Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Liên Hiệp Châu Âu-ASEAN : Biển Đông vẫn là điều cấm kỵ ? (RFI, 14/08/2017)

Tuy Liên Hiệp Châu Âu và ASEAN đang tăng cường hợp tác về an ninh và quốc phòng, Biển Đông dường như vẫn là điều cấm kỵ trong quan hệ giữa hai khối. Đó là nhận định chung của Asia Times trong một bài viết đang trên mạng hôm nay, 14/08/2017.

bien1

Ảnh minh họa : Tầu đổ bộ Mistral của Hải Quân Pháp cập cảng quân sự Sasebo, tỉnh Nagasaki, Nhật Bản, ngày 29/04/2017 tại vùng biển Guam. REUTERS/Nobuhiro Kubo

Trong các cuộc gặp gỡ song phương tại Manila từ ngày 6 đến 8/8/2017 vừa qua, Liên Hiệp Châu Âu và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đồng ý sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Kế hoạch hành động EU-ASEAN cho giai đoạn 2018-2022, được thông qua tại Manila, có bao gồm cả vấn đề an ninh hàng hải, một vấn đề nóng bỏng đối với Đông Nam Á do các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Kế hoạch hành động này còn đề ra ra những chương trình hợp tác về cứu trợ nhân đạo và cứu nạn thiên tai, các chiến dịch duy trì hòa bình, quân y và chống khủng bố.

Thế nhưng, khi được Asia Times hỏi về việc Ủy Ban Châu Âu có sẳn sàng gởi các chiến hạm đến tuần tra ở các vùng biển Đông Nam Á theo thỏa thuận với ASEAN hay không, một phát ngôn viên của Liên Hiệp Châu Âu trả lời rằng " phạm vi và quy mô của hợp tác EU-ASEAN sẽ được xác định trong tiến trình thực hiện kế hoạch hành động vừa được thông qua".

Hiểu theo ngôn từ ngoại giao, điều này có nghĩa là Liên Hiệp Châu Âu chưa sẳn sàng thực hiện các chuyến tuần tra ở Biển Đông, nơi mà 4 nước ASEAN (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) cùng với Đài Loan đang tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc.

Vào năm ngoái, Pháp đã đề nghị điều các chiến hạm của Liên Hiệp Châu Âu đến vùng Đông Á. Các chiến hạm của riêng nước Pháp vẫn thường xuyên đi qua các vùng biển Ấn Độ Dương-Tây Thái Bình Dương để hành xử quyền tự do hàng hải. Theo Asia Times, chính phủ Pháp cũng muốn tiến hành các chiến dịch như vậy ở vùng Biển Đông trong khuôn khổ Liên Hiệp Châu Âu. Anh Quốc, quốc gia đang thương lượng về việc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, gần đây tuyên bố cũng đang nghiên cứu khả năng triển khai các chiến hạm của nước ngày đến các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Dẫu sao thì trong bản tuyên bố chung đưa ra ngày 05/08 vừa qua, các Ngoại trưởng ASEAN đã kêu gọi các quốc gia đang tranh chấp và các quốc gia ngoài khu vực nên có thái độ kềm chế và không quân sự hóa Biển Đông. Theo Asia Times, khi tuyên bố như vậy, ASEAN hạn chế khuôn khổ hợp tác với Liên Hiệp Châu Âu về Biển Đông và coi như ngả theo lập trường của Trung Quốc, vốn vẫn kiên quyết chống lại sự can thiệp của "bên ngoài" vào khu vực này.

Chính vì vậy mà lãnh đạo ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu Federica Mogherini và các đồng nhiệm ASEAN đã cố tránh nói đến những sự việc và vấn đề liên quan các vùng biển tranh chấp mà có thể làm phật lòng Trung Quốc. Trong tuyên bố chung về kỷ niệm 40 năm thiết lập bang giao EU-ASEAN, đưa ra vào ngày 06/08, hai khối đúng là có bày tỏ sự ủng hộ việc đạt đến bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc, nhưng lại không nói rõ là bộ quy tắc này phải mang tính "ràng buộc pháp lý", điều mà Việt Nam đã yêu cầu nhưng Bắc Kinh dứt khoát không chấp nhận.

Mặt khác, tuy nhấn mạnh đến việc tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển, nhưng thông cáo chung EU-ASEAN lại không nhắc đến phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra vào tháng 7 năm ngoái, bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoài ra, trong bài phát biểu ngày 07/08, lãnh đạo ngoại giao Châu Âu Mogherini đã không hề đề cập đến Biển Đông, mà chỉ tập trung vào khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên.

Thanh Phương

********************

Mỹ cho tàu sân bay ghé Việt Nam để tỏ quyết tâm can dự vào Biển Đông ? (RFI, 10/08/2017)

Hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ-Việt ngày 08/08/2017 đã chính thức xác nhận : Năm 2018, một chiếc hàng không mẫu hạm, biểu tượng của sức mạnh quân sự của nước Mỹ sẽ ghé cảng Việt Nam trong một chuyến thăm hữu nghị.

bien2

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sau cuộc họp tại Nhà Trắng, Washington, ngày 31/05/2017. SAUL LOEB / AFP

Đối với các nhà quan sát, quyết định cho tàu sân bay ghé thăm Việt Nam là dấu hiệu cho thấy quyết tâm cao của Washington can dự vào Đông Nam Á để bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông ngày càng bị Trung Quốc đe dọa, với Việt Nam là đối tác đáng tin cậy nhất.

Mục tiêu của Mỹ được thể hiện một cách rõ rệt trong bản thông cáo được Lầu Năm Góc công bố ngày 09/08, trong đó nhấn mạnh đến lợi ích chung của hai bên Mỹ-Việt, kể cả việc bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia.

Dù không chính thức nói ra, nhưng khi nhắc đến nhu cầu bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, rõ ràng là hai nước Mỹ Việt ám chỉ các hành động quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, bồi đắp đảo nhân tạo, quân sự hóa các đảo này, đe dọa tự do lưu thông trong khu vực.

Tờ báo Mỹ International Business Times, thuộc nhóm Newsweek, vào ngày 09/08 đã cho rằng quyết định gửi một chiếc tàu sân bay tới Việt Nam, một trong những nước tiếp tục thách thức các yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông, là tín hiệu mà chính quyền của tổng thống Donald Trump đưa ra để cho thấy đà tăng cường quan hệ quốc phòng giữa hai nước.

Chính tổng thống Donald Trump đã hứa với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về việc cho tàu sân bay Mỹ ghé cảng Việt Nam nhân dịp ông Phúc công du Hoa Kỳ và đến Nhà Trắng hội đàm với ông Trump hôm 31/05.

Theo ông Rodger Baker, chuyên gia phân tích chiến lược tại hãng tham vấn địa chính trị có uy tín Stratfor, thì cuộc tiếp xúc giữa thủ tướng Phúc và tổng thống Trump là một "động thái được tính toán cẩn thận nhằm xây dựng một hệ thống phòng thủ chống lại những nỗ lực liên tục của Trung Quốc nhằm quân sự hóa các hòn đảo ở Biển Đông".

Đối với chuyên gia này, Việt Nam có một vị trí rất đáng chú ý trong vùng Đông Nam Á. Chính quyền Mỹ đã bắt đầu chuyển giao một số tàu tuần tra nhỏ cho lực lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam, đã có những chuyến thăm viếng giao lưu giữa Hải Quân hai bên và Mỹ cũng đã bãi bỏ một số hạn chế đối với việc xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam.

Đối với Mỹ, Việt Nam là một đồng minh tự nhiên có thể cùng Hoa Kỳ đối phó với kế hoạch bành trướng Trung Quốc. Một chuyên gia Trung Quốc về các vấn đề Đông Nam Á tại đại học Tế Nam ở Quảng Châu, gần đây đã khẳng định rằng "Việt Nam luôn luôn là quốc gia ở Asean có thái độ nghi kỵ Bắc Kinh mạnh mẽ nhất... bởi vì Việt Nam có chung biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc".

Việt Nam cũng đã tăng cường Hải Quân, gia cố một số hòn đảo, và đã không ngần ngại lên tiếng trên các diễn đàn quốc tế chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tuy nhiên, theo tờ International Business Times, Mỹ hiện đang phải thận trong việc tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam vì lẽ Washington cần sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong việc chống lại các mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên.

https://youtu.be/eyaY6thl-tM

Trọng Nghĩa

***********************

Mỹ cam kết hợp tác với Việt Nam bảo vệ Biển Đông (RFI, 09/08/2017)

Ngày 08/08/2017, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis tiếp đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Lầu Năm Góc, Virginia. Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức ép tại Biển Đông, Hoa Kỳ cam kết củng cố hợp tác quân sự với Việt Nam và sẽ gửi một hàng không mẫu hạm đến thăm vào năm tới.

bien3

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis (T) tiếp đồng nhiệm Việt Nam tướng Ngô Xuân Lịch, tại Lầu Năm Góc, Arlington, Virginia, ngày 08/08/2017-REUTERS

Theo Reuters, trong cuộc gặp gỡ tại bộ quốc phòng Mỹ, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis và đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch đồng ý là hai nước sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng trong bối cảnh Việt Nam ngày càng bị Trung Quốc lấn áp, quan hệ Hà Nội và Bắc Kinh có dấu hiệu xấu đi.

Tại Biển Đông, ngư dân Việt Nam liên tục bị tấn công và gần đây nhất, hồi tháng 7, Việt Nam phải hủy bỏ một số dự án thăm do dầu hỏa do áp lực của Bắc Kinh.

Tại hội nghị ASEAN, cuối tuần qua ở Manila, Philippines, Việt Nam đòi phải đưa lời lẽ cứng rắn chỉ trích Bắc Kinh "quân sự hóa Biển Đông» vào bản thông cáo chung. Trung Quốc biểu lộ giận dữ hủy bỏ cuộc gặp cấp ngoại trưởng hai nước.

Trong bối cảnh này, bộ trưởng quốc phòng Mỹ tuyên bố với đồng nhiệm Việt Nam là "mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ giữa Mỹ và Việt Nam đặt trên nền tảng (bảo vệ) quyền lợi chung kể của quyền tự do lưu thông tại Biển Đông".

Bộ trưởng Jim Mattis hoan nghênh vai trò "lãnh đạo đang lên" của Việt Nam trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Một trong những cử chỉ tiêu biểu cho xu hướng quan hệ ngày càng được củng cố giữa Mỹ và Việt Nam là chủ nhân Lầu Năm Góc thông báo một hàng không mẫu hạm sẽ đến Việt Nam vào năm 2018.

Dự án này đã được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thảo luận với tổng thống Donald Trump hồi tháng 5.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam 1975, một hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ thăm Việt Nam.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Hãng Repsol của Tây Ban Nha ngày 2 tháng 8 chính thức xác nhận việc ngưng khoan thăm dò dầu khí tại một lô ngoài khơi Việt Nam ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuy không xác nhận nhưng lên tiếng cho biết các hoạt động liên quan dầu khí tại vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo qui định của luật pháp quốc tế.

dotim1

Ảnh giàn khoan của Repsol trên trang mạng Repsol Việt Nam (https://www.repsol.energy)

Vấn đề này được nhận xét thế nào qua khía cạnh luật pháp, chính trị, và kinh tế ?

Hoàn toàn trái luật

Vào ngày 2 tháng 8, hãng tin Reuters dẫn lời viên chức phụ trách tài chính của Repsol, ông Miguel Martinez, xác nhận Repsol đang làm việc với PetroVietnam và cơ quan chức năng chính quyền Hà Nội về quyết định ngưng khoan thăm dò dầu khí ở lô 136/3, quanh khu vực bãi Tư Chính mà Trung Quốc nói nằm trong đường lưỡi bò 9 đoạn đánh dấu chủ quyền của Trung Quốc.

Theo một nguồn tin đáng tin cậy của Reuters có được trong lĩnh vực dầu khí, chính Bắc Kinh đã yêu cầu Hà Nội cho ngưng hoạt động khoan thăm dò tại lô 136/03.

dotim2

Bản đồ phân lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông.

dotim3

Bản đồ cho thấy các khu vực / lưu vực nơi Repsol có hoạt động thăm dò hoặc phát triển. www.repsol.energy

Nói về động thái của Trung Quốc, Tiến sĩ Tạ Văn Tài, nguyên giảng viên trường Luật thuộc Đại học Havard - Hoa Kỳ cho biết là "hoàn toàn trái luật".

"Vị trí của cái lô đó là ở trong thềm lục địa Việt Nam, vùng kinh tế độc quyền của Việt Nam. Nó chỉ có 1 phần nằm bên ngoài luồng đó. Thế thì, phần nào ở trong thềm lục địa hay đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Việt Nam có toàn quyền khai thác theo luật biển. Còn bên ngoài, trong trường hợp túi dầu khí đó tràn lan ra phía ngoài, thì người nước khác có quyền khai thác phía bên kia. Hai bên đều có quyền khai thác.

Trường hợp đó hay nhất là đề nghị một giải pháp là khác chung".

Nguồn tin do Reuters đưa ra cho biết Việt Nam không muốn gây hấn với Trung Quốc chỉ vì chuyện khoan thăm dò ở lô 136/03 khu vực bãi Tư Chính.

dotim4

Bản đồ hoạt động và thăm dò khai thác dầu khí của các Công ty dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông

Tuy nhiên, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Quang A, từ Hà Nội, cho rằng "đây là vấn đề rất nghiêm trọng".

"Bởi vì cái lô hãng Tây Ban Nha đó thăm dò là cái lô vẫn còn nằm ở trong cái khoảng cách 200 hải lý thềm lục địa của Việt Nam, nhưng đồng thời vẫn nằm trong đường lưỡi bò của Trung Quốc, do Trung Quốc tự vạch ra. Và tòa án PCA năm trước đã phán đường lưỡi bò là vô hiệu, không ý nghĩa gì cả, thì việc Việt Nam cho phép Repsol thăm dò ở đó là hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam".

Trong phán quyết đưa ra hôm 12 tháng 7 năm 2016 liên quan đến vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Biển Đông, Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế ở La Haye nói rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở Biển Đông, không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử đối với những nguồn tài nguyên nằm trong khu vực thường được gọi là "đường lưỡi bỏ" mà Bắc Kinh tự ý vẽ ra để nhận chủ quyền thuộc về mình.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã lên tiếng không công nhận mọi phán quyết mà Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế đưa ra.

