Trong bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hồi trung tuần tháng 5 vừa qua, ông đã nhắc lại một mẫu câu thể khẳng định mà ông tâm đắc ở nhiều diễn văn trước đó, bao gồm cả các phát biểu mang tính huấn thị :
"…Với ý chí, quyết tâm cao và tinh thần "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt", Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đảng ta, Đất nước ta vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện và đáng mừng trên nhiều lĩnh vực".
Có lẽ Tổng bí thư cần thay đổi cách tiếp cận đời sống kinh tế và cả chính trị.
Người viết bài này cho rằng cụm từ : "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt" là những ngộ nhận của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về các ý tưởng cho ban hành chính sách, quyết sách trên cương vị là chính khách độc quyền lãnh đạo toàn diễn kinh tế – xã hội của Việt Nam.
Nếu các "khẩu hiệu" trên là đúng thì "phản Trọng" đang bàng bạc khắp nơi mà không hề e dè, dấu giếm.
Đơn cử trong ngành du lịch tiếp tục có kêu gọi "liên kết du lịch, xin đừng để ‘đèn nhà ai nấy rạng’…".
Mười năm trước. Tại hội thảo về "Phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh Duyên hải miền Trung" trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch biển đảo quốc tế Nha Trang – Việt Nam tại Festival Biển 2013, các tham luận đều chung nhìn nhận là sự liên kết giữa các địa phương mới dừng lại ở việc ký kết văn bản hợp tác, hứa hẹn nhiều nhưng thực hiện chưa được bao nhiêu.
Tháng 12/2011, tại thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), câu chuyện liên kết du lịch giữa 9 tỉnh, thành phố khu vực Duyên hải miền Trung nhận được sự tán thưởng rộng rãi. Lúc ấy, đại diện ngành "công nghiệp không khói" các tỉnh, thành phố khu vực này bắt tay ký kết hợp tác phát triển du lịch và các sản phẩm du lịch liên vùng.
Thế nhưng, sau hơn 2 năm triển khai, chương trình hợp tác nói trên được đánh giá là chưa hiệu quả, thiếu thiết thực và mang nặng tính hình thức. Nhiều địa phương nằm trong mắt xích liên kết nói trên, sau khi mau mắn hô hào hợp tác đã quay ra tổ chức các hoạt động du lịch như thể "một mình một mâm".
Chương trình "Con đường di sản" kết nối du lịch Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam từng gây được tiếng vang, nhưng hơn 20 năm nay sản phẩm du lịch liên vùng này vẫn chưa thể trở thành một thương hiệu tương xứng với thế mạnh.
Các địa phương vẫn mạnh ai nấy làm, có vẻ như ai cũng cho mình là trung tâm của "Con đường di sản". Tình trạng "đèn nhà ai nấy rạng", thiếu sự hỗ trợ lẫn nhau trong tổ chức khai thác khiến cho sản phẩm hợp tác đình đám một thời này ngày càng tỏ ra "đuối", và nhiều khi chỉ còn là thứ trang sức làm đẹp chính sách của nhiệm kỳ lãnh đạo.
Lãnh đạo ngành du lịch của một tỉnh từng nói, đại ý là sau những cuộc hội thảo bàn về liên kết vùng, các nhà quản lý ngành du lịch địa phương đã ngồi lại với nhau, nhưng khi bàn đến việc ai sẽ là người đứng ra điều hành và chủ trì toàn bộ hoạt động liên vùng thì có chuyện không ai chịu ai, ai cũng muốn giữ vai điều hành để mang nguồn lợi về cho địa phương mình.
Sự thể nói trên, theo một chuyên gia du lịch, là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến kết quả của các chương trình liên kết trong thời gian qua không được như kỳ vọng.
Minh chứng như kỳ nghỉ lễ 5 ngày đã kết thúc hồi cuối tháng 4 đầu tháng 5/2023, hàng triệu du khách đã đi tham quan, nghỉ dưỡng ở những khu, điểm du lịch trong cả nước, mang lại nguồn thu hàng chục ngàn tỷ đồng cho ngành du lịch.
Tuy nhiên, một số trung tâm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng đã không đón được lượng khách và doanh thu như kỳ vọng. Một trong những nguyên nhân là do giá vé máy bay tăng cao, khiến nhiều du khách thay đổi kế hoạch. Cách làm du lịch kiểu "đèn nhà ai nấy rạng" này đang cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp trong phát triển ngành công nghiệp không khói của đất nước.
Trong kinh tế của "vùng kinh tế trọng điểm" cũng bắt gặp tình trạng tương tự.
Cảm giác mang tính cá nhân của người viết là ở những lần họp cấp chóp bu Trung ương, đến hiện tại vẫn chưa rõ ràng về tính đường xa với những việc làm, hành động cụ thể.
Lâu nay, hay ít nhất là trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người ta thấy rằng đa phần là nói suông trên bàn giấy, để rồi tan họp là mạnh ai nấy bước, không hề chút mảy may nào gọi là "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt", mặc dù có vẻ ngoài quả thật đang chuông trống "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng" như sân khấu phường tuồng…
Nguyễn Nam
Nguồn : VNTB, 09/06/2023
Tổng bí thư sẽ được mức tín nhiệm nào ?
Đông Đô, VNTB, 11/05/2023
Thước đo từ lòng dân
Một cuộc thăm dò mới của Reuters trong 3 ngày cho thấy tỷ lệ ủng hộ của công chúng đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ còn 40%, gần mức thấp nhất trong cả nhiệm kỳ.
Reuters công bố hôm 9/5, xếp hạng tín nhiệm thấp này là do việc người Mỹ không hài lòng về cách chính quyền của ông Biden xử lý vấn đề nhập cư và lạm phát. Mức này chỉ cao hơn một chút so với mức cực thấp 39% của tháng trước.
Nếu một tờ báo nào đó cũng thử làm một cuộc thăm dò tương tự đối với chính khách là Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, liệu kết quả sẽ như thế nào ?
Tin chắc rằng sẽ không có con số cụ thể nào được công bố mà hội đủ các tiêu chí thông thường của một thăm dò ẩn danh trên truyền thông. Lý do rất đơn giản : người dân đang ủng hộ chuyện "đốt lò" của Tổng bí thư, nên họ luôn sẵn sàng "chín bỏ làm mười" cho những chuyện mà Tổng bí thư gần như bất lực suốt ròng rã 3 nhiệm kỳ liên tiếp trong vị trí là lãnh đạo tối cao, và cũng là độc quyền của nhà nước Việt Nam.
Nhìn từ giáo dục ở vùng cao
Câu chuyện đau lòng về tai nạn của vợ chồng cô Mai Thị Yến trên đường trở lại điểm trường đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Thế nhưng không có bất kỳ cơ quan truyền thông nào ‘đeo bám’ tới tận cùng trong việc tìm lời giải để không còn cảnh nghiệt ngã này nữa.
Tháng 9/2011, nhà báo Trần Đăng Tuấn đã chính thức khởi động dự án "Cơm có thịt cho học sinh dân tộc nội trú dân nuôi" của Quỹ học trò nghèo vùng cao. Trước đó, ông Trần Đăng Tuấn là Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
"Yêu thương trao đi là yêu thương còn mãi. Hãy cùng chúng tôi chọn người – chọn nơi để thương, để yêu, để sẻ chia. Và đó là những em nhỏ vùng cao ngoan hiền, đang sống ở những nơi nghèo khó, giúp các em bớt chật vật hơn khi tới trường. Hãy cùng cảm nhận niềm vui, hạnh phúc với các em bằng những đóng góp nho nhỏ – ít thôi nhưng đều đặn. Yêu thương bao giờ cũng có đủ cho tất cả mọi người. Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu thương mà chúng ta giữ mãi được cho mình" – nhà báo Trần Đăng Tuấn kêu gọi.
Tháng 1/2011, ông Nguyễn Phú Trọng ‘đăng quang’ Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam.
Ngần ấy thời gian đi qua, đến nay thì Quỹ học trò nghèo vùng cao tiếp tục ‘đều đặn yêu thương", và các thầy cơ giáo "cắm bản" thì vẫn chờ đợi những quyết sách "đoái hoài" tới họ từ người giữ chức vụ và quyền lực cao nhất nước trong hơn 12 năm qua là Tổng bí thư.
Những đồng nghiệp của nhà báo Trần Đăng Tuấn đã khéo léo cổ vũ bằng việc trích đăng tải ý kiến bạn đọc, kiểu nhẹ nhàng như : "Chuyện này là hoàn toàn có thật và đa số là với học sinh vùng dân tộc. Có những lớp học bán trú của học sinh học cả ngày (vì nhà xa) mà hàng tuần liền các em toàn ăn cơm với cá khô, tối không có điện phải kẹp đèn pin vào cổ để học bài.
Trường không ra trường, lớp không ra lớp, toàn là nhà tre- nứa – lá dột nát. Trong khi đó các trường khác (nhất là ở các thành phố lớn) thì xã hội hóa giáo dục… vô bờ bến, nhưng chất lượng kiến thức thì hoàn toàn tỉ lệ nghịch. Mà hình như cả Bộ trưởng Nội vụ cũng như Giáo dục và Đào tạo không nhìn thấy thực trạng đó của xã hội hay sao ấy ?… Đề nghị Đảng, Chính phủ và Nhà nước quan tâm hơn tới lĩnh vực này !"…
Cần ‘đánh cược’ bằng ‘ghế’ Tổng bí thư
Thế nhưng… dẫu rằng trong những năm gần đây, các chế độ, phụ cấp đối với nhà giáo cũng được cải thiện. Giáo viên công tác ở vùng đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, trợ cấp lần đầu khi công tác ở vùng khó khăn, trợ cấp tham quan, học tập bồi dưỡng chuyên môn, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp dạy tiếng dân tộc.
Nhưng các chế độ đãi ngộ lại không giúp giáo viên giải quyết được nhiều khó khăn thực tế như giảm nguy hiểm, rủi ro trên hành trình đến trường, hay trong những hoàn cảnh đặc biệt như gặp thiên tai, bão lũ. Cuộc sống quá khắc nghiệt ở vùng khó khăn khiến nhiều giáo viên dẫu có thu nhập ổn định cũng không thể có cuộc sống bình thường như giáo viên vùng xuôi.
Ngoài việc thúc đẩy các giải pháp nâng cao cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện, nước sạch ở các vùng khó khăn, riêng ngành giáo dục cần rà soát và thực hiện nghiêm quy định về luân chuyển giáo viên để những giáo viên đã công tác lâu năm ở vùng khó được chuyển về nơi thuận lợi hơn.
Ước gì Tổng bí thư mạnh dạn hứa với quốc dân đồng bào, rằng nếu ông được tin cậy trong việc tín nhiệm trong chuyện ngồi hết nhiệm kỳ ba này, ông sẽ có những quyết sách khả thi hơn để "đường đến trường bớt hiểm nguy" đối với cả thầy và trò ở vùng cao.
Đông Đô
Nguồn : VNTB, 11/05/2023
***************************
Sách của tác giả Nguyễn Phú Trọng được xem là giáo trình ở bậc đại học
Mai Lan, VNTB, 11/05/2023
Giáo trình là tài liệu học tập hoặc giảng dạy được thiết kế và biên soạn dựa trên cơ sở chương trình môn học với mục đích để làm tài liệu giảng dạy chính thức cho giáo viên, hoặc/và làm tài liệu học tập chính thức cho học sinh, sinh viên.
Giáo trình ở bậc đại học là gì ?
Theo Điểm a Khoản 4 Điều 2 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg có quy định : "Giáo trình" là tài liệu giảng dạy, học tập có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học duyệt, lựa chọn hoặc được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Như vậy theo quy định trên thì việc hôm 9/5 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi công văn chỉ đạo về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các trường đại học. Theo đó, các trường được yêu cầu cập nhật nội dung chương trình, tài liệu giảng dạy về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ năm học 2023-2024.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đưa cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, là tài liệu giảng dạy về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ năm học 2023-2024.
Vậy quyền tự do học thuật ở đâu ?
