Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc phóng tên lửa để "đáp trả Mỹ"

Một nguồn thạo tin quân sự cho biết sáng 26/8, Trung Quốc đã phóng 2 tên lửa ra Biển Đông, trong đó có một tên lửa được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay" nhằm gửi một thông điệp rõ ràng tới Mỹ.

nguyco1

Hình của Tân Hoa Xã cho thấy tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa vào tàu ngầm giả định trong một cuộc tập trận ở Biên Đông - AFP

Động thái trên diễn ra sau khi Trung Quốc cho biết máy bay do thám U-2 của Mỹ hôm 25/8 đã đi vào vùng cấm bay mà chưa có sự chấp thuận của Bắc Kinh ngay thời điểm nước này đang tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Bột Hải ngoài khơi phía Bắc. AP cho biết trong thông báo công bố tối 25/8, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng hành động của Mỹ đã "xâm phạm nghiêm trọng các cuộc diễn tập, làm gia tăng đáng kể nguy cơ nảy sinh những tính toán sai lầm, và thậm chí là có thể dẫn đến một sự cố đáng tiếc". Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ngô Khiêm nhấn mạnh : "Đây rõ ràng là hành vi khiêu khích", đồng thời cho biết Trung Quốc đã trao công hàm phản đối yêu cầu Mỹ kiềm chế.

Một trong hai tên lửa được phóng đi vào sáng 26/8 là DF-26B, từ tỉnh Thanh Hải ở Tây Bắc Trung Quốc, trong khi tên lửa còn lại là DF-21D, được phóng đi từ tỉnh Chiết Giang ở miền Đông. Theo nguồn tin, cả hai quả tên lửa đã được phóng vào một khu vực nằm giữa tỉnh Hải Nam và Quần đảo Hoàng Sa. Đích đến của các tên lửa này nằm trong phạm vi mà giới chức an toàn hàng hải Hải Nam đã đơn phương cấm các hoạt động của máy bay và tàu thuyền để phục vụ các cuộc tập trận kéo dài từ ngày 24-29/8.

Tên lửa đa nhiệm DF-26, với tầm bắn 4.000 km và có thể sử dụng trong các cuộc tấn công thông thường và hạt nhân nhằm vào các mục tiêu trên biển lẫn trên đất liền. Đây là loại vũ khí bị cấm theo Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà Mỹ và Liên Xô từng ký để hướng đến chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Mỹ đã rút khỏi hiệp ước này vào năm ngoái, lấy cớ từ việc Trung Quốc triển khai các loại tên lửa bị cấm. Trong khi đó, DF-21 có tầm bắn 1.800 km. Truyền thông mô tả phiên bản tối tân nhất của loại tên lửa này là DF-21D - loại tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên trên thế giới.

nguyco2

Tên lửa DF-21D trong một cuộc diễu binh ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh hôm 3/9/2015 AFP

Nguồn tin trên cho rằng vụ phóng tên lửa là nhằm cải thiện năng lực ngăn chặn mọi lực lượng bên ngoài muốn xâm nhập Biển Đông, khu vực đang có nhiều tranh chấp. Nguồn tin nói : "Đây là động thái đáp trả của Trung Quốc trước những mối đe dọa tiềm tàng nảy sinh từ sự hiện diện ngày một gia tăng và thường xuyên của tàu chiến cũng như máy bay Mỹ ở Biển Đông… Trung Quốc không muốn các nước láng giềng hiểu nhầm mục đích của Bắc Kinh".

Tống Trung Bình (Song Zhongping), nhà bình luận quân sự đang làm việc tại Hong Kong, cho rằng vụ phóng tên lửa rõ ràng là nhằm đánh tiếng tới Mỹ. Ông nói : "Mỹ tiếp tục thử thách giới hạn đáy của Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan và Biển Đông, và điều này đẩy Trung Quốc tới chỗ phải phô trương sức mạnh quân sự để khiến Washington thấy được rằng ngay cả các tàu sân bay của Mỹ cũng không thể phô trương hết sức mạnh ở gần bờ biển Trung Quốc".

AP dẫn lời Đại tá Trương Xuân Huy (Zhang Chunhui), người phát ngôn Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông, nhấn mạnh rằng đơn vị này sẽ "luôn đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ và áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để đáp trả mọi hành vi khiêu khích cũng như để đảm bảo chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ".

Thông điệp qua các 6 cuộc tập trận của PLA

Gần đây, quân đội Trung Quốc (PLA) đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân gần như đồng thời tại 4 khu vực, một sự phô trương lực lượng trên biển mà giới phân tích coi là hành động "ăn miếng trả miếng" trước các cuộc vận động và triển khai quân sự của Mỹ tại vùng biển giáp ranh Trung Quốc.

Đầu tuần qua, PLA đã tiến hành cuộc tập trận hải quân toàn diện và có quy mô rộng lớn nhất từ trước đến nay, bao gồm tại biển Hoàng Hải, vịnh Bột Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông. Họ từng tiến hành các cuộc tập trận hải quân tại 4 khu vực này hồi tháng 7/2020 nhưng không diễn ra đồng thời. Động thái này là nhằm phản ứng trước sự gia tăng các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ trong khu vực.

PLA đã kích động tình hình trong những ngày gần đây qua cuộc tập trận trên không ở Biển Hoa Đông cũng như cuộc tập trận hải quân bắn đạn thật ở biển Hoàng Hải ngoài khơi Liên Vân Cảng. Họ cũng tiến hành các cuộc tập trận của lực lượng bảo vệ bờ biển ở vịnh Bột Hải ngoài khơi thành phố Đường Sơn theo kế hoạch sẽ kéo dài đến ngày 30/9.

Tuy nhiên, các cuộc tập trận tham vọng nhất của PLAN đã được tổ chức tại vùng Biển Đông đang tranh chấp. Từ 0h00 ngày 24/8 đến 24h ngày 29/8, tại vùng biển phía Đông Nam đảo Hải Nam sẽ diễn ra các hoạt động huấn luyện quân sự.

nguyco3

Máy bay chiến đấu của Đài Loan trong một cuộc tập trận bắn đạn thật Han Kuang ở Đài Chung hôm 16/7/2020 Reuters

Vương Vân Phi- học giả quân sự của Trung Quốc Đại lục- phân tích rằng các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn hiện nay của PLA ở Hoàng Hải khác hẳn so với hai cuộc diễn tập bắn đạn thật trước đó. Các cuộc diễn tập là các hoạt động quân sự dựa vào bối cảnh tình hình, trong khi huấn luyện thường chỉ là các hoạt động quân sự đơn thuần nhằm cải thiện năng lực về chiến thuật và kỹ thuật. Với việc quân đội Mỹ điều máy bay ném bom B-1B đến vùng biển gần Trung Quốc để răn đe, tàu khu trục USS Mustin đi qua eo biển Đài Loan về phía Tây hôm 18/8 và các loại máy bay trinh sát thường xuyên tới Biển Đông để trinh sát, cuộc diễn tập bắn đạn trên biển của PLA có tính mục tiêu rất cao.

PLA lần này cũng đưa ra tuyên bố đặc biệt rằng đây là cuộc diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn. Cái gọi là quy mô lớn ám chỉ loại đạn được sử dụng cho cuộc diễn tập là tên lửa phòng không tầm xa và uy lực lớn, tên lửa chống hạm hoặc ngư lôi. Các mục tiêu tấn công chính bao gồm các tàu nổi cỡ lớn như tàu sân bay và tàu khu trục, hoặc các loại máy bay ném bom cỡ lớn như B-1B và B-52H.

Bên cạnh đó, khu vực diễn tập bắn đạn thật lần này rất lớn. Chiều dài khu vực diễn tập theo hướng Đông-Tây hơn 200 km, toàn bộ khu vực diễn tập rộng hơn 30.000 km vuông, phần lớn khu diễn tập nằm ngoài đường lãnh hải, trong khi khu vực huấn luyện bắn đạn thật hai đợt trước đó cơ bản nằm trong đường lãnh hải. Bối cảnh môi trường của kịch bản diễn tập là một chiến dịch hành động quy mô lớn, mục tiêu chống Đài Loan độc lập và thúc đẩy thống nhất hai bờ là tương đối rõ ràng.

Các máy bay chiến đấu của PLA gần đây cũng thường xuyên đi qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan. Theo báo điện tử China Times của Đài Loan, vào khoảng 16h00 ngày 20/8, máy bay chiến đấu của PLA đã đi vào phía Đông của đường trung tuyến giữa hai bờ, bay quanh Vùng Nhận dạng Phòng không của Đài Loan trong vòng một giờ rưỡi. Cựu Phó Tư lệnh Quân khu Nam Kinh của PLA Vương Hồng Quang cho rằng nếu báo chí Đài Loan đưa tin đúng, điều đó có nghĩa là hành động quân sự của Đại lục đối với Đài Loan đã leo thang. Đại lục muốn sử dụng các hành động quân sự thực tế để phủ nhận "đường trung tuyến" giữa hai bờ ở eo biển Đài Loan nhằm thu hẹp các hoạt động quân sự của Đài Loan đến tiền tuyến lãnh hải của mình.

Hiện có nhiều lý do chiến lược khiến Bắc Kinh lên gân trong thời điểm này.

Một mặt, Trung Quốc vẫn khăng khăng hăm dọa Đài Loan và ngăn chặn Mỹ hợp tác an ninh hơn nữa với hòn đảo dân chủ tự trị này, vốn được Bắc Kinh coi là một tỉnh nổi loạn mà cuối cùng sẽ được hợp nhất vào Đại lục. Các cuộc tập trận cũng đóng vai trò như lời bày tỏ "đanh thép" về sự khó chịu của Bắc Kinh với Mỹ.

Cuối tuần qua, Đại sứ trên thực tế của Mỹ tại Đài Loan Brent Christensen đã trở thành quan chức Mỹ đầu tiên tham dự lễ kỷ niệm cuộc tấn công của Trung Quốc vào Kinh Môn. Đầu tháng này, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ đã tiến vào Biển Đông để tiến hành tập trận trên không.

Trên thực tế, Trung Quốc cũng đang đồng thời gia tăng sức ép với các đồng minh chiến lược của Mỹ như Philippines, một quốc gia có yêu sách tại Biển Đông và đang rất tức giận trước hành động xâm nhập từ từ của Bắc Kinh vào vùng biển của họ. Tuần trước, Manila đã đệ trình một công hàm ngoại giao để bày tỏ phản đối sau khi các lực lượng của Trung Quốc tịch thu các trang thiết bị đánh bắt cá mà ngư dân Philippines thiết lập tại bãi cạn Scarborough đang tranh chấp mà Trung Quốc đã đánh chiếm sau cuộc đụng độ với lực lượng hải quân Philippines năm 2012.

Hiện nay, Trung Quốc đang khẩn trương thực hiện ba việc lớn : Một là ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) bùng phát trở lại ; Hai là khôi phục hoàn toàn các hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh ; Ba là ứng phó thích hợp với sức ép toàn diện từ Mỹ, không để quan hệ Trung-Mỹ hoàn toàn mất kiểm soát.

Trong ba việc lớn này, quan trọng nhất là khôi phục các hoạt động kinh tế, xã hội bình thường và phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế tích cực trong cả năm. Nếu quan hệ Trung-Mỹ hoặc tình hình tại eo biển Đài Loan hoàn toàn mất kiểm soát, hoặc thậm chí nổ ra xung đột quân sự quy mô lớn, mục tiêu hoàn thành xây dựng xã hội khá giả toàn diện chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây hoàn toàn không phải là điều mà giới chức cấp cao của Trung Quốc Đại lục muốn thấy.

Do đó, các cuộc diễn tập quân sự của PLA nhằm vào Đài Loan và Mỹ không chỉ nhằm mục đích khởi động việc "thống nhất bằng vũ lực", mà còn nhằm ngăn chặn chiến tranh thông qua các hoạt động chuẩn bị tích cực chiến tranh, qua đó ngăn chặn Mỹ-Đài liên kết đẩy nhanh "Đài Loan độc lập", buộc Đại lục phải sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan.

Ai sẽ thiệt hại nhất nếu xảy ra chiến tranh ở biển Đông ?

PLA đã tích cực phát triển năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) trên Biển Đông. Thời báo Hoàn cầu của Chính phủ Trung Quốc nhiều lần đe dọa rằng Trung Quốc có nhiều loại vũ khí có khả năng tiêu diệt tàu sân bay, có lẽ thông qua tờ báo này, Trung Quốc muốn khẳng định năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập của Trung Quốc. Mặc dù Hải quân Mỹ có thể chống lại những vũ khí này trong trường hợp cần thiết, nhưng nhiều khả năng Mỹ sẽ không chấp nhận rủi ro. Mỹ sẽ không tiến hành đổ bộ để phát động một cuộc chiến tranh ở Trung Quốc đại lục.

Vấn đề đối với Trung Quốc là Mỹ cũng sở hữu năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập đối với khu vực Biển Đông và có thể triển khai hoạt động này trong khi bố trí các phương tiện hải quân ngoài tầm tấn công của Trung Quốc. Và việc bị ngăn chặn tiếp cận Biển Đông sẽ khiến Trung Quốc thiệt hại hơn so với Mỹ. Ngay cả các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc có thể chuyển hướng vận tải thương mại để tránh đi qua khu vực Biển Đông trong trường hợp xảy ra xung đột, với chi phí không lớn. Bản thân nước Mỹ cũng không cần phải tiếp cận Biển Đông. Nhưng đối với Trung Quốc, việc tiếp cận Biển Đông là sống còn đối với nước này.

Các quốc gia ở ven Biển Đông (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei) rơi vào thế khó xử nhiều hơn. Trung Quốc sử dụng chính sách rất cứng rắn đối với các nước này. Trung Quốc sử dụng Biển Đông, nhưng lại ngăn chặn các quốc gia này sử dụng.

Việc các quốc gia ven biển Đông tỏ thái độ đè dặt trước các hành động hung hăng của Trung Quốc đã khiến nhiều người Mỹ nổi giận. Tờ Nationalinterest ngày 24/8 thể hiện quan điểm : "Cho đến nay, tất cả các nước này, ngoại trừ Việt Nam, đã nấp sau các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ và hành xử như những kẻ "ngồi không ăn sẵn". Nước Mỹ không được lợi ích gì khi để các quốc gia này làm như vậy. Nếu Mỹ cần phải đứng ra bênh vực cho bất kỳ quốc gia nào trong khu vực thì đó phải là Việt Nam, bởi Việt Nam là quốc gia duy nhất đã tự đứng lên bảo vệ mình".

Biển Đông không phải là của riêng bất kỳ một quốc gia nào mà tài sản dành cho toàn bộ nhân loại. Tuy nhiên, quốc gia chịu nhiều thiệt hại nhất khi vùng biển này bị đóng trong thời gian xảy ra chiến tranh chính là Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc đã phát triển năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập, sẽ khó khăn cho bất kỳ nước nào trong việc phát triển năng lực này, ngoại trừ Mỹ. Nếu các quốc gia ven Biển Đông như Philippines và Malaysia thực sự muốn có lợi thế trong đàm phán với Trung Quốc, họ nên phát triển năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập của riêng mình.

Nếu tất cả các quốc gia này làm như vậy, Trung Quốc sẽ nhanh chóng hiểu rằng trong khi tất các các nước khác đều có phương án thay thế trong trường hợp các tuyến thương mại hàng hải trên Biển Đông bị đóng cửa, Trung Quốc sẽ là nước duy nhất tại khu vực cần được tự do đi lại ở vùng biển này.

Lê Thế Toàn

Nguồn : RFA, 27/08/2020

************************

‘Phản đòn’ của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ về Biển Đông và tác động đến Việt Nam ?

RFA, 27/08/2020

Mỹ bắt đầu trừng phạt Trung Quốc liên quan Biển Đông

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, trong cuộc họp báo ngày 27/8, tuyên bố rằng quyết định của Hoa Kỳ về biện pháp trừng phạt các viên chức và công ty của nước này tham gia xây đảo nhân tạo ở Biển Đông là một sự can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, vi phạm luật quốc tế và các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế.

nguyco4

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo (phải) bắt tay với Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington, DC, ngày 22/5/2019. AFP

Tuyên bố của ông Triệu Lập Kiên được đưa ra ngay sau một ngày Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong thông cáo báo chí hôm 26/8, cho biết Washington chính thức áp dụng lệnh hạn chế visa đối với các cá nhân thuộc các công ty nhà nước Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc nạo vét, xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hóa khu vực Biển Đông hoặc sử dụng các hoạt động cưỡng ép nhằm ngăn chặn các quốc gia khác trong khu vực khai thác tài nguyên.

