Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Công hàm Biển Đông 'mới mẻ, chưa từng có'

Quốc Phương, BBC, 13/04/2020

Công hàm mà Việt Nam vừa gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phản đối Trung Quốc trên Biển Đông có điểm mới chưa từng có từ trước, động thái này không chỉ rõ ràng mà còn rất mạnh mẽ, theo bình luận của một số nhà quan sát.

congham1

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres

Hôm 13/04/2020, từ góc độ quan sát chính trị và an ninh, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) nói với BBC News Tiếng Việt :

"Công hàm ngày 30/3 của Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (New York) nhằm bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi pháp từ Trung Quốc ở biển Đông, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, thể hiện sự ủng hộ chính trị và pháp lý của Việt Nam đối với Malaysia và Philippines, tái khẳng định đường lối chính trị của Việt Nam dựa trên nền pháp lý quốc tế trong các vấn đề Biển Đông.

"Công hàm này một lần nữa bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc khi Trung Quốc lấy tuyên bố phí pháp đó để phản bác công hàm của Malaysia và công hàm của Philippines gửi Liên Hợp Quốc trước đó, trong bối cảnh Trung Quốc đang lợi dụng tình hình cả thế chống đại dịch Covid-19 để đẩy mạnh các hoạt động phi pháp ở Biển Đông và Hoa Đông, hòng làm thay đổi cấu trúc an ninh, trạng thái địa chính trị, địa chiến lược, tiếp tục khẳng định chủ quyền phi pháp tai biển Đông, đe dọa các nước trong khu vực".

Về mặt phản ứng quốc tế, khu vực, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận tiếp :

"Sau sự kiện Trung Quốc cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, bộ ngoại giao, bộ quốc phòng Mỹ, nhiều nghị sỹ Mỹ đã lên án hành động của Trung Quốc, tái khẳng định sự ủng hộ đối với Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông. Philipines và Malaysia đã lên tiếng phản đối Bắc Kinh để tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam.

"Quad là nhóm bốn nước đang nỗ lực hành động để góp phần đảm bảo hòa bình và an ninh ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhóm này có sự đóng góp lớn từ Mỹ, Nhật. Quad, cùng với các nỗ lực khác của Mỹ ở Ấn Độ - Thái Bình dương, coi Trung Quốc là nguồn cơn của những nguy cơ an ninh lớn nhất ở khu vực. Các hành động cụ thể của Quad, đã và sẽ được phối hợp với hành động của Mỹ ở Thái Bình Dương, trong đó có biển Đông. Mỹ không bỏ qua bất kỳ kế hoạch hay cơ hội nào để giúp duy trì an ninh khu vực, quản trị các nguy cơ do Bắc Kinh mang lại".

"Mỹ vẫn tiếp tục tuần tra tự do hàng hải, trong đó có tuần tra trong eo biển Đài Loan. Trung Quốc đã tiến hành tập trận ở Biển Đông, với máy bay săn ngầm và tầu ngầm. Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo ở biển Đông, để máy bay săn ngầm Y-8 hạ cánh xuống một đảo nhân tạo ở Trường Sa, đẩy mạnh tập trận trên biển".

‘Đấu tranh pháp lý cao hơn’

Về mặt pháp lý, công pháp quốc tế và luật biển, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam cuối tuần qua nói thêm với BBC :

"Đánh giá về công hàm Việt Nam vừa gửi Liên Hiệp Quốc ngày 30/3, tôi xin lưu ý rằng trong công hàm này có một nội dung rất là mới, quan trọng mà nếu lưu ý, cần phải biết rằng là đặc biệt phần thứ hai, nội dung thứ hai nói về Công ước Luật biển năm 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất để xác định phạm vi các vùng biển thuộc các quyền một quốc gia ven biển.

"Trong đó có nhấn mạnh đến các thực thể đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thì phải được xác định hiệu lực của nó theo Điều 121, Khoản 3, tức là những đảo nào không thích hợp cho con người ở và không có đời sống kinh tế riêng, như các thực thể trong hai quần đào này, thì không có vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa 200 hải lý như Công ước Luật biển quy định, mà chỉ có tối đa 12 hải lý thôi.

"Còn một điều nữa nói rằng là những bãi cạn lúc chìm, lúc nổi hoặc hoàn toàn chìm, thì không phải là đối tượng của quyền thủ đắc lãnh thổ. Tôi nghĩ đấy là nội dung rất là cốt lõi, nó liên quan đến việc mà chúng ta (Việt Nam) có thể khởi kiện Trung Quốc về việc gọi là cố tình giải thích, áp dụng sai Công ước bằng việc họ áp dụng những điều khoản mà sai, không đúng là như chúng ta đã biết, như là họ đã vạch đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa, vào năm 1996, rồi họ tiếp tục làm điều đó đối với ‘Nam Sa’ (tức Trường Sa) hay đang chuẩn bị làm, thì đó là hoàn toàn sai.

"Thêm nữa họ nói những bãi cạn nằm trên thực địa của Việt Nam, cũng như của Philippines, cũng như của Malaysia là phần lãnh thổ của Trung Quốc, đấy hoàn toàn là việc giải thích, áp dụng sai, nữa là cái chuyện họ nói chủ quyền lịch sử của Trung Quốc nằm trong trong đường Lưỡi bò (hay bản đồ đường 9 đoạn) cũng là hoàn toàn sai, đấy là những nội dung mà chúng ta nêu rõ quan điểm và chính nội dung này mới là nội dung chuẩn bị cho quá trình mà chúng ta có thể đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế.

"Và nếu chỉ đơn phương, thì các cơ quan này có thẩm quyền để mà xem xét và ra phán quyết. Đấy là nội dung trước nhất chúng tôi nghĩ phải làm rõ. Và như vậy nên nhớ rằng việc mà Việt Nam tại sao không kiện, lâu nay không kiện để đòi lại chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa v.v…, thì có thể nói đây là một tính toán của phía Việt Nam, nghĩa là về nguyên tắc Việt Nam sẵn sàng chuẩn bị cho quá trình đó, nhưng vào lúc nào, làm vào thời điểm nào, phải tính hết tất cả các yếu tố để có lợi nhất, có hiệu quả nhất, chính là một trong những nội dung tôi muốn trình bày.

"Cho nên chúng tôi nghĩ rằng sau công hàm này, như mọi người đã nghiên cứu, Việt Nam sẽ có những bước tiến mới để mà đấu tranh pháp lý cao hơn".

‘Diễn biến tích cực’

Trên trang mạng Công pháp Quốc tế từ Việt Nam, một số nhà nghiên cứu luật quốc tế bình luận về công hàm của Việt Nam và động thái xuất hiện công hàm này.

Cho rằng đây là một ‘diễn biến tích cực’, nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Minh Trang hôm 09/4 viết :

"Chuỗi sự kiện này đã cho thấy một diễn biến tích cực trong các tranh chấp tại Biển Đông. Thứ nhất, nó chỉ ra rằng gần như có một sự phối hợp giữa ba quốc gia ASEAN (là Malaysia, Philippines và Việt Nam) trong việc sử dụng Công ước Luật biển 1982 chống lại các yêu sách phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông. Khi Kuala Lumpur mở đầu "cuộc tranh biện", Bắc Kinh đã liên tục phản đối, Malnila và Hà Nội lần lượt vào cuộc và trực tiếp bác bỏ các lập luận này. Điều này cũng cho thấy sự đơn độc của Trung Quốc trong cuộc chiến pháp lý với các quốc gia ASEAN.

"Thứ hai, việc Philippines bắt đầu sử dụng Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế để phản bác lại Trung Quốc ở một diễn đàn quốc tế quan trọng là Liên hiệp quốc cho thấy điểm sáng ở trong cuộc tranh chấp dai dẳng và phức tạp trong khu vực. Phán quyết này không những đã loại bỏ sự tồn tại pháp lý của đường chín đoạn, còn giúp thu hẹp các các vùng biển chồng lấn tại khu vực Trường Sa; từ đó, mở ra cơ hội hợp tác tích cực cho các quốc gia trong khu vực. Ngoài ra, Phán quyết còn là đưa ra cơ sở pháp lý chính thống để căn cứ vào đó mà giải quyết các tranh chấp còn lại ở trên biển", và

"Thứ ba, đây là lần đầu tiên Việt Nam đưa ra các quan điểm chi tiết, trực tiếp và rõ ràng về các thực thể tại Biển Đông. Đây là một chỉ dấu quan trọng trong chuỗi các thủ tục khi tiến hành sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế, trong đó có Tòa trọng tài tương tự như Tòa trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc…".

Lần đầu tiên ‘rõ ràng’

Cũng trên trang này, nhà nghiên cứu Trần H.D. Minh, giảng viên Khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao, bình luận :

"Việt Nam lần đầu tiên thể hiện rõ ràng quan điểm của mình về một số vấn đề pháp lý quan trọng tại Biển Đông.

"Mặc dù không dẫn rõ Phán quyết ngày 12.07.2016 của Tòa trọng tài trong Vụ kiện Biển Đông, các quan điểm này trùng hợp với quan điểm của Tòa trọng tài.

"Đây là lần đầu tiên Việt Nam thể hiện quan điểm rất rõ ràng và cụ thể về các vấn đề pháp lý thực chất trên Biển Đông…

"Với việc đưa ra quan điểm pháp lý rất rõ ràng và cụ thể, Việt Nam đang dần thể hiện cho cộng đồng quốc tế thấy cam kết nghiêm túc của Việt Nam đối với luật pháp quốc tế và với một trật tự dựa trên luật lệ (a rule-based order) trong quan hệ quốc tế nói chung.

"Nói riêng, với tranh chấp Biển Đông, Việt Nam thể hiện rõ vai trò nền tảng của luật pháp quốc tế, như là xuất phát điểm cho tiến trình giải quyết tranh chấp và là cơ sở pháp lý duy nhất cho mọi giải pháp mà Việt Nam khả dĩ chấp nhận".

‘Không để bị động, bất ngờ’

Trở lại với tình hình, diễn biến trên Biển Đông tại thời điểm này, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp hôm 13/4 đưa ra bình luận và dự phóng :

"Có thể nói Việt Nam đang theo dõi tình hình rất sâu sát, chắc chắn không để bị động, bất ngờ.

"Trong khi cả thế giới đang chống dịch Covid-19, việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động ở biển Đông cho thấy Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch để tạo các lợi thế chiến lược.

"Việc Trung Quốc điều tàu chiến, tàu sân bay... cùng với các tàu thăm dò địa chất hướng vào Biển Đông lúc này, cho thấy một phần các kế hoạch của Trung Quốc.

"Tình hình sẽ sớm trở nên rõ ràng", nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) nói với BBC.

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 13/04/2020

*********************

Thừa cơ đại dịch – Việt Nam lo Trung Quốc đánh chiếm đảo

Thu Thủy, Thoibao.de, 11/04/2020

Liên quan đến sự kiện "Phái đoàn của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc vừa gửi Công hàm từ hôm 30/3/2020 tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông". Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn từ Pháp có bài viết bình luận về sự kiện này.

chiem1

Trích Bản đồ An Nam Đại Quốc Họa đồ do người Pháp vẽ phát hành năm 1838 đã ghi nhận vị trí Hoàng Sa với tên Paracel – Cát Vàng, trong khi đó bản đồ Trung quốc phát hành năm 1936 cũng không hề có Hoàng sa Trường Sa. Việt nam hiện còn lưu giữ rất nhiều bằng chứng tương tự

"Điều đầu tiên cần minh bạch. Việt Nam gởi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhưng gởi cho cơ quan nào ? Nếu gửi cho Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, tức gởi cho toàn thể các quốc gia hội viên của Liên Hiệp Quốc, vấn đề sẽ rất trọng đại", ông Trương Nhân Tuấn viết.

Nếu ta nhớ lịch sử thì việc can thiệp của Liên Hiệp Quốc vào chiến tranh Nam, Bắc Hàn 1950-1953 là đến từ một Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Nếu gởi cho Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc vấn đề sẽ nghiêm trọng, vì nội dung sẽ liên quan đến nền hòa bình của toàn cầu. Hầu hết các cuộc can thiệp quân sự của Mỹ và đồng minh vào chiến trường Afghanistan, Iraq… đều đến từ một Nghị quyết của hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.

Nếu gởi Tòa Công lý quốc tế, cơ quan pháp lý của Liên Hiệp Quốc, ta có thể hình dung một vấn đề quan trọng. Việt Nam mở đầu cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc, bằng cơ quan pháp lý, có uy tín nhứt địa cầu. Nhưng thực tế hoàn toàn không phải vậy! Công hàm mà báo chí đề cập là công hàm ngày 30/3/2020 của Việt Nam gởi Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc.

Sự hiện hữu của công hàm phản đối này thực chất chỉ là một trình tự "logic" về ngoại giao, bắt buộc phải có của nhà nước, nhằm thể hiện thái độ của quốc gia Việt Nam đối với các hành vi, thái độ của một, hay những, quốc gia khác, về một vấn đề có liên quan đến Việt Nam.

"Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông".

"Các công hàm trên" ở đây chính là hai công hàm của Trung Quốc, thứ nhất là công hàm số ngày 12/12/2019 phản hồi đệ trình cùng ngày của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa". Thứ hai là Công hàm ngày 23/3/2020 của Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc gửi Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc".

"Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc cụ thể bao gồm 5 điểm chính :

Một là, chủ quyền hai quần đảo Tây sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam sa (tức Trường sa của Việt Nam).

Hai là, vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại Hoàng Sa và Trường Sa phải được xác định theo điều 121 khoản 3 của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).

Ba là, Các nhóm đảo ở Biển Đông, bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa không có đường cơ sở vẽ bằng cách nối các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhứt.

Bốn là, Các bãi chìm lúc chím lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng.

Năm là, Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại Công ước, trong đó có yêu sách quyền lịch sử ; các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý.

Việc phản đối như vậy là cần thiết. Bởi vì, trước luật pháp quốc tế, sự "im lặng" của một quốc gia trước một vấn đề đòi hỏi quốc gia phải lên tiếng, được xem là "sự đồng thuận ám thị".

Nếu có theo dõi sự việc, ta thấy ngày 12/12/2019 Malaysia nộp "Hồ sơ Thềm lục địa mở rộng vùng phía bắc" của quốc gia này lên Ủy ban ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc. Thì cùng ngày, Trung Quốc nộp công hàm phản biện yêu sách này của Malaysia".

Trung Quốc khẳng định chủ quyền của họ tại Nam Sa (tức Trường Sa) đồng thời cho rằng yêu sách của Mã lai đã chồng lấn với vùng "biển lịch sử" của họ.

"Ngày 6 tháng ba Philippines gửi công hàm lên Ủy ban ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc khẳng định chủ quyền của nước này ở nhóm đảo "Kalayaan", tức Trường Sa của Việt Nam.

Trung Quốc không thể im lặng (vì im lặng là đồng thuận). Do đó Trung Quốc lên tiếng phản biện lại yêu sách của Philippines, đồng thời khẳng định chủ quyền của họ tại Nam Sa, tức Trường Sa của Việt Nam, chủ quyền Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Trung Sa và đá Hoàng nham (tức Scarbourough). Trung Quốc cũng khẳng định đường cơ sở quần đảo chung quanh quần đảo Trường Sa, đường cơ sở chung quanh quần đảo Hoàng Sa và vùng "biển chung quanh". Dĩ nhiên việc này "lôi kéo" theo Việt Nam. Việt Nam cũng không thể im lặng vì sự im lặng của Việt Nam có ý nghĩa "từ khước chủ quyền" ở Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời nhìn nhận yêu sách về vùng biển của Trung Quốc.

Nhiều án lệ của Tòa Công lý quốc tế cho thấy, việc "xao lãng" của nhà cầm quyền trước một vấn đề buộc quốc gia phải lên tiếng, thí dụ im lặng trước tuyên bố của một quốc gia khác về chủ quyền một vùng lãnh thổ. Sự im lặng của nhà cầm quyền một quốc gia có thể làm cho quốc gia đó mất chủ quyền ở vùng lãnh thổ ấy".

Tức là sự phản biện của Việt Nam trước quốc tế (ở đây là Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc) về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và hải phận là một "trình tự logic" ngoại giao. Tức chuyện "hết sức bình thường".

"Điều đáng tiếc là trong thời gian qua Việt Nam có lần đóng vai trò "cầm chịch" luân phiên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Việt Nam đã không lợi dụng được điều gì ở vị thế này hết cả.

Theo tôi, Việt Nam đã bỏ qua rất nhiều dịp tốt để kiện Trung Quốc trước một tòa án quốc tế. Vụ bãi Tư Chính năm ngoái là một thí dụ. Vấn đề là Việt Nam phải kiện về nội dung nào ? kiện ở đâu ? Nhiều lần tôi đã nói việc này.

Điều đáng ghi nhận trong công hàm của Việt Nam là Việt Nam mặc nhiên nhìn nhận hiệu lực "Phán quyết của tòa PCA 2016" Phillipines kiện Trung Quốc về việc "giải thích và cách áp dụng Luật biển" trong khu vực quần đảo Trường Sa.

Điều này thể hiện qua lập trường của Việt Nam về hiệu lực tất cả các đảo, bãi ngầm…, hoặc là cách vẽ đường cơ sở chung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đúng như cách "giải thích và cách áp dụng Luật Biển", đặc biệt ở điều 121 về hiệu lực các đảo cũng như việc giải thích của Tòa về đường cơ sở và vùng nước quần đảo.

Trung Quốc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có các tàu ‘nghiên cứu’ Hải Dương Địa Chất, đưa vào các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông và khu vực".

Tức thông qua sự việc này cho thấy rằng Việt Nam đã nhìn nhận phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về Biển đông PCA 2016 là "luật".

"Điều mới mẻ, đáng nói trong công hàm của Việt Nam là đưa các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa vào đứng chung với Trường Sa. Việc này không liên quan gì đến các quốc gia Malaysia hay Phillipines.

Ý nghĩa của việc này là, từ nay, quan điểm của Việt Nam là các đảo lớn nhỏ, chìm nổi… thuộc Hoàng Sa không có cái nào có hiệu lực biển, đồng thời Hoàng Sa cũng không có đường cơ sở và vùng biển nội hải, theo cách tính của "quốc gia quần đảo" của Trung quốc .

Như vậy "ý đồ" của Việt Nam qua công hàm này là "hâm nóng" vấn đề tranh chấp Hoàng Sa.

Để ý đoạn công hàm 30/3/2020 của Việt Nam ghi rằng :

"Phái đoàn thường trực đề nghị Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc lưu hành Công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên Công ước, cũng như tất cả các thành viên của Liên Hiệp Quốc".

Cho thấy, rõ ràng ý đồ của Việt Nam, thông qua hồ sơ Thềm lục địa mở rộng của Malaysia, muốn "quốc tế hóa" vấn đề Hoàng Sa.

Qua công hàm này Việt Nam sẽ không kiện Trung Quốc, vì những tranh chấp với Trung Quốc ở bãi Tư chính hay khu vực Trường Sa, với phương cách mà Phillipines đã làm".

Ông Trương Nhân Tuấn nêu quan điểm : "Nhiều lần tôi có ý kiến, kiện Trung Quốc bằng con đường này không phải là "thượng sách". Bởi vì ta biết chắc chắn là Trung Quốc sẽ không nhìn nhận thẩm quyền của Tòa, cũng như không nhìn nhận bản án và không chấp hành phán quyết".

"Như đã xảy ra ở phán quyết PCA tháng 7/2016. Trong khi Việt Nam có những phương cách khác, không thông qua quá trình pháp lý, để triệt tiêu các yêu sách phi lý của Trung Quốc (ở khu vực Trường Sa).

Dự đoán của tôi, có lẽ Việt Nam đang sử dụng phương thức mà tôi đã từng đề nghị. Đó là cách sử dụng Luật Biển, thể hiện trong nội dung Phán quyết PCA tháng 7 năm 2016, xuyên qua quyết định của Ủy ban ranh giới Thềm lục địa. Việt Nam, Malaysia và Philippines nhờ cơ quan này nhìn nhận hồ sơ hợp pháp về ranh giới thềm lục địa mở rộng của quốc gia mình.

Điều này có thể đang xảy ra. Việt Nam có thể đang hợp cùng với Philippines và Malaysia, qua các Hồ sơ Thềm lục địa mở rộng của quốc gia mình, từ tháng 12/2019.

Điều này thành công thì các yêu sách phi lý của Trung Quốc, như "vùng nước tiếp cận các đảo", "vùng biển lịch sử" thể hiện qua bản đồ chữ U chín đoạn, vùng phia nam Biển Đông, sẽ bị vô hiệu hóa bởi quyết định của Liên Hiệp Quốc.

Riêng vùng hải phận phía bắc Biển Đông, thuộc khu vực Hoàng Sa. Có lẽ Việt Nam sẽ phải sử dụng mô hình của Philippines để kiện Trung Quốc", nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn kết luận.

Trung Quốc là một nước lớn trên thế giới, Việt Nam lại có đường biên giới hàng nghìn cây số chung với nước này, mặc dù cùng ý thức hệ theo Chủ nghĩa cộng sản, nhưng điều đó đã không ngăn cản được sự tham lam, bành trướng bá quyền từ phương Bắc.

Sau khi Việt Nam gửi công hàm hôm 30/3/2020 lên Liên Hiệp Quốc để bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, thì ngay lập tức Bắc Kinh đã xua tàu hải cảnh, lao vào đâm chìm tàu đánh cá bằng gỗ của ngư dân Việt Nam, khi họ đang đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của mình, đây là thế đòn hiểm, tát thẳng vào mặt nhà cầm quyền ở Hà Nội mà người đứng đầu là Tổng bí thư Chủ tịch nước.

Nếu Đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục im lặng khi chứng kiến sự mất mát và đau khổ của người dân trước các vi phạm của Trung Quốc, thì ông Nguyễn Phú Trọng cùng Đảng của ông ở Ba Đình không cần tồn tại nữa, hãy trả lại quyền điều hành đất nước cho trên 90 triệu người dân Việt Nam.