Về quyền tự do học thuật, thì văn bản chỉ đạo trên cho thấy là cần phải xem xét lại, vì viết sách lý luận chính trị của một cá nhân, và soạn giáo trình để giảng dạy ở bậc đại học là hai vấn đề khác hẳn nhau, đặc biệt là yếu tố nghiên cứu học thuật.
Giáo trình bao hàm các môn học cũng như các chủ đề được đề cập trong quá trình học tập. Mặt khác, chương trình giảng dạy bao hàm các chương và nội dung học thuật được dạy ở trường hoặc đại học. Nó ám chỉ đến kiến thức, kỹ năng và năng lực học sinh nên học trong quá trình học.
Giáo trình được định nghĩa là các tài liệu bao gồm các chủ đề hoặc phần được đề cập trong một chủ đề cụ thể. Nó được xác định bởi hội đồng thi và được tạo ra bởi các giáo sư. Các giáo sư chịu trách nhiệm về chất lượng của khóa học. Nó được cung cấp cho các sinh viên bởi các giáo viên, ở dạng bản cứng hoặc dạng điện tử để thu hút sự chú ý của họ đối với môn học và nghiêm túc học tập.
Một giáo trình được coi là một hướng dẫn về phụ trách cũng như cho các sinh viên. Nó giúp sinh viên biết chi tiết về chủ đề này, tại sao nó là một phần trong quá trình học của họ, kỳ vọng của sinh viên là gì, hậu quả của sự thất bại, v.v. Nó chứa các quy tắc chung, chính sách, hướng dẫn, chủ đề, bài tập, dự án, ngày thử nghiệm, và như vậy.
Còn chương trình giảng dạy được định nghĩa là hướng dẫn của các chương và nội dung học thuật được bao phủ bởi một hệ thống giáo dục, trong khi trải qua một khóa học hoặc chương trình cụ thể.
Giáo trình được mô tả như là bản tóm tắt của các chủ đề được đề cập hoặc các đơn vị sẽ được dạy trong chủ đề cụ thể. Chương trình giảng dạy đề cập đến nội dung tổng thể, được dạy trong một hệ thống giáo dục hoặc một khóa học.
Giáo trình thay đổi từ giáo viên này sang giáo viên khác, trong khi chương trình giảng dạy giống nhau cho tất cả các giáo viên. Thuật ngữ học thuật là một nguồn gốc Hy Lạp, trong khi các thuật ngữ giáo trình là một nguồn gốc Latin.
Hơn nữa, chương trình giảng dạy có phạm vi rộng hơn so với giáo trình. Giáo trình được cung cấp cho sinh viên bởi các giáo viên để họ có thể quan tâm đến chủ đề này. Mặt khác, thông thường chương trình giảng dạy không được cung cấp cho sinh viên trừ khi được yêu cầu cụ thể.
Giáo trình có tính chất mô tả, nhưng chương trình giảng dạy là quy định. Giáo trình được đặt cho một chủ đề cụ thể. Không giống như chương trình giảng dạy, bao gồm một khóa học cụ thể hoặc một chương trình. Giáo trình được chuẩn bị bởi các giáo viên. Ngược lại, một chương trình giảng dạy được quyết định bởi chính phủ hoặc trường học hoặc quản trị đại học.
Thời lượng của một giáo trình chỉ trong một năm, nhưng chương trình học kéo dài cho đến khi hoàn thành khóa học.
Với những nguyên tắc lý thuyết tối thiểu như trên cho thấy nếu thật sự tôn trọng quyền tự chủ trong học thuật, trong giảng dạy ở môi trường đại học, cần thiết chấm dứt việc can thiệp bằng biện pháp hành chính trong yêu cầu "sử dụng giáo trình" từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, như việc đưa cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào giảng dạy.
Bởi trong khoa học thì dù là giáo trình, vẫn phải chấp nhận những phản biện đa chiều, những nhận xét "trái tai"… và những điều này nếu xảy ra đối với giáo trình là cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì liệu các ý kiến đó có bị cho là chống phá đảng theo điều luật hình sự 117 ?
Mai Lan
Nguồn : VNTB, 11/05/2023
Ông Trọng có bao nhiêu đô-la, bao nhiêu ngoại tệ hay bao nhiêu vàng là điều chúng ta có thể không bao giờ biết. Nhưng chắc chắn không thể ít.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (thứ 4 từ trái sang) và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 5 từ trái sang) tại buổi lễ ở Bắc Kinh ngày 31/10.
Bầu cử tổng thống ở Pháp, cũng như Mỹ, là cuộc bầu cử có tính chất dân chủ, tự do nhưng vẫn cần phải có tiền. Ở Pháp, luật cho phép mọi ứng cử viên tổng thống có thể nhận hỗ trợ tài chính từ cá nhân nhưng một cá nhân chỉ có thể cho ứng cử viên nhiều nhất là 4600 ơ-rô cho toàn cuộc tranh cử. Song, nếu lại cho bằng tiền mặt thì giới hạn được phép chỉ còn 150 ơ-rô. Trước ngày bầu cử 12 tháng, ứng cử viên phải lập một tài khoản thu chi công khai cho việc tranh cử. Nếu cơ quan kiểm soát phát hiện ra những khoản thu chi đáng ngờ, không phù hợp qui định, ứng cử viên có thể bị loại khỏi cuộc đua.
Người thắng cử tổng thống, muốn được nắm quyền, phải trình bản kê khai tài sản cho cơ quan kiểm duyệt. Khi chấm dứt nhiệm kỳ, ông tổng thống lại phải trình một bản kê khai tài sản mới cho công luận dò xét. Dĩ nhiên, cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định những việc này phải độc lập, không có tính bè đảng.
Những chi tiết rất sơ lược này cho thấy vai trò không thể từ chối của tiền bạc trong việc có thể nắm được quyền lãnh đạo xã hội và cũng cho thấy tác động nguy hiểm của tiền bạc lên hệ thống lãnh đạo quốc gia. Đó chính là lý do khiến các quốc gia dân chủ, như Pháp, Mỹ, phải ra những luật minh bạch, nghiêm khắc để kiểm soát, giảm thiểu mặt trái của tiền bạc đối với những người muốn nắm quyền lãnh đạo xã hội. Không chỉ có luật để kiểm soát tiền bạc dùng cho việc tranh cử, họ còn để cho đối lập chính trị, báo chí tự do được tồn tại cũng có một mục đích để chống kẻ có quyền kiếm tiền một cách bất chính – còn gọi là tham nhũng. Cẩn thận đến như thế, nhưng cứ thỉnh thoảng báo chí Pháp lại phát hiện, khui ra những vụ tham nhũng, biển lận tiền bạc của các chính khách, kể cả tổng thống.
Thế nhưng ở Việt Nam chúng ta, các tay lãnh tụ của đảng cộng sản – những kẻ cầm quyền độc quyền và độc đoán suốt ¾ thế kỷ qua – luôn tỏ vẻ tuyệt đối trong sạch. Gần đây, Nguyễn Phú Trọng còn luôn có bộ mặt và giọng điệu rất kẻ cả trong việc răn dạy đồng đảng, xã hội về liêm khiết, trong sạch của người có quyền, có chức. Y cũng chính là người đã khai mở "đốt lò", "chống tham nhũng không có vùng cấm" với những vụ án bỏ tù cả ủy viên bộ chính trị – một việc chưa từng có.
Song, chúng ta phải khẳng định đó chỉ là những trò đóng kịch, trò lừa dối dân đen của Nguyễn Phú Trọng và đồng cánh-đồng đảng để vừa che giấu sự tham nhũng, vừa dễ dàng loại bỏ các thành phần không đồng cánh. Bởi muốn chống tham nhũng phải tối thiểu có báo chí độc lập, đối lập hợp pháp, tư pháp độc lập – cả ba yếu tố luôn bị Nguyễn Phú Trọng và đảng của y phỉ báng, trấn áp. Nguyễn Phú Trọng cũng chưa bao giờ có biểu hiện là con người siêu phàm, ngoài việc siêu tham quyền.
Một nghiên cứu của Pháp về chính trị Việt Nam, công bố năm 2015, cho biết có thể Bắc Kinh đã rót hơn 15 tỷ đô-la Mỹ cho Đảng Cộng Sản Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có một mục đích hỗ trợ trực tiếp một số cá nhân. Nghiên cứu còn nhận định giới chính trị Việt Nam hiểu rõ muốn giữ hay đoạt được vị trí chóp bu phải có tối thiểu hai thứ : tiền và sự gật đầu của Đảng Cộng Sản Trung Hoa.
Nhận định này hợp lý và hoàn toàn tương hợp với con người Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng chắc chắn phải có rất nhiều tiền-đô-la-vàng vì ông là kẻ đã đứng đầu hơn hai nhiệm kỳ một chế độ có khả năng tham nhũng nhất. Về yếu tố sau – được lòng Đảng Cộng Sản Trung Hoa, ở đây chúng ta không thể liệt kê hết, cũng không thể biết hết, những việc ông Trọng đã phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh, nhưng không ai có thể bác bỏ việc ông Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên và duy nhất trên thế giới tới ngay Bắc Kinh sau khi có tin Tập Cận Bình đắc cử nhiệm kỳ ba.
Như vậy, ông Trọng và đảng của ông Trọng không chỉ có khả năng dễ dàng tham nhũng, vơ vét ngân quĩ, tiền bạc công khố, tài nguyên của Việt Nam mà còn có khả năng dễ dàng nhận được hỗ trợ tiền bạc từ thế lực nước ngoài muốn thôn tính Việt Nam. Ông Trọng có bao nhiêu đô-la, bao nhiêu ngoại tệ hay bao nhiêu vàng là điều chúng ta có thể không bao giờ biết. Nhưng chắc chắn không thể ít.
Nói đến vàng trong ngày hôm nay, chúng ta cũng đừng bao giờ quên "16 tấn vàng" (của ngân khố quốc gia Việt Nam Cộng Hòa) mà đảng của ông Trọng đã vu cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đem đi khi thất trận.
(30/04/2023 – tưởng nhớ ngày này cách đây đúng bốn Giáp)
Phạm Hồng Sơn
Nguồn : VNTB, 01/05/2023
Dường như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang muốn tìm một hướng đi khác trong cách hiểu pháp trị trong nhà nước pháp quyền theo cách mà ông Hồ Chí Minh đã hướng đến.
Đảm bảo tính có thể dự báo, tính nhất quán và ổn định của chính sách là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành môi trường vĩ mô tốt. Thời gian qua, một loạt động thái thiếu nhất quán và lúng túng trong điều hành chính sách, không phải riêng một ngành mà diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cho thấy thách thức về năng lực dự báo, năng lực hoạch định và thực thi chính sách của các bộ ngành tiếp tục là vấn đề đáng quan tâm.
Quan điểm của người đứng đầu
Mấu chốt ở đây là vai trò của người đứng đầu quyền lực quốc gia theo Hiến định là Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam.
Nếu làm một so sánh từ viện dẫn "Tư tưởng Hồ Chí Minh" với những gì mà suốt hơn chục năm qua, Tổng bí thư đương nhiệm suốt 3 nhiệm kỳ đã "lãnh đạo Nhà nước và xã hội" như nêu tại Điều 4.1 của Hiến pháp 2013, sẽ thấy rõ hơn về độ chênh trong cách hiểu và thực thi pháp trị trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, một Nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh là nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Hồ Chí Minh cho rằng, việc nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật thể hiện tính dân chủ, tiến bộ và là sự tồn tại phổ biến của xã hội hiện đại.
Năm 1919, trong Yêu sách của nhân dân An Nam do Hồ Chí Minh đại diện gửi tới Hội nghị Versailles có 8 điều thì 4 điều yêu cầu về vấn đề pháp quyền.
Trên báo L’Humanité, ngày 2/8/1919, Hồ Chí Minh viết : "Báo L’Humanité ngày 18/6 mới đây đã đăng văn bản thỉnh cầu của những người An Nam gửi Hội nghị hòa bình đòi ân xá cho tất cả các tù chính trị người bản xứ, đòi cải cách pháp chế ở Đông Dương bằng ban hành những bảo đảm cho người bản xứ cũng như cho người Âu, đòi tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do dạy học, đòi thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ pháp luật".
