Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nga tăng cường bảo vệ biên giới sau các vụ tấn công bằng drone

Thanh Phương, RFI, 01/03/2023

Hôm 28/02/2023, trong một bài phát biểu tại Moskva, tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh tăng cường bảo vệ biên giới nước Nga sau khi xảy ra nhiều vụ tấn công bằng drone, trong đó có một chiếc rơi gần thủ đô Moskva. 

uk1

Binh sĩ Ukraine điều khiển Drone hoạt động trên chiến trường Bakhmut, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 25/12/2022. AP - Libkos

Từ Moskva, thông tín viên Julian Colling gởi về bài tường trình

"Đây là lần đầu tiên các drone, rất có thể được phóng từ Ukraine, vào sâu bên trong lãnh thổ Nga đến như thế. Một chiếc đã rơi xuống ở nơi chỉ cách Moskva 75 km, gần một trạm khí đốt của Gazprom và cách không xa một cơ sở quân sự. Nhà chức trách Nga đã xác nhận đó là một drone "nước ngoài" và chiếc này đã không phát nổ khi rơi xuống. 

 Có thể đây là một chiến dịch có phối hợp, bởi vì nhiều drone đã rơi xuống cùng một lúc ở miền nam nước Nga, gần các cơ sở chiến lược. Vùng Belgorod, thường xuyên bị nhắm tới, một lần nữa là mục tiêu tấn công của 3 chiếc drone. Đặc biệt, một kho nhiên liệu bị oanh kích chỉ nằm cách một tư dinh sang trọng của tổng thống Putin có 70 km.

Đáng ghi nhận hơn nữa là không phận bên trên thành phố Saint-Petersbourg đã bị đóng trong nhiều tiếng đồng hồ sáng qua. Theo nhiều nhân chứng, một vật thể bay không xác định dường như đã được nhìn thấy tại khu vực thành phố lớn thứ hai của Nga, cách Kiev đến hơn 1.000 km.

Một số drone này không có mang theo các khối chất nổ. Cho nên, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng đây có thể là các chuyến bay do thám cho bộ tư lệnh Ukraine, hoặc chỉ nhằm trắc nghiệm phản ứng của hệ thống phòng không Nga.

Rõ ràng là các drone của Ukraine nay chứng tỏ khả năng bay càng ngày càng sâu vào lãnh thổ Nga. Đối với trang mạng độc lập Meduza, những vụ xâm nhập này có thể đánh dấu khởi đầu một giai đoạn mới trong cuộc chiến Ukraine".

Theo AFP, quân đội Nga hôm nay vừa thông báo đã bắn hạ 10 drone của Ukraine định tấn công vào các cơ sở ở vùng Crimée, vùng của Ukraine đã bị sát nhập vào Nga năm 2014.

Trong khi đó, theo nhật báo Pháp Le Monde, nhiều nguồn tin trên mạng Telegram cho biết là sân bay quân sự Ieisk, trên bờ phía đông của vùng biển Azov, dường như cũng đã là mục tiêu tấn công của các drone. Căn cứ hải quân này cũng được không quân Nga sử dụng và là nơi trú đóng của trung đoàn oanh tạc cơ 959.

Thanh Phương

***************************

Chiến tranh Ukraine : Nga oanh kích dồn dập Bakhmut

Phan Minh, RFI, 01/03/2023

Chiến sự khốc liệt để giành quyền kiểm soát thành phố Bakhmut, ở miền đông Ukraine vẫn tiếp diễn và hôm 28/02/2023, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga hoàn toàn không quan tâm đến những binh lính Nga bỏ mạng hàng loạt tại các khu vực giao tranh. Cách đó 15 km, người dân ở khu vực Tchassiv Yar, gần Bakhmut, đang cảm thấy tuyệt vọng và dường như đã chấp nhận số phận.

uk2

Một cụ già trong vườn của gia đình sau khi ngôi nhà của bà bị oanh kích, tại Tchassiv Yar, gần Bakhmut, Ukraine, ngày 28/02/2023 AFP – Dimitar Dilkoff

Từ Tchassiv Yar, đặc phái viên Vincent Souriau và Julien Boileau gửi về bài phóng sự :

Chỉ có những người tóc bạc ở đây. Hàng chục người già, tay cứ nắm chặt và giật nảy mình mỗi khi nghe tiếng nổ. Họ không có lựa chọn nào khác. Họ tới căn phòng 50m2 này ở trung tâm Tchassiv Yar vì đạn pháo của Nga đã phá hủy nhà của họ.

Vadim nói : "Họ hầu hết là người về hưu, bị mất điện, họ cần sạc điện thoại và phục hồi sức khỏe vì họ không còn lò sưởi trong nhà".

Công việc của Vadim là tiếp đón những người này, đốt củi và phục vụ trà, như thể không có chuyện gì xảy ra. Anh cũng cho chúng tôi xem một danh sách, đó là danh sách những cuộc sơ tán. Anh nói rằng những người đi ngang qua đây có thể đăng ký và được các tình nguyện viên di dời trong những ngày tiếp theo. Nhưng đối với cụ bà hoảng loạn đang lẩm bẩm một mình trên băng ghế, đây là giọt nước tràn ly.

Bà nói : "Vậy tôi sẽ đi đâu ? Tôi sẽ đến nhà ai ? Như thế nào ? Tôi thà chết ở đây. Dù sao thì họ cũng bắn phá mọi nơi, ở mọi nơi ! Tôi đã mất con trai, tôi sẽ không đi đâu cả, họ muốn làm gì cũng được, tôi sẽ không đi đâu cả. Tại sao anh chị bắt tôi phải đi chết ở nơi khác như một con chó ? Thần kinh của tôi đang rối loạn, tôi không thể chịu đựng được nữa, lúc nào cũng "sơ tán, sơ tán, sơ tán".

Không còn một ai sống ở bên ngoài cả. Thành phố bị bỏ hoang. Và bầu không khí tràn ngập bởi những trận pháo kích của Ukraine dội xuống vùng ngoại ô Bakhmut, cách đó 15 km. 

Tại Hoa Kỳ, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc hôm qua cho biết rằng Mỹ không nghĩ Nga sẽ giành được thêm vùng lãnh thổ đáng kể nào của Ukraine trong thời gian tới. 

Phan Minh

***************************

Nga có thể sẽ điều chiến hạm trang bị tên lửa siêu thanh Zircon đến Biển Đen

Thu Hằng, RFI, 01/03/2023

Khu trục hạm Đô đốc Gorshkov trang bị tên lửa siêu thanh Zircon có thể được huy động để hỗ trợ hạm đội Nga tại Biển Đen, trong bối cảnh chiến tranh leo thang ở Ukraine. Chiến hạm Gorshkov, nằm trong đội tầu trong đó có tầu chở dầu Kama, tiếp tục nhiệm vụ ở vùng biển mới sau khi kết thúc đợt tập trận với hải quân Trung Quốc và Nam Phi ở thành phố Cap Town hôm 27/02/2023.

uk3

Ảnh cắt từ video do Bộ Quốc Phòng Nga công bố ngày 28/05/2022 : Tên lửa siêu thanh Zircon được phóng đi từ tàu khu trục Đô đốc Gorshkov của hải quân Nga trên vùng biển Barents. AP

Theo chuyên gia Trung Quốc, được báo mạng Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn ngày 28/02, có rất nhiều khả năng khu trục hạm Đô đốc Gorshkov sẽ được điều đến hỗ trợ hạm đội Nga ở Biển Đen, "nơi năng lực chiến đấu đã bị suy yếu sau vụ tầu soái hạm Moskva bị chìm (vào tháng 04/2022)". Tuy nhiên, ông Song Zhongping, nguyên giảng viên quân đội Trung Quốc, tỏ ra thận trọng về khả năng tên lửa Zircon có thể giúp quân Nga vượt qua khó khăn trên chiến trường Ukraine hiện nay.

Tầu khu trục Đô đốc Gorshkov được chuyên gia hàng hải Lie Jie tại Bắc Kinh, đánh giá "là một trong những tầu chiến hiện đại hiếm hoi của hải quân Nga kể từ khi tầu Moskova bị chìm", có thể hỗ trợ hạm đội Biển Đen phòng không hoặc chống tầu ngầm. Máy bay trực thăng Ka/27 trên tầu, cũng tham gia đợt tập trận hải quân ở Nam Phi, được cho là có thể giúp ngăn chặn các tàu chiến của NATO ở Biển Đen.

Cuộc tập trận hải quân cách xa Nga 16.000 km cũng nhằm trắc nghiệm khả năng triển khai xa của tầu Đô đốc Gorshkov. Tuy nhiên, Hạm đội Phương Bắc, được hãng tin TASS trích dẫn, không cho biết tên lửa siêu thanh Zircon có được bắn thử trong đợt tập trận ở Nam Phi hay không.

Vụ thử tên lửa Zircon đầu tiên được thực hiện từ tầu khu trục Đô đốc Gorshkov, ở biển Barents vào tháng 10/2020. Tên lửa đã đạt độ cao 28 km, tốc độ 9.800 km/giờ. Ngay từ năm 2015, tầu Đô đốc Gorshkov cùng với ba tầu khu trục khác được hải quân Nga chọn để thử tên lửa Zircon.

Thu Hằng

***************************

Zelensky kêu gọi phương Tây từ bỏ "húy kỵ" về chiến đấu cơ

Trọng Thành, RFI, 28/02/2023

Việc giao chiến đấu cơ cho Ukraine hay không tiếp tục là điểm nóng. Tối hôm 27/02/2023, tổng thống Ukraine Volodimir Zelensky một lần nữa kêu gọi các nước phương Tây vượt qua "húy kỵ" về chiến đấu cơ.

uk4

Một chiến đấu cơ F16 bay trên căn cứ Lask, Ba Lan, ngày 12/10/2022 - Ảnh minh họa

Theo Reuters, lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh, "chúng tôi sẽ không thể bảo vệ được không phận của mình chừng nào mà húy kỵ về chiến đấu cơ không được dỡ bỏ hoàn toàn", cho dù "các phi công, các đơn vị phòng không và các chuyên viên khác của lực lượng không quân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ". Cũng trong phát biểu hôm qua, tổng thống Zelensky thông báo "tình hình đang ngày một khó khăn hơn" tại khu vực Bakhmut, thành phố miền đông Ukraine, nơi các lực lượng Ukraine bị quân đội Nga bao vây từ nhiều tháng nay.

Tổng thống Ukraine cho biết "kẻ thù đang phá hủy một cách hệ thống tất cả những gì mà phía Ukraine có thể sử dụng để phòng vệ".

Về phía Nga, trong một phát biểu trên truyền hình Nga hôm qua, thủ lĩnh vùng Donetsk ly khai, Denis Pushilin, được Moskva bổ nhiệm, bảo đảm là mọi tuyến đường vào Bakhmut "nằm trong tầm bắn" của các lực lượng Nga.

Tình báo Ukraine : Thời điểm phản công phụ thuộc vào vũ khí viện trợ

Việc đồng minh cấp phi cơ chiến đấu không chỉ giúp Ukraine bảo vệ vùng trời các khu vực mà quân đội Ukraine hiện đã kiểm soát. Theo phó chỉ huy Tình báo Quân sự Ukraine (GUR), Vadim Skibitskyi, vũ khí phương Tây cung cấp là một yếu tố quyết định đối với "thời điểm phản công". Trả lời báo Đức Berliner Morgenpost , ngày 26/02, ông Skibitskyi cho biết là quân đội Ukraine sẵn sàng cho một đợt phản công lớn vào mùa xuân tới, với một trong các mục tiêu chính trước mắt là "chọc thủng phòng tuyến của quân đội Nga tại miền nam, cắt lìa bán đảo Crimée với miền tây nước Nga".

Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW, trong bản tin hôm qua, cũng cho biết có nhiều khả năng quân đội Ukraine sẽ cố gắng chọc thủng phòng tuyến Nga tại tỉnh miền nam Zaporijjia. Phó chỉ huy Tình báo Quân sự Ukraine Vadim Skibitskyi cho biết thêm là quân đội Ukraine chuẩn bị oanh kích vào cả "các kho chứa và phương tiện quân sự trên lãnh thổ Nga, ví dụ khu vực gần thành phố Belgorod (cách biên giới với Ukraine khoảng 35 km)", nơi Nga tổ chức các cuộc tấn công vào đất Ukraine.

Chính quyền Nga cũng tiếp tục răn đe phương Tây là không nên cấp thêm vũ khí tối tân cho Ukraine. Hôm qua, trong một bài viết trên trang mạng Izvestia, mang tựa đề "Điểm không thể vãn hồi", phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Nga, Dmitri Medvedev, cáo buộc phương Tây mưu đồ "tiêu diệt Liên bang Nga", đe dọa "tương lai nhân loại", khi rót thêm vũ khí cho Ukraine.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Thanh Phương, Phan Minh, Thu Hằng, Trọng Thành
Published in Quốc tế
mardi, 28 février 2023 11:49

Đã đến lúc "Mặt vàng như nghệ"

Mặt đỏ như vang

Cuộc chiến xâm lược toàn diện do Nga phát động nhắm vào quốc gia láng giềng độc lập, có chủ quyền là Ukraine đã vượt ngưỡng thời gian 1 năm. Mặc dù cuộc chiến được dự định sẽ là một "Chiến dịch đặc biệt" chỉ tính bằng giờ, bằng ngày thì quân đội Nga sẽ hoàn thành xong kế hoạch "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa" đối với Ukraine, cũng như "bảo vệ người Nga" bằng một chính phủ mới bù nhìn của Nga ở Ukraine.

putin1

Putin mặt đỏ như vang khi xâm lăng Ukraine

Mộng ước của Putin cũng sẽ là một chiến dịch xâm lăng bài vở như đã từng làm với các quốc gia, dân tộc nhỏ bé khác khi 5 lần đưa quân đội ra nước ngoài. Và điều cơ bản, là Putin đã có kinh nghiệm với việc ngang nhiên chiếm bán đảo Crimea của Ukraine cách đây 8 năm, và nuôi dưỡng đám bù nhìn ở hai khu vực ly khai của Ukraine là Donesk và Luhansk.

Putin đã có kinh nghiệm về những phản ứng hời hợt của Phương Tây khi ra những lệnh trừng phạt nửa vời. Putin cũng đã có kinh nghiệm với sự thiếu đoàn kết, nhất trí của Châu Âu và NATO thì đang ngày đêm lo cãi nhau về việc đóng góp tiền cho quân đội… Tất cả những điều đó, nằm trong toan tính và dự định của Nga. Và nói như Lê Văn Cương, nguyên Thiếu tướng, Viện trưởng Viện Chiến lược của Bộ Công an Việt Nam, thì : "Tất cả các nước đều lấy lợi ích của mình là quan trọng. Nên không ai ngu dại gì mà đi đấu với cụ Putin 70 tuổi, cựu sĩ quan KGB để bảo vệ Ukraine là con bệnh của Châu Âu".

Thế nên, sau nhiều lần leo lẻo phủ nhận thông tin từ Hoa Kỳ cảnh báo : Nga sẽ mở cuộc chiến xâm lược Ukraine, Putin cố tình chày cối rằng đó là thông tin giả, là bịa đặt là tưởng tượng… Thế rồi sáng 24/2/2022, Putin trở mặt, xua hàng trăm ngàn quân tràn qua biên giới Nga và Belarus với Ukraine, phát động cuộc chiến xâm lược Ukraine.

Một thời gian dài mấy chục năm qua, Nga cũng đã cố công diễu võ, dương oai đe dọa cả thế giới bằng kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của mình hòng cho cả thế giới run sợ mà không dám mở miệng lên án hành động tội ác chiến tranh đối với đất nước, người dân Ukraine. Kèm theo đội quân xâm lược, Putin mạnh mồm đe dọa cả thế giới rằng : "Hãy đứng ra một bên, nếu không muốn nhận những hậu quả mà chưa bao giờ được nhìn thấy".

Thế là với đội quân đông đúc đến gần 200.000 người với đầy đủ vũ khí được coi là hiện đại nhất, tinh vi nhất, bách chiến bách thắng và vô địch như đã ra công tuyên truyền mấy chục năm qua, Putin ngạo nghễ tiến quân bằng cả những đoàn xe dài đến 64 km, bằng những lời tuyên bố hết sức trịch thượng và đượm mùi đe dọa khát máu.

