Tờ Quân đội nhân dân vừa có thêm một bài chỉ trích những thông tin, ý kiến cảnh báo về tình trạng hệ thống công quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những cá nhân từng lên tiếng phản đối cả bất công lẫn bất cập ở Việt Nam (1).
Hình trích xuất từ qdnd.vn 10/8/2020
Bài viết vừa kể (Những luận điệu ‘trấn áp, bắt bớ trước đại hội đảng’ là vu khống, bịa đặt) trên tờ Quân đội nhân dân - sẽ gọi tắt là QĐND, hay một bài viết được đặng trên tờ Nhân dân cách nay chừng ba tuần (VOA, RFA vẫn tiếp tục chống phá Việt Nam) – sẽ gọi tắt là Nhân Dân, cho thấy, hệ thống tuyên giáo ở Việt Nam vẫn áp dụng… Bộ tiêu chuẩn "3 trong 1" để thẩm định "xấu, độc", xác định "bạn, thù" và phân loại thông tin, ý kiến ("thật" hay "giả").
Hình trích xuất từ nhandan.com.vn 20/07/2020
***
Theo QĐND thì những nơi, những người bất kể ở trong hay ngoài Việt Nam từng bày tỏ sự ái ngại và cảnh báo về việc hệ thống công quyền Việt Nam sách nhiễu, tống giam, phạt tù hàng loạt những cá nhân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến về những bất toàn tại Việt Nam đều là "vu khống, bịa đặt". Sở dĩ những cá nhân như ông Trịnh Bá Phương gặp rắc rối hay vướng vòng lao lý là vì họ đã phạm một số tội được qui định trong Bộ Luật Hình sự của Việt Nam.
Trong bài viết đã đề cập, QĐND giải thích tại sao ông Trịnh Bá Phương… vi phạm pháp luật : Khi nhà của gia đình ông Phương bị giải tỏa, đất bị thu hồi, ông và thân nhânđòi hỏi phải đền bù với giá đất cao hơn khung giá bình thường và bị hệ thống công quyền bác bỏ với lý do đó là đòi hỏi vô lý, không có cơ sở. Ông Phương và nhiều người khác không chấp nhận nênkhiếu kiện thường xuyên.
QĐND cáo buộc việc ông Phương dùng Internet cung cấp thông tin, trình bày ý kiến liên quan tới giải tỏa nhà, thu hồi đất ở Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội là nói xấu chính quyền, chống đối chế độ và sau khi Hà Nội xảy ra thêm trường hợp tương tự ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, ông Phương đã cùng những cá nhân đang gánh chịu oan sai cung cấp thông tin, ý kiến, nên mới trở thành bị can của vụ án "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Tuy Việt Nam không công nhận quyền sở hữu đất đai nhưng cả hiến pháp lẫn nhiều qui định pháp luật khác liên quan đếnquyền sử dụng đất đaixác nhận đó là quyền về tài sản và cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền cam kết bảo hộ. Về nguyên tắc, ông Phương và nhiều công dân khác có quyền tự định đoạt đối với thửa đất mà họ được quyền sử dụng song QĐND không phân tích xem vì sao việc họđòi đền bù với giá cao hơn lại là… vô lý, thậm chí còn miệt thị họ phản khángvì lợi ích cá nhân ?
Tương tự, cả hiến pháp lẫn nhiều qui định pháp luật khác cùng khẳng định công dân Việt Nam có quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do báo chí, thế thì tại sao QĐND lại lên án những công dân phổ biến khiếu nại, tố cáo để bảo vệ các quyền chính đáng, cũng như lợi ích hợp pháp của họ và của người khác là… chống đối nhà nước Việt Nam ? Chẳng lẽ lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối đồng nghĩa với việc có thể sổ toẹt vào hiến pháp và các qui định pháp luật do chính đảng hướng dẫn soạn thảo, ban hành ?
Lập luận theo kiểu như đã dẫn để lên án ông Phương và những người bênh vực ôngvu khống, bịa đặt, QĐND tái khẳng định, tiêu chí định tính về tự do, dân chủ ở Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào việc đảng… có thích hay không ! Lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối là độc quyền khen – chê, thưởng - phạt theo cảm hứng chủ quan của đảng. Công dân "tốt" không phải là cá nhân am tường, biết viện dẫn các quyền hiến định, yêu cầu thực thi luật thực định mà phải là cá nhân không bao giờ nói hay làm ngược lại… ý đảng.
Ngoài việc lên án Trịnh Bá Phương và những người như ông, QĐND còn qui kết những nơi, những người đồng cảm với các cá nhân này, lên tiếng ủng hộ họ bị xem là âm mưu phá hoại đại hội đảng.
Theo QĐND, tình trạng gia tăng sách nhiễu, tống giam, kết án những cá nhân bày tỏ sự bất đồng với… ý đảngkhông phải là đàn áp để tiến trình tổ chức đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 thành công tốt đẹp. Việc đảng mang một số đảng viên tai tiếng đi… cất cũng không phải là chuyện các cá nhân, băng nhóm trong đảng loại trừ đối thủ như thiên hạ luận bàn. QĐND bảo đó là thực thi công lý xã hội chủ nghĩa, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa ! Nghĩ khác là… tự diễn biến, tự chuyển hóa và nói khác là… thâm độc.
QĐND cảnh báo công chúng đừng đểcác thế lực thù địch, phản động biến thànhcon bài mới để chống đối nhà nước Việt Namnhư Trịnh Bá Phương sau khinhững con bài như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh... đã cũ và hết giá trị sử dụng. Lối nhìn và cách lập luận này tuy không bình thường nhưng hệ thống tuyên giáo Việt Nam vẫn thường xuyên sử dụng trong tuyên truyền, cho dù tự thân lối nhìn và cách lập luận này chính là một hình thức tự hạ thấp của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam !
Nếu việc xử lý những con bài cũ thuần túy là thực thi công lý xã hội chủ nghĩa, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa thì tại sao không buộcnhững con bài cũ đó thi hành xong hình phạt mà hệ thống tòa án xã hội chủ nghĩa nhân danh nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tuyên, mà lại phóng thích rồi tống xuấtnhững con bài cũ đó khỏi Việt Nam ? Tại sao nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không… kiên định trong việc thực thi công lý xã hội chủ nghĩa, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, thậm chí vứt bỏ quyền tự quyết của chính mình ?
Vì sao đảng thường xuyên khuyến cáo đồng chí, đồng bào không được mất cảnh giác và phải cương quyết đập tan những âm mưu, hoạt động của cácthế lực thù địch, phản động, mà nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn qua lại, thậm chí còn nỗ lực thiết lập, củng cố, tìm mọi cách phát triển quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia bảo trợ chonhững con bài cũ cũng như gia đình của họ tái định cư, làm lại cuộc đời ?
Đối chiếu với việc định tính vềdiễn biến hòa bìnhcủa đảng, rõ ràng những đảng viên đang tham gia quản lý, điều hành nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều đã tự diễn biến, tự chuyển hóaở mức độ rất nghiêm trọng. Thậm chí Tổng bí thư còn xem việc qua lại với những quốc gia ấy là thành tích đáng tự hào vì giúp nâng cao… vị thế quốc gia. Vì sao đảng không xử lý những vi phạm rất nghiêm trọng này ?
Vì sao tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật nhưng trong khi nhiều cá nhân đã cũng như đang bị trừng trị nghiêm khắc do qua lại với những tổ chức, cá nhân chỉ trích nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền, còn một số cá nhân khác lại có quyền xem sự qua lại với những tổ chức, quốc gia chưa bao giờ ngưng đưa ra những chỉ trích tương tự là… thành tích, chứng tỏ họ… sáng suốt, tài tình nên… xứng đáng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối cả đảng lẫn nhà nước ?
Ngoài tiêu chí thứ nhất (độc quyền khen – chê, thưởng - phạt theo cảm hứng chủ quan của đảng) dùng để thẩm định "xấu, độc",Bộ tiêu chuẩn "3 trong 1" còn tiêu chí thứ hai :Đảng là "chân lý". Chân lý vốn là giá trị bất biến theo không gian và thời gian, khác với đảng là "chân lý" nên không bao giờ sai, dẫu chủ trương, đường lối thường xuyên di chuyển… ngược chiều và trở thành nguyên nhân phát sinh thực trạng mà từ lâu dân gian đã khái quát thành… vè "sáng đúng, chiều sai, đến mai lại… đúng".
Thủ tiêu thị trường từng là… "chân lý" nên từng có nhiều cá nhân, gia đình tan tành cuộc đời, sự nghiệp. Sau đó thủ tiêu kế hoạch hóa, chuyển đổi sang… thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trờ thành một… "chân lý" khác ! Bởi đảng là "chân lý", việc định danh, định tính, định lượng về "chân lý" liên tục thay đổi. Thắc mắc hay bình phẩm về… "chân lý" không bị cáo buộc là vu khống, bịa đặt, chống đối nhà nước, phảitrừng trị nghiêm khắc đểgiáo dục, phòng ngừa chung thì cũng bị phê phán là… thiếu thiện chí, hay bị các thế lực thù địch, phản động tác động, lợi dụng !
Dựa trên hai tiêu chí như vừa kể, QĐND dẫn bài "Bộ Công an vào cuộc vì tham nhũng hay... đại hội đảng ?" như một dẫn chứng, chứng minh các thế lực thù địch, phản động đang vu khống, bịa đặt rằng đảng đang lợi dụng chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" để bắt bớ, trấn áp, khai trừ những đảng viên "không thuộc phe nhóm", "không nằm trong quy hoạch" của Đảng. QĐND giải thích, sở dĩ bây giờ, Bộ Công an mới điều tra những sai phạm liên quan đến đất đai ở Bình Dương là vì điều tra chống tham nhũng không phải cứ phát hiện là làm ngay được !
Giải thích như thế chẳng khác gì cưỡng hiếp các qui định pháp luật về xử lý hình sự ở Việt Nam rồi chủ động kêu… oan. Năm 2014, Thanh tra đã từng chỉ đích danh một số viên chức góp phần tạo ra những sai phạm về đất đai ở Bình Dương. Sau đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng – chống tham nhũng đã yêu cầu Tỉnh ủy Bình Dương "khẩn trương xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để xử lý theo đúng quy định pháp luật, nếu đủ căn cứ thì khởi tố xử lý hình sự".
QĐND cáo buộc việc liệt kê các sự kiện liên quan đến việc xử lý các sai phạm về đất đai ở Bình Dương đã từng được hệ thống truyền thông chính thức đề cập, cũng như chỉ ra yếu tố bất thường khi cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam từ trung ương đến địa phương cùng… quên scandal đó suốt… sáu năm và bây giờ mới khởi tố là… ý đồ xấu, độc thì có khác gì khuyến khích thiên hạ kinh sợý định tốt, lành của đảng ?
***
"Bộ Công an vào cuộc vì tham nhũng hay... đại hội đảng ?" là một bài trên VOA nhưng QĐND không dẫn nguồn. Nói cách khác, QĐND không… triệt để bằng… Nhân Dân. Cách nay ba tuần, Nhân Dân trực tiếp công kích VOA và RFAtiếp tục chống phá Việt Nam (3). Theo Nhân Dân thì quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Hoa Kỳ đã tròn 25 năm nhưng VOA, RFA vẫntiếp tục đưa những thông tin bịa đặt, bình luận xuyên tạc, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ, xúc phạm đảng và nhà nước Việt Nam.
Nhân Dân khẳng địnhđó là việc làm hết sức khó hiểu, cần phải lên án vì VOA, RFA đã ngang nhiên đi ngược quan điểm, cam kết của lãnh đạo, chính quyền Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam. Thành ra, bên cạnh việc đề nghị chính quyền cùng cơ quan chức năng của Mỹ chấn chỉnh hoạt động của VOA, RFA sao cho phù hợp với các nguyên tắc, quan điểm của nước Mỹ với Việt Nam thì mặt khác, chúng ta cần tiếp tục đấu tranh vạch trần thái độ, mưu đồ, mọi thủ đoạn của VOA và RFA.
Xem bài viết vừa đề cập sẽ thấy, ngoài việc áp dụng hai tiêu chí củaBộ tiêu chuẩn "3 trong 1" như QĐND, Nhân Dân rất thành thạo trong việc ứng dụng tiêu chí thứ ba :Văn minh xã hội chủ nghĩa khác với văn minh chung.
Rất khó tính chính xác nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế bao nhiêu lần rằng sẽ nỗ lực thăng tiến nhân quyền tại Việt Nam, tuy nhiên Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vẫn thản nhiên phỉ nhổ vào những cam kết đó. Với Nhân Dân, tự do ngôn luận, tự do báo chí – những quyền căn bản của con người – không chỉ vô giá trị mà Nhân Dân còn muốnchính quyền cùng cơ quan chức năng của Mỹphải bắt chước Việt Nam (chấn chỉnh hoạt động của VOA, RFA).
Nếu VOA và RFA dựa trên lập luận của Nhân Dân để thay mặt hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Mỹ đánh giá quan hệ Việt – Mỹ thì những bài viết về cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ cho đến nay vẫn nhan nhản trên chính Nhân Dân và hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam, những bộ phim ca ngợi cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ vẫn đang chiếu trên hệ thống truyền hình quốc gia này, thậm chí loan báo tin tức, ý kiến bình phẩm về những vấn đề thời sự liên quan tới chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Mỹ cũng chính là… hành vi chống phá, thiếu tôn trọng thể chế chính trị của… Mỹ, xâm phạm thô bạo vào công việc nội bộ và chủ quyền của… Mỹ, trực tiếp phá hoại chủ trương cũng như những thành quả của mối quan hệ giữa… Mỹ và Việt Nam mà chính quyền và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp !
Có một điểm cần lưu ý, rất dễ nhận biết là chưa bao giờ và chắc chắn không bao giờ VOA, RFA hay những cơ quan truyền thông cả công lập lẫn tư nhân ở Mỹ cũng như những quốc gia thật sự tôn trọng nhân quyền, nhận thức, nhận định hay lập luận theo kiểu Nhân Dân, QĐND… bởi tiêu chuẩn văn minh chung của nhân loại khác xa vớiBộ tiêu chuẩn "3 trong 1" được xây dựng trên nền tảngvăn minh xã hội chủ nghĩa.
