời và được cấp thẻ khách mời, các nhân viên an ninh của phái đoàn Việt Nam khăng khăng đòi bà trả lại thẻ này trong khi nhân viên an ninh của Quỹ Di sản hối thúc bà chấp hành yêu cầu đó.Quỹ Di sản không hồi đáp những email và cuộc gọi điện thoại của đài tiếng nói Hoa Kì VOA hỏi về sự việc. VOA đến tận nơi để tìm gặp nhân viên an ninh áp tải bà Giao ra khỏi tòa nhà. Người này xưng tên là Robert Fisher và từ chối bình luận. Sau đó, cấp trên của ông Fisher cũng bước ra trao đổi với VOA. Ông này cũng từ chối bình luận và đề nghị VOA chuyển những câu hỏi sang bộ phận báo chí của Quỹ Di sản".

Người viết có mặt tại cổng ra vào của Viện Di Sản vào thời điểm chị Giao bị đuổi ra khỏi tòa nhà và chứng kiến nhân viên an ninh, Robert Fisher, một cách gay gắt ép chị Giao ra khỏi đó. Ngay sau khi sự việc xảy ra, người viết cũng đã email trực tiếp cho Phó Giám đốc (Vice President) và bộ phận chí của Viện Di Sản để yêu cầu hồi đáp vì sao họ lại đi ngược lại những giá trị dân chủ và tự do mà họ đang đại diện. Tuy nhiên, cho đến này người viết vẫn không nhận được bất kì hồi đáp nào từ họ.

2. Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS)

11/7/2017, Greg Rushford, tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng và trang Rushford Report, có tiết lộ những thông tin tuyệt mật về nhà cầm quyền Hà Nội, đã dùng tiền để chi phối hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), vốn là một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu, gồm các chuyên gia cố vấn (think tank) uy tín của Hoa Kì hơn 50 năm qua. Vài chi tiết đáng chú ý của bản báo cáo :

"Kể từ năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã tặng CSIS hơn $450.000 để tổ chức các buổi hội thảo hàng năm về biển Đông. Qua nhiều năm, CSIS đã tăng thêm $55.000 từ tài khoản nội bộ của nhóm chuyên gia này, nguồn của nó không được xác định trong tài liệu mà tôi được cho xem".

"Trên hết mọi thứ, chính phủ Việt Nam muốn giới ưu tú trong chính sách đối ngoại ở Washington không để mắt tới các vi phạm thô bạo về nhân quyền của Hà Nội. Đảng Cộng sản xem sự tồn tại của chính họ là phụ thuộc vào khả năng tiếp tục đàn áp ngay cả người bất đồng chính kiến ôn hòa".

("How Hanoi’s Hidden Hand Helps Shape a Think Tank’s Agenda in Washington, Greg Rushford, Rushford Report, 11/7/2017).

Chính quyền Việt Nam đã dùng rất nhiều tiền để mua hợp tác ngoại giao từ những tổ chức có ảnh hưởng lớn ở Washington. Và quan trọng hơn, các tổ chức tầm cỡ đóđã thể hiện rằng, sự im lặng của họ trước những vi phạm nhân quyền, có thể được mua bằng tiền.

3. Tập đoàn vận Động hành lang Podesta (The Podesta Group)

Tập đoàn Podesta, một cơ quan vận động hành lang quyền lực ở D.C., có quan hệ chặt chẽ với Hilary Clinton and các nhà sản xuất quốc phòng, cũng nhận tiền của chính quyền Việt Nam. Nhóm này đã vận động gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, trợ giúp Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), và chuyến viếng thăm Hà Nội của Tổng thống Obama. Hồ sơ đăng kí của Bộ Tư Pháp Hoa Kì (Foreign Agents Registration Act) cho thấy, chính phủ Việt Nam đã chi cho tập đoàn Podesta mỗi tháng 30.000 USD (khoảng 670 triệu VND), kể từ ngày 2 tháng 12 năm 2013, đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, với tổng số tiền là khoảng 1,08 triệu USD, để vận động lập pháp và hành pháp của Hoa Kì.

Nhiều nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam cũng đã từng hy vọng, Tổng thống Obama trong chuyến thăm Hà Nội, sẽ lên tiếng chỉ trích những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của chính quyền. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra vì Hà Nội đã mua được sự im lặng và thỏa hiệp ngay cả của Obama.

Thứ Hai, 23 tháng 5, trong phát biểu đầu tiên tại Việt Nam, ông đã không chỉ trích những vi phạm nhân quyền của chính phủ, thay vào đó ca ngợi "tiến bộ khiêm tốn ở một số lĩnh vực mà cả hai bên xác định là mối quan tâm" và lưu ý rằng nhân quyền là "một vấn đề mà cả hai chính phủ không đồng thuận".

Vào ngày thứ Ba, Obama dự kiến gặp gỡ các nhà hoạt động nhân quyền, nhưng chính phủ đã bắt giữ và ngăn chặn phần lớn các nhà hoạt động được mời đến gặp ông. Và Obama cũng không thể hiện sự giận dữ bằng cách chấm dứt cuộc gặp gỡ để phản đối hành động đạo tặc của chính phủ Việt Nam. Ông vẫn xem như không có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra bởi đã được vận động hành lang từ tập đoàn Podesta.

("From Team Hillary to Vietnam Lobbyist", Besty Woodruf, The Daily Beast, 5/25/2016)

4. Nguyên thủ quốc gia của các nước dân chủ

5/2016, Tổng thống Hoa Kì Obama đã im lặng về nhân quyền, cải cách dân chủ, và gỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam.

5/2017, Tổng thống Hoa Kì Donald Trump, được mong chờ là sẽ mạnh mẽ hơn người tiền nhiệm, lên tiếng chỉ trích những vi phạm nhân quyền của Hà Nội trong buổi gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng, Trump cũng đã im thin thít.

13/3/2107, Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người được trao giải Noel Hòa Bình qua đời trong khi đang chịu bản án 11 năm tù vì kêu gọi dân chủ ở Trung Quốc. Chỉ vài tuần trước khi ông Lưu qua đời, các nhà chức trách Trung Quốc đã từ chối yêu cầu điều trị căn bệnh ung thư cho ông ở nước ngoài, trong khi vợ ông vẫn bị quản thúc tại gia.

Việc đối xử tồi tệ và tàn ác đối với các nhà bất đồng chính kiến ​​ở Trung Quốc là chuyện vẫn thường thấy ở những nước độc tài cộng sản : Việt Nam, Cuba, và Bắc Hàn. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phương Tây cũng chỉ đưa ra một vài tuyên bố ngoại giao rất thận trọng và cho có lệ.

Trong lúc những người yêu chuộng dân chủ và nhân quyền đang khóc thương cho sự ra đi đột ngột của ông Lưu, thì tổng thống Trump (Hoa Kì) và tổng thống Macron (Pháp) đã không hề nhắc đến cái chết oan khuất của ông Lưu trong cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo cấp cao. Thay vào đó, cả Trump lẫn Macron đồng thanh ca ngợi nhà lãnh đạo Tập Cận Bình của đảng cộng sản Trung Quốc.

Trump hào hứng nói : "Ông Tập là một người tài năng và tốt bụng. Ông ấy rất yêu nước Trung Quốc. Ống ấy luôn muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho Trung Quốc".

Macron cũng thể hiện sự tôn trọng và kết luận rằng : "Hiện nay, ông Tập là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới".

Chris Patten, hiệu trưởng của trường Đại học Oxford, chia sẽ trên Project Syndicate vào 24/7/2017 :

"Tôi chỉ có thể tự hỏi có bao nhiêu nhà lãnh đạo phương Tây trong những năm gần đây đã nêu trường hợp của ông Lưu Hiểu Ba với nhà cầm quyền Trung Quốc ? Cơ hội chắc chắn là rất nhiều, bao gồm cuộc họp thượng đỉnh G20 gần đây nhất, khi mà ông Lưu đang nằm trên giường bệnh... Trung Quốc đã tức giận, tìm cách gây hại cho Na Uy khi ông Lưu được đề cử giải Nobel Hòa Bình năm 2010, thì phương Tây đã không biểu lộ sự tức giận hoặc thể hiện tình đoàn kết thực sự đối với một đồng minh của NATO".