Quả thật, nhìn cách ra quân, lời lẽ của chính quyền Putin lúc bấy giờ, cả thế giới cảm thấy không hề an lòng và lo lắng thay cho dân tộc, đất nước Ukraine.

Và cha ông nói không hề sai rằng : "Khi chưa đánh người, mặt đỏ như vang".

Cuộc chiến đẫm máu, lương tâm loài người bị đánh thức

Trước sự ngỡ ngàng của cả thế giới về "thói lá mặt lá trái" kiểu cộng sản của Putin, người ta chờ đợi một sự thất trận và đầu hàng của chính phủ Ukraine đứng đầu là Tổng thống Zelensky được xách mé gọi là "thằng hề, oắt con" (lời Lê Văn Cương) và một nền kinh tế, quân sự và nhiều mặt rất nhỏ nhoi so với Nga, một đế quốc xâm lược khổng lồ.

Thậm chí, ngay cả chính phủ Hoa Kỳ đã từng vài lần mở lời với Zelensky rằng : Sẽ bảo đảm an toàn cho ông ta một chuyến đi ra nước ngoài, xây dựng một nhà nước lưu vong.

Đáp lại, Zelensky với đoạn video quay trên đường phố Kyiv rằng : "Chúng tôi vẫn ở đây và chúng tôi cần vũ khí, chứ không cần chuyến xe đi nhờ". Và rằng : "Quân xâm lược khi đến đất nước chúng tôi, luôn luôn chỉ thấy mặt chúng tôi chứ chẳng bao giờ thấy lưng" – nghĩa là không có chuyện quay đầu bỏ chạy trong trận chiến này". Còn Bộ trưởng quốc phòng Ukraine thì tuyên bố : "Nếu không có súng, chúng tôi sẽ chiến đấu bằng cuốc".

Những điều đó, nói lên tinh thần yêu nước, sự kiên cường, dũng cảm của người dân và chính phủ Ukraine trong cuộc chiến "tự do hay là chết" của họ.

Cuộc chiến được Putin tin tưởng rằng sẽ nhanh chóng ăn sống nuốt tươi một quốc gia, một đất nước và một dân tộc láng giềng. Thế nhưng, thay vì cuộc chiến 3 ngày, hôm nay, cuộc chiến đã trôi qua hơn 1 năm và chưa thấy hy vọng dừng lại. Đó là một cuộc chiến mà Nga đã sa lầy "một cách bền vững" vì không thấy có lối thoát với căn bệnh kiêu ngạo cộng sản của Putin.

Một năm với hàng trăm ngàn mạng người cả hai bên đã chết vô cớ, chỉ bởi sự ngông cuồng của một bộ óc bành trướng, một mưu đồ đen tối với mơ mộng trở thành một Pie đại đế của Putin.

Hàng triệu người đã bị thương tật, đã chết, đã phải rời bỏ quê hương bản quán của mình để lưu vong. Cả đất nước Ukraine chìm trong máu lửa chiến tranh chưa hẹn ngày kết thúc. Những cơn say máu của đám lãnh đạo Kremline vẫn chưa dừng lại.

Mặt vàng như nghệ

Đi theo quãng thời gian đó, là những "thành tích" đại bại của Nga trên không chỉ chiến trường mà trên mọi mặt của quốc gia Nga, từ Kinh tế, chính trị, văn hóa, uy tín, quan hệ… Tất cả Nga đã phải trả giá đau đớn, nhục nhã và không có lối thoát.

putin2

Trước những thảm bại trên chiến trường Ukraine, Putin đã mặt vàng như nghệ

Con ngáo ộp sức mạnh quân sự của Nga đã bỗng trở thành đất sét, nhanh chóng bung rữa khi cuộc chiến xảy ra. Với 145.850 binh sĩ Nga bị thiệt mạng, gấp 10 lần số binh sĩ Liên xô chết trong 10 năm trên chiến trường Afganistan. Với hàng ngàn xe tăng, xe bọc thép, máy bay, tàu chiến, kể cả soái hạm Moskva hiện đại nhất, được ca ngợi là có sức manh lớn nhất của Hải quân Nga, đã chìm xuống đáy Biển Đen kéo theo những huyền thoại sức mạnh quân sự mà Nga cố công xây dựng. Chiếc cầu Kerch được mệnh danh là biểu tượng Nga, là biểu tượng của Putin trong cuộc xâm lược Ukraine, đã bị tấn công sụp đổ chưa khôi phục, kéo theo sự sụp đổ biểu tượng của Putin bao năm qua.

Ngoài việc tự đặt mình vào vai trò côn đồ quốc tế trên môi trường chính trị thế giới, Nga cũng đã chuốc lấy cho mình những thất bại nặng nề trong mọi mặt của nền kinh tế, quân sự và văn hóa, xã hội hiện nay và trong một tương lai không ngắn trước mắt.

Hậu quả của những lệnh cấm vận khủng khiếp và ngặt nghèo nhất mà thế giới giáng vào Nga trong năm qua, đã đẩy Nga thành một ốc đảo kinh tế thế giới. Điều này hứa hẹn đưa nền kinh tế và đời sống nước Nga được quay trở lại ngược dòng lịch sử của thế giới với khoảng cách rất xa.

Ngược lại, trái với những hy vọng, dự đoán rất hí hửng của Putin từ đầu cuộc chiến, Nga và cả thế giới đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi chứng kiến Ukraine là một dân tộc quật cường, một đất nước yêu chuộng tự do, dân chủ, quyết không chấp nhận làm nô lệ của Nga. Chính quyền và quân đội của tổng thống Zelensky không sụp đổ mà ngày càng vững vàng và mạnh mẽ.

Nhân dân Ukraine không hề sợ hãi, không bị khuất phục. Bất chấp mọi sự hy sinh, mọi sự gian khổ và mất mát. Họ ngày càng tỏ rõ ý chí quyết tâm chiến đấu, bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng và giá trị sống, giá trị của nền dân chủ non trẻ của họ. (Theo kết quả thăm dò dư luận mới nhất, có tới 91% dân Ukraine không đồng ý đổi đất lấy hòa bình, mà sẵn sàng chiến đấu chống quân Nga xâm lược đến cùng, dù phải chấp nhận mọi hy sinh).

Và cuộc chiến của Ukraine là cuộc chiến của lương tâm nhân loại, là cuộc thể hiện sức mạnh và sự đoàn kết của những giá trị dân chủ, những hy vọng và đích đến của xã hội loài người. Cả loài người tiến bộ nhanh chóng vượt qua sự ngỡ ngàng, e ngại ban đầu để đứng lên đoàn kết với Ukraine chống lại xâm lăng, để bảo vệ những giá trị cơ bản của xã hội loài người.

Ngược lại với những suy đoán của Nga, rằng Châu Âu và khối Hiệp ước NATO đang chia rẽ, lục đục sẽ không có sức mạnh… thậm chí dựa vào thế mạnh là quốc gia xuất khẩu năng lượng, Nga đã vững tin rằng cả Châu Âu phải bó gối xin hàng trước đòn sử dụng loại vũ khí năng lượng với Châu Âu và thế giới. Thế nhưng, Liên minh Châu Âu (EU) đã vượt qua đòn này của Nga, đã không bị chết cóng trong mùa đông khi thiếu khí đốt từ Nga. Ngược lại, Châu Âu đã "cai nghiện cơ bản" được nguồn năng lượng từ Nga. Và khi đó, Putin chỉ còn là một anh chàng bán dầu đã không lường được khả năng của phiên chợ. Trong tương lai gần, Nga hầu như mất trắng thị trường xuất khẩu dầu và khí sang Liên Hiệp Châu Âu mà biết bao nhiêu chục năm nay Liên Xô và Nga đã dày công đầu tư và xây dựng.

putin3

Chính quyền và quân đội của tổng thống Zelensky không sụp đổ mà ngày càng vững vàng và mạnh mẽ.

Không chỉ Châu Âu, NATO mà cả thế giới đã đoàn kết nắm chặt tay nhau để chống cuộc xâm lược trắng trợn của Nga. Và với sự đoàn kết đó, Nga đã được nếm những đòn cay đắng trên mọi mặt của Quốc gia.

Và sau khi đã dùng đủ mọi thủ đoạn, kể cả cuộc chiến tranh khủng bố đánh vào các công trình dân sự và đời sống người dân, Putin vẫn chỉ chuốc lấy nhiều thất bại liên tiếp và chứng tỏ cho cả thế giới biết bản chất của mình mà không thu được kết quả, chỉ chuốc lấy sự thất bại. Đến nay Putin đã lại phải nhục nhã cầu cạnh những nước nhược tiểu, là côn đồquốc tế như Bắc Hàn Iran để mua vũ khí mà không biết xấu hổ cho cái danh "Cường quốc quân sự thứ 2 thế giới". Để rồi đến nay, Putin đã buộc phải nói đến "Đàm phán không có điều kiện tiên quyết".

Tuy nhiên, đến nay, điều kiện tiên quyết của Ukraine, lại là Nga rút hết toàn bộ quân đội ra khỏi lãnh thổ Ukraine.

Và đó là quả đắng cho Putin.

Quả là : "Đánh được người, mặt vàng như nghệ"

Tạm kết

Một năm, đã cho người dân Ukraine thấy được bản chất của chế độ độc tài và tàn dư cộng sản, dù đã nếm mùi và chứng kiến nhiều sự khủng khiếp trong quá khứ thời còn Liên bang Xô Viết, nhưng có lẽ đến nay, người dân cả đất nước Ukraine mới ôn lại được thêm những bài học lịch sử mà họ đã từng nếm trải về sự tàn bạo từ chế độ đang cai trị nước Nga, một chế độ nối dài của Liên bang Xô Viết xa xưa.

Chính vì điều đó, mà mới có một dân tộc Ukraine kiên cường, quyết liệt, anh dũng và đầy khả năng chấp nhận mọi khổ đau, mất mát để bảo vệ bằng được lãnh thổ, tự do và quyền làm người của mình.

Đó là bài học lớn cho nhiều dân tộc, nhiều đất nước trên thế giới về tình đoàn kết quốc tế vì nền dân chủ, vì quyền con người, vì sự sống, bình đẳng của các dân tộc.

Đó cũng là bài học cho các quốc gia cậy lớn hiếp bé, hành xử theo luật rừng trên thế giới hiện đại ngày nay.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 28/02/2023

Additional Info

  • Author JB Nguyễn Hữu Vinh
Published in Diễn đàn

Ukraine thúc đy đng minh cung cp F-16 sau khi M nói chưa đến lúc

VOA, 28/02/2023

Ukraine hôm th Hai (27/2) tiếp tc thúc đy các đng minh cung cp máy bay chiến đu cho lc lượng Ukraine bt chp đánh giá mi nht ca Hoa K rng vic cung cp máy bay chiến đu F-16 cho h s không phù hp vào thi đim này.

maybay1

Ngoi trưởng Ukraine Dmytro Kuleba.

"Mi cuc tho lun v vic cung cp cho Ukraine mt loi vũ khí mi, quan trng đu bt đu bng câu tr li không và kết thúc bng câu tr li có’", Ngoi trưởng Ukraine Dmytro Kuleba viết trên Twitter. "Trong năm ngoái, chúng tôi đã thuyết phc thành công các quyết đnh chính tr đi vi sáu trong s by loi vũ khí có kh năng chuyn bi thành thng. Cái duy nht còn li là máy bay chiến đu".

Ông Kuleba ám ch đến s min cưỡng ca các đi tác trước đó trong vic gi cho Ukraine xe tăng và các vin tr quân s khác nhưng cui cùng đã quyết đnh cung cp.

Trong mt cuc phng vn vi ABC News v vn đ cung cp F-16 cho Ukraine, Tng thng Hoa K Joe Biden hôm th Sáu nói ông "hin đang loi tr kh năng đó".

"Giai đon này là v chiến đu trên b và kh năng có các công c trong tay ca người Ukraine đ ly li lãnh th mà người Nga đang chiếm đóng", C vn An ninh Quc gia Jake Sullivan nói trong bui phng vn.

Ông cũng cho biết các đng minh đang cung cp cho Ukraine ph tùng thay thế cho các máy bay chiến đu MiG/29 và SU/27 t thi Liên Xô mà các phi công Ukraine s dng hàng ngày.

NATO m rng

Ngoi trưởng Th Nhĩ K Mevlut Cavusoglu hôm th Hai cho biết các cuc đàm phán vi Thy Đin và Phn Lan v n lc gia nhp NATO ca h s được ni li vào tháng ti.

Ông Cavusoglu nói trong mt cuc hp báo rng cuc hp được n đnh vào ngày 9/3.

Vào tháng 1, Th Nhĩ K đã tm dng các cuc đàm phán đ đi phó nhng người biu tình cc hu đã đt mt cun Kinh Qur'an bên ngoài Đi s quán Th Nhĩ K Stockholm.

Thy Đin và Phn Lan đã np đơn xin gia nhp NATO đ phn ng cuc xâm lược Ukraine ca Nga vào năm ngoái. Tt c các thành viên hin ti ca NATO s phi phê duyt h sơ xin gia nhp ca h.

Th Nhĩ K đã bày t s phn đi đi vi Thy Đin, cáo buc chính ph nước này quá khoan dung đi vi các nhóm mà Th Nhĩ K coi là t chc khng b.

Ông Cavusoglu hôm th Hai nói rng Thy Đin đã không tuân th tha thun hi tháng 6, trong đó Thy Đin và Phn Lan cam kết d b các hn chế bán vũ khí cho Th Nhĩ K và tăng cường làm theo yêu cu ca Th Nhĩ K v vic dn đ các chiến binh b tình nghi.

Tng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong chuyến thăm Th Nhĩ K hi đu tháng này nói rng "đã đến lúc" phê chun c Thy Đin và Phn Lan làm thành viên mi ca NATO. Hin ch có Th Nhĩ K và Hungary là vn chưa chp thun.

Ông Stoltenberg lưu ý "nhng lo ngi v an ninh chính đáng" ca Th Nhĩ K, đng thi nói rng Thy Đin và Phn Lan u đã có nhng bước tiến ln" hướng ti vic thc hin các cam kết ca h theo tha thun đt được Madrid năm ngoái.

Người đng đu NATO s thăm Phn Lan vào th Ba.

Nguồn : VOA, 28/02/2023

***************************

Phe đối lập Belarus khẳng định đã cho nổ tung một máy bay Nga

Thùy Dương, RFI, 27/02/2023

Phe đối lập Belarus hiện đang lưu vong tại nước ngoài tuyên bố hôm Chủ nhật 26/02/2023, là một máy bay của Nga đã bị phá hủy tại một sân bay gần Minsk. Phe đối lập Belarus khẳng định đây là "chiến dịch ngầm phá hoại thành công nhất" của họ nhắm vào quân Nga kể từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra.

maybay2

Ngày 26/2/2023, một máy bay quân sự mắt thần A-50 của Nga đã bị nổ tại sân bay Machulishch, Belarus. Reuters-Pool News

Trên Twitter, Franak Viacorka, một trong những cố vấn chính của nhà đối lập Belarus, Svetlana Tsikhanovskaya, viết rằng "Các ủng hộ viên (…) đã xác nhận sự thành công của một chiến dịch đặc biệt nhằm làm nổ tung một trong những chiếc máy bay của Nga hiếm hoi tại sân bay Matchulishchy, gần Minsk". Theo Franak Viacorka, "hai người Belarus đã thực hiện chiến dịch" bằng drone, "họ đã rời khỏi đất nước và được bảo vệ an toàn".

Theo AFP, ông Franak Viacorka không nói rõ máy bay Nga bị phá hủy thuộc loại nào nhưng cho biết chiếc máy bay có giá khoảng 330 triệu euro. Còn theo các phương tiện truyền thông thân cận với phe đối lập, đó là loại phi cơ trinh sát và chỉ huy A/50. Cũng trên Twitter, nhà đối lập Tsikhanovskaya viết : "Tôi tự hào về tất cả những người Belarus đang tiếp tục chống trả sự chiếm đóng phối hợp của Nga tại Belarus và đấu tranh cho tự do của Ukraine".

