Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phép thử nhân sự cho nhiệm kỳ mới của tổ chức chính trị, và của… hội đoàn dân sự

Nguyễn Nam, VNTB, 20/03/2020

"Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII" là tựa chung ở nhiều bài báo đăng đồng loạt vào đầu giờ chiều ngày 19-3. Bài báo cho biết các đảng bộ trực thuộc trung ương đang chỉ đạo để tiến hành đại hội đảng bộ các cấp ; các dự thảo văn kiện Đại hội XIII đã gửi để lấy ý kiến đại hội đảng bộ, chi bộ cấp cơ sở.

chutri0

Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII

Không thấy đưa tin ở cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII có bàn gì về chuyện chống dịch hô hấp Covid-19 đang lây lan mạnh ở Việt Nam ; cũng không thấy đưa tin bàn về chuyện miền Tây Nam bộ đang vừa hạn hán, vừa hạn mặn. Sở dĩ cần đề cập tới hai nội dung này trong chuyện ‘cơ cấu nhân sự’ cho nhiệm kỳ mới của tổ chức chính trị, vì ai cũng rõ ở Việt Nam tất cả các viên chức quản lý đều bắt buộc phải là đảng viên.

Vai trò của người đứng đầu đảng chính trị

Việt Nam chỉ có một đảng chính trị là đảng cộng sản. Sự cạnh tranh về quyền lực giữa các đảng phái chính trị khác ở các quốc gia đa đảng, đối với Việt Nam đó không là vấn đề đặt ra. Tuy nhiên ngay cả trong ‘một mình - một chợ’ đi nữa, thì xem ra vẫn có sự cạnh tranh ngay trong nội bộ của chính đảng phái chính trị ấy.

"Tham dự cuộc họp có các thành viên Tiểu ban, gồm các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng ; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính ; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú. Dự cuộc họp còn có các thành viên Tổ Giúp việc của Tiểu ban Nhân sự" - trích bản tin trên Thông Tấn xã Việt Nam (1).

Nhìn vào danh sách nói trên dễ dàng nhận ra chỉ mỗi cái tên Nguyễn Xuân Phúc là ‘gắn’ với các diễn biến thời sự về dịch bệnh hô hấp Covid-19, cho tới ‘chừng mực’ là việc hạn mặn ở miền Tây Nam bộ.

Còn người đứng đầu đảng phái chính trị, thì nếu tìm hiểu về các hoạt động của ông qua tin tức trên Thông Tấn xã Việt Nam, cho thấy lần ‘xuất hiện’ gần đây nhất là ngày 27/2/2020 trong sự kiện khánh tiết tiếp các đại sứ đến trình Quốc thư (2). Như vậy giữa hai lần ‘xuất hiện’ trên truyền thông của ông Nguyễn Phú Trọng là 22 ngày. Người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam chưa thấy có phát biểu nào trong hai lần ‘lên báo’ đó về dịch Covid-19 vốn liên quan đến các quốc gia có các đại sứ đến trình Quốc thư ; và về hạn mặn, hạn hán ở miền Nam - một vấn đề thuộc ‘Quốc thái Dân an’.

Điều đó cho thấy nếu có việc chọn lựa nhân sự cho nhiệm kỳ mới của đảng cộng sản đến từ lá phiếu của chính các đảng viên cấp cơ sở - nơi đang là tuyến đầu chống dịch, chống hạn, có lẽ sẽ có nhiều đảng viên mặc dù được cơ cấu, song vẫn khó thể nhận được sự đồng thuận của những đảng viên khác.

Phép thử nào cho hội đoàn dân sự ?

Từ góc nhìn như ở trên, liệu có nên liên tưởng đến vấn đề của phép thử đối với một số hội đoàn dân sự, đặc biệt là khi những người đứng đầu các hội đoàn đó vấp phải sự cáo buộc về một bản án chính trị ? Khi ấy, dường như các mắt xích liên kết trong một vài hội đoàn xã hội dân sự cũng ‘bung đứt’ theo.

Đơn cử ở Hội Anh em dân chủ. Khi ông Nguyễn Văn Đài từ nhà tù Việt Nam được xuất cảnh định cư tại Đức, trong khi những anh em cộng sự cùng trong vụ án ở Hội Anh em dân chủ vẫn còn phải chịu tù đày ở nhiều trại giam khác nhau, thì gần như các hoạt động của hội này cũng dừng lại, mặc dù trước đó tin tức cho thấy số lượng hội viên trên toàn quốc của Hội Anh em dân chủ khá đông đảo. Vai trò ‘thủ lãnh’ hội này cũng không thấy phát huy khi ông Nguyễn Văn Đài đã rời hẳn Việt Nam.

Một thí dụ khác ở Hội nhà báo độc lập Việt Nam. Ngay sau khi chủ tịch của hội bị bắt với cáo buộc thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì gần như các hội viên cũng không nhiều người lên tiếng kêu gọi cho ông Phạm Chí Dũng về quyền tự do báo chí, về quyền được phản biện chính sách mà Hiến pháp đã ghi tại điều 28 :

"1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội ; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân".

Đâu chỉ vậy, quan sát về các tác giả viết bài trên trang Việt Nam Thời Báo ở thời gian trước ngày 20/11/2019, tức lúc nhà báo Phạm Chí Dũng còn tự do ; và một tháng sau đó khi trang Việt Nam Thời Báo hoạt động trở lại, sẽ thấy gần như ‘biến mất’ rất nhiều bút danh, và nhiều bài viết với các tác giả mới tham gia, cho thấy ‘khác giọng văn’ với những bài viết trước đó, nôm na đây không phải là ‘người cũ - bút danh mới’ do có sự lo ngại bị chính quyền dòm ngó, đưa đến… ‘vạ lây’.

Điều đó cho thấy gì ? Phải chăng là sự e dè của số đông khi thiếu vai trò của một người đứng đầu đủ uy tín và khả năng quán xuyến ? Đó cũng chính là phép thử về nhân sự trong hội đoàn dân sự, khi mà quyền tự do công đoàn về nguyên tắc đã chính thức có hiệu lực ở Việt Nam.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 20/03/2020

Chú thích :

(1) https://www.vietnamplus.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-chu-tri-hop-tieu-ban-nhan-su-dai-hoi-xiii/629299.vnp

(2) https://www.vietnamplus.vn/photo-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-tiep-cac-dai-su-den-trinh-quoc-thu/625443.vnp

*****************

Nhân sự lãnh đạo đảng và sự tồn vong của chế độ !

RFA, 19/03/2020

Tổng bí thư đảng cộng sản kiêm Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, vào ngày 19 /3 chủ trì cuộc họp Tiểu ban Nhân sự đảng.

chutri2

Hình minh hoạ. Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (thứ 2 từ phải sang) tại một kỳ họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 21/10/2019 AFP

Trong buổi họp, người đứng đầu Đảng Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng, đồng thời cũng là trưởng tiểu ban nhân sự Đại hội đảng XIII, cho biết trong thời gian tới tiểu ban nhân sự, bộ chính trị, ban chấp hành trung ương tập trung công sức nhiều hơn cho việc xây dựng phương hướng công tác nhân sự và việc lựa chọn nhân sự tham gia ban chấp hành trung ương đảng khóa XIII.

Đáng quan tâm là phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp cho rằng công tác nhân sự là nhiệm vụ ‘then chốt’ của ‘then chốt’, có liên quan đến sự sống còn của đảng, của chế độ.

Nhận xét về phát biểu vừa nêu của ông Tổng bí thư, Blogger Nguyễn Ngọc Già cho rằng :

"Cái chuẩn bị nhân sự đó họ khuếch trương lên ra vẻ trở thành nghiêm trọng, quan trọng để tiếp tục đánh lừa người dân là họ vì dân vì nước, nhưng như chính ông Nguyễn Phú Trọng có nói là vì sự tồn vong của chế độ cộng sản. Nên dù có là then chốt hay không then chốt cũng chỉ là phục vụ cho chế độ và tôi tin rằng đó là sự sắp xếp và thỏa thuận trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam mà họ đã thu xếp cho những cái ghế để sẵn".

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà Nội cho rằng phát biểu của ông Trọng không sai. Ông giải thích :

"Sự tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam và của nhà nước cai trị đúng là phụ thuộc rất nhiều vào nhân sự của đảng lãnh đạo trong nhiệm kỳ tới thế nào. Bởi vì một sự thật mà chúng ta đành phải thừa nhận là Đảng Cộng sản Việt Nam đứng ra cai trị, chưa có những đảng khác để cạnh tranh. Nếu đội ngũ lãnh đạo của nó tốt thì sẽ tốt hơn cho bản thân họ, nhưng mặt khác cũng tốt chung cho đất nước".

Trao đổi với RFA vào tối ngày 19/3, trước hết, nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng bày tỏ hoài nghi đối với tư cách Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước của ông Nguyễn Phú Trọng, nhân vật cao cấp nhất trong đảng và về mặt nhà nước :

"Trong suốt kỳ đất nước cần có mặt ông ta nhất trong lúc nước sôi lửa bỏng, dịch bệnh xuất hiện và nhiều vấn đề khác như khô hạn ở đồng bằng sông Cửu Long, dịch bệnh virus Vũ Hán thì không hề thấy ông Tổng bí thư có mặt. Biết bao nhiêu người đồn đoán là người đứng đầu nguyên thủ quốc gia không xuất hiện trong khi ngày hôm nay chuẩn bị cho nhiệm vụ nhân sự Đảng ông lại nói đấy là nhiệm vụ quan trọng, "then chốt của then chốt" và ông ta đặt tất cả vấn đề về quyền lực của đảng trong đó ông ta là người đứng đầu tối cao. Theo ý kiến của tôi là một người dân bình thường thì tôi chi rằng ông ta không xứng đáng làm nguyên thủ đất nước".

Nhân sự Đảng có thực sự vì dân hay chỉ đấu đá nội bộ ?

Báo trong nước trích nội dung cuộc họp cho biết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự dân chủ, công tâm, thật sự trong sáng, khách quan.

Tuy nhiên, blogger Nguyễn Ngọc Già lại có nhận định khác cho rằng thực tế không đúng như những gì được báo lề đảng đăng tải :

"Truyền thống của người cộng sản Việt Nam qua nhiều năm là mỗi kỳ Đại hội Đảng là sự đấu đá giữa các phe phái, phe nào mạnh hơn, phe nào yếu hơn ta thấy rất rõ".

Xác nhận sự việc này, nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng khẳng định trước đại hội đảng Việt Nam, hàng loạt thông tin bên lề về nhân sự Đảng lại được ‘bỏ nhỏ’, những ‘tin mật’ sẽ được những kênh truyền thông không chính thống đăng tải :

"Chúng ta thường thấy trường hợp ở ngoài vỉa hè nhân dân hay đồn đoán những người nào sẽ nắm chức vụ gì và hầu như những dự đoán đó có vẻ chính xác. Đấy là những lúc thanh trừng bằng các chiến dịch như đốt lò củi mà ta thấy rất rõ. Những nhân vật bị thanh trừng đều thuộc nhóm người khác, những người không bị đụng tới sẽ thuộc một nhóm mới. Trên cơ sở đó, có thể một số thông tin rò rỉ là để chúng ta thấy rõ những dàn xếp cho việc chuẩn bị dân sự thực ra là thanh trừng phe nhóm".

Theo quan điểm cá nhân, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng việc đấu đá nội bộ như vậy không hẳn là một việc xấu trong tình hình chính trị tại Việt Nam hiện nay. Ông tiếp lời :

"Chuyện cạnh tranh giữa những thế lực khác nhau luôn là một chuyện mà ai cũng biết. Trong lúc không có dân chủ thì có sự cạnh tranh nội bộ một chút cũng là chuyện lành mạnh, còn hơn là bên Trung Quốc, ông trùm chỉ định ai thì người đó được vào. Nói cách khác, cạnh tranh nội bộ trong đảng không có còn dở hơn có".

Đại hội Đảng Cộng sản XIII của Việt Nam sẽ diễn ra vào đầu năm 2021, từ đó bầu ra các ủy viên trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư và người lãnh đạo đảng là Tổng bí thư.

Blogger Nguyễn Ngọc Già cho rằng kì lựa chọn nhân sự lãnh đạo đất nước Việt Nam lần này sẽ có thay đổi tích cực hơn so với những năm trước do không bị Trung Quốc chi phối. Nguyên nhân được ông cho rằng vị thế của Trung Quốc hiên nay bị suy sụp quá lớn và đen tối nhất từ trước tới nay đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc qua dịch virus Vũ Hán.

Còn theo nhà báo Ngô Nhật Đăng, thực tế tình hình nhân sự đảng ra sao từ lâu đã không được người dân quan tâm chú ý đến. Ông đưa ra lý do :

"Câu hỏi quan trọng nhất của người dân khi quan tâm đến hệ thống chính trị là ai thay ai, người ấy lên có làm cho đời sống nhân dân có tốt hơn không, có được thêm tự do không ? Nhưng qua rất lầu, hơn 7 thập kỷ rồi, hầu như những câu hỏi đấy không bao giờ được trả lời, chỉ như thế hoặc xấu hơn. Nên người dân thậm chí cũng không quan tâm đến chuyện nhà nước, thanh từng nội bộ, ai thay thế ai, ở vị trí nào…

Vẫn theo nhà báo Ngô Nhật Đăng, những điều ông vừa nêu cũng chính là lý do để thể chế này tồn tại được do nhiều người dân ngày càng tỏ ra vô cảm.

Nguồn : RFA, 19/03/2020

**************

Nguyễn Phú Trọng tái xuất hiện, không đả động đến Covid-19

N.H.K, Người Việt, 19/03/2020

Sau ba tuần vắng mặt trước công chúng, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, chủ tịch nước, xuất hiện trở lại trên báo nhà nước hôm 19/3, khi chủ trì cuộc họp của tiểu ban nhân sự Đại hội XIIIcủa đảng.

chutri3

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp hôm 19/3. (Hình : báo Tin Tức)

Theo báo Tin Tức, tại sự kiện này, ông Trọng lên tiếng chỉ đạo "phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp để góp phần chuẩn bị tốt nhân sự Đại hội XIII; phải xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ then chốt của then chốt, có liên quan đến sự sống còn của đảng, của chế độ".

Bài báo không cho thấy vị lãnh đạo đang ngồi hai ghế của "tứ trụ" có bất kỳ phát ngôn nào về tình hình dịch bệnh virus Covid-19 cũng như sức khỏe của người dân đang bị đe dọa.

Trước buổi họp hôm 19/3, lần xuất hiện gần đây nhất của ông Trọng được ghi nhận là tại buổi tiếp đại sứ một số nước đến trình quốc thư hôm 27 Tháng Hai tại Phủ Chủ tịch.

Việc ông Trọng xuất hiện trở lại chỉ để họp nhân sự trước Đại hội XIIIcàng khiến công luận tin vào các suy đoán trước đó rằng ông này rốt cuộc "chỉ biết còn đảng, còn mình" và đưa ra các phát ngôn xoay quanh chuyện "đốt lò" để thị uy. Khi xảy ra bệnh dịch, thiên tai, người ta không thể trông đợi gì ở một vị chủ tịch nước "hết lòng vì dân" như thông tin mà báo đảng hay tuyên truyền. Ông Trọng đã hoàn toàn phó mặc chuyện ứng phó với dịch bệnh virus Covid-19 cho chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc.

Sự vắng mặt và im ắng quá lâu của chủ tịch nước trong lúc cả nước có biến cố dịch bệnh khiến cộng đồng mạng bàn tán, dị nghị từ nhiều ngày qua.

chutri4

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp hôm 19/3. (Hình : Trí Dũng/báo Tin Tức)

Facebooker Trọng Hiền, admin của trang "Ngụy biện - Fallacy" bình luận trên trang cá nhân : "Dịch cúm Vũ Hán nghiêm trọng như vậy, mà hai tháng nay không thấy ông Trọng, người quyền hành cao nhất - tổng bí thư kiêm chủ tịch nước - ra mặt tham gia xử lý sự vụ. Điều này chứng tỏ sức khỏe ông Trọng đã rất tệ, không đủ cáng đáng các việc hệ trọng của đất nước. Và cũng một lần nữa cho thấy sự tham quyền cố vị, khát khao duy trì quyền lực đến bệnh hoạn của những tên lãnh đạo cộng sản. Vừa thương cho dân mình, khi không có bất kỳ quyền lực chính trị nào để đuổi cổ bọn bất tài như chúng xuống".

Một số Facebooker khác thì chế nhạ rằng sau nhiều ngày "im hơi lặng tiếng", ông Trọng giờ đây xứng đáng được trao kỷ lục "Người lặn sâu nhất".

Đáng lưu ý, tới nay, chỉ có giới bất đồng và xã hội dân sự đặt câu hỏi về việc ông Trọng thể hiện trách nhiệm của mình tới đâu trong lúc Điều 86 Hiến Pháp quy định : "Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại".

Trong khi đó, nhiều Facebooker thuộc giới "dư luận viên" vẫn tiếp tục lên mạng xã hội ca tụng "sự anh minh" và cầu chúc ông Trọng đủ sức khỏe để tiếp tục dẫn dắt công cuộc "đốt lò". 

N.H.K

Nguồn : Người Việt, 19/03/2020

*******************

Cán bộ, công chức gây nợ - ai sẽ trả ?

Diễm Thi, RFA, 19/03/2020

Vì sao vỡ nợ ?

Huyện ủy và UBND huyện Yên Định, Thanh Hóa đang nợ khoảng 52 tỷ đồng. Trong đó UBND huyện Yên Định đang nợ khoảng 23 tỷ đồng, còn Huyện ủy nợ khoảng 29 tỷ đồng. Lý do nợ được nêu là tiền sửa sang cơ sở vật chất công sở Huyện ủy, UBND huyện ; tiền xăng xe đi công tác của lãnh đạo ; tiền sửa xe ; tiền quà tặng các dịp đại hội, lễ kỷ niệm ; tiền mua sắm bàn ghế, tổ chức tiếp khách, ăn uống ; tiền khen thưởng cho cá nhân, tập thể trên địa bàn...

gayno1

Ảnh minh họa. AFP

Ông Lưu Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Yên Định cho báo chí trong nước biết số nợ này chủ yếu tập trung vào các năm từ 2013 đến năm 2015 và hiện tại thì địa phương không thể chi trả vì không có hóa đơn chứng từ.

