Dịch Covid-19 : Pháp vất vả chiến đấu với con virus khủng khiếp từ Vũ Hán
Mối đe dọa của đại dịch virus từ Vũ Hán bao trùm lên nước Pháp, khiến các báo Paris dù đã đề cập nhiều góc cạnh trong những tuần lễ qua, hôm nay 16/03/2020, tiếp tục là chủ đề lớn, thậm chí chiếm toàn bộ tờ báo - một sự kiện hiếm thấy.
Kiểm phiếu bầu vòng 1, bẩu cử cấp xã, thành phố, ngày 15/03/2020, với khẩu trang, đề phòng virus corona mới. Ảnh chụp tại một phòng phiếu ở Strasbourg. Reuters/Christian Hartmann
Le Figarođăng ảnh một người đeo khẩu trang trước Khải Hoàn Môn, với hàng tít trang nhất "Virus corona, thử thách lớn lao". Libération dành 10 trang báo, chạy tựa "Virus corona : Tình trạng vô ý thức". Đám đông vẫn chen chúc trong các chợ, công viên đầy người dạo chơi… Mặc cho tình trạng trầm trọng hiện nay, người Pháp vẫn không tự hạn chế việc đi lại, và khiến dịch bệnh có nguy cơ tăng theo cấp số nhân.
La Croixnói về "Một ngày Chủ nhật dưới cái bóng của Covid-19" : cử tri Pháp được kêu gọi tham gia cuộc bầu cử địa phương, trong bối cảnh siết chặt các biện pháp chống dịch bệnh. Le Monde ra từ cuối tuần trước, nhấn mạnh "Trở thành tâm dịch, Châu Âu đóng cửa". Riêng Les Echos dành toàn bộ 32 trang báo cho nạn dịch virus Vũ Hán. Trang nhất của tờ báo là một bóng đen mang khẩu trang, với dòng tựa "Cuộc chạy đua với thời gian".
Đại dịch virus corona tại Pháp đang tăng theo cấp số nhân
Quỹ đạo theo cấp số nhân của đại dịch chưa có dấu hiệu nào dừng lại. Le Figaro dẫn lời giáo sư Jérôme Salomon, tổng giám đốc phụ trách y tế (thuộc Bộ Y tế), cho biết số ca nhiễm tăng gấp đôi mỗi 72 giờ. Có nghĩa là trong ba ngày tới tại Pháp sẽ có 9.000 ca dương tính, 72.000 ca trong 12 ngày nữa, 144.000 ca trong hai tuần tới - trên đây là các số thống kê dự báo những ca khá nặng, trong đó đa số sẽ có khả năng phải nhập viện cho thở oxy.
Với tốc độ này, từ 300 ca điều trị tích cực hiện nay sẽ tăng lên 5.000 ca trong hai tuần nữa. Không chỉ những người già mới là nạn nhân, phân nửa số bệnh nhân phải thở máy dưới 60 tuổi. Nếu hiện nay đa số bệnh nhân trẻ tuổi thoát hiểm được là nhờ được giúp thở tại khoa hồi sức trong nhiều ngày.
Cả nước Pháp chỉ có được 5.000 giường hồi sức, 7.000 giường điều trị tích cực, nhưng đa số đều đã bận. Các bác sĩ bệnh viện Mulhouse báo động tỉ lệ phải nhập viện sau khi khám ở khoa cấp cứu là 40%. Cách đó 40 km, khoa hồi sức của bệnh viện Colmar có 45 giường, hiện toàn bộ là bệnh nhân bị virus corona.
Nguy cơ "vỡ trận" và vấn đề đạo đức
Les Echos cho biết các công ty sản xuất thiết bị trợ giúp hô hấp đang chạy hết tốc lực : Dräger, Löwenstein (Đức), Getinge (Thụy Điển), GE Healthcare, Metronic (Mỹ) và Mindray (Trung Quốc). Löwenstein phải tuyển thêm người, hiện công ty cố gắng tránh cho công nhân bị lây nhiễm chéo : ba ê-kíp thay ca không hề gặp nhau.
Bác sĩ Geffroy-Wernet, chủ tịch nghiệp đoàn bác sĩ gây mê hồi sức giải thích cho La Croix, bệnh nhân bị virus corona phải chữa trị rất lâu, khoảng hai, ba tuần, đôi khi cả tháng. Do đút ống để thở máy, phổi của bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, nên thời gian trợ giúp hô hấp kéo dài hơn thường lệ. Còn bác sĩ Serge Alfandari, chuyên khoa nhiễm của bệnh viện Tourcoing nhắc nhở, dù có số giường hồi sức gấp đôi Ý, Pháp vẫn có nguy cơ lâm vào cùng một tình trạng như nước láng giềng.
La Croix đặt ra vấn đề đạo đức trong thời kỳ dịch bệnh virus corona, khi đội ngũ y bác sĩ trong thế lưỡng nan như ở Ý - phải chọn lựa bệnh nhân để cứu. Tờ báo công giáo nhắc nhở năm 1799 trong chiến dịch Ai Cập, dịch hạch hoành hành, Bonaparte đòi hỏi bác sĩ Desgenettes kết liễu những người lính bị bệnh để khỏi lây cho người khác, nhưng Desgenettes từ chối ngay, nói rằng nghĩa vụ của bác sĩ là cứu người. Năm 2005 khi trung tâm y tế New Orleans bị cô lập vì bão Katrina, cơ sở có 317 giường lão khoa này không có điện, nhiệt độ lên tới 38°C. Những y tá "giúp giải thoát" nhiều người già đã bị khởi tố vì tội sát nhân.
Pháp đang trong tình trạng chiến tranh
"Cần ý thức rằng chúng ta đang trong tình trạng chiến tranh", đó là khuyến cáo của giáo sư William Dab, cựu tổng giám đốc phụ trách y tế trong thời kỳ dịch SARS. Trả lời phỏng vấn báo Le Figaro, ông tỏ ra hết sức lo ngại, và hy vọng việc cách ly sẽ thành công tại Pháp kẻo dịch corona sẽ biến thành thảm họa.
Giáo sư Dab nhận định tình hình rất trầm trọng, khiến ông chưa bao giờ lo sợ như thế. Đô thị hóa hàng loạt, giao thương quốc tế nhộn nhịp, dân số tăng nhanh : mọi điều kiện đều hội đủ, và bây giờ thì đại dịch đã đến. Nhưng hầu hết vẫn chưa ý thức được, vẫn cho rằng "cũng như cúm thông thường" mà thôi, các nhà hàng vẫn đầy người.
Vấn đề là con virus đang lây lan ồ ạt thông qua những người đã bị nhiễm, nhưng không có triệu chứng nào, và loài người chưa có được thuốc chữa. Hồi 2003, khi hiểu rằng virus SARS không lây khi chưa phát ra triệu chứng, có thể yên tâm là những rào chắn sẽ hiệu quả. Nhưng lần này thì không, người bị nhiễm nhiều ngày sau mới thấy có dấu hiệu. Cuối tháng Giêng, biết được điều ấy, ông Dab đã cảnh báo, nhưng không được quan tâm.
Sẽ có 300.000 người chết ?
Theo giáo sư Dab, cần nói thẳng ra là một kịch bản với 300.000 người chết tại Pháp hoàn toàn có thể xảy ra. Với tốc độ lây nhiễm hiện nay, virus có thể lây cho 30 triệu dân Pháp và với tỉ lệ tử vong 1%, con số trên là hiện thực thậm chí là lạc quan, với điều kiện các bệnh viện chịu đựng nổi - một điều không thể bảo đảm. Chưa kể đến số nạn nhân gián tiếp : những người bị các loại bệnh nặng khác tử vong vì thiếu giường bệnh.
Ông cho rằng vẫn có thể giúp giảm tải cho bệnh viện, nhưng còn tùy sự hợp tác của người dân. Chính phủ đã nhận lấy trách nhiệm, nay đến lượt từng người một phải nghiêm túc tôn trọng quy định tự cách ly, chứ không phải Nhà nước tiêu hủy được con virus. Nếu chúng ta chấp nhận vài tuần lễ tương đối mất tự do, tỉ lệ lây nhiễm sẽ giảm.
Cần phải chờ đợi ba tuần lễ nữa mới biết được những biện pháp hiện nay có hiệu quả hay không, trong khi đó dịch bệnh corona vẫn tăng theo cấp số nhân. Quả là thô bạo, nhưng cần nhớ trong đầu là chúng ta đang trong chiến tranh, đang bị một kẻ thù vô hình xâm lược, cần phải tổng động viên.
"Hãy ở nhà, ở nhà và ở nhà !"
Nếu chặn đứng được nạn dịch và dưới 30% dân số bị nhiễm và được miễn dịch, con virus Vũ Hán vẫn có thể quay lại vào mùa thu. Ngược lại, nếu 60-70% dân số bị dương tính trong đợt đầu, có thể trở thành miễn dịch cộng đồng, với cái giá nhân mạng như đã nói ở trên. Đợt dịch thứ hai, nếu có, sẽ ít nghiêm trọng hơn.
Một kịch bản đáng ngại khác là con virus biến thể, như vậy miễn dịch trong đợt đầu chỉ là một phần mà thôi, và nó gây tử vong gấp 10 lần cúm mùa. Không nên quá trông cậy vào giả thiết khi thời tiết ấm dần tình hình sẽ ổn, kịch bản lạc quan nhất là nạn dịch tạm ngưng tăng một thời gian và thế giới chế ra được vaccin.
Vũ khí duy nhất của chúng ta hiện nay là hạn chế tiếp xúc. Cần phải ở yên một chỗ, không đi ra ngoài gặp bạn bè, người thân, trừ vợ chồng con cái trong nhà. Giáo sư William Dab kết luận, khẩu hiệu là rất rõ : Hãy ở nhà, ở nhà và ở nhà !
Libération trong bài xã luận than thở, mặc dù chính phủ đã có những biện pháp nghiêm khắc từ thứ Bảy 14/3 - đóng cửa những cơ sở thương mại không thiết yếu - vẫn có một số lượng đáng ngạc nhiên người Pháp không thận trọng ở nhà mà lại vô tư đổ ra công viên, bờ sông, tranh thủ những dấu hiệu mùa xuân vừa đến. Trong khi đây là một thách thức lịch sử, một nước Pháp bị cách ly, cắn móng tay ngồi nhìn con quái vật từ Vũ Hán tác oai tác quái.
Sau trận đại chiến này, thế giới sẽ không còn như xưa
Tương tự, xã luận của Les Echos mang tựa đề ngắn gọn : "Một cuộc chiến". Hệ thống y tế đang trên tuyến đầu đối phó với đại dịch sẽ không thể chống chọi nổi, nếu không có được tính kỷ luật của cộng đồng.
Chiến tranh là gì, nếu không phải là sự kết thúc thời kỳ vô tư lự ? Trong thời chiến, không còn những thú vui thường nhật. Cuộc sống bỗng chốc thay đổi hẳn, một vòm trời u ám và lạnh giá bỗng bao trùm lên cả nước, những biên giới lần lượt đóng cửa. Cần phải sống với mối đe dọa vô hình và tai quái ấy. Kẻ thù là người khác, là bạn, là đồng nghiệp, hàng xóm của ta. Không phải là con virus, mà là người chuyển nó sang ta, và địch thủ thường mang khuôn mặt một đứa trẻ ngây thơ. Than ôi, nhiều người không hình dung được mối đe dọa này !
Chiến tranh là tổng động viên, là sẽ có hàng ngàn, hàng chục ngàn nạn nhân ; nhưng nhân viên y tế là những chiến binh trên tuyến đầu hiểu rõ rằng thiệt hại còn tùy thuộc vào thái độ của từng người. Bệnh nhân tăng theo cấp số nhân, phải triệt để hạn chế các tương tác xã hội. Các bệnh viện vùng Grand Est và Hauts-de-France hiện đã quá tải, cần tránh việc số ca nặng vượt quá năng lực chữa trị.
Chúng ta chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu của chiến tranh. Đó vừa là một cuộc chạy đua với thời gian, vừa là một cuộc chiến khủng khiếp về sức bền mà người dân Pháp phải chịu đựng, trong khi phương tiện chưa hẳn đã đủ. Liệu có đủ khẩu trang, máy thở, và cả nhân lực ? Và còn phải chống chọi trong bao lâu - ba tháng hay hơn nữa ? Chúng ta đang rơi vào một cõi khác. Sau cuộc đại chiến này, thế giới sẽ không bao giờ còn như xưa nữa.
Thụy My
Sau gần 2 tháng kể từ ngày Việt Nam phát hiện ca nhiễm bệnh do virus Covid-19, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn "mất tăm", chưa có bất kì phát biểu hay chỉ đạo nào về đại dịch này.
Hình minh họa. Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc họp ở Hà Nội hồi năm 2019 -AFP
Lần gần nhất ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trên truyền thông là vào sáng 27/2, khi ông tiếp đại sứ các nước : Vương quốc Campuchia, Thụy Sĩ, Cộng hòa Bolivariana Venezuela, Cộng hòa Hy Lạp, Cộng hòa Paraguay, Đại Công quốc, Cộng hòa Paraguay, Vương quốc Hashemite Jordan đến trình Quốc thư.
Trong khi đó, Điều 86 Hiến pháp Việt Nam quy định "Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại".
Không xuất hiện vì không có nhiệm vụ
Ông Nguyễn Lân Thắng, nhà hoạt động chính trị xã hội ở Hà Nội nói với RFA rằng không chỉ có ông, mà rất nhiều người dân trong nước đang thắc mắc liệu người đứng đầu đất nước đang ở đâu trong thời điểm cả nước phải chống chọi với dịch bệnh như thế này :
"Tôi có thấy thông tin là ông Nguyễn Phú Trọng đã rất lâu rồi không thấy xuất hiện trên truyền thông cũng như các hoạt động của nhà nước, đây là việc mà tôi cũng rất là thắc mắc. Với cương vị vừa là Tổng bí thư Đảng cộng sản, vừa là Chủ tịch nước thì đáng lý ra khi có các tình hình nguy cấp của đất nước như vấn đề dịch bệnh này thì những người đứng đầu Đảng phải có tiếng nói và có các hoạt động.
Chứ hiện tại bây giờ, nhân dân cũng như là các cơ quan báo khí đều rất thắc mắc là tại sao với vai trò với cương vị như vậy mà ông ấy lại không xuất hiện. Tất nhiên là người đứng đầu Đảng và Nhà nước cũng có thể ốm đau, cũng có thể có những vấn đề cá nhân. Nhưng mà một đất nước thì không thể thiếu vắng người lãnh đạo và phải có cơ chế để thay thế.
Cho đến bây giờ thì chúng ta chỉ thấy có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng như là các thành viên ở trong Chính phủ đang gồng mình, vật lộn để chống chọi với cơn dịch bệnh. Đó là điều mà rất nhiều người cũng đang thắc mắc".
Hình minh họa. Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (thứ 2 từ phải sang) tại một kỳ họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 21/10/2019 AFP
Ông Lê Hoàng, một người dân ở Hà Nội nói rằng hiện nay chỉ có ông Nguyễn Xuân Phúc đứng ra chỉ đạo tất cả công tác chống dịch Covid-19 :
"Có nhiều người cũng đặt câu hỏi nhưng cũng chưa xác định được như thế nào. Ngay bây giờ ông ấy tránh đi như thế thì ông Nguyễn Xuân Phúc phải đứng ra để đương đầu.
Cũng chưa hiểu vì sao khi mà dịch Corona như thế này mà ông ấy lại không có một cái tăm hơi gì cả".
Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì việc ông Trọng không xuất hiện cũng không quan trọng vì "chống dịch" là nhiệm vụ của bên Hành pháp, mà Thủ tướng là người đứng đầu :
"Các văn bản quy phạm pháp luật, Hiến pháp Việt Nam thì quy định không quy định những điều đấy. Những việc đó là của Hành pháp, tức là ông Thủ tướng là người đứng đầu Hành pháp chứ không phải Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước là nguyên thủ thì thực hiện ở mức độ hình thức và lễ tân, chứ không không phải là người đứng đầu hệ thống Hành pháp quốc gia Việt Nam, cho nên không quan trọng lắm.
Cái việc ông ấy đi ra thăm người ốm, hay đi ra thăm các nơi có thiên tai ở đồng bằng sông Cửu Long thì cũng rất tốt nhưng đó không phải là nhiệm vụ của ông ấy.
Thế còn với vai trò là Tổng bí thư cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam, hệ thống một đảng, tất nhiên về mặt tình cảm thì viện lý do sức khỏe mà chưa làm được hết tất cả các việc thì người ta phải thắc mắc, và người ta cũng buồn thay".
Theo Hiến pháp, Chủ tịch nước có 6 nhiệm vụ và quyền hạn chính. Trong đó nhiệm vụ thứ năm ghi cụ thể ‘… công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương. ‘
Sức khỏe yếu nhưng vẫn muốn quyết định nhân sự khóa tới
Đây không phải là lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng "mất tích" trong lúc đất nước "gặp chuyện". Hồi năm 2019, ông Trọng cũng giữ im lặng trong suốt hơn 3 tháng trời Trung Quốc cho tàu thăm dò Hải Dương 8 vào gần khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp đánh giá rằng sở dĩ ông Trọng lâu nay không thể xuất hiện trước công chúng quá nhiều là do sức khỏe yếu :
"Ông ấy đang ốm mà. Ông ấy đang hồi phục chậm nên đã xin phép làm việc ít đi. Lần trước cái vụ Tư Chính thì ông ấy có nói trong Hội nghị Trung ương thôi chứ không có nói ở ngoài. Còn bâygiờ chuyện dịch bệnh thì chỉ có Thủ tướng nói thôi chứ Chủ tịch Quốc hội cũng chưa thấy nói gì. Chắc là họ phân công nhau.
Còn việc thực hiện các nhóm nhiệm vụ của Chủ tịch nước rõ ràng đến đây là chưa được tốt. Bởi vì Chủ chủ tịch nước hiện nay ông ấy đã bỏ bớt một số việc.
