Cho tới những ngày đầu tháng 6 năm 2019, số phận của EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam) vẫn còn nguyên giá trị đánh đố dành cho những kẻ đánh võng mà không có lấy một chút thực tâm cải thiện nhân quyền.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Na Uy Erna Solberg tại cuộc họp báo. Photo Báo Quốc tế/VGP News.
‘Sẽ ký trong những tuần tới’ ?
Từ sau chuyến thăm 3 nước Châu Âu là Nga, Na Uy và Thụy Điển của Thủ tướng Phúc vào cuối tháng 5 năm 2019, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy EVFTA ‘sẽ được ký kết và phê chuẩn vào cuối tháng Sáu’ như một số nguồn tin của đảng và ‘thân đảng’ khấp khởi trước đó.
Một trong những nguồn tin như thế xuất phát từ ông Bruno Angelet - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam. "Cao ủy Thương mại Châu Âu dự kiến họp thông báo những nội dung liên quan đến EVFTA vào ngày 28.5. Theo kế hoạch, Ủy ban Châu Âu và Nghị viện Châu Âu sẽ thông qua quy định cho phép việc ký kết hiệp định này vào ngày 25.6. Nhiều khả năng, lễ ký EVFTA sẽ chính thức diễn ra vào ngày 27 hoặc 28.6" - Bruno Angelet hào hứng thông báo với một tờ báo quốc doanh là Nhịp Cầu Đầu Tư.
Bruno Angelet là một trong những quan chức Châu Âu vẫn thường biểu thị sự nôn nóng về EVFTA được ký kết phê chuẩn càng sớm càng tốt, nhưng phát ngôn và hành động của ông lại không mấy quan tâm đến các điều kiện về cải thiện nhân quyền. Rất ít khi Bruno Angelet gặp gỡ và chia sẻ với giới đấu tranh nhân quyền ở Việt Nam.
Khá đồng điệu với nhận định của Bruno Angelet, tờ báo của Bộ Công thương - đơn vị được giao nhiệm vụ đàm phán trực tiếp về EVFTA - vào cuối tháng 5 năm 2019 đã đưa ra dự đoán đầy hy vọng là EVFTA có thể ‘được ký kết trong những tuần tới’.
‘Trong những tuần tới’ cũng là thông tin cụ thể nhất mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho báo đảng biết về tương lai ký kết EVFTA. Nhưng ‘lãng mạn’ hơn cả Bộ Công thương, ông Phúc còn đề cập tương lai ‘ký trong những tuần tới’ cho cả EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư) với Liên Hiệp Châu Âu (EU).
Chuyến đi Châu Âu vào cuối tháng 5 năm 2019 của Thủ tướng Phúc, đặc biệt ‘thăm’ Na Uy và Thụy Điển, chính là nhắm đến mục tiêu ‘ký trong những tuần tới’ cho không chỉ EVFTA mà còn cả EVIPA - hiệp định được xem là thực chất hơn nhiều so với EVFTA về mức sản sinh lợi nhuận nhằm nuôi nấng chính thể độc tài.
Trước đó một tháng, Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đến thăm Cộng hòa Czech và Romania, hai nước thành viên của EU.
Tuy chỉ là một quốc gia nhỏ trong khối EU, nhưng Romania lại đóng vai trò khá quan trọng vì hiện thời đang là chủ tịch luân phiên của EU. Dựa vào ‘mối quan hệ truyền thống các nước xã hội chủ nghĩa anh em’ trước đây, hẳn chính thể cộng sản ở Việt Nam hy vọng có thể thuyết phục được Romania gật đầu cho EVFTA dễ dàng hơn là các nước Tây Âu đang căng thẳng với Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
Ngay trước chuyến đi của Nguyễn Xuân Phúc là chuyến đi Pháp và Bỉ vào cuối tháng 3 năm 2019 để vận động cho EVFTA của Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch quốc hội Việt Nam.
Hai chuyến đi liên tiếp trong một thời gian ngắn của hai nhân vật còn lại trong ‘tam trụ’ đã phản ánh nhu cầu ‘mót’ EVFTA của chế độ độc đảng đến mức nào.
Cho đến lúc đó, ý đồ ẩn giấu của chính thể Việt Nam đang dần lộ ra : sau tháng 2 năm 2019 khi EVFTA bị Hội đồng Châu Âu hoãn vô thời hạn mà nguồn cơn thực chất là vô số vi phạm nhân quyền của Hà Nội, Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu Bộ Chính trị của ông ta đã phải tìm ra lối thoát. Một lần nữa, trong rất nhiều lần, Hà Nội lại hứa hẹn ‘sẽ cải thiện nhân quyền’, dù đã chẳng có bất kỳ lần nào trước đó lời cam kết này được biến thành hành động, thậm chí giới công an trị Việt Nam còn hành động ngược lại khi gia tăng bắt bớ giới bất đồng chính kiến trong giai đoạn gần nhất từ giữa năm 2016 đến nay.
Những chiến thuật của sự ti tiện
Không khí đàn áp nhân quyền ở Việt Nam vào thời gian này vẫn đặc sệt như một thùng thuốc súng. Chưa có bất kỳ một dấu hiệu nào cho bất kỳ một ‘cải thiện nhân quyền’ nào, dù chỉ mang tính mị dân hoặc để đối phó với cộng đồng quốc tế.
Sát ngày 30 tháng Tư năm 2019 kỷ niệm ‘giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước’, công an Việt Nam lại bắt bớ hàng loạt người dân và quy cho họ ‘âm mưu lật đổ chính quyền’. Chưa kể nhiều người bất đồng chính kiến đã bị công an bắt cóc từ ngày quốc kháng 2/9 năm 2018 mà cho tới nay vẫn chưa được trả tự do.
Còn ngay sau khi Đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ kết thúc vào tháng 5 năm 2019, công an Việt Nam lại gia tăng bắt bớ những người hoạt động nhân quyền và xã hội dân sự. Nhà giáo Nguyễn Năng Tĩnh ở Nghệ An là một trong những vụ bị bắt giam mới nhất.
Cùng lúc, chính thể Việt Nam chỉ mang ra Quốc hội bàn việc ký và phê chuẩn Công ước 98 mà không nói gì đến hai công ước quốc tế còn lại về lao động, khiến lộ hẳn ý đồ chính thể này đang tìm cách qua mặt Liên Hiệp Châu Âu, ký cho có Công ước 98 - là công ước thuộc loại dễ dàng nhất về nhân quyền - để đạt được mục tiêu có được EVFTA, nhưng vẫn lờ đi Công ước 87.
Việc sửa đổi Bộ Luật Lao động cũng trí trá và ma mãnh không kém khi dự thảo này tuyệt đối không đề cập đến khái niệm ‘công đoàn độc lập’.
Chỉ có thể nói rằng đó là những chiến thuật của sự ti tiện.
Cần nhắc lại, quan điểm ‘vào trước, bắt sau’ của Hà Nội là rất nhất quán kể từ thời WTO : vào năm 2006, chính thể Việt Nam đã tạm ngưng bắt bớ giới hoạt động dân chủ nhân quyền để đổi lấy điều kiện được Mỹ chấp nhận cho tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới và còn được nhấc khỏi CPC (Danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo) của Mỹ. Nhưng khi đã ung dung trong trong WTO và hưởng lợi lớn từ nhiều ưu đãi của tổ chức này, Việt Nam lại bắt trở lại, và bắt ồ ạt, hung hãn và đầy sắc máu đối với nhiều người hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến.
Chính thói chủ quan, kênh kiệu rởm đời và không chịu thay đổi não trạng đàn áp nhân quyền của giới chóp bu Việt Nam đã khiến hàng ngàn doanh nghiệp Việt Nam mất cơ hội được tham gia sớm vào thị trường EU khi EVFTA bị hoãn ký.
Thủ tướng Phúc nhận được gì ?
Những chuyến đi Châu Âu của Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Xuân Phúc trong nửa đầu năm 2019 rất có thể chỉ nhằm phát đi những cam kết mà rất có thể vẫn chỉ là lối hứa cuội về nhân quyền.
"Vội vàng thông qua hiệp định thương mại với Việt Nam sẽ là một sai lầm lớn" - John Sifton, Giám đốc Vận động, Ban Á Châu của Human Rights Watch, đã hoàn toàn đúng khi nhận định như vậy.
Liên Hiệp Châu Âu (EU) và Phái đoàn Châu Âu tại Việt Nam rất có thể sẽ phải nhận thêm một bài học đắt giá nữa nếu duy trì thái độ cả tin thái quá đối với một chính thể đã có quá nhiều bài học để chẳng xứng đáng nhận được một chút tin cậy nào về ‘cải thiện nhân quyền’.
Nhưng vào lúc này, có thể những người Âu Châu đã đã rút ra được bài học xương máu như người Mỹ trong các cuộc đàm phán nhân quyền bất tận và vô nghĩa với Việt Nam : chính sách ‘đổi tù nhân lương tâm lấy lợi ích thương mại’ của Việt Nam là cực kỳ ‘xuyên suốt’ cho đến khi nào chính thể này còn chưa bị đẩy vào chân tường.
Một tín hiệu đáng chú ý là sau chuyến ‘quốc tế vận’ ở Châu Âu của Nguyễn Xuân Phúc, khác với cái nhìn ‘lãng mạn’ của Thủ tướng Phúc về EVFTA và EVIPA ‘có thể được ký trong những tuần tới’, cụm từ này đã biến mất trên cửa miệng của Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh - quan chức tháp tùng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến đi Na Uy và Thụy Điển - khi ông ta trả lời phỏng vấn trang web của Bộ Công thương.
Mà chỉ là "Bộ Công Thương đánh giá cao sự hỗ trợ về kinh tế, thương mại của bạn trong thời gian qua và đề nghị Thụy Điển ủng hộ sự phát triển quan hệ toàn diện Việt Nam-EU, đặc biệt là việc phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam-EU (EVIPA)" - một cụm câu nặng về tính xã giao và thực chất là sáo ngữ bởi không gắn kèm bất kỳ mốc thời gian cụ thể ‘sẽ ký kết’ nào.
Thái độ thận trọng và kín kẽ của cơ quan chuyên môn Bộ Công thương, chứ không phải lối hô hào phô trương huênh hoang nhưng đậm đặc cảm tính của Thủ tướng ‘cờ lờ mờ vờ’, cho thấy nhiều khả năng phía Na Uy và Thụy Điển đã chỉ hứa hẹn chung chung ‘ủng hộ Việt Nam tham gia vào EVFTA’, nhưng không có bất kỳ văn bản cam kết nào về việc này, cũng không khẳng định bất kỳ mốc thời gian cụ thể nào để ‘tiến tới ký kết EVFTA’ - thái độ rất tương đồng với cách thể hiện của một số chính phủ ở Châu Âu trước những đoàn vận động EVFTA của Việt Nam vào năm 2017, cũng là bối cảnh mà có đến hơn ba chục nhà hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến bị công an Việt Nam thẳng tay tống vào ngục tối.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 07/06/2019
"Tăng trưởng GDP của Việt Nam xếp tốp đầu thế giới" là khái niệm mới nhất được ‘kiến tạo’ bởi chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ - nhân vật còn hám danh hơn cả kẻ tiền nhiệm là ‘Anh Ba X’.
Thiên tài toán học Nguyễn Xuân Phúc phán "Tăng trưởng GDP của Việt Nam xếp tốp đầu thế giới" !
Khái niệm trên được phô trương bản báo cáo vào ngày khai mạc kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2019, trong đó nhắc lại thành tích GDP năm 2018 tăng đến 7,08%.
Vào cuối năm 2018, Tổng Cục Thống kê đã công bố Tổng sản phẩm trong nước-GDP năm 2018 của Việt Nam đạt 7,08%, vượt qua dự báo của Ngân hàng Thế giới-World Bank ở mức 6,8% và lập kỷ lục cao nhất kể từ năm 2008.
Nhưng còn thực tế GDP ra sao ?
Một sự thể trớ trêu và phản dội là trùng với thời điểm Thủ tướng Phúc say sưa nghiêng ngoẹo với những con số thành tích của mình trước gần 500 mái đầu ngoan ngoãn trong quốc hội, một bản báo cáo vào tháng Mười năm 2018 của cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được công bố đã phải thừa nhận rằng nguồn thu từ 3 khu vực kinh tế không đạt dự toán (thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 2,9%, đạt 4.908 tỷ đồng ; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 15,1%, đạt 33.646 tỷ đồng ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh giảm 2,2% đạt 4.855 tỷ đồng).
Mà khi thu thuế từ 3 khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế ngoài quốc doanh bị giảm mạnh, lấy đâu ra ‘Kinh tế Việt Nam đạt thành tích tăng trưởng hơn 7% GDP’ - gấp gần 3 lần tỷ lệ tăng trưởng của Mỹ và EU - như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên rao đầy tự hào vào cuối năm 2018 và được các bộ ngành, giới chuyên gia cận thần và báo đảng đồng ca đầy sống sượng lẫn trơ tráo ?