Đó cũng là lý do cách hành xử của Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc hoàn toàn trái ngược. Cùng có quan hệ ngoại giao, cùng nhiệt liệt chào mừng, tưng bừng kỷ niệm thời điểm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và các cơ quan truyền thông trong hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam chưa bao giờ bỏ qua cơ hội lên án"tội ác của quân xâm lược Mỹ" hay kỷ niệm các sự kiện quan trọng trong"cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ và tay sai".
Ngược lại, vì cùng chia sẻvăn minh xã hội chủ nghĩa, từ khi "bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc", Việt Nam có sự đồng cảm cao với quốc gia xã hội chủ nghĩa anh em này nên tự ý đục bỏ tất cả mọi thứ liên quan đến "tội ác của quân xâm lược Trung Quốc". Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất dưới gầm Trời này lấp la, lấp lửng khi đề cập đến tàu… lạ, của nước… lạ hay nướccó chung đường biên giới với Việt Nam ở phía Bắc đã truy đuổi, đánh đập, tàn sát đồng bào của mình, phá hoại kinh tế quốc gia của mình.
Bia căm thù "tội ác của quân xâm lược Mỹ",bia ghi chiến tích của "cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mỹ và tay sai" vẫn được tu bổ theo định kỳ nhưng không thể tìm được những tấm bia tương tự ghi dấu tội ác và dã tâm của Trung Quốc.Văn minh xã hội chủ nghĩa ngăn cản cả việc tưởng nhớ, ghi công những người Việt đã bỏ mình trong cuộc chiến chống xâm lược Trung Quốc cả trên đất liền lẫn trên biển và Nhân Dân hay QĐND chính là những nơi chỉ cần bỏ ra ít giờ là có thể tìm ra vô số dẫn chứng.
Năm 1980, Sư đoàn 337 của Quân đội nhân dân Việt Nam đã chặn 18 đợt tấn công của hai sư đoàn Trung Quốc tại cầu Khánh Khê (tọa lạc tại xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Người Việt đã dựng một tấm bia vừa để đánh dấu chiến tích đó, vừa để tưởng niệm 650 đồng bào vị quốc vong thân. Rồi Việt Nam "bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc", tiếp tục cùng Trung Quốc chia sẻvăn minh xã hội chủ nghĩa… Tấm bia đánh dấu sự kiện :Sư đoàn 337 đã đánh bại và chặn đứng quân Trung Quốc xâm lượcbị đục bỏ bốn chữTrung Quốc xâm lược.
Việc thực thivăn minh xã hội chủ nghĩa theo Bộ tiêu chuẩn "3 trong 1" này khiến nhiều người nổi giận và nghi ngại hệ thống chính trị, hệ thống công quyền vẫn tự giới thiệu là của họ, do họ và vì họ... Mãi đến năm 2017, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam mới tổ chức… quyên góp dựng Nhà bia ở cầu Khánh Khê. Đó cũng là dịp hệ thống truyền thông chính thức phân biện, rằng thì là : Bốn chữ Trung Quốc xâm lược trên bia tưởng niệm cũ biến mất là do… phía bên kia cho người bí mật sang đục phá, cứ ta sửa xong chúng lại đục(4).
Tại sao lãnh thổ của ta, bia của ta, ghi lại một chiến tích lẫy lừng của ta nhưng Nhân Dân, QĐND chẳng bao giờ lên tiếng đòi Trung Quốcchấn chỉnh những kẻ đã xâm nhập, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam như thỉnh thoảng vẫn đòi Mỹ chấn chỉnh VOA, RFA vì chống phá Việt Nam ? Tại sao Nhân Dân, QĐND không thắc mắc ai đã chiều theo Trung Quốc, cho phép bỏ hai chữTrung Quốcra khỏi nội dung tấm bia vừa được dựng lại hồi năm 2017 trong Nhà bia mới ở đầu cầu Khánh Khê mới ?
***
Ít ai trong số những người Việt thích đùa không biết cácbài… chửi mất gà. Dẫu tác giả của những bài… chửi này bỏ nhiều thời gian, dụng nhiều công, khai thác cả những yếu tố liên quan đến… thi ca cho… có vần, có điệu (…Bay ăn cho chồng bay sợ, cho vợ bay kinh. Bay ăn cho ngã miếu sập đình, cho mồ cha bay chết hết để một mình bay ăn…)(5) hay vận dụng cả… toán học vào chuyện chửi (…Bà "khai căn" cả họ nhà mày xong rồi, bà "tích phân n bậc", bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ, ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà "đạo hàm n lần"…) nhưng các bài chửi này chỉ làm người ta bật cười và cảm thấy… tội nghiệp nếu có ai đem ra sử dụng !
Có tiếp tục sử dụng Bộ tiêu chuẩn "3 trong 1" để thẩm định"xấu, độc" hay không, tất nhiên là quyền của những cơ quan truyền thông kiên định vớivăn minh xã hội chủ nghĩa như Nhân Dân, QĐND, kẻ viết bài này không dám lạm bàn song đã ứng dụng bộ tiêu chuẩn ấy thì không nên qui đồnglựa chọn chính trị của đảng là lựa chọn của nhân dân. Nếu thật sự ý đảng cũng là lòng dân, sẽ chẳng thế lực thù địch, phản động nào có thể tác động đếnsự kiên định của nhân dân, hà cớ gì phải uổng phí tâm cơ nguyền rủa như… chửi mất gà !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 13/08/2020
Chú thích :
(2) https://www.voatiengviet.com/a/vinamit-binh-duong-dai-hoi-dang/5481591.html
(3) https://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/voa-rfa-van-tiep-tuc-chong-pha-viet-nam-610358
(4) http://www.baoquangtri.vn/Chính-trị/modid/415/ItemID/119250
https://www.voatiengviet.com/a/vinamit-binh-duong-dai-hoi-dang/5481591.html
(5) https://www.facebook.com/notes/ nhã-nam/5-năm-bài-chửi-mất-gà-bài-dự-thi-của-khưu-minh-cường/455746371113928/
(6) https://www.facebook.com/notes/nhã-nam/11-chửi-hay-bài-dự-thi-của-ngô-thùy-trang/459508517404380/
Tân Tổng giám đốc Cơ quan truyền thông quốc tế của Chính phủ Mỹ (USAGM, USA Global Media) vừa sa thải bà Bay Fang, Tổng Giám đốc Đài Á Châu Tự do (RFA) và một loạt giám đốc các kênh truyền thông quốc tế hôm 18/06.
Logo Đài RFA tiếng Việt và Đài VOA tiếng Việt - Ảnh minh họa
Trước đó, hôm thứ Hai 15/06, Giám đốc Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), bà Amanda Bennett và phó giám đốc Sandy Sugawara đều đệ đơn từ nhiệm sau khi ông Michael Pack lên nhậm chức.
Bình luận chuyện này, nhà báo David Hutt, cây bút chuyên về Châu Á, nêu lo ngại trong bài viết trên tờ Asia Times (18/06/2020) rằng "Đài Tiếng nói Hoa Kỳ nay thành 'Tiếng nói Trump'"
Bài báo "Voice of America to become Voice of Trump" cho rằng việc bổ nhiệm "một nhân vật cánh hữu" làm lãnh đạo ngành truyền thông quốc tế của Hoa Kỳ "có thể sẽ không đồng điệu với 117 triệu khán thính giả tại Châu Á" của các đài Mỹ.
Ông Michael Pack, một chính trị gia được báo Mỹ như New York Times cho là "bảo thủ, thân tổng thống Donald Trump" đã sa thải cả lãnh đạo Đài Châu Âu Tự do và Radio Liberty/Radio Free Europe, ông Jamie Fly, cùng giám đốc của mạng lưới truyền thông Trung Đông (Middle East Broadcasting Network), ông Alberto Fernandez.
Cũng trong tuần này, bà Libby Liu, giám đốc "Open Technology Fund", quỹ phi lợi nhuận cổ vũ cho tự do Internet do USAGM giám sát, cũng từ chức.
Bà Libby Liu từng làm Tổng giám đốc RFA trong 14 năm.
Theo David Hutt, thì ông Michael Pack "được cho là thân cận với ông Steve Bannon, cựu chiến lược gia của bộ tham mưu tranh cử cho Donald Trump, và hai ông đã từng cùng sản xuất hai phim tài liệu".
Ngoài ra, vẫn theo bài trên trang Asia Times, ông Pack "từng lãnh đạo Claremont Institute, một think tank theo xu hướng bảo thủ, gần gũi với phong trào Trump".
Theo phóng viên tự do Joaquin Hòa Nguyễn từ California thì thì việc điều ông Pack, một đồng minh của Tổng thống Trump, về đứng đầu Cơ quan truyền thông quốc tế "được xem là một hành động nhằm kiểm soát truyền thông của chính phủ Mỹ".
Các đài Mỹ có tiếng nói về Châu Á
Ngoài đài VOA (thành lập năm 1942) Cơ quan truyền thông quốc tế của Hoa Kỳ USAGM còn kiểm soát các kênh truyền thông khác do chính phủ Mỹ tài trợ, trong đó có RFA.
RFA được thành lập vào năm 1996 nhằm đưa thông tin đến các quốc gia mà Hoa Kỳ cho là "độc tài, không minh bạch thông tin".
Đài này nói họ cổ vũ cho tự do dân chủ ở Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, Lào, Campuchia, Miến Điện.
RFA gồm 9 ban ngôn ngữ khác nhau trong đó có tiếng Việt. Bà Bay Fang là một nhà báo chuyên nghiệp từng hoạt động ở Afghanistan, Iraq, từng làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ.
Sau khi về RFA năm 2015, bà đã lên làm Tổng Giám đốc từ năm 2019.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã có chương trình tiếng Việt lâu năm qua sóng phát thành, và sau này có thêm trang web cùng chương trình TV/video.
Bài đọc nhiều nhất trên trang tiếng Việt của VOA hôm 18/06 là câu chuyện "Giáo sư Steve Hanke phản hồi sau khi nói Việt Nam là ‘táo thối’ trong chống dịch Covid-19".
Vẫn theo ông Joaquin Hoà Nguyễn nói với BBC từ San Francisco cuối ngày thứ Năm giờ Anh thì đài "CNN gọi đó là cuộc thảm sát" với truyền thông công của Hoa Kỳ. Có lo ngại rằng các đài này sau thay đổi lãnh đạo sẽ không quan tâm đến dân chủ nhân quyền.
Tuy thế, tân CEO của USAMD, Michael Pack trong email thông báo cho nhân viên cuối ngày thứ Tư đã tìm cách giảm đi lo ngại của họ rằng ông "cam kết duy trì độc lập" cho các đài vốn có nhiệm vụ đưa tin độc lập tới khán thính giả trên toàn thế giới, theo trang Politico trích các nguồn thông tấn từ Hoa Kỳ.
Sự kiểm soát chặt chẽ thông tin của Đảng cộng sản Trung Quốc cũng như nỗi quan ngại quá mức về mất ổn định xã hội là những nguyên nhân chính khiến cho dịch bệnh Covid-19 đã không được kiềm chế ngay từ đầu, theo nhận định của các học giả nghiên cứu về chính trị Trung Quốc.
Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, là nơi bùng phát dịch Covid-19
Tuy nhiên, cũng theo nhận định của các nhà chuyên môn, chế độ độc tài của Trung Quốc có đủ khả năng huy động lực lượng để dập tắt dịch bệnh cho nên cuộc khủng hoảng Covid-19 khó lòng khiến chính quyền của Đảng cộng sản sụp đổ.
‘Bịt miệng ý kiến bất lợi’
Trên tờ South China Morning Post, ông Patrick Mendis, cựu giáo sư thỉnh giảng về ngoại giao kinh tế tại Đại học Vũ Hán và là cựu sinh viên Đại học Harvard, có bài phân tích về ‘ba sai lầm mà chính quyền Trung Quốc mắc phải trong việc xử lý cuộc khủng hoảng virus corona’.
Do Đảng cộng sản Trung Quốc nắm chặt quyền lực, Giáo sư Mendis cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên nếu ngay từ sớm họ hy sinh sức khỏe của người dân trong cuộc khủng hoảng corona virus để bảo vệ chế độ.
"Thật vậy, mặc dù Trung Quốc đã phản ứng nhanh hơn với dịch corona so với đợt dịch SARS hồi năm 2002-2003, thì trận dịch này cũng đã phơi bày một lỗ hổng cố hữu trong hệ thống của Trung Quốc với việc bịt miệng và trừng trị những ai đi chệch khỏi quan điểm chính thống", ông viết.
Theo lời vị giáo sư này, mặc dù thảm họa SARS cho thấy sự cần thiết phải cởi mở và có trách nhiệm hơn, Trung Quốc đã mắc phải những sai lầm tương tự trong cuộc khủng hoảng hiện tại mặc dù họ mong muốn thấy kết cục khác.
Sai lầm đầu tiên là bắn hạ người báo tin, Mendis phân tích. Lý Văn Lượng - bác sĩ nhãn khoa trẻ tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán - đã lần đầu tiên chia sẻ mối lo ngại của mình vào ngày 30/12 năm 2019 với một nhóm bạn học cũ trên WeChat. Vào thời điểm đó, virus corona vẫn chưa được nhận diện. Bác sĩ Lý khi đó đã cảnh báo về một trận dịch giống như SARS, và đề nghị các bạn học áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn để ngăn ngừa lây nhiễm tại các bệnh viện nơi họ làm việc.
Tuy nhiên, ảnh chụp màn hình của cuộc trò chuyện riêng tư này đã lan truyền và thu hút sự chú ý của cấp trên của bác sỹ Lý. Phần thưởng cho hành động cảnh giác chuyên nghiệp này của bác sĩ Lý là mệnh lệnh từ bệnh viện yêu cầu ông viết bản kiểm điểm tự phê bình. Công an địa phương cũng thẩm vấn ông và cho rằng ông ‘gây rối loạn trật tự xã hội nghiêm trọng’.
Bác sĩ Lý bị buộc phải đưa ra câu trả lời xác định cho hai câu hỏi – ‘Anh có thể dừng hành vi bất hợp pháp của mình không? và ‘Anh có có hiểu rằng anh sẽ bị trừng phạt nếu anh không ngừng hành vi đó hay không?’ Với hai câu trả lời này, virus corona đã được tạo điều kiện lây lan không có gì ngăn chặn trong một vài tuần kế tiếp, Giáo sư Mendis nhận định.
