Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Quốc hội chỉ nên họp 3 ngày

Trương Huy San, 17/07/2021

Thật là phi chính trị khi cả nước đang căng mình chống dịch mà Quốc hội - với nhiều đại biểu đang là lãnh đạo chủ chốt ở địa phương - lại cứ ngồi trong Hội trường Ba Đình hàng tuần.

qh1

Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại cuộc họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV

Về mặt lý thuyết, Việt Nam đã có một nền cộng hòa đại nghị. Việc ngay sau Đại hội Đảng lần thứ XIII, như nhiều nền cộng hòa khác, Đảng cộng sản Việt Nam cho thay đổi các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Chúng ta sẽ thấy việc thay đổi này là hoàn toàn bình thường nếu "cộng hòa đại nghị" vận hành trong một nền chính trị đa đảng chứ không chỉ vận hành đơn thuần "về lý thuyết".

Nửa đầu tháng 4/2021, Quốc hội khóa XIV đã thay thế những người không còn tham gia Bộ Chính trị hoặc Ban chấp hành trung ương khóa mới, trừ 4 vị trí cơ cấu chưa phải là đại biểu Quốc hội theo Hiến định. Cho dù trên thực tế, những nhân sự mới này sẽ tiếp tục vận hành bộ máy nhà nước cho tới sau Đại hội tới của Đảng thì về mặt lý thuyết, họ vẫn là nhân sự của Quốc hội khóa XIV. Và, cũng về mặt lý thuyết, họ phải được Quốc hội khóa XV bầu hoặc phê chuẩn lại tại kỳ họp thứ nhất, nghe nói diễn ra vào cuối tháng này.

Cho dù Quốc hội khóa XV có gần 60% đại biểu mới (296/499) thì tuyệt đại đa số vẫn là đại biểu của Đảng. Đảng chưa có ý định thay thế các chức danh chủ chốt mà Hiến pháp quy định là do Quốc hội bầu ("Bộ Ba", Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) ; chỉ có 4 ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội được cơ cấu mới nhưng dạo tháng Tư chưa là đại biểu (thượng tướng Trần Quang Phương, trung tướng Trần Hồng Minh, bí thư tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường và bí thư đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương Y Thanh Hà Niê Kđăm).

Các chức danh Quốc hội phê chuẩn cũng ổn định, Chính phủ chỉ có 4 Phó Thủ tướng, không bổ sung vào chỗ khuyết của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình.

Không còn thủ tục miễn nhiệm như hồi tháng Tư, và cũng không nên quá hình thức khi định thảo luận "số lượng Phó Chủ tịch quốc hội...". Hiến pháp chỉ quy định các chức danh phải do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chứ không đòi Quốc hội phải dành thời gian thảo luận về những người mình sẽ bầu hoặc phê chuẩn ấy nhất là khi họ đều được sàng lọc qua các cấp đại hội của Đảng rồi.

Kỳ họp bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ mới thực chất và cần vai trò lớn hơn của Quốc hội. Các đại biểu chỉ nên lên hội trường để bỏ phiếu lần lượt các chức danh theo trình tự được ghi trong Hiến pháp. Các báo cáo thường niên cũng nên gửi văn bản trước hoặc sau cho đại biểu mang về đọc ở nhà. Quốc hội, vì thế, chỉ cần họp 3 đến 4 ngày là đủ.

Tập trung gần cả ngàn người (đại biểu và các cơ quan phục vụ...) trong một thời gian dài đã là trái với nguyên tắc chống dịch mà Hà Nội đang buộc người dân phải chấp hành. Trong khi nước sôi lửa bỏng, dân tình gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương đang phải căng mình chống dịch, mà Quốc hội vẫn "diễn đủ các màn" thì vừa càng thể hiện tính hình thức vừa, với dân, là vô cảm.

Trương Huy San

Nguồn : fb.osinhuyduc, 15/07/2021

PS : Trong 499 người trúng cử Quốc hội khóa XV : 151 đại biểu là phụ nữ (30,26%) ; 89 đại biểu là người dân tộc thiểu số (17,84%) ; 47 đại biểu dưới 40 tuổi (9,42%) ; 14 đại biểu là người ngoài Đảng (2,8%) ; 203 đại biểu khóa XIV tái cử hoặc đã từng là ĐBQuốc hội các khóa trước (40,68%) ; 296 đại biểu lần đầu tham gia Quốc hội (59,32%).

**************************

Quốc hội rút ngắn 5 ngày họp, cơ cấu 4 Phó Thủ tướng

Ngọc Thành, VOV.VN, 17/07/2021

Quốc hội sẽ bầu, phê chuẩn kiện toàn nhân sự các chức danh lãnh đạo Nhà nước; xem xét, thảo luận các báo cáo kinh tế - xã hội và quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác.

qh2

Tổng Thư ký quốc hội Bùi Văn Cường trả lời báo chí tại cuộc họp báo

Chiều nay (17/7), Tổng Thư ký Quốc hội đã tổ chức họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, tuy nhiên, theo luật định chậm nhất 60 ngày sau cuộc bầu cử phải tiến hành Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới. Kỳ họp đầu tiên với trọng tâm là kiện toàn nhân sự cấp cao Nhà nước nên các đại biểu sẽ họp tập trung, tiến hành bỏ phiếu kín.

Theo đó, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 20/7/2021 tại Nhà Quốc hội và bế mạc vào ngày 31/7/2021, rút ngắn 5 ngày so với dự kiến.

Kỳ họp lần này có vai trò rất quan trọng, đặt nền móng cho hoạt động của Quốc hội khóa XV, trong đó có nội dung Quốc hội sẽ tiến hành bầu, phê chuẩn kiện toàn nhân sự các chức danh lãnh đạo của các cơ quan Nhà nước; xem xét, thảo luận các báo cáo về kinh tế - xã hội và quyết định một số vấn đề quan trọng khác.

Cũng theo ông Bùi Văn Cường, Quốc hội sẽ bầu hoặc phê chuẩn 50 chức danh, trong đó khối Chính phủ sẽ kiện toàn 4 vị trí Phó Thủ tướng (giảm 1 Phó Thủ tướng) và nhân sự là các Phó Thủ tướng khóa XIV tái cử.

Phân tích thêm về công tác nhân sự, bà Nguyễn Thị Thanh – Trưởng Ban công tác đại biểu khẳng định, cán bộ hoạt động theo nhiệm kỳ nên việc kiện toàn nhân sự tại kỳ họp thứ nhất là đúng Hiến pháp, pháp luật. Hơn nữa, việc thực hiện các nghi lễ theo quy định cũng thể hiện sự cam kết thực hiện lời hứa của các chức danh cấp cao của bộ máy Nhà nước trước cử tri và đồng bào.

Về cơ cấu Chính phủ, sau khi xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và trên cơ sở cân nhắc tổng thể công tác cán bộ nhiệm kỳ qua, trước mắt Quốc hội sẽ bầu và phê chuẩn 27 chức danh, gồm Thủ tướng Chính phủ, 4 Phó Thủ tướng Chính phủ, 18 Bộ trưởng và 4 thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội sẽ dành khoảng 3 ngày làm việc để xem xét, quyết định về công tác tổ chức, nhân sự, cụ thể : Xem xét, quyết định số Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội ; bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội ; bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ; quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ ; phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ ; phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh (nếu có) ; phê chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, ngay sau khi được Quốc hội bầu, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao sẽ làm Lễ tuyên thệ trước Quốc hội.

Ngoài ra, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 ; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020. Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019.

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm giai đoạn 2021-2025 ; Kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025 ; Kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2021-2025 ; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 ; Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới ; Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 cũng được bàn thảo tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới.

Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ nghe Hội đồng bầu cử quốc gia báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV; nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV ; Xem xét, thông qua các Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 ; Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022 và việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề.

Quốc hội khóa XV, thời gian qua, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội chuẩn bị chu đáo nội dung, chương trình kỳ họp ; các điều kiện bảo đảm và phương thức tổ chức kỳ họp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Tổng Thư ký Quốc hội cũng cho biết, do tình hình dịch bệnh phức tạp nên một số đại biểu Quốc hội là lãnh đạo chủ chốt ở tỉnh, thành phố có thể vắng mặt tại Kỳ họp để tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ an toàn tính mạng và sức khoẻ cho nhân dân. Ngoài ra, các đại biểu thuộc diện phải cách ly theo dõi y tế cũng được xem xét cho không tham gia kỳ họp lần này.

Ngọc Thành

Nguồn : VOV.VN, 17/07/2021

Additional Info

  • Author Trương Huy San, Ngọc Thành
Published in Diễn đàn

Cuộc Bầu cử Đại biểu quốc hội khóa XV ở Việt Nam diễn ra vào ngày 23 tháng 5 năm 2021 với kết quả cho thấy chỉ có 14 người không phải là đảng viên Đảng cộng sản được bầu trong tổng số 499 đại biểu. Đây là kỳ Quốc hội có số lượng thành viên "ngoài Đảng" ít nhất kể từ khi hình thành cho đến nay.

quochoi1

Người dân đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hôm 23/5/2021 ở Hà Nội - Reuters

Chuyện đại biểu quốc hội cũng là đảng viên Đảng cộng sản vốn đã trở thành chuyện đương nhiên trong nền chính trị Việt Nam ở những thập kỷ gần đây, do những nỗ lực kiểm soát, thanh lọc, và tuyên truyền của đảng cầm quyền.

Dù trên thực tế, Đảng cộng sản đã hoàn toàn khống chế được mọi mặt của đời sống chính trị, nhưng họ đang ngày càng chú trọng vào các kỳ bầu cử Quốc hội.

Quốc hội đã từng đa nguyên đa đảng

Đảng cộng sản tuyên truyền rằng Quốc hội ngày nay là sự kế thừa chính thống của Quốc hội khóa đầu tiên, vốn được thành lập năm 1946 dưới thời nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Nhưng điều mà Đảng cộng sản cố tình không đề cập, đó là Quốc hội bây giờ và Quốc hội thời đó khác nhau rất xa.

Quốc hội năm 1946 có tổng cộng 403 đại biểu, với sự đa dạng về quan điểm và đảng phái chính trị. Mặt trận Việt Minh, một tổ chức do Đảng cộng sản kiểm soát, chỉ chiếm 36 phần trăm số ghế, số còn lại được chia cho các đảng phái khác. Đặc biệt, số đại biểu độc lập, không thuộc đảng chính trị nào, chiếm đến 43 phần trăm số ghế.

Trong khi hiện nay Đảng cộng sản không cho phép bất cứ một đảng phái chính trị nào ngoài họ được hoạt động, và đại biểu độc lập hầu như không tồn tại.

Ngoài ra, sự hiện diện của những đại biểu "ngoài Đảng" (không phải đảng viên đảng cộng sản), thì vốn dĩ được thừa nhận rộng rãi là để quốc hội trông có vẻ dân chủ chứ không hề có bất cứ dấu ấn nào khác.

Sử gia Dương Trung Quốc, trong lần phát biểu cuối cùng trên tư cách là một đại biểu quốc hội, nói về sự khác biệt giữa hai phiên bản quốc hội :

"Quốc hội khóa một được thành lập sau một cuộc tổng tuyển cử đầu tiền ở một nước cựu thuộc địa, phong kiến. Chúng ta đã áp dụng những giá trị hiện đại nhất. Khi đó, Quốc hội đã có một tập quán cực kỳ quan trọng, là để cho dân tiếp cận với hoạt động của Quốc hội".

Ông Dương Trung Quốc sau đó nói về Quốc hội ngày nay với vẻ đáng tiếc rằng "ngày nay chúng ta có cả một cái toà nhà Quốc hội hoành tráng, nhưng lại vắng bóng người dân".

Vốn được biết đến với các phát biểu thâm thuý, bao hàm nhiều ẩn ý, hẳn câu nói "vắng bóng người dân" mà ông Dương Trung Quốc sử dụng có nhiều ý nghĩa hơn là chỉ sự thiếu hiện diện của người dân ở toà nhà quốc hội.

Những nỗ lực đa dạng hóa quốc hội bất thành

Kể từ khi hai đảng Dân Chủ và Xã Hội tuyên bố giải thể vào năm 1988, Quốc hội Việt Nam đã không còn sự đa dạng về chủ thuyết và đảng phái chính trị.

Thay vào đó, Đảng cộng sản không những độc tôn chiếm trọn hầu hết số ghế, mà còn định đoạt những ai được phép trở thành đại biểu Quốc hội thông qua các hình thức thanh lọc tinh vi.

Tuy nhiên, kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV năm 2016 chứng kiến làn sóng tự ứng cử sôi nổi với hàng chục ứng cử viên độc lập đăng ký tham gia.

