Những tiểu xảo tinh vi và chiến thuật sử dụng kinh tế - thương mại để vận động hành lang EU của Hà Nội đã không thể ‘cả vú lấp miệng em’ tất cả nghị viện Liên Âu (EU), và lá thư ngày 1/2 đã càng chứng minh cho thấy, tính chất nhân tâm và giá trị cốt lõi nhân quyền đã và sẽ tồn tại trong EU như một thực thể sống động làm nên tính nhân bản của tổ chức này. Tất nhiên, điều này cần phải được nhân rộng hơn, để đưa quan điểm tiến bộ và sâu sát của 09 Nghị viên EU trong bức thư gửi ông Nguyễn Phú Trọng lên gấp nhiều lần hơn, để từ đó trở thành một chế tài thực tế trong mọi hoạt động giao thương với Hà Nội, đặc biệt thông qua EVFTA.
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình
Theo đài RFA, vào ngày 1/2/2019, 09 vị dân biểu Nghị viện EU đã gửi một bức thư tới Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà hoạt động về môi trường và quyền của người lao động Hoàng Đức Bình. Điều đáng chú ý, là ngoài kêu gọi trả tự do, các Nghị viên EU còn yêu cầu Hà Nội phải ‘đảm bảo chắc chắn và trả bồi thường đầy đủ theo luật quốc tế ; điều tra những quan chức đối xử tàn tệ với ông Hoàng Đức Bình. Đồng thời nhấn mạnh, ông Bình không buộc phải trục xuất như điều kiện để được trả tự do.
Đây là lần đầu tiên, mà những chính khách nước ngoài có những quan điểm tiến bộ và sâu sát với tâm nguyện của những nhà đấu tranh nhân quyền Việt Nam. Bao gồm trả tự do, truy cứu trách nhiệm ‘đối xử tàn tệ’, cũng như không trục xuất.
Mặc dù chỉ dừng ở mức 09 dân biểu, nhưng những tư tưởng tiến bộ và sâu sát trong lá thư đã cho thấy, các nghị viên EU đã tỉnh táo hơn trước những ‘báo cáo và cam kết nhân quyền’ từ phía Hà Nội, những báo cáo và cam kết mà chính bản thân những nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đã nhiều lần lên án là ‘hời hợt, thiếu trung thực về độ cam kết lẫn sự thành tâm trong thực hiện cam kết’. Và mới đây nhất, HRW – tổ chức quan sát nhân quyền quốc tế đã ‘tố Việt Nam gian dối Liên Hiệp Quốc về hồ sơ nhân quyền’.
Những lá thư đòi hỏi ‘nhân quyền’ từ nghị viên EU ngày một nhiều, và điều này xuất phát từ chính sự chuyển tiếp vai trò ‘quan sát nhân quyền’ từ Mỹ sang Việt Nam. Nhưng giá trị quan sát nhân quyền từ EU có tính chất ngày càng quan trọng bởi gắn liền với các hợp tác thương mại ngày càng tăng giữa khối này với Hà Nội, và một trong đó là EVFTA. Trong trường hợp này, EU nhận thức được vai trò của EVFTA đối với Hà Nội, cũng như nhận diện được cách Hà Nội ‘tung hứng’ với nhân quyền trong nhiều năm qua.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (phải) tại cuộc họp, vào ngày 17 tháng 10 tại Brussels, với Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu Bernd Lange. Ảnh : Thống Nhất / VNA / CVN
Sự xuất hiện của lá thư trong bối cảnh vào những ngày cuối của năm Mậu Tuất, rất nhiều Facebooker lẫn nhà hoạt động nhân quyền đã bị bắt giữ, một số được công khai lên báo, một số khác được báo cáo là ‘mất tích’.
Gần đây, nhiều người đã bị cơ quan an ninh triệu tập và bắt giam với các cáo buộc liên quan tới chính trị và tự do ngôn luận trên Facebook, bao gồm Trần Văn Quyền (Bình Dương), Trần Ngọc Phúc (Bến Tre), Dương Thị Lanh (Dak Nong).
Đây rõ ràng là một món quà đầu năm mới của Hà Nội gửi đến bà Ủy viên EU phụ trách Thương mại Cecilia Malmstrom – người từng bày tỏ niềm tin và hy vọng của bà về nhân quyền của Việt Nam : Việt Nam đã thể hiện những cam kết rõ ràng về tôn trọng quyền con người và tuân thủ các công ước [ILO].
Tuy nhiên, như bài viết trước đây, những tiểu xảo tinh vi và chiến thuật sử dụng kinh tế - thương mại để vận động hành lang EU của Hà Nội đã không thể ‘cả vú lấp miệng em’ tất cả nghị viện EU, và lá thư ngày 1.2 đã càng chứng minh cho thấy, tính chất nhân tâm và giá trị cốt lõi nhân quyền đã và sẽ tồn tại trong EU như một thực thể sống động làm nên tính nhân bản của tổ chức này. Tất nhiên, điều này cần phải được nhân rộng hơn, để đưa quan điểm tiến bộ và sâu sát của 09 Nghị viên EU trong bức thư gửi ông Nguyễn Phú Trọng lên gấp nhiều lần hơn, để từ đó trở thành một chế tài thực tế trong mọi hoạt động giao thương với Hà Nội, đặc biệt thông qua EVFTA.
Giống như HRW, bài viết này kêu gọi sự lương tri trong mỗi Nghị viên EU, hãy hành động vì giá trị phổ quát nhân loại được hiện thực hóa tại Việt Nam, trong đó bao gồm quyền dân sự và chính trị, mà cụ thể là quyền tự do biểu đạt quan điểm bằng lời nói và hành vi, gỡ bỏ những điều luật mơ hồ trong bộ luật hình sự và truy cứu tất cả những quan chức tiến hành những hành vi vượt quá giá trị pháp luật hiện hành nhằm vào những nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam. Bởi nếu chỉ nhấn mạnh hoặc tập trung vào thương mai, và bày tỏ một niềm tin hão huyền vào thiện chí nhân quyền của Hà Nội, thì giá trị nhân quyền trong EVFTA cũng như trong các hiệp định thương mại khác trong tương lai sẽ không được Hà Nội tuân thủ, và coi đó là những điều khoản vô thưởng vô phạt.
Việc tiến hành bắt giữ hàng loạt những Facebooker bày tỏ quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội vừa qua, trong bối cảnh EVFTA đang được xem xét thời điểm ký kết đã cho thấy, sự thực tâm nhân quyền của Hà Nội đến đâu.
Facebooker Đoàn Nguyễn đã miêu tả chính xác thực trạng nhân quyền hiện nay của Việt Nam : sự đi xuống của nhân quyền Việt Nam đến đâu, tùy thuộc vào độ tỉnh táo nhận ra sự mập mờ trong cam kết nhân quyền của chính quyền Việt Nam ở các nghị sĩ EU như thế nào. Và giá trị nhân quyền của EU ở đâu sẽ phụ thuộc vào cách thức quan tâm nhân quyền Việt Nam ra sao.
An Viên
Nguồn : VNTB, 04/02/2019
*******************
Các Nghị sĩ Liên Âu đòi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình (RFA, 02/02/2019)
9 dân biểu Nghị viện Liên Hiệp Châu Âu (gọi tắt Châu Âu) hôm 1/2 đã gửi một bức thư tới Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà hoạt động về môi trường và quyền của người lao động Hoàng Đức Bình.
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình (giữa bên trái), và anh Nguyễn Nam Phong (giữa bên phải) tại tòa án tỉnh Nghệ An hôm 6/2/2018. AF23P
Các nghị sĩ Châu Âu viết rằng việc Việt Nam bắt giam và xử án tù nhà hoạt động Hoàng Đức Bình đã đi ngược lại các quy định trong Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là một thành viên.
Hoàng Đức Bình bị bắt giữ vào tháng 5/2017 và bị kết án tù 14 năm vào tháng 2/2018 theo các điều 330 và 331 của Bộ luật Hình sự về chống người thi hành công vụ, và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.
"Thật đáng ngại là việc kết án (ông Bình) dường như chỉ tập chung vào các hoạt động của ông vốn được bảo vệ theo các điều 19 và 21 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là thành viên. Chúng tôi cũng xin nhắc lại những khuyến nghị của Nhóm làm việc Liên Hiệp Quốc về bắt người tuỳ tiện đưa ra hồi tháng 8/2018 liên quan đến việc bắt giữ ông Hoàng Đức Bình", bức thư viết.
Ông Hoàng Đức Bình là người tham gia các hoạt động phản đối công ty Formosa ở Hà Tĩnh xả thải gây ô nhiêm môi trường các tỉnh miền trung Việt Nam hồi tháng 4/2016. Ông Bình cũng tham gia giúp đỡ các nạn nhân của thảm hoạ môi trường trong việc đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho họ. Ngoài ra ông Hoàng Đức Bình còn là thành viên của Phong trào Lao động Việt, đòi quyền lợi cho người lao động. Hiện tại chính quyền Việt Nam vẫn chưa cho phép các nhóm độc lập đại diện quyền lợi cho người lao động được hoạt động.
Trong bức thư gửi Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, các nghị sĩ Châu Âu cũng bày tỏ lo lắng về sức khoẻ của ông Bình được cho là xấu đi trong tù.
Ngoài việc kêu gọi trả tự do cho ông Hoàng Đức Bình, các Nghị sĩ cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam phải đảm bảo chắc chắn và trả bồi thường đầy đủ theo luật quốc tế, điều tra những quan chức công an, toà án, và nhà tù chịu trách nhiệm về những đối xử tàn tệ đối với ông Hoàng Đức Bình. Đông thời các nghị sĩ cũng yêu cầu phải để ông Hoàng Đức Bình được ở trong nước, không trục xuất ông ra nước ngoài như điều kiện để được trả tự do.
Nhân dịp này, các nghị sĩ Châu Âu cũng nói đến hiệp định tự do thương mại giữa Châu Âu và Việt Nam (EVFTA), hiện đang chờ bỏ phiếu ở nghị viện Châu Âu. Để đạt được EVFTA, Châu Âu yêu cầu Việt Nam phải tuân thủ các quyền cơ bản của người dân.
Trước đó, hai nghị sĩ Châu Âu khác là Jude Kirton-Darling và Ramon Tremosa thông báo trên Twitter rằng Châu Âu hoãn phê chuẩn EVFTA vì lý do kỹ thuật. Tuy nhiên các nghị sĩ đồng thời cũng đặt câu hỏi về việc thực hiện nhân quyền ở Việt Nam trước khi hiệp định này được thông qua.
Minh bạch Quốc tế : tham nhũng Việt Nam tăng ‘nghiêm trọng’ năm 2018 (VOA, 29/01/2019)
Hôm 29/1, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI) năm 2018, cho biết Việt Nam chỉ đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2018, cho biết Việt Nam chỉ đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu.
Theo TI, các chỉ tiêu minh mục của Việt Nam năm 2018 giảm 2 điểm so với năm 2017. Điểm số CPI 2018 của Việt Nam được tính dựa trên cơ sở 8 nguồn dữ liệu là những khảo sát quốc tế độc lập, theo công bố của tổ chức Hướng tới Minh bạch (Towards Transparency-TT) cũng hôm 29/1, cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam.
Hàng năm TI xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công.
Tuy về mặt thống kê, việc giảm điểm này của Việt Nam được xem là không đáng kể, nhưng, xét trên thang điểm từ 0 – 100 của CPI, trong đó 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch, thì tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn được xem là "rất nghiêm trọng", theo TT.
Cùng giảm điểm tương tự như Việt Nam trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương còn có các quốc gia Trung Quốc, Maldives và Bangladesh.
Trong những năm qua, Việt Nam được cho là đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, nhưng tham nhũng hiện vẫn là một vấn đề nhức nhối ở Việt Nam, TI cho biết trong một tuyên bố.
TT đưa ra khuyến cáo cho Việt Nam : "cần kết hợp với các biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả như tăng cường liêm chính trong khu vực công, thực hiện hiệu quả công tác kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức".
Chỉ số CPI của Hòa Kỳ năm 2018 cũng tụt 4 điểm so với năm 2017, xuống còn 71 điểm, đứng hạng thứ 22, tức là bị loại ra khỏi top 20 quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới.
**********************
Luật sư : ‘Công dân nên kiện để có quyền ghi âm, ghi hình cán bộ’ (VOA, 29/01/2019)
Sau khi Bộ Tư pháp Việt Nam mới đây nói bộ "không đủ thẩm quyền" ngăn chặn quy định của Hà Nội hạn chế việc người dân ghi âm, ghi hình cán bộ tiếp dân, một luật sư cho rằng bộ "né tránh trách nhiệm" và người dân "nên kiện ra tòa" về quy định bị xem là trái luật.
Ông Đồng Ngọc Ba, một cục trưởng thuộc Bộ Tư pháp Việt Nam, gặp báo chí hôm 29/1/2019
Tranh cãi đã nổi lên hồi đầu tháng 1 sau khi chính quyền thủ đô Việt Nam ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Thành phố, do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Nguyễn Đức Chung ký. Một điều trong nội quy nêu rõ rằng công dân khi đến trụ sở nêu trên để làm việc, họ "không được quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân".
Bản nội quy, thường được gọi là Quyết định số 12, có hiệu lực từ ngày 3/1/2019 bị công chúng, các nhà hoạt động và một số chuyên gia pháp lý phản đối, cho rằng nó "vi hiến".
Báo chí trong nước hồi giữa tháng 1 cho biết những phản ứng về bản nội quy của Hà Nội đã thu hút sự chú ý từ Bộ Tư pháp. Ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật của bộ, khi đó được báo chí dẫn lời nói rằng cục của ông "đang cho tiến hành kiểm tra lại quy định này".
Sau gần hai tuần, theo tin tức của Dân Trí, Sài Gòn Giải Phóng, VTC và một số trang tin khác, hôm 28/1, Cục trưởng Đồng Ngọc Ba nói tại một cuộc họp báo rằng Bộ Tư pháp "không đủ thẩm quyền ra quyết định, kiến nghị" với chính quyền địa phương là cơ quan ban hành nội quy về việc công dân không được ghi âm, ghi hình tại trụ sở tiếp dân mà không được sự cho phép của người tiếp dân.
Ông Ba cho biết thêm là 28 tỉnh, thành ở Việt Nam đã ban hành quy định "cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh tại trụ sở tiếp dân" trong nhiều năm qua, và Hà Nội không phải địa phương đầu tiên làm như vậy.
Theo tường thuật của báo chí, tại cuộc họp báo, vị cục trưởng giải thích rằng Luật Tiếp công dân "không có quy định" về cấm công dân quay phim, chụp ảnh, ghi âm tại trụ sở tiếp dân, nhưng – vẫn theo lời ông cục trưởng – luật này cũng nhấn mạnh là người dân khi tới trụ sở tiếp công dân phải "nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và hướng dẫn của người tiếp công dân".
Với lập luận như vậy, ông Đồng Ngọc Ba sau đó dường như muốn chuyển trách nhiệm phân xử về vấn đề này cho một cơ quan khác. Các bản tin trích lời Cục trưởng Ba nói rằng "ở đây có trách nhiệm rất quan trọng của Thanh tra Chính phủ - cơ quan của Chính phủ được giao tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tiếp công dân".
"Thanh tra Chính phủ phải có rà soát, báo cáo Chính phủ để có giải pháp phù hợp", ông Ba nói thêm, theo các báo.
Luật sư Hà Huy Sơn khẳng định với VOA rằng quy định của Hà Nội nói riêng và của gần 30 tỉnh, thành nói chung là "trái với Luật Tiếp công dân", đồng thời, theo luật sư, những phát biểu của đại diện Bộ Tư pháp là không thỏa đáng. Ông Sơn nói :
"Bộ Tư pháp đã né tránh trách nhiệm. Đáng lẽ Bộ Tư pháp có thể nói rằng, trong thẩm quyền của mình, việc ban hành của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc hạn chế, thực chất là cấm [ghi âm, ghi hình], là sai".
Một buổi tiếp công dân của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Đồng ý với ý kiến từ nhiều đồng nghiệp và dư luận, luật sư Sơn nhấn mạnh rằng các quy định hạn chế công dân ghi âm, ghi hình cán bộ tiếp dân không chỉ "trái luật" mà còn "trái Hiến pháp", vốn nêu rõ người dân có quyền giám sát công chức, viên chức và các cơ quan nhà nước.
Sau khi Bộ Tư pháp từ chối phân định đúng sai về quy định gây tranh cãi của Hà Nội, ông Sơn đề xuất về động thái tiếp theo mà người dân có thể tiến hành :
"Đây là một quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban thành phố Hà Nội, nhưng nó lại chứa đựng một văn bản quy phạm pháp luật, thế nên công dân có thể kiện ra tòa về Quyết định số 12 của UBND thành phố Hà Nội".
Mặc dù vậy, luật sư Sơn bày tỏ "không đánh giá cao" và "không hy vọng gì" ở các tòa án Việt Nam. Tuy nhiên, ông nói việc khởi kiện vẫn nên thực hiện vì đó là một dịp để cả người dân và nhà nước "công khai đưa ra quan điểm một cách rõ ràng".