Cũng vào tháng Mười năm 2018, những số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố cho thấy số doanh nghiệp thành lập mới trong quý III/2018 là 96.611, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động lại nhiều bất thường, với 24.501 doanh nghiệp, tăng 76%. Tính chung 9 tháng kể từ đầu năm, có 73.103 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 48,1%. Có nghĩa là tỷ lệ doanh nghiệp ‘chết’ cao hơn hẳn tỷ lệ doanh nghiệp được thành lập mới.
Thật rõ ràng, không thể có một nền kinh tế tăng trưởng liên tục và tăng trưởng mạnh đến gần 7%/năm của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ mà tỷ lệ doanh nghiệp ‘chết’ lại cao hơn hẳn tỷ lệ doanh nghiệp mới ra đời !
Phương pháp thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam là ‘có vấn đề’ hay về thực chất là ‘thống kê chính trị’ theo chỉ đạo của chính Thủ tướng Phúc nhằm phục vụ cho những mục đích tô hồng cá nhân của ông ta ?
Trong khi đó, một chuyên gia phản biện ở Việt Nam là Tiến sĩ kinh tế Bùi Trinh, bằng một số tính toán vẫn dựa trên những con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam, đã tính ra GDP thực của Việt Nam chỉ vào khoảng 2,5%. Còn nếu dựa trên những dữ liệu thực hơn mà không phải số liệu thống kê khó mà tin cậy được thì GDP thực của Việt Nam còn thấp hơn 2,5%.
Ở Việt Nam, người ta có thể nhìn ra rõ ràng là không chỉ ‘tân chủ tịch nước’ Nguyễn Phú Trọng - với phát ngôn bất hủ ‘đất nước có bao giờ được như thế này !’ - là chóp bu tham vọng quyền lực duy nhất, mà bên cạnh đó và rất có thể đang mong ngóng được kế thừa cái ghế ‘hoàng đế’ là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Chỉ có điều, những cuộc vận động của Thủ tướng Phúc có thể chẳng nên cơm cháo gì. Cái ghế tổng bí thư tại đại hội 13 đã được sáp nhập với cái ghế chủ tịch nước bởi một tác giả duy nhất : ‘Hoàng đế Nguyễn Phú Trọng’.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 22/05/2019
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam mới đây lên tiếng kêu gọi các đảng viên và lãnh đạo phải lắng nghe lời dân để duy trì chế độ.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khi phát biểu tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hôm 13/5 cho rằng ‘phải lắng nghe dân vì mất chế độ vẫn được xác định là một nguy cơ, nên phải chủ động không để mất dân, mất niềm tin của dân, mất chế độ’. Courtesy chinhphu.vn
Ông Nguyễn Xuân Phúc băn khoăn, lo lắng như vậy là có cơ sở khi thời gian qua, những bức xúc trong dân thi thoảng đã bùng lên thành những cuộc biểu tình.
Vào hai ngày 10 và 11/6/2018, đã có nhiều cuộc biểu tình của người dân trên khắp các tỉnh thành Việt Nam phản đối hai dự luật đặc khu cho phép Trung Quốc thuê đất và an ninh mạng. Một số nơi đã biến thành bạo động như tại Bình Thuận khi người dân đập phá tài sản công vụ và đốt cháy nhiều ô tô, xe máy tại Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong. Khi đó, đã có hàng chục người trên cả nước bị kết án tù với các cáo buộc gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ sau khi tham gia đợt biểu tình này.
Chị Nguyễn Lai, một người dân từ Nha Trang thì cho rằng, không thể tin những lời của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chị đưa ra ví dụ :
"Chẳng hạn biểu tình chống luật đặc khu, là lo sợ của dân, lo sợ bị mất nước, thì người dân đứng ra biểu tình chống luật đặc khu, mà có biết bao nhiêu người bị bắt trong và sau cuộc biểu tình đó. Đừng tin những lời mấy ông này nói, nó giống như dụ con nít vậy đó. Khi người dân hay những facebookers lên tiếng thì bị bắt bớ, bị dọa, biểu tình thì bị đàn áp, lên tiếng thì bắt bớ và ghép vô tội nói xấu đảng và nhà nước thì làm sao tin được những lời ông nói. Họ nói và làm khác nhau hoàn toàn".
Luật Đặc khu là tên gọi vắn tắt của Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã vấp phải phản đối của người dân từ khi được trình làng tại Quốc hội hồi tháng 6/2018.
Ngày 9/6/2018, Văn phòng Chính phủ bất ngờ ra thông báo quyết định lùi Dự thảo Luật Đặc khu đến kỳ họp kế tiếp vào tháng 10.
Trao đổi với Đài Châu Á Tự Do hôm 17/5 về vấn đề này, Anh Nguyễn Chí Tuyến, một nhà hoạt động xã hội tại Hà Nội nhận định :
"Trước các kỳ đại hội, hay sinh hoạt chính trị của đảng cộng sản, thì người ta hay có những lời lấy lòng dân, mà nói nặng là mị dân. Nếu những người cộng sản thật sự muốn nghe tiếng nói của dân thì nhìn lại quá khứ, những năm trước, khi người dân góp ý về sửa đổi hiến pháp và sửa đổi luật đất đai, khi đó những người trí thức đã viết chỉ ra nhiều điều như bỏ điều 4 hiến pháp quy định đảng lãnh đạo toàn diện. Đặc biệt là trong luật đất đai phải đa sở hữu, chứ không phải sở hữu toàn dân nhưng nhà nước quản lý thì rất chung chung, rồi quan chức lợi dụng điều đó cưỡng chế bất cứ đất nào của dân. Đấy là hai ví dụ tôi đưa ra để xem là những người lãnh đạo cộng sản có thật sự nghe ý kiến của dân hay không, thì hai ví dụ vừa nói đã phản ánh rồi".
Biểu tình phản đối dự luật ba đặc khu. 10/6/2018. AFP
Trong thời gian tới, tại Việt Nam sẽ diễn ra những hội nghị quan trọng của Đảng. Hội nghị trung ương 10 đảng cộng sản Việt Nam khai mạc tại Hà Nội hôm 16 tháng 5 và sẽ kéo dài đến hết ngày 18/5/2019. Đây là đại hội quan trọng chuẩn bị nhân sự cho đại hội Đảng toàn quốc vào năm 2020.
Vào năm tới, Đảng Cộng sản việt nam sẽ có đại hội thứ 13 là đại hội toàn quốc diễn ra mỗi 5 năm.
Trao đổi với chúng tôi hôm 17/5, Anh Nguyễn Ngọc Tân, một người dân ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nhận định :
"Ở Việt Nam thường hay nói khẩu hiệu này kia, nhưng thực tế hoàn toàn khác. Cũng như câu nói của ông Phúc thực tế cũng hoàn toàn khác xa. Tôi nhận thấy, thường chính quyền ở Việt Nam ít lắng nghe sự đóng góp của người dân. Người dân cũng ít cơ hội hay phương tiện để biểu đạt. Chẳng hạn ở các nước, muốn nói lên tiếng nói thì người dân biểu tình, và theo đó chính phủ sẽ xem xét một quyết sách nào đó. Nhưng ở Việt Nam thì không có được vậy, ai nói gì trái ý đảng là bị chụp mũ là phản động, họ không nghe ý kiến người dân đâu".
Các Tổ chức quốc tế lên án Việt Nam thường dùng các điều luật an ninh mập mờ trong bộ luật hình sự để bỏ tù những tiếng nói đối lập.
Theo thông tin Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) công bố hôm 13/5/2019, vẫn còn đến128 Tù nhân Lương tâm Việt Nam hiện vẫn đang bị giam giữ, đây là những người bị chính quyền Việt Nam cầm tù vì biểu lộ niềm tin theo lương tâm của họ một cách bất bạo động.
Năm 2018 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng và đã có hiệu lực từ 1/1/2019, gây nhiều tranh cãi. Chính phủ Việt Nam hy vọng luật mới sẽ giúp bảo đảm an toàn an ninh mạng cho Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tổ chức quôc tế chỉ trích lên án đạo luật này và cho rằng luật này góp phần bóp nghẹt quyền tự do phát biểu của người dân.
Theo thống kê mà RFA có được, từ đầu năm 2019 đến nay Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 12 Facebookers và đã được truyền thông trong nước ghi nhận.
Trao đổi với RFA qua tin nhắn hôm 17/5, chị Huỳnh Hằng, một người dân từ Đà Nẵng nói về phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc :
"Nó như một thứ giáo điều lừa bịp, khi luôn nói chính quyền vì dân do dân, mọi ý kiến phản biện dẫu đúng vẫn cứ bị quy chụp là phản động, là chống phá nhà nước thì sao gọi là vì dân ? Chính cái tư duy còn đảng còn mình đã nói lên tất cả cái tính bảo thủ của nhà cầm quyền..".
Khi trao đổi với RFA hôm 17/5, Bác sĩ Đinh Dức Long nhận định :
"Tôi nghĩ nguy cơ mất chế độ càng ngày càng lớn, đến mức họ không thể che giấu được nữa. Từ xưa họ vẫn tin chế độ của họ là vững như bàn thạch, đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, chế độ của dân do dân vì dân… họ tin tưởng thế mà họ nói điều đó tức là họ cảm thấy rằng có vấn đề gì đó không ổn, ít nhất là không ổn, và lòng dân đã khác với ngày xưa rồi, không thể nào họ áp đặt như ngày trước nữa. Đấy là thực tế họ phải thừa nhận và họ tìm cách đối phó với nguy cơ đó, như ông Phúc đã nói là phải lắng nghe dân, đó là những biện pháp muôn thuở, nhưng vấn đề là họ có làm hay không ?
Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản khóa XII, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng nói ‘Nếu đảng và nhà nước để mất niềm tin của dân là mất chế độ, mất tất cả’.
Trung Khang
Nguồn : RFA, 18/05/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại lên đường thăm Châu Âu (RFA, 17/05/2019)
Truyền thông trong nước hôm 17/5 cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ lên đường thăm 3 nước Châu Âu là Nga, Na Uy và Thụy Điển theo lời mời của lãnh đạo các nước này từ ngày 20/5 đến 28/5.
Hình minh họa. Thủ tướng Cộng hòa Czech Andrej Babis (phải) đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Prague hôm 17/4/2019 - AFP
Như vậy chỉ trong vòng khoảng hơn 1 tháng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi thăm Châu Âu hai lần.
Vào khoảng trung tuần tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đến thăm Cộng hòa Czech và Romania, hai nước thành viên của EU.
Việt Nam và Nga là nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai nước năm 2017 là hơn 5 tỷ đô la.
Trong khi đó, theo truyền thông trong nước, Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ với nước Bắc Âu Na Uy. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 là 383 triệu đô la.
Trong ba nước mà Thủ tướng Phúc đến thăm lần này chỉ có Thụy Điển là nước thành viên EU. Việt Nam và Thụy Điển vừa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Thương mại hai chiều đạt khoảng hơn 1 tỷ đô la một năm. Thụy Điển cũng là nước viện trợ rất nhiều cho Việt Nam trong hàng chục năm qua. Theo truyền thông trong nước, trong 46 năm, Thụy Điển đã viện trợ cho Việt Nam hơn 4 triệu đô la.
Hai chuyến thăm liên tiếp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra giữa lúc Việt Nam đang thúc giục EU thông qua Hiệp định tự do thương mại EVFTA mà hai nước đã kết thúc đàm phán từ năm 2015.
Hôm 10/5 vừa qua Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Việt Nam và EU sẽ ký EVFTA vào tuần tới.
Trước đó, Châu Âu đã nhiều lần trì hoãn việc thông qua hiệp định này mà một trong những quan ngại được các dân biểu Châu Âu đưa ra là tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
*****************
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sắp thăm Nga (VOA, 17/05/2019)
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Nga từ ngày 20/5 đến 23/5.
Hôm 17/5, TTXVN loan báo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân sẽ thăm Nga trong 4 ngày theo lời mời của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự thượng đỉnh Nga - ASEAN ở Sochi, Nga, vào tháng 5/2016.
Cổng thông tin của Chính phủ Nga hôm 16/5 cho biết Thủ tướng Nga Medvedev và Thủ tướng Phúc sẽ gặp nhau ở thủ đô Moscow để thảo luận về các dự án đầu tư chung và công bố năm 2020 là năm kỷ niệm 70 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Vào năm 1950, Việt Nam và Nga thiết lập quan hệ ngoại giao, và vào năm 2001 Moscow và Hà Nội quyết định nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược.
Trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 11/2018, Thủ tướng Medvedev cùng Thủ tướng Phúc cam kết tăng kim ngạch mậu dịch song phương lên 10 tỷ đôla vào năm 2020, đồng thời đẩy mạnh hợp tác năng lượng.
Theo Reuters, Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam, trong khi các công ty Nga đóng vai trò đáng kể trong các dự án năng lượng của Việt Nam.
Truyền thông Việt Nam cho biết sau chuyến công du đến Nga, Thủ tướng Phúc sẽ thăm chính thức Na Uy ngày 24-26/5 và Thụy Điển ngày 26-28/5.