Do đó, theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đó là lý do vì sao Trung Quốc vẫn gây sức ép và cũng là lý do ông cho rằng đấy là sự việc rất nghiêm trọng, và đặc biệt cần phải giải quyết "một cách êm thấm với sự tôn trọng pháp luật quốc tế", theo cách nói của ông.

Cũng trong tuần lễ đó, một hãng tin quốc tế khác, Tạp chí Foreign Policy cho biết Trung Quốc đã đe doạ sử dụng vũ lực đối với Việt Nam nếu như không cho ngừng khoan thăm dò.

Động thái này, qua nhận định của Tiến sĩ Tạ Văn Tài, là "càng trái luật quốc tế"

"Vì đó là tài nguyên trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì Việt Nam hoàn toàn có quyền khai thác, không phải hỏi ký kiến ai hết.

Doạ dẫm như thế là đi trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc là không dùng võ lực trong bang giao quốc tế".

Tuy nhiên ông cũng nói thêm rằng lời doạ đó được thể hiện qua hình thức bán chính thức, là ông Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đột ngột bỏ về, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam vừa qua.

‘Lùi một bước, tiến hai bước’ ?

Ngoài việc cho biết hoạt động khoan thăm dò đã ngưng, ông Miguel Martinez không thể đưa ra bình luận nào khác.

Về phía nhà nước Việt Nam, tuy không xác nhận tin cho ngưng khoan thăm dò dầu khí nhưng trong tuần vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khi trả lời báo giới chỉ nói rằng các hoạt động liên quan dầu khí đó được thực hiện tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam theo qui định của luật pháp quốc tế.

Không như những gì thấy được trên truyền thông mạng xã hội, những người quan tâm vụ việc này đã bày tỏ bức xúc vì sự im lặng của nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng :

"Đó là một cách ứng xử khôn và khéo, bởi vì không nên nói lên những gì không cần phải nói và không muốn nói".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông tin rằng "vấn đề như thế có thể tìm ra rất nhiều giải pháp mà tất cả các bên liên quan đều hài lòng".

"Tôi không nghĩ rằng Việt Nam có thể phủ phục đầu hàng một cách dễ dàng như thế. Vì cái đấy sẽ rất nguy hiểm. Mà nguy hiểm nhất là cho bản thân những lãnh đạo bây giờ".

Còn đối với Tiến sĩ Tạ Văn Tài, ông cho rằng khi Việt Nam giữ im lặng là với mục đích giảm căng thẳng.

"Tạm ngừng thôi. Giải pháp gọi là lùi 1 bước nhưng có thể lấn tới 2 bước sau này".

Ông phân tích thêm đó là một hình thức, hoặc có thể gọi là một nghệ thuật trong lĩnh vực ngoại giao mà Việt Nam đang áp dụng, nhằm tránh những rắc rối khác sau này.

Có hy vọng tiếp tục

Một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm trong sự việc này là liệu Việt Nam có phải đền bù số tiền 27 triệu đô la Mỹ là kinh phí do hãng Repsol đã bỏ ra cho giếng khoan thăm dò tại lô 136/3 hay không ?

Câu trả lời của Tiến sĩ Tạ Văn Tài là "có" nếu hai bên hủy hợp đồng, ngưng khoan thăm dò vĩnh viễn.

Tuy nhiên, theo ông Greg Poling, Giám đốc Nhóm Sáng kiến Minh bạch Hàng hải, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc tế tại Washington D.C cho biết, việc ngưng khoan thăm dò không có nghĩa là hợp đồng bị huỷ.

Phân tích thêm tính khả thi của ý kiến trên, Tiến sĩ Tạ Văn Tài đưa ra dẫn chứng.

"Giống như ExxonMobil, vào năm 2012, ngay ở Washington, Trung Quốc đe doạ chính phủ Việt Nam không được khai thác ở khu vực tranh chấp trên biển Đông. Nhưng sau khi dừng 1 vài năm, ExonMobil vẫn khai thác trở lại".

Cũng cần nhắc lại, năm 2009, tập đoàn Exxon đã giành được quyền thăm dò trên một diện tích hơn 52.000 km2 ngoài khơi bờ biển Việt Nam, trong một khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo công ước Liên Hợp Quốc về luật biển, cho dù khu vực đó Trung Quốc cũng tuyên bố sở hữu một vài lô. Và "đại gia" dầu khí của Mỹ, ExxonMobil cùng với đối tác là tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam - Petro Việt Nam, đã khoan thành công hai giếng trong các năm 2011 và 2012.

Cát Linh, RFA

Nguồn : RFA, 11/08/2017

Published in Diễn đàn

Một tàu sân bay Mỹ sẽ lần đầu tiên đến Việt Nam năm 2018 thể theo quyết định của hành pháp Hoa Kỳ ở Washington DC. Chuyên gia trong và ngoài nước nói gì về động thái này của Hoa Kỳ trong bối cảnh căng thẳng vì hành động quân sự hóa Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh dành gần như hầu hết chủ quyền.

tau1

Chiến hạm USS John S. McCain của Mỹ tại Biển Đông. Ảnh chụp hôm 10/8/2017. AFP photo

Lời hứa từ Tổng thống Mỹ

Gởi một tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam là lời hứa từ tổng thống Donald Trump với thủ tướng Việt Nam khi ông Nguyễn Xuân Phúc ghé Nhà Trắng ngày 31 tháng Năm 2017.

Nếu mọi chuyện diễn biến như dự định thì năm 2018 Việt Nam sẽ lần đầu tiên đón tiếp một tàu sân bay chứ không phải những chiến hạm thông thường từng cập cảng Việt Nam trước giờ.

Tin được loan báo vào lúc dư luận trong nước tập trung mọi chú ý vào chuyến thăm Hoa Kỳ của đại tướng Ngô Xuân Lịch lần này trong cương vị bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam.

Trên báo mạng National Business Times hôm 9 tháng Tám vừa qua, với câu hỏi "Tại sao Hoa Kỳ gởi tàu sân bay đến Việt Nam", ký giả Pritha Paul dẫn lời bộ trưởng Jim Mattis của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ nói với đối tác Việt Nam Ngô Xuân Lịch hôm thứ Ba rằng Wahington và Hà Nội có cùng lợi ích chung, đó là tuyến lưu thông tự do trên vùng biển Nam Trung Hoa không thể gặp trở ngại vì những hành động có tính cách liên tục và thách đố từ phía Trung Quốc.

Cùng ngày văn bản gởi ra từ Lầu Năm Góc cho thấy bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ nói với bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam rằng Mỹ ca ngợi sự dấn thân cũng như phát triển vai trò lãnh đạo của Việt Nam trước những vấn đề thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Quyết định của Mỹ gởi tàu sân bay đến Việt Nam được tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan, hiện là viện phó Viện nghiên cứu các vấn đề phát triển của Việt Nam (Vietnam institute of development studies-VIDS), cho là một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 quốc gia :

Bước ngoặt ở đây thể hiện qua 3 điểm, thứ nhất là tổng thống Trump nói ít làm nhiều. Thứ hai, Việt Nam cũng đến lúc không thể lần khân mãi được như qua vụ Giàn khoan 360 cuối tháng Bảy vừa qua. Thứ ba, quyết định này từ cả 2 phía nó càng nói lên "điểm tới hạn" của chính sách an ninh quốc phòng "ba không" của Việt Nam với Mỹ và thế giới.

Tôi không muốn dùng chữ "hai cựu thù" vì từ này đã lỗi thời từ lâu, cả Mỹ lẫn Việt Nam nên cảm ơn Trung Quốc đã thúc đẩy tiến trình này nhanh hơn so với các chuyển động nội tại bên trong nền chính trị vốn rất khó phân biệt và khó nhận dạng của Việt Nam.

Được hỏi tại sao một quyết định quan trọng như vậy, tức gởi tàu sân bay đến Việt Nam, không được tiến hành ngay mà phải chờ đến sang năm, ông Đinh Hoàng Thắng phân tích :

Nhà báo hẳn còn nhớ câu của người Châu Âu, là "thuốc súng luôn phải giữ khô", kéo dài việc thực thi một quyết định hệ trọng như vậy phải cần thời gian để tất cả các bên liên quan quen với trạng thái "thuốc súng đang được sấy".

Có thể sẽ có thay đổi từ giờ đến sang năm, thế nhưng quyết định này khó dẫn đến xung đột quân sự. Mỹ và Trung Quốc khó có thể đụng độ quân sự vì các bãi đảo đá ngầm mà nhiều nước cũng đang tranh giành chủ quyền. Mỹ và Trung Quốc đều có những lợi ích toàn cầu lớn hơn nhiều, nhưng vấn đề FONOPS và "đi qua vô hại" là lý do tồn tại qui chế siêu cường của Hoa Kỳ, nếu không thì đấy không còn là nước Mỹ nữa.

Trung Quốc khiến Việt Nam gần Mỹ hơn

Giáo sư Amitav Acharya, chuyên gia quan hệ quốc tế, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á thuộc American University ở Washington DC, nói rằng tình hình căng thẳng trên biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là Biển Đông, khiến Việt Nam phải lo củng cố mối quan hệ quân sự song phương với Hoa Kỳ bằng cách này cách khác, thế nhưng :

Tôi không nghĩ tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam có nghĩa là Mỹ sẵn sàng cho chiến tranh, đó chỉ là biểu tượng hay giản dị đó là dấu hiệu cho thấy hai bên đang xích lại gần nhau hơn về mặt quân sự.

Có rất nhiều việc khác trong mối quan hệ quân sự đó, thí dụ những cuộc tập trận chung trong tương lai, những loại vũ khí nào Mỹ sẽ bán cho Việt Nam, những cái đó quan trọng hơn là điều động một tàu sân bay tới một nước.

tau2

Bãi Đá Vành Khăn, nơi Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo. AFP

Không thể chối cãi là Hoa kỳ đang nỗ lực để chứng tỏ sự hiện diện của mình trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, giáo sư Acharya khẳng định tiếp, nhưng cũng đừng quên là chiến lược tái cân bằng lực lượng mà tổng thống tiền nhiệm Obama đề ra cho vùng Châu Á Thái Bình Dương đã chấm dứt từ lúc tổng thống Trump bước vào Nhà Trắng :

Ngoại trừ lập trường tự do lưu thông và tự do hàng hải ra thì không ai biết thực sự chính sách quân sự của hành pháp Trump đối với biển Nam Trung Hoa như thế nàoTheo tôi tốt nhất là nên chờ đợi và theo dõi, nhất là khi hành pháp Mỹ có vẻ như đang quá bận bịu với vấn đề Bắc Hàn. Ngay cả phản ứng của Trung Quốc sẽ như thế nào một khi khi tàu sân bay Mỹ tiến vào hải phận Việt Nam cũng là điều tôi không muốn phán đoán trước. Tôi nghĩ chúng ta nên chờ một thời gian để xem mối quan hệ quân sự Việt Nam Hoa Kỳ trong đó có yếu tố Trung Quốc nó sẽ chuyển biến như thế nào.

Tôi cũng không thấy có dấu hiệu nào là Hoa Kỳ với hành pháp Trump sẽ hết lòng bảo vệ cho Việt Nam, một điều chừng như vượt quá chính sách hiện hành vốn rất không rõ ràng của ông Trump. Hãy còn quá sớm để bình luận, đó là tất cả những gì tôi có thể nói về quan hệ quân sự Mỹ Việt tính đến lúc này.

Theo nhận định của ông Rodger Baker, nhà phân tích chiến lược và địa chính trị của công ty tham vấn Stratfor, được ký giả Prathi Paul trích dẫn trong bài của ông liên quan đến việc tàu sân bay Hoa Kỳ sẽ đến Việt Nam năm tới, thì cuộc gặp gỡ và lời hứa hẹn của tổng thống Donald Trump với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng Năm là sự kiện được hành pháp Trump tính toán kỹ lưỡng nhằm tạo một thế phòng vệ mới trước ý đồ quân sự hóa các bãi đá và các đảo trên biển Nam Trung Hoa.

Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong vùng Đông Nam Á, ông Rodger Baker nhận định, đã có nhiều tàu tuần tra cỡ nhỏ đã được Mỹ chuyển giao cho lực lượng tuần duyên Việt Nam mấy tuần qua, những cuộc giao lưu trao đổi giữa hải quân 2 nước đã và đang diễn ra, trong lúc quyết định bán vũ khí cho Việt Nam đã được Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần từ năm ngoái.

Tuy nhiên vẫn lời ông Baker thì sau chuyến viếng thăm của thủ tướng Việt Nam đến Nhà Trắng hồi tháng Năm thì quan hệ ngoại giao Việt Nam Trung Quốc càng ngày càng xấu đi.

Theo giới quan sát, trong bối cảnh Việt Nam trở nên thân thiện hơn với Hoa Kỳ về mặt quân sự thì Biển Đông sẽ trở thành tâm điểm biểu dương lực lượng của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia về quan hệ quốc tế đang làm việc tại Singapore :

Tôi cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ muốn Việt Nam can dự nhiều hơn, muốn Việt Nam trở thành đối tác để xử lý vấn đề Biển Đông, ứng phó với tham vọng hàng hải của Trung Quốc ở Hoa Đông và Biển Đông.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp kết luận là dù tàu chiến hay hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ có ghé Việt Nam hay không thì Trung Quốc cũng sẽ không ngưng hành động bành trướng thế lực trên biển. Ông nói tác động bên ngoài không làm Bắc Kinh nao núng, họ chỉ nhượng bộ khi gặp khó khăn trong nước hoặc khi nào đã hoàn tất kế hoạch quân sự hóa của mình.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 11/08/2017

Published in Diễn đàn

Mỹ, Nhật, Úc kêu gọi COC có tính ràng buộc pháp lý (VOA, 07/08/2017)

Mỹ, Nht và Úc hôm 7/8 thúc gic các nước Đông Nam Á và Trung Quc bo đm rng b quy tc ng x trên Bin Đông mà h cam kết son ra s có tính ràng buc pháp lý, theo tin ca Reuters phát đi t Manila.

coc1

Ngoại trưởng các nước chp nh trước Hi ngh Ngoi trưởng Đông Á Philippines, 7/8/2017

Tin cho hay ba cường quc cũng nói h mnh m phn đi nhng hành đng cưỡng ép đơn phương.