Thông cáo báo chí của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo có đoạn viết : "Những cá nhân này sẽ không được vào Mỹ và những người trong gia đình của họ sẽ bị hạn chế visa nhập cảnh vào Mỹ. Ngoài ra, Bộ Thương mại (Hoa Kỳ) đã đưa thêm vào danh sách 24 công ty nhà nước Trung Quốc bao gồm nhiều chi nhánh thuộc Công ty Xây dựng và Giao thông Trung Quốc (CCCC)".

Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Trung Quốc bị cáo buộc đã sử dụng CCCC và các công ty nhà nước như là vũ khí để áp đặt việc bành trướng của mình trong khu vực. Đồng thời, thông cáo báo chí, phổ biến hôm 26/8, cũng ghi rõ các công ty bị đưa vào danh sách sẽ bị cấm mua các sản phẩm có tính nhạy cảm từ Mỹ.

Trước đó, vào ngày 13/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo chính thức tuyên bố về lập trường của Mỹ, bác bỏ các yêu sách về chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông và cam kết hợp tác với các nước trong khu vực để đảm bảo khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và mở.

Giới chuyên gia nhận định rằng quyết định của Hoa Kỳ áp lệnh cấm visa đối với những quan chức thuộc các công ty nhà nước của Trung Quốc tham gia nạo vét ở Biến Đông là hành động mạnh mẽ mới nhất của Washington đối với Bắc Kinh liên quan vấn đề Biển Đông.

Nhà nghiên cứu Biển Đông, thạc sĩ Hoàng Việt, vào tối ngày 27/8 cho RFA biết biện pháp cụ thể vừa nêu mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa thông báo nằm trong sự tiên liệu của giới nghiên cứu về vấn đề Biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt giải thích :

"Điều đó đã được dự báo trước bởi vì thứ nhất là một số học giả của Hoa Kỳ cũng đã đưa ra biện pháp này từ lâu. Và gần đây nhất, chính giới Hoa Kỳ là ông Steve Brown trong một bài phát biểu tại CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế) vào tầm tháng 7 làm rõ điều này, sau khi phát biểu của ông Pompeo, vào ngày 13/7, đã nhắc đến một số biện pháp mà Hoa Kỳ có thể áp dụng. Trong đó, nhắc đến có thể đưa ra biện pháp trừng phạt kinh tế đối với những cá nhân và doanh nghiệp tham gia việc bồi lấp những đảo nhân tạo trái phép ở Trường Sa. Điều đó cho thấy là phía Hoa Kỳ vẫn tiếp tục từng bước một sẽ có những hành động trừng phạt về mặt kinh tế đối với Trung Quốc.

Và đương nhiên, chúng ta cũng chứng kiến Trung Quốc có những hành động đáp trả. Đặc biệt, gần đây nhất, liên quan hành động tập trận của Trung Quốc, thậm chí sáng nay báo chí cho biết thông tin rằng Trung Quốc vừa phóng một số tên lửa nhằm đáp trả lại hành động của Hoa Kỳ.

Tổng hợp tất cả những điều đó, chúng ta có thể dự báo được rằng tình hình trên Biển Đông sắp tới vẫn tiếp tục căng thẳng hơn nữa".

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á-ISEAS (Yusof Ishak), ở Singapore lưu ý về việc Trung Quốc tập trận lần thứ hai kéo dài 6 ngày, bắt đầu từ ngày 24/8 ở khu vực đảo Hoàng Sa, Biển Đông.

"Tập trận ở Biển Đông lần thứ hai rất nghiêm trọng vì họ dùng cả máy bay ném bom chiến lược mà có thể mang bom hạt nhân và hạ cánh xuống đảo Phú Lâm, là đảo họ đã chiếm của Việt Nam hồi năm 1974. Điều đó nói lên một điều rằng miệng thì nói hữu nghị nhưng hành động thì họ tập trận và dọa nạt. Không phải họ chỉ dọa Việt Nam thôi, mà họ dọa tất cả các nước nào có liên quan đến Biển Đông. Trong đó có cả Mỹ, Đài Loan nhưng chủ yếu là Mỹ".

nguyco5

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, ngày 25/4/ 2019. AFP

Phản ứng của các bên liên quan : Mỹ-Trung Quốc-Việt Nam

Trong cuộc họp báo ngày 27/8, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng những hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) nằm trong vùng lãnh thổ của nước này và hoàn toàn nằm trong phạm vi chủ quyền và không liên quan đến quân sự hóa. Ông Triệu Lập Kiên nhấn mạnh rằng không có lý do gì Hoa Kỳ phải áp đặt những biện pháp chế tài mà Trung Quốc cho là "bất hợp pháp" trên các cá nhân và công ty Trung Quốc khi họ tham gia công trình xây dựng "nội địa".

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, tại buổi họp báo hôm 27/8 còn yêu cầu Mỹ "sửa chữa sai lầm" và sẽ "áp dụng các biện pháp tương ứng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc.

Thế nhưng, điều đáng chú là ông Triệu Lập Kiên không đề cập hay nêu chi tiết về các biện pháp "tương ứng" của Trung Quốc như thế nào.

Chuyên gia nghiên Biển Đông của Việt Nam, thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng Trung Quốc có thể sẽ không "mạnh miệng" trong những phát ngôn đối với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cần phải cảnh giác những "phản đòn" mà Trung Quốc sẽ tiến hành ở vùng Biển Đông bởi vì Trung Quốc không cho thấy có biểu hiệu giảm bớt, mà ngược lại càng có thái độ hung hăng và mạnh mẽ hơn.

Qua diễn tiến mới nhất ở Biển Đông, một số chuyên gia, trong đó có tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng nguy cơ xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ xảy ra, và kịch bản xấu nhất sẽ là xung đột vũ trang. Điều này cũng đã từng được giới chuyên gia tiên liệu trong một thời gian dài. Tuy nhiên, yếu tố chủ chốt thuộc về biểu hiện của phía Trung Quốc.

Việt Nam, một quốc gia được cho là bị Trung Quốc lấn lướt và chèn ép trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sẽ bị tác động như thế nào trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc ?

Một số chuyên gia trong nước đánh giá Việt Nam đang trong vị thế được hưởng lợi nhờ vào các chính sách của Hoa Kỳ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đồng thời Việt Nam cũng được Hoa Kỳ mong muốn ủng hộ sáng kiến tại khu vực rộng lớn Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhằm đảm bảo trật tự và an toàn lưu thông hàng hải ở vùng biển này.

Thế nhưng, Việt Nam vẫn đang trong tình thế bị động. Thạc sĩ Hoàng Việt lý giải :

"Việt Nam một mặt vẫn e ngại sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc. Mặt khác thì Việt Nam cũng e ngại quyết tâm và biện pháp của Hoa Kỳ sẽ tới đâu, cũng như là khả năng Hoa Kỳ sẽ chiến thắng Trung Quốc như thế nào. Chưa kể đến Trung Quốc là bên có những âm mưu xâm lấn và chiếm đoạt vùng biển của Việt Nam, cũng như quyền chủ quyền và quyền khai thác tài nguyên của Việt Nam được hưởng. Chính vì vậy, Việt Nam vẫn đang tìm cách gọi là đang tận dụng tình hình một cách tốt nhất. Đấy là tốt nhất theo cách của Việt Nam. Có lẽ là chúng ta vẫn còn phải chờ bởi vì phía Việt Nam vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong vấn đề dịch Covid-19".

Theo nhận định của tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì Chính phủ Việt Nam vẫn duy trì quan điểm và có những động thái giải quyết vấn đề Biển Đông rất rõ ràng.

"Bản chất của Trung Quốc lộ rõ như thế thì chỉ còn nói chuyện ngoại giao với nhau thôi. Phía Việt Nam thì không bao giờ nói nặng lời cả. Nhưng mà thái độ của Hà Nội thể hiện rất rõ, có thể chậm nhưng rõ ràng".

Trong khi đó, giáo sư Carlyle Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, mới đây chia sẻ trên trang Facebook cá nhân quan điểm của ông rằng rất ít khả năng Việt Nam sẽ có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc trong tương lai gần.

Giáo sư Carlyle Thayer nhận định Trung Quốc đang phản ứng đối với các chính sách Hoa Kỳ bằng biện pháp sẽ nối lại đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông với các nước khối ASEAN, trong đó có Việt Nam. Vì thế, triển vọng giải quyết hòa bình vấn đề tranh chấp Biển Đông vẫn chưa đến hồi kết.

Còn như Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Quốc tế PCA, giáo sư Carlyle Thayer lập luận rằng nếu Việt Nam thắng kiện thì Trung Quốc cũng sẽ hành xử giống như kết quả kiện tụng của Philippines đối với Trung Quốc, là sẽ phủ nhận phán quyết của tòa. Thế nhưng, điều này sẽ dẫn đến quan hệ song phương Việt-Trung xấu đi nhanh chóng vì Trung Quốc có thể sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Việt Nam.

Việt Nam sẽ làm gì trong vấn đề Biển Đông vào khi chính trị và kinh tế của Việt Nam bị cho là quá lệ thuộc vào người bạn "4 tốt 16 chữ vàng" ? Đài RFA ghi nhận dân chúng tại Việt Nam luôn đau đáu chờ đợi câu trả lời từ Đảng Cộng sản Việt Nam và từ Chính phủ Hà Nội.

Nguồn : RFA, 27/08/2020

Published in Diễn đàn

Căng thng M - Trung gây lo ngi v xung đt vi Đài Loan

VOA, 26/08/2020

Hãng tin Reuters nhận định rằng nhiều cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc và Mỹ, hay việc hệ thống phòng không Đài Loan theo dõi chiến đấu cơ Trung Quốc cũng như chuyện quan hệ Mỹ - Trung xấu đi gây quan ngại về xung đột liên quan tới Đài Loan.

biendong1

Tàu Trung Quc phòng tên la chng ngm trong mt cuc tp trn.

Hãng tin Anh cho biết, trong vòng ba tuần qua, Trung Quốc đã thông báo bốn cuộc tập trận khác nhau từ Vịnh Bột Hải ở miền bắc tới Biển Hoa Đông và Hoàng Hải cũng như ở Biển Đông, cùng với các cuộc thao dượt mà Bắc Kinh nói là liên quan tới “tình hình an ninh hiện thời qua Eo biển Đài Loan”.

Trong khi đó, Đài Loan tiết l rng h thng tên la đt đi không ca hòn đo đã theo dõi các chiến đu cơ Trung Quc khi B trưởng Y tế M Alex Azar ti thăm Đài Loan trong tháng này.

Theo Reuters, phn ng v các cuc din tp ca Trung Quc, B Quc phòng Đài Loan hôm 25/8 nói rng các chiến đu cơ Trung Quc tiếp cn hòn đo gn ti đâu thì Đài Loan s đáp tr "tích cc hơn" ti đó.

Tuy nhiên, hãng tin Anh nói rng Đài Bc s "không làm leo thang căng thng" hoc "gây ra s c".

Tin cho hay, Hoa K đã trin khai mt tàu chiến qua Eo bin Đài Loan trong tháng này, vài ngày sau khi mt hàng không mu hm ca M din tp Bin Đông, và tun này, Bc Kinh lên tiếng phàn nàn v chuyn máy bay do thám Hoa K theo dõi các cuc din tp bn đn tht ca Trung Quc.

********************

Bắc Kinh cực lực phản đối phi cơ Mỹ do thám tập trận Trung Quốc

RFI, 26/08/2020

Vào lúc Trung Quốc cho tổ chức nhiều cuộc tập trận từ Biển Đông đến eo biển Đài Loan và vòng qua vùng Hoàng Hải, quân đội Mỹ đã cho một trinh sát cơ U-2 tiếp cận để quan sát. Hành động của Mỹ đã khiến Bắc Kinh bực tức. Vào hôm qua, 25/08/2020, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đã gởi công hàm cực lực phản đối điều mà họ cho là hành động "khiêu khích" của Hoa Kỳ.

biendong4

Trinh sát cơ U-2 của Mỹ tại một sân bay Hàn Quốc. Ảnh công bố tháng 12/2017.  Lee Sang-hak/Yonhap via Reuters

Theo hãng tin Anh Reuters, việc Trung Quốc tố cáo các hoạt động do thám của Mỹ đã có từ lâu, cũng như việc Hoa Kỳ quan ngại về những hành vi ngăn chặn "không an toàn" của chiến đấu cơ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh lần này nhanh chóng công khai tố cáo Washington là điều "không bình thường".

Đối với Bộ Quốc phòng Trung Quốc, chiếc phi cơ U-2 đã bay ngang khu vực "cấm bay" ở vùng Chiến Khu Bắc Bộ đúng vào lúc Quân đội Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật, và đã "can thiệp một cách nghiêm trọng vào những hoạt động thao diễn quân sự bình thường".

Theo phía Trung Quốc, hành động của Mỹ "có thể dẫn đến hiểu lầm hay đánh giá sai lệch hoặc gây ra sự cố không lường trước", là một hành động "khiêu khích mà Trung Quốc dứt khoát phản đối và đã gởi công hàm đến phía Mỹ".

Trung Quốc tuy nhiên không nói chính xác là sự cố xẩy ra cụ thể ở đâu, nhưng trong những ngày qua, đã có nhiều thông tin về các cuộc tập trận của Trung Quốc ở biển Bột Hải, Hoàng Hải và Biển Đông.

Trong một thông cáo, quân đội Mỹ cho biết chiếc U-2 đã thực hiện nhiệm vụ trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương và "trong các khuôn khổ được luật lệ quốc tế cho phép liên quan đến các chuyến bay". Quân Đội Mỹ nhắc lại rằng "Không Lực Mỹ vùng Thái Bình Dương sẽ tiếp tục bay và hoạt động bất kỳ nơi nào mà luật quốc tế cho phép, và thời điểm và nhịp độ là theo chọn lựa của chúng tôi", quân đội Mỹ nói rõ trong thông cáo.

Trinh sát cơ U-2 có thể bay ở độ cao 70.000 feet và có đủ khả năng quan sát từ xa, không cần phải tiến vào vùng cấm bay.

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post vào hôm nay, một trung tâm tham vấn về Biển Đông của Trung Quốc, trụ sở tại Bắc Kinh, còn cho biết là một chiếc máy bay do thám Mỹ loại RC-135S đã bay trên Biển Đông vào hôm nay trong lúc Trung Quốc tập trận, nhưng có vẻ chỉ quá cảnh chứ không phải là do thám.

Biển Đông : Hà Nội lên án Bắc Kinh tập trận, xâm phạm chủ quyền 

Trả lời báo giới, ngày 26/08/2020, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng cho biết "việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa vi phạm chủ quyền Việt Nam (…) đi ngược lại tinh thần Tuyên Bố về Ứng Xử của Các Bên ở Biển Đông (DOC)" và khiến tình hình thêm phức tạp, bất lợi cho tiến trình đàm phán giữa Trung Quốc với các nước ASEAN về Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC). Hãng tin Anh Reuters nhắc lại Trung Quốc vừa bắt đầu đợt tập trận tại Biển Đông kéo dài trong 6 ngày kể từ hôm 24/08/2020. Đây là đợt thao diễn thứ nhì trong vòng hai tháng tại một vùng biển có tranh chấp chủ quyền.

Trọng Nghĩa

*********************

Vit Nam lên án, yêu cu Trung Quc hy tp trn gn Hoàng Sa

VOA, 26/08/2020

Hà Ni đòi Bc Kinh hy b tp trn gn Hoàng Sa, trang Facebook chính thc ca chính ph Vit Nam và báo chí trong nước loan tin hôm th Tư 26/8.

biendong2

Người phát ngôn B Ngoi giao Lê Th Thu Hng (nh tư liu, 6/8/2020)

"Vit Nam yêu cu Trung Quc tôn trng ch quyn ca Vit Nam đi vi qun đo Hoàng Sa, hu b và không tái din vi phm tương t", Người Phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói vi các phóng viên hôm 26/8, theo trang Thông tin Chính ph và báo chí Vit Nam.

Phát biu nêu trên ca n phát ngôn viên là mt phn trong câu tr li ca bà vi báo gii, khi được hi v phn ng ca Vit Nam đi vi vic Trung Quc tiến hành tp trn ti vùng bin phía bc đông bc qun đo Hoàng Sa.

Qun đo này b Trung Quc chiếm t tay Vit Nam Cộng hòa, còn gi là Nam Vit Nam, vào đu năm 1974. Nước Vit Nam thng nht sau đó, nay mang tên chính thc là Cng hòa Xã hi Ch nghĩa Vit Nam, chưa bao gi t b tuyên b ch quyn v qun đo.

"Vic Trung Quc liên tiếp tiến hành tp trn khu vc qun đo Hoàng Sa đã vi phm ch quyn ca Vit Nam đi vi qun đo này", Người Phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nêu rõ.

Bà Hng nói thêm là đng thái này ca Bc Kinh cũng i ngược li tinh thn Tuyên b v ng x ca các bên Bin Đông (DOC), gây phc tp tình hình, không có li cho quá trình đàm phán hin nay gia Trung Quc và ASEAN v B quy tc ng x gia các bên Bin Đông (COC) và vic duy trì môi trường hòa bình, n đnh và hp tác Bin Đông".

