Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tạm thời ‘nghỉ xả hơi’ ?

Nguyễn Nam, VNTB, 26/08/2021

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1438/QĐ-TTg ngày 25/8/2021 kiện toàn Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.

chong1

Theo Quyết định 1438/QĐ-TTg, dường như vị trí của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – cựu Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 là ‘mờ nhạt’.

Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 do Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban chỉ đạo.

Ban chỉ đạo có 4 Phó Trưởng ban gồm : ông Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ ; ông Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ ; ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội ; ông Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Y tế là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.

Ban chỉ đạo có 8 tiểu ban.

Tiểu ban Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế do Nguyễn Thanh Long làm Trưởng Tiểu ban.

Nhiệm vụ của Tiểu ban Y tế là chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát, xét nghiệm, cách ly, điều trị người nhiễm Covid-19, tiêm chủng ; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ; xây dựng kịch bản, sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh…

Tiểu ban An ninh trật tự xã hội do Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng Tiểu ban.

Tiểu ban An ninh trật tự xã hội có nhiệm vụ chỉ đạo bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ; tổ chức chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội ; truy vết, cách ly, khoanh vùng và các giải pháp phòng, chống dịch bệnh ; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

Tiểu ban An sinh xã hội do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng Tiểu ban.

Nhiệm vụ của Tiểu ban An sinh xã hội là chỉ đạo việc bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân tại các khu vực tăng cường giãn cách xã hội ; chăm lo đời sống người dân, tổ chức hỗ trợ tại các vùng, địa phương có dịch, quan tâm người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất việc làm do dịch bệnh Covid-19…

Tiểu ban Tài chính, hậu cần do Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Trưởng Tiểu ban.

Tiểu ban Tài chính, hậu cần có nhiệm vụ chỉ đạo và hướng dẫn việc bảo đảm kinh phí, phân bổ và quản lý việc sử dụng kinh phí phòng, chống dịch ; chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện việc mua sắm vaccine, vật tư, trang thiết bị, hóa chất, thuốc… phục vụ phòng, chống dịch bệnh ; tổ chức thực hiện các phương án mua sắm dự phòng để sẵn sàng hỗ trợ cho các địa phương trong trường hợp vượt quá khả năng đáp ứng tại chỗ của địa phương ; đề xuất xây dựng các chế độ, chính sách đối với các lực lượng phòng, chống dịch, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu.

Tiểu ban Sản xuất và lưu thông hàng hóa do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Trưởng Tiểu ban. Tiểu ban này có nhiệm vụ chỉ đạo việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh ; bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các địa phương, nhất là các địa phương thực hiện giãn cách xã hội ; bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, không để ách tắc các hoạt động cung ứng.

Tiểu ban Vận động và huy động xã hội do Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, làm Trưởng ban. Tiểu ban có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức vận động, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và huy động các nguồn lực xã hội của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.

Tiểu ban Dân vận do Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài, làm Trưởng tiểu ban, có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức vận động, động viên các tầng lớp nhân dân chủ động, tự giác tuân thủ và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch Covid19.

Tiểu ban Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, làm Trưởng Tiểu ban.

Tiểu ban Truyền thông có nhiệm vụ chỉ đạo và hướng dẫn việc cung cấp thông tin bảo đảm thống nhất, kịp thời, chính xác ; chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về các biện pháp phòng, chống dịch ; tuyên truyền truyền cảm hứng, nêu gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, mô hình hiệu quả, đồng thời đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động, sai sự thật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 26/08/2021

*****************

Việt Nam thay đổi toàn bộ nhân sự lãnh đạo trực tiếp tham gia chống dịch Covid

Mai Lan, VNTB, 25/08/2021

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch (Ban chỉ đạo) ; trực tiếp chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất từ Trung ương xuống địa phương.

Ở cấp địa phương, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch.

chong2

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch (Ban chỉ đạo) ; trực tiếp chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất từ Trung ương xuống địa phương.

Nhân sự lãnh đạo trực tiếp tham gia chống dịch Covid được thay đổi từ quyết định của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào chiều tối ngày 24/8, và với việc thay đổi này cho thấy Thủ tướng Phạm Minh Chính khi hội đàm với Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, còn có thể trên cương vị là Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid.

Chiều 24/8, Văn phòng Trung ương Đảng phát thông báo kết luận cuộc họp của lãnh đạo chủ chốt về tình hình dịch bệnh và công tác triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch.

Thông báo này cho biết, "Thống nhất phân công Thủ tướng Chính phủ làm trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch ; trực tiếp chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất từ trung ương xuống địa phương, đáp ứng yêu cầu huy động nhanh nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn lực, biện pháp để sớm ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh trên phạm vi cả nước", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu các bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch.

"Khẩn trương tập trung triển khai chiến lược vắc xin, đặc biệt là việc cung ứng, tổ chức tiêm vắc xin tại các địa phương, nhất là các địa bàn trọng điểm đang có dịch bùng phát mạnh, như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…, sớm thực hiện tiêm vắc xin diện rộng để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo.

Như vậy ‘tư lệnh’ ở mặt trận ‘chiến trường Hồ Chí Minh" tại Sài Gòn sẽ là Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, người đã cùng tham dự với đại diện chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh hôm 21/8 trong gặp gỡ với đại diện Intel, chắc hẳn ông hiểu rõ các lập luận về những mũi tiêm vắc xin phòng Covid mà phía Intel nêu ra, cho đề xuất cần sớm mở cửa lại các hoạt động kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Góc nhìn là một thầy thuốc, bác sĩ Phan Xuân Trung đưa ra nhận định, "Dự là trong tuần này và tuần sau con số nhập viện Covid sẽ giảm mạnh. Những cú điện thoại nửa đêm và những yêu cầu giúp đỡ cho người nhà đang hụt hơi, thiếu thở sẽ giảm dần.

Những chuyến xe chở oxy tất tả xuôi ngược sẽ từ từ giảm bớt và chấm dứt. Cơn bão virus đang rút lui, số mắc mới giảm mạnh. Điều này không phải do tác dụng của những hàng rào kẽm gai giăng mắc mà vì đã hết "nguyên liệu" cho virus hoạt động.

Trong 2 tháng qua, virus đã hoành hành trong các khu nhà hẻm hóc từ một người sang một nhà, từ một nhà sang một xóm như thể lửa đã cháy hết cây rừng. Mặt khác, mặt trận tiêm ngừa thần tốc của chính quyền đã vượt mức yêu cầu, tạo được miễn dịch cộng đồng.

Do vậy, số mắc mới sẽ giảm mạnh, số người phải nhập viện thu dung sẽ giảm dần và dừng lại. Tuy nhiên, "đầu ra" của các bệnh viện này vẫn sẽ tiếp tục tăng đáng lo ngại do các ca nặng tiếp tục nốt quá trình của bệnh. Con số tử vong sẽ tiếp tục làm buồn lòng xã hội, nhưng đó là những nạn nhân cuối cùng của trận dịch. Những đối tượng nguy cơ cao đã được tiêm ngừa, còn lại các học sinh là các đối tượng nguy cơ thấp vẫn sẽ phải được tiêm ngừa cho hết.

Dựa trên diễn biến này, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh nên có kế hoạch sớm tái lập hoạt động bình thường của xã hội trong thời gian 5 – 7 ngày sắp tới. Việc giãn cách kéo dài sẽ gây hậu quả nặng nề về mọi mặt".

Dường như cách nghĩ này cũng là điều mà trong tối 23/8, trong Công điện số 1102 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn quốc, do Thủ tướng Phạm Minh Chính ký đã nhấn mạnh rằng "Điều trị giảm tử vong là ưu tiên hàng đầu".

Giờ thì Thủ tướng đã kiêm luôn Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid, ông sẽ thêm quyền lực để thực thi điều mà mình đã đặt ra trước đó là ưu tiên hàng đầu là giảm tử vong.

Mai Lan

Nguồn : VNTB, 25/08/2021

*********************

Dự báo sai vì số liệu Covid phải chịu ‘định hướng’ ?

Võ Hàn Lam, VNTB, 22/08/2021

Giới y khoa tư nhân đang có 2 thắc mắc cho yêu cầu cần đánh giá thực trạng dịch của thành phố này một cách khoa học, khách quan, qua đó để có quyết sách cho đúng.

chong3

Gần như hiện nay rất khó cho các tổ chức phản biện độc lập khi đưa ra đánh giá về tình hình lây nhiễm dịch Covid-19 trong cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ nhất, phải chăng là dịch đã dịu đi và mỗi ngày vẫn đang tốt hơn nhờ vào việc liên tục gia hạn giãn cách xã hội, và tiêm ngừa vắc xin ?

Thứ hai, phải chăng dịch ngày càng nặng hơn, vì giờ đây lực lượng vũ trang đã phải vào cuộc, và người đứng đầu chính quyền đã phải ‘rời ghế’ ?

Hai tình huống khác nhau sẽ có quyết sách khác nhau.

Còn nhớ, đầu tháng 7/2021, báo chí đưa tin nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Fulbright và Tech4Covid của Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh dự báo đến đầu tháng 8/2021, dịch Covid-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn rải rác vài ca/ ngày và sẽ kết thúc vào cuối tháng này nếu thực hiện nghiêm Chỉ thị 10 mà Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên ban hành.

chong4

Tuy nhiên đối chiếu với những gì đang diễn ra đã cho thấy cả hai nhóm trên đã dự báo trật lất. Thế nhưng, ngay cả chuyện ‘trật lất’ này, cũng có nguyên do của nó.

Một, dữ liệu thô nạp vào để phân tích có thể không có khách quan để đánh giá chính xác, vì số liệu tuỳ thuộc từng giai đoạn chống dịch, xét nghiệm hay không, báo cáo hay không. Số liệu để so sánh đối chiếu từng giai đoạn có thể không phản ánh đúng thực tế tình hình lúc đó. Và nơi chịu trách nhiệm cung cấp là Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh. Rất có thể họ bị áp lực của yêu cầu ‘định hướng’ nào đó để phục vụ mục đích chính trị.

Hai, không hẳn khuyến nghị nào mà nhóm nghiên cứu đề xuất cũng được lắng nghe trên cơ sở của chống dịch dựa trên khoa học.

Đơn cử, tài liệu liên quan của nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Fulbright, cho biết giải pháp "cách ly xã hội theo đợt", có thể giúp ngăn ngừa tình trạng kiệt quệ về kinh tế và hành vi bởi các biện pháp cách ly xã hội nếu kéo dài sẽ quá sức chịu đựng của nền kinh tế và xã hội.

Nhóm này cho rằng nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể chịu đựng tình trạng ngừng trệ hiện tại khoảng 3 tháng, tối đa là 6 tháng. Nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản, kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế – xã hội.

Nhóm cũng đề xuất áp dụng biện pháp xét nghiệm mẫu ngẫu nhiên để xác định xác suất của một người nhiễm Covid-19 ngoài cộng đồng, nhưng chưa được ghi nhận. Lý do của đề xuất này là nếu xác suất là đáng kể thì có nghĩa rằng chiến lược hiện nay của Việt Nam chưa thực sự phù hợp.

Nếu ngược lại, xác suất này không cao thì có thể tự tin với chiến lược hiện tại, đồng thời có thể nối lại các hoạt động kinh tế và giáo dục một cách bình thường mà vẫn giữ an toàn.

Tuy nhiên với những gì đã diễn ra cho thấy dường như các quyết định không dựa trên khoa học, mà là cảm tính cho các mặt trận chống dịch và kinh tế của Bộ Chính trị.

Ba, một tài liệu thống kê về tỷ suất chết thô chung của Thành phố Hồ Chí Minh là 4,7‰ năm 2019, trong đó, theo nguyên nhân chết thì chết do bệnh tật chiếm 95%. Giả định các con số này vẫn giữ nguyên năm 2021, thì với dân số khoảng 9,42 triệu người, số chết do bệnh tật dự tính là 42.060 người, hay 115 người chết vì bệnh trung bình mỗi ngày.

Từ thực trạng đó, rõ ràng những người bị bệnh hiểm nghèo như ung thư, tai biến… đối diện với rủi ro không được chăm sóc y tế. Hơn nữa, những người bị bệnh đột ngột và khẩn cấp như đau ruột thừa, tai nạn, chấn thương… có thể chuyển nặng nếu không được chăm sóc y tế khẩn cấp trong bối cảnh nguồn nhân lực y tế đã phải dàn trãi ở các bệnh viện dã chiến.

Như vậy, hiện tại có 3 tiêu chí cần đánh giá tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh : Lượng ca nhiễm mới – Lượng bệnh nhân phải nhập viện, kiểm soát F0 tại nhà – Tử vong.

Với chiến lược vắc xin của thành phố – bao gồm luôn cả Vero Cell/ Sinopharm của Trung Quốc, thì nếu căn cứ vào bản số liệu công khai, có quận đạt trên 100%, nhưng có quận mới 30 – 40%. Đây là bất cập trong điều hành, trong phân bổ năng lực tiêm ngừa, thiếu sự điều động nơi mạnh về giúp nơi yếu. Phân bố vắc xin giữa các quận huyện một cách bất hợp lý.

Nếu như con số thống kê công bố là đúng, khi đã phủ toàn thành trên 70%, thì nên mở dần mọi thứ. Không thể đóng mãi được. Vì cuộc sống người dân, sản xuất kinh tế xã hội của thành phố. Với lượng ca ước tính đã nhiễm, với số liệu dân đã tiêm vắc xin, liệu dịch có thể tăng được không ?

Đơn cử, đầu tuần trước, chính quyền thành phố mở lại một loạt các dịch vụ chế biến lương thực, sản xuất… và tình hình dịch vẫn kiểm soát được kia mà. Dĩ nhiên ở đây, xin nhắc lại, nếu các số liệu là minh bạch, không định hướng và không nhằm đến để ‘triệt’ phe nhóm nào đó chốn hậu trường.

Võ Hàn Lam

Nguồn : VNTB, 26/08/2021

Published in Diễn đàn

Hôm nay 24 tháng 8 năm 2021, 17 ngàn bệnh nhân mới, như vậy đã giảm khoảng hơn 5 ngàn người nhiễm tại Thái, vậy có hy vọng tốt. Hiện nay, mỗi ngày, Bộ Y tế Thái cho chích ngừa gần 1 triệu người. Như vậy khoảng 50 ngày nữa là người dân Thái Lan thoát nạn.

covid1

Người dân xếp hàng tiêm vaccine AstraZeneca ở Bangkok ngày 26/7 - Ảnh minh họa

Các bác sĩ Thái Lan đã tham mưu cho chính phủ làm đúng. Không cấm vận, không phong tỏa người dân, cho buôn bán giao thông tự do, chính phủ chỉ lo ráo riết chích ngừa cho dân. Hãy xem người dân Thái mấy ngày qua, hàng ngàn người rất trật tự có tổ chức, cứ đứng lên ngồi xuống như những đợt sóng trào tiến từ nơi kiểm tra sức khỏe ban đầu, dần dần tiến về nơi chích ngừa covid.

Trong khi chính phủ Việt Nam tại Sài Gòn đang làm sai. Họ bắt chước Trung Quốc trong vụ xử lý đại dịch tại Vũ Hán trước đây : cấm vận, phong tỏa dân rất khắc nghiệt làm cho dân chết la liệt vì đói. Cái thói quen của Đảng cộng sản Việt Nam là luôn bắt chước Đảng cộng sản Trung Quốc mà chẳng cần biết đúng hay sai.

Sở dĩ Trung Quốc trước đây cấm vận, phong tỏa dân tại Vũ Hán là vì lúc đó chưa có thuốc chích ngừa.

Chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay để lộ bản chất b    án khai và độc đoán của thời sô viết.

Không lo tổ chức chích ngừa ào ạt cho dân như bên Thái mà cứ lo giở trò độc tài, chuyên chế đàn áp, cấm giao thông, cấm buôn bán, cấm đi lại, cấm chăm sóc cho nhau. Họ chỉ biết ra lệnh và hô hào những khẩu hiệu tuyên truyền vô nghĩa để khoe khoang và làm việc không khoa học.

2covid2

Người dân có được tự do buôn bán, tự do đi chợ để được ăn uống no đủ thì mới sức đề kháng chống lại bệnh. Bởi vì kháng thể được cơ thể sản sinh ra từ các acid amine do protein từ thức ăn.

Tại Việt Nam cả nước đang bị Đảng cộng sản cấm vận, phong tỏa dẫn đến thiếu ăn, thiếu sức khỏe thì lấy đâu ra kháng thể để chống lại virus covid 19, hỡi Đảng cộng sản Việt Nam độc tài vô dụng kia ?

Đặng Cứu Quốc

(24/08/2021)

Published in Diễn đàn

Chích ngừa thì lắng xuống, chỉ thấy xe tăng và súng đạn

Triệu Tử Long, VNTB, 24/08/2021

Trung tá Nguyễn Hữu Quế, trợ lý kỹ thuật phòng kỹ thuật Lữ đoàn 26 là người phụ trách ở ‘căn cứ’ toán quân nhân này tại Ban chỉ huy quân sự phường Võ Thị Sáu.

xetang1

Một số quân nhân thuộc Lữ đoàn 26 tăng thiết giáp Quân khu 7 đang có mặt ở phường Võ Thị Sáu, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh trong trận chiến với ‘giặc Covid’.

Tại Ban chỉ huy quân sự thành phố Thủ Đức có quân số gồm 932 chiến sĩ Học viện Quân y, Trung đoàn 4, Trung đoàn 5 (Sư đoàn Bộ binh 5), Trung đoàn Gia Định, Tiểu đoàn Kiểm soát quân sự 31 và đơn vị Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an).

Ở quận 4 có 117 quân nhân thuộc Trung đoàn 88, sư 302 thuộc Quân khu 7 và một số quân nhân thuộc Học viện Quân Y – Bộ quốc phòng điều phối tình hình trật tự trong địa bàn, các khu dân cư kể từ ngày 23/8.

Theo Bộ tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị có hơn 30.000 cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia chống dịch trên mọi mặt trận, thời gian qua có nhiều cán bộ chiến sĩ mắc Covid-19 nhưng ngay khi khỏi bệnh đã quay trở lại tuyến đầu làm nhiệm vụ.

Đại diện ‘Team Ngọc Minh’ – nhóm đang thực hiện việc chích ngừa ở quận Bình Tân, nói rằng nếu như Thủ tướng đã lệnh tầm soát ‘chọc mũi’ đến từng người trong ‘tờ hộ khẩu’, vậy thì vì sao không cùng lúc ‘2 trong 1’ của hễ ai ‘âm tính’ là lập tức nhóm chích ngừa sẽ chích vắc xin ngừa Covid luôn cho người ấy. Một công đôi, ba chuyện.

"Test xong rồi có chích ngừa hay không ? Thôi ta tập trung chích ngừa cho phủ hết trong 2 tuần nữa để còn bung ra mà sống chứ. Chích ngừa quyết liệt phải là mục tiêu quan trọng. Dân kiệt quệ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phá sản. Trì trệ tiêm vắc xin là có tội với dân, với xã hội" – bác sĩ Cao Xuân Minh, ý kiến.

Liên quan việc hãy chích ngừa thay cho chăm chăm chọc ngoáy mũi, bác sĩ Cao Xuân Minh kể câu chuyện đầy ẩn ý trước ngày ‘quân đội nhập thành’ :

"Hồi nhỏ, tôi là một tay bắt cá sông rất thiện nghệ. Mùa nước cạn, những ao hồ tù còn đọng nước, cá tích tụ về rất nhiều. Bọn trẻ chúng tôi tát cho cạn để bắt cá. Nhiều ao hồ hơi lớn, quá sức của chúng tôi, bọn trẻ con chúng tôi quậy cho sình đục ngầu một thời gian… bọn cá nó chịu ngộp không thấu nó nhào vô bờ nằm ở mép nước, chúng tôi mò bắt… nhiều con chịu không thấu ngóc đầu lên mặt nước thở lóp ngóp.

Ngày hôm sau, nước ao sẽ lắng lớp bùn, nước trong bên trên… xác cá chết ngộp nằm trắng hếu trên nền bùn. Cả hồ không còn sự sống.

Quậy đục để bắt cá cũng là một giải pháp".

Cựu Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, Phạm Đức Hải đưa ra nhận định trên cương vị là Người phát ngôn của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Thành phố Hồ Chí Minh, rằng do có kế hoạch xét nghiệm toàn bộ người dân thành phố, nên dự báo số F0 sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Cụ thể về kế hoạch "Thành phố Hồ Chí Minh đến từng nhà tiêm vắc xin Covid-19 từ 23/8" ra sao thì ở cuộc họp báo hôm chiều ngày 23/8, không thấy Người phát ngôn Phạm Đức Hải nhắc đến.

"Công điện của Thủ tướng về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch trên toàn quốc" do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký vào chiều 23/8 cũng không xác định việc tiêm vắc xin Covid-19 ra sao trong thời gian tới.

Công điện này ở phần II.5, tiếp tục đưa ra mệnh lệnh : "Tổ chức tiêm chủng miễn phí, an toàn, kịp thời, hiệu quả, không phân biệt các loại vaccine ; không tổ chức tiêm dịch vụ có thu tiền. Thông tin đến người dân tinh thần vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất ; khắc phục ngay tình trạng chờ đợi lựa chọn vắc xin".

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 24/08/2021

********************

Chống dịch : Th tướng li lên đng !

Trân Văn, VOA, 23/08/2021

Hôm nay – 23 tháng 8 – ngày đu tiên Thành phố Hồ Chí Minh thc thi phong ta nghiêm ngt theo phương châm mi người phi yên mt ch. Đ thc thicách ly trit đ gia người vi người, gia đình vi gia đình, xã phường vi xã phường, h thng công quyn đã điu đng thêm công an, s dng c quân đi.

xetang2

Ông Phm Minh Chính.

Trong bi cnh như hin nay, yêu cu va k có l là gii pháp duy nht đ ngăn nga lây nhim, gim bt thit hi nhân mng nhưng nhìn li nhng din biến trong vài ngày cui tun va qua, có th thy yêu cu va k s to ra mt đt lây nhim mi trên din rng và rt khó tránh khi tn tht nng n hơn v nhân mng

***

Quyết đnh điu đng, s dng quân đi, b sung thêm công an đ bo đm thc hin thành công yêu cu cách ly nghiêm ngt được ông Phm Minh Chính - Th tướng Vit Nam đ ra hôm 19 tháng 8, ti cuc hp gia chính ph vi lãnh đo Thành phố Hồ Chí Minh và các tnh Đng Nai, Bình Dương, Long An.

Ln đu tiên người đng đu chính ph Vit Nam tuyên b chc nch :312 phường xã Thành phố Hồ Chí Minh là 312 "pháo đài". Quân đi s ch trì lo lương thc, thc phm cho người dân Ông Phan Văn Giang - B trưởng quốc phòng tuyên b :Quân đi đã sn sàng tham gia vn chuyn, cung ng hàng hóa ti tn tay người dân(1)...

Ngay sau đó, ln đu tiên k t 31/5/2021 ngày chính quyn Thành phố Hồ Chí Minh bt đu thc thi bin pháp phong ta toàn thành ph này, dân chúng Thành phố Hồ Chí Minh đ ra đường đ mua thc phm, dược phm và nhng loi hàng hóa thiết yếu khác trước ngày chính quyn Thành phố Hồ Chí Minh thiết lp 312 "pháo đài" Thành phố Hồ Chí Minh theo yêu cu ca Th tướng (2).