Mỹ, Nht và Úc không phi là nhng bên tuyên b ch quyn Bin Đông, nơi có tranh chp gia 5 bên gm Vit Nam, Trung Quc, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.

Tuy nhiên, Mỹ, Nht và Úc lâu nay vn có nhiu tuyên b v vùng bin vi lp lun rng h có li ích trong vic bo đm t do hàng hi và hàng không đó.

Ngoại trưởng 3 nước k trên đã ra tuyên b sau mt cuc hp Manila nói rng khi các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc cn thiết lp mt b quy đnh "có tính ràng buc pháp lý, có ý nghĩa, có hiu lc, và nht quán vi lut quc tế".

Hôm 6/8, các ngoại trưởng ca ASEAN và Trung Quc đã thông qua văn kin khung liên quan đến vic đàm phán v b quy tc ng x (COC).

Văn kiện khung này nêu khái quát v cách thc Trung Quc và ASEAN đàm phán v mt tha thun chính thc. Vic đàm phán có th bt đu trong phn còn li ca năm nay.

Chuyên gia về Bin Đông Hoàng Vit nói vi VOA t thành ph H Chí Minh v ý nghĩa ca vic 3 cường quc đ ngh COC phi có tính pháp lý :

"Ba quốc gia mà h lên tiếng th hin cái điu là mun hay không mun các cường quc vn phi quan tâm đến vn đ Bin Đông. Vic phát biu đó cho thy, mt là Hoa Kỳ cũng phi quan tâm bi vì nó gn lin li ích Hoa Kỳ đó. Th hai là k c Australia, mc dù không phi là mt bên tranh chp Bin Đông, nhưng Australia cũng là mt quc gia quan tâm vì nó cũng nh hưởng rt nhiu li ích ca Australia trong đó. Đi vi Nht Bn thì đương nhiên. Nht Bn có nhng lo lng đc bit, bi vì căng thng trên Bin Đông s tác đng rt nhiu đến Bin Hoa Đông cũng như mi quan h gia Nht Bn và Trung Quc".

Thạc sĩ Hoàng Vit nhn đnh khi các cường quc lên tiếng và nếu đi kèm theo đó là nhng hành đng gây sc ép, điều đó s giúp thúc đy tiến trình đàm phán COC nhanh hơn.

Mặc dù vy, ông cũng lưu ý rng vic chính quyn ca Tng thng Trump đang có nhng xáo trn ni b, và vic chính quyn M chưa đưa ra chính sách đi ngoi rõ ràng làm cho khó d báo v tiến trình đàm phán COC.

Trong khối ASEAN, mt s nước trong đó có Vit Nam cũng mun COC có tính ràng buc pháp lý, kh dĩ thc thi và có mt cơ chế gii quyết tranh chp.

Một s chuyên gia nước ngoài nói Trung Quc có th không chp nhn điu đó. H cũng nhn xét rng vic Trung Quc đng ý đàm phán v COC có th là mt chiến thut câu gi đ h tiếp tc xây đo và quân sự hóa Bin Đông.

Tuy nhiên, chuyên gia Hoàng Việt đưa ra ý kiến ngược li :

"Tôi nghĩ Trung Quốc không câu gi. Bi vì Trung Quc trước đây thế yếu, nhưng bây gi Trung Quc đã chuyn sang thế mnh. Nghiên cu v hành vi ca Trung Quc cho chúng ta thấy là sau khi Trung Quc có mt thế tương đi vng thì Trung Quc s xung nước đ Trung Quc s ký kết. Đ làm gì ? Mt mt, Trung Quc t ra rng Trung Quc luôn luôn có thin chí. Th hai, Trung Quc mun da vào đy đ ngăn cn các quc gia khác bi lp, xây đo nhân to như ca mình".

Bản tin Reuters ngày 7/8 tường thut rng Jay Batongbacal, mt chuyên gia v Bin Đông ti Đi hc Tng hp Philippines, nói vi kênh tin ANC rng vic các bên thông qua văn kin khung đã trao cho Trung Quc li thế chiến lược vô cùng to ln, đó là h s có th quyết đnh khi nào tiến trình đàm phán có th bt đu.

Lúc này, cùng với li kêu gi COC phi có tính ràng buc pháp lý, ba nước M, Nht và Úc cung thúc gic các bên kim chế, không bi lp, xây dng các tin đn và quân sự hóa các thc thế có tranh chp, ý nói đến vic Trung Quc đã m rng kh năng phòng th Đá Vành Khăn, Ch Thp và Su Bi thuc qun đo Trường Sa.

Ngoại trưởng Trung Quc Vương Ngh hôm 6/8 nói điu đó ph thuc vào tình hình có n đnh hay không có sự can thip ln t bên ngoài vào hay không.

*****************

ASEAN, Trung Quốc thông qua khung quy tắc ứng xử trên Biển Đông (VOA, 06/08/2017)

Các ngoại trưởng Đông Nam Á và Trung Quc hôm 6/8 thông qua văn kin khung v đàm phán mt b quy tc ng x Bin Đông. H ca ngi đng thái này là mt tiến b, nhưng nhng người ch trích cho rng đây là mt chiến thut câu gi ca Trung Quc đ nước này củng c sc mnh trên bin ca mình.

coc2

Ngoại trưởng Trung Quc Vương Ngh gp báo chí khi d hi ngh vi khi ASEAN, 6/8/2017

Văn kiện khung nhm đến vic thúc đy Tuyên b v quy tc ng x ca các bên Bin Đông, gi tc là DOC, đã được đưa ra hi năm 2002.

Hầu như các bên có tuyên b ch quyn Bin Đông đu l đi DOC, nht là Trung Quốc. Nước này đã xây 7 đo nhân to vùng bin có tranh chp.

Các bên nói văn kiện khung ch là mt bn khái quát v cách thc b quy tc ng x s được thiết lp. Nhưng nhng người ch trích nói vic không nêu khái quát v mc tiêu ban đu, s cn thiết phải làm cho b quy tc có tính ràng buc pháp lý và có th cưỡng hành, hay có mt cơ chế gii quyết tranh chp là nhng điu gây nghi ng v mc đ hiu lc ca b quy tc.

Ngoại trưởng Trung Quc Vương Ngh nói vic thông qua văn kin khung to ra cơ sở vững chc đ đàm phán có th bt đu trong năm nay.

Việt Nam, Trung Quc, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei đu có tuyên b ch quyn v toàn b hoc tng phn Bin Đông.

Một s nhà ngoi giao và nhng người ch trích tin rng vic Trung Quc đt nhiên quan tâm đến b quy tc sau 15 năm trì hoãn là có mc đích kéo dài quá trình đàm phán đ câu gi cho vic hoàn thành nhng mc tiêu chiến lược ca h Bin Đông.

Một s người cho rằng b quy tc được thúc đy vào lúc M, nước lâu nay được coi là có vai trò quan trng trong vic ngăn cn nhng đòi hi hàng hi ca Trung Quc, đang b phân tán vì các vn đ khác và không đưa ra quan đim rõ ràng v chiến lược an ninh ca M Châu Á, vì vậy làm suy yếu v thế đàm phán ca ASEAN.

Văn kiện khung chưa được công b, nhưng mt văn bn dài 2 trang mà Reuters tiếp cn được cho thy nó khá khái quát và có nhiu đim dn đến bt đng.

Ví dụ, nó kêu gi các bên cam kết vi "các mc đích và nguyên tắc" ca Công ước Liên Hiệp Quốc v Lut Bin, nhưng không quy đnh vic tuân th.

Một s nước ASEAN, k c Vit Nam và Philippines, lâu nay nói h vn mun làm cho b quy tc có tính ràng buc pháp lý, điu mà theo các chuyên gia s ít có cơ hi được Trung Quốc chp nhn.

Ngoại trưởng Trung Quc Vương Ngh nói ông không c tiên liu v ni dung b quy tc, nhưng ông cũng nói bt c điu gì được ký kết cũng phi được tuân theo.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao nước ch nhà Philippines Robespierre Bolivar nói việc thông qua văn kiện khung là biu tượng ca cam kết to ra mt b quy tc "thc cht và có hiu lc".

(theo Reuters)

Published in Châu Á

Mỹ, Nhật, Úc lên tiếng chống Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông (RFI, 07/08/2017)

Trái với ngôn từ thận trọng của ASEAN, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc vào hôm 07/08/2017, đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong một thông điệp nhắm vào Trung Quốc. Thông cáo chung của ba nước đã phụ họa thêm cho lời kêu gọi của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á trong bản Thông Cáo Chung ASEAN công bố khuya hôm qua, yêu cầu các bên tranh chấp ở Biển Đông "tự kềm chế và không quân sự hóa" vùng biển này.

bdtq1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và ngoại trưởng Nhật Taro Kono (giữa) và tổng thứ ký ASEAN Lê Lương Minh tại diễn đàn ASEAN, Manila, Philippines ngày 7/8/2017. REUTERS/Mohd Rasfan/Pool

Sau cuộc họp bên lề các hội nghị của ASEAN tại Manila, ba ngoại trưởng Mỹ, Nhật và Úc đã không ngần ngại tố cáo các hành vi "bồi đắp đảo, xây dựng tiền đồn, quân sự hóa các thực thể đang bị tranh chấp" tại Biển Đông.

Ba nước cũng cho rằng mọi quy tắc ứng xử trên Biển Đông phải "mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, có thực chất và hiệu quả".

Các ngoại trưởng Mỹ, Úc và Nhật còn kêu gọi Trung Quốc và Philippines tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye vào năm ngoái 2016 phủ nhận đại bộ phận các yêu sách của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Theo hãng tin Pháp AFP, lời lẽ trong bản thông cáo chung Mỹ-Nhật-Úc cứng rắn hơn nhiều so với bản Thông Cáo Chung của Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN được công bố khuya hôm qua. Văn bản của ASEAN đã không dám chỉ trích Trung Quốc, không nói gì về sự cần thiết của một bộ quy tắc ứng xử mang tính chất ràng buộc về pháp lý, cũng như hầu như hoàn toàn im lặng về phán quyết của tòa La Haye về Biển Đông.

Tuy nhiên, bản Thông Cáo Chung của các ngoại trưởng ASEAN cũng được một số nhà quan sát đánh giá là cứng rắn hơn với Trung Quốc so với dự thảo đầu tiên mà Philippines nước chủ nhà đưa ra. Ngôn từ cứng rắn hơn là do Việt Nam kiên quyết muốn đưa vào văn kiện chung của toàn khối một số câu chữ gợi đến hành vi bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh không hề muốn.

Tranh cãi đặc biệt gay gắt giữa Việt Nam và Cam Bốt, mà nhiều nguồn tin cho là kiên quyết bảo vệ lập trường Trung Quốc, đã ngăn chặn việc đúc kết bản Thông Cáo Chung ASEAN, và phải mất thêm 24 tiếng đồng hồ thì các nước mới tìm được đồng thuận.

Theo hãng tin Mỹ AP, Thông Cáo Chung Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN AMM-50 đã gián tiếp chỉ trích các hành động đắp đảo, xây đồn của Trung Quốc trên Biển Đông, cũng như gợi lên một cách mơ hồ phán quyết quốc tế về Biển Đông. Cả hai điểm này đều thiếu vắng trong dự thảo ban đầu của bản thông cáo chung.

Một cách cụ thể, phần nói về Biển Đông đã "ghi nhận những lo ngại của một số bộ trưởng ASEAN về vấn đề bồi đắp đảo và những hoạt động trong khu vực có thể làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực".

Bản thông cáo cũng "nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không quân sự hóa và tự kềm chế"không có các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình.

Văn kiện này có lời lẽ mạnh mẽ hơn so với bản thông cáo chung Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN hồi tháng Tư, bị cho là đã xóa bỏ toàn bộ những yếu tố có thể làm Trung Quốc phật ý.

Trọng Nghĩa

***************

Trung Quốc 'bực bội vì hành động của Việt Nam ở ASEAN' (BBC, 07/08/2017)

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào phút chót đã hủy một cuộc họp với Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh cuối ngày thứ Hai 7/8 tại kỳ họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Manila.

bdtq2

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp ở Manila ngày 6/8

Cả Bloomberg và báo South China Morning Post đưa tin này.

Ông Vương Nghị lẽ ra sẽ gặp ông Phạm Bình Minh bên lề cuộc họp ngoại trưởng ASEAN, nhưng một nhà ngoại giao Trung Quốc nói cuộc gặp không diễn ra, theo báo South China Morning Post.

Trung Quốc được cho là phật lòng vì từ ngữ trong bản thông cáo chung của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN. Thông cáo này bày tỏ quan ngại về bồi đắp lấn biển trên những hòn đảo có tranh chấp về chủ quyền, Bloomberg trích lời một số nguồn.

bdtq3

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh ở Manila ngày 6/8

Trung Quốc cho rằng Việt Nam là nước đã vận động đưa từ ngữ này vào bản thông cáo.

Bản thông cáo nói một số ngoại trưởng trong nhóm ASEAN bày tỏ quan ngại về "bồi đắp lấn biển" và "các hoạt động ở khu vực, làm xói mòn lòng tin, làm gia tăng căng thẳng, và có thể đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực".

Theo Bloomberg, một người phát ngôn trong phái đoàn Trung Quốc nói cuộc họp riêng giữa hai ngoại trưởng Việt Nam và Trung Quốc không phải là cơ hội duy nhất cho hai bên thảo luận.

Cả hai ngoại trưởng đều tham gia vào các cuộc gặp đa phương khác tại Manila, trong đó có cuộc họp giữa Trung Quốc và 10 ngoại trưởng ASEAN, vẫn theo Bloomberg.

Xu Liping, nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói Bắc Kinh phật lòng vì thái độ của Việt Nam.

"Việc hủy gặp có thể xem là cảnh báo cho Việt Nam", người này nói.

Tân Hoa Xã của Trung Quốc đăng bài nói nỗ lực của Việt Nam để có ngôn ngữ mạnh mẽ hơn của ASEAN là "đầu độc" tình hình trên Biển Đông.