Bây giờ ông ấy hồi phục chưa tốt cho nên ông ấy đã giao bớt một số việc cho Phó Chủ tịch nước theo hình thức nội bộ, thì bà Phó Chủ tịch nước cũng đã mấy lần bổ nhiệm các Đại sứ bậc 1 bậc 2, rồi duyệt các danh sách bổ nhiệm các Đại sứ mới. Ông ấy hoàn toàn giao quyền cho Phó Chủ tịch nước ký một số công bố, một số luật, pháp lệnh, quyết định của nhà nước".
Ông Nguyễn Lân Thắng cũng cho rằng do sức khỏe ông Trọng đang yếu, không thể xuất hiện trước công chúng nhiều, nhưng ông ấy vẫn muốn giữ vai trò quyết định nhân sự cho Đại hội đảng 13 sẽ diễn ra vào đầu năm 2021, nên vẫn cố giữ hai ghế Tổng bí thư và Chủ tịch nước :
"Tôi phán đoán là do cái tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng đang rất là tệ. Bởi vì chúng ta biết những thông tin rằng là ông ấy bị đột quỵ, bị những vấn đề về sức khỏe, rất là run rẩy khi mà xuất hiện trên truyền thông từ lâu rồi.
Vậy nhưng có lẽ là ông Trọng vẫn đang cố gắng níu kéo để có một vị trí quyền lực, cũng như là có một vai trò quyết định trong Đại Hội sắp tới, cho nên ông ấy tìm cách tránh truyền thông và tránh công luận".
Tin đồn ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ bắt đầu từ hôm 14/4/2019, trong lúc đang thăm tỉnh Kiên Giang.
Người phát ngôn của Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng sau đó trả lời báo chí rằng do : "Cường độ làm việc cao đã ảnh hưởng tới sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Tổng bí thư, Chủ tịch nước sẽ sớm trở lại làm việc bình thường"
Đến ngày 14/5/2019, ông Trọng xuất hiện trở lại trên truyền thông nhà nước khi ông đang chủ trì buổi họp các ủy viên Bộ Chính trị.
Ông Trọng chỉ đạo cũng không làm thay đổi tình hình dịch bệnh
Là cư dân Hà Nội, cả ông Thắng và ông Hoàng đều nhận định việc đối phó, chống dịch của chính quyền Hà Nội nhìn chung là tốt. Và dù ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước không xuất hiện thì cũng không làm thay đổi được tình hình thực tế. Ông Thắng nói :
"Nếu như ông Trọng có xuất hiện trước công chúng, hoặc có những chỉ đạo nào đó về việc dập dịch này thì cũng cũng không có tác dụng gì nhiều. Nhưng mà nó có một tác dụng là làm cho người dân cũng như là hệ thống chính quyền họ thấy được vai trò lãnh đạo họ, cũng như thấy được vị trí của ông Trọng nó còn có tác dụng. Chứ bây giờ tiếng kêu oán thán, trách móc đối với ông Trọng rất cao".
Ông Lê Hoàng đánh giá :
"Thực ra tình hình ở Việt Nam thì ai thì cũng thế thôi. Trong đảng họ làm cái gì thì cũng có quy trình cả, chứ không có ai chịu trách nhiệm riêng cả. Nhưng ở Việt Nam họ cũng làm cách ly các thứ tương đối tốt. Tôi ủng hộ".
Ông Hà Hoàng Hợp lí giải nguyên do mà Việt Nam được đánh giá là chống dịch một cách khá hiệu quả là vì thể chế độc đảng, Chính quyền có thể tận dụng tối đa tất cả mọi nguồi lực từ xã hội :
"Cái việc mà bên hành chính và thể chế tính chính trị ở Việt Nam nằm dưới sự điều khiển của một đảng duy nhất, cho nên việc tổ chức các việc phòng dịch chống dịch hiện nay có thuận lợi. Đó là chính phủ có thể huy động mọi nguồn lực có sẵn của đất nước này để tập trung vào chống dịch.
Cái thuận lợi thứ hai là Chính phủ Việt Nam từ năm 2002 đã áp dụng cái bộ quy tắc dịch tễ của Mỹ vào Việt Nam, cho nên có thể tham khảo học tập và áp dụng trong hoàn cảnh ở Việt Nam.
Thứ ba là trong khi thực hiện thực hiện các biện pháp phòng dịch, Chính phủ đã tạo ra nỗi sợ cho người dân sợ rằng cái virus này rất nguy hiểm, nó sẽ giết người nhiều như là ở bên Trung Quốc, Ý… Và ở đây nó có sự nhất trí giữa Chính phủ và và người dân là phải cố mà chống".
Tính đến tối ngày 16/3, Việt Nam có tổng cộng 61 ca nhiễm Covid-19. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng chính phủ Hà Nội lên tiếng tại cuộc họp thường trực chính phủ, rằng đây là giai đoạn vàng trong phòng chống, hạn chế lây nhiễm dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Ông cho rằng cần phát động đợt thi đua đặc biệt trong ngành y tế và các lực lượng liên quan để có thể ngăn chặn dịch hiệu quả.
Miễn dịch cộng đồng ở Việt Nam ?
Mai Lan, VNTB, 16/03/2020
Khi nhiều người trong một khu vực tiêm vắc-xin, ít người bị ốm hơn. Từ đó, ít vi trùng lây lan từ người sang người hơn. Khái niệm này được gọi là miễn dịch cộng đồng.
Một kịch bản do Hiệp Hội các bệnh viện Mỹ họp ngày 26/2 đưa ra một dự báo để các thành viên tiên liệu mà đối phó với dịch, kịch bản đó sẽ là : 96 triệu người trong số 330 triệu người dân Mỹ dính bệnh, 4,8 triệu người cần nằm bệnh viện, và 480 ngàn người tử vong (1).
Miễn dịch cộng đồng là gì ?
Chuyên viên dịch tễ, ông Nguyễn Trung Nghĩa, nói rằng tại Mỹ, cứ tới mỗi mùa cúm, các quan chức y tế đều thúc giục mọi người từ 6 tuổi trở lên đi tiêm vắc-xin ngừa cúm. Nguyên nhân chính khiến các bác sĩ muốn càng nhiều người tiêm vắc-xin ngừa cúm càng tốt nằm ở chỗ : Nó giúp bảo vệ cộng đồng, chứ không chỉ riêng bạn. Nguy cơ đối với gia đình bạn, đồng nghiệp của bạn và tất cả những người quanh bạn đều được cắt giảm. Khi nhiều người trong một khu vực tiêm vắc-xin, ít người bị ốm hơn. Từ đó, ít vi trùng lây lan từ người sang người hơn. Khái niệm này được gọi là miễn dịch cộng đồng.
Để có miễn dịch cộng đồng và bảo vệ nhiều người khỏi bệnh tật, tại bất kỳ khu vực nào cần có một lượng lớn dân số được tiêm vắc-xin. Thuật ngữ chuyên ngành gọi đây là "ngưỡng".
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) định nghĩa miễn dịch cộng đồng (tên tiếng Anh là Community immunity), là tình trạng trong đó có một tỷ lệ nhất định người dân có miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm thông qua tiêm chủng và/hoặc đã mắc bệnh này trước đó, nhằm phòng tránh các bệnh lây từ người sang người.
Bàn luận về quan điểm này, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng I, Thành phố Hồ Chí Minh, phân tích : Muốn có được miễn dịch cộng đồng thì số người nhiễm bệnh sẽ rất lớn. Nghĩa là số người mắc bệnh gần như ở tất cả mọi người.
Nếu chủ động làm miễn dịch cộng đồng nhanh bằng cách để lây nhiễm tự nhiên sẽ rất nguy hiểm, và phải trả giá rất lớn bằng tính mạng của con người. Khi đó số lượng người mắc bệnh sẽ là rất lớn. Ở một số nhóm cơ địa đặc biệt như người già, miễn dịch kém, bệnh lý nền… nếu mắc bệnh sẽ rất nặng. Số lượng bệnh nhân mắc bệnh quá nhiều thì chúng ta sẽ không có thời gian chạy để cứu người nặng.
Ví dụ đơn giản, 10 người mắc bệnh có 4 người già, nhưng nếu nhân số người mắc lên 1.000 người thì sẽ có 400 người già mắc. Khi đó nhóm người này không đủ sức khỏe để tạo miễn dịch và có thể tử vong.
Sai lầm từ con số ‘đầu vào’ ?
"Thực tế quan điểm miễn dịch cộng đồng dựa trên một nhận định sai lầm, là số tử vong phía ngoài Trung Quốc chỉ ở mức 0,2%, hay bệnh Covid-19 chỉ là một bệnh nhẹ như cúm, nên thay vì phòng chống, có thể sống chung với bệnh được và từ đó có miễn dịch cộng đồng". Giáo sư Tiến sĩ Lê Thị Hương - Viện trưởng Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội, nhận định.
Giáo sư Tiến sĩ Lê Thị Hương làm phép tính : Khi để mặc cho dân tự nhiễm, nếu may mắn, chỉ 0,2% tử vong, vậy số tử vong tại Việt Nam là bao nhiêu với 90 triệu dân và 70% mắc ?. Số tử vong ở tỷ lệ 0,2% cũng đã lên tới con số là 126.000 người. Ai sẽ chấp nhận là 1 trong số 126 ngàn người đó ?
"Thêm nữa, đấy là khi không hề có quá tải y tế. Nếu quá tải y tế như Ý, số tử vong sẽ là 4-7% chứ không phải 0,2% và số chết sẽ là 5-9 triệu người. Ai sẽ chấp nhận là 1 trong số 5 triệu người đó. Chưa nói sẽ rất nhiều bác sĩ tử vong. Và đây mới chỉ là số lý thuyết. Trong số 50 bệnh nhân đã và đang nằm viện, cũng đã có 10 người triệu chứng nặng (20%). Nếu không có can thiệp y tế rất bài bản, chắc chắn đã có người tử vong, nếu số mắc là hàng loạt, bao nhiêu cái chết sẽ không thể tránh nổi ? Đó không phải là vấn đề rủi ro ý tế nữa, đó là vô nhân đạo, là vô đạo đức trong triết lý về phòng chống dịch". Giáo sư Tiến sĩ Lê Thị Hương biện giải.
Trong một trao đổi với báo chí, Giáo sư Tiến sĩ Lê Thị Hương có đưa ra thông tin đáng chú ý như sau về tiên liệu khả năng tử vong : "Hiện tại cũng đã có những trường hợp bệnh tiến triển khá nặng trong số 50 bệnh nhân đã và đang điều trị" (!?).
"Miễn dịch cộng đồng có thể tạo từ từ để đảm bảo an toàn, không có người tử vong. Sớm muộn chúng ta cũng có sẽ có miễn dịch cộng đồng với loại virus này. Tuy nhiên, làm cho nó lây nhiễm càng chậm sẽ càng tốt. Việc chúng ta cần phải làm là tiếp tục ngăn chặn dịch bệnh, làm việc một cách quyết liệt hơn, không được lơ là. Dịch bệnh có thể kéo dài nhưng, kéo dài tới đâu chúng ta cũng phải theo sát tới đó không thể để dịch bùng phát trên diện rộng". Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nhấn mạnh.
Mai Lan
Nguồn : VNTB, 16/03/2020
******************
Chữa cúm virus corona cho ngành du lịch Việt Nam
Nguyễn Ngọc Toản, RFI, 16/03/2020
Như bao ngành nghề khác, du lịch Việt Nam bị tác động mạnh vì dịch virus corona (Covid-19). Hy vọng hết dịch bỗng bị dội gáo nước lạnh với nhiều trường hợp nhiễm mới trong cộng đồng từ ngày 06/03/2020 cùng với số người được yêu cầu cách ly trải trên nhiều tỉnh.
Bãi biển ở Đà Nẵng vắng bóng khách du lịch vì virus corona, ngày 06/03/2020. Reuters/Kham
Ngành du lịch có nguy cơ bị tác động trực tiếp từ ba yếu tố chính : khủng hoảng thiên tai, sự bất ổn chính trị hay đại dịch y tế toàn cầu. Nếu ngành du lịch bị tác động, hàng loạt lĩnh vực liên quan khác cũng bị thiệt hại theo, như hàng không, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ địa phương…, do du lịch là một lĩnh vực kinh tế tổng hợp của nhiều ngành, theo nhận định với trang Forbes Việt Nam (10/02/2020) của ông Nguyễn Quốc Kỳ, tổng giám đốc công ty lữ hành Vietravel.
Cụ thể, ngành du lịch hiện bị tác động như thế nào ? Đâu là hướng tái cơ cấu sau dịch Covid-19 ? RFI Tiếng Việt phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Toản, giám đốc công ty lữ hành Images Travel, chuyên về "Điểm đến Đông Dương và Việt Nam", tại thành phố Hồ Chí Minh.
*****
RFI : Từ khi xuất hiện virus corona tại Việt Nam, đã có nhiều trường hợp tours bị hủy chưa ?
Nguyễn Ngọc Toản : Trong nước, đương nhiên là hủy vì Nhà nước siết chặt các hoạt động dành cho khách Việt Nam, tức là những hoạt động vui chơi lễ hội. Có nghĩa là du lịch, đi thăm quan thì được, nhưng mà vui chơi, lễ hội, tụ tập đông người thì không được. Trong khi đó, du lịch trong nước, thường là du lịch đi theo kiểu công ty, vui chơi, tổ chức vui chơi hội họp nhiều hơn là đi du lịch vì người Việt biết Việt Nam rồi. Vì các hoạt động chính bị hủy hết luôn, nên các công ty làm thị trường khách nội địa, coi như là không hoạt động luôn. Từ tháng Hai, sau Tết, là ngưng luôn.
Về khách nước ngoài, tùy theo thị trường. Ngay sau Tết, thị trường đầu tiên là khách Trung Quốc coi như là "đứt" vì Nhà nước siết chặt các biện pháp đối với khách Trung Quốc, chỉ mở cửa biên giới cho hàng hóa, chứ không nhận du khách, bắt đầu là từ tỉnh Hồ Bắc, sau đó là toàn bộ Trung Quốc. Nếu mà nhận, thì chỉ theo kiểu nhận rồi cho vào cách ly 14 ngày. Đối với khách du lịch thì không ai chấp nhận cách ly 14 ngày nên đương nhiên là hủy toàn bộ.
Đầu tiên Trung Quốc, tiếp theo thì tùy vào diễn biến của virus corona đến đâu thì Nhà nước cấm đến đó và thị trường cứ theo như thế. Sau đó là tới Nhật Bản, tự nhiên người ta sợ, người ta không dám đi, tại vì lúc đó Việt Nam có nhiều ca nên người Nhật Bản sợ không vào. Bây giờ đến Hàn Quốc và Iran, thì ngược lại, nghĩa là Việt Nam không nhận nữa. Cho nên các thị trường cứ nối đuôi nhau như vậy đó !
RFI : Công ty Images Travel chuyên về "Điểm đến Đông Dương và Việt Nam". Vậy công ty gặp những khó khăn gì trong giai đoạn này ?
Nguyễn Ngọc Toản : Tháng Hai, tức là tháng ngay sau Tết, thì bình thường. Công ty chỉ bị hủy một chút thôi, dưới 5%. Tháng Ba thì hủy khoảng hơn 10%, chắc khoảng tầm 15-20%, khó tính chính xác vì người ta hủy, rồi người ta chuyển đi tháng khác chẳng hạn, hoặc là người ta chưa đặt, thì không đặt nữa, nên cũng không biết là có tính vào hay không, nhưng cứ tính là giảm. Tháng Tư thì căng hơn. Từ tháng Ba, sau khi Việt Nam thực hiện cách ly (xã Sơn Lôi), bên Pháp người ta sợ, người ta cứ tưởng mình giống như Vũ Hán, nên người ta không dám đặt tháng Tư. Hoặc là nếu họ đặt tháng Tư, thì họ cũng hủy luôn, chắc hủy tầm 30%.
RFI : Đối với những tours vẫn được duy trì, công ty Images Travel, cũng như các công ty lữ hành khác, có phải thay đổi lịch trình điểm thăm quan không ? Và có gặp khó khăn trong vấn đề này không ? Công ty đưa ra những biện pháp phòng ngừa như nào đối với khách ?
Nguyễn Ngọc Toản : Hoàn toàn không, vì nói chung, trong nước là an toàn. Các nguy cơ bị cách ly hết, ví dụ như xã Sơn Lôi từng bị cách ly. Theo báo chí và thông tin, khi người ta đọc, cứ tưởng là rất nguy hiểm nhưng thực ra, khi cách ly thì an toàn hơn nhiều, các mối nguy không ra ngoài xã hội.
Mọi người đi du lịch, không gặp khó khăn gì hết, mà thậm chí còn tốt hơn trước nữa, thăm quan thích hơn vì khách thấy thoải mái hơn, không có khách Trung Quốc. Tháng này (tháng Ba) không có khách Hàn Quốc luôn, còn tuyệt vời hơn, đi chơi như được lại về ngày xưa yên bình. Khách Pháp rất thích như thế !
RFI : Liệu đợt dịch Covid-19 này có là cơ hội để du lịch Việt Nam cơ cấu và đa dạng hóa đối tượng du khách và mở rộng hơn sang các nước khác, thay vì phần đông là du khách Trung Quốc như hiện nay ?
Nguyễn Ngọc Toản : Cái này là Nhà nước cũng mong muốn dữ lắm. Các doanh nghiệp cũng muốn dữ lắm. Hôm đi họp ở Sở Du Lịch (thành phố Hồ Chí Minh), các doanh nghiệp thích lắm. Nhưng vấn đề không phải là mình thích thì mình làm được. Ví dụ mình muốn làm khách Châu Âu nhưng mà khả năng trong nước, như trong ngành khách sạn, họ không được đào tạo để đón khách Âu. Hoặc là các đường bay hiện nay cũng không có nhiều. Muốn làm khách Âu cũng khó, không phải muốn là làm được.