Trên mạng xã hội, tiếp sau những phát biểu bị xem là "né tránh" của đại diện Bộ Tư pháp, nhiều người bày tỏ sự thất vọng và bực tức.
Theo quan sát của VOA, nhiều người sử dụng Facebook đưa ra các ý kiến cho rằng Hà Nội và các tỉnh thành khác tìm cách hạn chế công dân ghi âm, ghi hình cũng đồng nghĩa là phía chính quyền cố ngăn chặn các nỗ lực thúc đẩy tính minh bạch, chống lạm quyền và chống tham nhũng.
Tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn được cho là rất nghiêm trọng, theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế khi họ công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2018 vào ngày 29/1 năm nay.
Trong bảng xếp hạng gồm 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, được khảo sát dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công, Việt Nam đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180. Số điểm của Việt Nam giảm nhẹ 2 điểm so với năm 2017 nhưng được xem là không đáng kể.
Đưa tin về diễn biến này, báo Thanh Tra của nhà nước nói trong những năm qua, Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam "đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng" với nhiều vụ án tham nhũng lớn được đưa ra xét xử, song tham nhũng hiện vẫn là một vấn đề nhức nhối ở Việt Nam.
*******************
Quốc tế tiếp tục thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền (RFI, 28/01/2019)
Ngày 22/01/2019, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở Genève, Thụy Sĩ, đã diễn ra Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Phiên đối thoại này đã cho thấy là trên vấn đề nhân quyền, vẫn còn rất nhiều khác biệt giữa Việt Nam và quốc tế trong cách đánh giá về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Phiên họp Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ngày 05/11/2018 tại Genève, Thụy Sĩ.Fabrice COFFRINI / AFP
Cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) là cơ chế do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thành lập từ năm 2008 nhằm rà soát định kỳ tình hình bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc. Trước phiên đối thoại hôm 22/01, tình hình nhân quyền tại Việt Nam đã được xem xét hai lần theo cơ chế UPR vào năm 2009 và năm 2014. Trong phiên kiểm điểm về tình hình nhân quyền Việt Nam lần này đã có tổng cộng 122 nước tham gia đối thoại và phát biểu.
Tại phiên đối thoại ngày 22/01, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, trưởng đoàn đại biểu Việt Nam, đã khẳng định là kể từ lần rà soát trước (năm 2014), Việt Nam "đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt trên các lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền, kiện toàn hệ thống pháp luật về quyền con người".
Ông Lê Hoài Trung còn nhắc lại là trong thời gian qua Việt Nam đã đón nhiều chuyên gia theo cơ chế các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ; gia nhập thêm 2 công ước nhân quyền cơ bản là Công ước chống tra tấn (CAT) và Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD).
Theo thông báo của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo ngày 24/01, tại phiên đối thoại vừa qua, Việt Nam nhận được hơn 300 khuyến nghị từ các nước về nhân quyền và khẳng định là các cơ quan liên quan của Việt Nam "sẽ nghiên cứu, rà soát kĩ lưỡng các kiến nghị này để báo cáo Thủ tướng chính phủ". Bà Lê Thị Thu Hằng cũng thông báo là theo dự kiến, Việt Nam sẽ chính thức thông báo các khuyến nghị được chấp thuận tại khóa họp thường kỳ của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 6/2019.
Theo báo chí chính thức của Việt Nam, trong phiên đối thoại vừa qua, các nước đã "ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR". Báo chí chính thức cũng khẳng định là các nước đánh giá Báo cáo quốc gia và phần trình bày của Đoàn Việt Nam là "có chất lượng tốt, cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về tình hình đảm bảo quyền con người ở Việt Nam" ; cho rằng Việt Nam "đã có cách tiếp cận tích cực, cởi mở và minh bạch trong quá trình soạn thảo Báo cáo UPR".
Nhưng trong khi đó, các tổ chức nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch thì có cái nhìn khác về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Trong bản báo cáo nộp cho phiên kiểm điểm UPR năm nay, được gởi đi ngày 23/07/2018, HRW ghi nhận :
"Kể từ đợt kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) lần trước vào năm 2014, chính quyền Việt Nam thể hiện rất ít mối quan tâm đối với việc cải thiện hồ sơ nhân quyền. Chính quyền tiếp tục hạn chế cácquyền tự do cơ bản về ngôn luận, lập hội, nhóm họp và tôn giáo. Chính quyền sở hữu và kiểm soát truyền thông trong nước, ngăn chặn hay phá sập các trang mạng phê phán chính quyền, và khởi tố những người sử dụng mạng xã hội để phê phán chính phủ".
Cũng theo HRW, Việt Nam "thường sử dụng các điều luật có ngôn ngữ mơ hồ và có thể diễn giải tùy tiện trong bộ luật hình sự và các bộ luật khác, để xử tù các nhà hoạt động chính trị và tôngiáo ôn hòa, như tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" ; " Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". HRW thống kê là chính quyền Việt Nam (tính đến thời điểm tháng 07/2018) đang giam giữ ít nhất 136 người trong tù vì những người này đã thể hiện quan điểm phê phán chính quyền, tham gia biểu tình ôn hòa, gia nhập các nhóm tôn giáo không được nhà cầm quyền công nhận, hay tham gia các tổ chức dân sự hoặc chính trị bị Đảng Cộng Sản xem là mối đe dọa với độc quyền lãnh đạo của mình.
Để cho thế giới hiểu rõ hơn về tình hình nhân quyền của Việt Nam, đặc biệt là về tình trạng của các tù nhân lương tâm, ba thân nhân của các tù nhân này đã đến Genève để gặp đại diện Liên Hiệp Quốc nhân phiên kiểm điểm ngày 22/01. Đó là bà Nguyễn Thị Quý, vợ ông Lê Đình Lượng (20 năm tù), bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ nhà báo Trương Minh Đức (12 năm tù), anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai mục sư Nguyễn Trung Tôn (12 năm tù). Sáng nay, họ đã được vào đại diện Liên Hiệp Quốc để trình bày về tình trạng của ba tù nhân lương tâm này.
Trả lời RFI Việt ngữ hôm đó, bà Nguyễn Thi Kim Thanh nêu lên trường hợp của chồng bà là nhà báo Nguyễn Minh Đức :
"Từ năm 2002, anh Đức đã là người đi đấu tranh, với mong muốn cho Việt Nam có dân chủ nhân quyền. Chính vì vậy mà ngày 05/05/2007, anh đã bị bắt tại Vĩnh Thuận, Kiên Giang và bị kết án về tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ", theo điều 285 (Bộ Luật Hình sự), với án tù là 5 năm. Đúng 5 năm thì anh được trở ra.
Cách hôm anh bị bắt lần sau này hai tháng, thì anh bị đột quỵ. Nếu không được kịp vào bệnh viện thì không biết chuyện sẽ xảy ra như thế nào. Hôm đó là ngày 30/07/2017, hai vợ chồng tôi ra đường tính mua thuốc cho anh. Nhưng ra đến quận 5 thì gần 20 xe, mỗi xe 2 người, chặn ngang nguyên một khúc đường. Họ kéo anh lên một chiếc xe du lịch 16 chổ, còn tôi thì họ đẩy lên một chiếc xe Honda, một người ngồi trước chở, còn người ngồi sau kèm tôi.
Họ chở chúng tôi vào B34, Nguyễn Văn Cừ, đưa chúng tôi vào một phòng, rồi đọc lệnh bắt anh, nói rằng anh phạm vào điều 79 về tội "âm mưu lật đổ chính quyền". Lúc ấy, anh rất tức giận và bức xúc. Anh nói to lắm : "Tôi là những người dân nhỏ bé như thế này, tôi không thể nào lật đổ chính quyền được, tôi chỉ bất đồng chính kiến về những bất công xã hội hàng ngày, nên tôi chỉ nói lên tiếng nói bằng cây viết, chứ một người bình thường như tôi không thể lật đổ chính quyền được.
Đến ngày 04/05 thì họ đưa anh ra xét xử sơ thẩm. Thật sự, chúng tôi là những người vợ, nghe bản án họ tuyên thì rất là đau lòng và rất là bức xúc, vì chồng tôi là những người đấu tranh cho những người nghèo, những người thấp cổ bé miệng, ra miền Trung giúp những nạn nhân của tình trạng biển nhiễm độc do công ty Formosa, rồi đi giúp cho các công nhân, cho các anh em đấu tranh. Những gì chồng tôi làm đáng lẻ phải được trân trọng. Chồng tôi làm đúng, không làm gì sai, mà lại bị một bản án mơ hồ, bị gán ghép tội "âm mưu lật đổ chính quyền", bị xử 12 năm tù và 5 năm quản chế thì thật là bất công, là oan sai cho chồng tôi".
Tuy nhiên, tại phiên UPR ở Genève ngày 22/01, thiếu tướng Nguyễn Thanh Sơn, đại diện Bộ Công an Việt Nam, đã phủ nhận việc các cơ quan chức năng nước này "gia tăng bắt giữ kết án những người bảo vệ nhân quyền các nhà hoạt động chính kiến một cách ôn hòa". Theo thiếu tá Sơn, ở Việt Nam "chỉ có những cá nhân vi phạm pháp luật bị bắt và kết án theo đúng quy định pháp luật".
Đây không phải là quan điểm của Hoa Kỳ : Đại diện của Mỹ, Jason Ross Mack, đã khuyến nghị Việt Nam trả tự do cho ít nhất 4 tù nhân lương tâm, mà theo ông là "những người đã bị bắt độc đoán hoặc không phù hợp với pháp luật chỉ vì thực hiện các quyền con người của mình". Bốn tù nhân lương tâm được đại diện Hoa Kỳ nêu tên là Hồ Đức Hòa, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Nguyễn Bắc Truyễn. Nói chung, tại phiên kiểm điểm UPR vừa qua, Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác chủ yếu đặt vấn đề với Việt Nam về nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận, các tổ chức xã hội dân sự và vấn đề tra tấn những người bị giam giữ.
Chẳng hạn như Anh Quốc đặt câu hỏi là chính phủ Việt Nam sẽ có những bước nào để đáp ứng các nghĩa vụ theo Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị trong việc thiết lập một hệ thống truyền thông độc lập cũng như có những bước nào để tạo một môi trường an toàn cho tổ chức xã hội dân sự, bao gồm việc điều tra các vụ sử dụng vũ lực với các nhà hoạt động.
Đại diện của vương quốc Bỉ thì đặt thẳng vấn đề : Việt Nam có sửa hoặc thu hồi Luật Báo chí và Luật An ninh mạng để tuân thủ nghĩa vụ của mình theo Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị không ?
Riêng đại diện của Đức thì hỏi là Việt Nam có kế hoạch khi nào thông qua một luật về hội họp/biểu tình để thực thi quyền tự do hội họp/biểu tình được ghi trong Hiến pháp ? Đại diện Hà Lan cũng đặt vấn đề tương tự với câu hỏi : Việt Nam sẽ sửa đổi khung pháp lý thế nào để tuân thủ điều 21 và 22 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị để đảm bảo quyền tự do hiệp hội và tập họp ôn hòa.
Theo tin từ báo chí chính thức, đến chiều 25/1, Nhóm làm việc về Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã "đồng thuận" thông qua Báo cáo về kết quả rà soát UPR của Việt Nam. Báo cáo của Nhóm làm việc ghi nhận 291 khuyến nghị do 122 nước đưa ra, đề cập đến nhiều lĩnh vực như xây dựng Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiếp tục thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản, tăng cường hợp tác với các cơ chế về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, chia sẻ kinh nghiệm việc trong bảo đảm quyền của các nhóm yếu thế, xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội và tạo việc làm. Báo cáo về kết quả rà soát UPR của Việt Nam sẽ được xem xét chính thức thông qua tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 41 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc dự kiến vào tháng 6/2019.
Thanh Phương
Trong lần Thủ tướng Shinzo Abe và cố chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang gặp nhau vào tháng 5 năm 2018, Abe đã không đề cập quyền con người.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt tay với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà khách Bang Akasaka Palace ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 9 tháng 10 năm 2018 [Tập tin : Franck Robichon / Reuters]
Những nhà bất đồng chính kiến bị theo dõi, quấy rối rồi thậm chí là bị đánh đập, hay cả những cuộc biểu tình ôn hoà bị đàn áp và sau đó là những cuộc bắt nguội, giam cầm cũng như các bản án dành cho những người tham gia biểu tình. Những án oan, án sai mà tiếng kêu của thân nhân người thụ án rơi vào im lặng cả hàng chục năm. Những người dân bị mất đất phải sống lăn lóc và đi kêu oan tận trung ương vẫn không được giải quyết. Những hình ảnh đó có lẽ không phải ai cũng nhận ra đằng sau những hình ảnh hào nhoáng.
Việt Nam vốn được biết đến như một đất nước hiền hòa, yên bình, người dân thân thiện, môi trường chính trị ổn định, kinh tế phát triển từng ngày, với những du khách đến Việt Nam để hưởng thụ các món ăn ngon với giá cả phải chăng và và khung cảnh đẹp thì những điều kể trên có thể sẽ làm họ ngạc nhiên. Không phải ai chỉ trong một thời gian du lịch vài ba tuần từ Nam ra Bắc có thể nhận ra được một sự thật khác, chua chát, đó là "gần 100 triệu dân đã bị cướp đi các quyền tự do cơ bản : tự do biểu lộ, tự do hội họp, tự do tôn giáo, tự do lập hội. Điều này xảy ra vì trong nhiều thập kỷ qua, Đảng cộng sản cầm quyền điều hành một quốc gia độc đảng không bị kiểm soát".
Công cụ gần nhất được nhà cầm quyền sử dụng là Luật An ninh Mạng. Luật này yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet như Google và Facebook phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam, "xác minh" thông tin và tiết lộ thông tin người dùng mà không cần phải có lệnh của toà án. Việc này giúp cho chính phủ và công an được quyền truy cập dữ liệu người dùng nhằm dễ dàng kiểm soát những tiếng nói trái chiều.
Chỉ vài ngày ngay sau khi Luật An ninh Mạng có hiệu lực, nhà cầm quyền Việt Nam đã cáo buộc Facebook vi phạm luật khi dung túng những thông tin mang tính bôi nhọ, nói xấu các cá nhân lãnh đạo đảng và nhà nước, không hợp tác ngay với nhà cầm quyền Việt Nam khi được yêu cầu xóa các thông tin theo yêu cầu trong 48 giờ, thêm vào đó là đã không đóng thuế cho ngân sách Việt Nam.
Teppei Kasai, một nhân viên chương trình của Tổ chức Quan sat Nhân quyền ở Tokyo, Nhật Bản nhận định rằng Luật An ninh Mạng là bước tiếp theo của việc leo thang vô tận trong chiến dịch chống lại các nhà hoạt động của chính phủ. Ít nhất 63 nhà hoạt động và blogger đã bị bắt trong năm 2017 và 2018 vì các bài viết chỉ trích chính phủ hoặc vận động cho nhân quyền và dân chủ. Tòa án đã kết án ít nhất 15 blogger và các nhà hoạt động trong năm 2017. Trong năm 2018 số người bị bắt và kết án tăng lên gấp 3 lần, với 42 bản án, nhiều người bị kết án trên 10 năm tù. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, nhà hoạt động môi trường L ê Đình Lương, vào tháng 8 đã bị kết án 20 năm tù. Ít nhất 130 tù nhân chính trị vẫn bị giam giữ vào đầu năm 2019".
Bất chấp sự đàn áp có hệ thống này, chính phủ Nhật Bản nhắm mắt làm ngơ. Các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đã nói với chúng tôi về cú sốc và thất vọng của họ khi chính phủ Nhật Bản dường như chỉ quan tâm đến mối quan hệ của họ với chính phủ Việt Nam chứ không phải với người dân Việt Nam.
Đầu tháng này, Bộ trưởng Ngoại giao Toshiko Abe đã đến thăm Việt Nam và gặp gỡ các đối tác cấp cao. Abe chúc mừng "mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam ngày càng sâu sắc kể từ khi kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao vào năm ngoái", tuy nhiên trong chuyến công du đến quốc gia độc đảng này, bà đã không đề cập đến quyền con người và không kêu gọi trả tự do cho tù nhân chính trị.
Trong lần Thủ tướng Shinzo Abe và cố chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang gặp nhau vào tháng 5 năm 2018, Abe đã không đề cập quyền con người. Khi ông Abe gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc năm tháng sau đó, họ cũng đề cập đến quan hệ đối tác kinh tế nhiều hơn nhưng không đề cập đến sự đàn áp của chính phủ Việt Nam đối với người dân Việt Nam.
Chính phủ Nhật Bản lo ngại những chỉ trích về các vấn đề nhân quyền của Việt Nam sẽ đẩy Việt Nam đến gần Trung Quốc hơn. Nhưng trong khi Trung Quốc và Việt Nam là những nước láng giềng gần gũi và do đảng cộng sản lãnh đạo, mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng do lịch sử chiến tranh và sự cạnh tranh lâu dài dẫn đến sự nghi ngờ và chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng. Tokyo nên nhận ra rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải cân bằng mối quan hệ của họ với Trung Quốc với các mối quan hệ mạnh mẽ không kém với các nhà tài trợ. Nhật Bản là nhà tài trợ song phương lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn, khiến nước có vị thế độc đáo để có thể gây áp lực buộc chính phủ Việt Nam phải tiến hành cải cách và tôn trọng nhân quyền.