********************

Biển Đông : ASEAN không ra được thông cáo chung cứng rắn với Bắc Kinh (RFI, 06/08/2017)

bdtq4

Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano chào đón bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 50 Manila, Philippines, ngày 05/08/2017.Reuters

Cam Bốt quyết liệt bảo vệ lập trường của Trung Quốc tại Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN. Cho đến trưa chủ nhật 06/08/2017, các nước Đông Nam Á họp tại Manila vẫn không tìm được một thái độ chung trước chính sách bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Các nguồn tin ngoại giao xác nhận với AFP là 10 ngoại trưởng ASEAN không thể công bố một bản thông báo chung như dự kiến sau cuộc họp ngày thứ Bảy 05/08/2017. Cuộc đàm phán vào sáng Chủ nhật cũng không đả thông được tình trạng bế tắc và chia rẽ nội bộ.

Trong khi Bắc Kinh tranh đoạt hơn 80% diện tích Biển Đông lấn sâu đến tận duyên hải của bốn nước Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, thì một lần nữa thành viên ASEAN Cam Bốt bênh vực Trung Quốc, cản trở các nước nạn nhân lên tiếng phản đối.

Theo các nguồn tin này, bản thân Việt Nam "không dám kích động", nước chủ nhà Philippines cố tìm "thỏa hiệp", còn Cam Bốt của thủ tướng Hun Sen thì tận lực "đạp thắng chân lẫn kéo thắng tay".

Cũng theo AFP, quan chức cao cấp của các phái đoàn ASEAN tiếp tục thảo luận về hồ sơ Biển Đông vào trưa hôm nay (06/08) trong khi các ngoại trưởng tham gia một loạt cuộc tiếp xúc với các đồng cấp Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương.

Tiếp theo sẽ là Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN (ARF) với sự tham dự của nhiều nước trong đó đặc biệt có Mỹ, Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên. Nhiều vấn đề quốc tế và khu vực như căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, tình hình Biển Đông và cuộc chiến chống khủng bố sẽ được đưa ra bàn luận.

Còn theo Reuters, trong cuộc họp báo, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố tình hình "biển Nam Hải có tiến triển" và 10 nước ASEAN cùng Trung Quốc sẽ bắt đầu tiến trình "thương lượng một bản quy tắc giao thông hàng hải ngay

Tú Anh

********************

ASEAN không có thông cáo chung 'do Việt Nam' (BBC, 05/08/2017)

Ngoại trưởng các nước ASEAN không đưa ra được thông cáo chung thường lệ cuối ngày làm việc thứ Bảy 5/8 vì không đạt được sự đồng thuận về ngôn từ liên quan các tranh chấp ở Biển Đông, hãng tin Anh Reuters cho hay.

bdtq5

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh (áo xanh) đã nỗ lực vận động các nước ASEAN thay đổi lập trường về Biển Đông và Trung Quốc

Các nhà ngoại giao từ ba nước ASEAN nói sự chậm trễ là do Việt Nam muốn thông cáo đề cập việc cần tránh các hoạt động 'bồi đắp lấn biển' và 'quân sự hóa'.

Nhiều năm nay, Biển Đông luôn là vấn đề gai góc nhất cho các nước ASEAN. Các nước có quan điểm khác nhau về cách lên tiếng về sự khẳng định chủ quyền, các tòa nhà và quân sự hóa các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong các vùng biển có tranh chấp.

Người phát ngôn bộ ngoại giao Phillipines Robespierre Bolivar không nói rõ lý do vì sao thông cáo chung bị chậm trễ. Ông chỉ nói thông cáo sẽ được phát khi các cuộc hội đàm đã kết thúc trong vài ngày tới.

"Thông cáo chung sẽ được đưa ra cùng tất cả các tuyên bố của ngài chủ tịch vào cuối tất cả các cuộc hội đàm", ông nói.

bdtq6

Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano và Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi thảo luận nội dung tài liệu dự thảo tại Kỳ họp thường niên các ngoại trưởng ASEAN tại Manila hôm 5/8/2017

Khó khăn của ASEAN trong việc nhất trí ngôn từ cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở thời điểm các nước trong khu vực chưa rõ liệu Mỹ có ưu tiên quan hệ với ASEAN, và nỗ lực kiểm soát những hoạt động hàng hải gây tranh cãi của Bắc Kinh.

Bản dự thảo thông cáo mà các nước thảo luận hôm thứ Năm 3/8 không có dẫn chiếu đến cả hai điều trên.

Trung Quốc hết sức nhạy cảm về chuyện các nước ASEAN nói tới việc nước này tăng cường khả năng quân sự ở các đảo ngoài Biển Đông. Một số nước thành viên ASEAN lo ngại phải chịu hệ lụy nếu họ làm phật lòng Trung Quốc.

"Chỉ còn Việt Nam là còn chưa đồng ý. Có thể, vào ngày mai, mọi chuyện sẽ được dàn xếp ổn thỏa", một nhà ngoại giao tham gia vào quá trình viết dự thảo thông cáo cho Reuters biết.

Trước khi kỳ họp chính thức bắt đầu, Việt Nam đã nỗ lực kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á có một lập trường mạnh mẽ hơn về 'sự bành trướng' của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việt Nam vào tối 4/8 đã cố gắng vận động để bổ sung ngôn ngữ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trong thông cáo chung của ASEAN, dự kiến sẽ đưa ra sau khi các ngoại trưởng Đông Nam Á kết thúc phiên hội đàm ngày 5/8.

Theo một bản dự thảo của AFP có được, Việt Nam vận động ASEAN thể hiện sự quan ngại sâu sắc về "việc xây dựng" trên biển, ám chỉ các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp trong những năm gần đây.

bdtq7

Bản đồ Biển Đông với hình Đường Chín Đoạn do Trung Quốc nêu ra để đòi chủ quyền toàn bộ vùng này

Việt Nam cũng muốn ASEAN nhấn mạnh trong tuyên bố rằng Bộ Quy tắc Ứng xử với Trung Quốc sẽ là "ràng buộc pháp lý".

Nhưng các nhà phân tích an ninh chỉ ra rằng khuôn khổ Bộ quy tắc Ứng xử chỉ đi vào thực hành 15 năm sau cuộc hội đàm và Trung Quốc sẽ sử dụng thời gian đó để củng cố tuyên bố chủ quyền với các hòn đảo nhân tạo.

Cuộc vận động diễn ra khi các bộ trưởng ngoại giao ASEAN có các cuộc hội đàm không chính thức vào khuya đêm thứ Sáu, 4/8.

Nhiều nhà ngoại giao nói rằng Việt Nam chắc chắn sẽ thất bại trong việc sử dụng ngôn ngữ cứng rắn phản đối Trung Quốc. Với việc đăng cai tổ chức diễn đàn, Philippines có tầm ảnh hưởng lớn.

Điều này cho thấy căng thẳng ngoại giao sẽ sôi sục tại thủ đô Philipines, với các nhà ngoại giao hàng đầu từ Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga và Bắc Hàn và các đối tác Châu Á - Thái Bình Dương khác cũng tham gia vào các cuộc hội đàm về an ninh hôm 6/8.

Quan ngại về đe dọa tới an ninh vùng được cho là sẽ làm lu mờ tranh chấp tại Biển Đông

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển quan trọng về chiến lược, bao gồm vùng biển sát bờ biển Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Trung Quốc trong những năm gần đây đã mở rộng sự hiện diện của mình trên biển bằng cách xây dựng các hòn đảo nhân tạo có khả năng giữ các căn cứ quân sự.

Cùng với Việt Nam, Philippines từng là nhà phê phán mạnh mẽ nhất về sự bành trướng của Bắc Kinh.

Nhưng dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Manila đã tìm cách làm dịu tranh chấp với Trung Quốc để đổi lấy hàng tỷ đôla đầu tư và viện trợ.

bdtq8

Cơ sở của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, theo ảnh chụp từ vệ tinh hôm 3/2017, cho thấy Bắc Kinh sẽ có khả năng triển khai máy bay chiến đấu và các thiết bị quân sự khác từ đảo nhân tạo này

Trung Quốc trong những năm gần đây cũng đã vận động thành công các quốc gia ASEAN khác, đặc biệt là Campuchia và Lào, để hỗ trợ vận động ngoại giao trong tranh chấp.

ASEAN được tổ chức vào cuối tuần này xác nhận khuôn khổ cho một bộ quy tắc ứng xử cho hành động cụ thể hơn với Trung Quốc.

Published in Quốc tế

Mỹ biến đảo Guam thành tiền đồn chống Trung Quốc ở Châu Á ?

Châu Á tuần này khá được các tạp chí Pháp chú ý. Nổi bật là tờ Le Point với hồ sơ chính cho Trung Quốc, với câu hỏi "Phải chăng ông Tập (Cận Bình) là bá chủ thế giới ?", bên trên ảnh lớn của chủ tịch Trung Quốc trong quân phục rằn ri dữ dằn.

guam00

Guam, căn cứ quân sự Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Ảnh militarybases.co

Ở trang trong, Le Point đã có một phóng sự dài thực hiện ngay tại đảo Guam, phân tích về mưu đồ bá chủ Biển Đông của Trung Quốc và cố gắng đối phó của Mỹ bằng cách củng cố tiền đồn của mình là đảo Guam.

Trong hồ sơ chính của mình, Le Point đã phân tích nhiều về chủ nhân ông của Trung Quốc hiện nay là Tập Cận Bình, và người đã truyền cảm hứng cho ông ta là đại tá về hưu Lưu Minh Phúc (Liu Mingfu), tác giả một quyển sách đang bán rất chạy ở Trung Quốc hiện nay : "Giấc mơ Trung Hoa", xác định rằng "Giấc mơ Trung Hoa là vượt qua Hoa Kỳ, chúng ta không thể hài lòng với vị trí thứ hai. Chúng ta sẽ đạt được điều đó trong 20-30 năm tới đây".

Theo Le Point, để đạt mục tiêu đó, Trung Quốc chẳng hạn, đang thực hiện một dự án khổng lồ ở tận nước Lào, san bằng bảy ngọn đồi để có được 10.000 ha đất. Boten - tên của dự án đó – "sẽ trở thành một trung tâm giao thương nhờ việc xây dựng hai con đường, một tuyến đường sắt nối liền Bắc Kinh-Bangkok và Singapore vào năm 2025, và một đường cao tốc băng qua khu Tam Giác Vàng trước khi chạy xuống vùng đồng bằng Thái Lan, đến tận Bangkok".

Le Point đặc biệt chú ý đến cục diện mới ở Biển Đông trong bài phóng sự của Sébastien Falletti thực hiện ngay tại đảo Guam, mà tạp chí mệnh danh là "tiền đồn của Mỹ tại vùng Thái Bình Dương". Le Point ghi nhận là hòn đảo này chính là nơi mà chiếc B29 Enola Gay đã cất cánh, mang theo quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản ngày 06/08/1945. Ngày nay, đối thủ của Washington không còn là Tokyo, mà là Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.

Với Tập Cận Bình, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã gia tăng hành động tại Biển Đông, nơi họ đòi chủ quyền trên 90% diện tích thông qua một bản đồ hình lưỡi bò, không cần đếm xỉa đến những tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Việt Nam, Philippines, Malaysia hay Brunei. Kể từ năm 2014, Quân Đội Trung Quốc đã biến 7 rạn san hộ tại đấy thành đảo nhân tạo dưới sự chứng kiến bất lực của chính quyền Barack Obama.

Chỉ trong vòng vài tháng, các rạn san hô như Đá Chữ Thập (Fiery Cross) hay Gạc Ma (South Johnson) đã biến thành tiền đồn trên đại dương với phi đạo, nhà kho, bến cảng, vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và chuẩn mực môi trường. Bắc Kinh lớn tiếng thề rằng đó là các cơ sở hạ tầng dân sự, và chủ tịch Trung Quốc hứa sẽ không quân sự hóa quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Các cam kết đó có vẻ hoàn toàn vô giá trị vào lúc hình ảnh vệ tinh cho thấy súng phòng không được lắp đặt trên bảy hòn đảo nhân tạo.

Khi bị chỉ trích, Bộ quốc phòng Trung Quốc đã đáp trả : "Nếu ai đó đến réo chuông trước cửa nhà bạn với thái độ ngạo mạn thì bạn không đề phòng sao ?". Bắc Kinh đã đòi Hoa Kỳ đình chỉ ngay lập tức các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải và bản chất quốc tế của Biển Đông, mà Hải Quân Mỹ đã tiến hành trong vùng.

Theo Le Point, sự tăng vọt của các tiền đồn Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này, cộng thêm với một chương trình phát triển tàu ngầm hạt nhân đang tăng tốc, đã nuôi dưỡng sự lo ngại của Mỹ về một khả năng tồi tệ nhất : đó là Biển Đông trở thành "ao nhà" của Trung Quốc, nơi Hải Quân Mỹ bị cấm vào.

Mỹ củng cố đảo Guam thành căn cứ chính của thủy quân lục chiến

Chính trong bối cảnh đó mà theo Le Point, Mỹ đang có kế hoạch cho lực lượng thủy quân lục chiến tinh nhuệ của mình rầm rộ quay lại đảo Guam, một nơi được Lầu Năm Góc cho là có vị trí chiến lược thiết yếu trong thế kỷ 21 này, một căn cứ hậu cần thiết yếu để bảo đảm tuyến liên lạc giữa vùng California ở Mỹ cách đấy 9.000 km, với Châu Á đang trở thành buồng phổi của nền kinh tế thế giới.

Theo ghi nhận của Le Point, từ nay đến năm 2020, Guam sẽ trở thành căn cứ chính của thủy quân lục chiến Mỹ tại Châu Á, với hơn 5.000 quân, phối hợp với một lực lượng không nhỏ của Không Quân và Hải Quân Mỹ cũng được tăng cường, để đưa tổng cộng số linh Mỹ trên đảo lên thành 14.000 người.

Hiện nay, Guam đã trở thành nơi mà các hàng không mẫu hạm hay tàu ngầm nguyên tử Mỹ có thể ghé để được tiếp tế, trên đảo có vô số ăng ten vệ tinh cực mạnh để truyền đi hàng tỷ dữ liệu giữa Châu Á và Washington.

Luật pháp hay sức mạnh sẽ thắng trên Biển Đông ?

Cục diện sắp tới sẽ ra sao ? Nhận định của Le Point khá bi quan. Theo tạp chí Pháp, nhiều chuyên gia cho rằng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực đang suy giảm, cho dù tân tổng thống Mỹ đã tỏ một số thái độ cứng rắn, thách thức Bắc Kinh về thương mại và Biển Đông.

