Với hai trong số những tổng thống lớn tuổi nhất của Hoa Kỳ sẵn sàng ra tranh cử vào năm 2024, ngày càng nhiều người Mỹ đặt câu hỏi bao nhiêu tuổi là quá già để lãnh đạo một đất nước nơi độ tuổi trung bình của người dân là trong khoảng 30 ?
Đó là câu chuyện ở bên kia bờ Đại Tây Dương với người Việt Nam. Nếu được quyền đặt câu hỏi tương tự với Hà Nội, vậy thì có nên để ông Nguyễn Phú Trọng tái nhiệm thêm lần thứ tư, vì dẫu sao ông cũng hơn hẳn nhiều ứng viên khác ở chỗ là Tổng bí thư có thời gian "rút kinh nghiệm" dài nhất, đến những 3 nhiệm kỳ.
Nếu ông Nguyễn Phú Trọng quyết định tái nhiệm lần thứ tư và thứ năm, thì đó rất có thể là bi kịch của cả dân tộc chứ không còn của riêng Đảng cộng sản nữa.
Có sự khác biệt khi so sánh giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, đó là lá phiếu tự do bầu cử của người dân.
Tết Quý Mão tới đây, ông Nguyễn Phú Trọng bước vào tuổi 80, tức kém hơn Tổng thống Joe Biden hai tuổi, và lớn hơn cựu Tổng thống Donald Trump hai tuổi.
Trong một tham luận của Giáo sư Tiến sĩ Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam, thì ghi nhận ở Việt Nam, cùng với tuổi đời tăng cao, các chứng bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thoái hóa xương khớp, giảm tưới máu não mạn tính thường diễn ra khá phổ biến.
"Khoảng 3/4 số người 80 tuổi có ít nhất một bệnh mạn tính, trung bình có thể mắc sáu bệnh đồng diễn. Về mặt lão hóa của hệ thần kinh, thường thấy giảm khứu giác, thị giác, thính giác và vị giác. Một số trường hợp bị rối loạn tiểu tiện và có khi nhất thời kết hợp với rối loạn đại tiện.
Có thể có sự suy giảm các chất truyền dẫn thần kinh ảnh hưởng tới chức năng thần kinh nói chung, chức năng nhận thức nói riêng và là hậu quả sinh lý của quá trình lão hóa não. Tuy nhiên, suy giảm dopamin tới một mức nhất định có thể gây bệnh Parkinson và nếu thiếu hụt apolipoprotein E4 có thể là một yếu tố nguyên nhân quan trọng của bệnh Alzheimer. Đặc biệt sự cộng hợp của nhiều yếu tố nguy cơ mạch máu có thể gây tai biến mạch não với hai thể lâm sàng phổ biến là nhồi máu não và chảy máu não.
Tuổi già là một giai đoạn quan trọng trong cuộc sống của con người. Tuy quá trình lão hóa có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng những năm tháng trải qua trong đời đã cho người cao tuổi tích lũy được kinh nghiệm quý báu, nhận thức sáng suốt, hành xử chín chắn và mối quan hệ xã hội thỏa đáng" – trích tham luận "Vấn đề tâm lý xã hội của tuổi già", Giáo sư Tiến sĩ Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam.
Dân gian có câu "tre già măng mọc". Nghĩa bóng của câu thành ngữ này là thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước ; lớp người trước già đi thì đã có lớp người lớp người trẻ ở phía sau thay thế. Thế hệ trước sẽ đào tạo thế hệ sau để thế hệ sau có kinh nghiệm và phát triển những gì mà thế hệ trước đã tạo ra. Sau đó, thế hệ sau này sẽ truyền lại cho thế hệ sau nữa, cứ thế, thế hệ trẻ sẽ liên tục kế thừa và phát huy nó.
Và giờ thử nhìn thành ngữ này qua lăng kính triết học Mác-xít để đưa ra ý kiến ông Nguyễn Phú Trọng nếu lại tái cử nhiệm kỳ thứ tư ghế Tổng bí thư, thì điều đó có phải là bi kịch của riêng Đảng cộng sản Việt Nam ?
Theo triết học Mác – Lênin vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng.
Có 5 hình thức vận động cơ bản là : Vận động cơ học : Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. Ví dụ : Chơi đá bóng, đi bộ… ; Vận động vật lý : Sự vận động của các phân tử, hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện. Ví dụ : Bóng điện phát sáng ;
Vận động hóa học : Quá trình hóa hợp và phân giải các chất. Ví dụ : Sắt để lâu ở ngoài bị oxi hoán dẫn đến hiện tượng han rỉ ; Vận động sinh học : Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường. Ví dụ : Hiện tượng cây hoa đâm chồi nảy lộc, nở hoa ;
Vận động xã hội : sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử. Ví dụ : Từ Cộng sản nguyên thủy → Chiếm hữu nô lệ → Phong kiến → Tư bản chủ nghĩa → Cộng sản chủ nghĩa.
Các hình thức vận động có hình thức đặc trưng riêng. Các hình thức vận động có mối quan hệ hữu cơ với nhau và vận động theo trình tự từ thấp đến cao. Giữa 5 hình thái vận động này có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Còn phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
Như vậy, "tre già măng mọc" là câu tục ngữ thể hiện sự phát triển kế thừa từ thế hệ trước sẽ đào tạo thể hệ sau để thế hệ sau có kinh nghiệm và phát triển những gì mà thế hệ trước đã tạo ra, và sau đó sẽ truyền lại cho thế hệ sau nữa, cứ thế cứ thế mà thế hệ trẻ luôn kế thừa và sẽ phát huy nó.
Ông Nguyễn Phú Trọng ngồi ghế Tổng bí thư ở lần thứ hai đã là biểu hiện của việc "phát triển kế thừa" trong đảng cộng sản Việt Nam bắt đầu yếu kém. Thêm nhiệm kỳ thứ ba, tạm gác qua ngờ vực tham quyền cố vị, cho thấy Đảng cộng sản Việt Nam mấp mé bi kịch tre sắp tàn, mà măng chưa chịu lớn.
Vậy thì nếu ông Nguyễn Phú Trọng quyết định tái nhiệm lần thứ tư, thì đó rất có thể là bi kịch của cả dân tộc chứ không còn của riêng Đảng cộng sản nữa.
Lynn Huỳnh
Nguồn : VNTB, 19/12/2022
Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam – tiếp tục xiển dương "nhân đạo, nhân ái, nhân tình" dành riêng cho những cá nhân trong đảng đang đục khoét quốc gia, chỉ vì họ là đồng chí của ông.
Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri các quận Đống Đa, Ba Đình và Hai Bà Trưng
Ngày 19/11/2022, trong vai đại biểu quốc hội đi gặp cử tri để báo cáo về kết quả kỳ họp thứ tư (vừa kết thúc hôm 15/11/2022) của Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa này, ông Trọng nhấn mạnh rằng, cá nhân ông và đảng của ông"không thích thú gì khi kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình". Chuyện xử lý hành chính, xử lý hình sự như đã thấy, đã biết chỉ là vì "sự tiến bộ chung, giáo dục người khác đừng đi vào vết xe đổ" nên "buộc phải làm" (1). Đó cũng là lý do ông Trọng hào hứng giới thiệu những điểm "rất mới, rất nhân văn" : "Khuyến khích cán bộ có sai phạm thì tự giác xin thôi việc, tự giác nộp lại tiền của đã tham ô, tham nhũng" để ông và đảng của ông có điều kiện "miễn giảm, xử nhẹ hơn" (2).
Ông Trọng tự đánh giá chủ trương và phương thức ấy của cá nhân ông và đảng của ông là "rất công tâm, khách quan, bài bản, đúng kỷ luật của đảng, pháp luật của nhà nước". Kẻ viết bài này không muốn bàn đến "kỷ luật của đảng". Khi một tổ chức chính trị, đặc biệt là tổ chức chính trị đang cầm quyền, bất chấp điều lệ của chính nó (3), thậm chí không chỉ "nhất trí" vi phạm điều lệ (Khoản 1, Điều 17 : Đồng chí Tổng bí thưgiữ chức vụ Tổng bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp) mà còn đồng thanh tung hô việc ông Trọng cương quyết "phục vụ" ở vị trí Tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ nữa (nhiệm kỳ thứ ba) là "đúng đắn" thì không cần phải bàn luận về thứ "kỷ luật" tùy nghi co giãn như thế nữa !
Còn muốn biết chủ trương và phương thức mà cá nhân ông Trọng và đảng của ông đã cũng như đang quảng cáo có đúng "pháp luật của nhà nước" hay không thì cứ đối chiếu luật pháp thực định đang có hiệu lực thi hành trên toàn bộ lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là luật hình sự, chắc chắn sẽ không tìm ra bất cứ điều nào, khoản nào cho phép "miễn giảm" trách nhiệm vì "tự giác xin thôi việc, tự giác nộp lại tiền của đã tham ô, tham nhũng".Tham ô, tham nhũng không chỉ gây thiệt hại về "tiền của" mà còn gieo đủ loại tai họa cả hữu hình lẫn vô hình cho quốc gia, dân tộc. Chủ trương và phương thức xử lý hành chính, xử lý hình sự tùy tiện đến mức trắng trợn như vậy chỉ do ông Trọng và đảng của ông "không thích thú" thì lấy gì bảo đảm "công tâm, khách quan, bài bản" ?
Có vô số ví dụ cho thấy "nhân đạo, nhân ái, nhân tình" mà ông Trọng và đảng của ông dành cho sâu mọt là hết sức bất nhân đối với đồng bào. Ai cũng biết, cũng thấy trong thời gian vừa qua, việc quản trị - điều hành lĩnh vực Giao thông vận tải kìm hãm sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam đến mức nào và tai họa của sự phi lý trong quản trị - điều hành lĩnh vực ấy nghiêm trọng ra sao, công chúng không chỉ bất bình về năng lực quản trị - điều hành lĩnh vực Giao thông vận tải mà còn thắc mắc tại sao hệ thống chính trị, hệ thống công quyền không làm gì cả dù có rất nhiều dấu hiệu cho thấy các viên chức lãnh đạo lĩnh vực Giao thông vận tải câu kết với gian thương để trục lợi, bất chấp hậu quả đối với quốc gia, dân tộc.
Tới giờ, chỉ có những người phản đối việc nhân danh lợi ích công cộng, cho phép khai thác hệ thống cầu đường theo hình thức BOT tràn lan trên toàn quốc vào tù, còn ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Giao thông vận tải - không chỉ vô sự vì đã "tự nguyện từ chức" mà còn tiếp tục được tín nhiệm, điều động làm "Bí thư khối các cơ quan trung ương" bởi đã thể hiện "văn hóa, sự tự trọng của người đảng viên" (4). Làm và dán nhãn "rất mới, rất nhân văn" cho lối hành xử này rõ ràng là một kiểu dùng thuốc liều quá mức có thể chỉ định. Nếu ông Trọng và đảng của ông thật sự "công tâm", thật sự "khách quan", thật sự tôn trọng "pháp luật của nhà nước" không nhai đi, nhai lại "nhân đạo, nhân ái, nhân tình", chắc chắn sẽ không có những đại án như "Việt Á", "bay giải cứu"...
Trong năm bảy năm vừa qua, ông Trọng và đảng của ông vừa cam kết với đồng bào sẽ "chỉnh đốn đảng", kiên quyết chống tham nhũng "không có vùng cấm, không chấp nhận ngoại lệ, bất kể người đó là ai", vừa trấn an đồng chí về việc xem xét, xử lý sẽ "nhân văn". Thực tế cho thấy, chính lối hành xử đẫm chất "nhân văn" ấy đã trở thành bà đỡ, khuyến khích sâu mọt ở tất cả các ngành thuộc đủ mọi cấp thản nhiên câu kết với nhau để trục lợi, kể cả khi quốc gia, dân tộc ngả nghiêng trong thảm họa. Năm ngoái, hơn hai mươi ngàn người Việt uổng mạng Năm nay, kinh tế suy thoái chưa có điểm dừng, chẳng riêng người nghèo, nhiều giới khác cũng khốn khổ, tuyệt vọng, ông Trọng mở rộng phạm trù "nhân văn" thành "nhân đạo, nhân ái, nhân tình" và tiếp tục giữ lại, dành riêng những chữ "nhân" ấy cho đồng đảng !
Trân Văn
Nguồn : 23/11/2022
Chú thích
Thấy gì qua 13 văn kiện đã được ký kết và các hoạt động trong chuyến đi "chầu Thiên Hoàng của Tổng Trọng" ?