Bà Ngô Thị Hoa, nguyên Chủ tịch UBND huyện Yên Định giai đoạn 2012 - 2015 xác nhận trong thời gian bà đương chức, việc chi tiêu và nợ nần nhiều người cả trong và ngoài cơ quan bà có biết nhưng "con số cụ thể nợ bao nhiêu, chi như thế nào thì không nắm rõ".

Ông Đường Văn Thái, người từng có 10 năm làm việc trong cơ quan công quyền Hà Nội, cũng là một nhà báo cho hay, các khoản nợ phát sinh do rất nhiều lý do. Một phần họ không có tiền nhưng vung tay quá trán. Một phần do các doanh nghiệp, các lãnh đạo phòng ban khác muốn lấy lòng các sếp lớn nên cứ chi tiền ra trước. Đa số các khoản chi đều không có chứng từ nên không ai biết, không ai lo. Một hóa đơn ăn nhậu của các sếp lên đến mấy chục triệu đồng. Các sếp thì cứ vô tư tiêu xài mặc cho ngân sách không còn và quỹ đang âm hàng chục tỷ.

Ông Thái nói :

"Chuyện ăn nhậu là chuyện nhỏ. Họ còn cố tính vung tay quá trán. Biết không có tiền nhưng vẫn cố tình vẽ ra những dự án để tham nhũng.

Rất nhiều nơi các sếp rủ nhau ăn nhậu ở các nhà hàng quen rồi cho nhân viên ở lại lấy hóa đơn về thanh toán với kế toán. Họ gọi đó là những khoản tiền tiếp khách. Nhưng những hóa đơn này cũng bị kê giá cao hơn để ăn chênh lệch. Ví dụ ăn hết 500 ngàn thì viết hóa đơn 800 ngàn".

Thông tư số 71/2018 của Bộ Tài Chính có quy định về việc tiếp khách trong nước phải tiết kiệm, không phô trương hình thức và thành phần tham dự chỉ là những người trực tiếp liên quan. Các khoản chi cho tiếp khách này không được sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Việc lạm chi ngân sách hay ăn xài quá trớn của các cán bộ huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa bị báo chí đưa tin khiến người dân sửng sốt với con số 52 tỷ đồng không phải là trường hợp duy nhất và đầu tiên.

Cuối năm 2019, Thanh tra tỉnh Gia Lai công bố sai phạm về việc sử dụng các nguồn kinh phí tại UBND huyện Chư Sê trong năm 2016 và 2018. Số tiền sai phạm tại UBND huyện và các đơn vị liên quan cần phải thu hồi vào ngân sách hơn 4,1 tỷ đồng. Trong đó tiền tiếp khách là hơn 1 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu - Ban Dân vận Trung ương nhận định đây là vấn đề nan giải. Muốn thay đổi thì việc trước tiên là phải thay đổi thể chế chính trị. Ông nói :

"Không phải chỉ một nơi đâu. Nhiều nơi lắm. Số nợ đang còn rất là nhiều. Hiện nay ngân sách thu không đủ chi. Luôn luôn lạm chi. Năm nào cũng thế. Thành ra đây là một việc nan giải của chính quyền hiện nay. Số nợ vay của các địa phương là rất nhiều, chưa có cách gì thu hồi lại cho Nhà nước.

Cái này là một quả bóng. Nó phình lên thì đến lúc nó sẽ vỡ thì là chuyện lớn chứ không đơn giản đâu. Cái lớn nhất hiện nay là làm sao để họ trả lại quyền làm chủ xã hội cho người dân".

Ai sẽ trả nợ ?

Thông tư về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 quy định, các khoản chi tiêu dùng cho bộ máy chính quyền cấp huyện sẽ được chi từ nguồn ngân sách địa phương. Hàng năm sẽ phải tiến hành lập dự toán ngân sách, đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định ứng trước dự toán ngân sách năm sau của cấp mình ; định kỳ 6 tháng báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.

Như vậy, việc chi tiêu dùng sẽ phải nằm trong định mức đã được cho phép. Với những khoản chi vượt mức ngân sách như vậy thì ai sẽ trả nợ ?

Ông Đường Văn Thái cho hay :

"Bây giờ giải quyết hậu quả thì chắc chắn sẽ lấy từ ngân sách mang ra trả. Mà ngân sách là tiền thuế của dân chứ chắc chắn không ông bà nào bỏ tiền túi ra trả cả. Tôi làm ở UBND huyện Đông Anh 10 năm nên biết rõ. Toàn bộ là vẽ hươu vẽ vượn để rút ruột tiền ngân sách.

Khi chuyện đã vỡ lở như ở Thanh Hóa thì họ sẽ trích từ ngân sách ra, còn những nơi chưa bị lộ thì họ sẽ nâng khống những khoản chi khác để bù đắp vào những khoản nợ nhằm xử lý êm đẹp mọi chuyện. Khi thanh tra đến quyết toán sẽ không thấy dấu vết nữa".

Chuyện lãnh đạo các tỉnh vi phạm chỉ bị cách chức hay rút kinh nghiệm là chuyện người dân thấy quá rõ từ xưa đến nay.

Có thể dẫn chứng việc Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Trưởng phòng An ninh điều tra, Trưởng và Phó phòng CSGT Đồng Nai bị cách hết mọi chức vụ trong đảng vào ngày 7/3/2020.

Theo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, trong thời gian giữ các chức vụ, bốn cán bộ trên chịu trách nhiệm về một số vi phạm trong lĩnh vực được phân công liên quan đến xử lý sai quy trình một số vụ án.

Trước đó, tháng 8/2019, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Đồng Nai đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát.

Ông Nguyễn Khắc Mai kết luận :

"Lâu nay những địa phương gây nhưng khoản nợ như thế vẫn cứ ỳ ra. Nó đi tới chỗ đề nghị giải tỏa hay xóa nợ chứ khả năng địa phương đó trả nợ là không có đâu !"

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ với RFA rằng, dịch cúm lần này ảnh hưởng khá nhiều đến nền kinh tế, rất nhiều doanh nghiệp khó khăn, chính phủ đang phải lo tìm cách hỗ trợ doanh nghiệp. Nên bất cứ nơi nào dùng tiền ngân sách vào những việc không mang lại lợi ích kinh tế xã hội đều là việc không nên làm.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 19/03/2020

Additional Info

  • Author Nguyễn Nam, RFA tiếng Việt, N.H.K
Published in Diễn đàn

Sau gần 2 tháng kể từ ngày Việt Nam phát hiện ca nhiễm bệnh do virus Covid-19, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn "mất tăm", chưa có bất kì phát biểu hay chỉ đạo nào về đại dịch này.

tbt1

Hình minh họa. Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc họp ở Hà Nội hồi năm 2019 -AFP

Lần gần nhất ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trên truyền thông là vào sáng 27/2, khi ông tiếp đại sứ các nước : Vương quốc Campuchia, Thụy Sĩ, Cộng hòa Bolivariana Venezuela, Cộng hòa Hy Lạp, Cộng hòa Paraguay, Đại Công quốc, Cộng hòa Paraguay, Vương quốc Hashemite Jordan đến trình Quốc thư.

Trong khi đó, Điều 86 Hiến pháp Việt Nam quy định "Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại".

Không xuất hiện vì không có nhiệm vụ

Ông Nguyễn Lân Thắng, nhà hoạt động chính trị xã hội ở Hà Nội nói với RFA rằng không chỉ có ông, mà rất nhiều người dân trong nước đang thắc mắc liệu người đứng đầu đất nước đang ở đâu trong thời điểm cả nước phải chống chọi với dịch bệnh như thế này :

"Tôi có thấy thông tin là ông Nguyễn Phú Trọng đã rất lâu rồi không thấy xuất hiện trên truyền thông cũng như các hoạt động của nhà nước, đây là việc mà tôi cũng rất là thắc mắc. Với cương vị vừa là Tổng bí thư Đảng cộng sản, vừa là Chủ tịch nước thì đáng lý ra khi có các tình hình nguy cấp của đất nước như vấn đề dịch bệnh này thì những người đứng đầu Đảng phải có tiếng nói và có các hoạt động.

Chứ hiện tại bây giờ, nhân dân cũng như là các cơ quan báo khí đều rất thắc mắc là tại sao với vai trò với cương vị như vậy mà ông ấy lại không xuất hiện. Tất nhiên là người đứng đầu Đảng và Nhà nước cũng có thể ốm đau, cũng có thể có những vấn đề cá nhân. Nhưng mà một đất nước thì không thể thiếu vắng người lãnh đạo và phải có cơ chế để thay thế.

Cho đến bây giờ thì chúng ta chỉ thấy có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng như là các thành viên ở trong Chính phủ đang gồng mình, vật lộn để chống chọi với cơn dịch bệnh. Đó là điều mà rất nhiều người cũng đang thắc mắc".

tbt2

Hình minh họa. Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (thứ 2 từ phải sang) tại một kỳ họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 21/10/2019 AFP

Ông Lê Hoàng, một người dân ở Hà Nội nói rằng hiện nay chỉ có ông Nguyễn Xuân Phúc đứng ra chỉ đạo tất cả công tác chống dịch Covid-19 :

"Có nhiều người cũng đặt câu hỏi nhưng cũng chưa xác định được như thế nào. Ngay bây giờ ông ấy tránh đi như thế thì ông Nguyễn Xuân Phúc phải đứng ra để đương đầu.

Cũng chưa hiểu vì sao khi mà dịch Corona như thế này mà ông ấy lại không có một cái tăm hơi gì cả".

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì việc ông Trọng không xuất hiện cũng không quan trọng vì "chống dịch" là nhiệm vụ của bên Hành pháp, mà Thủ tướng là người đứng đầu :

"Các văn bản quy phạm pháp luật, Hiến pháp Việt Nam thì quy định không quy định những điều đấy. Những việc đó là của Hành pháp, tức là ông Thủ tướng là người đứng đầu Hành pháp chứ không phải Chủ tịch nước.

Chủ tịch nước là nguyên thủ thì thực hiện ở mức độ hình thức và lễ tân, chứ không không phải là người đứng đầu hệ thống Hành pháp quốc gia Việt Nam, cho nên không quan trọng lắm.

Cái việc ông ấy đi ra thăm người ốm, hay đi ra thăm các nơi có thiên tai ở đồng bằng sông Cửu Long thì cũng rất tốt nhưng đó không phải là nhiệm vụ của ông ấy.

Thế còn với vai trò là Tổng bí thư cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam, hệ thống một đảng, tất nhiên về mặt tình cảm thì viện lý do sức khỏe mà chưa làm được hết tất cả các việc thì người ta phải thắc mắc, và người ta cũng buồn thay".

Theo Hiến pháp, Chủ tịch nước có 6 nhiệm vụ và quyền hạn chính. Trong đó nhiệm vụ thứ năm ghi cụ thể ‘… công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương. ‘

Sức khỏe yếu nhưng vẫn muốn quyết định nhân sự khóa tới

Đây không phải là lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng "mất tích" trong lúc đất nước "gặp chuyện". Hồi năm 2019, ông Trọng cũng giữ im lặng trong suốt hơn 3 tháng trời Trung Quốc cho tàu thăm dò Hải Dương 8 vào gần khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp đánh giá rằng sở dĩ ông Trọng lâu nay không thể xuất hiện trước công chúng quá nhiều là do sức khỏe yếu :

"Ông ấy đang ốm mà. Ông ấy đang hồi phục chậm nên đã xin phép làm việc ít đi. Lần trước cái vụ Tư Chính thì ông ấy có nói trong Hội nghị Trung ương thôi chứ không có nói ở ngoài. Còn bâygiờ chuyện dịch bệnh thì chỉ có Thủ tướng nói thôi chứ Chủ tịch Quốc hội cũng chưa thấy nói gì. Chắc là họ phân công nhau.

Còn việc thực hiện các nhóm nhiệm vụ của Chủ tịch nước rõ ràng đến đây là chưa được tốt. Bởi vì Chủ chủ tịch nước hiện nay ông ấy đã bỏ bớt một số việc.

Bây giờ ông ấy hồi phục chưa tốt cho nên ông ấy đã giao bớt một số việc cho Phó Chủ tịch nước theo hình thức nội bộ, thì bà Phó Chủ tịch nước cũng đã mấy lần bổ nhiệm các Đại sứ bậc 1 bậc 2, rồi duyệt các danh sách bổ nhiệm các Đại sứ mới. Ông ấy hoàn toàn giao quyền cho Phó Chủ tịch nước ký một số công bố, một số luật, pháp lệnh, quyết định của nhà nước".

Ông Nguyễn Lân Thắng cũng cho rằng do sức khỏe ông Trọng đang yếu, không thể xuất hiện trước công chúng nhiều, nhưng ông ấy vẫn muốn giữ vai trò quyết định nhân sự cho Đại hội đảng 13 sẽ diễn ra vào đầu năm 2021, nên vẫn cố giữ hai ghế Tổng bí thư và Chủ tịch nước :

"Tôi phán đoán là do cái tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng đang rất là tệ. Bởi vì chúng ta biết những thông tin rằng là ông ấy bị đột quỵ, bị những vấn đề về sức khỏe, rất là run rẩy khi mà xuất hiện trên truyền thông từ lâu rồi.

Vậy nhưng có lẽ là ông Trọng vẫn đang cố gắng níu kéo để có một vị trí quyền lực, cũng như là có một vai trò quyết định trong Đại Hội sắp tới, cho nên ông ấy tìm cách tránh truyền thông và tránh công luận".

Tin đồn ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ bắt đầu từ hôm 14/4/2019, trong lúc đang thăm tỉnh Kiên Giang.

Người phát ngôn của Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng sau đó trả lời báo chí rằng do : "Cường độ làm việc cao đã ảnh hưởng tới sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Tổng bí thư, Chủ tịch nước sẽ sớm trở lại làm việc bình thường"

Đến ngày 14/5/2019, ông Trọng xuất hiện trở lại trên truyền thông nhà nước khi ông đang chủ trì buổi họp các ủy viên Bộ Chính trị.

Ông Trọng chỉ đạo cũng không làm thay đổi tình hình dịch bệnh

Là cư dân Hà Nội, cả ông Thắng và ông Hoàng đều nhận định việc đối phó, chống dịch của chính quyền Hà Nội nhìn chung là tốt. Và dù ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước không xuất hiện thì cũng không làm thay đổi được tình hình thực tế. Ông Thắng nói :

"Nếu như ông Trọng có xuất hiện trước công chúng, hoặc có những chỉ đạo nào đó về việc dập dịch này thì cũng cũng không có tác dụng gì nhiều. Nhưng mà nó có một tác dụng là làm cho người dân cũng như là hệ thống chính quyền họ thấy được vai trò lãnh đạo họ, cũng như thấy được vị trí của ông Trọng nó còn có tác dụng. Chứ bây giờ tiếng kêu oán thán, trách móc đối với ông Trọng rất cao".

Ông Lê Hoàng đánh giá :

"Thực ra tình hình ở Việt Nam thì ai thì cũng thế thôi. Trong đảng họ làm cái gì thì cũng có quy trình cả, chứ không có ai chịu trách nhiệm riêng cả. Nhưng ở Việt Nam họ cũng làm cách ly các thứ tương đối tốt. Tôi ủng hộ".

Ông Hà Hoàng Hợp lí giải nguyên do mà Việt Nam được đánh giá là chống dịch một cách khá hiệu quả là vì thể chế độc đảng, Chính quyền có thể tận dụng tối đa tất cả mọi nguồi lực từ xã hội :

"Cái việc mà bên hành chính và thể chế tính chính trị ở Việt Nam nằm dưới sự điều khiển của một đảng duy nhất, cho nên việc tổ chức các việc phòng dịch chống dịch hiện nay có thuận lợi. Đó là chính phủ có thể huy động mọi nguồn lực có sẵn của đất nước này để tập trung vào chống dịch.

Cái thuận lợi thứ hai là Chính phủ Việt Nam từ năm 2002 đã áp dụng cái bộ quy tắc dịch tễ của Mỹ vào Việt Nam, cho nên có thể tham khảo học tập và áp dụng trong hoàn cảnh ở Việt Nam.

Thứ ba là trong khi thực hiện thực hiện các biện pháp phòng dịch, Chính phủ đã tạo ra nỗi sợ cho người dân sợ rằng cái virus này rất nguy hiểm, nó sẽ giết người nhiều như là ở bên Trung Quốc, Ý… Và ở đây nó có sự nhất trí giữa Chính phủ và và người dân là phải cố mà chống".

Tính đến tối ngày 16/3, Việt Nam có tổng cộng 61 ca nhiễm Covid-19. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng chính phủ Hà Nội lên tiếng tại cuộc họp thường trực chính phủ, rằng đây là giai đoạn vàng trong phòng chống, hạn chế lây nhiễm dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Ông cho rằng cần phát động đợt thi đua đặc biệt trong ngành y tế và các lực lượng liên quan để có thể ngăn chặn dịch hiệu quả.

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 16/03/2020

Additional Info

  • Author Cao Nguyên
Published in Diễn đàn

Nếu các văn kin đang được son tho (Dự tho Báo cáo Chính tr, D tho Báo cáo mười năm thc hin Cương lĩnh 2011, D tho Báo cáo Kinh tế - Xã hi, D tho Báo cáo xây dng đng và thi hành Điu l đng) để trình Đi hi toàn quc ln th 13 ca Đảng cộng sản Việt Nam (d trù s được t chc vào năm ti) có vai trò như… văn bia thì ông Nguyn Phú Trng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam - người khẳng đnh như va nêu (1) - đã phm phi mt sai lm nghiêm trng.

trong0

Tổng bí thư Nguyn Phú Trng phát biu ti l k nim 90 năm thành lp Đng Cộng sn Vit Nam, 3/2/2010. Photo VTV.

Nếu vic son tho các văn kin cho Đi hi toàn quc ln th 13 ca Đảng cộng sản Việt Nam (Đi hi 13) quan trng như son - lp… "văn bia", ti sao ông Trng và B Chính tr li nht trí chn ông Hoàng Trung Hải – người va b B Chính tr "cnh cáo" vì "có nhiều khuyết đim, vi phm nghiêm trng trong quá trình ch đo thc hin ‘D án m rng sn xut giai đon II - Công ty Gang thép Thái Nguyên’ (D án TISCO II)" (2) làm Phó Ban đặc trách Tiu ban Văn kiện cho Đi hi 13 (3) ?