Bữa tiệc hoành tráng
Điều này dẫn đến sai lầm thứ hai: một cơn bão hoàn hảo đang thành hình, cũng theo lời vị giáo sư này. Đó là khi quận Bách Bộ Đình ở thành phố Vũ Hán chuẩn bị cho bữa tiệc hoành tráng hàng năm. Để kỷ niệm 20 năm bữa tiệc này, các nhà tổ chức địa phương đã lên kế hoạch phá kỷ lục thế giới về nhiều món ăn được phục vụ nhất trong một bữa tiệc.
Trong ít nhất ba tuần trước khi diễn ra bữa tiệc vào ngày 18/1, chính quyền Vũ Hán đã biết về sự lây lan của virus trong thành phố. Tâm lý thông thường sẽ là ra lệnh áp dụng các biện pháp tức thời để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nhưng thay vào đó, chính quyền đã ra lệnh bóp nghẹt những tin xấu.
Một lý do khiến thị trưởng Vũ Hán không nghe theo lời khuyên cho các chuyên gia y tế, theo lời giải thích của một cố vấn của tờ Financial Times ở Bắc Kinh, là mối lo ngại của ông rằng ‘leo thang trong việc phòng chống dịch có thể gây tổn hại cho kinh tế địa phương và ổn định xã hội’.
Ông Mendis cho rằng quyết định này có tác động leo thang dịch bệnh hai lần. "Trước hết, nó đẩy nhanh sự lây lan của virus, do các thành viên của khoảng 40.000 gia đình đã nấu nướng cho bữa tiệc và nhiều người trong số họ đã đến ăn tiệc", ông phân tích.
Thứ hai, nó tạo điều kiện cho sự lây lan của virus trên toàn thế giới. Sau bữa tiệc có khoảng năm triệu người từ Vũ Hán tỏa ra khắp nơi, giúp đưa virus ra xa khỏi tỉnh Hồ Bắc và khỏi biên giới Trung Quốc.
"Tòa án Tối cao Trung Quốc Trung Quốc cuối cùng cũng nói rằng công an Vũ Hán nên khoan dung hơn với những người đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về dịch bệnh, thay vì buộc tội họ lan truyền tin đồn nhảm. Đây là một cử chỉ thừa nhận sự thật rõ ràng trên thực địa một cách khập khiễng. Điều này dẫn đến sai lầm thứ ba", ông viết tiếp.
Theo lời ông giải thích thì khi việc che đậy đã thất bại, Trung Quốc cũng dần dần và miễn cưỡng thừa nhận họ đã phản ứng không đầy đủ trước cuộc khủng hoảng. Một nhóm tiền trạm của Tổ chức Y tế Thế giới chỉ có thể đến Trung Quốc vào ngày 10/2, và vẫn chưa rõ họ sẽ có thẩm quyền đến đâu để điều tra nguồn gốc của dịch bệnh.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ - một trong những tổ chức uy tín nhất thế giới - thậm chí còn không được Trung Quốc mời để hỗ trợ điều tra.
"Với mức độ hạn chế và sự kiểm duyệt như vậy, chưa kể đến mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng bên ngoài Trung Quốc, đã có sự lên án rộng rãi không chỉ đối với sự bịt miệng bác sĩ Lý, mà còn đối với cách xử lý không ổn thỏa của Chính phủ Trung Quốc đối với toàn bộ cuộc khủng hoảng", Mendis viết.
"Đảng cộng sản Trung Quốc có sự kiểm soát chặt chẽ đối với những gì công chúng trong nước nhìn thấy và nghe thấy; rốt cuộc, kiểm soát tuyên truyền là điều tối trọng giúp cho giới lãnh đạo Bắc Kinh thành công. Tuy nhiên, ý thức hệ không ăn thua gì trước bệnh truyền nhiễm. Đôi khi, một thông điệp chỉ đơn giản là quá hệ trọng để có thể bỏ qua hoặc che đậy", ông viết tiếp.
Theo lời vị giáo sư này, chính sách tốt nhất khả dĩ là điều mà bác sỹ Lý, người cảnh báo vốn đã trả giá cuối cùng, đã đề cập. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times trước khi qua đời, bác sĩ Lý đã nói: "Nếu giới chức tiết lộ thông tin về dịch bệnh sớm hơn, tôi nghĩ rằng mọi việc sẽ tốt hơn rất nhiều. Cần có sự cởi mở và minh bạch nhiều hơn".
Không muốn gây hoang mang?
Cũng trên tờ South China Morning Post, ông Wenfang Tang, giáo sư chủ tịch Phân khoa Khoa học Xã hội tại Đại học Khoa học Công nghệ Hong Kong, đưa ra lời giải thích tại sao chính quyền cơ sở ở Vũ Hán đã tìm cách che đậy thông tin về dịch bệnh vào lúc đầu.
"Các nhà kiểm duyệt Trung Quốc nghĩ gì khi họ tìm cách phong tỏa thông tin trong một cuộc khủng hoảng sức khỏe công chúng rõ ràng như vậy?" ông lập luận. "Một cách giải thích là lúc đầu họ không nắm bắt được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Dường như điều này đúng ở mức độ nào đó, nhất là khi không có bằng chứng rõ ràng về sự lây lan từ người sang người trong những ngày đầu của dịch bệnh".
Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy chính quyền cơ sở không hề lơ là vấn đề này, ông viết tiếp. Bằng chứng ông đưa ra là vào cùng ngày bác sỹ Lý đăng lời cảnh báo về dịch bệnh, Ủy ban y tế Vũ Hán đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp về sự xuất hiện của một loại virus corona mới và đề xuất các biện pháp chống lại sự lây lan của nó.
"Hiểu biết của nhà chức trách về sự lây lan từ người sang người của virus có thể không chính xác, nhưng họ đã lên tiếng báo động", Giáo sư Tang kết luận.
Một cách giải thích khác cho sự kiểm soát thông tin của chính quyền, cũng theo lời giáo sư Tang, là họ tin rằng virus có thể được kiểm soát mà không gây hoang mang cho công chúng trong mùa Tết Nguyên đán hoặc làm gián đoạn các cuộc họp hội đồng chính quyền hàng năm trên cả nước.
Sự hoảng loạn của công chúng và sự gián đoạn các phiên họp hội đồng nhân dân địa phương có thể đe dọa tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và thậm chí là an ninh quốc gia – tất cả những vấn đề đó đều là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Trung Quốc, ông cho biết.
"Một số quan chức Vũ Hán có lẽ đã quá tin tưởng rằng hệ thống chính trị độc tài đầy đủ năng lực của Trung Quốc có thể xử lý bất kỳ cuộc khủng hoảng nào", ông viết.
Xói mòn lòng tin của người dân
Theo ông, mặc dù cần nhiều bằng chứng hơn để kết luận rằng kiểm duyệt tin tức là nguyên nhân khiến cho virus corona lây lan, nhưng ‘thiệt hại rõ ràng hơn là sự đổ vỡ lòng tin của công chúng’. Mọi người theo dõi số ca nhiễm bệnh tăng nhanh trong kinh hoàng.
Ông đưa ra dẫn chứng là sự thương tiếc đối với sự qua đời của bác sỹ Lý đã trở thành chiến dịch công khai chống lại sự vụng về của chính phủ. Mạng xã hội Trung Quốc tràn ngập những lời thương tiếc bác sỹ Lý và những bình luận mỉa mai về sự dốt nát, bất lực, tham nhũng và kiêu ngạo của các quan chức địa phương.
"Sự bùng nổ những lời chỉ trích công khai là phản ứng trước sự kiểm soát chặt chẽ nhân danh ổn định xã hội và an ninh quốc gia kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012", ông viết.
"Một số người chỉ trích ông Tập vì phong cách lãnh đạo mang tính kiểm soát chặt chẽ trong khi những người khác kêu gọi bảo vệ quyền tự do ngôn luận như một quyền cơ bản của công dân. Những bình luận kiểu này trên mạng xã hội khiến chúng ta có ấn tượng rằng lòng dân ủng hộ chính quyền đã giảm đáng kể", giáo sư Tang viết trong bài phân tích.
Ông cũng cho rằng có lý do để tin rằng chính phủ độc tài của Trung Quốc có khả năng đẩy lùi khủng hoảng dịch bệnh và duy trì sự ủng hộ của công chúng với dẫn chứng là họ đã xây dựng được một bệnh viện 1.000 giường trong thời gian kỷ lục, triển khai hàng chục ngàn nhân viên y tế đến các khu vực bị ảnh hưởng và cách ly hàng chục triệu người.
Ngoài ra, họ cũng đã sử dụng các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát để chứng tỏ sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đảng trong việc kiềm chế virus, tìm ra phương pháp điều trị mới, nâng cao lòng tin của công chúng và thúc đẩy đoàn kết dân tộc, theo ông Tang. Nhiều người dân Trung Quốc theo dõi tin tức chính thống có thể vẫn tin vào chính quyền trong khi cộng đồng mạng có thể không tin, ông nhận định.
Ông cho rằng chính quyền Bắc Kinh ‘đã cho thấy họ có khả năng phản hồi nhanh chóng trước dư luận’. "Họ đã điều một nhóm công tác từ Bắc Kinh đến Vũ Hán để điều tra việc xử lý bác sỹ Lý; bồi thường cho gia đình ông sau khi cái chết của ông được xem là tổn thương ở nơi làm việc; cách chức các quan chức địa phương được công chúng đánh giá là bất lực và công bố các chính sách mới để giám sát các cơ quan chính quyền địa phương", ông chỉ ra.
"Những biện pháp này có thể xoa dịu cơn phẫn nộ của công chúng. Dường như ít có khả năng chế độ độc tài của Bắc Kinh sẽ chóng sụp đổ do hậu quả của cách xử lý dịch bệnh vụng về".
"Chế độ độc đoán là con dao hai lưỡi. Nó có khả năng huy động quốc gia, phân bổ nguồn lực nhanh chóng và thực hiện các dự án quy mô lớn, nhưng không có khả năng quản lý mọi thứ ở cấp độ vi mô. Thật vậy, nó có thể xây dựng một bệnh viện 1.000 giường trong 10 ngày nhưng lại không thể xử lý cảnh báo sớm của bác sĩ Lý về sự lây lan của virus", ông viết.
Một văn bản giải trí cực cao của Thanh tra Chính phủ
Lý Bá, RFA, 21/01/2020
Cuối năm, tình cờ thấy cái tin thuộc loại "đến hẹn lại lên" nên cũng chẳng quan trọng gì, nhưng đọc mấy mới hàng tôi đã sặc cười.
Cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son bị xét xử vì tội nhận hối lộ trước tòa tại Hà Nội năm 2019 - Courtesy of VCCI
Điểm gây cười thứ nhất : "Em kính đề nghị các anh chị báo cáo cho em các anh chị hối lộ như thế nào"
Xin trích ra đây cho quý vị : "Ông Trần Ngọc Liêm, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ vừa ký văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, Tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tham nhũng và quy định tặng quà và nhận quà tặng. Cụ thể là báo cáo những trường hợp tặng quà, nhận quà trái quy định và sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi trước ngày 1/2/2020" (tức mùng 8 tết Nguyên đán).
Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị các đơn vị nêu trên không dùng ngân sách tổ chức đi thăm, chúc Tết, tặng quà đối với các lãnh đạo cơ quan, đơn vị các cấp ; không sử dụng phương tiện, tài sản công vào các hoạt động cá nhân trong dịp Tết, các lễ hội.
Tôi xin bày tỏ lời khen ngợi với khả năng sử dụng ngôn ngữ của ông Trần Ngọc Liêm. Ông đã dùng từ vô cùng uyển chuyển và khéo léo trong một văn bản thuộc lĩnh vực nhạy cảm.
Trong tiếng Việt, "đề nghị" là hành động đưa ra mong muốn với người khác, nhưng không có giá trị bắt buộc. Nếu bắt buộc thì phải dùng từ "yêu cầu". Nếu yêu cầu thì ai không thực hiện sẽ phải có lý do chính đáng và chịu chế tài khi vi phạm. Đằng này, Thanh tra Chính phủ chỉ nhỏ nhẹ "đề nghị" các anh không lạm tiêu công quỹ, không hối lộ, không nhận hối lộ. Các anh thích nghe thì nghe, không nghe chẳng sao, tôi chỉ có một ước ao, một khát khao thế thôi.
Việc yêu cầu chính những người có tiềm năng hối lộ, nhận hối lộ và lạm tiêu công quỹ phải lập báo cáo về việc làm của họ là điểm gây cười chính. Ông Liêm đang yêu cầu trẻ mẫu giáo thực hành bài học công dân hay sao ?
Tôi cá với quý vị, sau mùng 8 Tết Nguyên đán sẽ chẳng có bao nhiêu báo cáo được lập. Nếu có thì chỉ trong hai dạng : một là "thành công tốt đẹp", cơ quan chúng ta tất cả liêm khiết trong sáng như trăng rằm. Dạng thứ hai, nếu cán bộ nào bị phát hiện thì chỉ là do trật đường dây, GATO, do bị "đánh", kính thưa các đồng chí chưa bị lộ ạ !
Điểm gây cười thứ hai : Hiệu quả kiểm tra
Thanh tra Chính phủ dẫn ra 2.290 cuộc kiểm tra trong năm 2019, phát hiện gần 350 vụ, hơn 400 người vi phạm. Thế nhưng chỉ 8 người nộp lại quà tặng cho đơn vị với giá trị hơn 100 triệu đồng.
Tính ra, chi phí cho ngót 2.300 cuộc kiểm tra quá đắt đỏ. Kết quả thì dĩ nhiên-như trò hề.
Gần 400 người vi phạm kia đi đâu, tại sao chưa ai nộp lại quà tặng hay hoàn lại cho công quỹ các khoản chi vượt hoặc sai chế độ, tiêu chuẩn ? Hay sẽ không nộp ? Vì sao họ không nộp ? Có hình phạt nào cho những người đã nhận quà hay tiêu xài quá tay mà không nộp lại không ? Phạm Luật chống tham nhũng thì cứ lôi luật ra xử, sao phải ra công văn nhắc nhở ? Nguồn gốc của hối lộ và lạm tiêu công quỹ là gì ? Có cơ chế nào để ngăn chặn việc này không ?
À, dân thì ai chẳng biết nhưng ông Phó tổng Thanh tra Chính phủ không biết. Mọi chuyện minh bạch rõ ràng y như bầu trời Hà Nội mùa cao điểm bụi mịn.
Điểm gây cười thứ ba : Phát hiện 10 người vi phạm trong minh bạch tài sản
Vẫn theo Thanh tra Chính phủ, năm 2018 có 46 người được xác minh tài sản, thu nhập để minh bạch. Phát hiện 10 người vi phạm, đã kỷ luật 8, đang xem xét kỷ luật 2 trường hợp.