Lúc bắt đầu dịch, mình không nhận được khách Úc. Ngay lập tức, trong nước đã bắt đầu nghĩ đến và tiến hành ngay các phương án lâu dài để thay đổi cơ cấu nguồn khách. Sở Du Lịch đã đề nghị các doanh nghiệp tập trung lo về thay đổi cơ cấu nguồn khách. Nhưng tạm thời chưa nói đến việc làm như thế nào.
RFI : Như vừa rồi ông nói, trong tháng Hai, Ba và Tư, số lượng khách hủy tour khá nhiều, vậy sau mùa dịch tầm tháng Năm, tháng Sáu chẳng hạn, và từ giờ đến cuối năm, liệu có thể bù lại một phần nào đó thất thu do thời gian dịch này không ?
Nguyễn Ngọc Toản : Đặc thù của dòng khách Âu-Mỹ là mùa hè họ không đi Việt Nam nhiều tại vì bên Châu Âu, trời đẹp, họ không cần đi Việt Nam. Cho nên, mùa du lịch đầu năm, tháng Năm cũng đã bị hủy nhiều, nhưng điều đó không quan trọng lắm với doanh nghiệp làm thị trường Âu-Mỹ, vì nếu không có dịch, cũng có rất ít khách.
Vấn đề của doanh nghiệp đón khác Châu Âu là từ tháng Tám trở đi mới là vấn đề lớn. Có nghĩa là nếu trong vòng hai tháng, bên Châu Âu không giải quyết được dịch, để tháng Sáu mà mua tour cuối năm, thì có khi không kịp, vì người Pháp, người Đức hay mua tour rất sớm, có khi mua trước cả 7-8 tháng. Nếu đến tháng Bẩy, Châu Âu mới giập được dịch thì tháng Bẩy họ sẽ mua tour cho tháng Một, hoặc là tháng Hai,/3/2021, chứ còn 2020 thì sẽ quá muộn. Ít có khách nào mua tour tầm ba tháng trước. Người Châu Âu là như vậy !
Bây giờ, các thị trường khách Châu Á là mất trắng. Từ tháng Ba đến cuối năm, các doanh nghiệp có nguy cơ mất 100%. Về phần thị trường khách Châu Âu, mất 30% là chắc chắn rồi, còn mất 50% hay 70% thì tùy vào diễn biến sắp tới vào tháng Ba này, vào khả năng giập dịch như thế nào.
RFI : Vậy các công ty lữ hành có sáng kiến gì để giúp Nhà nước khôi phục ngành du lịch không ?
Nguyễn Ngọc Toản : Về câu hỏi các doanh nghiệp, trong những ngày căng thẳng nhất của Châu Âu, có sáng kiến hay ý tưởng gì để phục hồi thị trường, để góp ý với Nhà nước, thì thực ra bây giờ, doanh nghiệp bây giờ không cần thiết phải nói về phát triển nữa. Tức là bây giờ, doanh nghiệp tập trung ủng hộ Nhà nước để giải quyết xong dịch bệnh trong nước để hình ảnh đất nước Việt Nam trở về như trước, nghĩa là hoàn toàn không có dịch bệnh. Đó mới là cách lâu dài nhất, chứ không còn cách nào khác, không còn biện pháp nào gọi là "kích cầu" hay "khuyến mãi". Bây giờ chỉ còn mỗi tập trung vào ủng hộ mọi chính sách của Nhà nước để giải quyết xong dịch bệnh.
*****
Du lịch Việt Nam mất 5 tỷ đô la nếu dịch kéo dài sang quý II
Tại Việt Nam, tổng thu từ khách du lịch trong năm 2019 đạt 726 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018, theo trang VnEconomy (30/12/2019). Việt Nam đón ba nguồn khách chính : khách Trung Quốc, khách quốc tế đến Châu Á cũng như Đông Nam Á và khách du lịch nội địa. Năm 2019, trong tổng số 18 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam (tăng 16,2% so với năm 2018), đã có hơn 5,8 triệu khách Trung Quốc, chiếm 32%.
Do dịch Covid-19, "Nha Trang - Khánh Hòa dự kiến chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do tỷ trọng khách Trung Quốc lớn nhất, chiếm 70% tổng số khách quốc tế năm 2019", theo nhận định của ông Mauro Gasparotti, giám đốc Savills Hotels Châu Á-Thái Bình Dương với Forbes Việt Nam.
Tình hình dịch bùng phát tại Trung Quốc, hiện đang lan ra trên khắp thế giới, khiến ngành du lịch Việt Nam khó có thể thực hiện được hy vọng hồi phục trong nửa cuối năm 2020, cũng như mục tiêu phấn đấu đón khoảng 20,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2020. Theo ước tính của bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, nếu dịch Covid-19 kết thúc trong quý I, ngành lịch có thể sẽ bị thiệt hại khoảng 2,3 tỷ đô la, nhưng nếu dịch kéo dài đến hết quý II, thiệt hại sẽ là 5 tỷ đô la.
Thu Hằng thực hiện
Nguồn : RFI, 16/03/2020
Thị trường chứng khoán sụp đổ trong cơn khủng hoảng vi khuẩn Corona và giá dầu
Trong ngày 9/3/2020, còn gọi là ngày thứ hai đen, chỉ số chứng khoán Mỹ Dow Jones đã mấttrên 2014 điểm (tương đương7, 8%). Con số tệ hại nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chánh 2008.
Chỉ số DAXcủa Đức giảm 916 điểm (7,95%), số điểm giảm nhiều nhất trong một ngày giao dịch kể từ vụ khủng bố 11/9/2001. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 431 điểm(8,40%). Anh với FTSE 100 giảm496 điểm (7,69%), Chỉ số EURO STOXX 50 tiêu biểu của khối đồng tiền EURO giảm 273 điểm (8,45%).
Tại Châu Á, Thị trường chứng khoán Nhật với chỉ số NIKKEI 225 mất trên 5%, chỉ số chứng khoán của Nam Hàn mất trên 4%. Tại Trung Quốc, Shanghai Composite Index giảm 3%và Chỉ số chứng khoán Thâm Quyến mất 4%.
Góp thêm vào những bất ổn của thị trường chứng khoán. Ngày 7/3, À Rập Saudi công bố tăng lượng sản xuất dầu củng như giảm giá dầu như một động thái tuyên chiến giá dầu với Nga sau khi hội nghị đàm phán của các quốc gia sản xuất dầu (OPEC) không đạt được thỏa thuận. Giá dầusụp xuống còn 31 USD,giảm hơn 30%. Đây là mức thiệt hại lớn nhất kể từ cuộc chiến tranh Vịnh 1991.
Chứng khoán toàn cầu cònmất điểmthêmtrong ngày 12/3 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đình chỉ mọi chuyến bay đến từ Châu Âu trong vòng 30 ngày.Trump biện minh đây là một trong những biện pháp kiểm soát dịch bệnh đến từ vi khuẩn "nước ngoài" corona.
Một tháng thê thảm cho thị trường chứng khoánthế giới và ViệtNam
Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thị trường chứng khoán khắp nơiđềulao dốc mạnh.
Tính từ ngày 14/2 đến 13/3/2020
Chỉ số chứng khoán Mỹ Dow Jones đã mấttrên 21%. Chỉ số S&P TSX Composite (Gia Nã Đại)mất gần 30%và chỉ số BOVESPA(Ba Tây)mất 26%. Tại Châu Âu, chỉ số DAX giảm 32%, CAC 40 giảm 32%., FTSE 100 giảm 27%,Chỉ số EURO STOXX 50 giảm 32%, chỉ số RTS Nga mất 32%. Tại Châu Á, thị trường chứng khoán Nhật với chỉ số NIKKEI 225 mất trên 26%,chỉ số HangSeng (Hồng Kông)13,5%. Chỉ số Senxex (Ấn Độ)mất 17. Tại Úc, chỉ số ASX-Úc mất 24%. Tại Kenia, Châu Phi, chỉ số NSE 20 giảm14%.
Chỉ số thế giới MSCI giảm gần 30%. Chỉ số MSCI bao gồm cổ phiếu của 1650 doanh nghiệp lớn và trung của 23quốc gia kỹ nghệ : Mỹ, Gia Nã Đại, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Phần Lan, Pháp, Anh, Ái Nhĩ Lan, Ý, Hòa Lan, Na Uy, Áo, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Tây Ban Nha,Thụy Sĩ, Do Thái, Úc, Hồng Kông, Nhật, Tân Tây Lan, Tân Gia Ba…
Đại dịch Covid-19 tác độngnghiêm trọng tới thị trường tài chính thế giớivà thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Chỉ số chứng khoán VN-Index lao dốc mạnh, giảm 18,7%, từ 935 điểm xuống 761điểm - về mốc thấp nhất từ tháng 11/2017. Cổ phiếu các nhóm ngànhkhai khoáng, bán lẻ, ngân hàng, tiện ích, vật liệu xây dựng, chứng khoán, công nghệ - thông tin, bất động sảnbị giảm mạnh. Thêm vào đó thông tin Việt Nam tạm dừng miễn thị thực với công dân 8 nước gồm Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha được công bố đã khiến cổ phiếu hàngkhônglại càng mất giá.
Chỉ trong 5 phiên giao dịch của tuần(09/3-13/3/2020)vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam "bốc hơi"mất 26,3 tỷ USD. Các nhà phân tích tài chính tiên liệuthị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục bốc lửa và chỉ số VN-Index có nguy cơ xuống dưới mốc 550 điểm.
Triển vọng thị trường tài chính ổn định ?
Đại dịch Covid-19 lan rộng nhanh chóng. Tính đến sáng 15/3, trên thế giới đã có 153.957 người mắc Covid-19, 5.793 người tử vong, trong đó :
- Trung Quốc : 3.189 người tử vong.
- 147 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung quốc : 2.604 người tử vong.
Ngày 14/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gọi Châu Âu là "tâm dịch" Covid-19 của thế giới, xác nhận 1.266 bệnh nhân tử vong trong số 17.660 người nhiễm bệnh, cao thứ hai thế giới sau Trung Quốc.
Trong cuộcphỏng vấn của tạp chí Spiegel (Đức) vào ngày 27/2/2020, nhà kinh tế học người Mỹ Nouriel Roubini đãtiên đoáncuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra sẽ khiến thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm từ 30-40%. DịchCovid-19 sẽ làmsuy thoái kinh tế toàn cầu, nhất làTrung Quốc.
Nhà kinh tế học nổi tiếng ở Trung Quốc, Trương Ngạn Nguyên, cảnh báo nước ôngsẽ khó đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% trong năm 2020.Hầu hết các nhà phân tích và chuyên gia kinh tế đã hạ dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc xuống từ 4% đến 5%. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã giảm hạ 0,4% triển vọng tăng trưởng của Trung Quốcxuống còn 5,6%, nhưng cảnh báo con số này còn có thể thay đổi.
So với cùng kỳ năm trước, hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm 17,2% trong tháng Một và tháng Hai, xuống mức hơn 292 tỷ USD.
Xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ đã giảm 27,7% trong tháng Một và tháng Hai xuống còn 43 tỷ USD... Trong khi đó, mặc dù nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ đã tăng 2,5%, lên 17,6 tỷ USD, song Trung Quốc vẫn thặng dư thương mại hơn 25 tỷ USD với nền kinh tế lớn nhất thế giới.Cán cân thương mại toàn cầu của Trung Quốc đã thâm hụt hơn 7 tỷ USD trong hai tháng đầu năm 2020.
Một cuộc chiến về giá dầu theo giới quan sát sẽ gây ra những hậu quả lớn về địa chính trị, tiếp tục đẩy các thị trường chứng khoán lao dốc thêm trong khi đã chao đảo nghiêm trọng vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.Jochen Stanyl, nhà phân tích thị trường của công ty chứng khoán CMC Markets cảnh báo cuộc chiến giá dầu sẻ trở thành "con thiên nga đen" kế tiếp cuả thị trường chứng khoán.Khái niệm này ám chỉ một biến cố có tác động lớn không tiên đoán được.
Adam Crisafulli, nhà sáng lập công ty Vital Knowledgekhẳng định "Giá dầu thôđã trở thành vấn đề lớn hơn dịch bệnh đối với các thị trường. Giá dầu đã giảm gần 50% và một số chiến lược gia trong ngành còn ước tính giá dầu có thể giảm xuống mốc 20 USD/thùng trong năm nay.
Nhằm đối phó các rủi ro kinh tế ngày càng tăng do dịch Covid-Ngân hàng quốc gia của nhiều nước đã có biện pháp giảm lãi xuất chỉ đạo, thu mua chứng khoán, trái phiếu trên thị trường. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hạ 0,5% lãi suất đồng USD về mức 1% - 1,25%và trưng dụng 1500 tỷ USD cho thị trường tài chính.
Nhiều chuyên gia kinh tế đã lên tiếng hoài nghi về tác dụng của những chương trìnhgiảm lãi xuất hay "bơm" tiền vào thị trường chứng khoán. Họ cho rằng các ngân hàng có thể hạ lãi suất để kích thích hoạt động vay mượn, nhưng điều đó sẽ không thể giúp thị trường về lâu dài.
Vũ Ngọc Yên
Nguồn : VNTB, 16/03/2020
Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 16/03/2020
Tính đến thời điểm sáng 15/3, tại Bình Thuận ghi nhận 9 ca nhiễm Covid-19, 203 trường hợp tiếp xúc gần (F1) và 761 trường hợp F2 (tiếp xúc gần với F1). Số mẫu địa phương đã đưa đi xét nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang là 229, trong đó có 9 ca dương tính.
Địa phương có 2 cơ sở cách ly tập trung là Trung đoàn 812 đóng tại thị xã La Gi (110 giường) và cơ sở số 4 đường 19/4 thành phố Phan Thiết (30 giường). Hiện địa phương chuẩn bị mở cơ sở thứ 3 tại trường Quân sự tỉnh (khoảng 150 giường).
‘Bệnh nhân 34’ là Đ.T.L.T., Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Trang, tỉnh Bình Thuận.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Trang thành lập ngày 25/12/2003, trụ sở chính tại E9 Tuyên Quang, phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận. Công ty này có 2 cổ đông là bà Đ.T.L.T. và chồng là ông Nguyễn C.M., sinh năm 1964, cùng ngụ tại số 92 Tôn Đức Thắng, thành phố Phan Thiết.
Ông M. cũng bị nhiễm Covid-19 do bà T. lây. Hai ông bà còn là chủ nhân của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất - Thương mại Minh Đại Dương (cũng có trụ sở tại E9 Tuyên Quang, phường Phú Thủy, Phan Thiết, Bình Thuận), hoạt động trong lĩnh vực chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản.
Bà Đ.T.L.T. cũng đang là chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn Xã hội Minh Trang - doanh nghiệp có vốn 6 tỷ đồng, trụ sở tại Khu phố 2, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận. Bà Đ.T.L.T. cũng là chủ Công ty trách nhiệm hữu hạn Yến Phan Bình Thuận - lĩnh vực bán buôn thực phẩm, đóng trụ sở tại L.92 Tôn Đức Thắng, phường Phú Thủy, Phan Thiết, Bình Thuận.
Bà Đ.T.L.T. còn góp vốn hùn hạp làm ăn trong ngành bất động sản, thương mại.
Với ‘số má’ trên thương trường như vậy, nên ngay sau khi trở thành ‘bệnh nhân 34’, bà Đ.T.L.T. tiếp tục được sự ‘bảo bọc’ của chính quyền địa phương. Ngày 11/3, phó Văn phòng UBND tỉnh Bình Thuận, ông Nguyễn Đức Hải Tùng đã có công văn hỏa tốc số 1053/VP-KGVXNV, truyền đạt ý kiến của chủ tịch tỉnh yêu cầu Công an, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Thuận kiểm tra, xử lý nghiêm việc đăng thông tin danh sách Hội Doanh nhân trẻ Bình Thuận có tiếp xúc với người nhiễm Covid-19.
Số là vào ngày 10/3, trên mạng xã hội xuất hiện danh sách 14 người được cho là các thành viên trong Hội Doanh nhân trẻ Bình Thuận có tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 đầu tiên tại địa phương.
Công văn đóng dấu hỏa tốc số 1053/VP-KGVXNV cho biết Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận giao hai đơn vị nêu trên tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với việc phát tán thông tin nói trên gây hoang mang trong cộng đồng, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch trên địa bàn. Kết quả báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 13/3.
Sự thật ra sao thì chắc hẳn ai cũng quá rõ. Đến sáng ngày 14/3, việc với lây nhiễm ở mức được gọi là ca ‘siêu lây nhiễm’, qua điều tra ban đầu cho thấy mặc dù bệnh nhân 34 khai rằng khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất là đi thẳng về nhà riêng, song trên thực tế bà từng ở lại Thành phố Hồ Chí Minh để giao lưu với đối tác. Khi về đến Phan Thiết, bà còn di chuyển đến nhiều nơi ăn uống. Đối với số ca F1 từ bệnh nhân 34, số liệu cập nhật đến sáng 14/3 là 31 và F2 là 100.
Cái đáng lo ở đây là số F1 với bệnh nhân 34 liên tục tăng là do một số trường hợp chủ động đến khai báo, cũng như qua điều tra dịch tễ phát hiện thêm, chứ bà Đ.T.L.T. vẫn bất hợp tác trong khai báo.
Một biên tập viên ở báo Bình Thuận kể rằng sau việc mẹ chồng - tức bà Đ.T.L.T., có dấu hiệu thiếu trung thực, khai báo "nhỏ giọt" lịch trình sau khi từ vùng dịch về nước làm lây nhiễm dịch ra cộng đồng, thì nay "lộ" ra thông tin cô con dâu đã xét nghiệm dương tính với Covid-19 vẫn không chịu đi cách ly, chính quyền phải "vận động mãi" mới đồng ý. Xem ra, gia đình ca bệnh thứ 34 này quả thật phức tạp, quá phức tạp.