Đời sau chc chn s hoang mang không biết nên xếp ông Trng và đng ca ông vào loi nào khi nghiên cu v các… văn bia! Loi nào mi chn "cnh cáo", cách chc Bí thư Thành y Hà Ni làm hình thc x lý mt người như ông Hải (thiếu trách nhim, không xem xét cn thn các khuyến cáo, ch đo thiếu rõ ràng, cht ch c trong thc hin hp đng ln thanh toán cho nhà thu khiến chi phí cho "D án TISCO 2" tăng t 3.800 t lên… 8.100 t ri "đp chiếu"), rồi giao ch đo vic son – lp… văn bia ?

***

Ví von - văn kiện son cho Đi hi 13 ging như… văn bia, được ông Trng nêu lên đúng vào thi đim B Công an đ ngh Vin Kim sát Ti cao truy t ông Đinh La Thăng ti "vi phạm quy đnh v đu tư công trình xây dng gây hu qu nghiêm trọng". Dựa vào Kết lun Điu tra ca B Công an, báo chí Vit Nam cho biết, ông Thăng b truy cu trách nhim hình s thêm mt ln na vì đã ch đo thuc cp giao D án xây dng Nhà máy sn xut Ethanol tnh Phú Th cho mt liên doanh không đ năng lực, kinh nghim, thc hin. Tuy d án này đã ngn 1.467 t ca công qu nhưng công trình xây dng Nhà máy sn xut Ethanol tnh Phú Th vn va "đp chiếu", va tr lãi (4).

Đây là lần th ba ông Thăng b truy t. Hai ln trước, ông đã b h thng Tòa án xác định có hai ln phm ti "cố ý làm trái quy đnh ca nhà nước v qun lý kinh tế gây hu qu nghiêm trng". Trong vụ "cố ý làm trái" khi quyết đnh đu tư vào D án Nhit đin Thái Bình 2, ông Thăng b buc bi thường 30 t, b pht 13 năm tù (5). Còn trong vụ "cố ý làm trái" khi chỉ đo Tp đoàn Du khí Vit Nam (PVN) góp vn vào Ngân hàng Đi Dương (OceanBank), ông Thăng b buc bi thường 600 t, b pht 18 năm tù (6).

Tổng hp hình pht t hai bn án "c ý làm trái" mà các Tòa án tng tuyên trước đó, ông Thăng bị pht 31 năm tù. Tuy nhiên cho dù hình pht ti đa đi vi ti "vi phạm quy đnh v đu tư công trình xây dng gây hu qu nghiêm trng" mà ông Thăng mới b đ ngh truy t là 20 năm tù và ông Thăng b Tòa án pht mc cao nht theo Điu 224 của lut hình s, ông cũng s ch tù 30 năm vì lut hình s Vit Nam xác đnh, hình pht tù có thi hn không được vượt quá mc 30 năm.

***

Ông Trọng là người khi xướng công cuc "chnh đn đng", ông cũng là người liên tc lp đi, lp li v vic người đng đu phi chu trách nhim như mt cách "nêu gương". Thm chí cui năm va qua, khi tham d hi ngh trc tuyến gia chính ph vi lãnh đo các đa phương đ tho lun v vic thc hin nhim v kinh tế - xã hi trong năm 2020, ông còn ch đo, mt trong năm nhim v trng tâm ca năm nay là : Đẩy mnh đi mi ni dung, phương thc lãnh đo, ch đo và l li làm vic ca các cơ quan, đơn v, nht là người đng đu theo đúng quy đnh ca Hiến pháp và pháp lut, đáp ng yêu cu "đúng vai, thuc bài". Ông Trọng cũng là người bo v nhit thành vic "quy hoch nhân s" cho h thng chính tr, h thng công quyn t trung ương đến đa phương, ch đng la chn – sp đt các cá nhân vào v trí lãnh đo tt c các ngành, tt c các cp.

Cách nay năm năm (2015), trước thm Đi hi đng 12 (2016 – 2020), dưới s ch đo ca ông Trng, Ban Chp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 11 phát hành mt thông cáo, khng đnh, kiên quyết không đ lt vào Ban chấp hành trung ương nhng người có mt trong các khuyết đim như : Xu nịnh, chy cht, vn đng cá nhân, tư tưởng cc b, phe cánh, li ích nhóm, không dám đu tranh bo v l phi. M dân, chuyên quyn, đc đoán, trù dp người thng thn đu tranh, phê bình. Đ xy ra tình trng tham nhũng, tiêu cc ln đa phương, đơn v. Bảo th, trì tr, làm vic kém hiu qu, nói không đi đôi vi làm. Có biu hin giàu nhanh, nhiu nhà, nhiu đt, nhiu tài sn khác mà không gii trình rõ được ngun gc. Li dng chc quyn đ thu li bt chính (8)...

Cuối năm ngoái, Ban Ch đo Trung ương v Phòng chng tham nhũng, loan báo : T đu nhim kỳ ca Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 12 đến hết năm 2019, gii lãnh đo Đảng cộng sản Việt Nam đã thi hành k lut hơn 90 cán b thuc din Ban chấp hành trung ương đng qun lý, trong đó có hai y viên B Chính tr, 19 Ủy viên hoc cu y viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, 22 sĩ quan cp tướng trong lc lượng vũ trang (9).

Chẳng l Tổng bí thư – người đng đu - không phi chu trách nhim v "sai phm nghiêm trng" ca hàng trăm cá nhân được "qui hoch làm nhân s ch cht" vn thuc phm vi trách nhiệm ca Ban chấp hành trung ương đng ? Các sai phm khiến ông Đinh La Thăng liên tc b truy cu trách nhim hình s, ông Hoàng Trung Hi b đng "cnh cáo" đu xy ra trước khi c hai được la chn – sp đt làm y viên B Chính tr ca Ban chấp hành trung ương đng khóa 12, l nào ông Trọng – người đng đu – cũng vô can ?

Nếu ông Trng hoàn toàn vô can trước vô s sai phm v la chn – sp đt nhân s do chính ông t chc giám sát, ch đo, khiến công qu mt hết ngàn t này đến ngàn t khác, nếu ông va thkiên quyết không đ lt nhng cán b kém phm cht, yếu năng lc và uy tín thp vào cp y các cp, vừa kiên quyết pht l trách nhim t ha nhân s và vn kiên quyết giành gi quyn đnh đot c v nhân s lãnh đo đng lnhân sự các cơ quan nhà nước các cp nhim kỳ 2021-2026 thì nên hiểu thế nào v "nêu gương", v đòi hngười đng đu theo đúng quy đnh ca Hiến pháp và pháp lut, đáp ng yêu cu đúng vai, thuc bài ?

Thật ra, các văn kin được son cho Đi hi đng 13 vn có th là… văn bia. Trước gi, ngoài ghi công để tưởng nh, bia còn được dùng đ hài ti cho hu thế lun bàn!

Trân Văn

Nguồn : VOA, 21/02/2020

Chú thích :

(1) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-an-kien-la-van-bia-con-de-lai-doi-sau-616467.html

(2) https://thanhnien.vn/thoi-su/bo-chinh-tri-ky-luat-canh-cao-bi-thu-thanh-uy-ha-noi-hoang-trung-hai-1170555.html

(3) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/ong-hoang-trung-hai-lam-pho-truong-bo-phan-chuyen-trach-tieu-ban-van-kien-1517043.tpo

(4) https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/ong-dinh-la-thang-va-chuyen-voi-lot-lo-kim-trong-du-an-ethanol-phu-tho-617090.html

(5) https://tuoitre.vn/phat-ong-dinh-la-thang-13-nam-tu-ong-trinh-xuan-thanh-tu-chung-than-20180122000434559.htm

(6) https://vnexpress.net/phap-luat/ong-dinh-la-thang-phai-boi-thuong-600-ty-dong-3729411.html

(7) https://bnews.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-nguyen-phu-trong-nam-2020-phai-dat-nhieu-thanh-tich-hon/143812.html

(8) http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thong-bao-Hoi-nghi-lan-thu-11-Ban-Chap-hanh-Trung-uong-Dang-khoa-XI/226450.vgp

(9) http://danviet.vn/tin-tuc/da-co-2-uy-vien-bo-chinh-tri-22-sy-quan-cap-tuong-bi-ky-luat-1050297.html

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi Văn kiện Đại hội Đảng XIII phải là ‘Văn bia’ !

RFA, 18/02/2020

Tham vọng để đời !

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa phát biểu cho rằng phải coi văn kiện đại hội đảng là ‘văn bia’, còn để lại đời sau…

vankien1

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. AFP

Ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra so sánh vừa nói hôm 14/2, khi chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, gửi đại hội đảng bộ cơ sở đóng góp ý kiến.

Trao đổi với RFA hôm 18/2, Nhà ngôn ngữ học, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, đưa ra phân tích câu nói của ông Trọng :

"Ý ông Trọng là ông muốn nói đó không phải là loại ‘lời nói gió bay’, mà cái đó còn để lại đời đời, cho đời sau đọc, và người ta sẽ căn cứ vào đó mà phán xét mình, cho nên phải rất là cẩn thận, có lẽ ý ông là như thế. Nhưng ông Trọng dùng chữ ‘văn bia’ là không cẩn thận, vì khi ông nói đã quên mất người Việt có câu thành ngữ ‘khôn văn tế, dại văn bia’…

Nhà nghiên cứu văn hóa, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, giải thích thêm với RFA hôm 18/2 :

"Trong dân gian có câu ‘khôn văn tế, dại văn bia’ tức là người khôn thì viết văn tế, viết xong đốt bỏ, không có tang chứng nào để lại. Còn văn bia là văn viết xong phải khác vào đá, bền vững với thời gian. Vì vậy ai dại mới viết văn bia, vì để mãi và người ta sẽ phán xét về nội dung đó, hậu thế sẽ phán xét. Ông Nguyễn Phú Trọng muốn nhấn mạnh, văn kiện này sẽ lưu lại mãi và ai viết thì phải chịu trách nhiệm".

Cũng tại cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng giải thích, vì văn kiện đảng như văn bia, còn để lại đời sau, nên việc tiếp thu các ý kiến đóng góp phải có quan điểm, lập trường, lý lẽ, phương châm là bình tĩnh lắng nghe, trân trọng tất cả các ý kiến, cân nhắc thật kỹ, rồi tiếp thu tối đa.

Trách nhiệm lãnh đạo !

Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, như vậy là ông Nguyễn Phú Trọng đã gián tiếp thừa nhận những văn kiện này là những thứ lưu lại cho hậu thế và đảng công sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm với nhân dân, với hậu thế về những gì đã viết ra trong văn kiện đại hội đảng thứ 13. Ông nói tiếp :

"Ở đây tôi muốn nhắc lại việc trước đây khi ông Nông Đức Mạnh còn là Tổng bí thư có nói, đến năm 2020 Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp hóa. Đến bây giờ năm 2020 thì Việt Nam có công nghiệp hóa hay không ? Vừa rồi mạng xã hội có lôi câu đó ra để đàm tiếu đối với người lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Việt Nam trước đây, tức ông Nông Đức Mạnh".

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho rằng, có thể hiểu ông Trọng lưu ý như vậy là để những người viết văn kiện đại hội đảng thứ 13… thứ nhất phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, lịch sử về những điều ghi trong đó. Thứ hai có thể là nhắc nhở, những mục tiêu, đề xuất, phải trong chừng mực nhất định, chứ không thể nói như hồi ông Nông Đức Mạnh được.

vankien2

Văn bia Tiến sĩ tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội. (Ảnh minh họa) Courtesy vanmieu.gov.vn

Để hiểu rõ thêm thế nào là văn bia, và những trường hợp nào thường được dựng văn bia tại Việt Nam ? Đài Á Châu Tự Do hôm 18/2 liên lạc Sử gia Dương Trung Quốc, hiện đang sống tại Hà Nội, và được ông giải thích :

"Văn bia là một hình thức khá phổ biến trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Chúng tôi coi là một thứ thư tịch để lại cho đời sau, vì nó được khắc trên chất liệu có thể nói là bền vững. Như vậy đó là những thông điệp của người đời nay không chỉ để nói với người đời nay mà muốn để lâu dài. Có thể đơn giản như một tấm bia mộ chí, để thông tin về những người đang nằm dưới ngôi mộ ấy, hay có thể là một tấm bia biển hiệu, bia hạ mã, nhắc nhở mọi người tôi trọng không gian có di tích, có tâm linh tôn giáo… Nhưng nó cũng có thể chứa đựng rất nhiều thông tin, kể cả những án văn, những thông điệp, nó có thể tôn vinh những người đỗ đạt như bia tiến sĩ chẳng hạn. Hay một tấm bia để người ta chuyển tải cái gì đó cho đời sau, như bia trong Lăng Vua Tự Đức chẳng hạn. Hay về kinh Phật như bia Nhất Trụ ở Ninh Bình…".

Bia đá-bia miệng !

Theo Sử gia Dương Trung Quốc, điều quan trọng là phải sử dụng những chất liệu bền vững như bia đá tượng đồng dựng văn bia, để chuyển tải thông điệp cho đời sau. Đó có lẽ là đặt trưng cơ bản khi người ta ghi lên những tấm bia tại Việt Nam, cũng như nhiều nước khác trên thế giới.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, đã tự giải thể, khi trao đổi với RFA hôm 18/2 liên quan vấn đề này cho rằng, kiểu nói như ông Trọng vừa nói là một phong cách rất cổ, của các vị lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam.

Còn những người không già lắm như ông Trọng thì theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A là đã bắt chước những vị lãnh đạo đã chết từ lâu rồi. Và khi người đứng đầu nói như thế thì những người nịnh hót theo sau cũng lại vào hùa, noi theo như con vẹt. Thật sự đó là phong cách lãnh đạo, mà với người dân Việt Nam hiện nay, nhất là giới trẻ, thì đó là điều hết sức lạc lỏng, không ăn nhập gì đến thời đại. Ông nói tiếp :

"Nếu mà có thể có một nhận xét khác thì Việt Nam cũng có một câu tục ngữ có ý là, nếu làm những điều tốt cho dân, thì tiếng thơm trong dân, thì dù bia bằng lời miệng vẫn lưu ngàn đời. Còn bia bằng đá, bằng đồng mà ghi lại những cái không ra gì, thì nó cũng nhanh chóng đi vào lãng quên mà thôi".

Theo Nhà ngôn ngữ học, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, những câu nói của các vị lãnh đạo bị nhiều anh em đem ra mỉa mai, vì theo ông, đằng sau tất cả câu chữ đó, là do người ta không bằng lòng với sự lãnh đạo của đảng, những chính sách không đáp ứng được lòng dân, nên người ta mới cười cợt, mỉa mai được. Chứ nếu xã hội Việt Nam vận hành một cách thông suốt, người dân thấy hài lòng với cuộc sống, thì theo ông, chẳng ai đem lời ông Trọng ra mà mỉa mai.

Nhận định của tiến sĩ Hoàng Dũng cũng không khác mấy với câu của dân gian Việt Nam ‘Trăm năm bia đá cũng mòn ; ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ’.

Nguồn : RFA, 18/02/2020

****************

Chủ tịch Trọng ví văn kiện Đảng với văn bia

BBC tiếng Việt, 17/02/2020

Sau khi ca ngợi Đảng cộng sản 'thật vĩ đại', Chủ tịch Trọng ví văn kiện Đảng với văn bia

Báo Việt Nam thường đăng tải nhiều câu nói mang tính chỉ đạo đầy ấn tượng của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

dotlo1

Công cuộc chống tham nhũng nhằm vào nội bộ của Tổng bí thư Trọng khiến ông chính thức được truyền thông Việt Nam ca ngợi là "người đốt lò vĩ đại" đầu 2018

Gần đây nhất, hôm 14/02, ông Trọng dùng khái niệm 'văn bia' để cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Văn kiện Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam, dự kiến vào năm 2021.

Nói đến phương châm phải lắng nghe các đại hội đảng bộ cơ sở đóng góp ý kiến, ông Trọng, giáo sư ngành 'xây dựng Đảng' nhắc người biên tập văn kiện phải có bản lĩnh.

Theo ông, phải coi "văn kiện Đảng như văn bia để lại muôn đời sau", như lời trích trên báo Việt Nam.

"Việc tiếp thu các ý kiến đóng góp không được đơn giản, dễ dãi về cả hai phía, không tiếp thu cũng là sai, mà nói cái gì tiếp thu ngay cũng là sai".

Trước đó, ngày 03/02, báo Việt Nam đăng tải rộng rãi lời Tổng bí thư Trọng khen đảng của mình :

"Với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có thể nói rằng : "Đảng ta thật là vĩ đại ! Nhân dân ta thật là anh hùng !"

Truyền thông chính thống ở Việt Nam nói bài diễn văn được đọc "trong không khí phấn khởi, tự hào, cảm xúc đón mùa xuân mới cũng là dịp Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam".

Tuy thế, dư luận nước này và thế giới cùng thời gian lại đang hết sức lo ngại về virus corona lan ra từ Trung Quốc.

Các câu nói dễ nhớ và mang tính chỉ đạo

Cách nói hơi bất ngờ, ngược với logic bình thường có thể là cách ông Nguyễn Phú Trọng sử dụng để đánh thức tư duy thường nhật của các quan chức là đồng chí của ông.

Việt Nam được cho là có dân số trẻ, và đông đảo thanh thiếu niên với suy nghĩ khác xa thế hệ 'cách mạng' và ngưỡng mộ những nhân vật không thuộc hệ thống chính trị.

Các câu của ông Trọng thường được chia sẻ trên mạng xã hội, với các bình luận khen, chê, nhưng dù sao cũng vẫn có dư luận chú ý.

Ví dụ hồi cuối năm 2019, khi nói về các đại án như vụ AVG, ông Trọng được truyền thông trích lời cho rằng sau đại án AVG, còn nhiều vụ phải làm tiếp.

Ông cũng nói "tất cả các bị cáo lúc đầu thì cãi, nhưng sau đều tâm phục, khẩu phục".

"Các bị cáo cho đi tù còn cảm ơn".

Hồi giữa năm 2019, Giáo sư Trọng cũng đặt ra một loạt câu hỏi về tương lai Việt Nam và nói đến khái niệm đô thị thông minh.

Ông hỏi :

"Ví dụ Thành phố Hồ Chí Minh, mươi năm nữa, 15 năm nữa sẽ là thế nào ? Có hình dung được hết không ? Hà Nội sẽ là thế nào ?"