Sự hiện diện của các ứng cử viên tự do không chịu chi phối bởi Đảng cộng sản đã thổi một làn gió mới vào các cuộc thảo luận xung quanh vấn đề bầu cử, và tạo ra sự thách thức đối với truyền thống "đảng cử dân bầu" vốn tồn tại đã lâu.

Nhưng đây cũng là lúc mà bộ máy Nhà nước thể hiện được sự tinh vi của nó, với ma trận luật lệ, cách sắp xếp, và lối thực hành được một tay đạo diễn bởi Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức của Đảng cộng sản.

Điển hình nhất là các vòng hiệp thương, nơi các ứng viên phải vượt qua sự bỏ phiếu tín nhiệm bởi đại diện của cử tri nơi mình sinh sống. Điểm đáng chú ý là những vị đại diện này lại được chọn bởi Mặt trận Tổ quốc, chứ không phải cứ là cử tri của địa phương thì được tham gia.

Kết quả là không một ứng viên tự do nào ngoài diện cơ cấu vượt qua được ba vòng hiệp thương, đồng nghĩa với việc không thể trở thành ứng viên trong kỳ bầu cử.

Quốc hội ngày càng một màu

Kỳ bầu cử Quốc hội khóa XV năm 2021 chứng kiến một hình thức kiểm duyệt ứng viên mới thô bạo hơn, khi chính quyền ngăn chặn người dân tham gia vào cuộc bầu cử ở ngay giai đoạn đăng ký.

Tổ chức Ân xá Quốc tế, một tổ chức nhân quyền có trụ sở chính tại Anh Quốc, đã ra một thông cáo báo chí trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội, trong đó tố cáo Nhà nước Việt Nam mở chiến dịch đàn áp những ứng viên độc lập và những người chỉ trích.

Cũng theo tổ chức này thì có ít nhất hai ứng cử viên độc lập bị bắt và khởi tố dưới tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước", và nhiều người khác cũng đã bị sách nhiễu bởi công an, tất cả đều liên quan đến vấn đề bầu cử.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Nhà nước lại trấn áp người dân và ngăn cản họ tham gia vào quá trình bầu cử, trong khi đã có sẵn các công cụ khác để loại bỏ các ứng viên mà nhà nước không muốn ?

Bình luận về vấn đề này, bà Đặng Bích Phượng, một người từng tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội năm 2016, nói :

"Họ bối rối khi nhận thấy người dân bắt đầu dám thể hiện quan điểm và thực hành quyền của mình, cho nên họ tìm cách dẹp bằng cách trấn áp. Đặc biệt, nếu những người tự ứng cử lại là những người bất đồng chính kiến, thì họ lo ngại rằng việc này sẽ trở thành tiền lệ cho nên họ sẽ dập tắt bằng mọi cách".

Hệ quả của chiến dịch trấn áp do công an thực hiện là chỉ có chín người tự ứng cử trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa rồi, trong đó thì chỉ có duy nhất một người không phải là đảng viên Đảng cộng sản.

Và theo như kết quả mới được công bố, kỳ Quốc hội tới sẽ có số lượng đại biểu "ngoài Đảng" ít nhất trong lịch sử của cơ quan lập pháp này, đặc biệt là sự vắng bóng của đại biểu vừa không phải là Đảng viên vừa tự ứng cử.

Trường Sơn

Nguồn : RFA tiếng Việt, 14/06/2021

Additional Info

  • Author Trường Sơn
Published in Diễn đàn

Quốc hội XV sẽ thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ?

Triệu Tử Long, VNTB, 11/03/2021

Lá phiếu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII quyết định cho những ai sẽ là đại biểu Quốc hội, và ai sẽ được sắp vào ghế quyền lực nào.

quochoi1

"Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước".

(Điều 69, Hiến pháp 2013)

"Bộ Chính trị đã xem xét cẩn trọng cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước ngay sau Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và thống nhất cao là cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu kịp thời triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng".

(Trích phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ngày 8/3/2021).

Câu phát biểu trên cho thấy với cụm từ cơ sở pháp lý, đang đặt ra câu hỏi : "Đó là pháp lý gì ?", vì cho đến nay theo Hiến pháp 2013, nhân sự của Quốc hội là từ lá phiếu của người dân, để sau đó Quốc hội sẽ hình thành nội các chính phủ nhiệm kỳ tương ứng.

Hiến pháp 2013, Điều 4.3 nhấn mạnh : "Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".

Theo báo chí tường thuật về Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, thì :

"Theo quy chế làm việc, tại hội nghị lần này, Bộ Chính trị cũng trình Trung ương quyết định việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch quốc hội là những chức danh lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, đồng thời báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu, hoặc phê chuẩn theo thẩm quyền.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, vấn đề nhân sự mà Hội nghị trung ương quyết định và tham gia ý kiến lần này cần quán triệt và thực hiện nhất quán phương hướng công tác nhân sự do Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thông qua, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện, hài hòa của Đảng trên các lĩnh vực, địa bàn và tạo ra sức mạnh tổng hợp chung" (*).

Vẫn là yêu cầu căn cứ của cơ sở pháp lý như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập, cho thấy một lần nữa Điều 4.3, Hiến pháp 2013 có dấu hiệu bị vi phạm. Bởi lẽ, khi chưa có lá phiếu của cử tri, thì làm sao biết trong tương lai sắp tới những chính khách nào sẽ được công chúng lựa chọn cho ‘trúng cử’ ?

Hơn thế, việc "giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch quốc hội" ở thời điểm này có thể là vi phạm Luật tổ chức Quốc hội. Điều 8.1 của luật này ghi : "Quốc hội bầu Chủ tịch quốc hội, các Phó Chủ tịch quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội".

Tuy nhiên như đã dùng từ ‘có thể’ ở đoạn trên, vì có một lấn cấn giúp tạo hành lang pháp lý cho chuyện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bàn bạc "giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch quốc hội", đó là ở Điều 8.1, Luật tổ chức Quốc hội có ghi thêm một câu được thể ‘xuống dòng’ trong văn bản :

"Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch quốc hội, Phó Chủ tịch quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước".

Theo phép tam đoạn luận : Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII sẽ gút danh sách nhân sự, để sau đó Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa hiện hành theo đó mà đề nghị cho Quốc hội khóa XV.

Và điều đó cho thấy ở Việt Nam, lá phiếu của 180 đảng viên trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII quyết định cho những ai sẽ là đại biểu Quốc hội, và ai sẽ được sắp vào những cấp bậc của ghế quyền lực ra sao.

Tạm kết : nếu những biện luận ở trên là đúng, thì xem ra chưa mấy tin tưởng vào lá phiếu cử tri mà người dân Việt Nam sẽ đi bầu vào Chủ nhật 23/5 tới đây.

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 11/03/2021

Chú thích :

(*)https://tuoitre.vn/hoi-nghi-trung-uong-2-xem-xet-gioi-thieu-nhan-su-lanh-dao-cap-cao-cua-cac-co-quan-nha-nuoc-2021030809441897.htm

*****************

Dân chủ hình thức ?

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 10/03/2021

Đồn đoán, số đại biểu quốc hội của Thành phố Hồ Chí Minh cao nhất, ban đầu Trung ương giới thiệu 15, nhưng sau rút hết 8, số còn lại có 10 người tái cử.

Như vậy, danh sách ứng cử đại biểu chính thức sẽ còn 50, bầu lấy 30.

quochoi2

Có ý kiến, cho dù đảng viên ấy là ứng cử viên của Trung ương, nhưng khi được đưa về địa phương ứng cử, đảng viên đó sẽ trở thành đại biểu của địa phương. Do vậy, thực chất về mặt hình thức, ở Việt Nam rất dân chủ, không có đại biểu nào là của Trung ương cả. Tất cả đều là đại biểu của các tỉnh và được cử tri chính địa phương ấy bỏ lá phiếu bầu chọn.

Cũng có ý kiến, số đại biểu Trung ương giới thiệu bao giờ cũng ít hơn con số các tỉnh giới thiệu. Thông thường, đại biểu của Trung ương chỉ chiếm hơn 1/3 số ghế trong Quốc hội – 167 ghế cho rất nhiều nhiệm kỳ. Trong nhiệm kỳ vừa qua, nhóm này đã tăng nhẹ, nhưng cũng chỉ 182 ghế, chiếm trên 36%. Nghĩa là ứng cử viên và đại biểu của các tỉnh bao giờ cũng áp đảo. Đây là lý do tại sao nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Quốc hội Việt Nam về mặt hình thức, cho thấy mang tính đại diện cho các tỉnh hơn.

Nói rõ hơn, ứng viên của Trung ương có đến ba nhóm : nhóm sẽ nắm các chức vụ hành pháp ; nhóm sẽ làm đại biểu chuyên trách ; nhóm đại diện cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể Trung ương.

Các lập luận ấy về mặt đại biểu quốc hội thoạt nghe là chấp nhận, nhưng nếu đặt trong bình diện quản lý chung, điều đó không hẳn thế, vì vai trò ‘sếp sòng’ một địa phương về mọi mặt, bao gồm cả 3 nhánh quyền lực lập pháp – hành pháp – tư pháp đều thuộc một chức danh là Bí thư Tỉnh ủy/ Thành ủy. Ông, bà bí thư này lại chịu quyền quản lý trực tiếp của Tổng bí thư Đảng.

Văn phòng Quốc hội các địa phương luôn chịu dưới quyền của Bí thư Tỉnh ủy/Thành ủy, nên tiếng nói của đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương cũng chịu ‘lép vế’ tương tự.

Tuy nhiên nếu xảy ra trường hợp với một danh sách đoàn đại biểu quốc hội đa phần là ‘trí thức thứ thiệt’, thì người giữ quyền uy Bí thư Tỉnh ủy/Thành ủy cũng phải kiêng dè. Có thể dẫn chứng ở đây trường hợp dự đoán sẽ diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi có Bí thư Thành ủy được đánh giá là một đảng viên võ biền.

Tin tức cho hay nhiều khả năng cựu Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cũng có tên trong danh sách ứng cử. Luật sư Trương Trọng Nghĩa tự ứng cử, cựu giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh – bà Ung Thị Xuân Hương tự ứng cử, luật sư Hà Hải cũng tự ứng cử…

Một ghi nhận bên lề chuyện ‘đại biểu trung ương’, là trong các vụ án tham nhũng, cho đến nay hầu hết các bị cáo đầu vụ, vốn từng là ‘đại biểu Trung ương’, song lại chưa có bất kỳ cụ thể ‘Trung ương’ nào liên đới chịu trách nhiệm, về việc đã ‘giới thiệu’ những đảng viên ấy, khi xảy ra những trọng án tham nhũng.

Trái lại, hầu hết các vụ tiêu cực trong ‘đảng viên Trung ương’ đều do cử tri quần chúng địa phương phát hiện, khiếu nại, tố cáo, còn tổ chức đảng thì tự phát hiện được bao nhiêu ?

Một thân hữu với người viết từng ngậm ngùi kể rằng, ông được kết nạp Đảng từ những năm còn rất trẻ, 16 tuổi, lứa tuổi còn chưa nhận thức đầy đủ về mục tiêu cương lĩnh của tổ chức đảng, chỉ mơ hồ hiểu rằng Đảng là tập hợp những người tiên tiến nhất, hết lòng vì dân vì nước, không vị kỷ cá nhân…

"Và đến một lúc khi tôi nhận biết hầu hết những đảng viên cao cấp nhất tại đơn vị tôi đang công tác từ hiệu trưởng, hiệu phó đến bí thư chi bộ Đảng đều là những người tham ô hủ hoá, họ tuyển học sinh vào trường không phải căn cứ trên số điểm thi tuyển mà căn cứ vào 2 chỉ vàng !

Chỉ với trình độ văn hóa lớp 9, họ dùng tiền để trang bị cho họ tấm bằng tốt nghiệp cấp 3 và bằng đại học để củng cố vị trí lãnh đạo ! Họ lấy tiền và danh nghĩa tập thể trường để làm kinh tế tư nhân một cách hợp pháp !

Đã từ rất lâu tôi lặng lẽ rời khỏi tổ chức Đảng, và 10 năm nay hàng ngày tôi thanh thản đi làm tại một công ty tư nhân vốn đầu tư nước ngoài, hàng tháng nhận lấy tiền lương tương xứng với giá trị của mình để chăm lo cho gia đình nhỏ của mình.

Tôi không còn băn khoăn và suy nghĩ nhiều về những cán bộ, đảng viên tôi đã từng gọi là đồng chí – đồng nghiệp ! Bởi càng về sau này tôi càng hiểu rằng đó không phải là những trường hợp cá biệt… Cứ thử nhìn vụ án Đồng Tâm sẽ rõ những họng súng của đồng chí với nhau sẵn sàng xả đạn vào một đảng viên mấy chục tuổi Đảng, chỉ vì lão đồng chí ấy đã quyết tâm không khoan nhượng với tham nhũng đất đai…".