Việc không đặt nhân quyền ngang bằng với thương mại và viện trợ là một sự duy trì lố bịch "chính sách ngoại giao giá trị tự do" của Nhật Bản, điều này cũng góp phần vào việc đồng thuận nhân quyền trong việc tiếp cận các nước như Campuchia và Myanmar.
Là một trong những nền dân chủ tự do hàng đầu trên thế giới, Nhật Bản phải đề cập đến nhân quyền trong các cuộc thảo luận với chính phủ Việt Nam. Điều này không chỉ gửi một thông điệp khích lệ tới các nhà hoạt động nhân quyền dũng cảm của Việt Nam, mà tiếng nói của Nhật Bản còn có khả năng tạo thêm không gian để người dân Việt Nam được hưởng một số quyền tự do dân sự tương tự mà nhiều người dân Nhật Bản cho là điều hiển nhiên.
Teppei Kasai
Nguyên tác : Japan must stand with Vietnamese human rights activists, aljazeera.com, 27/01/2019
Diên Vỹ biên dịch
Người RFA, 27/01/2019
Báo Công an Nhân dân - cơ quan ngôn luận của Bộ Công an, bộ đã trở nên nổi tiếng với thành tích đàn áp khốc liệt và dã man quyền làm người ở Việt Nam - đã ‘tự sướng’ với tiêu đề một bài báo ‘Quốc tế đánh giá cao nỗ lực bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền của Việt Nam’, ngay sau sự kiện chính thể Việt Nam phải điều trần Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 22 tháng 1 năm 2019.
Phái đoàn Việt Nam điều trần Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 22 tháng 1 năm 2019
Đây là lần thứ hai liên tiếp ‘tự sướng’ của Công an Nhân dân.
Vào tháng 12 năm 2018, tờ báo công an này cũng đã tự vống rằng đoàn công tác của Thượng tướng Lê Quý Vương, thứ trưởng bộ này đã ‘bảo vệ thành công’ sau hai ngày giải trình trước Ủy ban Chống tra tấn quốc tế, mà không chịu thừa nhận bất cứ hành vi nào về rất nhiều vụ tra tấn dã man của công an Việt Nam đối với người dân.
Trong thực tế, chính quyền Việt Nam đã thoải mái ký kết Công ước quốc tế về chống tra tấn, để ngay sau đó hàng năm cứ liên tiếp xảy ra quá nhiều cảnh công an đánh đập dã man người hoạt động nhân quyền và người dân biểu tình, quá nhiều cảnh công dân phải ‘tự chết’ trong đồn công an, trong đó số trường hợp các nhân viên công an bị phát hiện đã tra tấn đến chết người dân lại quá hiếm hoi.
Hình chụp hôm 11/03/2011, chị Trịnh Kim Tiến cầm tấm hình của cha, ông Trịnh Xuân Tùng, bị chết trong đồn công an - Ảnh minh họa - AFP
Đã từ nhiều năm qua, chẳng có gì bảo chứng cho lời cam kết ‘sẽ cải thiện nhân quyền’ của chính thể độc đảng ở Việt Nam. Quá nhiều bằng chứng đã tích tụ kể từ năm 2013 khi Việt Nam được chấp nhận là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc : nhà cầm quyền Việt Nam vẫn liên tiếp truy bắt, bỏ tù hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền bằng những điều luật cực kỳ mơ hồ và ngụy tạo.
Ngay sau khi nhận ra không còn là ‘quốc gia được hưởng lợi lớn nhất trong Hiệp- định TPP’, từ giữa năm 2016 đến cuối năm 2017, nhà cầm quyền Việt Nam đã tiến hành một chiến dịch bắt bớ dữ dội và sắc máu đối với hơn ba chục người hoạt động nhân quyền, chủ yếu thuộc tổ chức xã hội dân sự Hội Anh Em Dân Chủ - một hội đoàn độc lập đã giúp cho người dân các tỉnh miền Trung cách thức phản đối thảm họa xả thải của Formosa và chống lại sự bao che lộ liễu của giới quan chức trung ương. Chiến dịch đó tuy có thuyên giảm đôi chút do bị cộng đồng quốc tế lên án kịch liệt từ đầu năm 2018 đến nay, nhưng cái đuôi của nó vẫn còn ngắc ngoải đà bắt bớ chưa hề muốn dừng lại đối với giới đấu tranh dân chủ nhân quyền.
Còn rất nhiều bằng chứng khác về tình trạng đàn áp nhân quyền trầm trọng của chính quyền Việt Nam - như một bản sao của chế độ đảng độc trị ở Trung Quốc. Ngay trước mắt, Luật An ninh mạng của chính quyền Việt Nam sắp đi vào thực hiện từ đầu năm 2019 sẽ mang lại cơ chế siết bóp nặng nề đối với quyền tự do ngôn luận của người dân, những tiếng nói phản biện xã hội và tiếng nói bất đồng về quan điểm chính trị.
Đúng vào khoảng thời gian chính quyền Việt Nam đệ trình bản báo cáo nhân quyền cho Liên hiệp quốc với thành tích ‘bảo đảm tự do tôn giáo’, hàng loạt chùa chiền của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất - từ Sài Gòn đến Đà Nẵng - đã bị nhà cầm quyền cưỡng chế giải tỏa và ủi sập không thương xót. Trong khi đó, hàng loạt tu sĩ Cao Đài, Tin Lành, Công giáo bị sách nhiễu, hành hung và đấu tố…
Tình trạng vi phạm nhân quyền bất chấp trên chính là nguồn cơn vừa sâu xa vừa trực tiếp mà đã khiến vào ngày 15/11/2018, gần một tháng sau khi chính thể độc đảng ở Việt Nam đã tưởng như chắc ăn khi Ủy ban Châu Âu đồng thuận làm tờ trình cho Hội đồng Châu Âu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu), Nghị viện Châu Âu đã bất ngờ tung ra nghị quyết 2018/2925(RSP) về nhân quyền Việt Nam. Bản nghị quyết này còn cứng rắn hơn cả bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam mang số hiệu 2016/2755(RSP) công bố vào tháng Sáu năm 2016.
Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đanh thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng về tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí, nạn bắt bớ người hoạt động nhân quyền, không chịu ký kết các công ước quốc tế về lao động…
Chưa bao giờ diễn ra mối đồng cảm và sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng như hiện nay giữa các tổ chức nhân quyền quốc tế và nhiều nhà nước ở Châu Âu. Rõ ràng là tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng ghê gớm của chính thể độc đảng ở Việt Nam, cộng hưởng với vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin, đã khiến phát sinh hiệu ứng nước tràn ly và nhiều chính phủ đã phải bày tỏ thái độ phản ứng trực tiếp với sự trơ tráo của Hà Nội.
Trong một bức thư gửi cho Thủ tướng Shinzo Abe trong năm 2018, Giám đốc của HRW (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền) tại Nhật Bản Kanae Doi viết : "Chính phủ Việt Nam vẫn là một trong các chế độ đàn áp nhất thế giới. Trong tư cách là nước cấp viện lớn nhất của Việt Nam, Nhật Bản có cơ hội và nghĩa vụ phải lên tiếng về những hành động vi phạm nhân quyền đối với các công dân Việt Nam".
Lời kêu gọi đó lại được một giới chức của HRW ở Tokyo lặp lại hôm 24/1. Ông Teppei Kasai còn khuyến cáo : "Đối với những người coi Việt Nam là một điểm đến yên bình tại Châu Á, đầy những món ngon vật lạ, chợ búa náo nhiệt, điều này có thể gây ngạc nhiên : bởi vì khó thấy hơn với những khách nhàn du là một thực tế khó nuốt hơn : đây là một vực thẳm nơi gần 100 triệu người Việt bị tước các quyền tự do cơ bản, như quyền tự do ngôn luận, hội họp, tụ tập, và quyền tự do tôn giáo. Nguyên do chủ yếu là bởi vì Việt Nam trong nhiều thập niên nay đã nằm dưới sự thống trị của một nhà nước Cộng sản độc đảng toàn trị, không bị ai kiểm soát".
Cuối cùng, điều gì phải đến đã đến. Mới đây, Hội đồng Châu Âu đã phải quyết định hoãn phê chuẩn EVFT, bất chấp thái độ nôn nóng muốn thúc đẩy nhanh thủ tục hiệp điịnh này của một số nghị sĩ và doanh nghiệp Châu Âu, cùng sự vận động ráo riết của giới quan chức Việt Nam. Bernd Lange - Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU - tuy là người được xem là ôn hòa, giờ đây cũng phải quyết liệt : "Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ hiệp định nào được Quốc hội Châu Âu thông qua hết".
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 27/01/2019
HRW : Nhân quyền Việt Nam xuống cấp nghiêm trọng (BBC, 19/01/2019)
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố báo cáo 2019 lên án Việt Nam 'gia tăng chính sách đàn áp có hệ thống lên quyền dân sự và chính trị cơ bản'.
Việt Nam chưa có luật biểu tình và tụ tập đông người thường bị cho là "gây rối".
Trong bản Phúc trình Toàn cầu 2019 được công bố ngày 17/01/2019, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho hay tình hình nhân quyền tại Việt Nam 'xuống cấp nghiêm trọng'.
Theo đó, HRW nhận định chính phủ Việt Nam "xâm phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản" như quyền tự do biểu đạt, quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin, quyền tự do lập hội và nhóm họp, quyền tự do thực hành tôn giáo...
Việt Nam cũng bị cáo buộc bỏ tù nặng hơn những người bất đồng chính kiến, và ban hành luật An ninh mạng hà khắc để bóp nghẹt thêm quyền tự do ngôn luận.
Chính quyền Việt Nam không cho báo chí tư nhân hoạt động, ngoài ra còn cấm thành lập các tổ chức nhân quyền, công đoàn độc lập hay các nhóm chính trị, bản báo cáo cho hay.
Những người 'dám' đặt câu hỏi về các dự án, chính sách của chính phủ, hoặc tìm cách bảo vệ đất đai và tài nguyên địa phương thì sẽ bị theo dõi, tước quyền đi lại, quản thúc tại gia, giam giữ tùy tiện và bị thẩm vấn.
Trong khi đó, côn đồ dường như hợp tác với công an trong các vụ đàn áp các nhà hoạt động. Cảnh sát thẩm vấn kéo dài người bất đồng chính kiến, giam giữ họ trong nhiều tháng mà không cho gặp gia đình hoặc tư vấn pháp lý. Các tòa án thì được chỉ đạo để ra bản án trong các vụ án chính trị với án tù ngày ngày nặng hơn.
Biểu tình ở Thành phố Hồ Chí Minh 11 tháng 5/2016. Yếu tố phản đối Trung Quốc về biển đảo thường xuất hiện trong các cuộc xuống đường ở Việt Nam những năm qua
Báo cáo Nhân quyền này cũng đề cập đến việc cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, sau đó Đảng Cộng sản Việt Nam lập tức bầu ông Nguyễn Phú Trọng lên, hợp nhất hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng bí thư.
Bản phúc trình điểm lại danh sách 12 nhà bất đồng chính kiến bị Việt Nam bỏ tù năm 2018 với tội danh "tuyên truyền chống phá nhà nước". Ngoài ra, báo cáo đề cập đến các vụ tấn công người bất đồng chính kiến như ném đá và vật liệu nổ tự chế vào nhà hoạt động công đoàn độc lập Nguyễn Thị Minh Hạnh, không cấp hộ chiếu cho luật sư Lê Công Định, tạm giữ tiến sỹ Nguyễn Quang A trong nhiều giờ để ngăn cản ông bay đi Australia...
HRW cũng chỉ trích một số quốc gia đang có hợp tác đầu tư lớn với Việt Nam như Trung Quốc và Mỹ lại phớt lờ các yếu tố nhân quyền.
Chẳng hạn Trung Quốc bị cáo buộc cũng thực hiện những chính sách đàn áp nhân quyền tương tự Việt Nam. Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy quan hệ quân sự song phương với Việt Nam bất chấp các vi phạm về nhân quyền ở nước này. Nhật Bản là nhà tài trợ các khoản vay vốn cho Việt Nam trong suốt một thời kỳ dài, cũng im lặng trước tình hình nhân quyền xuống cấp. Australia ký quan hệ hợp tác song phương với Việt Nam năm 2018 bất chấp trước đó từng bày tỏ quan ngại về nhân quyền tại đây.
Việt Nam sẽ báo cáo về nhân quyền tại Geneve
Trươc đó, hôm 16/1, văn phòng Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải tại Canada đã phát đi thông cáo báo chí cho hay Việt Nam sẽ báo cáo nhân quyền phổ quát định kỳ tại Geneve.
"Việc Việt Nam báo cáo về nhân quyền phổ quát định kỳ là cơ hội lớn để Canada bày tỏ mạnh mẽ quan điểm về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam", thông cáo cho hay.
"Kể từ sau báo cáo nhân quyền phổ quát định kỳ năm 2014, Đảng cộng sản Việt Nam đã thẳng tay đàn áp quyền diễn đạt và những phê bình trên mạng của người dân. Việc thiếu tiến bộ nầy, đòi hỏi Canada hối thúc Việt Nam phải có hành động chứng minh có tiến bộ về nhân quyền trong những phạm vi chính" như chống tra tấn, hủy bỏ luật An ninh mạng, tự do ngôn luận, thả tự do các nhà hoạt động dân chủ, v.v...
Thông cáo này được công bố nhân sự kiện Việt Nam sắp tới sẽ có Đánh giá định kỳ toàn cầu (UPR) trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) vào ngày 22/01/2019.
Ông Ngô Thanh Hải là Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Bảo thủ Canada đại diện cho bang Ontario.
************************
Các tổ chức dân sự kêu gọi Quốc hội Châu Âu hoãn bỏ phiếu thông qua FTA với Việt Nam (RFA, 18/01/2019)
18 tổ chức dân sự trong và ngoài Việt Nam hôm 18/1 đã gửi thư đến Quốc hội Châu Âu, đề nghị EU hoãn việc bỏ phiếu thông qua Hiệp định tự thương mại với Việt Nam (EVFTA) vì những lo ngại về tình hình nhân quyền đang xuống dốc tại Việt Nam.
Hình minh họa. Phiên tòa xét xử các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ ở Hà Nội hôm 5/4/2018 - AFP
Bức thư bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình trạng chính phủ Việt Nam đã lờ đi những lời kêu gọi từ phía Quốc hội Châu Âu thời gian qua liên quan đến tình hình nhân quyền đang trở nên tồi tệ ở Việt Nam, đặc biệt là việc Luật An ninh mạng gặp nhiều chỉ trích của Việt Nam đã đi vào hiệu lực vào ngày 1/01/2019 vừa qua.
"Bất chấp là một thành viên của Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, Việt Nam có một bộ luật hình sự đàn áp nhất trong khu vực, với các điều khoản lỏng lẻo thường xuyên được dùng để bỏ tù những người có tiếng nói chỉ trích chính phủ một cách ôn hòa, những bloggers, những nhà hoạt động vì quyền của người lao động, hoạt động môi trường, bảo vệ nhân quyền và các lãnh đạo tôn giáo", bức thư viết.
Bức thư cũng chỉ trích chính phủ Việt Nam đã kiểm soát chặt chẽ báo chí, kiểm duyệt internet, không cho phép các tổ chức của người lao động độc lập được hoạt động, và chưa bao giờ tổ chức một cuộc bầu cử thực sự tự do, công bằng.
Những tổ chức gửi thư đề nghị Quốc hội Châu Âu hoãn việc bỏ phiếu EVFTA và sử dụng các hoạt động tương tác sắp tới bao gồm cuộc họp Bộ trưởng EU – ASEAN và Kiểm điểm định kỳ ở UN, cũng như đối thoại nhân quyền giữa EU – Việt Nam để đòi chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho một loạt những nhà hoạt động, bloggers đang bị cầm tù. Con số này được bức thư ước tính là hơn 100 người.
Ngoài ra, các tổ chức này cũng đề EU phải yêu cầu Việt Nam có những thay đổi trong bộ luật Hình sự, tố tụng hình sự, luật an ninh mạng, luật tôn giáo và luật lao động để cho phép sự hòa động của các tổ chức công đoàn độc lập ; ký Nghị định thư tùy chọn về Công ước chống Tra tấn ; chấm dứt các hình phạt tử hình.
Việt Nam và EU đã hoàn tất việc đàm phán EVFTA từ năm 2015. Hai phía hy vọng hiệp định này sẽ sớm được Quốc hội Châu Âu thông qua trong thời gian tới để có thể đi vào hiệu lực. Tuy nhiên hôm 13/11 vừa qua Quốc hội Châu Âu đã ra nghị quyết lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tiếp diễn tại Việt Nam và kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho những người bất đồng chính kiến.
Vào ngày 21/1 tới đây, tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Việt Nam sẽ có cuộc Kiểm điểm định kỳ. Một số tổ chức nhân quyền quốc tế sẽ có báo cáo tại đây về tình trạng nhân quyền thời gian qua ở Việt Nam.
