Nhà xuất bản Tự Do, một nhà xuất bản độc lập đang gặp phải sự phản ứng mạnh từ an ninh Việt Nam qua các chương trình phát sách miễn phí cho độc giả trong tháng 7 vừa qua.
Nhà xuất bản Tự Do bị an ninh Việt Nam đánh phá trong chương trình tặng 1000 cuốn sách "Phản kháng phi bạo lực" của tác giả Phạm Đoan Trang. Courtesy : Facebook Nhà xuất bản Tự Do
Đài RFA ghi nhận tình hình phát hành và phổ biến sách không qua kiểm duyệt ở trong nước như thế nào qua vụ việc vừa nêu ?
Tuy mới ra đời vào ngày 14 tháng 2 năm 2019, nhưng Nhà xuất bản Tự Do được rất nhiều độc giả trong và ngoài nước biết đến qua hai chương trình tặng sách, bao gồm cuốn "Cẩm nang nuôi tù", "Chính trị bình dân" và cuốn "Phản kháng phi bạo lực" đều của tác giả Phạm Đoan Trang, một nhà hoạt động dân chủ được Tổ chức People In Need của Cộng hòa Czech trao giải thưởng nhân quyền Homo Homini năm 2017.
Kể từ khi chương trình tặng sách "Cẩm nang nuôi tù" được thông báo trên mạng xã hội, qua trang Fanpage của Nhà xuất bản Tự Do, Đài RFA ghi nhận đã có rất nhiều người liên lạc để được nhận quyển sách này. Song song đó, Nhà xuất bản Tự Do cũng gặp nhiều khó khăn từ phía an ninh Việt Nam.
Nhà xuất bản Tự Do cho biết tài khoản ngân hàng, mở tại Ngân hàng Vietcombank bị khóa một chiều ; nghĩa là chiều chuyển tiền vào tài khoản vẫn hoạt động bình thường khi có những độc giả chuyển tiền mua sách hay những nhà hảo tâm chuyển tiền đóng góp cho việc in ấn sách đều được, nhưng chiều lấy tiền ra hay chuyển tiền qua một tài khoản khác thì bị khóa. Bên cạnh đó, những thành viên làm việc cho Nhà xuất bản Tự Do còn thường xuyên bị an ninh quấy nhiễu nơi ở. Ông Nam Khánh, đại diện của Nhà xuất bản Tự Do cho biết thêm :
"Thật ra họ không biết chắc nơi chúng tôi ở đâu và ai đang làm những công việc này. Tuy nhiên vì một số các thành viên của Nhà xuất bản Tự Do là các nhà hoạt động từ trước đó rồi, cho nên chúng tôi thỉnh thoảng bị theo dõi và lần gần nhất, nặng nề nhất là chúng tôi phải tháo chạy khỏi nơi ở và chúng tôi mất gần như toàn bộ máy móc, thiết bị như laptop, điện thoại…Và đặc biệt, sau khi có chương trình tặng quyển sách ‘Phản kháng phi bạo lực" thì người vận chuyển sách của chúng tôi trong vòng 3 ngày bị vây bắt hai lần và 3 tài khoản ngân hàng của chúng tôi mở ở các ngân hàng nội địa tại Việt Nam đều bị khóa một chiều".
Tác giả 3 quyển sách "Chính trị bình dân", "Cẩm nang nuôi tù" và "Phản kháng phi bạo lực", Nhà hoạt động dân chủ-Nhà báo Phạm Đoan Trang từng bị câu lưu khi quyển sách đầu tiên "Chính trị bình dân" của cô được xuất bản và lưu hành hồi tháng 9 năm 2017. Kể từ thời điểm đó đến nay, cô Phạm Đoan Trang phải sống trong tình cảnh ẩn náu vì sự an toàn của bản thân.
Vào tối ngày 6 tháng 8, Nhà báo Phạm Đoan Trang nói với RFA ngay đợt tặng sách mới nhất của Nhà xuất bản Tự Do cho độc giả, 1.000 cuốn "Phản kháng phi bạo lực" :
"Thật khó tưởng tượng được trong vòng không đầy 4 ngày thì 1.000 cuốn hết sạch. Lúc đầu tôi nghĩ là an ninh mua. Nhưng sau đó, tôi nghĩ lại rằng thứ nhất là an ninh không bỏ tiền ra mua vì an ninh Việt Nam quen cướp, quen cưỡng chế, quen tịch thu nên không có chuyện ra mua ; thứ hai nếu có thì thường là ở trung tâm như Sài Gòn và Hà Nội, chứ không thể nào cả nước được. Trong khi đó đơn đặt hàng ở khắp cả nước, đặc biệt nhiều ở nông thôn và miền núi xa xôi ở Cà Mau, Bạc Liêu…ở phía Nam và Sơn La, Lai Châu…ở phía Bắc đều có người mua cả. Cho nên khả năng an ninh rất là khó".
Mặc dù vậy, lực lượng an ninh luôn xuất hiện khi những quyển sách này đang trên đường được vận chuyển đến tay độc giả. Cô Phạm Đoạn Trang cho biết, an ninh liên tục đóng giả làm độc giả, gửi thư về xin sách và thường hẹn chỗ vắng hay chỗ công cộng để nhận sách và họ huy động cả côn đồ, dân anh chị xăm trổ cầm dao rượt đuổi người giao sách (shipper). Nhà báo Phạm Đoan Trang bày tỏ sự lo lắng :
"Không biết tình hình này kéo dài được bao lâu ? Trước sau gì thì cũng có lúc công an sẽ bắt được, và lúc đó thì chắc sẽ kinh khủng lắm".
Tuy vậy, nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang vẫn chia sẻ cảm xúc buồn vui, xót xa lẫn lộn, qua việc có rất nhiều người đón nhận các quyển sách của cô ngoài cả sự tiên liệu :
"Riêng cuốn ‘Cẩm nang nuôi tù’ thì thật sự tôi không biết nên vui hay nên buồn khi có quá nhiều người muốn mua nó. Nhiều khi tự nghĩ thật là quái lạ sao số lượng tù ở Việt Nam đông đến thế ? Hầu hết những người mua không phải là những người hoạt động dân chủ, nhân quyền, họ là những người dân bình thường. Có người nhắn tin rằng có người em bị bắt vì tội giết người thì nghe nói có cuốn sách đấy nên muốn mua để học xem làm thế nào. Nói chung có những thư gửi về mà mình nghe xong là muốn khóc, bởi vì có cảm giác như họ tuyệt vọng và không biết làm gì nên nghe có cuốn sách như vậy thì mua giống như kiểu trong nhà có người bị bệnh ung thư và có bệnh thì vái tứ phương để tìm mọi cách cứu con mình, cứu chồng mình. Tôi đau lắm. Và người nào đi tù thì việc họ làm là không tìm đến luật sư mà lại tìm đến cuốn sách dạy cách đối phó khi ở tù. Với tôi, đó là một điều rất đáng ngại. Đó là chỉ dấu của một xã hội bất thường, bất ổn kinh khủng. Làm sao một cuốn sách viết về chuyện sống trong tù như thế nào, đối phó với công an ra sao mà lại bán chạy được ?"
Qua vô số các tin nhắn và cuộc gọi liên lạc với tác giả hai cuốn sách "Cẩm nang nuôi tù" và "Phản kháng phi bạo lực", nhà báo Phạm Đoan Trang không thể hình dung rằng cô đã nhận được những câu hỏi hay những yêu cầu hướng dẫn làm thế nào để đối phó với những hoàn cảnh hay tình huống xảy ra trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Nhà báo Phạm Đoan Trang lấy làm cảm kích sự đón nhận của độc giả đối với các quyển sách của cô bao nhiêu thì cô càng cảm thấy lo lắng cho họ bấy nhiêu bởi cô nhận ra có quá nhiều những con người yếu thế trong xã hội Việt Nam không biết làm thế nào để bảo vệ cho chính họ, trong đó có những người mua sách, nhận sách và đọc các cuốn sách của cô gặp không ít khó khăn, thậm chí có người còn bị công an bắt hay truy bức liên quan đến những quyển sách này.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận bà Phạm Thanh Nghiên, tác giả quyển sách "Những mảnh đời sau song sắt" cũng đối diện với tình cảnh tương tự khi cựu tù nhân lương tâm này xuất bản một số lượng hạn chế để bán nhằm quyên góp cho các cư dân ở vườn rau Lộc Hưng bị Chính quyền phường 6, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh cưỡng chế hồi tháng tháng 1 năm 2019.
Cuốn sách "Những mảnh đời sau song sắt" của tác giả Phạm Thanh Nghiên cũng bị an ninh Việt Nam ngăn chặn với nhiều hình thức. Thế nhưng, những quyển sách không qua kiểm duyệt như thế lại càng được độc giả ở trong nước tìm kiếm. Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên đưa ra một số nguyên nhân mà bà lý giải vì sao có hiện tượng như vậy :
"Tôi nghĩ một trong những yếu tố quan trọng đó là chúng tôi phản ánh đúng sự thật. Ở một đất nước mà không có các quyền tự do căn bản như ở Việt Nam, quyền phản biện không có, tự do ngôn luận, tự do biểu đạt đều không có, tự do phản ánh về các mặt đời sống xã hội đều không có và phải nói theo định hướng của Đảng cộng sản Việt Nam thì sự thật là một điều cực kỳ hiếm hoi và chính vì hiếm hoi nên sự thật rất đáng quý. Thành ra bây giờ nhu cầu của người ta muốn được biết sự thật tăng lên rất nhiều so với bối cảnh ở Việt Nam những năm trước.
Và tôi cũng nghĩ rằng chính vì sự thật và chính vì nó bị cấm cho nên nhiều người tò mò muốn biết là xem nội dung cuốn sách và tác giả của những cuốn sách nói về cái gì mà Nhà nước phải sợ và cấm đoán như thế. Thêm nữa là mong muốn tìm kiếm thông tin đa chiều, muốn có thêm kiến thức từ sách mà vốn những cuốn sách ở trong nước của nhưng người dám vượt rào dám nói lên toàn bộ sự thật đang diễn ra trong cuộc sống ở xã hội Việt Nam vốn bị bưng bít này. Tôi cho rằng đó là những yếu tố quan trọng khiến cho những cuốn sách không chỉ của tôi, của Phạm Đoan Trang và của nhiều tác giả viết độc lập khác được tìm kiếm, đón nhận.’
Đồng quan điểm, Nhà báo Phạm Đoan Trang nhấn mạnh bản thân cô không tự hào mình là người tài giỏi trong việc viết lách, nhưng cô tin rằng sẽ có rất nhiều quyển sách giống như của cô, được viết bởi những người dốc lòng vì quê hương, đất nước Việt Nam sẽ được độc giả đón nhận qua những vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong xã hội như : tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ; xóa bỏ các trạm thu phí BOT "bẩn" ; cưỡng chế đất đai trái phép hay vấn đề ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu con người Việt Nam…
Nhà xuất bản Tự Do còn khẳng định với RFA rằng cho dù phải đối mặt với rất nhiều thách thức, rủi ro và nguy hiểm phía trước nhưng những thành viên của Nhà xuất bản Tự Do không lùi bước trong sứ mệnh của mình là phổ biến thông tin và kiến thức "không bị nhà nước kiểm duyệt" đến với độc giả và công chúng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
****************
Ba tài khoản ngân hàng của một nhà xuất bản ở Việt Nam được cho là bị an ninh ra lệnh khóa bởi vì các ấn phẩm của họ không chịu sự kiểm duyệt của chính quyền.
Ông Nam Khánh, đại diện của Nhà xuất bản Tự do, hôm 4/8 cho VOA biết :
"Trong vòng một tháng qua, ba tài khoản ngân hàng của chúng tôi đã bị can thiệp khóa một chiều. Kể từ tuần trước, chúng tôi không thể rút tiền mặt và cũng không thể rút tiền online, mặc dù tài khoản vẫn nhận được chuyển khoản từ độc giả".
Ông Nam Khánh cho biết ba tài khoản này được đăng ký ở các ngân hàng Vietcombank, VP Bank, và Eximbank.
"Chúng tôi đã liên lạc với ngân hàng nhưng họ chỉ phản hồi là ‘chờ kiểm tra lại và báo sau,’" ông Khánh chia sẻ.
VOA chưa liên lạc được với các ngân hàng trên để tìm hiểu lý do các tài khoản của Nhà xuất bản Tự do bị khóa.
Ra đời từ ngày 14/2/2019, Nhà xuất bản Tự Do, một tổ chức có phương châm "Nói ‘không’ với kiểm duyệt, lan tỏa tri thức và tôn trọng sự thật" gây chú ý với việc phát hành một loạt sách của nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang : "Chính Trị Bình Dân", "Cẩm Nang Nuôi Tù", "Phản Kháng Phi Bạo Lực", cùng một số sách của các tác giả khác có nội dung liên quan đến nhân quyền, tù nhân lương tâm, phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, theo báo Người Việt.