Tuy nhiên, AFP chưa kiểm chứng được các thông tin nói trên qua các nguồn tin độc lập. Quân đội Nga cũng chưa có phản ứng.

Belarus hiện giờ là đồng minh Châu Âu duy nhất của Moskva chống lại Kiev. Minsk không tham gia trực tiếp vào cuộc tấn công của Nga ở Ukraine, nhưng đã để cho Moskva tấn công Ukraine từ lãnh thổ Belarus cách nay một năm. Theo Kiev, Moskva cũng đang sử dụng các sân bay của Belarus để tấn công Ukraine. Kiev lo ngại Minsk có thể tham gia vào cuộc xung đột trong bối cảnh những tháng gần đây Nga và Belarus tăng cường tập trận chung.

Thùy Dương

************************

Tổng thống Zelensky : Nga chiếm gần 1.900 địa phương của Ukraine

Thu Hằng, RFI, 26/02/2023

Sau một năm phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt", Nga đã chiếm 1.877 thành phố và làng mạc của Ukraine. Phát biểu tại một sự kiện tương ái do chính phủ Đức tổ chức hôm 25/02/2023, tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết thành phố Mariupol ở miền nam Ukraine, trước chiến tranh có hơn nửa triệu dân và hiện giờ do quân Nga chiếm đóng, đã bị phá hủy hơn 90%.

maybay3

Một khu vực trong mặt trận tại thành phố Vuhledar, Ukraine, ngày 25/02/2023. AP-Evgeniy Maloletka

Ở mặt trận miền đông Ukraine, giao điểm quan trọng Bakhmut dường như đang bị quân Nga siết chặt vòng vây. Lực lượng lính đánh thuê Nga Wagner khẳng định chiếm thêm được làng Yahidne, chỉ cách phía bắc thành phố chiến lược khoảng 2 km, vào tối 25/02. Trước đó, Yevgeny Prigozhin, ông chủ của Wagner khẳng định đã chiếm được các làng Berkhivka, cũng ở phía bắc Bakhmut, và làng Paraskoviivka vào tuần trước. Theo đồ họa của nhật báo Pháp Le Figaro, đến ngày 20/02, Nga đang dồn quân vây Bakhmut ở ba hướng bắc, đông, nam.

Biểu tình phản đối chiến tranh Ukraine tiếp tục ở nhiều nơi

Vào lúc tròn một năm Nga tấn công Ukraine, rất nhiều cuộc tuần hành đã được tổ chức trên thế giới hôm 24 và 25/02. Tại Việt Nam, nhiều đại sứ và đại diện cơ quan đại diện ngoại giao của nhiều nước ở Việt Nam cùng với đông đảo người dân đã tham gia cuộc tuần hành đoàn kết với Ukraine ở hồ Hoàn Kiếm, trung tâm Hà Nội.

Tại Pháp, khoảng 3.000 người tập hợp tại quảng trường Cộng Hòa, Paris, chiều 25/02 để "đồng hành với Ukraine" theo lời kêu gọi của nhiều hiệp hội. Đông đảo người dân cũng kêu gọi "Ngừng chiến tranh", ủng hộ "tự do cho người Ukraine" ở các thành phố Montpellier, Bordeaux, Rennes.

Khoảng 10.000 tập trung tại thủ đô Berlin của Đức ngày 25/02 để kêu gọi đàm phán với Moskva hơn là giao vũ khí cho Ukraine. Trong khi đó, tại Bruxelles (Bỉ), nơi tập trung trụ sở và các cơ quan của Liên Hiệp Châu Âu, người biểu tình đòi trừng phạt mạnh Nga và giao thêm vũ khí cho Ukraine.

Thông tín viên Jean-Jacques Héry, có mặt trong đoàn tuần hành, tường trình :

"Đoàn tuần hành, với đa số là người Ukraine, tỏa ra một sức mạnh lớn. Dĩ nhiên là không có vui mừng, nhưng cũng không quá buồn rầu. Người ta thấy cả những nụ cười dưới hàng trăm là cờ hai mầu vàng và xanh dương. Sau một năm chiến tranh, cuộc tuần hành phản ánh hình ảnh một đất nước vẫn đứng vững, theo giải thích của Anna.

Cô nói : "Tôi có thể so sánh cảm xúc của mình cách đây một năm, lúc đó tôi sốc thực sự, tôi sợ cho đất nước của mình. Giờ thì tôi không hẳn thấy sợ mà cảm thấy sức mạnh và tự hào về sức kháng cự của nhân dân Ukraine".

Đúng là Liên Hiệp Châu Âu đã thay đổi trong vòng một năm, với 10 loạt trừng phạt nhắm vào Nga. Nhưng theo người biểu tình, vẫn cần phải đi xa hơn. Càng tiến đến gần Ủy Ban Châu Âu, tiếng hô càng lớn : "Thêm các biện pháp trừng phạt Nga, cung cấp vũ khí cho Ukraine". Thông điệp được gửi trực tiếp đến các nhà lãnh đạo Châu Âu và NATO.

Yana Brovdiy, thuộc tổ chức phi chính phủ Promote Ukraine, đồng tổ chức cuộc tuần hành, phát biểu : "Tại sao phải chờ đến chừng đó thời gian để cung cấp hệ thống phòng không ? Hãy nghĩ đến những thành phố, những mạng sống mà lẽ ra có thể đã cứu được nếu Ukraine nhận được những hệ thống phòng không đó sớm hơn ?".

Rất nhiều người Bỉ, như Jean, cũng đến thể hiện đoàn kết. Ông nói : "Cuộc đấu tranh của Ukraine cũng là cuộc đấu tranh cho tự do của tất cả các nước Châu Âu". Một khát vọng tương lai Châu Âu được đoàn người biểu tình tiếp tục hô vang suốt chiều hôm qua".

Thu Hằng

Additional Info

  • Author VOA, RFI, Thùy Dương, Thu Hằng
Published in Quốc tế

Chiến tranh Ukraine : Một năm sau, lối thoát cho cuộc xung đột vẫn mờ mịt

Nước Pháp vẫn bề bộn với cuộc cải cách hưu trí và những khó khăn kinh tế, xã hội, một năm cuộc chiến tranh tại Ukraine đã làm thay đổi diện mạo địa chính trị thế giới. Đó là những chủ đề chính được các báo Pháp ra ngày 27/02/2023 tập trung phản ánh.

loithoat1

Tòa nhà bị phá hủy sau vụ pháo kích ở Kupyansk, Ukraine, ngày 20/2/2023. © Vadim Ghirda / AP

Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga đã bước sang năm thứ 2 và vẫn tiếp tục diễn biến khốc liệt không thể lường trước được điều gì. Hầu hết các tờ báo chính của Pháp hôm nay đều dành nhiều trang bài cho sự kiện này. Nhật báo Libération trở lại ngày đầu tiên của cuộc xâm lược với bài phóng sự dài mang tiêu đề : "Ngày 24/02/2022, Hostomel, trận chiến đã phá vỡ cuộc chiến tranh chớp nhoáng của Putin". Vào những ngày đầu của cuộc xâm lược, quân đội Nga đã nhắm vào sân bay Hostomel nằm gần thủ đô Kiev, định lấy đây là điểm tựa để nhanh chóng chiếm thủ đô của Ukraine.

Libération trở lại với trận chiến Hostomel mà chỉ trong vòng ba ngày cận chiến quân đội Ukraine đã kháng cự và đã làm thất bại ý đồ xâm lược chớp nhoáng của Nga. Tờ báo mô tả lại, từ 4h15 sáng ngày 24/02/2022, quân đội Nga, từ nhiều tháng trước tập trung quanh Ukraine, đã ồ ạt tiến vào đất nước này từ mọi hướng. Hỏa lực Nga dồn dập dội xuống đè bẹp hệ thống phòng không Ukraine. Lực lượng lính dù tinh nhuệ Nga đổ xuống đánh chiếm sân bay Hostomel. Mọi diễn biến khi đó cho thấy tưởng như việc quân Nga tiến vào Kiev, bắt giữ chính quyền Ukraine chỉ tính bằng giờ. Nhưng cuối cùng kế hoạch của Nga đã thất bại hoàn toàn trước sức kháng cự bất ngờ của lực lượng Ukraine mà điểm chốt là trận chiến ở xung quanh sân bay Hostomel. Cho đến giờ các chuyên gia quân sự nước ngoài dựa trên các hình ảnh trận chiến này vẫn chưa thể phân tích được lý do thất bại của quân Nga, chỉ sau vài ngày đã buộc phải rút khỏi Hostomel, tiếp sau đó là các hướng quân trên bộ cũng phải rút khỏi Kiev.

Theo Libération, điều chắc chắn là cuộc tấn công chớp nhoáng đó bị phá vỡ đã biến "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Valdimir Putin trở thành một cuộc xung đột cường độ cao, kéo dài từ một năm qua. Đó là một cuộc chiến tranh dường như Nga không dự trù trước.

Cũng về chủ đề một năm chiến tranh Ukraine, Libération có bài xã luận mang tựa đề : "Nga, Ukraine : những ẩn số của chiến tranh".

Libération nhận thấy như trong quá khứ, các cuộc chiến tranh đều dẫn đến địa ngục, là chết chóc, là thành phố, làng mạc bị tàn phá, hủy diệt nền văn minh. Tờ báo ghi nhận một cách bi quan : Từ Đại chiến Thế giới thứ nhất đến thứ 2 rồi chiến tranh Triều Tiên có cuộc chiến nào ra khỏi bằng con đường thương lượng đâu. Giờ đây cuộc chiến tranh tại Ukraine cũng vậy, kể cả kẻ phát động cuộc chiến đến người bị xâm lược đều không muốn đàm phán trong khi cả hai bên đều bị tổn thất vô cùng nặng nề chỉ sau có một năm giao chiến. Libération kết luận : "Người Ukraine chịu rất nhiều đau khổ, nhưng đất nước ốm yếu về lâu dài ở Châu Âu chính là Nga. Đất nước này có nguy cơ bị tan vỡ, suy tàn không cưỡng lại được. Cuộc chiến tranh phi lý này đang chứng minh điều đó".

Phương Tây tìm lại sự đoàn kết 

Vẫn là liên quan đến một năm cuộc chiến tranh Ukraine, trang địa chính trị của nhật báo Le Monde dành nhiều trang báo cho hồ sơ mang tiêu đề " Liên Minh Đại Tây Dương thử lửa Nga".

Tờ báo khai thác góc độ hậu thuẫn của phương Tây cho Ukraine trước cuộc xâm lược của Nga. Le Monde nhận thấy cam kết mạnh mẽ của Hoa Kỳ cùng sự thức tỉnh của NATO đã giúp các nước phương Tây làm thành mặt trận thống nhất để hậu thuẫn cho Ukraine, cho dù mỗi nước đều có những cái nhìn khác nhau về thách thức được mất của cuộc xung đột.

Theo Le Monde, từ giờ, Ukraine mang một ý nghĩa lớn hơn, Ukraine "là cờ hiệu của sự tập hợp đoàn kết, là nơi quyết định số phận của trật tự thế giới dựa trên luật pháp, như theo cách diễn đạt được Washington hay dùng. Thất bại của Nga là mục tiêu chung. Thế nhưng cách thức cụ thể để đạt được điều đó vẫn còn mờ mịt".

Nhưng khi đã xác định được đối thủ chung thì sự đoàn kết của phương Tây là có thực. Tất cả đều có chung mục tiêu chiến lược, dù các nước vẫn nhận thức về cuộc chiến tranh này theo cách khác nhau. Bên trong sự đoàn kết của phương Tây vẫn còn tồn tại nhiều tính toán chiến lược phức tạp và không ít mâu thuẫn tiềm ẩn, đặc biệt giữa Châu Âu và Hoa Kỳ.

Chiến tranh Ukraine làm thay đổi Châu Âu

Chuyển qua với nhật báo kinh tế Les Echos, về chủ đề chiến tranh Ukraine, trang Ý kiến của tờ báo có bài "Chiến tranh đã thay đổi Châu Âu thế nào" của tác giả Dominique Moïsi.

Bài phân tích của tác giả Dominique Moïsi cho thấy, một năm sau cuộc chiến tranh tại Ukraine, người ta có xu hướng cho rằng NATO là bên thắng sau cuộc cuộc chiến và Châu Âu suy yếu. Thực tế phức tạp hơn nhiều. Trong chính Châu Âu, có "người thắng" và "kẻ thua cuộc".

Trước hết theo tác giả, không như cuộc chiến tranh Balkan ở Châu Âu hồi 1990 hay chiến tranh Irak 2003, đã gây chia rẽ sâu sách các nước phương Tây, lần này phương Tây đoàn kết hơn nhiều. Có được như vậy là nhờ tổng thống Nga Putin, ông ta đã vô hình chung trở thành chất xúc tác gắn kết các nước Châu Âu và Liên Minh Đại Tây Dương.

Vẫn theo tác giả, chừng nào còn chiến tranh, vai trò của Châu Âu trên thực tế sẽ chỉ là thứ yếu. Khi thời điểm đàm phán tới (vẫn còn lâu mới đến), Châu Âu sẽ có thể lấy lại vai trò trung tâm, nhất là nếu ngày mai, Châu Âu hành động như đã làm hôm qua. Ngày đó sẽ phải thuyết phục người Ukraine rằng có được tấm hộ chiếu Châu Âu đáng để hy sinh một số điều.

Theo bài viết, các nước Châu Âu càng thể hiện sự ủng hộ không ngừng đối với Kiev, thì họ càng có cơ may có được vị trí chính chứ không phải một vai phụ trong cuộc đàm phán tương lai.

Trung Quốc bất ngờ xuất hiện

Để có một cuộc đàm phán hòa bình cho Ukraine, giới quan sát phương Tây đều cho rằng vai trò của Mỹ là đầu tiên. Những ngày qua bỗng nổi lên Trung Quốc với kế hoạch hòa bình cho Ukraine.

Một đề xuất được Nga đánh giá cao nhưng bị phương Tây phê phán, đón nhận một cách lạnh nhạt. Xã luận báo Công giáo La Croix chạy tựa đề : "Ukraine, một vai trò cho Trung Quốc".

Bài xã luận nêu ra những nghịch ý của Bắc Kinh trong kế hoạch hòa bình cho Ukraine gồm 12 điểm. Trung Quốc cam đoan vẫn dành cho Nga "tình bạn không giới hạn", nhưng lại không muốn bị cuốn vào cuộc chiến tranh. Bắc Kinh chấp nhận cách diễn giải của Kremlin về trách nhiệm của phương Tây trong cuộc xung đột nhưng lại không thể cắt cầu quan hệ với phương Tây, trong đó Liên Âu và Hoa Kỳ vẫn là những đối tác thương mại hàng đầu của họ. Theo La Croix, Trung Quốc lợi dụng các trừng phạt Nga để tăng cường nguồn cung ứng năng lượng nhưng cũng không mong đợi gì nhiều vào một nền kinh tế đang trên đường suy sụp. Trung Quốc dấn thêm từng bước tại Trung Á, sân sau của Moskva.

Tờ báo đặt câu hỏi : Trung Quốc có thể đóng vai trò hòa giải trong cuộc xung đột hiện nay ở Châu Âu hay không ? La Croix cho hay, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không muốn loại trừ khả năng đó đã đánh giá động thái của Trung Quốc là "tích cực". Cuối cùng tờ báo khẳng định : "Nhiều khả năng Trung Quốc có thể thúc đẩy Vladimir Putin có lý trí hơn. Đó là điều quý giá khi thời gian cứ trôi đi".

Indonesia : Du lịch đe dọa đảo rồng Komodo

Chuyển qua các chủ đề khác ngoài cuộc chiến tranh Ukraine nặng nề. Vẫn trên trang La Croix, tờ báo chú ý đến đảo Komodo của Indonesia, nơi có loài thằn lằn khổng lồ nổi tiếng Rồng Komodo.

Trên hòn đảo lớn này có vườn quốc gia Komodo được chính phủ thành lập từ năm 1980 là nơi trú ngụ của loài rồng Komodo không có ở nơi nào khác trên thế giới, hiện chỉ còn khoảng trên dưới 3000 cá thể. Năm 1991, Unesco đã xếp hạng khu công viên quốc gia này trong danh sách di sản thế giới và cũng từ đó chính quyền Indonesia đã tập trung đầu tư để hòn đảo trở thành điểm du lịch lớn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế.