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 10/03/2021

Additional Info

  • Author Triệu Tử Long, Trần Dzạ Dzũng
Published in Diễn đàn
vendredi, 13 novembre 2020 21:26

Thật là vô tri vô giác !

Đài RFA phỏng vấn [1] một số người dân trong nước với tựa bài "Nhiều người Việt quan tâm bầu cử ở Mỹ nhưng thờ ơ chuyện bầu bán ở nhà !". Bài phỏng vấn cho thấy rõ sự thờ ơ là có thật, gây ra bởi chế độ độc đảng toàn trị suốt 45 năm qua tại Việt Nam.

votri1

Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận nhiều câu hỏi về kiểm soát nội dung trên mạng xã hội.

Những ngày này, Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang nhóm họp vẫn không thu hút được đông đảo người dân chăm chú theo dõi, bất chấp Quốc hội đang bàn thảo những vấn đề quốc kế dân sinh gắn liền với đời sống người dân, bởi câu chuyện bầu cử tổng thống Hoa Kỳ gây náo động toàn thế giới và Việt Nam không là ngoại lệ.

Dõi theo kỳ họp đang diễn ra, các vị đại biểu vẫn tiếp tục "phun châu nhả ngọc" những ý tứ khiến người dân bật cười.

Một vài trong số những màn hoạt kê, có ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông với phát ngôn : "Sàn giao dịch điện tử cũng đã sẵn sàng để bà con bán được nải chuối buồng cau của mình với giá cao" [2]. Ông Hùng dường như không biết người dân nghèo lam lũ vốn quen với sự tiện lợi từ đôi vai quang gánh hay một chiếc xe ba gác để làm sao bán nải chuối buồng cau nhanh, gọn, thu chút tiền bỏ túi liền và ông ta cũng không màng đến việc tính giúp về chi phí bỏ ra và khoản lời còm cõi của nải chuối, buồng cau mà người nông dân cần phải bỏ ra khi lên sàn giao dịch (!).

Chỉ bán có vài chục nải chuối hay vài ba buồng cau, người dân nghèo có cần "học làm sang" dữ thần vậy không, thưa ông Bộ trưởng Hùng với bộ đồ lớn trịnh trọng giữa hội trường mát lạnh, mênh mông ?!

Không chịu thua kém về cách thức lo cho dân của ông Bộ trưởng Hùng, ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, khi nói đến nạn phá rừng, làm người dân ngã ngửa với phát ngôn : "phải phục hồi rừng nguyên sinh đúng với bản chất tự nhiên" [3]. Chắc là khi còn ngồi trên ghế học đường, ông Hà không được dạy những khái niệm căn bản về : Rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng cấm v.v. là gì, nên ông ta (ráng) "phục hồi rừng nguyên sinh" sao cho "đúng với bản chất tự nhiên".

Green and Cream Simple Sales Marketing Presentation

Thưa ông Hà, ông vui lòng về coi lại khái niệm căn bản rừng nguyên sinh vốn là loại rừng không bao giờ có thể phục hồi, bởi nó hình thành từ lịch sử cổ đại xa xưa. Ông Hà đừng lẫm lẫn lộn việc "trồng rừng" vài ba chục năm là "CHÚNG TA" lại có rừng nguyên sinh thật là... tự nhiên (!) Nếu ông giữ ý định đó, ngay bây giờ ông có thể xin Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kinh phí để đặt hàng ở các Sở Thú nước ngoài nuôi sẵn vài chục con cọp, con voi và nhiều loài thú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng để vài chục năm sau thả chúng vô rừng nguyên sinh... "của ông" được rồi đó !

Cấp trên của ông Hùng, ông Hà - ông Nguyễn Xuân Phúc, với tầm cao lớn hơn một bậc, bày tỏ sự băn khoăn về "văn hóa từ chức" như báo Thanh Niên trích dẫn : "Tại Quyết định 1847 năm 2018 của Thủ tướng về phê duyệt đề án văn hóa công vụ cũng nêu rõ, "cán bộ lãnh đạo chủ chốt chủ động xin thôi khi thấy bản thân còn hạn chế về năng lực, uy tín" và "để có văn hóa từ chức trong cán bộ, công chức, cần phát huy vai trò, trách nhiệm, tinh thần nêu gương, gương mẫu trước nhân dân, trước Đảng và Nhà nước, do cán bộ ta tự thấy, dưới sự giám sát của nhân dân".

Thưa ông Phúc, "văn hóa" không phải "để có" hay "để cho có". Bởi văn hóa là quá trình hình thành theo suốt quá trình tiến hóa của loài người. Văn hóa dân tộc Việt Nam là quá trình hình thành theo suốt quá trình tiến hóa của người Việt Nam. 

Từ chức - nói cho đúng - đó là tính liêm sỉ cần phải có của một con người. Tính liêm sỉ là một phần nhỏ trong đạo đức. Đạo đức là một phần nhỏ trong văn hóa.

votri3

Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói về chuyển đổi số ở vùng sâu vùng xa : "Sàn giao dịch điện tử cũng đã sẵn sàng để bà con bán được nải chuối buồng cau của mình với giá cao".

Thật là vô tri vô giác !

Sau này, chữ "vô cảm" được dùng tràn ngập. Lần theo chữ này cho thấy, người sử dụng đầu tiên chữ "vô cảm" là bà Nguyễn Thị Hoài Thu cựu chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội với phát ngôn [5] "Ai không thấy trách nhiệm của mình là vô cảm" do báo Tuổi Trẻ phỏng vấn vào ngày 11 tháng Năm năm 2004, tức cách đây 16 năm. Không tìm thấy chữ "vô cảm" được dùng trước thời điểm này.

Theo định nghĩa của các loại từ điển tiếng Việt sau này, được đông đảo người dân biết đến và chấp nhận, "vô cảm" nghĩa là trạng thái con người thờ ơ, không màng đến mọi diễn biến trong cuộc sống và sống vô trách nhiệm.

Về y học, "vô cảm" không được công nhận. Chỉ có trong y văn về "bệnh lãnh cảm" (dành cho phụ nữ trong lãnh vực tình dục) và các loại bệnh về tâm thần.

Về chữ "tri", thành ngữ rất quen thuộc hầu như người Việt Nam nào cũng biết :

Họa hổ họa bì nan họa cốt

Tri nhân tri diện bất tri tâm

Nghĩa là :

Vẽ cọp thì vẽ được hình dáng bên ngoài (bì là da) khó có thể vẽ được bộ xương (cốt)

Biết người biết mặt không biết được trong lòng (tâm) họ.

Chữ "tri" - một từ Hán - Việt, có nghĩa "nhận biết".

Con người có 5 giác quan, bao gồm : thị giác (mắt), thính giác (tai), vị giác (lưỡi), khứu giác (mũi) và xúc giác (da).

Người đời cũng biết "giác quan thứ 6" thường được gọi là linh tính mách bảo, giác quan thứ 6 vượt trội hơn hẳn 5 giác quan bình thường nói trên.

Do đó, đứng trước hiện trạng xã hội Việt Nam phơi bày đầy đủ mọi ngóc ngách, mọi lãnh vực, từ kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục, tín ngưỡng - tôn giáo cho đến an ninh - quốc phòng đều quá ê chề với hàng triệu hình ảnh, thước phim cay đắng, xót xa và phẫn uất, mà dùng chữ "vô cảm" dành cho người cộng sản Việt Nam quả là không đủ diễn tả tâm trạng !

Vô tri - vô giác tức là có não mà không nhận biết gì cả, có mắt như mù, có tai như điếc, có lưỡi như câm, có mũi như cơ quan chỉ làm nhiệm vụ nhận oxy và thải carbonic, có da nhưng không biết đau khi lửa táp vào ; không biết rát như một vết thương sâu hoắm bị muối xát ; không biết nhột nhạt khi cả bầy ruồi bu vào.

Vô tri - vô giác thuộc về Con Người - Con Người Bình Thường !

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hãy là Con Người Bình Thường trước khi làm Người Cộng Sản - dù là Người Cộng Sản Chân Chính đi chăng nữa !

Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau

(Trịnh Công Sơn)

Ngoài trời đang vần vũ, dư âm nghe tang thương và thê lương của cơn bão rớt vào quê hương tôi, chiều nay... !

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 11/11/2020 (nguyenngocgia's blog

Chú thích : 

[1] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-are-many-vns-in-the-country-...

[2] https://dantri.com.vn/xa-hoi/bo-truong-tttt-co-san-giao-dich-dien-tu-de-...

[3] http://kinhtedothi.vn/bo-truong-bo-tai-nguyen-va-moi-truong-tran-hong-ha...

[4] https://thanhnien.vn/thoi-su/thu-tuong-van-hoa-tu-chuc-la-co-toi-xin-tra...

[5] https://tuoitre.vn/ai-khong-thay-trach-nhiem-cua-minh-la-vo-cam-32500.htm

111111111111111111

Những ngày này, Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang nhóm họp vẫn không thu hút được đông đảo người dân chăm chú theo dõi, bất chấp Quốc hội đang bàn thảo những vấn đề quốc kế dân sinh gắn liền với đời sống người dân, bởi câu chuyện bầu cử tổng thống Hoa Kỳ gây náo động toàn thế giới và Việt Nam không là ngoại lệ.

Dõi theo kỳ họp đang diễn ra, các vị đại biểu vẫn tiếp tục "phun châu nhả ngọc" những ý tứ khiến người dân bật cười.

Một vài trong số những màn hoạt kê, có ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông với phát ngôn : "Sàn giao dịch điện tử cũng đã sẵn sàng để bà con bán được nải chuối buồng cau của mình với giá cao" [2]. Ông Hùng dường như không biết người dân nghèo lam lũ vốn quen với sự tiện lợi từ đôi vai quang gánh hay một chiếc xe ba gác để làm sao bán nải chuối buồng cau nhanh, gọn, thu chút tiền bỏ túi liền và ông ta cũng không màng đến việc tính giúp về chi phí bỏ ra và khoản lời còm cõi của nải chuối, buồng cau mà người nông dân cần phải bỏ ra khi lên sàn giao dịch (!).

Chỉ bán có vài chục nải chuối hay vài ba buồng cau, người dân nghèo có cần "học làm sang" dữ thần vậy không, thưa ông Bộ trưởng Hùng với bộ đồ lớn trịnh trọng giữa hội trường mát lạnh, mênh mông ?!

Không chịu thua kém về cách thức lo cho dân của ông Bộ trưởng Hùng, ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, khi nói đến nạn phá rừng, làm người dân ngã ngửa với phát ngôn : "phải phục hồi rừng nguyên sinh đúng với bản chất tự nhiên" [3]. Chắc là khi còn ngồi trên ghế học đường, ông Hà không được dạy những khái niệm căn bản về : Rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng cấm v.v. là gì, nên ông ta (ráng) "phục hồi rừng nguyên sinh" sao cho "đúng với bản chất tự nhiên".

Thưa ông Hà, ông vui lòng về coi lại khái niệm căn bản rừng nguyên sinh vốn là loại rừng không bao giờ có thể phục hồi, bởi nó hình thành từ lịch sử cổ đại xa xưa. Ông Hà đừng lẫm lẫn lộn việc "trồng rừng" vài ba chục năm là "CHÚNG TA" lại có rừng nguyên sinh thật là... tự nhiên (!) Nếu ông giữ ý định đó, ngay bây giờ ông có thể xin Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kinh phí để đặt hàng ở các Sở Thú nước ngoài nuôi sẵn vài chục con cọp, con voi và nhiều loài thú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng để vài chục năm sau thả chúng vô rừng nguyên sinh... "của ông" được rồi đó !

Cấp trên của ông Hùng, ông Hà - ông Nguyễn Xuân Phúc, với tầm cao lớn hơn một bậc, bày tỏ sự băn khoăn về "văn hóa từ chức" như báo Thanh Niên trích dẫn : "Tại Quyết định 1847 năm 2018 của Thủ tướng về phê duyệt đề án văn hóa công vụ cũng nêu rõ, "cán bộ lãnh đạo chủ chốt chủ động xin thôi khi thấy bản thân còn hạn chế về năng lực, uy tín" và "để có văn hóa từ chức trong cán bộ, công chức, cần phát huy vai trò, trách nhiệm, tinh thần nêu gương, gương mẫu trước nhân dân, trước Đảng và Nhà nước, do cán bộ ta tự thấy, dưới sự giám sát của nhân dân".