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 11/04/2020

*********************

Biển Đông : Chiến lược của Việt Nam khi gửi Công hàm lên Liên Hiệp Quốc ?

Trương Nhân Tuấn, BBC, 09/04/2020

Trên BBC có bài giới thiệu ý kiến các học giả Việt Nam, liên quan đến sự kiện "Phái đoàn của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc vừa gửi Công hàm từ hôm 30/3/2020 tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông".

goi1

Bản chính Công hàm phản đối của Việt Nam đệ trình lên Liên Hợp Quốc ở New York ngày 30/3/2020 phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Báo chí trong nước đồng loạt đăng tin này hôm 07/4.

Điều đầu tiên cần minh bạch. Việt Nam gởi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhưng gởi cho cơ quan nào ?

Nếu gởi cho Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, tức gởi cho toàn thể các quốc gia hội viên của Liên Hiệp Quốc, vấn đề sẽ rất trọng đại.

Nếu ta nhớ lịch sử thì việc can thiệp của Liên Hiệp Quốc vào chiến tranh Nam, Bắc Hàn 1950-1953 là đến từ một Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Nếu gởi cho Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc vấn đề sẽ nghiêm trọng, vì nội dung sẽ liên quan đến nền hòa bình của toàn cầu.

Hầu hết các cuộc can thiệp quân sự của Mỹ và đồng minh vào chiến trường Afghanistan, Iraq… đều đến từ một Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.

Nếu gởi Tòa Công lý quốc tế, cơ quan pháp lý của Liên Hiệp Quốc, ta có thể hình dung một vấn đề quan trọng. Việt Nam mở đầu cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc, bằng cơ quan pháp lý, có uy tín nhứt địa cầu.

Thực tế hoàn toàn không phải vậy ! Công hàm mà báo chí đề cập là công hàm ngày 30/3/2020 của Việt Nam gởi Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc.

Sự hiện hữu của công hàm phản đối này thực chất chỉ là một trình tự "logic" về ngoại giao, bắt buộc phải có của nhà nước, nhằm thể hiện thái độ của quốc gia Việt Nam đối với các hành vi, thái độ của một, hay những, quốc gia khác, về một vấn đề có liên quan đến Việt Nam. Ở đây là các vấn đề liên quan đến yêu sách của Trung Quốc, về chủ quyền lãnh thổ và hải phận.

Ý nghĩa của công hàm này vì vậy cần nên hiểu trong vòng "hạn chế", trong "bối cảnh" ra đời của nó.

Thật vậy, xét nội dung Công hàm ngày 30/3 của Việt Nam (1) :

"Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông".

"Các công hàm trên" là hai công hàm của Trung Quốc, thứ nhất là công hàm số "CML/14/2019 ngày 12/12/2019 (2) nhằm phản hồi đệ trình ngày 12/12/2019 của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa". Thứ hai là Công hàm số "CML/11/2020 ngày 23/3/2020 của Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên hợp quốc gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc".

Việt Nam khẳng định qua công hàm rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất, qui định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc :

1/ chủ quyền hai quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam).

2/ vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại Hoàng Sa và Trường Sa phải được xác định theo điều 121 khoản 3 của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).

3/ Các nhóm đảo ở Biển Đông, bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa không có dường cơ sở vẽ bằng cách nối các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhứt.

4/ Các bãi chìm lúc chím lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng.

5/ Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại Công ước, trong đó có yêu sách quyền lịch sử ; các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý.

Việc phản đối như vậy là cần thiết.

Bởi vì, trước luật pháp quốc tế, sự "im lặng" của một quốc gia trước một vấn đề (quốc tế) đòi hỏi quốc gia phải lên tiếng, được xem là "sự đồng thuận ám thị".

Nếu có theo dõi sự việc, ta biết rằng ngày 12/12/2019 Mã lai nộp "Hồ sơ Thềm lục địa mở rộng vùng phía bắc" của quốc gia này lên Ủy ban ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc.

Cùng ngày, Trung Quốc nộp công hàm phản biện yêu sách của Malaysia.

Trung Quốc khẳng định chủ quyền của họ tại Nam Sa (tức Trường Sa) đồng thời cho rằng yêu sách của Mã lai đã chồng lấn với vùng "biển lịch sử" của họ.

Ngày 6/3, Philippines gửi công hàm lên Ủy ban ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia này. Theo đó Philippines khẳng định chủ quyền của nước này ở nhóm đảo "Kalayaan", tức Trường Sa của Việt Nam.

Trung Quốc không thể im lặng (vì im lặng là đồng thuận).

Do đó Trung Quốc lên tiếng phản biện lại yêu sách của Philippines, đồng thời khẳng định chủ quyền của họ tại Nam Sa, tức Trường Sa của Việt Nam, chủ quyền Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Trung Sa và đá Hoàng Nham (tức Scarborough).

Trung Quốc cũng khẳng định đường cơ sở quần đảo chung quanh quần đảo Trường Sa, đường cơ sở chung quanh quần đảo Hoàng Sa và vùng "biển chung quanh".

Dĩ nhiên việc này "lôi kéo" theo Việt Nam. Việt Nam cũng không thể im lặng vì sự im lặng của Việt Nam có ý nghĩa "từ khước chủ quyền" ở Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời nhìn nhận yêu sách về vùng biển của Trung Quốc.

Nhiều án lệ của Tòa Công lý quốc tế cho thấy, việc "xao lãng" của nhà cầm quyền trước một vấn đề buộc quốc gia phải lên tiếng, thí dụ im lặng trước tuyên bố của một quốc gia khác về chủ quyền một vùng lãnh thổ. Sự im lặng của nhà cầm quyền một quốc gia có thể làm cho quốc gia đó mất chủ quyền ở vùng lãnh thổ ấy.

Tức là sự phản biện của Việt Nam trước quốc tế (ở đây là Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc) về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và hải phận là một "trình tự logic" ngoại giao. Tức chuyện "hết sức bình thường".

Điều đáng tiếc là trong thời gian qua Việt Nam có lần đóng vai trò "cầm chịch" luân phiên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Việt Nam đã không lợi dụng được điều gì ở vị thế này hết cả.

Về ý kiến công hàm này "báo hiệu một tiến trình pháp lý".

Theo tôi, Việt Nam đã bỏ qua rất nhiều dịp tốt để kiện Trung Quốc trước một tòa án quốc tế. Vụ bãi Tư Chính năm ngoái là một thí dụ. Vấn đề là Việt Nam phải kiện về nội dung nào ? kiện ở đâu ? Nhiều lần tôi đã nói việc này.

Điều đáng ghi nhận trong công hàm của Việt Nam là Việt Nam mặc nhiên nhìn nhận hiệu lực "Phán quyết của tòa PCA 2016" Phillipines kiện Trung Quốc về việc "giải thích và cách áp dụng Luật biển" trong khu vực quần đảo Trường Sa.

Điều này thể hiện qua lập trường của Việt Nam về hiệu lực tất cả các đảo, bãi ngầm..., hoặc là cách vẽ đường cơ sở chung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đúng như cách "giải thích và cách áp dụng Luật Biển", đặc biệt ở điều 121 về hiệu lực các đảo cũng như việc giải thích của Tòa về đường cơ sở và vùng nước quần đảo.

Tức Việt Nam đã nhìn nhận phán quyết PCA 2016 là "luật".

Điều mới mẻ, đáng nói (mà không thấy ai nói), trong công hàm của Việt Nam là đưa các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa vào đứng chung với Trường Sa. Việc này không liên quan gì đến các quốc gia Malaysia hay Phillipines.

Ý nghĩa của việc này là, từ nay, quan điểm của Việt Nam là các đảo lớn nhỏ, chìm nổi... thuộc Hoàng Sa không có cái nào có hiệu lực biển, đồng thời Hoàng Sa cũng không có đường cơ sở và vùng biển nội hải, theo cách tính của "quốc gia quần đảo".

Theo tôi, "ý đồ" của Việt Nam qua công hàm này là "hâm nóng" vấn đề tranh chấp Hoàng Sa, như tôi nhiều lần nhấn mạnh, về sự cần thiết cũng như các phương cách "hâm nóng".

Để ý đoạn công hàm 30-3-2020 của Việt Nam :

"Phái đoàn thường trực đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu hành Công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên Công ước, cũng như tất cả các thành viên của Liên hợp quốc".

Rõ ràng ý đồ của Việt Nam, thông qua hồ sơ Thềm lục địa mở rộng của Malaysia, muốn "quốc tế hóa" vấn đề Hoàng Sa.

Theo tôi, qua công hàm này Việt Nam sẽ không kiện Trung Quốc, vì những tranh chấp với Trung Quốc ở bãi Tư chính hay khu vực Trường Sa, với phương cách mà Phillipines đã làm.

Nhiều lần tôi có ý kiến, kiện Trung Quốc bằng con đường này không phải là "thượng sách". Bởi vì ta biết chắc chắn là Trung Quốc sẽ không nhìn nhận thẩm quyền của Tòa, cũng như không nhìn nhận bản án và không chấp hành phán quyết. Như đã xảy ra ở phán quyết PCA tháng 7/2016. Trong khi Việt Nam có những phương cách khác, không thông qua quá trình pháp lý, để triệt tiêu các yêu sách phi lý của Trung Quốc (ở khu vực Trường Sa).

Dự đoán của tôi, có lẽ Việt Nam đang sử dụng phương thức mà tôi đã từng đề nghị, (bài đã đăng ở BBC). Đó là cách sử dụng Luật Biển, thể hiện trong nội dung Phán quyết PCA tháng 7/2016, xuyên qua quyết định của Ủy ban ranh giới Thềm lục địa. Việt Nam, Malaysia và Philippines nhờ cơ quan này nhìn nhận hồ sơ hợp pháp về ranh giới thềm lục địa mở rộng của quốc gia mình.

Điều này có thể đang xảy ra. Việt Nam có thể đang hợp cùng với Philippines và Malaysia, qua các Hồ sơ Thềm lục địa mở rộng của quốc gia mình, từ tháng 12/2019.

Điều này thành công thì các yêu sách phi lý của Trung Quốc, như "vùng nước tiếp cận các đảo", "vùng biển lịch sử" thể hiện qua bản đồ chữ U9 đoạn, vùng phia nam Biển Đông, sẽ bị vô hiệu hóa bởi quyết định của Liên Hiệp Quốc.

Riêng vùng hải phận phía bắc Biển Đông, thuộc khu vực Hoàng Sa. Có lẽ Việt Nam sẽ phải sử dụng mô hình của Philippines để kiện Trung Quốc. Ý kiến này tôi cũng đã từng đề nghị qua các bài viết trước đây, trong đó có các bài đăng trên BBC.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : BBC, 09/04/2020

(1) Công hàm ngày 30/3 của Việt Nam 

(2) Công hàm ngày 12/12/2019 của Trung Quốc (CML/14/2019)

Published in Diễn đàn

Mỹ phát hiện : Tổng Giám đốc Tổ chức y tế thế giới là cựu đảng viên Đảng cộng sản

Hoàng Trung, Thoibao.de, 11/04/2020

Trong bối cảnh viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành trên khắp hành tinh và ác liệt nhất là trên lãnh thổ Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 7/4 chính thức lên tiếng chỉ trích chính tổ chức đang điều phối cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch – Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

my1

Dòng tweet của ông Trump ngày 7/4/2020 chỉ trích WHO

Trên mạng Twitter ngày 07/04/2020, tổng thống Mỹ đã thẳng thừng cáo buộc WHO nghiêng về phía Trung Quốc.

Tổng thống Trump đã chỉ trích nặng nề Tổ chức này trong bài tweet của mình : "WHO thực sự đã làm hỏng mọi thứ. Vì một lý do nào đó, (WHO) được Mỹ tài trợ rất nhiều, song lại xoay quanh Trung Quốc… Thật may mắn là tôi đã bác bỏ lời khuyên trước đó của họ về việc mở cửa biên giới với Trung Quốc. Vì sao họ có thể đưa ra một khuyến cáo sai lầm như vậy ?".

Trước đó, ngày 31/1, Tổng thống Trump đã đưa ra quyết định cấm nhập cảnh Hoa Kỳ đối với toàn bộ những người đến từ Trung Quốc. Lệnh cấm quy định, mọi công dân nước ngoài từng đến Trung Quốc trong vòng 14 ngày gần nhất đều không được phép nhập cảnh vào Mỹ.

Ngay sau đó, WHO ra tuyên bố "không ủng hộ" lệnh giới hạn đi lại với Trung Quốc do ông ban hành.
Khi đó WHO cho rằng "giới hạn luồng hàng hóa và con người trong khủng hoảng y tế cộng đồng không hiệu quả trong phần lớn tình huống, có thể làm tiêu hao tài nguyên dành cho các biện pháp khác".

Ông Trump nhại lại giọng văn của WHO rằng : "Đừng có đóng biên giới với Trung Quốc, xin đừng làm thế… Bọn họ có nhìn thấy gì đâu. Họ đã không thấy và không báo cáo. Còn nếu họ đã chứng kiến, tức là họ đã che giấu".

Sau đó, trong cuộc họp báo cùng ngày, tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump tiếp tục công kích mạnh mẽ WHO, dọa sẽ cắt tiền tài trợ vì tổ chức này có những lập trường rất có lợi cho Trung Quốc, cung cấp thông tin sai lệch về dịch viêm phổi Vũ Hán.

Ông Trump nói : "Chúng ta (Hoa Kỳ) chi trả phần lần lớn cho ngân sách của họ (WHO), vậy mà họ chỉ trích tôi đã ra lệnh đóng cửa biên giới. Họ đã nhầm và họ sai lầm về nhiều thứ. Có rất nhiều thông tin mà họ đã không muốn công bố sớm hơn và họ có vẻ rất thiên vị Trung Quốc. Nhưng chúng ta sẽ theo dõi chặt chẽ hơn Tổ chức Y tế thế giới, vì họ đã thực sự sai lầm. Họ đã không cảnh báo, lẽ ra họ đã phải làm điều đó sớm hơn một tháng".

Ông phát biểu gay gắt : "Chúng tôi sẽ ngưng chi tiền cho WHO. Chúng tôi sẽ ngưng toàn bộ để rồi xem ra sao. Họ đã làm sai, sai tất cả. Họ đã làm hỏng bét mọi chuyện".

Năm ngoái, Mỹ đóng góp tổng cộng 500 triệu USD cho WHO, là nước đóng góp nhiều nhất cho tổ chức này. Tuy nhiên, ông Trump không đưa ra thông tin chi tiết về thời điểm cũng như số tiền ngừng tài trợ cho WHO. Cũng trong ngày 7/4, khi một phóng viên đặt câu hỏi về vấn đề cắt tiền tài trợ cho WHO, ông giải thích như sau : "Tôi đâu có nói là sẽ làm điều đó. Nhưng chúng tôi sẽ cân nhắc".

Báo New York Times nhận xét tổng thống Mỹ trước đây cũng thỉnh thoảng đe dọa kiểu này nhưng sau đó ông lại đổi ý. Lần này tuy chưa rõ ra sao, nhưng nếu Mỹ thật sự cắt tài trợ cho WHO, sẽ ảnh hưởng lớn đến sứ mệnh của tổ chức này. Ngân sách dành cho WHO ước tính khoảng 6 tỉ USD trong năm 2019, được đóng góp từ các quốc gia thành viên trên khắp thê giới trong đó nguồn tiền từ Mỹ chiếm đến 10% ngân sách.

Thời gian qua, các quan chức Mỹ cũng liên tục chỉ trích WHO lẫn Trung Quốc thậm chí còn kêu gọi Tổng giám đốc WHO từ chức.

Cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley đã viết trên Twitter : "WHO báo cáo vào ngày 14/1/2020 rằng không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của virus mới. WHO nợ thế giới một lời giải thích. Quá nhiều đau khổ đã xảy ra bởi việc xử lý sai lệch thông tin và sự thiếu trách nhiệm của người Trung Quốc" .

Quan điểm của Tổng thống Trump nhận được sự ủng hộ từ nhiều chính trị gia Đảng Cộng hòa cũng như các quan chức Mỹ.

Thượng nghị sĩ Rick Scott, thành viên Ủy ban An ninh nội địa (Thượng viện Mỹ) cho biết : "Nếu họ (WHO) hoàn thành trách nhiệm, mọi người có thể đã sẵn sàng hơn. Chúng ta đã không phải đóng cửa nền kinh tế, chúng ta đã không chứng kiến bao nhiêu người chết trên khắp thế giới".

Thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng hòa của ông Trump, bà Martha McSally hồi tuần trước đã đi đầu trong kêu gọi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức. Bà McSally đổ lỗi cho sự thiếu minh bạch của Trung Quốc là từ Tổng Giám đốc WHO. Bà tuyên bố ông Tedros đã "lừa dối cả thế giới". Cùng với đó, nghị sĩ Mỹ Marco Rubio cũng kêu gọi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức vì đã để tổ chức này bị Bắc Kinh thao túng.

Trong khi đó, một đơn kiến nghị trực tuyến trên trang Change.org kêu gọi ông Tedros từ chức đã thu được hơn 718.000 chữ ký.

Các lời khuyên của WHO trong giai đoạn đầu năm 2020 gây nhiều thắc mắc, bao gồm việc dẫn thông tin từ Trung Quốc đánh giá dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán không nghiêm trọng.

Ngày 14/1, WHO báo cáo không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của virus mới.

Ngày 31/1, tổ chức này khuyên các nước không nên đóng cửa biên giới dù dịch bệnh đang bùng phát.
WHO được thành lập năm 1948, có trụ sở đóng tại Geneva (Thụy Sĩ), hiện có 194 quốc gia, lãnh thổ là thành viên. Tổ chức này có khoảng 7.000 nhân viên đang hoạt động ở 150 quốc gia, sứ mệnh của họ là thúc đẩy chăm sóc y tế cơ bản, khả năng tiếp cận thuốc men và giúp đào tạo nhân viên y tế. Hoạt động của WHO rất đa dạng, từ thiết lập các quy chuẩn và dược phẩm thiết yếu, tư vấn về hành vi ăn uống cho đến đấu tranh chống các bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh, nghiên cứu vác-xin.

Trong các giai đoạn khủng hoảng như dịch viêm phổi Vũ Hán, WHO có nhiệm vụ xác định các mối đe doạ, giảm thiểu rủi ro, hỗ trợ phát triển công cụ y tế, hỗ trợ đáp ứng dịch vụ y tế thiết yếu ở những nơi có hạ tầng yếu…

Nhà chính trị Tedros Adhanom Ghebreyesus người Ethiopia giữ chức tổng giám đốc WHO từ năm 2017. Giới quan chức Mỹ còn nhắc lại ông Tedros từng là đảng viên Đảng cộng sản Ethiopia, để ám chỉ ông là đồng minh của Bắc Kinh.

Về phần ông Tedros, Tổng giám đốc WHO, trong một cuộc họp báo hôm 8/4 đã lên tiếng đáp lại các cáo buộc trước đó của ông Trump.

my2

Bài tweet đáp lại của Tổng giám đốc WHO Tedros trước chỉ trích của ông Trump

Ông Tedros nói : "Xin vui lòng đừng chính trị hóa con virus này… Nếu bạn không muốn nhiều người thêm nữa phải chết, thì bạn đừng chính trị hóa nó. Thông điệp ngắn gọn của tôi là : Xin hãy đừng chính trị hóa COVID19". Ông cũng thể hiện quan điểm này trong bài tweet của mình.

Trước trả lời của ông Tedros, nhiều bình luận trên mạng đã đặt câu hỏi rằng WHO nói không chính trị hóa dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, thì tại sao luôn phớt lờ vai trò của Đài Loan trên trường quốc tế, trong khi rõ ràng việc hợp tác quốc tế và ưu tiên về tính mạng con người luôn phải đặt ở vị trí cao nhất.

Thậm chí, trong một lần trả lời phỏng vấn trực tuyến với đài Hồng Kông RTHK hôm 28/3, ông Bruce Aylward, cố vấn cấp cao của WHO đã "giả vờ" không nghe thấy câu hỏi của phóng viên về tư cách thành viên Đài Loan trong WHO. Sau đó, ông yêu cầu đổi câu hỏi khác, và khi phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi tương tự, mạng Internet "đột nhiên" bị ngắt kết nối. Rốt cuộc, ông Aylward miễn cưỡng trả lời với nội dung không hề liên quan đến câu hỏi.

Bắc Kinh hiện vẫn coi Đài Loan là một tỉnh tách rời của mình và luôn bày tỏ ý định thống nhất hòn đảo này vào Đại lục, kể cả bằng cách sử dụng vũ lực. Trung Quốc cũng luôn cảnh báo các quốc gia khác khi họ ủng hộ Đài Loan gia nhập vào các tổ chức quốc tế, bao gồm WHO.

Tổng thống Trump trong buổi họp báo tối ngày 8/4 tuyên bố chính ông Tedros mới là người đang chính trị hóa dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán và cho biết ông tin WHO ưu ái Trung Quốc.

Ông Trump nói : "Tôi không tin ông ta nói về chính trị khi bạn nhìn nhận vào mối quan hệ của họ với Trung Quốc. Trung Quốc chỉ chi 42 triệu USD, chúng tôi chi 450 triệu USD [cho WHO], nhưng mọi thứ trong tổ chức này dường như lại được vận hành theo cách của Trung Quốc. Điều đó là không đúng, điều đó là không công bằng với chúng tôi và thành thực mà nói điều đó là không công bằng với thế giới".

Mới đây, ngày 9/4, Mỹ tiếp tục cáo buộc WHO đặt vấn đề chính trị lên trước khi phớt lờ cảnh báo từ Đài Loan về sự bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc. Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nói Mỹ "vô cùng lo lắng rằng thông tin của Đài Loan đã không được phổ biến cho cộng đồng quốc tế, nhưng có thể thấy qua tuyên bố ngày 14/1/2020 của WHO rằng không có dấu hiệu cho thấy (virus) lây truyền từ người sang người".