****************
Phó Thủ tướng Việt Nam sắp thăm Mỹ, chuẩn bị cho ‘những chuyến thăm quan trọng’ sắp tới (VOA, 16/05/2019)
Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ thăm chính thức Cuba và Mỹ từ ngày 19-23/5, thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết vào ngày 16/5. Chuyến đi được thực hiện theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (phải) tiếp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Hà Nội vào ngày 26/2/2019.
Trả lời phỏng vấn báo TG&VN, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Hà Kim Ngọc, cho biết chuyến thăm của ông Phạm Bình Minh vừa nhằm thúc đẩy các nội dung hợp tác cụ thể, đồng thời "chuẩn bị cho những chuyến thăm và hoạt động đối ngoại quan trọng" giữa hai nước trong thời gian tới.
Quan hệ Việt-Mỹ trong thời gian gần đây được đánh giá là có nhiều tiến triển, với biểu hiện bên ngoài là số lượng gia tăng các chuyến thăm chính thức giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.
Theo lời Đại sứ Hà Kim Ngọc nói với báo TG&VN, ngoài các chuyến thăm của các quan chức hàng đầu Việt Nam như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng… đến Mỹ, thì sự kiện Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đến thăm Việt Nam 2 lần chỉ trong vòng 15 tháng là điều "chưa từng có trong quan hệ hai nước".
Tin cho hay tại cuộc hội đàm với Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi đến Hà Nội tham dự hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim, Tổng thống Trump mời ông Trọng đến thăm chính thức Mỹ trong năm nay để "tiếp tục trao đổi về những biện pháp làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước", theo báo Người Lao Động.
Trong cuộc họp báo ngày 14/3, người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cũng xác nhận thông tin ông Trọng sắp thăm Mỹ, nhưng không cho biết thời điểm dự kiến sẽ thực hiện chuyến thăm.
Song gần đây, sự kiện người đứng đầu Đảng cộng sản vắng mặt trong suốt một tháng qua vì lý do sức khỏe đã khiến công luận đưa ra nhiều suy đoán về khả năng ông Trọng khó có thể thực hiện chuyến thăm quan trọng này.
Năm tới, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ (1995-2020) vốn được xem là một "biểu tượng" cho tiến trình "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai", theo lời Đại sứ Hà Kim Ngọc.
Ngoài hợp tác, trao đổi về ngoại giao, quốc phòng, trong lĩnh vực kinh tế, hiện Mỹ đang là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt mức kỷ lục 60,3 tỷ đôla vào năm ngoái.
Việt Nam cũng được dự đoán là quốc gia "hưởng lợi" về kinh tế trong chiều hướng căng thẳng ngày càng tăng của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Khánh An
******************
Hoa Kỳ và Việt Nam đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 23 (VOA, 16/05/2019)
Hôm 15/5, chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đã thực hiện đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 23 tại thủ đô Hà Nội.
Hôm 15/5/2019, chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đã thực hiện đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 23 tại thủ đô Hà Nội.
Trong một thông cáo trên trang Facebook, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam hôm 15/5 cho biết : "Tại Đối thoại Nhân quyền hôm nay, chúng tôi đã có cuộc trao đổi thẳng thắn và hiệu quả với các đối tác Việt Nam về các vấn đề nhân quyền, quyền của người lao động, và tự do tôn giáo ở Việt Nam".
"Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc thảo luận của chúng tôi về nhân quyền sẽ thúc đẩy các mục tiêu chung nhằm ủng hộ một Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập", thông cáo cho biết thêm.
Cũng trong dịp này các nhà ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhắc lại tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc các quốc gia cần tôn trọng lợi ích của người dân của chính quốc gia mình :
"Chúng tôi không mong muốn hướng các quốc gia cùng chia sẻ các nền văn hoá, truyền thống hay hệ thống chính trị. Song chúng tôi thực sự mong muốn tất cả các quốc gia [...] tôn trọng lợi ích của chính người dân của họ".
Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink và Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, Hà Nội, ngày 15/5/2019. Photo US Embassy Hanoi
Cũng hôm 15/5, Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh.
Ông Kritenbrink loan báo hôm 16/5 : "Hôm qua, tôi rất vui khi có dịp gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh để thảo luận về các cách thức giúp tăng cường hơn nữa Quan hệ đối tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam".
Trước đó, hôm 13 và 14 tháng 5, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scott Busby đã có cuộc gặp với các nhà bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền, và tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Hội nghị trung ương 10 có thể biến thành một đấu trường tàn khốc đối với bất cứ kẻ nào sẩy chân. Những đối thủ chính trị vừa ẩn vừa hiện của Nguyễn Xuân Phúc sẽ không bỏ qua cơ hội tấn công Phúc về âm mưu tăng giá điện và xăng dầu mà đang khiến cả xã hội điêu tàn và phẫn nộ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa chúc mừng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tân Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ảnh TTXVN
Những kẻ tán tận lương tâm
Bế tắc toàn diện giai đoạn cuối của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đang được kết liễu bằng công cuộc vơ vét tàn mạt mang tính tư bản chủ nghĩa dã man của giới quan chức vẫn xưng hô là đồng chí : đã đến thời các tập đoàn tài phiệt xăng dầu và điện lực tăng giá phi mã bất chấp dân sinh khốn khó và cũng bất chấp phản ứng công luận.
EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) là Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) thêm một lần nữa kể từ thời Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng đội mồ sống dậy bằng hình ảnh những bóng ma tài phiệt như thế.
Petrolimex và EVN được xem là cặp ‘anh em sinh đôi’. Nếu EVN bị lỗ đến 30.000 tỷ đồng trong giai đoạn đầu tư trái ngành những năm 2007 - 2009, Petrolimex cũng đầu tư trái ngành tương tự và rước khoản lỗ đến 10.000 tỷ đồng. Giờ đây, doanh nghiệp này đang cố nại ra đủ thứ lý do như ‘tăng giá điện, xăng có lợi cho mọi người’, ‘tăng giá để tái cơ cấu ngân sách’, ‘tăng giá để bù đắp tỷ giá và giá thành’… Tất cả những lý do này đã bị dư luận phản ứng dữ dội và vạch trần bản chất ngụy trá của chúng.
Tán tận lương tâm phải là từ ngữ hiển thị đầy đủ nhất tâm địa của các doanh nghiệp độc quyền trong những năm suy thoái kinh tế qua. Kinh tế càng xuống dốc, đời sống người dân càng túng quẫn, chủ nghĩa thực dụng và lợi nhuận càng lên ngôi, thái độ sống chết mặc bay càng đội mồ sống dậy.
Nhưng đến đây và ngoài Bộ Công thương và giới quan chức chính phủ, lại thêm một nhân vật khác hiện ra để ‘bảo kê’ cho Petrolimex và EVN : Nguyễn Thị Kim Ngân - chủ tịch quốc hội.
‘Tiếp cận giá thị trường’ là gì ?
Sáng 26/4/2019, bà Ngân có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ. Tại đây, rất nhiều cử tri đồng loạt bức xúc về cảnh nạn giá xăng, giá điện thực tế giảm ít nhưng tăng nhiều và tăng như vũ bão, ngay lập tức kéo theo giá cả các mặt hàng ở chợ tăng vọt và khiến đời sống dân tình ngày càng khốn quẫn.
"Khi giá điện thế giới, giá xăng thế giới giảm, thì trong nước sẽ giảm và ngược lại, nhưng vì sao giảm ít mà tăng nhiều, vì giá của chúng ta vẫn còn đang thấp, giá (xăng, dầu) của Việt Nam vẫn còn thấp so với thị trường nên đó là lí do giảm ít hơn tăng để dần tiếp cận với thị trường. Còn đối với điện, rõ ràng có tài nguyên : gió, nắng…nhưng không phải có được những thứ này là có điện mà chúng ta phải đầu tư với số tiền không hề nhỏ" - Nguyễn Thị Kim Ngân nói.
‘Tiếp cận giá thị trường’ là gì ?
Không thể khác hơn, ‘tiếp cận giá thị trường’ chỉ để đẩy giá xăng không chỉ đến mức 25.000 đồng/lít mà còn có thể vọt đến 50.000 - 100.000 đồng/lít.
Sau hàng loạt bằng chứng về sự ‘bảo kê’ của Nguyễn Xuân Phúc cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam tăng giá điện, đặc biệt là Quyết định số 34 vào năm 2017 mà Phúc đã ký cho EVN tăng giá bán lẻ điện bình quân, phát ngôn trên của Nguyễn Thị Kim Ngân đã làm lộ ra bằng chứng rất rõ về việc chủ tịch của cơ quan dân cử ‘của dân, do dân và vì dân’ hùa theo các nhóm lợi ích xăng dầu và điện để ‘bóp cổ’ gần 100 triệu người dân Việt.
Đây là lần thứ hai trong hai năm liên tiếp Nguyễn Thị Kim Ngân ‘lộ bài’. Vào tháng 5 năm 2108, để đối phó với làn sóng chỉ trích gay gắt ‘Luật bán nước’ (một tục danh mà dân gian đặt cho Luật Đặc khu với tác giả của nó là Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính), bà Ngân đã tuyên bố ‘Bộ Chính trị đã quyết định rồi…’ trong một cuộc họp của Quốc hội như một cách nói át đi những ý kiến không chấp nhận cho ‘Luật bán nước’ được trình ra và bỏ phiếu thông qua.
Chế độ ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’
Tăng giá và thuế má là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt. Một đảng Cộng sản ‘của dân, do dân và vì dân’ nhưng đang đẩy dân chúng vào cảnh tàn mạt bởi chế độ ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’.
Các mưu đồ tăng thuế từ dân xảy ra trong bối cảnh dân tình Việt ngày càng khốn khó trong một nền kinh tế đã rơi vào thảm trạng suy thoái đến năm thứ 11 liên tiếp, một xã hội bị acid đậm đặc bởi căn bệnh tham nhũng không còn cách gì cứu chữa. Thuế chồng thuế, chồng lên đôi vai gày guộc của người nghèo. Hàng triệu bệnh nhân, vốn đã bị các bệnh viện "bóp cổ bóp họng" và "không có tiền thì chỉ có chết," sẽ phải nuốt nước mắt vào lòng với biểu viện phí chất cao như núi…
Cơ chế tăng giá điện và xăng dầu lại ập đến trong bối cảnh nền kinh tế vẫn tiếp tục suy thoái và đang lao đến khủng hoảng, một bộ phận lớn trong dân chúng đang cạn nhanh túi tiền, thậm chí một số gia đình đang cạn nhanh dự trữ đã tích lũy trước đó.
Việt Nam 2019. Ngày càng hiện rõ bóng ma tăng giá đang đẩy xã hội vào giai đoạn khốn quẫn cuối cùng trước khi từng tế bào bị tan vỡ.
Nguồn cơn khiến giá xăng, điện và các loại dịch vụ tăng bất chấp dân sinh không chỉ bởi lòng tham của các nhóm lợi ích, mà còn do tương lai hộc rỗng của nền ngân sách quốc gia bị tan hoang bởi nạn tham nhũng và chi xài vô tội vạ. Phải tăng giá thì mới có đủ thuế đóng vào ngân sách.
Vào đầu năm 2019, đã xuất hiện một tin rất xấu với tình hình thu của ngân sách Việt Nam : nhiều khả năng thu nhân sách đã ‘đụng trần’.
Hội thảo "Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2018 : Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng" được tổ chức ngày 25/3/2019 tại Hà Nội có một đánh giá rất quan trọng : "Quy mô thu ngân sách của Việt Nam hiện đã ở mức cao và khó có thể gia tăng thêm".
Bản nghiên cứu trên đã gián tiếp cảnh báo về nạn ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’ của đảng Cộng sản và chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ : nếu xem tiền trong túi dân chúng là một nguồn tài nguyên vô tận thì đó là một não trạng áp đặt rất chủ quan duy ý chí, cả tham lẫn ngu và cực kỳ sai lầm. Cho dù "Bộ Thắt Cổ" (một tục danh mà người dân biệt đãi cho Bộ Tài chính) vẫn còn treo đó thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) mà chưa dám tăng từ 10% lên 12% do phản ứng dữ dội của doanh nghiệp, người dân và còn bởi cơ chế tăng thuế VAT rất nhiều khả năng sẽ nhấn thêm nền kinh tế vào nạn suy thoái, sự thật hiển nhiên và trần trụi là trong hai năm 2017 và 2018, Tổng cục Thuế đã phải chịu cảnh thất thu ở nhiều địa phương, kể cả Sài Gòn - nơi được Hà Nội ví là ‘Con bò sữa’.
Trong khi đó, xã hội và người dân Việt lại đang tự chui đầu vào cái thòng lọng nghịch lý đến mức còn hơn cả thảm cảnh : người dân sẵn sàng trút bức bối nội tâm lên nhau ngoài đường sá và trong các quán nhậu, nhưng vẫn cam tâm nín lặng trước hàng đống chính sách bất công của chính quyền cai trị ; người dân hào hứng một cách khó lý giải khi tập hợp thành những đám đông khổng lồ reo hò cho thành thích bóng đá, nhưng quên bẵng họ đã có quyền biểu tình từ hiến pháp năm 1992 mà không hề dùng đến để phản đối cơ chế tham tàn của các nhóm lợi ích chính sách đang đè đầu bóp họng dân.