Được hỏi có phải vì xuất bản các quyển sách vừa nêu mà bị an ninh sách nhiễu chăng, ông Nam Khánh nói : "Việc NBX bị đánh phá, tôi cho rằng không phải chỉ vì chúng tôi hợp tác với cô Phạm Đoan Trang, mà vì tiêu chí không chịu kiểm duyệt của Nhà xuất bản".
"Một Nhà xuất bản hoạt động độc lập, không chịu sự kiểm duyệt của nhà nước, thường xuyên bị chính quyền đánh phá là điều không có gì lạ. Gần đây nhất là việc người giao sách của chúng tôi bị an ninh giả dạng mua sách để vây bắt 2 lần trong 3 ngày, các thành viên của Nhà xuất bản bị truy đuổi phải bỏ chạy khỏi nơi ở, lần đó chúng tôi đã mất gần như toàn bộ tài sản có giá trị".
Trong một thông cáo hôm 1/8, Nhà xuất bản Tự Do nói : "Sự việc này (khóa tài khoản ngân hàng) cùng với việc người giao hàng của công ty dịch vụ vận chuyển sách bị gài bẫy chứng tỏ an ninh quyết phá cho bằng được các hoạt động xuất bản độc lập. Họ quyết chặn nguồn tài chính giúp duy trì và tái đầu tư cho việc in ấn và phát hành sách".
Hôm 5/8, nhà báo Phạm Đoan Trang viết trên Facebook :
"Sau lần "vồ hụt" người vận chuyển cuốn sách "Phản kháng phi bạo lực" và "Chính trị bình dân" sáng 30/7, lực lượng an ninh đã tiếp tục rình bắt các shipper…, trong đó có một lần an ninh huy động cả côn đồ vào cuộc đuổi bắt.
"Bên cạnh đó, gần như bất cứ tài khoản cá nhân nào được Nhà xuất bản Tự Do mở ra (để nhận tiền mua sách và ủng hộ từ bạn đọc) đều bị phong toả ngay lập tức".
Ngoài ra, các hoạt động tặng sách miễn phí của Nhà xuất bản Tự Do trong thời gian gần đây được cho là khiến lực lượng an ninh văn hóa của chính quyền Việt Nam nổi giận và tìm cách ngăn chặn ráo riết, theo Người Việt.
Bà Phạm Đoan Trang cho biết thêm :
"Trước tình hình đó, Đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi – một đài phát thanh của người Việt hải ngoại – đã đứng ra đảm nhận việc phát hành tác phẩm "Phản kháng phi bạo lực" ở bên ngoài Việt Nam, nhằm giúp Nhà xuất bản Tự Do quảng bá các ấn phẩm độc lập".
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA vào cuối tháng 7, đại diện Nhà xuất bản Tự do cho biết :
"Sự cai trị độc đoán và kiểm duyệt gắt gao của chính quyền Việt Nam đã dần biến Tự Do thành một cái gì đó rất xa xỉ đối với người Việt, vì vậy với mong muốn giúp người dân Việt Nam tiếp cận với kho tàng tri thức mênh mông của nhân loại và vén bức màn sắt đang bao phủ lên đời sống xã hội Việt Nam, cũng như góp phần thúc đẩy một ngành in ấn, xuất bản thật sự độc lập, chúng tôi muốn mục tiêu của mình thể hiện ở ngay từ cái tên của nhà xuất bản. Đó là tự do sáng tác, truyền thông báo chí tự do, xuất bản tự do, tự do học thuật, và cái tên Nhà xuất bản Tự Do đã ra đời như chính mục tiêu và lý do mà nó tồn tại".
********************
Công an ráo riết săn lùng, tấn công Nhà xuất bản Tự Do
Phạm Đoan Trang, 04/08/2019
Trong vài tháng qua, lực lượng an ninh gần như điên cuồng truy tìm dấu vết của những người làm sách thuộc Nhà xuất bản Tự Do và ngăn chặn việc phát hành các cuốn sách từ Nhà xuất bản này, đặc biệt là "Phản kháng phi bạo lực", "Anh Ba Sàm", "Cẩm nang nuôi tù", "Những mảnh đời sau song sắt" và "Chính trị bình dân".
Logo Nhà xuất bản Tự Do
Trang facebook của Nhà xuất bản được lập ngày 14/02 và bị đánh sập chỉ sau ba ngày hoạt động. Nhà xuất bản phải mở trang mới; trang này cũng bị tấn công (hack mật khẩu, report) liên tục mà chưa thành.
An ninh đặc biệt ưa dùng thủ đoạn giả làm người mua hoặc xin sách để giăng bẫy, bắt shipper (người vận chuyển).
Gần đây nhất, ngày 30/7, sau khi rình bắt hụt một shipper ở quận 3, Sài Gòn, an ninh tăng cường đánh phá bằng cách ép ngân hàng khóa các tài khoản của Nhà xuất bản Tự Do. Ít nhất ba tài khoản tại ba ngân hàng nội địa đã bị đóng, "từ chối phục vụ", do có các giao dịch nhận tiền mua sách hoặc hỗ trợ tài chính cho Nhà xuất bản.
Hiện nay, Nhà xuất bản Tự Do đang kêu gọi bạn đọc ủng hộ, ít nhất về mặt tinh thần, nhưng tạm ngừng gửi tiền về các tài khoản của Nhà xuất bản.
Tự Do là một nhà xuất bản độc lập, mới ra đời vào ngày 14/02 năm nay với sứ mệnh in ấn, phổ biến các ấn phẩm về chính trị, lịch sử, kinh tế, xã hội Việt Nam, do các tác giả người Việt (trong nước hoặc nước ngoài) viết, KHÔNG CHỊU SỰ KIỂM DUYỆT.
THÔNG BÁO
(Về việc các tài khoản của NXB Tự Do bị khóa)
Bạn đọc thân mến,
Trong vòng một tháng vừa qua, từ ngày 02/7/2019 đến ngày hôm qua 01/8/2019, phía an ninh đã can thiệp và khóa của chúng tôi 3 tài khoản ngân hàng.
Điều trớ trêu là họ chỉ khóa chiều rút tiền ra, trong khi chiều nộp tiền vào thì vẫn hoạt động. Nghĩa là, bạn đọc mua sách và các nhà hảo tâm ủng hộ vẫn có thể chuyển tiền vào tài khoản của Nhà xuất bản, song chúng tôi lại không thể rút tiền từ các tài khoản của mình.
Sự việc này cùng với việc shipper của công ty dịch vụ vận chuyển sách bị gài bẫy chứng tỏ an ninh quyết phá cho bằng được các hoạt động xuất bản độc lập. Họ quyết chặn nguồn tài chính giúp duy trì và tái đầu tư cho việc in ấn và phát hành sách.
Nhưng, những việc làm này của bên an ninh sẽ không làm chúng tôi chùn bước. Việc phát hành sách chắc chắn vẫn được duy trì và phát triển.
Chúng tôi mong muốn vẫn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của đông đảo bạn đọc như suốt thời gian qua.
Nguồn : FB Phạm Đoan Trang, 04/08/2019
__________________
Dear our valued readers and donors,
Since July 2nd until now, three of our bank accounts have been blocked. While deposits can still be made into these accounts, withdrawal is not allowed.
At the same time, one of our shippers has just been trapped and narrowly escaped from an arrest.
It is likely that this banking blockade and entrapping our shipper is not a technical issue but a clear sign of interference by the Vietnamese security agencies, who are willing to go to great lengths to secretly disrupt and destroy legitimate activities by independent publishers, authors and journalists.
In light of these oppressive actions by the government, we kindly ask our sponsors, donors, and readers to stop depositing money into our accounts until further notice.
Nguồn : #nhaxuatbanTuDo, 04/08/2019
Phép thử thứ hai - cũng là một phép thử lớn về mức độ hiện tại cùng tương lai ngắn hạn về đàn áp nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam - vừa kết thúc.
Đại diện một số tổ chức xã hội dân sự Việt Nam gặp gỡ phái đoàn dân biểu EU ngày 23/2 vừa qua. Ảnh: Nguyễn Chí Tuyến.
Phép thử thứ hai
Nữ nhà báo Phạm Đoan Trang - tác giả của cuốn sách "Chính trị bình dân" và là đối tượng chính của chiến dịch "triệu tập và câu lưu" của Công an Hà Nội trong nhiều ngày của tháng Hai năm 2018 - đã không thể bị công an khởi tố và tống giam.
Hoàn toàn dễ đoán rằng Bộ công an và Công an Hà Nội rất muốn không chỉ tống giam mà còn đưa ra xử án nặng nề đối với nhà báo Phạm Đoan Trang, đặc biệt cô vừa nhận được giải thưởng nhân quyền Homo Homini (Từ con người đến con người) năm 2017 do tổ chức People In Need ở Cộng hòa Séc trao tặng.
Vào cuối năm 2016, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị công an bắt giam vì nhiều bài viết của cô phản đối thảm họa xả thải của Nhà máy Formosa ở 4 tỉnh miền Trung. Đến tháng 3/2017, cô được Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vinh tặng danh hiệu "Người phụ nữ can đảm quốc tế" - một phần thưởng tinh thần quý giá và hiếm hoi dành cho các nhà hoạt động nhân quyền trên thế giới. Nhưng chỉ 4 tháng sau đó - tháng Bảy năm 2017 - tòa án của chính thể độc đảng Việt Nam đã lôi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra xét xử với mức án đến 10 năm tù giam. Bất chấp phản đối của Mỹ và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, mức án này vẫn được giữ nguyên tại phiên tòa phúc thẩm xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Cũng như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Đoan Trang là một người hoạt động xông xáo và rất sắc sảo trên mạng xã hội, một nhà báo tự do có chuyên môn, một người đả kích không thương tiếc nhiều thói hư tật xấu lẫn các thủ đoạn đàn áp nhân quyền của ngành công an.
Lẽ dĩ nhiên, Đoan Trang nằm trong danh sách bị công an căm ghét và sẵn sàng bắt nếu có cơ hội thuận lợi.
Trong chiến dịch "triệu tập và câu lưu" đối với Đoan Trang vào tháng Hai năm 2018, nhiều dư luận viên thuộc loại "máu thịt" của ngành công an đã reo mừng, tung tin Trang bị bắt và sẽ bị ghép cùng với vụ án "Hội Anh em dân chủ" để bị xử nặng. Tuy nhiên vào ngày cuối tháng Hai, những dư luận viên này im bặt trong sự sượng sùng chua chát không thể nói ra. Đoan Trang vẫn không bị bắt.
Nhưng vì sao công an vẫn không dám bắt Đoan Trang ?
Cần quay lại phép thử thứ nhất vào tháng 11/2017.
Phép thử thứ nhất
Ngày 16/11/2017, ngay sau khi gặp Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu ở Hà Nội để nêu ý kiến về những vấn đề vi phạm nhân quyền trước khi EU tiến hành đối thoại nhân quyền thường kỳ với Việt Nam vào đầu tháng 12/2017, nhà báo Phạm Đoan Trang đã bị Công an Hà Nội bắt cóc ngay trước trụ sở của Phái đoàn EU tại Hà Nội.
Từ trước vụ bắt cóc trên, đã có nhiều thông tin của dư luận viên về việc công an đang truy lùng Đoan Trang và rất sẵn sàng việc bắt và tống giam cô. Tuy nhiên đến sáng ngày 17/11, công an đã phải thả Đoan Trang, sau khi tước hết máy điện thoại của cô.
Vụ bắt - thả trên đối với Phạm Đoan Trang là khác hẳn với rất nhiều trường hợp bị bắt cóc nhưng sau đó bị khởi tố và tống giam luôn vào các tháng trước.
Tháng 11/2017 lại là thời điểm tái xuất hiện vài tín hiệu về việc Liên Hiệp Châu Âu (EU) bắt đầu tỏ ra quan tâm trở lại đến cuộc vận động của chính quyền Việt Nam để Việt Nam có thể được tham gia vào Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA). Một số quan chức cao cấp về ngoại giao của Thụy Điển, Bỉ… đã đến Hà Nội.
Sau khi TPP đổ vỡ lần đầu vào đầu năm 2017 do Mỹ chính thức rút khỏi hiệp định này, chính thể Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang Châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm - gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.
Muốn EVFTA được thông qua, Việt Nam cần có toàn bộ đồng thuận của 27 quốc hội ở 27 nước Châu Âu, mà nếu chỉ một nước không đồng ý thì Hà Nội coi như trắng tay.