Thưa ông Phúc, "văn hóa" không phải "để có" hay "để cho có". Bởi văn hóa là quá trình hình thành theo suốt quá trình tiến hóa của loài người. Văn hóa dân tộc Việt Nam là quá trình hình thành theo suốt quá trình tiến hóa của người Việt Nam. 

Từ chức - nói cho đúng - đó là tính liêm sỉ cần phải có của một con người. Tính liêm sỉ là một phần nhỏ trong đạo đức. Đạo đức là một phần nhỏ trong văn hóa.

Thật là vô tri vô giác !

Sau này, chữ "vô cảm" được dùng tràn ngập. Lần theo chữ này cho thấy, người sử dụng đầu tiên chữ "vô cảm" là bà Nguyễn Thị Hoài Thu cựu chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội với phát ngôn [5] "Ai không thấy trách nhiệm của mình là vô cảm" do báo Tuổi Trẻ phỏng vấn vào ngày 11 tháng Năm năm 2004, tức cách đây 16 năm. Không tìm thấy chữ "vô cảm" được dùng trước thời điểm này.

Theo định nghĩa của các loại từ điển tiếng Việt sau này, được đông đảo người dân biết đến và chấp nhận, "vô cảm" nghĩa là trạng thái con người thờ ơ, không màng đến mọi diễn biến trong cuộc sống và sống vô trách nhiệm.

Về y học, "vô cảm" không được công nhận. Chỉ có trong y văn về "bệnh lãnh cảm" (dành cho phụ nữ trong lãnh vực tình dục) và các loại bệnh về tâm thần.

Về chữ "tri", thành ngữ rất quen thuộc hầu như người Việt Nam nào cũng biết :

Họa hổ họa bì nan họa cốt

Tri nhân tri diện bất tri tâm

Nghĩa là :

Vẽ cọp thì vẽ được hình dáng bên ngoài (bì là da) khó có thể vẽ được bộ xương (cốt)

Biết người biết mặt không biết được trong lòng (tâm) họ.

Chữ "tri" - một từ Hán - Việt, có nghĩa "nhận biết".

Con người có 5 giác quan, bao gồm : thị giác (mắt), thính giác (tai), vị giác (lưỡi), khứu giác (mũi) và xúc giác (da).

Người đời cũng biết "giác quan thứ 6" thường được gọi là linh tính mách bảo, giác quan thứ 6 vượt trội hơn hẳn 5 giác quan bình thường nói trên.

Do đó, đứng trước hiện trạng xã hội Việt Nam phơi bày đầy đủ mọi ngóc ngách, mọi lãnh vực, từ kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục, tín ngưỡng - tôn giáo cho đến an ninh - quốc phòng đều quá ê chề với hàng triệu hình ảnh, thước phim cay đắng, xót xa và phẫn uất, mà dùng chữ "vô cảm" dành cho người cộng sản Việt Nam quả là không đủ diễn tả tâm trạng !

Vô tri - vô giác tức là có não mà không nhận biết gì cả, có mắt như mù, có tai như điếc, có lưỡi như câm, có mũi như cơ quan chỉ làm nhiệm vụ nhận oxy và thải carbonic, có da nhưng không biết đau khi lửa táp vào ; không biết rát như một vết thương sâu hoắm bị muối xát ; không biết nhột nhạt khi cả bầy ruồi bu vào.

Vô tri - vô giác thuộc về Con Người - Con Người Bình Thường !

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hãy là Con Người Bình Thường trước khi làm Người Cộng Sản - dù là Người Cộng Sản Chân Chính đi chăng nữa !

Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau

(Trịnh Công Sơn)

Ngoài trời đang vần vũ, dư âm nghe tang thương và thê lương của cơn bão rớt vào quê hương tôi, chiều nay... !

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 11/11/2020 (nguyenngocgia's blog

Chú thích : 

[1] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-are-many-vns-in-the-country-...

[2] https://dantri.com.vn/xa-hoi/bo-truong-tttt-co-san-giao-dich-dien-tu-de-...

[3] http://kinhtedothi.vn/bo-truong-bo-tai-nguyen-va-moi-truong-tran-hong-ha...

[4] https://thanhnien.vn/thoi-su/thu-tuong-van-hoa-tu-chuc-la-co-toi-xin-tra...

[5] https://tuoitre.vn/ai-khong-thay-trach-nhiem-cua-minh-la-vo-cam-32500.htm

Additional Info

  • Author Nguyễn Ngọc Già
Published in Diễn đàn

Quốc hội Việt Nam đã không có một tuyên bố về Biển Đông, mặc dù nhiều ý kiến cho rằng với tuyên bố như vậy sẽ "thể hiện tiếng nói của nhiều người" và vì "sự sống còn của dân tộc".

quochoi1

Vị trí của tàu Hải Dương 4 vào lúc 4g51 ngày 21/6/2020, tàu đang hiện diện cách đá Châu Viên khoảng hơn 6 hải lý về phía đông nam, cách đảo Phú Quý khoảng 255 hải lý về phía đông nam.

Theo dõi các nội dung họp báo hôm 19/6, công bố kết quả Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV (1), không thấy có một thông tin nào liên quan vấn đề Biển Đông.

Trước đó chừng tuần lễ, ngày 13/6/2020 Ban Chấp hành Hiệp hội Luật gia Châu Á – Thái Bình Dương (COLAP) tổ chức cuộc họp trực tuyến để thảo luận về các vấn đề nổi bật trong khu vực thời gian gần đây, trong đó có tình hình phức tạp ở Biển Đông. Trong khuôn khổ cuộc họp, COLAP đã thống nhất ra tuyên bố về tình hình Biển Đông (2).

"Đồng bào cả nước vô cùng mong mỏi Quốc hội phải nhân danh nhân dân Việt Nam có một nghị quyết phản đối hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của chúng ta, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền và an ninh quốc gia, thực hiện một bước "đường lưỡi bò" tham lam và phi lý của họ. Tuy nhiên đã không hề có dự định nào để ra một nghị quyết hoặc tuyên bố chính thức về Biển Đông" – một phóng viên chuyên trách nghị trường đã thuật lời như vậy về chia sẻ của vị đại biểu quốc hội đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức cập nhật thường xuyên trên tài khoảnhttps://www.facebook.com/daisukybiendong/, trong bản tin chiều ngày 21/6 cho biết : "Thông qua tài khoản trả phí Marine Traffic vẫn đang được duy trì, chúng tôi đã có thể xác định được vị trí của tàu Hải Dương 4 vào lúc 4g51 ngày 21/6/2020, tàu đang hiện diện ở gần Đá Châu Viên nơi Trung Quốc đang kiểm soát.

Tàu di chuyển với tốc độ 0,5 hải lý/giờ về phía đông bắc tại vị trí cách đá Châu Viên khoảng hơn 6 hải lý về phía đông nam, cách đảo Phú Quý khoảng 255 hải lý về phía đông nam.

Như vậy tàu đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lùi về phía quần đảo Trường Sa.

Trong khi đó Hướng Dương Hồng 14 vẫn neo tại Đá Chữ Thập, Haijing 5202 đã về đến Tam Á từ chiều 20/6 ; giàn khoan Noble Clyde Boudreaux vẫn neo tại vùng biển Vũng Tàu" (3).

Cần lưu ý, quần đảo Trường Sa nếu xét về địa chính trị thì thuộc chủ quyền của Việt Nam. Điều này cho thấy với những tin tức chỉ riêng trên trang "Dự án Đại Sự Ký Biển Đông", đã quá rõ ràng hành vi xâm lược Việt Nam của Trung Quốc. Tuy nhiên ghi nhận trên các diễn đàn mạng xã hội dân sự, cho đến báo chí thuộc hệ thống nhà nước, tất cả đều có vẻ thờ ơ. Bối cảnh đó, cùng với việc nhiều kỳ họp Quốc hội đã không có một nghị quyết, không có một tuyên bố nào về tình hình Biển Đông, đang rất đáng báo động về lòng dân trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 22/06/2020

________________

Chú thích :

(1)http://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=46466

(2)http://hoiluatgiavn.org.vn :8080/hiep-hoi-luat-gia-chau-a—thai-binh-duong-ra-tuyen-bo-ve-tinh-hinh-bien-dong-d2194.html

(3)https://www.facebook.com/daisukybiendong/posts/3276085282412144

Additional Info

  • Author Nguyễn Nam
Published in Diễn đàn

Vụ Hồ Duy Hải : Quốc hội 'đang giao cơ quan xử lý' (BBC, 18/05/2020)

Trong diễn biến mới hậu phiên Giám đốc thẩm liên quan bị án, tử tù Hồ Duy Hải, hôm 18/5/2020, Quốc hội Việt Nam và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao của nước này vừa có các động thái mới được báo chí chính thống của nhà nước đưa tin.

qh1

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ án Hồ Duy Hải.

Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Hạnh Phúc, được báo Tuổi Trẻ Online hôm thứ Hai dẫn lời cho hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đang giao các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất ‘hướng xử lý’ vụ án Hồ Duy Hải theo quy định của pháp luật nước này.

"Đoàn giám sát đã có báo cáo chi tiết với Quốc hội về vụ án này. Thế nên mới có việc xem xét lại bản án"

Vẫn theo tờ báo là diễn đàn của Liên hiệp Hội thanh niên Việt Nam thì gia đình bị cáo Hồ Duy Hải đã tiếp tục khiếu nại kêu oan, nhiều tổ chức quốc tế cũng quan tâm tới vụ án này.

"Để có thời gian xem xét thật toàn diện và khách quan các vấn đề liên quan đến vụ án này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý theo đúng các quy định của pháp luật", ông Nguyễn Hạnh Phúc được Thanh Niên Online dẫn lời nói.

Cũng hôm 18/5, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao của Việt Nam được báo mạng VnExpress dẫn lời tái khẳng định quan điểm của cơ quan này về vụ án, đồng thời cho hay giữa Tòa án nhân dân tối cao hay Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, bên nào đúng sai ra sao sẽ chờ cấp có thẩm quyền phán quyết.

qh2

Vụ án Hồ Duy Hải đang tiếp tục nằm ở tâm điểm quan tâm của dư luận xã hội

"Viện trưởng không nói Hồ Duy Hải có tội hay không. Nhưng thấy còn nhiều cái sai sót và nhiều chứng cứ chưa chặt chẽ, thậm chí còn mâu thuẫn giữa hiện trường, mâu thuẫn giữa lời khai, thực nghiệm điều tra...", Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ông Lê Minh Trí được dẫn lời nói tại một cuộc tiếp xúc cử tri ở Sài Gòn.

"Viện trưởng thấy cần thiết phải kháng nghị yêu cầu hủy bản án phúc thẩm, sơ thẩm để điều tra lại một cách thận trọng, khách quan".

Theo VnExpress, ông Lê Minh Trí cho biết việc này cũng là để đảm bảo tính mạng của người dân tốt hơn, khi chưa có chứng cứ thuyết phục khẳng định có hay không hành vi giết người và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị là có căn cứ và đúng thẩm quyền, cũng như bản thân ông Viện trưởng làm theo trách nhiệm với nhân dân, trách nhiệm thực thi pháp luật.

"Còn cử tri hỏi Tòa án nhân dân tối cao đúng hay Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đúng, hãy để cấp có thẩm quyền quyết định", ông Lê Minh Trí được dẫn lời nói.

Căn cứ để sửa sai ?

Trong một bình luận về vụ án và vai trò của Quốc hội hậu phiên Giám đốc thẩm, hôm 13/5/2020, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Pháp luật (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - Vusta) nêu quan điểm của mình tại một cuộc hội luận của BBC News tiếng Việt :

"Trong hệ thống của Việt Nam đã có một thiếu sót là không có Tòa Bảo hiến, không có một cơ quan để bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền của người dân theo Hiến pháp.

"Không có cơ quan đó, thế thì dường như nếu bây giờ mà chúng ta lại chấp nhận là phán quyết Giám đốc thẩm này và gia đình xin ân xá thì như vậy mặc nhiên thừa nhận quyết định "đúng đắn" của Hội đồng thẩm phán ? Mà rõ ràng tất cả đều thấy là nó không ổn rồi, chưa nói đến liên quan tới mạng người.

"Thứ hai nữa, bây giờ về Quốc hội Việt Nam, rõ ràng Quốc hội là cơ quan lập pháp. Tôi cũng đồng tình với ý kiến cho rằng là cơ quan lập pháp không nên can thiệp vào hoạt động xét xử, nhưng điều đó có lẽ nó chỉ đúng ở các nước có hệ thống tam quyền phân lập chuẩn và có Tòa án Bảo hiến.

"Còn trong trường hợp của Việt Nam không có một thiết chế như vậy, thì rõ ràng vai trò Quốc hội là xuất phát từ hai cái có căn cứ để có thể có một cách thức để sửa sai câu chuyện này.