Đối với các chuyên gia này, cho dù có hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn tuần tra khu vực, ảnh hưởng của Mỹ chủ yếu thể hiện qua "quyền lực mềm" về kinh tế và văn hóa cũng như về quyết tâm bảo vệ đồng minh. Cả hai cột trụ này đều đang bị Donald Trump làm lung lay.

Le Point kết luận : Cuộc đọ sức trên Biển Đông không đơn thuần là cuộc chiến giành lấy một vài hòn đảo nhỏ, mà là một bài trắc nghiệm về trật tự thế giới trong thế kỷ 21, sẽ do luật pháp hay sức mạnh chi phối ? Việc Trung Quốc ngang nhiên chận bắt một chiếc tàu lặn không người lái của Mỹ vào tháng Giêng vừa qua là một lời cảnh báo, nhất là khi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, người muốn hiện thực hóa "giấc mơ Trung Hoa" lại không có thể tự do hành động, không thể nào lùi bước trên biển trước một dư luận trong nước đang muốn tái khẳng định sức mạnh có hàng thế kỷ trước đây của Thiên Triều.

"Những bạo chúa đang thách thức chúng ta"

Tuần báo Pháp L’Express cũng đề cập đến Châu Á trong hồ sơ chung giới thiệu chân dung một số nhà độc tài đang tại vị trên thế giới, mà L’Express không ngần ngại gọi là "bạo chúa – tyrans". Tờ báo đã dành trang bìa đăng ảnh Kim Jong-un để minh họa cho hồ sơ lớn "Những bạo chúa đang thách thức chúng ta", bên trên một tiểu tựa : "Từ Bắc Triều Tiên đến Syria, từ Venezuela đến Philippines".

Đối với L’Express, "các chế độ độc tài không giống nhau nhưng sống dai dẳng với thời gian. Một số thì đàn áp chính người dân của họ, một số khác thì không ngần ngại đe dọa hòa bình thế giới".

Trước khi đi vào chi tiết, tuần báo Pháp đã có một nhận định chung : đó là các nhà độc tài thường có quan hệ mật thiết với nhau, chúc tụng nhau mỗi khi có dịp. Chẳng hạn như nhân dịp nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro qua đời, đã có nhiều lời chia buồn tha thiết đến từ các "cảm tình viên" của nhà độc tài. Nếu Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên thương tiếc "người bạn thân và một đồng chí", thì tổng thống Iran Hassan Rohani đã nói đến "một chiến binh không mệt mỏi". Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng "đồng chí Castro sẽ đời đời sống mãi", trong lúc tổng thống Belarus Alexander Loukachenko thì nhắc tới "một người thân thiết và một nhà tư tưởng độc đáo".

L’Express đã dành nhiều trang, bài để mô tả một số "bạo chúa" đang cầm quyền trên hành tinh, mà đứng đầu danh sách là Kim Jong-un tại Bắc Triều Tiên. Theo nhận xét của tạp chí Pháp, bạo chúa Châu Á này đang là người đe dọa hòa bình thế giới với tên lửa liên lục địa của mình, và đã thiết lập một triều đại khủng bố trong nước...

L’Express dẫn số liệu của Liên Hiệp Quốc theo đó có từ 80.000 đến 120.000 người Bắc Triều Tiên bị cho là đang bị giữ trong các trại lao cải, một con số chưa từng thấy tại bất kỳ nước nào khác trên thế giới...

Một bạo chúa khác mà L’Express cho là "không cần phải giới thiệu" là Bashar al-Assad, tổng thống Syria. Theo tạp chí Pháp, để không bị cuốn theo làn sóng các "cuộc cách mạng Ả Rập" - đã lật đổ các chế độ độc tài cầm quyền tại Tunisia, Ai Cập và Libya vào năm 2011, tổng thống Syria đã khởi động một cuộc nội chiến với hậu quả khủng khiếp : "Sáu năm xung đột đã khiến hàng trăm ngàn người chết".

Tại Châu Mỹ thì có trường hợp của Venezuela, với đương kim tổng thống Nicolas Maduro, người lên kế nhiệm Hugo Chavez. Đối với L’Express, đất nước này đang đứng bên bờ vực của nội chiến.

Một bạo chúa khác – ít thu hút sự chú ý – là lãnh đạo Issayas Afewerki của xứ Châu Phi Erythrea, được L’Express mệnh danh là "kẻ thủ tiêu người ở xứ Erythrea". Là một người được đào tạo tại Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông, Issayas Afewerki đã gieo rắc kinh hoàng trên cả nước và xô đẩy hàng trăm ngàn người dân bỏ xứ chạy qua nước khác lánh nạn. Một ví dụ : Năm 2016, người Erythrea chiếm 11,7% tổng số người tị nạn trôi dạt vào nước Ý.

Danh sách bạo chúa thời nay của L’Express còn bao gồm Rodrigo Duterte, tổng thống Philippines, Alexander Loukachenko, tổng thống Belarus, Gourbangouly Berdymoukhammedov, xứ Turkmenistan, hay Daniel Ortega, tổng thống Nicaragua, được xem là một nhà độc tài "mềm", Robert Mugabe, tổng thống Zimbabwe. Ngay cả tân vương Thái Lan Rama X, tước hiệu của thái tử Maha Vajiralongkorn, cũng bị L’Express đưa vào danh sách này.

Tại Anh Quốc, tuần báo The Economist cũng nhìn về tình hình Bắc Triều Tiên : Trên một bức họa vẽ một cụm khói hình nấm của bom nguyên tử, với tai nấm có hình dáng của Kim Jong-un và Donald Trump đang lườm nhau, tờ báo lo ngại "Điều đó có thể xẩy ra", điều đó ở đây là cuộc xung đột giữa hai nước đều có vũ khí hạt nhân.

Jeanne Moreau và cơn lốc cuộc đời

Trong các tuần báo lớn tại Pháp, có lẽ L’Obs là tờ duy nhất khai thác thời sự Pháp, với hồ sơ lớn trang bìa nói về minh tinh Jeanne Moreau vừa qua đời ở tuổi 89, và đặc biệt ở trang trong là phóng sự về "Cuộc sống về sau của họ – Leur vie d’après".

Về Jeanne Moreau, tạp chí Pháp đã đã đăng một bức ảnh đen trắng của nghệ sĩ, và ở bên trong, đã điểm qua những nét chính trong cuộc đời của Jeanne Moreau được ví với một cơn lốc xoáy, lấy ý từ bài hát "Le Tourbillon de la vie– Cơn lốc cuộc đời" đã từng khẳng định tài năng của Jeanne Moreau như là một ca sĩ, chứ không chỉ là diễn viên kịch hay điện ảnh.

Các cựu dân biểu nạn nhân của làn sóng Macron đang sống ra sao ?

Một bài viết độc đáo của L’Obs nằm ở trang trong, mang tựa đề bí hiểm "Cuộc sống về sau của họ – Leur vie d’après". Đối với L’Obs, "họ" ở đây là những cựu dân biểu Pháp đã bị làn sóng dân biểu của đảng Cộng Hòa Tiến Bước của tổng thống Emmanuel Macron cho về vườn.

Tạp chí Pháp quan tâm tìm hiểu là sau nhiều năm trời, có những người là cả chục năm trời, làm dân biểu, những người này hiện sinh sống và suy nghĩ ra sao.

Theo L’Obs, có một số người may mắn là công chức cao cấp, đã trở lại với công việc của mình trước lúc làm dân biểu. Đó là trường hợp của ông Henri Guaino, công chức Viện Kiểm Toán Cour des Comptes, hay bà Marisol Touraine, trở lại với công việc của mình ở Tham Chính Viện (Conseil d’Etat).

Nhưng cũng có người bị hụt hẫng, trước thay đổi một sớm một chiều, từ một nhân vật được nể trọng, có kẻ đưa người đón, nay phải tự làm mọi thứ. L’Express nêu trường hợp của Yann Galut, cựu dân biểu đảng Xã Hội. Nhân vật này đã công nhận như sau :

"Tôi đã phải tái lập một đường điện thoại riêng, tự mình mua vé tàu, đi tàu thì đi hạng hai, di chuyển trong thành phố thì dùng métro, ở khách sạn cũng phải tự mình đặt chỗ. Và khi tôi đến một nơi nào đó, không phải là người khác chờ tôi, mà chính tôi phải kiên nhẫn chờ người khác"…

Về tâm lý thì sao ? Bà Marie Récalde, một cựu nữ dân biểu khác thuộc đảng Xã Hội đã công nhận là bà được sống yên ổn, được tự do hơn trước, thế nhưng nhiều khi cũng cảm thấy thiếu thốn một cái gì đó : "Cuộc sống trước đây của tôi diễn ra theo nhịp độ các chuyến bay phải đi, các buổi họp phải dự, các buổi mít tinh cuối tuần. Giờ thì tôi có cảm giác thật trống trải, một kiểu thiếu thốn nào đó. Trong thực tế, chúng ta như bị nghiện, công việc đó chẳng khác gì ma túy".

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Ngày 08/08/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis tiếp đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Lầu Năm Góc, Virginia. Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức ép tại Biển Đông, Hoa Kỳ cam kết củng cố hợp tác quân sự với Việt Nam và sẽ gửi một hàng không mẫu hạm đến thăm vào năm tới.

mathisngoxlich0

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis (T) tiếp đồng nhiệm Việt Nam tướng Ngô Xuân Lịch, tại Lầu Năm Góc, Arlington, Virginia, ngày 08/08/2017 REUTERS

 

Theo Reuters, trong cuộc gặp gỡ tại bộ Quốc Phòng Mỹ, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis và đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch đồng ý là hai nước sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng trong bối cảnh Việt Nam ngày càng bị Trung Quốc lấn áp, quan hệ Hà Nội và Bắc Kinh có dấu hiệu xấu đi.

Tại Biển Đông, ngư dân Việt Nam liên tục bị tấn công và gần đây nhất, hồi tháng 7, Việt Nam phải hủy bỏ một số dự án thăm do dầu hỏa do áp lực của Bắc Kinh.

Tại hội nghị ASEAN, cuối tuần qua ở Manila, Philippines, Việt Nam đòi phải đưa lời lẽ cứng rắn chỉ trích Bắc Kinh «quân sự hóa Biển Đông» vào bản thông cáo chung. Trung Quốc biểu lộ giận dữ hủy bỏ cuộc gặp cấp ngoại trưởng hai nước.

Trong bối cảnh này, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tuyên bố với đồng nhiệm Việt Nam là «mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ giữa Mỹ và Việt Nam đặt trên nền tảng (bảo vệ) quyền lợi chung kể của quyền tự do lưu thông tại Biển Đông ».

Bộ trưởng Jim Mattis hoan nghênh vai trò «lãnh đạo đang lên » của Việt Nam trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Một trong những cử chỉ tiêu biểu cho xu hướng quan hệ ngày càng được củng cố giữa Mỹ và Việt Nam là chủ nhân Lầu Năm Góc thông báo một hàng không mẫu hạm sẽ đến Việt Nam vào năm 2018.

Dự án này đã được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thảo luận với tổng thống Donald Trump hồi tháng 5.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam 1975, một hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ thăm Việt Nam.

Tú Anh

Nguồn : RFI, 09/08/2017

Published in Diễn đàn

Tình hình Việt Nam ra lệnh cho Repsol phải rút giàn khoan ở lô 136-03 theo lời cảnh cáo của Trung Quốc cho thấy chính sách "quốc tế hóa Biển Đông" của lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã phá sản. Điều này tôi đã dự liệu ít ra từ hơn 10 năm trước.

bd1

Repsol phải rút giàn khoan ở lô 136-03

Tôi luôn cho rằng để bảo vệ lãnh thổ ở Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam theo qui định của Luật Quốc tế về Biển 1982 (UNCLOS) về vùng kinh tế độc quyền và thềm lục địa, Việt Nam phải "khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa".

Nền tảng cốt lỏi của việc "khẳng định chủ quyền", một mặt để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mặt khác để Việt Nam hội nhập vào thế giới văn minh và phát triển một cách lành mạnh và hài hòa, là lãnh đạo cộng sản Việt Nam phải từ bỏ nền "chuyên chính" đồng thời thực thi hai chính sách "hòa giải quốc gia" và dân chủ hóa đất nước.

Chính sách "quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông" được Việt Nam nỗ lực từ những năm 2009. Nền tảng của việc này đặt lên "quan hệ chính trị" và "chia sẻ lợi ích" với các quốc gia liên quan. Theo đó Việt Nam hy vọng "kéo" Hoa Kỳ về phía mình, cho rằng nước này có "lợi ích cần bảo vệ" ở Biển Đông. Sự có mặt của Hoa Kỳ có thể "đối trọng" với tham vọng của Trung Quốc.

Việc này tôi đã từng chứng minh là sẽ gặp thất bại. Bởi vì, khi Trung Quốc (không chỉ) thỏa mãn tất cả những lợi ích của Mỹ ở Biển Đông, (mà còn cho Mỹ những đặc quyền khác về kinh tế ở Trung Quốc), thì nước này sẽ bỏ rơi Việt Nam.

Tôi có nhắc lại trường hợp Trung Quốc chiếm Hoàng Sa trên tay Việt Nam Cộng Hòa, hay Trung Quốc chiếm Scarborough trên tay Phi, trong lúc hạm đội của Mỹ vẫn hiện diện ở Biển Đông. Nhiều lần tôi nhấn mạnh : ngay cả Hoàng Sa và Trường Sa và 80% Biển Đông thuộc về Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng không quan tâm, nếu Trung Quốc cam kết tôn trọng lợi ích của Hoa Kỳ ở đây.

Bài này của tôi đăng trên BBC ngày 3 tháng tám năm ngoái (1). Ghi lại để thấy những sai lầm của nhà nước cộng sản Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trước Trung Quốc.

Hơn một tháng sau khi Tòa Trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration-PCA La Haye, Hà Lan) ra phán quyết ngày 12/7/2016, những tranh chấp về cách diễn giải và áp dụng Luật Biển (UNCLOS) giữa Philippines và Trung Quốc tưởng rằng đã được Tòa làm sáng tỏ.

Ngày 21/8 vừa qua, Tổng thống Duterte của Philippines ra tuyên bố : "Philippines có thể rút ra khỏi Liên Hiệp Quốc".

Tuyên bố như một gáo nước lạnh, không chỉ gieo sự bất an cho toàn khu vực, mà còn đặt ra nhiều nghi vấn về tương lai Biển Đông.

