Thư ngỏ gởi Chủ tịch nước
Nhân dân Việt Nam chúng tôi viết thư này để xin lỗi Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bởi vì những lý do sau.
Nguyễn Phú Trọng 3 nhiệm kỳ Tổng bí thư - Ảnh minh họa
Chúng tôi không sánh với Chủ tịch nước về tài lặn của Chủ tịch nước. Người là Yết Kiêu của mọi thời đại. Trong suốt nhiều tháng Chủ tịch nước lặn rất sâu và chỉ trồi lên đôi lần không phải để lấy hơi mà để bàn việc nhân sự Đảng. Người là người cá của thế kỷ hai mươi mốt.
Chúng tôi không sánh với Chủ tịch nước về nghệ thuật uống trà cực kỳ tinh tế của Người. Hơn bốn ngàn năm qua chỉ có duy nhất một vị nguyên thủ quốc giaViệt Nam là Người mà công khai khen trà Tàu ngon hơn trà Việt ngay trước mặt Chủ tịch Trung Quốc. Cả dân tộc từ xưa đến nay chỉ biết uống trà nhưng chỉ có một mình Người là biết thưởng thức trà lưỡng quốc nên nhận xét tinh tế đến như vậy.
Chúng tôi không sánh với Chủ tịch nước về sức khỏe. Người sinh ra để dẫn dắt dân tộc đi tìm chủ nghĩa xã hội hoàn thiện trong trăm năm tới. Hôm nay chân Người tuy yếu và bước đi tuy không vững nhưng Người vẫn đi tới mãi, tuy chậm hẳn nhưng không nản lòng. Vậy thời gian đi đến chủ nghĩa xã hội hoàn thiện chắc chỉ đến hai hay ba trăm năm tới là cùng thôi. Cả dân tộc quyết tâm đi theo sau Người đến cùng vì Người là người dẫn đường vĩ đại nhất của Việt Nam.
Chúng tôi không sánh với Chủ tịch nước về sự kín đáo. Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng mà vẫn không lay động mảy may đến lòng Người. Người vẫn quyết tâm im lặng đến cùng để Người bình tâm mà ngước nhìn lên trời mỗi ngày và chợt nhận ra chân lý rằng mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam. Người là nhà thiên văn và dự báo thời tiết vĩ đại nhất của mọi thời đại.
Người là nhà thiên văn và dự báo thời tiết vĩ đại nhất của mọi thời đại.
Chúng tôi không sánh với Chủ tịch về tài lẩy Kiều. Tố Như học đòi ba trăm năm nữa chắc chi bằng Người.
Chúng tôi nhân dân bên dưới không sánh với Người ngự trên cao về mọi phương diện nên không thể suy nghĩ giống như Người. Nhưng chúng tôi mạo muội lẩy Kiều để tặng Người và để thay lời kết thư này.
Cánh hồng bay bỗng tuyệt vời.
Giữa đường gãy cánh rớt vào đống phân.
An Nam dị vương
Thay mặt thiên triều, sứ giả đến An Nam Phủ vào năm thứ chín mươi hai khởi nghiệp của triều nhà Nam Sản để chọn người kế vị. Trước khi đi sứ giả đã được thiên tử dặn dò cách chọn người. Theo đó từ trong bốn đại thần An Nam, y sẽ chọn ra một người lên làm Nam vương.
Trong bốn đại thần An Nam, y sẽ chọn ra một người lên làm Nam vương.
Sau khi bốn người quỳ mọp xuống sân triều y bắt đầu đọc to thánh chỉ chúc mừng họ đã được tuyển chọn vào cuộc thi. Tiếp đến y tuyên bố hễ ai mang vừa đôi giày thiên tử ban cho hôm nay thì người ấy được phong vương. Nói xong, y trao cho mỗi người một hộp đỏ bên trong có đôi giày.
Bốn người vào bốn phòng nhỏ trước mặt để thử giày. Một khắc sau, theo tiếng vỗ tay của sứ giả, họ bước ra mặt mày ai cũng hớn hở vô cùng vì ai cũng mang giầy rất vừa vặn.
Sứ giả bối rối ra mặt. Y nghĩ rất lung rằng chẳng lẽ có sự ngẫu nhiên không tiền khoáng hậu là ai cũng mang vừa đôi giày của mình sao. Y bỗng lo sợ khi nhớ lại nụ cười bí hiểm của thiên tử lúc bảo y có toàn quyền quyết định. Y bước tới bước lui trong phòng một lát và rồi với vẻ mặt rất đăm chiêu và căng thẳng nhìn từng đôi giày giống hệt nhau của mỗi người. Cuối cùng y ngồi xuống ghế và buông ra tiếng thở dài đầy lo âu khi nghĩ chuyến này mình đi về chắc cái đầu mình không còn vì việc lớn y làm chưa xong.
Bốn người từ nãy đến giờ vẫn đứng nhìn y và chờ đợi. Họ hiểu ra ngay sứ giả đang ở vào tình huống thật khó xử. Chợt quan đại phu già tóc bạc phau xin phép vào trong phòng thử giày một lát để ngồi nghỉ trong lúc chờ đợi. Sứ giả đồng ý.
Lát sau ông ta bước ra mỉm cười với vẻ mặt rất tự tin. Mọi người nhìn ông ngạc nhiên. Chợt tách trà trên tay sứ giả run run vì y thấy giày của đại phu già sáng loáng lên khác thường.
Y run giọng hỏi :
"Tại sao giày ngươi chợt bóng lên như vây ?"
Viên đại phu nói :
"Dạ xin tâu với sứ giả thiên triều, hạ thần trộm nghĩ bất luận vật phẩm nào của thiên tử ban tặng cũng đều quý giá hơn cả bảo vật quý nhất trên đời. Cho nên hạ thần mạo muội đánh bóng lại đôi giầy cho đẹp ạ".
"Nhưng người làm cách nào khi không có đồ dùng để đánh giày ?", y kinh ngạc hỏi.
"Dạ hạ thần dùng lưỡi". Đại phu cười nói.
Buông vội chén trà xuống bàn, sứ giả chạy đến quỳ lạy trước mặt đại phu nói :
"Kẻ hèn này xin vập đầu tạ ơn tân Nam vương đã cứu mạng !"
Trần Quốc Việt
07/05/2022
**********************
Cách nhìn
Arkady Averchenko - Trần Quốc Việt dịch
"Đàn ông các anh tức cười thật", bà nói rồi mỉm cười mơ màng. Không biết lời này ngụ ý khen hay chê, tôi đành trả lời mập mờ : "Cũng hơi đúng".
"Đúng quá đi chứ, như chồng tôi cũng ghen tuông thường tình như ai vậy. Nhiều lúc tôi tiếc là đã lấy phải ông ấy".
Tôi bối rối nhìn bà, "Chờ bà giải thích ạ", tôi mở đầu.
"À, tôi quên là ông đã chẳng nghe chuyện gì. Khoảng cách đây ba tuần, tôi với nhà tôi đi bộ qua quảng trường để về nhà. Tôi lúc ấy đội cái mũ đen lớn rất hợp với tôi, và má tôi ửng hồng do đi bộ. Khi chúng tôi đi qua dưới ánh đèn đường, một người đàn ông tóc đen đứng gần đấy liếc nhìn tôi và bất ngờ nắm lấy tay áo ông Alexander nhà tôi".
"Xin ông cho tôi mồi lửa", người ấy nói. Alexander giật tay về, cúi xuống và nhanh hơn chớp đập cả viên gạch vào đầu ông ấy. Ông ấy ngã vật xuống. Kinh quá !"
"Sao chồng bà bỗng dưng nổi ghen lên thế ?"
Bà nhún vai. "Tôi đã nói với anh rồi đàn ông rất tức cười".
Tạm biệt bà, tôi ra về, và tình cờ gặp chồng bà ở góc đường. "Chào ông", tôi nói. "Tôi nghe nói ông đập vỡ đầu người ta". Ông ta cười rộ lên. "Vậy anh nghe vợ tôi nói lại chứ gì. Rất may là tôi vớ được viên gạch có sẵn. Nếu không, thử nghĩ xem : Tôi có độ 1500 rúp ở trong túi, còn vợ tôi đang mang đôi bông tai kim cương".
"Ông nghĩ hắn muốn cướp ông à ?"
"Một thằng lạ đến gần anh ở chỗ vắng vẻ, hỏi xin lửa và nắm tay anh. Thử hỏi anh còn muốn gì nữa đây ?"
Bối rối, tôi chia tay ông và đi tiếp.
"Hôm nay không đuổi kịp anh", tôi nghe tiếng nói từ đằng sau.
Tôi nhìn quanh và thấy người bạn mà ba tuần qua tôi đã không gặp.
"Trời !" Tôi kêu lên. "Chuyện gì xảy ra với cậu vậy ?"
Hắn mỉm cười gượng gạo và hỏi ngược lại : "Anh biết dạo này có mấy thằng điên hay đi lang thang ngoài đường không ? Tôi bị một thằng điên đánh cách đây ba tuần đấy. Đến hôm nay tôi mới xuất viện".
Tôi bất ngờ tò mò hỏi : "Cách đây ba tuần ư ? Lúc ấy cậu đang ngồi ở quảng trường phải không ?"
"Đúng rồi. Chuyện phi lý hết sức. Lúc ấy tôi đang ngồi ở quảng trường, thèm thuốc muốn chết được. Mà chẳng có cây diêm nào ! Khoảng mười phút sau, có một ông với một mụ già đi ngang qua. Ông ta đang hút thuốc. Tôi liền đi đến ông ta, chạm vào tay áo ông và hỏi lịch sự : "Xin ông cho tôi mồi lửa ?". Anh có ngờ chuyện gì xảy ra không ? Cái gã điên khùng ấy, cúi xuống, nhặt cái gì đấy lên, rồi bất ngờ tôi nằm bất tỉnh trên đất đầu thì vỡ toác. Anh chắc có đọc báo về chuyện này".
Tôi nhìn hắn và hỏi nghiêm túc : "Cậu có thật sự tin cậu gặp phải người điên ?"
"Tôi chắc chắn hắn điên".
Dù gì đi nữa, về sau tôi háo hức lục tìm lại những số báo cũ của tờ báo địa phương. Cuối cùng tôi thấy điều tôi tìm : bản tin ngắn trong mục tai nạn.
Say rượu
"Vào sáng hôm qua những người trông coi quảng trường thấy trên ghế một thanh niên mà giấy tờ tùy thân chứng tỏ anh ta là người con nhà đàng hoàng. Anh ta rõ ràng đã té xuống đất trong tình trạng quá say xỉn, và bị vỡ đầu trên một viên gạch kế bên. Thật không thể nào tả được nỗi lo buồn của cha mẹ của kẻ say sưa này".
Arkady Averchenko
Nguồn : https://www.mn-masons.org/sites/mn-masons.org/files/TFS%20No%20213%202-1-12%20Truth.pdf
Arkady Averchenko (1881-1925) là nhà văn châm biếm Nga bậc thầy. Ông đào thoát khỏi nước Nga cộng sản vào năm 1920 và tiếp tục sáng tác những tác phẩm nổi tiếng chỉ trích chế độ cộng sản ở Nga. Ông sống và qua đời ở Tiệp Khắc.
Có thể ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, có thể vẫn tại nhiệm cho đến kỳ đại hội và chọn lựa lớp lãnh đạo mới vào năm 2026.
AFP / RFA Edited
Khi đó, Nguyễn Phú Trọng 81 tuổi và sẽ trở thành tổng bí thư lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Lê Duẩn giữ chức tổng bí thư 30 năm và qua đời lúc 79 tuổi khi đang đương chức năm 1986.
Liệu Nguyễn Phú Trọng có trụ được đến năm 2026 không ? Nguyễn Phú Trọng đã quá liều lĩnh. Tại Đại hội đảng toàn quốc năm ngoái, một sự kiện 5 năm, dự kiến Nguyễn Phú Trọng sẽ từ chức vì đã có 10 năm tại vị và theo quy định của đảng là hạn chế lãnh đạo cấp cao giữ chức trong hai nhiệm kỳ năm năm.
Thay vào đó, Nguyễn Phú Trọng đã thắng nhiệm kỳ thứ ba gần như chưa từng có.
"Trong tuần qua, tin đồn trong cộng đồng người Việt hải ngoại thù địch với chính phủ Hà Nội rằng… Nguyễn Phú Trọng sẽ từ chức trước khi hết nhiệm kỳ và tại một hội nghị quan trọng sắp tới của đảng sẽ có thay đổi lãnh đạo", Carl Thayer, giáo sư danh dự của Đại học New South Wales ở Úc cho biết.
Điều này một phần bắt nguồn từ một bài báo được đăng trên Haaretz, của Israel, cho rằng việc bắt giữ một nữ doanh nhân nổi tiếng của Việt Nam gần đây là nằm trong cuộc chiến giành quyền lực của giới chóp bu để kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng.
Đây không phải là điều mới mẻ. Theo giáo sư Alexander Vuving tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K Inouye ở Honolulu, Hawaii, thì kế hoạch không chính thức được thống nhất vào năm ngoái là Nguyễn Phú Trọng sẽ từ chức trước năm 2026.
"Kế hoạch này là không chính thức và có điều kiện ; vẫn cực kỳ linh hoạt và có thể điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh", ông nói thêm.
Trước đó, Nguyễn Phú Trọng đã thay đổi điều lệ vào tháng 9 năm 2018 khi được bổ nhiệm làm chủ tịch nước cùng với chức Tổng bí thư, khiến ông ta trở thành lãnh đạo đầu tiên kể từ những năm 1980 nắm giữ hai trong số bốn chức vụ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.
Ông lại làm như vậy một lần nữa tại Đại hội đảng toàn quốc năm ngoái khi nhận nhiệm kỳ thứ ba và được ưu tiên không xét tuổi khi đã 76 tuổi. Lãnh đạo cấp cao dự kiến sẽ nghỉ hưu vào lúc 65 tuổi hay ngay sau đó.
Hầu hết các nhà phân tích tin lý do là Đảng cộng sản không thể nhất trí về người sẽ kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Trần Quốc Vượng, người kế nhiệm ưa thích và là cũng cánh tay phải của Nguyễn Phú Trọng, không được ưa chuộng và Nguyễn Phú Trọng không được lòng bất kỳ ai khác. Và đại dịch Covid-19 đang diễn ra có lẽ đã thuyết phục nhiều người chọn bước đi an toàn với Nguyễn Phú Trọng.
Các chuyên gia khác cho rằng Nguyễn Phú Trọng không muốn từ chức vì tham vọng quyền lực cá nhân hoặc vì cảm thấy chiến dịch chống tham nhũng của mình – chương trình nghị sự hiệu quả nhất trong hàng chục năm qua – vẫn chưa được củng cố đủ và có thể bị một nhà lãnh đạo khác nắm quyền đe doạ.
Một mặt, chẳng có lý do gì Đảng cộng sản gây xáo trộn. Việt Nam đang bắt đầu phục hồi sau đại dịch, mặc dù khó khăn về đang chờ đợi phía trước. Trong hai năm, Việt Nam chẳng làm gì khác hơn là kiềm chế Covid-19.
Các nhà phân tích và nhà quan sát hiện mong đợi việc đảng xử lý đại dịch ra sao khi có sẽ có những quan chức bị khiển trách hay bị kỷ luật. Một sự thay đổi lãnh đạo có thể tiếp phức tạp thêm quá trình này.
Có tin cho rằng Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, và chủ tịch ủy ban nhân dân Hà Nội, Chu Ngọc Anh, có thể sớm bị xử lý vì vụ bê bối mua sắm bộ xét nghiệm.
Nguyễn Phú Trọng, luôn theo ý thức hệ, đã thay đổi đáng kể chính trị đảng trong suốt 11 năm cầm quyền, vẫn không nghĩ rằng chiến dịch chống tham nhũng của mình đủ an toàn để chuyển giao cho một lãnh đạo khác, đặc biệt là kể từ khi Trần Quốc Vượng, người được Trọng tín nhiệm, không giành được sự ủng hộ để kế nhiệm Tổng bí thư vào năm ngoái.
Trước đây đã có nghi vấn về sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng, một lý do khác khiến ông ta có thể được ủng hộ nhận nhiệm kỳ thứ ba vào năm ngoái, nếu những người khác cảm thấy ông ta có thể không thể đảm nhiệm toàn bộ nhiệm kỳ năm năm.
Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ trong chuyến đi Kiên Giang vào tháng 4 năm 2019, điều này ảnh hưởng đến khả năng đi lại trong nước và quốc tế của ông ta. Sau khi được bầu lại vào tháng 1 năm 2021, Nguyễn Phú Trọng thừa nhận mình "già yếu và không có sức khỏe tốt", mặc dù điều này có thể là khiêm tốn giả tạo.
Sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng đã được cải thiện đáng kể kể từ đó và hiện ông ta có thể đến thăm các tỉnh, theo ghi nhận của Lê Hồng Hiệp, một thành viên cao cấp của Chương trình Nghiên cứu Việt Nam tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố vẫn có thể dẫn đến khả năng Nguyễn Phú Trọng phải ra đi sớm. Đầu tiên, chính trị Việt Nam đang có phần trở lại bình thường sau đại dịch Covid-19, và đối với Đảng cộng sản, bình thường có nghĩa là đấu đá nội bộ và tranh cãi vặt.
Nhiều chuyện sẽ được biết sau Hội nghị 5 của ủy ban trung ương đảng, bắt đầu vào đầu tuần này. Cuộc cạnh tranh giữa những người sẽ kế nhiệm chức tổng bí thư đảng thường nóng lên tại các cuộc họp thường kỳ trong năm sau một Đại hội toàn quốc. Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu khai mạc và công bố chương trình nghị sự sáu điểm tại phiên họp toàn thể.
Chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer cho biết mục sáu có vẻ "hấp dẫn". Trong đó có đoạn : "Về việc kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 gắn với việc thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương khóa 13, về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị".
Những tháng gần đây cũng chứng kiến một loại hoạt động thường tạo tiền đề cho những thách thức lãnh đạo. Một số đại gia kinh doanh nổi tiếng đã bị bắt, trong đó có tỷ phú Trịnh Văn Quyết.
Doanh nhân nổi tiếng Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng có lệnh bắt giữ, bà Nhàn được cho là gần gũi với một số bộ trưởng và hiện đang ở nước ngoài.
Vì hầu hết các nhà lãnh đạo chính trị có mạng lưới ủng hộ riêng, những vụ bắt giữ này "có thể phản ánh sự cạnh tranh căng thẳng giữa các ứng cử viên hàng đầu", giáo sư Vuving cho biết.
Và cũng là lịch sử. Chọn lãnh đạo kế nhiệm là một quá trình được quản lý cẩn thận và thường bắt đầu giữa các kỳ Đại hội 5 năm toàn quốc. Khi đó sẽ là cuối năm 2023.
Nhưng việc chuẩn bị cho Đại hội cuối cùng rất phức tạp vì cái chết của chủ tịch nước Trần Đại Quang, và ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh bị bệnh tật kéo dài. Đinh Thế Huynh là một ứng cử viên thay thế Nguyễn Phú Trọng.
"Điều đó lẽ ra phải là một lời cảnh tỉnh", Thayer nói. "Nếu sức khỏe yếu đột ngột buộc Nguyễn Phú Trọng phải từ chức, Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc tìm người kế nhiệm".
Quả thật là có ít lựa chọn hơn so với những năm trước. Điều lệnh đảng yêu cầu ứng cử viên phải phục vụ đủ một nhiệm kỳ năm năm trong Bộ Chính trị. Thayer lưu ý rằng hiện chỉ có tám trong số 18 thành viên Bộ Chính trị hội đủ điều kiện.
Trong số đó, hai người đã được miễn trừ đặc biệt vào năm ngoái để ở lại sau tuổi 65. Họ có thể sẽ không nhận được một sự miễn trừ khác, vì vậy có lẽ chỉ còn lại sáu ứng cử viên khả dĩ.
Đối với Thayer, hai lựa chọn có thể sẽ là Nguyễn Xuân Thắng, ủy viên thường vụ Ban Bí thư, hoặc Phan Đình Trạc, phó chủ tịch Ban Chỉ đạo Chống tham nhũng.
Hải Hồng Nguyễn, một thành viên nghiên cứu danh dự tại Trung tâm Tương lai Chính sách, suy đoán rằng người kế nhiệm có thể là Vương Đình Huệ, chủ tịch Quốc hội hiện tại.
Lựa chọn này có lí. Giống như Trọng, Vương Đình Huệ là một đảng viên đã cống hiến toàn bộ sự nghiệp cho bộ máy đảng. Đây cũng là sự lặp lại của con đường của Nguyễn Phú Trọng ; Nguyễn Phú Trọng từng là chủ tịch Quốc hội trước khi chuyển lên làm Tổng Bí Thư vào năm 2011. Và, giống như Nguyễn Phú Trọng, Vương Đình Huệ trước đây từng là bí thư thành ủy Hà Nội.
Ông Vuving nói : "Cuộc đua vẫn đang so kè vào thời điểm này, và có thể đảng sẽ gây bất ngờ cho người ngoài khi họ chọn người kế nhiệm ông Trọng trong vài năm tới".
Nguyên tác : "Early exit for Vietnam’s communist boss Trong ?", Asia Times, 06/05/2022
Nguồn : VNTB, 08/05/2022
**********************
Nguyễn Nam, VNTB, 05/05/2022
Sáng 4/5/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc hội nghị.
Tại hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương tập trung thảo luận, cho ý kiến và quyết định về các nội dung :
1. Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới ;
2. Tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ;
3. Tổng kết 20 năm thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể ;
4. Đề án xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên ; đề án thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ;
5. Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 và một số vấn đề quan trọng khác.
Những nội dung trình Hội nghị Trung ương lần này được đánh giá là những vấn đề lớn, khó và hệ trọng đối với việc thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các lĩnh vực trọng yếu như : đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện từ gốc, từ cơ sở, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng trong giai đoạn mới…
Theo chương trình, hội nghị làm việc đến ngày 10/5/2022.
Bình luận về hội nghị này, có các ý kiến sau :
Một, về đối ngoại thì trận chiến Nga – Ukraine đang diễn ra, điều này làm Đảng lúng túng về đường lối. Và Đảng nói khéo là "ngoại giao cây tre".
Sự khéo léo này thể hiện qua việc Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa rồi ký tặng Ukraine 500 ngàn USD, việc này được đánh giá là chính phủ làm để chuẩn bị tư thế cho Việt Nam trước những biến động tại Biển Đông tới đây, thể hiện tinh thần ngoại giao cây tre của Đảng.
Quan sát diễn biến về địa chính trị sẽ thấy những hoạt động quân sự trên Biển Đông của Trung Quốc, và các nước khác thuộc phe liên quân như các binh sĩ từ 14 nước, trong đó có Anh, Australia và Nhật Bản, sẽ tham gia các cuộc tập trận trên bộ và đổ bộ bãi biển từ ngày một đến 14-8 tại quần đảo Nam Sutra của Indonesia ở Ấn Độ Dương và phía đông đảo Borneo.
Tin tức nói rằng khoảng 3.000 binh sĩ sẽ tham gia sự kiện, biến nó trở thành cuộc tập trận lớn nhất kể từ khi "Lá chắn Garuda" bắt đầu được tổ chức vào năm 2009.
Hai, về đối nội, rất có thể hội nghị trung ương 5 kỳ này sẽ thống nhất về tu chỉnh luật đất đai, đặc biệt về nhân danh quyền sở hữu, quyền quản lý. Bởi lâu nay trong lãnh vực đất đai cho thấy các thế lực tài phiệt đã thao túng.
Trong đồn đoán nhân sự thì vẫn rộ lên tin hành lang cho là ở kỳ hội nghị này thì ông Nguyễn Phú Trọng dự kiến về làm người tử tế. Giang hồ cũng đồn đoán người kế nhiệm sẽ là vị Chủ tịch nước hiện tại.
Trong một diễn biến khác dư luận dường như đang có thiện cảm với ông Bộ trưởng Công an, vì bộ này đã xắn tay mạnh vào các đại án gần đây.
Ẩn số nhân sự là Thủ tướng đương nhiệm sẽ như thế nào, khi có ý kiến dường như ông đang ‘lép vế’ trước Chủ tịch nước.
Có một thực tế là hàng loạt đại án hiện tại đều được "ân oán" từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Nếu mang cân đo – đong đếm thì chính phủ hiện tại sạch hơn, và Việt Nam đang tiến một bậc trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí, mới được tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) công bố hôm 3/5/2022.
Trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí 2022, Việt Nam xếp hạng 174, ngay dưới Cuba (173) và trên Trung Quốc (175), hai quốc gia cùng do Đảng Cộng sản cầm quyền như Việt Nam. Với vị trí này, Việt Nam tăng một bậc so với năm trước, trong bối cảnh mà RSF, tổ chức có trụ sở ở Paris, nhận định rằng các nền dân chủ trên toàn cầu bị suy yếu trong sự trỗi dậy của các thể chế độc tài.
Dù tiến hơn một bậc so với những năm trước đó, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 10 quốc gia tồi tệ nhất trên thế giới, tức danh sách đỏ của bảng Chỉ số, gồm những nước có tình hình báo chí "rất tồi tệ", với Triều Tiên đứng cuối bảng (180).
Theo thống kê của RSF, Việt Nam hiện đang giam giữ 41 nhà báo sau song sắt và, cùng với Singapore – xếp hạng 139, là hai quốc gia thắt chặt hơn việc kiểm soát các phương tiện truyền thông trong năm qua. Còn Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) thống kê rằng Việt Nam vào năm ngoái cầm tù 23 nhà báo chỉ vì họ dám nói ra sự thật.
Đầu năm ngoái, chính quyền Việt Nam đưa ra xét xử một loạt các nhà báo nổi danh trong giới đấu tranh dân chủ, gồm các thành viên Hội nhà báo Độc lập – trong đó có nhà báo Phạm Chí Dũng, nhóm Báo Sạch, và nhà báo bất đồng chính kiến được quốc tế công nhận, Phạm Đoan Trang.
***
Thông tin cho báo chí về hội nghị này, thuật rằng ở ngay hôm sáng khai mạc hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra yêu cầu tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, tạo nguồn lực và động lực mới để phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Ông Nguyễn Phú Trọng yêu cầu khi thảo luận, đánh giá tình hình và nguyên nhân : "Chỉ rõ nội dung của nghị quyết Đảng vừa qua đã được thể chế hóa như thế nào ? Những điểm gì thể chế hóa đúng, điểm gì chưa đúng ? Những quan điểm, yêu cầu quan trọng nào của nghị quyết chưa được thể chế hóa hoặc chưa được thực hiện một cách nghiêm túc ? Tình hình thực hiện trong thực tế như thế nào ? Những chủ trương, chính sách gì cần bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh ?…".
Nguyễn Nam
Nguồn : VNTB, 05/05/2022
Sách ông Trọng viết có thể truyền cảm hứng, niềm tin vào Chủ nghĩa xã hội ?
Cuốn sách ‘Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam’ do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân. Đây là nhận định đăng hôm 17/11 trên báoNhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam.
Sách viết về Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Theo tờ báo này, cuốn sách của ông Trọng đã góp phần làm sâu sắc thêm những quan điểm, tư tưởng của Tổng bí thư, truyền cảm hứng, vững tin vào Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một nhà nghiên cứu ngôn ngữ lâu năm cho rằng, việc ca ngợi sách của lãnh đạo là lề lối tuyên truyền xưa nay mà Đảng cộng sản Việt Nam áp dụng :
"Đối với trí thức, thì ngày nay tôi tin là không có một trí thức nào bỏ tiền ra mua sách đó cả. Đó là chỉ báo tốt nhất cho thấy những lời tuyên truyền kiểu đó có hiệu quả hay không ? Và người ta có cần không ? Có nhu cầu tìm hiểu không ? Nhưng mà ở một bộ phận người dân nào đó, ở sâu ở xa chẳng hạn, thì cái đó có thể vẫn còn tác dụng. Nhưng người làm chính trị không phải làm trong thời gian ngắn hạn, nếu người ta muốn thật sự đi vào lòng dân tộc, thì người ta phải nhìn xa hơn rất nhiều. Cho nên nhìn theo hướng đó, có thể nói những loại sách như vậy, vừa không hợp thời, vừa không tốt gì cho dân trí cả, nó chỉ phục vụ thuần túy chính trị ngắn hạn mà thôi".
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, tất cả những tuyên truyền muốn vào lòng dân thì đầu tiên phải là thật, người ta thấy làm thật, có tác dụng thật. Còn hiện nay nếu nhìn theo khía cạnh đó thì có quá nhiều hạn chế, ngay cả người trong Đảng cũng đã cho rằng ‘Nói một đằng làm một nẻo’, chuyện đó rất bình thường.
Còn theo ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, khi trả lời RFA từ Hà Nội hôm 18/11 thì cho rằng, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ lâu đã không còn :
"Thật ra bây giờ nói niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội thì nó không còn nữa, vì đa số nhân loại trong đó có giới trí thức đã khẳng định tư tưởng của Mác chứ không phải chủ nghĩa Mác. Mà ông Mác cũng khẳng định tôi không có chủ nghĩa, cho nên Trọng nói chủ nghĩa là vớ vẩn, nói sai, không ai tin được. Thứ hai, lý thuyết chủ nghĩa cộng sản hay tư tưởng Mác về chủ nghĩa cộng sản đã thay đổi nhiều lần, và những luận điểm lớn nhất của Mác là vị trí giai cấp công nhân, là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản. Nhưng đây là nhóm người thấp kém trong xã hội thì làm sao có thể thay đổi thế giới".
Theo ông Nguyễn Khắc Mai, đó là luận điểm ông Mác nhầm lẫn, ông Mai đưa ra dẫn chứng :
"Vì ông Mác nói nhầm như thế, vào cuối đời, khoảng 30 năm sau khi ông viết Tuyên ngôn cộng sản thì ông đã nói rằng, một khi giai cấp vô sản cướp được chính quyền, thì họ sẽ thúc đẩy một chế độ ủy trị, để cho một nhóm nhỏ thay mặt họ và cai trị họ, và ngay lập tức họ rơi vào sự lừa dối, lừa bịp và lệ thuộc... Sau một hồi hưng phấn cách mạng trong một kiểu nhà nước mới, tức kiểu Việt Nam, Trung Quốc, Liên xô... thì họ tỉnh dậy thấy mình là nô lệ, là con rối... con mồi hay nạn nhân của những tham vọng mới".
Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng, luận điểm của Mác về giai cấp công nhân cho đến nay là chính xác. Theo ông Mai, không một chế độ cộng sản nào trên thế giới đã có một chính sách thành công đối với giai cấp công nhân, ông Mai nói tiếp :
"Hiện giai cấp công nhân ở các nước công sản là gia cấp bần cùng nhất, tội tình nhất, khổ sở nhất... Đó là thực tế và Việt Nam đã đi theo con đường tội ác này thì làm sao có niềm tin. Báo Nhân dân là nịnh nọt, không đáng tin, cho nên nói niềm tin vào chủ nghĩa xã hội là nhảm nhí... và tội lỗi".
Đây không phải là lần đầu tiên bài viết, sách báo ca ngợi Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng được báo chí Nhà nước đăng tải, xuất bản. Đầu tiên, khi ông Trọng kiêm luôn chức ‘Chủ tịch nước’... là sách có nhan đề : ‘Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế’, do Báo Nhân Dân phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và Sự thật, xuất bản...
Sau đó là nhiều bài báo đồng loạt đăng bài ca ngợi ông Nguyễn Phú Trọng... Đơn cử là bài đăng cho rằng : ‘Suy nghĩ của tổng bí thư là suy nghĩ của toàn đảng, toàn dân...’ khi cho rằng sau Hội nghị cán bộ toàn quốc do Bộ Chính trị tổ chức tại trụ sở Trung ương Đảng... thì toàn dân đồng lòng với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng... Trong khi không hề có cuộc khảo sát hay thống kê nào cho thấy, những điều ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra, cùng với suy nghĩ của
Nhà văn Phạm Đình Trọng, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do cho rằng :
"Họ vẫn tư duy theo lối cũ, rõ ràng đây là một cách tư duy có từ những năm 60 thế kỷ trước, mà họ vẫn làm, không có gì thay đổi. Bây giờ là thời đại của internet, công nghệ thông tin, thì làm sao nó phù hợp được, trong khi hiện nay thông tin luôn luôn mới trong một thế giới đầy biến động. Bây giờ vẫn cứ nhìn nhận theo một cách áp đặt như thế thì không thể được".
Không chỉ viết sách, viết báo để tuyên truyền, ca ngợi lãnh đạo cộng sản... đôi khi chỉ một câu nói được cho là nịnh bợ của cấp dưới cũng được Ban Tuyên giáo chỉ đạo báo chí đăng hàng loạt để tuyên truyền... Đây cũng là một minh chứng cho thấy, sách viết về người đứng đầu Nhà nước Việt Nam hiện nay chỉ sẽ mang tính tuyên truyền, ca ngợi Đảng cộng sản và ca ngợi lãnh tụ chứ không phản ánh đúng ý nhân dân.
Cách tuyên truyền của Đảng cộng sản hiện nay là buộc người dân phải chấp nhận, cái mà người ta đã chọn sẵn cho dân. Tuy nhiên theo Nhà văn Phạm Đình Trọng, người dân bây giờ đã thức tỉnh, mỗi người đều có quan niệm, chính kiến riêng, và người dân tự chọn thông tin cho họ, chứ không thể tiếp tục áp đặt được.
Trần Tuấn Anh là con trai ông Trần Đức Lương, người người chức vụ bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016-2021 đầy tai tiếng. Nhiều dự án ngàn tỷ vẫn đang lỗ đều, phong cách rất cửa quyền, mà đỉnh điểm là vụ cho xe công đón vợ bất chấp quy định của luật pháp.
Toàn bộ Ban lãnh đạo Bộ Công thương thời ông Trần Tuấn Anh làm bộ trưởng hiệm kỳ 2016-2021 đang bị unkt trung ương chiếu cố
Vào đại hội 13, người dân cả nước chờ đợi một mức kỷ luật cho ông Trần Tuấn Anh, hay ít nhất cũng loại ông ta ra khỏi trung ương đảng để nhường chỗ cho người có năng lực hơn. Tuy nhiên, điều bất ngờ đã xảy ra, không những Trần Tuấn Anh không mất ủy viên trung ương mà ngược lại còn vào được Bộ Chính Trị và được phân về ban bí thư làm trưởng ban kinh tế trung ương, vị trí mà ông Nguyễn Văn Bình để lại.
Năng lực kém, sai phạm nhiều và thái độ với dân rất hách dịch, ông Trần Tuấn Anh không có điểm sáng nào để được đề cử, vậy mà vẫn cứ trúng cử. Nguyên nhân là do đâu ?
Theo những nguồn tin ngoài luồn trước và sau đại hội 13 thì chính ông cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương đã có cuộc gặp riêng đối với ông tổng Trọng và kết quả là oong Trần Tuấn Anh vào Bộ Chính Trị, mặc dù uy tín của ông này trong đảng lẫn trong dân rất thấp.