Như vậy, việc xây dựng nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật là tư tưởng rất đặc sắc của Hồ Chí Minh, được hình thành từ rất sớm, phản ánh nội dung cốt lõi của Nhà nước dân chủ mới và là nguyên tắc xuyên suốt trong hoạt động quản lý nhà nước của Hồ Chí Minh.
Việc đề cao hoặc "đức trị" hoặc "pháp trị" trong xây dựng Nhà nước pháp quyền cũng đều mang tính phiến diện, không đầy đủ. Vì thế, Hồ Chí Minh vừa coi trọng đạo đức và giáo dục đạo đức, nhưng cũng rất mực đề cao vai trò, sức mạnh của luật pháp.
Thượng tôn pháp luật dựa trên các chuẩn mực đạo đức và ngược lại. Hồ Chí Minh nhận rõ : "Luật pháp phải dựa vào đạo đức".
"Phép trị nước" của Hồ Chí Minh là kết hợp cả "pháp trị" và "đức trị", trong đó "pháp trị" nghiêm khắc, công minh và "đức trị" bao dung, thấu tình đạt lý ; chúng không loại trừ mà thống nhất, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.
Trong Quốc lệnh do Hồ Chí Minh ban hành ngày 26/1/1946 nêu rõ ràng 10 điều thưởng và 10 điều phạt, cho quân dân biết rõ những tội nên tránh, những việc nên làm.
Trong 10 điều khen thưởng có : Điều 2 : "Ai lập được quân công sẽ được thưởng". Điều 3 : "Ai vì nước hy sinh sẽ được thưởng". Điều 5 : "Ai làm việc công một cách trong sạch, ngay thẳng sẽ được thưởng". Điều 6 : "Ai làm việc gì có lợi cho nước nhà, dân tộc và được dân chúng mến phục sẽ được thưởng". Điều 9 : "Ai liều mình về việc công sẽ được thưởng".
Trong 10 điều hình phạt, Điều 1 : "Thông với giặc, phản quốc sẽ bị xử tử", Điều 6 : "Để cho bộ đội hại dân sẽ bị xử tử", Điều 8 : "Trộm cắp của công sẽ bị xử tử".
Có thể thấy, Hồ Chí Minh dùng "đức" để sửa chữa những thói hư tật xấu, lại thưởng, phạt phân minh, ai có công thì khen thưởng, ai có tội thì bị pháp luật trừng trị.
Đảng viên đông số lượng nhưng phẩm chất phần lớn là ‘củi’ ?
Nay thì với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, việc xây dựng hình tượng "đốt lò" với cả "củi tươi" như tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp thứ 12 Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức ngày 31/7/2017, "Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công".
Theo cách hiểu dân dã, củi là cây dùng được chụm lửa, không thể làm mộc. Dùng củi để chỉ cán bộ tham nhũng, và còn phân biệt củi tươi với củi khô thì hóa ra đảng viên ngày này nhiều như rừng, nhưng toàn thứ phế thải chỉ để chất mà đốt làm củi (?!).
"Tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do dạy học" như Hồ Chí Minh đã viết trên báo L’Humanité, ngày 2/8/1919, cho thấy đến hiện tại vẫn là những đòi hỏi mà đảng cộng sản Việt Nam đang tránh né trong thực thi.
Quả thật là cần tỉnh táo để phản đề khoa học cho chuyện pháp trị trong nhà nước pháp quyền qua ‘định hướng chính trị’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hoàng Mai
Tượng đài Nguyễn Phú Trọng
Lê Tự Do, VNTB, 09/05/2023
Bà Nguyễn Thị Thanh – phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội – đã có buổi trao đổi với báo chí xung quanh việc sửa đổi nghị quyết của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Một người làm cán bộ to, cả họ được dựa dẫm ?
Theo bà Thanh, sắp tới đây việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm với những người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn quy định tại nghị quyết 85 Quốc hội khóa XIII, trên cơ sở cụ thể hóa quy định 262 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh trong hệ thống chính trị.
"Bởi thực tế, dân gian đã có câu "con chim có lông, con người có tiếng", và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh danh dự, liêm sỉ là điều thiêng liêng, quý trọng nhất của mỗi con người. Vì vậy, kết quả lấy phiếu không chỉ có giá trị để cấp có thẩm quyền nhìn nhận, đánh giá cán bộ mà còn mang ý nghĩa rất lớn về vấn đề danh dự. Đây sẽ là sự tự hào của cơ quan, gia đình, các cá nhân với họ, nhất là khi họ sắp kết thúc cuộc đời công tác", bà Thanh nhấn mạnh quan điểm của cá nhân bà xoay quanh chuyện pháp trị dung hòa với đức trị theo sự chỉ đạo mang tính định hướng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cách hiểu và công khai với các nội dung phát biểu trên của cương vị phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho thấy ngay trong nội bộ đảng đang ngày càng rõ trong biểu hiện xây dựng và tôn sùng một tượng đài mới là "Nguyễn Phú Trọng".
Sở dĩ có thể nhận định như trên vì những viện dẫn các phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thật ra cũng chỉ là lặp lại những ý trong tiết giảng về môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trên giảng đường đại học, cũng như các khóa học thường kỳ của trường chính trị tại địa phương.
Xin được trích một đoạn trong giáo trình "Mối quan hệ giữa "đức trị" và "pháp trị" trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam" mà sinh viên trường luật đang được học : "Đức trị" trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền là một nhà nước do Đảng chân chính và cách mạng lãnh đạo, có những con người thấm nhuần đạo đức xã hội chủ nghĩa, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
"Đức trị" trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn mang hàm ý "việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" ; vừa nêu gương, vừa tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên, cho nhân dân. Theo Người, nếu đạo đức bị tha hóa thì dù pháp luật có hoàn thiện bao nhiêu cũng khó thực hiện được trong thực tiễn. Pháp luật phải truyền tải được những giá trị cốt lõi của đạo đức xã hội, những chuẩn mực đạo đức của dân tộc.
Dưới chế độ mới, bộ máy nhà nước được thiết lập theo nguyên tắc "mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân", đưa nhân dân lao động trở thành người chủ của xã hội, chủ thể gốc của quyền lực.
Vì thế, ngay khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh đã căn dặn : "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".
Đây là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng Việt Nam của Người".
Thay lời kết
Nếu đến hiện tại khi viện dẫn những ý tương tự được cho là "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh" như cách mà bà phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang ‘dựa dẫm’, sẽ dễ đưa đến suy diễn rằng trong suốt thời gian rất dài, đảng vẫn chưa thể huấn luyện các đảng viên thấm nhuần "Tư tưởng Hồ Chí Minh" ; chính lẽ đó nên giờ đây đảng đành lặp lại những "ý tưởng đức trị cũ" qua xây dựng một thần tượng mới trong đảng là "Nguyễn Phú Trọng".
‘Đèn cù’ trong thực thi cân bằng giữa pháp trị và đức trị, xem ra vẫn là mối bùng nhùng mà Tổng bí thư đương nhiệm đang lúng túng chưa tìm được quyết sách thích hợp.
Lê Tự Do
Mới đây, trên cổng thông tin của Ban Tuyên giáo Trung ương có bài viết cho rằng những nhận xét trái chiều trên mạng xã hội về cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh"… một cuốn sách về chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là luận điệu xuyên tạc, phản động…
Sách về chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Courtesy tuyengiao.vn
Cụ thể, khi sách về chống tham nhũng của ông Trọng phát hành, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng "phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam mãi chỉ là khẩu hiệu, hình thức", nhằm đánh bóng tên tuổi cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Từ Đức quốc hôm 17/4, luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài nhận định :
"Những nước tự do dân chủ đa đảng thì họ có hệ thống tam quyền phân lập, việc chống tham nhũng là việc của hệ thống tư pháp. Không có một đảng chính trị nào, hay một người đứng đầu đảng nào được quyền can thiệp vào vấn đề chống tham nhũng của hệ thống cơ quan tư pháp. Nhưng ông Trọng là người đứng đầu đảng và vừa đứng đầu cơ quan chống tham nhũng, rồi lại viết sách để mà ca ngợi quá trình chống tham nhũng của mình. Nhưng thực ra đó là một tiến trình ông ta nuôi dưỡng quá trình chống tham nhũng. Ông Trọng chống tham nhũng chỉ nhằm hai mục đích, một là thanh trừng trong nội bộ. Thứ hai là đánh bóng tên tuổi của ông ta thôi".
Luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng, việc báo chí truyền thông hải ngoại, cũng như những người trên mạng xã hội lên án, hay phê bình ông Trọng đánh bóng tên tuổi trong việc viết sách là hoàn toàn đúng.
Trong khi đó, bài viết của cơ quan Tuyên giáo thì cho rằng cuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cực của ông Trọng nhận được sự đồng tình, ủng hộ, cổ vũ của các chính khách, học giả, đại biểu Quốc hội, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Sách về chống tham nhũng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Ban Nội chính Trung ương cùng Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức lễ ra mắt vào ngày 2/2/2023. Theo truyền thông Nhà nước, có 55.000 cuốn sách của người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được xuất bản nhân dịp này.
Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, cho RFA biết ý kiến của mình hôm 17/4 :
"Về cuốn sách chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng, tôi có đọc tin trên báo mạng, chứ tôi không đọc cuốn sách, vì tôi không quan tâm. Tôi không quan tâm bởi vì thứ nhất, thực tế chống tham nhũng ở Việt Nam hàng chục năm qua đã là câu trả lời quá rõ cho sự thất bại của Đảng cộng sản Việt Nam. Vì vậy không thể lấy số lượng để thay phẩm chất cho việc chống tham nhũng hiện nay. Thứ hai, tham nhũng mang đặc tính rất là con người, đã là con người thì phải có lòng tham, khi có thêm chức vụ quyền hạn càng lớn mà không kiểm soát được thì việc tham nhũng lan tràn là chuyện quá dễ hiểu".
Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, các nước trên thế giới chống tham nhũng bằng tam quyền phân lập, báo chí tự do và cạnh tranh giữa các đảng phái với nhau… Chứ không thể chống tham nhũng bằng quyết tâm chính trị theo kiểu của Đảng cộng sản Việt Nam bấy lâu nay. Ông Già nói tiếp :
"Thứ ba, hiện nay tình hình của Việt Nam thất nghiệp tràn lan, kinh tế suy thoái, công ăn việc làm rất khó khăn… thành ra người dân chúng tôi không còn tâm trí gì để quan tâm đến mấy cuốn sách chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy tôi nghĩ khi ban truyền giáo cho rằng không được xuyên tạc cuốn sách này, thì cũng chỉ là một chiêu trò giống showbiz ở Việt Nam, ế quá không được khán giả chú ý… thì dùng chiêu trò để gây sự chú ý".
Ảnh minh họa : Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và sách báo viết về ông. RFA Edited.
Vào tháng 6 năm 2020 cuốn sách có nhan đề : "Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế", được Báo Nhân Dân phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và Sự thật, xuất bản.
Ngay sau đó là nhiều bài báo đồng loạt đăng bài ca ngợi ông Nguyễn Phú Trọng... Đơn cử là bài đăng cho rằng : "Suy nghĩ của tổng bí thư là suy nghĩ của toàn đảng, toàn dân"...
Dư luận trên mạng xã hội khi đó cho rằng Ban Tuyên giáo và báo Nhân dân tuyển chọn nên đương nhiên trong sách chỉ toàn những bài ca ngợi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, còn những phê phán trong dư luận xã hội hiển nhiên sẽ không được nhắc đến.
Cựu trung tá quân đội Vũ Minh Trí, hôm 17/4 nhận định :
"Cá nhân tôi nghĩ rằng, chắc chắn đối với những người như tôi, cuốn sách của ông Trọng chẳng có giá trị gì. Bởi vì có một thực tế, những tác phẩm, những quyển sách như vậy của những cá nhân như Nguyễn Phú Trọng, hay mênh mang tình dân của Lê Khả Phiêu, tuyển tập của Nông Đức Mạnh, Đỗ Mười… thì ngoài việc cấp không, hoặc bắt các chi bộ, các cơ quan đơn vị phải mua, thì không bán được cho bất cứ một người dân nào. Cũng giống như tờ báo Nhân Dân, là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam, thì ngay Hà Nội cũng không thể tìm mua ở bất kỳ sạp báo nào. Bởi vì những người bán báo không có khách hàng nên người ta không mua về bán. Qua số lượng bán ra như vậy, thì ta hoàn toàn có thể hiểu được giá trị của nó đối với đông đảo công chúng, đông đảo bạn đọc".