Năm nay, Vit Nam là ch tch khi ASEAN có 10 thành viên. Khi này nhiu năm nay đã tiến hành đàm phán vi Trung Quc v COC nhưng hai bên vn chưa th đi đến ký kết.

Như VOA đã đưa tin, Trung Quc thông báo tp trn kéo dài 6 ngày trong tun này gn qun đo Hoàng Sa, ch mt ngày sau khi Bc Kinh và Hà Ni thc hin bui l trang trng hôm 23/8 đ k nim 20 năm thc thi Hip ước Biên gii trên đt lin. Đây là cuc tp trn th hai ca Trung Quc gn Hoàng Sa ch trong vòng 2 tháng.

Khi Trung Quc tp trn phía bc Hoàng Sa t ngày 1 đến 5/7, Hà Ni đã nhanh chóng phn ng, theo B Ngoi giao Vit Nam. B này cho hay hôm 2/7 rng h đã "giao thip, trao công hàm phn đi và yêu cu Trung Quc không lp li nhng hành vi tương t trong tương lai".

************************

Phát hiện tàu cá Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam

RFA, 26/08/2020

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị hôm 26/8 cho báo chí trong nước biết Bộ đội Biên phòng tỉnh này kết hợp với Chi cục Thuỷ sản tỉnh vừa phát hiện và đuổi một tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trên vùng biển của Việt Nam vào sáng ngày 25/8.

biendong3

Tàu cá Trung Quốc vào đánh cá thuỷ sản trái phép ở vùng biển tỉnh Quảng Trị - Nông Nghiệp Việt Nam

Theo truyền thông trong nước, vào sáng ngày 25/8, khi đang tuần tra, lực lượng chức năng Việt Nam trên tàu Kiểm ngư Việt Nam 0099KN nhận được tin báo có một tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt thuỷ sản trái phép ở vùng biển Quảng Trị, cách đảo Cồn Cỏ khoảng 7 hải lý về phía Đông Nam.

Tàu của cơ quan chấp pháp Việt Nam đã tiếp cận tàu cá Trung Quốc vào chiều cùng ngày. Trên tàu cá có 4 thuyền viên do ông Lý Vũ Tài ở đảo Hải Nam làm thuyền trưởng.

Phía Việt Nam đã kiểm tra hành chính, lập biên bản vi phạm hành chính và đẩy đuổi tàu này khỏi vùng biển của Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 16/8, sau khi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương do Trung Quốc áp đặt ở Biển Đông chấm dứt, Trung Quốc đã điều hơn 16.000 tàu cá xuống Biển Đông, theo thông tin từ báo chí Trung Quốc.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng Việt Nam cũng đã phát hiện nhiều trường hợp tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tàu cá Trung Quốc vào vùng biển Việt Nam chủ yếu để khai thác thuỷ sản. Đa số các tàu là tàu vỏ sắt, có công suất lớn, không có số hiệu, không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra, cắt lưới, bỏ chạy khi bị phát hiện.

Nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước phân tích việc Trung Quốc sử dụng đội tàu cá hùng mạnh như một cách để đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông, nhất là tại các vùng biển quanh hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang tranh chấp với các nước bao gồm Việt Nam.

Để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này, Việt Nam thời gian qua đã đẩy mạnh việc kiểm soát các ấn phẩm có hình ảnh bản đồ hai quần đảo này.

Theo Tuổi Trẻ, vào ngày 25/8 vừa qua, ban tổ chức một hội thảo về "Phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam" tổ chức ở Hà Nội đã phải thu hồi các tài liệu có bản đồ Việt Nam thiếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau khi các đại biểu dự hội thảo phát hiện được sai sót này.

Published in Châu Á

Trung Quốc lại khoe cơ bắp

Báo chí quốc tế cho biết, Trung Quốc đang tiến hành gần như đồng thời các cuộc tập trận tại 4 vùng biển, gồm Biển Đông, Biển Hoa Đông, Hoàng Hải và Vịnh Bột Hải. Một số chuyên gia đưa ra nhận định rằng động thái hiếm hoi này có thể nhằm phát đi tín hiệu rằng Bắc Kinh sẵn sàng đối mặt với sự thách thức từ Mỹ và Đài Loan. Thời điểm diễn ra các cuộc tập trận mới này nhằm phát đi thông điệp rằng Bắc Kinh có đủ năng lực huy động các lực lượng tại nhiều địa điểm khác nhau, cho dù Bắc Kinh không có ý định gây chiến với Mỹ.

tq1

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đang tập trận ở Tây Thái Bình Dương hôm 18/4/2018 - Reuters

Việc Trung Quốc tiến hành gần như đồng thời các cuộc tập trận tại 4 khu vực biển nói trên là điều bất thường, cho dù nước này thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động diễn tập ở tất cả binh chủng. Bắc Kinh hồi cuối tháng 7 cũng đã tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và Hoàng Hải, song các cuộc diễn tập này không diễn ra đồng thời. Trung Quốc tiến hành đồng thời các cuộc diễn tập như muốn chuyển tải các thông điệp quân sự và chính trị. Về mặt quân sự, động thái này cho thấy Quân đội Trung Quốc (PLA) thể hiện việc có đủ khả năng huy động các lực lượng ở quy mô lớn cho hoạt động huấn luyện trên nhiều vùng biển, và cũng nhằm chứng minh rằng PLA không hề bị ảnh hưởng bởi "dịch bệnh". Về mặt chính trị, đây là sự thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh trước các căng thẳng và thách thức an ninh trên mọi mặt trận. Thêm nữa, đây cũng là việc thể hiện "quyền lực" của Tập Cận Bình nhằm dẹp yên các chỉ trích trong nước trước các "sai lầm chiến lược" của ông ta, dẫn đến sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung. Ngoài ra, đây cũng là những "nhắc nhở" các quốc gia Châu Á khác không nên "vọng động" lúc này.

Theo Song Zhongping, nhà bình luận quân sự ở Hong Kong, bất kỳ chiến sự tương lai nào cũng có thể xảy ra cùng một lúc ở nhiều địa điểm. Đó là lý do chính giải thích vì sao Trung Quốc lại tiến hành các cuộc diễn tập cùng một lúc trên 4 khu vực biển khác nhau. Giải thích về cuộc diễn tập tại Vịnh Bột Hải, nhà bình luận này nói : "Quân đội Trung Quốc cần tập trung đặt biệt vào Vịnh Bột Hải, gần Bắc Kinh, nơi cần được được bảo vệ một cách nghiêm ngặt".

Cãi vã Trung Quốc - Philippines lại tiếp tục

Tin tức về hoạt động quân sự nói trên của Trung Quốc được đưa ra nhiều ngày sau khi Philippines gửi một công hàm phản đối Trung Quốc về điều mà Manila gọi là việc tịch thu bất hợp pháp các thiết bị thu gom cá của ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough vào tháng 5/2020. Bộ Ngoại giao Philippines tuy không đưa thêm bất kỳ chi tiết nào trong thông báo hôm 20/8, song cũng phản đối việc Trung Quốc "tiếp tục phát sóng vô tuyến bất hợp pháp về phía máy bay chiến đấu của Philippines đang làm nhiệm vụ tuần tra hàng hải định kỳ" ở Biển Đông. Người phát ngôn chính phủ Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 21/8 đáp lại rằng lực lượng hải cảnh của nước này đang thực thi pháp luật trên vùng biển của Trung Quốc, và rằng máy bay của Philippines đã gây phương hại chủ quyền của Trung Quốc và đe dọa an ninh của nước này.

tq2

Tàu chiến USS McCampbell của Hải quân Mỹ tập trận tại Biển Đông hôm 15/1/2019 Reuters

Sự phản đối của Philippines diễn ra trong bối cảnh quan ngại gia tăng về điều mà Mỹ và các đồng minh của Mỹ coi là các hoạt động và các cuộc diễn tập quân sự mang tính gây hấn của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp mang tính chiến lược này. Trong khi đó, nguy cơ xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng với việc cả hai nước điều động nhiều tàu chiến và máy bay chiến đấu hơn đến Biển Đông. Hải quân Mỹ cho hay nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan đã quay trở lại Biển Đông hồi đầu tháng 8 và đang tiến hành các chiến dịch ở vùng biển này.

Trong khi đó, trên mặt trận ngoại giao, Bắc Kinh đã triệu tập các nhà ngoại giao của 10 quốc gia Đông Nam Á nhằm lôi kéo sự ủng hộ của họ sau đòn thách thức ngoại giao từ phía Mỹ. Hiện không rõ liệu cuộc gặp này, có thu được bất kỳ kết quả trước mắt nào hay không trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vẫn gặp bế tắc. Cuộc gặp này diễn ra 3 tuần sau khi Mỹ phản đối gần như hầu hết các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông và trên thực tế cho thấy Washington đứng về phía Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei liên quan đến các tranh chấp lãnh hải của mỗi nước với Trung Quốc. Phản ứng trước việc này, Bắc Kinh cho rằng Mỹ đang muốn gieo rắc bất đồng và đang can thiệp vào tranh chấp ở Châu Á nhằm phô diễn sức mạnh quân sự của mình và kích động đối đầu. Theo tờ báo South China Morning Post, tại cuộc họp diễn ra ở Bắc Kinh hồi đầu tháng 8 này, một quan chức Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại về nguy cơ từ các hoạt động quân sự do "các nước bên ngoài khu vực" thực hiện, ám chỉ Mỹ và các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Australia. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi các nước thành viên ASEAN nối lại các cuộc thương lượng về Bộ Quy tắc ở Biển Đông (COC). Các nhà nghiên cứu cũng đang lo ngại về khả năng Trung Quốc muốn "ve vãn" các nước Đông Nam Á nhằm xoa dịu thái độ phản kháng từ các quốc gia này, đồng thời xúc tiến COC theo ý Trung Quốc để tím cách loại Mỹ "ra ngoài cuộc chơi COC".

Trung Quốc lại ve vãn Việt Nam

Tân Hoa Xã cho biết, ông Vương Nghị - Ngoại trưởng Trung Quốc đã gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Đông Hưng trên biên giới Việt – Trung ở khu tự trị Choang Quảng Tây, miền nam Trung Quốc vào Chủ nhật (23/8) để đánh dấu ngày kỷ niệm phân giới và cắm mốc trên đất liền giữa hai nước.

"Chúng ta phải dựa trên thực tiễn thành công trong việc giải quyết các vấn đề biên giới trên bộ để tìm kiếm giải quyết sớm các tranh chấp trên biển … Hai nước có đủ khả năng và trí tuệ để tiếp tục đàm phán về các vấn đề hàng hải", ông Vương nói, theo trích dẫn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Ông Vương cũng đã nhân cơ hội này để nhắc nhở các nhà lãnh đạo Việt Nam về những thành công trong quá khứ đàm phán của hai nước – năm 2009 về biên giới chung trên đất liền, cũng như năm 2000, với Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, và Hiệp định khai thác nghề cá giữa hai nước. Ông Vương Nghị cũng nói :"Cả hai nước nên tập trung vào nhu cầu hợp tác lâu dài giữa hai bên và tích cực khởi động lại đối thoại để tìm ra phương thức cơ bản và bền vững nhằm duy trì sự ổn định ở Biển Đông".

Ông ta nói thêm rằng hai nước nên tiếp tục thúc đẩy kinh tế biên giới và du lịch, đồng thời thực hiện các kế hoạch trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Mặc dù tỏ ra "ve vãn" Việt Nam như vậy, nhưng trong thực tế, các tàu Trung Quốc vẫn luôn đe doạ việc thăm dò khai thác tại Lô 06.1. Lô này nằm trên bồn trũng Nam Côn Sơn, hoàn toàn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không thể là đối tượng tranh chấp được. Gần đây, Trung Quốc đã đe doạ, khiến Việt Nam phải rút hợp đồng thăm dò với tập đoàn Noble. Năm 2017, 2018, Trung Quốc cũng đe doạ, khiến Việt Nam phải yêu cầu tập đoàn Repsol phải rút khỏi Lô 136.3 và Lô 07.3, khiến Việt Nam phải thiệt hại hàng tỉ USD.

Đoàn Nam Sơn

Nguồn : RFA, 25/08/2020

Published in Diễn đàn

Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông và Bột Hải

RFA, 23/08/2020

Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 23/8 đẫn thông tin từ Cục Hải sự tỉnh Hải Nam cho biết quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành diễn tập quân sự ở phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam trong 6 ngày, từ ngày 24/8.

biendong1

Tàu ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông hôm 12/4/2018 - Reuters

Truyền hình trung ương Trung Quốc trong cùng ngày cũng cho biết quân đội Trung Quốc sẽ tập trận bắn đạn thật ở Biển Bột Hải từ ngày 24/8 đến 30/9.

Đây là lần thứ hai trong vòng 1 tháng qua, Trung Quốc tiến hành tập trận gần quần đảo Hoàng Sa, bất chấp những phản đối từ phía Việt Nam và Mỹ.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hồi đầu tháng 7 đã gửi công hàm phản đối cuộc tập trận của Trung Quốc ở Hoàng Sa, coi đây là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông và làm phức tạp thêm tình hình.

Trong khi đó, truyền hình nhà nước Trung Quốc mới đây đã công bố một đoạn video cho thấy sức mạnh của đội tàu ngầm của quân đội Trung Quốc.

Đoạn video dài 8 phút được trình chiếu trên Truyền hình Trung ương Trung Quốc cho thấy tàu ngầm loại 093B của Trung Quốc đang giả định tham chiến chống lại tàu địch và bắn thuỷ lôi vào tàu địch.

Hình ảnh vệ tinh mà đài RFA có được hôm 18/8 cho thấy Trung Quốc đã điều tàu ngầm loại 093 đến căn cứ Hải quân ngầm Ngọc Lâm ở đảo Hải Nam. Đây là loại tàu ngầm nguyên tử tấn công mạnh nhất của Trung Quốc.

***********************

Việt Nam muốn tăng hợp tác với Ấn Độ để đối phó Trung Quốc ở Biển Đông ?

BBC, 23/08/2020

Việt Nam đã thông báo với Ấn Độ về tình hình căng thẳng leo thang tại Biển Đông, Press Trust of India (PTI) tường thuật, trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường hiện diện quân sự tại nơi này với việc triển khai tàu, chiến đấu cơ và ít nhất một máy bay ném bom tại vùng biển giàu tài nguyên.

vnad1

Đại sứ Phạm Sanh Châu (thứ hai từ trái sang) gặp Ngoại trưởng Shringla (thứ ba từ trái sang)

PTI nói rằng Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu, có cuộc gặp gỡ với Ngoại trưởng Harsh Vardhan Shringla hôm thứ Sáu 21/8/2020.

Theo PTI, Đại sứ Việt Nam đã nêu tình hình thực tế tại vùng biển mà Việt Nam nói là của mình ở Biển Đông, nơi hãng ONGC của Ấn Độ có các hoạt động dầu khí.

Trong sự kiện mà các nguồn ngoại giao gọi là cuộc gặp chính thức, Đại sứ Phạm Sanh Châu nói Việt Nam quyết tâm phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện mạnh mẽ với Ấn Độ.

Căng thẳng quân sự ở Biển Đông

Trong hai tháng qua, Trung Quốc đã gia tăng hoạt động quân sự tại Biển Đông, trong lúc toàn thế giới đang phải vật lộn với đại dịch virus corona.

Hồi đầu tháng, Trung Quốc triển khai một máy bay ném bom H-6J tới đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất trong Quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng trên thực tế Trung Quốc quản lý toàn bộ.

Việc này "không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn làm phương hại tình hình trong khu vực", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, 20/8.

Việc đưa máy bay ném bom tới nơi, theo truyền thông Trung Quốc, cho phép Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kiềm chế các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại khu vực.

Hoàn Cầu thời báo dẫn lời các chuyên gia nói rằng chiếc H-6J này sẽ khiến cho các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ phải nản chí.

vnad2

Một tàu sân bay của Mỹ

Việc Hoa Kỳ gửi các tàu chiến tới gần quần đảo có tranh chấp và gọi đòi hỏi của Bắc Kinh đối với khu vực là bất hợp pháp diễn ra sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc trong tháng Bảy tuyên bố đã cho các máy bay ném bom tham dự tập trận tại khu vực.

"Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế quốc trên biển của mình," Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompei nói. "Hoa Kỳ sát cánh với các đồng minh và đối tác của mình tại vùng Đông Nam Á để bảo vệ quyền chủ quyền và các nguồn tài nguyên ngoài khơi của họ".

Áp lực đối với hoạt động dầu khí

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết diện tích Biển Đông, nơi có nguồn tài nguyên dồi dào, tạo tranh chấp với một số quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Song song với việc tăng hiện diện quân sự, Bắc Kinh cũng liên tục gia tăng sức ép lên các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của các nước khác tại Biển Đông.

