Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg kêu gọi nên có thêm quy định về nội dung trực tuyến độc hại, nói rằng quyết định điều gì được xem là tự do phát biểu không phải là vai trò của các công ty như Facebook.
Facebook đang chịu áp lực ngày càng tăng để hạn chế sự lan truyền của thông tin giả trên mang xã hội
Trích dẫn Trung Quốc, ông Zuckerberg cũng cảnh báo sự kiểm soát quá mức có thể tạo nguy cơ kìm hãm biểu hiện cá nhân.
Zuckerberg đưa ra kêu gọi này trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức.
Những công ty truyền thông xã hội khổng lồ như Facebook đang chịu áp lực ngày càng tăng là phải ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch.
Đặc biệt, Facebook bị chỉ trích vì chính sách quảng cáo chính trị.
Công ty Facebook đưa ra các chính sách mới cho quảng cáo chính trị tại Mỹ vào năm 2018 và trên toàn cầu vào năm sau.
Các quy tắc này yêu cầu quảng cáo chính trị phải cho thấy tên người trả tiền quảng cáo và một bản sao của quảng cáo được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm công khai trong vòng bảy năm.
Nhưng tuần này Facebook cho biết họ sẽ không bao gồm các bài đăng chính trị được tài trợ bởi các ngôi sao truyền thông xã hội trong cơ sở dữ liệu của mình. Và bài viết của các chính trị gia không phải lúc nào cũng được kiểm tra xem các tuyên bố có đúng hay không, như một phần của chính sách tự do ngôn luận của công ty.
Tại hội nghị, ông nói ông ủng hộ việc kiểm soát.
"Chúng tôi không muốn các công ty tư nhân đưa ra nhiều quyết định về cách cân bằng công bằng xã hội mà không có một quá trình dân chủ hơn", Zukerburg nói.
Người sáng lập Facebook kêu gọi các chính phủ đưa ra một hệ thống quản lý mới cho truyền thông xã hội, đề nghị quản lý này nên là một sự pha trộn của các quy tắc hiện có cho các công ty viễn thông và truyền thông.
"Trong trường hợp không có loại quy định đó, chúng tôi sẽ tiếp tục làm hết sức mình", ông nói.
"Nhưng tôi thực sự suy nghĩ về rất nhiều những vấn đề được nêu ra để cố gắng cân bằng những công bằng xã hội khác nhau, nó không chỉ là vấn đề đưa ra câu trả lời đúng, mà là đưa ra một câu trả lời mà xã hội cho là hợp pháp".
Ông Zuckerberg cũng thừa nhận Facebook chậm chạp khi nhận ra sự phát triển của các "chiến dịch thông tin" trực tuyến phối hợp của các tài khoản của nhà nước như của Nga.
Ông nói thêm rằng các tài khoản bất lương cũng đang trở nên tốt hơn trong việc che dấu tung tích của họ bằng cách che giấu địa chỉ IP của người dùng.
Để giải quyết vấn đề này, ông Zuckerberg cho biết Facebook có một đội ngũ gồm 35.000 người đang xem xét nội dung và bảo mật trên nền tảng này. Với sự hỗ trợ từ AI, ông cho biết hơn một triệu tài khoản giả bị xóa mỗi ngày.
"Ngân sách của chúng tôi [để xem xét nội dung] ngày nay lớn hơn toàn bộ doanh thu của công ty khi chúng tôi bắt đầu bán chứng khoán vào năm 2012, khi mới có một tỷ người dùng", ông nói.
Trong thời gian ở Châu Âu, Zuckerberg dự định sẽ gặp các chính trị gia ở Munich và Brussels để thảo luận về thực hành dữ liệu, quy định và cải cách thuế.
Bất chấp phản ứng dữ dội của công chúng về các vấn đề như quảng cáo chính trị, Facebook cho biết số lượng người dùng những ứng dụng của họ - Facebook, Messenger, Whatsapp và Instagram - vẫn tiếp tục gia tăng.
Đầu tháng này, Whatsapp tuyên bố rằng khoảng hai tỷ người trên toàn thế giới, hơn một phần tư dân số thế giới, sử dụng app này.
Nguồn : BBC, 16/02/2020
Facebook ra mắt tính năng báo động khẩn cấp (VOA, 28/08/2019)
Facebook ngày 27/8 loan báo sắp trình làng một công cụ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể cứu mạng trong trường hợp khẩn cấp.
Công cụ ‘Local Alerts’ được thử nghiệm từ năm ngoái tại 300 thành phố và hiện được định áp dụng trên toàn nước Mỹ với mục đích cung cấp thông tin đáng tin cậy cho những ai bị mắc kẹt trong các sự cố như thiên tai hay xả súng.
Mạng lưới truyền thông xã hội lớn nhất thế giới Facebook đã hỗ trợ người dùng khả năng thông báo cho bạn bè, người thân về sự an toàn của mình trong các trường hợp khẩn cấp, với tính năng gọi là ‘Safety Check’.
Với ‘Local Alerts’, các chủ tài khoản Facebook làm việc trong chính quyền địa phương hoặc thuộc lực lượng ứng cứu khẩn cấp như cảnh sát hay lính cứu hỏa có thể gửi đi các thông điệp để sau đó được lan truyền rộng rãi bằng Facebook.
********************
Cựu kỹ sư của Google bị tố đánh cắp bí mật thương mại (VOA, 28/08/2019)
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 27/8 đưa ra cáo buộc hình sự đối với Anthony Levandowski, người đi đầu trong công nghệ xe tự hành, về tội ăn cắp bí mật từ chủ cũ là công ty Google trước khi gia nhập tập đoàn đối thủ của Google là Uber Technologies Inc.
Chiếc Jaguar I-Pace được trang bị cảm ứng và radar của Waymo được giới thiệu tại New York, tháng 3 năm 2018.
Ông Levandowski nói ông vô tội và sẽ trưng bằng chứng chứng minh tại tòa.
Ông có thể đối mặt với nhiều năm tù và bị phạt tiền nếu bị tòa tuyên là có tội.
Vụ truy tố Levandowski là một trong những vụ án ăn cắp bí mật thương mại ‘nặng ký’ nhất của Thung lũng Silicon giữa cuộc đua phát triển công nghệ cho xe tự hành.
Bên công tố nói ông Levandowski đánh cắp tài liệu liên quan đến công nghệ xe tự hành của chi nhánh Waymo cuối 2015 đầu 2016, và rằng việc này diễn ra sau khi Levandowski quyết định rời bỏ công ty để thành lập doanh nghiệp riêng về xe tự hành tên là Ottomotto, mà sau này Uber mua lại.
Các tài liệu bị tố cáo đánh cắp bao gồm các chi tiết liên quan tới Lidar, công nghệ cảm ứng quan trọng, theo cáo trạng.
Luật sư của Levandowski nói các lần tải tài liệu bị nghi là có mục đích đánh cắp xảy ra trong lúc Levandowski vẫn còn làm việc tại tập đoàn Alphabet và rằng ông được phép dùng các thông tin đó.
********************
Trump ra lệnh rời Trung Quốc, các hãng Mỹ có nghe theo ? (VOA, 27/08/2019)
Tổng thống Trump ‘không có quyền’ yêu cầu các hãng xưởng Mỹ di dời khỏi Trung Quốc và động thái này có thể khiến các doanh nghiệp Mỹ chới với và đẩy kinh tế đi nhanh vào suy thoái mặc dù nó cũng khiến cho nền kinh tế Trung Quốc bị tổn thất nặng nề, các phân tích gia cho biết.
Một cửa hàng của Apple ở Thương Hải
‘Không cần nghe’
"Chúng ta không cần đến Trung Quốc và nói thật, chúng ta sẽ tốt hơn nếu không có họ", ông Trump giận dữ viết trên Twitter hôm 23/8 ngay sau khi có tin Trung Quốc tiếp tục áp thuế trả đũa lên 75 tỷ đô là hàng hóa Mỹ. "Các công ty Mỹ vĩ đại được lệnh ngay lập tức phải tìm địa điểm thay thế Trung Quốc, trong đó có đưa công ty trở về nhà và sản xuất trên đất Mỹ".
Tuy nhiên, trên kênh Fox, các nhà bình luận cho rằng các hãng xưởng Mỹ không cần xem lời của ông Trump là nghiêm túc.
"Ông ấy có thể nói gì tùy ý, những tôi nghĩ các doanh nghiệp có thể không cần nghe", ông Oliver Hart, giáo sư Harvard từng đạt giải Nobel Kinh tế năm 2016, phát biểu trên kênh Fox Business. "Tôi không nghĩ rằng họ nên xem lời nói đó là nghiêm túc".
Ken Bertsch, giám đốc điều hành của Hội đồng các nhà Đầu tư Tổ chức, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào quản trị doanh nghiệp, nói với Fox rằng ông cũng cảm thấy như vậy.
"Ông ấy (Trump) có thể nói những gì ông ấy muốn, nhưng các công ty cần phải có tầm nhìn rộng hơn", ông Berch nói. "Tổng thống không có quyền ra lệnh cho các công ty phải làm gì".
Ông Hart cũng nói rằng Tổng thống thật sự không có quyền ra lệnh cho các doanh nghiệp làm bất cứ điều gì.
"Trừ phi Quốc hội ra luật, tôi không cho rằng Tổng thống là người mà các công ty nên lắng nghe", ông nói.
Giáo sư Hart cũng tin rằng cổ đông của các công ty có thể muốn thực hiện theo lời kêu gọi của Tổng thống hay không.
"Có khả năng các cổ đông sẽ nói rằng ‘Vâng, hãy làm điều này vì mặc dù nó không mang lại lợi nhuận, nhưng nó tốt cho đất nước’", ông nói. "Nhưng cũng có thể là họ sẽ nói ngược lại".
Còn theo tờ Washington Post, sắc lệnh bất thường của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến mọi ngành nghề của Mỹ đang cố gắng hiểu xem là họ có nên xem đây là chuyện nghiêm túc hay không, và liệu Nhà Trắng sẽ thực thi nó như thế nào.
Các doanh nghiệp từ bán lẻ đến điện tử và hàng gia dụng mà phần đông trong số họ đã chịu áp lực từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc đã kéo dài nhiều tháng đã liên hệ với các hiệp hội ngành nghề của họ để được hướng dẫn và chờ đợi thông báo chính xác hơn từ Nhà Trắng.
"Tôi đang cố gắng giữ bình tĩnh và không để mình bị lo lắng và bực mình, nhưng việc này càng trở nên khó khăn", Magi Raible, người sáng lập LiteGear Bag, hãng sản xuất vali có trụ sở tại Vallejo, tiểu bang California nói với Washington Post.
Bà nói bà sẽ có một cuộc họp vào tuần tới với các đồng nghiệp trong ngành để bàn bạc việc di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc để chuyển đến Ấn Độ hay Nam Phi.
Điều luật về quyền lực khẩn cấp
Tối 23/8, khi đặt chân đến Pháp để họp thượng đỉnh khối G7, Tổng thống Trump đã viết trên Twitter rằng ông sẽ dùng đến Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế, vốn được ký thành luật hồi 1977, để hiện thực hóa mệnh lệnh của ông.
Theo bà Jennifer Hillman, giáo sư luật ở Đại học Georgetown và chuyên gia về thương mại tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, ông Trump không có quyền yêu cầu các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc.
Nhưng theo đạo luật mà ông Trump dẫn ra, ông ấy có thể chặn việc đưa tiền vào Trung Quốc trong tương lai, bà nói. Nhưng trước tiên, ông ấy phải đưa ra một ‘tuyên bố hợp pháp’ rằng đang xảy ra tình trạng khẩn cấp quốc gia, bà giải thích trên Washington Post.
Quốc hội có thể chấm dứt tuyên bố tình trạng khẩn cấp này nếu muốn, bà nói.
"Hơn nữa, ngay cả khi tất cả những điều này xảy ra, nó cũng sẽ không có hiệu lực đối với tất cả các khoản đầu tư của Mỹ đã được thực hiện ở Trung Quốc", bà Hillman được Washington Post dẫn lời nói thêm.
"IEEPA không phải là không có giới hạn", ông Rod Hunter, một luật sư thương mại quốc tế ở Baker McKenzie và là giám đốc cao cấp về kinh tế quốc tế thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia dưới chính quyền George W. Bush, được Washington Post dẫn lời nói. "Nếu ông Trump dùng điều luật này để hủy hoại quyền tài sản hiện có của công dân Mỹ thì chắc chắn sẽ có những thách thức pháp lý và Hiến pháp".
Các chuyên gia thương mại khác nói rằng ông Trump có trong tay những công cụ khác để thúc đẩy các công ty Mỹ dừng làm ăn ở Trung Quốc.
Trong đó có tiếp tục tăng thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, như ông Trump đã làm hôm 23/8. Nhà Trắng cũng có thể trừng phạt các công ty không vâng lời bằng cách loại họ ra trong các hợp đồng cung ứng cho chính phủ liên bang, các nhà kinh tế cho biết.
‘Không trở lại Mỹ’
"Dòng tweet này cũng ông Trump cũng không hoàn toàn là lời nói rẻ tiền", ông Derek Scissors, một chuyên gia về ở Trung Quốc ở American Enterprise Institute, nói với Washington Post
Thông điệp này đã công khai những gì Trump đã nói riêng với các công ty trong hơn hai năm qua, ông William Reinsch, một chuyên gia thương mại tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) cho biết.
"Dù sao đi nữa, trên thực tế nhiều công ty đã tính đến việc dời đi", ông Reinsch nói cũng với Washington Post.