Vào năm 2021 cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam"… cũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết, được báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam cho rằng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân.
Theo tờ báo này, cuốn sách của ông Trọng đã góp phần làm sâu sắc thêm những quan điểm, tư tưởng của Tổng bí thư, truyền cảm hứng, vững tin vào Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Không chỉ viết sách, viết báo để tuyên truyền, ca ngợi lãnh đạo cộng sản... đôi khi chỉ một câu nói được cho là nịnh bợ của cấp dưới cũng được Ban Tuyên giáo chỉ đạo báo chí đăng hàng loạt để tuyên truyền... Đây cũng là một minh chứng cho thấy, sách viết về người đứng đầu Nhà nước Việt Nam hiện nay chỉ sẽ mang tính tuyên truyền, ca ngợi Đảng cộng sản và ca ngợi lãnh tụ chứ không phản ánh đúng ý nhân dân.
Cách tuyên truyền của Đảng cộng sản hiện nay là buộc người dân phải chấp nhận, cái mà người ta đã chọn sẵn cho dân. Tuy nhiên dư luận cho rằng, người dân bây giờ đã thức tỉnh, mỗi người đều có quan niệm, chính kiến riêng, và người dân tự chọn thông tin cho họ, chứ không thể tiếp tục áp đặt được.
Độc quyền chính trị, độc quyền đảng phái dẫn đến nguy cơ lạm quyền
Ông Nguyễn Phú Trọng, người đảm nhiệm ba nhiệm kỳ Tổng bí thư dù đã quá tuổi, đã vi phạm ngay cả Điều lệ Đảng và không hề bị phản đối - Ảnh minh họa
Chúng ta hay nói về nguy cơ tha hóa của quyền lực. Vậy, đâu là nguyên nhân gốc rễ của tình trạng quyền lực bị tha hóa khi ở Việt Nam thể chế chính trị là độc quyền, tức không có sự cạnh tranh ?
Hội thảo "Thực trạng kiểm soát quyền lực nhằm phòng chống tham nhũng ở Việt Nam", do Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra chủ trì vừa diễn ra tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa).
Đây cũng chính là đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, đã được bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ quyết định phê duyệt, giao Viện Chiến lược và khoa học thanh tra (thuộc Thanh tra chính phủ) chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị thực hiện.
Lợi ích nhóm từ độc quyền chính trị
Trong tham luận về kiểm soát quyền lực thanh tra, ông Nguyễn Quốc Văn (viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra) cho rằng : "Quyền thanh tra luôn có khả năng bị tha hóa. Các chủ thể của quyền thanh tra luôn có nguy cơ lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực, xung đột lợi ích trong tất cả các giai đoạn của quá trình thanh tra".
Theo ông Văn, hiện nay, về nguyên tắc đã có các cơ chế để kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra. Đó là các cơ chế kiểm soát từ bên ngoài và từ bên trong hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan hành chính nhà nước ; kiểm soát của các cơ quan theo cơ chế của Đảng cộng sản Việt Nam ; của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Ông Nguyễn Xuân Trường, Ban Nội chính trung ương, nhìn nhận rằng, nếu như trước đây "lợi ích nhóm" đơn giản là lợi ích cục bộ, móc ngoặc với nhau…, đôi bên cùng có lợi, chung nhau làm ăn vì lợi ích cục bộ. Nhưng bây giờ nhiều khi không chỉ quan hệ giữa hai bên, hai người mà đã thành "đường dây", "sự ăn cánh" của một nhóm người mưu lợi ích riêng, làm hại lợi ích chung".
Do đó, "lợi ích nhóm" trong xây dựng thể chế chính là lợi ích cục bộ, nhằm mang lại lợi ích nhất định cho một nhóm người. Biểu hiện của "lợi ích nhóm" trong công tác xây dựng pháp luật được cho là "Lợi dụng quyền lực, lạm dụng quyền lực để đưa vào chương trình xây dựng pháp luật các văn bản pháp luật chỉ có lợi cho một nhóm người hoặc một cơ quan hoặc một tổ chức hoặc một địa phương hoặc một doanh nghiệp" ; hoặc "Tác động, gây ảnh hưởng hoặc lợi dụng, lạm dụng quyền lực để đưa chính sách chỉ có lợi cho một nhóm người hoặc một cơ quan hoặc một tổ chức hoặc một địa phương hoặc một doanh nghiệp vào các văn bản pháp luật".
Độc quyền khiến lạm quyền thêm khó trị
Bàn luận quanh chủ đề của hội thảo trên, trong một hội luận ở nhóm thân hữu trang Việt Nam Thời Báo, một số ý kiến cùng đánh giá là những biểu hiện lạm quyền đang có xu hướng gia tăng trong khoảng 2 thập kỷ gần đây.
Nền kinh tế thị trường phát triển cũng đồng nghĩa với sự hình thành và lớn mạnh của nhiều nhóm lợi ích khác nhau đặt trong bối cảnh Việt Nam thiếu vắng sự cạnh tranh các ghế đảng phái chính trị ở Quốc hội. Chính lẽ đó nên chuyện xây dựng các mối quan hệ và tìm cách tác động đến các cơ quan công quyền là nhu cầu tất yếu của các nhóm lợi ích kinh tế, tài chính.
Thực tế này tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chính quyền theo cả 2 chiều hướng. Ở hướng tích cực, chính quyền sẽ nắm bắt được nhu cầu của các chủ thể đa dạng trong xã hội, từ đó điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Ở hướng tiêu cực, một bộ phận cán bộ không giữ được bản lĩnh, bị chi phối bởi lợi ích vị kỷ, sẽ có thể ban hành những quyết định chính sách, và quản lý theo hướng có lợi cho nhóm lợi ích mà họ có liên quan.
Nếu tình trạng quan hệ thân hữu vì các lợi ích cá nhân, nhóm không được ngăn chặn thì lợi ích công sẽ bị xâm phạm nghiêm trọng, chất lượng hoạt động của hệ thống quản trị quốc gia bị giảm sút, trở thành mối đe dọa cho sự ổn định và phát triển của cả xã hội.
"Thách thức của việc độc quyền chính trị, độc quyền đảng phái là nguy cơ lạm quyền luôn hiện hữu, bởi không tồn tại một chủ thể thứ hai có đủ sự khách quan và sức mạnh để có thể giám sát cái cấu trúc quyền lực thống nhất đó.
Nói nhẹ nhàng hơn, trọng tâm trong việc thiết kế thể chế kiểm soát quyền lực ở Việt Nam hiện nay là xử lý mối quan hệ giữa quyền lực chính trị (Đảng) với quyền lực công (Nhà nước), và thẩm quyền của chính quyền với các quyền của công dân.
Lâu nay cả ba quyền lực này gần như chỉ mang tính đối ngoại, và thực chất thì quyền lực chính trị đã làm thay luôn cả quyền lực công, khi ấy đương nhiên quyền công dân phụ thuộc vào quyền lực chính trị. Phản kháng điều đó là đối mặt các điều luật hình sự như 117, 331" – đó là nhìn nhận tạm gọi là được "nhất trí cao" ở hội luận của nhóm thân hữu trang Việt Nam Thời Báo.
Nguyễn Nam
Nguồn : VNTB, 03/04/2023
Ông Nguyễn Phú Trọng là người rất hạn chế đi đến các buổi lễ họp hành vô bổ. Nguyên nhân là sức khỏe của ông không cho phép ông hoạt động cường độ cao. Ngay cả buổi lễ khấu đầu trước xác ướp ông Hồ Chí Minh tại lăng Ba Đình mà ông Trọng còn không đi, thì đủ biết, việc ông Nguyễn Phú Trọng có mặt tại cuộc họp nào thì cuộc họp đó đóng vai trò quan trọng ra sao.
Sáng ngày 6/3 vừa qua, tại Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 75 năm Công an Nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy ; 75 năm Ngày truyền thống Xây dựng lực lượng Công an Nhân dân (11/3/1948 – 11/3/2023) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, do Đảng ủy Công an Trung ương – Bộ Công an tổ chức. Đây là kỳ họp kỷ niệm nhưng ông Nguyễn Phú Trọng đã có mặt.
Võ Văn Thưởng được đánh giá như "thanh kiếm cùn"
Trên thượng tầng, việc truất phế ông Nguyễn Xuân Phúc được xem như là thành công lớn đối với phe ông Nguyễn Phú Trọng. Đó là bài toán thử để ông Nguyễn Phú Trọng có thể dồn sức dẹp đi chân trụ vững hơn. Ghế ông Trọng đang ngồi là chiếc ghế cao nhất trong Đảng cộng sản, nó là mục đích của các trụ còn lại trong Tứ Trụ.
Với Võ Văn Thưởng thì chưa thể nghĩ tới ghế Tổng bí thư, nhưng ông Phạm Minh Chính không thể không nghĩ tới. Làm Thủ tướng với quyền lực rất lớn, điều hành cả nền kinh tế đất nước, nhưng ông Phạm Minh Chính luôn dưới cơ ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bởi nguyên nhân quan trọng nhất, đó là, ông Trọng là Bí thư Quân ủy Trung ương và là người nắm Bộ Công an. Dù ông Phạm Minh Chính có nắm trên 20 bộ và cơ quan ngang bộ, nhưng vẫn không thể mạnh hơn ông Trọng.
Ông Tô Lâm từ chối chiếc ghế Chủ tịch nước là cách để ông ta an toàn và cũng là để ông tiếp tục hỗ trợ ông Trọng đánh nhiều sân lớn tiếp theo. Cho nên, việc ông Nguyễn Phú Trọng không ngại tuổi già sức yếu đến dự một buổi lễ kỷ niệm của Bộ Công an cũng cho thấy, ông Trọng quan tâm đến Bộ Công an như thế nào.
Vụ án Việt Á liên quan đến 2 đời Thủ tướng, vụ chuyến bay giải cứu và vụ Cục Đăng kiểm cũng thế. Nếu nói ông Nguyễn Xuân Phúc bị quy kết tội và bị buộc phải từ chức vì để xảy ra vụ Việt Á, thì ông Phạm Minh Chính không thể nào thoát tội được. Có điều, một lần đánh ngã 2 trụ thì ông Nguyễn Phú Trọng không thể, mà đánh trụ Thủ tướng trước thì e là cũng không thể.
Còn chưa đầy 3 năm nữa là hết nhiệm kỳ, nếu ông Phạm Minh Chính trụ vững ở vị trí Thủ tướng, thì lúc đó, ông Chính hoàn toàn có khả năng lại cạnh tranh với ông Vương Đình Huệ cho chiếc ghế Tổng bí thư. Do đó, trong hơn 2 năm phải đánh cho ngã trụ Thủ tướng, điều này ắt không dễ dàng gì.
Bà Trương Thị Mai là một người mạnh mẽ, quan sát tốt, đánh giá tình hình chuẩn. Nay bà Mai làm phó cho ông Nguyễn Phú Trọng, khiến ông Trọng như hổ được chắp thêm cánh. Với vai trò Trưởng ban Tổ chức Trung ương, bà Mai có thể thay ông Nguyễn Phú Trọng chọn người "phe ta", đặt vào những vị trí mang tính "chiến lược" đối với ông Nguyễn Phú Trọng.
Ông Trọng đang có trong tay song kiếm, thanh kiếm thứ nhất là Trương Thị Mai, thanh kiếm thứ nhì là Tô Lâm (hình giữa).
Về mặt Đảng, ông Trọng có bà Trương Thị Mai chỉ đạo xử lý, về mặt luật pháp, ông Nguyễn Phú Trọng có Tô Lâm chỉ đạo xử lý. Có thể nói, ông Trọng đang có trong tay song kiếm, thanh kiếm thứ nhất là Trương Thị Mai, thanh kiếm thứ nhì là Tô Lâm.