Bài phóng sự : "Trên đảo Komodo, loài rồng và con người gặp nguy hiểm», cho thấy từ khi chính quyền xếp đảo Komodo là "vùng du lịch chiến lược", các dự án bất động sản mọc lên trên đảo đã trở thành mối đe dọa cho hệ động thực vật ở đây. Không những thế người dân bản địa, những thổ dân người Ata Modo bị gạt ra bên lề của sự phát triển, đang lo sợ bị cưỡng bức di rời khỏi nơi sinh sống bao đời nay của họ.

Pháp : Ngành du lịch không còn hấp dẫn 

Vẫn là liên quan đến ngành du lịch, nhật báo Le Monde chú ý đến tình hình tại Pháp : "nghành du lịch trước tình trạng thiếu vắng nhân viên", tựa trang nhất của tờ báo.

Le Monde cho biết đang hy vọng hồi phục sau đại dịch covid-19, giờ đây ngành du lịch Pháp đang trước thách thức mới, không thể tuyển dụng được 250 nghìn nhân viên cho các ngành khách sạn, nhà hàng mặc dù lương trong khu vực này đã được tăng 16% trong năm 2022. Các điều kiện làm việc trong các ngành nghề du lịch đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn không thu hút được lao động. Trong khi đó ngay từ bây giờ du lịch đã phải chuẩn bị cho mùa hè tới. Các công ty dịch vụ du lịch đang cố gắng thay đổi cách thức tổ chức làm việc để thu hút nhân công. Chưa bao giờ ngành du lịch Pháp lại mất sức hấp dẫn đối với người lao động như bây giờ.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Anh Vũ
Published in Quốc tế

Đảng Cộng Sản đã gây quá nhiều thảm họa cho đất nước ta và đang làm chúng ta mất đi một cơ hội lớn khó có thể tìm lại. Nguy cơ ngay trước mắt là Việt Nam có thể không còn được hưởng những ưu đãi của các thị trường Mỹ và Châu Âu vào giữa lúc mà kinh tế Việt Nam đã rất chao đảo, một cuộc khủng hoảng lớn có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

lansong1

Ukraine đã chặn đứng cuộc tấn công ồ ạt của Nga và khiến cả thế giới kinh ngạc

Cuộc chiến Ukraine vừa bước vào năm thứ hai. Giữa những thông tin và bình luận dồn dập hàng ngày từ suốt một năm qua có lẽ chúng ta cần một cái nhìn thật bao quát. Càng cần vì cuộc chiến này sẽ thay đổi hẳn và một cách nhanh chóng bối cảnh chính trị thế giới và nước ta.

Ukraine sẽ vươn lên trong khi Nga gục xuống

Điều đầu tiên cần được nhấn mạnh là cuộc chiến Ukraine đã chỉ trở thành một khúc quanh lịch sử trọng đại của thế giới vì người Ukraine. Nếu tất cả diễn ra như Putin dự định thì cuộc xâm lăng Ukraine đã chỉ là một cuộc "hành quân đặc biệt" như Putin gọi nó và thế giới dân chủ chỉ có thể lên án với sự phẫn nộ bất lực trước một sự đã rồi. Putin tin là có thể chiếm được thủ đô Kyiv trong một vài ngày và sau đó chinh phục cả nước Ukraine để thiết lập một chính quyền bù nhìn tay sai trong một vài tuần. Không chỉ một mình Putin tin như vậy. Tổng thống Mỹ Joe Biden và tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã đề nghị giúp tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chạy trốn. Tình hình đã thay đổi hẳn nhờ sự dũng cảm của quân và dân Ukraine. Họ đã chặn đứng cuộc tấn công ồ ạt của Nga và khiến cả thế giới kinh ngạc.

Phản ứng oanh liệt của quân dân Ukraine đáng lẽ đã có thể biết trước. Lịch sử quan hệ giữa Ukraine –Đế Quốc Nga, Liên Xô cũng như Liên Bang Nga của Putin- từ ba thế kỷ gần đây đã chỉ là chiến tranh và thù hận (1). Chỉ riêng trong 27 năm của nửa đầu thế kỷ 20, từ 1918 đến 1945, người Ukraine đã ba lần nổi dậy chống Liên Xô đòi độc lập và khoảng 15 triệu người Ukraine, một nửa dân số vào lúc đó, đã thiệt mạng, 3 triệu người khác đã bị Stalin lưu đày sang Siberia. Người Ukraine không bao giờ tháo chạy trước quân Nga, bởi vì khi họ đối diện với Nga thì sự căm thù và phẫn nộ còn lớn hơn nỗi sợ, kể cả cái chết. Điều thực sự mới là lần này họ đã có kinh nghiệm chiến đấu kể từ năm 2014 khi Nga tấn công lấn chiếm bán đảo Crimea và vùng Donbas, hơn thế nữa họ còn được Mỹ và Châu Âu yểm trợ.

Điểm quan trọng nhất vào lúc này là cuộc xâm lăng của Nga đã thất bại. Tất cả vấn đề chỉ còn là cuộc chiến này còn kéo dài bao lâu và sẽ kết thúc như thế nào. Không thể khác, chiến tranh rất tốn kém và với một tổng sản lượng nội địa (GDP) chưa tới 2% GDP thế giới, Nga không có khả năng để thách thức khối 54 nước ủng hộ Ukraine với trọng lượng kinh tế lớn gấp 40 lần. Hơn nữa sau một năm chiến tranh vũ khí của Nga còn chứng tỏ phẩm chất rất kém so với những vũ khí mà Ukraine được cung cấp, quân đội Nga cũng đã chứng tỏ là thiếu cả huấn luyện lẫn tổ chức và kỷ luật. Đạo quân chiến đấu khá nhất của Nga là đám lính đánh thuê Wagner gồm toàn trộm cướp và tội phạm. Ngoại trừ hành động tự sát là dùng vũ khí nguyên tử ngày càng ít khả năng xảy ra, hy vọng duy nhất của Putin là kéo dài cuộc chiến cho đến lúc mà Mỹ và Châu Âu mất kiên nhẫn và bỏ cuộc. Hy vọng này rất mong manh vì có mọi triển vọng là Nga sẽ kiệt sức hoặc Putin sẽ bị hạ bệ trước khi sự kiên nhẫn của khối NATO bị suy giảm. Cho đến nay quyết tâm của Mỹ và các đồng minh chỉ tăng lên chứ không giảm đi như hai hội nghị tại Bruxelles và Munich vừa qua đã chứng tỏ.

Nhưng Putin còn kéo dài được cuộc chiến này bao lâu nữa ? Chỉ có một vài nhà bình luận tỏ ý lo ngại rằng cuộc chiến này còn có thể tiếp tục sau năm 2023. Lý do chính của những người này là kinh tế Nga có vẻ vẫn chưa chao đảo vì những biện pháp trừng phạt kinh tế. Họ dựa trên các số liệu mà Ngân Hàng Thế Giới (WB) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) vừa cung cấp, theo đó kinh tế Nga chỉ suy thoái nhẹ (-2,1%) năm 2022 và sẽ tăng trưởng trong năm 2023 (0,3%) và năm 2024 (2,1%). Những con số này đã lập tức bị các nhóm chuyên gia kinh tế, như nhóm nghiên cứu của Đại học Yale, đánh giá là sai một cách lố bịch. WB cũng như IMF chỉ là những định chế điều hành chứ không phải là những cơ quan nghiên cứu. Cả hai chỉ lấy lại những con số do Viện Thống Kê Nga (Rosstat) cung cấp và Rosstat chỉ cung cấp những con số vừa ý Putin. Kể từ khi cuộc chiến Ukraine bắt đầu, trong một năm qua, Putin đã thay thế ba lần giám đốc Rosstat.

Thực tế là kinh tế Nga không chỉ suy thoái mà còn rất bi đát. Nga đang mất 500 triệu USD mỗi ngày về xuất khẩu nhiên liệu (chủ yếu do không bán được khí đốt và phải hạ giá dầu đối với Trung Quốc và Ấn Độ) ; hơn 1.000 công ty lớn đã ngưng hoạt động, tất cả các ngành công nghiệp đều sa sút năng, riêng ngành ôtô đã chết ; gần 3 triệu người Nga thuộc giới khá giả và có kỹ năng đã bỏ nước ra đi. Liên bang Nga sẽ gục ngã, có thể tan vỡ, sau cuộc chiến này bởi vì nó chỉ có thể thất bại nhưng lại không thể ngừng cuộc chiến do bị thống trị bởi một kẻ độc tài mà sự nghiệp và tính mạng bắt buộc phải tiếp tục cuộc chiến tới cùng dù cuộc chiến chỉ khiến Nga kiệt quệ thêm một cách nhanh chóng.

Một cách gián tiếp nhưng hùng hồn chính Putin cũng đã nhìn nhận thất bại. Từ cuối năm 2022 sau khi không còn sức để giao chiến với quân đội Ukraine nữa, Nga đã dùng tên lửa tầm xa để bắn vào các thành phố và các cơ sở hạ tầng dân sự. Hành động này nhắm gây kinh hoàng cho dân chúng Ukraine nhưng cũng là một thú nhận yếu kém ; nó đã chỉ khiến Putin bị thế giới lên án như một tên côn đồ nhưng hoàn toàn không gây được kinh hoàng cho người Ukraine, trái lại còn khiến họ quyết tâm hơn. Trong bài diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Nga ngày 21/02/2023 vừa qua, để đánh dấu một năm chiến tranh Ukraine, Putin đã nói những điều ngược hẳn với sự thực. Thí dụ như Ukraine đã xâm lăng Nga chứ Nga chỉ tự vệ ; Ukraine âm mưu chế tạo bom nguyên tử để tấn công Nga ; Phương Tây âm mưu xóa bỏ nước Nga ; Phương Tây đang phá hủy dân chủ và đạo đức, khuyến khích ấu dâm và hôn nhân đồng tính v.v. Toàn là những bịa đặt trắng trợn không chỉ sai sự thực mà còn ngược hẳn với sự thực. Đó là một thú nhận tuyệt vọng, những người lạc quan và tin tưởng không có lý do nào để đảo ngược thực tế như vậy.

Đất nước Ukraine tuy bị tàn phá nhưng sẽ chiến thắng và sẽ được giúp đỡ để phục hồi và vươn lên, còn Nga sẽ ngã gục mà không có người vực dậy. Người Ukraine chiến đấu để khẳng định căn cước và chủ quyền của họ nhưng do bối cảnh đặc biệt của thế giới họ cũng đồng thời tạo ra một thay đổi rất lớn cho thế giới.

lánong2

Cuộc xâm lăng Ukraine vì vậy cũng là cuộc chiến tự vệ của độc tài và bóng tối chống lại tự do, nhân quyền và ánh sáng.

Làn sóng dân chủ thứ tư

Các lý do khiến Putin phát động cuộc xâm lăng thô bạo này đã được nhận diện. Trước hết là di sản lịch sử Nga. Vùng đất chung quanh Nga cho tới nay là một thế giới riêng biệt bao la, xa xôi, băng giá với một văn hóa riêng và những giá trị riêng. Tại đây quan hệ giữa các dân tộc gần như chỉ là chiến tranh và chinh phục. Bành trướng là nghĩa vụ của các vua chúa, sự tàn bạo là quy luật. Trong lịch sử của Nga chưa có bạo chúa nào dù hung ác tới đâu bị lên án là tàn bạo và cũng chưa có một lãnh tụ nào được ca tụng là nhân hậu ; chinh phục và chiến thắng là tiêu chuẩn để đánh giá một thủ lãnh. Với di sản văn hóa đó không có gì đáng ngạc nhiên khi Putin muốn phục hồi lại Đế quốc Nga hay Liên Xô. Sau đó là tham vọng cá nhân. Putin đã cầm quyền 23 năm và đã sửa đổi hiến pháp để còn có thể cầm quyền thêm 13 năm nữa, một kỷ lục mà ít Nga hoàng nào có được. Ông ta có tham vọng được nhớ tới như một Peter Đại đế khác.

Nhưng còn một lý do quan trọng hơn nhiều. Putin liên tục nhắc lại rằng cuộc xâm lăng Ukraine là một cuộc chiến tự vệ của Nga. Ông ta có lý nhưng đó chỉ là lý của kẻ tăm tối, sống trong đêm đen và coi ánh sáng là một đe dọa. Putin lên án khối NATO là bành trướng, đang tiến sát lại và bao vây Nga. Đúng như vậy. Chung quanh Nga, chế độ độc tài Belarus đang lung lay, Kazakhstan từ bỏ chế độ độc tài Nursultan Nazarbaiev và đang dần dần chuyển hóa về dân chủ ; ba nước Georgia, Armenia và Ukraine đã dứt khoát chọn lựa dân chủ. Nhưng đó không phải là vì chính sách bành trướng của NATO -trái lại NATO đã nhiều lần nhắc lại là sẽ không kết nạp các nước này- mà chỉ là do tiến hóa tự nhiên của nhân loại về tự do, dân chủ và phẩm giá con người mà Putin không hiểu hoặc cố tình không muốn hiểu.

Thế giới đang sống một làn sóng dân chủ mới, làn sóng dân chủ thứ tư bắt đầu từ năm 2010 với Mùa Xuân Ả Rập. Làn sóng này đang dâng lên khắp nơi chứ không phải chỉ ở Đông Âu. Cuộc xâm lăng Ukraine vì vậy cũng là cuộc chiến tự vệ của độc tài và bóng tối chống lại tự do, nhân quyền và ánh sáng. Cuộc chiến Ukraine vì vậy đánh dấu một cột mốc lớn của thế giới. Liên bang Nga sẽ thất bại và sụp đổ sau đó, làn sóng dân chủ thứ tư sẽ tràn tới Nga, thành trì chống dân chủ kiên cố nhất sẽ bị khuất phục. Các chế độ độc tài còn lại sẽ hoảng loạn.

Đặc biệt là Trung Quốc sẽ rất cô lập vào đúng lúc đang khủng hoảng về mọi mặt kinh tế, chính trị, môi trường và cả dân số. Tiến trình sụp đổ của Trung Quốc thực ra đã bắt đầu rồi. Chúng ta sẽ không bao giờ nhấn mạnh đủ rằng tiến tới tự do và dân chủ là cuộc hành trình không thể quay ngược lại của nhân loại. Đế quốc Trung Hoa (được gọi là Trung Quốc từ năm 1911 dù chưa bao giờ là một nước và về bản chất vẫn là một đế quốc) đặt nền tảng trên độc tài và chuyên chính với ý thức hệ Khổng Giáo rồi với phiên bản cải tiến của nó là chủ nghĩa cộng sản. Kinh nghiệm của lịch sử thế giới cho thấy là khi một ý thức hệ bi đào thải, hay yếu đi, thì đế quốc lấy nó làm nền tảng cũng phải sụp đổ theo. Trung Quốc vì vậy không thể tiếp tục tồn tại với cùng một lãnh thổ và dân số sau làn sóng dân chủ thứ tư này. Cuộc chiến Ukraine chỉ khiến sự sụp đổ gia tăng vận tốc.

lansong3

Liên bang Nga sẽ thất bại và sụp đổ sau đó, làn sóng dân chủ thứ tư sẽ tràn tới Nga, thành trì chống dân chủ kiên cố nhất sẽ bị khuất phục. Các chế độ độc tài còn lại sẽ hoảng loạn.

Đã đến lúc

Điều cần được báo động là nhiều người Việt Nam vẫn chưa ý thức rằng cuộc chiến Ukraine và kết thúc của nó sẽ có ảnh hưởng lớn và nhanh chóng lên lịch sử Việt Nam.

Chế độ cộng sản Việt Nam là một trong những chế độ độc tài ngoan cố và mù quáng nhất và cũng là một trong những chế độ tồi dở nhất. Từ gần một nửa thế kỷ qua, kể từ ngày đất nước thống nhất dưới chế độ cộng sản, Việt Nam, không có được một phát minh khoa học kỹ thuật nào, không một sáng kiến kinh doanh lành mạnh nào ngoài móc ngoặc quyền thế, không một sáng tạo văn học, nghệ thuật và thi ca. Chỉ có kỷ lục phá thai, môi trường và đạo đức suy đồi, chính quyền ngày càng tham nhũng và gian trá. Tuy vậy những người cầm quyền không hề biết xấu hổ, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn không ngừng khoe khoang.