Tôi lại lăn ra cười với cái "phát hiện" này. Kê khai tài sản là quy định bắt buộc đối với cán bộ từ phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương. Cả nước Việt Nam, dạng này có hàng trăm ngàn người, và thôi chẳng đếm chi cho mệt, cứ căn theo số vụ tham nhũng đã mang ra xét xử cũng đủ thấy số vi phạm phải gấp vài trăm lần, chứ sao chỉ có 8 người được. Ông Phó tổng thanh tra Chính phủ muốn đùa hay gì ?
Cách đây 14 năm, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp. Năm 2020 đến được 21 ngày rồi, chửa biết nước ta đã công nghiệp trong các nền khác chưa chứ nền công nghệ tham nhũng thì ta cho bọn 4.0 hít khói từ lâu lắm. Giờ này còn nghĩ tham nhũng là biếu tiền trong phong bì, xách quà lễ mễ đến nhà hay vác xe công đi ăn nhậu, đi du hí, đi lễ chùa… thì xin mời Thanh tra Chính phủ về lại đĩa bay cho chóng. Ông Nguyễn Bắc Son nhận 3 triệu đô la, chắc bên kia khiêng mấy valy đến nhà bảo, bác ơi cho em mượn cái máy đếm tiền em đếm cho cẩn thận kẻo mất lòng hai bên ạ ?
Cơ mà, nói thế thôi, chẳng ai tin ông Trần Ngọc Liêm lại cà dốt hay ngây thơ đến thế.
Thế thì đường đường là cơ quan phụ trách việc kiểm tra nội bộ cao nhất của cả một thể chế, có vai trò như con gõ kiến suốt đời chỉ đi tìm bắt sâu đục thân cây, cớ sao ông vẫn trịnh trọng ký hẳn một cái công văn không bói ra được một gam hiệu quả nào, một ly răn đe nào vào những ngày nhà bao nhiêu việc thế này ? Ông rảnh ? Ông hài quá ? Ông muốn gõ nhẹ một cái ?
Hay thực ra ông đúng là người miền Bắc có lý luận, nên mới chọn những ngày đốt lò hừng hực để tận hiến nhân dân một trò giải trí cao tay nhằm chứng minh cho thiên hạ thấy có những cơ quan Nhà nước quan trọng nhưng thực chất đang vô dụng đến mức nào.
Còn quý vị nghĩ sao ?
Lý Bá
Nguồn : RFA, 21/01/2020
******************
Tổng bí thư : Hiếm có đảng cầm quyền nào trên thế giới được dân tin yêu như 'Đảng ta'
VOA, 21/01/2020
Mặc dù thú nhận "không phải không có lúc mắc sai lầm, khuyết điểm", nhưng người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng Đảng đã sớm nhận ra những sai lầm khuyết điểm này và kiên quyết sửa chữa, dù đau đớn, nên đã khiến cho người dân càng tin tưởng vào đảng cầm quyền duy nhất tại Việt Nam.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trên giường bệnh. Ảnh biếm họa (facebook Nhật Ký Yêu Nước)
"Nói một cách công bằng và thẳng thắn, không phải không có lúc chúng ta mắc sai lầm, khuyết điểm. Nhưng với tinh thần tự phê bình và phê bình, Đảng đã sớm nhận ra những sai lầm, khuyết điểm và kiên quyết sửa chữa, dù có đau đớn hay phải đối diện với muôn vàn khó khăn, rào cản", ông Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn báo Quân Đội Nhân Dân vào ngày 20/1, nhân dịp Tết Nguyên Đán và kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vẫn theo lời ông Trọng, chính nhờ tinh thần "tự phê bình và phê bình này" mà "hiếm có dân tộc nào trên thế giới khi nói đến Đảng cầm quyền, nhân dân lại dành cho một sự trân trọng, tự hào, yêu thương như dân tộc Việt Nam đối với Đảng Cộng sản Việt Nam".
Bài phỏng vấn đặc biệt Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được đưa ra vào thời điểm công luận vẫn chưa ngớt chỉ trích Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam về hành động được cho là "thất nhân tâm" khi thực hiện cuộc bố ráp, đột kích vào làng Đồng Tâm khiến cho "thủ lĩnh tinh thần" của người dân làng – ông Lê Đình Kình, 84 tuổi – và 3 công an thiệt mạng vào ngày 9/1, ngay thời điểm sát Tết Nguyên Đán, dịp hội tụ quây quần của các gia đình Việt Nam.
Bộ Công an quy kết ông Lê Đình Kình và hàng chục người dân làng Đồng Tâm là "đối tượng chống đối" và đưa ra quyết định khởi tố vụ án ngay sau đó đối với 22 người làng Đồng Tâm (trong đó có nhiều người là con cháu ông Kình) về 3 tội danh : giết người, tàng trữ-sử dụng vũ khí trái phép và chống người thi hành công vụ.
Trong khi đó, 3 công an tử vong ngay lập tức được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong cương vị Chủ tịch nước, truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cấp bằng "Tổ quốc ghi công" và Bộ Công an thăng cấp bậc hàm vượt cấp.
Theo nhận định của một số người quan sát tình hình thời sự Việt Nam, chưa có vụ tranh chấp đất đai nào từ trước tới nay lại dẫn đến sự phân hóa, chia rẽ công luận và rạn vỡ xã hội như trong vụ Đồng Tâm.
Hơn 10 ngày kể từ sau khi xảy ra vụ việc, công luận vẫn có thể nhìn thấy rõ làn sóng bất bình của người dân biểu lộ qua mạng xã hội và những hành động "bất tuân dân sự".
Chẳng hạn, ngay sau khi Bộ Công an tuyên bố việc phong tỏa số tiền phúng điếu ông Kình với hơn nửa tỷ đồng (gần 23.000 USD) mà người dân đóng góp là một trong những biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi "tài trợ khủng bố", kêu gọi người dân "nâng cao cảnh giác, không gửi tiền và tài khoản của những người có hành vi kêu gọi tài trợ" và thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng xác minh, xử lý", thì người dân không những không tuân theo mà còn lập tức "tỏ thái độ" bằng cách kêu gọi tẩy chay ngân hàng Vietcombank, nơi lưu giữ số tiền gây quỹ trên, và đồng thời gây một quỹ khác trên GoFundMe và đóng góp số tiền còn nhiều hơn số tiền đã bị công an phong tỏa, gần 35.000 USD (vào tối 21/1) chỉ sau 3 ngày kêu gọi.
Một số người khác, đứng đầu là Tiến sĩ Nguyễn Quang A – người vận động cho xã hội dân sự tại Việt Nam, đã đến Viện kiểm sát Hà Nội nộp đơn "tố cáo" về hành vi giết người trong vụ việc mà họ cho là chính quyền đã "tấn công" vào người dân tại Đồng Tâm.
Nguồn : VOA, 21/01/2020
Nhà hoạt động 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg khiển trách lãnh đạo thế giới chưa đủ nỗ lực trước tình trạng biến đổi khí hậu. "Mấy người dám cả gan !" cô xúc động phát biểu tại một hội nghị Liên Hiệp Quốc vào tháng 9. "Mấy người đã đánh cắp ước mơ và tuổi thơ của tôi bằng những lời sáo rỗng". Trong khi đó, một phong trào do cô gợi cảm hứng đã khiến thanh thiếu niên khắp nơi trên thế giới bãi khóa, xuống đường kêu gọi các chính phủ hành động chống lại biến đổi khí hậu. Greta Thunberg được tạp chí TIME vinh danh "Nhân vật của năm" 2019.
Greta Thunberg được tạp chí TIME vinh danh "Nhân vật của năm" 2019.
Rừng mưa nhiệt đới Amazon - lá phổi xanh của Trái đất - hứng chịu hơn 70.000 đám cháy ở Brazil kể từ đầu năm 2019, theo dữ liệu được các nhà khoa học công bố vào tháng 8. Một số đám cháy gây ra bởi nông dân và người đốn gỗ muốn sử dụng đất rừng cho mục đích nông nghiệp và công nghiệp. Nhưng nhiệt độ nóng và điều kiện khô hạn khiến lửa lan nhanh chóng. Các vụ cháy rừng Amazon thu hút sự chú ý rộng rãi của quốc tế từ tháng 8, lửa vẫn lan rộng sang tới tháng 10.
50 người bị bắn chết trong các nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch, New Zealand, vào ngày 15/3 trong vụ xả súng đẫm máu nhất ở đất nước yên bình này. Hung thủ loan báo ý định của mình trong một tuyên ngôn kì thị chủng tộc dài 74 trang đăng trên mạng trước khi xả súng. Thủ tướng Jacinda Arden gọi đó là "một trong những ngày đen tối nhất của New Zealand". Chưa đầy một tháng sau vụ tấn công New Zealand ban hành lệnh cấm súng trường bán tự động và súng trường tấn công.
Thủ tướng Anh, Theresa May, từ chức vào tháng 6 sau ba lần thất bại trong việc thuyết phục Nghị viện chấp thuận thỏa thuận Brexit của bà đưa Anh rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Boris Johnson, cựu Bộ trưởng Ngoại giao, lên kế nhiệm. Với chiến thắng áp đảo của Đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử tháng 12, ông Johnson được củng cố quyền lực để tiến tới chấm dứt ba năm tê liệt chính trị và đưa nước Anh ra khỏi EU trước ngày 31/1/2020.
Thủ tướng Anh, Theresa May, từ chức vào tháng 6 sau ba lần thất bại trong việc thuyết phục Nghị viện chấp thuận thỏa thuận Brexit
Máy bay 737 MAX của hãng Boeing chịu nhiều tai tiếng trong năm 2019 khi hai vụ rơi máy bay này xảy ra cách nhau trong vòng năm tháng, giết chết 346 người. Hai vụ tai nạn, một ở Indonesia vào tháng 10/2018 và một ở Ethiopia vào tháng 3/2019, khơi lên những nghi vấn về thiết kế và các tính năng của mẫu máy bay được quảng bá là thế hệ máy bay kế tiếp cho du hành thương mại. Truyền thông Mỹ nói có nhiều vấn đề được phát hiện trong việc chế tạo và chứng nhận mẫu máy bay này. Các máy bay 737 MAX đã bị cấm bay kể từ tháng 3 và Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ nói sẽ không chấp thuận cho máy bay này quay trở lại hoạt động trước tháng 1/2020.
Vào tháng Tư, thế giới kinh hoàng chứng kiến chóp tháp mang tính biểu tượng của Nhà thờ Đức Bà 850 tuổi ở Paris bị thiêu rụi. Ngọn lửa bùng lên và nhanh chóng bao trùm phần mái của nhà thờ khiến chóp tháp sụp đổ, trước khi lan vào hệ thống khung gỗ. Nhà thờ vẫn đứng nhưng cấu trúc bị suy yếu nặng. Công tác gia cố và tu sửa vẫn đang được tiến hành và Tổng thống Emmanuel Macron đặt ra thời hạn là năm năm. Lần đầu tiên trong hơn hai thế kỉ, Nhà thờ Đức Bà sẽ không cử hành thánh lễ Đêm Giáng Sinh năm nay.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/10 loan báo Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh ẩn dật của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIS), đã chết trong một cuộc đột kích của quân đội Mỹ ở miền bắc Syria. Dưới quyền của Baghdadi, ISIS chuyển hóa từ những phần tử nổi dậy lẻ tẻ thành một mạng lưới khủng bố toàn cầu thu hút hàng ngàn chiến binh đến Iraq và Syria. Vào lúc đỉnh điểm, Baghdadi cai trị một lãnh thổ rộng bằng cả lãnh thổ Vương quốc Anh, từ đó dàn dựng những vụ tấn công ở các nước khắp thế giới.
Lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido viện dẫn hiến pháp và tự xưng là Tổng thống lâm thời sau khi tuyên bố Tổng thống Nicolas Maduro tái đắc cử thông qua một cuộc bầu cử giả hiệu. Ông Guaido nhận được sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế và người biểu tình ồ ạt đổ ra đường phố đòi tổng thống theo chủ nghĩa xã hội phải từ chức. Nhưng ông Maduro vẫn giữ được sự trung thành của quân đội và vẫn bám chức bất chấp áp lực chính trị to lớn. Kể từ đó, phe đối lập Venezuela không đạt được tiến bộ nào đáng kể trong việc lật đổ chính quyền Maduro và các cuộc biểu tình cũng đã vơi bớt.
Phe đối lập Venezuela không đạt được tiến bộ nào đáng kể trong việc lật đổ chính quyền Maduro và các cuộc biểu tình cũng đã vơi bớt.
Các cuộc biểu tình bắt đầu tại Hong Kong Kong vào tháng 6 phản đối một dự luật dẫn độ được đề xuất mà có thể đưa cư dân Hong Kong sang xét xử ở Trung Quốc đại lục. Ngay cả sau khi dự luật được rút vào tháng 9, tình trạng bất ổn vẫn tiếp diễn - đôi khi trở thành bạo động - khi những người biểu tình đòi mở rộng dân chủ như bầu cử công bằng và tự do. Họ giận dữ về điều mà họ xem là sự can thiệp của Trung Quốc vào những việc nội bộ ở Hong Kong, lãnh thổ được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Đến tháng 11, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành luật nhằm bảo vệ nhân quyền và ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, gửi đi một thông điệp cứng rắn tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tổng thống Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ thứ ba trong lịch sử bị Hạ viện luận tội lạm dụng quyền hành và cản trở Quốc hội trong những hành động của ông liên quan tới Ukraine. Phe Dân chủ cáo buộc ông lạm dụng quyền hành của mình bằng cách yêu cầu Ukraine điều tra về Joe Biden, cựu phó tổng thống Mỹ và là ứng cử viên hàng đầu của Đảng Dân chủ thách thức ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2020. Ông Trump cũng bị cáo buộc cản trở cuộc điều tra của Quốc hội về vấn đề này. Cuộc biểu quyết ở Hạ viện mở đường cho một phiên xét xử tại Thượng viện, vốn được kiểm soát bởi những nghị sĩ Đảng Cộng hòa đồng minh của ông Trump, để xem có nên kết tội ông và truất quyền Tổng thống của ông hay không. Chưa có Tổng thống nào từng bị truất quyền vì quy trình luận tội vốn được quy định trong Hiến pháp, và các thượng nghị sĩ Cộng hòa giờ đây có phần chắc sẽ không làm điều đó.