"Chi phí lao động đang tăng lên ở Trung Quốc, chế độ thì đàn áp và các công ty Mỹ tiếp tục chịu sự phân biệt đối xử", ông giải thích.
Một số nhà sản xuất hàng may mặc và điện tử đã dời khỏi Trung Quốc và xu thế này càng bị đẩy mạnh với việc Hoa Kỳ áp thuế nhập khẩu ngày càng cao đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.
Nhưng rất ít các công ty trong số này đã đưa việc làm trở lại Mỹ. Thay vào đó, họ đã chuyển sang các nước có chi phí thấp khác như Việt Nam hoặc Bangladesh.
Các ngành công nghiệp khác cũng muốn dời khỏi Trung Quốc nhưng họ nói rằng họ gặp khó khăn để tìm được chuỗi sản xuất có cùng chất lượng nhưng chi phí rẻ ở những nước khác.
"Các công ty muốn tìm địa điểm thay thế, nhưng việc này không thể xảy ra trong một đêm được", ông Jonathan Gold, phó chủ tịch chuỗi cung ứng và chính sách hải quan tại Liên đoàn bán lẻ quốc gia, nói với Washington Post. "Ngay cả khi họ thật dời đi thì không may phần nhiều trong số họ sẽ không trở lại Mỹ. Chúng tôi đồng ý rằng Trung Quốc hành xử xấu, nhưng chúng ta cần quay trở lại bàn đàm phán để tìm kiếm một thỏa thuận thương mại".
‘Đặt Apple vào thế khó’
Một số nhà phân tích cho rằng các dòng tweet của ông Trump là một động thái đặc biệt quyết liệt nhằm vào Apple và các công ty công nghệ khác, vốn đặt hệ thống sản xuất của họ tại Trung Quốc.
Trong hàng chục năm, Apple đã trở nên gắn chặt với cơ sở hạ tầng lắp ráp thiết bị điện tử của Trung Quốc đến mức sẽ cực kỳ khó khăn cho họ để gỡ ra. Trong một trường hợp khả quan nhất, Apple sẽ mất 5 năm để chuyển một nửa sản lượng iPhone của họ ra khỏi Trung Quốc, ông Dan Ives thuộc công ty chứng khoán Wedbush Securities, nói.
Xét nhiều mặt, sự vươn lên của Apple trở thành một trong những công ty có giá trị cao nhất thế giới là nhờ vào sự hợp tác với Foxconn, một hãng Đài Loan đặt hệ thống sản xuất ở Trung Quốc.
Apple đưa ra ý tưởng cho các sản phẩm tiêu dùng, nhưng chính Terry Gou, người sáng lập Foxconn, mới biến chúng thành hiện thực vào đầu những năm 2000 bằng cách tận dụng năng lực sản xuất của Trung Quốc để chế tạo các thiết bị hào nhoáng với chi phí thấp để họ có thể có lãi, theo Washington Post.
Trước đây Apple đã từng lắp ráp các sản phẩm bên ngoài Trung Quốc, sản xuất máy tính với số lượng tương đối nhỏ ở Mỹ và khảo sát khả năng sản xuất iPhone ở Ấn Độ và Đông Nam Á, nhưng hãng này vẫn phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc.
Trung Quốc với quy mô quá lớn cũng là một thị trường quan trọng cho doanh số bán iPhone. Điều này khiến Apple càng miễn cưỡng chấm dứt sự hiện diện sản xuất của họ ở quốc gia này. Trong quý tài chính thứ ba năm 2019, Trung Quốc chiếm 9,19 tỷ đô la doanh thu của Apple, so với 25 tỷ đô la ở toàn bộ Châu Mỹ, cũng theo tờ Washington Post.
‘Đã tính đến dời đi’
Rất nhiều ngành công nghiệp khác cũng dựa vào Trung Quốc. Delta Children, một nhà sản xuất đồ nội thất trẻ em của Mỹ, sản xuất khoảng 80% sản phẩm của mình tại Trung Quốc.
Ông Joe Shamie, chủ tịch công ty, cho biết trong những tháng gần đây, ông đã cố gắng chuyển sản xuất sang các nước khác, bao gồm Indonesia, Malaysia và Việt Nam, nhưng các nhà máy ở các nước đó đã hoạt động hết công suất với đơn đặt hàng.
Ông cũng đã cố gắng tìm cách sản xuất nệm ở Mỹ, ông nói, nhưng sẽ cần máy móc từ Trung Quốc trị giá khoảng 1 triệu đô la, mà mặt hàng này chịu mức thuế nhập khẩu 25% do chính quyền Trump áp đặt.
"Tôi đã cố gắng hết sức, và bây giờ quý vị lại muốn đánh thuế tôi cho máy móc tôi cần mua để sản xuất ở Mỹ ? Khôn quá đấy", ông nói mỉa mai trên Washington Post. "Đây là một thảm họa".
Công ty hàng thể thao Columbia Sportswear cho biết họ đã bắt đầu chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc khoảng 15 năm trước khi họ tìm thấy những nơi chi phí rẻ hơn ở Châu Á và Châu Phi. Công ty hiện mua hàng từ 19 quốc gia nhưng vẫn nhận khoảng 10% lượng hàng nhập khẩu của họ từ Trung Quốc.
"Trung Quốc không phải là nơi rẻ nhất trên thế giới để sản xuất nữa, nhưng những mặt hàng được nhập từ Trung Quốc rất chuyên dụng và khó mà chuyển đi nơi khác", ông Timothy Boyle, giám đốc điều hành công ty, được Washington Post nói.
LiteGear Bags từng sản xuất tất cả vali và phụ kiện ở Trung Quốc. Trong những tháng gần đây, nhà sáng lập Raible nói rằng bà đã chi hàng chục ngàn đô la để chuyển khoảng một phần ba hoạt động của công ty sang Campuchia.
"Đây là một quá trình cực kỳ khó khăn", bà nói. "Họ phải mất hàng tháng để bắt nhịp được. Ý tôi là, đây là một nhà máy sản xuất túi đựng kính râm và đột nhiên tôi yêu cầu họ làm túi đeo vai và ba lô".
Phần lớn các sản phẩm của bà tiếp tục được sản xuất ở Trung Quốc, và bà cho biết thuế quan của chính quyền Trump đã khiến thuế nhập khẩu tăng lên 42,6% trên nhiều sản phẩm của bà, tăng từ 17,6% chưa đầy một năm trước. Bà đã phải sa thải nhân viên của mình ở Mỹ và thuê nhân viên hợp đồng theo giờ để giúp đỡ làm kế toán, chuyển hàng và thiết kế đồ họa.
Bản thân ông Trump từ lâu đã tận dụng sản xuất giá rẻ ở nước ngoài, đặc biệt là ở Trung Quốc, để sản xuất hàng hóa mang thương hiệu Trump.
Trong cửa hàng bán lẻ được điều hành bởi Tổ chức Trump ở phía sau khách sạn Trump ở thủ đô Washington D.C, những chiếc mũ chơi golf và những tách cà phê có in tên ông Trump được sản xuất ở Trung Quốc vẫn tiếp tục được bày bán bên cạnh những sản phẩm khác sản xuất ở Indonesia, Việt Nam và các nước khác.
‘Lời kêu gọi trong ngắn hạn’
Trao đổi với VOA, Tiến sĩ Khương Hữu Lộc, giáo sư dạy MBA tại Trường Quản lý Keller, cho rằng chỉ có 10-15% khả năng các hãng xưởng Mỹ sẽ nghe theo mệnh lệnh này của ông Trump.
Ông Lộc nói không nên xem lời của ông Trump là mệnh lệnh mà chỉ là lời ‘kêu gọi trong ngắn hạn’ với hàm ý rằng ‘chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục với các đợt đánh thuế nên các hãng xưởng Mỹ làm ăn ở Trung Quốc về lâu dài sẽ không có lợi gì hết’.
Ông giải thích rằng ông Trump chỉ có thể thực thi mệnh lệnh một cách cưỡng ép nếu ông vận dụng đạo luật IEEPA mà theo đó ông được trao quyền hành khẩn cấp giống như trong trường hợp quốc gia đang có chiến tranh và tuyên bố các công ty Mỹ làm ăn với Trung Quốc là ‘gây nguy hại cho an ninh của Mỹ’.
"Tuy nhiên điều này khó xảy ra vì ông Trump cần phải chứng minh tại sao các công ty đó gây ảnh hưởng đến an ninh của Mỹ. Chắc chắn ông sẽ gặp thưa kiện", ông Lộc phân tích.
Ông nói với lời kêu gọi này của ông Trump thì chắc chắn các công ty Mỹ sẽ không đầu tư thêm hoặc giảm đầu tư ở Trung Quốc, nhưng rút đầu tư hoàn toàn như lời ông Trump thì ‘sẽ vẫn án binh bất động’.
Theo ông giải thích thì quá trình di dời phải mất ít nhất là 6 tháng cho đến một năm với chi phí từ hàng trăm triệu cho đến cả tỉ đô la để xây dựng dây chuyền sản xuất ở nơi khác. Hơn nữa, sự gián đoạn trong quá trình sản xuất rồi chi phí đắt đỏ hơn ở nơi mới khiến họ mất thị trường, chưa kể mất đi thị trường khổng lồ của Trung Quốc.
Ngay cả khi di dời thì các hãng xưởng này cũng không về Mỹ mà sẽ tìm đến các quốc gia có chi phí thấp tương tự vì ở Mỹ chi phí kinh doanh đắt đỏ cộng với những điều luật khắt khe về lao động và môi trường, ông cho biết.
Ông nói rằng các công ty bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là các công ty công nghệ vốn đặt ở Trung Quốc rất nhiều. Mà các công ty này góp phần tạo nên sức mạnh kinh tế Mỹ trong thời gian qua vì chúng giữ cho chỉ số chứng khoán Mỹ luôn ở mức cao.
"Nếu thực sự các công ty này chuyển về Mỹ thì nhiều khả năng Mỹ sẽ suy thoái vào năm 2020 vì ngay lập tức các công ty lớn nhất mỹ sẽ giảm bớt đầu tư, mất đi lợi nhuận làm ảnh hưởng đến GDP", ông giải thích.
"Khi dời đi họ bị gián đoạn về chuỗi cung ứng khiến giá cả hàng hóa tăng rất nhiều và gây ảnh hưởng dây chuyền đến sức tiêu dùng của người dân khiến cho người dân Mỹ thắt lưng buộc bụng không dám tiêu xài trong khi FED sẽ gia tăng lãi suất. Cộng với áp lực thuế quan sẽ khiến kinh tế Mỹ đi vào suy thoái", ông nói thêm.
Còn về kinh tế Trung Quốc, ông Lộc cho rằng ‘sẽ bị gián đoạn rất mạnh vì các nhà thầu lớn nhỏ của Trung Quốc gia công cho các hãng Mỹ ‘sẽ phải đóng cửa, sa thải hàng loạt’.
Tuy nhiên ông cho rằng việc gián đoạn này ‘không đến mức làm sụp đổ nền kinh tế Trung Quốc’ mà chỉ làm cho nền kinh tế Trung Quốc ‘không đủ để nuôi dân’ và ‘người dân nước này sẽ nghèo đói’.
"Nếu bắt các hãng xưởng Mỹ quay về sẽ làm lụn bại kinh tế Trung Quốc, đẩy kinh tế Mỹ đi vào suy thoái và kinh tế thế giới đi vào suy thoái. Chắc chắn vậy", ông Lộc nói.
Facebook dừng cài sẵn ứng dụng trên điện thoại Huawei (VOA, 07/06/2019)
Hãng Facebook không còn cho phép cài đặt sẵn các ứng dụng của họ trên điện thoại Huawei, một bản tin độc quyền của Reuters cho hay hôm 7/6. Đây là cú đánh mới nhất vào hãng công nghệ khổng lồ của Trung Quốc vào lúc hãng này đang chật vật duy trì hoạt động trong bối cảnh bị Mỹ cấm mua các linh kiện và phần mềm của Mỹ.
Biển hiện Facebook tại một trung tâm triển lãm ở Thượng Hải
Khách hàng đã có điện thoại Huawei vẫn có thể sử dụng ứng dụng của Facebook và cập nhật, Facebook nói với Reuters, vẫn theo bản tin độc quyền. Nhưng các điện thoại Huawei mới sẽ không còn có thể cài đặt sẵn ứng dụng Facebook, WhatsApp và Instagram.
Động thái của Facebook dẫn đến triển vọng u ám về doanh số của hãng Huawei Technologies. Mảng kinh doanh điện thoại thông minh đã trở thành nguồn tạo doanh thu lớn nhất của hãng hồi năm ngoái, nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Châu Âu và Châu Á.
Cách đây ít lâu, hãng Google thuộc tập đoàn Alphabet cho biết họ sẽ không còn cung cấp phần mềm Android cho điện thoại Huawei vào tháng 8, khi kết thúc giai đoạn 90 ngày hoãn lệnh cấm của chính phủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Google Playstore và tất cả các ứng dụng Google vẫn sẽ có thể được cài cho các mẫu điện thoại Huawei hiện tại, kể cả những mẫu chưa được phân phối hoặc thậm chí chưa được sản xuất.
Ngược lại, lệnh cấm của Facebook áp dụng cho bất kỳ điện thoại Huawei nào chưa rời khỏi nhà máy, theo một người nắm về vấn đề này. Facebook từ chối nói cụ thể là lệnh cấm này đã được thực hiện từ khi nào.