Hôm 17/01/2019, Human Rights Watch, tổ chức vừa tham gia ký thư gửi Quốc hội Châu Âu, đã công bố phúc trình toàn cầu 2019, chỉ trích chính quyền Việt Nam đã gia tăng chính sách đàn áp có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong năm 2018. Theo HRW, trong năm 2018, chính quyền Việt Nam đã kết án ít nhất 42 người vì bày tỏ ý kiến chỉ trích chính phủ, tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa hoặc tham gia các nhóm ủng hộ dân chủ.
******************
Phóng viên Nguyễn Văn Hóa được đề cử giải thưởng Tự do báo chí của UNESCO (RFA, 18/01/2019)
Tổ chức Freedom Now vừa đề cử tù nhân lương tâm, nhà báo của RFA, anh Nguyễn Văn Hóa, cho giải thưởng Tự do báo chí 2019 của UNESCO có tên Guillermo Cano World Press Freedom Prize.
Nhà báo Nguyễn Văn Hóa - Photo : RFA
Thông cáo báo chí của Freedom Now hôm 18/1 trích lời Giám đốc điều hành Freedom Now, Maran Turner, nhận định việc chính phủ Việt Nam truy tố anh Nguyễn Văn Hóa là đi ngược lại các giá trị của UNESCO. Freedom Now cho rằng nhà báo Nguyễn Văn Hóa xứng đáng được khen ngợi vì đã đưa tin về những mối đe dọa của ô nhiễm môi trường và sự thất bại của chính phủ trong việc bảo vệ người dân khỏi những mối nguy này.
Trước khi bị bắt vào tháng 11/2017, anh Nguyễn Văn Hóa đã quay được những hình ảnh về tình trạng ô nhiễm biển ở 4 tỉnh miền Trung Việt Nam, và những phản đối của người dân về tình trạng ô nhiễm biển do công ty gang thép Formosa ở Hà Tĩnh xả thải ra biển gây nên từ tháng 4 năm 2016.
Mặc dù bị bắt từ tháng 11/2017, nhưng mãi đến tháng 4/2017, chính quyền Việt Nam mới có thông báo chính thức về việc bắt giữ này và cáo buộc Nguyễn Văn Hóa tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự cũ.
Vào ngày 27/11/2017, nhà báo Nguyễn Văn Hóa bị bất ngờ đưa ra xử kín tại tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Văn Hóa bị kết án 7 năm tù và 3 năm quản chế.
Vào tháng 10/2018, trong một bức thư gửi về cho gia đình mình, nhà báo Nguyễn Văn Hóa cho biết anh đã bị đánh đập, bức cung.
Tháng 11/2018, tổ chức Freedom Now và hãng luật Dechert LLP đã nộp đơn lên Ủy ban chống bắt người tùy tiện của Liên Hiệp Quốc về trường hợp của Nguyễn Văn Hóa.
Giải thưởng Tự do báo chí Thế giới Guillermo Cano của UNESCO được đặt theo tên của một nhà báo người Colombia là Cuillermo Cano Isaza, người đã bị ám sát ngay trước trụ sở tòa báo của mình ở Bogota hồi tháng 12/1986.
******************
Bộ Chính trị vừa ban hành chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác tham nhũng… Chỉ thị này cũng như Luật tố cáo 2018 vừa có hiệu lực có dễ dàng thực thi ?
Sách luật khiếu nại và luật tố cáo. (Ảnh minh họa) - Courtesy Luật Việt Nam
Ngày 16 tháng 1 năm 2019, thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng vừa ký ban hành Chỉ thị số 27 về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng trong công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác tham nhũng…
Ông Vượng cho rằng, chỉ thị này nhằm góp phần tạo động lực, khuyến khích người tố cáo, người đấu tranh chống tham nhũng, chống lãng phí, chống tiêu cực, nhưng không làm ảnh hưởng đến sự an toàn của người tố cáo.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam nhận xét về chỉ thị 27 :
"Tôi cho rằng chỉ thị 27 là một điểm nhấn trong chính sách bảo vệ người tố cáo nói chung, trong đó chiếm đa số là tố cáo tham nhũng. Tôi xin nói thẳng, ở Việt Nam hay có tình trạng, pháp luật thì thông qua rồi, nhưng việc thực thi pháp luật còn lơ là, yếu kém. Chính vì vậy, bên đảng ra thêm một chỉ thị nữa, đó là thực thi pháp luật tố cáo trong đó có một nội dung mới được sửa đổi quốc hội thông qua, là những cơ chế bảo vệ người tố cáo cần được tiến hành tốt hơn về mặt pháp luật. Tôi cho rằng điều này tốt cho việc chống tham nhũng ở Việt Nam".
Theo Chỉ thị 27, một trong những nguyên nhân hạn chế về việc bảo vệ người tố cáo, là do cấp ủy đảng, tổ chức đảng ở một số địa phương chưa quan tâm đến công tác này.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 17/01/2019, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đưa ra nhận xét về chỉ thị này :
"Thường những chỉ thị trong đảng người ta nói trong nội bộ đảng là chính, còn Luật tố cáo thì người ta nói trên phạm vi toàn xã hội, tất cả mọi người dân. Còn những biên bản của đảng thì nó có giá trị trong nội bộ đảng là chính".
Theo luật sư Trần Quốc Thuận, ở Việt Nam chuyện gì cũng có luật cả. Chuyện khuyến khích nhân dân tố cáo tiêu cực, tham nhũng không chỉ có văn bản quy định mà ngay cả những người lãnh đạo đảng, nhà nước cũng hô hào. Theo ông, luật cũng quy định người tố cáo được bảo vệ, nhưng vấn đề là cơ chế để bảo vệ như thế nào thì chưa được cụ thể lắm.
Phát biểu lúc giới thiệu chỉ thị 27 tại Hà Nội, ông Trần Quốc Vượng cho rằng, mặc dù thời gian qua chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, quy định trong việc bảo vệ người tố cáo tham nhũng. Tuy nhiên, theo ông Vượng vẫn còn nhiều hạn chế như tình trạng lộ thông tin của người tố cáo, nhiều trường hợp người tố cáo không được bảo vệ, bị trả thù, trù dập...
Ngày 16 tháng 1 năm 2019, thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng vừa ký ban hành Chỉ thị số 27 về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng trong công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác tham nhũng… Courtesy chinhphu.vn
Bà Lê Hiền Đức, một cụ bà được nhiều người tại Việt Nam biết đến vì từng giúp nhiều người khác đấu tranh chống tham nhũng. Bà cũng từng được Tổ chức Minh bạch Quốc tế trao giải thưởng Liêm chính năm 2007. Khi nói chuyện với chúng tôi hôm 17/1, bà kể lại chuyện bà bị hăm dọa trả thù khi tố cáo tham nhũng trước đây :
"Từ nhiều năm nay, đối với tôi thì phải hơn chục năm rồi, khi mà tôi tố cáo bọn tham nhũng rất nhiều chuyện, phanh phui rất nhiều sai phạm của bọn tham nhũng, tôi không sợ gì hết. Tôi còn nhớ khi tôi tố cáo một cán bộ bên tập đoàn VNPT và tố cáo một hiệu trưởng ăn bớt tiền ăn của học trò cấp một trong hai năm liền, khi đó không biết ai trong số những người tôi tố cáo còn thuê người đem đến trước cửa nhà tôi, chặn một vòng hoa tang cao hơn đầu người tôi, với dòng chữ ‘Kính Viếng Hương Hồn Cụ’. Đấy là một điều chúng nó khủng bố tôi, nhưng tôi đã tố cáo và tôi chống tham nhũng thì tôi không sợ một cái gì cả. Chứ còn người tố cáo có được bảo vệ hay không ? Khi ông Trần Quốc Vượng đưa chỉ thị đó ra, tôi hoan nghênh, nhưng quan trọng nhất là có làm được đúng như chỉ thị đó hay không ?"
Chỉ thị số 27 của Bộ Chính trị được ban hành ngay thời điểm Luật Tố cáo 2018 vừa có hiệu lực nhằm thay thế cho Luật Tố cáo 2011, được cho rằng nhằm nhắc nhở việc thực thi pháp luật tố cáo.
Tuy nhiên trong những điểm mới Luật Tố cáo 2018, cũng có một số điểm gây quan ngại. Như theo khoản 3 Điều 24, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì không xử lý. Điều khoản này này làm dấy lên quan ngại sẽ gây khó khăn cho người tố cáo. Bà Lê Hiền Đức kể lại kinh nghiệm của mình liên quan vấn đề này :
"Rất nhiều cán bộ bị tôi tố cáo nhưng nó bao che cho nhau, nó đùn đẩy chỗ nọ chỗ kia. Thanh tra bộ thì đẩy xuống tỉnh, tỉnh lại không giải quyết, lại trả lời tôi là tố cáo của tôi không có căn cứ. Nghĩa là trên thì đẩy xuống, dưới đẩy lên, và chúng nó bao che cho nhau, chúng nó không xử lý".
Giáo sư Đặng Hùng Võ cũng nhìn nhận hạn chế này, ông đưa ra khuyến nghị :
"Không đúng thẩm quyền thì không giải quyết cũng là một nguyên tắc pháp luật đúng. Nhưng trong hướng dẫn thực thi phải có thêm cái điều là người nhận tố cáo dù ở vị trí nào nếu không giải quyết thì vẫn phải chuyển về đúng nơi có thẩm quyền giải quyết. Tôi cho rằng đấy cũng là một điểm rất quan trọng".
Chỉ thị 27 của Bộ chính trị cũng nhìn nhận tình trạng để lộ thông tin của người tố cáo, không ít trường hợp bị trả thù… Tuy nhiên, theo khoản 1 điều 25 của Luật Tố cáo 2018 quy định, khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc dùng họ tên của người khác để tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền không xử lý.
Liên quan vấn đề này, Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định :
"Với tin thần của luật tố cáo, thì người tố cáo phải tố cáo đúng sự việc và đúng địa chỉ, chứ bây giờ giữa tố cáo và nói xấu này kia thì nó mênh mông lắm. Mà gởi không có địa chỉ thì cũng không có ai mà bám theo lời nói đó. Thường trên mạng xã hội nó nhiều ý kiến lắm, nhưng mà không phải cứ cái gì trên mạng xã hội là chuyển thành tố cáo phải giải quyết, cái đó thì không ổn vì nó không có chứng cứ gì cả ?"
Luật sư Thuận cho rằng, việc này nhằm đề phòng việc lợi dụng để nói chuyện này kia không chúng cứ. Nhưng theo ông, luật tố cáo cũng nêu rõ, nếu mà có chứng cứng cụ thể thì cũng phải xem xét, chứ không phải là bác bỏ.
Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, công khai danh tính để người tố cáo phải có trách nhiệm với việc mình tố cáo. Bởi vì đã có trường hợp nhiều người cũng đã từng lợi dụng việc tố cáo để hại người khác. Ông cho rằng việc công khai nhân thân người tố cáo là việc cần thiết để tăng hiệu quả việc tố cáo.
Luật sư Trần Quốc Thuận cũng cho biết, Luật tố cáo 2018 vừa có hiệu lực và Chỉ thị 27 của Ban bí thư không có gì mâu thuẫn nhau. Chỉ thị này khuyến khích người dân tố cáo và không loại bỏ người tố cáo dù là ở cương vị xã hội nào vẫn được bảo vệ. Ông cho đó là một biểu hiện tích cực, tuy nhiên ông bày tỏ mong muốn việc này sẽ được diễn ra trong thực tế chứ không phải chỉ trong văn bản.
Trung Khang
Tù lương tâm Nguyễn Văn Hóa được đề cử Giải Tự do Báo chí Thế giới 2019 (VOA, 18/01/2019)
Freedom Now, một tổ chức phi chính phủ đặt trụ sở tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ, hôm 18/1/2019 loan báo đề cử nhà báo Nguyễn Văn Hóa, hiện đang bị giam giữ ở Việt Nam, cho Giải Tự do Báo chí Thế giới Guillermo Cano của UNESCO. Giải thưởng hàng năm của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc-UNESCO, được trao cho một cá nhân hoặc tổ chức có những đóng góp đặc biệt để bảo vệ và cổ suý tự do báo chí trên thế giới.
Nhà báo Nguyễn Văn Hóa trước Tòa án Nhân dân ở Hà Tĩnh. Ảnh của Vietnam News Agency chụp ngày 27/11/2017. AFP PHOTO / Vietnam News Agency
Nhấn mạnh rằng Freedom Now lấy làm tự hào khi đề cử nhà báo Nguyễn Văn Hóa, Giám đốc điều hành của Freedom Now, Maran Turner, phát biểu :
"Nguyễn Văn Hóa đã thể hiện lòng can trường ngoại hạng trong khi tác nghiệp. Thật là một vinh dự đối với tổ chức chúng tôi được đề cử anh cho giải thưởng danh giá này".
Bà Turner nói Freedom Now quan ngại sâu sắc về những hành động đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với nhà báo Nguyễn Văn Hóa. Bà nói :
"Anh Nguyễn xứng đáng được ca ngợi về những việc làm của mình, nêu bật các mối đe dọa đối với môi trường và những thất bại của chính quyền Việt Nam, không bảo vệ các cộng đồng của mình. Chúng tôi hy vọng UNESCO sẽ vinh danh chàng thanh niên đặc biệt dũng cảm này".
Biểu tình chống Formosa ở Đài Loan
Trước khi bị bắt, Nguyễn Văn Hóa là một cộng tác viên của chương trình Việt-ngữ Đài Á Châu Tự do, từng quay phim và đưa tin về các cuộc biểu tình của ngư dân miền Trung, phản đối thảm họa môi trường do công ty Formosa gây ra, làm cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung vào tháng Tư năm 2016.
Những bài báo nói lên sự thật về thảm họa Formosa, sự phẫn nộ của dân chúng và phản ứng yếu ớt của chính quyền Việt Nam trước thảm họa, đăng tải trên đài Á Châu Tự do và truyền thông hải ngoại, đã khiến nhà báo vướng vào vòng lao tù.
Thoạt tiên bị cáo buộc tội sở hữu ma túy, đầu năm 2017 anh Hóa bị buộc tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo Điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Tới tháng Tư năm 2017, tội này được chuyển thành tội "tuyên truyền chống phá nhà nước".
Phiên xét xử khởi sự vào tháng 11/2017 chỉ kéo dài vỏn vẹn 2 tiếng rưỡi dồng hồ. Nguyễn Văn Hóa bị kết án 7 năm tù giam theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự.
Tháng 10/2018, trong một bức thư gửi về gia đình, anh Hóa nói anh đã bị hành hạ và ngược đãi ở trong tù. Luật sư Hà Huy Sơn, người bảo vệ cho anh Hóa, nói anh bị tra tấn, bức cung để buộc phải đưa ra những lời khai chống lại một số nhà hoạt động không có liên hệ gì với anh, trong đó có nhà hoạt động cho môi trường Lê Đình Lượng.
Vào tháng 8/2018, Tổ chức Bảo vệ các Ký giả (CPJ) lên án những hành động tra tấn, bức cung nhà báo Nguyễn Văn Hóa, và kêu gọi nhà chức trách Việt Nam ngưng đánh đập và sách nhiễu các nhà báo.
Giải Tự do Báo chí Thế giới của UNESCO được đặt tên Guillermo Cano, theo nhà báo Colombia bị ám sát ở Bogota vào năm 1986. Đây là một giải thưởng thường niên được lập ra vào năm 1997 để vinh danh một cá nhân hay tổ chức có những đóng góp đặc biệt để cổ suý tự do báo chí trên thế giới, bất chấp hiểm nguy.
Trong số những nhân vật từng nhận giải thưởng cao quý này, có phóng viên nhiếp ảnh người Ai Cập, Mahmoud Abu Zeid, nhà báo Khadija Ismayilova của Azerbaijan, nhà xuất bản người Ethiopia Reeyot Alemu, và Anna Politkovskaya, nhà đấu tranh nhân quyền người Nga.
*****************
Hôm 17/1, tại tỉnh Hòa Bình, một tòa cấp cao của Việt Nam đã xử phúc thẩm nhà hoạt động Đào Quang Thực 13 năm tù và 5 năm quản chế với tội danh "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", theo tin từ gia đình.
Anh Đào Duy Tùng, con trai của nhà hoạt động, cựu giáo viên Đào Quang Thực, nói với VOA :
"Bản án hôm nay là 13 năm tù và 5 năm quản chế. Có 3 người trong gia đình được tham dự phiên tòa".
Anh Tùng nhận định rằng các lời bào chữa của luật sư không được Hội đồng xét xử chấp nhận hôm 17/1, và bản án như trên là quá nặng.
"Các luật sư đã dùng luận điểm để bác bỏ cáo buộc của tòa án nhưng họ không chấp nhận. Tôi thấy bản án này quá nặng vì bố tôi hoàn toàn không có hoạt động gì ‘nhằm lật đổ chính quyền.’ Bố em chỉ kết bạn với mọi người và đăng các điều bất công trong xã hội".
Tại phiên tòa sơ thẩm hôm 19/9/2018, ông Thực bị tuyên 14 năm tù giam và 5 năm quản chế vì tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Ông Đào Quang Thực, 58 tuổi, nguyên là giáo viên trường tiểu học Triệu Phúc Lịch, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Trong các bài viết đăng trên trang Facebook cá nhân, ông Thực phản đối Formosa trong vụ xả độc làm cá chết kéo dài dọc theo hàng trăm cây số bờ biển miền Trung và những tranh chấp về chủ quyền biển đảo của Việt Nam với Trung Quốc trên biển Đông.