Nguồn : VOA, 27/12/2019
Các nhà hoạt động nhận định với VOA rằng tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2019 rất tồi tệ và dự báo sang năm 2020 mức độ đàn áp các nhà tranh đấu sẽ nghiêm trọng hơn khi các quan chức tranh nhau nắm quyền giữa lúc diễn ra đại hội đảng các cấp.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, sáng lập Hội Anh em Dân chủ, nhận định với VOA nhân chuyến vận động nhân quyền tại thủ đô Washington DC trong tuần qua :
"Trong năm 2019, việc bắt giữ các nhà hoạt động trong nước có giảm thiểu nhiều hơn, một trong các nguyên do là năm 2018 có các cuộc biểu tình 10/6 nên có hơn 100 người, các nhà hoạt động bị bắt.
"Sang năm 2019, sau khi Luật An ninh Mạng có hiệu lực 1/1, số lượng các blogger bị bắt nhiều hơn. Trong 2019, họ tập trung vào bắt giữ những người có tiếng nói đối lập và có ảnh hưởng trong xã hội nhiều hơn so với năm 2018.
"Chỉ riêng trong tháng 11 này có đến 20 nhà hoạt động ôn hòa bị đưa ra tòa xét xử với tổng mức án lên đến 120 năm tù. Đó là một tháng đen tối trong tình trạng nhân quyền ở Việt Nam".
Vừa qua Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết hiện tại Việt Nam có đến 130 tù nhân chính trị trong khi Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) cho biết có đến 12 phóng viên đang bị giam cầm. Tuy nhiên, tổ chức The 88 Project cho biết con số các nhà hoạt động nói chung đang bị chính quyền Việt Nam bỏ tù là 276 người.
Ông Vũ Quốc Ngữ, Chủ tịch tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, người vừa được Bộ Ngoại giao Pháp – Đức trao giải nhân quyền 2019, nói với VOA :
"Việc vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam ngày càng nghiêm trọng và mang tính thách thức. Đây là một năm tồi tệ nhất trong những năm gần đây. Chế độ cộng sản Việt Nam không còn coi trọng và bị chùng bước trước những ý kiến, những chỉ trích của cộng đồng thế giới nói chung về đàn áp nhân quyền. Đó là một thái độ mang tính thách thức của chế độ cộng sản Việt Nam".
Ông Vũ Quốc Ngữ nhận định rằng việc chính quyền gần đây bắt bớ những người dùng mạng xã hội và những tiếng nói phản biện ít tiếng tăm cho thấy "mức độ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam ngày càng trầm trọng, lan tận các địa phương nhỏ lẻ, chứ không chỉ ở các thành phố lớn".
Ông Vũ Quốc Ngữ cho biết thêm :
"Sau một thời gian Bộ Công an bắt giữ các nhà bất đồng chính kiến có tên tuổi thì xu hướng gần đây là Bộ Công an bật đèn xanh cho các địa phương để bắt giữ những người có ít tên tuổi hơn tại một số các tỉnh như Lâm Đồng, An Giang, Cần Thơ, Đồng Nai, Bến Tre… và một số tỉnh nhỏ lẻ.
"Điều này chứng tỏ rằng chính quyền địa phương cũng muốn trấn áp sự phản kháng từ trong trứng nước. Và nhân dịp này, chính quyền địa phương cũng muốn lập án để lấy thành tích".
Vào tháng 11/2019, Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong một nỗ lực của Tổ chức Nạn nhân cộng sản (VCMF) đã có cuộc tiếp xúc với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để lên án tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Bà Như Quỳnh nhận định với VOA khi nói về các mục tiêu vận động của VCMF :
"Chiến dịch vận động cho tự do, dân chủ ở Việt Nam của Qũy VCMF năm nay và trong vài năm tới sẽ chú ý nhiều hơn đến Việt Nam.
"Trong mắt bạn bè phương Tây, người ta không bao giờ tưởng tượng rằng hiện tại Việt Nam có những bản án, đòn phạt nặng nề dành cho những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa như vậy !".
Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, người vừa đoạt giải Tự do báo chí năm 2019 của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), nhận định với VOA về vấn đề kiểm duyệt truyền thông ở Việt Nam :
"Gần 20 năm làm báo ở Việt Nam, tôi chứng kiến sự kiểm duyệt của hệ thống an ninh, công an, tuyên giáo… từ báo điện tử đến phát thanh truyền hình… đến mạng xã hội.
"Tôi biết rằng Việt Nam là một đất nước khủng khiếp trong việc kiểm soát báo chí, xuất bản, nói chung là kiểm soát truyền thông… từ tinh vi đến thô bỉ.
"Tinh vi : họ tạo ra một cơ chế để các nhà báo tự sợ hãi, tự kiểm duyệt. Thô bỉ : gọi điện thoại, tin nhắn trực tiếp cho tòa báo để yêu cầu gỡ, cắt xén… theo hướng chính quyền mong muốn.
"Gần như cơ quan nào hễ có một chút quyền lực đều có thể kiểm soát báo chí".
Cùng ý kiến với nhà báo Phạm Đoan Trang, nhà báo độc lập Đường Văn Thái, nói :
"Nhà cầm quyền Việt Nam gần như là muốn bịt đường tự do ngôn luận, bịt thông tin đa chiều, tức là đàn áp tự do ngôn luận. Ở Việt Nam họ không muốn có thông tin đa chiều, thông tin độc lập".
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) và các tổ chức nhân quyền Việt Nam quốc tế khác, hôm đầu tháng 11 đã gửi một thư ngỏ chung cho Chủ tịch Quốc hội Châu Âu và các cơ quan trực thuộc đề nghị Nghị viện Châu Âu hoãn việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp dịnh Bảo vệ Đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam cho đến khi nhà cầm quyền Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về nhân quyền.
Trong thư, các tổ chức xã hội dân sự nêu bật việc chế độ cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp người bảo vệ nhân quyền, nhiều tổ chức xã hội dân sự độc lập, nhiều tổ chức tôn giáo và những cá nhân bày tỏ quan điểm chỉ trích chế độ.
"Quyền tự do ngôn luận, bày tỏ quan điểm, hội họp và lập nhóm vẫn bị hạn chế nghiêm trọng trong khi hệ thống tư pháp cũng như truyền thông, xã hội dân sự, và các tổ chức tôn giáo độc lập bị nhà nước kiểm soát chặt. Hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền, môi trường, lao động, luật sư, chức sắc tôn giáo, blogger đã bị kết án hoặc bị bắt giam chỉ vì thực thi ôn hòa quyền tự do biểu đạt của họ, trong khi nhiều người khác bị đánh đập bởi côn đồ được nhà nước bảo trợ", bức thư viết.
Chỉ vài ngày trước khi bị chính quyền Việt Nam bắt giam hôm 21/11, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, sáng lập viên Hội nhà báo Việt Nam Độc lập có một bài viết cho VOA trong đó ông chỉ trích Liên minh Châu Âu vì đã ký hiệp định thương mại EVFTA với Việt Nam bất chấp thành tích nhân quyền kém cỏi và thúc giục khối này xem xét lại hiệp định trước khi phê chuẩn.
Nhận định về các diễn biến gần đây tại Châu Âu liên quan đến việc liệu EVFTA có được phê chuẩn không, luật sư Nguyễn Văn Đài nói :
"Vừa qua ông Jan Zahradil, Phó Chủ tịch Ủy ban Thương mại của Nghị viện Châu Âu đã từ chức Ủy viên phụ trách báo cáo về Hiệp định Tự do Thương mại song phương EU-Việt Nam (EVFTA) vì ông bị cáo buộc có quan hệ với một tổ chức ngoại vi của Đảng cộng sản Việt Nam. Việc từ chức của ông sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xem xét thông qua EVFTA trong thời gian tới đây.
"Đồng thời, ngày 09/12 vừa qua các ngoại trưởng EU bỏ phiếu nhất trí thông qua Đạo luật Magnitsky của EU. Điều này tác động mạnh mẽ và là công cụ rất hữu ích để cho giới đấu tranh trong nước có thể bảo vệ quyền con người và sử dụng nó trong việc vận động Bộ Ngoại giao EU trong tương lai nhằm trừng phạt các quan chức cao cấp của chính quyền Việt Nam khi họ vi phạm nhân quyền".
Dự báo về mức độ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong năm tới, ông Nguyễn Văn Đài nói :
"Các đây khoảng 6 tháng, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, đã đe nẹt giới hoạt động nhân quyền trong nước, nói rằng là sẽ có những đợt bắt bớ nhằm vào các nhà hoạt động để bảo vệ cho đại hội Đảng các cấp địa phương trong tháng 3 tới đây cho tới đại hội Đảng toàn quốc vào tháng 01/2021 thì chắc chắn họ sẽ đàn áp các tiếng nói đối lập nhiều hơn, mặc dù Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc…
"Nhưng họ cũng có thể dựa vào vị thế đó để làm căng đối với giới hoạt động trong nước bởi vì cộng đồng quốc tế cũng cần vị trí của họ để tạo ảnh hưởng đến các nước ASEAN, cũng như cần lá phiếu của họ trong những trường hợp cần thiết ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
"Tôi có thể dự báo rằng Việt Nam không giảm thiểu tình trạng vi phạm nhân quyền ; nhân quyền sẽ không được cải thiện mà mức độ đàn áp sẽ lớn hơn trong năm 2020".
Nguồn : VOA, 23/12/2019
Giới lập pháp rời thủ đô nghỉ lễ, chưa đồng thuận thủ tục luận tội Tổng thống (VOA, 21/12/2019)
Các nhà lập pháp Mỹ đang nắm trong tay vận mệnh của Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu 20/12 đã rời thủ đô Washington để đi nghỉ lễ mà không đạt thỏa thuận nào về cách tiến hành phiên tòa tại Thượng viện vào tháng 1 năm tới để xét các điều khoản luận tội ông Trump.
Lãnh đạo Quốc hội tranh luận về những bước két tiếp sau khi Tổng thống Trump bị luận tội.
Khó xảy ra việc ông Trump bị Thượng viện -do đảng Cộng hòa kiểm soát, kết án và truất phế. Thượng viện sẽ xét xử hai điều khoản luận tội được Hạ viện - do Đảng Dân chủ lãnh đạo, thông qua trong cuộc biểu quyết lịch sử hôm thứ Tư 18/12.
Đảng Cộng hòa và Dân chủ đang đối đầu nhau về cách thức tiến hành phiên xét xử tại Thượng viện. Đảng Dân chủ muốn mời nhân chứng gồm các trợ lý hàng đầu của Tổng thống Trump ra điều trần, và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vẫn chưa gửi hồ sơ luận tội lên Thượng viện trong một nỗ lực nhằm tăng áp lực đối với phe Cộng Hòa.
Nhiều nhà lập pháp đảng Cộng hòa muốn phiên tòa diễn ra nhanh chóng để bỏ lại vụ việc sau lưng, và lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell bác bỏ đề nghị gọi nhân chứng.
Bất kể kết quả ra sao, đảng Dân chủ đã bảo đảm rằng ông Trump sẽ đi vào lịch sử như một trong chỉ có 3 tổng thống Mỹ bị luận tội, ông Andrew Johnson vào năm 1868 và ông Bill Clinton năm 1998. Riêng Tổng thống Richard Nixon đã từ chức năm 1974 trước khi đối mặt với biểu quyết luận tội.
Ngoài tội lạm dụng quyền lực, ông Trump, 73 tuổi, còn bị buộc cản trở Quốc hội vì đã ra lệnh các quan chức chính quyền và các cơ quan không hợp tác với cuộc điều tra luận tội.
Tổng thống Trump bắt tay Dân biểu Jeff Van Drew, một nhà lập pháp Dân Chủ chống đối đảng đòi luận tội Trump, tại Phòng Bầu Dục, Tòa Bạch Ốc hôm 19/12/2019.
Tổng thống Trump bác bỏ biểu quyết luận tội của Hạ Viện như một ‘trò lừa bịp’ có tính phe phái để lật ngược chiến thắng bất ngờ của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. Ông khẳng định rằng ông không làm điều gì sai.
Nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump đã phân cực Hoa Kỳ, chia rẽ các gia đình và bạn bè, gây khó khăn cho các chính khách ở Washington trong việc mưu tìm một lập trường trung dung khi họ phải đương đầu với những thách thức như sự trỗi dậy của Trung Quốc và hiện tượng biến đổi khí hậu.
Christianity Today, một tạp chí được thành lập bởi Billy Graham, nhà truyền giáo nổi tiếng nhất Hoa Kỳ, hôm thứ Năm kêu gọi truất phế Tổng thống Trump trong một bài xã luận trong đó viết rằng nỗ lực của ông Trump áp lực Ukraine điều tra cựu Phó Tổng thống Joe Biden là hành động "vô đạo đức".
Ông Trump đánh dấu hỏi về lời kêu gọi của tạp chí đó.
"Không có tổng thống nào làm nhiều hơn cho cộng đồng truyền bá Phúc Âm như tôi", ông Trump viết trên Twitter.
Đáp lại, biên tập viên của tạp chí Christianity Today, ông Mark Galli, nói cách hành xử của ông Trump là một mối quan tâm cấp bách.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho CNN, ông Galli nói :
"Chúng tôi hiếm khi bình luận về chính trị, trừ phi chúng tôi cảm thấy vấn đề đã leo thang tới tầm cỡ quan tâm quốc gia, thực sự quan trọng. Tình huống hiên nay là một trường hợp như thế".
******************
Cựu Thượng nghị sĩ Cộng hòa kêu gọi ‘đặt quốc gia lên trên đảng phái’ khi xét xử luận tội Trump (VOA, 21/12/2019)
Cựu thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Jeff Flake của bang Arizona kêu gọi các thượng nghị sĩ Cộng hòa hiện nhiệm đặt "quốc gia lên trên đảng phái" khi phiên xét xử luận tội Tổng thống Trump bắt đầu.
Cựu thượng nghị sĩ Cộng hòa Jeff Flake là một trong những người thường xuyên chỉ trích Tổng thống Donald Trump. Ông về hưu vào tháng 10/2017.
Ông Flake, trong một bài bình luận mới đăng trên báo The Washington Post ngày thứ Sáu, nói các thượng nghị sĩ chớ nên "đồng lõa" và cảnh báo rằng nếu họ làm như vậy, họ "sẽ nhượng lại trách nhiệm hiến định của chúng ta [và] đặt ra tiền lệ nguy hiểm nhất".