Tên của hãng Facebook tại một địa điểm ở Paris
Hồi tháng 5, Washington đã cấm các công ty Hoa Kỳ cung cấp công nghệ cho Huawei, một phần của chiến dịch kéo dài đánh vào hãng này. Hoa Kỳ cáo buộc rằng Huawei quá thân cận với chính phủ Trung Quốc và các thiết bị mạng viễn thông cũng như các sản phẩm khác của họ có thể tiếp tay cho các hoạt động do thám. Huawei phủ nhận các cáo buộc đó.
Những người mua các mẫu điện thoại Huawei hiện tại chưa cài đặt sẵn Facebook vẫn có thể tải xuống từ Google Playstore. Tuy nhiên, các điện thoại Huawei trong tương lai sẽ không có quyền truy cập vào Google Playstore và các ứng dụng trong đó, trừ khi chính phủ Hoa Kỳ thay đổi chính sách.
Một số khách hàng tại các cửa hàng ở Châu Âu và Châu Á đã nói với Reuters rằng họ không muốn mua điện thoại Huawei vì những điều bất định ở phía trước, còn các nhà phân tích dự đoán rằng doanh số điện thoại thông minh Huawei sẽ giảm mạnh.
Theo Reuters
******************
Giới lập pháp Mỹ soạn luật ngăn Trung Quốc do thám học đường (VOA, 06/06/2019)
Một số nhà lập pháp Mỹ đang tìm cách thông qua luật khiến cho sinh viên và học giả Trung Quốc khó làm việc tại Mỹ hơn, viện dẫn những lo ngại về an ninh trong khi đang có một cuộc chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Lập pháp Mỹ đang tìm cách thông qua luật khiến cho sinh viên và học giả Trung Quốc khó làm việc tại Mỹ hơn
Các thành viên của Quốc hội, chủ yếu là các nghị sĩ Cộng hòa cùng đảng với Tổng thống Donald Trump, đang soạn thảo các dự luật đòi hỏi các trường đại học và phòng thí nghiệm phải khai báo nhiều hơn về ngân quỹ từ Trung Quốc, cấm sinh viên hoặc học giả có quan hệ với quân đội Trung Quốc nhập cảnh Mỹ hoặc đề ra những giới hạn mới đối với việc tiếp cận các nghiên cứu học thuật nhạy cảm.
Không tuân thủ có thể đưa tới khó khăn về tài chính.
Các dự luật được đề xuất càng tăng thêm áp lực đối với các sinh viên, nhà nghiên cứu, công ty và các tổ chức khác ở Mỹ.
Giữa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang leo thang, các thành viên Quốc hội ngày càng lo ngại hàng ngàn sinh viên, giáo sư và nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Mỹ có thể đề ra mối đe dọa an ninh bằng cách đem thông tin nhạy cảm về Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn hôm 4/6 nói ông hi vọng sẽ giành được sự ủng hộ lưỡng đảng cho Đạo luật "Bảo toàn An ninh cho Nghiên cứu của Chúng ta", một dự luật mà ông dự định sẽ giới thiệu vào tuần sau để thúc giục các cơ sở nghiên cứu ở Mỹ làm nhiều hơn nữa để bảo vệ những nghiên cứu có giá trị.
"Chúng ta đang bị tấn công", ông Cornyn nói tại phiên điều trần của Ủy ban Tài chính Thượng viện xem xét những mối đe dọa từ nước ngoài đối với nghiên cứu của Mỹ. "Mục tiêu của họ (Trung Quốc) là thống trị Mỹ về quân sự và kinh tế", ông nói.
Ông Cornyn, cũng là thành viên của Ủy ban Tình báo Thượng viện, gọi giới học thuật Mỹ là "ngây thơ" về mối đe dọa từ Trung Quốc. Ông cảnh báo rằng ông sẽ không biểu quyết chấp thuận bất kì kế hoạch nào trao tiền của người đóng thuế cho các cơ sở công trừ phi họ cải thiện an ninh.
Nhiều dự luật riêng lẻ có rất ít cơ hội thông qua mặc dù có mối lo ngại lưỡng đảng ngày càng tăng trong Quốc hội Mỹ về rủi ro an ninh từ Trung Quốc.
Trong khi ông Trump và nhiều nghị sĩ Cộng hòa khác muốn kiểm soát chặt chẽ hơn đối với vấn đề di trú cũng như cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, phe Dân chủ, hiện đang kiểm soát Hạ viện, cảnh báo về việc người nhập cư có thể cảm thấy không được chào đón.
Chính quyền Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc về do thám học đường Mỹ và đang phản pháo. Hôm 3/6, Bắc Kinh cảnh báo sinh viên và các học giả về rủi ro ở Mỹ, chỉ ra các giới hạn về thời hạn của visa và những vụ từ chối visa.
Ngày 4/6, Trung Quốc mở rộng cảnh báo cho các công ty và du khách. Trung Quốc nói với các công ty hoạt động tại Mỹ rằng họ có thể đối mặt với sự sách nhiễu từ cơ quan chấp pháp Mỹ và viện dẫn tình trạng bạo lực súng ống, những vụ cướp và trộm cắp.
*******************
Mỹ- Trung : Đã đến lúc "tính sổ" lẫn nhau (RFI, 06/06/2019)
Năm 1989, bất chấp vụ trấn áp đẫm máu phong trào sinh viên đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn, Hoa Kỳ và trong một chừng mực nào đó là các nước Tây Âu, vẫn chìa tay giữ quan hệ với Trung Quốc. Thế nhưng, ba mươi năm sau, Mỹ và Trung Quốc đối đầu nhau dữ dội trên mọi phương diện. Cây bút xã luận Alain Frachon, trên báo Le Monde ngày 01/06/2019 mỉa mai nhận định : Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đến giờ "tính sổ lẫn nhau".
Cuộc đọ sức Mỹ - Trung giờ chỉ mới bắt đầu ! Reuters/Aly Song
Lợi ích của Mỹ là trên hết
Đầu tiên hết tác giả đặt câu hỏi : Chuyện gì đã xảy ra ? Để trả lời cho câu hỏi này, tác giả nêu ra một chi tiết ít ai biết đến : Vài tuần sau vụ đàn áp đẫm máu phong trào Thiên An Môn tháng 06/1989, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George H.W. Bush đã bí mật cử lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, tướng Brent Scowcroft đến Bắc Kinh, cầm theo một bức thư gởi ban lãnh đạo Trung Quốc.
Về mặt chính thức, Hoa Kỳ đã có phản ứng khi thông báo ngừng trao đổi chính trị với Trung Quốc. Nhưng Scowcroft đến cải chính là không nên có sự hiểu lầm. Thông điệp của ông Bush gởi đến Đặng Tiểu Bình gói gọn trong một câu : Tất cả những điều này quả thật là đáng tiếc nhưng không làm thay đổi gì cả mối quan hệ của chúng ta.
Từ cuối những năm 1970, mối quan hệ này đã trở nên chặt chẽ đến mức hình thành mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau cả trong kinh tế lẫn tài chính. Mối quan hệ này đã tạo thuận lợi cho sự cất cánh thần kỳ của Trung Quốc. Cũng nhờ mối quan hệ đặc biệt này mà Hoa Kỳ trở thành một trong những nước đầu tiên được đầu tư vào nền kinh tế mới mẻ của Trung Quốc.
Và trên bình diện chiến lược, mối bang giao này còn giúp Hoa Kỳ có thể cô lập được Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Vào thời điểm đó, có thể nói, chính sách của Mỹ với Trung Quốc chịu ảnh hưởng của ngoại trưởng Kissinger – người thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
Cuộc chiến công nghệ
Sự cố Thiên An Môn xảy ra cũng không làm "sứt mẻ" mối bang giao của hai nước. Trung Quốc quá quan trọng để mà Mỹ cũng như là Châu Âu lên tiếng phản đối vấn đề nhân quyền. Lợi ích của nước Mỹ là trên hết. Thị trường rộng bao la và một tầng lớp trung lưu giầu có mới trỗi dậy đã làm cho Mỹ và phương Tây lóa mắt. Do vậy, khó có thể mà chọc giận Trung Quốc vì chuyện nhân quyền.
Ba mươi năm sau, tháng 6/2019, Mỹ và Trung Quốc xoay lại đối đầu nhau từ thương mại cho đến công nghệ, với nguy cơ tiềm tàng dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự tại vùng biển Tây Thái Bình Dương. Một cách tổng quát, cuộc đối đầu này sẽ kiến tạo diện mạo thế kỷ XXI.
Mỹ và Trung Quốc là hai siêu cường kinh tế thế giới và trong tương lai sẽ là những siêu cường hải quân ngang hàng nhau. Tác giả cho rằng, dù có đạt được một thỏa thuận thương mại, thì cuộc xung đột giữa hai nước cũng sẽ không suy giảm. Cách nhìn của Mỹ về Trung Quốc vì thế đã thay đổi.
Hoa Kỳ giờ đây mới vỡ lẽ ra rằng sự "thành công mô hình xã hội chủ nghĩa theo đặc tính Trung Hoa đã không sản sinh ra một sự tự do chính trị nào cả". Dưới thời Tập Cận Bình, chế độ còn cứng rắn hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, Hoa Kỳ tố cáo Trung Quốc chơi không "sòng phẳng" : khép cửa thị trường nội địa, đánh cắp công nghệ để nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm Trung Quốc, thao túng tiền tệ… Tóm lại là cạnh tranh bất chính gây thiệt hại cho Hoa Kỳ, kèm theo đó là chính sách bành trướng kinh tế - chính trị hung hăng của Bắc Kinh ra toàn địa cầu.
Chậm trễ phát hiện, nên giờ đây Washington phải trực diện với một cường quốc, mà lần đầu tiên kể từ năm 1945, được xem như là một đối thủ trong mọi lĩnh vực – kinh tế, công nghệ, quân sự, chính trị. Tình trạng này còn khó khăn hơn do những mối liên hệ kinh tế giữa hai nước vẫn còn quá quan trọng. Nước Mỹ có cảm giác như bị đánh lừa. "Đồng thuận Kissinger" giờ bị cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ cùng phản bác.
Cuộc song đấu mới chỉ bắt đầu
Giờ đây, cử tri Mỹ ủng hộ Donald Trump và một bộ phận đảng Dân Chủ cho rằng 40 năm toàn cầu hóa theo xu hướng tân tự do được Ronald Reagan khởi xướng năm 1980, đã giúp cho Trung Quốc trỗi dậy nhưng lại nhấn chìm nước Mỹ xuống hố sâu. Do vậy cần phải "kềm hãm" Trung Quốc. Chiến lược này đã được bắt đầu dưới thời tổng thống Barack Obama.
Tổng thống thuộc Dân Chủ muốn ngăn chận các tham vọng của Trung Quốc trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương bằng dự án Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP : Một liên minh khu vực về kinh tế và chiến lược mà Trung Quốc không được mời dự. Ấy vậy mà ông Trump đã từ bỏ để rồi sau đó thú nhận lấy làm tiếc và khởi động lại cuộc đối đầu.
Một cách tự nhiên, cuộc đối đầu dần chuyển sang lĩnh vực công nghệ cao. Trung Quốc đang đe dọa – không biết đúng hay là sai – một trong những trụ cột của sức mạnh Hoa Kỳ : Khả năng sáng tạo tương lai. Vụ Hoa Vi thể hiện rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa công nghệ và an ninh quốc gia, giữa những bộ vi xử lý và các loại vũ khí hiện nay cũng như là trong tương lai. Do vậy, xung đột không còn là chuyện cán cân thương mại nữa mà là cân bằng chiến lược thế giới.
Theo chiều hướng này, thế giới sẽ lại chứng kiến một cuộc đối đầu Đông – Tây mới, như lời kết luận trong một hồ sơ đặc biệt trên tuần báo The Economist (18-24/05/2019). Đối với Bắc Kinh, thách thức rất đơn giản : chẳng qua là vì Hoa Kỳ không chấp nhận ý tưởng Trung Quốc đã thành công và vươn lên thành cường quốc. Với Washington, Bắc Kinh đang tìm cách kiến tạo một trật tự thế giới mới chỉ có lợi cho riêng mình. Tác giả kết luận : Cuộc đọ sức thế kỷ chỉ mới bắt đầu mà thôi !
*******************
Mỹ công bố kế hoạch tránh phụ thuộc đất hiếm từ Trung Quốc (RFI, 05/06/2019)
Chính phủ Mỹ cho biết sẽ thực hiện những "bước đi chưa có tiền lệ" nhằm bảo đảm nguồn cung cấp đất hiếm cho các ngành sản xuất thiết bị quân sự và công nghệ cao, tránh phụ thuộc vào nguồn nhập từ Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại chưa có hồi kết.
Mỏ khai thác đất hiếm Steenkampskraal ở Nam Phi. Ảnh minh họa. LCM
Bộ trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Wilbur Ross hôm 04/06/19 cho biết một bản báo cáo mới đã nêu ra 35 nguyên tố và hợp chất có vài trò chiến lược cho nền kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ. Trong số đó có uranium, titan và các loại đất hiếm được sử dụng trong chế tạo điện thoại thông minh, máy tính, máy bay, các thiết bị định vị, cũng như các ứng dụng khác.
Bộ trưởng Thương Mại Mỹ, được AFP trích dẫn, cho biết : "Qua các đề nghị được nêu ra trong báo cáo này, chính quyền liên bang sẽ có những bước đi chưa có tiền lệ để bảo đảm cho Mỹ không bị thiếu hụt những loại vật liệu quan trọng này".
Báo cáo, dài 61 trang, được bộ Thương Mại công bố hôm 04/06, xác nhận sự lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu có thể dẫn tới hậu quả nghiệm trọng đối với nền kinh tế và quân sự quốc gia trong trường hợp Trung Quốc dừng cung cấp đất hiếm cho Mỹ.