Rộng hơn, ông tự hỏi : "Nước ta đến 2030 sẽ là nước gì ?"

dotlo2

Xã hội Việt Nam nay có đông thanh thiếu niên với suy nghĩ khác xa thế hệ 'cách mạng' và ngưỡng mộ những nhân vật không thuộc hệ thống chính trị

Ông cũng lật lại vấn đề "nước công nghiệp" mà một vị tiền nhiệm, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nói hồi 2006 rằng đến 2020 thì Việt Nam sẽ đạt được :

"... Chúng ta đã xác định đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, giờ đã trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa ? Phải thay đổi rồi, không dùng cái từ ấy nữa rồi".

Hồi tháng 11/2017, ông cũng "công khai hóa" khái niệm 'chán Đảng khô Đoàn' từng được nêu ra không rộng rãi trong hệ thống chính trị Việt Nam :

"Cần ngăn chặn tình trạng chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị, ngăn chặn cho được tình trạng tha hóa, hư hỏng, tư tưởng dao động không vững vàng, kèn cựa nhau..".

Nhìn chung, trước các sự kiện chính trị lớn do ông chỉ đạo thực hiện, Tổng bí thư Trọng đều có các phát biểu dùng hình ảnh đơn giản, động từ mạnh để công luận nắm được vấn đề.

Chẳng hạn hồi tháng 6/2018 chính ông nói rằng "sắp xếp bộ máy công an đụng chạm ghê gớm lắm".

Trước đó, báo chí Việt Nam đồng loạt đăng lời của ông vào tháng 4/2018 rằng "bất kỳ là ai, đã tham nhũng, tay nhúng chàm đều phải xử lý triệt để".

Cách đây hơn 5 năm, vào tháng 5/2015 ông Trọng, khi đó chỉ mới là Tổng bí thư Đảng nói với cử tri Hà Nội về việc ghép hai chức vụ Đảng và chính quyền :

dotlo3

Bia ở Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội

"Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ?"

Nhưng đến tháng 10/2018 thì ông nắm cả hai chức vụ Chủ tịch nước và Tổng bí thư Đảng.

Cùng năm, ông chú ý đến thành tích của tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam, đội đoạt AFF-Suzuki Cup năm 2018 và nói :

"Bóng đá Việt Nam gặt hái nhiều thành công trên đấu trường khu vực, đã khơi dậy niềm tự hào và tinh thần đoàn kết dân tộc, tạo không khí phấn chấn trong xã hội".

Cũng vào năm 2018, trong dịp đầu năm, ông Trọng (sinh tháng 4/1944) chính thức được truyền thông Việt Nam ca ngợi là "người đốt lò vĩ đại".

Nguồn : BBC, 17/02/2020

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Tổng - Chủ đâu rồi ?

Nguyễn Thị Huyền, VNTB, 07/02/2020

Là một đảng viên, tôi luôn quan tâm đến đảng của mình đang quản lý đất nước này ra sao trước dịch bệnh đến từ Trung Quốc tràn sang. Thế nhưng tôi không thấy người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam xuất hiện và lên tiếng về dịch virus Vũ Hán. Chính điều này nên tình cờ đọc bài báo trên CNN, tôi nghĩ chỉ cần thay đổi tên ông Tập Cận Bình thành Nguyễn Phú Trọng, là có ngay bài báo phù hợp tình cảnh Việt Nam (1).

npt1

Không thấy người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam xuất hiện và lên tiếng về dịch virus Vũ Hán. Ảnh minh họa Tổng bí thư-Chủ tịch nước chúc Tết Xuân Canh Tý ngày 16/01/2020 giữa lúc đại dịch nCov từ Trung Quốc lây lan sang Việt Nam

Một ông bạn là nhà báo của tôi đã lược dịch, và tôi chỉ ‘hiệu đính’ thêm danh từ riêng tương ứng vào bài báo này để muốn nói rằng tôi cũng đang thắc mắc là ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đi đâu rồi ?

(…) "Giới chuyên gia nhận định đây là điều bất thường bởi một lãnh đạo quốc gia phải là người đứng ở tuyến đầu mỗi khi có khủng hoảng nổ ra. Việc ông vắng bóng trên các phương tiện truyền thông ở vào thời điểm như hiện nay khiến nhiều người ngạc nhiên.

Kể từ khi ông Tập lên nắm quyền hồi năm 2012, People’s Daily, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc, thường xuyên đăng các bài viết về ông, không chỉ trên trang nhất mà ở cả những trang khác với các bức ảnh gần như giống hệt nhau ghi lại cảnh Chủ tịch Trung Quốc bắt tay nhiều quan chức.

Nhưng người xuất hiện nhiều trên truyền thông Trung Quốc giữa cuộc khủng hoảng dịch viêm phổi là Thủ tướng Lý Khắc Cường (ở Việt Nam là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc). Chuyến thị sát của ông Lý đến Vũ Hán, thành phố khởi phát dịch viêm phổi, được đưa tin đậm nét trên truyền thông nước này.

npt2

Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tập Cận Bình biến đi đâu trong cơn dịch siêu virus nCov ? Ảnh Nikkei Asian Review (30/01/2020)

Việc ông Tập (tương ứng ở Việt Nam là ông Nguyễn Phú Trọng) không xuất hiện trên People’s Daily những ngày qua khiến dư luận Trung Quốc chú ý, nhất là trong bối cảnh các quan chức ở nhiều cấp đang tìm cách "đá quả bóng trách nhiệm" và đổ lỗi lẫn nhau vì đã để dịch bùng phát ở quy mô lớn.

Các quan chức Vũ Hán là những người thất bại rõ ràng nhất trong cuộc khủng hoảng nCoV và một số người đã nộp đơn xin từ chức. Nhưng khi virus tiếp tục lan rộng khắp Trung Quốc và trên toàn thế giới với số người chết cùng số ca nhiễm không ngừng tăng lên, việc những quan chức cấp thấp bị trừng phạt có lẽ chưa đủ để làm dịu cơn giận dữ của công chúng.

Các chuyên gia cho rằng sự vắng mặt của ông Tập trên truyền thông nhà nước Trung Quốc dường như là một động thái có chủ đích, nhằm phát đi thông điệp rằng ông đang làm việc miệt mài nơi hậu trường, giám sát và chỉ đạo mọi hành động ứng phó mà không cần thiết phải xuất hiện quá nhiều.

"Chính phủ Trung Quốc (Chính phủ Việt Nam) có lẽ vẫn trong quá trình cân nhắc xem khi nào là thời điểm thích hợp để Chủ tịch Tập (Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng) ra mặt dẫn dắt cuộc chiến chống virus corona", Rui Zhong, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Wilson, trụ sở ở Washington, bình luận.

(…) Trong một bài bình luận trên trang nhất ngày 4/2, People’s Daily nhấn mạnh cuộc chiến chống nCoV là "cuộc chiến toàn dân" và chỉ có thể giành được thắng lợi nếu cả đất nước "đoàn kết hơn" dưới sự lãnh đạo của đảng và Chủ tịch Tập ở trung tâm". (dừng lược trích)

Như vậy, được quyền ngờ vực một kịch bản tương tự đang diễn ra tại Việt Nam. Khi ấy sẽ có truyền thông rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đã chỉ đạo kịp thời, hiệu quả với tất cả sự quyết đoán giúp nhân dân Việt Nam chiến thắng được dịch bệnh, và vẫn giữ được mối quan hệ giao thương của láng giềng gần gũi núi liền núi, sông liền sông…

Có lẽ con vi rút từ bên Vũ Hán chạy sang đây đang khiến tôi như uống mật gấu dám ngờ vực chính Tổng bí thư đảng của mình. Xem ra tôi tự diễn biến mất rồi, Đảng ơi !

Nguyễn Thị Huyền

Nguồn : VNTB, 07/02/2020

(1) https://edition.cnn.com/2020/02/05/asia/xi-jinping-china-wuhan-virus-intl-hnk/index.html

*******************

Nghe thủ tướng hay tin lời của thứ trưởng y tế ?

Hiền Lương, VNTB, 07/02/2020

Liên quan vấn đề sức khỏe, ông thứ trưởng y tế là nhà chuyên môn về bệnh truyền nhiễm, nên hiểu rõ cơ chế lây nhiễm của virus và công dụng thật sự của khẩu trang. Thủ tướng không thể rành chuyện này bằng ổng. Nhưng nếu tin ông thứ trưởng thì coi bộ lại không ổn chút nào về lây nhiễm ở mùa dịch hiện tại.

tin1

Ông Nguyễn Thanh Long, thứ trưởng Bộ Y tế, nói rằng không cần đeo khẩu trang y tế mọi lúc mọi nơi, vì chưa có bằng chứng khoa học cho thấy khẩu trang có thể bảo vệ người dùng hoàn toàn khỏi virus.

"Vừa vào họp, chủ tọa nói mình bị gây áp lực khi thấy các nhà báo trong phòng họp mang khẩu trang. Tụi tui lâm vào tình cảnh khó xử. Nhưng may là ai cũng khôn ngoan và biết tự bảo vệ cho mình, nên không ai bắt chước ông thứ trưởng tháo khẩu trang. Có lẽ ai nấy đã có kinh nghiệm từ vụ xúm nhau đánh chén cá biển hồi Formosa…". Nhà báo P.H.P, kể về câu chuyện ‘khẩu trang lý sự ký’.

Số là Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp cung cấp thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV). Trả lời câu hỏi về các phương thức phòng tránh dịch bệnh, thứ trưởng Bộ Y tế – ông Nguyễn Thanh Long nói rằng không cần đeo khẩu trang y tế mọi lúc mọi nơi, vì chưa có bằng chứng khoa học cho thấy khẩu trang có thể bảo vệ người dùng hoàn toàn khỏi virus. Việc đeo khẩu trang chỉ là một phần để phòng tránh dịch bệnh, ngăn ngừa trực tiếp việc bắn dịch, nước bọt từ người có virus sang người bình thường.

Bộ Y tế cũng không yêu cầu tất cả mọi người phải đeo khẩu trang. Những người khỏe mạnh không cần thiết phải đeo khẩu trang. Chỉ những người lui tới các cơ sở y tế, những người đi chăm sóc bệnh nhân, các bệnh nhân đang điều trị hoặc những người làm việc tại các cơ sở y tế mới cần dùng khẩu trang y tế.

Tuy nhiên với những quan chức ngoài ngành Y như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hay những người chịu trách nhiệm quản lý ở Thành phố Hồ Chí Minh thì họ lại đưa ra cách nghĩ khác.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các biện pháp mạnh hơn nữa để chống dịch viêm phổi Vũ Hán, như toàn dân có thể phải đeo khẩu trang. Bộ trưởng Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung tán đồng và cho rằng đeo khẩu trang là rất cần thiết. Theo ông Dung, người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hay các địa bàn đông người qua lại biên giới cần làm trước và rất cần được trang bị khẩu trang đảm bảo chất lượng.

Sở Công thương và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho hay ở Thành phố Hồ Chí Minh tổng cộng có 322.126 người ưu tiên bắt buộc sử dụng khẩu trang hằng ngày để phòng virus corona lây lan. Có 5 nhóm đối tượng ưu tiên bắt buộc sử dụng khẩu trang hằng ngày.

Nhóm được ưu tiên nhất là cán bộ, công chức, nhất là những người làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ; nhóm 2 là tiểu thương, nhân viên, người lao động làm việc tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi ; nhóm 3 là nhân viên làm việc ở cơ sở lưu trú và khách sạn trên địa bàn ; nhóm 4 là nhân viên làm việc ở bến xe, cảng hàng không, đường thủy, taxi, xe buýt ; và nhóm 5 là nhân viên các bếp ăn tập thể.

Tổng cộng có 322.126 người ưu tiên bắt buộc sử dụng khẩu trang hằng ngày. Với nhu cầu sử dụng bình quân một người dùng 3 cái/ngày, thì 5 nhóm đối tượng ưu tiên cần hơn 966.000 cái/ngày. Và theo khẳng định của của Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh, có 13 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang ở Thành phố, năng lực cung cấp hơn 1,6 triệu cái/ngày, nên đáp ứng được nhu cầu cho cả 5 nhóm, số còn lại phục vụ người dân.

Nhà báo P.H.P bình phẩm : "Ông thứ trưởng là nhà chuyên môn về bệnh truyền nhiễm nên hiểu rõ cơ chế lây nhiễm của virus và công dụng thật sự của khẩu trang. Thủ tướng không thể rành chuyện này bằng ổng. Nhưng giữa khoa học và thực tiễn cuộc sống lại khác nhau. Nhà chuyên môn và quảng đại công chúng cũng không thể như nhau. Không tiếp xúc gần nguồn lây nhiễm thì chỉ có nước ở nhà hay ra ruộng, ra biển. Còn nếu phải ra đường và tới nơi công cộng, khi không thể giữ khoảng cách an toàn thì khẩu trang chính là giải pháp bảo vệ không thể thay thế.

Càng nguy hơn nữa khi các nhà chuyên môn đã khuyến cáo người nhiễm Wuhan coronavirus có khi không có triệu chứng đặc trưng và có thể lây nhiễm ngay cả khi còn ủ bệnh. Vấn đề mấu chốt ở đây là sử dụng khẩu trang sao cho an toàn.

Ông giáo sư tiến sĩ thứ trưởng thừa nhận WHO chưa chứng minh được khẩu trang có khả năng chặn lây lan virus. Tôi trộm nghĩ có lẽ vì vậy nên họ mới làm ngơ không đưa vào khuyến cáo cụ thể. Điều đó phải hiểu là WHO cũng không hề bác bỏ chức năng của khẩu trang. Có nghĩa tùy sự lưa chọn của người ta sao cho an toàn nhất.

Theo tôi, tốt nhất là nên tuyên truyền cho người dân cách sử dụng khẩu trang đúng đắn và đúng chuẩn. Đừng tạo cớ cho công chúng bác bỏ vai trò của khẩu trang, rất nguy hại cho cộng đồng. Thí dụ, giờ tới nơi nào đó không phải bệnh viện mà có yêu cầu phải mang khẩu trang, người ta có thể viện dẫn lời ông thứ trưởng y tế để từ chối đeo khẩu trang. Điều gì mà khoa học vẫn còn hoang mang đúng và sai, thì tốt cho tất cả vẫn là chọn ở phía an toàn nhất – bất chấp có lố chút đỉnh…".

Lưu ý, "lố chút đỉnh" như lời nhà báo P.H.P, liệu chừng có thể được ‘mời cà phê’ từ cơ quan công quyền.

Hiền Lương

Nguồn : VNTB, 07/02/2020

*********************

Ông Nguyễn Xuân Phúc có dám vượt rào ?

Nguyễn Nam, VNTB, 06/02/2020

Diễn biến dịch virus Corona ở Việt Nam đang mang đến cảm giác Chính phủ Việt Nam – lưu ý, ở đây chưa thấy vai trò của cơ quan đảng – bắt đầu minh bạch hơn. Và chờ đợi tiếp theo là những công dân đang phải chịu cảnh tù đày (bao gồm có án và chưa có án) vì ‘bất đồng chính kiến’ với Đảng cộng sản Việt Nam, liệu có được ‘minh bạch’ qua việc Chính phủ sẽ trao trả họ lại đời sống với tất cả các quyền dân sự hiến định ?

tin2

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng chính phủ, đang dốc toàn lực trong quyền hạn, và cả ‘vượt thẩm quyền’ trong ngăn chặn dịch virus Corona từ Trung Quốc đại lục tràn sang.

Sở dĩ dùng từ ‘minh bạch’ với những người được gọi là bất đồng chính kiến, vì trên thực tế họ phản đối các chính sách, quyết sách do đảng cộng sản đưa ra. Họ không chống đối Chính phủ Việt Nam. Luật pháp hình sự cũng không có điều khoản nào về tội danh bất đồng chính kiến với đảng cộng sản.

Mặc dù vấp nhiều chê trách, nhưng Việt Nam đã khá nhanh trong ban bố chống dịch

Trở lại câu chuyện về dịch virus đến từ Trung Quốc đại lục. WHO ngày 30/1 đã tuyên bố đợt bùng phát virus Corona mới gây viêm phổi Vũ Hán là "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu" (public health emergencies of international concern-PHEIC). Hơn 24 tiếng sau đó, ngày 1/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.

Lúc tuyên bố "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu" (PHEIC), Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng ở hiện tại không cần thiết đến việc áp dụng các biện pháp ngăn trở người dân đi lại và giao thương, dù rằng nhiều chính phủ, hãng hàng không và doanh nghiệp các nước đã đưa ra những chính sách như vậy.

Ngày 30/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ngừng cấp visa cho khách du lịch Trung Quốc, trừ visa công vụ, không khuyến khích giao thương, buôn bán, qua lại cửa khẩu trong lúc này. Khuyến cáo hạn chế đến Trung Quốc trừ trường hợp đặc biệt. Có biện pháp kiểm soát y tế tại các cửa khẩu. Ngành y tế theo dõi sát sao sức khỏe công dân, lưu học sinh, khách du lịch từ Trung Quốc khi nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày với tinh thần hạn chế đi lại.

Sau khi có Quyết định số 173/QĐ-TTg do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành, về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra, Cục Hàng không Việt Nam thông báo hủy toàn bộ các phép bay đã cấp và dừng cấp phép chuyến bay mới cho các hãng hàng không khai thác giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 13g ngày 1/2. Với quyết định "đóng cửa" đường hàng không từ Việt Nam tới Trung Quốc, các chuyến bay từ "tâm dịch" corona Trung Quốc tới Việt Nam bị từ chối tiếp nhận.

Khi đảng cộng sản chỉ còn là cái bóng mờ nhạt trong chống dịch

Dồn dập diễn biến cho thấy dường như người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đang chứng tỏ với quốc dân rằng ông đang dốc toàn lực trong quyền hạn, và cả ‘vượt thẩm quyền’ trong ngăn chặn dịch virus Corona từ Trung Quốc đại lục tràn sang.

Gọi là ‘vượt thẩm quyền’, vì ở Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Chương 4 "Chống dịch", Mục 1 "Công bố dịch", Điều 38. Nguyên tắc, thẩm quyền, thời hạn và điều kiện công bố dịch, cho biết, "Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người".