Lời cảnh báo được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Hạ viện bỏ phiếu cáo buộc ông Trump lạm quyền và cản trở Quốc hội, khiến ông trở thành tổng thống thứ ba trong lịch sử Mỹ bị luận tội. Cuộc biểu quyết thông qua chủ yếu theo lập trường đảng phái vì phe Cộng hòa vẫn quyết liệt bênh vực tổng thống và hành động của ông với Ukraine.
Bây giờ mọi sự chú ý đều đổ dồn về Thượng viện khi các thượng nghị sĩ trở về sau đợt nghỉ lễ và bắt đầu một phiên xét xử luận tội chống lại tổng thống. Cho đến nay, các thượng nghị sĩ Cộng hòa hàng đầu trong Thượng viện đã tỏ dấu hiệu cho thấy họ hợp tác với Nhà Trắng về phiên xét xử.
Nhưng ông Flake, một người thường xuyên chỉ trích ông Trump, khuyên các đồng nghiệp cũ của ông đặt câu hỏi liệu họ có tiến hành phiên xét xử của họ theo cùng cách này dưới thời cựu Tổng thống Obama hay không.
"Tôi có một phép thử đơn giản cho tất cả chúng ta : Nếu như Tổng thống Barack Obama có hành vi giống hệt như vậy thì sao ? Tôi biết chắc câu trả lời cho câu hỏi đó là gì, và quý vị cũng vậy", ông Flake viết. "Quý vị sẽ hiểu một cách hết sức rõ ràng hiểm họa mà việc này đề ra, và quý vị sẽ biết chính xác mình phải làm gì.
"Nhưng điều không thể biện minh là nhắc lại lập luận của phe Cộng hòa Hạ viện, nói rằng tổng thống không làm gì sai trái. Ông ta có làm điều sai trái", ông nói tiếp. "Nếu có lúc phải đặt quốc gia lên trên đảng phái thì đó là lúc này. Và bằng việc đặt quốc gia lên trên đảng phái, quý vị có thể cứu được Đảng Cộng hòa trước khi quá muộn".
Những nhận xét gay gắt này được đưa ra sau khi ông Flake trước đó trong năm nay nói rằng Đảng Cộng hòa không nên ủng hộ ông Trump tái tranh cử.
Ông Flake tuyên bố về hưu không làm thượng nghị sĩ nữa vào tháng 10 năm 2017 sau khi ông có những cuộc tranh cãi gây chú ý với ông Trump. Tổng thống đã nói rằng chính ông đã buộc ông Flake phải về hưu.
******************
Chủ tịch Thượng viện Mỹ kêu gọi các nghị sĩ bác bỏ vụ luận tội ‘độc hại’ (VOA, 20/12/2019)
Tại Hoa Kỳ, lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện hôm thứ Năm kêu gọi các nghị sĩ đồng viện sửa sai vụ luận tội ‘độc hại’ chống lại Tổng thống Donald Trump, đánh đi một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy Thượng viện khó có thể truất phế Tổng thống Trump.
Chủ tịch Thượng viện Mitch McConnell, đại diện bang Kentucky, phát biểu tại Thượng viện ngày 19/12/2019. (Senate TV via AP)
Lãnh tụ khối đa số tại Thượng viện Mitch McConnell tố cáo Hạ viện do phe dân chủ kiểm soát là nghe theo những đam mê nhất thời và chủ nghĩa phe phái khi biểu quyết luận tội Tổng thống Trump hôm thứ Tư về tội lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội.
Ông Trump, tổng thống thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ bị luận tội, giờ sẽ được xét xử tại Thượng viện vào khoảng đầu tháng 1 2020 về các cáo buộc liên quan đến cố gắng của ông gây áp lực với Ukraine để nước này điều tra ông Joe Biden, một đối thủ chính trị của ông bên Đảng Dân chủ.
Hiện chưa rõ phiên xét xử sẽ như thế nào và khi nào nó sẽ diễn ra. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hôm thứ Năm cho biết bà sẽ không chuyển hồ sơ luận tội lên Thượng viện cho đến khi đạt được đồng thuận tối thiểu với phe Cộng hòa tại Thượng viện về một số thủ tục, liên quan tới các tài liệu chứng cứ và kêu nhân chứng ra điều trần.
Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Thượng viện gồm tất cả 100 thành viên. Không có ai trong số các nghị sĩ Đảng Cộng hòa ra dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng truất phế ông Trump.
Bác bỏ phán quyết luận tội của Hạ viện là ‘hồ đồ’, ông McConnell khẳng định rằng theo ông, Thượng viện không nên kết tội ông Trump.
Trước đó, Chủ tịch Thượng viện McConnell tuyên bố rằng ông làm việc song song với Tòa Bạch Ốc trong quá trình chuẩn bị cho vụ xét xử, làm dấy lên những lời chỉ trích từ đảng Dân chủ rằng Chủ tịch Thượng viện McConnnell hoàn toàn bỏ qua nghĩa vụ phải xem xét bằng chứng một cách công bằng. Tổng thống Trump thường xuyên gọi điện thoại cho ông McConnell, theo một cựu phụ tá của nghị sĩ này cho biết.
Nói trên đài MSNBC, nhân vật số 2 của đảng Dân chủ tại Hạ viện, Dân biểu Steny Hoyer, nói rằng đảng Dân chủ lo ngại ông McConnell sẽ không tạo điều kiện cho một vụ xét xử đúng nghĩa.
Tổng thống Trump, 73 tuổi, bị buộc tội lạm dụng quyền lực khi ông áp lực Ukraine điều tra về ông Biden, cựu phó tổng thống Mỹ, đồng thời loan truyền giả thuyết đã bị chứng minh là không có cơ sở, rằng chính đảng Dân chủ thông đồng với Ukraine để can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, chứ không phải là Nga.
Đảng Dân chủ tố cáo rằng để tăng sức ép lên Ukraine, ông Trump đã ra lệnh giữ lại, không tháo ngân 391 triệu đô la viện trợ an ninh cho Ukraine trước đó đã được quốc hội thông qua, và ngoài ra, mời Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskiy tới Tòa Bạch Ốc như một biện pháp khuyến khích để tăng áp lực lên Kiev can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 bằng cách bôi nhọ ông Biden.
Ông Trump còn bị cáo buộc cản trở Quốc hội vì đã chỉ đạo các quan chức và cơ quan hành chính không hợp tác với các cuộc điều tra luận tội.
Vẫn theo Reuters, tương lai chính trị của ông Trump giờ đây nằm trong tay của Chủ tịch Thượng viện McConnell, một người nổi tiếng là một tay thương thuyết khôn khéo và có nhiều thủ đoạn.
Nguyễn Tín từng phạm lỗi lầm khi còn là một thanh niên, tại thời điểm anh đang phải vật lộn với cuộc sống mới trên đất Mỹ. Người thanh niên đó đã phải thụ án tù 3 năm trước khi có cơ hội làm lại cuộc đời và trở thành người chồng và người cha với một cuộc sống yên ổn sau gần 30 năm rời bỏ Việt Nam tới Mỹ tìm tự do. Nhưng ‘giấc mơ Mỹ’ của anh giờ đây đang có nguy cơ bị tước mất vì một sai lầm mà anh đã phạm phải cách đây gần 2 thập kỷ.
"Tôi đâu nghĩ những việc mình làm sẽ ảnh hưởng tới tương lai", anh Tín, người hiện có gia đình và 2 con gái ở Houston, Texas, nhưng đã nhận lệnh trục xuất khỏi Mỹ sau khi thụ án vì tham gia một băng nhóm tội phạm.
"Những người như anh Tín đã có lệnh trục xuất ở Houston cũng nhiều", Luật sư Khanh Phạm – người có văn phòng luật ở thành phố nơi cư ngụ của cộng đồng người Việt lớn thứ hai ở Mỹ nói. "Nói chung họ đã có cái rễ của họ ở đây rồi – có gia đình có con cái. Nếu họ bị trục xuất thì những người thân sẽ bị ảnh hưởng".
Anh Tín và nhiều người Việt bị lệnh trục xuất như anh được bảo vệ bởi một hiệp định ký kết giữa Mỹ và Việt Nam năm 2008 nhưng kể từ khi chính phủ của Tổng thống Donald Trump diễn giải lại hiệp định này, họ đã luôn lo sợ về cuộc sống của mình.
Một dân biểu gốc Việt của tiểu bang Washington nơi cũng có nhiều người Việt sinh sống, đã mạnh mẽ phản đối việc diễn giải lại hiệp định để cho phép trục xuất những người di dân Việt đã đến Mỹ trước năm 1995, như anh Tín, trở lại Việt Nam.
"Họ đã trả giá cho những tội mà họ đã gây ra", Mỹ Linh-Thai, nữ dân biểu Washington đầu tiên từng là người tị nạn Việt nói. "Họ đã hoàn lương".
Nhưng sự hoàn lương đó có giúp họ tiếp tục được thực hiện giấc mơ mà nước Mỹ ban tặng cho họ sau khi rời bỏ Việt Nam ?
Lầm lỡ thời trẻ
Nguyễn Tín cùng gia đình tới Mỹ năm 1992, lúc anh 16 tuổi. Giống như nhiều gia đình người Việt, bố anh từng là một sỹ quan trong quân đội miền Nam.
Những năm tháng mới đến Mỹ là những ngày tháng vật lộn với sự hòa nhập vào xã hội của anh Tín.
"Thực sự lúc đó không có tương lai – tiếng Anh không biết như người câm, nghe không hiểu như người điếc, ra đường bị kỳ thị", anh Tín nói. Gia đình là điểm tựa duy nhất lúc đó đối với anh Tín nhưng "khó khăn cơm áo gạo tiền cùng với áp lực trong cuộc sống" nên thay vì tìm hiểu con cái thì cha mẹ lại la mắng anh. "Tôi nghĩ rằng cha mẹ không thương mình nên chán nản, theo bạn bè ăn nhậu, làm bậy, lầm đường lạc lối".
Nguyễn Tín bị bắt vì tội cướp giật và có thời gian bị sở di trú giam giữ trước khi được thả vào năm 1997.
Giống như anh Tín, Phan Thành cũng từng phải thi hành án tù vì một sai lầm lúc còn trẻ. Cùng gia đình qua Mỹ năm 1993 lúc 11 tuổi và hiện là một cư dân ở bang Texas, anh Thành bị án tù 3 năm vì tàng trữ thuốc lắc MDMA và sau đó bị tạm giam ở sở di trú 90 ngày trước khi được thả ra.
Một người tị nạn Việt Nam cũng từng phạm lỗi lầm khi còn là vị thành niên là Nguyễn Triệu. Bố mẹ mất sớm, anh Triệu vướng vào vòng lao lý với 2 lần phạm tội đánh lộn và ăn cắp ô tô. Anh nhận lệnh trục xuất năm 1997 ở tuổi 17.
Dù đều nhận lệnh trục xuất khỏi nước Mỹ nhưng anh Tín, Thành và Triệu vẫn được sống và làm việc trên đất Mỹ, một phần vì chính phủ Việt Nam không nhận họ trở lại. Nhưng hơn thế họ được bảo vệ bởi một biên bản ghi nhớ (MoU) được ký kết giữa Mỹ và Việt Nam năm 2008, trong đó Mỹ cam kết không trục xuất những người tị nạn Việt Nam sang Mỹ trước ngày 12/7/1995.
Ba người đàn ông này đều đã tu chí làm lại cuộc đời. Sau khi được thả, giờ đây họ đều có gia đình cùng vợ con, nhà riêng, và tìm được công việc ổn định thậm chí với một nguồn thu nhập tốt. An Tín, 43 tuổi, có hai người con gái, và anh Thành, 37 tuổi, cũng có hai người con gái sau 10 năm ra khỏi tù.
Còn anh Triệu, 41 tuổi, thì cảm thấy "may mắn" khi có được một gia đình với 5 người con.
‘Số ng trong sợ hãi’
Giống như anh Tín, anh Thành và Triệu đều tới Mỹ trước năm 1995, năm mà Việt Nam và Hoa Kỳ nối lại quan hệ ngoại giao.
Anh Thành tới Mỹ năm 1993 lúc 11 tuổi sau 3 năm sống trong một trại tị nạn trên đảo Galang của Indonesia trong khi anh Trriệu tới Mỹ vào năm 1980, lúc mới 2 tuổi.
Với họ nước Mỹ đã trở thành quê hương thứ hai, dù họ đã từng phạm tội, bởi vì sau đó đã "hoàn lương" để có được công ăn việc làm và đóng thuế cho nhà nước Mỹ. Họ biết rằng đó là con đường duy nhất để trở thành một người lương thiện.
"Trong thời gian thụ án, tôi cố gắng học tiếng Anh", anh Tín chia sẻ. "Tôi nhận ra sai lầm và cố gắng làm một người bình thường".
Anh Tín đã đi học toàn thời gian trong 2 năm để lấy được bằng cao đẳng chuyên ngành. Gia đình anh Tín từng mở một tiệm làm nail nhỏ trước khi anh chuyển sang làm cho một hãng xưởng ở Houston.
"Mỗi năm tôi đi trình diện một lần ở sở di trú", anh Tín nói. "Tôi được cấp giấy đi làm. Cuộc sống khá yên tâm và thoải mái. Họ không đả động gì về trục xuất cả".
Nhưng đó là trước khi Donald Trump lên làm tổng thống.
"Họ siết chặt vấn đề di trú và không còn tôn trọng MoU (hiệp định ký kết giữa Mỹ và Việt Nam năm 2008)", anh Tín nói về sự thay đổi trong chính sách di trú mà ông Trump áp dụng không lâu sau khi lên nhậm chức vào tháng 1/2017. "Họ không cần biết những người đó đến trước hay sau 1995. Họ bắt đầu trục xuất".
Số lượng người có quốc tịch Việt Nam bị trục xuất khỏi Mỹ tăng vọt trong 3 năm trở lại đây dưới thời chính quyền Trump, với tổng số 284 người, theo số liệu thống kê của cơ quan thực thi di trú và hải quan Mỹ (ICE) cung cấp cho VOA. Đây là một sự tăng "chưa từng có" so với trước đây, theo dân biểu Alan Lowenthal nhận định hồi tháng trước.
Hơn hai năm trở lại đây, anh Tín cho biết anh "lúc nào cũng sống trong sợ hãi" khi nghĩ rằng "sở di trú có thể đến bắt mình đi bất cứ lúc nào".