Việt Nam đang đối diện với viễn cảnh bị mất đi các hãng khai thác dầu khí nặng ký tới hoạt động tại vùng biển của mình, do Trung Quốc đang tăng áp lực đối với các hoạt động trong vùng biển mà Bắc Kinh gọi là thuộc phạm vi Đường Chín đoạn trên Biển Đông, theo đánh giá của nhà phân tích James Gavin trên trang Petroleum Economist.

Áp lực từ Trung Quốc trong năm nay đã khiến hãng Rosneft của Nga phải gác lại lại các hoạt động vốn đã được lên kế hoạch từ trước, trong lúc cả hãng Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập, là các đối tác của Việt Nam tại mỏ Cá Rồng Đỏ, phải từ bỏ cổ phần của mình trong dự án.

vnad3

Một giàn khoan của tập đoàn Repsol (hình chỉ có tính minh họa)

Tin cho hay, để đổi lại các hãng đã được phía Việt Nam bồi thường với với tổng trị giá khoảng 1 tỷ đôla.

Tuy không phải là một bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông nhưng đây là vùng biển đóng vai trò quan trọng đối với Ấn Độ ; 55% hàng hóa thương mại của Ấn Độ được di chuyển qua ngả này, và Ân Độ tham gia nhiều dự án khai thác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông.

Trung Quốc đã phản đối các dự án khai thác dầu khí của Ấn Độ, nhưng Ấn Độ nói việc hợp tác khai thác năng lượng với Việt Nam tại đây là phù hợp với luật pháp quốc tế.

Quan hệ quốc phòng và quân sự giữa Ấn Độ và Việt Nam đã gia tăng trong vài năm qua.

Sau một thập niên là đối tác chiến lược, Ấn Độ và Việt Nam đã chính thức nâng cấp quan hệ lên thành "hợp tác chiến lược toàn diện" vào năm 2016.

Nội dung chi tiết về cuộc họp mới đây giữa Đại sứ Phạm Sanh Châu với Ngoại trưởng Harsh Vardhan Shringla không được Bộ Ngoại giao cũng như Đại Sứ quán Việt Nam công bố, tuy bản thân ông đại sứ có thông báo vắn tắt trên mạng xã hội về việc gặp gỡ quan chức ngoại giao nước chủ nhà.

**********************

Việt Nam thông báo với Ấn Độ về tình hình căng thẳng ở Biển Đông

RFA, 23/08/2020

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu vừa thông báo với Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Harsh Shringla về tình hình căng thẳng ở Biển Đông thời gian gần đây sau khi Trung Quốc điều máy bay chiến đấu đến Hoàng Sa và cho tàu hải cảnh vào sát khu vực thăm dò dầu khí ở lô 06.1, nơi có liên doanh khai thác giữa Nga, Việt Nam và Ấn Độ.

biendong2

Giàn khoan JDC Hakuryu-5 ngoài khơi Vũng Tàu của Việt Nam hôm 29/4/2018 - Reuters

Tờ Times of India hôm 23/8 trích các nguồn tin ngoại giao cho biết đại sứ Việt Nam trong cuộc gặp với Bộ trưởng Harsh Shringla đã khẳng định lập trường của Việt Nam là tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mạnh mẽ với Ấn Độ.

Hôm 20/8 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc điều máy bay ném bom H-6J ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, coi đây là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết phía Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ động thái của các tảu hải cảnh của Trung Quốc gần lô dầu khí 06.1 trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Suốt nhiều tuần qua, Trung Quốc liên tục điều các tàu hải cảnh vào tuần tra khu vực xung quanh lô dầu khí 06.1 của Việt Nam.

Việt Nam vào khoảng đầu tháng 7 vừa qua đã đột ngột bỏ hợp đồng thuê tàu khoan thăm dò Noble Clyde Boudreaux, dự định sẽ được triển khai ở lô 06.1.

Trước đó, từ tháng 5 đến tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc cũng đã điều các tàu hải cảnh vào sát lô dầu khí 06.1 của Việt Nam, quấy nhiễu các hoạt động thăm dò và khai thác tại lô dầu khí này. Tàu Trung Quốc chỉ rút đi sau khi tàu khoan thăm dò của Việt Nam được rút đi.

Vào năm ngoái, đại sứ Việt Nam cũng đã gặp và thông báo với phía Ấn Độ về tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn độ hồi tháng 8 năm ngoái đã lên tiếng khẳng định các hoạt động khai thác dầu khí của Ấn Độ ngoài khơi Việt Nam vẫn tiếp tục và không bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc. Ấn Độ cũng khẳng định lập trường ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và khai thác tài nguyên ở Biển Đông theo đúng luật quốc tế.

*********************

Biển Đông : Trung Quốc lại phô trương vũ lực, tập trận và cấm lưu thông

Bắc Kinh thông báo tổ chức một cuộc tập trận tại vùng biển ở hướng "đông nam" đảo Hải Nam trong vòng sáu ngày kể từ ngày 24/08/2020 sau khi đưa máy bay oanh tạc có khả năng chở bom hạt nhân ra Hoàng Sa. Đại sứ Việt Nam tại New Delhi tuyên bố muốn có quan hệ "đối tác chiến lược toàn diện" với Ấn Độ.

biendong1

Khu trục hạm Mỹ USS Mustin tại Biển Đông ngày 20/08/2020. Nguồn US. NAVY  © Destroyer Squadron 15 - Petty Officer 3rd Class Cody Bea

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, Trung Quốc tổ chức hai cuộc tập trận song song trong tuần tới. Tại Hoàng Hải từ ngày 25 đến 26 tháng 8, và tại Biển Đông, từ 24-29/08, tiếp nối một loạt động thái phô trương lực lượng trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Hoa Kỳ.

Trung Quốc ra lệnh cấm tàu thuyền qua lại trong khu vực "đông nam đảo Hải Nam" trong vòng sáu ngày kể từ 24/08.

Trong những tuần lễ qua, Trung Quốc cũng đã mở một loạt chiến dịch tại Biển Đông và Hoa Đông.

Tình hình có nguy cơ căng thẳng thêm trong những ngày tới.

Hôm thứ Sáu, Hải Quân Mỹ thông báo điều động hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan cùng một hải đội tác chiến, sau cuộc tập trận với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, trở lại Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải, trong mục tiêu "bảo vệ tự do hàng hải".

Cũng sau cuộc tập trận chung với Nhật, khu trục hạm USS Mustin, cũng được lệnh tới Biển Đông, đi qua eo biển Đài Loan, trong mục tiêu "bảo vệ tự do hàng hải" trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương.

Quân khu miền Đông của Hoa Lục được đặt trong tình trạng báo động, theo dõi mọi động thái của Không Quân và Hải Quân Mỹ, theo một phát ngôn viên quân đội Trung Quốc được báo Hồng Kông trích dẫn.

Tuyên bố này và cuộc tập trận của Hải Quân Trung Quốc tại Hoàng Hải và Biển Đông, trong lúc chiến hạm Mỹ có mặt, được xem là tín hiệu "Trung Quốc sẵn sàng đụng độ với Mỹ trong tương lai", theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Ne Le Xiong.

Theo nhận định của báo mạng EurAsian, sau vụ Bắc Kinh điều oanh tạc cơ H-6J ra đảo Phú Lâm, Việt Nam muốn được Ấn Độ hậu thuẫn.

Đại sứ Việt Nam tại New Delhi, ông Phạm Sanh Châu "trong một cuộc gặp gỡ mới đây" với Ngoại trưởng Harsh Shringla, khẳng định quyết tâm của Việt Nam cùng Ấn Độ thiết lập quân hệ "đối tác chiến lược toàn diện".

Tú Anh

********************

Biển Đông : Manila phản đối các hành vi sách nhiễu mới của Bắc Kinh

Trong một thông báo được công bố vào khuya 20/08/2020, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết đã gởi công hàm ngoại giao để phản đối việc lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc đã tịch thu bất hợp pháp công cụ đánh cá của ngư dân Philippines tại một vùng thuộc Biển Đông. Manila đồng thời phản đối việc tàu Trung Quốc "cảnh cáo" phi cơ tuần tra biển của Philippines.

biendong2

Dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông, ngày 18/06/2019 tại Manila.  AP - Aaron Favila

Bản thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết sự kiện xảy ra cách đây 3 tháng ở vùng bãi cạn Scarborough, trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Đông, nhưng đã bị Bắc Kinh lấn chiếm vào năm 2012. Tuy nhiên, thông cáo không cho biết chi tiết về sự cố nói trên.

Bản thông cáo đồng thời cũng phản đối việc Trung Quốc "liên tục phát tín hiệu vô tuyến cảnh báo phi pháp các máy bay Philippines vốn thực hiện những cuộc tuần tra thường lệ và chính đáng" trong vùng.

Theo ghi nhận của hãng tin anh Reuters, tuần duyên Trung Quốc luôn luôn phát tín hiệu cảnh cáo máy bay, tàu thuyền nước ngoài đi qua vùng biển quốc tế mà họ tự nhận là của mình.

Bắc Kinh tố ngược Philippines khiêu khích Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm qua (21/08) cho rằng lực lượng tuần duyên của họ chỉ thực thi luật ở những vùng biển của Trung Quốc.

Bãi Scarborough nằm trong vùng đặc quyền 200 hải lý của Philippines và theo phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực 2016, các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên vùng này cũng như trên phần lớn Biển Đông đều không hợp pháp, dựa theo luật quốc tế.

Vào hôm qua Trung Quốc cũng tố cáo máy bay Philippines vi phạm chủ quyền Trung Quốc. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên thúc giục Philippines "chấm dứt hành động khiêu khích và bất hợp pháp".

Phản đối của Philippines được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia trong vùng cùng với Mỹ và các đồng minh đã tỏ thái độ quan ngại về hành vi khiêu khích và các cuộc tập trận của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam hôm thứ Năm cũng đã than phiền về sự hiện diện của oanh tạc cơ Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Mai Vân

*********************

Đi s M : Washington chng mưu đ áp đt phương châm mnh được yếu thua’ Bin Đông

VOA, 21/08/2020

Đi s Hoa K ti Vit Nam Daniel Kritenbrink mi đây phát biu rng Hoa K bác b bt k hành đng nào nhm áp đt li tư duy "chân lý thuc v k mnh" Bin Đông, lên án yêu sách ch quyn phi pháp ca Trung Quc đi vi Bãi Tư Chính.

biendong3

Đ i s Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink phát bi u trên đài VTC14, phát ngày 18/8/2020. Photo VTC14 via YouTube

Hôm 21/8, Đi s quán Hoa K ti Vit Nam loan tin Đi s Kritenbrink va tho lun v chính sách mi v Bin Đông ca Hoa K trên Đài truyn hình K thut s VTC : "Chính sách này chng t thêm rng Hoa K luôn sát cánh vi các đng minh cũng như các đi tác ca chúng tôi ti Đông Nam Á trong vic bo v các quyn ch quyn và li ích ca h, phù hp vi lut pháp quc tế".

Ông Kritenbrink nói : "Chúng tôi sát cánh cùng cng đng quc tế trong vic bo v quyn t do trên bin, tôn trng ch quyn và bác b bt k n lc nào nhm áp đt li tư duy chân lý thuc v k mnh Bin Đông hay khu vc rng ln hơn".

Nhà ngoi giao M lp li tuyên b ca Ngoi trưởng Mike Pompeo vào tháng trước v chính sách an ninh khu vc ca Hoa K Bin Đông, nói rng : "Chúng tôi chng li s cưỡng ép, bt nt, các hành vi bt hp pháp ca Trung Quc".

"Hoa Kỳ bác b bt k yêu sách nào ca Trung Quc đi vi vùng bin nm ngoài lãnh hi 12 hi lý xung quanh bt k cu trúc nào ti qun đo Trường Sa", ông Kritenbrink nói trên đài VTC trong mt chương trình được phát hôm 18/8.

"Có l mt trong nhng điu có ý nghĩa nht đi vi Vit Nam, như Ngoi trưởng Pompeo đã nói rõ, là Hoa K bác b bt k yêu sách hàng hi nào ca Trung Quc đi vi vùng bin quanh bãi Tư Chính".

biendong4

Tuyên bố về Biển Đông của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 13/07/2020. Photo US Department of State.

Đi s Hoa K nói tiếp : "Chúng tôi cho rng các hành vi ca Trung Quc liên tiếp quy ri và đe da Vit Nam, và các nước khác trong khu vc, khi Vit Nam và các nước này phát trin, và s dng các ngun tài nguyên là hành vi gây hn, gây bt n, và bt hp pháp".

Ông nói : "Trung Quc cn chm dt chiến thut bt nt và đe da ngày càng hung hăng nhm ngăn cn Vit Nam và các quc gia khác trong khu vc Đông Nam Á khi Vit Nam và các nước này khai thác ngun tài nguyên mt cách chính đáng".

Nhn đnh rng "Trung Quc không nhng ngang nhiên vi phm phán quyết [ca Tòa Trng tài Quc tế] mà còn tăng cường các hành vi gây hn", Đi s Kritenbrink nhn mnh : "Chúng tôi cho rng nhng hành vi đó ca Trung Quc là mi đe da đi vi li ích quc gia ca Hoa K, cũng như đi vi li ích quc gia ca các đi tác ca chúng tôi trong khu vc".

*********************

Cảnh sát biển Việt Nam sang Hoa Kỳ để huấn luyện và tiếp nhận tàu WHEC 726

RFA, 20/08/2020

Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam đã ra quyết định thành lập đoàn công tác đi huấn luyện và tiếp nhận tàu tuần tra WHEC 726 lớp Hamilton tại Hoa Kỳ.

biendong5

Tàu tuần tra WHEC 726 lớp Hamilton - Courtesy of ANTĐ

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cho truyền thông quốc nội biết thông tin trên vào ngày 20 tháng 8 sau cuộc họp của Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1.

Theo đó, sau thời gian tạm hoãn mọi hoạt động vì đại dịch Covid-19, đây là thời điểm chính thức Cảnh sát biển Việt Nam sang Hoa Kỳ và tiếp nhận tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton thứ hai.

Trước đó, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã tiếp nhận một con tàu tuần tra lớp Hamilton khác từ Hoa Kỳ, là chiếc WHEC 722 mang tên USCGC Morgenthau.

Con tàu trên hiện đã có số hiệu mới là CSB 8020 và thuộc Vùng Cảnh sát biển 3.

Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam cho hay sau khi tiếp nhận tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton thứ 2 từ lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ, con tàu sẽ giúp ích rất nhiều cho Cảnh sát biển Việt Nam trong việc tăng cường khả năng thực thi pháp luật trên biển.

Tàu tuần tra WHEC 726 lớp Hamilton có tên gọi USCGC John Midgett, lượng giãn nước đầy tải 3.250 tấn ; chiều dài 115 m; chiều rộng 13 m ; mớn nước 4,6 m; thủy thủ đoàn 160 người (20 sĩ quan, 140 thuyền viên).

WHEC 726 được trang bị hệ thống động lực kết hợp gồm 2 động cơ diesel và 2 động cơ turbine khí, cho tốc độ tối đa 29 hải lý/h (53,7 km/h), tầm hoạt động 14.000 hải lý (22.531 km) và thời gian bám biển liên tục là 45 ngày.

Published in Châu Á

Tàu ngầm Trung Quốc bị phát hiện ở đảo Hải Nam (RFA, 19/08/2020)

Một tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc bị phát hiện tại cửa căn cứ Hải quân ngầm Ngọc Lâm ở đảo Hải Nam.

bd1

Hình ảnh vệ tinh chụp tàu ngầm Trung Quốc tại cửa vào căn cứ ngầm ở đảo Hải Nam - Satlellite imagery @planetlabs

Ảnh vệ tinh ngày 18 tháng 8 cho thấy chiếc tàu ngầm chụp được trông giống lớp Type 093. Đây là một trong những loại tàu ngầm nguyên tử chuyên tấn công mạnh nhất của Trung Quốc. Trong ảnh có hai chiếc tàu nhỏ hơn nhưng chưa rõ là loại tàu gì.

Hình ảnh chiếc tàu ngầm được phát hiện tại cửa một căn cứ hải quân ngầm của Trung Quốc như thế được nhận định là khá bất thường dù chúng đôi khi cũng xuất hiện tại Biển Đông. Đây là vùng biển mà tàu hải quân và tàu tuần duyên Trung Quốc hoạt động thường xuyên.

Vào tháng 10 năm ngoái, một tàu ngầm tiên tiến của Trung Quốc nổi lên gần một tàu đánh cá của Việt Nam tại Biển Đông. Mới hồi tháng 6 vừa qua, Nhật Bản phải báo động khi một tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện tại Biển Hoa Đông.