Cụ thể về nhóm A, được quy định ở Điều 3 "Phân loại bệnh truyền nhiễm". Theo đó, nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt ; bệnh cúm A-H5N1 ; bệnh dịch hạch ; bệnh đậu mùa ; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg) ; bệnh sốt Tây sông Nin (Nile) ; bệnh sốt vàng ; bệnh tả ; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh".

Khi các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A lây từ tỉnh này sang tỉnh khác trong phạm vi Việt Nam, thì thẩm quyền công bố dịch là thuộc Thủ tướng chính phủ. Ở trường hợp dịch virus đến từ Trung Quốc đại lục, và WHO đã tuyên bố đợt bùng phát virus Corona mới gây viêm phổi Vũ Hán là "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu" (PHEIC), thì tương ứng trong trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch ở đây phải là Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng.

Mục 2 của Chương 4, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Điều 42 ‘Nguyên tắc và thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch’ : "1. Việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau đây : a) Khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế – xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp ; b) Việc ban bố tình trạng khẩn cấp phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ ; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp".

Ở Việt Nam thì Chủ tịch nước và Tổng bí thư là một. Sự im lặng của Chủ tịch nước trong chuyện dịch bệnh, cũng đồng nghĩa sự im lặng của đảng cộng sản ở vấn nạn đến từ Trung Quốc này. Còn vì sao lại im lặng thì đó là điều mà nếu ai đó lại ‘ý kiến’, dễ bị ‘chụp mũ’ như nhiều tù nhân chính trị khác đang thụ hình, lẫn chưa có án.

Chính phủ Việt Nam sẽ ‘vượt rào’ để chấm dứt việc dưới quyền Bộ Chính trị ?

Câu hỏi đặt ra : trước thềm ký kết EVFTA, liệu bằng quyền lực của Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc có thể yêu cầu trả tự do cho tất cả những công dân bị kết án vì ‘bất đồng chính kiến’ với Đảng cộng sản Việt Nam ? Lưu ý, ở đây không đề cập trường hợp vừa bất đồng chính kiến với đảng cộng sản, vừa chống chính phủ Việt Nam.

Ở Việt Nam, Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, với tính cách là cơ quan hành pháp, đồng thời phải thực hiện chức năng quản lý điều hành tất cả các mặt của đời sống xã hội.

Như vậy, xem ra câu trả lời ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn chứng minh với thế giới rằng Việt Nam minh bạch và dân chủ đến đâu, thông qua việc xem xét trả lại quyền tự do cho tất cả các công dân vì bất đồng chính kiến với Đảng cộng sản Việt Nam mà phải chịu cảnh lao tù.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 06/02/2020

Additional Info

  • Author Nguyễn Thị Huyền, Hiền Lương, Nguyễn Nam
Published in Diễn đàn

Ông Nguyễn Phú Trọng vẫn ‘né toàn tập’ đối với Trung Quốc

Nguyễn Thị Huyền, VNTB, 04/02/2020

Là một đảng viên, tôi rất quan tâm đến diễn văn mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc hôm sáng 3/2. Tôi đã tìm đọc diễn văn này và thất vọng toàn tập về người đứng đầu Đảng của mình. Thất vọng vì ông Nguyễn Phú Trọng vẫn ‘né toàn tập’ đối với Trung Quốc (1).

ne01

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc Diễn văn kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. (Ảnh minh họa : quocphongthudo)

Mô típ quen thuộc của mở đầu diễn văn ở các buổi lễ kỷ niệm thành lập Đảng, là phần ôn lại quá trình lịch sử hình thành, công lao khai sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ khác là giờ đây không còn nhắc nhiều đến khối xã hội chủ nghĩa anh em.

"Trong lúc phải khẩn trương khắc phục những hậu quả vô cùng nặng nề do chiến tranh để lại, nhân dân Việt Nam lại tiếp tục phải đương đầu với những cuộc chiến tranh mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta vừa tập trung khôi phục kinh tế – xã hội, vừa chiến đấu bảo vệ biên giới, bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc ; đồng thời, làm tròn nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng và tiến hành công cuộc hồi sinh đất nước".

Diễn văn của Tổng bí thư đọc có đoạn kể vắn tắt về cuộc chiến tranh sau tháng tư năm 1975. Giặc Trung Quốc xâm lăng bờ cõi Việt Nam đã không được Tổng bí thư nhắc đến, dù chỉ là phiếm chỉ một dòng ngắn ngủi.

"Với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có thể nói rằng : Đảng ta thật là vĩ đại ! Nhân dân ta thật là anh hùng !" – Diễn văn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc có đoạn tự khen ngợi như vậy. Điều này, với cá nhân tôi là một sự xúc phạm với các thế hệ đã đổ máu xương vì tổ quốc. Nếu Đảng ta thật sự vĩ đại, thì Đảng ta không thể vì những đại cục gì đó với Trung Quốc mà để họ cứ lấn lướt trên đầu chúng ta suốt 90 năm qua.

Tôi nhớ khi còn đương chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng phát biểu với báo chí tại Singapore, "Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không ngần ngại nêu thẳng tên Trung Quốc : "Chúng tôi đã hết sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế, nhưng câu trả lời hiện nay là Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam. Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói" (2).

Trong nội bộ Đảng, tôi biết có sự ‘đối nghịch’ giữa ông Nguyễn Tấn Dũng với ông Nguyễn Phú Trọng. Tôi đồng ý là cần khéo léo trong các phát biểu ngoại giao. Tuy nhiên sự nhún nhường đến mức không dám nhắc tên giặc xâm lược Trung Quốc trong bài diễn văn dịp 90 năm ngày thành lập Đảng, thì quả thật tôi cho rằng đây là một chính khách thiếu dũng khí.

Thiếu dũng khí ở đây có thể là một trách oan, vì biết đâu nguyên do là ông Nguyễn Phú Trọng đã không được cung cấp tin tức kịp thời.

Như hôm 2/2/2020, trên báo Thanh Niên có các bài viết "Tàu cảnh sát biển Trung Quốc lộng hành ở Biển Đông", "Tín hiệu phản ứng mạnh với Trung Quốc trên Biển Đông" ; ở ngày 30/1/2020, báo Thanh Niên có bài "Chuyên gia : hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông gây quan ngại an ninh lớn". Tôi nghĩ rằng bộ phận thư ký phụ trách điểm tin tức báo chí của Văn phòng Tổng bí thư – Chủ tịch nước, chắc chắn khó bỏ sót những tin này, nhưng vì lẽ gì đó lại quên nhắc nhở ông Nguyễn Phú Trọng về tin tức "Breaking News" ấy.

Xem ra ở tuổi ‘mụ’ 77, ông Nguyễn Phú Trọng đã có thể được hưởng quyền nghỉ ngơi ở năm tháng còn lại của cuộc đời, thay vì cứ để ông lại phải tiếp tục gánh vác sơn hà.

Nguyễn Thị Huyền

Nguồn : VNTB, 04/02/2020

(1) https://www.vietnamplus.vn/dien-van-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-tai-le-ky-niem-thanh-lap-dang/621235.vnp

(2) https://vnexpress.net/the-gioi/thu-tuong-khong-danh-doi-chu-quyen-lay-huu-nghi-vien-vong-2994075.html

******************

Ông Nguyễn Phú Trọng có phải vì sa sút trí tuệ nên lẩm cẩm chữ nghĩa ?

Nguyễn Nam, VNTB, 04/02/2020

Ngày 3/2/2020, báo chí có các bài viết tường thuật về buổi lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam. Bài diễn văn của ông Nguyễn Phú Trọng đọc trong buổi lễ này cho thấy dường như vì lý do tuổi tác, nên ông bắt đầu lẩm cẩm chữ nghĩa.

ne2

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc Diễn văn kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. (Nguồn : TTXVN)

"Đảng ta có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn chặn được" là tựa bài viết trên báo Tuổi Trẻ, sau đó được ‘thay’ bằng tựa ‘trung tính’ hơn, "Không thế lực nào cản được Đảng dẫn dắt dân tộc đi lên". Phần mở đầu bài báo vẫn giữ nguyên : "Được nhân dân ủng hộ, đảng có sức mạnh vô địch", Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói tại lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng diễn ra sáng 3/2 tại Hà Nội (1).

Tương tự về việc thay đổi tựa bài, ở tờ VnExpress, tên ban đầu là "Tổng bí thư : ‘Chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam đủ uy tính lãnh đạo đất nước’", sau đó được thay bằng, "Tổng bí thư : ‘Đảng Cộng sản Việt Nam đủ bản lĩnh lãnh đạo đất nước’" (2).

Những tựa bài báo kể trên được trích ở diễn văn của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3).

Trong diễn văn, ở đoạn gần cuối, có nội dung như sau : "Một đảng cách mạng chân chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, gương mẫu, tận tuỵ, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân ủng hộ, thì đảng đó có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn cản nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên".

Phần giữa của diễn văn có đoạn : "Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác".

Từ hai đoạn trích vừa nêu cho thấy bộ phận thư ký biên tập của các tòa soạn đã rút tít tựa cho tường thuật buổi lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng diễn ra sáng 3/2 tại Hà Nội, là chính xác, chặt chẽ và đậm nghiệp vụ báo chí.

Tuy nhiên cũng qua hai đoạn trích trên, chỉ đơn thuần xét về ngữ nghĩa câu từ, cho thấy đã mâu thuẫn nhau, và mang đến cho người nghe cả trong lẫn ngoài đảng, đều là sự hài hước khi diễn văn của một chính trị gia có học hàm Giáo sư lại vấp lỗi ‘câu nọ xọ câu kia’.

Thứ nhất, "Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam", là câu mang yếu tố gây hài vì từ trước tháng 4/1975, miền Bắc độc đảng, và từ ngày 2/7/1976 sau khi gọi là "Thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", thì cả nước Việt Nam là độc đảng cầm quyền. Bất kỳ ai lên tiếng yêu cầu đa nguyên, đa đảng đều được khép vào tội danh phá hoại an ninh quốc gia, có thể chịu mức án tử hình.

Thứ hai, mẫu câu quen thuộc "một đảng cách mạng chân chính" "được nhân dân ủng hộ" thì "đảng đó có sức mạnh vô địch" trong diễn văn của ông Nguyễn Phú Trọng, cho thấy mâu thuẫn với cụm từ nằm ngay trong diễn văn "Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam". Ngoài ra việc ông Nguyễn Phú Trọng tự tin tuyên bố "được nhân dân ủng hộ" là điều dễ dàng kiểm chứng, khi chính ông Nguyễn Phú Trọng luôn bày tỏ lo lắng về chuyện nội bộ đảng cộng sản ‘tự diễn biến’, ‘suy thoái chính trị’. Một đảng đã có sức mạnh vô địch do nhân dân ủng hộ thì không bao giờ phải bận tâm đến chuyện ‘tự diễn biến’ như vậy.

Theo lý lịch, ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944 tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1992, ông Nguyễn Phú Trọng được phong học hàm Phó giáo sư và 10 năm sau (2002) ông được phong học hàm Giáo sư.

Có lẽ do ảnh hưởng của cơn tai biến thời gian trước, nên giờ đây sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng giảm sút, khiến trong quá trình rà soát diễn văn do đội ngũ thư ký báo chí của ông soạn thảo, đã có nhiều ý tứ mà khi phát ngôn đã biến ông Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam thành trò hề trong mắt cộng đồng.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 04/02/2020

(1) https://tuoitre.vn/khong-the-luc-nao-can-duoc-dang-dan-dat-dan-toc-di-len-20200203110722538.htm

(2) https://vnexpress.net/thoi-su/tong-bi-thu-dang-cong-san-viet-nam-du-ban-linh-lanh-dao-dat-nuoc-4049434.html

(3) https://www.vietnamplus.vn/dien-van-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-tai-le-ky-niem-thanh-lap-dang/621235.vnp

Additional Info

  • Author Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Nam
Published in Diễn đàn

Chính thức vào cuộc đua ghế Tổng bí thư

Nguyễn Thị Huyền, VNTB, 03/02/2020

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định 214 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

ghe1

Trên cương vị là một đảng viên đảng cộng sản, tôi mong muốn được chia sẻ đôi điều về Quy định 214 này của đồng chí Nguyễn Phú Trọng.

Thứ nhứt, Hiến pháp 2013 ở Điều 4 có quy định cụ thể về 3 điều khoản theo thứ tự như sau :

1. Đảng cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

2. Đảng cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.

3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".

Tôi có đọc tóm lược về Quy định 214 và đọc chi tiết văn bản Quy định 90 ký ngày 4/8/2017 mà Quy định 214 thay thế, ở cả hai văn bản này đều không thấy quyền của người dân ở đâu trong chọn lựa ai sẽ là tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch Quốc hội. Ngay cả đảng viên ‘không cấp hàm’ như tôi, cũng không được quyền về một lá phiếu lựa chọn cho người sẽ đứng đầu đảng của mình.

Thứ hai, theo những gì báo chí đăng tải thì ở Quy định 214 có quá nhiều yêu cầu mang tính sáo rỗng, thần thánh hóa một cá nhân sẽ là tổng bí thư.

"Tổng bí thư phải có trình độ cao về lý luận chính trị ; có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước… Đồng thời, có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất, và quyết đoán ; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc. Có năng lực lãnh đạo, điều hành BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt".

Đoạn trích ở trên của Quy định 214, nếu thực sự chọn lựa được một đồng chí đảng viên hội đủ các tiêu chuẩn như vậy, tôi tin rằng Việt Nam sẽ không còn Đảng cộng sản Việt Nam hiện diện nữa. Nhận xét này của tôi không phải là tự diễn biến hay suy thoái chính trị, mà đó chỉ là muốn nhắc lại lời cảm thán của đồng chí Nguyễn Phú Trọng ở lần góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, "Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa" (1).

Thời điểm góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, tôi vẫn còn nhớ có đồng chí đảng viên đã cho rằng : "Đất nước ta đang hừng hực khí thế trên con đường đổi mới. Nhân dân đang rất kỳ vọng vào lần sửa đổi Hiến pháp này, kỳ vọng vào các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các vị Đại biểu cho lợi ích của nhân dân sẽ sáng suốt quyết định vì tiền đồ chung của cả Dân tộc.

Hậu thế sẽ ca ngợi hay chê trách Kỳ họp thứ 6-Quốc hội khóa XIII ? Việt Nam sẽ đuổi kịp các nước trong khu vực và thế giới hay tụt hậu ngày càng xa ? Điều đó phụ thuộc rất lớn vào quyết định của các đồng chí. Tôi vẫn nghĩ, đất nước mình luôn được ca ngợi là rừng vàng biển bạc, con người cần cù thông minh, học sinh thi quốc tế lần nào cũng ẵm giải về chẳng kém ai, tình hình chính trị thì ổn định hơn hẳn các nước đa đảng khác, chính quyền thì của dân-do dân-vì dân, nhất là lại được lãnh đạo bởi Đảng cộng sản quang vinh, được soi rọi bởi chủ nghĩa Mác ưu việt nhất thế giới hiện nay, thế thì chúng ta hãy mạnh dạn đề ra mục tiêu sau 10 năm nữa sẽ phát triển hơn Thái Lan, 20 năm nữa sẽ phát triển hơn Hàn Quốc, 30 năm nữa sẽ vượt Nhật Bản.

Nước Nhật không hề có các ưu thế như vừa kể trên của ta, vậy mà sau 30 năm họ đã vươn lên từ đống đổ nát sau chiến tranh, trở thành cường quốc trên thế giới, cả Hàn Quốc cũng vậy. Thế thì còn có lý do gì mà chúng ta lại không thể làm được như họ ? Nhân dân đang mong lắm, anh linh tổ tiên đang mong lắm, con cháu chúng ta đang mong lắm !".

Tính từ cột mốc 2013, thời điểm góp ý sửa đổi Hiến pháp, tính đến nay cũng bảy năm. Chính phủ cũng đã trải qua hai đời thủ tướng, song đến nay thì mọi chuyện vẫn không gì thay đổi, vẫn đúng như nhận xét của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, "Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa".

Thứ ba, nếu những gì tôi đề cập ở phần thứ hai là mang tính duy ý chí cá nhân, thì thử hỏi ngay lúc này, khi dịch bệnh đang dầu sôi lửa bỏng, các đồng chí trong Bộ Chính trị đang làm gì ? Tôi thật sự thất vọng khi diễn biến dịch cúm Vũ Hán ngày càng thêm trầm trọng suốt từ đầu năm đến nay, song đồng chí Nguyễn Phú Trọng cùng Bộ Chính trị vẫn bình tĩnh để ngồi lại bàn chuyện soạn thảo về các tiêu chuẩn cho các chức danh thuộc ‘tứ trụ’.

Tôi chưa được nghe một tuyên bố nào về chuyện dịch bệnh từ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, trong khi đó đồng chí lại đặt bút ký một quy định để cho rằng tiêu chuẩn của chức danh tổng bí thư phải là "có trình độ cao về lý luận chính trị ; có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước… Đồng thời, có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất, và quyết đoán ; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc".

Nếu đồng chí Nguyễn Phú Trọng thực sự thỏa mãn các yêu cầu mà chính đồng chí đặt ra, tôi tin là không phải đợi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban bố tình trạng khẩn cấp dịch virus Corona/Vũ Hán, mà đồng chí Nguyễn Phú Trọng với tư cách là Chủ tịch nước, đảm trách việc "Công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước" về dịch virus Corona/Vũ Hán, theo đúng quy định tại Điều 88.5, Hiến pháp 2013.

Đàng này, đồng chí Tổng bí thư đã không làm theo quyền hạn và trách nhiệm được Hiến định, mà trên cương vị người đứng đầu đảng cộng sản, đồng chí vẫn cho thực hiện buổi lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng ngay trong lúc dịch bệnh đang lan nhanh với khuyến cáo hạn chế tụ tập đông người, đặc biệt là trong môi trường khán phòng có sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, tức máy lạnh.

Nguyễn Thị Huyền

Nguồn : VNTB, 03/02/2020

(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-phat-bieu-tai-to-ve-du-thao-sua-doi-hien-phap-1992-469414.html

*******************

Việt Nam : Trước Đại hội Đảng 13, tiêu chuẩn mới cho chức Tổng bí thư ‘được hạ bớt’

BBC tiếng Việt, 03/02/2020

Đảng cộng sản Việt Nam vừa mới công bố toàn văn Quy định 214 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ cao cấp.

ghe2

Ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc đang là các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam

Văn bản nêu các yêu cầu với những chức danh cao nhất Việt Nam, gồm cả Tứ Trụ (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội).