Nhưng nhìn lại vụ việc, cho thấy chính quyền Bình Thuận không chỉ "lúng túng" như thừa nhận của lãnh đạo tỉnh trong cuộc họp với thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn hôm 15/3, mà hình như còn có nguyên nhân nào đó khiến họ thiếu quyết liệt trong phòng chống dịch.
Đương sự khai báo thiếu trung thực, vậy cơ quan điều tra dịch tễ đã làm gì để xác định lịch trình đúng, còn bao người liên quan như lái xe, người đi chung… đã xác minh chưa ?
Người dương tính Covid-19, có nghĩa đã xác định là bệnh nhân, không đồng ý đi cách ly tập trung, sao không cưỡng chế mà phải "vận động mãi"… Phải chăng do gia đình này là "doanh nhân" có mối quan hệ rộng mà chính quyền ngại va chạm ? Nếu điều đó đúng, phải hỏi lại chính quyền địa phương đang chọn ai : vì một vài người hay vì cộng đồng lớn là dân cư cả tỉnh ?
"Ta thường nói luật pháp hướng đến tính nhân văn, tinh thần nhân đạo. Nhưng trong những trường hợp như trên, ta chọn "nhân đạo" với một người để nhiều người, thậm chí cả địa phương, đất nước phải gánh chịu tổn thất, hậu quả ? Và điều cơ bản, người ta chỉ có thể nhân đạo với những ai biết ăn năn, hối cải, biết "quay đầu là bờ", còn với những kẻ ích kỷ, biết sai vẫn chày cối thì không thể nhân đạo" - ông nhà báo của tờ Bình Thuận bức xúc lên tiếng, bất chấp chuyện nhóm doanh nghiệp của vợ chồng T - M lâu nay vốn là mạnh thường quân trong ‘mua trang quảng cáo’ trên báo đài của Tỉnh ủy Bình Thuận.
Trần Dzạ Dzũng
Nguồn : VNTB, 16/03/2020
*******************
Những ‘cơn dịch’ gần đây ở Việt Nam
Nguyễn Nam, VNTB, 16/03/2020
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng I, Sài Gòn.
Bốn tháng sau đó, cả nước có gần 90.000 ca bệnh tay chân miệng, 147 ca tử vong, chưa năm nào Việt Nam bị "te tua" vì tay chân miệng như năm 2011. Vị bác sĩ cảnh báo ban đầu nhưng không được sự lưu ý đúng mực của ngành y tế, chính là bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng I, Sài Gòn.
Trước đó, năm 2003, dịch SARS tại Việt Nam đã khiến 66 người nhiễm bệnh, trong đó, có hơn 40 y tá, bác sĩ của bệnh viện Việt - Pháp ; 5 y tá, bác sĩ của bệnh viện (trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân) và bác sĩ Carlo Urbani (chuyên gia truyền nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới được mời đến bệnh viện Việt - Pháp khám cho bệnh nhân viêm phổi) tử vong.
Bác sĩ Carlo Urbani là người đầu tiên nhận diện Hội chứng hô hấp cấp nặng và cảnh báo WHO. Lời cảnh báo của bác sĩ Carlo Urbani khiến cho thế giới lâm vào hoảng sợ, nhưng nhờ đó, mọi người đã nhận thức đúng mức độ nguy hiểm và dồn lực để thực hiện đúng biện pháp chống lại dịch SARS.
Trước khi bác sĩ Carlo Urbani qua đời, ông đề nghị các bác sĩ cắt lá phổi của mình để làm tiêu bản nghiên cứu. Sau khi bác sĩ Carlo Urbani mất 2 tuần, nhờ lá phổi của ông, coronavirus đã được chỉ mặt vạch tên và đại dịch SARS được khống chế.
Như vậy, tính từ thời điểm xuất hiện bệnh nhân gốc Hoa đầu tiên phát bệnh, chỉ sau 45 ngày chống chọi với dịch bệnh, Việt Nam đã được WHO ghi nhận là quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS.
Năm 2009, Việt Nam là quốc gia thứ 23 có người nhiễm cúm A/H1N1. Theo Bộ Y tế, tới 30/9/009, gần 10.000 người mắc cúm A/H1N1, có 22 ca tử vong. Mười năm sau, tháng 12/2019, Tổng cục Thống kê công bố có 409.800 trường hợp mắc cúm A/H1N1 trên cả nước ; trong đó có 10 trường hợp tử vong.
Dịch bệnh sốt xuất huyết ở Việt Nam cũng gây tử vong cao. Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong năm 2019, thành phố đã ghi nhận 12.200 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Đáng nói, căn bệnh này có sự gia tăng gấp gần 3 lần so với năm 2018. Trong 10 tháng đầu năm 2019, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết trên cả nước lên đến 200.000 người. Số người tử vong là 50 người và chưa dừng lại ở đó, sốt xuất huyết vẫn gia tăng ở khắp nơi…
Ngoài ra, theo số liệu tình hình dịch bệnh của Tổng cục Thống kê công bố về các trường hợp mắc bệnh viêm màng não do virus thì đến tháng 12/2019, cả nước ghi nhận 578 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do virus và có 14 trường hợp tử vong.
Tình hình trên cho thấy đề xuất về miễn dịch cộng đồng đang rộ lên ở Anh là một giải pháp hoàn toàn không phù hợp với Việt Nam.
Có lẽ cũng cần nói thêm, mặc dù đưa ra đề xuất về miễn dịch cộng đồng, Bộ trưởng Bộ Y tế Vương quốc Anh Matt Hancock ngày 15/3 đã xác nhận kế hoạch cách ly người trên 70 tuổi tối đa 4 tháng. Đến ngày 15/3, Anh có 1.140 ca nhiễm SARS-CoV-2, số ca mới được ghi nhận tính đến hết ngày 14/3 là 343 ca, tổng số trường hợp tử vong là 21.
Nguyễn Nam
Nguồn : VNTB, 16/03/2020
*******************
Quyền từ chối thân thiện với ‘ông Tây’
Kiên Giang, VNTB, 16/03/2020
Chúng ta cũng được chứng kiến du học sinh Việt Nam tại một số quốc gia Tây Âu bị bêu rếu, xỉ nhục khi mang theo khẩu trang, thậm chí một nữ sinh gốc Việt tại California (Mỹ) bị miệt thị, gọi là virus corona ở trường cấp 3 vì mang khẩu trang. Trong mắt không ít người Tây, dân Á Châu là dân da vàng, mũi tẹt, dặt dẹo về thân thể và yếu kém về kinh tế. Không ít người Tây tự đánh đồng sự to lớn về thể chất là kháng thể chống mọi virus, và virus Vũ Hán chỉ là con cúm mùa vớ vẩn nào đó không đáng lo ngại. Thậm chí vị Tổng thống của Chúng quốc Hoa Kỳ ông Donald Trump còn ‘xua tan lo ngại’ về virus Vũ Hán bằng cách so sánh số lượng người chết về cúm mùa trước đó tại Tây Âu.
Thói ngạo mạn, coi thường, chủ quan đã khiến cho các thành trì kinh tế tại Tây Âu toang theo nghĩa nào đó. Ý, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Anh,… đã và đang lên kế hoạch chống đỡ lại virus Vũ Hán. Một số giải pháp được áp dụng bẻ cong nguyên tắc dân chủ được xây dựng qua hàng trăm năm tại vùng đất này giống như những gì đang diễn ra tại Anh, quốc gia mà Chính phủ trao quyền cho Cảnh sát quyền chặn bắt bất kỳ phương tiện nào mà không cần lý do.
Tại Ý, hàng triệu người bị áp dụng cách ly bắt buộc qua lệnh phong toả, Tây Ban Nha cũng phong toả toàn quốc khi số ca nhiễm lên đến 1.500 chỉ trong 24g. Thủ tướng Đức bày tỏ 70% người dân nước này có thể bị lây nhiễm virus, trong khi ông Donald Trump cùng Quốc hội nhanh chóng tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và thông qua gói y tế khẩn cấp trong chống lại virus Vũ Hán cùng với lệnh cấm liên bang ngăn dòng người Châu Âu đổ về Mỹ.
Số người lây nhiễm virus Vũ Hán tiếp tục tăng, số người chết không dừng lại. Cái giá của sự ngạo mạn của ông Tây đang bị trả giá đắt.
Phải nhìn nhận sự yếu kém và trì trệ, có phần bảo thủ của giới Tây Âu đã khiến dân chúng trả giá đắt để hiểu được vì sao nhóm dân tại Phong Nha (Quảng Bình) nổi cơn giận dữ đòi tống khứ một du khách Mỹ gần đây. Cách đây không lâu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh đã phải ‘vất vả truy tìm’ một ông Tây người Anh, người có tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 trên chuyến bay VN0054 nhưng kiên quyết không tiết lộ chi tiết nơi ở tại Việt Nam.
Chúng ta đối đãi thân thiện với những người Tây có ý thức và văn minh, nhưng với những ông Tây ngạo mạn và bảo thủ chúng ta có quyền từ chối trao quyền thân thiện với họ.
Không cần chờ đến ngày 16/3, thời điểm Chính phủ lệnh bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng. Khi bạn thấy bất kỳ một ông bà Tây nào nhởn nhơ nơi công cộng và không mang khẩu trang, hãy nghiêm túc nói với họ rằng, hãy đeo khẩu trang hoặc nhanh chóng về nước. Chỉ mạnh mẽ phản ứng, chúng ta mới bảo vệ sức khoẻ của chính chúng ta, con cháu chúng ta và cộng đồng dân tộc chúng ta.
Trong một diễn biến có liên quan, Chính phủ Việt Nam vừa ra thông báo đáng hoan nghênh khi yêu cầu công dân cũng như người nước ngoài thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng, sân bay và trong suốt chuyến bay.
Kiên Giang
Nguồn : VNTB, 16/03/2020
*********************
Tây "ngu" !
Diên Vỹ, 16/03/2020
Tụi bay quyết định kéo nhau đi Việt Nam mà không chịu tìm hiểu kỹ thông tin. Việt Nam đang yên đang ấm. Tới gần 2 tháng nằm sát nách bên tàu mà có 16 ca nhiễm cúm tàu mà còn được chữa khỏi hết. Có thấy ai giỏi vậy không ? Vắc xin chưa nước nào chế được, dịch không có thuốc chữa mà vô tay Việt Nam thì 16 ca được chữa khỏi hết. Ta nói dân tình ca ngợi công sức của đảng và nhà nước hết biết luôn (3).
Đùng cái tụi bay đi vô trên cái máy bay VN0054 làm cái gì ? Ai biểu tụi bay ngây thơ tin tưởng ai cũng thành thật khai báo lịch sử đi lại làm chi ? Người ta mà khai thiệt thì không được cho lên máy bay đi về nhà làm sao ?
Mà biết đâu tụi bay mang mầm bệnh từ bên Anh vô Việt Nam thì sao ? 21 người ngồi hạng thương gia, cái vé tới một hai trăm triệu, mà có tới 15 người bị nhiễm. Một người siêu lây nhiễm như cái bà số 34 cũng lây cho có 9 người thì một cái số 17 lây hết cho 14 người thì hơi vô lý chớ. Nên nghi là một trong đám tây này mang mầm bịnh vô rồi chớ không chơi đâu (4).
Tây lông ơi, tụi bay ngu lắm ! Tây là tây, tàu là tàu. Tàu đi từng đoàn qua Việt Nam cộng lại tới mấy trăm ngàn đứa mà nó không bị chặn lại vì nó giống người Việt Nam. Tụi bay cao to, mũi lõ, đố mà lẫn vô đâu được.
Tàu không bị xua như mắc dịch mà phải đón tiếp vì nó qua hà rầm mà có lây bịnh cho ai đâu từ đầu năm tới giờ. Còn tụi tây lông, mới lập bập bước qua trên cái máy bay VN0054, bày đặt ngồi hạng thương gia làm chi cho thành F1. Rồi ai biểu không coi kỹ coi mình có mắc dịch để tự cách ly không mà còn đi lung tung gieo rắc virus làm gì để cho dân tình Việt Nam mặt xanh như đít nhái !
Bị lây nhiễm rồi, được lùa vô khu cách ly, cho ăn ngày ba bữa rồi tụi bay còn không biết ơn. Bày đặt chê ỏng chê eo. Dơ thì sao ? Đã bị bịnh dịch truyền nhiễm thì phải đi vô cái chỗ hồi nào giờ không ai tới lui, để rủi tụi bay đi rồi thì bỏ luôn, chớ đòi vô khách sạn bốn năm sao rồi mai một có mà đóng cửa luôn cái khách sạn vì ai mà còn dám mò vô đó mà ở ?
Xối cầu tiêu với tắm bằng cái gáo là được rồi, bày đặt than không có giấy lau tay, không có xà bông hay khăn sạch. Đi cách ly dịch bệnh chớ có phải đi du lịch đâu mà đòi phòng ở phải có tiêu chuẩn tắm vòi sen với xí bệt ?
Mà cũng lỗi tụi bay, đi du lịch thì phải biết đường mà mang theo giấy với xà bông hay khăn tắm chớ. Phòng ẩm mốc là tại vì nhà bỏ không không ai ở, bụi bám khắp nơi thì tại vì hồi nào giờ có ai tới lui đó đâu mà phải dọn dẹp ? Còn muốn sạch thì tự dọn đi chớ !
Ở trong đó cách ly thì phải có bộ đội, công an canh gác chớ rủi tụi bay láu cá bỏ trốn đi ra ngoài vì trong đó bức bí, nóng nực thiếu thốn làm sao ? Dân người ta còn không tin nổi, thì làm sao mà tin được cái bọn thực dân đế quốc tụi bay ?
Châu Âu giờ là tâm dịch, chính phủ cho bọn bay vô du lịch bữa giờ là tử tế lắm rồi. Người ta đang sắp hết dịch, đùng cái tụi bay vô cái người mắc dịch tăng lên ào ào. Đã tới nước người ta thì phải nhập gia tuỳ tục. Thấy như mấy cái đứa Đại Hàn chưa ? Được cho ăn bánh mì còn bày đặt chê để bị chửi cho tới độ phải cúi đầu xin lỗi.
Thành thử tới Việt Nam thì phải đeo khẩu trang. Bên Tây khẩu trang là dành cho bác sĩ, y tá hay người bịnh thôi vì thiếu khẩu trang. Cái đó cũng bị tụi bay ngu. Hồi tháng Giêng, tháng Hai thấy tụi tàu nó dịch thì phải biết khôn mà mua khẩu trang y tế, khẩu trang 3M mà trữ. Tụi bay không mua mà để cho tụi đầu đen nó thu gom mua cho hết làm cái gì để giờ có cái khẩu trang cũng phải nhường cho người khác.
Cũng chỉ có tụi bay mới tin người không bịnh không cần đeo khẩu trang, người không bịnh đeo khẩu trang không đúng cách thì cũng lây bịnh như thường. Chớ cứ đeo vô hết đại đi thì có chết ai đâu mà lo.
Bây giờ tụi bay phải mở mắt ra, Châu Âu bị cấm nhập cảnh vô Việt Nam rồi. Còn đứa nào đang lạng quạng ở đây thì phải đeo khẩu trang vô. Không đeo lạng quạng bị hốt nhốt vô khu cách ly mà không cần biết lý do lý trấu gì hết nghe (6) !
Nhốt ! 14 ngày âm tính thì được thả thôi, không on đơ gì hết. Xong rồi tụi bay có một đi không trở lại cũng không sao. Việt Nam đâu có cần tụi tây lông vừa nghèo vừa kẹo. Sát nách có thị trường tỷ mấy, khai thác tới bao giờ mới hết.
Tổng Giám đốc WHO nó kêu không phải là đại dịch. Người Vũ Hán chết như rạ không chịu tin mà tin cái ông đứng đầu WHO để mất cảnh giác gần hai tháng trời làm cái gì cho tới giờ phải vỡ trận hết từ Âu qua Mỹ ?
Đó ! Cũng tại ngu thôi thấy chưa ? !
Diên Vỹ
Nguồn : VNTB, 16/03/2020
Chú thích :
(2) https://vietnamthoibao.org/vntb-giam-doc-so-du-lich-da-nang-no-riverside-loi-xin-loi/
(4) https://vietnamthoibao.org/vntb-tai-sao-ca-nhiem-dich-thu-17-lai-nghiem-trong-bat-thuong/
(6) https://vietnamthoibao.org/vntb-quyen-tu-choi-than-thien-voi-ong-tay/
Lá thư từ Mỹ
Trong bốn ngày qua tình hình đối phó với dịch Covid-19 ở Mỹ ngày một khẩn trương lên khiến Tổng thống Donald Trump, cùng ban tham mưu phòng chống, đã có họp báo mỗi ngày để dân biết các chính sách liên quan.
Siêu thị Costco vùng Vịnh San Francisco thường thưa khách ngày đầu tuần nhưng sáng thứ Hai 16/3 đông người mua hàng sau khi có lệnh không ra đường trong ba tuần (Ảnh : Bùi Văn Phú)
Chiều thứ Sáu 13/3, Tổng thống công bố tình trạng "khẩn cấp quốc gia". Quyết định của lãnh đạo Hoa Kỳ được đưa ra sau khi cơ quan y tế thế giới chính thức gọi vi-rút Covid-19, bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc từ tháng 12 năm 2019 là một đại dịch toàn cầu.
Sau tuyên bố của lãnh đạo Mỹ, chỉ số Dow Jones tăng gần 2 nghìn điểm, lên 23.186 - với hơn nửa trong vòng 30 phút giao dịch cuối ngày.
Qua ngày thứ Bảy 14/3, Tổng thống và ủy ban đặc nhiệm, dưới sự lãnh đạo của Phó Tổng thống Mike Pence, lại họp báo. Lần này mọi người tham dự kể cả ông Trump và quan chức chính phủ phải đo nhiệt độ trước khi vào phòng. Một nhà báo không được vào vì có thân nhiệt trên 99 độ F.