Đó là cơ hội dễ ăn nhất và sắc máu nhất cho đàn sói để nhảy xổ vào lũ cừu ngây độn và chỉ biết kêu be be trong một đám đông ô hợp và quá dễ tan rã, kể cả khi bị sói cắn đứt họng từng con cừu một.
Nguy cơ nào cho cặp Phúc - Ngân ?
Lối thoát đơn giản nhất để chính phủ không phải gánh núi nợ của EVN và Petrolimex là xóa bỏ cơ chế độc quyền của tập đoàn này, cổ phần hóa triệt để EVN và Petrolimex, cho các doanh nghiệp điện và xăng dầu khác tham gia vào thị trường bán lẻ, thậm chí quyết định cho EVN và Petrolimex được phá sản nếu tập đoàn này không bảo đảm cân đối tài chính.
Nhưng thay vì chấp nhận để EVN và Petrolimex rời xa môi trường độc quyền hay chịu phá sản, chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc lại đang thể hiện sự ưu ái một cách kỳ lạ với những "cậu ấm hư hỏng" này để khó có thể hiểu khác hơn là đang có những cú "đi đêm" với nhau. Từ năm 2017 đến nay, Thủ tướng Phúc đã liên tiếp ký các quyết định cho phép EVN tăng giá điện và bỏ ngoài tai mọi phản ứng của công luận về việc tập đoàn này đã lợi dụng chính sách tăng giá để tăng gấp rưỡi hoặc gấp đôi giá điện trong thực tế.
EVN và Petrolimex đang nằm trong nhóm các doanh nghiệp có nhiều khả năng nhất tác động đến dân sinh mà có thể làm dân chúng nổi loạn ở Việt Nam. Còn hẳn nhiên, chính phủ của Nguyễn Xuân Phúc và quốc hội của Nguyễn Thị Kim Ngân đang "tiếp tay" cho tương lai nổi loạn rất cận kề đó.
Với phần hành điều hành trực tiếp các hoạt động kinh tế, làm thế nào Nguyễn Xuân Phúc xóa được nghi ngờ về ‘người nhà thủ tướng’ dây máu ăn phần trong thị trường độc quyền phân phối điện và vai trò ‘bảo kê’ của Phúc cho những tập đoàn tài phiệt hút máu dân ?
Chiến dịch tăng giá phi mã của EVN và Petrolimex có thể đã làm lợi rất lớn cho ‘người nhà thủ tướng’, nhưng cũng chính là gót chân Asin của Nguyễn Xuân Phúc trong bối cảnh ông ta đang cần tăng thêm ‘uy tín’ để tranh đoạt quyền bình tối cao từ khoảng trống quyền lực khủng khiếp mà bệnh nhân có thể còn phải điều trị lâu dài là Nguyễn Phú Trọng đang để lộ ra.
Những đối thủ chính trị vừa ẩn vừa hiện của Nguyễn Xuân Phúc, những đối thủ chẳng có mối liên đới lợi ích nào với các tập đoàn tài phiệt EVN và Petrolimex sẽ không bỏ qua cơ hội tấn công Phúc về âm mưu tăng giá đang khiến cả xã hội điêu tàn và phẫn nộ. Trong những tháng tới đây, khi các tập đoàn tài phiệt vẫn tiếp tục tăng giá như thiêu thân, còn Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn tiếp tục ‘diễn’ với những động tác mị dân và giả dối, những đòn công kích ác liệt từ các đối thủ chính trị khác sẽ được tung ra cuồn cuộn và liên tiếp, khiến cơ hội của cả Phúc lẫn Ngân trên cung đường tranh đoạt hai cái ghế tổng bí thư và chủ tịch nước ở đại hội 13, nếu còn có đại hội này, có thể biến thành bong bóng.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 13/05/2019
Chuyện vui cuối tuần
Căn nhà bốn tầng
Trước cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Củ Sâm hồi tháng hai năm 2019 có một câu chuyện được giữ bí mật cho đến ngày hôm nay. Đó là chuyện ngài Đỗ Năm Trăm và tùy tùng viếng thăm tòa "biu đinh" 4 tầng - được xây dựng đối diện với lăng Hồ Chí Minh - nơi trưng bày những thành quả "tuyệt vời" của đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam.
Đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chính phủ chờ đón Tổng thống Hoa Kỳ tới hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Phất phát âm theo tiếng Mỹ).
Cuộc thăm viếng tòa "biu đinh" của Đỗ Năm Trăm và phái đoàn do thủ tướng Phất (còn gọi là Phất đầu tàu) hướng dẫn đến nơi - sau khi phái đoàn của Đỗ Năm Trăm được chiêu đãi một bữa ăn thịnh soạn.
Bước vào tòa nhà, khi phái đoàn của Đỗ Năm Trăm còn đang trầm trồ khen ngợi về sự phong phú, "đẫm chất" văn hóa của tầng thứ nhất, nơi trưng bày như một nhà trẻ với các bàn học, ghế ngồi nhỏ nhắn, xinh đẹp đủ màu sắc, tràn ngập những đồ chơi, sách báo thiếu nhi với những hình ảnh của Lê Văn Tám, Kim Đồng... được vẽ lại theo trí nhớ của "sử ra" Trần Huy Liệu, Trăm chợt lên tiếng :
- Xin thủ tướng chỉ giùm cái toilet được không ạ ? Tôi... tôi muốn đi toilet !
Thủ tướng Phất ngạc nhiên, quay sang hỏi nhỏ người thông dịch đi bên cạnh :
- Toilet là cái cờ lờ mờ vờ gì ?
Thông dịch viên nói nhỏ vào tai Phất :
- Là cái nhà cầu ! Ngài tổng thống muốn đi tiêu, đi tiểu gì đó !
Thủ Tướng Phất lắc lắc cái đầu thường bị lệch nghiêng một bên :
- Tầng này không có toa-lét ! Nô toa-lét hia !
Thủ tướng Phất biểu lộ sự hài lòng với cái đầu lệch nghiêng cố hữu
Đỗ Năm Trăm lộ vẻ ngạc nhiên hỏi tiếp :
- Xin thủ tướng cho biết ! Tầng này dành cho ai, giai cấp nào mà không có toilet ?
Thông dịch viên nói lại. Phất trả lời :
- Tầng này dành cho trẻ em, thiếu nhi Việt Nam, con cháu các lãnh đạo, giai cấp sẽ lãnh đạo đất nước mai sau. Dưới sự giáo dục ưu việt, tốt đẹp của chúng tôi, con cháu lãnh đạo thường tiêu, tiểu bậy bạ, ị đái ra đến đâu, chúng tôi hốt, dẹp đến đó nên không xây toa-lét làm gì cho tốn kém. Chúng tôi dành tiền đó để xây dựng đất nước, làm chuyện khác.
Trăm gật gật cái đầu, có vẻ đồng tình, cười nhìn Phất, tay phải nắm lại, giơ cao ngón cái, dấu hiệu khen tặng Phất. Đoàn đi một vòng tầng thứ nhất rồi lên tầng thứ hai. Ở tầng này, đoàn thăm viếng trông thấy những tranh ảnh, những sa bàn, mẫu mã các máy móc, dụng cụ, thiết bị, công trình lạ mắt chưa từng có ai được nhìn thấy bao giờ.
Trăm giơ cao ngón cái, dấu hiệu khen tặng Phất.
Mọi người còn đang tò mò ngắm nghía, bàn tán, chỉ trỏ những vật trưng bày, Đỗ Năm Trăm lại lên tiếng :
- Xin ngài thủ tướng chỉ giùm cái toilet ! Tôi đau bụng quá !
Lần này chỉ nghe 2 chữ toilet, dù dốt đặc cán mai, Phất đã hiểu ngay, nên lắc đầu trả lời :
- Nô toa-lét hia !
Nghe câu trả lời của Phất, Trăm ôm bụng, mặt nhăn nhó nhưng cũng ráng hỏi thêm :
- Tầng này dành cho giai cấp nào trong xã hội Việt Nam ?
Phất cười trả lời :
- Tầng này dành cho giai cấp công nhân, giai cấp nòng cốt, tiên tiến nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa, đây là giai cấp làm việc, chịu gian khổ, hi sinh nhiều nhất nhưng lương bổng, thu nhập ít nhất. Do đó họ ăn uống rất ít, ăn uống ít, làm việc nhiều, tiêu tiểu toàn ra hơi và khói. Vậy xây toa-lét làm gì cho tốn kém ?
Nghe thông dịch viên nói lại, Trăm cười ha hả, quên cả đau bụng, vẻ mặt hài lòng, giật lấy lá cờ đỏ sao vàng nhỏ trên tay một em bé tháp tùng, đưa lên cao vẫy vẫy. Đoàn đi tiếp lên tầng thứ ba.
Trăm giật lấy lá cờ đỏ sao vàng nhỏ trên tay một em bé tháp tùng, đưa lên cao vẫy vẫy.
Vừa bước qua cửa, họ Đỗ dáo dác nhìn quanh, ra vẻ tìm kiếm gì đó trong lúc cả đoàn đi theo quan sát, ngắm nhìn mấy trăm tờ báo sặc sỡ, từ Tuổi Không Già, (Nam) Thanh Niên, Người (mất) Lao Động đến (Vô) Pháp Luật, Phụ Nữ (về đêm), An Ninh Thủ Dâm... đếm không xuể. Hiểu ý Đỗ Năm Trăm, Phúc nói :
- Xin ngài tổng thống thông cảm, tầng này chúng tôi cũng không có toa-lét ! Đây là tầng…
Không để thông dịch viên nói hết câu, Trăm cắt ngang :
- Tầng này dành cho giai cấp phóng viên, ký giả báo chí, truyền thông... phải không ? Bọn này là bọn chuyên đưa tin giả, kẻ thù của nhân dân, truyền thông thổ tả, bọn Dâm Chủ... không cần xây toilet cho bọn chúng…
Phất gật đầu đồng tình :
- Đúng thế ! Tuy nhiên ở Việt Nam, chúng tôi đã kiểm soát, sai khiến được bọn này ! Chúng tôi tạo cơ hội cho chúng nó kiếm ăn, làm tiền các doanh nghiệp,... cho chúng đấu đá, ỉa đái vào mồm nhau là xong, do đó không cần xây toa-lét.
Vừa bước vào trong, mọi người kều lớn một tiếng ồ ngạc nhiên lẫn thích thú khi ngửi thấy một mùi thơm dịu lan tỏa khắp tầng cũng như nhìn thấy sự xa hoa, sang trọng, sạch sẽ của tầng cuối.
Loay hoay chỉ trỏ, bàn tán chừng ít phút, cả đoàn kéo nhau lên tầng cuối cùng. Vừa bước vào trong, mọi người kều lớn một tiếng ồ ngạc nhiên lẫn thích thú khi ngửi thấy một mùi thơm dịu lan tỏa khắp tầng cũng như nhìn thấy sự xa hoa, sang trọng, sạch sẽ của tầng cuối.
Từ thảm trải nền nhà, sa lông, bàn ghế, tranh ảnh trang trí trên tường đến màn cửa, đèn trần sáng chói, các đồ dùng như ly tách, chén đĩa bằng pha lê, sứ được bày biện trong các tủ kính đều là thứ đắt tiền, xa hoa... người dân ít có.
Trăm nghĩ, với sự sang trọng, tiện nghi... tầng này chắc chắn phải có toilet nên nói luôn :
- Thủ tướng làm ơn chỉ tôi toilet ở đâu ? Tôi đau bụng chịu hết nổi rồi !
Phất nghiêng đầu, nhún vai, 2 tay xòe ra như phân bua :
- Thưa tổng thống ! Xin ngài đừng phiền ! Tầng này cũng không có toa-lét.
Trăm nhăn mặt, ôm bụng rên rỉ :
- Tầng này dành cho giai cấp nào ? Sang trọng, đẹp đẽ như thế tại sao cũng không có toilet ?
Phất cười hãnh diện :
- Thưa ngài tổng thống ! Tầng này dành cho giai cấp lãnh đạo đảng và chế độ cộng sản Việt Nam, các ủy viên bộ chính trị, ủy viên trung ương đảng, các bộ trưởng, thứ trưởng, các tổng giám đốc, bí thư tỉnh ủy, huyện ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân, cán bộ công an... các cái.
Đỗ Năm Trăm vừa ôm bụng vừa rên nhưng cũng phều phào :
- Tại sao ? Tại sao dành cho những người quyền lực như thế lại không có toilet ?
Phất cười to, cái đầu bị nghiêng càng nghiêng hơn :
- Giai cấp lãnh đạo của đảng và chế độ cộng sản Việt Nam chúng tôi là giai cấp ăn trên, ngồi trước, sống sung sướng, xa hoa, hoang phí bằng tham nhũng, hối lộ... nhưng dân đen có dám phản đối đâu ? Chúng tôi có ị đái lên đầu dân thì chúng nó cũng chịu thôi, chẳng đứa nào dám phản kháng, có hành động chống đối... vì thế xây toa-lét làm gì cho tốn kém ?