Kim Ngọc, Thoibao.de, 05/11/2022
Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam – ông Nguyễn Phú Trọng hay còn gọi là Tổng Trọng dường như đã thể hiện sự phấn khởi cao độ khi có chuyến thăm Trung Quốc trong 3 ngày, từ 30/10 đến 01/11/2022, ngay sau khi Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc kết thúc. Ông Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Bắc Kinh theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hay nói theo ngôn ngữ của cư dân mạng là "đi chầu Thiên Hoàng". Chuyến đi này không chỉ là quyết định của Tổng Trọng mà còn là lựa chọn của Tập về đối ngoại, có lẽ là để thể hiện cho thế giới thấy quyền uy của ông ta trước một đàn em, một chư hầu "ngoan ngoãn".
Lễ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh
Trong chuyến đi này, hai bên đã ký kết tất cả 13 văn kiện, trong đó có 1 bản thỏa thuận ; 10 bản ghi nhớ ; 1 bản kế hoạch hợp tác và 1 nghị định thư. Các vấn đề được ký kết tập trung vào quan hệ kinh tế, thương mại, tư pháp và các hoạt động hữu nghị…
Ngoài vấn đề kinh tế, thương mại, tuy không có văn bản nào được ký kết, nhưng hai ông Tổng Bí thư cũng thống nhất phương thức hành xử trong vấn đề biển đảo, mà theo mệnh lệnh của Tập là "không để bất kỳ ai can thiệp". Nghĩa là hai ông ấy sẽ xích lại gần nhau, đóng cửa bảo nhau, quyết không để Mỹ hay các quốc gia phương Tây, Nhật Bản can thiệp vào. Dường như, với chuyến thăm này thì chính sách đu dây ngoại giao của Việt Nam đã phá sản. Bằng vẻ thâm tình, bằng cả những lời vuốt ve ngọt nhạt lẫn các biện pháp gây áp lực, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trói buộc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào trong cái bẫy ma quái của Bắc Kinh.
Đây là những vấn đề tạo nên những lo lắng, bất an của người dân Việt Nam về khả năng Nhà cầm quyền Hà Nội sẽ lún sâu hơn trong mối quan hệ với Chính quyền ở Bắc Kinh.
Hãng tin quốc tế bình luận : "Dù hai nước có lịch sử nghi kỵ và tranh chấp lãnh thổ lâu đời, bao gồm cả các đảo và vùng biển trên Biển Đông, Đảng cộng sản hai bên vẫn giữ được thân tình".
Trên trang cá nhân của mình, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn ở Paris nhận xét : "Trọng Vương tự đày đọa tấm thân (trong chuyến đi xa) chỉ để chứng minh rằng mình là một trong những người trung thành nhứt với Tập đại đế".
Trang mạng xã hội facebook tràn lan những lời chế diễu, nhạo báng, và cả những biếm họa đối với chuyến đi của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Facebooker Bui Tien Hung viết : "Trung Quốc to lớn, hùng mạnh nhưng phải trao tặng huy chương cầu thân với bác Trọng mình, chứng tỏ bác Trọng mình là người tài giỏi, rất đáng nể phục".
Hình ảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhỏ bé bước từng bước khập khễnh bên cạnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vốn có ưu thế về thể hình, và hình ảnh ông Tập cúi người đeo tấm huy chương cho ông Trọng, tạo nên cảm giác về hình ảnh con sói trắng giả nai, giấu đi nanh vuốt của mình để từng bước dẫn dụ con mồi ngây ngô đi vào quỹ đạo.
Tuy nói là quan hệ song phương, nhưng trong lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của hai Đảng cộng sản chưa bao giờ là bình đẳng. Việt Nam dường như luôn nằm dưới sự chỉ đạo, luôn phải xin xỏ, năn nỉ, nịnh bợ… để vừa lòng người láng giềng khổng lồ , khi thì ngọt nhạt phủ dụ, lúc lại phùng mang trợn má đe dọa, uy hiếp.
Chuyến đi sứ lần này của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng với 13 văn kiện được ký kết và cả những thỏa thuận không được ký, chắc chắn là bước tiến mới trong kế hoạch "Vành đai và Con đường" và "Hai hành lang, một vành đai" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhằm nắm trọn quân cờ Việt Nam trong tay.
Với kế hoạch "Hai hành lang, một vành đai", Trung Quốc tạo ra hai gọng kìm siết chặt lấy yết hầu Việt Nam theo hai con đường. Một đường từ Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng ; một đường khác từ Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng. Như vậy, không chỉ hàng hóa Trung Quốc có thể chạy thẳng vào Việt Nam, mà nếu có một ngày, Trung Quốc lại muốn "dạy cho Việt Nam một bài học" thì quân đội, khí tài Trung Quốc tiến thẳng về Hà Nội chỉ mất một ngày đường.
Kim Ngọc (Tổng hợp)
Giải mã vài hiện tượng trong "các buổi chầu" của ông Nguyễn Phú Trọng
Phùng Khoan, RFA, 04/11/2022
"Tập Hoàng đế" là của người Tàu. Thiên triều là của Trung Quốc. Ấy vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng đánh giá tích cực, cam kết "chia sẻ" và "tham gia" vào quá trình xác lập "Trật tự Thế giới mới" – "Pax Sinica". Nếu trót lọt, Việt Nam vẫn là chư hầu, biên viễn. Đại quốc có thể dốc toàn bộ sức người sức của cho quyền lực của Hoàng đế. Lân bang như ta mà dồn quốc lực vào đấy thì để thu lại được cái gì ? Chưa nói, người dân Việt có hứng thú, có cộng hưởng với các giá trị của cái Trật tự chỉ phục vụ cho lợi ích của Thiên triều hay không ?
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận Huân chương Hữu nghị từ Tổng bí thư Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 31/10/2022 – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
____________
Ông Trọng "sang chầu" Bắc Kinh từ 30/10 đến 1/11, tức là rút ngắn một ngày mà không nêu rõ lý do, so với lời mời ban đầu mà trước đó cả hai Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốcđã công bố. Cái này thì chắc chắn không bao giờ giải mã được ! Nó tù mù và bí hiểm như chính mối bang giao ngàn năm có lẻ giữa hai quốc gia "núi liền núi sông liền sông". Cho dù giờ đây không còn "chung một Biển Đông" và cái gọi là mối tình hữu nghị ấy cũng chẳng thể "sáng như rạng Đông" trong những thập kỷ mù lòa.
21 phát đại bác cùng "các cơn mưa" trút những lời tụng ca "có cánh" về các mối quan hệ "môi hở răng lạnh", "vừa là đồng chí vừa là anh em" tưởng đã đi vào dĩ vãng… "Năm tháng qua đi, các cuộc chiến tranh sẽ im ắng dần, những cuộc cách mạng sẽ thôi gào thét và chỉ còn lại không phôi pha là tấm lòng em nhẫn nại dịu dàng và chan chứa tình yêu thương...". Lời tâm phúc từ "Con đường đau khổ" của Aleksandr Tolstoy luôn vang vọng trong tâm trí bao thế hệ. Điều này khiến người viết liên tưởng tới mối bang giao Việt – Trung có một không hai, cả yêu lẫn ghét, trong lịch sử thế giới.
Một "episode" được cư dân mạng truyền tải nhưng chưa thể xác nhận tính chính xác. Đó là, Thủ tướng Phạm Minh Chính từng khấn trước vong linh những người lính ngã xuống ở Pò Hén : "Anh em một nhà, cùng một bố mẹ sinh ra còn giết nhau nữa là, chết thì cũng đã chết rồi, ấm ức làm gì. Đã đến lúc cởi bỏ oán thù được rồi, hồn còn thì hồn cười". Thế rồi cả hệ thống báo chí "bưng bô" lần đầu tiên được dịp tung hô, có một Thủ tướng dám đến thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến sống mái với quân bành trướng (1).
Và đây, lần đầu tiên, Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh có một Tổng bí thư, danh xưng là Nguyễn Phú Trọng, đã thay mặt "những linh hồn chết" (Tiểu thuyết của Gogol), nhận cái Huân chương Hữu nghị "vĩ đại và cảm động" ấy, do đích thân Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình trao tặng. Người vừa ban tặng "phần thưởng cao quý" đó cho ông Trọng cũng chính là kẻ vừa thẳng tay đuổi "người bảo trợ chính" cho mình, người tiến cử mình – đó là cựu Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào – vào cái ghế hiện nay, ra khỏi Hội trường Đại hội… Xem tình nghĩa "trong Đảng" họ đối đãi nhau "cạn tàu ráo máng" đến thế, đủ hiểu ý nghĩa "mặt trái" của tấm Huân chương Hữu nghị rồi sẽ đen đủi và xui xẻo đến nhường nào…
Nhưng nếu nói xui xẻo và đen đủi thì có lẽ không gì có thể so sánh với các cam kết "mạnh mẽ" của ông Trọng được ghi nhận trong Bản Tuyên bố chung được chuẩn bị khá công phu (2). Chắc chắn rất ít ai có đủ kiên nhẫn để lướt (chứ chưa nói là đọc kỹ) cả vạn chữ trong "Bản tuyên bố chung" này và cả bài xã luận trên đường link của Đảng cộng sản Việt Nam . Nhưng trong "bãi tha ma" ngôn ngữ ấy, vẫn "lập lòe ánh lân tinh" từ các bộ xương cốt những người lính hải quân đã buộc phải tuân lệnh Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh là không được nổ súng khi lính Trung Quốc tràn lên chiếm đảo Gạc Ma (quần đảo Trường Sa) vào năm 1988. Mong sao có một Nguyễn Đình Chiểu thời nay để tấu lên nỗi oan khuất cho những bộ xương vẫn đang bị mục dưới đáy biển Trường Sa, hay khô quắt trong các hang động của "cối xay thịt" Lão Sơn năm nào (3).
Trong ba ngày chầu tại Bắc Kinh, ông Trọng đã cam kết những gì ? Bla, bla, bla… nhiều thứ lắm ! Không thể giải mã hết trong một lần. Nhưng 13 "cột trụ" xây nên tình hữu nghị Việt – Trung, "lâu đài bằng giấy" ấy chẳng có gì là bền vững cả. Bền vững sao được khi Tổng bí thư Trọng đã liều lĩnh cam kết, "phía Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia ‘Sáng kiến Phát triển toàn cầu’ (GDI), theo nội dung và cách thức phù hợp…". Không những cam kết tham gia GDI, Nguyễn Phú Trọng – không hiểu là tình nguyện hay bị ép buộc – còn "ghi nhận tích cực "Sáng kiến An ninh toàn cầu’ của Trung Quốc (GSI)".
Vẫn biết, ông Nguyễn Phú Trọng đã có "trừ hao" : Chỉ tham gia sáng kiến phát triển "theo nội dung và cách thức phù hợp" và cũng chỉ tích cực đánh giá sáng kiến an ninh với điều kiện lấy "mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc" làm cơ sở. Nhưng rồi ai mà đoán trước được các trò "tung hứng" của "Tập Hoàng đế" ! Kỷ nguyên tới, chỉ còn lại một mình, khi "ngài" lấy các quyết định liên quan đến Đài Loan hay Biển Đông, để "dạy" cho thiên hạ bài học nào mà Trung Quốc cho là cần thiết (4).
"Tập Hoàng đế" là của người Tàu, của nước Trung Hoa. Thiên triều là của Trung Quốc. Ấy vậy mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ủng hộ, đánh giá tích cực, cam kết "chia sẻ" và "tham gia" vào quá trình xác lập "Trật tự Thế giới mới" – "Pax Sinica". Nếu trót lọt, Việt Nam vẫn chỉ là chư hầu, biên viễn. Đại quốc có thể dốc toàn bộ sức người sức của cho quyền lực của Hoàng đế. Lân bang như ta mà dồn quốc lực vào đấy thì để thu lại được cái gì ? Chưa nói, người dân Việt có hứng thú, có cộng hưởng với các giá trị của cái Trật tự chỉ phục vụ cho lợi ích của Thiên triều hay không ?