Có người đánh giá rằng, ông Nguyễn Phú Trọng đẩy Võ Văn Thưởng sang ghế Chủ tịch nước và chọn bà Trương Thị Mai trám vào là ông đã vứt đi thanh kiếm cùn và thay bằng "thanh kiếm Nhật", bởi nhiệm vụ quật ngã trụ Thủ tướng khó khăn gấp nhiều lần so với trụ Chủ tịch nước.
Thoibao.de dự đoán rằng, trong 3 năm tới, chính trường, mà đặc biệt là đấu trường trên thượng tần chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ có nhiều phim hay để mà xem.
Thu Phương (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 11/03/2023
Nguy cơ tha hóa và thách thức kế vị
Chế độ toàn trị Xô-Viết đã cho thấy quyền lực của đảng cộng sản là vô hạn và được cá nhân hóa trong người đứng đầu đảng giúp ông ta cai trị suốt đời. Dù là Iósif Stalin ở Liên Xô hay Mao Trạch Đông ở Trung Quốc họ đều là điển hình cho thấy việc kế vị họ không thành công dẫn đến khủng hoảng thể chế. Nay việc chế độ quay lại "toàn trị" cho thấy dấu hiệu quyền lực của Tổng bí thư đảng là "vô đối" đồng thời với nguy cơ tha hóa và thách thức kế vị.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước Quốc hội ở Hà Nội hôm 20/7/2021 - AFP
Bối cảnh tái lập chế độ toàn trị là sư suy thoái nghiêm trọng của cán bộ đảng viên về tư tưởng chính trị và đạo đức. Nhận định này được nêu trong ba Nghị quyết 4 liên tiếp sau ba Đại hội Đảng toàn quốc 11, 12 và 13 và nhấn mạnh sự cấp thiết công tác xây dựng mô hình Đảng – Nhà nước mạnh như một phiên bản toàn trị. Chế độ này ở Trung Quốc, và Việt Nam là phiên bản với đặc thù, có cội nguồn tập quyền với các đặc trưng chủ yếu : quyền lực tuyệt đối và bao trùm của người đứng đầu ; quan chức của chế độ phải được giáo dục tư tưởng, đạo đức và qua tuyển chọn nghiêm ngặt và hệ thống giám sát đặc biệt để duy trì sự ổn định như một nền tảng.
Thực tế quá trình tái lập mô hình chế độ này ở Việt Nam cho thấy vai trò to lớn của Tổng bí thư đảng – ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng được đào tạo bài bản về chuyên ngành xây dựng Đảng, và là nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp cho chế độ, từng công tác ở Tạp chí Cộng sản từ năm 1967, là Ủy viên Bộ Chính trị năm Ủy viên Bộ Chính trị 1997, kinh qua các chức vụ Bí thư Thành Ủy Hà Nội năm 2000, Chủ tịch Quốc hội năm 2006, khóa 11, Tổng bí thư từ năm 2011, khóa 11 đến khóa 13 hiện nay. "Cú huých" trở lại chế độ "toàn trị" đã bắt đầu trong nhiệm kỳ 11 (2011-2016), khi có "sự tranh chấp" quyền lực giữa Tổng bí thư đảng và Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô. Như đã biết, trong sự dàn xếp nội bộ ông Trọng tiếp tục giữ chức Tổng bí thư nhiệm kỳ 12 và nguyên Thủ tướng Dũng nghỉ hưu năm 2016.
Đây là bài học đắt giá cho Đảng cộng sản và cá nhân ông Tổng bí thư để quyết tâm và kiên trì củng cố chế độ, thúc đẩy toàn trị. Trước hết là việc sửa đổi và ban hành mới các quy chế của Đảng một cách bài bản, trong đó ông Nguyễn Phú Trọng được mô tả là "bậc thầy" về các quy định. Đây là cơ sở đảng luật cho phép tập trung cao độ quyền lực Đảng nhưng nhiều quy định đi ngược xu hướng thể chế hóa vốn đảm bảo cho sự dẻo dai của chế độ. Chẳng hạn, Quyết định số 244-QĐ/TW không cho phép các Ủy viên Ban chấp hành trung ương đề cử các ứng cử viên khác với những người đã được Bộ Chính trị thông qua ; Quy định số 30-QĐ/TW về mức kỷ luật của Đảng do Bộ Chính trị đưa ra là bắt buộc… Ngoài ra, nhiều văn bản còn mơ hồ về tính định lượng như về "trách nhiệm chính trị" đã "vội vã" áp dụng với trường hợp từ chức của ông Chủ tịch nước khiến dư luận hoang mang.
Tiếp theo, ông Nguyễn Phú trọng coi công tác tổ chức và nhân sự Đảng như một ưu tiên. Với quyền lực Tổng bí thư ông luôn nắm giữ các vị trí chủ chốt để trực tiếp chỉ đạo. Ngoài cương vị đương nhiên như Chủ tịch Quân ủy trung ương, ông tham gia thường vụ Đảng ủy Bộ Công an, nắm các chức vụ như Trưởng ban Văn kiện Đại hội để lãnh đạo đường lối chính sách, Trưởng ban nhân sự để sắp xếp cán bộ và Trưởng ban phòng chống tham nhũng để chỉ đạo xét xử các vụ án kết hợp với thanh lọc bộ máy… Bộ máy các ban Đảng không những chỉ được củng cố ở trung ương từ Bộ Chính trị mà còn mở rộng đến địa phương như ban nội chính, ban kiểm tra…, đặc biệt là ban phòng chống tham nhũng mới được thành lập ở 63 tỉnh thành.
Hơn thế, ông đã lên án các quan tham "ăn không chừa thứ gì" hòng có thể xoa dịu sự bất bình của xã hội, vượt qua trở ngại "kỷ luật hết (quan chức) thì lấy ai làm việc" của bộ phận quan chức dao động để trở thành lãnh đạo có bản lĩnh cách mạng, vì vậy ông đã là "trường hợp đặc biệt" để tiếp tục cương vị Tổng bí thư đảng nhiệm kỳ thứ ba. Nhờ phát động chiến dịch "đốt lò" và thúc đẩy nó lên đến "vùng cấm" nhằm mục đích kép, vừa lấy lại niềm tin của dân vừa ngăn ngừa sự tranh chấp từ giới tinh hoa "cung đình"trong đó đỉnh điểm kịch tính là việc triệu tập liên tiếp các hội nghị bất thường của Ban chấp hành trung ương và Quốc hội để xử lý cán bộ cấp cao. Sự "vội vã" có thể biện minh bởi đây là cơ hội cần chớp lấy – bài học được rút ra từ việc tranh chấp với nguyên Thủ tướng Dũng năm nào. Sự kiện" các ông Chủ tịch nước và hai ông phó Thủ tướng Chính phủ bị "hạ bệ" đảm bảo quyền lực "vô đối" cho ông Tổng bí thư để có thể thúc đẩy toàn trị của mô hình Đảng – Nhà nước.
Tuy nhiên, hiện nay trong dư luận đang có ý kến "nên minh bạch lý do Chủ tịch nước từ chức" trước "sự cố" ông ấy tận dụng cơ hội cơ hội trong buổi lễ bàn giao công tác và văn phòng đã thanh minh : "Vợ và các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á". Ngoài ra, sự suy đoán về sự dính líu đến tham nhũng, thậm chí câu hỏi về trách nhiệm chính trị đối với người phụ trách công tác cán bộ và chống tham nhũng được đặt ra cho thấy sự cần thiết phải minh bạch hóa vấn đề. Tuy nhiên, công tác cán bộ lãnh đạo và quyền lực Đảng có cội nguồn từ chế độ phong kiến tập quyền luôn chứa đựng những "bí ẩn". Vụ án Lệ Chi Viên (*) đã cho thấy rằng dù bất cứ lý do nào cũng không thể thanh minh trước quyền lực tuyệt đối. Trong trường này nhà vua băng hà "đột ngột" và "bí hiểm" cần có người chịu trách nhiệm nặng nề nhất có thể để quyền lực chế độ không bị tổn hại.
Thiếu cơ chế công khai minh bạch và giải trình trách nhiệm trước dân thì chống tham nhũng không thể hiệu quả. Chế độ Đảng – Nhà nước liệu có thể mạnh lên khi công dân yếu đi ? Đây là một biểu hiện của sự "tha hóa tuyệt đối" của "quyền lực tuyệt đối" như Lord Acton đã từng cảnh tỉnh : "Absolute Power Corrupts Absolutely".
Dù có "anh minh" đến mấy thì cũng chẳng có vị vua hay ông tổng bí thư nào có thể sống mãi để cai trị, và kế vị luôn là vấn đề thách thức. Thời phong kiến tập quyền có "thiên luật" cha truyền con nối. Người con kế vị phải được nuôi dưỡng, "huấn luyện" sao cho đủ anh minh và bản lĩnh để cai trị. Mô hình toàn trị không có được điều này. Dưới thời "độc đoán" ở Trung Quốc nhân vật "kế vị" có thể được biết trước, được "đôn" lên và "thử thách", nhưng dưới thời Tập Cận Bình đã không còn, và ông ấy đã làm nhiều việc để có thể cai trị suốt đời. Ở Việt Nam hai nhiệm kỳ Đảng 12 và 13 phải áp dụng "trường hợp đặc biệt" đối với ông Tổng bí thư đã cho thấy sự chuyển giao quyền lực đang gặp thách thức thế nào !
Phạm Quý Thọ
Nguồn : RFA, 13/02/2023
Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, nguyên Trưởng khoa Chính sách công, Học viện Chính sách & thát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Việt Nam
(*) Sách sử chép rằng Nguyễn Trãi là khai quốc công thần nhà Hậu Lê, một "mưu thần" trong khởi nghĩa Lam Sơn, khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã "về quê ở ẩn" tại trang viên có tên Lệ Chi. Bà vợ thứ của ông có tên là Nguyễn Thị Lộ, một người phụ nữ "rất đẹp, văn chương rất hay". Bà từng được vua Lê Thái Tông sủng ái, gọi vào cung phong làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh. Vị vua này từng có sáu người vợ với những quan hệ tình cảm phức tạp… Trong một chuyến tuần duyên Lê Thái Tông đã nghỉ tại Lệ Chi viên và đột ngột qua đời tại đó. Nguyên nhân cái chết của vẫn là bí ẩn lịch sử, nhưng Nguyễn Trãi, vị công thần, đã bị quy tội "chu di tam tộc" (chém đầu đến 3 họ). Vụ án này xảy ra năm 1442, nghĩa là cách đây hơn 580 năm nhưng vẫn là một bí ẩn.
Nguyễn Phú Trọng và bệnh kiêu ngạo cộng sản
Người Tân Định, VNTB, 14/02/2023
Chiều 2/2/2023 tại trụ sở trung ương Đảng, đảng ủy văn phòng trung ương đã tổ chức lễ trao huy hiệu 55 năm tuổi đảng cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phát biểu trong buổi lễ ông Trọng nói, "Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương ; nếu là chim hãy là chim câu trắng ; nếu là đá hãy là đá kim cương ; nếu là người hãy là người cộng sản [1], [2].
Nguyễn Phú Trọng : nếu là người hãy là người cộng sản
Tôi phải ghi nguồn của 2 bài báo này ngay đây để quý độc giả tham khảo bởi có lẽ sẽ có người không tin ông Trọng có thể nói lời này. Đúng vậy. Khó tin được một người gọi là có học, cử nhân văn chương, tốt nghiệp phó tiến sĩ bộ môn khoa học lịch sử tại viện hàn lâm khoa học xã hội thuộc trung ương đảng cộng sản Liên Xô, giáo sư chuyên ngành xây dựng đảng, và nhất lại đang đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam có thể nói câu này.
Người nào đó có thể cho Trọng nói câu này nên được xem xét trong bối cảnh môi trường chính trị của Việt Nam, nơi đảng cộng sản nắm giữ vị trí thống trị trong chính quyền và xã hội. Trong bối cảnh này, câu tuyên truyền huênh hoang của ông ta có thể được coi là lời kêu gọi ủng hộ Đảng cộng sản và các hệ tư tưởng của nó.