"Tôi xin nói là để ‘sửa sai’ thì căn cứ là gì ? Căn cứ thứ nhất là Đại biểu quốc hội phải bảo vệ quyền con người mà Hiến pháp đã ghi nhận, đấy là căn cứ về nội dung và đó là trách nhiệm của Đại biểu quốc hội, của cử tri.

"Anh phải thay mặt nhân dân bảo vệ quyền của con người được ghi trong Hiến pháp, mà ở đây trong trường hợp của Hồ Duy Hải, là quyền được suy đoán vô tội, quyền được điều tra đúng trình tự pháp luật, thì đấy là những quyền rất cơ bản", PGS. Hoàng Ngọc Giao nêu quan điểm từ góc độ cá nhân.

Sửa luật về hình phạt tử hình ?

Cũng tại cuộc thảo luận trực tuyến này, từ London, Tiến sỹ, Luật sư Hoàng Đức Thắng đề cập tời một khía cạnh mà ông cho là có tính ‘căn cơ hơn’ đó là Quốc hội có thể xem xét sửa luật về gỡ bỏ ‘án tử hình’ nói chung trong luật hình sự của Việt Nam :

"Nghĩ tới một giải pháp căn cơ hơn, tức là nếu mà chúng ta muốn thay đổi các vấn đề về thủ tục tố tụng, thì chúng ta cần phải bắt nguồn ngay từ các giá trị pháp lý.

"Và một trong những giá trị pháp lý như ở trong trường hợp này mà chúng ta cho rằng đó là vấn đề về án tử hình, thủ tục tố tụng về cấp xét xử, về mạng sống của con người.

"Nếu chúng ta cho rằng mạng sống của con người là một thứ không thể tước đoạt được và nó tiềm ẩn những nguy cơ về tư pháp khác, thì một giải pháp khác mà Đại biểu quốc hội có thể suy nghĩ đến đó là sửa đổi Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự theo hướng bỏ án tử hình.

"Và nếu đây cũng là một hướng đã được phía cải cách tư pháp đưa ra mà tôi nghĩ là hai mươi năm nay và cũng là một hướng tiến bộ theo xu hướng của thời cuộc.

"Và trong trường hợp như vậy, nếu như một đề xuất như vậy được đưa ra trong thời kỳ sửa đổi Bộ luật Hình sự trong khoảng thời gian vài năm nữa, tôi nghĩ đây là một khả năng rất là cao, để mà nó thể hiện tính nhân văn và tiến bộ của Luật Hình sự.

"Và bên cạnh đó cũng mở ra cơ hội để mà các cơ quan có thêm những cách xử lý cho những trường hợp còn gây tranh cãi về sau này.

"Việc mà sửa đổi bỏ án tử hình không có nghĩa là chúng ta kết luận rằng hoặc chúng ta giảm án cho trường hợp nào đó, mà đó là thể hiện một thái độ nhân văn, một cách nhìn nhận khác đối với hệ thống hình sự.

"Còn bên cạnh đó, như Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao đã nói, cùng với thời điểm này, cũng sẽ phải xem xét lại những vấn đề khác trong hệ thống tố tụng hình sự, trong đó có vấn đề về vai trò của luật sư và vấn đề về xem xét áp dụng các án lệ dưới ý nghĩa là các nguyên tắc xét xử.

"Các án lệ này sẽ được thể hiện không phải chỉ trong hệ thống tòa án, mà cũng phải được áp dụng chung cho cả hệ thống điều tra và kiểm sát nữa, thì sẽ tránh được những sai sót trong việc thu thập tìm kiếm chứng cứ, cũng như là chứng minh chứng cứ sau này"

Bước tiến về tư pháp tố tụng ?

Cùng thời gian cũng có bình luận không muốn tiết lộ danh tính từ Hà Nội rằng "Có lẽ đây là lần đầu tiên có chuyện kháng nghị của viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đối với quyết định của Hội đồng Giám đốc Thẩm của Tòa án nhân dân tối cao.

Như diễn biến hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho lập cơ quan đặc biệt chính là thực hiện nhiệm vụ bảo hiến, chứ không phải như thế là can thiệp vào công việc của tòa án.

"Cũng có lẽ đây là lần đầu có một Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng ‘phản đố’i một Ủy viên bộ Chính trị, nếu xét trên quan hệ trong nội bộ của đảng cầm quyền, dù thông qua các thiết chế quyền lực, tư pháp.

"Về tư pháp tố tụng, theo tôi đây là bước tiến khi mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao một Phó Chủ tịch là ông Uông Chu Lưu và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, bà Lê Thị Nga, lập tổ công tác đặc biệt.

"Dễ thấy, như một khả năng, là ông Lưu và bà Nga sẽ giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Hội đồng Giám đốc thẩm xem lại phán quyết vụ án và và Hội đồng đó sẽ biểu quyết lại một nội dung mới.

"Nếu nội dung mới mà bản chất vẫn như nội dung cũ, thì có thể sẽ có phản ứng lớn từ phía công luận và sẽ có thể có sự bất lợi nào đó cho một số phương án nhân sự mà có thể đã đang được quy hoạch cho việc tái bầu ở Bộ Chính trị tại Đại hội 13 dự kiến vào năm tới.

"Có một giả thiết đặt ra trong giới quan sát vụ việc và thời sự chính trị Việt Nam là gIả sử cuối kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam ra yêu cầu, thì chắc có thể vào tháng trước khi có Hội nghị Trung ương 13, Hội đồng Thẩm phán sẽ phảỉ có quyết định mới.

"Nếu quyết định mới đó vẫn như cũ, thì lúc bấy giờ, rất có thể là Chủ tịch nước, kiêm Tổng Bí thứ, sẽ phải có sự can thiệp", ý kiến này nói với BBC News tiếng Việt hôm thứ Hai.

***********************

Thường vụ Quốc hội đang xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải (RFA, 18/05/2020)

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Ủy ban thường vụ Quốc hội đã giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý vụ án tử tù Hồ Duy Hải.

qh3

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Ủy ban thường vụ Quốc hội đang xem xét vụ án Hồ Duy Hải - Courtesy of dantri - RFA edited

Ông Tổng thư ký Quốc hội cho biết thông tin trên vào ngày 18/5 tại cuộc họp báo về chương trình dự kiến kỳ họp thứ 9 của quốc hội khóa 14 và được truyền thông trong nước loan tin.

Cụ thể, khi báo giới đặt câu hỏi về quan điểm của Ủy ban thường vụ quốc hội khi vừa qua một số đại biểu quốc hội đã có kiến nghị tiến hành giám sát hoạt động xét xử vụ án Hồ Duy Hải tại cuộc họp thứ 9, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài, khiến dư luận trong và ngoài nước quan tâm.

Ông cũng nói mặc dù năm 2013, đoàn giám sát tối cao của Quốc hội đã tiến hành giám sát về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật. Báo cáo đã được trình Quốc hội. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao khi đó cũng có báo cáo chi tiết về vụ án Hồ Duy Hải. Sau đó, các cơ quan đã có sự xem xét, tuy nhiên dư luận vẫn có ý kiến.

Đặc biệt sau khi hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giữ nguyên bản án phúc thẩm xử tử hình đối với Hồ Duy Hải, bác kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, một số đại biểu quốc hội đã đề nghị ủy ban thường vụ quốc hội vào cuộc giám sát, yêu cầu xem xét lại bản án. Do đó, ông Phúc trả lời, để có thời gian xem xét thật toàn diện, khách quan các vấn đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý theo đúng quy định của pháp luật

Trong buổi tiếp xúc cử tri tại Thành phố Hồ Chí Minh sáng 18/5, khi được cử tri chất vấn về vụ án Hồ Duy Hải, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí một lần nữa khẳng định kháng nghị có căn cứ, đúng thẩm quyền. Ông cho rằng việc cử tri nói Tòa án nhân dân tối cao đúng hay Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đúng, hãy để cấp có thẩm quyền quyết định, riêng bản thân mình ông cho rằng "Đến giờ này tôi tin rằng tôi đang làm đúng trách nhiệm của mình".

*******************

Thường vụ Quốc hội ‘nghiên cứu’ vụ án Hồ Duy Hải (VOA, 18/05/2020)

Trả li câu hi ca phóng viên v vic mt s đi biu đ ngh Quc hi xem xét, giám sát v H Duy Hi, Tng thư ký Quc hi Vit Nam, ông Nguyn Hnh Phúc, hôm 18/5 cho biết Ủy ban Thường v Quc hi đã giao cho cơ quan chuyên môi "nghiên cu" v án đang gây tranh cãi và bất bình trong công lun này.

qh4

Hội đng Thm phán Tòa án nhân dân tối cao công b quyết đnh giám đc thm v án H Duy Hi vào ngày 8/5/2020. Photo : PLO.

"Để có thi gian xem xét tht toàn din và khách quan các vn đ liên quan đến v án này, y ban Thường v Quc hi đang giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cu, đ xut hướng x lý theo đúng các quy đnh của pháp lut", VOV dn li ông Nguyn Hnh Phúc nói.

Trước đó, các đi biu Quc hi Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân đã gi kiến ngh lên Tng bí thư - Ch tch nước Nguyn Phú Trng và Ch tch Quc hi Nguyn Th Kim Ngân yêu cu làm rõ nhng vn đ mà dư luận đt ra sau khi Hi đng Thm phán Tòa án nhân dân tối cao ra phán quyết bác kháng ngh ca Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và y án t hình đi vi t tù H Duy Hi, nghi phm được cho là đã giết chết hai n nhân viên bưu đin Cu Voi, tnh Long An, 12 năm trước.

Các đại biu Quc hi cho rng Hi đng Thm phán đã không công tâm, khách quan, khoa hc và đúng đn trong vic xem xét các vi phm t tng ca cơ quan điu tra, dn đến che lp nhiu vn đ khut tt, gây bc xúc dư lun.

Trả li báo chí hôm 18/5, người đng đu Văn phòng Quc hi tha nhn đây là v án "đc bit nghiêm trng" và "dư lun trong nước và quc tế rt quan tâm".

Ông Nguyễn Hnh Phúc cho biết nhim kỳ trước, Quc hi đã thành lp đoàn giám sát v này do Phó Ch tch Quc hi Uông Chu Lưu làm trưởng đoàn và Phó Ch nhim Ủy ban Tư pháp Lê Th Nga làm phó trưởng đoàn.

"Ủy ban Tư pháp đã có kiến ngh v v án H Duy Hi", báo Tui Tr dn li ông Phúc nhc li quá trình x lý v vic trước đây.

Sau khi Hội đng Thm phán đưa ra quyết định y án đi vi H Duy Hi, hôm 10/5, bà Nguyn Th Loan, m ca Hi, đã gi đơn kêu cu ti bà Lê Th Nga, Ch nhim Ủy ban Tư pháp Quc hi, đ xin xem xét li quyết đnh trên.

Trong kiến ngh gi Tng bí thư - Ch tch nước Nguyn Phú Trng và Ch tịch Quốc hi Nguyn Th Kim Ngân, đi biu Lê Thanh Vân còn cho rng phiên giám đc thm có nhiu du hiu vi phm quy đnh ca Lut t tng hình s và đt ra mt dng quy đnh bt thành văn, không h có trong pháp lut v hình s và t tng hình s khi cho rằng sai phm trong t tng không nh hưởng đến bn cht v án, to ra tin l nguy him và vô tình khuyến khích vi phm pháp lut trong t tng hình s.

Ngoài các đại biu quc hi, rt nhiu trí thc và người dân cũng đã lên tiếng, ký thnh nguyn thư yêu cầu nhà chc trách Vit Nam điu tra li v án, tr li công lý và s tht cho nhng người liên quan.

Published in Việt Nam

Lâu nay đã có nhiều ý kiến phản ánh về năng lực lập pháp của Quốc hội Việt Nam, tồn tại nhiều bất cập, khiến cho chất lượng làm luật thấp.

chuyenvien1

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Nguyên nhân thì có nhiều, ví như sâu xa thì do việc tổ chức bầu cử ứng cử chưa hoàn toàn tự do dân chủ để cử tri lựa chọn người xứng đáng có năng lực.

Hoặc tình trạng đại biểu kiêm nhiệm chiếm tới 65% trong đó đại đa số là cán bộ Hành pháp lại kiêm nhiệm đại biểu Lập pháp.Thời gian họp mỗi năm chỉ khoảng hai tháng tập trung là quá ngắn làm giảm vai trò sức sống của cơ quan lập pháp trong đời sống quốc gia.

Cùng với đó là tình trạng hành chính hóa hoạt động của Quốc hội thông qua các Đoàn đại biểu mỗi tỉnh và các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội.