Ai cũng biết Covid-19 đang ni sinh, ri khi nhà, nhp vào các đám đông trên đường ph, trong siêu th, là chp nhn phơi nhim, nguy him cho c bn thân, gia đình ln cng đng nhưng dường như thiên h không còn la chn nào khác ! Không phi t nhiên mà ch đo ca Th tướng làm thiên h kinh s hơn c s dch !

***

T khi đt dch Covid-19 th tư bùng phát ti Vit Nam đến nay, Th tướng Vit Nam tng lên đng rt nhiu ln. Ln này cũng vy

Sau cuc hp gia chính ph và lãnh đo Thành phố Hồ Chí Minh, Đng Nai, Bình Dương, Long An như đã k, hôm sau - ngày 20/8/2021, ti cuc hp gia T Công tác đc bit ca chính ph phía Nam vi lãnh đo Thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Minh Lương, Th trưởng quốc phòng còn tái khng đnh :Các Đi công tác đặc biệt ca quân đi s va tuyên truyn, giám sát người dân thc hin giãn cách, va đưa lương thc, thc phm, gói an sinh, thuc điu tr đến tng nhà dân(3)

Tuy nhiên ngay hôm sau, Phát ngôn viên ca chính quyn Thành phố Hồ Chí Minh đính chính :Không phi quân đi mà T công tác đặc biệt ca các đa phương s phát tn tay gói h tr cho dân ! Đáng lưu ý, h thng công quyn s không phát lương thc, thc phm cho tng nhà như Th tướng tuyên b. Ngoài các gói h tr cho nhng trường hp khó khăn, các T công tác đặc biệt s không cho gì c mà ch đi ch thay người dân, chăm lo an sinh xã hi cho nhân dân. Khu vc nào thiếu hàng hóa thì s điu xe lưu đng ti bán (4) !

Cn lưu ý thêm là đến gi này, Th tướng Vit Nam vn tiếp tc lp li yêu cu mà thc tế đã chng minh là nguyên nhân khiến s ca b lây nhim Thành phố Hồ Chí Minh gia tăng, h thng y tế quá ti, nhân viên y tế kit sc :Thn tc xét nghim din rng, riêng Thành phố Hồ Chí Minh xét nghim toàn thành ph trong thi gian giãn cách xã hi đ phát hin sm nht các trường hp F0, kp thi ngăn chn lây lan(5)... Trong vòng hai tun nếu làm không xong, B trưởng Y tế phi chu trách nhim (6)

Nếu đc k và đi chiếu các ch đo ca Th tướng Vit Nam trong vài ngày va qua, chc chn thiên h s hoang mang. Đã nhanh chóng phát hin F0, bóc tách ngun lây khi cng đngthì ti sao li còn điu tr F0 ngay ti xã phường ? Khi Thành phố Hồ Chí Minh đang đi din vi khng hong y tế, thiếu trm trng c nhân lc ln trang b, thiết b y tế, chính ph phi liên tc điu đng nhân viên y tế, sinh viên trường y t nhiu đa phương khác ln quân y đến h tr, ly đâu ra nhân s đ ly mu, xét nghim xác đnh F0 ?

Hà Ni, Th tướng th lên đng nhưng thc trng dch dã ti Thành phố Hồ Chí Minh buc các viên chc hu trách thành ph này phi tnh táo hơn. Hôm 21 tháng 8, mt Phó Giám đc S Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thông báo vi báo gii, thành ph này ch c gng xét nghim theo mt kế hoch đã ban hành hôm 15 tháng 8 : Kế hoch 2716 xét nghim có trng tâm, trng đim, không xét nghim toàn thành ph (7).

***

Hu qu ca đi dch ti Vit Nam càng lúc càng trm trng không đơn thun vì Covid-19. Khi Th tướng nhân vt đng đu h thng hành pháp, đng thi còn là mt trong nhng nhân vt lãnh đo h thng chính tr va bt tri, va bt trí ti mc khó có th hình dung như thế, chuyn các h thng vào cuc s ch gia tăng mc đ trm trng, hu qu ca thm nn s càng ngày càng khó lường.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 23/08/2021

Chú thích :

(1) https://vnexpress.net/quan-doi-chu-tri-lo-luong-thuc-cho-tp-hcm-4343622.html

(2) https://baotintuc.vn/xa-hoi/sang-218-nguoi-dan-tp-ho-chi-minh-do-ra-duong-gay-un-tac-giao-thong-20210821115718766.htm

(3) https://thanhnien.vn/thoi-su/tphcm-quan-doi-se-dua-luong-thuc-thuc-pham-den-tung-nha-dan-1433485.html

(4) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tp-hcm-hop-bao-thong-tin-ve-tinh-hinh-dich-covid-19-767906.html

(5) https://vtv.vn/chinh-tri/thu-tuong-ho-tro-cao-nhat-ve-nhan-luc-vat-luc-y-te-cho-tp-ho-chi-minh-va-cac-tinh-phia-nam-20210822123821511.htm

(6) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/thu-tuong-nhac-nho-bo-truong-y-te-ve-xet-nghiem-dien-rong-767727.html

(7) https://tuoitre.vn/tp-hcm-co-lay-mau-xet-nghiem-dien-rong-tu-ngay-15/8-den-15/9-20210819130613193.htm

*****************

Xét nghiệm Covid-19 toàn thành phố : Cần thiết hay lại thêm sai lầm ?

Diễm Thi, RFA, 23/08/2021

Hôm 22 tháng 8 năm 2021, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính gửi công điện đến lãnh đạo bốn tỉnh thành gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An về việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

xetang3

Một nhân viên y tế dán tên người được xét nghiệm vào ống xét nghiệm. Ảnh chụp tại Hà Nội, tháng 1 năm 2021. Reuters

Công điện nêu rõ, thần tốc xét nghiệm diện rộng (riêng Thành phố Hồ Chí Minh xét nghiệm toàn thành phố trong thời gian giãn cách xã hội) để phát hiện sớm nhất các trường hợp F0, kịp thời ngăn chặn lây lan. Thần tốc xét nghiệm trên diện rộng được Thủ tướng nhấn mạnh là yếu tố then chốt để phát hiện sớm, cách ly nhanh, phân loại kịp thời và điều trị phù hợp, hiệu quả người nhiễm Covid-19.

Bác sĩ Võ Xuân Sơn, Phòng khám quốc tế EXSON ở Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, không ai đi xét nghiệm cả thành phố gần 10 triệu dân để đi tìm người nhiễm, ngoại trừ người ta cần phải tiêu thụ lượng kit, test nào đó, phục vụ lợi ích cho các tập đoàn dược. Ông phân tích với RFA vào tối 23 tháng 8 :

"Không phải chỉ tốn kém chi phí mà tốn kém chi phí một cách vô ích. Nếu người ta xét nghiệm để tìm bệnh hoặc biết tỷ lệ bệnh của thành phố thì có thể làm xét nghiệm ngẫu nhiên, chọn lựa những nhóm đại diện, với số cỡ mẫu đủ độ tin cậy, chỉ bằng 1% thôi. Đây là phương pháp cả thế giới người ta làm, là một trong các phương pháp cơ bản của dịch tễ, y học dự phòng.

Không ai đem hết dân của một thành phố ra mà xét nghiệm cả. Giả dụ hôm nay xét nghiệm 10 người thì có ba người dương tính, bảy người âm tính. Ngày mai trong bảy người ậm tính có thể có thêm một người dương tính, mốt thêm một người nữa thì chuyện xét nghiệm nó trở thành vô nghĩa".

Một chuyên gia y tế ở Hà Nội không muốn nêu tên vì lý do an toàn cho bản thân và gia đình, nói với RFA vào sáng 23 tháng 8 về chủ trương xét nghiệm toàn thành phố tìm F0 của Thủ tướng Việt Nam :

"Thứ nhất là tốn kém. Giả sử người ta dương tính thì sao ? Nếu cách ly, cô lập thì hiện nay đã cách ly, đã cô lập và cấm ra đường rồi. Nghĩa là người lành mang trùng bệnh thì vẫn ở nhà, bệnh nặng thì vô bệnh viện, nặng nữa thì thở máy.

Thứ hai, về mặt đạo đức. Không loại trừ trường hợp vu cho người ta dương tính để bắt người ta cách ly. Bắt những người đối kháng trong xã hội, các đối thủ chính trị vào khu cách ly rồi tìm cách triệt tiêu họ. Đó mới là cái đáng nói. Cộng sản có thể làm mọi chuyện nhưng rất kín võ, không ai biết. Chết do Covid làm gì có giám định pháp y. Chỉ cho vào bao rồi đem thiêu, thậm chí gia đình không được biết.

Thêm vào đó, việc xét nghiệm bắt buộc toàn thành phố như hiện nay là một hình thức vi phạm nhân quyền. Trước đây họ đưa giấy yêu cầu mình đến điểm xét nghiệm. Bây giờ họ cho nhân viên y tế đi xe máy đến tận nhà xét nghiệm. Kết quả cho biết sau. Họ đọc sao mình biết vậy, chưa kể về mặt kỹ thuật có dương tính giả nữa".

xetang4

Người dân chờ xét nghiệm Covid-19 dọc theo một con phố ở Hà Nội vào ngày 18 tháng 8 năm 2021. AFP

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo phải phân loại F0 ngay tại xã, phường, thị trấn, phải ‘chống dịch như chống giặc’ bằng cách lấy xã, phường là pháo đài, người dân là chiến sĩ trong phòng, chống dịch bệnh để kêu gọi, vận động, giải thích, hướng dẫn, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, ai ở đâu ở đó, cách ly người với người, nhà với nhà, xã/phường với xã/phường, người dân là chủ thể, trung tâm trong phòng, chống dịch. 

Cách chống dịch của Việt Nam bị coi là phiên bản của Vũ Hán, Trung Quốc, từ việc xét nghiệm đến việc cách ly.

Khi biến thể Delta bắt đầu xuất hiện ở Vũ Hán vào đầu tháng 8 vừa qua, giới chức thành phố này cho biết sẽ xét nghiệm toàn bộ dân trong thành phố và áp lệnh phong tỏa. Để bảo vệ thủ đô, tất cả các tuyến đường hàng không, xe buýt và các tuyến đi lại từ Bắc Kinh đến các vùng có dịch bị cắt. Tất cả khách du lịch cũng đã bị cấm vào thủ đô và giới chức chỉ cho phép những du khách "thiết yếu" có kết quả xét nghiệm âm tính được vào.

Đến ngày 8 tháng 8, Phó bí thư thành uỷ Vũ Hán tuyên bố đã hoàn thành việc xét nghiệm cho hơn 11 triệu cư dân tại 2.800 điểm lấy mẫu trên toàn thành phố. Một đội quân gồm 28.000 nhân viên y tế đã được huy động để thực hiện xét nghiệm.

Hôm 15 tháng 8, Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch 2716 về việc triển khai công tác xét nghiệm Covid-19 trên địa bàn thành phố từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 15 tháng 9. Theo Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, muốn kiểm soát được dịch bệnh thì phải biết được F0. Muốn biết được F0 phải xét nghiệm. Muốn xét nghiệm phải thực hiện chiến

Ngay khi văn bản 2716 được ban hành, Bác sĩ Võ Xuân Sơn không tin văn bản ấy là thật. Ông không tin những người tư vấn, những người ra quyết định lại có thể quyết định xét nghiệm toàn thành phố như vậy. Ông nhắn gửi vài điều đến giới lãnh đạo thành phố qua Facebook cá nhân, RFA đã xin trích đăng lại :

"Thưa các vị lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh,

Thưa các vị đức cao trọng vọng trong cái ban tư vấn cho Thành phố Hồ Chí Minh,

Tôi không tin là các vị lại không hiểu điều mà người ta, các nhà khoa học, nói ra rả suốt. Nếu văn bản này là thật, thì khả năng cao là có những người đang ngồi ở vị trí tư vấn hay lãnh đạo của thành phố này nhắm tới một mục đích nào đó, không phải mục đích chống dịch.

Liệu có ai đó muốn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị chìm vào dịch bệnh mãi hay không ? Liệu có ai đó muốn Thành phố Hồ Chí Minh cứ bị phong tỏa mãi hay không ? Liệu có ai đó muốn người dân thành phố này phải kiệt quệ, phải quì xuống van xin họ miếng ăn để sống sót hay không ? Liệu có ai đó muốn thành phố này phải bất ổn, đến mức người dân phải vùng lên, giống như năm 1945, phá kho thóc, và từ đó, lật đổ chính quyền ?

Hay đơn giản, chỉ vì lợi lộc từ những đồng tiền thuế của dân bỏ ra cho xét nghiệm, mà họ bất chấp tất cả ?"

Hôm 22 tháng 8, trước giờ siết chặt giãn cách, người dân Thành phố Hồ Chí Minh đổ ra nhiều tuyến đường mua nhu yếu phẩm, thuốc uống khiến một số tuyến đường lưu thông đông như ngày thường. Dư luận cho rằng, cách chống dịch của lãnh đạo thành phố quá yếu kém, ‘xì lỗ nào bịt lỗ đó’ chứ không có một phương án khoa học cụ thể nào.

Theo trang thông tin về dịch bệnh của Bộ Y tế Việt Nam, tính đến ngày 23 tháng 8, cả nước có gần 8.700 người tử vong vì Covid-19, Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 7.000 ca.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 23/08/2021

*******************

Bệnh nhân còn phải nằm ngoài sân thì bóc tách F0 rồi đưa vào đâu ?

Nguyễn Dân Ngôn, RFA, 23/08/2021

Thành phố Hồ Chí Minh đã thực sự "bung", "toang" trước Covid-19 như cách ông Chủ tịch Hà Nội từng nói.

xetang5

Nhân viên y tế đưa bệnh nhân Covid vào xe cứu thương ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 8/8/2021 - Reuters

Ngay cả Bộ Y tế vốn có lịch sử công bố các con số nhiễm và tử vong rất xa với sự thật, cũng đã phải thay đổi trong các bản tin gần đây khi thêm cụm từ "Được ghi nhận trong hệ thống" vào sau các con số.

Được ghi nhận trong hệ thống tức người nhiễm thì được đưa vào bệnh viện, người chết cũng là chết trong bệnh viện, được xác định nguyên nhân do Covid-19.
Nhưng, các bác sĩ đang trực tiếp điều trị đều cho biết con số nhiễm và tử vong không kịp ghi nhận trong hệ thống, hoặc không được ghi nhận trong hệ thống như nhiễm và tự điều trị tại nhà, tử vong tại nhà, thậm chí con số tử vong thực tế trong các bệnh viện cũng đều cách rất xa con số "trong hệ thống".

Bao nhiêu người chết ? Không ai có thể nói chính xác

Nguyên nhân của việc này một phần do hệ thống y tế tại hai điểm sôi là Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương đã quá tải mọi mặt. Số người bệnh không được đưa vào bệnh viện là không thống kê được. 

Nó giống với cao điểm dịch ở Mỹ, Ấn các nước đã trải qua kinh nghiệm "toang" trước Việt Nam. Trong bối cảnh y tế quá tải, mọi con số chỉ là hình thức. Chỉ có thể chờ đến hết dịch rồi cẩn thận thống kê lại theo cách thức điều tra dân số. Thậm chí có như thế thì chúng ta cũng có thể vĩnh viễn không bao giờ biết chính xác số người đã tử vong vì Covid, vì không có các con số cập nhật kịp thời dân cư trong mọi thời điểm.

Lâu nay, các bác sĩ, những người làm dịch vụ trong bệnh viện, tại các cơ sở mai táng được lưu ý không đăng các hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội. Ví dụ hình ảnh người bệnh nằm la liệt trong sân bệnh viện dưới trời mưa, nhiều người phải chui mình vào chiếc túi nilon để không bị ướt.

Nhưng bất chấp, vẫn có một số người không chịu nổi việc bị dán băng keo. Hoặc những nhóm thiện nguyện, họ đăng thẳng thừng. Nhờ thế dư luận mới nhìn thấy cảnh hàng chục chiếc quan tài xếp lớp quanh một khu nhà quàn gần bệnh viện. Cảnh xác người nằm trong những góc nhà nhỏ hẹp, tối tăm, mất vệ sinh nghiêm trọng tại những khu hẻm hóc ngoắt ngoéo ở quận 1, quận 4, quận 8, Tân Bình, Tân Phú.

Ngày 13/8, tức sau khi cách ly xã hội đã hai tháng rưỡi, Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện hai ổ dịch mới. Một tại đường Yersin, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1. Chỗ này còn gọi là khu Chợ Gà, Chợ Gạo. Một tại đường Nguyễn Biểu, phường 1, quận 5.

Vì sao Sài Gòn lây quá nhiều ?

Chợ Gà, Chợ Gạo-cái tên đủ nói lên đây là khu dân cư mật độ cực cao, nói sầm uất tức là quá nhẹ. Trên diện tích 0,23 km2 của phường Cầu Ông Lãnh có gần 18.000 người sinh sống, mật độ đạt hơn 77.000 người/km2, cao gấp gần bốn lần nơi có mật độ dân số cao nhất thế giới là Ma Cao ( 22.000 người/km2).

Cùng với các phường Cô Giang, Cô Bắc, Bùi Viện đất ở đây phải so với giá kim cương, chứ vàng thì không nhằm nhò.

Nằm ở trái tim thành phố, là một trong những trung tâm buôn bán hàng rau củ quả và hàng tươi sống, cuộc sống của hầu hết người dân khu này diễn ra ở ngoài đường. Họ buôn bán gần như 24/24, ăn uống quán sá, ngủ ngay trên sạp. Giải trí cũng hầu như ngoài trời. Nhà chỉ là nơi để đồ đạc và tắm rửa. Ngay cả con nít và người già cũng chẳng ở trong nhà, họ ra ngồi ngoài hẻm cả ngày đề hóng gió và tán phét.

Giá đất kim cương nên hầu hết nhà nhỏ vô cùng. Nhỏ nhưng có võ, chỉ cần ngồi xệp xuống bất cứ cái góc nào cũng ra tiền, nên người dân không thể bỏ nó đi được. Địa thế và bạn hàng, hai yếu tố trời cho trong kinh doanh, ở đây giàu sẵn, xài hoài không hết. Đi chỗ khác thì sống bằng gì ? Học đại học, mòn mông năm năm trời, ra đi làm một tháng lương chưa bằng một ngày doanh số của một sạp rau nhỏ.

Người ở đây, gọi là chen chúc.

Thế rồi đại dịch.

Không thể ra đường để ăn, để ngủ hay chạy nhảy, ngồi chơi nữa. Tự dưng tất cả mọi người đều phải rút vào trong nhà, sinh hoạt 24/24. Cái nhà hồi trước thấy bình thường, giờ hít thở cũng chật. Ngủ thì phải nằm sát cạnh nhau trên sàn.

Những khu dân cư này tận dụng mọi không gian để lấn chiếm, từ lầu một trở đi, tay nhà có thể thò tay qua cửa nhà bên kia. Nên quanh năm suốt tháng, ánh nắng hầu như không bao giờ chiếu xuống nổi dưới hẻm. Trong nhà ngay giữa trưa cũng phải bật đèn.

Thậm chí có những khu trong Cô Bắc, Cô Giang, nước lau nhà, giặt giũ nhiều lúc cũng đổ trực tiếp ra đường, dưới chân luôn ướt nhớp.

Điều kiện thông thoáng, và vệ sinh các khu này rất kém, trong khi mật độ dân cư cực cao.

Tương tự, ngay ở trung tâm thành phố, các khu trọ cho người lao động nghèo như bán vé số, bán hàng rong, khu công nhân, khu lao động tự do lấn chiếm những mảnh đất tạm thời bỏ hoang, dựng nhà tạm bằng tôn và ván gỗ dán cũng cùng một hoàn cảnh

Do vậy khi bùng dịch, đó chính là những nơi dễ lây lan nhất và một khi đã lây thì lây theo hộ gia đình, lây theo từng hẻm một.

Vậy thì bóc, tách F0 mang đi đâu ?

Cho đến hôm nay, chủ trương của Chính phủ và Bộ Y tế cho Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là kiên quyết xét nghiệm đại trà để phát hiện F0, nhằm phát hiện nguồn lây, cô lập họ khỏi địa bàn.

Nhưng với thực tế các ổ dịch cục bộ như kể trên, với thực thế toàn bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã là vùng dịch cực lớn, trong đó những điểm "xanh" chỉ lác đác như vài chấm nhỏ, tức nguồn lây đã lan rộng khắp nơi, vậy truy tìm nguồn lây còn có ý nghĩa thực tiễn gì ?

Nguyễn Dân Ngôn

Nguồn : RFA, 23/08/2021

***********************

Kẽm gai, quân đội, công an, pháo đài sẽ còn thêm gì nữa ?

Gió Bấc, RFA, 21/08/2021

Sau hơn hai tháng phong thành chống dịch như chống giặc với mục tiêu kép ngăn chặn dịch lây lan bằng cách tìm diệt F0 và ổn định phát triển kinh tế bằng ba tại chỗ, Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam nói chung đã không đạt mục đích mong muốn mà có thể nói là vỡ trận. Dịch đã lan ra cả nước, chỉ còn mỗi tỉnh Cao Bằng chưa bị nhiễm. Số ca nhiễm mỗi ngày lên đến trên dưới 10.000.

xetang6

Xe chở quân đội vào Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch hôm 20/8/2021 - Photo : RFA

Phong thành hai tháng, dịch càng tăng

Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh con số đã vượt qua ba lần kịch bản dự liệu trên 100.000. Điều đáng ngại là con số tử vong theo thông tin chính thức của Bộ Y Tế là trên 6.000 nhưng con số thật khó thể thống kê nhưng có lẽ lớn hơn nhiều qua những biểu hiện thực tế là các lò thiêu ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai đều đã quá tải, và Thành Đội Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh Đội Đồng Nai đều có văn bản xin xây dựng thêm lò thiêu mới. Thành phố Hồ Chí Minh không đủ quan tài gỗ, chùa Vĩnh Nghiêm phải sáng chế quan tài carton. Túi nhựa chứa tử thi cũng cạn kiệt, một tổ chức thiện nguyện từ Hà Nội đã hỗ trợ cấp tốc 1,5 tấn túi này (1).

Điều mà nhiều bác sĩ, chuyên gia dịch tễ dộc lập ở Thành phố Hồ Chí Minh đã kêu gào cảnh báo từ đầu mùa dịch là đừng đếm F0, hãy quan tâm bảo toàn, đầu tư cho ngành y để điều trị bệnh nhân nặng, giảm nhẹ tử vong đã thành sự thật. Dù Thành phố Hồ Chí Minh có tiếp thu trở bộ, xây dựng 5 tầng điều trị, cho F0 không triệu chứng cách ly tại nhà nhưng đã quá trễ. Các bệnh viện đều quá tải, thiếu máy thở, thiếu oxy việc bệnh nhân đi bốn năm bệnh viện nhưng không nhập viện càng phổ biến.

Vắc-xin, công cụ chống dịch khả dĩ hữu hiệu sau hơn năm triệu liều được Bộ Y tế cấp phát từ nguồn viện trợ đã hoàn toàn cạn kiệt. Hơn hai triệu liều vắc-xin Trung Quốc dành cho người già và có bệnh nền nhưng chỉ được một số ít người có hoàn cảnh quá cùng kiệt chấp nhận tiêm.

Ngày 20/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An triển khai một chiến dịch mạnh tay, triệt để hơn nữa, huy động Công an, Quân đội vào cuộc, hướng đến mục tiêu đến 15/9 sẽ kiểm soát được dịch.