Nguồn tin này cũng hợp lý, vì với thành tích làm bộ trưởng như thế, ông Trần Tuấn Anh không thể, và cũng không ai nghĩ ông ta lại trúng cử như thế. Mối quan hệ giữa Trần Tuấn Anh và Nguyễn Phú Trọng là một ẩn số, nhưng mối quan hệ giữa ông cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương và ông Nguyễn Phú Trọng là mối quan hệ thâm tình.
Ở trong ĐCS, mối quan hệ của bậc phụ huynh giúp con cái tiến thân là chuyện bình thường. Nguyễn Thanh Nghị tiến thân cũng bởi Nguyễn Tấn Dũng và Trần Tuấn Anh cũng thế, có được vị thế hôm nay là bởi một tay ông Trần Đức Lương lo liệu. Có thể nói rằng, Trần Tuấn Anh hiện nay vẫn còn là một cậu ấm chứ chưa phải là người trưởng thành.
Đáng lẽ cần phải thanh tra Bộ Công Thương khi Trần Tuấn Anh còn tại nhiệm
Tai tiếng của bộ trưởng bộ công thương trong giai đoạn 2016-2021 là rất nhiều, nhưng không hiểu sao ủy ban kiểm tra trung ương lúc đó không kiểm tra ngay lúc đó mà đợi đến khi ông Trần Tuấn Anh rời khỏi bộ này thì mới thanh tra ? Thanh tra để tìm lại sai phạm cũ là một việc làm khó khăn, và đôi khi không tìm được chứng cứ quan trọng. Tuy nhiên, việc thanh tra khi quan chức đó đã rời ghế dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng cũng là một chiêu thức lợi hại. Chính ông Trọng cho thanh tra và moi sai phạm của Đinh La Thăng từ thời ông còn làm sếp ở công ty nhà nước PVN, và cả Trịnh Xuân Thanh nữa. Và kết quả là cả Đinh LA Thăng và Trịnh Xuân Thanh phải xộ khám, vì thế hôm nay ông Nguyễn Phú Trọng cho thanh tra Bộ Công thương giai doạn 2016-2021 là một dấu hiệu khó đoán, người ta không biết đây là điềm lành hay điềm dữ cho đương kim trưởng ban kinh tế Trung Ương Trần Tuân Anh.
Theo báo chí nhà nước cộng sản thì ngày 30/9, Ủy ban kiểm tra Trung ương chỉ ra nhiều vi phạm tại Bộ Công Thương giai đoạn 2016-2021. Ai cũng biết, Bộ Công thương trong giai đoạn này dưới quyền quản lý của Trần Tuấn Anh. Đây là điều bất ngờ, vì không ai nghĩ rằng, ông Nguyễn Phú Trọng lại nhắm vào con trai của ông Trần Đức Lương.
Theo báo chí nhà nước cộng sản, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016-2021 có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế. Mà chủ nhiệm ban cán sự bộ công thương lúc đó là Trần Tuấn Anh.
Chiều ngày 30/9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phát thông báo về kì họp thứ 7. Theo đó, kì họp diễn ra từ ngày 28 đến ngày 30/9/2021, tại kì họp Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung, trong đó có liên quan đến Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Theo đó, Ủy ban Kiểm tra cho rằng, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016-2021 có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong việc ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc, công tác cán bộ ; trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thể chế, chính sách, ban hành một số văn bản không đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung không phù hợp.
Đặc biệt, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016-2021 thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu, thực hiện bổ sung quy hoạch, quản lý phát triển năng lượng điện ; nhất là các dự án điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ và vừa ; trong xây dựng cơ chế, chính sách về giá điện, giá xăng dầu.
Lành hay dữ đối với Trần Tuấn Anh ?
Bộ Công Thương có nhiều vi phạm trong thực hiện chính sách điện mặt trời, điện gió.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng nêu Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch EVN có vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong việc ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc, công tác cán bộ ; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra vi phạm trong công tác cán bộ, đầu tư tài chính, đầu tư xây dựng, cổ phần hóa, thoái vốn, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước trong việc mua điện mặt trời mái nhà,…
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được giám sát nêu trên kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những vi phạm, khuyết điểm, hạn chế đã được chỉ ra, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Theo lý mà nói, Trần Tuấn Anh phải là người chịu trách nhiệm cao nhất. Nếu nói đến sai phạm của Trần Tuấn Anh thì có thể nói là "tội cao như núi". Thời ông Trần Tuấn Anh làm bộ trưởng ông đã để xảy ra thua lỗ ở 12 địa dự án do bộ này quản lý.
Tại bàn giao nhiệm vụ xử lý một số dự án doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương từ Bộ Công Thương sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ nhưng thời đó, hình phạt cho ông bộ trưởng kém năng lực chỉ là rút kinh nghiệm sâu sắc.
Ông Trần Tuấn Anh sinh ngày 6/4/1964 ; vào Đảng ngày 29/11/1996 ; quê quán xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi ; trình độ lý luận chính trị : cao cấp ; trình độ chuyên môn : Tiến sĩ Kinh tế, Cử nhân Ngoại giao.
Ông Trần Tuấn Anh là ủy viên trung ương đảng Khóa XII, XIII ; Bộ trưởng Bộ Công Thương ; Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương (kiêm nhiệm) ; Đại biểu Quốc hội Khóa XIV.
Từ tháng 5/2008 – 8/2010 là Thành ủy viên, rồi Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ.
Từ tháng 8/2010 – 1/2016 là Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. VÀ vị trí hiện nay là ủy viên bộ chính trị Trưởng ban kinh tế Trung ương.
Tội lớn đang chờ Trần Tuấn Anh ?
Nếu ông Trần Tuấn Anh không là con trai của ông Trần Đức Lương, cựu chủ tịch nước, thì những sai phạm từ thời ông Trần Tuấn Anh còn ngồi ghế hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, theo đó trước khi ‘chia tay’ ghế Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Tuấn Anh nhận được kiến nghị của Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo về yêu cầu Bộ Công thương cần ban hành quyết định cảnh cáo Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh do không đạt cả hai tiêu chí về giảng viên, diện tích sàn xây dựng và tự xác định chỉ tiêu vượt năng lực đào tạo thực tế quá lớn ở kỳ tuyển sinh năm 2012
Thời gian ông Trần Tuấn Anh ngồi ghế phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2004-2009, thời điểm này thân phụ của ông là chủ tịch nước, sẽ được lần giở lại hồ sơ trong bài viết khác, ở thời điểm thích hợp.
Trước đó, Vụ Kế hoạch – Tài chính đã phát hiện trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thu học phí "vượt trần" đối với sinh viên kể từ năm học 2010/2011 dưới thời Hiệu trưởng Tạ Xuân Tề sang cả thời Hiệu trưởng Trần Tuấn Anh.
Theo đó, suốt 3 niên khóa, sinh viên trường này dù "mang tiếng" là học trường công nhưng vẫn phải đóng học phí cao hơn so với quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo dưới hình thức "tín chỉ lý thuyết" và "tín chỉ thực hành".
Tuy nhiên khi Thanh tra Bộ Giáo dục và đào tạo bắt đầu vào cuộc thì tháng 9/2012, ông Trần Tuấn Anh rời ghế kiêm nhiệm Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh để về tập trung làm tốt vai trò thứ trưởng Bộ Công thương, do đó không có một quyết định cảnh cáo nào dành cho cựu Hiệu trưởng Trần Tuấn Anh.
Đấy là những sai phạm xa, nếu kỳ này ông Trận Tuấn Anh bị thật thì rất có thể ông bị tội chồng tội liên hoàn. Tương lai của ông cựu bộ trưởng đầy tai tiếng này thế nào, hãy chờ xem.
Ngọc Thảo (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 02/10/2021
Từ khi ông Nguyễn Phú Trọng đột quỵ tại Kiên Giang cho đến nay đã hơn 2 năm. Cột mốc là ngày 14/5/2019, ngày mà ông Nguyễn Phú Trọng ngã bệnh làm cả Bộ Chính trị và Trung ương đảng nháo nhào điều động máy bay trực thăng chuyển ông Trọng từ Kiên Giang về bệnh viện Chợ Rẫy để chữa trị tạm thời. Hành động rút chạy vội vã khỏi Kiên Giang làm người ta nghi ngờ nguyên nhân ngã bệnh thực sự của ông Nguyễn Phú Trọng có dính đến đối thủ chính trị của ông, ông Nguyễn Tấn Dũng.
Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tham dự lễ Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập trường và đón Huân chương Độc lập hạng Ba. Ông Nguyễn Phú Trọng là một cựu học sinh nhà trường niên khóa 1957-1963.
Từ sau khi được chạy chữa cho đến nay, sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn rất yếu và nhiều người đánh giá là ông Nguyễn Phú Trọng khó mà đảm đương chức tổng bí thư hết nhiệm kỳ.
Ông Nguyễn Phú Trọng là một con người tham quyền cố vị, việc ông rút lui khỏi các cuộc họp quan trọng ở Trung ương đảng làm người ta nghi ngờ rằng, sức khỏe của ông Trọng đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
Ngày 15/7, báo chí nhà nước cộng sản có cho biết, ông Nguyễn Phú Trọng có thể ủy quyền cho một Ủy viên Bộ Chính trị chủ trì Hội nghị Trung ương. Từ "có thể" ấy nó nói lên nhiều điều. Có thể nghĩa là không chắc chắn khả năng ông Trọng nghỉ họp mà không không chắc chắn ông Trọng sẽ có mặt. Điều này cho thấy, nó phụ thuộc vào điều kiện cho phép. Mà điều kiện cho phép đối với ông Nguyễn Phú Trọng là gì ? Chỉ có thể là vấn đề sức khỏe. Ai cũng biết sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay rất tệ nhưng vì vấn đề sức khỏe của ông Trọng là bí mật quốc gia nên không báo chí nào dám đề cập.
Báo chí cho biết, khi cần thiết ông Nguyễn Phú trọng có thể ủy quyền cho một Ủy viên Bộ Chính trị chủ trì các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương. Đồng thời bổ sung quyền hạn, trách nhiệm của Tổng bí thư là Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tham gia Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.
Có vẻ như người ta đang chuẩn bị cho tình hình xấu có thể xảy ra. Giống như chuẩn bị người thay thế vậy. Thật sự sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng thế nào khó ai biết được. Người dân chỉ phán đoán thông qua những quyết định bất thường liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của ông Nguyễn Phú Trọng.
Bổ sung quy định mới về ông Nguyễn Phú Trọng
Sáng ngày 15/7, thông tin về kết quả Hội nghị Trung ương 3 khóa XIII tại Hội nghị Báo cáo viên tháng 7/2021 do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, ông Lê Hải Bình, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương cho biết : Hội nghị đã bàn thảo nhiều nội dung quan trọng, trong đó tập trung vào tình hình kinh tế, xã hội ; dịch bệnh Covid-19 ; các quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ; quy định về thi hành Điều lệ Đảng, về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng…
Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 3
Về thi hành Điều lệ Đảng, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật, ông Lê Hải Bình cho biết, Hội nghị Trung ương lần này đã thảo luận và bổ sung nhiều điểm mới. Theo đó, bổ sung trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên T.Ư, bao gồm cả Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Ban Bí thư trong việc gương mẫu đi đầu thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương.
Đấy là những vấn đề thường niên không có gì đặc biệt. Chỉ có một điệu đặc biệt là những quy định liên quan đến quyền hạn của ông Nguyễn Phú Trọng. Cũng theo ông Lê Hải Bình thì tại Hội nghị Trung ương lần này có bổ sung mới trách nhiệm, quyền hạn của Thường trực Ban Bí thư. Theo đó, Thường trực Ban Bí thư gồm Tổng bí thư và Thường trực Ban Bí thư, giải quyết công việc và cho ý kiến về các vấn đề vượt thẩm quyền của Thường trực Ban Bí thư nhưng chưa tới mức phải báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và những công việc được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao, ủy quyền.
Trách nhiệm, quyền hạn của Tổng bí thư cũng có bổ sung quy định mới, đó là khi cần thiết, Tổng bí thư ủy quyền cho một Ủy viên Bộ Chính trị chủ trì các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương. Đồng thời bổ sung quyền hạn, trách nhiệm của Tổng bí thư là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tham gia Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.
Trách nhiệm, quyền hạn của Thường trực Ban Bí thư được bổ sung thêm nội dung định kỳ, thường xuyên nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình triển khai các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng bí thư để kịp thời nắm bắt tình hình và lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan liên quan.
Rất có thể ông Võ Văn Thưởng sẽ được ông Nguyễn Phú Trọng ủy quyền
Bộ Chính trị đang sợ dịch ?
Liên quan tới Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, bổ sung mới nội dung "căn cứ vào nhu cầu tình hình cụ thể, trong các Hội nghị Trung ương bố trí thời gian để nghe các báo cáo chuyên đề". Về quy định mới này, ông Lê Hải Bình cho biết, khi thảo luận về nội dung này, có ý kiến nói rằng, trong tình hình mới, có thể có lúc, tùy vào nội dung công việc cụ thể, có thể tiến hành Hội nghị Trung ương bằng hình thức trực tuyến. Đối với ý kiến này, Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh tùy vào tình hình cụ thể, đặc thù và nội dung phù hợp có thể tính đến chuyện đó.
Ở Hội nghị Trung ương 3 kỳ này, Bộ Chính trị đã bổ sung quy định về công tác họp trực tuyến. Điều này có nghĩa là Bộ Chính trị cũng đang tiên liệu đến khả năng xấu nhất là tình hình dịch Covid-19 sẽ toang trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Cũng tới lúc Bộ Chính trị không nên kiêu ngạo chống dịch giỏi mà cần phải nhìn nhận thực tế.
Quyền lực đối với mỗi chiếc ghế Bộ Chính trị là vô giá đối với cá nhân đó. Bởi chiếc ghế quyền lực lớn nó gắn liện với bổng lộc nhiều đời nên các quan chức càng cao họ càng sợ chết, và tất nhiên trong đó có ông Nguyễn Phú Trọng, người mà hiện nay có sức khỏe được đánh giá là rất yếu. Nếu ông Trọng bị bệnh Covid-19 thì khả năng ông chầu diêm vương là rất cao.
Tại Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản nói nhiều về việc xây dựng quy định về thi hành Điều lệ Đảng về quy định đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương lần này quy định cấm sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình, thu phát sóng khi làm việc với chủ thể kiểm tra, giám sát.
Quy định này theo chính quyền cộng sản là nhằm phòng ngừa việc đối tượng kiểm tra sẽ ghi âm, ghi hình lại các nội dung trong quá trình kiểm tra chưa được phép công khai, đảm bảo giữ bí mật, danh tính người tố cáo ; tăng trách nhiệm, thẩm quyền cho cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên ; quy định về giải quyết tố cáo đối với trường hợp cán bộ về hưu nhưng bị tố cáo về những việc đã làm trong thời gian đương chức… Tuy nhiên quy định này ai cũng biết là các quan chức sợ lộ những bằng chứng về những việc làm xấu xa của họ.
Sức khỏe Nguyễn Phú Trọng ra sao ?
Có thể thấy rằng, nhiệm vụ Tổng bí thư đang là quá sức đối với ông Nguyễn Phú Trọng. Một người mà đi đâu cũng được cắt cử 2 người vệ sĩ sẵn sàng xốc nách dìu đi thì đủ biết, ông Nguyễn Phú Trọng khó mà đi hết nhiệm kỳ 5 năm được. Càng tham quyền cố vị thì sức khỏe của ông càng suy kiệt và nhiệm vụ đốt lò ngày một trở nên quá tải đối với ông.
Hiện nay ông Trọng đang dùng quyền lực của ông để điều chỉnh điều lệ đảng, mục đích là giúp ông Trọng có thể kiểm soát được các cuộc họp Bộ Chính trị và Trung ương đảng mà vẫn đảm bảo sức khỏe. Rồi đây ông Nguyễn Phú Trọng sẽ lựa lúc nào tối quan trọng thì ông sẽ có mặt, còn khi nào không quan trọng thì ông Trọng có thể đề cử người khác thay thế cho ông.
Có lẽ ông Trọng cũng biết sức khỏe của ông hiện nay ra sao nên mới chuẩn bị như vậy. Nhiệm vụ 5 năm rất dài, với sức khỏe như hiện nay nhiều người ác mồm còn đánh giá rằng "có thể ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không sống nổi đến hết nhiệm kỳ".
Ông Trọng hiện đang nắm chiếc ghế quyền lực nhất đảng, rất nhiều kẻ đang ngắm nghía chiếc ghế của ông, rất có thể sức khỏe ông Trọng mà càng yếu thì đấu đá cung đình càng nổi lên dữ dội hơn. Tình hình sức khỏe ông Trọng đang có vẻ không tốt, hãy chờ xem thời gian tới sẽ thế nào ?
Nguyễn Duy (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 18/07/2021
"Cạp đất mà ăn" là cụm từ mà người dân Việt Nam hay dùng để ám chỉ con người trong tình trạng không còn nguồn sống nào nữa. Tuy nhiên với thời cộng sản cai trị thì từ "cạp đất mà ăn" đã bị biến thể. "cạp đất" thời cộng sản chỉ giành cho quan chức cỡ bự với biệt phủ nguy nga, con cái du học trời tây chứ không phải là thành phần không còn nguồn sống. "cạp đất" nghĩa là tham nhũng đất đai. Vụ đại án Thủ Thiêm đã làm cho dàn quan chức giai đoạn từ năm 2006-2016 trở nên giàu có bất thường, tất nhiên đi kèm với sự giàu có của quan chức lãnh đạo thành phố là nỗi oan của bà con Thủ Thiêm. Tất Thành Cang ký giao thầu gói đường nội bộ chỉ dài 12km nhưng giá trị lên đến 12.000 tỷ đồng. Đó chỉ mới là gói nhỏ trong đại dự án khu đô thị Thủ Thiêm.