Khiến cho Đại biểu bị quản lý phụ thuộc làm mất đi tính tự chủ linh hoạt và ý chí chủ động của người vốn được bầu bởi cử tri.

Bộ phận giúp việc hay cản trở ?

Nhưng còn có một nguyên nhân quan trọng góp phần khiến cho năng lực lập pháp của Quốc hội còn thấp mà lâu nay chưa được chỉ ra đánh giá.

Đó là vấn đề thuộc về năng lực của bộ phận giúp việc, năng lực của bộ phận chuyên viên văn phòng, đây là cái hợp thành tổng thể cái chung là năng lực lập pháp, tạo ra các sản phẩm là văn bản pháp luật.Lâu nay nhiều ban ngành đã kêu ca về tình trạng chồng chéo của các quy định pháp luật, giữa các văn bản tồn tại những điểm không ăn khớp thống nhất.

Bài ‘Chồng chéo, xung đột pháp luật : Bài toán khó cần được xử lý’ trên trang Quochoi.vn cho biết, tình trạng chồng chéo xung đột giữa các văn bản quy phạm pháp luật đang gây nhiều khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và cả các cơ quan nhà nước trong quá trình áp dụng pháp luật.

Bài báo cho biết, tại cuộc họp Chính phủ hồi tháng 8 năm 2018 về chuyên đề xây dựng pháp luật, các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng và nhiều vị "tư lệnh" các ngành giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, công thương, y tế và đại diện các Ủy ban của Quốc hội đều nhận định tình trạng chồng chéo, xung đột pháp luật là vấn đề lớn, cản trở sự phát triển hiện nay.

Cho rằng thực tế có tình trạng các luật mâu thuẫn, không biết áp dụng theo luật nào, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị, khi có sự xung đột giữa các luật thì trách nhiệm của Chính phủ là trình Quốc hội có Nghị quyết xác định chọn áp dụng luật.

Năm 2018 Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ gồm 16 thành viên đã trình một báo cáo đề nghị chỉnh sửa 9 luật.

Đó là các luật gồm : Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Dân sự, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Khi rà soát 9 văn bản luật này kết quả cho thấy có 6 vướng mắc do chồng chéo giữa các quy định, 16 vướng mắc do những mâu thuẫn hoặc không tương thích giữa các quy định, 8 vướng mắc do quy định không rõ ràng, thiếu cụ thể, và 7 vướng mắc do quy định bất hợp lý.

Tháng 12 năm 2019 Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng, có sự tham gia của các bộ, cơ quan liên quan để rà soát những quy định pháp luật chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển.

Trước đó tại các kỳ họp Quốc hội, tình trạng chồng chéo các quy định pháp luật cũng đã nhiều lần được đề cập tìm cách khắc phục xử lýVấn đề này xem ra ngày một phức tạp và chiếm một thời lượng nghị sự lớn của cả Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành.Làm đúng việcTôi cho rằng việc sửa chữa các lỗi chồng chéo này là công việc của các chuyên viên pháp lý và bộ phận giúp việc trong soạn thảo kỹ thuật văn bản.

Trong hoạt động lập pháp, cần tách bạch giữa các nội dung lớn cần thảo luận và biểu quyết với các vấn đề kỹ thuật câu chữ chuyên môn.Các nhà làm luật không nên để bị gây khó bởi những vấn đề kỹ thuật mà họ vốn không thạo.

chuyenvien2

Quốc hội Việt Nam

Khi Đại biểu có ý kiến sửa đổi thì cơ quan tiếp thu không đề nghị Đại biểu viết lại cả điều luật theo như ý muốn, vì như thế là tạo áp lực gây khó cho Đại biểu bằng kỹ thuật lập pháp mà họ không biết.

Đối với việc xử lý các chồng chéo pháp luật hiện nay, lãnh đạo chính trị không nên sa đà vào công việc của các chuyên viên pháp lý. Đây cũng là cái dở của lãnh đạo kỹ trị, những người đi từ thấp lên cao trong bộ máy hành chính, bị lối nhận thức cũ trói buộc khi đã ở cương vị khác.

Hoặc do giữ mối quan hệ thân thiết với đội ngũ chuyên viên pháp lý và cán bộ bậc trung trong hệ thống bộ máy, khiến cho lãnh đạo chính trị bị chi phối nhầm tưởng về những vấn đề quan trọng cần giải quyết của quốc gia.

Cần xác lập thật rõ và khoa học quy trình làm luật, công việc của lãnh đạo chính trị là xác định các nội dung vấn đề lớn mà các Đại biểu quốc hội đại diện cho các nhóm thành phần dân chúng tranh luận và đã biểu quyết, khi đã có kết quả rồi thì giao cho bộ phận chuyên viên pháp lý, kỹ thuật văn bản soạn thành các câu chữ điều luật.

Tình trạng quy định chồng chéo hiện nay cho thấy bộ phận văn phòng giúp việc của cả cơ quan trình dự án luật lẫn cơ quan thẩm định thông qua đều đã không làm tốt khâu nghiên cứu và kỹ thuật lập pháp.

Điều này cho thấy sự đầu tư hoặc năng lực của bộ phận này chưa cao.

Nay đứng trước tình trạng như vậy cần đánh giá lại bộ máy giúp việc, chuyên viên pháp lý.

Kiểm tra đánh giá xem đội ngũ này đã làm việc tốt chưa, có lười nhác cẩu thả không, có phải do lương thấp và chi phí đài thọ cho soạn thảo văn bản luật quá ít ỏi nên thiếu chuyên tâm ?

Có hay không việc các chuyên viên văn phòng áp lực với đại biểu và các lãnh đạo chính trị bằng các thủ thuật lề thói của bộ máy quan liêu của mình ?

Môi trường lập pháp đáng lo ngại

Nhiều người có năng lực phẩm chất và tâm huyết nhưng lại không thể được bầu trở thành Đại biểu quốc hội.

Họ đành phải bộc lộ năng lực của mình qua phương tiện truyền thông xã hội báo chí.

Họ trở thành những trí thức dân sự luận bàn các vấn đề xã hội, nói lên ý chí nguyện vọng của các nhóm dân chúng khác nhau, là người khai mở và giúp đỡ người dân cũng như các ban ngành nhà nước về các sự vụ bằng tri kiến của mình.

Trong khi đó đáng tiếc, nhiều vị Đại biểu quốc hội thiếu tri kiến tâm huyết, chẳng thiết tha gì với cương vị, chẳng thấy có tiếng nói trước các vấn đề nóng bỏng của xã hội.

Hay là các vị đó cho rằng chỉ nói đúng nơi đúng lúc, nói trong các hội nghị, vậy thì báo chí và mạng xã hội thì sao ?

Các Đại biểu đó còn không muốn làm sao để tạo ra hiệu lực hiệu quả cho ý kiến của mình. Đâu đó chỉ có một số ít Đại biểu là mạnh dạn gai góc luận bàn nhiều vấn đề thời sự của đất nước.

Đành rằng không phải lĩnh vực chuyên môn nào Đại biểu cũng biết, ví như các vấn đề khoa học chuyên môn sâu thì không biết, nhưng Đại biểu phải biết về tổ chức bộ máy nhà nước, về trách nhiệm quyền hành, về phân công vai trò trách nhiệm.

Như thế là đủ để lên tiếng giúp công luận thấy được ai phải giải quyết và chịu trách nhiệm về vấn đề gì. Nếu có đội ngũ thư ký giúp việc hoặc chuyên gia hỗ trợ tốt thì có thể đi sâu hơn nữa vào luận bàn các vấn đề.

Cho nên tựu chung lại Quốc hội và Chính phủ cần kiểm tra đánh giá lại năng lực của bộ phận giúp việc, cải tổ phương thức tổ chức hoạt động để nâng cao năng lực lập pháp.

Bên cạnh đó phải tiến hành bầu cử ứng cử hoàn toàn tự do công bằng để cử tri lựa chọn, hoặc ít nhất thì phải dành một số ghế nhất định cho những ứng viên độc lập là người có năng lực thực sự ngoài xã hội.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 24/03/2020

Bài thể hiện quan điểm riêng của luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội.

Additional Info

  • Author Ngô Ngọc Trai
Published in Diễn đàn

Nghẽn nhân lực khu vực công là nghiêm trọng. Phẩm chất và năng lực quan chức thường được che đậy bởi các quy định của tổ chức và sự thích nghi của cá nhân họ.

nangluc1

Năm chủ tịch quốc hội Việt Nam chụp ảnh lưu niệm hôm 21/12019

Chính họ tạo ra cơ chế, và rồi trở thành 'nạn nhân' của nó. Trong chiến dịch chống tham nhũng họ biết 'giấu mình chờ thời'. Tình trạng 'trên nóng dưới lạnh' phản ánh 'sự ứng phó' của quan chức với cơ chế.

Nguyên nhân chủ yếu là thể chế không kịp thay đổi để thích ứng với quá trình chuyển đổi sang thị trường. Tuy nhiên, có những tình huống, như trên nghị trường, quan chức đã bộc lộ phẩm chất và năng lực quan chức bởi họ đã không thể che giấu được con người thật.

Để nâng cao chất lượng quan chức, cải cách tổ chức, bộ máy hành chính trở nên cấp bách, song trước hết phải thay đổi tư duy.

'Xin lỗi' ngày càng nhiều hơn

Các quan chức 'xin lỗi' ngày càng nhiều hơn trên nghị trường. Trong một kỳ họp Quốc hội thường chọn 4 vị bộ trưởng đăng đàn trong các phiên chất vấn và trả lời chất vấn, và trong quá trình đó có thêm một vài vị bộ trưởng liên quan hoặc các phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực 'làm rõ' thêm các vấn đề… Trong phiên chất vấn ngày 7/11/2019 tại Kỳ họp 8 Quốc hội khóa XIV có vị Đại biểu quốc hội 'đếm' số lần 'xin lỗi' của vị Bộ trưởng Nội vụ là 5 lần…

Lời xin lỗi của quan chức là cực kỳ hiếm hoi và khó khăn, đặc biệt với dân chúng, nếu có thì chỉ từ tập thể đơn vị trực tiếp gây ra sự cố, và chỉ khi mọi việc đã rồi, hậu quả có thể nặng nề. Đơn cử, như sự cố ô nhiễm nước sạch ở Hà Nội vừa qua khiến cho hàng trăm nghìn cư dân khốn khổ vì nước ăn bị nhiễm dầu mỡ hàng tuần. Sau đó thủ phạm 'Công ty CP đầu tư nước sạch sông Đà' qua truyền thông gửi "lời xin lỗi và cầu mong được lượng thứ". Ông Chủ tịch thành phố phát biểu vô cảm : "Qua sự việc này, chúng tôi cũng nhận thức rõ trách nhiệm và trong thời gian tới Thành phố sẽ có cuộc họp để rút kinh nghiệm".

Xin lỗi là một phẩm chất cá nhân tốt đẹp, thể hiện bản lĩnh dám nhìn vào sự thật, tôn trọng những người chịu ảnh hưởng bởi hậu quả có liên quan đến trách nhiệm hay hành vi gây nên. Tuy nhiên, đối với hành vi xin lỗi của quan chức có nhiều nghĩa hơn thế. Họ ít khi 'áy náy' về nhân cách bởi vì họ được cơ chế 'bảo lãnh' về quyền và lợi.

Trên nghị trường các quan chức nhận trách nhiệm về hành vi của mình thường dễ được các đại biểu quốc hội cảm thông và tha thứ. Cả quan chức chính phủ và Đại biểu quốc hội đều thuộc hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản. Trong hệ thống chính trị dựa trên nền tảng chủ nghĩa tập thể, coi chế độ như một tổng thể và luôn quan trọng hơn những cá nhân cán bộ đảng viên cấu thành nó. Các quan chức và Đại biểu quốc hội cần phải tuân theo các nguyên tắc tổ chức của Đảng và cách tiếp cận tập thể, thứ bậc trong hành vi ứng xử. Họ thấu hiểu điều đó và cố né những phát biểu mang tính cá nhân, nếu không sẽ bị coi là vị kỷ hay chủ nghĩa cá nhân và sẽ khó tránh bị kỷ luật bởi quyền lực nhân danh 'lợi ích chung' hay lợi ích tập thể'. Bởi vậy, họ che giấu được con người thật.

Miễn nhiễm 'văn hóa từ chức'

Không hoặc không thể công khai nhận xét về năng lực của quan chức chính phủ trên nghị trường Quốc hội, gần đây xuất hiện ý kiến về 'văn hóa từ chức'.

Từ chức là việc rời bỏ chức vụ của cá nhân quan chức trước khi hết nhiệm kỳ. Đó là quyết định tự động hay do áp lực nào đó từ bên ngoài do mức độ không hoàn thành chức trách gây hậu quả, sự cố mà quan chức đó trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan.