Nhưng dù sao thì ông Trọng khi nói là người phải là người cộng sản đã xem rẻ nhân vị của người không thích chủ nghĩa cộng sản hoặc không muốn vào đảng, ông ta không tôn trọng sự đa dạng của quan điểm và niềm tin chính trị. Ông Trọng đã đưa ra những khái quát hóa hoặc giả định về các cá nhân dựa trên đảng phái chính trị của ông. Nếu ông ta là một nhà trí thức và thật sự cầu thị, ông cần phải thừa nhận và tôn trọng thực tế sự khác nhau của từng người, những người không là đảng viên cộng sản có niềm tin và quan điểm chính trị khác người cộng sản. Trong một xã hội dân chủ, điều quan trọng là phải tôn trọng nhân vị người khác, tôn trọng tự do tư tưởng, tự do bày tỏ ý tưởng và khuyến khích đối thoại cởi mở giữa những người có quan điểm khác nhau.
Điều ông Trọng nói là người thì phải là người cộng sản đào sâu thêm sự chia rẽ vốn có từ lâu giữa 95% dân Việt không là đảng viên, với 5% đảng viên. Lời nói của ông Trọng phát xuất từ thành kiến tiêu cực của người đảng viên đối với người ngoài đảng dù họ là bất cứ ai, dẫn đến đào sâu, mở rộng thêm sự phân biệt đối xử đã có từ lâu giữa người đảng viên và dân chúng. Lời nói của ông Trọng cũng cho thấy ông ta có hạn chế hiểu biết về những người khác. Ông ta cũng không gần gũi dân để hiểu người dân từng có những quan điểm độc đáo, đáng được tôn trọng lắng nghe và học hỏi như thế nào, để biết người dân không thua người cộng sản bất cứ mặt nào, nếu không nói là hơn nhiều. Hồ chí Minh từng mị dân khi đảng cần đến dân, nói, "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Ông Trọng phủi sạch công lao, giá trị của dân trong việc giúp đảng của ông qua bao nhiêu giai đoạn vô cùng khó khăn.
Câu nói từ thâm tâm của ông Trọng, trong lúc ông phấn chấn nhất nhận danh hiệu 55 tuổi đảng, cho thấy bệnh kiêu ngạo như từng có trong đảng, trong từng cá nhân đảng viên của đảng này, gây chia rẽ dân tộc, hoàn toàn khác với những lời giả dối kêu gọi đoàn kết dân tộc của Trọng. Ông ta không thật tâm muốn hòa hợp, hòa giải dân tộc, với những người trước là kẻ thù, từng ở bên kia chiến tuyến.
Tư cách con người đàng hoàng là không kiêu ngạo, nhưng kiêu ngạo là thuộc tính của người cộng sản, nên có hẳn một cái tên là bệnh "Kiêu ngạo cộng sản". Là giáo sư chuyên môn xây dựng đảng, Trọng không thuộc lời Lênin cảnh báo, "Không có gì nguy hại và tai hại đối với chủ nghĩa cộng sản bằng thói lên mặt ta đây là cộng sản" [3].
Khi Trọng nói nếu là người thì phải là người cộng sản, ông ta làm lộ cái bệnh kiêu ngạo cộng sản của chính ông ta dấu kín trong lòng. Trọng kiêu ngạo và nói thay cho các đảng viên của ông ta, cho mình vượt trội lên trên tất cả người không phải đảng viên cộng sản hoặc những người không ủng hộ hệ tư tưởng cộng sản. Sự kiêu ngạo này thường gắn liền với niềm tin cho rằng chỉ ý tưởng và giải pháp của cộng sản vượt trội so với các ý tưởng và hệ thống chính trị hoặc ý thức hệ khác. Trọng và đảng viên mắc bệnh kiêu ngạo cộng sản tin rằng đạo đức, tài trí và sự thông minh của người cộng sản vượt trên tất cả người khác.
Sự kiêu ngạo của người cộng sản Nguyễn Phú Trọng cho thấy thái độ coi thường trí thức, ý kiến và kinh nghiệm của những người có quan điểm chính trị khác. Điều này có thể tạo ra sự chia rẽ và xung đột giữa những người có quan điểm chính trị khác nhau và có thể khiến người cộng sản khó tham gia đối thoại hiệu quả hoặc tìm thấy tiếng nói chung. Trọng đã coi thường tất cả người dân trong nước đã đành, ông ta còn coi thường phần nhân loại còn lại ngoài vài nước cộng sản. Việc Trọng giao hảo với các nước khác, nhưng trong lòng còn đánh giá thấp người không là cộng sản cho thấy sự giả dối, ăn cháo đá bát của Trọng. Trong đại dịch covid năm trước, Trọng đã phải chỉ đạo đàn em đi ngửa tay "vận động ngoại giao vaccine" của các nước tư bản. Nếu không có loại tư bản bóc lột có dư thuốc cứu người ấy, liệu những người cộng sản Việt Nam có còn sống sót đến bây giờ để khinh bỉ ‘bọn không cộng sản’ ?
Ông Trọng phải hiểu không nên đánh giá hành vi và thái độ của người khác qua cặp mắt kính cận thị và thói kiêu ngạo cộng sản và điều hơn nữa là tránh đưa ra những khái quát hóa hoặc giả định về các cá nhân dựa trên sự kiện họ không là người cộng sản .
Ngoài báo Lao Động, báo Công Đoàn Việt Nam, nhiều tờ báo khác, ngay cả baochinhphu.vn có lẽ thấy lời phát biểu của Trọng quá lố lăng nên chỉ đưa tin về buổi trao huy chương, nhưng đã bỏ phần phát biểu trịch thượng, kiêu ngạo và kém cỏi của Trọng.
Người Tân Định
Nguồn : VNTB, 14/02/2023
Nguồn :
[3] V.I.Lênin, Toàn tập, tập 52, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.159
**************************
Dù có nhiều bê bối nhưng Đảng vẫn ưu ái ngành công an
Ý Nhi, Thoibao.de, 12/02/2023
Trang RFA tiếng Việt ngày 8/2 đặt câu hỏi "Vì sao Đảng ưu ái ngành công an ?"
Câu hỏi này được đặt ra trong bối cảnh Bộ Công an vừa đề xuất bổ sung quy định thăng hàm cấp Tướng Công an trước thời hạn, đồng thời đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu cho sĩ quan, theo công bố của Chính phủ hôm 7/2/1023.
Hai cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa bị hộ tống tới phòng xử án Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ vào ngày 30/11/2018. AP Photo.
RFA dẫn lời cựu Trung tá quân đội Vũ Minh Trí, trước khi về hưu công tác tại Tổng cục II, hôm 8/2, nhận định :
"Trong một giai đoạn rất dài, từ đợt phong tướng đầu tiên cho đến những năm 2000, thì việc phong tướng diễn ra không theo một quy định nào cả. Có những vị đeo quân hàm cấp tướng đến hai 30 năm, như ông Văn Tiến Dũng tổng tham mưu trưởng gần 20 năm mới được phong từ thượng tướng lên đại tướng. Rồi có những trường hợp còn phong quân hàm vượt cấp… Nên tôi thấy việc họ phong quân hàm trước hạn và vượt cấp nếu mà xét về mục đích công việc thì không có gì là nghiêm trọng".
"Nếu là luật thì nó sẽ đồng bộ với các quy định khác, ví dụ như quy định giám đốc công an Thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, có trần quân hàm lên đến trung tướng, thế nhưng lại đưa một người quân hàm thượng tá lên làm giám đốc công an thành phố… thì rõ ràng việc chỉ huy điều hành không phù hợp. Rõ ràng một ông thượng tá chỉ huy những phó giám đốc là thiếu tướng, hay những ông trưởng phòng đều là đại tá cả, thì quả thực là có khó khăn trong công việc".
Ông Võ Minh Đức, từng là Trưởng Ban dân vận của một sư đoàn thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam cuối những năm 90, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này cho rằng :
"Khoảng 20 năm trở lại đây số tướng nhiều lắm mà chất lượng thì rất kém. Tài năng, đức độ rất hạn chế. Tôi có cảm nhận rằng từ khi kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống cao hơn thì việc phong tướng nó như việc các ổng cho nhau bổng lộc. Vì tướng thì chắc chắn là lương cao, mà theo quy định ngày tôi còn ở quân đội thì khi tướng về hưu mức lương hưu vẫn giữ nguyên 100%, không như hàm đại tá, lương hưu kịch trần cũng chỉ khoảng 75% so với lúc còn tại ngũ".
RFA nhắc lại việc, trong nhiều năm qua, có nhiều vụ bê bối của ngành công an bị đưa ra công luận, nổi tiếng nhất là ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm, mang quân hàm Thượng tá công an bị bắt và truy tố liên quan đến tham nhũng ; cựu Trung tướng công an, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh, và cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Phòng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao bị tù vì những liên can đến đường dây đánh bạc ngàn tỷ trên mạng ; ông Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục Tình báo, Bộ Công An Phan Hữu Tuấn và ông Phan Hữu Bách, cựu Phó Cục Trưởng B61, Tổng Cục Tình báo, Bộ Công an bị tù vì ‘cố ý làm lộ bí mật nhà nước’ v.v…
RFA đặt câu hỏi : Dù có nhiều bê bối nhưng dư luận vẫn cho rằng Đảng và Nhà nước luôn ưu ái cho ngành công an ?
Trả lời RFA, cựu Trung tá Vũ Minh Trí nhận định :
"Tôi thấy điều đấy không còn gì phải bàn cãi, bởi vì nó thể hiện rất rõ, thứ nhất ngân sách cấp cho ngành công an chỉ thua mỗi quân đội, nó cao gấp nhiều lần ngân sách cấp cho y tế và giáo dục. Thứ hai việc ưu ái và cấp nhiều ngân sách cho ngành công an còn thể hiện qua việc phong quân hàm ở cấp cao. Hầu hết lực lượng sĩ quan công an đều được thăng lên những cấp bậc hàm cao hơn nhiều so với trước kia. Ví dụ như trước kia từng có Bộ trưởng Bộ Nội vụ như ông Lê Minh Hương, hay Bùi Thiện Ngộ, chỉ quân hàm cao nhất là thượng tướng, nhưng bây giờ tất cả các Bộ trưởng Bộ công an đều phong quân hàm đại tướng".
"Tổng biên tập những tờ báo nhỏ của công an, không có vai trò gì lớn trong xã hội như kiểu ông Hữu Ước, thậm chí còn lên quân hàm trung tướng… Thì việc thăng quân hàm và đãi ngộ đối với cán bộ lực lượng công an là rất cao so với cả mặt bằng trong xã hội, thậm chí có nhiều phần cao hơn cả quân đội, mặc dù lực lượng ít nhưng số tướng không kém gì".
Theo ông Trí, qua ngân sách và đãi ngộ đối với ngành công an cho thấy mối quan tâm lớn nhất của Đảng cộng sản và Chính phủ Việt Nam hiện nay là giữ vững được an ninh chính trị, hay nói cách khác là giữ được vị trí độc tôn lãnh đạo, quản lý nhà nước và xã hội của họ. RFA cho hay.
Ý Nhi (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 12/02/2023
***************************
Vì sao đảng ưu ái ngành công an ?
RFA, 08/02/2023
Bộ Công an vừa đề xuất bổ sung quy định thăng hàm cấp Tướng Công an trước thời hạn, đồng thời đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu cho sĩ quan.
Ông Tô Lâm (phải), Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam. FP Photo
heo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, được chính phủ công bố hôm 7/2/2023, Bộ Công an đã đề xuất bổ sung quy định về thăng hàm cấp Tướng trước thời hạn đối với sĩ quan Công an.
Cựu Trung tá quân đội Vũ Minh Trí, trước khi về hưu công tác tại Tổng cục II, hôm 8/2, nhận định :
"Trong một giai đoạn rất dài, từ đợt phong tướng đầu tiên cho đến những năm 2000, thì việc phong tướng diễn ra không theo một quy định nào cả. Có những vị đeo quân hàm cấp tướng đến hai 30 năm, như ông Văn Tiến Dũng tổng tham mưu trưởng gần 20 năm mới được phong từ thượng tướng lên đại tướng. Rồi có những trường hợp còn phong quân hàm vượt cấp… Nên tôi thấy việc họ phong quân hàm trước hạn và vượt cấp nếu mà xét về mục đích công việc thì không có gì là nghiêm trọng".