Nhưng một khi "tay đã nhúng chàm/ dại rồi còn biết khôn làm sao đây" ? Giàn cố vấn cho ông Trọng thừa hiểu rằng, hai khái niệm là GSI và GDI là nền tảng của "Đại An Ninh" – nền tảng căn bản để Trung Quốc xây dựng chiến lược toàn cầu, kiến tạo nên "Trật tự Thế giới mới", xây dựng "Cộng đồng chung vận mệnh". Tại đó, Trung Quốc sẽ đóng vai trò thống lĩnh để làm bá chủ thiên hạ. Các thành viên của trật tự này sẽ là LB Nga, Bắc Triều Tiên, Myanmar, Cuba… Liệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có "cầm cự" được đến ngày khai trương ‘Trật tự mới" ấy không ? Và trong tiến trình ra đời trật tự này, Đảng cộng sản Việt Nam bằng cách nào để hưởng ứng và chia sẻ với tính mục tiêu chi phối cái đại chiến lược cai trị bởi Trung Quốc đối với "cộng đồng chung vận mệnh" ấy ?
Đấy là chưa nói tới tình huống nan giải khác : Liệu lúc đó, cục diện khu vực và quốc tế có cho phép Việt Nam hưởng ứng và chia sẻ cái "Trật tự thế giới" do Trung Quốc dẫn dắt ? Nhìn bức ảnh hai bàn tay ông Trọng và ông Tập cuộn tròn lấy nhau, các cây bình luận trên Facebook đã mỉa mai : Đó là hình ảnh "bẩn nhất" trên mạng xã hội ngày 31/10. Hãy đọc đoạn "chế" từ thơ Xuân Diệu của một vị Giáo sư khả kính bên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn :
"Anh không xứng là đại ca
Nhưng anh không muốn em chìa nắm đấm
Tay em tuy thô nhưng ấm
Anh bao kín rồi, Giấc mộng (Trung Hoa)… gác lên nhau !"
Trên đoạn đường tiếp theo, khi Tổng bí thư Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "tay trong tay" trên đại lộ mà Tuyên bố chung cũng đã nhấn mạnh, nhằm "thúc đẩy kết nối giữa ‘Khuôn khổ Hai hành lang, một vành đai’ với ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Bây giờ mà vẫn đeo đuổi BRI sau khi hàng loạt nước đã và đang vỡ nợ vì Dự án thế kỷ này thì quả thật là đáng sợ thay !
Trước khi post bài này lên mạng, chỉ xin nhắc một chi tiết. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người am hiểu "lý luận", hẳn ông giữ được ấn tượng về Vương Hỗ Ninh trong cuộc gặp với bảy thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc. Vương tiên sinh từ lâu đã được ví như là "đế sư" – "nhà lý luận cung đình" – qua ba đời Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc. Tiếp thu di sản này từ các Tổng bí thư đời trước nhưng không rõ ông Tập có truyền lại kinh nghiệm cho ông Trọng nhân cuộc trà đạo nổi tiếng ở Trung Nam Hải, về cách đào tạo các "túi khôn cao cấp" không ?
Như đã biết, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội cùng với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là hai đơn vị thành viên chủ chốt của Hội đồng Lý luận, với chức năng tham mưu cho Đảng về các vấn đề lý luận chính trị. Nhưng sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống diễn ra nghiêm trọng tại các đơn vị này khiến vấn đề cải tổ phải được đặt ra khẩn cấp đối với Hội đồng nói riêng và công tác lý luận nói chung. Xin nói khẽ, nếu không chuẩn bị tốt khâu này, các cố vấn của ông Trọng dễ bị Vương Hỗ Ninh cho ăn "quả lừa" đấy ! (5 )
Phùng Khoan
Nguồn : RFA, 04/11/2022
Tham khảo :
1. http://www.viet-studies.net/kinhte/SaoBang_BatTayDietVong.html
2. https://vtv.vn/chinh-tri/tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc-20221101175032003.htm
4. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cxx0175rky7o
5. https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/china-20-congress-wang-vn-11012022094108.html
Sau ‘cuộc chầu thánh thể’ tại Bắc kinh của ông Trọng…
Trần Đông A, VOA, 03/11/2022
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Bắc Kinh, cư dân mạng xã hội ở Việt Nam lo lắng, Hà Nội ngả về Bắc Kinh quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến các mối bang giao khác của Việt Nam. Tuy nhiên, so với các triều đại phong kiến xa xưa, giờ đây sau Đại hội 20 Đảng cộng sản Trung Quốc (chu kỳ 5 năm một lần), thì việc ông Trọng "sang chầu" Bắc Kinh là phải đạo.
Tập Cận Bình tiếp Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh. Ảnh minh họa
Não trạng quan phương bị quy phục
Đối với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, 3 ngày ở Bắc Kinh (30/10 – 1/11) là cả một "cuộc chầu thánh thể" để bày tỏ sự cung kính đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, giống như con chiên bày tỏ lòng trung thành dành cho Chúa Trời. Ông Trọng hẳn cũng biết rằng, bản thân ông Tập Cận Bình vốn chẳng say mê gì chủ nghĩa Mác – Lênin cả. Trong thâm tâm, ông Tập chỉ tôn thờ một thứ chủ nghĩa Mác được Trung Quốc hóa để toàn Đảng của ông kiên trì "tín ngưỡng và lòng tin" vào công cuộc "phục hưng vĩ đại" của Trung Hoa. Đấy chính là tư tưởng Tập Cận Bình – chủ nghĩa Đại Hán trong thế kỷ 21. Cho nên đoạn trích trong Tuyên bố chung, nói rằng, Việt Nam và Trung Quốc "kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin" là cả một sự nhượng bộ của Tập Cận Bình đối với Nguyễn Phú Trọng.Và Tuyên bố chung 6.000 từ, thì cũng chỉ đề cập đến Mác – Lê có một lần duy nhất.
Việc Tập Cận Bình ưu tiên tiêu chí trung thành khi bổ nhiệm nhân sự vào Bộ Chính trị và Thường vụ Bộ Chính trị thể hiện sự thay đổi to lớn ở Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo trước ông Tập luôn đặc biệt coi trọng vai trò lãnh đạo tập thể và sự tách biệt giữa Đảng và Nhà nước sau thời kỳ cai trị hỗn loạn của Mao Trạch Đông. Những luồng gió mới mở cửa đã tạo tiền đề cho những cải cách theo định hướng thị trường, dẫn đến sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc từ một quốc gia nghèo bị cô lập vươn lên thách thức trật tự toàn cầu của Mỹ và phương Tây. Một trong những điểm nhấn quan trọng nhất tại Đại hội 20 là Tập Cận Bình đã phát triển hai khái niệm : "Sáng kiến An ninh Toàn cầu" (GSI) và "Sáng kiến Phát triển Toàn cầu" (GDI) thành khung khổ chung cho toàn bộ quản trị kinh tế – xã hội Trung Quốc trong kỷ nguyên mới. Đây là nội dung ông Trọng đặc biệt quan tâm và ông Trọng cam kết, Việt Nam sẽ tham gia GDI và ông cũng đánh giá tích cực đối với GSI, theo như nội dung th ứ 7 trong Tuyên bố chung giữa hai nước.
Với não trạng quan phương bị quy phục, có thể ông Nguyễn Phú Trọng không hay biết rằng, sau khi đạt đến đỉnh cao của quyền lực, Tổng bí thư – Chủ tịch Tập Cận Bình giờ đây cô đơn hơn bao giờ hết. Trước Đại hội 20, ông Tập còn phải lo đối phó với các sự chống đối ngấm ngầm hoặc công khai của đoàn phái, bang phái và các thế tử đảng ngay trên thượng tầng lãnh đạo. Nhưng từ nay, một mình một chợ, ông sẽ đối phó với nguy cơ hỗn loạn bởi tình huống : duy nhất chỉ có một mình ông kiểm soát toàn diện đất nước 1,4 tỷ dân. Như vậy, Tập sẽ rơi vào cái bẫy do chính ông tạo ra. Nếu có tầm nhìn như thế, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã không dũng cảm bày tỏ tin tưởng, dưới sự lãnh đạo "hạt nhân" của ông Tập, nhân dân Trung Quốc sẽ hoàn thành đúng thời hạn các mục tiêu do Đại hội 20 Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra,thực hiện thắng lợi các định hướng phấn đấu "100 năm lần thứ hai".
Thế "tam quốc chí" có tạo sức ép ?
Hôm đầu tuần 30/10, Tổng bí thư Tập Cận Bình nói với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng, cả hai nước và hai Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam "không bao giờ để bất kỳ ai can thiệp vào tiến trình của đôi bên". Thông điệp nhấn mạnh việc chống lại sự can thiệp từ bên ngoài được ông Tập đưa ra đưa ra trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc với phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan, xung đột Ukraine, thương mại và nhiều vấn đề khác. Phát biểu tại lễ tiếp đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Tập còn nhấn mạnh : "Sự phát triển của sự nghiệp tiến bộ nhân loại là quá trình dài và quanh co… Hai Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam cần kiên định hành động vì hạnh phúc của nhân dân và sự tiến bộ của nhân loại, đẩy mạnh hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa bằng tất cả nguồn lực của mình, và không bao giờ để bất kỳ ai can thiệp vào bước tiến của chúng ta hoặc để bất kỳ thế lực nào làm lung lay nền tảng thể chế trong sự phát triển của chúng ta".Tuyên bố này được tr ích từ Đài truyền hình Trung Quốc, nội dung này không tìm thấy trên các tin tức của TTXVN.
Với "Tuyên bố chung" gồm 13 nội dung lớn bao trùm hầu hết mọi mặt của bang giao Việt – Trung, dư luận băn khoăn nếu Trung Quốc đã "quy phục" được toàn diện Việt Nam như thế, từ nay, lối ra thế giới của Việt Nam liệu có bị hẹp bớt không ? Sức ép từ một thế "tam quốc chí" mới tạo nên giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và LB Nga đối với Hà Nội sẽ như thế nào ? Ngày 30/10, bình luận về vấn đề này trên truyền thông quốc tế, Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung từ Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, mối quan hệ hai nước Việt – Trung cũng như giữa Việt Nam với các nước, về cơ bản sẽ không có nhiều chuyển biến, sau chuyến công du Bắc Kinh của ông Trọng. Tuy nhiên, dư luận vẫn quan ngại, với chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng, có thể ảnh hưởng gì tới tình trạng nhân quyền vốn đang rất bết bát của Việt Nam và vai trò của của Mỹ trong việc cải thiện tình trạng này ra sao ?
Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của HRW Phil Robertson tuyên bố trong một thông cáo gửi truyền thông quốc tế : "Việt Nam có mối quan hệ 'yêu-ghét' với Trung Quốc. Và Việt Nam thường dùng điều này khiến Hoa Kỳ có thể gặp khó khăn. Chính phủ Việt Nam đôi khi đứng về phía Hoa Kỳ chống lại các hành động của Trung Quốc trong các vấn đề hàng hải, nhưng những lần khác lại hợp tác rất chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc,nơi cũng vi phạm trắng trợn các quyền con người như thế. Giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales (Úc) nói với BBC hôm 1/11 rằng, nếu thông tin hiện chưa được xác nhận, Việt Nam đang vận động Hoa Kỳ thu xếp chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden vào tháng 11 này là chuẩn, thì Việt Nam có thể bất ngờ trả tự do cho nhà báo Phạm Đoan Trang.
Bình luận trên của Giáo sư Carl Thayer được đưa ra trước "Đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam lần thứ 26" diễn ra tại Hà Nội vào 2/11, đúng một ngày sau khi Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trở về nước sau chuyến thăm Trung Quốc. Trong khi Việt Nam nhấn mạnh Trung Quốc là ưu tiên ngoại giao hàng đầu, ý kiến này, theo Giáo sư Thayer, không nên diễn dịch rằng Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu duy nhất. Dựa trên sự thuận lợi về mặt địa lý, mối quan hệ thương mại và sức mạnh đang ngày càng được củng cố của Trung Quốc là tất nhiên. Cuộc đối thoại sẽ là một phần của các sự kiện ngoại giao theo khuôn mẫu. Cả hai bên sẽ trình bày lập trường đã có từ lâu của mình về nhiều vấn đề khác nhau. Cả hai sẽ đồng ý rằng tiếp tục đối thoại là quan trọng. Việt Nam có quan điểm dàn trải về quyền con người, bao gồm cả việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, xóa đói giảm nghèo và bình đẳng giới.Trong khi Hoa Kỳ sẽ bàn đến các vấn đề tự do tôn giáo và các quyền dân sự và chính trị của mọi công dân.
Trần Đông A
Nguồn : VOA, 03/11/2022
Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh sau Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc
Trọng Thành, RFI, 30/10/2022
Hôm 30/10/2022, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh, mở đầu chuyến công du bốn ngày tại Trung Quốc. Đây là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc, kể từ Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc, kết thúc hôm 22/10.