"WHO một lần nữa chọn chính trị thay vì sức khỏe cộng đồng", người phát ngôn nói, chỉ trích WHO vì từ chối cho Đài Loan gia nhập tổ chức, dù chỉ với tư cách quan sát viên, từ năm 2016. Theo người phát ngôn Mỹ, hành động của WHO "làm lãng phí thời gian và gây tổn thất nhân mạng".

Không ai khác mà chính là Trung Quốc đã thao túng các tổ chức quốc tế để các tổ chức này đưa ra tiếng nói có lợi cho mình mà WHO chỉ là một trong những con rối gần đây của nhà nước độc tài này. Dưới sự lãnh đạo của cựu đảng viên Đảng cộng sản Ethiopia, WHO đã thực sự không tỏ ra xứng đáng với vai trò của tổ chức này khi đã hoan nghênh "một cách quá đáng" phản ứng của Trung Quốc và nhất là đã chậm trễ trong việc ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, góp phần làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng y tế hiện nay.

Việc chính quyền Trump chỉ trích những sai lầm không thể chấp nhận được của WHO là một cách để phơi bày những thủ đoạn chính trị đen tối của nhà cầm quyền cộng sản ở Bắc Kinh.

Những mưu đồ này của Trung Quốc đã không hề xa lạ với người dân Việt Nam, khi ngay giữa đại dịch viêm phổi Vũ Hán , nhưng họ đã cho đội tàu hải cảnh xâm nhập lãnh hải của Việt Nam tại Hoàng Sa để lao vào, đâm chìm tàu đánh cá bằng gỗ của ngư dân, sau đó lại đổ lỗi cho tàu gỗ tự đâm vào mũi tàu thép Trung Quốc.

Đã đến lúc nhà cầm quyền ở Hà Nội cần thể hiện quan điểm rõ ràng và mạnh mẽ nhất, không thể tiếp tục nhu nhược, cần kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về những đau khổ và ngang trái mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra cho người dân Việt Nam.

Hoàng Trung (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 10/04/2020

********************

Corona : Tổng thống Trump chỉ trích WHO có đúng không ?

Nguyễn Hùng, VOA, 10/04/2020

Tổng thng th 45 ca Hoa Kỳ, Donald Trump, vn luôn gây sóng trên truyn thông nhưng liu nhng ch trích ca ông đi vi T chc Y tế Thế gii có đáng gây tranh cãi ?

who0

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đng đu WHO.

Mọi lý l không đi kèm vi d liu đu ch là suy đoán và ch kiến nên ta hãy xem d liệu nói gì về hành đng ca T chc Y tế Thế gii, gi tt là WHO, trước đi dch corona.

Đây là nguyên văn thông điệp được WHO đưa ra trên Twitter hôm 14/1/2020, hai tuần sau khi c bác sĩ Lý Văn Lượng ca Trung Quc toan cnh báo v nguy cơ ca vi rút mi và đã b trng tr :

"Các điều tra ban đu ca chính quyn Trung Quc không tìm thy bng chng rõ ràng v vic truyn nhim t người sang người ca coronavirus mi (2019-nCov) được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quc".

Giờ đc li nhng dòng này tôi mi đ ý thy chuyn h viết rng "không tìm thy bng chng rõ ràng", nguyên văn tiếng Anh là "no clear evidence", ch không phi là "không tìm thy bng chng".

Ai cũng hiểu rng khi mt cuc khng hoảng xy ra, nn nhân đu tiên là d liu và thông tin, nht là ti các quc gia cng sn. Do vy chuyn kim chng thông tin vô cùng quan trng. T chc Y tế Thế gii đã thc s nói như mt con vt ca chính quyn Trung Quc ch không phi là mt chú đi bàng có tầm nhìn bao quát.

Điều này còn đáng trách hơn na vì ngay tngày 31/12 Đài Loan đã gửi đin thư cho WHO cnh báo v nguy cơ lây nhim t người sang người của vi rút corona mi. Đài Bc cũng lp tc kim tra hành khách ti t Vũ Hán t hôm đó. Đài Loan không phi là thành viên ca WHO do b Trung Quc cn tr và cũng có th điu này khiến WHO không mun công khai cnh báo ca Đài Loan. T năm 2017 ti nay, Đài Loan thậm chí còn không được tham gia cuc hp thường niên ca WHO do sc ép t Trung Quc, nước chđóng góp chưa ti 30 triu đô la tin hi viên cho năm 2020 so với gn 60 triu đô la t Hoa Kỳ.

Hai tuần sau khi phát đi thông đip trên Twitter, Tng giám đc Tedros Adhanom Ghebreyesus ca WHO ti Trung Quc gp Ch tịch Tp Cn Bình. Trong thông cáo báo chí sau đó, WHO ca ngợi s "minh bch" và "ci m" ca Trung Quc trong vic chia sẻ thông tin. Trong lúc đó truyn thông thế gii đã cnh báo v c gng kim soát thông tin ca Bc Kinh. TNew York Times hôm 27/1 đã đăng bài về s bt bình ca chính người dân Trung Quc và dn li mt phn ng trên mng xã hi ca Trung Quc vi th trưởng Vũ Hán : "Nếu vi rút công bng, hãy đng tha con người vô dng này".

Tổng giám đc Tedros Adhanom Ghebreyesus ti t Ethiopia, mt quc gia đang phát triển ti Châu Phi và khó tin ông không hiu Trung Quc, nước đã ng h ông trong cuc chy đua vào chiếc ghế cao nht ti WHO. Người ta cũng đt câu hi phi chăng s hàm ơn Trung Quc đã nh hưởng ti cách hành x ca v tng giám đc.

Tới ngày 30/1, WHO công bố tình trng khn cp y tế trên toàn thế gii đi vi Covid-19 nhưng trong nhng ngày đu tháng Hai đã phn đi khi Hoa Kỳ cm nhp cnh vi nhng ai tng ti Trung Quc trong 14 ngày trước đó. Tổng giám đc WHO được dn li nói :

"Chúng tôi nhắc li li kêu gi ti tt c các nước không đưa ra các hn chế có th gây cn tr không cn thiết đi vi đi li và thương mi quốc tế. Nhng hn chế như thế có th làm tăng s s hãi và mc cm mà đem li ít li ích y tế công cng".

Gần mt tháng sau vn có nhng tít báo đặt câu hi ti sao WHO vn chưa tuyên b đi dch. Phải ti ngày 11/3 T chc Y tế Thế gii mi công b đi dch trên toàn thế gii, điu nhiu chuyên gia nói h phi làm như vy sm hơn nhiu. Có l không phi là nói quá khi tuyên b rng WHO đã bị ch huy t phía sau.

Nói như vy cũng không có nghĩa là WHO phi chu trách nhim chính trong vic các nước có s ca t vong vì corona mi lên ti c vn. Trách mình bao gi cũng phi là vic nên làm trước tiên vì trách người bao gi cũng dcũng là cách để gim bt trách nhim cá nhân. Nhng cách làm hiu qu ban đu ca Đài Loan, Vit Nam và Hàn Quc cho thy quyết tâm đúng lúc và sáng to có th gim thit hi v người do Covid-19 gây ra. Còn thit hi v kinh tế, và không loi tr c nhân mạng, do các bin pháp kht khe được đưa ra li là bài toán khác.

Nhưng chuyn người ta đt câu hi liu T chc Y tế Thế gii ch có mi nhim v đt tên cho con vi rút mi không phi là không có lý do. Mà cho ti gi người Vit Nam mi khi tìm kiếm vn dùng corona nhiều hơn Covid-19. Ngay c vic đt tên cho con vi rút xut phát t Trung Quc cũng khiến WHO mt quá nhiu thi gian thì nói gì ti chuyn chng nó.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 10/04/2020

Published in Diễn đàn

Covid-19 : Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới chỉ là "cái loa" của Bắc Kinh ?

Lòng quả cảm của nhân viên bệnh viện tiếp cận tử thần Covid-19 được vinh danh mỗi ngày. Pháp chuẩn bị ngân sách khổng lồ tài trợ các tập đoàn chiến lược. Tokyo khuyến khích xí nghiệp bỏ Trung Quốc. Người Á Châu bị kỳ thị tại Mỹ. Bắc Kinh thao túng Tổ chức Y tế Thế giới... Các chủ đề liên quan đến dịch Covid-19 tiếp tục áp đảo thời sự quốc tế.

who1

Tedros Adhanom Ghebreyesus, đảng viên cộng sản Ethiopia trước đây, được bầu làm giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2017. Christopher Black/WHO/Handout via Reuters

Thảm họa Covid-19 trên toàn cầu

Chưa thể xác quyết là làn sóng Covid-19 chựng lại, nhưng công lao của nhân viên y tế tiếp tục được vinh danh. "Làm việc với nỗi sợ trong lòng" là tựa của báo Libération. Les Echos cảnh giác "Bệnh viện Pháp lo ngại đợt dịch thứ hai". Trên trang nhất, Le Monde dành hàng tựa long trọng vinh danh giới bác sĩ chuyên khoa, đa khoa, sinh viên y khoa nội trú, y tá, nữ hộ sinh và nhân viên phụ trợ thấp nhất trong các bệnh viện Pháp ngày đêm cứu cấp, chăm nom bệnh nhân siêu vi corona.

Tại Mỹ, bên cạnh thông tin thượng nghị sĩ Bernie Sanders bỏ cuộc, ủng hộ cựu phó tổng thống Joe Biden đại diện đảng Dân chủ chạy đua với Donald Trump vào Nhà Trắng, Le Monde tập trung vào hai cộng đồng nạn nhân của Covid-19, nhất là người Mỹ gốc Châu Phi, chiếm đa số bệnh nhân. Nghèo, sức khỏe không tốt, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường nên dễ bị siêu vi Corona chủng mới quật ngã. Tại Chicago và Louisiana, người da đen chiếm 32% dân số và tỷ lệ tử vong lên đến 70%. Trung bình, cộng đồng người Mỹ gốc Châu Phi chiếm 14% dân số nhưng tỷ lệ nhập viện lên đến 33% vì Covid-19.

Bị tác hại gián tiếp là cộng đồng người Châu Á. Như tác giả đã nói trong tựa "Người Châu Á, nạn nhân của kỳ thị", dường như dù có thuộc thành phần xã hội nào, kể cả bác sĩ, y tá, người da vàng cũng có trường hợp bị kỳ thị. Một gia đình bị tấn công bằng dao, có người bị phun nước bọt kèm theo lời mắng "đồ Trung Quốc dơ bẩn". Sau vụ không tặc 11/09/2001, người Ả Rập cũng gặp tình cảnh tương tự nhưng tổng thống George Bush đã nhanh chóng đi thăm một nhà thờ Hồi giáo để đánh tan mối hoài nghi. Donald Trump không có một cử chỉ nào tuơng tự để bênh vực người Châu Á. Chỉ đến khi bị chỉ trích dùng từ "siêu vi Trung Quốc" làm tăng thêm căng thẳng, tổng thống Mỹ mới không nói như vậy nữa và lên tiếng kêu gọi bảo vệ cộng đồng Châu Á.

Về trị liệu, Libération đặt câu hỏi "Macron xuống tỉnh Marseille gặp chuyên gia siêu vi Raoult để làm gì ?". Le Figaro dự báo : Tổng thống Pháp sẽ cho dùng Hydroxy Chloroquine để trị bệnh viêm phổi do siêu vi corona gây ra.

Bằng cánh nào Trung Quốc kiểm soát WHO/OMS

Mục điều tra của Le Figaro tập trung vào hồ sơ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO/OMS) mà Hoa Kỳ tố cáo là "đồng lõa" với Bắc Kinh, che giấu, thậm chí đưa tin thất thiệt về quy mô dịch viêm phổi chủng mới ớ Vũ Hán.

Trong bài "Làm cách nào Bắc Kinh giật dây Tổ chức Y tế Thế giới ?", nhật báo thiên hữu phân tích do Washington không chú tâm đến hệ thống đa phương, Bắc Kinh khai thác cơ hội đẩy các quân cờ vào các định chế quốc tế để áp đặt chuẩn mực. Bắc Kinh kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp một số tổ chức như Cơ quan Lương nông Liên Hiệp Quốc FAO, Tổ chức Y tế Thế giới. Cho đến gần đây, Trung Quốc còn có người trong ban lãnh đạo Interpol. Một nhà ngoại giao Pháp cho rằng Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát cả Liên Hiệp Quốc.

Sau khi tranh giành chủ quyền ở Biển Đông và nối kết mạng 5G, Trung Quốc tiếp tục mưu toan biến các định chế quốc tế thành công cụ phát triển ảnh hưởng, kết hợp liên minh vi phạm nhân quyền với Châu Phi chống lại phương Tây. Trụ sở của Liên Hiệp Châu Phi UA do Bắc Kinh xây cất cho nên đừng ai lấy làm ngạc nhiên khi chủ tịch UA bênh vực giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới.

Ethiopia còn có một vị thế đặc biệt đối với Trung Quốc, theo nhà phân tích Valérie Niquet. Những nhân vật lãnh đạo hiện nay đều là cựu cộng sản. Cũng nhờ Trung Quốc mà Tedros Adhanom Ghebreyesus, đảng viên cộng sản trước đây được bầu làm giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2017. Từ đó, Tổ chức Y tế Thế giới luôn luôn nói rập khuôn Bắc Kinh "như con két". Tổ chức Y tế Thế giới không đóng vai trò của mình mà chỉ làm theo ý muốn của Bắc Kinh, do vậy không cho Đài Loan làm quan sát viên.

Trong vụ dịch Covid-19, các nước phương Tây không che giấu bực tức vì Bắc Kinh một mặt núp dưới chiêu bài ngoại giao y tế cộng đồng, sử dụng quân cờ là các nước thân Trung Quốc, vừa phát huy ảnh hưởng vừa tìm cách viết lại lịch sử đại dịch tại Vũ Hán. Đối với chuyên gia Valérie Niquet, không nên ảo tưởng Bắc Kinh sẽ thay đổi. Chúng ta đã cho Trung Quốc những quyền lực mà họ không xứng đáng nhận. Nhận rồi thì họ cố bám. Trung Quốc không tôn trọng luật chơi. Tuy Washington đôi khi cũng ngang ngược như Bắc Kinh, nhưng không thế đánh đồng Mỹ với Trung Quốc. Siêu vi corona gây hại cả thế giới xuất phát từ Trung Quốc. Do vậy, phải chỉ đích danh thủ phạm kể cả việc thành lập một toà án quốc tế.

Tokyo cũng ngán ngẩm Bắc Kinh

Trang kinh tế Les Echos nhắc đến hai sự kiện : Pháp sẽ sử dụng ngân sách 100 tỷ euro để cứu nguy nền kinh tế suy thoái trong cơn đại dịch. Trong số này, 20 tỷ euro là để hỗ trợ cho các công ty chiến lược. Nhật Bản chơi bạo hơn, thông báo ngân sách 1.000 tỷ đôla để vực dậy kinh tế và tài trợ cho các công ty Nhật quyết định bỏ Trung Quốc. Từ tháng 01/2020, nhiều tập đoàn Nhật Bản bị lao đao vì các khu công nghiệp ở Hoa lục đóng cửa. Họ cho biết sẽ tìm một nơi khác làm ăn.

Phục Sinh trong vòng vây siêu vi corona

Phục Sinh lại đến trong tình trạng thế giới đảo điên, con người đang ở đâu phải ở nguyên tại đó, hạn chế đi lại, hạn chế tụ họp. Không hẹn mà nên, La Croix Le Figaro cùng nói đến Giáo hội gia đình vì Phục Sinh năm nay thật là đặc biệt ai ở nhà nấy, không đi lễ nhà thờ mà cầu nguyện tại gia. Nhật báo công giáo nhắc lại lời Jesus : Hễ có 2 hay 3 người họp lại cầu nguyện nhân danh ta thì ta sẽ ở đó với họ. Le Figaro không quên những người lớn tuổi sống trong các nhà dưỡng lão. Tại Pháp, hơn 4.000 người đã chết trong đợt dịch virus corona. Già yếu, cộng với cô đơn do tác động của dịch bệnh, nhiều bô lão đã xuôi tay đầu hàng số phận.

Cũng mang số phận hẩm hiu trong cơn đại dịch là các tù nhân. Với tựa "Lãnh hai bản án", Libération đưa độc giả đến các nhà tù ở Brazil, Côte d' Ivoire và Indonesia tìm hiểu tình cảnh của tù nhân đã bị mất tự do mà còn bị cách ly.

Vũ khí hóa học : Damascus khó chối

Libération cũng không quên hồ sơ vũ khí hóa học ở Syria với tựa : Chính quyền Damascus đối mặt với cáo trạng. Lần này thì chế độ Bachar al Assad và đồng minh Nga khó chối. Tổ chức Cấm vũ khí hóa học công bố hôm thứ Tư 08/04/2020 kết quả hai năm điều tra chứng minh Damascus là thủ phạm dùng hai loại khí độc là Chlore và Sarin trong các vụ oanh kích ở Latané năm 2017.

Vào thời điểm đó, Moskva đã làm mọi cách cản trở báo cáo của một nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc bằng những lý giải linh tinh và cuối cùng là phủ quyết. Thế nhưng, phương Tây và nhất là Pháp quyết tâm phản công. Tổ chức Cấm vũ khí hóa học nhập cuộc dẫn đến kết quả như đã nói ở trên.

Về tác động địa chính trị, Les Echos cho rằng trong ngắn hạn, đại dịch Covid-19 sẽ làm những nước thuộc diện đang phát triển dở sống dở chết. Các nước phương Tây từ tâm trạng xem thường dịch bệnh lúc đầu nay theo chính sách mạnh ai nấy lo. Tuy nhiên, Les Echos hy vọng siêu vi Corona sẽ bị khắc phục, cũng bằng những phân tử li ti. Khi đó, trật tự thế giới cũ sẽ tái hồi.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Đã tròn mười ngày tính t khi ông Nguyn Xuân Phúc, Th tướng Vit Nam, cm thán : Mấy tháng nay, nhiu người kh lm ri, nhiu gia đình khó lm r(1) ! Tuy nhiên chính phủ vn còn đang… bàn v chuyn h tr cho doanh nhân, doanh nghip và các nhóm yếu thế (người già, người tàn tt, người nghèo, người tht nghip).

nhin2

Cho đến gi, ch thy h thng truyn thông chính thc gii thiu các "tm gương" hưởng ng li hiu triu "Toàn dân ng h Qu phòng, chng dch Covid-19" ca chính ph.

Cách nay hơn mt tháng, vào ngày 6 tháng 3, ông Phúc tng ban hành mt ch th, thúc gic h thng công quythực hin ngay những gii pháp cp bách, tháo g khó khăn cho sn xut, kinh doanh nhằm thc hin nhim v 'kép' va chng dch, va phát trin kinh tế, xã hi. Tuy nhiên đến gi, đa s doanh nghip, đc bit là nhng doanh nghip va và nh vn chưa thy… tăm hơi ca hai gói h tr tr giá 280.000 t đng (250.000 t đ ngân hàng "hà hơi, tiếp sc", 30.000 t đ ct, gim thuế, phí) y (2).

Tác động ca Covid-19 đến kinh tế, xã hi Vit Nam càng ngày càng nng n, bên cnh đ loi doanh nghip, cơ s thương mi – dch v phi ngưng hot đng là nhiu triu người tht nghip, tng lp dưới đáy xã hội vn vn phi "chy ăn tng ba" còn tuyt vng hơn vì không kiếm ra tin đng nghĩa vi… đói !

Gói hỗ tr t chính ph đ ct, gim thuế, phí đã được nâng t 30.000 t lên 180.000 t. Theo thông báo s còn mt gói h tr cá nhân cũng như doanh nghiệp gp khó khăn tr giá 61.580 t. Tùy trường hp mà mt cá nhân, mt gia đình, nhng cơ s kinh doanh nh s được h tr mt ln 500.000 đng hay t 1 triu đến 1,8 triu đng/tháng (3).

Chỉ có điu là chính ph vn chưa… bàn xong và bao gi các khon hỗ tr như đã được gii thiu rng rãi sut tháng va qua đến đúng người, đúng nơi thì vn… chưa th biết ! Trong khi chính ph tiếp tc tho lun v chính sách h tr, mt s chuyên gia đã chuyn sang bàn v… "ch s sng sót" ca các doanh nghip, kèm những cảnh báo, có nhng doanh nghip tr giá hàng ngàn t cũng ch cm c được chng 30 ngày (4). Còn người nghèo thì bt đu bày t ni lo chết… đói trước khi chết dch !

***

Cho đến gi, ch thy h thng truyn thông chính thc gii thiu các "tm gương" hưởng ng li hiu triu "Toàn dân ng h Qu phòng, chng dch Covid-19" ca chính ph. Trong s nhng "tm gương" y có c mt c bà 73 tui Ngh An, vn thuc din phi hỗ tr "xóa đói, gim nghèo" mang c tin bán gà góp cho qu (5). Song cho đến gi, chưa thy chính ph công b qu đã nhn được bao nhiêu. Quan trng hơn, đã cu ai chưa khi đã biết rt rõ nhiều người kh lm ri, nhiu gia đình khó lm ri ?

Cuộc vn đng toàn dân đóng góp cho "Quỹ phòng, chng dch Covid-19" có nhiu yếu t chưa được làm rõ : Tin thu được c bng tr lương ca nhiu triu người, nht nhnh c tin bán gà ca nhng cá nhân cùng kh như c Ngh An s dùng đ h tr đi tượng nào - người nghèo hay chính phủ ?

Nếu đã biết, mấy tháng nay, nhiu người kh lm ri, nhiu gia đình khó lm rsao chính phủ chưa giúp ? Bao gi mi giúp ? Ti sao va tho lun rôm r chuyn h tr doanh gii, người già, người tàn tt, người nghèo, người tht nghiệp,… đang càng ngày càng điêu đứng do tác đng ca Covid-19, va đi tng nhà, hi tng người, thm chí chn nhng người vn dĩ đã hết sc đói rách đ đ cao như nhng "tm gương" nhm khuyến khích người khác noi theo trong vic góp tin cho chính ph ?