Báo cáo cũng yêu gọi gia tăng nguồn cung cấp bằng cách "đầu tư và giao thương với các đồng minh", bao gồm Nhật Bản, Úc và Liên Hiệp Châu Âu, đồng thời hợp thức hóa việc cấp giấy phép nhằm thúc đẩy khai thác nội địa.
Trung Quốc là nguồn cung cấp đất hiếm lớn nhất thế giới. Trong bối cảnh căng thẳng chiến tranh kinh tế leo thang, Bắc Kinh đã đe dọa hạn chế xuất khẩu nguồn tài nguyên này như một vũ khí đối phó với thuế nhập khẩu của Mỹ.
Gia Hưng
**************
Tổng thống Donald Trump mới lên tiếng đe dọa đánh thêm thuế đối với hàng hóa của Trung Quốc, trị giá "ít nhất" 300 tỷ đôla, nhưng nói rằng ông nghĩ cả Trung Quốc và Mexico đều muốn đạt thỏa thuận để giải quyết tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ.
Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã gia tăng nhanh chóng kể từ khi các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại đổ vỡ hồi đầu tháng Năm.
Theo Reuters, trong khi ông Trump hôm 6/6 nói rằng các cuộc đàm phán với Trung Quốc vẫn tiếp diễn, không có cuộc gặp trực tiếp nào được tổ chức kể từ hôm 10/5, ngày ông Trump tăng thuế từ 10% lên 25% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ đôla, khiến Trung Quốc trả đũa.
"Tôi có thể tăng thêm đối với ít nhất 300 tỷ đôla và tôi sẽ thực hiện điều đó vào thời điểm phù hợp", ông Trump nói với các phóng viên, nhưng không cho biết hàng hóa nào sẽ bị ảnh hưởng, theo Reuters.
"Nhưng tôi nghĩ Trung Quốc muốn đạt một thỏa thuận và tôi nghĩ Mexico thực sự muốn đạt thỏa thuận".
Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng nói : "Nếu Mỹ cố tình quyết định làm leo thang căng thẳng, chúng tôi sẽ chiến đấu tới cùng".
Phát ngôn viên này nói thêm rằng Bắc Kinh sẽ tiến hành "các biện pháp đáp trả cần thiết và kiên quyết bảo vệ các quyền lợi của Trung Quốc và người dân".
******************
Ông Tập tặng gấu trúc và để Huawei ký hợp đồng 5G với Nga (BBC, 06/06/2019)
Thăm Moscow ba ngày, chủ tịch Tập Cận Bình gọi tổng thống Putin là 'người bạn tốt nhất' và cam kết tăng cường quan hệ.
"Nga là nước tôi đi thăm nhiều nhất", và tặng cho Vườn thú Moscow hai con gấu trúc (panda) để bầy tỏ tình hữu nghị" - Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc tới Moscow tối thứ Tư và đã phát biểu gọi nước Nga là đối tác thân thiết của nước ông.
"Trong sáu năm qua, chúng tôi đã gặp nhau 30 lần, và ông Putin là bạn, người đồng cấp tốt nhất của tôi".
Chủ tịch Tập cũng xác nhận "Nga là nước tôi đi thăm nhiều nhất", và tặng cho Vườn thú Moscow hai con gấu trúc (panda) để bầy tỏ tình hữu nghị.
Được biết, trường cũ của ông Putin là Đại học quốc gia St Petersburg sẽ trao cho chủ tịch Tập bằng tiến sĩ danh dự.
Thông báo của hai bên cũng cho hay hai lãnh đạo bàn cả về tăng cường hợp tác quân sự.
Thời điểm sát lại gần nhau
Thời điểm diễn ra cuộc gặp cao cấp ở Moscow cũng là lúc quan hệ của Nga với Phương Tây xuống điểm lạnh nhất từ sáu năm qua, và Trung Quốc đang có cuộc thương chiến gay go với Hoa Kỳ, theo BBC News.
Trong khi trên thế giới diễn ra hai cuộc kỷ niệm, tưởng niệm Thiên An Môn (6/1989), và ngày đổ bộ D-Day của Đồng Minh chống phát-xít (06/1944) ở Châu Âu, cả Nga và Trung Quốc đều không tham gia.
Các lãnh đạo cao cấp chứng kiến Huawei ký hợp đồng lớn với chủ tịch MTS, Alexei Kornya để thiết kế mạng 5G cho Nga
Trung Quốc cấm mọi nội dung nhắc đến vụ thảm sát Thiên An Môn, còn Nga từ một thời gian qua đề cao hơn lễ Chiến thắng chống Phát-xít từ Cuộc chiến Vệ quốc vĩ đại 1945.
Đặc biệt, trong lễ kỷ niệm ngày D-Day ở Portsmouth, Anh Quốc năm nay, người ta đã không mời tổng thống Nga.
Ông Vladimir Putin có dự lễ tương tự 5 năm trước, đánh dấu 70 năm ngày D-Day.
Phản ứng trước việc này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova nói ngày đổ bộ D-Day "không nên bị phóng đại" vì "chính các nỗ lực khổng lồ của Liên Xô hồi đó mới đem lại chiến thắng" trong Thế Chiến 2.
Theo bà Zakharova, "ngày D-Day không có tác động quyết định" cho Thế Chiến 2.
Ngoài sự chia sẻ nhãn quan chính trị quốc tế, quan hệ kinh tế Nga - Trung cũng ngày càng thắt chặt.
Đường dẫn khí đốt (The Power of Siberia) từ Nga sang Trung Quốc sẽ được hoàn tất năm nay, trị giá 400 tỷ USD.
Đầu tư của Trung Quốc vào Nga đạt 140 triệu USD năm 2017, còn quá nhỏ so với tiềm năng giao thương hai bên.
Cũng trong chuyến thăm của ông Tập, tập đoàn Huawei của Trung Quốc ký với Nga hợp đồng thiết kế mạng 5G ở nước này.
Huawei đang bị Hoa Kỳ đặt vào tầm ngắm và một số đồng minh Phương Tây của Mỹ cũng không muốn cho Huawei xây mạng 5G, viện cớ "an ninh về thông tin".
Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ‘thành tâm hối lỗi’ về vụ Thiên An Môn (VOA, 03/06/2019)
Đài Loan hôm 3/6 nói rằng Trung Quốc phải "thành tâm hối lỗi" vì đã đàn áp đẫm máu những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn ba thập niên trước, trong khi một tờ báo Trung Quốc nói rằng không ai ở Trung Quốc quan tâm đến việc "đào bới quá khứ", theo Reuters.
Lực lượng an ninh có mặt tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 3/6/2019.
Thứ Ba (4/6) là ngày đánh dấu 30 năm kể từ khi quân đội Trung Quốc nổ súng nhằm chấm dứt tình trạng bất ổn do các sinh viên lãnh đạo. Chính quyền Trung Quốc cấm mọi hoạt động kỷ niệm công khai về sự kiện này ở trong nước và chưa bao giờ công bố toàn bộ số người chết. Ước tính từ các nhóm nhân quyền và nhân chứng cho biết con số này dao động từ vài trăm đến vài nghìn người.
"Trung Quốc phải thành tâm hối lỗi về sự kiện ngày 4 tháng 6 và chủ động thúc đẩy cải cách dân chủ", Reuters dẫn tuyên bố của Hội đồng các vấn đề đại lục của Đài Loan nói và cho rằng tuyên bố này có khả năng làm cho Trung Quốc nổi giận.
"Chúng tôi nghiêm túc khuyên chính quyền Trung Quốc hãy đối mặt với sai lầm lịch sử và chân thành xin lỗi sớm nhất có thể".
Hội đồng của Đài Loan nói rằng Bắc Kinh đã nói dối để che đậy sự kiện năm 1989 và bóp méo sự thật.
Khi được hỏi về tuyên bố của Đài Loan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng những thành tựu vĩ đại kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc được thành lập vào 70 năm trước đã "chứng minh đầy đủ rằng con đường phát triển mà chúng tôi chọn là hoàn toàn đúng đắn".
Trong một bài xã luận hôm 3/6 trên trang web phiên bản tiếng Anh, tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc nói rằng ngày 4/6 "đã chủng ngừa cho Trung Quốc khỏi bạo loạn".
"Chỉ phiền toái cho Trung Quốc một lần, nhưng vụ việc đã không trở thành cơn ác mộng lâu dài đối với đất nước này", phụ bản của tờ Nhân dân Nhật báo của đảng Cộng sản Trung Quốc nói.
"Nó đã trở thành một sự kiện lịch sử mờ nhạt, thay vì rối rắm thực sự", tờ báo nói thêm, chỉ trích người bất đồng chính kiến và những người ở hải ngoại, vốn là những người vẫn tiếp tục nói về sự kiện này.
"Tuy nhiên, tất cả những ồn ào này sẽ chẳng có tác động thực sự đến xã hội Trung Quốc. Hành động của các thế lực bên ngoài hoàn toàn vô ích".
Phiên bản tiếng Trung Quốc của tờ báo, vốn có lượng người đọc nhiều hơn, không đăng bài xã luận này.
Bắc Kinh đang gia tăng đàn áp đối với hoạt động nhân quyền, khiến cho mục tiêu ban đầu của những người biểu tình xa vời hơn bao giờ hết.
Đài Loan dân chủ có xu hướng sử dụng dịp kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn để chỉ trích Trung Quốc và kêu gọi Bắc Kinh đối mặt với những gì họ đã làm.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa hôm 2/6 lên tiếng bênh vực việc xử lý của Bắc Kinh ở Thiên An Môn, nói rằng chính quyền đã "kiên quyết trong việc ngăn chặn hỗn loạn", một sự thừa nhận chính thức hiếm hoi về sự kiện ngày 4/6, theo Reuters.
****************
Facebook kiểm duyệt nội dung Thiên An Môn (VNTB, 03/06/2019)
Nhiều Facebookers đã lên án FB vì quá ham lợi nhuận mà quên đi trách nhiệm bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người dùng. Thậm chí, có Facebooker đã nói : "Mark bẩn ! Facebook cũng bẩn !"
Facebook kiểm duyệt nội dung liên quan đến sự kiện Thiên An Môn.
Cộng đồng Facebookers ở Việt Nam đang lan truyền một thông tin hoàn toàn không tốt lành về chính sách kiểm duyệt gắt gao của Facebook bằng tiện ích báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng - dòng trạng thái (status) của chủ trang không đến được với các bạn bè tương tác vì bị cho là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Các báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng này của FB diễn ra xung quanh việc các Facebookers có các bài viết (status) về sự kiện 30 năm chính quyền Trung Quốc thực hiện thảm sát Thiên An Môn.
Sự kiện Thiên An Môn là một khúc bi tráng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Vào tháng 4-1988, hàng trăm ngàn sinh viên, thanh niên và giáo viên ở Bắc Kinh và nhiều thành phố khác ở Trung Quốc đã tiến hành biểu tình đòi tự do, dân chủ. Vào đêm 3 rạng sáng ngày 4-6-1988, chính quyền Trung Quốc đã cho xe tang tiến vào quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh nổ súng xối xả vào đám đông biểu tình. Con số người biểu tình thiệt mạng được cho là từ 5.000-11.000 người và hàng ngàn người khác bị thương. Ngay lập tức, nhiều nước trên thế giới đã lên án Trung Quốc là đã thực hiện "một tội ác kinh tởm", và Mỹ cùng đồng minh đã tiến hành cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.
Vào ngày 2/6/2019, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, ông Ngụy Phương Hòa tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore đã trắng trợn tuyên bố rằng "việc Trung Quốc tiến hành đàn áp ở quảng trường Thiên An Môn là đúng đắn nhằm bảo vệ ổn định chính trị".
Trong ngày 3/6/2019, các Facebookers có ảnh hưởng trên mạng đã tập trung thông tin về sự kiện Thiên An Môn và chỉ trích quan điểm diều hâu của ông Ngụy Phương Hòa. Hầu hết các dòng trạng thái hay của các Facebookers có tăm tiếng đều bị đóng và bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
Facebooker - nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải cho biết : ông viết một status khá dài về sự kiện Thiên An Môn có kèm hình người bị bắn chết, ngay lập tức FB thông báo bài viết vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Ông bèn copy lại bài viết và post kèm theo hình tank man nổi tiếng, ngay lập tức FB thông báo bài viết vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Ông copy lại và chỉ cho đăng bản word - bản chỉ có chữ cũng bị Fb thông báo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Sau đó, ông chụp màn hình các báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của FB đưa lên trang cá nhân cũng bị Facebook báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
Ông Chu Vĩnh Hải Nói : "Rõ ràng, Facebook đang tiến hành kiểm duyệt gắt gao các thông tin về sự kiện bi thảm Thiên An Môn. Ai bảo Facebook không hợp tác với kẻ thủ ác ?".
Facebooker Nguyễn Đạt cũng bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng khi viết về sự kiện Thiên An Môn. Thậm chí khi Facebooker này chia sẻ hoặc copy các bài viết liên quan đến Thiên An Môn cũng bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
Facebooker Nguyễn Bắc Tiến cũng bị báo cáo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng khi viết, chia sẻ hoặc copy các bài lien quan đến sự kiện Thiên An Môn.
Cộng đồng mạng đang sôi nổi lý giải hiện tượng Facebook khóa các bài viết liên quan đến sự kiện Thiên An Môn. Nhà báo độc lập Võ Văn Tạo cho rằng : "Có thể do FB nhân nhượng, hợp tác với an ninh mạng của các chế độ độc tài. Nhưng cũng có thể do an ninh mạng của các chế độ ấy khai thác lỗ hổng kỹ thuật của FB (máy móc xử lý khi có nhiều báo cáo từ an ninh mạng của nhà nước độc tài giả danh facebooker)".