Thông Tấn Xã Việt Nam trích bản cáo trạng phiên phúc thẩm cho biết : "Đào Quang Thực đã sử dụng 2 tài khoản facebook và hộp thư điện tử để liên lạc, móc nối với các đối tượng phản động trong và ngoài nước ; đồng thời đăng tải nhiều bài viết và bài chia sẻ, bình luận có nội dung phản động".
Truyền thông Việt Nam cho biết thêm : "Đào Quang Thực đã viết đơn xin gia nhập tổ chức "Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời" là một tổ chức phản động, khủng bố, với tôn chỉ, mục đích là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng bạo động vũ trang và có nhiều hoạt động, bài viết chống phá, tuyên truyền nội dung phản động, rồi gửi cho tổ chức này".
*****************
‘Báo cáo Thế giới 2019’ lên án nhân quyền Việt Nam, chỉ trích Mỹ về vấn đề di dân (VOA, 18/01/2019)
Năm 2018 được cho là một năm tệ hại về nhân quyền ở Việt Nam khi các nhà bất đồng chính kiến bị kết án tù nặng nề, những nhà hoạt động nhân quyền bị côn đồ tấn công và chính quyền thông qua các đạo luật hà khắc để bóp nghẹt tiếng nói bất đồng, theo báo cáo thường niên công bố ngày 17/1 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) về tình hình nhân quyền thế giới trong năm qua.
Các nhà hoạt động phản đối Luật An ninh mạng của Việt Nam
Trong ‘Báo cáo Thế giới 2019’ dày 674 trang đánh giá việc thực thi nhân quyền trên 100 nước, HRW cũng chỉ trích Mỹ trong năm thứ hai cầm quyền của Tổng thống Donald Trump ‘đi lùi về thành tích nhân quyền ở trong nước và nước ngoài’, nhất là qua các chính sách đối với di dân.
Việt Nam : tiếp tục đàn áp nhân quyền
Ở Việt Nam, trong lĩnh vực tự do ngôn luận, những người bày tỏ chính kiến trên không gian mạng vẫn tiếp tục thường xuyên bị sách nhiễu và đe dọa, theo HRW. Trong năm vừa qua, HRW ghi nhận có ít nhất 12 người đã phải ra tòa về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ với bản án từ 4 cho đến 12 năm tù.
Trong khi đó, công an và những kẻ côn đồ mà HRW cho là do chính quyền dung dưỡng thường xuyên tấn công các nhà hoạt động và các blogger mà không bị trừng phạt. HRW dẫn ra các trường hợp như bà Đỗ Thị Minh Hạnh, nhà hoạt động công đoàn và là cựu tù chính trị, bị ném đá và các thiết bị nổ tự chế vào nhà riêng ở tỉnh Lâm Đồng ; đêm nhạc Nguyễn Tín ở Thành phố Hồ Chí Minh bị bố ráp và những người tham dự đêm nhạc, trong đó có nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, bị đánh đập tàn bạo ; cựu tù nhân chính trị Trương Văn Kim bị những kẻ không rõ lai lịch tấn công và làm gãy tay cũng ở tỉnh Lâm Đồng…
Ngoài ra, HRW cho biết, chính quyền Việt Nam cũng tìm cách canh giữ và ngăn trở việc đi lại của các nhà hoạt động không cho họ đi tham gia các cuộc hội họp, các cuộc biểu tình hay các phiên tòa chính trị. Các trường hợp được đơn cử như nhà thơ Bùi Minh Quốc và linh mục Đinh Hữu Thoại bị cấm xuất cảnh sang Mỹ hay Tiến sỹ Nguyễn Quang A bị công an giam giữ trong nhiều giờ khi ông chuẩn bị lên đường sang Úc.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đặc biệt chỉ trích Luật An ninh Mạng của Việt Nam mà họ cho là ‘có vấn đề nghiêm trọng’. Tất cả các biện pháp an ninh được nêu trong luật này, trong đó yêu cầu gỡ thông tin ‘độc hại’ theo yêu cầu của chính quyền, xác nhận thông tin người dùng, tiết lộ thông tin người dùng… đều đe dọa quyền riêng tư của công dân và có thể tạo điều kiện tăng cường đàn áp những tiếng nói bất đồng và các hoạt động trên mạng.
Về quyền tự do lập hội, HRW nói, Việt Nam tiếp tục cấm đoán các tổ chức công đoàn độc lập, các tổ chức nhân quyền và các đảng phái chính trị trong khi những ai tìm cách lập hội đều bị chính quyền sách nhiễu và trừng phạt. Một trường hợp mà HRW đưa ra là vụ xét xử năm thành viên của Hội Anh em Dân chủ gồm Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trần Thị Xuân và Phạm Văn Trội với các bản án từ 7 đến 13 năm tù. Trường hợp của nhà hoạt động Lê Đình Lượng bị 20 năm tù với cáo buộc có liên hệ với Đảng Việt Tân cũng được HRW nêu lên.
Phúc trình của HRW nói hồi tháng Sáu năm ngoái, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ hàng chục người tham gia các cuộc biểu tình chống Dự luật Đặc khu Kinh tế, tới tháng 10, có ít nhất 118 người bị kết án ‘gây rối trật tự công cộng’, nhiều người trong số này bị kết án tù.
Về tự do tôn giáo, HRW chỉ ra rằng Hà Nội tiếp tục hạn chế thực hành tôn giáo bằng cách ra luật, yêu cầu các nhóm tôn giáo phải đăng ký và giám sát hoạt động của họ. Các nhóm tôn giáo bị buộc phải có sự phê chuẩn của chính quyền mới được phép hoạt động. Các nhóm tôn giáo nào hoạt động ngoài tầm kiểm soát của chính quyền thì bị đàn áp thô bạo, theo HRW, trong đó có những nhánh chưa được công nhận của Hội thánh Cao đài, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, các Giáo hội Công giáo và Tin Lành độc lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Phật giáo của người Khmer Krom. Phúc trình của HRW lưu ý rằng tất cả những tổ chức tôn giáo này đều bị theo dõi, bị quấy rỗi và bị đe dọa liên tục.
Vẫn theo bản báo cáo, những tín đồ của các nhóm tôn giáo độc lập này bị công khai lên án, bị cưỡng ép bỏ đạo, bị bắt giữ, thẩm vấn, tra tấn và bỏ tù. HRW nhắc tới trường hợp của ông Bùi Văn Trung và con trai Bùi Văn Thắm, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, bị tòa tuyên án từ ba đến sáu năm tù về tội chỉ trích chính quyền và tổ chức biểu tình công khai chống đàn áp tôn giáo. HWR cũng đề cập tới trường hợp của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, 91 tuổi, Đức Tăng thống của của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bị buộc phải rời khỏi nơi tá túc ở Thành phố Hồ Chí Minh là Thanh minh Thiền viện để quay về quê nhà ở Thái Bình.
Trong khi đó, HRW chỉ ra rằng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không quan tâm đến vấn đề nhân quyền Việt Nam trong các cuộc trao đổi giữa các lãnh đạo hai nước. HRW lưu ý rằng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Việt Nam hồi tháng Bảy để kêu gọi Bắc Triều Tiên theo bước Việt Nam để đạt được tăng trưởng kinh tế nhưng lại phớt lờ những vi phạm nhân quyền mang tính hệ thống của chính quyền Hà Nội.
Mỹ : hà khắc với di dân
Tổng thống Donald Trump bị HRW chỉ trích là tìm cách huy động sự ủng hộ bằng cách mô tả đoàn di dân bỏ chạy khỏi Trung Mỹ tìm đến Mỹ tị nạn là ‘cuộc khủng hoảng’ và gọi cách làm này của ông Trump là ‘tuyên truyền về nỗi sợ’.
Mặc dù ông Trump đã tỏ dấu hiệu ủng hộ các cải cách tối thiểu, chính quyền của ông đã rút lại những ý tưởng nhằm giảm bớt tình trạng giam giữ quá mức ở Mỹ, thực thị một loại các chính sách bài di dân và tìm cách phá hoại chương trình bảo hiểm quốc gia giúp cho người dân Mỹ tiếp cận dịch vụ y tế giá phải chăng, trong đó có chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW.
HRW phê phán các chính sách về di dân của Tổng thống Donald Trump, trong đó có việc cưỡng ép chia cắt 2.500 gia đình di dân ở biên giới Mỹ và chậm chạp trong việc đoàn tụ các gia đình bị chia cắt ; trục xuất hàng trăm cha mẹ di dân khiến họ chia cắt với con cái ; hạn chế quyền xin tị nạn đối với những người bị ngược đãi bởi các nhân tố phi nhà nước trong đó có nạn nhân của bạo hành gia đình và bạo lực băng đảng ; cấm những ai vào Mỹ không qua cửa khẩu chính thức được xin tị nạn – một hành vi vi phạm luật quốc tế ; xịt hơi cay vào đám đông có trẻ em trong một cuộc tuần hành ôn hòa của di dân hồi cuối tháng 11 tại biên giới Mỹ-Mexico hay cấm du hành đến Mỹ đối với một số nước có đông dân Hồi giáo. HRW nói giới chức di trú Mỹ đang tìm cách bắt giữ nhiều người hơn, trong đó có cả trẻ em và phụ nữ có thai, đưa vào các trung tâm giam giữ di dân. Có 3 trong số 15 trường hợp tử vong của di dân khi đang bị giam giữ là do ‘điều kiện y tế tồi tệ’, theo HRW.
Ngoài ra, HRW cũng lên án việc chính quyền Trump ủng hộ các chính phủ đàn áp tại các nước về quân sự, tài chính và ngoại giao. Vẫn theo HRW, chính sách chung của chính quyền Trump là phá hoại các định chế đa phương và các cơ quan tư pháp quốc tế có chức năng buộc những người có những hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Bên cạnh đó, Tổng thống Trump cũng bị HRW phê phán là ‘tiếp tục tấn công vào báo chí và truyền thông trong suốt năm 2018’, trong đó có việc gọi ‘đa số truyền thông’ là ‘kẻ thù của nhân dân’.
Thế giới : ngày càng phản đối sự chuyên chế
Phúc trình hàng năm lần thứ 29 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW nhận xét, trong lĩnh vực nhân quyền, xu hướng chung trong năm qua là ‘sự phản công lại những phong trào dân túy bài nhân quyền’ vốn gieo rắc sự thù hận và thiếu khoan dung.
Giám đốc điều hành HRW, ông Kenneth Roth, nói bức tranh chính về nhân quyền trong năm qua ‘không phải là sự tiếp tục của xu thế chuyên chế mà là sự phản đối ngày càng tăng đối với sự chuyên chế’ trong đó có những nỗ lực kháng cự lại sự tấn công vào nền dân chủ ở Châu Âu, ngăn chặn cuộc tắm máu ở Syria, đem ra công lý những thủ phạm thanh trừng sắc tộc nhắm vào người Rohingya ở Miến Điện, đình chỉ chiến dịch đánh bom và phong tỏa người dân Yemen do Ả Rập Xê-út đứng đầu, bảo vệ lệnh cấm vũ khí hóa học, thuyết phục Tổng thống Joseph Kabila của Cộng hòa Dân chủ Congo chấp nhận giới hạn về nhiệm kỳ theo Hiến pháp và yêu cầu điều tra đầy đủ về cái chết của nhà báo Ả Rập Xê-út Jamal Khashoggi, một tiếng nói chỉ trích bị sát hại hồi tháng 10 năm ngoái.
Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trở nên tồi tệ hơn trong năm 2018. Theo bà Elaine Pearson Giám đốc Human Rights Watch Australia, có 28 nhà hoạt động bị bắt chỉ trong 8 tháng đầu của 2018. Tức là cao hơn con số 24 trong nguyên năm 2017.
Theo bà Elaine Pearson Giám đốc Human Rights Watch Australia, có 28 nhà hoạt động bị bắt chỉ trong 8 tháng đầu của 2018.
Trong tháng 4, một số tòa án nhân dân do Đảng cộng sản Việt Nam kiểm soát, ban hành nhiều bản án từ 7 đến 15 tù giam đối với các thành viên của Hội Anh Em Dân chủ gồm có Luật sư Nguyễn Văn Đài, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Nhà báo Trương Minh Đức, luật gia Nguyễn Bắc Truyển, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Túc và Trần Thị Xuân.
Trong tháng 7 và tháng 8, nhà cầm quyền cũng tuyên án 16 năm tù cho Nhà hoạt động tôn giáo Đinh Diệm và 20 năm tù với Nhà hoạt động môi trường Lê Đình Lượng. Tới tháng 10 thì có 5 nhà vận động dân chủ bị tuyên phạt từ 1 đến 15 năm tù giam. Bản án nặng nhất 15 năm tù giành cho Lưu Văn Vịnh bị chế độ cáo buộc là "thường xuyên vào các trang mạng xã hội đọc các thông tin tiêu cực, sau đó kết nối với các thành phần chống đối chính trị, nhận định phiến diện cho rằng chế độ chính trị hiện nay đã lỗi thời nên sẽ bị đào thải".
Để đối phó với những lời phê bình, chỉ trích từ cộng đồng quốc tế, chế độ đã trả tự do và trục xuất LS Nguyễn Văn Đài cùng cộng sự và Lê Thu Hà sang Đức vào tháng 6 và gần đây hơn là Mẹ Nấm sang Mỹ trong tháng 10. Một phần là để giảm áp lực quốc tế. Mặt khác là chuẩn bị cho tiến trình hội nhập sau khi CPTPP có hiệu lực và thúc đẩy suôn sẻ việc phê chuẩn Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam Châu Âu (EVFTA).
CPTPP sẽ chính thức bắt đầu và có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 sau khi được Quốc hội Úc thông qua vào ngày 31/10/2018. Úc là quốc gia thành viên thứ sáu phê chuẩn sau Mexico, Nhật, Singapore, Tân Tây Lan và Canada. Sau khi Tổng thống Trump quyết định rút Mỹ ra khỏi TPP, Hiệp định này chết đi rồi sống lại khi 11 nước còn lại ký kết Hiệp định với cái tên mới là CPTPP vào ngày 8/3/2018 tại Chile. Toàn bộ 600 điều khoản trong 30 chương được giữ lại trừ 22 điều khoản liên quan tới sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ do Mỹ đòi hỏi bị tạm thời đình chỉ chờ ngày Mỹ quay trở lại. Quy định phê chuẩn ghi nhận là CPTPP sẽ bắt đấu có hiệu lực trong 60 ngày, sau khi 6/11 thành viên phê chuẩn.
Đúng ra, CPTPP đã được ký kết trong Hội nghị APEC tại Đà Nẵng vào tháng 11 năm 2017. Nhưng giờ chót Canada đổi ý. Theo lời của Jason Clair, Bộ trưởng Giao thương đối lập của Úc, lý do là vì Việt Nam muốn thương lương lại các điều khoản liên quan tới quyền lao động. Sau đó, các nhà đàm phán tương nhượng và cho Việt nam từ 3 tới 5 năm để thực thi các điều khoản liên quan tới quyền Lao động trong chương 19.
Trong ngày ký CPTPP, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã trao đổi văn thư với ông Steve Ciobo, Bộ Trưởng Giao Thương, Du lịch và Đầu tư của Úc cũng như các bộ trưởng đồng cấp khác xác nhận điều kiện cho Việt Nam thời gian thực thi quyền lao động trong 5 năm. Trong thời gian này, Việt Nam phải tiến hành thực thi nhưng Úc và các đối tác cam kết là sẽ không áp dụng các biện pháp trừng phạt.
Vào ngày 17/10, Ủy ban Châu Âu cũng đã thông qua việc đệ trình Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư cho Hội đồng Châu Âu ký kết. Sau đó, EVFTA sẽ đi qua thủ tục phê chuẩn bởi Quốc hội liên Âu bao gồm dân biểu và nghị sĩ của 28 quốc gia thành viên.
Hiện nay, Việt Nam đang cố gắng thúc đẩy hoàn tất việc phê chuẩn đầu năm 2019 trước khi Quốc hội Châu Âu giải tán và bầu lại trong tháng 5 năm 2019. Sau khi phê chuẩn và có hiệu lực, EVFTA sẽ xóa bỏ 99% thuế quan cùng hàng loạt rào cản phi thuế quan khác. EVFTA cũng bảo đảm giao thương và đầu tư đi đôi với phát triển bền vững và đặt ra tiêu chuẩn cao về quyền lao động, bảo vệ môi trường và quyền lợi của người tiêu thụ.
Theo Daniela Sicurelli (The EU as a promoter of Human Rights in Bilateral Trade Agreements : the case of the negotiations with Vietnam 2015) thì từ năm 2000, chiến lược của Liên Âu là kèm theo các đểu khoản nhân quyền trong các Hiệp định Thương mại Tự do song phương. Hiệp ước Lisbon có hiệu lực vào năm 2009 yêu cầu Liên Âu đặt vấn đề nhân quyền trong giao thương. Chiến lược khung về Dân chủ và Nhân quyền (Strategic Framework on Human Rights and Democracy) chính thức được áp dụng từ ngày 25/6/2012 nhấn mạnh mục tiêu thúc đẩy nhân quyền trong mọi lãnh vực ngoại giao của Liên Âu.