Trong những năm gần đây vì sự kiện Trung Quốc trở thành một đe dọa đối với thế giới và đặc biệt là trên Biển Đông, Việt Nam đã được nhìn như một đối trọng tiềm năng cần thiết và được ưu đãi, kinh tế Việt Nam vì vậy đã có được mức tăng trưởng khả quan sau nhiều năm trì trệ. Vào năm 2019 Việt Nam được coi là một trong những nước có cơ hội thuận lợi nhất vì là điểm đến của các công ty đa quốc rời Trung Quốc. Nhưng rồi dịch Covid làm khựng lại vận hội này và cuộc chiến Ukraine đã giáng cho nó một đòn ơn huệ. Thái độ của chính quyền cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến này đã gây thất vọng lớn, chế độ cộng sản Việt Nam đã để lộ chân tướng của một chư hầu ngoan ngoãn của Bắc Kinh vào đúng lúc Trung Quốc bị nhận diện như một đe dọa cho dân chủ và hòa bình. Làm sao những người cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam có thể không hiểu rằng các công ty đa quốc không rời Trung Quốc để chỉ di chuyển đến một nước chư hầu của Trung Quốc ? Đảng Cộng Sản đã gây quá nhiều thảm họa cho đất nước ta và đang làm chúng ta mất đi một cơ hội lớn khó có thể tìm lại. Nguy cơ ngay trước mắt là Việt Nam có thể không còn được hưởng những ưu đãi của các thị trường Mỹ và Châu Âu vào giữa lúc mà kinh tế Việt Nam đã rất chao đảo, một cuộc khủng hoảng lớn có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

Tuy vậy Đảng Cộng Sản và ông tổng bí thư vẫn tỏ ra yên tâm vì vẫn tin là còn chỗ dựa Trung Quốc mà không biết rằng Trung Quốc không còn là chỗ dựa nữa. Về bản chất Trung Quốc không phải là một quốc gia mà là một đế quốc ; sự suy sụp của một đế quốc rất phức tạp và có thể kéo dài khá lâu nhưng một đặc tính chung của các đế quốc là ngay khi bắt đầu tiến trình sụp đổ, chúng bắt buộc phải co cụm lại và không còn là một đe dọa hay một chỗ dựa cho bất cứ ai. Tiến trình sụp đổ của Trung Quốc đã bắt đầu và sẽ dồn dập sau cuộc chiến Ukraine. Các nước dân chủ không còn cần tranh thủ Việt Nam, trái lại chính Việt Nam phải tranh thủ cảm tình và sự hợp tác của thế giới dân chủ.

Đã đến lúc mọi người Việt Nam, dù ở cương vị nào, phải khẩn cấp cùng nhau suy nghĩ để đạt tới đồng thuận về một dự án dân chủ cho đất nước.

Nguyễn Gia Kiểng

(27/02/2023)

(1) Nguyễn Gia Kiểng, Những gì cần biết nhất khi cuộc chiến Ukraine bước vào giai đoạn mới ?, Thông Luận, 18/08/2022

Additional Info

  • Author Nguyễn Gia Kiểng
Published in Quan điểm

Đúng ngày 24/02/2023, đánh dấu tròn một năm Nga xâm lược Ukraine, nhiều nước phương Tây thông báo giao thêm xe tăng và vũ khí cho Kiev. Ba Lan đã giao lô đầu tiên gồm bốn xe tăng Leopard. Thụy Điển thông báo sẽ giao thêm khoảng 10 xe tăng Leopard 2 và nhiều hệ thống phòng không HAWK trong khuôn khổ gói viện trợ quân sự thứ 11. Tương tự, Canada sẽ cung cấp thêm 4 xe tăng Leopard 2 cho Kiev.

vukhi1

Ảnh tư liệu : Các chiến xa Leopard 2A4 tại Zagan, Ba Lan, ngày 15/09/2013. AP - Polish Defense Ministry

Ngoài số xe tăng Leopard đã được giao, thủ tướng Ba Lan thông báo với tổng thống Zelensky là 60 xe tăng PT-91 sẽ đến Ukraine "trong vài ngày tới". Xe tăng PT-91 là phiên bản được hiện đại hóa từ xe tăng T-72 thời Liên Xô. Ông Mateusz Morawiecki đến Kiev hôm qua để dự lễ tưởng niệm nạn nhân Ukraine trong cuộc chiến xâm lược Nga.

Thông tín viên RFI Martin Chabal tại Vacxava tường trình :

"Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã đặt vòng hoa trước đài tưởng niệm nạn nhân chiến tranh ở thủ đô Kiev với khuôn mặt đầy cảm xúc. Từ một năm nay, nước ông vẫn miệt mài giúp đỡ láng giềng Ukraine. Ông đã mở rộng cửa đón người tị nạn ồ ạt đến Ba Lan. Từ khi chiến tranh xảy ra, không dưới 9 triệu người Ukraine đã sang nước láng giềng lánh nạn.

Qua chuyến đi này, ông Mateusz Morawiecki muốn truyền tải rõ ràng thông điệp ủng hộ và hữu nghị. Ông đã là nhà lãnh đạo Châu Âu đầu tiên đến Ukraine cách đây một năm. Và hôm qua ông là người duy nhất đến gặp tổng thống Volodymyr Zelensky. Sau chuyến công du của tổng thống Mỹ Joe Biden, chuyến thăm Kiev của thủ tướng Mateusz Morawiecki là một dấu hiệu mạnh mẽ về vai trò của Ba Lan trong cuộc xung đột, đặc biệt với tư cách là nước láng giềng và thành viên NATO.

Ngoài ra, cũng nhân dịp này, Vacxava đã chính thức thông báo gửi chiếc xe tăng Leopard đầu tiên. Ba Lan đã đấu tranh trong thời gian dài với các đồng minh Châu Âu hoài nghi nhất để được phép gửi loại thiết bị này cho Ukraine..

Khi chọn thông báo tin này tại Kiev vào ngày mang ý nghĩa biểu tượng, Ba Lan muốn chứng tỏ luôn là nguồn cổ vũ lớn nhất cho nước láng giềng Ukraine".

Mỹ chưa cấp F-16 cho Kiev "vào thời điểm này"

Theo AFP, thủ tướng Mateusz Morawiecki cũng cho biết là Ba Lan sẵn sàng đào tạo phi công Ukraine sử dụng chiến đấu cơ F-16, nhưng ông nhấn mạnh là việc này phải nằm "trong khuôn khổ liên minh mở rộng". Trả lời đài ABC News hôm 24/02, tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục loại trừ khả năng giao F-16 cho Ukraine "vào lúc này", dù chính quyền Kiev liên tục đề nghị các nước phương Tây. Ba Lan và Hoa Kỳ đang thảo luận về việc sản xuất chung đạn dược để cung cấp cho Ukraine trong bối cảnh các nước Châu Âu đang phải xuất kho vũ khí để viện trợ Kiev.

Additional Info

  • Author Thu Hằng
Published in Quốc tế

Các lãnh đạo G7 cảnh cáo những nước yểm trợ Nga

Thanh Phương, RFI, 25/02/2023

Hôm 24/02/2023, các lãnh đạo G7, nhóm các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới, đã cảnh cáo tất cả những nước nào yểm trợ Nga trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine.

chine1

Ảnh tư liệu : Các lãnh đạo nhóm G7 dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại Bruxelles, Bỉ, ngày 24/03/2022. AP - Doug Mills

Theo hãng tin AFP, trong một thông cáo được đưa ra sau một cuộc họp trực tuyến dưới sự chủ tọa của Nhật Bản và với sự tham gia của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, các lãnh đạo nhóm G7 yêu cầu những quốc gia và những tác nhân quốc tế khác ngừng yểm trợ về vật chất cho cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, nếu không sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề. 

Thông cáo của nhóm G7 còn nhấn mạnh là sẽ quyết tâm ngăn chận Nga tìm nguồn cung cấp các thiết bị quân sự hiện đại từ các nước khác. Các lãnh đạo 7 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới không nêu cụ thể tên nước nào, nhưng trong thời gian qua Moskva vẫn bị tố cáo sử dụng các máy bay không người lái (drone) do Iran cung cấp, hoặc sử dụng các thiết bị đến từ Bắc Triều Tiên. 

Trong thông cáo nói trên, các lãnh đạo G7 cũng đã tái khẳng định sự ủng hộ "không gì lay chuyển" đối với Ukraine, đồng thời cảnh cáo Moskva về việc sử dụng vũ khí nguyên tử trong cuộc chiến tranh Ukraine cũng như mọi vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ. Các lãnh đạo nhóm G7 cũng lấy làm tiếc về quyết định của Nga đình chỉ tham gia hiệp ước New Start về giải trừ vũ khí hạt nhân đã ký với Mỹ. 

G20 không đồng thuận về Ukraine ?

Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, các bộ trưởng Tài Chính của nhóm G20 đã không đạt được đồng thuận về ngôn từ để mô tả cuộc chiến tranh Ukraine, cho nên cuộc họp tại Bangalore, Ấn Độ, sẽ kết thúc hôm nay mà không có thông cáo chung nào được công bố.

Theo lời các đại biểu được Reuters trích dẫn, Hoa Kỳ và các đồng minh trong nhóm G7 yêu cầu là thông cáo chung phải lên án rõ ràng Nga về cuộc xâm lược Ukraine, nhưng Moskva và Bắc Kinh đã bác bỏ yêu cầu này. Ấn Độ, nước chủ trì hội nghị các bộ trưởng Tài Chính G20, cũng gây áp lực để từ "chiến tranh" không được sử dụng trong bất cứ thông cáo nào của hội nghị.

Thanh Phương

**********************

Biden nói Trung Quc đàm phán kết cc chiến tranh Ukraine là 'không hp lý'

Reuters, VOA, 25/02/2023

Tng thng M Joe Biden nói vi ABC News trong mt cuc phng vn vào ngày th Sáu rng ý tưởng Trung Quc s đàm phán kết cc ca cuc chiến Ukraine là không hp lý, sau khi kế hoch hòa bình ca Bc Kinh cho cuc xung đt được công b.

chine2

Tng thng M Joe Biden nói chuyn vi gii truyn thông trước khi ri Nhà Trng vào cui tun, ti Washington, M, ngày 24/2/2023.

"[Tng thng Nga Vladimir] Putin hoan nghênh nó, vy làm sao nó có th tt được ?" ông Biden nói vi ABC News vào dp k nim mt năm chiến tranh.

"Tôi không thy gì trong kế hoch này cho thy có điu gì đó có li cho bt c ai khác ngoài Nga, nếu làm theo kế hoch ca Trung Quc".

"Ý tưởng Trung Quc s đàm phán kết cc ca mt cuc chiến hoàn toàn phi nghĩa đi vi Ukraine là không hp lý".

Kế hoch ca Trung Quc kêu gi c hai bên đng ý gim leo thang dn dn và cnh báo ch s dng vũ khí ht nhân.

Kế hoch, được nêu trong mt tài liu ca b ngoi giao, phn ln nhc li lp trường ca Trung Quc k t khi Nga tiến hành điu mà h gi là "chiến dch quân s đc bit" vào ngày 24 tháng 2 năm ngoái.

Ông Biden cũng lp li phát biu rng ông s không gi máy bay chiến đu F-16 đến Ukraine vào lúc này, nói rng Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskyy hin chưa cn.

"Ông y chưa cn F-16 vào thi đim này", ông Biden nói. "Tôi loi tr kh năng gi máy bay vào lúc này".

(Reuters)

**********************

Ukraine : Phương Tây phản ứng lạnh nhạt về kế hoạch hòa bình của Trung Quốc

Thanh Phương, RFI, 25/02/202

Hôm 24/02/2023, một số đồng minh phương Tây của Kiev đã có phản ứng lạnh nhạt về kế hoạch hòa bình mà Trung Quốc đề nghị để giải quyết cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, trong khi tổng thống Zelensky tỏ ý muốn làm việc với Bắc Kinh để tìm một giải pháp cho cuộc xung đột.

chine3

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp lãnh đạo cao cấp nhất của ngành ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại điện Kremlin, Moskva, Nga, ngày 22/02/2023. AP - Anton Novoderezhkin

Trong một tài liệu gồm 12 điểm, được bộ Ngoại Giao Trung Quốc công bố hôm qua, Bắc Kinh kêu gọi Moskva và Kiev mở đàm phán hòa bình, đồng thời tuyên bố chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột. 

Trong một thông cáo, bộ Ngoại Giao Nga hôm qua tuyên bố Moskva "đánh giá cao" những nỗ lực của Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh là phải công nhận việc sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine vào Nga. 

Nhưng phát biểu nhân lúc đi thăm Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế Paris khai mạc sáng nay, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi Bắc Kinh giúp gây áp lực với Nga để "chấm dứt cuộc xâm lược" và "kiến tạo hòa bình" cho Ukraine. Theo ông Macron, nền hòa bình chỉ có thể đạt được với việc Nga ngừng tấn công, triệt thoái quân và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và nhân dân Ukraine. Tổng thống Pháp cũng thông báo ông sẽ đi thăm Trung Quốc vào đầu tháng 4.

Về phản ứng của Hoa Kỳ, trên đài truyền hình ABC, tổng thống Joe Biden nói rằng ông không nhìn thấy trong kế hoạch hòa bình của Trung Quốc "có bất cứ điều gì có lợi cho bất cứ ai ngoài Nga". Còn lãnh đạo ngành ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell đánh giá tài liệu do Bắc Kinh đề nghị "không phải là một kế hoạch hòa bình". Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier hôm qua cũng bày tỏ nghi ngờ về "vai trò mang tính xây dựng" của Trung Quốc nhằm đem lại hòa bình cho Ukraine. 

Trong khi đó, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có phản ứng chừng mực hơn, cho rằng "cần phải làm việc" với Bắc Kinh để tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột. Theo ông Zelensky, trong kế hoạch hòa bình do Trung Quốc đề nghị, "dường như có sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi và có những điểm liên quan đến an ninh". Tổng thống Ukraine thậm chí cho biết ông dự trù sẽ gặp chủ tịch Tập Cận Bình trong nay mai.

Về phần Liên Hiệp Quốc, phát ngôn viên của tổng thư ký Antonio Guterres xem kế hoạch hòa bình mà Trung Quốc đề nghị là "một đóng góp quan trọng", và đặc biệt hoan nghênh việc Bắc Kinh kêu gọi không sử dụng vũ khí nguyên tử. 

Hôm qua, đúng một năm tổng thống Putin phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, đại diện các nước thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, kể cả đại diện của Nga, đã dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân của cuộc chiến này.

Thanh Phương

**************************

Trung Quốc kêu gọi Nga-Ukraine đàm phán hòa bình

Phan Minh, RFI, 24/02/2023

Đúng 1 năm kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine hôm 24/02/2023, Trung Quốc công bố tài liệu gồm 12 điểm kêu gọi Moskva và Kiev tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình và lên án việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

chine4

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong phiên họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 22/9. Ảnh : SCMP

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết cụ thể :

Tài liệu được công bố trên trang web của bộ Ngoại giao Trung Quốc sáng nay nhắc lại một số đề xuất được đề cập trong sáng kiến an ninh toàn cầu do Bắc Kinh đưa ra cách đây vài ngày : sự cấp thiết trong việc đối thoại và đàm phán, tất cả các bên nên ủng hộ Nga và Ukraine đi theo cùng một hướng và nối lại đối thoại trực tiếp càng sớm càng tốt để đạt được một giải pháp hòa bình. Tiếp theo là tôn trọng chủ quyền của các quốc gia và lên án mạnh mẽ việc sử dụng vũ khí hạt nhân, mà Vladimir Putin nhắc đến nhiều lần kể từ khi xung đột bắt đầu và các cuộc tấn công vũ trang vào các nhà máy điện hạt nhân.