Giới chuyên gia cho rằng cho đến nay Trung Quốc chỉ có 6 chiếc tàu ngầm lớp Type 093 được đưa và hoạt động. Lớp tàu này ban đầu được thiết kế chủ yếu để săn ngầm ; tuy nhiên sau đó có một số tàu lớp này có thể mang tên lửa hành trình phóng thẳng và hỏa tiễn chống tàu.

Trong những tháng gần đây, Hoa Kỳ và một số nước khác cho chiến đấu cơ bay tuần tra tại Biển Đông. Một trong những mục tiêu là để phát hiện tàu ngầm của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp này.

**********************

Biển Đông : Lập trường cứng rắn hơn của Mỹ bị Philippines phá hoại (RFI, 18/08/2020)

Trong số 10 quốc gia đến Hawaii cùng tham gia cuộc tập trận hải quân do Mỹ tổ chức mang tên Vành Đai Thái Bình Dương - RIMPAC 2020 - mở ra ngày 17/08/2020, có Philippines, với chiến hạm hiện đại nhất của nước này, khinh hạm BRP Jose Rizal được trang bị tên lửa dẫn đường. 

biendong1

Chiến hạm Philippines BRP Andres Bonifacio (PS 17) và tàu tuần duyên Mỹ USCGC Stratton (WMSL 752) thao diễn ngoài khơi cảng Puerto Princesa (Philippines) ngày 17/10/2019. © U.S. Coast Guard Pacific Area - Petty Officer 1st Class Nate Littlejohn

Quyết định tham gia của Philippines,nhằm thể hiện thái độ thân thiện với Mỹ, đã thu hút sự chú ý trong bối cảnh Manila trong thời gian gần đây đã thường xuyên có những động thái chạy theo Bắc Kinh, đối thủ của Washington.

Nhật báo Anh Financial Times ngày hôm qua đã phân tích thêm về quan hệ Mỹ-Philippines vào lúc Washington có lập trường cứng rắn hẳn lên với Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông để cho rằng những động thái thiếu rõ ràng của Manila trong thời gian gần đây đã khiến cho "Lập trường cứng rắn hơn của Mỹ về Biển Đông bị suy yếu".

Biển Đông : Tâm điểm của cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Phải nói là Biển Đông đã nổi bật lên thành một trong những tâm điểm của sự cạnh tranh chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh kể từ trung tuần tháng 7, khi ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố lập trường chính thức về Biển Đông, xác định rằng hầu hết các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông đều "bất hợp pháp".

Vấn đề được nhiều nhà quan sát nêu lên là cho dù bản tuyên bố lập trường ngày 13/07 mang một ý nghĩa rất quan trọng là thể hiện ý muốn dấn thân mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ vào Biển Đông, từ bỏ một thái độ trung lập hình thức, trong thực tế phải chăng là đã quá muộn để đảo ngược thế thống trị của Trung Quốc trong khu vực.

Kể từ năm 2012, Bắc Kinh đã xây dựng và quân sự hóa hàng loạt đảo nhân tạo trong khu vực và điều đáng lo ngại là đồng minh lâu đời nhất của Washington trong khu vực là Philippines, đang có dấu hiệu dao động trước sức ép của Trung Quốc.

William Choong, một nhà phân tích tại Viện Yusof Ishak ở Singapore đã tự hỏi : "Làm sao mà điều đó (sự chuyển biến lập trường của Mỹ) có thể phá bỏ được quyền kiểm soát mà Trung Quốc đã thiết lập thông qua các đảo nhân tạo của họ ?". Đối với chuyên gia Singapore, nếu quyết định được đưa ra vào 10 năm hay 20 năm trước đây thì còn có cơ may thành công, chứ ngày nay thì không thể.

Cho dù vậy, Mỹ đang cố gắng cụ thể hóa những lập luận mạnh mẽ mới của mình về khu vực bằng hành động, cho tăng cường nhịp độ các hoạt động hải quân, đôi khi với các đối tác như Nhật Bản và Úc, thậm chí gần đây còn tổ chức một cuộc diễn tập huy động hai chiếc tàu sân bay vào lúc Hải Quân Trung Quốc đang tập trận gần đó.

Duterte ra lệnh cấm Philippines tập trận trên Biển Đông

Một số quốc gia trong khu vực chẳng hạn như Việt Nam đã ủng hộ tuyên bố vào tháng 7 của ngoại trưởng Mỹ Pompeo, nhưng điểm yếu trong chiến lược cứng rắn hơn của Mỹ lại chính là lập trường không rõ ràng của Philippines.

Vào đầu tháng 8 này, bộ trưởng Quốc Phòng Delfin Lorenzana, một nhân vật thường được xem là thuộc cánh "diều hâu" trong chính quyền Manila, đã bác bỏ khả năng nước này tham gia các cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông.

Theo ông Lorenzana, chính tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ra lệnh không cho Quân Đội nước này tham gia vào các cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông, "ngoại trừ trong vùng lãnh hải 12 hải lý". Trước đó, bản thân tổng thống Philippines Duterte đã không ngần ngại nhắc lại rằng ông không thể khẳng định yêu sách chủ quyền của Manila đối với Biển Đông vì : "Trung Quốc có vũ khí ; chúng ta thì không".

Đối với giới chức an ninh quốc phòng ở các nước Châu Á khác, việc Manila công khai từ bỏ quyền tự do hàng hải của mình trong vùng biển tranh chấp là một cú sốc.

Manila mặc nhiên phục tùng "lệnh cấm" của Bắc Kinh về tập trận ?

Nhật báo Anh ghi nhận rằng Bắc Kinh từ lâu đã đòi hỏi là các nước có tranh chấp ở Biển Đông phải cam kết chỉ tập trận hải quân trong vùng lãnh hải quốc gia 12 hải lý.

Một quan chức tại một nước đồng minh của Mỹ nhận xét : "Việc Philippines công khai chấp nhận điều đó cho thấy là Trung Quốc đang thành công trong việc thúc đẩy các yêu sách của họ".

Washington từng hy vọng là Manila có phản ứng mạnh mẽ hơn trước những đòi hỏi của Bắc Kinh, nhất là khi ông Lorenzana và ngoại trưởng Teddy Locsin cho đến gần đây đều có lời lẽ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

Ông Lorenzana chẳng hạn, đã công khai tán thành lập trường cứng rắn hơn về Biển Đông mà ông Pompeo đã tuyên bố và kêu gọi chính phủ Trung Quốc tuân thủ phán quyết của trọng tài quốc tế năm 2016 có lợi cho Philippines.

Philippines và Mỹ có một hiệp ước phòng thủ chung mà vào năm ngoái 2019 ông Pompeo đã xác nhận rằng có hiệu lực cả trên Biển Đông. Washington gần đây cũng rất hoan nghênh quyết định của Manila là đình chỉ việc thực hiện kế hoạch chấm dứt thỏa thuận VFA quy định việc cho lực lượng Mỹ đồn trú tại Philippines.

Philippines có vị trí thiết yếu trong chiến lược chống Trung Quốc của Mỹ

Trong chiến lược Châu Á của Mỹ, vai trò của Philippines có tầm quan vượt xa giới hạn của Biển Đông vì vị trí địa dư của nước này là một yếu tố thiết yếu cho phép Hoa Kỳ cạnh tranh với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng lớn hơn.

Trung Quốc hiện đang phát triển các loại tên lửa có thể đe dọa các căn cứ lớn và các hàng không mẫu hạm của Mỹ trong khu vực. Điều này đang buộc Washington phải xem xét một chiến lược mới dựa vào các đơn vị nhỏ và cơ động hơn.

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã phát triển một phương thức tác chiến mới, theo đó họ sẽ dàn trải lực lượng ra nhiều hòn đảo ở Châu Á và Thái Bình Dương để khiến cho đối thủ khó phát hiện, theo dõi và tấn công tiêu diệt.

Nhưng việc áp dụng phương thức mới này có thể gặp trở ngại nếu Hoa Kỳ không tiếp cận được Philippines, quốc gia có hơn 7.000 hòn đảo nằm giữa Biển Đông và Thái Bình Dương.

Euan Graham, chuyên gia an ninh tại Viện Nghiên Cứu Chiến Lược và An Ninh Quốc Tế IISS, một trung tâm tham vấn quốc phòng và an ninh tại Singapore, cho rằng "Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ cần phải thích ứng với thực tế địa lý.Nếu không có Philippines, mô hình chiến thuật này khó khả thi".

Duterte bị tố cáo bán chủ quyền đất nước cho Trung Quốc để đổi lấy vac-xin

Theo giới phân tích, các chính sách có vẻ không nhất quán của Manila về Biển Đông phản ánh thực tế chính trị đang thay đổi, đặc biệt vào lúc đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Tổng thống Philippines Duterte hiện đang ve vãn Trung Quốc và Nga để bảo đảm quyền tiếp cận sớm với vac-xin ngừa Covid-19.

Jay Batongbacal, người đứng đầu Viện Hàng Hải và Luật Biển thuộc Đại Học Philippines, nhận định : "Tổng thống Duterte đã ra tuyên bố [về các cuộc tập trận ở Biển Đông] đúng vào lúc ông ấy đang ra sức yêu cầu Trung Quốc cung cấp vac-xin Covid cho Philippines. Ông ấy đang đánh đổi (tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông) để lấy vac-xin".

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Cuộc tập trận RIMPAC 2020 vẫn có lợi ích chiến lược với Mỹ dù quy mô bị hạn chế (RFI, 17/08/2020)

Kể từ hôm 17/08/2020 và kéo dài cho đến cuối tháng, Hải quân thuộc 20 nước trên thế giới, dẫn đầu là Hoa Kỳ, bắt đầu những cuộc tập trận ngoài khơi quần đảo Hawaii trong khuôn khổ cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC 2020, mở ra hai năm một lần.

taptran1

Đoàn tàu quốc tế trên đường từ Guam đến Hawaii tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2020. Từ trái sang phải : Tàu tuần tra biển KDB Darulehsan (OPV-07) của Brunei, hộ tống hạm RSS Supreme (73) của Singapore, tàu hậu cần HMAS Sirius (O 266) của Úc, khu trục hạm Mỹ USS Rafael Peralta (DDG 115) và hộ tống hạm Úc HMAS Stuart (FFH 153). Ảnh chụp ngày 04/08/2020 tại miền tây Thái Bình Dương.  USS Rafael Peralta - Petty Officer 2nd Class Jason Is

Dù mang quy mô hạn chế hẳn so với những lần trước, cuộc tập trận năm nay được cho là vẫn sẽ mang lại lợi ích chiến lược to lớn cho Hoa Kỳ trong bối cảnh cuộc cạnh tranh với Trung Quốc đang càng lúc càng gay gắt trên các vùng biển Châu Á.

Vào lúc dịch Covid-19 hoành hành khắp nơi, đe dọa những cuộc tụ tập đông người, một sư kiện được mệnh danh là "Cuộc Tập Trận Hải quân Lớn Nhất Thế Giới" dĩ nhiên đã bị ảnh hưởng, và Mỹ đã bị buộc phải giảm hẳn quy mô cuộc tập trận, đồng thời bỏ hẳn những nội dung diễn tập bị cho là có nguy cơ làm dịch bệnh lây lan.

Từ con số 26 nước tham gia vào năm 2018, với hơn 47 chiến hạm, 5 tàu ngầm, 25.000 quân nhân, cuộc tập trận RIMPAC 2020 này chỉ tập hợp khoảng 10 quốc gia, với khoảng 20 chiếc tàu và 5.600 người. Thời gian tập trận cũng bị rút ngắn xuống còn nửa tháng, thay vì một tháng như lần trước.

Các nội dung tập trận cũng được lược bớt. Các nội dung như tập đổ bộ, rèn luyện chỉ huy tác chiến từ các cơ sở trên bờ đã bị bỏ hẳn, chỉ còn các bài diễn tập trên biển, và chỉ ở vùng biển ngoài khơi Hawaii chứ không tiến hành đồng thời ở vùng biển Calfornia (Hoa Kỳ) như vào năm 2018.

Trong tình hình đó, câu hỏi từng được đặt ra là có ích lợi gì khi duy trì một cuộc tập trận mà quy mô đã bị giảm hơn một nửa như trên, lại trong bối cảnh đã có cả chục ngàn người dân Hawaii lên tiếng phản đối việc duy trì cuộc tập trận, bị cho là hàm chứa nguy cơ phát tán dịch bệnh tại tiểu bang này.

Theo giới quan sát, dù quy mô cuộc tập trận đã bị thu gọn, chất lượng các cuộc tập trận vẫn là một điều hữu ích cho các nước được tham gia. Đứng về mặt thuần túy quân sự, kinh nghiệm học hỏi được từ những nội dung cùng diễn tập với cường quốc hải quân số một thế giới hiện nay là Mỹ sẽ rất quý giá cho các nước như Philippines, Singapore, Hàn Quốc vẫn sốt sắng đến Hawai tập trận.

Đối với các quốc gia đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Úc, thậm chí Pháp và Anh, Canada, có mặt tại RIMPAC 2020, việc rèn luyện kỹ năng chỉ huy, phối hợp tác chiến cũng sẽ là những bài học quý giá, hữu dụng khi phải đối phó với một kẻ thù chung.

Riêng về nước Mỹ, lợi ích hiển nhiên của việc duy trì RIMPAC 2020 là cho thấy vai trò lãnh đạo của mình, đặc biệt khi dù quy mô bị thu nhỏ, cuộc tập trận năm nay vẫn quy tụ được hầu hết các đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ, từ Úc, Canada, Anh, Pháp, cho đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, và cả Philippines.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc, nước bị Mỹ loại khỏi cuộc tập trận từ năm 2018 vì các hành vi lấn lướt trên Biển Đông, sự hiện diện của các nước đồng minh và đối tác trên đây tại một cuộc tập trận do Mỹ chủ trương là một tín hiệu rõ ràng gởi đến Bắc Kinh.

Trong bài nhận định về cuộc tập trận RIMPAC 2020, tuần báo Anh The Economist ngày hôm qua 16/08 ghi nhận rằng dù quy mô sự kiện có bị thu hẹp, tác dụng của cuộc tập trận năm nay "vẫn cao hơn bao giờ hết", đặc biệt trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang càng lúc càng căng thẳng trên mọi địa bàn, từ Biển Đông, Biển Hoa Đông cho đến eo biển Đài Loan.

Theo The Economist, "vào lúc ưu thế quân sự của mình đối với Trung Quốc bị xói mòn trong thập kỷ qua, có thể hiểu được là Mỹ đang rất muốn vun bồi những tình bạn cũ và mới", và cuộc tập trận RIMPAC là một cơ hội thuận lợi.

Tuần báo Anh đã trích lời cựu đô đốc Mỹ James Stavridis, lưu ý rằng cuộc tập trận đóng vai trò một "tín hiệu hữu hình cho thấy là quân đội quan trọng nhất của vùng Thái Bình Dương sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm huấn luyện, chiến thuật và công nghệ".

Cuộc tập trận cũng nêu bật lợi thế lâu dài của Mỹ trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc : Đó là khả năng thuyết phục rất nhiều quốc gia đa dạng và thân thiện tập hợp lại để tập trận, điều mà Bắc Kinh khó có thể làm được.

Trọng Nghĩa

*********************

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (RFA, 17/08/2020)

Trung Quốc vừa thực hiện một cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông với sự tham gia của tàu chiến Huizhou đóng tại Hong Kong.

taptran2

Hình ảnh cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông do lực lượng Trung Quốc đồn trú ở Hong Kong đăng tải trên mạng Weibo - Weibo

Video của lực lượng Trung Quốc đồn trú ở Hong Kong công bố hôm Chủ nhật, ngày 16/8, cho thấy hình ảnh tàu Trung Quốc bắn pháo, thuỷ lôi, trong khi lính Trung Quốc thực hiện các hoạt động chống cướp biển và khủng bố.

Theo The South China Morning Post, cuộc tập trận chống ngầm là một thành tố quan trọng trong cuộc tập trận lần này của Trung Quốc.

The South China Morning Post trích lời một chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh cho biết cuộc tập trận là một hành động mang tính biểu tượng nhằm cảnh báo các lực lượng đòi độc lập ở Đài Loan, muốn ngả về phía Mỹ.

Hình ảnh video cuộc tập trận được công bố chỉ một ngày sau khi Mỹ thông báo cuộc tập trận của Hải quân Mỹ ở Biển Đông hôm 14/8 vừa qua với sự tham gia của tàu sân bay USS Ronald Reagan.

Trước đó, Trung Quốc cũng thông báo cho biết nước này đang lên kế hoạch tập trận bắn đạn thật gần Đài Loan sau khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói rằng quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ đang ở mức cao nhất trong lịch sử.