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, việc thúc đẩy dân chủ toàn cầu của Hoa Kì dường như được thay thế bằng chính sách ngoại giao của an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế.

Trong những năm gần đây, khuyến khích những giá trị tốt đẹp của dân chủ không còn là ưu tiên hàng đầu đối với phần lớn các nhà lãnh đạo và công luận Hoa Kì. Có lẽ vì thế, các nhà nước độc tài đang vui mừng trước thay đổi hết sức đáng ngại về chính sách ngoại giao của Hoa Kì.

Thay lời kết

Greg Rushford đã kết luận : "Từ chối lên tiếng khi những công dân Việt Nam dũng cảm bị bắt giam chỉ đơn giản vì họ thực hiện những quyền phổ quát đến quyền tự do ngôn luận, chắc chắn là một suy sụp về đạo đức".

( "To refuse to speak out when courageous Vietnamese citizens are imprisoned merely for peaceable exercising their universal rights to free speech is surely a moral failure").

Và như bạn đọc đã thấy trong dẫn chứng kể trên, nhiều tổ chức quốc tế tầm vóc nói riêng và các nước phương Tây nói chung, đã chọn thỏa hiệp "đi đêm" với nhà nước cộng sản. Họ phớt lờ những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền của để đổi lấy hợp tác thương mại có lợi. Chính vì thế, những cá nhân và đoàn thểđấu tranh Dân chủ cho Việt Nam nên từ bỏ thái độ ỷ lại và dựa dẫm vào phương Tây. Đừng mong đợi bất kì tổ chức nước ngoài hoặc quốc gia sẽ mang đến dân chủ cho Việt Nam.

Dân chủ và tự do phải đấu tranh mới có. Dân chủ hóa Việt Nam trên hết phải là trách nhiệm của người dân Việt Nam ; trách nhiệm lớn nhất vẫn là giới trẻ và trí thức tinh hoa.

Quan trọng hơn, những anh chị em đấu tranh cần ý thức rằng đấu tranh chính trị không bao giờ là đấu tranh cá nhân, mà luôn luôn phải là đấu tranh có tổ chức để đẩy phong trào dân chủ sang một bước tiến mới hiệu quả hơn, đi đến thắng lợi cuối cùng là mang lại Dân chủ và Đa nguyên cho Việt Nam.

Sự tồn vong và cường thịnh của Tổ Quốc là trách nhiệm của mỗi người dân, không phải là độc quyền của một chế độ, đoàn thể, hay tổ chức nào. Những thử thách và chướng ngại dân chủ hóa đất nước là rất lớn.

Tuy nhiên, chúng ta, những con người của tự do, sẽ giành được thắng lợi khi chúng ta học cách làm việc chung với nhau, dựa trên tư tưởng và đồng thuận chungcủa tổ chức.

Muốn sớm có dân chủ, thì phải liên kết lại với nhau, để trở thành đối trọng của đảng cộng sản, yêu sách dân chủ và bầu cử tự do, thay vì mong chờ và dựa dẫm sự giúp đỡ của quốc tế.

"God helps those who help themselves".

(11/08/2017)

Mai V. Pham

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Đa Nguyên – Bất Bạo Động – Hòa Giải & Hòa Hợp Dân Tộc"

Tham khảo :

https://www.voatiengviet.com/a/khach-moi-dot-ngot-bi-duoi-khoi-su-kien-co-thu-tuong-phuc-vi-moi-nguy-an-ninh/3888532.html

http://rushfordreport.com/ ?page_id=6

http://www.cnbc.com/2017/07/13/trump-praises-xi-soon-after-death-of-chinese-dissident.html

https://www.project-syndicate.org/commentary/western-tolerance-illiberal-democracy-by-chris-patten-2017-07

http://www.thedailybeast.com/from-team-hillary-to-vietnam-lobbyist

http://www.politico.com/story/2016/05/obama-lifts-vietnam-arms-embargo-223463

https://www.nytimes.com/2017/05/31/world/asia/vietnam-nguyen-xuan-phuc-trump.html

http://www.pewresearch.org/fact-tank/2013/12/04/americans-put-low-priority-on-promoting-democracy-abroad/

Additional Info

  • Author Mai V. Phạm
Published in Quan điểm

"Alone we can do so little ; toghether we can do so much".

Hellen Keller

Mấy ngày vừa qua, mạng xã hội và báo chí lề trái sôi nổi thảo luận về chuyện phản đối thu phí BOT tại trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) bằng cách "trả phí mua vé bằng tiền lẻ mệnh giá 500 đồng được nhét trong chai nhựa".

battuan1

Nhiều tài xế bỏ tiền lẻ vào chai nhựa rồi mua vé trạm thu phí Cai

Nguyên nhân người dân phản đối trạm thu phí Cai Lậy ?

"Do trạm nằm trên quốc lộ 1, nên ôtô không đi vào đường tránh Cai Lậy cũng phải mua vé", một tài xế bức xúc nói. "Trạm đặt ngay quốc lộ 1, nên chúng tôi không chạy xe vào đường tránh cũng phải mua vé. Nên dời trạm vào đường tránh, ai đi tuyến đó thì mua vé, còn đi quốc lộ 1 thì không phải tốn tiền", tài xế Nguyễn Văn Huân ở thị xã Cai Lậy trả lời.

Theo một tài xế khác, "Điểm bất hợp lý là nếu như đường cao tốc Trung Lương - Thành phố Hồ Chí Minh dài 45 km, cho phép xe chạy với vận tốc 120 km/h, chỉ thu 40.000 đồng đối với xe 7 chỗ trở xuống, đường tránh thị xã Cai Lậy chỉ dài 12 km, tốc độ cho phép tối đa 80 km/h nhưng thu 35.000 đồng/xe từ 7 chỗ ngồi trở xuống là quá cao".

Ngắn gọn, trạm thu phí có mục đích chính là đường tránh Cai Lậy, nhưng nó lại được đặt ở quốc lộ 1A. Vì thế, những xe không sử dụng tuyến tránh, vẫn bị thu phí với mức giá thấp nhất là 35.000 đồng, là mức giá quá cao.

Giải thích về việc đặt trạm thu phí trên quốc lộ 1, lãnh đạo BOT Tiền Giang cho biết : "Ngoài đường tránh 12,02 km vừa được làm mới với vốn trên 1.000 tỷ đồng, đơn vị còn thực hiện việc tăng cường mặt đường quốc lộ 1 ở huyện và thị xã Cai Lậy có chiều dài trên 26 km, vốn thực hiện trên 300 tỷ đồng. Vì vậy, trạm thu phí được đặt tại quốc lộ 1 và việc này đã được UBND tỉnh Tiền Giang, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính chấp thuận" ("Tài xế nhét tiền lẻ vào chai nhựa để mua vé khi qua trạm thu phí", Việt Tường, Zing, 7/8/2017).

Người viết có vài thắc mắc liên quan đến lời giải thích của lãnh đạo BOT Tiền Giang :

  1. Đã là tuyến tránh xe, thì dân phải có quyền lựa chọn : lái vào đường tránh không qua thị xã ; hoặc lái đường Quốc lộ 1A. Tại sao BOT Cai Lậy lại "vẽ" thêm phần phụ trong dự án là nâng cấp 26,5 km quốc lộ 1A, để lấy cớ chặn ngang quốc lộ 1A mà thu phí ? Nên nhớ, quốc lộ 1A đã có từ rất lâu, vốn được xây dựng từ tiền thuế của dân. Do đó, không thể ngang nhiên đặt trạm thu phí ở đó rồi ngang nhiên ép dân phải trả "phí" bằng lý lẽ ngụy biện như thế.