Trong số các phần bổ sung, một số điểm có đề cập đến thường dân và việc duy trì trao đổi kinh tế. Ngoài các lập luận hướng tới một giải pháp mà các nhà ngoại giao phương Tây chủ trương, kế hoạch của chính phủ Trung Quốc bao gồm cả việc từ bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga và tâm lý Chiến Tranh Lạnh.

Đối với Kiev, vốn đang chờ nhận được văn bản đề xuất của Trung Quốc trước khi có phản ứng, điều kiện tiên quyết là quân đội Nga phải rút lui khỏi Ukraine.

Còn tại Đức, tuần báo Der Spiegel hôm nay đưa tin rằng Trung Quốc đang có kế hoạch sản xuất những "drone tự sát" cho quân đội Nga sử dụng ở Ukraine.

Phan Minh

****************************

Trung Quốc trình bày với Nga "kế hoạch hòa bình" cho Ukraine

Anh Vũ, RFI, 23/02/2023

Hôm 22/02/2023, lãnh đạo cao cấp nhất của ngành ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, đã được tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tại điện Kremlin, sau khi hội đàm với ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov. Trong cuộc gặp này, ông Vương Nghị đã trình bày "phương pháp tiếp cận của Trung Quốc để giải quyết khủng hoảng Ukraine bằng chính trị", theo thông cáo của bộ Ngoại Giao Nga.

chine5

Lãnh đạo cao cấp nhất của ngành ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) và tổng thống Nga Vladimir Putin, điện Kremlin, Moskva, Nga, ngày 22/02/2023. AP - Anton Novoderezhkin

Trước đó, Bắc Kinh đã hứa trong tuần này sẽ công bố các đề xuất nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine. Giới quan sát gọi đó là "kế hoạch hòa bình" cho Ukraine.

Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh cho biết thêm thông tin :

Theo tiếng Trung thì đó không phải là "kế hoạch hòa bình", mà là tài liệu trình bày"lập trường của Trung Quốc về việc giải quyết khủng hoảng Ukraine". Sự khác biệt về ngôn từ này rất quan trọng, bởi vì Bắc Kinh chỉ muốn đưa ra các gợi ý để làm dịu cường độ không suy giảm của cuộc chiến tranh sau một năm Nga xâm lược Ukraine, nhưng chủ yếu cũng muốn cho thấy quan điểm của Trung Quốc về thế giới, về trật tự quốc tế và cách giải quyết các xung đột.

Nhà nghiên cứu Triệu Thông của Trung tâm Carnegie-Thanh Hoa tại Bắc Kinh phân tích : "Mục đích của tài liệu này là trình bày đóng góp của Trung Quốc vào giải quyết khủng hoảng Ukraine một cách hòa bình. Tài liệu chủ yếu được gửi tới Châu Âu và các nước khác ngoài Hoa Kỳ, nhằm chứng minh chính sách đối ngoại của Trung Quốc là mang tính hòa bình và thể hiện hình ảnh một nước lớn có trách nhiệm và hùng mạnh. Tài liệu chỉ nêu các vấn đề mang tính nguyên tắc và có lẽ không có nhiều đề nghị cụ thể".

Những nguyên tắc lớn vì một nền hòa bình bền vững đã được các lãnh đạo Trung Quốc nhắc đến nhiều lần, đặc biệt là vấn đề "tôn trọng toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của các nước". Đó cũng là lập luận ủng hộ Ukraine. Thêm vào đó, theo như khẳng định của chế độ Cộng sản, "tất cả các nước phải tính đến các quan ngại hợp lý của nước khác về vấn đề an ninh". Đây cũng là lập luận mà Nga bảo vệ.

Từ đầu cuộc xung đột, Trung Quốc tỏ ra "trung lập", nhưng nghiêng về Nga. Giai đoạn tiếp theo sẽ là chuyến thăm Moskva của ông Tập Cận Bình vào mùa xuân tới, nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai đồng minh.

Kiev khẳng định không được Bắc Kinh tham khảo trước

Cũng trong chuyến đi Moskva, ông Vương Nghị đã bày tỏ mong muốn của Trung Quốc "tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác trên mọi phương diện" với Nga.

Về phần Kiev, một quan chức cao cấp của Ukraine, xin được giấu tên, khẳng định với AFP rằng Kiev đã không được phía Trung Quốc tham khảo ý kiến, đồng thời cho biết không một kế hoạch hòa bình nào được phép vượt qua "lằn ranh đỏ" mà Kiev đề ra, đó là không bao giờ chấp nhận những nhân nhượng về lãnh thổ với Nga, hiện đang chiếm đóng một số vùng ở miền đông và nam, cũng như bán đảo Crimea.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Reuters, Thanh Phương, Phan Minh, Anh Vũ
Published in Quốc tế

Tròn một năm kháng chiến : "Ukraine trụ vững", "đế chế Nga phải chết"

Tròn một năm kể từ cuộc can thiệp quân sự Nga chống Ukraine. Tuần san Pháp Courrier International, số ra cuối tháng 2/2023, dành trọn 60 trang báo cho cuộc kháng chiến của người Ukraine và tình hình nước Nga.

motnam1

Người dân đến bưu điện thành phố Kiev ngày 24/02/2023, để xem con tem mới, mô tả võ sĩ judo nhỏ quật ngã người đàn ông lực lưỡng (ngụ ý chỉ Putin). Phía dưới tem có dòng chữ lên án Putin. Nền tranh là bức tường nhà ở Borodyanka, biểu tượng tội ác chiến tranh Nga. AFP – Sergei Supinsky

"Ukraine trụ vững" là tựa đề trang bìa Courrier International, trên nền đen, với bên phải là một nửa khuôn mặt của tổng thống Nga Putin, nổi bật với con mắt xanh quắc, trong đáy mắt là một phần bản đồ thế giới. "Ukraine trụ vững" trước tham vọng đế quốc của Putin là chủ đề xuyên suốt tuần san Pháp. Phần đầu tiên của số báo – "Ukraine một năm sau" – giới thiệu các bài báo nước ngoài, mô tả "sức kháng cự không thể tưởng tượng nổi" của người Ukraine, từ thành phố cảng miền nam Mariupol, đến thị trấn Horodnia miền bắc, từ thủ đô Kiev đến thành phố Bakhmut miền đông, hay Mikolaiv miền đông nam.

Tội ác : Những bức ảnh khiến công chúng xúc động

Courrier International giới thiệu trước hết tác phẩm của nhóm phóng viên New York Times, đứng đầu là nhà nhiếp ảnh kỳ cựu David Hume Kernnerly, ngườit từng nhận giải thưởng Pulitzer cho các tác phẩm của ông về chiến tranh Việt Nam. "Chụp ảnh địa ngục" là câu nói gây sốc, mà nhiếp ảnh gia kỳ cựu Kernnely dùng để tóm tắt về công việc của các phóng viên.

Theo ông, nhiều người có thể tin rằng, công chúng giờ đây dường như đã trở nên trơ lỳ với các hình ảnh về nỗi đau khổ của con người, bởi họ đã chứng kiến quá nhiều đến mức bão hòa. Thế nhưng một nhiếp ảnh gia giỏi vẫn luôn có khả năng khiến chúng ta xúc động. Trong số các bức ảnh của New York Times được Courrier International giới thiệu, có hình một nửa khuôn mặt người với mắt mở to lộ ra sau một túi xác đen khép không kín. Con mắt mở to như của một người còn sống, như thể đang chất vấn người xem. 

Những hình ảnh khủng khiếp về chiến tranh lặp đi lặp lại khiến tình cảm con người có thể trở nên trơ lỳ, hoặc ngược lại khiến người ta không còn dám đối diện với sự thật thảm khốc. Courrier International dẫn lời của nhiếp ảnh gia Kernnerly : "Những bức ảnh xuất sắc nhất về chiến tranh thường khiến người ta không dám nhìn. Nhưng điều quan trọng nhất là đừng làm như vậy".

Thảm kịch Mariupol và tiểu thuyết "Chúa tể của những chiếc nhẫn"

Bài phóng sự của báo Ukraine Oukrainska Pravda, "Một ngày vô tận tại Mariupol", thành phố cảng bên bờ biển Azvov, sầm uất trước chiến tranh, cho thấy sự thật chiến tranh tàn khốc qua trải nghiệm của chàng thanh niên 28 tuổi Vitaly Nikitin. Ngôi trường học phổ thông của anh bị bom đạn phá hủy hoàn toàn. Vitaly chứng kiến cảnh nhà hát thành phố trúng bom, người chết ngay trên đường phố, nhiều khi với đầu và tay chân đứt lìa. Vào thời điểm quân Nga tấn công Marioupol, nhiều thân nhân của Vitaly vẫn còn cho rằng quân đội Ukraine bắn phá thành phố.

Trở lại ngôi trường bị tàn phá, Vitaly đã tìm được bộ ba tiểu thuyết "Chúa Tể của Những Chiếc Nhẫn" của văn hào Tolkien còn nguyên vẹn. Chàng thanh niên sực tỉnh, và nhận ra chính "loài Orc", tức lũ quái vật tay chân của các thế lực trong bóng tối, đã đến tàn phá quê hương anh. Vitaly hiểu "vì sao các nhà văn sáng tác".

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nga cũng là cuộc kháng chiến của văn hóa

Người Ukraine kháng cự kiên cường chống lại quân xâm lược Nga không chỉ nhờ ở vũ khí phương Tây. Cuộc kháng cự của người Ukraine cũng bắt rễ sâu trong văn hóa. Báo Hà Lan De Volkskrant có bài phóng sự "Quên đi cuộc xâm lăng trong giây phút ngắn ngủi của một dịp hội hè". Tại thị trấn Horodnia, cách biên giới với Belarus – quốc gia đồng minh của Nga – chỉ một tầm đại bác, người dân địa phương tổ chức khá thường xuyên các hoạt động văn hóa.

Horodnia là một thị trấn với khoảng 10.000 dân trước chiến tranh, và không hề có tầm quan trọng về chiến lược. Đầu năm ngoái, quân Nga đã đi qua thị trấn hướng về Kiev, thậm chí không dừng lại ở đây. Ít lâu sau quân Nga rút lui qua ngả này cũng để các ngôi nhà dân của Horodnia gần như nguyên vẹn. Tuy nhiên, tâm hồn của dân chúng thị xã đã hoàn toàn khác. Trước chiến tranh, không mấy người dân ở Horodnia nghĩ rằng Nga sẽ xâm lăng. Giờ đây có đến một nửa gia đình có trẻ em đã rời đi nơi khác, các trường học đóng cửa, nhưng những người ở lại vẫn tổ chức các sinh hoạt văn hóa khi có dịp.

Bảo vệ văn hóa Ukraine và tiếng Ukraine trở thành một mặt trận không kém phần quyết liệt. Mới đây, ngày 9/11, Ngày Ngôn ngữ và Văn học Ukraine đã được tổ chức long trọng. Báo Hà Lan De Volkskrant giới thiệu tiết mục ca khúc nhạc pop do cô Katia Smal, 22 tuổi, trình diễn, kể về giấc mơ một "đất nước Ukraine không có người Nga". Trước chiến tranh, Katia viết nhiều ca khúc bằng tiếng Nga, và thậm chí đã bán cả sang Nga. Giờ đây cô hối tiếc về hành động này. Đối với Katia, những người lính Nga đã không chủ động tham gia vào cuộc xâm lăng, chính quyền đã biến họ thành "những thây ma sống" (zombie).

Quân Nga gieo rắc bóng tối

"Loài Orc" - tay chân của các thế lực hắc ám, "những thây ma sống" đã tàn phá đất nước Ukraine từ một năm qua. Quân Nga đã thực sự reo rắc bóng tối lên nhiều khu vực tại Ukraine. Các cơ sở hạ tầng năng lượng bị tấn công, nạn cắt điện kéo dài trở thành chuyện cơm bữa. Trên báo Anh The Observer, nhà văn Ukraine Andrei Kourkov mô tả nỗi hãi hùng đối với rất nhiều người dân Ukraine khi phải liên tục sống trong cảnh hoàn toàn không có ánh sáng kéo dài.

Bóng tối bao trùm cũng buộc mỗi người đối diện với những nỗi đau khổ của chính mình, về thể xác, cũng như tình cảm sợ hãi, lo lắng. Nhà văn Andrei Kourkov cũng khi nhận sống trong bóng tối kéo dài cũng khiến nhiều người dân Ukraine thay đổi thói quen.

Phần hai trong số báo đặc biệt về xung đột Ukraine của Courrier International mang tựa đề "Phương pháp Putin", trên nền hình ảnh lãnh đạo Nga một tay cầm một que diêm bốc cháy, một tay cầm tấm hình nước Nga. Putin đem chết chóc, lửa khói đến cho quốc gia láng giềng Ukraine, nhưng hành động của ông ta đồng thời cũng có nguy cơ hủy diệt chính nước Nga. "Que diêm" châm ngòi chiến tranh tàn phá đất nước Ukraine chắc chắn không thể để nước Nga yên lành.

Putin : Chiến lược hủy bỏ "bài bản" các cải cách thời Gorbachev

Courrier International muốn đưa ra một góc nhìn khác về chiến lược hành xử của Putin. Khác với nhiều quan điểm phổ biến cho rằng Putin là một "kẻ điên rồ", bài viết của nhà văn Nga Viktor Erofeev, trên báo Đức Franfurter Allemeine Zeitung, vạch ra một "kế hoạch bài bản, được tính toán kỹ lưỡng" trong chiến lược của Vladimir Putin.

Từ hai thập niên nay, tổng thống Nga đã thực thi một kế hoạch dài hơi nhằm phá bỏ dần dần mọi cải cách thời hậu chiến tranh Lạnh trong thập niên 1980 của ông Gorbatchev, khi làm chủ tịch Liên Xô, thường được gọi là các cải cách "perestroika". 

Chủ trương của Putin là tái lập một quyền lực tập trung cao độ tại Nga giống như thời đế chế các Sa hoàng, và thời cộng sản toàn trị Stalin. Trong một chế độ độc đoán mà ông Putin nỗ lực tạo lập, "mọi sáng kiến chính trị từ dân chúng đều bị chính quyền bóp nghẹt". Nhà văn Viktor Erofeev gọi đây là các cuộc cải cách "perestroika đảo ngược". Để xây dựng một chế độ độc tài như vậy chính quyền Putin coi việc "vứt bỏ mọi ảnh hưởng của phương Tây là bước đi không tránh khỏi".

Điều đáng sợ đối với nước Nga, theo Viktor Erofeev, là đông đảo người dân Nga nhìn chung rất ít biết đến các quyền tự do cá nhân, và ý thức tầm quan trọng của chúng, bởi vậy mà các tuyên truyền nhồi sọ ở Nga có được ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài, ngược lại với ở Châu Âu, cho dù nhiều nơi đã từng có các chế độ độc tài, phát xít, nhưng người dân hiểu được các quyền tự do nên không dễ bị quy phục.

"Putin không phải là Lenin" và tiên tri của cha đẻ "liệu pháp sốc"

Tuy nhiên, "nỗ lực bài bản, được tính toán kỹ lưỡng" nhằm áp đặt một chế độ độc tài tại Nga của ông Putin chưa hẳn đã dễ thành công. Chính trị gia Nga, nhà báo Leonid Gozman, một trong các gương mặt đối lập nổi bật đang sống ở nước ngoài, trên báo Nga Novaia Gazeta, nhận định : "Putin không phải là Lenin, tình trạng này không thể kéo dài".

Theo chính trị gia Nga nói trên, nhiều người Nga đang buộc phải sống lưu vong, "vẫn có thể hy vọng vào sự sụp đổ của chế độ". Khác hẳn thời đầu của chế độ Xô Viết, đông đảo dân chúng tin tưởng vào chính quyền, giờ đây, "thực trạng tham nhũng, dối trá, đạo đức giả, không còn làm ai ngạc nhiên… Dân chúng buộc phải khuất phục, nhưng họ sẽ không bảo vệ chính quyền, như đã từng bảo vệ tổng thống Boris Yeltsin hồi 1991".