3 nhân vật đầu xỏ "ăn đất" ở Bình Dương : Trần Văn Nam, Phạm Văn Cành và Trần Thanh Liêm
Ngày 16/6, Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị xem xét kỷ luật Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam. Nguyên nhân thì cũng liên quan đến vấn đề đất đai. Đã là đất vàng thì quan chức cộng sản không bao giờ tha. Vẫn là cạp đất, nhưng ông Trần Văn Nam lại cạp đất vàng và tất nhiên, nếu "cạp" thành công thì kho tiền nhà ông sẽ đầy lên một lớp dày nữa.
Cũng tương tự như mấy quan chức đã xộ khám tại Thành phố Hồ Chí Minh như Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Thành tài thì ông Trần Văn Nam vẫn thế, vẫn là vi phạm quy định pháp luật về đất đai, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước ; thực hiện trái chủ trương về phương án sử dụng 43ha đất tại Tổng công ty 3/2 ; hợp thức việc chuyển nhượng trái phép dự án Tân Phú cho tư nhân…
Từ ngày 14 đến 16/-6, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ tư. Ông Trần Cẩm Tú – ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương – chủ trì kỳ họp. Làm theo mệnh lệnh của ông Trọng, ông Trần Cẩm Tú lần này muốn xử dàn lãnh đạo Bình Dương. Mục đíc vẫn là đạp phe khác xuống đưa phe ta lên.
Ông Trần Cẩm Tú moi ra kẻ đầu xỏ trong ẩm mưu "cạp đất" là ai ?
Tại kỳ họp này xử tội dàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương, lần này ông Trần Cẩm Tú cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, soi ra nhiều sai phạm nghiêm trọng của dàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương.
Qua kiểm tra, Ủy ban kiểm tra trung ương phát hiện có dấu hiệu vi phạm của một số tổ chức đảng và đảng viên ở tỉnh Bình Dương. Cụ thể là Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 – 2020 và Ban cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016 – 2021 vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số tổ chức đảng, đảng viên vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, vốn, tài sản tại Tổng công ty Sản xuất và xuất nhập khẩu Bình Dương (Tổng công ty 3/2), gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý hình sự, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Ông Trần Văn Nam – ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV – chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020 ; chịu trách nhiệm trực tiếp khi giữ chức vụ phó chủ tịch UBND tỉnh đã ký văn bản áp dụng giá đất tính thu tiền sử dụng đất, vi phạm quy định pháp luật về đất đai, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước ; thực hiện trái chủ trương về phương án sử dụng 43ha đất tại Tổng công ty 3/2 ; hợp thức việc chuyển nhượng trái phép dự án Tân Phú cho tư nhân ; để Tổng công ty 3/2 đưa 145ha đất góp vốn vào Công ty Tân Thành trái pháp luật.
Ngoài Trần Văn Nam còn bao nhiêu người ngã theo ?
Ngoài ông Trần Văn Nam là người chịu trách nhiệm cao nhất thì có những nhân vật sau, toàn là những nhân vật tai to mặt lớn tỉnh Bình Dương :
Ông Phạm Văn Cành, cựu phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020 ; chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ký văn bản nhằm hợp thức việc chuyển nhượng trái phép dự án Tân Phú cho tư nhân và để xảy ra các vi phạm tại Tổng công ty 3/2.
Ông Trần Thanh Liêm, cựu phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020 ; chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 ; chịu trách nhiệm trong việc bổ sung văn bản nhằm hợp thức việc chuyển nhượng trái phép dự án Tân Phú cho tư nhân.
Các ông/bà Nguyễn Thanh Trúc, tỉnh ủy viên, ủy viên Ban cán sự Đảng, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh ; Trần Xuân Lâm, tỉnh ủy viên, chánh Thanh tra tỉnh ; Võ Văn Lượng, ủy viên Ban cán sự Đảng, chánh Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh, chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thẩm định, tham mưu, trình ký văn bản áp dụng giá đất tính thu tiền sử dụng đất, vi phạm quy định pháp luật về đất đai, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước.
Ông Nguyễn Văn Đông, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, bí thư Thành ủy Thủ Dầu Một, cựu chánh Văn phòng Tỉnh ủy, chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương ; ông Ngô Dũng Phương, đảng ủy viên, trưởng Phòng Tài chính Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy, chịu trách nhiệm với những vi phạm tại Tổng công ty 3/2. Hai ông nêu trên cùng chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc bổ sung văn bản nhằm hợp thức việc chuyển nhượng trái phép dự án Tân Phú cho tư nhân.
Để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm trên còn có trách nhiệm của một số cựu lãnh đạo Cục Thuế tỉnh và lãnh đạo Tổng công ty 3/2 trong việc đề xuất áp dụng giá đất để tính tiền sử dụng đất giao cho Tổng công ty 3/2 và việc chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trái quy định của pháp luật, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tiền, tài sản của Nhà nước.
Như vậy là cùng ngã nhào với ông Trần Văn Nam thì còn có 7 tên tuổi cộm cán khác, đấy là chưa kể nhiều tên tuổi nữa đã từng làm trong ngành Thuế tỉnh Binhd Dương.
Sẽ xử phạt thế nào ?
Trước mắt, ông Nguyễn Phú Trọng cho ông Trần Cẩm Tú thông báo cho báo chí biết là sẽ thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2015 – 2020, Ban cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021 và các ông bà : Trần Văn Nam, Phạm Văn Cành, Trần Thanh Liêm, Nguyễn Thanh Trúc, Trần Xuân Lâm.
Cụ thể là Ủy ban Kiểm tra trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Văn Đông ; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với hai ông : Võ Văn Lượng, Ngô Dũng Phương ; khai trừ ra khỏi Đảng các ông bà : Lê Văn Trang, nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Dương ; Võ Thanh Bình, nguyên phó bí thư Đảng ủy, nguyên phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh và các nguyên lãnh đạo Tổng công ty 3/2, gồm : Nguyễn Văn Minh, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị ; Trần Nguyên Vũ, nguyên tổng giám đốc ; Huỳnh Công Phát, nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên thành viên hội đồng thành viên, nguyên phó tổng giám đốc ; Huỳnh Thanh Hải, nguyên ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, nguyên phó tổng giám đốc ; Nguyễn Thế Sự, nguyên trưởng ban kiểm soát Tổng công ty.
Nhân vật quan trọng nhất là Trần Văn Nam (bí thư nhiệm kỳ 2015-2020 và tiếp tục tái cử nhiệm nhiệm kỳ 2020-2025) thì chỉ thấy Trung Ương nói là "kỷ luật" nhưng vẫn chưa biết mức độ kỷ luật là như thế nào. Hiện nay số phận của ông đương kim bí thư tỉnh bình dương vẫn đang treo lơ lửng trên đầu ông Nam, trong khi đó hàng loạt thuộc hạ của ông Nam đều chịu hình thức kỷ luật nặng nề. Điều này cho thấy, ông Nguyễn Phú Trọng đang gặp phải trở lực trong vấn đề triệt hạ Trần Văn Nam.
Nguyễn Phú Trọng đã làm chủ Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và hiện nay ông Trọng muốn đưa người thuộc phe cánh của ông vào nắm Bình Dương. Đây là ý đồ rất rõ ràng, tuy nhiên ông Trọng có cho được TRần Văn Nam vào lò hay không thì hãy chờ xem diễn biến trong những ngày tiếp theo.
Hương Nhung (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 20/06/2021
Nguyễn Phú Trọng dùng Bộ Chính trị tạo áp lực đè Phạm Minh Chính, Chính sẽ đỡ ra sao ?
Nói gì đi nữa thì dù Phạm Minh Chính có nổi cỡ nào thì về thế vẫn đang ở chiếu dưới đối với Nguyễn Phú Trọng. Nguyên tắc đảng lãnh đạo nhà nước quản lý luôn tạo thế cho Nguyễn Phú Trọng ở chiếu trên.
Nguyễn Phú Trọng vẫn ở cửa trên so với Phạm Minh Chính
Nguyên tắc đảng lãnh đạo là trao cho đảng quyền ra ra chỉ thị còn nhà nước quản lý là chính phủ thi hành chỉ thị. Tất cả những mục tiêu mà đảng mà cụ thể là Bộ Chính trị đưa ra mà chính phủ không thực hiện thì đấy là một điểm đen trong các cuộc họp hội nghị trung ương.
Nhiệm kỳ vừa qua ông Nguyễn Xuân Phúc đã nói nhiều nhưng thực hiện không bao nhiêu, chính vì vậy mà sang đội hội 13 thế lực ông Phạm Minh Chính đã dùng thành tích đen như thế này để đẩy Nguyễn Xuân Phúc ra khỏi ghế thủ tướng. Nói tóm lại, ông Phạm Minh Chính nắm chính phủ tuy quyền lực bao trùm cả nền kinh tế đất nước nhưng ông Chính vẫn ở cửa dưới so với ông Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí Thư là người đứng đầu đảng, ở Bộ Chính trị thì ông Trọng vẫn là người có ảnh hưởng nhất, chỉ trong ban bí thư thì ông Trọng đã nắm trong tay 5 ủy viên bộ chính trị, ngoài ra ông Trọng còn có mặt trong đảng ủy quân đội và đảng ủy Bộ Công an nên việc kiểm soát Bộ Chính trị vẫn còn đang trong tầm tay ông Nguyễn Phú Trọng. Ấy là chưa kể đến nhân vật Vương Đình Huệ, người này cũng đang o bế Nguyễn Phú Trọng để tìm kiếm suất thừa kế chiếc ghế tổng bí thư khi mà ông Trọng rời ghế.
Kể từ nắm 2016, cứ hễ nói quyết định của Bộ Chính trị thì đó xem như là quyết định của ông Nguyễn Phú Trọng vì sức ảnh hưởng của ông Nguyễn Phú Trọng lên các thành viên trong Bộ Chính trị là hơn một nửa.
Đu rằng, Phạm Minh Chính là nhân vật thứ hai trọng Bộ Chính trị, dù rằng ông Phạm Minh Chính là ở nhánh nhà nước không phải ở nhánh đảng nhưng khi họp hội nghị trung ương thì ông Phạm Minh Chính vẫn là thuộc cấp của ông Nguyễn Phú Trọng.
Ông Trọng cần làm gì để Phạm Minh Chính không thể vượt lên trên Nguyễn Phú Trọng ?
Để cho thế lực ông Phạm Minh Minh Chính không thể lớn mạnh thì chỉ có thể là giao nhiệm vụ cho chính phủ quá tầm đối với ông Phạm Minh Chính, để người đứng đầu chính phủ không hoàn thành nhiệm vụ và sau đó là dùng những lần không hoàn thành nhiệm vụ đó tước dần quyền lực của thủ tướng. Ông Nguyễn Phú Trọng đã thành công với Nguyễn Tấn Dũng thì liệu lần này có thành công với Phạm Minh Chính hay không ?
Với ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng cho điều tra các dự án mà chính phủ triển khai để moi ra vết đen, và lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng đã moi ra rất nhiều vết đen của ông Nguyễn Tấn Dũng sau khi đã phải hy sinh ông Nguyễn Bá Thanh.
Với ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Trọng moi vết đen rất dễ nhưng với ông Phạm Minh Chính thì chưa có vết đen nào để moi, vì vậy ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tạo vết đen cho Phạm Minh Chính rồi dựa vào đó mà chỉ trích.
Đối với dân thì Đảng cộng sản bao giờ cũng tung hô nhau bằng những lời lẽ có cánh, tuy nhiên trong hậu trường, mà cụ thể là các cuộc họp hội nghị trung ương thì họ đấu tố nhau không khoang nhượng. Khoang nhượng là thất thế là có thể mất quyền lực nên chắc chắn không ai chịu hoang nhượng ai.
Phạm Minh Chính hiện giờ không có mâu thuẫn với Nguyễn Phú Trọng như ông Nguyễn Tấn Dũng trước đây. Tuy nhiên, với việc ông Phạm Minh Chính cưu mang Nguyễn Thanh Nghị và liên kết ngày càng chặt chẽ với Nguyễn Tấn Dũng thì ông Nguyễn Phú Trọng không thể không đề phòng với ông Phạm Minh Chính. Trong lịch sử Đảng cộng sản chỉ có thời ông Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng lấn át tổng bí thư chứ các thời khác thì thủ tướng vẫn luôn dưới quyền tổng bí thư. Thậm chí thời ông Lê Duẩn là tổng bí thư, ông này la quát ông thủ tướng Phạm Văn Đồng như bố mẹ la con cái. Đối với trường hợp của ông Phạm Minh Chính khó mà lấn lướt Nguyễn Phú Trọng, tuy nhiên nếu ông Trọng không cẩn thận thì ông Chính hoàn toàn có thể vượt quyền.
Bộ Chính trị là con bài để Nguyễn Phú Trọng kìm hãm Phạm Minh Chính
Mục tiêu kép là từ mà Đảng cộng sản cho lặp đi lặp lại rất nhiều lần trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là mục tiêu được ông Nguyễn Phú Trọng mượn tay Bộ Chính trị thông qua. Mục tiêu kép là gì ? Là chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế – xã hội. Đây là 2 mục tiêu hết sức mâu thuẫn, đã chống dịch tốt thì phải cho giãn cách xã hội một cách cực đoan, mà giãn cách xã hội một cách cực đoan thì sản xuất buôn bán bị đình trệ, nó trở về đúng ý nghĩa thời kỳ "ngăn sông cấm cấm chợ" trước đây.
Tại phiên họp ngày 11/6/2021, tại cuộc họp có mặt đầy đủ các thành viên Bộ Chính trị dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Phú Trọng và có sự tham gia của Ban cán sự đảng Chính phủ mà đứng đầu là ông Phạm Minh Chính. Bộ Chính trị đã đặt ra các mục tiêu sau :
1. Bộ Chính trị giao chính phủ là "chống dịch như chống giặc"nhưng không để kinh tế khó khăn. Bất kỳ mục tiêu nào thất bại thì người đứng đầu chính phủ phải chịu trách nhiệm với Bộ Chính trị.
2. Là phải mua được vaccine, nhiệm vụ này khá khó khăn, được biết. Do chính quyền Việt Nam đã thông báo với thế giới ncon số về chống dịch rất tốt nên nhiều lô hàng vaccine đang chở tới Việt Nam lại quay đầu chở sang nước khác. Nếu Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu này và ép tiến độ thì có thể nói ông Phạm Minh Chính khó mà làm nổi.
3. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cùng tham gia và giám sát chính phủ làm việc rồi báo cáo lại cho đảng. Nói chung nếu chính phủ làm tốt thì không nói làm gì, nhưng nếu chính phủ làm không tốt thì ông Phạm Minh Chính chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị chứ không ai khác.
Trên thực tế con số chống dịch mà báo chí thông báo cho toàn dân biết chưa chắc gì nó là con số thật. Con số thật là các cơ quan đảng nắm rất rõ, đấy mới là con số họ dùng nhau đấu tố nhau ở các cuộc họp kín trọng các hội nghị trung ương hoặc trong các cuộc hợp của Bộ Chính trị.
Vết đen trong nhiệm kỳ của ông Phạm Minh Chính sẽ được sinh ra từ những mục tiêu phi lí mà ông Nguyễn Phú Trọng nhờ tay Bộ Chính trị giao cho ông Phạm Minh Chính.
Tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp không ai dám chắc là Việt Nam sẽ kiểm soát dịch trong năm 2021 này, bởi cho tới nay cách kiểm soát dịch vẫn là tiêm vaccine đại trà nhưng tiến độ tiêm vaccine của Việt Nam rất chậm nên việc chống dịch cũng vẫn phải dựa vào cách cực đoan mà chính quyền cộng sản đang áp dụng trong hơn một năm qua. Không còn cách nào khác, mà không có vaccine thì mục tiêu chông dịch không đạt vẫn cứ treo lơ lửng trên đầu Phạm Minh Chính.
Phạm Min h Chính sẽ làm gì ?
Trước mắt, Phạm Minh Chính chưa thể lo đấu đá được mà chỉ có thể chấp nhận những mục tiêu mà Nguyễn Phú Trọng đặt ra. Từ khi lên làm thủ tướng, thời gian chống dịch đã chiếm hết thời gian ông Phạm Minh Chính, nghĩa là ông Phạm Minh Chính không hề có thời gian để nghĩ ra cách phản đòn lại phía ông Nguyễn Phú Trọng, ít nhất phải chống dịch cho đến khi WHO tuyên bố đã hết dịch hoàn toàn. Mà từ nay cho tới khi hết dịch là bao lâu thì không ai có thể xác định được, cũng có thể một năm và cũng có thể lâu hơn.
Trong trường hợp ông Phạm Minh Chính chống dịch thành công thì sao ? Tất nhiên là ông Trọng không tìm ra vết đen để phê bình Phạm Minh Chính, nhưng dù không có vết đen thì ông Chính vẫn không dễ gì thoát được vì cứ 6 tháng một lần, trung ương đảng sẽ họp hội nghị trung ương và lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng lại thông qua lá phiếu Bộ Chính trị mà giao nhiệm vụ tiếp cho chính phủ. Ông Phạm Minh Chính chỉ có thể thi hành, trong khi đó ông Nguyễn Phú Trọng và những thuộc hạ của ông ở trong ban bí thư ngồi không nghĩ ra những công việc giao cho chính phủ thực hiện. Những nhiệm vụ đó được gọi dưới dạng mỹ từ ‘sự lãnh đạo của đảng’.