Chẳng lẽ chính ph không cm thy thn khi nga tay nhn c nhng đng tin còm cõi ca gii yếu thế vn đang cn tr giúp trc tiếp và ngay lp tc ? Chng l chính ph không h cm thy áy náy khi nhiu người Vit bt k giàu, nghèo trên khp Vit Nam đang tìm đủ mi cách đ h tr đng bào ca mình vượt qua nghch cnh (6) ? Có x nào h thng chính tr, h thng công quyn ch khoanh tay đng nhìn dân chúng s chia cho nhau vì nghĩa đng bào, vì tình đng loi ?

Nên xếp h thng chính tr, h thng công quyn Việt Nam vào loi nào khi đã làm ngơ, không hành đng đúng chc trách mà còn ln tiếng khuyến cáo phi cnh giác vì một s t chc tôn giáo có ý định thông qua hot đng t thin nhân đo đ xây dng hình nh, gây dng thin cm, tìm ch đng trong xã h(7). Thậm chí đã bt gi nhng người thay mt Pháp Luân Công tng khu trang cho người khác vì như thế là "truyền bá Pháp Luân Công trái phép" (8). Còn loại cnh giác nào phi nhân, tàn bo hơn na không ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 10/04/2020

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/thu-tuong-may-thang-qua-nhieu-nguoi-kho-lam-roi-nhat-la-that-nghiep-202003311516103.htm

(2) https://vnexpress.net/kinh-doanh/chinh-phu-tung-goi-ho-tro-280-000-ty-dong-cuu-doanh-nghiep-4065210.html

(3) https://www.thesaigontimes.vn/302244/cac-goi-ho-tro-giam-soc-cho-doanh-nghiep-trong-dich-benh.html

(4) https://www.thesaigontimes.vn/td/302141/covid-19-doanh-nghiep-ngan-ti-cung-chi-cam-cu-duoc-30-ngay.html

(5) https://infonet.vietnamnet.vn/dung-che-ba-ngheo-ba-vua-ban-con-ga-de-ung-ho-quy-phong-chong-dich-post337254.info

(6) https://tuoitre.vn/nguoi-sai-gon-thua-ba-con-ban-ve-so-dao-da-day-la-qua-goi-co-goi-di-20200331121127863.htm

(7) https://dantocmiennui.vn/xa-hoi/ngan-chan-viec-loi-dung-dich-benh-de-hoat-dong-truc-loi-vi-pham-phap-luat-trong-linh-vuc-tin-nguong-ton-giao/286171.html

(8) http://congan.com.vn/doi-song/loi-dung-phat-khau-trang-de-truyen-ba-phap-luan-cong-trai-phep_90614.html

Published in Diễn đàn

Chỉ còn hơn sáu tháng nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ. Đây là lúc kiểm điểm lại những sự kiện đã và đang xẫy ra trong vài năm qua liên quan đương kim Tổng thống Donald Trump và Hoa Kỳ. Tự những sự kiện này sẽ nói lên sự thật.

trump1

Cá nhân

1. Tòa án New York phạt Trump 3,8 triệu USD vì lạm dụng tiền của quỹ từ thiện Trump Foundation. Tòa cũng ra lệnh đóng cửa tổ chức này (11/2019).

2. Hai tòa án liên bang Hoa Kỳ tại New York và San Francisco phạt Trump University 25 triệu USD và ra lệnh đóng cửa trường này vì lừa bịp học viên (2/2018).

3. Hoạt động kinh doanh thất bại của Trump : Trump Airlines, Trump Casinos, Trump Mortgage, Trump University, Trump Vodka, Trump Steaks, China Connection.

4. Sáu lần khai phá sản : Trump Taj Mahal Associates, Atlantic City Casino (1991), Trump Castle Hotel & Casino, Atlantic City Casino (1992), Trump Plaza Associates, Atlantic City Casino (1992), Plaza Operating Partners, Manhattan Hotel (1992), Trump Casino Holdings, Atlantic Casinos (2004), Trump Entertainment Resorts, Atlantic City Casinos (2009).

5. Trump nói dối hoặc tung tin không xác thực 16.241 lần trong đúng 3 năm đầu làm Tổng thống tính đến ngày 20/1/2020.

6. Giáo sư William T Kelley : "Donald Trump là môt sinh viên đần độn nhất từ trước tới nay của tôi" tại University of Pennsylvania.

7. Dalai Lama nói Trump thiếu những nguyên tắc đạo đức (6/2019).

8. Giáo hoàng Francis chỉ trích Trump không phải là người Thiên Chúa giáo vì có những hành vi không theo tinh thần Thiên Chúa giáo (1/2019).

9. Trump dọa kiện các trường học nếu họ tiết lộ điểm của Trump vì sợ lòi ra điểm xấu.

10. Bốn lần tìm cách trốn tránh quân dịch với lý do học vấn. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông lấy lý do có cục xương ở gót chân (1968).

11. Trên 40 phụ nữ Hoa Kỳ và ngoại quốc công khai tố cáo Trump tấn công tình dục. Hai trường hợp đang được tòa án cứu xét.

12. Trump bị tố cáo nhờ luật sư cá nhân trả cho cô đào cởi truồng Stomy Daniels 130.000 USD trước cuộc bầu cử 2016 để cô này giữ yên lặng về liên hệ giữa cô và ông Trump. Nhưng vụ này bị báo Wall Street Journal phanh phui ra. Tòa án New York District đang thụ lý vụ vi phạm luật bầu cử này. Ủy ban Tư pháp Hạ viện cũng đang tiến hành cuộc điều tra (9/2019).

13. Trump bị kiện bởi E. Jean Carroll về trường hợp hiếp dâm vào 1996. Trump xin hủy bỏ bản án này nhưng Tối cao Pháp viện New York tại Manhattan quyết định cho tiến hành (1/2020).

Chính trị và ngoại giao

trump2

1. 157 học giả Hoa Kỳ xếp hạng Trump là một trong ba Tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ (1/2020).

2. Patti Davis, con gái của Tổng thống Reagan bầy tỏ quan điểm trên Washington Post : "Cả thế giới biết một đứa trẻ đang chiếm giữ Nhà Trắng" (12/2018).

3. Những hoạt động sau đây đang bị điều tra hình sự : Tổ hợp Trump (Trump Organization), chiến dịch tranh cử (Trump campaign), chuyển tiếp chính quyền (Trump transition) và lễ nhậm chức (Trump inauguration).

4. Đô đốc William H. McRaven (về huu) tuyên bố "Chế độ Cộng hòa của chúng ta bị Tổng thống tấn công. Nếu Tổng thống không chứng tỏ tài lãnh đạo mà nước Mỹ cần, đây là lúc để cho một người mới vào phòng bầu dục... Tấn công của Tổng thống vào truyền thông là một đe dọa lớn nhất đối với chế độ dân chủ của chúng ta trong suốt cuộc đời của tôi" (10/2019).

5. Sir Kim Darroch, Đại sứ Anh tại Hoa Kỳ, báo cáo với chính phủ Anh rằng Trump là người vớ vẩn, bất ổn, và thiếu khả năng. Ông nói thêm rằng tình hình Nhà Trắng hỗn loạn và sự nghiệp của Tổng thống sẽ chấm dứt trong nhục nhã. Sau khi tin này được tiết lộ ra ngoài, Anh quốc đã thay đại sứ mới (7/2019).

6. Tạp chí nổi tiếng Christianity Today kêu gọi truất phế Tổng thống Trump vì ông công khai mời gọi nước ngoài can thiệp vào chính trị Hoa Kỳ. Đây là một vi hiến trầm trọng (12/2019).

7. Trump là một trong ba Tổng thống Hoa Kỳ bị Hạ viện luận tội vì lạm dụng quyền lực ép buộc một nước đồng minh bôi nhọ một đối thủ chính trị của mình, nhưng ông may mắn không bị Thượng viện cách chức vì đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Thượng viện (12/2019).

8. Trong 2 năm rưỡi, chính quyền của Tổng thống Trump nhận 37 bản cáo trạng buộc tội, 7 án phạt hình sự và 6 án tù. Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Obama không có một tai tiếng nào cả.

trump3

9. Trong vòng 30 tháng, kể từ 1/2017 - 7/2019, đã xẩy ra 49 vụ từ chức hay bãi nhiệm trong chính quyền hỗn loạn của Tổng thống Trump.

10. Tổng thống Trump mạ lỵ chiến tranh bảo vệ tự do của Mỹ tại Việt Nam : "Tôi không bao giờ thích chiến tranh đó cả. Đó là một cuộc chiến tồi tệ đáng lẽ không bao giờ Hoa Kỳ nên tham dự vào" (6/2019).

11. Trong hơn ba năm qua, Hoa Kỳ đã phải chịu đựng những thất bại ngoại giao từ Venezuela, Iran, Bắc Triều Tiên, Syria, Iraq và Palestine. Công nhận Golan Heights của Syria là một phần đất của Do Thái và Jerusalem là thủ đô của Do Thái là những vi phạm luật pháp quốc tế. Rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership), Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Thỏa hiệp Paris về Thay đổi khí hậu là những sai lầm lớn. Các nước đồng minh truyền thống dần dần xa lánh Hoa Kỳ.

12. Giáo sư Brett Bruen, Georgetown University : "Thất bại là nét đặc biệt của chính sách ngoại giao của Tổng thống Trump… Không có chiến lược, không có cộng tác viên giỏi, và không có đồng minh hỗ trợ, cuối cùng Trump sẽ đưa Hoa Kỳ vào những cuộc xung đột tốn kém" (6/2019).

13. Giáo sư Stephen M. Walt, Harvard University : "Sau hơn hai năm của nhiệm kỳ đầu, một thành tích nổi bật nhất của Trump về chính sách ngoại giao là hình ảnh của Hoa Kỳ trên toàn cầu giảm xuống không ngừng và rõ rệt. Và đây là một thảm họa thực sự. Ngoại trừ Trump sau cùng sẽ bị hạ bệ vì những rắc rối về pháp luật, ông ta sẽ có thể sống cuộc đời còn lại trong an nhàn, bao quanh bởi một đoàn tùy tùng gồm những kẻ bợ đỡ, cầu cạnh, và những hèn hạ mà ông ta đã nuôi dưỡng được trong suốt cuộc đời của mình. Còn lại, chúng ta sẽ là những người sẽ phải thanh toán những phí tổn do sự đổ vỡ của một nhiệm kỳ Tổng thống gây ra" (3/2019).

trump4

14. Tổng thống Trump đã thu nạp khá nhiều thành phần da trắng thượng đẳng và cực hữu vào trong chính quyền. Trong hơn ba năm qua, tội ác về kỳ thị chủng tộc lan rộng khắp nơi trên đất Mỹ. Theo báo cáo của FBI, riêng trong năm 2018 xẩy ra 4.571 vụ xô sát vì mầu da, con số cao nhất trong 16 năm qua, đặc biệt nhắm vào người gốc Châu Mỹ La TinhThực tế cho thấy Trump đã kích động, khơi gợi, dung túng và bao che cho những hành vi kỳ thị, thúc đẩy phong trào da trắng thượng đẳng được che đậy dưới lớp vỏ bọc phong trào dân túy.

Kinh tế

trump5

1. Ngân sách thiếu hụt tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong những năm vừa qua từ 585 tỉ USD trong tài khóa 2016, tương đương với 3,1% GDP, lên đến 1.083 tỉ USD trong tài khóa 2020, tương đương với 4,8% GDP.

2. Nợ công tăng từ 19.573 tỉ USD trong tài khóa 2016, tương đương với khoảng 104% GDP, lên đến 24.057 tỉ USD trong tài khóa 2020, tương đương với 108% GDP. Đây là những con số kỷ lục. Khi tranh cử Trump hứa sẽ cân bằng ngân sách và xóa sạch nợ khi làm Tổng thống.

3. Vào đầu năm nay, Tổng thống Trump đã đệ trình Quốc hội ngân sách 4,8 ngàn tỉ USD cho tài khóa 2020-2021. Ông đề nghị cắt giảm đáng kể hầu hết những chương trình an sinh xã hội, buộc những người có lợi tức thấp phải gánh chịu hậu quả của chính sách kinh tế sai lầm của ông. Đây là một việc bất công và thất nhân tâm (2/2019).

4. Chính sách giảm thuế 2018 đã thất bại khiến cho ngân sách thiếu hụt trầm trọng và nợ công kỷ lục và mức phát triển kinh tế không đạt được mục tiêu như ông Trump hứa hẹn 4%-6%.

5. Mức phát triển kinh tế trong năm 2019 là 2,2%. Dự đoán trước đây cho 2020 là 2%, nhưng vì ảnh hưởng của đại dịch kinh tế có thể suy giảm 50% và tỉ lệ thất nghiệp sẽ có thể lên đến 30%. Hi vọng tình trạng này sẽ không kéo dài.

6. Tỉ lệ thất nghiệp tiếp tục cải thiện từ thời Tổng thống Obama 4,7% vào cuối năm 2016 xuống còn 3,5% vào cuối năm 2019. Vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tỉ lệ thất nghiệp đã bắt đầu tăng. Vào tháng 3/2020, tỉ lệ thất nghiệp là 4,4%. Gần 7 triệu người khai thất nghiệp tuần cuối cùng của tháng 3. Trong mùa đại dịch tỉ lệ thất nghiệp có thể đạt tới mức 30% theo dự đoán của Federal Reserve Bank of St. Louis. Kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục suy giảm trong những tháng tới với mức độ nghiêm trọng như thời kỳ đại khủng hoảng kinh tế.

trump6

7. Chiến tranh thương mại do Tổng thống Trump gây ra với Trung Quốc và một số nước đồng minh vào đầu năm 2018 đã làm cho kinh tế thế giới suy giảm và đặc biệt gây thiệt hại đáng kể cho Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hầu hết các dự án đầu tư bị trì hoãn hay hủy bỏ vì tình trạng thị trường bất ổn. Nông dân Hoa Kỳ điêu đứng vì thuế quan. Khu vực công nghệ rơi vào tình trạng co cụm. Giới tiêu thụ Hoa Kỳ đã phải chi thêm khoảng 34 tỉ USD trong 2 năm đầu vì thuế quan. Như tôi đã dự đoán trước, cuộc chiến thuế quan rơi vào bế tắc và thiệt hại quá to lớn khiến đôi bên đã phải thỏa thuận giải pháp cho giai đoạn I. Ông Trump từng tuyên bố nhiều lần "Tôi là người của thuế quan… Chiến tranh thương mại tốt và dễ thắng." Thực tế đã chứng minh ông đã sai lầm một cách nghiêm trọng.

Covid-19

trump7

1. Tổng thống Trump xem đại dịch là một tin bịa đặt của đảng Dân chủ để hại ông và không tin cả vào báo cáo của tình báo Hoa Kỳ vào đầu năm. Sau đó ông tuyên bố sẵn sàng đối phó với đại dịch Covid-19. Sự thực là Hoa Kỳ thiếu thốn trầm trọng mọi thiết bị y tế, ngay cho cả các bệnh viện. Nay con số người nhiễm coronavirus tại Hoa Kỳ đã lên đến 422.350 người được xác nhận và 14.257 người chết, đứng đầu thế giới. Các con số này trên thực tế có thể cao hơn nữa vì các cơ sở y tế không có đủ máy thử nghiệm, trái với điều Tổng thống Trump nói. Hoa Kỳ đã lãng phí khoảng hai tháng. Ông ưu tiên chú trọng tới kinh tế mà bỏ bê việc chuẩn bị đối phó với Covid-19.  

2. Kể từ ngày Tổng thống Trump công bố tình trạng khẩn cấp về Covid-19, ông liên tục tung ra những thông tin sai lầm hoặc thiếu chính xác khiến một số cơ quan truyền thông không trực tiếp truyền thanh hay truền hình các buổi họp báo nữa hoặc không tham dư.

3. Sau đây là một vài thông tin sai lầm về Covid-19 do Tổng thống phổ biến :

a) Đến tháng Tư trời ấm sẽ có ảnh hưởng mạnh trên loại coronavirus. Sự thật là còn quá sớm để có thể nói nếu khí hậu ấm sẽ giảm sự lan truyền của coronavirus. Những con virus tấn công bộ phận hô hấp có thể theo mùa, tuy nhiên theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO), con coronavirus mới này có thể truyền đi trong tất cả mọi vùng kể cả những nơi có thời tiết nóng và ẩm.

b) Sự bùng phát coronavirus chỉ tạm thời. Một ngày nào đó nó sẽ biến đi như một phép lạ.

c) Ai cần thử nghiệm sẽ được thử nghiệm. Sự thật khả năng thử nghiệm vô cùng giới hạn.

d) Các công ty dược phẩm sẽ có thuốc chủng tương đối sớm. Các chuyên viên đã phải cải chính rằng cần ít nhất một năm hay 18 tháng mới thể có được thuốc chủng.

e) FDA đã chấp thuận chloroquine để trị Covid-19. Ông Stephen Hahn, Giám đốc FDA, đã phải mau mắn cải chính rằng thuốc này chưa được chấp thuận, cần phải thử nghiệm.

f) Những công ty xe hơi ngay bây giờ đang tình nguyện chế tạo những thiết bị y tế. Tuy nhiên trước đó hai hãng Ford và General Motors đã tuyên bố ngưng sản xuất xe hơi ở Bắc Mỹ và cần vài tháng mới có thể sản xuất máy thở (ventilator).

g) Các bệnh viện thổi phồng nhu cầu về khẩu trang và thiết bị y tế. Những thứ này có thể bị tuồn ra cửa sau hoặc cất giữ. Theo tìm hiểu của báo chí, chuyện này không xẩy ra. Vào đầu tháng Ba, Thống đốc Cuomo chỉ nói rằng có người sẽ lợi dụng cơ hội này để tăng giá.

trump8

h) Ông Trump nói ông luôn luôn biết đây là một đại dịch. Sự thật lúc đầu ông coi thường Covid-19 xem nó như những dịch cúm khác và cho là một tin vịt do đảng Dân chủ tung ra để hại ông.

i) Chính quyền Obama phản ứng đối với dịch H1N1 là một thảm họa, nhiều ngàn người chết, và không được gì đáng kể để sửa chữa cách thử nghiệm cho tới bây giờ. Sự thật là Tổng thống Obama đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp chỉ 2 tuần lể sau khi những trường hợp nhiễm bệnh đầi tiên phát hiện tại California. Vấn đề khó khăn là thuốc chủng, chứ không phải là thử nghiệm. Trong khi đó, Trump đợi bẩy tuân lễ mới công bố tình trạng khẩn cấp.

j) Nếu kinh tế bị ngưng trệ, sẽ có nhiều người tự tử hơn là chết vì Covid-19. Điều này mâu thuẫn với ước tính của chính Nhà Trắng rằng sẽ có khoảng từ 100.000 đến 240.000 người chết vì đại dịch. Trong khi đó số người tự vẫn ở Hoa Kỳ là 47.000 người vào năm 2017.

Nguyễn Quốc Khải

12/04/2020

Published in Diễn đàn

"Tuần này sẽ là thời điểm Trân Châu Cảng, thời điểm 11/9"

(Jerome Adams)

Ánh sáng cuối đường hầm 

Tổng thống Trump nói tại cuộc họp báo hàng ngày tại Nhà Trắng (4/4) : "Tuần này chắc sẽ là tuần khó khăn nhất… nhưng đã thấy ánh sáng tại cuối đường hầm". Bây giờ ông Trump ủng hộ nhận định của các chuyên gia y tế hàng đầu như ông Anthony Fauci (Giám đốc viện NIAID) và bà Deborah Birx (điều phối nhóm đặc nhiệm về Covid-19 tại Nhà Trắng).

1215600894

Bây giờ ông Donald Trump ủng hộ nhận định của các chuyên gia y tế hàng đầu như ông Anthony Fauci (giữa) và bà Deborah Birx

Ông Jerome Adams (Surgeon General) cũng nói với "Fox News Sunday" (5/4) : "Tuần này sẽ là thời điểm Trân Châu Cảng, thời điểm 11/9… Đây là thời điểm khó khăn nhất và đáng buồn nhất đối với nhiều người Mỹ trong cả cuộc đời của họ". (Surgeon general warns this week is going to be our Pearl Harbor moment, Quint Forgey, Politico, April 5, 2020).

Trước đó (ngày 31/3) các chuyên gia y tế hàng đầu nhận định rằng trong mấy tháng tới, hàng triệu người Mỹ có thể lây nhiễm và "100.000 đến 240.000 người Mỹ có thể chết vì Covid-19". Dự báo gây sốc đó dựa trên tính toán khoa học, được Nhà Trắng ủng hộ. Kết cục đó vừa do Covid-19 từ Trung Quốc đổ bộ vào Mỹ, vừa do người Mỹ quá chủ quan.

Theo New York Times (4/4), có 430.000 hành khách đã đến Mỹ trên các chuyến bay từ Trung Quốc, trong đó có 4.000 người Trung Quốc đến từ Vũ Hán (theo VariFlight). Với cuộc đổ bộ đó làm sao Mỹ "ngăn chặn được người Trung Quốc" như ông Trump nói. Covid-19 đã âm thầm lây lan mà không biết, vì 25% số người bị lây nhiễm không có triệu chứng.

Đến nay (10/4) Covid-19 đã lan ra 210 nước và lãnh thổ, với 1.632.577 ca lây nhiễm và 97.583 người chết. Mỹ nay đứng đầu với 475.237 ca lây nhiễm và 17.055 người chết. Tây Ban Nha đứng thứ hai với 157.022 ca và 15.843 người chết. Ý đứng thứ ba với 143.626 ca và 18.279 người chết. Nhưng Covid-19 như một kẻ khát máu vẫn chưa buông tha.