Ông Duterte còn cho biết Philippines có thể sẽ cùng Trung Quốc và các nước Châu Phi lập một tổ chức "liên hiệp quốc" khác.

Để sang một bên nguyên nhân vì đâu ông Duterte lại có tuyên bố như vậy.

Bộ Luật Quốc tế về Biển 1982 (UNCLOS) cùng với nhiều công ước khác, cũng như Hiến chương Liên Hiệp Quốc, là những công ước nền tảng làm nên "trật tự pháp lý thế giới", từ sau Thế chiến Thứ II đến nay.

Có thể Liên Hiệp Quốc vẫn chưa thực hiện hết những tiêu chí về "hòa bình" của mình. Nhưng thử tưởng tượng, nếu không có "trật tự pháp lý" mà tổ chức này là một hình thức đại diện, chắc chắn nhân loại vẫn còn sống trong cảnh chiến tranh triền miên, mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé.

Dĩ nhiên những quốc gia "nhỏ", nhiều tài nguyên với một vị trí chiến lược quan trọng, như Philippines, chắc chắn sẽ bị một đế quốc nào đó, có thể là Trung Quốc, Nhật hay Hoa Kỳ... chinh phục.

Nếu tuyên bố của Duterte được Quốc hội Philippines phê chuẩn, Philippines không còn là thành viên Liên Hiệp Quốc (và cùng Trung Quốc lập ra tổ chức đối lập khác). Mặc nhiên quốc gia Philippines không còn bị ràng buộc bởi các công ước nền tảng của tổ chức này. Các nguyên tắc hòa bình của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cũng như UNCLOS, sẽ vô hiệu lực.

Điều sẽ đến là Phán quyết 12/7 của Tòa Trọng tài cũng không còn hiệu lực áp dụng (cho Trung Quốc và Philippines).

Ta có thể suy diễn rằng nguyên nhân tuyên bố của tổng thống Duterte là dựa trên các báo cáo của sứ giả mà ông đã phái đi Hong Kong để tìm cách nối lại đối thoại với Bắc Kinh. Quan hệ hai bên bị "đông lạnh" sau khi Tòa PCA ra phán quyết ngày 12/7.

Ta thấy hình dáng một "plan B" của Bắc Kinh nhằm đối phó với phán quyết của Tòa PCA, mà Trung Quốc gọi là một "âm mưu chính trị" của Hoa Kỳ. Tuyên bố của Duterte cho thấy hai bên, Philippines và Trung Quốc, trong chừng mực đồng thuận về "plan B" này.

Manila-Bắc Kinh "đi đêm" ?

Điều này có thể đã được khẳng định.

Mới hôm trước Tổng thống Duterte cho biết, trong kỳ họp thượng đỉnh ASEAN tổ chức ở Lào vào đầu tháng Chín tới, Philippines sẽ không đưa vấn đề liên quan Biển Đông vào hội nghị. Theo ông Duterte, nước này sẽ đối thoại song phương với Trung Quốc về những tranh chấp biển, đảo hiện đang tồn tại giữa hai bên.

Bàn cờ chiến lược ở Biển Đông có đặt lại hay không là do quyết định của Quốc hội Philippines về hiệu lực tuyên bố của ông Duterte.

Điều này chắc chắn làm cho sự suy nghĩ của lãnh đạo Việt Nam (và các học giả Việt Nam về Biển Đông) phải thay đổi để đối phó với tình thế.

Đối với Việt Nam, bên (tưởng là) hưởng lợi nhiều từ phán quyết của Tòa trọng tài ngày 12/7. Người ta nghĩ rằng phán quyết đã giúp cho Việt Nam giải quyết mọi chuyện.

Những thôi thúc của một bộ phận người dân yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam thực thi việc kế thừa danh nghĩa Việt Nam Cộng Hòa và các quốc gia tiền nhiệm như "Quốc gia Việt Nam" của Bảo Đại nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, từ nay có thể bỏ ngoài tai.

Cũng vậy, các yêu sách về "hòa giải quốc gia" cũng bị dẹp sang một bên.

Nhà nước cộng sản Việt Nam cho rằng, khi mà các thực thể ở Trường Sa chỉ có hiệu lực của "đá", theo phán quyết Tòa Trọng tài 12/7, chỉ có lãnh hải tối đa 12 hải lý, thì Trung Quốc hay Việt Nam, bên nào có chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vấn đề không còn quan trọng.

Tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu từ cả trăm năm. Tranh chấp chỉ nổi sóng gió từ thập niên 70, sau khi các giàn khoan của Việt Nam Cộng Hòa cũng như của các nước trong khu vực, khám phá ra dầu hỏa dưới đáy Biển Đông.

Luật Biển 1982 càng làm cho tranh chấp này gay gắt thêm. Bởi vì, điều thứ 121 của bộ Luật qui định rằng một đảo cũng có hiệu lực 200 hải lý "vùng kinh tế độc quyền - EEZ". Tức là quốc gia có chủ quyền đảo được Luật này cho phép "độc quyền" khai thác tài nguyên trong cột nước, dưới mặt đáy biển và thềm lục địa của các đảo, trong khu vực 200 hải lý, tính từ đường cơ bản của đảo.

Trung Quốc, với căn bản pháp lý dựa trên những văn bản từ thế kỷ trước của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa, đưa ra yêu sách đường chữ U chín đoạn, chiếm gần hết Biển Đông.

Bắc Kinh dựa trên hai lý lẽ : 1/ quyền lịch sử và 2/ quyền thuộc chủ quyền (tức EEZ) sinh ra ở các đảo.

Phán quyết 12/7 thu hẹp đáng kể các yêu sách của Trung Quốc. Quyền lịch sử của Trung Quốc bị Tòa bác bỏ, trong khi các đảo Trường Sa thì không có cái nào thực sự là "đảo" để yêu sách vùng "kinh tế độc quyền".

Những tuyên bố vừa qua của Tổng thống Duterte, trong chừng mực, giới hạn hiệu lực của phán quyết 12/7 của Tòa PCA, đồng thời củng cố lại yêu sách đường chữ chín đoạn của Trung Quốc.

Những cuộc "đi đêm" với Bắc Kinh của sứ giả của ông Duterte, cho thấy Việt Nam không còn ở tư thế "ngư ông", hưởng lợi từ tranh chấp nghêu cò là Trung Quốc và Philippines. Hai nước này bắt tay, phía thiệt hại sẽ là Việt Nam.

Việt Nam phải làm lại từ đầu.

Để giữ chủ quyền cần hòa giải quốc gia.

Tức là, đối với Việt Nam, chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa vẫn là vấn đề trọng tâm. Nếu không thuyết phục được dư luận quốc tế về danh nghĩa chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam sẽ ở vào một tư thế hết sức bất lợi. Hà Nội không thể vịn vào các điều ước của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, áp dụng cho Trường Sa, về "quyền tự vệ chính đáng".

Tuần trước, báo chí quốc tế đăng tin rằng Việt Nam đã đem một số giàn rốc kết EXTRA, mua của Do Thái, ra đặt ở 5 đảo thuộc Trường Sa. Mặc dầu Bộ ngoại giao Việt Nam phủ nhận việc này, nhưng một số học giả Việt Nam cho rằng Việt Nam có thể giành quyền "tự vệ chính đáng" để làm việc này. Việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa, sau đó biến chúng thành các căn cứ quân sự cho không quân và hải quân, là một hành vi đe dọa cho an ninh Việt Nam.

Phản ứng của Trung Quốc trước việc này phải nói là gay gắt. Nhiều bài báo đăng tải các ý kiến yêu cầu Tập cận Bình "đánh cho Việt Nam sặc máu mũi". Trong khi Hoa Kỳ thì không hoan nghênh.

Điều này cho thấy, trong chừng mực, Hoa Kỳ không nhìn nhận lý do "tự vệ chính đáng" ở các học giả Việt Nam. Và thái độ này có thể giải thích.

Ta phải nhìn nhận rằng công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng, cũng như một số tài liệu khác do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát hành, đã đưa Việt Nam vào tư thế kém về pháp lý so với Trung Quốc : Việt Nam nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Điều nguy hiểm là dựa vào nội dung các văn kiện này Trung Quốc có thể tấn công để chiếm lại các đảo mà Việt Nam chiếm đóng, bất kỳ khi nào họ thấy chắc thắng.

Trung Quốc và Philippines "đi đêm" với nhau, việc áp dụng phán quyết của Tòa PCA ngày 12/7 có thể sẽ không bao giờ được thực thi. Việt Nam sẽ bị cô lập. Mà khi toàn bộ các đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc, vùng "kinh tế độc quyền EEZ" của Việt Nam, sinh ra từ bờ biển của quốc gia, sẽ bị mất rất nhiều do "chồng lấn" EEZ của các đảo Trường Sa thuộc Trung Quốc.

Việt Nam không thể đi kiện Trung Quốc vì các vướng mắc pháp lý. Còn quyền "tự vệ chính đáng" thì bị nghi ngờ.

Như vậy, vấn đề khẳng định chủ quyền ở Trường Sa, chưa bao giờ trở thành việc quan trọng và cấp bách cho Việt Nam như hôm nay.

Việt Nam bắt buộc phải hóa giải hiệu lực pháp lý công hàm 1958 cũng như các tài liệu ủng hộ chủ quyền của Trung Quốc do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát hành. Mà việc này chỉ có thể thực hiện bằng việc nhìn nhận và kế thừa di sản các thể chế tiền nhiệm như "Quốc Gia Việt Nam" của Bảo Đại (sinh ra từ Hiệp ước Elysée 1949), hai nền đệ nhứt và đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa, là những nhà nước này kế thừa di sản nhà nước bảo hộ Pháp và các triều đại vương quyền Việt Nam.

Những nhà nước này đã khẳng định và sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào lãnh thổ Việt Nam theo các trình tự pháp lý quốc tế.

Và khi đặt ra vấn đề kế thừa và muốn thể hiện nó, việc "hòa giải quốc gia" là bước đầu tiên.

Nhưng thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay, vẫn xem các chế độ Việt Nam Cộng Hòa là "ngụy", cho thấy họ từ chối kế thừa di sản của các nhà nước tiền nhiệm. Việc đặt vũ khí mới mua của Do Thái ở các đảo Trường Sa, cho thấy lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã lựa chọn sử dụng vũ lực để đối đầu với Trung Quốc.

Việt Nam có phương pháp khác, hòa bình, để giữ vững lãnh thổ. Bằng không thì cũng giành được tư thế "tự vệ chính đáng". Chỉ khi giành được tư thế này Việt Nam mới có hy vọng thắng trong chiến tranh, vì có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và dư luận thế giới.

Phương pháp đó là thực thi "hòa giải quốc gia".

Việc này có thể đem tai hại cho thanh danh đảng cộng sản Việt Nam.

Hành vi hòa giải là nhìn nhận những sự thật về lịch sử. Mà điều này đặt lại hoàn toàn các "công lao" mà đảng cộng sản Việt Nam cho rằng đã đóng góp cho đất nước.

Thanh danh của đảng cộng sản Việt Nam đối với chủ quyền của quốc gia, cái nào nặng hơn, là sự lựa chọn của thành phần trí thức, học giả Việt Nam... Chỉ có lực lượng trí thức Việt Nam, khi ý thức được đâu là quyền lợi của đất nước, đồng loạt lên tiếng làm áp lực yêu cầu nhà nước cộng sản Việt Nam thể hiện việc "hòa giải quốc gia", việc giữ toàn vẹn lãnh thổ mới hy vọng đạt được.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 07/08/2017

(1) http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/08/160823_philippines_un

Published in Diễn đàn

Vit Nam nhượng b Trung Quc vì không th tin tưởng ông Trump ? (VOA, 01/08/2017)

Chính quyn ca Tng thng M Donald Trump không my quan tâm đến vn đ Bin Đông là mt lý do khiến Vit Nam nhượng b trước áp lc ca Trung Quc yêu cu tàu thăm dò Deepsea Metro 1 ngng khoan tìm khí đt, nhà báo Bill Hayton ca đài BBC viết trên tp chí Foreign Policy.

Việt Nam và Trung Quốc từng đối đầu trên Biển Đông trong thời gian gần đây

Vit Nam và Trung Quc tng đi đu trên Bin Đông trong thi gian gn đây

Chính quyn ca Tng thng M Donald Trump không my quan tâm đến vn đ Bin Đông là mt lý do khiến Vit Nam nhượng b trước áp lc ca Trung Quc yêu cu tàu thăm dò Deepsea Metro 1 ngng khoan tìm khí đt, nhà báo Bill Hayton ca đài BBC viết trên tp chí Foreign Policy.

Trong bài báo có tiêu đ : Tun l Donald Trump đ mt Bin Đông đăng trên tp chí Foreign Policy, mt tp chí hàng đu ca Hoa K v các vn đ đi ngoi, Bill Hayton nhn đnh :

“Trong lúc Washington đang đm chìm trong các tranh cãi v gián đip Nga và d lut chăm sóc y tế thì mt trong nhng khu vc quan trng nht trên thế gii đang dn rơi vào tay ca Bc Kinh.

Bài báo viết : Hà Ni lâu nay vn trông ch s hu thun ngm ca Washington đ chng li nhng li đe da t Bc Kinh. Trong khi đó, chính quyn ông Trump cho thy hoc là h không hiu hoc là h không quan tâm đúng mc đến nhng li ích ca các nước bn và các đi tác tim năng Đông nam Á đ bo v nhng nước đi tác trước s hung hăng ca Bc Kinh,

Sau hai năm rưỡi trì hoãn, hi gia tháng Sáu năm 2017, chính ph Vit Nam cho phép công ty Talisman Vit Nam (mt chi nhánh ca tp đoàn năng lượng Repsol ca Tây Ban Nha) khoan tìm khí đt ti lô 136-03, mà Trung Quc gi là lô Vn An Bc ngay ngoài rìa vùng đc quyn kinh tế (EEZ) ca Vit Nam trên Bin Đông.

Chính s bt đng v v vic này đã khiến Tướng Phm Trường Long, Phó Ch tch Quân y Trung ương Trung Quc, ct ngn mt s mng giao lưu quc phòng gia hai nước Vit Nam đ v nước sm hơn hi gn đây.