Ông Nguyễn Phú Trọng có dư khả năng để nặng ra những nhiệm vụ nặng nề giao cho Phạm Minh Chính, tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã quá già, khó mà nghĩ ra những nhiệm vụ quá khó để giao Phạm Minh Chính. Ông Trọng đã quá già, cũng sẽ tới lúc ông ta bị Phạm Minh Chính vượt.
Minh Tú (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 17/06/2021
Nguyễn Duy, Thoibao.de, 17/06/2021
Đây là nhiệm kỳ thứ 2 ông Nguyễn Phú Trọng tham gia đảng bộ ngành công an. Lần đầu tiên ông Trọng tham gia đảng bộ ngành công an là năm 2016, và lần này ông quyết định ở lại đảng bộ của bộ này tiếp một nhiệm kỳ nữa.
Nguyễn Phú trọng tham gia đảng ủy Bộ Công an nhiệm kỳ 2021-2016
Đảng ủy Công an trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 có 27 thành viên ; Ban thường vụ Đảng ủy có 10 thành viên, trong đó có 3 lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước là Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.
Hôm ngày 4/6, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị Khóa XIII về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025.
Được biết tham gia đảng bộ của Bộ Công an ngoài ông Nguyễn Phú Trọng thì còn có ông Nguyễn Xuân Phúc và có cả ông Chính phủ Phạm Minh Chính, thêm cả ông võ Văn Thưởng. Tuy tham gia nhiều vậy nhưng người đứng đầu đảng bộ ngành công an vẫn là ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng thì không có tiếng nói gì trong đảng bộ của bộ này. Ông Phạm Minh Chính tham gia đảng bộ ngành công an cũng thừa vì bản thân ông Chính là thủ tướng đứng trên bộ trưởng, quan trọng nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, từ ban bí thư nhảy sang nắm bộ công an trong chính phủ của Phạm Minh Chính. Váoi vai trò này ông Nguyễn Phú Trọng không những kiểm soát Tô Lâm mà còn kiểm soát cả Phạm Minh Chính trong vấn đề chỉ đạo Bộ Công an.
Không phải ngẫu nhiên mà ông Trọng lại ép Bộ Chính trị nặn ra Quyết định số 107-QĐNS/TW, ngày 1/6/2021của Bộ Chính trị về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025, gồm 27 thành viên ; nhưng ông Nguyễn Phú Trọng nắm quyền sinh quyền sát.
Ông Nguyễn Phú Trọng rất giỏi trong vấn đề điều khiển Bộ Chính trị nặn ra những quyết định có lợi cho bản thân ông. Hay nói cách khác, ông Trọng muốn ưu ái cho bản thân ông điều gì thì ông cũng ép Bộ Chính trị ra quyết định để người dân khỏi phải chỉ trích.
Đảng ủy Bộ Công an quan trọng như thế nào ?
Nếu không kiểm soát Bộ Công an thì ông Trọng đã không thể nào đốt lò được. Trong 5 năm nhiệm kỳ 2016-2021 ông Nguyễn Phú Trọng đã dùng Bộ Công an như là công cụ tốt như thế nào. Thực tế thì Bộ Công an đã giúp ông Trọng tóm khá nhiều nhân vật cộm cán như là Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Vũ Huy Hoàng v.v. Tuy bắt được nhiều nhưng chưa bắt được cũng nhiều, đấy là cái yếu điểm mà ông Nguyễn Phú Trọng cần phải xem xét Bộ Công an trong nhiệm kỳ sau.
Hiện nay ông Nguyễn Phú Trọng cần củng cố Bộ Công an hơn nữa, rất nhiều thế lực không thuộc phe của ông Trọng còn nằm lại trọng Bộ Công an, những nhân vật này rất có thể là cản lực cho công tác điều tra và bắt người. Những chỉ thị tuyệt mật của ông Trọng cần phải bảo mật, nếu không thì con mồi sẽ cao chạy xa bay mà ông Trọng không thể nào bắt được.
Nhiệm kỳ 2016-2021 ông Bộ Công an đã để xổng 3 nhân vật lớn, thứ nhất là Vũ Đình Duy là CEO của polyeste Đình Vũ – tức PVTex, thứ nhì là Bùi Quang Huy tổng giám đốc Nhật Cường Mobile, thứ ba Hồ Thị Kim Thoa cựu thứ trưởng Bộ Công Thương, thứ tư là Trần Duy Tùng con trai của ông Trần Bắc Hà. Còn có Trịnh Xuân Thanh, tuy nhiên với trường hợp Trịnh Xuân Thanh thì Tô Lâm cho người sang Berlin bắt cóc còn lại 4 người kia thì Tô Lâm bất lực. Xổng 5 người mà bắt được có 1 người thì tỷ lệ thành công chỉ có 20%, một tỷ lệ rất thấp. Nguyên nhân là do đâu ? Do công tác bảo mật trong Bộ Công an không được đảm bảo. Ông Nguyễn Phú Trọng mà không tìm cách chấn chỉnh lại Bộ Công an thì rất có thể ở nhiệm kỳ 2021-2026 Bộ Công an sẽ để xổng nhiều nhân vật nữa. Công tác bảo mật trong bộ công an trong nhiệm kỳ vừa qua có thể nói là rất kém, không thể nào ông Nguyễn Phú Trọng không nhận ra điều đó.
Ông Nguyễn Phú Trọng thanh lọc bộ máy công an
Để xổng 5 tội phạm cộm cán thì điều đó chứng tỏ thông tin mật bị rò rỉ, mà làm sao thông tin bị rò rỉ ? Chắc chắn những con mồi của ông Nguyễn Phú Trọng đã có tay trong của Bộ Công an moi tin mật tuồn ra ngoài làm đối tượng bỏ chạy trước khi có quyết định bắt người. Lỗ rò trong Bộ Công an hiện nay rất lớn, tuy nhiên ông Nguyễn Phú Trọng cần phải dò cho ra lỗ rò ấy thì công tác bắt người mới hiệu quả được. Nhiệm kỳ 3 này ông Nguyễn Phú Trọng đang nhắm vào những nhân vật cộm cán, có khi còn lớn hơn cả những nhân vật mà ông Trọng đã cho bắt ở nhiệm kỳ trước.
4/6 báo chí đồng loạt đưa tin 3 thứ trưởng Bộ Công an bị cho nghỉ hưu, nói chung là ông Trọng đã loại 3 thứ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ trước. Ở trong Đảng cộng sản, đảng luật là thứ mà ông Nguyễn Phú Trọng có thể bẻ được. Ông Lưu Bình Nhưỡng 58 tuổi bị ông Trọng loại vì quá tuổi ứng cử vào đại biểu quốc hội nhưng bản thân ông Trọng 77 tuổi lại ứng cử đại biểu quốc hội. Người trẻ ông Trọng sẵn sàng cho về hưu nếu ông không thích, nhưng người già vẫn có thể ở lại ghế quyền lực nếu ông Trọng muốn. Hiện nay ông Trọng ra quyết định gì thì đó được xem như là luật chứ chẳng theo một thứ luật lệ theo văn bản nào cả. Bản thân ông Trọng cũng tự đề ra suất đặc biệt cho bản thân ông để ngồi lại ghế tổng bí thư bất chấp luật.
Được biết ba Thứ trưởng Bộ Công an gồm các ông : Lê Quý Vương, Bùi Văn Nam và Nguyễn Văn Thành được ông Trọng tống ra khỏi Bộ Công an với lí do "nghỉ hưu" trong khi đó ông Trọng 77 tuổi chưa chịu hưu.
Lê Quý Vương, Bùi Văn Nam và Nguyễn Văn Thành được thay bằng những tướng ông Trọng tin tưởng hơn
Quyết định loại 3 ông tướng công an này khỏi bộ là ông Trọng, tuy nhiên về hình thức thì ông Phạm Minh Chính vừa ký các quyết định cho ba Thứ thưởng Bộ Công an nghỉ hưu. Đó chỉ là thủ tục.
Ông Bùi Văn Nam- thượng tướng, quê tại xã Quang Trung, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông Nam được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an vào năm 2009. Tới năm 2011, ông được Bộ Chính trị điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình.
Năm 2013, ông Nam quay trở lại Bộ Công an, tiếp tục giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Tháng 10-2013, ông được thăng quân hàm thượng tướng. Thượng tướng Bùi Văn Nam là Ủy viên Trung ương Đảng 2 khóa XI và XII.
Trong khi đó, ông Lê Quý Vương – thượng tướng, quê huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Ông Vương được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an từ tháng 3-2010 cho tới nay. Cũng như Thứ trưởng Bùi Văn Nam, thượng tướng Lê Quý Vương là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa XI và XII.
Ông Nguyễn Văn Thành, quê ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ông được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an từ tháng 12/2015 tới nay. Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa XI và XII.
Thay máu Bộ Công an nhưng chưa triệt để
Cánh tay đắc lực nhất của ông Nguyễn Phú Trọng tất nhiên là Tô Lâm. Hiện nay, Bộ Công an còn 6 thứ trưởng gồm : Trần Quốc Tỏ hàm trung tướng – em trai ông Trần Đại Quang. Ông Tỏ đang là cái gai trong mắt ông Nguyễn Phú Trọng nhưng chưa thể nhổ được vì ông này được thế lực của Trần Đại Quang trong Bộ Công an và trong Bộ Chính trị ủng hộ. Ông Trần Quốc Tỏ chắc chắn là không quên được cái chết tức tửi của anh trai. Tuy nhiên ông Tỏ đang âm thầm chưa tỏ ra bướng bỉnh với ông Trọng, tuy nhiên ông Trọng phải coi Trần Quốc Tỏ là đối tượng cần được kiểm soát kỹ.
Ông Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn và ông Trung tướng Lương Tam Quang là hai cánh tay đắc lực của Trần Đại Quang, là ngườid mà ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn có thể tin cậy và giao cho ông Tô Lâm điều khiển.
Ông Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thiếu tướng Lê Quốc Hùng và Thiếu tướng Lê Tấn Tới là 3 nhân vật mới nổi. Đây là những gương mặt mà ông Trọng đang kỳ vọng làm cho Bộ Công an chặt chẽ hơn, bảo mật tốt hơn.
Việc Bộ công An để rò rỉ tin tức làm nhiều con cá xổng chuồng và chạy mất điều đó bắt buộc ông Nguyễn Phú Trọng phải thanh lọc. Không biết Bộ Công an có giữ bí mật tốt hơn hay không thì chưa biết, chỉ biết trong các thứ trưởng còn đó em trai Trần Đại Quang, điều này có thể là nhân tố lại làm bộ Công An không phải làm một bộ thống nhất mà vẫn có rạn nứt để tin tức mật lọt ra ngoài.
Nguyễn Duy (Tổng hợp)
"Thăng trầm quyền lực" trong ba nhiệm kỳ một Tổng bí thư, ba đời Thủ tướng
Tha hóa quyền lực trong chế độ đảng toàn trị trở nên trầm trọng trong quá trình chuyển đổi kinh tế sang thị trường, nhưng kiểm soát nó phụ thuộc vào người đứng đầu đảng.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (khi còn làm Thủ tướng) tại Thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội hôm 12/11/2021 - AFP
Quyền lực là nhu cầu tự thân của chế độ, nên "thăng trầm quyền lực" là không tránh khỏi, nó xảy ra thường xuyên hơn trong quá trình chuyển đổi kinh tế sang thị trường, thường được giữ kín, xử lý nội bộ. Tuy nhiên, trong hơn một thập kỷ qua (2011-2021), tình trạng "thăng trầm quyền lực" trở nên bất thường, không thể che giấu, đã thu hút sự chú ý của các nhà quan sát chính trị. Một là, dịch chuyển vị trí quyền lực nội bộ trên đỉnh tháp quyền lực, đặc biệt quan hệ giữa Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ. Về nguyên lý, quyền lực tổng bí thư là tối cao, nhưng thực tế đã bị ‘suy giảm’ so với thủ tướng, người trực tiếp chỉ đạo các quan chức chính phủ và điều hành nền kinh tế, có thực quyền và gần tiền. Bởi vậy, nguy cơ ‘tiếm quyền’ hiện hữu. Hai là, tình trạng suy thoái của quan chức trong bộ máy chính quyền ngày càng trở nên nghiêm trọng. Biểu hiện rõ rệt là nhóm lợi ích, bảo trợ chính trị, quốc nạn tham nhũng, trục lợi, lãng phí, quan liêu, tiêu cực… dưới nhiều hình thức và ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế nghiêm trọng đến mức "đe doạ sự tồn vong chế độ".
Thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực là thách thức mà chính quyền liên tục gặp phải trong quá trình cai trị. Đảng sử dụng bộ máy cán bộ để điều hành bộ máy Nhà nước, nhưng ai kiểm soát bộ máy này, khi bộ máy "suy thoái", khi "bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên" hư hỏng ; Cấp trên "xử lý" cấp dưới, dựa vào thế lực quân đội hay an ninh và thông qua các cơ quan như Ban Tổ chức, Ban Nội Chính, Uỷ ban kiểm tra trung ương…. Bởi vậy, quyền lực buộc phải tập trung cao độ, trong đó cá nhân tổng bí thư có vai trò quyết định.
Ông Nguyễn Phú Trọng, người có thâm niên lâu ở vị trí quyền lực nhất, đang nắm quyền Tổng bí thư ở nhiệm kỳ thứ ba (2021-2026), nhiều lần nhấn mạnh "công tác cán bộ là then chốt", trước hết là các cán bộ cấp cao, các uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và, đặc biệt là vị trí Thủ tướng Chính phủ. Trong nhiệm kỳ đầu, các năm từ 2011-2016, ông đã nhận ra "sự bất ổn" của bộ máy. Năm 2012 ông Trọng điều chuyển và bổ nhiệm hai nhân vật "của mình", ông Nguyễn Bá Thanh, lúc đó là Bí thư Đà Nẵng làm Trưởng ban Nội chính và ông Vương Đình Huệ, khi đó là Bộ trưởng Tài chính làm Trưởng Ban Kinh tế. Ông muốn Đảng không chỉ kiểm soát nội bộ mà hơn thế cả lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, việc đề xuất hai ông Thanh và Huệ vào Bộ Chính trị trong nhiệm kỳ này đã bị phản đối từ Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 6 năm 2012.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng chúc mừng đồng chí Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên của chính phủ năm 2011 - Ảnh : Quốc hội
Đây có lẽ là bài học kinh nghiệm lãnh đạo đảng quý giá nhất để ông quyết tâm nắm quyền ở hai nhiệm kỳ tiếp theo. Ở nhiệm kỳ 2016-2021, ông đã vượt qua giới hạn tuổi, và ở nhiệm kỳ 2021-2026, tại Đại hội 13 tháng 1/2021, vừa qua ông lại vượt qua quy định "không quá hai nhiệm kỳ" trong Điều lệ đảng. Ông thấu hiểu quyền lực đó là khả năng làm thay đổi cách hành xử của người khác để đạt được những gì mình muốn, kể cả từ cấp độ hệ thống chính trị, giai cấp xã hội và quan hệ sản xuất, như Karl Marx quan niệm, cũng như từ cấp độ cá nhân, đó là khả năng kiểm soát nguồn lực, biến cố và người khác để thực hiện mục đích của mình, bất chấp những sự phản đối như Max Weber diễn giải.
Vai trò cá nhân Tổng bí thư rất lớn trong chiến dịch "đốt lò" do ông Trọng thúc đẩy với tư cách người đứng đầu Ban phòng chống tham nhũng trung ương, như một biện pháp ‘răn đe’, ưu tiên để chống "suy thoái" quan chức trong bộ máy. Theo báo cáo tổng kết giai đoạn 2013-2020, bảy năm ông làm Trưởng ban, hơn 131.000 đảng viên, trong đó có nhiều cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, đã bị thi hành kỷ luật và hơn 11.700 vụ án về kinh tế và chức vụ, trong đó có 1.900 vụ tham nhũng, với gần 4.400 bị can bị truy tố. Qua công tác thanh tra, kiểm tóa n, các cơ quan đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 700.000 tỷ đồng, hơn 20.000 ha đất… để ‘củng cố’ Đảng, thông qua các bộ phận tham mưu như Ban Tổ chức, Ban Nội chính… bộ máy lãnh đạo mới cho nhiệm kỳ hiện nay được thực hiện. Về cơ bản, các cán bộ có quá trình hoạt động đảng, đoàn, quân đội, an ninh được tăng cường thay vì "kỹ trị" trong chính phủ.