Đàm phán EVFTA bắt đầu vào ngày 26/6/2012, tức chỉ một ngày sau khi Chiến lược khung về Dân chủ và Nhân quyền bắt đầu áp dụng. Nhiều tổ chức xã hội dân sự lần lượt nêu quan ngại với các vị dân biểu Châu Âu về tình trạng xâm phạm nhân quyền tại Việt nam đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và quyền lao động căn bản chẳng hạn như quyền tự do lập hội hoặc công đoàn.
Liên Âu có vị thế để thúc đẩy quyền con người tại Việt nam. Trước hết, Liên Âu là đối tác đầu tiên yêu cầu gắn kết quyền con người và quyền lao động quốc tế trong tiến trình đàm phán hiệp định thương mại song phương. Quan trọng hơn là Liên Âu có thể dựa vào sức mạnh thương lượng tập thể đại diện cho 28 quốc gia thành viên với hơn 700 triệu dân và có tổng GDP gần 19,000 tỷ Mỹ kim xấp xỉ tương đương với Mỹ. Kinh tế Việt Nam lệ thuộc khá nhiều vào Châu Âu là thị trường xuất cảng thứ nhì chỉ sau Trung Quốc.
Tuy vậy, Liên Âu lại theo đuổi một chính sách không rõ ràng về vấn đề nhân quyền đối với Việt Nam. Ví dụ như Liên Âu đòi hỏi điều khoản đình chỉ hiệp định trong trường hợp xâm phạm nhân quyền nhưng không nói rõ là quyền hạn và trách nhiệm giao thương cũng sẽ bị đình chỉ. Thứ hai, EU kêu gọi đối tác thực thi các Công ước Lao động quốc tế (ILO) nhưng chỉ khi nào các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với hoàn cảnh nội địa. Thứ ba, trong chương phát triển bền vững của EVFTA có đề cập tới quyền lao động nhưng không nhấn mạnh về quyền con người liên quan tới lãnh vực lao động ví dụ như quyền tự do lập hội hoặc tự do hội họp.
Nguyên nhân chính là vì trách nhiệm đàm phán thương mại thuộc về Ủy hội Châu Âu (European Commission). Trong khi đó, các vấn đề nhân quyền thì thuộc lãnh vực của Cơ quan Đối ngoại Châu Âu (European External Service Action Services). Cánh tay phải không biết cánh tay trái làm gì. Doanh nghiệp và các nhóm lợi ích vận động và có nhiều ảnh hưởng đối với Ủy hội là cơ chế đàm phán trực tiếp với Việt Nam. Trong khi đó, các tổ chức nhân quyền và xã hội dân sự phải đi qua Cơ quan đối ngoại và nêu ra quan ngại sau khi các điều khoản đã được thương thảo.
Nhưng nỗ lực vận động của các tổ chức và nhà hoạt động nhân quyền không phải là không có hiệu quả. Vào ngày 17/9/2018, 32 Dân biểu Quốc hội Châu Âu đã ký tên chung một lá thư gửi đến bà Cecilia Malmstrom, Cao Ủy Giao Thương, ghi rõ là, nếu tình trạng nhân quyền Việt Nam không được cải thiện thì EVFTA khó có cơ hội được Quốc hội Châu Âu phê chuẩn.
Bức thư nhấn mạnh, Việt nam nên thực thi một số việc cụ thể gồm có hủy bỏ các điều luật hình sự mơ hồ ví dụ như "gây chia rẽ giữa các tầng lớn nhân dân, phá hoại chính sách đoàn lết quốc tế, phát tán thông tin có nội dung phỉ báng chính quyền nhân dân, hoặc lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước…".
Thứ hai, Việt Nam cần phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm gồm có Hòa thượng Thích Quảng Độ, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Hoàng Đức Bình và các thành viên của Hội Anh Em Dân chủ như Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển…
Thứ ba là sửa đổi Luật Tín ngưỡng và Luật an ninh mạng cho phù hợp với luật quốc tế nhân quyền mà Việt Nam cam kết khi tham gia Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.
Thứ tư là phê chuẩn Công ước 87, 98 và 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế liên quan tới tự do thành lập nghiệp đoàn, quyền thương lượng tập thể và xóa bỏ lạo động cưỡng bức. Phần lớn nội dung của lá thư ngỏ này đã được Quốc hội Châu Âu xác nhận qua Nghị quyết 2018/2925 vào ngày 15/11/2018.
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 23/3/2018, ông Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam cho biết là các hiệp định thương mại tự do gồm có CPTPP đòi hỏi các nước tham gia phải thực thi 8 công ước căn bản của Tổ chức Lao động quốc tế ILO gồm có tự do liên kết thành lập nghiệp đoàn và công nhận quyền thương lượng tập thể (Công ước 87 và 980), loại bỏ tất cả mọi hình thức lao động cưỡng bức (Công ước 29 và 105), xóa bỏ lao động trẻ em (Công ước và 182) và xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp (Công ước 100 và 101). Tuy nhiên cho đến bây giờ, Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn 3 công ước căn bản là Công ước 87, 98 và 105 liên quan đến tự do thành lập nghiệp đoàn, thương lượng tập thể và xóa bỏ lao động cưỡng bức.
Ông Lee cho biết Chương 19 của CPTPP về Lao động dựa trên tuyên bố năm 1998 của ILO. Từ năm 1990 thì tại Việt Nam đã có hơn 6,000 cuộc đình công mà tất cả đều là tự phát không do công đoàn nhà nước khởi xướng. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy công nhân không được công đoàn nhà nước quan tâm tới quyền lợi của họ.
Tại Việt Nam lại có trường hợp nghịch lý và không thể chấp nhận được ở mọi nơi khác trên thế giới là lãnh đạo công đoàn cũng là quản lý cấp cao của doanh nghiệp. Có nghĩa là vừa đá bóng vừa thổi còi. Theo Nhà báo Phạm Chí Dũng, tổ chức công đoàn nhà nước được các công ty trả 2% quỹ lương. Có nghĩa là công đoàn lãnh lương như công nhân. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên là công đoàn nhà nước không có động lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Ông Lee cũng đề nghị, Việt Nam nên xem đây là một cơ hội để hiện đại hóa luật lao động nhằm bảo vệ cho quyền lợi của chính công nhân và công dân của mình. Chẳng những thế, cải cách luật lao động cũng như hệ thống luật pháp nói chung là một điều kiện tiên quyết nếu Việt Nam muốn bước lên con tàu cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng tăng trưởng năng suất và chia sẻ lợi ích kinh tế một cách công bằng giữa người lao động và giới chủ nhân.
Theo Trần Văn Hưng (Trường Đại học Tài chính – Marketing), hầu hết công nhân Việt Nam trong các khu vực công nghiệp có trình độ học vấn thấp, chỉ tốt nghiệp tới lớp 9. Đa số không có đủ kiến thức đúng đắn về luật lao động nên dễ bị bóc lột, chèn ép. Vì vậy, họ cũng có khuynh hướng phản đối bằng cách biểu tình tự phát dẫn đến nguy cơ là không những không đòi hỏi được quyền lợi chính đáng cho mình, mà còn phải bồi thường thiệt hại cho chủ nhân.
Ông Hưng cũng cho biết, nhà nước cần thực hiện một số giải pháp gồm có hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo đảm những quyền lao động căn bản theo tuyên bố ILO, bao gồm xây dựng cơ chế trung gian, hòa giải, trọng tài và xét xử các vụ tranh chấp lao động. Thứ hai, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về việc thành lập công đoàn có tư cách pháp nhân có thể đại diện cho công nhân thương lượng tập thể với chủ nhân. Thứ ba, cung cấp thông tin rộng rãi đến quần chúng về luật lao động, gồm có luật và tiêu chuẩn lao động quốc tế ILO.
Vào ngày 2/11, ông Nguyễn Phú Trọng, tân Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam trình bày nghị trình Quốc hội khóa 6 và yêu cầu Quốc hội sớm thông qua CPTPP. Trong cùng ngày, bà Trương Thị Mai Trưởng ban Dân vận Trung ương phát biểu rằng, khi Việt Nam tham gia hiệp định CPTPP thì "phải chấp nhận không còn duy nhất một tổ chức công đoàn. Người lao động tham gia công đoàn hay tổ chức ngoài công đoàn đều được hưởng quyền bình đẳng như nhau".
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng cho biết, trong quá trình đàm phán tham gia hiệp định CPTPP, điều kiện cho phép công đoàn độc lập đã được Bộ Chính trị thông qua nhưng việc liên kết giữa các công đoàn thì sẽ có "quy định về việc đăng ký thành lập và phải đáp ứng các tiêu chí".
Vào ngày 12/11/2018, Việt Nam trở thành quốc gia thứ 7 phê chuẩn CPTPP với 100% đại biểu Quốc hội hiện diện biểu quyết thông qua. GDP ước lượng sẽ tăng thêm 1.3% sau khi CPTPP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam vào ngày 14/1/2019.
Trước diễn tiến mới này, có người kỳ vọng là xã hội dân sự sẽ sớm ra đời và "một tiến trình dân chủ đã hình thành ở Việt Nam". Họ lập luận rằng, tự do thành lập nghiệp đoàn sẽ tất yếu dẫn đến quyền tự do lập hội và hội họp cũng như các quyền con người căn bản khác. Người khác thì không lạc quan như vậy, vì họ cho rằng người dân đã bị Đảng lừa gạt quá nhiều và không loại bỏ tình huống là nhà nước sẽ cho thành lập công đoàn độc lập "cuội" để qua mắt cả thế giới.
Đại biểu Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, sẽ có ít nhất 3 dạng công đoàn độc lập có thể hình thành. Thứ nhất là tổ chức do chính công nhân tự nguyện thành lập và điều này thì không có gì. Thứ hai là do chủ nhân dựng ra để thao túng và chi phối. Thứ ba và nguy hiểm nhất là, các ‘’phần tử phản động núp bóng’’ để thực hiện ý đồ chính trị.
Thật ra, con đường xã hội dân sự và dân chủ hóa tại Việt Nam vẫn còn rất dài. Đa số các đối tác CPTPP như Úc, Canada và Tân Tây Lan đã có một hệ thống và cơ chế pháp lý tương đối hoàn thiện về luật lao động và ILO. Việt Nam bây giờ mới đi học và có tới 5 năm để trả bài.
Vào ngày 9/11/2018. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội và Tổ chức Lao động quốc tế ILO tổ chức lễ ký kết và ra mắt dự án "Thúc đẩy xây dựng khung khổ quan hệ lao động mới, bảo đảm tôn trọng tuyên bố ILO’’. Dự án này trị giá 4.3 triệu và do Bộ Lao động Mỹ và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật cùng tài trợ dưới hình thức viện trợ không hoàn lại. Có nghĩa là thế giới tự do sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào cộng đồng quốc tế văn minh và phồn thịnh để cải thiện đời sống của người lao động, công nhân và công dân Việt Nam. Vấn đề là Đảng cộng sản Việt Nam có vượt qua được bản chất gian trá để thật sự thực thi cam kết lao động trong Chương 19 của CPTPP hay không ?
Người Việt hải ngoại có thể làm được gì ?
Thứ nhất là vận động với chính quyền sở tại là thành viên đối tác của CPTPP như Úc, Tân Tây Lan, Canada đặt áp lực và giám sát chặt chẽ tiến trình thực thi của Việt Nam chẳng hạn như yêu cầu Bộ Ngoại Giao cung cấp báo cáo thường niên về diễn tiến thực thi cũng như những trường hợp vi phạm quyền lao động dưới Chương 19.
Thứ hai là kết nối và vận động với Tổng Liên đoàn Lao động Quốc gia, ví dụ như tổ chức ACTU tại Úc để thực thi báo cáo các trường hợp vi phạm của Việt Nam hầu bảo đảm cạnh tranh công bằng và công nhân Úc không bị thiệt thòi. ACTU cũng có thể giúp huấn luyện đoàn viên cung cấp kiến thức và kỹ năng thành lập và điều hành công đoàn một cách hiệu quả.
Thứ ba, yểm trợ các dự án hoặc công tác thành lập công đoàn độc lập trong nước. Trong thời gian qua, một vài nhà hoạt động lao động nhắm tới bảo vệ quyền lợi công nhân như Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã phải trả một cái giá rất đắt. Hầu hết họ đều trải qua các bản án tù khắc nghiệt. Nhưng sự hy sinh của họ đã đóng góp một phần đáng kể trong công cuộc đấu tranh cho giai cấp công nhân tại Việt Nam.
Dĩ nhiên quyền lao động chỉ là một khía cạnh của quyền con người. So với quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo thì quyền lao động gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân nên có nhiều hy vọng là chính những người lao động sẽ tranh đấu hết mình cho quyền lợi thiết thực của họ. Trong hoàn cảnh hiện nay, cán cân vẫn nghiêng về giai cấp thống trị qua cơ quan ngoại vi của Đảng cộng sản Việt Nam là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Cần phải có một thời gian để nghiệp đoàn tư nhân có thể hình thành và phát triển cạnh tranh với công đoàn quốc doanh.
Có điều đáng lưu ý là khi người Việt hải ngoại tại Canada, Úc và Tân Tây Lan góp phần tranh đấu cho quyền lao động tại Việt Nam thì họ cũng đang đấu tranh bảo vệ quyền lợi của chính mình vì nếu Việt Nam không thực thi tiêu chuẩn lao động ILO thì sẽ tạo ra tình trạng cạnh tranh không công bằng, có thể gây thiệt hại kinh tế và dẫn đến nạn thất nghiệp. Do đó, ý nghĩa của việc làm này không chỉ là để biểu lộ tinh thần nước ngoài giúp đỡ đồng bào trong nước, mà còn bày tỏ thái độ trách nhiệm đối với đời sống kinh tế của chính bản thân và gia đình của người Việt tại hải ngoại.
Luật sư Nguyễn Văn Thân
Nguồn : Tiếng Dân, 13/01/2019
Về việc kêu gọi EU 'hoãn phê chuẩn EVFTA' tới khi Việt Nam cải thiện nhân quyền
Có nhận định rằng chắn chắn Hiệp định thương mại tự do Châu Âu-Việt Nam (EVFTA) sẽ được bỏ phiếu phê duyệt để đi đến ký kết, thông qua, dù có tổ chức quốc tế kêu gọi hoãn cho tới khi Việt Nam cải thiện nhân quyền.
Bà Heidi Hautala, Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu (bìa trái) vừa có chuyến thăm Việt Nam tuần này
"Tôi chắc chắn là EVFTA có nhiều khả năng sẽ được thông qua vì nó phục vụ lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu. Đấy là những cộng đồng vận động chính sách rất mạnh mẽ, họ rất có thế lực với cả Nghị viện và Hội đồng Châu Âu", nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Quang A nói với BBC hôm 11/1.
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) ban đầu kết thúc đàm phán tháng 12/2015.
- Ngày 26/6/2018, để hiệp định có thể sớm hoàn tất, EVFTA được tách làm hai hiệp định, một về thương mại ̣(FTA) và một về bảo hộ đầu tư (IPA).
- Tháng 8/2018, hai bên hoàn tất việc rà soát pháp lý đối với FTA và IPA.
- FTA thuộc thẩm quyền ký kết của Ủy ban Châu Âu và Nghị viện Châu Âu.
- IPA cần được Nghị viện Châu Âu và nghị viện các nước thành viên phê chuẩn.
Hội đồng Châu Âu và Ủy ban Châu Âu dự kiến sẽ có vòng bỏ phiếu then chốt đối với EVFTA vào tuần tới.
Trả lời BBC trong ngày 11/1 từ Berlin, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng nói :
"FTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư IPA hiện là tâm điểm trong quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam thời gian hiện nay, phục vụ lợi ích thiết thực của cả hai bên, chính vì vậy đều được cả hai bên nỗ lực để cùng đến đích".
"Thực tế 14 vòng đàm phán căng thẳng trong quá khứ cũng đã minh chứng cho điều này. Không ai nên coi mối hợp tác này sẽ chỉ có lợi cho một bên và bên khác sẽ bị thiệt".
Ông Hùng nhận định từ Đức, nước chủ chốt của EU :
"Nghị viện Châu Âu đang xem xét và liệu việc phê chuẩn hai Hiệp định có kịp diễn ra vào đầu năm 2019 hay không".
"Hiện chưa có câu trả lời chắc chắn, nhưng có một điều rõ ràng là ít nhất những tiếng nói từ chính giới Đức - quốc gia có tiếng nói quan trọng trong khối EU, nơi tôi đang sống - không thấy có những phản ứng tiêu cực rõ ràng chống lại việc phê chuẩn và lại càng không có chỉ dấu nào cho thấy một vấn đề lớn như vậy lại có thể bị ảnh hưởng trực tiếp, quyết định bởi việc Việt Nam có trao trả ông Trịnh Xuân Thanh lại cho Đức hay không".
Tiến sĩ Nguyễn Quang A từng được cho xuất ngoại ngắn để dự phiên điều trần tại Nghị viện Châu Âu hồi tháng 10/2018 liên quan việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA.