Ông Lưu Kiến Siêu (bên phải), trưởng Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại sân bay quốc tế Bắc Kinh trưa 30-10 (giờ địa phương) - Ảnh : TTXVN
Đài Tiếng nói Việt Nam VOV nhấn mạnh đến việc chuyến công du của lãnh đạo Việt Nam diễn ra ngay sau khi Đại hội XX của Đảng cộng sản Trung Quốc kết thúc : "Việc tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như giữa Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam. Khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam coi trọng quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu". VOV cũng nhắc lại việc lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng chọn Việt Nam là điểm đến trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi kết thúc Đại hội XIX của Đảng cộng sản Trung Quốc, cách nay 5 năm.
Le Courrier du Vietnam, tờ báo Pháp ngữ của chính quyền Việt Nam, cũng nhấn mạnh đến sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc sau khi kết thúc Đại hội XX, điều này cho thấy "tính chất đặc biệt và tầm quan trọng trong quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước".
Lãnh đạo Việt Nam là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh. Chuyến đi diễn ra trước chuyến công du của tổng thống Pakistan Shehbaz Sharif, theo ghi nhận của nhà nghiên cứu Trung Quốc Nian Peng, giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu về Châu Á (RCAS), có trụ sở tại đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu Trung Quốc đặc biệt chú ý đến việc chuyến công du của lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng diễn ra chỉ ít ngày trước chuyến công du "được trông đợi" của tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Việt Nam trong tháng 11 tới, trong thời gian diễn ra một loạt hội nghị tại khu vực Đông Nam Á, thượng đỉnh G20, thượng đỉnh Đông Á, tại Indonesia. Theo chuyên gia Trung Quốc, "ông Trọng cần đi Trung Quốc trước khi chuyến công du của Biden đến Việt Nam, để thuyết phục Trung Quốc là quan hệ Việt – Trung vẫn là ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Hà Nội".
Trọng Thành
Mai Luân, RFA, 26/09/2022
Với chuyến "tuần du" đất Sài thành, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng muốn tranh thủ sự ủng hộ của "cánh miền Nam" tại Hội nghị Trung ương 6 sắp tới. Tuy nhiên, có thể ông Trọng còn có những kỳ vọng cao siêu hơn mà người thường khó thấy qua chuyến "kinh lý" đầy bất ngờ và chóng vánh lần này.
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh/ SGGP
Theo báo chí Nhà nước Việt Nam, sáng 23/09/2022, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương Đảng đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Theo chính lời của ông Trọng, đây là chuyến thăm và làm việc lần thứ 15 của ông tại thành phố, kể từ năm 2011 đến nay. Ông Trọng thừa nhân, đây cũng là chuyến đi "tiền trạm" chuẩn bị cho Hội nghị toàn quốc sắp tới (ông Trọng hàm ý về Hội nghị Tung ương Đảng lần thứ 6 (Trung ương 6).
Đến 8 giờ kém 15 phút sáng 23/09, tờ "Thanh Niên" mới đưa tin, ảnh về "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh", trong đó có tấm hình mở đầu là cảnh bà Trương Thị Mai được ông Nguyễn Phú Trọng nắm tay đi vào sảnh chính của tòa nhà ở địa chỉ 111 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3. Tấm hình này có một chi tiết khiến người đọc tò mò, đó là ánh mắt và nụ cười của Chủ tịch Thành phố Phan Văn Mãi hướng vào cảnh "tay trong tay" giữa hai người đồng chí Mai – Trọng ấy… Phải đến gần 10 giờ trưa, báo "Tuổi Trẻ", "Người Lao Động" mới lên tin về "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh", nhưng là dẫn lại từ tờ "Sài Gòn Giải Phóng", phát hành lúc 9g12 phút ngày 23/09/2022. Đến đầu giờ chiều, một tờ báo khác thuộc chủ quản Thành ủy mới lên tin về sự kiện chính trị kể trên, nhưng phải dẫn nguồn từ Thông tấn xã (1 ).
Nội dung của cuộc làm việc được báo "Sài Gòn Giải Phóng" cập nhật ngay luôn ở bản tin phát lần đầu lúc 9g12 phút cùng buổi sáng 23/9, và đến cuối giờ sáng, khi đoàn quan chức về T78 để nghỉ trưa, thì bài viết này mới được nối dài với nội dung tóm tắt. Tuy nhiên, sáng 24/9 – vẫn theo TTXVN – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trở lại ở Hà Nội, cùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày tái lập Văn phòng Chủ tịch nước.
Xem thế để thấy "chuyến kinh lý thành Hồ" của ông Trọng khá bất ngờ, ông có mặt ở Sài Gòn từ chiều hôm 22/9 mà mãi sáng hôm sau TTXVN mới đưa tin. Còn điều bất thường là báo chí Sài Gòn rõ ràng bị hạn chế tác nghiệp về sự kiện chóng vánh của việc "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại Thành phố" (Hầu như chỉ diễn ra trong một ngày duy nhất). Điều bất thường này có thể là do yêu cầu phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho chuyến "kinh lý", vì chưa ai quên "tai nạn nghề nghiệp" cách đây hơn bốn năm xẩy ra với Tổng bí thư khi ông phải đi viện cấp cứu trong chuyến thăm Kiên Giang.
Trong bài diễn văn dài hơn 5.500 chữ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành những lời lẽ tốt đẹp để vinh danh người dân Thành phố Hồ Chí Minh "rực rỡ tên vàng" và đồng bào Nam Bộ – "thành đồng của Tổ quốc". Ngoài việc chia sẻ với nhân dân Thành phố và đồng bào Nam Bộ về những mất mát và tổn thất do đại dịch Vũ Hán gây ra, dường như không thấy Tổng bí thư nhận trách nhiệm về công tác chỉ đạo yếu kém của Trung ương để cho hàng trăm ngàn người dân lao động ngoại tỉnh phải làm một cuôc "di tản" trong nội địa, bồng bế dắt díu nhau chạy thục mạng khỏi Sài thành giữa mùa đại dịch. Hãy chờ xem vài tuần lễ nữa, người dân cả nước sẽ thấy ngay "hiệu ứng" từ chuyến "kinh lý" lần thứ 15 này của ông.
Nếu các Ủy viên Trung ương từ Thành phố và các tỉnh Nam Bộ tại Trung ương 6 tới đây ủng hộ ông ngồi tiếp ghế Tổng bí thư vốn đang bị nhiều "đệ" của ông nhòm ngó, coi như chuyến đi o bế "thành đồng Tổ quốc" thành công mỹ mãn. Nếu kết quả ngược lại thì ông sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để suy ngẫm về các nguyên nhân thất bại. Lần tới (nếu như sẽ có lần tới), khi ông Trọng trở lại Thành phố, xin hãy nhớ rằng, không chỉ một mình ông là "phương diện quốc gia" đại diện cho cái "Nhà nước thất bại". Lúc ấy, cả nhân loại, cộng đồng thế giới và lịch sử Việt sẽ nhìn ông và Đảng cộng sản Việt Nam của ông để đánh giá nghiêm khắc về ba nhiệm kỳ cầm quyền hiện nay. Liệu lúc ấy, ông còn đủ sức lực và thời gian để kiến tạo tác phẩm mới, như Luật sư Nguyễn Hữu Liêm đã có lần khuyên ông (2 ) ?
Các đời Tổng bí thư trước đây như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu hay kể cả Nông Đức Mạnh cũng từng được bộ máy tuyên truyền của Đảng ra sách ca ngợi, nhưng sách được xuất bản sau khi các vị này không còn nắm quyền nữa. Và ngày nay cũng chẳng có ai rỗi hơi ngồi đọc các tuyển tập người khác viết để các vị này đứng tên. Từ guồng máy ấy mà ra, ông Trọng biết những đề tài trong các cuốn sách ấy không hấp dẫn ai. Ông muốn chọn một phương án "lưu danh" khác. Theo các nguồn tin không muốn lộ danh tính, hiện nay, Văn phòng Tổng bí thư đang tập trung các nhà khoa học được cho hàng đầu về xã hội học và chính trị học, đang xây dựng đề cương các tác phẩm mới do đích thân ông duyệt. Ông muốn khai thác các khía cạnh hấp dẫn hơn trong thời cuộc hiện nay. Đừng nghĩ là ngài Tổng bí thư mị dân.
Ông Nguyễn Phú Trọng thật lòng muốn vào đất của Tả quân Lê Văn Duyệt để phất ngọn cờ "Dân tộc". Ông biết người Mỹ nhớ về "ngài Phó vương từng có sự lựa chọn sáng suốt các đề tài trong các cuộc đàm đạo để tìm hiểu về thế giới, với một đầu óc rộng mở, thúc đẩy bởi sự khao khát khôn nguôi về tri thức và thông tin" (3 ). Trước khi vào Thành phố, ông đã chuẩn thuận cho Bí thư Nguyễn Văn Nên đi thắp hương lăng mộ Tả quân, mặc cho ai đó có dèm pha. Việc ông khai thác khía cạnh "Dân tộc" có ý nghĩa "sâu xa" hơn chuyện kiếm mấy lá phiếu. Nếu như Tập Cận Bình bên Tàu muốn vượt Mao, thì trên đất "Đại Việt" này, Nguyễn Phú Trọng cũng muốn vượt trên Hồ Chí Minh và Lê Duẩn. Bác và anh Ba vẫn bị "ém" bởi "lá bùa" Mác – Lê-nin đã rách tả tơi.
Nếu Nguyễn Phú Trọng phải giã từ chính trường, ông muốn hơn các bậc đàn anh khác. Nhưng ông và chỉ có ông mới được đặc quyền phất ngọn cờ của những người "mang gươm đi mở cõi". Lịch sử sẽ lưu danh ông ở tầm tư tưởng là con người "thế thiên hành đạo" không chỉ cho Đảng cộng sản Việt Nam, mà cho cả dân tộc Việt Nam trong suốt hơn 70 năm qua (4 ). Vâng, ông phải "được lưu danh muôn đời". Vì thế không thấy Tổng bí thư "nặng lời" với đám thuộc hạ ở thành Hồ. Ông khen nhiều hơn chê. Ông Trọng không muốn làm mất lòng các đại biểu miền Nam. Đây là điều "xưa nay hiếm" đối với Tổng bí thư, vì đi đâu ông cũng quan tâm đến cái "lò thiêu người". Thế mà vào Thành phố của một Thủ Thiêm "oán hận ngút trời", của một vườn rau Lộc Hưng "chôn vùi bao thế hệ", ta thấy ông với Bí thư Nên đều hỉ hả. Nhìn nụ cười của hai ông, ai cũng nghĩ Thành phố Hồ Chí Minh sắp bước đến "cửa" của chủ nghĩa cộng sản, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu (5 ).
Mai Luân (Thành phố Hồ Chí Minh)
Nguồn : RFA, 26/09/2022
Tham khảo :
2. https://www.bbc.com/vietnamese/forum-59463398
3. https://thanhnien.vn/ta-quan-le-van-duyet-di-san-mot-doi-nguoi-post1485685.html
5. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c88pd29el32o
************************
Tổng lên gân cổ hát nhưng hụt hơi, liệu sức khỏe ông Tổng "có chi mô" ?
Minh Tâm, Thoibao.de, 28/09/2022
Chuyến kinh lý vội vã của ông Tổng vào Sài Gòn làm cho người ta đặt câu hỏi, liệu rằng sức khỏe sau đó của ông Tổng có ổn hay không ? Trong chuyến kinh lý ấy, giới quan sát cũng nhìn thấy nhiều đièu bất thường. Thứ nhất là ông vào Sài Gòn với lực lượng rất đông những nhân vật lớn, ông vào chóng vánh rồi rút, sau khi rút về Hà Nội là tham gia buổi họp mặt được báo chí loan báo rùm beng như là để thông báo với toàn dân rằng "tau khỏe có chi mô".
Khi người ta sợ ngã bệnh thì tỏ ra là có sức khỏe
Xem ra ông Tổng cũng sợ miền đất dữ Sài Gòn lắm. Khi người ta bất an thì huy động lực lượng đông đúc theo để chia sẻ rủi ro, khi người ta sợ thì sẽ không dám ở lây, khi người ta sợ ngã bệnh thì tỏ ra là có sức khỏe. Tất cả các dấu hiệu đó đều thể hiện trên con người ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong buổi làm việc với lãnh đạo Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Phú Trọng đã cao hứng hát lên một đoạn của bài hát "Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh" như sau : "Thành phố Hồ Chí Minh quê ta đã viết nên thiên anh hùng ca, thiên anh hùng ca ngàn năm sáng mãi lưu danh đến muôn đời", ở những lời cuối, không khó để thấy rằng hơi của ông đã hụt và như muốn đứt. Và có lẽ ông Tổng biết ông chỉ có thể cất cao tiếng hát một đoạn như thế mà thôi.