**********************

Mỹ điều tàu sân bay trở lại Biển Đông vào lúc Bắc Kinh gia tăng tập trận (RFI, 15/08/2020)

Vào lúc Bắc Kinh loan báo những cuộc tập trận rầm rộ, thậm chí đe dọa cho diễn tập bắn tên lửa thật gần đảo Guam, Hải quân Mỹ đã điều hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan cùng nhóm tác chiến tháp tùng trở lại Biển Đông và bắt đầu những cuộc tập trận mới kể hôm qua 14/08/2020. Đây là lần thứ ba trong hơn một tháng tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông tập trận.

taptran3

Tầu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) và đằng xa là tầu USS Nimitz (CVN 68) trong một kỳ tập trận ở Biển Đông, ngày 06/07/2020.  © AP - US Navy

Trong một thông cáo công bố hôm qua, bộ tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ (Commander US Pacific Fleet) cho biết là nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đã tiến vào Biển Đông hôm 14/08 và bắt đầu tiến hành tập trận theo nhiều nội dung.

Như thông lệ, tháp tùng hàng không mẫu hạm Ronald Reagan là tuần dương hạm USS Antietam cùng hai khu trục hạm USS Mustin và USS Rafael Peralta, và không đoàn hàng không mẫu hạm số 5.

Thông cáo của Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện là mới đây, nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan đã tập trận phối hợp với các oanh tạc cơ B-1 của Không quân Mỹ, đặt căn cứ trên đảo Guam.

Đây là lần thứ ba từ kể từ đầu tháng Bảy đến nay, nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Ronald Reagan được phái đến hoạt động tại Biển Đông.

Từ ngày 04 đến 07/07 vừa qua, lần đầu tiên từ năm 2014, Mỹ đã cho hai nhóm tàu sân bay tiến vào tập trận trên Biển Đông. Đó là nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz. Việc Mỹ điều hai nhóm tác chiến tàu sân bay vào Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc cho rầm rộ tâp trận gần khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Qua trung tuần tháng Bảy, hôm 17/07, hai nhóm tác chiếc tàu sân bay nói trên lại phối hợp tập trận, trước khi tách ra, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz xuống Ấn Độ Dương tập trận với Ấn Độ, còn nhóm của chiếc Ronald Reagan thì ra Biển Philippines tham gia một cuộc tập trận 3 bên với Hải quân Úc và Nhật Bản (ngày 21/07).

Lần này, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan trở lại tập trận ở Biển Đông vào lúc Trung Quốc gia tăng đáng kể các cuộc tập trận Hải quân và Không quân trong các vùng biển quanh Trung Quốc, trong đó có Biển Đông.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo hôm 12/08 đã tung ra lời đe dọa, theo đó Quân Đội Trung Quốc đã "lên kế hoạch tập trận đổ bộ và trên biển trong những tuần qua và sẽ tiếp tục trong những tuần tới". Một trong những cuộc tập trận bắn đạn thật được dự trù tại vùng biển của quần đảo Chu San và tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc và ở vùng biển phía bắc của đảo Đại Sơn trong hai ngày 16-17/08.

Trọng Nghĩa

**************************

Hải quân Mỹ tập trận ở Biển Đông (RFA, 15/08/2020)

Nhóm tàu tấn công bao gồm hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ vừa tiến hành một cuộc tập trận ở Biển Đông hôm 14/8, theo thông báo của Hải quân Hoa Kỳ.

taptran4

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ hoạt động cùng tàu sân bay trực thăng của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản JS Izumo (R) ở Biển Đông vào ngày 11/06/2019. Ảnh chụp ngày 11/06/2019. Được phép của JMSDF / U.S. Navy / Handout qua

"Phối hợp với các đối tác của chúng tôi là điều cần thiết để đảm bảo phản ứng và khả năng sát thương của lực lượng phối hợp, đồng thời duy trì khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương mở". Tư lệnh Hải quân Mỹ Joshua Fagan được trích lời trong thông báo cho biết như vậy.

Cuộc tập trận diễn ra vào giữa lúc có những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến các hoạt động gia tăng các đòi hỏi chủ quyền gần đây của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông và đe doạ ở eo biển Đài Loan. Hoa Kỳ cũng nhiều lần lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh về phản ứng đối phó với dịch bệnh Covid-19.

Trong các tuần qua, quân đội Trung Quốc liên tục tiến hành nhiều cuộc tập trận bao gồm tập trận bắn đạn thật ở các vùng nước có tranh chấp bao gồm Biển Đông và eo biển Đài Loan.

Trong các tháng qua, Hoa Kỳ đã nhiều lần gửi các tàu chiến bao gồm cả các hàng không mẫu hạm đến khu vực Biển Đông, tập trận chung cùng các đối tác khác trong khu vực.

Bắc Kinh gọi các hành động này của Mỹ là gây phức tạp thêm tình hình Biển Đông, khuyến khích các nước trong khu vực chống lại Trung Quốc.

Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền đến khoảng 90% diện tích Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển. Tòa Trọng tài quốc tế năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lý của đường này nhưng Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của tòa.

Published in Châu Á

Điều Bắc Kinh muốn giấu : Phi đạo ở Trường Sa không dùng được cho chiến đấu cơ

Thông tin báo chí và hình ảnh vệ tinh trong thời gian qua thường cho thấy Trung Quốc đã triển khai máy bay tiêm kích, thậm chí oanh tạc cơ ở Biển Đông. Nhưng tất cả đều ở trên đảo Phú Lâm, vùng Hoàng Sa, còn ở vùng Trường Sa thì hầu như không thấy, cho dù là tại đấy Bắc Kinh đã xây dựng các phi đạo dài hơn 3000 mét trên đá Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi. Nguyên nhân vì sao ?

khoe1

Phi đạo mà Trung Quốc xây dựng trên Đá Xu Bi, vùng quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Ảnh do không quân Philippines chụp ngày 21/04/2017.  AP - Bullit Marquez

Trong một bài phân tích đăng ngày 14/08/2020 trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat, chuyên gia Ian Storey tại Viện Yusof Ishak (thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á Singapore) cũng đặt ra câu hỏi : "Tại sao Trung Quốc không triển khai chiến đấu cơ tại Trường Sa ? - Why Doesn’t China Deploy Fighter Jets to the Spratly Islands ?". Đối với chuyên gia về Biển Đông này, đó không phải là vì Bắc Kinh muốn tránh khiêu khích mà có lẽ là vì các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông đang bị vấn đề nghiêm trọng.

Trung Quốc khoe năng lực của Không quân nhưng để lộ nhược điểm

Chuyên gia Ian Storey trước hết ghi nhận sự kiện Hoàn Cầu Thời Báo Bắc Kinh ngày 04/08 đã rầm rộ khoe rằng chiến đấu cơ SU-30MKK của Không quân Trung Quốc vừa thực hiện được một chuyến tuần tra dài 10 tiếng trên Biển Đông, phá kỷ lục lần trước chỉ là 8,5 tiếng.

Chiến đấu cơ Trung Quốc đã cất cánh từ một căn cứ ở miền nam Trung Quốc và đã hai lần được các máy bay tiếp liệu Ilyushin-78 tiếp tế nhiên liệu trên không.

Chuyến tuần tra của Trung Quốc diễn ra vào lúc căng thẳng Mỹ-Trung lên cao trên vấn đề Biển Đông, và Bắc Kinh không ngần ngại quảng bá một đoạn video nhằm phô trương năng lực tung quân đi xa ngày càng tăng của Trung Quốc.

Có điều là trên báo Forbes, một chuyên gia đã ghi nhận rằng video đó đã vô tình tiết lộ chỗ yếu của Không quân Trung Quốc : Các chiếc SU-30 không mang hay chỉ mang theo ít vũ khí, và việc huy động 2 chiếc Il-78 đã dùng 2/3 lực lượng máy bay tiếp liệu của Trung Quốc.

Và như vậy, trong một cuộc xung đột ở Biển Đông, Không quân Trung Quốc không thể gởi nhiều máy bay đến nơi để tham chiến.

Phi đạo ở Trường Sa không dùng được cho chiến đấu cơ ?

Đoạn video nhằm khoe sức mạnh của Trung Quốc còn làm dấy lên nghi vấn về tính hữu dụng cho chiến đấu cơ của các đảo đá mà Bắc Kinh đã biến thành căn cứ quân sự ở Trường Sa.

Trong lúc Hoàn Cầu Thời Báo chỉ nói chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay đến "các đảo đá xa xôi nhất" ở Biển Đông, thì đoạn video cho thấy rõ ràng là phi cơ đã bay trên đá Xu Bi ở Trường Sa. Đây là một trong 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp, bên trên có một phi đạo dài 3.300 mét, giống như trên hai thực thể khác là đá Chữ Thập và Vành Khăn.

Điều khiến giới quan sát thắc mắc là tại sao các chiếc SU-30 lại không đáp xuống đảo Xu Bi chẳng hạn để được tiếp tế nhiên liệu vì một trong những mục tiêu chính của các đảo này là tạo điều kiện cho Trung Quốc đưa Không quân đến Biển Đông, phục vụ cho việc áp đặt đòi hỏi chủ quyền, và cả khả năng thành lập vùng nhận dạng phòng không bên trên Trường Sa.

Trong quá khứ Trung Quốc từng cho triển khai chiến đấu cơ trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, và vào tháng Giêng 2016, đã cho hai máy bay dân sự đáp xuống Đá Chữ Thập để thử phi đạo vừa xây xong. Trong hai năm qua, quân đội Trung Quốc cũng cho máy bay vận tải và phi cơ tuần tra đến các đảo nhân tạo. Tàu Hải quân, Hải Cảnh, khảo sát Trung Quốc cũng thường xuyên cặp bến các đảo nhân tạo này.

Thế nhưng cho đến giờ thì người ta biết là chưa có chiến đấu cơ nào đáp xuống đá Vành Khăn, Xu Bi hay Chữ Thập. Mỹ rất quan tâm đến việc vạch trần các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, cho nên không thể có việc Lầu Năm Góc có bằng chứng về việc Bắc Kinh triển khai chiến đấu cơ ở Trường Sa mà lại không công bố hình ảnh.

Cho nên có thể kết luận là chưa bao giờ có chiến đấu cơ Trung Quốc đáp xuống 3 đảo nhân tạo nói trên.

Ba giả thuyết về lý do chiến đấu cơ Trung Quốc vắng bóng trên các đảo Trường Sa

Theo chuyên gia Singapore, căn cứ và cái giá tốn kém khi bồi đắp 7 hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa và xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự trên đó, câu hỏi đặt ra là tại sao Không quân Trung Quốc chưa bao giờ đưa chiến đấu cơ đến các đảo đó. Đối với Ian Storey, có 3 giả thuyết để giải thích điều đó.

Thứ nhất vì lý do chính trị, Trung Quốc không muốn gây thêm căng thẳng với các nước Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền Biển Đông khi đưa chiến đấu cơ tới các đảo tranh chấp. Tuy nhiên, giả thuyết này không đứng vững vì trong mấy tháng qua, Trung Quốc đã gia tăng khiêu khích, liên tục cho tàu khảo sát, tàu hải cảnh xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế các nước như Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines, bất chấp những tổn hại uy tín mà các hành vi này gây ra.

Giả thuyết thứ hai liên quan đến vấn đề bảo trì máy bay. Chiến đấu cơ hoạt động trên biển thường gặp vấn đề rỉ sét vì muối trong nước biển và độ ẩm cao, ăn mòn kim loại. Nhưng tàu sân bay Mỹ vẫn thường xuyên phải đối phó với vấn đề này và dẫu sao thì Trung Quốc cũng đã xây dựng nhà chứa máy bay trên đảo nhân tạo, và một số có lẽ có máy điều hòa không khí.

Bên cạnh đó, việc trú đóng một vài ngày trên Đá Chữ Thập, Xu Bi hay Vành Khăn cũng không có khả năng hư hỏng gì nhiều cho các chiến đấu cơ Trung Quốc. Giả thuyết này cũng không đứng vững.

Giả thuyết vững nhất : Phi đạo ở Trường Sa bị lỗi cấu trúc

Còn lại giả thuyết thứ ba, nếu được chứng thực, thì sẽ đặt ra một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều cho giới hoạch định kế hoạch quốc phòng Trung Quốc : đó là cấu trúc của các cơ sở trên các đảo nhân tạo, bao gồm cả các phi đạo, không đạt chuẩn mực tối ưu khiến cho Không quân Trung Quốc lo ngại không dám sử dụng.

Công việc bồi đắp ở đá Xu Bi đã khởi sự từ đầu năm 2014, nhưng trước khi việc bồi đắp hoàn tất thì công việc xây dựng phi đạo và các cơ sở đã bắt đầu. Phi đạo ở Xu Bi được hoàn tất giữa năm 2016.

Theo cách làm thông thường, đất bồi đắp phải được để yên hàng tháng, thậm chí hàng năm cho ổn định trước khi xây cất bên trên, nếu không thì sẽ có nguy cơ bị lún. Sân bay Kansai của Nhật Bản chẳng hạn, cũng được xây trên một đảo nhân tạo, đã gặp vấn đề như vậy từ khi được mở cửa vào năm 1994, cho dù đã có biết bao công trình sửa chữa sau đó.

Nghi vấn về tính toàn vẹn cấu trúc của các đảo nhân tạo đã nổi cộm lên khi vấn đề tham nhũng bị lôi ra ánh sáng. Bất chấp chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, tệ nạn này vẫn trầm kha tại Trung Quốc, ngay cả trong giới công nghiệp quân đội.

Ví dụ như vào tháng 7 năm ngoái 2019, Tôn Ba (Sun Bo), người giám sát việc xây dựng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, chiếc Liêu Ninh, đã bị buộc tội tham nhũng và kết án 12 năm tù. Qua tháng 5/2020, Hồ Vấn Minh (Hu Wenming), lãnh đạo chương trình tàu sân bay Trung Quốc đã bị bắt với tội danh tham nhũng và cung cấp tin mật cho nước ngoài…

Vô dụng cho chiến đấu cơ

Nếu phi đạo trên 3 đảo được bồi đắp bị lún hay bị rạn nứt thì sẽ không thấy rõ ngay qua ảnh vệ tinh. Máy bay vẫn có thể sử dụng, đặc biệt những loại máy bay phản lực cánh quạt thường, bay chậm hơn, như máy bạy vận tải quân sự, máy bay tuần tra biển, đã từng đáp xuống đá Chữ Thập vào tháng 3 và tháng 4 vừa qua. Nhưng đối với các loại chiến đấu cơ bay nhanh hơn thì chất lượng phi đạo phải cao hơn nhiều.

Không quân Trung Quốc vốn rất chú ý đến hình ảnh của mình và rất ngại rủi ro sẽ cố tránh bị mất mặt trước công luận nếu chẳng may một chiếc đấu cơ của họ gặp sự cố khi cất cảnh hay hạ cánh trên một trong 3 đảo nhân tạo nói trên.

Nhìn rộng ra, nếu quả thực các phi đạo và cơ sở liên quan trên các đảo nhân tạo có vấn đề về xây dựng, thì điều đó cũng đặt ra vấn đề về sự hữu ích chiến lược của các đảo này đối với Không quân Trung Quốc và đối với mọi tham vọng của Bắc Kinh trong việc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không bao trùm Biển Đông.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 17/08/2020

Published in Diễn đàn

Đưa vấn đề Biển Đông ra PCA : Việt Nam thận trọng cân nhắc thiệt hơn

Trung Quốc vẫn lầm lũi đẩy từng quân cờ trong thế trận bành trướng ở Biển Đông. Hoa Kỳ cũng biến Biển Đông thành một mặt trận trong cuộc chiến toàn diện chống Bắc Kinh. Chưa bao giờ, Hải quân Mỹ hoạt động năng động như trong năm 2020 để thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh.

pca1

Người dân Việt Nam phản tại Hàn Quốc phản đối Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông trước đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul, ngày 24/06/2016. Ảnh minh họa.  AP - Ahn Young-joon

Có nhiều ý kiến cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để Việt Nam kiện những yêu sách của Trung Quốc trong bản đồ "9 đoạn" lên Tòa Án Trọng Tài Thường Trực (PCA). Nhưng tại sao Hà Nội chần chừ ?

RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon), Pháp.

*****

RFI : Thưa ông Gédéon,nhìn vào căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cũng như việc Washington ủng hộ mạnh mẽ hơn các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông, phải chăng đây là cơ hội để Việt Nam thể hiện kiên quyết hơn trong việc bảo vệ chủ quyền, kể cả khả năng Hà Nội kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế ?

Laurent Gédéon : Tôi xin nhắc lại tuyên bố  ngày 13/07/2020 của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ông nói là Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa không có bất kỳ cơ sở nào để đơn phương áp đặt ý đồ của họ ở trong vùng nên tuyên bố chủ quyền trong "đường 9 đoạn" cũng không có giá trị pháp lý vì Tòa Trọng Tài đã bác những yêu sách của Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ nói thêm là tuyên bố của Tòa mang tính quyết định và ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên.