Tuy nhiên, ‘băn khoăn’ lớn nhất là bộ máy này vận hành nền kinh tế như thế nào khi đòi hỏi chuyển đổi mạnh sang thị trường để thúc đẩy tăng trưởng mà không bị "suy thoái". Nguyên Thủ tướng Dũng nhiệm kỳ (2011-2016) về hưu "làm người tử tế" mà Đảng đã không thể kỷ luật ông vì "quản lý, điều hành nền kinh tế yếu kém" để lại hậu quả nặng nề với chính sách tăng trưởng nóng dựa vào các tập đoàn nhà nước, được ví như "quả đấm thép" của nền kinh tế. Nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệm kỳ (2016-2021) đã nỗ lực vận hành "Chính phủ Kiến tạo" với chính sách "thực dụng", từng bước mở rộng kinh doanh đồng thời với gỡ bỏ vướng mắc về môi trường luật pháp và hành chính mà không gây "phản ứng" từ bộ máy hiện hành. Dù được coi là thành công trong tăng trưởng kinh tế, nhưng ông Phúc chỉ là thủ tướng "quá độ" khi ‘được’ đảng luân chuyển giữ vị trí Chủ tịch nước. Đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính được giới quan sát chính trị quan tâm chú ý từ đầu nhiệm kỳ này (2021-2026), người xuất thân từ ngành an ninh, hai nhiệm kỳ, 10 năm kinh nghiệm công tác đảng với cương vị Bí thư Tỉnh Quảng Ninh và Trưởng ban Tổ chức trung ương. Tuy nhiên, đợt dịch Covid-19 thứ 4 khiến cả hệ thống chính trị đang "gồng mình" đối phó và, vì vậy ông chưa có cơ hội thể hiện chính sách điều hành kinh tế thích ứng với điều kiện "ý thức hệ xã hội chủ nghĩa" và tư tưởng Mác – Lenin đang được đề cao.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và tân Thủ tướng Phạm Minh Chính trong một buổi họp Quốc hội - Ảnh minh họa
Chuyển đổi kinh tế sang thị trường trước hết được hiểu đồng nghĩa với việc xóa bỏ công cụ kế hoạch hoátập trung bao cấp, vốn là đặc trưng của chế độ toàn trị. Mặc dù chế độ này được tổ chức theo tam giác quyền lực theo thứ bậc từ đỉnh xuống đáy tạo ra một hệ thống tinh vi, nhưng khi phương thức quản lý này bị loại bỏ thì tam giác quyền lực cũng bắt đầu lung lay. Hơn thế, sự chuyển đổi kinh tế sang thị trường cần thiết phải mở rộng quyền tự do kinh doanh cho các chủ thể kinh tế, từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đến tư nhân, đồng thời với việc cần tạo dựng các nguyên tắc cho thị trường vận hành có hiệu quả, đặc biệt về sở hữu tư nhân và giám sát quyền lực đối trọng. Tuy nhiên, điều sau này lại ‘mâu thuẫn’ với các giá trị của chủ nghĩa Mác – Lenin, hệ tư tưởng "nền tảng" mà chế độ dựa vào.
Lịch sử ghi chép lại, rằng trí sĩ thời Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm từng nói : "Sở dĩ giáo không phổ cập được là do học trò không được học, mà học trò không học là do thầy không tinh, sở dĩ "pháp" không được lập là do người giỏi không được dùng, mà người giỏi không được dùng là do thưởng phạt không công minh, sở dĩ chính không thi hành được là do kẻ lại không được liêm, mà kẻ lại không được liêm là do bổng lộc không được đủ. Song thầy giảng không tinh, thưởng phạt không công minh và bổng lộc không đủ, duyên cớ là đều do tình trạng thiếu thốn và sự thực thiếu thốn. Cho nên, dù có cấp bách lo việc này nhưng nếu không nắm được mấu chốt của nó, thì dù "trí" có thể biết được, nhưng "thế" vẫn không thể làm được".
Việc giữ quyền lực tuyệt đối bằng sử dụng bạo lực và chuyên chế, lấy quân đội, công an như nguồn sức mạnh, cấm bất đồng chính kiến, kiểm soát truyền thông đại chúng, khống chế con người không chỉ trong hành động mà còn cả cách suy nghĩ và tình cảm… không những chỉ tiềm ẩn nguy cơ phản kháng, khiến chi ngân sách trở nên gánh nặng mà còn cản trở tăng trưởng. Ngoài ra, chống tham nhũng và tạo ra bộ máy toàn trị đặc quyền, nhưng nếu không đủ ‘đặc lợi’, thì quan chức của bộ máy ấy cũng dễ trở nên ‘hư hỏng’. Một hệ thống tiền lương danh nghĩa cho khu vực công, theo đó tiền lương tháng hiện thời của Chủ tịch Nước là cao nhất cũng chỉ khoảng 20 triệu đồng, tương đương gần 900$, đang phản ánh sai sự thật về thu nhập "khủng" của quan chức được che đậy bởi các nguồn gốc phức tạp, thậm chí phi pháp. Không kiểm soát được tài sản của quan chức một cách minh bạch liệu có thể có bộ máy nhà nước trong sạch để duy trì quyền lực "thăng" bền vững ;
Phạm Quý Thọ
Nguồn : RFA, 01/06/2021
Nguyễn Phú Trọng dáng đi như bại liệt, Phạm Minh Chính mừng thầm ?
Lâu nay người ta không thấy ông Trọng đi đứng ra sao. Lần đầu tiên sau bầu cử VTV đã quay rất rõ dáng đi của ông Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu tại Hà Nội. Nhìn dáng đi của ông nhiều người cho rằng, nội chuyện đi lại đã là thử thách quá tầm đối với ông thì làm sao ông có thể điều hành đất nước ?
Dáng đi ông Nguyễn Phú Trọng rất yếu
Thực sự đó là một câu hỏi rất khó trả lời, ắt hẳn ông Nguyễn Phú Trọng không đủ sức khỏe để điều hành đất nước. Nếu là người có tâm với đất nước thì người ta xin nghỉ ngơi để lớp trẻ lên thay, đằng này chính ông còn tạo ra suất đặc biệt cho chính mình và cố bám ghế bất chấp giới hạn tối đa 2 nhiệm kỳ theo điều lệ đảng.
Một con người tham quyền cố vị thì cả đời ông ta chỉ chiến đấu vì chiếc ghế chứ không phải vì sự hưng vong của đất nước được. Một đất nước mà bị một ông già 77 tuổi đi không vững thì đất nước này sẽ đi về đâu ? Đó là câu hỏi đặt ra không dễ gì có câu trả lời.
Sự tham quyền cố vị của ông Nguyễn Phú Trọng nó tạo ra mối nguy cho đất nước đã đành, nó còn tạo ra mối nguy cho nhiều cá nhân trong Đảng cộng sản. Việc giữ một chức tổng bí thư không thỏa lòng tham thì ông Nguyễn Phú Trọng đã làm gì với Trần Đại Quang thì ai cũng thấy. Vì vậy ông Nguyễn Phú Trọng mà còn ngồi ở ghế tổng bí thư thì người cần phải cẩn thận nhất là ông Nguyễn Xuân Phúc. Ông Nguyễn Xuân Phúc giờ quyền lực đã không còn bao nhiêu, ngội cạnh ông Nguyễn Phú Trọng đang nắm quyền khuynh đảo chính trường thì đó thực sự mà một canh bạc mạo hiểm. Bản thân ông Nguyễn Xuân Phúc cũng thế, cũng tham quyền cố vị mà muốn ngồi vào ghế chủ tịch nước hữu danh vô thực chứ không muốn về vườn. Tham thì tất phải đối mặt với rủi ro, tuy nhiên cái rủi đó nó đang treo lơ lửng trên đầu ông Phúc chứ không chưa trút lên đầu ông.
Ông Trọng biết cách lợi dụng lời lẽ xu nịnh để củng cố quyền lực
Trường hợp bệnh tình của ông Trọng có thể nói là rất đặc biệt. Sau khi được chữa trị thì sức khỏe của ông chưa bao giờ là bình thường. Đã thời gian dài ông đi phải có người dìu nhưng ông vẫn quyết không nhả ghế lại cho ai. Có thể nói, chỉ riêng ở tuổi 77 thì nhiều người đã phải nghỉ hưu nhưng ông Trọng không nghỉ. Đã tuổi già mà có thêm bệnh nền đột quỵ thì ông Nguyễn Phú Trọng chỉ có thể cầm quyền được ngày nào hay ngày đó chứ khó mà kéo dài đến 5 năm nhiệm kỳ thứ ba này.
Điều đáng nói là ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay là cái phao của rất nhiều người, họ nịnh ông để được tiến thân dù cho lời nịnh hót đó có thật tình hay không. Được biết Tại hội nghị báo cáo viên Trung Ương thông báo kết quả hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành TƯ diễn ra sáng 27/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Nguyễn Hồng Diên đã nịnh Nguyễn Phú Trọng công khai rằng :
"Đặc biệt là người đứng đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Có thể nói trường hợp đặc biệt này là hạnh phúc của Đảng, dân tộc".
"Đồng chí là trung tâm đoàn kết của Ban chấp hành TƯ để lãnh đạo tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định nhiều vấn đề chỉ đạo điều hành của đất nước nên chúng ta đã gặt hái được những thành quả như vậy".
Nịnh để tiến thân thì không lạ gì, tuy nhiên ông Trọng cũng rất cao thủ, ông dùng những lời nịnh nọt ấy, sưu tập lại và thông báo với trung ương đảng rằng "ông được tín nhiệm bầu ông ở lại" chứ thực ra ông không muốn.
Không phải ông Nguyễn Phú Trọng không biết người ta nói thế là nịnh ông, nhưng khác với nhiều bậc chính trị gia khác ông Nguyễn Phú Trọng biết lợi dụng những lời nịnh đó để củng cố quyền lực cho mình, thế mới là cao thủ. Thông thường, tại các cuộc tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ bố trí những người đóng giả là cử tri khen tặng ông những lời có cánh.
Sức khỏe yếu thì làm gì được ?
Trớ trêu là trước đại hội 13, đối thủ của ông Trọng là ông Nguyễn Xuân Phúc và Trần Quốc Vượng đều có sức khỏe tốt nhưng không ai nhổ được ông Trọng ra khỏi ghế.
Ngày 23/5 ông Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu tại khu vực bầu cử số 4, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng. Trả lời báo chí trong nước và quốc tế ngay sau khi thực hiện quyền công dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng, cuộc bầu cử lần này sẽ giúp đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển ngày càng tốt đẹp hơn.
Vâng ! Đó là cách nói của quan chức cộng sản, họ nói như cái máy cứ theo một form cố định như vậy, vẫn cứ thành công tốt đẹp chứ không bao giờ chịu thừa nhận nó có nhiều bất cập.
Thực tế cuộc bầu cử này là vở kịch thì ai cũng biết, thế hệ lãnh đạo khóa 13 này vẫn để một ông già bệnh hoạn đi không nổi cầm lái con tàu kinh tế và chính trị đất nước thì đất nước làm sao phát triển.
Sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng trong ngày bầu cử đã nói lên tất cả. Chỉ với tình trạng sức khỏe như vậy, ông chiến đấu với cái lò của ông còn không xong chứ nói gì đến vấn đề ra chủ trương và đường lối để phát triển đất nước.
Điều lệ đảng đã quy định, người tái cử vào ủy viên bộ chính trị không quá 65 tuổi. Mục đích là để giữ cho đầu óc minh mẫn mà lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên đến thời ông Nguyễn Phú Trọng thì ông vẫn cứ ngang nhiên xé rào. Vậy thì câu hỏi đặt ra là ông Nguyễn Phú Trọng vì ai ? Vì tương lai đất nước hay vì bản thân ông ?
Với tình trạng sức khỏe như vậy, khó có ai nghĩ ông Nguyễn Phú Trọng có thể đảm bảo hoàn thành nhiệm kỳ 5 năm lãnh đạo đảng được.
Trả lời câu hỏi của báo chí, ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng "Cũng như mọi đại biểu cử tri cả nước, tôi mong muốn tất cả các vị đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội Đồng Nhân Dân các cấp nhiệm kỳ này sẽ hết lòng vì nước, vì dân, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả của mình theo đúng Hiến pháp và pháp luật đã quy định. Nhất là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp ; thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng Nhân Dân các cấp. Nói cách khác, phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người đại biểu được dân tín nhiệm bầu ra, thay mặt cho dân để tham gia quản lý đất nước, quản lý xã hội ; "Phải làm sao cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc" như Bác Hồ đã dạy" (hết trích)
Người dân thường nói kẻ nói chuyện đạo lý thì sống cuộc sống không ra gì thì trường hợp này của ông Trọng cũng thế, bệnh đầy người cố bám ghế thì thỏa tính tham quyền cố vị nhưng mở miện ra ông vẫn nói "vì nước, vì dân", nước nào cần một ông già bệnh hoạn lãnh đạo ? Dân nào cần ông già thiếu sức khỏe lãnh đạo ? Không nước nào cần nhưn thế, và không dân nào cần như vậy. Ông Nguyễnn Phú Trọng đã tự động gắp chữ bỏ vào miệng dân.
Những ai mong ông Nguyễn Phú Trọng chết ?
Thực tế nếu ông Trọng chết là những người này mong nhất. Thứ nhất là Nguyễn Xuân Phúc, ông Trọng chết thì ông Phúc sẽ ra khỏi vòng nguy hiểm và tránh được họa sát thân như ông Trần Đại Quang trước đây.
Thứ nhì là ông Vương Đình Huệ, ông Vương Đình Huệ tuy là theo phò ông Nguyễn Phú Trọng nhiều năm nay nhưng chiếc ghế mà ông Huệ nhắm tới là chiếc ghế tổng bí thư. Nếu ông Trọng chết ông Huệ có cơ hội tranh chiếc ghế quyền lực nhất Đảng cộng sản này.
Người thứ ba trông ông Trọng chết đó là ông Phạm Minh Chính. Cho tới giờ thế lực ông Phạm Minh Chính vẫn còn đang lép vế so với thế lực ông Nguyễn Phú Trọng. Nếu ông Trọng chết, ông Chính trở thành thế lực độc tôn và lức đó ông sẽ có cơ hội để tranh đoạt ghế tổng bí thư.
Người thứ tư muốn ông Nguyễn Phú Trọng chết là Võ Văn Thưởng. Với vị trí thường trực ban bí thư, ông Võ Văn Thưởng có cơ hội để nắm quyền tổng bí thư và sau đó là tranh đoạt ghế tổng bí thư với những đối thủ còn lại.
Ông Trọng rời bỏ quyền lực, những người này ai cũng có lợi
Và cuối cùng, ông Nguyễn Phú Trọng chết có thể sẽ là tin vui cho Nguyễn Hòa Bình và Lương Cường. Những người này đang chưa có vị trí xứng đáng để ngồi. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng chết sẽ có người trám vào ghế ông Trọng, và cứ nhưn thế người thấp hơn trám vào ghế người kia bỏ lại, điều đó tạo điều kiện rất lớn cho 2 ông ủy viên bộ chính trị thừa thãi này.
Ngọc Thảo (tổng hợp)
Nguyễn Tô Hiệu, RFA, 22/05/2021
Mấy hôm nay trên các trang mạng xã hội xuất hiện một loạt bình luận "nổ súng tấn công" vào bài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội…" của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Bài viết dài 8.220 chữ của Đảng trưởng – nguyên Tổng biên tập tạp chí đầu bảng về lý luận, Tạp chí Cộng sản – có cuốn hút độc giả hay không, chúng ta có thể không bao giờ được biết.
Reuters
Chỉ biết hầu hết mọi tờ báo trong nước, kể cả "giờ vàng" của Truyền hình trung ương, đều "ngất ngây con gà Tây" đăng nguyên văn và đọc hầu như toàn văn bài viết lê thê ấy. Và điều không bất ngờ đến liền ngay những ngày sau đấy. Hàng loạt các cây bút "lề đảng" lập tức mở chiến dịch tung hô lên tận mây xanh bài viết "đẫm lệ" và "hoảng tưởng" của Tổng bí thư, như tập quán tuyên giáo thường thấy bấy lâu nay.
Nói "đẫm lệ" là vì khi xướng ngôn viên đọc bài ông Trọng trên vô tuyến truyền hình, bản thân tôi có cảm tưởng như đang nghe những lời ai điếu tiễn đưa chủ nghĩa xã hội về thế giới bên kia. Những điều Tổng bí thư ngợi ca tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội chẳng thấy đâu. Trong khi đó, bức tranh thực tế của xã hội Việt Nam ngày nay thì toàn phô ra những điều ngược lại, vừa đen tối, vừa thảm hại.
Xã hội dân sự trong nước lần lượt phản công. Một nhà đấu tranh dân chủ đã bình luận "nóng" : Hãy tưởng tượng Mỹ và phương Tây đọc bài ông Trọng, thấy "cay mũi", vì bị Tổng bí thư Việt Nam "lợi dụng tự do dân chủ, tuyên truyền chống phá các nhà nước tư bản". Họ lấy quyết định tẩy chay "các nước cộng sản". Rút hết vốn liếng, công nghệ, chuyên gia, các khoản tài chính cho vay ưu đãi, viện trợ nhân đạo... tống cổ luôn cả du học sinh về nước.
Điều gì sẽ xẩy ra ? Cây viết trên hình dung như sau : Trung Quốc khốn đốn nhưng nhờ khả năng huy động nội lực nên tuy bị chao đảo song chưa chết. Cu Ba, Bắc Hàn chịu đói, chịu khổ quen rồi, ăn cỏ cũng sống qua ngày. Lào tiếng là xã hội chủ nghĩa nhưng trình độ "bán khai" nên chỉ khó khăn ở mức độ nhất định.
Riêng Việt Nam sẽ chết đứ đừ, chết không kịp ngáp, nếu Mỹ và phương Tây phong tỏa trở lại Việt Nam chỉ trong vài ba năm, để dạy cho Hà Nội một bài học mới (sau bài học của Đặng Tiểu Bình năm xưa), cho chừa thói khoác lác và chuyên nói xấu thiên hạ. May mà điều này chưa xẩy ra, nếu không thì bài viết của ông Trọng thật là "lợi bất cập hại".
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại họp báo bế mạc Đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam ở Hà Nội hôm 1/2/2021. Reuters
Trong khi cả nước đang lao đao, gồng mình chống đỡ con "virus Vũ Hán" mà Tổng bí thư cặm cụi ngồi viết như một kẻ mộng du, hoang tưởng, lẫn lộn giữa ước mơ với hiện thực. Hơn nữa, ngài còn giở trò đánh tráo khái niệm ở chỗ đem những phán đoán, những mong ước của ngài về chủ nghĩa xã hội (không tưởng và quá đát), vốn chưa thấy hiện hữu đâu cả, thành điều khẳng định, như có thật. Nghĩa là Tổng bí thư đánh lộn sòng từ "dự báo" để thành "định nghĩa". Đó là cách làm không đàng hoàng, không dựa trên khoa học mà dựa vào thủ đoạn để lừa dối.