Ông Trọng hát khi phát biểu tài Sài Gòn
Tiếng nói ít tốn năng lượng hơn tiếng hát, vì thế khi ông Tổng cất lên tiếng hát mà bị hụt hơi thì có thể thấy sức khỏe của ông Tổng không được ổn. Có lẽ ông Tổng cất lên tiếng hát cũng là thông điệp với xã hội rằng "tau khỏe có chi mô" thực sự chứ không phải "tau khỏe có chi mô" kiểu Nguyễn Bá Thanh.
Được biết, ông Tổng Trọng vào Sài Gòn ngắn ngủi nhưng có nhiều mục đích quan trọng. Ông Muốn khẳng định là ông còn sức khỏe để làm Tổng bí thư tiếp, ông khẳng định với nhóm ăn đất Hải Quân Đua là ông không sợ họ, và cuối cùng là kéo liên minh bởi ông Nguyễn Văn Nên được xem là một trong những người mà ông Tổng tin cậy nhất. Nếu thất thế trước ông Thủ tướng thì rất có thể ông Tổng sẽ kéo Nguyễn Văn Nên ra Hà Nội hợp lực với ông.
Lò của ông bùng lên sẽ động chạm tới nhiều nhân vật lớn. 2 Ủy viên Bộ Chính Trị đang trong tầm ngắm, nếu không củng cố sức mạnh thì khó mà đẩy họ ra khỏi ghế. Ngoài ra còn đó những Ủy viên Trung ương Đảng khó kỷ luật như Vũ Đức Đam, Nguyễn Văn Thể v.v.
Được biết, một phần là nhằm tranh thủ phiếu trong Trung ương Đảng để giữ vững vị trí Tổng bí thư cho đến cuối nhiệm kỳ 2021-2026. Tuy nhiên ông thể hiện tiếng hát cho thấy sức khỏe của ông khó mà đáp ứng tham vọng quyền lực của ông.
Cũng là nghịch lý, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố dẫn đầu trong các tỉnh thành trong cả nước về đóng góp kinh tế cho Trung ương, nhưng người của thành phố này không một ai được vào Bộ Chính Trị. Không biết quan chức chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh nghĩ sao với sự bất công này ? Tiền thì họ tước lấy, còn Quyền thì họ không cho giữ. Trong khi đó tỉnh nghèo không có đóng góp gì nhiều cho nền kinh tế Việt Nam thì số Ủy viên Trung ương đảng và số ủy viên Bộ Chính trị bằng cả Miền Nam cộng lại.
Trước đây, hầu hết các Bí thư Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh đều có thể vào Tứ Trụ dễ dàng, nhưng gần đây, những đặc quyền đó không còn nữa. Ông Nguyễn Văn Nên là một trong 3 Ủy viên Bộ Chính Trị của cả Miền Nam, nhưng ông Nên phải nghe lời mới được ban cho chức này.
Đất nước này cần những cái đầu đổi mới từ cánh Miền Nam nhưng cánh Miền Nam đã bị cánh cổ hủ Miền Bắc đì sát ván. Có lẽ thành phố lớn nhất nước cũng cần phải đòi hỏi gì đó mới được. Trong Đảng, kẻ nghèo lại đè đầu thằng giàu, kẻ cổ hũ lại đè đầu kẻ có tư tưởng đổi mới. Đúng là cánh Miền Nam của Đảng cộng sản đã đến hội mạt vận, để một ông già sức khỏe yếu ớt đề đầu cỡi cổ.
Minh Tâm (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 28/09/2022
**********************
Bác Trọng, sẵn sàng gặt bão chưa ?
Chí Quang, VNTB, 27/09/20022
"Bác Trọng khỏe không ?"
Là hỏi xã giao vậy thôi chứ ai chả biết bác khỏe, không khỏe thì làm sao mà Nam tiến đốt lò được, phải không nào ?
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng bình gốm Bát tràng cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh : TTXVN
Một số đồng chí quan chức miền nam, ngoài mặt thì tỏ ra hồ hởi khi thấy bác vào, nhưng bảo đảm trong bụng thì đang đánh lô tô, vì chắc chắn có sự cố gì nghiêm trọng, nên bác mới phải đích thân vào xử lý, chứ nếu là chuyện nhỏ thì bác đã giao cho bộ trưởng Tô Lâm, chứ đâu cần phải trực tiếp ra tay. "Lửa tới rồi anh em ơi, hồn ai nấy giữ, nghe bay !" đấy là các bác miền nam "thân yêu" đang tự nhủ.
"Bác vào trong ấy, phải hết sức cẩn thận nhé !"
Lại xã giao thừa thãi nữa rồi ! dĩ nhiên là bác đã chuẩn bị kỹ càng để đối phó với mọi tình huống, vì lần trước vào Nam, chả biết các đồng chí trong ấy làm trò gì, mà bác đang khỏe mạnh phây phây, bỗng dưng đột quỵ cái rụp, phải đi cấp cứu, suýt nữa thì toi. Cho nên lần này, bác rút kinh nghiệm rồi, không thể sơ hở được. Các đồng chí miền Nam, tuy không phải là người Bắc có "ní nuận", nhưng cũng nguy hiểm ra phết, đâu dễ xem thường.
Tất nhiên, phải hết sức thận trọng với đồ ăn thức uống để tránh bị "thuốc". Ngoài ra, phải tránh lên lầu cao nữa nhé. Còn nhớ vụ rơi lầu bí ẩn của thứ trưởng bộ giáo dục Lê Hải An năm 2019 hay không ? Nếu các đồng chí cố tình sắp xếp đưa bác lên các tòa nhà cao tầng, thì chớ có đi, vì một ông già run rẩy như bác mà ở trên cao, thì chỉ cần một tên xốc nách, một tên nắm chân, rồi đếm một… hai… ba ! Quăng cái vèo xuống, là toang rồi ông giáo ạ. Cái ghế tổng bí thư đầy quyền lực của bác, rất nhiều quan chức đang thèm muốn, thế mà bác cứ ngồi hoài, không chịu nhả ra, cho nên các đồng chí ấy sốt ruột lắm rồi, họ có thể sẽ lợi dụng cơ hội này, "bứng" bác đi cho lẹ, để rồi các đồng chí được rảnh tay, tổ chức bốc thăm, xem ai làm tổng bí thư mới !
Thể chế cộng sản độc tài toàn trị tàn khốc quá phải không ? Để sinh tồn và vươn lên trong hệ thống đầy những trận đấu đá khốc liệt này, phải gạt bỏ nhân tính sang một bên, và trang bị cho mình bản năng sát thủ của loài lang sói. Đối với các phần tử mà ta gọi là "đồng chí", đặc biệt là cấp trên, phải thể hiện nụ cười tươi rói xun xoe như bác Chu Ngọc Anh, cái nụ cười kinh điển này chắc chắn phải khổ luyện mới thành, chứ không phải tự nhiên mà có được, nhưng khi thời cơ tới, thì trong đầu phải kịp thời lên kế hoạch "làm sao khử hắn đây…" nhưng đôi khi, ta còn chưa kịp lên kế hoạch, thì tên đồng chí kia đã ra tay khử ta trước rồi !
Thế lần nam tiến này, bác có để ý gì không ? Có thể vì giam mình quá lâu trong vương phủ, bác không thể kịp thời nắm bắt các biến động thần tốc của thị trường và phân tích xem nguyên nhân vì sao. Thì đây, một vài cập nhật mà bác cũng nên biết qua một chút, vì chúng xuất phát từ những nguyên nhân khá nhạy cảm.
Thứ nhất, sau khi cô bé Streamer Milona công bố một kết quả nghiên cứu gây chấn động nền y học toàn cầu "đầu bị hói là do suốt ngày xem phim 18+" thì ngay lập tức, các cửa tiệm bán tóc giả buôn bán đắt hàng như tôm tươi. Các doanh nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng này, dù đã tăng hết công suất, nhưng vẫn không đủ hàng để bán. Giá cổ phiếu của họ niêm yết trên thị trường chứng khoán tăng vù vù, mang lại cho nhà đầu tư khoản lợi nhuận kếch sù, đầy kịch tính. Tất nhiên phần lớn khách hàng tìm mua tóc giả thuộc giới cán bộ quan chức rồi, và chỉ sau một thời gian ngắn, bây giờ, đố bác tìm đâu ra một quan chức nào ở Việt Nam ta, từ cấp trung ương cho đến địa phương, có cái đầu hói, trừ đồng chí chủ tịch nước ! Này, xin bật mí một bí mật động trời : nghe đồn là chúng nó, tức các nhà máy sản xuất tóc giả ấy, chẳng sản xuất gì đâu, chúng chỉ việc nhập hàng từ bên Tàu về, rồi dán nhãn Made in Việt Nam, là xong ! Ngay cả đến nấm rơm và rau củ mà chúng cũng chẳng buồn trồng, mà cứ nhập hàng Tàu về và dán nhãn Made in Đà Lạt, rồi đưa vào siêu thị cao cấp, bán với giá "rau sạch không hóa chất", thế mà dân ta vẫn ăn phà phà, có chết thằng Tây nào đâu ? Thời buổi này bên Tàu cái gì chả có, Việt Nam ta sản xuất làm gì cho mệt, chỉ việc nhập về và dán nhãn Made in Việt Nam, là bán vô tư, như Việt Á đã làm, mà có khi ngay cả cái nhãn "Made in Việt Nam", cũng nhập về từ bên đấy không chừng ! mà này, cho phép cháu hỏi nhỏ bác một câu : mái tóc bạc phơ phơ rất nhân từ và triết học, trên đầu của bác, là… tóc thật đấy chứ ?
Thứ hai, cái này kinh lắm nhé, không hiểu sao sau khi có tin đồn bác sắp về hưu, trao lại quyền tổng bí thư cho đồng chí khác, thì thị trường mua bán acid bỗng dưng sôi động lạ thường, rất nhiều người tìm mua acid không biết để làm gì. Chắc không phải để chế biến thực phẩm đâu ; để thêm vào thực phẩm, người Việt ta dùng chất Phóoc- môn, tức là chất dùng để ướp xác chết, chứ ai lại dùng acid ? Nhưng có một chi tiết rất đáng lưu ý, bác làm tổng bí thư suốt 3 nhiệm kỳ, đốt lò hàng nghìn quan chức tham nhũng, không ai biết tí gì về người thân của bác, tất cả thông tin về vợ con, anh em, họ hàng của bác đều được giấu kín như bưng, thế mà bỗng nhiên gần đây, có một tin tức rất nhạy cảm đã được phơi bày trên mạng xã hội : con trai của bác là Nguyễn Phú Trường, đang làm cán bộ bên ngành tuyên giáo ! Có công khai hình ảnh con bác luôn ! Thế là sao ?
Sau khi thông tin này được công bố trên mạng, người ta kéo nhau đi mua acid rần rần. Điều đó có nghĩa là gì hả bác Trọng ? Chắc bác cũng biết rằng với bề dày lịch sử 4 nghìn năm văn hiến, người Việt ta có truyền thống đánh ghen bằng cách tạt acid đối phương. Bác còn nhớ vụ cô Cẩm Nhung, một vũ nữ có nhan sắc thuộc hàng đệ nhất Sài Gòn thời nội chiến, bị kẻ thù tạt acid kinh hoàng thế nào không ? Tốt nhất là đừng nên gây thù chuốc oán với người ta, tránh được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, đó là cách sống dĩ hòa vi quý mà cổ nhân đã dạy, nhưng với bác thì muộn quá rồi, bác đã đốt lò hàng nghìn quan chức, đảng viên, đồng chí của mình, hủy diệt cuộc sống và sự nghiệp của họ không thương tiếc. Mặc dù trên lý thuyết, bác mở chiến dịch đốt lò để chống tham nhũng, gọi là vì nước vì dân, nhưng trong thực tế, bác toàn đốt người của các phe cánh "thù địch", ví dụ như phe của cựu thủ tướng 3X, chứ đâu có đốt người của phe mình ? Ví dụ, cán bộ A và cán bộ B cùng tham nhũng một số tiền lớn như nhau, nhưng bác đốt cán bộ A mà không đốt cán bộ B, vì cán bộ A thuộc phe đồng chí 3X, còn cán bộ B cùng phe với bác, nên không bị gì. Đốt lò kiểu đó thì ai phục ? thế mà bác cứ đốt hoài, ngay cả chủ tịch nước và đương kim thủ tướng mà bác cũng không tha, hậu quả là khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc, bác đi đến đâu cũng lo sợ có kẻ thù mưu hại.