Nhưng sau khi Nghị viện Châu Âu tung ra một bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam - mang số hiệu 2016/2755 (RSP) - vào tháng 6/2016, EU ngày càng quan tâm đặc biệt đến chủ đề nhân quyền cho Việt Nam và nói thẳng đây là một trong những điều kiện bắt buộc, để nếu Việt Nam không chịu cải thiện nhân quyền thì sẽ không có cơ hội nào có được EVFTA.
Phạm Đoan Trang lại là một trong những nhà hoạt động nhân quyền có mối quan hệ rộng với giới chức ngoại giao phương Tây và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế.
Đến tháng Hai năm 2018, đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy giới chóp bu Việt Nam buộc phải nhân nhượng EU, ít nhất trên phương diện "hứa hẹn".
Một bài dịch đăng ngày 23/02/2018 của trang Việt Nam Thời Báo (Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, người dịch Phương Thảo) dẫn nguồn từ trang Borderlex cho biết "Việc EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả", và khẳng định "Phía sau việc trì hoãn này còn có một số lý do chính trị như : ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên Hiệp Châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn các quyền con người và quyền lao động".
Theo đó, Đại sứ Việt Nam tại EU là Vương Thừa Phong đã tuyên bố rằng Việt Nam đang lên kế hoạch phê chuẩn để thông qua các công ước này vào năm 2019 và 2020. "Chúng tôi tôn trọng cam kết của chúng tôi" - ông Phong nói "như đinh đóng cột" trước giới chức EU.
Borderlex cũng dự doán khả năng sớm nhất nếu thông qua EVFTA là sau cuộc bầu cử EU vào tháng 5/2019.
Lại "vào trước, bắt sau"
Kịch bản "vào trước, bắt sau" hầu như đang tái hiện. Vào năm 2006, chính thể Việt Nam đã nhún mình giảm đàn áp giới nhân quyền và bất đồng chính kiến để tiếp đón Tổng thống Mỹ George Bush tại Hà Nội, và sang năm 2007 Việt Nam được Mỹ nhấc khỏi CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo), tức được giảm cấm vận kinh tế, đồng thời Việt Nam còn được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chấp thuận cho trở thành thành viên thứ 150. Nhưng chỉ một năm sau đó, từ năm 2008 trở đi, công an Việt Nam liên tiếp gia tăng tống giam người bất đồng như một kiểu "bắt bù".
Hiểu một cách đơn giản, tình hình hiện thời không còn quá thuận lợi cho công an Việt Nam bắt bất đồng như vào nửa cuối năm 2016 và phần lớn năm 2017. Nếu Phạm Đoan Trang bị bắt, chính thể Việt Nam - vốn chỉ còn rất ít tia sáng sau hai năm 2016 và 2017 đàn áp bắt bớ dữ dội giới nhân quyền và sau khi bị Nhà nước Đức tố cáo mật vụ Việt bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào tháng Bảy năm 2017 - sẽ càng tắt ngấm hy vọng để "vận động EVFTA".
Một chủ trương "hạn chế bắt phản động" ngày càng lộ rõ. Khác hẳn với 8 tháng đầu năm của năm 2017 (từ tháng Ba đến tháng Mười) liên tục bắt bất đồng, từ tháng 11 năm đó đến cuối tháng 2/2018, nhà cầm quyền Việt Nam chỉ bắt một trường hợp nhà giáo Vũ Văn Hùng - thuộc tổ chức xã hội dân sự Hội giáo chức Chu Văn An, nhưng không dám quy vào tội chính trị mà chụp cho cái mũ "cố ý gây thương tích", cho dù đến giờ công an vẫn không hề công bố được "nạn nhân bị gây thương tích" là ai.
Một lần nữa kể từ giai đoạn "vận động TPP" từ giữa năm 2013 đến giữa năm 2016, biểu đồ đàn áp nhân quyền ở Việt Nam có dấu chỉ chùng bớt. Khoảng thời gian cuối năm 2017, đầu năm 2018 đang có dấu hiệu về việc biểu đồ đàn áp nhân quyền có thể thiết lập vùng đỉnh của nó, để trong năm 2018 cao độ của đường biểu diễn đàn áp này có thể thấp hơn, hoặc thấp hơn đáng kể, so với đỉnh điểm của nó vào năm 2017.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 16/03/2018
Đọc thêm :
Thiếu ràng buộc nhân quyền, FTA Việt Nam-EU gây lo ngại cho giới quan sát
Đoan Trang, Luật Khoa, 09/03/2017
Vào cuối tháng 2 vừa qua, một phái đoàn dân biểu của Quốc hội Châu Âu đã đến Việt Nam để tìm hiểu về tình hình nhân quyền ở đây và đưa ra lời đáp cho câu hỏi : Với tình hình hiện tại, nên hay không nên phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU với Việt Nam (EVFTA) ?
Không có cánh cửa nào tươi sáng hơn cho quyền lợi của người lao động Việt Nam. Ảnh : Tuổi Trẻ.
Khi gặp gỡ phái đoàn, đại diện một số tổ chức xã hội dân sự đã nêu một thông điệp rõ ràng để trả lời rằng: Không, với thực trạng nhân quyền Việt Nam và nội dung thỏa thuận hiện nay thì không thể có hiệp định thương mại nào cả.
Vì sao các nhà hoạt động xã hội dân sự lại nói như vậy? Chẳng nhẽ họ không ủng hộ EVFTA, trong khi EVFTA và TPP là hai hiệp định thương mại tự do lớn nhất của Việt Nam từ trước đến nay, xét về thị trường và về phạm vi cam kết?
Nếu hiểu sâu hơn về EVFTA, ta sẽ thấy nó không phải là một cây đũa thần cho nền kinh tế Việt Nam, nếu như nó không được gắn với các điều kiện về nhân quyền. Quan trọng hơn nữa, ta cần nhận ra rằng nếu nhân quyền không được bảo vệ thì sẽ không thể có sự phát triển nào bền vững.
Bị khiếu nại vì thiếu báo cáo đánh giá tác động nhân quyền
EVFTA là một hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. Quá trình đàm phán bắt đầu từ ngày 26/6/2012 và đến đầu tháng 12/2015 thì hoàn tất. Hai tháng sau, ngày 1/2/2016, văn bản hiệp định được công bố. Hiện giờ nó chỉ còn chờ quốc hội hai bên phê chuẩn là chính thức có hiệu lực.
Có thể nói quá trình đàm phán đã diễn ra rất nhanh chóng, chỉ có điều, ở giữa chừng đã xảy ra một "sự cố": Ngày 30/4/2013, Ủy ban Nhân quyền Việt Nam thuộc Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền (FIHR, một tổ chức nhân quyền quốc tế lớn) liên lạc với Ủy ban Châu Âu (cơ quan hành pháp của EU) để đề nghị họ tiến hành báo cáo đánh giá tác động nhân quyền của EVFTA nhằm đảm bảo rằng EVFTA, nếu được ký kết và thực thi, sẽ không đưa đến việc hai bên nhà nước vi phạm các nghĩa vụ nhân quyền của họ.
Ủy ban Châu Âu từ chối, đưa ra nhiều lập luận như : EVFTA sẽ đánh giá tất cả các tác động kinh tế, xã hội, môi trường và nhân quyền chung trong một tài liệu ; quá trình đàm phán dựa theo khuôn khổ pháp lý của đàm phán giữa Việt Nam với các nước ASEAN, mà như thế thì chẳng có điều khoản nào yêu cầu phải làm báo cáo đánh giá tác động nhân quyền.
Ủy ban Châu Âu cũng cho rằng báo cáo đó là không cần thiết, bởi vì sau khi ký EVFTA, chắc chắn EU vẫn sẽ tiếp tục thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam thông qua cơ chế đối thoại, ngoại giao, và tiếp xúc với các nhà hoạt động nhân quyền.
Ngoài ra, Ủy ban Châu Âu còn nêu rõ : Đã có nhiều tiền lệ cho thấy mở rộng thương mại và nâng cao thu nhập sẽ tạo điều kiện cho phát triển bền vững, mà phát triển bền vững trong thời gian dài thì sẽ cải thiện nhân quyền. (Đây vốn là một lập luận mà những người ủng hộ quan điểm "kinh tế phải đi trước chính trị" ưa dùng).
Tháng 8/2014, Ủy ban Nhân quyền Việt Nam bèn khiếu nại vụ việc ra cơ quan thanh tra của EU, Ombudsman.
Ombudsman do Quốc hội Châu Âu bầu ra, gần giống như thanh tra nhà nước hay thanh tra quốc hội. Cái hay của cơ chế này là bất kỳ công dân hay pháp nhân nào của EU cũng có thể gửi khiếu nại tới Ombudsman đề nghị điều tra bất kỳ cơ quan nào của EU về các vi phạm hành chính, chẳng hạn như : có sự phân biệt đối xử, không công bằng, lạm quyền, chậm phản hồi dân, không cung cấp thông tin cho dân…
Đứng đầu Ombudsman hiện nay là bà Emily O’Reilly và đây là người đã thanh tra về EVFTA theo đơn khiếu nại của Ủy ban Nhân quyền Việt Nam.
Bà Emily O’Reilly, Chủ tịch Ombudsman không có nhiều lý do để hài lòng với thoả thuận giữa EU và Việt Nam. Ảnh : Website Ombudsman.
Không chế tài, không ràng buộc
Đánh giá về EVFTA, một nhà kinh tế Việt Nam – Thạc sĩ Nguyễn Khắc Giang (Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, VEPR) – nhận định : "So giữa EVFTA và TPP, nếu được chọn thì tôi thích chọn TPP hơn vì nó rất cụ thể và nó có chế tài xử lý".
"EVFTA thì có điều khoản về nhân quyền nhưng không có chế tài. Tức là chỉ yêu cầu vậy thôi chứ không đưa ra tiêu chí thế nào thì là đáp ứng được các tiêu chuẩn về nhân quyền, thế nào là đáp ứng các tiêu chuẩn về quyền lao động".
"Như vậy thì rất khó đánh giá kết quả. Trong khi đó, TPP quy định rất rõ : Trong vòng 5 năm, phải có công đoàn độc lập tách biệt với công đoàn hiện hành ở Việt Nam bây giờ, nếu không sẽ bị xử phạt như thế… như thế…".
Ông Giang nhận xét thêm : "Một hiệp định thương mại tự do, nếu có quy định và chế tài rõ ràng, thì sẽ tạo sức ép lớn hơn để thúc đẩy những thay đổi về thể chế, từ đó tạo ra nhiều tự do hơn về mặt kinh tế cũng như nhân quyền cho người dân và các tổ chức ngoài công lập khác".
Câu hỏi đặt ra là, khi một hiệp định thương mại tự do lớn như EVFTA không có ràng buộc gì về nhân quyền, thì sao? Chẳng nhẽ các điều khoản liên quan đến nhân quyền lại quan trọng đến thế ? Câu trả lời là : Đúng vậy, các điều khoản liên quan đến nhân quyền có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với EVFTA, thậm chí chúng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội.
Ai cũng có thể nói như Ủy ban Châu Âu, rằng mở rộng thương mại tức thì sẽ nâng cao thu nhập cho giới doanh nghiệp và tổng thu nhập của xã hội nhờ đó cũng tăng theo. Kinh tế sẽ phát triển, kéo theo phúc lợi. Nói cách khác, miếng bánh của cả xã hội sẽ lớn hơn và ai cũng được hưởng phần; giới chủ giàu thì người lao động cũng giàu.
Tuy nhiên, vấn đề là ở một đất nước nơi nhân quyền không được bảo vệ, không có gì đảm bảo khi giới chủ giàu thì người lao động cũng giàu, hay thu nhập của nhà xuất nhập khẩu tăng 10 thì lương công nhân cũng tăng 10 hoặc ít nhất là 7-8.
Nhân quyền ở đây chính là quyền của người lao động, được gọi tắt là các quyền lao động. Chúng bao gồm các quyền như : quyền được làm việc, được tự do lựa chọn công việc, được hưởng lương bình đẳng với những người khác nếu công việc như nhau, quyền mặc cả tập thể và đặc biệt, quyền thành lập và tham gia nghiệp đoàn để bảo vệ lợi ích của chính mình.
Chỉ khi các quyền này được đảm bảo thì miếng bánh mà EVFTA mang lại mới có phần cho người lao động Việt Nam. Bằng không, lợi nhuận sẽ chỉ rơi vào tay giới chủ doanh nghiệp, nhất là vào tay các công ty Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Những doanh nghiệp này đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong một số ngành có thế mạnh xuất khẩu (như dệt may) trong những năm vừa qua, nhằm "đón đầu" một hiệp định thương mại rất lớn là TPP (nay đã "chết lâm sàng" sau khi Mỹ tuyên bố rút).