Sự diễn giải lại hiệp định của chính quyền Tổng thống Trump cũng đã làm cuộc sống của anh Thành "thay đổi rất nhiều".
"Trước đây biết rằng Việt Nam và Mỹ không trục xuất những người qua trước 1995 nên mình sống như một công dân bình thường và cố gắng tạo cuộc sống cho tương lai sáng ngời", anh Thành, người hiện có 1 cửa hàng ăn ở Texas bên cạnh công việc tốt ở một hãng xưởng.
"Còn bây giờ tới tháng hàng năm đi trình diện không biết họ sẽ bắt mình luôn hay không", anh Thành nói và cho biết sự khủng hoảng của anh cũng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày, tới người thân khi anh "không tập trung để làm những việc mà trước đó thường làm" cũng như lo sợ mất việc và không có kế hoạch lâu dài cho tương lai.
Còn anh Triệu đã gây dựng được một công việc dinh doanh mà anh nói là có thu nhập hàng năm lên đến hơn chục triệu USD. Tuy nhiên anh "hiện không dám có kế hoạch lâu dài vì không biết được sống ở đây bao lâu nữa hay phải đi nơi khác".
Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thường bắt trước rồi trục xuất sau, theo anh Triệu. Do đó, "kể từ khi Tổng thống Trump diễn giải lại MoU, giờ đây tôi không ngủ được", người đàn ông hiện đang sống ở Florida nói và cho biết anh đã "già hơn 10 tuổi kể từ khi ông Trump lên làm tổng thống".
Giấc mơ Mỹ sẽ tan ?
Theo diễn giải của chính quyền Tổng thống Trump đối với hiệp định ký kết năm 2008, những người di dân Việt Nam dù sang Mỹ trước ngày 12/7/1995 mà bị lệnh trục xuất do có tiền án tiền sự thì vẫn bị đưa về Việt Nam. Do đó, những người đã từng thụ án tù từ cách đây hàng vài chục năm như anh Tín, Thành và Triệu, đều lo sợ mình sẽ bị trục xuất vì sự thay đổi chính sách này.
ICE đã trục xuất 77 người mang quốc tịch Việt Nam trong năm tài chính 2019, giảm hơn so với con số 122 vào năm 2018, theo thống kê của cơ quan này. Số lượng người Việt Nam bị trục xuất trong 3 năm, kể từ khi ông Trump lên làm tổng thống vào năm 2017, nhiều hơn bất kỳ năm nào trước đó, tính từ khi Bộ An ninh Nội địa Mỹ đưa ra thống kê cách đây 16 năm.
Chính phủ Việt Nam, dưới sức ép của chính quyền Tổng thống Trump, đã nhận lại một số người. Nhưng theo tài liệu tòa án từ một vụ kiện chống lại ICE hồi tháng 1/2018, Việt Nam sau đó dường như đã ngừng tiếp nhận những người Việt đến Mỹ trước 1995 và bị lệnh trục xuất. Tuy nhiên, phát ngôn viên của ICE cho biết "cơ quan này sẽ tiếp tục thương thảo với chính quyền Việt Nam" về việc này.
Trục xuất những người mang quốc tịch Việt Nam bị kết án là một ưu tiên hàng đầu của chính quyền đương nhiệm, theo phát ngôn viên của Bộ An ninh Nội địa Katie Waldman. Chính quyền Tổng thống Trump đã đưa Việt Nam và 8 nước khác vào danh sách các nước "ngoan cố" vì không sẵn sàng chấp nhận công dân của mình bị Mỹ trục xuất.
"Nếu chính phủ Việt Nam chấp nhận có nghĩa là những người này phải đi vì nước Mỹ đã ra lệnh trục xuất cuối cùng rồi", Luật sư Khanh Phạm nói.
Bộ Ngoại giao Việt Nam không hồi đáp yêu cầu bình luận của VOA về việc liệu họ có nhận lại những người tị nạn Việt đã tới Mỹ trước năm 1995 hay không. Nhà Trắng cũng không trả lời liệu chính quyền Trump có đang thương tảo với phía Việt Nam về việc này hay không.
Người phát ngôn của ICE, Page Hughes, cho biết rằng cơ quan này không còn miễn trừ những người đã nhận lệnh trục xuất khỏi bị trục xuất trong tương lai. "Tất cả các cá nhân vi phạm luật di trú của Mỹ có thể bị bắt giữ, bị giam giữ và, nếu nhận lệnh trục xuất cuối cùng, sẽ bị trục xuất khỏi Mỹ", bà Hughes nói.
Cơ hội thứ 2
Vì đều đã phạm tội ở tuổi vị thành niên, anh Tín, Thành và Triệu đều không thể trở thành công dân của nước Mỹ và họ đều đã nhận lệnh trục xuất cuối cùng.
Hàng năm họ trình diện với sở di trú về việc tuân thủ luật pháp sau khi được thả và được gia hạn giấy phép làm việc cho mỗi năm. Họ đều đã có cuộc sống yên ổn với những gia đình hạnh phúc và những đứa con của họ là những công dân Mỹ và đang có một tương lai tươi sáng ở phía trước.
"Làm sao mà con minh còn nhỏ có thể trưởng thành nếu một ngày mình bị bắt và bị trục xuất", anh Tính, người có một đứa con gái tuổi 13 và một sắp lên 3, nói và mong rằng các con của anh sẽ không "mắc phải những sai lầm như cha của chúng đã mắc phải cách đây hơn 20 năm".
"Những chuyện mình làm thời trẻ lúc mười mấy tuổi mà hậu quả lại tàn nhẫn đến như vậy", anh Tính nói. "Nạn nhân trước hết lại là chính những đứa trẻ mang dòng máu Việt nhưng có quốc tịch Mỹ và sinh ra ở Mỹ".
"Nước Mỹ là ‘Land of Opportunity’ (Miền đất hứa) và ai cũng có những lỗi lầm", anh Thành nói và "cám ơn" nước Mỹ đã cho gia đình anh làm lại từ đầu sau khi rời khỏi Việt Nam. "Sẽ không công bằng khi cho tôi làm lại từ đầu rồi bây giờ lại tước đi cái mà họ đã ban cho tôi".
"Tôi đã từ bỏ Việt Nam và tìm được quê hương mới", anh Triệu nói với vốn liếng tiếng Việt ít ỏi vì chưa một lần trở về Việt Nam kể từ khi đặt chân tới Mỹ lúc anh còn chưa biết nói. "Nhưng giờ đây tôi có nguy cơ phải bị trục xuất khỏi nơi đã là quê hương mới của mình".
Giống như anh Tín và Thành, anh Triệu lo lắng nếu bị trục xuất thì gia đình anh sẽ bị chia rẽ trong khi anh là người lo thu nhập chính nuôi toàn bộ gia đình.
Theo Luật sư Khanh Phạm, những người như anh Tín, Thành và Triệu đã "xin tị nạn để được nước Mỹ bảo vệ mà bây giờ bị trục xuất thì cái đó không công bằng đối với họ. Những người, cho dù có lệnh trục xuất nhưng vẫn đi làm, đóng thuế và an sinh xã hội thì vẫn góp ích cho nền tảng của nước Mỹ".
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã khiến cho hàng triệu người dân Việt Nam phải rời bỏ đất nước khi quân đội miền Bắc tràn vào "giải phóng" miền Nam đồng thời thiết lập chế độ Cộng sản trên toàn nước Việt Nam từ năm 1975.
Hàng trăm nghìn người trong số đó đã rời bỏ Việt Nam trước khi chiến tranh chính thức kết thúc ngày 30/4/1975 và hàng trăm nghìn người khác tiếp tục tới "miền đất hứa này" để tìm "giấc mơ Mỹ" trong những năm tiếp theo của thập niên 1980, 1990 vì không thể sống dưới chế độ cộng sản.
Đại sứ Mỹ ở Hà Nội Ted Osius đã xin thôi việc sớm hơn dự kiến vì phản đối việc trục xuất di dân Việt của chính quyền Trump. Tháng 12 năm ngoái, 26 dân biểu Mỹ đã đồng ký tên vào một bức thư gửi Tổng thống Trump để phản đối việc thỏa thuận lại MoU 2008 vì cho rằng việc trục xuất hàng nghìn di dân Việt sẽ "làm tan nát các gia đình cũng như phá vỡ các cộng đồng di dân và người tị nạn ở Mỹ".
Mỹ-Linh Thai, người đấu tranh cho việc chống trục xuất người tị nạn Việt, cũng cho rằng những người như anh Tín, Thành và Triệu có thể sẽ "bị chấn thương một lần nữa" nếu bị trục xuất khỏi nước Mỹ.
"Họ giờ đây đã có gia đình và con cái", Mỹ-Linh Thai nói. "Và những đứa con của họ là tương lai của nước Mỹ. Những đứa trẻ đó có tiềm năng để trở thành những người đóng góp nhiều nhất cho đất nước này".
Mai Quyền, một người cũng đối mặt với lệnh trục xuất mới được thống đốc bang California ân xá, nói rằng sẽ là "một nỗi đau cho những người này và những đứa trẻ cũng như vợ chồng họ khi thấy họ bị trục xuất". Người đàn ông 36 tuổi, từng được vinh danh "anh hùng cộng đồng" vì những đóng góp cho tiểu bang California, cho rằng "họ xứng đáng có được cơ hội thứ 2". Và anh Quyền đang nỗ lực hết mình để giúp những người đang đối mặt trục xuất sẽ có cơ hội được ân xá như anh.
Ở Houston, anh Tín hy vọng cộng đồng người Việt đồng lòng lên tiếng tới các dân biểu nhằm gây ảnh hưởng để chính quyền Trump tôn trọng MoU đã ký năm 2008 và gia đình anh cũng như những gia đình khác không bị chia lìa.
(Trừ Nguyễn Tín, các tên nhân vật khác đã được thay đổi theo yêu cầu của người được phỏng vấn)
Nguồn : VOA, 07/12/2019
Cuộc điều tra luận tội sẽ tới đâu khi ông Trump bất hợp tác ? (VOA, 12/10/2019)
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang áp dụng chiến lược phong tỏa (stonewall) tức không hợp tác với cuộc điều tra luận tội do phe Dân chủ ở Hạ viện khởi xướng. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng điều này sẽ rủi ro hơn là có lợi cho ông Trump vì nó chỉ càng khiến cho ông Trump đối mặt thêm tội danh mới và quá trình luận tội được đẩy nhanh.
Tổng thống Trump đang đối mặt cuộc điều tra luận tội từ Hạ viện
Trong lá thư dài 8 trang gửi cho Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hôm 8/10 để thông báo về việc không hợp tác điều tra, luật sư Nhà Trắng Pat Cipollone viết : "Tổng thống Trump và chính quyền của ông bác bỏ những nỗ lực không có cơ sở, vi hiến của quý vị nhằm đảo lộn tiến trình dân chủ… Hành động không có tiền lệ của quý vị đã khiến Tổng thống không còn lựa chọn. Để hoàn thành nghĩa vụ của ông đối với người dân Mỹ, Hiến pháp cũng như nhánh Hành pháp, Tổng thống Trump và chính quyền của ông không thể tham gia vào cuộc điều tra mang tính đảng phái và vi hiến của quý vị trong những hoàn cảnh này".
Không khai, không nộp
Theo nhận định của nhật báo Guardian thì thái độ bất hợp tác của ông Trump chỉ càng làm trầm trọng thêm các cáo buộc luận tội ông và càng đẩy nhanh quá trình luận tội.
Trái ngược với cách tiếp cận làm lệch hướng và giảm thiểu tối đa thiệt hại của Bill Clinton, ông Trump đã thực hiện phương cách giống lộ trình của Richard Nixon hơn – hai vị cựu Tổng thống đều đã đối mặt với luận tội. "Ông Trump xem đó là cuộc tấn công mang tính sống còn và giữ chặt trận địa như một tay súng trong trận đấu cuối cùng", bài báo trên tờ Guardian viết.
Đó là một chiến lược không có chỗ cho sai sót, các nhà phân tích nói. Ông Trump cùng một lúc phải dựa vào việc giữ cho công chúng ủng hộ ông và chặn đứng vô số phương cách mà Quốc hội có thể thu thập bằng chứng và quan trọng là duy trì lòng trung thành của cấp dưới – những người sẽ chịu áp lực ngày càng tăng buộc phải ra làm chứng.
Một cuộc thăm dò được công bố hôm 8/10 cho thấy Trump có thể đang tính toán sai về dư luận. Đa số những người được thăm dò hiện ủng hộ cuộc điều tra luận tội với 58% so với tỷ lệ 38% phản đối, theo cuộc thăm dò chung của Washington Post và Schar School. Sự ủng hộ cho cuộc điều tra luận tội đã tăng 20 điểm trong ba tháng, cũng theo cuộc thăm dò.
Bất chấp tất cả, ông Trump tiếp tục tiến tới với chiến lược bất hợp tác với việc chặn vào phút cuối phiên điều trần của Gordon Sondland, đại sứ Mỹ ở Liên minh Châu Âu, người đã bay về Washington để nói với Quốc hội những gì ông biết về những nỗ lực của Tổng thống hầu áp lực Ukraine điều tra cựu phó Tổng thống Joe Biden. Đây là điều cốt lõi của cuộc điều tra luận tội.
Việc chặn Sondland ra làm chứng là một phần trong chiến dịch phòng vệ của nhánh hành pháp. Trước đó Ngoại trưởng Mike Pompeo, đã trễ hạn nộp tài liệu theo yêu cầu của Hạ viện. Hạ viện cũng ra trát cho Nhà Trắng, Bộ quốc phòng, Văn phòng Quản lý và Ngân sách. Phó Tổng thống Mike Pence cũng đối mặt với yêu cầu cung cấp tài liệu.
Ông Rudy Giuliani, luật sư riêng của Trump, đã tuyên bố hôm 8/10 rằng ông sẽ bất chấp trát đòi của Quốc hội và nói : "Lập trường mà tôi phát biểu lúc này cũng là lập trường của chính quyền".
"Hãy để họ quy cho tôi tội khinh mạn", ông Giuliani nói với tờ Washington Post. "Chúng tôi sẽ ra tòa. Chúng tôi sẽ thách thức tội khinh mạn".
Lợi-hại ?
Tuy nhiên, sự vắng mặt của ông Sondland cũng sẽ chỉ đẩy nhanh quá trình luận tội, ông Adam Schiff, chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện vốn dẫn đầu cuộc điều tra luận tội, được Guardian dẫn lời nói.