Facebooker Nguyễn Tâm cho rằng : "Hoặc là Facebook đang nghiêng ngửa theo quyền lực của anh Tàu cộng, hoặc nó đang áp dụng nội quy một cách cứng nhắc. Hy vọng là nó cứng nhắc chứ không phải nghiêng ngửa". Còn Facebooker Đào Nguyên Ngọc cho rằng : "Có bọn tin tặc luôn rình rập báo cáo bài viết của những người có sức ảnh hưởng đến độc giả. Rất dễ hiểu".
Facebooker Trần Duy Bình nói : Từ lâu tôi cũng đã nghi ngờ, và giờ có quá nhiều người phàn nàn về sự kiểm duyệt của Facebook. Khẳng định chắc chắn Facebook bị chi phối bởi chính trị, có sự bắt tay dưới gầm bàn với chính giới".
Người dùng Facebook ở Việt Nam đang nhìn về Mark Zuckerberg với nhiều nghi ngại. Bài viết "Facebook đang hợp tác với chính quyền Việt Nam như thế nào ?" trên trang Luật Khoa (1) cho biết : "Thông tin từ báo cáo minh bạch mới đây của Facebook cho thấy trong nửa sau năm 2018 Việt Nam đã gửi hàng loạt yêu cầu Facebook kiểm duyệt nội dung hoặc cung cấp thông tin dữ liệu về người dùng Facebook tại Việt Nam.
Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, Facebook hợp tác với chính quyền Việt Nam nhưng mức độ hợp tác giới hạn vào việc ngăn chặn tiếp cận nội dung, chứ chưa đến mức cung cấp thông tin người dùng". Bài viết này còn cho biết thêm : "Facebook áp dụng các yêu cầu hạn chế/ngăn chặn tiếp cận với nội dung tùy vào luật địa phương mỗi nước. Cho nên nếu nội dung bị ngăn chặn thì chỉ là với người dùng Facebook trong khu vực quốc gia nơi Facebook đã nhận và chấp thuận yêu cầu, chứ không áp dụng với người dùng Facebook khắp nơi".
Nhiều Facebookers đã lên án FB vì quá ham lợi nhuận mà quên đi trách nhiệm bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người dùng. Thậm chí, có Facebooker đã nói : "Mark bẩn ! Facebook cũng bẩn !".
Tâm Don
(1) https://www.luatkhoa.org/2019/05/facebook-dang-hop-tac-voi-chinh-quyen-viet-nam-nhu-the-nao/
******************
Trung Quốc nói biến cố Thiên An Môn 'là chính sách đúng' (BBC, 02/06/2019)
Một quan chức cao cấp của Trung Quốc lên tiếng biện hộ cho đàn áp Thiên An Môn 1989, trong một bình luận hiếm hoi.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa nói tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Hình tư liệu ngày 2/6/1989
Mùa xuân 1989, sinh viên và công nhân chiếm Thiên An Môn ở Bắc Kinh trong cuộc biểu tình đòi dân chủ.
Nhiều người đã chết trong cuộc đàn áp đẫm máu ngày 3 và 4/6 của chính phủ cộng sản.
Việc tường thuật về sự kiện này bị kiểm duyệt chặt ở Trung Quốc.
Trả lời một câu hỏi của khán giả ở Singapore, bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa nói :
"Vụ việc đó là sự hỗn loạn chính trị, và chính phủ trung ương có biện pháp ngừng sự hỗn loạn, đó là chính sách đúng".
"30 năm đã chứng tỏ Trung Quốc đi qua các đổi thay to lớn".
Ông Ngụy Phượng Hòa nói do hành động khi đó, mà Trung Quốc "đã có ổn định và phát triển".
Chính phủ Trung Quốc chưa khi nào cho hay bao nhiêu người biểu tình bị giết, mặc dù có ước đoán từ hàng trăm tới hàng ngàn.
**********************
Thảm sát Thiên An Môn : Công nghệ thay thế xe tăng (RFI, 02/06/2019)
30 năm sau vụ đàn áp phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh, quảng trường Thiên An Môn là nơi an toàn nhất, được canh gác kỹ nhất tại thủ đô Bắc Kinh. Hàng ngàn ống kính thu hình camera đã thay thế những chiếc thiết giáp ngày nào. Công nghệ cao là công cụ theo dõi lợi hiệu quả hơn các trang thiết bị quân sự của thời kỳ 1989.
Du khách tham quan quảng trường Thiên An Môn dưới sự giám sát của vài ngàn camera. Stéphane Lagarde/RFI
Trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc nổ súng vào tầng lớp sinh viên tập hợp trên quảng trưởng Thiên An Môn đòi dân chủ, phóng viên hãng thông tấn Pháp AFP có bài viết "Công nghệ thay thế xe tăng".
Người ta không còn trông thấy những chiếc xe thiết giáp cồng kềnh trấn ngự ở quảng trường nổi tiếng này ngay giữa lòng thủ đô Bắc Kinh. Tai mắt của quân đội Trung Quốc giờ đây là hàng ngàn ống kính camera hiện đại, kín đáo mà chính quyền đã trang bị để theo dõi mọi hành vi của những người qua lại, đề phòng từ trong trứng nước những mầm mống của một làn sóng nổi dậy.
Hàng ngàn máy thu hình được gắn ở Thiên An Môn để theo dõi các lớp du khách ngoại quốc hay từ ngoại thành Bắc Kinh đổ về chiêm ngưỡng chân dung Mao Trạch Đông, cha đẻ ra nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Đấy chỉ là "bề nổi của tảng băng". Công nghệ high tech, internet là công cụ của Đảng cộng sản Trung Quốc để kịch bản 1989 không bao giờ tái diễn.
Trí thông minh nhân tạo, công nghệ nhận diện khuôn mặt đã trở thành những đồng minh lợi hại của chế độ Trung Quốc để bảo vệ trật tự công cộng, đề phòng, ngăn chận mọi hành vi phạm pháp… Kèm theo đó là bất kỳ một ai cũng có thể là các "đối tượng" của công an Trung Quốc. Ống kính camera được đặt trên đường phố, ở các trường đại học, nơi mà đến nay vẫn được xem là một trong những không gian tự do hiếm hoi trong xã hội.
Patrick Poon của tổ chức Ân Xá Quốc Tế ghi nhận với công nghệ mới và các chiến dịch kiểm soát chặt chẽ như hiện nay, kịch bản Trung Quốc lại trải qua một mùa xuân dân chủ như hồi năm 1989 là điều "rất khó xảy ra".
Theo cơ quan tư vấn IHS Markit, trụ sở tại Luân Đôn, năm 2016, Trung Quốc đã trang bị 176 triệu máy camera theo dõi trên toàn quốc. Đến năm 2022 con số này sẽ đạt ngưỡng 2,76 tỷ tại một quốc gia với 1,5 tỷ dân. Nếu đúng như dự báo của HIS, chỉ bốn năm nữa thôi, mỗi công dân Trung Quốc sẽ được đến gần 2 máy camera "theo sát gót" !
RFI tiếng Việt
Kể từ ngày 30/11/2018 đến nay là hơn 3 tháng, tôi đã không có một bài viết nào đáng kể trên mạng xã hội. Điều đó một phần là vì tôi bị report Facebook mấy đợt liên tục, một phần khác là do tôi cũng bận bịu mấy tháng trời phải tập trung vào công việc sửa sang nhà cửa. Trong hơn ba tháng qua có bao chuyện đã xảy ra, nhưng không được bình luận, không được viết status, không được like, không được share, không thể nhắn tin trả lời ai được... mới ban đầu điều đó quả là một cực hình thật ghê gớm. Bạn cứ tưởng tượng mình như biến thành một ông phỗng đá ngồi đó, biết hết đấy, nghe hết đấy, hiểu hết đấy, nhưng không thể biểu lộ một chút cảm xúc nào ra bên ngoài dù chỉ là một cái nhíu mày khẽ thôi.
Từ tháng này sang tháng khác sao nó giống y như một người còn sống mà bị nhốt xuống hầm mộ đến thế.
Nhưng rồi tôi bắt đầu quen với điều đó. Và rồi hơn một tháng nay tôi đã rảnh rang hơn, dù rất dễ nhưng tôi cũng cố tình không lập thêm một Facebook phụ nào để tương tác với mọi người. Cái cảm giác im lặng kéo dài chầm chậm, lặng lẽ, từ ngày này sang ngày khác, từ tháng này sang tháng khác sao nó giống y như một người còn sống mà bị nhốt xuống hầm mộ đến thế. Bạn thấy người ta nháo nhác hỏi thăm đến mình trên Facebook. Thấy những nắm đất và những cánh hoa từ bên trên rơi xuống. Thấy cả những lời trách mỉa mà nếu mình còn trên mặt đất chắc là sẽ không được nghe. Rồi đám đông ồn ào trên cửa huyệt dần tan đi. Mọi người tản bớt ra và bắt đầu nói về những điều khác. Những niềm vui, những nỗi buồn, những lo âu, những phẫn uất... lại tuôn chảy hàng ngày trên mạng xã hội, mà không có mình. Con người ta chúng ta sinh ra ở trên đời rồi ai cũng phải đi xa. Nhưng trải nghiệm như thấy rõ được khung cảnh mình chết đi ra sao, mọi người phản ứng ra sao, rồi ai còn nhớ đến mình không quả là khá thú vị. Tôi cố tình vẫn im lặng không lập facebook khác là vì thế.
Chỉ trong vòng khoảng 2 ngày nữa thôi, nick facebook của tôi sẽ mở khoá. Hai ngày nữa là tôi lại ngoi lên từ huyệt mộ tối tăm của mình. Để nói. Để cười. Để buông lời trêu ghẹo ai đó vẫn đang nằm trong tủ kính mà chưa được chôn. Hi hi... thật là tuyệt ! Dù chẳng biết niềm vui đó kéo dài trong bao lâu.
Trong những khoảng im lặng giả chết, tôi mới có được rất nhiều thời gian để xem phim, đọc sách, quan sát mà không bình luận mọi chuyện, và để suy nghĩ về chính bản thân cuộc đời mình. Mark Twain, nhà văn Mỹ từng có câu nói như thế này : "Hai ngày quan trọng nhất trong cuộc đời là ngày bạn sinh ra, và ngày bạn tìm ra lý do vì sao mình sinh ra" (1).
Ngày mình chết đi hoàn toàn không quan trọng. Dù chỉ là khoảng ngắn trong cuộc đời để giả chết, dù chỉ là giả chết trong cõi ảo, nhưng bây giờ tôi mới thấy thấm thía câu nói trên của Mark Twain. Tôi biết mình là ai. Tôi hiểu được sức mình đến đâu. Và tôi biết mình phải làm gì tiếp theo, dù có thể bất ngờ biến mất mãi mãi trong thế gian này bất cứ lúc nào.
Chắc các bạn còn nhớ bài viết "Những người đi ném sao biển" của tôi dạo trước. Tôi đang ở đây. Ngay đây. Vẫn vung tay ném những con sao biển về với nước cùng với các bạn như trong câu chuyện kia.
Xin chào nhé cuộc đời mến yêu !
Nguyễn Lân Thắng
Nguồn : RFA, 07/03/2019 (nguyenlanthang's blog)
(1) The two most important days in your life are the day you were born and the day you find out why
Vụ Skripal : Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt lãnh đạo quân báo Nga (RFI, 21/01/2019)
Hôm nay, 21/01/2019, Liên Hiệp Châu Âu đã ban hành các biện pháp trừng phạt đối với 9 quan chức Nga và Syria, trong đó có lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Nga GRU.
Cảnh sát canh gác trước nơi ở của cựu điệp viên Nga Sergei Skripal tại Salisbury, Anh Quốc. Ảnh 9/01/2019. Reuters/Peter Nicholls
Theo Liên Hiệp Châu Âu, một nhóm người Nga, bao gồm hai nhân viên và phó giám đốc cơ quan GRU, đã "tàng trữ, vận chuyển và sử dụng" chất độc thần kinh Novichok được dùng trong vụ tấn công tại Salisbury, Anh Quốc, tháng 03/2018, đầu độc cha con cựu điệp viên Nga Serguei Skripal. Hội đồng các bộ trưởng Liên Hiệp Châu Âu đã quyết định trừng phạt những người nói trên bằng cách phong tỏa tài sản của họ trong Liên Hiệp Châu Âu và cấm họ đi vào Liên Âu.
Vụ tấn công ở Salisbury, vụ đầu tiên sử dụng vũ khí hóa học ở Châu Âu kể từ sau thế chiến thứ hai, đã bị quốc tế lên án, và đã dẫn đến việc các quốc gia Tây phương trục xuất hàng loạt các nhà ngoại giao Nga. Cho tới nay, Moskva vẫn khẳng định không có liên quan gì đến vụ đầu độc Skripal, đưa ra nhiều giải thích khác nhau, thậm chí cáo buộc trở lại phương Tây.
Ngoài Serguei Skripal, con gái Ioula và một cảnh sát, hai người khác cũng đã bị nhiễm độc chất Novitchok vào tháng 6 trong vùng Salisbury, trong đó có một phụ nữ đã tử vong.
Các biện pháp trừng phạt tương tự cũng đã được ban hành đối với một cơ quan của Syria tham gia sản xuất vũ khí hóa học, SSRC, cũng như đối với 5 quan chức Syria có liên quan trực tiếp với các hoạt động của SSRC.
Trong cuộc họp báo hôm nay, lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu Federica Mogherini nhấn mạnh các quyết định trừng phạt nói trên "góp phần vào các nỗ lực của của Liên Hiệp Châu Âu nhằm chống phổ biến và sử dụng vũ khí hóa học, một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc tế".