Nhân quyền cũng còn là quyền lập hội nói chung (không chỉ là thành lập nghiệp đoàn), quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo…
Một nghị quyết của Quốc hội Châu Âu vào ngày 17/12/2015 về việc ký Hiệp định khung quan hệ hợp tác và đối tác toàn diện giữa Việt Nam với EU (1) đã nhận định rằng Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế quyền tự do biểu đạt (cả trên mạng và ngoài đời), tự do báo chí, tự do hiệp hội và tự do tôn giáo, và đây là một vấn đề nghiêm trọng.
Tuyên bố chung của 11 tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam về EVFTA, ngày 23/2/2017.
"Thiếu các quyền căn bản như tự do hiệp hội để lập nghiệp đoàn, tự do hội họp để đình công, tự do ngôn luận để lên tiếng, làm sao chúng tôi có thể bảo vệ được quyền lợi của người lao động Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu mà bản FTA này góp phần tạo ra ? Làm sao FTA này có thể mang đến lợi ích cho số đông người lao động, thay vì chỉ một nhóm rất nhỏ, nếu nó không tôn trọng các quyền căn bản của người lao động? Tóm lại, nếu không được gắn với các điều kiện nhân quyền, đặc biệt là quyền lao động, chúng tôi dứt khoát phản đối".
Ngay cả thanh tra cũng không hài lòng
Ngày 26/3/2015, Ombudsman ra khuyến nghị yêu cầu Ủy ban Châu Âu tiến hành ngay lập tức báo cáo đánh giá tác động nhân quyền của EVFTA, dù không có điều khoản nào quy định việc này đi chăng nữa. Ngày 31/7, Ủy ban Châu Âu từ chối khuyến nghị của Thanh tra.
Hai bên tranh luận qua lại. Tuy nhiên, Ombudsman đã chỉ ra một nhược điểm lớn của EVFTA: Nó chỉ có một chương về tác động xã hội và môi trường của hiệp định (chương "Thương mại và phát triển bền vững") mà không có chương nào về tác động nhân quyền. Nó cũng chỉ đề cập chung chung tới các tiêu chuẩn về lao động, mà không mô tả một cơ chế cụ thể nào để thực thi những tiêu chuẩn này, và không đánh giá ảnh hưởng của thương mại và đầu tư lên nhân quyền.
Thanh tra cho rằng EVFTA phải quy định về việc thành lập một hội đồng nhân quyền nhằm đánh giá tác động của hiệp định đối với nhân quyền ở Việt Nam, và có cơ chế giải quyết, bồi thường… nếu xảy ra vi phạm nhân quyền.
"Hội đồng đó phải bao gồm các nhà hoạt động nhân quyền và các NGO độc lập trong lĩnh vực nhân quyền", "Hiệp định phải xây dựng một cơ chế khiếu nại mà các cá nhân, các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thương mại và đầu tư đều có thể tiếp cận".
Dù vậy, cuối cùng, quá trình đàm phán về EVFTA giữa EU và Việt Nam vẫn kết thúc mà không có báo cáo đánh giá tác động nhân quyền nào được lập. Ngày 26/2/2016, Thanh tra Emily O’Reilly ra kết luận phê bình: "Ủy ban Châu Âu đã không đưa ra được giải thích hợp lý nào cho việc họ từ chối tiến hành báo cáo đánh giá tác động nhân quyền của Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU với Việt Nam, trong khi vẫn tiếp tục đàm phán về Hiệp định. Điều này cấu thành một sự vi phạm hành chính" (2).
Tất nhiên, đối với người dân Việt Nam thì việc Ủy ban Châu Âu vi phạm hành chính không quan trọng bằng việc Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam đã không có điều khoản mang tính ràng buộc nào về nhân quyền và sẽ không bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam khi nó được thực thi.
Đoan Trang
Nguồn : Luật Khoa, 09/03/2018
Tài liệu tham khảo :
(1) Nghị quyết của Quốc hội Châu Âu vào ngày 17/12/2015 về việc ký Hiệp định khung quan hệ hợp tác và đối tác toàn diện giữa Việt Nam với EU.
(2) Kết luận phê bình của cơ quan thanh tra Châu Âu (European Ombudsman) về việc Ủy ban Châu Âu không tiến hành báo cáo đánh giá tác động nhân quyền trước khi ký EVFTA.
Trong phong trào dân chủ và nhân quyền non trẻ hơn 10 năm nay nổi lên một loạt nhi nữ trung kiên, những anh thư thời đại, được dư luận qúy trọng, thế giới dân chủ tin yêu bảo vệ. Kể ra không thể hết, từ Hùynh Thục Vy, Trịnh Kim Tiến, Bùi Minh Hằng, Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh đến Lã Thị Thêu, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Ngọc Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Đỗ Mai Khôi, Hồ Thị Bích Khương, Trần Ngọc Anh… kể ra không sao hết.
Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang.
Chưa bao giờ giới phụ nữ Việt Nam có sức bật oai hùng đẹp đẽ như những năm tháng vừa qua, khi đất nước tỉnh dậy nhận rõ mặt kẻ ngoại thù bành trướng xâm lược Đại Hán Trung Quốc và bọn tham quyền, tham nhũng tay sai của chúng là kẻ nội xâm hèn với giặc, ác với dân.
Cuộc đấu tranh của nhân dân, của nữ giới Việt Nam càng thêm oanh liệt đáng qúy khi đó là cuộc đấu tranh không bạo lực, không chất nổ của những công dân yêu nước thật lòng, thương dân thật bụng, thời ban đầu tập dượt và tập họp vẫy gọi nhau lên đường không ngại gian khổ, không sợ bắt bớ, tra tấn giam cầm, được xã hội tin yêu, thế giới dân chủ qúy mến cổ vũ và bảo vệ mạnh mẽ.
Trong tập thể các anh thư thời đại ấy nổi lên bộ mặt cương nghị mà dịu hiền, luôn mỉm cười thâm thúy của cô nhà báo Phạm Đoan Trang, người bé nhỏ nhưng nghị lực phi thường, thông minh am hiểu chính trị và thế giới, viết báo sắc bén, ngoại ngữ tinh tường sau khi học trường Hà Nội - Asmterdam và đại học Ngọai thương, từng nổi lên khi là cộng tác viên báo VietnamNet. Cô từng học ở Hoa Kỳ, có thể ở lại Mỹ, nhưng quyết chí về nước, tham gia đấu tranh cùng bà con ta trong nước, hành động trực tiếp để góp sức của mình đổi mới về chính trị theo những chuẩn mực dân chủ, nhân quyền, những giá trị nổi bật của thời đại.
Dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2018 vừa qua, sự săn đuổi cô nhà báo Đoan Trang của cơ quan an ninh trung ương và Hà Nội làm cho tình hình sôi nổi hẳn lên trên các mạng điện tóan tự do và làng thông tin bén nhạy quốc tế Facebook. Tin tức mới mẻ về cô Đoan Trang trên mạng Tiếng Dân, Đàn Chim Việt, Thời báo Việt Nam, trên các đài VOA, RFA, BBC… được hàng triệu người trong và ngoài nước theo dõi chăm chú. Các tổ chức dân chủ, nhân quyền, truyền thông quốc tế cũng theo dõi chặt sự kiện này.
Tổ chức của tướng Tô Lâm – Bộ trưởng công an - khởi sự cuộc tấn công vào ngày 24/2, chúng bất ngờ đột nhập nhà cô Đoan Trang khi cô chỉ có một mình với bà mẹ già, bắt cô đi khi chân cô còn chưa lành khỏi vết thương nặng năm ngoái khi chính kẻ mặc quân phục công an dùng gậy giáng vào chân cô, để trả thù cô dám kêu gọi biểu tình bảo vệ đất đảo ở biển Đông, còn cố đòi gặp Tổng thống Barrack Obama để trình bày tình trạng vi phạm dân quyền ở Việt Nam. Cô vẫn còn phải lê lết hoặc di chuyển dựa vào một xe lăn bạn bè đem đến giúp.
Lần này nhóm an ninh chăm chú tra hỏi cô về cuốn sách "Chính trị bình dân" dày hơn 500 trang, do cô soạn thảo, với những câu hỏi ngớ ngẩn vô duyên : "Vì sao viết cuốn sách này ? Nội dung có những gì ? Ai xui ? Có mục đích gì ? Gửi cho ai ? In ở đâu ? Phát hành ra sao ?". Chúng thừa hiểu nội dung, sách in đẹp, đang bán chạy trên internet, phát hành trên mạng quốc tế danh tiếng Amazon, giá 20 đôla, cũng được mạng Đàn Chim Việt ở Ba Lan giúp quảng cáo và rao bán công khai.
Thì ra cả một bộ máy cai trị đồ sộ run sợ trước một cuốn sách vỡ lòng về dân chủ và nhân quyền, chỗ yếu nhất, "gót chân A-sin" của các chế độ toàn trị. Việc bắt cô Đoan Trang tạo nên một làn sóng phản kháng dữ dội từ trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế ở Hoa Kỳ, Đức, Pháp lên tiếng. Thế là cô Đoan Trang được tạm tự do sau 23 giờ giam giữ. Cô hiểu rằng chúng chỉ tạm tha. Cho nên cô phải lẩn trốn, tạm xa mẹ già, chỉ mang theo cây đàn guitar thân thiết.
Cuộc trốn chạy ly kỳ được cô kể lại rất tỷ mỷ thú vị cho cô Thao Terasa và cô Nguyễn Thị Phương Dung ghi lại và phổ biến rộng rãi trên facebook, với nhan đề : "5 phút nữa, rồi 1 phút nữa chúng sẽ đến". Nào là ai thuê phòng trọ kín đáo cho cô, ai khéo đón, dẫn cô đến quán cà phê thân quen mà chủ quán không dấu niềm thương mến cô nhà báo kiên cường mà vui tính, ưa âm nhạc… Rồi sự gầm ghè giữa "2 nhóm ta và chúng nó", và sự bứt đi theo kiểu xuất qủy nhập thần, sau khi cô hát những bài ca tình tứ, đột nhiên cô đi vắng, một tay lái xe môtô phóng như bay mang cô bám sau xe vằn vèo trong các hẻm phố như trong phim trinh thám Mỹ… và cuối cùng là thoát về phòng trọ an tòan.
Để rồi đúng ngày 8/3/2018 chúng lại đột nhập phòng trọ, bắt cô nhà báo bất khuất đi vì sợ cô sẽ có những họat động nhân ngày kỷ niệm. Thêm nữa họ càng cay cú khi cô mới được trao giải thưởng quốc tế Homo Homini của tổ chức nhân quyền People in Need của Cộng hòa Tiệp ngày 5/8. Tin cô bị bắt đúng ngày 8/3, cả một làn sóng báo động lan nhanh trên các mạng, vang xa rộng ra khắp mọi vùng miền trong nước và quốc tế, buộc chúng lại phải thả cô ra, để chắc chắn sẽ còn nhiều pha đuổi bắt ly kỳ hơn nữa.
Cần nói rõ cho cả ngành công an rằng họ đã dại dột tuyên truyền, đề cao không công, phong thánh cho cô Đoan Trang, họ đã quảng cáo không công cho cuốn sách "Chính trị bình dân" cho cô, sách sẽ được bán chạy thêm khi cô Đoan Trang tỏ ý tiền bán sách sẽ dành phần lớn cho các chiến sĩ dân chủ bị lao tù và gia đình.
Nhân đây, cần chất vấn ông bộ trưởng Tô Lâm rằng ông có biết ông Hồ từng dạy đạo đức cho ngành Công an là : "Phải lễ phép trong ứng xử với dân", vậy đánh gẫy chân cô Đoan Trang, thụi vào mặt cô Bùi Minh Hằng, đá vào mạng sườn của cụ Lê Đình Kình ở Đồng Tâm là những cử chỉ lễ phép hay lưu manh ?
Viết gần xong bài này tôi chưa biết đặt tít bài là gì. Đã có bài viết đề tít là "Ngày 8/3/2018 : Ngày Đoan Trang", một bài khác mang tít : "8/3/2018 Ngày của các bạn Đoan Trang" cho rộng rãi hơn. Tôi nghĩ mong muốn của Đoan Trang là mong tuổi trẻ, nữ nhi, công dân đất Việt cùng vẫy nhau đứng bật dậy đòi quyền sống chính đáng tự do dân chủ và nhân quyền, làm chính trị bình dân vì quyền sống hàng ngày. Với cuốn sách cô hy vọng trong lòng mỗi người dân Việt sẽ bật dậy mong muốn cống hiến, ý chí hành động để tự cứu lấy mình, như một người ham muốn ươm giống vun trồng một vườn hoa thơm quả ngọt, mà cuốn "Chính trị bình dân" là lời hiệu triệu, hướng dẫn tỷ mỷ chân tình như nhỏ nhẻ nói lời tâm huyết với mọi người thân yêu mang dòng máu Việt. Cho nên tôi đặt tít bài là : "Ngày 8/3/2018 mang sức bật Đoan Trang".