Tất cả trang thiết bị hiện đại lẫn thiết kế mỹ thuật từ phòng họp, tới phòng làm việc của Thủ tướng, phó thủ tướng, phòng tiếp khách tới sảnh chờ, Trăm nhìn còn lác mắt vì sức chịu chơi của Thủ tướng Phất
Đỗ Năm Trăm nghe xong cười ha hả, hết cả đau bụng, vỗ vai Phất :
- Thủ Tướng nói đúng ! Có lẽ tôi cũng phải học theo ngài.
Thạch Đạt Lang
(12/05/2019)
Việc ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, kêu gọi người Việt cư trú bên ngoài Việt Nam nói chung và người Việt sống tại Cộng hòa Czech (Séc) nói riêng "giám sát, hạn chế tối đa" hoạt động của những cá nhân, những nhóm gốc Việt đang vận động cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam là một món quà quý mà ông Phúc nói riêng và hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam nói chung tặng cho những cá nhân, những nhóm này…
Ông Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh chung với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại tại Cộng hòa Czech ngày 17/04/2019. (Ảnh : Thống Nhất/TTXVN)
***
Cuối tuần vừa qua, Văn Lang – một nhóm người Việt cư trú tại Czech, chuyên quảng bá, thúc đẩy các nguyên tắc của xã hội dân sự và hỗ trợ phát triển các hoạt động văn hóa – đã công bố "Thông cáo báo chí về chuyến thăm Czech của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc" (1). Theo đó, tại Czech, Hội Người Việt Nam tại Czech – vốn có sự gắn bó mật thiết với chính quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - từng "nhiều lần can thiệp các hoạt động dân sự của người Việt ở Czech".
Chẳng hạn : Tạo áp lực hủy hợp đồng thuê chỗ trong khu Sapa để nhóm Văn Lang không thể tổ chức sự kiện mà nhóm dự tính. Cắt điện để gây gián đoạn hoạt động tưởng niệm ngày 17 tháng 2 (ngày Trung Quốc xua quân sang Việt Nam nhằm dạy cho Việt Nam một bài học vào năm 1979) do một nhóm khác tổ chức, sau khi đã tác động mà nhóm này không chịu hủy bỏ hoạt động tưởng niệm… Văn Lang khẳng định "không khó để tìm những ví dụ khác", chứng minh hoạt động của Hội Người Việt Nam tại Czech đang xâm hại "những chuẩn mực hiện nay của Czech".
Cộng hòa Czech – một thành viên của cộng đồng quốc tế, đồng thời là một thành viên của Liên Hiệp Châu Âu – chắc chắn không chỉ cam kết bảo vệ, thăng tiến nhân quyền mà còn đặt định những qui phạm pháp luật hết sức cụ thể để tất cả mọi thành viên, từ công dân đến thường trú nhân có thể thực thi các quyền căn bản của một con người, trong đó có tự do biểu đạt thông qua diễn ngôn, sách báo, bày tỏ thái độ bằng những hành động phản kháng phi bạo lực.
Chuyện Thủ tướng của một quốc gia khác đến Czech, ngay trên lãnh thổ Czech, kêu gọi cả công dân Czech lẫn thường trú nhân ở Czech "giám sát, hạn chế" quyền tự do biểu đạt của các công dân lẫn thường trú nhân khác đang cư trú tại Czech, chắc chắn là vi phạm nghiêm trọng luật pháp của Czech, kể cả xâm phạm chủ quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia Đông Âu này.
Bởi Văn Lang cũng như một số nhóm khác hoạt động cho dân chủ, nhân quyền tại Czech từng gặp không ít trở ngại từ Hội Người Việt Nam tại Czech, không thể loại trừ những trở ngại này có thể gia tăng cả về tính chất lẫn mức độ nghiêm trọng sau khi Thủ tướng Việt Nam đến Czech, vừa khen ngợi việc "ngăn chặn", vừa khuyến khích "giáo dục", kêu gọi gia tăng hoạt động "giám sát, hạn chế", Văn Lang và những nhóm ấy có thể liên lạc với các cơ quan hữu trách của Czech để xin bảo vệ.
Báo chí Czech chắc chưa quên, dân chúng và chính khách Czech chắc vẫn còn nhớ những chi tiết vốn chẳng hay ho chút nào trong scandal ảnh hưởng đến thể diện quốc gia do Czech vô tình dính líu đến scandal bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức, hẳn sẽ không ngồi im, thêm một lần vô tình giúp ông Phúc chứng minh ông hữu lý, khi ông trấn an cử tọa rằng "Czech rất yêu mến Việt Nam" để thúc giục công dân Czech lẫn thường trú nhân ở Czech xâm hại quyền tự do biểu đạt của người khác ngay trên lãnh thổ Czech.
Nếu những cá nhân, nhóm, vốn từng gặp không ít khó khăn khi thực hiện quyền tự do biểu đạt tại Czech, yêu cầu các cơ quan hữu trách của Czech bảo vệ, đồng thời liên lạc với các cơ quan truyền thông của Czech, đề nghị họ sớm liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Czech, hỏi xem, Việt Nam đã tổ chức mạng lưới gián điệp trên đất Czech thế nào, thu thập thông tin ra sao để ông Phúc có thể mạnh mẽ khẳng định : "Không phải Thủ tướng và các cơ quan chức năng không biết" - nên mới dõng dạc chỉ đạo gia tăng "giám sát, hạn chế"… thì ắt không chỉ có Thủ tướng Việt Nam rã rời !
Cứ như Thủ tướng Việt Nam đã bày tỏ thì ít nhất những người được Đại sứ quán Việt Nam tại Czech mời đến gặp ông Phúc hôm 17 tháng 4 là những đối tượng đầu tiên mà chính quyền và dân chúng Czech nên cảnh giác, bởi một trong những điều mà ông Phúc đề cập khi trò chuyện với những đối tượng này là nguy cơ "xâm nhập" rất lớn. Những ai trong số đó đã tham gia các hoạt động có tính chất gián điệp trên đất Czech, thu thập thông tin để Đại sứ quán trừng phạt những người dám thực hiện quyền tự do biểu đạt trên lãnh thổ Czech bằng cách từ chối cấp visa nhập cảnh Việt Nam ? Những ai từng tham gia "ngăn chặn" quyền tự do biểu đạt của người khác, ngang nhiên vi phạm luật pháp Czech ? Đặc biệt, sau khi được đích thân Thủ tướng đến tận Czech động viên, những ai sẽ trở thành quá khích, dùng cả bạo lực để "hạn chế" quyền tự do biểu đạt của người khác ?
***
Nếu được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, video clip ghi lại phát biểu của ông Phúc khi ông gặp gỡ một số công dân Czech và thường trú nhân người Việt ở Czech hồi trung tuần tháng 4 (2) có thể là bằng chứng để nhiều cá nhân, nhóm gốc Việt đang cư trú tại nhiều quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia Đông Âu, từng tham gia vận động cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, chứng minh họ cũng là đối tượng có thể gặp những rủi ro tiềm ẩn, thành ra cần được chính quyền sở tại quan tâm, bảo vệ. Chưa kể hệ thống truyền thông sở tại cũng cần được thông báo để cảnh báo rộng rãi trong dân chúng, bởi theo lời ông Phúc thì Trung tâm Sapa, rộng hơn là Praha và Czech sẽ được dùng như "gương cho các tổ chức khác, trong các đất nước khác"... Hội Người Việt Nam gắn với các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại chỗ này, chỗ khác hóa ra phức tạp hơn thiên hạ vẫn tưởng.
Trong thập niên vừa qua, Việt Nam không ngừng "tả xung, hữu đột" chứng minh nỗ lực thăng tiến nhân quyền tại Việt Nam với cộng đồng quốc tế, với nhiều khối quốc gia, kể cả với chính phủ hết quốc gia này đến quốc gia khác, video clip ghi lại phát biểu của ông Phúc khi ông gặp gỡ một số công dân Czech và thường trú nhân người Việt ở Czech hồi trung tuần tháng 4 năm 2019 là một món quà quý, dành tặng tất cả các bên quan tâm đến dân chủ, nhân quyền nói chung và dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam nói riêng. Dù muốn hay không, các tổ chức vận động cho dân chủ, nhân quyền cũng nên cám ơn ông Phúc. Giàu trí tưởng tượng đến mấy cũng chẳng dám mơ, Thủ tướng một quốc gia dù là độc tài, đến một quốc gia khác, khen ngợi kiều bào "ngăn chặn", kêu gọi kiều bào "giám sát, hạn chế" mạnh mẽ hơn quyền tự do biểu đạt của người khác !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 29/04/2019
Chú thích :
(1) https://www.facebook.com/NhomVanLang/photos/a.621801147844567/2434840716540592/?type=3&theater
Phản ứng về cụm từ 'các thế lực thù địch' (BBC, 28/04/2019)
Cụm từ 'các thế lực thù địch, phản động' từ lâu được dùng khá phổ biến trên truyền thông nhà nước Việt Nam. Nhưng các 'thế lực' ấy là ai ?
Cụm từ này trở nên quen thuộc tới mức gần như ít người Việt nào thắc mắc khi nghe hoặc đọc thấy.
Đặc biệt vào các dịp lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước, hệ thống báo của nhà nước Việt Nam thường đưa các bài viết có nhắc nhở người dân đề phòng bị lôi kéo bởi 'các thế lực thù địch, phản động, lưu vong'.
Video trên mạng xã hội về buổi gặp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Việt Kiều tại Czech
Mới đây, cụm từ này nhận được nhiều chú ý hơn, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được cho là phát biểu trong cuộc gặp cộng đồng người Việt tại Trung tâm thương mại Sapa, Cộng hòa Czech.
Trong một đoạn video trên mạng xã hội ghi lại buổi gặp gỡ hồi trung tuần tháng Tư, ông Phúc nới với bà con Việt Nam xa xứ ở Czech rằng "bọn phản động, lưu vong rã rời chân tay" khi Tổng thống Trump cầm lá cờ của Việt Nam tại thượng đỉnh Trump-Kim.
"Khi tôi đón ông Donald Trump vào thăm chính phủ, thì ổng cầm lá cờ Việt Nam ổng đưa lên cao thế này, lên khỏi đầu ổng, bà con có thấy hình ảnh đó không ? Đó là gì ? Là bọn phản động, lưu vong người Việt và chống chúng ta rã rời chân tay luôn", ông Phúc được nhìn thấy nói trong đoạn video.
Có tiếng vỗ tay rào rào khi ông Phúc dứt câu, nhưng sau đó nhiều ý kiến trên mạng xã hội tỏ ý bất bình.
Người Việt ở hải ngoại nói gì ?
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nói cộng đồng người Việt hải ngoại là bọn phản động lưu vong - Ảnh minh họa
Bà Điệp Lê từ California bình luận với BBC hôm 26/4 :
"Tôi không biết nguồn gốc cụm từ này có từ đâu. Nhưng tôi thấy rằng những lực lượng tuyên truyền viên [của Đảng Cộng sản Việt Nam] luôn nói về người Việt hải ngoại - những người góp ý, hay phê phán về tình trạng trong nước là bọn phản động lưu vong".
"Bản thân 4 chữ này gợi một cái nhìn tiêu cực cho người Việt hải ngoại. Tại sao khi cần đóng góp hay giúp đỡ gì trong nước thì họ gọi người Việt sống ở hải ngoại chúng tôi là 'khúc ruột ngàn dặm', nhưng khi chỉ trích thì lại nói là 'bọn phản động lưu vong' ?
"Tôi cho rằng để trung lập trong danh xưng dành cho người Việt đã và đang sinh sống ngoài lãnh thổ Việt Nam, nên dùng cụm từ 'người Việt hải ngoại' để thay thế 'bọn phản động lưu vong' thì tốt hơn.
Một ý kiến khác từ bà Mỹ Lan sống tại New York cho rằng hiện kiều bào đang đóng góp tích cực cho quê hương Việt Nam và họ không phải 'bọn phản động'.
Bà Mỹ Lan nói với BBC hôm 26/4 : "Trong 4 triệu kiều bào, nếu tính mỗi người gửi ít nhất 1.000 đôla mỗi năm về Việt Nam thì tổng cộng số tiền Việt Nam nhận được là khoảng tỷ đôla một năm. Trên thực tế số tiền này còn có thể lớn hơn nhiều lần. Tính ra mấy chục năm qua tổng cộng đã có bao nhiêu tỷ đô kiều bào đổ về Việt Nam ?"
"Thủ tướng Phúc từng kêu gọi kiều bào tích cực đóng góp xây dựng đất nước, gọi kiều bào là khúc ruột ngàn dặm. Ông Phúc không biết hay quên rằng trong số đó có những người bị ông gọi là "phản động lưu vong" ? Họ không phá hoại Việt Nam. Họ chỉ muốn đóng góp tài chánh cho thân nhân, góp phần lớn cho việc xoá đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm, vốn liếng đầu tư để dân đóng thuế cho các ông. Ngoài ra, họ đóng góp bằng cách lên tiếng đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền và an ninh, an sinh cho người dân trong nước".