Thanh Phương
********************
Nga : Biểu tình chống trao trả quần đảo Kuril cho Nhật Bản (RFI, 21/01/2019)
Chủ nhật 20/01/2019 tại Moskva, hàng trăm người dân Nga biểu tình chống nguy cơ trao trả một số đảo cho Nhật Bản để đánh đổi một hiệp định hoà bình.
Từ 300 đến 500 người tập hợp dưới chân bức tượng tướng Souvorov, Moskva, Nga, ngày 20/01/2019, để phản đối mọi ý định trả quần đảo Kuril cho Nhật Bản Alexander NEMENOV / AFP
Cuộc biểu tình do các phong trào cộng sản và dân tộc chủ nghĩa tổ chức. Tokyo đòi chủ quyền trên 4 đảo thuộc quần đảo Kuril bị Liên Xô sáp nhập vào cuối Thế chiến thứ hai, 1945. Bất đồng kéo dài cản trở hai bên ký kết một hiệp định hoà bình. Người biểu tình cáo buộc chính quyền Putin đang âm thầm chuẩn bị trao trả một số đảo cho Nhật trong bối cảnh lãnh đạo hai nước gặp nhau vào thứ Ba tới.
Từ Moskva, thông tín viên Etienne Bouche tường thuật :
"Điểm hẹn tập họp được thông báo dưới tượng đài tướng Souvorov. Địa điểm này có ý nghĩa biểu tượng và tướng Souvorov là vị anh hùng đem lại nhiều chiến thắng cho đế chế Nga. Đối với những người biểu tình, nhượng quần đảo Kuril cho Nhật là hành động bán nước. Một phụ nữ giải thích : Tôi không muốn để lại cho con cháu tôi một nước Nga bị cắt mất một phần lãnh thổ. Vì vậy mà tôi có mặt tại đây vào ngày hôm nay. Ông có biết không, một Nhà nước có thể thay đổi nhưng chiếm lại lãnh thổ bị mất là chuyện vô vọng. Tại sao ngày nay người ta phải nhượng một vùng đất mà cha ông của tôi vì nó mà chiến đấu ?.
Bay phất phới trên đầu đoàn biểu tình là cờ búa liềm và chân dung của Stalin. Nhiều người biểu lộ lòng hoài niệm thời hùng mạnh của siêu cường quân sự xô-viết không ai dám phản đối.
Một cựu dân biểu cộng sản Nga lý giải : Những đảo này là của Liên Bang Xô Viết, bây giờ là của Liên Bang Nga. Bất cứ một chuyển nhượng nào, dù nhỏ, cho Nhật Bản cũng là nhượng bộ cho một nước thân Mỹ lúc nào cũng hành động cũng phối hợp với Mỹ. Trong bối cảnh người Nhật ủng hộ các biện pháp trừng phạt Nga, đưa đảo cho Tokyo là bán đứng quyền lợi nước Nga. Tại sao phải làm thế ? Nhân danh ai ?
Những người biểu tình nói là họ muốn đánh động công luận Nga về vấn đề sẽ được tổng thống Vladimir Putin và thủ tướng Nhật Shinzo Abe thảo luận trong ngày thứ Ba 22/01/2019. Một cách chính thức, lãnh đạo hai bên mong muốn nhanh chóng đạt được một hiệp định hoà bình."
Tú Anh
**********************
Hoa Kỳ hôm 21/1 mới lên tiếng kêu gọi Nga phá hủy hệ thống tên lửa hành trình mới mà Washington nói là một "sự vi phạm trực tiếp" Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân tầm Trung (INF).
Theo Reuters, Mỹ cũng cáo buộc Moscow gây bất ổn an ninh toàn cầu.
Ông Robert Wood, đại sứ về giải trừ vũ khí của Mỹ, nói tại một cuộc hội thảo về giải trừ vũ khí, do Liên Hiệp Quốc tài trợ, rằng "Hoa Kỳ ngày càng thấy rằng Nga không đáng tin để tuân thủ các nghĩa vụ kiểm soát vũ khí".
Quan chức này cũng nói thêm rằng "các hành động ác ý và ép buộc trên toàn cầu của nước này đã gây căng thẳng".
Ông Wood nói tiếp rằng "Nga phải thực hiện việc phá hủy có thể kiểm chứng được đối với các tên lửa SSC-8, bệ phóng và các thiết bị liên quan để quay lại tuân thủ Hiệp ước INF".
Reuters dẫn lời ông nói rằng hệ thống tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cũng như thông thường và có thể gây ra "mối đe dọa lớn và trực tiếp đối với Châu Á và Châu Âu" vì nó có tầm bắn từ 500 tới 1.500 km.
Đại sứ về giải trừ vũ khí của Mỹ cũng nhấn mạnh lại kế hoạch của chính quyền của ông Trump, rút khỏi hiệp ước đạt được năm 1987 vào đầu tháng Hai.
Hoa Kỳ tuần trước bác bỏ đề nghị của Nga nhằm cứu vãn Hiệp ước INF.
*****************
Cơ quan giám sát truyền thông của Nga hôm 21/1 cho biết đã bắt đầu xem xét các biện pháp hành chính đối với Facebook và Twitter vì không giải thích cách thức hai công ty này tuân thủ với các điều luật về dữ liệu của Nga, hãng tin Interfax đưa tin.
Theo Reuters, cơ quan có tên gọi Roskomnadzor được dẫn lời nói rằng Facebook và Twitter đã không giải thích cách thức cũng như thời điểm sẽ tuân thủ với một điều luật, theo đó yêu cầu đặt tại Nga tất cả các máy chủ sử dụng để lưu trữ dữ liệu cá nhân của người Nga.
Ông Alexander Zharov, người đứng đầu Roskomnadzor, được trích lời nói rằng các công ty có một tháng để cung cấp thông tin, và nếu không, sẽ phải đối mặt với các hệ quả.
Theo Reuters, Nga đã thi hành các điều luật cứng rắn hơn về Internet trong vòng 5 năm qua, yêu cầu các công cụ tìm kiếm xóa một số kết quả, các công ty nhắn tin trên mạng phải chia sẻ khóa mã hóa với cơ quan an ninh hay các mạng xã hội phải lưu trữ dữ liệu cá nhân của người sử dụng Nga trên các máy chủ đặt tại nước này.
Hiện thời, tin cho hay, các công cụ mà Nga áp dụng để thi hành các điều luật về dữ liệu là các khoản tiền phạt hàng nghìn đôla hoặc chặn các dịch vụ trên mạng bị coi là vi phạm luật lệ, nhưng điều này gặp khó về mặt kỹ thuật.
Tuy nhiên, các nguồn tin nói với Reuters hồi tháng 11 năm ngoái rằng Moscow có kế hoạch áp đặt các khoản tiền phạt lớn hơn đối với các công ty công nghệ không tuân thủ pháp luật của Nga.
Facebook xóa những tài khoản liên hệ với tập đoàn quân sự Miến Điện (RFI, 19/12/2018)
Facebook tiếp tục loại trừ hơn 100 tài khoản có liên hệ với tập đoàn quân sự Miến Điện. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh mạng xã hội này liên tục bị lên án đã không hành động gì để ngăn chặn các lời lẽ kích động thù hận chống lại người Hồi Giáo Rohingya, nạn nhân của các vụ đàn áp tàn khốc, do giới quân sự Miến Điện chủ trương.
Ảnh minh họa : Trong một cửa hàng bán điện thoại di động tạ Rangoon, Miến Điện, ngày 08/08/2018. Reuters/Ann Wang
Trong một thông báo hôm qua, 18/12/2018, Facebook tuyên bố xóa bỏ 135 tài khoản, 425 trang, và 17 nhóm trên mạng xã hội này, có dẫn các đường link có liên quan đến tập đoàn quân sự Miến Điện. Đây cũng là các tài khoản, địa chỉ bị cáo buộc phối hợp tung tin giả. Theo Facebook, các trang mạng bị xóa bỏ đăng tải các tin tức có vẻ độc lập, thông tin về các lĩnh vực giải trí, chăm sóc sắc đẹp hay lối sống, nhưng thực chất đều có liên hệ với giới quân sự Miến Điện.
Người phát ngôn của chính quyền Miến Điện Zaw Htay hôm nay, 19/12/2018, không đưa ra bình luận nào, khi Reuters đặt câu hỏi về vấn đề này.
Trước đó, Facebook đã xóa bỏ tài khoản của tư lệnh quân đội Miến Điện. Nhiều trang và tài khoản có liên hệ với quân đội Miến Điện đã bị xóa bỏ hồi tháng 8/2018. Việc Facebook quyết định xóa bỏ nhiều trang và tài khoản diễn ra sau một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc, với kết luận là các tướng lĩnh Miến Điện phải bị truy tố, bởi chiến dịch thảm sát và cưỡng hiếp tập thể nhắm vào cộng đồng Rohingya, với mục tiêu "diệt chủng". Hơn 700.000 người Rohingya hiện đang tị nạn tại Bangladesh, ít nhất 10.000 người bị quân đội Miến Điện thảm sát trong thời gian vừa qua.
Một báo cáo đặc biệt của Reuters hồi tháng 8/2018 cũng cho thấy là Facebook đã không nhanh chóng chú ý đến các cảnh báo của nhiều tổ chức nhân quyền Miến Điện, báo động về tình trạng tuyên truyền kích động thù hận lan tràn trên các mạng xã hội, chống lại các cộng đồng thiểu số, trong đó có người Rohingya.
Trọng Thành
******************
Aung San Suu Kyi bị Seoul rút giải nhân quyền Gwangju (RFI, 18/12/2018)
Một trong những tổ chức bảo vệ nhân quyền lớn nhất Hàn Quốc, Quỹ tưởng niệm 18 tháng Năm, hôm nay 18/12/2018 loan báo rút lại giải thưởng Gwangju đã trao cho nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi năm 2004, vì sự "dửng dưng" của bà trước thảm cảnh của người thiểu số Rohingya.
Cố vấn Nhà nước Miến Điện Aung San Suu Kyi phát biểu về tình hình tại bang Rakhine, nơi người Rohingya bị đàn áp, Naypyitaw, 19/09/2017. Reuters/Soe Zeya Tun
Vào thời đó, nhà ly khai được thế giới ngưỡng mộ đã không thể đến nhận giải thưởng nhân quyền danh giá này, vì bị tập đoàn quân sự quản thúc. Nay đảng của bà đã lên nắm quyền, Aung San Suu Kyi trở thành người lãnh đạo Miến Điện, nhưng bà lại bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì từ chối lên án bạo lực đối với người Rohingya, không hề tỏ sự cảm thông.
Từ năm 2017 đã có trên 720.000 người Rohingya phải chạy trốn các hành động tàn ác của quân đội và dân quân Phật giáo Miến Điện, cuộc khủng hoảng được Liên Hiệp Quốc đánh giá là "diệt chủng".
Ông Cho Jin Tae, phát ngôn viên của Quỹ tưởng niệm 18 tháng Năm tuyên bố : "Sự vô cảm trước những tội ác tàn bạo đối với người Rohingya đi ngược lại các giá trị mà giải thưởng bảo vệ, sự xúc tiến nhân quyền". Quỹ này được lập ra vào năm 1994 để tưởng niệm vụ nổi dậy đòi dân chủ ở Gwangju năm 1980, bị đàn áp trong biển máu với trên 200 người chết và bị thương.
Giữa tháng 11, Amnesty International cũng đã rút lại giải thưởng trao cho bà Aung San Suu Kyi năm 2009.
Trong khi đó tại Liên Hiệp Quốc, Hội Đồng Bảo An chuẩn bị một dự thảo nghị quyết nhằm thúc đẩy Miến Điện hợp tác để giải quyết cuộc khủng hoảng Rohingya, mặc dù Trung Quốc và Nga tẩy chay đối thoại. Dự thảo đặt ra mốc thời gian hồi hương trên 700.000 người Rohingya đang tị nạn tại Bangladesh, và cảnh báo có thể sẽ trừng phạt, nếu Miến Điện nếu không có tiến bộ nào.
Thụy My
Tám mươi tám tổ chức khắp nơi trên thế giới đã cùng ký tên trên một bức thư ngỏ gửi chủ nhân công ty Facebook yêu cầu "cải thiện chính sách gỡ bài viết, xóa tài khoản" trên mạng xã hội quen thuộc này.
Logo của nhóm đòi Facebook minh bạch, cải thiện chính sách gỡ tài khoản. (Hình : savenet)
"Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, một nghị sỹ của Nghị viện Đan Mạch, và một phát ngôn viên điểm tin của Philippines có điểm gì chung ? Tất cả họ đều bị áp dụng sai các Tiêu chuẩn Cộng đồng của Facebook. [1] Nhưng không giống như những người dùng thông thường khác, các cá nhân và tổ chức này đã được giới truyền thông chú ý tới, nhờ đó họ có thể tiếp cận với các nhân viên Facebook. Trong một số trường hợp, những người này đã nhận được lời xin lỗi từ Facebook và nội dung của họ đã được khôi phục. Tuy nhiên, đối với hầu hết người dùng bình thường, một khi nội dung của họ đã bị Facebook xóa đi thì hiếm khi chúng được khôi phục. Thậm chí, một số người dùng Facebook còn có thể bị cấm hoạt động ngay cả trong trường hợp xảy ra nhầm lẫn".