Chỉ mới hai năm trước, chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký một văn bản tương tự gọi là Quy định 90, công bố tháng 8/2017.

Hai năm sau, Quy định 214 ra đời, có cùng nội dung là về về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Có gì khác biệt trong hai văn bản quan trọng này ?

Quanh vị trí cao nhất, quan trọng nhất Việt Nam, chức vụ Tổng bí thư Đảng cộng sản, người ta thấy yêu cầu có một số khác biệt, qua ngôn ngữ hai văn bản năm 2017 và 2020.

Quy định 214 thêm chữ mới "quy tụ" :

Tổng bí thư là "trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Quy định năm 2017 yêu cầu Tổng bí thư "có trình độ cao về lý luận chính trị, xây dựng Đảng".

Nhưng sang năm 2020, Tổng bí thư chỉ cần có "kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước…"

Năm 2017, yêu cầu Tổng bí thư "phát triển tư tưởng mới và chiến lược lớn, lâu dài".

Cụm từ này đã được bỏ đi. Thay vào đó, yêu cầu cho Tổng bí thư năm 2020 thêm chữ mới là có "tư duy nhạy bén", và chữ mới nữa là "bình tĩnh".

Cụ thể toàn văn câu liên quan trong Quy định 214 năm 2020 là "Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán ; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc".

Năm 2017, yêu cầu Tổng bí thư "có năng lực chỉ đạo chuẩn bị, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm".

Năm 2020, bỏ đi chữ "chỉ đạo", thay bằng chữ "lãnh đạo" : "Có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt".

'Hoàn thành tốt' áp dụng cho cả bốn chức cao nhất

Có lẽ quan trọng nhất, năm 2017, yêu cầu Tổng bí thư "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".

Năm 2020, đã hạ xuống còn "hoàn thành tốt nhiệm vụ".

ghe3

Ông Trần Quốc Vượng đang được xem là một ứng viên hàng đầu cho chức Tổng bí thư

Việc hạ thấp yêu cầu này áp dụng cho cả Tứ Trụ.

Tức là, so với quy định cũ ban hành năm 2017, quy định 2020 chỉ yêu cầu "hoàn thành tốt nhiệm vụ", thay vì "hoàn thành xuất sắc" đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt của đất nước.

Các văn bản công bố gần đây cho thấy ý tưởng hợp nhất hai chức Chủ tịch nước và Tổng bí thư của Đảng Cộng sản không được đưa vào ngôn ngữ chính thức.

Ý tưởng 'nhất thể hóa' này được nêu ra sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nắm luôn chức Chủ tịch nước sau khi chủ tịch Trần Đại Quang từ trần.

Tuy nhiên, cho đến nay, các chức vụ này vẫn là riêng rẽ và sẽ tiếp tục như vậy ở kỳ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam 13, dự kiến vào đầu 2021.

Gần đây, trả lời BBC News Tiếng Việt, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, Đại học Queensland, Úc cho hay hiện có ba ứng cử viên nổi lên cho vị trí Tổng bí thư là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng câu hỏi lớn nhất mang tính quyết định đến việc lựa chọn là liệu đảng cộng sản có tiếp tục theo đuổi việc hợp nhất chức danh Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện tại, hay quay về với mô hình 'tứ trụ' truyền thống.

ghe4

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Theo ông, Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam và Hiến pháp Việt Nam vẫn có quy định riêng cho chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước, nên dù một người đảm nhận hai chức vụ thì đây vẫn là hai chức vụ riêng rẽ trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Còn nếu giữ mô hình truyền thống thì có nghĩa là cần bốn vị trí 'tứ trụ' do bốn ủy viên bộ chính trị khác nhau đảm nhiệm, cho các chức vụ cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Dù ai nắm các chức vụ này, nhu cầu cải cách thể chế, các sức ép về môi trường, y tế, biến đổi khí hậu, bộ máy cồng kềnh, quan hệ Mỹ - Trung với lãnh đạo Việt Nam sẽ vẫn còn đó, thậm chí còn tăng độ nóng.

Nguồn : BBC, 03/02/2020

***********************

90 năm Đảng cộng sản Việt Nam : Cơ sở pháp lý nào để 'tồn tại và cầm quyền' ?

Quốc Phương, BBC, 02/02/25020

Đảng cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền tại quốc gia có trên 95 triệu dân từ trước đến nay vẫn viện dẫn hai lý do chính để biện minh cho tính chính danh, đó là công lao 'giải phóng dân tộc' trong lịch sử qua chiến tranh và vai trò, vị thế lãnh đạo của đảng đã được ghi trong chính các bản hiến pháp do chính nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo lập ra.

ghe5

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước tại hội trường Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội, hôm 23/10/2018

Nay trong dịp Đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước đang đánh dấu 90 năm thành lập đảng này (03/2/1930-03/2/2020), một luật sư từ Sài Gòn đề cập việc liệu đây có là dịp để Việt Nam ban hành luật về Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng và luật về các đảng phái, trong đó có đảng chỉnh trị, ở Việt Nam nói riêng.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 02/02/2020 từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, nói :

"Vấn đề này đã được rất là nhiều người đặt ra rồi và thực ra mà nói, Đảng cộng sản Việt Nam (Đảng cộng sản Việt Nam) cho đến nay vẫn viện dẫn hai vấn đề. Một, đó là một quá trình lịch sử, công lao trong việc đấu tranh giải phóng dân tộc và họ mặc nhiên xem sự thành công đó là một tính chính danh đặt lên trên toàn thể xã hội là Đảng cộng sản đương nhiên có quyền lãnh đạo đối với đất nước và xã hội Việt Nam.

"Và vấn đề thứ hai là trong các bản Hiến pháp mà Việt Nam, dưới thời của chế độ cộng sản, chẳng hạn như bản Hiến pháp trước đó và bản Hiến pháp năm 2013, cũng tại điều 4 quy định là Đảng cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo độc tôn đối với đất nước và xã hội Việt Nam.

"Họ dựa trên vấn đề lịch sử và cơ sở hiến pháp đó để nói rằng sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là hợp pháp và chính danh, tuy nhiên vấn đề đặt ngược lại là cũng không có bất kỳ quy định Hiến pháp nào cấm một đảng chính trị khác được tổ chức và thành lập.

"Vậy thì vấn đề được đặt ra là Đảng cộng sản Việt Nam cũng không có một quy định cụ thể nào trong vấn đề về Hiến pháp luôn, cũng như về vấn đề về luật pháp cho vai trò lãnh đạo của họ".

Cơ sở pháp lý nào ?

Giải thích thêm về quan điểm của mình, Luật sư Lê Công Định đưa ra một ví dụ liên quan luật lập Hội đến nay chưa được ban hành và bình luận thêm về điều 4 Hiến pháp của Việt Nam, ông nói :

ghe6

Các chính khách và lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng sản, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam trong một sự kiện bỏ phiếu hôm 23/10/2018 tại Quốc hội

"Ví dụ, cho đến nay Quốc hội Việt Nam vẫn tìm cách trì hoãn Luật về lập Hội, để dựa trên đó bảo rằng là do không có luật, cho nên các hội độc lập không được quyền thành lập.

"Vậy thì người ta cũng đặt ra một câu hỏi đương nhiên là không có luật như vậy và đặc biệt là không có luật về đảng Cộng sản, về các đảng phái chính trị, vậy thì cơ sở pháp lý nào mà Đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục thứ nhất là tồn tại và thứ hai là lãnh đạo đất nước này ?

"Tất nhiên là họ luôn luôn biện minh cho tính chính danh và sự hợp pháp đó bằng điều 4 Hiến pháp. Nhưng mà nếu chúng ta đọc kỹ điều 4 Hiến pháp, thì quy định đó hoàn toàn không nói về vấn đề tổ chức và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

"Chỉ nói một cách rất tổng quát là Đảng cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo, như vậy có sự mặc nhiên thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, điều đó không thuyết phục là bởi vì đó là một Hiến pháp do chính Đảng cộng sản Việt Nam tự soạn thảo và đưa ra Quốc hội, mà Quốc hội cũng được kiểm soát của đảng Cộng sản.

"Cho nên là tính chính danh và hợp pháp đó là một câu hỏi rất là lớn và cho đến nay người ta vẫn luôn luôn hỏi là dựa trên cơ sở pháp lý nào, một đạo luật nào, một bộ luật nào quy định về việc thành lập và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam ?"

Cần làm gì để "chính danh" ?

Cũng trong dịp nhà nước và Đảng cộng sản Việt Nam đánh dấu 90 năm thành lập đảng chính trị mà đang cầm quyền này, nhìn rộng ra các vẫn đề tính hợp pháp, tính chính danh của không chỉ đảng này mà còn của nhà nước, chính quyền do Đảng cộng sản lãnh đạo, Luật sư Lê Công Định đề cập điều mà ông tin là nhà nước và Đảng cộng sản Việt Nam cần phải làm để đáp ứng các câu hỏi được đặt ra lâu nay :

"Chắc chắn là họ phải sửa đổi Hiến pháp và luật bầu cử, trong đó trao quyền bầu cử một cách thực sự cho người dân một cách dân chủ và người dân thực sự có quy lựa chọn thể chế chính trị nào mà họ muốn, cũng như là lựa chọn một đảng phái nào lên cầm quyền.

"Chứ không phải có sự áp đặt rồi bảo rằng đó là ý nguyện của người dân ! Và người dân tuy không có phương tiện nào để có thể phản kháng lại điều đó, nhưng họ chắc chắn một điều là không thể tâm phục, khẩu phục.

"Cho nên trở lại câu hỏi đặt ra thì tôi nghĩ vấn đề trên hết vẫn là sửa đổi Hiến pháp, thậm chí ban hành Hiến pháp mới và trước khi làm điều đó, phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để cho người dân thể hiện quyền phúc quyết của mình trong việc lựa chọn thể chế chính trị, cũng như là đảng nào sẽ là đảng có thể cầm quyền qua những cuộc bầu cử", nguyên Phó Chủ nhiệm đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, trước khi trở thành một tù nhân chính trị, nói với BBC từ Sài Gòn.

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/2/1930 tại hải ngoại, ở Hong Kong, phần lãnh thổ vào thời điểm diễn ra sự kiện này, là thuộc địa tại Trung Quốc của Vương quốc Anh.

Các tài liệu cho hay, đảng này đã giành được chính quyền tại Việt Nam qua sự kiện 'cướp chính quyền' từ tay của một chính quyền dân sự tại Việt Nam đang tồn tại ngay trước đó, trong bối cảnh 'Nhật - Pháp bắn nhau', vào ngày 19/8/1945 ở Hà Nội, và vào ngày 2/9 cùng năm, chính quyền do lãnh tụ và người sáng lập đảng này, cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên bố Việt Nam độc lập và ra mắt chính phủ lâm thời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trước đó, cũng có tài liệu cho hay đã có một chính quyền tồn tại trước đó tuyên bố Việt Nam độc lập, dẫn đến việc có thể các sự kiện lịch sử và bản chất của chúng cần được các giới nghiên cứu hiện nay và tương lai khảo cứu thêm, ít nhất về mặt khoa học và tìm hiểu sự thật lịch sử.

Trải qua các biến cố lịch sử, chính trị, chiến tranh từ các mốc dấu thời gian 1946, 1954 và cho tới ngày 30/4/1975, Đảng cộng sản Việt Nam, dưới các tên gọi khác nhau mà có thời là đảng Lao động Việt Nam, đã cầm quyền từ một phần lãnh thổ, tiến tới cầm quyền tuyệt đối, độc tôn trên toàn bộ lãnh thổ đã được thống nhất hai miền thông qua hành động chiến tranh.

Từ ngày 21/9/1977 tới nay, Việt Nam thống nhất dưới tên gọi nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là thành viên của Liên Hiệp quốc. Tới nay, Việt Nam là quốc gia thành viên hoặc thành viên ký kết của nhiều thiết chế, định chế hoặc các công ước, hiệp ước quốc tế hay khu vực v.v... trên nhiều lĩnh vực và phương diện.

Ngày 03/2/2020, nhà nước và đảng Cộng sản cầm quyền đánh dấu tròn 90 năm thành lập của đảng Cộng sản, trong lúc, đảng tiếp tục bày tỏ, thể hiện những viễn kiến, dự định và kế hoạch để tiếp tục sự lãnh đạo độc tôn và duy nhất một đảng phái đối với toàn xã hội, cộng đồng, quốc gia và dân tộc cho tới tương lai chưa thể xác định.

Điều 4 trong Hiến pháp của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phiên bản năm 2013, trong phần quy định về Thể chế Chính trị, quy định và nêu rõ :

"Đảng cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

"Đảng cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.

"Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 02/02/2020

*******************

Có gì mới trong tiêu chuẩn chức danh Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ?

RFA, 03/02/2020

Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 2/1 ban hành Quy định 214-QĐ-TW về tiêu chuẩn chức danh Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam và tiêu chí đánh giá cán bộ cao cấp.

ghe7

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, họp phiên thứ 17 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tại Hà Nội hôm 15/1/2020. Courtesy chinhphu.vn

Văn bản vừa nêu được cho biết dài gấp rưỡi văn bản tương tự được ban hành vào năm 2017 : Quy định số 90. Quy định mới có những sửa đổi bổ sung theo hướng được nói là cụ thể hơn cho những chức danh cao nhất Việt Nam, gồm cả ‘tứ trụ’ là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội, và một số trường hợp khác thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.v.v…

Theo giải thích trên trang thông tin của Đảng cộng sản Việt Nam, Quy định 90/2017 là văn bản đầu tiên của Đảng về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ cấp cao được công khai. Với lần sửa đổi này, Quy định 214/2020 không chỉ công khai mà còn là chi tiết, toàn diện về nội dung này.

Chung chung, không định rõ được !

Ở tiêu chuẩn chung về chính trị, ngoài yêu cầu tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân ; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… Quy định 214 còn bổ sung yêu cầu tuyệt đối trung thành với "đường lối đổi mới của Đảng" và kiên quyết "bảo vệ nền tảng tư tưởng".

Trả lời RFA hôm 3/2/2020 liên quan vấn đề này, Giáo sư Nguyễn Đình Cống nhận định :

"Tôi thấy chẳng có gì khác cả, tất cả những tiêu chuẩn ấy cũng chỉ là vớ vẩn, tại vì nêu ra những tiêu chuẩn rồi không biết thế nào để đánh giá. Ví dụ nói trung thành với Mác lê thì thế nào là trung thành ? Lấy gì để đo đạt. Cho rằng phải làm được việc này việc kia thì tôi cho rằng không đúng, không hay ho gì cả ? Đúng ra là phải ra tranh cử, để cho đại hội xem xét bầu chọn. Chứ đưa ra hành cục tiêu chuẩn mà không có gì để đánh giá thì tất cả những tiêu chuẩn ấy chỉ có tính cách lòe bịp, chẳng có tác dụng gì cả".

Trong Quy định 214, ở chức danh Tổng bí thư, có bổ sung cụm từ "cán bộ chủ chốt" thành tiêu chuẩn : "Có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt".

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, khi trao đổi với RFA hôm 3/2 liên quan vấn đề này, nói :

"Về các tiêu chuẩn của chức danh tổng bí thư thì tôi có đọc qua các tiêu chuẩn mới nhất mà Đảng cộng sản Việt Nam mới đưa ra, thì tôi thấy nó không có gì thay đổi, ngoài khái niệm ‘các bộ chủ chốt’. Thì có là chủ chốt hay không thì cũng giống như các khái niệm mà trước đây họ tự đặt ra là cán bộ khung, cán bộ nguồn… rồi bây giờ là cán bộ chủ chốt… thì tôi thấy đó chỉ là hình thức thôi chứ không có gì thay đổi về cả hai ý chính là về kỹ trị và đức trị".

Cán bộ chủ chốt theo quy định 214, được hiểu là năm chức danh gồm Thường trực Ban Bí thư đứng cùng "tứ trụ". Trong đó Thường trực Ban Bí thư - chức danh thuần túy Đảng - chỉ cần "có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và trong toàn Đảng".

Theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, về kỹ trị thì tiêu chuẩn đảng đưa ra không có gì mang tính chất khoa học, mà chỉ là những từ ngữ mơ hồ, lâm vào phép ngụy biện lợi dụng chữ nghĩa. Còn về đức trị theo ông, chỉ xoay quanh những tiêu chuẩn về đạo đức lối sống, khiêm tốn, có năng lực… cũng chỉ là những khái niệm mơ hồ, chung chung. Ông nói tiếp :

"Ngoài những cái đó, nó biến những người trong diện được vô bộ chính trị hay tứ trụ, như là những nhà tu hành, ép xác, khổ hạnh… điều đó nếu nhìn ở góc độ đạo đức học thì tôi cho rằng đó là đạo đức giả. Còn nhìn theo chủ nghĩa thực tế thì tôi cho rằng điều đó không có thật. Bởi vì đã là con người thì ai cũng mong được sống sung sướng hạnh phúc, cho dù ở chức vụ cao nhất thì cái mong muốn được sống đầy đủ về vật chất là rất bình thường, rất con người. Điều đó để nói rằng họ không nhìn chính bản thân họ là những con người bình thường, nên họ trở nên bất thường trong việc đưa ra những tiêu chuẩn mới. "

Có hạ tiêu chuẩn ?

Theo Quy định 90 trước đây, với cán bộ thuộc diện trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, ở vị trí công tác trước đó họ phải hoàn thành "xuất sắc" nhiệm vụ. Nay theo quy định 214, "Tốt" là đủ, không nhất thiết "xuất sắc" (!).

Lý do được giải thích trong quy định 214 là khi bầu ai "xuất sắc" giống như một sự vinh danh của tập thể cho nỗ lực của cá nhân đó trong năm và nhiều trường hợp người đứng đầu tổ chức khiêm tốn, chỉ tự nhận "tốt" và nhường "xuất sắc" cho anh em cấp dưới, qua đó bình bầu thi đua cuối năm thực chất hơn (!).

Giáo sư Nguyễn Đình Cống nhận định :

"Ông tổng bí thư muốn nắm toàn quyền trong tay, một mình ổng thao túng mọi chuyện. Tôi cho rằng, đưa ra những tiêu chuẩn như thế là tụt hậu, là phản động, chẳng hay ho gì cả. Người ta ca ngợi thế này thế kia, nhưng tôi thấy tất cả những điều họ đưa ra mới đây chỉ là những chuyện với vẩn".