Và bây giờ khi bác sắp về hưu, mất đi quyền lực, và danh tính con trai của bác là Nguyễn Phú Trường, bị tiết lộ, thì nhiều người đi mua acid, họ là ai và tính làm gì thì chắc bác cũng có thể tự đoán ra. Đấy là luật nhân quả thôi. Trong khi các tổng bí thư khác và gia quyến của họ được sống hạnh phúc yên bình sau khi về hưu, vì họ không đốt lò như bác và không tạo ra kẻ thù sâu đậm nào cả, thì liệu bác và người thân, sau này, có được bình an như họ hay không ?
Có một câu ngạn ngữ cổ xưa dành cho những người muốn gieo mầm ác "gieo gió, gặt bão". Putin gieo gió, và sắp gặt bão rồi. Còn bác đã gieo gió suốt nhiều năm qua, vậy cơn bão của bác, khi nào sẽ gặt ?
Chí Quang
Nguồn : VNTB, 2709/2022
**************************
Cao thủ hạ độc là để con mồi trở về và "gục ngã" tại nhà. Ông Tổng chưa an toàn, tại sao ?
Lê Hoàng, Thoibao.de, 27/09/2022
Việc ông Tổng ngã bệnh bỉ ẩn tại Kiên Giang hơn 3 năm trước đây theo một số nhà đánh giá có am hiểu thì đấy là "non cơ" nếu đấy thực sự là "đột quỵ nhân tạo". Bởi một con người như ông Tổng mà bị khụy là có ngay lực lượng ứng cứu sẽ cứu ông khỏi lưỡi hái Tử Thần. Và Lịch sử đã chứng minh điều đó.
Ông Nguyễn Bá Thanh thăm Trung Quốc về mới gục ngã - Ảnh minh họa ông Nguyễn Bá Thanh (trái) hội đàm với ông Mạnh Kiến Trụ (Trung Quốc)
Theo một số nhà quan sát về những vụ ám sát chính trị trên thế giới thì việc triệt hạ đối thủ là để họ không gục tại chỗ mà còn để họ vẫn trông khỏe mạnh khi bị trúng độc. Phải đợi thời gian đủ lâu, khi họ rời xa hiện trường và về nhà mới gục ngã thì đấy mới gọi là cao thủ.
Chuyện đầu độc đối thủ chính trị nó là đặc sản của các chế độ độc tài. Chế độ phong kiến cũng là một chế độ độc tài nên mánh khóe đầu độc đối thủ chính trị nó xuất hiện trước đây hàng ngàn năm chứ không phải mới giờ. Và nơi phát triển những chiêu trò này mạnh nhất là Trung Quốc. Chính trị cung đình Trung Quốc từ nhiều ngàn năm qua là liên hoàn những trận đầu độc triệt hạ nhau, đầu độc anh em để cướp ngôi báu v.v. Và những lần đầu độc đó, kẻ ra tay chọn loại độc dược phải đạt những tiêu chí sau : thứ nhất là không mùi không vị, thứ nhì là không có thuốc giải, thứ ba là phải kịch độc, thứ tư là phải chậm phát tác.
Có những vụ đầu độc chính trị mà đến ngày nay vẫn là bí ẩn vì loại độc dược ấy không có mùi vị gì nhưng chậm phát tác. Mà một khi nó phát tác là vô phương cứu chữa và thuốc độc đã ngấm từ lâu.
Theo một số nhà chuyên môn về đông y nói rằng, những loại độc dược đấy vẫn còn đang tồn tại một cách bí mật tại Trung Quốc chứ không hề bị thất truyền bởi thời nào người ta cũng cần đến nó để ra tay thật khéo léo làm cho đối thủ không thể mở miệng ra được. Với nền chính trị độc tài cộng sản hiện nay tại Trung Quốc, người ta cần rất nhiều loại độc dược như thế.
Hiện nay, danh sách của những chất độc chỉ có được bổ sung thêm mà không hề bị thất truyền. Ngay cả loại hình đầu độc bằng chất phóng xạ cũng đang nằm trong danh mục chất độc mà những nhà chính trị tại xứ Trung Hoa và xứ độc tài Nga đang dùng.
Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang kết thúc thành công chuyến thăm về nhà mới ngã bệnh - Ảnh minh họa : Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước Trần Đại Quang duyệt Đội quân danh dự ngày 11/05/2017. (Ảnh : Nhan Sáng/TTXVN)
Như trước đây Thoibao.de đưa tin, trước khi ông Nguyễn Bá Thanh ngã bệnh là ông đã có chuyến đi thăm Trung Quốc. Chuyến đi tốt đẹp, tuy nhiên khi về đến nhà thì bệnh mới phát tác và gia đình đã phải đưa ông sang Mỹ chữa trị và không qua khỏi. Trung Hoa là nơi có nhiều bí kiếp hạ độc, khi sang đấy mà trúng độc thì xem như vô phương cứu chữa.
Trước khi ông Trần Đại Quang ngã bệnh và phải đi Nhật chữa trị thì ông Quang cũng có chuyến đi sang Trung Quốc. Chuyến đi vẫn bình thường và thành công tốt đẹp, ông Trần Đại Quang không hề bị ngã bệnh tại Trung Quốc. Tuy nhiên khi về đến nhà thì bệnh phát tác và lúc đó dù cho có tìm nền y học hàng đầu thế giới để chữa trị thì cũng là vô phương cứu chữa.
Như thoibao.de đã nói ở bản tin trước là các bạn đợi bản tin sau thì đây là bản tin mà chúng tôi phân tích. Trước mắt thấy ông Tổng bí thư khỏe mạnh tại Sài Gòn thì điều đó không có nghĩa là ông Tổng đã an toàn. Cao thủ hạ độc xưa nay không ai cho ông Tổng ngã tại Sài Gòn mà làm sao để ông Tổng về Hà Nội rồi ngã bệnh, lúc đó thuốc đã ngấm khắp cơ thể thì vô phương cứu chữa.
Như vậy là chuyến đi vào hang hùm lần này xem như là ông Tổng rất can đảm. Và ông Tổng không ngã bệnh tại Sài Gòn không có nghĩa là ông Lê Thanh Hải là hổ giấy mà cần phải đợi. Ông Tổng về Hà Nội, điều khiển Hội nghị Trung ương 6 xong xuôi, ông vẫn mạnh khỏe sau đó ít nhất một tháng thì có thể xem ông an toàn và Lê Thanh Hải chỉ là "hổ giấy". Và giờ đây, chỉ có theo dõi và quan sát.
Lê Hoàng (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 27/09/2022
**************************
Cuộc chiến ngầm bảo vệ ông Tổng trong hang hùm. Ai thắng ai bại ?
Nguyễn Lan, Thoibao.de, 27/09/2022
Ông Tổng bí thư đã từng một lần gục ngã trong hang hùm tại Kiên Giang. Lần đó ông Tổng là người đi săn và lần này ông vẫn vậy, Từ sau năm 2019, các thế lực Miền Nam đã dần yếu thế và vì thế ông mới hiên ngang vào Kiên Giang mà không ngán ngại gì.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi cùng Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên tại buổi làm việc. Ảnh : Việt Dũng
Lần đột quỵ tại Kiên Giang, bệnh viện Tỉnh chỉ là ứng phó tạm thời để kéo dài sự sống cho ông chứ Nguyễn Thanh Nghị hoàn toàn không chuẩn bị để cứu ông trong tình huống xấu nhất. Không biết vì sao bệnh viện ở Kiên Giang rất "bị động" khi ông Trọng ngã bệnh, bị động này là vô tình hay cố ý thì chỉ có trời mới biết.
Có một số thông tin nội bộ khi đó cho biết, nếu không có sự ứng cứu của Bệnh Viện Chợ Rẫy thì xem như ông Tổng đã đi tại Kiên Giang. Và quả thật, ông Tổng đã nằm ở Chợ Rẫy khi sự sống của ông chắc chắn đảm bảo thì người ta mới đưa ông ra Hà Nội theo dõi và chăm sóc.
Lần này, Chợ Rẫy cũng là nơi luôn đặt trong tình huống sẵn sàng cho tình huống xấu nhất. Theo thông tin từ nội bộ cho biết, đích thân ông Nguyễn Văn Nên kiểm tra và cử lực lượng phối hợp với lực lượng y tế từ Bệnh Viện Quân Y 108 và Ủy ban Chăm sóc sức khỏe trung ương cử vào. Lực lượng tại chỗ do ông Nguyễn Văn Nên chịu trách nhiệm và lực lượng tiếp ứng sẽ do Hà Nội chịu trách nhiệm. Các bác sĩ giỏi nhất sẽ được trực và chờ đợi mà không làm công việc thường nhật. Như vậy là bảo vệ sức khỏe ông ông Tổng bí thư rất kỹ, đến 2 lớp. Lớp địa phương và lớp trung ương. Chưa có lần nào ông Tổng đi thăm một đơn vị hành chính cấp tỉnh mà làm như ông ra chiến trường như thế.
Ông Tổng bí thư đã có mặt tại "hang hùm" - Ảnh minh họa Quang cảnh buổi làm việc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh : Việt Dũng (SGGP)
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm tam trụ ăn đất bao lâu nay cũng ăn không ngon ngủ không yên vì ông Trọng cứ tìm mọi cách cho họ vào lò. Mà họ cũng tỏ ra rất cứng cựa là đã trụ trước cái lò hừng hực của ông Tổng được 7 năm và chưa có dấu hiệu ông Tổng làm gì được họ.
Nếu ông Tổng ra đi thì xem như 3 nhân vật này kê cao gối ngủ vì sẽ không còn ai dám đụng vào 3 người này. Có lẽ thực lực của nhóm này thật đáng gờm nên phải mất hơn 3 năm với hàng loạt kế hoạch, dự tính và cả chuẩn bị thật chu đáo ông mới dám vào.
Có người nói, phải là ông Nguyễn Văn Nên thì ông Nguyễn Phú Trọng mới dám vào, bởi ông Trọng rất tin vào năng lực của ông Nên và tin vào lòng trung thành của ông Nên với ông. Nhiều người không hiểu, thực ra ông Lê Thanh Hải còn có những ngón nghề nào mà kiến ông Tổng phải mất hơn 3 năm chuẩn bị mới vào nơi này ? Đó là câu hỏi khó có câu trả lời thỏa đáng.
Một số anh em trong Thoibao.de có nhận xét rằng, một khi ông Tổng đặt chân vào Sài Gòn là ông Tổng tự tin về bộ máy khổng lồ bảo vệ ông. Nếu ông không chắc phần thắng trướng thế lực Lê Thanh Hải tại Sài Gòn thì ông đã không đi. Cho nên đa phần có ý kiến cho rằng, ông Tổng sẽ không nguy hiểm đến tính mạng mặc dù nguy hiểm là có thật chứ không hề ảo.
Hiện tại ông Tổng đang ăn uống, thăm thú tại thành phố mà ông Tổng gọi là "Thành Phố Mang Tên Bác". Tuy là thành phố được Đảng cộng sản đặt tên theo ông Hồ Chí Minh, nhưng Trung ương Đảng chưa bao giờ xem thành phố này là nơi hoàn toàn thuần phục Hà Nội, ngay cả những người cộng sản Sài Gòn họ cũng có tư tưởng thoáng hơn Hà Nội rất nhiều và vì sao vùng đất này luôn là vùng đất có chứa hung hiểm tiềm ẩn đối với thế lực Hà Nội.
Như thoibao.de đã từng nhận xét, nếu ông Trọng vào Sài Gòn, ông là con hổ thật, nếu ông Trọng vào Sài Gòn mà bị nhập viện thì ông Lê Thanh Hải là con hổ thật. Nhưng nếu ông Tổng không dám vào Sài Gòn mà hủy chuyến đi thì ông Trọng là con hổ giấy. Với những gì đang diễn ra thì ông Trọng không phải là con hổ giấy mà là con hổ thật. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu ông Lê Thanh Hải là hổ thật hay hổ giấy thì chưa thể khẳng định được. Mời các bạn đợi bản tin sau của Thoibao.de sẽ có phân tích chi tiết hơn.