Mt s ngun tin t Hà Ni bên cnh các ngun tin khác được Giáo sư Carl Thayer, Đi hc New South Wales, vin dn, nói Đi s Vit Nam Bc Kinh đã b B Ngoi giao Trung Quc vi lên đ nghe Bc Kinh da, rng nếu Vit Nam không chm dt khoan du khí và ha s không bao gi thăm dò trên vùng bin đó, thì Trung Quc s có hành đng quân s đi vi Vit Nam.

Theo nhà báo Bill Hayton thì phn ln trong s 28 thc th mà Vit Nam đang chiếm gi qun đo Hoàng Sa ch nhm đánh du ch quyn, ch không phi là cu trúc quân s, nên phía Vit Nam hoàn toàn không th phòng v trước mt cuc tn công t phía Trung Quc.

Trong lúc Bc Kinh ln tiếng đe da thì tàu Deepsea Metro 1 đã tìm thy mt tr lượng tài nguyên đáng k, đa phn là khí đt, và du ha. H tiếp tc thăm dò và hy vng s khoan hết toàn b đ sâu ca giếng này vào cui tháng 7.

Theo nhà báo Bill Hayton, B Chính tr Đng Cng sn Vit Nam đã hp ti Hà Ni đ bàn cách đi phó. Theo ngun tin mà tp đoàn Repsol có được thì B Chính tr b chia r gia mt bên là đa s các y viên B Chính tr đu mun đi Trung Quc gi bài nga (tc là không tin vào li đe da ca Trung Quc và vn tiếp tc khoan thăm dò). Ch có hai phiếu chng, ca Tng bí thư Nguyn Phú Trng và B trưởng Quc phòng Ngô Xuân Lch.

Ngun tin mà VOA không th được kim chng đc lp cho biết sau hai cuc hp căng thng ca B Chính tr hi gia tháng By, quyết đnh cui cùng được đưa ra : Vit Nam chp nhn lùi bước trước Trung Quc và chm dt khoan thăm dò. Ngun tin này lý gii rng quyết đnh này da trên lp lun là Hà Ni không th da vào s giúp đ ca chính quyn ông Trump trong trường hp hai nước xy ra xung đt trên Bin Đông.

Vn theo ngun tin này, thì mt lp lun khác đt gi thuyết nếu như bà Hillary Clinton, ch không phi ông Donald Trump, là ch nhân Nhà Trng, thì mi th có l s rt khác bi vì bà Clinton hiu rõ Hoa K phi đi mt vi mi nguy gì trên Bin Đông.

Nim tin đt nơi bà Clinton có l cũng d hiu. Có l chưa ai quên bài phát biu mnh m ca bà Clinton v các li ích ca nước M và tuyên b ch quyn ca Trung Quc ti Din đàn Khu vc ARF Hà Ni năm 2010. Chính sách ca Tng thng lúc by gi Barack Obama là duy trì trt t khu vc da trên lut pháp quc tế được các nước trong khu vc hoan nghênh.

Theo nhà báo Hayton thì bàn thng ca Trung Quc trong v đi đu mi nht vi Hà ni có nhng hu qu rõ rt : Trung Quc s thiết lp lut l Bin Đông. H s áp đt ch quyn gi là lch s hay s hu chung lên Bin Đông. Bc Kinh s quyết đnh nước nào có quyn khai thác tài nguyên gì. Nếu Bc Kinh có th đe da Vit Nam, thì h có th đe da tt c các nước còn li trong v tranh chp ch quyn Bin Đông.

Trước đó, Manila tng loan báo ý đnh s khoan tìm mt giếng được cho là có tim năng khí đt ln Bãi C Rong. Tuy nhiên, hi tháng Năm, Tng thng Philippines Duterte cho biết lãnh đo Trung Quc Tp Cn Bình cnh cáo ông rng s có chiến tranh nếu Manila tiếp tc khai thác khí đt đó. Đây là khu vc mà tòa trng tài quc tế The Hagues đã phán quyết là thuc ch quyn ca Philippines. Mi đây, Ngoi trưởng Trung Quc Vương Ngh đến Manila đ bàn v hp tác cùng khai thác trên Bin Đông.

Nhà báo Bill Hayton nhn đnh : Mt khi Duterte và gii lãnh đo Vit Nam hành đng, lãnh đo các nước khác s theo sau. Các chính ph Đông Nam Á đã rút ra được mt kết lun quan trng sau sáu tháng cm quyn ca Tng thng Donald Trump : đó là Washington không sn sàng đánh cược trên Bin Đông,.

Nhng quan đim trong bài báo đăng trên tp chí Foreign Policy là ca nhà báo, nhà nghiên cu v tranh chp Bin Đông Bill Hayton, do đó không phn ánh quan đim ca Đài Tiếng nói Hoa Kỳ.

*****************

Ngng khoan du : Vit Nam b Trung Quc đe da như thế nào ? (VOA tiếng Việt, 27/07/2017)

K t khi có tin Vit Nam phi ngng khoan thăm dò du khí trên bin Đông do b Trung Quc đe da, truyn thông Vit Nam vn im lng và B Ngoi giao cũng im lng mt cách khác thường.

Image associée

Lc lượng hi quân Vit Nam tun duyên trên bin Đông. Trung Quc đưa nhiu tàu ti khu vc gn bãi Tư Chính Trường Sa đ đe da các hot đng khoan du khí ca Vit Nam đây.

Cho ti hết ngày 26/7, B Ngoi giao Vit Nam chưa lên tiếng v v vic này và thông tin v vic Vit Nam yêu cu mt công ty con ca tp đoàn du khí Tây Ban Nha Repsol ngng khoan thăm dò du khí lô 136-03 trong vùng bin đc quyn kinh tế ca Vit Nam không xut hin trên truyn thông chính thng.

Ngun tin ca các chuyên gia v bin Đông, giáo sư Carl Thayer ca Hc vin quc phòng Úc và hc gi Bill Hayton ca vin nghiên cu Chatham House, cho biết Trung Quc đã đưa ra yêu cu này thông qua đi s Vit Nam Bc Kinh. Sau khi B Chính tr (ca Đng Cng Sn Vit Nam) xem xét yêu cu này đã quyết đnh ngng khoan du, hc gi và nhà báo chuyên viết v Vit Nam Hayton cho biết.

Người dân phản đối Trung Quốc trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội. Lời đe dọa của Trung Quốc được gửi tới Hà Nội qua đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh, theo nguồn tin của giáo sư Carl Thayer và học giả Bill Hayton.

Người dân phn đi Trung Quc trước ca Đi s quán Trung Quc Hà Ni. Li đe da ca Trung Quc được gi ti Hà Ni qua đi s Vit Nam Bc Kinh, theo ngun tin ca giáo sư Carl Thayer và hc gi Bill Hayton.
Các chuyên gia v
bin Đông cho rng li đe da này ca Trung Quc là chưa tng có tin l khi Bc Kinh da dùng vũ lc, và trong bi cnh đó Vit Nam phi nhượng b đ có thi gian thay đi chiến lược đi phó vi Trung Quc.

S ging co gia Vit Nam và Trung Quc v vn đ khoan du trên bin Đông, theo giáo sư Alexander Vuving ca Trung tâm nghiên cu an ninh Châu Á-Thái Bình Dương, bt đu t khi tướng Phm Trường Long ct ngn chuyến thăm ti Hà Ni và chương trình giao lưu quc phòng gia 2 nước b hy b.

K t đó, Trung Quc và Vit Nam đu huy đng 1 lượng ln các tàu tun duyên và tàu kim ngư ti khu vc bãi Tư Chính (Vanguard Bank) nm phía Tây Nam trong qun đo Trường Sa và cách Vũng Tàu khong 200 hi lý v phía Đông Nam.

Hôm 23/7, mt ngày trước khi bài báo ca BCC và giáo sư Carl Thayer nói v quyết đnh ca Vit Nam ngng khoan du trên bin, giáo sư Vuving và Jonathan London đu đưa tin trên trang Twitter cá nhân v vic Trung Quc đang trin khai dàn khoan HYSY-760 cùng 40 tàu hi giám ti khu vc gn bãi Tư Chính, quanh lô 163-03, là nơi Vit Nam lúc đó đang trin khai d án khai thác du Cá Rng Đ do PetroVietNam hp tác vi Repsol trong vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam.

Dù Vit Nam và Trung Quc đu chưa lên tiếng xác nhn hay ph nhn v thông tin Trung Quc yêu cu Vit Nam ngng khoan du, người phát ngôn ca B Ngoi giao Trung Quc hôm 26/7 được Reuters dn li nói Trung Quc thúc gic bên liên quan dng các hot đng vi phm đơn phương và có hành đng thiết thc bo v cho khu vc bin mà không d có được.

Phần xây dựng của Trung Quốc trên bãi đá Vành Khăng trong quần đảo Trường Sa, mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền, qua hình ảnh vệ tinh của CSIS đưa ra hôm 19/6. Việc tiếp tục quân sự hóa của Trung Quốc trên biển Đông là một trong những hành động leo thang căng thẳng trong khu vực.

Phn xây dng ca Trung Quc trên bãi đá Vành Khăng trong qun đo Trường Sa, mà Vit Nam cũng có tuyên b ch quyn, qua hình nh v tinh ca CSIS đưa ra hôm 19/6. Vic tiếp tc quân s hóa ca Trung Quc trên bin Đông là mt trong nhng hành đng leo thang căng thng trong khu vc.

Trung Quc ngày càng hung hăng

“S đe da này ca Trung Quc đi vi Vit Nam cho thy s hung hăng ngày càng tăng ca Trung Quc, theo giáo sư Thayer.

Cùng chung nhn đnh này, giáo sư Vuving nói hành đng ca Trung Quc cho thy h tiếp tc quyết lit vi các tuyên b ch quyn quá đáng ca mình trên bin Đông và t tin v kh năng bt nn nhng nước khác cũng có tuyên b ch quyn (trong vùng bin này).

K t cui nhng năm 2000 và đc bit sau 1 năm tòa trng tài quc tế ra phán quyết bác b đường lưỡi bò 9 đon ca Trung Quc, nước này vn không thay đi gì trong cách hành x và thm chí còn có thêm nhiu hành đng hung hăng hơn.

Vào tháng 5 va qua, tng thng Philippines Rodrigo Duterte đã nói trước công chúng rng ch tch Tp Cn Bình ca Trung Quc đe da có chiến tranh nếu Philippines tr li khai thác du và khoan thăm dò bãi Recto. V máy bay chiến đu ca Trung Quc áp sát máy bay do thám ca hi quân M trên bin Đông hôm 24/7 là ví d mi nht cho thy s can thip ca Trung Quc vào các chuyến bay ca M trên vùng tri phía đông và nam ca bin Trung Hoa. Trung Quc hin cũng đang tiến hành các cuc tp trn hi quân vùng bin Baltic vi hi quân Nga, theo truyn thông quc tế.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nói sẽ "có chiến tranh" nếu Philippines nối lại hoạt động khoan dầu trên biển Đông.

Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình tng nói s "có chiến tranh" nếu Philippines ni li hot đng khoan du trên bin Đông.

Vic tiếp tc quân s hóa ca Trung Quc trên bin Đông cũng cho thy nước này đang coi thường phn ng ca cng đng quc tế.

Nhng hình nh v tinh mi nht do Trung tâm Nghiên cu chiến lược quc tế (CSIS) ca M Washington đưa ra hôm 19/6 cho thy Trung Quc xây thêm các cơ s quân s mi trên các đo nhân to qun đo Trường Sa mà Vit Nam cũng có tuyên b ch quyn.

Washington luôn cáo buc Bc Kinh quân s hóa tuyến hi l trng yếu trong khu vc, nơi có lượng hàng hóa tr giá 5.000 t USD được giao thương hàng năm.

"Việt Nam phải ngưng khoan dầu ở lô 136 bởi vì các lực lượng của họ quá mỏng và không đủ khả năng để bảo vệ các hoạt động khoan thăm dò thêm lâu hơn trước số lượng quá đông của các tàu Trung Quốc."

Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cu an ninh Châu Á-Thái Bình Dương

Thượng ngh s M Cory Gardner hôm 18/7 đã lên tiếng cáo buc Trung Quc gn đây có nhng hành đng gây mt n đnh khu vc bin Đông và bin Hoa Đông, làm trái vi lut l quc tế và to ra him ha xung đt trong tương lai.

Vit Nam phi làm gì ?

Nếu Trung Quc thc s đe da dùng vũ lc đ tn công các thc th ca Vit Nam trên bin Đông đ buc Vit Nam ngưng thăm dò du khí thì đây là mt s leo thang chưa tng có và đáng báo đng, theo ông Thayer, cũng là giáo sư ca Đi hc New South Wales.

Vit Nam phi ngưng khoan du lô 136 bi vì các lc lượng ca h quá mng và không đ kh năng đ bo v các hot đng khoan thăm dò thêm lâu hơn trước s lượng quá đông ca các tàu Trung Quc, theo nhn xét ca giáo sư Vuving.

Trung Quốc gửi gần 200 tàu tới khu vực bãi Tư Chính phía tây nam Trường Sa nơi Việt Nam khoan dầu. Lực lượng Việt Nam, với hơn 50 tàu, được cho là không có khả năng chống đỡ, theo nhận định của tiến sỹ Alexander Vuving.

Trung Quc gi gn 200 tàu ti khu vc bãi Tư Chính phía tây nam Trường Sa nơi Vit Nam khoan du. Lc lượng Vit Nam, vi hơn 50 tàu, được cho là không có kh năng chng đ, theo nhn đnh ca tiến s Alexander Vuving.

Các ngun tin t Vit Nam mà v giáo sư ca Trung tâm nghiên cu an ninh Châu Á-Thái Bình Dương có được cho biết có gn 200 tàu ca Trung Quc được điu ti khu vc bãi Tư Chính trong khi Vit Nam ch có hơn 50 tàu khu vc khoan du này. Tuy nhiên, cũng theo ngun tin ca giáo sư Vuving, vic khoan thăm dò này cũng đã gn hoàn tt nhim v và h đã phát hin ra mt m khí có tr lượng ln.

Mc dù mt s chuyên gia trong nước cho rng vic Vit Nam hy b khoan thăm dò vì b Trung Quc đe da là hành đng bt lc, hèn nhát nhưng các chuyên gia quc tế li cho rng đây là mt s rút lui đúng lúc.