Quân đội, Công an xây 312 pháo đài

Vẫn kiên trì truy quét, bóc tách F0 bằng xét nghiệm nhanh để đánh giá, phân loại 312 xã phường tại Thành phố Hồ Chí Minh theo mức nguy cơ "xanh, đỏ, vàng" để giữ vững, mở rộng các xã phường "vùng xanh", cô lập, thu hẹp "vùng đỏ", "vùng vàng".

Ông Phạm Minh Chính đã chỉ đạo từ ngày 23/8 Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam các biện pháp mạnh mẽ sau đây :

Thứ nhất, thực hiện cách ly triệt để giữa người với người, gia đình với gia đình, xã phường với xã phường. Bộ Công an, Bộ quốc phòng phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh triển khai nhiệm vụ này. Huy động Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các lực lượng cựu chiến binh, thanh niên, công đoàn, phụ nữ, hội nông dân các cấp tham gia.

Thứ hai, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc.. Quân đội sẽ chủ trì lo lương thực, thực phẩm cho người dân, điều kiện tiên quyết là bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Thứ ba là bảo đảm về y tế. Tăng cường năng lực y tế cho cấp xã phường về oxy y tế, trang thiết bị, vật tư, y tá, bác sĩ, điều dưỡng, bổ sung ngay cho những xã, phường còn thiếu để điều trị cho người bệnh ngay tại xã, phường. Như vậy, có ba tuyến điều trị bệnh nhân Covid-19 : tại xã phường, tại quận huyện và Thành phố, trong đó tuyến trên chủ yếu lo cho những trường hợp nặng. Tiếp tục thí điểm điều trị tại nhà các F0 không có triệu chứng.

Thứ tư, tăng cường lực lượng công an để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, an dân.

Thứ năm, về an sinh xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh và các bộ, ngành đã triển khai nhiều giải pháp. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, tiếp tục thường xuyên bám sát tình hình và yêu cầu thực tế để không bỏ sót đối tượng cần cứu trợ ; lực lượng công an cơ sở tăng cường nắm tình hình để cùng các lực lượng cung cấp ngay lương thực, thực phẩm cho những người vô gia cư, lang thang

Thứ sáu, tổ chức xét nghiệm "thần tốc" theo hướng dẫn của Bộ Y tế với các hình thức phù hợp, kể cả đến tận nhà xét nghiệm, phát hiện F0 nhanh nhất

Tính toán khả năng di dời một bộ phận người dân ra khỏi một số địa điểm để giãn cách, giảm mật độ người tập trung trong một khu vực như kinh nghiệm đã được thực hiện tại một số tỉnh phía Bắc (2).

Quân đội đi chợ cho dân, dân sợ mất hồn !

Thượng tướng Võ Minh Lương, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, cho biết lực lượng quân đội sẽ lập các đội công tác đặc biệt với sự tham gia của cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên vừa làm công tác tuyên truyền vận động, giám sát người dân thực hiện nghiêm việc cách ly, vừa đưa lương thực, thực phẩm, gói an sinh, gói thuốc điều trị đến từng nhà dân. Trong cùng ngày đã có 1.000 cán bộ, chiến sĩ từ phía Bắc đã lên đường vào Thành phố Hồ Chí Minh (3).

Đây quả là kế hoạch thật tuyệt vời, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ với dân. Người dân chỉ việc ở tại nhà, sẽ không cần đi chợ, đã có bộ đội đảm trách cung cấp từ lương thực thực phẩm hỗ trợ cả dịch vụ y tế. Tuy nhiên người dân đã phản ứng với thông tin này như thế nào ?

Nhà báo chuyên mảng thị trường Nguyễn Thị Mỹ Xuân đã có bài viết trên Facebook với những hình ảnh trực quan chỉ vài giờ sau khi báo thông tin về chủ trương tốt đẹp kia, và còn đến hai ngày nữa mới đến hạn được bộ đội đi chợ thay dân các kệ siêu thị ở Gò Vấp đã cháy sạch hàng.

"Siêu thị trưa ngày 20/8 !

Đang ăn trưa, nghe tin trên tivi, chạy vội vào siêu thị là 12 giờ, xếp hàng đến 12 giờ 40", qua nhiều khâu khai báo y tế, trình giấy mới được vào trong.

Có tin được không, một siêu thị gần như lớn nhất quận Gò Vấp và cả thành phố mà thế này đây ?" (4)

Tương tự, cùng trong ngày 20/8, nhà báo Đăng Chánh Trung phải tự bạch đã rơi nước mắt khi lãng phí thời gian dùng giấy đi chợ vượt qua hàng chục chốt chặn, hàng rào kẽm gai, nối đuôi những đoàn người dài dằng dặc trước nhiều siêu thị mà cuối cùng không mua được món gì (5).

Chỉ còn hai ngày nữa thôi là người có tiền được bộ đội đem lương thực, thực phẩm đến tận nhà, người nghèo được Bộ Lao động và hệ thống chính trị đến tặng quà cứu trợ an sinh xã hội, thậm chí còn được đưa đến chỗ ở mới khang trang. Tại sao người dân phải đi vét mua hàng ? Dân trí Sài Gòn kém chăng ? Bị kẻ xấu nào đó kích động chăng ? Chắc là dân không kém trí, cũng chẳng có bọn xấu nào nhanh nhẩu vậy.

Người dân đã có quá nhiều kinh nghiệm đắng về sự khác nhau 180 độ giữa thông tin tốt lành của Chính phủ trên báo trên tivi và thực tế tối đen. Hơn thế nữa ai cũng biết là bộ đội, công an vốn được huấn luyện để đào tạo nhằm phục vụ cho sức mạnh trấn áp đối phương chứ nào phải để làm chuyện chi li nhỏ mọn là chợ búa.

Liệu có thể nhận cứu trợ trên TV mà sống ?

Về quy định cấm hoạt động rất nghiêm nhặt của Chính phủ đồng thời quy định nhiệm vụ cứu trợ cho Bộ Lao động và hệ thống chính trị càng làm cho người ta quan ngại. Gói cứu trợ 62.000 tỉ hơn một năm rồi hay gói 26.000 tỉ năm nay người ta cũng chỉ nghe thấy trên TV, trên báo Nhà nước. Hơn 60 ngày phong tỏa vừa qua, người nghèo được sống lây lất bằng hàng trăm hàng ngàn những nhóm cứu trợ tự phát của người dân, các tổ chức xã hội. Báo Người Đô Thị online đã ghi nhận : hơn 10 tỷ đồng mà Chia Sẻ - Sharing đã vận động (không kể hiện vật), hơn 20 tỷ đồng từ Be Strong Vietnam và rất nhiều trăm tỷ, nhiều nghìn tỷ đồng của biết bao tấm lòng thiện nguyện khác trong cả nước đóng góp cho Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19, mới thấy sức mạnh khó lường của xã hội công dân (6).

Liệu các tổ chức này có còn được hoạt đông trong giai đoạn "quân quản" sắp tới ?

Không chỉ cứu trợ cái ăn, trong điều kiện bệnh viện quá tải, nhiều người bệnh phải tự điều trị ở nhà, nguồn oxy là sự sống hết sức cần thiết. Bác sĩ Võ Xuân Sơn, người điều phối chương trình cung cấp rau, thực phẩm OXY CHO SỰ SỐNG, cung cấp oxy từ thiện miễn phí cho người nghèo đã bày tỏ sự lo lắng "Không biết chuyến rau đi tối nay, ngày mai có vô được thành phố hay không, hay phải đổ bỏ. Rồi việc cung cấp oxy cho người bệnh ra sao nữa đây ? Nhân viên và tình nguyện viên có được đi đến nơi để làm việc hay không ?"

Không chỉ lo, ông phải đi đến quyết định chẳng đặng đừng là án binh bất động "Trước mắt, các bạn vui lòng tạm ngưng chuyển tiền vào tài khoản. Chờ đợi vài ngày nữa xem tình hình diễn biến ra sao" (7).

Quân sự hóa và chính trị hóa hoạt động y tế cộng đồng, cứu trợ xã hội chừng như Chính phủ đã sử dụng sai công cụ và tự cắt bỏ nguồn lực xã hội cực kỳ quan trọng hiệu quả để an dân. Sự sai lầm này sẽ là một đòn đánh vào đời sống vật chất và tinh thần của người dân TP sau hai tháng dài sống trong hoang mang sợ hãi thiếu thốn trăm bề.

Kẽm gai, pháo đài có ngăn được Covid ?

Đối với chiến lược giản cách triệt để bằng kẽm gai, quân đội, công an, bóc tách F0 khỏi cộng đồng giống như truy quét phản động hoặc tôi phạm xã hội để kiểm soát Covid, liệu có thành công hay không ? đến 15/9 sẽ có câu trả lời. Với kinh nghiệm thực tế người ta còn nhớ trong lĩnh vực kinh tế, chủ thuyết 500 huyện là 500 pháo dài kinh tế đã chết theo sự nghiệp chính trị của Tố Hữu, ứng cử viên đầy triển vọng chức vụ Tổng Bí thư. Sự sàn lọc theo địa bàn từng xã huyện mấy chục năm nay vẫn không truy vết hết tội phạm mãi dâm, trộm cướp vốn có hình hài cụ thể. Liệu 312 pháo đài xã phường có ngăn chặn, quản lý con vi-rút vô hình đang hoành hành trên toàn thế giới ?

Về chuyên môn, một số chuyên gia dịch tễ đã có dự đoán bi quan.

Bác sĩ Trần Tịnh Hiền, nguyên Phó Giám Đốc Bệnh Viện Nhiệt Đới Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang giảng dạy nghiên cứu khoa học ở Mỹ có bài viết bàn luận về phương pháp này thông qua thực tế của New Zeland tương tự với Việt Nam dù mức độ lây nhiễm thấp hơn rất nhiều lần. Ông bày tỏ sự lo ngại bằng thông tin khoa học rất khách quan : "Vào tháng 2-2021 tạp chí khoa học Nature đã làm một thăm dò trên 119 nhà khoa học gồm vi-rút học, miễn dịch học và bệnh nhiễm về khả năng SARS-CoV-2 trở thành vi-rút lưu hành thường xuyên (endemic) thì 89% trả lời "có nhiều khả năng" (very likely/likely) và chỉ 62% cho rằng "ít /rất ít khả năng" virus có thể bị loại trừ ở một vài nơi).

Về cơ sở khoa học lẫn thực tế đều cho thấy việc loại trừ vi-rút ra khỏi cộng đồng là rất ít khả năng thành công ngay cả khi có vắc-xin" (8).

Bác sĩ Võ Xuân Sơn, từng có những dự đoán khá sít sao về diễn biến dịch Covid-19 ở Việt Nam đã có nhận xét cụ thể hơn : "Tôi đã từng dự đoán, đỉnh dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là cuối tháng 8. Nhưng với sự can thiệp mạnh mẽ, nhất là việc xét nghiệm toàn dân lần này, có thể nó sẽ lui lại ít ngày, một hoặc hai tuần gì đó. Bây giờ, nghe nói sắp có chính sách đưa F0 tập trung lại. Vậy thì có thể, dù đỉnh dịch qua đi nhưng số tử vong thật sẽ vẫn ở mức cao, thậm chí tăng, trong khoảng một tuần hoặc 10 ngày sau đó. Đấy nhà tôi đang nói về đỉnh thật, về những con số thật" (9).

Không khí mở màn của giai đoạn chống dịch quyết liệt sắp tới ở Thành phố Hồ Chí Minh còn nặng nề hơn với quyết định thay ngựa giữa dòng. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh bị mất ghế chỉ ba tháng sau chiến thắng vẻ vang hơn 98% phiếu bầu trong ngày hội non sông.

Chém tướng ngay khi xuất trận, ít vị minh quân nào dám làm vì nếu không cho là điềm gở thì cũng ngại mất nhuệ khí ba quân. Nhưng với những bạo chúa thì có thể đây là nhát kiếm thị uy báo trước cho thời kỳ sắt máu.

Sau kẽm gai, pháo đài, quân sự, công an sẽ còn là gì nữa ? Ôi số phận người dân Việt !

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 21/08/2021

Chú thích :

1. https://www.facebook.com/phuongyen.nguyen.779/posts/2096424463841935

2. https://tuoitre.vn/quan-doi-cong-an-da-san-sang-trien-khai-luc-luong-the...

3. https://thanhnien.vn/thoi-su/tphcm-quan-doi-se-dua-luong-thuc-thuc-pham-...

4. https://www.facebook.com/nguyenthi.myxuan.1/posts/10215192508124367

5. https://www.facebook.com/dang.chanhtrung/posts/6466945019985973

6. https://nguoidothi.net.vn/tp-hcm-hon-60-ngay-gian-cach-nhin-tu-xa-hoi-cong-dan-tien-rat-can-va-tinh-rat-quy-30272.html?fbclid=IwAR1guwYQc7gX7Zq91ZoAUQ-VImp36xxW8BK_8qSVuRrBwiDi1-ooFx3hOCEh rất quý

7. https://www.facebook.com/xuanson.vo.5/posts/2105109709646144

8. https://www.facebook.com/tran.t.hien.9026/posts/1021570219950777https://w9- ww.facebook.com/xuanson.vo.5/posts/2105456349611480

***********************

Những gói hỗ trợ mới từ chính phủ khi nào giải ngân hết cho dân ?

Giang Nguyễn, RFA, 20/08/2021

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Việt Nam vào trung tuần tháng 8 thông báo tiến độ giải ngân gói 26 ngàn tỷ đồng trợ cấp cho người bị tác động bởi dịch Covid-19 kỳ này cao gấp ba lần so với gói 62 ngàn tỷ đồng năm ngoái. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều người dân phản ảnh họ chưa nhận được hỗ trợ của chính phủ.

xetang7

Một nhân viên y tế tại Hà Nội hôm 20/8/2021. Hình minh họa - AFP

Ông Tống Văn Thơm, một người làm nghề thu gom rác hơn 43 năm ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đợt bùng phát thứ Tư của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam ảnh hưởng nghiêm trọng đến các anh em thu gom rác thải, vốn thuộc thành phần nghèo khó nhất xã hội.

Ông Thơm cho biết cá nhân ông đã nhiều lần đăng ký xin hỗ trợ từ chính quyền địa phương nhưng việc này khó khăn vô cùng :

"Vấn đề an sinh xã hội thì cũng hai ba lần rồi đi xin nhưng mà không có được giải quyết, vì thời gian không cho phép mình đi nhiều. Rồi vấn đề là mình đi thì phường này chỉ qua phường kia, phường kia chỉ qua chỗ tạm trú nọ. Rồi ông tổ trưởng chỉ lên phường, phường chỉ xuống quận, tùm lum. Thành ra bỏ thời gian đi rồi cuối cùng không được cái gì hết. Thành ra anh em rác hầu như chưa hưởng được cái chế độ hỗ trợ của thành phố". 

Trong khi đó, ngày 18 tháng 8, báo chí nhà nước Việt Nam đưa tin, Thành phố Hồ Chí Minh có hai gói hỗ trợ an sinh xã hội tổng công gần 1.800 tỷ đồng. Gói thứ nhất, 866 tỷ đồng, triển khai từ cuối tháng sáu nay đã giải ngân xong. Gói thứ nhì với kinh phí 900 tỷ đồng được phê duyệt cách đây hai tuần, nhắm vào lao động tự do, hộ nghèo, hộ cận nghèo và người lao động nghèo gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Ông Thơm, trong vai trò là Chủ tịch Nghiệp đoàn Vệ sinh Dân lập phường 5 cho biết theo thông tin ông có được thì 70/80% người thu gom rác thải, tức cả trăm người thuộc Quận 5 đã không nhận được một chế độ trợ cấp gì trong mùa dịch này.

Ngoài các chế độ hỗ trợ riêng, bổ sung của một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng, còn có gói an sinh xã hội của Trung Ương. Đầu tháng Bảy, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 nêu 12 chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nhân gặp khó khăn do Covid-19 với gói hỗ trợ trị giá 26.000 tỷ đồng.

xetang8

Thế nhưng bà Lê Thị Quỳnh Hạnh, chủ Spa Hạnh Quỳnh Lê tại Sài Gòn, chia sẻ bà và cả con trai có tiệm tóc cũng phải đóng cửa doanh nghiệp. Về quê sống ở Nghệ An, bà lại trải qua thêm một khủng hoảng khi bà bị lây nhiễm Covid-19. Từ chỗ từng là người làm từ thiện giúp người nghèo khác, nay bà chia sẻ chính bà cũng không đủ sống.

"Lúc ở bệnh viện thì ăn không tốn tiền và miễn phí lúc cách ly nhưng mà về đây hôm 31 tới bây giờ là chị không còn tiền ăn luôn, chị xấu hổ lắm. Nhưng mà chị không dám nói ra bởi vì mình cũng quá nổi tiếng ngoài xã hội mà bây mình như vậy họ cười. Em gái của chị cho chị được hai triệu, thằng em nó cho hai triệu, là bốn triệu chị mua gạo ăn. Nhưng hôm qua chị vẫn bớt ra một số tiền chị mua 300 trứng vịt, với đậu bắp, cà chua tặng mấy người ở nhà trọ trong khu này. Họ đến họ mừng lắm. Nói thiệt chị không có khả năng giúp như trước nhưng mà chị làm như vậy được chị cũng cảm thấy vui mừng rồi. Thật sự là chị về đây là phường cũng không hỏi tới mà cũng không ai cho cái gì hết".

Bảo chí Nhà nước ghi nhận một số bất cập trong việc triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ, như địa phương chưa thực hiện đồng đều khắp nơi, lại gặp thêm khó khăn trước chỉ thị giãn cách xã hội khiến người lao động không thể đi lại làm hồ sơ.

Thậm chí, có những nơi ‘tự biên tự diễn’ như trường hợp Ủy ban Nhân Dân phường Hải Thành, Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình yêu cầu người dân đóng lệ phí 10.000 đồng để làm đơn đề nghị hỗ trợ từ nhà nước. Sau khi sự việc bị phát hiện, Bí thư Thành ủy Đồng Hới đã có lệnh dừng việc thu tiền không đúng quy định.

Rồi còn nhiều trường hợp các gói hỗ trợ được địa phương chi trả ở mức độ thấp, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng căng thẳng.

Bà Nguyễn Thị Châu, vợ của tù nhân lương tâm, Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh, tâm sự rằng sau khi chồng bị bắt hồi tháng 8/2018, cơ sở kinh doanh thủy sản của vợ chồng bị đập, bà chỉ còn có thể làm những việc ‘lắt nhắt’ sống qua ngày. Gần đây thì bà cho biết bà có nhận được một chút gạo :

"Có, hôm qua có nhận được 5 kg gạo hỗ trợ của phường, của ấp. Hai mẹ con một ngày một người ăn một lon. Một ký bốn lon thì được bốn ngày. Một chục ký thì 40 lon thì sống được một tháng, nếu mà nấu ít".

Trên trang Facebook cá nhân, bà Châu đăng hình bao gạo với tút "không ngờ hôm nay tôi đã được tổ trưởng gửi cứu trợ năm ký gạo để nấu cháo hành ăn tránh dịch sau 43 năm đóng thuế".

Dịch bệnh Covid-19 cũng đã ảnh hưởng đến người chồng trong tù :

"Ở trong nhà tù tháng rồi chồng có điện về thì chồng nói là ở trong đó giờ bán đồ ăn rất chi là mắc, rau ria thì không có, chỉ có bí đỏ, bí đao với bầu thôi và những loại rau đã thúi rồi. Mua vô ăn cũng không được. Thức ăn cũng không có. Chủ yếu là họ cho gia đình gửi tù nhân một tháng xài một triệu rưỡi nhưng mà giờ mình gửi ba triệu cũng không đủ sống".

Bà chia sẻ về viễn cảnh tương lai của bà :

"Ở dưới chỗ Bình Đại này cái gói hỗ trợ hình như là hoàn toàn chưa một ai nhận được, kể cả những gia đình mà bên chỗ hộ nghèo. Thường thường ở miền quê thì những người hộ nghèo, cận nghèo được nhận trước, nhưng mà thật sự tới bây giờ cũng vẫn chưa nghe được. Ngày hôm qua bản thân Châu đi đòi gói hỗ trợ đó, thì được trưởng ấp trả lời, ‘Chờ tới tháng 12 ! Còn lâu lắm. Tới tháng 12 thế nào cũng suy nghĩ đến gói hỗ trợ đó’. Châu trả lời với trưởng ấp rằng ‘Tôi sẽ cố gắng sống qua mùa dịch này để được nhận tiền hỗ trợ’".

Cô Cao Vĩnh Thịnh, một người phụ nữ tại Hà Nội đã dùng tiền riêng cũng như quyên góp từ bạn bè để cứu trợ những người đặc biệt yếu thế trong mùa dịch, cho biết nguồn tài trợ của các gói cứu trợ, lương thực được chính quyền địa phương phân phối cũng không được rõ ràng, minh bạch :

"Cách đây khoảng hai tuần những hộ được tổ trưởng xác định là hộ nghèo trong xóm thì sẽ được tặng 40 cân gạo. Cứ bảo là của tổ trưởng đưa 40 cân gạo thế nhưng không biết có thật sự đấy là của chính quyền cho hay của mạnh thường quân cho ? Không biết được, không rõ ràng".

Facebooker Phạm Minh Vũ là một người đã quan sát và tìm hiểu nhiều về các gói an sinh xã hội của chính phủ Việt Nam và so sánh với một số quốc gia khác trên thế giới.

Anh nhận định với Đài Á Châu Tự Do qua Messenger rằng có ba điều đáng chú ý :

"Một là : Các gói hỗ trợ an sinh Việt Nam triển khai sau khi bị chỉ trích quá lớn từ nhân dân, chứ không phải đến từ sự thật tâm lo lắng và chủ động của chính phủ Việt Nam.

Hai là : Sự thiếu chuyên nghiệp của các cơ quan hợp tác triển khai không đồng bộ, dường như họ cố tình bày ra lắm thủ tục giấy tờ nhiêu khê để cản bước người dân tiếp cận. Ví dụ như năm ngoái nhiều tỉnh thành họ đem cả người đã mất, người trong tù, ghi tên trong danh sách nhận hỗ trợ, còn người cần hỗ trợ thì bị khước từ trắng trợn. Và có chuyện như chính quyền nơi người dân tạm trú bắt người dân về quê để xin giấy xác nhận, trong khi họ lại cấm ra đường. 

Và cuối cùng : Gói hỗ trợ tung ra như một cách tượng trưng và sự trấn an tinh thần người dân. Nếu chính phủ quan tâm thật sự thì không có bao chuyện bày ra bi hài như ta thấy ở Việt Nam".

Giang Nguyễn

Nguồn : RFA, 20/08/2021

Published in Diễn đàn

Ông Nguyễn Phú Trọng báo động : "Đợt bùng phát dịch lần thứ tư lây lan rất nhanh, hết sức nguy hiểm, phức tạp, khó kiểm soát và có thể còn tiếp tục kéo dài ; thậm chí vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các đợt dịch mới".