Tổng thống Trump bị chỉ trích là hôm trước ông đã bắt tay nhiều người, đã điều chỉnh mi-crô, là những động tác có thể gây truyền nhiễm. Ông trả lời rằng bắt tay đã trở thành thói quen và tự nhắc nhở ông và mọi người nên bỏ trong lúc này.
Ông Trump cũng xác nhận là đã cho bác sĩ thử vi-rút, vì trong thời gian gần đây có tiếp xúc với vài người có thể bị dương tính Cô Vi. Vài giờ sau kết quả cho thấy Tổng thống Trump không nhiễm vi-rút.
Rạng sáng thứ Bảy, Hạ viện thông qua, với tỉ số 363/40, một dự luật khẩn chi 50 tỉ đôla. Tuần này Thượng viện chắc cũng sẽ đồng thuận và tổng thống ký ban hành.
Báo Việt ngữ ở California với tin về Covid-19 tại Hoa Kỳ và Việt Nam trên trang nhất (Ảnh : Bùi Văn Phú)
Trong họp báo chiều Chủ nhật 15/3, Tổng thống Trump tỏ ra lạc quan với các biện pháp kiểm soát lây lan bệnh dịch. Những phát biểu của ông cho thấy tình hình lạc quan, đang được triển khai đúng. Dân đừng lo lắng quá. Ông vừa gặp gỡ những chủ tịch tập đoàn bán lẻ và họ hứa sẽ cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm và các thứ cần cho vệ sinh, vì thế ông nhắc dân không nên hoảng loạn mua đồ tích trữ.
Quan trọng hơn là tương lai kinh tế Hoa Kỳ trong những ngày trước mặt. Tổng thống loan báo là Quỹ Dự trữ Liên bang vừa cắt giảm phân lời cho vay từ 1 đến 1,25% xuống còn từ 0 đến 0,25% để kích thích kinh tế.
Sang ngày thứ Hai 16/3, trong buổi họp báo Tổng thống Trump khuyến cáo không nên tụ họp quá 10 người, tình hình hiện xấu và sẽ kéo dài đến tháng Bảy hay tháng Tám, kinh tế có thể rơi vào suy thoái.
Với thông tin đó, Dow Jones rớt 3 nghìn điểm, còn 20.186, đã mất 30% từ thời điểm cao nhất cuối năm ngoái.
Điều mà giới chức y tế quan ngại hiện nay là Hoa Kỳ thiếu thuốc thử để xét nghiệm ai bị vi-rút. Trong dân có những trường hợp đã bị nhiễm mà không có dấu hiệu nên có thể lây lan rộng trong cộng đồng. Giới chức chính phủ cho biết các trạm xét bệnh sẽ bắt đầu hoạt động ngay và người dân sẽ không phải trả tiền phí cho xét nghiệm hay chữa trị.
Theo Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu về Bệnh dị ứng Truyền nhiễm và hiện là tiếng nói chính trong việc phòng chống dịch, lúc này cần ngăn chặn sao cho đồ biểu lây bệnh không bùng lên quá cao. Ông đề nghị không nên đi máy bay hay ăn nhà hàng khi không cần. Vì nếu số người bị lây nhiễm quá nhiều, bệnh viện sẽ quá tải, khi đó sẽ rất nguy hiểm cho sức khoẻ toàn dân.
Hai tuần trước chỉ những tiểu bang có nhiều ca nhiễm và người chết là Washington, California và New York công bố tình trạng khẩn cấp y tế. Đến nay hầu hết mọi nơi đã công bố tình trạng khẩn cấp y tế, khi người bị lây nhiễm đã có tại 49 tiểu bang và vùng Thủ đô Washington.
Các tiểu bang, quận hạt cũng như những thành phố lớn đều tùy tình hình mà ban hành chính sách phòng chống. California cấm tụ họp trên 250 người, trong khi ở Texas con số này là 500.
Sau khi Tổng thống đưa ra khuyến cáo không nên tụ họp trên 10 người, vùng Vịnh San Francisco với 6 quận hạt cùng nhau công bố kế hoạch cấm dân ra đường nếu không có việc cần thiết, bắt đầu từ đêm thứ Hai 16/3 cho đến ngày 7/4 để giảm lây bệnh. Cảnh sát, cứu hỏa, y tá, bác sĩ vẫn tiếp tục làm việc. Quán rượu, những nơi tập thể dục, trung tâm giải trí đóng cửa. Siêu thị, trạm xăng, nhà băng tiếp tục bán hàng. Nhà hàng không được mở cửa, chỉ nhận đặt món ăn cho khách đến lấy đem về.
Các nhà thờ Thiên Chúa giáo trong vùng Vịnh San Francisco không còn buộc giáo dân đến thánh đường ngày Chủ nhật. Nhiều nhà thờ đóng cửa trong nhiều tuần.
Rất nhiều trường học, từ mẫu giáo đến lớp 12 và đại học các cấp ở California đã đóng cửa cho đến đầu tháng Tư hay chuyển qua giảng dạy trực tuyến cho đến hết niên học.
Nước Mỹ có hơn 35 triệu học sinh phổ thông không đến trường từ ngày thứ Hai 16/3. Vì nhiều học sinh thuộc diện có trợ cấp ăn sáng và ăn trưa tại trường nên các nơi đang có kế hoạch để các em tiếp tục nhận bữa ăn qua các trung tâm phân phối.
Trên toàn quốc các trận đấu thể thao đã hoãn hay hủy. Disney World ở Florida, Disneyland ở California và nhiều trung tâm giải trí ở New York, New Jersey, Connecticut đóng cửa.
Để phòng chống hữu hiệu lây lan của Cô Vi, mọi người được nhắc nhở những điều quan trọng cần làm sau đây :
1/ Thường xuyên rửa tay với xà-phòng trong ít nhất 20 giây
2/ Không đưa tay dụi mắt mũi miệng
3/ Khi tiếp xúc với người khác, đứng cách nhau chừng 2 mét
4/ Nếu cảm thấy có bệnh đường hô hấp thì không đi làm, cần gặp bác sĩ
Nhiều công ti, cơ quan đã cho nhân viên làm việc tại nhà. Với chính sách khẩn trương quốc gia, người ốm mà trước đây không được hưởng lương nếu nghỉ làm, nay sẽ được nhận hai tuần. Hiện có khoảng 25% công nhân Mỹ khôngđược trả lương nếu nghỉ bệnh. Trợ cấp thất nghiệp sẽ được kéo dài nếu tình hình bịnh dịch không khá hơn.
Chính sách phòng chống toàn quốc cũng cấm thăm viếng nhà dưỡng lão vì người cao tuổi nếu nhiễm vi-rút thì tỉ lệ tử vong cao hơn gấp nhiều lần, lên đến 15% so với bình thường khoảng 2,5%.
Những số liệu từ tiểu bang Washington cũng như toàn quốc đã cho thấy điều đó. Từ Seattle, nơi có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được phát hiện vào ngày 21/1 và là nơi có số người bị nhiễm và tử vong cao nhất, với 675 ca và 40 tử vong, hầu hết là người cao tuổi trong nhà dưỡng lão.
Tiểu bang New York có số người nhiễm cao thứ nhì, với 613 ca và 2 tử vong. Riêng thành phố New York có 269 ca nhiễm. Vùng Westchester với 178 ca, đa số tại thành phố New Rochelle, mà giới hữu trách đã giới hạn đi lại hơn một tuần nay.
Thống đốc California Gavin Newsom họp báo chiều Chủ nhật 15/3 cho biết tiểu bang có 336 ca nhiễm, 6 tử vong. Ông yêu cầu các quán rượu đóng cửa, giới hạn số khách được vào một nhà hàng xuống còn một nửa số ghế đang có và người trên 65 tuổi không nên ra ngoài đường.
Vùng San Jose trong quận hạt Santa Clara có 114 ca, 2 tử vong. Trong số người bệnh, 15 đã du hành nước ngoài, 28 có tiếp xúc với người bệnh. Đáng quan ngại là 52 người bị nhiễm do lây lan trong cộng đồng vì họ không du lịch nước ngoài hay không gần người bệnh.
Hai tuần qua, khi dịch Covid-19 lan tràn qua Châu Âu đến độ mất kiểm soát ở Ý, Pháp và Tây Ban Nha ; chính phủ của Tổng thống Donald Trump đã bị những áp lực với chỉ trích vì không đưa ra biện pháp phòng chống sớm hơn, nước Mỹ đã không chuẩn bị đối phó vì đến lúc này mà vẫn thiếu bộ thử xét nghiệm đại trà, như Hàn Quốc đã có thể làm được để giảm lây lan và tử vong.
Quyết định mới nhất của Hoa Kỳ là cấm khách du hành đến từ Châu Âu khiến kiều dân Mỹ từ đó đổ dồn về nước. Vì thiếu chuẩn bị với những thủ tục phải khai báo tại sân bay nên phi cảng O’Hare ở Chicago sáng Chủ nhật với hàng nghìn người đến, xếp hàng san sát bên nhau trong nhiều giờ đồng hồ tạo cơ hội lây nhiễm cao hơn.
Các cuộc vận động tranh cử tổng thống trước đám đông bị hủy. Tối Chủ nhật 15/3 tranh luận giữa hai ứng viên Dân chủ Joe Biden và Bernie Sanders tại thành phố Phoenix không có dân tham dự. Hai ứng viên không bắt tay mà chạm khuỷu tay nhau lúc khai mạc và đứng xa nhau chừng 3 mét.
Vì dịch Covid-19 các buổi vận động tranh cử tổng thống Mỹ với dân tham dự như trước sẽ không còn nữa (Ảnh : Bùi Văn Phú)
Năm mươi hai ngày sau khi Cô Vi từ Vũ Hán, Trung Quốc ghé Hoa Kỳ qua trạm dừng đầu tiên ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington, nay cô đã lây lan gần 4.300 ca nhiễm và tử vong cho 81 người khiến nước Mỹ đang rơi vào khủng hoảng y tế cũng như kinh tế.
Giới quan sát nhận định việc phòng chống Cô Vi đang là đề tài để hai đảng Dân chủ và Cộng hòa lấy điểm với cử tri trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 tới đây.
Theo thăm dò của Yahoo News/YouGov thực hiện vào đầu tháng này, kết quả :
Tin dịch sẽ lan tràn : Cộng hòa 28%, Dân chủ 58%, Tất cả 43%
Lo lắng về nạn dịch : Cộng hòa 45%, Dân chủ 74%, Tất cả 57%
Tin là có thổi phồng thông tin về nguy cơ nạn dịch : Cộng hòa 58%, Dân chủ 29%, Tất cả44%
Dự đoán số tử vong sẽ lên trên 1000 : Cộng hòa 34%, Dân chủ 55%, Tất cả 44%
Mới nhất là thăm dò của NBC News và Wall Street Journal thực hiện từ ngày 11-13/3 :
Cách Trump xử lí phòng chống : 81% cử tri Cộng hòa tán đồng, 84% cử tri Dân chủ không tán đồng.
Lo có người trong gia đình nhiễm vi-rút : Dân chủ 68%, Cộng hòa 40%.
Tránh tụ họp đông người : Dân chủ 61%, Cộng hòa 30%.
Cô Vi tấn công vào ai thì nào có kể mầu da, sắc tộc, tôn giáo hay quan điểm chính trị.
Đề phòng Cô Vi, bạn đang sống ở đâu thì nhớ rửa tay thường xuyên với xà-phòng, vừa rửa vừa hát xong bài "Happy Birthday" là đúng cách.
Nếu được ở nhà là tốt. Phải ra đường thì không cần mang khẩu trang, tránh nơi đông người. Gặp ai quen thân, đứng xa xa vẫy tay, hay cúi đầu chào nhau kiểu Nhật là đẹp rồi.
Bùi Văn Phú
(17/03/2020)
"Chẳng ai lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi"
(Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư,
phát biểu ngày 25/12/2019)
Sau 100 ngày giao chiến, loài người vẫn chưa thực sự biết giặc từ đâu tới, vẫn chưa có vũ khí hiệu quả để chống, và chưa biết bao giờ cuộc chiến kết thúc.
Bi kịch của loài người
Thủ tướng nói "chống dịch như chống giặc". Nhưng giặc Covid-19 khác với giặc thường. Sau 100 ngày giao chiến, loài người vẫn chưa thực sự biết giặc từ đâu tới, vẫn chưa có vũ khí hiệu quả để chống, và chưa biết bao giờ cuộc chiến kết thúc. Đó là một bi kịch.
Khi giặc Covid-19 ập đến tấn công, loài người hầu như không kịp trở tay và bất lực, vì chưa biết giặc nào và mạnh hay yếu. Các siêu cường hàng đầu cũng bất lực, tuy họ có vũ khí hạt nhân trong tay và có hàng ngàn tỷ USD trong kho dự trữ. Đó là một nghịch lý.
Chỉ cần mấy tuần là giặc Covid-19 có thể biến một đô thị lớn như Vũ Hán (ở Trung Quốc) hay Milano (ở Ý) trở thành một "thành phố ma". Nó có thể làm du lịch phải đóng cửa, kinh tế bị đình trệ và suy thoái, điều mà một đội quân hùng mạnh chưa chắc làm được.
Để chống giặc Covid-19 đầy bí hiểm, chính phủ cần có chuyên gia giỏi về vi-rút làm cố vấn (như chính phủ Đức), vì họ có ích hơn là giáo sư về Mac-Lê. Loài người cần đổi mới tư duy và hệ quy chiếu, vì tư duy truyền thống và trí khôn thông thường đã lỗi thời.
Chưa biết liệu có phải loài người đã hủy diệt môi trường quá đà và thách thức cả thượng đế, làm cho "Mẹ Thiên nhiên" (Mother Nature) và các vị thần nổi giận trừng phạt hay không. Nhưng loài người chắc phải trả giá đắt cho cả thiên tai và nhân họa mà họ gây ra.
Nhưng Covid-19 cũng làm cho loài người tỉnh ngộ ra rằng họ rất dễ bị tổn thương (vulnerable) và dễ bị hoảng loạn (panic). Họ ngu ngốc hơn là họ tưởng. Cách đây một thế kỷ, Einstein đã từng nói "có hai thứ vô tận là vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người". Ngày nay, Yuval Harari cũng nói "Chúng ta đừng bao giờ đánh giá thấp sự ngu xuẩn của con người".
Lý Văn Lượng : Một xã hội lành mạnh không nên chỉ có một tiếng nói duy nhất. (Ảnh Weibo)
Thảm họa cho Trung Quốc
Covid-19 là thảm họa không chỉ cho Trung Quốc mà còn cho cả thế giới. Từ đêm 11/3, WHO đã tuyên bố nâng cấp dịch (Epidemic) thành đại dịch toàn cầu (Pandemic). Theo cập nhật của Worldometer (đến 16/3) dịch Covid-19 đã lan ra 160 nước và vùng lãnh thổ.
Trên Worldometer, chỉ số người bị lây nhiễm và tử vong tại các nước tiếp tục thay đổi khó lường như trò chơi sổ số. Nhưng đó chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Phần chìm của tảng băng là "những hệ quả không định trước" (unintended consequences).
Bên cạnh những tổn thất về người và của có thể đo đếm được (tangible losses) còn có những tổn thất không thể đo đếm được (intangible losses). Đó là những tổn thất không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị, không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần và lòng tin.
Trung Quốc đã phát triển kinh tế thần kỳ, sau ba thập kỷ (đến 2010) đã vượt qua Nhật trở thành siêu cường kinh tế thứ hai thế giới. Từ một nước nghèo, Trung Quốc trở thành nước thu nhập trung bình cao (Vũ Hán là 20.000 USD). Theo Credit Suisse (2019), trong 10% người giàu nhất thế giới (tài sản trên 109.430 USD) Trung Quốc có 100 triệu, Mỹ có 99 triệu.
Sau dịch SARS (2003) Trung Quốc đã phục hồi và tiếp tục phát triển nhanh. Hơn một năm qua, chiến tranh thương mại đã làm kinh tế Trung Quốc và Mỹ tổn thất nặng nề, nhưng theo Reuters (21/10/2019), hai nước này vẫn dẫn đầu : Mỹ đóng góp cho thế giới 3.800 tỷ USD, và Trung Quốc đóng góp 1.900 tỷ USD. Nhưng nay Covid-19 làm thay đổi tất cả.
Thời kỳ dịch SARS (2003), Trung Quốc đang trong chu kỳ kinh tế phát triển đi lên nên có đủ nguồn lực để phục hồi. Nhưng thời Covid-19 (2020), Trung Quốc đang trong chu kỳ kinh tế suy thoái đi xuống nên sẽ không đủ nguồn lực để phục hồi. Hệ quả chiến tranh thương mại và dịch Covid-19 là "đòn kép" (twin blows) giáng vào nền kinh tế Trung Quốc.
Từ trước đến nay, kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh là dựa vào xuất khẩu đi thị trường Mỹ và phương Tây. Chiến lược phát triển mới "Made in China 2025" cũng dựa vào công nghệ Mỹ và phương Tây (qua mua hoặc đánh cắp). Nay các lợi thế sống còn đó (thị trường và công nghệ) không còn nữa vì Mỹ-Trung chiến tranh thương mại và chiến tranh lạnh.
Muốn phát triển thị trường trong nước để thay thế, Trung Quốc tuy có tiềm năng (hơn một tỷ dân) nhưng cần thời gian để chuyển đổi và tăng dần sức mua của họ. Muốn nghiên cứu và phát triển (R&D) để độc lập dần về công nghệ, Trung Quốc cũng cần có thời gian và nguồn lực. Nhưng chiến tranh thương mại làm Trung Quốc thiếu hụt cả hai thứ đó.