Bức thư ngỏ đồng ký tên của 88 tổ chức quốc tế tại 5 Châu lục mở đầu như trên để lên án chính sách gỡ bài viết hoặc xóa tài khoản trên mạng xã hội Facebook khi nạn nhân bị vu cho là vi phạm các điều cấm kỵ. Facebook chỉ căn cứ trên một số lượng tố cáo nào đó để xóa bài viết, thông tin hoặc gỡ bỏ tài khoản. Khi bị khiếu nại thì có khi trả lại cho "khổ chủ", khi thì không, và theo những thủ tục chậm chạp và khó khăn.
Các facebooker tại Việt Nam nhiều lần tố cáo chế độ Hà Nội đã lợi dụng kẽ hở của Facebook để sử dụng những "sư đoàn" dư luận viên, báo cáo láo hoặc xâm nhập tài khoản cá nhân thuộc loại "thù địch" với chế độ, đưa thông tin giả, gài cho Facebook gỡ bỏ tài khoản.
Việc Facebook xóa bài hay gỡ bỏ tài khoản một cách máy móc đã bị chỉ trích từ lâu và công ty điều hành Facebook cũng đã có một số điều chỉnh nhưng bức thư ngỏ nói rằng "chưa đủ" vì còn đầy ngập những vụ bị xóa, bị gỡ bỏ rất oan ức.
Những người tham gia đấu tranh vận động dân chủ hóa tại Việt Nam là nạn nhân thường xuyên của những vụ xóa bài, gỡ bỏ trang cá nhân trên Facebook. Nhiều người cũng từng thông báo trang cá nhân của họ đã bị "kẻ xấu" xâm nhập, tung tin hay viết những điều họ không làm.
Các tổ chức xã hội dân sự quốc tế nói trên "kêu gọi Facebook cung cấp một cơ chế cho tất cả người dùng để khiếu nại về các hạn chế về mặt nội dung, và Facebook phải luôn có nhân sự đứng ra tái xem xét các khiếu nại này trong mọi trường hợp" và mọi khiếu nại "phải được xác định và phản hồi nhanh chóng".
Hồi tháng 7, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn ( nay đã bị cách chức vì dính tham nhũng nặng) khoe rằng "tính tới hết tháng Sáu, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ gần 6,700 trong tổng số 7,800 video clip khỏi YouTube, trong đó có gần 300 video clip liên quan tới Formosa và miền Trung với nội dung phản động, kích động nhân dân chống phá Đảng, Nhà nước".
Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, quay video phổ biến trực tiếp lên youtube và facebook về các cuộc biểu tình hồi năm 2016 của người dân chống công ty Formosa xả chất thải độc hại ra biển miền Trung mà bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kết án tù 4 năm. Đây là một trong những vụ điển hình chế độ Hà Nội vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, trong đó, quyền tự do thông tin của Nguyễn Văn Hóa đã bị tước đoạt trắng trợn.
Tháng sáu vừa qua, quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An Ninh Mạng và sẽ cho áp dụng từ đầu năm 2019. Trong đó, các công ty cung cấp dịch vụ internet toàn cầu như Google, Facebook bị buộc phải mở văn phòng và đặt máy chủ tại Việt Nam để nhà cầm quyền kiểm soát.
Chế độ Hà Nội còn muốn quản lý số thẻ tín dụng, log chat và quan điểm chính trị của người dùng Internet cùng nhiều điều cấm đoán khác nữa.
Một số người hô hào tẩy chay Facebook, chạy qua sử dụng một mạng xã hội khác nhưng có vẻ Facebook vẫn là mạng quen dùng và được sử dụng rộng rãi với trên dưới 40 triệu tài khoản tại Việt Nam, nên không dễ bỏ. (TN)
Facebook lơ là với tự do ngôn luận tại Việt Nam (RFI, 20/10/2018)
Trả lời hãng tin Pháp AFP, ca sĩ Mai Khôi cho biết cô trao đổi với các lãnh đạo của Facebook tại San Francisco ngày 19/10/2018 và đã kêu gọi mạng xã hội này cần xem việc bảo vệ tự do ngôn luận cho những người sử dụng tại Việt Nam là một ưu tiên.
Các Đại biểu quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng ngày 12/06/2018i.TTXVN/ AFP
Có dịp trao đổi với tập đoàn Facebook, nữ ca sĩ Mai Khôi đánh giá :
"Facebook là không gian dùy nhất tại Việt Nam mà mọi người có thể trao đổi một cách tự do, bày tỏ chính kiến và tiếp cận thông tin mà không bị kiểm quyệt. Đôi khi đây cũng là không gian giúp tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa. Đó chính là điều khiến chính quyền của chúng tôi lo sợ. Vì thế mà họ tìm cách kiểm soát Facebook".
Mai Khôi cho biết thêm cô đã yêu cầu Facebook ngăn cản chính quyền Việt Nam dùng một công cụ của mạng xã hội này để bịt miệng những tiếng nói bất đồng. Mai Khôi được phía Facebook đáp lại là "đã quan tâm đến vấn đề nêu trên". Nhưng theo cô, "trên thực tế, tại Việt Nam, mạng xã hội của nhiều nhà báo độc lập và nhiều nhà đấu tranh vẫn bị cấm hoạt động và nhiều bài viết của họ đăng tải trên Facebook vẫn bị xóa hàng ngày". Bản thân Mai Khôi thường xuyên bị chính quyền Việt Nam kiểm duyệt.
Nữ ca sĩ kết luận :
"Quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam không được bảo đảm và tôi không hiểu tại sao Facebook lại làm như không hay biết, mà họ lại giúp đỡ chính quyền để bóp ngạt các tiếng nói bất đồng. Tôi nghĩ là Facebook cần làm việc một cách nghiêm chỉnh để chứng minh rằng tập đoàn này bảo vệ quyền tự do ngôn luận".
AFP nhắc lại, Facebook là một mạng xã hội rất được phổ biến tại Việt Nam, với khoảng 53 triệu người sử dụng. Bất chấp chống đối từ phía các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, Việt Nam đã thông qua luật an ninh mạng, sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2019.
Thanh Hà
***************
Người dân Thủ Thiêm yêu cầu kỷ luật ông Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang (RFA, 20/10/2018)
Tại cuộc họp với người dân Thủ Thiêm của đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh vào sáng ngày 20/10, một cử tri Thủ Thiêm yêu cầu thành phố phải "xử lý hình sự ông Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang", là những lãnh đạo thành phố có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện qùy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Một phần của khu đô thị Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - RFA
Ông Cao Văn Ca, cử tri phường Bình Khánh, Quận 2 phát biểu trước đông đảo cử toạ cuộc họp rằng người dân Thủ Thiêm không muốn tiếp tục nghe lời xin lỗi của lãnh đạo thành phố, nhất là khi những lời xin lỗi đó lại không đến từ những người tham gia trực tiếp là cựu Bí thư thành phố Lê Thanh Hải và đương kim Phó Bí thư Thành ùy Tất Thành Cang. Ông Ca đề nghị phải quốc hội phải đưa vụ án khu đô thị Thủ Thiêm vào chương trình nghị sự tại cuộc họp sắp diễn ra vào ngày 22/10. Theo ông, từ đó ùy ban Kiểm tra trung ương Đảng mới có cơ sở để có hướng kỷ luật đảng những người mắc lỗi.
Ngày 21/9 và 18/10 vừa qua, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh liên tục công khai xin lỗi người dân Thủ Thiêm về những sai phạm trong việc qùy hoạch Thủ Thiêm, đẩy nhiều người dân vào khốn khó.
Phát biểu trước hàng trăm cử tri tại cuộc họp, Bí thư thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho biết sẽ xử lý cá nhân sai phạm ở Thủ Thiêm trong tháng 11 tới. Bí thư thành phố được truyền thông trong nước trích lời nói rằng trong tháng 11 này, các cán bộ thực hiện không đúng qùy hoạch, đền bù tái định cư phải kiểm điểm. Tùy mức độ đến đâu, xử lý đến đó. Ông khẳng định ‘việc này cả Thanh tra Chính phủ, Trung ương sẽ cùng làm… những người có liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật’.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm bên kia bờ sông Sài Gòn được bắt đầu qùy hoạch từ khoảng cuối những năm 90 và bắt đầu di dời giải toả vào khoảng đầu những năm 2000, tăng tốc vào giai đoạn 2012. Chính quyền thành phố muốn biến khu đô thị này thành một trung tâm tài chính giống như Phố Đông ở Thượng Hải. Tuy nhiên, quá trình giải tỏa đã khiến 14.600 hộ dân với khoảng 60.000 người phải di dời. Nhiều người trong số này không đồng ý với mức đền bù mà lãnh đạo thành phố đưa ra, và cho rằng có những nhóm lợi ích đứng đằng sau vụ qùy hoạch để tham nhũng. Nhiều hộ dân đã ra tận Hà Nội để khiếu kiện nhiều năm ròng.
Việt Nam bắt giam nhiều người trước khi Luật an ninh mạng có hiệu lực (Người Việt, 11/10/2018)
Hôm 11 tháng Mười, tin cho hay ông Lê Minh Thể, 55 tuổi, là trường hợp mới nhất ở Cần Thơ bị khởi tố, bắt tạm giam vì "kích động biểu tình phản đối Luật Đặc Khu và Luật an ninh mạng".
Ông Lê Minh Thể (bìa trái) là trường hợp mới nhất ở Cần Thơ bị khởi tố, bắt tạm giam vì "kích động biểu tình". (Hình : Zing)
Báo Zing dẫn nguồn tin cơ quan cảnh sát điều tra Công An quận Bình Thủy cáo buộc ông này "có hành vi xuyên tạc, cấu kết với phần tử phản động".
Ông Thể, một blogger ít người biết đến, bị khép tội "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước ; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Điều 331 Bộ luật hình sự.
"Ông Thể lập nhiều tài khoản Facebook để post và comment xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của đảng và nhà nước. Việc làm của ông Thể gây hoài nghi trong người dân, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương", tờ báo viết.
Cũng với tội danh nêu trên, hôm 27 tháng Chín, 2018, Tòa Án Nhân Dân quận Thốt Nốt tuyên phạt blogger Bùi Mạnh Đồng 2 năm rưỡi tù giam. Ông Đồng bị phạt tù vì hành vi "post Facebook nói xấu, chửi đảng, nhà nước, lãnh đạo lực lượng công an, cũng như vu khống, xuyên tạc, xúc phạm nghiêm trọng Hồ Chí Minh và Tôn Đức Thắng".
Trước đó, hôm 24 tháng Chín, 2018, ông Đoàn Khánh Vinh Quang (tự Facebooker Quang Đoàn) bị Tòa Án quận Ninh Kiều phạt 2 năm 3 tháng tù, với cùng tội danh do có hành vi "post Facebook xuyên tạc đảng, nhà nước".
Đáng lưu ý, cả ông Quang và ông Đồng được đưa ra xét xử "hết sức khẩn trương" trong chưa đầy một tháng, vì họ cùng bị bắt hôm 1 tháng Chín.
Cũng trong tháng Chín, Tòa Án quận Cái Răng tuyên phạt blogger Nguyễn Hồng Nguyên (tự Facebooker Bồ Công Anh) 2 năm tù và Trương Đình Khang (tự Facebooker Hồ Mai Chi) 1 năm tù cũng vì cáo buộc vi phạm Điều 331 Bộ luật hình sự.
Việc Cần Thơ bắt, phạt tù liên tiếp 5 người chưa phải là nhân vật đấu tranh có tên tuổi trong vòng một tháng, tất cả cùng một tội danh với những cáo buộc mơ hồ và mang tính áp đặt làm dấy lên quan ngại đây là đòn trấn áp của nhà cầm quyền trước khi Luật an ninh mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng Giêng, 2019.
Hầu hết trong các bị cáo nêu trên được báo Việt Nam tường thuật là "thừa nhận hành vi phạm tội của mình, tỏ ra ăn năn hối lỗi và khai báo thành khẩn". Tuy vậy, các bài tường thuật phiên tòa không cho thấy các bị cáo có luật sư bào chữa hay không, và lập luận bảo vệ thân chủ của những người này là gì.
Điều 331 Bộ luật hình sự được hiểu là Điều 258 trong Bộ luật hình sự cũ. Khoản 2 của Điều này ghi "Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm". Theo giới luật sư, Điều 331 có "mơ hồ" do khái niệm "gây ảnh hưởng xấu" có thể được áp đặt tùy tiện. (T.K.)
********************
Việt Nam yêu cầu Facebook lưu trữ 'quan điểm chính trị' (BBC, 11/10/2018)
Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng mà Reuters được tiếp cận cho thấy Google, Facebook sẽ buộc phải lưu trữ nhiều dữ liệu quan trọng của người dùng ở Việt Nam.
Facebook, Google sẽ phải lưu trữ nhiều thông tin của người dùng Việt Nam, trong đó có quan điểm chính trị
Theo đó, dự thảo nghị định này yêu cầu các công ty hiện đang cung cấp dịch vụ email, mạng xã hội, video, tin nhắn, ngân hàng và thương mại điện tử, phải mở văn phòng đại diện tại Việt Nam nếu họ thu thập, phân tích hoặc xử lý dữ liệu cá nhân.
Các công ty như Facebook, Google cũng sẽ được yêu cầu lưu trữ nhiều dữ liệu người dùng, từ hồ sơ tài chính và dữ liệu sinh trắc học đến thông tin về dân tộc và quan điểm chính trị.
Dự thảo này cũng cung cấp cho cơ quan an ninh mạng và cơ quan điều tra tội phạm công nghệ cao của Việt Nam quyền yêu cầu cung cấp các dữ liệu để điều tra hoặc xử lý các vi phạm pháp luật về không gian mạng hoặc để bảo vệ an ninh quốc gia.
Nghị định này cho thấy Việt Nam đang chuẩn bị để thực thi chặt chẽ Luật An ninh mạng, theo Reuters.