Chính phủ nói : "Dịch bệnh đã lan rộng, ngấm sâu vào cộng đồng ở nhiều khu vực thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minhvà một số tỉnh phía Nam với số người bị nhiễm rất cao, gây tổn hại rất lớn về tính mạng…".

khauhieu1

Cuộc thi vẽ khẩu hiệu "Chống dịch như chống giặc" - Ảnh minh họa 

Sau hơn một năm gồng mình phòng, chống dịch Covid 19, Việt Nam vẫn há miệng mắc quai với câu "chống dịch như chống giặc" khiến Chính phủ lúng túng, doanh nghiệp đang chạy vắt giò lên cổ để tồn tại, trong khi hàng triệu lao động mất việc thì thì đảng chỉ biết chống dịch bằng "phương châm", nhưng đích thực là "khẩu hiệu" phản khoa học.

Đó là những câu chữ : "4 tại chỗ" và "3 sẵn sàng" trong phòng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp.

Phương châm "4 tại chỗ" :

1. Lực lượng tại chỗ,

2. Đảm bảo chỉ huy tại chỗ,

3. Phương tiện tại chỗ,

4. Hậu cần tại chỗ.

Phương châm "3 sẵn sàng" :

1. Chủ động phòng tránh

2. đối phó kịp thời

3. Khắc phục khẩn trương và có hiệu quả

Phương châm "3 tại chỗ" (dành riêng doanh nghiệp) :

1. Làm tai chỗ

2. Ăn tại chỗ

3. Ngủ tại chỗ

Nhưng những khẩu hiệu này đã không đem lại kết quả như mong muốn, vì nói thì dễ nhưng khi bắt tay vào việc thì chưa làm đã hỏng. Có nơi, có chỗ không đủ nhân lực, thiếu phương tiện. Bên cạnh đó trung ương thì nói nhiều rồi bỏ mặc cho địa phương thao túng và làm theo ý riêng.

Nhiều đơn vị không làm đúng, hay chỉ làm cho xong việc. Thậm chí có nơi không làm.

Phản ảnh về tình trạng này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, khi được báo chí hỏi, cho biết : Đến nay, 19 tỉnh, thành phía Nam đã bước sang tuần giãn cách thứ 3 theo Chỉ thị 16, nhưng các ca bệnh vẫn tăng, nhiều tỉnh còn tăng nhanh. Nguyên nhân vì sao ?

Ông trả lời : "Lãnh đạo các tỉnh, thành nơi tôi đến làm việc  vừa qua (trong Nam) đều nhận thấy một điều rằng nếu tất cả địa phương thực hiện Chỉ thị 16  (giãn cách nhà với nhà, người với người, đeo khẩu trang, không ra khỏi nhà nếu không thật cần thiết, rửa tay, không tụ tập đông người v.v…) nghiêm ngặt, ở tất cả cấp độ và không để lọt thì đương nhiên dịch bệnh sẽ không lan ra và tăng lên như vậy.

Nguyên nhân chính khiến số ca bệnh chưa giảm, một số  nơi còn tăng là các tỉnh, huyện, thậm chí xã dù rất cố gắng, thực tế có chỗ chưa thực sự giãn cách người với người, nhà với nhà (Zing.vn, 10/08/2021).

Khẩn trương và cấp bách

Tiếp lời ông Đan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành Nghị quyết của Chính phủ số 86/NQ-CP ngày 10/08/2021 về các giải pháp "cấp bách phòng chống dịch bệnh Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV", cho phép Chính phủ áp dụng những biện pháp cần thiết và khẩn trương để chống dịch.

Lý do vì, theo lời  Nghị quyết : "Tại Việt Nam, đợt bùng phát dịch lần thứ tư có tốc độ lây rất nhanh, đã lan rộng ra nhiều địa phương với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục diễn biến khó lường. Đặc biệt, dịch bệnh đã lan rộng, ngấm sâu vào cộng đồng ở nhiều khu vực thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minhvà một số tỉnh phía Nam với số người bị nhiễm rất cao, gây tổn hại rất lớn về tính mạng, sức khỏe và đời sống Nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội".

Nghị quyết nhìn nhận : "Trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, không ít cơ quan, đơn vị, địa phương còn thực hiện chưa thật nghiêm, thật dứt khoát, thực chất các biện pháp theo quy định, thậm chí còn chủ quan, lơ là; thiếu đôn đốc, kiểm tra, giám sát. Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục, nhất là ở cơ sở tại một số địa phương".

"Việc thực hiện phương châm "4 tại chỗ" ở nhiều nơi còn chưa được quán triệt, chưa đúng, chưa đầy đủ trách nhiệm, còn bộc lộ nhiều hạn chế dẫn tới lúng túng khi tình hình, diễn biến dịch bệnh thay đổi. Việc tổ chức tiêm vaccine còn chậm, chưa thật sự khoa học, hiệu quả. Việc quản lý, kiểm soát người ra vào vùng có dịch chưa chặt chẽ, không ít nơi còn buông lỏng, chủ quan. Việc tổ chức vận tải, lưu thông hàng hóa vẫn còn tình trạng vừa thiếu an toàn, vừa ách tắc cục bộ. Một bộ phận tổ chức, doanh nghiệp, người dân chưa ý thức được sự nguy hiểm, lây lan nhanh của biến chủng mới Delta và chưa chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch bệnh".

Chính phủ cộng sản Việt Nam cảnh giác : "Thời gian tới, tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó dự báo, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của Nhân dân và ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn cung ứng vắc xin còn hạn chế, trước mắt chưa có thuốc điều trị đặc hiệu".

Đọc qua Nghị quyết cũng thấy lạ. Thứ nhất, nó bộc lộ tình trạng dịch bệnh đã "cực kỳ nghiêm trọng" ở miền Nam chứ không phải "đã đạt được những kết qủa bước đầu" như Tuyên giáo đảng tuyên truyền. Thứ hai, sự lúng túng giữa chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ và việc chấp hành của cấp chính quyền địa phương đã cho thấy rõ nét của tình trạng "trên bảo dưới không nghe" , hay "cá đối bằng đầu" trong guồng máy cai trị ở Việt Nam.

Phải làm gì ?

Với tình huống này, theo Nghị quyết thì các cấp phải kiên quyết hơn với : "Việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là thực hiện giãn cách xã hội phải được triển khai thực chất, nghiêm ngặt, mạnh mẽ, quyết liệt, chặt chẽ ngay từ đầu, xuyên suốt trong tất cả các cấp ; làm việc gì phải dứt khoát việc đó, không chần chừ, do dự, chập chờn, thiếu cương quyết, thiếu bản lĩnh… không cầu toàn, không nóng vội và tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi dịch đi qua ; cấp trên phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra  cấp dưới, rà soát các khâu, các điều kiện, biện pháp phòng, chống dịch bệnh để sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi".

"Các địa phương căn cứ vào các quy định chung của Trung ương, chủ động ban hành theo thẩm quyền các quy định về phòng chống dịch, bảo đảm đồng bộ, nhất quán, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn… Tất cả các địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", phát hiện, xử lý ngay người đến từ vùng có dịch hoặc đến từ địa bàn khác theo quy định của địa phương mà không khai báo, người rời khỏi địa phương đang giãn cách xã hội mà không được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định".

Ngoài ta Nghị quyết này cũng trao quyền cho địa phương được "Căn cứ tình hình và yêu cầu phòng chống dịch bệnh, chủ động áp dụng linh hoạt các biện pháp cần thiết như : Hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn nhất định trên nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó" ; dứt khoát không để người dân tự phát rời khỏi địa bàn đang có dịch làm lây lan sang các địa bàn, địa phương khác ; tổ chức các lực lượng để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong vùng có dịch ; thực hiện biện pháp đặc biệt về thông tin liên lạc và sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc ; kêu gọi, thuyết phục, huy động, trưng dụng tài sản, phương tiện, trang thiết bị và các biện pháp khác có thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan trong phạm vi thẩm quyền quản lý. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi áp dụng".

Hàng hóa ứ đọng

Trong lĩnh vực kinh tế, Nghị quyết Chính phủ kêu gọi : "Duy trì hoạt động sản xuất, tránh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa, dịch vụ, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nhưng phải bảo đảm, tạo điều kiện cao nhất các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh Covid-19 và chỉ những cơ sở bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh theo quy định mới được phép hoạt động, trên tinh thần an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn.

Tạo điều kiện cao nhất để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất, thông suốt giữa các tỉnh, thành phố, địa bàn ; có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa".

Nhưng theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên thì : "Tại 26 tỉnh, thành phố phía Nam, miền Trung Tây Nguyên và một số tỉnh phía Bắc sản lượng nông sản, thủy sản và sản phẩm chăn nuôi đã lên tới gần 5 triệu tấn lúa, 3,7 triệu tấn rau củ, hơn 4 triệu tấn các loại trái (thanh long, sầu riêng, bơ, nhãn, dứa, xoài, bưởi, cà phê, ca cao), 120 ngàn tấn hải sản, 600 ngàn tấn thịt gà, khoảng 400 triệu quả trứng…

Sự tồn đọng này, theo ông Diên, có :"Trị giá hàng hóa ước tính lên tới chục nghìn tỷ đồng đang rất cần được tiêu thụ và hỗ trợ tiêu thụ trong bối cảnh thực hiện Chỉ thị 16".

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết qua nắm bắt tình hình và phản ánh của các Tổ công tác, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc tiêu thụ các sản phẩm này. Đó là sự đứt gãy chuỗi cung ứng lao động từ khâu thu hoạch, đến vận chuyển và bảo quản. Nhiều nhà máy chế biến đóng cửa gây khó khăn cho tiêu thụ sản phẩm tươi cũng như sản phẩm chế biến" (Bộ Công thương, ngày 06/08/2021).

Về thực hành "phương châm" 3 tại chỗ (làm tại chổ, ăn tại chỗ, ngủ tại chỗ) để duy trì sản xuất, các doanh nghiệp than phiền đã gây nhiều khó khăn vì thời gian bệnh dịch kéo dài gây tốn phí cho doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng : "3 tại chỗ" vẫn là một phương thức sản xuất tốt, nhưng có những bất cập khi được áp dụng ở các tỉnh phía Nam.
Phương thức này chỉ có thể thực hiện trong thời gian ngắn. Đặc điểm khu công nghiệp phía Bắc ít người hơn, còn ở phía Nam đông hơn... Nếu áp dụng sản xuất lâu dài còn ảnh hưởng đến tâm lý công nhân".

Ngoài ra, Chủ tịch Phòng Thương mại Việt Nam, ông  Vũ Tiến Lộc cảnh giác rằng : "Việc đóng cửa các tỉnh thành hiện nay càng kéo dài, thì những khó khăn kinh tế, xã hội mà Việt Nam và người dân Việt Nam phải đối mặt sẽ ngày càng lớn".

Ông Vũ Tiến Lộc nói tiếp : "Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thực tế cho thấy phương án '3 tại chỗ' là giải pháp ngắn hạn và chỉ có thể áp dụng thành công ở một số ít doanh nghiệp. Chương trình tiêm chủng vaccine đã được chính phủ phát động thành công, nhưng sẽ mất nhiều tháng nữa để triển khai rộng rãi trên toàn quốc".

Ông Lộc kết luận : "Chúng ta phải xác định tinh thần là cuộc chiến sẽ trường kỳ, không ai có thể đưa ra dự báo lạc quan lúc này"  (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 8/8/2021).

Tại sao Sài Gòn ?

Nhưng theo Nghị quyêt ngày 10/08/2021, Chính phủ đã có lối nhìn khác khi yêu cầu : "Kể từ ngày bắt đầu giãn cách, trong thời hạn 14 ngày phải xác định được cụ thể và bảo vệ được thật chắc các "vùng xanh" ; có biện pháp, lộ trình cụ thể để chuyển "vùng vàng" thành "vùng xanh", "vùng cam" thành "vùng vàng" và khoanh chặt, thu hẹp "vùng đỏ" ; trong thời hạn 28 ngày phải kiểm soát được tình hình trên địa bàn, phải cô lập được các "vùng đỏ" ở phạm vi hẹp nhất".

Ngay sau đó, Nghị quyết chỉ thị : "Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/09/2021. Các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 01/09/2021. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/08/2021. Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện cụ thể. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải nỗ lực hết sức mình có thể".

Nhưng không ai biết ông Thủ tướng Phạm Minh Chính đã căn cứ vào đầu để ra lệnh cho Sài Gòn, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và các tỉnh, thành khác hãy phấn đấu "kiểm soát được dịch bệnh"  từ ngày 25/08/2021 cho đến ngày 15/09/2021 ? Vậy "kiểm soát được" là gì, nếu không phải là "hoàn toàn chận đứng được lây nhiễm" ? Cho đến đầu tháng 8/2021), mỗi ngày Sài Gòn có thêm ít nhất 2.000 ca bệnh mới.

Theo VTCNews ngày 10/08/2021 : "Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, thành phố có 129.751 bệnh nhân Covid-19 được công bố".

Nhưng việc chống được dịch bệnh hay không phải hoàn toàn lệ thuộc vào khả năng chính ngừa cho toàn dân và không có bệnh nhân mới chứ không phải bằng mệnh lệnh chính trị.  Thành phố Sài Gòn, nay gọi là Thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 10 triệu dân thì bây giờ đã có bao nhiêu người được chính vaccine rồi ?

Cũng không khỏi ngạc nhiên là Nghị quyết Chính phủ còn  yêu cầu Bộ Công an : "Chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương tăng cường bám sát địa bàn, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội và các giải pháp phòng chống dịch bệnh, chú trọng phát huy vai trò của công an cấp cơ sở, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn các cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội".

Sự có mặt của công an trong công tác phòng, chống Covid và biến chứng Delta có đóng góp gì cho công tác chữa trị cho các bệnh nhân hay chỉ là cái cớ để giúp Chính phủ theo dõi và ngăn ngừa phản ứng bạo động của người dân đối với cách đối phó với Covid 19 chưa hiệu quả của nhà nước ?

Phải chăng bài học người dân Cuba biểu tình ngày 11/07/2021 đòi dân chủ, tự do và quyền được chích ngừa Covid 19 đã khiến Việt Nam có quyết định sử dụng công an và quân đội để kiểm soát tình hình dịch bệnh ?

Ông Trọng lên tiếng

Trùng hợp với kế hoạch này, Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng chỉ thị : "Quân đội và Công an phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với nhau như hai cái cánh của một con chim trong sự nghiệp bảo vệ độc lập và giữ gìn trật tự an ninh của Tổ quốc".

Chỉ đạo tại Phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sáng ngày 11/08/2021, ông Trọng nói Quân đội và Công an phải : "Kịp thời phát hiện, chủ động xử lý có hiệu quả các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự ; không để xẩy ra các "điểm nóng", phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp. Kịp thời đấu tranh trấn áp có hiệu quả các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma tuý…".

Về tình hình dịch bệnh, ông Trọng cảnh giác : "Từ đầu năm đến nay, cả nước vẫn phải tiếp tục nỗ lực, quyết liệt chống dịch Covid-19 ; đợt bùng phát dịch lần thứ tư lây lan rất nhanh, hết sức nguy hiểm, phức tạp, khó kiểm soát và có thể còn tiếp tục kéo dài ; thậm chí vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các đợt dịch mới. Kinh tế - xã hội nước ta tuy tiếp tục phát triển, đạt được nhiều kết quả tích cực so với cùng kỳ năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra".

Trước mặt đông đủ Chính phủ, người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam còn lái sang chuyện đảng phải : "Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ, nhất là việc quản lý, nhận xét, đánh giá cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài ; thật sự "cần, kiệm, liêm, chính", "chí công vô tư" ; thật sự tâm huyết vì nước, vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy chính phủ và chính quyền các cấp".

Ông Trọng nói tiếp : "Đừng "nhìn gà hóa cuốc", "đừng thấy đỏ tưởng là chín", đừng bị cám dỗ bởi những lợi ích xấu xa, những việc làm vô liêm sỉ. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những phần tử hư hỏng, suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống ; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cục bộ, ưu ái tuyển dụng người nhà, người thân không đủ tiêu chuẩn… đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Một lần nữa ông Nguyễn Phú Trọng yêu cầu : "Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính… Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để "không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng". Đồng thời, chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, vin cớ rằng việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt chí dẫn đến làm "cầm chừng", "phòng thủ", "che chắn", giữ "an toàn" trong một bộ phận cán bộ, công chức nào đó, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp".

Thế rồi ông Trọng lại lên giọng : "Tôi đã nhiều lần nói rồi, nay xin nhắc lại : Những ai có tư tưởng này thì hãy dẹp sang một bên cho người khác làm ! Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu ; Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất".

Ưu tiên chống dịch

Được biết cuộc họp của Chính phủ sáng 11/08/2021 là nhằm "triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025".

Lên tiếng trước Hội nghị về dịch bệnh, theo báo điện tử Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi : "Mỗi cơ sở, cơ quan, đơn vị phải là một pháo đài, mỗi người dân phải là một chiến sĩ phòng chống dịch. Phải quán triệt điều này, nếu không sẽ thất bại".

Ông Chính nói với giọng thành khẩn : "Chúng ta đã hy sinh để thực hiện giãn cách, phong tỏa thì dứt khoát phải kiểm soát được tình hình ; đi theo mục tiêu, thời hạn cụ thể thì phải có giải pháp, tổ chức thực hiện thực sự nghiêm túc. Phong tỏa, giãn cách mà không thực hiện được mục tiêu, để kéo dài thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các mục tiêu khác, khiến người dân bức xúc".

Ông Chính hứa : "Trong lúc này, phải tập trung ưu tiên số 1 cho chống dịch, chống dịch thành công thì mới có thể phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi hơn, chống dịch không thành công thì gặp khó khăn nhiều hơn trong phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân".

Thủ tướng cộng sản Việt Nam cũng yêu cầu : "Tập trung khắc phục, giải quyết các khó khăn, các điểm yếu như chỉ số sản xuất công nghiệp đang có chiều hướng giảm ; chăn nuôi gặp khó khăn do giá thức ăn tăng cao và dịch bệnh ; sản lượng thủy sản tháng 7 giảm 0,3% so với cùng kỳ ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm ; cán cân thương mại 7 tháng ước nhập siêu ; sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực gặp khó khăn. Đời sống một bộ phận người lao động, người dân gặp khó khăn, nhất là tại các địa phương dịch bùng phát và trong khu vực thực hiện giãn cách xã hội".

Với những phát biểu quan trọng nhất của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kể từ khi có dịch Covid 19, và tính khẩn trương phải đặt công tác phòng chống dịch lên hàng đấu của mọi việc lúc này của Thủ tướng Phạm Minh Chính, cho thấy Đảng và Chính phủ cộng sản Việt Nam rất lúng túng và hoang mang trong công tác tìm giải pháp kiểm soát bệnh dịch, vãn hồi kinh tế và ổn định đời sống cho nhân dân.

Việc này chỉ có thể thành công nếu Lãnh đạo Việt Nam có chinh sách chống dịch Covid 19 rõ ràng và hiệu quả càng sớm càng tốt. Lãnh đạo cần nhìn vào thực tế bệnh dịch để biết "sống chung với Covid-19" trong khi nỗ lực tối đa và đồng loạt kiểm soát nó bằng khoa học, không phải bằng chính trị.

Nhưng điều kiện quan trọng nhất để Việt Nam không bị tụt hậu kinh tế và hàng chục triệu công nhân có thể trở lại làm việc tại các khu công nghiệp, sản phẩm nông-lâm-ngư tiêu thụ được, lưu thông, vận tải được hồi sinh, người dân tự tin đi làm việc, học sinh an tâm đến lớp… là mọi người cần phải chích ngừa loại ưu tiên 1 sẽ có thuốc đầy đủ và được chích miễn phí nhanh chóng. Sau đó là đến toàn xã hội và trẻ em cũng cần phải được tiêm ngừa.

Ngược lại, nếu lãnh đạo chỉ biết hô chống dịch bằng "khẩu hiệu" thì Việt Nam sẽ rước lấy thất bại nhãn tiền.

Phạm Trần

(11/08/2021)

Published in Diễn đàn

Việt Nam : Vac-xin Covid tự chế trong nước xin "cấp phép khẩn", chuyên gia dè dặt

Trọng Thành, RFI, 08/08/2021

Việt Nam đang đứng trước áp lực khẩn cấp có đủ vac-xin ngừa Covid nhằm hãm lại dịch bệnh có nguy cơ lan rộng. Sớm sản xuất vac-xin tự chế trong nước là điều nhiều người hy vọng. Hôm qua, 07/08/2021, Bộ Y tế họp khẩn để xem xét các kết quả thử nghiệm sơ bộ. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học hàng đầu dè dặt về "khả năng bảo vệ" thực sự của loại vac-xin này.

vietnam1

Vac-xin ngừa Covid-19 mang niềm hy vọng thoát khỏi dịch bệnh. Ảnh minh họa : Vac-xin Covaxin do hãng dược Ấn Độ Bharat Biotech sản xuất. AP - Anupam Nath

Theo thông tin của trang mạng Bộ Y tế Việt Nam, trong cuộc họp khẩn ngày hôm qua, Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y sinh học Quốc gia của Bộ Y tế, đã "nghiệm thu kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vac-xin Nanocovax và giữa kỳ giai đoạn 2". Cuộc họp khẩn được tổ chức ngay sau khi công ty cổ phần Công nghệ Sinh học Nanogen - nơi sản xuất Nanocovax - gửi "công văn hỏa tốc" đến Bộ Y tế. Trước đó, ngày 29/07, chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Y tế xem xét, sớm cấp phép để sản xuất vac-xin Nanocovax và chính thức sử dụng.

Theo mang Vietnamnet đầu tháng 8, Khánh Hòa và Bình Dương là hai địa phương đầu tiên đề nghị tham gia thử nghiệm quy mô lớn. Tỉnh Bình Dương hy vọng vac-xin Nanocovax ngay trong giai đoạn thử nghiệm sẽ cho phép trực tiếp hạn chế các hậu quả của dịch bệnh, đúng vào lúc tỉnh này đang có xu thế trở thành một tâm dịch thứ hai, sau Sài Gòn. Việt Nam thiếu vac-xin trầm trọng. Cho đến nay cả nước mới tiêm được hơn 8 triệu liều trên tổng số hơn 96 triệu dân. Tính đến ngày 06/08, Việt Nam nhận được tổng cộng hơn 19 triệu liều từ nhiều nguồn khác nhau. 

Đến thời điểm hiện tại, Nanocovax là vac-xin Covid-19 đầu tiên của Việt Nam bước sang giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3 (gồm tổng cộng ba pha a, b và c). Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành pha 3a và đang hoàn tất tiêm mũi 2 cho 12.000 tình nguyện viên tham gia pha 3b (dự kiến hoàn tất trước ngày 15/08). Cùng với việc xin cấp phép "sử dụng khẩn cấp có điều kiện" đối với vac-xin Nanocovax, công ty Nanogen kiến nghị Bộ Y tế cho triển khai pha 3c với khoảng từ 500.000 đến 1 triệu người tham gia.

"Nhanh" nhưng phải "bảo đảm an toàn, hiệu quả và khách quan"

Trong buổi họp hôm qua, Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y sinh học Quốc gia đã chính thức "cho phép triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3". Giáo sư Tiến sĩ Trương Việt Dũng, chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp, nêu nhận định : "thúc đẩy nghiên cứu nhanh nhưng phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và khách quan". Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn – phụ trách nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng - đề nghị Hội đồng họp tiếp vào ngày 15/8, để đánh giá kết quả pha 3a, trước khi đưa ra khuyến nghị mới.