"Không cung cấp nhân chứng, không cung cấp tài liệu – chúng tôi xem đây là thêm một bằng chứng mạnh mẽ nữa cho thấy sự cản trở chức năng của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp", ông Schiff nói.
Ngay cả khi những nỗ lực bất hợp tác của ông Trump hủy hoại khả năng thu thập bằng chứng của Đảng Dân chủ trong ngắn hạn nó vẫn có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của cáo buộc luận tội nhằm vào ông Trump, ông Bradley P Moss, một luật sư an ninh quốc gia nhận định với tờ Guardian.
"Mặc dù xét trên quan điểm sự việc thực tế sẽ tốt hơn nếu tất cả các nhân chứng có liên quan ra làm chứng và đưa ra các tài liệu liên quan", ông Moss được dẫn lời nói, "Nhưng nếu Đảng Dân chủ ở Hạ viện tin rằng họ đã có đủ bằng chứng để tiến hành luận tội, họ có thể đơn giản nhét sự từ chối hợp tác đó vào điều khoản ‘cản trở công lý’ bao trùm hết trong quá trình luận tội và đặt nó lên trên tất cả mọi thứ".
Sự lệ thuộc của ông Trump vào lòng trung thành của cấp dưới cũng có thể là một bước đi sai lầm chiến lược - bởi vì các cựu quan chức đã lên tiếng.
Sau khi từ chức, ông Kurt Volker, cựu đặc phái viên tại Ukraine, tuần trước đã gửi tới Quốc hội các trang tin nhắn trên WhatsApp giữa ông và các nhà ngoại giao khác vốn đã làm hỏng nỗ lực của ông Trump để định hình cuộc đàm phán của ông với Ukraine.
Trong một bài viết trên trang Just Security nhằm so sánh các quá trình luận tội đối với Nixon, Clinton và Trump, bà Sidney Blumenthal, cựu trợ lý của ông Clinton và là nhân chứng phiên tòa luận tội Clinton, lưu ý rằng sự chống đối của Nixon trước Quốc hội đã đẩy nhanh sự sụp đổ của ông.
"Khi phiên xử vụ Watergate ở Thượng viện bắt đầu, vị thế của Nixon trong dư luận bắt đầu bị xói mòn, sự suy sụp này càng được đẩy nhanh theo từng giai đoạn do sự bất hợp tác của Nixon với Quốc hội và tòa án", ông Blumenthal viết.
Bằng cách phớt lờ trát đòi và chặn điều trần, Nhà Trắng dường như hy vọng sẽ làm chậm lại quá trình luận tội này.
"Phải mất năm tháng điều trần trong nỗ lực luận tội Nixon trước khi sự mức độ ủng hộ của công chúng đối với luận tội đạt 58%, ông Greg Dworkin, biên tập viên của tờ Daily Kos lưu ý. Trong khi đó, quá trình luận tội Trump chỉ mới diễn ra được hai tuần", tờ Guardian lưu ý.
Bước kế tiếp của Hạ viện ?
"Trông như thể cuộc điều tra luận tội của Đảng Dân chủ ở Hạ viện sẽ tập trung ít hơn vào các cáo buộc trong vụ Ukraine mà sẽ đi sâu nhiều hơn vào việc chính quyền của Tổng thống Trump không để Hạ viện điều tra những gì đã xảy ra", tờ Washington Post nhận định.
Đảng Dân chủ nói rằng tất cả những việc này đã cấu thành tội cản trở công lý và đang ám chỉ rõ ràng điều mà Hạ viện có thể làm để giải quyết vấn đề : luận tội Trump vì đã chặn cuộc điều tra. Họ đã đưa ra cảnh báo rằng họ coi cản trở công lý là lý do luận tội Trump vào tuần trước, sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo ngăn các quan chức Bộ Ngoại giao ra làm chứng.
Theo Hiến pháp Mỹ, luận tội một Tổng thống vì không tham gia vào cuộc điều tra luận tội là điều ‘đáng phải làm’. "Quốc hội sẽ quyết định đâu là ‘tội nặng và hành vi sai trái’ để luận tội. Nếu họ cho rằng việc ngăn Quốc hội thực hiện chức năng giám sát rơi vào phạm vi này, thì họ sẽ luận tội", Washington Post phân tích và dẫn ra một điều khoản luận tội tương tự nhằm vào Tổng thống Richard M. Nixon mà trong đó nêu lên bốn lần chính quyền Nixon cố tình không tuân thủ trát đòi.
Vì vậy, quá trình luận tội của Trump vẫn có thể tiếp tục ngay cả khi chính quyền của ông không cung cấp tài liệu hay nhân chứng cho cuộc điều tra, cũng theo tờ báo này.
Tuy nhiên chiến lược này có thể có tác động chính trị tiêu cực đối với Đảng Dân chủ, Washington Post cho biết. Đảng này có nguy cơ theo đuổi luận tội mà không có cuộc điều tra toàn diện về những gì ông Trump đã làm. Họ sẽ không có được lợi ích qua các phiên điều trần công khai hoặc thông qua việc có được hoặc công bố các văn bản ngoại giao bí mật để chứng minh tính chính đáng của nỗ lực luận tội.
Theo Washington Post thì tại Điện Capitol, có những dấu hiệu ban đầu cho thấy việc theo đuổi tội danh cản trở công lý với ông Trump sẽ được tiếp nhận giống như luận tội những tội danh khác như lạm quyền.
‘Khủng hoảng Hiến pháp’
Trao đổi với VOA dưới góc độ Hiến pháp, ông Phan Quang Tuệ, nguyên Thẩm phán Luật Hành chính tại Sacramento, California, và từng là Thẩm phán Tòa Di trú Liên bang Hoa Kỳ, nói ông nhìn những gì đang xảy ra trong cuộc điều tra luận tội là ‘khủng hoảng Hiến pháp’ và kêu gọi ‘bảo vệ Hiến pháp’.
Ông nói rằng theo Hiến pháp Mỹ thì Hạ viện ‘có toàn quyền quyết định quy trình và thủ tục luận tội’ chứ nhánh hành pháp, cụ thể là Nhà Trắng, không thể bắt quá trình luận tội đi theo ý của họ.
Vẫn theo lời ông, trước chiến lược ‘không khai, không nộp’ của chính quyền Trump, Hạ viện có thể ‘tiếp tục ra trát đòi nhân chứng và tài liệu’, ‘tiếp tục điều tra từ những bằng chứng từ các nguồn khác’ vì ngoài những bằng chứng lấy từ cơ quan hành pháp (mà chính quyền Trump không chịu giao nộp) còn có lời khai của người tố cáo và của những công dân có thể bị điều tra".
"Việc ‘stonewall’ (phong tỏa) điều tra của ông Trump có làm chậm lại nhưng không ngăn được cuộc điều tra luận tội vì Hạ viện có toàn quyền", ông nói và cho biết Hạ viện có thể yêu cầu thẩm phán liên bang đòi hành pháp phải tuân thủ yêu cầu của lập pháp và điều này đã từng xảy ra trong trường hợp luận tội Tổng thống Richard Nixon.
"Tôi nhìn vấn đề dưới khía cạnh của những định chế dân chủ trong Hiến pháp Mỹ có đời sống hơn 230 năm đang bị thử thách. Liệu trình độ dân chủ của người dân Mỹ, cách điều hành và tuân thủ định chế có vượt qua được và bảo vệ định chế dân chủ của Mỹ hay không", ông nói và cho biết nước Mỹ đang trải qua ‘khủng hoảng Hiến pháp’.
*****************
Cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine ra khai chứng chống lại Trump (VOA, 12/10/2019)
Cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine hôm 11/10 đã khai trong cuộc điều tra luận tội của Hạ viện về Tổng thống Donald Trump rằng ông đã cách chức bà dựa trên những ‘tuyên bố vô căn cứ và sai lầm’ sau khi bà bị luật sư riêng của ông Trump là ông Rudy Giuliani công kích.
Cựu đại sứ Mỹ ở Ukraine Marie Yovanovitch đến Điện Capitol để khai chứng
Bà Marie Yovanovitch, người bị đột ngột triệu hồi khi đang là đại sứ Mỹ ở Ukraine hồi tháng Năm, đã có mặt tại phiên lấy lời khai kín, theo các nhà lập pháp Dân chủ, sau khi bà bị Bộ Ngoại giao yêu cầu không xuất hiện theo chỉ thị của Nhà Trắng. Các dân biểu cho biết sau đó họ đã ra trát đòi cho bà và bà đã tuân thủ.
Bà Yovanovitch, theo một bản sao phát biểu mở đầu của bà được Washington Post đăng tải, nói rằng bà đã được một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao nói về ‘một chiến dịch phối hợp chống lại tôi’ và rằng ông Trump đã thúc đẩy cách chức bà từ giữa năm ngoái mặc dù Bộ Ngoại giao tin rằng "Tôi đã không làm gì sai".
Bà cũng lên tiếng báo động về thiệt hại đối với chính sách ngoại giao của Mỹ dưới thời Tổng thống Trump và cảnh báo về ‘lợi ích riêng’ đã cản trở các nhà ngoại giao chuyên chứ không phải vì lợi ích chung.
Cuộc điều tra luận tội tập trung vào một cuộc điện đàm vào ngày 25/7 mà khi đó ông Trump đã gây sức ép buộc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy điều tra một đối thủ chính trị của ông là cựu phó Tổng thống Joe Biden và con trai là Hunter Biden.
Ông Giuliani đã cáo buộc bà Yovanovitch ngăn chặn các nỗ lực thuyết phục Ukraine điều tra nhà Biden. Giuliani cho biết ông đã cung cấp thông tin cho cả ông Trump và Bộ Ngoại giao về Yovanovitch, người mà ông cho rằng đã có thành kiến đối với ông Trump.
Hôm 11/10, ông Giuliani nói : "Tôi làm điều đó với vai trò là luật sư biện hộ cho ông Trump".
Trong tuyên bố của mình, Yovanovitch nói rằng bà không biết động cơ tấn công bà của Giuliani nhưng các cộng sự của ông ấy ‘có thể cho rằng tham vọng tài chính cá nhân của họ đang bị cản trở bởi chính sách chống tham nhũng của chúng tôi ở Ukraine’.
Đảng Dân chủ đã gọi việc loại bỏ bà Yovanovitch là ‘có động cơ chính trị’.
"Bà là một người phụ nữ dũng cảm", dân biểu nghị sĩ Dân chủ Michael Quigley ca ngợi bà Yovanovitch trong giờ nghỉ giải lao của buổi khai chứng.
Theo một bản tóm tắt của Nhà Trắng, ông Trump trong cuộc điện đàm với ông Zelenskiy đã mô tả bà Yovanovitch như sau : "Người đàn bà này là tin xấu và những người mà bà ta đang làm việc cùng ở Ukraine là xấu xa". Ông Zelenskiy đồng ý với Trump rằng bà là ‘đại sứ tồi’ và đồng ý điều tra nhà Biden.
*****************
Trump nói quyền bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ sẽ từ chức (VOA, 12/10/2019)
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu nói rằng quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Kevin McAleenan sẽ từ chức và một người lãnh đạo tạm quyền của cơ quan này sẽ được bổ nhiệm vào tuần sau.
Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Kevin McAleenan sẽ từ chức dù nhiệm kì sáu tháng của ông chứng kiến các vụ vượt biên giới Mỹ-Mexico sụt giảm.
Ông McAleenan trở thành người thứ tư lãnh đạo cơ quan này dưới thời Trump vào tháng 4 sau khi vị tổng thống theo Đảng Cộng hòa yêu cầu Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen từ chức.
Trước khi trở thành bộ trưởng, ông McAleenan từng đứng đầu Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ, một trong những cơ quan hoạt động dưới quyền của Bộ An ninh Nội địa (DHS).
Ông Trump, người đã biến di trú hợp pháp và bất hợp pháp thành một vấn đề nổi bật của nhiệm quyền tổng thống của ông và nỗ lực tái tranh cử năm 2020, cho biết ông và McAleenan "đã làm việc tốt với các vụ vượt biên giảm mạnh".
Dù khen ngợi, ông Trump không bao giờ chính thức đề cử ông McAleenan để điều hành cơ quan này.
Trong một phát biểu, ông McAleenan cho biết trong nhiệm kì sáu tháng của mình, DHS đã "đạt những tiến bộ hết sức to lớn trong việc khắc phục khủng hoảng an ninh biên giới và nhân đạo mà chúng ta đối mặt trong năm nay".
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết trong tuần này rằng các vụ bắt giữ tại biên giới Mỹ-Mexico đã giảm trong tháng 9, là tháng thứ tư liên tiếp.
Họ cho biết chỉ có hơn 52.000 di dân bị bắt giữ hoặc bắt gặp ở biên giới tây nam vào tháng 9, giảm gần 65% từ đỉnh điểm vào tháng 5 là 144.000 người.
Phần lớn những người di cư đến từ Trung Mỹ, nhiều người trong số họ là các gia đình, chạy lánh tình trạng bạo lực và nghèo khó ở quê nhà và thường xin bảo hộ tị nạn ở Mỹ.
********************
Chính quyền của Tổng thống Trump hôm 8/10 đã ngăn đại sứ Mỹ ở Liên minh Châu Âu ra điều trần trong cuộc điều tra luận tội của Hạ viện Mỹ do phe Dân chủ kiểm soát, theo Reuters.
Ông Gordon Sondland, người từng đóng góp 1 triệu đôla cho ủy ban nhậm chức của Tổng thống Trump, dự kiến sẽ gặp kín với các thành viên của ba ủy ban của Hạ viện liên quan tới vai trò của ông trong nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm kêu gọi Ukraine mở cuộc điều tra liên quan tới đối thủ chính trị, cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Trước đó, theo Reuters, ông Sondland dường như tự nguyện ra điều trần, và thông qua luật sư của mình hôm 8/10, nói rằng ông hy vọng "các vấn đề mà Bộ Ngoại giao nêu lên trước cuộc điều trần sẽ sớm được giải quyết nhanh chóng".
"Ông ấy sẵn sàng ra điều trần, bất kỳ khi nào ông được phép xuất hiện", luật sư của ông Sondland, Robert Luskin, nói trong một tuyên bố.
Reuters đưa tin rằng hãng này không thể liên lạc được ngay với Đại diện của Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao.
Cuộc điều tra luận tội tập trung vào tố cáo nói rằng ông Trump đã sử dụng viện trợ quân sự Mỹ để nhận được cam kết của tổng thống Ukraine về việc điều tra cha con ông Biden.