Sau khi kiểm soát được dịch, Trung Quốc từ vị trí đứng đầu nay đứng thứ sáu với 81,907 ca lây nhiễm và 3,336 người chết. Nhưng dư luận Mỹ cho rằng các con số đó thấp so với sự thật. Hiện có 21 triệu thuê bao điện thoại di động không còn hoạt động, và hàng ngàn bình tro hài cốt để tại 6 địa điểm hỏa táng ở Vũ Hán. (CIA Hunts for Authentic Virus Totals in China Dismissing Government Tallies, Julian Barnes, New York Times, April 2, 2020).

Không đối phó kịp thời

Ngay sau khi Mỹ và Trung Quốc ký kết "giai đoạn một" thỏa thuận thương mại (15/1) hai siêu cường lại bị xô đẩy vào cuộc chiến mới với Covid-19, với hệ quả khó lường. Thiệt hại không chỉ về người và y tế mà còn làm khủng hoảng kinh tế và chính trị. Mỹ và Trung Quốc không chỉ tranh chấp về thương mại mà nay còn cãi nhau về nguồn gốc Covid-19. 

Theo Bloomberg (2/4/2020) Nhà Trắng đã được các cơ quan tình báo Mỹ cho biết là Trung Quốc đã không nói thật về các con số lây nhiễm và chết do Covid-19, nên Mỹ đã bị động không đối phó kịp thời với đại dịch này. Nhưng thiếu hụt thông tin chỉ là một phần câu chuyện, phần còn lại là do chính mình. Tại sao Đài Loan đối phó được mà Mỹ lại không ?

Nếu ai tin Trung Quốc nói thật thì là ngây thơ và không hiểu về người Trung Quốc. Trong lịch sử Trung Quốc người ta cho rằng việc lừa nhau là chính đáng như nghệ thuật trị quốc và một phần của cuộc sống. Mỹ đã áp dụng chính sách "tiếp cận xây dựng" trong nhiều thập kỷ với hy vọng Trung Quốc "trỗi dậy hòa bình" đến khi họ nhận ra đó là ảo tưởng. 

Dù Covid-19 lây lan thành đại dịch có phải là chủ định như một vũ khí sinh học hay không (theo thuyết âm mưu) thì chẳng ai khẳng định được. Chỉ biết rằng nay Milan và New York đang biến thành Vũ Hán. Đó là hệ quả của tình trạng thiếu hợp tác và hỗn loạn trong "trật tự thế giới" (disorder). Đó là nguyên nhân làm các nước không thể đối phó kịp thời.

Nói cách khác, cộng đồng Châu Âu (EU) và Mỹ đang phải đối phó với Covid-19 lây lan quá nhanh, trong khi não trạng con người và thể chế các nước thay đổi quá chậm (too little too late). Chính quyền Trump vì "America First" đã bỏ rơi vai trò lãnh đạo và trợ giúp thế giới. Nay họ còn chủ quan bỏ lỡ cơ hội kiểm soát dịch đến khi quá muộn nên vỡ trận.

Vừa đối đầu vừa hợp tác

Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, EU và Mỹ phải tự cứu mình. Một EU với 550 triệu dân và hầu như không còn biên giới, đang bị bỏ ngỏ. Trong khi Ý bị EU bỏ rơi thì Trung Quốc, Nga và Cuba tỏ ra hào phóng. Hình ảnh đoàn xe quân sự của Hồng quân cắm cờ Nga, sơn logo "From Russia With Love", diễu hành trên đất Ý là một thách thức đối với NATO.

Trong bối cảnh chính trị Mỹ phân hóa sâu sắc làm vô hiệu hóa chính sách công, chắc ông Trump không thể tiếp tục giành phiếu bằng đánh bạc với Covid-19, vì hệ quả khó lường. Nếu hàng triệu người Mỹ bị lây nhiễm và hàng trăm ngàn người chết như cảnh báo, thì cơ hội tái cử của ông chắc cũng tiêu tan. Liệu Mỹ có để cho các bác sĩ Cuba vào giúp không ?

Tại sao dịch Covid-19 chỉ bùng phát tại các nước phương Tây giàu có ? Chẳng lẽ các nước nghèo ở Châu Phi lạc hậu tới mức không thể thống kê được số người bị lây nhiễm ? Tại sao Đài Loan, Hong Kong và Hàn Quốc không cần đóng cửa (lockdown) mà vẫn không thiếu máy thở ? Chắc sau lần này, "thế giới sẽ không thể tiếp tục như thế này được nữa".

Khủng hoảng Covid-19 đã làm bộc lộ các góc khuất và "gót chân Asin" của các nước. Loài người cần tỉnh ngộ trước bản chất của cuộc chiến toàn cầu với Covid-19, vì họ vẫn chưa hiểu đối thủ và không sẵn sàng đối phó do còn nhiều "điểm mù". Không chỉ các đảng phái chính trị mà các cộng đồng dân chúng cũng bị phân hóa và ngày càng cực đoan.

Theo giáo sư Graham Allison (Đại học Harvard), Mỹ và Trung Quốc có thể vừa đối đầu vừa hợp tác để chống lại Covid-19, dù là "đối tác hạn chế" vì các nước phụ thuộc lẫn nhau. Tuy đó là một nghịch lý của toàn cầu hóa, nhưng "không có cách nào khác". (In War Against Coronavirus : Is China Foe or Friend ? Graham Allison, National interestMarch 27, 2020).

Bàn cờ địa chính trị

Covid-19 đã bất ngờ tấn công loài người, làm sống lại bóng ma Trân Châu Cảng. Dù nó là sản phẩm của tạo hóa hay nhân tạo, thì tất cả các nước gồm siêu cường Mỹ và Trung Quốc đều là nạn nhân của thảm họa với những tổn thất nặng nề. Covid-19 tuy vô hình nhưng có thể vô hiệu hóa tàu sân bay USS Theodore Rousevelt và làm cho thế giới khủng hoảng.

Bàn cờ địa chính trị tại Biển Đông diễn biến khó lường trước hệ quả đại dịch Covid-19 tại Trung Quốc và Mỹ. Khi Trung Quốc phải đối phó với Covid-19 bùng phát thì Mỹ điều tàu sân bay USS Theodore Rousevelt đến thăm Đà Nẵng (5/3/2020). Khi Mỹ phải đối phó với đại dịch thì Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội "thiên hạ đại loạn" để thâu tóm Biển Đông.

Ngày 20/3, Trung Quốc đã khánh thành hai trạm nghiên cứu mới trên đảo đá Xu-Bi và Chữ Thập. Họ đã khai thác 862.400m3 khí từ "băng cháy" (hydrates ) tại bắc Biển Đông (17/2-18/3), và tập trận với sự tham gia của tàu sân bay Liêu Ninh. (China seizes Covid-19 advantage in South China Sea, Richard Javad Heydarian , Asia Times, April 1, 2020).

Trong khi đó, tàu sân bay USS Theodore Rousevelt phải cách ly tại cảng Guam vì 155 thủy thủy bị lây nhiễm Covid-19 sau chuyến thăm Đà Nẵng. Theo New York Times (5/4) thuyền trưởng Brett Crozier cũng có kết quả dương tính sau khi bị cách chức. Đáng tiếc là tàu sân bay Mỹ đã đến thăm Việt Nam không đúng lúc khi Covid-19 đang lây lan khắp nơi.

Sự kiện rủi ro của tàu USS Theodore Rousevelt buộc hải quân Mỹ phải rút kinh nghiệm và thận trọng hơn trong kế hoạch triển khai hợp tác chiến lược với Việt Nam và ASEAN. Sự biến động về so sánh lực lượng và bàn cờ địa chính trị Biển Đông ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược sống còn không chỉ của Việt Nam và ASEAN mà còn của Mỹ và đồng minh.

Ngày 2/4, tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ, và được Bộ Ngoại giao Mỹ ủng hộ. Trước đó (30/3) Việt Nam đã gửi công hàm cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông trong các công hàm của họ trước đó. 

Lời cuối

Theo Carl Thayer, Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược, với "ngoại giao coronavirus" theo "tam chủng chiến pháp" (chiến tranh tâm lý, pháp lý và dư luận). Mục đích là tranh thủ lúc Mỹ và EU đang bị sa lầy vào khủng hoảng Covid-19, để tối đa lợi ích. Trước mắt, họ muốn thay đổi câu chuyện về nguồn gốc coronavirus nhằm đánh tráo hình ảnh và "lấy lòng dư luận" (charm offensive). Về lâu dài, họ muốn tranh giành với Mỹ vai trò lãnh đạo thế giới.

Mùa xuân sắp qua, mùa hè sắp tới. Nhưng Covid-19 vẫn chưa dừng lại. Hãy còn quá sớm để khẳng định "Covid-19 sẽ vẫy tay chào Việt Nam để ra đi trong nắng hè rực rỡ" và Việt Nam lại là nước tiên phong thành công về chống dịch Covid-19. Dù điều đó có là sự thật chăng nữa thì biết đâu sang năm hay sau đó, Covid-19 hay bà con của nó còn quay lại. 

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Viet-studies, 10/04/2020

Tham khảo :

1. In War Against Coronavirus : Is China Foe or Friend ? Graham Allison, National interestMarch 27, 2020

2. Trump shows off new rapid coronavirus test kit in Rose Garden, as HHS says 1 million Americans tested, Andrew O’Reilly, Fox News, March 31, 2020

3. With the Coronavirus, It’s Again Trump vs. Mother Nature, Thomas Friedman, New York Times, March 31, 2020

4. China seizes Covid-19 advantage in the South China Sea, Richard Javad Heydarian Asia Times, April 1, 2020

5. CIA Hunts for Authentic Virus Totals in China Dismissing Government Tallies, Julian Barnes, New York Times, April 2, 2020

6. This is just the first in a series of cascading crises, Fareed Zakaria, Washington Post, April 3, 2020

7. Why the Coronavirus Is Making U.S.-China Relations Worse, Joseph Nye, National Interest, April 3, 2020

8. The Ugly End of Chimerica, Orville Schell, Foreign Policy, April 3, 2020,

9. The Coronavirus Pandemic Will Forever Alter the World Order, Henry Kissinger, Wall Street JournalApril 3, 2020

10. Surgeon general warns this week is going to be our Pearl Harbor moment, Quint Forgey, Politico, April 5, 2020

11. US aircraft carrier should never have been sent to Vietnam, Stephen Bryen, Asia Times, April 5, 2020

12. Vietnam's lost year : Coronavirus dulls diplomatic ambitions, Toru Takahashi, Nikkei Asian Review, April 6, 2020

13. The Belt and Road After COVID-19, Plamen Tonchev, The Diplomat, April 7, 2020

14. China’s coronavirus diplomacy and ambition of world leadership, BBC interviews Carl Thayer, April 8, 2020

Published in Diễn đàn

Chống dịch như chống giặc : Việt Nam ‘quyết tâm chính trị cao’ (VOA, 08/04/2020)

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc hôm 8/4 tuyên b rng Vit Nam đang trong cuc chiến chng dch Covid-19 vi "quyết tâm chính tr cao" trong lúc th đô Hà Ni ln đu tiên phong to mt khu dân cư vi gn 11.000 người đ ngăn chn lây lan dch bnh.

song1

Một áp phích tuyên truyn cuc chiến chng đi dch Covid-19 Vit Nam. Th tướng Nguyn Xuân Phúc nói Vit Nam "quyết tâm chính tr cao" trong cuc chiến chng đi dch virus corona. (nh chp màn hình Tui Tr Online)

Người đng đu chính ph Vit Nam, trong thông đip v "Đoàn kết chng Covid-19" đăng trên trang báo đin t Chính ph VGP News, nói rng Vit Nam đã sm nhn thc được tính cht nguy him ca Covid-19, đã ch đng ngay t đu, t khi xut hin tin v dch trên truyn thông quc tế".

Việt Nam được cnh báo là " dch tiềm năng tiếp theo sau Trung Quc" - nơi bùng phát đch Covid-19 đu tiên trên toàn thế gii - vì có hơn 1.400km đường biên gii vi nước này.

Tuy nhiên cho đến nay, Vit Nam vn nm trong s các quc gia có t l lây nhim rirus corona thp.

Việt Nam hin có 151 ca nhim Covid-19 và theo Th tướng Phúc "Vit Nam đang kim soát được tình hình, chưa có ca t vong nào, cha khi gn 50% ca b nhim".

Truyền thông Vit Nam trong nhng ngày qua thường xuyên đăng ti hình nh nhng bnh nhân ra vin sau khi có kết qu âm tính 3 ln vi loi virus gây viêm phi cp, gm mt s người nước ngoài vi nhng thông đip cm ơn bác sĩ, y tá và chính ph Vit Nam đã tận tình cu cha h.

Trong lúc trên mạng xã hi lan truyn mt s hình nh nhng người chết trên đường không rõ nguyên nhân, truyn thông chính thng Vit Nam cho biết mt s ca t vong trong thi gian dch bnh không liên quan đến loi virus này.

"Với quyết tâm chính tr cao, coi ‘chng dch như chng gic’, Chính ph đã kiên quyết thc hin đng b, linh hot nhiu bin pháp, trong đó có cách ly tp trung người Vit Nam v nước, người nước ngoài vào Vit Nam và các đi tượng tiếp xúc vi các ca dương tính đã được phát hin ; nht là khoanh vùng, tp trung dp dch ti các dch", Th tướng Phúc nói trong thông đip gi Hi ngh trc tuyến Các B trưởng Y tế khu vc Thái Bình Dương, nhưng không cho biết c th v "quyết tâm chính tr" ca Hà Ni là gì.

Việt Nam đã thc hin cách ly tp trung hơn 40.000 người, trong đó khong 1 na được đưa vào các doanh tri quân đi, theo Reuters.

"Việt Nam làm tt ngay t đu khi tp trung cách ly nhng trường hp t Trung Quc hay Hàn Quc v, sau đó là t Châu Âu ri khi tình hình dịch bnh phc tp trên toàn thế gii thì cách ly tt c nhng người khi nhp cnh", Phó Giáo sư Tiến sĩ Trn Đc Phu, nguyên cc trưởng Cc Y tế D phòng ca B Y tế, nói vi VOA.

Người hin đang là c vn cp cao ca Trung tâm Đáp ng Khn cp S kin Y tế Cng đng Vit Nam, nhn đnh rng "chng dch như chng gic là rt đúng" vì không ch chính ph và c người dân đu phi có trách nhim dp tt cơn đi dch đang làm hàng chc nghìn người chết trên toàn thế gii.

Trong số nhng bin pháp mnh mà Việt Nam đang tiến hành đ dp dch còn có vic cách ly xã hi trên toàn quc trong 15 ngày t 1/4, bt buc đeo khu trang nơi công cng, ngng nhp cnh và các chuyến bay quc tế cũng như hn chế di chuyn trên các tuyến cao tc trong nước.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Phu cho biết rng Vit Nam đang bước vào giai đon nguy cơ bùng phát lây nhim cng đng cao sau khi không phát hin được ngun lây nhim các dch Bnh vin Bch Mai ti Hà Ni và quán bar Buddha Thành phố Hồ Chí Minh.

Hôm 8/4, huyện Mê Linh ca Hà Ni đã quyết đnh phong toả thôn H Lôi vi 10.872 nhân khu, nơi có bnh nhân th 243 nhim Covid-19, theo VietNamNet. Toàn b thôn s b cách ly y tế trong 28 ngày đến 6/5.

Mê Linh là một trong nhng nơi có ca bnh lây lan t " dch" bnh vin Bch Mai nơi trước đó cũng bị đóng ca đ phun kh khun.

Cách Hà Nội hơn 100km, mt thôn ca tnh Hà Nam cũng đang b cách ly phong to toàn b sau khi mt bnh nhân 64 tui có kết qu dương tính vi SARS-CoV-2 và có "tính cht phc tp", theo Dân Trí.

Hồi tháng 2, xã Sơn Lôi tỉnh Vĩnh Phúc, với hơn 10.000 dân, tr thành khu vc đu tiên Vit Nam b phong to toàn b trong 21 ngày đ tránh lây lan dch bnh.

Trong các tuyên bố ca Chính ph, Vit Nam coi cuc chiến chng Covid-19 là "Cuc tng tn công mùa xuân 2020" và theo một cuộc thăm dò hi tháng 3 được Ban Tuyên giáo Trung ương đưa ra thì "đi đa s người dân tin tưởng vào s lãnh đo, ch đo ca Đng và Chính ph v công tác phòng, chng dch Covid-19".

******************

Các tổ chức kêu gọi Thủ tướng Việt Nam thả tù nhân vì dịch Covid-19 (VOA, 08/04/2020)

Nhiều cng đng và t chc tôn giáo Vit Nam cũng như Ủy ban Lut gia Quc tế hôm 6/4 đã lên tiếng kêu gi Th tướng Nguyn Xuân Phúc tr t do cho tù nhân Vit Nam đ h tránh b lây nhim virus corona trong lúc lnh cách ly xã hi đang được áp dng trên toàn quc.

song2

Công an Việt Nam đng gác bên cnh nhng người thân đến đón tù nhân t nhà tù Thanh Xuân ngoi ô Hà Ni hôm 29/8/2010. Nhiu t chc trong và ngoài nước đang kêu gi Th tướng Chính ph Vit Nam th tù nhân đ ngăn chn lây lan virus corona trong các nhà tù.

Bức thư chung ca 28 cộng đng và t chc tôn giáo cùng vi 108 cá nhân thuc các cng đng tôn giáo và sc tc Vit Nam gi đến Th tướng Phúc đ ngh "tr t do cho nhng tù nhân không nguy him cho xã hi như các người hot đng bo v nhân quyn, nhng người thc thi quyn t do ngôn lun, hoc nhng người lên tiếng bo v môi sinh".

Bức thư chung, hin vn đang tiếp tc thu thp ch ký, gii thích rng "lnh cách ly toàn xã hi hin không th áp dng trong hoàn cnh sinh sng cht chi các tri tù" và dn chng là nhiều quốc gia đã tr t do cho tù nhân đ gim nguy cơ dch bnh lây lan.

Thủ tướng Phúc va tuyên b kéo dài thêm thi gian cách ly xã hi trên toàn quc thêm 15 ngày na cho ti hết 30/4 trong khi Vit Nam đã ghi nhn 249 ca nhim bnh Covid-19.

"Dịch bnh không chừa mt ai. Do đó, công cuc phòng, chng đi dch này đòi hi s nhp cuc ca mi người, mi thành phn trong xã hi", bc thư có đon viết. "Bt kỳ s đc quyn hay phân bit nào cũng làm gim hiu qu ca vic dp dch bnh".

Ngay sau khi bức thư chung này được công b, Ủy ban Lut gia Quc tế (ICJ) trong cùng ngày 6/4 cũng gi mt bc thư ng ti Th tướng Chính ph và các lãnh đo Vit Nam bày t nhng lo ngi v nhng người đang b giam cm, mà t chc này tin là đang gp nguy cơ v sc khỏe và thể cht.

"Đó là bởi vì h không được tiếp cn đy đ v chăm sóc y tế và cha tr trong tù", theo lá thư ng đăng trên trang web chính thc ca t chc nhân quyn có tr s chính Geneva, Thu S.

ICJ cũng kêu gọi các gii chc Vit Nam "tôn trng, bo v và hoàn thành nghĩa v trong vic đm bo s đi x nhân đo và cung cp s tiếp cn công bng v chăm sóc và dch v y tế ti tt c các tù nhân và nhng người b giam gi, trong các n lc ca (chính phủ) nhm ngăn chn s bùng phát ca dch Covid-19".

Tổ chc này cũng kêu gi Vit Nam th nhng tù nhân đc bit d b tn thương đi vi cuc khng hong do dch Covid-19 gây ra, bao gm nhng tù nhân cao tui và nhng người đang m hoc có bnh lý nền.

Hôm 2/4, Đại s Lưu đng v T do Tôn giáo Quc tế ca M, Sam Brownback, đã đưa Vit Nam vào danh sách nhng nước đang giam gi tù nhân lương tâm tôn giáo nhiu nht và yêu cu th t do cho h như mt bin pháp phòng h trong đi dch Covid-19. Ông nói rằng : "Trong thi gian din ra đi dch, nhng tù nhân tôn giáo cn phi được tr t do. Đó là mt bin pháp y tế tt và là điu nên làm".

Hội Người Bo v Nhân quyn hi tháng 1 nói Vit Nam đang giam gi 239 tù nhân lương tâm. Tuy nhiên, B Ngoi giao ở Hà Ni luôn ph nhn bt kỳ cáo buc nào ca các t chc quc tế và nói rng không có cái gi là "tù nhân lương tâm" Vit Nam.

*********************

Tình cảnh dân oan còn lại ở Hà Nội trong đại dịch Covid-19 (RFA, 08/04/2020)

Chỉ còn vài chục người

Ông Nguyễn Trường Chinh, thân phụ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, từng khiếu kiện ở các cơ quan công quyền tại Hà Nội trong hơn 10 năm qua, cho RFA biết ngay sau Tết Nguyên đán Canh Tý ông ghi nhận vẫn còn khoảng từ 200 đến 300 dân oan ở Hà Nội, tiếp tục việc khiếu kiện hàng ngày trong vô vọng của họ.

song3

Ông Trần Văn Ngọc, dân oan ở Ninh Bình bám trụ lại Hà Nội trong dịch Covid-19. Courtesy : Facebook Thinh Nguyen

Tuy nhiên, trong những ngày cuối tháng 3, vào khi Chính phủ Việt Nam công bố áp dụng yêu cầu "giãn cách xã hội" nghiêm ngặt thì số dân oan bán trụ lại ở thủ đô chỉ tầm vài chục người, chủ yếu tập trung tại Trụ sở Tiếp Công dân Trung ương, số 1-Ngô Thì Nhậm.

Ông Nguyễn Trường Chinh, vào tối hôm 8/4 nói với RFA về những trường hợp dân oan còn ở Hà Nội :

"Những trường hợp đấy như nhà ông Ngọc gồm cả con, cả bố mẹ và cháu đến 3 thế hệ. Và các bà ở Hải Dương, Bắc Giang, Nam Định, Phú Yên, Quảng Ninh. Tức là từ mấy tỉnh có ít người khiếu kiện đấy. Họ không còn nhà cửa gì để mà về rồi. Đất đai bị thu hết rồi".