Các nhà lập pháp Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng vào tháng Sáu, bất chấp phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng doanh nghiệp, các nhóm nhân quyền quyền và chính phủ phương Tây.
Các ý kiến phản đối cho rằng luật này sẽ làm suy yếu nền kinh tế, cuộc cách mạng kỹ thuật số và bóp nghẹt giới bất đồng chính kiến.
Trước đó, Google, Facebook và các công ty công nghệ lớn khác đã hy vọng dự thảo nghị định hướng dẫn thực thi luật An ninh mạng sẽ giảm bớt các điều khoản mà họ thấy khó chấp nhận nhất.
Nhưng tài liệu mà Reuters được tiếp cận cho thấy những hy vọng đó dường như không thể hiện thực hóa.
Thay vì thế, các công ty này bị đặt trước thách thức là tuân thủ luật của Việt Nam hay rút khỏi thị trường nước này.
Việt Nam là thị trường nhiều người tiêu dùng trẻ cho các dịch vụ mạng
Bộ Ngoại giao của Việt Nam, Facebook và Google đều chưa đưa ra bình luận nào về vấn đề này theo đề nghị của Reuters.
Cả Facebook và Google đều được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Các nhà quản lý của hai công ty này đã bày tỏ một các cá nhân rằng họ lo ngại Luật An ninh mạng sẽ giúp giới chức Việt Nam dễ dàng kiểm soát khách hàng của mình và khiến nhân viên người địa phương có nguy cơ bị chính quyền bắt giữ.
Việt Nam là 'trường hợp điển hình'
Việt Nam được coi là trường hợp điển hình ở Châu Á, nơi Facebook và Google phải đối mặt với áp lực khi hoạt động dưới một chính phủ đàn áp, theo Reuters.
Nó cũng cho thấy cách chế độ độc tài đang cố gắng đi theo con đường kiểm soát thông tin trực tuyến và ngăn chặn hoạt động chính trị mà không làm tê liệt nền kinh tế kỹ thuật số như thế nào.
Giới chỉ trích lo ngại luật mới sẽ khiến kinh tế internet đang phát triển bị suy yếu, nhưng lại gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến online. Việt Nam ngày càng tích cực trong việc truy tố các nhà bất đồng chính kiến đăng bài chống chính phủ trên Facebook.
Các Đại biểu quốc hội Việt Nam bấm nút thông qua Luật An ninh mạng hồi tháng 6/2018
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, ông Võ Trọng Việt, cho biết hồi tháng Sáu rằng việc lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam là khả thi, quan trọng đối với an ninh quốc gia, và phù hợp với các quy tắc quốc tế.
Dự thảo nghị định dự kiến sẽ được công bố trong vòng vài ngày tới để thăm dò ý kiến người dân. Sau khi được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt, Luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2019. Nhưng các quy định đối với các công ty kỹ thuật số về việc mở văn phòng tại Việt Nam và nội địa hóa dữ liệu sẽ chưa có hiệu lực trong một năm nữa.
Trước đó, hôm 13-14/9, phó chủ tịch Facebook Simon Milner đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, theo báo Vietnamnet.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng và ông Simon Milner đã thảo luận về "sự thịnh vượng của Facebook tại thị trường Việt Nam song hành với sự thịnh vượng chung của đất nước Việt Nam".
Ông Hùng so sánh Facebook, một doanh nghiệp nước ngoài như "con dâu về nhà chồng" và Facebook, cần phải "tiếp nhận và thích nghi với văn hóa, nếp sống hàng ngày của gia đình nhà chồng".
Có nghĩa bộ quy tắc ứng xử của Facebook "cũng phải tính đến các yếu tố về mặt văn hoá của nước sở tại".
Theo báo Vietnamnet, ông Milner nói sẽ cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam và chấp nhận thành lập nhóm làm việc chung giữa Facebook và chính quyền Hà Nội.
*****************
Việt Nam sắp thi hành Luật an ninh mạng để gia tăng kiểm soát dân (Người Việt, 10/10/2018)
Các dự thảo quy định chi tiết của Luật an ninh mạng "cơ bản hoàn thành". Đây chính là cái để nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam gia tăng kiểm soát dân từ ngày 1 tháng Giêng, 2019.
Biểu tình phản đối Luật an ninh mạng tại Sài Gòn hôm 10 tháng Sáu, 2018. (Hình : Facebook Dũng Hoàng)
Hôm 10 tháng Mười, 2018, báo Sài Gòn Giải Phóng cho biết, Bộ Công An được giao xây dựng ba văn bản trình chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật an ninh mạng.
Việc Luật an ninh mạng được thông qua hồi tháng Sáu và "cơ bản hoàn thành" dự thảo quy định chi tiết chỉ trong hơn ba tháng sau đó khiến nhiều blogger là chế độ sẽ gia tăng kiểm soát người dân.
Vì tiến độ làm luật này được coi là bất thường, trong khi Luật Biểu Tình – điều luật mà người dân trông đợi bấy lâu nay thì liên tục bị trì hoãn bàn thảo sau các kỳ họp Quốc hội gần đây.
Hành động đẩy nhanh tốc độ ra văn bản quy phạm pháp luật về Luật an ninh mạng cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam phớt lờ những lời kêu gọi của giới chuyên gia, học giả, nhà hoạt động về việc cần hoãn thực thi điều luật "bóp nghẹt công luận và ngăn chặn quyền tự do biểu đạt của người dân".
Cùng lúc với việc ra văn bản hướng dẫn thi hành Luật an ninh mạng, nhà cầm quyền Việt Nam cũng lệnh cho các tòa án địa phương phạt tù hàng chục người tham gia biểu tình phản đối Luật an ninh mạng và Luật Đặc Khu hồi tháng Sáu, với các cáo buộc "kích động, gây rối trật tự công cộng".
Theo Now Campaign – chiến dịch có sự tham gia của 14 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và quốc tế – cho đến nay, nhà cầm quyền Việt Nam đã kết án 60 người tham gia các cuộc biểu tình hồi giữa tháng Sáu để phản đối Luật an ninh mạng và Luật Đặc Khu, với tổng cộng 113 năm và 5 tháng tù.
Con số này chắc chắn chưa dừng lại vì còn hàng chục người bị bắt giam sau cuộc biểu tình ở Sài Gòn đến nay vẫn chưa được đem ra xét xử.
Thời điểm Chủ tịch nước Trần Đại Quang chết hôm 21 tháng Chín, nhà báo tự do, blogger Phạm Đoan Trang nêu suy đoán trên trang cá nhân rằng ông Quang "nhiều khả năng là tác giả, là người bảo trợ và là người thúc đẩy mạnh mẽ nhất cho Luật an ninh mạng".
Suy đoán này có cơ sở vì ông Quang từng làm bộ trưởng công an và từng bao biện trên báo VNExpress hồi tháng Sáu rằng : "Luật an ninh mạng ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân chứ không xâm phạm đời tư của công dân". (T.K.)
*******************
Khó thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ án lớn (RFA, 11/10/2018)
Nhiều ngàn tỉ trong các vụ đại án đang gặp nhiều khó khăn để thu hồi.
Những vụ án xử lý tham nhũng lớn - Ảnh minh họa - File photo
Thông tin vừa nói được truyền thông trong nước hôm 11 tháng 10, trích dẫn từ báo cáo bổ sung, giải trình một số nội dung trong cuộc họp Ủy ban Tư pháp của Quốc hội vào tháng 9 năm 2018.
Theo báo cáo, có hơn 6.500 tỉ đồng trong vụ Phạm Công Danh, hơn 13.700 tỉ đồng trong vụ Huỳnh Thị Huyền Như và hơn 2.500 tỉ đồng trong vụ Phạm Thị Bích Lương liên quan Ngân hàng Agribank… đều rất khó để thu hồi.
Theo Bộ Tư pháp, có 3 nguyên nhân khó thu hồi tài sản tham nhũng.
Một là, số tiền phải thu hồi rất lớn nhưng người phải thi hành án không có tài sản hoặc tài sản bảo đảm giá trị thấp. Ví dụ, vụ Dương Chí Dũng và đồng phạm phải bồi thường cho Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam hơn 358 tỷ đồng, nhưng mới thu được hơn 41 tỷ đồng và gần như không còn khả năng thu hồi thêm.
Thứ hai là tài sản đã bị tẩu tán, che giấu… hoặc tình trạng pháp lý của tài sản chưa rõ ràng. Như vụ Huỳnh Thị Huyền Như, tài sản mua của dự án nhưng chưa thanh toán đủ tiền, tài sản là dự án chưa thực hiện xong.
Nguyên nhân thứ ba theo Bộ Tư pháp là vướng mắc về cơ chế, thể chế trong việc xử lý tài sản nằm ở nhiều địa phương khác nhau, nên ảnh hưởng đến quá trình thi hành án. Ví dụ vụ Phạm Công Danh, liên quan Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi.
******************
Việt Nam thừa nhận thực tế khiếu nại - tố cáo phức tạp (RFA, 11/10/2018)
Tình hình khiếu nại - tố cáo trong 5 năm qua phức tạp và cần phải tăng cường để có thể giải quyết thỏa đáng.
Những oan ức được viết lên biểu ngữ, trang phục tố cáo những việc làm sai trái của chính quyền địa phương - Nguyễn Tường Thụy
Đây là thừa nhận được đưa ra tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở được tổ chức ở Hà Nội vào ngày 11 tháng 10.
Số liệu được trình bày tại hội nghị cho thấy trong 5 năm qua các cơ quan tiếp dân đã tiếp hơn 72.600 lượt công dân đến trình bày hơn 21.000 vụ việc và có hơn 2.000 lượt đoàn khiếu kiện đông người.
Trong đó 70% các vụ khiếu nại tố cáo do Thanh tra Chính phủ tiếp ; Ban Dân nguyện tiếp 20% ; Văn phòng Chính phủ tiếp 5% ; các cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp gần 4%.
Tin cho biết việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo tại các địa phương chưa đúng trình tự, thủ tục, tiếp công dân mang tính hình thức. Ông Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra chính phủ, được báo giới trích dẫn rằng trong hơn 3 năm qua tình hình khiếu kiện vượt cấp mặc dù có giảm nhưng tính chất, mức độ của các vụ khiếu kiện ngày càng phức tạp. Ông nhấn mạnh các cơ quan có trách nhiệm cần phối hợp đồng bộ để cùng nhau giám sát với số lượng nhiều hơn chứ không làm riêng lẻ như lâu nay.
Ông Khái nhắc đến vụ Thủ Thiêm rằng qua 20 năm giải quyết chưa dứt điểm. Nếu trước đây đưa đoàn giám sát vào giám sát trước để xem giải quyết lần 1, lần 2 làm có tới nơi, tới chốn hay không, có tiếp công dân có đạt không thì chắc chắc vụ việc sẽ được giải quyết rốt ráo hơn.
Hiện nay, nhiều người dân Thủ Thiêm, bị cưỡng chế nhà đất phi pháp phải đi khiếu kiện suốt 20 năm qua, tỏ ra bức xúc hơn ; sau khi Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong tuần này, biểu quyết với tỷ lệ 100% đồng ý xây dựng nhà hát giao hưởng tại Thủ Thiêm. Kinh phí được nói rõ hơn 1.500 tỷ đồng.
Trước phản ứng không đồng tình của công luận, vào ngày 11 tháng 10, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng bảo vệ quyết định biểu quyết đồng ý 100% của mọi thành viên trong hội đồng.
Theo lời bà Nguyễn Thị Quyết Tâm thì việc xây dựng nhà hát giao hưởng là cho cả thế hệ hiện nay và mai sau.
****************
Việt Nam tiếp tục thủ tục để thông qua chủ tịch nước (RFA, 11/10/2018)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam tại phiên họp thứ 28 diễn ra từ ngày 15 đến 17 tháng 10 vào tuần tới đây sẽ chuẩn bị nhân sự chủ tịch nước để Quốc hội bầu.
Chủ tịch Trần Đại Quang (trái) đứng đầu Nhà nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (giữa) đứng đầu Đảng Cộng sản. Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12, tháng 1/2016. AFP
Thông tin này được Trưởng ban Công tác Đại biểu Trần Văn Túy cho báo giới biết vào ngày 11 tháng 10.
Vào ngày 3 tháng 10 vừa qua, Hội nghị thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 12 được cho biết 100% đồng ý giới thiệu ông đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm luôn chức chủ tịch nước thay cho ông Trần Đại Quang, người qua đời đột ngột vào ngày 21 tháng 9.
Thủ tục tiếp theo là Quốc hội khóa 14 tại kỳ họp thứ 6 dự kiến bắt đầu từ ngày 22 tháng 10 tới đây sẽ tiến hành bỏ phiếu và phê chuẩn.
Nhiều người cho rằng đây là kế hoạch ‘nhất thể hóa’ mà giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đề cập đến lâu nay ; tuy nhiên chính ông Nguyễn Phú Trọng tại cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Hội nghị Trung ương 8 nói rằng ‘đó chỉ là biện pháp tình huống’.
Ngoài việc bỏ phiếu và phê chuẩn chức chủ tịch nước cho ông Nguyễn Phú Trọng, Quốc hội khóa 6 cũng thực hiện động thái này đối với ông Nguyễn Mạnh Hùng, người hiện đang giữ chức quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng từ vai trò lãnh đạo Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel được cử nắm chức vụ hiện nay sau khi cả hai ông nguyên bộ trưởng Bộ Thông Thông tin và truyền thông là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn chịu kỷ luật trong vụ Mobifone nâng khống giá mua lại 95% Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu AVG.