Phải chăng ở Việt Nam hiện nay có hai cuộc đời, như cây bút Jackhammer Nguyễn phân tích ? Nếu cứ dấn thân theo thế giới hư ảo, nghĩa là tiến lên dưới ngọn cờ phướn "chủ nghĩa xã hội không tưởng" theo lời hiệu triệu của Tổng bí thư Trọng, cả dân tộc Việt Nam lẫn Đảng cộng sản Việt Nam sẽ rơi vào một "cuộc đời-hố đen" bất định và hậu quả của nó thật không lường.
Từng là nguyên thủ quốc gia, hiện vẫn còn đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam, vậy mà Tổng bí thư lý giải mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và thị trường thật kỳ quặc. Thời kỳ quá độ, ông viết chủ nghĩa xã hội buộc phải công nhận kinh tế thị trường, nhưng ông gắn cho nó cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng mỗi khi các đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài, bao giờ cũng nằn nì cho kỳ được sở tại ghi vào tuyên bố chung, là công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, hẳn nhiên là đành xoá cái đuôi xã hội chủ nghĩa đi.
Ở đây, vừa có ngầm ý "lộng giả thành chân", nhưng cũng không dấu mưu đồ "vỗ béo để làm thịt". Quá độ thì đành chấp nhận "thị trường tự do", nhưng hết quá độ sẽ sẽ "quốc hữu hoá" anh. Vì vậy, khi về nước, ai quên cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa", có khi bị truy bức, chưa chừng bị quy kết chống Đảng (!) Tương tự, Tổng bí thư lý giải mối quan hệ qua lại giữa Đảng, Chính quyền và Mặt trận cũng chẳng khác nào "gà mắc tóc". Cái mô hình ba tầng kỳ dị Đảng, Chính quyền, Mặt trận ấy trên thực tế chồng chéo, dẫm đạp lên nhau, kém hiệu quả, gây lãng phí rất lớn.
"Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ" chỉ là một luận điệu bịa đặt, xảo trá. Người ta nói nhiều về quyền làm chủ của dân, thực chất Chính quyền là của Đảng, do Đảng cướp được từ Chính quyền cũ và không chịu trả lại cho Dân. Nói nhiều về mục tiêu lợi ích, hạnh phúc của Dân, nhưng thực tế mục tiêu chính của Đảng là thiết lập, duy trì, củng cố, mở rộng sự thống trị bằng "bàn tay sắt" của mình.
Trong những mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm của Đảng cộng sản Việt Nam thì những vấn đề thuộc quan hệ giữa Đảng và Nhà nước là bịp bợm nhất. Có lúc Đảng cũng nêu câu hỏi "có phải chế độ một đảng cầm quyền là cản trở sự phát triển của đất nước" hay không ? Tuy nhiên, việc nêu như thế chỉ là một thủ đoạn "cả vú lấp miệng em". Một mặt, Đảng thừa nhận, "một đảng cầm quyền có lợi ích riêng thì đa đảng trong hệ thống chính trị là cần thiết, nếu chỉ có một đảng là độc tài". Mặt khác, Đảng lại khẳng định, "mình không có lợi ích riêng khi cầm quyền, chỉ cầm quyền vì lợi ích chung, nên nếu đa đảng thì dễ gây bè phái".
Hình chụp hôm 31/1/2021 tại Đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam ở Hà Nội : Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ hai bên phải) chúc mừng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (giữa) tái đắc cử, các lãnh đạo cao cấp của Đảng khác trong hình gồm Vương Đình Huệ (phải - hiện là Chủ tịch Quốc hội), Phạm Minh Chính (thứ 2 bên trái - hiện là Thủ tướng Chính phủ), Võ Văn Thưởng (trái - Thường trực Ban Bí thư). Hình : AFP
Lý luận thượng dẫn là cách Đảng áp đặt mọi người chấp nhận sự dối trá, theo đó, nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay không hề tồn tại các nhóm lợi ích, không hề có mối quan hệ cắc cớ vùng miền (Bắc – Trung – Nam, miền xuôi – miền ngược…). Đảng chối bay chối biến việc nội bộ Đảng, từ ngày thành lập đến nay, trải qua biết bao đấu đá bè phái, bao cuộc thanh trừng, hạ bệ lẫn nhau. Theo nhà báo Võ Văn Tạo, ông Nguyễn Phú Trọng dẫu có viết như thế nào đi chăng nữa thì cũng chỉ là mị dân mà thôi, thực tiễn hoàn toàn phủ định các luận cứ của ông.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có "xú danh" trong dân gian là "Trọng lú". Nghe kể lại, khi biết người dân gọi mình như thế, Nguyễn Phú Trọng tâm sự với các bạn cũ : "Cũng may mà dân chỉ gọi mình là lú. Lú thì còn học cho bớt lú được. Chứ nếu dân tố là tham thì thật nhục". Đồng giao khắp cả nước bao lâu nay vẫn là "Tham như Phú, lú như Trọng…" (Phùng Hữu Phú là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam, ông Trọng làm Chủ tịch).
Thực ra ông Trọng không "lú" khi trong bài viết có đến hơn hai phần ba nội dung được "chép nguyên văn" từ Nghị quyết Đại hội 13. Nghị quyết mới được hơn 1.500 lá phiếu, đại biểu cho năm triệu đảng viên trong cả nước biểu quyết thông qua (hình như 100%). Dẫu có đánh tráo chữ nghĩa và ý tứ những nhưng những cụm từ sặc mùi "chuyên chính vô sản" và "đấu tranh giai cấp" dăng mắc trên toàn bài như thế, ai dám hoài nghi, chứ chưa nói đến chuyện phản bác ?
Không dám hoài nghi cũng đồng nghĩa với việc không dám phản bác động cơ "chính đáng" của bài viết là tái khẳng định "cấu trúc quyền lực" hậu Đại hội. Trung Quốc có cho cả cánh Quân sự lẫn Công an sang ép ta. Mặc ! Ngoại giao "lang sói" không đếm xỉa đến Việt Nam khi Vương Nghị thăm hầu hết các thành viên ASEAN mà chẳng thèm mời Việt Nam sang hội kiến. Mặc ! Hàng trăm tàu dân quân biển trá hình đang xâm phạm chủ quyền biển đảo. Cũng mặc !
Hẳn nhiên, giờ đây ông Trọng không thể tuyên bố như mấy năm trước : "Tình hình Biển Đông không có gì mới !" Ông Trọng từng làm an lòng quân sĩ khi vỗ về : "Nếu để xẩy ra đụng độ thì chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức Đại hội Đảng được không ?" Đối với Tổng bí thư, Đại hội Đảng mới là quan trọng. Với ông, "Đảng pháp" quan trọng hơn "Hiến pháp".
Giờ đây, điều ông Trọng đau đầu nhất không phải là Covid-19 có thể "toang" ở Việt Nam. Điều ông lo nhất là "cấu trúc quyền lực " hậu Đại hội có dấu hiệu rạn nứt. Mà sự rạn nứt này lại không phải do "lực lượng thù địch", tức là do quần chúng nhân dân gây ra, mới là câu chuyện đau đầu. Ơn Chúa ! Nhờ "bàn tay sắt bọc nhung" mà ông qua được vụ thảm sát Đồng Tâm. Dần dà, dân chúng – đàn cừu thuần chủng – sẽ coi thảm kịch thôn Hoành là chuyện đàn áp của lực lượng Công an "còn Đảng còn mình". Mấy ai biết được mật lệnh 419A do ông ký !
Nguyễn Tô
Nguồn : RFA, 22/05/2021
**********************
Con đường lên chủ nghĩa xã hội của ông Trọng và hiểm họa của dân tộc Việt Nam
Hải Triều, RFA, 21/05/2021
"Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội" của ông Trọng
Mới đây, báo chí Việt Nam đồng loạt đăng một bài viết dài của ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, với nội dung "con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo kết thúc Đại hội 13 ở Hà Nội hôm 1/2/2021 - Reuters
Đọc bài viết dài này của ông Nguyễn Phú Trọng, bất kỳ sinh viên Việt Nam nào cũng thấy quen thuộc trước các luận điệu này, vì nó giống như các bài giảng chính trị thường gặp ở trong các chương trình đào tạo ở Việt Nam, mang tính giáo điều, sáo rỗng và lạc hậu. Mặc dù là người có thủ đoạn chính trị cũng "không phải dạng vừa", nhưng bài viết này cho thấy sự bế tắc trong lý luận về chủ nghĩa xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam mà ông Trọng là tiêu biểu.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong bài viết này, ông Trọng đả kích các thể chế chính trị phương Tây, nhưng trớ trêu thay, những điều ông Trọng nêu ra, nó lại rất đúng với thực tại xã hội Việt Nam đương thời.
"Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm". Ông Trọng đã viết như vậy trong bài báo của mình.
Bức tranh về xã hội Việt Nam đương đại, theo các nhà nghiên cứu thì Việt Nam chỉ là "xã hội chủ nghĩa" khi đến kỳ Đại hội Đảng, thực tế là "chủ nghĩa tư bản hoang dã" dưới cái tên gọi mỹ miều "nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Các nhà lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam, trong đó có ông Trọng, chấp nhận việc phát triển kinh tế và hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu nên cho rằng nền kinh tế Việt Nam phải là kinh tế thị trường, nhưng nền kinh tế thị trường này gắn thêm "cái đuôi xã hội chủ nghĩa". Điều này xuất phát từ lý luận Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc. Những năm 1990, các nước theo phe xã hội chủ nghĩa chết chìm trong kinh tế kế hoạch. Và Đặng Tiểu Bình đã giúp khai thông cho phe xã hội chủ nghĩa bằng lý thuyết "mèo trắng mèo đen cũng được, miễn là bắt được chuột". Theo đó, họ Đặng. đã đưa ra lý luận "không chỉ chủ nghĩa tư bản mới có kinh tế thị trường, mà chủ nghĩa xã hội cũng có kinh tế thị trường". Học theo lý luận của Đặng Tiểu Bình, các "lý thuyết gia Việt Nam" đã sáng tác ra cái gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, vì sự can thiệp quá sâu của nhà nước (di chứng từ thời kinh tế kế hoạch) cho nên nền kinh tế thị trường của Việt Nam vẫn chưa được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận là nền kinh tế thị trường, trong đó có Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ chưa chịu công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Một bài viết trên trang thông tin của Hội đồng lý luận trung ương (cơ quan đóng vai trò quan trọng về lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam) có tóm lược các tiêu chí để Mỹ chấp nhận là một nền kinh tế thị trường. Trong bài này, tác giả thừa nhận : "Để được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường, theo pháp luật Hoa Kỳ, Việt Nam phải thỏa mãn các điều kiện bao gồm : đồng tiền của Việt Nam phải được chuyển đổi tự do, sự tự do thỏa thuận về tiền công của người lao động và người sử dụng lao động, Nhà nước không can thiệp vào các quyết định của doanh nghiệp và sự tự do cạnh tranh. Hoa Kỳ yêu cầu nền kinh tế thị trường phải là một nền kinh tế cạnh tranh công bằng, không ưu đãi đối với bất kỳ thành phần kinh tế nào.
Theo số liệu của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ (BEA), năm 2013, khu vực tư nhân ở Hoa Kỳ đóng góp 87% vào GDP ở nước này, trong khi khu vực Nhà nước chỉ đóng góp 13% GDP. Như vậy, có thể thấy, khu vực tư nhân đóng vai trò chủ yếu và đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ. Trong khi đó, ở Việt Nam, mặc dù cho đến nay, khu vực kinh tế tư nhân đã được thừa nhận vai trò quan trọng trong nền kinh tế và là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, tuy nhiên, theo số liệu của Cục Phát triển doanh nghiệp Việt Nam năm 2017, các doanh nghiệp tư nhân mới chỉ đóng góp 43,2% GDP và 39% vốn đầu tư của toàn xã hội".
Công nhân dựng biển chào mừng Đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam ở Hà Nội hôm 12/1/2021. Reuters
Chủ nghĩa tư bản thân hữu
Chính vì nền kinh tế thị trường méo mó với cái đuôi xã hội chủ nghĩa như vậy, xã hội Việt Nam mới xuất hiện các tội phạm như Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm", thượng tá tình báo trong lực lượng Công an Việt Nam) hay Đinh La Thăng (cựu ủy viên Bộ chính trị), chưa kể tới các nhân vật khác như Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến - cựu Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng ; Nguyễn Thành Tài - nguyên Phó Chủ tịch UBND, Tất Thành Cang - nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành Ủy TP. Hồ Chí Minh ; Phan Thị Mỹ Thanh - cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai…
Nền kinh tế thị trường đầy méo mó này đã sản sinh ra một thứ gọi là "chủ nghĩa tư bản thân hữu". Theo kinh tế gia Phạm Chi Lan thì : "Doanh nghiệp thân hữu gồm có ba nhóm là doanh nghiệp nhà nước, một số lớn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số ít doanh nghiệp tư nhân tầm cỡ của Việt Nam".
"Chủ nghĩa tư bản thân hữu" chính là cái mà ông Trọng đã trước đây gọi nó là "nhóm lợi ích". "Nhóm lợi ích" thực chất là sự cấu kết, thông đồng giữa những doanh nhân giàu có với những người có quyền lực trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị để bòn rút tài sản nhà nước, của nhân dân. Sự cấu kết này làm cho người có tiền trở thành người có quyền lực chi phối và người có quyền lực sẽ trở thành người có rất nhiều tiền, không chỉ để họ trở nên giàu có mà còn có tiềm lực tham gia "thị trường" mua quan bán chức để chui sâu leo cao. Họ cùng chung mục tiêu thao túng được thật nhiều quyền lực và thật nhiều tiền.
Cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thắng (đứng) và cựu quan chức ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh (ngồi) tại một phiên toà ở Hà Nội hôm 8/1/2018. AFP
Báo Vietnamnet cho biết : : "Rất nhiều quan chức có doanh nghiệp sân sau và một quan chức có rất nhiều doanh nghiệp sân sau. Cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn chỉ ra : "Có ông không chỉ một sân sau mà còn 2, 3 thậm chí là 13-14 sân sau".
Thực trạng kinh tế Việt Nam ngày nay đã xuất hiện rất nhiều tỉ phú đô la, đặc biệt trong số đó có nhóm tỉ phú Đông Âu. Nhóm này là nhóm các tỉ phú xuất thân có thời gian học tập hoặc làm việc tại các nước Đông Âu hoặc Liên Xô (trước đây). Các chuyên gia nhận định rằng, nhóm này vốn tận dụng được các mối quan hệ với các quan chức cao cấp trong chính quyền và có kinh nghiệm trong việc chuyển đổi tài sản từ của nhà nước thành của tư nhân ở các quốc gia thuộc phe xã hội chủ nghĩa trước đây, vốn chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, cho nên đã áp dụng phương thức này ở Việt Nam và đã gặt hái thành công. Những cái tên tiêu biểu cho các tỉ phú này phải kể đến ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch Vietjetair, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan Group…
Trong một bài viết trên Thời báo kinh tế Sài Gòn, tác giả đã chỉ rõ rằng : "Các quốc gia chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang thị trường đều có chung vấn nạn là tư bản thân hữu". "Có thể thấy, hầu hết các triệu phú và tỉ phú đô la của các nước có nền kinh tế chuyển đổi đều giàu lên nhờ chính sách và quan hệ trong các nhóm lợi ích. Không ít triệu phú đô la của Việt Nam có được khối tài sản qua quá trình tư hữu hóa rẻ mạt công sản, xẻ thịt đất công để chuyển thành đất dự án, hay thu hồi đất của dân với giá rẻ, sau đó chuyển mục đích sử dụng để bán với giá trị trường cao hơn gấp nhiều lần.
Ngoài lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực ngân hàng cũng là nơi mà các nhóm tư bản thân hữu trục lợi qua việc chiếm dụng vốn, phù phép lãi suất ưu đãi, làm thất thoát bởi nợ xấu dẫn đến một số đại án ngân hàng gần đây".
Hiểm họa từ Trung Quốc
Ông Trọng và Đảng của ông có thể lờ đi, nhưng người dân Việt Nam thì biết rất rõ, mối nguy hiểm đối với toàn thể dân tộc, đất nước Việt Nam, đó chính là dã tâm bành trướng và các âm mưu thâm độc của Bắc Kinh, đặc biệt là dã tâm độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu phương Tây đã chỉ ra rất rõ "chiến thuật vùng xám" mà Trung Quốc đang áp dụng trên biển Đông như thế nào.
Tuy nhiên, có thể mở rộng ra rằng, "chiến thuật vùng xám" được Trung Quốc áp dụng tổng thể và trên tất cả các lĩnh vực.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử oai hùng của dân tộc Việt chống lại sự xâm lược và ách thống trị của các triều đại Trung Quốc, Bắc Kinh hiểu rằng không nên chiếm đoạt Việt Nam bằng vũ lực, vì điều đó sẽ kích thích lòng yêu nước của người dân Việt, nên sẽ dẫn tới những thất bại của Bắc Kinh. Chính vì vậy, Trung Quốc sử dụng những chiến thuật khác, vẫn đạt được mục đích nhưng không cần sử dụng chiến tranh quân sự, đó có thể là các dự án trong "Vành đai Con đường", mà dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là tiêu biểu. Trong một bài báo trên báo Nhà nước Việt Nam, tác giả đã phải ngạc nhiên mà hỏi rằng : "Vấn đề đặt ra ở đây là nhà thầu Trung Quốc vốn đã có rất nhiều tai tiếng, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác, nhưng sao họ vẫn dễ dàng có được nhiều hợp đồng tổng thầu ở Việt Nam ?". Câu trả lời quá ư đơn giản, đó là do tham nhũng cấu kết với ngoại bang.