Ông Trần Văn Ngọc, chủ gia đình của 3 thế hệ ở trong cái lều bạt che tạm trên vỉa hè, trong tối cùng ngày 8/4 cho RFA biết :

"Nói chung là lúc mới có dịch thì họ dẹp cũng mạnh lắm. Nhưng mấy hôm nay họ chỉ đi qua ngó vậy thôi. Tại cổng cơ quan tiếp dân này, hiện trong nhà trọ lớn bé gồm 7 người. Còn ở vỉa hè gần 30 người. Tổng số khỏang 34 người".

Bám trụ Hà Nội vì không còn lựa chọn khác

Ông Trần Văn Ngọc, sinh năm 1954, quê quán ở Ninh Bình, khai hoang đất và gầy dựng nhà cửa từ năm 1977. Đến năm 2000, ông Ngọc bị trở thành dân oan mất trắng tài sản bởi do chính quyền địa phương cưỡng chế trái luật. Ông Ngọc ngược xuôi khiếu kiện từ địa phương lên đến Trung ương suốt hai năm sau đó. Đến ngày 13/4/2002, ông Ngọc bị công an bắt cóc đưa về trại giam, đánh đập, tra tấn và sau đó bị đưa đi tù 11 năm. Sau khi ra tù được một năm, ông Ngọc bắt đầu cuộc sống của dân oan khiếu kiện tại Hà Nội suốt hơn 6 năm qua. Cả gia đình ông, gồm luôn hai đứa cháu nhỏ sống cảnh đời lây lất nhờ vào lòng hảo tâm của cộng đồng và công việc nhặt rác kiếm bữa cơm bữa cháo qua ngày.

Ông Ngọc kể lại với RFA rằng phía chính quyền Hà Nội, trong những ngày đầu dịch Covid-19 bùng phát, đã đến vận động gia đình ông trở về quê tránh dịch. Ông Ngọc yêu cầu được chính quyền hỗ trợ kinh phí nhưng không được đáp ứng và gia đình ông cứ thế mà phó mặc cho số phận. Ông Ngọc chia sẻ với RFA :

"Nói thật rằng lo thì vẫn lo. Nhưng nghĩ lại tôi thấy con virus dịch bệnh cũng nguy hiểm mà trong tù tôi cũng trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, còn nguy hiểm hơn cả dịch bệnh này. Ở trong tù họ tổ chức tính giết cho tôi chết. Tôi đã nhiều lần chết đi sống lại mà vẫn còn sống đến ngày này, được về để nói lên cho mọi người dân thấy được những người lợi dụng chức quyền tổ chức làm hại người khác như thế này, thì tôi vẫn tin tưởng vào Bề trên".

song4

Ảnh minh họa : Một phụ nữ kêu oan trước cửa cơ quan công quyền. Courtesy : Netizen photo

Cũng bị tù tội như ông Trần Văn Ngọc, bà Lê Thị Huệ, ở Tây Ninh ra Hà Nội khiếu kiện được 11 năm tròn. Bà Huệ kể lại với RFA rằng bà bị chính quyền địa phương lừa đảo, gạt mất hết đất đai nhà cửa và còn bị tuyên án tù, dưới tội danh "phá rối trật tự công cộng". Bà Huệ không cam lòng và đã chọn cuộc sống tha phương cầu thực ở Hà Nội để mỗi ngày đến các cơ quan Trung ương khiếu kiện hoàn cảnh khuất tất của mình. Suốt 11 năm qua, bà Huệ chỉ được cán bộ tiếp dân gặp gỡ một lần duy nhất và nói rằng trường hợp của bà rất khó giải quyết.

Dân oan Lê Thị Huệ bộc bạch vì sao bà phải ở lại Hà Nội trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành nghiêm trọng :

"Bây giờ đất đã bị chiếm, còn nhà đã bị họ hủy rồi, không có nhà để về. Thứ hai nữa, về đến quê nhà rồi mà ở 1, 2 tháng và trở ra lại ngoài này thì không có tiền. Khổ vậy đó".

Bị chết đói trong dịch bệnh

Gia đình ông Trần Văn Ngọc và bà Lê Thị Huệ không thể về quê lánh dịch, mà ở lại cũng không xong vì đói. Họ không thể đi nhặt rác hay đi tìm việc làm công nhật trong khi tất cả mọi sinh hoạt xã hội đều bị ngưng đọng trong thời gian 14 ngày "giãn cách xã hội". Hoàn cảnh của vài chục dân oan còn ở lại Hà Nội cũng tương tự như vậy. Những người này cho biết mấy ngày qua họ đói hay no là nhờ vào sự cứu trợ của người qua đường, của chùa chiền, của những người quan tâm thân phận dân oan... Bà Huệ tâm tình :

"Nói chung bà con thương. Lúc nãy người ta cho 1kg gạo, có người cho một thùng mì. Người này người kia cho cái gì thì mình ăn cái nấy. Nói nào ngay, ông Điệp (Nguyễn Hồng Điệp), Trưởng Ban tiếp dân ở đây cho được một chén gạo với được mấy gói mì. Người ta cho và người ta nói là của ông Điệp".

Thế nhưng, những người dân oan cũng gặp trở ngại với chính quyền Hà Nội khi nhận lãnh quà giúp đỡ từ các tấm lòng hảo tâm. Ông Ngọc tiếp lời :

"Hôm vừa rồi, người ta cho tôi một cái khẩu trang có đường gạch chéo thì hôm qua họ gọi lên phường, bắt viết văn bản tường trình có vẻ cũng quan trọng lắm. Tôi bảo lúc tôi vừa ngủ dậy, người ta thấy tôi không đeo khẩu trang nên người ta cho tôi và tôi không biết người cho là ai. Rồi, họ đòi tịch thu. Nhưng tôi không đưa vì đeo rồi bị bẩn, vất đi rồi. Họ bảo ai cho gì cũng không nhận, cho đồ ăn cũng không ăn, không may bị thuốc độc".

Vấn đề đặt ra cho vài chục người dân oan ở Hà Nội hiện nay đang trong tình cảnh không có việc làm, không có tiền, không có thức ăn, không được đảm bảo về vệ sinh và an toàn sức khỏe thì họ có thể tồn tại được trong đại dịch Covid-19 như thế nào ?

Chúng tôi nhắc đến thông tin Chính phủ Việt Nam, tại phiên họp vào ngày 2/4, quyết định một gói hỗ trợ hơn 61.500 tỷ đồng cho khoảng 20 triệu người dân đang gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19. Trả lời câu hỏi của RFA rằng dân oan có trông đợi gì từ gói hỗ trợ an sinh này của Chính phủ hay không, ông Nguyễn Trường Chinh bảo rằng không trông mong gì được với lý giải :

"Họ bảo có ba loại người được giúp trong dịch bệnh, tức là người dân nghèo khó, công nhân và những người bị thất nghiệp hay khó khăn về công ăn việc làm. Tuy nhiên trong thực tế, tại huyện chỗ tôi ở đây, chính quyền phát động đóng góp, kêu gọi người dân làm thiện nguyện, giúp đỡ phòng chống dịch. Trong chuyện này, Mặt trận Tổ quốc của huyện thu về đến hôm nay là 107 triệu đồng, họ đọc phát trên loa đó. Cho nên, họ còn vận động trong dân, chứ đừng nói đến cho dân. Không có đâu. Nhất là dân oan thì càng không có đâu".

Các dân oan còn bám trụ lại Hà Nội như ông Trần Văn Ngọc hay bà Lê Thị Huệ đều khẳng định với RFA rằng họ cũng không dám trông mong được Chính phủ đoái hoài tới trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19, vì cuộc sống khốn cùng của dân oan Việt Nam hàng ngày đã không được quan tâm. Tuy nhiên, những dân oan này quả quyết nếu như số phần họ được sống sót qua dịch bệnh tai ương thì họ sẽ tiếp tục kiên trì khiếu kiện với niềm tin công lý phải được thực thi.

*****************

Nhiều người nghi ngờ loạt bài ‘các cụ’ hiến tiền, vàng chống Covid-19 (VOA, 07/04/2020)

Đang xuất hin hàng chc bài ca nhng người s dng mng xã hi và thành viên thuc hai din đàn ln trên Facebook t ý nghi ngờ v tính chân thc ca lot bài trên báo chí nhà nước nói có nhiu c già "neo đơn", "không nơi nương ta" đóng góp tin, vàng cho nhà nước đ chng dch Covid-19.

song5

nh chp màn hình mt bài đăng trên din đàn Bàn lun v kinh tế - chính tr, 7/4/2020

Trong những ngày gn đây, theo quan sát ca VOA, nhiu báo và trang tin trong đó có Thanh Niên, Tuổi Tr, Lao Đng, VOV, VTC News và Kênh 14 đăng các phóng s cho hay có nhng c già trên 85 tui, thm chí trên 100 tui, ng h s tin t vài trăm đến vài triu đng mi người cho chính quyn đ chng dch Covid-19.

Một s bài tường thut gây ra sự chú ý khi cho biết rng có c tnh Ngh An ly ra 50.000 đng t tin "bán gà" đ đóng góp, mt c bà khác 87 tui ng h tin, vàng tnh Qung Ngãi, hay 5 c bà "không nơi nương ta" tnh Cà Mau ng h ti 23 triu đng.

Các Faebooker đăng bài trên trang cá nhân hoặc trong hai din đàn Bàn lun v kinh tế - chính tr và Góc nhìn báo chí - công dân đưa ra nhn đnh rng lot bài ni tiếp nhau trên báo chí trong nước cho thy đây là mt chiến dch truyn thông ca nhà nước.

Ba tuần trước, hôm 17/3, Mặt trn T quc Vit Nam - b phn thuc Đng Cng sn và có chc năng qun lý các t chc chính tr, xã hi - đã làm l phát đng toàn dân ng h phòng, chng dch Covid-19.

Tại bui l, Th tướng Nguyn Xuân Phúc phát biu kêu gi mi người dân đóng góp tùy theo khả năng ca mình. "Người có tin góp tin, người có hin vt góp hin vt, người có sc góp sc, người có ý tưởng góp ý tưởng", ông Phúc nói, theo các bn tin trong nước.

Thủ tướng Vit Nam khng đnh "tương thân tương ái", "thương người như th thương thân", "lá lành đùm lá rách" bao đi nay luôn là giá tr nn tng ca dân tc Vit Nam và đem li sc mnh đ "chúng ta vượt mi khó khăn th thách, đi đến thng li cui cùng".

Giờ đây, sau khi lot bài ca báo chí nhà nước v các c già đóng góp tin, vàng được đăng, nhiu người s dng mng xã hi đang đt ra nghi vn.

Chẳng hn như vì sao nhng nhân vt được gi là người già "không nơi nương ta" li đeo trên người nhiu đ trang sc quý, theo nh trên báo chí nhà nước, và vì sao h có được s tin ln đ đóng góp, trong khi với mc sng hin nay, ngay c nhng người tr tui hơn, đang đi làm còn khó dư ra tin đ tiết kim.

Có người nêu ra thc mc rng k c trong trường hp nhng người neo đơn có tin tr cp, s tin đó "ăn còn không đ" nên không th tiết kiệm được s tin nhiu vy, và vì thế, các phóng s v đóng góp ca h "nghe thc là hư cu".

Một s người khác viết rng ngay c khi chuyn mt s c già đóng góp tin, vàng là có tht, vic báo chí nhà nước s dng h đ mi gi nhng người dân khác đóng góp có thể xem là "vô liêm s".

Diễn đàn Bàn lun v kinh tế - chính tr có gn 210.000 thành viên đăng li mt bài viết dài ca Facebooker có tên Thuan Van Bui mô t rng "bao nhiêu thiên tai, đch ha là by nhiêu ln đng, nhà nước kêu dân đóng góp" và thc hin nhiu hình thc thúc giục, làm người dân cm thy "không đóng góp là không xong".

Bài viết nêu ra cht vn "Vai trò ca nhà nước ch là đi xin, đi ép đóng góp vy thôi sao ? Các qu phòng chng thiên tai, các khon ngân sách cho an sinh xã hi, ngân sách quc gia đâu ? Sao năm nào cũng ngửa tay, năm nào cũng kêu gi vy ?".

Vẫn trong bài viết, tác gi Thuan Van Bui bình lun rng "tht khn nn khi ca tng hay tâng bc chuyn mt bà c lm khm, nghèo hơn xơ mướp bán con gà cui cùng còn phi ‘đóng góp’ như vy", và theo cây bút này, "lãnh đạo quc gia mà đ cho dân nghèo nhan nhn đã không ra gì, đng này li còn chìa tay vui v và ca tng khi nhn ‘đóng góp’ t mt bà già ‘không còn lai qun’ thì qu thc rt khn nn".

Cùng lúc, trên diễn đàn Góc nhìn báo chí - công dân có hơn 88.000 thành viên, một người viết có tên Thuy Le đưa ra quan đim là nhng người già không nơi nương ta này l ra phi được chính ph nuôi hoc bo tr, song như báo chí đưa tin, chính ph không ngn ngi nhn ly "đng tin dành dm khn kh ca người cùng cực", và như vy điu đó "tht bi hài, trơ trn, vô s !"

Vẫn thành viên này tiếp tc bình lun rng b máy truyn thông ca nhà nước đã "làm quá l, phn cm, phn tác dng".

Trên hai diễn đàn, còn có nhiu bài viết khác có ni dung tương t, thu hút hàng nghìn lượt chia s và các li bình lun.

Điểm chung t các bài viết và các li bình là vic quyên góp t nhng người già neo đơn, thm chí t mt s em nh, là mt vic làm "quá t hi và ngược đi", và bt c ai có lương tâm cũng "không nên nhn tin ca các cụ già như thế" vì các c là "thành phn mà xã hội phải chăm lo".

********************

Bộ Tài Chính lên tiếng dự án sân golf ở Bắc Ninh (RFA, 08/04/2020)

Trong ngày 8/4, Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về năng lực pháp lý cũng như hàng loạt vướng mắc về đất đai liên quan nhà đầu tư thực hiện Dự án Sân golf quốc tế Thuận Thành, Bắc Ninh do chưa đảm bảo yêu cầu quy định của pháp luật.

song7

Sân golf ở Bắc Ninh - Ảnh minh họa. AFP

Theo đó, văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, chịu trách nhiệm về điều kiện năng lực đáp ứng của các nhà đầu tư với yêu cầu điều kiện hoạt động, thực hiện Dự án, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo Bộ Tài chính, liên quan đến đất đai và việc sử dụng đất cũng như việc miễn, giảm tiền thuế đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án cũng vướng một loạt vấn đề.

Dự án Sân golf quốc tế Thuận Thành thuộc Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản Hudland và Công ty Cổ phần Tư vấn và Thương mại Thăng Long.

Được biết, dự án khu đất trên hiện trạng là khu đất bãi bồi ven sông, được sử dụng để trồng cây hằng năm, mặt nước nuôi trồng thủy hải sản năng suất thấp. Trong khi đó, Quyết định số 1946 ngày 26/11/2009 của Thủ tướng về việc quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 có quy định các dự án sân golf không được sử dụng đất trồng lúa, đất màu, trừ đất trồng lúa một vụ năng suất thấp.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng cho rằng nếu được triển khai, dự án cũng phải được bảo đảm phù hợp với Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, quy hoạch sử dụng đất của địa phương.

Published in Việt Nam

Tổ chức Y tế Thế giới : Vai trò suy yếu vì các nước "mạnh ai nấy làm" (RFI, 08/04/2020)

Kể từ khi được thành lập vào ngày 07/04/1948, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với 194 thành viên, chưa bao giờ phải đối mặt với đại dịch xảy ra đồng thời trên tất cả các Châu lục như hiện nay.

cov1

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus (giữa) họp báo tại Geneve, Thụy Sĩ, ngày 16/03/2020 Christopher Black/WHO/Handout via Reuters

Chưa bao giờ Tổ chức Y tế Thế giới có cơ hội khẳng định vai trò lãnh đạo về vấn đề sức khỏe của người dân toàn cầu như hiện nay. Thế nhưng, dường như các ý kiến chỉ đạo của WHO không được các quốc gia lắng nghe và tổ chức này còn gặp khó khăn hơn nữa khi muốn thuyết phục các nước. Lý do : Quan điểm ích kỷ của các quốc gia, kiểu "nước nào lo cho nước đó". Trên đây là nhận định của Libération, trong bài viết đăng ngày 31/03/2020.

Điều đầu tiên khiến Tổ chức Y tế Thế giới bị chỉ trích là sự phản ứng chậm chạp. WHO đã phản ứng chậm trễ khi virus Ebola bùng phát ở Tây Phi (Liberia, Sierra Leone, Guinea) vào năm 2014, mặc dù các thành viên của tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới khi đó đã báo động về tình trạng khẩn cấp. Lần này cũng vậy, WHO không kịp thời phản ứng khi virus corona hoành hành tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, trong khoảng thời gian từ tháng 12/2019 đến tháng 01/2020. Phải đến ngày 11/03, khi virus corona làm chết biết bao người trên khắp thế giới, Covid-19 mới được gọi là "đại dịch" và những nước vốn xem nhẹ dịch bệnh, như Vương quốc Anh hoặc Hoa Kỳ, mới bắt đầu có biện pháp đối phó.

Sự chậm trễ này có thể là do WHO không muốn làm giảm uy tín của Trung Quốc. Khi được báo Libération hỏi về vấn đề này, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói : "Chúng tôi chưa và cũng không chịu áp lực từ các quốc gia thành viên. Chúng tôi đề ra nguyên tắc và đưa ra các lời khuyên, và chúng tôi tôn trọng cách thức các quốc gia áp dụng để chống lại virus, dù đó là nước giàu hay nghèo".

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là mối liên hệ gần gũi giữa tổng giám đốc WHO với chính quyền Bắc Kinh, quốc gia đóng góp tài chính nhiều thứ hai cho định chế này, sau Hoa Kỳ. Thực ra, trước khi được bầu lên làm lãnh đạo định chế y tế của Liên Hiệp Quốc, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus từng là ngoại trưởng của Ethiopia, một trong những "thành trì" Trung Quốc tại Châu Phi. Hồi cuối tháng Giêng 2020, trong một cuộc họp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng giám đốc WHO không tiếc lời ca ngợi Bắc Kinh, trong khi chính Trung Quốc trước đó đã để virus lây lan nhanh chóng.

Vấn đề thứ hai là sự yếu kém của WHO trước thái độ ích kỷ của các quốc gia trong thời kỳ khủng hoảng dịch bệnh chưa từng có. Antoine Flahault, giám đốc Viện Sức Khỏe Toàn Cầu thuộc đại học Genève, Thụy Sĩ, nhấn mạnh : "Tổ chức Y tế Thế giới đã không đưa ra chỉ dẫn rõ ràng cho các quốc gia, nhất là về việc triển khai biện pháp đóng cửa trường học, hạn chế tụ tập đông người … Về biên giới giữa các nước, WHO đề nghị các nước không đóng cửa khẩu, nhưng khi các nước như Đức, Ý, Áo phong tỏa biên giới thì tổ chức Y Tế Thế Giới lại không có phản ứng. Thực ra, biện pháp của các nước nói trên hoàn toàn vi phạm các quy định quốc tế về y tế mà chính các nước đã ký và có tính bắt buộc".

Máy bay không người lái ?

WHO có nguồn tài chính rất khiêm tốn. Ngân sách dành cho WHO chỉ là 4,4 tỷ đô la (4 tỷ euro), chỉ gần gấp đôi so với ngân sách dành cho hoạt động của Bệnh viện đại học Genève, Thụy Sỹ. Chi phí đóng góp của 194 quốc gia thành viên hiếm khi được thanh toán đúng hạn. Và số tiền đóng góp đó cũng chỉ chiếm 1/5 tổng số ngân sách của WHO. 80% còn lại là từ các nguồn đóng góp tự nguyện từ các nước và các tổ chức tư nhân như vợ chồng tỉ phú Bill Gates và Melinda Gates hoặc các tỉ phú Jack Ma của Trung Quốc hay Aliko Dangote của Nigeria. Đây là những tỉ phú được cho là rất hào phóng với Tổ chức Y tế Thế giới. Đổi lại, các nhà hảo tâm này có quyền đòi hỏi tiền của họ được đầu tư vào đâu. Vấn đề là lựa chọn của họ không phải lúc nào cũng phù hợp với các ưu tiên của WHO.

Rõ ràng là, lẽ ra cuộc chiến chống virus corona phải mang lại cho Tổ chức Y tế Thế giới khả năng lãnh đạo thế giới, nhưng trên thực tế, WHO lại hài lòng với việc chỉ đồng hành cùng quyết định mà chính phủ các nước đưa ra. Chuyện này tương tự như tình trạng trong buồng lái máy bay không có ai điều khiển. Chúng ta hiện giờ không có bất cứ kế hoạch toàn cầu nào với những đường hướng rõ ràng để áp dụng cho toàn bộ thế giới.

Hàng ngày, vào một giờ cố định, từ phòng họp báo trống trải, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới chỉ nhắc lại là bằng mọi giá phải "làm gián đoạn chuỗi truyền bệnh". Trong khi đó, lãnh đạo các Nhà nước và chính phủ chỉ quan tâm đến dư luận trong nước, thông báo với dân chúng rằng họ đang nỗ lực tối đa để phòng chống dịch bệnh. Bác sĩ người Anh, David Nabarro, giám đốc Viện sáng kiến sức khỏe toàn cầu, Đại học Hoàng gia Luân Đôn, một chuyên gia trong cuộc chiến chống dịch Ebola, đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới về dịch Covid-19 từ cuối tháng 02, nhấn mạnh một thực tế là hiện giờ thế giới không có một giải pháp nào với sự phối hợp liên chính phủ.