Trước cuộc họp của Hội đồng, Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam đã họp ngày 06/08, để góp ý về đề nghị "cấp phép lưu hành có điều kiện với vac-xin Covid-19 trong nước đang thử nghiệm lâm sàng" của chính phủ. Ủy ban này nhấn mạnh : "Để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho người dân, cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề cấp giấy lưu hành… vac-xin phòng Covid-19, kể cả khi được phê duyệt sử dụng khẩn cấp thì các bước quan trọng, các tiêu chí bắt buộc cũng không được bỏ qua".

Giáo sư Tiến sĩ Trần Tịnh Hiền, chuyên gia đầu ngành dịch tễ học tại Việt Nam theo dõi sát các diễn biến của việc thử nghiệm lâm sàng vac-xin tự chế đầu tiên của Việt Nam. Giáo sư Trần Tịnh Hiền nguyên là phó giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh, giám đốc chuyên môn Vietnam Oucru, đơn vị nghiên cứu lâm sàng trực thuộc Đại Học Oxford Vương quốc Anh. Trên trang Facebook cá nhân hôm 27/7, Giáo sư Hiền đã hoan nghênh việc cơ sở chủ trì nghiên cứu công bố kết quả thử nghiệm vac-xin Nanocovax giai đoạn 1 và 2 trên tạp chí khoa học quốc tế Medrxiv. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng nhận xét là dựa trên kết quả sơ bộ nói trên "khó đánh giá tính sinh miễn dịch và tác dụng bảo vệ của vac-xin… ngoài ra cũng chưa có đánh giá được tác dụng của vac-xin với biến chủng Delta, là biến chủng chiếm gần như đa số hiện nay.."..

Số ca nhiễm chính thức trong ngày cao nhất từ đầu dịch

Theo Vietnamnet, trang web của bộ Thông Tin - Truyền Thông, hôm qua 07/08 là ngày ghi nhận 9.690 ca dương tính mới với virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, nhiều nhất từ trước đến nay. Hiện tại Việt Nam, theo số liệu chính thức, có tổng cộng hơn 200.000 người nhiễm tính từ đầu dịch. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, con số nêu trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, số lượng người nhiễm thật có thể cao hơn gấp vài lần, thậm chí hàng chục lần. Chỉ có điều tra dịch tễ học bằng các xét nghiệm kháng thể mới cho phép xác định được tương đối chính xác quy mô thực sự của dịch bệnh.

Kết quả cuộc điều tra dịch tễ quốc gia lần thứ tư tại Ấn Độ, do Indian Council of Medical Research  (ICMR) thực hiện, công bố cuối tháng 7/2021, cho thấy khoảng 900 triệu dân Ấn đã nhiễm SARS-CoV-2, gấp khoảng 30 lần so với số ca nhiễm chính thức. Đầu tháng 7, điều tra do CDC Hoa Kỳ hỗ trợ tại vùng thủ đô Jakarta (Indonesia) với tét kháng thể cho thấy gần một nửa dân cư đô thị hơn 10 triệu dân này đã nhiễm virus, gấp hơn 5 lần so với số chính thức.

Theo số liệu chính thức, tại Việt Nam có hơn 3.300 người chết vì Covid-19. Từ hai tuần nay, số người chết được ghi nhận mỗi ngày liên tục vượt quá con số 100, thậm chí 200 người, đa số là tại Sài Gòn. Hệ thống y tế tại thành phố Hồ Chí Minh trong tình trạng quá tải, nhiều bệnh nhân chết do không kịp cấp cứu.

Trọng Thành

************************

Covid – Việt Nam : Y tế phía Nam quá tải, nhiều "F0" không cứu kịp

Trọng Thành, RFI, 07/08/2021

Dịch bệnh Covid-19 đang đẩy hệ thống bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương miền Nam vào tình trạng quá tải. Nhiều trường hợp trở nặng tử vong do không kịp cấp cứu.

vietnam2

Sài Gòn hoang vắng mùa đại dịch. Ảnh minh họa.  © Wikimedia

Từ mươi ngày nay, số người tử vong do Covid tại Sài Gòn luôn vượt quá 100. Trong hai ngày liên tiếp 4 và 5/8/2021, số tử vong vượt 200 người. Theo Bộ Y tế Việt Nam, số người nhiễm virus (hay "F0" theo cách gọi ở Việt Nam) tại thành phố Hồ Chí Minh hiện đã vượt quá 100.000. Theo quy định mới, đa số các "F0" không triệu chứng tự cách ly và chăm sóc y tế tại nhà để giảm tải cho các cơ sở "thu dung" cũng như điều trị. Tuy nhiên, trong số "F0" này dự kiến khoảng 5% trường hợp diễn tiến nặng, cần được cấp cứu, chuyển tuyến kịp thời. Có những ca chuyển nặng rất nhanh, không được cấp cứu kịp, đã tử vong. Số người cần thở máy tăng gấp đôi trong mươi ngày vừa qua, từ hơn 700 người (ngày 28/07) thành hơn 1.300 người (ngày 05/08).

Theo chính sách mới của chính quyền Việt Nam, hệ thống chăm sóc và điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 tại Sài Gòn chia thành 5 tầng. "Tầng một" tập trung đa số người nhiễm virus không có triệu chứng để cách ly, theo dõi (gọi là "cơ sở thu dung"). Trước tình trạng quá tải, nhiều cơ sở "thu dung" đã được điều chuyển thành cơ sở điều trị "tầng 2". Một bài viết trên trang mạng chính phủ Việt Nam hôm nay 07/08 cho biết "tình trạng quá tải các tầng điều trị của Thành phố Hồ Chí Minh làm nhiều bệnh nhân Covid nặng chậm được tiếp nhận, cấp cứu" khiến Quân khu 7 phải "quyết định chuyển đổi" khu thu dung "F0" không triệu chứng thành bệnh viện dã chiến chuyên điều trị, cấp cứu.

Sở Y tế : Các bệnh viện không được từ chối người cấp cứu

Hôm qua 05/08, giám đốc sở Y tế phải ra "công văn khẩn" yêu cầu tất cả trung tâm cấp cứu, các bệnh viện phải "mở cửa tiếp nhận người bệnh tự đến khám và cấp cứu 24/7, đặc biệt vào ban đêm". Tuyệt đối không được yêu cầu người bệnh phải có xét nghiệm nhanh hoặc PCR âm tính với Covid. Tuy nhiên, khả năng tiếp nhận của các bệnh viện là có hạn.

Trả lời báo Tuổi Trẻ hôm qua, giám đốc một bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid ở mức tương đối nặng (thuộc "tầng 3") quy mô 500 giường tại Sài Gòn cho biết, bệnh viện này lúc nào cũng trong tình trạng kín giường, do đó việc tiếp nhận được bệnh nhân nữa hay không còn tùy thuộc mức độ bệnh lý, "nếu bệnh nhân cấp cứu sẽ ráng cứu". Vị bác sĩ này cho biết thêm : "Bên cạnh các ca thở máy không xâm lấn được điều trị hồi phục tốt, có ngày 3-4 ca tử vong, chủ yếu tập trung vào nhóm lớn tuổi, có bệnh nền. Gần đây xuất hiện thêm ở nhóm trẻ tuổi bị béo phì".

Tình hình căng thẳng không chỉ tại Sài Gòn. Tỉnh Bình Dương láng giềng cũng là một điểm nóng khác. Số ca mới trong 10 ngày gần đây chiếm gần 70% tổng số ca từ đầu mùa dịch. Hiện vẫn còn gần 400 bệnh nhân có diễn biến nặng, đã có 144 người tử vong vì Covid. Có ngày, số ca mắc mới của Bình Dương vượt 2.000, bằng một nửa ca mới của Sài Gòn, dù dân số chỉ bằng một phần năm. 

Theo trang mạng của Bộ Y tế Việt Nam hôm nay, bệnh viện Hồi Sức Covid-19 tại thành phố HCM hiện đang điều trị 522 bệnh nhân, trong đó 149 người trong tình trạng nguy kịch. Bệnh viện Hồi Sức Covid-19, được thành lập khẩn hồi tháng 7/2021, dự kiến có thể tiếp nhận tối đa 1.000 bệnh nhân rất nặng và nguy kịch (tức "tầng 5", tầng cao nhất theo hệ thống điều trị Covid tại Sài Gòn). Hiện tại bệnh viện chỉ đón nhận được một nửa số bệnh nhân theo mục tiêu thiết kế do thiếu phương tiện và nhân viên.

Nhìn chung, tình trạng thiếu máy trợ thở, thiết bị ECMO (tim phổi nhân tạo), máy thở oxy dòng cao, bồn chứa oxy, máy chụp X-quang di động…, cũng như thiếu y bác sĩ điều trị, cấp cứu, nhân viên điều dưỡng chuyên về Covid, là phổ biến. Tình hình dự kiến sẽ căng thẳng hơn trong những ngày tới.

Trọng Thành

*************************

Vit Nam trong nhóm các nước nhn vin tr vaccine nhiu nht t M

VOA, 06/08/2021

Vit Nam nm trong nhóm các nước đã nhn vin tr vaccine chng Covid-19 nhiu nht trong tng s hơn 100 triu liu vaccine mà chính ph M h tr cho toàn cu không kèm bt c điu kin gì trong thi gian qua.

vietnam3

Cuc gp gia phái đoàn ca B trưởng Quc phòng M Lloyd Austin vi đoàn ca B trưởng Quc phòng Vit Nam Phan Văn Giang ti Hà Ni hôm 29/7. Vit Nam nhn tng cng 5 triu liu vaccine Moderna t M trước khi ông Austin đến Hà Ni..

Mdanh sách mi được Nhà Trng công b v vic phân b hơn 111,7 triu liu vaccine ti hơn 60 quc gia trên toàn thế gii, thông qua chương trình chia s vaccine toàn cu COVAX, cho thy Vit Nam đng th 7 vi 5 triu liu vaccine.

Năm triu liu Moderna do M tng Vit Nam được chuyn ti quc gia Đông Nam Á trong hai ln vào tháng trước, vi 3 triu liu được chuyn giao hôm 25/7, vài ngày trước khi B trưởng Quc phòng M Lloyd Austin ti thăm Hà Ni.

Indonesia, quc gia đông dân nht trong s các nước nhn vin tr vaccine ca chính ph M, được phân b nhiu nht vi 8 triu liu. Vit Nam đng sau Philippines, nước nhn được 6,2 triu liu vaccine, trong s các quc gia Đông Nam Á trong danh sách phân b vaccine toàn cu ca Nhà Trng.

Tr li phóng viên trong nước v quan đim ca Vit Nam khi nm trong nhóm các quc gia nhn vin tr vaccine nhiu nht t M, người phát ngôn B Ngoi giao Hà Ni, Lê Th Thu Hng, cho biết trong mt cuhọp báo thường kỳ hôm 5/8 rng Vit Nam "trân trng mi s h tr, đóng góp dù là nh nht" và "mong tiếp tc nhn được s h tr ca các nước, các đi tác và t chc quc tế đ tăng cường tiêm chng trong nước, hướng ti min dch cng đng".

Vit Nam nm trong s các quc gia có t l tiêm chng thp nht trong khu vc và nhm mc tiêu đt min dch cng đng trong năm nay. Tuy nhiên, trước s khan hiếm v ngun vaccine trong khi đang tri qua đt bùng phát dch ti t nht, chính ph Hà Ni sau đó đã gim mc tiêu xung là phn đu tiêm chng đy đ cho 50% người trưởng thành đến cui năm.

Bà Hng cho biết rng đến nay, Vit Nam đã nhn khong 18 triu liu vaccine chng Covid-19 t nhiu nước, đi tác và các t chc quc tế. Ngoài M, nhng nước đã vin tr vaccine cho Vit Nam trong nhng tháng gn đây còn gm có Nht Bn, Anh, Nga và Trung Quc.

Ngoài 5 triu liu vaccine Moderna, chính quyn M ti nay đã vin tr cho Vit Nam hơn 20 triu USD đ chng dch. Đi s Vit Nam ti M, Hà Kim Ngc, vào tháng trước cho biết M s vin tr thêm vaccine cho Vit Nam, quc gia Đông Nam Á đang ngày càng đóng vai trò quan trng trong chính sách đi ngoi ca M vi hai chuyến thăm liên tiếp trong vòng 1 tháng ca B trưởng Quc phòng Austin cui tháng trước và Phó Tng thng Kamala Harris vào cui tháng này.

Vi tng cng 111,701 triu liu vaccine gi đến hơn 60 nước trên toàn cu, ch yếu gm Châu Á, Châu Phi và mt s nước Nam M, Nhà Trng nói trong thông báo khi công b danh sách này hôm 3/8 rng đây là "mt ct mc quan trng khng đnh M là nước dn đu toàn cu v tài tr vaccine Covid-19". Theo Liên Hp Quc, con s này nhiu hơn lượng quyên góp ca tt c các quc gia khác cng li và "phn ánh s hào phóng ca tinh thn M".

Tng thng Biden vào tháng 6 cam kết h tr ít nht 80 triu liu vaccine t ngun cung ca M ti các quc gia trên toàn thế gii và ha rng s tiếp tc chia s chng nào M có kh năng đng thi nói rng s h tr ca chính quyn ông không kèm theo bt k điu kin gì.

Nhà Trng cũng cho biết t cui tháng này, Chính quyn Biden s bt đu chuyn giao na t liu vaccine Pfizer mà M đã cam kết mua đ tng cho 100 quc gia có thu nhp thp trên toàn thế gii đang cn vaccine đ tiêm chng cho người dân ca h.

Published in Việt Nam

Cái giá của phong tỏa, ai phải trả ?

Yên Khắc Chính, Luật Khoa, 30/07/2021

Không phải những người quyền cao chức trọng hay những ai đang chăn êm nệm ấm.

chong1

Một khu vực bị cách ly chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01/06/2021. Ảnh : Reuters - Stringer.

Bạn mắc một bệnh lạ, nhập viện và rơi vào hôn mê. Sau khi tỉnh dậy, bác sĩ giải thích rằng họ đã phải cắt một quả thận của bạn. Đây là sự đánh đổi, hy sinh cần thiết để cứu mạng sống của bạn.

Bây giờ, hãy thử tượng cùng một trường hợp đó, nhưng bạn tỉnh dậy và nghe bác sĩ giải thích rằng họ phải cắt một quả thận của bạn để cứu mạng một người khác.

Tình huống này được Stephen John, giảng viên triết học tại Đại học Cambridge đặt ra trong một bài viết bàn về căn cứ đạo đức của quyết định phong tỏa trong đại dịch [1].

Trường hợp cắt thận của một người để cứu sống chính họ đại diện cho lối tiếp cận "vị thân" (intrapersonal). Đây là quyết định mà tất cả cùng thắng.

Trường hợp sau là "vị tha" (interpersonal), hay vì người khác. Đây là kiểu quyết định sẽ có người thắng và có kẻ thua thiệt.

Đối mặt với dịch bệnh, nhiều chính phủ ngay lập tức đưa ra quyết định phong tỏa. Để đạt được sự ủng hộ của người dân, các chính phủ tuyên truyền với thông điệp rằng đây là phương thức duy nhất có thể bảo vệ mạng sống của mọi người, có lợi cho tất cả, một kiểu vị thân – mọi người cùng thắng.

Thông điệp đó khác xa thực tế.

Khác biệt rõ ràng nhất đến từ tính chất của dịch bệnh Covid-19 : các thống kê cho đến nay đều cho thấy nó gây hại nhiều nhất đến nhóm đối tượng người lớn tuổi và người có bệnh nền, trong khi gây rất ít nguy hiểm cho những người trẻ tuổi khỏe mạnh.

Các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt rõ ràng ảnh hưởng nhiều hơn đến nhóm người trẻ tuổi – họ bị mất việc làm, mất thu nhập, mất cơ hội học hành, và mất tự do cá nhân.

Trong một số trường hợp, ngay cả khi so sánh về nhân mạng, cái giá phải trả từ hậu quả của việc phong tỏa cao hơn cái được từ quyết định đó.

Đó là kết luận từ nghiên cứu của một nhóm tác giả công bố hồi tháng 6/2021 trên trang web của Ngân hàng Thế giới (World Bank) [2]. Nghiên cứu cho biết ở các nước có thu nhập thấp, cứ mỗi sinh mạng được cứu khỏi Covid-19 nhờ vào quyết định phong tỏa, sẽ có 1,76 sinh mạng của trẻ em bị mất đi do các thiệt hại kinh tế phát sinh từ hành động phong tỏa đó. Tỷ lệ này ở các nước có thu nhập trung bình và cao lần lượt là 1:0,59 và 1:0,06.

Việc thế hệ trẻ phải gánh chịu phần thiệt hại lớn hơn từ chính sách phong tỏa được gọi là "sự đánh đổi xuyên thế hệ" (intergenerational tradeoff).

Nhưng đó không phải là sự đánh đổi duy nhất.

Chính sách phong tỏa khiến người nghèo gánh chịu phần thiệt hại lớn hơn nhiều so với những người giàu có. Lưu ý rằng thiệt hại ở đây là trong tương quan của từng nhóm người. Người giàu có thể mất hàng tỷ đồng nhưng họ vẫn còn đủ nguồn lực để sống khỏe trong thời gian cách ly. Trong khi đó với những người nghèo, chỉ cần mất đi vài triệu đồng thu nhập là đủ để đẩy họ vào cảnh khốn cùng.

chong2

Trong đại dịch, nhiều người lao động nghèo bị mất thu nhập, phải lâm vào cảnh cậy nhờ trợ giúp của xã hội. Ảnh : Báo Công Luận.

Thử hình dung trường hợp một người phụ nữ bán vé số 50 tuổi ở Sài Gòn. Bình thường với công sức của mình người đó có thể kiếm đủ thu nhập để trang trải bữa ăn, tự nuôi sống bản thân. Khi thành phố phong tỏa, cô bị cấm ra ngoài đường, mất đi chiếc cần câu cơm. Lúc này, cô buộc phải phụ thuộc vào sự cưu mang của người khác, nếu không, sẽ chết đói.

Đặt trường hợp người bán vé số bị nhiễm Covid-19, nếu không có bệnh nền, xác suất tử vong là thấp, thậm chí có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì.

Một trường hợp cụ thể xuất hiện trên mạng xã hội vừa qua minh họa rõ hơn sự đánh đổi này [3].

Theo câu chuyện, hai anh em người Thanh Hóa lên Hà Nội làm phụ hồ. Gặp đợt phong tỏa, vừa không có việc làm, lại không được chủ chi trả tiền công, hai người này lang thang vất vưởng nhiều ngày không có gì bỏ bụng, cũng không có tiền về quê. Cuối cùng họ phải đánh liều đi xin ăn.

Hai người thanh niên khỏe mạnh, một 21 tuổi, một 15 tuổi, nếu không may bị nhiễm bệnh, xác suất cao họ sẽ chỉ có những triệu chứng như cúm thông thường, hoặc thậm chí không có triệu chứng gì. Nhưng giờ đây, với chính sách phong tỏa để kiềm chế dịch bệnh, họ lại bị đẩy vào cảnh chết đói.

Như vậy, với những người như cô bán vé số hay hai cậu thanh niên phụ hồ, thiệt hại từ chính sách phong tỏa rõ ràng lớn hơn nhiều so với rủi ro từ việc lây nhiễm bệnh.

Chính những người nghèo mới là đối tượng phải chấp nhận "đánh đổi vị tha" (interpersonal tradeoff) – gánh phần thua thiệt để bảo vệ những người khác.

Ở Việt Nam, thực tế này không những không xuất hiện trong các thông điệp về phòng chống dịch, mà ngược lại, những người nghèo lại trở thành đối tượng bị công kích, thậm chí là trừng phạt do không chịu tuân thủ các quy định cách ly phong tỏa.

Trong khi những người có điều kiện an nhiên kê cao gối ngủ tại nhà những ngày cách ly, thả hồn đọc sách, vui vẻ học nấu ăn, chăm sóc cây cảnh hay cắm mặt luyện phim chơi game, thì rất nhiều người khác bị bó chân trong những phòng trọ bít bùng chỉ vài mét vuông chật hẹp, lo lắng về tiền ăn tiền phòng tiền điện tiền nước và đủ thứ chi phí khác.

Thách thức lớn nhất của những người có điều kiện là vượt qua cơn chán chường. Thử thách đối với những người khác là tìm cách sống sót.

chong3

Một người lao động tự do đang nhặt ve chai từ bãi rác. Ảnh : Báo Lao Động.

Ngay cả khi những người nghèo được nhận trợ cấp từ ngân sách – là tiền mà họ có phần đóng góp trong đó – thì nó vẫn chỉ như muối bỏ bể.

Thống kê từ một bài viết trên Luật Khoa có thể chỉ ra số tiền chi cho những người trong lực lượng chống dịch như công an gấp nhiều lần so với tiền trợ cấp cho người dân (mà đó mới là phụ cấp, chưa tính lương và các khoản khác dành cho lực lượng này) [4].

Rồi còn vô số trường hợp những người giàu có cậy nhờ quan hệ tìm cách chen hàng luồn lách để được tiêm vaccine mà không hề gặp phải hậu quả gì, trong khi đa phần người nghèo không có cách chi tiếp cận với vaccine [5]. Ngay cả khi thuộc nhóm lớn tuổi và có bệnh nền, họ cũng không phải những người được ưu tiên hàng đầu trong danh sách được tiêm.

Trong các thông điệp tuyên truyền phòng chống dịch của chính quyền, người ta thường xuyên bắt gặp những tuyên bố kiểu "chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế" của Thủ tướng [6] hay "thành phố thời gian qua đã nhận cái khó về phía mình" của lãnh đạo Thành phố  Hồ Chí Minh [7].

Nếu có thống kê cụ thể, thiệt hại mà những người nghèo phải gánh chịu trước các chính sách phong tỏa, xét trong tương quan nguồn lực của họ, chắc chắn vượt xa so với những "hy sinh" và "cái khó" mà bất kỳ lãnh đạo chính quyền nào phải chịu, nếu có.

Những điều trên không dẫn tới kết luận phong tỏa là chính sách sai lầm.

Quan điểm đồng thuận của phần lớn chuyên gia vẫn cho rằng ngoài vaccine, phong tỏa là cách tốt nhất để hạn chế đà lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên, có ít nhất ba vấn đề trong chính sách phong tỏa cần phải thay đổi.

Một là thông điệp phải minh bạch : đây không phải là lựa chọn mà tất cả cùng gánh chịu phần thiệt hại như nhau. Rõ ràng đang có những người phải chịu thiệt thòi hơn hẳn những nhóm khác, và sự đánh đổi đó của họ không được ghi nhận đúng mức.

Hai là phải có các chính sách phân phối nguồn lực đảm bảo nhóm người đang chịu thiệt hại nhiều hơn nhận được hỗ trợ tương đương với phần đánh đổi mà họ phải gánh cho cả cộng đồng.

Và cuối cùng là loại bỏ những biện pháp chống dịch cực đoan trong đó đẩy hết phần khó về phía người nghèo, buộc họ phải ở trong thế hoặc phản kháng để sinh tồn, hoặc chấp nhận làm chốt thí để giữ gìn đại cục.

Yên Khắc Chính

Nguồn : Luật Khoa, 30/07/2021

Chú thích :

1. A. (2020, June 18). The Ethics of Lockdown : Communication, Consequences, and the Separateness of Persons. Kennedy Institute of Ethics Journal. 

2. The intergenerational mortality tradeoff of covid-19 Lockdown policies in low- and MIDDLE-INCOME COUNTRIES. World Bank Blogs. (n.d.). 