Đến đây ngẫu nhiên trên mạng Tiếng Dân, tôi xúc động đọc bài của Trịnh Kim Tuyến "Về 2 bà mẹ" kể chuyện cô đi cùng bà Lê mẹ của cô Nguyễn Ngọc Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra Bắc thăm Quỳnh trong trại giam, trong khi đó cô vẫn theo dõi kỹ về Đoan Trang đang ở đâu, ở nhà hay trong nhà giam, và yên tâm khi biết cô đã được thả và vẫn đang trốn tránh ; cô luôn nghĩ đến "bác Căn " mẹ của Đoan Trang đang hồi hộp lo cho số phận cô con gái qúy yêu. Kim Tuyến có thể nói đã đuợc Đoan Trang dìu dắt cả trong đấu tranh và trong nghiệp vụ viết báo nhanh gọn, mang đậm tính đấu tranh, kín đáo gửi thông điệp có giá trị đến bạn đọc, vượt trội hơn hẳn hàng ngàn nhà báo lề phải vô tích sự do Ban tuyên huấn trung ương và Hội Nhà báo Việt Nam đào tạo.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 13/03/2018
Tin mới nhân được : Trên FB của mình, cô Trịnh Kim Tiến cho biết đến 10g30 đêm qua 8/3 cô nhận được tin công an đã đưa blogger, nhà báo Phạm Đoan Trang trở lại nhà trọ ngõ 22 phố Tôn Thất Tùng - Hà Nội.
Cô Trịnh Kim Tiến viết : "Mười rưỡi tối, lúc này tôi biết Trang đã bị đưa về lại nhà trọ. Trong đầu tôi xuất hiện nhiều câu hỏi. Họ đang muốn gì ở Trang ?
Tôi báo cho bác Căn, giọng bác rưng rưng "bác cảm ơn cháu".
Tôi làm gì được cho bác lúc này ?
Nghe tiếng nước mắt lách tách qua điện thoại tôi biết được mục đích của an ninh đã đạt được. Họ đã hành hạ được Trang, không chỉ bằng cách kéo vật Trang dậy làm việc khi chị vật vã đau đớn mà còn dày vò được cảm xúc của chị. Họ chắc chắn sẽ còn tiếp tục dày vò và hành hạ, làm cho Trang mệt mỏi hơn nữa bằng những lần đột kích bắt bớ khác".
Từ trưa hôm qua 8/3/2018, mọi liên lạc với blogger nhà báo Phạm Đoan Trang bị mất hoàn toàn.
Thông tin đăng trên FB Nguyễn Anh Tuấn, cho biết vào trưa 8/3/2018, một thành viên của nhóm xã hội dân sự độc lập Green Trees, giúp thuê nhà trọ cho cô Phạm Đoan Trang tại ngõ 22 phố Tôn Thất Tùng, Hà Nội, nhận được điện thoại của người chủ nhà yêu cầu đến để làm thủ tục tạm trú theo chỉ thị của công an.
Người này ngay lập tức liên hệ với cô Phạm Đoan Trang nhưng không được. Một nhóm thân hữu của cô Phạm Đoan Trang cho biết cố gắng tiếp cận phòng trọ nơi côđang thuê và nhận thấy có 2 an ninh mặc thường phục đứng canh gác bên ngoài.
Thông tin cho biết, đến chiều tối hôm quá 8/3, mọi nỗ lực nhằm xác minh vị trí của cô Phạm Đoan Trang đều thất bại, nên nhóm thân hữu của cô phải thông báo tin liên quan cá nhân cô để báo động khẩn cấp đến mọi người, mọi tổ chức nhân quyên trong, ngoiai nước.
Trên FB của mình, cô Nguyễn Nữ Phương Dung viết : "Hiện nay vẫn không ai liên lạc được với chị Trang. Chưa có tin tức nào chính thức cả, chúng ta chỉ biết hi vọng. Và nếu có chuyện gì xấu nhất xảy ra với cô ấy thì mong tất cả đừng buồn. Ngưng than thở, oán trách, chửi rủa mà hãy hành động, thay nhau thực hiện nên tương lai nước Việt mà cô ấy đang làm dang dở. Đó là điều cuối cùng Đoan Trang muốn gửi đến tất cả mọi người yêu quý cô ấy, với một lòng vô cùng cảm ơn vô vàn đến tất cả mọi người đã yêu thương, ủng hộ...".
Blogger nhà báo Phạm Đoan Trang là một người hoạt động không mệt mỏi trong xã hội dân sự và là tác giả của cuốn sách ‘Chính trị bình dân’ xuất bản hồi năm 2017 ở hải ngoại. Cô đã bị an ninh nhiều lần xách nhiễu. Mới đây nhất là vào ngày 24/2 khi cô bị an ninh bắt đi khỏi nhà ở Hà Nội và tạm giữ suốt 23 tiếng đồng hồ để tra hỏi về cuốn sách ‘Chính trị bình dân’.
Blogger Phạm Đoan Trang, sau đó, đã tìm cách thoát khỏi sự vây bắt của an ninh và thỉnh thoảng vẫn viết những dòng trạng thái trên facebook cá nhân của mình cho biết quyết tâm đi đến cùng con đường đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam.
Trong lới phát biểu gửi đến Lễ trao giải thương Homo Homini hôm 5/3/2018 blogger, nhà báo Phạm Đoan Trang nói : "Tôi đấu tranh để chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt nam hiện nay là nhà nước độc tài, nên tôi đấu tranh để xóa bỏ nó".
Trần Quang Thành tổng hợp
Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 09/03/2018
Ngày 8/3 của những 'phụ nữ bị mất đất' (BBC, 08/03/2018)
"Ngày 8/3 không có ý nghĩa gì với những phụ nữ chân lấm tay bùn nay phải xa rời đồng ruộng, mất sạch tư liệu sản xuất như chúng tôi", bà Cấn Thị Thêu, 59 tuổi, người vừa mãn hạn tù hôm 10/2/2018, nói với BBC.
Bà Cấn Thị Thêu
Hồi tháng 9/2016, bà bị Tòa án Nhân dân Quận Đống Đa tuyên phạt 20 tháng tù giam vì tội 'gây rối trật tự công cộng'.
Phiên tòa phúc thẩm tháng 11/2016 giữ nguyên mức án đối với bà.
Ngày ra tù, bà Thêu được không ít người dân Dương Nội ra đón.
Bà Thêu từng bị tù giam 15 tháng hồi 2014 vì đấu tranh giữ đất trong vụ 'dân oan Dương Nội'.
Gia đình bà có đất nằm trong diện thu hồi để làm dự án.
Việc giải phóng mặt bằng khu vực bắt đầu từ năm 2008, nhưng người dân không chấp nhận giao đất vì cho rằng giá đất của chính quyền đưa ra quá 'rẻ mạt'.
Báo chí Việt Nam đưa tin hồi 11/2016 nội dung khiếu kiện của bà Cấn Thị Thêu và một số công dân phường Dương Nội đã "được Thanh tra Chính phủ và UBND thành phố trả lời kết luận", tuy nhiên, "đối tượng vẫn kích động một số người dân thực hiện các hành vi gây rối trật tự công cộng".
Bà trả lời phỏng vấn của Lara Owen, phóng viên chuyên viết về phụ nữ Đông Á của BBC Thế giới vụ, về cuộc sống của gia đình bà, ngày 8/3 và cảm xúc sau khi ra tù.
*******************
Mất liên lạc với nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang (RFA, 08/03/2018)
Theo Facebooker Nguyễn Anh Tuấn, vào trưa ngày 8 tháng 3, một thành viên của nhóm xã hội dân sự độc lập Green Trees, giúp thuê nhà trọ cho cô Phạm Đoan Trang tại ngõ 22 phố Tôn Thất Tùng, Hà Nội, nhận được điện thoại của người chủ nhà yêu cầu đến để làm thủ tục tạm trú theo chỉ thị của công an.
Blogger Phạm Đoan Trang - Courtesy of FB Pham Doan Trang
Nhà báo độc lập, blogger Phạm Đoan Trang bị mất liên lạc từ trưa ngày 8 tháng 3. Facebooker Nguyễn Anh Tuấn loan tin trên trang cá nhân như vừa nêu.
Người này nay lập tức liên hệ với cô Phạm Đoan Trang nhưng không được. Một nhóm thân hữu của cô Phạm Đoan Trang cho biết cố gắng tiếp cận phòng trọ nơi cô này đang thuê và nhận thấy có 2 an ninh mặc thường phục đang canh gác bên ngoài.
Theo facebooker Nguyễn Anh Tuấn, cho đến chiều tối ngày 8 tháng 3, mọi nỗ lực nhằm xác minh vị trí của cô Phạm Đoan Trang đều thất bại, nên nhóm thân hữu của cô phải thông báo tin liên quan cá nhân cô này.
Blogger, nhà báo Phạm Đoan Trang là một người hoạt động tích cực trong xã hội dân sự và là tác giả của cuốn sách ‘Chính trị bình dân’ xuất bản hồi năm ngoái ở hải ngoại. Cô đã bị an ninh nhiều lần xách nhiễu. Lần gần đây nhất là vào ngày 24/2 khi cô bị an ninh bắt đi khỏi nhà ở Hà Nội và tạm giữ suốt 23 tiếng đồng hồ để tra hỏi về cuốn sách ‘Chính trị bình dân’.
Blogger Phạm Đoan Trang, sau đó, đã tìm cách trốn khỏi sự vây bắt của an ninh và thỉnh thoảng vẫn viết những dòng trạng thái trên facebook cá nhân của mình cho biết cam kết đi đến cùng con đường đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam.
Đài RFA chúng tôi tiếp tục theo dõi tin này và cập nhật đến quí vị.
Nhà báo Phạm Đoan Trang đang ẩn nấp để tránh bị bắt sau khi xuất bản quyển sách bán chạy nhất với mục đích mang lại chính trị đến cho quần chúng.
Blogger Phạm Đoan Trang
"Không biết tại sao họ ghét tôi và cuốn sách của tôi nhiều như vậy. Rốt cuộc, đó chỉ là một cuốn sách giáo khoa ", Phạm Đoan Trang, một nhà báo và blogger Việt Nam nổi tiếng, gần đây đã trốn tránh để tránh bị bắt.
Vào cuối tháng 2, bà Trang đã bị an ninh bắt và thẩm vấn về cuốn sách và các bài viết gần đây của cô nhưng sau đó được thả ra. Nhà ở Hà Nội của bà sau đó bị cảnh sát mặc thường phục bao vây, khiến bà bị giam giam lỏng. Bà đã trốn thoát và giờ đây đang ở một nơi bí mật.
Điều này xảy ra giữa lúc Đảng cộng sản đang cầm quyền đang kìm chặt các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động. Hàng chục người đã bị bắt trong những tháng gần đây và nhiều người đã bị án tù nặng.
"Vấn đề đối với chúng tôi là một nhà nước cảnh sát cộng sản như Việt Nam không thích người dân mở rộng nhận thức về chính trị và tăng cườn tham gia vào các vấn đề vĩ mô", bà Trang phát biểu với tờ Asia Times vào cuối tuần này.
"Từ tiểu học đến đại học, từ trường học đến văn phòng, tất cả chúng tôi đều được dạy rằng chính trị hoặc bẩn thỉu hoặc quá cao xa để những người bình thường có thể tham gia", bà nói thêm.
Bà Trang hy vọng thay đổi quan niệm này bằng cuốn sách "Chính trị bình dân". Các nhà quan sát cho rằng đây là lý do của rắc rối mới nhất của cô với chính quyền.
Nhưng cuốn sách này hầu như không có sự chỉ trích, cũng không phải là một tuyên bố về sự thay đổi chính trị như "Tuyên bố về Tự do và Dân chủ cho Việt Nam", một văn bản do nhóm các nhà hoạt động và trí thức Bloc 8406 xuất bản năm 2006.
Thay vào đó, Chính trị Bình dân giống như một cuốn sách giáo khoa về khoa học chính trị với các chương ngắn giải thích các khái niệm như chế độ dân chủ, luật pháp và phân quyền. Nhưng, quan trọng hơn, quyển sách được viết bằng tiếng Việt rất đơn giản để thu hút người đọc hàng ngày.
"Tôi giải thích những khái niệm này và minh họa chúng bằng những câu chuyện ở Việt Nam. Hoặc, có thể nói tôi đã đưa kiến thức 'trừu tượng' này vào một ngữ cảnh tiếng Việt hoàn toàn để người đọc Việt Nam nắm bắt được. Tôi đã cố gắng sử dụng một ngôn ngữ báo chí dễ đọc", cô nói.
Nguyễn Chí Tuyến, một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng, có tên "Anh Chí", nói rằng vấn đề phong trào dân chủ đang phát triển của Việt Nam đang phải đối mặt là nhiều người chỉ có sự hiểu biết cơ bản về chính trị và hoạt động của chính phủ.