Về nguồn nhân lực, Trung Quốc cũng đang bước vào giai đoạn khủng hoảng như "đụng đầu vào bức tường thành" (Will China’s Economy Hit a Great Wall, Paul Krugman, New York Times, January 15, 2019). Nguồn nhân lực Trung Quốc ngày càng thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu do tình trạng mất cân đối kéo dài về hạn chế sinh đẻ và phát triển dân số.
Covid-19 làm Trung Quốc lâm vào "khủng hoảng kép" (double crises) về cả kinh tế lẫn chính trị. Nó làm bộc lộ những tử huyệt của chế độ như "mù lòa chuyên chế" (authoritarian blindness). Họ duy trì độc tài chính trị theo mô hình tư bản nhà nước (state capitalism) nhưng không cải cách thể chế. Nay Covid-19 đẩy mâu thuẫn đó tới gần khủng hoảng.
Lần đầu tiên quyền lực tuyệt đối của "hoàng đế đỏ" Tập Cận Bình bị thách thức và rạn nứt do phản kháng của người dân bị dồn vào chỗ chết bởi Covid-19. Đấu tranh quyền lực giữa các phe phái trong chống tham nhũng có thể làm Tập Cận Bình khó thoát được thảm họa này. Nhưng kết cục thế nào còn phụ thuộc vào việc Tập xử lý khủng hoảng này ra sao.
Nói cách khác, nếu khủng hoảng kinh tế là phần nổi của tảng băng chìm, thì khủng hoảng chính trị chính là tảng băng chìm đó. Nó là "hệ quả không định trước" (unintended consequence) của thảm họa Covid-19 đối với Trung Quốc năm 2020. Chưa biết liệu thiên mệnh của Tập Cận Bình đến lúc hạ màn hay chưa, nhưng chắc chắn sẽ không còn như trước.
Tập Cận Bình : Hoàng đế đỏ cô đơn ? (Ảnh videoclip)
Trở về tương lai (back to the future)
Tiếp theo ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ là Robert O’Brien cũng phát biểu (tại Heritage Foundation ngày 11/3) rằng "vi-rut này có nguồn gốc từ Vũ Hán". Ngày hôm sau (12/3), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Cảnh Sảng (Geng Shuang) đã gọi phát biểu đó của O’Brien là" cực kỳ vô đạo đức và vô trách nhiệm".
Một người phát ngôn khác của Bộ Ngoại Giao là Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) cũng khẳng định trên Twitter (ngày 12/3) rằng "Có thể chính quân đội Mỹ đã mang dịch bệnh này đến Vũ Hán" và "Mỹ nợ chúng tôi một lời giải thích". Nữ phát ngôn BNG Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) cũng phụ họa : "Hoàn toàn sai lầm và không đúng khi gọi đó là vi-rut Tàu".
Theo báo South China Morning Post (ngày 13/3), Trợ lý Ngoại trưởng David Stilwell (kiêm người phát ngôn Bộ Ngoại giao) đã trao công hàm cho Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) để phản đối cáo buộc đó của Bắc Kinh. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, cách hành xử đó của Bắc Kinh chỉ làm xấy hơn quan hệ Mỹ-Trung.
Đó không phải là phản ứng nhất thời của Trung Quốc vì bị Mỹ chọc tức, mà là "một dàn hợp xướng" được Bắc Kinh chỉ đạo như "một chiến dịch ngoại giao và tuyên truyền" để phản công nhằm xoay chuyển tình thế. Covid-19 làm bộc lộ "Gót chân A-sin" của Trung Quốc như " tử huyệt của chế độ" làm Bắc Kinh tuyệt vọng (desperate) phải đối phó.
Thứ nhất, Bắc Kinh muốn khẳng định vai trò lãnh đạo số một của Tập Cận Bình (đến thăm Vũ Hán ngày 10/3), vì quyền lực của Tập bị chỉ trích và thách thức. thứ hai, Bắc Kinh "đổi trắng thay đen", đổ trách nhiệm cho Mỹ để lấy lại lòng tin của dân đang phẫn nộ. thứ ba, Bắc Kinh muốn giải tỏa cách ly để phục hồi kinh tế bị đình trệ do phong tỏa.
Sau hai tháng phong tỏa Vũ Hán để chống dịch một cách quyết liệt, từ tuần đầu/3/2020 khi dịch Covid-19 có dấu hiệu giảm dần, Bắc Kinh đã tỏ ra nôn nóng muốn sớm phục hổi các hoạt động sản xuất kinh doanh để đối phó với "nguy cơ kép" về kinh tế và chính trị. Việc này tuy cấp bách, nhưng cũng ẩn tàng rủi ro như một canh bạc khó lường.
Trong một thể chế độc tài dựa trên "sùng bái cá nhân" (cult of personality), các quyết sách do lãnh đạo "duy ý chí" (wishful thinking) thường khó lường hết các ẩn số và biến số, có thể dẫn đến tình trạng "Cao Biền dậy non". Trong lịch sử, các bài học lớn do "duy ý chí" như "Đại nhảy vọt" (Great Leap Foreward) đã để lại những hệ lụy khủng khiếp lâu dài
Bắc Kinh muốn xóa đi ý ức về nguồn gốc Covid-19 "không phải do Trung Quốc", và xây dựng hình ảnh Tập Cận Bình là người chiến thắng, có công "chỉ đạo chiến tranh nhân dân chống Covid-19" nên "thế giới phải cám ơn Trung Quốc". Để hóa giải hình ảnh xấu và tình thế bị cô lập, Bắc Kinh sẵn sàng "chia sẻ kinh nghiệm", và "hỗ trợ các nước khác".
Một số học giả Mỹ và phương Tây cho rằng "Bắc Kinh luôn muốn độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử", và nay sẵn sàng phủ nhận là đã che giấu dịch bệnh từ đầu nên dẫn đến thảm họa. Để "đổi trắng thay đen" họ sẵn sàng nói dối và tin rằng "nói dối được lặp lại nhiều lần sẽ thành sự thật", rằng họ có thể "tẩy não" (brainwash) người dân như họ đã từng làm.
Nếu Trung Quốc không vượt qua được thảm họa thì sẽ suy sụp như "màn chót" (End Game, theo David Shambaugh), và "trở về tương lai" như thời chiến quốc. Nếu vượt qua được, Trung Quốc có thể chuyển đổi như "Làn sóng thứ ba" (Third Wave, theo Samuel Huntington). Minxin Pei cho rằng Trung Quốc có thể cải cách theo mô hình ghép (Refolution).
Bài học cho Viêt Nam
Trong giai đoạn đầu chống Covid-19, Việt Nam đã làm tốt công tác kiểm soát dịch, duy trì được con số 16 người lây nhiễm trong 3 tuần liền. Nay khi dịch Covid-19 lan rộng ra 160 nước và lãnh thổ, với 174.075 ca lây nhiễm và 6.684 người chết, thì "phòng tuyến 16" của Việt Nam bị phá vỡ, làm con số lây nhiễm tăng lên 59 người (nhưng vẫn chưa dừng).
Để thoát hiểm và vượt qua khủng hoảng khi cuộc chiến với Covid-19 bước sang giai đoạn hai, Việt Nam cần nghiêm túc xem xét và đánh giá lại giai đoạn một để rút ra bài học kinh nghiệm. Tuy đã thành công bước đầu và được các tổ chức quốc tế (như WHO, World Bank, và CDC của Mỹ) đánh giá cao, nhưng Việt Nam không vì thế mà chủ quan và tự mãn.
Có mấy nguyên nhân chính làm Việt Nam có thể thoát hiểm. Một là từ sau dịch SARS, nghành y tế đã xây dựng được một hệ thống y tế cộng đồng và phòng dịch khá tốt. Hai là ngay từ đầu, chính phủ đã coi "chống dịch như chống giặc" và cử một phó thủ tướng đặc trách chỉ đạo. Ba là các cơ sở phòng chống dịch hoạt động khá hiệu quả trong giai đoạn đầu.
Trong khi cả nước gồng mình chống dịch và ông Vũ Đức Đam đang lao tâm khổ tứ chỉ đạo ngành y tế và ngành giáo dục đối phó với Covid-19, thì một số quan chức cao cấp như Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và Giáo sư Nguyễn Quang Thuấn lại đi nước ngoài công tác. Tuy họ "theo đúng quy trình", nhưng đây là vấn đề nhân cách và trách nhiệm.
Vũ Đức Đam : Chúng ta sẽ công bố hết dịch, nếu… (Ảnh Lê Hiệp)
Trong cuộc diễn tập chống dịch Covid-19 (ngày 4/3) ông Vũ Đức Đam đã tự tin tuyên bố "Nếu một tuần nữa không có ca nhiễm mới nào tại Việt Nam thì theo quy định, chúng ta sẽ công bố hết dịch". Ông Đam không biết rằng "bệnh nhân thứ 17 và thứ 21" từ Anh về trước đó hai ngày đã chọc thủng "phòng tuyến sân bay" và đang âm thầm lây lan Covid-19.
Chuyến bay định mệnh "VN 0054" từ London về Hà Nội (ngày 2/3/2020) chở "bệnh nhân thứ 17 và thứ 21" cùng đoàn cán bộ của Bộ Kế hoạch và đầu tư do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu đi công tác tại Ấn Độ và Anh, đã không theo chỉ đạo của Thủ tướng "chống dịch như chống giặc". Phải chăng đây là một ví dụ điển hình về "trên bảo dưới không nghe ?"
Khi ở nước ngoài và trên máy bay, các ông có thể được đặc cách ở khách sạn 5 sao và ngồi ghế hạng C (bằng kinh phí nhà nước). Nhưng về nước, các ông đã không gương mẫu theo quy định phòng dịch, mà vẫn tiệc tùng, đi chơi golf, và họp hành đông người, làm lây lan ra hàng trăm người khác (F1 và F2). Đó là một ví dụ điển hình về vô cảm và vô minh.
Nhưng đáng tiếc và không may cho các ông là con vi-rut Covid-19 không quan tâm đến đặc quyền dành cho quan chức cao cấp. Trong trận chiến với Covid-19, "mọi người đều bình đẳng trước rủi ro và cái chết", không phân biệt giới tính, giàu nghèo, cấp bậc cao hay thấp. Chắc các ông do vô cảm và vô minh nên "chưa thấy quan tài thì vẫn chưa khóc".
Dù kết quả xét nghiệm là "dương tính" (như ông Thuấn) hay "âm tính" (như ông Dũng), thì sự khác biệt chỉ là cách ly tập trung hay tự cách ly tại nhà riêng. Người nhập cảnh trong thời điểm đang có dịch (như có giặc) đều phải theo quy định phòng dịch. Nếu lỡ lọt lưới, lây nhiễm cho cộng đồng thì các ông phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và nhân dân.
Hệ lụy vì vô cảm và vô minh của quan chức cao cấp lớn hơn nhiều so với người dân. Nếu "bệnh nhân thứ 17" (cô Nguyễn Hồng Nhung) bị dư luận lên án, thì "bệnh nhân thứ 21" (ông Nguyễn Quang Thuấn) cần bị xem xét kỷ luật. Dân trí thấp (như cô Hồng Nhung và cậu Khắc Tiệp) tuy nguy hiểm cho cộng đồng, nhưng quan trí thấp còn báo hại cho đất nước.
Trường hợp "bệnh nhân thứ 34" tại Bình Thuận là điển hình "siêu lây nhiễm" (super spreader) đã làm lây lan cho 46 người (F1) và hàng trăm người (F2) vì khai báo không trung thực. Chính quyền địa phương không kiên quyết cách ly như biện pháp sống còn để phòng dịch. Cần kỷ luật "bệnh nhân thứ 34" và chính quyền địa phương vì hậu quả nghiêm trọng.
Trong khi dịch bùng phát tại Ý (với 24.747 ca nhiễm, và 1.809 người chết) thì Đức ít hơn nhiều (với 6.248 ca nhiễm, và 13 người chết). Có nhiều nguyên nhân, nhưng Chính phủ Đức có hai cố vấn là chuyên gia hàng đầu về dịch, thường xuyên cung cấp cho công chúng các thông tin thiết thực để phòng dịch. Chính phủ Việt Nam cũng nên có một cố vấn là chuyên gia giỏi về dịch tễ, thiết thực hơn là một giáo sư về Mác-Lê (như ông Nguyễn Quang Thuấn).
Nguyễn Quang Thuấn : "bệnh nhân thứ 21". (Ảnh Wikipedia).
Thay lời kết
Về đối nội, cuộc chiến với Covid-19 đang làm bộc lộ những góc khuất (blindspots) trong chiến dịch chống tham nhũng, như "hệ quả không định trước", mà chính quyền phải xử lý để duy trì chính danh. Về đối ngoại, Covid-19 đang làm bộc lộ "gót chân A-sin" của Trung Quốc, mở ra cơ hội mới để Việt Nam có thể thoát Trung và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Trong bối cảnh đó, chuyến thăm Đà Nẵng của tàu USS Theodore Roosevelt (5-9/3) có ý nghĩa quan trọng đối với bàn cờ địa chính trị vì Mỹ vẫn triển khai chiến lược của họ nhằm ba mục tiêu chính tại khu vực. Một là hoạt động tuần tra hải quân (FONOP) ; Hai là các chuyến bay qua của máy bay ném bom (overflights) ; Ba là quyền tự do hàng hải (tại Biển Đông).
Tuy cùng là người Trung Hoa và liền kề với Trung Quốc, nhưng Đài Loan quyết thoát Trung, nên chắc thoát được thảm họa Covid-19. Tuy là người Châu Âu, cách xa Trung Quốc nửa vòng trái đất, nhưng Ý bắt tay hợp tác với Trung Quốc theo sáng kiến "Vành đai, Con đường" nên đất nước chắc sa vào bẫy nợ và thảm họa Covid-19, với hệ quả khó lường.
Trước các bài học sinh tử đó, Việt Nam cần đồng thuận quốc gia để "biến nguy thành cơ", quyết làm bằng được hai vấn đề cấp bách. Một là cải cách thể chế để tháo gỡ các nút thắt đang kìm hãm quá trình đổi mới và phát triển. Hai là nhân cơ hội này để thoát Trung, làm cho Việt Nam có thể độc lập và đa dạng hóa quan hệ, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Nguyễn Quang Duy
Nguồn : viet-studies, 16/03/2020
Tham khảo
1. As Numbers Soar, Here’s Everything We Dont Know About the Coronavirus, James Palmer, Foreign Policy, February 12, 2020
2. Political carnage of China’s coronavirus outbreak is just beginning, Minxin Pei, Nikkei Asian Review, February 19, 2020
3. China’s Leaders Obsessed With Secrecy, Frank Ching, YaleGlobal Online, February 20, 2020
4. Chinas Coronavirus Crisis Is Just Beginning, Geremie Barmé, NYT, March 3, 2020
5. How the coronavirus is shaking up Asia’s political order, William Pesek, Washington Post, March 3, 2020
6. Vietnam : Significance of 2nd Visit by U.S. Navy Aircraft Carrier, Carl Thayer, Background Briefing, March 3, 2020
7. The Virus of Fear, Ian Buruma , Project Syndicate, March 6, 2020
8. USS Theodore Roosevelt’s Vietnam Visit : Low Key, High Touch, Le Hong Hiep, ISEAS Commentary, March 6, 2020
9. China everywhere : What the coronavirus outbreak tells us about the current state of globalization, Nayan Chanda, YaleGlobal Online, March 7, 2020
10. South Korea shows that democracies can succeed against the coronavirus, Josh Rogin, Washington Post, March 11, 2020
Chuyện gì xảy ra nếu Mỹ công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì corona ? (VOA, 13/03/2020)
Tuy nhiên, ông Trump không dùng tới một biện pháp mạnh tay hơn mà một số nghị sĩ Quốc hội đang thúc đẩy : đó là công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia theo Luật Khẩn cấp Quốc gia 1976 mặc dù chính quyền Trump đã công bố dịch Covid-19 là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng, cho phép giới chức y tế địa phương có sự linh động hơn để đáp ứng cuộc khủng hoảng.
Không lâu sau khi Tổ chức Y tế Thế giới WHO gọi đợt bùng phát Covid-19 là đại dịch, Tổng thống Mỹ Donald Trump tối ngày 11/3 loan báo một loạt các biện pháp khẩn cấp trong đó có lệnh đình chỉ trong 30 ngày tất cả các chuyến bay tới Mỹ từ Châu Âu.
"Khi Tổng thống công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, lúc đó ông có quyền tiếp cận tất cả các luật lệ quy định những gì Tổng thống có thể làm trong tình trạng khẩn cấp quốc gia, cho dù các quyền đó có liên hệ tới tình trạng khẩn cấp ngay lúc đó hay không", Elizabeth Goitein, giám đốc Chương trình An ninh Quốc gia và Tự do thuộc Trung tâm Công lý Brennan, cho biết.
Cùng lúc đó, công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia cũng cho Tổng thống quyền có các biện pháp mạnh nhân danh an ninh quốc gia, chẳng hạn như đóng internet hay thậm chí là phong tỏa tài khoản ngân hàng của người dân.
Năm ngoái, ông Trump bị chỉ trích vì đã công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm chuyển ngân quỹ của quân đội qua tài trợ xây dựng tường biên giới với Mexico.
Một khi Tổng thống đã công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, chỉ có Quốc hội mới có thể đảo ngược. Hơn 30 lần công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong 40 năm qua tại Mỹ, chưa lần nào bị đảo ngược làm vô hiệu.
Dù Tổng thống Mỹ thường có nhu cầu chính đang để thực hành quyền khẩn cấp, họ vẫn hay bị chỉ trích rằng các quyền lực khẩn cấp này hạn chế các quyền dân sự hay tự do của công dân.
Ngoài việc thực hành các quyền khẩn cấp, Tổng thống Trump cũng có các quyền phi khẩn cấp nhất định mà ông đã dùng trong cuộc khủng hoảng Covid-19, chẳng hạn như thu hồi một đạo luật năm 1952 khi đình chỉ du hành từ Châu Âu.