"Chỉ có điều chưa rõ khi nào họ ký và cá nhân tôi cho rằng sau khi ký, việc phê chuẩn ít có khả năng xảy ra trước tháng 5/2019 - thời điểm Quốc hội Châu Âu bầu ra một nghị viện mới. Thủ tục phê chuẩn của Quốc hội Châu Âu có thể sẽ phải kéo ra thêm một đến hai năm nữa".
"Một lý do duy nhất là vì Quốc hội Châu Âu chỉ còn một phiên họp nữa thôi trước khi bầu một nghị viện mới, mà trong một thời gian ngắn thế họ không thể làm xong thủ tục phê chuẩn EVFTA".
"Chúng ta chưa biết chính kiến của Quốc hội Châu Âu mới sẽ như thế nào ? Một Quốc hội Châu Âu mới sẽ còn rất nhiều việc phải làm, việc thông qua EVFTA trong năm 2019 không phải là ưu tiên của họ".
Ông Quang A cũng cho hay việc EVFTA không được ký vào tháng 10 năm ngoái và đến nay vẫn chưa ký là nằm trong đúng kế hoạch và lịch trình của Ủy ban Châu Âu "chứ không phải bị cản trở gì cả".
"Không có một kế hoạch nào là hai bên ký kết thông qua EVFTA vào tháng 10 năm ngoái. Quy trình là thế này : Lúc đó Ủy ban Châu Âu hoàn tất thủ tục để chuẩn bị cho việc ký, sau đó họ phải trình hồ sơ này lên Hội đồng Châu Âu. Rồi Hội đồng Châu Âu bật đèn xanh cho việc ký kết thì Ủy ban Châu Âu mới ký EVFTA. Sau khi ký xong thì phải làm thủ tục trình Quốc hội Châu Âu xem xét phê chuẩn".
Cũng tại phiên điều trần 10/10/2018, Đại sứ Vũ Anh Quang tại Bỉ thừa nhận "nhân quyền của Việt Nam là không hoàn hảo" nhưng nước này, theo ông "không nằm trong danh sách các nước bị Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đánh giá là thường xuyên vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng và có hệ thống".
Sau khi Tổng thống Mỹ, Donald Trump tỏ ra coi nhẹ vấn đề nhân quyền ở nước ngoài, giới vận động hy vọng EU sẽ đóng vai trò mạnh mẽ hơn để thúc đẩy tôn trọng quyền con người trên thế giới, gồm cả Việt Nam.
Hiện hai bên EU và Việt Nam đã có những tiếp xúc cao cấp.
Hôm 7/1, bà Heidi Hautala, Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu (EP) đã có mặt tại Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam và được Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đón tiếp.
Báo Việt Nam trích lời bà Kim Ngân bày tỏ mong muốn Nghị viện Châu Âu sớm phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA).
Chủ tịch quốc hội Việt Nam cũng "khẳng định Việt Nam luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của các nhà hoạch định chính sáchkinh tế và doanh nghiệp Châu Âu để Hiệp định được triển khai một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi íchthiết thực cho cả hai bên".
Hôm 08/01, bà Heidi Hautala có cuộc gặp với thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
'Dùng EVFTA để cải thiện nhân quyền ở Việt Nam'
Trước câu hỏi có phải ông lạc quan cả về việc ký kết EVFTA và vấn đề cải thiện nhân quyền ở Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với BBC ông chỉ phân tích khách quan khi đặt bản thân mình vào vị trí các chính trị gia Châu Âu muốn đòi nhân quyền cho Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho BBC hay việc ông dự phiên điều trần là nhờ có áp lực 'rất mãnh liệt' của quốc tế
"Tình hình nhân quyền của Việt Nam đúng là xấu đi. Đây là một sự thật không ai có thể bác bỏ được. Tuy nhiên đây là một hiệp định thương mại tự do, không phải là một hiệp định về nhân quyền. Và trọng lượng của các vấn đề kinh tế, địa chính trị có thể lấn át vấn đề nhân quyền".
"Mặt khác, về dài hạn, khi thông qua được hiệp định này thì nó cũng có tác động lâu dài đến cải thiện vấn đề nhân quyền ở Việt Nam".
"Bởi vì nếu có hiệp định này, thực sự Châu Âu sẽ có một cây gậy lớn để đòi cải thiện vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Trước khi họ cũng có một công cụ, một 'cây gậy', là đối thoại nhân quyền hàng năm. Tuy rất quan trọng, chúng ta biết là nó không thể bằng một hiệp định thương mại tự do".
"Nếu tình hình nhân quyền không được cải thiện hoặc xấu đi, thì Châu Âu có thể đe dọa, thực hiện một chế tài nhất định. Và tôi nghĩ đấy là công cụ mạnh mẽ mà Châu Âu không muốn bỏ qua. Và tôi nghĩ những người tính toán dài hạn sẽ không bỏ qua công cụ đó".
"Giả như tôi là các chính trị gia của Châu Âu mà tôi thực sự muốn đòi nhân quyền cho Việt Nam thì tôi sẽ hành xử như thế. Chúng ta nên lưu ý đây là hiệp định thương mại, phục vụ cho mục đích của các doanh nghiệp là chính. Nhân quyền đúng là có quan trọng nhưng nó không là chủ đề chính của hiệp định này. Tôi hoàn toàn tán thành việc chúng ta đòi cải thiện nhân quyền. Nhưng đặt điều kiện phải cải thiện nhân quyền, sau đó mới có EVFTA thì tôi nghĩ có thể hơi chệch một chút về mặt tư duy chiến lược".
Còn ông Lê Mạnh Hùng thì tin rằng nhân quyền chỉ là một phần của câu chuyện :
"EU không phải là một tổ chức từ thiện và việc hợp tác với họ đòi hỏi mỗi đối tác phải đáp ứng đủ những tiêu chuẩn cần thiết. Những trở ngại chính từ phía Việt Nam vẫn là những vấn đề cố hữu : nhân quyền và quyền người lao động".
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi hoãn ký EVFTA
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vừa kêu gọi Hội đồng Châu Âu hoãn phê duyệt EVFTA "cho đến khi chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cụ thể để cải thiện hồ sơ nhân quyền", HRW cho hay hôm 10/1.
Kêu gọi của HRW được đưa ra trong bối cảnh Luật An ninh mạng của Việt Nam có hiệu lực hồi 1/1/2019 và vòng bỏ phiếu then chốt cho việc ký kết EVFTA dự kiến diễn ra vào tuần tới.
"Do áp lực từ cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu, một số đảng trong Nghị viện Châu Âu hiện đang cố gắng để thỏa thuận thương mại EVFTA được thông qua, ngay cả khi Việt Nam liên tiếp bỏ qua các kêu gọi giải quyết hồ sơ nhân quyền".
"Vội vã thông qua thỏa thuận thương mại tự do với Việt Nam sẽ là một sai lầm nghiêm trọng", ông John Sifton, Giám đốc Vận động Chính sách Châu Á được trích lời trong thông cáo báo chí của HRW.
Vào tháng 9/2018, 32 thành viên của Nghị viện Châu Âu đã ký một bức thư ngỏ bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam liên tục đàn áp về nhân quyền và kêu gọi nước này cải thiện tình hình trước bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào về thỏa thuận EVFTA.
Những lo ngại tương tự đã được đặt ra với thứ trưởng thương mại Việt Nam hồi tháng 10/2018 tại phiên điều trần tại Nghị viện Châu Âu, và một lần nữa trong một cuộc họp vào tháng 11.
Lá thư viết :
"Luật an ninh mạng mới của Việt Nam dường như nhằm mục đích đóng cửa con đường duy nhất còn lại để người Việt Nam bày tỏ sự bất đồng quan điểm của họ, tại một quốc gia nơi tất cả các phương tiện truyền thông thuộc sở hữu nhà nước hoặc do nhà nước kiểm soát và các hoạt động của các nhóm phi chính phủ bị hạn chế nghiêm trọng".
"Nhiều blogger ôn hòa, các nhà phê bình, nhà hoạt động, và các nhà lãnh đạo tôn giáo đang ở trong tù liên quan đến tự do ngôn luận bị hình sự hóa quá mức. Những người lên tiếng công khai có nguy cơ bị đánh đập, bắt giữ, đe dọa và các lạm dụng khác".
"Các công đoàn độc lập không được phép hoạt động và hàng loạt cam kết trước đây của Việt Nam để phê chuẩn một số công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vẫn chưa được thực hiện".
"Hội đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu cần gửi một thông điệp rõ ràng rằng EVFTA không thể được thông qua cho đến khi chính phủ Việt Nam nghiêm túc trong việc giải quyết các vấn đề nhân quyền", ông Keith Sifton được trích lời trong thông cáo của HRW.
"Việt Nam nên hiểu rằng nếu Châu Âu trì hoãn thỏa thuận thì đó sẽ là lỗi của Hà Nội, chứ không phải Brussels".
Tiếp cận mềm ?
Có vẻ như các quan chức Phương Tây, nhất là Châu Âu, thường chọn cách phát biểu, ra thông điệp gián tiếp về tình hình quyền con người tại Việt Nam.
Hôm 10/12/2018 là ngày Nhân quyền Quốc tế và cũng là 70 năm ngày thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế
Chẳng hạn, nhân ngày Nhân quyền Quốc tế hôm 10/12/2018, trong một động thái chưa từng có, 21 đại sứ và phó đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đã đọc bản tuyên ngôn nhân quyền bằng ngôn ngữ nước họ, và đăng tải video này trên mạng xã hội.
Trên trang Facebook của mình, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink kêu gọi việc cùng chia sẻ video được đưa lên cùng ngày "để cùng chúng tôi tôn vinh các quyền phổ quát, vĩnh cửu và không thể tách rời".
Các đại sứ Anh, Pháp, Đan Mạch, Ba Lan... cũng tham gia đọc trong video này.
Hồi tháng 2/2018, một tổ chức nhân quyền ở Cộng hòa Czech đã trao giải cho cây bút ủng hộ cho lý tưởng dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, bà Phạm Đoan Trang.
Giải thưởng Homo Homini được tổ chức độc lập của Cộng hòa Czech trao hằng năm cho những cá nhân có đóng góp to lớn cho đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ.
Nguồn : BBC tiếng Việt, 12/01/2019
Hơn một tuần nữa, vào ngày 22/1/2019, đề tài nhân quyền Việt Nam sẽ được thảo luận sôi động trong chương trình nghị sự tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva, dưới tên gọi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát.
Đề tài nhân quyền Việt Nam sẽ được thảo luận trong chương trình nghị sự tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva, dưới tên gọi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát. Ảnh minh họa (UN/HR)
Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review), gọi tắt là UPR, là một thuật ngữ không quá xa lạ đối với Việt Nam trong những năm gần đây, dùng để đánh giá tổng quát tình trạng nhân quyền của tất cả quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, theo định kỳ 4,5 năm/lần đối với mỗi một quốc gia.
Với thể thức vận hành đó, Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon từng nhận xét UPR là một cơ chế "có tiềm lực để quảng bá và bảo vệ nhân quyền tại những góc cạnh tối tăm nhất trên thế giới".
Cơ chế UPR được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đề ra để đối phó với 2 khiếm khuyết lớn của các cuộc kiểm điểm định kỳ theo công ước do Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vẫn thực hiện. Khiếm khuyết thứ nhất là, một quốc gia ký công ước nào thì mới phải qua cuộc kiểm điểm về thực thi công ước đó ; do đó để tránh bị kiểm điểm, nhiều quốc gia đã không ký một số công ước Liên Hiệp Quốc về nhân quyền. Khiếm khuyết thứ hai là, một quốc gia dù đã ký công ước thì vẫn có thể "chai mặt" không tham gia kiểm điểm. Chẳng hạn, gần đây nhất Việt Nam đã bỏ qua 2 kỳ kiểm điểm, tổng cộng 10 năm, về thực thi Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị.
Với quyết tâm cải cách tình trạng này trên toàn thế giới, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ra đời vào năm 2006, phụ trách tiến hành kiểm điểm nhân quyền định kỳ, một cách luân phiên, đối với tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Và cuộc kiểm điểm này mang tính cách phổ quát, nghĩa là về mọi lĩnh vực nhân quyền bất luận quốc gia qua kiểm điểm có ký công ước liên quan hay không. Thủ tục này tạo ra một áp lực chiếu soi vào những nơi tăm tối về nhân quyền bất kể thủ phạm là ai, bất kể vụ việc gì, xảy ra ở bất kỳ đâu.
Chu kỳ đánh giá tổng quát tình trạng nhân quyền của tất cả quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, theo định kỳ 4,5 năm/lần đối với mỗi một quốc gia - Ảnh UN/HR
UPR sắp tới buộc nhà nước Việt Nam phải giải trình trách nhiệm trước quốc tế về các vùng tối nhân quyền tại quốc gia mình, thông qua hoạt động báo cáo và điều trần về tình hình nhân quyền quốc gia trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Cơ chế hoạt động của UPR
Một cách ngắn gọn, cơ chế hoạt động UPR có thể ví như "chiếc đèn pin" dùng để soi chiếu vào vùng tối nhân quyền.
Trong cơ chế này, các tổ chức xã hội dân sự và các nhà hoạt động nhân quyền như là cục pin cung cấp nguồn năng lượng đầu vào cho UPR, thông qua hoạt động cung cấp thông tin, nêu lên các vấn đề vi phạm nhân quyền ở quốc gia bị kiểm điểm.
Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đóng vai trò như là một dây dẫn tiếp nhận thông tin về các vấn đề hạn chế nhân quyền, và chuyển tải nó thành các khuyến nghị nhân quyền để chuyển đến quốc gia bị kiểm điểm.
Các cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc (Văn phòng Cao ủy Nhân quyền, các Ủy ban Công ước…) như cái bóng đèn, tiếp nhận và xử lý nguồn thông tin đầu vào, trên cơ sở chuyên môn của mình để chuyển hóa thành nguồn sáng nhân quyền. Trong đó Nhóm Công tác UPR của Hội đồng Nhân quyền (Working Group) điều phối phiên họp kiểm điểm như cái công tắc khởi động được bật lên theo định kỳ.
Cơ chế hoạt động UPR có thể ví như "chiếc đèn pin" dùng để soi chiếu vào vùng tối nhân quyền
Nhà nước bị kiểm điểm như là cái kính khúc xạ của chiếc đèn pin, tiếp nhận nguồn sáng từ chiếc bóng đèn, đóng vai trò là đầu ra cho nguồn sáng nhân quyền, chịu trách nhiệm cuối cùng trước tình trạng nhân quyền sáng sủa hay lu mờ tại quốc gia mình. Ánh sáng phát ra được khuếch đại tốt hay dở sẽ được quyết định bởi lăng kính hấp thụ của nhà nước qua việc chấp nhận thực thi các khuyến nghị cải thiện nhân quyền hay bác bỏ nó.
Thí dụ, những người biểu tình ôn hòa đấu tranh vì môi trường bị cảnh sát sử dụng bạo lực và bắt giữ, được xem là một góc cạnh tăm tối nhân quyền cần đến cơ chế UPR để soi rọi vào nó. Theo cơ chế này, các cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự phát hiện vụ việc và tiến hành nộp báo cáo lên các cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc và thông tin đến các quốc gia thành viên khác. Các cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin thành vụ việc vi phạm nhân quyền trên cơ sở đối chiếu với các điều khoản ghi nhận trong luật nhân quyền quốc tế, và tiến hành chất vấn nhà nước tại phiên họp điều trần. Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc sẽ sử dụng nguồn thông tin và cơ sở pháp lý này để đưa ra khuyến nghị cho nhà nước bị kiểm điểm cần phải có hành động chấm dứt việc đánh đập và truy bắt người biểu tình ôn hòa. Nhà nước trong kỳ kiểm điểm sẽ phải trả lời về vụ việc này và nêu rõ có chấp nhận thực thi khuyến nghị chấm dứt tình trạng này hay bác bỏ nó.
Từ đó cho thấy trong cơ chế hoạt động UPR, mỗi chủ thể sẽ đóng một vai trò khác nhau trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. Trước tiên là việc cung cấp thông tin đầu vào đến từ các cá nhân và tổ chức nhân quyền, rồi được các quốc gia và Liên Hiệp Quốc chuyển tải thành khuyến nghị cải thiện nhân quyền, và sau đó mức độ thực thi khuyến nghị nhân quyền ra sao sẽ được quyết định bởi sự đón nhận qua lăng kính khúc xạ là nhà nước.
Điểm lại các kỳ UPR của Việt Nam
Việt Nam đã trải qua hai kỳ UPR, kỳ đầu tiên vào năm 2009, kỳ thứ hai vào năm 2014, và kỳ thứ ba diễn ra vào ngày 22/1/2019.
Tại kỳ đầu tiên, Việt Nam nhận được tổng số 146 khuyến nghị, trong đó chấp nhận 94 khuyến nghị, từ chối 46 khuyến nghị, trả lời chung 5 khuyến nghị và để ngỏ 1 khuyến nghị. Ở kỳ thứ hai, Việt Nam nhận được tổng số 227 khuyến nghị, trong đó chấp nhận 182 khuyến nghị và từ chối 54 khuyến nghị.