Văn hóa từ chức là một văn hóa chính trị phổ biến ở các nước Châu Âu, ảnh hưởng tới các nước đang phát triển với quan niệm đó là hành vi "đúng đắn cùng lương tri". Văn hóa từ chức có thể được tiếp nhận ở các chế độ dựa trên chủ nghĩa cá nhân, trong đó trách nhiệm về hành vi của quan chức được nhìn nhận, nhưng không được thừa nhận bởi chế độ chính trị với nền tảng chủ nghĩa tập thể. Trong thời kỳ chế độ tập trung, bao cấp với hình thức phân biệt đối xử giữa tập thể, như nhà nước hay biên chế và cá nhân, như cá thể hay 'làm ngoài', thậm chí chia dân chúng thành 'chúng ta' và 'chúng nó'.

Chia sẻ về văn hóa từ chức có Đại biểu quốc hội từng nói : "Thời nào cũng vậy, quan chức gắn với trách nhiệm. Có người chức càng to thì hy sinh càng lớn, đứng mũi chịu sào nhưng bây giờ quan chức trong thời đại này có hai mặt : Có quyền hành và quyền lợi. Điều này, ngăn cản quan chức trong quyết định có từ chức hay không từ chức.

Hiện nay, họ luôn dựa vào, họ nằm trong một tổ chức họ chỉ tuân thủ quyết định của tổ chức mà thôi". Phát ngôn này từ hơn 5 năm trước, năm 2014, nhưng đến nay vẫn đúng.

Bản chất chế độ chính trị hiện hành tạo ra sự miễn nhiễm 'văn hóa từ chức' đối với quan chức, bởi vì công tác cán bộ là công việc nội bộ của Đảng cộng sản mang tính nguyên tắc mà mọi đảng viên, lãnh đạo phải tuân thủ. Ngoài ra, cơ chế hiện hành tạo ra một bộ máy quan chức đặc quyền đặc lợi. Từ đó một hành lang răn đe cho hành vi 'bất tuân' được thiết lập. Nếu vị quan chức nào đó 'có gan' từ chức thì sự nghiệp chính trị của ông ta coi như kết thúc. Ngoài ra, ông ta không những mất đi đặc lợi cho bản thân và gia đình, mà còn có thể chịu rủi ro về đạo đức.

'Che giấu năng lực yếu kém'

Quan chức 'xin lỗi', 'xin nhận trách nhiệm' khi những thiếu xót và hậu quả là rõ ràng. Tuy nhiên, trước những câu hỏi khó, vấn đề mới hay 'nhạy cảm' được Đại biểu quốc hội nêu lên, thì cách ứng xử tốt nhất của quan chức trên nghị trường là 'xin lĩnh hội'. Nó có thể giúp che đậy năng lực yếu kém.

Thể chế chính trị không tương thích với sự chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường. Thái độ của nhiều quan chức là 'vừa muốn nhưng lại vừa sợ' thị trường. Họ muốn bởi vì thị trường sẽ là công cụ tăng trưởng kinh tế, tạo thêm đặc lợi cho vị trí quyền lực.

Họ sợ vì những tác động phụ, không mong muốn có thể tuột khỏi tầm kiểm soát, tạo nguy cơ sụp đổ chế độ tạo ra đặc quyền đặc lợi cho họ. Thái độ 'nước đôi' như trên là do nhận thức và diễn giải sai lệch về thị trường. Thí dụ, khái niệm 'nền thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa' được giải thích một cách nguỵ biện làm hạn chế về thái độ và hành động của quan chức.

Bất kỳ chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội đều là phương tiện đạt mục đích thịnh vượng của đất nước và người dân. Xã hội tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường có nền tảng là chủ nghĩa cá nhân, vốn coi động cơ cá nhân là cơ sở của mọi hoạt động xã hội. Phương thức này đang thắng thế.

Trái lại, xã hội chủ nghĩa được thiết lập bằng cách mạng bạo lực, nền kinh tế tập trung dựa trên chủ nghĩa tập thể đã sụp đổ ở Đông Âu. Việt Nam chọn cách duy trì chế độ đảng toàn trị tiến hành chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường 'định hướng xã hội chủ nghĩa'.

Đặc trưng này thách thức năng lực của bất kỳ quan chức nào. Theo quan sát của tôi, trong nhiều phiên chất vấn trên nghị trường các đời bộ trưởng Bộ Nội vụ đều không thể hoặc không giải thích sự tác động của việc chuyển đổi kinh tế sang thị trường đến tổ chức, bộ máy và chính sách nhân lực khu vực công một cách rõ ràng, thuyết phục, cụ thể, câu hỏi như công cụ thị trường để tinh giản biên chế là gì và sử dụng như thế nào trong các bản giải trình trước Quốc hội.

'Thay đổi tư duy cải cách'

Đảng cộng sản xác định nghẽn nhân lực làm đất nước tụt hậu. Nghẽn nhân lực khu vực công, đặc biệt trong hệ thống chính trị, là trở ngại chính cho cải cách chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Tình trạng 'trên nóng dưới lạnh' khiến Đảng phải hành động để 'giải toả' điểm nghẽn này, mà trước hết là thay đổi tư duy cải cách.

Bị níu kéo bởi ý thức hệ chủ nghĩa xã hội giáo điều, quan niệm rằng tinh giản bộ máy và nhân sự như 'tự lấy đá ghè chân mình' khiến cho nhân lực khu vực công vẫn có xu hướng phình to, hiệu quả công việc thấp và các biểu hiện tiêu cực của quan chức đặc quyền đặc lợi.

Không ai phủ nhận việc nhà nước phải bảo vệ người dân từ ngoại xâm, từ tội phạm ở trong nước, vì vậy cần phải có cảnh sát, tòa án và những dịch vụ công thiết yếu như phòng cháy nổ, cứu nạn… Tuy nhiên, thực tế từ các nước tiên tiến chỉ ra rằng khi bộ máy đảng, nhà nước phình to thì không chỉ phẩm chất và năng lực quan chức giảm đi, mà quyền tự do sẽ nhỏ hơn, cá nhân sẽ nhỏ hơn, lòng tốt và nhân cách con người cũng sẽ nhỏ đi.

Cần tạo ra cơ chế sao cho nhà nước phải luôn là 'chỗ dựa cuối cùng' chứ không phải là 'chỗ dựa đầu tiên' mà nhân dân tìm đến khi 'có vấn đề' như hiện nay.

Ngoài ra, khi nhà nước bành trướng, thì nạn tham nhũng, trục lợi và lợi ích nhóm sẽ tăng lên, bởi vì quyền lực chính trị có sức thu hút vô cùng mạnh, và nhiều người khi có quyền lực vô hạn và tiền bạc vô hạn sẽ lạm dụng những quyền lực, đúng ra, thuộc về nhân dân.

Phạm Quý Thọ

Nguồn : BBC, 15/11/2019

Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách công, Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam.

Additional Info

  • Author Phạm Quý Thọ
Published in Diễn đàn

Chỉ còn ít ngày nữa là kỳ họp tháng 10 - 11 năm 2019 của Quốc hội ‘nghị gật’ - tiêu tốn hơn 1 tỷ đồng/ngày từ tiền đóng thuế của dân - sẽ kết thúc, nhưng vẫn bặt tăm không chút khí sắc nào về bản nghị quyết Biển Đông mà dư luận xã hội đòi hỏi phải có.

qh0

Quốc hội ‘nghị gật’ vẫn không dám ban hành nghị quyết Biển Đông ! Ảnh minh họa

Lịch làm việc tuần này của Quốc hội với nội dung ‘thông qua nhiều luật và nghị quyết quan trọng’, nhưng hoàn toàn không có nội dung nào về nghị quyết Biển Đông.

Trong khi đó, một nghị quyết chung của Quốc hội chỉ nêu chung chung : "Quốc hội đề nghị Chính phủ chủ động theo dõi sát tình hình thế giới và khu vực để kịp thời có giải pháp ứng phó phù hợp với những vấn đề phát sinh, nhất là trên Biển Đông ; kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, lợi ích Quốc gia và lợi ích của người dân trên biển ; thực hiện tốt công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân ; quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam".

Nói cách khác, Quốc hội của ‘trùm áo dài’ Nguyễn Thị Kim Ngân đang đá quả bóng sang phía chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc.

Chẳng người dân nào quên rằng nếu trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014 đã xông thẳng vào Biển Đông như một cái tát nổ đom đóm vào mặt Bộ Chính trị đảng Việt Nam, Quốc hội và Nguyễn Thị Kim Ngân đã không há nổi miệng và cũng chẳng hé ra được nghị quyết nào về Biển Đông, thì 2019 còn tồi tệ hơn : trong khi bà Ngân ‘mắt liếc mày cong’ với Tập Cận Bình ở Bắc Kinh về ‘làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện’ và cả một khái niệm cực kỳ trừu tượng và bỉ bôi là ‘đại cục’, cái bóng ma Hải Dương 981 lại hiện hình trên Biển Đông. Nhưng ngay cả thế, từ khi chia tay Tập đến nay, Nguyễn Thị Kim ngân vẫn không thốt nổi một lời về phản đối Trung Quốc.

Trong khi đó, Thủ tướng Phúc chỉ lặp lại trơn tuột cụm từ "không bao giờ nhân nhượng" đối với vấn đề độc lập, chủ quyền khi ông ta cúi mặt đọc báo cáo trước nghị trường, nhưng lại không đủ can đảm nêu tên Trung Quốc.

Như vậy, Quốc hội ‘nghị gật’ đã thêm một lần nữa ‘hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ’ khi cố tình không ban hành nghị quyết về Biển Đông, bỏ mặc đòi hỏi chính đáng của hàng chục triệu cử tri. Thậm chí khi họp nghe báo cáo về tình hình Biển Đông và Bãi Tư Chính, cơ quan này còn nại ra hình thức ‘họp riêng’, mà thực chất là họp kín để che giấu tiếng nói của các đại biểu với báo chí, người dân và… Trung Quốc.

Thói đớn hèn đến tận cùng còn ăn sâu vào trí não giới tướng lĩnh quân đội ‘chỉ giỏi nhiều tiền’, đến độ trong một hội trường quốc hội đã đóng kín, viên trung tướng Trần Việt Khoa - Giám đốc Học viện quốc phòng - đã chỉ dám nói về ‘nước ngoài’ mà không một lần thốt nổi cái tên Trung Quốc và vụ Bãi Tư Chính. 

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 13/11/2019

Additional Info

  • Author Thường Sơn
Published in Diễn đàn

Dư luận râm ran 'chợ đen' mua quan bán chức nhộn nhịp dịp đại hội

Thu Hằng - Trần Thường - Hồng Nhì, 05/11/2019

Dân biểu Nguyễn Tiến Sinh nêu, dư luận râm ran về "chợ đen" mua quan bán chức thường nhộn nhịp lên trong các dịp bầu cử, Đại hội.

muaquan1

Dân biểu Nguyễn Tiến Sinh : Tham nhũng có hệ thống thì rất khó phát hiện, ngăn chặn

Thảo luận về tình hình tội phạm và công tác tư pháp sáng nay, Dân biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) ghi nhận công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 đã có nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp chưa được ngăn chặn hiệu quả, còn gây bức xúc. 

Tham nhũng vặt chỉ là phần nổi của tảng băng

Theo ông, một cán bộ, công chức, viên chức có chức vụ nhũng nhiễu thì có thể là hành vi tham nhũng vặt. Nhưng nếu hành vi này là có chỉ đạo, có sự ăn chia của lãnh đạo quản lý một cách có hệ thống thì công tác phát hiện đấu tranh ngăn chặn vô cùng khó khăn.

Dân biểu nhấn mạnh tham nhũng vặt chỉ là phần nổi của tảng băng về tình hình tham nhũng, thực tế còn rất nghiêm trọng.

"Hãy nhìn vào hiệu quả công tác quản lý, lãnh đạo của nhà nước thì sẽ thấy điều gì tạo nên một hiện trạng, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức vụ suy thoái biến chất, năng lực hạn chế.

Điều gì đằng sau những tòa nhà sai phép, không phép, nếu không phải là tham nhũng, là làm ngơ trong công tác quản lý ?", Dân biểu tỉnh Hòa Bình nhấn mạnh.

Dân biểu Nguyễn Tiến Sinh dẫn hàng loạt số liệu sai phạm được nêu trong báo cáo Tổng kiểm toán, báo cáo Thanh tra 2019 và lưu ý : "Mặc dù tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và thuyên giảm nhưng vẫn diễn biến hết sức phức tạp, ngày càng tinh vi, được che đậy bằng nhiều thủ đoạn và có hệ thống, có tổ chức".