"Họ chỉ làm theo những gì Đảng nói", ông nói. "Nhưng nó không chỉ là những công chức ; các nhà hoạt động xã hội cũng thiếu kiến thức về chính trị.
Nhưng trong khi đã có nỗ lực tổ chức các khoá học như vậy, thì đó vẫn là nỗ lực tạm thời ở Việt Nam. Khi các nhà hoạt động cố gắng tụ họp lại để cùng nhau nghiên cứu, họ thường bị công an chìm phân tán hoặc đe doạ, anh Chí nói.
Tệ hơn nữa, họ có thể bị bắt vì "hoạt động phản động" và bị buộc tội thực hiện "tuyên truyền chống phá nhà nước" một cách bất hợp pháp theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự với mức án tối đa 20 năm tù . "Vì vậy, cuốn sách của bà Trang rất hữu ích và quan trọng đối với chúng tôi vào lúc này", ông nói thêm.
Kể từ khi xuất bản vào cuối năm ngoái, Chính trị Bình dân đã trở nên rất nổi tiếng trong giới trẻ Việt Nam. Có bán sách in giấy mặc dù chính quyền đã có thông báo thu giữ lô hàng của nhà xuất bản nước ngoài.
Thay vào đó, các bản sao của cuốn sách đã được chia sẻ rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội, phương tiện truyền tải sách cấm ở Việt Nam hiện nay. (bản PDF miễn phí có ở đây). Bà Trang hy vọng gây quỹ cho tổ chức hỗ trợ các tù nhân chính trị, do đó yêu cầu độc giả đóng góp.
"Càng nhiều người đọc nó, thì tôi càng hạnh phúc ", bà nói. "Tôi rất hạnh phúc với sự nổi tiếng của quyển sách mà tôi nghĩ rằng tôi có thể chấp nhận bất kỳ hậu quả xấu mà nó mang lại cho tôi".
Bà Trang thực sự lạc quan về nhận thức chính trị của người Việt Nam. Bà nói rằng ở những quán cà phê vỉa hè, mọi người đang nói chuyện chính trị mỗi buổi sáng : "Từ những vụ bắt giữ mới nhất trong chiến dịch" chống tham nhũng "của chính phủ và những gương mặt mới trong các văn phòng công, các quy định kiểm soát Internet mới", bà nói.
Nhưng vấn đề là, mọi người không biết họ có thể dính líu vào chính trị, như nói ngoài công chúng, thay vì chỉ để tâm trí "nói chuyện chính trị cho vui ở các quán cà phê vỉa hè".
Trên thực tế, nâng cao nhận thức về chính trị và tăng cường tham gia vào các sự kiện chính trị, như các cuộc biểu tình và tuần hành, là một trong những mục tiêu chính của phong trào ủng hộ dân chủ.
Phong trào này đã được hỗ trợ khi nhà máy thép Formosa của Đài Loan đã thải hàng tấn rác độc hại ra biển vào năm 2016, gây ô nhiễm 200 km bờ biển miền Trung Việt Nam và giết chết một lượng lớn cá.
Thảm họa môi trường đã tạo ra một số cuộc biểu tình trên đường phố lớn nhất ở Việt Nam trong suốt hơn bốn thập niên cai trị của chế độ độc tài cộng sản.
Hơn nữa, một số nhà phân tích cho rằng các cuộc biểu tình kéo dài hàng tháng, và vẫn còn cho tới nay, từng được thúc đẩy bởi các nhóm hoạt động tách biệt, bao gồm các nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động vì công đoàn độc lập, các nhà tự do đô thị thúc đẩy dân chủ và lao động nông thôn đấu tranh giành đất đai.
Một nhà hoạt động ẩn danh tại Hà Nội nói rằng người dân Việt Nam đang bị Đảng lừa dối khi Đảng luôn khẳng định : "Đừng lo lắng, mọi thứ đều có Đảng lo và những người dân không cần phải lo gì".
Chính quyền mới nhất sau cuộc cải tổ cấp cao tại Đại hội Đảng cộng sản cuối cùng vào tháng 1 năm 2016, đã tạo tiếng dân tính về giải quyết nạn tham nhũng và cải thiện cuộc sống của người nghèo. Tuy nhiên, các nhà quan sát lưu ý rằng những điều tương tự đã được thực hiện từ những năm 1980 trở lại đây mà không có ích gì.
Trong báo cáo tại Đại hội Đảng lần thứ sáu năm 1986 đã cảnh báo các quan chức về các nỗ lực nhằm giải quyết nạn tham nhũng, chủ nghĩa cá nhân và lợi dụng, đồng thời khẳng định rằng một số đảng viên "đã đánh mất ý thức giai cấp", một cụm từ của chủ nghĩa Mác.
Lời cảnh báo rõ ràng là không được chú ý vì Việt Nam năm ngoái đã bị xếp hạng là quốc gia tham nhũng nhiều thứ hai ở Châu Á – Thái Bình Dương trong Báo cáo Khiếm dụng Toàn cầu của Tổ chức Minh bạch Thế giới. Hơn 65% người trả lời trong cuộc khảo sát cho biết họ đã phải hối lộ tiền để có được các dịch vụ công cộng, cả ở trường học và bệnh viện.
Hơn nữa, sự bất bình đẳng tài sản đang gia tăng ở Việt Nam từ những năm 1980 : báo cáo của Oxfam Việt Nam năm ngoái cho thấy người giàu nhất nước này có thu nhập trong một ngày nhiều hơn thu nhập của người nghèo kiếm được trong 10 năm.
Trong năm 2014, có 210 người "siêu giàu" ở Việt Nam - những người có giá trị tài sản ròng hơn 30 triệu đô la Mỹ. Tài sản chung của họ tương đương với 12% GDP của Việt Nam, một tình huống có thể sẽ trở nên tập trung hơn kể từ đó.
Những người đọc sách chính trị của bà Trang sẽ hiểu được sự khác biệt giữa tuyên ngôn xã hội chủ nghĩa của Đảng và sự chênh lệch giữa giàu và nghèo của chủ nghĩa tư bản.
David Hutt
Nguyên tác : Talkin’ about a reformation in Vietnam, AsiaTime, 05/03/2018
Phương Thảo dịch
Nguồn : VNTB, 09/03/2018
Phạm Đoan Trang vừa khẳng định cô đang ở Việt Nam và sẽ "không bao giờ rời Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa thay đổi". Trang cũng đã tái khẳng định cô không đến Prague (Praha) – thủ đô của Cộng hòa Czech (một phần của Tiệp Khắc trước đây) để tham dự lễ trao giải thưởng Homo Homini 2017, được tổ chức vào ngày 5 tháng 3 (1).
Blogger Phạm Đoan Trang
Homo Homini là giải thưởng thường niên mà People In Need – một tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Tiệp Khắc – chọn, trao cho những cá nhân được xem là nhân vật tiêu biểu trong việc bảo vệ cho các quyền căn bản của con người, tranh đấu cho dân chủ hóa xã hội một cách ôn hòa.
Theo Wikipedia thì Homo Homini luôn được tổ chức song song với One World Film Festival – Đại hội Điện ảnh về nhân quyền lớn nhất thế giới (2) nên tất nhiên sẽ qui tụ đại diện của tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế, của các quốc gia, kể cả đại diện của các chính phủ quan tâm đến nhân quyền.
***
Lễ trao giải thưởng Homo Homini 2017 :
Phạm Đoan Trang, cá nhân duy nhất được People In Need chọn trao giải thưởng Homo Homini lần này (3), vắng mặt chỉ vì an ninh của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngăn cản.
Đáng chú ý hơn, chỉ vì People In Need chọn Phạm Đoan Trang để tặng giải thưởng mà từ 24 tháng 2 đến nay, cô liên tục bị an ninh Việt Nam quấy nhiễu (xông vào nhà, áp giải đến đồn công an tra vấn, sau đó bị giam lỏng, tư gia bị cắt điện, cắt Internet, ngoài những hành hạ thể chất do bị hạn chế tự do, còn bị tra tấn về tinh thần bởi có thể bị tống giam bất kỳ lúc nào, tương lai không biết ra sao…).
Khi tặng vật dành cho người được chọn, trao giải thưởng Homo Homini năm nay vẫn nằm trong tay Ban tổ chức vì họ không thể đặt được nó vào tay đương sự… thì tự nhiên, những tuyên bố của giới lãnh đạo hệ thống công quyền Việt Nam về dân chủ, tự do gấp vạn lần thiên hạ, sự "lao tâm, khổ tứ" kèm nỗ lực biện bạch không ngưng nghỉ của hệ thống ngoại giao Việt Nam rằng dân chủ, tự do ở Việt Nam dẫu có tiêu chí riêng nhưng vẫn phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội Việt Nam, rồi những cam kết "thăng tiến nhân quyền" với cộng đồng quốc tế theo định kỳ… sẽ cùng bị… khôi hài hóa trong mắt thiên hạ.
Phạm Đoan Trang nên… tri ân chính quyền Việt Nam vì cô không cần đến Prague, cũng chẳng cần phải nói tiếng nào ở lễ trao giải thưởng Homo Homini thì thiên hạ vẫn có cơ hội hiểu tường tận hơn rằng Việt Nam đang ra sao, có cần gia tăng sự quan tâm đến dân chủ, tự do, nhân quyền ở Việt Nam hay không (?). Thậm chí trước đó, nếu có ai đó còn băn khoăn khi People In Need chọn Phạm Đoan Trang chứ không phải người khác để trao giải thưởng Homo Homini 2017 thì qua lễ trao giải thưởng diễn ra vào ngày 5 tháng 3 này, họ sẽ không lấn cấn nữa.
Dẫu Phạm Đoan Trang từng tâm sự trên facebook của cô rằng, cô bối rối trước quyết định của People In Need, cô ước ao giải thưởng mà cô được chọn, trao là loại giải thưởng chứng tỏ sự văn minh, dân chủ của Việt Nam để cả cô lẫn mọi người cùng cảm thấy hạnh phúc, rất khó thấy vui khi được chọn, trao một giải thưởng quốc tế về nhân quyền, bởi đó là chỉ dấu cho tình trạng thiếu vắng dân chủ, vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam, song Trang vẫn nên… tri ân chính quyền Việt Nam khi họ nổi giận do People In Need chọn cô để trao giải thưởng Homo Homini 2017.
Sự thô bạo của lực lượng an ninh Việt Nam đối với Trang trong vài ngày vừa qua kích thích nhiều người thờ ơ với thời cuộc để tâm tìm hiểu xem cô là ai, để thân hữu có cơ hội kể về Trang (4)… Ai dám bảo sự lựa chọn, số phận của Trang không gây chút cảm hứng nào nơi số đông – vốn đã rất bất bình vì những điều bất toàn quanh mình nhưng chưa biết làm gì, khởi đầu từ đâu. Số người quan tâm tới "Chính trị bình dân" - cuốn sách Trang viết năm ngoái – đang tăng rất nhanh. Khát vọng của Trang – dùng "Chính trị bình dân" để giúp đồng bào của mình thoát khỏi tình trạng mù mờ trong nhận thức về tương quan mật thiết giữa chính trị với cá nhân – đang được lực lượng an ninh Việt Nam quảng bá hết sức tích cực. Khi nào ngỏ lời tri ân chính quyền Việt Nam, Trang đừng quên gửi lời cám ơn đặc biệt lực lượng an ninh. Ngoài việc giúp quảng bá "Chính trị bình dân", an ninh Việt Nam đang tự nguyện minh họa cho những gì trước nay Trang đã viết với sự nhiệt thành hiếm thấy.
Chẳng phải chỉ có Phạm Đoan Trang nên tri ân chính quyền Việt Nam mà chính quyền Việt Nam cũng nên làm như thế với cô.
Trang đã tạo điều kiện để chính quyền Việt Nam có thêm một cơ hội nữa, khẳng định với cả trăm triệu công dân Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế rằng họ luôn luôn kiên định đối với đường hướng thực thi dân chủ, tự do, "thăng tiến nhân quyền - các giá trị phổ quát của nhân loại - theo… kiểu Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Biết đâu sau khi chính quyền Việt Nam tận dụng thêm cơ hội này, dân chúng Việt Nam, rồi cộng đồng quốc tế sẽ nhận ra, "đối thoại nhân quyền" với chính quyền Việt Nam là vô ích. Thiên hạ ắt sẽ phải suy tính tới những… phương thức khác hiệu quả hơn, nhờ vậy, chính quyền Việt Nam sẽ không cần phải bận tâm, mất thời gian, phí phạm sức lực cho những cuộc "đối thoại" mà chính họ thừa biết là vô bổ.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 09/03/20148
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/pham.doan.trang/posts/10156444291228322?pnref=story.unseen-section
Tối thứ Hai 5 tháng 3 năm 2018, tại nhà thờ St. Anne ở Praha, thủ đô nươc Cộng hòa Séc, đã diễn ra lê trao giải Nhân quyền Homo Homini vinh danh blogger Viêt Nam – nhà báo Phạm Đoan Trang
Buổi lê đươc tổ chức cùng với sự kiện khai mạc Liên hoan phim nhân quyền quốc tế lần thứ 20 ONE WORLD 2018
Giải thưởng Homo Homini do tổ chức nhân quyên quốc tế People in Need có trụ sở tại nươc Cộng hòa Séc đặt ra từ năm 1990. Hàng năm trao giải vinh danh cá nhân hoặc nhóm người đã thể hiện sự can đảm to lớn trong việc thúc đẩy nhân quyền và dân chủ.