Phong tỏa các cộng đồng hoặc giới hạn di chuyển của các nhóm dân có thể đi ngược lại với quyền hiến định của công dân, theo các học giả về pháp lý.
Một khi Tổng thống công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, nhà chức trách cấp liên bang và tiểu bang có thể thực thi một loạt các biện pháp ‘cách ly xã hội’ như hạn chế du hành, ra lệnh giới nghiêm, bãi trường, hạn chế tụ tập đông người và thực thi cách ly.
Dù cách ly các cá nhân hay các nhóm tình nghi phơi nhiễm với virus corona là chuyện hợp hiến, nhưng tạo ra việc phong tỏa các nhóm cộng đồng bên trong hoặc bên ngoài ‘các vùng nóng’ là chuyện vi hiến, theo các nhà phân tích.
*******************
Con trai tổng thống Brazil phủ nhận tin ông bị nhiễm Covid-19 (VOA, 13/03/2020)
Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay với Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, 7/3, tại Palm Beach, Florida
Con trai tổng thống Brazil nói với Fox News và một số hãng tin khác hôm 13/3 rằng vị tổng thống có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19.
Điều này trái ngược với các tin tức của The Guardian và Mirror loan ra trước đó rằng Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới và đang chờ kết quả xét nghiệm lần 2 trong ngày thứ Sáu 13/3 để khẳng định chắc chắn.
Ông Bolsonaro đã ăn tối với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago ở Florida vào tối 7/3. Cùng dự là thư ký báo chí của ông, Fabio Wajngarten, và người này đã được chẩn đoán có nhiễm Covid-19 sau chuyến đi.
Các bức ảnh và các đoạn video cho thấy hai ông Trump và Bolsonaro, cũng như nam thư ký báo chí Fabio Wajngarten, đều ở rất gần nhau.
Tuy nhiên, ông Trump viết trên Twitter hôm 12/3 rằng "Tôi không bận tâm".
Cùng ngày, con trai của tổng thống Brazil viết trên Twitter là cha mình "không thể hiện triệu chứng gì của căn bệnh ".
Ông Bolsonaro tròn 65 tuổi trong tháng này. Ông và các thành viên khác trong đoàn đi Mỹ hiện đang được theo dõi sức khỏe.
(Fox, Business Insider, The Guardian, Mirror)
****************
Bộ trưởng Úc nhiễm Covid-19, đã gặp Ivanka Trump, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ (VOA, 13/03/2020)
Hôm 13/3, Bộ trưởng Nội vụ Úc Peter Dutton cho biết ông đã bị nhiễm virus corona (Covid-19). Trang USA Today cho biết ông Dutton vào tuần trước có chụp ảnh chung, đứng cạnh bà Ivanka Trump, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr, và các quan chức Nhà Trắng khác.
Bộ trưởng Nội vụ Úc Peter Dutton.
Ông Putton đưa ra một tuyên bố nói rằng ông đã được chẩn đoán dương tính Covid-19 và được đưa vào bệnh viện, nơi ông đang được cách ly.
Đài Fox News dẫn Twitter của ông Peter Dutton cho biết ông thức dậy thấy người bị sốt và bị đau họng, vì vậy ông đã liên lạc với Sở Y tế Queensland và đã được xét nghiệm Covid-19.
USA Today cho biết ông Dutton đã có mặt tại thủ đô Washington trong các cuộc họp kết nối với hiệp ước an ninh Five Eyes (Ngũ Nhãn), một liên minh tình báo bao gồm Úc, Canada, New Zealand, Anh và cố vấn Nhà Trắng Hoa Kỳ Kellyanne Conway cũng xuất hiện trong bức ảnh ngày 6/3.
****************
Ít nhất 6 bang của Mỹ đóng cửa trường học vì Covid-19 (VOA, 13/03/2020)
Ít nhất sáu bang và một số khu học chánh lớn của Hoa Kỳ hôm 12/3 ra quyết định đóng cửa trường học ít nhất trong hai tuần, đồng thời áp dụng các biện pháp mạnh với hy vọng sẽ ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới Covid-19), theo New York Times hôm 13/03.
Học sinh tiểu học ở bang New Mexico.
Tất cả các trường công lập ở Oregon, Ohio, Michigan, Maryland, Kentucky và New Mexico được yêu cầu đóng cửa vào tuần tới, và thống đốc bang Washington đã ra lệnh cho tất cả các trường học đóng cửa ở ba quận gần thành phố Seattle.
Đài ABC News trích lời Thống đốc bang Michigan Gretchen Whitmer nói trong một tuyên bố tối 12/3 : "Đây là một bước cần thiết để bảo vệ trẻ em, gia đình và sức khỏe cộng đồng chung của chúng ta".
Cũng hôm 12/3, bang Oregon tuyên bố đóng cửa trường học đến cuối tháng 3.
Thống đốc tiểu bang Oregon Kate Brown cho biết bà hiểu gánh nặng đóng cửa trường học đặt lên gia đình và học sinh, nhưng động thái này là cần thiết cho an toàn cộng đồng.
"Đây là một khoảng thời gian khó khăn cho cộng đồng của chúng ta và tôi không muốn tăng thêm gánh nặng cho các gia đình đang phải vật lộn để thích nghi và giữ sức khỏe trong cuộc khủng hoảng này", bà Brown nói.
Theo số liệu của New York Times hôm 13/03, đã có hơn 1.650 người nhiễm Covid-19 ở 46 tiểu bang của Hoa Kỳ và ít nhất 41 người chết.
********************
Thủ tướng Canada bị cách ly sau khi phu nhân bị nhiễm Covid-19 (VOA, 13/03/2020)
Phu nhân của Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã có kết quả xét nghiệm dương tính với loại virus corona (Covid-19), văn phòng của thủ tướng xác nhận vào tối ngày 12/3, theo trang New York Post.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau và phu nhân Sophie Gregoire Trudeau.
Bà Sophie Grégoire Trudeau, 44 tuổi, phát bệnh vào tối ngày 11/3, ngay sau khi trở về Canada sau khi tham gia một sự kiện ở London, Anh. Hôm 12/3, bà xét nghiệm với kết quả dương tính và hiện nay đang được cách ly, một phát ngôn viên cho New York Post biết.
Thông báo được đưa ra vài giờ sau khi hãng tin Associated Press (AP) loan tin rằng phu nhân của Thủ tướng Trudeau có các triệu chứng giống như bệnh cúm.
Theo tuyên bố, bà Sophie Trudeau sẽ "tiếp tục được cách ly" và ông Justin Trudeau cũng sẽ tiếp tục tự cách ly.
"Bà ấy vẫn ổn, đang thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa được đề nghị và các triệu chứng của bà vẫn ở mức độ nhẹ", tuyên bố cho biết. "Sức khỏe của Thủ tướng hiện bình thường, không có triệu chứng".
Thủ tướng Justin Trudeau sẽ cách ly trong 14 ngày và chưa được xét nghiệm vì ông không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Theo tuyên bố, các bác sĩ nói rằng "không có rủi ro" đối với những người mà thủ tướng gần đây có tiếp xúc.
New York Times gọi Nga Nguyễn, chị của 'bệnh nhân 17' là ‘bệnh nhân số 0’ của làng mốt thế giới (VOA, 12/03/2020)
Hai cô con gái của một đại gia Việt Nam đã trở thành tâm điểm chỉ trích của công luận không chỉ trong nước mà cả quốc tế sau khi một trong hai chính thức trở thành "bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17" trong cuộc họp báo khẩn ở Hà Nội vào giữa đêm 6/3.
Facebook Nhung Nguyen (N. H. N.) đã bị khóa sau khi Hà Nội công bố "bệnh nhân thứ 17".
Tờ báo nổi tiếng New York Times hôm 11/3 gọi tên cô Nga Nguyễn, 27 tuổi, chị gái của "bệnh nhân thứ 17" Nguyễn Hồng Nhung (N. H. N - 26 tuổi), là "bệnh nhân số 0" của làng thời trang thế giới sau khi hai chị em cô bị phát hiện dương tính với virus corona sau khi trở về từ hai lễ hội thời trang nổi tiếng của hãng Gucci ở Milan, Ý, và của hãng Yves Saint Laurent ở Paris, Pháp.
Tờ báo của Mỹ mô tả Nga Nguyễn là con gái của "một ông trùm về thép" ở Hà Nội, có bằng khoa học chính trị tại Đại học King ở London và từng làm việc trong bộ phận mỹ phẩm và nước hoa của hãng Louis Vuitton trước khi về làm cho công ty gia đình.
Trong khi đó, vào cùng ngày (11/3) tại Việt Nam, một đại diện của Bộ Công an - Đại tá Nguyễn Văn Thống, Phó cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh, nói với báo giới rằng cô em gái N. H. N đã sử dụng hai hộ chiếu trong chuyến đi và dùng hộ chiếu Việt Nam khi trở về để "qua mặt" công an cửa khẩu.
Những ngày qua, N. H. N. hay Nhung Nguyễn là một trong những cái tên được nhắc đến và chịu nhiều chỉ trích nhất trong cộng đồng mạng tại Việt Nam, bên cạnh "bệnh nhân số 21" là một Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ca nhiễm thứ 17 được Hà Nội công bố trong cuộc họp báo khẩn vào lúc gần nửa đêm, trong bối cảnh Việt Nam đã bước sang ngày thứ 22 không có báo cáo về ca nhiễm bệnh mới và đang chuẩn bị để công bố "hết dịch".
Ngay lập tức, "búa rìu" dư luận đã trút xuống cô gái được đánh số 17 này. Nhiều ý kiến trên mạng thậm chí còn đòi "giết" hoặc đem cô gái này ra truy tố hình sự.
Trả lời phỏng vấn với New York Times qua điện thoại, cô Nga Nguyễn nói rằng "Họ nói tôi đã về nước, rằng tôi biết mình bị nhiễm bệnh khi đến các show diễn, không điều nào là đúng cả".
Tin cho hay cô Nga Nguyễn hiện đã trở về London sau khi tham dự các sự kiện thời trang trên. Còn cô em gái "số 17" đã bay trở về Hà Nội vào ngày 2/3 trên chuyến bay của Vietnam Airlines VN00054 và ngồi cùng khoang hạng thương gia với một số quan chức trong đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu.
"Họ nói tôi hư hỏng bởi vì tôi mắc áo xẻ ngực trong một tấm ảnh, rằng đó là lý do virus bị tôi thu hút, rằng đây là lúc mà đám người tham lam trong giới thời trang cần phải dừng lại và suy nghĩ", cô Nga Nguyễn phân trần với New York Times.
Tờ báo Mỹ cho biết cô gái mà tờ báo này gọi là "người thừa kế" đã hai lần dự Met Gala và chụp ảnh tại nhiều sự kiện cùng với những ngôi sao thời trang hàng đầu thế giới như Naomi Campbell, Anna Dello Russo, Jonathan Newhouse và Virgil Abloh.
Cô Nga Nguyễn đã đến tham dự sự kiện thời trang trong tư cách là "bạn của Gucci" và cô không hề biết mình bị nhiễm virus trong thời gian này.
Cô Nga Nguyễn cho biết thêm rằng sau khi phát hiện bị nhiễm virus corona, cô đã thông báo với những người mà cô tiếp xúc tại sự kiện của Gucci và Saint Laurent cũng như bạn bè, gia đình, người trang điểm và thợ chụp ảnh.
Trong khi đó, tại Việt Nam, tài khoản Facebook "Nhung Nguyen" của "bệnh nhân số 17" đã bị khóa lại sau làn sóng chỉ trích của cộng đồng mạng vì tội "phá hỏng nỗ lực của cả nước" trong việc kiềm chế dịch bệnh Covid-19.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến lên án, không ít ý kiến cho rằng việc đánh số 17 cho cô N. H. N. đã biến cô trở thành một "tội đồ" gieo rắc dịch bệnh chết người giống như "bệnh nhân số 31" ở Hàn Quốc, trong khi không có cơ sở để khẳng định rằng ai đã lây bệnh cho ai trong chuyến bay của Vietnam Airlines từ Anh về Việt Nam.
Trong khi đó, thông tin về các trường hợp dương tính khác, đặc biệt là "bệnh nhân số 21" - Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuấn, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng, một thành viên trong đoàn công tác với Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng - lại ít bị "mổ xẻ" trên báo chí chính thống như trường hợp "số 17", mặc dù trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những thông tin "gây sốc" về cuộc sống riêng tư xa hoa của ông và cho thấy ông đã không khai báo trung thực với cơ quan chức năng khi trở về Việt Nam.
Do đó, nhiều ý kiến cho rằng ông Thuấn cũng có thể là "nguồn lây nhiễm dịch bệnh" chứ không chỉ riêng "bệnh nhân số 17".
Ngoài ra, việc Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng không bị đưa đi cách ly tập trung như những người ngồi cùng khoang với "bệnh nhân số 17" cũng đã bị cộng đồng mạng chỉ trích mạnh mẽ, khiến báo chí phải thông tin về "kết quả âm tính" của ông đối với loại virus chết người.
"Tôi hoàn toàn khỏe mạnh, rất ổn. Hết thời hạn cách ly, thứ Hai tuần tới, tôi đến Bộ làm việc bình thường", ông Dũng được báo chí trích lời cho biết vào ngày 12/3.
********************
Lý giải việc tranh giành giấy vệ sinh để trữ mùa dịch corona : tâm lý số đông do hoảng sợ ? (RFA, 13/03/2020)
Báo mạng Asia One vào ngày 11/3 có đăng tải bài viết của tác giả có tên Melissa với tựa tạm dịch "Các chuyên gia giải thích tại sao mọi người tích trữ giấy vệ sinh trong khi dịch bệnh coronavirus bùng phát ?"
Người dân mua giấy vệ sinh ở Costco Melbourne vào ngày 5/3/2020. AFP
Trong bài viết, tác giả Melissa nhắc đến việc các băng đảng vũ trang ở Singapore cũng như ở Hồng Kông đã xông vào để đánh cắp hàng trăm cuộn giấy vệ sinh giữa lúc tình hình mua bán đang hoảng loạn.
Trong khi đó, vào ngày 11/3, các siêu thị tại Penang, Malaysia đã báo cáo bán sạch giấy vệ sinh sau khi bệnh nhân nghi ngờ nhiễm Covid-19 đầu tiên của thành phố xuất hiện.
Việc này không chỉ xảy ra ở Châu Á mà còn xuất hiện ở những Châu lục khác, chẳng hạn như ở Úc, cảnh sát đã được điều động đến để giải quyết tình hình khi một số người mua hàng ở siêu thị đã xô xát để giành giấy vệ sinh.
Trao đổi với RFA, bạn Quỳnh Phương, hiện đang sống ở Melbourne, Úc cho rằng đây là điều bất ngờ vì bạn đã sống ở đây 13 năm nhưng chưa bao giờ thấy hiện tượng này xảy ra. Các kệ hàng vẫn còn đầy đủ, riêng kệ bán giấy vệ sinh lại trống trơn :
"Giống như overreaction (làm quá lên) vậy. Đồng ý đây là flu (cúm) mọi người nên hạn chế ra ngoài nhưng không có nghĩa là phải (tích trữ) như vậy. Với lại cái này affect (ảnh hưởng) nhiều với những người có tiền án bệnh sử các loại rồi, nên cẩn thận đối với những người này thôi. Nếu mọi người làm quá lên như vậy, supply (nguồn cung cấp) thiếu thì người cần sẽ không có còn người có lại không xài tới thì cũng vậy".
Tại Mỹ cũng không ngoại lệ, bạn Lan hiện đang sống ở bang Maryland cho biết tình hình nơi bạn cũng trong tình trạng tương tự :
"Hôm qua mình đi Costco thì thật sự không còn (bán) một mảnh giấy vệ sinh nào cả, mọi người tranh nhau mua hết rồi. Trong khi đó đồ ăn thức uống thì không tới mức như thế.
Nếu dịch xảy ra thì nhu cầu đầu tiên cần chú ý đến là đồ ăn, thức uống và nước. Nếu tích trữ những thứ đó thì có thể hiểu được, chứ chuyện tích trữ giấy vệ sinh thì mình thấy không cần thiết. Làm sao tích trữ đủ dùng trong một thời gian ngắn, giữ như sinh hoạt bình thường hàng ngày là được".
Mọi người mua nước, thực phẩm và giấy vệ sinh tại Los Angeles, California vào ngày 29/2/2020. AFP
Nhận xét về việc mọi người đổ xô tích trữ giấy vệ sinh đang diễn ra, Nina, một bạn trẻ ở Virginia bày tỏ thắc mắc của bản thân thật sự không hiểu vì sao mọi người lại trữ giấy vệ sinh. Tại Mỹ thường khi có vấn đề gì về thảm họa thiên và bệnh thì người ta thường mua nước và giấy vệ sinh. Nhưng lần này mọi người lại mua tới mức độ đáng ngạc nhiên. Bạn Nina cho đó là không cần thiết khiến không còn giấy cho các đối tượng người già, người không có điều kiện hay không có thời gian đi chợ thường xuyên, không đi được nhiều chợ…
Dưới góc độ chuyên môn, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, nhà nghiên cứu tâm lý xã hội học hiện đang công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nhận định :
"Tôi nghĩ đó là phản ứng tự nhiên của con người khi người ta cảm thấy lo lắng, hoảng loạn. Thực sự nó như hiệu ứng đám đông, cả một đám đông tâm lý hoảng sợ thì người ta sẽ mất phương hướng và lo sợ.
Nếu như chúng ta hiểu rằng khi người ta bị hoảng loạn thì người ta không còn đủ tỉnh để phân biệt cái gì dùng nhiều, cái gì không dùng nhiều mà người ta theo đám đông đang xếp hàng rồng rắn để mua cái gì đấy. Chẳng biết đang mua gì nhưng mình cứ thấy đông là mình xông vào mua. Đấy là tâm lý đám đông. Không biết mình đang mua gì và mua để làm gì. Nghe rất buồn cười nhưng thực tế xảy ra như vậy".