Nguyễn Lan (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 27/09/2022
Báo chí ở Sài Gòn gần như không được quyền tự do tác nghiệp việc ông Nguyễn Phú Trọng "thăm và làm việc với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh"
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy và lãnh đạo chủ chốt Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước đó một ngày, tin từ một số người từng hoạt động trong lãnh vực đấu tranh nhân quyền tại Sài Gòn cho biết họ bắt đầu bị "ăn bánh canh", tức có lực lượng an ninh thường phục xuất hiện ngồi trước cửa nhà, hoặc nơi lên xuống ở chung cư.
Sáng sớm ngày 23 tháng 9, nhiều tuyến đường ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện nhiều hơn màu áo cảnh sát giao thông với đặc điểm tay đeo găng trắng khánh tiết. Lực lượng dân quân tự vệ và an ninh sắc phục quân đội tập trung dày hơn các trục đường quanh khu vực Bà Huyện Thanh Quan, đặc biệt là đoạn Bà Huyện Thanh Quan nằm giữa Lý Chính Thắng – Võ Thị Sáu. Rất ít cảnh sát cơ động trang bị áo giáp cùng vũ khí sát thương như thường thấy khi có sự kiện chính trị nào đó sắp diễn ra.
Đến khoảng kém 15 phút 8 giờ, tờ Thanh Niên đưa tin, ảnh về "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh", trong đó có tấm hình mở đầu là cảnh bà Trương Thị Mai được ông Nguyễn Phú Trọng nắm tay đi vào sảnh chính của tòa nhà ở địa chỉ 111 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3.
Tấm hình này có một chi tiết khiến người đọc tò mò, đó là ánh mắt và nụ cười của ông Phan Văn Mãi hướng vào "tay trong tay" giữa hai người đồng chí Mai – Trọng ấy…
Phải đến gần 10 giờ thì báo Tuổi Trẻ, Người Lao Động mới lên tin về sự kiện chính trị "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh", nhưng là dẫn lại từ tờ Sài Gòn Giải Phóng, phát hành lúc 9g12 ngày 23/9/2022.
Đến đầu giờ chiều thì một tờ báo khác thuộc chủ quản Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh mới lên tin về sự kiện chính trị kể trên, và dẫn nguồn Thông tấn xã.
Nội dung của cuộc làm việc được báo Sài Gòn Giải Phóng cập nhật ngay luôn ở bản tin phát lần đầu lúc 9g12, và đến cuối giờ sáng, khi đoàn quan chức về T78 để nghỉ trưa, thì bài viết này được nối dài với tóm tắt nội dung làm việc như sau :
"Thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, đồng chí Phan Văn Mãi kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng bí thư tiếp tục quan tâm chỉ đạo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó trọng tâm là định hướng chiến lược, chủ trương và cơ chế để Thành phố phát huy tiềm năng, thế mạnh, xây dựng và phát triển. Trung ương tiếp tục chọn Thành phố là nơi thực hiện thí điểm đối với những vấn đề mới phát sinh mà thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển, nhưng chưa có quy định hay những quy định hiện hành của Nhà nước không còn phù hợp.
Đồng thời, mở rộng việc phân cấp, phân quyền trên một số lĩnh vực nhằm tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Thành phố. Bên cạnh đó là hoàn thiện về thể chế cho TP Thủ Đức phù hợp với quy mô và vai trò theo mô hình thành phố trong thành phố ; có chính sách tương xứng để phát huy tiềm năng, thu hút được nguồn lực phát triển trong đó có Trung tâm Tài chính quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng kiến nghị Trung ương ưu tiên các nguồn lực tài chính để thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch cấp quốc gia ; đồng thời với chính sách và cơ chế huy động các nguồn lực tài chính mà Thành phố có nhiều lợi thế.
Đảng đoàn Quốc hội quan tâm chỉ đạo tổng kết và tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (thay thế Nghị quyết 54 của Quốc hội) kịp thời, đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện và giám sát việc thực hiện Nghị quyết mới của Quốc hội. Bên cạnh đó, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo giải quyết dứt điểm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tồn đọng liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TPHCM.
"Định kỳ hàng năm và khi cần thiết tổ chức làm việc với Thành phố Hồ Chí Minh để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho Thành phố phát triển", đồng chí Phan Văn Mãi nêu kiến nghị".
Với nội dung được công khai theo cách tóm tắt của nhóm phóng viên lão làng của ban thời sự chính trị tờ báo, có thể hiểu là Thành phố Hồ Chí Minh đang yêu cầu phải có quyền lực chính trị thích hợp dành riêng cho đô thị đóng góp ngân sách nhiều nhất quốc gia này.
Thới Bình
Nguồn : VNTB, 24/09/2022
Chuyện giờ mới kể : Nguyên do Tổng Trọng đá văng Trần Quốc Vượng. Huệ – Thưởng "cẩn thận củi lửa" !
Hiện nay ông Tổng Trọng đã cầm quyền sang nhiệm kỳ thứ 3, có vẻ như ông Trọng vẫn còn muốn ngồi lại chiếc ghế quyền lực mà ông bỏ cả đời ra để đạt được, nhưng xem ra sức khỏe của ông không cho phép. Ngày 5/8 vừa qua, ông Võ Văn Thưởng đã công bố Ngày Quy định số 80-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Điều này làm cho giới phân tích nghi ngờ kỳ Hội nghị Trung ương 6 sắp tới sẽ có biến lớn trong Tứ Trụ.
Vương Đình Huệ và Võ Văn Thưởng là 2 nhân vật được xếp vào hàng ưu tiên nhất trong chức vụ Tổng bí thư
Nếu thay thế vị trí Tổng bí thư vào Hội nghị Trung ương 6 sắp tới thì Vương Đình Huệ và Võ Văn Thưởng là 2 nhân vật được xếp vào hàng ưu tiên nhất nhì bởi vì ông Thủ tướng và Chủ tịch nước đang dính vết đen quá nặng vì vụ án Việt Á và nhiều vụ án khác. Nếu có thời gian đủ lâu, sức mạnh chính trị của phe cánh ông Thủ tướng sẽ hồi phục và trở lại với lợi thế trội hơn.
Trong quá khứ có 2 người tưởng chừng như với tới được chức Tổng bí thư nhưng rồi cuối cùng cũng bị vuột vì chính ông Tổng bí thư. Vì thế nhiều người đánh giá ông Tổng bí thư là người khó lường là vậy. Có thể hôm nay được ông Tổng sủng ái, nhưng ngày mai thành bại tướng dưới tay ông Tổng thì đấy là điều khá quen thuộc. Tham gia trò chơi chính trị, được ông Nguyễn Phú Trọng sủng ái là một lợi thế nhưng thực tế cho thấy đó cũng là một rủi ro không nhỏ.
Ông Đinh Thế Huynh bị gãy giữa nhiệm kỳ vì nguyên do gì không ai biết, và người ta không biết vì sao ông Đinh Thế Huynh lại bị ra tay mạnh đến thế. Ông Đinh Thế Huynh bị một chứng bệnh lạ, không bị xanh cỏ như Nguyễn Bá Thanh nhưng đầu óc lại không đủ tỉnh táo để đảm nhiệm chức vụ, vì thế ông Đinh Thế Huynh rút vào hậu trường không kèn không trống.
Ông Đinh Thế Huynh bị gãy giữa nhiệm kỳ vì nguyên do gì không ai biết
Trường hợp của ông Trần Quốc Vượng là bị hất vào cuối nhiệm kỳ. Thời gian sau đại hội 13, người ta không biết chắc về nguyên do vì sao ông Tổng Trọng không chọn ông Trần Quốc Vượng mà gạt ông này ra để ông tiếp tục. Và mới đây, Thoibao.de nhận được một thông tin cho biết, sở dĩ ông Trần Quốc Vượng bị thất sủng là bởi ông đã thể hiện tư tưởng cổ hũ.
Ngày 27/3/2020, ông Trần Quốc Vượng, thường trực Ban Bí thư, đã ra chỉ thị rằng "Bộ Chính Trị yêu cầu tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quán triệt về bản chất của kinh tế tập thể, hợp tác xã ; khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ; xác định rõ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị".
Ông Trần Quốc Vượng là người làm chính trị thâm niên, khi đề cao vai trò kinh tế tập thể kiểu hợp tác xã như thế là xuôi theo tư tưởng bảo thủ của ông Tổng chứ không hẳn là chống.
Lúc ấy cộng đồng mạng đã phải ứng mạnh mẽ vì chính kinh tế tập thể kiểu hợp tác xã đã đưa đất nước đến với đói nghèo kinh hoàng. Một con người có triển vọng kế vị chức tổng bí thư mà thể hiện tư tưởng này chẳng khác nào kẻ phá hoại công lao của toàn dân đã làm 34 năm trước đó. Theo ý kiến của người cung cấp tin, thì chính tư tưởng này của ông Vượng đã bị ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng loại khỏi vai trò làm tổng bí thư. Như vậy là ý kiến này cho rằng, ông Tổng Bí Thư là người tiến bộ không phải theo trường phái bảo thủ.
Về ý kiến này, ban biên tập của Thoibao.de đưa ra góc nhìn khác như sau : Ông Trần Quốc Vượng là người làm chính trị thâm niên, và gần ông Tổng không ít, vậy thì tại sao ông lại không nhận ra tư tưởng cách tân nơi ông Tổng mà lại phát biểu câu trái ý sếp như thế ? Theo quan sát, nhiều nhà phân tích cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng theo trường phái bảo thủi chứ không cởi mở. Theo chúng tôi, ông Trần Quốc Vượng phát biểu như thế là xuôi theo tư tưởng bảo thủ của ông Tổng chứ không hẳn là chống. Việc ông Tổng không chịu về vườn là bởi ông tham quyền cố vị và phải giữ lửa cho cái lò mà ông dày công gầy dựng nhiều năm qua. Với ông Tổng Trọng, không có tình bạn mãi mãi, chỉ có quyền lợi của ông là trên hết. Nên Vương Đình Huệ và Võ Văn Thưởng cẩn thận củi lửa.
Ngọc Bảo (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 09/09/2022
Còn chưa đầy tháng nữa là đến Hội nghị Trung ương 6, ông Trọng thổi lò bùng cháy mạnh lên cho thấy ông tuy già nhưng cũng còn rất "gân". Hiện nay đang có 5 vụ án lớn cần ông Tô Lâm giải quyết, đó là vụ án Việt Á, vụ án chuyến bay giải cứu, vụ án Trịnh Văn Quyết, vụ án Tân Hoàng Minh và vụ án liên quan đến sai phạm của ông Phùng Xuân Nhạ. Vụ án nào cũng to đùng.
Từ khi bị "đứt gân" ở Kiên Giang, ông Tổng dường như đã "tởn" vùng đất này ?
Đang có thông tin, sắp tới sẽ xử lý ông 2 ủy viên Bộ Chính Trị và người dân đang chờ xem ông Trọng sẽ xử lý tới đâu. Cho tới nay chưa có ai làm được gì ông Tổng Trọng ngoài ông Nguyễn Tấn Dũng. Vụ ngã bệnh đột ngột của ông Trọng tại Kiên Giang vào ngày 14 Tháng Năm 2019 giờ đây vẫn là một dấu hỏi liệu rằng đó là bệnh đột quỵ tự nhiên hay đột quỵ nhân tạo ?
Vấn đề khó hiểu là cho đến nay đã hơn 3 năm nhưng ông Tổng vẫn không chịu bước chân về Miền Tây Nam bộ một lần nữa. Chính vì thế mà ông Tổng không thể nào xua tan được mối nghi ngờ của người dân đối với nguyên nhân ngã bệnh của ông.
Thời điểm ông Tổng về Kiên Giang ông đang ở thế rất mạnh, có thể nói lò của ông cháy hừng hực làm nhiều người nghĩ rằng ông là một "ông già gân" thực sự, thích thì làm không ngán thế lực nào. Tuy nhiên cú ngã bệnh đấyu làm cho một số người cho rằng, cha con ông Nguyễn Tấn Dũng đã "cắt gân" ông già gân.
Chuyện đấu đá chính trị mà nhận xét theo cách của người Miền Nam là "thấy vậy nhưng không phải vậy". Có thể trông như không có chuyện gì xảy ra nhưng thực chất bên trong là đấu nhau đến sống còn. Trước khi ông Đinh Thế Huynh bị bệnh lạ thì không ai nghĩ giữa ông Tổng và ông Huynh có vấn đề gì cả.
Không biết khi ông Tổng đến Kiên Giang ngày đấy, ông Tổng bị cắt gân hay ông vô tình bị đứt gân, tuy nhiên khi gân chân ông Tổng được chữa lành thì ông Tổng cứ như "chim sợ ná" không dám bén mảng đến "vùng đất dữ" Miền Tây Nam Bộ.