3. Facebook. (2021). 

4. Trực, B. C. (2021, July 19). Bao nhiêu tiền đã được chi cho Bộ Công an để "chống dịch" ? Luật Khoa Tạp Chí. 

5. Minh, N. (2021, July 22). Có bao nhiêu "cháu ngoại" đã trót lọt chen hàng để tiêm vaccine trước ? Luật Khoa Tạp Chí. 

6. H. (2020b, February 6). Chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân.  

7. Phúc C. N. H.-. (2021, July 8). Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh giải thích về yêu cầu "đóng cửa" hàng quán ăn uống. Tin tức mới nhất 24h – Đọc Báo Lao Động online – Laodong.vn. 

*********************

Sài Gòn – tang thương trong tuyệt vọng

Đỗ Duy Ngọc, Saigonnhonews, 30/07/2021

Dù là người lạc quan, không chấp nhận chữ "toang" và "bùng" ở Sài Gòn, nhưng đến hôm nay, phải chấp nhận một sự thật là Sài Gòn tang thương như chưa bao giờ thấy. Kể cả trong thời chiến tranh và trong thời điểm đói nghèo sau 1975… Đã qua thời gian dài giãn cách rồi giới nghiêm, từ Chỉ thị 15, rồi 16 rồi phong toả, con số người nhiễm bệnh và tử vong ở Sài Gòn vẫn không ngừng tăng. Rất nhiều khu vực bị cách ly dài ngày, rất nhiều biện pháp, chỉ thị được đưa ra, nhưng bất lực. Không biết bao nhiêu clip, bao nhiêu tin nhắn, bao nhiêu hình ảnh đã cho thấy một Sài Gòn với nhiều bi kịch.

chong4

Những đoàn người khổ sở tháo chạy khỏi Sài Gòn (ảnh : MXH)

Những thước phim kinh khủng trôi qua khắp ngõ ngách Sài Gòn

Cảnh nhếch nhác, thiếu phương tiện ở các khu cách ly, cảnh người chết đắp chiếu, người bệnh hấp hối trong phòng của bệnh viện chuyên điều trị người dính Covid-19 mà không có một ai chăm sóc, tiếng kêu vô vọng của người đàn ông trong căn phòng đầy những người chờ chết. Cảnh hàng đoàn xe chở xác người chờ vào lò thiêu ở Bình Hưng Hòa. Tiếng kêu tuyệt vọng của một cô gái bên xác mẹ vừa qua đời. Câu nhắn tin cuối cùng của một cô gái thiện nguyện trước lúc lìa đời…

Cảnh một thanh niên được để trên xe đẩy hàng đưa ra từ con hẻm nhỏ ở quận 4, anh ta yếu lắm rồi, không thở nổi, xe đón anh là một chiếc xe vận tải nhỏ chở hàng do y tế đưa xuống, không bình oxy, không có một thiết bị cấp cứu nào, anh được dìu lên xe và ngồi thở dốc. Nghe nói sau đó anh đã không qua nổi và đã tử vong. Cảnh ba chiếc quan tài được đưa ra từ con hẻm nhỏ lên xe đi thiêu giữa buổi chiều nặng hạt. Cảnh người mẹ kêu gào xin cứu con trong khu cách ly… và biết bao cảnh đau thương nữa không viết ra hết.

chong5

Những người sống lê lết bên vỉa hè (ảnh : MXH)

Và cảnh những người sống lê lết bên vỉa hè nhận hộp cơm từ thiện, ánh mắt ai cũng buồn, nụ cười của ai cũng méo xệch. Những cảnh bi đát ấy không thể tìm thấy trên báo chí hàng ngày, cũng sẽ không thấy trên tivi. Nhưng đó là những cảnh đời thực đang xảy ra hàng giờ trong lòng thành phố này. Đêm ở Sài Gòn giờ lặng im một cách đáng sợ và đêm Sài Gòn trong nhiều căn nhà, ngõ hẻm, góc phố, trong các khu cách ly, trong các bệnh viện có những con người lần lượt lìa trần trong lặng lẽ, những cảnh đau thương đầm đìa nước mắt.

Chính quyền tiếp tục ngụp lặn trong lúng túng

Cơn đại dịch như một trận cuồng phong kéo dài, nhà nước loay hoay với những kịch bản đối phó nhưng hình như chưa tìm được một liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn chặn cơn dịch. Cứ cách ly, phong tỏa, giới nghiêm, giãn cách với các chỉ thị không còn giá trị với cuộc khủng hoảng. Đã đến lúc lựa chọn phải tập trung vào mục tiêu giảm tử vong, giảm người nhiễm bệnh. Chuyện tăng trưởng, phát triển phục hồi kinh tế cho chậm lại hoặc cũng có thể dừng lại khi không thể bắt cá hai tay trong thời kỳ dầu sôi lửa bỏng này, cứu người là chuyện khẩn cấp nhất.

Vừa qua, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã ký quyết định thành lập Tổ tư vấn về chính sách phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế với tám thành viên do Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam làm Tổ trưởng.

Tổ tư vấn có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất giải pháp, biện pháp cho Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện tốt công tác chống dịch, phục hồi sản xuất, qua đó góp phần thực hiện "mục tiêu kép". Đây là danh sách tổ tư vấn :

– Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam (Tổ trưởng)

– Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, Khu công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Tổ phó)

– Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Hoàng Hải, giảng viên cao cấp, quyền Hiệu trưởng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

– Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Công Gia Khánh, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

– Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Nhã Nam, VNTI và Khu công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

– Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam

– Ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam

– Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Với ý kiến cá nhân, tôi nghĩ nên tách ra hai mục tiêu và hai tổ tư vấn khác nhau dù cả hai có thể tiến hành song song. Tổ chống dịch gồm y bác sĩ, các nhà khoa học tư vấn cho ủy ban các biện pháp chống dịch hiệu quả, nhanh chóng và thiết thực nhất. Tổ tư vấn kinh tế gồm các chuyên gia kinh tế đưa ra những ý kiến để phát triển kinh tế sau cơn dịch. Ở đây, nhìn vào tổ tư vấn chống dịch với tám người mà chỉ có một bác sĩ, còn lại toàn chuyên gia quản lý, giáo sư kinh tế với tiến sĩ phần mềm. Thế thì tư vấn chống dịch cái gì khi nhiệm vụ trước mắt là chống dịch ? Các nhà lãnh đạo vẫn băn khoăn và đặt nặng việc phát triển, phục hồi kinh tế hơn là việc chống dịch. Bởi vậy việc đối phó với đại dịch cứ chạy loanh quanh và lâm vào bế tắc.

Những vành khăn tang

Mới đây, khi làm việc với ông chủ tịch nước, chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết tính đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua 61 ngày giãn cách xã hội theo các cấp độ khác nhau. Đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 16 tăng cường, chủ tịch UBND TP cho biết việc hạn chế ra đường từ sau 18h đến 6h sáng được thực hiện nghiêm. Tuy nhiên, từ 6h sáng đến trước 18g, nhiều người vẫn ra đường mà không có lý do cần thiết.

Ông Phong nhận định khi thực hiện Chỉ thị 10 trên cơ sở Chỉ thị 15, số ca nhiễm tăng 6,1 lần so với khi áp dụng Chỉ thị 19. Khi áp dụng Chỉ thị 16, số ca mắc tăng bình quân 7,7 lần/ngày so với áp dụng Chỉ thị 10. Khi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 10 thì số ca mắc bình quân tăng 1,5 lần so với khi áp dụng Chỉ thị 16. Như vậy, khi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 thì tốc độ tăng ca mắc bình quân đã chậm lại, chỉ tăng 1,5 lần.

Thế nhưng, nếu xem con số thống kê người nhiễm bệnh và số tử vong thực tế, người ta sẽ có kết quả khác.

Ngày 18/7 có 4.693 ca

Ngày 19/7 có 3.074 ca

Ngày 20/7 có 3.322 ca

Ngày 21/7 có 3.556 ca

Ngày 22/7 có 4.218 ca

Ngày 24/7 có 5.396 ca

Ngày 25/7 có 4.555 ca

Ngày 26/7 có 5.997 ca

Ngày 27/7 có 6.318 ca

Ngày 28/7 có 4.449 ca

Ngày 29/7 có 4.592 ca

Qua những con số đó, chúng ta thấy chỉ qua 11 ngày từ 18/7 đến 29/7, số người nhiễm bệnh không hề giảm dù thành phố đã dùng nhiều biện pháp để đối phó. Tính đến sáng 30/7, trên địa bàn thành phố đã có 85.288 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện các bệnh viện trên địa bàn thành phố đang điều trị cho 36.378 bệnh nhân dương tính, trong đó có 847 bệnh nhân nặng đang thở máy và 14 bệnh nhân can thiệp ECMO. Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã có 1.057 bệnh nhân tử vong sau khi mắc virus, một con số không nhỏ. Và từ con số đó ta hình dung ra nỗi tang thương của nhiều gia đình ở thành phố này trong cơn đại dịch.

Nhưng thật ra con số tử vong ở thành phố không chỉ là con số người chết vì virus mà mỗi ngày còn biết bao nhiêu bệnh nhân chết vì những bệnh tật khác nhưng không được thống kê. Vì cách ly, phong tỏa, giới nghiêm và hệ thống liên lạc với các bộ phận y tế, với bệnh viện tắc nghẽn không liên lạc được hoặc chuông reo không ai trả lời. Vì hạn chế lưu thông cùng các phương tiện giao thông công cộng không được phép hoạt động.

Rất nhiều người mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tai biến, ruột thừa, viêm gan cấp tính, viêm cầu thận, tai nạn… không thể đến bệnh viện để cứu chữa kịp thời và họ đành lìa đời trong đau đớn và uất hận của thân nhân. Con số người chết này cũng liên quan gián tiếp từ Covid-19. Bệnh viện vắng hẳn người đến thăm khám, người bệnh mãn tính cũng không được tái khám, ngay cả người trong tình trạng cấp cứu khó khăn lắm mới đến được bệnh viện nhưng cũng không được quan tâm chữa trị như bình thường mà phải qua biết bao thủ tục và việc từ chối người bệnh là chuyện đã từng xảy ra.

Cách ly, phong tỏa kéo dài đã hai tháng, nhiều người, nhiều gia đình chẳng còn chi để sống qua ngày. Đã có hiện tượng lây nhiễm tập thể ở các khu dưỡng lão. Những trung tâm nuôi người già, trẻ em lâu nay sống nhờ lòng hảo tâm của bá tánh giờ đây lâm vào cảnh thiếu ăn. Đã đến lúc nhà nước nên tìm ra giải pháp tốt hơn là ra lệnh cấm đoán và giới nghiêm. Càng siết mạnh càng gây hoang mang và âu lo. Bữa cơm càng lúc càng vơi dần đi vì không còn phương sinh kế, ức chế vì bị tù túng và bế tắc vì không kiếm ra tiền mua rau gạo. Những thứ ấy khiến cho người dân dễ sinh ra bất mãn và có những hành vi thiếu kiểm soát.

Ngày mai ra sao ?

Những đoàn người tìm cách bỏ thành phố lại sau lưng càng lúc càng nhiều. Họ ra đi với nhiều phương tiện có sẵn để tìm đường về quê. Họ rời thành phố với giọt nước mắt nhưng ngày về nhiều khi cũng chẳng có nụ cười. Quê nhà nhiều nơi cũng chẳng muốn đón nhận họ và nơi quê nhà họ cũng khó kiếm được bữa cơm. Tang thương không chỉ ở số người nhiễm bệnh, số người tử vong hàng ngày mà tang thương còn phủ lên đời sống của nhưng người đang còn lành mạnh đang thấp thỏm âu lo chẳng biết số phận mình ngày mai ra sao.

chong6

Chẳng ai biết ngày mai ra sao (ảnh : MXH)

Cũng chẳng hiểu về công văn hỏa tốc của Bộ trưởng Bộ Y tế gởi cho chủ tịch thành phố ngày hôm qua. Thúc hối tiến trình chích vaccine vì có cảm giác thành phố tiêm chủng quá chậm chạp ? Trong khi đó thành phố lại khẩn thiết yêu cầu tăng cường lượng vaccine. Thực tế là thành phố tiêm chủng quá chậm, số lượng người được chích chẳng là bao so với dân số gần chục triệu người. Thiếu vaccine hay thiếu tổ chức, trách nhiệm ? Người dân không cần biết lỗi của ai, chỉ mong được chích vaccine để bớt sợ hãi và hi vọng cơn dịch sẽ sớm qua. Lúc này chỉ mong làm sao giảm được người nhiễm dịch và con số tử vong. Bởi thế giới cũng đã biết rằng không bao giờ diệt được con virus khốn nạn này mà chỉ là ngăn chận nó, sống chung với nó bằng vaccine và những viên thuốc của tương lai.

Theo HCDC, tính từ 18g30 ngày 29/7 đến 6h ngày 30/7, thành phố ghi nhận thêm 2.740 bệnh nhân mới được Bộ Y tế công bố sáng nay. Trong đợt dịch thứ IV bắt đầu từ 27/4 đến sáng 30/7, thành phố có tổng cộng hơn 84.500 người mắc Covid-19. Những con số chẳng có chi vui, nỗi lo còn đó.

30/07/2021

Sài Gòn ngày lockdown thứ hai mươi hai

Đỗ Duy Ngọc

Nguồn : Saigonnhonews, 30/07/2021

*************************

Nếu đây là thời chiến…

Năng Tịnh, Luật Khoa, 29/07/2021

Thì lãnh đạo cần làm nhiều hơn là những tuyên bố lên gân.

Nếu đây là thời chiến...

Từ trái qua phải : Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh : Báo Chính phủ, Bộ Y tế, Zing. Đồ họa : Luật Khoa.

"Sản xuất thời chiến thì tuyệt đối không có tự do đi lại", ông Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định như vậy  trong chuyến thị sát tại Long An vào ngày 28/7 [1].

"Mỗi người dân là một chiến sĩ", ông Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố  cũng trong một chuyến thị sát vài tuần trước đó [2].

"Tôi có thể chết nhưng tôi muốn cộng đồng khỏe mạnh" lại là lời tâm sự  của một cảnh sát giao thông sau sự kiện anh này bắt phạt hai bạn trẻ đưa mèo đi chữa bệnh [3].

Với phương châm "chống dịch như chống giặc" của chính quyền từ trước đến nay, những câu đao to búa lớn như trên không làm tôi ngạc nhiên.

Điều tôi thắc mắc là chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh kiểu gì.

Nếu đây là thời chiến, mọi sinh hoạt đều phải quy về mức tối thiểu, ai cũng phải hy sinh như nhau, vì sao tôi không thấy lãnh đạo nào đồng cam cộng khổ với dân ?

Khi hàng triệu người thất nghiệp, mất thu nhập, lâm vào cảnh thiếu thốn, vì sao không có quan chức chính quyền nào tự nguyện giảm lương ?

Vì sao chỉ thấy dùng ngân sách nhà nước để hỗ trợ – tức là lấy của dân đưa lại dân và được tiếng thơm – mà không thấy quan lớn nào chia sẻ từ túi riêng của mình san bớt gánh nặng cho dân ?

Nếu đây là thời chiến, những hành động như của chính quyền xử phạt shipper giao hàng  chỉ vì ra ngoài đường sau 18h có khác gì đâm sau lưng chiến sĩ, khi chính những người giao hàng này là huyết mạch đưa hàng hóa lưu thông [4] ? Thay vì chăm chăm bắt phạt, vì sao những cán bộ mẫn cán đó không đi làm thay việc của shipper ?

Nếu đây là thời chiến, với vaccine là nguồn lực quan trọng và thiếu thốn nhất, những hành động đi sân sau  [5] để được tiêm vaccine như các "cháu ngoại", "ông anh" hay "chú em" chẳng phải đáng bị đem ra xử tử, còn những trò dùng "công văn mật" để "cho mượn vaccine " [6] chẳng phải xứng đáng đưa ra tòa án binh xét xử công khai sao ?

Nếu đây là thời chiến, và vaccine đang cực kỳ khan hiếm, thì lãnh đạo chẳng phải cần công khai cho dân biết họ đã tiêm loại gì, khi nào, những người thân của họ có được "hưởng ké" hay không sao ? Nếu bản thân mình và người nhà được tiêm đầy đủ vaccine mà giấu kín, trong khi lại hô hào đòi hỏi người khác phải hy sinh đủ thứ để chống dịch, thì đó là thứ lãnh đạo gì ?

Nếu đây thật sự là thời chiến, thì chắc chắn sẽ không tới lượt anh công an tuyên bố sẵn sàng "chết vì cộng đồng". Rất nhiều người sẵn lòng xả thân, đứng vào vị trí của anh, nhất là khi đó là công việc được trả phụ cấp cao hơn nhiều so với mức trợ cấp mà chính phủ ì ạch phát đến người dân.

Chuẩn thấp nhất [7], 150.000 đồng/người/ngày dành cho những người tham gia phòng chống dịch đã cao gấp 3 lần so với mức hỗ trợ  [8] 50.000 đồng/người/ngày cho người dân (mà đến nay vẫn còn rất nhiều người chưa nhận được khoản tiền này). Nên nhớ 150.000 đồng đó là mức thấp nhất và chỉ là phụ cấp, chưa tính lương và các khoản hỗ trợ khác dành cho lực lượng công an tham gia chống dịch.

Những con số trên không phải để gạt đi công sức và nỗ lực của lực lượng công an. Nó chỉ nói lên một sự thật : đó là vị trí đem lại rất nhiều quyền lợi, cả trước, trong và sau khi xuất hiện dịch bệnh.

Nếu thật sự đây là thời chiến, và mỗi người dân đều là chiến sĩ, những vị trí như vậy chẳng phải nên mở rộng cửa cho tất cả mọi người tham gia, thay vì chỉ là đặc quyền cho một nhóm nhỏ hay sao ?

Và nếu đây đúng là thời chiến, tôi hy vọng những người đang ngồi vị trí lãnh đạo chịu khó đọc lại sách lịch sử. Trong bất kỳ trận chiến nào, lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho mọi quyết định của mình, nhẹ thì mất mạng, nặng thì mất nước.

Ai đó phải có gan đứng ra nhận trách nhiệm cho những quyết định mơ hồ đẩy toàn bộ hệ thống vào cảnh hỗn loạn, khiến vật giá leo thang, hàng hóa thiết yếu chỗ thì thiếu thốn giành giật nơi thì đổ đống không ai mua.

Dịch bệnh này rồi sẽ đi qua, nhưng hậu quả mà nó để lại thì phải có lãnh đạo dám đứng ra gánh lấy chứ không thể chỉ biết vỗ ngực nhận công còn thứ không hay ho thì đổ vấy cho người khác.

Không làm được vậy thì đây chỉ là trận chiến giả, nơi một nhóm người ăn trên ngồi trốc hưởng lợi trên sự hy sinh của hàng triệu người khác.

Năng Tịnh

Nguồn : Luật Khoa, 29/07/2021

Chú thích :

1.  Online T. T. (2021c, July 28). Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: "Sản xuất thời chiến tuyệt đối không có tự do đi lại". Tuổi Trẻ Online.  

2.  Tuân V. H. N. (2021, July 11). Long An được cấp 400.000 liều vaccine Covid-19. vnexpress.net. 

3.  Xuan, P. (2021, July 14). Tâm sự của anh CSGT sau vụ ‘tuýt còi’ phạt cô gái đưa mèo đi chữa bệnh. Thanh Niên Online.  

4.  V.P.N.D. (2021g, July 27). Không ra đường sau 18 giờ: Shipper bật khóc khi bị phạt bởi công ty báo vẫn đi được. Thanh Nien Online. 

5.  Minh, N. (2021, July 22). Có bao nhiêu "cháu ngoại" đã trót lọt chen hàng để tiêm vaccine trước ? Luật Khoa Tạp Chí. 

6.  Nguyên, T. (2021, July 28). "Siêu ông ngoại" Vingroup và những người không thích công bằng ở Việt Nam. Luật Khoa Tạp Chí. 

7.  Trực, B. C. (2021, July 19). Bao nhiêu tiền đã được chi cho Bộ Công an để "chống dịch"? Luật Khoa Tạp Chí. 

8.  Online T. T. (2021b, June 25). Hàng rong, bán vé số, bốc vác bị tác động do COVID-19 được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày. Tuổi Trẻ Online.

***************************

Chống dịch bằng khoa học hay bằng chủ nghĩa Mác-Lênin ?

Đăng Nguyễn, Luật Khoa, 29/07/2021

Không có chỗ cho khoa học gia trên bàn nghị sự Covid-19.

Copy of Copy of Copy of Phóng sự gian lận bầu cử

Đồ họa : Luật Khoa.

Trong những ngày đại dịch và chuyện sinh tử của mấy mươi triệu người dân phụ thuộc vào những quyết sách của nhà nước, chúng ta nên đặt câu hỏi, bao nhiêu phần trong những quyết sách đó là dựa vào khoa học ? Hay như một số tiếng nói chỉ trích trên mạng xã hội đã phê phán, rằng chính quyền chống dịch chỉ dựa vào nghị quyết và khẩu hiệu, tuyên truyền như một thời chiến tranh đã rất xa (và cũng không còn phù hợp) ? Bài viết sau đây giải thích về vị trí của khoa học và tiếng nói của khoa học gia trong hệ thống chính trị và đường lối tư tưởng Mác-Lênin.

Giữa cuộc khủng hoảng Covid-19, một khoảnh khắc cho khoa học

Sự leo thang của Covid-19 ở Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn, đang khiến hàng triệu người rơi vào khủng hoảng. Họ phải vật lộn trên nhiều mặt, từ chăm sóc sức khỏe và thực hiện các yêu cầu cách ly khác nhau, đến việc khan hiếm thực phẩm và nhu yếu phẩm, trong bối cảnh các chỉ thị chống dịch phạt thì nghiêm nhưng nội dung và việc triển khai thì lại nhiều khuất tất.

Những ngày vừa qua, chính phủ đã bắt đầu thay đổi mục tiêu kép (ngăn chặn Covid-19 đồng thời tiếp tục các hoạt động kinh tế) đã theo đuổi kể từ khi bắt đầu đại dịch, để chuyển sang chỉ tập trung chống dịch. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình đã trở nên rất nghiêm trọng. Trong vài tuần qua, Sài Gòn mang dáng vẻ tiêu điều, "trọng thương", và người dân thành phố buộc phải thích nghi, cũng như đành chỉ có thể đợi chờ và hy vọng.

Trong những ngày cao điểm của khủng hoảng Covid-19 này, Tuổi Trẻ Online đưa tin  ngày 10 tháng 7 năm 2021, rằng Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên "cảm thấy cần phải gặp trực tiếp các chuyên gia để bàn", và "Tôi mong các chuyên gia, nhà khoa học bất cứ lúc nào nếu thấy có vấn đề gì về chống dịch chưa phù hợp hãy nhắn tin cho tôi, tôi sẽ xem xét và kịp thời giải quyết. Mong các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, theo sát, sẵn sàng góp ý, hiến kế để công tác phòng chống dịch của Thành phố Hồ Chí Minh sớm thành công" [1].