Thay mặt tổ chức nhân quyên quốc tế People in Need, ông Jan Urban -nhà báo Séc- đã trao giải thưởng nhân quyền Homo Homini cho cô Nguyễn Thanh Mai, đại diện blogger, nhà báo Phạm Đoan Trang.
Sau đây là lời phát biểu của cô Nguyễn Thanh Mai
Cô Nguyễn Thanh Mai tham gia hoạt động nhân quyền ở Cộng hòa Séc. Cô nói :
Thưa các quý ông quý bà,
Việc Đoan Trang nhờ tôi thay mặt cô nhận giải Homo Homini làm tôi hoàn toàn bất ngờ. Ngay tại đây lúc này có bao nhiêu người còn xứng đáng thay mặt cô hơn tôi. Tuy nhiên, Đoan Trang nhờ tôi bởi chính quyền Việt Nam đã không cho tôi về nước, và vì thế họ khó có thể dễ dàng trừng phạt tôi vì việc tôi đứng ở đây. Và nay thì tôi đang đứng ở đây trước các quý vị.
Ở Việt Nam, Đoan Trang được biết đến nhiều phần nhờ các bài báo mà cô viết về các đề tài nhức nhối, như cưỡng chế đất, các bản án tử hình bất công, các vụ bắt bớ và bỏ tù các bloger. Nếu như chúng ta nhớ lại thời toàn trị trước kia, người Séc và người Slovakia cũng né tránh các đề tài mang tính xã hội - chính trị như thế nào - theo cách nói của Vaclav Havel, họ ẩn náu trong các hầm trú riêng tư - thì có lẽ chúng ta sẽ hiểu được, trong một xã hội toàn trị, một tác giả cần có các lý lẽ đơn giản, logic và cụ thể đến như thế nào để người dân có thể vượt qua nỗi sợ hãi đầy bản năng vì bị theo dõi, và trở thành bạn đọc của tác giả ấy, cho dù chỉ là trên mạng xã hội. Và tác giả ấy phải cương quyết và quả cảm đến thế nào khi trực diện với cả một bộ máy được ngụy trang rất khéo dưới tấm áo choàng là một hệ thống tư tưởng.
Đoan Trang là một tác giả như thế.
Chúng tôi nói chuyện với nhau lần đầu vào năm 2014. Tôi nhận thấy cô ấy tự chọn con đường của mình, và mẹ cô thì vô cùng lo lắng, bởi ý thức được các mũi đòn ác hiểm hướng đến con gái mình. Hồi đó cô nói, ý nghĩ về mẹ luôn dằn vặt cô nhiều nhất. Sau này, tôi mới hiểu, nỗi lo cho người thân cũng là một điểm chung của phần lớn các nhà hoạt động. Tuy nhiên Trang vẫn bền bỉ đi tiếp. Ngày 24/2/2018 cô viết trên Facebook của mình: "Tôi đấu tranh để chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài, nên tôi đấu tranh để xóa bỏ nó".
Gần 30 năm sau Cách mạng Nhung, nhưng tôi vẫn cho rằng, rất cần nhắc lại các bài học từ chế độ trước. Tôi nghĩ, điều nguy hiểm lớn nhất của chủ nghĩa cộng sản nằm ở khả năng hơn người của nó để phát hiện, phát huy và phát triển những tính cách thấp kém nhất vốn tiềm tàng một cách tự nhiên trong từng cá thể con người. Và với tôi, giải thưởng Homo Homini là một con đường với một hướng đi hoàn toàn khác, đó là con đường của con người dành cho con người.
Vì Đoan Trang, vì bản thân, vì các nhà hoạt động mà tôi quen và chưa quen, vì các giá trị con người mà vốn là nền tảng cho một xã hội ổn định và luôn phát triển trong hài hòa và hòa bình, tôi xin cám ơn vì giải thưởng cao đẹp và truyền cảm hứng này mà People in Need đã trao tặng cho một trong các đại diện nổi bật nhất của phong trào vì dân chủ tại Việt Nam. Mặc dù tôi quả thật không biết, liệu các hoạt động vì dân chủ ở Việt Nam có đủ mạnh mẽ để được coi là phong trào.
Khi Đoan Trang đề nghị tôi thay mặt cô nhận giải, tôi thấy đây là một chuyện thật phi lý. Logic ở đâu, khi giải thưởng cho một người không được ra khỏi Việt Nam, lại do một người không được vào Việt Nam nhận hộ? Thêm nữa, chính quyền Việt Nam hẳn là có thể coi hành động này là một biểu hiện chống đối. Tôi xin khẳng định với tất cả mọi người rằng qua hành động này, tôi chỉ muốn khẳng định quyền được tự do quyết định của chính mình. Bởi vì để không bị mất đi quyền của mình, người ta không được để mặc cho quyền đó bị tước đoạt một cách dễ dàng. Tôi ước được sớm gặp lại Đoan Trang. Và ngày đó sẽ không thiếu sự hiện diện của giải Homo Homini của cô ấy.
Tai buổi lễ, cô Lina Ben Mhenni, một blogger và nhà báo người Tunisia được đề cử giải Nobel hòa bình đã phát biểu khẳng định vài trò của mọi người và các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do trên thế giới.
Toàn cảnh buôi lễ trao giải Nhân quyền Homo Homini vinh danh blogger - nhà báo Phạm Đoan Trang tối 5/3/2013 tại Praha, Thủ dô Công hòa Séc
Trần Quang Thành tường trình từ Praha
(06/03/2018)
Blogger Phạm Đoan Trang nói quyết ở lại Việt Nam để chống độc tài (RFA, 28/02/2018)
Nhà hoạt động blogger Phạm Đoan Trang ngày 27 tháng 2 thông báo trên trang Facebook với bạn bè, độc giả của cô rằng cô hiện vẫn đang ở Việt Nam, bác bỏ thông tin đồn đoán cô ra nước ngoài.
Blogger Đoan Trang - RFA
Thông báo được nói đưa ra lúc cô vào được mạng khẳng định cô sẽ không bao giờ rời Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa thay đổi. Cô cũng cho biết sẽ không đến Cộng hòa Séc vào ngày 5/3 tới đây để nhận giải thưởng Homo Homini (Từ người đến người) năm 2017 do tổ chức People In Need trao hồi giữa tháng 2 vừa qua vì sự can đảm của cô trong quá trình theo đuổi sứ mệnh đem lại dân chủ cho Việt Nam.
RFA vào chiều tối ngày 28 tháng 2 đã liên hệ với bà Bùi Thị Thiện Căn, thân mẫu của blogger Phạm Đoan Trang, để hỏi thêm thông tin. Bà Căn cho biết từ khi cô Trang được an ninh thả vào ngày 24 tháng Hai tới nay, bà chưa được gặp và không liên lạc được với con gái nên không biết tình hình sức khỏe cũng như tinh thần của cô ra sao.
Về thông tin nói rằng blogger Đoan Trang đã ra nước ngoài, bà Căn khẳng định :
Không bao giờ Trang đi nước ngoài. Trang khẳng định chắc chắn điều đó. Ở Việt Nam người ta nói cột đèn cũng biết đi, chừng nào cột đèn cuối cùng của Việt Nam rời ra nước ngoài thì Trang mới đi.
Thân mẫu của blogger Phạm Đoan Trang cũng chia sẻ suy nghĩ của bản thân về con đường đấu tranh mà con gái bà đã chọn :
Tôi nói thật lý tưởng của Trang rất đẹp. Nếu thực hiện được trên nước Việt Nam này thì tôi rất mừng. Tôi hoàn toàn ủng hộ suy nghĩ và hành động của Trang. Và tôi nghĩ đó là con đường rất đúng đắn.
Tôi tin tưởng con tôi không bao giờ nhụt chí. Hôm trước, trước lực lượng an ninh rất đông đảo, họ dụ dỗ và hăm dọa con tôi đầu hàng. Nhưng con tôi một mực vì lương tâm, nhân cách của cá nhân và dòng họ, Trang không thể và không bao giờ đầu hàng hay phản bội lại lý tưởng mình đã theo.
Cũng trên trang Facebook, blogger Đoan Trang đã kêu gọi người dân Việt Nam đứng lên đấu tranh vì một đất nước tốt đẹp hơn thay vì bỏ chạy ra nước ngoài.
Cách đây vài ngày, cũng trên trang cá nhân, nữ blogger đã tuyên bố cô đấu tranh chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài nên cô đấu tranh để xóa bỏ nó.
Xin được nhắc lại, ngày 24 tháng Hai vừa qua, nhà hoạt động Đoan Trang bị an ninh câu lưu và tra hỏi cô về các hoạt động cô tham gia cũng như cuốn sách "Chính trị bình dân" cô viết năm ngoái. Mãi đến nửa đêm cùng ngày, họ mới áp giải cô về nhà và bố trí an ninh canh gác.
Blogger Phạm Đoan Trang là một nhà hoạt động xã hội tích cực ở Việt Nam. Trước đây cô từng là một phóng viên và sau khi nghỉ làm việc cho truyền thông chính thức Nhà Nước, cô tham gia một số nhóm xã hội dân sự độc lập như Green Trees …
*****************
RSF lên án Việt Nam đàn áp nhà báo Phạm Đoan Trang (VOA, 28/02/2018)
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) hôm 27/2 lên án Việt Nam đã đàn áp nhà báo Phạm Đoan Trang và gia đình bà, đồng thời kêu gọi quốc tế gây áp lực lên chính quyền Hà Nội.
Nhà báo độc lập - blogger Phạm Đoan Trang.
Nhà báo độc lập, blogger Phạm Đoan Trang bị an ninh Việt Nam bắt đi thẩm vấn vào cuối tuần trước trong lúc bà về nhà ăn Tết với mẹ. Nội dung thẩm vấn liên quan đến cuốn sách "Chính trị bình dân" mà nhà báo này viết và xuất bản vào năm ngoái. Bà Phạm Đoan Trang đã được thả về nhà sau 23 giờ làm việc nhưng bị đặt trong tình trạng quản thúc tại gia và đối diện với nhiều nguy cơ sẽ bị bắt chính thức trong những ngày tới.
Vụ thẩm vấn xảy ra chỉ hai tuần sau khi bà Phạm Đoan Trang được một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Prague, Cộng hòa Sec, trao giải thưởng nhân quyền Homo Homini vào ngày 24/2.
"Việc bắt giữ một người như bà Phạm Đoan Trang, người được quốc tế ca ngợi vì lòng can đảm và phẩm chất các bài viết của bà, cho thấy một mức độ mới trong chính sách đàn áp các nhà báo độc lập và các blogger của chính quyền Việt Nam", ông Daniel Bastard, trưởng văn phòng Châu Á-Thái Bình Dương của RSF nói.
Sách "Chính trị bình dân" của tác giả Phạm Đoan Trang.
Tổ chức bênh vực nhà báo quốc tế cũng đề cập đến trường hợp của blogger Hoàng Đức Bình, người vừa bị kết án 14 năm tù hôm 6/2 vì đăng các video về các cuộc biểu tình chống Formosa lên mạng xã hội.
RSF kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức chấm dứt đàn áp các nhà báo độc lập và các blogger, đồng thời kêu gọi Nghị viện Châu Âu đóng băng việc phê chuẩn hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam, dự kiến sẽ được thông qua trong những tháng tới và có hiệu lực vào cuối năm nay.
Tuần rồi, các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc cũng lên tiếng kêu gọi Hà Nội phóng thích các nhà hoạt động bị phạt tù vì biểu tình chống Formosa, công ty Đài Loan gây ra thảm họa môi trường lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay, gây thiệt hại trực tiếp đến nguồn sinh kế của người dân các tỉnh miền Trung.
Việt Nam lâu nay vẫn nằm gần cuối bảng xếp hạng về tự do báo chí của RSF. Năm 2017, Việt Nam đứng thứ 175 trong tổng số 180 quốc gia có mặt trong bảng xếp hạng.