  2. Trạm thu phí BOT Cai Lậy cách cao tốc Trung Lương khoảng 30 km đã đúng qui định chưa ? Theo qui định của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải, mỗi trạm thu phí BOT phải cách nhau ít nhất 70 km ("Các trạm thu phí cách dưới 70 km có đúng luật "?, Lan Nhi, 28/5/2015). Nhưng trong thực tế, trạm thu phí Cai Lậy và Trung Lương cách nhau chỉ khoảng 30 km. Sau khi phải nộp 40.000 đồng /xe 4 chỗ cho tuyến cao tốc Trung Lương, tài xế lái thêm khoảng 30 km nữa, là phải nộp tiếp 35.000 đồng /xe 4 chổ cho trạm tránh Cai Lậy.

  3. Chi phí làm mới đường tránh 12,02 km là trên 1.000 tỉ đồng, tương đương 45 triệu đô la Mỹ. Nghĩa là khoảng 83 tỉ đồng một km cho đoạn đường tránh BOT Cai Lậy. Tại sao giá làm 12,02 km đường lại quá cao như thế ?

Trốn sau danh nghĩa "trạm thu phí" để trục lợi

Lực hấp dẫn mãnh liệt của dự án BOT chính là tiền lãi, khiến "nhóm lợi ích" mê mẩn, nên đã cấu kết, ăn chia với chính quyền "vẽ" ra trạm thu phí ngày càng nhiều :

"Theo thống kê của cơ quan chức năng, năm 2016 trên tuyến quốc lộ 1 qua tỉnh Tiền Giang trung bình mỗi ngày đêm có tới 129.000 lượt xe lưu thông, trong đó có hơn 51.000 ô tô các loại. Và chỉ tính mức thu thấp nhất đối với xe dưới 7 chỗ là 35.000 đồng/lượt nhân với 51.000 lượt xe ô tô, bình quân mỗi ngày đêm trạm này đút túi ít nhất 1,785 tỉ đồng.

Cứ thế, nhân lên với 6 năm và 5 tháng, nhà đầu tư sẽ thu về ít nhất gần 4.176 tỉ đồng. Chỉ sau hơn 6 năm đầu tư vốn, con số thu về hấp dẫn như vậy thì ai mà không ham ? Chưa kể xe từ 12 - 30 ghế phải nộp đến 50.000 đồng, xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet bị thu đến 200.000 đồng/vé !" ("Thu phí đường BOT : Lợi ích của ai "?, Huy Hùng, MTG, 7/8/2017).

Bức xúc thu phí, người dân áp dụng Bất tuân dân sự

Bất tuân dân sự (Civil disobedience), hoặc bất hợp tác, là một phương pháp của đấu tranh bất bạo động, bao gồm biểu tình phản đối, đình công, bất hợp tác, tẩy chay, bất mãn, và thế lực quần chúng. Nhà tư tưởng Hoa Kì nổi tiếng Henry David Thoreau được xem là người tiên phong của ý niệm bất tuân dân sự.Henry David Thoreau viết về bất tuân dân sự trong bài tiểu luận năm 1849, miêu tả việc ông từ chối trả thuế thu thập thông tin cho chính phủ Hoa Kì, chấp nhận bị giam giữ để phản đối việc thu thuế này.

Một đặc điểm nổi bật của bất tuân dân sự là hầu hết những người tham gia chủ tâm không dùng bạo lực và sẵn lòng chấp nhận những rủi ro và nguy hiểm từ chính quyền nếu có. Mục đích bất tuân dân sự thường là nhằm công khai một đạo luật sai trái ra công luận ; kêu gọi lương tâm của công luận ; truyền cảm hứng cho nhiều người khác tham gia ; thu hút sự chú ý của báo chí để tạo ra áp lực truyền thông ; tạo áp lực để thương lượng với các quan chức ngoan cố… ("Civil disobedience", Peter Suber, Earlham College, 1999).

Câu chuyện "Hầu Công" trong Từ Độc Tài Đến Dân Chủ, diễn giải hỏm hỉnh và đầy đủ ý nghĩa của bất tuân dân sự :

"Tại nước Châu, có một ông lão sinh sống bằng cách nuôi một bầy khỉ để chúng làm việc cho ông. Người nước Châu gọi ông là "hầu công", tức ông chủ khỉ.

Mỗi buổi sáng, ông tụ họp bầy khỉ trong vườn và ra lệnh cho con già nhất chỉ huy cả bầy lên núi hái hoa quả. Ông có luật là mỗi con khỉ phải nộp cho ông một phần mười số hoa quả nó hái được. Con nào phạm luật sẽ bị đánh đòn không thương tiếc. Tất cả lũ khỉ cay đắng chịu đựng mà không dám kêu than.

Một ngày nọ, một con khỉ nhỏ hỏi chúng bạn :

– "Có phải ông già trồng tất cả các cây ăn trái trên núi không vậy" ?

Ðám khỉ trả lời :

– "Không, cây mọc tự nhiên thôi".

Chú khỉ nhỏ hỏi tiếp:

– "Không có phép của ông già thì mình không được hái quả sao" ?

Ðám khỉ trả lời :

– "Mình vẫn hái được chứ".

Chú khỉ nhỏ lại tiếp tục :

– "Thế thì tại sao mình lại phải phụ thuộc vào ông già ; tại sao mình phải cung phụng ông ấy" ?

Trước khi khỉ nhỏ dứt câu, cả bầy khỉ đột nhiên ngộ ra và bừng tỉnh. Ngay tối hôm ấy, chờ khi ông lão ngủ say, bầy khỉ phá cũi sổ lồng. Chúng lấy tất cả hoa quả mà ông lão dự trữ đem theo vào rừng và không bao giờ trở lại. Cuối cùng ông lão chết vì đói.

Kết luận : "Trên đời có những kẻ cai trị người bằng mánh khoé chứ không bằng những nguyên tắc chân chính. Họ chẳng khác nào hầu công, không biết sự đần độn của mình. Vì một khi người ta bừng tỉnh thì những mánh khóe đó không còn hiệu lực nữa".

Trở lại với Việt Nam, một tín hiệu đáng mừng đó là, ngày càng có nhiều người dân hiểu được Quyền công dân, nhận ra được họ có Quyền để phản đối trạm thu phí BOT Lai Cậy, bằng cách trả tiền lẻ. Điều cần lưu ý, việc trả tiền lẻ không phải là một hành vi phạm pháp. Chính sự linh hoạt của người dân trong việc áp dụng phương thức bất tuân dân sự để phản đối lãnh đạo BOT Tiền Giang đã khiến chúng phải lo sợ.

Trong nỗi sợ ấy, đã có một bài viết trên Infonet ngụy biện sai trái đánh đồng việc trả tiền lẻ với Điều 245 : Tội cố ý gây rối trật tự công cộng, nhằm hù dọa và gây ra nỗi hoang mang cho những người dân không am hiểu về pháp luật.

Lưu ý rằng, người dân Việt Nam không có kinh nghiệm nhiều về Dân chủ và hình thức đấu tranh bất bạo động ; trong khi nỗi sợ chính quyền vẫn còn khá lớn.Chính vì thế, các tổ chức xã hội dân sự, chính trị, và những cá nhân am hiểu về pháp luật, cần mạnh mẽ và dứt khóat lên tiếng phản đối sự ngụy biện khi đánh đồng việc trả tiền lẻ và gây rối trật tự công cộng.

battuan2

Băng rôn tài xế treo trên xe với nội dung "Yêu cầu dời trạm vé vào đường tránh Cai Lậy". Ảnh: CTV.

Cần khuyến khích và nhân rộng bất tuân dân sự

Nhà đấu tranh bất bạo động nổi tiếng người Ấn Độ, Mahatma Gandhi, diễn đạt rất hay về bất tuân dân sự : "Bất tuân dân sự là một nghĩa vụ thiêng liêng, khi nhà nước trở nên vô pháp và thối nát".