Với "chủ nghĩa tư bản thân hữu" đang phát triển mạnh ở Việt Nam, việc dùng những chiến dịch quân sự sẽ rất tốn kém, chưa kể sự phản đối của cộng đồng quốc tế, cho nên, dùng những "bàn tay sắt bọc nhung" để tác động thông qua các nhóm lợi ích này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Dư luận Việt Nam có một thời gian đã xôn xao khi người Trung Quốc nuôi cá bè ngay trên Vịnh Cam Ranh, cách quân cảng Cam Ranh chưa đầy 3 km (8), hay đã sở hữu nhiều vị trí quốc phòng quan trọng.
Người dân biểu tình ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/6/2018 phản đối Dự luật Đặc khu. AFP
Ngày 10/6/2018, đồng loạt người dân rất nhiều tỉnh thành đã đổ xuống đường biểu tình để thể hiện thái độ bất bình trước Luật đặc khu, vì người dân lo sợ rằng Luật này sẽ mở đường cho phía Trung Quốc "xâm chiếm dần dần" lãnh thổ Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu đã từng cảnh báo nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam hoặc làm bình phong cho các doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng, hoặc lợi dụng hoạt động M&A để thâu tóm những nguồn lực quan trọng của Việt Nam, trong số đó, lợi dụng "chủ nghĩa tư bản thân hữu" là dễ dàng nhất, vì các hoạt động của các doanh nghiệp này sẽ được nhà nước Việt Nam "bảo kê".
Gần đây, báo chí cho biết tỉnh Quảng Ninh xin phá hơn 32 ha rừng phòng hộ để mở rộng một Khu công nghiệp do Trung Quốc đầu tư.
Rất nhiều dự án điện tái tạo đã rơi vào tay các doanh nghiệp Trung Quốc. Các dự án điện gió tại Tây nguyên - nơi có vị trí quan trọng của Việt Nam cũng nằm trong tầm ngắm của doanh nghiệp Trung Quốc.
Mới đây, báo chí đã thông tin tập đoàn Alibaba của Jack Ma đã bỏ ra 400 triệu USD để mua một công ty con trong Tập đoàn Masan của tỉ phú Đông Âu Nguyễn Đăng Quang. Đây là một trường hợp hiếm hoi thông tin được công khai. Còn bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam "bán linh hồn cho quỷ" thì chưa thể biết được.
Các nước phương Tây đã chỉ ra mối quan hệ giữa các mưu đồ chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc được thực hiện thông qua các doanh nghiệp Trung Quốc, chính vì vậy, nguy cơ Trung Quốc sử dụng các doanh nghiệp để thâu tóm và chi phối các nguồn lực quan trọng của Việt Nam, đó mới hiểm họa thực sự của dân tộc và đất nước Việt Nam.
Hải Triều
Nguồn : RFA, 21/05/2021
**********************
Lynn Huỳnh, VNTB, 2005/2021
Vì sao chỉ có một con đường ?
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có ý như vậy trong bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ".
Phải chăng chỉ có chủ nghĩa xã hội mới xứng đáng để Đảng đeo đuổi vì nó giúp dân được ấm no, tự do, hạnh phúc ?
Vậy thì trước tiên nên hiểu "chủ nghĩa là gì" ?
"Chủ nghĩa đấy là sự cần phải biết chủ trương tư tưởng mình, biết sắp đặt cho có thứ tự, biết phẩm bình cho được đích xác, biết đem ra đối chiếu với sự thực, biết tổ chức thành thống hệ, đủ có lẽ phải và đủ được uyển chuyển để in theo với sự kinh nghiệm cùng sự tiến hóa tự nhiên, mà lại có đủ sức mạnh vững vàng để chống được với những sự xô đẩy cùng sự cám dỗ ở bên ngoài.
Người ta, trừ cam tâm làm như cái chong chóng phất phơ ở giữa các phong trào trái nhau, để cho cơ hội nó sai khiến thì không kể, còn ai đã làm người cũng phải có mấy cái phép tắc nhất định, để làm căn bản cho sự sinh hoạt, sự cư xử của mình.
Phép tắc ấy dựng thành thống hệ, có đầu đuôi, có mành mối, thế gọi là chủ nghĩa. Đến kẻ hoài nghi không tin gì cả, hết thảy đều ngờ hết, cũng có chủ nghĩa, chủ nghĩa họ là chủ nghĩa hoài nghi.
Duy những người không có tôn chỉ gì, chỉ phất phơ theo chiều gió mà thôi, là không cần phải chủ trương tư tưởng của mình, không cần phải tổ chức cho thành thống hệ, chi phối cho có kỷ luật, vì tư tưởng của họ không có căn cốt gì ; những người ấy thì không thấy cần phải có chủ nghĩa vậy" (trích Phạm Quỳnh. "Chủ nghĩa là gì ?". Tạp chí Nam Phong, Quyển thứ XXIX, số 164, tháng 7/1931, trang 7 – 10).
Như vậy, việc đeo đuổi chủ nghĩa xã hội có thể là lý tưởng của cá nhân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chứ chưa hẳn là thứ chủ nghĩa được lựa chọn của số đông đảng viên.
Còn với người dân thì thật vô lý khi buộc họ phải chấp nhận đeo đuổi chủ nghĩa xã hội, khi chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự định rằng phải mất 24 năm nữa mới đến mốc 2045 để hoàn chỉnh hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa mà ông Nguyễn Phú Trọng đang là một trong những tác giả chính.
Sự lúng túng trong biện giải khi cố để đi trên con đường ấy
Trong bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ", tác giả Nguyễn Phú Trọng đưa ra lập luận với trò chơi chữ – nghĩa, khi ông cố gắng thuyết phục người dân rằng con đường mà Đảng chọn lựa đi, trước tiên phải tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội.
Còn công bằng xã hội thì tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Có nghĩa lúc ăn bánh mì, thì chúng ta công bằng theo thời ăn bánh mì, lúc ăn khoai lang thì công bằng theo thời ăn khoai lang, khi có mâm cỗ đầy thì công bằng theo thời mâm cỗ đầy. Lúc nghèo, lúc giàu đều bảo đảm công bằng xã hội.
Tuy nhiên ngay trong chính sự công bằng theo từng giai đoạn ấy lại có điểm chung là – vẫn theo nhận định của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó là sự tha hóa, tham nhũng, biến chất, tự thoái hóa, tự chuyển biến ngay trong đội ngũ của Đảng, và ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng chỉ khi vượt qua được các thách thức này mới lên được chủ nghĩa xã hội.
Còn bao giờ vượt qua, ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng vẫn đang tính toán.
Trong mối bùng nhùng, rối rắm lý luận về chủ nghĩa đeo đuổi ở trên, với công chúng, đơn giản hơn nhiều, họ thấy rất rõ rằng từ hồi thành lập Đảng đến nay, người dân không mấy thích kiểu lý luận chính trị của người cộng sản.
Ví dụ cũng dễ tìm thôi.
Trong hai năm 1954 – 1956, người dân miền Bắc sẵn sàng bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để vào Nam mong có cuộc sống tốt đẹp hơn, tự do tư tưởng hơn.
Ở chiều ngược lại Bắc tiến giai đoạn ấy, chủ yếu là những người ‘đi tập kết’ nhằm chuẩn bị tiếp tục cuộc nội chiến Bắc – Nam với sự trợ giúp súng đạn của người đồng chí Trung Quốc và Liên Xô.
Sau tháng tư, 1975 xảy ra sự kiện "Thuyền nhân Việt Nam", cho thấy một lần nữa người dân lại e ngại bất kỳ ai đeo đuổi chính trị xã hội chủ nghĩa.
Sự phi lý của thảm kịch thuyền nhân Việt Nam còn nổi bật vì những người tị nạn Việt Nam đã phải rời quê hương ra đi để tìm quyền sống, trong khi tiếng súng đã không còn trên lãnh thổ của đất nước họ.
Vào thời đó, khi niềm ước vọng hòa bình mà mỗi người dân Việt đều ấp ủ trong lòng từ bao nhiêu năm trời mới vừa ló dạng, đáng lẽ toàn dân tộc đã có thể nối tay nhau để cùng kiến tạo một đất nước đã phải chịu quá nhiều khổ đau và mất mát trong gần nửa thế kỷ khói lửa triền miên.
Trái lại, lòng thù hận quá đà và niềm cuồng tín chủ nghĩa mù quáng của những người nắm quyền lực bằng súng đạn đã tiếp tục bao phủ đất nước và dân tộc trong một không gian đàn áp và khủng bố tàn bạo, khiến cho người dân miền Nam thời đó chỉ còn một lối thoát là lao mình ra biển cả để tìm con đường sống.
Họ ra đi với một niềm hy vọng và một lời cầu nguyện hướng về những bến bờ tự do, bất kể những hiểm nguy mà có lẽ tất cả mọi người đã dự đoán được trước khi quyết định ra đi…
Người dân luôn có lý
Về sau, khi lệnh cấm vận của Mỹ được giải tỏa, lần này thì dòng người tìm mọi cách sang học tập và cả định cư ở Hoa Kỳ cùng nhiều quốc gia tư bản khác, không chỉ giới hạn người bờ Nam Bến Hải, mà trải dài ra tận ải Nam Quan.
Người dân đã lựa chọn chủ nghĩa với cách đơn giản như thế, chứ không rườm rà kiểu đi tìm cách này, cách khác để chứng minh "chủ nghĩa xã hội cũng có thể giúp dân hạnh phúc, no ấm, tự do giống như… tư bản vậy " mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang nỗ lực cho cơ sở lập luận để thuyết phục công chúng cùng chọn đi con đường như ông.
Người dân luôn hiểu rằng đời sống thì hữu hạn, bởi "Làm gì có trăm năm mà đợi/Làm gì có kiếp sau mà chờ ", chẳng mấy ai đủ niềm tin để chờ đợi vào cái mốc thời gian 2045 mà ông Tổng bí thư hứa hẹn.
Lynn Huỳnh
Nguồn : VNTB, 20/05/2021
********************
Bài viết mới của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn toàn những lý luận cổ xưa
RFA, 18/05/2021
Truyền thông nhà nước Việt Nam hôm 18/5/2021 ca tụng bài viết với nhan đề ‘Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam’ của ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Bài được cho biết viết nhân dịp kỳ niệm 131 ngày sinh ông Hồ Chí Minh (19/5/1890) và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày 23 tháng 5.
Ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, ảnh chụp hôm 1/2/2021 tại Hà Nội. AFP PHOTO
Cụ thể các bài báo cho rằng bài viết của ông Trọng đã làm sáng tỏ những giá trị đích thực, tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội là vì con người, vì sự phát triển bền vững cho thế hệ hôm nay và tương lai... góp phần củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng...
Trao đổi với RFA từ Nha Trang hôm 18/5, nhà báo Võ Văn Tạo cho biết ông đã đọc bài viết của ông Trọng và thấy không có gì mới khác biệt :
"Tôi cũng là người theo dõi tình hình chính trị của Việt Nam suốt nhiều thập kỷ qua, thì tôi thấy cơ bản nội dung bài đó không có gì mới. Trong đó ông Trọng đưa ra một số thống kê về GDP, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo... là mới. Chứ còn tất cả những lý luận không có gì mới, vẫn là cũ. Khi đọc cái tít thì tôi cũng đã dự đoán, và đúng như vậy, vẫn là những lý luận cổ xưa từ thế kỷ 19, từ hồi Marx và Engels còn sống. Tôi có viết trên Facebook là bài viết đó là cho Nguyễn Phúc Trọng xứng đáng là nhà sưu tập đồ cổ phi vật thể...".
Trong khi đó, khi trả lời báo chí nhà nước hôm 18/5, ông Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, bài viết của ông Trọng đã làm sáng tỏ về một vấn đề lớn, phức tạp và phong phú của cách mạng Việt Nam, đó là chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trả lời RFA từ Đức hôm 18/5, Luật sư Nguyễn Văn Đài, một cựu tù chính trị, nhận định về vấn đề này :
"Như chúng ta đã biết, Chủ nghĩa Xã hội xuất phát từ Chủ nghĩ Marx, nhưng những người cộng sản Việt Nam du nhập về lại không làm đúng với tinh thần mà Karl Marx đã viết. Theo quan điểm của tôi, giá trị cốt lõi của Chủ nghĩa Xã hội là sự bình đẳng. Trong khi đó những người cộng sản Việt Nam tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam từ khi họ cướp được chính quyền vào tháng 8 năm 1945 và sự bất bình đẳng đó duy trì đến bây giờ".
Về sự bất bình đẳng chính trị, theo Luật sư Nguyễn Văn Đài, ở Việt Nam có gần 100 triệu dân nhưng chỉ có khoảng 5,2 triệu người được tự do tham gia đảng phái là ‘Đảng cộng sản’. Trong khi đó, hơn 90 triệu người còn lại bị tước quyền đó. Ông Đài nói tiếp :
"Việt Nam có khoảng 200 Ủy viên Trung ương, trong đó có các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư... nắm toàn bộ quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế trên đất nước Việt Nam. Trong khi đó gần như 99,99% người dân Việt Nam bị tước đoạt quyền này. Rõ ràng giữa chủ nghĩa xã hội và độc đảng cộng sản là mâu thuẫn, mang tính chất triệt tiêu nhau. Tức là có đảng cộng sản nắm quyền thì nó sẽ triệt tiêu đi tinh hoa hay tốt đẹp nhất của chủ nghĩa xã hội, mà nếu có chủ nghĩa xã hội thì không bao giờ có đảng cộng sản cả. Chúng ta nhìn thấy những gì cốt lõi của chủ nghĩa xã hội thì nó đang hiện diện ở các nước tư bản bắc Âu hay Châu Âu. Đó là sự bình đẳng thôi, cốt lõi là như vậy, bất kỳ xã hội nào cũng hướng về đến sự tốt đẹp đó là sự bình đẳng. Trong khi đó những người cộng sản lúc nào cũng tự hào là họ đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng mà không phải, nó đi ngược lại toàn bộ những giá trị mà họ ca ngợi chủ nghĩa xã hội".
Một trong hàng loạt bài báo ca tụng bài viết của ông Trọng của báo chí nhà nước, có ý kiến của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng – Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II nhận định, bài viết của ông Trọng giúp cho nhân dân, công nhân lao động hiểu về chế độ chính trị của mình. Cụ thể, ông Nguyễn Quốc Dũng cho rằng : ‘Bằng văn phong khoa học chính luận nhưng rất dễ hiểu, bài viết đã lý giải rất rõ những câu hỏi như : chủ nghĩa xã hội là như thế nào ? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa ?...
Trong khi đó, theo nhà báo Võ Văn Tạo, chủ nghĩa Marx có từ thế kỷ 19, hồi đó chỉ có chủ và thợ, chứ không có cổ phần... Bây giờ thế kỷ 21, càng ngày giai cấp công nhân càng biết công ăn việc làm đối với họ là quan trọng. Bây giờ nếu cứ nói giai cấp tư sản bóc lột người lao động... vậy thì nếu ông chủ bán nhà máy thì chắc chắn người công nhân chết trước, đói ngay. Rõ ràng, theo Nhà báo Võ Văn Tạo, dưới quan niệm hiện tại thì giữa người chủ và thợ phải là quan hệ cộng sinh. Đó là người chủ có vốn, nhưng không có công nhân thì không sản xuất được, còn người lao động không có ông chủ thì càng chết sớm nhanh nữa... đó là quan hệ cộng sinh cần thiết với nhau. Ông Tạo cho rằng nếu hiểu đúng tinh thần của Marx là như thế... Ông nói tiếp :
"Không phải lúc nào cũng nói giai cấp tư sản bóc lột giai cấp công nhân, nó có yếu tố một phần nào trong đó nhưng rõ ràng đây là sự cộng sinh. Nhưng bây giờ ông Trọng cứ viết theo lý luận cách đây 45 năm, mà chúng tôi được các thầy ở trường đại học và sách giáo khoa của vụ huấn học ban tuyên giáo trung ương tiêm vào đầu chúng tôi... những lý luận cổ xưa như thế. Trong bài viết ông Trọng có nói đến khuyết tật của chủ nghĩa tư bản... thì theo tôi cũng đúng là các nước tư bản không thể nào tránh khỏi khuyết tật trong quá trình phát triển kinh tế... Nhưng mình chỉ cần giả sử giữa Việt Nam và Mỹ có hiệp định tự do di trú... thì lúc đấy sẽ xuất hiện làn sóng di cư từ đâu đến đâu... Mỹ hay Việt Nam ? Người dân người ta biết lựa chọn cuộc sống của người ta chứ".
Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết hiện nay, rất nhiều trí thức lo ngại về tình trạng chảy máu chất xám, ai có điều kiện thì vẫn đi nước ngoài, hay cho con cái đi học hành nước ngoài. Hay những quan chức tham nhũng được cũng đi... báo chí nhà nước cũng có đăng tin. Ông Tạo dẫn chứng việc hàng ngày có một hàng dài người Việt Nam xếp hàng trước sứ quán nước ngoài để xin visa đi làm việc... Hay trường hợp 9 người bỏ trốn sang Hàn Quốc theo chuyên cơ của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trước đây.
Theo nhà báo Võ Văn Tạo, ông Nguyễn Phú Trọng có nói như thế nào đi chăng nữa thì cũng chỉ là mị dân mà thôi... thực tiễn đã trả lời như vậy.
Nguồn : RFA, 18/05/2021