Hiện nay người ta đang thấy sức mạnh của ông Tổng như không có đối thủ. Tới 2 chân trụ Chủ tịch nước và Thủ tướng mà ông còn muốn nắn gân thì không biết ai có thể nắn gân ông ? Đối với xã hội, ông Tổng được lòng người dân vì ông lập ra cái lò mà đốt hàng loạt quan tham dù cho đó là đốt thanh trừng thì người dân cũng thấy vui vì họ cảm thấy đã khi quan chức bị trừng phạt, mặt dù không lấy lại được những tài sản tham ô đấy.
Trước ông Tổng, ai cũng "khúm núm"
Việc thanh trừng của ông Trọng đang gây thù chuốc oán rất nhiều nhưng vì trong số những người bị ông cho vào tù ấy không ai đủ tầm để làm gì ông. Tuy nhiên, trước thềm hội nghị Trung ương 6 sắp tới, ông Trọng đang tấn công mạnh vào những sai phạm của ông Chủ tịch nước và ông Thủ tướng. Tuy những người này dưới cơ ông nhưng họ không phải là những người dễ để ông bắt nạt như Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh, vì thế đến kỳ Hội nghị Trung ương 6 người ta chờ đợi những người này có thể "cắt gân" ông để bảo vệ chính họ.
Chuyện âm mưu lật ông Trọng khỏi ghế đã manh nhà từ trước Hội nghị Trung ương 5, tuy nhiên qua hội nghị đấy không ai làm được gì và cho đến nay, những người đấy vẫn chưa từ bỏ tham vọng muốn chiếc ghế quyền lực nhất ấy phải trống.
Vừa rồi, Quyết định 80 của Trung ương Đảng đã khẳng định quyền lực của Bộ Chính Trị, mà trong Bộ Chính Trị hiện nay, tiếng nói của cánh ông Trọng là mạnh nhất. Điều này có nghĩa là ông Trọng đang rất sợ quyền lực số đông của các Ủy viên Trung ương Đảng. Trong Trung ương Đảng, số người bị ông Tổng Trọng xử lý rất nhiều, nói theo ngôn ngữ bình dân là ông Trọng gây thù chuốc oán với thành phần Ủy viên Trung ương Đảng quá nhiều nên ông ngại. Tuy nhiên, nói đến Bộ Chính Trị thì ông cũng "gây thù chuốc oán không ít". Vậy thì kỳ hội nghị Trung ương 6 sắp tới ông Trọng có bị "nắn gân" không thì chờ đến đấy sẽ biết.
Bảo Trâm (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 15/09/2022
Lê Hoàng, Thoibao.de, 24/08/2022
Về nguyên tắc từ xưa đến nay thì Tổng bí thư bao giờ cũng kiêm luôn chức Bí thư Quân ủy Trung ương. Trong Bộ Quốc phòng, về mặt đảng thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ là phó cho Tổng bí thư. Nghĩa là người thực sự có quyền lực cao nhất trong Bộ Quốc phòng không phải là ông Phan Văn Giang – Bộ trưởng mà là ông Tổng bí thư.
Về nguyên tắc từ xưa đến nay thì Tổng bí thư bao giờ cũng kiêm luôn chức Bí thư Quân ủy Trung ương - Ảnh minh họa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đại tướng Phan Văn Giang tại hội nghị.
Trước đây, các đời Tổng bí thư đều như có quy định nghiêm ngặt như thế để Thủ tướng không thể vượt quyền Tổng bí thừ cho dù Thủ tướng nắm toàn bộ nền kinh tế đất nước. Có thể nói, Bộ Quốc phòng là con át chủ bài trong cơ cấu quyền lưc dành cho Tổng bí thư, nếu không nắm được Bộ Quốc phòng thì Tổng bí thư rất dễ bị "đảo chính ngầm" ép phải từ chức.
Khi họp quân ủy trung ương, nhân vật không thể thiếu đó là Bí thư Quân ủy Trung ương, tức là ông Tổng bí thư. Tuy nhiên kỳ họp quân ủy Trung ương vào ngày 22/8 là trường hợp rất bất thường. Nhân vật chính của Quân ủy Trung ương đã vắng mặt. Thông tin này nhìn lướt qua có vẻ như không quan trọng, nhưng dưới con mắt của các nhà phân tích đầy kinh nghiệm thì đâu là dấu hiệu bất thường.
Ngày 22/8 tại Hà Nội, báo chí Nhà nước cộng sản cho biết, Quân ủy Trung ương tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị khóa XIII về "Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo". Điều đặc biệt là nhân vật đóng vai chính trong kỳ họp quan trọng này lại là ông Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự chứ không phải ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư kiêm Bí thư Quân ủy Trung ương.
Tại hội nghị, ông Phạm Minh Chính đóng vai trò như Chủ tịch Quân ủy Trung ương và kéo theo là ông Võ Văn Thưởng, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư. Ngoài ra còn có nhân vật thứ nhì trong Quân ủy Trung ương là đại tướng Phan Văn Giang, ủy viên Bộ Chính trị, phó bí thư Quân ủy Trung ương, bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo nguyên tắc, Bí thư Quân ủy Trung ương vắng thì Phó Bí thư Quân ủy Trung ương thay thế. Nghĩa là người đóng vai chính, là chủ của cuộc họp là ông Phan Văn Giang. Về hình thức thì ông Phan Văn Giang vẫn là người chủ trì, báo chí thông báo thế nhưng về vai trò thì có vẻ như Phạm Minh Chính mới là chủ hội nghị vì chính ông Chính chứ khôn ai khác đang chỉ đạo các cấp dưới quán triệt nghị quyết. Điều này đặt ra câu hỏi cho giới phân tích.
Câu hỏi là, sự vắng mặt của ông Nguyễn Phú Trọng là do bệnh thì tại sao người phó không không thay thế vai trò ông mà để mội người "ngoại đạo" như ông thủ tướng Chính thay thế ? Từ đó, có người cho rằng ông Thủ tướng chính đang "chiếm" vị trí đứng đầu Quân ủy Trung ương của ông Nguyễn Phú Trọng. Và thêm nữa là ông Phó Bí thư Quân ủy Trung ương Phan Văn Giang có vẻ như "thuần phục" ông Phạm Minh Chính khi mà để cho ông Chính làm chủ cuộc họp và triển khai nội dung chỉ đạo.
Như thoibao.de đã phân tích ở bản tin trước đây, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ lâu nay nắm trên tay 2 thanh kiếm. Tay phải là thanh kiếm Công an, tay trái là thanh kiếm Quân đội. Hiện nay nông Trọng nắm rất chắc Công an còn thanh kiếm Quân đội thì ông nắm khá lỏng lẻo. Và nhiều lần ông thủ Chính đã muốn tước lấy thanh kiếm lỏng lẻo này để củng cố quyền lực. Lần này ông Thủ tướng Chính lại "chiếm" vai trò của ông Trọng trong Quân ủy Trung ương là một câu trả lời nữa xác định sự nghi ngờ bấy lâu nay của các nhà phân tích là có cơ sở.
Hiện nay ông Trọng còn giữ ghế Tổng bí thư khoảng 3 năm nữa thì trao. Ông Tổng sẽ muốn trao cho người của ông chứ không muốn trao cho người của phe khác. Nếu ông Tổng Trọng giữ chắc 2 thanh kiếm, thì việc trao quyền lực cho Vương Đình Huệ trong tương lai dễ dàng. Tuy nhiên, nếu ông Trọng để thanh kiếm quân đội rơi vào tay ông Chính thì xem như ông Trọng có muốn đưa ông Huệ vào ghế thì e cũng bị ngăn cản mạnh. Đấy là những gì đang diễn ra, không biết liệu ông Tổng Trọng có nhận ra nước cờ của ông Thủ chính hay không ? Nếu không nhận ra thì để vài năm sau e là quá muộn. Ông Chính đã vượt ông Huệ ở Đại hội 13, đến đại hội 14 mà chủ quan thì e, lịch sử lặp lại.
Lê Hoàng
Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ ; đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.
Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị : Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam ; Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội ; lãnh đạo chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương và một số địa phương ; lãnh đạo Bộ Quốc phòng, thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam ; lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng giới thiệu nội dung cơ bản của Nghị quyết số 08 ; Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng báo cáo quá trình xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08 ; một số đại biểu đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương phát biểu tham luận đề cập nhiều vấn đề quan trọng, với tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ phát triển công nghiệp quốc phòng.
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính quán triệt, làm rõ những vấn đề chính trị, lý luận, thực tiễn và chỉ ra những nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại trên ba yếu tố then chốt là: Tiềm lực khoa học công nghệ, nhân lực và xây dựng thể chế, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết số 08 đã đề ra.
Thủ tướng nhấn mạnh, Nghị quyết số 08 thể hiện sự quan tâm sâu sắc, sự kỳ vọng và tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với ngành Công nghiệp Quốc phòng, cụ thể hóa mục tiêu xây dựng Quân đội đến năm 2025 cơ bản tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Đồng thời, việc thực hiện Nghị quyết số 08 cũng góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là hội nghị rất quan trọng, diễn ra vào thời điểm cả nước và toàn Đảng đang tích cực triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nỗ lực phấn đấu đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại, củng cố quốc phòng, an ninh.
Để tổ chức thực hiện hiệu quả, thiết thực Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị cần tiếp tục nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung của nghị quyết ; nắm vững những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai thực hiện, tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động, quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, tổ chức lại các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, tiến tới thành lập tổ hợp công nghiệp quốc phòng bảo đảm tinh, gọn, hiệu quả, tiên tiến, hiện đại ; xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ; nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ cho phát triển công nghiệp quốc phòng. Coi trọng kết hợp xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng trong chiến lược xây dựng, phát triển công nghiệp quốc gia. Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương về phát triển công nghiệp quốc phòng. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tổ chức thực hiện có hiệu quả các hình thức hợp tác, chuyển giao công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Quân ủy Trung ương phối hợp chặt chẽ với các tỉnh ủy, thành ủy tiếp tục tổ chức tuyên truyền, quán triệt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp đã xác định trong Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị đến từng đảng viên và cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời, có kế hoạch, lộ trình, bước đi vững chắc, phù hợp để triển khai thực hiện một cách bài bản, chặt chẽ, khoa học, hiệu quả. Lãnh đạo các bộ, ngành, các địa phương cần nắm vững, hiểu sâu, thực hiện đúng, thực hiện nghiêm Nghị quyết số 08 ; tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, thống nhất cao ý chí và hành động để phát triển công nghiệp quốc phòng gắn kết chặt chẽ và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia, đủ sức mạnh, tiềm lực, khả năng phục vụ có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng của đất nước trong giai đoạn mới, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Thay mặt Thường vụ Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang tiếp thu, lĩnh hội ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời khẳng định, trong suốt chiều dài lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển, ngành Quân giới - Công nghiệp quốc phòng Việt Nam luôn được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Các quan điểm chỉ đạo về xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã trở thành những nguyên tắc cơ bản, lâu dài, được kế thừa, khẳng định và phát triển trong các nghị quyết về công nghiệp quốc phòng. Quân ủy Trung ương đã nghiên cứu kỹ lưỡng, báo cáo và được Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08 về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Nghị quyết này đã kế thừa và phát triển các luận điểm mới về công nghiệp quốc phòng Việt Nam, trong đó nổi bật là định hướng chiến lược và các giải pháp then chốt để thích ứng với tình hình mới.
Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu, sau hội nghị này, các cấp ủy, tổ chức đảng nhanh chóng tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết số 08, nhất là những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, những vấn đề mới, cốt lõi, để thấy rõ Nghị quyết số 08 là nội dung rất cơ bản, quan trọng liên quan mật thiết đến xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị các bộ, ngành, cơ quan khẩn trương nghiên cứu, cụ thể hóa nội dung của nghị quyết thành chương trình hành động, kế hoạch, đề án cụ thể, có sự phân công, phân nhiệm và lộ trình thực hiện rõ ràng, sát thực tiễn và khả thi ; đề nghị Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng, Chính phủ, các ban đảng Trung ương, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo phối hợp cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết số 08, hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý một cách đồng bộ, thống nhất để việc thực hiện Nghị quyết số 08 trong thực tiễn được toàn diện, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đề ra.
Tin, ảnh : Sơn Bình
Nguồn : Quân đội nhân dân online, 22/08/2022