Trách nhiệm của mỗi một người dân là phải giám sát và lên tiếng trước những chính sách vô lý và khủng hoảng của nhà nước. Edward Abbey nói : "Một người yêu nước phải luôn luôn sẵn sàng chống lại chính quyền để bảo vệ Đất nước". Tục ngữ Việt Nam có câu : "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách". Nói tóm lại, sự hưng vong hay suy vong của một Quốc gia là trách nhiệm của mỗi một người dân.

Phương thức bất tuân dân sự đã được áp dụng và mang đến thành công ở rất nhiều nơi :Mahatma Gandhi chống lại chế độ thực dân Anh ở Ấn Độ ; Nelson Mandela chống lại chế độ phân chủng apartheid ở Nam Phi, đông đảo người dân Đông Ấu chống lại chế độ cộng sản Liên Bang Sô Viết ; bởi người dân Ai Cập với cuộc Cách Mạng bất bạo động chống lại thực dân Anh. Xuyên suốt lịch sử Hoa Kỳ, bất tuân dân sự đã đóng một vai trò quan trọng trong nhiều cải cách xã hội to lớn, mà rất nhiều người trong chúng ta đã biết đến, bao gồm :

1. The Boston Tea Party : công dân của Massachusetts xâm nhập trái phép lên một chiếc tàu của Anh và ném hàng hóa (chè từ nước Anh) xuống biển, vì không chấp nhận bị ép buộc phải đóng thuế cho Anh. Đây là một trong nhiều hành vi bất tuân dân sự dẫn tới cuộc chiến tranh giành Độc lập, thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kì.

2. The Civil Rights Movement - Phong trào Dân quyền : lãnh đạo bởi Martin Luther King, Jr. và những người khác, bao gồm các cuộc biểu tình ngồi và những cuộc tuần hành bất hợp pháp đã làm suy yếu sự phân biệt chủng tộc ở miền Nam.

3. The Women's Suffrage Movement - Phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ : kéo dài từ năm 1848 đến năm 1920, khi hàng ngàn phụ nữ dũng cảm diễn hành trên đường phố, chấp nhận đói khát, bắt giam và bỏ tù để có quyền bỏ phiếu.

4. Các phong trào phản chiến tranh :Henry David Thoreau chấp nhận đi tù vì từ chối tham gia vào cuộc chiến chống lại Mexico vào năm 1849. Các hành động bất tuân dân sự bao gồm từ chối trả chi phí cho các cuộc chiến tranh, từ chối tham gia quân đội, chiếm giữ các trung tâm dự thảo, biểu tình ngồi, phong tỏa gây ùn tắc, và không cho phép các nhà tuyển dụng quân sự tuyển quân ở các trường trung học và đại học. 

5. Các cuộc biểu tình vì môi trường và rừng xanh với phương pháp bất tuân dân sự, như biểu tình ngồi, phong tỏa gây ùn tắc, biểu tình ngồi trên cây, ngồi thành từng đám đông trong những khu rừng.

("The role of Civil disobedience in democracy", Kayla Starr)

Rõ ràng, lịch sử đã chứng minh, đấu tranh bất bạo động, cụ thể là bất tuân dân sự, là một phương pháp hiệu quả để thay đổi thể chế. Tất cả chính quyền, từ dân chủ đến độc tài, chỉ có thể cai trị và hoạt động được,khi còn nhận được sự hợp tác, quy phục và tuân thủ của quần chúng.

Càng đông đảo người tham gia bất tuân dân sự, thì càng tạo ra được sức mạnh to lớn, khiếnchế độđộc tài vô cùng sợ hãi vì mất khả năng kiểm soát. Cứ thử tưởng tượng, nếu như 80% người dân đi qua trạm thu phí BOT Cai Lậy, đều dùng tiền lẻ để trả phí và kèm theo một tấm băng rôn phản đối thu phí, trong một khoảng thời gian dài, thì chính quyền có buộc phải nhượng bộ hay không ? Chưa kể đến, những nhân viên thu phí ở đó sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, tinh thần suy sụp vì phải đối diện với đống tiền lẻ cũng như sự bức xúc của người dân mỗi ngày, dẫn đến nghĩ việc, bất hợp tác với lãnh đạo BOT Cai Lậy. Chính vì thế, các tổ chức cần lên tiếng ủng hộ và khuyến khích hành động "trả tiền lẻ", cùng với việc treo băng rôn phản đối trên xe,buộc chính quyền phải gỡ bỏ trạm thu phí Cai Lậy.

Thay lời kết

Đặc tính dễ thấy của đám đông là tính nhất thời và dễ bỏ cuộc. Chỉ sau vài ngày, nếu phương pháp bất tuân dân sự không có kết quả, người dân có thể chán nảnvà bỏ cuộc. Trong thực tế, hình thức đấu tranh bất bạo động phản kháng bất công, hoặc yêu sách thay đổi thể chế ở bất cứ nơi nào trên thế giới, kéo dài ít nhất hàng tuần, hàng tháng, chứ không phải một, hai ngày là có thành công.

Ngày càng có nhiều người dân ý thức được Dân quyền mà họ có, trong sự ngao ngán và chán ghét chế độ cộng sản. Người dân cần tổ chức lãnh đạo để đi đến thắng lợi và những nhà đấu tranh cần liên kết lại để tạo ra tổ chức mạnh hướng dẫn người dân. Nếu được áp dụng kiên trì trên bình diện rộng lớn, dưới sự hướng dẫn của một hoặc nhiều tổ chức có phương pháp, chiến lược khôn ngoan và kỉ luật, thì bất tuân dân sự sẽ tạo ra khó khăn trầm trọng và sợ hãi, cho bất kì chế độ độc tài nào.

Thế mạnh nhất của đảng cộng sản là vũ lực với lực lượng quân đội hùng hậu và vũ khí chuyên nghiệp. Do đó, chúng ta, những người yêu chuộng Dân chủ, sẽ không bao giờ có thể đánh bại được chế độ bằng chính thế mạnh của nó. Chỉ có đấu tranh nhắm vào nhược điểm của chế độ, là đoàn kết trong mô hình tổ chức để tạo ra đối trọng mạnh, mới có triển vọng thành công cao hơn, so với cáchđánh vào chỗ mạnh nhất của nó.

(10/08/2017)

Mai V. Pham

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Đa Nguyên – Bất Bạo Động – Hòa Giải & Hòa Hợp Dân Tộc"

Tham khảo

  1. http://news.zing.vn/tai-xe-nhet-tien-le-vao-chai-nhua-de-mua-ve-khi-qua-tram-thu-phi-post769276.html
  2. http://www.thesaigontimes.vn/130943/Cac-tram-thu-phi-cach-duoi-70-km-co-dung-luat.html
  3. http://www.baomoi.com/thu-phi-duong-bot-loi-ich-cua-ai/c/22947604.epi
  4. https://www.voatiengviet.com/a/a-19-2009-04-20-voa17-81658467/505602.html
  5. http://archives.nwtrcc.org/omtfp/civilrole.html

Additional Info

  • Author Mai V. Phạm
Published in Quan điểm

Chủ nhật ngày 30/7/2017 là một trong những ngày tồi tệ nhất trong lịch sử chiếm đóng của đảng cộng sản Việt Nam, khi Bộ công an đồng loạt bắt bốn người bất đồng chính kiến ở những nơi khác nhau và truy tố theo Điều 79 Bộ Luật hình sự - Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

dcs1

Bộ công an đồng loạt bắt bốn người bất đồng chính kiến ở những nơi khác nhau và truy tố theo Điều 79 Bộ Luật hình sự

Cơ quan An ninh điều tra Bộ công an đã khởi tố và bắt giam tổng cộng 6 bị can trong vụ án của Luật sư Nguyễn Văn Đài : (1) Lê Thu Hà (1982) đã bị bắt giam cùng với (2) Luật sư Nguyễn Văn Đài (1969) vào 12/2015 tại Hà Nội ; (3) Phạm Văn Trội (1972) ; (4) Nguyễn Trung Tôn (1972) ; (5) Trương Minh Đức (1960) ; (6) Nguyễn Bắc Truyển (1968).