Ông Trí cho rằng, nếu việc thăng quân hàm thực hiện đúng quy định, đúng đối tượng… thì việc đấy là việc bình thường. Nhưng ông Trí chỉ lo ngại sẽ bị lợi dụng các quy định để đề bạt, bổ nhiệm những người không thật sự xứng đáng hoặc kéo bè, kéo cánh để đưa nhau lên… thì đó mới là không đúng. Ông Trí nói tiếp :
"Nếu là luật thì nó sẽ đồng bộ với các quy định khác, ví dụ như quy định giám đốc công an Thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, có trần quân hàm lên đến trung tướng, thế nhưng lại đưa một người quân hàm thượng tá lên làm giám đốc công an thành phố… thì rõ ràng việc chỉ huy điều hành không phù hợp. Rõ ràng một ông thượng tá chỉ huy những phó giám đốc là thiếu tướng, hay những ông trưởng phòng đều là đại tá cả, thì quả thực là có khó khăn trong công việc".
Cụ thể, Bộ này đề nghị sửa đổi điều 25 Luật Công an Nhân dân hiện hành, bổ sung sáu vị trí có cấp bậc hàm cấp tướng trong lực lượng công an. Trong đó, một vị trí có cấp hàm cao nhất là thượng tướng, nâng tổng số vị trí cấp hàm thượng tướng trong lực lượng công an lên bảy người.
Theo Luật Công an hiện hành, lực lượng công an có một đại tướng là Bộ trưởng Bộ Công an, không quá sáu thượng tướng là các thứ trưởng, không quá 35 trung tướng là lãnh đạo một số cục, giám đốc công an Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, không quá 159 thiếu tướng là lãnh đạo một số cục, giám đốc công an 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đô thị loại 1, phó giám đốc công an Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số tướng lĩnh trong lực lượng công an tối đa là 201 người.
Anh Võ Minh Đức, từng là trưởng ban dân vận của một sư đoàn thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam cuối những năm 90, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này cho rằng :
"Khoảng 20 năm trở lại đây số tướng nhiều lắm mà chất lượng thì rất kém. Tài năng, đức độ rất hạn chế. Tôi có cảm nhận rằng từ khi kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống cao hơn thì việc phong tướng nó như việc các ổng cho nhau bổng lộc. Vì tướng thì chắc chắn là lương cao, mà theo quy định ngày tôi còn ở quân đội thì khi tướng về hưu mức lương hưu vẫn giữ nguyên 100%, không như hàm đại tá, lương hưu kịch trần cũng chỉ khoảng 75% so với lúc còn tại ngũ".
Cũng trong Dự thảo Luật sửa đổi, Bộ Công an cũng đề xuất sửa đổi về hạn tuổi phục vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân lên thêm hai năm. Cụ thể, cấp úy nâng từ 53 lên 55 tuổi ; cấp thiếu tá, trung tá nâng từ 55 lên 57 tuổi với nam, 53 lên 55 với nữ ; thượng tá nâng từ 56 lên 58 tuổi với nam, 55 lên 58 tuổi với nữ ; đại tá nâng từ 60 - 62 tuổi với nam, từ 55 lên 60 tuổi với nữ ; cấp tướng nâng lên 62 tuổi với nam và 60 tuổi với nữ.
Nhiều năm qua, có nhiều vụ bê bối của ngành công an bị đưa ra công luận, nổi tiếng nhất là ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm, mang quân hàm thượng tá công an bị bắt và truy tố liên quan đến tham nhũng, hai viên tướng công an bị bắt vì bảo kê đánh bạc.
Nhiều tướng trong Quân đội và Công an Việt Nam bị kỷ luật vì tham nhũng, lợi dụng chức vụ- quyền hạn để làm những chuyện sai trái… Đơn cử như năm 2018, cựu trung tướng công an, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh, bị tuyên chín năm tù, và cựu thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Phòng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao bị phạt 10 năm tù vì những liên can đến đường dây đánh bạc ngàn tỷ trên mạng.
Đến năm 2019, ông Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục Tình báo, Bộ Công An, bị tuyên tổng cộng 12 năm tù và ông Phan Hữu Bách, cựu Phó Cục Trưởng B61, Tổng Cục Tình báo, Bộ Công an cũng bị tuyên tổng cộng 11 năm tù. Cả hai đều bị kết tội ‘cố ý làm lộ bí mật nhà nước’.
Tuy nhiên nhiều nhân vật xuất thân từ công an hiện vẫn giữ những vị trí quan trọng trong Bộ chính trị và trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Dù có nhiều bê bối nhưng dư luận vẫn cho rằng Đảng và Nhà nước luôn ưu ái cho ngành công an ? Liên quan vấn đề này, cựu trung tá Vũ Minh Trí nhận định :
"Tôi thấy điều đấy không còn gì phải bàn cãi, bởi vì nó thể hiện rất rõ, thứ nhất ngân sách cấp cho ngành công an chỉ thua mỗi quân đội, nó cao gấp nhiều lần ngân sách cấp cho y tế và giáo dục. Thứ hai việc ưu ái và cấp nhiều ngân sách cho ngành công an còn thể hiện qua việc phong quân hàm ở cấp cao. Hầu hết lực lượng sĩ quan công an đều được thăng lên những cấp bậc hàm cao hơn nhiều so với trước kia. Ví dụ như trước kia từng có Bộ trưởng Bộ Nội vụ như ông Lê Minh Hương, hay Bùi Thiện Ngộ, chỉ quân hàm cao nhất là thượng tướng, nhưng bây giờ tất cả các Bộ trưởng Bộ công an đều phong quân hàm đại tướng".
Thứ ba, theo ông Trí, cấp dưới cũng có tình trạng tương tự, giám đốc công an một tỉnh nhỏ cũng có thể lên quân hàm thiếu tướng. Hay Bộ công an trước kia có Cục Cảnh khuyển, huấn luyện nuôi chó nghiệp vụ, với một ít quân và vài chục con chó mà Cục trưởng cũng có thể lên thiếu tướng. Ông Trí nói tiếp :
"Tổng biên tập những tờ báo nhỏ của công an, không có vai trò gì lớn trong xã hội như kiểu ông Hữu Ước, thậm chí còn lên quân hàm trung tướng… Thì việc thăng quân hàm và đãi ngộ đối với cán bộ lực lượng công an là rất cao so với cả mặt bằng trong xã hội, thậm chí có nhiều phần cao hơn cả quân đội, mặc dù lực lượng ít nhưng số tướng không kém gì".
Theo ông Trí, qua ngân sách và đãi ngộ đối với ngành công an cho thấy mối quan tâm lớn nhất của Đảng cộng sản và Chính phủ Việt Nam hiện nay là giữ vững được an ninh chính trị, hay nói cách khác là giữ được vị trí độc tôn lãnh đạo, quản lý nhà nước và xã hội của họ.
Nguồn : RFA, 08/02/2023
Trong một lần đánh nhau với Viên Thuật, Tào Tháo đưa 17 vạn quân vây thành nhưng mãi không phá được. Quân sĩ ăn rất hao tốn, các quận lại mất mùa, lương thực không đủ. Tháo vay Tôn Sách được 10 vạn hộc lương. Nhưng vậy còn thiếu nhiều.
Vương Hậu của Tháo vô tội, nhưng những Vương Hậu của Trọng thì vô số tội.
Quan coi lương là Vương Hậu thấy ít quá không đủ phát cho quân, vào bẩm với Tháo, hỏi xem nên làm thế nào ?
Tháo nói :
– Ðem hộc nhỏ mà phát cho chúng nó.
Hậu hỏi :
– Thế quân sĩ kêu ca thì sao ?
Tháo nói :
– Ta có cách.
Hậu vâng lệnh, lấy hộc nhỏ đong lương phát cho lính.
Tháo cho người đi dò các trại, chỗ nào cũng thấy lính ta thán rằng Thừa Tướng đánh lừa quân ; Tháo đòi Vương Hậu vào, bảo rằng :
– Nay ta muốn mượn ngươi một món thật quý, để yên lòng quân, ngươi đừng nên tiếc.
Hậu hỏi :
– Thừa Tướng muốn cái gì tôi sẵn lòng ?
Tháo nói :
– Ta muốn mượn cái đầu ngươi để dẹp yên lòng quân.
Hậu thất kinh, kêu mình vô tội, Tháo nói :
– Ta cũng biết ngươi không có tội, nhưng không giết ngươi thì lòng quân sinh biến, sau khi ngươi chết, vợ con ngươi ta nuôi cho, ngươi đừng lo.
Tháo gọi đao phủ lôi Hậu ra chém, bêu đầu lên một cái sào dài, yết thị rằng Vương Hậu cố tình làm đấu nhỏ, để ăn cắp lương vua, làm lính ăn thiếu, nay chiếu quân pháp trị tội.
Quân sĩ hết trách oán thừa tướng, hăng hái công thành không kể sống chết. Quả nhiên sau 3 ngày Tháo phá thành thắng lợi.
Đọc câu truyện trên nhớ đến Nguyễn Phú Trọng, Đảng cộng sản Việt Nam, và những Vương Hậu trong tay Trọng.
Đảng cộng sản Việt Nam tô vẽ mình để có được một chút chánh nghĩa lúc đầu. Thay vì để lộ hình tướng tay chân của cộng sản quốc tế, họ nhận danh đánh đuổi thực dân Pháp và may mắn được sự ủng hộ của công nhân, nông dân vô sản. Tuy nhiên, cho đến nay đảng càng ngày càng xa dân, càng đi ngược với lòng dân khi dân. Tính tham lam của đảng lộ ra rõ rệt, đạo đức hoàn toàn bị triệt tiêu xuyên qua tệ nạn tham nhũng. Dân thấy quyền lực của quan chức cộng sản, nhũng nhiễu, bóc lột đè nặng kinh khủng hơn thời thực dân nhiều.
Từ sau cuộc xâm lược bất kể đạo lý Việt Nam Cộng Hòa thành công, cộng sản bắt, giết những người trong chính quyền cũ và lãnh tụ các đảng phái, lừa gạt đưa họ đi tù dưới chiêu bài học tập cải tạo làm hàng triệu gia đình ly tán, đổ vỡ, hàng ngàn người chết trong tù, chôn thân nơi rừng thiêng nước độc. "Chính quyền cách mạng" cộng sản đày đọa hàng triệu dân thành thị lên rừng sống trong các vùng kinh tế mới. Hàng triệu người phải trốn chạy khỏi quê hương, mất mạng nơi biển khơi, rừng sâu vô số kể. Số phận nhiều phụ nữ trẻ, em gái bị hải tặc bắt cóc đến nay vẫn không biết ra sao. Dân chúng miền Nam đang sống sung túc bỗng trở thành nạn nhân cộng sản, quần áo không đủ mặc, cơm không đủ ăn, không những vậy, đói khổ cũng trùm lên cả miền Bắc hàng chục năm. Đói khổ trùm lên đói khổ. Đói khổ đến cùng cực trong cái thiên đường hạ giới chủ nghĩa cộng sản vinh quang, vô địch.
Chỉ tới khi bị đói đến đường cùng, đảng cộng sản buộc phải ngửa tay cầu xin sự giúp đỡ của thế giới tư bản thối nát, rẫy chết, mà họ nói dối, rêu rao là ‘đổi mới’ sang kinh tế thị trường, cuộc sống người dân mới có chút ít thay đổi.
Mang cái vỏ kinh tế thị trường què quặt dị hợm không giống thứ gì trên thân mình, đảng trở nên dị dạng, mắc ung thư. Đảng viên ‘dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng’, từng như con ngựa kéo xe thồ hàng, xe tang, cày ruộng, hay làm xiếc, bị che mắt, từng chỉ nhìn thấy đường chủ nhân ông muốn chúng theo, từng không nhìn thấy các biến chuyển, cảnh quan chung quanh, bỗng thấy sáng lòa ánh sáng đế quốc tư bản Mỹ bóc lột từ xa khi Clinton tuyên bố bỏ cấm vận, bình thường hóa quan hệ. Họ la hò, lăn xả vào giành giật không kể một thứ gì bơ thừa sữa cặn từ viện trợ nhân đạo đến kinh tế của Mỹ và thế giới.