Mới đây, tại hội thảo công bố báo cáo quốc gia được nhà nước Việt Nam đệ trình cho UPR kỳ thứ ba sắp tới, Bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố đã thực hiện xong 175 khuyến nghị về nhân quyền, chiếm 96,2% trên tổng số khuyến nghị đã chấp nhận tại kỳ thứ hai.
Tuy nhiên tuyên bố của Bộ ngoại giao là hoàn toàn trái ngược với các tuyên bố của các nhà hoạt động nhân quyền, tổ chức xã hội dân sự, và các tổ chức phi chính phủ (gọi chung là "các bên liên quan") được thể hiện qua báo cáo dành cho các bên liên quan nộp cho Liên Hợp Quốc để chuẩn bị cho UPR kỳ thứ ba.
Các bên liên quan trong báo cáo của mình đã nêu rõ về tình hình nhân quyền Việt Nam đã không được cải thiện theo như khuyến nghị, qua việc nhà nước Việt Nam tiếp tục sử dụng các điều luật liên quan đến an ninh quốc gia để bỏ tù các nhà hoạt động nhân quyền, hạn chế quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng, giải tán các cuộc biểu tình ôn hòa bằng bạo lực và bắt bớ, trấn áp việc thực hành tự do tôn giáo, quyền tự do lập hội và hội họp bị hạn chế...
Sự tham gia của các bên liên quan
Tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" là một đặc tính cơ bản qua các kỳ UPR của Việt Nam khi phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước và các bên liên quan.
Trước quốc tế, nhà nước Việt Nam có truyền thống luôn bác bỏ tình trạng nhân quyền tệ hại, thay vào đó là các báo cáo tốt đẹp về thành tích nhân quyền của mình. Điều này cho thấy vai trò của các bên liên quan tham gia vào tiến trình UPR là rất quan trọng để phản biện và giám sát việc thực thi nhân quyền của nhà nước.
Cơ chế UPR mở rộng và khuyến khích cho các bên liên quan được tham gia vào toàn bộ tiến trình kiểm điểm nhân quyền của một quốc gia, bất kể địa vị và tư cách pháp lý của họ.
Sự tham gia tiến trình UPR của các bên liên quan là rất đa dạng, có thể chia làm 3 giai đoạn song hành với các hoạt động của nhà nước :
- Trước phiên họp kiểm điểm : nhà nước nộp báo cáo quốc gia cho Hội đồng Nhân quyền – các bên liên quan sẽ nộp báo cáo song song với nhà nước. Ngay sau đó, các tổ chức xã hội dân sự và những người hoạt động nhân quyền cần vận động để thuyết phục các phái bộ ở Liên Hiệp Quốc của các chính quyền có truyền thống bảo vệ nhân quyền đặt các câu hỏi phù hợp tại phiên họp kiểm điểm.
- Tại phiên họp kiểm điểm tại Geneva : nhà nước điều trần trước Hội đồng Nhân quyền, thực hiện đối thoại, trả lời các chất vấn, nhận khuyến nghị từ các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc – các bên liên quan sẽ tham dự phiên họp điều trần với tư cách là quan sát viên, sau đó có thể phát biểu, đưa ra tuyên bố bằng lời trong phiên họp báo cáo kết quả hoặc phiên họp thông tin chung của Hội đồng Nhân quyền.
- Sau phiên họp kiểm điểm : Hội đồng Nhân quyền sẽ thông qua tài liệu kết luận UPR, nhà nước có nghĩa vụ triển khai thực hiện các kết luận và khuyến nghị theo tài liệu kết quả kiểm điểm – các bên liên quan sẽ giám sát, đôn đốc quá trình nhà nước thực hiện khuyến nghị, phổ biến các khuyến nghị này đến dân chúng trong nước, và đưa ra các sáng kiến cho nhà nước thực hiện hoặc các bên liên quan sẽ xây dựng chương trình hành động theo khuyến nghị nhân quyền.
Các thủ thuật làm giảm hiệu quả của UPR
Các chính quyền độc tài thường áp dụng 2 thủ thuật để cản trở cơ chế UPR. Trong cách thứ nhất, chính quyền ấy dựng lên nhiều tổ chức xã hội dân sự giả -- các tổ chức này cũng nộp bản báo cáo song song với nhà nước để tán thành và phụ họa cho văn bản giải trình của nhà nước. Trong lần kiểm điểm này, không ít các tổ chức xã hội dân sự "quốc doanh" của Việt Nam đã nộp báo cáo khen ngợi những thành tựu về nhân quyền của nhà nước.
Thủ thuật thứ hai là một nhà nước độc tài cũng vận động những chính quyền thân thiện với mình đặt câu hỏi tại kỳ kiểm điểm. Các câu hỏi này thường mở đầu bằng lời khen ngợi và tiếp theo là câu hỏi cò mồi để quốc gia bị kiểm điểm có dịp khoe thêm. Càng nhiều quốc gia cò mồi thì càng bớt đi thời gian cho các quốc gia có ý định chất vấn.
Do đó, rất cần thiết có đông tổ chức xã hội dân sự thực thụ đóng góp thông tin với ủy ban kiểm điểm, và cũng rất cần thiết có một nỗ lực vận động từ rất sớm và kéo dài cho sự lên tiếng của các chính quyền hằng quan tâm đến nhân quyền tại kỳ kiểm điểm.
Vài kinh nghiệm tham gia UPR dành cho các bên liên quan
Khi nộp báo cáo cho UPR, cần thực hiện trước thời hạn là 7 tháng, trước ngày diễn ra kỳ họp kiểm điểm, chú ý đến độ dài của báo cáo không quá 5 trang đối với báo cáo đơn và 10 trang đối với báo cáo liên minh.
Từ trong nước có thể tiếp xúc với các Đại sứ quán thân thiện với nhân quyền, vận động quốc gia họ nêu vấn đề và sử dụng khuyến nghị do các bên liên quan đề xuất.
Thiết lập mối quan hệ đối tác với các tổ chức có vị thế tham vấn cho Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC) và đề xuất họ bảo trợ để đến Geneva tham dự phiên họp kiểm điểm và phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền. Các tổ chức có vị thế ECOSOC quen thuộc với Việt Nam có thể kể đến như : Human Rights Watch, Amnesty International, Reporters Without Borders, CIVICUS, Freedom House, International Federation for Human Rights…
Khi đến Geneva có thể tổ chức các hoạt động bên lề tại trụ sở Liên Hợp Quốc nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, bằng các hoạt động như tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin, tiếp xúc và vận động các đoàn ngoại giao của các quốc gia quan tâm về nhân quyền Việt Nam, gặp gỡ các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc để nghe tư vấn của họ cho chương trình hành động của mình sau này.
Thực hiện công tác truyền thông nhanh nhạy về sự kiện, cùng với việc đưa ra các bình luận, phân tích, đánh giá về phiên điều trần nhằm phổ biến kiến thức nhân quyền từ UPR đến với người dân trong nước. Sau đó chuyển ngữ kịp thời các tài liệu về kết quả UPR, sử dụng các khuyến nghị UPR trong hoạt động thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền sau này, và giám sát quá trình thực hiện khuyến nghị nhân quyền của nhà nước cho đến kỳ UPR kế tiếp.
Toàn bộ tài liệu phục vụ cho UPR của Việt Nam có tại trang website của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại : Universal Periodic Review - Viet Nam.
Nguồn : machsongmedia, 13/01/2019
Thông thường khi nói đến thành tích là nói đến thành quả tốt đẹp của những việc làm tốt đẹp. Vi phạm nhân quyền là hành vi xấu xa thường phải dẫn đến những hậu quả tồi tệ mà gọi là thành tích là trái luận lý. Vậy phải chăng khi viết tiêu đề "Thành tích vi phạm nhân quyền năm 2018 của nhà cầm quyền Cộng đảng Việt Nam" là cưỡng từ đoạt lý ?
Theo thống kê của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), hiện có khoảng 100 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ở Việt Nam
Xin thưa, phải dùng cụm từ có tính "Cưỡng từ đoạt lý" như vậy mới diễn đạt đúng thực tế bao lâu nay tại Việt Nam với một nhà cầm quyền độc tài toàn trị cộng sản luôn làm những điều nghịch lý, trái với luận thường đạo lý bao đời của tổ tiên và nhân loại văn minh. Vì thông thường, tự do và nhân quyền là một quyền tự nhiên bất khả phân (có con người là phải có tự do, nhân quyền) và bất khả xâm phạm (không ai kể cả nhà cầm quyền được vi phạm). Vì thiếu tự do "con người sẽ sống trong lo âu sầu tủi và nhân phẩm bị hạ thấp ngang tầm loài vật…" (1).
Thế nhưng đối với các chế độ độc tài nói chung, độc tài toàn trị cộng sản tại Việt Nam nói riêng, thì nhân quyền lại là một ân huệ do nhà cầm quyền ban phát cho người dân nào chỉ biết phục tùng bất cứ mệnh lệnh nào của nhà cầm quyền, dù đúng hay sai ; nếu ai chống lại sẽ bị các công cụ bảo vệ chế độ như quân đội, công an, tòa án, nhà tù, pháp trường trấn áp thẳng tay. Vì vậy đảng và nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam đã có một định nghĩa về nhân quyền trái ngược với định nghĩa về nhân quyền phổ quát ở các nước tự do dân chủ trên thế giới. Và vì vậy vi phạm nhân quyền đã là thành tích của chế độ độc tài toàn trị cộng sản tại Việt Nam một cách nghịch lý là như thế.
Vậy thì thành tích vi phạm nhân quyền nổi bật năm 2018 vừa qua của nhà cầm quyền Cộng đảng Việt Nam là gì ?
Theo nhận định tổng quát chung của các nhà đấu tranh cho dân chủ, giới truyền thông và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, thì năm 2018 là một năm tồi tệ nhất về "thành tích" vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, với hàng trăm người bất đồng chính kiến bị bắt, nhiều người bị án tù cao hơn trước nhiều so với hai năm trước 2017 và 2018. Trong khi các nhà tranh đấu luôn bị nhân viên an ninh hành hung, sách nhiễu đủ điều ; phong trào đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam tiếp tục bị đàn áp một cách khốc liệt, nhân quyền tiếp tục bị vi phạm trầm trọng.
Thật vậy, người ta ghi nhận từ đầu năm 2018, diễn ra những vụ xử án nhắm vào các nhà hoạt động và đấu tranh, điển hình như vụ xét xử ông Lê Đình Lượng tại Nghệ An với mức án lên đến 20 năm tù giam và 5 năm quản chế. Kế đến là hàng loạt các thành viên của Hội Anh em Dân chủ như Luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, và Phạm Văn Trội, với mức án tổng cộng lên đến 66 năm tù giam, 17 năm quản chế.
Ông Lê Đình Lượng bị kết án với mức án lên đến 20 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Theo 88 Project, một tổ chức phi lợi nhuận về nhân quyền của Hoa Kỳ, cho biết có đến 103 nhà hoạt động bị bắt, 120 nhà hoạt động bị xử án tù trong 2018, nặng hơn và nhiều hơn so với năm 2017. Trong số 120 người bị kết án, có 11 người bị án tù từ 10 đến 14 năm, có hai người bị kết án 15 đến 19 năm tù.
Còn người đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận Người Bảo vệ Nhân quyền, cho VOA biết : "Trong năm 2018, theo thống kê của Người Bảo vệ Nhân quyền, Việt Nam bắt giữ 26 nhà hoạt động và kết án 39 nhà hoạt động, với tổng mức án lên đến 294,5 năm tù và 66 năm quản chế. Con số này chưa kể đến hàng trăm người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình giữa tháng 6 phản đối Luật An ninh mạng và dự luật Đặc khu kinh tế".
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 16/12, trong một báo cáo đệ trình đã nêu các vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam bao gồm quyền tự do báo chí, tôn giáo, xã hội dân sự, hội đoàn độc lập, tra tấn trong tù…HRW lên án chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật mơ hồ để bỏ tù các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo một cách ôn hòa.
Phúc trình hàng năm mới của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho thấy Việt Nam nằm trong số những nước kết án tù nhiều nhà báo nhất trong bối cảnh có hơn 250 nhà báo bị bỏ tù trên toàn thế giới trong năm 2018. Trong năm qua, chính quyền Hà Nội đã kết án tù 11 nhà báo, cao hơn số người bị kết án trong năm 2017. Theo thống kê của của CPJ, hồi năm ngoái có 10 nhà báo bị đưa vào sau song sắt của các nhà tù ở Việt Nam và tất cả những người này đều bị kết án với cáo buộc ‘chống phá nhà nước’. Việt Nam đứng thứ 6 trên danh sách những nước kết án tù nhiều nhất đối với những người làm truyền thông trong năm qua. Đứng đầu danh sách mà CPJ công bố hôm 13/12 là Thổ Nhĩ Kỳ với 68 nhà báo. Trung Quốc, quốc gia Cộng sản láng giềng của Việt Nam, đứng thứ hai với 47 nhà báo bị bỏ tù…
Ở Việt Nam, nhà báo bị kết án tù gần đây nhất là ông Đỗ Công Đương, một người làm truyền thông độc lập. Ông Đương nhận bản án 9 năm tù về nhiều tội danh khác nhau trong đó có tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước" theo điều 331 của Bộ Luật hình sự. Nhà báo tự do này đã sử dụng Facebook và một số trang mạng khác để nói về những sai phạm trong lĩnh vực đất đai, nhất là ở thị xã Từ Sơn, Hà Nội.
Trước đó vào tháng 7, một nhà báo tự do và là cộng tác viên thường xuyên của VOA Tiếng Việt, ông Lê Anh Hùng, cũng bị chính quyền Hà Nội bắt giữ với những cáo buộc tương tự. Trước khi bị bắt, ông Hùng, cũng là một thành viên của Hội nhà báo Độc lập, viết một số bài bình luận về Luật An ninh mạng - một bộ luật gây tranh cãi vì được cho là sẽ trao cho nhà nước thêm nhiều quyền lực để kiểm soát và khống chế tự do ngôn luận trên mạng internet.
Shawn Crispin, đại diện cao cấp của CPJ ở Đông Nam Á đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Hà Nội hãy hủy bỏ bản án đối với nhà báo và nhà hoạt động Công Đương, và thả blogger Anh Hùng ngay lập tức. Và rằng
"Nếu Việt Nam muốn được nhìn nhận một cách nghiêm túc như một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế thì họ phải ngừng đàn áp và bỏ tù các nhà báo".
Ngoài các nhà báo, nhiều tù nhân lương tâm cũng bị kết án tù ở Việt Nam. Theo thống kê của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), hiện có khoảng 100 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ở Việt Nam.
Thực tế quả đúng như những nhận định trên của các giới. Thế nhưng nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam thực tế đã ngày càng tỏ ra cao ngạo, coi thường nhân dân và dám thách thức công luận quốc tế bằng các hành động bắt giam tràn lan và kết án nặng nề các nhà bất đồng chính kiến đã đấu tranh ôn hòa cho nhân quyền tại Việt Nam. Vì sao ?
Như chúng tôi đã lên tiếng nhiều lần, mọi sự tố cáo, lên án suông của quốc tế về các hành động vi phạm nhân quyền ở Việt Nam mà không đi kèm các biện pháp chế tài hữu hiệu, thì nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam vẫn cứ coi thường. Tuy nhiên trong quá khứ, các chính quyền Hoa Kỳ tiền nhiệm trên nguyên tắc vẫn đặt nặng vấn đề nhân quyền trong quan hệ đối tác làm ăn với Việt Nam, nên ít nhiều cũng hạn chế số lượng và cường độ các vụ vi phạm nhân quyền của nhà đương quyền cộng đảng Việt Nam. Đồng thời, tại Việt Nam các nhà dân chủ đấu tranh cho nhân quyền vì thực tế nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam đã vi phạm nhân quyền, chứ không phải trông chờ quốc tế hỗ trợ mới đấu tranh. Thành ra sự gia tăng đàn áp các nhà đấu tranh cho nhân quyền trong nước, nếu có gây thêm khó khăn, gian khổ cho họ, song tuyệt đối nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam sẽ không thể tiêu diệt được ý chí và quyết tâm đấu tranh đến cùng cho mục tiêu dân chủ hóa đất nước của họ.
Trong bài viết "khai bút" đầu năm này, người viết xin cầu chúc các nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền đang bị nhà cầm quyền cộng đảng Việt Nam cầm tù hay sẽ bị cầm tù : Một Năm Mới 2019 sức khỏe dồi dào, ý chí, nghị lực kiên cường, góp phần sớm đưa Việt Nam đến chế độ dân chủ pháp trị ; để mọi tầng lới nhân dân Việt Nam sớm được sống trong "Tự do, Ấm no, Hạnh phúc" thực sự ; với các dân quyền, nhân quyền được tôn trọng, bảo vệ và hành xử ; tạo tiền đề cho đất nước phát triển toàn diện đến giầu mạnh và văn minh tiến bộ theo kịp đà tiến hóa chung của nhân loại. Đồng thời, để nhân dân Việt Nam có được sức mạnh tổng hợp đủ thế lực đập tan cuồng vọng xâm lăng bất cứ từ đâu tới, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc và sự trường tồn của Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Houston, ngày Mùng 2 Tết Dương lịch 2019
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 10/01/2019
(1) Trích "Tuyên ngôn Nhân quyền Việt Nam 1977"