Đáng chú ý nhất, 3 trong số 4 người bị bắt vào ngày Chủ nhật 30/7, theo Điều 79, là thành viên nòng cốt của Hội Anh Em Dân Chủ, vốn được thành lập bởi Luật sư Nguyễn Văn Đài, vào ngày 24/4/2013, trên không gian mạng Facebook.

Chưa dừng lại ở đó, ngày 4/8/2017, Bộ công an lại tiếp tục bắt giam ông Nguyễn Trung Trực, là phát ngôn viên của Hội Anh em dân chủ tại Quảng Bình, cũng theo Điều 79. Như thế, toàn bộ ban lãnh đạo của Hội Anh em dân chủ đều bị bắt giam và khởi tố theo Điều 79.

Cũng liên quan đến hành vi "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", trước đó chiều 24/7, công an Nghệ An cũng đã bắt giam ông Lê Đình Lượng (52 tuổi, trú xã Hợp Thành, Yên Thành). 

Vì sao phải bắt những thành viên của Hội Anh em dân chủ ?

Hội Anh em dân chủ là một tổ chức phi chính phủ của những người Việt Nam trong và ngoài nước, đấu tranh bảo vệ quyền con người, được Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế thừa nhận. Với mục tiêu vận động cho một xã hội dân chủ, tiến bộ, công bằng và văn minh, Hội Anh em dân chủ đã thu hút được sự ủng hộ, tham gia của khá nhiều người và điều này khiến đảng cộng sản run sợ.

- Tình hình Biển Đông đang rất căng thẳng sau khi Trung Quốc ra lệnh cho phía Việt Nam ngừng khoan thăm dò dầu khí tại lô 136-03. Tập đoàn khai thác dầu Repsol của Tây Ban Nha cũng vừa xác nhận chính thức ngưng khoan dầu ở một khu vực ngoài khơi Việt Nam. ("Repsol tạm ngừng khoan dầu ở Việt Nam", BBC, 3/8/2017).

Chính quyền cũng lo lắng sẽ có bùng nổ biểu tình trong nước chống Trung Quốc, khi có nguồn tin Trung Quốc sẽ cho thêm dàn khoan vào Bãi Tư Chính. Bị Trung Quốc đe dọa vũ lực, chính quyền buộc phải dập tan những hiểm họa có thể thổi bùng ngọn lựa chống Trung Quốc, mà chắc chắn sẽ làm tình hình thêm gay gắt, dẫn đến mất khả năng kiểm soát, ảnh hưởng đến quyền lực chính trị và sinh mạng của chế độ. Vì thế, bắt giam những tiếng nói bất đồng chính kiến, phần lớn là thành viên của Hội Anh em dân chủ, nhằm xóa bỏ những mối nguy cơ có thể làm mối quan hệ vốn đang chua chát với Trung Quốc rơi vào khủng hoảng. Sự tồn vong của chế độ là quan tâm duy nhất của đảng cộng sản dù cho có phải bắt bớ người yêu nước, hoặc thậm chí co gối, cúi đầu trước Trung Quốc.

- Theo nguồn tin của Bộ công an, "Cơ quan An ninh điều tra Bộ công an ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam 6 bị can trong vụ án Nguyễn Văn Đài cùng đồng phạm hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". (An Ninh Thủ Đô, 31/7/2017). Có nghĩa là, chính quyền lấy cớvìnhững người bị bắt là đồng phạm của Luật sư Nguyễn Văn Đài, nên phải bắt giam để phục vụ điều tra, khởi tố vụ án của Luật sư Nguyễn Văn Đài. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu sa của việc bắt bớ là nhằm triệt tiêu lực lượng nòng cốt của Hội Anh em dân chủ, phá tan những tổ chức có quyết tâm như Hội Anh em dân chủ, nhằm ngăn chặn sự tham gia và phát triển thầm lặng của các tổ chức đối lập khác. Đảng cộng sản Việt Nam rất lo sợ Hội Anh em dân chủ có thể vận động được quần chúng khắp nơi, tham gia phản đối chống Trung Quốc, sau là chống chế độ. Tổ chức và tập thể đoàn kết luôn là mối đe dọa khủng khiếp nhất đối với chế độ cộng sản. Vì thế, bằng mọi giá, đảng cộng sản sẵn sàng mạnh tay tiêu diệt những mầm mống của đấu tranh có tổ chức.

Thực trạng Việt Nam : suy thoái ở mọi nơi

Thứ nhất : suy thoái và phân hóa cùng cực trong nội bộ đảng. Đã rất nhiều lần, các đảng viên cấp cao đã phải than vãn vì lo sợ sự phân rã sẽ giật sập chế độ. Ngay cả Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã phải thừa nhận rằng : "Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ là cuộc chiến đầy cam go, nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến vận mệnh của Đảng và chế độ".

Chưa hết, sự suy thoái tư tưởng của đại đa số các đảng viên ngày càng lan rộng và niềm tin của các đảng viên đối vai trò lãnh đạo của đảng giảm mạnh rõ rệt. Điển hình như UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã phải yêu cầu các công chức kí cam kết không "tự diễn biến", nhằm ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng trong nội bộ. ("Thành phố Hồ Chí Minh : Công chức sẽ ký cam kết không "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", Nguyễn Cường, Infonet, 18/4/2017).

Chuyên gia nghiên cứu về vấn đề Việt Nam và Biển Đông, Bill Hayton, vừa tiết lộ thông tin mật về sự chia rẽ sâu sắc của bộ chính trị, liên quan đến những tranh chấp căng thẳng với Trung Quốc tại Biển Đông, trên Foreign Policy, một tờ báo uy tín hàng đầu về quan hệ ngoại giao quốc tế.

"Không ai có thể biết được những quyết định lớn lao được tiến hành ra sao ở Việt Nam, nhưng từ chuyện ngừng khoan dầu của Repsol, có thể thấy rõ ràng rằng Bộ chính trị đang bị chia rẽ hết sức nghiêm trọng. Trong số 19 ủy viên, thì 17 người đồng ý chỉ trích Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc chỉ giả vờ đe dọa. Chỉ có 2 người không đồng ý phản đối Trung Quốc, nhưng 2 người này lại có ảnh hưởng lớn nhất trong bộ chính trị, đó là : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch" ("The Week Donald Trump Lost The South China Sea", Bill Hayton, Foreign Policy, 31/7/2017).

Thứ hai : nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và khủng hoảng tài chính. Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên nhận định : "Mỗi năm Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 50 tỷ USD. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều bất ổn nghiêm trọng, tiền bạc đang chảy ra khỏi Trung Quốc không thể cản nổi". Trong bốn tháng đầu năm 2017, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 17,6 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2016 ("Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc", H.M, Soha, 30/4/2017).

Theo tạp chí kinh tế The Economist, nợ công của Việt Nam năm 2016 chiếm 63,7% GDP. Năm 2017 dự trù lên đến "đỉnh" là 64,8% GDP. Chưa hết, tình trạng "bội chi" tăng chóng mặt, khiến thâm hụt ngân sách trầm trọng. Tính từ đầu năm đến ngày 15/7/2017, ngân sách nhà nước bội chi 61,8 nghìn tỷ đồng. Theo Viện nghiên cứu Kinh tế và chính sách, nếu không có các biện pháp cắt giảm chi tiêu một cách hợp lý, ngân sách nhà nước sẽ trở nên mất cân bằng một cách nghiêm trọng, nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển sẽ suy giảm hoặc phải tiếp tục vay nợ để bổ sung ("Bội chi ngân sách 61,8 nghìn tỷ đồng trong 7 tháng", N. Mạnh, Bizlive, 30/7/2017).