Ở chức vụ Tổng bí thư Đảng cộng sản, là vị trí cao nhất, quan trọng nhất Việt Nam, cũng có một số khác biệt so với năm 2017. Cụ thể, Tổng bí thư là ‘trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Ở điểm này, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận định thêm :

"Về ý này, nó thể hiện một điều rất rõ là sự bế tắc về đường lối, về nhân sự của Đảng cộng sản Việt Nam. Bởi vì nó rơi vô phép ngụy biện là nhấn mạnh trọng âm, bây giờ bảo người tổng bí thư là trung tâm đoàn kết, có uy tín cao, theo tôi, một là có uy tín, hai là không, chứ không có chuyện uy tín cao thấp, hay uy tín vừa… mà uy tín là lời nói có thuyết phục, có được tin tưởng của đông đảo đảng viên hay không thôi ? Mà điều này là bất khả đối với Đảng cộng sản Việt Nam trong suốt thời gian qua, đặt biệt là vừa rồi, cái chết của ông Lê Đình Kình, là một tác nhân đả kích rất mạnh vào tầng lớp đảng viên tất cả các cấp".

Việc cho rằng tổng bí thư là một trung tâm đoàn kết, theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, đó chỉ là sáo ngữ… lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung, chưa bao giờ họ đoàn kết, những cuộc thanh trừng diễn ra khốc liệt, những cuộc khủng bố đỏ diễn ra rất là ghê gớm… nhưng họ vẫn thành công, đó là do nhiều yếu tố chứ không phải do họ đoàn kết. Do đó theo ông, những ý nghĩa đó là sáo rỗng, thể hiện sự bế tắc của Đảng cộng sản Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Nguồn : RFA, 03/02/2020

Additional Info

  • Author Nguyễn Thị Huyền, Quốc Phương, RFA tiếng Việt, BBC tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Theo thông lệ, kỷ niệm 90 năm thành lập đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chắc hẳn sẽ có bài phát biểu quan trọng về đường lối chủ trương của đảng. Thế nhưng từ lâu rồi, người dân Việt quá hiểu khoảng cách quá xa giữa lời nói và việc làm của đảng và các lãnh tụ đảng nên điều người ta cần thẩm định là thái độ và cách hành xử của đảng cầm quyền trong những vấn đề kinh tế, chính trị. Cụ thể người ta muốn ông Trọng tự minh thị là kẻ thủ ác hay chỉ là người mắc lừa.

kyniem1

Hình minh họa. Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng, đảng viên gần 60 năm tuổi đảng Lê Đình Kinh, người vừa bị giết chết trong vụ công an tấn công vào Đồng Tâm hôm 9/1/2020 Courtesy of AFP, Facebook, RFA edit

Nhìn lại hai nhiệm kỳ Tổng bí thư của ông Trọng, sau cuộc chiến một mất một còn với Ba X (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) và cuộc thâu tóm quyền lực một thân hai ghế (Tổng bí thư, Chủ tịch nước), công cuộc đốt lò của ông Trọng diễn ra suôn sẻ. Nhiều củi đã vào lò có cả Ủy viên Bộ Chính trị, đây là điều mà tất cả các Tổng bí thư khác chưa ai làm được. Nhiều người ngưỡng mộ tôn xưng ông Trọng như vị minh quân.

Công cuộc đốt lò, dân chưa tin

Tuy nhiên, hầu hết những thanh củi vào lò đều quá trễ. Những hành vi sai phạm bị xử lý đều đã xảy ra từ một hai nhiệm kỳ trước, những kẻ vi phạm đều thăng quan tiến chức ở vị trí cao hơn hoặc đã về hưu theo tuổi tác. Hậu quả tham nhũng, thất thoát đã chồng chất thành khối nợ công khổng lồ, thành sự cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường phải mất hàng chục, hàng trăm năm mới có thể khắc phục.

Hơn thế nữa, số củi vào lò vẫn còn quá ít so với số cần được vào lò. Ngay trong bộ máy lãnh đạo đương chức hiện nay nhung nhúc những kẻ đáng gọi là sâu, là củi với những quyết sách phản nước hại dân vẫn đang ung dung tác quái. Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, hàng chục BOT bẩn như những mụn ghẻ trên thịt da đất nước, những nhà máy nhiệt điện than đang phủ mây ô nhiễm vẫn đang tiếp tục triển khai. Một nền giáo dục xuống cấp cả hai mặt trí dục, đức dục… Một Thành phố Hà Nội chất chồng những phe cánh sân sau ăn chặn nguồn sống, môi trường sống của người dân từ nước sông Tô Lịch, sông Đà, sông Đuống… Thành phố Hồ Chí Minh với vết thương Thủ Thiêm mưng máu hàng ngàn hộ dân từ hàng chục năm qua…

Lịch sử nhân loại với sự sụp đổ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, sự nổi dậy theo kiểu người khổng lồ trên đôi chân đất sét của Trung Quốc đã cho thấy cội nguồn tham nhũng chính là thể chế độc tài, độc đảng. Duy trì thể chế ấy, dùng quyền lực độc tài để chống tham nhũng chỉ là lấy tay che mặt trời. Công cuộc đã hổ diệt ruồi của ông Tập cũng chỉ là cuộc chiến mượn danh chống tham nhũng để tranh giành quyền lực, quyền lợi giữa các phe nhóm.

kyniem2

Hình minh họa. Cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng trước tòa án tại Hà Nội hôm 8/1/2018 AFP

Gần đây nhất là cuộc thảm sát Đồng Tâm. Một cụ già 84 tuổi, một đảng viên 58 năm tuổi đảng từng bị đánh gãy chân, lại được chính quyền huy động trên dưới 3.000 quân đang đêm bao vây, ném lựu đạn cay, đánh đập tàn nhẫn, bị bắn chết và bị vu cáo cho là khủng bố. Tài sản, tài liệu bị thu giữ, chiếm đoạt, không theo một trình tự thủ tục nào.

Về luật pháp, hành vi giết người, cướp của tàn bạo này không thể là hành vi của một nhà nước văn minh, do dân, vì dân.

Tàn tệ hơn nữa là theo đạo lý người Việt, nghĩa tử là nghĩa tận. Khi người đã chết thì bao hận thù cũng nên xóa bỏ, thế nhưng thi thể ông Kình bị mổ xẻ, bị đem lượng giá với con gái ông Kình để ký vào những biên bản vu khống cha mình. Tiền phúng điếu lễ tang ông Kình cũng bị phong tỏa chiếm đoạt.

Đảng viên bị công an giết không có lý do

Về đảng tính, theo điều lệ đảng, xử lý đảng viên phải theo trình tự kiểm điểm, xử lý kỷ luật của đảng từ chi bộ, đảng ủy cấp trên, ban kiểm tra đảng. Đảng viên còn có quyền khiếu nại… Sau khi xử lý đảng viên mới xử lý theo chính quyền, luật pháp.

Nhiều đảng viên như Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy tham nhũng tiền bạc ngàn tỉ vẫn đươc hưởng theo trình tự này và có điều kiện trốn ra nước ngoài. Dù cuộc đấu tranh, khiếu nại bảo vệ đất nông nghiệp ở Đồng Sên diễn ra từ nhiều năm nhưng đảng viên lão thành Lê Đình Kình phạm tội gì chưa ai biết, chưa hề bị kỷ luật đảng. Thậm chí sau lần gãy chân trước đây, ông còn được tướng công an đến thăm tại bệnh viện. Trong mọi lần phát biểu của mình, ông Kình luôn trung thành và tin cậy, hưởng ứng tham gia vào công cuộc chống tham nhũng của ông Trọng. Trước sau ông Kình luôn chứng minh là ông và tổ Đồng Thuận ổ Đồng Tâm thực hiện theo lời kêu gọi chống tham nhũng của Tổng bí thư.

kyniem3

Hình minh họa. Người ông Lê Đình Kình với nhiều vết bầm tím (trái). Cảnh sát cơ động ở Đồng Tâm hôm 9/1/2020 Courtesy of FB, edit by RFA

Cần lưu ý rằng : Hành vi công an cấp trung ương hành xử với đảng viên lão thành Lê Đình Kình đã chà đạp lên điều lệ đảng. Người ta nói đánh chó phải kiêng chủ nhà, lẽ nào Tổng Bí Thư đảng cầm quyền lại cho phép công an giết đảng viên của mình một cách phi pháp. Ông Hồ đã dạy, đảng viên phải giữ sự đoàn kết trong đảng như giữ con ngươi của mắt mình, thế mà cán bộ công an đều là đảng viên, đều học tập ông Hồ mỗi năm sao lại có thể giết đồng chí của mình man rợ như thế.

Không rõ vì thiếu thông tin hay vì sức khỏe hoặc vì lý do nào đó, ông Tổng bí thư Trọng hoàn toàn không có ý kiến gì về cái chết thảm thương, oan khốc của đảng viên lão thành gần 60 năm tuổi đảng. Ngược lại, ông Chủ tịch nước Trọng lại ký quyết định trao huân chương cho ba cán bộ công an chết khi tham gia vào cuộc bắn giết ông Kình.

Trọng bị Tô Lâm và Phúc lừa ?

Với cách xử lý này, một số người như nhà báo Lưu Trọng Văn… đưa ra giả thiết ông Trọng bị lừa trong vụ Đồng Tâm. Người ta cũng chỉ ra đích danh kẻ đầu têu của cú lừa này là Bộ trưởng Tô Lâm đã về phe với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đẩy ông Trọng vào thế tay phải nhúng chàm, đồng thời họ cũng đạt mục tiêu chiếm đoạt 59 ha đất của Đồng Sênh.

Người ta còn nhớ ông Trọng từng nhắc đến từ nhân đạo khi tạm dừng công cuộc đốt lò trước tết Kỷ Hợi để cho các thanh củi gộc được ăn tết trước khi vào lò. Lẽ nào lần này ông lại nhẫn tâm giết cụ Kình ngay ngày trước tết.

Mới đây, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm vụ án giết người ở Bưu Điện Cầu Voi với tử tù Hồ Duy Hải sau 12 năm oan khốc. Vụ án đươc các luật sư và chính đoàn giám sát của Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng có nhiều dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng của cả ba ngành tố tụng. Hai nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Trần Đại Quang đã từng có ý kiến chỉ đạo xem xét, nhưng với áp lực của Tô Lâm, Trương Hòa Bình nên những ký kiến này đã bị dìm đi. Việc khai quật, giám đốc thẩm vụ án phải có áp lực từ cao lắm. Người ta đoán là có thể từ ông Trọng.

kyniem4

Hình minh họa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự lễ tang 3 công an chết trong vụ đụng độ ở Đồng Tâm. Courtesy of Hà Nội Mới

Vấn đề là tham gia vào vụ Đồng Tâm không chỉ có công an, ngân hàng, mà còn có cả bộ máy tuyên truyền từ hơn 700 tờ báo, hệ thống đài phát thanh, truyền hình, đội ngũ dư luận viên nhất hô bá ứng đưa tin theo nguồn Bộ Công An cung cấp.

Bộ Ngoại Giao hoặc hưởng ứng hoặc thụ động tham gia nhưng cũng có góp phần khi im lặng né tránh không cấp phép cho báo chí quốc tế tham gia điều tra, đưa tin về sự việc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhanh chóng tăng cấp hàm, phong liệt sĩ và cùng Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tham dự lễ tang theo nghi thức nhà nước với ba cán bộ công an đã chết do trượt té khi tấn công vào Đồng Tâm. Những động thái này khẳng định việc giết ông Kình, đàn áp người dân Đồng Tâm là đúng.

Vụ thảm sát Đồng Tâm đã gây tiếng vang rất xấu cho bộ mặt của Đảng và nhà nước với dư luận quốc tế, tạo hệ quả xấu cho quan hệ đối ngoại.

Điều quan trọng hơn là trong đối nội, người dân trong nước càng mất niềm tin, càng phẫn uất hơn với đảng, chính quyền cai trị trước hành vi tàn ác, bất nhân, bất chấp pháp lý, đạo lý.

Phải trả lời bằng hành động

Quan trọng hơn nữa là quan hệ trong đảng. Thân phận đảng viên cấp thấp như cụ Kình là thân phận của số đông trong hơn 3 triệu đảng viên hiện nay. Họ là những người phải trực tiếp làm những công việc cụ thể do đảng và chính quyền giao và trực tiếp quan hệ với người dân. Cái chết thảm của người đảng viên cao niên, trung thành như cụ Kình đã làm tan vỡ nốt chút niềm tin cuối cùng vào đảng, vào ông Trọng.

Nếu Tổng bí thư Trọng thật sự bị lừa thì nhân kỷ niệm 90 năm thành lập đảng ông phải làm được điều gì đó để rửa mặt cho oan hồn cụ Kình. Nếu ông Trọng không làm đươc điều gì cụ thể mà chỉ im lặng né tránh thì niềm tin của các đảng viên cấp thấp với ông Trọng hoàn toàn sụp đổ. Hoặc họ buộc phải nghĩ rằng Tổng bí thư và cả đảng cộng sản là loại tham lam khát máu có thể thanh toán, giết chết đồng chí của mình không gớm tay chỉ vì những quyển lợi nhỏ nhoi. Sau ông Kình sẽ có thêm người khác và lần hồi có thể xảy ra với họ.

Có thể họ sẽ sợ chết, sợ đảng, sợ ông Trọng hơn, nhưng niềm tin thì không có. Đảng cộng sản Việt Nam sẽ ra sao khi chỉ còn lại những kẻ nhút nhát chỉ có sự sợ hãi mà thiếu lòng tin ?

Ông Trọng liệu có còn hãnh diện tự hào là một minh quân thế thiên hành đạo ? Ông Trọng có thể còn hãnh diện khi lãnh tụ của đảng, nhà nước các quốc gia khác nhìn ông như một tên độc tài khát máu đang dẫn dắt một đảng gồm một ít con sói và cả đàn cừu ?

Có rất nhiều điều người dân cần đến tinh thần cải cách thể chế, nội dung và quan hệ ứng xử của Việt Nam với nước lạ để thể hiện chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc. Nhưng điều đó còn quá xa xôi. Thông điệp cần nhất mà người dân còn le lói chờ ông Trọng là Đồng Tâm. Phải sửa sai, phải xin lỗi, minh oan cho gia đình ông Kình và người dân Đồng Tâm, phải xử lý thích đáng những hành vi phạm pháp bất cứ giá nào.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 31/01/2020

Additional Info

  • Author Gió Bấc
Published in Diễn đàn

Vụ việc xảy ra với xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 09/01/2020 là một việc làm ‘thiếu sáng suốt’ mà không một chính phủ nào trên thế giới tiến hành và đó là lý do một lá thư được gửi tới Tam trụ trong ban lãnh đạo tối cao của nhà nước Việt Nam, theo nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam.

vu1

Bức thư ngỏ do các ông Huỳnh Tấn Mẫm (bìa trái), Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu và Tương Lai (giữa)

Trong bức thư ngỏ đề ngày 22/01, nhóm ký tên gồm các ông :

1. Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, Đại biểu quốc hội Khóa VI, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Tổng biên tập Báo Thanh Niên ;

2. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh,

3. Lê Công Giàu, Tổng thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, Phó bí thư thường trực Thành đoàn 1975, nguyên Phó Tổng giám đốc Saigon Tourist, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hãng Hàng không Pacific Airlines, Giám đốc Công ty Savimex và

4. Giáo sư Tương Lai, từng là thành viên ban cố vấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phó Viện trưởng, Viện Xã hội học Việt Nam.

"Để chất vấn các vị về một việc làm ‘điên rồ’ và không một chính phủ nào ở trên thế giới này có thể làm một việc ‘điên rồ’ như thế khi dùng súng bắn vào dân lành, bắn vào một ông cụ già 84 tuổi, đã từng cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp cứu nước.

Thật khó lý giải vì sao mà ông Nguyễn Phú Trọng lại ra lệnh bắn vào chính đồng đội của mình, bởi cụ Lê Đình Kình là một Đảng viên chưa bị khai trừ, đã gần 60 tuổi Đảng.

"Ông ta (Lê Đình Kình) là một đảng viên cộng sản, khi mà ông bị bắn đã 58 tuổi đảng. Thế thì đấy là một việc làm không thể nào giải thích được và nó gây nên một phẫn nộ cực kỳ lớn trong cả nước và trong dư luận quốc tế".

Giáo sư Tương Lai giải thích thêm với truyền thông quốc tế về mục đích bức thư ngỏ gửi đến Tam trụ triều đình cộng sản hôm 22/01 :

"Trong bối cảnh đó, chúng tôi muốn chất vấn những người cầm quyền phải giải thích cho chúng tôi vì sao lại có một việc làm ‘dã man, vô nhân đạo như vậy’ của một nhà nước tự xưng là của dân, do dân và vì dân, mà lại dùng lực lượng bạo lực phục kích với hàng trăm, hàng nghìn người như vậy về một cái làng, thôn Hoành, chỉ có nhiều lắm vài nghìn dân thôi ?".

Mục đích duy nhất của bốn vị trí thức cộng sản lão thành này là yêu cầu các vị Tam Trụ phải trả lời minh bạch.

"...và phục kích vào đêm khuya, xông vào nhà bắn chết người ta, rồi lên đài vu khống, rồi lại truy tặng huân chương chiến công hạng nhất (cho cảnh sát thiệt mạng) ? Đây là một việc làm quá ngoài sức tưởng tượng và vì vậy, chúng tôi yêu cầu phải làm minh bạch vấn đề này.

Ai ra quyết định đó ? Và căn cứ vào điều khoản nào trong pháp luật để mà truy bức dân lành và nói rằng họ chống lại người thi hành công vụ, họ chống lại việc bộ đội xây tường rào, rồi là vì họ (dân) tấn công lực lượng công an trước, cho nên công an phải nổ súng tiêu diệt ?

Tất cả những lời lẽ ấy trẻ con cũng không nghe được và họ càng lập luận, thì họ càng phơi bày bộ mặt… của họ mà thôi".

vu2

Đại biểu Dương Trung Quốc từng một lần về thăm cụ Lê Đình Kình đứng về phía dân làng Đồng Tâm khi phát biểu giữa Quốc hội chất vấn Bộ Công an.