Trước phát ngôn của ông Bí thư, một người dùng Facebook với tên Thái Hạo phản ứng  như sau : "Thế lâu nay các ông đã gặp ai để bàn cách chống dịch vậy ? Nhưng dù là ai thì đó cũng không phải là các ‘chuyên gia, nhà khoa học’ ? Trời ạ. Các ông đang giỡn mặt với nhân dân đấy ư ? Mà không phải chỉ ‘giỡn mặt’, suốt một năm rưỡi qua các ông đang đùa giỡn với cuộc sống và mạng sống hàng triệu con người đấy à ? Thì ra ‘chống dịch bằng nghị quyết’ và đoàn thanh niên là có thật ? Tôi chỉ thấy nhục nhã ê chề khi bị một đám mù lòa nhưng ngạo mạn dẫn đường" [2].

Rất hiển nhiên là trong một đại dịch, chúng ta, dù là người dân hay lãnh đạo quốc gia, đều nên lắng nghe các nhà khoa học. Vậy tại sao việc "có lý" như vậy mà đến tận bây giờ, khi dịch bệnh mỗi ngày là một con số trầm trọng hơn, thì một quan chức chính phủ mới nhắc đến khoa học ? 

Câu hỏi tiếp theo là, với rất nhiều tiền lệ chứng tỏ chính phủ Việt Nam không thích những tiếng nói phản biện, liệu các nhà khoa học có thể đưa ra những nhận định của mình, nhất là những nhận định "trái tai" chính phủ, đến đâu ? 

Và ở mức phổ quát nhất, đâu là vị trí của khoa học và vai trò của người làm khoa học trong việc ra quyết sách ở Việt Nam ? 

Chúng ta có thể soi chiếu vào hệ tư tưởng mà Đảng cộng sản Việt Nam theo đuổi, cũng như những thực hành dựa trên hệ tư tưởng đó, để trả lời các câu hỏi này.

Về tư tưởng : sự đàn áp xã hội dân sự và nguyên tắc duy lý tương giao 

Tại Vương quốc Anh, khi bắt đầu đại dịch, Nhóm Tư vấn Khoa học về Các trường hợp Khẩn cấp  [3] được kích hoạt, và kể từ đó, làm việc chặt chẽ với chính phủ Anh, tuy nhiên, trong vị trí như một chủ thể độc lập với chính phủ. Vai trò của Nhóm tư vấn này là đưa ra những khuyến nghị để giúp chính phủ Anh có được các quyết định phù hợp liên quan đến Covid-19 trong nước. 

Tầm quan trọng và sức nặng của các khuyến nghị khoa học rất đáng kể, ví dụ như, với áp lực từ các khuyến nghị khoa học, Thủ tướng Boris Johnson và nội các của ông đã từ bỏ chiến lược miễn dịch cộng đồng và thay vào đó là áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc vào tháng Ba năm 2020. Nếu không có lệnh phong tỏa này, Vương quốc Anh có thể đã có ​​80% dân số bị nhiễm bệnh và con số tử vong lên đến 500.000 người [4].

Tương tự, bên kia bờ Đại Tây Dương, nhà khoa học và miễn dịch học Anthony Fauci, với vai trò là cố vấn y tế cho tổng thống, cũng là một trụ cột trong chiến lược chống Covid-19 ở Mỹ.

Trong một nền dân chủ tự do (liberal democracy), việc đưa ra các quyết sách dựa trên cơ sở khoa học là một thực hành mang tính mẫu mực. Những người làm khoa học, dù có đưa ra các quan điểm "nghịch ý" với phía chính phủ, hay nói chung là những người với quyền lực trong tay, cũng không bị kiểm duyệt, hạn chế, hay bị đàn áp, trừng phạt. Phía sau thực hành mẫu mực này là hai ý niệm cơ bản, mang tính định nghĩa cho dân chủ tự do – một là "xã hội dân sự" (civil society), và hai là "duy lý tương giao" (communicative rationality) [5].

Xã hội dân sự, trong một nền dân chủ tự do, bao gồm các chủ thể và thể chế cần được độc lập với nhà nước để có thể đóng vai trò đối trọng với quyền lực nhà nước. Điều này giải thích cho việc các trường đại học và rất nhiều hiệp hội, tổ chức dân sự ở các quốc gia dân chủ tự do có thể đóng góp tiếng nói phê bình, đối lập, đối với những hành vi hay những quyết sách của chính phủ mà họ thấy là có vấn đề. Họ làm điều này như là sứ mệnh của mình, và tất nhiên là cũng không phải đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt vì sự phê bình hay tiếng nói đối lập của họ.

Mặt khác, duy lý tương giao, có nghĩa là mọi người đạt được sự đồng thuận về một vấn đề chung, bằng cách cùng thảo luận dựa trên suy nghĩ lý tính và sự trung thực của những người cùng tham gia thảo luận. Do đó, các cuộc tranh luận tại Quốc hội các nước như Scotland, Úc, hay Canada mà chúng ta thấy trên TV, báo đài, cho đến cách tổ chức tranh luận, phản biện trong lớp học phổ thông và đại học ở các nước này, chính là biểu hiện của một nền chính trị và đời sống dân chủ lành mạnh.

Trái ngược với cách mà dân chủ khai phóng được định nghĩa bởi xã hội dân sự độc lập cũng như duy lý tương giao, ta khó có thể tìm thấy hai khái niệm này trong hệ tư tưởng mà Đảng cộng sản Việt Nam tôn vinh và theo đuổi. Chính phủ Việt Nam lên án xã hội dân sự độc lập, cho rằng đó là chiến lược của "thế lực thù địch"  [6] nhằm phá hoại sự ổn định chính trị trong nước. Theo hệ tư tưởng Mác-Lênin, xã hội dân sự phải được/bị kiểm soát, và các tổ chức xã hội dân sự (chẳng hạn như báo chí, trường học và các hội đoàn nằm dưới sự quản lý của Mặt trận Tổ quốc) hoạt động như là một kênh tuyên truyền, tạo tính chính danh cho đảng cầm quyền, và từ đó hướng người dân đến việc đồng thuận với chế độ [7].

Tương tự như vậy, đảng cầm quyền không cho phép sự tồn tại của tiếng nói đối lập, cũng như họ không thấy sự cần thiết của việc tranh luận, phê bình công khai với sự tham gia của những chủ thể ngoài đảng cầm quyền. Thay vào đó, họ tin vào cơ chế "tự phê bình" và "ý Đảng là lòng dân" [8].

Về thực hành : sử dụng các nhà khoa học một cách "chiến lược" đồng thời giới hạn họ trong phạm vi kiểm soát

Kể từ năm 1975, nhà nước Việt Nam có thể được coi là một nhà nước đi theo chủ nghĩa phát triển (developmentalism), mà cụm từ gần đây hay được dùng là nhà nước kiến tạo phát triển. Điều này có nghĩa rằng tăng trưởng kinh tế và phát triển khoa học kỹ thuật cũng như phát triển xã hội là các mục tiêu then chốt, chiến lược. Để đạt được các mục tiêu này, nhà nước cần đến chuyên môn của các nhà khoa học và tri thức của họ. Điều này có thể minh chứng qua sự tồn tại của hàng loạt các trung tâm và viện nghiên cứu khoa học dưới sự quản lý của nhà nước và được ngân sách nhà nước tài trợ. Tuy nhiên, các ràng buộc và quy chế đối với những người làm việc tại các trung tâm hay viện khoa học này cũng đảm bảo rằng họ sẽ không trở thành mối "đau đầu" hay một lực lượng thách thức, đối trọng với nhà nước [9].

Mặc dù có sự tồn tại của tầng lớp trí thức và khoa học gia ở các viện nói trên, chính phủ Việt Nam lại hầu như không bao giờ nói về cách quản trị của mình là "dựa trên bằng chứng/ khoa học" (evidence/science-based). Điều này nói lên rằng Đảng cộng sản Việt Nam vẫn xem mình là một "môn đồ" trung thành của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc tổ chức hệ thống chính trị và quản lý nhà nước. Nói cách khác, Đảng cộng sản Việt Nam làm đúng như tôn chỉ của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc định vị mình là chủ thể quyền lực và hiểu biết thấu suốt nhất mọi vấn đề của đất nước. Chính điều này cũng làm nên sự khác biệt giữa chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam và ở vài nước khác, tiêu biểu như Nhật Bản. Chủ nghĩa phát triển của Nhật Bản dựa trên cơ sở duy lý (rationality-based), trong khi của Việt Nam thì dựa trên cơ sở hệ tư tưởng (ideology-based) [10].

Nói về duy lý, trong chính trị của Việt Nam cũng như trong lĩnh vực dân sự, cho đến nay, vẫn không có chỗ cho duy lý tương giao. Quốc hội ở Việt Nam vẫn không phải là nơi để có các cuộc tranh luận cởi mở về các vấn đề chung của đất nước và đời sống nhân dân ; ở trường, học sinh vẫn không được đào tạo, hướng dẫn, để xây dựng tư duy phản biện ; và báo chí tự do vẫn còn là một giấc mơ không với tới cho Việt Nam.

Cuối cùng, cũng cần nhắc lại rằng, Việt Nam đã chớm có những tiếng nói khoa học đáng quý cho chính trị và kiến thiết đất nước vào năm 2007, khi Viện Nghiên cứu Phát triển được thành lập bởi các trí thức và nhà khoa học nổi tiếng của đất nước. Tuy nhiên, viện này nhanh chóng gặp phải rắc rối với chính quyền và cuối cùng là tự giải tán [11].

Triển vọng Đảng cộng sản Việt Nam tự dân chủ hóa chính mình ?

Triển vọng này không được khả quan cho lắm. Điều mà ông Nguyễn Văn Nên nói về việc tham khảo ý kiến ​​các nhà khoa hc rt có kh năng ch là mt phút chc ông "quên bài", nói mt điu rt có lý cho thực tế đất nước nhưng lại vô cùng "lệch pha" với đường lối Mác-Lênin của Đảng. 

Y rằng, chỉ một tuần sau tuyên bố của ông, anh Thành Nguyễn, một người dùng Facebook và rất quan tâm đến các vấn đề chính trị xã hội, đã đăng lại  [12] trên trang Facebook của anh bài phỏng vấn ông Vũ Thành Tự Anh của Đại học Fulbright Việt Nam trên VnExpress, với giải thích rằng bài gốc đã bị xóa trên trang web của VnExpress ngay sau khi được đăng. Trong bài phỏng vấn này, ông Tự Anh đưa ra một số ý kiến về các mặt mà ông thấy là còn yếu, hay có sai lầm, trong chiến lược ngăn chặn Covid-19 của chính phủ.

Tóm lại, để các nhà khoa học nói lên tiếng nói của mình, nhất là nói một cách trung thực, đầy đủ, và không phải sợ sệt, e dè trước nắm tay quyền lực, thì cần một sự thay đổi về tư tưởng và chính trị [13]. Điều này có vẻ khó mong đợi ở Đảng cộng sản Việt Nam, ngay cả như lúc này, khi toàn đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc trước đại dịch.

Đăng Nguyễn

Nguyên tác : "The Intertwining Of Science, Politics, And Ideology In Vietnam’s Covid-19 Crisis", The Vietnamese, 22/7/2021.

Nguồn : Luật Khoa, 29/07/2021

Chú thích :

1. Hoàng Lộc (2021b, July 10). Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh gặp gỡ các chuyên gia, nhà khoa học cùng bàn cách chống dịch Covid-19. Tuổi Trẻ Online

2. Facebook Thái Hạo

3. About us. (2020, July 14). GOV.UK. 

4. Grey, S. A. M. (2020, April 7). Special Report : Johnson listened to his scientists about coronavirus – but they were slow to sound the alarm. U.S. 

5. Nhận định này dựa trên các suy nghĩ về dân chủ khai phóng của hai triết gia Alexis de Tocqueville (về xã hội dân sự) và Jurgen Habermas (về duy lý tương giao).

6. Cảnh giác thủ đoạn lợi dụng "xã hội dân sự" để chống phá chế độ. (2020, February 17). Báo Công an Nhân Dân Điện Tử. 

7. Hiện tượng xã hội dân sự chịu sự dẫn dắt của nhà nước ở Việt Nam đã được nói đến nhiều trong các nghiên cứu hàn lâm, ví dụ như Landau, I. (2008). Law and civil society in Cambodia and Vietnam : A Gramscian perspective. Journal of Contemporary Asia38(2), 244–258 ; và Salemink, O. (2006). Translating, interpreting, and practicing civil society in Vietnam : A tale of calculated misunderstanding. In D. Lewis & D. Mosse (Eds.), Development Brokers and Translators : The Ethnography of Aid and Agencies (pp. 101–126). Kumarian Press.

8. Bài viết sau đây mô tả về cách tương giao trong các buổi họp giữa người dân địa phương và các Hội hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước, để cho thấy "dân chủ" chỉ có trong lý thuyết chứ không có trong thực hành : Tortosa, A. (2012). Grassroots democracy in rural Vietnam : A Gramscian analysis. Socialism and Democracy26(1), 103–126. 

9. Xem thêm Morris-Jung, J. (2017). Reflections on governable spaces of activism and expertise in Vietnam. Critical Asian Studies49(3), 441–443. 

10. Xem thêm về chủ nghĩa phát triển qua các bài viết Johnson, C. (1993). The Japanese miracle. In MITI and the Japanese miracle : The growth of industrial policy, 1925-1975 (pp. 1–34). Stanford University Press ; và Woo-Cumings, M. (Ed.). (1999). Introduction : Chalmers Johnson and the politics of nationalism and development. In The developmental state (pp. 1–31). Cornell University Press.

11. Xem thêm Morris-Jung, J. (2015). The Vietnamese bauxite controversy : Towards a more oppositional politics. Journal of Vietnamese Studies10(1), 63–109.

12. Facebook Thành Nguyễn

13. Vào ngày 20/7/2021, một người làm khoa học, tên Vu Hong Nguyen trên Facebook, cũng chia sẻ về việc phần trình bày của anh bị "loại" khỏi chương trình tọa đàm trực tuyến của các khoa học gia liên quan đến Covid-19. Anh Vu Hong Nguyen cho rằng các chỉ trích của anh đối với vaccine Sinopharm của Trung Quốc có thể là nguyên nhân. Tiêu đề bài viết của anh là "Hãy ngưng định hướng chính trị đối với nhà khoa học". 

Published in Diễn đàn
vendredi, 30 juillet 2021 06:51

Hành hương về tứ phía

Ở miền Nam trước năm 1975 có dăm ba cuốn sách nói về những cuộc hành trình của các cá nhân, tập thể hay dân tộc đi về những nơi chốn thiêng liêng theo niềm tin của họ. Như cuốn ‘Hành trình về miền Đất hứa’ (The Exodus) của Leon Uris là một bi hùng ca của người Do Thái tìm về miền đất hứa Jerusalem. Như cuốn ‘Hành trình về phương Đông’ (Journey to the East) của Baird T. Spalding do Nguyên Phong dịch nói về những trải nghiệm về năng lượng, tâm linh, thiền định yoga và các triết lý Phật giáo của các bậc tu hành Ấn Độ đắc đạo. Hoặc giả cuộc hành hương hàng năm của các tín đồ Hồi giáo về Thánh địa Mecca ở Saudi Arabia.

Công nhân hành hương về quê bằng xe gắn máy, Tuổi Trẻ Online, 28/07/2021

Nhưng chỉ có Việt Nam ta trong thời đại a còng 4.0 mới có hiện tượng ‘hành hương về tứ phía’ do Đảng cộng sản Việt Nam viết còn dang dở. Có hy vọng tác phẩm sẽ hoàn tất sau đại dịch và để lại một trang sử bi hài cho hậu thế như là một trong những việc, mà theo bộ trưởng 4T Nguyễn Mạnh Hùng nói, là thế giới chưa ai làm được. Khác chăng những cuộc hành hương về cội nguồn trên thế giới thường được làm bằng tàu bay hay tàu bò, người Việt ta làm bằng xe chân và xe gắn máy.

Thật vậy, từ khi Chỉ thị 16 do thủ tướng cộng sản Việt Nam Phạm Minh Chính ban hành ở Sài Gòn và những biện pháp tùy tiện, tùy lúc, cả tùy hứng của quan chức địa phương chống giặc Covid-19 đã xảy ra hiện tượng người dân nghèo hành hương về tứ phía trên đất nước Việt Nam. Tuyệt đối những người phải làm cuộc hành hương chạy đói đến từ các tỉnh thành đã đổ dồn về Sài Gòn tìm cuộc sống mới sau khi miền Nam bị giải phóng. ‘Một bộ phận không nhỏ’ người từ miền Trung địa linh nhân kiệt nơi có bác Hồ giáng thế. Từ Sài Gòn sau nhiều ngày bị đói đã có những đoàn người đi xe máy đèo nhau về Long An, Tiền giang, quê hương Bến tre đồng khởi và Đồng Tháp đẹp lắm bông sen. Khốn nạn là khi về tới Long An thì đoàn hành hương bị lực lượng lá chắn chận lại vì đã vi phạm chỉ thị giãn cách xã hội, tức là cái chỉ thị đã khiến họ lên xe về lại cội nguồn !

Trĩu vai vác quạt cây, nồi cơm điện rời Sài Gòn về quê tránh dịch Covid-19 – Thanh Niên Online, 27/07/2021

Cuộc hành hương đầy xúc động về phương Bắc bắt đầu bằng 4 mẹ con thay phiên nhau đạp 2 chiếc xe đạp thổ tả từ tỉnh Đồng Nai quyết tâm vượt hơn 1300 cây số về Nghệ An quê hương của Bác. Nếu Ủy ban Thế Vận Hội Tokyo 2020 biết đến thành tích đạp xe marathon này, chắc chắn đội 4 mẹ con sẽ lãnh huy chương vàng. Sau đó là từng đoàn người khốn khổ đi bộ, đạp xe đạp, đi xe máy, đáp xe đò lũ lượt hành hương về cội nguồn. Công an đã sáng tạo ra sự nhân đạo khác thường bằng cách cung cấp xăng miễn phí cho người đi xe máy trên đường chạy giặc. Bi hài khác là rất nhiều người hành hương ngủ lê la lăn lóc dọc đường gió bụi có mọi rủi ro bị quỷ tha ma bắt mà mồm vẫn mang khẩu trang chỉ vì sợ chỉ thị 16.

4 mẹ con đạp xe từ Đồng Nai về quê Nghệ An vì thất nghiệp do Covid-19 – Thanh Niên Online, 20/07/2021

Vào tối ngày 23/7, Thủ tướng cộng sản Việt Nam Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với 21 tỉnh, thành về phòng chống dịch Covid-19. Ông Phạm Minh Chính đã có yêu cầu các cấp chính quyền phải khắc phục 6 hạn chế từ những bất cập trong việc thi hành chỉ thị 16. Ông liệt kê sáu hạn chế như :

1. Hiện tượng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác ở một số nơi, cơ quan, đơn vị ; một bộ phận người dân chưa thực hiện nghiêm yêu cầu giãn cách.

2. Tại nhiều nơi, tổ Covid cộng đồng hoạt động chưa hiệu quả, thậm chí chưa có, đây là điều phải khắc phục ngay.

3. Một số địa phương đã chia sẻ, làm tốt việc đón người từ vùng dịch trở về ngay tại bến cảng, sân bay, ga tàu..., xét nghiệm và cách ly theo quy định, nhưng nhiều nơi khác cần phải rút kinh nghiệm. "Phải làm thật nghiêm khâu này để dịch bệnh không lây lan ra các địa phương khác".

4. Qua kiểm tra, rà soát, báo cáo cho thấy nhiều nơi chưa làm nghiêm túc trong thực hiện "4 tại chỗ", để xảy ra thiếu hụt thiết bị y tế, bị động, lúng túng.

5. Việc tiêm vaccine nhìn chung còn chậm, nhiều nơi tập huấn suôn sẻ nhưng việc tổ chức tiêm khi vaccine về nhiều còn lúng túng.

6. Hoạt động vận tải, cung ứng hàng hóa có những lúng túng, bị động, thiếu hụt cục bộ, cần phát hiện và khắc phục ngay.

(VnExpress, 23/7)

Nhận xét, ông thủ tướng vẫn chưa thấy hậu quả thảm khốc của chỉ thị 16 vì đã thiếu dự liệu một kế hoạch an sinh hợp lý cho người dân. Ông Chính đổ lên đầu các cấp thừa hành. Ông Chính đánh bùn sang ao. Ai cũng biết các quan chức địa phương không thể tạo ra sự khủng hoảng thực phẩm giả tạo ở Sài Gòn bằng cách bẻ gẫy khâu vận chuyển thực phẩm. Cán bộ cơ sở không thể dồn những người bị nhiễm Covid-19 không có triệu chứng và con cái họ vào những tụ điểm thiếu phương tiện y tế để trở thành ổ dịch. Thuộc cấp của ông không thể có ngân sách để hỗ trợ an sinh cho người dân yên tâm hợp tác với nhà cầm quyền trong đại dịch.

Mất việc, 30 người đi bộ xuyên đêm từ Bình Định về Quảng Ngãi tránh dịch - VTC14, 22/07/2021

Trong cuộc họp trực tuyến ông Phạm Minh Chính cũng đã ngụy biện cho sự yếu kém năng lực của nhà nước khi nói rằng ‘Công tác phòng chống dịch lần này chưa có tiền lệ nên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bổ sung, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội".

Đổ thừa chưa có tiền lệ là ngụy biện. Đại dịch Covid-19 chưa từng có tiền lệ ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới không cứ gì ở Việt Nam. Trong khi những chính phủ khác đã bình tĩnh dự trù những trường hợp khẩn cấp dù chưa xảy ra để sắp đặt trước những biện pháp đối phó khi cần thiết, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn kiêu ngạo mình đồng da sắt trước đại dịch. Những câu nói tự sướng ngớ ngẩn của các lãnh tụ cộng sản trước đại dịch cho thấy họ hoàn toàn vô cảm với thực tế. Đến khi bị Covid-19 tấn công, đảng như bị rơi từ trời xuống đá nện. Cái Chỉ thị 16 và những biện pháp chống dịch vội vã đã làm tan hoang Sài Gòn hiện nay. Đó không phải vì chưa có tiền lệ mà là hiện tượng ‘chưa thấy quan tài mắt chưa đổ lệ’ của ông Chính.

Khi ông Chính nói rằng vì chưa có tiền lệ nên phải vừa học vừa làm vừa rút kinh nghiệm thì đây cũng là ngụy biện. Nội hàm của việc vừa học vừa làm phải chấp nhận những tai nạn trong tiến trình luyện tay nghề nhưng không thể chấp nhận trên tầm mức quốc gia. Sự sai lầm của nhà cai trị có thể đưa đến sự thiệt hại tài sản nghiêm trọng và cả sinh mạng oan uổng của muôn vạn sinh linh. So với những nhà nước dân cử trên thế giới họ không hề có được cái xa xỉ vừa học vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Ngay sau khi đắc cử các chính phủ phải bắt tay ngay vào việc trọng trách điều hành quốc gia, đối đầu ngay với những khó khăn trong đó có những tai họa chưa từng xảy ra như đại dịch Covid-19. Nhiệm kỳ 3,4 năm quá ngắn để vừa học vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Tại sao đảng cộng sản có đến 50 năm cai trị mà vẫn vừa học vừa làm ?