“Nếu Vit Nam tiếp tc khoan du vi (đi tác) Repsol vào thi đim này thì Trung Quc s đưa các tàu ti thách thc. H s gi tàu thăm dò và thm chí tàu khoan ti khu vc mà Vit Nam đang khoan du. Nhng hàng đng này s làm mng lc lượng tun duyên và tàu theo dõi các hot đng đánh bt cá ca Vit Nam và lúc đó buc Vit Nam phi dng các hot đng khoan du đ tp trung vào vic ngăn cn các hot đng thăm dò và khoan du ca Trung Quc, theo tiến s Vuving.

Giáo sư Carl Thayer cũng nhn đnh rng nếu Vit Nam tiếp tc khoan du thì không nghi ng gì Trung Quc s can thip hoc bng vic ct cáp tàu khoan du, hoc gi tàu đánh cá ti hoc có các hành đng quân s chng li mt trong các thc th ca Vit Nam trong khu vc này.

“Vit Nam luôn dùng c ngoi giao và hành đng đ đáp tr các hành đng ca Trung Quc. Vit Nam không mun hành đng vi vàng trong mt thế mà h không có li, theo giáo sư Thayer và ông cho rng Vit Nam cn có thi gian đ huy đng nhng ý kiến t quc tế đ đưa ra mt chiến lược thích hp.

Tiến s Vuving cũng cho rng hành đng ngng khoan du ca Vit Nam là mt s rút lui chiến thut ch không phi là mt s đu hàng và Vit Nam chc chn s không t b các tuyên b ch quyn ca mình trong khu vc nm trong vùng đc quyn kinh tế (EEZ) ca h.

Đ làm được vic này, bước tiếp theo, theo giáo sư Thayer, là Vit Nam cn tìm kiếm s ng h ca Nht, M, n Đ, Úc và Châu Âu đng thi gp g các đi din ca các công ty du khí nước ngoài đang hot đng trong EEZ ca Vit Nam đ tham kho các đánh giá ca h.”

Published in Châu Á

LTS : Thông Luận gửi đến bạn đọc bài viết “The Week Donald Trump Lost The South China Sea” của Bill Hayton, một chuyên gia nghiên cứu về vấn đề Việt Nam và Biển Đông. Những phân tích của Bill Hayton tiết lộ thông tin mật về sự chia rẽ sâu sắc trong Bộ chính trị, liên quan đến những tranh chấp căng thẳng với Trung Quốc tại Biển Đông. Thông qua bài viết của Bill Hayton, chúng tôi càng khẳng định thêm sự rạn nứt và phân hóa trong nội bộ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vận mệnh của đảng và chế độ.

Đảng Cộng Sản đã phân hóa. Nó không còn một lý tưởng chung để gắn kết các đảng viên. Đã thế tham nhũng, bất tài và vô đạo đức còn gây sự ganh ghét và khinh thường lẫn nhau trong toàn bộ đảng, kể cả ở cấp cao nhất. Bộ chính trị không còn quyền lãnh đạo tối cao vì mâu thuẫn với ban chấp hành trung ương, một định chế không thường trực nhưng lại có thẩm quyền tối hậu trong việc chỉ định và kỷ luật các cấp lãnh đạo. Đảng Cộng Sản chỉ còn là một hư cấu. Chế độ như một con tầu không còn đoàn thủy thủ và đang chuyển hóa từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân” (Khai Sáng Kỉ Nguyên Thứ Hai – Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên).

Bộ chính trị, là cơ quan quyền lực nhất của đảng cộng sản, đang chia rẻ và phân hóa trầm trọng. Vì thế, sự sụp đổ của chế độ độc tài chỉ là vấn đề thời gian. Thoát Đảng để “thoát Trung” là mệnh lệnh cấp bách của thời đạiĐã đến lúc đảng cộng sản cần “nhìn xa trông rộng” chọn một kết thúc ít đau thương tang tóc nhất, để trở về với Nhân dân, xây dựng lại ý niệm Quốc gia và niềm tự hào làm người Việt Nam. Kỉ nguyên của Dân Chủ - Đa Nguyên sẽ phải đến với Dân tộc Việt Nam.

Mai V. Phạm

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

01/08/2017

----//----

Tuần lễ mà Donald Trump mất Biển Đông

Résultat de recherche d'images pour "The Week Donald Trump Lost The South China Sea"

 

Lịch sử Việt Nam đầy những câu chuyện của những vị anh hùng chống Trung Quốc. Nhưng trong tháng này, Hà Nội đã quì gối xuống trước Bắc Kinh và bị làm nhục trong cuộc tranh chấp quyền kiểm soát trên Biển Đông, con đường giao thông hàng hải gây nhiều tranh cãi nhất trên thế giới. Hà Nội đã và đang nhìn về hướng Washington để tìm kiếm sự ủng hộ ngầm, đối đầu với các mối đe dọa của Bắc Kinh. Đồng thời, chính quyền của Trump cũng đã chứng minh rằng họ không hiểu hoặc không quan tâm đầy đủ về lợi ích của đồng minh và các đối tác tiềm năng ở Đông Nam Á, bảo vệ họ chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Các chính phủ Đông Nam Á sẽ đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ không đứng cùng họ. Trong khi Washington đang tự giết chính mình trong các bê bối liên quan đến tình báo Nga và các cuộc tranh luận về bảo hiểm sức khỏe, thì một trong những khu vực quan trọng nhất của thế giới đang rơi vào tay của Bắc Kinh.

Không có vùng biển nào trên thế giới có nhiều tranh chấp căng thẳng so với Biển Đông. Trong vài năm gần đây, Trung Quốc và các nước láng giềng đã phỉ báng, đe doạ, dụ dỗ, và thưa kiện để dành quyền kiểm soát các tài nguyên trên Biển Đông. Tháng 6/2017, Việt Nam đã có một động thái quyết đoán. Sau hai năm rưỡi trì hoãn, Việt Nam cuối cùng đã cho phép Talisman Việt Nam (một công ty con của tập đoàn Tây Ban Nha Repsol) cho phép khoan khí đốt, ngay tại ranh giới của Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) ở Biển Đông.

Theo diễn giải của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam hoàn toàn có quyền để làm như thế. Tuy nhiên, theo lời giải thích riêng của Trung Quốc, thì không phải như vậy. Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra tuyên bố rõ ràng về khu vực đó. Vào ngày 25 tháng 7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) chỉ đề nghị “Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan chấm dứt các hoạt động xâm phạm đơn phương và hành động thực tế để bảo vệ tình hình không dễ có được ở Biển Đông hiện nay” – nhưng đã không nói những hoạt động đó thực sự là gì. Trong trường hợp không có sự rõ ràng chính thức, luật sư Trung Quốc và các chuyên gia đã đưa ra hai lời diễn giải.

Trung Quốc có thể tuyên bố "quyền lịch sử" (historic rights) đối với phần biển này với lý do nó luôn là một phần của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc có thể tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa - quần thể bao gồm các hòn đảo, rạn san hô và đá ở ngoài khơi Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines - được coi như một phần của Vùng đặc quyền kinh tế EEZ của họ. Tuy nhiên, tòa án trọng tài quốc tế đã bác bỏ “quyền lịch sử” ở Biển Đông, trái ngược với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS, cách đây một năm. Trung Quốc đã phớt lờ tòa án và không công nhận phán quyết của tòa án.

Vào giữa tháng Sáu, Talisman Việt Nam lên kế hoạch khoan một khu vực nước sâu được “đánh giá rất tốt” tại Lô 136-03, dựa vào những gì người trong cuộc tin là một khu vực khí đốt trị giá hàng tỷ đô la, cách khoảng 50 dặm từ khu vực Tập đoàn Repsol đang hoạt động. Chính phủ Việt Nam biết rằng sẽ có nguy cơ Trung Quốc can thiệp, nên đã gửi các tàu hải quân và các tàu thuyền dân dụng khác để bảo vệ hoạt động khoan dầu.

Thoạt đầu, sự can thiệp của Trung Quốc tương đối có tính chất ngoại giao. Phó chủ nhiệm quân ủy Trung ương Trung Quốc, Đại tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), viếng thăm Hà Nội vào ngày 18 tháng 6 và yêu cầu chấm dứt công việc thăm dò dầu khí. Khi Việt Nam từ chối, ông Long đã hủy bỏ một cuộc họp chung về an ninh biên giới (Khuôn khổ Giao lưu Quốc phòng lần thứ 4) để về lại Trung Quốc.

Các báo cáo từ Hà Nội (đã được xác nhận bởi các báo cáo tương tự, từ các nguồn khác nhau, cho Giáo sư Carl Thayer của Úc) cho biết, ngay sau đó, Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh đã được triệu tập tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc và thẳng thừng ra lệnh rằng, trừ khi Việt Nam dừng khoan và phải hứa rằng sẽ không bao giờ khoan trong vùng biển đó thêm một lần nào nữa ; nếu không Trung Quốc sẽ có hành động quân sự, chống lại các căn cứ của Việt Nam ở Biển Đông.

Đây là một mối đe dọa kịch tính, nhưng không phải là chưa từng có. Trong khi nghiên cứu cuốn sách của tôi về Biển Đông, tôi đã được một quan chức của BP nói rằng Trung Quốc đã gây ra những mối đe dọa tương tự cho BP khi hoạt động ngoài bờ biển Việt Nam vào đầu năm 2007. Fu Ying, sau đó là Đại sứ Trung Quốc tại London, nói với giám đốc điều hành của BP lúc đó, là Tony Hayward, rằng cô không thể đảm bảo sự an toàn của nhân viên BP nếu BP không từ bỏ các hoạt động ở Biển Đông. BP ngay lập tức đồng ý và trong những tháng sau đó đã rút khỏi các hoạt động ngoài khơi của Việt Nam. Tôi đã hỏi Fu về điều này trong một bữa ăn tối ở Bắc Kinh vào năm 2014, và cô trả lời, "Tôi làm những gì tôi nên làm vì tôi rất tôn trọng BP và không muốn BP gặp rắc rối".

Việt Nam chiếm giữ khoảng 28 tiền đồn trong quần đảo Trường Sa. Một số được thành lập trên các hòn đảo tự nhiên, nhưng nhiều trong số đó là những lô cốt cô lập trên các rạn san hô. Theo Giáo sư Carl Thayer, 15 nhà giàn mà Hà Nội gọi là “các cấu trúc dịch vụ kĩ thuật” giống như đánh dấu địa điểm, hơn là các cơ sở quân sự.

Đó là tất cả về khả năng quân sự, và vì thế không thể nào có thể phòng chống được một cuộc tấn công quân sự nghiêm trọng. Trung Quốc đã chứng minh điều này bằng các cuộc tấn công vào quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và trong trận hải chiến đảo Gạc Ma ở Trường Sa năm 1988. Cả hai cuộc chiến đều kết thúc bằng nhiều thương vong về phía Việt Nam và gia tăng lợi ích lãnh thổ vphía Trung Quốc. Có những tin đồn, hoàn toàn chưa được xác nhận, rằng có một sự cố nổ súng gần một trong những tiền đồn này vào tháng Sáu. Nếu đúng, đây có thể là một lời cảnh báo nghiêm trọng hơn gửi đến Hà Nội từ Bắc Kinh.

Trong khi đó, đoàn tàu thăm dò dầu khí Deepsea Metro I đã phát hiện chính xác những gì Tập đoàn dầu khí Repsol đang muốn tìm kiếm : một phát hiện tuyệt đẹp - chủ yếu là khí, nhưng với một ít dầu. Tập đoàn Repsol tiếp tục thăm dò và hy vọng sẽ khoan hết toàn bộ độ sâu của giếng này vào cuối tháng 7.

Bộ Chính trị Việt Nam đã họp bàn để thảo luận về những việc cần làm. Giá dầu thấp và sản lượng giảm từ các mỏ ngoài khơi đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách của chính phủ. Việt Nam cần năng lượng giá rẻ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và duy trì quyền lực và vai trò của Đảng Cộng sản.

Không ai có thể biết được những quyết định lớn lao được tiến hành ra sao ở Việt Nam, nhưng từ chuyện ngừng khoan dầu của Repsol, có thể thấy rõ ràng rằng Bộ Chính trị đang bị chia rẽ hết sức nghiêm trọng. Trong số 19 ủy viên, thì 17 người đồng ý chỉ trích Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc chỉ giả vờ đe dọa. Chỉ có 2 người không đồng ý phản đối Trung Quốc, nhưng 2 người này lại có ảnh hưởng lớn nhất trong Bộ chính trị, đó là : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.

Sau hai cuộc họp căng thẳng vào giữa tháng 7, quyết định được đưa ra : Việt Nam chấp nhận rút lui trước Trung Quốc và chấm dứt khoan thăm dò. Cũng theo các nguồn tin trên, quyết định dựa trên lập luận là Hà Nội không thể dựa vào sự giúp đỡ của chính quyền Trump trong trường hợp hai nước xảy ra xung đột trên Biển Đông.

Ý nghĩa chiến thắng của Trung Quốc trong tranh chấp với Việt Nam là hiển nhiên. Bất kể luật pháp quốc tế, Trung Quốc sẽ tự ý thiết lập các quy tắc ở Biển Đông. Trung Quốc sẽ áp đặt chủ quyền gọi là “lịch sử” hay “sở hữu chung” lên Biển Đông. Bắc Kinh sẽ quyết định nước nào có quyền khai thác tài nguyên gì. Nếu Bắc Kinh có thể đe dọa Việt Nam, thì họ có thể đe dọa tất cả các nước còn lại trong vụ tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Repsol hiện đang chuẩn bị giăng buồm rời bỏ tổng vốn đầu tư hơn 300 triệu USD. Các báo cáo từ khu vực cho biết chiếc tàu khảo sát địa chấn của Trung Quốc, HYSY760, được bảo vệ bởi một đội tàu nhỏ, đang trên đường đến cùng một khu vực để kiểm tra triển vọng dầu khí. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS đã bị đảo ngược, và những phán quyết của tòa án cũng bị che giấu. Hà Nội nghĩ có được sự bảo hộ của Washington, sẽ khiến Trung Quốc phải chùn bước. Nhưng thay vào đó, Trump đã rời khỏi Biển Đông, trôi dạt theo hướng của Bắc Kinh.

Bill Hayton

Mai V. Phạm chuyển dịch

Nguồn : http://foreignpolicy.com, “The Week Donald Trump Lost The South China Sea” 

Published in Diễn đàn