Vào năm 2005, hai năm sau khi dịch SARS bùng phát ở các nước Châu Á, WHO đã sửa đổi hoàn toàn các tiêu chuẩn để có khả năng phản ứng nhanh nhạy trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng dịch bệnh mới. Điều này phát huy hiệu quả khi xảy ra dịch cúm A (H1N1) năm 2009. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới khi đó ngay lập tức bị tố cáo hành động thái quá.

Điều cơ bản trong quy định mới về y tế của quốc tế khi đó là các Nhà nước thành viên trước hết phải báo cáo trực tiếp lên trụ sở của định chế WHO ở Genève, Thụy Sỹ, báo cáo ngay khi bùng phát dịch bệnh, và nhất là khẩn trương chia sẻ thông tin để cộng đồng khoa học quốc tế có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình. Sau đó, Tổ chức Y tế Thế giới đảm nhiệm việc điều phối hoạt động kiểm dịch, đưa ra các báo động và kiến nghị. 

Nước nào lo cho nước đó

Các nguyên tắc mới này đã được tất cả các quốc gia phê chuẩn và có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, một nhà ngoại giao Châu Phi ở Genève nhận định : "Không mấy nước tôn trọng những quy định đó. Kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng virus corona, các nước chỉ hành động vì nước đó mà thôi. Tất cả mọi quốc gia đều quên mất các chỉ thị mà chúng tôi đã phải vất vả đàm phán và có được, bởi vì không nước nào muốn từ bỏ một phần chủ quyền của mình cho một "bộ máy quốc tế". Luôn luôn là như vậy". Tổ chức Y tế Thế giới không thể trừng phạt những nước làm sai, cũng không buộc các quốc gia phải thực hiện biện pháp này hay hủy bỏ biện pháp khác, ngay cả khi rõ ràng là biện pháp đó không tốt.

Hồi tháng 02, giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã gửi 2 lá thư riêng cho các quốc gia thành viên để nhắc nhở họ về nghĩa vụ. Thế nhưng, định chế y tế thế giới lại không chịu nêu đích danh các nước không tuân thủ quy định. Ông Michael Ryan, quan chức số 2 của tổ chức này nhắc lại : "WHO không can thiệp vào cuộc tranh luận công khai và không chỉ trích quyết định của các quốc gia thành viên".

Trong khi chờ đợi, từ phòng họp lớn vắng vẻ, các quan chức của WHO hàng ngày vẫn kiên nhẫn trả lời những câu hỏi ẩn chưa nỗi lo từ khắp các Châu lục. Câu trả lời của các đại diện Tổ chức Y tế Thế giới mang tính hướng dẫn chứ không mang lại kết quả, bởi vì các quyết định hiện nay vẫn do chính phủ từng nước đưa ra từ thủ đô mỗi quốc gia. Báo Libération kết luận Tổ chức Y tế Thế giới và cơ quan mẹ là Liên Hợp Quốc, xét đến cùng thì giống nhau ở chỗ đều bị chia rẽ.

Thùy Dương

********************

Covid-19 : Nhật tung 1.000 tỷ đô la cứu nguy kinh tế (RFI, 08/04/2020)

Ngày 07/04/2020 Tokyo thông báo kế hoạch 108.000 tỷ yen tức 1.000 tỷ đô la hỗ trợ kinh tế đối mặt với Covid-19. Số tiền này tương đương với 20 % GDP của Nhật Bản. Gói kích cầu đó gồm những gì ?

cov2

Chỉ số chứng khoánTokyo đổ dốc trong hiên giao dịch hôm 26/03/2020. Ảnh minh họa cho việc chính phủ Nhật phải tung kế hoạch 1.000 tỷ đô la hỗ trợ kinh tế khắc hục hậu quả Covid-19. AFP/Archivos

Theo hãng tin Pháp AFP, 80 % kế hoạch kích cầu đó hướng tới các doanh nghiệp Nhật bản với hai mục đích : một là nhằm bảo vệ công việc làm cho người lao động và hai là tránh để các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị vỡ nợ.

Chính quyền của thủ tướng Abe giúp các doanh nghiệp tiếp tục trả tiền lương cho nhân viên, tạo điều kiện cho số này có thể vay tín dụng ngân hàng với lãi suất ở số không. Sau cùng chính phủ trợ cấp cho các công ty nhỏ mà doanh thu bị giảm mất hơn phân nửa vì Covid-19. Các tập đoàn tổ chức sự kiện bị thua lỗ nặng do hàng loạt các sinh hoạt văn hóa, thể thao … bị hủy bỏ cũng sẽ được chính phủ giảm thuế và bồi thường thiệt hại.

Vế thứ nhì trong kế hoạch kích cầu của Nhật nhằm tiếp sức cho lĩnh vực y tế đang trên tuyến đầu chống dịch. Tokyo dự trù giải ngân 2.500 tỷ yen - tức 250 tỷ đô la, cho các bệnh viện trên toàn quốc. Các bệnh viện Nhật Bản cần mua thêm trang thiết bị y tế, khẩu trang và tăng cường các kho dự trữ thuốc men. Tokyo dự trù sản xuất và phân phối 15 triệu khẩu trang ngay trong/4/2020 và chuẩn bị 50.000 chỗ trong bệnh viện để xử lý các trường hợp nguy kịch do virus corona gây nên. Sản xuất máy trợ thở cũng là một ưu tiên của ngành y tế Nhật.

Vẫn theo AFP, mục tiêu thứ ba kế hoạch hỗ trợ kinh tế chính quyền Abe nhắm tới là củng cố cỗ máy công nghiệp. Tokyo dự trù rót thêm 15.700 tỷ yen (157 tỷ đô la) cho nền công nghiệp nước này để đối phó với các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai. Một trong những mục đích lâu dài là giảm bớt mức độ lệ thuộc của nền công nghiệp Nhật Bản vào dây chuyền cung ứng của thế giới, giảm bớt mức độ tập trung đầu tư vào một quốc gia, và có thể là phân tán các khoản đầu tư của Nhật đến các nước Đông Nam Á nhiều hơn.

Sau cùng trong cuộc đại dịch lần này, ngành du lịch và tiểu thương đang điêu đứng, do vậy chính phủ dành đến 8.500 tỷ yen - tức khoảng 85 tỷ đô la để vực dậy từ các công ty du lịch đến ngành giải trí, khách sạn nhà hàng và vận tải. Đây là những lĩnh vực bị tác động kép, do Covid-19 và việc Thế Vận Hội Tokyo bị hoãn lại sang tới mùa hè 2021.

Thanh Hà

*******************

Covid-19 : Chính phủ Nhật ban hành tình trạng khẩn cấp ở 7 thành phố kể cả Tokyo (RFI, 07/04/2020)

Để đối phó với tình trạng dịch Corona đang tăng tốc lây lan tại Nhật Bản, chính phủ Shinzo Abe ban bố tình trạng khẩn cấp dài một tháng, tại 7 vùng, trong đó có thủ đô Tokyo và phụ cận kể từ thứ Ba 07/04/2020. Song song với quyết định tế nhị tại một quốc gia có lịch sử quân phiệt, thủ tướng Nhật tung ra kế hoạch vực dậy kinh tế với hơn 1000 tỷ đô la.

cov3

Hành khách đeo khẩu trang trên một chuyến tàu ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 07/04/2020 Reuters - NAOKI OGURA

Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles tường thuật :

"Cho đến nay, Nhật Bản chống dịch theo mô hình của Thụy Điển, rất tự do, không để tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế. Chính phủ kỳ vọng vào tập quán tôn trọng vệ sinh y tế cộng đồng và tinh thần kỷ luật của người Nhật.

Với 73 người chết và 3.650 ca lây nhiễm Covid-19, Nhật Bản vẫn đứng đầu bảng xếp hạng các nước ít bị thiệt hại nhân mạng so với những cường quốc khác như Thụy Sĩ, Pháp, Ý, Mỹ.

Thế nhưng, thủ tướng Shinzo Abe, dưới áp lực của truyền thông, báo chí và giới chuyên gia cố vấn, phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp, nhất là tại thủ đô, bởi lẽ tình trạng lây nhiễm tại Tokyo sắp vượt tầm kiểm soát.

Dù sao đi nữa, dân Nhật chỉ bị áp đặt tình trạng khẩn cấp một cách tối thiểu. Biện pháp này không có hiệu lực pháp lý cưỡng chế dân chúng phải thi hành triệt để như tự hạn chế đi lại. Và dù bất tuân cũng không bị trừng phạt.

Chính phủ Nhật đặt tin tưởng vào tinh thần công dân của người Nhật và nhất là kỳ vọng vào áp lực rất mạnh của xã hội trong cơn đại dịch sẽ làm mọi người tuân thủ. 

Để yểm trợ cho kinh tế, chính phủ huy động một ngân sách kích hoạt 1000 tỷ đôla, gần 20% GDP, một kế hoạch lớn nhất từ trước đến nay.

Tú Anh

******************

Covid-19 : Thêm gần 2.000 người chết ở Mỹ, Donald Trump chỉ trích WHO (RFI, 08/04/2020)

Tính đến sáng 08/04/2020, thế giới có 1.430.453 người bị nhiễm virus corona và 82.133 người chết. Mỹ chiếm đến gần một phần tư số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới, với 401.608 người, và 12.902 ca tử vong. Chỉ riêng trong vòng 24 giờ qua, Mỹ có thêm 1.939 người thiệt mạng, hiện là con số người chết cao nhất trong một ngày tính đến nay.

cov4

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một buổi làm việc về đại dịch Covid-19 tại Nhà Trắng, Washington, ngày 05/04/2020. Reuters - Joshua Roberts

Về số ca nhiễm Covid-19 ngày càng nhiều, trong buổi họp báo tối 07/04, tổng thống Donald Trump giải thích là nhờ vào việc "Mỹ tiếp tục xét nghiệm nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới", cụ thể là 1,8 triệu xét nghiệm.

Cũng trong buổi họp báo, tổng thống Mỹ dọa sẽ ngừng đóng góp cho Tổ chức Y tế Thế giới (WH0), vì theo ông, WHO đã bất lực để xảy ra đại dịch Covid-19 và quá ủng hộ Trung Quốc : "Chúng ta (Hoa Kỳ) chi trả phần lần lớn cho ngân sách của họ (Tổ chức Y tế Thế giới), vậy mà họ chỉ trích tôi đã ra lệnh đóng cửa biên giới. Họ đã nhầm và họ sai lầm về nhiều thứ. Có rất nhiều thông tin mà họ đã không muốn công bố sớm hơn và họ có vẻ rất thiên vị Trung Quốc. Nhưng chúng ta sẽ theo dõi chặt chẽ hơn Tổ chức Y tế Thế giới, vì họ đã thực sự sai lầm. Họ đã không cảnh báo, lẽ ra họ đã phải làm điều đó sớm hơn một tháng".

Donald Trump phớt lờ cảnh báo đại dịch, từ cuối tháng Giêng

Tuy nhiên, theo hai bản ghi nhớ của cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro, được báo chí Mỹ công bố, tổng thống Donald Trump lẽ ra đã có thể chuẩn bị đối phó dịch ngay từ cuối tháng 01/2020. Tuy nhiên, chủ nhân Nhà Trắng từng khẳng định không được báo trước và tiếp tục giảm thiểu quy mô dịch Covid-19 tại Mỹ.

Thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình từ Washington :

"Đó là một lời cảnh báo trực tiếp, được gửi ngay từ ngày 29/01 đến Nhà Trắng. Trong đó cố vấn Peter Navarro ghi rõ : Nếu không có biện pháp phòng vệ hoặc không có vác-xin, người dân Mỹ sẽ không có khả năng chống đỡ, trong trường hợp xảy ra dịch virus corona.

Trong bản lưu ý đầu tiên này, cố vấn thương mại đã nêu khả năng virus sẽ khiến khoảng một nửa triệu người dân Mỹ thiệt mạng. Hai ngày sau, tổng thống Donald Trump ra lệnh đóng cửa biên giới với Trung Quốc, nhưng ông vẫn tiếp tục giảm thiểu nguy cơ. Thậm chí, tổng thống Mỹ còn trấn an rằng virus sẽ tự biến mất.

Được cảnh báo, ông Peter Navarro đã thảo bản lưu ý nội bộ thứ hai vào ngày 23/02. Lần này, ông nhắc đến khả năng rất cao đại dịch xảy ra và ghi chú rằng hàng trăm triệu người Mỹ có thể sẽ bị nhiễm virus corona, khiến khoảng 1,2 triệu người chết. Vị cố vấn thương mại yêu cầu chính quyền chi ngay 3 tỉ đô la để tổ chức công tác phòng chống và chẩn đoán, nói cách khác là để sản xuất bộ xét nghiệm.

Tuy nhiên, không một biện pháp nào theo hướng này được tiến hành. Một tháng sau, ngày 21/03, Mỹ đã vượt ngưỡng 300 người tử vong vì virus corona và tổng thống Donald Trump phát biểu : Lẽ ra tôi muốn được báo trước sớm hơn. Chúng ta đã không được biết chuyện gì sắp xảy ra".

Thu Hằng

**********************

Covid-19 : Chủ trương "miễn dịch cộng đồng" bị chỉ trích tại Thụy Điển (RFI, 08/04/2020)

Tại Thụy Điển, chính quyền chỉ khuyến cáo người dân giới hạn các tiếp xúc và tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh, và quốc gia này không hề bị phong tỏa, cuộc sống vẫn diễn ra gần giống như trước khi có dịch. Nhưng trước con số tử vong đang tăng nhanh (591 người chết tính đến ngày 07/04/2020) ngày càng có nhiều người yêu cầu chính phủ thi hành các biện pháp mạnh hơn.

cov5

Tại một công viên ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển, ngày 22/03/2020 via Reuters - TT NEWS AGENCY

Sau đây là phóng sự của thông tín viên Frédéric Faux từ Stockholm :

"Mỗi ngày, Cơ quan Y tế Thụy Điển lại họp báo để công bố các số liệu về dịch bệnh và đưa ra các khuyến cáo. Nhưng hôm qua, với thông báo có thêm 114 ca tử vong chỉ trong một ngày, rõ ràng là Thụy Điển đang dần dần bỏ xa các nước Bắc Âu khác, những nước đã ban hành lệnh phong tỏa. 

Tuy chính quyền trấn an rằng con số nói trên là tính luôn cả những ca tử vong của những ngày trước nhưng chưa được khai báo, ông Stefan Hanson, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm rất có uy tín, không che giấu mối lo ngại của ông : Chỉ có một cách duy nhất để hiểu được những gì đã được làm hoặc không được làm, đó là nhìn nhận chính phủ nhắm đến việc miễn dịch cộng đồng. Chắc họ tự bảo rằng dầu sao thì tất cả mọi người rồi cũng sẽ bị lây nhiễm, nhưng họ không thể nói công khai điều đó được, vì như thế là không hợp đạo lý. Phải tự bảo vệ giống như các nước láng giềng của chúng tôi. Vẫn chưa quá trễ để làm điều này.

 Một trong những lập luận của những người chủ trương miễn dịch cộng đồng, đó là nó sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp có một đợt sóng thứ hai của dịch bệnh vào mùa thu năm nay, vì lúc đó đa số người dân đã miễn dịch.

 Nhưng chuyên gia Stefan Hanson nhắc lại rằng virus gây bệnh Covid-19 là virus corona hoàn toàn mới lạ, mà người ta chưa biết khả năng miễn dịch sẽ kéo dài bao lâu. Đối với ông, cũng như đối với một số đồng nghiệp của ông, chiến lược chống dịch của Thụy Điển có thể mang rất nhiều nguy cơ".

Số tử vong vẫn rất cao ở Tây Ban Nha và Ý

Theo thông báo của bộ Y Tế Tây Ban Nha hôm nay, 08/04/2020, trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua đã có thêm 757 người chết vì dịch Covid-19 tại nước này. Như vậy tính đến nay, tổng số ca tử vong ở Tây Ban Nha đã lên tới 14.555 người. Tổng số ca lây nhiễm virus corona ở nước này đã lên đến gần 150 ngàn.

Tại Ý, hôm qua, số bệnh nhân nặng cần được điều trị tích cực đã giảm trong ngày thứ tư liên tiếp. Tuy vậy, số ca tử vong mỗi ngày vẫn rất cao, với thêm 604 người chết trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nâng tổng số ca tử vong từ đầu mùa dịch lên hơn 17.000.

 Còn tại Đức, số liệu do Viện Robert Koch về các bệnh truyền nhiễm công bố hôm nay cho thấy, trong vòng 24 giờ qua đã có thêm 254 người chết vì dịch Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 1.861 người. Số ca lây nhiễm đã tăng thêm khoảng 4.000, nâng tổng số lên hơn 100.000.

Nhìn sang Anh Quốc, hôm nay thủ tướng Boris Johnson tiếp tục nằm trong phòng điều trị tích cực do các triệu chứng của bệnh Covid -19 trở nên trầm trọng. Tuyên bố trên đài truyền hình Sky News hôm nay, bộ trưởng Y Tế Anh Quốc Edward Argar, cho biết tình trạng của thủ tướng Johnson "ổn định" và tinh thần của ông vẫn rất tốt.

Thanh Phương

********************

Covid-19 : Thổ Nhĩ Kỳ thả bớt tù hình sự, nhưng vẫn giữ tù chính trị (RFI, 07/04/2020)

Tính đến ngày 06/04/200, Thổ Nhĩ Kỳ có hơn 30 nghìn ca nhiễm và 679 người chết vì Covid-19. Trong bối cảnh dịch lan tràn như vậy, chính quyền Ankara quyết định giải tỏa một phần các nhà tù, hiện đã quá đông. Khoảng 90 nghìn tù nhân sẽ được trả tự do trước thời hạn hoặc quản thúc tại gia, theo một đạo luật được Quốc Hội thảo luận và thông qua ngày 07/04/2020. 

cov6

Cầu Galata ở Istanbul vắng hơn thường ngày do tình hình dịch Covid-19. Ảnh chụp từ trên không ngày 23/03/2020. Reuters - Mehmet Caliskan

Thế nhưng, chỉ có tù thường phạm mới được phóng thích, còn tù chính trị cũng như những người phạm tội "khủng bố" không nằm trong diện được hưởng chính sách trên.

Thông tín viên Anne Andlauer tường trình từ Istanbul :

Đúng là nghịch lý. Nếu như các nhà tù ở Thổ Nhĩ Kỳ đang quá tải- 240 nghìn chỗ trong khi có đến 300 nghìn tù nhân - đó là vì từ khi có cuộc đảo chính hụt năm 2016, hàng chục nghìn người đã bị giam vì các cáo buộc liên hệ với "khủng bố".

Họ là những người trung thành với giáo sĩ Fethullah Gulen, được cho người cầm đầu đảo chính, và cả các nhà báo, những nhà hoạt động nhân quyền, đối lập chính trị thuộc đảng ủng hộ người Kurdistan…

Thế nhưng, tất cả những tù nhân đó, phần lớn thuộc diện bị giam giữ để ngăn chặn, lại bị gạt ra khỏi diện được thả sớm. Theo luật sư Erdal Dogan, chuyên gia về các phiên xử chính trị, những người này lẽ ra phải là những người đầu tiên được trả tự do.

Ông nói : "Đó là những người không hề phạm tội gì khác ngoài suy nghĩ và viết. Họ là nạn nhân của sự tức tối và thù hằn của chính quyền. Không thể hiểu nổi cả về mặt pháp lý cũng như về mặt nhân đạo hay đạo đức".

Luật sư Erdal Dogan không tin vào thông báo của bộ trưởng Tư Pháp, theo đó không có ca nhiễm Covid-19 nào được phát hiện trong tù : "Quản lý trại giam buộc hàng nghìn tù nhân phải làm việc. Không thể có chuyện không có ai trong số họ bị nhiễm virus. Hơn nữa, các tù nhân chắc chắn không có đủ nước và xà phòng. Loại các tù chính trị ra khỏi diện thả sớm tức là đe dọa họ bằng cái chết và như vậy để đổ trách nhiệm cho chính họ về cái chết của mình".

Hơn thế, dịch bệnh khiến họ còn phải chịu thêm hình phạt là kéo dài thời gian chờ phiên xử. Do virus corona, các phiên xử tại tòa án đều tạm ngừng ít nhất cho đến cuối tháng này".

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Chính phủ Việt Nam không được nhận viện trợ y tế chống dịch của Trung Quốc !

…Trên góc độ đạo lý sống của người Việt, những đối kháng địa chính trị của hai nước và nhất là do thái độ tráo trở của giới lãnh đao Bắc Kinh, người dân Việt Nam có câu trả lời dứt khoát là Chính phủ không được nhận cái gọi là Viện trợ y tế của Trung Quôc.

tang1

Trong tháng 2/2020, Việt Nam đã tặng Trung Quốc số vật tư, trang thiết bị y tế gồm máy thở, quần áo sát khuẩn, găng tay và khẩu trang y tế với tổng trị giá 500.000 USD.

Đất nước khó khăn, dịch bệnh, sự tiếp nhận viện trợ của tổ chức quốc tế như WHO, IMF… hay các quốc gia khác là điều hết sức cần thiết đâu có gì phải băn khoăn. Thông tin Việt Nam nằm trong 64 nước được nhận viện trợ chống dịch của Mỹ là một tin vui với người Việt vì đó là sự hổ trợ bổ ích toàn diện từ việc nghiên cứu đến hổ trợ điều trị… Đó cũng là sự hổ trợ từ một một quốc gia minh bạch và không có mâu thuẫn về địa chính trị và chủ quyền.

Trung Quốc : chương trình viện trợ đầy tai tiếng

Nhưng với Trung Quốc thì người Việt có phản ứng khác. Theo Bộ Ngoại giao, ngày 2/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, trao đổi về việc hợp tác phòng chống dịch Covid-19. Trong cuộc điện đàm ông Lý Khắc Cường thông báo Trung Quốc sẽ viện trợ và cung cấp vật tư, thiết bị phòng chống dịch bệnh trong khả năng (1).