"Nếu Việt Nam có được những điều đó, họ không mắc gì phải lao tâm tổn trí hướng vọng về, đau đáu bức xúc phê phán những bất ổn ở Việt Nam, khi họ có tất cả cuộc sống đủ đầy bình yên nơi xứ người. Họ là những người cấp tiến mong muốn một Việt Nam tiến bộ hơn. Họ không phải phản động. Phản động là những kẻ độc tài cai trị ngăn cản bước tiến và sự phát triển của con người về mọi mặt".
Bà Nancy Nguyễn từ California thì nói : "Cộng hòa Czech là nơi mà chủ nghĩa cộng sản đã khá thịnh vượng trước khi nó bị đào thải hoàn toàn ở Đông Âu. 'Lưu vong phản động' ra đời trong nhu cầu phân biệt giữa những người Việt tị nạn cộng sản và những kiều bào 'ưu tú, tiến bộ' - nói theo kiểu của họ - tức là thành phần trung với Bác, Đảng, và chế độ, đã sang các nước đông Âu. Câu nói này là tàn dư đáng tiếc của một hệ tư tưởng đã bị nhân loại bỏ lại phía sau, và một nền cai trị đã bị chính nhân dân của nó đào thải".
"Dẫu có viện dẫn gì đi chăng nữa, thì việc nhiều triệu con người nối đuôi nhau bỏ nước ra đi trong nhiều thập niên liên tiếp cũng là một trang sử đáng hổ thẹn của nhà cầm quyền đương thời, và đen tối của dân tộc này. Do vậy, những cụm từ chẳng phục vụ một điều gì tốt đẹp ngoài gây chia rẽ người với người, và khơi gợi lại một trang sử bi thương của dân tộc, phải nên cáo chung".
Kiều hối từ Mỹ gửi về các nước, trong đó có Việt Nam xếp thứ 5.
Bọn phản động lưu vong là ai ?
Trên Facebook cá nhân, luật sư Trần Đình Thu viết rằng "quan chức Việt Nam cần bỏ dần cách nói 'thế lực thù địch phản động' vốn có 'từ thời bao cấp'.
Luật sư Thu nhận định rằng phát biểu của ông Phúc ở cuộc gặp với Kiều bào tại Czech có thể chỉ là 'một cú lỡ miệng', nhưng sâu xa cũng do 'thói quen' từ lâu nay.
"Cụm từ này có lẽ bắt nguồn từ một số văn bản pháp luật được ban hành từ rất lâu trong thời bao cấp, về sau phổ biến trong văn nói của một số người. Cụm từ này hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần đoàn kết dân tộc vì người ta hiểu rằng nó được dùng để chỉ những người Việt ở hải ngoại tại một số quốc gia".
"Ngoài ra nó cũng còn được hiểu là dùng để chỉ những người trong nước có ý kiến phản biện với đường lối của nhà nước Việt Nam. Về mặt thuật ngữ không nên duy trì sự tồn tại của cụm từ này vì nó rất không chuẩn mực về mặt ngữ nghĩa.
"Trong nhóm thuật ngữ liên quan chỉ nên dùng các cụm từ như "kẻ khủng bố", "nhóm khủng bố" để chỉ những cá nhân tổ chức dùng các phương tiện sát thương để gây ảnh hưởng đến tính mạng người dân và an ninh quốc gia hoặc cụm từ "thế lực xâm lược" để chỉ những nhà nước hay vùng lãnh thổ đưa phương tiện chiến tranh đến vùng biển vùng trời của Việt Nam với mục đích lấn chiếm hay chiếm đóng trên lãnh thổ Việt Nam".
"Về cụm từ "thế lực thù địch phản động" lâu nay được dùng một cách vô cớ và bừa bãi tới mức gần như là câu cửa miệng của nhiều quan chức Việt Nam đương chức hay là của những cán bộ về hưu có quan điểm bảo thủ".
"Và vì dùng bừa bãi như thế nên ông thủ tướng Phúc khi phát biểu đã không kịp tìm từ thích hợp mà từ cứ thế tuôn ra gây nên một cảm giác rất phản cảm cho người nghe và cũng làm mất uy tín cá nhân ông thủ tướng, gây chia rẽ thù oán với đồng bào người Việt hải ngoại", luật sư Thu viết.
'Thế lực thù địch' trên báo Việt Nam
Tìm kiếm trên Google cụm từ "Cảnh giác với các thế lực thù địch ra hơn" 3 triệu kết quả sau một giây và hơn 4 triệu kết quả với cụm từ "Bọn phản động lưu vong".
Một bài trên báo Người lao động tháng 11/2018 viết : "Báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày chỉ rõ các tổ chức phản động lưu vong tiếp tục tăng cường hoạt động chống phá Đảng và nhà nước với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc…"
Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 7/2018 cho hay : "Có bàn tay của phản động lưu vong trong vụ nổ ở Tân Bình". Bài báo đề cập đến vụ nổ xảy ra tại trụ sở Công an phường 12 (quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) từng gây xôn xao dư luận, qua điều tra đã tìm ra những kẻ 'khủng bố' có liên quan đến "nhóm phản động triều đại Việt Nguyễn, hiện sống ở Mỹ".
Báo Vietnamnet cũng hồi tháng 7/2018 tường thuật rằng "Thời gian gần đây, các tổ chức phản động lưu vong như "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời", "Triều đại Việt Nguyễn"... đã liên tiếp có các hoạt động khủng bố, phá hoại, vi phạm pháp luật Việt Nam". Các nhóm này sẽ bị xử lý nghiêm "để giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội".
Một loạt các bài viết khác trên báo chính thống của Việt Nam cuối năm 2018, dịp cận Tết Nguyên đán, kêu gọi nhân dân 'cảnh giác với các thế lực thù địch".
Chẳng hạn trang Tuyengiao.vn có bài viết hôm 3/12/2018 viết rằng "Không để các thế lực thù địch tạo "khoảng trống" về tư tưởng, văn hóa". Trong đó đưa ra bốn cách để bảo vệ mặt trận văn hóa và ba cách để bảo vệ mặt trận tư tưởng.
*******************
Nhóm Văn Lang ở Czech phản hồi lời kêu gọi "hướng thiện" của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (RFA, 27/04/20198)
Ngày 27/4/2019, nhóm Văn Lang, một tổ chức của người Việt hoạt động chuyên về lĩnh vực nhân quyền ở Việt Nam vừa ra Thông cáo báo chí khẳng định những phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đồng hương người Việt ở Cộng hòa Czech hôm 17/4 là "phạm pháp và phản ngoại giao".
Hình minh họa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái) bắt tay Thủ tướng Czech Andrej Babis ở Prague hôm 17/4/2019 - AFP
"Giám sát, hạn chế tối đa" các tổ chức chống đối
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam vừa có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Czech từ ngày 16/04/2019 đến ngày 18/04/2019.
Chiều ngày 17/04, ông Phúc có buổi nói chuyện với cộng đồng người Việt tại Trung tâm thương mại Sapa - ở thủ đô Praha.
Trong các đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội sau đó mà đài Á Châu Tự Do có dịp đăng tải, ông Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại hình ảnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫy cờ đỏ sao vàng qua khỏi đầu bên lề hội nghị Thượng đỉnh Trump - Kim hồi cuối tháng 2 và nói hành động này của ông Trump đã làm cho "bọn phản động rã rời chân tay".
Trong những phút sau đó, ông Phúc cũng đề cập đến các tổ chức hoạt động nhân quyền ở Cộng hòa Czech mà ông cho rằng là các "tổ chức chống đối" và kêu gọi cộng đồng Việt Nam "giám sát, hạn chế tối đa".
"Cũng khuyên các anh các chị, hãy quay về con đường lương thiện, lo làm ăn, xây dựng quê hương đất nước hơn là chống đối đất nước. Chúng ta có khuyết điểm chuyện này chuyện khác, thật sự dĩ nhiên ở đâu cũng có chuyện này chuyện khác, chứ không phải chỉ ở Việt nam…
Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe những tồn tại khuyết điểm của bà con, nhưng mà xây dựng đất nước, bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ, cũng là cái hướng cương quyết mà Đảng và nhà nước chúng ta, không có thế lực nào có thể ngăn cản được việc này đối với đất nước, đối với tổ quốc", ông Nguyễn Xuân Phúc cho hay.
Nhóm Văn Lang phản hồi
Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Phúc không đề cập đến nhóm Văn Lang, tuy nhiên đây là một trong những nhóm có hoạt động tích cực về nhân quyền ở Praha, có tổ chức biểu tình về một số vấn đề ở trong nước trước tòa đại sứ Việt Nam.
Thông cáo báo chí ký tên Nhóm Văn Lang khẳng định :
"Việc xem các hoạt động cho nhân quyền Việt Nam là phản động và chống nhà nước là một sự nhầm lẫn vì Văn Lang chưa bao giờ kêu gọi lật đổ chính quyền trong nước.
Văn Lang đấu tranh cho nhân quyền và hoạt động này của Văn Lang không nhất thiết liên quan đến chuyện sinh tử của chính quyền.
Đây là cách chụp mũ quen thuộc mà nhiều người hoạt động nhân quyền ở Việt Nam đã trả giá.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người đại diện gần như cao nhất cho chính quyền Việt Nam lại kêu gọi Hội người Việt Nam tại Czech làm những việc như "giám sát, hạn chế" các tổ chức dân sự khác tại nước ngoài là phạm pháp và phản ngoại giao, trong khi vẫn còn các vụ như vụ Trịnh Xuân Thanh ở Đức hay Trương Duy Nhất ở Thái Lan mà bản thân cộng hòa Czech đang bị vạ lây".
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam trong bài nói chuyện cũng thừa nhận cấm nhập cảnh một số người "vì quá đáng trong chuyện này chuyện kia".
Đây cũng là sự việc mà nhóm Văn Lang đề cập đến trước chuyến thăm Cộng hòa Czech của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong lá gửi thư cho Bộ trưởng Bộ ngoại giao Cộng hòa Czech Tomáš Petříček.
Nội dung lá thư nêu rõ quan điểm ủng hộ phát triển các mối quan hệ song phương và đề nghị Bộ ngoại giao Czech, song song với việc phát triển các mối quan hệ trong lĩnh vực kinh tế cũng cần lưu ý Việt nam về mức độ vi phạm nhân quyền và dân quyền ngày càng gia tăng và đồng thời đề nghị Bộ ngoại giao Cộng hòa Czech chất vấn phái đoàn chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc 5 công dân Czech, thành viên của nhóm Văn Lang đã bị chính quyền Việt Nam cấm nhập cảnh.
Theo thông tin từ website của tổ chức này, Nhóm Văn Lang hay còn gọi là Hội Công dân Văn Lang được đăng ký theo luật pháp Cộng hòa Czech có nhiệm vụ quảng bá và thúc đẩy các nguyên tắc của xã hội dân sự trong cộng đồng người Việt Nam, hỗ trợ phát triển các hoạt động văn hóa trong cộng đồng người Việt Nam.
Trong quá khứ đã có trường hợp sự kiện dự định tổ chức trong khu chợ Sapa bị gây áp lực hủy hợp đồng thuê chỗ tổ chức sự kiện.
https://youtu.be/fI2pkJdJH3M
***********************
Thông cáo báo chí của nhóm Văn Lang qua chuyến thăm Cộng hòa Séc của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (Văn Lang, 27/04/2019)
Chiều ngày 17/04/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi nói chuyện với cộng đồng người Việt tại Trung tâm thương mại Sapa – Praha 4. Ông đã kêu gọi cộng đồng giáo dục và làm gương cho một số kẻ xấu phản động đã từng gắn bó với quê hương đất nước, nay quay lại chống chế độ.
Ông nói "…không phải nhiều, nhưng mà kẻ xấu, bọn phản động nó xâm nhập chúng ta rất lớn" và kêu gọi Hội Người Việt Nam tại Cộng hòa Séc "…giám sát, hạn chế tối đa những cái tổ chức như vậy". Ông còn nói thêm "thậm chí có một số vị bị cấm nhập cảnh, cấm nhập cảnh như vậy đấy, vì quá đáng trong chuyện này chuyện kia".
Video tham khảo :
Nhóm Văn Lang thấy cần thiết phải lên tiếng vì trước chuyến thăm Cộng hòa Séc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhóm Văn Lang đã gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Séc Tomáš Petříček.
Trong thư, nhóm Văn Lang nêu rõ quan điểm ủng hộ phát triển các mối quan hệ song phương và đề nghị Bộ ngoại giao Séc, song song với việc phát triển các mối quan hệ trong lĩnh vực kinh tế cũng cần lưu ý Việt nam về mức độ vi phạm nhân quyền và dân quyền ngày càng gia tăng và đồng thời đề nghị Bộ Ngoại giao Cộng hòa Séc chất vấn phái đoàn chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc 5 công dân Séc, thành viên của nhóm Văn Lang đã bị chính quyền Việt Nam cấm nhập cảnh.