Điểm này vô cùng quan trọng bởi vì lần đầu tiên, thông qua phát biểu của ngoại trưởng Pompeo, Hoa Kỳ đánh giá những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là "bất hợp pháp". Đây là một thay đổi lớn so với lập trường trước đây của Washington, chỉ tập trung vào tự do lưu thông hàng hải mà không phát biểu về tính hợp pháp trong những yêu sách chủ quyền của các bên có tranh chấp ở Biển Đông.

Trong bối cảnh này, Việt Nam có thể được lợi về mặt chính trị và biểu tượng, thông qua các kênh theo luật định để khẳng định những quyền của họ. Viện đến Tòa Trọng Tài Thường Trực có lẽ là giải pháp thích hợp. Nhưng nếu căn cứ vào phán quyết năm 2016 , thì Tòa Trọng Tài có lẽ chỉ có thể xác nhận  lại với Việt Nam phán quyết đã được công bố với Philippines : Bản đồ "đường 9 đoạn" đi ngược lại với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), như vậy là bất hợp pháp. Có nghĩa là những đòi hỏi chủ quyền chồng lấn của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, như tình trạng hiện nay, là bất hợp pháp.

Nhưng ngược lại, Tòa Trọng Tài Thường Trực cũng sẽ không công nhận những đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, cũng cần nhắc lại là Tòa không công nhận bất kỳ vùng đặc quyền kinh tế nào quanh những quần đảo này.

Việc Mỹ tuyên bố những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông là "bất hợp pháp", cũng không đồng nghĩa là Washington công nhận những đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines hoặc những nước khác đối với những quần đảo này.

Tôi cho rằng bối cảnh hiện này có thể là một cơ hội cho Việt Nam. Nhưng viện đến Tòa Trọng Tài Thường Trực Lay Haye có lẽ sẽ là con dao hai lưỡi, căn cứ vào việc Việt Nam có nhiều yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, như đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì thế, có phần nào đó là tế nhị trong việc đưa ra quyết định về vấn đề này.

RFI : Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định trong cuộc họp trực tuyến ngày 23/07 với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh rằng Bắc Kinh không thay đổi lập trường về Biển Đông. Phải chăng đây là một lời đe dọa, một lời cảnh báo Hà Nội đừng có tìm trợ lực nước ngoài để can thiệp vào trong vùng ?

Laurent Gédéon : Theo quan điểm của tôi thì đúng là như vậy. Đó là một lời cảnh cáo nếu căn cứ vào toàn bộ tuyên bố của ngoại trưởng Trung Quốc. Ông Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh không thay đổi chính sách rõ ràng của họ về Biển Đông. Ông ta cũng nói thêm là vì lý do địa chính trị, Hoa Kỳ tìm cách can thiệp vào Biển Đông, điều tầu chiến, tầu sân bay để thể hiện sức mạnh trong vùng với mục đích là tạo căng thẳng, gây nguy hiểm cho tình đoàn kết giữa các nước trong khu vực và phá hoại triển vọng phát triển của tất cả những nước này.

Lời cảnh cáo còn được thể hiện trong một câu nói của ông Vương Nghị khi cho rằng tất cả các nước liên quan phải hết sức cẩn trọng về vấn đề này, dĩ nhiên cũng ngầm nhắc đến Việt Nam : Bắc Kinh và Hà Nội phải giải quyết tranh chấp qua đối thoại và tham vấn song phương. Tương tự, theo quan điểm của Trung Quốc, các nước khác cũng cần tự tìm ra giải pháp ở cấp vùng và từ đó đi đến ký kết thỏa thuận. Ngoài ra, ông Vương Nghị cũng cho rằng các nước ở trong vùng, có nghĩa là Việt Nam và các nước ASEAN khác, phải dựa vào Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông đang được đàm phán, và nhất là phải tránh để các lực lượng bên ngoài can thiệp, dù là nhỏ nhất.

Từ những tuyên bố trên của ông Vương Nghị, một mặt chúng ta thấy là Trung Quốc không từ bỏ một điểm nào trong những yêu sách chủ quyền của họ ở Biển Đông, mặt khác cảnh cáo Việt Nam, cũng như tất cả các nước chống lại lập trường của Bắc Kinh, về một điểm - hiện là mối bận tâm hàng đầu của Trung Quốc : Đó là khả năng hoặc giả thuyết là các nước trong vùng xích lại gần Hoa Kỳ, trong khi Mỹ đang đối đầu mạnh mẽ với Trung Quốc về vùng biển này.

RFI :Có nghĩa là Việt Nam hiện nằm trong thế kẹt giữa hai cường quốc ?

Laurent Gédéon : Đúng thế. Về điểm này cần phải nhắc lại tổng quan vì tình hình hiện nay phức tạp và đã thay đổi nhưng cũng có thể mang lại cơ hội. Dưới chính quyền Trump, Hoa Kỳ đã tập trung vào vấn đề tương quan lực lượng với Trung Quốc, từng bắt đầu dưới thời Barack Obama với chiến lược "xoay trục sang Châu Á". Nhưng sự đối đầu trở nên trực diện hơn rất nhiều trong nhiệm kỳ của Donald Trump và hiện trải trên hai lĩnh vực chính : kinh tế và chiến lược.

Người ta nói nhiều đến cuộc chiến thương mại với việc hai bên tăng nhiều loại thuế quan. Bên cạnh đó là sự gia tăng về chiến lược, được thể hiện qua việc tăng cường các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải FONOPS mà lần gần đây nhất là cuộc tập trận ở Biển Đông vào tháng 07/2020, với hai tầu sân bay lần đầu tiên cùng lúc tham gia.

Một điểm lý thú có thể nhận thấy là hiện nay, Trung Quốc trong thế thủ nhiều hơn so với cách đây 1 năm, một mặt là do Hoa Kỳ dồn dập tấn công, do tác động của cuộc chiến thương mại đến nền kinh tế Trung Quốc, mặt khác là do hình ảnh của Trung Quốc trở nên xấu đi từ khi xảy ra khủng hoảng Covid-19.

Trong bối cảnh này, Việt Nam bị kẹt giữa hai thế : Một bên là mong muốn duy trì mối quan hệ cân bằng với Trung Quốc, bên kia là viện đến sức mạnh của Hoa Kỳ để có thể đối phó với chính sách của Bắc Kinh. Nói một cách khác, Việt Nam đang giữ khoảng cách với cả hai phe lợi ích mang tính cơ hội. Câu hỏi đặt ra là Hà Nội có thể duy trì được tình trạng này đến bao lâu ?

Có thể bối cảnh hiện nay được cho là một cơ hội cho Việt Nam, nhưng để tận dụng được, có lẽ Hà Nội phải tránh chiến lược ngoại giao truyền thống "Ba không" : không tham gia các liên minh quân sự, không đi theo bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác và không có các căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Lập trường chính trị này không tương thích với khả năng xích lại gần với Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông.

Ngoài ra, để tận dụng cơ hội này, Việt Nam có lẽ phải nêu cụ thể hơn những đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ vấn đề chủ quyền đến vùng đặc quyền kinh tế mà chúng ta thấy vẫn chưa được cập nhật về mặt pháp lý bởi vì Việt Nam lo ngại có thể những đòi hỏi đó sẽ bị Tòa Trọng Tài bác bỏ.

Việc này cũng đòi hỏi chính phủ Hà Nội phải suy nghĩ lâu dài về những giới hạn của những giả thuyết đàm phán với các nước có liên quan, như Phillipinnes, vì chúng ta nên nhớ là Việt Nam và Trung Quốc yêu cầu chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo, trái với Philippines, Malaysia, Brunei chỉ đòi chủ quyền đối với một số đảo.

Câu hỏi đặt ra là Hà Nội có những quyền lợi trên biển nào có thể thương lượng được hay không ? Trong trường hợp không, dù tranh chấp ít nhiều được giải quyết một cách nào đó với Trung Quốc, thì sẽ còn tiếp tục với các nước nói trên.

RFI :Trung Quốc lần lượt điện đàm với bốn nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Singapore sau phát biểu của ngoại trưởng Pompeo về Biển Đông. Khi ưu tiên trao đổi song phương với những lời hứa đầu tư, liệu Bắc Kinh có phá vỡ được mặt trận chung, dường như mới chỉ được hình thành ?

Laurent Gédéon : Đó là mối bận tâm thường trực của Bắc Kinh : Luôn ưu tiên đàm phán song phương ngay khi có vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh chẳng có lợi gì khi các nước "kẻ thù của kẻ thù là bạn" hợp sức chống lại họ. Chính vì thế, họ luôn tìm cách phá vỡ mọi mặt trận chung có nguy cơ chống lại họ ở Biển Đông. Ở điểm này, Trung Quốc được trợ lực qua việc Việt Nam, Philippines và Malaysia chưa có được tiếng nói chung thực sự. Điều này có lợi cho Trung Quốc và tặng cho Bắc Kinh một lá bài để thành công.

Thế nhưng, phía Trung Quốc cũng có một vấn đề, đó là lập trường bất di bất dịch của nước này, luôn từ chối thỏa hiệp, vì thế hạn chế khả năng đạt được thỏa thuận, ngay cả trong các cuộc đàm phán song phương. Nói một cách khác, nếu một thỏa thuận song phương được kí kết, thì có thể là do nước yếu hơn phải nhân nhượng Bắc Kinh trong khả năng có lợi nhất cho nước đó về mặt pháp lý để giúp được nước đó thay đổi tình thế sau này, nếu có thể. Nhưng chúng ta thấy là chưa có thỏa thuận song phương nào về điểm này. Thêm vào đó, phải nhắc đến một điểm : Công luận của các nước ASEAN, đặc biệt là ở Việt Nam, rất sôi nổi về vấn đề biển đảo, họ có thể cho rằng chính phủ lùi bước trong vấn đề chủ quyền quốc gia.

Một điểm bất lợi khác, ngày càng rõ ràng hơn, cho Bắc Kinh là Washington đã hình thành được một khối ổn định hơn, được dựa trên nguyên tắc hội tụ lợi ích của các quốc gia trong vùng xung quanh nguyên tắc bảo vệ tự do lưu thông hàng hải của Mỹ ở Biển Đông. Nếu Hoa Kỳ hình thành được một liên minh dựa trên nguyên tắc này, thì đó sẽ là một khối mà Trung Quốc khó lòng đối đầu được.

RFI : Liệu có nguy cơ Hoa Kỳ thay đổi chiến lược về Biển Đông sau kỳ bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11/2020 hoặc trong trường hợp Washington và Bắc Kinh giảm bớt căng thẳng sau khi đạt được một số thỏa thuận ? Điểm này có khiến Việt Nam lo ngại không ?

Laurent Gédéon : Theo quan điểm của tôi, thì tôi không nghĩ như vậy, dù hai bên đạt được thỏa thuận về kinh tế. Lý do thứ nhất là cả đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ Mỹ đều muốn ngăn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, được cho là có hại cho lợi ích của Hoa Kỳ. Đảng Cộng hòa cáo buộc đảng Dân chủ đã quá nhân nhượng với Bắc Kinh dưới thời Barack Obama. Điều này dẫn đến thái độ cứng rắn hơn rất nhiều của chính quyền Donald Trump đối với Trung Quốc.

Còn phía đảng Dân chủ, thông quan ứng viên tổng thống Joe Biden, cáo buộc chính quyền Trump giữ thái độ mập mờ với Trung Quốc, đặc biệt là sau khi ông John Bolton, trong cuốn sách mới xuất bản, cáo buộc Donald Trump từng tìm cách thương lượng với Tập Cận Bình để được Bắc Kinh hỗ trợ chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11.

Lý do thứ hai, theo tôi, Washington ít có khả năng thay đổi lập trường, kể cả trong trường hợp Donald Trump không được bầu lại : Đó là Biển Đông là một không gian hàng hải có tầm quan trọng rất lớn, mà một phần hàng hóa Trung Quốc bắt buộc phải trung chuyển qua đó, cũng như một phần đội tầu ngầm của nước này. Nếu để Trung Quốc kiểm soát được vùng biển này, đó sẽ là một mối đe dọa thường trực cho Hoa Kỳ.

Một lý do khác, những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là thách thức chiến lược và pháp lý thực sự đối với Washington. Hoa Kỳ cũng như các cường quốc hàng hải khác, như Pháp, hình thành một phần sức mạnh của họ theo khuôn khổ Luật Biển Quốc Tế, được xác định theo UNCLOS. Thế nhưng, những hành động của Trung Quốc lại đi ngược lại với văn bản pháp lý này. Một sự thay đổi có thể sẽ có hại cho lợi ích của những cường quốc hàng hải hiện nay. Và đó là một trong những lý do khiến Hoa Kỳ cũng như các nước đồng minh ở Biển Đông, tiến hành tuần tra để áp dụng luật này.

RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, Trường Sư phạm Lyon, Pháp.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 17/08/2020

Published in Diễn đàn

Tổng thống Trump : ‘Quan h thân thin vi Ch tch Tp tan v sau dch Covid-19’ (VOA, 12/08/2020)

Tổng thống Trump hôm 11/8 nói mi quan h gia ông vi Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình đã tan v tiếp theo sau đi dch Covid-19, và đã lâu ông không nói chuyn vi v tương nhim Trung Quc.

bd1

Tổng thống M Donald Trump d mt bui hp song phương vi Ch tch Trung Quốc Tp Cn Bình Osaka, Nht Bn, ngày 29/6/2019. Ảnh minh họa

"Trước đây tôi có quan h rt tt vi ông y", ông Trump nói trong mt cuc phng vn vi đài Fox Sport. Ông đơn c tha thun thương mi Giai đon 1 mà hai bên đã đt được hi đu năm 2020.

"Tôi có quan h rt tt vi Ch tch Tp. Tôi thích ông, nhưng s thân tình đó không còn na".

Ông Trump nói tình cm ca ông thay đi trong đi dch Covid-19.

"Rõ rt tôi thy khác đi. Tôi tng có quan h tt, rt tt, bây gi thì lâu ri, tôi không nói chuyn vi ông".

Theo Reuters, ông Trump coi thách thc Trung Quc là mt phn ch yếu trong chiến dch vn đng ca ông cho cuc bu c Tổng thống M ngày 3/11, và ông lưu ý v các quan h thân thin vi ông Tp trong phn ln nhim k Tổng thống đu tiên gia lúc ông đang tìm cách thc hin các cam kết v thương mi.

Hôm 11/8 ông Trump nói so vi v tranh chp v thương mi, hu qu ca v bc phát dch Covid-19 t hi hơn gp ngàn ln, vi nhiu chết chóc và khiến c thế gii phi đóng ca.

T khi nhng tin tc đu tiên v virus Covid-19 xut hin ti Trung Quc vào cui năm 2019, hơn 20 triu người đã nhim virus, vi hơn 735.000 ca t vong trên toàn cu, riêng ti Hoa K đã có 5,1 triu ca nhim và hơn 163.000 ca t vong.

Ngoài ra, quan h M-Trung cũng b tác đng bi chiến dch đàn áp Hong Kong sau khi Lut an ninh quc gia được ban hành, và bi nhng bt đng v Đài Loan và v v tranh chp ch quyn Bin Đông.

*********************

Trung Quốc gia tăng tập trận trên biển, đe dọa cả đảo Guam của Mỹ (RFI, 12/08/2020)

Trong bối cảnh quan hệ với Washington căng thẳng hẳn lên, Bắc Kinh tổ chức một loạt các cuộc tập trận tại các vùng biển bao quanh Trung Quốc, từ vùng eo biển Đài Loan xuống đến Biển Đông. Theo ghi nhận của kênh truyền hình Mỹ CNN ngày 11/08/2020, Bắc Kinh thậm chí còn đe dọa tập trận bắn đạn thật ngay gần đảo Guam ở miền Tây Thái Bình Dương, sát Philippines, nơi đặt một căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ.

biendong02

Một cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông, với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, tháng 12/2016.  Reuters/Stringer

Cuộc diễn tập gần đây nhất của Trung Quốc diễn ra hôm 10/08 khi Bắc Kinh cho chiến đấu cơ vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan, một đường ranh giới không chính thức ngăn vùng biển giữa Hoa Lục và Đài Loan, buộc chính quyền Đài Bắc phải điều máy bay lên để ngăn chặn và xua đuổi.

Đây là một động thái hiếm hoi, vì từ năm 1999 đến nay, đây chỉ là lần thứ ba mà chiến đấu cơ Trung Quốc cố ý xâm nhập không phận Đài Loan như vậy. Hai lần trước là vào tháng Hai vừa qua và tháng Ba năm 2019. Theo giới phân tích, Bắc Kinh đã có động thái thị uy kể trên để biểu thị thái độ bất bình trước việc một bộ trưởng Mỹ chính thức đến thăm Đài Loan từ Chủ Nhật 09/08.