Lập tức dư luận đặt vấn đề, Việt Nam có nên nhận viện trợ của Trung Quốc hay không ?

Không riêng với Việt Nam, Trung Quốc đang đóng vai người hùng viện trợ, bán hàng cho nhiều nước trên thế giới. Kết quả của động thái này là sự phản ứng gay gắt của nhiều nước Czech, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ý về chất lượng của các sản phẩm này, chính báo chí lề phải Việt Nam đã ghi nhận "Trung Quốc gần đây đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ y tế cho nhiều nước, những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, nỗ lực của Trung Quốc bị đặt dấu hỏi khi xuất hiện lo ngại về chất lượng trang thiết bị bảo hộ và bộ xét nghiệm mà nước này cung cấp" (2).

Sống trong cái vòng thòng lọng của luật An ninh mạng và chế độ đàn áp các ý kiến phản biện, người dân Việt khó thể nào thu thập ý kiến trước những quan hệ ứng xử với Trung Quốc. Nếu có cuộc trưng cầu như thế trên mạng chắc chắn chỉ trong vòng 24 giờ sẽ có hàng vạn người bấm nút NO để trả lời câu hỏi có nên nhận viện trợ y tế phòng chống dịch virus Vũ Hán hay không.

Không chấp nhận không phải chỉ do tâm lý, định kiến bài Trung của đa số người Việt. Đương nhiên 1000 năm Bắc thuộc, hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược là Hoàng Sa và một phần Trường Sa vẫn còn nằm trong tay Trung Quốc là bài học cay đắng không thể nào quên. Nhưng trong bối cảnh cụ thể của cơn dịch lần này, của thời điểm đề nghị trao viện trợ này, cho thấy rằng với đạo lý nhân nghĩa của dân tộc Việt, một chính phủ khôn ngoan, bản lĩnh, không nên và không được phép khinh suất hoặc yếu hèn nhận quà như vây.

Chống dịch hiệu quả, góp sức với cộng đồng

Trước hết phải ghi nhận kỳ tích của Chính phủ Việt Nam trong chủ trương và biện pháp chống dịch như chống giặc lần này. Trong giai đoạn đầu khi dịch bùng phát ở Vũ Hán và có hàng vạn người Trung Quốc ra vào trong nước Việt Nam vẫn giữ vững con số 16 ca bị nhiễm. Mãi đến 6/3 mới phát sinh thêm cas thứ 17 từ Anh về và từ đó đến nay đã kiểm soát, cách ly hầu hết các nguồn dịch hạn chế số người bị nhiểm trên 200 và không có ca tử vong.

Chính phủ cũng đã thể hiện trách nhiệm quốc gia trước dân tộc và cộng đồng quốc tế. Trong điều kiện ngân sách không mấy dồi dào và nền y tế còn nhiều hạn chế nhưng trước đại dịch, Việt Nam đã tiếp nhận điều trị cho kiều bào nước ngoài quay về và điều trị cho người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam hoàn toàn miễn phí. Công tác này đã phát sinh thêm nhiều gánh nặng về cách ly, kiểm soát dịch bệnh cho hàng vạn người,…

Trách nhiệm quốc tế của Việt Nam cũng thể hiện trong việc chia sẻ khó khăn và tặng quà cho một số quốc gia. Chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi tặng Chính phủ và nhân dân Lào, Chính phủ và nhân dân Campuchia hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19, trị giá hơn 7 tỷ VNĐ cho mỗi nước. Các trang thiết bị y tế này bao gồm quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn, hệ thống xét nghiệm cùng bộ xét nghiệm dịch Covid-19 (3).

Ngày 7/4, chính phủ Việt Nam cũng trao tặng 550.000 khẩu trang tới các nước Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, ý. Đây là loại khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn, do Việt Nam sản xuất (4)

Trước đó vào tháng 2, Việt Nam đã tặng Trung Quốc số vật tư, trang thiết bị y tế gồm máy thở, quần áo sát khuẩn, găng tay và khẩu trang y tế với tổng trị giá 500.000 USD. "Đây là các trang thiết bị, vật tư y tế tốt nhất mà Việt Nam đang có trong bối cảnh Việt Nam cũng đang có nhu cầu rất lớn đối với các trang thiết bị, vật tư y tế để chống lại ảnh hưởng của dịch bệnh. Chúng tôi mong rằng số vật tư này sẽ góp phần động viên và hỗ trợ nhân dân Trung Quốc vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay", ông Tô Anh Dũng Thứ trưởng Bộ Ngoai giao Việt Nam nhấn mạnh trong buổi lễ trao tặng (5).

Những thông tin ấy cho thấy về điều kiện khách quan, Việt Nam không quá thiếu thốn về dụng cụ thiết bị y tế chống dịch để phải nhận viện trợ từ Trung Quốc.

Đạo lý "nếu ổn, xin nhường cho người khác"

Một thực tế khác là đạo lý của người Việt trong chống dịch đã đùm bọc nhau theo tinh thần "tri túc" hài hòa giữa bên cho và bên nhận.

Nhiều khách sạn đã tự nguyên hỗ trợ chính phủ làm nơi cách ly những người có nguy cơ lây nhiễm. Nhiều doanh nghiệp đã đăng ký đóng góp hàng ngàn máy thở hổ trợ chống dịch. Mô Việt Kiều là nhà sáng chế và chủ doanh nghiệp đã miễn phí tác quyền, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam sản xuất máy thở chống dịch…

Báo Tuổi trẻ đã ghi nhận ở Thành phố Hồ Chí Minh "Hàng trăm phần cơm dành cho người khó khăn, người bán vé số được người dân Thành phố Hồ Chí Minh phát miễn phí, kèm theo khẩu trang, với thông điệp : nếu khó khăn cứ lấy 1 phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác" (6). Nhưng không chỉ Thành phố Hồ Chí Minh mà khắp các tỉnh miền Tây đều có những điểm tương tự, cũng thông điệp tương tự "nếu khó khăn cứ lấy 1 phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác".

Chắc hẳn, tinh thần tương thân tương ái này chưa đủ giúp đỡ, đùm bọc hết mọi số phận nghèo khổ và thực tế cũng xuất hiện những người đi xe máy đắt tiền đến nhận quà dành cho người nghèo. Tuy nhiên, không đâu xảy ra xô đẩy giành giật. Cái đạo lý biết đủ, biết chia sẻ của người Việt đang tỏa sáng ngay trong lúc khó khăn

Cái đạo lý "nếu bạn ổn xin nhường cho người khác" ấy không cho phép người Việt nhận quà viện trợ y tế của Trung Quốc trong tình hình nhiều quốc gia khác đang cần, rất cần, đang rất thiếu.

Chính phủ tặng quà, Hải cảnh đâm tàu, cướp của

Điều đáng nói là ngay trong ngày Lý Khắc Cường thăm hỏi, hứa hẹn tặng quà thì ngoài Biển Đông, tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã cưởng chiếm bằng bạo lực, nơi hơn 70 binh sĩ Việt Nam đã vị quốc vong thân, tàu Hải cảnh Trung Quốc lại hung hăng đâm chìm một tàu cá Việt Nam, nhẫn tâm truy đuổi, cướp tài sản những tàu khác đến cứu hộ.

Khi Việt Nam lên tiếng đòi chấm dứt hành động phi pháp, vô nhân đạo nói trên thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại trả lời hết sức ngược ngạo rằng do tàu cá Việt Nam cố ý đâm vào mũi tàu Trung Quốc.

Nước Mỹ dù đang oặn mình trong đai dịch với số ca nhiểm cao nhất thế giới và nguy cơ còn bùng phát mạnh hơn vẫn quan tâm chia sẻ với Việt Nam và lên tiếng chỉ trích đích danh Mỹ ‘hết sức quan ngại’ vụ Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam"

Sự gian trá và ngược ngạo của Trung Quốc không có điểm dừng. Ngay trong đại dịch này, Trung Quốc là nơi phát dịch, giấu thông tin về dịch và mở cửa cho hàng triệu người Vũ Hán tỏa đi gieo mầm dịch khắp thế giới trong đó có hơn 400.000 người đến Mỹ, nhưng cũng chính người phát ngôn Hoa Xuân Oánh điêu ngoa cho rằng "Mỹ đang nợ Trung Quốc lời cảm ơn". Trong cao điểm dịch Vũ Hán, Trung Quốc tiếp nhận hàng chục tấn hàng viện trợ của Mỹ đến khi Mỹ và Châu Âu phát dịch, Trung Quốc đã vét khẩu trang thiết bị y tế và găm hàng, nâng giá, siết khẩu trang… và hơn thế nửa lên một kế hoạch liên hoàn "viết lại lịch sử dịch virus Vũ Hán"

Món quà viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam chắc chắn không thể thiếu lưỡi dao khuyến mãi bên trong. Nó có thể là bình phong, là lá chắn, là bằng chứng cho rằng Việt Nam chấp nhận yêu sách của Trung Quốc với Biển Đông ? Nó có thể là lưỡi câu kéo Việt Nam vào mắc xích câu chuyện giả tưởng dịch virus Vũ Hán xuất phát từ Mỹ, Ý hoặc là mưu đồ thâm sâu nào đó mà lương tri của người bình thường không đủ thâm độc để đoán ra.

Vì lòng tự trọng, vì đạo lý tri túc, người Việt không cần nhận viện trợ Trung Quốc. Vì món nợ xương máu chiến sĩ, tài sản và sinh mạng của ngư dân, người Việt không thể bị sỉ nhục phải mang ơn kẻ cướp. Vì sự khôn ngoan bản lĩnh của một chính phủ trước chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, sinh mạng người dân bị đe dọa, chính phủ Việt Nam không được phép nhận viện trợ chống dịch từ Trung Quốc dù có bất kỳ sức ép nào.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 07/04/2020 (Gió Bấc's blog)

---------------------

1. https://thanhnien.vn/thoi-su/trung-quoc-se-cung-cap-vat-tu-phong-chong-Covid-19-cho-viet-nam-1205405.html

2. https://vtc.vn/thoi-su-quoc-te/trung-quoc-phu-nhan-co-y-do-sau-goi-vien-tro-y-te-chong-Covid-19-ar536976.html

3. https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/viet-nam-trao-trang-thiet-bi-y-te-ho-tro-lao-campuchia-phong-chong-dich-Covid-19%E2%80%8B/441888.html

4. https://www.facebook.com/thongtinchinhphu

5. https://thanhnien.vn/thoi-su/viet-nam-tang-thiet-bi-vat-tu-y-te-tot-nhat-giup-trung-quoc-chong-virus-corona-1180763.html

6. https://tuoitre.vn/neu-kho-khan-cu-lay-1-phan-neu-ban-on-xin-nhuong-com-cho-nguoi-khac-20200401184925515.htm

Published in Diễn đàn

Le Monde trong hai bài viết "Thất bại của hệ thống cảnh báo Trung Quốc trước virus corona", và "Trận chiến chống virus corona còn lâu mới kết thúc, Trung Quốc ca khúc khải hoàn quá sớm" nhận xét, lợi dụng sự bất lực của Âu-Mỹ trong cuộc khủng hoảng dịch tễ, Bắc Kinh tìm cách khoa trương mô hình của mình.

tq1

Ảnh minh họa : Tượng Mao Trạch Đông tại Vũ Hán, khi Trung Quốc tổ chức quốc tang tưởng niệm các nạn nhân của virus corona nhân tiết thanh minh, ngày 04/04/2020. © Reuters/Aly Song

Quay lại cuốn phim Vũ Hán

Bác sĩ Ngải Phân (Ai Fen) mất tích ? Sự tái xuất hiện trên mạng xã hội ở Hoa lục những ngày gần đây đã bác bỏ các tin đồn cho rằng bà đã bị bắt. Tuy nhiên những tin đồn này cho thấy người dân không tin tưởng vào chính quyền trong việc xử lý cuộc khủng hoảng dịch tễ xuất phát từ Vũ Hán.

…Trưa ngày 30/12/2019, bà Ngải Phân, bác sĩ trưởng khoa cấp cứu bệnh viện trung tâm Vũ Hán quan sát buồng phổi của một bệnh nhân bị nhiễm virus qua video mà một đồng nghiệp tại một bệnh viện khác chuyển cho, với một thông tin đang lan truyền trên mạng : "Đừng đến chợ thịt rừng Hoa Nam, có rất nhiều người đã bị sốt".

Từ gần hai tuần qua, khoa cấp cứu của bà và khoa hô hấp tiếp nhận một số bệnh nhân bị sốt và ho, mà các loại thuốc thường dùng tỏ ra không tác dụng. Bác sĩ Ngải Phân yêu cầu kiểm tra kỹ lưỡng hơn một bệnh nhân nay đã chuyển qua khoa hô hấp, và đến chiều 30/12 thì nhận được kết quả : "Coronavirus - SARS. Lây nhiễm qua giọt bắn ở khoảng cách gần hay các cơn ho". Bà run bắn người khi đọc được.

Sau khi trao đổi với đồng nghiệp khoa hô hấp, bác sĩ Ngải Phân gởi video cùng với bản báo cáo cho các bạn học cùng khóa và các bác sĩ trong khoa, khoanh đỏ dòng chữ "Coronavirus-SARS". Một bác sĩ nhãn khoa trong bệnh viện là Lý Văn Lượng (Li Wenliang) chuyển tiếp cho khoảng 100 đồng nghiệp với ghi chú "Bảy ca SARS từ chợ Hoa Nam".

Dập tắt mọi tiếng nói cảnh báo

Trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng bị công an bắt làm kiểm điểm và sau đó nhiễm bệnh rồi qua đời thì chúng ta đều đã biết. Đối với bác sĩ Ngải Phân, mọi rắc rối cũng bắt đầu từ đây.

Theo lệnh của Bắc Kinh, chính quyền Vũ Hán hôm 31/12/2019 ra thông báo trấn an, tuy đã phát hiện được 27 ca liên quan đến chợ Hoa Nam nhưng không có bằng chứng cho thấy có thể lây từ người sang người. Tuy nhiên chỉ vài giờ sau, ngày 01/01/2020, đến phiên chủ một dưỡng đường tư nhân bên cạnh ngôi chợ này, đã chữa nhiều bệnh nhân bị sốt, lại phải nhập viện khoa cấp cứu. Bác sĩ Ngải Phân không nghi ngờ gì nữa : rõ ràng đã lây nhiễm từ người sang người, và yêu cầu ê-kíp phải đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên.

Đến 23 giờ 46 phút cùng ngày, bà được tin nhắn của trưởng ban thanh tra kỷ luật yêu cầu trình diện. Bà bị phê phán lan truyền tin đồn, được lệnh không đề cập đến chứng bệnh mới này, "kể cả với chồng". Bác sĩ Ngải Phân xin từ chức nhưng không được. Khi về nhà, bà chỉ nói đơn giản với người chồng là : "Nếu tôi có mệnh hệ gì, ông ráng lo cho con".

Sự thật chỉ được sáng tỏ vào ngày 20/01/2020, sau khi giáo sư Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) tiết lộ với cả nước điều mà Ngải Phân và các đồng nghiệp đã biết từ ba tuần trước : virus corona chủng mới lây từ người sang người.

Nếu sớm có biện pháp, giảm được đến 95% số ca bị nhiễm

Sự trễ tràng này gây hậu quả nghiêm trọng. Trong một nghiên cứu công bố hôm 13/3, mười hai nhà khoa học khẳng định : "Nếu các sáng kiến không cần dùng thuốc như giãn cách xã hội đã được tiến hành ba tuần trước đó tại Trung Quốc, thì số ca bị nhiễm virus corona đã giảm được đến 95%".

Ngày 10/03/2020, tạp chí Nhân Vật (Ren Wu) ở Hoa lục đăng bài phỏng vấn bác sĩ Ngải Phân với tiêu đề "Phát tiêu tử đích nhân" (Những người thổi sáo cảnh báo). Chỉ ba tiếng đồng hồ sau khi đăng, bài báo đã bị gỡ bỏ.

Những cố gắng của chế độ Bắc Kinh nhằm dập tắt tiếng nói của những người cảnh báo là một vết nhơ khó thể xóa nhòa. Ba tuần lễ quý giá ấy bị mất đi, giúp cho con virus độc hại lan tràn với tốc độ khủng khiếp, vượt qua các biên giới. Trong lúc đó Trung Quốc gây sức ép lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để làm chậm trễ việc tuyên bố đại dịch.

Tâm chấn chuyển sang phương Tây, Trung Quốc muốn trở thành hình mẫu

Sau những đau thương ở Vũ Hán, trung tâm đại dịch chuyển sang Châu Âu rồi đến Hoa Kỳ. Tập Cận Bình muốn lợi dụng sự đảo ngược tình hình này để chuyển bại thành thắng. Cách đây hai tháng, ông Tập cho rằng đại dịch "là một thử thách quan trọng cho hệ thống Trung Quốc và năng lực quản lý", cho rằng thử nghiệm này đã thành công, và Trung Quốc phải được coi là mô hình để thế giới noi theo.

Cây bút bình luận Sylvie Kauffmann của Le Monde nhận định "Cuộc chiến đấu chống virus corona còn lâu mới kết thúc, Trung Quốc đã sai lầm khi ca khúc khải hoàn quá sớm".

Bức tranh toàn cảnh thật ấn tượng. Tại Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump đã phải nhìn nhận thực trang sau khi cố giảm thiểu tác hại của con "virus Vũ Hán". Số người chết phá tất cả mọi kỷ lục, lượng người thất nghiệp bùng nổ, nhân viên y tế thiếu thốn các trang bị.

Châu Âu cũng không hơn gì tuy mạng lưới y tế ra sức chống chọi và có hệ thống an sinh xã hội. Sự tranh giành mua khẩu trang, máy thở… biến thành cuộc chiến tương tàn giữa các thống đốc tiểu bang và chính quyền liên bang Hoa Kỳ, giữa các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Châu Âu. Sau nhiều cuộc hội nghị truyền hình, các nước EU cố vượt qua bất đồng để chia sẻ gánh nặng kinh tế. Châu Âu biết rằng chỉ có thể trông cậy vào chính mình : tính lãnh đạo của Mỹ không còn nữa.

Lợi dụng dịch bệnh, Trung Quốc sẽ đi xa hơn trên Biển Đông ?

Đó là lúc Trung Quốc bắt đầu "hành tẩu giang hồ". Khi Vũ Hán ra khỏi tình trạng phong tỏa, Bắc Kinh xuất hiện khắp nơi, trên mọi lãnh vực từ nhân đạo cho đến thương mại, tỏ ra quan tâm đến việc giúp đỡ các nước trên thế giới đang tuyệt vọng, sau khi tung hê con virus corona sang họ.

Hình ảnh những chiếc máy bay Trung Quốc giao khẩu trang và thiết bị y tế cho các nước Châu Âu được các đại sứ Trung Quốc lan truyền trên mạng xã hội khắp thế giới một cách hãnh tiến, trong một chiến dịch tuyên truyền đại quy mô. Bất chấp sự thật là chính các quốc gia Châu Âu đã hào hiệp viện trợ y tế cho Trung Quốc hồi tháng Giêng và tháng Hai nhưng không hề khoe khoang.

Ý là mục tiêu ưu tiên : Roma năm 2019 đã ký thỏa thuận nguyên tắc tham gia "Con đường tơ lụa mới". Tập Cận Bình còn cho biết cũng sẽ hào phóng giúp đỡ Hoa Kỳ - một chiến dịch "quyền lực mềm" khổng lồ. Nga cũng cố gắng đóng một vai trò.

Khi làm bật lên sự lệ thuộc của phương Tây về dược phẩm thiết yếu và thiết bị y tế, con virus corona đã giúp Trung Quốc đóng lại vai trò trung tâm. Tập Cận Bình cho rằng thời cơ đã đến, cần phải chứng tỏ sự hiệu quả của mô hình Trung Quốc. Liệu ông ta sẽ đi xa hơn hay không, có thúc đẩy lợi thế mang tính chiến lược ? Washington lo ngại điều này, sau khi một tàu hải cảnh Trung Quốc đã tông chìm một tàu đánh cá của Việt Nam trên Biển Đông vào tuần trước.

"Con đường tơ lụa y tế" trước hết đi qua trụ sở WHO ở Genève

Tuy nhiên phải chăng như tiêu đề của Le Monde, Bắc Kinh đã ca khúc khải hoàn quá sớm ?

Dù các con số được Trung Quốc công bố cho thấy có vẻ hiệu quả hơn các nước dân chủ - buộc phải minh bạch - không có gì chứng tỏ lợi thế này tồn tại nếu sự thật được kiểm chứng. Cũng chưa biết được thế giới sẽ trỗi dậy như thế nào sau thảm họa kinh tế, ai thắng ai bại, cũng như tác động đến chế độ chính trị.

Cuối cùng nếu xem xét kỹ, "ngoại giao dịch tễ" của Trung Quốc nổi bật nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của Tổ chức Y tế Thế giới, mà giờ đây mới thấy được hậu quả. Nhà Trung Quốc học Alica Ekman đã phân tích bài diễn văn hôm 18/08/2017 tại Bắc Kinh của tổng giám đốc WHO, vài ngày sau khi được bầu lên nhờ sự hỗ trợ của Trung Quốc. Thật khủng khiếp : hơn một chục lần ông Tedros Adhanom Ghebreyesus lặp lại y nguyên "các cụm từ chính thức, quan điểm và cơ chế của chính quyền Trung Quốc".

Tờ báo kết luận, "Con đường tơ lụa y tế" trước hết đi qua Genève, trụ sở của WHO và hệ thống Liên Hiệp Quốc.

Cũng cần nói thêm, kiến nghị  đòi tổng giám đốc WHO từ chức trên trang change.org đến ngày 08/04/2020 đã thu thập được gần 750.000 chữ ký.

Thụy My

Nguồn : RFI, 08/04/2020

Published in Diễn đàn