Chính trị gia Leonid Gozman khép lại bài viết với phát biểu của bộ trưởng Egor Gaidar (thời Yeltsin), thường được mệnh danh là cha đẻ của "liệu pháp sốc", tức chính sách tự do hóa kinh tế Nga. Trong những năm 2000, trong một cuộc nói chuyện với phó tổng thống Mỹ Dick Cheney, khi được hỏi : Liệu nước Nga có tiếp tục trở lại con đường cũ trong 70 năm nữa hay không ? (ngụ ý nói đến chế độ toàn trị kiểu Liên Xô), cha đẻ của "Liệu pháp sốc" trả lời : "Không, chỉ từ 15 đến 20 năm thôi". Nhà báo Gozman coi đây là một lời tiên tri, ông nhấn mạnh : "Chúng ta đã gần hết giai đoạn này rồi, hãy giữ vững niềm tin !". 

Trường giáo dục công dân Moskva : 30 năm hoạt động, 30.000 học viên

 Vẫn về chủ đề này, Courrier International giới thiệu bài "Đế chế Nga phải chết" của nhà báo Mỹ Anne Applebaum trên The Atlantic. Bà Anne Applebaum, là một chuyên gia về lịch sử của chủ nghĩa cộng sản và các xã hội Trung và Đông Âu, bao gồm Nga và Liên Xô, đoạt giải thưởng Pulitzer, giải thưởng nổi tiếng nhất của báo chí Mỹ, vào năm 2004, với cuốn "Một lịch sử về Goulag". (Goulag là từ để chỉ hệ thống trại tập trung thời cộng sản toàn trị Liên Xô).

Bài "Đế chế Nga phải chết" dành một phần chủ yếu để nói về nỗ lực phi thường của hai nhà hoạt động Nga, Lena Nemirovskai và Yuri Senokosov, sáng lập ra Trường giáo dục công dân Moskva ngay từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Giáo dục ý thức công dân, để xây dựng một xã hội dân chủ, nhà nước pháp quyền, là điều gần như hoàn toàn thiếu vắng tại Nga. Trong gần 30 năm hoạt động (từ 1992 đến 2021), đã có hơn 30.000 người theo học tại trường, từ các nghị sĩ, thành viên hội đồng địa phương, đến các doanh nhân, nhà báo… Đây là một tổ chức hoàn toàn do người Nga lập ra, hoạt động chủ động theo tôn chỉ của mình. Trong thập niên đầu tiên thời Putin, trường học hoạt động bình thường, với điều kiện không tham gia quá nhiều vào đời sống chính trị. Tuy nhiên, trường bị chính quyền Nga xếp vào nhóm các tổ chức gọi là "nhân viên nước ngoài", tức nhận chỉ thị từ bên ngoài. Trường giáo dục công dân Moskva đã buộc phải đóng cửa vào năm 2021. Hai nhà sáng lập buộc phải rời trường sang Riga, Latvia.

Theo nhà báo Anne Applebaum, công việc của hai nhà sáng lập Trường giáo dục công dân Moskva trong ba thập niên qua là không hề vô ích. Những tri thức do trường học này cung cấp cho phép hình dung là nước Nga có thể có được một chế độ khác, một "chế độ hậu Putin" là điều có thể.

Thất bại của đế quốc Nga ở Ukraine cho phép nước Nga mới ra đời

Đối với chuyên gia về lịch sử Nga này, điều đáng sợ không phải là chế độc độc tài của Putin, mà là việc đông đảo "thành phần cấp tiến" Nga trước đây không hiểu rằng nguồn gốc của chế độ độc tài chính là tham vọng xây dựng một nước Nga mang tính đế chế. Tình hình giờ đây đang xoay chuyển mạnh, theo nhà báo Anne Applenbaum, khi "hàng trăm nghìn người Nga bình thường đã nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa hình ảnh lý tưởng về một nước Nga đế quốc và chế độ độc tài". Nhiều chính trị gia đối lập Nga bắt đầu hướng đến xây dựng một xã hội dân sự Nga bên ngoài nước Nga.

Đối thủ của Ukraine không phải là một nước Nga láng giềng bình thường, mà là đế chế Nga đang được phục hồi với chiến lược âm thầm, bền bỉ của lãnh đạo tối cao Vladimir Putin. Chính ở điểm này mà cuộc tranh đấu vì một nước Nga dân chủ và cuộc kháng chiến của người dân Ukraine liên hệ mật thiết. Theo nhà báo Anne Applenbaum, một số người Nga cho biết "thất bại quân sự" của Nga tại Ukraine là điều tốt cho chính nước Nga. Nhà báo Mỹ cũng đồng tình với quan điểm này, việc đế chế Nga lụi tàn với thất bại quân sự tại Ukraine là cơ hội cho một nước Nga mới ra đời, một nước Nga mở cửa hơn, thịnh vượng hơn, với điều kiện là có đông đảo người Nga tham gia xây dựng một xã hội như vậy. Và "trong khi chờ đợi không thể để cho Putin độc quyền định nghĩa thế nào là người Nga. Ông ta không có thẩm quyền này".

Tổng tham mưu trưởng Nga : Con tốt trong tay Putin

Cũng trong số báo này, Courrier International còn có bài viết đáng chú ý trên báo Thụy Điển Dagens Nyheter về "nghệ thuật" nhục mạ các tướng lĩnh, điều cho phép tổng thống Nga luôn duy trì được uy quyền tuyệt đối. Các tướng lĩnh cấp cao nhất như tổng tham mưu trưởng Valeri Guerasimov cũng chỉ là một con tốt trong bàn tay của lãnh đạo tối cao. Dagens Nyheter mô tả việc tổng thống Nga khi thì tỏ ra trọng dụng, khi thì khinh bỉ không thèm nhìn mặt viên sĩ quan cao cấp này.

Bài viết trên báo Thụy Điển cho biết tình hình nội bộ Nga biến hóa khó lường. Tổng tham mưu trưởng, vừa được cử làm chỉ huy "chiến dịch đặc biệt" tại Ukraine, rất có thể bị Putin bày màn diễn cách chức trực tiếp trên truyền hình, trong lúc lãnh đạo công ty lính đánh thuê Wagner, nhân vật thân cận của Putin, đang được coi là nhiều người Nga coi là người hùng trong cuộc chiến tranh tại Ukraine, cũng có thể phải ra trước vành móng ngựa.

Pháp : Lên án "quan điểm mỵ dân chống tỉ phú"

Không hẹn mà gặp, ba tuần báo Pháp Le Point, L’Express L’Obs đều dành chủ đề chính cho thời sự trong nước. Hai tuần cuối tháng hai và đầu tháng ba được coi là kỳ "hưu chiến". Kết thúc kỳ nghỉ này, nghiệp đoàn và chính phủ sẽ trở lại cuộc đấu liên quan đến dự luật cải cách hưu trí, mà chính quyền Macron gần như chắc chắn sẽ thông qua. Các nghiệp đoàn dự kiến tổng đình công ngày 07/03.

Cuộc tranh đấu xung quanh dự luật hưu trí thu hút nhiều đối đầu căng thẳng trong xã hội Pháp. Tuần báo thiên hữu L’Express dành hồ sơ trang nhất để lên án quan điểm "mỵ dân chống tỉ phú". Trong bối cảnh dự luật cải cách hưu trí bị phản đối mạnh trong xã hội, phổ biến một quan điểm cho rằng có thể tăng thuế người giàu để bù vào phần thiếu hụt. L’Express có bài "điều tra đối chứng", chỉ trích 7 sai lầm của báo cáo Oxfam, tổ chức phi chính phủ đề xuất đánh thuế tài sản các tỉ phú, cụ thể là 1% những người giàu nhất, để có tiền cho quỹ hưu trí.

Tuần báo thiên hữu Le Point dành hồ sơ chính để chỉ trích lãnh đạo cực tả Jean-Luc Mélenchon. Le Point tìm cách lý giải vì sao đảng cực tả nước Pháp Bất Khuất lại nhận được sự ủng hộ đông đảo của giới tinh hoa đô thị. Hồ sơ mang tựa đề : "Giới thị dân đi theo phe Mélenchon".

Pháp : Cuộc chinh phục thầm lặng của đảng cực hữu

Về phần mình, tuần báo thiên tả L’Obs lo ngại "cuộc chinh phục thầm lặng" của đảng Mặt Trận Dân Tộc của bà Marine Le Pen. Đảng cực hữu của Le Pen im lặng trong vấn đề dự án cải tổ hưu trí đang gây đối đầu giữa chính quyền và đường phố. Đích nhắm của đảng này là cuộc tranh cử tổng thống năm 2027. Bài xã luận của L’Obs mang tựa đề "Một hương vị chiến thắng đáng lo ngại", cho biết đảng cực hữu đã gây ra một trận động đất về chính trị trong cuộc bầu cử hồi năm ngoái, với việc đưa được 88 dân biểu vào Quốc hội.

88 dân biểu là một lực lượng to lớn cho phép làm bắt rễ trong xã hội một quan niệm là đảng chính trị Mặt Trận Dân Tộc là một đảng phái giống như tất cả đảng khác. Đây chính là điều mà lãnh đạo đảng đã nói với L’Obs : "đấy là cái mà chúng tôi còn thiếu, để có thể hướng đến nắm được quyền lực".

Nỗ lực của giới vận động hành lang Ukraine tại Hoa Kỳ

Tập trung vào thời sự trong nước, nhưng L’Obs cũng có bài mô tả nỗ lực của giới vận động hành lang cho Ukraine tại Washington, cho phép duy trì áp lực tối đa với Quốc hội Mỹ, với các viện tư vấn, với báo giới, để đạt được mục tiêu nhận được ngày một nhiều hơn vũ khí từ Hoa Kỳ.

Le Point có bài về’ "Moldova, mục tiêu của Moskva". Phóng sự của Le Point cho thấy chính quyền Putin đã khai thác các kẽ hở của hệ thống chính trị Moldova để mở rộng các ảnh hưởng như thế nào. Moldova là nơi tham nhũng trầm trọng. Ảnh hưởng của Nga tại Moldova, quốc gia láng giềng với Ukraine mạnh đến mức, nhiều giới chức cao cấp nước này còn trả tiền cho nhân viên an ninh Nga để trình các báo cáo có lợi cho họ lên Moskva. Chính quyền Putin đang mưu đồ chia rẽ triệt để xã hội Moldova, với việc giật dây cho các cuộc phản kháng chính quyền, nhân danh chống tham nhũng.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Trọng Thành
Published in Quốc tế
jeudi, 23 février 2023 16:33

Chiến tranh Ukraine sau một năm

Chuyến đi ca Tng thng Joe Biden đến Kiyv, th đô Ukraine đu tun này có l là nhng gi phút đáng nh nht trong cuc đi chính tr ca ông. Biden đi xe la sut đêm trong 10 tiếng đng h, tt c các đin thoi di đng phi tt hoc b tm tch thâu. Trong lúc ông cùng Tng thng Volodymyr Zelensky đng trước ca nhà th St Michel thì nghe tiếng còi báo đng, cho biết mt oanh tc cơ ca Nga mi ct cánh, có th bay đến trong vòng my phút.

biden1

Chuyến đi ca Tng thng Joe Biden đến Kiyv, th đô Ukraine đu tun này có l là nhng gi phút đáng nh nhất trong cuộc đời chính trị của ông. Ảnh minh họa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky trước Tu viện Mái vòm Vàng của Thánh Michael ở Kiyv.

Chiến tranh ging như đánh vt, luôn luôn là mt cuc tranh hùng coi bên nào ý chí mnh hơn. Putin vn làm mt v không ngi giết người, ý chí st đá, tin tưởng s thng người đàn ông gn 80 tui này. Joe Biden rt d b đánh giá thp. Ông không có tài hùng bin mà li thích nói, c trông đã thy là mt c già. B tt nói lp t nh, kiên nhn t cha được nhưng vn hay nói sai, nói nhu khiến b nghi ng c kh năng phán đoán.

Nhưng mt năm sau, các nước Châu Âu đoàn kết giúp Ukraine, Biden nghim nhiên được chp nhn đóng vai dn đu. Còn Putin như cá mc cn trong cuc chiến hoàn toàn vô vng, đa v có th lung lay.

Khi tn công, Vladimir Putin có ít nht hai mc tiêu ln. Mt là chiếm ly li mt nước vn đã là mt phn ca lãnh th Liên Xô. Hai là ngăn không cho khi NATO bành trướng. Bây gi ông ta tht bi trong c hai.

Chính quyn và quân đi Ukraine bt khut vn đng vng, được khi NATO đng lòng h tr. Nước Đc t b chính sách cũ t hơn na thế k, tăng chi phí quân s, gi cho Ukraine thiết giáp Leopard là loi thích hp nht vi chiến trường này ; m ca cho Ba Lan và các nước khác cũng làm theo. Các nước cng sn cũ Đông Âu và thành viên mi ca NATO đón nhn thêm vũ khí và quân đi M đn trú. Các nước Phn Lan, Thy Đin t b v trí trung lp c truyn, xin gia nhp, khi NATO s đến sát biên gii Nga thêm hai ngàn cây s.

Trên trn đa, sau khi Ukraine chiếm li được các vùng Kharkiv và Kherson, đường ranh gii gia hai bên không thay đi t tháng 10 năm ngoái vì mưa, tuyết, bùn ly. Quân Nga chun b cuc tn công mùa Đông vi 1.800 xe tăng, 700 máy bay, 2.700 đi pháo, giàn phòng 810 ha tin, và 500.000 binh sĩ, theo chính ph Ukraine ước lượng. Trong thc tế, Nga ch đng viên được t 180.000 đến 200.000 lính trong mùa Hè năm ngoái, không biết đã gi qua Ukraine được bao nhiêu. Kyrylo Budanov, ch huy tình báo quân s Ukraine tin rng có hơn 326.000 lính Nga lâm chiến.

Chiến dch Mùa Đông đã khi s t tháng 2, quân Nga m đu bng chiến thut bin người theo li thi Thế Chiến 1914-18. Nhng cu tù nhân hay lính đi quân dch b đy ra làm bia đ đn ; không có tinh thn thn chiến đu nhưng nếu quay đu lùi bước s bn chết. Nhưng đo quân lính đánh thuê Wagner mnh nht cũng ch tiến được my chc đến 100 mét mi ngày, dù chu chết hàng ngàn.

Hai nhược đim ln nht ca quân Nga là h thng tiếp vn yếu phn ln da vào xe la, và h thng ch huy cng nhc ch biết theo mnh lnh t trên xung ; ch huy cp dưới không sáng kiến và không dám thay đi khi gp tình hung mi. Các kho vũ khí và tri tp trung quân sĩ đã phi tn rng và lui v hu c đ tránh các tên la chính xác mà quân Ukraine được tiếp vin. Nhóm Wagner ch huy đc lp nhưng binh sĩ thiếu hun luyn, không kinh nghim, đã công khai than phin là h thiếu súng đn, có khi thiếu c thc phm.

Quân Ukraine đã dùng trn chiến Bakhmut như mt cái by d được quân Nga kéo đến đ b hao mòn lc lượng t tháng 12 năm ngoái, dù đó ch là mt thành ph nh không giá tr chiến lược. Quân Ukraine có th b Bakhmut đ ch gi hai thành ph ln Kramatorsk và Sloviansk, là nơi h đã lp chiến tuyến phòng th sau khi chiếm li t năm ngoái. Nếu chiếm được mt phn Kramatorsk và Sloviansk, ông Putin có th tuyên b "chiến thng" và tm ngưng tn công.

Quân đi Ukraine ct yếu bo toàn lc lượng vì quân s thp hơn, nhưng được vin tr các xe thiết giáp mi, ha tin, và được thông báo các tin tc t máy bay thám thính, v tinh trinh sát ca M, Anh cho biết các cuc di chuyn và đa đim tp trung ca quân Nga. Quan trng nht là quân Ukraine tinh thn chiến đu rt cao, các tướng lãnh nhiu kinh nghim và h thng ch huy linh đng đ các đơn v nh có th hot đng đc lp, t do thích ng.

Chiến dch mi ca quân Nga khó đt chiến thng. Quân Nga s phi đưa vào chiến trường các lc lượng lưu đng như xe thiết giáp, trng pháo, xe ch lính cùng vũ khí, đn dược. Khi băng đá bt đu tan trên nhng cánh đng, quân Nga s phi dùng đường b, l hình tích cho ha tin và pháo binh Ukraine tn công. B Quc phòng Anh cho rng Nga đã huy đng 97% b binh vào mt trn, khó tăng thêm quân s.