Trước 1975, sống dưới chế độ đói rách, kiệt quệ, xã hội miền Bắc đã đầy tham nhũng. Cả nước hối lộ, ăn cắp, nhưng nó tẹp nhẹp dù không khó thấy. Người ta hối lộ chị mậu dịch viên để được cân rau tươi hơn, nặng hơn, ‘biếu’ anh bác sĩ cân đường, hộp kẹo cho người nhà nằm bệnh viện được thuốc men, chăm sóc tốt hơn, hối lộ quan chức chục trứng gà để được lợp lại mái rạ dột nát, công nhân ăn cắp mỗi ngày một nhúm xi măng, đổi lấy cái kẹo của bà bán hàng nước gần công trình xây dựng. Ăn cắp, hối lộ, tham nhũng khắp nơi, nhưng tí một, tí một và ai cũng giống nhau, hối lộ gọi là ân tình, ăn cắp gọi là "úi giời có tí xíu, đáng cái kẹo, phong bánh, ly chè, có gì mà nhặng lên".
Từ sau ‘giải phóng’ chuột lọt vào hũ nếp miền Nam, chúng ra sức ăn cướp, ăn cắp, vơ vét. Bọn lính lác, quan bé vào, vơ vét từ con búp bê gãy tay, gãy chân của trẻ con miền Nam, đến cái sườn xe đạp, đôi dép lào, rồi về. Bọn quan to thì nằm tại chỗ ăn cắp, ăn cướp, ăn bám như tằm ăn rỗi.
Lúc đó vớ bẫm là bọn quân đội.
Bọn không quân béo bở nhất, trong chiến tranh cướp miền Nam, chúng chẳng mất gì, bỗng được bàn giao các căn cứ không quân, phi trường nằm ngay trong các thành phố. Lấy sân bay Tân Sơn Nhất làm ví dụ. Chỉ khu đất vành đai phi trường được giải tỏa, chia lô bán nền, bọn quan chức không quân, thành phố HCM đút túi hàng trăm ngàn tỷ đồng.
Quân đội nhân dân tham nhũng đất đai tài sản quốc gia dưới vĩ tuyến 17 không biết bao nhiêu mà kể. Không ai dám nói ra. Chỉ xì xầm là bị đám quen dùng súng thủ tiêu.
Bọn đế quốc tư bản đầu tiên viện trợ nhân đạo như thuốc men, lương thực nhắm giúp giảm bớt đói khổ, nhọc nhằn cho dân chúng. Chính phủ đưa tay ra đón nhận hồ hởi phấn khởi và lập tức, lớp công khai bán cho dân, che mắt quốc tế, nhưng hầu hết tuồn ra chợ đen. Tiền từ túi người dân chạy vào túi quan chức, một phần vào quỹ đảng, quỹ chính phủ.
Những gói viện trợ tăng dần cho hàng trăm, ngàn công trình xây dựng hạ từng cơ sở, y tế, viễn thông, giao thông giáo dục, và cả về quân sự ..Từ vài triệu đến chục triệu, đến hàng trăm triệu, hàng tỷ đô la. Đó là những của trên trời rơi xuống, lóa mắt toàn bộ đảng viên từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất.
Những nhóm tham nhũng, ăn cắp trong đảng bỗng một sớm một chiều nở bung ra như nấm gặp mưa, từ bộ chính trị đến đảng viên thường trong thôn trong bản. Chúng chen lấn giành ăn, "ăn tất tần tật" "ăn không chừa thứ gì" bơ thừa sữa cặn của viên trợ từ các nước tư bản. Đã giành giật miếng ăn thì phải đấu tranh, cuộc đấu tranh dog-eat-dog nào giữa các nhóm trong đảng cũng là trận cuối cùng, kẻ mất người còn. Những cuộc đấu đá muôn hình vạn trạng, từ vu cáo nhau, tố giác nhau, giành ghế của nhau đến thủ tiêu lẫn nhau. Bộ chính trị, mà tổng bí thư đứng đầu là Mafia chúa, bao trùm các gia đình Mafia nhỏ. Đảng Mafia chúa và các gia đình Mafia nhỏ bao trùm toàn cõi Việt Nam mà dân chúng là đối tượng tống tiền, bóc lột của chúng. Dĩ nhiên nói như Marx, chỗ nào có bóc lột, bất công, chỗ đó có phản ứng. Đảng cộng sản Việt Nam, trùm mafia, với hàng ngàn băng đảng, gia đình Mafia nhỏ, khủng bố người dân khắp nơi, lộ liễu có, tinh vi có. Bóc lột càng dữ dội, dân chúng càng bị đàn áp, càng phản ứng, đảng càng tìm phương kế bắt bớ, bỏ tù, dân càng uất hận. Nguy cơ đảng bị lật đổ như Liên Xô lúc nào không biết. Con giun bị xéo mãi cũng phải oằn.
Nguyễn Phú Trọng biết nguy cơ bị tấn công ngược lại từ phía dân chúng, ông ta không thể tự dẹp bỏ đảng cộng sản, mà chỉ có thể tìm cách xả xú páp của nồi hơi sắp bùng nổ vì tức giận. Lý do Tào Tháo giết Vương Hậu thế nào, Trọng giết người cũng không khác.
Trọng thuận lợi hơn Tháo nhiều. Tháo chỉ tìm ra được một Vương Hậu. Chung quanh Trọng có vô số Vương Hậu. Vương Hậu của Tháo vô tội, nhưng những Vương Hậu của Trọng thì vô số tội. Quan to, quan bé trong đảng của Trọng chẳng kẻ nào không đong đấu bé cho dân, ăn cắp của dân. Chủ tịch nước cũng là Vượng Hậu, ngay cả Trọng cũng vậy. Cực kỳ vô lý nếu trùm bang đảng Mafia mà lại trong sạch ! Tìm ra được càng nhiều Vương Hậu càng tốt, vừa yên lòng dân, vừa dụng kế đả thảo kinh xà đe dọa phe đối thủ, vừa củng cố được sư vững chắc của phe mình, lại lấp liếm được tội của mình. Giữ bàn tay của mình, của băng đảng mình sạch sẽ trước công chúng là phương sách bá đạo từ xưa mà Trọng học được, "Giữ cho tay mình sạch", dù thật ra như dân gian nói, chân mình thì lấm mê mê, lại còn lấy đuốc mà rê chân người.
Khổ nỗi, sự băng hoại của Đảng cộng sản Việt Nam giống như căn bệnh ung thư di căn, không chữa nổi.
Lò thiêu tham nhũng của Trọng đưa các Vương Hậu đối thủ của Trọng vào năm vừa qua thấy cháy bùng lên vì các đối thủ của Trọng bị đốt đều có nhiều mỡ, cỡ như Vụ kit xét nghiệm Việt Á, vụ các "chuyến bay giải cứu", vụ AIC, Vụ nâng khống tiền mua thiết bị y tế hay vụ bảo kê buôn lậu 200 triệu lít xăng, và kết thúc năm con cọp là ba đối thủ nặng ký nhất của Trọng Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh và Nguyễn Xuân Phúc. Chưa bao giờ đảng này thanh trừng, kỷ luật nhiều đồng bọn Mafia cao cấp như vậy.
Đưa những Vượng Hậu có tội thật vào lò không giải quyết được gì, đó chỉ là những gia đình mafia nhỏ yếu thế hơn không cùng cánh hẩu với phe mafia Trọng. Các gia đình này bị đưa vào lò thì rộng chỗ cho các băng đảng khác, gia đình khác phát triển. Trọng nghĩ là xung đột nhóm trong đảng sẽ bớt đi, phe cánh của Trọng sẽ mạnh hơn, chúng ăn no rồi có lẽ sẽ bớt nhũng nhiều, bóc lột dân hơn. Nhưng hoàn toàn ngược lại !
Có người nói rằng " [đút nhiều củi vào lò], các đảng viên Cộng sản, đặc biệt là những người giữ các chức vụ rất cao trong bộ máy Đảng và Nhà nước phải thận trọng và từ đó đi đến việc giảm tham nhũng". e rằng quá lạc quan.
Tham nhũng chỉ giảm lúc đầu khi các gia đình mafia trong đảng bị Trọng thanh toán, nhưng những chỗ trống sẽ bị lấp đầy nhanh chóng bởi sư lớn mạnh, phát triển nhanh -vì có chỗ trống- từ các gia đình chung cánh hẩu với Trọng. Giống như những vạt bèo lục bình, có bị vớt bao nhiêu cho heo ăn, cuối cùng ao sẽ lại bị phủ kín lục bình, có thể mang tên là bèo tây, nhưng lục bình hay bèo tây cũng một thứ. Lòng tham của mafia cộng sản chỉ tăng lên, không bão hòa, lại càng không giảm bớt.
Trọng muốn sống hết nhiệm kỳ này và tính toán ở lại nhiệm kỳ đại hội đảng tiếp theo để tránh cho đảng không bị tan vỡ ra nhiều mảnh, Tình trạng nội chiến chia rẽ trong đảng bởi các phe nhóm bị gán là tham nhũng, diễn biến hòa bình, chuyển biến gì gì đó đe dọa sự sống của đảng.
Tuy vậy, không thể giảm -chứ không nói triệt tiêu- tham nhũng trong chế độ độc tài. Để điều hòa sự tham nhũng trong đảng Trọng chỉ còn cách cầu xin các quan chức của đảng sống đạo đức, một thứ đạo đức rất mơ hồ của những kẻ vô thần tham lam, đưa ra các bài học kinh điển xáo rỗng, buồn cười, nào là học tập theo gương bác Hồ, nào là phải có danh dự, tiền nhiều để làm gi, cho đến đe dọa, anh đang ngồi trước mặt tôi, tham nhũng tôi sẽ bắt, nực cười hơn nữa còn đòi "giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức của cán bộ, đảng viên".
Nhưng khốn nỗi đạo đức không thể có trong tâm-kẻ-duy-vật, chỉ biết tin vào Tiên Phật của họ là tiền. Từ đảng viên mới tập tễnh vào nghề cho đến Trọng đều là những người nói về đạo đức nhuần nhuyễn, lẻo mép, trơn lu như nhau. Họ nói mà không thực hành.
Trọng lại càng không thể loại trừ được căn cơ đảng viên tham nhũng, nó xuất phát từ thái độ tham lam, của những kẻ vô sản, bần cùng, bần cố nông, nghèo rớt mùng tơi, buôn chổi đót, nuôi heo, chạy thêm xe ôm theo cách mạng, bảo vệ đảng bởi lời đe dọa còn đảng còn mình, có dịp là ăn không chừa thứ gì. Bọn họ chạy theo vật chất phù hơp với lối sống duy vật chủ nghỉa nhiễm sâu trong tâm thức và phải thể hiện ra trong lối sống phè phỡn, khoe khoang với mọi người. Tham nhũng cộng sinh với cơ chế độc tài, đảng trị. Một trong hai thứ đó chết thì cả hai đều chết. Tham nhũng chết thì đảng tiêu tùng, và ngược lại.
Kế sách Nguyễn Phú Trọng học Tào Tháo giết rất nhiều kẻ thù Vương Hậu của mình mong được yên lòng dân, êm xuôi trong đảng, dễ kiểm soát các nhóm Mafia em út, giảm tham nhũng bởi các nhóm mafia kẻ thù của mình, giúp các nhóm cánh hẩu của minh lớn mạnh, giúp đảng sống còn nghĩ ra không khả thi. Chỉ hết tham nhũng khi đảng cộng sản tự giác để dân chúng thực sự có quyền kiểm soát họ qua các cuộc bầu cử dân chủ, báo chí và truyền thông được hoàn toàn tự do và nhân quyền được tôn trọng.
Người Tân Định
Nguồn : VNTB, 07/02/2023