Bệnh thì phải uống thuốc chứ không phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh mà qua khỏi được. Biện pháp hữu hiệu nhất chống Covid-19 là vaccine. Những chính quyền có năng lực đã chuẩn bị mua vaccine và tổ chức chích ngừa nhanh nhất cho những người dân theo thứ tự ưu tiên hợp lý. Trước đó các chính quyền đã nghiên cứu tỉ mỉ những phương cách hỗ trợ an sinh giúp cho người dân yên tâm chấp hành các biện pháp chống dịch. Chuỗi cung ứng thực phẩm được bảo đảm, những người bị mất việc được trợ cấp tài chánh trang trải cuộc sống như trả tiền nhà, tiền điện, tiền nước. Các cơ quan, hãng xưởng, công ty, thương nghiệp, dịch vụ đều được nhà nước hỗ trợ để khi đại dịch qua đi có thể tái hoạt động như chưa hề bị gián đoạn. Tuyệt đối không có ai phải đi hành hương cả. Xem thế ta thấy các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội đều được áp dụng đồng loạt tại mọi quốc gia nhưng các biện pháp chống dịch hoảng loạn bất nhất chỉ riêng là sự thất bại bẽ bàng của Đảng cộng sản Việt Nam. Khốn nạn thay, nạn nhân không ai khác hơn là 90 triệu người Việt Nam.

Hiện tượng hành hương về tứ phía phải được quy trách hoàn toàn vào cái chế độ không có năng lực xứng đáng với trọng trách quản trị đất nước. Lịch sử đã bị lp lại. Ngày 30/4/75 đã làm hàng triệu con người phải bỏ nước ra đi, ngày 30/4 bắt đầu đại dịch Covid-19 năm nay đã làm hàng chục ngàn phải mở một cuộc tháo chạy ra khỏi Sài Gòn tránh đói. Ngày 30/4 phải được ghi nhận là ngày Đại dịch thay vì Đại thắng như để nhắc nhớ một giai đoạn đáng xẩu hổ trong lịch sử.

Sơn Dương

(30/07/2021)

Published in Quan điểm

Covid-19 : Việt Nam kêu gọi phân phối vac-xin công bằng và hỗ trợ Covax

Thùy Dương, RFI, 27/07/2021

Là nước đang vất vả đối phó với dịch Covid-19 trong bối cảnh tỉ lệ người dân được tiêm chủng vẫn thuộc nhóm thấp trên thế giới, Việt Nam hôm 27/07/2021 bày tỏ lo ngại về tình trạng bất bình đẳng vac-xin trên thế giới.

chong1

Nhân viên y tế tiêm vac-xin AstraZeneca tại bệnh viện Các bệnh Nhiệt đới, Hà Nội, Việt Nam, ngày 08/03/2021. AP - Hau Dinh

Theo báo chí trong nước, đại sứ Đặng Đình Quý, đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc hôm nay 27/07/2021, tham dự cuộc tham vấn đầu tiên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về việc phân phối công bằng vac-xin ngừa Covid-19 theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Đại sứ Việt Nam nhấn mạnh, cần phải bảo đảm là tất cả mọi người đều được tiêm phòng, tiếp cận với các dịch vụ xét nghiệm và điều trị Covid-19, đồng thời ông kêu gọi các nước hỗ trợ tài chính và cung cấp vac-xin cho Covax, cơ chế quốc tế chia sẻ vac-xin.

Cũng nhằm giảm bất bình đẳng giữa các nước giàu và nghèo về tiêm chủng ngừa Covid-19, hôm qua, Ngân Hàng Thế Giới và Covax thông báo sẽ triển khai một cơ chế tài chính mới để giúp Covax đến giữa năm 2022 cung cấp đủ vac-xin để tiêm cho 250 triệu người.

Từ Genève, thông tín viên RFI Jérémie Lanche cho biết chi tiết :

"Bằng cách bảo đảm tài chính cho các nước nghèo, Ngân Hàng Thế Giới hy vọng có thể đàm phán về vac-xin số lượng lớn với giá cạnh tranh hơn giá thị trường. Thực ra đây chính là nguyên tắc của cơ chế Covax. Thế nhưng, bất chấp vai trò quan trọng trên lý thuyết của Covax, cơ chế chia sẻ vac-xin này vẫn chưa đạt được mục tiêu và mới chỉ giao được 135 triệu liều vac-xin cho 136 quốc gia. Vấn đề là sự cạnh tranh của các nước giàu, các nước này đang tiếp tục thương lượng trực tiếp với các nhà sản xuất để mua thêm vac-xin, đi ngược lại yêu cầu từ Tổ chức Y tế Thế giới.

Ví dụ gần đây nhất : Hoa Kỳ mới đặt thêm 200 triệu liều vac-xin bổ sung của Pfizer BioNTech. Trong khi đó, mới có chưa đến 2% người châu Phi được tiêm ngừa, cho dù châu lục này đang ghi nhận dịch lây lan ở mức kỷ lục do biến thể Delta. Biểu tượng của nghịch lý này là Tunisia, quốc gia trong vài tuần nữa sẽ nhận được vac-xin từ các nước giàu nhiều hơn số vac-xin mà họ đã nhận được thông qua chương trình Covax".

Thùy Dương

********************

WHO sẽ tiếp tục chuyển vắc-xin Covid-19 cho Việt Nam

RFA, 27/07/2021

Ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, WHO sẽ chuyển thêm nhiều lô vắc-xin tới Việt Nam để giúp Chính phủ bảo vệ cuộc sống của người dân. Báo Nhà nước đưa tin hôm 27 tháng 7.

chong2

Một nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vắc xin Moderna phòng Covid-19 cho người dân địa phương tại Hà Nội vào ngày 27/7/2021. AFP

WHO là đồng lãnh đạo cơ chế Covax. Tính đến ngày 27/7, Việt Nam đã nhận được gần 7,5 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 (theo bốn đợt hỗ trợ) thông qua cơ chế này. Trong đó có hơn 5 triệu liều vắc-xin Moderna và gần 2,5 triệu liều vắc-xin Astra Zeneca.

WHO cũng đồng thời giúp Việt Nam về mặt kỹ thuật để giúp tăng cường năng lực của hệ thống quản lý vắc-xin của Việt Nam, bao gồm cả việc hướng dẫn nghiên cứu và phát triển vắc-xin phòng Covid-19.

Trong một diễn biến liên quan, sáng 27 tháng 7, các trung tâm tham gia nghiên cứu thử nghiệm vắc-xin Nano Covax phòng Covid-19 giai đoạn ba bắt đầu tiêm thử nghiệm mũi hai cho 12.000 tình nguyện viên (thuộc đợt 3b). Dự kiến vào giữa tháng 8 sẽ hoàn thành.

Các báo cáo cho biết thời gian tới sẽ có bốn loại vắc-xin sản xuất tại Việt Nam, trong đó có hai sản phẩm nội địa và hai sản phẩm Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ. Trong số này, Nano Covax dự kiến hoàn thiện hồ sơ đăng ký đệ trình các hội đồng xem xét, thẩm định cấp phép khẩn cấp dự kiến vào khoảng thời gian từ ngày 15 đến 20 tháng 8.

Dự kiến trong cuối tháng 7 năm 2021, các chuyên gia WHO sẽ đến Việt Nam hỗ trợ Bộ Y tế về nghiên cứu phát triển, thử nghiệm lâm sàng, thẩm định đánh giá các loại vắc-xin sản xuất trong nước cũng như các loại được chuyển giao công nghệ theo cả hai hình thức trực tuyến và trực tiếp.

**********************

Nhật Bản đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin Covid-19 cho hai công ty Việt Nam

RFA, 27/07/2021

Hai công ty Việt Nam Vabiotech và AIC đã ký thỏa thuận với công ty Shionogi của Nhật để được chuyển giao công nghệ sản xuất ngừa vắc-xin Covid-19. 

chong3

Một nhân viên y tế nhận vắc-xin coronavirus AstraZeneca / Oxford Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ở Hà Nội vào ngày 8/3/2021. AFP

Phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Ts Nguyễn Ngô Quang, hôm 27 tháng 7 cho biết ba công ty này vừa ký thỏa thuận bảo mật để tiếp cận hồ sơ vắc-xin theo công nghệ sản xuất vắc-xin SARS-CoV-2 tái tổ hợp. Thông tin này được một nguồn tin từ Vabiotech xác nhận với hãng thông tấn Reuters. 

Vabiotech vào tuần qua cho biết đã sản xuất lô vắc-xin Sputnik V thử nghiệm đầu tiên và đóng ống 30.000 liều gửi sang Nga để đánh giá chất lượng.

Ngoài công nghệ của Nhật và Nga, Hoa Kỳ hồi tháng 5 đã đồng ý chuyển giao công nghệ ARNm cho tập đoàn VinGroup và dự kiến thử nghiệm vào tháng 8. Nhật bản đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin Covid-19 cho hai công ty Việt Nam

Cho đến nay Việt Nam đã tiêm hơn 4,5 triệu liều vắc-xin Covid-19, tuy nhiên ít hơn 400.000 người đã được tiêm đủ hai mũi. Hà Nội đặt mục tiêu tiêm vắc-xin cho 70% dân số Việt Nam vào cuối năm nay. Nhu cầu tiếp cận nguồn cung trên toàn cầu càng gia tăng khi số ca lây nhiễm đã vượt 109.000 và từ một tuần nay Việt Nam ghi nhận thêm 6.000 người bị lây nhiễm mỗi ngày.

********************

Mỹ xem xét viện trợ thêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho Việt Nam

RFA, 26/07/2021

Hoa Kỳ đang xem xét cung cấp thêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho Việt Nam vào khi biến thể Delta đang lây lan mạnh tại các quốc gia Đông Nam Á. Reuters đưa tin hôm 25 tháng 7.

chong4

Ảnh minh họa - AFP

Tính đến hôm nay, Việt Nam đã nhận năm triệu liều vắc-xin Moderna từ Hoa Kỳ thông qua Chương trình Covax (ngày 25 tháng 7 nhận ba triệu liều ; ngày 10 tháng 7 nhận hai triệu liều). Phía Mỹ cũng cho biết đang xem xét viện trợ thêm nữa cho Việt Nam thời gian tới.

Trả lời với truyền thông Nhà nước, ông Hà Kim Ngọc, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, nói rằng, các công ty dược phẩm chuyên sản xuất và cung cấp vắc-xin của Mỹ như Pfizer, Moderna, Johnson and Johnson, cũng như các công ty đang thử nghiệm vắc-xin giai đoạn II - III khác, đều có quy định rất chặt chẽ là chỉ ký hợp đồng cung cấp vắc-xin thông qua kênh chính phủ các nước hoặc qua cơ chế Covax, tuyệt đối không làm việc với các công ty tư nhân hoặc các công ty môi giới tại thời điểm hiện nay.

Cũng tin liên quan, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, hợp đồng với Mỹ chuyển giao công nghệ vắc-xin với công nghệ cao nhất sẽ tiến hành thử nghiệm vào tháng 8. Nhà máy sản xuất với quy mô đạt tới hơn 100 triệu liều đã được triển khai xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động trong vòng sáu tháng đầu năm 2022. Ông Long cũng cho hay, hiện nay có ba hợp đồng chuyển giao công nghệ với Nga, Mỹ, Nhật đã được ký kết.

Trong đó, hợp đồng với Nga đã xong giai đoạn một là gia công, đóng ống hoàn thành và đang được kiểm định chất lượng tại Nga. Trong tháng 8 sẽ được đóng ống tại Việt Nam để chuyển sang giai đoạn hai, chuyển giao công nghệ vào cuối năm nay.

Việt Nam được cho là đã ngăn chặn được dịch Covid-19 vào năm ngoái nhưng lại bùng phát mạnh vào tháng 4 năm nay.

*******************

Covid-19 : Mỹ sẽ viện trợ thêm vac-xin cho Việt Nam

Thanh Phương, RFI, 25/07/2021

Hôm 25/07/2021, đại sứ Việt Nam tại Washington thông báo Hoa Kỳ đang xem xét viện trợ thêm vac-xin ngừa Covid-19 cho Việt Nam, vào lúc số ca nhiễm mới tại nước này liên tục phá kỷ lục do tác động của biến thể Delta.

chong5

Việt Nam đã nhận được ba triệu liều vac-xin Moderna ngừa Covid-19 từ Mỹ thông qua chương trình Covax.  AP - Michael Sohn

Theo thông cáo của đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội hôm nay, Việt Nam đã nhận thêm 3 triệu liều vac-xin Moderna từ Hoa Kỳ, trong đó một nửa số liều này hôm qua được chuyển cho Sài Gòn, hiện là "tâm điểm của đợt dịch đang bùng phát mạnh ở Việt Nam", phần còn lại đã về đến Hà Nội hôm nay. Như vậy là cho tới nay, thông qua cơ chế Covax, Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng 5 triệu liều vac-xin Moderna, trong tổng số 23 triệu liều dành cho 20 nước và vùng lãnh thổ Châu Á

Trên báo điện tử của chính phủ Việt Nam hôm nay, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc cho biết là phía Mỹ đang xem xét viện trợ thêm vac-xin cho Việt Nam "trong thời gian tới". Theo đại sứ Hà Kim Ngọc, đây là "sự chia sẻ, giúp đỡ kịp thời và ý nghĩa đối với Việt Nam".

Hôm 22/07, phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết bộ ngoại giao đang phối hợp với bộ Y Tế về khả năng "đàm phán, hợp tác với các đối tác tiềm tàng" tại một số nước trong đó có Hoa Kỳ, về chuyển giao công nghệ sản xuất vac-xin cũng như thuốc điều trị Covid-19.

Thông tin từ báo chí trong nước hôm qua cũng cho hay, tập đoàn Vingroup của Việt Nam đang đàm phán với tập đoàn Mỹ Arcturus Therapeutics Holding, trụ sở tại San Diego, về hợp tác sản xuất vac-xin theo công nghệ ARN thông tin (ARNm).

Thanh Phương

Published in Việt Nam

Để ngăn chặn đà lây lan của biến thể Delta, nguyên nhân khiến dịch Covid-19 bùng phát trở lại khắp nơi, nhiều nước Châu Âu đã siết chặt các biện pháp hạn chế đang có hiệu lực, và tăng cường thêm nhiều biện pháp mới.

eu1

Cảnh sát kiểm tra chứng nhận y tế của một tài xế xe tải chở hàng từ Pháp vào Anh, qua cảng Dover, ngày 01/01/2021 - Justin Tallis/AFP

Ngay từ 0 giờ sáng nay, 18/07/2021, Pháp đã cho áp dụng quy định trình kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 dưới 24 tiếng đồng hồ đối với du khách chưa được tiêm chủng đến từ Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Síp, Hy Lạp và Hà Lan. Cho đến nay, xét nghiệm âm tính 72 giờ trước lúc nhập cảnh đã được Pháp chấp nhận, ngoại trừ những người đến từ Vương Quốc Anh phải trình xét nghiệm dưới 48 giờ.

Do việc số ca nhiễm tăng nhanh dưới tác động của biến thể Delta, Pháp cũng đã mở rộng danh sách các quốc gia "đỏ" sang nhiều nước mới, bao gồm Tunisia, Mozambique, Cuba và Indonesia.

Tại Hy Lạp, đảo du lịch Mykonos nổi tiếng với những dạ tiệc thâu đêm suốt sáng, đã ban hành lệnh giới nghiêm và quyết định cấm khiêu vũ kể từ một giờ sáng. Vùng Catalunya ở Tây Ban Nha, rất được du khách ưa chuộng cũng đã áp dụng lệnh giới nghiêm ban đêm tương tự.

Với biến thể Delta và việc nới lỏng các biện pháp hạn chế cho mùa hè, các chính phủ lo ngại một đợt bùng phát mới. Cơ quan dịch bệnh Châu Âu dự đoán số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh trở lại trong những tuần lễ tới, với số ca nhiễm mới gấp khoảng 5 lần vào ngày 1 tháng 8.

Tuy nhiên, số ca nhập viện và tử vong sẽ tăng chậm hơn, đặc biệt là nhờ chiến dịch tiêm chủng. Trong lãnh vực này, theo trang mạng thống kê Our World in Data, vào hôm qua, Liên Hiệp Châu Âu đã vượt qua Mỹ về tỷ lệ người dân được tiêm chủng. Trên mạng Twitter, quốc vụ khanh Pháp đặc trách Châu Âu Clément Beaune vui mừng loan báo rằng đã có đến 55,5% dân Liên Hiệp Châu Âu đã được tiêm chủng ít nhất một mũi so với 55,4% tại Hoa Kỳ.

Anh Quốc siết chặt điều kiện nhập cảnh đối với những người đến từ Pháp

Một ví dụ cụ thể là chính phủ Anh dự kiến tăng cường các biện pháp nhằm ngăn ngừa làn sóng dịch bệnh, với việc siết chặt các điều kiện nhập cảnh đối với người đến từ Pháp, ngay cả với người đã được tiêm chủng. Khi đặt chân lên nước Anh, bất kỳ ai đến từ Pháp sẽ phải cách ly trong 10 ngày, bất kể đã tiêm phòng hay chưa. Theo thông tín viên RFI Marie Boëda tại Luân Đôn, đây là một quyết định đáng ngạc nhiên từ phía chính quyền Boris Johnson.

"Việc đã được tiêm chủng đầy đủ sẽ không bất cứ người nào thoát khỏi chế độ cách ly phòng dịch, nhất là khi người đó đến từ Pháp, kể cả khi người đó là công dân Anh Quốc. Sự lây lan của biến thể Beta tại Pháp đã khiến chính quyền Anh lo ngại. Hiện nay, các trường hợp nghiêm trọng khá hiếm ở Anh nhờ tỷ lệ được chích ngừa rất cao ở Anh, với 68% người lớn đã được tiêm đủ hai liều. Nhưng biến thể Beta đến từ Nam Phi được cho là có khả năng kháng vac-xin cao hơn.

Tuy vậy, quyết định của Luân Đôn vẫn gây ngạc nhiên, bởi vì sự hiện diện của biến thể Beta quả đang gia tăng ở Pháp, nhưng tận trên đảo hải ngoại Réunion.

Phản ứng của Paris rất nhanh chóng. Pháp yêu cầu một xét nghiệm âm tính được thực hiện 24 giờ trước khi nhập cảnh đối với những người không được tiêm chủng.

Đối với Hiệp Hội Vận Tải Hàng Không Quốc Tế, chính phủ "đang phá hủy ngành công nghiệp du lịch của chính mình cùng với hàng nghìn công việc đang phụ thuộc vào lãnh vực này".

Trong khi đó, tại Anh Quốc, biến thể Delta vẫn tiếp tục phát triển. Vào hôm qua, hơn 54.000 ca nhiễm mới đã được thống kê. Bộ trưởng Y Tế Anh, người vừa có kết quả xét nghiệm dương tính, thậm chí còn dự kiến ​​s có đến 100.000 ca mi ngày trong mùa hè này."

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vac-xin Johnson&Johnson

Thanh Phương, RFI, 16/07/2021

Hôm 15/07/2021, Việt Nam đã phê duyệt khẩn cấp vac-xin ngừa Covid-19 của hãng Johnson&Johnson trong bối cảnh số ca nhiễm mới mỗi ngày liên tục phá kỷ lục.

chong1

Việt Nam khẩn cấp phê duyệt vac-xin của hãng Johnson&Johnson trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh trong nước.  Ảnh internet

Đây là loại vac-xin thứ 6 được Việt Nam phê duyệt "có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch". Năm loại vac-xin đã được cấp phép sử dụng trước đó ở Việt Nam là Pfizer/BioNTech, AstraZeneca, Moderna, Sputnik-V của Nga và Sinopharm của Trung Quốc.

Việt Nam hiện đang nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng trong bối cảnh số ca nhiễm mới mỗi ngày trên toàn quốc đã vượt qua ngưỡng 3.000 ca, tạo thêm áp lực cho các nhân viên y tế. Riêng thành phố Hồ Chí Minh, hôm qua đã có thêm 2.691 ca nhiễm mới được ghi nhận.

Theo báo Nhật Bản Nikkei Asia, thành phố Hồ Chí Minh đang bên bờ vực của "sụp đổ y tế". Chính quyền của thành phố đang chuẩn bị xây thêm 5 bệnh viện dã chiến với tổng cộng 50.000 giường, trong khi 19 bệnh viện dã chiến hiện có đang thiếu nhân viên y tế và trang thiết bị.

Hôm qua, thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo cho các bộ, ngành, địa phương triển khai "một số biện pháp cấp bách" để hỗ trợ cho thành phố Sài Gòn và một số tỉnh, thành phố phía Nam để chống dịch.

Theo Nikkei Asia, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là đầu tầu kinh tế của Việt Nam, trong năm 2020 đóng góp đến 22,3% GDP của quốc gia và đóng góp đến 27,5% ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2011-2019.

Tác hại đến sản xuất

Do tình hình dịch bệnh ngày càng trầm trọng, hôm qua, hãng sản xuất giày của Hàn Quốc Changshin đã phải đóng cửa ba nhà máy của họ gần thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nhà cung cấp lớn thứ hai của hãng Nike phải tạm dừng sản xuất tại Việt Nam. Hôm thứ tư, hãng Pou Chen của Đài Loan sản xuất giày cho Nike Adidas cũng đã phải đóng cửa các nhà máy ở Sài Gòn cho đến ngày 23/07.

Thanh Phương

**********************

Y tế thành phố Hồ Chí Minh đối mặt nguy cơ sụp đổ do số ca nhiễm Covid-19 tăng cao

RFA, 16/07/2021

Hệ thống y tế của Thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ do số ca nhiễm Covid-19 tăng cao và nhanh trong thời gian qua. Hãng tin Nikkei của Nhật hôm 16/7 có bài phân tích.

chong2

Bệnh viện nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh - HCDC

Chỉ trong ngày 15/7, Việt Nam đã ghi nhận con số người nhiễm cao kỷ lục là 3.379 người. Trong số này, Thành phố Hồ Chí Minh có đến 2.691 ca mới. 

Chỉ riêng trong tuần này, cả nước ghi nhận hơn tám ngàn ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh có hơn sáu ngàn ca.

Trong khi đó, nỗ lực tiêm vắc-xin cho người dân ở Việt Nam vẫn bị cho là chậm chạp khi chỉ có khoảng 4% dân số được tiêm ít nhất một mũi vắc-xin, tỷ lệ thấp nhất trong các nước Đông Nam Á. Việt Nam đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số trong năm nay.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trong một cuộc họp khẩn mới đây đã cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn hiện hữu, chủng vi-rút delta đã lan nhanh ra 58 trên 63 tỉnh, thành phố.

Đáng chú ý là vi-rút corona đã lan nhanh ở các chợ và khu công nghiệp ở thành phố đông dân nhất Việt Nam. Ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh (HEPZA), được Nikkei trích lời hôm 16/7 cho biết, đã có 1.837 ca nhiễm Covid-19 được phát hiện tại các khu công nghiệp và chế xuất của HEPZA kể từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát vào ngày 27/4 đến nay. HEPZA hiện có 14 khu công nghiệp xuất khẩu với các nhà máy của các hãng lớn như Samsung, Intel và Nidec. Hơn 1.000 doanh nghiệp có trụ sở ở các khu này với 274.000 công nhân.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 19 bệnh viện dã chiến tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 nhưng vẫn không đủ. Giới chức thành phố lên kế hoạch lập thêm năm bệnh viện dã chiến nữa với 50.000 giường bệnh.

Giới chức y tế thành phố thừa nhận các bệnh viện dã chiến này đang đối mặt với việc thiếu nhân sự và thiết bị, vật tư y tế khi số ca bệnh tăng nhanh. Theo tính toán, cứ 1.000 giường bệnh cần ít nhất 200 nhân viên y tế.

Hiện Việt Nam đã huy động thêm 10.000 nhân viên y tế và tình nguyện viên vào giúp hệ thống y tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Published in Việt Nam