Việc xem các hoạt động cho nhân quyền Việt Nam là phản động và chống nhà nước là một sự nhầm lẫn vì Văn Lang chưa bao giờ kêu gọi lật đổ chính quyền trong nước. Văn Lang đấu tranh cho nhân quyền và hoạt động này của Văn Lang không nhất thiết liên quan đến chuyện sinh tử của chính quyền. Đây là cách chụp mũ quen thuộc mà nhiều người hoạt động nhân quyền ở Việt Nam đã trả giá. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người đại diện gần như cao nhất cho chính quyền Việt Nam lại kêu gọi Hội người Việt Nam tại Séc làm những việc như "giám sát, hạn chế" các tổ chức dân sự khác tại nước ngoài là phạm pháp và phản ngoại giao, trong khi vẫn còn các vụ như vụ Trịnh Xuân Thanh ở Đức hay Trương Duy Nhất ở Thái Lan mà bản thân cộng hòa Séc đang bị vạ lây.
Nhóm Văn Lang quan tâm đến các vấn đề xã hội có tính chất hệ thống, bằng các cố gắng của mình để đóng góp cho xã hội, cộng đồng tự thay đổi và đi lên. Văn Lang luôn tránh các giằng co với các tổ chức hay cá nhân cụ thể khác nên luôn giữ thái độ kiềm chế. Nhưng liệu đã đến lúc cần phải đặt vấn đề chính danh trước pháp luật và thực thị tôn trọng pháp luật của các hội đoàn hoạt động trong cơ cấu của Mặt trận tổ quốc Việt nam?
Còn nhớ, trong quá khứ các hội đoàn này đã nhiều lần can thiệp các hoạt động dân sự của người Việt ở Séc, như gây áp lực hủy hợp đồng thuê chỗ tổ chức sự kiện trong khu Sapa của nhóm Văn Lang, hay cắt điện tại buổi tưởng nhớ ngày 17/2 do một nhóm khác tổ chức khi không áp lực được họ hủy bỏ sự kiện này. Không khó để tìm những ví dụ khác về hoạt động của Hội người Việt Nam đi ngược lại với những chuẩn mực của Cộng hòa Séc hiện nay, nơi có nhiều kinh nghiệm từ lịch sử của mình và luôn nhạy cảm với các hoạt động như thế này.
Praha, ngày 27/04/2019
Nhóm Văn Lang
_________
* Trích phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Trung tâm thương mại Sapa, Praha ngày 17/4/2019 :
"Một vấn đề nữa mà tôi muốn đề nghị với bà con là bây giờ thì không phải nhiều, nhưng mà kẻ xấu, bọn phản động nó xâm nhập chúng ta rất lớn. Hôm qua thì tôi có nói chuyện (nghe không rõ)… một ít thôi, chúng ta phải có trách nhiệm ngăn chặn. Không phải thủ tướng, hay là các cơ quan chức năng không biết được các hoạt động này, nhưng mà một đất nước, một dân tộc mà có những thành phần ra đi, cũng là gắn bó đối với quê hương đất nước, kẻ xấu bọn phản động đó đã quay về chống lại đất nước bằng những tổ chức khác nhau, thì là điều nên tránh, nhất là Cộng hòa Séc, một đất nước mà họ rất yêu mến Việt Nam. Tôi mong rằng quý vị sẽ có cộng đồng lớn mạnh để giám sát, hạn chế tối đa những cái tổ chức mà chống đối đối với đất nước. Cái này có ở đây, không nhiều, nhưng chúng ta phải làm rõ cái này.
Cũng khuyên các anh các chị, hãy quay về con đường lương thiện, lo làm ăn, xây dựng quê hương đất nước hơn là chống đối đất nước. Chúng ta có khuyết điểm chuyện này chuyện khác, thật sự dĩ nhiên ở đâu cũng có chuyện này chuyện khác, chứ không phải chỉ ở Việt Nam. Còn cả các nước tư bản, các nước công nghiệp sừng sỏ vẫn có tham nhũng, tiêu cực, chuyện này, chuyện khác.
Mục tiêu của chúng ta là vì nước vì dân, dân giàu nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh (đoạn này nói rất nhanh, cần kiểm tra thêm), thì chúng ta những hướng đó, thì chúng ta hướng về tổ quốc. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe những tồn tại khuyến nghị của bà con, nhưng mà xây dựng đất nước, bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ, cũng là cái hướng cương quyết mà Đảng (đoạn này cũng khó nghe) nhận cho chúng ta, không có thế lực nào có thể ngăn cảm được việc này đối với đất nước, đối với tổ quốc. Tôi mong rằng bà con mình ngoài giáo dục, tôi cũng nói thông qua cộng đồng để mà kêu gọi những người hướng thiện trong bà con hướng tới quê hương đất nước.
Thậm chí có một số vị bị cấm nhập cảnh, cấm nhập cảnh như vậy đấy, vì quá đáng trong chuyện này chuyện kia. Thì mong rằng Trung tâm Sapa, bà con Việt kiều ở Praha, nước Cộng hòa Séc sẽ làm gương cho các tổ chức khác, trong các đất nước khác để mà không có tình trạng đó tái diễn. Tôi nói như thế là có lẽ là hơi nhiều, hơi không cần thiết quá dài, quá nhiều, vì con số đó quá ít so với những chuyện tình cảm của bà con đối với chúng tôi, những cái thành tâm của bà con đối với chúng tôi, những tấm lòng yêu quê hương đất nước của tất cả bà con chúng ta đối với Việt Nam".
"Bọn phản động lưu vong" không nên giữ sự "rã rời" như bảo vệ tài sản cá nhân mà cần quảng bá ý kiến, nỗ lực của Thủ tướng Việt Nam, kích động thủ tiêu các tiêu chuẩn định tính, định lượng mức độ văn minh của một quốc gia, tiến bộ của một xã hội cho thiên hạ cùng biết để cảnh giác….
***
Thành hội Phật giáo Hải Phòng vừa yêu cầu Đại đức Thích Bản Phúc, trụ trì chùa Trung Hành (tọa lạc tại phường Đằng Lâm, quận Hải An), phải "sám hối chư tăng" (một trong những hình thức kỷ luật được xem là nghiêm khắc nhất dành cho các tu sĩ Phật giáo), vì hành xử khiếm nhã với phật tử và sử dụng bia rượu (1)…
Đại Đức Thích Bản Phúc, trụ trì chùa Trung Hành, trên tay cầm ly bia uống thoải mái khi làm việc với báo chí. (Hình : VietNamNet)
Cuối tuần trước, một phật tử kể trên facebook của cô rằng, cô và một người bạn vừa bị Đại đức Thích Bản Phúc đuổi ra khỏi sân chùa khi họ dùng điện thoại chụp cảnh chùa. Theo tường thuật thì nguyên văn lời của tăng nhân trụ trì là thế này : Chúng mày cút ngay ra khỏi chùa, nếu không tao thả chó cắn nát mặt chúng mày bây giờ (2)…
Ở Hải Phòng, Đại đức Thích Bản Phúc là một tăng nhân vốn đã nổi tiếng từ lâu vì ăn nói hàm hồ, hành xử kỳ quái, không có phong thái cần thiết mà người ta mong được thấy nơi một người tu hành. Theo Chủ tịch phường Đằng Lâm thì dân chúng trong vùng thất vọng tới mức, từng kiến nghị điều chuyển Đại đức Thích Bản Phúc đi chùa khác !
Chùa Trung Hành vốn là một cổ tự. Cổ tự này cùng với miếu Trung Hành ở bên cạnh đã được xếp hạng là di tích văn hóa quốc gia nhưng cổng chùa chưa bao giờ rộng mở cho cả Phật tử lẫn du khách. Thậm chí ngay cả khi phật tử đang cúng bái, trụ trì vẫn thản nhiên dọn lễ vật của họ ra ngoài cho cảnh chùa "sạch sẽ"…
Để làm rõ thực hư, phóng viên tờ Tuổi Trẻ đã đến chùa Trung Hành, phỏng vấn Đại đức Thích Bản Phúc. Trụ trì ngôi chùa vừa uống bia, vừa tiếp chuyện. Tựu trung : Ông là người… quản lý vấn đề tâm linh, "ai nhờ lễ bái, hành đạo, đám ma đám mung... thì đáp ứng". Những chuyện khác, xấu hay tốt thì tùy… miệng Phật tử (3).
Chuyện Đại đức Thích Bản Phúc làm người ta liên tưởng đến… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc...
***
Cũng cuối tuần trước, ông Phúc – Thủ tướng Việt Nam lại khuấy động dư luận khi video clip ghi lại buổi gặp gỡ giữa ông và một nhóm người Việt tại Cộng hòa Séc (Czech), nhân dịp ông đến Praha (thủ đô của Czech), thăm quốc gia này trong ba ngày (từ 16 đến 18 tháng 4), được đưa lên mạng xã hội.
Ông Phúc trong chuyến đi thăm Czech. Ảnh minh họa (TTXVN)
Video clip đó gây náo động vì phát biểu của Thủ tướng Việt Nam có hàng loạt yếu tố mà tự chúng thóa mạ lẫn nhau, thóa mạ toàn bộ hệ thống mà ông là thành viên.
Ông Phúc nhấn mạnh, chính quyền Việt Nam "rất tự hào" vì cộng đồng người Việt ở hải ngoại nói chung và cộng đồng người Việt ở Czech nói riêng "tự vươn ra, tự khẳng định", ngoài chuyện "có tiền, còn yêu quê hương, đất nước". Ông Phúc đề nghị người Việt sống ở bên ngoài Việt Nam "xây dựng cộng đồng lớn mạnh để giám sát, hạn chế tối đa những tổ chức chống đối đất nước", đồng thời "kêu gọi những người ‘hướng thiện’ hướng tới quê hương, đất nước" và khuyến cáo những người khác hãy "quay về con đường lương thiện, lo làm ăn, xây dựng quê hương, đất nước hơn là chống đối". Để minh họa, ông Phúc dẫn chuyện ông Trump – Tổng thống Mỹ - từng ve vẩy cờ đỏ sao vàng khi đến Việt Nam để gặp Chủ tịch Bắc Hàn, kèm nhận định, hành động ấy của Tổng thống Mỹ khiến "bọn phản động, lưu vong rã rời chân tay"…
***
Cứ như lời Thủ tướng Phúc trong video clip vừa kể thì quê hương, đất nước chỉ của người Việt trên danh nghĩa. Trong nhận thức của ông Phúc, quê hương, đất nước cũng giống hệt như… chùa Trung Hành ! Tiếng là của bá tánh song những chuyện lẽ ra là đương nhiên như vãn cảnh, lễ bái,… bắt buộc phải đúng ý của trụ trì.
Bởi tự ban cho mình quyền "quản lý vấn đề tâm linh", Đại đức Thích Bản Phúc chỉ đáp ứng chuyện "nhờ lễ bái, đám ma, đám mung" chứ không màng đến những nhu cầu khác của phật tử và công chúng. Thành ra, trụ trì chùa Trung Hành không bận tâm đến chuyện Phật tử nghĩ gì, công chúng mong gì. Với tăng nhân ấy, đó là chuyện… tùy miệng !
Ở vị trí "quản lý vấn đề tâm linh", Đại đức Thích Bản Phúc xem chuyện dẹp lễ vật của Phật tử khi họ đang cúng bái là quyền có tính… tất nhiên để bảo đảm "sạch sẽ" đúng ý của ông. Thủ tướng Phúc và các đồng chí cũng chẳng khác gì, cho nên, phân tích – bình luận về thực trạng, góp ý cải sửa, đề nghị tôn trọng, thực thi các tiêu chí chung của cộng đồng quốc tế về dân chủ, nhân quyền vốn tất nhiên nhưng vẫn là… bất thiện.
Ai cũng biết lề lối quản trị - điều hành quốc gia là lý do chính khiến người Việt đã, đang, cũng như sẽ còn lũ lượt dắt díu nhau bỏ xứ tha phương cầu thực, kể cả những người Việt từng góp mồ hôi, nước mắt, máu kiến tạo Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc từng sinh ra và lớn lên dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam.
Lịch sử hình thành và đặc điểm của cộng đồng người Việt tại Czech nói riêng và các cộng đồng người Việt khác tại khu vực Đông Âu nói chung chính là những bằng chứng sinh động, rõ ràng nhất cho thảm trạng này. Cho nên "tự hào" vì người Việt "tự vươn ra, tự khẳng định" tại Czech nói riêng và các xứ sở khác nói chung chính là đỉnh cao của sự trâng tráo !
Kêu gọi công dân hoặc thường trú nhân đang cư trú trên lãnh thổ của những quốc gia khác "giám sát, hạn chế" quyền tự do biểu đạt thông qua diễn ngôn, sách báo, bày tỏ thái độ bằng những hành động phản kháng phi bạo lực trong các cộng đồng gốc Việt, có khác gì kích động để thủ tiêu các tiêu chí văn minh, tiến bộ trên bình diện quốc tế, vốn đã được cả cộng đồng quốc tế, lẫn chính quyền các quốc gia sở tại cam kết bảo hộ bằng luật pháp ?