Trang web bằng Anh Ngữ của Quân Đội Trung Quốc đã không ngần ngại đăng lại một bài viết của tờ Hoàn Cầu Thời Báo, khẳng định rằng động thái của Không Quân Trung Quốc là nhằm cho thấy Bắc Kinh không hài lòng đối với Washington về chuyến thăm Đài Loan của bộ trưởng Y tế Mỹ Azar.

Bài viết còn đe dọa rằng nếu Washington không lùi bước trên vấn đề Đài Loan, quân đội Trung Quốc "sẽ có thêm biện pháp đáp trả, như tập trận bắn tên lửa thật ở phía đông Đài Loan hay gần đảo Guam".

Theo giới phân tích, việc tập trận bắn tên lửa gần đảo Guam sẽ là một hành vi cực kỳ khiêu khích đối với Mỹ, vì hòn đảo ở phía đông Philippines này là nơi Hoa Kỳ đặt hai căn cứ quân sự trọng yếu : Căn cứ Không Quân Andersen và Căn cứ Hải Quân Guam.

Lời đe dọa tập trận gần Guam được đưa ra trong bối cảnh rộ lên những thông tin về một loạt những cuộc tập trận khác mà Quân Đội Trung Quốc đã và sắp tiến hành.

CNN cũng trích Hoàn Cầu Thời Báo cho biết là các lực lượng trên bộ và trên biển của Trung Quốc đã có nhiều cuộc tập trận trên biển và đổ bộ tấn công trong các tuần qua và sẽ tiếp tục những hoạt động này trong những tuần lễ sắp tới.

Trong số những cuộc tập trận gần đây, theo tờ báo, có cuộc tấn công giả định lên bãi biển trên đảo Hải Nam, bài tập đổ bộ ở tỉnh Quảng Châu, đợt diễn tập tấn công vượt biển ở tỉnh Phúc Kiến, và cuộc tập trận Không Quân phối hợp oanh tạc cơ, trang bị tên lửa, với các loại máy bay tiêm kích trên Biển Đông. Quân đội Trung Quốc cũng đã lên kế hoạch cho một số cuộc tập trận bắn đạn thật trong tuần này và tuần sau.

Trọng Nghĩa

*****************

Nht Bn ký tha thun cung cp 6 tàu tun tra mi cho Vit Nam (VOA, 12/08/2020)

Cơ quan Hp tác Quc tế ca Nht Bn -JICA va ký tt vi Vit Nam mt tha thun tr giá 36,6 tỷ Yen- tương đương 345 triu USD, theo đó Nht s cung cp 6 tu tun tra mi cho Cnh sát bin Vit Nam đ tăng cường kh năng chp pháp ca Vit Nam trong bi cnh Bc Kinh đang đy mnh các yêu sách ch quyn trong Bin Đông, theo Japan Times.

bd2

JICA, Cơ quan Hp tác Quc tế ca chính ph Nht Bn s tiếp tc h tr chính ph Vit Nam đ chiến đu chng dch nCoV. Ảnh minh họa

Tha thun này được ký kết gia lúc lp trường ca Hoa K tr nên cng rn trước nhng hành đng đơn phương ca Trung Quc nhm thc hin tham vng đc chiếm Bin Đông. Washington cho rng các yêu sách ch quyn ca Trung Quc là "hoàn toàn bt hp pháp", và cáo buc Bc Kinh bt nt Vit Nam và các nước láng ging khác có tuyên b ch quyn chng chéo vi Trung Quc trong Bin Đông.

Nht Bn ch trích vic Trung Quc quân s hóa các khu vc đang trong vòng tranh chp, và bành trướng hot đng trong các vùng bin và không phn trên Bin Đông, nói rng nhng đng thái đó th hin âm mưu ca Bc Kinh toan dùng vũ lc đ thay đi hin trng và đt thế gii trước s đã ri.

Cơ quan Hp tác Quc tế ca Nht Bn -JICA ký tt vào tha thun vi Vit Nam ti Hà Ni hôm 28/7, cơ quan này cho biết hôm 11/8.

Nht Bn trước đây tng đ ngh cung cp tàu cá cho Vit Nam, nhưng đây là ln đu tiên Tokyo cung cp tàu tun tra cho Vit Nam, theo li mt quan chc B Ngoi giao Nht Bn.

bd3

Tàu ca Hi quân M, n đ, Nht Bn và Philippines trên bin. nh chp ngày 9/5/2020 do Lc lượng T v Hàng Hi Nht Bn cung cp.

Quan chc này cho biết "6 tàu tun tra mi này được thiết kế và đóng ti Nht Bn".

JICA nói trong mt tuyên b :

"D án này s giúp Cnh sát bin Vit Nam có ngun tài chính đ mua tàu, h tr và ci thin các hot đng cu nn trên bin, và tăng cường kh năng chp pháp ca Cnh sát bin Vit Nam".

JICA nêu bt rng ngoài ra, d án này cũng s "cng c quyn t do hàng hi", góp phn thiết lp mt khu vc n đ-Thái Bình Dương t do và ci m.

Bn tin ca Japan Times đ cp ti các s c khi tàu Trung Quc bn cnh cáo vào tàu thuyn các nước láng ging, và tàu Trung Quc cn tr các hot đng dò tìm và khai thác du khí ca Vit Nam ngay trong vùng đc quyn kinh tế ca nước này.

Theo Japan Times, các vn đ liên quan ti Bin Đông đã tr thành mi lo ngi không nhng ca Nht Bn mà còn ca cng đng quc tế bi vì Bin Đông là nơi các tuyến hàng hi thiết yếu cho thương mi quc tế đi ngang qua, và có liên quan trc tiếp ti hòa bình và n đnh ti khu vc Châu Á-Thái Bình Dương.

Sách trng quc phòng ca Nht Bn công b hi tháng By kêu gi tt c các bên liên quan, k c Trung Quc hãy "t chế, không đưa ra các hành đng đơn phương có th tăng căng thng và phi hành đng da trên nguyên tc ca quyn pháp tr".

Sách trng quc phòng Nht cũng nêu lên quan tâm v các n lc đơn phương ca Trung Quc toan dùng vũ lc đ thay đi hin trng ti qun đo Senkaku do Nht Bn kim soát, nhưng Trung Quc đt tên là Điếu ngư đài và tuyên b là thuc ch quyn ca h.

*********************

Biển Đông : Hải  quân Philippines tố cáo Trung Quốc cố tình khiêu khích (RFI, 11/08/2020)

Tư lệnh lực lượng Hải quân Philippines ngày 10/08/2020, đã kêu gọi chính quyền Manila gởi công hàm phản đối sự hiện diện của hai chiếc tàu khảo sát Trung Quốc gần khu vực Bãi Cỏ Rong hiện do Manila kiểm soát, đồng thời tố cáo Hải quân Trung Quốc cố tình khiêu khích lực lượng Philippines.

bd4

Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) trên bản đồ Biển Đông. Philippines tố cáo tàu Trung Quốc hiện diện gần Bãi Cỏ Rong thuộc vùng đặc quyền kinh tế Philippines.  © (wikipedia)

Phát biểu trong một cuộc họp báo, phó đô đốc Hải quân Philippines Giovanni Bacordo xác nhận rằng hai chiếc tàu Trung Quốc đã hoạt động ở vùng biển gần bãi Cỏ Rong (Reed Bank) từ cách nay một tuần. Căn cứ vào tốc độ di chuyển chậm của các chiếc tàu này - khoảng 3 hải lý/giờ - Hải quân Philippines cho rằng phía Trung Quốc đang tiến hành khảo sát.

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, tư lệnh Hải quân Philippines khẳng định đã báo cáo vụ việc lên cấp trên và đã yêu cầu chính quyền phản đối chính thức qua đường ngoại giao. Phía Hải quân đã xác minh được là các chiếc tàu Trung Quốc không hề được phép hoạt động trong khu vực đó.

Bãi Cỏ Rong, nằm ở phía đông bắc quần đảo Trường Sa, hiện do Philippines kiểm soát nhưng bị Trung Quốc gộp vào bên trong đường lưỡi bò của họ nhằm thâu tóm Biển Đông. Đây là khu vực được cho là có trữ lượng dầu khí khá dồi dào.

Trong cuộc họp báo, phó đô đốc Bacordo còn tố cáo Trung Quốc tiếp tục cho tàu hải quân cũng như hải cảnh và tàu cá "xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines", thậm chí còn có hành vi "khiêu khích" để phía Philippines nổ súng trước, điều mà lực lượng Hải Quân Philippines luôn cố tránh để khỏi bị cáo buộc là gây sự trước.

Vị tư lệnh Hải quân vừa nhậm chức không lâu này đã bác bỏ lập luận theo đó việc phản đối Trung Quốc về mặt ngoại giao là một động thái vô ích.

Trong cuộc họp báo, lãnh đạo Hải quân Philippines còn cho biết là phía Manila cũng nêu vấn đề những "vi phạm" của Trung Quốc ở Biển Đông với tư lệnh Hải Quân các nước ASEAN khác, cũng như tại Diễn Đàn Hải Quân khu vực Tây Thái Bình Dương Western Pacific Naval Symposium.

Mai Vân

Published in Châu Á

Tháng 7/2020 đánh dấu một thay đổi quan trọng trong tình hình Biển Đông. Ngay sau khi chính quyền Donald Trump khẳng định trở lại, nhưng một cách mạnh mẽ hơn, lập trường của Mỹ trên vấn đề Biển Đông, nhiều nước trong và ngoài vùng, bằng cách này hay cách khác đều có tuyên bố phản đối chính sách bành trướng của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á. Dứt khoát khác thường là công hàm của Úc gởi lên Liên Hiệp Quốc.

biendong1

Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan cùng các chiến hạm Nhật Bản và Úc cùng diễn tập trên Biển Philippines ngày 21/07/2020. Commander, Task Force 70 / Carri - Petty Officer 2nd Class Codie So

Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra là Việt Nam, nước hiện đang ở tuyến đầu trong mặt trận chống những hành vi áp đặt yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông, sẽ phản ứng thế nào trước những chuyển biến trên đây, được cho là rất có lợi cho Hà Nội.

Trong bài phân tích "Phản ứng của Việt Nam trước những thay đổi trong cách Mỹ tiếp cận Biển Đông", đăng ngày 03/08/2020 trên trang mạng của trung tâm tham vấn Mỹ Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại CFR (Council on Foreign Relations), chuyên gia Lê Thu Hường, thuộc viện nghiên cứu Úc ASPI, đã ghi nhận thái độ khá thận trọng của Việt Nam trước các chuyển biến mới đây trong vấn đề Biển Đông.

Mỹ : Từ trung lập sang cáo buộc các hành vi "phi pháp" của Trung Quốc

Đối với tác giả bài phân tích, yếu tố quan trọng nhất cần phải chú ý trong tình hình Biển Đông hiện nay là sự kiện Hoa Kỳ đã thay đổi thái độ, chuyển từ một quan điểm trung lập cứng ngắt, không đứng về bên tranh chấp nào, sang một lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, bác bỏ các yêu sách biển của Bắc Kinh bị xem là quá đáng và bất hợp pháp.

Theo chuyên gia Lê Thu Hường, chính quyền Donald Trump đã phản bác các yêu sách của Trung Quốc, căn cứ vào Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS năm 1982, cũng như phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye năm 2016 phủ nhận tính hợp pháp của các yêu sách trong "đường lưỡi bò" Trung Quốc.

Tác giả đặc biệt ghi nhận lời lẽ cứng rắn ngày 13/07 của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong bản tuyên bố "Quan điểm của Mỹ về tranh chấp ở Biển Đông - U.S. Position on Maritime Claims in the South China Sea". ghi nhận rằng Trung Quốc "không có cơ sở pháp lý để đơn phương áp đặt ý muốn lên vùng" và các đòi hỏi của Trung Quốc "không có bất kỳ cơ sở nào trong luật quốc tế".

Thông cáo của ngoại trưởng Mỹ đã được trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, David Stillwell, cụ thể hóa thêm sau đó nhân hội nghị lần thứ 10 về Biển Đông tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington, đả kích các hành vi của Trung Quốc phớt lờ quyền của các láng giềng Đông Nam được tiếp cận với tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Úc : Lâp trường ủng hộ Mỹ một cách rõ rệt

Quan điểm mạnh bạo của Úc cũng được chuyên gia Lê Thu Hường nhấn manh, nhắc lại nội dung công hàm mà Canberra gởi đến Liên Hiệp Quốc ngày 23/07.

Ngoài các từ ngữ rất giống với thông cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ. thời điểm Úc gởi công hàm rất đáng chú ý vì diễn ra trước cuộc họp bộ trưởng Mỹ-Úc2+2 tại Washington, gồm ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Úc Marise Payne, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper và đồng nhiệm Úc Linda Reynolds.

Văn kiện Úc cũng được công bố ngay sau khi Canberra đưa ra một bản cập nhật chiến lược mới (Strategic Update 2020 and Force Structure Plan), nhắm điều chỉnh hướng đi cho tương ứng với mối đe dọa ngày càng cao đến từ Trung Quốc.

Theo chuyên gia Lê Thu Hường chuyển biến lập trường gần đây tại Washington và Canberra không mới lạ mà cũng không đáng ngạc nhiên. Mỹ và Úc chỉ khẳng định lại quan điểm với ngôn từ dứt khoát hơn mà hai nước từng có liên quan đến phán quyết 2016.

Tuyên bố của Mỹ và Úc : Một cái mốc quan trọng trong vấn đề Biển Đông

Trong chiều hướng quan hệ đang xấu đi của hai nước này với Trung Quốc, những tuyên bố mới của Mỹ và Úc dù không có gì là đột ngột, nhưng đã đánh dấu một cái mốc quan trọng liên quan đến Biển Đông, bác bỏ một cách rõ ràng hơn yêu sách của Trung Quốc và hậu thuẫn công khai cho vai trò của luật quốc tế.

Tuy nhiên, chuyên gia Úc đã thấy rằng các nước Đông Nam Á đã có phản ứng khác nhau trước các thông báo của Mỹ và Úc, có một số ít công khai và trực tiếp nêu lên những thông cáo, và một vài nước khác thì lại cho rằng quan điểm có vẻ mới của Mỹ thật ra không phải là để đề cao luật quốc tế, mà là để leo thang căng thẳng với Trung Quốc.

Việt Nam : Hoan nghênh Mỹ-Úc, nhưng thận trọng trước Trung Quốc

Về phản ứng của Việt Nam, tiến sĩ Lê Thu Hường ghi nhận rằng những diễn biến kể trên đã được chính phủ Việt Nam hoan nghênh, mặc dù phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam vẫn giữ thái độ thận trọng khi phản ứng trước các động thái của Hoa Kỳ và Úc.

Có nhiều lý do để Việt Nam phấn khởi trước việc Mỹ và Úc thay đổi giọng điệu về Biển Đông. Với việc các quốc gia Đông Nam Á khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông như Philippines và Malaysia thường tránh chỉ trích công khai các hành động của Trung Quốc, Việt Nam ngày càng cảm thấy bị cô lập trong khu vực.

Ngoài ra, vào lúc toàn thế giới bị dịch Covid-19 chi phối, và các quốc gia Đông Nam Á bị Trung Quốc ảnh hưởng nặng nề, những nỗ lực gần đây của Việt Nam nhằm đánh động quốc tế về những điều mà Việt Nam xem là hành vi sách nhiễu và bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông có vẻ như vô hiệu, ít ra là cho đến gần đây.

Trong bối cảnh không có gì có thể kềm hãm các hành vi của Bắc Kinh, Việt Nam đã bị thiệt hại cả về chiến lược và kinh tế. Một ví dụ cụ thể : Áp lực liên tục của Bắc Kinh và những hành vi của Trung Quốc nhằm giới hạn các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay trong các vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, theo một ước tính, đã khiến cho Việt Nam bị thiệt hại khoảng 1 tỷ đô la.

Tuy nhiên, việc Hà Nội hoan nghênh các cách tiếp cận cứng rắn hơn của Hoa Kỳ và Úc đối với Biển Đông không nhất thiết có nghĩa là Việt Nam sẽ tranh thủ cơ hội này để khởi động các vụ kiện đã được xem xét từ lâu nhằm chống lại Trung Quốc, hoặc thậm chí đẩy nhanh tiến độ hình thành một quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ trên nền tảng quan hệ đối tác toàn diện hiện có.

Hà Nội sẽ tránh đưa ra những quyết định lớn cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngã ngũ, thế nhưng, theo tác giả bài phân tích, Việt Nam vẫn hy vọng rằng các tuyên bố mới của Hoa Kỳ và Úc là dấu hiệu phản ánh một cam kết rõ ràng của hai cường quốc này sẽ dấn thân mạnh mẽ hơn vào hồ sơ Biển Đông.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 11/08/2020

Published in Diễn đàn