******************
Tổ chức RSF phản đối Việt Nam bắt cóc blogger Đoan Trang (RFI, 28/02/2018)
Hai tuần sau khi nhận giải thưởng quốc tế Homo Homini (Một người vì nhiều người), đêm 23 rạng sáng 24/02/2018, trong lúc đón Tết với mẹ, nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang bị công an Hà Nội đến tận nhà bắt đi. Sau một ngày bị câu lưu và tra hỏi về quyển sách "Chính trị bình dân", blogger nhân quyền hiện bị giam lỏng tại gia. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép với Hà Nội.
Nhà báo Phạm Đoan Trang@RSF>
Trong một bản thông cáo phổ biến ngày 27/02/2018, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cho biết blogger Phạm Đoan Trang đang ở trong tình trạng bị giam lỏng tại gia : điện, internet bị cắt, công an bố trí người canh gác bên ngoài.
Ba ngày trước đó, khi "bắt cóc" Phạm Đoan Trang, công an Hà Nội nói là muốn "làm việc" với tác giả quyển sách "Chính trị bình dân" hiện đang được bán trên mạng Amazon. Sau một ngày thẩm vấn, an ninh Hà Nội thả blogger Phạm Đoan Trang về nhà kèm theo lời hăm dọa "cấm rời chỗ ở và sẽ phải tiếp tục làm việc" với họ trong những ngày tới. Theo Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới, lời đe dọa này mang ý nghĩa "Đoan Trang có thể bị bắt giam trong những ngày tới".
Theo nhận định của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, "chính quyền Việt Nam không còn ngụy trang chính sách đàn áp tự do báo chí dưới lớp sơn tư pháp. Sự kiện bắt giữ một nhà báo được quốc tế công nhận lòng dũng cảm cho thấy chính quyền Việt nam tiến thêm một bước trong chính sách bóp nghẹt các tiếng nói tự do". RSF kêu gọi Nghị Viện Châu Âu đình hoãn việc phê chuẩn Hiệp định tự do thương mại với Việt Nam.
Có thể nói là chỉ một ổ gà tạo vũng nước đọng trước nhà bạn cũng thuộc về chính trị, tại sao vậy ? Nếu bạn muốn nước không đọng thì tự bạn không thể quyết định bởi con đường là của nhà nước, bạn muốn thay đổi nó cần phải thông qua một cơ quan nhà nước có thẩm quyền về công trình công cộng.
Đọc sách "Chính trị bình dân" cùng Phạm Đoan Trang - Độc giả Nguyễn Trường Sơn và cuốn "Chính trị bình dân". Ảnh: Facebook nhân vật (Nguồn : Tạp chí Luật Khoa)
Cách đơn giản nhất là nói chuyện với Tổ trưởng dân phố, nhưng họ lại phải trình bày lên ủy ban nhân dân phường, rồi phường cũng phải xem xét con đường ấy do sở ban ngành nào quản lý, kinh phí do ai duyệt chi và kế hoạch bảo trì sửa chữa hàng năm hàng tháng hay đột xuất như thế nào… thật lắm chuyện. Lỡ ông tổ trưởng dân phố làm ngơ mấy tháng trời chỉ ú ớ hứa hẹn, mà thực ra ông ấy cũng chả hiểu đề nghị của mình nhắn với cấp Phường sẽ đi đến đâu… Thế rồi bạn bắt đầu tư duy, bắt đầu tự hỏi, không hiểu cái ông tổ trưởng dân phố kia ai bầu chọn vào vị trí đấy, bạn có bỏ phiếu cho ông ta không, rồi cái ủy ban có chữ nhân dân kia từ đâu ra, ai trả lương cho họ, trụ sở to cao hoành tráng, máy lạnh chạy phà phà, đất đai của nhân dân, chi phí từ tiền thuế của nhân dân cũng do gia đình, dòng họ anh em bạn đóng góp tại sao mà chỉ có cái ổ gà cũng cứ năm này tháng nọ không ai thèm để ý…
Biết bao câu hỏi từ đó cứ loay hoay : cái ông Tổng bí thư có học vị giáo sư tiến sỹ xây dựng Đảng mà sao dân lại bảo là Lú, rồi tại sao Việt Nam chỉ có một đảng thì bầu cử tranh cử thế nào, ai có quyền lựa chọn ai. Tại sao trạm thu phí mọc lên như nấm hàng ngày bắt bạn trả tiền vô lý, rồi báo chí nói tiền tham nhũng thất thoát hàng ngàn tỷ không thấy vụ nào thu hồi cho dân nhờ. Rồi thực phẩm bẩn tràn lan, tỷ lệ người Việt nam bị ung thư nhiều nhất thế giới ; Cảnh sát giao thông đòi mãi lộ khắp nơi trong khi người chết do tai nạn giao thông còn cao hơn những quốc gia đang có chiến tranh. Rồi Hoàng sa trường sa là của Việt nam sao lại có Công hàm chấp nhận trao cho Trung quốc chủ quyền.…
Hàng trăm câu hỏi đều dẫn đến yêu cầu truy tìm người có trách nhiệm, người đó là ai mà sao không thấy truy cứu, trách nhiệm ấy của Đảng, của nhà nước hay của Quốc hội, của chính phủ… ôi sao rối rắm quá !
Những chuyện ấy là chính trị nghe có vẻ vừa gần gũi mà vẫn xa vời vì không ai lý giải để bạn nghe lọt lỗ tai, cho gãy gọn.
Chuyện chính trị ở Việt Nam là chuyện của "người lớn", của Đảng của nhà nước lo hết, dân muốn bàn thôi cũng ngại vì coi chừng bị chụp cho cái mũ phản động, theo đuôi tư bản Âu Mỹ… sách vở thì chỉ được học theo Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh đố ai dám dạy cho bạn trệch hướng, vậy thì thế giới họ theo khoa học chính trị, quản lý nhà nước kiểu gì mà sao họ giàu có văn minh dân chủ thế, nhân quyền của họ tại sao cao thế ? Ai tò mò thì vẫn tìm hiểu được từ nhiều nguồn, nhưng khó hình thành hệ thống và thuật ngữ chuyên môn ngành Luật, ngành Triết, ngành khoa học chính trị rất khó nhai, khó hiểu sâu xa ngọn ngành, trong khi chính trị Mác Lê thì ngấy đển tận óc cũng cứ bị bắt buộc phải học phải thi để có được tấm bằng đại học.
Nói ra thật dài dòng như thế để thấy rằng người dân thực sự cần muốn cuốn sách "Chính trị Bình dân", nói chính trị theo ngôn ngữ mà người dân thường không cần chuyên môn sâu xa về học thuật cũng có thể hiểu được. Những câu chữ mà hàng ngày ai cũng quen đọc quen nói quen dùng như : chính phủ, nhà nước, dân chủ nhân quyền, bầu cử ứng cử, đại biểu, quốc hội, nghị viện, hành pháp, tư pháp, lập pháp… là gì, ít được sách vở nào soi rọi theo ngôn ngữ bình dân dễ hiểu.
Cũng có rất nhiều sách viết theo kiểu : "Hỏi đáp về…Pháp Luật" chất đầy các kệ sách ở nhà sách nhưng thật sự thiếu một cuốn sách dám bàn về Chính trị theo ngôn ngữ bình dân và mở rộng tầm nhìn theo cách mà thế giới họ hiểu về chính trị chứ không bị bó buộc vào nhiệm vụ định hướng tuyên truyền cho Đảng Cộng sản và Ban tuyên giáo Cộng sản. Rất nhiều Học giả, Luật gia cũng từng ấp ủ viết được một cuốn sách về chính trị theo lối bình dân để mở mang dân trí nhưng vẫn chưa thấy có quyển nào phổ biến đi vào đời sống.
Cuốn sách Chính trị bình dân của Phạm Đoan Trang ra đời dù muộn màng nhưng lại rất đúng lúc giải được cơn khát tìm hiểu kiến thức chính trị theo cách đời thường, nhưng rất cần cho đối tượng rộng lớn người dân và cả những sinh viên học chuyên ngành Luật, Kinh Tế, Triết, các ngành Quản lý công…
Phải nói rằng Phạm Đoan Trang đã thành công để "hạ Chính trị thấp xuống" đúng ngay tầm với của người Bình dân bằng cách trình bày theo ngôn ngữ dễ hiểu, nhưng đã khảo sát công phu hàng loạt vấn đề chính trị rất thường gây tranh cãi, dễ hiểu nhầm bởi lối tuyên truyền một chiều áp đặt của nhà cầm quyền Cộng sản luôn khống chế quan điểm theo kiểu mị dân, ví dụ như : yêu nước như thế nào, biểu tình và mặt trái của nó, sự vô cảm chính trị, mặt trái của dân chủ…
Cách trình bày khách quan đưa ra nhiều quan điểm khác nhau thậm chí trái ngược để cho người đọc đối chiếu, nhiều bài báo, số liệu, sự kiện tiêu biểu cùng chuyên đề cũng được đưa vào cho độc giả đọc thêm để mở rộng cách nhìn từ lý thuyết qua thực tế, khiến cho sự khô khan chính trị trở nên sinh động, đời thường và thú vị
Mặc dù là bình dân nhưng cuốn sách 500 trang được trình bày theo mục lục cụ thể, chuyên đề chọn lựa hầu hết những quan niệm thường dùng nhất với bố cục chặt chẽ, phần phục lục có chú thích thuật ngữ đã khảo cứu ghi số thứ tự trang dễ tra cứu và thuật ngữ chính trị tiếng Anh đã dịch sang tiếng Việt, như một giáo trình giáo khoa hay cẩm nang chuyên ngành.
Với công phu nghiên cứu và biên soạn khá hoàn chỉnh nên sách được rao bán trên Amazon với giá 25 USD có vẻ không bình dân lắm so với người Việt Nam, tuy nhiên bản điện tử trên smashwords có giá chỉ 5 USD và thậm chí là được tặng sách nếu như các bạn là sinh viên và "dám đọc nó".
Tác giả tâm sự : "Nếu có gì phải nói thêm về hoàn cảnh ra đời cuốn sách thì, tôi đã viết nó trong những ngày bị canh chặt ở Hà Nội, đến mức không thể đi đâu, làm gì được, và luôn cảm thấy khó thở - nghĩa đen. Có những ngày trước cửa nhà tôi luôn đầy những thanh niên bịt mặt đứng, ngồi vạ vật, ánh mắt nhìn tôi không chút thân thiện.
Nếu bạn là sinh viên, tôi sẽ rất vui được tặng sách cho bạn.
Nếu có anh công an, an ninh nào hỏi bạn về cuốn sách, hãy nói với họ rằng đó là sách do tôi viết, và tôi sẵn sàng trao đổi với họ trên tư cách tác giả với độc giả. Tác giả không sợ thì các bạn chẳng có gì phải ngại cả."
Bởi tác giả từng là phóng viên, biên tập viên ở nhiều tờ báo tiếng Việt lớn như VnExpress, VietNamNet, Tuần Việt Nam, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Luật Khoa tạp chí, và trang mạng tiếng Anh Vietnam Right Now, và sau quá trình khảo cứu chủ đề Chính trị Việt Nam thì tác giả cũng tự hiểu việc dám viết, dám xuất bản quan điểm riêng về Chính trị là một hành động nguy hiểm cho cá nhân mình khi Chính trị Việt Nam chỉ là quả bóng trên tay các nhóm lợi ích tư bản đỏ và cơ quan an ninh sẽ khó mà để yên cho cô.
Khi bài viết này đưa lên thì Đoan Trang vẫn còn bị Cơ Quan an ninh điều tra thẩm vấn và đe doạ khởi tố. Hiện nay đám tay sai an ninh của Đảng còn chịu sức ép lớn hơn khi Đoan Trang công khai lời tuyên bố chống độc tài và mong muốn đấu tranh xóa bỏ nhà nước Cộng sản độc tài tại Việt Nam. Thật đau xót nếu như Phạm Đoan Trang vì tác phẩm và tâm huyết muốn khai trí cho người bình dân Việt nam mà lại bị tù tội và những con ngáo ộp chính trị vẫn tiếp tục thao túng đất nước này mặc dù đa số người dân Việt đã dần dần chuyển hóa về nhận thức để không còn vô cảm chính trị nữa.
Chưa biết kết quả điều tra thẩm vấn và đe doạ tự do của nhóm ngáo ộp kia ra sao với Phạm Đoan Trang thì chúng ta cũng nhân dịp này để đọc và nghiên cứu một cách nghiêm túc sách Chính trị bình dân và phổ biến thật rộng rãi đến nhiều tầng lớp bình dân được khai sáng nhận thức của họ về nền chính trị ngáo ộp độc tài của Việt Nam hiện nay.
© Tuệ Tâm
Nguồn : RFA, 28/02/2018 (phanh's blog)