Công khai danh sách, quy trình bổ nhiệm, bầu cử cán bộ

"Lĩnh vực lâu nay được coi là điểm nóng của tệ tham nhũng song nhiều người coi là vùng cấm, bởi vì chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh một cách đồng bộ và đầy đủ.

"Chợ đen" mua quan bán chức nhưng không dễ trả lời được ai mua, ai bán, chỉ biết dư luận râm ran "chợ đen" này thường nhộn nhịp lên trong các dịp bầu cử, Đại hội", Dân biểu Nguyễn Tiến Sinh nói.

Dân biểu cho rằng, tham nhũng trong công tác tổ chức cán bộ đã làm sai lệch chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Theo ông, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải làm liên tục, không ngừng nghỉ, làm đồng bộ và có hệ thống, trong đó không chỉ là quyết tâm chính trị mà cần phải được thể chế hóa các quy định của pháp luật.

Dân biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần sớm thể chế hóa các quy định của Trung ương, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức giữ chức vụ quản lý và lãnh đạo.

Đồng thời, xây dựng quy trình, quy định thu hồi, hủy bỏ giáng chức đối với cán bộ có vi phạm quy trình về công tác cán bộ, các cán bộ vi phạm quy định về chạy chức chạy quyền...

Cán bộ hay tới hỏi thăm sức khỏe

Thượng tướng Nguyễn Văn Được, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng cũng nhìn nhận thời gian qua cơ quan chức năng đã đưa ra xét xử một số vụ án lớn là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên ông cho rằng vẫn chưa triệt để, còn vùng cấm "giơ cao đánh khẽ". 

muaquan2

Thượng tướng Nguyễn Văn Được : Đề nghị cơ quan chức năng chấn chỉnh, giáo dục thật kỹ cán bộ của mình để lấy lại lòng tin của người dân

"Đề nghị cơ quan pháp luật phải xử lý nghiêm minh, nhất là trong thu hồi tài sản tham nhũng. Kể cả những trường hợp xử lý nội bộ, cũng phải công khai minh bạch mức xử lý, số tiền thu hồi để nhân dân được biết", ông Được nhấn mạnh.

Đề cập thực trạng nhiều dự án xây trái phép, cán bộ sở tại "làm ngơ như không biết gì", theo tướng Được, đây là điều "không chấp nhận được".

Ông dẫn chứng nhiều trường hợp người dân làm nhà, sửa nhà, làm kinh doanh dịch vụ buôn bán dù được cơ quan chức năng cho phép nhưng vẫn có nhiều lực lượng chức năng khác đến "hỏi thăm sức khoẻ", nêu điều kiện nếu không đáp ứng "sẽ thế này, thế khác".

"Đây là vấn đề nhức nhối, đề nghị cơ quan chức năng chấn chỉnh, giáo dục thật kỹ cán bộ của mình để lấy lại lòng tin, tín nhiệm của người dân", Dân biểu Nguyễn Văn Được nói.

Dân biểu Ngô Sách Thực (Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đề cập đến tội phạm môi trường và cho rằng xử lý chưa đủ sức răn đe.

Việc xử lý có nơi xử lý nghiêm, có nơi còn né tránh, thậm chí xử phạt cho tồn tại. Một số nơi cơ quan chức năng vào cuộc chưa kịp thời, dẫn đến phản ứng tiêu cực của người dân.

Thu Hằng - Trần Thường - Hồng Nhì

Nguồn : VietnamNet, 05/11/2019

******************

Có tham nhũng trong cơ quan chống tham nhũng

Minh Chiến - Văn Duẩn - Nguyễn Hưởng, Người Lao Động, 0 5/11/2019

Tình trạng tham nhũng trong chính cơ quan chống tham nhũng đang diễn biến phức tạp, các đại biểu quốc hội kiến nghị rà soát, đánh giá lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này.

muaquan3

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu cho biết nguồn kinh phí cho việc phòng chống ma túy ngày càng thu hẹp - Ảnh : Nguyễn Nam

Ngày 4/11, tiếp tục kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật ; công tác thi hành án ; công tác phòng chống tham nhũng năm 2019. Các đại biểu Quốc hội dành nhiều thời gian, tập trung vào những vấn đề "nóng" như tội phạm ma túy, công tác điều tra xét xử, tình trạng tham nhũng trong chính lực lượng chống tham nhũng...

Nhức nhối ma túy

Mở đầu phần thảo luận sau báo cáo của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, Thanh tra Chính phủ, Dân biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho biết người dân và cử tri rất lo lắng về tệ nạn ma túy, nếu không xóa bỏ, ngăn chặn sẽ có nguy cơ hủy hoại cả dân tộc.

Đánh giá cao kết quả triệt phá các vụ buôn bán, vận chuyển ma túy trong thời gian qua của lực lượng công an nhưng ông Nguyễn Sỹ Cương cho rằng đây mới là phần nổi của tảng băng chìm nên đề nghị Chính phủ quan tâm hơn về nhân lực, trang thiết bị cũng như các chế độ, chính sách cho lực lượng chuyên trách.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nói rõ hoạt động của tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia tăng mạnh, lợi dụng Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma túy đi nước thứ ba.

Theo Bộ trưởng Bộ Công an, thủ đoạn chủ yếu của các đối tượng người nước ngoài là lập doanh nghiệp trong các lĩnh vực liên quan xuất nhập khẩu để tạo vỏ bọc, lợi dụng các chính sách thông thoáng về hải quan để tổ chức sản xuất ma túy như vụ vừa triệt phá tại Kon Tum.

Dân biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) lo ngại nguy cơ trở thành một địa bàn trung chuyển ma túy ở nước ta là hiện hữu. Ông Nguyễn Hữu Cầu cho biết kinh phí đầu tư cho công tác phòng chống ma túy ngày càng thu hẹp ; lực lượng chuyên trách tại các địa bàn trọng điểm còn rất mỏng. Về khung pháp luật, hành vi tổ chức và chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy do những người nghiện ma túy thực hiện đều không bị xử lý bằng hình sự là trái thực tiễn, làm trói tay trói chân các cơ quan bảo vệ pháp luật - là một trong những nguyên nhân quan trọng làm sót, lọt tội phạm, phát sinh băng nhóm và gia tăng người nghiện trong lớp trẻ.

Dân biểu Nguyễn Hữu Cầu dẫn chứng tại Nghệ An, chỉ tính riêng đầu năm đến nay đã phát hiện 21 vụ, 73 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy đá và thuốc lắc trong các vũ trường, quán bar, khách sạn nhưng không bị xử lý trách nhiệm hình sự dẫn đến "lờn" luật. Từ bất cập này, ông Nguyễn Hữu Cầu kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật Phòng chống ma túy và các văn bản liên quan, bảo đảm đồng bộ và phù hợp thực tiễn ; việc lập hồ sơ đưa người nghiện vào các trung tâm cai nghiện phải thông thoáng hơn ; bổ sung kinh phí ngân sách đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến chống ma túy.

Xuất hiện nhiều loại ma túy mới chưa có trong danh mục là vấn đề mà Dân biểu Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình) chỉ ra trong phiên thảo luận. Theo bà Thủy, song song thực trạng tội phạm diễn biến phức tạp là số người nghiện ma túy tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Hậu quả của việc sử dụng ma túy dẫn đến nhiều hệ lụy như trộm cắp, giết người, cướp của. Trong khi đó, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác phát hiện, đấu tranh với ma túy chưa tương xứng yêu cầu nhiệm vụ.

Khó chứng minh hành vi tham nhũng ?

Báo cáo thẩm tra về công tác phòng chống tham nhũng năm 2019, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết cơ bản đồng tình với đánh giá của Chính phủ về việc "tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm". Tuy nhiên, tham nhũng trong lực lượng có chức năng chống tham nhũng lại diễn biến phức tạp.

Theo bà Lê Thị Nga, hoạt động của các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng ở Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao không còn đúng nghĩa là "chuyên trách về chống tham nhũng" như yêu cầu đặt ra của Luật Phòng chống tham nhũng ; số vụ việc do các cơ quan này phát hiện còn ít. Do đó, Ủy ban Tư pháp đề nghị các cơ quan này tổng kết, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, đánh giá hiệu quả hoạt động, tìm ra những nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc trong hoạt động của các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng để điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị này.

Nhắc đến vụ cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ hàng triệu USD, Dân biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết đây là lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp Việt Nam có bị can trong một vụ án thừa nhận hành vi nhận hối lộ với số tiền lớn như vậy. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều vụ án lớn mà dư luận nghi ngờ có dấu hiệu tham nhũng nhưng cơ quan tố tụng không chứng minh được nên phải xử lý về tội phạm kinh tế. Dân biểu Mai Thị Phương Hoa cho rằng việc chứng minh hành vi là khó nhưng không phải không làm được.

"Phải chăng, hành vi đưa và nhận hối lộ khó chứng minh hay còn có nguyên nhân chủ quan nào khác" - Dân biểu Mai Thị Phương Hoa băn khoăn và cho rằng phải có những biện pháp phòng ngừa từ xa, từ gốc rễ vấn đề có thể nảy sinh tham nhũng, đó mới là giải pháp căn cơ. Đã đến lúc chúng ta cần rút ra bài học về quản lý kinh tế ; phải rà soát lại xem cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật cho những lĩnh vực có liên quan, việc gì là đúng và phù hợp, vấn đề gì còn sơ hở và dễ bị lợi dụng.

Hôm nay, 5/11, buổi sáng Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ; công tác phòng ngừa, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật ; công tác thi hành án ; công tác phòng chống tham nhũng năm 2019. Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thư viện.

Ảnh hưởng nghiêm trọng niềm tin của cử tri

Dân biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) đánh giá vấn đề tham nhũng trong lực lượng có chức năng về phòng chống tham nhũng là vấn đề rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của cử tri và nhân dân vào lực lượng được giao trọng trách này. "Đây là vấn đề tôi thấy Ủy ban Tư pháp đã nêu trong nhiều năm nhưng tình hình không chuyển biến, thậm chí chuyển biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng theo từng năm. Do đó, tôi đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao chỉ đạo tăng cường hơn nữa công tác quản lý cán bộ" - Dân biểu Hoàng Văn Hùng kiến nghị.

Vị Dân biểu của tỉnh Thái Nguyên cũng kiến nghị Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, xử lý nghiêm khắc những trường hợp cán bộ, công chức trong cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng, phạm tội. Đặc biệt là phát hiện các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực để tạo niềm tin của người dân với các cơ quan phòng chống tham nhũng.

Tín dụng đen đến tận vùng sâu, vùng xa

Thảo luận về tội phạm liên quan đến hoạt động của các công ty cầm đồ, công ty tài chính và các loại hình công ty đòi nợ thuê, Dân biểu Mai Khanh (Ninh Bình) nhấn mạnh đây là vấn đề "nóng" trong công tác bảo đảm an ninh trật tự ở tất cả địa bàn. Theo Dân biểu Mai Khanh, cử tri phản ánh tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen đã len lỏi đến tận các vùng thôn quê, vùng sâu, vùng xa. Về hậu quả mà loại tội phạm này gây ra, ông Khanh cho rằng báo chí đã đề cập rất nhiều, song tình trạng biến tướng cần đặc biệt lưu ý. "Qua công tác xét xử, chúng tôi thấy đã có những biến tướng, kể cả các công ty tài chính, các công ty cầm đồ có những dấu hiệu lợi dụng những cơ quan pháp luật. Các tổ chức này bày cho người vay làm giấy tờ giả sau đó lại tố cáo người vay lừa đảo để các cơ quan pháp luật xử lý" - Dân biểu Mai Khanh dẫn chứng.

Vị Dân biểu tỉnh Ninh Bình kiến nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt vào dịp Tết cổ truyền sắp đến. Để giải quyết tận gốc, Dân biểu Mai Khanh cho rằng phải xem xét có cần thiết phải cấp phép phổ biến cho các công ty tài chính hoạt động hay không, trong khi công tác giám sát các hoạt động của các cơ quan chức năng còn rất nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, hoạt động đòi nợ thuê, hoạt động nở rộ của các công ty tài chính, tín dụng này có tạo ra hiệu quả gì đối với kinh tế - xã hội hay không, hay là chủ yếu gây ra mất trật tự an ninh và gây xáo trộn xã hội.

"Trong khi hiệu quả của việc đòi nợ đã có những địa phương tổng kết là chỉ giải quyết được 1% trong số những tồn tại về vay nợ" - ông Mai Khanh phân tích.

Minh Chiến - Văn Duẩn - Nguyễn Hưởng

Nguồn : Người Lao Động, 05/11/2019

Published in Diễn đàn