Thứ ba : bất lực trước mạng xã hội và khủng hoảng niềm tin trong dân. Đảng cộng sản chưa kịp tìm phương án để đối phó với sự phân rã cùng cực trong nội bộ, thì lại phải đau đầu tìm cách ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và đối phó với quá trình "tự diễn biến" ngay trong quần chúng. Người dân quay lưng với hệ thống Pháp luật, tìm đến mạng xã hội, để kêu gọi giúp đỡ hoặc phản ánh những vấn đề bức xúc và bất công. Bộ mặt tham nhũng, quan liêu, ngu dốt, ngồi xổm lên Pháp luật của quan chức cũng được phơi bày minh bạch trên mạnh xã hội.

Trong sự bất lực, Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin, đành răn đe các đồng chí của mình phải làm tốt nhiệm vụ xây dựng hình ảnh tốt đẹp của đảng trong nhân dân : "Các địa phương phải làm tốt các công tác cung cấp thông tin cho báo chí chính thống và đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền viên phải làm tốt công tác thông tin cho người dân ở trên mạng" ("Thông tin xấu, độc trên mạng xã hội khiến nhiều người "tự diễn biến"", Nguyễn Hằng, VOV, 6/6/2017).

Việc Việt Nam thông tin Trịnh Xuân Thanh "ra đầu thú" vào 31/7/2017 và công bố một đoạn video Trịnh Xuân Thanh tường thuật vụ việc "tự thú" vào 3/8/2017 thể hiện rõ sự túng quẫn và bất lực của Ban tuyên giáo Việt Nam. Bởi lẽ Bộ ngoại giao Cộng hòa liên bang Đức đã ra tuyên bố cáo buộc hành vi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của an ninh Việt Nam.

Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Đức Martin Schaefer lên án vụ bắt cóc đã "vi phạm luật pháp Đức và quốc tế" và nhấn mạnh "Không còn nghi ngờ gì nữa về sự tham gia của cơ quan tình báo và đại sứ quán Việt Nam trong vụ bắt cóc một công dân Việt Nam ngay trên đất nước Đức" ("Relationship between Germany and Vietnam turns sour after alleged kidnapping of oil executive", Menahem Zen, Inquisitr, 3/8/2017).

Bà Petra Schlagenhauf, Luật sư của Trịnh Xuân Thanh nói với BBC, sau khi xem video Trịnh Xuân Thanh "tự thú" trên đài truyền hình Việt Nam : "Đây là "tự thú" ép buộc. Ông ấy bị bắt cóc. Chúng tôi biết, cảnh sát Đức biết, chính phủ Đức biết" ("Đức yêu cầu cho Trịnh Xuân Thanh trở về Đức", BBC, 3/8/2017).

Rõ ràng, Việt Nam đang mất hoàn toàn khả năng kiểm soát truyền thông ; trong khi, niềm tin của nhân dân đối với vai trò của đảng và nhà nước "nhạt hơn nước ốc".

Thứ tư : khủng hoảng văn hóa, đạo đức, và giáo dục nghiêm trọng. Liên tiếp những bản tin cảnh báo sự gia tăng bạo lực khắp mọi miền đất nước. Thay vì "Người trong một nước, phải thương nhau cùng", thì những con người có cùng "máu đỏ, da vàng" chọn bạo lực để hung hãn và tàn ác với nhau.

Văn hóa tôn sùng bạo lực của khá nhiều người Việt ngày càng tăng dưới thời "pháp trị", khiến cho đời sống của người dân, từ nông thôn đến thị thành, trở thành cơn ác mộng.

Giáo dục thì lạc hậu, nhồi sọ, nên dù đã tốt nghiệp đại học, sinh viên ra trường với nỗi lo thất nghiệp vẫn cứ tăng cao. Theo Bộ Lao động, thương binh và xã hội, số lao động là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thất nghiệp tiếp tục tăng lên hơn 218.000 người, chiếm gần 50% tổng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thất nghiệp. ("Quí 4/2016 : có 218.000 cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thất nghiệp", Thùy Dung, The Saigon Times, 31/3/2017).

Tình trạng sử dụng bằng giả tràn lan khắp nơi, từ cấp cao nhất của cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện. Dẫn chứng, người dân Cà Mau bức xúc với thông tin nữ Chủ tịch xã Tam Giang "gian lận" hồ sơ học tập nhưng chỉ kỷ luật nhẹ rồi cho tại vị. Chưa kịp lắng xuống, thì lại xuất hiện thông tin ông giám đốc của một trung tâm y tế bổ nhiệm cậu ruột vào vị trí lãnh đạo khoa, trong khi người này cả bằng Trung học cơ sở cũng không có ("Người dân Cà Mau bức xúc vì nhiều cán bộ gian lận bằng cấp vẫn được ưu ái tại vị", Ngọc Huỳnh, GDVN, 30/7/2017).

Thứ năm : khủng hoảng môi trường toàn diện. Khai thác, chặt phá rừng trái phép tràn lan và ngày càng phức tạp hơn. Diện tích rừng ở Tây Nguyên giảm mạnh mẽ, giảm hơn 13 nghìn ha ("Tây Nguyên : Thảm rừng biến động mạnh", Vũ Vân, Tài nguyên và môi trường, 16/08/2016).

Biển và không khí vẫn tiếp tục ô nhiễm do Formosa. Gần đây, bộ Tài nguyên và môi trường còn cấp phép cho Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm 1 triệu m3 bùn cát xuống biển Hòn Cau, Bình Thuận.

Tiến sĩ Nguyễn Tác An, phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, cho rằng : "Nếu việc đổ thải này được chấp thuận, chẳng khác gì một vùng biển rộng lớn bị giết chết, cái nôi sinh sản của thủy sản biến mất. Vậy thì, hàng triệu ngư dân hiện nay và con cháu về sau mất đi bát cơm" ("Đừng để bát cơm ngư dân biến mất", Văn Ngọc – Nguyễn Tiến, SGGP, 26/7/2017).

Vụ trưởng vụ vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, Phạm Văn Bắc, nhấn mạnh trong buổi họp báo thường kì quí II, năm 2017 rằng, với mức độ sử dụng cát nhưu hiện nay, thì đến năm 2020 sẽ không còn cát để dùng cho công trình xây dựng ("Cảnh báo đến 2020 không còn cát để xây dựng", Tuấn Phùng, Tuổi Trẻ Online, 2/8/2017).

Nghiêm trọng hơn, Việt Nam vẫn tiếp tục cho đầu tư giàn trải, ồ ạt nhiều dự án lớnnhư nhiệt điện, thủy điện, và thép, có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Ước tính số ca tử vong sớm ở Việt Nam do ô nhiễm nhiệt điện than sẽ tăng từ 4.300 ca (năm 2011) đến 15.700 ca (năm 2030) ("Tử vong sớm do ô nhiễm nhiệt điện than tại Việt Nam sẽ gia tăng nhanh", Anh Phương, SGGP, 28/7/2017).

Thay lời kết

Trong nước, Việt Nam đang đối mặt với suy thoái kinh tế lẫn chính trị, trong khi niềm tin của nhân dân và chính những đảng viên đối với chế độ không còn nữa. Ngoài Biển Đông, Trung Quốc đe dọa sẽ sử dụng bạo lực nếu phía Việt Nam không ngoan ngoãn nghe lời. Về quan hệ ngoại giao, việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của an ninh Việt Nam là một hành động ngang ngược và thách thức vô cùng xấc xược đối với Cộng hòa liên bang Đức, vốn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Liên Hiệp Châu Âu (EU). Hiện tại, Cộng hòa liên bang Đức đang tìm kiếm một thỏa thuận về hiệp định thương mại tự do với Việt Nam ; tuy nhiên, vụ bắt cóc "vi phạm luật pháp Đức và quốc tế" chắc chắn sẽ khiến thỏa thuận này bị trì hoãn.

Hình ảnh Việt Nam chưa bao giờ tồi tệ và đáng khinh bỉ trên chính trường quốc tế như lúc này.