Còn theo giải thích của Tiến sĩ Dimitrios Tsivrikos, một chuyên gia về khoa học trong hành vi và tiêu dùng tại Đại học College London, trả lời trên Skynews, những lốc giấy vệ sinh thực sự chiếm không gian lớn trên lối đi trong siêu thị, vì vậy mọi người bị lôi cuốn về mặt tâm lý hơn khi mua chúng trong thời kỳ khủng hoảng. Ông cho rằng nếu lốc giấy càng bự, người ta sẽ càng nghĩ nó quan trọng hơn.
Theo bà Katharina Wittgens, một nhà tâm lý học chuyên về hành vi cá nhân và nhóm, cũng nhấn mạnh rằng người ta dễ nhận thấy hơn khi kệ giấy vệ sinh hết hàng vì chúng quá cồng kềnh. Điều này vô tình cũng khiến cơn sốt giấy tăng lên.
Trong bài viết đăng tải trên Asia One, tác giả Melissa đưa ra lập luận cho rằng hoảng loạn mua hàng cũng gây ra một cảm giác sai lầm khi kiểm soát một tình huống. Khi mọi người không biết coronavirus sẽ tồn tại trong bao lâu, họ bắt đầu đánh giá quá mức số lượng nhu yếu phẩm họ cần.
Đã vài tuần kể từ khi mọi người hoảng loạn đi mua hàng ở Singapore, hàng hóa tại các siêu thị đã được bổ sung và có vẻ như hoạt động lại bình thường hiện nay. Nay mọi người nhận ra rằng đất nước đã dự trữ đủ lương thực nên người dân không cần phải tích trữ.
Do đó, cô cho rằng nếu sau này mọi người nghĩ đến việc tích trữ, trước tiên cần bình tĩnh và suy nghĩ hợp lý thay vì để nỗi sợ hãi lấn áp và chạy theo số đông.
Trong vài năm gần đây, các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam rất thích trưng dẫn các sự kiện liên quan đến bang giao quốc tế (ví dụ gần nhất là những tuyên bố, nhận định về sự kiện Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc…) để chứng minh, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam, "vị thế" Việt Nam trong cộng đồng quốc tế càng ngày càng cao…
Một phụ nữ Châu Á đeo khẩu trang in cờ Đài Loan để chống loại virus có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc : Covid-19
Thế thì tại sao càng ngày càng nhiều người Việt cảm thấy bất an, thậm chí bất bình về thực tại, âu lo cho tương lai, cho cả khả năng tự lực, tự cường của quốc gia lẫn cơ hội mưu tìm ấm no, hạnh phúc cho chính mình và thân nhân của mình ? Liệu có thể đồng thanh thốt lên : Tự hào quá Việt Nam ơi ! - chỉ vì "vị thế" quốc gia càng ngày càng cao và yên tâm với sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của "đảng ta" ?
Tuy gần như bất đồng về tất cả các khía cạnh liên quan đến quốc gia, dân tộc song có lẽ sẽ có một điểm mà những cá nhân "kính bác, yêu đảng, trọn đời phấn đấu cho việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam", nhất trí với những cá nhân bị xếp vào loại "thù địch, phản động" là cách hành xử khi đối diện với thảm họa, với những tình huống khẩn cấp chính là thước đo tâm lực, trí lực của bộ máy quản trị, điều hành.
Vào lúc này - lúc Covid-19 đã trở thành thảm họa, tạo ra tình huống khẩn cấp có quy mô toàn cầu, đặt cách hành xử của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam bên cạnh những hệ thống tương ứng của thiên hạ với Covid-19, chính là cơ hội để cảm nhận thế nào là "tài tình, sáng suốt". Có vài lý do khiến kẻ viết bài này chọn Đài Loan (người Việt vẫn gọi tắt là "Đài") : Đây là lãnh thổ chưa được cộng đồng quốc tế trao tặng tư cách quốc gia và cũng phải trân mình hứng chịu đủ kiểu tác động từ Trung Quốc…
***
Tính đến cuối ngày 12/3, tại Việt Nam có 39 người nhiễm Covid-19, còn tại Đài Loan có 48 người bị nhiễm loại virus này. Việt Nam chưa có ai thiệt mạng vì Covid-19 còn Đài Loan từng có một người mất mạng hôm 16/2. Giống như Việt Nam, sau khi Covid-19 lan rộng tại Trung Quốc, Đài Loan bị xếp vào khu vực có nguy cơ cao vì lượng người Đài Loan qua lại Trung Quốc và ngược lại rất đông.
Sau Thái Lan, Nhật, Nam Hàn, Đài Loan là nơi thứ tư tìm thấy người nhiễm Covid-19 bên ngoài Trung Quốc. Hai ngày sau (23/1), tới lượt Việt Nam công bố việc phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. Khác với Việt Nam (không đóng các cửa khẩu ở biên giới Việt-Trung vì còn phải tham khảo ý kiến của Trung Quốc), sau khi Trung Quốc chính thức xác nhận sự xuất hiện của một loại virus mới gây ra dịch viêm phổi cấp tính, Đài Loan lập tức khuyến cáo dân chúng không đến Vũ Hán và hạn chế đến Trung Quốc.
Ngày 24/1, chính quyền Đài Loan ra lệnh cấm xuất cảng khẩu trang để bảo đảm như cầu phòng ngừa dịch bệnh cho đến 23/2. Ngày 7/2, Đài Loan tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế nhập cảnh từ Trung Quốc và kiểm soát visa để buộc tất cả những ai mang các quốc tịch khác nhưng từng nhập cảnh hoặc cư trú tại Trung Quốc trong vòng 14 ngày trước đó phải cách ly. Ngày 13/2, chính quyền Đài Loan tuyên bố gia hạn lệnh cấm xuất cảng khẩu trang cho đến cuối tháng 4 (1)...
Tất cả những biện pháp đó làm Trung Quốc nổi giận, chính quyền và đặc biệt là bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan, bị hệ thống truyền thông Trung Quốc chỉ trích kịch liệt, kể cả xác định họ là những kẻ… "bệnh hoạn về nhận thức" (2)…
Bất chấp chỉ trích từ Trung Quốc và bất kể chính quyền các quốc gia hết sức dị ứng với việc kiểm soát, hạn chế nhập cảnh đối với công dân của họ, vì nguy hại cho giao thương, Đài Loan công bố lệnh cấm nhân viên y tế đến Trung Quốc, Hồng Kông, Macao, "không hoan nghênh" nếu nhân viên y tế đi du lịch ở Nhật, Nam Hàn… Lý do : Ngoài việc khống chế lây lan còn phải ngăn chặn sự gia tăng nhu cầu về y tế, giảm thiểu sự hao tổn về nhân lực y tế vì việc thay thế nhân lực y tế là chuyện không dễ dàng (3) !
Đó là đối ngoại, trong đối nội, từ 1/2, chính quyền Đài Loan tuyên bố trưng dụng toàn bộ khẩu trang, giành quyền phân phối khẩu trang trên toàn lãnh thổ cho Trung tâm Phòng - chống dịch bệnh (Center for Desease Control-CDC).
CDC Đài Loan lập tức loan báo cách thức phân phối khẩu trang, tiêu chuẩn mua khẩu trang đối với từng cá nhân, từng nhân viên y tế, từng cơ sở y tế trong mỗi tuần. Một số công ty rượu bia, đường mía được yêu cầu chuyển qua sản xuất cồn sát khuẩn, sản phẩm này cũng được quản lý và phân phối như khẩu trang (4).
Đồng thời CDC Đài Loan yêu cầu chính quyền đầu tư thêm máy móc, gia tăng sản lượng khẩu trang và các trang bị bảo hộ cho nhân viên y tế trong nước. Trong vòng mười ngày sau khi cấm xuất cảng khẩu trang, từ trung tuần tháng 2, sản lượng khẩu trang ở Đài Loan tăng 3,5 triệu cái mỗi ngày và lượng khẩu trang, trang bị bảo hộ cho nhân viên y tế tăng gấp đôi. Giá bán khẩu trang trên thị trường giảm 1/3 (5).
Vào thời điểm ấy tại Việt Nam, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền bắt đầu hội họp, xem xét kỷ luật những giáo viên tiết lộ chuyện trẻ con phải dùng giấy thay khẩu trang. Nhân viên y tế bắt đầu tự may khẩu trang để dùng vì thiếu khẩu trang hợp cách và đến bây giờ, rất nhiều nhân viên y tế phàn nàn vì phải tự tìm kiếm khẩu trang hợp cách bởi khẩu trang được cấp phát đã bằng vải lại quá mỏng, không an toàn cho chính họ. Không viên chức hữu trách nào nhận ra, nếu nhân viên y tế lâm nạn thì dịch sẽ trở thành đại họa !
Ở Đài Loan, trước viễn cảnh dịch bệnh lan rộng, CDC Đài Loan liên tục đưa ra hàng loạt đề nghị và các đề nghị ấy được toàn bộ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Đài Loan đáp ứng ngay lập tức : Giám sát nghiêm ngặt việc ra vào bệnh viện. Mỗi bệnh nhân phải vào bệnh viện vì bất kỳ bệnh gì chỉ cho phép hai người ra vào thăm hỏi để hạn chế tối đa nguy cơ Covid-19 lây lan rộng hơn (6). Không xuất cảng nhiệt kế, có xuất cảnh cũng chỉ được mang tối đa hai nhiệt kế/người (7)…
Tuy không được công nhận như một "quốc gia độc lập, có chủ quyền" nhưng từ hạ tuần tháng 1, Đài Loan đã khẳng định, bất kỳ người dân và du khách nào đến Đài Loan không chủ động và trung thực khi khai báo về "lịch sử du lịch và lịch sử tiếp xúc có liên quan đến Covid-19", hay khi đi khám bệnh, không chủ động thông báo về các triệu chứng đáng ngờ sẽ bị phạt từ 10.000 TWD (khoảng 330 USD) đến 150.000 TWD (khoảng 5.000 USD) theo Luật Phòng - chống các bệnh truyền nhiễm của Đài Loan (8).
Từ khi Covid-19 bùng phát thành dịch đến nay, ở Đài Loan không có tình trạng du khách Trung Quốc đã được yêu cầu tự cách ly nhưng tự tiện rời khỏi nơi cư trú, cũng không có tình trạng cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền loay hoay không biết ứng xử thế nào để "vừa bảo đảm ngoại giao, vừa bảo đảm yêu cầu cách ly, phòng chống dịch hiệu quả" như đã xảy ra tại Đà Nẵng hồi hạ tuần tháng trước khi có 20 du khách Nam Hàn từ ổ dịch Daegu đổ đến (9)…
***
Khi Covid-19 lan rộng tại Trung Quốc, các chuyên gia y tế trên thế giới từng dự đoán và cảnh báo, Đài Loan sẽ sớm trở thành nơi đứng thứ hai về tổng số người nhiễm và tử vong vì virus này, đó là lý do ngay sau đó, một số quốc gia cấm cửa cả dân Trung Quốc lẫn dân Đài Loan. Tuy nhiên trên thực tế, từ 24/2 đến nay, số ca nhiễm/số ca tử vong gần như không thay đổi (48/1) và không có bất kỳ viên chức hữu trách nào tuyên bố "đã chiến thắng ở bước đầu trong chiến dịch phòng - chống Covid-19" như Việt Nam.
Có thể vì Đài Loan không có viên chức lãnh đạo nào tha thiết với "công nghiệp 4.0", không bơm rồi lôi ông tướng nào ra khỏi một công ty chỉ chuyên cung cấp dịch vụ viễn thông của quân đội, đặt ông ta vào vị trí Bộ trưởng Thông tin của truyền thông để thực hiện "công nghiệp 4.0", thành ra…
…trong khi Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Việt Nam đang đôn đốc "toàn ngành thông tin và truyền thông bám sát định hướng chỉ đạo của đảng, nhà nước về phòng, chống dịch bệnh", yêu cầu toàn ngành và các doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam cùng phải xem "công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch là nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm thực hiện sâu rộng, có hiệu quả nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân, hạn chế mức thiệt hại thấp nhất do dịch bệnh gây ra". Mặt khác phải "kịp thời ngăn chặn, xử lý có hiệu quả những thông tin sai lệch, lợi dụng tình hình để gây hoang mang trong xã hội và khó khăn trong công tác phòng, chống dịch" (10)…
… thì tại Đài Loan, các cơ quan quản trị về Thông tin và truyền thông đã cùng các doanh nghiệp công nghệ của Đài Loan đã lắp đặt thêm hàng loạt máy đo thân nhiệt bằng tia hồng ngoại ở các ga tàu điện nhằm phát giác những hành khách mà thân nhiệt trên 37 độ C, chặn họ lại để kiểm tra thêm ngay lập tức và từ chối cho lên tàu nếu thân nhiệt trên 38 độ C (11).
Không được hướng dẫn bằng những chỉ thị như Chỉ thị 05/CT-BTTTT của đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban chấp hành trung ương, Phó ban Tuyên giáo của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam kiêm Bộ trưởng Thông tin và truyền thông, cho nên các cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin của chính quyền Đài Loan đã phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ Đài Loan, tự ý thực hiện chương trình thử nghiệm cho toàn dân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hay chứng nhận công dân điện tử để đặt mua khẩu trang qua Internet từ ngày 12 tháng này.
Chương trình thử nghiệm vừa kể được giải thích là nhằm "cải thiện việc phân phối khẩu trang vốn chưa thực sự đồng đều và tạo điều kiện thuận lợi cho những người không có thời gian xếp hàng mua khẩu trang như nhân viên văn phòng, học sinh…" khiến chuyện thực thi các qui định nghiêm ngặt về quản lý, phân phối khẩu trang để ngăn ngừa Covid-19 dễ dàng hơn, hiệu quả hơn (12).
***
Sau khi Việt Nam phát giác người thứ 17 nhiễm Covid-19 và số người nhiễm loại virus này tăng dần, ngày 9/3 Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam thông báo, Phiên họp lần thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam sẽ không diễn ra vào ngày 10/3 như dự kiến vì có vấn đề về công tác chuẩn bị(13). Nếu phiên họp ấy không bị hoãn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam sẽ thảo luận về một nghị quyết, một nghị định, tám dự luật liên quan tới nhiều lĩnh vực, hoàn toàn không dính dáng gì đến Covid-19.
Cũng thời điểm này, Quốc hội Đài Loan đã thảo luận xong và công bốkế hoạch hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Tất cả những người nghi ngờ bị nhiễm và được yêu cầu phải cách ly, không thể làm việc hay phải xin nghỉ làm việc vì bị kiểm dịch hoặc phải chăm sóc người bị kiểm dịch, bị cách ly đều có quyền yêu cầu hỗ trợ và được chính quyền trợ giúp 1.000 TWD (khoảng 33 USD)/ngày. Do thời gian cách ly là 14 ngày, một người bị cách ly có thể được trợ giúp 14.000 TWD (khoảng 462 Mỹ kim). Qui định trợ giúp sẽ được áp dụng từ 15 tháng 1 và thời gian đương sự có quyền yêu cầu trợ giúp lên đến hai năm tính từ ngày bị kiểm dịch hay chấm dứt cách ly (14)…
***
Xét về "vị thế" theo quan điểm của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của Việt Nam, rõ ràng Đài Loan chẳng là gì so với Việt Nam, có thể vì vậy, dân chúng Đài Loan không như nhiều người Việt Nam - rất đồng cảm với quan điểm của đảng ta, quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta về "vị thế" của "ta" và rất dễ tự hào về những bàn thắng trong một trận cầu, về việc Việt Nam dùng phi cơ đưa vài chục người từ Vũ Hán về nước...
Cho dù bị Trung Quốc cản trở, phải lên tiếng tố cáo với cộng đồng quốc tế, rằng Trung Quốc cố tình giữ những người Đài Loan ở Vũ Hán như "con tin" để kiềm chế cách hành xử của Đài Loan nhưng không có người Đài Loan nào cảm thấy… "ngạo nghễ" khi Đài Loan mang được những người bị kẹt ở Vũ Hán về nhà.
Xét về tổng thế, việc phòng chống dịch của Đài Loan hơn xa chẳng riêng Việt Nam nhưng chưa có người Đài Loan nào làm thơ ca ngợi… Tổng thống và nếu có, chắc chắn Văn phòng Tổng thống cũng chẳng soạn công văn khen ngợi, cám ơn như… Văn phòng Thủ tướng của "ta". Covid-19 là một cơ hội ngắm "Đài", nhìn "ta", ngẫm về "vị thế" và có lẽ nên ngẫm xa hơn, có phải dân ta phải như thế nào thì đảng ta, quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta mới như thế chăng ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 12/03/2020
Chú thích
(1) https://www.taiwannews.com.tw/en/news/3875745
(2) http://global.chinadaily.com.cn/a/202002/17/WS5e4a928aa3101282172782a6.html
(3) https://vn.taiwantoday.tw/news.php?unit=462&post=172051
(4) https://vn.taiwantoday.tw/news.php?unit=462&post=171667
(5) https://vn.taiwantoday.tw/news.php?unit=462&post=170290
(6) https://vn.taiwantoday.tw/news.php?unit=458,459,461,462&post=172351
(7) https://vn.taiwantoday.tw/news.php?unit=462&post=172770
(8) https://vn.taiwantoday.tw/news.php?unit=462&post=169838
(9) https://news.zing.vn/so-y-te-da-nang-noi-gi-ve-viec-nguoi-han-quoc-tu-choi-cach-ly-post1051490.html
(11) https://vn.taiwantoday.tw/news.php?unit=462&post=173059
(12) https://vn.taiwantoday.tw/news.php?unit=462&post=173153
(13) http://quochoi.vn/UBTVQH/tintuc/Pages/tin-hoat-dong.aspx?ItemID=1130
(14) https://vn.taiwantoday.tw/news.php?unit=462&post=173152