Ông Dương Trung Quốctừng nói giữa Quốc hội rằng :

"…việc bắt giữ người như vậy có cần thiết với một ông già 80 tuổi đời 50 năm tuổi Đảng hay không khi mà phải dẫn dụ người ta ra ngoài đồng đi kiểm tra mốc giới để bắt ?

Tại sao không bắt một cách rất đàng hoàng như chúng ta thường thấy trên truyền hình, tại gia, có sự chứng kiến của chính quyền địa phương, của cư dân địa phương, kể cả của gia đình nữa. Nếu tâm phục khẩu phục người ta sẽ tuân thủ", ông Quốc nói.

Riêng tôi, với tư cách một nhà sử học, tôi thành thực nói rằng : gót chân Asin lớn nhất của Chính phủ là không đưa ra bằng chứng lịch sử", ông Quốc nhấn mạnh.

Lưu ý từ thời thượng cổ khi nói đến lãnh thổ, đất dai bao giờ cũng đi kèm bản đồ.

Người dân có quyền hỏi tạ sao không có bản đồ ? Nó gợi lại cho ta câu chuyện Thủ Thiêm, vì nhập nhèm bản đồ mà dân bức xúc, ông Quốc nói tiếp.

Và ông Quốc bày tỏ : "Trong việc này tôi nghĩ rằng Chính phủ nên nhìn nhận một cách hết sức khách quan thì sẽ nhận được lòng tin của người dân".

Nhóm Giáo sư Tương Lai nêu một yêu cầu ngắn gọn : Cần ngưng ‘vu khống’, ‘thóa mạ’.

"Chúng tôi, những người từng trải qua ba cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc và bọn bành trướng, có người từng bị giam cầm đánh đập trong nhà tù Chí Hòa, nhà tù Côn Đảo trước 1975, nay vẫn còn thương tật trong người, chúng tôi hiểu rõ nỗi đau của thân nhân của người bị đối xử dã man như đã thấy.

Vì vậy, yêu cầu các vị – những người gánh trọng trách được dân trao – hãy trả lời minh bạch trước công luận trong và ngoài nước.

Mong sớm nhận được hồi âm trước khi chúng tôi sẽ có thư đến vị đại diện của Việt Nam đang giữ trọng trách Ủy viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc – để chuyển cho ngài Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc".

Khi chưa có một Tòa án xét xử "tội phạm đã bị bắn chết" thì cần ngừng ngay những lời vu khống, thoá mạ người vửa bị hạ sát một cách dã man và hết sức bất minh đang được tiến hành rộng khắp trên các phương tiện truyền thông và báo chí nhà nước.

Bằng cách áp dụng quyền tố cáo tội ác quy định trong Bộ Luật hình sự, trước đó nhóm 12 người ở Hà Nội đã cùng ký đơn tố giác tội phạm gửi đến Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội vì hành vi giết cụ Lê Đình Kình. Tiến sĩ Nguyễn Quang A (thứ hai từ trái qua) cùng nhóm nộp đơn tố cáo đến Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội).

vu3

Nhóm 12 người ở Hà Nội đã cùng ký đơn tố giác tội phạm gửi đến Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội vì hành vi giết cụ Lê Đình Kình.

Họ đồng thời gửi đơn qua đường bưu điện tới Cơ quan Điều tra của Công an Thành phố.

Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A nói :

Đơn của chúng tôi chỉ có 3-4 dòng thôi. Thứ nhất là theo luật Việt Nam, thì mọi công dân khi thấy có chuyện bất công, thì có thể làm đơn tố giác tội phạm ấy. Việc cụ Kình bị giết thì ai cũng rõ rồi, Công an người ta cũng thông báo, rồi trên mạng xã hội, những video clips, rồi hình ảnh nói rất rõ.

Hay nói cách khác là đã xảy ra một vụ ‘giết người’, ông Quang A nói về vụ việc mà theo phía nhà nước, là một vụ gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ. Chúng tôi không dùng tính ngữ, hay là cái gì có tính chất là phán xét cả, nhưng mà thực sự là đã xảy ra một vụ ‘giết người hết sức dã man và tàn bạo’.

Bây giờ những sự thực ấy được nêu ra ở trong kiến nghị của chúng tôi và chúng tôi theo đúng điều 144 của Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, thì chúng tôi tố cáo vụ ấy".

Phải chăng nhóm tam trụ lãnh đạo Việt Nam đã đạt được mục đích ở Đồng Tâm sau khi sát hại cụ Lê Đình Kình ?

Nguyễn Đăng Quang là Cựu đại tá An Ninh Việt Nam có 40 năm công tác, bất ngờ đưa ra lời lý giải cho mục đích của Bộ Công an – một công cụ của Đảng cộng sản đã bất ngờ tấn công làng Đồng Tâm và giết bằng được đảng viên lão thành cách mạng Lê Đình Kình bằng loạt đạn tiểu liên.

Đại tá Nguyễn Đăng quan sát vụ việc khá lâu nay mới lên tiếng, ông cho rằng : "một chiến dịch quy mô lớn với một lực lượng hùng hậu được chuẩn bị chu đáo đến từng chi tiết"

Bộ Công an Việt nam đã tấn công vào làng Hoành Đồng Tâm với 4 mục đích chính :

1. Tiêu diệt bằng được cụ Lê Đình Kình ;

2. Tịch thu hết hồ sơ, tài liệu, chứng cứ mà đương sự đang cất giữ ;

3. Bắt bằng hết "nhóm Đồng thuận Đồng Tâm",

4. Phá hủy 3 ngôi nhà liền kề của đại gia đình Lê Đình Kình, để làm gương cho những kẻ khác !

Tất cả các ý kiến vừa trình bày trên đây đều là của những người Cộng sản, họ không thể lý giải được vì sao Người Cộng sản lại sẵn sàng giết hại nhau chỉ vì lợi ích đất đai.

vu4

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trương Tô Lâm khen ngợi chiến công của Cảnh sát cơ động sau vụ tấn công vào làng Hoành Đồng Tâm sáng 9/1/2020

Bài viết về vụ thảm sát Đồng Tâm của Đại tá Nguyễn Đăng Quang có ghi :

Sao các người có thể tàn ác như vậy với đồng chí của mình, một đảng viên chưa hề bị kỷ luật đảng, một công dân chưa có tiền án, tiền sự, và chưa bị kết án là tội phạm trước bất cứ tòa án nào ?

"Vào 04 giờ sáng ngày 09/01/2020 khi mọi người đang còn chìm sâu trong giấc ngủ, và chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý ! Bạo lực đã đến, máu đã đổ, đưa đến một kết cục khiến toàn xã hội phải ghê sợ.

"Tôi khẳng định Đảng cộng sản Việt nam đã phạm sai lầm cực kỳ nghiêm trọng khi quyết định sử dụng bạo lực thay cho đối thoại ôn hòa hoặc tranh tụng pháp lý trước tòa, dẫn đến một kết cục đẫm máu cho cả 2 phía, gây chia rẽ trong xã hội và làm ly tán lòng dân !

"Thử hỏi, 93 triệu người dân Việt Nam, nhất là 4,5 triệu kiều bào ta ở nước ngoài, từ nay có ai tin vào "chính sách đại đoàn kết và hòa hợp, hòa giải dân tộc" của Đảng nữa hay không, khi Đảng đã ra tay sử dụng vũ lực để giết hại người dân ngay trong thời bình ? Qua vụ thảm sát Đồng Tâm này, có thể thấy rõ câu trả lời là : KHÔNG !

Khi kiến nghị của 4 vị lão thành Cách mạng tại Việt nam được gửi đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ngay trong lúc Chính phủ Việt Nam đang cử đại diện làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, thì toàn thế giới sẽ biết đến tội ác của nhóm Tam Trụ bao gồm Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra cho hàng triệu người dân Việt nam.

Hoàng Trung (tổng hợp) từ Hà nội

Nguồn : Thoibao.de, 29/01/2020

Additional Info

  • Author Hoàng Trung
Published in Diễn đàn

Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra trong thời gian tới, đây là thời điểm đấu đá, thanh trừng phe phái quyết liệt trong Đảng cộng sản tại Ba Đình để dành vị trí, điều đó đã đem đến nhiều dự đoán thú vị.

badinh1

Đây là hình ảnh "tam trụ" của Việt Nam hiện nay. Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc thủ tướng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân chủ tịch quốc hội.

Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định nhân sự chủ chốt để thay đổi "tam trụ" này, và cũng là của chính quyền Việt Nam trong nhiệm kỳ mới.

Nhóm truyền thống là "tứ trụ", liên hệ đến 4 chức danh chủ chốt của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Tuy nhiên vừa qua do ông Trần Đại Quang chết đột ngột một cách bí ẩn khi bị nhiễm virus lạ, nên rút xuống còn "tam trụ".

Trong hệ thống chính trị do đảng Cộng sản lãnh đạo ở Việt Nam và cũng theo điều 4 hiến pháp thì đảng lãnh đạo, nên quan trọng nhất vẫn là chức danh Tổng bí thư của đảng sẽ do ai dành được ?

Vì Đảng cộng sản Việt nam không dám công khai vận động bầu cử và tranh luận trên truyền hình trực tiếp giữa các đối thủ, mọi việc đều được sắp đặt trong bóng tối, điều đó dẫn đến nhiều đồn đoán về tứ trụ trong kỳ đại hội tới có thể là những ai.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, nghiên cứu viên, Trung tâm Tương lai Chính sách, Khoa Nhân văn và Xã hội học, Đại học Queensland, Úc, cho rằng, hiện có ba ứng cử viên nổi lên cho vị trí Tổng bí thư là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Hải, câu hỏi lớn nhất mang tính quyết định đến việc lựa chọn là liệu đảng cộng sản có tiếp tục theo đuổi việc hợp nhất chức danh Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện tại, hay quay về với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống.

Tiến sĩ Hải cũng lưu ý, việc dùng từ ‘hợp nhất’ chưa hẳn đã chính xác, mà chỉ tiện cho cách diễn giải cho cấu trúc quyền lực phức tạp ở các hệ thống chính trị như Việt Nam và Trung Quốc. Bởi lẽ, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt nam và Hiến pháp Việt Nam vẫn có quy định riêng cho chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, nên dù một người đảm nhận hai chức vụ thì đây vẫn là hai chức vụ riêng rẽ trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Một số gương mặt mang được đưa ra, họ có thể là những người đang được chú ý tại thời điểm này, nhưng sát Đại hội đảng vẫn có thể bị gạt vì bị đối thủ chính trị trong đảng tung đòn sát nút, thí dụ như nhân vật trong ảnh này.

badinh2

Đây là hình ảnh Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung Ương Phạm Minh Chính

Nếu quay lại với mô hình truyền thống, nghĩa là bốn vị trí ‘tứ trụ’ do bốn ủy viên bộ chính trị khác nhau đảm nhiệm, thì ông Trần Quốc Vượng có nhiều lợi thế để trở thành Tổng bí thư, bởi ông là người hiện ở vị trí quyền lực thứ tư trong Đảng (sau khi ông Trọng đảm nhiệm luôn cả vị trí Chủ tịch nước từ tháng 8/2018). Ông cũng từng đảm nhiệm vị trí phù hợp với chức danh lãnh đạo đảng. Ở vị trí này, quy định về tuổi tác cũng có thể được áp dụng với trường hợp ngoại lệ.

Một mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống khi đó cũng sẽ có mở ra lựa chọn khác, như Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch hay thậm chí Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.

Trong khi đó, nếu tiếp tục giữ mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện nay, đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nhược điểm lớn là bốc đồng, ăn nói thiếu chiều sâu và không biết ngoại ngữ, mời các bạn xem đoạn video ngắn sau đây để biết rõ điều này.

Đảng cộng sản Việt Nam thường bắt chước mô hình của Trung quốc, việc gộp Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước hiện nay cũng như vậy.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cũng cho rằng, dẫu hiện tại đang đặt vấn đề về việc kiểm soát quyền lực, nhưng xét các yếu tố về sự ủng hộ trong đảng thì mô hình kiêm nhiệm hai chức danh này có phần được ủng hộ.

Ông Hải cũng lưu rằng, vấn đề một người vừa nắm giữ chức Tổng bí thư vừa làm Chủ tịch nước đã được đặt ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8, 9. Tuy nhiên, khi đó chưa hội đủ điều kiện về ‘thiên thời, địa lợi, nhân hòa’ như lần này.

Theo Tiến sĩ Hải, tuy nhiên, việc hợp nhất không chỉ đòi hỏi người đảm nhận chức vụ đó cả về uy tín lẫn năng lực, thì bộ máy giúp việc cũng phải rất rạch ròi, đòi hỏi sự phối hợp rất nhuần nhuyễn trong các bộ máy này để chức trách của mỗi chức vụ khác nhau, tránh không bị nhầm lẫn về chức năng và cách điều hành của từng vị trí.

Với các lãnh đạo đảng Cộng sản hiện nay, ông Nguyễn Xuân Phúc có lẽ là một ứng viên nặng ký, tiếp tục tham gia cuộc chia chác quyền lực tứ trụ cho lần tới nếu ông biết tự điều các khiếm khuyết của mình

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, xét về lợi thế từ cách thức thể hiện năng lực điều hành, xử lý vấn đề, ông Nguyễn Xuân Phúc là ứng cử viên sáng giá.
Theo Tiến sĩ Hải, "thành tựu kinh tế của Việt Nam trong nhiệm kỳ hiện nay, đặc biệt là trong năm 2019 vừa qua, cũng như sự thể hiện của ông Phúc qua trong các hoạt động đối ngoại thời gian qua đã cho thấy điều đó".

Hơn nữa, kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng bị lâm bệnh ở Kiên Giang đến nay, ông Phúc đã đứng ra gần như điều hành, chỉ đạo ở những vai trò thuộc các lĩnh vực như quốc phòng, công an, vốn do Tổng bí thư đảm trách.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, với tất cả những kinh nghiệm như thế, cũng như với việc sang năm ông Phúc ở tuổi 67 - độ tuổi không phải là quá cao - đồng thời, bằng quan sát cũng thấy, ông Phúc đủ điều kiện về sức khỏe để đảm trách được công việc của một Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.

Một công chức ăn lương nhà nước từng, bị tiết lộ có tới 300 bộ áo dài được thiết kế và may riêng cho mình cũng đang tham gia cuộc tranh giành quyền lực chính trị tại Ba Đình.

badinh3

Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng

Về Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, bà Ngân sẽ phù hợp với vị trí Thủ tướng bởi bà có kinh nghiệm điều hành Quốc hội. Bà cũng từng là thành viên Chính phủ phụ trách lĩnh vực Lao động - thương binh và xã hội hay Thứ trưởng Bộ Tài chính, cũng như từng kinh qua kinh nghiệm từ cơ sở.

Tuy nhiên, bà Ngân cũng không dành được sự ủng hộ hoàn toàn, vì vẫn có ý kiến cho rằng, bà chưa đủ tầm để làm thủ tướng.

Một ứng cử viên khác cho vị trí này thay vì bà Ngân là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - người đang phụ trách mảng kinh tế của chính phủ.

Ông Trần Quốc Vượng sẽ có lợi thế để trở thành Tổng bí thư nếu đảng quay lại với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống. Tuy nhiên, ông lại chưa thể hiện nhiều ở lĩnh vực đối ngoại hay điều hành về kinh tế, nên nếu chọn mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện nay, thì ứng viên số một vẫn là ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Nguyễn Thiện Nhân, người ít ồn ào hơn các chính trị gia của Đảng cộng sản sẽ như thế nào trong cuộc đua này ?

Nếu quay lại mô hình ‘tứ trụ’, sẽ có thêm một ủy viên bộ chính trị đảm nhận một trong bốn vị trí này. Khi đó, những ứng cử viên thích hợp có thể là ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương ; bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội hoặc ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Khi được hỏi về dự đoán trước đây của một số nhà quan sát liên quan đến khả năng ông Nguyễn Thiện Nhân trở thành Thủ tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, điều này là khó.

Ông nói : "Sẽ ít người ủng hộ việc ông Nhân trở thành Thủ tướng, bởi nhìn vào thành tích của ông khi còn là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, rồi Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hay ngay cả khi ông vào Thành phố Hồ Chí Minh đảm nhiệm Bí thư Thành ủy, thì chúng ta thấy ông là người ôn hòa, không quyết liệt.

Vị trí Thủ tướng hiếm khi được chọn từ những trường hợp đặc biệt về tuổi, trong khi sang năm 2021, ông Nhân đã ở tuổi 68, nên nếu không đảm nhận chức vụ trong đảng thì sẽ rất khó vượt qua quy định về giới hạn độ tuổi".

Về danh sách những người sẽ tham gia bộ chính trị khóa mới, theo Tiến sĩ Hải, hầu như cũng đã được chốt. Bởi trong tổng số 15 ủy viên bộ chính trị hiện có, 7 người sẽ tại vị. Đồng thời, đội ngũ tham gia tham gia bộ chính trị khóa 13, nếu hiện nay họ đang là thành viên ban bí thư sẽ dễ dàng hơn, như các ông như Trần Cẩm Tú, Nguyễn Văn Nên, Phan Đình Trạc, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Xuân Thắng, và Lương Cường… Tất cả những vị đó đều có thể vào ủy viên bộ chính trị được.

Như vậy, ít nhiều có thể thấy, danh sách Bộ chính trị khóa mới không có nhiều biến động.

Một đất nước với gần 100 triệu dân đã không thể phát triển được vì bị Đảng cộng sản áp dụng thể chế độc tài, phi nhân tính để cai trị người dân suốt 75 năm qua.

Điều tệ hại hơn là những người đứng đầu Đảng và nhà nước lại không phải do nhân dân bầu ra, dẫn đến hậu quả ngày càng tệ hại cho Đất nước hôm nay với nạn tham nhũng, ăn cắp công quỹ tràn lan, môi trường bị hủy hoại, xã hội suy đồi, y tế, giáo dục xuống cấp và hàng triệu công dân Việt nam bị đẩy ra ngoài lề của XH.

Một mùa xuân mới đã đến trên quê hương Việt nam và người dân sẽ nhìn lại, để cùng nhau thay đổi vận mệnh của dân tộc.

Hoàng Trung (Hà Nội) tổng họp

Nguồn : Thoibao.de, 27/01/2020

Additional Info

  • Author Hoàng Trung
Published in Diễn đàn