Xét cả về tính chất lẫn mức độ, sự càn rỡ của Đại đức Thích Bản Phúc (dọa thả chó cắn nát mặt khách vãn cảnh chùa Trung Hành nếu không ra khỏi chùa ngay lập tức) rõ ràng là thua xa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi ông kêu gọi người Việt sống ở xứ người, "giám sát, ngăn chặn" quyền tự do biểu đạt của những người Việt khác, bất kể đó là chuyện cấm kỵ đối với phần còn lại của nhân loại và bị luật pháp sở tại nghiêm cấm.
Người Việt lắc đầu khi Đại đức Thích Bản Phúc bộc tuệch, bộc toạc về "đám ma, đám mung", trách tăng nhân này theo con đường tu tập mà không tu thân. Thiên hạ chắc chắn cũng sẽ lắc đầu khi biết Thủ tướng Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thúc giục "giám sát, ngăn chặn" quyền tự do biểu đạt ở bên ngoài Việt Nam và định tính thiện lương là… không chống đối hệ thống chính trị, hệ thống công quyền !
Bi kịch lớn nhất của Đại đức Thích Bản Phúc là tăng nhân này tự đồng hóa mình với "tâm linh", xem "tâm linh" là tối thượng, khi đã có quyền quản lý thì nói sao, làm gì cũng như… Phật, nên không cần nghĩ, không thèm cẩn trọng, chẳng cần tôn trọng ai. Đó cũng là gốc rễ dẫn tới bi kịch Việt Nam, ông Phúc và các đồng chí tự đồng hóa họ với "quê hương, đất nước" thành ra quản trị ra sao, điều hành thế nào thì cũng vẫn là đỉnh của… thiện lành, bất khả tư nghị - không ai có quyền bình phẩm, góp ý.
Nếu ngoan ngoãn đi theo ông Phúc và các đồng chí mới là… "hướng thiện", còn bao nhiêu người Việt ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam muốn "hướng thiện" ? Bao nhiêu người Việt từng tìm đủ cách thoát khỏi Việt Nam, nay đang cư trú bên ngoài Việt Nam, đủ dại dột để thực thi lời kêu gọi của ông Phúc "giám sát, ngăn chặn" quyền tự do biểu đạt của người khác và trở thành tội phạm, giống như vài người Việt ở Đức, ở Czech vừa thân bại danh liệt, tán gia bại sản do "hướng thiện" mà tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ?
Cho dù ông Phúc mạnh mẽ diễn dịch, việc Tổng thống Mỹ ve vẩy cờ đỏ sao vàng khi đến Việt Nam để gặp Chủ tịch Bắc Hàn, nhân tiện gặp ông Phúc, khiến "bọn phản động, lưu vong rã rời chân tay" nhưng xét cho kỹ vẫn đừng dại mà… "hướng thiện". Nhận định "bọn phản động, lưu vong rã rời" của ông Phúc đúng ở một điểm : Bọn phản động, lưu vong rã rời ! Quê hương như thế, dân tộc như thế làm sao không rã rời ? Tâm trạng rã rời ấy đã có từ rất lâu chứ không phải ông Trump ve vẩy cờ mới rã rời đâu ông Phúc ạ !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 26/04/2019
Chú thích :
(2) https://tuoitre.vn/dan-buc-xuc-su-tru-tri-doa-tha-cho-can-nat-mat-phat-tu-20190421163545811.htm
Chưa đầy chục ngày sau cú đổ bệnh thình lình như bị trời giáng của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng ngay tại vùng ‘căn cứ địa cách mạng gia tộc Nguyễn Tấn Dũng’, vào ngày 13/04/2019 đã có thông tin chính thức từ cơ quan tuyên giáo trung ương và báo đảng về việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đi Trung Quốc để dự Hội nghị BRI (hội nghị thượng đỉnh về sáng kiến Một vành đai, Một con đường do Bắc Kinh tổ chức) lần thứ hai từ ngày 25 - 27 tháng 4 năm 2019.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt tay Tập Cận Bình. (Twitter photo via GovtOfficeMedia)
Những dấu hiệu đầu tiên về chuyển giao quyền lực
Có thể cho đây là dấu hiệu chuyển giao quyền lực thứ hai từ bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng cho những quan chức cấp dưới còn chưa bị bệnh.
Dấu hiệu đầu tiên về sự chuyển giao quyền lực trên đã xuất hiện ứng với cái tên Trần Quốc Vượng.
4 ngày sau biến cố ở Kiên Giang, đoàn Thượng viện Hoa Kỳ làm việc tại Việt Nam gồm 9 Thượng nghị sĩ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, đại diện cho nhiều tiểu bang khác nhau của Hoa Kỳ do Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi làm Trưởng Đoàn, đã được tiếp bởi Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, chứ không phải bởi Tổng bí thư Trọng, tại Trụ sở Trung ương Đảng vào chiều ngày 18/4.
Thượng nghị sĩ Patrick Leahy là một trong những quan chức Mỹ mà Nguyễn Phú Trọng đã gặp khi ông Trọng đến Washington vào tháng 7 năm 2015 theo lời mời đặc cách dành cho ‘nguyên thủ quốc gia’ của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Chuyến thăm Việt Nam của đoàn Thượng viện Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2019 là khá quan trọng - tiền đề cho chuỗi mở rộng quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt, cho khả năng một hàng không mẫu hạm của Mỹ sẽ hiện diện ngay tại quân cảng Cam Ranh vào tháng 9 năm 2019, phát triển các hợp đồng mua bán vũ khí và cho chuyến thăm Hoa Kỳ dự kiến của Nguyễn Phú Trọng vào mùa hè năm nay, nếu Trọng kịp hồi phục sức khỏe.
Tuy nhiên tình trạng vắng mặt của ông Trọng tại cuộc gặp với đoàn Thượng viện Hoa Kỳ, cùng với thông tin ngoài lề về tình trạng sức khỏe của ông ta ‘diễn biến xấu’ trong những ngày gần đây, thậm chí một chuyên gia nghiên cứu về chính trị Việt Nam là giáo sư Carl Thayer của Học viện quốc phòng Australia còn dẫn lại những thông tin đồn đoán về ông Trọng ‘bị liệt nửa người’, đang khiến cho chuyến thăm Hoa Kỳ dự kiến của Trọng có thể bị đình hoãn.
Không những thế, một hội nghị trung ương của đảng cầm quyền - Hội nghị 10 - dự kiến được tổ chức vào tháng 5 năm 2019 ngay trước kỳ họp quốc hội cùng tháng, cũng có thể hoặc không thể diễn ra, hoặc có diễn ra nhưng sẽ vắng Trọng.
Lồ lộ khoảng trống quyền lực
Ngay trước mắt, một kịch bản gần nhất và dễ xảy ra nhất là một khi Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương xác định bệnh tình của Nguyễn Phú Trọng không còn đủ khả năng ‘cống hiến lâu dài cho cách mạng’, sẽ xuất hiện những động thái trong đảng về vận động cho quá trình chuyển giao quyền lực dần dần.
Khoảng trống quyền lực mà Nguyễn Phú Trọng đang để lộ ra là quá lớn : có đến hai cái ghế không có người ngồi ở Văn phòng tổng bí thư và Văn phòng chủ tịch nước. Nhiều khả năng quyền lực của ông Trọng sẽ được chuyển gia theo cách về bên đảng, Trần Quốc Vượng - với vai trò là ‘phó tổng bí thư’ - sẽ dần đảm trách phần hành của tổng bí thư ; còn phó chủ tịch nước là Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ dần đảm trách việc tiếp khách quốc tế và những phần việc của chủ tịch nước để lại, trước khi tiến thêm một bước mới trên quan điểm ‘nước không thể một ngày thiếu vua’.
Trong những ngày báo đảng tích cực tuyên truyền về Tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn liên tiếp tục gửi thư và điện chúc mừng giới chóp bu Bắc Triều Tiên và vài nước khác, nhưng lại không trưng ra nổi bất cứ hình ảnh hay video nào về ‘Tổng tịch’ đang chủ trì họp hoặc chí ít cũng đang ngồi trên giường (bệnh), bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đã ‘tiếp khách nước ngoài thay’ vài ba cuộc cho đương kim chủ tịch nước. Đây là lần thứ hai trong vòng 6 tháng bà Thịnh phải làm ‘chân gỗ’ cho chủ tịch nước. Lần ‘chân gỗ’ đầu tiên xảy ra vào tháng 9 năm 2018 ngay sau khi cái chết đột ngột và rất đáng nghi vấn của Trần Đại Quang. Tuy nhiên vào lần đó, Đặng Thị Ngọc Thịnh đã chỉ ngồi ghế ‘quyền chủ tịch nước’ được vài ngày, bởi ngay sau đó là Hội nghị trung ương 8 đã ‘100% nhất trí’ cho Nguyễn Phú Trọng ‘nhất thể hóa’ cả hai ghế tổng bí thư và nguyên thủ quốc gia.
Tuy thế, vẫn còn một cái ghế mà hẳn là lúc chưa lâm vào cơn bạo bệnh, ông Trọng đã có ít nhất vài lần hoặc muốn ngồi luôn vào, hoặc tìm cách xoay hướng cái ghế đó về phía mình.
Đó là hai lần vào cuối năm 2017 và cuối năm 2018 khi Trọng chủ động dự hội nghị giao ban chính phủ với vai trò như thể chủ trì, cùng những chỉ đạo mang tính định hướng chung chung nhưng khiến nhiều người hiểu rằng đó là một thông điệp rất cụ thể về ‘quyền lực thực chất thuộc về ai’. Thậm chí khi đó đã dậy lên dư luận về khả năng Nguyễn Phú Trọng có thể ‘nhất thể hóa’ cả ba ghế tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng.
Vì sao là Phúc đi BRI ?
Thủ tướng Phúc là nhân vật duy nhất trong Bộ Chính trị không túc trực bên giường của bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng sau biến cố Kiên Giang, vì khi đó Phúc còn phải lo công du Czech và Romania để vận động cho EVFTA (Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam) - một hiệp định đang rước phải số phận chuông treo mành chỉ vì vô số vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của chính thể độc đảng ở Việt Nam.
Không bao lâu sau khi từ Đông Âu trở về nước, Thủ tướng Phúc đã được ‘Bộ Chính trị phân công’ dự Hội nghị BRI ở Trung Quốc - một hội nghị mà bằng thủ đoạn có cái tên thơ mộng ‘Một vành đai, Một con đường’, Bắc Kinh muốn lùa nhiều quốc gia trên thế giới vào cái chuồng bành trướng của nó.
Trước sự biến Kiên Giang, đã có thông tin chính ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự BRI, cũng có nghĩa là giới chóp bu Việt Nam một lần nữa phải lóp móp ‘chầu thiên triều’ và ‘đi Trung trước, đi Mỹ sau’.
Nhưng trong cái rủi cũng có cái may. Cú bạo bệnh đột ngột xảy đến với Nguyễn Phú Trọng vô tình đã khiến ông ta tránh được chuyến đi ‘chầu thiên triều’ mà chắc chắn sẽ bị người dân chửi bới và còn có thể phải đối mặt với đủ thứ rủi ro độc tố từ phía ‘đồng chí tốt’.
Hẳn tất cả ủy viên bộ chính trị Việt Nam đều ý thức như thể một cộng một bằng hai về những rủi ro ghê gớm mà họ rất có thể phải rước họa vào thân nếu đi Trung Quốc, nhất là khi đã xảy ra hai bài học nhãn tiền nghiệt ngã - một Nguyễn Bá Thanh Trưởng ban Nội chính trung ương bị cho là đã nhiễm căn bệnh lạ sau chuyến đi Trung Quốc vào năm 2014 và có thể đã dẫn tới cái chết đau đớn của ông ta vào đầu năm 2015 dù đã phải sang tận Mỹ chữa trị ; và bài học gần nhất là Trần Đại Quang cũng bị một căn bệnh lạ không kém sau khi dự Hội nghị BRI lần thứ nhất ở Bắc Kinh, khiến Quang phải đi Nhật điều trị ngay sau đó, nhưng cuối cùng cũng… chết.
Vì sao đi Bắc Kinh lần này không phải là Trần Quốc Vượng - ‘Phó tổng bí thư đảng’ và là nhân vật được xem là thân tín số một của Nguyễn Phú Trọng, hay Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch quốc hội, mà lại là Nguyễn Xuân Phúc ?
Lẽ nào Nguyễn Xuân Phúc xem thường những cái chết nhãn tiền trên ? Hay vào lần này Phúc thích đi Bắc Kinh và thích đưa hình ảnh của ông ta ‘nâng lên một tầm cao mới’ - chẳng hạn cách nào đó ông ta được xem như ‘nguyên thủ quốc gia’ trong hoàn cảnh mà nguyên thủ thật đang bị xem là ‘sống không bằng chết’ ?
Hay trong một tình thế quá tế nhị và quá khó nói ra, Nguyễn Xuân Phúc đã bị các đồng chí của ông ta trong Bộ Chính trị ‘đẩy’ đi Bắc Kinh - nơi mà khách đến đó chỉ có thể tạm an tâm sống sót bằng thực phẩm và nước uống mang theo, thậm chí bằng chính cái giường ngủ của mình ?
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 25/04/2019