"Tứ bề thọ địch" là tình thế hiện tại của chính quyền, đang run sợ và rệu rã trong nỗ lực cứu chế độ khỏi sụp đổ. Với tổng thể suy thoái và bất ổn, đảng cộng sản không còn nhiều lựa chọn : một là giải thể chế độ độc tài toàn trị chào đón dân chủ - đa nguyên ; hai là tiếp tục làm một nhà nước đạo tặc, co gối, cúi đầu thần phục Trung Quốc.

Việc đàn áp và bắt giam liên tục những nhà hoạt động có tiếng nói mạnh mẽ chống sự bành trướng của Trung Quốc, từ đầu năm 2017 cho đến nay, chứng tỏ được sự thần phục vô điều kiện của chính quyền đối với Trung Quốc. Điều này chứng tỏ chính quyền "thà mất nước, không mất đảng".

Mao Trạch Đông với câu nói nổi tiếng : "Every Communist must grasp the truth ; "Political power grows out of the barrel of a gun". (Tạm dịch : "Mỗi người cộng sản cần phải nắm vững được chân lý : Quyền lực chính trị chỉ lớn mạnh từ họng súng).

Đảng cộng sản Việt Nam không dám bóp cò khẩu súng quyền lực của mình, bởi nỗi khiếp sợ đến kinh hoàng đối với Trung Quốc. Khi mà quyền lực chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam bị điều khiển và chi phối bởi đảng cộng sản Trung Quốc, thì việc xem đảng cộng sản Việt Nam, là một phân bộ của đảng cộng sản Trung Quốc, cũng không có gì là quá đáng.

Bộ chính trị, cơ quan quyền lực nhất của đảng cộng sản, đang chia rẻ và phân hóa trầm trọng. Chính quyền ngày càng gia tăng đàn áp và bắt bớ những người yêu nước vì lo sợ cho sự tồn vong của chế độ.Tương lai Việt Nam chắc chắc đen tối nếu đảng cộng sản còn chiếm đóng Đất nước.

Chưa bao giờ như lúc này, những anh chị em mong ước một Việt Nam Dân chủ nên nhận thức được tầm quan trọng và tính hiệu quả của đấu tranh có tổ chức, vốn là cơn ác mộng đối với đảng cộng sảnViệt Nam. Đấu tranh có tổ chức cần được hiểu là đấu tranh theo dự án chính trị và phương pháp của tổ chức với những giai đoạn đấu tranh khác nhau. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên vẫn đang âm thầm và bí mật xây dựng một lực lượng nòng cốt cả trong lẫn ngoài nước. Danh tiếng và ngôi sao cá nhân không bao giờ là nỗi ưu tư của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, nhưng sự an toàn tuyệt đối của các thành viênmới là ưu tiên số 1 của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.

Sự thất bại thảm hại trong nước lẫn trên chính trường quốc tế của đảng cộng sản chứng tỏ rằng nó là một tập thể vô cùng tồi tệ và kém cỏi. Thế nhưng, đáng tiếc thay, cho đến nay, những người yêu nước, vẫn chưa đồng lòng đoàn kết để knockout đảng cộng sản. Cần phải khẳng định mạnh mẽ rằng : Muốn hạ đo ván đảng cần một tổ chức đối lập mạnh. Phải hình thành được một tổ chức đối lập mạnh làm đối trọng với đảng cộng sảnmới có thể tạo được áp lực buộc đảng phải giải thể. Kỉ nguyên của Dân Chủ - Đa Nguyên sẽ đến với Dân tộc Việt Nam khi mà những người yêu nước ý thức được sức mạnh của tổ chức.

"In this decisive hour of our national history, union means life and division means death" (Emperor Bao Dai

"Trong giờ quyết định của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống và chia rẽ là chết" (Vua Bảo Đại)

Mai V. Pham

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Đa Nguyên – Bất Bạo Động – Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc"

Tham khảo

  1. http://foreignpolicy.com/2017/07/31/the-week-donald-trump-lost-the-south-china-sea/
  2. http://soha.vn/boi-chi-ngan-sach-618-nghin-ty-dong-trong-7-thang-20170730152548506rf20170730152548506.htm
  3. http://www.sggp.org.vn/dung-de-bat-com-ngu-dan-bien-mat-457865.html
  4. http://www.sggp.org.vn/tu-vong-som-do-o-nhiem-nhiet-dien-than-tai-viet-nam-se-gia-tang-nhanh-458289.html
  5. http://www.baotainguyenmoitruong.vn/tai-nguyen-va-cuoc-song/201608/tay-nguyen-tham-rung-bien-dong-manh-2725606/
  6. http://news.zing.vn/kinh-te-viet-nam-le-thuoc-qua-nhieu-vao-trung-quoc-post620014.html
  7. http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40814934
  8. http://www.inquisitr.com/4407048/german-vietnam-relationship-alleged-kidnapping/
  9. http://www.thesaigontimes.vn/158567/Qui-4-2016-co-218000-cu-nhan-thac-si-tien-si-that-nghiep.html

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170802/canh-bao-den-nam-2020-khong-con-cat-de-xay-dung/1362706.html

Additional Info

  • Author Mai V. Phạm
Published in Quan điểm

Đã 87 năm đảng cộng sản chiếm đóng Tổ quốc Việt Nam, khiến cho đời sống nhân dân vô cùng cơ cực và nghèo khổ. Khoảng cách giàu và nghèo ngày càng tăng : giàu chỉ là thiểu số, họ là những người đã và đang nhận lợi ích từ việc cúi đầu thần phục đảng ; trong khi đó, nghèo khổ và uất hận lại chiếm phần lớn dân số Việt Nam. Nguyên nhân và tác nhân của sự chênh lệch giàu nghèo quá lộ liễu và quá áp đảo này là đảng cộng sản Việt Nam.

Làm sao thay đổi ? Cải tiến được không ? Thực tế đã chứng minh, chế độ cộng sản không thể nào cải tiến được,cần phải loại bỏ nó.

Chính vì thế, “Khi nào người dân Việt Nam sẽ đồng loạt xuống đường yêu sách đảng cầm quyền dân chủ và bầu cử tự do ?” là câu hỏi mà mỗi một người dân yêu chuộng dân chủ tự do đều thắc mắc.

Khi chứng kiến những đàn áp mà người dân trong nước phải gánh chịu, cũng như thái độ thần phục vô điều kiện của đảng cộng sản trước Trung cộng, nhiều người Việt hải ngoại và một số người dân trong nước, rất mong muốn một ngày nào đó, toàn dân Việt Nam sẽ xuống đường biểu tình. Tuy nhiên, vì đợi chờ mà không thấy người dân hành động, nhiều người đã than phiền trách móc họ. Có một số người còn sôi sục đến độ chỉ trích người dân trong nước là : hèn thì ráng mà sống với cộng sản”.

Vi người viết, những trách móc và lên án người dân, không phải là một thái độ đúng đắn. Vì sao ? hai nguyên nhân chính :

  • Thứ I : Phần lớn người dân trong nước vẫn chưa vượt qua nỗi sợ hãi và thói quen tuân phục chế độ cộng sản đã có từ khá lâu : 87 năm với người miền Bắc, 42 năm với người miền Nam. Hơn nữa, không phải người dân nào cũng có đủ điều kiện để tự khai sáng, trong khi chế độ vẫn tiếp tục duy trì chính sách “ngu dân”. Quan trọng hơn, đại đa số người dân Việt Nam không có kinh nghiệm về dân chủ. Do đó, nếu đùng một cái bảo họ cứ xuống đường biểu tình giải thể chế độ độc tài, thì thực sự rất là viễn vông. Hiện tại, ít nhất 75% người dân trong nước hiểu được sự thối nát tận cùng của chế độ, nhưng họ chưa xuống đường là vì họ tin sẽ không có cơ hội thành công. Một dẫn chứng dễ hiểu hơn : bao nhiêu phần % người hải ngoại đi biểu tìnhchống cộng khi được kêu gọi ngay ở những nước dân chủ như Mỹ, Canada, Úc… ? Trong thực tế, số người đi biểu tình còn khá khiêm tốn so với hơn 5 triệu đồng bào hải ngoại. Vì sao ? Bởi do khá nhiều người suy nghĩ rằng “biểu tình có làm gì được cộng sản đâu ? nên họ không tham gia. Và rõ ràng, suy nghĩ “có làm được gì cộng sản đâu” đồng nghĩa với niềm tin những cuộc biểu tình đó chỉ dẫn tới thất bại. Nói ngắn gọn, người dân rất thực tiễn và không lãng mạn, nên họ chỉ xuống đường khi biết chắc chắn rằng những cuộc biểu tình sẽ mang đến thắng lợi và thành công.
  • Thứ II : Đây cũng là nguyên nhân quan trọng nhất, đó là người dân chỉ xuống đường khi có một tổ chức đủ uy tín, tầm vóc, hoặc ít nhất là một cá nhân có uy tín, đứng ra kêu gọi, lãnh đạo và hướng dẫn họ bằng những phương pháp, chiến lược hoạch định toàn diện và cụ thể.