Nhưng quân Ukraine, nếu mun bo tn lc lượng cho mt cuc chiến lâu dài, cũng không th tng phn công như trước đây khi h gii phóng Kharkiv và Kherson. Chiến s s gi nguyên tình trng ging co sut năm 2023 và có th kéo dài hơn na. Vì ông Zelensky không chp nhn ngưng bn nếu quân Nga còn đóng li, và ông Putin không th chu thua rút quân v.

Sau mt năm, điu quan trng nht ai cũng thy là quân đi Nga rt yếu. Các tướng lãnh vn s dng chiến lược, chiến thut t các cuc chiến tranh thế k 20. Quân Nga đã phi dù các súng và xe tăng t thế k trước, mua vũ khí ca Bc Hàn và Iran. K ngh quc phòng ca Nga khó sn xut thêm các ha tin tinh khôn vì b cm vn, không mua được nhng con chíp mi cn thiết. Hin nay ch có M, Hòa Lan và Đài Loan làm được cht bán dn ti tân cho các ha tin bn chính xác. Nga không mua được, s phi dùng các con chíp loi yếu, ha tin s không bn trúng đích na. Các ha tin phòng không S-300 đã được sa đi đ bn ngang trên mt đt thay vì đ bn máy bay.

Nhưng chiến tranh Ukraine đã nh hưởng c thế gii. Đây rõ ràng là cuc chiến gia mt chế đ đc tài chuyên chế và mt dân tc mun sng t do dân ch, báo đng các nước Châu Á và Châu Âu. Th tướng Nht Fumio Kishida nói rõ ràng nht : Nếu Nga thng Ukraine thì trt t thế gii s thay đi, các nước mnh s nghĩ h có th xâm lăng nước yếu mt cách d dàng ; đc bit là Trung Quốc. Nhưng Bc Kinh có th hc kinh nghim tht bi ca Nga, s dè dt hơn nếu đnh tn công Đài Loan.

Vì chiến tranh Ukraine Châu Âu kết hp vi M cht ch hơn trong khi Nga ch liên minh vi Iran, Bc Hàn và được Trung Quc giúp mua nhiu du, khí hơn đ nâng đ nn kinh tế đang b cm vn. Tp Cn Bình có kh năng ép Putin ngưng bn, nhưng không th đ cho ông ta tht trn, nht là b lt đ. Trong lúc Trung Quốc ng v Nga thì n Đ, tuy vn mua du la ca Nga vì giá xung quá thp, bt đu thân thin vi M hơn trong liên minh Quad cùng Nht Bn và Australia. M đang mi n Đ mua các chiến đu cơ F-16 đ thay thế các máy bay MiG đã cũ.

Trong năm qua, v thế ca Nga trên thế gii xung rt thp. Hin nay ch còn my nước Syria, Bc Hàn, Trung Quốc, Iran và Venezuela là còn thân thin ; trong khi khi NATO, Nht, Australia và M vng mnh vi nhng nn kinh tế đ sc tiếp tc sn xut vũ khí cung ng cho quân Ukraine.

Sau chuyến thăm th đô Kiyv, ông Joe Biden đã hp vi các nước Châu Âu Ba Lan, kích thích quyết tâm bo v các giá tr t do dân ch. Gn đây, Tng thng Volodymyr Zelensky đy mnh cuc chiến chng tham nhũng trong ni b, cách chc hàng chc quan chc, k c nhng người thân cn đã ng h ông t nhiu năm. Đây cũng là mt hành đng nhm chinh phc dư lun các nước đang giúp Ukraine ; cho thy quc gia này đáng được bo v !

Nga đã mt 200.000 binh sĩ, chết hoc b thương Ukraine, theo ước tính ca mt s viên chc M được báNew York Times phng vn. Quân Ukraine thit hi khong 100.000, bng mt na. Trong cuc chiến 10 năm Afghanistan ch có 70.000 lính Nga b loi khi vòng chiến. Ngày 15/2/1989, quân Nga rút khi Afghanistan. Ngày 26/12/1991, Liên bang Xô Viết sp đ. Năm 1989 dân s Nga là 288 triu, hin nay ch còn 144 triu. Kết qu cuc chiến s quyết đnh vn mng chế đ đc tài m dân ca Vladimir Putin.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn VOA, 23/02/2023

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn

Tròn một năm Nga xâm lược Ukraine. Khi cuộc chiến bắt đầu nổ ra, Putin có lẽ đã chắc mẩm rằng quân Nga sẽ tiến thẳng đến Kyiv trong vòng vài ngày, chậm lắm là một, hai tuần, sẽ lật đổ chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy, lập nên một chính phủ thần phục Nga, bản thân Zelenskyy và gia đình thì sẽ chạy sang nước khác tỵ nạn, Hoa Kỳ và các nước Châu Âu sẽ chỉ lên tiếng phản đối cho có lệ hoặc sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt nhẹ nhàng, như đã từng xảy ra khi Nga chiếm bán đảo Crimea v.v. Hoa Kỳ và phương Tây có lẽ cũng nghĩ thế.

Nhưng mọi chuyện đã hoàn toàn ngược lại.

nga1

Người dân ở Moscow theo dõi bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi ông thông báo về một chiến dịch quân sự đặc biệt ở vùng Donbas, miền đông Ukraine vào ngày 24/2. Ảnh Sergei Illnitsky/EPA-EFE/Shutterstock

Sau một năm, Kyiv vẫn đứng vững, Ukraine vẫn đứng vững, Hoa Kỳ và các nước đồng minh đoàn kết, tích cực hỗ trợ Ukraine, NATO thay vì tiếp tục trong tình trạng "chết não, chết lâm sàng" như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng ví von, đã "sống lại" và còn mạnh mẽ hơn trước, một số quốc gia đã hoàn toàn thay đổi đường lối chính sách quốc phòng, ngoại giao, trong đó có Đức đã tìm cách dần dần thoát khỏi sự lệ thuộc về năng lượng đối với Nga, nâng mức đầu tư vào quốc phòng hàng năm lên 2% GDP, chấp nhận gửi vũ khí sang nước khác, Thụy Điển và Phần Lan từ bỏ chính sách trung lập, quyết định tham gia khối NATO, Ba Lan với sự tích cực, rõ ràng nhất quán trong chính sách của mình đối với Nga và phương Tây đưa đến triển vọng nước này có khả năng trở thành một trong những trụ cột của khối EU và là một đồng minh cật ruột của Hoa Kỳ ở Đông Âu.

Trong một năm qua, Ukraine hoang tàn đổ nát vì chiến tranh. Việc tấn công bừa bãi nhằm vào tất cả mọi mặt từ các khu dân sự, hạ tầng cơ sở, năng lượng… cũng như giết chóc bừa bãi, bất chấp mọi quy ước luật lệ chiến tranh của quân Nga theo lịnh Putin, nhằm làm suy yếu lâu dài mọi mặt của Ukraine, khủng bố tinh thần của người dân Ukraine, buộc nước này phải đầu hàng, đồng thời đẩy hàng triệu người Ukraine phải rời bỏ đất nước, tăng thêm gánh nặng di dân cho các nước khác v.v. Cuộc chiến chỉ mới có một năm mà mức độ thảm khốc, tàn phá, số lượng quân lính hai bên, số lượng thường dân phải chết… còn hơn cả những cuộc chiến tranh dài 10 năm của Mỹ ở Afghanistan, thậm chí hơn cả cuộc chiến 20 năm ở Việt Nam.

(Trong 20 năm đó số lượng người lính Mỹ phải chết là 58.000, còn quân Nga sau một năm là bao nhiêu ? Trong 20 năm đó nhà cửa hạ tầng cơ sở, năng lượng kinh tế của cả hai miền Nam, Bắc không bị tàn phá đến mức có những thành phố gần như đổ nát hoàn toàn như Ukraine bây giờ. Còn số người chết nói chung thì cuộc chiến Việt Nam vẫn nhiều hơn rất nhiều, khoảng hơn 3 triệu người, nhưng là vì cuộc chiến kéo dài 20 năm).

Ukraine đang phải trả giá vô cùng lớn, trước một bạo chúa tâm thần hoang tưởng, sẵn sàng phạm tội ác chống lại nhân loại như Putin. Và cùng với Putin là những cận thần sắt máu (vì cũng như Putin, bị ảnh hưởng bởi tinh thần dân tộc cực đoan, tâm trạng thù ghét phương Tây và khao khát khôi phục lại một nước Nga hùng mạnh trong quá khứ), một số không nhỏ những người lính được tuyển từ nhà tù trước đó vốn là tội phạm hình sự thứ "dữ" hay những đội lính đánh thuê máu lạnh… Và lẽ dĩ nhiên, chiến tranh không xảy ra trên đất Nga nên cái giá mà Ukraine phải trả trước mắt là nặng nề, đau thương hơn rất nhiều. Nhưng về lâu về dài, khi cuộc chiến kết thúc, khi Ukraine quyết tâm đi theo con đường dân chủ, làm bạn với các nước phương Tây, được các nước giúp đỡ tái thiết đất nước thời hậu chiến, thì tương lai của nước này chắc chắn sẽ sáng sủa hơn nước Nga, nếu Nga vẫn còn đi theo mô hình độc tài và bị thế giới cô lập. Còn Hoa Kỳ và các nước Châu Âu thì cũng có lợi khi Ukraine trở thành một nước dân chủ, đồng minh thân tín, và dứt khoát với Nga.

Cuộc chiến sẽ kéo dài bao lâu ? Không ai biết. Có những người, ngay từ khi cuộc chiến mới nổ ra vài tháng cho tới bây giờ luôn luôn nhân danh "chiến tranh là chết chóc, chiến tranh là tội ác" để kêu gọi hai bên phải ngồi vào bàn đàm phán, phải thương lượng, kể cả chỉ trích Zelenskyy là "hung hăng", muốn làm anh hùng bằng máu của người dân Ukraine và vũ khí của nước khác, tự biến mình thành con cờ trong tay Hoa Kỳ và phương Tây v.v. Có những kẻ, như tay cựu ngoại trưởng Mỹ Kissinger, kêu gọi đàm phán để đạt được hòa bình, trong đó "vai trò lịch sử của nước Nga không nên bị suy giảm".

Phải, thưa ông Kissinger, người miền Nam Việt Nam quá hiểu ông rồi, một kẻ mà trong suốt sự nghiệp chính trị của mình đã bộc lộ bản chất thực dụng, luôn ngưỡng mộ các nước lớn độc tài, sẵn sàng bày vẽ cho các lãnh đạo Mỹ "bán đứng" các nước nhỏ khi cần. Đàm phán kiểu gì nếu một bên không muốn dừng lại, nếu một bên chỉ muốn tiến chiếm bên kia như cộng sản Việt Nam trước đây, ngay cả sau khi Hiệp định Paris được ký kết ? Với cộng sản, khủng bố hay độc tài, không thể và không nên thương lượng, đàm phán bất cứ cái gì khi họ còn trong thế mạnh. Với Putin cũng vậy. Mấy tháng trước hay ngay cả bây giờ, nếu thương lượng, có nghĩa là phần lãnh thổ của Ukraine đã bị Nga tiến chiếm sẽ mất vào tay Nga vĩnh viễn, và ai có thể bảo đảm hòa bình lâu dài cho Ukraine khi nước này vẫn chưa được vào NATO ? Hay Nga chỉ tạm ngưng chiến vài năm để củng cố lực lượng, hồi phục kinh tế, chờ một dịp thuận tiện (ví dụ như nước Mỹ lại có một Tổng thống ngưỡng mộ Putin, xa lánh đồng minh như Trump) là lại đưa quân tấn công Ukraine ? Con đường hòa bình chắc chắn và lâu dài cho Ukraine là Hoa Kỳ và các nước phương Tây phải tăng cường hỗ trợ vũ khí mạnh hơn, hiệu quả hơn cho Ukraine để giúp họ kết thúc cuộc chiến sớm, sau đó chấp thuận cho Ukraine gia nhập khối EU và NATO để Nga không dám tấn công Ukraine một lần nữa.

Chiến tranh là ghê tởm. Không ai muốn chiến tranh. Nhưng một khi không thể né được thì phải chiến đấu cho đến khi đối phương buộc phải từ bỏ mục tiêu, tham vọng của họ, chứ không phải chấp nhận đàm phán, thương lượng, đàm phán hòa bình khi kẻ thù còn mạnh để mất nhiều thứ.

nga2

Quân đội Bắc Việt đã đạt được mục tiêu cuối cùng là tiến chiếm miền Nam

Nhìn lại Việt Nam, giá như trước đây, miền Nam Việt Nam có được một Tổng thống và một chính phủ quyết tâm đến cùng, cùng với một bộ máy truyền thông hữu hiệu để chỉ ra cho thế giới thấy phía Bắc Việt đã, đang và sẽ lừa gạt người dân và cả thế giới ra sao để đạt được mục tiêu cuối cùng là tiến chiếm miền Nam, giành độc quyền lãnh đạo trên toàn đất nước và họ sẽ không bao giờ dừng lại trước khi đạt được mục tiêu này, mọi cuộc đàm phán, Hiệp định hòa bình sẽ bị họ vứt vào sọt rác (như thực tế đã diễn ra). Một bộ máy truyền thông thông minh và hữu hiệu để chỉ ra cho thế giới thấy rằng cuộc chiến này không chỉ giữa người Việt với nhau, không chỉ có sự tham gia của Mỹ mà phía bên kia là Liên Xô, Trung Quốc và cả phe xã hội chủ nghĩa đang hỗ trợ tận răng cho Bắc Việt như thế nào ; cuộc chiến này không chỉ là người dân Miền Nam Việt Nam đang đấu tranh nhằm bảo vệ tự do, dân chủ của họ mà là cuộc chiến giữa phe tự do với phe cộng sản. Nếu Nam Việt Nam thua, có nghĩa là một chế độ tồi tệ hơn chiến thắng, và đó cũng là chiến thắng của Trung Quốc, Liên Xô trước Hoa Kỳ. Trong vô số cái dở của Việt Nam Cộng Hòa, cái dở lớn nhất là về mặt truyền thông, tuyên truyền, đã không làm cho người dân ý thức hết điều quý giá lớn lao mà họ đang có là một thể chế tự do, dân chủ, rằng nếu cộng sản thắng thì tương lai, vận mệnh Việt Nam sẽ ra sao ; cũng như không kêu gọi được sự ủng hộ của thế giới. Điều mà Tổng thống Zelenskyy đã và đang làm rất tốt trong thời gian qua.

Mặt khác, cuộc chiến Ukraine đối với phần còn lại của thế giới như các nước Nam Mỹ, Nam Á (các nước Đông Á và Đông Nam Á thì có lẽ phải quan tâm theo dõi vì liên tưởng đến mối đe dọa tương tự từ Trung Quốc), Châu Phi, kể cả Ấn Độ, đó vẫn là "cuộc chiến của các nước Châu Âu", cùng lắm, là liên quan giữa khối NATO và Nga, không dính dáng gì đến mình, và không nước nào muốn dây vào, thậm chí còn thủ lợi từ đó, như Ấn độ tranh thủ mua dầu giá rẻ của Nga. Còn Trung Quốc, tất nhiên là "ngư ông đắc lợi", đồng thời theo dõi cuộc chiến này để tính toán những bước đi tương lai trên bàn cờ chính trị của mình. Cuộc chiến vì vậy cũng bộc lộ rõ hơn quan điểm, thái độ, chính sách ngoại giao của nhiều quốc gia, qua đó Hoa Kỳ và các nước dân chủ phương Tây có thể thấy được ai là (và có thể sẽ là) bạn, là đồng minh, và ngược lại.

Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam, dù luôn luôn nói "Việt Nam không chọn phe" nhưng cũng đã cho thấy sự chọn lựa của họ. Và một lần nữa, khi chọn đứng cạnh Nga và Trung Quốc, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam lại đặt quyền lợi của đảng, của chế độ lên trên quyền lợi của đất nước, dân tộc. Như đã luôn luôn như thế, trong suốt gần một thế kỷ qua.

Song Chi

Nguồn : RFA, 24/02/2023

Additional Info

  • Author Song Chi
Published in Diễn đàn