Biểu tình là một động tác thể chất, do đó cần được kích động trực tiếp. Quan trọng hơn, cần phải nhớ rằng những đám đông xuống đường biểu tình không thể tự suy nghĩ và hành động được, mà đám đông đó chỉ có thể làm theo sự hướng dẫn của những người lãnh đạo.

Đặc tính dễ thấy của đám đông là tính nhất thời và dễ bỏ cuộc. Nên nhớ, không thể động viên hàng chục, trăm ngàn người trong một khoảng thời gian dài nếu không có tổ chức với chiến lược tổng thể. Chỉ sau vài ngày nếu biểu tình không có kết quả, thì sự phấn khởi của việc xuống đường đó sẽ nhường chỗ cho sự chán nản hoặc tệ hơn nữa là bạo loạn. Mà trong thực tế, biểu tình yêu sách chế độ độc tài giải thể ở bất cứ nơi nào trên thế giới, kéo dài ít nhất hàng tuần, hàng tháng, chứ không phải một, hai ngày là có được dân chủ.

Hãy nhìn Venezuela : đảng đối lập đã lãnh đạo hàng ngàn đến chục ngàn người dân Venezuela xuống đường biểu tình yêu cầu tổng thống Maduro từ chức trong nhiều cuộc biểu tình kéo dài suốt hơn 3 tháng. Bao nhiêu chục người phải thiệt mạng vì bạo lực mà dân chủ thực sự vẫn chưa có tại Venezuela. Huống chi tại Việt Nam, người dân không có kinh nghiệm dân chủ, lại chưa có một tổ chức đối lập đủ mạnh, thì làm sao có thể trách người dân không xuống đường.

Nếu không có tổ chức đưa ra những chiến lược và phương pháp tổng thể, thì người dân sẽ không biết những bước tiếp theo là gì để dẫn tới thắng lợi.

Hãy thử nhìn vào những cuộc biểu tình chống cộng ở hải ngoại hoặc bất cứ một cuộc diễn hành nào trên thế giới, để có một cái nhìn khách quan và công bằng hơn. Có phải là bất kì một cuộc biểu tình ở hải ngoại đều phải có sự kêu gọi và dẫn dắt của một tổ chức cộng đồng người Việt ở đó hay không ? Hãy thử nghĩ xem, nếu không có tổ chức kêu gọi biểu tình, người tham gia có biết đường nào mà lần” hay không ? Người viết đã tham gia biểu tình ở Hoa Kì, và có vài lần nghe rằng “tổ chức chán quá, lần sau ai mà đi. Hoặc lần biểu tình gần đây nhất “chào đón” ông thủ tướng Phúc qua DC thăm tổng thống Trump. Vì lý do an ninh, nên cảnh sát đã không cho đoàn người biểu tình đến gần White House. Vì thế, cả đoàn người biểu tình buộc phải di chuyển và đi qua khu vực khác để đứng. Do đó, đã dẫn đến lộn xộn, nên người viết nghe một số Bác lớn tuổi nói :Ban tổ chức gì mà không biết tổ chức, chán quá…

Lời kết :

Người viết kể ra những chuyện biểu tình ở Mỹ không phải với mục đích chê bai, nhưng để mọi người cùng nhìn thấy và hiểu được tầm quan trọng của TỔ CHỨC.

Chưa hình thành được một tổ chức đối trọng đủ mạnh và có tầm vóc, thì đừng nên trách móc những người dân trong nước tại sao không chịu đồng loạt xuống đường ?

Chưa hiểu được tầm quan trọng của đấu tranh có tổ chức, mà vội vàng mắng và dạy dỗ những người trong nước tại sao không đồng loạt xuống đường ? thì thực sự là rất vội vàng và sai trái.

Nguyễn Gia Kiểng, Thường Trực Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tổ chức như sau : một ngộ nhận cho rằng đấu tranh chính trị chỉ là hành động và hành động chủ yếu là vận động quần chúng và có thể vận động quần chúng đứng dậy mà không cần một tổ chức mạnh. Ngộ nhận này rất lan tràn, và biết bao nhiêu cố gắng đã đổ ra để chỉ gặt hái được những kết quả rất khiêm tốn như chúng ta đã thấy qua các cuộc biểu tình trong suốt những năm vừa qua. Như thế vận động quần chúng khi chưa có một tổ chức mạnh là điều không thể làm được và nếu có đạt được một vài kết quả khiêm tốn lúc ban đầu thì cũng chỉ gây thất vọng sau đó.


Sự thành công của đấu tranh bất bạo động đã chứng minh, chỉ cần tổ chức đối lập mạnh có chiến lược và phương pháp tổng thể, lãnh đạo 3% đến 5% dân số xuống đường ôn hòa, kiên nhẫn theo kế hoạch đã hoạch định, là có thể giật sập bất kì chế độ độc tài hung ác nào. Tuy nhiên, để vận động được 3% dân số Việt Nam, thì trước hết cần phải có một tổ chức mạnh với lực lượng nòng cốt đủ lớn. Chưa có tổ chức có tầm vóc thì chưa thể tổ chức được những cuộc biểu tình lớn.

Lenin, một trong những ông tổ sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản, một chiến lược gia về đấu tranh cách mạng và vận động quần chúng, có nói : "Trong cách mạng có ba vấn đề : tổ chức, tổ chức và tổ chức". Nếu những ai thành thực mong muốn Việt Nam có được dân chủ, thì hãy thử tìm hiểu tư tưởng và những đề nghị của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên trên tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Nếu đồng thuận, thì hãy mạnh dạn tham gia với Tập Hợp. Nếu không thể tham gia, thì hãy ủng hộ anh em Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên bằng một tấm lòng.

Chúng ta, những người khát khao dân chủ - tự do cho Việt Nam, yếu là vì thiếu tổ chức. Đảng cộng sản Việt Nam dở tồi tệ, nhưng nó vẫn là một tổ chức với những người cộng sản nắm vững được tầm quan trọng của tổ chức. Rõ ràng, chỉ có đoàn kết trong mô hình tổ chức mới tạo ra được sức mạnh.

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên luôn quan niệm rằng đấu tranh chính trị không bao giờ là đấu tranh cá nhân mà luôn luôn phải là đấu tranh có tổ chức. Chưa có một tổ chức làm đối trọng với đảng cầm quyền, thì không thể lãnh đạo và vận động quần chúng "xuống đường" thành công được.

Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào người dân Việt Nam sẽ đồng loạt xuống đường yêu sách đảng cầm quyền dân chủ và tự do bầu cử ?” phụ thuộc vào sự hình thành và lãnh đạo của một hay nhiều tổ chức chính trị đối trọng với đảng cộng sản Việt Nam.

Mai V. Phạm

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

(26/07/2017)

Additional Info

  • Author Mai V. Phạm
Published in Quan điểm
Trang 5 đến 5